vequeveque.com.free.fr/wp-content/uploads/veque_gpx_v_finalebis.pdf · tờ báo xuân cũng nhắc...

38
veque.com GIAI PHẨM ẤT MÙI 2015 veque.com Giai Phẩm Xuân ẤT MÙI 2015 1

Upload: hahanh

Post on 29-Aug-2019

214 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

veque.com

GIAI PHẨM

ẤT MÙI2015

veque.com Giai Phẩm Xuân ẤT MÙI 2015 1

Ban Biên TậpPhạm Văn ĐìnhTrần Quốc Hùng

Nguyễn Văn HùngĐoàn Hùng Sơn

Nguyễn Năng TínLê Văn Truyển

Hình ảnh:Lê Quý Bình

Trần Quốc HùngVõ Thiện Tân

Trần Công ThànhNguyễn Năng Tín

Lê Hữu TríLê Văn Truyển

Minh họa:Trần Quốc HùngLê Văn Truyển

Trang Trí:Trần Quốc Hùng

MỤC LỤCPetrus Ký niên khoá 1966-1973

2. Mục lục .................................................................................................................. Ban Biên Tập 3. Lời mở đầu ......................................................................................................... Ban Biên Tập4. Tổng kết Năm Con Ngựa (Veque.com) .................................. Lê Văn Truyển5 Sớ táo quân .....................................................................................Táo Na Uy Huỳnh Kim Hải6. Nhớ Ơn Thầy cô ..............................................................................................Võ Minh Châu8. Cảm nghĩ ngày cuối năm ...................................................................... Dương Hòa Minh9. Ông tổ nghề giáo Việt Nam: Chu văn An ............................. Nguyễn Tấn Phước10. Trang Thơ : ........................................................................................................Lê Học Lảnh Vân Tranh Phụ bản: Đậu đỏ Gia Long ..........................Trần Quốc Hùng11. Tuổi Tâm lý Của Con Người ..........................................................Nguyễn Tấn Phước12. Trang Thơ .......................................................................................................... Huỳnh Kim Hải Tranh Phụ bản: Em và Biển ...............................Trần Quốc Hùng14. Miền Tây Mùa Nước Nổi ................................................................. Nguyễn Năng Tín15. Quê Hương Thứ Hai ............................................................................. Lê Hữu Trí17. Trang Thơ................................................................ ......................................... Trần Quốc Hùng Tranh Phụ bản: Trăng Soi............................................. Trần Quốc Hùng19. Nhiếp ảnh Nghệ thuật.............................................................Lê Quý Bình, Nguyễn Năng Tín21. Hè Hội Ngộ ......................................................................................................Thanh, Bửu Ngọc Hè Bolsa ...............................................................................................................Nguyễn Văn Hùng 22. Qua Cơn Mê......................................................................................................Võ Thiện Tân24. 24. Lục Tuần ...............................................................................................................Đoàn Hùng Sơn25. Trang Thơ: Tố Hương............................................................................. .Phạm Văn Đình Mối Tình Xưa ................................................................ Nguyễn Văn Hùng 26. Trang Thơ Các Cô Họp mặt Paris, Bonus Cho Các Đấng Mày Râu...Elza Ngô Dặn Chồng ...............Bút Lông27. Trang Thơ (trào phúng): Chồng già vợ trẻ là tiên! ... Nguyễn Văn Hùng (thư giãn): Bài Ru Chị .............................................Phạm Cao Đình Ngọc Mình Ơi ,Ta Nhớ..............................Trần Quốc Hùng28. Trang Thư giãn Rút Muộn .................................................................... Nguyễn văn Hùng Câu Đối .. .Lãnh Vân........Nhặt nhạnh.............Hồ Thái Bình, Lâm Văn Huy Tranh Phụ bản: ................................................................Lê Văn Truyển, Trần Quốc Hùng29. Phố Ông Đồ ......................................................................................................Nguyễn Năng Tín, Tết Sài Gòn, Tình Bạn Tình Xuân ............................Lê Trung Châu, Nguyễn Văn Nghi30. Già Xem Tử vi ................................................................................................Lê Văn Truyển31. Kể Chuyện Nuôi Dê Thời Bao cấp ......................................... Huỳnh Thanh Tân Thơ & Tranh Phụ bản: Dậy muộn...............................Trần Quốc Hùng34. Làm Vườn .......................................................................................................... Lê Văn Truyển35. Những Con Đường Trước Mặt.......................................................Trần Công Thành36. Nhạc: Bên Gốc Tùng .............................................................................. Lê Văn Truyển37. Thơ và Phụ bản: Áo Trắng .............................................................. Trần Quốc Hùng Một Chút Tâm Tình .............................................................................. Phạm Văn Đình Cảm đề Thơ...................................................................................................... Nguyễn Văn Hùng38. Làm Báo ................................................................................................................Lê Văn Truyển

veque.com Giai Phẩm Xuân ẤT MÙI 2015 2

LỜI MỞ ĐẦU

Mùa Xuân là tiếng hoan ca của muôn loài, là sự sống dậy của muôn hoa sau một mùa đông ủ dột lạnh lùng. Xuân trở về là ý nghĩa của đổi mới, của hồi sinh, là sự bừng dậy từ con tim khi nhìn về đời sống mới.

Có lạc quan quá không khi nói như thế vào tuổi lục tuần ? Không ! Chúng ta đã kinh qua nhiều cuộc thăng trầm, đã đi từ hôm qua sang đến hôm nay, sự lạc quan là tất nhiên vì cho dù không còn tương lai cho chính mình, chúng ta vẫn có cái nhìn từng bước xây dựng cho thế hệ con cháu chúng ta ngày mai.

Mùa Xuân cũng chỉ là sự biểu trưng. Bạn bè rải rác năm châu, mùa xuân phía bắc là mùa thu phía nam bán cầu. Nhưng những mùa Xuân tuổi nhỏ, mùa Xuân Petrus vẫn còn đầy ắp trong tim. Mùa Xuân đó bất biến, không thay đổi. Là cái mà chúng ta chia sẻ hôm nay, là mẫu số chung cho tất cả tình bạn đậm đà, nhân dịp Xuân về làm chúng ta nhớ và ý thức nhiều hơn.

Tờ báo Xuân cũng nhắc ta thuở quần xanh áo trắng, không gian như có nhạc có thơ, những mái đầu xanh bỡ ngỡ nhìn thời gian đi qua và ngóng chờ tương lai sắp tới. Cầm quyển báo Xuân này hôm nay, hãy nhớ sân trường đầy ắp bạn bè, nhớ từng khuôn mặt hôm qua, của bạn bè và của chính mình, của những ai còn ai mất. Dù bao dâu biển qua đây nhưng những kỷ niệm lúc đầu sẽ mãi không phai.

Năm nay cũng là năm đặc biệt của các bạn sinh năm Ất Mùi sáu mươi năm về trước. Đặc san này xin trân trọng chào mừng các bạn vào tuổi « Nhi nhĩ thuận ».

Nhân mùa Xuân đến, thân chúc các bạn và gia đình một năm mới an khang và hạnh phúc.

Ban Biên Tập

veque.com Giai Phẩm Xuân ẤT MÙI 2015 3

Cao Minh Bửu Ngọc, Châu Hùng Cường, Nguyễn Hải Cảng, Trần Quang Quế, Ôn Thăng Long, Diệp Xuân Giang, Lê Quý Bình, Bùi Đức Khánh, Phạm văn Đình, Phạm Hoàng Vân, Hồ Thái Bình, Lê Đình Long, Đinh Bá Lễ, Lê văn Truyển,…và dĩ nhiên cùng các phu nhân.Qua tháng chạp ta, Trần Công Thành và Võ Thiện Tân cũng về thăm nhà và gặp bạn bè ở VN. Có ít dữ liệu về chuyện này chắc vì ít thì giờ nên không thấy nhiều hình ảnh phổ biến.Ngoài các cuộc họp mặt rầm rộ kể trên cũng có những cuộc gặp gỡ cở nhỏ ở các địa phương như Saigon, Paris, Washington, … Những cuộc họp ở Paris cũng rất đều đặn, cho ta gặp trên hình vài người bạn ít nói nhưng hiện diện Trần

Nguyễn Hiệp, Ngô Anh Hoàng, Lâm Huy, Võ văn Hinh, Trần Lê Minh, tất cả đều B3.Nói chung, gặp nhau là một niềm vui ở tuổi này giữa bạn bè với nhau.Ngoài ra cũng có nhiều câu đối do Lãnh Vân xướng ra, nhất là câu Sục sạo sâu xa, xác sơ xuống sức. Có ít nhất hơn 10 người đối lại, với những chữ đối nhau chan chát rất vui. Đầu năm

lại có đối câu về con Ngựa do Lê Đình Long khởi xướng tất cả có lưu lại trên veque.com.Năm 2014 cũng là năm tìm lại rất nhiều bạn bè nhờ những cầu nối liên lục địa. Chúng ta kiếm ra các bạn sau đây : Hoàng Kim Hùng (học 12B1), Đinh Bá Lễ (12B2), Dương Thế Hiển và Dương Tuấn (thất 4 -11B2), Nguyễn Chí

Thành (thất 2- 9/2), Trầm Mậu Công (12B2), Phạm Văn Sang (thất 2-9/2), Nguyễn Tấn Hùng (7/2-11B2), Nguyễn văn Nghi (thất 2-9/2), Trần Quốc Hùng (thất 2-11B2, 12B1), Châu Tài (thất 2-9/2).2014 cũng là năm có những tin buồn đáng kể, đó là chúng ta biết tin các bạn sau đây đã mất : Phạm Chí Tâm (thất 2-11B2), Trương Xuân Hồng Sơn (thất 2-11B2), Lê Đình Phúc (thất 2-10B2). Thời điểm các bạn mất chúng ta không rõ lắm, có lẽ là trước 1975. Tin buồn này làm mất đi niềm vui hội ngộ, nhất là các bạn đã từng biết các bạn kể trên.Tinh thần veque.com là gìn giữ tình bạn, không để các vấn đề chính trị, tôn giáo, đẳng cấp xã hội hay vật chất can thiệp vào. Chúng ta có thể tự hào là đến giờ phút này tinh thần veque.com được tôn trọng bởi tất cả các bạn tham gia.Còn các bạn không tham gia thì sao ? Cũng trong tinh thần bạn bè, chúng ta tôn trọng sự im lặng của các bạn vì nhiều lý do mà tôi đã viết trong báo xuân trước, xin trích ra đây: «Mảnh đất này là do các Bạn làm nên, hãy trân trọng nó. Vào đến đây, là tìm về những kỷ niệm cũ của chính mình. Tôi nhờ Bạn đóng góp nếu Bạn thấy vui và nếu tinh thần Bạn cho phép. Nhưng nếu Bạn còn nặng nợ công danh hay cuộc đời, gia cảnh chưa cho phép, Bạn cứ lặng lẽ ngồi đó, chia sẻ bằng cách đọc những bài của bạn bè. Không cần nói. Không cần viết. Không cần đi gặp nhau. Gặp nhau để làm gì khi Bạn chưa có thì giờ hay đầu óc để tham gia. Tôi hiểu Bạn, Cứ lặng lẽ như thế, rồi vài năm nữa, khi tuổi đã cao, lúc ấy Bạn cần đến với bạn bè, cũng như thế, Bạn hãy lặng lẽ đến. Viết một câu. Ới một tiếng. Chúng tôi sẽ chờ Bạn ở đây (veque.com, dĩ nhiên). Hy vọng lúc đó chúng tôi còn đầy đủ.Nhưng khi đến đây tôi chỉ xin Bạn một điều. Hãy đến bằng tấm tình chân. Hết sức giản dị. Đừng khệnh khạng trí thức. Đừng vung vẩy gươm đao. Đừng huênh hoang tiền bạc. Hãy để ngựa xe xa ngoài cửa. Hãy để cân đai ngoài chiếu. Bạn đến đây ta với ta. Bằng con người thật của Bạn. Và. Chỉ có Ta với Ta.

Lê Văn Truyển

Tổng kết năm con Ngựa2014 là năm hoạt động tích cực và rầm rộ của các bạn Petrus Ký 66-73. Theo lời Nguyễn Năng Tín kể :« Khoảng cuối năm con Rắn, lần lượt có nhiều bạn từ xa về quê. Đầu tiên là Lê Trung Châu về VN được hơn ba tuần, kế tiếp là Lâm Văn Tỷ về được khoảng một tuần. Châu và Tỷ đã được gặp nhau sau hơn 40 năm….Bạn Phan Tấn Hòa về VN đầu tháng giêng cùng với bà xã, có một buổi gặp bạn bè ở cà phê Zenta. Về quê ăn tết lâu nhất là Long & Duyên và cũng ở lại lâu nhất. Long về VN là « come back to Sorrento » - trở về mái nhà xưa - vì vẫn còn nhà ở Saigon. Phạm Hoàng Vân và Tú khởi hành từ Montréal từ ngày 11/1 nhưng do thời tiết xấu nên chuyến bay bị chậm giờ bay. Khi đến sân bay kế để chuyển tiếp thì quá trễ nên không bay được, phải thay đổi lộ trình bay vòng vòng cả Canada và Mỹ, cuối cùng cũng đến VN sáng sớm ngày 14/1, cùng ngày với Trần Lê Minh & Cathy từ Paris sang. Lê Hữu Trí cùng Thu Trang đi cả nhà cùng hai con từ Úc đã đến ngày 19/01 ». Một đoạn thư rất ngắn mà Tín đã kể đầy đủ tên các bạn về Saigon ăn Tết năm con ngựa!Buổi họp mặt tất niên đã quy tụ các bạn kể trên và nhiều bạn như Châu Mạnh Phát, Lê Phùng Minh, Võ Minh Châu, Phan Thanh Minh, Đoàn Hùng Sơn, Trương Minh Hạnh, Phan Hạnh, Bùi Quang Vinh, Hồ Thái Bình, Nguyễn Hữu Phước, Dương Hòa Minh.Sau đó là các buổi họp mặt tại quận Cam vào tháng hai do Võ Thiện Tân đến vùng đất này, tiếp theo Tân về VN lại bùng lên những cuộc họp mặt vui vẻ khác (đi ăn lẩu dê do các bạn thổ công chỉ dẫn).Tháng tư bạn Trương Minh Hạnh làm đám

cưới cho cô con gái, cô dâu Thảo Nguyên cùng chú rễ Hoàng Luân, ngoài các bạn đã kể, còn thấy có Võ Đức Nhẫn và Huỳnh Thanh Tân, Lê Học Lãnh Vân.Trong các tháng kế tiếp, có những cuộc họp nhỏ thôi nhưng đầy ý nghĩa, gia đình bạn Nguyễn Năng Tín đi Arizona thăm gia đình bạn Cao Minh Bửu Ngọc, không gặp cũng từ hơn 40 năm. Hoặc Lê Quý Bình nhân đi công tác cũng ghé thăm gia đình bạn Ngọc sau 40 năm (dĩ nhiên) mặc dù cả hai cùng ngụ cư trên đất Cờ Hoa.Tháng 6 bạn Phan Thanh Minh nhân đi Âu châu ghé Paris, dù thời gian rất hạn hẹp nhưng cũng đến gặp bạn bè chung vui với nhau một buổi tối.Nguyễn Thanh Hiền nhân dịp về VN cũng gặp Nguyễn Chí Thành chung với các bạn.Hè năm nay bạn Nguyễn văn Hùng sang Úc Châu cũng được anh em đón tiếp long trọng, Lâm Văn Tỷ từ Perth chạy sang Mel-bourne cùng với Trí đón gia đình Nguyễn Văn Hùng & Phương.Cũng mùa hè 2014, một đại hội phất lên tại Cali, đất Saigon Nhỏ. Lúc đầu chỉ là một buổi đi chơi của Truyển tình cờ tại đất này, nhưng sau đó anh em liền biến cơ hội thành ra một đại hội bỏ túi, làm rất mau mắn. Cơ hội để gặp rất nhiều bạn chưa gặp mặt dù sinh hoạt hăng say trên veque.com. Đó là các bạn Phan Tấn Hòa, Nguyễn Thanh Hiền, Lê Hùng Chương,

veque.com Giai Phẩm Xuân ẤT MÙI 2015 4

Thần là táo quân,Ký bang Trương phái,Cúi lạy cầu xin,Ngọc Đế thương tình,Tha tội lười biếng,Năm ngoái chẳng chầu,Biệt tích, bặt tăm,Không lời bẩm tấu…

Thần xin báo cáo,Bày tỏ đôi lời,Đen trắng, thị phi,Hổng biết cớ gì,Bạn hữu năm rồi,Lòng thấy bồi hồi,Xuân qua ảm đạm,Đùa giỡn chẳng ham,

Báo hổng thèm làm,Hí họa không màng,Văn viết dở dang,Thơ hoạ đôi hàng,Hồn thơ bỏ trốn,Tờ sớ trống trơn,Lấy gì bẩm tấu???Thần táo lo âu,Lá sớ trùm đầu,Mặt mày phủ kín,Chẳng dám nhìn ai,Bủn rủn chân tay,Lo lắng, buồn rầu,Hơi sức còn đâu,Co cổ, rút đầu,Trốn chầu Thượng đế.

Ngọc đế nghe xong,Cảm động, xiêu lòng,Rộng lượng, khoan hồng,Xót thương thần táo,Chất phác, thật thà,Ăn nói thẳng ngay,Tha thứ tội tình,Ngài còn phán bảo,Ta đây chẳng tính,Lỗi cũ năm xưa,Nhưng nhớ phải chừa,Chớ nên tái phạm,Cúi đầu bái tạ,Rối rít cảm ơn,Thần táo cam đoan,Từ nay chẳng dám…

Thần táo bạo gan,Chưa tấu rõ ràng, Vội há miệng than,Năm cũ vừa tàn,Năm mới sắp sang,Công việc ngập tràn,Tâm sự ngổn ngang,Thần trí mơ màng,Lòng dạ hoang mang,Đầu óc bàng hoàng,Nhớ sau, quên trước,Ngọc hoàng châm chước,Táo nhớ việc nào,Tấu ngay chuyện đó,Ta không làm khó,Táo chớ vội lo,Ta chẳng so đo,Táo đừng bối rối.

