+ bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống các dân...

110
Sơn La – Mùa lễ hội BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Mùa xuân là mùa lễ hội, hoa khoe sắc thắm khắp núi rừng và lễ hội của đồng bào các dân tộc thiểu số cũng nở rộ như hoa mùa xuân. Lễ hội đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số trong cuộc sống hiện đại đang là vấn đề được các cấp chính quyền và đông đảo nhân dân quan tâm. Từ xa xưa nhân dân ta đã tổ chức lễ hội, đó là nhu cầu sinh hoạt văn hóa cộng đồng không thể thiếu. Hiện nay cả nước ta có 7.966 lễ hội, trong đó lễ hội dân gian chiếm 88%, phần lớn do cấp xã quản lý. Mỗi dân tộc có lễ hội riêng của mình gắn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng và lao động sản xuất. Lễ hội đã làm cho không khí các làng, bản, phum, sóc tưng bừng sống động, đồng bào các dân tộc phấn khởi nô nức tham gia các hoạt động văn hóa, nâng cao ý thức cộng đồng. Mặc dù có ý kiến cho rằng lễ hội tổ chức tràn lan, tốn kém, lãng phí thời gian, nhưng đến với lễ hội các dân tộc thiểu số, thấy chưa hẳn là thế. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai TS. Trần Hữu Sơn cho biết: “Người dân miền núi nghèo, nhưng tổ chức lễ hội đều phát huy nguồn lực của cả cộng đồng. Hằng năm các hộ gia đình trong thôn, bản có đăng ký lễ hội đều phân chia mỗi người đóng góp một ít kinh phí, lương thực, thực phẩm tham gia. Ở vùng người Mông, mỗi hộ gia đình mang cơm và thức ăn, rượu đến lễ hội, có nơi đóng tiền cả làng mua chung một con lợn làm lễ hội. Lễ hội ở miền núi không tốn kém về kinh phí, đồng thời cũng không tốn kém về thời gian, mỗi lễ hội chỉ tổ chức từ một đến ba ngày vào thời điểm nông nhàn”. Vấn đề đáng quan tâm hơn cả là làm sao tổ chức tốt các lễ hội, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của đồng bào các dân tộc. Quản lý như thế nào để những tinh hoa văn hóa của lễ hội được bộc lộ và xóa bỏ được những 6Created by Thanh An - 1 -Thanh An Page 1 4/5/2022 Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2013 1

Upload: others

Post on 21-Feb-2020

12 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Sơn La – Mùa lễ hội

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ

Mùa xuân là mùa lễ hội, hoa khoe sắc thắm khắp núi rừng và lễ hội của đồng bào các dân tộc thiểu số cũng nở rộ như hoa mùa xuân. Lễ hội đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số trong cuộc sống hiện đại đang là vấn đề được các cấp chính quyền và đông đảo nhân dân quan tâm.

Từ xa xưa nhân dân ta đã tổ chức lễ hội, đó là nhu cầu sinh hoạt văn hóa cộng đồng không thể thiếu. Hiện nay cả nước ta có 7.966 lễ hội, trong đó lễ hội dân gian chiếm 88%, phần lớn do cấp xã quản lý. Mỗi dân tộc có lễ hội riêng của mình gắn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng và lao động sản xuất. Lễ hội đã làm cho không khí các làng, bản, phum, sóc tưng bừng sống động, đồng bào các dân tộc phấn khởi nô nức tham gia các hoạt động văn hóa, nâng cao ý thức cộng đồng. Mặc dù có ý kiến cho rằng lễ hội tổ chức tràn lan, tốn kém, lãng phí thời gian, nhưng đến với lễ hội các dân tộc thiểu số, thấy chưa hẳn là thế. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai TS. Trần Hữu Sơn cho biết: “Người dân miền núi nghèo, nhưng tổ chức lễ hội đều phát huy nguồn lực của cả cộng đồng. Hằng năm các hộ gia đình trong thôn, bản có đăng ký lễ hội đều phân chia mỗi người đóng góp một ít kinh phí, lương thực, thực phẩm tham gia. Ở vùng người Mông, mỗi hộ gia đình mang cơm và thức ăn, rượu đến lễ hội, có nơi đóng tiền cả làng mua chung một con lợn làm lễ hội. Lễ hội ở miền núi không tốn kém về kinh phí, đồng thời cũng không tốn kém về thời gian, mỗi lễ hội chỉ tổ chức từ một đến ba ngày vào thời điểm nông nhàn”. Vấn đề đáng quan tâm hơn cả là làm sao tổ chức tốt các lễ hội, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của đồng bào các dân tộc. Quản lý như thế nào để những tinh hoa văn hóa của lễ hội được bộc lộ và xóa bỏ được những hủ tục lạc hậu, phát huy được yếu tố tích cực của lễ hội trong việc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, bảo vệ an ninh, bảo vệ môi trường.

Thông qua thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa năm 2000 - 2005 và 2006 - 2010, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã hỗ trợ hơn 50 lễ hội dân tộc thiểu số trên địa bàn các tỉnh miền núi, tỉnh khó khăn. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn được cơ quan quản lý Nhà nước thống nhất triển khai từ việc tổ chức điền dã, tiếp xúc với các nghệ nhân, già làng, trưởng bản ghi chép tư liệu, đến việc xây dựng diễn trình lễ hội bảo đảm tính trung thực của lễ hội truyền thống, đồng thời loại bỏ những hủ tục lạc hậu: Đánh bạc, ăn uống dài ngày, nghi thức cúng tế huyền bí... Thông qua lễ hội, các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc được khơi dậy, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào. Ðã có nhiều lễ hội tiêu biểu của các dân tộc thiểu số đặc sắc, giàu sức sống thu hút đông đảo đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn và du khách thập phương

6Created by Thanh An - 1 -Thanh An Page 15/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2013 1

Sơn La – Mùa lễ hội

như các lễ hội: Gầu tào (dân tộc Mông), Lồng tồng (dân tộc Tày), Nhảy lửa (dân tộc Pà Thẻn), Xên bản, Xên mường (dân tộc Thái), Oóc om bok (dân tộc Khmer Nam Bộ), Lễ hội cồng chiêng các dân tộc ở Tây Nguyên... Lễ hội của các dân tộc thiểu số có đặc điểm chung là phần lễ đơn giản, phần hội lại hết sức náo nhiệt, sôi động. Lễ hội được tổ chức theo nghi lễ truyền thống và có nhiều trò chơi dân gian: Kéo co, múa khèn của dân tộc Mông... Thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội (1998), các lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số được hướng dẫn tổ chức trang trọng theo truyền thống, nêu bật công đức danh nhân, những người có công với dân, với nước, đồng thời khôi phục nhiều trò chơi dân gian và các hoạt động văn hóa thể thao các dân tộc.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, mở rộng giao lưu văn hóa và phát triển du lịch của nước ta, việc bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số có một ý nghĩa rất quan trọng. Một mặt góp phần bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Mặt khác nó trở thành yếu tố độc đáo có sức cuốn hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Thực hiện Chương trình hành động quốc gia về du lịch, ngành du lịch cũng đã chọn 15 lễ hội tiêu biểu của các vùng miền, các dân tộc trong đó có lễ hội Xuống đồng (lễ hội Lồng tồng) của dân tộc Tày, lễ hội Ka tê của dân tộc Chăm, lễ hội Oóc om bok của người Khmer Nam Bộ... để đầu tư, chuẩn hóa thông tin kịch bản với mục đích vừa bảo đảm tính khoa học trong công tác tổ chức đáp ứng yêu cầu của khách du lịch. Việc phục hồi và tổ chức lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi đã thu hút một lượng khách du lịch đáng kể, nhất là khách du lịch trong nước, làm thay đổi bộ mặt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương.

Ðể thực hiện tốt việc bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số, trước hết, cần sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương. Tạo điều kiện thuận lợi cho lễ hội dân gian tồn tại và phát triển trong đời sống xã hội hiện nay bằng việc phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống... Từ đó, nhân dân có điều kiện giữ gìn, tham gia, phục hồi các lễ hội truyền thống. Quan tâm đầu tư chỉnh trang đường giao thông. Quan tâm lực lượng nghệ nhân, già làng, trưởng bản để khai thác vốn tài liệu về lễ hội truyền thống từ đời này sang đời khác. Phát triển du lịch gắn liền với lễ hội... Chính quyền các cấp và các bộ, ngành liên quan hỗ trợ xây dựng các dự án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức và hiểu biết của đồng bào về lễ hội, từ đó thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân bảo tồn và phát huy giá trị của các lễ hội. (vhttdlkv3.gov.vn)

6Created by Thanh An - 2 -Thanh An Page 25/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/20132

Sơn La – Mùa lễ hội

BẢO TỒN, PHÁT HUY LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ:

CẦN NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỒNG BỘ

6Created by Thanh An - 3 -Thanh An Page 35/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2013 3

Sơn La – Mùa lễ hội

Trong thời gian qua, việc bảo tồn, phát huy các lễ hội truyền thống của dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi đã thu hút được một lượng khách du lịch lớn, đặc biệt là khách du lịch nội địa, điều đó đã làm thay đổi bộ mặt, góp một phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương.

Sự hấp dẫn của các lễ hội truyền thống

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Hà Giang - Nguyễn Trùng Thương cho biết: Du lịch văn hóa là một trong 3 dòng sản phẩm chủ đạo của du lịch Việt Nam, đồng thời các giá trị văn hóa góp phần tạo nên nét đặc sắc, nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển và du lịch sinh thái. Nói đến du lịch văn hóa không thể không nhắc đến các lễ hội truyền thống nơi kết tinh giá trị văn hóa, tinh thần từ ngàn xưa để lại. Ông Nguyễn Trùng Thương nhấn mạnh: Chúng ta phải thống kê lễ hội một cách đầy đủ, có chính sách đầu tư thỏa đáng cho các chương trình, dự án nghiên cứu bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa. Đặc biệt là đầu tư cho công tác sưu tầm, phục dựng lễ hội giàu tính nhân văn và mang đậm bản sắc dân tộc thiểu số nhằm thu hút không chỉ với du khách trong nước mà cả du khách nước ngoài. Theo đánh giá của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch - TS. Hoàng Thị Điệp: Các lễ hội với quy mô lớn, nhỏ trải rộng khắp đất nước trong cả bốn mùa xuân, hạ, thu, đông trở thành một nhu cầu

không thể thiếu trong đời sống các tầng lớp nhân dân, thúc đẩy sự tăng trưởng của khách du lịch nội địa. Việc tìm hiểu, khám phá văn hóa bản địa, đặc biệt là tìm hiểu cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số với nhiều lễ hội, nhiều phong tục, tập quán thi vị độc đáo luôn có sự hấp dẫn, lôi cuốn không chỉ với khách du lịch quốc tế có mối quan tâm trực tiếp đến văn hóa mà còn hấp dẫn đối với những người đến Việt Nam với mục đích nghỉ dưỡng, kinh doanh, thăm thân... Phó Tổng cục trưởng cũng cho rằng: Sự khôi phục và phát triển rộng rãi các lễ hội dân gian, truyền thống đã góp phần tăng trưởng nhanh lượng khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nội địa trong thời gian qua cho thấy chiến lược phát triển du lịch văn hóa gắn với một số lễ hội truyền thống là hoàn toàn đúng đắn.

Cần những giải pháp đồng bộLễ hội của đồng bào các dân tộc

tổ chức không cầu kỳ, với quy mô không lớn, chi phí không tốn kém nhưng lại có tác dụng không nhỏ trong việc gắn kết cộng đồng và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn nhấn mạnh: Lễ hội truyền thống là bộ phận quan trọng cấu thành di sản văn hóa của dân tộc ta, là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa nhằm thỏa mãn khát vọng trở về cội nguồn tự nhiên. Trong quá trình hội nhập kinh tế, giao lưu văn hóa quốc tế, vấn đề gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ngày càng quan trọng, trong đó có sự góp phần

6Created by Thanh An - 4 -Thanh An Page 45/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/20134

Sơn La – Mùa lễ hội

không nhỏ của lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam.

Năm 2000, bắt đầu từ khi thực hiện Chương trình Hành động quốc gia về du lịch, để phát triển sản phẩm du lịch mới gắn kết với các lễ hội truyền thống, ngành Du lịch đã chọn lọc 15 lễ hội tiêu biểu cho các vùng miền, các dân tộc trong đó có lễ hội Xuống đồng (Lồng tồng) của người dân tộc Tày, lễ hội Ka tê của người dân tộc Chăm, lễ hội Ooc om bok của người Khmer để đầu tư, chuẩn hóa thông tin, kịch bản với mục đích vừa đảm bảo tôn trọng tính truyền thống đặc sắc của lễ hội vừa đảm bảo tính khoa học trong công tác tổ chức, đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Để tổ chức lễ hội dân gian một cách thiết thực, giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc và phát huy giá trị của lễ hội phục vụ công cuộc phát triển du lịch thì ngành Văn hóa cần có sự phối hợp với ngành Du lịch, chính quyền địa phương rà soát lại một cách tổng thể tất cả các lễ hội dân gian, bao gồm cả lễ hội dân gian của đồng bào các dân tộc thiểu số. Các lễ hội phải có kịch bản, được đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng đảm bảo đủ điều kiện đưa vào khai thác phục vụ với mục đích phát triển du lịch. Đối với một số lễ hội nếu cần thiết phải có quy định cụ thể về số lượng khách du lịch tối đa có thể tham gia để đảm bảo không ảnh hưởng đến môi

trường tâm linh, môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch - TS. Hoàng Thị Điệp nhấn mạnh cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá về các lễ hội đã được lựa chọn ở các địa phương nhằm phục vụ cho mục đích phát triển du lịch, từ đó nhân dân, công chúng, các công ty lữ hành... ở địa phương đó chủ động lập kế hoạch tham gia, xây dựng các chương trình du lịch, tham quan cụ thể và phù hợp nhất. Chương trình tham quan, du lịch thường được xây dựng trước 3 - 6 tháng, riêng đối với khách du lịch quốc tế cần có thời gian dài hơn, vì vậy thông tin về thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội cần được thông báo càng sớm càng tốt. Cần tuyên truyền rộng rãi đến từng ban, ngành, đoàn thể, làng, xã... và từng gia đình về trách nhiệm xây dựng, giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh, an ninh an toàn, vệ sinh môi trường tại các điểm tổ chức lễ hội. Minh bạch các nguồn thu chi liên quan đến lễ hội để tránh tình trạng lạm dụng, tham ô, tham nhũng, lãng phí. Các cấp các ngành cần phải nghiên cứu, phối hợp ban hành mô hình tổ chức, quản lý các lễ hội; chuẩn hóa chức năng, nhiệm vụ của các ban quản lý lễ hội; quy định nhiệm vụ và sự phối hợp của các ban ngành liên quan như văn hóa, công an, môi trường. (dongvan.gov.vn)

NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ LỄ HỘI CÁC DÂN TỘC Ở SƠN LA

6Created by Thanh An - 5 -Thanh An Page 55/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2013 5

Sơn La – Mùa lễ hội

Lịch sử phát triển kinh tế - xã hội và nhiều lĩnh vực về văn hóa dân gian của các dân tộc đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, các cơ quan khoa học hết sức quan tâm và nghiên cứu ở nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu mới chỉ là khái quát được nét chung của các vấn đề dân tộc như: Văn hóa dân tộc, vùng dân tộc, cách sống và ăn - ở của các dân tộc khác nhau, về một số chuyên đề nào đó thuộc lĩnh vực lịch sử dân tộc học… Vùng Tây Bắc nói chung, Sơn La nói riêng đến nay thực sự chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu về lễ hội của các dân tộc để có luận cứ khoa học trong thực tiễn tồn tại và phát triển của các lễ hội; nhằm định hướng, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, bảo tồn và chọn lựa những truyền thống văn hóa tốt đẹp, loại bỏ những lỗi thời, lạc hậu, hình thành dần những tập quán mới văn minh và tiến bộ hơn.

Như chúng ta đã biết, lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhiều tộc người. Tổ chức lễ hội có nhiều hình thức và nội dung khác nhau, tùy điều kiện cuộc sống của người dân, đối với từng cơ sở, từng dân tộc, sự biến đổi và phát triển xã hội của từng thời kỳ nhất định.

Đối với cư dân làm nông nghiệp ở miền núi nói chung và ở Sơn La nói riêng thì đó là sự trả lời của con người trước thách đố của thiên nhiên. Xuất phát từ trình độ nhận thức, kiến thức trong đời sống kinh tế xã hội thể hiện ở trình độ canh tác còn yếu kém, người dân sản xuất còn phụ thuộc thiên nhiên, trông chờ vào số phận, vào sự che chở, phù hộ của đất trời, tổ tiên và linh hồn của những người đã khuất nên thiên nhiên thực sự là mối đe dọa đối với họ. Bởi vậy lễ hội có tác dụng rất lớn và hướng con người đi tới niềm tin, với ước mong về một cuộc sống tốt lành, một sức khỏe vô biên, một vụ mùa bội thu như thể hiện trong lời cúng của các lễ hội Xên bản - Xên mường (Cúng bản - cúng mường) của người Thái; lễ hội cầu mùa, được mùa, hội mùa của người Khơ Mú; lễ hội Mợi, ăn cơm mới của người Mường… Trên ý nghĩ nhân sinh đó, các tộc người từ lâu đã để lại trong đời sống tinh thần của họ một vốn quý văn hóa, được thể hiện nhiều nhất trong các lễ hội.

Mục đích của phần lễ trong các lễ hội là mời thần thánh, hồn của các ông các bà ngày xưa có công khai phá lập bản, lập mường, các thế lực siêu nhiên về ăn cỗ và phù hộ cho con người phát triển gặp nhiều điều may mắn, mùa màng tốt tươi, tai qua nạn khỏi…

Lễ hội là sợi dây vô hình, một cầu nối tình cảm giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, với bản làng, quê hương xứ sở của mình. Qua các lễ hội họ tin nhau, yêu nhau hơn, họ gửi gắm cho nhau mối tình cảm đằm thắm, thân thiết và chân thực. Họ giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn, cùng nhau xây dựng cuộc sống vui vẻ, thoải mái và hạnh phúc, thể hiện rõ nét như các lễ hội Lên nhà mới; Tát cá ao chung của người Thái; Ăn cơm mới;

6Created by Thanh An - 6 -Thanh An Page 65/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/20136

Sơn La – Mùa lễ hội

Hội được mùa của người Khơ Mú; Lễ hội ăn cơm mới, Lên nhà mới của người Mường và lễ hội năm mới của người Mông… Đồng thời các lễ hội cũng là một dịp để mọi người tự giới thiệu với nhau, trao đổi về cách làm ăn, sinh hoạt trong thời gian đã qua, tự giới thiệu về mình, những công việc đã làm được và trao đổi, học hỏi người khác những điều mới mẻ giúp ích cho cuộc sống.

Có những lễ hội mục đích, ý nghĩa và nội dung của nó mang tính tổng hợp như lễ hội Xên lẩu nó của dân tộc Thái - Khơ Mú - Kháng Khao. Trước tiên là tính giáo dục con người. Ông thầy cúng luôn răn mọi người trong lúc đi cúng cũng như trong quá trình tổ chức lễ hội: “Cuộc sống của con người luôn ở hiền gặp lành, ác giả ác báo… Người muốn sống lâu khỏe mạnh và được lòng mọi người phải thật thà, chất phác. Được nhiều người yêu, nhiều người quý và ủng hộ mới thắng được gian tà, ma quỷ. Con người muốn có ăn có mặc phải chăm chỉ lao động sản xuất…”. Lễ hội Xên lẩu nó thực tế chỉ là ý định của một người, tất cả mọi công việc là do ông mo (ông lao luông) tổ chức, chỉ đạo và điều hành nhưng được mọi người ủng hộ nhiệt tình, tự nguyện, tự giác, góp sức, góp công, góp của cùng tham gia. Đồng thời trong thời gian thực hiện lễ hội mọi người sống hòa nhã, vui vẻ, thoải mái, rất có ý thức tôn trọng lẫn nhau và có trách nhiệm với lễ hội. Vậy có thể khẳng định rằng trong lễ hội tính tự giác, tính cộng đồng và lòng nhiệt tình của con người rất cao.

Qua thực tế nghiên cứu ta có thể thấy rằng: Các tín ngưỡng trong lễ hội đều có nguồn gốc sâu xa của nó là do nền kinh tế nông nghiệp tạo ra. Vì vậy việc thờ cúng trời đất và các lực lượng siêu nhiên là hiện tượng tất yếu nảy sinh trong giai đoạn nông nghiệp sơ khai. Trong lao động sản xuất, nghi lễ tín ngưỡng diễn ra suốt quá trình canh tác của một năm hay một thời gian nhất định. Nghi thức tín ngưỡng cầu mong mùa màng tươi tốt, sức khỏe con người an toàn, mọi điều trong cuộc sống tốt đẹp, bởi sống trong xã hội nông nghiệp luôn bị điều kiện tự nhiên chi phối, người ta không sao tránh khỏi cách lý giải huyền thoại về thực tại nên cần phân biệt cách phản ánh lệch lạc thiếu khoa học về thế giới khách quan với những yếu tố mê tín dị đoan. Không nên quan niệm gói tất cả sự việc vào một vấn đề “dị đoan”; trên thực tế nội dung và hình thức của các lễ nghi tín ngưỡng trong các lễ hội nói chung thực sự mang tải được những nguyện vọng, những ước mơ đẹp và chính đáng của con người; các nghi thức trong lễ hội đều thể hiện rõ hai nguyện vọng có tính chất thường xuyên và cháy bỏng đối với con người là: Mong cho mùa màng tươi tốt, người yên - vật thịnh, đồng thời mong cho cộng đồng, làng bản bền vững và sinh sôi nảy nở.

Quá trình sản xuất nông nghiệp của nhiều dân tộc ở Sơn La luôn luôn gắn liền với việc tiến hành các nghi thức cầu mùa, cầu xin trời đất phù hộ mưa thuận gió hòa, làm ăn gặp nhiều điều tốt lành.

6Created by Thanh An - 7 -Thanh An Page 75/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2013 7

Sơn La – Mùa lễ hội

Có thể nói các dân tộc tổ chức lễ hội dưới nhiều hình thức khác nhau, vừa là để nghỉ ngơi đón vụ gieo trồng của năm mới, đồng thời vừa để tạ ơn các lực lượng siêu nhiên, các thần thánh nhằm trấn an tinh thần. Chính vì vậy các cuộc lễ hội, hay tổ chức lễ tết của các dân tộc được thể hiện như những ngày hội của nhân dân lao động, được gắn chặt với nội dung cầu mùa hay mọi hình thức làm ăn trong cuộc sống hàng ngày; bên cạnh những nghi thức tế thần có liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo thì những hình thức trò chơi và thi vui là những sinh hoạt văn hóa dân gian phong phú, lành mạnh và bổ ích.

Những nghi lễ tín ngưỡng được thể hiện trong lễ hội là di sản văn hóa của các dân tộc; bởi nghi thức tín ngưỡng truyền thống của họ phản ánh rõ việc trinh phục tự nhiên để sản xuất, mặc dù họ vẫn cần đến sự tham gia của các thế lực siêu nhiên; đồng thời qua đó chúng ta có thể hiểu biết được phần nào cuộc sống sinh hoạt, bản chất của mỗi dân tộc, mỗi địa phương.

Ngày nay, do sự phát triển xã hội, nhận thức của người nông dân được nâng cao, kỹ thuật sản xuất cũng thay đổi nhiều, nên việc tổ chức các lễ hội cũng khác đi, nhưng vẫn giữ được hình thức lễ hội truyền thống dân tộc; vẫn còn có giá trị tập quán sản xuất và sinh hoạt văn hóa riêng biệt ở mỗi vùng, mỗi dân tộc. Các cuộc lễ hội có rất nhiều mặt tích cực ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, chính vì thế các hình thức tổ chức lễ hội cần có biện pháp bảo tồn và phát triển để phù hợp với từng thời kỳ xã hội phát triển.

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay, việc tìm hiểu, gìn giữ và bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc là một việc cần thiết, nó thực sự góp phần tìm hiểu văn hóa và con người các dân tộc trong tổng hòa các mối quan hệ với thế giới tự nhiên và xã hội. Đồng thời góp phần vào sự nghiệp xây dựng nếp sống mới, con người mới ở nước ta nói chung và vùng đồng bào các dân tộc nói riêng.

Bạc Cầm Đậu (“Giữ gìn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc Tây Bắc” Nxb Văn hóa Dân tộc, 2001)

CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG LỄ HỘICỦA TỈNH SƠN LA TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

…I. CÁC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG ĐẶC SẮC CỦA TỈNH SƠN LA

6Created by Thanh An - 8 -Thanh An Page 85/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/20138

Sơn La – Mùa lễ hội

1. Lễ hội Xek Pang Ả của dân tộc Kháng:Xek Pang Ả là lễ hội của những người làm nghề thầy cúng, dân tộc Kháng

- một trong những dân tộc ít người cư trú lâu đời ở miền núi Tây Bắc. Lễ hội Xek Pang Ả là dịp để mọi người tạ ơn tổ tiên và các thế lực siêu nhiên đã giúp đỡ cho họ có sức khỏe, bản mường yên bình, no ấm. Đây cũng là dịp để cộng đồng người Kháng vui chơi sau những tháng ngày lao động vất vả. Đặc biệt lễ hội còn là dịp để thanh niên trai gái trong bản tìm hiểu hẹn hò, nên duyên vợ - chồng.

Lễ hội Xek Pang Ả được tổ chức 2 - 3 năm/lần, trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 với mục đích mời các “ma nhà”, “ma bản”, “ma trời” (theo quan niệm của đồng bào Kháng) về hưởng lễ vật và những người được Pà ả (thầy cúng) chữa cho khỏi bệnh (được coi là con nuôi) đến dâng lễ, tạ ơn. Lễ hội Xek Pang Ả ngoài phần cúng lễ mang tính chất trang nghiêm thì còn là nơi diễn lại các công việc nương rẫy, thu hái lâm sản của người dân thông qua các trò diễn, trò chơi dân gian như hát giao duyên, múa ống, múa khăn. Tuy nhiên, điểm khác của lễ hội Xek Pang Ả với các lễ hội khác là trừ buổi sáng ngày đầu tiên, còn thì phần lễ và phần hội diễn ra đan xen. Là lễ hội của những người làm nghề thầy cúng nhưng đây là lễ hội mang tính cộng đồng cao, thể thiện sự đoàn kết, tương trợ của người dân trong cuộc sống, giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn.

2. Lễ hội Mương A Ma (Cầu mùa) của dân tộc Xinh Mun:Lễ hội Mương A Ma của dân tộc Xinh Mun có phần lễ và phần hội. Phần lễ

trang nghiêm, thành kính, thầy mo thay mặt dân bản cúng tế các vị thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hòa, để lúa sai bông, để ngô mẩy hạt, để lợn gà, trâu, bò không bị dịch bệnh, sinh sôi đầy chuồng, để con người khỏe mạnh không bị ốm đau, để bản mường mãi mãi hưng thịnh. Phần hội tưng bừng, náo nhiệt với rất nhiều trò vui dân gian mang tính nghệ thuật và giáo dục cao, diễn tả lại hiện thực cuộc sống của cộng đồng dân tộc Xinh Mun như: Múa Tăng bu, To luồng, múa kéo thuyền, chơi “to miếng” (đấu võ), chơi “giắc klsù” (bắt tổ ong)…

Đây là hình thức sinh hoạt văn hóa tập thể lành mạnh, lễ hội Mương A Ma đã góp phần vun đắp tình đoàn kết cộng đồng, giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, tạo bầu không khí vui tươi phấn khởi, hướng người dân theo những cái thiện, xa rời cái xấu.

 Lễ hội diễn ra trong 2 - 3 ngày, trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 âm lịch năm sau, khi mùa màng đã thu hoạch xong và năm đó được mùa. Đây là lễ hội của những người làm nghề thầy cúng và các con nuôi (Là những người được thầy cúng chữa khỏi bệnh và nhận làm con nuôi), mặc dù tổ chức trong phạm vi gia đình, nhưng lực lượng làm công việc chuẩn bị lễ vật, cỗ bàn, đặc biệt là lực lượng tham gia phần hội thì bao gồm cả bản.

3. Lễ hội Xên mường (Cúng mường) của dân tộc Thái:

6Created by Thanh An - 9 -Thanh An Page 95/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2013 9

Sơn La – Mùa lễ hội

Là lễ hội lớn nhất của dân tộc Thái. Lễ hội có sự tham gia của toàn bộ người dân trong một mường để cầu phúc, cầu mùa cho bản, mường của đồng bào dân tộc Thái. Lễ hội thường được tổ chức vào tháng 2 âm lịch, khi hoa ban bắt đầu nở trắng núi rừng Tây Bắc.

Lễ hội Xên mường được tổ chức 3 năm một lần, thu hút nhiều người tài giỏi của toàn mường tham gia. Lễ hội Xên mường diễn ra trong ba ngày. Phần lễ tưng bừng, trang nghiêm, thành kính với đám rước và lễ cúng tế trời đất, các thế lực siêu nhiên. Phần hội chiếm phần lớn thời gian với các cuộc thi bắn súng hỏa mai, cung nỏ, ném còn, chọi gà,… Đặc biệt, trong tiếng trống tiếng chiêng tưng bừng của ngày hội, vòng người múa xòe hầu như diễn ra liên tục, tưởng như không ngừng nghỉ. Đối với nam, nữ thanh niên trong mường, đêm cuối hội là đêm vui nhất. Giữa khung cảnh thơ mộng của núi rừng, các cuộc thi hát giao duyên hòa cùng tiếng khèn, tiếng sáo kéo dài cho đến tận khuya. Từ cuộc vui này, nhiều mối tình chớm nở và biết bao đôi trai gái nên vợ - chồng. Vì thế, đêm cuối cũng là đêm để lại nhiều kỷ niệm nhất.

4. Lễ hội “Xên lẩu nó” của dân tộc Thái:Xên lẩu nó là lễ hội truyền thống độc đáo của người Thái. Lễ hội được tổ

chức để cảm tạ tổ tiên, thần sông, thần núi và là dịp để tạ ơn công đức của thầy cúng đã chữa bệnh cho mọi người. Những người được chữa khỏi bệnh, được coi là con nuôi của thầy cúng.

Đồng thời, đây cũng là ngày hội của cộng đồng, là nơi để mọi người gặp gỡ, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm sản xuất, nuôi dạy con cái và cùng hòa mình vào tiếng trống, tiếng chiêng, điệu xòe truyền thống.

Phần lễ và phần hội của Xên lẩu nó có sự đan xen với nhau, sau khi hoàn thành một phần lễ, mọi người lại cùng nhau nhảy múa xung quanh cây Xăng Bók.

Sau 3 ngày, 3 đêm vui hội Xên lẩu nó thỏa thích, mọi người lại trở về cuộc sống đời thường, tiếp tục lao động sản xuất và tự nhủ sẽ hẹn gặp nhau trong hội Xên lẩu nó lần tới.

5. Lễ hội Tu su của dân tộc Mông:Lễ hội “Tu su” (Lễ dòng họ) của ngành Mông Trắng tỉnh Sơn La; Lễ hội

thường được tổ chức 1 năm/1 lần và diễn ra trong 3 năm liên tục, được tổ chức ở 2 cấp độ khác nhau:

- Năm thứ nhất, thứ hai: Tổ chức vào ngày 13/9 hoặc ngày 23/9 âm lịch hàng năm; tổ chức tại nhà Trưởng họ thì lễ ''Tu su'' năm thứ 3 địa điểm tổ chức được xác định tại một địa điểm ngoài phạm vi bản, song phải gần đường ra (hoặc vào) bản. Nếu lễ này được tổ chức đầu tiên sau 3 năm địa điểm tổ chức lễ lại được lựa chọn ở gia đình khác trên cơ sở thống nhất của cả dòng họ.

- Lễ hội ''Tu su'' năm thứ 3 được tổ chức ở một phạm vi, một không gian rộng hơn. Nghĩa là: Tất cả dòng họ Mùa thờ cúng ma (3 - 5 đời) ngành Mông

6Created by Thanh An - 10 -Thanh An Page 105/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201310

Sơn La – Mùa lễ hội

Trắng đều tập trung tham gia lễ tại gia đình được giao nhiệm vụ tổ chức lễ ''Tu su'' cộng đồng này.

