sự cứ ỗi chắc chắn không hề lay chuyể ủa tôi- · pdf...

80
Huấn Luyện Môn Đồ Đấng Christ Thiên Gia Vĩnh -SCu Ri Chc Chn Không HLay Chuyn ca Tôi-

Upload: hakien

Post on 17-Mar-2018

216 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Huấn Luyện Môn Đồ Đấng Christ ∣ Thiên Gia Vĩnh

-Sự Cứu Rỗi Chắc Chắn

Không Hề Lay Chuyển của Tôi-

- Trang số 2 -

Mục Lục

Bài 1 Quyền Năng Của Kinh Thánh

Đức Chúa Giêxu & Quyền Năng

Bài 2 Đức Chúa Trời Là Ai?

Tinh Sạch

Bài 3 Đức Chúa Giê-xu Là Ai?

Chân Lý & Vô Lý

Bài 4 Đức Chúa Trời Ba Ngôi

Đừng Nói

Bài 5 Con Người Sa Ngã - Kết Quả

Xin Giúp Con Trong Sự Thất Vọng

Bài 6 Sự Chết của Đức Chúa Giê-xu

Chúng Ta Đã Ở Đó

Bài 7 Sự Phục Sinh của Đức Chúa Giê-xu

Chuyển Đá

Bài 8 Đức Thánh Linh Đến Theo Lời Hứa

Biểu Trưng của Sự Đức Thánh Linh

Bài 9 Người Được Tái Sanh

Sinh Hoạt Thuộc Linh và Tình Cảm

Bài 10 Đức Tin Là Gì?

Số Ân Điển

Bài 11 Ân Điển Nhận Sự Công Bình

Ân Điển Thật

Bài 12 Đức Thánh Linh Ngự Trong Lòng Chúng Ta

Bí Quyết Sống Giống Đức Chúa Giê-xu

Bài 13 Sự Thánh Hoá của Cơ Đốc Nhân

Yêu Thương và Thánh Khiết

Bài 14 Sự Tái Lâm của Đức Chúa Giê-xu Christ

Niềm Tin Trông Đợi Vào Ngày Sau Rốt

Phụ Lục

Những Điều Lưu Ý

Bảng Hướng Dẫn Đọc Kinh Thánh

Kinh Thánh Học Thuộc

Bảng Tự Kiểm Tra

- Trang số 3 -

Bài 1

Quyền Năng Của Kinh Thánh

Vào Đề

Kinh thánh vốn là quyển sách có quyền năng nhất trên thế giới từ xưa cho đến nay.

Không có quyển sách nào có thể so sánh được với Kinh Thánh, bởi tất cả mọi sách khác đều

chứa đựng lời văn của con người nghĩ ra, nhưng Kinh Thánh lại ghi chính xác Lời hằng sống

của Đức Chúa Trời. Trong Kinh Thánh đề cập cách trực tiếp đến Đức Chúa Trời Hằng Sống,

và Ngài là Đấng đang hiện hữu. Vì vậy, chúng ta không cần phải biện minh hay vận dụng mọi

sức lực để thể hiện ra quyền năng của Kinh Thánh. Mà Kinh Thánh tự bản thân chứa đựng

quyền năng trọn vẹn của Đức Chúa Trời. Mặc dù vậy, cho đến ngày nay rất nhiều vua chúa,

mọi thế lực trên thế gian đã tìm nhiều phương cách nhằm loại bỏ quyền năng trọn vẹn của

Kinh Thánh. Nhưng, hết thảy những người ấy đều chết mất trong sự cay đắng và thất bại

thảm hại khi phê phán và không tin Kinh Thánh; ngược lại Kinh Thánh vẫn càng ngày càng

lan rộng cho nhiều người khắp thế giới trong mọi thời đại. Những người bắt bớ và tuyên bố

rằng mình sẽ lấy quyền lực của chính trị, quân sự, tôn giáo, đạo đức thế gian để đốt sạch Kinh

Thánh. Thế nhưng trãi qua bao thời đại thì họ đã dần dần chết đi, bị thế giới liệt vào hàng

những bạo chúa hay kẻ vô đạo đức; nhưng Kinh Thánh vẫn tồn tại và được phiên dịch ra

nhiều ngôn ngữ, sắc ngữ hằng năm.

Kinh Thánh hiện nay đang có uy lực cao nhất và đáng ngạc nhiên nhất trong thế giới.

Hàng năm có trên dưới 600 triệu bản Kinh Thánh được cung cấp. Kinh Thánh là quyển sách

tối cần cho nhân loại và cũng là quyển sách bán chạy nhất thế giới trong tất cả mọi thời đại.

Nếu tính so với dân số thế giới thì khoảng 97% số người cung cấp đủ Kinh Thánh, điều đó

chứng tỏ Kinh Thánh đã được biên dịch ra rất nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới.

Chúng ta rất ngạc nhiên đến mức độ phải cúi đầu và quỳ gối cách vô điều kiện trước

quyền uy tối thượng của Kinh Thánh, là Lời của Đức Chúa Trời. Và chúng ta thảy điều nhìn

nhận và vâng phục Lời Đức Chúa là Lời đầy quyền năng cho người thành tâm nhận lấy.

- Trang số 4 -

Thảo Luận

1. Hãy đọc Hêbơrơ 1:1-2, bạn sẽ công nhận Kinh Thánh Tân Cựu Ước là Lời Đức Chúa Trời.

1) Trong thời đại Cựu Ước xa xưa ai đã đến dạy tổ phụ chúng ta về Lời Đức Chúa Trời?

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

2) Trong những thời kỳ sau rốt, tức thời đại Tân Ước hiện nay, ai đã đến để dạy dỗ chúng ta

về Lời Đức Chúa Trời?

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

2. Trong thời đại Cựu Ước, Đức Chúa Trời đã dùng phương cách nào để truyền dạy Lời phán

Ngài cho con người? (Sáng thế ký 18:1-15)

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

3. Trong thời đại Tân Ước, Kinh Thánh ghi rằng chính Đức Chúa Giêxu là Đức Chúa Trời

Ngôi Hai đến thế gian. Thay vì gởi nhiều tiên tri như thời Cựu Ước Ngài tự đến để có thể

hoàn tất công cuộc cứu rỗi như lời Ngài đã dự ngôn.

Về sự kiện Con Ngài đã đến thế gian mang nhiều ý nghĩa: Thứ nhất, Ngài là Đấng Đầu

Tiên và Cuối Cùng có thể làm trọn sứ điệp làm hoà thuận giữa Đức Chúa Trời với con người.

Thứ hai, thế gian lần cuối cùng nhận sự cứu rỗi bởi đức tin, và hình phạt đời đời nếu bất tin.

Về điểm này Đức Chúa Giêxu đã tự nói gì về mình và công tác cứu rỗi của Ngài đối với thế

giới là gì?

* Mathiơ 12:6 ...............................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

* Giăng 7:16 .................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

- Trang số 5 -

4. Kinh Thánh cho biết Con Đức Chúa Trời đã đến trong thế gian là Đấng Đầu Tiên và Đấng

Sau Cùng, Ngài cầm chìa khoá của cõi toàn vũ, tức là không ai có thể thêm gì, bớt gì từ trong

Kinh Thánh. Kinh Thánh không còn có thể viết thêm gì nữa cả. Tự bản thân Kinh Thánh đã

hoàn hảo tuyệt đối.

Về điểm này Chúa đã nói gì? (Khải huyền 22:18-19)

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

5. Nếu có một người nào đó tìm đến quý vị và họ cho biết rằng họ đã được Đức Chúa Trời

trực tiếp nhận sự khải thị và ban cho sứ mạng viết lại Lời Đức Chúa Trời thì bạn sẽ trả lời ra

sao? Và bạn có bao giờ gặp người như thế lần nào chưa? Xin bạn hãy nói kinh nghiệm ấy?

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

6. Bởi vì Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời, vì vậy Đức Chúa Trời chọn lựa người viết bằng

ngôn ngữ loài người theo cách rất là kỳ diệu và đặc biệt. Chính vì thế mà Kinh Thánh không

sai lầm, không lầm lẫn và không sai trật. Xin bạn cho biết phương pháp đặc biệt đó là gì? (II

Phierơ 1:21)

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

7. Các “trước giả” tức là những người được cảm động bởi Đức Thánh Linh, là những người

theo sự hướng dẫn và dẫn dắt từng bước theo quyền năng và sự khôn sáng của Đức Thánh

Linh. Đức Thánh Linh cho họ nghe tiếng của Đức Chúa Trời qua tâm linh hay khải tượng. Họ

thấy, nghe, và ghi nhớ, nhận thức những điều ấy. Sau đó, họ được Ngài dẫn dắt từng bước

trong sự ghi chép bằng ngôn ngữ họ hiện có. Để làm được việc này Đức Thánh Linh đã sử

dụng tối đa tất cả những điều kiện về môi trường, hoàn cảnh, kinh nghiệm, tính cách, trình độ

và đặc biệt niềm tin tuyệt đối của họ nơi Ngài. Đồng thời Ngài can thiệp cách gián tiếp từng

chút để Lời đó không bị sai trật và lầm lẫn. Điều này theo ngôn từ thần học gọi là “Linh Cảm

diệu kỳ”. Bạn có tin Kinh Thánh được viết cách như vậy không? Hay bạn tin như thế nào?

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

8. Nếu bạn không tin sự Linh Cảm của Đức Thánh Linh trong sự ghi chép Lời Đức Chúa Trời

cách không sai sót và lầm lẫn thì bạn sẽ dễ trở nên nghi ngờ, phê phán Lời Ngài?

- Trang số 6 -

Trong thời gian qua, bạn có nghi ngờ hay phê phán về Lời Đức Chúa Trời lần nào chưa, xin

hãy nói ra điều đó? Thái độ bạn hiện tại thế nào về Lời Đức Chúa Trời?

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

9. Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời được ghi chép bởi sự Linh cảm của Đức Thánh Linh, vì

vậy muốn nhận thức và hiểu rõ Lời Ngài chúng ta cần phải cầu xin Đức Thánh Linh dẫn dắt,

dạy dỗ trong khi đọc và thực hành. Tại sao như vậy? (I Côrinhtô 2:14)

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

10. Bạn có bao giờ, và nhiều lần kinh nghiệm về tấm lòng nóng chảy và tan chảy với sự ngọt

ngào, tràn ngập niềm vui trong khi đọc hay nghe Lời Đức Chúa Trời qua Kinh Thánh chưa?

Và hiện tại mỗi ngày bạn vẫn còn kinh nghiệm ấy thường xuyên không? Nếu có, bạn dùng

cách nào để duy trì? Nếu không thì sự ngăn trở kinh nghiệm đó là gì?

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

11. Đức Chúa Giêxu là Đấng khi đến thế gian làm gương mẫu cho mọi chúng ta về sự vâng

phục và thực hành Lời Đức Chúa Trời cách đầy quyền năng và tôn quý. Chính vì vậy mà

Ngài vượt qua mọi thử thách và cám dỗ. Bạn thử tìm xem Chúa Giêxu trong việc vâng phục

và sử dụng Lời Đức Chúa Trời cách thế nào? (Mathiơ 4:1-11; 26:51-54)

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

12. Khi một người con thừa nhận quyền uy của cha mình bao nhiêu thì người ấy sẽ vâng lời

cha mình bấy nhiêu. Nếu chúng ta thừa nhận và đặt niềm tin trọn vẹn vào Đức Chúa Trời thì

chúng ta cần phải vâng phục Ngài bấy nhiêu.

Bây giờ trong một tuần lễ sắp đến bạn quyết định vâng phục theo Lời Đức Chúa Trời bằng

việc cụ thể thế nào? Xin nêu lên một vài quyết định đó của bạn?

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

- Trang số 7 -

Tóm Tắt Trọng Tâm

Kinh Thánh là Lời Hằng Sống của Đức Chúa Trời cho toàn thể nhân loại.

Kinh Thánh được ghi chép bởi sự Linh Cảm của Đức Thánh Linh nên không

hoàn toàn là chân lý, không có chút chi sai trật và lầm lẫn.

Kinh Thánh có 66 quyển, là sự khải thị hoàn toàn của Đức Chúa Trời. Ngoài ra

không có thể thêm hay bớt điều gì được.

Kinh Thánh hoàn toàn được ghi chép với mục đích hướng về sự cứu rỗi con

người bởi đức tin trong ân điển Chúa; và cách sống trọn vẹn của con dân Chúa

trong việc vâng phục và làm theo ý muốn thánh khiết của Đức Chúa Trời dành

sẵn.

Quyền năng Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời đó là từ Chúa và Ngài là Đấng

duy nhất thực hiện quyền năng đó cho mọi thời đại, từng con người.