Thần xin tấu rổi,Chuyện mới nóng hổi,Thám tử tài giỏi,Trán cao, đầu hói,Tiếng tăm vang dội,Đâu cần phải hỏi,Ai nấy tỏ tường,

Danh tánh lẫy lừng,Mọi người đều biết,Bạn Nguyễn Văn Hùng,Sống ở bên Tây,Đa nghệ, lắm tài,Thơ làm thật hay,Văn viết thật dài,Kiêm luôn thám tử,Lặng lẽ, âm thầm,Tìm kiếm, truy tầm,Bạn cũ bao năm, Biệt tích, bặt tăm,Cuộc sống thăng trầm,Nơi chốn xa xăm,Gió sương mịt mùng,Phương hướng mông lung.Bạn Trầm Mậu Công,Làm việc thiện nguyện,Bên xứ Phi Châu,Đã sáu năm dài,Thật đáng khen thay,Tấm lòng nhân ái.Nay đã tương phùng,Bạn cũ vui chung,Chọc phá cô Dung,Giận ngồi bẻ phấn,Là bạn Tấn Hùng, Thật là quá quắc.Lớp phó Minh Châu, Học giỏi, hiền lành,Tài cao, đức trọng,Cho bạn cóp bi,Chẳng hề giấu diếm,Ai nấy đều thương.Chí Thành, Văn Sang,A de, tiền đạo,Chặn banh quá giỏi,Sút bóng thật hay.Văn Nghi, Châu Tài,Hai vị trưởng lớp,Bao tháng ngày xưa.Thái độ chững chạc,

Khiêm tốn, hiền hoà,Nói năng nhỏ nhẹ.Quốc Hùng thuở trẻ,Nghịch phá, ngang tàng,Trêu chọc bạn bè,Khiến Huy lập kế,Đẩy bạn ngả lăn,Hải suýt xuất chiêu,Khoá tay, bẻ cẳng,Bạn đã sợ chưa???Đùa chút cho vui,Khích lệ tinh thần,Những bạn bên Tây,Trải cơn náo động,Cuồng tín bạo hành,Ai nấy đều lo,Bụng dạ thấp thỏm,Ngồi đứng chẳng yên.Nhạc phụ bạn hiền,Cha vợ Năng Tín,Vừa mới qua đời,Nỗi buồn to tát,Cả lớp phân ưu,Thành kính chia buồn. Bên xứ cờ hoa,Nơi vùng Texas,Lắm cây thiệt lạ,Đầu thời lộn ngược,Chân hướng lên trời,Hai trái căng tròn,Trông như vú sữa,Đình quá lo xa,Nhắc nhở, dặn dò,Bạn đừng xớ rớ, Ngứa ngáy tay chân,Đưa tay sờ mó,“Măng vú dải sầu”,Như lời Tín bảo,Trót lỡ chạm vào,Lảnh án chung thân,Lỡ cười, lỡ khóc,Lẫn lộn buồn vui. Cụ Truyển nhà ta,

Tuổi chưa có già, Xấp xỉ sáu mươi,Sắp làm ông ngoại, Quá đổi vui mừng,Sẽ có cháu ngoan.Lãnh Vân quê nhà,Đặt ra câu đối,Bạn bè sôi nổi,Đối đáp xôn xao,Náo nhiệt, ồn ào,Văn chương vung vít,Vỗ tay ầm ĩ,Tắm tắc khen hay,Hổng biết mắc cỡ,Chẳng chút thẹn thùng,Thật quá phô trương,Khiến thần độn thổ. (hihihi!!!)Vân, Tỷ cắc cớ,Tiếng lóng luận bàn,Nghe thật chói tai,Mắt nhìn trợn ngược.Đáp lời Thùy, Truyển,Nhã ý gọi mời,Thanh, Ngọc đôi bạn,Làm thơ góp vui,Mùa “Hè Hội Ngộ” ,Ý lạ, lời hay:“Cai tù kiều diễm,Chẳng ngại thân sơ”…Bạn hữu khắp nơi,Thường xuyên hội họp,Tay bắt mặt mừng,Nói cười vui vẻ,Khiến Hải tủi phận,Chợt nhớ năm xưa,Bay qua bên Pháp,Mong gặp bạn cũ,Thương nhớ bao ngày,Ngờ đâu xúi quẩy,Chẳng thấy Văn Hùng,Đang đi du lịch,Châu Úc, Việt Nam.

Lòng buồn vô hạn,Về đến Na Uy,Âm thầm, lặng lẽ,Biếng nói, biếng cười,Buồn hết cả năm,Chẳng thèm lên mạng,Thư Tân thăm hỏi, Hổng thấy, không xem,Nên chẳng trả lời,Thật tình xin lổi,Mong Tân lượng thứ.

Kính bẫm Ngọc Hoàng,Cầu xin Thượng Đế,Thương tình thần táo,Tuổi đã khá cao,Chân run, mắt lão,Gối mõi, lưng còng,Đứng đã quá lâu,Sớ dài bẫm tấu,Hơi sức mõi mòn,Đầu óc cỏn con,Trí nhớ lú lẩn,Lắm chuyện xa xưa,Thần không nhớ nổi,Táo xin cáo biệt,Thượng Đế, Ngọc Hoàng,Về nơi cố bếp,Lảnh án chung thân,Cai tù kiều diễm…

Huỳnh Kim Hải

veque.com Giai Phẩm Xuân ẤT MÙI 2015 5

Nhớ ƠnThầy CôVõ Minh Châu

NHỚ THẦY CÔ

Như lời tri ân đến quí thầy cô

Tôi vào học ở trường Petrus Trương vĩnh Ký năm 1966 và rời khỏi trường sau khi học xong đệ tứ năm 1970 vì quá tuổi theo qui định nên phải học nhảy lớp kịp thi Tú tài I năm 1971 . Dù chỉ học 4 năm Trung học đệ nhất cấp tại Petrus Ký nhưng đã để lại trong tôi

nhiều kỷ niệm đẹp của thời niên thiếu : được học với thầy cô dạy giỏi tuy có nghiêm khắc nhưng rất thương học trò và có nhiều người bạn tốt . Sau khi xa mái trường thân yêu và mãi đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ đến quí thầy cô đã dạy từ lớp đệ thất 2 đến đệ tứ 2 , trong bài viết này xin mạn phép nhớ về một số thầy cô có tính cách tượng trưng như một lời tri ân sâu sắc đến những người đã dày công dạy dỗ mình .Từ lớp đệ thất đến đệ ngũ , môn quốc văn được giảng dạy bởi 2 cô đều tên Dung : cô Phạm thị Ngọc Dung ( PTND ) và cô Trần thị Ngọc Dung ( TTND ) . Cô Dung “ Phạm “ dạy năm đệ thất 2 và đệ ngũ 2 còn cô Dung “ Trần “ dạy năm đệ lục 2 . Cô PTND gốc người miền Bắc , có dáng người thanh mảnh , tương đối dễ tính , khá hiền , cô có giọng nói nhanh và vui khi giảng bài , hình như cô học ở Đại học Văn Khoa Saigon ? , thuộc trường phái “ văn dĩ tải đạo “ . Do đó , khi bình giảng bài văn trong tác phẩm của các nhà văn cô không chỉ bình về văn chương , nghệ thuật mà còn xét đến khuynh hướng chính trị , mục đích của tác giả . Tôi vẫn còn nhớ cô đã phê các nhà văn Nguyễn Văn Vĩnh , Phạm Quỳnh khá “ nặng “ , năm đệ thất cô giảng bài là chủ yếu nhưng đến năm đệ ngũ thì cô cho phép học trò được đặt câu hỏi, nêu thắc mắc, tranh luận và anh Nguyễn Văn Nghi – lớp trưởng năm đệ ngũ - thường đặt vấn đề .Vào buổi học cận Tết năm 1969 cô chép tặng cả lớp bài thơ tựa đề “ Thu “ thuộc thể thất ngôn bát cú có đặc điểm mỗi câu trong bài thơ đều có từ “ thu “Năm 1973 , tôi gặp lại anh Nghi và anh cho biết Cô Dung đã lập gia đình , cô có hỏi thăm tin tức của tôi . Thật là cảm động về tấm lòng của cô dành cho tôi . Giờ chắc cô Dung “ Phạm” đã trên thất thập.Cô TTND người miền Nam , dáng người tầm tầm , gương mặt cô khá nghiêm , cô có giọng nói thật “ tuyệt” , hình như cô tốt nghiệp Đại học Sư Phạm Saigon thì phải. Cô theo trường phái “ nghệ thuật vị nghệ thuật “ nên cô bình giảng văn chỉ thuần về văn học , nghệ thuật và phi chính trị . Tôi nhớ có bạn trong lớp hỏi về nhà văn Khái Hưng thì cô chỉ trả lời nhà văn này mất tích năm 1947 mà không giải thích gì cả làm cho anh em trong lớp tròn mắt ngạc nhiên ? Cô Dung Trần giảng Bích câu kỳ ngộ rất hay , tổ chức trần thuyết ( thuyết trình ) cho lớp với các tác phẩm “Bút nghiên”, “ Đoạn Tuyệt “ , … thật sinh động nhưng rất tiếc năm học 1967 – 1968 chỉ kéo dài khoảng 1,5 lục cá nguyệt

và kết thúc sớm do chiến cuộc Tết Mậu Thân. Vừa qua , học trò lớp đệ thất 2 bàng hoàng và vô cùng thương cảm khi nghe tin Cô Dung “ Trần “” bị tai nạn giao thông tại Hoa Kỳ . Về môn quốc văn : cả 2 cô Dung đều truyền lại cho lớp cách viết văn , sử dụng từ ngữ , áp dụng mỹ từ pháp trong hành văn , có cái nhìn về các nhà văn , thi sĩ .Về môn Toán , lớp đệ thất và đệ lục học với thầy Trần Văn Thưởng . Thầy Thưởng người miền Bắc , dáng khá cao , tính tình vui vẽ , ăn mặc chỉnh tề , giảng bài dễ hiểu , thường đề cập các vấn đề cơ bản nhất trong bài học . Vì thầy là giáo sư hướng dẫn ( giáo viên chủ nhiệm ngày nay ) của lớp đệ lục nên thầy có chú ý với anh em trong lớp về đầu tóc , quần áo khi đi học . Năm 1968 , gia đình tôi là nạn nhân chiến cuộc , bị cháy nhà , thầy Thưởng mở cuộc lạc quyên trong lớp và thầy ủng hộ thêm một số tiền để giúp tôi trong cơn hoạn nạn . Thật quí hóa vô cùng , tôi mãi nhớ ơn thầy Thưởng và các bạn trong lớp về nghĩa cử cao đẹp này .Lên lớp đệ tứ ( năm học 1969 – 1970 ) , thầy Đặng Quốc Khánh dạy môn toán .Tôi vẫn còn nhớ như in ở buổi học đầu tiên khi thấy thầy Khánh dừng lại cửa lớp đệ tứ 2 là tim tôi thót lên vì lo sợ . Tại sao ? Vì năm 1969 tôi vừa học lớp đệ tam B5 ở trường tư thục Phan Sào Nam ( khai giảng từ tháng 7 ) vừa học đệ tứ 2 tại Petrus Ký mà thầy Khánh lại đảm trách môn toán tại 2 lớp này . Ở trường Phan Sào Nam ( PSN ) thầy thường gọi tôi lên giải toán trong lớp nên tôi lo sợ thầy sẽ phát hiện tôi học nhảy lớp , các buổi học môn toán ở PSN và Petrus Ký trong vài tuần lễ đầu tháng 10 trôi qua khá nặng nề với tôi . Sau một thời gian không thấy thầy Khánh nói gì dù thầy vẫn gọi tôi lên làm toán nên tôi dần lấy lại bình tĩnh và an tâm , mãi về sau này khi vào đại học tôi nghĩ lại thấy mình quá ngây thơ . Nếu thầy Khánh có đọc được những dòng này có lẽ thầy cũng phì cười và xin thầy tha lỗi cho em .Các thầy dạy toán đã rèn luyện cho học trò tính tự học nghĩa là tự đọc sách để hiểu bài trước khi thầy dạy , tự làm bài tập và tự rút ra kết luận và nhờ vậy lên đệ nhị cấp tôi theo kịp bạn bè .Môn Lý Hóa ở đệ thất và đệ lục do cô Lâm Thị Cúc dạy , hình như cô gốc người Hoa , tính cô rất thoáng và hiền . Cô dạy kỹ và cho điểm khá rộng . Theo chương trình môn lý hóa lớp đệ thất và đệ lục khá đơn giản và “ nhẹ “ nên việc học cũng thoải mái . Lên đệ ngũ học với thầy Đặng Văn Hiền , thầy vui vẽ và cũng hiền hậu như tên của thầy , thầy khá bình dân , hòa đồng và thường nói chuyện với anh em trong lớp . Thật buồn khi nghe tin cô Cúc và thầy Hiền tạ thế ở Bĩ và Hoa Kỳ . Lớp đệ tứ được học với thầy Nguyễn Văn Lộc , thầy có vóc dáng trung bình , vui vẽ và khá kỹ lưỡng , thầy dạy cả môn Lý Hóa và Vạn Vật ( Sinh vật bây giờ ) . Song song với dạy lý thuyết , thầy Lộc thường thực hiện các bài thí nghiệm trên lớp về lực kế Poncelet , về hệ số ma sát trượt , các phản ứng hóa học của acid, baze , … để học sinh xem . Môn Pháp văn được giảng dạy bởi thầy Thẩm Túc ở năm đệ thất , thầy khá lớn tuổi , gốc người miền Bắc , vui tính và thương học trò . Thầy dạy theo quyển “ Le Français Élementaire I “ có in hình con gà trống . Lên năm đệ lục thì cô Phan Ngọc Loan đảm trách , cô dạy khá sinh động và chia thành nhiều chuyên đề như vocabulaire , lecture , récitation , conju-gaison , grammaire , … Giờ Pháp văn trở nên lý thú hơn . Năm đệ ngũ thì học với thầy Trần Văn Tiễn , thầy gốc người miền Nam , dáng cao và ốm , rất hiền , dạy theo quyển “ Le Français Élementaire II”

veque.com Giai Phẩm Xuân ẤT MÙI 2015 6

Lớp đệ tứ học Pháp văn với thầy Hồ Văn Thái vốn là Kiến trúc sư , thầy cũng vui tính và hiền hậu , dạy theo sách “ Cours de Langue “ Về Sử Địa thì học với thầy Dương Ngọc Sum năm đệ lục , thầy có dáng cao to , giọng nói lớn và rõ , tính thầy vui vẽ khi học sinh thuộc bài nhưng khá nghiêm khắc với các bạn lười học , thầy là sĩ quan quân đội biệt phái và có lúc phụ trách dạy quân sự học đường ở trường Petrus Ký . Năm đệ ngũ thì học với cô Phạm thị Thiên Hương , các đàn anh lớp trên thường hay thêu dệt về tính nghiêm khắc của cô Thiên Hương . Tuy nhiên , đối với tôi thì chỉ thấy cô hơi khó tính hơn các thầy cô khác một chút mà thôi , nhất là khi nói chuyện với học trò thì cô có cách nói như bậc cha mẹ đối với con cái và đôi khi hơi sẵn giọng ( có lẽ do cô hơi đứng tuổi chăng ? ) . Phương pháp giảng dạy của cô rèn luyện tính tự học , tự đặt câu , tự soạn bài cho học sinh vì môn địa lý thì cô giảng bài và học trò ghi lại rồi tự viết thành bài học cho riêng mình. Lớp đệ tứ thì thầy Nguyễn Trí Minh đảm trách , thầy có vóc dáng cao, rất hiền , nói năng lưu loát , giảng bài khá chi tiết .Môn Công dân giáo dục học với cô Nguyễn Thu Hà , cô dạy khá sinh động bằng cách nêu vấn đề rồi khuyến khích học sinh : trình bày ý kiến cá nhân và giải quyết tình huống . Do đó , các bạn trong lớp rất tích cực tham gia phát biểu . Lên năm đệ tứ học với thầy Nguyễn Bá Kim , thầy có dáng cao và gầy , dạy với nhiều thông tin về các thể chế chính trị tại Hoa Kỳ , Anh quốc , Cộng hòa Pháp … Tính thầy Kim khá thoáng và vui vẽ. ( Năm 71 , ở lớp đệ Nhất B tôi được học lần nữa với thầy cũng môn Công dân tại trường tư thục Tân Văn , lúc này thầy đã tốt nghiệp Cao học Luật tại Đại học Luật Khoa Sài gòn )Môn Hội họa học với thầy Đặng Công Hầu và thầy Mạch Tứ Hải . Thầy Hầu khá đẹp trai , dáng phong lưu , thích ra bài tập về phối màu cho lớp và cho điểm rất thoáng như tính thầy . Thầy Hải có dáng hơi gầy , nhanh nhẹn, thích vẽ truyền chân hơn chẳng hạn như vẽ tĩnh vật . Cả 2 thầy đều truyền đạt cho học trò về cách cảm thụ hội họa , trường phái hội họa . Cách đây vài năm nghe tin thầy Hầu mất do bị tai biến mạch máu .Môn Nhạc được thầy Nguyễn Hữu Ba – nhạc sư trường Quốc gia Âm nhạc Sài gòn - dạy , thầy dạy cách xướng âm các bài hát . Bên cạnh đó thầy giới thiệu về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước với các bài hát chống Pháp , về phong trào tranh đấu của học sinh nhất là sự kiện “ Trò Ơn “ ở trường Petrus Ký . Môn nhạc là môn mà tôi gặp nhiều khó khăn nhất ( bị điểm rất kém ) do không có khiếu . Nhạc sư Nguyễn Hữu Ba sau năm 1975 được phong tặng danh hiệu “ Nghệ sĩ ưu tú “ và thầy có nhiều đóng góp về phát triển nhạc cung đình Huế .

Thấm thoát hơn 40 năm đã qua với nhiều thay đổi của cuộc đời , tôi xin hồi tưởng lại những kỹ niệm , cảm xúc của mình đối với quí Thầy Cô đã dạy như một lời tri ân sâu

sắc . Xin được thắp nén hương tưởng niệm các Thầy Cô đã về bên kia thế giới và xin kính chúc các Thầy Cô nhiều sức khỏe , an lành .

Võ Minh Châu Cựu HS Petrus Ký Niên Khoá 1966-70

veque.com Giai Phẩm Xuân ẤT MÙI 2015 7

những buổi tốt đi bộ dưới hàng cây phượng rợp bóng mát…có lẽ đã giúp tôi có sức để không bị “sóng” đánh chìm! Nhớ những buổi sáng tháng Tư, tháng Sáu, mới sáng sớm ánh mặt trời đã chói chang rát cả mặt mũi, chạy xe được một quảng, mồ hôi đã thấm ướt cả áo! Sang tháng 8, tháng 9, Sài Gòn vào mùa mưa, đầu giờ chiều hẹn làm việc với đối tác, mới chạy xe được mấy phút thì mây đen từ đâu tới, ùn ùn giăng kín bầu trời, sấm vang, chớp giật, mưa ào ào tuôn! Mặc vội chiếc áo mưa, vừa chay xe, vừa đưa tay vuốt những giọt mưa tuôn là chả trên mặt.

Nhưng cuộc sống đôi lúc cũng có những niềm vui. Đầu năm, tôi có dịp đi tham quan phố cổ Hội An với anh em cô bạn thân quê xứ Quảng. Chúng tôi thong thả dạo chơi các ngả đường, dưới ánh sáng lung linh, quyến rũ của những chiếc đèn lồng xinh xinh nhiều màu sắc, cùng nhau thưởng thức những món ngon đặc sản của Hội An, tham quan các cửa hàng bán quà lưu niệm, với các cô gái xinh đẹp, hiếu khách, vui vẻ tươi cười “hê lô” với những vị khách nước ngoài. Một đêm bình yên ở phố Cổ đã để lại cho tội nhiều kỷ niệm đẹp khó quên! Tháng chạp cuối năm, biển lại dậy “sóng’. Xong cái báo cáo nầy tới cái khác, lo chuyện xây nhà cho vợ chồng cô em út an cư lạc

nghiệp, đưa thợ tới lót gạch nâng nền nhà người bạn, sửa soạn vài phần quà tết viếng những người bạn đã đi xa…Sau ngày đưa ông táo về trời, lại cùng với mấy anh em sắm sửa về quê quét dọn mồ mã ông bà, cha mẹ, đốt nén nhang thơm cho ấm lòng người đã khuất. Ở thế giới bên kia, không còn cảnh ồn ào, nhôn nhịp ngựa xe tấp nập “người đi như nước qua đê” (NS Trịnh

Công Sơn), chắc hai đấng sinh thành của chúng tôi đang ung dung, thanh thản, không phải lo toan, vướng bận chuyện thế sự trần gian nữa.“ Mẹ quê xưa giờ nơi thanh vắngCầu tre nay nằm nghiêng trong nắngCòn lại trong tôi một trời yêu thương…” (NS Tiến Luân) Năm cũ sắp hết, tết lại sắp đến. Mọi người đang nô nức , rôn ràng mua sắm, chuẩn bị đón xuân mới mọi người sum họp đầm ấm, có đầy đủ rượu, bia, bánh mứt, nồi thịt kho, cặp bánh chưng, bánh tét, trái dưa đỏ, câu đối hồng…, dọn dẹp nhà cửa, lau dọn bàn thờ để đón ông bà. Nhớ tới những cảnh đời bất hạnh,bạn bè tôi đã tổ chức đi thăm trại phong Bến Sắn (Bình Dương), mái ấm Mây Ngàn (Tây Ninh), mang tới cho các anh chị,các cháu những tấm áo lành lặn,những hộp bánh mứt, phong bao đỏ lì xì gọi là có chút hương xuân. Nhưng bên lề cuộc đời còn nhiều kẻ lang thang, cơ nhỡ, không nơi nương tựa, cần lắm những tấm long nhân ái,mang đến cho họ chút nắng ấm áp của mùa xuân!

