227 · số: 227 phÁt hÀnh ngÀy

12
S: 227 PHÁT HÀNH NGÀY 17 Tháng 5 năm 2011 (Lưu Hành Ni B) SĐẶC BIT TRONG SNY: 1. Châm ngôn tháng 5 năm 2001……………………...... 1 TMinh Đạt 2. Link hình nh: Project Bách Vit Long Tiên…………. 1 3. Bài ging ti ngôi Đức Ngài ca Đức Pháp Ch….. 2 4. Tin tc ....................................................................... 3 5. Hình nh sinh hot ……………………………………. 4 6. Blut Tu Đạo …………………………………………. 5 7. Nhng mu chuyn hay: Vai trò ca vhướng dn… 6 BBT TCQN 8. Bút ký: …………………………….............................. 11 Châu Nht Tân Ph.D. LINK HÌNH NH: (Bm vào đây) - Project: BÁCH VIT LONG TIÊN 5-2011 - Trn lành thay Chư Pht giáng sanh! - Trn lành thay Giáo Pháp cao minh! - Trn lành thay chúng sanh thc tâm tu hc! (QNP bài s14) LI ĐỨC NGÀI TOÀN THPHÁP HU VÔ VI QUY NGUYÊN HÂN HOAN ĐÓN MNG ĐẠI LPHT ĐẢN Mng 8 tháng 4 năm Tân Mão (nhm ngày 10 tháng 5 năm 2011) Và ngày ĐỨC PHT THÍCH CA THÀNH ĐẠO Rm tháng 4 năm Tân Mão (nhm ngày 17 tháng 5 năm 2011) Trái: Tượng Đức Pht, cvt ca n Độ. Phi: Chuông đồng ca Nepal (phm vt được mua li tVin Bo Tàng Tôn Giáo ti Los Angeles – California). CHÂM NGÔN THÁNG 5 NĂM 2011. - Mc đích khác vi phương tin, đừng bám vào phương tin mà quên đi mc đích. - Nhiu khi thy phương tin được trù phú nhưng chưa chc hưởng được cái dng ca phương tin và trù phú y. - Gii quyết mt vn đề phi dùng tâm và trí chkhông phi là bn ngã. - Nhn, tc là đè nén cái bn ngã để trước mt chthy vn đề cn được gii quyết. - Người dtái thì thích nghe li ngt, người ngu cũng thích nghe li ngt. Vì vy, nhiu khi biết nói li ngt không phi là sxa xtrong đời sng. - Người ta phi cm thy không bmt thì hmi dám buông. - Con người không biết chuyn gì sxy ra trong tương lai gn, ngày mai thì tt cnhng ha hn trong tương lai đều là li ha suông. - Khi người còn duyên thì du hcó chết, hcũng còn có thgp nhau nhưng khi đã hết duyên thì du có xích cht thì hcũng chia lìa. Thế nên, người nm vng vlý thuyết duyên skhông sngười khác đe da schia lìa hay kết hp. - Không có sđe da trong tình yêu chân tht. - Phi tay nm trong tay thì mi đe da đến chuyn chia tay, phi cùng làm vic liên đới thì mi nói đến vic đôi bên cùng có li. Tay không nm chung thì không svic chia tay và không cùng làm vic thì không sbmt quyn li. - Khi người ta chun bbước vào chu kđể trnghip, người ta thường cho nhng suy nghĩ ca hđều là đúng. Vì vy, chìa khóa để thy ra bn thân đang blôi cun vào nghip lc là: Tâm trí lúc y luôn luôn suy tính và suy tính không ngơi nghĩ được du ssuy nghĩ y chquây ti quây lui có mt vài chuyn nhđơn gin. - Khi đi thì phi nghĩ đến đường v, phi tp cha đường vdu đường vlà con đường xu nht. - Người cao ngo phi mt nhukhí thì mi đi vào khuôn khklut mi. Vài hin vt ca Vin Bo Tàng Văn Hóa và Tôn Giáo Thế Gii được trưng bày ti Đại Hùng Linh Đin nhân mùa Pht Đản.

Upload: others

Post on 02-Aug-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: 227 · số: 227 phÁt hÀnh ngÀy

Số: 227PHÁT HÀNH NGÀY

17 Tháng 5 năm 2011 (Lưu Hành Nội Bộ)

SỐ ĐẶC BIỆT

TRONG SỐ NẦY: 1. Châm ngôn tháng 5 năm 2001……………………...... 1 Từ Minh Đạt 2. Link hình ảnh: Project Bách Việt Long Tiên…………. 1 3. Bài giảng tại ngôi Đức Ngài của Đức Pháp Chủ ….. 2 4. Tin tức ....................................................................... 3 5. Hình ảnh sinh hoạt ……………………………………. 4 6. Bộ luật Tu Đạo …………………………………………. 5 7. Những mẫu chuyện hay: Vai trò của vị hướng dẫn… 6

BBT TCQN 8. Bút ký: …………………………….............................. 11

Châu Nhật Tân Ph.D.

LINK HÌNH ẢNH: (Bấm vào đây) - Project: BÁCH VIỆT LONG TIÊN 5-2011

- Trọn lành thay Chư Phật giáng sanh! - Trọn lành thay Giáo Pháp cao minh!

- Trọn lành thay chúng sanh thức tâm tu học! (QNP bài số 14) LỜI ĐỨC NGÀITOÀN THỂ PHÁP HỮU VÔ VI QUY

NGUYÊN HÂN HOAN ĐÓN MỪNG ĐẠI LỄ

PHẬT ĐẢN Mồng 8 tháng 4 năm Tân Mão

(nhằm ngày 10 tháng 5 năm 2011)

Và ngày

ĐỨC PHẬT THÍCH CA THÀNH ĐẠO Rằm tháng 4 năm Tân Mão

(nhằm ngày 17 tháng 5 năm 2011)

Trái: Tượng Đức Phật, cổ vật của Ấn Độ. Phải: Chuông đồng của Nepal (phẩm vật được mua lại từ Viện Bảo Tàng Tôn Giáo tại Los Angeles – California).

CHÂM NGÔN THÁNG 5 NĂM 2011. - Mục đích khác với phương tiện, đừng bám vào phương tiện mà quên đi mục đích. - Nhiều khi thấy phương tiện được trù phú nhưng chưa chắc hưởng được cái dụng của phương tiện và trù phú ấy. - Giải quyết một vấn đề phải dùng tâm và trí chứ không phải là bản ngã. - Nhịn, tức là đè nén cái bản ngã để trước mắt chỉ thấy vấn đề cần được giải quyết. - Người dễ tự ái thì thích nghe lời ngọt, người ngu cũng thích nghe lời ngọt. Vì vậy, nhiều khi biết nói lời ngọt không phải là sự xa xỉ trong đời sống. - Người ta phải cảm thấy không bị mất thì họ mới dám buông. - Con người không biết chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai gần, ở ngày mai thì tất cả những hứa hẹn trong tương lai đều là lời hứa suông. - Khi người còn duyên thì dầu họ có chết, họ cũng còn có thể gặp nhau nhưng khi đã hết duyên thì dầu có xích chặt thì họ cũng chia lìa. Thế nên, người nắm vững về lý thuyết duyên sẽ không sợ người khác đe dọa sự chia lìa hay kết hợp. - Không có sự đe dọa trong tình yêu chân thật. - Phải tay nắm trong tay thì mới đe dọa đến chuyện chia tay, phải cùng làm việc liên đới thì mới nói đến việc đôi bên cùng có lợi. Tay không nắm chung thì không sợ việc chia tay và không cùng làm việc thì không sợ bị mất quyền lợi. - Khi người ta chuẩn bị bước vào chu kỳ để trả nghiệp, người ta thường cho những suy nghĩ của họ đều là đúng. Vì vậy, chìa khóa để thấy ra bản thân đang bị lôi cuốn vào nghiệp lực là: Tâm trí lúc ấy luôn luôn suy tính và suy tính không ngơi nghĩ được dầu sự suy nghĩ ấy chỉ quây tới quây lui có một vài chuyện nhỏ đơn giản. - Khi đi thì phải nghĩ đến đường về, phải tập chừa đường về dầu đường về là con đường xấu nhất. - Người cao ngạo phải mất nhuệ khí thì mới đi vào khuôn khổ kỷ luật mới.

Vài hiện vật của Viện Bảo Tàng Văn Hóa và Tôn Giáo

Thế Giới được trưng bày tại Đại Hùng Linh Điện nhân

mùa Phật Đản.

Page 2: 227 · số: 227 phÁt hÀnh ngÀy

Tạp Chí Quy Nguyên số 227 trang 2 visit website: www.voviology.org

BÀI SỐ 14:

Mồng 8 tháng 4 năm Tân Dậu - 1981. Sau khi các Đạo hữu hành lễ, cúng

dường các chư Đức Phật, Trời và đảnh lễ Sư Huynh, và xin Sư Huynh chuyển điển lành cho các Đạo hữu.

Nam Mô A Di Đà Phật. Kính bạch Sư Huynh, nhơn ngày Phật Đản Sanh, xin Sư Huynh ban cho các đệ tử được mở rộng kiến thức tu học. Xin Sư Huynh chỉ dạy:

* Chúng sanh duyên gì được Phật Đản Sanh? * Vô Minh là gì? Sanh hóa ra sao? * Cái trí huệ Bát Nhã như thế nào? * Làm thế nào để Kiến Tánh thành Phật?

Nam Mô A Di Đà Phật.

Trong thời gian này rất trang nghiêm. Trên Ngôi Tam Bảo, lòng tin thành kính dâng hương, đăng, hoa, quả. Các tượng Mẫu, Phật, Bồ Tát uy dũng ngự trị cõi này.

Những ánh điển quang an lành tỏa cùng khắp, đưa Tâm Linh các đạo hữu nhẹ nhàng, lâng lâng như lạc bước vào cõi Hư Vô. Những hơi thở như không còn nghe nữa.

Một giọng nói uy lực vang dội, Sư Huynh dạy: - Quý thay! Những câu hỏi vì lợi ích cho sự tu học!

Sư Huynh khuyên các chú nên thấm nhuần giáo lý này, thức tâm tu sửa để trở thành Thiện - Trí - Thức.

Ngày mùng 8 tháng 4, kỷ niệm ngày Đại Lễ Phật Đản Sanh. Vì thấy chúng sanh ở cõi trần, đời đời lặn ngụp trong nghiệp báo luân hồi, chìm đắm trong sông mê, bể khổ, luyến ái dục tình, Đức Ngài Hộ Minh Bồ Tát ở từng trời Đâu Suất, là từng trời thứ tư trong thế giới, Ngài phát đại nguyện giáng sanh mà độ thế. Trên trời, dưới đất đều rung chuyển, ánh sáng chiếu khắp mười phương. Các vị thiên thần hòa nhạc tung hoa.

Đức Ngài ra đời ở vườn Lâm Tì Ni, dưới cây Vô Ưu, nơi thành Ca Tỳ La Vệ, phía Nam dãy núi Hy Mã Lạp Sơn, cách đây trên hai ngàn năm trăm năm, danh là Sĩ Đạt Ta.

Hân hoan cho các cõi. Một đóa Hoa Đàm nở, một ánh sáng chói ngời, một Đấng Đại Từ, Đại Bi, Đại Đức, Đại Trí vừa xuất hiện cõi thế!