16 Cả Kinh thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ

trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, 17

hầu cho người thuộc về Đức

Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành.

(II Timôthê 3:16-17)

- Trang số 8 -

Đọc Thêm

Đức Chú a Giêxu & Quyền Năng Vấn đề chính ở đây không phải là quyền năng của Kinh Thánh, mà quyền năng của

Đức Chúa Giê-xu. Ngài đã công nhận và sử dụng Cựu Ước là Lời Đức Chúa Trời, vậy

tại sao chúng ta không công nhận Cựu Ước như là Tân Ước, đều là Lời Đức Chúa

Trời? Ngài đã ban cho các sứ đồ mình quyền năng và phán rằng: “Hễ ai tiếp các

ngươi tức là tiếp ta, còn ai tiếp ta tức là tiếp Đấng đã sai ta”. Vậy tại sao chúng ta phủ

nhận quyền năng mà Đức Chúa Giê-xu đã ban cho các sứ đồ Ngài qua Tân Ước, và

cho chúng ta là môn đồ Ngài?

Chúng ta nếu phủ nhận quyền năng của Cựu Ước và Tân Ước hoặc một trong hai

phần này tức là chúng ta đã từ chối quyền năng của Đức Chúa Giê-xu và chính mình

Ngài. Vậy thì, lý do chính đáng mà chúng ta thừa nhận cho quyền năng của Kinh

Thánh là vì chúng ta vâng phục trọn vẹn để đến gần quyền năng của Ba Ngôi Đức

Chúa Trời, và chính mình Đức Chúa Giê-xu, là Đấng được xưng danh là Lời Đức

Chúa Trời.

John Stotte

- Trang số 9 -

Bài 2

Đức Chú a Trời Là Ai?

Nhập Đề

Có điều gì tự hào cho bằng việc con người bé nhỏ và không ra chi mà biết được Đức

Chúa Trời? Nhận biết được Đức Chúa Trời là một điều quan trọng và cao cả nhất, là cách trở

nên con người đúng theo mục đích của sự sáng tạo từ Ngài.

Một vị mục sư đã nói rằng: “Có một người rất được tôn kính và cũng là một triết gia

lỗi lạc đã bị cuốn hút trong sự nghiên cứu và quan tâm đến những con cái của Đức Chúa Trời,

ông ta nghiên cứu về sự thực hữu, công việc, nhân cách, bản chất, và danh của Đức Chúa

Trời là Đấng mà hết thảy Cơ Đốc Nhân đều xưng Ngài là ‘Cha’”. Chúng ta càng suy gẫm sâu

nhiệm về Đức Chúa Trời thì tấm lòng chúng ta càng hướng về Ngài và ngợi khen Ngài. Về đề

tài này là đề tài rất bao la nên tất cả mọi suy nghĩ của chúng ta trở nên lạc lối trong con

đường thênh thang đó. Vì vấn đề này quá sâu nhiệm nên chúng ta khi bước vào đó sẽ nhận ra

sự hạn chế của mình vì Ngài là Đấng Vô Hạn Vô Biên.

Bạn muốn từ bỏ và lánh xa sự buồn rầu chăng? Bạn hãy thử gieo mình vào trong biển

tình yêu vô bờ bến của Đức Chúa Trời. Hãy thử đi vào sự vô hạn lượng của Ngài, thì chắc

chắc bạn sẽ kinh nghiệm Ngài và yêu mến Ngài không siết kể. Và chắc chắn bạn sẽ không

còn khổ đau, buồn rầu như hiện có nữa.

Đức Chúa Trời là Thần, nên ai thờ lạy Ngài

thì phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ lạy.

(Giăng 4:24)

- Trang số 10 -

Thảo Luận

1. Chúng ta hãy cùng nhau thảo luận về ý nghĩa của câu nói trích dẫn từ mục sư C. H.

Spugeo (1834-1892). Hãy nói về kinh nghiệm hưởng ân điển mà bạn có tương tự như vậy.

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

2. Xin xem I Sử ký 29:10-12, và hãy đọc đi đọc lại vài lần. Và qua những cụm từ được lập đi

lập lại nhiều lần trong phân đoạn này, bạn hãy cho biết Đức Chúa Trời mà Đavít ngợi khen là

Đấng như thế nào? (“thảy thuộc về Ngài”, “mọi vật đều là của Chúa”, “Chúa quản trị trên

muôn vật”, “thảy do tay Chúa mà đến”, Ngài được tôn cao là Chúa tể của muôn vật”…)

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

3. Hãy viết lại tất cả những điều “thuộc về Đức Chúa Trời”.

Và nhận xét của bạn là gì qua điều đó (Tham khảo Gióp 1:20-21)

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

4. Bây giờ người nào nhận biết Ngài là ai rồi thì hãy cho biết điều kế tiếp chúng ta phải làm

là gì? (I Sử ký 29:13)

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

5. Bạn có thật phụng sự Đức Chúa Trời nhưnlà Chúa tể của muôn vật hay chưa? Bạn có thế

chứng minh điều đó bằng những điều biểu hiện nào? (I Sử ký 29:16-17)

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

- Trang số 11 -

6. Đức Chúa Trời mang những phẩm hạnh gì? Hãy tìm theo những câu Kinh Thánh gợi ý sau

và cho biết phẩm hạnh đó là gì?

Thi thiên 90:2

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

Giêrêmi 23:24

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

Giêrêmi 32:27

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

Giacơ 1:17 (Hêbơrơ 13:8)

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

I Giăng 3:20

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

7. Kinh Thánh nói gì về sự yêu thương và công bình của Đức Chúa Trời?

Giêrêmi 31:3

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

Thi Thiên 37:27-28

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

- Trang số 12 -

8. Thái độ của chúng ta là gì khi nhận biết Ngài là Đấng như thế nào? Hãy đọc Phục truyền

10:12-13 và ghi ra ít nhất là 4 điều. Đó là những điều gì?

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

9. Đức Chúa Giêxu đã tóm lược nội dung của toàn bộ về sự giáo huấn mà Ngài đã bày tỏ cho

Môise biết thành 2 điều. Thứ nhất là về sự tận tâm, hết lòng. Thứ hai là về hành động. Cụ thể

hai điều này là gì?

Mác 12:29-30

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

Giăng 14:21

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

10. Hãy bày tỏ phản ứng của bạn về thái độ của mình cần có đối với Đức Chúa Trời. Nếu có

vấn đề khó khăn xảy ra, thì đó là do tấm lòng hay hành động chưa trọn của bạn?

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

11. Để yêu và phụng sự Đức Chúa Trời thì cần phải có sự thờ phượng thích đáng dâng lên

Ngài. Sự thờ phượng phải có là gì? (Thi thiên 95:1-2,6)

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

12. Sự thờ phượng dâng lên Chúa mang tính cách như thế nào? Hãy giải thích những biểu

hiện của những từ như là “hát xướng”, “cất tiếng mừng rỡ”, “cảm tạ”. So với sự thờ phượng

của bạn dâng lên Chúa trong Hội Thánh hiện nay có gì khác nhau, hãy trình bày cho biết.

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

- Trang số 13 -

Tóm Tắt Trọng Tâm

Đức Chúa Trời là Đấng Chân Thần và Duy Nhất

Việc thờ phượng bất kỳ ai và điều gì ngoài Ngài gọi là thờ lạy hình tượng.

Đức Chúa Trời đã sáng tạo, quan phòng (chăm sóc) và tể trị.

Con người phải thờ lạy, cảm tạ, yêu thương và vâng phục Ngài.

Chúng ta càng biết và hiểu nhiều về Đức Chúa Trời thì càng phải khiêm nhường

hơn, can đảm hơn và được sự khích lệ.

Đọc Thêm

Sự Tinh Sạch!

Sự thờ phượng là sự thuận phục Đức Chúa Trời với tất cả bản tánh của chúng ta.

Bởi sự thánh khiết của Ngài mà lương tâm chúng ta được thanh sạch, mềm mại.

Bởi sự thành thật của Ngài mà tấm lòng chúng ta nhận được sự chiếu sáng như gương.

Bởi sự tuyệt vời của Ngài mà suy nghĩ của chúng ta được thanh sạch.

Với tình yêu của Ngài mà lòng chúng ta được mở ra.

Với mục đích của Ngài mà ý định chúng ta được ngay thẳng.

Và tất cả mọi sự đó qua sự thờ phượng mà chúng ta có thể hết cả tấm lòng tận hiến,

Chúng ta nhờ cậy Chúa để xóa sạch nguyên tội của bản thân mình, và Ngài chữa lành

tận tấm lòng đầy tội ác và những điều không tinh sạch để chúng ta thích đáng

đến ngôi ơn phước của Ngài.

William Temple (1888-1944)

- Trang số 14 -

Bài 3

Đức Chú a Giê -xu Là Ai?

Nhập Đề

Đức Chúa Giêxu Christ là Đức Chúa Trời Toàn Năng, Ngài cũng là Đấng Cứu Thế

của cả nhân loại. Ngài mang Thần Tính trọn vẹn và Nhân Tính trọn vẹn. Ngài mang Nhân

Tính trọn vẹn, tức Ngài không hề phạm tội để đủ tư cách thật sự cảm thông những thống khổ

với chúng ta trong cuộc sống giữa thế gian này, và qua đó mang lấy tất cả gánh nặng tội lỗi

nhân loại trên thập tự giá để giải cứu chúng ta trọn vẹn về cả linh hồn và thể xác. Ngài mang

Thần Tính trọn vẹn để thật sự đủ quyền năng giải phóng chúng ta khỏi tội lỗi và ban năng

quyền để chúng ta đắc thắng tội lỗi, và sự phục sinh linh hồn và thân thể trong ngày tái lâm.

Trong lịch sử Hội Thánh, nếu chỉ thừa nhận một trong hai Tính cách trên thì trở nên

sai lầm, gọi là tà giáo. Nếu chỉ công nhận Thần Tính của Ngài mà thôi thì trở nên những

người theo chủ nghĩa Trí huệ giáo, chủ nghĩa thần bí. Tức là, Ngài đã không thật đã vì nhân

loại chịu chết trên thập tự giá. Họ xem thần linh là thiện, xác thịt là ác. Vì thế, họ cố gắng ăn

chay, ép xác, tu thân để diệt xác hầu cho linh hồn mau siêu thoát.

Ngược lại, nếu chỉ công nhận Nhân Tính của Chúa thì trở nên những người theo chủ

nghĩa thế tục xem Ngài chỉ như là các vĩ nhân như bao các vĩ nhân trên thế giới. Điều đó,

chứng tỏ Ngài không thể giải phóng chúng ta khỏi tội lỗi và sự chết được.

Nhìn xem Đức Chúa Giêxu,

là cội rễ và cuối cùng của đức tin, tức là Đấng vì sự vui mừng

đã đặt trước mặt mình, chịu lấy thập tự giá, khinh điều sỉ nhục,

và hiện nay ngồi bên hữu ngai Đức Chúa Trời.

(Hêbơrơ 12:2)

- Trang số 15 -

Thảo Luận

1. Đức Chúa Giêxu khi ở thế gian này Ngài thật là Đức Chúa Trời. Về điều này Đức Chúa

Giêxu đã tự bày tỏ như thế nào? (Giăng 14:8-9)

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

2 . Câu “Ai đã thấy ta, tức là đã thấy Cha” có nghĩa là gì? (tham khảo Giăng 10:30)

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

3. Đức Chúa Giêxu đã minh chứng Ngài là Đức Chúa Trời trong hai điều. Đó là điều gì?

(Giăng 14:10-11)

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

4. Nếu Đức Chúa Giêxu không phải là Đức Chúa Trời thì có rất nhiều lời phán và hành động

không thể thực hiện được. Chúng ta thử xem một minh chứng sau được chép trong Mác 2:5;

6:41-44; Giăng 11:43-44.

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

5. Những lãnh đạo Giuđa bị vấp ngã nhiều nhất bởi vấn đề Chúa Giêxu tự xưng mình là Đức

Chúa Trời. Hãy xem xét điều này trong Giăng 10:30-33

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

- Trang số 16 -

6. Ngày nay, nếu Chúa Giêxu chỉ xưng là một quân tử thì được vỗ tay khen ngợi, nhưng Ngài

tỏ mình là Đức Chúa Trời thì có rất nhiều người ném đá Ngài. Những người này là ai? (tham

khảo Giăng 10:31-38)

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

7. Bạn có còn nghi ngờ Đức Chúa Giêxu là Đức Chúa Trời không? Nếu có, hãy cho biết

nguyên nhân nào bạn suy nghĩ như vậy?