Ở phương trời xa xôi đầy tuyết trắng, những bạn bè tôi, chắc giờ đang lặng lẽ ngắm tuyết rơi đầy. Trong lòng những người con xa xứ, hình bóng quê nhà với hàng dừa xanh rủ bóng, “cây trái ngọt uống dòng phù sa” (NSTh.Sơn), người mẹ già “tóc đã pha sương” đang mỏi mắt ngóng chờ con! Tôi muốn gởi tới bạn những lời chia xẻ thân tình, mong muốn một ngày không xa lại vui vầy xum họp cho thỏa lòng mong nhớ.“ Và tôi nhớ hoài một loài cây…”(NS Trần Long Ẩn) Đêm nay, có lẽ tôi sẽ trải qua một giấc mơ đẹp. Tôi như thấy mảnh vườn nhỏ của ngoại tôi ở quê nhà bỗng trải dài ra ngút ngàn, cò bay thẳng cánh, bốn bề xôn xao sông nước. Tôi sẽ đón những đứa trẻ mồ côi, những người già neo đơn không ai chăm sóc về đó sống. Họ sẽ cùng nhau làm vườn, chăm sóc cây trái, nuôi cá, nuôi dê, nuôi bò, nuôi vịt. Họ sẽ có một cuộc sống bình yên, cơm ngon, áo ấm. Mỗi buổi chiều tà,sau một ngày lao động, tôi sẽ chọn cho mình một góc trời riêng, tình lặng, vừa thong thả thưởng thức tách trà nóng, vừa dõi mắt theo cánh diều chao liệng giữa trời hoàng hôn nhuộm ráng đỏ. Cuộc sống bình dị nơi đồng nội sẽ làm tâm hồn ta lâng lâng, nhẹ nhàng, thanh thản, “có con trâu, có nương dâu, thiên đường nầy mơ ước bao lâu…” (NS Ngọc Khánh). Dương Hoà Minh

CẢM NGHĨ NGÀY CUỐI NĂM“Hết mùa đông nắng xuân lại về…” (NS Song Ngọc)

Buổi sáng nắng sớm. Khi tôi dắt xe ra ngõ, ông mặt trời, gương mặt hồng hào, hình như đã thức dậy từ sớm, đang nhẹ nhàng thả những tia nắng như những sợi tơ vàng óng ả chan hòa khắp mặt đất. Mọi vật như bừng tĩnh sau giấc ngủ đông kéo dài. “Mùa đông đã xa, đã xa…” (NS Nguyễn Nam)

Có vẻ như Bà Chúa Tuyết, sau những tháng ngày rong ruổi “về phương Nam lắng nghe cung đàn, thổn thức vọng dưới trăng mơ màng” (NS Vũ Đức Sao Biển) đã chán cảnh “sông nước vây quanh,dừa xanh xanh cây trái ngút ngàn” (NS Tiến Luân), đã vội vã ra lệnh cho người hầu dánh chiếc xe bám đầy tuyết trắng, đưa Bà trở về tòa lâu đài lạnh giá nghỉ ngơi, chờ mùa đông tới lại “hành phương Nam”. Có vẻ như vị thần Zeus oai dũng lại yên vị trên chiếc xe bốn ngựa kéo của mình do người hầu cận lực lưỡng cầm cương, lại bắt đầu phiêu du khắp nơi. Không biết trên chặng đường đầy nắng và gió của mình, “chúa tể các vị thần” có rộng lòng mà phóng tay ban phát phước lành cho khắp chốn nhân gian không?“Cuối năm ngồi tính lại sổ đời” (NS Song Ngọc) Năm con Ngựa sắp trôi qua. Giờ ngồi lật ngược lại chiếc đồng hồ cát, từng giọt thời gian lại lặng lẽ quay về. Một năm bộn bề với công việc. Những bản báo cáo hàng tháng, hàng quý, sáu tháng, chín tháng, những buổi họp đầu tuần, giữa rồi cuối tuần ….như những đợt sóng, có lúc cuồn cuộn vươn cao mạnh mẽ tưởng như đã nhấn chìm tôi mất! Tôi nhớ lại những buổi sáng dậy sớm chạy bộ hàng cây số,

veque.com Giai Phẩm Xuân ẤT MÙI 2015 8

CHU VĂN AN ÔNG TỔ NGHỀ GIÁO VIỆT NAM

Ngày nay người đời ghi nhận công lao đóng góp của những người làm nghề giáo trong sự nghiệp trồng người đã chọn ngày 20 tháng 11 hàng năm làm Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, tuy nhiên, không có tài liệu nào nói ông tổ nhà giáo là ai.

Thật ra từ hàng ngàn năm trước đã có những người làm nghề dạy học mà người đời vẫn gọi là thầy đồ. Thuở đó, thầy đồ dạy học trò từ lúc bắt đầu đọc chữ cho tới khi lớn lên đủ kiến thức để lên kinh tham dự các kỳ thi Hội, thi Đình do triều đình tổ chức.

Trong lịch sử Việt Nam có hàng ngàn thầy giáo mẫu mực đáng cho ngàn đời sau noi gương, trong đó, người thầy giáo mà mọi người đều ngưỡng mộ công lao và đức độ đáng để ngàn đời ghi nhớ, một bậc hiền nho, một tấm gương tiết tháo, suốt đời không màng lợi danh. Đó chính là thầy Chu Văn An, người có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo. Thầy Chu Văn An được người đời sau phong tặng danh hiệu “Vạn thế sư biểu”.

Tiểu sử

Chu Văn An (1292–1370), tên thật là Chu An, hiệu là Tiều Ẩn, là một nhà giáo, thầy thuốc, đại quan nhà Trần, được phong tước Văn Trinh Công nên đời sau quen gọi là Chu Văn An hay Chu Văn Trinh. Quê ông ở làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là Thanh Trì, Hà Nội).

Là người chính trực, đã từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung, bên kia sông Tô Lịch. Chu Văn An tính cương nghị, thẳng thắn, sửa mình trong sạch, bền giữ tiết tháo, không cầu lợi lộc. Ông ở nhà đọc sách, học vấn tinh thông, nổi tiếng gần xa, học trò rất đông, có nhiều người đỗ đại khoa. Vua Trần Minh Tông (1300–1357) mời ông ra làm tư nghiệp Quốc tử giám, dạy cho Thái tử Trần Vượng, tức là vua Trần Hiến Tông tương lai. Đến đời Trần Dụ Tông, ông thấy quyền thần làm nhiều điều vô đạo, ông dâng Thất trảm sớ xin chém 7 tên gian nịnh, nhưng vua không nghe. Ông chán nản từ quan về ở núi Phượng Hoàng (Chí Linh, Hải Dương), làm nhà ở giữa hai ngọn núi Kỳ Lân – Phượng Hoàng và mở trường dạy học, lấy hiệu là Tiều ẩn (người đi ẩn hái củi), dạy học, viết sách cho tới khi mất.

Ít năm sau khi ông từ quan, vua Trần Dụ Tông có chỉ triệu Chu Văn An hồi triều nhưng ông từ chối nên vua tỏ ý giận dữ. Thân mẫu vua là Hoàng Thái hậu Bảo Từ khuyên: “Thầy Chu Văn An là bậc cao hiền, Thiên tử không có quyền bắt người ta làm tôi được”. Khi Trần Nghệ Tông lên ngôi, có mời nhưng ông chỉ về kinh thành chúc mừng, rồi trở lại núi cũ, không nhận chức tước. Sau khi Chu Văn An mất, ông được triều đình truy tặng tước Văn Trinh Công (tên gọi Chu Văn Trinh là do sự ân tặng này). Ông được ban tên thụy là Khanh Tiết và thờ ở Văn Miếu.

Theo sử sách ghi lại, nhà Trần trải qua 12 đời vua, từ vua đầu tiên Trần Thái Tông năm 1225, đến vua cuối cùng là Trần Thiếu Đế năm 1400. Như vậy nhà Trần kéo dài được 175 năm. Sau đó vào năm 1400 bị Hồ Quý Ly cướp ngôi. Thầy Chu Văn An sinh ra vào thời vua thứ 6 của nhà Trần, tức vua Trần Minh Tông, trải qua đời vua Trần Dụ Tông, và mất vào đời vua thứ 8 của nhà Trần, tức vua Trần Nghệ Tông, năm 1370.

Vinh danh

Nét nổi bật hơn cả ở con người Chu Văn An đó là một người thầy mẫu mực trong lịch sử đất nước ta. Từ trước đời Trần, có biết bao nhiêu người thầy với những cống hiến lớn lao, và các triều đại về sau lại càng nhiều những bậc tôn sư đạo cao đức trọng, thế nhưng không ai có thể so sánh được với Chu Văn An. Người thầy này có nhiều điều đáng quý:

* Ông đã dạy các lứa học trò từ bậc cao nhất cho đến lớp học trò bình thường ở nông thôn. Ông là thầy (Tư phó) ở Trường Quốc Tử Giám dạy con em các vua quan. Ông đã mở một trường tư nhỏ tại huyện Thanh Đàm, lấy tên là trường Huỳnh Cung (làng Cung Huỳnh, cạnh làng Văn, huyện trên, nơi Chu Văn An làm nhà đọc sách). Tuy trường nhỏ nhưng đã thu nạp hàng ngàn môn sinh đến chật cửa. Chính từ trường Huỳnh Cung này mà Chu Văn An nức tiếng, được vua mời về Quốc Tử Giám.

* Về phương pháp dạy học, Chu Văn An có một phong cách đặc biệt hấp dẫn, khiến cho mọi người đều phải kính nể, tôn phục. Tài liệu xưa còn ghi lại, ông rất nghiêm nghị và gương mẫu. Những học trò cũ đã làm quan to như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát lúc về thăm ông vẫn phải khép nép giữ gìn, và sau khi có điều gì chưa đúng phép, ông vẫn nghiêm khắc dạy bảo. Sự nghiêm minh này càng khiến ông được học trò kính mến hơn.

* Cuộc đời thanh bạch và tiết tháo của ông là tấm gương sáng của thời phong kiến Việt Nam. Ông là một trong số rất ít bậc hiền nho được thờ ở Văn Miếu. Sự nghiệp của ông được ghi lại trong văn bia ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám.

Hiện nay còn lăng mộ và đền thờ của ông nằm trên núi Phượng Hoàng, thuộc xã Văn An; cách khu di tích Côn Sơn khoảng 4 km.

Đây là một điểm di tích văn hoá và danh thắng, với cảnh rừng thông đẹp trùng điệp, có đền thờ cũ và mới xây xong năm 2007. Lăng mộ Chu Văn An nằm trong khu di tích này. Lễ hội vào tháng tám và tháng một, trọng hội vào ngày 25-8 và 26-11. Khu di tích được xếp hạng năm 1998.

Sinh thời, Chu Văn An luôn luôn được dân chúng ca ngợi về phẩm chất thanh cao tuyệt vời của ông. Ông được tôn là “Vạn thế sư biểu”, nghĩa là người thầy chuẩn mực của Việt Nam muôn đời. Sau khi ông qua đời, triều đình đã đưa ông vào thờ ở Văn Miếu, xem ông ngang hàng với những bậc Thánh hiền ngày xưa.

Người dân vùng quê Thanh Đàm thờ ông làm Thành hoàng và gọi là đức Thánh Chu. Việt Nam có những thánh võ như Thánh Dóng, Thánh Trần, thì cũng phải có cả Thánh văn. Thánh văn là nhà giáo, là thầy Chu Văn An. Những di tích trong nước có liên quan đến ông đều gắn với uy danh người thầy giáo: Đền Thanh Liệt, Đền Huỳnh Cung, Đền Văn Điển, Đền Phượng Sơn, Mả Thuồng Luồng, Đầm Mực, Linh Đàm, … Vị trí của Thầy Chu Văn An trong lịch sử giáo dục Việt Nam hoàn toàn có thể tôn làm Ông tổ nghề giáo Việt Nam.

Nguyễn Tấn PhướcSưu tầm, biên tập

Sài gòn, ngày 20 /11/2014

veque.com Giai Phẩm Xuân ẤT MÙI 2015 9

Thơ Xuân 2015 Lê Học Lãnh Vân Lãnh Vân có đứa con trai đang học ở Úc. Cháu rất mê chụp hình. Vân gởi anh và các bạn mấy câu viết cho con trai khi cháu chụp hình phượng tím gởi về nhà. Bài này LVân tâm sự với cháu, có ý chia sẻ kinh nghiệm với cháu rằng khi còn trẻ hãy sống cho đầy đủ với tình cảm tươi đẹp, để lúc về già mỗi khi nhớ lại sẽ vẫn nghe lòng rung động niềm hạnh phúc...

Hồi xưa ba ở bên kiaThấy màu phượng tím nhớ dìa cố hương Cuối năm phượng đỏ sân trườngMột thời tuổi trẻ áo vương, gió đùaNgười đi hoa nắng đong đưaRắc trên vạt trắng mấy mùa nhớ mong Tuổi đời gió đã qua sôngCòn ly đậu đỏ Gia Long ấm tình...

tháng 4/2014

Bài dưới đây Vân làm khi về quê chơi một mùa Xuân mấy mươi năm trước, trong những ngày còn «mùng». Khí hậu trong lành, cảnh vật yên vui... Sáng ra áo ấm còn ren rétDưới cửa vàng mai điểm một cànhBướm nắng rung rinh giàn đậu ngựMướp sương lấm tấm mái nhà tranhTình xưa lại thoảng cung đàn thắmÝ cũ thêm nhuần nét bút xanhTựa ghế thở đầy hương rạ mớiChung trà khói thoảng bóng ngày nhanh...

Các bạn Gia Long và PetrusKý, có ai còn nhớ quán chè đậu đỏ Gia Long, trên đường Bà Huyện Thanh Quan, gần chùa Xa Lợi? Ngồi quán đó ngó qua goc trường Gia Long thấy cây phượng «đẹp nhất Sài Gòn» nghiêng cành thả nắng xuống những ta áo đẹp nhất thời ta mười tám tuổi...Lê HL Vân

Bốn MùaLá vàng nhắc tuổi vào ThuTuyết rơi ấm chén bồ đào bâng khuângCành lê giọt nắng hồi xuânAo sen gió mát lần lần năm sang... Bốn mùa một kiếp thời gianNgó lên mây trắng hàng hàng thong dong...

Xuân Ất MùiMới chớm heo heo gió chuyển mùaĐã òa phố thị áo len đưaRung trong đáy gió cành xuân nõnRộn cả khung trời tiếng én khuaMắt Me lấp lánh niềm yêu quíLòng Bố bồi hồi thủa đón đưaHai đứa con cười: “Trông bố mẹGià đời quấn quít vẫn như xưa...”

Một buổi chiều tan lớp. Người thầy giáo trẻ đứng trên hành lang nhìn học trò túa ra...Chợt nhớ bao nhiêu chiếc áo dài trung học, đại học. Bao nhiêu màu áo hồng, vàng, xanh, tím... miền Bắc, miền Trung, miền Nam... Ôi, mới bốn tháng trước thầy còn là sinh viên!

Bướm MâyRa trường lại dạy nơi trường cũTiếc nhớ làm sao tuổi học tròGiữa lớp niềm vui khi bạn họpSân trường áo tím thủa mây đưa...Nẻo đời lo tính thân già mấtTrang sách ngây thơ bụi phủ mờNhững buổi tan trường bươm bướm áoBướm học trò rợp cánh ngày xưa...

1979

veque.com Giai Phẩm Xuân ẤT MÙI 2015 10

TUỔI TÂM LÝ CỦA CON NGƯỜINguyễn Tấn Phước

Có nhiều cách để tính tuổi của con người. Cách tính tuổi thông thường nhất là tính theo tuổi sinh học, tính theo ngày tháng năm sinh. Cách tính tuổi khác là tính theo tâm lý phát triển của con người.

1- Tuổi sơ sinh: khi mới sinh ra cho đến ngày thôi nôi (12 tháng).

2- Tuổi ấu nhi: từ 1đến 3 tuổi. Đây là lứa tuổi được đưa đến nhà trẻ để chăm sóc nếu gia đình không có điều kiện chăm sóc thường xuyên.

3- Tuổi nhi đồng: từ 3 đến 6 tuổi. Đây là lứa tuổi mà các em được theo học các lớp mẫu giáo mầm, chồi, lá.

4- Tuổi thiếu nhi: từ 6 đến 10 tuổi, các em không còn đủ nhỏ (thiếu) để là nhi đồng nữa. Các em bắt đầu vào học trường Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5.

5- Tuổi thiếu niên: từ 10 đến 15 tuổi, các em chưa đủ lớn (thiếu) để là thanh niên. Các em được chuyển sang học trường Trung học cơ sở từ lớp 6 đến lớp 9.

6- Tuổi thanh niên: lứa tuổi này kéo dài từ 15 đến 30 tuổi. Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quảng thời gian học tập của con người. Thông thường thì người ta sẽ học Trung học phổ thông 3 năm, Đại học 4-5 năm, nhưng những năm sau khi tốt nghiệp Đại học vẫn là những năm có thể tiếp tục học tập bằng nhiều hình thức như: học tiếp lên sau đại học hay học tập trong cuộc sống, trong công việc. Đến 30 tuổi là lứa tuổi chín muồi để tự xây dựng công danh sự nghiệp.

Ngày nay ta thường nghe nói đến lứa tuổi “Teen” (theo tiếng Anh là từ 13 đến 19 tuổi: thirteen – nineteen). Đây là giai đoạn dậy thì của thanh niên, giai đoạn phát triển thể

tuổi), thường sức khỏe sẽ không cho phép người ta tiếp tục làm việc ở vị trí lãnh đạo, chế độ nghỉ hưu được áp dụng rất hợp lý. Một số người thực tài hay có vị trí đặc biệt trong xã hội có thể được giữ làm việc tiếp ở vai trò cố vấn.

Mùa đông: từ 76 đến 100 tuổi

Giai đoạn mùa đông của mỗi người thường không dài như nhau. Đây là khoảng thời gian dành cho mọi người nghỉ ngơi hưởng nhàn sau bao năm cống hiến tài năng, sức lực cho xã hội. Xã hội dành những quan tâm, chế độ ưu đãi cho người người qua lứa tuổi mùa đông như những bù đắp cho công lao đóng góp của họ cho đời.

Thời đại hiện nay, người ta thường bị cuộc sống công nghiệp cuốn hút theo, người ta sống nhanh, sống gấp và ít quan tâm nhau. Gia đình thời đại mới lại rất ít con hoặc không có con, người già sẽ thật sự cô đơn, lạnh lẽo trong lứa tuổi mùa đông của mình. Tùy hoàn cảnh của mình, mỗi người phải tự chuẩn bị cho mình cách sống thích hợp khi đến lứa tuổi này và phải biết chấp nhận thực tế của cuộc sống để không phải hụt hẩng, tuyệt vọng khi đến lúc đông tàn.

Tác giả bài Tự khuyên mình đã viết:“Ví không có cảnh đông tàn

Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân”

Một năm khởi đầu vào mùa xuân, kết thúc vào mùa đông, bốn mùa là bốn giai đoạn phát triển theo quy luật của cuộc sống: “Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu liễm, Đông tàn”. Không ai có thể thay đổi được quy luật của thiên nhiên, không thay đổi được thì phải chấp nhận một cách chủ động và có ý thức.

Sài gòn, ngày 10/01/2015

Sưu tầm và Lạm bàn

Nguyễn Tấn Phước

lực, hình thành và phát triển nhân cách. Hiện nay, các em phát triển rất sớm so với ngày xưa nên tuổi “Teen” được hiểu rộng hơn, có thể từ 10 đến 20 tuổi.

7- Tuổi trung niên: từ 30 đến 50 tuổi. Đây là giai đoạn mà người ta làm việc hiệu quả nhất với kiến thức hoàn chỉnh, kỹ năng sống đã trãi nghiệm trong thực tế, kinh nghiệm trong công việc sẽ giúp cho người ta làm việc, nhìn nhận sự việc, suy nghĩ chín chắn, giải quyết vấn đề đúng đắn và dễ đạt đến thành công.

