ĐỀ tÀi khoa hỌc sỐ sỬ dỤng nĂm 2010 lÀm nĂm gỐc so...

40
4 NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG NĂM 2010 LÀM NĂM GỐC SO SÁNH TRONG CÔNG TÁC THỐNG KÊ VIỆT NAM Cấp đề tài Tổng cục Thời gian nghiên cứu 2009 -2010 Đơn vị thực hiện Tổng cục Thống kê Chủ nhiệm đề tài TS. Nguyễn Bích Lâm MỞ ĐẦU Thấy rõ đƣợc tầm quan trọng và sự cần thiết của việc thay đổi năm gốc trong tính toán các chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội theo giá so sánh, trong những năm gần đây, TCTK đã thực hiện một số nghiên cứu làm cơ sở để thay năm gốc 1994, song những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc tính toán thử nghiệm đối với một số chỉ tiêu. Trong quá trình triển khai đồng bộ các nội dung để sử dụng năm 2010 làm năm gốc mới thay cho năm gốc 1994, năm 2009, Lãnh đạo Tổng cục Thống kê đã chủ động triển khai đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn sử dụng năm 2010 làm năm gốc so sánh trong công tác Thống kê Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu là một hoạt động cần thiết và cấp bách của ngành Thống kê trong năm 2009, nhằm tạo dựng các cơ sở khoa học và thực tiễn để triển khai những công việc liên quan trực tiếp đến việc sử dụng năm 2010 làm năm gốc so sánh cho giai đoạn 2010 2015 và những năm tiếp theo. Mục tiêu của đề tài nhằm đƣa ra cơ sở lý luận và thực tiễn để chọn năm gốc so sánh 2010 thay thế năm gốc 1994; hoàn thiện nguồn thông tin, phƣơng pháp chuyển đổi số liệu theo năm gốc 2010 và đề xuất qui trình, lộ trình chuyển đổi các dãy số liệu theo năm gốc 2010. Phƣơng pháp nghiên cứu: để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, Ban chủ nhiệm đề tài đã sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết kết hợp với khảo sát thực tiễn nguồn thông tin, phƣơng pháp phân tích, đánh giá và tổng hợp. ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.1-B09-10

Upload: others

Post on 22-Oct-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ SỬ DỤNG NĂM 2010 LÀM NĂM GỐC SO …vienthongke.vn/attachments/article/1265/01. 2.1.1-B09-10.pdfnội dung để sử dụng năm 2010 làm năm

4

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

SỬ DỤNG NĂM 2010 LÀM NĂM GỐC SO SÁNH

TRONG CÔNG TÁC THỐNG KÊ VIỆT NAM

Cấp đề tài Tổng cục

Thời gian nghiên cứu 2009 -2010

Đơn vị thực hiện Tổng cục Thống kê

Chủ nhiệm đề tài TS. Nguyễn Bích Lâm

MỞ ĐẦU

Thấy rõ đƣợc tầm quan trọng và sự cần thiết của việc thay đổi năm gốc

trong tính toán các chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội theo giá so sánh, trong

những năm gần đây, TCTK đã thực hiện một số nghiên cứu làm cơ sở để thay

năm gốc 1994, song những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc tính toán

thử nghiệm đối với một số chỉ tiêu. Trong quá trình triển khai đồng bộ các

nội dung để sử dụng năm 2010 làm năm gốc mới thay cho năm gốc 1994,

năm 2009, Lãnh đạo Tổng cục Thống kê đã chủ động triển khai đề tài cấp

Bộ: “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn sử dụng năm 2010 làm năm gốc

so sánh trong công tác Thống kê Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu là một hoạt

động cần thiết và cấp bách của ngành Thống kê trong năm 2009, nhằm tạo

dựng các cơ sở khoa học và thực tiễn để triển khai những công việc liên quan

trực tiếp đến việc sử dụng năm 2010 làm năm gốc so sánh cho giai đoạn 2010

– 2015 và những năm tiếp theo.

Mục tiêu của đề tài nhằm đƣa ra cơ sở lý luận và thực tiễn để chọn

năm gốc so sánh 2010 thay thế năm gốc 1994; hoàn thiện nguồn thông tin,

phƣơng pháp chuyển đổi số liệu theo năm gốc 2010 và đề xuất qui trình, lộ

trình chuyển đổi các dãy số liệu theo năm gốc 2010.

Phƣơng pháp nghiên cứu: để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, Ban chủ

nhiệm đề tài đã sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết kết hợp với khảo

sát thực tiễn nguồn thông tin, phƣơng pháp phân tích, đánh giá và tổng hợp.

ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.1-B09-10

Page 2: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ SỬ DỤNG NĂM 2010 LÀM NĂM GỐC SO …vienthongke.vn/attachments/article/1265/01. 2.1.1-B09-10.pdfnội dung để sử dụng năm 2010 làm năm

5

Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm những vấn đề chủ yếu sau:

1. Cơ sở lý luận và thực tiễn chọn năm 2010 làm năm gốc so sánh

trong công tác thống kê;

2. Xác định các chỉ tiêu tính theo giá so sánh; những nội dung cần cải

tiến và sửa đổi trong các bảng phân loại và hệ thống chỉ số giá đáp

ứng yêu cầu tính các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thời kỳ 2011-2015 và

những năm sau theo giá so sánh năm gốc 2010;

3. Nghiên cứu cài đặt những thông tin cần thiết vào các cuộc điều tra

và chế độ báo cáo thống kê phục vụ việc tính các chỉ tiêu theo giá

năm gốc 2010;

4. Nghiên cứu phƣơng pháp liên kết dãy số liệu theo giá so sánh năm

gốc 1994 sang giá so sánh năm gốc 2010 và áp dụng thí điểm cho

một số dãy số liệu;

5. Đề xuất quy trình và lộ trình áp dụng năm 2010 làm năm gốc mới

thay cho năm gốc 1994.

Sau một năm nghiên cứu với sự hợp tác chặt chẽ của các đơn vị trong

Tổng cục, Ban chủ nhiệm đề tài đã triển khai thực hiện các chuyên đề nghiên

cứu tập trung vào 5 nhóm nội dung đề cập ở trên. Trong quá trình thực hiện,

Ban chủ nhiệm và các cộng sự đã tham khảo tài liệu trong và ngoài nƣớc, đặc

biệt tham khảo kinh nghiệm của các nƣớc thuộc khu vực châu Á. Qua các

chuyên đề nghiên cứu, Đề tài đã đƣợc biên soạn thành báo cáo kết quả nghiên

cứu của đề tài, ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, báo cáo của đề tài

gồm ba chƣơng:

- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn chọn năm gốc so sánh trong

công tác thống kê

- Chương 2: Xác định những chỉ tiêu cần tính theo giá so sánh, công cụ

tính toán và những nội dung cần hoàn thiện phục vụ công tác chuyển

đổi sang năm gốc mới;

- Chương 3: Phƣơng pháp liên kết số liệu, qui trình chuyển đổi nă m

gốc và liên kết số liệu.

Page 3: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ SỬ DỤNG NĂM 2010 LÀM NĂM GỐC SO …vienthongke.vn/attachments/article/1265/01. 2.1.1-B09-10.pdfnội dung để sử dụng năm 2010 làm năm

6

CHƢƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHỌN

NĂM GỐC SO SÁNH TRONG CÔNG TÁC THỐNG KÊ

Trong chƣơng này, Báo cáo đề cập chi tiết tới các yếu tố khách quan

và chủ quan đang tác động tới hoạt động thống kê, đòi hỏi ngành Thống kê

phải lựa chọn và áp dụng một năm nào đó và trong giai đoạn thực tiễn hiện

nay, lựa chọn năm 2010 làm năm gốc mới thay cho năm gốc 1994 là phù hợp

với những lý giải cơ bản đƣợc trình bày dƣới đây.

I. Cơ sở lý luận

1. Phƣơng pháp tính các chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh

Chỉ tiêu thống kê tính theo giá so sánh dùng để nghiên cứu biến động

thuần về mặt khối lƣợng sau khi đã loại trừ ảnh hƣởng biến động về giá. Tính

các chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh chính là việc sử dụng các phƣơng pháp

thống kê để loại trừ biến động theo thời gian của yếu tố giá cả trong chỉ tiêu

đó. Các nhà Thống kê thƣờng sử dụng ba phƣơng pháp để tính các chỉ tiêu

theo giá so sánh, đó là: Phƣơng pháp chỉ số giá; Phƣơng pháp xác định giá trị

trực tiếp từ giá và lƣợng; Phƣơng pháp chỉ số khối lƣợng. Ứng với ba phƣơng

pháp trên có ba nhóm công cụ đƣợc sử dụng để thực hiện: hệ thống chỉ số

giá; bảng giá cố định; và hệ thống chỉ số khối lƣợng sản phẩm. Hiện nay,

TCTK đã khẳng định “Phƣơng pháp chỉ số giá” là phƣơng pháp chủ yếu đƣợc

sử dụng để tính chuyển các chỉ tiêu kinh tế tổng hơp về giá của năm đƣợc

chọn làm gốc so sánh.

1.1. Phương pháp chỉ số giá: dùng hệ thống chỉ số giá để chuyển các chỉ tiêu

tính theo giá thực tế về giá của năm gốc so sánh, bằng cách lấy giá trị tính

theo giá thực tế của năm báo cáo chia cho chỉ số giá phù hợp. Công thức tổng

quát nhƣ sau:

Vt,0 = Vt,t / Ip

t, 0 (1)

Trong đó: Vt,0 – Giá trị chỉ tiêu của năm t tính theo giá năm gốc;

Vt,t – Giá trị chỉ tiêu của năm t tính theo giá thực tế;

Ip

t, 0 – Chỉ số giá tƣơng ứng của năm t so với năm gốc.

Page 4: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ SỬ DỤNG NĂM 2010 LÀM NĂM GỐC SO …vienthongke.vn/attachments/article/1265/01. 2.1.1-B09-10.pdfnội dung để sử dụng năm 2010 làm năm

7

Để áp dụng phƣơng pháp này đòi hỏi phải có đầy đủ các loại chỉ số giá

phù hợp với các chỉ tiêu khác nhau, phƣơng pháp chỉ số giá đang đƣợc nhiều

quốc gia sử dụng do những ƣu điểm vƣợt trội của chúng so với các phƣơng

pháp khác nhƣ:

- Thông tin về giá của hàng hóa và dịch vụ dễ thu thập và thu thập

thƣờng đầy đủ hơn so với thông tin về khối lƣợng;

- Chỉ số giá thƣờng đƣợc tính cố định trong một thời kỳ ngắn (thƣờng

là 5 năm trở xuống) nên dễ điều chỉnh yếu tố thay đổi về chất lƣợng hàng

hóa, đồng thời cũng dễ thay đổi nếu có sự xuất hiện của các sản phẩm mới

hoặc loại bỏ các sản phẩm lỗi thời.

1.2. Phương pháp xác định giá trị trực tiếp từ lượng và giá của từng loại

sản phẩm: lấy khối lƣợng sản phẩm của năm cần tính nhân với đơn giá sản

phẩm của năm gốc. Công thức tổng quát nhƣ sau:

Vt,0 = pq0

i

n

1i

t

i (2)

Trong đó: Vt,0 – Giá trị chỉ tiêu của năm t tính theo giá của năm gốc;

qti - Khối lƣợng sản phẩm i đƣợc sản xuất ra tại năm t;

p0

i - Giá bình quân sản phẩm i tại năm gốc.

Phƣơng pháp này đòi hỏi phải thu thập thông tin đầy đủ, chi tiết về

khối lƣợng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và đơn giá tƣơng ứng của năm gốc so

sánh và là phƣơng pháp đƣợc TCTK áp dụng phổ biến đối với ngành nông,

lâm nghiệp và thủy sản; ngành công nghiệp và xây dựng trên cơ sở xây dựng

bảng giá cố định của năm gốc. Tuy nhiên, phạm vi sử dụng phƣơng pháp này

rất hạn chế trong xu hƣớng đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật

vào sản xuất và đời sống làm cho số lƣợng, chủng loại sản phẩm sản xuất ra

rất đa dạng, chất lƣợng sản phẩm luôn thay đổi, những thay đổi về sản phẩm

lại không đƣợc cập nhật kịp thời trong giá cố định của năm gốc.

1.3. Phương pháp chỉ số khối lượng: Cập nhật chỉ tiêu giá trị của năm gốc

theo chỉ số khối lƣợng của chỉ tiêu đó của năm báo cáo so với năm gốc so

sánh. Công thức tổng quát nhƣ sau:

Vt,0 = V0,0 x It,0

(3)

Trong đó: Vt,0 - Giá trị chỉ tiêu của năm t tính theo giá năm gốc;

Page 5: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ SỬ DỤNG NĂM 2010 LÀM NĂM GỐC SO …vienthongke.vn/attachments/article/1265/01. 2.1.1-B09-10.pdfnội dung để sử dụng năm 2010 làm năm

8

V0,0 – Giá trị chỉ tiêu của năm gốc tính theo giá năm gốc;

I0,t – Chỉ số khối lƣợng của năm t so với năm gốc.

