ố sỔ tay chẤt lƯỢng ngày bh -...

28
SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Mã sNgày BH Ln BH Trang : ST : 27/02/2012 : 01 : 1/28 MỤC LỤC Trang Chương 1. Thông tin chung Chương 2. Giới thiệu về Công ty Chương 3. Giới thiệu về Sổ tay chất lượng 3.1 Mục đích 3.2 Phạm vi 3.3 Những ngoại lệ 3.4 Tài liệu tham khảo 3.5 Định nghĩa 3.6 Các chữ viết tắt 3.7 Kiểm soát Sổ tay chất lượng Chương 4. Hệ thống quản lý chất lượng 4.1 Yêu cầu chung 4.2 Yêu cầu về hệ thống tài liệu Chương 5. Trách nhiệm của lãnh đạo 5.1 Cam kết của lãnh đạo 5.2 Hướng vào khách hàng 5.3 Chính sách chất lượng của Công ty 5.4 Hoạch định 5.4.1 Mục tiêu chất lượng 5.4.2 Hoạch định Hệ thống quản lý chất lượng 5.5 Trách nhiệm, quyền hạn và trao đổi thông tin 5.6 Xem xét của lãnh đạo Chương 6. Quản lý nguồn lực 6.1 Cung cấp nguồn lực 6.2 Nguồn nhân lực 6.3 Cơ sở hạ tầng 6.4 Môi trường làm việc

Upload: others

Post on 30-Oct-2019

10 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ố SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Ngày BH - congvan.dakruco.comcongvan.dakruco.com/Download/ISO9001DLRC/DDLD/SotayCLvaMT/ST.CLvaM… · Ngành nghề kinh doanh chính: Trồng, chăm

SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Mã số Ngày BH Lần BH Trang

: ST : 27/02/2012 : 01 : 1/28

MỤC LỤC

Trang Chương 1. Thông tin chung

Chương 2. Giới thiệu về Công ty Chương 3. Giới thiệu về Sổ tay chất lượng 3.1 Mục đích 3.2 Phạm vi 3.3 Những ngoại lệ 3.4 Tài liệu tham khảo 3.5 Định nghĩa 3.6 Các chữ viết tắt 3.7 Kiểm soát Sổ tay chất lượng Chương 4. Hệ thống quản lý chất lượng 4.1 Yêu cầu chung 4.2 Yêu cầu về hệ thống tài liệu Chương 5. Trách nhiệm của lãnh đạo 5.1 Cam kết của lãnh đạo 5.2 Hướng vào khách hàng 5.3 Chính sách chất lượng của Công ty 5.4 Hoạch định 5.4.1 Mục tiêu chất lượng 5.4.2 Hoạch định Hệ thống quản lý chất lượng 5.5 Trách nhiệm, quyền hạn và trao đổi thông tin 5.6 Xem xét của lãnh đạo

Chương 6. Quản lý nguồn lực 6.1 Cung cấp nguồn lực 6.2 Nguồn nhân lực 6.3 Cơ sở hạ tầng 6.4 Môi trường làm việc

Page 2: ố SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Ngày BH - congvan.dakruco.comcongvan.dakruco.com/Download/ISO9001DLRC/DDLD/SotayCLvaMT/ST.CLvaM… · Ngành nghề kinh doanh chính: Trồng, chăm

SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Mã số Ngày BH Lần BH Trang

: ST : 27/02/2012 : 01 : 2/28

Chương 7. Tạo sản phẩm 7.1 Hoạch định việc tạo sản phẩm 7.2 Các quá trình liên quan đến khách hàng 7.3 Thiết kế và phát triển 7.4 Mua hàng 7.5 Sản xuất và cung cấp dịch vụ 7.6 Kiểm soát thiết bị theo dõi và đo lường Chương 8. Đo lường, phân tích và cải tiến 8.1 Khái quát 8.2 Theo dõi và đo lường 8.3 Kiểm soát sản phẩm không phù hợp 8.4 Phân tích dữ liệu 8.5 Cải tiến

Chương 9. Danh mục các tài liệu tham chiếu Phần phụ lục Phụ lục 1: Sơ đồ Hệ thống quản lý chất lượng Phụ lục 2: Chính sách chất lượng

Người soạn thảo Người soát xét Người phê duyệt Ngày 10/01/2012 15/02/2012 27/02/2012

Chữ ký

(Đã ký)

(Đã ký) (Đã duyệt)

Họ tên Đoàn Thị Ngân Phạm Xuân Diệu TS. Huỳnh Văn Khiết

Page 3: ố SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Ngày BH - congvan.dakruco.comcongvan.dakruco.com/Download/ISO9001DLRC/DDLD/SotayCLvaMT/ST.CLvaM… · Ngành nghề kinh doanh chính: Trồng, chăm

SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Mã số Ngày BH Lần BH Trang

: ST : 27/02/2012 : 01 : 3/28

CHƯƠNG 1

THÔNG TIN CHUNG

THEO DÕI SỬA ĐỔI

TT Trang Nội dung sửa đổi Ngày Ban hành lần 1 27/02/2012

Page 4: ố SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Ngày BH - congvan.dakruco.comcongvan.dakruco.com/Download/ISO9001DLRC/DDLD/SotayCLvaMT/ST.CLvaM… · Ngành nghề kinh doanh chính: Trồng, chăm

SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Mã số Ngày BH Lần BH Trang

: ST : 27/02/2012 : 01 : 4/28

CHƯƠNG 2

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CAO SU ĐẮK LẮK

Tên tiếng Anh: DAKLAK RUBBER LIMITED COMPANY Tên viết tắt: DAKLAORUCO

Địa chỉ trụ sở chính: Bản Thaluong, huyện Paksê, Tỉnh Champasak, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Tel : 00856 31 212750 Fax: 00856 31 252982

Email: [email protected], [email protected]

Website: http://www.daklaoruco.com. Công ty trách nhiệm hữu hạn Cao su Đắk Lắk được Bộ kế hoạch đầu tư nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào cấp giấy phép đầu tư ngày 06 tháng 12 năm 2004 theo Giấy phép đầu tư số 111-04/KH-ĐT và được cấp lại giấy phép có số 119-09/KH-ĐT vào ngày 24/08/2009. Qui mô quản lý: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) cao su Đắk Lắk hiện đang quản lý hơn 9.000 ha cao su, tổng số cán bộ công nhân viên lên đến 922 nguời, gồm 04 Nông trường trồng cao su, 01 đội trồng cà phê, 01 đội trồng điều và rừng. Tên các đơn vị trực thuộc được gọi tắt như sau:

1. Nông trường cao su 1 ; 2. Nông trường cao su 2 ; 3. Nông trường cao su 3 ; 4. Nông trường cao su 4 ; 5. Nhà máy chế biến mủ DAKLAORUCO1 ; 6. Đội sản xuất cà phê Paksoòng ; 7. Đội sản xuất Atopư.

Ngành nghề kinh doanh chính: Trồng, chăm sóc, khai thác, điều, cà phê, cao su và chế biến cao su thiên nhiên, kinh doanh xuất khẩu sản phẩm mủ cao su thiên nhiên. Sản phẩm từ cao su :

1. Cao su khối : SLR L, SLR 3L, SLR 5, SLR 10, SLR 20, SLR CV50, SLR CV60, SLR 10CV, SLR 20CV, SLR 10CV60.

2. Cao su ly tâm (LAKTEX): HA, LA. 3. Cao su tờ: RSS 1 , RSS 2, RSS 3, RSS 4, RSS 5. 4. Cao su Skim Block.

Page 5: ố SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Ngày BH - congvan.dakruco.comcongvan.dakruco.com/Download/ISO9001DLRC/DDLD/SotayCLvaMT/ST.CLvaM… · Ngành nghề kinh doanh chính: Trồng, chăm

SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Mã số Ngày BH Lần BH Trang

: ST : 27/02/2012 : 01 : 5/28

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ SỔ TAY CHẤT LƯỢNG 3.1 MỤC ĐÍCH Nhằm xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến thường xuyên Hệ thống quản lý chất lượng; Đảm bảo tính nhất quán, tính hiệu lực các hoạt động sản xuất kinh doanh; Chất lượng sản phẩm luôn ổn định và ngày càng được nâng cao; Đảm bảo yêu cầu thỏa mãn của khách hàng ngày càng được đáp ứng.