Qua lứa tuổi 50 thì thường không còn được gọi là trung niên nữa, nhưng chưa đủ để gọi là lão niên, thôi thì có thể gọi là tuổi Thiếu trung niên hay Tiền lão niên (?). Trong y học, phụ nữ ở khoảng tuổi này là lứa tuổi tiền mãn kinh, nam giới cũng bắt đầu sang giai đoạn tiền mãn dục rồi.

Ngày nay, y học phát triển, tuổi thọ người Việt ngày càng cao hơn (80-85 tuổi) nên người ta thường xếp tuổi trung niên từ 40 đến 60 tuổi. Như vậy, tuổi thanh niên đã được kéo dài đến 40 tuổi (?).

8- Tuổi lão niên: từ 60 tuổi trở lên. Khi đến 60 tuổi, người ta làm Lễ mừng Đáo Tuế (trở lại tuổi cũ theo cách tính Thập Can Thập nhị Chi). Cách phân loại và quy Tuổi Tâm lý tương đương Tuổi Sinh học như trên là đối với những người phát triển bình thường.

TÍNH TUỔI THEO MÙA TRONG NĂMNhạc sỹ Y Vân có viết bài hát “60 năm cuộc đời”, có lẽ nhạc sỹ lấy ý từ tuổi Đáo Tuế hay tuổi thọ ngày xưa chỉ ở mức 60 năm. Ngày nay tuổi thọ ở các nước tiên tiến thường rất cao, số người sống qua tuổi 100 cũng ngày càng nhiều. Nếu lấy đời người là 100 năm so với 4 mùa trong một năm thì có thể chia đời người làm 4 khoảng thời gian như sau:

Mùa Xuân: từ lúc sơ sinh đến 25 tuổi

Đây là giai đoạn con người được nuôi dưỡng như một mầm xanh, tiếp thu sự giáo dục của gia đình, học đường và xã hội. Kiến thức cũng như sự hiểu biết về nghề nghiệp sẽ được tích lũy trong quá trình học tập. Thể chất và nhân cách sẽ được hoàn chỉnh khi đạt lứa tuổi 25 để chuẩn bị vào đời.

Mùa Hạ: từ 26 đến 50 tuổi.

Đây là giai đoạn con người có nhiều đóng góp cho gia đình và xã hội, người ta sẽ có sự năng động, nhiệt huyết của tuổi trẻ, dám nghĩ, dám làm những việc khó khăn, không sợ gian khổ, thường làm vì muốn chứng tỏ mình, muốn khẳng định mình chứ không màng lợi ích tiền tài. Nếu biết khai thác thế mạnh của lứa tuổi mùa hạ này, nhà quản lý sẽ thu được nhiều thành quả tốt và nhiều sự sáng tạo trong công việc của nhân viên trẻ dưới quyền.

Mùa Thu: từ 51 đến 75 tuổi

Sau thời gian khoảng 20 đến 30 năm làm việc, người ta đã thu được nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, nhận thức đã chín chắn và hiểu biết mọi sự việc ở đời. Sự chửng chạc này đủ để người ta chuyển sang vị trí lãnh đạo và dễ dàng thành công, hiệu quả công việc sẽ có tác dụng sâu và rộng hơn. Tuy nhiên, đến lứa tuổi này người ta sẽ nghĩ nhiều hơn về quyền lợi tiền tài, sự nghiệp, chức vụ. Thực tế, có nhiều người trẻ tài giỏi đã có thể trở thành nhà lãnh đạo từ những năm đầu của lứa tuổi mùa hạ.

Vào những năm cuối mùa thu (65 đến 75 veque.com Giai Phẩm Xuân ẤT MÙI 2015 11

ANH ĐÃ YÊU Vén tà áo trắng dài, cười xinh xắn, Em nghịch đùa biển mặn, sóng lăn tăn,Gót son trần, em chạy nhảy tung tăng,Chân đạp sóng, nước văng cao ướt áo. Làn tóc mượt trên vai thon buông xỏa,Đôi má hồng như đóa mẫu đơn tươi,Mắt mơ huyền làm say đắm bao người,Miệng e ấp nụ cười tươi, đằm thắm. Anh thờ thẫn, mắt bàng hoàng nhìn ngắm,Hồn dật dờ, sâu thẳm đáy biển xanh,Hình bóng em quá ngọc khiết, băng thanh,Bao cảnh sắc chung quanh chìm hư ảo. Trên khung vải, bức tranh vừa phác thảo,Thần trí anh điên đảo nét kiêu sa,Dáng thanh tao, làn da trắng ngọc ngà,Môi mọng đỏ, mặn mà, xinh tươi quá, Tay vuốt tóc, môi hôn lên đôi má,Ngắm nhìn em, lòng tràn ngập yêu thương,Anh mơ màng ôm siết chặt tình nương,Hồn si dại mùi hương trinh tinh khiết.

Huỳnh Kim Hải

LỜI MẸ DẠYEm ngồi tựa vách, nghiêng đầu,Mắt huyền ẩn chứa bao câu tâm tình,Bấy lâu em mãi lặng thinh,Nén bao nỗi nhớ, một mình thương anh.Thân em ngọc khiết, băng thanh,Mảnh tình trong trắng đã dành cho anh,Vừa tròn tuổi mộng xuân xanh,Em luôn chăm chỉ học hành siêng năng. Mẹ em thường dạy bảo rằng,Quanh con cạm bẩy bủa giăng đợi chờ.Tuổi con còn trẻ, còn khờ,Chớ nên mê đắm lời thơ ngọt ngào,Quanh con lắm gã bảnh bao,Rắp tâm hái mận, bẻ đào, trêu hoa.Ngoài đời lắm kẽ điêu ngoa,Lọc lừa, dối trá, ba hoa, phỉnh phờ,Con còn nông nổi, dại khờ,Chớ nên nhẹ dạ, ngây thơ tin người.Môi son chớm nở nụ cười,Như hoa hàm tiếu xinh tươi trên cành,Con nên cố gắng học hành,Tương lai rộng mở, thanh danh rạng ngời,Mai sau con bước ra đời,Bao người ái mộ, ngỏ lời cầu hôn,Lòng con chớ quá bồn chồn,Chọn người thành thật, ôn thần tránh xa… Tóc dài tha thướt, mượt mà,Mắt em đắm đuối, thiết tha mong chờ,Nhớ người đã tặng bài thơ,Hồn em ấp ủ mộng mơ tháng ngày.Người nơi phương ấy có hay,Tình em đã gửi mây bay theo người,Tặng người một nụ cười tươi,Lòng em khép kín, đợi người em yêu.

Huỳnh Kim Hải

MÙA ĐÔNG LẠNH Mùa đông lạnh, phố phường thêm hoang vắng, Cỏ cây nằm im lặng, ngắm mây trời, Giữa thinh không, tuyết trắng bỗng nhẹ rơi,Bay lất phất, chơi vơi trong gió lạnh. Những bông tuyết trắng nõn nà, lấp lánh, Rơi nhẹ nhàng, chắp cánh sát bên nhau, Da mịn màng, thân trắng muốt một màu,Xếp chồng chất lên nhau như mây trắng. Loài chim biển, giương cao đôi cánh thẳng,Lượn giữa trời tuyết trắng, nắng nhạt phai,Em quê nhà, tựa cửa ngóng trông ai,Nỗi thương nhớ, u hoài trong ánh mắt, Anh lang bạt nơi phương trời xa lắc, Nén thương đau, chôn chặt khối u sầu, Lòng cố quên, nỗi nhớ có vơi đâu,Em yêu dấu trong đầu luôn rõ nét. Mùa đông lạnh, đêm càng thêm giá rét,Cơn bão giông gào thét suốt đêm trường,Mảnh hồn hoang luôn tưởng nhớ cố hương,Nơi phương ấy, người thương, em có thấu… Huỳnh Kim Hải

veque.com Giai Phẩm Xuân ẤT MÙI 2015 12

DÁNG EM YÊUEm đứng giữa hai hàng cây phượng vĩ,Ngắm phượng hồng, nhớ kỷ niệm thân thương,Đã bao năm cùng bạn giữa sân trường,Nhặt cánh phượng, mùi hương thoang thoảng nhẹ,Ép vào tập học trò thời thơ trẻ,Làm món quà nhỏ bé gửi trao nhau,Lúc hè sang, phượng vĩ thắm tươi màu,Lòng em chớm nỗi sầu mùa ly biệt. Ve sầu cất tiếng ca buồn tha thiết,Bầy ve như cảm biết nỗi muộn phiền,Trong lòng cô thiếu nữ đẹp như tiên,Tay vén tóc, dáng hiền hoà, đằm thắm,Mắt em chứa nỗi buồn sâu thăm thẳm,Nét u hoài tô đậm cả hàng cây, Tà áo dài theo gió nhẹ vờn bay,Làn tóc mượt trên vai gầy buông xỏa. Anh lặng ngắm bấy lâu lòng chưa thoả,Ước mong em bỗng hoá tượng mỹ nhân,Để anh luôn thấy bóng dáng nữ thần,Mãi tươi đẹp, chẳng tàn phai hương sắc,Anh ôm sát em vào lòng thật chặt, Sợ buông lơi, em bặt tích phương nào, Mùi hương trinh trong gió tỏa ngạt ngào, Áo lụa trắng như hào quang chói lọi. Em trong trắng, thật hồn nhiên, vô tội,Mỗi khi anh khẽ hỏi, có yêu anh?Gật nhẹ đầu, đôi mắt sáng long lanh,Miệng ấp úng đáp nhanh, em yêu lắm,Rồi e thẹn, má hồng thêm đỏ thắm…Mắt nhìn em, cứ ngắm mãi không thôi,Thời gian như dừng lại, chẳng hề trôi,Thời khắc ấy, trọn đời anh mãi nhớ.

Huỳnh Kim Hải

MẸ TÔI

Mẹ tôi sống buổi giao thời loạn lạc, Thuở thiếu thời mất mát cả tuổi thơ,Chưa đến trường, chẳng được học i tờ,Cha mất sớm, ước mơ đành quên lãng. Cơm đạm bạc, muối dưa, qua ngày tháng,Uống chén trà, nuốt cạn nỗi đắng cay,Thân nhọc nhằn trong kiếp sống đọa đày, Mong nuôi lớn một bầy con nhỏ dại. Trong đêm tối, mẹ tôi thầm khấn vái, Mong con thơ luôn mãi sống an lành,Thật ngoan hiền, chóng lớn, lập công danh,Ước con trẻ học hành luôn đỗ đạt. Bao khó nhọc mẹ tôi lo gánh vác,Trải nắng mưa xơ xác tấm thân gầy,Gánh hàng rong vai trỉu nặng bao ngày,Chân lê bước đó đây muôn vạn nẻo. Cười vui vẻ, miệng mời chào khôn khéo,Rao bán hàng, níu kéo khách muôn phương,Lời chân thành, mộc mạc, thật hiền lương,Được kẻ mến, người thương, vây quang gánh. Chén đậu hủ, nước cốt dừa đặc sánh, Ngập nước đường vàng ánh, lát gừng non,Khách gật gù, thưởng thức món ăn ngon,Vừa cạn chén, miệng còn thèm, khao khát. Chẳng mấy chốc nồi niêu đều hết sạch,Quẩy gánh về, chén bát chợt reo vang,Lòng lâng lâng vui sướng, bước nhịp nhàng,Niềm hạnh phúc dâng tràn theo chân bước. Mua bánh trái lũ con hằng mơ ước,Lòng mẹ vui khi được chúng reo mừng,Miệng mĩm cười, khóe mắt mẹ rưng rưng,Những giọt lệ sáng bừng như ngọc quí… Huỳnh Kim Hải

BÉ CON & MẸ YÊU

Vừa chào đời, bé cất tiếng khóc to,Mặt đỏ, miệng tròn vo, đôi mắt nhắm,Vầng trán rộng, tóc đen, môi son thắm,Chòi đạp chân, tay nắm chặt, quơ quào. Chiếc mũi thon, làn da mịn đỏ ao,Miệng bé nhỏ gào to, đang vòi vĩnh,Mẹ khẽ vuốt đôi má hồng phúng phính,Tay nhẹ nhàng, thủng thỉnh bế bé lên. Ôm vào lòng, bé nín khóc, thôi rên,Đầu rúc vội lên trên bầu sữa ngọt,Miệng ngậm vú, nút liên hồi chùn chụt, Mắt lim dim, háo hức nuốt sữa non,

Miệng ầu ơ, tay vỗ nhẹ lưng thon,Mẹ hát nhỏ, ru con tròn giấc ngủ,Tình mẫu tử bao đêm ngày ấp ủ,Lòng mẹ luôn thầm nhủ tiếng: con yêu.

Nằm bên con, bao mộng ước dệt thêu,Tim đập nhẹ, thở đều, lòng êm ả,Mẹ nhìn bé, bấy lâu lòng chưa thỏa, Chợp giấc nồng, trời đã chớm rạng đông…

Huỳnh Kim Hải

veque.com Giai Phẩm Xuân ẤT MÙI 2015 13

MIỀN TÂY MÙA NƯỚC NỔI

Hàng năm cứ khoảng tháng 8 đến tháng 11 âm lịch, miền Tây lại vào mùa nước nổi. Vào mùa này ở phần lớn vùng đồng bằng sông Cửu Long nước dâng cao khắp mọi nơi , nhiều cánh đồng bây giờ chỉ thấy toàn nước. Nhiều con sông vào mùa khô như con lạch nhỏ mà giờ đầy nước trở thành con sông lớn. Mùa nước nổi giúp việc vận chuyển đi lại bằng ghe thuyền của người dân tiện lợi và nhanh chóng hơn nhiều.Vận chuyển bằng đường thủy từ xưa đến giờ vẫn là phương tiện chủ yếu cho mọi loại hàng hóa, lương thực

trong vùng và đến các thành phố lớn. Do đó tất cả các thị trấn và chợ của các thành phố ở miền Tây đều nằm bên cạnh những con sông , thậm chí nhóm chợ ngay trên sông. Hiện nay vẫn tồn tại những chợ nổi được nhóm trên sông như Cái Răng ở Cần Thơ , Cái Bè ở Mỹ Tho...

Ảnh : Chợ nổi Cái RăngTuy nhiên, lợi ích lớn nhất của mùa nước nổi hàng năm chính là những gì mang theo cùng với nước nổi hay gọi cách khác bình dân hơn là nước lũ.Nước lũ mang theo nhiều phù sa. Sau khi tràn ngập những cánh đồng, đến khi nước rút đi để lai sự mầu mỡ cho đất. Nhờ vậy các loại cây trái và nông sản trồng trong vùng này đều phát triển rất

tốt , cho năng suất cao hơn các vùng khác .Nước lũ cũng mang theo nhiều loại thủy sản , mang đến nguồn lợi lớn cho nông dân. Đây là mùa đánh bắt cá chính trong năm. Ngoài một số cá lớn từ Biển Hồ bên Campuchia đổ về, khi nước ngập đồng các loài cá nhỏ cũng sinh sôi nẩy nở nhiều. Phổ biến nhất là cá linh, cá sặc, cá lóc… được người dân chế biến thành các loại mắm để ăn dần trong năm . Nước từ thượng nguồn sông Mekong khi vào Việt Nam chia thành 2 nhánh là sông Tiền và sông Hậu đổ vào 2 tỉnh đầu nguồn là An Giang và Đồng Tháp . Do đó ở 2 tỉnh này có rất nhiều sản vật của mùa nước nổi và cũng là nơi có nhiều điểm tham quan du lịch đặc trưng cho mùa nước nổi.Những nơi nhiều người thích đi tham quan nhất là các khu rừng sinh thái được bảo tồn thiên nhiên cho cây cối và sinh vật phát triển . Ở Đồng Tháp có Tràm Chim , Gáo Giồng … còn ở An Giang có khu rừng tràm Trà Sư .

Những hình ảnh dưới đây là ở khu rừng tràm Trà Sư.Vào mùa này các loài thủy sản nhiều cũng là thức ăn cho chim nên các loài chim chóc cũng quy tụ về nhiều làm tổ sinh con tạo nên một vùng thiên nhiên thật độc đáoSau khi qua bải chim ồn ào với tiếng chim kêu ơi ới , chèo thuyền đi tiếp vào những vùng rừng tràm ngập nước phủ bèo dâu xanh ngát như một không gian yên bình và tỉnh lặng khiến tâm hồn lắng động thư giản khác hẵn nơi đô thị ồn ào náo nhiệt.Ngoài những nét đẹp độc đáo của thiên nhiên vào mùa nước nổi, du khách cũng về đây để thưởng thức những thức ăn dân dã của miền sông nước như cá lóc nướng trui, thịt chuột đồng, lẩu mắm cá linh cùng với bông điên điển, bông súng …và thưởng thức nhiều loại trái cây ngon ngọt của miền Tây.

Một chuyến du hành về miền Tây mùa nước nổi sẽ là những kỷ niệm đẹp khó quên và cũng rất đặc biệt của Việt Nam, không có ở đất nước nào khác.

NGUYỄN NĂNG TÍN

veque.com Giai Phẩm Xuân ẤT MÙI 2015 14

Quê Hương Thứ Hai

Lê Hữu Trí

Từ nhỏ, tôi và gia-đình sống hệt như dân du-mục. Chẳng nơi nào ở lâu cả.

Tôi sinh ra ở Huế. Học xong vở lòng là gia-đình đi vào Saigon. Ở Saigon vài năm tại một chung-cư đầu đường Trần Hưng Đạo nhìn ra chợ Bến Thành mà kỳ vừa rồi về tôi thấy nó vẫn chưa thay đổi gì cả! Sau đó vì điều-kiện công-tác của Ba tôi, gia-đình tôi lần-lượt đi Đà-Lạt, Đà-Nẵng, Hội-An, Nha-trang cuối cùng về lại Saigon cùng học ngôi trường Petrus Ký với các bạn .

Từ khi qua Úc đến nay thấm-thoát đã được 28 năm. Khoảng thời gian ở Úc hay đúng hơn là ở Melbourne gần bằng thời gian tôi ở VN. Mel-bourne đúng là quê-hương thứ hai của tôi rồi !Melbourne (các bạn đọc theo kiểu VN ‘meo bần’ là gần đúng nhất chứ dân Mỹ qua đây đọc cũng sai) là thành-phố lớn thứ hai của Úc sau Sydney có dân-số hiện thời chừng 4 triệu

người, đủ mọi chủng-tộc trên thế-giới này. Nhìn chung nước Úc vẫn còn là một nước da trắng. Thổ-dân Aborigines và dân da màu còn là thiểu-số. Da vàng mủi tẹt của mình qua đây hình như trắng dần-dần do khí-hậu lạnh ở đây!Melbourne thành-lập vào năm 1835, tương-đối là thành-phố mới so với Âu-châu và ngay cả Mỹ-châu. CBD (Central Business District: quận thương- mại trung-tâm) của Melbourne hình chữ-nhật với các đường xá thẳng góc như bàn cờ diện-tích có-lẽ chỉ bằng quận 1 của Saigon nhưng Greater Melbourne thì lớn lắm, từ CBD đi ra ba hướng 50km mới hết lận, đi về hướng Nam thì khoảng 10Km là đã tới biển. Tất cả tòa nhà chọc trời hầu như đều tập-trung

ở CBD và tòa nhà cao nhất là Eureka như hình chụp đính kèm. Dân Melbourne gọi tòa nhà này là cái quẹt gas, cũng giống như đàn Saigon goi tòa cao-ốc Bitexco là cái cùi bắp vậy!