Phƣơng pháp này đòi hỏi phải tính đƣợc chỉ số khối lƣợng của chỉ tiêu

cần tính hàng năm so với năm gốc và có một số bất cập sau: (i) Khó giải

quyết vấn đề sản phẩm mới xuất hiện; (ii) Khó chỉnh lý yếu tố thay đổi chất

lƣợng sản phẩm; (iii) Khó xác định đơn vị khối lƣợng của một số loại dịch

vụ. Với những bất cập nêu trên, các nhà thống kê ít sử dụng phƣơng pháp chỉ

số khối lƣợng trừ khi nền kinh tế có lạm phát cao.

Mỗi phƣơng pháp trong ba phƣơng pháp đề cập ở trên đều có những

ƣu và nhƣợc điểm, việc sử dụng phƣơng pháp nào là phụ thuộc vào điều kiện

thực tế và trình độ thống kê của mỗi quốc gia, vào khả năng sẵn có và tính

đồng bộ của số liệu, tuy vậy Phương pháp chỉ số giá đƣợc coi là phƣơng

pháp tốt nhất và đƣợc các cơ quan thống kê quốc tế khuyến nghị sử dụng.

2. Một số vấn đề cần lƣu ý khi thay đổi năm gốc

2.1. Khi lựa chọn và sử dụng một năm gốc mới, các nhà thống kê phải

tính chuyển các chỉ tiêu thống kê về giá so sánh của năm gốc mới để phục vụ

cho yêu cầu phân tích, dự báo và lập chính sách kinh tế. Độ dài của dãy số

liệu cần liên kết đƣợc càng nhiều năm càng tốt, nhƣng ít nhất cũng khoảng 10

năm trƣớc năm gốc mới.

2.2. Tốc độ tăng của một chỉ tiêu theo thời gian không chỉ phụ thuộc

vào độ lớn về mặt lƣợng của chỉ tiêu đó mà còn phụ thuộc vào cơ cấu và đặc

trƣng kinh tế của năm chọn làm năm gốc, vì vậy, cùng một chỉ tiêu nếu tính

theo giá của các năm gốc khác nhau sẽ có tốc độ tăng khác nhau.

2.3. Khi liên kết dãy số liệu theo năm gốc so sánh mới, nếu năm gốc

mới quá xa năm gốc cũ, chỉ số giá của những năm càng xa năm gốc sẽ bị sai

lệch càng lớn. Điều này sẽ ảnh hƣởng đến kết quả liên kết dãy số liệu về giá

của năm gốc mới và để khắc phục vấn đề này, 5 năm một lần cần thay đổi

năm gốc.

2.4. Đề cập đến thay đổi năm gốc và liên kết số liệu với giả sử các lĩnh

vực thống kê khác của cả thời kỳ chứa đựng cả hai năm gốc đều giống nhau,

chẳng hạn hệ thống ngành kinh tế, hệ thống phân loại sản phẩm, phân loại

theo mục đích chi tiêu, công thức áp dụng tính các loại chỉ số giá đều không

thay đổi.

Page 6: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ SỬ DỤNG NĂM 2010 LÀM NĂM GỐC SO …vienthongke.vn/attachments/article/1265/01. 2.1.1-B09-10.pdfnội dung để sử dụng năm 2010 làm năm

9

2.5. Khi thực hiện liên kết số liệu, các nhà thống kê cần lƣu ý các yếu

tố ảnh hƣởng trực tiếp đến nguồn số liệu, phạm vi, phƣơng pháp và công cụ

áp dụng tính toán.

Những lƣu ý trên đây đƣợc coi là những căn cứ khoa học để khi xem

xét chuyển đổi năm gốc 1994 sang năm gốc 2010.

II. Cơ sở thực tiễn

1. Thay đổi công nghệ và kỹ thuật sản xuất của nền kinh tế

- Trong lĩnh vực nông nghiệp: đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất

kinh doanh có hiệu quả kinh tế - xã hội cao, nhiều vùng cây ăn quả, vùng cây

công nghiệp, vùng rau, vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, chuyên canh có

quy mô lớn dựa trên cơ sở lựa chọn các giống cây trồng, vật nuôi phù hợp,

trên 60% diện tích trồng ngô và trên 90 % diện tích trồng lúa đã sử dụng

giống mới có năng suất cao.

Trong chăn nuôi có nhiều giống bò sữa năng suất cao, gà hƣớng thịt,

vịt siêu trứng, lợn hƣớng nạc đã đƣa ngành chăn nuôi phát triển nhanh và

chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong sản xuất nông nghiệp, nhiều sản phẩm

ngành Thủy sản đã nâng cao đƣợc chất lƣợng và năng lực cạnh tranh. Nhờ áp

dụng công nghệ mới trong cung cấp con giống và thức ăn chăn nuôi nên việc

sản xuất cá tra, cá ba sa, cá rô phi, giống tôm sú, tôm rảo, tôm càng xanh

thƣơng phẩm có năng suất và hiệu quả cao, cơ giới hóa trong nông nghiệp đã

đƣợc nâng lên một bƣớc, nhất là trong các khâu làm đất, tuốt lúa, chế biến

nông sản, vận chuyển vật tƣ hàng hóa.

- Trong lĩnh vực lâm nghiệp: nhiều biện pháp kỹ thuật và quy trình

sản xuất tiên tiến nhƣ: quy trình khôi phục, chăm sóc làm giàu rừng; quy

trình trồng rừng thâm canh phục vụ nguyên liệu giấy; quy trình phục hồi rừng

tự nhiên, thử nghiệm trồng rừng bằng gieo hạt từ máy bay.

- Trong lĩnh vực công nghiệp: Ngành công nghiệp nƣớc ta đã tự thiết

kế và chế tạo đồng bộ các quy trình công nghệ và thiết bị nhƣ: đóng tàu biển

3-4 vạn tấn; thiết bị làm giấy, xi măng, sấy cà phê, chế biến thức ăn gia súc,

v.v. Nhiều sản phẩm cơ điện Việt Nam đã đứng vững trên thị trƣờng trong

nƣớc và thâm nhập vào thị trƣờng một số nƣớc trong khu vực. Chế tạo thành

công hàng trăm loại thiết bị laser dùng trong y tế. Các nhà kỹ thuật trong lĩnh

Page 7: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ SỬ DỤNG NĂM 2010 LÀM NĂM GỐC SO …vienthongke.vn/attachments/article/1265/01. 2.1.1-B09-10.pdfnội dung để sử dụng năm 2010 làm năm

10

vực năng lƣợng đã làm chủ nhiều công nghệ, nhập thiết bị tiên tiến, hiện đại

và đƣa vào ứng dụng trong các công trình điện lực.

Thay đổi khoa học công nghệ dùng vào sản xuất kinh doanh còn diễn

ra ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội khác nhƣ: xây dựng cơ bản; giao thông

vận tải; phát thanh và truyền hình; giáo dục và đào tạo; y tế, bảo vệ sức khỏe

nhân dân, v.v.

2. Thay đổi cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của nƣớc ta thay đổi nhanh chóng theo hƣớng giảm

nhanh tỷ trọng của khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản (khu vực I) trong

tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP), tăng tỷ trọng GDP của khu vực công

nghiệp và xây dựng (khu vực II). Nếu nhƣ năm 1994 (năm đang chọn làm

năm gốc để so sánh) tỷ trọng của khu vực I chiếm 27,43% trong GDP thì tỷ

trọng của khu vực này đã giảm xuống còn 20,91% của năm 2009(1). Tỷ trọng

GDP của khu vực II chiếm trong GDP của năm 1994 là 28,87%, đã tăng lên

40,24 % của năm 2009, tỷ trọng GDP của khu vực dịch vụ (Khu vực III)

trong GDP của cả nền kinh tế đã giảm trong giai đoạn 1994-2000 và tƣơng

đối ổn định trong giai đoạn 2000-2009. Số liệu về tỷ trọng GDP của khu vực

III tại các năm 1994 là 43,7%, và năm 2009 là 38,85%.

Cơ cấu các ngành kinh tế cấp I trong nền kinh tế có những thay đổi

đáng kể, đặc biệt là thay đổi cơ cấu của khu vực công nghiệp và xây dựng. Tỷ

trọng giá trị tăng thêm của khu vực công nghiệp chiếm trong GDP tăng qua

các năm trong thời kỳ 2000-2007 và trong khu vực công nghiệp cũng có

những thay đổi đáng kể về cơ cấu kinh tế, đầu tƣ từ tất cả các thành phần

kinh tế và đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đã tập trung khá lớn vào khu vực công

nghiệp, trong đó chủ yếu vào công nghiệp chế biến.

Cơ cấu tổng sản phẩm trong nƣớc theo thành phần kinh tế thay đổi

trong thời kỳ 1994-2009. Năm 1994, thành phần kinh tế Nhà nƣớc chiếm tỷ

trọng 40% trong GDP đã giảm xuống còn 35,13% của năm 2009. Tỷ trọng

GDP của kinh tế tập thể chiếm 10,17% trong GDP năm 1994 và giảm mạnh

chỉ còn 5,45% của năm 2009. Thành phần kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài

có tỷ trọng trong GDP tăng nhanh trong hơn một thập kỷ qua.

(

1) Nguồn: Niên giám thống kê (tóm tắt) 2009; Số liệu năm 2009 là số sơ bộ.

Page 8: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ SỬ DỤNG NĂM 2010 LÀM NĂM GỐC SO …vienthongke.vn/attachments/article/1265/01. 2.1.1-B09-10.pdfnội dung để sử dụng năm 2010 làm năm

11

3. Hoàn thiện cơ chế kinh tế

Công cuộc đổi mới kinh tế đƣợc khởi xƣớng từ năm 1986 với nhiều

thay đổi to lớn mang tính lịch sử, trƣớc hết phải kể đến đổi mới về tƣ duy

kinh tế, chuyển cơ chế kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế kinh tế

thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nƣớc; thực

hiện nền kinh tế nhiều thành phần; tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nƣớc; thực hiện mở cửa, hội nhập quốc tế; đa dạng hóa và đa phƣơng hóa

các quan hệ kinh tế đối ngoại,v.v.

Sau hơn 20 năm đổi mới, nƣớc ta đã chuyển đổi thành công từ thể chế

kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã

hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nƣớc. Chế độ sở hữu và cơ cấu các

thành phần kinh tế đƣợc đổi mới cơ bản từ hình thức sở hữu toàn dân và tập

thể là chủ yếu sang hình thức sở hữu nhiều thành phần kinh tế đan xen hỗn

hợp, trong đó kinh tế nhà nƣớc đóng vai trò chủ đạo, xóa bỏ phân biệt đối xử

giữa các thành phần kinh tế, tạo động lực và điều kiện thuận lợi cho khai thác

tiềm năng trong nƣớc và ngoài nƣớc vào phát triển kinh tế - xã hội, tạo dựng

một bức tranh kinh tế - xã hội của đất nƣớc trong những năm cuối của thập

kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 khác biệt rất nhiều so với năm 1994.

4. Kinh nghiệm thay đổi năm gốc của ngành Thống kê

Trong quá trình phát triển, ngành Thống kê đã có 6 lần thực hiện thay

đổi năm gốc so sánh, đó là vào các năm 1958, 1961, 1970, 1982, 1989 và

1994, đặc biệt trong giai đoạn 1998-2003, TCTK đã tham gia vào dự án khu

vực do Ngân hàng Phát triển Châu Á làm chủ dự án với tiêu đề: "Thay đổi

năm gốc và liên kết dãy số liệu theo thời gian”. Vì vậy TCTK đã tích lũy

đƣợc kinh nghiệm và kiến thức cần thiết về việc chuyển đổi năm gốc so sánh

và các phƣơng pháp chuyển đổi dãy số liệu theo tời gian tính theo năm gốc cũ

sang năm gốc mới.

Ngành Thống kê đã có những bƣớc đổi mới và hoàn thiện về nghiệp vụ

chuyên môn thống kê từ hoạt động thu thập thông tin đến xử lý và công bố số

liệu thống kê, đội ngũ cán bộ, công chức thống kê cũng đƣợc nâng cao về

năng lực chuyên môn. Ngành Thống kê đã tiếp cận với các kỹ thuật và

phƣơng pháp thống kê mới trong hầu hết các lĩnh vực. Phần lớn đội ngũ cán

bộ đang công tác tại các vụ nghiệp vụ của TCTK đƣợc đào tạo cơ bản, có

Page 9: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ SỬ DỤNG NĂM 2010 LÀM NĂM GỐC SO …vienthongke.vn/attachments/article/1265/01. 2.1.1-B09-10.pdfnội dung để sử dụng năm 2010 làm năm

12

kinh nghiệm công tác và có khả năng tiếp cận tiến bộ kỹ thuật, đây là một

yếu tố rất thuận lợi cho công việc chuyển đổi năm gốc và liên kết dãy số liệu.