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

8. Nếu chúng ta phủ nhận Thần tính của Đức Chúa Giêxu thì Ngài không thể trở nên Đấng

Cứu Rỗi chúng ta được. Hãy suy nghĩ một lần nữa điều quan trọng này. (II Côrinhtô 5:21)

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

9. Đức Chúa Giêxu cũng thật là con người trọn vẹn. Tại đây chúng ta xem Kinh Thánh bày tỏ

như thế nào? (Hêbơrơ 2:14; Philíp 2:6-8)

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

10. Đấng Cứu Thế chúng ta nếu không phải là con người trọn vẹn thì không thể đủ tư cách.

Hãy nói những lý do đó? (Hêbơrơ 9:12,22)

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

- Trang số 17 -

11. Chỉ có Đức Chúa Giêxu Christ là Đức Chúa Trời chân thật, đồng thời là con người trọn

vẹn mới đủ tư cách trở nên Cứu Chúa Duy NHất có thể cứu rỗi thế giới này một lần đủ cả. Về

điều này thì Đức Chúa Trời đã khải thị và tuyên bố như thế nào?

Giăng 14:6

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

Công vụ các sứ đồ 4:12

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

12. Một số khá đông người trên thế gian này chủ trương là tin bất cứ tôn giáo nào cũng được

cứu rỗi cả. Họ giải thích là có nhiều con đường dẫn đến một đích đến, cũng vậy có nhiều tôn

giáo như những con đường khác nhau nhưng sẽ dẫn đến một đích cứu rỗi linh hồn. Họ phê

phán Cơ đốc giáo khi cho rằng chỉ có Chúa Giêxu là Cứu Chúa duy nhất, họ gọi Cơ đốc nhân

là những kẻ theo chủ nghĩa độc tuyển.

Nếu bạn gặp những người dạng này thì bạn chứng minh như thế nào về điều hiểu sai của

họ? (Giăng 5:39; Công vụ 4:12)

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

13. Bạn có thừa nhận Đức Chúa Giêxu Christ là Cứu Chúa Duy Nhất của thế giới hay chưa?

Bây giờ, hãy ghi lại lời xưng nhận đó của bạn.

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

- Trang số 18 -

Trọng Tâm Tóm Tắt

Đức Chúa Giêxu là Đức Chúa Trời chân thật, đồng thời là Con

người trọn vẹn.

Trước khi Ngài đến thế giới này Ngài hiện hữu cùng Đức Chúa

Trời, đồng đẳng, đồng quyền, trọn vẹn với tất cả mỹ đức của

Đức Chúa Trời.

Trong khi Ngài ở trong thế giới này thì Ngài vẫn là Đức Chúa

Trời chân thật.

Nếu Ngài không mang Thần Tính và Nhân Tính thì Ngài chưa

đủ tư cách để trở nên Đấng Cứu Rỗi chúng ta.

Ngài thật là con người trọn vẹn, tức là không hề phạm tội.

Người chỉ thừa nhận một trong hai Tính Cách (Thần Tính,

Nhân Tính) thì là người nghịch lại Đấng Christ, người đó

chính là tay sai của Satan, là người theo tà giáo.

Đọc Thêm

Chân Lý & Vô Lý

Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào, là Ai, tính cách cứu rỗi của Ngài như thế

nào, phương pháp nào có thể nhận được sự cứu rỗi… là những vấn đề mà so với các

tôn giáo trên thế giới thì Cơ đốc giáo có thể trả lời cách rõ ràng nhất. Hiện nay, chúng

ta đang sống trong thời đại đề cao sự “khoan dung”. Nhưng mà, trước hết chúng ta

phải hiểu rõ thế nào là khoan dung. Đặc tính vốn có của chân lý không hàm chứa

những điều gian dối. Chúng ta không thề bao hàm những người không thấu hiểu tận

tường sự khoan dung.

Trong vấn đề thuộc linh cũng áp dụng nguyên lý này. Mọi người phải học sự

khoan dung để tôn trọng ý tưởng của người khác và coi trọng quyền lợi của người đó.

Nhưng chúng ta không thể khoan dung trong việc tán thành tất cả những quan điểm

mâu thuẩn cách vô lý của nhau. Thái độ này rõ ràng khoan dung những điều thuộc về

chân lý chứ không thuộc về những điều vô lý.

-Paul Little-

- Trang số 19 -

Bài 4

Đức Chú a Trời Ba Ngô i Hiệp Một

Nhập Đề

Có thể nói chân lý khó nhất trong Kinh Thánh là chân lý về “Đức Chúa Trời Ba Ngôi

Hiệp Một”. Ngôn từ “Ba Ngôi Hiệp Một” không xuất hiện cách rõ ràng trong Kinh Thánh.

Nhưng rất nhiều nơi giải bày Đức Chúa Trời qua Thân Vị của Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con

và Đức Thánh Linh. Chúng ta không thể sử dụng lý trí của mình để giải thích nổi sự huyền

nhiệm của Đức Chúa Trời với Một Bản Thể trong Ba Thân Vị.

Thật ra tạo vật chúng ta không thể hiểu tận tường Đấng Tạo Hóa nếu không bởi sự

mặc khải của chính Ngài qua Kinh Thánh, qua vũ trụ, qua chính Đức Chúa Giêxu… Thái độ

đúng đắn của chúng ta là tin cậy và thờ phượng Ngài với tất cả tấm lòng thành của mình.

Chúng ta cần lấy đức tin, lòng khiêm nhường và thoả lòng trong sự mặc khải của Ngài qua

chính lời Ngài được chép trong Kinh Thánh.

18

Đức Chúa Giêxu đến gần, phán cùng môn đồ như vầy:

Hết cả quyền phép ở trên trời và dưới đất đã giao cho ta. 19

Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân,

hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báptêm cho họ, 20

và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi.

Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế.

(Mathiơ 28:18-20)

- Trang số 20 -

Thảo Luận

1. Trước hết chúng ta cùng tìm xem những câu Kinh Thánh chủ yếu liên quan đến Đức Chúa

Trời Ba Ngôi Hiệp Một.

1) Trong Sáng thế ký 1:26 biểu hiện Đức Chúa Trời với đại danh từ nào?

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

2) Hãy xem Mathiơ 3:16-17. Ba Ngôi Đức Chúa Trời ngự trị trong vị trí như thế nào?

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

3) Trong Mathiơ 28:19 đã gọi Đức Chúa Trời Ba Ngôi như thế nào?

①...................................................................................................................................................

②...................................................................................................................................................

③...................................................................................................................................................

2 . Kinh Thánh dạy như thế nào về Ba Ngôi Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời Duy Nhất?

1) Về Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con

☆ Giăng 1:1, 14, 18

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

☆ Giăng 10:30

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

☆ Giăng 14:9

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

- Trang số 21 -

2) Về Đức Chúa Cha và Đức Thánh Linh (Công vụ 5:3-4)

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

3. Hãy đọc Êphêsô 1:3-14 nhiều lần. Sau đó hãy trả lời những câu hỏi sau.

1) Chúng ta biểu hiện thế nào về công tác cứu rỗi chúng ta của Đức Chúa Cha? (câu 4)

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

2) Hãy nói về những động cơ, thời kỳ, phương pháp và mục đích của Đức Chúa Trời trong

sự chọn lựa chúng ta.

☆ Động cơ (câu 4-5)

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

☆ Thời kỳ (câu 4)

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

☆ Phương pháp (câu 4)

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

☆ Mục đích (câu 4,6,12; tham khảo Êsai 43:21)

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

3) Hãy nói những việc của Đức Chúa Con làm để cứu rỗi chúng ta là gì?

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

- Trang số 22 -

4) Đức Thánh Linh đã làm gì để cứu rỗi chúng ta? (câu 13-14; tham khảo I Côrinhtô 2:12)

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

5) Đức Thánh Linh đã đặt ấn chứng trên những người tin Chúa Giêxu, điều này có nghĩa là

gì? (tham khảo Êsai 43:1)

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

6) Chúng ta có thể thấy rõ mục đích giống nhau của Đức Chúa Trời Ba Ngôi trong sự cùng

làm việc với nhau để cứu rỗi chúng ta. Đó là để làm gì? (câu 6, 12, 14)

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

4. Bạn có cảm tạ Ngài khi nhận biết sự thật về việc Ba Ngôi Đức Chúa Trời đã chuẩn bị và

thi hành sự cứu rỗi diệu kỳ của Ba Ngôi Đức Chúa Trời không? Bạn hãy nói cảm nhận theo

tâm lòng của mình.

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

- Trang số 23 -

Trọng Tâm Tóm Tắt

Đức Chúa Trời là Đấng Chỉ Có Một và Chân Thần Duy Nhất.

Đức Chúa Trời thể hiện qua Ba Thân Vị:

Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh.

Ba Ngôi Đức Chúa Trời đồng đẳng trong Bản thể, năng quyền và vinh quang.

Đức Chúa Cha là Đấng Tự Hữu và Hằng Hữu (Tự Có và Hằng Có)

Đức Chúa Con được xuất sinh từ Đức Chúa Cha từ trước vô cùng.

Đức Thánh Linh được xuất nguyên từ Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con từ trước

vô cùng.

Nếu phủ nhận Một Thân Vị (Ngôi Vị) của Đức Chúa Trời thì đồng nghĩa với sự

phủ nhận Đức Chúa Trời.

Đọc Thêm

Lạy Đức Chúa Trời là Đấng Vinh Hiển đang ngự trên ngôi cao sang, rực rỡ!

Ngôn ngữ chúng con thật đa dạng, phong phú và đầy tính âm nhạc!

Tuy nhiên, khi nói đến sự kỳ diệu của Chúa thì

Ngôn ngữ chúng con quá thiếu thốn và nghèo nàn,

Chúng con phải luôn cẩn trọng trong sự ngôn biện của mình

Khi suy nghĩ về sự huyền diệu đáng kính của Đức Chúa Trời Ba Ngôi Hiệp Một

Thì miệng chúng con ngậm lại bởi tay,

Việc chúng con tìm cầu trước sự vinh hiển rạng loà của Ngài

Không phải chỉ để hiệu, nhưng chỉ để thờ phượng Chúa chúng con,

Cách thích đáng là Đức Chúa Trời Ba Ngôi Hiệp Một.

Amen!

Aiden Wilson Tozer

- Trang số 24 -

Bài 5

Con Người Sa Ngã - Kết Quả

Nhập Đề

Con người đã phạm tội cùng Đức Chúa Trời. Chúng ta càng nhận thức sâu lắng điều

mình sa ngã sẽ trở nên người có niềm tin mạnh mẽ. Bệnh nhân khi nhận biết tình trạng bệnh

của mình sẽ tìm đến bác sĩ; cũng vậy, tội nhân nhận biết tội lỗi rất lớn của Ngài sẽ nhiệt tâm

tìm đến Cứu Chúa Giêxu.

Con người thường ghét nhất khi nghe đến từ “tội nhân”. Bởi không nghĩ và nhận biết

mình là tội nhân nên họ chế nhạo tình yêu thương của Đức Chúa Trời; họ cho rằng mình

không liên hệ gì đến sự chết chuộc tội của Chúa Giêxu trên thập tự giá. Hiển nhiên, có nhiều

người biết mình tội nhân nhưng không chịu tìm về Cứu Chúa vì họ cố gắng tự sức mình để

tạo công đức nhưng càng tự mình thì càng thất vọng về mình.

Bây giờ, chúng ta hãy nhìn về hình ảnh vốn có của mình. Đức Chúa Trời đã thiết lập

con đường cứu rỗi và để trước mặt chúng ta để chúng ta đặt đức tin mình bước theo Chúa.

23 vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời,

24 và họ nhờ ân điển Ngài mà được xưng công bình nhưng không,

bởi sự chuộc tội đã làm trọn trong Đức Chúa Giêxu Christ

(Rôma 3:23-24)

- Trang số 25 -

Thảo Luận

1. Mạng lệnh cao nhất mà Đức Chúa Trời ban cho con người là gì? (Sáng 2:15-17)

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

2. Bạn có thừa nhận Đức Chúa Trời có quyền ra lệnh như vậy không? Hãy cho biết lý do nào

mà bạn thừa nhận.

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

3. Tổ phụ chúng ta là Ađam và Êva đã bất tuân mạng lệnh ấy, họ đã nghịch lại Đức Chúa Trời.

Hãy trả lời những câu hỏi sau với gợi ý trong Sáng thế ký 3:1-8.

1) Lý do con rắn tiếp cận người nữ là gì? Hãy so sánh 2:16 và 3:3 để biết sự sai lầm của

Êva là gì?