Melbourne có dòng sông Yarra trữ-tình chảy uốn quanh thành phố len-lỏi giữa Botanic Garden và các sân vận-động của giải Quần Vợt Úc Tennis Australian Open, sân MCG (Melb Cricket Ground), sân bóng tròn (soccer)..., chia đôi CBD và Southbank. Southbank với Crown Casino lộng-lẫy, huy-hoàng nhưng đã làm cháy túi biết bao nhiêu người Á châu trong đó có một người bạn của tôi từ hồi bên đảo Bidong mất hết nhà cửa, vợ cũng li-dị. Sau đó là Dock-lands _ khu đô-thị mới với các nhà chọc trời tối-tân, ferris wheel mà thành-phố nào cũng có, bến cảng cho các du-thuyền bóng lộn, Cotsco _ nơi các bạn muốn đến để nghe accent đặc-sệt Mỹ và sân trượt băng mà các con tôi luôn muốn đến chơi. Đi xa hơn nữa là Port Melbourne _ bến cảng chính của Victoria, cũng là nơi các cruise ship khổng-lồ ghé bến, đổ xuống hàng ngàn khách du-lịch cho Melbourne. Từ Port Melbourne ra tới biển bên phải là Williamstown một cảng đóng tàu của Melbourne nhưng cũng là một khu phố xinh đẹp với các nhà hàng dọc theo bờ-biển lúc nào cũng tấp-nập các thực khách. Đi dọc theo bờ-biển phía bên trái là một loạt các bãi-biển của Port Phillip Bay mà nổi tiếng nhất vẫn là St Kilda Beach. Những ngày nóng bức của mùa Hè như hiện nay nếu may-mắn các anh giai cầm tinh tuổi con Dê có thể nhìn thấy các cô Tây tắm nắng topless!

Dân Việt-nam thường so-sánh Melbourne với Huế và Sydney với Đà-nẵng. Sydney đông-đúc, ồn-ào, buôn-bán tấp-nập còn Melbourne trầm lặng hơn (tuy nhiên có những chỗ như trước mặt ga Flinders st hoặc

Punt Rd giờ cao điểm thì ồn- ào đông-đúc không thua gì Saigon) và có các con đường nhiều cây dài bóng mát hơn (tiểu-bang Victoria được gọi là Garden State vì nổi tiếng với các vườn hoa, cây xanh tươi mát), là thủ-đô thể-thao và văn-hóa của nước Úc. Các giải như tennis Australian Open (trận chung-kết đang diễn ra trong lúc tôi viết dòng chữ này), AFL (Australian Football League_banh bầu dục theo kiểu chơi của Úc), giải đua xe F1 Grand Prix (Melbourne cướp mất việc tổ-chức giải này từ Adelaide), Cricket Test, giải đua ngựa Mel-bourne Cup... đều diễn ra ở Melbourne. Các đại-học có tiếng của Úc cũng nằm ở tiểu-bang Victoria. Sinh-viên ngoại quốc sang du-học ở Melbourne rất nhiều. Trường Balwyn High ở gần nhà tôi có gần phân nữa là học-sinh Tàu sang du-học. Đó là trường có thành-tich cao nhất trong hệ-thống các trường trung-học công-lập, không kể các trường công-lập có thi

veque.com Giai Phẩm Xuân ẤT MÙI 2015 15

tuyển. Các bạn lúc đến phi-trường Melbourne, thấy những biểu-ngữ lớn chào mừng các sinh-viên du-học là đủ biết du học- sinh là một big business (mối kinh doanh lớn) của Melbourne rồi. Tuy nhiên Melbourne không phải là Huế với chỉ một vài nhà máy nhỏ như nhà máy vôi Long Thọ mà Melbourne là một trung-tâm kỹ-nghệ lớn của Úc. Việc làm factory dễ kiếm ở Melb hơn ở Sydney. Nhiều nhà báo tiên đoán trong vòng 20 năm nữa với đã gia tăng dân-số hiện nay Melbourne sẽ qua mặt Sydney để trở thành thành phố lớn nhất nước Úc.

Điều mà nhiều người không thích, nhưng cũng có thể đó là cái đặc-trưng thú-vị của Melbourne là khí-hậu đôi khi khá khắc-nghiệt. Không như Saigon nhiệt-độ quanh năm gần như không thay đổi, chỉ cần phong-phanh một cái sơ-mi là đi đâu cũng được, mùa mưa thì chỉ cần một áo mưa vào buổi chiều là đủ. Melbourne nổi tiếng

là nơi mà một ngày có bốn mùa. Thật vậy các bạn. Có khi trong một ngày hè buổi sáng ’ trời hồng hồng sáng trong trong’ bổng buổi trưa mây đen kéo đến, gió thổi lớn như bão, mưa đá rơi xuống cứ như là mùa Đông, đến chiều tối ‘qua cơn mưa trời lại sáng, mùa Hè quay trở lại. Do đó đi đâu cũng phải dự-trù áo trong áo ngoài, dù nón cẩn-thận. Vâng, chỉ cần cái dù thôi chứ không cần áo mưa vi bên này không có chuyện ‘ tháng sáu trời mưa trời mưa không dứt ‘đâu. Mưa chút rồi tạnh lại liền. Lục - địa Úc này nổi tiếng là ít mưa.

Thành-phố Melbourne có các kiến trúc cổ như ga Flinders St, Parliament House, Museum, State Library, Exhibition Build-ing mang nặng ảnh-hưởng của Châu Âu và vẫn được bảo-tồn cẫn-thận từ mấy trăm năm qua. Những chỗ khác không quan trọng lắm nhưng vẫn cần được bảo tồn thì mặt trước (facia) vẫn được giữ nguyên nhưng bên trong phá hết xây mới lại hoàn-

toàn thật hiện-đại.

Melbourne cũng ảnh-hưởng văn-hoá quán cà -phê, ăn uống ngoài đường như của Paris. Các bạn đi vào các hẻm nhỏ (lane) của thành-phố sẽ thấy các tiệm tạp hóa và các tiệm cà-phê, tiệm ăn bàn ghế sắp dọc theo lề đường phục-vụ đủ loại thức ăn của các nước trên thế-giới. Khu Lygon St của Ý cũng vậy, cả một con đường toàn tiệm ăn, bàn ghế la-liệt trên lề đường, nhưng rất có thứ-tự và mỹ- thuật.Người Việt tị-nạn trong thập-niên 70, 80 lúc mới đến Melbourne ở hostel Maribyrnong gần Footscray hoặc hostel Enterprise gần Spring-vale. Sau đó thì đổ ra ngoài, thuê hoặc mua nhà cửa tại các vùng lân-cận. Bây giờ thì đa-số lớp dân tị-nạn hồi đó đều khá-giả cả, mọi người có một hai căn nhà và ở tản-mác khắp nơi trên Melb, đúng như chính-phủ Úc mong muốn là

các di-dân sẽ hội-nhập vào với đời sống của dân chính - mạch ở đây. Tuy nhiên các khu buôn - bán chính của người Việt vẫn tập - trung ở Footscray (có lúc tụi Tây gọi là Vietcray), Richmond, Springvale, St Albans, Sunshine. Cổng chào tôi chụp là đường đi vào khu Rich mond, khu nổi-tiếng các quán ăn củangười Việt. Chủ nhật vừa rồi Victoria St trước mặt Richmond được chận lại để tổ-chức chợ Tết. Chủ-nhật trước là chợ Tết ở St Albans.

Chủ-nhật tới là chợ Tết Footscray. Còn một Hội chợ Tết nữa lớn nhất cho cả thành-phố ở trường đua xe Sandown gần Springvale sẽ diễn ra vào ngày mồng 3 và mồng 4 Tết.

Một mùa Xuân nữa sắp đến... Ất Mùi không biết đối với các bạn ra sao nhưng đối với tôi thật thân thương, quen thuộc tự bao giờ. Bởi vì từ hồi còn nhỏ mẹ tôi đã nhắc mãi ‘Ất Mùi là tuổi ta của con đó’. 60 năm là một mốc cuộc đời thật quan-trọng đối với người mình, là lúc mình có thể tĩnh-tâm ngồi lại nhìn những gì đã xảy ra trong quá-khứ. Quê-hương đầu tiên với bao kỷ-niềm vui buồn thời niên thiếu và

cả đến lúc trưởng-thành với bạn-bè, bà con mà tôi chẳng bao giờ quên. Quê hương thứ hai đã cho chúng tôi mọi thứ cần-thiết trên cõi đời này, từ một mái nhà riêng tư để sinh sống, một nền giáo-dục từ nhà trẻ cho đến đại-học gần như hoàn-toàn miễn-phí, một hệ-thống y-tế miễn phí cho mọi người giàu cũng như nghèo, một xã-hội gần như không biết nghèo đói là gì, một xã-hội thật hòa-bình và an-toàn với tự-do, công-bằng và bác-ái. Nhớ đến nơi chôn nhau

cắt rốn của tôi, tôi vẫn suy-nghĩ mãi không biết đâu mới thật-sự là quê-hương của tôi đây?

Lê Hữu TríBấm vào khung ảnh dưới đây để các bạn có thể lên mạng xem thêm về hình ảnh của thành phố này

veque.com Giai Phẩm Xuân ẤT MÙI 2015 16

Phượng đỏBiết nhau e ấp chùm phượng đỏ

Áo trắng chuyền nhau chuyện đó đây

Rồi khi ánh mắt long lanh ướt

Lúc phải chia tay nẻo phố nầy

Nghe tim rạo rực chuông tan sớm

Lụa mỏng vờn eo ghẹo ngón tay

Rồi môi tìm lấy môi e thẹn

Mát mịn triền xanh gợn gió lay

.....................................

Kể từ thu ấy mùa thu ấy

Tà áo bay bay mãi tận về

Nơi miền kỷ niệm không ai nhắc

Chỉ có đìu hiu với ủ ê

Xa rồi tà áo bay trong gió

Và nụ cười trong ánh mắt kia

Còn đây hối hả đời phiêu bạt

Với bụi mù che ký ức nhòa

.....................................

Hôm nay chợt thấy trong ảnh nọ

Đỏ thắm trường ai phượng nở oà

Cổng khép hờ trông xa thấp thoáng

Mượt mà áo trắng nắng xuyên qua

Dáng xưa theo sóng triều xô dập

Từ cõi mù tăm nhón bước ra

Gọi khẽ tên nhau là dâu bể

Bàng hoàng mới biết chửa phôi pha

TQH

ĐÊM QUA TRĂNG KHUYẾT

Ngăn ngắt trời khuya nỗi nhớ em

Rơi rơi chữ nghĩa dạt bên thềm

Gạch xưa rêu bám mầu thơ lạ,

Giấy cũ kẻ hàng nét vẽ quen

Mõn đợi sao mai ai ngủ muộn,

Luống chờ mây sớm kẻ thâu đêm.

Đêm qua trăng khuyết chừng hơn nửa

Kém nửa niềm tây gợn nỗi phiền…

TQH

Nhớ Đã Tràn Chưa

Gần thật gần như đấy là đây

Mà sao nhung nhớ đầy thật đầy

Rồi nghe xa vắng dâng chầm chậm

Xủi bọt hoang mang cốc rượu cay

Trong ánh pha lê là đôi mắt

Thoang thoảng men thơm nụ thắm gầy

Lâng lâng mớm nhẹ môi váng bọt

Tan vỡ thành sao lấp lánh bay...

TQH

veque.com Giai Phẩm Xuân ẤT MÙI 2015 17

Mai kia em vềGiờ này em đã xa tôiLẻ loi là bạn của người hẩm hiuMai kia em ngự võng điềuVê thăm quê cũ chắc nhiều người vuiCòn tôi bở ngỡ bùi ngùiChào em câu chúc không lời đã quênTôi về mở hoác song thenRủ rê trăng gió say mèm mừng em

TQH

Chiều nghiêngTa từ cõi nhớ tìm vềGặp em mà ngỡ hẹn thề từ lâuBỗng nhiên cõi tạm đổi màu,Huyên không tiếng ngọc chìm sâu ánh thiềnChiều nghiêng theo mái tóc huyềnNiềm thương lâng nhẹ cuối miền phù sinhBèo mây lồng ánh lung linhVề đâu cánh nhạn chạnh tình nước nonChưa xa mà đã héo honBiết mai sau đó có còn nhớ đâyDâng dâng sương khói gợn baySao thưa run rẫy chiều say giấc rồi...

TQH

Ghét anhGhét anh nhất tính hay chiềuThứ nhì ghét tội cười nhiều hơn vui Thứ ba ghét tính ngạo đờiThứ tư ghét tội việc người hay loThư năm ghét tính trông chờThứ sáu ghét tật giả vờ chẳng mongThứ bảy ghét tính ân cầnThứ tám ghét tội âm thầm hắt hiuThứ chín ghét mỗi nước liềuThứ mười ghét dám thương yêu một người

TQH

trăng soiTrăng tròn soi lối cho người

Còn trăng ai cắn vỡ rồi cùng ta

Mây quầng thâm tím xót xa

Nỗi sầu đọng dấu lệ nhòa viền trăng

Trời bày mầu nhớ giăng giăng

Biết ai còn nhớ cùng chăng hỡi người?

Nghẹn ngào tiếng nấc rồi thôi

Hương hoa phấn bướm ngậm ngùi từ lâu

Trăng rơi từ thuở xưa sau

Tóc mây buông xoã bên cầu nước xuôi

Giòng Ngân ngơ ngác bên trời

Cành trâm suối tóc bời bời niềm đau

Mảnh trăng vỡ biết tìm đâu?

Cho ta ghép lại mối sầu thành thơ…

Rồi mai sau có bao giờ

Nhánh mai chúm chím bơ sờ đêm xuân…

TQH

Giờ Bài KiểmEm lẩm nhẩm đọc bàiNgước nhìn ra khung cửa vẩn vơ tìm ýVừng mắt nâu nonGợi thương nhớ màu cao nguyên sương lạnhPhấn thông vàng tản mạn lúc chiều buôngtím vương vương

‘Quê Hương’hai tiếng khe khẽ buồn buồnTa chợt thấy trong những lời em hỏiTiếng mẹ ru, tiếng chim vịt kêu chiềudòng kênh nhỏ, mũi thuyên con lướt nhẹNhững đêm trăng thanh, tiếng nhịp nhàngbà con giậm thuốcTiếng cười trong trẻo cút bắt nhau lẩn khuất bóng tre xanhThời gian trôi nhanh nhanhEm cúi đầu tra tự điểnnhững ý tứ Việt namlấp ánh dưới hàng mi congBay lã tã, la đà: những cánh sao trên nền trời trong mùa nước nổiLúa sạ nằm dài thương nhớ cánh cò bay trắng muốt, xa xăm...Những hàng chữ vươn vai tung tăng chân sáo theo nét mực đậm đàmà sao lắm bang khuâng…Ta mong có một ngày những hàng chữchúng sẽ đưa ta, đưa em, đưa chúng bạnvề Đất MẹMà hương đưa dường đôi chút phôi pha...Bấy nhiêu năm giòng mực chưa xưavẫn đường hoàng tươi thắm:Dòng sông cuộn phù sa tha thướt bóng dừa xanhNhững chiếc nón lá trên đường ra chợ quận hai bên đường mạ non rạo rực: gió bạo gan mơn trớn ý xa gần…

Em chớp nhanh đôi mắt,Nhìn giờ giấc trên tay Đôi hàng mi, thanh tú, cong cong, ngăn ngắnQuê hương như sương khói quấn quanh bờ vai ngang So đo, đôi chút ngại ngần Chuông đổi giờ vang lên Em cùng chúng bạn nộp bài Quê hương quấn quít mái tóc em - ra đi. Em rời lớp Cánh cửa khép,còn mênh mông ở lại

TQH

veque.com Giai Phẩm Xuân ẤT MÙI 2015 18

Nhiếp ảnh Nghệ Thuật Nhiếp ảnh: Lê Quý Bình

veque.com Giai Phẩm Xuân ẤT MÙI 2015 19

Nhiếp ảnh: Nguyễn Năng Tín

veque.com Giai Phẩm Xuân ẤT MÙI 2015 20

Chào các Anh Chị,

Để đáp lại nhã ý của Thuỳ và Truyển muốn Thanh góp ý vui cho ngày Hội Ngộ của tất cả chúng ta,Xin gởi tặng các Anh Chị một bài góp vui.

Hè Hội Ngộ

Hè Cali, nắng ấm đượm tình nồngNăm Giáp Ngọ, của hai ngàn mười bốnVề đây hỡi những người con Petrus (12B2)Bao năm qua lưu lạc bốn phương trờiThời gian trôi, cứ ngỡ trong mơBốn mươi mốt năm, đôi lần tưởng nhớBạn thân ta phiêu bạt muôn nơiMong tương phùng,náo nức cùng nhauPhố Bolsa chan chứa tình thân aíTay đan tay nhắc lại kỷ niệm xưaBên ta có những bóng hồng yêu mếnGóp nụ cười,dù chẳng ngại thân sơĐêm Brodard Château tâm giao hội ngộVang tiếng cười, trêu chọc tuổi đôi mươiDẫu thời gian điểm màu sương trắngBên ly rượu nồng uống cạn không sayHởi những chàng tù ngục khổ saiĐã bao năm nguyện chung thân cam chịuĐi bên cạnh cai tù kiều diễmHôm nay đây chung cuộc chẳng ngại ngùngĐể thỏa chí tang bồng bóng xếXin phép cai tù lập hội tương thânCùng chí hướng tung hoành mail groupĐã ký lệnh rồi,chúng ta cùng vui

Thanh, Bửu Ngọc

Ngày xưa khi hè về chúng ta ai nấy đều vui mừng vì xong một năm học nhọc nhằn, không còn bị lên bảng, không còn lo ôn bài cho các kỳ thi lục cá nguyệt. Nhất là khi học lớp nhỏ không phải lo chuẩn bị đi thi tú tài. Và sẽ có 3 tháng hè vui chơi. Có bạn được cha mẹ cho đi tắm biển Nha Trang, Vũng Tàu. Có bạn chỉ quanh quẩn ở Sài Gòn vui đùa với bạn cùng xóm, lúc nào chán thì đi mướn mấy cuốn truyện chưởng, truyện Tam quốc chí etc về nhà đọc. Sau này lớn hơn hiểu biết hơn thì lại xem ... truyện tình!

Mà cũng được vài tuần thôi, tất cả lại sách vở lên đường tìm các trường tư để học thêm Toán, để biết thêm Lý Hóa, không kể học Sinh ngữ. Vì nếu rong chơi suốt ngày thì khi tựu trường lên lớp trên chắc chắn sẽ bị lấn át bởi các bạn đồng môn trong một ngôi trường nổi tiếng là tranh đua học tập với nhau rất mãnh liệt! Mà tranh nhau riết thì rồi cũng quen dẫu rằng có đôi khi mình cũng từng than thở rằng “Trời sinh ra ta, sao còn sinh ra các tên đó!”! Nên phải cố gắng học để hòng theo kịp bạn bè, để không bị thầy cô mắng khi lên bảng, để thỉnh thoảng còn được thầy Giám học phát cho tấm bảng danh dự.

Các bạn ơi, nhưng khi nhìn hoa phượng đỏ thắm trên phố và sân trường vắng tanh, thì chúng ta lại thấy buồn. Mà thời còn trẻ, khi chưa biết thương trộm nhớ thầm, thì buồn không là điều dễ dàng. Vì hè về sau khi kết thúc một năm học cũng đồng nghĩa với chia tay bè bạn mà mình học chung

cả 9 tháng vừa qua. Những người bạn ấy hôm qua cũng chính ra là những địch thủ lợi hại. Những người bạn ấy đôi lúc cũng chính là người “ăn hiếp” ta lúc giờ ra chơi hay ngược lại là “nạn nhân”!

Riêng hè 1973, nổi buồn này càng nhiều hơn vì chúng ta không những từ nay vĩnh viễn rời khỏi ngôi trường thân yêu, mà tương lai mỗi người sẽ đi một ngã, biết bao giờ mới gặp lại! Nhất là khi đó đất nước hãy còn trong thời chinh chiến. Không kể tình cảm đối với các bạn đã từng học chung từ 1966, ngay cả với các bạn từ trường khác vào lớp 12 mới hôm qua còn khá xa lạ thì nay sắp xa tụi nó mình cũng thấy chạnh lòng!