- Trọn lành thay Chư Phật giáng sanh! - Trọn lành thay Giáo Pháp cao minh! - Trọn lành thay chúng sanh thức tâm tu học!

Ngài đắc Đạo dưới cội Bồ Đề, bực Chánh Đẳng Chánh Giác, là Đức Thích Ca Mâu Ni Phật. Ngài đem giáo lý của Ngài cứu độ quần sanh. Đến khi Ngài gần nhập diệt đặng về cõi Niết Bàn, Ngài có dạy:

- Hỡi các ngườí! Vì hoàn cảnh không thể xuất gia, các người hãy luôn luôn nhớ đến Đạo ta. Phải tinh tấn mãi để thoát khỏi lưới dục vọng mà chứng Đạo.

- Các người hãy tự thắp đuốc lên mà đi. Các người hãy lấy Pháp ta làm đuốc. Đừng tìm sự giải thoát ở nơi nào khác.

- Này các tỳ kheo, các người có thêm bổn phận mà truyền Đạo ta, thay ta đưa đường chỉ lối cho mọi người.

- Các người phải tìm hiểu đến cùng tột nghĩa lý sâu xa mầu nhiệm của Giáo Pháp ta, để làm lợi lạc cho chúng sanh.

- Các người phải luôn luôn vượt lên những trở lực, để mãi mãi tung tràn Đạo ta cho đến vô cùng tận. Hãy tinh tấn lên để giải thoát, hỡi các người rất thân yêu của ta.

Cuộc đời của Đức Như Lai rất cao đẹp, mỗi ý tưởng là một ánh sáng chiếu ngời diệu dụng, mỗi lời nói là bài học quý báu đưa chúng sanh thoát khỏi luân hồi sanh tử. Mỗi cử chỉ là ý nghĩa cao thâm.

Ngài là hình ảnh của Từ Bi rộng lớn, hiện thân của ý chí dũng mãnh, của trí huệ sáng suốt vô cùng tận.

Đường đã vạch sẵn, Pháp ta nắm giữ, lối quang minh tỏ rạng, các chú còn chần chờ gì nữa không hành trình, Niết Bàn đang chờ các chú.

Nên nhớ: Xác thân ta không phải là cứu cánh, chỉ là vật dụng của linh hồn, để linh hồn nương tựa (Tức chơn tâm). Ta phải đối đãi, nuôi nấng tử tế. Cũng như cái nhà cho ta ngụ, ta phải sửa sang chăm sóc. Nhà sạch, nhà lành, tinh thần sảng khoái. Một linh hồn minh mẫn ở trong một thể xác tráng kiện, sự tu tập mới gặt hái kết quả tốt.

Không phải vì đó mà ta cứ chú tâm vào vật chất, để tạo cho thân xác mình béo bổ phì da. Mà các chú cần phải nghĩ đó là sự sống để ta tu tập. Đức Phật Thích Ca từ bỏ lối tu khổ hạnh. Ngài không say mê việc đời mà cũng không khắc khổ hại thân, rồi mới thành Đạo.

Cuộc đời là nơi khổ. Con người là cõi tạm, đày đọa mọi thứ khổ, đủ thứ hình phạt, con người vì mê muội, cứ đem mình vào cái khổ, cái danh. Vì danh, vì lợi, vì tình mà phải giành giựt, giết hại lẫn nhau. Cái bã lợi danh, mùi phú quý làm đắm chìm con người xuống vực thẳm.

Sự thỏa thích miếng ăn, áo mặc mà phải lừa đảo lẫn nhau, vì những vật chất phù hoa, với những trí óc suy tưởng để tìm mọi khía cạnh để thu gọn danh lợi về mình. Đó là cái gông rất nặng mang vào linh hồn, đày đọa xác thân, lắm bụi trần dấy động, tức tánh chơn như bị che lối, phải chịu vào cái luật tiến hóa của Thượng Đế.

Các chú nên loại nó. Những cặn bẩn được thanh lọc. Cái trí phù hoa nay đem về cho nhơn loại với tình thương hòa đồng. Đó là trí huệ Như Lai phát khởi, cội quả Bồ Đề đang chờ các chú.

Tất cả chúng sanh như hoa phù dung, sớm nở tối tàn, có sanh, có diệt, tan ra thành mây khói, tụ lại như hình. Sanh sanh hóa hóa, nằm vào cái luật tiêu diệt của Thượng Đế. Cái kiếp luân hồi cũng nằm vào đó.

Nếu con người chết vì nghiệp: Rủi ro, sát tử, tự sát phải chịu trả nghiệp trong cõi chết cho hết số, rồi đầu thai trở lại trần gian trong sự khổ sở, để trả nợ dương thế. Cứ thế luân chuyển mãi trong vòng sanh tử, chỉ có thức tâm tu hành mới tiêu trừ các nghiệp.

Cái nghiệp mình tạo ra trong quá khứ hay hiện tại, đến khi lâm chung, những việc mình tạo ra, quay lại cho mình, mà chính mình chịu tất cả những hình phạt, hay sung sướng trước khi lìa dương thế. Dù rằng mình ăn hiền ở lành, đó chỉ tạo phước duyên cho kế kiếp, chứ không thành quả được.

Muốn thoát khỏi vòng thế tục để tách lìa ngũ hành, các chú đi vào thiền định, chuyên cần rèn luyện Ngươn Thần cho được tinh anh thể phách, sớm nghe kinh, nghe pháp, xa lìa thế tục, tìm lý thanh cao của pháp để hiểu rõ nguồn gốc Sanh Diệt và nguồn gốc thường trụ Chơn Tâm, xa lìa bốn tướng: Ngã, Nhơn, Chúng sanh và Thọ giả. Đó là lòng Tham, So bì, Sân hận và Nịch ái, Đắm say.

Tham chi cái giả, thích chi cái khổ, vọng chi cái lo. Nên thức đi, tỉnh đi, các người hỡi!

Tu không phải đầu môi chót lưỡi, không phải chỗ sắc tướng, không phải chỗ tiếng danh, không phải chỗ mõ chuông.

Nếu không biết Tâm mình là Phật, Tánh mình là Pháp, dù

Page 3: 227 · số: 227 phÁt hÀnh ngÀy

Tạp Chí Quy Nguyên số 227 trang 3 visit website: www.voviology.org

có tu khổ hạnh hoặc phương thức nào khác, cũng không thành chánh quả được.

Như Lai tức Phật, Phật tức Tâm!

Nếu ta còn mê cái hình tướng bên ngoài, thì ta đi vào vòng Sanh Tử Luân Hồi. Ta ngộ được cái Tâm là vọng kiến Niết Bàn, là không hình tướng, cứ như như tự tại, tịch nhiên mà chiếu, không sinh không diệt.

Phật dạy: “Phàm việc chi có hình tướng đều là sự huyễn, sự dối. Nếu thấy cái tướng nào không phải tướng là thấy Như Lai. Nếu lấy hình tướng có sắc mà muốn thấy ta, hoặc lấy âm nhạc, tiếng ca ngâm muốn thấy ta, người ấy chẳng thấy được Phật. Phật dụng cái tâm thanh tịnh vô hình! ”

Không nên nhớ chuyện đã qua. Còn hiện tại bây giờ cũng đừng vọng tưởng. Sẽ đến, đừng mơ ước. Nếu để tâm thanh tịnh thời đến với Như Lai.

Như Lai là tự nhiên, cái tâm không phải ở đâu mà đến và cũng chẳng đi đến đâu. Các chú nên lấy lời dạy này làm nhân mà tu học mới gặt hái được quả Niết Bàn.

Như vậy, ta phải lìa bỏ Tâm Ý, Ý Thức ra ngoài con đường Phàm Tánh, là dứt hết phiền não, mê lầm. Lấy lại được cái Chơn Tâm thanh tịnh, chẳng sanh, chẳng diệt. Cái trí sáng suốt tỏ rõ, không hư vọng. Đó là cái Tự Giác Thánh Trí của các Chư Phật, Chư Bồ Tát. Đó là ta chuyển được cái sinh tử thân, chứng được cái pháp thân Như Lai. Là nương cái quả mà thành tựu.

Sự tu hành của ta lấy cái Giác của Như Lai làm bản nhơn tâm, đó là lấy cái bất sanh, bất diệt làm nhân cho sự tu học của mình. Đó là phương tiện để đạt sở cầu. Con người vốn là Điển Linh Quang của Thượng Đế tức Chơn Tâm, vì Vô Minh che lấp, nên bị luân hồi sinh tử.

(tiếp theo trang 12) Phần lực: - Lâu lâu, Thầy cho con về thăm má con nhe! Tôi nói: - Tùy Ơn Trên, coi con tu học như thế nào? Thôi chuẩn bị đi! Phần lực leo lẻo: - Nhưng mà con còn nhớ ba con nữa, con không muốn xa ba con! Tôi nói: - Tội của con là tội Trời đánh. Thầy không đánh là may phước lắm rồi. Không nói nhiều nữa, chuẩn bị. Đi! Quỳ xuống trước Ngôi Tam Bảo! Phần lực quỳ trước Ngôi Tam Bảo và xuất đi. Người bệnh trở lại bình thường. Tôi giảng cho người bị nhập nghe và hiểu thêm về Đức Ngài. Gia đình nầy thọ pháp trên 10 năm rồi nhưng gặp được Đức Ngài chắc cũng chỉ một vài lần vì họ không có phương tiện xuống Saigon để học hỏi. Qua chuyện lần nầy, Sư Tỉ lại hiểu ra thêm một số khía cạnh khác. Thêm một người mạo danh Đức Ngài đã bị dẹp. Mãi đến năm 1998, trên căn bản, toàn bộ hiện tượng Đức Ngài “dỏm” ở các nơi mới được dẹp hết. Lâu lâu, sau nầy cũng có hiện tượng dỏm xảy ra nhưng không còn là quan trọng nữa vì hầu hết các pháp hữu đã được trang bị kiến thức đầy đủ nên không còn chuyện lầm lẫn để bị người khác lừa nữa. (Ghi chú năm 2011: Nói vậy chứ người chính vẫn còn và tận đến ngày nay, người ta, những người không chịu học vẫn còn bị lừa).

TIN TỨC: 26 tháng 4: Nhân việc thực hiện các tượng rồng cho Đạo Viện Vô Vi Quy Nguyên, Đức Thầy Từ Minh Đạt đã đưa ra những bài học quý cho các Huynh Trưởng về Linh Vật, những đặc tính, hình thành, không gian, cảnh giới… của các loài linh vật.

27 tháng 4: Nhân một vị Thiên Ma là chơn linh của một đệ tử VVQN đến Đại Hùng Linh Điện, Đức Thầy Từ Minh Đạt đã mở ra một loạt bài học cho các Huynh Trưởng về các tầng lớp Thiên Ma, về chơn linh của một con người. Cũng nhân đó, Thầy ngỏ ý cần một thư ký giỏi về đồ họa và đồ họa trên máy tính để vẽ lại những hình ảnh cần thiết về những bài học vũ trụ, cấu tạo các cõi và Astral Anatomy (giải phẩu bản thể Vía).

3 tháng 5: Đức Thầy giảng cho các Huynh Trưởng về cái hồn của nghệ thuật trong các tác phẩm thực hiện cho Đạo Viện.