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

2) Hãy phân tích nội dung của sự đối thoại để biết con rắn đã tiếp cận người nữ cách quỷ

quyệt như thế nào? (câu 1,4,5)

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

3) Trong sự đối thoại với con rắn bày tỏ ra điểm yếu của Êva? Đó là gì? (câu 2-3)

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

- Trang số 26 -

4) Hãy tìm những sự biến hóa bên trong đã xảy ra trong Êva trước khi hái trái cây biết điều

thiện và ác. (câu 6)

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

5) Bạn suy nghĩ sự sai lầm của Ađam là gì? (câu 17)

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

6) Bằng chứng thứ nhất bày tỏ sự phạm tội sau khi hái trái cây biết điều thiện và ác là gì?

(câu 7-8)

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

7) Khi bạn bị ma quỷ cám dỗ, thì có bị lợi dụng giảo thuật giống như vậy không? Hãy trình

bày một sự kiện đã trãi qua.

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

4. Hình phạt của tội lỗi là nặng nề như thế nào? Hãy xem Sáng thế ký 3:17-24 và nêu 4 hình

phạt khi con người chúng ta phạm tội.

① ..............................................................................................................................................

② ..............................................................................................................................................

③ ..............................................................................................................................................

④ ..............................................................................................................................................

5. Hãy trình bày ba cái chết của con người không thể trách được bởi phạm tội.

☆ Êphêsô 2:1

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

- Trang số 27 -

☆ Hêbơrơ 9:27a

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

☆ Hêbơrơ 9:27b

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

6. Bạn không thấy cần thiết tỉnh thức sự nặng nề biết bao trong sự phạm tội, hay sao?

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

7. Một người phạm tội đã ảnh hưởng đến hậu duệ như thế nào? (Rôma 5:12; 17-19)

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

8. Hãy suy nghĩ về một vài bằng chứng thực tế về hậu quả của tội lỗi mà bởi Ađam phạm tội

mà cả hậu duệ chịu ảnh hưởng. (Sáng thế ký 3:17-24)

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

9. Bởi Ađam mà bạn bị kể là tội nhân bất khả kháng. Bạn thừa nhận điều này không? Và bạn

có nảy sinh phản ứng chối từ hay không?

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

10. Con người đã sa ngã ở mức độ như thế nào, hãy đọc Rôma 3:9-18 để thấy rõ tội ác con

người nghiêm trọng như thế nào?

☆ Tất cả phạm tội, không có ngoại lệ (câu 10)

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

- Trang số 28 -

☆ Con người không còn khả năng về Đức Chúa Trời và điều thiện (câu 11,12)

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

☆ Bị ngộ nhiễm xác thịt với thuộc linh (câu 13-15)

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

☆ Cuộc đời tuyệt vọng (cầu 16-18)

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

11. Bạn có cảm nhận mình là tội nhân nghiêm trọng với mức độ như vậy trong thực tế không.

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

12. Người đề lao trong tù tại thành phố Philíp đã đặt câu hỏi phương cách giải quyết khi biết

mình là tội nhân đáng chết mất. Câu hỏi đó là gì? Và câu trả lời của Đức Chúa Trời về vấn đề

nghiêm trọng của cuộc đời? (Công vụ 16:30-31)

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

13. Hãy trình bày tâm tình của bạn trong sự cảm tạ Đức Chúa Trời khi nghĩ về ân điển của

Đức Chúa Trời đã ban Đức Chúa Giêxu cho chúng ta.

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

- Trang số 29 -

Trọng Tâm Tóm Tắt

Bởi tổ phụ của nhân loại là Ađam phạm tội nên toàn thể nhân loại đã phạm tội

(nguyên tội). Vì vậy, cả thế gian không một ai là người công bình.

Ađam là người đại diện của nhân loại. Vì vậy, sự phạm tội của ông đã ảnh

hưởng đến toàn thế nhân loại.

Tất cả hậu duệ đã đồng tham dự với sự phạm tội của Ađam, bằng cớ dễ thấy

nhất đó là con người mang bản tính tội lỗi từ khi còn trong lòng mẹ.

Con người sa ngã không thể tự tìm đến Đức Chúa Trời bởi công sức hay nổ lực

của mình, vì con người không thể làm điều thiện theo ý muốn của Đức Chúa Trời được

vì bản tính tội lỗi kéo chúng ta lại trong sự gian ác.

Bởi sự sa ngã nên chúng ta dù mang ảnh tượng của Đức Chúa Trời nhưng hầu

như bị đánh mất hình ảnh cao đẹp của Ngài trong chúng ta.

Vì vậy, con người là chủng loại tồn tại được cần Đấng Cứu Rỗi.

Đọc Thêm

Thượng Đế hỡi! Xin hãy khiến tôi trở nên tuyệt vọng.

Không phải Ngài tuyệt vọng, mà hãy làm cho chính tôi bị tuyệt vọng.

Hãy để tôi nếm vị đắng của tất cả sự buồn phiền.

Làm cho tôi khổ đau và thịnh nộ,

Làm cho tôi chịu sự sỉ nhục.

Đuưng giúp tôi vượt qua

Đừng giúp tôi phát hiện

Vì bản ngã tôi bị phân tán ra.

Lúc ấy, xin Ngài hãy dạy tôi

Ngài đã làm điều đó,

Ngài đã đau khổ và thịnh nộ

Làm tôi đến gần sự tuyệt diệt và gần sự chết mất

Tôi sẽ chết chỉ trong vòng tay tình yêu và ân điển của Ngài.

Hermann Hesse

- Trang số 30 -

Bài 6

Sự Chết của Đức Chú a Giê -xu

Nhập Đề

Chúng ta sẽ học phần quan trọng nhất trong Phúc âm cứu rỗi của Cơ đốc giáo. Sự

Chúa chết trên thập tự giá là sự kiện rất khủng khiếp trong lịch sử; nhưng bởi Chúa Giêxu đã

chọn cái chết khủng khiếp này là để cất bỏ sự phán xét khủng khiếp mà nhân loại phải chịu.

Đó là niềm vui không thể nào cất khỏi chúng ta được.

Chúa Giêxu đã chịu chết, chịu rủa sả, chịu uống chén thạnh nộ của Đức Chúa Trời để

giải cứu chúng ta, khiến chúng ta được sống và sống sung mãn. Tin vui mừng này không thể

không khiến lòng chúng ta hớn hở được! Chúng ta không thể không mang lấy tấm lòng cảm

kích, khiêm nhu, thành thật trước thập tự giá của Đấng Christ.

Lý do chúng ta luôn nghĩ đến thập tự giá vì sự cảm kích tình yêu quá lớn của Chúa

dành cho chúng ta. Hiển nhiên, chúng ta không lời nào tả được trước sự diệu kỳ của dòng

huyết báu của Ngài đã vì cất tội lỗi của chúng ta mà Ngài đã tuôn đổ xuống.

Tuy nhiên, nhiều người cảm kích trước sự hy sinh của Ngài, nhưng không mấy ai tận

hiến cho Ngài để hy sinh vì nhân loại, vì đoàn dân của Ngài.

Hãy chết với Chúa mỗi ngày về những tội lỗi, sai lầm; và hãy sống lại với Ngài về sự

công bình, bình an.

Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá

với Đấng Christ, mà tôi sống,

không phải là tôi sống nữa,

nhưng Đấng Christ sống trong tôi;

nay tôi còn sống trong xác thịt,

ấy là tôi sống trong đức tin của

Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi,

và đã phó chính mình Ngài vì tôi.

(Galati 2:20)

- Trang số 31 -

Thảo Luận

1. Kinh Thánh đã miêu tả sự thật thế nào trong lịch sử nhân loại về cái chết của Đức Chúa

Giêxu Christ? Hãy đọc Mathiơ 27:32-38 và tóm lược vài sự kiện quan trọng tại hiện trường

xử án Ngài.

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

2. Hãy tìm hiểu tài liệu về luật tử hình đáng kinh khiếp và đáng bị rủa sả về việc xử tử hình

bằng cách đóng đinh trên thập tự giá; và phát biểu điều bạn học biết qua luật khủng khiếp này.

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

3. Trong Galati 3:13 đã giải thích ý nghĩa của sự chết mà Chúa Giêxu chúng ta đã chịu mang

lấy như thế nào?

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

4. Chúa Giêxu đã kêu lên như thế nào tại thập tự giá? (Mathiơ 27:46). Theo bạn thì lý do cô

đơn nhất bị Đức Chúa Cha tạm quay mặt đi, tạm lìa bỏ là gì? (tham khảo Giăng 8:29)

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

- Trang số 32 -

5. Thông thường thì Đức Chúa Giêxu gọi Đức Chúa Cha là “Cha”, nhưng tại thập tự giá Ngài

gọi là “Đức Chúa Trời”. Bạn hãy thử suy nghĩ tại sao như vậy? (Tham khảo Mathiơ 26:39)

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

6. Lời cuối cùng Chúa Giêxu kêu lớn tiếng tại thập tự giá là gì? Và tại sao Ngài lại tuyên bố

như vậy? (Giăng 19:30; tham khảo Giăng 17:4; Công vụ 13:29; Rôma 3:24-25)

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

7. Bạn hãy cho biết tại sao để cứu rỗi chúng ta mà Ngài phải đổ huyết ra?

* Lêvi ký 17:11

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

* Hêbơrơ 9:22

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

* Giăng 1:29

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

8. Sách Hêbơrơ đoạn 10 đã dạy cách rõ ràng về hiệu lực trọn vẹn thế nào trong sự Chúa chịu

chết thay chúng ta.

1) Trong thời Cựu Ước thì của lễ có những bất toàn nào? (câu 1,4,11)

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

2) Của lễ bằng huyết Chúa Giêxu có giá trị trọn vẹn thế nào? Hãy tóm tắt nội dung trong từng

câu Kinh Thánh sau:

- Trang số 33 -

* Câu 10

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

* Câu 12

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

* Câu 14

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

* Câu 18

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

* Tóm tắt

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

9. Bởi thập tự giá của Đức Chúa Giêxu mà chúng ta được thanh tẩy tội lỗi đời đời. Lời này có

ý nghĩa là tất cả tội lỗi đã được tha thứ, sự tha thứ này có hiệu nghiệm đời đời. Nói lại, khi

chúng ta đặt niềm tin vào Đức Chúa Giêxu thì Đức Chúa Trời không đoán phạt chúng ta vì

tội lỗi nữa. Bạn có tin ân điển diệu kỳ của Ngài không?

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

10. Thập tự giá của Đức Chúa Giêxu đã thể hiện tình yêu vô đối mà Đức Chúa Trời ban cho

chúng ta. Đây là điều Lời Chúa trong Rôma 4:8 đã khẳng định như thế nào?

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

- Trang số 34 -

11. Bạn có cảm kính trong lòng trước Đức Chúa Giêxu, Đấng chịu đóng đinh trên thập tự giá

vì bạn không? Hãy hồi tưởng giây phút mà bạn kinh nghiệm trong cuộc đời? Và cảm kích đó

vẫn còn tiếp diễn trong bạn hiện nay không?

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

12. Khi cảm kích thật sự về ân điển và tình yêu thương diệu kỳ của Chúa Giêxu trên thập tự

giá thì điều đương nhiên là con người tâm linh bên trong và sinh hoạt bên ngoài thay đổi cách

chúng ta không ngờ. Con người cũ và cách sống cũ có còn sót lại trong chúng ta không khi ở

trong ân điển của Đức Chúa Giêxu Christ? Tình yêu thương của thập tự giá đã biến đổi đời

sống của bạn như thế nào?

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

- Trang số 35 -

Trọng Tâm Tóm Tắt

Chúa Giêxu mang thân thể không hề phạm tội để chịu chết vì tội lỗi chúng ta và gánh

sự rủa sả và sự phán xét mà đáng ra chúng ta phải chịu.

Sự chết của Đức Chúa Giêxu là cái chết thật sự.

Cái chết của Ngài là cái chết đảm trách tất cả hình phạt của sự rủa sả mà thế gian

đáng ra phải chịu.

Sự hy sinh của Ngài là sự hy sinh một lần trọn vẹn cho đời đời mà không cần phải

dâng của lễ chuộc tội nào nữa.

Huyết báu và quyền năng Ngài không có tội nào là không thể dung thứ được.

Bởi sự chết của Ngài mà người nào tin Ngài thì được miễn hình phạt của tất cả tội lỗi

mình phạm.

Thập tự giá là biểu biện của tình yêu thương mà Đức Chúa Trời hướng đến tội nhân

trên thế giới này.

- Trang số 36 -

Đọc Thêm

Việc phê phán dân tộc Giuđa với lý do là họ đã đóng đinh Chúa Giêxu trên thập

tự giá là việc không còn thích hợp ngày nay. Thật ra, trong lịch sử thế giới thì dân

Giuđa đã bị bách hại và sỉ báng với căn cứ này là điều đã thật xảy ra cách bi đát trong

lịch sử thời phát xít Đức. Nhiều người theo chủ nghĩa bài Dothái đã từng dùng căn cứ

này, nhưng ngày nay không thể dung thứ cho sự suy nghĩ sai lầm ấy.