5. Sự hoàn thiện của hệ thống phân loại thống kê và hệ thống chỉ số giá

Ngày 23 tháng 1 năm 2007, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết

định số 10/2007/QĐ-TTg ban hành Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam

(VSIC2007); ngày 11 tháng 5 năm 2010 Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành

Quyết định số 39/2010/QĐ-TTg ban hành Hệ thống ngành sản phẩm Việt

nam 2010 (VCP2010). Bên cạnh đó một loạt các bảng danh mục và một số

bảng phân loại nhƣ Phân loại chi tiêu theo mục đích của cá nhân và hộ gia

đình để áp dụng trong thống kê tiêu dùng và thu nhập của dân cƣ, trong thống

kê giá tiêu dùng sẽ đƣợc nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền ban hành trong

thời gian tới là cơ sở quan trọng cho việc áp dụng năm gốc mới một cách bài

bản trong công tác thống kê.

Để chuyển đổi năm gốc và áp dụng phƣơng pháp chỉ số giá trong tính

toán các chỉ tiêu theo giá so sánh, TCTK phải hoàn thiện hệ thống chỉ số giá

theo hƣớng: đầy đủ các loại chỉ số giá; chỉ số giá tính theo gốc so sánh mới

(năm 2010); đáp ứng yêu cầu tính toán cho toàn bộ nền kinh tế và cho các

tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng. Trong những năm gần đây, thống kê

giá của Việt Nam đã có nhiều tiến bộ, nhiều chỉ số giá đã đƣợc xây dựng,

hoàn thiện, đáp ứng một phần tính toán chỉ tiêu theo giá so sánh bằng phƣơng

pháp chỉ số giá.

Với cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trình bày ở trên, TCTK chọn năm

2010 làm năm gốc so sánh mới là phù hợp với yêu cầu nâng cao chất lƣợng

thông tin thống kê kinh tế - xã hội và có cơ sở khoa học vì:

(1) Năm 1994 đƣợc sử dụng làm năm gốc tính đến nay đã là 16 năm -

Đây là khoảng thời gian quá dài so với độ dài trung bình sử dụng của một

năm gốc không chỉ đối với thống kê Việt Nam và cả đối với thống kê của các

quốc gia khác trong khu vực (Xem phụ lục 1);

(2) Phƣơng pháp xác định giá trị trực tiếp từ giá và lƣợng với công cụ

là bảng giá cố định năm 1994 không còn phù hợp với điều kiện của nƣớc ta vì

vậy việc thay đổi phƣơng pháp và gốc so sánh là một đòi hỏi mang tính tất

yếu khách quan;

Page 10: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ SỬ DỤNG NĂM 2010 LÀM NĂM GỐC SO …vienthongke.vn/attachments/article/1265/01. 2.1.1-B09-10.pdfnội dung để sử dụng năm 2010 làm năm

13

(3) Năm 2010 là năm kết thúc của thời kỳ kế hoạch 2006-2010, là năm

cơ sở cho việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội đất nƣớc giai

đoạn 2011-2015 và Xây dựng Chiến lƣợc phát triển kinh tế -xã hội giai đoạn

2011-2020 của cả nƣớc cũng nhƣ của từng ngành, cần thay đổi và lựa chọn

năm gốc mới để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của giai đoạn tới.

(4) Trƣớc năm 2010, trong vòng xoáy suy thoái của kinh tế thế giới,

nền kinh tế nƣớc ta đang trong thời kỳ suy giảm, phát triển không ổn định và

TCTK chƣa chuẩn bị về mặt nghiệp vụ chuyên môn để chuyển đổi năm gốc,

vì vậy không nên chọn một năm nào đó trƣớc năm 2010 để làm năm gốc mới.

(5) Nếu chọn năm sau năm 2010 làm năm gốc mới không phù hợp để

đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế cho ngay năm đầu tiên của

thời kỳ kế hoạch 2011-2015 và những năm sau.

CHƢƠNG II

XÁC ĐỊNH NHỮNG CHỈ TIÊU CẦN TÍNH THEO GIÁ SO SÁNH, CÔNG

CỤ TÍNH VÀ NHỮNG NỘI DUNG CẦN HOÀN THIỆN

PHỤC VỤ CHUYỂN ĐỔI NĂM GỐC MỚI

I. Xác định các chỉ tiêu cần tính theo giá so sánh

1. Căn cứ lựa chọn chỉ tiêu

1.1. Căn cứ vào mục đích tính các chỉ tiêu kinh tế theo giá so sánh

Tính các chỉ tiêu thống kê kinh tế - xã hội theo giá so sánh nhằm loại

trừ ảnh hƣởng của biến động giá cả, phục vụ cho nghiên cứu biến động thuần

về mặt lƣợng của chỉ tiêu đó theo thời gian.

1.2. Dựa vào công cụ dùng để tính các chỉ tiêu theo giá so sánh

Có ba phƣơng pháp phổ biến đƣợc các quốc gia trên thế giới sử dụng

để tính các chỉ tiêu theo giá so sánh, đó là: phƣơng pháp chỉ số giá; phƣơng

pháp xác định giá trị trực tiếp từ giá và lƣợng; phƣơng pháp chỉ số khối

lƣợng. Tƣơng ứng với ba phƣơng pháp trên có ba nhóm công cụ đƣợc sử

dụng đó là: hệ thống chỉ số giá; bảng giá cố định và hệ thống chỉ số khối

lƣợng. Hiện nay TCTKđã và đang áp dụng phương pháp chỉ số giá là

phƣơng pháp chủ yếu để tính các chỉ tiêu kinh tế-xã hội theo giá so sánh năm

gốc.

Page 11: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ SỬ DỤNG NĂM 2010 LÀM NĂM GỐC SO …vienthongke.vn/attachments/article/1265/01. 2.1.1-B09-10.pdfnội dung để sử dụng năm 2010 làm năm

14

2. Lựa chọn chỉ tiêu cần tính theo giá so sánh

2.1. Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp

Những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp do Vụ Thống kê Tài khoản quốc gia

biên soạn bao gồm: (1)Giá trị sản xuất; (2)Chi phí trung gian; (3)Giá trị tăng

thêm; (4)Thuế sản xuất; (5)Thuế nhập khẩu; (6)Phí thƣơng mại; (7)Tích luỹ

tài sản; (8)Tiêu dùng cuối cùng; (9)Giá trị xuất/nhập khẩu hàng hóa và dịch

vụ; (10)Khấu hao tài sản cố định; (11)Thu nhập của ngƣời lao động; (12)Giá

trị thặng dƣ.

2.2. Các chỉ tiêu theo lĩnh vực chuyên ngành

a. Lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản bao gồm chỉ tiêu giá trị sản

xuất của ba ngành cấp 2, đó là: giá trị sản xuất ngành nông nghiệp; giá trị sản

xuất ngành lâm nghiệp; và giá trị sản xuất thuỷ sản.

b. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng bao gồm chỉ tiêu giá trị sản xuất

ngành công nghiệp và giá trị sản xuất ngành xây dựng; vốn đầu tƣ phát triển

toàn xã hội. Đối chiếu với bảng SUT áp dụng cập nhật cho năm 2010, giá trị

sản xuất công nghiệp và xây dựng đƣợc chi tiết theo 35 ngành sản phẩm (xem

báo cáo tổng hợp).

c. Lĩnh vực thương mại, dịch vụ bao gồm các chỉ tiêu: tổng mức bán lẻ

hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội; doanh thu dịch vụ khách sạn nhà hàng;

doanh thu vận tải, bốc xếp; doanh thu bƣu chính, viễn thông; tổng mức lƣu

chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu. Để tính đƣợc các chỉ tiêu giá trị sản xuất

các ngành thuộc lĩnh vực thƣơng mại và dịch vụ theo giá so sánh trên cơ sở

áp dụng Bảng SUT, chỉ tiêu giá trị sản xuất phải đƣợc tổng hợp từ 11 ngành

chi tiết (xem báo cáo tổng hợp).

d. Lĩnh vực xã hội, môi trường. Để tính thu nhập và chi tiêu của hộ gia

đình phục vụ cho đánh giá mức sống của dân cƣ, trong lĩnh vực xã hội và môi

trƣờng cần tính các chỉ tiêu sau theo giá so sánh năm gốc:

(1) Chi cho các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo; sự nghiệp y tế;

sự nghiệp văn hoá, thông tin; sự nghiệp thể thao; sự nghiệp khoa

học công nghệ; hoạt động bảo vệ môi trƣờng;

(2) Tổng chi tiêu bình quân nhân khẩu 1 tháng (hoặc bình quân năm);

Page 12: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ SỬ DỤNG NĂM 2010 LÀM NĂM GỐC SO …vienthongke.vn/attachments/article/1265/01. 2.1.1-B09-10.pdfnội dung để sử dụng năm 2010 làm năm

15

(3) Chi tiêu một số mặt hàng và dịch vụ;

(4) Tổng thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng (hoặc bình quân năm);

(5) Trị giá sản xuất một số mặt hàng khu vực dân cƣ;

(6) Giá trị hàng hóa chuyển giao trong dân trong nƣớc, từ nƣớc ngoài

gửi về;

(7) Các chỉ tiêu về giá trị trong khảo sát mức sống dân cƣ bao gồm: chi

tiêu một số mặt hàng và dịch vụ; chi giáo dục đào tạo; Chi tiêu y tế của hộ gia

đình; chi tiêu khác; thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công; thu nhập từ hoạt động

sản xuất nông, lâm, thủy sản; thu nhập từ hoạt động sản xuất ngành nghề

công nghiệp, xây dựng, thƣơng nghiệp, dịch vụ; thu nhập khác; trị giá sản

xuất một số mặt hàng khu vực dân cƣ; giá trị chuyển giao trong dân trong

nƣớc, từ nƣớc ngoài gửi về; trị giá đồ dùng lâu bền; trị giá nhà ở; trị giá tài

sản cố định.

3. Thực trạng tính một số chỉ tiêu theo giá so sánh

3.1. Thực trạng tính GDP theo giá so sánh bằng phương pháp sản xuất

Để tính GDP theo giá so sánh bằng phƣơng pháp sản xuất đòi hỏi phải

tính giá trị tăng thêm của từng ngành kinh tế theo giá so sánh. Thực tế tính

chỉ tiêu giá trị tăng thêm theo giá so sánh hiện nay đƣợc chia làm hai khối

nhƣ sau:

a. Khối áp dụng bảng giá cố định. Bảng giá cố định đƣợc dùng để tính

chỉ tiêu giá trị sản xuất của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản,

công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biến, sản xuất điện ga và cung cấp

nƣớc bằng phƣơng pháp “Xác định giá trị trực tiếp từ lƣợng và giá của từng

loại sản phẩm”. Dùng bảng giá cố định 1994 để tính giá trị sản xuất của nhóm

ngành này theo giá so sánh gặp nhiều khó khăn do chủng loại sản phẩm sản

xuất ra trong nền kinh tế thay đổi nhanh theo thời gian, nhiều sản phẩm

không có giá trong bảng giá cố định. Bản thân bảng giá cố định chứa đựng

những hạn chế nhƣ chỉ có giá của các nhóm sản phẩm mà không hề quan tâm

tới sự khác nhau về chất lƣợng sản phẩm trong cùng nhóm hàng.

b. Khối áp dụng chỉ số giá. Phƣơng pháp chỉ số giá đƣợc áp dụng cho

các ngành: xây dựng; vận tải và bƣu điện; thƣơng nghiệp, sửa chữa xe có

động cơ và đồ dùng cá nhân và gia đình; khách sạn nhà hàng, kinh doanh bất

Page 13: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ SỬ DỤNG NĂM 2010 LÀM NĂM GỐC SO …vienthongke.vn/attachments/article/1265/01. 2.1.1-B09-10.pdfnội dung để sử dụng năm 2010 làm năm

16

động sản, dịch vụ tƣ vấn và dịch vụ phục vụ cá nhân và cộng đồng; quản lý

nhà nƣớc và an ninh quốc phòng bảo đảm xã hội bắt buộc; giáo dục đào tạo,

y tế, văn hóa thể dục thể thao; ngân hàng, sổ xố, bảo hiểm. Nhìn chung,

phƣơng pháp đánh giá chỉ tiêu giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ hiện nay

chƣa thực sự hợp lý, đòi hỏi phải xây dựng hệ thống chỉ số giá đầy đủ, toàn

diện và phù hợp với đặc thù của từng ngành kinh tế trong khu vực dịch vụ nói

riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Cần xây dựng chỉ số giá sản xuất đầu

ra theo giá cơ bản cho từng ngành sản phẩm dịch vụ để giảm phát trực tiếp

giá trị sản xuất của những ngành này.

3.2. Thực trạng tính GDP theo giá so sánh bằng phương pháp sử dụng

Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và của nhà nước. Tiêu dùng

cuối cùng của hộ gia đình đƣợc chia chi tiết theo các nhóm hàng hóa và dịch

vụ và dùng chỉ số giá tiêu dùng theo nhóm hàng để loại trừ biến động giá;

dùng chỉ số giảm phát giá trị sản xuất theo ngành tương ứng để loại trừ biến

động về giá đối với các nhóm tiêu dùng còn lại.