Tổ chức lễ hội ''Tu su'' là nhằm ôn lại và thống nhất với từng cá nhân, từng gia đình trong dòng họ của bản, xã hoặc trong cộng đồng dòng họ về phong tục, lễ nghi tín ngưỡng, các tập tục, các quy định tốt đẹp của dòng họ đã được hình thành, bảo tồn trong suốt lịch sử phát triển của cộng đồng dân tộc Mông. Đây cũng là dịp tập trung, củng cố mối quan hệ cộng đồng trong cuộc sống. Là thông điệp chung của người dân trong dòng họ, trong bản xã hoặc trong cộng đồng dòng họ gửi tới thần linh (ma rừng, ma núi) cầu xin may mắn của trời đất mưa thuận, gió hòa, phù hộ cho dân bản sức khỏe dồi dào để lao động tăng gia sản xuất và tăng cường sự đoàn kết của mỗi cá nhân, gia đình trong dòng họ giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.

Những nghi thức mang ý nghĩa nhất định của một cộng đồng tộc người sống trên một địa bàn (chủ yếu ở các huyện Mai Sơn, Yên Châu, Bắc Yên) đây là lễ nghi, là nhu cầu tâm linh của người dân trong một dòng họ trước vòng quay tuần hoàn của thiên nhiên, là niềm tin sâu đậm của người dân trước những bí ẩn của thiên nhiên để xin được giải hạn và cầu xin sự may mắn cho từng cá nhân, gia đình trong dòng họ. 6. Lễ hội Mợi của dân tộc Mường:

Cứ mỗi độ xuân về, khi mọi việc đồng áng đã kết thúc, người dân ở vựa lúa Mường Tấc lại chuẩn bị tổ chức lễ hội Mợi (khoảng mùng 5 Tết) cầu cho mọi người khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, bản mường no ấm, đoàn kết vượt qua khó khăn, giúp nhau xây dựng cuộc sống ngày một tốt hơn. Lễ hội Mợi là dịp để người dân được giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, làm giàu chính đáng, nuôi dạy con cái trưởng thành và động viên nhau xây dựng bản mường ngày một tốt hơn. Các con nuôi cảm ơn thầy Mợi đã chữa bệnh cứu người mang lại hạnh phúc cho mọi nhà bằng những cây thuốc nam gia truyền.

 Lễ hội Mợi gồm: Phần lễ và phần hội được tổ chức đan xen nhau. Phần lễ do thầy Mợi và các con hầu đảm nhiệm. Phần hội có sự hướng dẫn của thầy Mợi và sự tham gia của các con nuôi, bà con dân bản. Lễ hội Mợi diễn ra trong thời gian một ngày. Từ sáng sớm, thầy Mợi và các con hầu đã chuẩn bị các mâm lễ cúng. Vào lễ, thầy Mợi dùng lời hát đang, hát ví truyền thống của người Mường mời tổ tiên Mợi từ trên trời xuống trần gian, sau đó mời tổ tiên bên nội, tổ tiên bên ngoại, thần thổ địa, thần sông, thần núi cùng với tổ Mợi về hưởng lễ, hương hoa, phù hộ cho con cháu, bản mường khỏe mạnh, làm ăn phát đạt. Sau khi cúng xong tổ Mợi, các con nuôi mang các mâm lễ đến để dâng lên tạ ơn thầy Mợi, thầy Mợi tiếp tục làm lễ cầu cho các con nuôi của mình khỏe mạnh, gia đình hạnh phúc, ăn nên làm ra. Cúng mời tổ Mợi và cầu phúc cho các con nuôi xong, thầy Mợi và các con hầu chuyển sang múa Mợi. Các điệu múa được thể hiện

6Created by Thanh An - 11 -Thanh An Page 115/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2013 11

Sơn La – Mùa lễ hội

trong lễ hội Mợi bao gồm: Múa xòe, múa khăn, múa trầu, múa kiếm, múa trồng bông dệt vải… Các điệu múa này vừa thể hiện tập quán truyền thống, vừa thể hiện các lễ nghi nông nghiệp. Các con hầu dỗ các ống tre xuống và gõ vào nhau, thổi khèn bè tạo nền nhạc rộn ràng cho các điệu múa. Vừa múa, bà Mợi vừa đi vòng quanh các con nuôi và bà con dân bản, bà dùng khăn quàng vào cổ mọi người để mời bà con dân bản vào cùng múa với thầy Mợi và các con hầu. Điệu múa Mợi của người Mường vừa uyển chuyển, nhịp nhàng, vừa mạnh mẽ, say sưa. Càng về trưa thì số lượng người múa càng đông, tiếng nhạc càng rộn ràng. Sau thời gian nghỉ ăn trưa, buổi chiều các điệu múa lại được tiếp tục. Bên cạnh điệu múa là các trò chơi được diễn ra: Bói hoa, ném còn, kéo co, đánh chó, đánh chuyền, đánh quay, nhảy lò cò, chơi bi, đánh quay, chơi ô ăn quan, nhảy dây, đánh yến… Các trò chơi dân gian diễn ra hào hứng, vui vẻ, thu hút được mọi lứa tuổi cùng tham dự.

Sau một ngày, lễ hội kết thúc bằng điệu múa trầu tiễn tổ tiên thầy Mợi về trời. Điệu múa phải thể hiện thật dẻo, thật khéo để mong đến ngày này sang năm còn mời tổ mợi xuống trần gian dạy con cháu tập múa, làm nương, làm ruộng. Sau đó, thầy Mợi tổ chức một bữa cơm đoàn kết mời các con hầu, các con nuôi và bà con dân bản.  

7. Lễ hội Tết độc lập (2/9) của dân tộc Mông ở Mộc Châu: Kể từ ngày Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt

Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945), người Mông đã rất trân trọng và coi đó là Tết độc lập của dân tộc. Hàng năm, đến hẹn lại lên, đúng dịp 2/9, tất cả người Mông không phân biệt già trẻ, gái trai, giàu nghèo từ các bản gần xa trong huyện lại nô nức rủ nhau xuống thị trấn để tỏ lòng biết ơn Đảng, Bác Hồ, Chính phủ đã đem lại độc lập tự do cho đồng bào cả nước nói chung và người Mông nói riêng. Dù trong chiến tranh ác liệt hay khi đất nước đã hòa bình, dù năm được mùa hay cuộc sống còn nhiều khó khăn, niềm tin yêu son sắt của người Mông với Đảng, Bác Hồ, Chính phủ không bao giờ thay đổi.

Tết độc lập của người Mông kéo dài từ 29/8 đến ngày 2/9 nhưng đông vui nhất là ngày 1/9. Để tới lễ hội, bà con người Mông phải chuẩn bị từ nhiều ngày trước đó. Họ chọn cho mình những bộ trang phục đẹp nhất, rực rỡ nhất. Trai thì đầu quấn khăn, cổ đeo vòng, vai vác khèn. Gái thì rực rỡ áo váy, tay cầm đàn môi, leng keng nhạc ngựa xuống thị trấn. Sắc cờ đỏ thắm kỷ niệm ngày Tết độc lập 2/9 hòa cùng sắc màu rực rỡ từ trang phục của bà con người Mông đã dệt nên bức tranh nhiều màu. Và đây cũng chính là ngày diễn ra “phiên chợ tình” với nhiều nét đẹp văn hóa đặc sắc.

8. Lễ hội Đại đoàn kết toàn dân (18/8) của nhân dân các dân tộc trong toàn tỉnh:

Ngày 18/8 hàng năm được coi là ngày hội Đại đoàn kết toàn dân của nhân dân các dân tộc trong toàn tỉnh. Vào ngày này, không kể thành thị hay nông thôn,

6Created by Thanh An - 12 -Thanh An Page 125/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201312

Sơn La – Mùa lễ hội

bản dân tộc Thái hay dân tộc Mông, chính quyền tổ, bản, khối phố... đều tổ chức cho toàn bộ nhân dân ở địa phương mình tụ hội tại các nhà văn hóa tổ, bản hoặc một nơi phù hợp để tổ chức hội họp đánh giá kết quả hoạt động trong 1 năm của tổ, bản, khối phố, nhóm dân cư... rút ra những kinh nghiệm cũng như mục tiêu phấn đấu cho năm sau. Khen thưởng, biểu dương những cán bộ công tác nhiệt tình, những hộ gia đình làm kinh tế giỏi, những học sinh có thành tích học tập xuất sắc... tiếp theo là tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí liên hoan, văn nghệ, múa hát... Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân là dịp để mọi thành viên sống trong cộng đồng dân cư trao đổi, đoàn kết, gắn chặt tình làng, nghĩa xóm góp phần tạo thành một nét đẹp văn hóa lễ hội không thể thiếu trong cộng đồng các dân tộc cư trú trên địa bàn tỉnh Sơn La.

II. CÔNG TÁC TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LỄ HỘI TRONG NHỮNG NĂM QUA

1. Đánh giá chung:Những năm qua công tác tổ chức và quản lý Nhà nước về lễ hội trên địa

bàn tỉnh Sơn La đã được triển khai đến các địa phương trong tỉnh. Công tác nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các lễ hội được quan tâm tổ chức thực hiện nhằm bảo tồn có chọn lọc, những phong tục tập quán tốt đẹp được duy trì và phát triển, loại bỏ dần những hủ tục lạc hậu, nghiên cứu và xây dựng nên những hình thức tổ chức lễ hội mang tính cộng đồng và nhân văn. Tuy nhiên do địa hình nhiều sông suối, núi cao nên việc tổ chức các lễ hội của các dân tộc mang tính nhỏ lẻ, phần lớn các lễ hội được tổ chức ở từng dân tộc, từng bản, xã, chủ yếu mang tính chất dòng họ, lễ hội của những người làm nghề thầy mo, thầy cúng là chủ yếu, lễ hội nông nghiệp, lễ cầu may… Các lễ hội được tổ chức không mang hình thức phô trương, phiền nhiễu và kinh doanh vụ lợi; tỉnh Sơn La không có các lễ hội tôn giáo, không có lễ hội du nhập từ nước ngoài vào tỉnh, mà chỉ có lễ hội dân gian; lễ hội lịch sử cách mạng nhân dịp những ngày kỷ niệm lớn của đất nước, của dân tộc, địa phương có quy mô lớn không tổ chức định kỳ thường xuyên mà chỉ tổ chức vào những năm chẵn. Ngoài ra có hai lễ hội vừa mang tính dân tộc và hiện đại được tổ chức thường xuyên hàng năm đó là Lễ hội Đại đoàn kết toàn dân (18/8) của nhân dân các dân tộc trong toàn tỉnh; Lễ hội Tết độc lập (2/9) của dân tộc Mông ở Mộc Châu. Đây là một nét văn hóa mang màu sắc tương đối độc đáo của nhân dân các dân tộc thiểu số của tỉnh Sơn La.

Có thể nói, trong những năm qua, công tác tổ chức và quản lý lễ hội trên địa bàn tỉnh Sơn La đã bước đầu góp phần làm chuyển biến tư tưởng và nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp. Nhiều lễ hội dân gian giàu tính nhân văn tưởng như thất truyền đến nay đã được sưu tầm, phục dựng và tổ chức phục vụ nhu cầu hưởng thụ của nhân dân trong dịp lễ, tết. Việc tổ chức các lễ hội đã trở

6Created by Thanh An - 13 -Thanh An Page 135/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2013 13

Sơn La – Mùa lễ hội

thành nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần trong đời sống của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

2. Công tác quản lý Nhà nước về lễ hội:Ngay sau khi Luật Di sản văn hóa và Quy chế Tổ chức và quản lý lễ hội

được ban hành; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sơn La đã tích cực tham mưu với UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh với nhiều hình thức, phù hợp với từng địa bàn:

- Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn Phòng VHTT-TT các huyện, thành phố về công tác quản lý và kiểm tra lễ hội theo đúng Quy chế đã ban hành.

- Tổ chức tập huấn cho các đối tượng là cán bộ quản lý VHTTDL cấp huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh.

- Tuyên truyền những nội dung chính của Quy chế tổ chức lễ hội trên các phương tiện thông tin đại chúng từ tỉnh đến cơ sở.

- Tham mưu cho Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” chỉ đạo các cấp, các ngành thành viên tuyên truyền sâu rộng Quy chế tổ chức lễ hội trong các cấp, các ngành thuộc phạm vi quản lý.

- Tổ chức điều tra, khảo sát, thống kê lễ hội và tổ chức nghiên cứu, sưu tầm và phục dựng những lễ hội tiêu biểu của các dân tộc trên phạm vi toàn tỉnh.

- Chỉ đạo Thanh tra Sở xây dựng kế hoạch, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức thanh kiểm tra việc tổ chức lễ hội trên phạm vi toàn tỉnh.

- Xây dựng kế hoạch bảo tồn, khai thác, phát huy các lễ hội truyền thống tiêu biểu; Tham mưu đề xuất thành lập các nhóm nghiên cứu, sưu tầm lễ hội. Xây dựng kịch bản chi tiết của từng lễ hội tiêu biểu; xây dựng kế hoạch tổ chức định kỳ; dự kiến phân cấp công tác tổ chức và quản lý lễ hội theo 3 cấp: Cấp tỉnh; cấp huyện, thị xã, thành phố; cấp xã, phường, thị trấn.

- Phối hợp với Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác sưu tầm, nghiên cứu văn hóa dân gian cho cán bộ làm công tác văn hóa và nghiên cứu văn học nghệ thuật trong tỉnh, trong đó có công tác sưu tầm và nghiên cứu lễ hội từ tỉnh đến cơ sở. - Tham gia tích cực và có hiệu quả đề án bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Thái trong thời kỳ hội nhập.

- Tham gia tích cực và có hiệu quả dự án kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể dân tộc Thái tỉnh Sơn La trong đó lễ hội là một di sản quan trọng.

3. Công tác bảo tồn, sưu tầm và phục dựng:Nhằm bảo tồn có chọn lọc những phong tục tập quán tốt đẹp của các dân

tộc, loại bỏ dần những hủ tục lạc hậu, mê tín trong các lễ hội dân gian truyền thống của các dân tộc trong tỉnh cũng như giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tinh thần của nhân dân các dân tộc tỉnh nhà, kết hợp với việc tổ chức các lễ hội và nhiều trò chơi dân gian, các hoạt động văn nghệ trong lễ hội đã được sưu tầm, khai thác, đưa vào phục vụ đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân

6Created by Thanh An - 14 -Thanh An Page 145/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201314

Sơn La – Mùa lễ hội

dân. Đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa và sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La. Trong những năm gần đây tỉnh Sơn La đã sưu tầm, nghiên cứu, phục dựng được một số lễ hội truyền thống tiêu biểu đó là:

- Lễ hội “Xên bản, xên mường” dân tộc Thái ở Sông Mã;- Lẽ hội “Xên lẩu nó” dân tộc Thái ở Thuận Châu;- Lễ hội “Cầu mùa” dân tộc Khơ Mú ở Yên Châu;- Lễ hội “Pang a nụ ban” dân tộc La Ha ở Mường La;- Lễ “Hạn khuống” dân tộc Thái ở Thuận Châu, Mường La;- Lễ hội “Hoa ban” dân tộc Thái Mộc Châu;- Lễ hội “Xíp xí” dân tộc Thái Trắng Phù Yên;- Lễ “Lập tịnh” dân tộc Dao Mộc Châu;- Lễ “Gội đầu” dân tộc Thái Trắng Quỳnh Nhai;- Lễ hội “Ksaisatíp” dân tộc Xinh Mun Yên Châu;- Lễ “Giữ máu” dân tộc Mông Yên Châu;- Lễ hội “Mợi” dân tộc Mường Phù Yên;- Lễ hội “Kin pang then” dân tộc Thái Trắng Quỳnh Nhai;- Lễ hội “Cầu mưa” dân tộc Thái Yên Châu;- Lễ hội “Bắt cá” dân tộc Thái Mường La;- Lễ hội “H’Rệ” dân tộc Khơ Mú Yên Châu;- Lễ hội “Tết Thanh Minh” dân tộc Dao Bắc Yên;- Lễ hội “Xên bản” dân tộc La Ha Mường La, Thuận Châu;- Lễ hội “Tê cung” dân tộc Khơ Mú Mai Sơn;- Lễ hội "Nào sồng" dân tộc Mông Mộc Châu;- Lễ hội “Đua thuyền” các xã dọc sông Đà ở Bắc Yên; Quỳnh Nhai;- Lễ hội “Khắp then” dân tộc Thái Trắng Mường La;- Lễ hội “Cơm mới” dân tộc Mông Bắc Yên;- Lễ hội "Tu su" dân tộc Mông Bắc Yên, Yên Châu;

(Trích Báo cáo tham luận của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La tại Hội thảo "Chính sách, pháp luật về lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số; Thực trạng và giải pháp" của Hội đồng Dân tộc - Quốc hội khóa XIII)

SƠN LA: ĐỂ LỄ HỘI DÂN GIAN THÀNH LỄ HỘI TRUYỀN THỐNGSơn La là vùng đất sinh sống lâu đời của 12 dân tộc anh em, mỗi dân tộc

đều có những nét văn hóa và lễ hội dân gian đặc sắc, mang đậm bản sắc dân tộc 6Created by Thanh An - 15 -Thanh An Page 15

5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2013 15

Sơn La – Mùa lễ hội

đã được lưu truyền, gìn giữ. Tuy nhiên, phần lớn các lễ hội đó mới chỉ dừng lại ở mức khảo tả, phục dựng để tránh thất truyền, chưa trở thành lễ hội truyền thống hằng năm để thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh về dự lễ...

Cái nôi của lễ hội dân gianNếu như dân tộc Thái Đen có các lễ hội: Hoa ban, Xên bản, Xên mường,

Xên lẩu nó; dân tộc Thái Trắng có lễ hội Kin pang then, Xíp xí, Gội đầu; dân tộc Mường có lễ hội: Mợi, lễ Kéo si; dân tộc Mông có lễ hội Cầu mùa, Nào sồng, Gầu tào,... dân tộc Khơ Mú có lễ Gieo hạt, Cầu mưa; dân tộc Kháng có lễ hội Xên pang ả, Mừng cơm mới; dân tộc Xinh Mun có lễ hội Mương a ma...

Mỗi dân tộc đều có những phong tục, tập quán và những lễ hội thờ vạn vật vũ trụ, tín ngưỡng tâm linh với nét văn hóa riêng biệt, góp phần làm phong phú thêm kho tàng của nền văn hóa Việt Nam giàu bản sắc dân tộc. Những lễ hội đó đã tồn tại hàng trăm, hàng nghìn năm nay, được lưu truyền qua bao thế hệ, cho đến hôm nay vẫn được đồng bào các dân tộc bảo tồn và phát triển. Tùy theo tính chất và mục đích, ý nghĩa của lễ hội, bà con tổ chức thành quy mô khác nhau, năm chẵn có thể tổ chức ở cấp khu vực, cấp vùng; năm lẻ thường chỉ tổ chức ở cấp xã, cấp bản, thậm chí ở hộ gia đình với quy mô nhỏ theo định kỳ hằng năm, hoặc 2 -3 năm tổ chức một lần.

Chiến lược bảo tồn và phát triển lễ hộiNhững năm gần đây, tỉnh Sơn La đặc biệt quan tâm tới vấn đề bảo tồn, gìn

giữ và phát huy những giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc. Để tránh thất truyền, nhiều lễ hội đã được khảo tả, phục dựng. Cụ thể, năm 2005, phục dựng thành công lễ hội Hoa ban của dân tộc Thái Trắng, tổ chức tại xã Chiềng Khoa (Mộc Châu); năm 2006 tổ chức phục dựng thành công lễ hội Kin pang then (ở huyện Quỳnh Nhai) trước khi di dân về quê mới; năm 2007, khảo tả phục dựng lễ hội Nào sồng của đồng bào Mông ở Lóng Luông (Mộc Châu); năm 2008, phục dựng thành công lễ hội Xên bản, Xên mường, tổ chức thành công tại phường Chiềng Cơi (thành phố Sơn La); năm 2009, phục dựng thành công lễ hội Mợi của dân tộc Mường, xã Mường Thải (Phù Yên); năm 2010, khảo tả, phục dựng thành công lễ Mừng cơm mới của dân tộc Kháng, xã Nậm Dôn (Mường La), Xên lẩu nó của dân tộc Thái Đen, xã Chiềng Phung (Sông Mã)...

Thế nhưng, tất cả các lễ hội chỉ dừng lại ở mức khảo tả, phục dựng, chưa trở thành lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc. Đến nay, hầu hết các lễ hội đó chưa được tổ chức lại, dù chỉ là quy mô cấp bản, cấp xã...

Để lễ hội dân gian thành lễ hội truyền thốngNhà nghiên cứu dân gian Hoàng Trần Nghịch đánh giá: “Các lễ hội dân

gian ở tỉnh Sơn La chưa được tổ chức thường xuyên, chưa nâng tầm lên thành lễ hội truyền thống. Nguyên nhân chính không phải do thiếu kinh phí mà phần lớn, do lễ hội còn nặng về phần lễ, chưa coi trọng phần hội, dẫn đến thiếu tính hấp dẫn và sự phong phú, đa dạng mà người ta cảm nhận được từ lễ hội”.

6Created by Thanh An - 16 -Thanh An Page 165/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201316

Sơn La – Mùa lễ hội

Theo cảm nhận của chúng tôi, hầu hết các lễ hội còn đơn điệu về nội dung và hình thức. Phần lễ được chắp vá, sưu tầm, chưa thống nhất nội dung, thiếu kịch bản xuyên suốt; sự gắn kết giữa phần lễ và phần hội còn nhiều bất cập, nhất là mục đích, ý nghĩa sâu xa của lễ hội tác động lên thực tiễn cuộc sống chưa thực sự thuyết phục. Phần hội, thiếu hẳn các nghi thức vệ tinh xung quanh, ngoài khua trống, đánh chiêng, múa xòe, múa sạp, uống rượu cần, kéo co, đẩy gậy... cần có thêm các tiết mục hát đối, câu khắp, lời đang; tổ chức thi giọng hát hay tiếng dân tộc; thi thổi khèn và các nhạc cụ dân tộc; thi trình diễn trang phục dân tộc; thi các món ăn truyền thống; thi làm sản phẩm, quà lưu niệm mang đặc trưng vùng miền.

Mặt khác, cần có kế hoạch tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về lễ hội; có sự chuẩn bị dài hơi về điều kiện cơ sở vật chất, phục vụ trong tuần diễn ra lễ hội. Đồng thời, ngoài sự quan tâm đầu tư của các cấp, ngành, các lễ hội cần từng bước xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia, nhất là việc đầu tư vào phần hội, thí điểm xây dựng mô hình. Nếu được như vậy, chắc chắn sẽ có những lễ hội dân gian ở Sơn La thành lễ hội truyền thống, mang tầm cỡ khu vực. Anh Đức (cema.gov.vn - Ngày 26/7/2011)

LỄ HỘI HẾT CHÁ I. NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN1. Tên gọi: Lễ hội Hết chá, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.2. Dân tộc: Thái (ngành Thái trắng; nhóm: Thái Trắng, Mộc Châu).3. Thời gian tổ chức lễ hội: Lễ hội được tổ chức hàng năm vào ngày 26

tháng 3 dương lịch khi có hoa ban, hoa mạ nở.4. Địa điểm tổ chức lễ hội: Lễ hội được tổ chức tại gốc đa trên đồi ở gần trung tâm bản.5. Thành phần tham gia lễ hội: - Các con nuôi của thầy cúng từ các bản trong xã Đông Sang huyện Mộc

Châu.- Những người trong đội xòe chá.- Bà con dân bản.6. Nguồn gốc của lễ hội:Từ thời xa xưa, dưới chế độ đế quốc phong kiến, dân nghèo ốm đau

không có thuốc thang chữa trị, chăm sóc, cơ cực cam chịu sự khó khăn nghèo 6Created by Thanh An - 17 -Thanh An Page 17

5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2013

Một số lễ hội tiêu biểu

các dân tộc Sơn La

17

Sơn La – Mùa lễ hội

nàn đôi khi chỉ hy vọng vào số phận; nhưng với ý thức cộng đồng, tình làng nghĩa xóm, đoàn kết đồng tâm cộng khổ trong khó khăn, ốm đau bệnh tật; ai biết lấy thuốc nam thì dùng cây thuốc nam để chữa trị, ai biết cúng thì cúng để giải tỏa về tinh thần. Khi đó thầy cúng (Mọ Mun) cúng chữa bệnh cho nhân dân, những người được thầy cúng cho khỏi bệnh thì được thầy cúng nhận làm con nuôi. Theo phong tục, trước tết âm lịch, các con nuôi mang lễ đến tạ ơn thầy cúng. Nhưng vì công việc gần tết bận rộn, thầy cúng chưa tổ chức ăn tết sum họp các con nuôi được, phải qua tết mới tổ chức ăn tết, tổ chức lễ hội Hết chá, đó là dịp thầy cúng, các con nuôi và dân bản gặp gỡ nhau cùng vui chơi…

Thực hiện Nghị quyết Trung ương V khóa VIII về "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Để thực hiện tốt nội dung chỉ đạo của nghị quyết, năm 2005 cấp ủy, chính quyền bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã ban hành nghị quyết thống nhất giao cho Chi hội Người cao tuổi của bản nghiên cứu, sưu tầm, chọn lọc, khôi phục lại một số lễ hội trong đó có lễ hội Hết chá.

II. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA1. Mục đích: Lễ hội Hết chá của người Thái Trắng bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc

Châu, tỉnh Sơn La là lễ tạ ơn của những người được thầy mo chữa cho khỏi bệnh, lễ tạ ơn trời đất, tổ tiên, thần sông, thần núi, thần thổ địa đã giúp cho con người sống ở trần gian duy trì được cuộc sống, đoàn kết xây dựng bản làng, cầu cho người khang vật thịnh, mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu…

Lễ hội được tổ chức vào mùa xuân, thời điểm nông nhàn, đây là dịp để người dân tham gia các hoạt động văn hóa cộng đồng nhằm tăng cường đoàn kết giữa các gia đình, dòng họ, bản mường; là cơ hội để các gia đình giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, nuôi dạy con cái, nâng cao đời sống.

Lễ hội là hoạt động tín ngưỡng dân gian nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh, nhu cầu tinh thần cho đông đảo quần chúng nhân dân. Việc duy trì lễ hội đã thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến với Mộc Châu.

2. Ý nghĩa:Lễ hội Hết chá là một hình thức sinh hoạt văn hóa có ý thức gắn kết cộng

đồng bản làng. Là một nghi lễ mang tính tâm linh, là niềm tin của con người đối với cuộc sống, với thiên nhiên.

Lễ hội thể hiện tính nhân văn, tôn vinh thầy thuốc với những nghi lễ bày tỏ lòng biết ơn, cảm tạ người đã chữa khỏi bệnh cho người dân, bản làng, các gia đình... để cuộc sống nhân dân được yên bình.

III. NỘI DUNG CỦA LỄ HỘILễ hội Hết chá của người Thái bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu,

tỉnh Sơn La được gia đình thầy thuốc, thầy cúng đứng ra tổ chức mỗi năm một lần, lễ hội gặp mặt dân bản, các con nuôi đến tạ ơn thầy cúng, trai gái trong bản cùng nhau đến giúp việc "Hết chá".

1. Công tác chuẩn bị: 6Created by Thanh An - 18 -Thanh An Page 18

5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201318

Sơn La – Mùa lễ hội

Thầy cúng thấy thời tiết đẹp, ngày lành như ý, thông báo cho các con nuôi, gia đình họ hàng các vùng bằng hình thức truyền miệng về tình hình sức khỏe của thầy cúng, thời gian làm lễ hội để các con nuôi chuẩn bị lễ và sắp xếp thời gian về dự lễ hội Hết chá…

2. Diễn biến của lễ hội Hết chá: Diễn ra vào ngày 26 tháng 3.…2.1. Cúng xin thần linh thổ địa làm lễ hội: …Thầy cúng ngồi cạnh mâm lễ làm các thủ tục cần thiết như: Buộc khăn

trên đầu, vắt khăn qua vai, rút kiếm ra để cạnh mâm, rót rượu ra chén, chỉnh sửa lại lễ vật trên mâm, phía bên cạnh các thầy mo cũng chuẩn bị như vậy.

Thầy cúng bắt đầu hát Chá để giới thiệu với tổ tiên, sư phụ đã khuất về công việc Hết chá của gia đình mình trong năm, mong muốn tổ tiên sư phụ phù hộ để công việc suôn sẻ và hát bài “Xên chá” bằng một làn điệu riêng để mời sư phụ truyền dạy đã khuất “Phị mun” từ trên trời xuống trần gian chứng kiến công việc. Để cúng cho Hết chá, thầy cúng cần cúng và đọc 10 bài có nội dung khác nhau nhưng chung một chủ đề: Mời sư phụ trên trời xuống trần gian xem con người ăn ở, làm việc và cư xử với nhau như thế nào? Để răn dạy con người từ cách làm ăn, đối nhân xử thế, yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong lúc khó khăn, cùng vui với những niềm vui chung của bản mường. Tất cả lời thơ đều chau chuốt, mượt mà. Lời mời của thầy cúng có nội dung như sau:

Mời thầy trên trời xuống chơi làm CháThầy mo mời phụ trên vềXuống chơi làm Chá chớ đừng quên điMời cả đồ đệ phu phenTrần gian mở hội đã quen lâu rồiNghe mời thầy xuống cho mauTrăm công ngàn việc mai sau hãy làmXuống đây ăn tết trần gianVào mùa hoa mạ, hoa ban sắc màuĐừng lâu con cháu đợi mongCông thầy chữa trị bây giờ tạ ơnDâng lên chén rượu cơm xôiVít cần rượu mới mời thầy hát caDù ai đi lại gần xaNhớ về chơi hội tháng ba ngày nàyTháng ba là hội tết hoaNên gọi chiêng chá mạ ban sắc màuVe kêu chim hót gần xaMong thầy xuống tết hoa nở chờ mong.Trong phần cúng xin thổ thần làm lễ thầy cúng đã đọc bài cúng:Hỡi trai gái ơi…!

6Created by Thanh An - 19 -Thanh An Page 195/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2013 19

Sơn La – Mùa lễ hội

Xuống dưới trần ăn tết hoa mạXuống ăn măng giữa mùa ban nởXuống đánh trống bạc cho vui bảnXuống đánh chiêng vàng cho vui mườngXuống xòe hoa cho hết bụi mọtXuống xòe chá cho hết bụi mèHỡi trai gái ơi…!Hát xong lời mời sư phụ, thầy mo đốt một cây nến to cắm vào ngọn kiếm,

tay cầm quạt, vác kiếm đứng dậy đi về bên mâm lễ mặn, giơ kiếm gắn nến soi một vòng quanh xẳng chá để kiểm tra còn thiếu thứ gì không, hài lòng với mâm lễ mặn, ông quay về mâm lễ ngồi niệm bài chú. Thầy cúng nhập tâm, thoát xác đi lên trời mời sư phụ xuống nhập vào 2 ông “Lãm”, hai ông “Lãm" bắt đầu diễn các trò hề vui nhộn và trò chơi dân gian.

Thầy cúng ra hiệu cho đội nhạc công nổi nhạc tắng bụ: Khùm Khùm Khùm khắc, Khùm Khùm Khùm khắc theo nhịp 2/4. Hai ông “Lãm” bắt đầu nhảy theo nhịp đấu kiếm, 1 ông hề tay cầm mẹt đập theo nhịp “tắng bụ” ra cổ vũ. Hết đấu kiếm ông “Lãm” cầm lấy khăn nhảy qua xẳng chá ném cho các đôi trai gái từng lượt nhảy múa theo nhịp “tắng bụ” quanh “xẳng chá” gọi là xòe chá 3 vòng.

Thầy cúng dẫn sư phụ của mình đi duyệt “xẳng chá” vừa đi vừa vác kiếm theo nhịp “tắng bụ” đến gốc cây xẳng chá dừng lại uống rượu cần, xem qua và rất hài lòng ông khen:

Lời của thầy cúng:Khéo tay đan con ve đẹp mắtGái ơi, trai ơi…Khéo tay sắp cây nêu đẹp lòng Báo ơi, sạo ơi…2.2. Thầy cúng nhận quà của con nuôi (Mụn ệnh kịn chướng lểnh) Vào ngày lễ, con nuôi ở khắp nơi bản trên mường dưới lần lượt đến tặng

quà “Sống chướng liểng” nhân dịp bố nuôi làm Hết chá. Quà của con nuôi gồm có: Gạo, gà, cá nướng, gói xôi, quả trứng, rượu trắng…. ai có thứ gì thì mang thứ đó.