Thế rồi thời gian cũng dần trôi với thật nhiều biến đổi. Những học trò ngày trước giờ đây tóc đà điểm bạc, gương mặt lắm phong trần sau từng bao năm tháng. Có người nay đã làm ông ngoại, ông nội hay “khiêm tốn” hơn là ông sui. Từ hơn 3 năm nay những người bạn xưa lại tìm về bên nhau, đều đều trong cả năm. Các bạn thấy không, thời gian gây ra bao thay đổi nhưng không ngăn chúng ta giữ lại được vài bất biến mà trong đó là ... tình bạn!

Bây giờ trời đang vào hạ. Nói chung trời thường nắng đẹp ở các nước phương Tây, ai nấy đều vui mừng vì đang hay sắp đi nghỉ hè, đi chơi với gia đình hay bạn bè. Từ mấy hôm nay, ở quận Cam lại có dịp đón những bạn Pétrus Ký trong đó một số lớn từ lớp 12B2. Họ đi từ bốn phương trời, T. Bình từ quê hương sang, có bạn đến từ Canada, Pháp và các tiểu bang của Hoa Kỳ. Có một bạn vừa liên lạc được sau 41 năm, nay lần đầu gặp lại, đó là Lễ. Có bạn tạo ngạc nhiên đầy thích thú cho bạn bè khi từ Pháp âm thầm bay sang đây, người bạn ấy chính là Tân. Tất cả đều được các thổ địa ở Los Angeles hổ trợ mà đại diện là Cường và Hòa.

Mình không biết chi tiết các bạn nói gì, kể gì với nhau. Chỉ hình dung một phần rất nhỏ qua một cuộc gọi viễn liên tối qua. Nhưng qua điện thoại mình hiểu ngay là cuộc gặp gở rất vui vẻ và xôm tụ. Nhìn hình thì thấy họ tươi cười như K.Hùng viết “Nhìn hình cứ tưởng các bạn trẻ 20 họp mặt”. Đúng quá, K. Hùng ơi! Hè 2014 ở Bolsa giữa một phần của nhóm B2 cho chúng ta thấy là 41 năm sau những người bạn tuy tuổi đời đã đổi nhưng vẫn 20 trong tâm hồn, trong tình bạn. Sống lại phần nào thời học trò ngày nào, mà các bạn ở LA hôm nay đang hưởng, “Các bạn mình hạnh phúc thật!”, đúng như Sơn vừa viết. Bây giờ chúng mình không còn thấy mùa hè là mùa chia tay nữa, phải không các bạn?

Hè BOLSANguyễn Văn Hùng

veque.com Giai Phẩm Xuân ẤT MÙI 2015 21

Qua Cơn mêVõ Thiện TânCác bạn thân mến,Chỉ còn vài ngày nữa báo Xuân sẽ lên khuôn (Truyển, V.Hùng vừa nhắc nhở những thành viên bê bối, đã hứa nhưng ham chơi vẫn chưa gửi bài !).

Cuối năm ngồi nhìn lại, số ngày đi làm việc thật ít trong năm Giáp Ngọ 2014, vì những ngày phép còn lại phải lấy trước khi được hưởng quy chế hưu non lúc 60 tuổi, năm 2015. Vậy mà chưa năm nào bận rộn hơn năm vừa qua, với những việc nhà, việc gia đình đã chồng chất từ bao nhiêu năm nay, chưa có thì giờ xử lý !

Rất may, tuy “cực kỳ” bận rộn nhưng cũng chưa năm nào được gặp lại bạn bè trường cũ nhiều, vui, và « hoành tráng » như năm nay. Hai lần ở Việt Nam, hè và cuối năm vừa qua, rồi cũng hai lần ở Mỹ trong dịp Tết và hè vừa qua. Chưa kể những lần họp

bạn hay đi chơi chung ở Pháp (Paris, Fontainebleau, Nice-Côte d’Azur), được đón tiếp PT Minh trong tháng 9 vừa qua (Minh, trong cuộc họp bạn vừa rồi ở Sài Gòn, có nhắc vẫn còn nợ các bạn ở Pháp một bài về chuyến đi này). Ngay từ những ngày đầu năm, sau Tết đã được gặp gở, đi chơi thật vui, thật thích thú với Hòa và Cường, khám phá nhiều điều mới lạ ở Quận Cam (Cali). Hai bạn đã chở đi ăn đêm, nhờ đó mới biết có những tiệm ăn mở suốt đêm và lúc nào cũng đông khách, khách đi chơi hay đi làm về ghé đến ăn. Rất vui sắp được tái ngộ với hai bạn và các bạn khác ở Cali trong dip Tết sắp tới.Rồi lần về Việt Nam cuối tháng năm vừa qua, được ban liên lạc (Tín, T.Bình, Sơn) thu xếp, gặp lại các bạn cũ rất nhiều lần. Đặc biệt Tín và Bình cũng có dịp gặp Thông và nói chuyện điện thoại với Trung, hai em trai của tôi, cựu học sinh Pký, đã từng biết và rất ngưởng mộ Tín, Bình cũng như nhiều bạn đàn anh cùng lớp 12 với tôi, thời trước 75. Vẫn nhớ mãi HT.Bình đã có mặt ở phi trường ngày đến Việt Nam và lấy xe đưa tôi ra tận phi trường lúc về Pháp. Lần đó, chỉ vài giờ sau khi đến, đã được các bạn cho đi ăn “lẫu cá” ở cầu Kinh. Mới đây, có dịp được đi ăn món này ở đường Bà Huyện Thanh Quan, ở một quán ăn rất nổi tiếng nhưng vẫn thấy không bằng ! Sau đó, lại được Bình tổ chức một cuộc họp mặt rất thích thú ở Nhà Nghỉ Quốc Tế (Lý Thái Tổ) với nhiều bạn và Võ Anh Dũng, lúc đó vẫn còn là hiệu trưởng sắp về hưu của trường LH Phong.Chỉ vài tuần sau đó, sau khi về lại Pháp, tôi lại có may mắn được góp mặt với các bạn trong kỳ hội ngộ lớn ở Cali với rất nhiều bạn đến từ xa. Nhớ lại hôm gặp lại nhau tại chợ đêm ở Phước Lộc Thọ (Little Saigon), dzui quá là dzui ! Đứa nào gương mặt cũng rạng rở, cũng vui, cũng hạnh phúc, được gặp lại bạn cũ cùng lớp từ sau bao nhiêu năm và lại ở một nơi thật xa trường cũ. Trong những giấc mơ táo tợn nhất, tôi chắc cũng không đứa nào nghĩ đến điều này ngày xưa lúc còn đi học với nhau. Các bạn gặp lại, người nào cũng thấy tươi vui và như được trẻ lại nhiều năm so với tuổi. Riêng tôi còn niềm vui nào hơn, được gặp lại đông đủ Đình, Ngọc (đáng lẽ đã gặp sớm hơn trong dịp Tết), Quý Bình, H.Vân, Truyển, HT.Bình, Long, Khánh, Chương, B.Lễ. Thật cảm động được gặp lại Khánh, Long, Chương, B.Lễ sau hơn 40 năm qua, các bạn hình như còn phong độ hơn thời xưa; tuy mái tóc có điểm sương nhưng tuổi đời vẫn chưa làm thay đổi nét trẻ trung, hồn nhiên xưa cũ. Được gặp lại nói chuyện nhiều hơn với các phu nhân đã biết và được làm quen với những phu nhân mới gặp mặt lần đầu. Những kỷ niệm thích thú nhất sẽ không bao giờ quên, vẫn là những tấm hình được chụp riêng với các phu nhân. Vì từ đó đã gây sóng gió với quần hùng PKý, với nhiều cuộc bàn cãi kịch liệt trên giang hồ (mạng thời nay) về vai trò của Thiện Tân, hắn tuy không làm chi nên tội nhưng cũng không có gì xứng đáng để được diễm phúc này. Thôi thì xin các bạn hãy cứ vui đi (còn

gặp nhau thì hãy cứ vui), và để lịch sử phán xét về sau, hihihi!Trở về với những duyên may gặp gở bạn cũ trong năm Giáp Ngọ, tôi lại có dịp được về Việt Nam lần nữa trong những ngày cuối năm và Noël vừa qua. Tiếc là không có V.Hùng như dự định, Truyển như năm vừa qua nhưng lại được gặp Thành cũng về từ Pháp. Tuy có rất ít ngày ở Việt Nam, Thành vẫn thu xếp và cho tôi được tham dự chuyến đi về thăm quê của bạn ở Hàm Tân (Lagi). Đường đi mới (cao tốc từ Ngã Ba Cát Lái đến Long Thành), sau đó đến Long Hải và từ đó đi dọc theo đường biển đến Lagi. Tôi cảm thấy mình quá hạnh phúc trên đường đi, quá sung sướng, được thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên của những vùng quê hương mà mình chưa bao giờ có cơ hội đi qua. Được thăm viếng nhà cũ và những phố xưa Thành đã dẫm nát với bàn chân to lớn của mình, được bạn kể lại những hình ảnh và kỷ niệm thời thơ ấu lúc đi chơi, đi học, rồi lúc trai trẻ đi theo em lúc tan trường về; được gặp thân mẫu của bạn, tuy đã lớn tuổi nhưng con khoẻ mạnh với vài sự « lẫn lẫn » rất dễ thương, thân tình như xưng Má với tôi trong lúc nói chuyện. Thật vui, thật cảm động, không biết mình đã làm gì trong kiếp trước để có nhiều duyên may như vậy trong cuộc đời này! Được hưởng những thú vui biển ở một resort do chính vợ chồng Cúc, em

gái út của Thành gây dựng lên và quản lý. Resort rất đẹp, rất tiện nghi và cách tổ chức không thua gì những nơi nghỉ mát nổi tiếng ở Âu châu hay nơi khác. Tuy là mùa đông, biển có hơi động, nhưng cũng có khách ngoại quốc và từ miền Bắc vào. Thời gian dừng chân ở đây (3 ngày, 2 đêm), mình và Thành đã được chính chủ nhân đón tiếp và cho những bữa ăn thật đặc sắc, khó quên! Được thưởng thức nhiều loại cá thật ngon khác nhau (cá đuối, cá mú, cá kèo, cá bống, v. v) nhưng đặc biệt không đụng hàng với những loại cá đã ăn ở Đà Nẵng (cá thu, cá nục, cá bớp, cá chim, cá đối, cá chuồn). Hai đứa cũng thích ăn cá nên buổi sáng lại đi bộ dọc biển đến làng chài bên cạnh xem cá tươi vừa lên, được bán tại chỗ. Rất mong sẽ có dịp họp bạn

veque.com Giai Phẩm Xuân ẤT MÙI 2015 22

PKý tụi mình ở đây, rất lý tưởng vì có đủ mọi tiện nghi và đặc biệt có một vùng đất lớn nhìn ra biển, dành riêng để làm lửa trại. Viết đến đây lại nhớ đến những đêm không ngủ thời sinh viên trước 75 ở Orsay, cùng đàn và hát nhạc TCS với Vân, Quý Bình, Truyển, Văn Hùng, Kim Hùng, Trung (em Tân).

Cũng trong dịp cuối năm nay, trước khi ra Đà Nẵng ngày 11/12, tôi lại được Tín sắp xếp để gặp lại bạn Lê Trung Châu, lần đầu sau hơn 40 năm, có cả bạn TM Hạnh. Châu cho biết sẽ ghé Đà Nẵng trong dịp cuối năm, sau khi đi Đà Lạt và Tây Nguyên. Gặp lại Châu & Liliane ở Đà Nẵng trễ hơn so với dự định (8/ 1), tôi chỉ định đưa hai bạn đi chơi biển, tham quan thành phố và những vùng phụ cận như Sơn Trà, Non Nước, Hội An. Thế mà sau đó lại có dịp cùng đi Huế với nhau, cùng đi xe lửa vào Phú Yên, Tuy Hoà. Từ đó, cùng đi thăm quan Mũi Diên, Vũng Rô (Đại Lãnh) bằng xe hơi trên đường vào Nha Trang. Tuy không hẹn trước nhưng đã có nhiều thời gian bất ngờ và kỷ niệm thật khó quên với hai vợ chồng Châu, ở miền Trung. Cùng đi biển thật sớm buổi sáng ở Đà Nẵng, đi bộ đến mỏi chân ở Huế (quanh Thành Nội), đi xem phun lửa ở Cầu Rồng (chỉ có 9h tối thứ bảy), ngồi uống café thật an nhiên trong những khung cảnh

tuyệt đẹp ở Đà Nẵng, Nha Trang hay Sài Gòn. Cảm ơn Tín rất nhiều cho nhiều lần tư vấn qua điện thoại, hai đứa đã gọi Tín từ Đà Nẵng, Phú Yên. Và cả về sau từ đảo Phú Quốc trong lần đi riêng. Mong sớm gặp lại Châu ở Canada hay Pháp và Tín, như dự định, tháng 9 sắp tới ở Paris. Và sau đây xin gửi đến các bạn trong và ngoài nước, vài tin tức du lịch hữu ích ở Việt Nam và đặc biệt ở Đà Nẵng.

Đi du lịch bằng xe lửa: vừa an toàn vừa tiện nghi (giường nằm, máy lạnh); chỉ hơi tốn thì giờ (trung bình 40 km giờ) tuy có vài đoạn đường mình sẽ có cảm tưởng tàu đi rất nhanh. Nhất là

đoạn đường từ Nha Trang đi Huế hay ngược lại (500 km), các bạn nên đi ban ngày. Phong cảnh tuyệt đẹp, có những lúc tàu sẽ đi sát biển và núi (nhớ đem theo máy ảnh và lúc nào cũng sẵn sàng). Từ 60 tuổi trở đi, bạn sẽ được xem là người cao tuổi và vé được giảm 20%, ngay từ đầu năm, dù vẫn chưa đến đúng ngày sinh của mình.Hội An: nên đến thành phố này vào buổi chiều (sau 4h), trời sẽ mát và giúp bạn tham quan thích thú hơn, sau đó sẽ đi chợ đêm (đến 10h tối). Đặc sản nổi tiếng thích nhất ở đây là cơm gà nhưng không phải ở đâu cũng ngon! Có hai quán ngon nổi tiếng, nhưng phải nhanh chân, sau 4 giờ chiều và trước 7 giờ tối.Bà Nà: nếu đến Đà Nẵng tham quan với gia đình, bạn không thể bỏ qua nơi này, có tour sáng đi chiều về bao gồm đưa đón, cáp treo và ăn trưa. Bạn sẽ được đi trong và trên mây. Nên tránh mùa đông từ tháng 11 đến cuối tháng 2 vì nhiều mưa và sương mù dày đặc.Sơn Trà: bán đảo nối liền với Đà Nẵng, về hướng Đông Bắc. Ở đây có tượng Phật Bà Quan Âm cao gần 70 m, nhìn thấy được từ Đà Nẵng, trên bãi biển Mỹ Khê. Bãi biển Tiên Sa ở Sơn Trà tuy nhỏ nhưng khung cảnh thật tuyệt vời, nước trong, bãi cát trắng và mịn.Ẩm thực ở Đà Nẵng: vì không thích hải sản nên đối với tôi, gần như không có quán ăn ngon trong thành phố! Nhưng ăn quà sáng và ngồi uống café, nghe nhạc thì rất nhiều, rất ngon, khung cảnh rất thú vị, giá cả rất dễ chịu.Cũng như Tín, tôi sẵn sàng tư vấn và hướng dẫn các bạn, nếu có chương trình tham quan ở Đà Nẵng và những vùng phụ cận.Trước thềm năm mới Ất Mùi 2015, xin thân chúc các bạn và gia đình một mùa Xuân rộn rả tiếng cười, một năm Ất Mùi thật nhiều Sức Khoẻ, Hạnh Phúc, mọi điều May Mắn và nhất là có nhiều dịp đi du lịch gần, xa.Hy vọng tụi mình sẽ có nhiều dịp hội ngộ, đông đủ hơn nữa ở Sài Gòn, Paris, Cali hay nơi khác.

Paris ngày 22 tháng chạp, năm Giáp NgọVõ Thiện Tân

veque.com Giai Phẩm Xuân ẤT MÙI 2015 23

Lục TuầnĐoàn Hùng Sơn

Các bạn tôi nếu học đúng tuổi thì năm nay là bước vào tuổi 60, còn như tôi và một số bạn nữa thì Lục tuần đã trải qua rồi.Người ta còn gọi sinh nhật 60 là Đáo tuế, vì nó là đúng can, chi của tuổi sinh ra, như sinh Ất Mùi thì phải là 60 năm mới đáo lại.Từ thời điểm này trở đi là bắt đầu bước vào giai đoạn “lão” nên tôi cũng “ăn mừng” ra trò với tiệc tùng mời cả đại gia đình (vì từ trước đến giờ tôi chưa có tổ chức sinh nhật cho mình rình rang gì cả !).Tôi không biết các bạn khác ra sao, nhưng khi bước vào năm Giáp Ngọ, đến lúc Đáo Tuế của mình là mình có thấy rõ ràng sự suy giảm về thể lực.

Từ nhỏ tôi vốn không được khỏe lắm, và đến năm Mậu Thân (1968), khi đang học học kỳ 1 thì bị ngay chứng phong thấp cấp tính hành hạ. Buổi sáng ngủ dậy thấy đầu gối trái sưng lên, gập gối vào thì đau, may là còn bên phải lành lặn nên cũng cà nhắc được đến trường, nhưng đến hôm sau là phải nghỉ học để vào Bệnh viện Chợ Rẫy chữa trị. Mấy ngày sau càng lúc nó sưng càng to, đến nỗi cái đầu gối tròn như quả banh và ba phải đi mua cặp nạng để di chuyển chút đỉnh khi đi khám bệnh.Khi nghỉ học đã hơn tuần lễ là tôi bắt đầu thấy nhớ trường lớp và bạn bè vô cùng!. Mỗi sáng, vừa thức dậy là tôi nhìn xuống đầu gối ngay và đưa tay sờ nắn xem nó xẹp đến đâu, và có thấy ló dạng của xương đầu gối chưa? Cứ 3 ngày là ba tôi phải mua 1 ống thuốc đặc trị mà chỉ có duy nhất một nhà thuốc tây ở gần Bệnh viện Chợ Rẫy mới có bán, giá rất đắt (nghe ba nói là gần 1 chỉ vàng), rồi vào gặp chính ông bác sĩ điều trị để ông chích vào đầu gối. Lúc bác sĩ chích thuốc, ông ta dùng cây kim thật dài, cỡ gần một tấc, sờ nắn định vị thật lâu (vì cái đầu gối tròn như quả banh, tìm xương rất khó), rồi đâm kim sâu vào đến tận bên trong sụn, vừa làm vừa hỏi thăm dò

tôi xem có thấy gì không , chắc ổng sợ đâm đụng xương! Đến giờ tôi nghĩ lại vẫn rất phục tay nghề của ông bác sĩ này, vì chưa có lần nào tôi bị cảm giác đâm trúng xương. Tiếc là tôi không còn nhớ tên vị bác sĩ điều trị nầy!Có một lần đến hẹn tôi đem thuốc đến chích, ông ấy bị bận đột xuất không có mặt, tôi đành phải chờ đợi qua đến buổi chiều luôn, vì ở chỗ đó không ai dám chích cho tôi cả, kể cả y tá trưởng !Thấy đầu gối mình xẹp chậm quá, tôi kêu ba hỏi bà con thân nhân xem có ai biết cách nào chữa trị hiệu quả hơn không thì được mách bảo một cách chữa dân gian.Ba đem tôi đến nhà một ông cỡ trạc tuổi ba. Ông ta mài mực tàu, rồi đốt nén nhang quơ vẽ mấy vòng ở phía trước đầu gối sưng, miệng lẩm nhẩm thần chú gì đó, sau đó bắt đầu chấm cọ vào mực tàu vẽ chữ tàu lên trên chỗ đầu gối sưng, bắt tôi ngồi yên, đợi cho “bùa” khô hẳn thì mới động đậy được. Ổng nói với ba tôi rằng đây là phép “khoán”, và ông ta cũng không nhận thù lao gì cả, nói là để làm phước.Còn tôi khi nhìn đầu gối mình quằn quện chữ, tôi thấy mình sao buồn cười và mê tín quá !Tôi không biết là có nhờ bùa “khoán” đó hay là do sau 1 thời gian điều trị thuốc đã thấm mà kể từ đó nó bớt sưng nhiều và tôi có thể cà nhắc đi lên lớp được , sau khi được ba chở đến sát cổng trường.Cũng may là năm Mậu thân, tình hình chiến sự sôi động, chương trình học được lược giản bớt nên tôi mượn bài chép và học đuổi kịp để lên lớp được suông sẻ !Khi đã hết bệnh này thì mặt tôi bắt đầu nổi mụn càng lúc càng nhiều, mà toàn mụn bọc, đầy mủ.Mỗi ngày, tôi bỏ rất nhiều thì giờ để làm vệ sinh, chăm sóc rất kỹ mà mụn vẫn không thuyên giảm, và để lại trên gương mặt đầy sẹo và tạo thành nhiều nếp nhăn.Lúc đó tôi cứ sợ sẽ bị các bạn mình gán cho biệt danh là Sơn mụn nhưng chuyện đó lại không có xảy ra, có lẽ đó là cái đáng yêu của học trò phương Nam !