4 tháng 5: Sau một tháng suy nghĩ và cân nhắc những lời đề nghị của các Huynh Trưởng và các Chư Vị Hộ Pháp, Đức Thầy đã chuẩn thầy Từ Minh Thông, thế danh Châu Nhật Thiện là bào đệ của Đức Thầy làm nhiệm vụ đại diện hành chánh cho Pháp Đạo Vô Vi Quy Nguyên tại Việt Nam trong nhiệm kỳ 2011-2012. Nhiệm vụ của công tác đại diện hành chánh là: - Báo cáo cho Đức Thầy những nhóm nào hoạt động dưới danh nghĩa của Vô Vi Quy Nguyên nhưng không phải là đệ tử của Vô Vi Quy Nguyên cũng như được Đức Thầy chuẩn thuận hoạt động. - Chủ lễ và chịu trách nhiệm về các buổi lễ chính của Pháp Đạo tại Việt Nam hiện cô đọng vào những dịp như sau: 1. Tết Nguyên Đán. 2. Khánh Đản. 3. Ngày Vía Đức Ngài. - Báo cáo cho Đức Thầy về những tổ chức hoạt động khác của Pháp Đạo tại Việt Nam hiện cô đọng vào những công việc như sau: 1. Làm vệ sinh tại Kim Lăng và các ngôi Đức Ngài. 2. Thăm viếng các pháp hữu bệnh, hoàn cảnh neo đơn và các dịp Quan – Hôn – Tang – Tế trong Pháp Đạo.

5 tháng 5: Sau mùa mưa và tuyết chấm dứt. Sau khi khảo sát tại Đạo Viện, Đức Thầy đã công bố 128 công tác lớn nhỏ cần phải thực hiện cho Đạo Viện trong năm.

8 tháng 5: Trong buổi họp Đạo, Đức Thầy đã ban lời khen tặng đến khoảng 50 pháp hữu cùng với khoảng 20 nhân công,… tại Việt Nam đã tham gia các công tác thực hiện các tượng đài cho Đạo Viện. Trong dịp nầy, Đức Thầy bàn với Khối Văn Phòng nên tiếp xúc với luật sư di trú, chuẩn bị chương trình khả thi để mời các pháp hữu nói trên có thể thăm viếng Đạo Viện trong tương lai.

15 tháng 5: Kiện hàng từ Việt Nam gồm: Tượng Đài Đức Thầy Từ Minh Đạt cỡi trên Long Mã, tháp Octagon, 20 cột cờ, tượng đài Bách Việt Long Tiên, các tượng rồng cho Pháp Chủ Thiền Viện, đền Đức Thánh Trần, nóc Chùa Một Cột, cùng những phẩm vật trang trí, trưng bày cho Đạo Viện và nhiều vật dụng cần thiết khác đã được các thầy Từ Minh Hạnh Toàn, Từ Hồng Lĩnh cùng các pháp hữu đưa vào container và ra cảng chuẩn bị khởi hành sang Mỹ.

Page 4: 227 · số: 227 phÁt hÀnh ngÀy

Tạp Chí Quy Nguyên số 227 trang 4 visit website: www.voviology.org

 

 Các pháp hữu đang thực hiện tượng đài Đức Thầy Từ Minh Đạt ngồi trên Long Mã chở Pháp Đạo sang trời Tây. Tượng đài nầy sẽ được đặt tại quảng trường Kỳ Đài – Đạo Viện.

 Tượng Long Mã đang được đặt thử trên nóc của Bát Quái Đài (Octagon) thuộc quảng trường Kỳ Đài tại Đạo Viện VVQN.

 Đất sét đang được đóng thùng và gởi sang Mỹ cho Đức Thầy trong công việc sáng tác.

 

 

Page 5: 227 · số: 227 phÁt hÀnh ngÀy

Tạp Chí Quy Nguyên số 227 trang 5 visit website: www.voviology.org

 Tượng Long Mã đang được các pháp hữu dát vàng.

 Cột cờ đang được đưa vào container để chuẩn bị xuất sang Mỹ.

 Các pháp hữu và công nhân cật lực làm việc thâu đêm để đưa hàng vào container.

BỘ LUẬT TU ĐẠO Vô Vi Quy Nguyên (VVQN) có hai bộ luật chính là: Bộ Luật Hành Đạo và Bộ Luật Tu Đạo. Bộ Luật Hành Đạo chỉ ra hành lang để dẫn dắt Pháp Đạo và Bộ Luật Tu Đạo chỉ ra hành lang sống, tu tập và xử thế dành cho mọi đệ tử của VVQN. Trong giai đoạn hiện tại, các bộ luật của Đạo chưa được hoàn tất nhưng nhu cầu tu học và hành đạo luôn cần thiết. Thế nên, thừa lệnh Đức Thầy, BBT TCQN mạn phép trích dẫn một số điều luật nhằm nhắc nhở cho các pháp hữu để tránh những sai lầm không cần thiết xảy ra. - Cấm dùng các loại động vật hoặc cơ phận không thể tái sinh hoặc gây đau đớn cho động vật trong mục đích chữa trị. - Không được sử dụng làm thực phẩm các loại động vật mà không được nuôi, trồng, thu nhặt và chế biến từ những nông trại, cơ sở đánh bắt hợp pháp. - Chỉ được sử dụng những cơ phận, sản phẩm từ động vật làm thực phẩm với điều kiện xã hội cho phép được dùng làm thực phẩm. - Không được sát hại, đánh bắt và tiêu dùng các loại động vật quý hiếm dầu rằng bản thân có được sự cho phép từ chính phủ bởi bất kỳ mục đích gì và tất cả pháp hữu Vô Vi Quy Nguyên được khuyến khích góp phần phóng sinh và thả tự do các loại động vật thiên nhiên đang bị nhốt giữ. - Không được tự tiện phá rừng, xen vào hoàn cảnh thiên nhiên cắt đứt sự sống của động và thực vật nếu phạm vi cắt, phá, loại bỏ ấy không thuộc sở hữu của bản thân và hạn chế tối đa việc loại bỏ đời sống động và thực vật dầu có mục đích chánh đáng và thuộc quyền sở hữu của bản thân. - Không được vì bất kỳ một lý do gì khiến phải thay đổi Luật Đạo và Pháp Nghi của Vô Vi Quy Nguyên kể cả những lý do nếu gìn giữ Pháp Nghi và Luật Đạo thì Pháp Đạo sẽ bị cô lập, khó khăn, nguy hie63m. - Không phân biệt giới tính, không dùng những từ ngữ, hành động mạ lỵ, công súc, châm biếm về giới tính. - Không mang những chuyện về tình dục, văn hóa, xã hội, chủng tộc, giới tính để làm trò đùa, trò cười, châm biếm và bài xích.

(tiếp theo trang 10) Thứ 2: Người phụ nữ “đoan trang và trung chính” nên tự vấn lương tâm mà xác định vị trí của mình trong gia đình và trong quan hệ hay hành sử với người bạn, song song với xác định cho mình một quan niệm chân chính “giữa Thiện và Ác – giữa Chánh và Tà” để định hướng cho hành sử từ tư tưởng đến lời nói và hành động đối với người bạn cũng như trong đối nhân xử thế. Người phụ nữ nên tự ý thức với chính mình trong mọi hành vi và định vị minh bạch mới có hành động chánh đáng – quang minh chính đại từ gia đình đến người bạn và mọi người chung quanh. Có như vậy, đức hạnh cao quý của người phụ nữ trong gia đình mới có thể là tấm gương cho các con duy trì và phát triển nhân luân hay luân thường đạo lý làm nền tảng trong đời sống gia đình.

Vắn tắt: Lời Đức Ngài. Trước khi tạm ngừng bàn về “Vai trò của vị hướng dẫn khai mở chân lý hướng thượng về Lòng Từ”, đối với người phụ nữ ở vào tình cảnh nầy, chúng ta cùng nghiệm học lời Đức Ngài nhắc nhở: - “Bệnh căn chẳng dứt do tâm ý bất chánh, chưa quyết lìa dục”

(QNP. bài số 48). - “Như bệnh căn chẳng dứt do nơi mình tâm ý chẳng chánh vì

chưa quyết thoát trần, nên tâm ý hay nương náu theo hoài” (QNP. bài số 76).

Page 6: 227 · số: 227 phÁt hÀnh ngÀy

Tạp Chí Quy Nguyên số 227 trang 6 visit website: www.voviology.org

Những mẫu chuyện hay:

Một phụ nữ vào thời trẻ thích làm bạn với nam giới, đến khi lập gia đình vẫn tiếp tục. Dần dần, một trong những bạn trai trở thành bạn tình và người chồng biết nên có lời khuyên ngăn, người phụ nữ hứa với chồng nhưng sau đó vẫn tiếp tục. Ngày nay, vị nầy đến với pháp đạo, vị huynh trưởng vài lần nhẹ lời giải thích và khuyên nhủ cần cẩn thận vì hạnh phúc gia đình nên xem lại việc làm của mình. Vị nầy cũng hứa cố gắng dừng lại nhưng rồi sau đó “đâu cũng vào đấy”. Thời gian sau, thấy sự việc vẫn tiếp tục, có thể đem lại không mấy tốt đẹp cho hạnh phúc gia đình với người chồng và các con đã trưởng thành, nên vị huynh trưởng “nhẹ lời tâm sự” cùng người phụ nữ. Trong câu chuyện mở lòng nầy, người phụ nữ tỏ bày: - “....... tôi đến với các bạn là muốn đem lại niềm vui cho các bạn,….”

Nếu chỉ như vậy thôi thì mọi việc quá đơn giản. Trong thực tế, bên cạnh niềm vui còn biết bao thứ khác theo sau qua tình cảm nam nữ. Với vai trò của vị hướng dẫn, chúng ta nên làm gì? TCQN số 140, chúng ta đã bàn về vai trò của vị hướng dẫn mở chân lý hướng thượng mà không can thiệp vào nghiệp lực. Trong bài nầy, chúng ta cùng nhau bàn tiếp về “vai trò của vị hướng dẫn mở chân lý hướng thượng về lòng từ”:

1. Đem lại niềm vui cho các bạn: “Tôi đến với các bạn là muốn đem lại niềm vui cho các bạn”. Lời nói thể hiện tấm lòng hướng đến, nghĩ đến, thương mến và tác phong sống đem lại niềm vui cho các bạn, là một dạng của lòng từ. Với ý nầy, chúng ta nhận thấy niềm vui có hai dạng chính:

1.1.Thứ 1: Niềm vui nhất thời. Đem lại niềm vui cho người khác bắt nguồn từ tình cảm “nam nữ”, là niềm vui không những cho bản thân mà cả người chung quanh do tình cảm ảnh hưởng: - Niềm vui nầy lệ thuộc vào mối quan hệ giữa mình và người, giữa

hai trạng thái tâm tư tình cảm nam nữ, như được thì vui mất thì buồn, là niềm vui của tình đời.

- Niềm vui nầy do bản thân tìm đến người, là niềm vui đáp ứng cho tư tâm ẩn chứa lòng chiếm hữu theo đối tượng, là niềm vui của tình đời.