PHẠM VI ÁP DỤNG Hệ thống quản lý chất lượng của DAKLAORUCO được xây dựng và áp dụng cho hoạt động: Trồng, chăm sóc, khai thác, điều, cà phê, cao su và chế biến cao su thiên nhiên, kinh doanh xuất khẩu sản phẩm mủ cao su thiên nhiên. NHỮNG NGOẠI LỆ Điều khoản 7.5.2: Tất cả các quá trình sản xuất của DAKLAORUCO từ Trồng - Chăm sóc - Khai thác - Chế biến - Cung ứng Cao su thiên nhiên đều được kiểm tra và biết được chất lượng từng công đoạn sản xuất. Vì vậy, DAKLAORUCO không áp dụng điều khoản này. 3.2 TÀI LIỆU THAM KHẢO ISO 9000:2005: Hệ thống QLCL - Cơ sở và từ vựng. ISO 9001:2008: Hệ thống QLCL - Các yêu cầu. ISO 9004: Hệ thống QLCL - Hướng dẫn cải tiến hiệu quả. ISO 19011: Hướng dẫn đánh giá Hệ thống QLCL. Các thuật ngữ sử dụng trong sổ tay này phù hợp với tiêu chuẩn TCVN ISO 9000:2008. 3.3 ĐỊNH NGHĨA: Sổ tay Chất lượng: Là tài liệu cấp 1, do Chủ tịch Công ty ban hành nhằm qui định

việc quản lý Chất lượng sản phẩm theo hệ thống; Hoạch định qui mô, định hướng sản xuấtt kinh doanh của DAKRLAOUCO.

Qui trình: Là tài liệu cấp 2, do Chủ tịch/Giám đốc Công ty hoặc các Trưởng phòng chức năng Công ty ban hành đến các đơn vị trực thuộc hệ thống để sử dụng hoặc làm cơ sở cho đơn vị soạn thảo các Hướng dẫn (tài liệu cấp 3). Qui trình là cách thức cụ thể để tiến hành một hoạt động hay một quá trình.

Hướng dẫn: Là tài liệu cấp 3, do Lãnh đạo đơn vị ban hành nhằm cụ thể hóa các Qui trình và tuân thủ Sổ tay chất lượng.

Page 6: ố SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Ngày BH - congvan.dakruco.comcongvan.dakruco.com/Download/ISO9001DLRC/DDLD/SotayCLvaMT/ST.CLvaM… · Ngành nghề kinh doanh chính: Trồng, chăm

SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Mã số Ngày BH Lần BH Trang

: ST : 27/02/2012 : 01 : 6/28

Phụ lục: Là tài liệu đính kèm theo Qui trình/ Hướng dẫn nhằm làm rõ hơn các

bước thực hiện của Qui trình/ Hướng dẫn. Biểu mẫu (Hồ sơ): Là tài liệu cấp 4 (tài liệu đặc biệt), nhằm công bố các kết quả

đạt được hay cung cấp bằng chứng các hoạt động được thực hiện từ các Qui trình/ Hướng dẫn hoặc các Tài liệu tham chiếu khác. Hồ sơ có thể được sử dụng để lập tài liệu về việc xác định nguồn gốc và để

cung cấp bằng chứng về kiểm tra xác nhận, về hành động khắc phục, phòng ngừa.

Hồ sơ thường không thuộc diện kiểm soát việc sửa đổi. 3.4 VIẾT TẮT DAKLAORUCO: Công ty trách nhiệm hữu hạn Cao su Đắk Lắk (trong Sổ

tay còn gọi tắt là Công ty). HTQLCL: Hệ thống quản lý chất lượng. ISO (The International Organization for Standardization): Tổ chức quốc tế về tiêu

chuẩn hóa. 3.5 KIỂM SOÁT SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Sổ tay chất lượng do Chủ tịch Công ty phê duyệt và đóng dấu của Công ty; Sổ tay

được phân phối đến các phòng chức năng Công ty, đơn vị trực thuộc trong hệ thống. Khách hàng và các đơn vị liên quan được cung cấp Sổ tay khi có yêu cầu.

Sổ tay được phân phối cho tất cả Trưởng phòng ban chức năng công ty và Giám đốc các đơn vị trực thuộc trong hệ thống, việc phân phối tuân thủ theo Qui trình kiểm soát tài liệu. Khi thay thế phải được thu hồi và kiểm soát theo quy định về tài liệu hết hiệu lực, tài liệu lỗi thời.

Khi cần sửa đổi hoặc thay đổi một số trang của Sổ tay thì thực hiện theo Qui trình kiểm soát tài liệu, phân phối, cập nhật nội dung cần sửa đổi.

Sổ tay có thể được sửa đổi và ban hành lại do yêu cầu cải tiến hệ thống hoặc do yêu cầu của Chủ tịch Công ty. Trình tự sửa đổi ban hành lại thực hiện theo Qui trình soạn thảo văn bản và Qui trình kiểm soát tài liệu.

Sổ tay chất lượng bản quyền thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Cao su Đắk Lắk và bản gốc được Thư ký ISO lưu giữ.

Page 7: ố SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Ngày BH - congvan.dakruco.comcongvan.dakruco.com/Download/ISO9001DLRC/DDLD/SotayCLvaMT/ST.CLvaM… · Ngành nghề kinh doanh chính: Trồng, chăm

SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Mã số Ngày BH Lần BH Trang

: ST : 27/02/2012 : 01 : 7/28

CHƯƠNG 4 HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

4.1 YÊU CẦU CHUNG Để thực hiện việc tác nghiệp, kiểm soát, theo dõi và đo lường các quá trình trong phạm vi hoạt động của mình, DAKLAORUCO tiến hành xác định các quá trình cần thiết, bao gồm: a) Xác định các hoạt động/ lĩnh vực cần thiết tham gia trong hệ thống; b) Xác định trình tự và mối tương tác của các quá trình; c) Xác định các chuẩn mực và phương pháp cần thiết để đảm bảo việc tác nghiệp và

kiểm soát các quá trình có hiệu lực; d) Đảm bảo sự sẵn có của các nguồn lực và thông tin cần thiết để hỗ trợ hoạt động tác

nghiệp và theo dõi các quá trình; e) Theo dõi, đo lường khi thích hợp và phân tích các quá trình; f) Thực hiện các hành động cần thiết để đạt kết quả dự định và cải tiến liên tục các

quá trình. DAKLAORUCO sử dụng nguồn lực bên ngoài thông qua các Qui trình tương ứng cho việc: sửa chữa máy móc hoặc hiệu chuẩn, kiểm định máy móc, thiết bị.

4.2 YÊU CẦU VỀ HỆ THỐNG TÀI LIỆU 4.2.1 Khái quát Các tài liệu của HTQLCL dùng để mô tả hệ thống, xác định các chuẩn mực, các phương pháp cần thiết để đảm bảo việc xác định, thực hiện, kiểm soát, và điều hành các quá trình một cách có hiệu lực. Các tài liệu của hệ thống bao gồm: a) Chính sách, mục tiêu chất lượng; b) Sổ tay chất lượng; c) Các thủ tục dạng văn bản và hồ sơ theo yêu cầu của tiêu chuẩn này; d) Các tài liệu, bao gồm cả hồ sơ được Công ty xác định là cần thiết để đảm bảo việc

hoạch định, vận hành và kiểm soát có hiệu lực các quá trình của Công ty; Các tài liệu được biên soạn với hình thức đơn giản, dễ hiểu, thuận lợi cho việc sử dụng và đúng với thực tế của Công ty. 4.2.2 Sổ tay chất lượng Sổ tay được thiết lập nhằm xác định và mô tả Hệ thống quản lý chất lượng của

Công ty, bao gồm:

Page 8: ố SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Ngày BH - congvan.dakruco.comcongvan.dakruco.com/Download/ISO9001DLRC/DDLD/SotayCLvaMT/ST.CLvaM… · Ngành nghề kinh doanh chính: Trồng, chăm

SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Mã số Ngày BH Lần BH Trang

: ST : 27/02/2012 : 01 : 8/28

a) Phạm vi của HTQLCL; b) Các thủ tục dạng văn bản được thiết lập cho hệ thống hoặc viện dẫn đến chúng; c) Mô tả sự tương tác giữa các quá trình trong HTQLCL (xem chi tiết tại Phụ lục 1).