Bố nuôi lúc này đang nhập hồn, ông cởi áo, đầu quàng khăn Mọ mun, ông nhận quà của con nuôi nào ông thử xem tấm lòng của con nuôi có thực lòng quý mình không, ông lấy kiếm chọc vào gói quà và đưa lên tai để nghe ngóng. Nếu ở nhà con nuôi nào nói xấu bố nuôi như thế nào thì thầy mo sẽ nói lại y như những lời mà con nuôi nói ở nhà, nhưng ông không nói tên ai mà để những người con đó tự suy nghĩ, con nuôi nào thực lòng yêu quý bố nuôi thì ông chỉ chọc vào gói quà và đưa lên môi nếm gật đầu cười khà khà, sau đó ông bắt đầu phán con nuôi câu:

Khi ốm đau thì đến nhờ thầyKhi khỏi bệnh thì vác nghểnh cổ đi qua

6Created by Thanh An - 20 -Thanh An Page 205/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201320

Sơn La – Mùa lễ hội

Buồn tủi mới đến nhờ bố mẹ nuôi2.3. Hát gọi vía con nuôi về nhà (Mọ mun hát chá)“Hết chá” không phải là cúng Chá mà gọi là “Khắp chá” tức là “Hát Chá"

với giọng điệu riêng vui nhộn, lúc thì du dương sâu lắng rạo rực có đệm thêm sáo mo “Pí mun”, sáo được làm bằng ống nứa nhỏ, sáo ngang, lưỡi bằng bạc trắng khi thổi có giọng trầm bổng như sáo người Mông. Làn điệu “Hát Chá" theo nhịp “tắng bụ” 2/4 - 4/4, khác hẳn với cúng cơm mới hoặc làm vía. Thầy cúng hát chá gọi hồn con nuôi về nhà:

Nghe lời Mo sống lâu trăm tuổi (Hỡi vía nàng ơi)Khỏe mạnh không còn đau ốmRủi ro nay đã qua rồiBỏ đi nơi tăm tối u sầu – Hãy về với nhà với con cháuCon trai, con gái đều lớn khôn - Mở rộng cửa chờ đón mẹĂn trứng còn để lòng đỏ - Gối đầu dùng phần nửaCha mẹ là chỗ dựa tinh thần – Làm trụ cột cho con cháuXinh đẹp để cho chồng yêu quý Bỏ chồng người khác giữ - Bỏ vợ người khác sánh đôi……Tết xong tiếp Hết chá – Ve sầu kêu ve veRau má xanh tươi tốt – Ăn tết với hoa mạHết chá ăn măng mùa hoa ban nởRọ rau xanh ăn nhờ con nuôi mang đếnĐược ăn không được quên đũa - Được ở không được quên ơn Vía nàng ơi… III. PHẦN HỘI:Phần hội được diễn ra ngay sau khi phần lễ kết thúc, gồm có 3 phần được

chuẩn bị cẩn thận, nội dung mang tính nhân văn dí dỏm có tính giáo dục cao, gây cười, được nhiều người yêu thích. Phần hội lôi cuốn được sự tò mò của tất cả khán giả đến xem.

1. Trò chơi tập trâu cày:Trâu do người đóng giả, móc cày vào để kéo, người cày ruộng là ông

“Lãm” lúc này sư phụ vẫn nhập tâm vào ông “Lãm”.Lời của ông Lãm:Trời mưa to ta sẽ gieo mạ - Tháng năm ta cùng đi cấyTrâu đực phải biết đi thẳng - Trâu cái kia bước tiếp theo sauTrâu ơi! Biết làm nương chủ nhà sẽ để - Biết làm ruộng chủ nhà để giốngChân trái trâu bước trên ruộng - Chân phải trâu bước dưới rãnhChạy xuống thửa dưới có hổ - Chạy lên thửa trên có rồng…2. Trò chơi thi nấu canh trứng:

6Created by Thanh An - 21 -Thanh An Page 215/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2013 21

Sơn La – Mùa lễ hội

Đây là một trò chơi rất đặc biệt có sự tham gia của nàng tiên trên trời gọi là “Nang manh” được sư phụ mời xuống trần gian để thi tài nấu canh trứng với cô gái dưới trần gian để cho đám trai làng ngưỡng mộ. Trong thời gian 5 phút phải nấu xong canh trứng dưới sự giám sát của trọng tài “Mọ lám” nàng tiên vụng về vừa nấu canh trứng vừa khuấy làm đổ canh trứng một nửa xuống đất, do nàng tiên vụng về nên dân bản có câu ca rằng:

Lời của thầy mo:Nàng manh khéo canh trứngQuả trứng nhỏ rơi đất phần nhiềuCon chó vâng nhà trên về đấp3. Trò chơi đi xúc cá:Trò chơi này do 2 người diễn, tiết mục diễn tả những tình tiết cụ thể phê

phán phong cách sống không chung thủy với chồng của một chị phụ nữ trong bản đã ngoại tình. Kết cục việc làm không trong sáng của chị phụ nữ này bị dân bản phê phán khinh thường. Trò chơi có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, răn dạy con người sống hiền, sống thiện. Trong việc răn dạy này từ xa xưa đã lưu lại câu ca rằng:

Lời của thầy mo:Tư tưởng thì cứ để đâu đâuĐi đâu bạ đấy cuộc đời ba hoaChồng bảo đi nương thì ra ruộngBảo ra vườn thì đeo giỏ đi xúc cá.Bên cạnh đó nhiều tiết mục trò chơi dân gian khác nữa như: Rủ nhau đi

hái măng rừng, câu cá…IV. PHẦN THI NẤU ĂNSau phần hội các bản tổ chức thi nấu ăn. Phần thi nấu ăn đã làm tăng

thêm sức hấp dẫn cho lễ hội Hết chá. Thông thường mỗi năm có 6 bản dự thi các món ăn truyền thống, được làm ngay tại bản, khoảng 11h các bản mang các món ăn đến sắp phía trước sân của ngôi nhà để dự thi.

Việc tham dự thi ẩm thực hết sức nghiêm túc, mỗi bản tự chọn các món ăn để dự thi, đặc biệt tuyệt đối bí mật danh sách các món ăn tham gia thi. Tiền do bản bỏ ra, lựa chọn một số gia đình tham gia đây là niềm vinh dự cho cả bản, vì vậy mọi người trong bản náo nức cùng phụ giúp chủ bếp. Sau khi các món ăn được chế biến, bày đặt hợp lý có ý tưởng riêng, họ chọn một người thuyết minh cho mâm cỗ của bản. Trong phần thuyết minh thể hiện được những nét đặc trưng, thế mạnh của bản, sao cho người nghe có thể tưởng tượng được sức hấp dẫn riêng đó.

Ban giám khảo là những người đại diện cho các bản tham gia dự thi và chính quyền địa phương. Về việc chấm thi, các bản làm hết sức nghiêm túc, chọn ra đội giải nhất, giải nhì, giải ba để trao giải thưởng khuyến khích kịp thời.

6Created by Thanh An - 22 -Thanh An Page 225/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201322

Sơn La – Mùa lễ hội

…Lễ hội Hết chá của dân tộc Thái (ngành Thái Trắng) bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La là một hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần đặc sắc; Đây là một mảng màu trong bức tranh đa sắc màu của nền văn hóa Việt Nam. Nội dung của lễ hội mang tính nhân văn sâu sắc, vừa giáo dục, vừa hướng thiện cho con người có tính cộng đồng, biết thương yêu đùm bọc lẫn nhau, biết trân trọng cội nguồn, tôn vinh đạo lý con người.

Lễ hội Hết chá có sức hấp dẫn, lôi cuốn mọi người, vừa là nhu cầu hưởng thụ văn hóa, khát vọng của người dân về một cuộc sống yên bình; xua đi những nhọc nhằn của cuộc sống, là cơ hội để mọi người được gặp gỡ trao đổi những thông tin cần thiết trong cuộc sống, để mọi người gần gũi nhau hơn; tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đó là một trong những yếu tố tích cực góp phần "Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc".

(Trích “Báo cáo khảo tả Lễ hội Hết chá của dân tộc Thái (ngành Thái Trắng) xã Đông Sang,

huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La” - Sở Văn hóa, TT&DL Sơn La)

NGHIÊN CỨU TÌM HIỂU LỄ HỘI HOA BAN - XÊN BẢN

XÊN MƯỜNG I. Ý NGHĨA CỦA LỄ HỘI

Lễ hội Hoa ban - Xên bản, xên mường (thực chất là cầu an cho bản mường) của người Thái Mộc Châu, là một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng rất quan trọng đối với cộng đồng. Lễ hội thường được tổ chức vào cuối tháng giêng, đầu tháng hai âm lịch hàng năm (dịp tết Nguyên đán, lúc này hoa ban bắt đầu nở), gắn với tục giết trâu hiến sinh cầu và tạ thần linh, được biểu hiện qua tiếng sấm, tức lời phán quyết của vua trời, qua hình tượng thủy thần, thuồng luồng... Lễ hội có liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần, tâm linh của cả bản mường, đến mùa màng, sức khỏe và sự làm ăn của cộng đồng năm ấy, nên được tổ chức rất trọng thể, vui vẻ, thu hút sự tham gia của đồng bào ở địa vực lớn (bản, mường) (Văn hóa Thái Việt Nam - Cầm Trọng).

Thường thì người ta tổ chức lễ cầu an cho mường trước, sau đó lần lượt làm lễ hội cầu an cho bản hoặc liên bản. Lễ hội này không chỉ bộc lộ khát vọng an lành cho cuộc sống, mối quan hệ khăng khít giữa thần và người mà còn biểu hiện khát vọng sinh sôi qua sự mong muốn là cầu khẩn mùa màng bội thu, gia súc sinh sôi. Dần dà, lễ hội này còn mang tính chất tạ ơn thần linh đã cho mùa màng bội thu, đem sự no ấm đến cho mọi người. Chính vì thế, ngày nay, quy mô lễ hội (to hay nhỏ, kéo dài hay thu gọn...) một phần lớn tùy thuộc vào thời tiết liên quan đến sự được mất của mùa màng năm tới, nhưng còn phụ thuộc vào sự được mất, nhiều ít của mùa màng vừa rồi, sau khi thu hoạch.

6Created by Thanh An - 23 -Thanh An Page 235/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2013 23

Sơn La – Mùa lễ hội

“Xên” tiếng Thái có nghĩa là cúng bái tế lễ và hội hè. Vì thế “Xên bản”, “Xên mường” nếu loại trừ các yếu tố được coi là mê tín dị đoan thì phần cốt lõi của nó là nghi lễ hội mùa của cư dân nông nghiệp giống như lễ “hạ điền” của người Kinh; lễ hội “Lồng tồng” của người Tày trên đất nước ta.

Nội dung bao trùm của “Xên bản”, “Xên mường” là hướng tới sự phồn thực, cầu mong cho con người luôn khỏe mạnh, mùa màng bội thu, bản làng an bình ấm no hạnh phúc. (Văn hóa Lễ hội Việt Nam - Phan Khanh).

II. TIẾN TRÌNH1. Chuẩn bị:Đồ cúng: 2 con trâu đực 1 đen, 1 trắng, lợn, gà cùng với rượu cần, rượu

cất, gạo nếp, vải thổ cẩm (gọi là phái khít), hương, giấy bản, 1 áo dài màu đỏ chủ áo (chảu xửa).

Vật dụng: Tre, gỗ lập bàn thờ, xoong nồi bát đũa, củi.Địa điểm: Động cháy ngước - Bãi đất bằng phẳng ở đầu nguồn nước Hang

Dơi (nay là Tiểu khu 8, thị trấn Mộc Châu), Động phạ nghe - khu rừng già bản Nà Ngà xã Mường Sang.

Các bản chuẩn bị đội xòe, đội hát, đội thể thao.Chọn thầy làm chủ lễ “Chảu xửa”, mo mường (thầy cúng), mo phăn (thầy

chém), bà mốt.Nhân vật được thờ cúng: Thần nước lớn (chảu nắm luông); cột lắc mương

(Hin lai), phị mương (ma mường).2. Phần lễ:2.1. Tiến trìnhLễ chọn trâu;Lễ rước phị mương;Lễ đâm trâu;Lễ cúng; Lễ ném trứng.Trước khi lễ hội diễn ra thì các bản trong vùng cử người có uy tín đại diện

cho bản để họp thống nhất thời gian tổ chức và chọn ra chủ lễ thầy mo, thầy phăn và phân bổ đóng góp của từng bản. Lễ vật dâng cúng tế tùy theo tình hình kinh tế của bản mường, do người đứng đầu bản, mường và các gia đình trong bản, mường bàn bạc quyết định “xên” to hay nhỏ. Nếu “xên” to gọi là "xên mương luông", còn “xên” nhỏ gọi là "xên mương nọi". Trên cơ sở quyết định dân chủ của bản mường mà phân bổ cho dân trong bản, mường đóng góp. Thông lệ “Xên bản” mổ lợn, “Xên mường” mổ trâu.

…Người chịu trách nhiệm chính trong tổ chức lễ hội cầu an bản mường là

chảu sửa, nhưng người trực tiếp điều hành buổi lễ lại chính là ông thầy cúng (mo mường). Dân chúng trong mường, ngoài bản, bất kể già trẻ gái trai đều có nghĩa vụ tham gia, đóng góp tùy sức mình và được quyền tham dự lễ hội của mường.

6Created by Thanh An - 24 -Thanh An Page 245/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201324

Sơn La – Mùa lễ hội

2.2. Lễ chọn trâuCon trâu để Xên mường phải do chính mo đi tìm, ông thích con nào thì chỉ

con đấy, không cần biết con trâu đó của nhà ai. Người ta kể lại rằng: Con trâu nào bị ông mo chỉ gậy vào, con trâu đứng yên đến mức gần như bị thôi miên, và gia đình nào được ông mo chọn trâu coi như năm đó gặp nhiều điều may mắn, người giúp việc cho ông mo dắt trâu về tắm rửa cho trâu sạch sẽ, trang trí cho trâu bọc giấy đỏ lên sừng, dán hoa ban vào đầu, vào mông và đưa ra nơi tổ chức lễ hội (lời kể của cụ Hoàng Văn Mín - bản Áng).

2.3. Lễ rước phị mươngTrước khi làm lễ “Xên mường” đồng bào kiệu, rước phị “ma” mường đến

nơi hành lễ, lập bàn thờ (tắng pan khai), bài trí lễ vật cúng tế và cầu khấn. Đi đầu đoàn rước là 2 thanh niên cầm 2 thanh kiếm buộc những dãi vải thổ cẩm màu đỏ để làm phép, mặc trang phục áo dài đen thắt đai màu đỏ, đầu quấn khăn mỏ rìu vừa đi vừa làm động tác múa kiếm (có ý xua đuổi cái ác) sau đó 4 thanh niên khỏe mạnh mặc trang phục áo dài thắt đai đỏ rước kiệu làm bằng tre làm hình ngôi nhà sàn cách điệu bọc bằng giấy xanh đỏ, tiếp đến chảu sửa, ông mo, bà mốt, cũng mặc áo dài thổ cẩm được trang trí nhiều hoa văn vừa đi vừa bắt quyết gọi các phị bản, phị mương ra nơi tổ chức lễ, tiếp sau là một cô gái trẻ chưa lấy chồng khỏe mạnh, xinh đẹp trong mường, 2 tay nâng chiếc áo màu đỏ, tiếp đó các cụ già đội khăn, mặc áo đẹp, thắt lưng xanh. Một số cụ mang theo cả cung nỏ. Hai con trâu mộng to béo, được tắm rửa sạch sẽ được dắt theo, đôi sừng trâu bọc giấy màu lấp lánh, ở giữa trán và hai bên mông có dán giấy trắng cắt hình hoa ban to như miệng bát. Đi sau cùng là những chàng trai trong bản, chân quấn xà cạp đen đến tận đầu gối, đeo gươm hoặc giáo bên vai. Đoàn rước tiến đến nơi đặt bàn thờ đặt áo lên một cái sàng cạnh mâm lễ, tiếp đến công việc của thầy mo, bà mốt đốt hương và khấn. Nội dung tế lễ báo với các thế lực siêu nhiên nơi đây sẽ tổ chức lễ cúng mường, mời thế lực siêu nhiên biết và cùng về dự lễ. Thầy mo, bà mốt làm các động tác múa trong tiếng trống, tiếng chiêng dồn dập minh họa cho từng cấp bậc của các thế lực siêu nhiên. Cúng xong, các già làng, các chức sắc trong bản mường ngả mâm ăn uống rượu chè, múa hát tại chỗ (nơi tổ chức hành lễ).

2.4. Lễ mổ trâuTrước khi vào lễ chính thức, người ta đã chuẩn bị đồ lễ gồm gạo nếp sống,

rượu trắng, rượu cần, vài vuông vải trắng để làm lễ đâm trâu. Trước khi thịt trâu, ông mo mường và ông mo phăn (tức ông thầy chém, được dân mường chọn ra) mặc trang phục áo dài có thêu nhiều hoa văn, đốt hương làm lễ vái sau đó tay cầm dao nhọn, tay cầm rượu làm lễ vái thần linh, tổ tiên, rồi tưới rượu lên con trâu, tưới rượu ra xung quanh, cầm dao nhọn làm động tác chém dữ (mang tính nghi lễ) vào cổ các con trâu dùng tế lễ, miệng thì thầm những câu như thần chú (thực ra, nhiều người cho rằng các ông chỉ nói lời kính báo với thần linh, tổ tiên:

6Created by Thanh An - 25 -Thanh An Page 255/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2013 25

Sơn La – Mùa lễ hội

Trâu tế thần đã sẵn, dân bản, dân mường đã thịt trâu dâng các vị rồi đây nhé, xin các vị về mà nhận lấy). Sau đó, các ông ném một chút gạo, một chút rượu ra xung quanh, xuống nguồn nước chủ lễ cầm chiếc chuông nhỏ rung lên một hồi báo hiệu là đã cầu thần xong và lệnh cho dắt con trâu mộng ra làm lễ hiến sinh và lui ra, dành chỗ cho các thanh niên khỏe mạnh vào chém trâu, thịt trâu... Hai con trâu được dắt đến nơi bãi rộng để mổ thịt. Từ lúc này, các trò vui của nam nữ thanh niên bắt đầu. Họ tổ chức múa xòe quanh nơi mổ trâu theo nhịp chiêng trống và cuộc vui chơi kéo dài cho đến khi pha xong thịt trâu mới chịu dừng.

2.5. Lễ Xên (cúng) mường (lễ chính)Bắt đầu lễ này người ta làm nhiều mâm cỗ cúng (mỗi mâm cỗ tượng trưng

cho một bản lớn, xưa, có tạo bản đứng đầu, các bản nhỏ không được tượng trưng bằng mâm cỗ) đặt cạnh nguồn nước thiêng của mường. Đồ cúng thường gồm ba mâm nhưng phải đảm bảo có thịt trâu trắng chín, gạo và rượu. Ông mo khấn bảy lần, mời các vị thần, tổ tiên về dự lễ và phù hộ cho dân mường được ấm no, sung túc, cuộc sống an vui.

…Khi buổi lễ bắt đầu, mo mường mặc áo dài thổ cẩm đầu chít khăn đỏ quỳ

trước các mâm cỗ, phía sau là chảu sửa, trưởng bản, trưởng dòng họ, nhân dân trong mường quỳ lễ. Trong không khí trang nghiêm, linh thiêng, ông mo trang trọng, xuất thần đọc bài cúng đã thông thuộc:

Xên bản đừng cho bản úa vàng, xên mường đừng cho mường lụi, dân làm nương ăn nương, làm ruộng ăn ruộng. Đau đớn bệnh tật tiêu tan. Năm nay làm mùa thiếu ăn, làm nương không được dân bản mời cầu khẩn xem ngày lành tháng tốt mời mo sắm lễ cúng bản, cúng mường lễ có con lợn tao cao bằng cối giã gạo, bụng lợn kéo lê đất, lê cát: Có con gà vừa già, vừa to, có trâu đực một trắng, một đen, có cả chó, có con vịt bơi thành sông. Tất cả đem về sắm thành lễ cúng bản, cúng mường.

Ông mo mời tổ tiên (ông cha bà cố nội ngoại tiếng Thái là Pao pu pang cải), chủ nguồn nước lớn (Chảu nặm luông), thần đất (Chảu địn), thổ công thổ địa, phị bản, phị mương... về nhận lễ vật dùng cỗ, vui vẻ với cộng đồng dân cư bản mường;

Lời cúng như sau: “Con trâu đực dây mũi phải chặp đôi, già trẻ, gái trai hội đủ con trai về mổ trâu, con gái về đồ xôi tất cả cùng làm lễ cúng. Mâm cúng có nhiều lễ vật, nhiều món ăn ngon và cầu kỳ, có cả thịt luộc và thịt canh, thịt trâu luộc bên phải, thịt trâu canh bên trái. Bây giờ dọn xong mâm cỗ, mâm cỗ trâu xin mời. Mâm cỗ trâu là của bản, của mường dọn cho rất chu tất, đầy đủ”.

Đồng thời cầu mong tổ tiên thần linh ban phúc, phù trợ cho bản mường bình yên, làm ăn suôn sẻ, con người khỏe mạnh, ngô lúa sinh sôi, gia súc gia cầm đàn đàn, lớp lớp - Lời thỉnh cầu như sau:

“Xên bản đừng cho bản úa, xên mường đừng cho mường sầu, xên bản được bản vàng rực rỡ, xên mường được mường vui. Lúa nương được nhiều cum,

6Created by Thanh An - 26 -Thanh An Page 265/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201326

Sơn La – Mùa lễ hội

thóc ruộng được nhiều kho, nuôi lợn lợn đẻ nhiều, nuôi dê dê đẻ lắm. Nuôi bò nên con bò sừng vằn, nuôi trâu nên con trâu béo tốt. Xên bản để cho bản đừng tàn, xên mường cầu cho mường đừng úa. Bệnh tật ốm đau đừng đến với con người trong bản mường” - (Lời của ông mo Hà Văn Tiên).

Còn có lời thơ rằng:Đời người sống thọ lâu nămĐược ăn cá nhiều suốiĐược ăn cơm nhiều ruộngĐược ăn nhiều trái cây…Làm ruộng nương được nhiều lúaBông dài chắc hạt, không có sâu cắn láNuôi trâu thành hàng đànNuôi bò đầy chuồng…(Theo lời cụ Sa Phong, bản Nà Bó, xã Mường Sang).…Khấn xong, mo mường và các vị chức sắc cùng dân bản mường vái lạy tổ

tiên và các vị thần. (Văn hóa Thái Việt Nam - Cầm Trọng, 1995).2.6. Lễ Ném trứngMo mường ném hai quả trứng một đỏ, một trắng (quả đỏ ném trên cạn,

quả trắng ném xuống suối) nếu quả trắng, quả đỏ cùng vỡ thì năm đó mưa gió sẽ thuận hòa và được mùa, còn nếu 2 quả không vỡ thì năm đó làm ăn sẽ vất vả, nếu 1 trong 2 quả vỡ thì đó là một năm bình thường, tiếp theo ông mo ném nắm cơm nhỏ, một chút gạo sống xuống nguồn nước. Mời các thần linh trở về nơi trú ngụ:

“Mời các thần linh trở về nơi trú ngụ trị về, các thần linh ngồi chiếu đẹp, chiếu mới, cót cũng còn mới nguyên. Ngủ thì ngủ với giấc ngủ ngon, có đệm bông cỏ gianh, có chăn bông gạo. Ngủ ngon như cái hái lúa, ngủ ngon như cái kim. Không nghe lời mo gọi thì đừng dậy. Lời mo như ngọn núi cao. Lời mo êm như ngọn gió “Pu Xát”. Lời mo dứt như dao nhỏ sắc chặt tàu lá. Lời mo không quay đi, quay lại. Ốm xạ na! Ốm xạ na! Ốm xạ na!” - (Lời ông mo Hà Văn Tiên).

Cuộc lễ kết thúc, mọi người bắt đầu vào cuộc ăn uống cộng đồng, cuộc ăn uống cộng cảm diễn ra hết sức vui nhưng đúng lễ nghi. Các ông chảu sửa, mo mường, trưởng bản, trưởng họ... ăn làm phép ở mâm cỗ chính, rồi đi từng mâm; ở mỗi mâm các ông ăn một miếng thịt, uống một hớp rượu. Kế đó, cả bản mường ăn uống vui vẻ cho bằng hết các mâm, không được bỏ thừa hay đem về, kết thúc bằng việc “kắm bản” (kiêng bản), “kắm mương” (kiêng mường) rồi nổi trống chiêng, bắn súng kíp và cho “ho hé” đi truyền lệnh trong bản mường, đồng thời cắm “ta léo” (thường là lá xanh) ở đầu mường, cuối bản báo hiệu bản mường kiêng để khách lạ biết không nên vào bản mường. Thông thường thì bản kiêng một ngày, mường kiêng ba ngày. Nhưng ngày nay phong tục này được

6Created by Thanh An - 27 -Thanh An Page 275/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2013 27

Sơn La – Mùa lễ hội

ứng xử linh hoạt hơn, không nghiêm ngặt cứng nhắc như trước đây. Trong thời gian kiêng bản, kiêng mường, mọi người trong bản, trong mường không được động đất (giã gạo, đào cuốc, xới đất); không được động rừng (chặt cây, đốn gỗ, kiếm củi, săn bắn, cạm bẫy); không được động nước (chài lưới bắt cá ở sông suối); không được động bản (la hét, chửi bới, đánh lộn) (Trích Lễ hội Việt Nam).

3. Phần hội Để chuẩn bị cho việc diễn ra những trò chơi trong hội lễ, bên cạnh vị trí

cúng lễ (mặt bằng, có thể là bàn đá cạnh nguồn nước), người dân bản đã sửa sang, dọn dẹp một mặt bằng rộng, trên khu đất gần nguồn nước. Mọi hoạt động hội hè, trò chơi, văn nghệ, thể thao... đều được diễn ra nơi đây. Các trò chơi dân gian như: Tó tếch (đẩy gậy), chặc bai (kéo co), tó sáng (chọi cù), tó cáy (chọi gà), hắp mu sưa (bẫy lợn, hổ), khí chọ chẹ (đi cà kheo), xé kống (múa xòe theo nhịp trống), còn giuống (tung còn), khắp báo sao (hát đối đáp trai, gái). Các trò chơi này chủ yếu dành cho giới trẻ trong trang phục rực rỡ sắc màu, hòa trong tiếng trống, chiêng, khèn bè, tính tẩu, tạo nên âm hưởng lạc quan yêu đời, hứng khởi của mọi tầng lớp trong bản mường.

Các trò chơi dân gian mang tính thể thao như: Ném còn, đẩy gậy, bắn nỏ, đi cà kheo, săn thú…; các trò vui văn hóa, văn nghệ như hát đối, múa xòe, thi nấu cơm, thêu khăn…

…Có thể nói bất kỳ chàng trai, cô gái Thái nào lớn lên trong sự nuôi dưỡng

của bản làng đều lưu giữ kỉ niệm đẹp về hát báo sao. Bởi trong lời hát không chỉ chan chứa tình yêu lứa đôi mà còn mang nặng nghĩa tình với cha mẹ, với bản mường.

“Nay sẽ kể từ trước về sauKể chuyện qua về bù chuyện tớiKể từ thời ấy ngày xưaKể từ đôi ta nằm trong lòng mẹ bên phải ở lòng mẹ bên tráiĐã qua mười tháng đợiĐã đủ chín tháng chờĐược mười tháng đôi ta ra đời ăn cơmĐược chín tháng đôi ta sinh ra bú mẹCông mẹ cha nuôi ta lớn cùng thờiYêu nhau thuở mới ra đờiTrao duyên, gửi nghĩa từ thời còn thơ”. Tiếng hát thơ đệm bằng tiêu (pí khúi). Làn điệu của nó thầm lặng, gây

nhiều liên tưởng tới những bản làng chìm trong đêm trăng. Đó là giai điệu mà người Thái Trắng Mộc Châu sử dụng để phổ trên các câu thơ lắng đọng thật sâu trong tình cảm:

6Created by Thanh An - 28 -Thanh An Page 285/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201328

Sơn La – Mùa lễ hội

“Gối em nhồi bông gạoEm mong ngày âu yếm bên anhNhưng càng mong đường tình càng đứt Càng mong anh càng rứt tâm can Em phải khóc, khóc những đêm dài vô tậnNước mắt thấm trong gốiĐể cho mầm hột bông gạo đâm chồi”……Kết thúc “Xên bản”, “Xên mường” (sau 1 - 3 ngày) là những trận “hót nậm”,

té nước ban phúc, cầu may cho mọi người. Ngày hôm sau, mọi người lại bắt tay vào công việc, sản xuất vụ mùa. Sức sống nhân văn từ trong sâu thẳm của lòng người, của trời đất, một lần nữa cùng với mùa xuân lại hội tụ trong mỗi con người, mỗi bản mường để minh chứng một điều con người muốn tồn tại phải hòa hợp với tự nhiên. (Trích "Chuyên đề Nghiên cứu tìm hiểu Lễ hội Hoa ban - Xên bản xên mường dân tộc Thái huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La" - Nguyễn Đức Nguyên, Phòng Văn hóa huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La)

*************LỄ HỘI KIN PANG THEN

Dân tộc Thái có dân số đông nhất ở Sơn La, có nền văn hóa đặc sắc mang đậm bản sắc tộc người ngày nay vẫn còn được bảo tồn và gìn giữ. Họ có nhiều loại hình văn hóa đặc sắc, mang tính cộng đồng cao, trong đó có diễn xướng dân gian, đặc biệt là lễ Kin pang then của người Thái Trắng.

Trong các bản của đồng bào Thái thường có một vài người làm thầy mo, thầy cúng, thầy bói thường được gọi là Một, Then. Thầy mo, thầy cúng có thể là do học thuộc những bài cúng, cách cúng bái rồi sau đó hành nghề. Nhưng cũng có những người được đồng bào quan niệm là do được nhập hồn làm thầy mo. Then là thầy mo được quan niệm là cao tay hơn cả, họ thuộc tất cả các bài cúng các loại ma, biết một số cây thuốc chữa bệnh, biết hát Then và đối đáp giỏi, biết nhiều loại hồn ma trên trời, dưới đất, sông, rừng... Họ được coi như người của trời (Then) được cử xuống trần gian để cứu người trần khỏi ốm đau, bệnh tật, được dân bản tín nhiệm, biết làm phép thuật, có khả năng giao tiếp với thần linh, với các lực lượng siêu nhiên.

Khi thầy mo, Then cúng khỏi ốm cho người bệnh, những người bệnh đó xin được nhận làm con nuôi và những ông thầy cúng càng chữa khỏi cho nhiều người bệnh, làm nghề càng lâu năm, có nhiều uy tín càng có nhiều con nuôi. Hàng năm thầy mo tổ chức lễ cúng và gặp mặt các con nuôi vào một ngày nhất định tùy theo từng thầy mo, then. Lễ cúng đó gọi là lễ cúng mừng con nuôi (Kin pang then).

6Created by Thanh An - 29 -Thanh An Page 295/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2013 29

Sơn La – Mùa lễ hội

Khác với người Thái Đen và các dân tộc khác, trong tất cả các lễ cúng người Thái Trắng Quỳnh Nhai thay vì đọc lời cúng thì họ dùng lời hát then để cúng, đây là một điệu hát cổ. Trong lời hát, thầy mo đi lên Mường then tìm linh hồn của những người bị ốm, xin Then cho linh hồn trở về nhà sau đó dẫn dắt linh hồn trở về nhà cho người bệnh khỏi ốm. Trong lễ Kin pang then, ông Then lên Mường Then mời ông Then ở trên trời xuống chơi, ăn lễ của các con nuôi, phù hộ cho các con nuôi mạnh khỏe, làm ăn phát đạt, nuôi được nhiều súc vật, mùa màng tươi tốt. Hát Then là một làn điệu hát cổ truyền của người Thái Trắng Quỳnh Nhai cần được bảo tồn và lưu giữ.