Tôi chỉ bị gọi là “ epsilon” một lần bởi Hữu Phước bởi vì mình nhỏ con quá, nhưng rồi

chẳng ai còn để ý đến chữ đó nữa.Do ý thức được là sức khỏe mình rất kém, tôi tìm đọc các sách về y học thường thức, không hút thuốc uống rượu, tìm chơi các môn thể thao.Đăng ký học Vovinam ở trường, đến ngày sắp thi lên hạng, trong lúc đấu đối kháng, tôi bị đối phương quật té gãy tay !Cũng may lúc đó là vào hè nên mình chữa bệnh mà không có ảnh hưởng đến học tập.Rời bỏ võ thuật, tôi luôn tranh thủ lúc rảnh rỗi chơi cầu lông, rồi bóng bàn, và cuối cùng chọn được bơi lội là cứu cánh tốt nhất cho sức khỏe của mình.Bây giờ nhìn lại, tôi thấy mình chỉ đáng tự hào ở 1 chỗ duy nhất là mỗi sáng đều đặn có mặt ở hồ bơi đúng 5g30 và bơi đúng 45 phút, ngoài ra thì thấy mình chả có tài năng gì, cái gì mình cũng là tàm tạm, không đạt được thành công ở phương diện nào !Thôi thì bước vào tuổi 60 này, tôi cũng nhẹ nhàng, thanh thản vì mình sống lành, không tạo ra sân si gì.Có lẽ chính sự yếu kém lúc khởi đầu đã đưa mình đến sự an lành hiện nay nhờ ở sự tu dưỡng thường xuyên!Hồi xưa , có lúc tôi nghĩ nếu cho mình cao thêm được 1 tấc nữa, chắc cuộc đời mình sẽ khác đi, nhưng bây giờ nhìn lại thì thấy suy nghĩ đó thật buồn cười!

Nhìn về lớp trẻ ở chung quanh tôi hiện nay, tôi thấy chúng thường hay dùng cụm từ “ Bình thường thôi !” khi nhìn những hiện tượng diễn ra một cách trái tai gai mắt, khi nghe một câu chuyện ngược đời được kể lại hay đọc trên báo.Chỉ khi nào việc ấy có liên quan đến chúng thì chúng mới có thái độ, mới có phản ứng!Tôi băn khoăn suy nghĩ chắc là có lẽ cuộc sống này đã tạo cho bọn trẻ phải vâng dạ, phục tùng, hoặc các trò đời chứa đựng nhiều giả dối đã bày ra cho chúng thấy từ khi còn rất nhỏ, đã tạo cho chúng sự chai lì và vô cảm dần dần.Vì đâu nên nỗi !Quả là đến Lục tuần thì đã chớm mỏi mệt, chùn tay, mà đầu thì lại hay ngoái nhìn về phía sau. Thực tế là còn sức đâu nhiều để lòng phơi phới dậy tương lai mà nhìn về phía trước !

Cuối năm rồi tôi có cái vui là tìm thấy được Trần Quốc Hùng sau bao năm bặt tin. Đó là người bạn đã gây ấn tượng cho tôi từ khi học 10B2, với chữ viết đẹp, hay vẽ nguệch ngoạt bằng bút chì hay bút bi những khi rãnh rỗi ở mọi lúc mọi nơi, mà tôi thích nhất là hình các cô gái với tà áo dài tung bay hay e thẹn bên vành nón.Bạn còn có mái tóc bồng rất nghệ sĩ, luôn nheo mắt cười, và sở hữu một giọng nói mà bây giờ nếu nghe lại chắc sẽ nhận ra ngay.Hôm tôi vào trang web nhìn hình bạn , tôi thấy bạn vẫn như xưa, lại cầm chiếc máy ảnh ống kính dài trông thật nghệ sĩ !Tôi nghĩ là một người có hoa tay hội họa khi mà có niềm say mê nhiếp ảnh thì sẽ dễ trở thành nghệ sĩ nhiếp ảnh.Còn tôi tuy làm nghề ảnh, nhưng đến bây giờ cũng chỉ là tay thợ ảnh và thú thật là chưa có được bức ảnh nào đáng để chiêm ngưỡng, có lẽ vì mình chưa có con mắt nghệ thuật !

Nhân nói về chữ “ bình thường thôi”, tôi muốn cho các bạn mình nghe bản nhạc có tựa đề ba chữ “ Bình thường thôi”, một bản tự biện tự diễn của 1 nhạc sĩ trẻ ngoài miền Trung đất cày lên sỏi đá vào Saigon lập nghiệp, và cũng nhân dịp mùa Xuân Tết đến, các bạn hãy nghe thêm bản “Giấc mơ xuân” cũng của cùng tác giả lột tả nỗi niềm của đứa con xa quê.

Đoàn Hùng Sơn

veque.com Giai Phẩm Xuân ẤT MÙI 2015 24

Mối tình xưa

Một chiều thu ấy tiễn anh đi,Em lặng nhìn anh chẳng nói gì.Anh hẹn năm năm anh trở lại,Em đừng khóc nữa, ướt đôi mi.

Ai ngờ thời cuộc làm tan mộng,Đôi ngã thôi đành phải biệt ly.Biển rộng, sông dài, bao cách trở,Em đành dang dở tuổi xuân thì.

***Bao năm vẫn nhớ thuở đam mê,Mình chẳng quên đâu tiếng hẹn thề.Bên nớ cuộc đời sao vắng lặng,Bên ni lặng lẽ chốn phòng khuê.

Thế rồi xóm cũ anh quay bước,Một sáng đầu xuân lại trở về.Ngồi tựa vào nhau bên biển vắng,Lăn tăn sóng nhẹ vỗ bờ đê.

Nguyễn Văn Hùng

Tố Hương

Em Tố Hương đẹp nhất của anhTà áo em xanh trong nắng thanhTóc xõa môi hồng cười duyên dángAnh quên trần gian, cả học hành Đẹp sao những buổi sáng tinh sươngChờ em tan lễ cuối giáo đườngBàn tay đan nhẹ trên phố vắngNgày đi đêm tới, anh vấn vương Mình đã yêu nhau lúc tuổi xanhĐường mây hoa cúc lá xây thànhBỗng dưng một buổi anh từ biệtMắt lệ đầu môi, xót xa anh Bốn chục năm rồi ôi Tố HươngTìm em qua khắp mọi nẻo đườngNăm cùng tháng tận anh thương nhớDựa cửa giáo đường, lệ anh tuôn

Phạm Văn Đình

veque.com Giai Phẩm Xuân ẤT MÙI 2015 25

Thùy ơi, bối rốiBởi mối...tơ lòngPhụ lòng chẳng nởLở dở đôi đàng…Hai hàng cùng lúc !Chen chút làm sao ?Bên đào, bên quítĐều thích cả hai !Cầu may anh chịHoan hỉ vui lòngXin vòng giờ ngọEm họ nói là :Cả nhà vui vẻNgười trẻ, người già

Đào nhà, quít chợChẳng nợ nhà nào...Thì thào tự nhủ :Ai rủ làm gìBút chì ghi giấyĐể thấy rõ ràngĐây chàng, đây... kép !Xử phép thế nào ?Ai nào, ai biết…Ai biết làm sao ?Lao xao lúng túngThơ đúng không Thùy ?Thôi tùy con cócCon cóc... làm thơ !!!

Sơ sơ vài chữXin thử đổi ngàyĐừng xài hăm támHai tám là... bù !Cho dù trời tốt !Hăm mốt ngày lànhCông Thành, Tân, Hiệp,Hoàng nhịp với Hùng,Truyển cùng Minh hátNhấp nháp vài bàiKhôi hài, Thùy nói :Bụng đói đây rồi !Xin ngồi vào tiệcCứ việc mà ăn...

Đây rằng đoạn kếtChúc hết bạn bèMùa hè vui vẻLuôn trẻ không già

Elza Ngô

Dặn ChồngChồng ơi em bảo anh này,Về thăm quê cũ liệu ngày trở qua,Dặn anh vừa đến quê nhàXeo - fì gởi mạng để mà em xemFacetime anh nhớ hằng đêm,Mở lên nhé để xờ - em - xem nàoBiết chồng em vốn hoa đàoAi thương cũng chịu... ai cho vào cũng... raNên chi khi ra khỏi nhàCó GPS thế mà vẫn... noQua sông nên phải lụỵ đòThương chồng nên phải dặn dò trước sauCó câu nhất lưỡi, nhì râuThứ tư cái củ, cái đầu thứ baThứ năm là cái visa,Vé đi thì dễ, trở qua...vé chìn.Phu thê như thế mới tình...

Bút Lông 2015

Thùy & Truyển mới đầu mời bạn bè, trong đó có Elza & Hoàng, đến nhà chơi nhân ngày đầu hạ. Dự định ngày 28/06, Elza ban đầu nói OK rồi chợt nhớ là có 1 hẹn khác cùng ngày đã nhận rồi. Nên Elza có “than thở” với Thùy và đề nghị ngày 21/06 để họp mặt các bạn.

veque.com Giai Phẩm Xuân ẤT MÙI 2015 26

Họp Bạn Paris

Bonus Cho các Đấng Mày Râu...Nhưng mà đừng cóGià đó, “ trẻ “ đâyEm này... chân ngắnAnh ngắm... chân dàiVài ngày trong túi :“ Mậu lúi “ anh rồi !Giờ thôi... lót tótQuay gót trở về

Cười hề, anh nói :“ Phở gói “ sao bằngNhững lần VỢ nấu !“ Yêu...vấu “ VỢ là…những… BÀ trên hết !!!

Elza Ngô

A Ri Zô Na đêm hè trăng tỏThiếu Tá nhà ta nhớ Sài Gòn nhỏNhớ tới chị ba tóc mượt da mềmVới tiếng rên thắm thiết lúc về đêmNhớ mình dây quằn quại suốt đêm trườngGà đồng ta ngây ngất lúc du dương Lại đây nhé cho anh ôm một chútMình xa nhau hơn ngàn dặm em ơiTiếc làm chi trong chặng cuối cuộc đờiEm mũm mĩm nõn nà chờ anh tới Ôm anh nhé cho đêm tràn hạnh phúcĐể rõ ràng đây không phải chiêm baoĐể tim anh đập mạnh như thuở nàoEm run rẩy vòng tay anh xiết chặt Rên đi em, rên cho tơi tả lá cànhCho trời đất ngả nghiêng, tan tành xác thịtGối mỏi gần rơiYêu em không còn biết chi đời Đêm Phượng Hoàng ôi mê ly êm ảMộng yêu đương thầm kín quá bao laAnh yêu em mùa Đông sang mùa HạNói làm sao cho thấu hết lòng ta Phạm Cao Đình Ngọc

Lời chú:1. A Ri Zô Na: tiểu bang Arizona, Hoa Kỳ.2. Sài Gòn nhỏ: Little SaiGon ở California3. Chị ba: người tình trong mộng, đứng tuổi, nhiều kinh nghiệm ái ân. Dù vậy, trong tình trường thì vẫn là vai em.4. Gà đồng: xuất xứ từ nhóm Mèo Mả Gà Đồng. Có là làm liền, khác với trí thức đắn đo, thèm mà hổng dám.5. Phượng Hoàng: tên tiếng Việt của thành phố Phoe-nix, tiểu bang Arizona.

Chồng già vợ trẻ là tiên!Năm nao tình mới, nồng nàn,Em hay thỏ thẻ dịu dàng với tôi,Em thường liếc mắt trao môi,Làm tôi say đắm, bồi hồi ngất ngây.

Em tôi nhựa sống căng đầy,Bên nhau âu yếm, mưa mây tuyệt vời.Thương nào chỉ tỏ bằng lời,Yêu nhau quên cả đất trời, thế gian.

Đêm kia thủ thỉ với nàng,Anh đâu còn trẻ, không sang, chẳng giầu.Anh à, chẳng có hề đâu,Bây giờ tính chuyện dài lâu với chàng.

Trăng sau anh lại trở sang,Cùng em về gặp họ hàng đôi bên.Để xin ngỏ chuyện tơ duyên,Mong sao đôi lứa kết nguyền cùng nhau.

Thế rồi gá nghĩa cau trầu,Tơ hồng buộc chặt rễ dâu trọn đời.Thời gian cứ mãi dần trôi,Khiến bao thay đổi lứa đôi, gia đình.

Bây giờ em chẳng liếc tình,Khi em liếc mắt, nín thinh anh chìu.Bằng không phải sống hẩm hiu,Đêm hôm cô quạnh, buồn thiu một mình.

Em tôi vẫn đẹp, còn xinh,Vẫn còn nhí nhảnh ngắm hình trong gương.Còn tôi trông quá chán chường,Tóc đà bạc trắng, ra đường ai thương?

Về hưu chẳng có nhiều lương,Nên đành làm tiếp, gió sương sớm chiều.Đi làm khó nhọc đủ điều,Tối về nấu nướng, xay tiêu, lặt hành,

Thổi cơm, giặt giũ cho nhanh,Lau nhà, rửa bát, loanh quanh hết giờ.Phòng the em ngóng, em chờ,Lên đây em bảo, em nhờ đấm lưng.

Đấm xong, nũng nịu anh cưng,Khuya nay em thưởng, anh đừng ngủ nha.Tạnh mưa, trời đã canh ba,Lừ đừ sáng dậy, ôi già hết gân!

Nguyễn Văn Hùng

Mình Ơi, Ta NhớNhớ mình ta nhớ làm sao

Nhớ môi mọng chín hương dâu ngọt ngào

Nhớ đôi núm ngực hồng hào

Nốt ruồi nho nhỏ thì thào ái ân

Nhớ vòng eo gợn phù vân

Vòng tay ngái ngủ ôm choàng Bồng lai

Nhớ đồi xanh mịn cỏ bày

Thẹn thùng bướm chập chờn say...thẹn thùng

Mình ơi nỗi nhớ chập chùng

Thơ sao tỏ hết nỗi lòng mình ơi!

TQH

veque.com Giai Phẩm Xuân ẤT MÙI 2015 27

Giáo sư dẫn sinh viên đi thăm bảo tàng, trong đó có 3 bức tranh:* Một đoàn quân bi giết sạch trên chiến trường.* Một ổ bánh mì nướng bị cháy đen thui.* Một người phụ nữ đang mang bầu.

Vị giáo sư nói: - Ai mà có thể đặt 1 tên chung cho cả 3 bức tranh sẽ được một phần thưởng.

Đình xin các bạn góp ý để trả lời câu hỏi của giáo sư

Mình xin góp ý bằng 3 bài thơ ngắn nhé. Mỗi bài gồm có 4 câu, vịnh 3 bức tranh của viện bảo tàng.

Rút muộn

IChỉ vì không chóng rút quân,Nên bao tướng sĩ phơi thân chiến trường.Sai lầm chủ tướng cùng đường,Bất tài, bại trận, thảm thương vô cùng!IIChuyện gì ông cũng chậm rì,Sáng nay đã dặn bánh mì phải lo,Để lâu bánh nướng trong lò,Rút ra quá trễ, thành tro hết rồi!IIIĐêm nao ôm ấp bóng hồng,Mây mưa quấn quýt, mặn nồng đắm say.Tỉnh ra thì đã muộn thay,Trông ngày nhụy nở, chờ ngày khai hoa!

Nguyễn Văn Hùng

veque.com Giai Phẩm Xuân ẤT MÙI 2015 28

Sờ ngựcChuyện có thực bên Nhật Bản: Sờ ngực mỹ nữ để... làm từ thiện.

Để được sờ ngực các nàng tình nguyện viên xinh xắn, những người hảo tâm phải chi 1.000 yên Nhật để lấy tiền quyên góp từ thiện.

Nhân chuyện này, tôi xin kể chuyện sờ ngực có thật 100% ở Việt Nam : vào khoảng 1991-1992 tôi có đơn vị khai thác gổ tại huyện Đắc lăy - Kontum , nơi đó có dân tộc M’nông, theo tục lệ thì đàn bà mặc áo còn con gái chưa chồng thì ở trần.

Khen con gái có bộ ngực đẹp và rờ thì họ cho rờ. Còn bóp một cái thì đền một xị rượu (họ uống liền trước mặt mình). Do đó sờ ngực ở Việt Nam rẻ hơn ở Nhật.

Ai có nhu cầu tôi lo cho vì lúc nào tôi cũng có 30 lít rượu.

Hồ Thái Bình

Bình ơi, 30 lít rượu đó chắc phải dấu kỹ. Tao có 2 câu thơ tặng mày:Cô gái “hơ mông” bên bếp lửa,Chàng trai tuột dốc ấy “rà cu”.

Lên Ban Mê Thuột nộp rượu phạt nhớ coi chừng mấy anh “rà cu”! Chúc các bạn năm mới nhận được nhiều điều tốt đẹp.

Lâm Văn Huy

Câu Đối năm MùiCác Bạn thân mến, Sắp sang năm Ất Mùi,

1) thân gởi một tấm hình do mình chụp, và2) thân mời các anh trong VeQue, nhất là các anh sinh năm 1955, một câu thách đối:

Tuổi lên sáu bó, Dê lên Cụ...ThânLê Học Lãnh Vân

Năm mươi năm, bạn cũ, lại gặp nhau, quá xá...vui, quá xá...kễ !!!Nửa thế kỷ, bạn xưa, sẽ gặp lại, quá xá...kễ, quá xá...vui!!!Tình bạn, tình xuân,Ấm áp, nồng nàn...