4.2.3 Kiểm soát tài liệu DAKLAORUCO lập và duy trì Qui trình kiểm soát tài liệu để kiểm soát mọi tài liệu trong hệ thống theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Việc kiểm soát tài liệu cần thiết nhằm: a) Phê duyệt tài liệu về sự thỏa đáng trước khi ban hành; b) Xem xét, cập nhật khi cần và phê duyệt lại tài liệu; c) Đảm bảo nhận biết được các thay đổi và tình trạng sửa đổi hiện hành của tài liệu; d) Đảm bảo các bản của các tài liệu thích hợp sẵn có ở nơi sử dụng; e) Đảm bảo tài liệu luôn rõ ràng, dễ nhận biết; f) Đảm bảo tài liệu có nguồn gốc bên ngoài mà Công ty xác định là cần thiết cho việc

hoạch định và vận hành Hệ thống quản lý chất lượng được nhận biết và việc phân phối chúng được kiểm soát;

g) Ngăn ngừa việc sử dụng vô tình các tài liệu lỗi thời và áp dụng các dấu hiệu nhận biết thích hợp nếu chúng được giữ lại vì mục đích nào đó.

Tài liệu tham chiếu: - Qui trình kiểm soát tài liệu (QT01); - Qui trình soạn thảo văn bản (QT/VP01). 4.2.4 Kiểm soát hồ sơ a) Hồ sơ làm bằng chứng áp dụng, duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng của

Công ty đều được lập, tập hợp và lưu giữ, bảo quản theo thời gian, lĩnh vực quản lý, đơn vị trực thuộc, công trình,... tùy thuộc loại hình hoạt động, nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu đầy đủ và thuận lợi, an toàn khi sử dụng, tham khảo,...

b) Nội dung kiểm soát hồ sơ bao gồm: Thời gian lưu giữ, hủy bỏ, cách thức lưu, hủy; Quy định về việc lập, bảo vệ, bảo quản, sử dụng, trách nhiệm quản lý.

c) Những quy định trên được cụ thể hóa bằng văn bản tại Qui trình Kiểm soát hồ sơ của Công ty.

Tài liệu tham chiếu: - Qui trình kiểm soát hồ sơ (QT02).

Page 9: ố SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Ngày BH - congvan.dakruco.comcongvan.dakruco.com/Download/ISO9001DLRC/DDLD/SotayCLvaMT/ST.CLvaM… · Ngành nghề kinh doanh chính: Trồng, chăm

SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Mã số Ngày BH Lần BH Trang

: ST : 27/02/2012 : 01 : 9/28

CHƯƠNG 5 TRÁCH NHIỆM CỦA LÃNH ĐẠO

5.1 CAM KẾT CỦA LÃNH ĐẠO Chủ tịch Công ty cam kết xây dựng và thực hiện HTQLCL, việc cải tiến thường xuyên hiệu lực của hệ thống bằng cách: a) Truyền đạt cho toàn thể các thành viên trong Công ty về tầm quan trọng của việc đáp

ứng khách hàng cũng như các yêu cầu của pháp luật về chế định, thông qua những quy định trong các cuộc họp xem xét của lãnh đạo, trong các chương trình đào tạo và trong các cuộc họp liên quan đến sản xuất kinh doanh của Công ty;

b) Thiết lập chính sách chất lượng của Công ty; c) Chỉ đạo các phòng chức năng công ty, đơn vị trực thuộc xây dựng mục tiêu phù

hợp với chính sách chất lượng; d) Chủ trì cuộc họp xem xét của lãnh đạo để xem xét và quyết định chỉ đạo kịp thời hệ

thống. Đảm bảo hệ thống được duy trì có hiệu quả và liên tục được cải tiến; e) Đảm bảo sẵn có các nguồn lực để thực hiện, duy trì, cải tiến hệ thống và thỏa mãn

khách hàng. 5.2 HƯỚNG VÀO KHÁCH HÀNG DAKLAORUCO đảm bảo rằng các nhu cầu của khách hàng được xác định và đáp ứng nhằm nâng cao sự thỏa mãn khách hàng. DAKLAORUCO ghi nhận và xem xét thấu đáo những yêu cầu của khách hàng để lượng khách hàng không ngừng thỏa mãn ngày càng tăng; Luôn luôn lắng nghe tất cả ý kiến phản hồi. Tài liệu tham chiếu: Qui trình bán hàng (QT/KD01) 5.3 CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG (xem Phụ lục 2). Chính sách chất lượng của công ty được Chủ tịch Công ty xác lập và đảm bảo: a) Phù hợp với mục đích sản xuất, kinh doanh; Phù hợp với bản chất, qui mô của các

hoạt động của Công ty; b) Cam kết đáp ứng các yêu cầu và cải tiến liên tục hiệu lực của hệ thống; c) Cam kết tuân thủ pháp luật và qui định về môi trường và với các yêu cầu khác mà

Công ty phải tuân thủ liên quan đến khía cạnh môi trường; d) Cung cấp cơ sở cho việc thiết lập và xem xét các mục tiêu chất lượng;

Page 10: ố SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Ngày BH - congvan.dakruco.comcongvan.dakruco.com/Download/ISO9001DLRC/DDLD/SotayCLvaMT/ST.CLvaM… · Ngành nghề kinh doanh chính: Trồng, chăm

SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Mã số Ngày BH Lần BH Trang

: ST : 27/02/2012 : 01 : 10/28

e) Ban hành và phổ biến đến toàn thể nhân viên trong Công ty thông qua nhiều hình

thức như họp phổ biến, đào tạo,... Các Trưởng phòng chức năng Công ty/ Giám đốc đơn vị có trách nhiệm truyền đạt cho nhân viên thấu hiểu;

f) Tổ chức xem xét, duy trì việc thực hiện chính sách chất lượng để luôn thích hợp với hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty.

5.4 HOẠCH ĐỊNH 5.4.1 Mục tiêu Mục tiêu hàng năm được xây dựng để cụ thể hoá việc thực hiện chính sách chất lượng và để thực hiện cải tiến liên tục hệ thống.

Chủ Tịch Công ty trực tiếp chỉ đạo, phân công việc xây dựng và phê duyệt mục tiêu hàng năm của Công ty, các phòng chức năng Công ty và các chi nhánh trực thuộc. Các mục tiêu này bao gồm đảm bảo việc Trồng- chăm sóc- khai thác- chế biến- kiểm tra chất lượng sản phẩm và cả những điều liên quan đến việc thoả mãn khách hàng. Các mục tiêu được xây dựng theo nguyên tắc: “Cụ thể - Thực tế - Khả thi - Đánh giá được - Nhất quán với chính sách chất lượng”. Việc xây dựng, điều chỉnh các mục tiêu được đề cập và xem xét trong các cuộc họp xem xét của lãnh đạo và các cuộc họp bất thường khác. Mục tiêu chung của Công ty được xây dựng và triển khai ra bằng các mục tiêu cụ thể của các phòng chức năng, chi nhánh trực thuộc Công ty. Giám đốc các phòng chức năng công ty và chi nhánh trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng mục tiêu của bộ phận mình. Tài liệu tham chiếu: - Qui trình đánh giá hiệu quả công việc (QT/VP12); 5.4.2 Hoạch định Hệ thống quản lý chất lượng Chủ tịch Công ty trực tiếp chỉ đạo, phân công việc hoạch định HTQLCL của công ty. Việc hoạch định này nhằm đáp ứng đầy đủ yêu cầu nêu trong nội dung tại điều 4.1 của tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008. Việc hoạch định HTQLCL nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm khi có sự biến động, bao gồm việc xác định các quá trình của hệ thống, các phương pháp, chuẩn mực tác nghiệp, kiểm soát, và các nguồn lực cần thiết để thực hiện. Kết quả việc hoạch định được lập thành văn bản dưới dạng: Sổ tay chất lượng, các Qui trình, các Hướng dẫn, Tiêu chuẩn, Kế hoạch sản xuất, Kế hoạch tài chính, các Sơ đồ,…

Hệ thống tài liệu của Công ty dựa trên 4 tầng cơ bản

Sổ tay Qui trình

Hướng dẫn Biểu mẫu

Page 11: ố SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Ngày BH - congvan.dakruco.comcongvan.dakruco.com/Download/ISO9001DLRC/DDLD/SotayCLvaMT/ST.CLvaM… · Ngành nghề kinh doanh chính: Trồng, chăm

SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Mã số Ngày BH Lần BH Trang

: ST : 27/02/2012 : 01 : 11/28

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

CHỦ TỊCH

Trưởng phòng

TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN

Trưởng phòng

KỸ THUẬT

Chánh

VĂN PHÒNG

Trưởng phòng

KINH DOANH

Trưởng bộ phận

KỸ THUẬT

Trưởng bộ phận

KẾ TOÁN-HÀNH CHÍNH

BAN GIÁM ĐƠN VỊ

Đội trưởng/ Quản đốc ĐỘI SẢN XUẤT/ PHÂN XƯỞNG

Page 12: ố SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Ngày BH - congvan.dakruco.comcongvan.dakruco.com/Download/ISO9001DLRC/DDLD/SotayCLvaMT/ST.CLvaM… · Ngành nghề kinh doanh chính: Trồng, chăm

SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Mã số Ngày BH Lần BH Trang

: ST : 27/02/2012 : 01 : 12/28

5.5 TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN 5.5.1 Trách nhiệm và quyền hạn: (Chi tiết xem Qui chế tổ chức hoạt động) 5.5.2 Đại diện lãnh đạo Chủ tịch Công ty là người trực tiếp điều hành toàn bộ HTQLCL; Thư ký ISO là người giúp việc cho Chủ tịch Công ty, ngoài các nhiệm vụ khác, Thư ký ISO có trách nhiệm và quyền hạn sau: a) Đảm bảo các quá trình cần thiết của HTQLCL được thiết lập, thực hiện và duy trì; b) Báo cáo cho Chủ tịch Công ty về kết quả hoạt động của HTQLCL về mọi nhu cầu

cải tiến; c) Đảm bảo thúc đẩy toàn Công ty nhận thức được các yêu cầu của khách hàng; d) Liên hệ với bên ngoài về vấn đề liên quan đến HTQLCL của Công ty. Tài liệu tham chiếu: - Quyết định thành lập Ban ISO của Công ty; - Quyết định bổ nhiệm Thư ký ISO. 5.5.3 Trao đổi thông tin nội bộ Để đảm bảo thông tin trong Công ty được thông suốt và các thông tin về hoạt động của hệ thống được chuyển đến Chủ tịch, trách nhiệm cung cấp và xử lý thông tin được qui định trong các tài liệu của hệ thống. Các hình thức truyền đạt thông tin chủ yếu thông qua: a) Họp giao ban thường kỳ để đảm bảo Ban Giám đốc Công ty và các Giám đốc đơn

vị trực thuộc nắm bắt tình hình hoạt động của hệ thống; b) Tại các đơn vị trong hệ thống thông qua các cuộc họp giao ban hoặc họp triển khai

kế hoạch sản xuất, các biện pháp để hoàn thành mục tiêu cũng như các hoạt động cải tiến chất lượng được đưa ra để mọi người tham gia;

c) Tiếp nhận, lập văn bản và phản hồi với các quá trình trao đổi thông tin từ các bên quan tâm.

d) Trường hợp khẩn cấp, trao đổi thông tin qua điện thoại. Tài liệu tham chiếu: - Qui trình quản lý văn bản (QT/VP02); - Qui trình thực hiện chế độ báo cáo (QT/VP03); 5.6 XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO 5.6.1 Khái quát DAKLAORUCO triển khai họp xem xét việc thực hiện duy trì, cải tiến HTQLCL định kỳ 6 tháng 1 lần (trừ trường hợp đột xuất). Thời gian họp là sau các cuộc đánh giá nội bộ hay sau các cuộc đánh giá giám sát (sau khi được chứng nhận/ chứng nhận lại). Tùy

Page 13: ố SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Ngày BH - congvan.dakruco.comcongvan.dakruco.com/Download/ISO9001DLRC/DDLD/SotayCLvaMT/ST.CLvaM… · Ngành nghề kinh doanh chính: Trồng, chăm

SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Mã số Ngày BH Lần BH Trang

: ST : 27/02/2012 : 01 : 13/28

tình hình, có thể họp riêng hoặc kết hợp với sơ kết, tổng kết thực hiện nhiệm vụ của Công ty. Mục đích của việc xem xét, nhằm nâng cao tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống. 5.6.2 Đầu vào của việc xem xét Các cuộc họp xem xét của lãnh đạo thông thường bao gồm những nội dung sau: a) Kết quả của các cuộc đánh giá nội bộ; b) Các ý kiến phản hồi của khách hàng; c) Việc thực hiện các quá trình và sự phù hợp của sản phẩm; d) Tình trạng các hành động khắc phục/phòng ngừa; e) Hành động tiếp theo của cuộc họp xem xét lãnh đạo lần trước; f) Những thay đổi có thể ảnh hưởng đến hệ thống quản lý và sản phẩm; g) Các khuyến nghị cải tiến; h) Kết quả việc thực hiện các chính sách và mục tiêu, chỉ tiêu,... Tài liệu tham chiếu: - Qui trình xem xét của Lãnh đạo (QT07). 5.6.3 Đầu ra của việc xem xét Đầu ra của quá trình xem xét bao gồm mọi quyết định và hành động liên quan tới: a) Việc nâng cao tính hiệu lực của HTQLCL, cải tiến các quá trình của hệ thống; b) Việc cải tiến các sản phẩm liên quan đến yêu cầu của khách hàng; c) Nhu cầu về nguồn lực. Kết quả của tiến trình xem xét được ghi nhận và được chuyển đến các Trưởng phòng chức năng công ty, Giám đốc các đơn vị liên quan thực hiện sau khi được Chủ tịch/Giám đốc Công ty phê duyệt. Thư ký ISO có trách nhiệm theo dõi hỗ trợ các phòng chức năng công ty, các chi nhánh thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công. Hồ sơ xem xét được Thư ký ISO lưu giữ làm cơ sở cho hoạt động xem xét tiếp theo. Tài liệu tham chiếu: - Qui trình xem xét của Lãnh đạo (QT07) ; - Qui trình hành động khắc phục/phòng ngừa (QT05).

Page 14: ố SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Ngày BH - congvan.dakruco.comcongvan.dakruco.com/Download/ISO9001DLRC/DDLD/SotayCLvaMT/ST.CLvaM… · Ngành nghề kinh doanh chính: Trồng, chăm

SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Mã số Ngày BH Lần BH Trang

: ST : 27/02/2012 : 01 : 14/28

CHƯƠNG 6

QUẢN LÝ NGUỒN LỰC 6.1 CUNG CẤP NGUỒN LỰC Ban Giám đốc Công ty xác định và cung cấp đầy đủ các nguồn lực cần thiết để thực hiện, duy trì và thường xuyên nâng cao hiệu lực của HTQLCL, nhằm tăng sự thỏa mãn khách hàng bằng cách đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Việc xem xét các nguồn lực có thể được thực hiện định kỳ trong cuộc họp xem xét của lãnh đạo hoặc xem xét từ những đề xuất cụ thể trong từng kế hoạch, dự án. Nhu cầu về nguồn lực được xem xét, xác định trên cơ sở nhu cầu để thực hiện mục tiêu chất lượng, dự án và xem xét đánh giá kết quả thực hiện công việc. Việc quyết định về nguồn lực được ủy quyền tới từng cấp quản lý theo Qui chế tổ chức và hoạt động. 6.2 NGUỒN NHÂN LỰC Chủ tịch/Giám đốc Công ty đảm bảo mọi cán bộ công nhân viên phải được đào tạo thích hợp để có đủ năng lực đảm nhiệm công việc được giao. Nội dung bao gồm: a) Xác định năng lực cần thiết của những người thực hiện các công việc ảnh hưởng

đến sự phù hợp với các yêu cầu của sản phẩm. b) Tiến hành đào tạo hay những hành động khác để đạt được năng lực cần thiết, khi

thích hợp; c) Đánh giá hiệu lực của các hành động được thực hiện; d) Đảm bảo rằng người lao động nhận thức được mối liên quan và tầm quan trọng của

các hoạt động của họ và họ đóng góp như thế nào đối với việc đạt được mục tiêu; e) Hồ sơ về giáo dục, đào tạo, kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn được duy trì thích

hợp. Tài liệu tham chiếu: - Qui trình tuyển dụng (QT/VP05); - Qui trình đào tạo (QT/VP06); - Qui trình đánh giá hiệu quả công việc (QT/VP12). 6.3 CƠ SỞ HẠ TẦNG Cơ sở hạ tầng của Công ty được xác định bao gồm: a) Nhà cửa, không gian làm việc và các phương tiện kèm theo; b) Trang thiết bị (cả phần cứng và phần mềm); c) Dịch vụ hỗ trợ (như vận chuyển, trao đổi thông tin hay hệ thống thông tin). Nhu cầu về cơ sở hạ tầng được đáp ứng thông qua các kế hoạch duy tu, bảo dưỡng trang thiết bị, nhà xưởng, kế hoạch xây dựng cơ bản, kế hoạch đầu tư trang thiết bị, mặt bằng, kho bãi.