Lễ hội Kin pang then được tổ chức hàng năm với quy mô rộng, không những người trong bản tham gia, các con nuôi mà còn nhiều người bản khác đến tham dự. Lễ hội mang tính chất cộng đồng cao. Trong lễ hội có các thanh niên nam nữ, trẻ em, dân bản. Tất cả mọi người vừa ăn uống vui vẻ, vừa tham gia các trò chơi dân gian, giải trí, say sưa uống rượu cần, đánh chiêng, trống và múa hát.

Lễ hội Kin pang then góp phần tích cực vào viêc vun đắp khối đoàn kết dân tộc, giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, tạo ra bầu không khí vui tươi lành mạnh. Đây là một nét văn hóa mang đậm bản sắc tộc người, mang yếu tố tâm linh sâu sắc, đặc biệt là lời hát Then. Lễ hội góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa Việt Nam.

I. Các bước tiến hành lễ hội…1. Thời gian tổ chức lễ hộiHàng năm ông Then cúng cho rất nhiều người và những người nào khỏi

ốm đều xin được làm con nuôi của ông và ông Then sẽ phải tổ chức một ngày làm lễ cúng cầu an cho các con nuôi và vui chơi để cho các con nuôi đến tạ ơn và mời Then trên trời xuống chơi, ăn mừng lễ của các con nuôi.

Ngày tiến hành lễ hội do ông Then tự đặt ra và phải ấn định vào một ngày cụ thể để các con nuôi biết để về vì số lượng con nuôi rất đông và ở nhiều nơi. Ngày làm lễ Kin pang then phải được chọn là một ngày của năm mới nhưng không quá rằm tháng giêng vì họ quan niệm ngoài rằm ở trên trời Then cũng bận đi làm rồi không thể có thời gian xuống dự lễ vui chơi được, ngày này cũng phải hợp với ông Then, không phải là ngày kiêng kỵ của gia đình, dòng họ. Ông Then Quyết ở bản Kích chọn ngày mùng năm Tết nguyên đán hàng năm để làm lễ cúng cho các con nuôi của mình (Kin pang then).

Lễ hội Kin pang then thường được tổ chức từ 2 - 3 ngày tùy vào số lượng con nuôi đến nhiều hay ít nhưng thường là hai ngày. Một ngày tổ chức cúng và vui chơi. Còn ngày hôm sau còn con nuôi nào mang lễ đến sau thì ông Then lại tiếp tục cúng.

2. Phần chuẩn bị của chủ nhà6Created by Thanh An - 30 -Thanh An Page 30

5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201330

Sơn La – Mùa lễ hội

Sáng ngày mùng 5 tết, chủ nhà sẽ chuẩn bị cho lễ cúng của mình tại gia đình. Phải chuẩn bị hai mâm lễ:

* Mâm lễ cúng cho tổ tiên ở clọ hóng* Mâm lễ cúng Then ở hỉnh một* Ngoài 2 mâm lễ chính bao giờ cũng có một mâm để Then làm lễ gọi là

Pan cai. …Có hai người giúp việc cho ông Then: Một người đàn ông ngồi bên tay trái

ông Then gảy đàn tính gọi là trai đánh đàn (báo khỏa), một người phụ nữ ngồi bên tay phải của ông Then giúp ông Then sắp mâm cúng, thắp hương, rót rượu, châm thuốc mời ông Then và lắc quả chuông trong suốt thời gian ông Then hát cúng gọi là nàng hầu (nang sao chay).

Ngoài chuẩn bị đồ lễ thì các con nuôi cũng chuẩn bị những đạo cụ cho việc vui chơi và múa: Chuẩn bị 10 ống tre dài khoảng 1,2m để múa tăng bẳng, đẽo 1 cái cày bằng gỗ nhỏ hơn cày thật, đẽo 1 cái rìu bằng gỗ nhỏ hơn rìu thật, chuẩn bị một ít hạt bông để làm mưa đá, chiêng, trống, chuông...

3. Diễn biến của lễ hội Kin pang then:Ngày thứ nhất:Người nhà cùng ông Then chuẩn bị cho lễ cúng tại hai bàn thờ của nhà

ông Then. Mổ gà, lợn, đồ xôi... …Sau khi ông Then cúng xong, ông Then và người nhà sắp mâm để mời con

nuôi ăn cơm, chuẩn bị một số đồ dùng cho trò chơi: Cày, rìu, hạt bông... Mời mọi người ngồi vào mâm vừa ăn cơm, vừa tham gia các trò chơi.

- Trò mưa đá: Ông Then xin trời cho mưa xuống để cho mùa màng tươi tốt. Dùng hạt bông tung lên giả làm mưa đá, mưa xuống cho nấm mọc lên. Khi nấm mọc lên thì đi hái nấm. Trò chơi này có thể do nhiều người tham gia, người này véo vào tai người kia như là hái nấm, đây là trò chơi rất vui nhộn, mọi người đuổi nhau, vặn tai nhau cười đùa vui vẻ.

Trò ong đốt: Khi ông Then và bà chay véo tai mọi người chơi trò hái nấm thì mọi người phản ứng lại bằng cách cấu vào bà chay và ông Then giả làm ong đốt. Sau đó mọi người đuổi nhau cấu vào nhau giả làm ong đốt.

Trò chặt cây hái nấm: Sau khi cày ruộng xong, ông Then và sao chay lại tiếp tục diễn trò chặt cây hái nấm. Dùng chiếc rìu tượng trưng chặt cho cây đổ xuống.

Trò cày ruộng: Sao chay đi trước cầm cày, ông Then đi sau, hai người vừa diễn tả động tác cày ruộng, ông Then vừa đọc lời cầu xin cho mưa thuận gió hòa,mùa màng tươi tốt, con cháu ấm no.

Sau các trò chơi mọi người lại tiếp tục ăn cơm, uống rượu cho đến chiều tối thì bắt đầu đến các điệu múa dân gian. Lúc này chiêng trống nổi lên, mọi

6Created by Thanh An - 31 -Thanh An Page 315/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2013 31

Sơn La – Mùa lễ hội

người vừa uống rượu cần vừa múa, các điệu múa trong lễ Kin pang then gọi là xe then. Có rất nhiều điệu múa trong lễ hội này:

Múa khăn: Có 10 phụ nữ dùng những sải vải mà con nuôi mang đến làm khăn để múa theo nhạc chiêng trống.

Múa quả chuông (mák hính): Cũng gồm 10 cô gái với những chùm chuông nhỏ vừa lắc chuông, vừa múa theo nhịp chiêng, trống.

Múa chọi gà (tó cáy): Từng đôi nam nữ múa với nhau.Múa tăng bu, tăng bẳng, xòe vòng: Đây là điệu múa tập thể mà tất cả mọi

người đều có thể tham gia.Các điệu múa được diễn từ chập tối đến đêm, mọi người nhảy múa cho

đến khi ai nấy đều mệt thì về nhà ngủ, phần hội kết thúc.* Ngày thứ hai: Ông Then tiếp tục cúng cho các con nuôi, con nuôi nào đến lúc nào thì

cúng lúc đó. Ngày thứ hai chỉ cúng cho con nuôi, không cúng Then và không tổ chức phần hội nữa, ông Then nào nhiều con nuôi thì lễ cúng cho các con nuôi có thể kéo dài tới 3 - 4 ngày.

Lễ hội Kin pang then là một lễ hội đặc sắc của người Thái Trắng Quỳnh Nhai. Lễ hội mang đậm bản sắc tộc người, mang yếu tố tâm linh sâu sắc. Lễ hội Kin pang then có phần lễ và phần hội rõ ràng: Phần lễ với lối hát Then truyền thống, ông Then cầu cúng cho con người khỏe mạnh, mùa màng tươi tốt, gia súc phát triển, là lễ công ơn của con cái đối với cha mẹ. Phần hội với những trò chơi dân gian lành mạnh, điệu múa, lời hát tạo không khí vui tươi, phấn khởi. Lễ hội còn đặc sắc bởi lời hát Then cổ truyền của người Thái Trắng với làn điệu đặc sắc, mượt mà giúp cho người tham gia cảm động sâu sắc, thêm tự hào về truyền thống của dân tộc mình, giúp cho con cháu nhớ về tổ tiên, nguồn cội. Phần hội có sự tham gia của nhiều người, nhiều tầng lớp, mang tính cộng đồng cao, vun đắp tình đoàn kết thôn bản.

Lễ hội Kin pang then là nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái Trắng Quỳnh Nhai, sưu tầm và bảo tồn lễ hội này không những bảo tồn một nét đẹp trong văn hóa truyền thống dân tộc Thái mà còn bảo tồn một hình thức diễn xướng dân gian độc đáo, góp phần vào việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương V khóa VIII của Đảng.

(Trích "Khảo tả Lễ hội Kin pang then dân tộc Thái (ngành Thái Trắng) bản Kích, xã Pha Khinh, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La" - Sở Văn hóa,TT&DL Sơn La)

LỄ HỘI XÊN LẢU NÓ

Sơn La là một tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc Tổ quốc, với 12

dân tộc anh em cùng sinh sống; hiện nay dân tộc Thái chiếm 54,7% tổng

6Created by Thanh An - 32 -Thanh An Page 325/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201332

Sơn La – Mùa lễ hội

số dân với 48 vạn người cư trú ở vùng thung lũng hoặc ven các con sông con suối. Dân tộc Thái có đời sống văn hóa rất đặc sắc, có chữ viết riêng và kho tàng truyện thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, chuyện thơ, ca dao, lễ hội truyền thống; ngoài ra còn những làn điệu múa xòe, múa sạp, khắp Thái, hát theo lối ngâm thơ, hát theo lời thơ rất nổi tiếng.

Cũng như dân tộc Thái nói chung, dân tộc Thái cư trú tại bản Nà Mé, xã Chiềng Mung huyện Mai Sơn có một kho tàng văn hóa dân gian phong phú, với phong tục thờ cúng thần đất, thần sông, thần núi, thần rừng, thờ cúng tổ tiên trong dịp tết Nguyên đán và một số lễ hội tiêu biểu như: Lễ hội xên bản, Xên lảu nó, mừng cơm mới.

Lễ hội Xên lảu nó của dân tộc Thái bản Nà Mé, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn trước đây thường diễn ra vào tháng 3 dương lịch, khi thời tiết ấm áp, công việc đồng áng đỡ bận rộn, lúc đó ông Một “Thầy cúng” làm lễ cảm tạ tổ tiên, thần sông, thần núi, thổ địa… đã giúp cho con người sống ở trần gian duy trì cuộc sống, đoàn kết dân tộc, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Đây cũng là dịp các con nuôi ở mường trên, bản dưới về tạ ơn ông Một đã chữa bệnh cứu người mang lại hạnh phúc cho mọi nhà và là cơ hội để người dân tham gia sáng tạo các hoạt động văn hóa cộng đồng, họ tự nguyện quyên góp các dụng cụ, đạo cụ, lương thực, thực phẩm, công sức để tổ chức lễ hội; Nhằm tăng cường tình đoàn kết các gia đình, dòng họ, các bản, các mường.

Họ được giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, nuôi dạy con cái, động viên nhau xây dựng bản mường.

Thông thường việc tổ chức lễ hội thường diễn ra vào tháng 3 dương lịch hàng năm. Thời gian chuẩn bị và diễn ra lễ hội là 3 ngày. Trước khi tổ chức lễ hội 10 ngày “ông Một” thông báo cho các con nuôi, gia đình dòng họ về tình hình sức khỏe và thời gian tổ chức lễ hội để các con nuôi chuẩn bị lễ và sắp xếp thời gian tổ chức lễ hội. Trước hội một ngày cả dòng họ đến nhà ông Một để giúp việc chống sàn nhà, thu dọn chăn đệm lên gác cao chuẩn bị địa điểm, thực phẩm, các đồ dùng vật dụng khác. Trước hết gia đình ông Một làm cỗ: “Loòng lang phi hươn” để xin phép ma nhà dựng 2 cây “Xăng bok” cây hoa lễ hội. Hai cây Xăng bok được dựng tại gian giữa của ngôi nhà, cao từ sàn nhà lên tới trần. Bà con sử dụng các loại cây rừng như cây móc để làm cốt, kết hợp với cành tre, cành hoa ban có nhiều hoa, trang trí các loại hoa tươi, hoa kết, tuyển ngọn là buồng chuối xanh… Tất cả tượng trưng cho sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người, thể hiện sự sinh sôi nảy nở, đơm hoa kết trái…

Việc chuẩn bị mâm cúng cho ngày hội rất quan trọng, sau khi đã được sự nhất trí của ông Một, người chịu trách nhiệm chuẩn bị phải đảm bảo chất lượng, số lượng, loại hình… Thông thường chuẩn bị khoảng 200 lít rượu (việc này còn tùy thuộc vào số lượng con nuôi) 100kg gạo, 4

6Created by Thanh An - 33 -Thanh An Page 335/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2013 33

Sơn La – Mùa lễ hội

chum rượu cần, 1 con trâu, 3 con lợn, 6 con gà, 1 con vịt cùng các loại rau, măng rừng, trứng… Tất cả được phân ra làm 8 lễ, mỗi lễ có một đặc thù riêng. Ông Một cúng thứ tự theo từng lễ, trong thời gian tiến hành lễ thì nam giới ngồi bên tay phải của ngôi nhà (vì bà con quan niệm rằng đàn ông giữ vai trò chính trong gia đình, dòng họ…) để uống rượu, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, nuôi dạy con cái, qua đây tạo nên sự gắn bó chặt chẽ hơn giữa họ với nhau. Còn phụ nữ ngồi bên tay trái của ngôi nhà để họ chờ đợi lắng nghe nội dung các bài cúng của ông Một và thầm cầu mong những điều tốt lành sẽ đến với gia đình, con cái và dòng họ.

Việc chuẩn bị 8 lễ để cúng đó là các lễ:

1. Cúng mời thần linh “Pông pí một”.

2. Cúng tổ tiên “Tam Phi hươn”.

3. Cúng cổng bản “Đông tu sửa”.

4. Cúng bà tạo hóa thành con người “Mè bảu”.

5. Cúng dâng các thần linh “Khửn thẻn”.

6. Lễ cúng các con nuôi “Tam khuân Lujk liểng”.

7. Lễ cúng bón cho ma nhà ăn “Xên mó - pòn phi hươn”.

8. Lễ cúng tiễn đưa thần linh về “Sống Một”.

Tất cả 8 lễ này đều được diễn ra lần lượt thứ tự trong 3 ngày liên tục theo trật tự hết sức trang nghiêm. Khi các thủ tục cúng đã xong, thầy cúng xin phép các thần linh phù hộ cho các con nuôi, dòng họ, dân bản mọi điều tốt lành, có sức khỏe trồng cấy được mùa, chăn nuôi phát triển, bản làng đoàn kết, ấm no, hạnh phúc. Trong thời gian diễn ra lễ, các con nuôi cử người làm cơm ngày 2 bữa ăn tập trung đoàn kết, ban đêm các con nuôi ở gần thì về nhà ngủ còn nếu ở xa thì ngủ lại. Sau những phần lễ là phần nhảy múa, tất cả trai gái, già trẻ đều tham gia nhảy múa vui vẻ quanh cây Xăng bok.

Việc tổ chức lễ hội “Xên lảu nó” của dân tộc Thái bản Nà Mé xã Chiềng Mung huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La là việc làm có tác dụng gìn giữ, giới thiệu nét văn hóa độc đáo riêng của dân tộc Thái nói chung, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa tinh thần, văn hóa tâm linh, góp phần vào việc gìn giữ khai thác, phát huy bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Thái; Đồng thời khẳng định văn hóa dân tộc Thái là một bộ phận cấu thành làm đậm nét nền văn hóa cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Phạm Thị Tân Thu(Trung tâm Thông tin,

Xúc tiến Du lịch tỉnh Sơn La)

XÊN CUNG…Xên Cung có nghĩa là cúng bản; xên là cúng, Cung là tiếng cổ Khơ

Mú cũng có nghĩa như bản, buôn, làng; tuy nhiên ngày nay từ Cung không còn được dùng nữa, thay vào đó gọi là bản như tiếng Thái; từ Cung chỉ

6Created by Thanh An - 34 -Thanh An Page 345/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201334

Sơn La – Mùa lễ hội

còn tồn tại trong các lễ nghi hay lời cúng...I. Phần lễ1. Tiến trình phần lễ1.1. Công việc chuẩn bịTrước hết các hộ gia đình ủng hộ tự nguyện từ 2.000 đồng trở lên, ngoài

ra còn rượu cần, rượu cất, gạo... khi đã đóng góp xong trưởng bản cùng một số người có uy tín trong bản tìm mua: Một con lợn - là vật hiến tế chung; Ba con gà - là vật hiến tế chung; Một con chó - cúng ma rừng - hlôi brệ; Một con vịt - cúng ma nước - hlôi prư dong; Một giẻ xương lợn còn tươi để cúng ma ôn dịch vất vưởng lang thang; ngoài ra còn gạo, mắm muối, rau cỏ...

Chuẩn bị thêm cột, tre để làm lán gác nơi đường chính vào bản- Các hộ gia đình chuẩn bị một cái túi to trong đó có tất cả áo của các

thành viên trong gia đình, như vậy trong bản có bao nhiêu hộ thì phải có bấy nhiêu cái túi.

1.2. Tiến trìnhĐể tiến hành Xên Cung được tốt ông mo và Khmụ hlôi cung bàn và ngày

đẹp ngày đó gọi là Si mày ca; trưởng bản và đại diện các hộ gia đình bàn bạc thống nhất phân công các nhóm phục vụ bao gồm ba nhóm chính sau:

- Nhóm cùng ông mo cúng tại nhà gác của con đường chính vào bản; nhóm này đông người nhất;

- Nhóm cùng ông Khmụ hlôi cung làm tại khu rừng giữ hồn của bản (gốc cây to - khu rừng cạnh bản) nhóm này chỉ cần 3 người cùng ông mo;

- Nhóm làm nhà gác tại các ngả đường vào bản; nhóm này chỉ cần 5 người;

Sáng sớm ngày Si ca đã chọn (Si ca - ngày đẹp, ngày tốt), mọi người đến tập trung tại sân nhà của ông chủ hồn áo. Theo sự phân công, đàn bà xôi cơm, đàn ông mổ lợn, mổ chó, gà, vịt. Khoảng 9 giờ hơn, mặt trời đã lên cao các nhóm tiến hành theo sự phân công đã định;

a. Nhóm ông mo cúng tại một địa điểm nơi con đường chính vào bản. Nơi đây cách bản khoảng từ 500 - 700 mét; nơi địa điểm đã làm từ rất lâu truyền lại - Xên tạt cung.

Tại nơi đây người thì đào hố chôn bốn cột, người thì đan tre làm gác, người chôn cột cây nêu cách nhà gác chừng 3 mét; người thì lấy củi, bó thành gánh, tất nhiên mỗi bó chỉ bằng cổ chân để tượng trưng.

…Công việc sắp đặt đã xong, nhìn vào tổng thể bao gồm như: Phần gầm

sàn; phần trên sàn…Nhiệm vụ của ông mo là người trực tiếp quan hệ với thần linh, ông phải

mời các loại thần linh (các loại ma) đến ăn trong mâm đã có các món ăn theo sở thích như: Ma rừng thì thịt chó, ma nước thì con vịt... Tuy nhiên khi ăn rồi thần

6Created by Thanh An - 35 -Thanh An Page 355/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2013 35

Sơn La – Mùa lễ hội

linh có đồng ý giúp cho dân bản hay không, điều đó sẽ thể hiện ở quẻ đen trắng mà ông mo tung xuống đất.

…b. Nhóm Khmụ hlôi cung (Chủ hồn áo của bản) tại gốc cây to khu rừng hồn

áo của bản - Tam gang tệ plọk.Nơi này làm đơn giản hơn - như là hình thức thông báo.Ông chủ hồn áo của bản và ba người đi theo họ không làm nhà mà chỉ

cắm bốn cọc cao chừng 50cm bắc chéo hai que vào bốn đầu cọc. Đặt phên đan lên trên, trên phên đan đặt hai con gà luộc chín, bốn chén rượu.

Ngoài ra phải chôn một cột dài hơn mét đặt một tấm ván ngang thật chắc lên đó, mỗi đầu đặt ba cây nến;

Ông chủ hồn áo thông báo cho nơi này biết đã tổ chức Xên Cung; cầu mong cho rừng chủ hồn áo của bản phù hộ cho bản những điều tốt lành; xong xuôi lấy con gà và rượu về nhà của chủ hồn áo, rồi đến tập trung tại nơi Xên tạt cung (Nơi cúng con đường chính vào bản).

c. Nhóm làm nhà gác ngăn các ngõ vào bản: Nhóm này tùy chọn - làm đơn giản chủ yếu có cắm ta leo cạnh đường – giữa ta leo có cắm lông gà, nhã ý cấm ra - vào; các loại ma đến mời sang nơi cúng con đường chính vào bản.

Mặt trời gần đứng đỉnh đầu ông mo tại nơi Xên tạt cung đã mời hết các ma đến ăn - công việc của các nhóm cũng đã hoàn tất đến tập trung đầy đủ tại nơi Xên tạt cung (nhà gác con đường chính vào bản).

Mọi người dỡ đồ lễ: Lợn, gà, chó, vịt chặt thành từng miếng nhỏ, lấy lá chuối rải ra từng đống nhỏ làm mấy nhóm cùng ăn tại chỗ; chum rượu cần được mở mời mọi người cùng uống cho nhạt, thức ăn phải ăn hết tại chỗ không ai được mang về. Tiếng cười, tiếng nói râm ran, tiếng chúc tụng cho mọi người, cho bản bình yên hạnh phúc vang khắp núi, khắp rừng lân cận, ai cũng tin rằng rồi mùa màng năm tới sẽ bội thu, không dịch bệnh và hỏa hoạn đến với bản…

d. Lễ Tam hlôi mạ sạ - Lễ tại nhà chủ hồn áo của bản:…Lễ Tam hlôi mạ sạ cũng đơn giản chỉ hai con gà, chai rượu, ép xôi mời ông

bà tại nơi gian thờ ma nhà; thông báo cho ông bà, tổ tiên biết.Lễ Tam hlôi mạ sạ tại nhà chủ hồn áo cũng chỉ có người trong gia đình; tuy

nhiên sau đó mọi người trong bản đến uống rượu cần và góp vui bằng chum rượu cần; cuộc vui kéo dài thâu đêm.

II. Phần hội1. Hội rọ hụa - Hội đi sănSau ngày hoàn tất các thủ tục phần lễ sang ngày thứ hai, thứ ba, cả bản tổ

chức đi săn thành phần tham gia không hạn chế, bao gồm già, trẻ, gái trai và con chó. Nếu đông thì chia thành hai nhóm hội. Sau Xên Cung tổ chức hội săn là vui nhất. Nếu được con thú họ chia ngay tại chỗ, cách chia rất công bằng theo quy định đã thực hiện có sẵn.

6Created by Thanh An - 36 -Thanh An Page 365/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201336

Sơn La – Mùa lễ hội

…Tối đến các gia đình ăn mừng thịt thú đồng thời tổ chức ăn mừng tại nhà

chủ bắn được thú; Nhà chủ bắn được thú lấy toàn bộ đầu và xương nấu vào một chảo to cho vào vài bát gạo, những người đến ăn mừng mang theo mỗi người một bát gạo đổ vào chảo cháo đó, ngoài ra họ còn mang thêm chai rượu hay chum rượu cần đến ăn mừng.

2. Hội Chi mol hngọ - Hội tra lúaĐã hết 3 ngày kiêng kỵ, chủ hồn áo teng clốc (gõ mõ) thông báo cho cả

bản biết ba ngày kiêng kỵ đã hết; mọi sinh hoạt của bản trở lại bình thường; nhà nào nhà nấy tự tính lấy ngày đẹp cho nhà mình rồi đi báo cho các nhà chủ động đến giúp tra lúa.

Ngày đầu tiên của mùa vụ tra lúa thực sự là ngày hội và nó bắt đầu từ nhà ông chủ hồn áo của bản. Từ sáng sớm tinh mơ mọi người trong bản háo hức kéo đến đầy nhà đầy sân của chủ hồn áo; mặc dù là đi lao động nhưng ai ai cũng mặc áo mới; đàn bà thì đeo bên mình cái túi vải để đựng thóc giống; đàn ông mỗi người một cây gậy chọc lỗ đen nhánh bởi để trên gác bếp một năm nay mới mang ra dùng; hết vụ tra hạt lại để lên gác bếp; riêng chủ nhà phải chuẩn bị thêm cây gậy chọc lỗ đặc biệt khác.

Đó là một cây gậy làm bằng cây tre chỉ to vừa đủ tay nắm chiều dài từ 5 - 7 mét, đầu gốc được nối với một loại cây gỗ cứng dài khoảng 30 cm, phần đầu khúc gỗ để chọc lỗ tra hạt được gọt đẽo như hình con cù trẻ hay quay, đầu kia được vót nhỏ cho vừa lỗ của đoạn gậy tre; đầu ngọn tre được đục thủng các gióng khác nhau, có chiếc gậy đục cả ba gióng, có cái thì hai, có cái chỉ một gióng; bỏ vào các lỗ những hòn cuội tròn bằng ngón tay, để thử cây gậy, người ta chọc xuống đất để xem lỗ tra hạt có tròn đẹp không, đồng thời để nghe âm thanh phát ra từ các gióng tre tạo thành những thanh điệu, âm vực khác nhau; đó chính là khúc nhạc của mùa màng, khúc nhạc ấy là nền của tiếng cười, tiếng nói thậm chí có cả tiếng hát vui vẻ, hòa quyện ngân vang mỗi khi vụ mùa đến, cây gậy ấy gọi là goong chi mol hrung…

(Trích "Khảo tả Xên Cung của tộc người Khơ Mú, bản Co Chai, Mai Sơn, Sơn La" - Sở VH,TT&DL Sơn La)

LỄ HỘI ''NÀO SỒNG'' A. TRÌNH TỰ - NỘI DUNG - CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:1. Xác định thời gian tổ chức

6Created by Thanh An - 37 -Thanh An Page 375/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2013 37

Sơn La – Mùa lễ hội

Sau một năm lao động vất vả, cực nhọc, vào cuối tháng 10 âm lịch (gần cuối tháng 12 dương lịch) lúc này mùa màng đã thu hoạch xong, lúa, ngô, khoai, sắn, bí bầu đã chất đầy kho, nhà cửa được tu sửa khang trang; mọi gia đình dòng họ Giàng, họ Tráng ở bản Lóng Luông, xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu đã có thời gian thảnh thơi để thừa hưởng thành quả lao động. Khoảng thời gian này rất thuận lợi, tiết trời mát mẻ, tinh thần con người thoải mái, hơn nữa lại chuẩn bị bước vào tết cổ truyền của dân tộc Mông, một cái tết thật vui vẻ để tống tiễn năm cũ, đón chào một năm mới tốt đẹp hơn. Bởi lý do đó mà dân tộc Mông nói chung, người Mông Hoa bản Lóng Luông, xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu lựa chọn quãng thời gian từ 20 - 30/12 hàng năm để tổ chức lễ hội ''Nào sồng".

2. Lựa chọn chủ lễ (thầy cúng)"Nào sồng" là một lễ hội quan trọng của dòng họ Giàng, họ Tráng trong

bản, là lễ khởi đầu cho một năm mới với mục đích cầu mong mọi sự may mắn, tốt đẹp, ngăn ngừa, hạn chế các rủi ro của cả cộng đồng, nên việc lựa chọn chủ lễ (thầy cúng) là một nội dung rất quan trọng. Để lựa chọn chủ lễ (thầy cúng) trước khi lễ hội diễn ra khoảng nửa tháng; một cuộc họp quan trọng của cả bản được triệu tập. Tham gia cuộc họp để lựa chọn chủ lễ (thầy cúng) là trưởng bản; trưởng các dòng họ; những người cao tuổi, có uy tín và sự hiểu biết sâu rộng; các thày cúng có uy tín trong bản.

Nội dung đầu tiên của cuộc họp này là ông trưởng họ (hoặc họ Giàng, hoặc họ Tráng) hoặc trưởng bản thống nhất với tất cả mọi người trong bản ngày tổ chức lễ hội. Nội dung chọn ngày tổ chức lễ ''Nào sồng'' được thông qua thì bước tiếp theo là lựa chọn chủ lễ (thầy cúng).

…Sau khi đã chọn được thày cúng (chủ lễ) thông qua hình thức bói trứng thì

người chủ trì cuộc họp thông báo với tất cả những người dự họp tên người chủ lễ (thầy cúng) của lễ hội ''Nào sồng" của bản.

3. Xác định không gian, địa điểm tổ chức lễ hộiKhông gian và địa điểm tổ chức hành lễ đã được xác định và lưu truyền từ

đời này sang đời khác. Địa điểm được lựa chọn thường là một tảng đá to nguyên thủy (hoặc một gốc cây cổ thụ) nằm trong địa giới của bản. Khi địa điểm đã được những người già làng có công lập bản lựa chọn tổ chức lễ hội ''Nào sồng'' thì nơi đây trở thành một nơi linh thiêng của cả bản. Một quy định chặt chẽ được thông báo và mọi thành viên trong bản phải tuân thủ tuyệt đối. Đó là: Không một ai được chặt phá cây, lấy củi tại khu vực này. Gia súc không được chăn thả ở nơi đây; kiêng kỵ mọi hành vi làm bẩn, uế tạp ở nơi tổ chức lễ hội ''Nào sồng'' của cộng đồng; cá nhân nào, hộ gia đình nào vi phạm sẽ bị phạt theo quy định của bản. Khu vực hành lễ này cũng được thông báo tới các bản lân cận. Mọi quy định chỉ truyền khẩu bằng miệng song nó được chấp hành tuyệt đối.

6Created by Thanh An - 38 -Thanh An Page 385/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201338

Sơn La – Mùa lễ hội

Hàng năm, trước khi tổ chức lễ hội, già làng, trưởng bản, trưởng họ và thày cúng tổ chức đi kiểm tra toàn bộ khu vực; tính toán lượng nhân công phải huy động để phát quang, dọn vệ sinh sạch sẽ.

4. Công tác tổ chứcĐể lễ hội ''Nào sồng'' diễn ra thuận lợi và đạt kết quả cao. Một cuộc họp

thứ 2 được tổ chức sau cuộc họp lần thứ nhất vài ngày. Nội dung chính của cuộc họp lần này là phân công công việc chuẩn bị cho ngày tổ chức lễ chính thức.

Các phần việc được phân công cụ thể như sau:4.1. Phụ giúp chủ lễ (thầy cúng).Phụ giúp chủ lễ (thầy cúng) là những trung niên, thanh niên khỏe mạnh,

nhanh nhẹn. Số lượng người giúp việc phụ thuộc vào ý định của chủ lễ (thầy cúng). Đây là lễ hội chung của 2 dòng họ Tráng và họ Giàng trong bản nên số lượng người được cử ra phụ giúp chủ lễ (thày cúng) tỷ lệ với số hộ gia đình của 2 dòng họ. Thường thì số người giúp việc của 2 dòng họ ngang nhau, cũng có thể người phụ lễ của dòng họ nào đông hơn thì nhiều hơn…

4.2. Công tác chuẩn bị bữa ăn cộng đồng''Nào sồng'' là một lễ hội có quy mô toàn bản, ngoài phần lễ thì một bữa ăn

chung của mọi thành viên trong bản là rất quan trọng, đây chính là dịp để mọi người có điều kiện để tâm sự, hàn huyên, thăm hỏi, động viên nhau. Bởi vậy việc chuẩn bị một bữa ăn rất được coi trọng. Lương thực, thực phẩm phục vụ bữa ăn chung được mọi hộ gia đình của cả 2 dòng họ trong bản đóng góp. Ngoài phần đóng góp chung theo quy định thì còn có sự ủng hộ của các hộ gia đình sung túc, khá giỏi và có thêm một việc này là những người đàn ông, đàn bà nhanh nhẹn, theo công việc bếp núc. Khi buổi lễ bắt đầu thì họ cũng thực hiện nhiệm vụ được phân công.