Tích lũy tài sản cố định và tài sản lưu động: Dùng chỉ số giá bán

buôn vật tư là máy móc thiết bị để loại trừ biến động về giá trong tích lũy tài

sản là máy móc thiết bị; đối với nhóm tài sản cố định còn lại, dùng chỉ số

giảm phát giá trị sản xuất của những ngành tương ứng để giảm phát. Chỉ số

giá bán buôn vật tƣ là công cụ dùng để giảm phát tích lũy tài sản lƣu động là

nguyên vật liệu và hàng hóa tồn kho trong thƣơng nghiệp. Chỉ số giảm phát

giá trị sản xuất của những ngành tƣơng ứng dùng vào giảm phát tích lũy tài

sản lƣu động là sản phẩm dở dang và thành phẩm tồn kho.

Xuất khẩu thuần. Sử dụng chỉ số xuất, nhập khẩu hàng hóa do Vụ

thống kê Thƣơng mại, Dịch vụ và Giá cả biên soạn để loại trừ biến động của

yếu tố giá trong chỉ tiêu xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Hiện nay, phần

chỉ số giá dịch vụ xuất, nhập khẩu còn chƣa tính đƣợc.

II. Những nội dung cần hoàn thiện về hệ thống chỉ số giá và hệ thống

phân loại

1. Nhu cầu về chỉ số giá và hệ thống phân loại đáp ứng mục đích chuyển

đổi năm gốc 2010

1.1. Xuất phát từ phương pháp tính các chỉ tiêu theo giá so sánh

Page 14: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ SỬ DỤNG NĂM 2010 LÀM NĂM GỐC SO …vienthongke.vn/attachments/article/1265/01. 2.1.1-B09-10.pdfnội dung để sử dụng năm 2010 làm năm

17

Hệ thống chỉ số giá càng hoàn thiện thì việc tính chuyển các chỉ tiêu về

giá của năm gốc đảm bảo đƣợc độ chính xác. Trong trƣờng hợp không có chỉ

số giá phù hợp các nhà thống kê phải “mƣợn chỉ số giá tƣơng tự” để loại trừ

yếu tố biến động giá hoặc phải tính bằng các phƣơng pháp chỉ số khối lƣợng.

1.2. Xuất phát từ yêu cầu sử dụng bảng SUT và liên kết số liệu theo năm

gốc 2010

Khi xem xét đến các nhân tố ảnh hƣởng đến dãy số đƣợc liên kết theo

năm gốc 2010, cần xem xét đến nhân tố làm thay đổi nguồn số liệu, đặc biệt

là những thay đổi của các bảng phân loại: phân ngành kinh tế, phân loại sản

phẩm và các bảng phân loại khác. Để tính chuyển các chỉ tiêu từ giá thực tế

về giá so sánh năm 2010 của 38 ngành kinh tế và 81 ngành sản phẩm, đòi hỏi

phải có các bảng phân loại và hệ thống chỉ số giám phải đáp ứng đƣợc yêu

cầu cho việc phân ngành và giảm phát từng ngành cụ thể.

2. Thực trạng của hệ thống chỉ số giá và hệ thống phân loại thống kê so

với nhu cầu thông tin phục vụ chuyển đổi năm gốc 2010

2.1. Thực trạng hệ thống chỉ số giá:

- Về công thức tính: Công thức Laspeyres chuyển đổi - hay phƣơng pháp

so sánh với kỳ gốc ngắn hạn.

- Phạm vi tính chỉ số giá: tùy thuộc vào từng loại chỉ số giá, phạm vi

tính cũng có sự khác nhau, chẳng hạn: chỉ số giá sản xuất đƣợc tính cho phạm

vi cả nƣớc và vùng kinh tế. Riêng chỉ số giá cƣớc vận tải đƣờng sắt, đƣờng

hàng không, bƣu chính viễn thông và chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hoá chỉ

tính chung cho cả nƣớc không tính cho từng vùng kinh tế. Chỉ số giá tiêu

dùng đã và đang đƣợc tính cho cả nƣớc, vùng kinh tế và các tỉnh/thành phố

trực thuộc Trung ƣơng (viết tắt là tỉnh/TP), tính cho khu vực thành thị và

nông thôn.

- Quyền số và nguồn thông tin tính quyền số: quyền số của chỉ số giá

của Việt Nam đƣợc sử dụng cố định trong 5 năm. Hiện nay, chỉ số giá sản

xuất và chỉ số giá tiêu dùng đang sử dụng năm 2005 làm năm gốc. Riêng chỉ

số giá tiêu dùng và chỉ số giá nguyên, nhiên vật liệu thời kỳ 2009-2014 sử

dụng năm gốc 2009, các chỉ số giá sản xuất khác sẽ chuyển gốc 2010 để sử

dụng cho thời kỳ tiếp theo.

Page 15: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ SỬ DỤNG NĂM 2010 LÀM NĂM GỐC SO …vienthongke.vn/attachments/article/1265/01. 2.1.1-B09-10.pdfnội dung để sử dụng năm 2010 làm năm

18

2.2. Thực trạng hệ thống phân loại thống kê

- Hệ thống ngành kinh tế đƣợc áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau,

nhƣng báo cáo tổng hợp của đề tài chỉ đề cập tới thực trạng áp dụng VSIC

1993 và VSIC 2007 dƣới góc độ đáp ứng yêu cầu của công tác chuyển đổi

năm gốc 2010. VSIC 1993 là phân ngành đầu tiên của Việt Nam đƣợc xây

dựng theo tiêu chuẩn Liên hợp quốc. Trong quá trình áp dụng, VSIC 1993

luôn đƣợc cập nhật và sửa đổi, đặc biệt là lần sửa đổi sau năm 2001 – đƣợc

phát triển trên cơ sở phân ngành phục vụ cho đăng ký kinh doanh của Bộ Kế

hoạch và Đầu tƣ, gọi tắt là Danh mục 2002 đƣợc phát triển đến ngành cấp 6

(xem phụ lục 6: sự khác biệt giữa Danh mục ngành 2002 với VSIC 1993 về

số lƣợng ngành).

Theo yêu cầu thông tin cần thiết phục vụ công tác chuyển đổi năm gốc

và liên kết dãy số thời gian đối với những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp theo giá

so sánh, trong báo cáo tổng hợp đã đề cập tới sự khác biệt giữa các Hệ thống

ngành kinh tế đối với phân hệ ngành cấp 2.

- Phân loại tiêu dùng theo mục đích chi tiêu của HGD: Hiện nay, bảng

phân loại này chƣa đƣợc cấp có thẩm quyền ban hành nên việc tính toán các

chỉ tiêu thống kê và thu thập thông tin chƣa áp dụng và phân tổ theo bảng

phân loại này. Do vậy, với mục đích nghiên cứu thực trạng và đề xuất áp

dụng COICOP trong điều tra phục vụ công tác chuyển đổi năm gốc 2010, báo

cáo tổng hợp của đề tài chỉ đề cập đến thực trạng áp dụng phân loại tiêu dùng

của cá nhân, hộ gia đình trong Khảo sát mức sống 2008 có liên quan đến việc

phục vụ tính quyền số của chỉ số giá tiêu dùng năm 2008 (chi tiết xem báo

cáo tổng hợp).

- Thực trạng các bảng danh mục khác

(1) Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam (HS): Bảng danh

mục này cũng đáp ứng đƣợc yêu cầu của việc lập bảng nguồn và sử dụng

phục vụ công tác chuyển đổi năm gốc 2010.

(2) Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam đƣợc theo nguyên tắc mã

ngành cấp I và cấp II của hệ thống phân loại sản phẩm trùng với Hệ thống

ngành kinh tế 2007, do vậy với yêu cầu phục vụ công tác chuyển đổi năm gốc

năm 2010, phân loại sản phẩm sẽ không có gì vƣớng mắc.

(3) Phân loại theo chức năng của Chính phủ (COFOG) và phân loại

theo mục đích của khu vực thể chế vô vị lợi phục vụ hộ gia đình (COPNI),

Page 16: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ SỬ DỤNG NĂM 2010 LÀM NĂM GỐC SO …vienthongke.vn/attachments/article/1265/01. 2.1.1-B09-10.pdfnội dung để sử dụng năm 2010 làm năm

19

hiện tại Vụ Hệ thống Tài khoản Quốc gia áp dụng hoàn toàn dựa vào phân

loại của quốc tế ở cấp độ tổng hợp nhất. Việt Nam chƣa ban hành hai danh

mục phân loại này và cũng chƣa có kế hoạch nghiên cứu trong năm 2010.

Điều này đôi khi gây lúng túng trong việc áp dụng hai bảng phân loại này

trong công tác thống kê tài khoản quốc gia.

3. Hoàn thiện hệ thống chỉ số giá và hệ thống phân loại phục vụ chuyển

đổi năm gốc 2010

3.1. Hoàn thiện hệ thống chỉ số giá

a. Hoàn thiện chỉ số giá sản xuất: Phần này BCN đề tài đề cập đến

việc hoàn thiện về danh mục mặt hàng đại diện điều tra giá sản xuất; điều tra

thu thập giá cần triển khai thực hiện ba nội dung; về quyền số giá; về giá gốc

năm 2010; xây dựng các loại chỉ số giá sản xuất dịch vụ còn thiếu.

b. Hoàn thiện chỉ số giá tiêu dùng: những nội dung đƣợc hoàn thiện

trong phần này gồm: cấu trúc chỉ số giá tiêu dùng; xây dựng chỉ số giá nhà ở

trong chỉ số giá tiêu dùng; xử lý thay đổi chất lƣợng hàng hóa và dịch vụ

trong chỉ số giá tiêu dùng.

3.2. Hoàn thiện đối với hệ thống phân loại

Những Bảng phân loại đƣợc hoàn thiện trong phần này gồm: Hệ thống

ngành kinh tế Việt Nam ban hành năm 2007, cần có sự đối chiếu và so sánh

Hệ thống ngành kinh tế quốc dân 1993 với Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

2007; Bảng phân loại theo mục đích chi tiêu của hộ gia đình Ban chủ nhiệm

đề tài nhận thấy đối với bảng phân loại này cũng không có vấn đề gì lớn cần

phải hoàn thiện khi thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi năm gốc 2010; Các bảng

phân loại khác nhƣ Phân ngành sản phẩm hoàn toàn đáp ứng đƣợc việc

chuyển đổi và áp dụng năm 2010 làm năm gốc so sánh mới.

III. Bổ sung nguồn thông tin

1. Thông tin cần thu thập để sử dụng năm 2010 làm năm gốc so sánh

1.1. Thông tin thuộc lĩnh vực tài khoản quốc gia

Xuất phát từ ba phƣơng pháp biên soạn GDP, đối chiếu với nguồn thông

tin từ các chế độ báo cáo và điều tra thống kê năm 2010, lĩnh vực thống kê tài

khoản quốc gia cần thu thập các loại thông tin sau:

Page 17: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ SỬ DỤNG NĂM 2010 LÀM NĂM GỐC SO …vienthongke.vn/attachments/article/1265/01. 2.1.1-B09-10.pdfnội dung để sử dụng năm 2010 làm năm

20

(1) Giá trị sản xuất của 38 ngành kinh tế để cập nhật bảng SUT năm

2010.

(2) Thu nhập của ngƣời lao động từ sản xuất.

(3) Tích lũy tài sản.

(4) Xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ.

(5) Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình.

(6) Tiêu dùng cuối cùng của nhà nƣớc.

(7) Thông tin thống kê Kho bạc nhà nƣớc.

1.2. Thông tin thuộc lĩnh vực thống kê nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2010

theo giá thực tế của cả nƣớc, 6 vùng kinh tế.

1.3. Thông tin thuộc lĩnh vực thống kê công nghiệp và xây dựng

Lĩnh vực thống kê công nghiệp và xây dựng cần thu thập và tổng hợp

những thông tin nhƣ sau: (1) Giá trị sản xuất theo giá thực tế theo danh mục

ngành kinh tế và ngành sản phẩm áp dụng trong bảng Nguồn và Sử dụng năm

2010; (2) Thông tin để tính quyền số cho chỉ số giá sản xuất ngành Công

nghiệp và Xây dựng.

1.4. Thông tin thuộc lĩnh vực thống kê thương mại, dịch vụ, giá cả

Thông tin để tính các loại chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng

phục vụ việc giảm phát với công cụ là bảng SUT. Đối với các nhóm chỉ số

giá còn thiếu (18 ngành sản phẩm), ngay trong năm 2010, Vụ Thống kê

Thƣơng mại, Dịch vụ và Vụ Giá chƣa có khả năng thu thập thông tin để biên

soạn. Vì vậy vẫn phải mƣợn chỉ số của nhóm ngành hàng tƣơng tự trong chỉ

số giá tiêu dùng. Đối với những loại chỉ số giá khác, năm 2010 cần thu thập

các thông tin sau:

(1) Thông tin về quyền số để tính các loại chỉ số giá: cƣớc vận tải

đƣờng bộ, đƣờng thủy nội địa; cƣớc vận tải đƣờng sắt; cƣớc vận tải đƣờng

hàng không; cƣớc bƣu chính viễn thông; chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa.