Page 15: ố SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Ngày BH - congvan.dakruco.comcongvan.dakruco.com/Download/ISO9001DLRC/DDLD/SotayCLvaMT/ST.CLvaM… · Ngành nghề kinh doanh chính: Trồng, chăm

SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Mã số Ngày BH Lần BH Trang

: ST : 27/02/2012 : 01 : 15/28

Việc xây dựng kế hoạch đáp ứng nhu cầu cơ sở hạ tầng do các phòng chức năng thực hiện theo chỉ đạo của Ban Giám đốc Công ty và biên bản cuộc họp xem xét của lãnh đạo. Tài liệu tham chiếu: - Qui trình bảo trì & sửa chữa máy móc, thiết bị (QT/KT01); - Qui trình quản lý nhiên liệu (QT/VP04); - Hướng dẫn sử dụng máy móc, thiết bị chế biến (HD/NM03). 6.4 MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC DAKLAORUCO xác định và quản lý môi trường làm việc cần thiết để đạt được sự phù hợp đối với các yêu cầu của sản phẩm, các yếu tố của môi trường làm việc bao gồm: a) Đảm bảo ánh sáng đầy đủ, tư thế làm việc của nhân viên phù hợp, không gian làm

việc đủ để thao tác; b) Nhiệt độ môi trường, thông gió, độ ẩm, tiếng ồn, khói bụi, mùi hôi, thời tiết và các

chất độc hại ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động; c) Mặt bằng sạch sẽ, trang bị đầy đủ cơ sở phụ, vệ sinh cho người lao động; d) Môi trường kho bãi và nơi sản xuất đảo bảo điều kiện để không làm ảnh hưởng hay

suy giảm chất lượng sản phẩm; e) Duy trì mối quan hệ thân thiện, đoàn kết trong toàn Công ty.

Page 16: ố SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Ngày BH - congvan.dakruco.comcongvan.dakruco.com/Download/ISO9001DLRC/DDLD/SotayCLvaMT/ST.CLvaM… · Ngành nghề kinh doanh chính: Trồng, chăm

SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Mã số Ngày BH Lần BH Trang

: ST : 27/02/2012 : 01 : 16/28

CHƯƠNG 7

TẠO SẢN PHẨM 7.1 HOẠCH ĐỊNH VIỆC TẠO SẢN PHẨM Chủ tịch/ Giám đốc Công ty, Trưởng các phòng chức năng công ty, Giám đốc các đơn vị liên quan xác định các quá trình tạo ra sản phẩm, hoạch định các quá trình này sao cho nhất quán với các yêu cầu của quá trình khác trong HTQLCL, đáp ứng chính sách chất lượng, thoả mãn nhu cầu khách hàng. Việc hoạch định thường bao gồm các yêu cầu sau: a) Xây dựng các mục tiêu và các yêu cầu đối với sản phẩm (nêu ở phần 5.4); b) Thiết lập các quá trình và tài liệu, cũng như cung cấp các nguồn lực cụ thể đối với

sản phẩm ; c) Các hoạt động kiểm tra xác nhận, xác nhận giá trị sử dụng, các hoạt động theo dõi,

đo lường, kiểm tra và thử nghiệm cụ thể cần thiết đối với sản phẩm và các tiêu chí chấp nhận sản phẩm;

d) Xác định và lưu giữ các hồ sơ cần thiết để cung cấp bằng chứng việc thực hiện các quá trình và sản phẩm tạo thành đáp ứng yêu cầu qui định.

7.2 QUÁ TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN KHÁCH HÀNG 7.2.1 Xác định các yêu cầu liên quan đến sản phẩm Các yêu cầu của khách hàng liên quan đến sản phẩm thường bao gồm: a) Yêu cầu do khách hàng đưa ra, kể cả hoạt động giao hàng và sau giao hàng (nếu

có); b) Yêu cầu không được khách hàng công bố nhưng cần thiết cho việc sử dụng cụ thể

hoặc sử dụng dự kiến khi đã biết; c) Yêu cầu chế định và luật định áp dụng cho sản phẩm; d) Mọi yêu cầu bổ sung được Công ty cho là cần thiết. Tài liệu tham chiếu: - Qui trình bán hàng (QT/KD01); 7.2.2 Xem xét các yêu cầu liên quan đến sản phẩm Tất cả các yêu cầu của khách hàng liên quan đến sản phẩm đều được ghi nhận và chuyển đến người có trách nhiệm xem xét. Việc xem xét này phải được tiến hành trước khi Công ty cam kết cung cấp sản phẩm cho khách hàng và đảm bảo rằng: a) Yêu cầu về sản phẩm được định rõ;

Page 17: ố SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Ngày BH - congvan.dakruco.comcongvan.dakruco.com/Download/ISO9001DLRC/DDLD/SotayCLvaMT/ST.CLvaM… · Ngành nghề kinh doanh chính: Trồng, chăm

SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Mã số Ngày BH Lần BH Trang

: ST : 27/02/2012 : 01 : 17/28

b) Yêu cầu trong hợp đồng hoặc đơn đặt hàng khác với những gì đã nêu trước đó phải

được giải quyết; c) Công ty có khả năng đáp ứng các yêu cầu đã định. Hồ sơ liên quan đến hoạt động xem xét, xử lý, giải quyết các yêu cầu của khách hàng được lưu giữ . Tài liệu tham chiếu: - Qui trình bán hàng (QT/KD01); 7.2.3 Trao đổi thông tin với khách hàng DAKLAORUCO xác định và sắp xếp có hiệu quả việc trao đổi thông tin với khách hàng có liên quan tới : a) Thông tin về sản phẩm ; b) Xử lý các yêu cầu, hợp đồng hoặc đơn đặt hàng, kể cả các sửa đổi ; c) Phản hồi của khách hàng, kể cả các khiếu nại.

Tài liệu tham chiếu: - Qui trình bán hàng (QT/KD01); 7.3 THIẾT KẾ VÀ PHÁT TRIỂN Thiết kế và phát triển thực hiện trong lĩnh vực nghiên cứu sản phẩm mới và được áp dụng tại Công ty cổ phần Kỹ thuật cao su, bao gồm: a) Hoạch định thiết kế, phát triển; b) Đầu vào của thiết kế, phát triển; c) Đầu ra của thiết kế, phát triển; d) Xem xét thiết kế, phát triển; e) Kiểm tra xác nhận thiết kế, phát triển; f) Xác nhận giá trị sử dụng của thiết kế, phát triển; g) Kiểm soát thay đổi thiết kế, phát triển. Hồ sơ liên quan đến hoạt động thiết kế được lưu giữ. Tài liệu tham chiếu: - Qui trình thiết kế và phát triển sản phẩm mới (QT08). 7.4 MUA HÀNG DAKLAORUCO đảm bảo sản phẩm mua vào phù hợp với yêu cầu mua sản phẩm đã qui định. Cách thức và mức độ kiểm soát áp dụng cho người cung ứng và sản phẩm

Page 18: ố SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Ngày BH - congvan.dakruco.comcongvan.dakruco.com/Download/ISO9001DLRC/DDLD/SotayCLvaMT/ST.CLvaM… · Ngành nghề kinh doanh chính: Trồng, chăm

SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Mã số Ngày BH Lần BH Trang

: ST : 27/02/2012 : 01 : 18/28

mua vào phụ thuộc vào sự tác động của sản phẩm mua vào đối với việc tạo ra sản phẩm tiếp theo hay thành phẩm. Nhà cung ứng được đánh giá dựa vào các chuẩn mực qui định trong hướng dẫn đánh giá tương quan, kết quả đánh giá được ghi nhận trong phiếu đánh giá nhà cung ứng và phê duyệt bởi người có trách nhiệm. Danh sách nhà cung ứng được thiết lập, các kết quả của việc đánh giá được lưu giữ.