Cho nên, đây là niềm vui do ngoại thân mà có, phát sinh do đối tượng mình hướng đến, là niềm vui tiềm ẩn lòng tham ái, không phải là niềm vui tự tâm phát ra – tràn ra khắp muôn loài vạn hữu, nên không phải là niềm vui chân chánh. Niềm vui nầy không bao giờ đủ cho tình cảm đang phát triển, càng đem lại niềm vui càng gia tăng tình cảm phát triển đáp ứng cho tư tâm và tư dục không hạn lượng nơi mỗi người. Đây cũng là một lý do vì sao người phụ nữ vẫn tiếp tục đến với các bạn mặc dầu có nhiều lời nhắc nhở và khuyên can của người chồng hay vị huynh trưởng. Nói cách khác: Đem lại niềm vui cho tha nhân là một dạng của lòng từ, nhưng ở đây là lòng từ của “thất tình – lục dục” theo tình đời, không phải là lòng từ chân chánh, nên tạm gọi là niềm vui nhất thời.

1.2.Thứ 2: Niềm vui chân chánh: Khác với niềm vui nhất thời, niềm vui chân chánh không bắt nguồn từ tình cảm nam nữ, không bị ảnh hưởng bởi tư tâm – tư dục

hay lòng chiếm hữu theo đối tượng, không lệ thuộc vào mối quan hệ giữa người và người. Niềm vui chân chánh không do ngoại thân mà có. Niềm vui chân chánh xuất phát từ lòng thương phát ra, tràn ra đem lại niềm an vui khắp muôn loài vạn hữu, và đến với các bạn hay mọi người chung quanh là đến bằng niềm vui tự tâm như nguồn nước tràn đầy tỏa khắp. Dầu cho tình người thay lòng đổi dạ, dầu cho tâm tư tình cảm nơi người đổi thay bất thường, chẳng hạn như khi vui khi buồn – khi thương khi ghét, niềm vui chân chánh trước sau vẫn như vậy – không thay đổi. Niềm vui chân chánh không hiện hành tình riêng hay dành cho đối tượng nào, là một dạng của lòng từ đến với tất cả, đem lại niềm an vui cho tất cả.

Nhìn chung: Với hướng nhìn nầy, chúng ta nhận ra niềm vui mà người phụ nữ nầy đem đến cho các bạn là niềm vui xuất phát từ tình cảm nam nữ, từ tình riêng theo đối tượng. Đó là niềm vui vì tư tâm, đáp ứng cho tư tâm, không phải là niềm vui chân chánh vì sự an vui của mọi người, nên tạm gọi là niềm vui tư dục hay nhất thời. Theo chúng tôi nghĩ: Trong trường hợp nầy, với vai trò của vị hướng dẫn, chúng ta nên mở chân lý hướng thượng dành cho người phụ nữ trong quan hệ nên Chánh Đáng và hành sử có Lòng Từ.

2. Người phụ nữ trong quan hệ nên Chánh Đáng: 2.1.Quan hệ với người bạn nên chánh đáng và quang minh chính đại: Người phụ nữ trong quan hệ nên chánh đáng là đến với các bạn trai hợp lúc – hợp nơi và hợp lẽ phải, không gì tình cảm riêng tư. Nói cách khác, quan hệ với các bạn một cách ngay thẳng và đúng đắn, thẳng thắn – chân thật, là một cách quan hệ chánh đáng. Thí dụ như: - Đã có gia đình đàng hoàng mà lén quan hệ hay đi chơi với bạn

trai, dầu cho người phụ nữ có thương tình vì người bạn – tạo cơ hội đem lại cho người bạn vài giây phút vui vẻ, hay tìm niềm vui trong tình yêu với người bạn, đều là việc làm không tôn trọng người bạn đời, xem thường lòng tin yêu trong đạo vợ chồng. Người phụ nữ nên tự suy ngẫm cách quan hệ với người bạn như vậy có thành thật và trung hậu không?

- Giả dụ như người chồng đồng ý cho đi chơi với bạn: Người phụ nữ với tình cảm dạt dào có thể đi chơi một cách đúng đắn – quang minh chính đại, nhưng nên biết giới hạn như về thời gian hay một vài lần, và nên biết dừng lại đúng lúc để tránh hậu quả về sau. Không những hậu quả trong đời nầy mà cả hậu quả trong tâm thức trở thành điểm kẹt thuận theo luân hồi nữa.

Trong trường hợp nầy, chúng ta nên biết: Việc đi chơi dầu là chánh đáng đều có liên quan đến lý trí và tình cảm. Lý trí dẫu có sáng suốt đến đâu, dẫu có cứng cỏi dùng lý trí chế ngự tình cảm để tỏ ra thanh lịch với người bạn cũng có mức độ. Vì sao? Lấy cõi lòng tình cảm dồi dào của người phụ nữ làm cái lý thanh cao đến với người bạn, lấy cõi lòng tình cảm nam nữ của người bạn làm cái lý thanh lịch đến với người phụ nữ, dẫn đến người bạn và người phụ nữ gặp nhau ở chữ tình, thì lý trí biện minh cho lẽ phải của tình cảm – biện minh cho lẽ phải đi tìm niềm vui, đều là lý trí phục vụ tình cảm sa vào lưới tình. Nơi đây, cái khổ cũng là niềm vui, cái xấu cũng là vẻ đẹp, làm sao có được chính đáng và hợp với nhân đức? Phải chăng là tự dối mình và dối người??? Không ít người trong cuộc thường lẩn thẩn vào vòng tình cảm thường tình nầy mà không hay biết, nhưng luôn cho là đúng – là

Page 7: 227 · số: 227 phÁt hÀnh ngÀy

Tạp Chí Quy Nguyên số 227 trang 7 visit website: www.voviology.org

sáng suốt, do lý trí chủ quan phục vụ tình cảm. Cho nên, trong quan hệ chính đáng cần lắng lòng mở trí vô tư nhận biết trung thực từ chính bản thân người phụ nữ đến con người của người bạn, và đủ dũng lực tự thắng tâm bằng nhận biết trung thực nầy. Tuy nhiên, trong thực tế, người trong cuộc gần như không thấy ra, hay thấy ra nhưng không đủ cái dũng tự thắng lòng mình, cho đến khi sa chân vào lưới tình mới có thể thức tỉnh.

2.2.Người bạn trong quan hệ có thật quang minh chính đại không? Người bạn thường quan hệ với người phụ nữ đã chính thức có gia đình mà không xin phép người chồng, hay thường quan hệ mà không mời cả hai vợ chồng cùng hiện diện, là có ẩn ý thiếu thành thật – thiếu quang minh chính đại. Quan hệ một lần được, lại tiếp tục …. là biểu hiện lòng tham ái dâng cao nơi người bạn. Dầu cuộc tình có tốt đẹp đến đâu, dầu người bạn tỏ ra tư cách đứng đắn – đàng hoàng, tỏ ra hào hoa phóng khoáng hay phẩm tính cư xử thật đẹp với người phụ nữ đến đâu, đều là nhân cách tạo dáng tô đẹp cho cuộc tình tiềm ẩn lòng thiếu trung chính – thiếu trong sạch. Trên thực tế, không ít người đàn ông thường thích có bạn gái là người tình – người yêu hơn là trở thành người vợ, ngoại trừ người đàn ông thật lòng tiến tới lập gia đình “xây dựng hạnh phúc cho nhau”. Bởi vì, cùng với người tình – người yêu vui vẻ qua ngày không mấy bị ràng buộc, đến lúc nào cảm thấy chán thì thôi hay tìm nơi khác, hay có thể cùng một lúc đến với nhiều bạn gái khác cho thỏa lòng háo sắc. Người bạn vẫn tiếp tục quan hệ với người phụ nữ đã có gia đình vì tình cảm, dẫu cho người chồng tôn trọng tình bạn của người vợ, chứng tỏ người bạn chỉ vì tình mà xem thường chồng người phụ nữ, xem thường luân lý đạo đức làm người. Người ngoài nhìn vào sẽ đánh giá thấp phẩm cách của mình (người bạn).

Đối với người phụ nữ: Đã có gia đình đàng hoàng vẫn tiếp tục đến người bạn với vị trí người tình hay người yêu, là tiềm ẩn trong lòng thiếu thành thật và trung hậu với chồng con. Dầu người phụ nữ vui vẻ cùng người bạn, không hề cảm thấy hành vi thấp kém của mình, cuộc tình đối với người bạn có khác nào trò chơi qua đường theo thời gian nhằm đáp ứng cõi lòng tình ái, làm sao người bạn có được sự trung chính – quang minh chính đại?!

3. Người phụ nữ trong hành sử nên có Lòng Từ: Hành sử ở đây là tác phong tư cách sống, cử chỉ - thái độ trong quan hệ hay giao tiếp, cho đến nhân cách “đối nhân xử thế” từ trong gia đình đến người bạn hay mọi người chung quanh. Lòng từ ở đây là lòng thương yêu người, là lòng lành đem lại niềm an vui và lợi ích cho người – cho mình. Với vị trí người phụ nữ trong gia đình, lòng từ có liên quan đến nhiều mặt. Thí dụ như:

3.1.Lòng từ đối với bản thân: Muốn thực hiện lòng từ đem tình thương – lòng lành hay niềm vui cho mọi người, nên có lòng từ với chính mình trước đã: Nên tự nhìn mình mà chuyển đổi hết tình cảm không chánh đáng – không đàng hoàng – không quang minh chính đại để có niềm vui thật sự nơi thân tâm trong sáng, Như vậy mới có thể đem niềm vui chân chánh đến với mọi người. Được như vậy mới có khả năng hài hòa cùng nhịp sống với người bạn mà đem tình thương và niềm vui cho người bạn hay người chung quanh, cũng là niềm vui của mình. Đó là một dạng lòng từ.

3.2.Lòng từ đối với chồng con:

Trước khi quan hệ hay hành sử việc gì với người bạn nên suy nghĩ, xem xét hậu quả: Việc làm nầy nhằm nâng cao phẩm chất nhân cách không những cho bản thân mà còn cho chồng con, giữ gìn danh dự và thể diện cho chồng con và gia đình, đó là lòng thương yêu tương kính đem lại an vui cho chồng con, là biểu hiện của lòng từ đó. Chẳng hạn như: Nghĩ đến các con, việc làm tốt vì các con, hành động tạo Đức cho các con, đó là lòng từ cho các con. Hay: Nghĩ đến chồng, nghĩ đến các con mà hành động vun bồi nghĩa cử nhân hậu cho mình – cho chồng – cho các con, mà tạo lập âm đức cho gia đình, là lòng từ cho gia đình và xã hội.

3.3.Lòng từ đối với người bạn: Vì tình cảm mà người bạn đến với mình, vẫn tiếp tục quan hệ với mình, làm sao tránh tai tiếng cho người bạn: Là người mang tai tiếng cướp tình thương yêu của người khác? Là người mang tai tiếng cướp vợ của người. Đồng thời, tránh tai tiếng cho người phụ nữ, làm cho người phụ nữ đã có chồng mang tiếng xấu? Đó là lòng từ. Người phụ nữ nên biết: Tình thương chánh đáng luôn nâng cao phẩm chất tư cách con người, không làm sao cho người ta xấu, có như vậy mới tránh được hậu quả xấu. Tình thương chính đáng cao thượng hơn tình yêu: Tình thương là cho ra, biểu hiện lòng vị tha. Tình yêu có tính chiếm hữu hay trao đổi, biểu hiện lòng vị kỷ. Người phụ nữ có thể hy sinh tình cảm của mình cho người bạn được an vui, nhưng chồng mình có an vui không – các con có an vui không – gia đình có an vui hạnh phúc thật không? Hậu quả của hy sinh tình cảm đó có nâng cao tâm hồn trong sạch và thanh cao cho bản thân – cho chồng con và người bạn không? Nếu không, thì chưa thể có lòng từ đối với người bạn. Cho nên, với lòng từ, người phụ nữ không những nghĩ đến mình mà còn phải nghĩ đến người chung quanh mình nữa.