(2) Thông tin về danh mục và giá của các mặt hàng theo danh mục mặt

hàng đại diện sửa đổi phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam

trong giai đoạn từ năm 2010- 2015, bao gồm: (i) Danh mục và giá bán sản

Page 18: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ SỬ DỤNG NĂM 2010 LÀM NĂM GỐC SO …vienthongke.vn/attachments/article/1265/01. 2.1.1-B09-10.pdfnội dung để sử dụng năm 2010 làm năm

21

phẩm của ngƣời sản xuất hàng nông, lâm, thuỷ sản và công nghiệp quý và

năm 2010 dùng cho thời kỳ 2011 đến 2015; (ii) Danh mục mặt hàng và thu

thập giá cƣớc vận tải đƣờng bộ, đƣờng thuỷ nội địa quý và năm 2010 dùng

cho thời kỳ 2011 đến 2015; (iii) Danh mục mặt hàng thu thập giá xuất, nhập

khẩu hàng hoá dùng cho thời kỳ 2011 đến 2015; (iv) Thu thập giá xuất, nhập

khẩu quý và năm 2010 mặt hàng mới bổ sung cho thời kỳ 2011 đến 2015; (v)

(3) Thông tin để tính giá trị sản xuất của ngành thƣơng mại và dịch vụ

bao gồm: tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội; doanh thu

dịch vụ khách sạn nhà hàng; doanh thu vận tải, bốc xếp; doanh thu bƣu chính,

viễn thông.

1.5. Thông tin thuộc lĩnh vực thống kê xã hội và môi trường

(1) Thông tin để tính quyền số của CPI theo phân loại chuẩn COICOP

của 12 nhóm mặt hàng;

(2) Thông tin chi tiêu dùng của hộ gia đình phục vụ mục tiêu tính tiêu

dùng cuối cùng của hộ gia đình;

(3) Thông tin bổ sung tính giá trị sản xuất của một số ngành thuộc khu

vực dịch vụ: giáo dục, đào tạo; y tế; văn hoá, thông tin; thể thao; khoa học

công nghệ; bảo vệ môi trƣờng.

2. Thông tin cần cài đặt trong điều tra và chế độ báo cáo

Các vụ nghiệp vụ cần cài đặt thông tin vào các chế độ báo cáo và điều

tra năm 2010 của đơn vị mình nhƣ sau:

2.1. Vụ Hệ thống Tài khoản Quốc gia

Ngoài những thông tin theo chế độ báo cáo và điều tra hàng năm đã thu

thập, năm 2010 Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia cần cài đặt bổ sung thêm các

thông tin phục vụ công tác áp dụng năm gốc mới nhƣ sau:

(1) Điều tra bổ sung hệ số chi phí trung gian cho các ngành: chế biến

xăng dầu (năm 2009 mới phát sinh), ngành sản xuất và phân phố điện có

phân tổ theo thuỷ điện, nhiệt điện, quản lý và phân phố điện, chuyển tải điện,

ngành tài chính ngân hàng, vận tải đƣờng sắt, vận tải hàng không, và thử

nghiệm tính giá trị sản xuất, chi phí trung gian và GTTT các ngành hoạt động

chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nƣớc qua báo cáo của thống kê Kho bạc nhà

nƣớc.

Page 19: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ SỬ DỤNG NĂM 2010 LÀM NĂM GỐC SO …vienthongke.vn/attachments/article/1265/01. 2.1.1-B09-10.pdfnội dung để sử dụng năm 2010 làm năm

22

(2) Thu thập qua Ngân hàng Nhà nƣớc số liệu về cán cân thanh toán

của các năm để tính giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ do những

thông tin từ các nguồn khai thác đƣợc chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu cho lập

Bảng nguồn và sử dụng.

2.2. Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản

Để phục vụ tính các chỉ tiêu thống kê theo năm gốc 2010 đảm bảo chất

lƣợng và sử dụng bảng SUT làm công cụ tính toán, lĩnh vực thống kê nông,

lâm nghiệp và thủy sản cần cài đặt bổ sung thông tin vào các cuộc điều tra và

chế độ báo cáo năm nhƣ sau:

(1) Sản lƣợng cây hàng năm: điều tra năng suất sản lƣợng lúa và các

cây hàng năm khác cần mở rộng phạm vi điều tra đến toàn bộ các loại cây

hàng năm ở các địa phƣơng. Nội dung điều tra cần bổ sung thêm nhƣ đối với

các cây trồng quan trọng (lúa, ngô,..). Bổ sung chỉ tiêu sản lƣợng từng loại

rau; thông tin về sản lƣợng lúa, ngô theo các nhóm giống chủ yếu trong chế

độ báo cáo;

(2) Sản lƣợng cây lâu năm: điều tra năng suất, sản lƣợng cây lâu năm

chủ yếu cần tăng kỳ điều tra năng suất, sản lƣợng vào quí I, II và III với quy

mẫu nhỏ hơn so với kỳ điều tra cả năm nhằm có thông tin phục vụ cho việc

ƣớc tính sản lƣợng những cây lâu năm chủ yếu trong các kỳ quí I, II và III.

(3) Tăng kỳ báo cáo những số liệu còn thiếu, cụ thể là bổ sung kỳ báo

cáo ƣớc quí I, 6 tháng của các địa phƣơng về năng suất sản lƣợng cây lâu

năm; bổ sung thông tin về sản lƣợng các loại cây ăn quả còn thiếu trong chế

độ báo cáo.

(4) Sản phẩm chăn nuôi: Điều tra chăn nuôi cần bổ sung chỉ tiêu giống

ở kỳ điều tra 1/4 và 1/10. Tổ chức thêm các kỳ điều tra mẫu nhỏ vào 1/1 và

1/7 để thu thập số liệu về sản lƣợng chăn nuôi phục vụ các báo cáo quí; bổ

sung kỳ báo cáo ƣớc quí I của các địa phƣơng về chăn nuôi. Bổ sung các chỉ

tiêu về kết quả sản xuất một số vật nuôi nhƣ dê, cừu, chó, rắn, đà điểu, nuôi

gấu lấy mật, nuôi hƣơu lấy nhung,…

(5) Sản lƣợng gỗ và lâm sản: Điều tra lâm nghiệp ngoài nhà nƣớc cần

tăng kỳ điều tra từ chu kỳ 2 năm một lần thành điều tra hàng năm và bổ sung

thông tin về sản lƣợng gỗ khai thác phân theo nhóm gỗ. Xây dựng, hoàn thiện

chế độ báo cáo đối với khu vực kinh tế nhà nƣớc để tăng kỳ báo cáo, bổ sung

thông tin về sản lƣợng gỗ khai thác theo nhóm gỗ.

Page 20: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ SỬ DỤNG NĂM 2010 LÀM NĂM GỐC SO …vienthongke.vn/attachments/article/1265/01. 2.1.1-B09-10.pdfnội dung để sử dụng năm 2010 làm năm

23

(6) Sản lƣợng thuỷ sản: Điều tra thuỷ sản - đối với những địa phƣơng

trọng điểm thuỷ sản cần tăng thêm kỳ điều tra theo quí đề có cơ sở tính toán

sản lƣợng cho cả nƣớc theo các quí không có điều tra trên phạm vi cả nƣớc.

Bổ sung thêm kỳ báo cáo sản lƣợng thuỷ sản quí I, đồng thời bổ sung thêm

các chỉ tiêu báo cáo về sản lƣợng từng loại thuỷ sản chủ yếu nhƣ: tôm sú, tôm

hùm, cá tra, cá ngừ, cua, mực, ...

(7) Đối với báo cáo thống kê cơ sở: Chế độ báo cáo này cần hoàn thiện

theo hƣớng bổ sung kỳ báo cáo, đảm bảo ít nhất phải có thông tin 2 lần/năm;

xem xét loại bỏ các chỉ tiêu đã đƣợc thu thập trong điều tra doanh nghiệp

hàng năm. Rà soát và cải tiến chế độ báo cáo áp dụng cho các doanh

nghiệp nhà nƣớc trên cơ sở rà soát lại những thông tin về doanh nghiệp

nhà nƣớc đƣợc thu thập trong chế độ báo cáo.

(8) Đối với chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: bổ sung các thông tin phục vụ cho tính

giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản nhƣ: Diện tích làm đất bằng

máy theo từng vụ; Diện tích đƣợc tƣới nƣớc theo từng vụ sản xuất; Diện tích

đƣợc tiêu nƣớc theo từng vụ sản xuất; Diện tích đƣợc thu hoạch bằng máy;

Diện tích rừng đƣợc giao khoán bảo vệ; Sản lƣợng gỗ khai thác phân theo

nhóm gỗ.

2.3. Vụ Thống kê Công nghiệp & Vụ Thống kê Xây dựng và vốn ĐT

Năm 2010 cần bổ sung cụ thể nhƣ sau:

(1) Chế độ báo cáo định kỳ: báo cáo định kỳ hàng năm của Vụ Thống

kê Công nghiệp và Vụ Thống kê Xây dựng và Vốn Đầu tƣ thu thập và tổng

hợp chỉ tiêu giá trị sản xuất theo giá thực tế chi tiết đến ngành cấp 4 và giá trị

sản xuất ngành xây dựng theo giá thực tế cần phân tổ chi tiết đến ngành cấp

2.

(2) Điều tra doanh nghiệp cần thu thập thông tin về: doanh thu thuần

công nghiệp; chênh lệch giữa cuối kỳ và đầu kỳ về sản phẩm dở dang, thành

phẩm tồn kho, hàng gửi đi bán của sản phẩm công nghiệp; thuế tiêu thụ sản

phẩm và dịch vụ công nghiệp phát sinh phải nộp ngân sách nhà nƣớc; sản

phẩm sản xuất, tiêu thụ, tồn kho, trị giá hàng xuất kho; chi phí sản xuất ngành

công nghiệp và xây dựng; lợi nhuận và thuế VAT ngành xây dựng.

Page 21: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ SỬ DỤNG NĂM 2010 LÀM NĂM GỐC SO …vienthongke.vn/attachments/article/1265/01. 2.1.1-B09-10.pdfnội dung để sử dụng năm 2010 làm năm

24

2.4. Vụ Thống kê Thƣơng mại, Dịch vụ và Vụ Giá

Trong lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ và giá cả thông tin cần cài đặt

trong điều tra và chế độ báo cáo năm 2010 nhƣ sau:

(1) Thu thập thêm thông tin về chỉ tiêu bán buôn và bổ sung chỉ tiêu

doanh thu cho từng hoạt động vận tải của doanh nghiệp kinh doanh đa ngành

vận tải vào điều tra về doanh nghiệp hàng năm.

(2) Điều tra cá thể 1/10 hàng năm cần lồng ghép chỉ tiêu về doanh thu

dịch vụ kho bãi và các dịch vụ hỗ trợ vận tải.

2.5. Vụ Thống kê Xã hội và Môi trƣờng

Thông tin phục vụ tính quyền số của chỉ số giá tiêu dùng: Quyền số

tính chỉ số giá tiêu dùng đƣợc sử dụng cố định trong 5 năm và tính cho năm

gốc so sánh. Thời kỳ 2009-2014, năm gốc so sánh của chỉ số giá tiêu dùng là

năm 2009, do đó giá kỳ gốc theo danh mục hàng hoá và dịch vụ đại diện mới

để tính chỉ số giá tiêu dùng là số liệu của năm 2009.

Nếu đòi hỏi gốc so sánh của chỉ số giá thay đổi sang năm 2010, phiếu

khảo sát chi tiêu dùng của hộ gia đình trong khảo sát mức sống dân cƣ năm

2010 phải đƣợc phân tổ đầy đủ theo phân tổ chi tiết theo 12 nhóm tiêu dùng

theo bảng phân loại COICOP chi tiết đến nhóm cấp 4.

Để phục vụ yêu cầu của Tài khoản quốc gia, Khảo sát mức sống hộ gia

đình năm 2010 cần phải tách riêng chỉ tiêu: Giá trị hàng hoá do hộ gia đình tự

túc và giá trị nhận đƣợc từ các tổ chức vô vị lợi phục vụ cá nhân và cộng

đồng. Những thông tin này cũng cần đƣợc phân tổ theo mục đích chi tiêu.

Thông tin về dịch vụ nhà tự có tự ở, Khảo sát mức sống hộ gia đình rất

khó đáp ứng yêu cầu của tài khoản quốc gia. Vì vậy, trong năm 2010, Vụ

Thống kê Xã hội và Môi trƣờng chƣa bổ sung đƣợc thêm thông tin để tính chỉ

tiêu này.

CHƢƠNG III

PHƢƠNG PHÁP LIÊN KẾT SỐ LIỆU, QUI TRÌNH CHUYỂN ĐỔI NĂM

GỐC VÀ LIÊN KẾT SỐ LIỆU

I. Phƣơng pháp liên kết số liệu theo năm gốc mới

1. Một số yêu cầu đối với liên kết số liệu theo năm gốc mới

(1) Liên kết số liệu cần thực hiện ở mức chi tiết nhất có thể đƣợc.

Page 22: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ SỬ DỤNG NĂM 2010 LÀM NĂM GỐC SO …vienthongke.vn/attachments/article/1265/01. 2.1.1-B09-10.pdfnội dung để sử dụng năm 2010 làm năm

25

(2) Thực hiện liên kết số liệu theo năm gốc mới cần giữ tốc độ tăng của

dãy số sau khi liên kết bằng đúng tốc độ tăng của dãy số này tính theo năm

gốc cũ.