Tài liệu tham chiếu: - Qui trình mua hàng (QT/KD02). 7.5 SẢN XUẤT VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ 7.5.1 Kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch vụ DAKLAORUCO lập kế hoạch, tiến hành sản xuất và cung cấp dịch vụ trong điều kiện được kiểm soát. Khi có thể, các điều kiện được kiểm soát bao gồm: a) Sự sẵn có các thông tin mô tả các đặc tính của sản phẩm; b) Sự sẵn có các hướng dẫn công việc khi cần; c) Việc sử dụng các thiết bị thích hợp; d) Sự sẵn có và việc sử dụng các thiết bị theo dõi và đo lường; e) Thực hiện việc đo lường và theo dõi; f) Thực hiện các hoạt động thông qua sản phẩm, giao hàng và sau giao hàng. Tài liệu tham chiếu: - Qui trình bảo dưỡng/ sửa chữa máy móc, thiết bị (QT/KT01); - Qui trình kỹ thuật sản xuất cây giống cao su (QT/KT02); - Qui trình chăm sóc vườn cây cao su (QT/KT03); - Qui trình kỹ thuật khai thác cao su (QT/KT04); - Qui trình kiểm tra tay nghề công nhân khai thác (QT/KT05); - Qui trình giao nhận mủ ngoài vườn cây (QT/KT06); - Qui trình kiểm kê vườn cây cao su (QT/KT07); - Qui trình kiểm tra nguyên liệu mủ cao su (QT/KT08); - Qui trình bán hàng (QT/KD01); - Qui trình mua hàng (QT/KD02); - Qui trình kiểm sóat kho(QT/KD03); - Qui trình chế biến mủ cao su (QT09); - Qui trình quản lý nhiên liệu (QT/VP04) ;

Page 19: ố SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Ngày BH - congvan.dakruco.comcongvan.dakruco.com/Download/ISO9001DLRC/DDLD/SotayCLvaMT/ST.CLvaM… · Ngành nghề kinh doanh chính: Trồng, chăm

SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Mã số Ngày BH Lần BH Trang

: ST : 27/02/2012 : 01 : 19/28

7.5.2 Xác nhận giá trị sử dụng của các quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ (Công ty không áp dụng) 7.5.3 Nhận biết và xác định nguồn gốc Việc nhận biết sản phẩm được thực hiện thông qua: mô tả hình dạng, tên gọi, mã hiệu, vị trí, bao bì, tem, nhãn dán trên bao bì và sản phẩm. Sản phẩm bao gồm nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm tuỳ theo công đoạn được nhận biết và nhận biết trạng thái tương ứng với kết quả kiểm tra, đo lường, theo dõi thông qua nhãn hiệu, ký hiệu, vị trí, lưu giữ hoặc bất kỳ phương tiện thích hợp nào khác. Việc truy tìm nguồn gốc khi cần thiết được thực hiện bằng cách ghi nhận các thông tin liên quan trong quá trình sản xuất thông qua các quá trình tương ứng và hồ sơ việc nhận biết sản phẩm thông qua các Hướng dẫn công việc tương ứng. Tài liệu tham chiếu: - Qui trình kiểm soát kho (QT/KD03); - Qui trình kỹ thuật sản xuất cây giống cao su (QT/KT02); - Qui trình giao nhận mủ ngoài vườn cây (QT/KT06); - Hướng dẫn giao nhận nguyên liệu (HD/NM02); 7.5.4 Tài sản của khách hàng Tài sản của khách hàng tại DAKLAORUCO được bảo quản tuân thủ theo pháp luật, chế định của Lào/Việt Nam. Trong trường hợp bị mất/ hư hỏng thì được thông báo đến khách hàng một cách nhanh nhất và duy trì hồ sơ. Tài liệu tham chiếu: - Qui trình kiểm soát kho (QT/KD03); - Qui trình bán hàng (QT/KD01 ); - Qui trình mua hàng (QT/KD02). 7.5.5 Bảo toàn sản phẩm DAKLAORUCO qui định bảo toàn sản phẩm trong quá trình xử lý nội bộ và giao hàng đến vị trí dự kiến nhằm duy trì sự phù hợp với các yêu cầu. Khi thích hợp, việc bảo toàn phải bao gồm nhận biết, xếp dỡ (di chuyển), bao gói, lưu giữ và bảo quản. Việc bảo toàn cũng phải áp dụng với các bộ phận cấu thành của sản phẩm. Tài liệu tham chiếu: - Qui trình bán hàng (QT/KD01); - Qui trình mua hàng (QT/KD02);

Page 20: ố SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Ngày BH - congvan.dakruco.comcongvan.dakruco.com/Download/ISO9001DLRC/DDLD/SotayCLvaMT/ST.CLvaM… · Ngành nghề kinh doanh chính: Trồng, chăm

SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Mã số Ngày BH Lần BH Trang

: ST : 27/02/2012 : 01 : 20/28

- Qui trình kiểm soát kho (QT/KD03). 7.6 KIỂM SOÁT THIẾT BỊ THEO DÕI & ĐO LƯỜNG Các thiết bị theo dõi, đo lường có liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty đều được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo: a) Được hiệu chuẩn hoặc kiểm tra xác nhận, hoặc cả hai, định kỳ hoặc trước khi sử

dụng dựa trên các chuẩn đo lường phù hợp với pháp luật và chế định Lào/Việt Nam; Phù hợp với thực tiễn của Công ty;

b) Được hiệu chuẩn hoặc hiệu chuẩn lại khi cần; c) Có dấu hiệu nhận biết để xác định tình trạng hiệu chuẩn; d) Được giữ gìn tránh bị hiệu chuẩn làm mất tính đúng đắn của các kết quả đo; e) Được bảo vệ để tránh hư hỏng hoặc suy giảm chất lượng trong khi di chuyển, bảo

dưỡng và lưu giữ;

Ngoài ra, DAKLAORUCO đánh giá và ghi nhận giá trị hiệu lực của các kết quả đo lường trước đó khi thiết bị được phát hiện không phù hợp với yêu cầu. DAKLAORUCO tiến hành hành động thích hợp đối với thiết bị đó và bất kỳ sản phẩm nào bị ảnh hưởng. Duy trì hồ sơ về kết quả hiệu chuẩn và kiểm tra xác nhận. Tài liệu tham chiếu: - Qui trình kiểm soát thiết bị đo (QT06) ;

Page 21: ố SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Ngày BH - congvan.dakruco.comcongvan.dakruco.com/Download/ISO9001DLRC/DDLD/SotayCLvaMT/ST.CLvaM… · Ngành nghề kinh doanh chính: Trồng, chăm

SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Mã số Ngày BH Lần BH Trang

: ST : 27/02/2012 : 01 : 21/28

CHƯƠNG 8 ĐO LƯỜNG, PHÂN TÍCH VÀ CẢI TIẾN

8.1 KHÁI QUÁT DAKLAORUCO hoạch định và triển khai các quá trình theo dõi, đo lường, phân tích và cải tiến cần thiết để: a) Chứng tỏ sự phù hợp với các yêu cầu của sản phẩm; b) Đảm bảo sự phù hợp của Hệ thống quản lý chất lượng và môi trường; c) Thường xuyên nâng cao tính hiệu lực của Hệ thống quản lý chất lượng ; Các kỹ thuật thống kê được áp dụng để hỗ trợ thêm cho quá trình đo lường, phân tích và cải tiến.

8.2 THEO DÕI VÀ ĐO LƯỜNG 8.2.1. Sự thỏa mãn của khách hàng Để đảm bảo DAKLAORUCO biết được khách hàng có thỏa mãn hay không, DAKLAORUCO xác định phương pháp đo cho từng đối tượng khách hàng thích hợp, đồng thời sử dụng kết quả này để cải tiến. Phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu Công ty thực hiện thống kê, báo cáo Chủ tịch/Giám đốc công ty để làm cơ sở cho việc xem xét cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng của Công ty. Tài liệu tham chiếu: - Qui trình bán hàng (QT/KD01). 8.2.2. Đánh giá nội bộ Để đảm bảo HTQLCL của Công ty có hiệu lực và được tuân thủ một cách chặt chẽ, Công ty lập Qui trình và thực hiện đánh giá nội bộ nhằm tự phát hiện những sự không phù hợp để khắc phục và cải tiến chất lượng, đảm bảo phù hợp so với những yêu cầu của Tiêu chuẩn, các Qui trình, hướng dẫn, Tài liệu tham chiếu và đảm bảo hiệu lực của hệ thống. Việc thực hiện đánh giá nội bộ đảm bảo: a) Được đánh giá 6 tháng 1 lần; b) Kế hoạch và chương trình đánh giá được xây dựng để kiểm soát phạm vi, các điều

khoản tiêu chuẩn được kiểm soát thích ứng; c) Chuyên gia đánh giá được lựa chọn có năng lực và đảm bảo tính độc lập; d) Khắc phục nhanh chóng những vấn đề lỗi trong quá trình đánh giá và kiểm tra xác

nhận sau khi được khắc phục.