Theo cách nhìn của các sứ đồ thì hết thảy người đồng thời với họ, vua Hêrốt,

tổng đốc Philát, người Giuđa và hết thảy người ngoại bang đã cùng nhauk chối Chúa

và đóng đinh Ngài trên thập tự giá (Công vụ 4:27).

Nhưng, điều quan trọng hơn là chúng ta cũng đã tham gia với sự sai lầm cùng

với những con người thời ấy. Bởi nếu chúng ta ở trong vị trí của họ thì chúng ta cũng

hành động giống y như họ đã làm. Thật, hiện nay chúng ta đang làm hành động ấy. Bởi

vì mỗi khi chúng ta quay lưng khỏi Đức Chúa Giêxu hay phủ nhận Ngài trong đời sống

của mình thì chúng ta đã đóng đinh Chúa Giêxu lần thứ hai cách tỏ tường (Hêb 6:6).

Chúng ta cũng tham lam như người Giuđa, cũng mang lòng ganh ghét như các

thầy tế lễ, cũng có những thái độ dã man như tổng đốc Philát đã làm khiến cho Đức

Chúa Giêxu phải chịu hy sinh.

“Ngươi ở đâu khi họ đóng đinh Chúa tôi trên thập tự” (Were you there when

they crucified my Lord?) là câu hỏi cho mỗi chúng ta của một danh ca người da đen.

Chúng ta đành phải trả lời: “Vâng. Tôi đã ở đó.” Không phải chúng ta ở đó như kẻ tò

mò nhìn xem Chúa bị đóng đinh, mà chúng ta chính là những người lập mưu, dựng kế,

lừa thầy gạt bạn, đã tham gia cách nhiệt tình trong sự kết án và kéo Ngài đóng đinh

trên thập tự giá trên đồi Gôgôtha. Nhưng, chúng ta đã chối bỏ trách nhiệm giống như

Philát rửa tay hy vọng là mình sạch tội. Tuy nhiên, hành động vô trách nhiệm và làm

việc bất nghĩa của Philát thể nào thì ngày nay chúng ta cũng giống như vậy thể ấy.

Chúng ta phải thấy rằng thập tự giá là việc vì chúng ta (dẫn chúng ta đến đức

tin và sự thờ phượng), cho chúng ta (hướng chúng ta đến sự ăn năn).

- Trang số 37 -

Bài 7

Sự Phục Sinh của Đức Chú a Giê xu

Nhập Đề

Đức Chúa Giêxu đã chịu đóng đinh trên thập tự giá, đã chịu chết, và được chôn trong

mộ đá. Sau ba ngày, Ngài đã sống lại. Đó là chân lý quan trọng nhất của đức tin của Cơ đốc

giáo nói chung và mỗi chúng ta nói riêng. Nếu chân lý này không chính xác thì chân lý trong

Kinh Thánh sụp đổ ngay tức khắc. Tuy nhiên, Kinh Thánh và lịch sử đã chứng minh về sự

phục sinh khải hoàn của Đức Chúa Giêxu; đem lại chứng cớ trung thực cho tất cả người tin.

Thông thường thì những người đi nhà thơ lâu năm thì thường nguội lạnh về phương

diện cảm kích việc Chúa Giêxu đắc thắng sự chết và đã sống lại.Và khi nói về sự phục sinh

của Ngài thì với ý thức biết rồi nên dễ dàng bỏ qua vấn đề quan trọng này. Đây là điều không

thể không quan trọng. Sự phục sinh của Đức Chúa Giêxu là sự kiện mang tính hiện thực. Tuy

nhiên, chúng ta phải xác tín, cảm kích và ngợi khen mỗi ngày. Sự cảm kích Chúa đã phục

sinh không thể chỉ ở thì quá khứ mà ở thì hiện tại. Còn bạn, bạn có nguội lạnh cảm kích sự

phục sinh của Ngài như vậy không?

“Đức Chúa Giêxu phán rằng:

Ta là sự sống lại và sự sống;

kẻ nào tin ta thì sẽ sống, mặc dù đã chết rồi”

(Giăng 11:15)

- Trang số 38 -

Thảo Luận

1. Sự phục sinh của Đức Chúa Giêxu là sự thật trong những sự thật được nhiều chứng nhân

minh chứng trên thế giới. Về điều này, sứ đồ Phaolô đã làm chứng như thế nào? Xin xem

trong I Côrinhtô 15:3-8.

1) Câu “Ngài đã bị chôn đến ngày thứ ba Ngài sống lại theo lời Kinh Thánh” ở đây muốn nói

về chuyện gì? (Tham khảo Công vụ 2:25-32)

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

2) Số chứng nhân được xác chứng tận mắt chứng kiến Chúa sống lại là bao nhiêu người?

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

3) Có rất nhiều chứng nhân là phụ nữ nhưng tại đây không kể ra với lý do là gì. Hãy thảo

luận về lý do đó.

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

4) Theo luật pháp thời đó thì để xác minh sự thật thì cần phải bao nhiêu người là cần và đủ?

(Phục truyền 19:15). Tại đây, hãy so sách số nhân chứng của sự phục sinh có đủ hay không?

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

5) Với vô số chứng cớ chân thật đã minh chứng như thế mà không tin thì điều phải làm là gì

đối với những người đó? (Êphêsô 4:18)

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

- Trang số 39 -

2. Sau khi Đức Chúa Giêxu phục sinh thì Ngài tìm kiếm các môn đồ để làm gì?

1) Mác 16:14

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

2) Bạn có suy nghĩ là không chịu quở trách như vậy không?

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

3) Luca 24:25-27

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

4) Đức Chúa Giêxu thay vì mang thân thể của Ngài để chứng minh, thì Ngài mang Lời Kinh

Thánh để minh chứng sự phục sinh của Ngài. Chúng ta sẽ họ điều gì ở tại đây?

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

5) Bạn có phải là người cố chấp không thoả lòng với lời Kinh Thánh đã được ghi vì chỉ thấy

mới chịu tin chăng? Nếu đó là sự ngăn trở thì tại đây bạn có thể sẽ được thay đổi bằng cách

như thế nào?

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

3. Sự vinh hiển gì nhận được khi cùng phục sinh với Đức Chúa Giêxu? Hãy kiểm tra vài điều

với sự gợi ý trong Philíp 2:9-11.

1) Có thể nói ít nhất có 3 loại vinh quang. Hãy suy nghĩ từng điều một.

Câu 9 .............................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

Câu 10 ...........................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

- Trang số 40 -

Câu 11 ...........................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

2) Để tôn vinh Đức Chúa Trời trước hết chúng ta phải tin và tiếp nhận Đức Chúa Giêxu

Christ là Cứu Chúa của mình. Tại sao chúng ta không tin và tiếp nhận Đức Chúa Giêxu

Christ là Cứu Chúa của mình thì không tôn vinh Đức Chúa Trời?

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

3) Mỗi khi bạn suy nghĩ đến sự vinh hiển sẽ nhận được cùng với sự phục sinh của Chúa thì

bạn cảm nhận như thế nào?

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

4. Sự phục sinh của Đức Chúa Giêxu mang lại những phước hạnh nào cho chúng ta?

Rôma 4:25 .....................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

I Côrinhtô 15:20-21.......................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

Galati 2:20 .....................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

5. Hãy kiểm tra đời sống mình xem tại sao mình không cảm thấy vui mừng trong sự phục

sinh của Chúa với những lý do là gì? Hãy chia sẽ những cách bạn đã giải quyết vấn đề đó?

□ Vì tôi chưa tin sự phục sinh cách hoàn toàn

□ Vì lòng yêu Chúa của tôi còn nhỏ nhoi

□ Vì nghe nhiều quá mà không làm được nên bây giờ không còn cảm giác nữa

□ Vì tôi không thể biết chính xác về sự thật ấy

□ Vì tôi đã không làm chứng về sự phục sinh của Chúa cho người khác

□ Vì tôi chưa nhận ân điển và phước hạnh về điều này cho cá nhân tôi

□ Vì tôi còn yêu thế gian nhiều quá nên tôi không quan tâm đến sự phục sinh của Chúa

□ Vì tôi bận rộn và mệt mõi quá nhiều trong cuộc sống nên không có lòng dư dã để suy nghĩ

□ Vì tôi không thích nói cho người khác biết về Chúa Giêxu

- Trang số 41 -

Trọng Tâm Tóm Tắt

Sau ba ngày Chúa Giêxu đã phục sinh với thân thể trọn vẹn.

Bởi sự phục sinh của Ngài làm con đường cứu rỗi trọn vẹn cho con người.

Đức Chúa Giêxu phục sinh là Vua của muôn vua, Chúa của muôn chúa.

Bây giờ Ngài ngự bên hữu ngai Đức Chúa Trời và chuẩn bị để tái lâm

Sự phục sinh của Đức Chúa Giêxu đã bảo chứng sự phục sinh của chúng ta trong

ngày tái lâm của Chúa, Ngài là trái đầu mùa phục sinh

Cơ đốc giáo luôn đứng trong niềm tin phục sinh

Những người phủ nhận sự phục sinh của Chúa Giêxu là những người vô tín hoặc là

người tà giáo

Đọc Thêm

Hãy Lăn Hòn Đá Đi!

Hãy mang lấy đức tin phục sinh thân thể trong ngày sau rốt thì chúng ta sẽ sống

trong thế gian này với niềm hy vọng. Mỗi ngày chúng ta cần phải làm chết đi những

điều thuộc về thế gian và sống kinh nghiệm nếm trãi sự phục sinh với Chúa. Dù có

những lúc ngã vùi cũng lại đứng lên, dù có lúc gặp sự thất vọng nhưng lại được hy

vọng mới, dù có lúc người ta thấy như là không có sức lực nhưng con người bề trong

đầy sức sống…

Điều chúng ta cần phải làm để kinh nghiệm sự phục sinh với Chúa đó là lăn

hòn đá chặn tấm lòng đến với Chúa của chúng ta. Chúa Giêxu trước khi kêu Laxarơ

sống lại từ cõi chết thì Ngài bảo phải lăn hòn đá chặn cửa mộ. Chúa Giêxu không trực

tiếp lăn hòn đá cửa mộ của Laxarơ. Bởi vì việc lăn hòn đá ấy là việc của con người

phải làm để thể hiện tin vào lời hứa của Chúa. Cũng vậy, mỗi ngày chúng ta phải lấy

những hòn đá ngăn trở sự kinh nghiệm phục sinh với Chúa. Những hòn đá cản trở đã

chặn ngoài cửa lòng của bạn là gì? Đó có phải là sự vô tín chăng?

Những hòn đá chặn cửa lòng chỉ ra lòng đã chết của con người chúng ta.

Nhưng hòn đá được lăn đi bày tỏ sự phục sinh tâm linh chúng ta. Vậy, hãy nhanh

chóng lăn hòn đá vô tín ấy đi để nghe tiếng gọi tha thiết của Ngài. “Hãy ra!” Tâm linh

chúng ta được phục sinh và kinh nghiệm phước hạnh của sự phục sinh.

- Trang số 42 -

Bài 8

Đức Thánh Linh Đến Theo Lời Hứa

Nhập Đề

Sau khi Chúa Giêxu thăng thiên độ 10 ngày thì Đức Thánh Linh giáng lâm. Và Đức

Thánh Linh không rời khỏi Hội Thánh cho đến khi thế giới này kết thúc.

Khác với thời đại Cựu Ước, kể từ Lễ ngũ tuần Đức Thánh Linh giáng lâm thì mọi

người ăn năn và tin nhận Chúa Giêxu, nhận báptêm thì nhận được sự ban cho Thánh Linh.

Chúng ta là mùi thơm của sự phước hạnh trong thế giới này cho Chúa.

Bước vào thế kỷ 20 thì rất nhiều chủ trương giải thích về Đức Thánh Linh; điều đó

đem lại hữu ích cho Hội Thánh rất nhiều, song cũng không ít hỗn loạn và nhiều tranh cãi về

Ngài. Chính vì thế sự hiểu biết đúng đắn về Đức Thánh Linh là điều hết sức quan trọng.

Điều Thánh Linh làm cho Hội Thánh và thế giới này lại bị chúng ta phủ nhận; ngược

lại điều Thánh Linh không làm lại bị nhiều người gán ép là Ngài đã làm. Chính vì thế, sự

phân biệt về Ngài và công việc của Thánh Linh cần phải được suy xét cẩn trọng theo Lời

Kinh Thánh.