4.3. Lực lượng tham gia phần lễLà một lễ tín ngưỡng tâm linh của cả bản, ngoài lực lượng giúp việc trên

thì mỗi hộ gia đình cử 01 đại diện tham gia đoàn hành lễ tại địa điểm đã định. Những người này dự hành lễ nhằm chứng kiến toàn bộ nội dung phần lễ; nhập tâm các điều chủ lễ báo cáo thần linh; cầu xin thần linh, nhắc lại các quy định chung của cộng đồng bản. Họ chính là người phải truyền đạt, đôn đốc, kiểm tra, giám sát thành viên trong gia đình nghiêm túc thực hiện thật tốt. Ngoài ra còn có trách nhiệm nhắc nhở mọi người trong bản chấp hành.

4.4. Lực lượng tham gia phần hộiĐồng thời với phần lễ, hội là biểu tượng điển hình của tâm lý cộng đồng,

của văn hóa dân tộc. Mục đích của phần hội bao gồm các điệu múa, lời ca tiếng hát, các trò diễn, trò chơi thể thao... Đây chính là chất kết dính mọi người là thành viên của cộng đồng trong bản cùng nhau gắn bó trong một niềm cộng cảm. Mặt khác, phần hội có sức thu hút, lôi cuốn tất cả mọi người, dù ở cương vị, lứa tuổi nào; ở ngay địa phận nơi hành lễ và còn ở các bản khác, dòng họ khác, dân tộc khác trong vùng tham gia.

6Created by Thanh An - 39 -Thanh An Page 395/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2013 39

Sơn La – Mùa lễ hội

Nội dung phần hội được giao cho các nghệ nhân văn hóa - văn nghệ chuẩn bị. Nhóm này có nhiệm vụ tập hợp các nghệ nhân, hạt nhân văn hóa văn nghệ của bản lại; bàn bạc thống nhất đưa ra các nội dung hoạt động trong văn hóa; xác định các môn chơi thể thao; các trò chơi dân gian và tìm một địa điểm thích hợp đảm bảo cho phần hội diễn ra thuận lợi. Ngoài ra, nhóm này còn có nhiệm vụ mời các bản lân cận tham gia các hoạt động chung của phần hội diễn ra ở địa phận bản mình.

B. TRÌNH TỰ DIỄN RA LỄ ''NÀO SỒNG'':Trước khi buổi lễ chính thức diễn ra, tại điểm tập trung những người đi đến

nơi hành lễ chính thức, các phần việc và lực lượng được sắp đặt như sau:Dẫn đầu đoàn người đến địa điểm hành lễ là chủ lễ (thầy cúng). Thầy cúng

ăn mặc quần áo của dân tộc Mông Hoa; vì là chủ lễ (thầy cúng) một lễ hội quan trọng của bản nên chủ lễ (thầy cúng) phải mặc quần áo đẹp. Lưng đeo một con dao nhọn cho vào vỏ bao gỗ. Con dao này được sử dụng trên đường đến nơi hành lễ nhằm: Phát các cành cây xòe ra 2 bên đường để đoàn hành lễ đi không bị vướng. Ngoài ra nó còn mang ý nghĩa là xua đuổi ma ác.

…Tiếp sau đoàn người giúp việc là các cụ cao tuổi; trưởng bản, trưởng dòng

họ, các chức dịch được dân cử và đại diện các hộ gia đình, trang phục đẹp theo truyền thống…

Sau khi đã chuẩn bị xong, chủ lễ (thầy cúng) làm lễ đầu tiên. Đây là một thủ tục rất quan trọng nhằm xin thần linh nhận lễ vật của dân bản…Bắt đầu khấn với nội dung:

Hôm nay ngày lành, tháng tốt, dân bản có chút lễ vật thể hiện lòng thành xin dâng lên thần linh, sơn thần, thổ địa cầu được tổ chức lễ hội "Nào sồng" nhằm trước hết xin báo cáo với thần linh kết quả cả một năm lao động vất vả và thành quả đạt được. Dân bản còn có một số điều làm chưa tốt, chưa làm thần linh hài lòng xin thần linh bỏ qua cho. Xin thần linh nhận lễ vật và sang năm mới tiếp tục che chở phù hộ cho dân bản...

Khấn xong chủ lễ (thầy cúng) bắt đầu cầm hai mảnh sừng trâu chẻ đôi và xin âm dương theo ý định của thầy cúng (hoặc 2 sấp hoặc 2 ngửa; 1 sấp, 1 ngửa). Khi xin được theo ý định nghĩa là thần linh đã nhận lễ thì bước tiếp theo là chủ lễ (thầy cúng) cầm một số que hương đã đốt đi cắm ở chân tảng đá, (gốc cây) và bốn xung quanh, sau đó quay về nơi bày lễ rút con dao nhọn ra khỏi bao, cắt tiết con gà trống mầu đỏ; lấy tiết gà chấm vào 1/3 chân cột bàn làm lễ từ trên xuống; nhổ lông cổ con gà trống dán vào tiết gà, mỗi điểm dán như vậy khoảng 3 đến 5 sợi lông cổ gà.

…Thầy cúng (chủ lễ) thắp hương và khấn với nội dung sau: Sau khi thần linh sơn thần, thổ địa nhận lễ và đồng ý cho dân bản tổ chức

lễ hội, nay các lễ vật đã được nấu chín toàn thể dân bản mời thần linh thụ lễ, dân bản cầu mong thần linh che chở phù hộ độ trì cho dân bản làm mưa thuận gió

6Created by Thanh An - 40 -Thanh An Page 405/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201340

Sơn La – Mùa lễ hội

hòa; bản làng bình yên; mọi người mạnh khỏe; dân bản đoàn kết; mùa màng bội thu; chăn nuôi phát triển; dân bản giữ gìn được các phong tục tập quán tốt đẹp, thương yêu và giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

Tiếp theo chủ lễ (thầy cúng) nêu lên các quy định, các luật tục của dân tộc Mông; của ngành Mông Hoa, của 2 dòng họ Giàng và Tráng trong bản về những điều kiêng kị, điều cấm ở các lĩnh vực không chặt phá rừng, bảo vệ nguồn nước, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, quan hệ giữa các dòng họ, các hộ gia đình với nhau và với cả cộng đồng, xây dựng bản làng, gia đình ấm no, hạnh phúc; các quy định về xử phạt cá nhân hộ gia đình, dòng họ vi phạm luật tục, vi phạm chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Trong quá trình chủ lễ (thầy cúng) khấn xin thì mọi người đứng trang nghiêm, tỏ thái độ thành kính trước sức mạnh vô biên của thiên nhiên hùng vĩ và ghi nhớ nội dung bài cúng để răn dạy con cháu trong gia đình, trong họ, trong bản thực hiện.

Chủ lễ khấn xong rời khỏi bàn làm lễ chờ thần linh hưởng lễ; mọi người tỏa ra xung quanh hàn huyên tâm sự. Khi tuần hương chuẩn bị tàn thì chủ lễ (thầy cúng) đưa 2 con gà + nội tạng, tiết cho 2 người giúp việc bê mang về nhà, các phần cơm, chén đựng rượu, nước để lại.

Chủ lễ (thầy cúng) cho 2 mảnh sừng trâu, kéo cho vào túi và đeo vào vai. Dẫn đầu đoàn người về nơi tổ chức phần hội. Thứ tự xếp hàng đi về như khi đi. Về đến nơi tổ chức phần hội, chủ lễ (thầy cúng) hoặc ủy nhiệm cho trưởng bản thông báo tới toàn thể thành viên trong bản, khách mời và người dòng họ khác, bản khác biết buổi lễ đã thành công tốt đẹp. Nêu những nội dung chính đã cầu xin thần linh, các luật tục, quy định của bản để mọi người biết và thực hiện.

C. PHẦN HỘI Lúc này tại địa điểm diễn ra phần hội, một bữa ăn cộng đồng đã chuẩn bị

sẵn tại một vị trí thuận lợi trong thời gian nhóm chuẩn bị bữa ăn chung làm việc thì một số hoạt động khác đồng thời diễn ra tại nơi này. Đó là các nghệ nhân văn nghệ tiến hành thổi khèn, nhẩy múa, hát dân ca, giao duyên; các trò chơi dân gian như đánh tu lu, ném pao, đánh quay, rồng ấp trứng… được tiến hành; tất cả mọi người đều tham gia với tinh thần phấn khởi, nét mặt hân hoan.

Bữa ăn cộng đồng được diễn ra trong niềm vui phấn khởi của mọi thành viên trong bản, những vị khách đại diện cho các dòng họ, các bản lân cận đều dự vui chung. Bữa ăn không cầu kỳ, sang trọng chỉ là cơm nấu, một chút thịt lợn, canh bí... và rượu ngô tự tay người dân trong bản nấu. Tuy nhiên, mỗi mâm đều phải có một chút phần thịt của 2 con gà trống - mái đã cúng dâng thần linh, điều này mang ý nghĩa là lộc của thần linh được chia đều cho mọi người.

Sau khi bữa ăn kết thúc, phần hội lại tiếp tục. Đây chính là lúc tâm hồn con người thăng hoa nhất. Họ quên đi tất cả nỗi vất vả, cực nhọc đắng cay đời thường; những lo toan quẩn quanh; không ai thấy mặc cảm, không kiêu căng, tuổi tác được quên đi. Điều làm mọi người bận tâm nhất lúc này là vui hết mình,

6Created by Thanh An - 41 -Thanh An Page 415/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2013 41

Sơn La – Mùa lễ hội

chơi hết mình để sau đó lại bước vào một vòng quay tuần hoàn mới của đất trời, vũ trụ.

Lễ hội "Nào sồng" của dân tộc Mông Hoa bản Lóng Luông, xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu là hình thức sinh hoạt văn hóa đặc biệt, một môi trường văn hóa đặc thù. Một mảng màu rõ nét trên bức tranh văn hóa đa sắc màu các dân tộc Sơn La nói chung; dân tộc Mông nói riêng; đây rõ ràng là một hình thức thể hiện bản sắc văn hoá tộc người độc đáo. Nó chứa đựng tất cả những khát vọng, những ước muốn tâm linh vừa trần tục vừa thiêng liêng, vừa thiết tha, vừa mãnh liệt của dân tộc Mông. Lễ hội Nào sồng có sức hấp dẫn, lôi cuốn mọi người, nó vừa là nhu cầu, vừa là khát vọng của người dân, là dịp người dân giải tỏa mọi lo âu, những khao khát, những ước vọng. Từ lễ hội ta thấy những biểu tượng điển hình của tâm lý cộng đồng dân tộc. Nó chứa đựng những quan niệm của dân tộc Mông với thực tế lịch sử, xã hội và tự nhiên.

Lễ hội "Nào sồng" của dân tộc Mông, ngành Mông Hoa, bản Lóng Luông, xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu là một lễ hội cổ truyền từ lâu đời nó được hình thành, tồn tại và phát triển trong dòng chảy của lịch sử dân tộc Mông nói chung, ngành Mông Hoa nói riêng, được các thế hệ lưu truyền và gìn giữ…

(Trích "Báo cáo khảo tả Lễ hội “Nào sồng” ngành Mông Hoa bản Lóng Luông, xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu, Sơn La" - Sở VH,TT&DL Sơn La)

LỄ HỘI DÒNG HỌ TU SUỞ Sơn La, người Mông có dân số khá đông chiếm 13% dân số toàn tỉnh

(đứng thứ 3 trên tổng số 12 dân tộc anh em); được phân thành các ngành: Mông hoa (Mông lềnh), Mông trắng (Mông đơ) và Mông đen (Mông đu). Họ cư trú ở hầu hết các huyện, thành phố trong tỉnh, trong đó tập trung chủ yếu ở các huyện: Thuận Châu, Yên Châu, Mộc Châu, Bắc Yên, Mường La.

…Giống như một số dân tộc khác cư trú ở Tây Bắc Việt Nam. Người Mông

quan niệm (vạn vật hữu hình, đa thần giáo). Họ cho rằng ngự trị, quản lý và điều hành thế giới vạn vật là một lực lượng siêu nhiên, lực lượng siêu nhiên đó được gọi là ma; ma có ở mọi nơi, mọi lúc. Thế giới vạn vật như: Đất đai, rừng núi, sông suối, cây cỏ, chim muông, dã thú… đều có linh hồn và là một thực thể sống. Con người phải biết thờ cúng, kiêng kỵ. Biết làm các nghi lễ để cầu may ma lành (ma tổ tiên, ma nhà,…) phù hộ, bảo vệ. Tuy nhiên nếu không cúng bái đầy đủ thì ma lành cũng quấy nhiễu, gây ra bệnh tật, tai nạn, mất mùa…

Từ quan niệm đó, người Mông đã hình thành một lễ thức tôn giáo và các điều kiêng kỵ trong phạm vi một bản, một dòng họ, trong gia đình… Các nghi lễ tôn giáo chung của một cộng đồng trong bản hay trong dòng họ được tổ chức thành các lễ hội của người Mông: Nào sồng, Cầu mùa, Cầu may, Tu su, Giữ máu... Trong các lễ nghi mang tính chất tâm linh đó thì nổi bật là lễ hội dòng họ

6Created by Thanh An - 42 -Thanh An Page 425/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201342

Sơn La – Mùa lễ hội

(Tu su) của họ Mùa dân tộc Mông (ngành Mông Trắng) ở bản Cáy Ton, xã Tú Nang, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.

Lễ hội dòng họ (Tu su) của họ Mùa, dân tộc Mông (ngành Mông Trắng) thường được tổ chức vào một ngày nhất định trong năm và được tổ chức ở 2 cấp độ khác nhau:

- Cấp độ thứ nhất: Được tổ chức hàng năm, mỗi năm một lần tại một gia đình người lớn tuổi, trưởng dòng họ trong bản vào ngày 5/10 đến ngày 6/10 (tức ngày 28/8 đến 29/8 âm lịch).

- Cấp độ thứ hai: Được tổ chức 3 năm một lần tại bản Phiêng Ban, xã Phiêng Ban, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La; lễ hội được tổ chức ngoài trời tại một địa điểm ngoài phạm vi bản, nơi bãi rộng gần đường ra (hoặc vào) bản trong 2 ngày 13/3 hoặc ngày 23/3 âm lịch.

Người Mông tính theo lịch âm, họ quan niệm những ngày được chọn tổ chức lễ hội là những ngày xấu nhất trong năm nên cần tổ chức làm lễ cúng cầu may, giải hạn trong những ngày này.

Lễ hội dòng họ (Tu su) là lễ cúng giải hạn, cầu xin sự may mắn cho từng cá nhân, gia đình, dòng họ và dân bản. Nhằm ôn lại truyền thống và đoàn kết thống nhất với từng cá nhân, từng gia đình trong dòng họ của bản, xã hoặc trong cộng đồng dòng họ về phong tục, lễ nghi, tín ngưỡng, các tập tục, các quy định tốt đẹp của dòng họ đã được hình thành, bảo tồn trong suốt quá trình lịch sử phát triển của cộng đồng dân tộc Mông. Tổ chức lễ hội dòng họ (Tu su) là dịp tập trung, củng cố mối quan hệ cộng đồng trong cuộc sống. Là thông điệp chung của người dân trong dòng họ, trong bản, xã hoặc trong cộng đồng dòng họ gửi tới tổ tiên, thần linh (ma rừng, ma núi) cầu xin may mắn của trời đất mưa thuận, gió hòa, phù hộ cho dân bản sức khỏe dồi dào để lao động, tăng gia sản xuất và tăng cường sự đoàn kết của mỗi cá nhân, gia đình trong dòng họ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.

Lễ hội Tu su là nghi lễ có tính chất tâm linh nhưng mang ý nghĩa tốt đẹp của một cộng đồng tộc người sống trên một địa bàn. Đây vừa là lễ nghi, vừa là nhu cầu tâm linh của người dân trong một dòng họ trước vòng quay tuần hoàn của thiên nhiên, là niềm tin sâu đậm của người dân trước những bí ẩn của thiên nhiên để xin được giải hạn và cầu xin sự may mắn cho từng cá nhân, gia đình trong dòng họ.

Phần lễ Tu su được tổ chức trong nhà, tại một gia đình của người trưởng họ, lớn tuổi thuộc dòng họ Mùa ở bản Cáy Ton. Để chuẩn bị cho lễ hội ngày 02/10/2010 (tức ngày 25/8 âm lịch), đại diện các hộ gia đình dòng họ Mùa ở trong bản tổ chức một cuộc họp để bàn bạc và thống nhất chọn 01 gia đình trong dòng họ giao tổ chức lễ Tu su. Gia đình được chọn phải có người chủ gia đình là người cao tuổi, trưởng dòng họ của bản, thuộc bậc trên có uy tín với người dân trong dòng họ, trong bản. Thường là năm nào cũng chọn gia đình này cho đến khi người chủ gia đình mất đi, thì người trưởng họ của bậc dưới sẽ tiếp tục được

6Created by Thanh An - 43 -Thanh An Page 435/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2013 43

Sơn La – Mùa lễ hội

chọn để tổ chức lễ hội. Sau khi đã chọn được chủ nhà để tổ chức lễ hội, sẽ tổ chức chọn chủ lễ, chính là thầy cúng cho lễ hội.

Hình thức chọn chủ lễ là bói trứng, người ta vừa đọc to họ tên, địa chỉ các thầy cúng dự kiến cùng, vừa lấy quả trứng gà đặt lên cái bát con để nghiêng, nếu quả trứng đứng được trên cái bát 3 lần thì coi như tổ tiên và thần linh đã chấp nhận chọn thầy cúng đó làm chủ lễ. Tùy thuộc vào số hộ gia đình nhiều hay ít mà chủ nhà hay trưởng họ quyết định chọn số lượng thầy cúng (từ 1 đến 3 thầy cúng), trong đó có 1 thầy cúng chính. Sau khi cúng chung xong, số hộ trong họ được chia ra; mỗi thầy cúng làm lễ cho một số hộ nhất định trong họ. Trong lễ hội năm nay, dòng họ Mùa, bản Cáy Ton chọn được 02 thầy cúng.

Khi chọn được thầy cúng, dòng họ sẽ cử đại diện là hai người biết ăn nói để đi mời thầy cúng về làm lễ Tu su. Người đại diện mang hương, rượu đến nhà thầy cúng để xin phép tổ tiên nhà thầy cúng cho thầy cúng đến làm lễ Tu su cho nhà mình đề nghị thầy cúng giúp đỡ, đến giúp dòng họ làm lễ Tu su. Thầy cúng nhận lời, hứa sẽ giúp đỡ nhiệt tình cho gia đình và dòng họ để xua đi những điều xấu, ốm đau bệnh tật, cầu mong những điều tốt đẹp. Người đại diện lại xin tổ tiên nhà thầy cúng được mang đồ nghề của thầy cúng đi, sau đó lấy đồ nghề trên bàn thờ của thầy cúng mang đi. Dụng cụ của thầy cúng gồm: Chũm chọe (chia nênh); vòng lắc (chư nênh); chiêng; sừng trâu bổ đôi; sau khi xin được tổ tiên mời thầy cúng cùng đi luôn.

…Ngày 5/10 (tức 28/8 âm lịch), tổ chức lễ cúng đầu tiên, đây được gọi là lễ

cúng trình. Lễ cúng này có thể diễn ra vào ban ngày hoặc ban đêm, dài hay ngắn tùy thuộc vào thầy cúng và dòng họ. Lễ cúng này được thực hiện tại bàn thờ thầy cúng. Lễ cúng trình không có lễ vật, chỉ có bộ đồ cúng của thầy cúng được bày lên bàn thờ. Bắt đầu lễ cúng, ba người đại diện cho dòng họ, rót rượu mời các thầy cúng để nói lời nhờ thầy cúng, đại ý là: Nhờ thầy giúp đỡ cho dòng họ tổ chức lễ Tu su để cầu mong sự may mắn, xua đi những rủi ro, ốm đau, bệnh tật... dòng họ sẽ phục vụ thầy cúng chu đáo trong khi diễn ra lễ hội và sẽ tạ ơn thầy cúng... Các thầy cúng nhận lời và hứa, đại ý: Các thầy sẽ cố gắng hết sức để cầu với thần linh, tổ tiên cho dòng họ khỏe mạnh, mùa màng tươi tốt, con cháu không bị ốm đau, tai nạn...

Các thầy cúng bắt đầu làm lễ, hơ chiêng qua than củi dưới bàn thờ để đuổi tà ma trước khi cúng, rồi vừa đánh chiêng vừa cúng khấn.

…Lễ cúng trình khoảng 3 giờ - 4 giờ tùy thuộc vào việc các thần linh chấp

nhận lời khẩn cầu của thầy cúng sớm hay muộn; dòng họ Mùa trong bản nhiều hay ít người. Khi được thần linh chấp nhận lời mời thì lễ cúng kết thúc.

Sáng ngày 6/10 (tức ngày 29/8) là lễ chính. Trước lễ cúng, ngay từ sáng sớm thầy cúng đã đi thăm tất cả các gia đình của dòng họ Mùa ở trong bản để xem xét gia cảnh của các gia đình: Gia đình giàu hay nghèo, có nuôi nhiều gia

6Created by Thanh An - 44 -Thanh An Page 445/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201344

Sơn La – Mùa lễ hội

súc, gia cầm không, có ai ốm đau, tai nạn không... việc làm này là để đến khi thầy cúng cầu khấn thần linh cho chính xác. Ví dụ: Nếu gia đình nào có người ốm thì thầy cúng xin thần linh cho được khỏi bệnh, gia đình nào khó khăn thì xin thần linh cho làm ăn được phát đạt.

…Lễ cúng ngày 29/8 được diễn ra liên tục từ 8 giờ sáng đến khi nào xong

gồm 3 phần: Lễ cúng chung; lễ cúng cho các hộ gia đình và cuối cùng là lễ cúng tiễn đưa các thần linh trở về. Lễ cúng kết thúc vào lúc nào là tùy thuộc vào thầy cúng.

Phần 1: Lễ cúng chung:Trước khi cúng, gia đình thắp hương lên bàn thờ, thầy cúng cầm chiêng gõ

và khấn ở bàn thờ rồi quay ra khấn mời thần linh về nhận lễ vật…Bắt đầu lễ cúng chung, các thành viên là nam giới trong dòng họ không kể

lớn, bé, già trẻ tập trung đông đủ giữa nhà. Hai người đại diện cho dòng họ, rót rượu mời thầy cúng; đưa tiền trả công thầy cúng và lại nói lời nhờ thầy cúng cúng cho gia đình, dòng họ. Thầy cúng uống rượu, nhận tiền và hứa sẽ cố gắng giúp gia đình, dòng họ cầu xin thần linh phù hộ cho mọi người khỏe mạnh, không gặp tai nạn, không bị ốm đau, bệnh tật...

… - Khái lược nội dung bài cúngCầu xin: Thần linh che chở, phù hộ cho các thành viên trong gia đình luôn

khỏe mạnh, giống nòi phát triển, mọi người đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong lao động sản xuất, trong khó khăn hoạn nạn. Cầu xin mưa thuận gió hòa, mùa này chăn nuôi, phát triển, lúa ngô đầy nhà, trâu bò, lợn gà đầy sân...

Phần 2: Lễ cúng cầu xin cho từng hộ gia đình:Trước khi thực hiện lễ cúng cho từng hộ gia đình, người ta đem lọ đá để

giữa nhà, gom hết các mảnh giấy màu hình vuông cho vào lọ đá. Đặt cho mỗi gia đình một số hình nhân bằng giấy và những sợi chỉ màu các gia đình đem đến, các phần lễ này được rải ra ở giữa nhà.

Trước khi vào lễ cúng, người ta phải chọn 2 người để đi chôn lọ đá. Hai người của dòng họ rót rượu mời, đưa tiền và nhờ vả hai người nhận lời, nhận tiền và uống rượu mời.

Người ta rót rượu mời thầy cúng, thầy cúng uống rượu và nhận hai con gà trống (đây là con gà của chủ nhà sẽ biếu thầy cúng sau khi làm lễ), cầm con gà vừa cúng khấn, vừa quay con gà quanh người ba vòng, luồn qua chân, rồi lấy nước trên bàn thờ bôi vào con gà, sau đó nhốt gà đặt dưới bàn thờ.

Các thầy cúng bắt đầu thực hiện lễ cúng cho từng gia đình. …Phần 3: Lễ cúng tiễn các thần linh về trời:Sau khi kết thúc lễ cúng riêng cho từng gia đình, thầy cúng tiếp tục lễ cúng

tiễn đưa thần linh về trời. Hai người được nhờ mang con gà trống, chiếc lọ đựng 6Created by Thanh An - 45 -Thanh An Page 45

5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2013 45

Sơn La – Mùa lễ hội

toàn bộ giấy mầu, chỉ mầu của các thành viên trong dòng họ đi chôn. Ngoài ra, hai người mang theo một số vật dụng như: Cuốc xẻng, nồi, củi, nước, lửa... đi về hướng Tây, hướng mặt trời lặn, cách nhà khoảng 200 - 500m đào một chiếc hố rộng 40cm x 40cm, sâu 80cm để chôn chiếc lọ đá cùng các lễ vật. Theo quan niệm của người Mông hướng Đông là hướng sinh cũng là hướng may mắn. Ngược lại, hướng Tây là hướng tử, hướng xui xẻo nên đi về hướng Tây để chôn đi, xua đi những điềm xấu của gia đình, dòng họ và dân bản. Địa điểm chôn chiếc lọ đã được thầy cúng và chủ nhà chọn trong cuộc họp ngày 02/10 (tức ngày 25/8 âm lịch). Nơi chôn chiếc lọ đá phải ở ngoài phạm vi bản, đặc biệt là phải ở hướng Tây và phải là chỗ có nước (Nếu không có nước phải chọn một cái hủm có thể đọng nước về mùa mưa)…

Trong thời gian hai người được cử đi chôn đồ lễ thì ở nhà thầy cúng lúc này thực hiện lễ cúng cuối cùng. Đây là lễ cúng tiễn đưa thần linh về trời.

- Lược dịch nội dung bài cúng Tiễn đưa thần linh (ma rừng, ma núi) trở về với núi rừng và cầu xin thần

linh (ma rừng, ma núi) che chở, phù hộ cho các thành viên trong gia đình luôn khỏe mạnh, giống nòi phát triển, mọi người đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong lao động sản xuất, trong khó khăn hoạn nạn. Cầu xin mưa thuận gió hòa, mùa này chăn nuôi, phát triển, lúa ngô đầy nhà, trâu bò, lợn gà đầy sân.

Phần lễ cúng tiễn đưa thần linh thường không dài lắm, chỉ khoảng 15 - 20 phút. Sau khi tổ chức xong phần lễ, các gia đình tổ chức bữa cơm thân mật. Đây là dịp để các hộ gia đình, các thành viên trong dòng họ gặp gỡ nhau, trao đổi các thông tin cần thiết; bàn bạc các công việc chung của dòng họ.

Phần hội:Khi trong nhà đang diễn ra phần lễ, thì phần hội cũng được tổ chức ở

ngoài sân của bản, ngoài bà con trong bản còn có sự tham gia của các bản Mông lân cận.

Phần hội trong lễ Tu su được tổ chức với một số trò chơi dân gian, thể thao dân tộc và giao lưu văn nghệ .

Ném pa pao: Trò chơi này được tổ chức thành hai hàng nam và nữ đứng đối diện nhau, các chàng trai, cô gái cùng nhau ném qua, ném lại những quả bóng làm bằng vải. Trò chơi này chủ yếu là để giao duyên.

Rồng ấp trứng: Đây là trò chơi truyền thống của người Mông, người chơi chủ yếu là con trai, người ta vạch một đường tròn xuống dưới nền đất, để những quả trứng đá xuống đất. Hai người cùng chơi, một người thì bảo vệ những quả trứng, người kia thì tìm mọi cách để cướp được những quả trứng đó. Mọi người xung quanh cổ vũ rất vui vẻ.

Đánh quay: Cũng là một trò chơi truyền thống của người Mông, người ta đẽo những quả quay bằng gỗ chắc, buộc vào một đoạn dây và một chiếc que để đánh, có thể chơi nhiều người cùng một lúc.

6Created by Thanh An - 46 -Thanh An Page 465/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201346

Sơn La – Mùa lễ hội

Giã bánh dầy: Đây là một loại bánh truyền thống, được làm vào dịp lễ tết để cúng tổ tiên, giã bánh dầy làm cho phần hội thêm phong phú.

Nhảy khèn: Những chàng trai Mông trong điệu múa khèn vừa vui, vừa trữ tình, tạo cho không khí ngày hội thêm hào hứng.

Ngoài ra, còn có một số trò chơi truyền thống của người Mông thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc như: Bắn nỏ, đẩy gậy.

Các tiết mục văn nghệ được tổ chức với các điệu múa khèn, múa ô... hát dân ca thể hiện bản sắc văn hóa của đồng bào Mông.

Lễ hội Tu su của dân tộc Mông (ngành Mông Trắng) ở bản Cáy Ton, xã Tú Nang, huyện Yên Châu là hình thức sinh hoạt văn hóa đặc biệt, một môi trường văn hóa đặc thù, một mảng màu rõ nét trên bức tranh văn hóa đa sắc màu các dân tộc Sơn La nói chung, dân tộc Mông nói riêng. Lễ hội Tu su chính là một hình thức thể hiện bản sắc văn hóa tộc người độc đáo, nó chứa đựng tất cả những khát vọng, ước muốn tâm linh vừa trần tục vừa thiêng liêng, vừa thiết tha, mãnh liệt của dân tộc Mông, một dân tộc có ý chí kiên cường trong đấu tranh với thiên nhiên, với giặc ngoại xâm. Lễ hội Tu su có sức hấp dẫn, lôi cuốn mọi người, nó vừa là nhu cầu, là khát vọng của người dân, là dịp người dân giải tỏa mọi lo âu, những khao khát, ước vọng. Từ lễ hội Tu su ta thấy những biểu tượng điển hình của tâm lý cộng đồng dân tộc, nó chứa đựng những quan niệm của dân tộc Mông với thực tế lịch sử, xã hội và tự nhiên.

(Trích Lời bình Lễ hội dòng họ “Tu su” dân tộc Mông (ngành Mông Trắng) bản Cáy Ton, xã Tú Nang, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La - Sở Văn hóa, TT&DL Sơn La)

LỄ HỘI MƯƠNG A MA Cư trú ở những vùng núi xa xôi hẻo lánh, nằm cách xa các trung tâm kinh

tế chính trị, người Xinh Mun có cuộc sống gắn với thiên nhiên hoang dã, với những cánh rừng đại ngàn vùng Tây Bắc. Những sản phẩm nông nghiệp họ thu được hàng năm qua những mảnh nương ngày càng bạc màu hay những thửa ruộng bậc thang bé xíu trong các thung lũng phải đổi bằng bao nhiêu đắng cay, cơ cực, bao nỗi nhọc nhằn. Những năm mưa thuận gió hòa, những nỗi nhọc nhằn ấy được đền đáp bằng những bồ thóc, bồ ngô - năm đó bản làng no ấm. Những năm thiên nhiên khắc nghiệt, đến mùa mà người Xinh Mun phải vào rừng đào củ mài, củ nâu để sống cầm cự qua ngày.

Trước sự đỏng đảnh thất thường của thiên nhiên, người Xinh Mun với bản tính chất phác, thật thà cho rằng: Muốn làm ăn được may mắn, làm nương làm ruộng được mùa, nuôi gà được gà sai, nuôi lợn được lợn béo… thì phải nhờ có các vị thần linh phù hộ. Bởi vậy, trong quá trình sản xuất nông nghiệp người Xinh Mun tiến hành nhiều nghi lễ như: Lễ Tra hạt, lễ Mương a ma, lễ Mừng cơm mới…

6Created by Thanh An - 47 -Thanh An Page 475/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2013 47

Sơn La – Mùa lễ hội

Trong các nghi lễ trên thì lễ Mương a ma là lễ hội lớn nhất của đồng bào Xinh Mun. Khác với lễ Tra hạt và lễ Mừng cơm mới được tổ chức hàng năm. Lễ hội Mương a ma thường từ 3 đến 5 năm được tổ chức một lần. Người đứng ra tổ chức chủ trì lễ hội là những người làm thầy mo trong bản. Người Xinh Mun tổ chức lễ hội vào khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 2 âm lịch. Khi mùa màng đã thu hoạch xong và năm đó được mùa, ngô lúa đầy bồ, nuôi được nhiều lợn gà… Lễ hội Mương a ma được tổ chức trong phạm vi dòng họ nhưng lực lượng tham gia làm công việc chuẩn bị lễ vật, cỗ bàn và đặc biệt là lực lượng tham gia phần hội thì bao gồm cả bản, từ các ông bà già, thanh niên nam nữ và cả trẻ nhỏ, mọi người đều tham dự lễ hội với tinh thần tự giác, hăng say và nhiệt tình.