Page 22: ố SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Ngày BH - congvan.dakruco.comcongvan.dakruco.com/Download/ISO9001DLRC/DDLD/SotayCLvaMT/ST.CLvaM… · Ngành nghề kinh doanh chính: Trồng, chăm

SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Mã số Ngày BH Lần BH Trang

: ST : 27/02/2012 : 01 : 22/28

Hồ sơ và kết quả đánh giá được duy trì. Tài liệu tham chiếu: - Qui trình đánh giá nội bộ (QT04). 8.2.3.Theo dõi và đo lường các quá trình DAKLAORUCO đảm bảo các quá trình từ Trồng- chăm sóc- khai thác- chế biến- kiểm phẩm- bán hàng được kiểm soát chặt chẽ. Có biện pháp khắc phục nhanh chóng khi có một quá trình nào đó không đáp ứng được yêu cầu của tiêu chuẩn. Tài liệu tham chiếu: - Qui trình chế biến mủ cao su (QT09); - Hướng dẫn công việc chế biến cao su (HD/NM01). 8.2.4. Theo dõi và đo lường sản phẩm DAKLAORUCO theo dõi và đo lường các đặc tính của sản phẩm để kiểm tra xác nhận rằng các yêu cầu về sản phẩm được đáp ứng. Việc này phải được tiến hành tại những giai đoạn thích hợp của quá trình tạo sản phẩm theo các sắp xếp hoạch định từ khi nhận sản phẩm, trong quá trình tạo sản phẩm đến khi kiểm tra cuối cùng trước khi nhập kho giao cho khách hàng; Duy trì bằng chứng về sự phù hợp tiêu chí chấp nhận. Hồ sơ kiểm tra thử nghiệm được duy trì theo Qui trình kiểm soát hồ sơ. Các hồ sơ này cũng chỉ ra người có quyền thông qua sản phẩm để giao cho khách hàng. Việc thông qua sản phẩm và chuyển giao dịch vụ cho khách hàng chỉ được tiến hành sau khi đã hoàn thành thỏa đáng các hoạt động theo hoạch định, nếu không thì phải được sự phê duyệt của người có thẩm quyền (nếu có thể ) của khách hàng. Tài liệu tham chiếu: - Hướng dẫn công việc chế biến cao su (HD/NM01). - Hướng dẫn giao nhận nguyên liệu (HD/MN02); 8.3 KIỂM SOÁT SẢN PHẨM KHÔNG PHÙ HỢP DAKLAORUCO đảm bảo trong từng công đoạn sản xuất từ Trồng- chăm sóc- khai thác- chế biến- kiểm phẩm- bán hàng,... các dấu hiệu nhận biết sản phẩm không phù hợp được kiểm soát thỏa đáng. DAKLAORUCO xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn trong việc nhận biết và đưa ra các biện pháp xử lý sản phẩm không phù hợp. Khi thích hợp, sản phẩm không phù hợp được xử lý bằng một hoặc một số cách sau: a) Tiến hành loại bỏ sự không phù hợp được phát hiện;

Page 23: ố SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Ngày BH - congvan.dakruco.comcongvan.dakruco.com/Download/ISO9001DLRC/DDLD/SotayCLvaMT/ST.CLvaM… · Ngành nghề kinh doanh chính: Trồng, chăm

SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Mã số Ngày BH Lần BH Trang

: ST : 27/02/2012 : 01 : 23/28

b) Cho phép sử dụng, thông qua hoặc chấp nhận có nhân nhượng bởi người có thẩm

quyền và, khi có thể, bởi khách hàng; c) Tiến hành loại bỏ khỏi việc sử dụng hoặc áp dụng dự kiến ban đầu. d) Tiến hành hành động thích hợp với những tác động hoặc hậu quả tiềm ẩn của sự

không phù hợp nếu sản phẩm không phù hợp được phát hiện sau khi chuyển giao hoặc đã bắt đầu sử dụng.

Khi sản phẩm không phù hợp được khắc phục chúng phải được kiểm tra xác nhận lại để chứng tỏ sự phù hợp với các yêu cầu. Hồ sơ kiểm soát sản phẩm không phù hợp được duy trì. Tài liệu tham chiếu: - Qui trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp (QT04); 8.4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU DAKLAORUCO áp dụng các kỹ thuật thống kê để xác định, thu thập và phân tích các dữ liệu tương ứng để chứng tỏ sự thích hợp và tính hiệu lực của HTQLCL, đánh giá xem sự cải tiến thường xuyên hiệu lực của Hệ thống quản lý có thể tiến hành ở đâu. Điều này bao gồm cả các dữ liệu được tạo ra do kết quả của việc theo dõi, đo lường và từ các nguồn thích hợp khác. Việc phân tích dữ liệu nhằm tới các thông tin có liên quan về: a) Sự thỏa mãn của khách hàng, các khiếu nại của khách hàng và các bên hữu quan; b) Sự phù hợp với các yêu cầu về sản phẩm; c) Đặc tính và xu hướng của các quá trình và sản phẩm, kể cả các cơ hội cho hành

động phòng ngừa; d) Người cung ứng. Tài liệu tham chiếu: - Qui trình bán hàng (QT/KD01); 8.5 CẢI TIẾN 8.5.1 Cải tiến liên tục DAKLAORUCO thường xuyên nâng cao tính hiệu lực của Hệ thống quản lý chất lượng thông qua việc sử dụng chính sách, mục tiêu, kết quả đánh giá, việc phân tích dữ liệu, hành động khắc phục và phòng ngừa và sự xem xét của lãnh đạo. Các thông tin này sẽ được dùng để xác định các cơ hội cải tiến hệ thống. Ngoài ra, DAKLAORUCO khuyến khích nhân viên cải tiến thường xuyên hiệu quả công việc của mình thông qua các đề xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc. Các đề xuất này được Trưởng Bộ phận tiếp nhận và triển khai thông qua Qui trình hành động khắc phục/ phòng ngừa.

Page 24: ố SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Ngày BH - congvan.dakruco.comcongvan.dakruco.com/Download/ISO9001DLRC/DDLD/SotayCLvaMT/ST.CLvaM… · Ngành nghề kinh doanh chính: Trồng, chăm

SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Mã số Ngày BH Lần BH Trang

: ST : 27/02/2012 : 01 : 24/28

Tài liệu tham chiếu: - Qui trình đánh giá hiệu quả công việc (QT/VP12). 8.5.2 Hành động khắc phục DAKLAORUCO thiết lập qui trình để thực hiện hành động nhằm loại bỏ những nguyên nhân của sự không phù hợp để ngăn ngừa sự tái diễn. Các hành động khắc phục được thực hiện tương ứng với tác động của sự không phù hợp gặp phải. Qui trình hành động khắc phục xác định các yêu cầu về: a) Xem xét sự không phù hợp (kể cả các khiếu nại của khách hàng); b) Xác định nguyên nhân của sự không phù hợp; c) Đánh giá cần có các hành động để đảm bảo rằng sự không phù hợp không tái diễn; d) Xác định và thực hiện các hành động cần thiết; e) Lưu hồ sơ các kết quả của hành động khắc phục; f) Xem xét hiệu lực của các hành động khắc phục đã thực hiện.

Tài liệu tham chiếu: - Qui trình hành động khắc phục/ phòng ngừa (QT05). 8.5.3 Hành động phòng ngừa DAKLAORUCO thiết lập quy trình để xác định và thực hiện các hành động nhằm loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp tiềm ẩn để ngăn chặn sự xuất hiện của chúng. Các hành động phòng ngừa được tiến hành với mức độ tương ứng với tác động của các vấn đề tiềm ẩn. Qui trình hành động phòng ngừa xác định các yêu cầu đối với: a) Việc xác định sự không phù hợp tiềm ẩn và các nguyên nhân của chúng; b) Việc đánh giá nhu cầu thực hiện các hành động để phòng ngừa việc xuất hiện sự

không phù hợp; c) Việc xác định và thực hiện các hành động cần thiết; d) Lưu hồ sơ các kết quả của hành động phòng ngừa; e) Việc xem xét hiệu lực của các hành động phòng ngừa được thực hiện. Tài liệu tham chiếu: - Qui trình hành động khắc phục/ phòng ngừa (QT05).