(3) Phạm vi tính toán, phƣơng pháp thống kê, áp dụng các bảng phân

loại, áp dụng tiêu thức phân tổ, v.v, của chỉ tiêu tính theo năm gốc mới và

năm gốc cũ phải giống nhau. Trong trƣờng hợp có sự khác biệt thì phải điều

chỉnh dãy số liệu tính theo năm gốc cũ phù hợp với nội dung thay đổi hiện

đang áp dụng đối với năm gốc mới.

2. Phƣơng pháp liên kết dãy số liệu

- Cách thứ nhất: chuyển trực tiếp dãy số theo giá thực tế. Giả sử cần

tính dãy số liệu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp theo giá thực tế của thời

kỳ 2000-2010. Công thức tính chuyển giá trị sản xuất ngành nông nghiệp

theo giá thực tế của thời kỳ 2000-2010 về giá năm gốc 2010 nhƣ sau:

GOg10

t = GOtt

t x Psx,10

t; (4)

Trong đó: GOg10

t - Giá trị sản xuất nông nghiệp năm t theo giá 2010;

GOtt

t - Giá trị sản xuất nông nghiệp năm t theo giá thực tế;

Psx,10

t - Chỉ số giá sản xuất nông nghiệp năm 2010 so với năm t;

t - ký hiệu năm từ 2000 đến 2010.

- Cách thứ hai: chuyển trực tiếp dãy số theo giá so sánh. Công thức

tính chuyển giá trị sản xuất ngành nông nghiệp theo giá so sánh năm gốc cũ

của thời kỳ 2000-2010 về giá năm gốc 2010 nhƣ sau:

GO10

t = GOss

t x Kt; (5)

Trong đó: GO10

t - Giá trị sản xuất nông nghiệp năm t theo giá 2010;

GOss

t - Giá trị sản xuất nông nghiệp năm t theo giá so sánh 1994;

Kt - Hệ số giá giá trị sản xuất theo giá năm 2010 so với năm 1994,

đƣợc tính nhƣ sau: K = GOtt

10 / GOss

10;

t - ký hiệu năm từ 2000 đến 2010.

Trong thực tế thông thƣờng một chỉ tiêu thống kê có các thành phần

cấu thành, vì vậy bên cạnh việc chuyển đổi chỉ tiêu tổng số còn phải chuyển

đổi các chỉ tiêu thành phần và đảm bảo tổng cộng các chỉ tiêu thành phần

phải bằng tổng số. Để giải quyết vấn đề này các cơ quan thống kê quốc gia có

thể sử dụng một trong hai phƣơng pháp để chuyển đổi năm gốc và liên kết

Page 23: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ SỬ DỤNG NĂM 2010 LÀM NĂM GỐC SO …vienthongke.vn/attachments/article/1265/01. 2.1.1-B09-10.pdfnội dung để sử dụng năm 2010 làm năm

26

các dãy số liệu theo các năm gốc khác nhau theo một năm gốc mới, đó là: (1)

Phƣơng pháp liên kết tổng số và điều chỉnh các yếu tố cấu thành chi tiết (hay

còn gọi là phƣơng pháp điều chỉnh từ trên xuống); (2) Phƣơng pháp liên kết

chi tiết và điều chỉnh tổng số (phƣơng pháp điều chỉnh từ dƣới lên). Nội dung

cụ thể cũng nhƣ ƣu khuyết điểm của từng phƣơng pháp đƣợc trình bày đầy đủ

trong báo cáo tổng hợp, ở đây không đi sâu trình bày nội dung này do tính

chất phức tạp và cụ thể của chúng.

II. Áp dụng thí điểm chuyển đổi

1. Chọn dãy số liệu thử nghiệm

Do sự hạn chế về nguồn số liệu, Ban chủ nhiệm đề tài áp dụng thí điểm

phƣơng pháp chuyển đổi năm gốc và liên kết số liệu đối với chỉ tiêu GDP

tính theo phƣơng pháp sản xuất với chỉ tiêu cấu thành là giá trị tăng thêm của

các ngành kinh tế cấp I cho giai đoạn 2000-2008 về giá so sánh năm 2005 và

dãy số liệu về giá trị sản xuất của ngành công nghiệp. So với yêu cầu liên kết

số liệu theo năm gốc 2010, dãy số liên kết thử nghiệm đƣợc đơn giản hoá nhƣ

sau:

Chỉ thực hiện liên kết dãy số GDP chung toàn quốc theo ngành kinh tế

cấp I, không thử nghiệm theo phân ngành kinh tế chi tiết của Bảng SUT năm

2010 vì các bƣớc làm cụ thể đối với mức phân tổ chi tiết hơn là tƣơng tự;

không xem xét đến thay đổi về phạm vi của từng ngành giữa Hệ thống ngành

kinh tế năm 1993 và Hệ thống ngành kinh tế năm 2007 vì không có căn cứ để

điều chỉnh.

2. Kết quả tính toán thử nghiệm: (số liệu xem phần phụ lục)

Từ kết quả tính toán, Ban chủ nhiệm đề tài có một số nhận xét sau: số

liệu ở bảng 1 cho thấy GDP tính đƣợc từ hai phƣơng pháp này có sự chênh

lệch ở cấp toàn nền kinh tế dao động từ 0,43% năm 2003 đến 1,46% năm

2008, những năm càng xa năm gốc thì sự chênh lệch càng nhiều.

Số liệu cho thấy sự chênh lệch về tốc độ tăng qua các năm liên kết theo

năm gốc 2005 từ hai phƣơng pháp là không lớn.

Khi áp dụng phƣơng pháp điều chỉnh từ trên xuống với chủ trƣơng

giữ nguyên tốc độ tăng trƣởng của dãy theo giá so sánh năm 1994, vì vậy tốc

độ tăng theo giá so sánh năm 2005 bằng với tốc độ tăng theo giá so sánh năm

1994.

Page 24: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ SỬ DỤNG NĂM 2010 LÀM NĂM GỐC SO …vienthongke.vn/attachments/article/1265/01. 2.1.1-B09-10.pdfnội dung để sử dụng năm 2010 làm năm

27

Nhƣ vậy, cho dù khi thực hiện liên kết số liệu theo năm gốc mới bằng

phƣơng pháp nào đi chăng nữa thì sự chênh lệch giữa dãy số mới đƣợc liên

kết và dãy số trƣớc khi liên kết cả về lƣợng tuyệt đối và số tƣơng đối là điều

không thể tránh khỏi. Nếu năm liên kết càng xa năm gốc mới thì sự chênh

lệch càng nhiều. Điều này xảy ra ở tất cả các nƣớc trên thế giới, đặc biệt là

đối với các nƣớc có nền kinh tế đang phát triển thì mức độ chênh lệch càng

lớn.

3. Đề xuất phƣơng pháp liên kết áp dụng đối với các ngành

Qua nghiên cứu nội dung của phƣơng pháp và qua kết quả tính toán

thử nghiệm, Ban chủ nhiệm đề tài đề xuất phƣơng pháp áp dụng đối với các

lĩnh vực cụ thể nhƣ sau: (1) Về phƣơng pháp tính các chỉ tiêu từ giá thực tế

về giá so sánh năm 2010 thực hiện theo Quyết định số 840/QĐ - TCTK ngày

30/7/2007 của Tổng cục trƣởng TCTK; (2) Về phƣơng pháp áp dụng khi liên

kết các dãy số liệu của từng ngành, từng lĩnh vực:

- Thực hiện liên kết theo cả hai phƣơng pháp đối với các ngành có

nguồn số liệu tƣơng đối tốt, có khả năng tổng hợp từ các ngành chi tiết cấp II

và III, đồng thời hệ thống chỉ số giá có khả năng đáp ứng tƣơng đối tốt cho

việc loại trừ biến động của yếu tố giá.

- Thực hiện liên kết theo phƣơng pháp điều chỉnh từ trên xuống đối với

các ngành: (1) Xây dựng; (2) Tài chính, tín dụng; (3) Hoạt động khoa học và

công nghệ; (4) Hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tƣ vấn;

(5) Hoạt động quản lý nhà nƣớc, quốc phòng và đảm bảo xã hội bắt buộc; (6)

Giáo dục và đào tạo; (7) Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội; (8) Hoạt động văn

hóa và thể thao; (9) Hoạt động làm thuê các công việc gia đình, sản xuất sản

phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng hộ gia đình; (10) Các hoạt động khác.

- Đối với các chỉ tiêu tổng hợp khác thuộc tài khoản quốc gia và các

chỉ tiêu tổng hợp khác kết nối số liệu theo dựa trên cơ sở phân tích mối quan

hệ với chỉ tiêu GDP và phƣơng pháp liên kết điều chỉnh từ trên xuống.

Liên kết số liệu là một công việc khó, phức tạp. Để có đƣợc thành công

trong công việc này, đòi hỏi những ngƣời thực hiện phải có sự nhiệt tình,

trách nhiệm, có kiến thức tổng hợp, biết vận dụng sáng tạo lý thuyết vào

trong thực tiễn, sử dụng linh hoạt các phƣơng pháp thống kê, không máy móc

nhƣng không tùy tiện.

Page 25: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ SỬ DỤNG NĂM 2010 LÀM NĂM GỐC SO …vienthongke.vn/attachments/article/1265/01. 2.1.1-B09-10.pdfnội dung để sử dụng năm 2010 làm năm

28

III. Quy trình chuyển đổi năm gốc và liên kết số liệu

Ban chủ nhiệm đề tài đề xuất quy trình chuyển đổi năm gốc và liên kết

số liệu nhƣ sau:

Bƣớc 1. Xây dựng nguồn thông tin và các công cụ để áp dụng năm

2010 làm năm gốc so sánh mới. Bƣớc này đƣợc thực hiện với 5 nội dung chủ

yếu từ việc cài đặt thông tin vào các cuộc điều tra, chế độ báo cáo; thu thập

thông tin; xây dựng chỉ số giá; tính toán các chỉ tiêu của năm gốc 2010 đến

việc chuyển đổi số liệu từ Hệ thống ngành kinh tế quốc dân 1993 sang Hệ

thống ngành kinh tế Việt Nam 2007.

Bƣớc 2. Thực hiện liên kết dãy số liệu theo năm gốc mới gồm các

công việc: xác định các chỉ tiêu cần chuyển đổi gốc so sánh và liên kết dãy số

liệu; phân loại chỉ tiêu theo chỉ tiêu đơn nhất hay là chỉ tiêu gộp có thành

phần cấu thành; xác định cách tiếp cận và phƣơng pháp áp dụng chuyển đổi

và liên kết số liệu cho từng chỉ tiêu; thực hiện chuyển đổi và liên kết dãy số

liệu; tổ chức hội thảo rà soát, đánh giá kết quả liên kết số liệu, rà soát sửa đổi

sau hội thảo; biên soạn bản tổng quan phƣơng pháp đã thực hiện và chuyển

kết quả liên kết số liệu cho Vụ Thống kê tổng hợp để trình Lãnh đạo Tổng

cục phê duyệt.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. Kết luận

Thực hiện việc chuyển đổi năm gốc 1994 sang năm gốc 2010 là đòi hỏi

khách quan và rất cần thiết, bảo đảm cả về cơ sở lý thuyết và thực tiễn. Cần

xác định đầy đủ nguồn thông tin cần thiết, các công cụ kỹ thuật phù hợp, tính

toán các tiêu chuẩn thống kê thích hợp và lựa chọn các phƣơng pháp sẽ áp

dụng trong thực tiễn khi thực hiện tính các chỉ tiêu theo giá năm 2010, đồng

thời thực hiện liên kết số liệu từ năm gốc 1994 về năm gốc 2010. Bảng SUT,

hệ thống chỉ số giá, các bảng phân loại đƣợc coi là những công cụ quan trọng

và cần lƣu ý cho công tác chuyển đổi năm gốc và liên kết số liệu.

Các vụ thống kê tổng hợp và chuyên ngành cần rà soát lại hệ thống chỉ

tiêu, chế độ báo cáo và điều tra thống kê do đơn vị mình phụ trách để xác

định những chỉ tiêu cần tính theo giá so sánh, những chỉ tiêu cần cài đặt trong

Page 26: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ SỬ DỤNG NĂM 2010 LÀM NĂM GỐC SO …vienthongke.vn/attachments/article/1265/01. 2.1.1-B09-10.pdfnội dung để sử dụng năm 2010 làm năm

29

chế độ báo cáo và điều tra năm 2010. Phƣơng pháp chủ yếu đƣợc áp dụng để

tính các chỉ tiêu theo giá so sánh là phương pháp "Chỉ số giá".

Ban chủ nhiệm đã tiến liên kết thử nghiệm dãy số tính GDP, giá trị sản

xuất công nghiệp từ năm gốc 1994 sang năm gốc 2005 theo hai phƣơng pháp

liên kết "Điều chỉnh từ trên xuống" và phƣơng pháp "Điều chỉnh từ dƣới lên".