“Nhưng Đấng Yên-ủi, tức là Đức Thánh Linh

mà Cha sẽ nhân danh ta sai xuống,

Đấng ấy sẽ dạy dỗ các ngươi mọi sự,

nhắc lại cho các ngươi nhớ mọi điều ta đã phán cùng các ngươi.”

(Giăng 14:26)

- Trang số 43 -

Thảo Luận

1. Khi Đức Chúa Giêxu thăng thiên thì Ngài đã hứa về Đức Thánh Linh như thế nào? (xem

Luca 24:49 và Công vụ 1:4-8)

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

2. Khi Đức Thánh Linh ngự xuống thì có những việc gì xảy ra? (Công vụ 2:1-4)

1) Những dấu chứng nào bày tỏ Đức Thánh Linh giáng lâm?

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

2) Những người nhận và kinh nghiệm Đức Thánh Linh giáng lâm và ngự trị trong tâm linh đã

nói gì?

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

3. Sau Lễ Ngũ Tuần đánh dấu sự thiết lập Hội Thánh cách công khai thì làm thế nào những

người như chúng ta nhận được Đức Thánh Linh như vậy? (Công vụ 2:38-39)

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

4. Đức Chúa Giêxu phán rằng việc Thánh Linh ngự đến chính là sự báptêm bằng Đức Thánh

Linh. Bạn hãy cho biết sự giống nhau và khác nhau giữa báptêm bằng nước và báptêm bằng

Thánh Linh? (Công vụ 1:4-5)

- Trang số 44 -

Báptêm bằng nước Báptêm bằng Thánh Linh

Ai nhận được?

Khi nào nhận được?

Nhận bao nhiêu lần?

5. Người kinh nghiệm sự ngự trị hay báptêm Thánh Linh thì phải minh chứng những kết quả

trong nhân cách và đời sống của mình. Những kết quả đó là gì?

1) Công vụ 2:42

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

2) Công vụ 4:31

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

3) Galati 5:22-25

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

6. Sau khi kiểm thảo qua những bằng chứng về sự kinh nghiệm Thánh Linh thì bạn xác tín

điều gì? Tại sao bạn chưa được kinh nghiệm? Hãy trình bày cụ thể về kinh nghiệm của bạn?

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

7. Hãy ghi lại lời cảm tạ Đức Chúa Trời đã ban Đức Thánh Linh để bạn kinh nghiệm sự ngự

trị vào lòng bạn.

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

- Trang số 45 -

Trọng Tâm Tóm Tắt

Đức Thánh Linh là Đức Chúa Trời

Đức Thánh Linh giáng lâm khi Đức Chúa Giêxu thăng thiên.

Đức Thánh Linh ở cùng với Hội Thánh cho đến cuối cùng.

Bất cứ ai ăn năn, tin nhận Chúa Giêxu, chịu báptêm thì kinh nghiệm Thánh Linh.

Cơ đốc nhân là người mời Thánh Linh ngự trị trong thân thể và tâm linh mình.

Đọc Thêm

Dấu Hiệu Ngự Trị của Đức Thánh Linh

Chúng ta ngày nay không cần chờ đợi Thánh Linh đến như các môn đồ ngày

xưa đã chờ đợi. Bởi vì, Ngài thật đã giáng lâm. Và Ngài đang hiện hữu trên thế giới

này. Ngài không rời khỏi Hội Thánh vì Ngài là Đấng thiết lập và chăm sóc Hội Thánh

cho đến khi Đức Chúa Giêxu trở lại.

Trách nhiệm của chúng ta ngày nay cần mời Ngài ngự vào tâm linh mình và

khiêm nhường bước đi theo sự hướng dẫn của Ngài, không để Ngài buồn lòng. Hãy để

Ngài tự do theo chương trình tốt lành của Ngài. Hãy hướng con cái Chúa đến kinh

nghiệm Thánh Linh qua sự suy gẫm sâu sắc Liờ của Đức Chúa Trời, sự thông công

trong tình yêu thương, trong sự thờ phượng đẹp lòng Chúa, và hướng ra ngoài trong sự

truyền giáo phúc âm cho muôn dân.

John Stott

- Trang số 46 -

Bài 9

Người Được Tá i Sinh

Nhập Đề

Người nào không được tái sinh hay sinh lại thì không thể vào Nước Đức Chúa Trời.

Sự sinh lại cũng còn gọi là sự trùng sinh hai tái sinh. Chúng ta được sinh ra từ lòng mẹ ra từ

một bé sơ sinh bằng da bằng thịt gọi là sinh lần thứ nhất. Chúng ta được sinh từ trong Thánh

Linh với hình hài của con đỏ thuộc linh gọi là sinh lần thứ hai hay tái sinh.

Ngay giây phút đức tin chúng ta đặt vào Chúa Cứu Thế Giêxu thì thai thuộc linh hình

thành trong Thánh Linh, và bởi sự xưng nhận đức tin cách công khai mà chúng ta ra đời qua

Thánh Linh. Lần thứ nhất, chúng ta sinh ra trong xác thịt nên mang những đức tính của con

người xác thịt. Lần thứ hai, chúng ta sinh ra trong Thánh Linh nên mang những đức tính của

con người thuộc linh.

Sự tái sinh là công việc của Đức Thánh Linh làm cho đời sống chúng ta, đánh dấu

bước khởi đầu mới trong đời sống thuộc linh theo Chúa của chúng ta. Bởi sự sinh lại trong

Thánh Linh mà chúng ta nhận được tư cách bước vào Nước Đức Chúa Trời.

“Đức Chúa Giêxu đáp rằng:

Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi,

nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sanh

thì không được vào nước Đức Chúa Trời”

(Giăng 3:5)

- Trang số 47 -

Thảo Luận

1. Đức Chúa Giêxu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tái sinh như thế nào? (Giăng 3:1-8)

1) “Sự sinh lại” có nghĩa là gì? (tham khảo Giăng 1:12-13)

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

2) Bằng chứng nào bày tỏ Nicôđem chưa được tái sinh? (câu 4)

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

3) Làm thế nào để được tái sinh? (câu 5)

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

4) Phải nhờ “Nước và Thánh Linh mà sinh” có nghĩa là gì? “Nước” chỉ về gì? (tham khảo

Giăng 7:37-38)

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

5) “Sự sinh lại” thuộc về lĩnh vực thuộc thể xác thịt hay lĩnh vực thuộc linh thiêng liêng?

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

6) Sự kiện tái sinh là điều thuộc về Đức Thánh Linh. Chúa Giêxu dùng ví dụ về gió để giải

thích điều này. Điều đó có ý nghĩa như thế nào? Và tại sao?

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

- Trang số 48 -

7) Bạn đã kinh nghiệm sự sinh lại thuộc linh như thế này chưa? Làm sao bạn xác nhận mình

đã được tái sinh?

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

8) Chúa Giêxu đã quở trách Nicôđem là giáo sư luật người Dothái vì không thấu hiểu sự mầu

nhiệm của sự tái sinh. Nếu Chúa Giêxu gặp bạn thì Ngài có nói điều đó với bạn không? Hãy

cho biết lý do vì sao?

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

2. Hãy giải thích mối quan hệ giữa ĐỨC TIN và TÁ I SINH.

☆ Giăng 1:12-13

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

☆ Công vụ 16:14

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

3. Sự tái sinh xảy ra một lần trong cuộc đời của bạn, không có sự lập đi lập lại trong sự tái

sinh. Tại sao bạn xác tín được như vậy? (I Phierơ 1:23-25)

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

4. Khi nhìn những tín hữu Hội Thánh Têsalônica thì rõ ràng có rất nhiều bằng chứng bày tỏ

họ là những người được tái sinh theo sự chọn lựa của Đức Chúa Trời. Một trong những bằng

chứng đó là họ sống động và có với đức tin, niềm hy vọng và tình yêu thương của mình. Bạn

hãy xem và nói lý do đó là gì? (I Têsalônica 1:3,4)

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

- Trang số 49 -

5. Bạn có thể bày tỏ kết quả với 3 điều linh động như vậy không?

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

6. Bằng chứng thứ hai minh chứng tín hữu của Hội Thánh Têsalônica đã được tái sinh là gì?

(I Têsalônica 1:7)

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

7. Bằng chứng thứ ba bày tỏ họ đã được sinh lại là gì? (I Têsalônica 1:8)

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

8. Chúng ta thường cho rằng “bởi vì mình đã tin Đức Chúa Giêxu” nên đương nhiên đã được

tái sinh. Nhưng chúng ta phải biết rằng những bằng chứng của sự tái sinh là có đời sống đức

tin, trông cậy, yêu thương bày tỏ trong đời sống của bạn, phải sống gương mẫu cho người

khác, phải rao truyền về Đức Chúa Giêxu Christ bất cứ ở đâu. Bạn đã làm như thế nào?

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

9. Chúng ta hãy cùng nhauk thảo luận cách giải quyết vấn đề còn tồn lại trong bài học về sự

tái sinh hôm nay. Và nếu bạn còn những điều chưa giải quyết được hãy bày tỏ cho nhauk để

hết thảy thành viên trong lớp cầu xin Thánh Linh ngự đến tái sinh bạn hôm nay.

1) Vấn đề đã giải quyết

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

2) Vấn đề chưa giải quyết xong

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

- Trang số 50 -

Trọng Tâm Tóm Tắt

Tái sinh là công việc mà Đức Chúa Trời làm cho con người thông qua Thánh Linh và

Lời Ngài.

Tái sinh là ân điển đặc biệt của Đức Chúa Trời ban cho những người được xác định

nhận sự cứu rỗi.

Trong sự tái sinh thì đặt con người trong thế bị động.

Chỉ những người nhận được sự tái sinh mới có thể đáp lại sự kêu gọi của Chúa.

Kinh nghiệm sự tái sinh là điều kiện cần thiết.

Sự tái sinh và xác tín sự cứu rỗi có khác nhau.

Con người không thể phán đoán được sự thành công hay thất bại của sự tái sinh.

Đọc Thêm

Đời sống mang tính cảm tình của chúng ta luôn luôn bị lên xuống bất thường.

Thỉnh thoảng chúng ta kinh nghiệm sự dao động rất lớn của cảm giác. Từ sự hưng

phấn đến ưu sầu, từ vui mừng đến buồn rầu, và từ sự điều hòa bên trong bị thay đổi

cảm giác bởi sự hỗn loạn nội tâm.

Chỉ cần một sự kiện nhỏ, chỉ cần một lời nói bất cẩn của một ai đó cũng có thể

gây nên sự thay đổi tình cảm rất lớn như thất vọng trong nơi công xưởng hay nhiều

việc khác ở bên ngoài.

Chúng ta đa phần không thể thống trị sự biến đổi tình cảm lớn như vậy. Sự

thay đổi tình cảm ncủa chúng ta như thế này thường không tuỳ thuộc việc chúng ta làm

ra mà tuỳ theo những việc xảy đến cho chúng ta.

Chúng ta phải nhận ra rằng đời sống mang tính cảm tình của chúng ta không

giống đời sống thuộc linh. Đời sống thuộc linh là đời sống của Đức Thánh Linh đang

hành động bên trong chúng ta. Khi chúng ta có thể cảm nhận sự rung động của tình

cảm thì phải kết hợp tâm linh của chúng ta với Đức Thánh Linh. Việc chúng ta cảm

nhận thì chúng ta cần phải nhận biết đó không phải là bộ mặt thật của chúng ta. Cảm

tình của chúng ta như thế nào thì chúng là vẫn là những người con yêu dấu của Đức

Chúa Trời; và Ngài chọn chúng ta làm con cái Đức Chúa Trời đời đời.

-Henri Jozef Machiel Nouwen-

- Trang số 51 -

Bài 10

Đức Tin Là Gì?

Nhập Đề

Đức tin là món quà ân điển mà Đức Chúa Trời ban trọn cho chúng ta. Nếu chúng tỉnh

thức về chân lý này thì phải biết quý trọng đức tin; hãy sống đời sống vui mừng và cảm kích

mỗi ngày. Chúng ta có thể sống đạo nếu duy trì sự xác tín không dao động đức tin. Đức tin

nhận ra và hiểu biết sự cảm kích của ân điển có thể gọi là “đức tin hành động bởi tình yêu”.

Người không coi đức tin là bởi ân điển mà cho rằng đó chỉ là kết quả chọn lựa và

quyết đoán bởi ý chí của mình thì có thể trở nên kiêu ngạo, lúc nào cũng không chịu rời bỏ sự

bất an bởi bản thân đã chối bỏ đức tin. Và trong đời sống đức tin không cảm thấy cảm kích và

vui mừng.

Trong thì giờ này chúng ta cùng học với nhau về đức tin bởi ân điển của Đức Chúa

Trời.