Trong lễ hội, thầy mo thay mặt dân bản cúng tế các vị thần linh, mời các vị về hưởng lễ vật, cầu xin các vị thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hòa để lúa sai bông để ngô mẩy hạt, để lợn gà trâu bò không bị dịch bệnh sinh sôi đầy chuồng, để con người khỏe mạnh không bị ốm đau, để bản mường mãi mãi hưng thịnh. Khác với không khí trang nghiêm của phần lễ, ở phần hội trong tiếng chiêng tiếng trống rộn ràng trong sự nồng say của men rượu cần, tinh thần của mọi người dân được thăng hoa, mọi lo toan thường nhật phút chốc tan biến, mọi người thả mình theo điệu múa xòe, trong các trò chơi dân gian thật giản dị mà vô cùng hấp dẫn.

Lễ hội Mương a ma đã góp phần tích cực vào việc vun đắp khối đoàn kết cộng đồng, là khoảng thời gian thư giãn quý báu giữa các mùa vụ, giúp người dân tạm quên đi những nỗi nhọc nhằn, tạo ra bầu không khí vui tươi, phấn khởi, lành mạnh, hướng người dân theo những cái thiện, xa rời cái xấu trong những ngày nông nhàn. Lễ hội là tiếng nói thể hiện ước muốn vươn tới những điều tốt đẹp của đồng bào dân tộc Xinh Mun. Nó góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam.

I. Công tác chuẩn bị1. Xác định thời gian làm lễ hộiĐồng bào Xinh Mun có nhiều cách để xác định thời gian làm lễ hội, nhưng

cơ bản là bằng các yếu tố tự nhiên, bằng quy luật mùa vụ, bằng lịch thời gian.Khi những mảnh ruộng, những vạt nương cuối cùng đã thu hoạch xong khi

ngô lúa đã đầy ắp trong bồ. Khi trên rừng hoa ban (pó pàn) nở trắng, hoa “pô giúp” thơm ngát nở vàng và những con chim chích chòe (tòm bó) như cảm nhận được hương thơm sắc thắm của hoa, bay đến đùa giỡn, hót líu lo… khi đó thầy cúng chủ nhà (châu mường) mang lịch của người Xinh Mun (khả la) ra để chọn ngày lành tháng tốt, ngày được thần linh và tổ tiên phù hộ để tổ chức lễ hội.

2. Chuẩn bị lễ vật và các đồ dùng phục vụ lễ hội.Sau khi đã chọn được ngày đẹp để tiến hành lễ hội, châu mường báo cho

thầy cúng (lam mường) và dân bản biết để chuẩn bị giúp.

6Created by Thanh An - 48 -Thanh An Page 485/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201348

Sơn La – Mùa lễ hội

Ngày hôm trước khi diễn ra lễ hội, châu mường mời họ mạc, dân bản đến để làm các đồ lễ và chuẩn bị mọi thứ phục vụ cho lễ hội.

…Ngày chính thức diễn ra lễ hội, từ sáng sớm chủ nhà (châu mường) đã đi

đến mời thầy cúng (lam mường) đến để chủ trì lễ cúng. Họ mạc và dân bản tiếp tục đến để giết mổ các con vật hiến linh như lợn, gà, dựng cây xăng boóc, bày biện các lễ vật. Khi đến họ còn mang theo gạo nếp, rượu hay tiền để giúp gia chủ.

“Châu mường” - thầy cúng chủ nhà tiến hành sửa soạn hai mâm cúng (một mâm của châu mường một mâm của lam mường). Cả hai mâm đều giống nhau gồm có: Một đĩa trầu cau, một bát thóc, một bát gạo, trong mỗi bát thóc, gạo có một cái vòng bạc, một quả trứng gà sống, năm bông hoa (boóc máy), một bông hoa (bóc xùn) bằng tre.

Tất cả mọi thứ được bày biện trong một gian nhà mà người Xinh Mun gọi là “xia”, tức là gian nhà sàn đầu tiên tính từ cửa phía đầu hồi nhà có sàn phơi.

…II. Các bước tiến hành lễ hội.1. Lễ cúng thần phù hộ lam mường (bôl)Đồ cúng gồm có một con gà trống luộc chín, chặt lấy đầu, đôi cánh, đôi

chân, đôi đùi và phủ tạng bày lên đĩa, còn thân băm nhỏ nấu canh với gia vị gừng, tỏi, mák khén… múc ra bát to cùng với hai ép xôi. Tất cả bày lên mâm cúng chính của lam mường.

Khoảng 10 giờ trưa, khi mọi thứ đã chuẩn bị xong, lam mường với trang phục thầy cúng: Quần áo dân tộc đầu đội khăn hay mũ bằng vải thổ cẩm, đến ngồi trên ghế mây thấp ở trước mâm cúng của mình, tay phải cầm quạt nan quạt quạt vài cái rồi bắt đầu bài cúng.

Nội dung bài cúng (bôl):Đầu gà to bằng bờĐùi gà lớn bằng maiNắm xôi thơm gạo mớiMiếng cơm trắng dẻo quẹoVề ăn cho no bụng trênĐến ăn cho đầy bụng dướiChỉ đường cho thần tớiChỉ lối cho thần điTa có phép che nhàTa có bùa hộ mệnhThầy cúng giỏi cũng phụcThầy cúng tài cũng nểQuân tám vạn cũng nhún nhường ta

6Created by Thanh An - 49 -Thanh An Page 495/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2013 49

Sơn La – Mùa lễ hội

Che phía trước trăm haiChe phía sau trăm rưỡiTa cứu nguy dân bảnCúng giải hạn cho mường.

Trong khi cúng “lam” cần một nắm que bằng cây trúc (àn mà lò) gồm 19 que, mỗi que dài độ 20 cm, nhỏ hơn chiếc đũa. Hai tay “lam” vừa xòe xòe nắm que và bất chợt chia nắm que ra hai tay và vừa đếm phần que ở tay bất kỳ vừa nói: “Nếu tốt thì đôi đi”. Nếu đếm hết phần que ấy mà thấy chẵn thì là điều tốt, thấy lẻ thì là điềm xấu.

Nếu “lam” nói: “Nếu tốt thì lẻ đi” và đếm thấy lẻ thì là điềm tốt, chẵn thì là điềm xấu. Nếu gặp điềm xấu thì làm lại, khi được điềm tốt thì thôi (đây là hình thức xin âm dương giống như thầy cúng ở miền xuôi xin âm dương bằng đồng xu vậy).

Sau khi “lam” cúng xong, mọi người ăn bữa trưa và nghỉ ngơi. Bữa ăn trưa chưa phải là bữa cỗ chính nên món ăn khá đơn giản, có tiết canh lòng lợn, thịt lợn luộc, canh rau.

Đến độ 1 giờ chiều “lam” tiến hành bài cúng thứ hai, đây là bài cúng chính. Nội dung bài cúng là cầu xin các vị thần linh phù hộ cho gia chủ khỏe mạnh sống lâu, có cuộc sống đầy đủ sung túc, xua đi những điều không tốt lành, cầu cho mưa thuận gió hòa, cho mùa màng tươi tốt, cho lúa ngô đầy bồ trên nương, đầy bồ ở nhà để nuôi được nhiều trâu, nhiều bò, nhiều lợn gà…

Nội dung bài cúng cầu chúc (bi sền):Ta đã nuôi ăn noĐã mời thần ăn đủThì phù hộ cho thiêngĐến canh phòng cho tốtCho ta được sống thọCho chủ được sống giàLàm lúa nương tươi tốt mọi câyCây lúa ruộng xanh rờn mọi khómGom tiền được thành vòngGom vàng được thành câyBạc thành vòng không cắt raVàng thành cây không cắt rờiVào tay phải không ra tay tráiVào tay mình không ra tay người Nuôi bò đẻ nhiều cáiNuôi trâu nái đầy đàn Nuôi con út cho béo khỏeCon đẻ cuối chóng lớn khôn ngoan

6Created by Thanh An - 50 -Thanh An Page 505/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201350

Sơn La – Mùa lễ hội

Đống lợn như đống chàNuôi gà vịt hằng hà như saoCho chủ vui như yểngKhỏe như naiHồng hào tựa tô nộcTóc bạc như mây quangTóc trắng như sợi bạc.Trong khi cúng “lam” cũng cầm que trúc (àu ma lò) cũng xòe đếm xin âm

dương như lần cúng trước.Tiếp theo “châu mường” lẫn “lam mường” đi xem chuồng lợn, chuồng gà,

lúc này mỗi người ăn một miếng trầu và nhai trầu đến chuồng lợn hay chuồng gà thì “lam mường” và “châu mường” lại nhổ nước trầu vào mình lợn gà và cầu xin thần linh phù hộ cho lợn gà không bị dịch bệnh mau lớn, sinh sôi đầy đàn… (lợn gà ngày hôm đó người ta nhốt lại).

Trong lúc “châu mường” và “lam mường” đi xem chuồng lợn chuồng gà thì những người khác lấy lợn cúng, gà cúng xuống chế biến món ăn cho bữa cỗ chính buổi chiều.

…Khi chế biến thức ăn trong lễ hội, người ta kiêng không nấu ở dưới gầm

sàn, gầm cầu thang mà chỉ nấu ở bếp trên nhà hay kê bếp nấu ở phần đất bên ngoài gầm sàn, sở dĩ kiêng như vậy là vì ở gầm sàn hay gầm cầu thang chỉ được nấu khi trong nhà có tang…

Tiếp theo “châu mường” cúng thần phù hộ của “lam mường”…Nội dung bài cúng của “châu mường” (khóp mương):

Ta là người có tiếngChuyên giúp người ốm đauĐuổi quỷ tới phương xaĐuổi ma tới đất trốngKhông trở lại quấy rầyNắm cơm trắng dẻo thơmNắm cơm ngon trừ quỷCho chủ khỏe ăn ngon.

Sau lễ cúng mọi người ăn bữa tối, trước khi ăn chủ nhà cảm ơn dân bản “lam mường” đã quan tâm, đến giúp đỡ và tham dự lễ hội. Ăn xong mọi người ra uống rượu cần chỗ cây xăng boóc, ai cũng được uống rượu trong hai hũ rượu cúng.

Khi tất cả mọi người đều đã ăn uống xong thì “lam mường” và “châu mường” mang các đồ lễ là những công cụ sản xuất làm giả và các bông hoa (chắc chắn) phát cho những người cùng tham gia lễ hội để múa xòe, thường đàn ông thì không được phát hoa “chắc chắn”, đàn bà thì không được phát cày bừa.

6Created by Thanh An - 51 -Thanh An Page 515/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2013 51

Sơn La – Mùa lễ hội

Trong nhịp chiêng trống rộn ràng mọi thành viên đều say sưa theo điệu múa, họ múa vòng quanh cây hoa xăng boóc, trong khi đó “châu mường” và “lam mường” đi theo cổ vũ họ. Họ múa năm lần như vậy, mỗi lần múa độ mười phút, cứ sau mỗi lần múa thì lại nghỉ và cùng nhau uống rượu cần. Các hũ rượu cứ nhạt thì lại được thay hũ khác.

Khi uống rượu cần người ta thường tổ chức thi với nhau từng tốp một, mỗi tốp cử ra một người làm trọng tài (coóng); trọng tài dùng sừng trâu rót nước đầy vào chum rượu và khi những người dự thi vừa uống thì trọng tài vừa dùng sừng trâu rót tiếp nước vào chum, nếu tốp nào dự thi uống nhanh cho nước người trọng tài rót không tràn ra ngoài chum thì tốp đó thắng, tốp nào để nước tràn ra ngoài chum thì tốp đó thua, ngoài việc thi theo từng tốp thì người ta còn thi theo cá nhân. Cuộc vui múa xòe, uống rượu cần thường kết thúc vào khoảng thời gian từ 3 đến 4 giờ sáng, mọi người ai về nhà nấy nghỉ, riêng thầy cúng “lam mường” thì ngủ lại nhà chủ “châu mường”.

Ngày thứ hai của lễ hội được bắt đầu vào khoảng 8 giờ sáng, sau khi có tiếng trống mời gọi của chủ nhà, dân bản lại tiếp tục đến dự hội.

Trước tiên, “châu mường” và “lam mường” tới quỳ lạy trước “clọ hóng” xin tổ tiên phù hộ cho mọi người tham dự lễ hội vui vẻ, có đi lại chơi các trò chơi trước clọ hóng cũng bỏ quá cho. (Clọ hóng là nơi thờ tổ tiên ở gian quản - gian nhà đối diện với gian xia - được ngăn bằng một phên đan cao khoảng 50 cm, rộng khoảng 50 cm).

Cúng xong chiêng trống lại nổi lên và điệu múa kéo thuyền (laác gừa) được bắt đầu. Sáu cái khăn vải ba cái màu đỏ, ba cái màu trắng được nối lại với nhau, độ 20 người nửa nam nửa nữ đứng xen kẽ nhau, hai tay cầm khăn vải mặt quay về phía sàn ngủ vừa đu đi đu lại vừa tiến về phía trước theo nhịp hò và nhịp chiêng trống quanh cây xăng boóc. Lúc này “châu mường” và “lam mường” mỗi người cầm một con dao nhọn bằng gỗ, gắn nến đốt bằng sáp ong vào mũi dao và một tay thì cầm quạt nan cũng đi qua lại theo nhịp hò của người kéo thuyền như là những người chỉ huy, sau năm lần quanh cây xăng boóc thì điệu múa kéo thuyền kết thúc.

Tiếp theo là trò chơi đấu võ (to miếng) bốn người đàn ông đã được “lam mường” chọn sẵn, hai người cầm trúc dùng để uống rượu, hai người cầm hoa chuối giả làm vũ khí và trong sự hò reo cổ vũ của dân bản trong nhịp chiêng trống họ say sưa chơi trò đấu võ, khi trò chơi diễn ra độ 10 đến 15 phút thì bốn người chơi nhảy lên với lấy trứng gà đã luộc chín treo ở trên xà nhà và bóc ăn, những quả trứng gà như là những phần thưởng thể hiện rằng những người đấu võ đều là những người tài giỏi và đều được thưởng.

Sau trò chơi “to miếng” là trò bắt tổ ong (giắc klsù) một cái ép bên trong có đựng xôi được treo ở trên xà nhà ở tầm người có thể nhảy lên với lấy được. Cái ép được coi là tổ ong, xôi bên trong là những con nhộng, “lam mường” tay cầm dao nhọn gỗ đầu mũi dao có gắn nến đốt bằng sáp ong giả làm như người đốt

6Created by Thanh An - 52 -Thanh An Page 525/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201352

Sơn La – Mùa lễ hội

“tổ ong” và một tay thì giật lấy “tổ ong” trong khi đó có người đã được phân công từ trước lấy gạo ném vào “lam” giả làm con ong đốt khi bị lấy mất tổ. Khi đã lấy được tổ ong “lam” đem đưa cho “châu mường” lúc này đang ngồi trước mâm cúng của mình, trò chơi này mang ý nghĩa cầu mong cho lâm sản gia chủ và dân bản thu hái được ở trên những cánh rừng quanh bản ngày càng dồi dào, sau trò chơi này mọi người lại cùng nhau thi uống rượu cần.

Khi dân bản dự hội đã uống rượu cần một hồi lâu “lam mường” và “châu mường” mỗi người cầm một cây gậy (cắt cóng) đi trở mời mọi người đang ngồi uống rượu cần tham dự hội múa xòe cắt cóng. Lần múa xòe này tất cả mọi người dự lễ đều tham gia và chỉ múa bằng tay không, tất cả trẻ già, trai gái không phân biệt đều múa hăng say nhiệt tình theo nhịp chiêng trống, nhịp tăng bu.

Hội xòe vui đến khoảng 1 - 2 giờ chiều thì “châu mường” và “lam mường” mỗi người cầm một ngôi nhà sàn bằng gỗ trên nóc có thắp 2 cây nến nhỏ bằng sáp ong và mang đến đặt tại sàn góc phía trên đặt mâm cúng (pừng mà), việc làm này mang ý nghĩa sau khi thầy cúng đã thay mặt chủ nhà, dân bản cầu xin và các thần linh đã phù hộ cho người Xinh Mun nhà cửa, bản mường đẹp đẽ.

Tiếp theo, dân bản, “châu mường” và “lam mường” ăn cơm uống rượu trắng, rượu cần trước khi ăn chủ nhà hết sức cảm tạ “lam mường” và dân bản đã tham dự và giúp đỡ nhiệt tình để lễ hội thành công. Sau đó mọi người ai về nhà nấy và lại bắt đầu chuẩn bị cho một mùa làm ăn mới.

Lễ hội Mương a ma của dân tộc Xinh Mun, bản Trặm Hốc, xã Chiềng On, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La là một lễ hội cổ truyền có từ lâu đời, được sinh ra trong dòng chảy của văn hóa dân tộc được các thế hệ người Xinh Mun gạn lọc, giữ gìn và truyền lại cho con cháu ngày hôm nay.

Lễ hội Mương a ma có phần lễ và phần hội rõ ràng, phần lễ trang nghiêm, thành kính, chỉ cầu xin thần linh và tổ tiên phù hộ cho công việc làm ăn thuận lợi, cho cuộc sống của người Xinh Mun ngày càng hưng thịnh chứ không hề có những hủ tục mê tín dị đoan. Phần hội với những điệu múa, trò chơi rất vui vẻ diễn tả hiện thực cuộc sống của cộng đồng dân tộc Xinh Mun mang tính nghệ thuật và giáo dục cao.

Lễ hội diễn ra vào lúc nông nhàn giữa các mùa vụ, việc tổ chức không quá cầu kỳ và chi phí vật chất cũng không nhiều bởi vậy không có ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của nhân dân.

Lễ hội Mương a ma là một nét văn hóa tiêu biểu, đặc sắc nhất của đồng bào dân tộc Xinh Mun. Việc nghiên cứu và sưu tầm rõ ràng rất phù hợp với quan điểm đường lối phát triển văn hóa dân tộc của Đảng, góp phần xây dựng văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

(Trích Khảo tả Lễ hội Mương a ma dân tộc Xinh Mun bản Trặm Hốc xã Chiềng On, Yên Châu, Sơn La – Sở Văn hóa, TT&DL Sơn La)

Tìm hiểu một số hoạt động trong lễ hội6Created by Thanh An - 53 -Thanh An Page 53

5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2013 53

Sơn La – Mùa lễ hội

Âm nhạcMúa dân gian Thái

Thái là một trong những dân tộc vốn có nền dân vũ (múa) khá phong phú. Một trong những điệu múa phổ biến nhất của dân tộc này là những điệu xòe duyên dáng, dịu dàng làm say mê ngây ngất lòng người. Từ trước tới nay, múa  xòe hay xòe luôn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa và đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong những dịp lễ tết, cúng bản, cúng mường của người Thái Tây Bắc. Bài viết này đề cập đến vai trò của múa xòe và một số điệu múa khác trong đời sống hằng ngày, trong đời sống tín ngưỡng và lễ hội của người Thái Tây Bắc.

Một trong những sinh hoạt văn nghệ phổ biến của người Thái là “xòe vòng”. Xòe vòng là hình thức múa tập thể sơ khai nhất, là nét sinh hoạt vui chơi của người Thái xưa và nay. Múa xòe phổ cập ở mọi lứa tuổi: Trẻ già, trai gái ai cũng biết xòe và ai cũng thích xòe. Đây là một điệu múa, một hình thức nghệ thuật và cũng là một tục lệ. Xòe vòng được xuất hiện trong các nghi lễ mừng xuân, được mùa, lên nhà mới, cưới xin... và ngay cả trong các cuộc liên hoan trên nhà sàn, quanh đống lửa, khi rượu đã ngà ngà, tiếng chiêng trống nổi lên thúc giục, thế là không ai bảo ai mọi người cùng nắm tay nhau say sưa trong nhịp bước xòe vòng. Xòe vòng gắn với một số phong tục tập quán của người Thái Trắng ở Phong Thổ và cả các vùng cư trú của người Thái Đen Tây Bắc.

Ngày Tết, dân xòe rất đông, địa điểm tổ chức có khi trên bãi đất rộng, cókhi vào ban đêm mà tâm điểm thường là đống lửa to. Dân bản nắm tay nhau thành vòng tròn múa quanh đống lửa theo nhịp chiêng trống. Động tác xòe chỉ gồm một bước nhảy thường với đội hình vòng tròn đơn giản. Nếu đông người thì múa thành hai vòng tròn, vòng trong nhỏ và vòng ngoài lớn. Hai vòng xoay ngược chiều nhau. Tay nắm tay, vai kề vai, chân người nọ dịch bước theo chân người kia trong không khí tình cảm say sưa ấm áp của đêm xòe. Khách chưa quen chỉ việc đứng ngoài vòng nhìn một hai lần là có thể tham gia xòe ngay được.

Nhịp xòe ở đây nhẹ nhàng, uyển chuyển nhưng đôi khi do không khí cuộc vui thôi thúc nên mọi người vỗ tay nhảy hú lên náo nhiệt. Đội hình xòe đôi lúc dàn hàng ngang hoặc hình bán nguyệt chứ không nhất thiết là vòng tròn. Chẳng những nam nữ thanh niên Thái yêu thích xòe mà các cụ già cũng hào hứng tham gia. Ban đầu các cụ còn múa nhẹ nhàng, khi rượu đã ngà ngà cùng với tiếng chiêng trống thúc giục, tuổi xuân như trỗi dậy, các cụ múa càng say sưa, sôi nổi. Người Thái nghĩ rằng có tham gia xòe như vậy thì thánh thần mới phù hộ cho họ làm ăn phát đạt.

Trong sân xòe, bên cạnh vòng tròn lớn còn có thể thấy những đôi nam nữ thanh niên tách ra để xòe riêng đó là xòe đôi và xòe cụm với bước nhảy nhanh

6Created by Thanh An - 54 -Thanh An Page 545/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201354

Sơn La – Mùa lễ hội

không cần nhạc đệm. Đây là những động tác được sáng tạo tại chỗ, theo ngẫu hứng trong tâm trạng quá cuồng do vậy không nằm trong quy cách bình thường của xòe vòng. Đây là một biểu hiện của lòng mến khách khi người Thái đem những động tác xòe ấy ra đón tiếp người khách quý đến chơi nhà đúng lúc có cuộc vui.

Mỗi cuộc xòe thường kéo dài đến nửa đêm, có khi tới sáng mà mọi người vẫn say sưa không ai bỏ cuộc. Không khí xòe càng về khuya càng sôi nổi, mạnh mẽ. Mặt nhìn mặt, tay nắm tay ai cũng cũng say mê với nguồn vui thu nhận được từ trong ánh mắt, nụ cười và từ đôi bàn tay ấm áp thân tình.

Nhạc cụ dùng để đệm trong múa xòe vòng thường có: 1 chiếc trống, 2 hoặc 3 chiếc chiêng, 1 đôi chũm chọe và mấy ống tre. Nhiều nơi còn dùng pí, khèn bè, tính tẩu và đặc biệt là hát đối đáp có láy dưới sau mỗi câu hát. Giai điệu và tiết tấu âm nhạc đơn giản, câu nhạc ngắn, lặp đi lặp lại nhưng có sức lôi cuốn mạnh mẽ. Ai đã vào vòng xòe thì có thể múa thâu đêm suốt sáng. Người ta đến với xòe vòng trước hết là cho vui bản, vui mường, gặp gỡ thăm hỏi nhau, sau là tìm bạn để gửi gắm tâm tình.

Bước vào mùa xuân, ở vùng Thái Trắng tất cả mọi người đều tham gia xòe (trừ những người đau yếu), vì họ quan niệm rằng nếu đầu năm mà không múa, không hát thì cả năm sẽ gặp rủi ro. Người Thái Trắng còn có tục múa mừng nhà mới là một việc hệ trọng đối với một gia đình. Dựng nhà mới làm xong, chủ nhà làm cỗ cúng ma nhà và thết đãi khách đến mừng. Trong tiệc rượu, những người đến dự hát chúc chủ nhà có nơi ở tốt, con cái khỏe mạnh, làm ăn khấm khá. Có nơi còn múa xòe sau tiệc rượu, trước nữa để mừng nhà mới sau là khen chủ nhà đã dựng được ngôi nhà chắc chắn đông người nhảy múa mà không sập.

Xòe vòng được sử dụng linh hoạt rộng rãi nhằm thỏa mãn đời sống văn hóa  tinh thần của đồng bào Thái. Qua các giai đoạn lịch sử, xòe vòng luôn luôn được phát triển và cho tới ngày nay ở bất cứ trường hợp nào, giai đoạn nào, xòe vòng vẫn không cũ, không mòn, sức hấp dẫn của nó vốn do cái đẹp tự nhiên mang đậm  tính dân tộc sâu sắc. Xòe vòng là một phương tiện giao tiếp tốt, một sản phẩm tinh thần quí giá trong đời sống xã hội. Xòe vòng không còn là của riêng người Thái mà nó trở thành tài sản chung của nhân dân Tây Bắc.

…Với môi trường văn hóa phong phú và đa dạng như vậy đã mở ra một tiềm

năng dồi dào cho nghệ thuật múa hình thành và phát triển mạnh mẽ. Chính trong môi trường văn hóa đó đã tạo ra mảnh đất màu mỡ để nghệ thuật múa dân gian Thái từ chỗ không chuyên trở thành chuyên nghiệp và đã được đào tạo bài bản theo một hệ thống chuyên sâu khoa học. Vì vậy, trong khi tôn trọng di sản văn hóa phi vật thể của người Thái, cần phải duy trì, nâng cao và phát huy để góp phần làm giàu thêm kho tàng văn hóa Việt Nam, nhằm phục vụ cho công cuộc đổi mới công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Vì thế, cần phải bảo lưu và

6Created by Thanh An - 55 -Thanh An Page 555/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2013 55

Sơn La – Mùa lễ hội

gìn giữ nghệ thuật múa dân gian Thái để không bị mai một, bị mất đi hương sắc của nó và được lưu truyền trong nhân dân từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Múa dân gian Thái là một trong những biểu hiện của nền văn hóa dân tộc. Nó là sự chắt lọc tinh hoa của phong tục tập quán mang tính tích cực của dân tộc. Những tinh hoa ấy được phát triển theo quy luật của cái đẹp mang bản sắc dân tộc; phản ánh sức sống và trình độ phát triển của cả cộng đồng, góp phần tạo nên sức mạnh của quốc gia và thể hiện bộ mặt của xã hội. Bảo tồn, kế thừa và phát triển múa dân gian Thái là nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu khoa học, của các cơ quan văn hóa. Và, đó là nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng nền nghệ thuật múa Việt Nam “Tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

(cdmuavn.edu.vn)

Phong tục thổi pí và hát giao duyên của dân tộc Thái, Sơn La

Có thể nói, đối với người dân Thái, đặc biệt là các chàng trai, cô gái, cây pí đã trở thành một nhạc cụ không thể thiếu trong đời sống tinh thần của họ. Chiếc pí đã thay cho lời tâm sự, lòng người muốn nói với nhau. Thổi pí kết hợp với hát giao duyên đã và đang là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Thái.

Nói đến âm nhạc các dân tộc Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc đến phong tục thổi pí (hay còn gọi là thổi sáo) của dân tộc Thái. Đối với người Thái, thổi pí đã góp phần gìn giữ tinh hoa, bản sắc âm nhạc dân tộc cũng như làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của người dân.

Pí là loại nhạc cụ làm bằng ống nứa, phần đầu của chiếc pí được gắn với một thanh đồng nhỏ để khi thổi, âm thanh phát ra trong hơn. Pí có nhiều loại. Pí đơn thường được người con trai thổi vào ban đêm thay cho lời gọi người yêu. Giai điệu khi thổi loại pí này thường rất buồn: "Đêm đã khuya/ Sương rơi nhiều/ Vầng trăng dần khuất sau mây/ Anh ở xa đến tìm gặp em/ Em ơi hãy dậy để chúng mình trò chuyện, tâm sự…". Đó là giai điệu bày tỏ tâm trạng mong đợi của những chàng trai muốn được gặp người mình yêu nhưng mãi không thấy nàng ra mở cửa. Giai điệu này được người Thái gọi là giai điệu "Gọi người yêu".

Bên cạnh pí đơn còn có pí pặp (pí đôi) được làm từ việc ghép hai chiếc pí đơn lại với nhau. Một chiếc dùng để gợi tả giai điệu, chiếc còn lại mô tả nhịp điệu của bài dân ca khi được thổi. Pí pặp thường được người dân Thái thổi vào buổi sáng sớm vì âm lượng của nó tương đối lớn, giai điệu vui nhộn.

Trước kia, ở trên vùng cao của Sơn La có nhiều hổ dữ, nên người con trai thường dùng chiếc pí này để “nói dối” bạn gái, mong được bạn gái mở cửa cho vào nhà.

6Created by Thanh An - 56 -Thanh An Page 565/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201356

Sơn La – Mùa lễ hội

"Ôi! anh đi từ xa đến, gặp một con hổ to/ Con hổ đuổi anh/ Em ơi, hãy dậy…/ Mở cửa cho anh vào nhà kẻo hổ cắn anh…". Với cách gọi người yêu dựa vào giai điệu bài dân ca "Hổ cắn anh" thông qua chiếc pí pặp, nhiều chàng trai đã được các cô gái Thái cảm động mở cửa cho vào nhà.

Ngoài pí đơn và pí pặp, pí tam lay được người dân Thái thổi vào ban ngày trong khi làm nương rẫy nhằm cổ vũ, động viên nhau trong công việc, hăng say trong lao động sản xuất. Đặc điểm của loại pí này là dài khoảng 1m với âm điệu du dương. Người con trai Thái còn sử dụng pí tam lay vào lúc trăng sáng hay gọi bạn gái khi họ đang cấy lúa nhằm gây sự chú ý của người bạn gái tới mình.

Pí được các chàng trai Thái thổi để mong gặp được bạn gái, người mình yêu nhưng đôi khi đối với người dân Thái, thổi pí cũng là để biểu lộ sự tiếc thương một ai đó. Nhiều đôi trai gái Thái yêu nhau, khi họ tính đến chuyện hôn nhân thì bị gia đình người con gái ngăn cản. Thuyết phục cha mẹ mãi không được, người con gái lên rừng thắt cổ tự tử. Chàng trai đau buồn quá đã khóc cạn nước mắt nhưng niềm tiếc thương người mình yêu vẫn không nguôi. Người con trai đành nhờ cây pí để gửi những tâm sự, tình cảm chân thành của mình tới người con gái mà mình yêu, những mong an ủi người con gái đã chết vì tình yêu của đôi lứa. Đó là sự tích của việc ra đời loại pí thiu (hay còn gọi là pí khóc người yêu). Loại pí này thường được người Thái Trắng thổi khi bày tỏ sự nuối tiếc cho mối tình đẹp của hai người yêu nhau say đắm nhưng không thành. Độ dài của loại pí thiu khoảng 1m, gồm 6 đốt. Âm điệu của pí thiu thường mang một nỗi buồn sâu lắng làm lay động lòng người…

Người dân Thái thường thổi pí dựa vào các bản nhạc dân ca quen thuộc trong đời sống với những tâm trạng khác nhau. Trong lúc buồn, người Thái thường hướng tâm hồn mình vào trời đất bao la, mây, gió, sông suối, núi rừng. Khi vui, người Thái thường thổi pí trong các buổi tiệc tùng, mừng xuân sang hay sinh được con trai, xây nhà mới…

Dân tộc Thái còn kết hợp thổi pí với hát giao duyên. Những hôm nào bản làng mở hội diễn văn nghệ, các chàng trai, cô gái Thái rủ nhau đến sân làng hát thâu đêm suốt sáng.