II. Kiến nghị

- Tạo môi trƣờng pháp lý để sử dụng năm 2010 làm năm gốc mới trong

công tác thống kê: Trình cấp có thẩm quyền ban hành Quyết định sử dụng

năm 2010 làm năm gốc mới trong công tác thống kê thay thế năm gốc 1994.

- Phân công trách nhiệm cụ thể cho các đơn vị có liên quan: Đề nghị

Tổng cục trƣởng TCTK xây dựng kế hoạch, phân công trách nhiệm và ra

quyết định triển khai sử dụng năm 2010 làm năm gốc mới trong công tác

thống kê thay thế năm gốc 1994.

- Lộ trình thực hiện chuyển đổi năm gốc 2010: kiến nghị các đơn vị

trong Tổng cục thiết kế bổ sung thông tin trong các biểu mẫu báo cáo thống

kê, phiếu điều tra của các cuộc điều tra năm 2010; Thực hiện một số công

việc cụ thể cần trong năm 2010; Thực hiện một số công việc cần triển khai

trong năm 2011; Bố trí nguồn lực cần thiết để chuyển đổi năm gốc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bảng hỏi Khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2006, 2008.

2. Danh mục “Phân loại tiêu dùng theo mục đích chi tiêu của hộ gia đình”

theo tiêu chuẩn quốc tế.

3. Đề xuất xây dựng năng lực cho Tổng cục Thống kê, Yahya Jammal,

chuyên gia Dự án 00040722 TCTK/UNDP/DFID "Hỗ trợ Giám sát Phát

triển Kinh tế - Xã hội ", Tổng cục Thống kê, Hà Nội, 2006.

4. Đề tài cấp tổng cục “Nghiên cứu đổi năm gốc so sánh 1994 sang năm

2005 của một số chỉ tiêu trong Thống kê Tài khoản quốc gia” – Chủ

nhiệm: Bùi Bá Cƣờng, năm 2006.

5. Đề tài cấp tổng cục: “Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chỉ số giá thay

Bảng giá cố định 1994”, chủ nhiệm Tiến sỹ Lê Mạnh Hùng - Chủ nhiệm

đề tài, năm 2008.

6. Hệ Thống ngành kinh tế Việt Nam 2007, Nhà Xuất bản Thống kê, Hà Nội

năm 2007.

Page 27: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ SỬ DỤNG NĂM 2010 LÀM NĂM GỐC SO …vienthongke.vn/attachments/article/1265/01. 2.1.1-B09-10.pdfnội dung để sử dụng năm 2010 làm năm

30

7. Hƣớng dẫn áp dụng hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2007, Hà Nội tháng

6 năm 2008 (tài liệu lƣu hành nội bộ).

8. Một số nét kinh tế Việt Nam: www.mofa.gov.vn/.../nr040810155228

9. Một số thuật ngữ thống kê thông dụng – Nhà xuất bản Thống kê, năm

2004.

10. Một số tài liệu lƣu hành nội bộ về phƣơng pháp xây dựng các chỉ số giá

sản xuất – Tổng cục Thống kê.

11. Phƣơng án điều tra và báo cáo chỉ số giá tiêu dùng – Tổng cục Thống kê.

12. Phƣơng pháp biên soạn Hệ thống Tài khoản Quốc gia ở Việt Nam” – năm

1998.

13. “Classification of Individual Consumption according to Purpose

(COICOP)”

14. Household Sample Surveys in Developing and Transition Countries

(Studies in methods, Series F No. 96), Department of Economic and

Social Affairs, Statistics Division, United Nations, New York, 2005.

15. “Practical Guide to Compiling Consumer Price Indice” – Handbook on

CPI. Review of country practices on rebasing and lingking national

accounts series – ADB/ESCAP Concluding Workshop on RETA 5874

Rebasing and lingking national accounts series, 13-16 February 2001,

Bangkok.

Page 28: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ SỬ DỤNG NĂM 2010 LÀM NĂM GỐC SO …vienthongke.vn/attachments/article/1265/01. 2.1.1-B09-10.pdfnội dung để sử dụng năm 2010 làm năm

31

PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Thông tin chuyển đổi năm gốc

của một số nƣớc Châu Á tính đến năm 2000

Tên nƣớc

Các năm gốc trƣớc

Năm gốc hiện tại

Chu kỳ chuyển đổi

(năm)

Bangladet 1972-73; 1984-85; 1995-96 10

Bruta 1980, 1995 2000

Campuchia 1995 2000

Trung Quốc 1993 2000

Hồng Kông 1960, 1970, 1980, 1990 2000 10

Ấn Độ 1948-49, 1960-61, 1970-71,

1980-81; 1993-94

1999-2000 10, từ nay trở đi là 5

năm

Indonesia 1960, 1973, 1983, 1993 2000 10

Malaysia 1970, 1978, 1983, 1987 2000 5

Nepal 1964-65, 1976-77, 1984-85; 1994-95 10

Pakistan 1949-50, 1959-60, 1980-81;

1995-96

1999-2000 10

Philippine 1955, 1967, 1972 1985 5, 10

Hàn quốc 1965, 1970, 1975, 1980,

1985, 1990, 1995

2000 5

Singapor 1965, 1970, 1975, 1980,

1985, 2000

2007 5

Srilanca 1958, 1963, 1975, 1990 1996 10

Thai Lan 1954, 1962, 1972 1988 10

Việt Nam 1960, 1970, 1982, 1989 1994 -

Nguồn số liệu: Vụ Thống kê tổng hợp sƣu tầm – TCTK

Page 29: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ SỬ DỤNG NĂM 2010 LÀM NĂM GỐC SO …vienthongke.vn/attachments/article/1265/01. 2.1.1-B09-10.pdfnội dung để sử dụng năm 2010 làm năm

32

Phụ lục 2: GDP thời kỳ 2000 - 2009 theo giá so sánh 2005

(Phƣơng pháp từ điều chỉnh trên xuống - giữ nguyên tốc độ tăng GDP)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Số

TT 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Tổng số GDP

584.339

624.629

668.855

717.956

773.882

839.211

908.266

985.075

1.045.905

Phân theo ngành kinh tế

Khu vực I

142.184

147.404

154.329

160.517

167.890

175.984

184.050

192.868

201.390

1 Nông nghiệp

113.905

116.554

121.942

126.064

131.041

135.741

140.877

145.543

151.668

2 Lâm nghiệp

6.950

7.002

7.067

7.138

7.198

7.296

7.442

7.589

7.712

3 Thủy sản

21.329

23.848

25.319

27.315

29.651

32.947

35.731

39.736

42.011

Khu vực II

216.794

237.648

258.260

284.311

313.117

344.224

376.678

411.687

435.161

Riêng công nghiệp 185.261

201.990

218.649

240.428

265.260

290.948

317.145

344.536 368.086

4 Công nghiệp khai thác

70.729.9

73.825.5

74.985.9

79.827.2

86.918.4

88.897.0

87.668.5

86.234.0

83.153.2

5 Công nghiệp chế biến

98.449.2

109.911.8

123.231.9

137.694.3

152.687.1

173.122.0

197.480.1

223.197.0

246.042.7

6 CN Điện nƣớc

16.081.6

18.253.0

20.431.2

22.906.3

25.654.9

28.929.0

31.996.1

35.105.2

38.890.2

Page 30: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ SỬ DỤNG NĂM 2010 LÀM NĂM GỐC SO …vienthongke.vn/attachments/article/1265/01. 2.1.1-B09-10.pdfnội dung để sử dụng năm 2010 làm năm

33

7 Xây dựng

31.533.7

35.657.3

39.610.9

43.883.5

47.856.9

53.275.9

59.532.9

67.150.5

67.074.4

Khu vực III

225.361

239.578

256.267

273.128

292.875

319.003

347.539

380.520

409.354

8 Thƣơng nghiệp

78.361

84.086

90.609

96.977

104.581

113.768

124.274

136.008

145.133

9 Khách sạn nhà hàng

19.037 20.369

21.908

23.076

24.957

29.329

33.179

37.647

41.006

10

Vận tải. bƣu điện. du

lịch

25.313

27.065

29.119

30.774

33.281

36.629

40.594

45.482

51.605

11 Tài chính. NH. BH

10.250

10.923

11.740

12.697

13.725

15.072

16.408

17.961

19.203

12 Khoa học

3.434

3.834

4.204

4.509

4.845

5.247

5.670

6.140

6.534

13 KD bất động sản

27.396

28.367

29.571

31.184

32.548

33.635

34.843

36.467

37.479

14 Quản lý nhà nƣớc

17.402

18.358

19.163

20.204

21.401

23.038

24.938

27.121

28.952

15 Giáo dục đào tạo

18.558

19.672

21.374

23.017

24.790

26.948

29.401

32.158

34.837

16 Y tế

8.568

9.036

9.764

10.634

11.472

12.412

13.469

14.638

15.895

17 Văn hóa

3.036

3.134

3.259

3.555

3.823

4.158

4.505

4.899

5.232

18 Hiệp hội

779

824

874

923

981

1.054

1.138

1.238

1.327

19

Phục vụ cá nhân. cộng

đồng

12.040

12.687

13.440

14.289

15.136

16.293

17.584

19.086

20.342

20 Dịch vụ làm thuê HGĐ

1.187

1.222

1.241

1.288

1.334

1.421

1.535

1.675

1.808

Page 31: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ SỬ DỤNG NĂM 2010 LÀM NĂM GỐC SO …vienthongke.vn/attachments/article/1265/01. 2.1.1-B09-10.pdfnội dung để sử dụng năm 2010 làm năm

34

Tốc độ phát triển GDP thời kỳ 2000 - 2009 theo giá so sánh 2005

( Phƣơng pháp điều chỉnh từ trên xuống - giữ nguyên tốc độ tăng GDP)

Đơn vị tính: %

Số

TT 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Tổng số GDP

106,89

107,08 107,34

107,79

108,44

108,23

108,46

106,18

Phân theo ngành kinh tế

Khu vực I

103,67

104,70 104,01

104,59

104,82

104,58

104,79

104,42

1 Nông nghiệp

102,33

104,62 103,38

103,95

103,59

103,78

103,31

104,21

2 Lâm nghiệp

100,74

100,94 101,00

100,84

101,36

102,00

101,98

101,62

3 Thủy sản

111,81

106,17 107,88

108,55

111,12

108,45

111,21

105,72

Khu vực V II

109,62

108,67 110,09

110,13

109,93

109,43

109,29

105,70

Riêng công nghiệp

109,03

108,25 109,96

110,33

109,68

109,00

108,64

106,84

4 Công nghiệp khai thác

104,38

101,57 106,46

108,88

102,28

98,62

98,36

96,43

5 Công nghiệp chế biến

111,64

112,12 111,74

110,89

113,38

114,07

113,02

110,24

6 CN Điện nƣớc

113,50

111,93 112,11

112,00

112,76

110,60

109,72

110,78

7 Xây dựng

113,08

111,09 110,79

109,05

111,32

111,74

112,80

99,89

Khu vực III

106,31

106,97 106,58

107,23

108,92

108,95

109,49

107,58

8 Thƣơng nghiệp

107,31

107,76 107,03

107,84

108,78

109,23

109,44

106,71

9 Khách sạn nhà hàng 105,33

Page 32: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ SỬ DỤNG NĂM 2010 LÀM NĂM GỐC SO …vienthongke.vn/attachments/article/1265/01. 2.1.1-B09-10.pdfnội dung để sử dụng năm 2010 làm năm

35

107,00 107,56 108,15 117,52 113,13 113,47 108,92

10 Vận tải, bƣu điện, du lịch

106,92

107,59 105,68

108,15

110,06

110,82

112,04

113,46

11 Tài chính, NH, BH

106,56

107,49 108,15

108,09

109,82

108,86

109,47

106,91

12 Khoa học

111,63

109,66 107,27

107,44

108,30

108,07

108,28

106,42

13 KD bất động sản

103,54

104,24 105,46

104,37

103,34

103,59

104,66

102,77

14 Quản lý nhà nƣớc

105,50

104,38 105,44

105,92

107,65

108,25

108,75

106,75

15 Giáo dục đào tạo

106,01

108,65 107,69

107,71

108,70

109,10

109,38

108,33

16 Y tế

105,47

108,05 108,91

107,88

108,19

108,52

108,68

108,59

17 Văn hóa

103,20

104,00 109,10

107,54

108,76

108,35

108,74

106,81

18 Hiệp hội

105,79

106,04 105,57

106,25

107,48

108,01

108,77

107,21

19 Phục vụ cá nhân, cộng đồng

105,37

105,94 106,31

105,93

107,64

107,93

108,54

106,58

20 Dịch vụ làm thuê HGĐ

102,96

101,58 103,75

103,62

106,45

108,07

109,11

107,95

Page 33: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ SỬ DỤNG NĂM 2010 LÀM NĂM GỐC SO …vienthongke.vn/attachments/article/1265/01. 2.1.1-B09-10.pdfnội dung để sử dụng năm 2010 làm năm

36

GDP thời kỳ 2000 - 2009 theo giá so sánh 2005

( Phƣơng pháp điều chỉnh từ dƣới lên -từ các ngành tổng hợp GDP)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Số