3.4.Thí dụ khác về lòng từ: Thí dụ 1: Người phụ nữ nên tự nhìn lại việc làm của mình. Người phụ nữ đi chơi vui vẻ với người bạn hay đem lại niềm vui cho người bạn: Người chồng vì nể tình bạn của vợ nên thuận cho đi như vậy mà trong lòng không mấy an vui, hay người chồng biết tình cảm dồi dào và sâu đậm của vợ nên thuận cho đi để giữ thể diện, đồng thời duy trì tình cảm và sinh hoạt trong gia đình cùng các con. Tất cả đều nói lên việc làm của người phụ nữ thiếu lòng từ.

Thí dụ 2: Tấm lòng rộng mở của người chồng. Như người chồng từng trải đường đời thấm biết tình cảm tràn dâng của phụ nữ, nên có tâm hồn thanh thoát, để cho người vợ được thỏa lòng có cơ hội thấm biết “thực chất tình cảm của nam giới đối với nữ giới đã có gia thất, v.v…” ngõ hầu người vợ thức tỉnh thấy biết sáng suốt hơn mà quay trở lại đời sống chân chánh dưới mái gia đình cùng chồng con, thì người vợ cũng nên suy nghĩ và cân nhắc về việc làm của mình, nên tự vấn lương tâm. Đó là một thử thách về khả năng thức tâm, mà cũng là thử thách về lòng từ của người phụ nữ. Nhìn chung: Người chồng vẫn tự nhiên cho người vợ đụng chạm với thực tế để nhận thức thực chất tình cảm và phẩm cách của người bạn, có tiếp nhận tình đời mới hiểu được giá trị đích thực của tình người và cuộc đời. Điểm nầy cho thấy hướng hành sử của người chồng là người từng trải kinh nghiệm trường tình ái nên thấm hiểu người vợ mà mở lòng cảm thông và bao dung cho người vợ có cơ hội thức tỉnh tình đời. D9ây là một dạng minh xét của lòng từ mà người chồng dành cho người vợ vốn dồi dào tình cảm.

Page 8: 227 · số: 227 phÁt hÀnh ngÀy

Tạp Chí Quy Nguyên số 227 trang 8 visit website: www.voviology.org

4. Lòng Từ đi vào xã hội: Đừng nhầm lẫn Lòng Từ và Tình Yêu hay Tình Thương thông thường. 4.1.Thí dụ về “tình thương – tình riêng – lòng từ”: Giả như, người bạn có hoàn cảnh sống khó khăn của người bạn và mong muốn vượt qua khó khăn sống an vui. Cho nên, cuộc đời người bạn cần tình thương làm dịu đi một vài khó khăn nhằm đem lại sự an vui mà người phụ nữ nầy mang đến, đó là một dạng lòng từ của người phụ nữ. Nói cách khác: Nếu như vì lòng thương mến hoàn cảnh khó khăn của người bạn mà người phụ nữ đến đem lại niềm an vui cho người bạn là biểu hiện của tình thương, nhưng đồng thời lồng vào tình thương tiềm tàng tình cảm phát sinh là có ẩn tình riêng. Tình thương ẩn tình riêng trở thành “tình thương tham ái” là sự thường tình của người đời đã từng diễn ra trên khắp hành tinh nầy. Từ thí dụ nầy, chúng ta nhận biết được: Lòng từ chân chánh là tình thương đến với tất cả mọi người trong xã hội một cách bình đẳng – vô tư, không tư tâm – không tư lợi – không tư dục. Lòng từ đi vào xã hội lấy tình thương chân chánh làm nhân tố cho “đối nhân xử thế” đem lại an vui cho người cũng là an vui cho mình, không vương vấn “tham ái hay luyến ái dục tình”.

4.2.Sự khác biệt giữa lòng từ và tình yêu: Cũng từ thí dụ vừa nêu trên đây, chúng ta nhận ra: Lòng từ là lòng thương yêu người, tình yêu (hay tình thương thông thường) cũng là lòng thương yêu người. Người phụ nữ với tình cảm sẵn có, có thể đem lại niềm vui và tình thương cho người chung quanh, nhưng đừng nên lầm lẫn:

Lòng từ thể hiện lòng thương yêu rộng lớn: Lòng từ! Không phân biệt dầu người ta đồng quan niệm sống với mình hay không. Không thiên vị dầu người ta có thay đổi tâm tánh – thay đổi tư tưởng và hành động. Không có điều kiện vì không vướng mắc vào đối tượng như thế nào. Đây là lòng từ ái chân chính và bền vững nơi tâm hồn bình đẳng, biểu hiện nơi con người phần “nhân chi sơ bản tánh thiện”.

Tình yêu hay tình thương thông thường thì hạn hẹp hơn: Có lòng thương người, đem lại niềm vui cho người thường dựa vào cái nhìn của mình. Từ cái nhìn cảm thấy thích hợp khởi sinh tình cảm mến và gần gũi trao đổi với nhau. Càng gần gũi trao đổi nhau tình cảm càng phát sinh đậm đà và trở thành tình yêu (hay tình yêu thông thường). Nếu như người bạn, bất chợt hôm nào đó làm mình không hài lòng, thì tình cảm và sự gần gũi theo đó vơi đi. Nơi đây hiện rõ lòng thương người, đem lại niềm vui là “tình cảm thiên vị và phân biệt” phóng hiện vào đối tượng, đồng thời, lòng thương người có thể trở thành lòng ghét bỏ - lòng hờn giận – lòng đố kỵ. Do đó, trước hết nên có lòng thành thật và trung hậu, thanh cao – trong sạch và quang minh chính đại với chính mình, thời lòng từ chân chánh nơi thân tâm mới có thể mở rộng tự nhiên đến mọi người chung quanh. Đó mới thật là lòng từ đem lại tình thương yêu và an vui chân chính cho người với tâm hướng thượng, thoát khỏi mọi tình cảm và niềm vui hiện hữu luyến ái dục tình.

4.3.Một bài học về lòng từ dành cho vị hướng dẫn: Thứ 1: Bài học thử thách về hành pháp. “Từ tình thương đến tình riêng” dẫn đến một ý nghĩa về lòng từ và “nhận biết sự khác biệt giữa lòng từ và tình yêu”, chúng ta thấy được bài học thiết thực và tinh tế dành cho các vị hướng dẫn:

- Phần đông nữ giới đến với vị hướng dẫn (là nam giới) học đạo thường đi song song với tình cảm hay tình thương mến

– kính mến. Đây là một thực tế thường thấy ở các tôn giáo, các pháp đạo hay các pháp môn tu tập từ xưa nay.

- Với vai trò của vị hướng dẫn, đây là một bài học: Một là, thử thách về khả năng mở tâm – mở trí, về định lực và đạo hạnh của chính bản thân vị hướng dẫn, hay thử thách về điểm yếu kém mà vị hướng dẫn chưa thông hành. Hai là, thử thách về năng lực hành pháp mở ra hướng đi chân chánh cho nữ giới có tâm hướng đạo đến với pháp đạo tu học song song với tình cảm tràn đầy vốn có nơi người phụ nữ, mà vị hướng dẫn nên biết ngõ hầu mở hướng đi chính chắn và thích ứng cho mỗi đệ tử.

Nếu như vị hướng dẫn không biết, hay không đủ tư cách và đạo hạnh hướng dẫn, thời tình cảm dồi dào nầy sẽ có phần liên lụy đến vị hướng dẫn (nếu là nam giới) thiếu cảnh giác, dẫn đến vị hướng dẫn và đệ tử cùng đi vào vòng dẫn dắt của thiên ma mà không hề hay biết. Ở đây, vị hướng dẫn nên biết, trong trường hợp nầy thường là một dạng thử thách bởi thiên ma hay các loại người làm nhiệm vụ như thiên ma ẩn mình dưới dạng người đệ tử học đạo.

Thứ 2: Bài học về Chánh Tâm – Chánh Hạnh. Dầu người đệ tử như thế nào, thuộc thành phần nào, một trong những cốt tủy dành cho vị hướng dẫn đi đúng Chánh Pháp và hành đúng Chánh Đạo là giữ vững Chánh Tâm và Chánh Hạnh: - Chánh Tâm là nền tảng cho Chánh Hạnh, Chánh Hạnh là Dụng

Hạnh của Chánh Tâm đem lại sự an vui cho người và cho mình trong sinh hoạt từ đời đến đạo.

- Có vững Chánh Tâm và Chánh Hạnh mới có lòng tin nơi đệ tử hướng đến vị hướng dẫn mà an vui tu học. Đó là một dạng lòng từ xuất phát từ Đức Hạnh lan tỏa vào đời sống tinh thần người đệ tử hay mọi người chung quanh.

Nói cách khác: Vị hướng dẫn giữ vững Chánh Tâm – Chánh Hạnh mới có đủ tư cách đức hạnh cảm hóa lòng người tin vào Chánh Pháp mà thức tâm tu sửa thân tâm. Đồng thời, dẫu cho người đệ tử là thiên ma hay loại người làm nhiệm vụ như một thiên ma, cũng không sao nghịch phá đức hạnh của vị hướng dẫn. Tuy nhiên, bằng hình ảnh sống và tu tập của đệ tử, vị hướng dẫn quan sát và chiêm nghiệm nhằm bổ túc những thiếu sót của mình, nhằm nâng cao kinh nghiệm tu tập và hành pháp vững vàng hơn.

5. Người phụ nữ nên tự biết giới hạn – tự vấn lương tâm và tự thắng lòng mình: 5.1.Người phụ nữ nên tự biết giới hạn trong quan hệ hay đi chơi với người bạn để tránh hậu quả xấu cho tâm thức: Người phụ nữ đến với người bạn và tiếp tục đến mà không nghĩ đến tư cách của mình? Cho nên: - Người phụ nữ không nên thường đến như vậy để giữ tư cách

người vợ đối với chồng, để giữ tư cách bậc làm mẹ đối với các con (dẫu cho các con đã trưởng thành hay đã có gia đình riêng), để giữ tư cách – danh dự – lòng tự trọng đối với người bạn và người chung quanh.

- Đồng thời, hạn chế trong quan hệ hay vui chơi để tránh tạo hậu quả xấu huân tập vào tâm thức, giữ gìn “nhân hậu phúc đức” làm nền tảng lâu dài cho đời sống bản thân và gia đình.

Cho nên, người phụ nữ cần giảm bớt lại, phân ly ra. Nói cách khác là cần chuyển tình cảm rạt rào ra bằng nhiều ngã khác nhau: Như chia bớt cho chồng, cho con, cho người thân. Hay, như làm việc gì khác để chuyển tâm trí đến chỗ khác, chẳng hạn như xem ti vi, chồng hay các con chở đi chơi – đi ăn cho thoải mái tâm hồn. Hay, như chuyển tình yêu thành tình bạn quang minh chính đại nếu cảm thấy cần thiết.