Nhiều đôi trai gái trở nên yêu nhau từ những đêm giao lưu văn nghệ tập thể, bằng tiếng đàn, tiếng pí và những câu hát đối giao duyên. Tan hội diễn, chàng trai tự tìm đến nhà cô gái mà mình thích để bày tỏ tình cảm bằng lời tỏ tình thông qua tiếng pí. Chàng trai đem pí pặp ra thổi, tiếng pí ngân nga, du dương đi vào lòng người. Chàng trai thổi đến khi nào trong nhà cô gái không còn ai thức nữa, lúc đấy mới dùng que chọc đúng chỗ ngủ của cô gái, đánh thức cô gái dậy để tâm sự. Nếu cô gái thích chàng trai đó, lập tức mở cửa sau cho chàng trai vào. Các đêm tiếp theo chàng trai chỉ dùng cây pí pặp để thổi, gọi người yêu. Giai điệu cây pí pặp láy đi, láy lại, thay lời tâm sự, làm cô gái thổn thức, rung động. Tiếng pí ngân nga như lời thỉnh cầu, giai điệu hòa quyện giữa tâm hồn và tình cảm của người con trai gửi gắm vào tiếng pí, làm động lòng cô gái. Giữa đêm đông lạnh giá, muỗi, vắt cắn, dù cô gái đang ngủ trong chăn ấm, đệm êm

6Created by Thanh An - 57 -Thanh An Page 575/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2013 57

Sơn La – Mùa lễ hội

cũng phải bật dậy mở cửa cho người yêu vào. Nhiều lần nghe tiếng pí thành quen và tự phân biệt được giọng thổi của người yêu, nếu có người khác đến thổi, cô gái biết ngay đó không phải là giọng thổi của người yêu và sẽ không ra mở cửa.

Những giai điệu trữ tình nhất, tha thiết nhất được thể hiện trong đêm sinh hoạt âm nhạc khi trai gái tình tự. Đó là những đêm trăng, khi người già đã đi ngủ, trai gái Thái còn tổ chức chơi Hạn Khuống (có thể gọi là câu lạc bộ ngoài trời) hay chơi hái hoa, chơi du thuyền ngày xuân... Qua hình thức sinh hoạt này, các đôi trai gái có cơ hội bày tỏ tình yêu của mình với nhau và với đất trời, thiên nhiên, hoa lá…

Ngoài hát giao duyên, người dân tộc Thái còn hát khắp sên. Hát khắp sên cũng kèm theo thổi pí được người Thái áp dụng trong việc đuổi tà ma khi trong nhà có người ốm đau. Người Thái thường hát khắp sên trong 1 ngày 1 đêm, mong người ốm chóng khỏi bệnh để tiếp tục làm việc. Ngoài ra, hát khắp sên còn có hàm ý cầu mong cho người già trong nhà thọ được lâu, còn người trẻ tuổi được mạnh khỏe, hạnh phúc, trai gái sớm dựng vợ gả chồng, sinh con đầy nhà…

Có thể nói, đối với người dân Thái, đặc biệt là các chàng trai, cô gái, cây pí đã trở thành một nhạc cụ không thể thiếu trong đời sống tinh thần của họ. Chiếc pí đã thay cho lời tâm sự, lòng người muốn nói với nhau. Thổi pí kết hợp với hát giao duyên đã và đang là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Thái.

(www.dulichvn.org.vn - Ngày 23/6/2009)

Đắm say điệu múa au eoMiền Tây Bắc, xứ sở của hoa ban nở trắng rừng, của những thiên tình sử,

những áng sử thi hùng tráng, những câu hát dân ca ngọt ngào như nước suối, những trang phục sặc sỡ màu sắc và là quê hương của những điệu múa dân gian sôi động. Đối với người Khơ Mú ở Sơn La, họ đã làm nên những điệu múa au eo, tăng bu say đắm lòng người.

Người Việt Nam nói chung và đồng bào các dân tộc Tây Bắc nói riêng từ xưa đến nay đều yêu thích múa hát. Các điệu múa thường có chung cội nguồn với lịch sử của dân tộc, điều này đã được chứng minh trên các họa tiết hoa văn khắc trên trống đồng Đông Sơn và trên các thạp đồng cổ mà các nhà khảo cổ học đã tìm thấy và nghiên cứu. Các điệu múa được hình thành do yêu cầu thưởng thức nghệ thuật của con người, qua đó mô phỏng các động tác lao động và sinh hoạt của con người. Không chỉ có vậy, múa còn trở thành một công cụ giáo dục đạo đức lối sống cho các thế hệ thanh niên. Vì thế, những điệu múa ở vùng Tây Bắc bao giờ cũng chứa đựng bản sắc dân tộc đặc sắc, trong đó có các giá trị văn hóa độc đáo.

6Created by Thanh An - 58 -Thanh An Page 585/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201358

Sơn La – Mùa lễ hội

Một buổi sinh hoạt văn hóa văn nghệ của đồng bào dân tộc Khơ Mú ở bản Huổi Lè, xã Mường Lạn (Sốp Cộp - Sơn La) không thể thiếu điệu múa au eo. Người Khơ Mú gọi điệu múa này là điệu múa “Viêng Ver Guông” - (tiếng dân tộc Khơ Mú), còn người Thái gọi là au eo - (tiếng dân tộc Thái). Đây là điệu múa lắc hông, múa lượn eo, được mô tả theo các động tác, cử chỉ lao động hàng ngày của con người như: Gặt lúa, xúc tép, làm cỏ...

Múa au eo có nhiều bài như: Múa mừng Đảng, mừng xuân, múa au eo tăng bu, múa xòe vòng. Trong những đêm trăng sáng, phụ nữ Khơ Mú còn múa au eo để chơi trăng.

Mỗi khi trống, chiêng, bring họa (trống đuổi khỉ) nổi lên. Điệu múa au eo bắt đầu, bộ trống bring họa gõ giục tốp múa rộn ràng. Tốp múa nam nữ ở lẫn trong đám đông bước ra. Nam đeo chiếc khoong khăn vừa là nhạc khí, vừa là đạo cụ múa. Điệu múa nhún duyên dáng rộn ràng, các diễn viên múa lượn lưng eo làm say đắm lòng người thưởng thức. Diễn viên càng say sưa múa, người vòng ngoài vòng trong càng đắm chìm cùng tiết tấu, nhịp điệu múa. Người múa tự khoe mình là chính, mất đi đội hình vuông tròn, gò bó... hòa vào dòng người xem tạo nên cảnh người xem và diễn viên là một khi diễn. Đây chính là nét độc đáo của điệu múa au eo.

Múa au eo là điệu múa rất khó, nó đòi hỏi phải kết hợp nhuần nhuyễn, uyển chuyển, linh hoạt của nhiều động tác trên cơ thể như: Lên, xuống, uốn lượn, lắc ngang từ chân đến tay, bụng... Khi thể hiện các điệu múa, toàn thân người múa đều rung lên với đầy sức sống dồi dào, người múa dường như hòa mình cùng với nhịp của tiếng chiêng, trống, đắm mình trong cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ của vùng núi Tây Bắc, quên đi những lo âu của cuộc sống vất vả hằng ngày.

Đối với người Khơ Mú, múa au eo là thể hiện mối cộng cảm giữa con người với con người, con người với thiên nhiên, các điệu múa liên quan mật thiết với tín ngưỡng cầu mùa và khát vọng tình yêu đôi lứa. Theo lời chị Màu Thị Nen, dân tộc Khơ Mú thì: “Múa au eo của dân tộc Khơ Mú có từ rất lâu đời. Từ lúc mới sinh ra đến nay đã hơn 40 tuổi, tôi cũng đã được thấy, được thưởng thức và được múa những điệu múa au eo vào những dịp lễ, tết, hội hè trong bản. Hiện ở bản tôi đã thành lập một đội văn nghệ với nhiều bài múa au eo đặc sắc. Đội văn nghệ thường tổ chức giao lưu với các dân tộc khác ở trong xã, thậm chí còn sang giao lưu văn hóa, văn nghệ với các dân tộc thiểu số của nước bạn Lào”.

Ở bản Huổi Lè, xã Mường Lạn hiện nay, ngoài những đêm biểu diễn văn nghệ quần chúng, người Khơ Mú còn biểu diễn múa au eo thành từng đêm riêng, thu hút nhiều người đến thưởng thức. Múa au eo không chỉ được các diễn viên múa không chuyên thể hiện trong các dịp văn nghệ quần chúng, mà còn được lồng ghép vào các cuộc hội họp của các tổ chức, đoàn thể.

Tuy nhiên, có một thực tế là những điệu múa dân gian của dân tộc Khơ Mú đang có nguy cơ thất truyền. Lớp nghệ nhân giỏi ngày càng già đi, nhiều người

6Created by Thanh An - 59 -Thanh An Page 595/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2013 59

Sơn La – Mùa lễ hội

ra đi mang theo những bài múa độc đáo. Nguy cơ mai một những điệu múa dân gian như au eo, tăng bu là rất lớn.

Ông Moòng Văn Thơn, Trưởng bản Huổi Lè, một trong những người dành nhiều tâm huyết cho việc bảo tồn, phát huy điệu múa au eo cho biết: Để giữ gìn điệu múa truyền thống này, các nghệ sĩ của bản đã dành nhiều thời gian, công sức để truyền nghề cho lớp trẻ và những người yêu thích điệu múa au eo. Qua đó, giáo dục cho lớp trẻ biết yêu quý, trân trọng, gìn giữ, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc mình.

Ông Thơn cho biết thêm: “Thế hệ người già chúng tôi rất trăn trở với việc bảo tồn không chỉ những điệu múa mà tất cả những di sản liên quan đến dân tộc Khơ Mú. Chúng tôi mong rằng, lớp trẻ sẽ hiểu được những giá trị truyền thống của dân tộc mình qua đó có ý thức bảo tồn văn hóa của dân tộc trước nguy cơ mai một”.

Chia tay bản Huổi Lè, chúng tôi cũng hy vọng, những điệu múa au eo sẽ ngày càng được nhiều lớp trẻ đón nhận và bảo tồn để các điệu múa đặc sắc của dân tộc Khơ Mú sẽ sống mãi với thời gian. Hoàng Diệu (cema.gov.vn - Ngày 04/02/2011)

Hát ngồi mẹt (Khắp nang đổng)Ý nghĩa của cuộc vui hát ngồi mẹt (Khắp nang đổng) là từ một câu chuyện

truyền thuyết: "Ngày xưa, có một nàng tiên tóc dài và thơm từ trời bay xuống, nàng đẹp quá nên có sự tranh giành, thôn tính lẫn nhau của các quan lại nên trời bắt về. Nàng đã xé vạt áo ném xuống cho người thân, vạt áo rơi xuống vùng ấy gọi là Mường Vạt (Yên Châu). Từ đó người Yên Châu quan niệm rằng: Nàng tiên ở trên trời cứ sáng trăng lại nhớ về Yên Châu nên người Yên Châu cũng như người Nà Ngà cứ vào đêm trăng và ngày hội lớn lại lấy mẹt ra cho một cô gái đẹp ngồi vào (tượng trưng cho chị Hằng nga trên mặt trăng) mời nàng tiên xuống, nhập vào cô gái mà hát, mà giao tiếp với con cháu, người thân. Trong khi hát ngồi mẹt, người ta thường dùng hai cái muôi bằng vỏ quả bầu khô gõ vào nhau để gọi nàng tiên trên trời xuống hát cùng mình. Đây cũng là một hình thức nhớ về cội nguồn, củng cố tình đoàn kết anh em giữa các dân tộc (theo truyền thuyết các dân tộc đều từ một quả bầu chui ra)".

Cuộc vui hát ngồi mẹt được tiến hành như sau: Đến giờ, bà chủ sự đến sớm hơn mọi người và đứng ở đầu sàn, nếu thấy trăng bắt đầu nhô lên khỏi đỉnh núi, bà vụm tay lại đưa lên miệng làm loa gọi lớn: Hôm nay ngày tốt, xin trời và ma nhà mời mọi người về hát ngồi mẹt (Mi nứ mứ đả, xó phá xó phi hươn, mơi

6Created by Thanh An - 60 -Thanh An Page 605/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201360

Sơn La – Mùa lễ hội

pí noọng ma khắp nang đổng). Thế là cả bản già trẻ, gái trai ai cũng lên tiếng: Vâng! Chúng tôi sẽ về ngay (ờ ừ! chăng chỉ ma đọ).

Khi mọi người đã tới đông đủ, bà chủ sự sẽ có một bài hát dẫn dắt mời mọi người vào cuộc chơi và mời cô gái đã được chọn vào ngồi giữa mẹt ở sàn rộng đầu nhà. Mọi người ngồi xung quanh, vòng trong là nam nữ thanh niên sẽ hát đối đáp, vòng ngoài là những người trung niên, người già ngồi cổ vũ. Lời hát dẫn của bà chủ sự ngoài những câu mời còn mang ý nghĩa xin trời và ma nhà phù hộ cho đêm hát vui, nếu cô gái ưng ai, cho ai giải nhất trong đêm hát thì cái mẹt sẽ xoay, cô gái ngồi đối diện người đó (theo quan niệm của người Thái thì nàng tiên sẽ nhập hồn vào cô gái nên cô gái hát rất hay và khi cô gái đang hát say sưa thì nàng tiên sẽ tạo nên sức mạnh làm xoay cái mẹt đối diện với người con trai mà cô gái ưng ý). Cô gái được chọn là gái ngồi mẹt phải là còn trẻ, chưa chồng, xinh đẹp nết na, tóc dài đen nhánh gội bằng cây sả, đinh hương thơm ngát, tấm thân tròn lẳn trong áo cóm, đầu đội chiếc piêu đẹp nhất... Cô gái ngồi ngửa mặt lên trời xin cho cô hát hay, đối giỏi thắng cuộc và tìm được người yêu, cô gái ngửa mặt lên trời cũng là thể hiện sự vô tư, chưa có cảm tình, ý tứ với người con trai nào mà phải sau cuộc chơi, cô gái thuộc về ai là do trời, nàng tiên xe duyên.

Sau lời dẫn của bà chủ sự, các chàng trai, cô gái đều cất tiếng hát, thường là những lời hát ca ngợi làng bản, ca ngợi người chăm chỉ nết na và các bài hát thường được sáng tác ngay tại chỗ, đôi khi các chàng trai cũng có chút riêng tư, sáng tác những câu hát tỏ tình:

"Tôi đi tìm hoaRung bông này vào người bản dướiRung bông nọ vào người bản trên..."Trăng càng sáng tỏ, hội hát càng say sưa, hết chàng trai nọ đến cô gái kia

họ thi nhau hát. Cô gái cũng hát đối lại say sưa cho tới khi gặp người ưng ý thì chiếc mẹt xoay và cô gái sẽ quay mặt đối diện với người đó. Hai người hát đối với nhau, cô gái cũng hát về bản làng, về con người nhưng đôi lúc cũng có một chút tình riêng.

Hội hát ngồi mẹt nồng nhiệt, ai cũng muốn hát, sao cho cô gái quay mặt về phía mình, hát với mình, mình là người may mắn hạnh phúc.

Khi đã khuya, chủ nhà mở chum rượu cần thết đãi mọi người, tiếng chiêng trống nổi lên, vòng xòe hình thành, cô gái ngồi mẹt và bà chủ sự được chủ nhà mời uống rượu đầu tiên.

Hát ngồi mẹt (Khắp nang đổng) là một hình thức hát giao duyên nhưng lại mang tính giáo dục tư cách đạo đức con người của người Thái vùng Yên Châu. Mượn yếu tố tâm linh để xoay mẹt (người ta quan niệm ai tốt thần mới xoay về phía mình) nhưng thực chất là cô gái ngồi mẹt tự xoay mẹt để tìm bạn tốt, tìm người yêu, tìm chồng.

Hội hát ngồi mẹt tổ chức vào buổi tối trăng sáng, thường tổ chức ở 2 nhà trong một buổi, chọn những nhà to rộng để có thể đông người tham gia, buổi hát

6Created by Thanh An - 61 -Thanh An Page 615/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2013 61

Sơn La – Mùa lễ hội

kết thúc, chủ nhà sẽ mời rượu và múa xòe. Kết thúc vòng xòe là kết thúc lễ hội cầu mưa của năm đó.

Sáng sớm hôm sau, chỉ có ông già, bà cả, trẻ con là ngủ muộn, còn những nam thanh niên, nhất là các chàng rể dậy thật sớm mài dao, con gái dậy đồ xôi, chuẩn bị một đợt sản xuất mới, nhằm khôi phục hậu quả hạn hán. Mọi người đi làm ruộng, làm nương từ khi chưa rõ mặt người, họ chào hỏi nhau rôm rả, cho nhau giống cây trồng, hạt giống, cây giống, bàn nhau cách khắc phục mương phai hỏng, dẫn nước về ruộng hạn cho mùa màng bội thu, bàn làng ấm no, hạnh phúc.

Theo các cụ già làng thì thường tổ chức lễ hội xong là trời mưa. Đây cũng có thể là sự trùng lặp, nhưng đây cũng thể hiện sức mạnh cộng đồng có hiệu quả, làm cho con người tin vào sức mạnh tập thể. (Trích Khảo tả Lễ hội Cầu mưa “Xến xó phốn” người Thái Đen, huyện Yên Châu - Đào Quang Tố)

NHẠC CỤ DÂN TỘC MÔNG - MỘT GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN GIAN TRUYỀN THỐNG VÀ ĐỘC ĐÁO

Trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, dân tộc Mông là một dân tộc giàu bản sắc độc đáo. Trong điều kiện phát triển tự nhiên, kho tàng tri thức dân gian, các giá trị văn hóa nghệ thuật dân tộc luôn giữ vị trí quan trọng trong đời sống của đồng bào Mông... Một trong số những giá trị văn hóa dân gian truyền thống đó là nhạc cụ dân tộc Mông.

Dân tộc Mông có một kho tàng văn hóa dân gian phong phú và rất độc đáo, trong đó nhạc cụ truyền thống nổi lên như những viên ngọc lung linh tỏa sáng. Người Mông say đắm dân ca dân tộc mình đó là tiếng hát tình yêu (gầu plềnh), tiếng hát cưới xin (gầu xuống), tiếng hát làm dâu (gầu na nhéng), tiếng hát mồ côi (gầu tú gua), tiếng hát cúng ma (gầu tuờ)…

Đặc điểm chung của những bài hát dân ca này không chỉ hát bằng lời mà còn có thể giãi bày thông qua những nhạc cụ dân tộc (sáo, khèn, kèn lá, kèn môi…) trong những dịp lễ hội, đặc biệt là hội Gầu tào (đón năm mới) với những sinh hoạt trò chơi dân gian, dân nhạc, dân ca, dân vũ thì vai trò của nhạc cụ dân tộc được coi là linh hồn của người Mông gửi gắm và thể hiện tiếng lòng của mình với bạn tình, với cộng đồng và với thiên nhiên núi rừng hùng vĩ. Từ những sinh hoạt văn hóa dân gian sống động như vậy mà hầu hết nam nữ thanh niên biết dùng kèn môi, thổi kèn lá, thanh niên biết thổi khèn, múa khèn, thổi sáo, hát ống.

Nhạc cụ dân tộc Mông thể hiện sâu nặng chất trữ tình đằm thắm, mượt mà, khỏe khoắn. Những âm thanh mà nó bộc lộ là vẻ đẹp tự nhiên của vùng cao bao la, hùng vĩ, nét tươi sáng và giản dị của tâm hồn người Mông. Chính vì thế,

6Created by Thanh An - 62 -Thanh An Page 625/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201362

Sơn La – Mùa lễ hội

âm nhạc người Mông nói chung và nhạc cụ dân tộc Mông nói riêng chiếm được cảm tình không những của tuyệt đại đồng bào Mông mà còn làm say lòng công chúng trong cộng đồng các dân tộc anh em, đặc biệt là những người làm nghệ thuật âm nhạc.

Khèn: Thân khèn Mông được chế tác bằng gỗ pơmu cùng sáu ống trúc lớn, nhỏ, dài, ngắn khác nhau. Sáu ống trúc tượng trưng cho tình anh em tụ hợp. Chúng được xếp khéo léo, song song trên thân khèn. Nhìn và tưởng tượng thêm một chút thấy chúng như dòng nước đang trôi. Dòng nước đó chở thứ âm thanh huyền diệu, chảy mãi từ nguồn lịch sử cho đến tận bến bờ hiện tại.

Tiếng khèn ngấm sâu vào máu thịt người Mông, thân quen như miếng "mèn mén" (bột ngô đồ) mẹ mớm từ lúc mới biết ăn dặm. Con trai 13 tuổi đã có cây khèn trên vai mỗi khi lên nương, xuống chợ. Âm thanh của khèn mạnh mẽ như chính cuộc sống người Mông, bởi nếu không kiên cường mạnh mẽ, người Mông xưa kia chắc khó lòng đương đầu nổi với sự khắc nghiệt nơi núi cao, đá dựng.

Khi buồn, khi vui họ đều mang khèn ra thổi, gửi cả tâm tư, tình cảm của mình vào tiếng khèn. Trong những dịp lễ, tết, tiếng khèn Mông vang vọng khắp núi rừng. Người già vẫn bảo: Tiếng khèn là phần hồn của người Mông, giữ tiếng khèn là giữ lấy bản sắc dân tộc mình. Những chàng trai Mông thổi khèn hay, múa khèn dẻo luôn nhận được sự quý mến, nể phục của nhiều người.

Người Mông thích nghe tiếng khèn, thích thổi khèn và múa khèn là thể hiện lịch sử của một dân tộc, về tình mẫu tử, huynh đệ và về lẽ sống làm người chứ không phải là lời tỏ tình như một số người vẫn lầm tưởng.

Khèn Mông thường được sử dụng trong hai trường hợp: Đám tang để tỏ lòng xót thương, luyến tiếc người quá cố; trong vui chơi để thi thố tài nghệ, bộc lộ bản chất ý chí, nghị lực của con người trong sinh hoạt cộng đồng.

Đàn môi: Là loại nhạc cụ dùng để tỏ tình, giao duyên và là thứ nhạc cụ không thể thiếu được trong tiếng hát tình yêu (gầu plềnh) của chàng trai, cô gái dân tộc Mông.

Đàn môi của người Mông có hai loại: Loại uốn hình lòng máng và loại hai mặt phẳng. Đàn là một mảnh lá đồng vừa giòn lại vừa dai có hình dáng giống lá lúa, có cuống để cầm trên tay, phần trên đầu vát nhọn để gảy. Ở chính giữa, người ta tạo ra một cái lưỡi gà, khi gảy đàn, lưỡi gà có độ rung. Khoang miệng của người thổi chính là cái bầu rỗng cộng hưởng phát ra tiếng to nhỏ, thanh trầm, luyến láy theo ý của người thổi.

Âm sắc của đàn môi mô phỏng theo làn điệu dân ca Mông, tạo ra một thứ ngôn ngữ âm nhạc rất riêng biệt và độc đáo, là lời tâm tình thủ thỉ, yêu thương, trìu mến mà chỉ người nghe ở gần (bạn tình) mới hiểu được nội dung của bài đàn.

6Created by Thanh An - 63 -Thanh An Page 635/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2013 63

Sơn La – Mùa lễ hội

Kèn lá: Là một loại nhạc cụ tự tạo đơn giản, ở đâu cũng có thể hái ra được kèn lá. Kèn lá tuy giản dị, dễ kiếm như vậy nhưng không phải loại lá nào thổi cũng phát ra thành tiếng được. Người thổi kèn lá thường chọn loại lá hơi mềm, tương đối dai, mép lá trơn. Những loại lá kim, lá giòn, mép răng cưa không thể phát ra âm thanh chuẩn và hay được.

Kèn lá được dùng để bày tỏ nỗi lòng trước thiên nhiên, trước con người. Khi thổi kèn lá chỉ việc áp vào giữa đôi môi, dùng hơi ở khoang miệng điều chỉnh âm thanh trầm bổng theo âm điệu bài hát, làn điệu dân ca quen thuộc.

Sáo Mông: Là dạng sáo đơn, có gắn lưỡi gà. Âm thanh của sáo Mông rất độc đáo, có những tiếng thô đục và rè bên cạnh những tiếng trong trẻo êm ái như tiếng người thủ thỉ, thấm sâu vào lòng người. Sau đây là một số loại sáo tiêu biểu của người Mông:

Sáo dọc: Là loại sáo có sáu lỗ ứng với sáu nốt nhạc, mặt sau gần trên miệng sáo có một lỗ gió. Trên miệng sáo có đút mẩu gỗ để kẽ thông hơi xuống lỗ gió.

Sáo tiêu: Cây sáo tiêu của dân tộc Mông thường nhỏ hơn so với cây sáo tiêu của dân tộc khác. Tiêu cũng có cấu tạo tương tự cây sáo dọc, nhưng trên miệng sáo có đút mẩu gỗ được vát chéo.

Sáo ngang: Mặt trên cũng dùi sáu lỗ, nhưng dùi thêm một lỗ phụ, mặt dưới dùi thêm một lỗ nhạc để bấm bằng ngón tay cái khi thổi. Phần tạo ra âm thanh là một chiếc lưỡi gà bằng đồng.

Sáo gọi chim: Tương tự như sáo dọc, sáo ngang, sáo tiêu nhưng không có các lỗ bấm theo nốt nhạc, chỉ dài gần một gang tay. Khi thổi điều khiển âm thanh cao thấp, trầm bổng, dài ngắn nhờ bàn tay mở gió ở miệng sáo. Sáo dùng để gọi bạn, gọi chim, bắt chước tiếng cuốc kêu.

Trong dân gian, sáo Mông là nhạc cụ của các chàng trai. Họ thường mang theo như một người bạn đường, bạn trong lao động và là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc chinh phục trái tim các cô gái. Tiếng sáo say đắm gọi người yêu và thổ lộ tâm tình cùng nàng trong những đêm trăng sáng trên các triền núi cao...

Ống hát: Hát ống là một hình thức sinh hoạt văn hóa - âm nhạc khá phổ biến của người Mông. Cấu tạo của ống hát rất đơn giản chỉ bao gồm hai ống mai hoặc ống vầu cắt ngắn khoảng 20cm, đường kính 10cm. Một đầu để hở còn một đầu được bịt bằng bóng bò, có một sợi chỉ lanh chạy xuyên qua hai ống hát để nối với nhau và có tác dụng truyền âm. Khi hát ống thì một đầu hát còn một đầu nghe, đối tượng hát ống thường là những người đã yên bề gia thất hoặc những đám trai gái hát đối nhau... khoảng cách giữa hai ống hát thường từ 10 - 20m. Âm thanh sẽ truyền qua sợi lanh nối giữa hai ống tới bên người nghe. Hát ống là một hình thức sinh hoạt tập thể thường chỉ diễn ra ở các lễ hội hay các phiên chợ đông người ngoài bãi chơi.

6Created by Thanh An - 64 -Thanh An Page 645/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201364

Sơn La – Mùa lễ hội

Nhạc cụ dân tộc Mông tuy giản đơn nhưng lại phong phú về cách diễn đạt âm thanh, cảm xúc và có vị trí không thể thiếu được trong đời sống văn hóa của đồng bào. Nhiều loại nhạc cụ đã trở thành một thứ hàng hóa mang đặc tính riêng của vùng cao được nhiều người biết đến. (www.cuocsongviet.com.vn)

-------------------------------

“Pa pỉnh tộp” - Món ăn cổ truyền của dân tộc Thái

Từ ngàn xưa, người Thái đã định cư ở những thung lũng lớn, màu mỡ ven các con sông, con suối, nơi có những cánh đồng lúa phì nhiêu nổi tiếng như Mường Tấc, Mường Thanh, Mường Lò... Hệ sinh thái thung lũng đã tạo nên định hướng sản xuất truyền thống của dân tộc Thái là trồng trọt lúa và đánh bắt, nuôi cá để kiếm kế sinh nhai.

Việc chế biến các món ăn hợp khẩu vị không những trở thành nhu cầu hàng ngày không thể thiếu được đối với đồng bào Thái, mà còn là một tiêu chuẩn để nhận xét, đánh giá con người, nhất là đối với thanh niên nam nữ mới đi làm dâu, làm rể. Cơm nếp thơm, ăn cùng với các món ăn được chế biến từ thịt, cá và các loại rau rừng là những món ăn ngon đặc sắc của người Thái thể hiện sự hòa quyện giữa thiên nhiên với lòng kiên trì, nhẫn nại, tính sáng tạo tuyệt vời của cư dân Thái. Về hình thức, các món ăn Thái nhìn chung không cầu kỳ kiểu cách nhưng khi đã được thưởng thức thì không dễ quên được, trong đó đặc biệt là món ''Pa pỉnh tộp" (tức là cá nướng gập) đậm đà bản sắc dân tộc.

Tục ngữ Thái có câu: ''Cáy măn mọk má ha, báu to pa pỉnh tộp ma sú'' nghĩa là: ''Gà tơ tần đem đến, không bằng cá pỉnh tộp đem cho''. Người ta đánh giá món cá nướng này sang trọng không chỉ bởi giá trị ẩm thực của nó mà còn bởi sự ước lượng chuẩn xác và bàn tay khéo léo của người làm ra nó. Từ xa xưa, cá và các loại thủy sản khác đã là nguồn thực phẩm quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của người Thái. Khi đứa con mới đẻ người mẹ lấy đôi đũa mới gắp miếng cá nướng chấm vào miệng con trẻ, làm như vậy có nghĩa là bé sinh ra hưởng miếng cơm cá mà lớn khôn. Đối với đồng bào Thái ''Cơm trắng, miếng cá bạc'' là biểu tượng cho sự no đủ, hạnh phúc.

Để làm được món ''Pa pỉnh tộp'', người ta chọn loại cá chép khoảng 0,5 kg trở lên, béo và còn tươi sống. Trước khi mổ phải cạo vảy để gia vị ướp ngấm đều vào cá, không mổ cá đằng bụng mà phải mổ đằng dọc sống lưng để khi gấp úp, con cá mềm mại dễ gấp hơn và để phần gia vị nhồi trong bụng cá khi tiếp xúc với than hồng sẽ tỏa mùi thơm ngấm vào thịt cá. Dao mổ cá phải là dao sắc lẹm,

6Created by Thanh An - 65 -Thanh An Page 655/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2013

Ẩm thực

65

Sơn La – Mùa lễ hội

khía thẳng, dứt khoát, không khía nhiều lần gây nát cá. Sau khi bỏ mật cá bắt đầu ướp nhồi gia vị.

Các món ăn Thái mang hương vị đặc trưng khó quên cũng là nhờ sự pha trộn khéo léo và hợp lý giữa các loại gia vị cay, chua, đắng, mặn, ngọt như ớt, tỏi, gừng, sả, riềng, mắc khén và các loại rau thơm, trong đó đặc biệt là ớt và tỏi là hai thứ không thể thiếu trong bữa ăn của người Thái. Nói về các gia vị của người Thái để chế biến món cá Pỉnh tộp cũng như các món đặc sản khác thì vô cùng đa dạng phong phú. Pa pỉnh tộp phải ướp bằng ớt bột khô thì khi nướng cá mới thơm ngon và ướp đậm muối hơn một chút so với cá đem rán. Sau khi tẩm ướp con cá, để khoảng 5 - 10 phút, người ta nhồi vào bụng cá những loại rau thơm đã được thái nhỏ như: Gừng, tỏi, sả, hành, rau thơm rừng (Hom mu chưn) và mầm măng của cây sa nhân. Gấp úp đôi con cá lại, xoa một lớp bột riềng và thính gạo ra ngoài vỏ cá rồi kẹp vào gắp nướng. Que gắp nướng (Híp pỉnh) phải bằng cây tre bương dày, tươi càng tốt, chẻ thành đôi hoặc ba, bốn chạc để kẹp con cá cho chắc chắn. Sau đó phải nướng cá trên cây củi gỗ núi đá. Nếu nướng trên than cây tre và các loại cây gỗ tạp thì cá không chín vàng đều và không thơm ngon. Người ngồi nướng cá cần phải kiên trì hơ cho con cá chín dần, chín đều, không nóng vội dí sát cá vào bếp lửa cá sẽ cháy sém bên ngoài nhưng chưa đủ độ chín thơm bên trong. Khi gỡ cá ra đĩa, người Thái có sáng kiến dùng sợi chỉ vuốt dọc theo chiều gắp, con cá được gỡ ra vẫn nguyên vẹn, không vỡ nát.