TT 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Tổng số GDP

592.253

631.410 672.961

721.059

777.057

839.211

902.575

973.292

1.030.636

Phân theo ngành kinh tế

Khu vực I

144.109

149.004 155.276

161.210

168.578

175.984

182.896

190.561

198.450

1 Nông nghiệp

115.447

117.819

122.691

126.609

131.578

135.741

139.994

143.802

149.454

2 Lâm nghiệp

7.044

7.078

7.110

7.169

7.227

7.296

7.395

7.498

7.599

3 Thủy sản

21.618

24.107

25.475

27.433

29.773

32.947

35.507

39.261

41.397

Khu vực II

219.731

240.228 259.845

285.540

314.402

344.224

374.317

406.762

428.808

Riêng công nghiệp

187.770

204.183 219.991

241.467

266.349

290.948

315.157

340.415

362.713

4 Công nghiệp khai thác 71.688

74.627

75.446

80.172

87.275

88.897

87.119

85.203

81.939

5 Công nghiệp chế biến

99.783

111.105

123.988

138.289

153.313

173.122

196.243

220.527

242.451

6 CN Điện nƣớc

Page 34: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ SỬ DỤNG NĂM 2010 LÀM NĂM GỐC SO …vienthongke.vn/attachments/article/1265/01. 2.1.1-B09-10.pdfnội dung để sử dụng năm 2010 làm năm

37

GDP thời kỳ 2000 - 2009 theo giá so sánh 2005

( Phƣơng pháp điều chỉnh từ dƣới lên -từ các ngành tổng hợp GDP)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Số

TT 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

16.299 18.451 20.557 23.005 25.760 28.929 31.796 34.685 38.322

7 Xây dựng

31.961

36.044

39.854

44.073

48.053

53.276

59.160

66.347

66.095

Khu vực III

228.413

242.179 257.840

274.308

294.077

319.003

345.361

375.969

403.378

8 Thƣơng nghiệp

79.422

84.999

91.166

97.396

105.010

113.768

123.496

134.381

143.014

9 Khách sạn nhà hàng

19.295

20.590

22.042

23.176

25.059

29.329

32.971

37.197

40.407

10 Vận tải, bƣu điện, du lịch

25.656

27.359

29.297

30.907

33.418

36.629

40.339

44.938

50.852

11 Tài chính, NH, BH

10.389

11.041

11.813

12.752

13.781

15.072

16.305

17.746

18.923

12 Khoa học

3.481

3.875

4.230

4.529

4.865

5.247

5.635

6.067

6.439

13 KD bất động sản

27.767

28.675

29.753

31.319

32.682

33.635

34.624

36.031

36.932

14 Quản lý nhà nƣớc

17.638

18.558

19.280

20.292

21.489

23.038

24.782

26.796

28.530

15 Giáo dục đào tạo

18.809

19.886

21.505

23.116

24.892

26.948

29.217

31.774

34.328

Page 35: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ SỬ DỤNG NĂM 2010 LÀM NĂM GỐC SO …vienthongke.vn/attachments/article/1265/01. 2.1.1-B09-10.pdfnội dung để sử dụng năm 2010 làm năm

38

GDP thời kỳ 2000 - 2009 theo giá so sánh 2005

( Phƣơng pháp điều chỉnh từ dƣới lên -từ các ngành tổng hợp GDP)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Số

TT 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

16 Y tế

8.684

9.135

9.824

10.680

11.519

12.412

13.385

14.463

15.663

17 Văn hóa

3.078

3.168

3.279

3.571

3.839

4.158

4.477

4.840

5.156

18 Hiệp hội

790

833

880

927

985

1.054

1.131

1.223

1.308

19 Phục vụ cá nhân, cộng đồng

12.203

12.825

13.523

14.351

15.198

16.293

17.474

18.857

20.045

20 Dịch vụ làm thuê HGĐ

1.203

1.235

1.249

1.293

1.340

1.421

1.526

1.655

1.782

Page 36: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ SỬ DỤNG NĂM 2010 LÀM NĂM GỐC SO …vienthongke.vn/attachments/article/1265/01. 2.1.1-B09-10.pdfnội dung để sử dụng năm 2010 làm năm

39

Tốc độ phát triển GDP thời kỳ 2000 - 2008 theo giá so sánh 2005

(Phƣơng pháp điều chỉnh từ dƣới lên - từ các ngành tổng hợp GDP)

Đơn vị tính: %

Số

TT 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Tổng số GDP

106,61

106,58

107,15

107,77

108,00

107,55

107,84

105,89

Phân theo ngành kinh tế

Khu vực I

103,40

104,21

103,82

104,57

104,39

103,93

104,19

104,14

1 Nông nghiệp

102,05

104,13

103,19

103,92

103,16

103,13

102,72

103,93

2 Lâm nghiệp

100,48

100,46

100,82

100,82

100,95

101,36

101,39

101,35

3 Thủy sản

111,51

105,67

107,69

108,53

110,66

107,77

110,57

105,44

Khu vực II

109,33

108,17

109,89

110,11

109,49

108,74

108,67

105,42

Riêng công nghiệp

108,74

107,74

109,76

110,30

109,24

108,32

108,01

106,55

4 Công nghiệp khai thác

104,10

101,10

106,26

108,86

101,86

98,00

97,80

96,17

5 Công nghiệp chế biến

111,35

111,60

111,53

110,86

112,92

113,36

112,37

109,94

6 CN Điện nƣớc

113,20

111,41

111,91

111,97

112,30

109,91

109,09

110,49

7 Xây dựng

112,78

110,57

110,59

109,03

110,87

111,04

112,15

99,62

Khu vực III

106,03

106,47

106,39

107,21

108,48

108,26

108,86

107,29

8 Thƣơng nghiệp

107,02

107,25

106,83

107,82

108,34

108,55

108,81

106,42

9 Khách sạn nhà hàng

Page 37: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ SỬ DỤNG NĂM 2010 LÀM NĂM GỐC SO …vienthongke.vn/attachments/article/1265/01. 2.1.1-B09-10.pdfnội dung để sử dụng năm 2010 làm năm

40

Tốc độ phát triển GDP thời kỳ 2000 - 2008 theo giá so sánh 2005

(Phƣơng pháp điều chỉnh từ dƣới lên - từ các ngành tổng hợp GDP)

Đơn vị tính: %

Số

TT 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

106,71 107,05 105,14 108,12 117,04 112,42 112,82 108,63

10 Vận tải, bƣu điện, du lịch

106,64

107,08

105,49

108,12

109,61

110,13

111,40

113,16

11 Tài chính, NH, BH

106,28

106,99

107,95

108,07

109,37

108,18

108,84

106,63

12 Khoa học

111,33

109,15

107,07

107,42

107,85

107,39

107,66

106,14

13 KD bất động sản

103,27

103,76

105,26

104,35

102,92

102,94

104,06

102,50

14 Quản lý nhà nƣớc

105,22

103,89

105,24

105,90

107,21

107,57

108,13

106,47

15 Giáo dục đào tạo

105,72

108,14

107,49

107,68

108,26

108,42

108,75

108,04

16 Y tế

105,19

107,55

108,71

107,86

107,75

107,84

108,05

108,30

17 Văn hóa

102,93

103,51

108,90

107,51

108,31

107,67

108,12

106,52

18 Hiệp hội

105,51

105,54

105,38

106,23

107,05

107,33

108,15

106,92

19 Phục vụ cá nhân, cộng đồng

105,09

105,45

106,12

105,90

107,20

107,25

107,92

106,30

20 Dịch vụ làm thuê HGĐ

102,69

101,10

103,57

103,60

106,02

107,39

108,48

107,67

Page 38: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ SỬ DỤNG NĂM 2010 LÀM NĂM GỐC SO …vienthongke.vn/attachments/article/1265/01. 2.1.1-B09-10.pdfnội dung để sử dụng năm 2010 làm năm

41

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp liên kết theo hai phƣơng pháp

(theo giá so sánh 2005)

Đơn vị tính: tỷ đồng

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Theo phƣơng pháp từ trên xuống

Tổng số 540917 621219 725880 846139 991249 1157859 1351780 1539992

Công nghiệp khai thác 83493 87263 94458 108054 110949 109720 107938 104553

Công nghiệp chế biến 425062 496281 588448 689710 824718 986047 1174864 1358594

Sản xuất và phân phối điện,

khí đốt và nƣớc 32362 37675 42974 48375 55582 62091 68978 76846

Theo phƣơng pháp từ dƣới lên

Tổng số 545357 624571 728364 848721 991249 1154114 1343667 1527272

Công nghiệp khai thác 84178 87734 94781 108383 110949 109365 107290 103689

Công nghiệp chế biến 428551 498959 590462 691815 824718 982858 1167813 1347372

Sản xuất và phân phối điện,

khí đốt và nƣớc 32628 37878 43121 48523 55582 61890 68564 76211

Page 39: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ SỬ DỤNG NĂM 2010 LÀM NĂM GỐC SO …vienthongke.vn/attachments/article/1265/01. 2.1.1-B09-10.pdfnội dung để sử dụng năm 2010 làm năm

42

Tốc độ phát triển GTSX ngành công nghiệp trƣớc và sau khi liên kết

theo năm gốc 2005

Đơn vị tính: %

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Toàn ngành công nghiệp

Trƣớc liên kết (1994) 114,6 114,8 116,8 116,6 117,1 116,8 116,7 113,9

Điều chỉnh từ trên xuống

114,6 114,8 116,8 116,6 117,1

116,8

116,7

113,9

Điều chỉnh từ dƣới lên

114,4

114,5

116,6

116,5

116,8

116,4

116,4

113,7

Công nghiệp khai thác

Trƣớc liên kết (1994) 106,4 104,2 108,0 114,4 102,4 98,6 98,1 96,6

Điều chỉnh từ trên xuống

106,7 104,5 108,2 114,4 102,7

98,9

98,4

96,9

Điều chỉnh từ dƣới lên

106,4

104,2

108,0

114,4

102,4

98,6

98,1

96,6

Công nghiệp chế biến

Trƣớc liên kết (1994) 116,1 116,4 118,3 117,2 119,2 119,2 118,8 115,4

Điều chỉnh từ trên xuống

116,4 116,8 118,6 117,2 119,6

119,6

119,1

115,6

Điều chỉnh từ dƣới lên

116,1

116,4

118,3

117,2

119,2

119,2

118,8

115,4

CN Điện nƣớc

Trƣớc liên kết (1994) 114,0 116,1 113,8 112,5 114,5 111,3 110,8 111,2

Điều chỉnh từ trên xuống

114,3 116,4 114,1 112,6 114,9

111,7

111,1 111,4

Điều chỉnh từ dƣới lên

114,0

116,1

113,8

112,5

114,5

111,3

110,8

111,2

Page 40: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ SỬ DỤNG NĂM 2010 LÀM NĂM GỐC SO …vienthongke.vn/attachments/article/1265/01. 2.1.1-B09-10.pdfnội dung để sử dụng năm 2010 làm năm

43

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP

VÀ MÔ HÌNH DỰ BÁO NGẮN HẠN ĐỂ DỰ BÁO CÁC CHỈ TIÊU

THỐNG KÊ XÃ HỘI CHỦ YẾU

Cấp đề tài Tổng cục

Thời gian thực hiện 2009 - 2010

Đơn vị thực hiện Viện Khoa học Thống kê

Chủ nhiệm đề tài CN. Lê Văn Dụy

MỞ ĐẦU

Do nhu cầu của công tác dự báo các chỉ tiêu thống kê xã hội, năm 2009-

2010 lãnh đạo Tổng cục Thống kê đã quyết định triển khai nghiên cứu đề tài

“Nghiên cứu ứng dụng một số phương pháp và mô hình dự báo ngắn hạn để dự

báo các chỉ tiêu thống kê xã hội chủ yếu”. Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu và

thử nghiệm các phƣơng pháp dự đoán thống kê trong lĩnh vực xã hội. Đề tài có

sự tham gia của các chuyên gia dự đoán trong và ngoài ngành. Báo cáo này

trình bày kết quả nghiên cứu tổng hợp về mặt phƣơng pháp luận cũng nhƣ kết

quả thử nghiệm của đề tài. Báo cáo gồm có ba phần. Phần một tổng quan về dự

báo các chỉ tiêu thống kê xã hội. Phần hai trình bày các chỉ tiêu một số phƣơng

pháp dự báo các chỉ tiêu thống kê xã hội và phần ba trình bày kết quả thử

nghiệm dự báo cho một số chỉ tiêu thống kê xã hội.

Phƣơng pháp nghiên cứu

- Xác định và lựa chọn các chỉ tiêu thống kê xã hội chủ yếu để tiến hành

dự báo ngắn hạn; Nghiên cứu và lựa chọn một số phƣơng pháp và mô hình dự báo

ngắn hạn; Đánh giá thực trạng công tác dự báo và thực trạng số liệu dùng cho

dự báo ngắn hạn về các chỉ tiêu thống kê xã hội ở Việt Nam; Thử nghiệm dự

báo các chỉ tiêu thống kê xã hội chủ yếu; e. Đánh giá khả năng và lộ trình áp

dụng một số phƣơng pháp và mô hình dự báo lựa chọn.

ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.4-B09-10