Page 9: 227 · số: 227 phÁt hÀnh ngÀy

Tạp Chí Quy Nguyên số 227 trang 9 visit website: www.voviology.org

Người phụ nữ trọng Tình Nghĩa Vợ Chồng, nên đem lòng từ ái chân chánh tạo sự an vui cho chồng cùng các con mà tự giới hạn tình riêng của mình, thời mối quan hệ không quang minh chính đại với người bạn sẽ giảm hay không còn tiếp diễn nữa. Còn như vui sống cùng chồng con, đồng thời vẫn tiếp tục “đem lại niềm vui” cho người bạn, hạnh phúc gia đình khó thể trọn vẹn, có chăng là sự hy sinh của người chồng dành cho người vợ đã đánh mất lòng từ ái chân chánh.

5.2.Người phụ nữ nên tự biết giới hạn vì cương vị của mình: Với vị trí của người phụ nữ, còn có chồng, còn có các con, nên giữ lấy. Đồng thời, còn có bổn phận, trách nhiệm và cương vị của người vợ - người mẹ. Vợ chồng đã cùng trải mấy mươi năm vui khổ bên nhau, ngày nay nếu như không làm được điều gì giúp ích cho chồng thì cũng đừng làm điều gì bất an cho chồng. Làm việc gì cũng nên nghĩ đến hậu quả. Điểm chính là do nơi người phụ nữ tự giải quyết lấy. Nếu như cảm thấy không hài lòng với người bạn đời mà mình đã từng chung sống bên nhau và muốn tìm người bạn khác, thì nên xem lại: “Nguồn gốc nẩy sinh – nơi bắt đầu phát sinh” và “nguyên nhân gây ra không hài lòng – không muốn tiếp tục cùng bạn đời đi hết đoạn đường còn lại của cuộc đời”. Người phụ nữ nên ý thức: Trước khi hành động nên nghĩ đến hậu quả do mình tạo ra đến với người chồng, các con, người bạn và mình nữa. Khi hành động thì chấp nhận mọi hậu quả trong cuộc đời còn lại và ngày sau nữa.

5.3.Người phụ nữ nên tự biết giới hạn vì hậu quả về phương diện tâm linh cho ngày sau: Người phụ nữ và người bạn quan hệ hay đến với nhau không chính đáng – không quang minh chính đại thường có ảnh hưởng không tốt đến những ngày còn lại của cuộc đời, đồng thời tạo nghiệp xấu và hình thành dòng tâm thức nặng trược điển hồng trần tất nhiên sẽ tái sinh vào cảnh giới tương ứng với trược điển đó. Sự thay đổi cuộc đời còn lại, sự thay đổi “bộ mặt sống” cho ngày sau cũng từ đây kết tập thành hình. Nơi đây hiển rõ kiếp nhân sinh: “Khi sanh, các vị không có mang gì theo. Khi chết, các vị cũng không đem theo được gì, chỉ mang cái nghiệp vào thân. Vậy tiếc làm chi mà không buông ra.” (Lời Đức Ngài). Trong cuộc sống, nếu như lỡ vấp ngã có thể đứng lại đi tiếp. Còn ở đây, vấp ngã phải trả quả, trả quả xong đứng dậy được hay không là chuyện khác. Hơn nữa, hiện nay là thời mạt pháp, chúng sinh không còn thời gian nhiều kiếp đi trong luân hồi như trước đây nữa. Đây là điểm mà ngày nay Đức Pháp Chủ nhắc nhở chúng sinh: - “Tham chi cái giả, thích chi cái khiổ, vọng chi cái lo. Nên thức đi, tỉnh đi, các người hỡi!”.

- “Phàm tâm đưa đến bất lương, bỏ đường đạo đức, Bát Chánh chẳng rèn, mê muội, khiến vọng niệm sanh rồi tà niệm xâm nhập vào thân bày việc lợi – danh – tình mê man không dứt. Tự đưa mình rơi xuống hố sau vực thẳm, ngục A Tỳ đang chờ đón.”.

5.4.Người phụ nữ nên tự vấn lương tâm mà hành sử xứng đáng: Giả sử như người chồng biết “tình cảm giữa vợ và người bạn đang hâm nóng” chẳng hạn, nên đồng ý cho đi, các con cũng cảm thấy người mẹ từng cực khổ vì các con – vì gia đình, nay có quyền hưởng thụ: Người phụ nữ thấy xứng đáng thì cứ đi với người bạn. Nếu đi mà thấy áy náy, hay các con không mấy an vui, hay trong lòng người chồng không mấy hài lòng (mặc dầu bề ngoài tỏ ra vui vẻ vì thể diện hay tôn trọng người vợ) bởi vì tình nghĩa vợ chồng bị sút giảm hay không

còn nữa, v.v…. là người phụ nữ hành sử chưa xứng đáng. Như vậy là không có lòng từ. Mọi việc tùy nơi người phụ nữ lựa chọn! Không nên vừa chung sống với chồng con lại vừa đi chơi vui vẻ với người bạn. Người phụ nữ nên tự nghĩ tình nghĩa vợ chồng xưa nay từ Đông sang Tây, mình có thể tiếp tục làm như vậy không? Đạo đức làm người chân thiện, tấm lòng thành thật và trung hậu của người phụ nữ đức hạnh có buông lung như vậy không? Người phụ nữ nên tự vấn lương tâm mà hành sử cho xứng đáng Đạo Đức Làm Người. Nếu như thấy rằng việc làm của mình là đúng thì cứ tiếp tục, còn như thấy rằng việc làm của mình không đúng hay phạm phải lỗi lầm theo nhận thức thấy biết của mình thì nên sửa lại.

5.5.Trường hợp người phụ nữ hết nghiệp nợ với chồng: Ngoài ra, còn một phương diện khác, thí dụ như trong trường hợp người phụ nữ hết nghiệp nợ với chồng – với con, nên bước ra đi một cách nhẹ nhàng – khỏe re, lại cảm thấy niềm vui không chút áy náy: - Người phụ nữ nên chọn: Hoặc là tiếp tục vui sống cùng chồng

con, hoặc là kế tục cuộc đời còn lại với người bạn. Đó là quyền lực chọn một trong hai của người phụ nữ.

- Nếu như chọn hướng kế tục: Người bạn nghĩ sao khi người phụ nữ nầy đến với mình? Xem nhẹ tình nghĩa vợ chồng gắn bó hằng chục năm nay để đến với mình được thì cũng đến với người đàn ông khác được?!

Nhìn chung: Người phụ nữ nên nhìn lại những việc làm đã qua, tự kiểm – tự nhận thức – tự thức tâm, để từ đó tự biết giới hạn – tự vấn lương tâm – tự thắng lòng mình ngõ hầu định hướng hành sử giải quyết chánh đáng cho cuộc đời còn lại an vui dưới mái gia đình cùng chồng con. Đây cũng là một dạng lòng từ cho bản thân và gia đình.

6. Sự đụng chạm giữa Chánh ái – Giới hạnh – Tình yêu: 6.1.Chánh ái – Giới hạnh – Tình yêu: Về phương diện đạo đức chúng ta nhận thấy được: Thứ nhất là, hai vợ chồng chính thức chung sống với nhau là Chánh ái. Thứ hai là, người phụ nữ gặp người bạn trước khi lập gia đình, ngày trước gặp nhau đã không thành đến nay vẫn còn đậm đà tình cảm. Trong trường hợp khó xử nầy: Người phụ nữ nên chuyển tình cảm nầy thành tình bạn chân chánh, nếu như thấy cần thiết. Tình bạn chính đáng, đàng hoàng, quang minh chính đại cũng tốt. Làm sao cho lương tâm mình không cảm thấy áy náy. Trong tình cảnh nầy, người phụ nữ sẽ đụng chạm phải: Chánh ái và Giới hạnh trong Đạo Đức Làm Người. Vì sao? - Một là, nếu người phụ nữ đàng hoàng, đúng đắn, biết rèn luyện

tâm tánh trong sáng chính đại thường trọng “Lễ - Nghĩa – Đức – Hạnh” nên dễ dàng hòa mình vào Giới hạnh hướng về Chân – Thiện – Mỹ.

- Hai là, bằng như trái lại, người phụ nữ không đàng hoàng, không quang minh chính đại thì không bao giờ chấp nhận, thậm chí còn xem thường hay cho là lỗi thời đối với Giới hạnh. Người phụ nữ không quang minh chính đại rất ngại Giới Hạnh Đạo Đức Làm Người.

Từ điểm nhìn theo Chánh ái và Giới hạnh nầy, chúng ta nhận thấy có thể góp phần nào trợ giúp giữ vững cho người phụ nữ (hay nữ giới nói chung) nếu như lỡ vấp ngã trong đời sống tình cảm nam nữ: Là tấm lòng hướng thượng và đạo đức, là thuần phong mỹ tục và truyền thống luân lý đạo đức cao đẹp mà giá trị được người đời gìn giữ và phát huy từ bao đời nay. Tuy nhiên,

Page 10: 227 · số: 227 phÁt hÀnh ngÀy

Tạp Chí Quy Nguyên số 227 trang 10 visit website: www.voviology.org

điều nầy chưa đủ, điểm cốt yếu vẫn là khả năng tự ý thức của chính người phụ nữ trong mọi hoàn cảnh dầu thuận hay nghịch. Tự ý thức nhìn lại để thấy biết rõ những lầm lẫn về đời sống tình ái đã trải qua của mình như bài học kinh nghiệm, có thấy biết rõ mới có thức tỉnh sửa đổi hay chuyển hóa. Có như vậy mới thật thấy giá trị của Giới Hạnh Tự Tâm là chiếc thuyền vượt qua bể tình ái, song song Nhân Nghĩa Đạo Đức trong Đạo Vợ Chồng là nền tảng trưởng dưỡng Tình Yêu và Hạnh Phúc chân chánh.

6.2.Một thực trạng tại cõi nhân sinh nầy: Hiện nay là thời kỳ mở cửa từ các cõi: Ngoài ra, chúng ta nên biết thêm: Hiện nay là thời kỳ mở cửa từ các cõi để các vị ở các cõi đó đến cõi nầy (là cõi chúng ta đang sống) lập hạnh. Quan sát trong thực tế sinh hoạt ngày nay cho thấy rõ nơi các vị nầy: - Theo cách nhìn của nhân sinh tại cõi nầy: Có vị đến đây mang

theo phong cách sống không mấy tốt đẹp nơi cõi của các vị, dẫn đến xem thường đạo đức làm người tại cõi nầy, dẫn đến hạ thấp giá trị luân lý đạo đức – thuần phong mỹ tục …., song song với hành vi tạo nên hậu quả xấu vì buông thả tâm tánh tắm mình theo bản năng dục vọng, theo con người tham đắm luyến ái dục tình….

- Có vị, ai mắc nợ thì cứ đòi tự do – đòi cho thỏa mãn, nếu muốn. Tuy nhiên, cũng có vị thức tâm tu hành và tự bỏ nợ cũ không màn đến.

Người bạn cứ tiếp tục duy trì mối quan hệ không chánh đáng với người phụ nữ nầy, thường là có duyên nghiệp trong tiền kiếp, nên cũng là một cách “đòi nợ tình”. Hay, cũng có thể do cách sống với tâm tư tình cảm nặng ái dục mà “gieo duyên tạo nghiệp”, v.v…. Nói chung, phần đông các vị nầy có quá trình sống dễ dẫn đến tổn hại đức hơn là vun bồi đức.