“Vả, đức tin là sự biết chắc vững vàng của những điều mình đương trông mong,

là bằng cớ của những điều mình chẳng xem thấy.”

(Hêbơrơ 11:1)

- Trang số 52 -

Thảo Luận

1. Hãy căn cứ trong Rôma 10 để tìm biết về đức tin

1) Hãy thay chữ “ngươi” thành chữ “tôi” vào trong câu 9-10 và thử viết lại hai câu Kinh

Thánh đó vào dòng bên dưới.

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

2) Đối tượng và nội dung của đức tin là gì?

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

3) Lý do nào bày tỏ đức tin chân thật được tìm thấy sâu trong tấm lòng? (tham khảo Châm

ngôn 23:26).

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

4) Đức tin được nảy sinh bởi điều gì? Hãy giải thích mối quan hệ giữa việc lắng nghe, lời

hằng sống và đức tin chân thật. (câu 17)

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

5) Lời hằng sống dẫn đến đức tin là lời cụ thể về điều gì? (I Côrinhtô 2:1-2)

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

- Trang số 53 -

6) Để nhận được đức tin thì chỉ nghe lời là đủ chưa, hay phải dựa vào điều gì nữa? (I

Côrinhtô 2:5)

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

7) Bạn có xác tín rằng đức tin của bạn nhận được dựa vào Lời Chúa và quyền năng của

Thánh Linh không? Nếu bạn có đức tin như thế thì bạn dang mang một sức mạnh diệu kỳ.

Bạn đang sống và kinh nghiệm quyền năng ấy, phải không?

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

2. Hãy cùng nhau suy nghĩ đến đức tin là ân điển của Đức Chúa Trời trong phân đoạn

Êphêsô 2:8-9.

1) Bạn có bao giờ nghĩ rằng đức tin là món quà của Đức Chúa Trời cho bạn không?

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

2) Lúc đầu dựa trên lập trường bản thân, chúng ta thường nghĩ rằng việc quyết định tin nhận

Chúa là một quyết đoán nhờ vào ý chí tự do của mình. Nhưng sau thời gian theo Chúa và học

biết về Chúa qua Lời Kinh Thánh chúng ta nhận biết đức tin ban đầu là ân điển của Đức Chúa

Trời ban cho chứ không dựa vào ý chí tự do của bạn thân. Đối với bạn thì suy nghĩ như thế

nào về điều ấy?

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

3) Trong Thần học có một giáo lý là “ân điển bất khả kháng”. Nếu Đức Chúa Trời thăm và

đụng chạm tấm lòng chúng ta thì không một ai có thể kháng cự nổi trước quyền năng c3a

Ngài. Những người cố gắng dùng ý chí tự do của mình để chạy trốn khỏi Chúa, kết cục cũng

lại đầu phục và tin cậy Chúa. Để minh giải điều này trong Kinh Thánh có một nhân vật đã

đầu phục Chúa sau thời gian bách hại Ngài. Đó là ai? (Công vụ 9:)

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

- Trang số 54 -

4) Bạn nghĩ giáo lý này chứa đựng nhữu ưu điểm nào?

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

5) Nếu đối chiếu giữa người hiểu biết đức tin hoàn toàn là bởi ân điển của Chúa với người

cho rằng đó là bởi sự sản sinh từ ý chí tự do của bạn thân, thì trong hai dạng người đó ai dễ

xác tín sự cứu rỗi hơn? Lý do đó là gì?

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

6) Hãy nói ý nghĩa của cụm từ “ấy chẳng phải bởi việc làm đâu”?

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

7) Chúng ta không thể nói rằng bởi việc làm của chúng ta, dù chỉ là một chút, đã khiến chúng

ta có đức tin. Bạn có đồng ý điều này không?

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

8) Từ trước đến nay bạn đã nhận biết đức tin của mình là bởi ân điển như món quà của Chúa

hay bởi việc làm của chúng ta?

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

9) Bạn có cảm kích và nóng cháy hơn khi biết rằng Đức Chúa Trời đã khiến bạn tin mà đã tin

cậy Ngài bởi ân điển ấy không?

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

- Trang số 55 -

3. Đức tin là điều khi sống trên thế gian này có năng lực rất lớn. Những câu Kinh Thánh sau

sẽ bày tỏ sự thật đó?

1) Hãy xem Rôma 4:18. Hãy cho biết đức tin của Á praham mạnh mẽ như thế nào?

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

2) Với đức tin diệu kỳ của Á praham, ông đã kinh nghiệm phép lạ nào? (Hêbơrơ 11:8-19)

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

3) Hãy xem Rôma 11:33-38. Tại đây nếu tóm tắc đức tin của những nhân vật trong Kinh

Thánh thành một câu thì câu đó là gì?

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

4) I Giăng 5:4-5 dạy như thế nào về đức tin?

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

4. Chúng ta không nên thoả mãn với đức tin ban đầu là đức tin để nhận sự cứu rỗi. Chúng ta

phải cần có đức tin đắc thắng tội lỗi và thắng hơn thế gian. Đức tin của sự cứu rỗi sẽ tăng

trưởng cách mạnh mẽ bởi Lời của Đức Chúa Trời và trở nên đức tin mạnh đắc thắng thế gian.

Chúng ta sẽ phát triển đức tin ấy trong sự thuận phục ý muốn của Đức Chúa Trời. Điều đáng

tiếc là rất nhiều người chỉ thích dừng lại đức tin cứu rỗi mà ít người tiến đến đức tin mạnh mẽ

đắc thắng thế gian và tội lỗi. Chúng ta cần phải tìm ra nguyên nhân và nhanh chóng nhờ ơn

Chúa thay đổi để trở nên Cơ đốc nhân tăng trưởng.

- Trang số 56 -

1) Đức tin của bạn đang có đó có phải là đức tin mong được sự cứu rỗi và thoả lòng ở mức

độ đó mà thôi, phải không?

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

2) Đức tin của bạn không tăng trưởng là do những lý do nào?

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

3) Trong đời sống đức tin của bạn, bạn đã kinh nghiệm nhiều về những phép lạ từ Chúa đến

chưa? Và đó là kinh nghiệm như thế nào, bạn có thể trình bày cho người cùng lớp nghe và

thảo luận không?

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

- Trang số 57 -

Trọng Tâm Tóm Tắt

Đức tin là món quà của Đức Chúa Trời

Đức tin nảy sinh bởi sự lắng nghe Lời của Đức Chúa Trời.

Người đề cao quá ý chí của mình và cho rằng nhờ đó mà mình tin Chúa sẽ coi nhẹ món

quà đức tin của Đức Chúa Trời.

Bởi tấm lòng tin cậy mà được sự công bình, bởi lời xưng nhận bằng môi miệng mà

được cứu rỗi.

Đức tin đó là nhận biết Đức Chúa Giêxu Christ là ai, và Ngài đã làm những điều gì cho

mình và thế giới.

Đức tin thường nảy sinh kết quả là sự ăn năn và lòng thuận phục.

Đức tin phải mang lấy yếu tố “trí, tín, nghĩa”

Đọc Thêm

Đường Dẫn Ân Điển

Đức tin giữ vai trò như là đường dẫn, dòng chảy. Â n điển của Đức Chúa Trời

chính là nguồn suối. Đức tin giống như đường dẫn cho dòng nước nhân từ chảy qua;

thông qua đường dẫn này mà chúng ta nhận được sự sống cho người đang đói khát

nước sự sống.

Như vậy, chúng đừng đánh giá cao quá đức tin hơn là ân điển của Đức Chúa

Trời vốn là cội nguồn của sự chúc phước. Bạn đừng tạo Đấng Christ với đức tin theo ý

chí của mình. Xin bạn đừng suy nghĩ rằng đức tin như là một nguyên tắc độc lập với sự

cứu rỗi của bạn.

Đức tin chúng ta không phải là tiêu chuẩn để chúng ta đặt làm mục tiêu. Dù

đức tin có khả năng thực hiện tất cả mọi sự; nhưng năng lực đó không nằm trong đức

tin riêng của chúng ta mà là ở nơi Đức Chúa Trời là Đấng căn nguyên của đức tin chân

thật.

Charles H. Spurgeo

- Trang số 58 -

Bài 11

Ân Điển Nhận Sự Xưng Cô ng Bình

Nhập Đề

Có thể nói vấn đề mà đa số người có đời sống đức tin ngộ giải nhiều nhất chính là

giáo lý về sự xưng công bình. Rất nhiều trường hợp nhiều người bị cám dỗ tìm kiếm sự xưng

công bình bởi đức tin do việc làm ra từ bản thân mình. Nhiều người cho rằng khi Đức Chúa

Trời xưng công bình chúng ta thì Ngài căn cứ vào bản thân chúng ta. Có thể nói không còn sự

ngộ giải to tác bằng suy nghĩ như vậy.

Được xưng công bình bởi đức tin; nhưng phải nhớ là đức tin đó hoàn toàn là bởi món

quá Đức Chúa Trời ban cho chúng ta. Chúng ta cần xác tín điều đó để luôn nhờ cậy vào Ngài.

Vì trong Tin Lành này có bày tỏ sự công bình của Đức Chúa Trời,

bởi đức tin mà được, lại dẫn đến đức tin nữa, như có chép rằng:

“Người công bình sẽ sống bởi đức tin”

(Rôma 1:17)

- Trang số 59 -

Thảo Luận

1. Hãy xem Rôma 3:20-28. Và hãy xem xét về sự xưng công bình là như thế nào.

1) Những người Giuđa đã giữ luật pháp và qua đó cho rằng có thể nhận được sự công bình

mà Đức Chúa Trời thừa nhận. Nhưng họ cuối cùng tự trở thành người bị lừa dối. Tại sao như

vậy? (xem câu 20)

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

2) Sự công bình mà Đức Chúa Trời xưng nhận là như thế nào? (câu 22)

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

3) “Sự xưng công bình” không có nghĩa là sự được thừa nhận là người công bình với điều

kiện tự mình làm công việc để lấy công đức. Trước mặt Chúa và theo tiêu chuẩn của Chúa thì

không một người nào đủ để gọi là người công bình. Nói cách khác, không có ai trên đất này

là công bình, và cũng không thể nào trở thành người không bình mà không hề phạm tội.

Như vậy, chúng ta vốn là những tội nhân trước mặt Đức Chúa Trời thì làm thế nào được xưng

là người công bình được? (câu 25-26)

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

4) Phương cách hay điều kiện nào để nhận được sự xưng công bình? (câu 28)

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

5) Trong câu 24 bày tỏ 3 điều đáng kinh ngạc cho chúng ta. Đó là những điều gì?

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

- Trang số 60 -

6) Bạn đã nhận, đã cảm kích, đã biết rõ ràng “sự xưng công bình” là “bởi sự cứu rỗi”, “nhưng

không (vô điều kiện), “không phân biệt”, “bởi ân điển” khi nào và cụ thể như thế nào?

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

2 . Trong Rôma 4:4-8 trình bày một minh hoạt rõ ràng về sự xưng công bình.

1) Để giải thích rõ bơn về sự xưng công bình là công việc hoàn toàn thuộc về Đức Chúa Trời,

Phaolô đã sử dụng ví dụ minh họa như thế nào?

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

2) Bạn suy nghĩ chân lý trọng tâm của lời giáo huấn qua ví dụ minh họa này như thế nào?

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

3) So sánh ví dụ của Phaolô trong Rôma 4:4-8 chúng ta cũng nhớ đến ví dụ tương tự mà

Chúa Giêxu đã dạy trong Mathiơ 20:1-16. Hãy tìm và cho biết chân lý trong cả hai ví dụ chỉ

là đề cập đến điều gì?

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

3. Phaolô đã cất lớn tiếng ngợi khen Đức Chúa Trời trong sự cảm kích và xác tính về sự xưng

công bình nhờ ân điển bởi đức tin cách vô điều kiện.

1) Không có nơi nào bày tỏ sự ngợi khen Chúa về sự cứu rỗi diệu kỳ và đẹp đẽ mà Chúa ban

cho bằng tại đây. Hãy viết lại những lời này cách tận tâm. Và nếu có thể được hãy học thuộc

lòng phân đoạn Kinh Thánh này.

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

- Trang số 61 -

2) Hãy tóm tắt ngắn gọn thành một câu về ý chính mà Phaolô muốn nói.

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

3) Phaolô đã tuyên bố điều này với những bằng chứng gì? Tự bản thân ông có thể được xưng

công bình bởi việc làm tôn giáo hay là hoàn toàn phải tin Đức Chúa Trời nhờ ân điển cách vô

điều kiện (nhưng không)?