Page 25: ố SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Ngày BH - congvan.dakruco.comcongvan.dakruco.com/Download/ISO9001DLRC/DDLD/SotayCLvaMT/ST.CLvaM… · Ngành nghề kinh doanh chính: Trồng, chăm

SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Mã số Ngày BH Lần BH Trang

: ST : 27/02/2012 : 01 : 25/28

CHƯƠNG 9 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM CHIẾU

Tài liệu tham chiếu

Tiêu chuẩn ISO 9001: 2008

Số đề mục của Sổ tay

Nội dung Tên tài liệu Mã số

1 Thông tin chung 2 Giới thiệu về Công ty 3 Giới thiệu về sổ tay chất

lượng và môi trường

4 4 Hệ tống quản lý chất lượng và môi trường

4.1 4.1 Yêu cầu chung 4.2 4.2 Yêu cầu về hệ thống tài liệu

4.2.1 4.2.1 Khái quát

4.2.2 4.2.2 Sổ tay chất lượng và môi trường

Qui trình kiểm soát tài liệu QT01 4.2.3 4.2.3 Kiểm soát tài liệu

Qui trình soạn thảo văn bản QT/VP01

4.2.4 4.2.4 Kiểm soát hồ sơ Qui trình kiểm soát hồ sơ QT02

5 5 Trách nhiệm của lãnh đạo

5.1 5.1 Cam kết của lãnh đạo

5.3 5.3 Chính sách chất lượng Chính sách chất lượng PL/ST02

5.4 5.4 Hoạch định

5.4.1 5.4.1 Mục tiêu Mục tiêu năm

5.4.2 5.4.2 Hoạch định hệ thống quản lý chất lượng

5.5 5.5 Trách nhiệm, quyền hạn và trao đổi thông tin

5.5.1 5.5.1 Trách nhiệm và quyền hạn Qui chế tổ chức hoạt động Quyết định thành lập Ban ISO của Công ty;

5.5.2 5.5.2 Đại diện của lãnh đạo Quyết định bổ nhiệm Thư ký ISO

Qui trình quản lý văn bản QT/VP02 5.5.3 5.5.3 Trao đổi thông tin nội bộ

Qui trình thực hiện chế độ báo cáo QT/VP03

5.6 5.6 Xem xét của lãnh đạo Qui trình xem xét của Lãnh đạo QT07

6 6 Quản lý nguồn lực

6.1 6.1 Cung cấp nguồn lực Qui chế tổ chức và hoạt động

Page 26: ố SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Ngày BH - congvan.dakruco.comcongvan.dakruco.com/Download/ISO9001DLRC/DDLD/SotayCLvaMT/ST.CLvaM… · Ngành nghề kinh doanh chính: Trồng, chăm

SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Mã số Ngày BH Lần BH Trang

: ST : 27/02/2012 : 01 : 26/28

Tài liệu tham chiếu

Tiêu chuẩn ISO 9001: 2008

Số đề mục của Sổ tay

Nội dung Tên tài liệu Mã số

6.2 6.2 Nguồn nhân lực

6.2.1 6.2.1 Khái quát Qui trình tuyển dụng QT/VP05 Qui trình đào tạo QT/VP06 6.2.2 6.2.2 Năng lực, đào tạo và nhận

thức Qui trình đánh giá hiệu quả công việc QT/VP12

Qui trình bảo trì & sửa chữa máy móc, thiết bị QT/KT01

Qui trình quản lý nhiên liệu QT/VP04 Qui trình bảo trì & sửa chữa máy móc, thiết bị QT/KT01

6.3 6.3 Cơ sở hạ tầng

Hướng dẫn sử dụng máy móc, thiết bị chế biến. HD/NM03

6.4 6.4 Môi trường làm việc 7 7 Tạo sản phẩm

7.1 7.1 Hoạch định việc tạo sản phẩm

7.2 7.2 Các quá trình liên quan đến khách hàng

7.2.1 7.2.1 Xác định các yêu cầu liên quan đến sản phẩm Qui trình bán hàng QT/KD01

7.2.2 7.2.2 Xem xét các yêu cầu liên quan đến sản phẩm Qui trình bán hàng QT/KD01

7.2.3 7.2.3 Trao đổi thông tin với khách hàng Qui trình bán hàng QT/KD01

7.3 7.3 Thiết kế và phát triển Qui trình thiết kế và phát triển sản phẩm mới QT08

7.4 7.4 Mua hàng Qui trình mua hàng QT/KD02

Qui trình bảo dưỡng/ sửa chữa máy móc, thiết bị QT/KT01

Qui trình kỹ thuật sản xuất cây giống cao su QT/KT02

Qui trình chăm sóc vườn cây cao su QT/KT03

Qui trình kỹ thuật khai thác cao su QT/KT04

Qui trình kiểm tra tay nghề công nhân khai thác QT/KT05

7.5 7.5 Sản xuất và cung cấp dịch vụ

Qui trình giao nhận mủ ngoài QT/KT06

Page 27: ố SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Ngày BH - congvan.dakruco.comcongvan.dakruco.com/Download/ISO9001DLRC/DDLD/SotayCLvaMT/ST.CLvaM… · Ngành nghề kinh doanh chính: Trồng, chăm

SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Mã số Ngày BH Lần BH Trang

: ST : 27/02/2012 : 01 : 27/28

Tài liệu tham chiếu

Tiêu chuẩn ISO 9001: 2008

Số đề mục của Sổ tay

Nội dung Tên tài liệu Mã số

vườn cây

Qui trình kiểm kê vườn cây cao su QT/KT07

Qui trình kiểm tra nguyên liệu mủ cao su QT/KT08

Qui trình bán hàng QT/KD01

Qui trình mua hàng QT/KD02

Qui trình kiểm soát kho QT/KD03

Qui trình quản lý nhiên liệu QT/VP04

Qui trình quản lý công tác bảo vệ QT/VP16

Qui trình quản lý bảo hộ lao động QT/VP14

Qui trình chế biến mủ cao su QT09

Hướng dẫn công việc chế biến cao su HD/NM01

Hướng dẫn giao nhận nguyên liệu HD/NM02

7.6 7.6 Kiểm soát các thiết bị theo dõi và đo lường Qui trình kiểm soát thiết bị đo QT06

8 8 Đo lường, phân tích và cải tiến

8.1 8.1 Khái quát

8.2 8.2 Theo dõi và đo lường

8.2.1 6.2.1 Sự thoả mãn của khách hàng Qui trình bán hàng QT/KD01

8.2.2 8.2.2 Đánh giá nội bộ Qui trình đánh giá nội bộ QT03

Qui trình chế biến mủ cao su QT09 8.2.3 8.2.3 Theo dõi và đo lường các

quá trình Hướng dẫn công việc chế biến cao su HD/NM01

8.2.4 8.2.4 Theo dõi và đo lường sản phẩm

Hướng dẫn giao nhận nguyên liệu HD/XN02

8.3 8.3 Kiểm soát sản phẩm không phù hợp

Qui trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp QT04

8.4 8.4 Phân tích dữ liệu

8.5 8.5 Cải tiến

Page 28: ố SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Ngày BH - congvan.dakruco.comcongvan.dakruco.com/Download/ISO9001DLRC/DDLD/SotayCLvaMT/ST.CLvaM… · Ngành nghề kinh doanh chính: Trồng, chăm

SỔ TAY CHẤT LƯỢNG Mã số Ngày BH Lần BH Trang

: ST : 27/02/2012 : 01 : 28/28

Tài liệu tham chiếu

Tiêu chuẩn ISO 9001: 2008

Số đề mục của Sổ tay

Nội dung Tên tài liệu Mã số

8.5.1 8.5.1 Cải tiến liên tục

8.5.2

8.5.3

8.5.2

8.5.3 Hành động khắc phục và hành động phòng ngừa

Qui trình hành động khắc phục/ phòng ngừa QT05