Khách quý tới nhà, sau khi đôi lời chia vui, cảm ơn quý khách chủ nhà sẽ chia phần ''Pa pỉnh tộp'' cho khách và mọi người với ý niệm: Đây là món ăn quý trọng, mến khách, hẹn gặp lại không bao giờ quên! Thưởng thức miếng cá nướng vàng rộm, thơm lừng với cơm nếp xôi dẻo ta mới thấy hết cái vị ngọt béo của cá, vị cay của quả ớt đầu sàn nhà mẹ, quả mắc khén ven bản, màu xanh của hành, của rau thơm lẫn màu đỏ của ớt, màu vàng của cá nướng - tất cả màu sắc của bức tranh thiên nhiên ấy đã đi vào bữa ăn cụ thể của đồng bào Thái giản dị mà ngẫu nhiên. Cơm xôi ăn với ''Pa pỉnh tộp'' của người Thái cũng được ví như cơm tám nấu niêu đất ăn với cá bống kho của người miền xuôi vậy.

Vừa là món ăn dành đãi khách quý, nhưng cá Pỉnh tộp cũng còn là món ăn đời thường, rất thuận tiện cho việc gói cơm đi làm nương rẫy, đồng áng. Cơm xôi ăn với cá nướng, chấm muối ớt giã (chẳm chéo), cùng với can nước mát đã đủ sức làm ấm lòng những người cày cuốc trên nương, ngoài ruộng.

Có thể nói, bữa ăn dân tộc Thái là tấm gương trung thực phản chiếu môi trường tự nhiên, cách thức và trình độ chinh phục môi trường để tạo ra nguồn thức ăn đặc sắc, hợp khẩu vị. Món ''Pa pỉnh tộp'' của người Thái là món ăn đã trở thành nổi tiếng, là nhu cầu đòi hỏi đối với du khách khi tới thăm bản của người Thái.

6Created by Thanh An - 66 -Thanh An Page 665/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201366

Sơn La – Mùa lễ hội

(sonlatrade-tourism.gov.vn)

XÔI NGŨ SẮC - NÉT ẨM THỰC ĐỘC ĐÁO CỦA NGƯỜI TÀY

Xôi ngũ sắc là món ăn quan trọng không thể thiếu của đồng bào dân tộc Tày trong các dịp lễ tết, hội hè... Xôi thường có 5 màu nên người ta gọi chung là “xôi ngũ sắc”.

Người Tày chiếm số lượng khá lớn, phân bố rộng trên cả nước và sống ở hầu hết tại các vùng núi cao. Họ có truyền thống văn hóa lâu đời, có chữ viết riêng và có điều kiện kinh tế khá hơn các dân tộc khác. Những nét đặc sắc về văn hóa của người Tày không những được thể hiện trong các hội làng, những điệu ca hát đối đáp, hát ví, hát then mà còn trong cả những nét văn hóa ẩm thực. Và xôi ngũ sắc là một sản phẩm đặc trưng của họ.

Điểm đặc biệt của món xôi này là màu sắc độc đáo. Những hạt xôi thơm dẻo được đồ bằng gạo nếp cái hoa vàng nổi tiếng. Màu xôi đẹp tự nhiên và hấp dẫn, 5 màu chính của xôi là trắng, đỏ, xanh, tím, vàng. Trắng là màu nguyên của gạo, các màu còn lại được tạo nên bằng cách ngâm gạo với nước của các loại lá và củ cây rừng. Những loại lá và củ cây này đều dễ tìm trong rừng, hoặc trong vườn nhà.

Đối với xôi màu đỏ, màu tím, bà con lấy lá cây "Bẩu khẩu đăm đeng" (lá cây đỏ đen) đem giã nhỏ, hòa với nước đun sôi rồi lấy nước để ngâm gạo. Sau 5 - 6 tiếng, vớt gạo ra cho vào chõ đồ chín, cơm xôi sẽ có màu đỏ hoặc tím rất đẹp.

Tiếp đến, xôi có màu vàng chính là nhờ nghệ. Người Tày lấy 2 - 3 củ nghệ tươi mài trên cành cọ cho nhỏ mịn rồi trộn đều với gạo đã ngâm kỹ, đồ chín. Cơm nếp nghệ thường được dùng cho phụ nữ mới sinh vì bà con cho rằng phụ nữ vừa sinh con, ăn cơm nếp nghệ sẽ mau khỏe và tránh được hậu sản.

Cuối cùng, lá gừng là nguyên liệu để tạo màu xanh cho xôi. Các bà, các chị chỉ cần lấy một nắm lá gừng tươi, giã nhỏ vắt lấy nước cốt. Khi đồ gần chín xôi, họ cho nước cốt lá gừng vào trộn đều, đậy vung kín đồ tiếp và chừng nửa tiếng sau, xôi chín có màu xanh lá cây, thơm dậy mùi gừng, mùi nếp rất ngon.

Ngày lễ, tết, bà con dân tộc Tày thường chế biến món xôi năm màu trang trí làm cho mâm cỗ thêm hấp dẫn. Để có món xôi màu dẻo thơm, bà con phải chọn loại gạo nếp thơm, hạt mẩy đều. Còn màu sắc của xôi phụ thuộc vào nguyên liệu tạo màu.

Xôi ngũ sắc được các mẹ, các chị bày thành đĩa xôi năm màu: Trắng, xanh, vàng, đỏ, tím cẩm trông tựa như bông hoa năm cánh đang khoe sắc. Có một mùi thơm đặc trưng của cây cỏ, không thể lẫn với bất cứ loại xôi nào khác. Hạt xôi bóng đẹp nhưng không ướt, khi nguội hạt xôi se lại nhưng vẫn mềm, dẻo và thơm.

6Created by Thanh An - 67 -Thanh An Page 675/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2013 67

Sơn La – Mùa lễ hội

Người xưa quan niệm, xôi ngũ sắc tượng trưng cho ngũ hành: Trắng là màu của kim, xanh là màu của mộc, đen là màu của thủy, đỏ là màu của hỏa, màu vàng là màu của thổ. Người ta quan niệm rằng sự tồn tại của 5 chất này làm nên sự tươi tốt của Thiên - Địa - Nhân.

Với người Tày, những ai ăn xôi ngũ sắc trong các ngày lễ, tết thì họ sẽ gặp nhiều điều may mắn, tốt lành. (dantocviet.vn - Ngày 30/9/2012)

Thắng cố - Từ truyền thuyết đến hiện thực

Tây Bắc độ vào xuân đẹp như một cô gái mới lớn. Hòa vào núi rừng xanh thắm là sắc hoa đào, hoa mận rực rỡ làm ngẩn ngơ lòng người. Ngồi bên bếp lửa hồng với nồi thắng cố đang sôi sùng sục, uống chén rượu táo mèo nồng say, hẳn thực khách sẽ nhớ mãi hương vị đặc biệt từ món đặc sản của đồng bào vùng cao.

Thắng cố là món ăn đặc trưng truyền thống của người Mông. Thịt nấu thắng cố được chế biến từ thịt bò, thịt trâu, thịt ngựa và thịt lợn. Các bộ phận như: Lòng, tim, gan, tiết, thịt, xương, được cho vào chảo nước đun nhừ, có thể cho thêm các loại rau. Khi ăn, chảo vẫn để trên bếp đun, ăn đến đâu múc ra bát đến đó.

Thắng cố có từ rất xa xưa và trở thành món ăn quen không thể thiếu của đồng bào vùng cao phía Bắc. Tương truyền, người Mông biết nấu và ăn thắng cố đầu tiên, sau đó mới đến các dân tộc khác. Rất nhiều truyền thuyết kể về món thắng cố, có giả thuyết cho rằng: Từ thắng cố xuất phát từ hai chữ "thang hoắc", là một thứ canh thịt nấu lẫn lộn của người Hoa Hạ. Trong món canh đó, nguyên liệu chủ yếu là nước ninh xương và thịt, có thể là từ lợn hay bò, được nấu và ăn vào những ngày lễ quan trọng trong những thủ tục hành chính thời cổ đại.

Cũng có giả thuyết khác cho rằng, sự xuất hiện của những món ăn với phương thức nấu hỗn độn kiểu này đã có từ lâu trong lịch sử ẩm thực Trung Hoa. Điều đó để lại dấu vết trong một số từ nguyên như "lẩu" (từ chữ "lô", có nghĩa là "lò"), "tả pí lù" (tức "đả biên lô"), món ăn thập cẩm quanh một bếp lửa nấu sôi. Có lẽ thắng cố cũng nằm trong những trường hợp như thế.

Đối với đồng bào, thắng cố không chỉ được chế biến và nấu tại gia đình màcòn là món ăn phổ biến tại các buổi chợ phiên. Ăn thắng cố ở chợ phiên gần như đã trở thành một nét văn hóa của đồng bào các dân tộc vùng cao.

Mỗi khi xuống chợ, ăn một bát thắng cố với mèn mén hoặc trộn với cơm thì không có gì sánh bằng. Thắng cố xưa chủ yếu được nấu từ xương bò, xương trâu ninh nhừ cùng với lục phủ ngũ tạng của gia súc ăn cỏ. Nồi thắng cố to, sôi lục bục nổi lên những tảng thịt, tảng mỡ to màu vàng nhạt trông thật hấp dẫn.

6Created by Thanh An - 68 -Thanh An Page 685/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201368

Sơn La – Mùa lễ hội

Món ăn nhiều đạm như thế mới đủ ấm lòng trong những mùa đông giá rét, cũng như làm ấm những người đi chợ xa...

Mùa đông miền núi phía Bắc lạnh cắt da cắt thịt, ngồi bên bếp lửa hồng với nồi thằng cố đang sôi, thưởng thức hương vị thắng cố thơm lừng, béo ngậy với chén rượu ngô cay nồng, ngây ngất thì không còn gì hơn... Nguyên Hương (tamnhin.net – Ngày 01/3/2011)

Văn hóa rượu cần

Đến với Sơn La, vùng đất văn hóa giàu hương sắc bạn không chỉ được ngắm nhìn một vùng núi non hùng vĩ mà còn được khám phá về giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc vùng Tây Bắc: Những vòng xòe cuốn hút, ánh lửa bập bùng, giọng hát ngọt ngào của các thiếu nữ miền sơn cước bên hũ rượu cần ngây ngất men say...

Rượu cần còn có tên là “lảu kép” (rượu trấu), “lảu bẳng” (rượu ống), “lảu co” (rượu cây), “lảu xá” (rượu vỏ trấu), “lảu xả” (rượu của dân tộc Khơ Mú, loại rất đậm ngọt). Để làm được một hũ rượu cần phải có gạo hoặc ngô, khoai, sắn, y dĩ, chuối, dứa, củ mài và một số loại cây, củ, quả khác cùng men rượu, vỏ trấu và chum đựng. Cách làm phổ thông và đơn giản nhất là dùng gạo tẻ hoặc nếp đãi sạch, ngâm nước lã hoặc nước ấm 3 - 5 giờ đồng hồ. Đổ ra rá, dội nước lạnh cho sạch, trộn đều vỏ trấu, đồ chín kỹ rồi đổ ra mẹt sạch, để nguội, trộn đều men, theo tỷ lệ một gạo hai trấu (1 kg gạo, 2 kg trấu), 1/2 lạng men (không kể một số loại men mạnh bằng lá tươi) ủ kỹ bằng lá (hoặc ni lông thật kín) từ 5 - 7 ngày đến khi dậy mùi thơm, đem đổ vào chum (hoặc hũ) bịt thật kín (dùng tro bếp sạch, hòa nước đặc sền sệt đắp kín, chặt miệng chum) để ở nơi khô ráo, sạch sẽ mười ngày sau thì đem uống.

Rượu càng nhiều ngày, càng già, uống càng bốc và ngon. Loại men ngọt uống thấy vị ngọt (như đường, như mật). Loại men đậm, đắng uống rất bốc, mạnh hơn các loại bia gọi là “lẩu phủ trai” (rượu đàn ông). Rượu cần uống bằng nước lạnh đun sôi để nguội (hoặc để trong tủ lạnh càng tốt). Nếu dùng nước nóng (kể cả hơi ấm) uống sẽ không ra gì, rượu coi như bị hỏng.

Khi uống ta bật bỏ nắp bịt ra, đổ nước ngâm một phút cho ngấm, cắm cần vào và đổ nước uống liên tục đến lúc nhạt thì thôi. Người được mời uống đầu tiên thường là những người có vai vế, người cao tuổi hoặc khách quý rồi mới đến gia chủ và thứ bậc khác.

Khắp các vùng dân tộc Thái Sơn La đâu đâu cũng uống rượu cần. Rượu cần thơm, ngon, mát, bổ, kích thích tiêu hóa, lợi tiểu. Chum nhỏ là một chum một cần, chồng rót vợ uống và ngược lại. Chum nhỡ là đôi bạn, đôi cần, theo số chẵn

6Created by Thanh An - 69 -Thanh An Page 695/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2013 69

Sơn La – Mùa lễ hội

là bốn, sáu, tám. Chum to sẽ là 10, 12, 14 bạn bè anh em đến là “lảu khay cáy khả” (rượu mở, thịt gà).

Và, chum rượu cần đã mở là có ca hát, khèn, sáo, trống, chiêng, vòng xòe dập dìu, say mê thâu đêm suốt sáng. Bên hũ rượu cần thường là nơi tụ hội của cộng đồng bản mường, chân thành đoàn kết, bình đẳng, không phân biệt dân tộc, đẳng cấp. Rượu cần là một nét sinh hoạt văn hóa đẹp của người dân tộc Thái.

Nói đến rượu cần, người Thái có sự tích rằng: Một ông cụ có hai người con dâu. Cụ muốn thử xem ai là người thông minh, đức hạnh. Cụ bảo:

- Bố đi ăn uống đã nhiều, nhưng chưa được ăn con vật gì mà thịt lại nằm trong xương, cũng chưa được uống loại nước gì chảy ngược cho ngọt ngào, ý vị. Các con cố tìm cho bố. Được ăn uống những thứ đó, bố mới khỏe ra được.

Cô dâu cả nghĩ mãi, không hiểu là thức ăn thức uống gì. Cô dâu thứ hai cũng bí, hỏi chỗ này chỗ khác cũng không ai biết thức ăn ấy ra sao. Chị buồn rầu ra suối ngồi nghĩ. Bỗng chị nhìn thấy con ốc bên bờ suối. Thôi phải rồi! Con ốc, ruột trong mềm, vỏ ngoài cứng, thế chẳng phải thịt nằm trong xương sao? Bên bờ suối lại có ai đã cắm một cái vòi chuyền cho nước chảy ngược lên máng. Muốn nước chảy ngược cũng phải làm như vậy. Chị liền bắt một mớ ốc về nấu canh, múc một bầu nước, vót cái cần cắm vào bầu. Cứ để nước lã như thế thì chẳng có mùi vị gì, chị bỏ vào bầu vài nắm lá thuốc trong rừng. Đưa về nhà thì ông cụ đang đi vắng. Chị giấu kín các thức đã chuẩn bị, chờ bố về đưa nộp.

Người dâu cả đang nghĩ chưa ra cách, thấy em thứ giấu thì bực, liền lén bỏ vào bình một nắm bã trấu và tấm vụn. Không ngờ như thế lại làm cho bình nước thêm chất - Lá, trấu, tấm quện lại, lên men, hóa thành một thứ rượu ngọt. Ông bố ăn canh ốc rồi cầm cần hút. Đúng là nước thân nước thương chảy ngược và canh thịt nằm trong xương. Ông cụ khen nức nở, giao cả cơ nghiệp cho cô em. Và lịch sử xa xôi của bình rượu cần có từ đó.  (sưu tầm tổng hợp)

ơ

6Created by Thanh An - 70 -Thanh An Page 705/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201370

Sơn La – Mùa lễ hội

NÉT ĐẸP TỤC CHƠI CÒN CỦA NGƯỜI THÁI TÂY BẮC

Chơi còn là sinh hoạt không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Thái Tây Bắc. Đó không chỉ là môn thể thao giải trí lành mạnh mà còn mang mầu sắc tâm linh và ẩn chứa những ý nghĩa nhân sinh cao đẹp.

Có ba cách chơi còn truyền thống được lưu truyền cho tới ngày nay:Còn vòng: Chôn một cột bằng tre hoặc hóp còn tươi, cao từ 10 - 15m, trên

ngọn làm một vòng tròn rộng từ 30 - 40cm, bịt bằng giấy đỏ. Ai ném thủng được coi là sẽ gặp nhiều may mắn và được thưởng.

Còn xai: Nam thanh nữ tú chia làm hai hàng. Bên tung, bên đón. Nếu ai bắt trượt làm quả còn rơi xuống đất sẽ phải có tặng vật cho người tung: Khăn piêu, vòng bạc... Dây còn như sợi dây tình từ tay người này trao gởi đến tay người khác, với bao điều thầm kín. Sau cuộc chơi nhiều đôi đã được xe duyên thắm, nên vợ nên chồng.

Còn xổm: Người chơi đứng thành vòng tròn, xen kẽ một nam một nữ, có thể đông tới vài trăm người. Người chơi bắt buộc phải tung theo thứ tự vòng tròn, ai cũng được chơi bình đẳng.

Người Thái quan niệm rồng là con vật đẹp nhất (chăn cơ tô luông). Quả còn chính là sự mô phỏng của rồng còn (luông còn) trong truyền thuyết. Rồng còn có thân hình vuông, đuôi dài, thân và đuôi có tua với nhiều màu sắc rực rỡ. Rồng còn thường bay theo quỹ đạo vòng cung, như dáng cầu vồng, năm nào rồng còn xuất hiện nhiều thì mưa thuận gió hòa, người khỏe mạnh yên vui, vụ mùa xanh tốt bội thu... Chính vì vậy quả còn bao giờ cũng làm bằng vải màu đỏ, đen, trắng, khâu thành hình vuông, trong nhồi hạt bông, thóc giống, muối ăn và một ít trấu. Quả còn được đính năm tua mầu, bốn tua ở bốn góc và dây đáy tượng trưng cho thân rồng đính chín tua so le nhau. Quả còn lóng lánh mầu sắc như rồng còn trong truyền thuyết và ước mơ khát vọng của người Thái Tây Bắc, ấp ủ những hạt giống chờ gieo xuống bản làng, sinh sôi kết trái. Dây còn như thân rồng với chín tia nắng, tám tia mưa, mang lại một tín hiệu tốt lành cho một năm mới. Khi tung lên cao, các tua còn phấp phới như râu rồng, biểu tượng của cỏ cây hoa lá khoe sắc đua hương.

Người chơi còn tung quả còn bay lên mang đi cái úa vàng, vận hạn rủi ro. Khi chơi còn người Thái Tây Bắc thường hát “Khắm sai bản lống tọt xia lương,

6Created by Thanh An - 71 -Thanh An Page 715/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2013 71

Sơn La – Mùa lễ hội

khắm sai cón lống tọt xia sảy”, có nghĩa là: Chúng ta cùng nhau cầm dây còn ném đi cái úa vàng, nắm dây còn quăng đi cái đau ốm... Người đón còn, đón lấy cái may mắn, tốt đẹp về “Hạp au ăn đi, ăn ngám má chảu; hặp au ăn thảu, ăn ké má tô”, có nghĩa là: Bắt lấy cái tốt đẹp về mình, đón lấy cái phúc, tuổi thọ về ta. Cũng chính vì vậy, người chơi còn đều cố bắt không để cho còn rơi xuống đất. Người tung, người bắt rồi tung trở lại, quả còn phơi phới trên trời cao như rồng còn bay lượn trong vũ điệu ấm no hạnh phúc.

Ngày nay, người Thái Tây Bắc vẫn giữ gìn và trân trọng tục chơi còn. Trong những ngày lễ hội, ngày xuân, quả còn lóng lánh sắc màu cùng lời ca bay giữa bầu trời Tây Bắc chuyên chở bao khát vọng và niềm tin về tình yêu và cuộc sống. 

Trần Vân Hạc (cema.gov.vn)

Bịt mắt đánh trống…Cách chơi: Trước dàn chiêng trống để hai bộ váy áo cũ, thắt lưng cũ, khăn

piêu cũ để những người tham gia trò chơi cải trang thành phụ nữ. Ngoài ra còn để 1 số thắt lưng, áo thừa để cho người cải trang độn ngực.

Bắt đầu chơi, người chủ trò cầm dùi chiêng và trống (cả hai thứ) vừa múa làm mẫu, vừa đánh trống, chiêng (tay trái đánh chiêng, tay phải đánh trống) theo nhịp trống xòe, 3 thanh niên nhảy vào vừa xòe, vừa nhặt váy áo, khăn piêu để thay từng thứ một, nhưng luôn phải nhảy xòe, tranh nhau, phải nhanh tay không người khác lấy mất. Họ mặc váy, áo, đội khăn piêu, vì cần phải nhanh không người khác lấy mất nên ai cũng mặc xộc xệch, họ còn dùng khăn áo thừa, dự trữ trong cuộc chơi để độn vào ngực thay vú, do vội nên bên to bên bé, bên cao, bên thấp, cuộc chơi diễn ra làm những người xung quanh cười chảy cả nước mắt. Trong 3 người, người nào tranh được ít váy áo nhất thì phải trả cho hai người kia cho đủ trang phục. Trong hai người thắng, ai xong trước thì chủ trò bịt mắt trước và trao dùi trống chiêng, người này vừa nhảy vừa mò vào tìm dàn trống chiêng, vừa đánh trống chiêng vừa nhảy múa (không được đứng im). Người còn lại cũng được bịt mắt, nhảy múa vào tìm chộp lấy dùi trống chiêng (không được ôm người đang đánh, chỉ được nghe tiếng trống chiêng mà chộp dùi). Người chơi có hình dáng cô gái xộc xệch, luộm thuộm do con trai đóng giả, họ cố ý tạo ra những tình huống gây cười và phê phán những cô gái luộm thuộm như: Lắc vú, rơi vú, nhổ

6Created by Thanh An - 72 -Thanh An Page 725/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201372

Sơn La – Mùa lễ hội

lông nách, múa theo kiểu tắm truồng (cuộn váy tượng trưng để trên đầu), tay vớt nước (tượng trưng) xoa chỗ này, chỗ nọ để gây cười. Khi người thứ hai đã chộp đúng dùi chiêng trống thì người đánh phải trao và người chơi đổi chỗ cho nhau. Người cổ vũ cười chảy cả nước mắt. Khi hai người chơi đã đổi chỗ cho nhau, chủ trò lên tiếng hát bài "Inh lả ơi" cả đám chơi hát phụ họa:

lnh lả ơi! sao noọng ơi!Chúng ta là người Thái núi rừngCùng nắm tay xòe hoa vui cườiInh lả ơi! sao noọng ơi!...Trò chơi kết thúc bằng hai người làm hề bỏ bịt mắt, mọi người vây thành

vòng xòe, vừa xòe vừa hát "Inh lả ơi".Tùy theo thời gian, trò chơi bịt mắt đánh trống còn được tiếp diễn trên

đường về bản, các nam thanh niên thay nhau đóng giả. Tiếng cười, tiếng hát vô cùng náo nhiệt, trò chơi và sự cổ vũ xóa đi bao nỗi nhọc nhằn và từ trò chơi này dân bản cũng xóa luôn thành kiến đối với người chửa hoang, từ lúc này trở đi người chửa hoang và gia đình có phận sự phải hòa nhập vào cuộc vui nếu không sẽ bị chê trách lâu dài.

Sau trò chơi bịt mắt đánh trống, mọi người về bản, ăn cơm cả bản, do một số người đã chuẩn bị sẵn ở bản tại một nhà già bản rộng rãi và sạch sẽ… (Trích Khảo tả Lễ hội Cầu mưa “Xến xó phốn” - Đào Quang Tố)

ĐUA THUYỀNLễ hội đua thuyền là nét đẹp truyền thống văn hóa, từ xa xưa đã được ông

cha truyền lại, là nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng của các dân tộc sống trong vùng, phản ánh tín ngưỡng và sinh hoạt của người dân vùng sông nước, trong lao động nông nghiệp và lao động các ngành nghề.

Tổ chức môn đua thuyền truyền thống dựa trên cơ sở việc thực hiện Đề án khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Hội đua thuyền hàng năm.

- Mỗi đơn vị chọn cử và thành lập 02 đội tuyển nam và nữ; mỗi đội 12 vận động viên, trong đó 02 vận động viên dự bị.

- Đội tuyển nữ đua cự ly là: 1.400m.- Đội tuyển nam đua cự ly là: 1.600m.(Mỗi đội gồm 01 chỉ huy, 01 điều khiển lái, 8 vận động viên chèo).Căn cứ vào số đội dự thi, nếu có 5 đội thuyền trở lên sẽ bắt thăm chia đợt thi

đấu, lấy thành tích cao nhất của 4 đội vào thi chung kết chọn nhất, nhì, ba.* Xếp hạng: Tính thời gian để xếp hạng, đội thuyền nào có thời gian ít hơn thì

xếp trên. (Trích Đề án Lễ hội Đua thuyền truyền thống dân tộc Thái

huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La - Phòng Văn hóa huyện Quỳnh Nhai)6Created by Thanh An - 73 -Thanh An Page 73

5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2013 73

Sơn La – Mùa lễ hội

TRÒ CHƠI ĐỘC ĐÁO TRÊN BẢN MÔNGNhững ngày xuân ở vùng cao, sắc cảnh thiên nhiên đổi thay bởi những sắc

màu rực rỡ của cánh hoa đào lung linh trong gió, của trang phục những đôi trai gái dập dìu tìm bạn. Trong khung cảnh vùng cao tràn đầy sức xuân ấy bao giờ cũng kèm theo các trò chơi dân gian độc đáo.

Trái pa pao lời hẹn ướcKhi những tia nắng đầu tiên xuyên qua màn sương trắng xua đi cái giá lạnh

của mùa đông, những cành đào nở bật những bông hoa rực rỡ là lúc bà con đồng bào Mông vui đón tết. Trên các bãi bằng đầu bản, trò ném pa pao thu hút nhiều người từ bản bên, xã bạn gần xa đến tham gia trong không khí vui vẻ đoàn kết, nhưng phần đông tham gia là các nam thanh, nữ tú. Xuân về trái pa pao đem đến cho các bản làng vùng cao niềm vui đầm ấm đoàn kết và trái pa pao như một lời hẹn, trao nhau nỗi nhớ, để nên những lứa đôi hạnh phúc.

Trái pa pao được khâu nối các miếng vải thành trái tròn, to bằng quả cam, bên trong nhồi hạt lanh hoặc bông vải, nên trọng lượng khá nhẹ đủ để người đón nhận trái pa pao nhẹ nhàng. Trò chơi ném pao đơn giản, người chơi đứng thành từng tốp, chia 2 bên nam và nữ, cách nhau 6 đến 7 mét và ném theo đôi. Người ném và bắt pa pao khéo léo, không để pa pao rơi xuống đất. Trong cuộc chơi cũng tùy theo nhóm có thể đề ra các giao ước vui, như ai để pa pao rơi sẽ phải hát đền một bài, hay nhảy lò cò, cõng bạn chạy vòng tròn… Điểm đặc sắc nhất là, ném pa pao cũng là dịp để trai gái trao gửi ánh mắt nụ cười tìm bạn lòng. Khi ném pa pao là trao cả ánh mắt nụ cười cho nhau. Các chàng trai mến cô gái nào thì giữ quả pa pao để sau có cớ cầm đến nhà hay tìm gặp để bày tỏ tình cảm, nếu hợp nhau, họ hẹn hò và bắt đầu một mối tình.

Dũng mãnh, tự tin trên lưng ngựa Đua ngựa không thể thiếu trong những ngày tết ở vùng cao. Đua ngựa

thường được tổ chức để các chàng trai thể hiện mình.Trước ngày tết, cả bản cùng nhau sửa lại đường đua ngựa, đường đua

thường làm vòng quanh trên mỏm đồi hay các triền núi thoai thoải, không gập ghềnh và hiểm trở. Trước ngày đua, những chú ngựa đua được chăm bẵm, tắm táp sạch sẽ, chải lông bóng mượt. Các chàng trai dù chưa có vợ hay đã có vợ đều hào hứng với cuộc đua này. Bởi, đua ngựa là biểu hiện của tinh thần phóng khoáng, dũng mãnh và tự tin của chàng trai người Mông. Ngày đua, các chàng trai gọn gàng trong sắc phục, cổ đeo nhiều vòng bạc; bà con từ già trẻ, gái trai tụ tập hò reo cổ vũ, trong đó không thể thiếu những bóng dáng thiếu nữ.

Hiệu lệnh bắt đầu, tốp đua ngựa lao như tên bắn về phía trước, tay cầm chặt dây cương các chàng trai rạp người trên mình ngựa, huých mạnh để ngựa tung vó nhanh hơn để vượt lên phía trước. Người thắng cuộc là những người trở về nơi xuất phát sớm nhất. Những người đua đều tự giác và giám sát nhau, nên đều được thực hiện đúng theo quy định và coi đây là sự cao thượng trong đua ngựa. Kèm

6Created by Thanh An - 74 -Thanh An Page 745/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201374

Sơn La – Mùa lễ hội

theo đua thường đưa ra các trò để thi thố tài năng, như: Sải mình xuống với lấy một vật gì đó đặt dưới đất hoặc lấy được bầu rượu treo trên cao đặt ở phía cuối đường bên kia rồi vòng lại hoặc nhào lộn trên lưng ngựa…

Cuộc thi đua ngựa diễn ra hấp dẫn trước sự hò reo cổ vũ của bà con dân bản. Với các chàng trai chưa vợ dịp đua ngựa là lúc họ thể hiện mình, cố gắng tạo ra sự oai phong để lọt vào mắt các cô gái. Người thắng và người thua đều mừng nhau trong chén rượu nồng ấm áp giữa ngày xuân.

Cùng với ném pao, đua ngựa, các trò chơi đánh tu lu, thổi khèn cũng được tổ chức để các chàng trai trổ tài. Những trò chơi hiện đang được gìn giữ lưu truyền như một nét văn hóa độc đáo càng làm cho mùa xuân trên các bản Mông thêm xuân.

Sự tích bánh dàyThuở xưa, có chàng trai người Mông tên là PLai, bị thần hổ về bản bắt mất

người yêu về làm vợ. Quyết tìm được người yêu, chàng PLai đã dùng bánh dày để làm lương thực đi tìm nàng. Qua bao gian nan khổ ải, chàng đã tìm được nàng. Cảm động trước tình yêu cao cả của chàng PLai, thần hổ đã trả lại nàng Dợ cho chàng. Từ đó, chiếc bánh dày đã trở thành biểu tượng của tình yêu thủy chung đôi lứa trai gái người Mông. Ngày nay, sự tích bánh dày đã đi vào lễ hội, trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Mông.

Tại tuần văn hóa các dân tộc Sơn La tổ chức tại Mộc Châu năm 2005, sự tích bánh dày được các chàng trai người Mông đến từ các địa phương trong tỉnh tái hiện lại qua cuộc thi làm bánh dày lễ hội. Các đội đến tham gia đều phải chuẩn bị các vật cụ, như: Củi, chõ xôi, gạo nếp, chày, cối giã, lá chuối và các chất phụ gia chống dính khi nặn làm bánh. Sau khi xôi chín, đổ vào cối hoặc máng, rồi theo hiệu lệnh của trọng tài, các đội tham gia thi thay phiên nhau giã hoặc vồ. Khi giã nhuyễn, các vận động viên trổ tài điệu nghệ thi nhau nặn thành những chiếc bánh tròn, dẹt đủ kích cỡ đặt trong khuôn lá chuối cắt tỉa hình tròn, bày lên mâm trong tiếng trống giục, hò reo cổ vũ của các cổ động viên đến chứng kiến cuộc thi. Sau khi hoàn thành việc làm bánh, các đội xếp hàng sau cỗ bánh dày, đợi ban giám khảo đến kiểm tra, chấm điểm cho các đội tham gia thi làm bánh dày nhanh nhất, dẻo nhất và đẹp nhất. Cuối cùng, những chiếc bánh dày được các đội chia đều, tặng lại cho các đại biểu và những khán giả đến xem, cổ vũ.

Mùa xuân về, các chàng trai người Mông ngày nay vẫn thường mang bánh dày đi chơi xuân, ngoài làm lương thực dự trữ đường xa, bánh dày còn là món quà đầy ý nghĩa của các chàng trai, cô gái Mông đi kén duyên lấy vợ, gả chồng. Nét đẹp trong tình yêu đôi lứa mang đậm nét văn hóa truyền thống xuất phát từ lao động sản xuất, đề cao chân lý, lẽ phải của sự tích bánh dày đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị.

(mocchautourism.com - Ngày 07/3/2012)

6Created by Thanh An - 75 -Thanh An Page 755/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2013 75