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

4) Phaolô nói rằng Ngài đã “không tiếc” gì với chúng ta? (câu 32)

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

5) Lý do căn bản nào mà Đức Chúa Trời không thể định tội chúng ta hay không thể bỏ chúng

ta được? Và tại sao? (câu 34)

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

6) Bạn đã không cảm kích hay xác tín về sự xưng công bình bởi đức tin cách mạnh mẽ như

Phaolô được là vì lý do gì?

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

4. Hãy trả lời cách thành thật những câu hỏi sau.

1) Bạn tin rằng mình đã được xưng công bình bởi đức tin chưa?

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

- Trang số 62 -

2) Bạn có còn bất an bởi chưa tin chắc vào sự tha thứ tất cả tội lỗi của mình không?

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

3) Bạn đã có niềm vui và sự cảm kích khi biết mình đã được xưng công bình bởi đức tin cách

vô điều kiện không?

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

4) Bạn cũng có thể cất tiếng ngợi khen Chúa giống như Phaolô không?

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

- Trang số 63 -

Trọng Tâm Tóm Tắt

Sự xưng công bình là món quà của Đức Chúa Trời ban cho khi nhìn thấy đức tin trong

lòng của chúng ta.

Điều này hoàn toàn không liên quan đến hành vi, trạng thái thiện lành của chúng ta.

Đây là sự tuyên bố xưng công bình một chiều từ phía Đức Chúa Trời cho người tin cậy

Ngài.

Bằng chứng Đức Chúa Trời làm điều này chính là công tác cứu rỗi của Đức Chúa

Giêxu Christ.

Đứng trên phương diện chúng ta mà nhìn thì dù chúng ta còn có những yếu tố tội lỗi

trong bản chất; nhưng không thể nghi ngờ về sự thật mà Đức Chúa Trời xưng công

nghĩa cho chúng ta.

Người đã xưng là công bình trước Chúa, nhưng bản chất tội lỗi trong con người vẫn

còn nên có thể lại tái phạm. Vì vậy, chúng ta phải luôn giữ thái độ khiêm nhường và

phải ăn năn khi nhận thức việc mình đã phạm.

Đọc Thêm

 n Điển Thật

 n điển không phải là điều nhận được bởi công đức của bạn, cũng không phải

là điều có thể bị đánh mất bởi sự không có công đức của bạn.

Nếu ân điển là điều Đức Chúa Trời ban cho tuỳ theo sự thiện lành, sự tự cao

của chúng ta, thì tất cả mọi điều như là sức khoẻ, trường thọ, phú quý v.v… không phải

là ân điển.

Hơn nữa, nếu Đức Chúa Trời không ban cho vì những việc gian ác và xấu hổ

của chúng ta thì điều đó cũng không thể gọi là ân điển.

 n điển không nhắm vào sự sai lầm của chúng ta, nhưng là món quà của Đức

Chúa Trời ban cho cách vô điều kiện.

Chúng ta cần phải cảm tạ Đức Chúa Trời là Đấng đã ban ân điển lạ lùng cho

chúng ta.

-Storms-

- Trang số 64 -

Bài 12

Đức Thánh Linh Ngự Trong Lò ng Chú ng Ta

Nhập Đề

g

- Trang số 65 -

Thảo Luận

1.

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

2 . .................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

3. ..................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

4.

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

5.

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

6.

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

- Trang số 66 -

7.

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

8.

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

9.

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

10.

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

- Trang số 67 -

Trọng Tâm Tóm Tắt

d

- Trang số 68 -

Đọc Thêm

m

- Trang số 69 -

Bài 13

Sự Thánh Hoá của Cơ Đốc Nhân

g

- Trang số 70 -

Thảo Luận

1.

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

2 . .................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

3. ..................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

4.

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

5.

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

6.

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

- Trang số 71 -

7.

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

8.

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

9.

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

10.

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

- Trang số 72 -

Trọng Tâm Tóm Tắt

d

- Trang số 73 -

Đọc Thêm

m

- Trang số 74 -

Bài 14

Sự Tá i Lâm của Đức Chú a Giê -xu Christ

Chúa Giêxu sẽ trở lại (tái lâm) là lời giao ước cuối cùng còn lại trong Kinh Thánh.

Đây là điều mà Đức Chúa Giêxu đã phán hứa nhiều lần, nhiều cách. Từ thời Hội Thánh đầu

tiên cho đến ngày nay thì đây là sự trông đợi cuối cùng, sự chờ đợi sau chót của tất cả thánh

đồ. Sự tái lâm là điều còn lại để hoàn tất sự trọn vẹn trong kế hoạch cứu rỗi của Đức Chúa

Trời. Thế giới này hoàn toàn được chung mạt đời đời.

Chúng ta hoàn toàn không thể biết chính xác thời và kỳ Chúa Giêxu tái lâm; nhưng

theo lời dự ngôn của Ngài thì khi phúc âm được rao truyền khắp địa cầu này thì chúng ta sẽ

nghe tiếng kèn lớn của thiên sứ trưởng vang dội trên các từng trời. Chúng ta nếu biết và tin

lời dự ngôn về sự Chúa Giêxu tái lâm thì tất cả mọi khổ đau và nhọc nhằn trên đất này sẽ kết

thúc. Ngài đến để đưa chúng ta vào thiên đàng vinh hiển là nơi mà Ngài đã thăng thiên sau 40

ngày từ cõi chết sống lại để chuẩn bị sẵn cho chúng ta.

Tin Lành này về nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất,

để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ, sự cuối cùng sẽ đến.

(Mathiơ 24:14)

- Trang số 75 -

Thảo Luận

1. “Sự tái lâm” là lời dự ngôn cuối cùng còn lại trong Kinh Thánh. Vậy thì, Kinh Thánh bày

tỏ về sự thật này như thế nào?

1) Công vụ các sứ đồ 1:11

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

2) Khải huyền 22:20-21

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

2. Chúa Giêxu đã để lại những lời cảnh cáo và báo trước những điềm sẽ xảy đến trong thời kỳ

sau rốt trước khi Ngài tái lâm. Hãy xem Mathiơ 24:36-39 và trả lời những câu hỏi sau:

1) Khi nào thì Chúa tái lâm?

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

2) Những lý do nào nói lên sự bí mật về thời và kỳ cách chính xác của sự Chúa tái lâm là gì?

(Xem Mathiơ 24:48-51)

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

3) Hãy tóm tắc hai tình huống đã xảy ra trong thời Đại hồng thuỷ Nôê.

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

- Trang số 76 -

4) Tình hình hiện nay cũng có nhiều điểm giống thời đại Nôê, đó là những chứng cớ nào? Và

đối với bạn thì điều gì lo lắng nhất nếu Chúa tái lâm hôm nay?

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

5) Trong thời đại của Nôê, đại đa số con người đã “không chịu tỉnh thức” cho đến giây phút

cuối cùng trước khi sự phán xét của Đức Chúa Trời giáng xuống. Lý do nào mà họ không

chịu tỉnh thức trước lời cảnh báo của Ngài? (Luca 21:34)

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

6) Có 2 nguyên nhân khiến người ta không chịu ăn năn trước cảnh cáo về sự phán xét của

Đức Chúa Trời. Đối với bạn thì đang vướng vào nguyên nhân nào?

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

7) Chúng ta phải làm như thế nào để không trở nên người bất hạnh không chịu tỉnh thức trước

lời cảnh cáo về sự tái lâm của Chúa? (Luca 21:36)

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

3. Khi Đức Chúa Giêxu trở lại thì những điều gì xảy đến cho chúng ta? Hãy nghiên cứu kỹ

lời dự ngôn trong I Têsalônica 4:13-17

1) “Những kẻ ngủ” trong Chúa chỉ về ai? “Kẻ sống còn ở lại” chỉ về những ai? (câu 13, 15)

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

2) Những người ngủ trong Chúa sẽ có những điều gì xảy ra khi Đức Chúa Giêxu tái lâm?

(câu 14, 16)

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

- Trang số 77 -

3) Những thánh đồ còn sống và sinh hoạt trên đất sẽ ra sao trong ngày Chúa Giêxu từ trời trở

lại? (câu 17)

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

4. Trong Mathiơ 24:29-31 bày tỏ trong thời gian Chúa tái lâm thì thế giới này và những người

không tin Ngài sẽ chịu điều khủng khiếp nào? Hãy sắp xếp và trình bày vài chi tiết.

1) Những dấu lạ xảy ra trên bầu trời

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

2) Những việc xảy ra cho người vô tín (xem thêm Mathiơ 13:49,50)

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

5. Trong I Côrinhtô 16:22 đã dịch cụm từ “Chúa sẽ trở lại” là “Maranatha” (Lạy Chúa! Xin

hãy đến).

Trong Hội Thánh đầu tiên khi cầu nguyện các thánh đồ đã kêu lớn tiếng với tấm lòng trông

đợi ngày Chúa tái lâm “Maranatha!”. Bạn có trông chờ ngày Chúa trở lại với tấm lòng ái mộ

như vậy không? Nếu Chúa Giêxu tái lâm ngay hôm nay thì bạn có điều gì còn sợ hãi để gặp

Ngài không?

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

6. Bởi vì bạn có niềm hy vọng trông chờ ngày Chúa tái lâm thì bạn sống khác với những

người khác như thế nào?

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

- Trang số 78 -

Trọng Tâm Tóm Tắt

Tái lâm là lời dự ngôn còn lại cuối cùng trong Kinh Thánh.

Tái lâm sẽ hoàn toàn ứng nghiệm giống như sự Ngài giáng sinh.

Tái lâm sẽ xảy ra đồng thời hai việc: thánh đồ sẽ vào Thiên đàng và sống phước hạnh

vĩnh hằng; nhưng người vô tín và satan cùng ma quỷ bị hình phạt đời đời nơi hỏa ngục

Tái lâm là thời chung mạt cho thế giới này.

Nếu phủ nhận sự tái lâm của Chúa thì xem như phủ nhận Chúa Giêxu và Lời Hằng

Sống của Đức Chúa Trời.

Không một ai biết được chính xác thời giờ và kỳ tái lâm. Chúng ta chỉ biết những điềm

báo về ngày Chúa tái lâm.

Những người chủ trương về thời và giờ tái lâm là điều Kinh Thánh không bày tỏ đều bị

liệt vào tà giáo.

Chúng ta phải có thái độ khiêm nhường và khoan dung, nhẫn nại chờ đợi ngày Chúa

trở lại. Ngày Chúa chắn đến gần lắm rồi.

Đọc Thêm

Kinh Thánh Tân Ước chép “kỳ cuối cùng” đến 300 lần. Như vậy, cứ 25 câu

trong Tân Ước thì có một câu nói về sự tái lâm của Chúa.

So với những chủ đề “đức tin”, “huyết báu của Chúa Giêxu”, thậm chí là “tình

yêu” thì chủ đề “Chúa tái lâm” được xuất hiện nhiều nhất trong Tân Ước. Như vậy, sự

kiện chung mạt của thế giới này và sự tái lâm của Chúa để bước sang trời mới, đất mới

là điều quan trọng nhất trong Kinh Thánh.

- Trang số 79 -

Đọc Kinh Thánh (Nghiên Cứu Thêm)

Tuần Tân Ước Cựu Ước

1 Ma-thi-ơ 1~14 Sáng 1~20

2 Ma-thi-ơ 15~28 Sáng 21~40

3 Mác 1~16 Sáng 40~50; Xuất 1~8

4 Lu-ca 1~12 Xuất 9~30

5 Lu-ca 13~24 Xuất 31~40; Dân 1~5

6 Giăng 1~14 Dân 6~36

Kinh Thánh Thuộc Lòng

Tuần Câu Gốc 1 Câu Gốc 2

1 Rô-ma 10:9-10 Ma-thi-ơ 16:16

2 Hêbơrơ 4:16 Giê-rê-mi 2:22-23

3 Thi Thiên 1:1-2 Thi Thiên 119:105

4 Rô-ma 1:16 II Ti-mô-thê 3:16

5 Phi-líp 4:6-7 Ma-thi-ơ 6:6

6 Giăng 15:7 Ma-thi-ơ 7:11

Bảng Tự Kiểm Tra

- Trang số 80 -

Kỳ Thứ : . .....................................................

Lớp Học : Huấn Luyện Môn Đồ Đấng Christ

Quyển Số : II

Ngày Nội Dung Chuẩn Bị Trước Suy Gẫm Học Thuộc

Câu Gốc

Đọc Kinh Thánh

(Thêm) Đọc Thêm Người Kiểm

Lưu Ý :

Đánh dấu các ký hiệu vào từng ô mỗi tuần để tự đánh giá việc học của mình.

: Tốt

: Không bỏ sót

: Chỉ một phần

: Hoàn toàn không làm được