Người phụ nữ nên nhận thức thực chất về cuộc đời – về kiếp nhân sinh: Cho nên, người phụ nữ dạt dào tình cảm nầy sinh vào đời nay: Nên biết nghĩ đến Đạo Đức Làm Người, nên biết nghiệm xét trong cuộc đời với những gì đã xảy ra cho bản thân hay người chung quanh để thấm hiểu “Nhân Quả Là Định Luật”. Nói cách khác, biết về Đạo Đức Làm Người – biết về Nhân Quả dẫn đến tự thức tâm “biết giữ Chánh ái với người bạn đời”, ngõ hầu tự thắng cõi lòng dục vọng mà thăng tiến tâm linh. Với sự thức tâm có được, người phụ nữ nên nhận biết: Trường đời là trường học, đừng để mình đắm chìm vào ái tình lẩn thẩn mãi trong kiếp sống hồng trần đầy trược điển, bị bao phủ bởi lớp khí trược quá nặng nề như hiện nay, mà nên tự nhắc nhở: “Một cử chỉ sơ hở ở trần thế là một lỗi lầm Pháp Thân nơi Cõi Thượng” (viết lại theo lời Đức Ngài). Vả chăng, cõi trần hay quá trình sống của con người trong cuộc đời không phải là nơi nương tựa làm cứu cánh cho kiếp người, mà là trường học để khai tâm – mở trí – khai hạnh tiến hóa tâm linh. Người phụ nữ có nhận thức thấy ra điểm nầy mới có thể lìa mê đắm ái tình, giữ Chánh ái, hướng thân tâm về Giới hạnh hay Đạo Đức Làm Người chân chánh từ bản thân là căn bản cho sự an vui và hạnh phúc trong gia đình. Người phụ nữ nên suy ngẫm về “đời người và người đời” để nhận thức thực chất về cuộc đời – thực chất của kiếp nhân sinh, ngõ hầu thức giác tỉnh ngộ trần thế là cõi tạm, không phải chốn dung thân.

7. Người phụ nữ nên ý thức và định vị với quan điểm và hành động chân chánh: 7.1.Người phụ nữ nên ý thức:

Người phụ nữ chân chánh cũng nên tự nghĩ: Người bạn đến với mình vì ái tình đã nhiều năm nay, giờ đây vẫn tìm gặp nhau hay đi chơi cho vui vẻ, là một cách khơi gợi tình yêu tiếp tục tồn tại và phát triển, v.v…. Tác phong sống của người bạn như vậy, dầu ở vào hình thức nào, dầu tỏ ra cao đẹp – cao thượng, tất cả đều là hành động nhằm “nâng cao phẩm tính cư xử trữ tình” khơi gợi rung cảm tình yêu thu hút người phụ nữ thân mật đậm đà với người bạn hơn, đủ tỏ rõ người bạn tiềm ẩn lòng tham ái chiếm hữu người phụ nữ. Người phụ nữ nên ý thức điểm nầy. Thí dụ như: - Đứng trước “nghĩa cử tình cảm đậm đà của người bạn dành

cho”, người phụ nữ có đủ ý thức và tự thắng lòng mình vững vàng qua thời gian không? Vả chăng, lòng tham ái nơi con người vốn không đáy – không hạn lượng, tương tự như cái bể lấp mãi không bao giờ đầy, làm sao mà đáp ứng thỏa mãn? Người phụ nữ nên lắng lòng tự nhìn lại mình để biết mức độ tình cảm – tình ái như thế nào, và để biết rõ hơn về người bạn.

- Hay, những lúc gặp nhau hay cùng đi chơi “cho thoải mái tâm hồn”, là những thuận cảnh khơi dậy tình yêu và là nghịch cảnh của Chánh ái và Giới hạnh, có thể làm lung lay hay suy giảm phẩm chất đức hạnh người phụ nữ đang vui sống cùng chồng con. Nếu như người phụ nữ không đủ ý thức, không đủ tự thắng lòng mình thời nhân tính dễ trở thành dục tính là lẽ thường tình.

Ở đây, người phụ nữ cũng nên biết sự khác biệt về tâm lý nam nữ: Với nữ giới thường thì tình dục được xây dựng trên nền tảng tình cảm phát triển tốt. Trái lại, với nam giới thường thì tình cảm là tình cảm – tình dục là tình dục. Cho nên, người phụ nữ đoan trang nên biết làm chủ thân tâm tự thắng thuận cảnh và nghịch cảnh, ngõ hầu chuyển tình cảnh hiện hữu trở thành an vui hạnh phúc cho bản thân – cho gia đình và cho người bạn nữa, mới là người Ôn Hòa và Trung Hậu. Được như vậy, mới làm sáng phẩm chất đức hạnh của người phụ nữ lấy Chánh Tâm chuyển Tà Tâm nâng cao cái Uy nhân cách khiến người bạn kính phục, đồng thời cũng là đạo hạnh Nuôi Tâm – Dưỡng Tánh – Bồi Đức của người phụ nữ chân chánh.

7.2.Người phụ nữ nên xác định vị trí của mình để có hành động chân chánh: Người phụ nữ cũng nên tự nghĩ: (1) Một người phụ nữ đã có gia đình, sống bên chồng và các con, người bạn tốt với tâm hồn vị tha cao thượng có bao giờ tiếp tục cuộc tình không chánh đáng như vậy không? (2) Tình bạn chân chánh – trong sạch – thanh cao có bao giờ “nuôi dưỡng – nâng cao phẩm tính cư xử trữ tình” như vậy không? (3) Người bạn trân trọng lương tri và đạo nghĩa làm người có thể nào tiếp tục duy trì tình cảm không chánh đáng với người phụ nữ như lâu nay không? Với hướng nhìn nầy áp dụng vào tình cảnh của người phụ nữ:

Thứ 1: Người phụ nữ “đoan trang và trung chính” nên lắng cõi lòng mình lại là điều tối cần trước khi quyết định hay hành sử một việc gì. Nếu như lòng người phụ nữ vui thích theo những gì mà người bạn dành cho, hay theo “tình cảm gọi là đẹp đẽ” mà người bạn tặng cho v.v… là người phụ nữ đã chạy theo tiếng gọi “tình yêu của con tim”. Ngay nơi đây, Giới hạnh trở thành số không. (xem tiếp trang 5) ĐỌC VÀ CHUYỀN TAY NHAU CÙNG

ĐỌC TẠP CHÍ QUY NGUYÊN

Page 11: 227 · số: 227 phÁt hÀnh ngÀy

Tạp Chí Quy Nguyên số 227 trang 11 visit website: www.voviology.org

Châu Nhật Tân Ph.D. (TCQN xin trân trọng đăng lại những bài Bút Ký của Đức Thầy đã từng được phát hành trước năm 2003, khi toàn bộ ấn bản của TCQN đều được phát hành bằng báo in và chưa có phương tiện internet.)

CHƯƠNG 1993: Công ty Chau Modern Products phát triển mạnh và bò lan sang lãnh vực đầu tư vào những ngân hàng bị phá sản qua chương trình làm việc của chính phủ qua cơ quan FDIC mà lúc trước tôi được nhiều nhà tài phiệt giúp cho tôi học về ngành nầy sau khi tôi cứu tính mạng cho họ lúc nguy ngập. Cách làm việc nầy nhằm duy trì giá trị của đồng đô la trên cuộc diện của cả nước Mỹ và giữ sự bình quân về mặt kinh tế của Hoa Kỳ mà chỉ có các nhà đại tư bản, tài phiệt vào bậc nhất mới có chân trong công việc nầy. Lúc đầu, qua sự trị bệnh giúp cho họ, rồi cố vấn cho các nhà tài phiệt, tôi được họ trả ơn bằng rất nhiều tài vật nhưng tôi không nhận mà có nhiều tài vật, cơ xưởng mà người ta cho tôi lên đến hơn một triệu Mỹ kim... Tôi cũng từ chối vì dùng Lệnh Pháp của Đức Chí Tôn để hộ bệnh thì không thể được nhận bất kỳ tặng vật nào. Tôi nhớ, có lần đọc một số tài liệu nói rằng trong năm 1975, cựu Tổng Thống miền Nam đã xin chính phủ Mỹ viện trợ cho 300 triệu đô la để giữ miền Nam nhưng không được dầu rằng số tiền ấy đã được Quốc Hội Hoa Kỳ chuẩn chi. Từ điểm gợi ý nầy, cho tôi thấy với một chính quyền, một đất nước thì số tiền vài trăm triệu Mỹ Kim là một số tiền không thể coi là nhỏ được. Vì trong nước thời đó có nhiều nhân tài, doanh nhân, trí thức du học từ Mỹ… mà cũng không thể xoay ra được 300 triệu Mỹ Kim, thì những gì đã diễn ra trước mắt tôi lúc đó là một cơ hội có một không hai cho cả xứ sở. Nếu không có tài liệu nói về số tiền 300 triệu Mỹ Kim thì tôi đã không để ý đến sự việc nầy, thế nên, tôi đã khước từ tất cả những tặng phẩm của nhà tài phiệt nầy dành cho tôi, kể cả chiếc xe Mercedes đời mới trị giá hơn 80 ngàn đô la mà chỉ đòi hỏi người ta cho tôi được học cách thức mà họ đang làm việc là back up cho nền tài chánh của cả một nước. Thực sự, dùng Pháp Lệnh để trị bệnh… giúp người thì không được phép đòi một cái gì cả nhưng lúc ấy tôi nghĩ đây là lá bài sinh tử của đất nước mình nếu lỡ sau nầy xứ sở cần đến, vì rõ ràng trong lịch sử đã chứng minh, thời gian 1975, không một người Việt nào biết cách xoay ra 300 triệu USD trong một thời gian thật ngắn như nhiều tài phiệt tại Mỹ đang làm và họ đã có, đã sống được trong cái chết của một nền kinh tế. Tôi đã được nhà tài phiệt gởi cho đi học mà học phí lúc ấy là một con số khổng lồ. Sau nầy mở công ty, tôi đã làm thêm ngành nầy song song với business của mình. Mỗi lần, tôi vào cơ quan FDIC để xem hồ sơ mật thì luôn luôn được bảo vệ, quan sát kỹ của nhân viên an ninh. Vào nhà vệ sinh cũng được nhân viên an ninh đi theo. Lúc ấy, tôi có một người làm rất gần gũi, anh ta thường lái xe cho tôi mỗi khi tôi đi vào cơ quan nầy để xem hồ sơ mật. Có lần anh nói với tôi, anh nợ nần nhiều nên gia đình bên vợ coi thường,... tôi đã giúp cho anh một số tiền để anh mở một cái tiệm cho nở mặt, nở mày. Thấy số tiền tôi kiếm quá là dễ nên anh trở mòi tham. Anh thường gạt các nhân viên an ninh để mang cà phê vào phòng cho tôi. Mỗi lần vào phòng, anh để ý

những chi tiết trong đó rồi nảy sinh ý định làm tiền. Đó là những số liệu của ngân hàng mà người xấu có thể dùng để xóa nợ trong thẻ tín dụng hoặc làm nhiều chuyện phi pháp khác. Anh đã rủ nhiều người tham gia vào sự làm ăn nầy. Một trong số những người anh rủ có một nhân viên cũng là đại lý của tôi tại một vùng. Người đại lý nầy lại rủ ngược đến tôi, rủ tôi tham gia công việc làm tiền nầy. Tôi ngạc nhiên! Đây là cách thức của mình, đây là hồ sơ mật của mình, tại sao người nầy lại biết. Thế là tôi điều tra ngược và phát hiện ra người chủ mưu chính là người thường mang cà phê cho tôi. Tôi đã gọi người nầy vào phòng, chửi cho một trận rồi đuổi đi! Khoảng tuần sau, vào thứ Sáu, tôi được giấy mời của Cục Điều Tra Liên Bang (FBI), mời tôi gặp mặt vào sáng thứ Hai mà không cho biết nguyên nhân. Tôi rất lo, tôi nghĩ chắc người nhân viên bị đuổi kia đã làm điều gì phạm pháp nên bị bắt và khai điều gì đến tôi chăng? Hay người nầy dùng danh nghĩa của công ty làm chuyện phạm pháp? Lo lắng, bồn chồn, Tiến thì luôn trấn an tôi: - Không có chuyện gì phải lo đâu! Có chuyện gì thì họ đã đến còng đi rồi chứ không có gởi giấy mời đâu!

Tôi lấy tử vi của tôi ra xem, tôi thật giật mình vì tôi đang gặp hạn ở tù, có thể ở tù đến cả năm trời. Tôi mới gọi cho chú VN Hoằng cũng là thầy tử vi. Tôi hỏi ý kiến của chú. Sau khi xem lá số của tôi, chú giật mình nói: - Chết rồi! Mầy có làm gì phạm pháp không? - Không chú! - Coi chừng bị ở tù đó! Tôi lại gọi cho anh ĐQ Hùng, anh cũng là một ông thầy tử vi để kiểm soát cho chắc ăn. Anh cũng nói: - Lá số của em bị ở tù! Em cầu nguyện đi!...

Suốt cả 3 ngày hồi hộp, cuối cùng sáng sớm thứ Hai tôi đi trình diện. Đến nơi, nhân viên an ninh chỉ hỏi tôi về chi tiết của chiếc xe mà tôi mới bị mất cắp. Thế là hết! Ngày hôm sau, tôi cần phải sang Texas để giao hàng nhân tiện thăm người quen. Thời đó, tôi thích đi xuyên bang vì được thấy, biết nhiều thứ. Không khí đi xuyên bang rất là thú, đi ngày, đi đêm rồi dừng chân trên những cái quán dọc đường ở những nơi khỉ ho cò gáy... Người tài xế chở tôi đi suốt đêm, sáng hôm sau thì anh ta mệt nên ngủ gụt. Thấy vậy tôi nói: - Thôi để tôi lái xe cho! Ông ngủ đi! Lái xe chưa đầy 5 phút, cảnh sát đã hú còi chận lại vì tôi lái xe quá tốc lực. Xuống xe, tôi xin lỗi với nhân viên cảnh sát là tôi từ tiểu bang khác, chưa rành về luật lệ ở đây! Họ đã bỏ qua. Tôi mới bảo người lái xe thức dậy và tiếp tục lên đường. Đi được một quãng không lâu, người lái xe lại ngủ gụt lần nữa. Tôi mới bảo thôi để tôi lái. Tôi ngồi lái chưa được 5 phút thì cảnh sát lại chận tôi lại vì tôi lái nhanh quá hơn 90 miles một giờ, tức khoảng 150 cây số một giờ. Nhân viên công lực hỏi tôi trình bằng lái, tôi nói xin lỗi vì bằng lái của tôi đã bị … rút nên cảnh sát đã điều tôi về nhà giam và giam nơi đó hơn một tiếng đồng hồ chờ cho đến khi chị của Bibi lo việc bảo lãnh xong. Lá số ở tù hơn một năm, nay chỉ ở tù hơn một tiếng đồng hồ như vậy đủ thấy rằng, âm đức đã biến cải số mạng.

(BBTTCQN 5-2011: Sau khi chọn đăng lại bài viết nầy, chúng tôi có hỏi Đức Thầy về những sự việc trên. Đức Thầy nói: Lúc xưa, khi được nhà tài phiệt giúp cho được học và biết thêm về vấn đề

Page 12: 227 · số: 227 phÁt hÀnh ngÀy

Tạp Chí Quy Nguyên số 227 trang 12 visit website: www.voviology.org

nầy, Thầy đã tham khảo với gia đình người bạn thân thời ấy là gia đình Nagel từng là một trong những vị lãnh đạo tập đoàn ngân hàng lớn nhất của Mỹ: Bank of America và họ cũng rất ngạc nhiên về cách ấy, điều nầy cho thấy đây là một hình thức tài chánh được thực hiện với những kỹ năng riêng của những tài phiệt được chính phủ dùng để back up mỗi khi hệ thống ngân hàng bị sụp đổ vì chính họ là những người sẽ đứng ra mua lại số nợ của ngân hàng. Trong năm đó nếu Thầy nhớ không lầm thì ngành tài chánh của Mỹ cũng bước vào cuộc khủng hoảng, chỉ trong vòng một năm đã có hơn 500 nhà bank bị đóng cửa. Sau nầy, vào khoảng năm 2005, Thầy đã tiên đoán sự lập lại của lịch sử, hệ thống ngân hàng Mỹ sẽ sụp đổ thông qua việc đầu tư địa ốc nên Thầy mới bảo Bibi mở ra tập đoàn tài chánh Chau Investment Corporation (CIC) với lập luận “kinh tế sẽ đổ nhưng trước khi nó rơi xuống đất thì nó sẽ rớt qua túi của những người trong ngành nầy”… nhưng Bibi nhát và chờ mãi đến năm 2008 Bibi mới chịu mở ra tập đoàn tài chánh, nếu không thì diện tích Đạo Viện ngày nay sẽ lớn gấp 5, 6 lần hiện tại hoặc hơn và nhiều quần thể kiến trúc đã hình thành. Năm vừa qua, nghe tin TT Obama có quyết định bán 1500 tỉ mỹ kim các số nợ cho Trung Quốc, Thầy rất tiếc, tiếc cho Tổng Thống quyết định quá vội vàng, và tiếc cho VN, chỉ cần VN thông qua một vài điều kiện thì Thầy có thể giúp xứ sở thu được quyền chủ nợ nầy và đây sẽ là lá bài an toàn cho đất nước khi cần ở rất nhiều mặt).

CHƯƠNG 1996: Chú Long và cô Giàu rủ mọi người đi Vũng Tàu chơi. Cô chú đã mướn một chiếc xe van lớn mà hôm đó có: Cô chú, Tôi, Sư Tỉ, Bibi, Thi, Thái Vy, Tiến, Thiện, Linh Tú, Thúy Vy, thím Hiển và một người tài xế. Sau khi đi tắm biển xong, cô chú dẫn mọi người đến viếng Thích Ca Phật Đài tại đường Trần Phú, thành phố Vũng Tàu. Trên đường về, nhìn nơi đây thấy tên đường là đường Trần Phú, cũng là nơi tôi cần phải kiếm một người, đúng ra là một âm phần thường giả xưng là Đức Ngài nhập xác ở vùng nầy mà chỉ dẫn cho người ta. Tôi hỏi cô chú: - Cô chú có cần về gấp không? Cô chú nói không! Tôi hỏi mọi người, ai cũng nói không cần về gấp. Nên tôi xin phép: - Có thể cô chú cho Thầy đi đến một địa chỉ cũng trên con đường Trần Phú nầy được không? Tôi đưa địa chỉ cho người tài xế. Nhưng oái oăm là đường phố nầy số nhà tùm lum, khi lên, khi xuống và tìm hoài không thấy số nhà nầy. Chiếc xe van vòng tới, rồi vòng lui hàng chục bận khiến cho Sư Tỉ bực: - Kiếm không được thì đi về đi! Tôi nghiêm khắc chỉnh liền tại chỗ: - Mẹ có biết là chuyện gì không? Đi về theo ý của mẹ thì chuyện gì xảy ra mẹ gánh đó! Hay: - Đã quyết định thì làm phải đến nơi đến chốn!

Sư Tỉ bực mình vì bị chỉnh trước đông người. Trên xe không khí ngột lại vì ai cũng biết chuyện tôi đang làm là quan trọng. Cuối cùng, thì người tài xế đầu hàng. Tôi nói: - Thôi! Bây giờ chú vòng trở lại! Thầy nói chú ngừng chỗ nào thì chú ngừng ngay chỗ đó nhe!

Đến một nơi, tôi bảo ngừng! Khi xe vừa ngừng, tôi nhảy xuống đi bộ vào những con hẽm. Tôi đã thấy điểm cần tới

nhưng tôi phải tìm đường để đi đến điểm đó! Chú Long, cô Giàu, Tiến, Bibi, Linh Tú đi theo tôi. Tôi đi đến một căn nhà thì ngừng lại. Tôi đã gặp đúng người tôi cần tìm. Người nầy thật là ngạc nhiên vì nhà nầy không phải nhà của người nầy đang ở mà là nhà chị của người nầy. Người nầy chỉ đến thăm chị mà thôi! Tôi bảo người nầy phải lên Saigon để gặp tôi. Vài ngày sau, người nầy lên Saigon gặp tôi tại Ngôi Quận 10, lúc đó có Ngôn và Trang hiện diện. Tôi hỏi: - Tại sao vị lại mạo danh là Đức Ngài? Người nầy trả lời tôi bằng thứ tiếng khác, trong leo lẻo. Tôi nói: - Trả lời tôi bằng tiếng Việt! Người nầy nói: - Ta là Sư Huynh, là cha của con, bộ con không nhận ra ta sao? Tôi vỗ bàn cái “rầm!” Nhìn thẳng vào mặt người nầy: - Vị nói một lần nữa coi! Dám nói không? Phần lực sợ, cuối gầm mặt xuống: - Xin Thầy tha cho con! Rồi phần lực leo lẻo tự phân bua: - Tại con muốn gần má con! Con thương, con nhớ nhà con! Con phải nói như vậy thì má con mới tin mà cho con ở trong thân. Phần lực khóc lóc, lạy lục. Tôi hỏi: - Con mạo xưng Đức Ngài, con dạy người ta tầm bậy, con có biết đó là tội bị Trời đánh không? Phần lực lạy lục: - Con lạy Thầy tha cho con! Con thương má con, nên mới làm như vậy. Thầy đừng đánh con, đừng bắt con đi! Tội nghiệp cho con, Thầy ơi! Tôi hỏi: - Con nói con thương má con nhưng con có biết con đang làm hại má con không? Phần lực nói: - Con không có làm hại má con! Con thương má mà! Tôi nói: - Nhưng điển lực của con làm hại cho má con! Âm điển làm cho bà mang bịnh, cả nhà mang bệnh. Âm điển làm cho cả nhà bị xui xẻo, đó là làm hại rồi đó! Phần lực ngơ ngác: - Nhưng con đâu có muốn đâu! Tôi nói: - Con không muốn nhưng đặc tính của âm điển là như vậy! Con đang làm hại cả nhà con đó. Thôi! Con chuẩn bị đi! Thầy đưa con đi tu! Phần lực vật vã, lạy lục: - Con lạy Thầy đừng bắt con đi! Con muốn gần má con! Tôi hỏi: - Con nghĩ con có gần được không? Nầy nhé! Má con là người từng được Đức Ngài thọ ký, sau nầy má con chết, bà sẽ có chỗ đi của bà! Còn con thì sao? Con đi được không? Lúc đó, con đòi đi theo má thì làm sao đi theo được? Bây giờ, con đi tu thì họa chăng sau nầy còn được gặp má! Phần lực: - Con không chịu đâu! Con không đi đâu! Tôi nghiêm khắc: - Dù con không muốn thì Thầy cũng bắt con đi!

(xem tiếp trang 3)