Thân ái. Nguyễn Văn Nghi

Tết Saigon năm nay

Tết, Tết ... Tết đến rồi ... Tết ở trong tim mọi người Về chữ Tết, xin đề nghị với các bạn ta viết chữ hoa đi và tết tây viết chữ thường.Mấy lúc này ở Saigon nghe nhạc Tết đã quá và mình lại không còn bị khó nhọc vì tuyết như ở Québec.Tết Saigon năm nay bị thay đổi vì đường hoa Nguyễn Huệ truyền thống được dời về đường Hàm Nghi.Đồng bào đang lo sơn nhà, quét dọn với bầu không khí đón Tết, lại sắp được nghỉ cả tuần nên ai ai cũng đều nôn nao cả. Sắp được ăn bánh chưng, bánh tét và dưa hấu rồi đi thăm bà con lại còn được lì xì nữa.Vui mừng vui quá xá là vui ...Trong đám mình, tui cũng ăn được hơn 60 cái Tết rồi và cái nào cũng có kỷ niêm và quý giá vì một năm đã qua. Năm mới sắp tới rồi!Thân chúc các bạn thêm niềm vui và chuẩn bị đón Tết ở mọi nơi long trọng theo truyền thống Việt Nam

Lê Trung Châu

PHỐ ÔNG ĐỒKhi ngày Tết sắp đến , Phố Ông Đồ lại thấy xuất hiện cùng với không khí nhộn nhịp khắp phố phường chuẩn bị đón Xuân về.Đã từ lâu , mấy câu thơ nói về Ông Đồ cùng với ngày Tết là quen thuộc với rất nhiều người :Mỗi năm hoa đào nởLại thấy Ông Đồ giàBày mực tàu giấy đỏBên phố đông người qua(Vũ Đình Liên)

Bây giờ nhiều Ông Đồ còn rất trẻ , thậm chí còn có cả Bà Đồ. Các Thầy Đồ không ngồi đơn độc mà tập trung vào cà một đoạn đường nên gọi là Phố Ông Đồ.Ở Sài Gòn có 2 phố Ông Đồ chính là ở khu vực Nhà Văn hóa Thanh niên trên đường Phạm Ngọc Thạch và Câu lạc bộ Lao động trên đường NT Minh Khai.Thầy Đồ bây giờ viết chữ Thư pháp là tiếng Việt chứ viết chữ Nho như hồi xưa chắc chẳng ai hiễu.Chữ Thư pháp được viết trên nhiều loại vật liệu như đá, gỗ , vải hoặc giấy. Kích thước có thể lớn như một bức tranh hoặc nhỏ như trên phong bao lì xì với rất nhiều hình thức và giá cả khác nhau.Nhiều người đến phố ông Đồ để ”xin chữ” mang về treo ở nhà ngày Tết . Sau này phố tập trung đông như chợ và được trang trí thêm nhiều hoa lá cành nên ngày càng thu hút nhiều người đến tham quan và chụp ảnh.Đến Phố Ông Đồ dể bắt gặp nhiều người đẹp chân dài làm dáng bên Ông Đồ trẻ hoặc bên các cây mai vàng.Mấy ngày này, chợ hoa và đường hoa chưa mở nên có lẽ Phố Ông Đồ là nơi có không khí Tết nhộn nhịp nhất .

Nguyễn Năng Tín bấm vào đây để xem thêm ảnh

veque.com Giai Phẩm Xuân ẤT MÙI 2015 29

Bạn có tin tử vi hay không ? đó là một câu trả lời rất khó. Khi còn trẻ tôi nói không. Tôi được huấn luyện quá cartesian (đầu óc lý luận theo Descartes) để tin vào bói toán. Mỗi lần có ai đề nghị xem tử vi, tôi đều lấy lý do này nọ để thoái thác. Nhưng càng về già tôi bắt đầu thấy có cái gì không ổn, nhìn lại quá trình sống có nhiều thắc mắc.Có thần linh hay không? có số mạng hay không? Số mạng diễn dịch ra đời sống như thế nào? Đó là những câu hỏi bắt đầu làm tôi lấn cấn.

Nhà tôi có năm anh chị em, đó là tôi tính những người sống sót, chứ nếu không là tổng cộng chín người, đi gần một nửa, toàn bệnh tật, thứ bệnh của người nghèo không kể được. Năm tôi lên bẩy tuổi học lớp tư, đứa em gái tên Thanh Hương, vừa lên ba tuổi, lên cơn sốt dữ dội nhằm ngày tết. Tết nghèo trong hẻm Phan Đình Phùng, chúng tôi không dám ra đường, mợ tôi (nhà tôi gọi mẹ bằng mợ theo lối Bắc trưởng giả ngày xưa vì mẹ người Hà Nội) vẫn đi lên chợ bán hàng như thường lệ. Sáng mùng ba tết, chơi dại, tôi lấy thanh củi làm kiếm quơ tới quơ lui, khúc củi đập vào thành giường chỗ em nằm, tôi thấy nó giật mình, mắt dại đi. Buổi chiều nó lên cơn sốt trên bốn mươi độ, bố tôi phải chở nó đi nhà thuơng. Thuơng em tôi khóc ngất, tôi nghĩ vì tôi mà nó sốt nặng. Buổi tối ngày tết mợ bỏ hàng lên ngủ với em để trông nó ở nhà thuơng. Sáng sớm mợ về nói với bà nội tôi, chắc hỏng rồi. Đêm vừa rồi con nằm mơ thấy có chồng bát rơi đánh độp một cái, vỡ toang hết. Sau đó thấy một bà mặt mũi

hưởng giữa các sao làm thay đổi hoàn cảnh từng người. Mỗi sao có một vị trí trong hàng trăm những ngôi sao chính, sao phụ. Mỗi sao có một ảnh hưởng đến tính tình. Không suy nghĩ cặn kẽ sẽ hiểu sai hiểu quấy. Sao Đào Hoa trong cung Nô không phải lúc nào cũng là người lẳng lơ đĩ thõa, có sao Nguyệt Đức nằm gần là người được bạn bè thuơng mến, thích gần gũi. Mỗi sao là một cái lô gích phải hiểu, tôi chưa có nhiều giờ để nghiên cứu, nhưng ngoài thì giờ ra còn phải có cái nhẫn nại khiêm cung thì mới học được.

Nhìn chung, tính tình làm ra cuộc đời của mỗi người. Có người tính tình mềm mỏng, có người cứng nhắc, có người gian sảo, có người hiền hậu. Vậy cái gì làm ra tính tình, theo các chuyên gia tử vi, đó là các vì sao !Thế thì biết có cãi số được không ? Một người bạn giỏi số và tử vi mà tôi biết đã không tránh được. Ông xem bài và thấy ngày hôm ấy sẽ bị tai nạn. Từ sáng đến chiều ông ở rú trong nhà không dám ra đường. Chiều tối vợ đi làm về không mở được cửa garage, ông chạy ra giúp vợ, cánh cửa sắt garage rơi xuống làm gẫy chân phải đi nhà thuơng.

Kết luận bài nay, tôi xin kể lại chuyện ông cụ nhà tôi hay kể. Ông Tả Ao (ông này nghe nói bên Trung Quốc sang ta để tìm long huyệt diệt đi, không cho phát đất đế vương trên đất Việt nữa, đáng tin không ?) một hôm gặp một phú ông giàu nức tiếng, lấy làm lạ vì ông này tướng rất bần hàn hạ tiện chứ không đáng được gọi là đủ sống. Ông xin đi xem ngôi mộ cải táng ông tổ nhà phú ông. Đường đi qua một rãnh đất có vài người đàn bà đang lui cui nhặt thóc, thấy người đến lại rúc vào một bên đất để trốn. Đến nơi xem, huyệt mộ cũng chẳng có gì đặc biệt. Trên đường về, Phú ông dẫn qua một lối khác phải đi xa hơn. Khi về đến nơi, ông Tả Ao hiểu ra một điều, cái lòng nhân, thương người nghèo của phú ông mới là nguyên nhân của sự thịnh vượng nhà ông.

Lê Văn Truyển

đẹp như phật Di Đà, gọi con dậy, bảo thôi cầu nguyện đi, tỉnh dậy thấy cháu làm kinh cứng cả người. Con về thay quần áo rồi đi ngay đây. Trưa hôm đó em mất. Mợ về báo tin, tôi khóc nức lên vì nghĩ rằng mình giết em. Khi biết Hương bị chứng sưng màn óc vì vi trùng tôi vẫn tin rằng mình làm một cái gì đó cho em sốt, chứ không nghĩ vì vi trùng đã vào tận não giết em. Chuyện đó vẫn bám tôi từ đó đến giờ.Giấc mơ của mợ tôi làm tôi suy nghĩ. Đó có phải là cái sợ trong vô thức làm mợ tôi nghĩ quẩn, hay có thực một cõi thiêng liêng nào đó mà mình không thấy được ?.Năm tôi mười một tuổi, vừa đậu đệ thất vào Petrus Ký, bà nội tôi bệnh nặng. Bà tôi từ lâu quy y ăn chay trường. Mỗi ngày bà niệm Phật và ngủ trên gác lửng. Nửa đêm hôm đó, bỗng dưng cả nhà bị đánh thức vì tiếng bà niệm Phật, mà niệm rất to. Tôi tỉnh dậy chạy lên lầu xem bà làm gì mà tụng kinh ồn ào hơn lệ thường. Lên đến nơi thấy bà nhắm mắt nhưng mồm vẫn đọc kinh. Mãi khi mợ tôi lên đến nới mới thấy bà tiêu hóa ra quần và đọc kinh là một lối nói mê sảng. Chờ sáng lúc chuẩn bị đưa bà đi nhà thuơng thì bà không đọc kinh nữa. Bà tỉnh dậy đôi chút, gọi mợ tôi vào, chỉ cho trong thùng quần áo có vài chỉ vàng làm ma chay cho bà, khỏi tốn tiền con cháu. Ở nhà thuơng, chưa đầy vài giờ bác sĩ bảo về đi, cụ mất đến nơi, chẳng còn gì để chữa nữa cả. Tối hôm ấy đón sư về tụng kinh trong nhà cho bà, con cái ngồi quây lấy đọc kinh theo sư. Nửa đêm, ông sư nghe tiếng chim kêu trên nóc nhà, (mà cả tôi cũng nghe thấy, lạ, nhà thành phố mà có tiếng chim kêu !!!?), ông bấm ngón tay rồi nói với bố tôi. Nếu qua khỏi đêm nay, cụ sẽ sống thêm một con giáp. Sáng ngày hôm sau bà tỉnh dậy, mợ dấu bà trộn một thìa nước mắm cho vào cháo cho có chất đạm. Bà tôi sống thêm gần mười hai năm, năm 1977 bà mất, nhà gửi thư cho tôi gần sáu tháng mới đến. Thư đến một chiều mùa thu trong cư xá sinh viên vắng lặng, tôi đọc xong khóc bà một buổi chiều.Ông sư bói đúng hay chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên ? Tôi vẫn thắc mắc từ ngày ấy đến giờ.Có một người bạn bốc tử vi cho tôi, tôi từ chối nhưng giới thiệu cho một chị bạn thích tử vi mà chưa được xem. Hôm mở tử vi ra giảng tôi có

ngồi đó, bảo chị đừng nói gì cả, cứ để bạn tôi nói xem có đúng không rồi hãy chữa lại. Có những điều nói đúng phong phóc nhưng cũng có cái nói sai hay chưa kiểm chứng được vì tương lai còn dài. Trong các điều nói đúng, tôi rất phục. Chẳng hạn chị bạn là con nuôi, không ai bảo mà chàng ta nói làm tôi giật mình. Có cái gì trong các con toán để nói lên điều ấy ? Chịu.Tôi có một bà dì họ chuyên bói bài tây. Những cú nói ra đúng ít nhất 7 điều trên mười. Bói bài là nghiệp dư của bà chứ không phải để làm tiền. Bà rút con ách bích đoán một điều gỡ, cộng trừ với những con bài khác, nói ra những điều sẽ đúng trong vòng những ngày hay tháng tới chứ không xa. Tôi không tin mà rồi cũng phải ngờ. Đằng sau những con bài có cái gì đó làm tôi suy nghĩ.

Chuyện tôi mua cái nhà đầu tiên cũng thế. Lúc đó hai vợ chồng trẻ mới đi làm, tôi đang ở trong một căn hộ chung cư dù đó là căn hộ mua chứ không phải mướn. Nhưng đời sống chung cư rắc rối vì tất cả mọi thứ đều là của chung. Đã thế, không được làm ồn, không được làm nhà kính trên bao lơn, không được … nhiều thứ ! Có con nhỏ cũng là một vấn đề. Chúng tôi tìm mua một căn nhà gần khu đó vì đã ở quen từ nhiều năm. Có lẽ vì mơ ước quá chăng mà nhà tôi nằm mơ thấy ông ngoại dẫn vào một con đường, ông vừa kéo đi vừa nói, vào đây ông chỉ cho căn nhà mới của vợ chồng con. Một cơn mơ như trăm ngàn cơn mơ khác, vậy mà chỉ hai hôm sau, nhân đẩy con đi hứng nắng cho em bé, Thùy tình cờ trông thấy căn nhà với tấm bảng đăng bán. Căn nhà đầu tiên của chúng tôi khởi đầu là do một cơn mơ !

Nhiều chuyện khác lần lượt xẩy ra. Nhiều người kể cho tôi nghe chuyện những người lính chết trận tìm được xác qua những lần bói toán, những người mẹ nghe tin con mình mất, vân vân . Nhiều chuyện tử vi bói toán, đức năng thắng số, …Không, tôi vẫn cartesian, nhưng như những người nhiễm tính khoa học, tôi sẽ đặt vấn đề một cách tử tế để tìm hiểu chứ không còn bôi bác mãnh liệt như hồi còn trẻ.

Những bài học đầu tiên về tử vi dạy mình khiêm tốn. Tử vi là tập hơp các vì sao, sau đó là ảnh

veque.com Giai Phẩm Xuân ẤT MÙI 2015 30

KỂ CHUYỆN NUÔI DÊ THỜI BAO CẤPHuỳnh Thanh Tân

(Để có bài cho báo xuân Ất mùi năm nay, tôi xin viết chuyện về dê cho các bạn đọc chơi ba ngày Tết. Đây là chuyện của tôi.)

Nuôi dê chủ yếu để lấy thịt, một ít được nuôi trong chuồng lấy sữa. Dê được nuôi nhiều thành bầy đàn ở vùng núi, đồng cỏ, đồi trọc. Theo tìm hiểu, anh Google cho biết giá trị dinh dưỡng của sữa dê rất tốt, dễ tiêu hóa. Những người bị dị ứng sữa bò dùng sữa dê rất phù hợp.Thành phần quan trọng trong sữa dê gồm có:-Chất béo: Chất béo của sữa dê được tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa nhanh thành năng lượng, nhanh hơn sữa bò.- Protein: Sữa dê chứa nhiều acid amin thiết yếu cao hơn sữa bò mà cơ thể người không tự tổng hợp được như tryptophan, lysine, valine, isoleucine, cystine, tyrosine…-Vitamin và khoáng chất: Sữa dê giàu các khoáng chất Ca, P, Mg, Fe, Cu, Zn có khả dụng cao, dễ hấp thu và hàm lượng cao hơn trong sữa bò.Tóm lại sữa dê tốt hơn sữa bò nhưng không thông dụng bằng.Có lẽ ngày xưa người ta cũng nói uống sữa dê tốt hơn sữa bò, có lợi cho sức khỏe nên ngay lúc tôi còn học tiểu học, lớp ba lớp bốn gì đó, má tôi cho tôi uống sữa dê tươi mỗi sáng. Nhà tôi ở quê miền Tây, đâu thuận lợi cho việc nuôi dê. Thế mà ở ấp bên cũng có người nuôi dê trong chuồng lấy sữa bán. Cứ mỗi sáng trên đường đến trường, tôi ghé ngang qua nhà có nuôi mấy con dê để uống một chai sữa dê tươi mới vắt ra mà má tôi đặt mua.

Má tôi nói uống sữa dê tốt, không bị bệnh. Má nói vậy thì hay vậy, chứ chẳng biết lúc đó tại sao cho tôi uống. Có lẽ sức khỏe của tôi có vấn đề. Nhưng tôi chỉ uống sữa dê khoảng hơn ba tháng rồi thôi, nhà đâu khá giả để có tiêu chuẩn cho tôi uống sữa mỗi ngày. Lúc đó sữa bò thông dụng là sữa đặc có đường với các nhãn hiệu sữa Ông thọ, sữa Con chim. Với tôi, gia đình tôi, sữa chỉ dành cho lúc bệnh, hiếm khi được uống vào mỗi sáng.Tôi biết uống sữa dê từ lúc đó.Thời bao cấp, cái thời của gần 40 năm về trước. Đời sống kinh tế

của mọi người dân đều khó khăn. Đồng lương của cán bộ, nhân viên các ngành nghề đều rất thấp. Mọi nhu cầu cuộc sống đều được các cửa hàng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm của nhà nước cung cấp theo tiêu chuẩn hạn chế với giá rẻ tương ứng đồng lương. Cửa hàng ở xã phục vụ cho dân. Cửa hàng ở huyện phục vụ cho cán bộ nhân viên các cơ quan, xí nghiệp,.... Tất cả hàng hóa cần dùng từ xăng, dầu, gạo, thịt, xà bông, bột ngọt, vải vóc,... đến, cây kim, sợi chỉ, gói thuốc, lưỡi lam,... đều được bán theo tiêu chuẩn, mỗi món một ít. Xí nghiệp, nông trường sản xuất được món gì thì đưa vào cửa hàng bán phân phối món đó theo tiêu chuẩn ngành nghề. Với Cơ quan nhà nước, hàng hóa được phân phối theo từng loại đơn vị, dựa theo số lượng nam nữ. Mỗi đơn vị đều có sổ mua lương thực, mua hàng nhu yếu phẩm. Theo định kỳ hoặc đột xuất, khi có hàng về thì cửa hàng dán thông báo, đơn vị cử người mang sổ đến mua cho cả tập thể, về phân chia lại đều cho mỗi người. Có những mặt hàng chỉ bán cho nam, như lưỡi lam, thuốc lá…. Có mặt hàng chỉ bán cho nữ như kim chỉ,....Không cần biết có nhu cầu hay không, cửa hàng có bán thứ gì đều canh mua hết, không dùng thì chia lại bạn bè hoặc để dành nhiều, bán ra ngoài kiếm chênh lệch. Nhất là những món hàng bán đột xuất, không có đủ phân phối theo tiêu chuẩn, ai hay biết được sớm mua đem ra bán lại kiếm lời.Tôi dạy học, trường ở vùng sâu, cách chợ

huyện hơn hai mươi cây số. Phương tiện đi lại đường bộ khó khăn chủ yếu là đường sông, dùng tàu thuyền. Muốn ra chợ huyện mua hàng phải đi đò tàu hay tác ráng. Sáng sớm là phải đón tàu đi, tranh thủ mua xong sớm để kịp chuyến tàu trưa về. Có khi đông người mua hay nhân viên cửa hàng bận việc không bán kịp thì chờ đến buổi chiều. Khi đó phải đi chuyến đò khác tuyến, đi chuyền từng đoạn hoặc quá giang xuồng ghe của người dân mới về được. Còn nhớ có lần nghe cửa hàng phân phối vải may mùng ngủ. Ai cũng mừng vì lúc đó muỗi nhiều lắm, ngủ cần phải có mùng, sẽ tránh bệnh sốt rét. Khi người mua hàng mang về trường mới biết vải mùng chỉ phân phối cho nữ. Số vải cả đơn vị mua kiểm lại chưa may được một cái mùng. Đem số vải mua chia cho số nữ thì mỗi người chỉ được 4 tấc (4dm). Cứ nghĩ rằng cửa hàng ghi nhầm 4 mét ghi thành 4 dm. Nếu mỗi người được 4 mét thì tiêu chuẩn ba người gom lại có thể may một cái mùng thì có lý hơn. Sau đó đem khiếu nại với cửa hàng mới vỡ lẽ ra vải mùng này chỉ dành cho nữ dùng, thay cho băng vệ sinh, nên không cần nhiều. Thời đó chị em phụ nữ làm gì có Kotex, Diana,... mà dùng. Còn vải may quần áo, có khi cả đơn vị được phân phối vải cho vài ba cái áo hoặc quần. Khi đó đơn vị phải tự nhường nhau để cho lần này người này mua, lần sau người khác mua. Nói vậy chứ không biết lần sau có bán nữa hay không. Vì khi nào có

hàng mới bán, không có thì thôi, bán số lượng bao nhiêu cũng do cửa hàng ấn định chứ có ai biết tiêu chuẩn đâu mà đòi.Với cửa hàng ở xã, hàng bán phân phối cho dân rất ít, chủ yếu là dầu lửa, xăng dầu mỗi tháng vài lít dùng đốt đèn thắp sáng hoặc bơm nước ruộng đồng. Ai có xe gắn máy phải mua xăng chợ đen mà chạy. Thời đó ai được làm nhân viên ở cửa hàng lương thực, thực phẩm là ngon lành, có thu nhập cao nhờ tuồng hàng ra chợ đen kiếm chênh lệch. Đồng lương của thầy giáo bọn tôi rất ít, không đủ trang trãi cuộc sống. Độc thân còn đỡ, chứ có gia đình không đủ nuôi con. Hầu hết phải kiếm việc gì làm để kiếm thêm thu nhập. Nhưng đâu có việc để làm. Ruộng đồng vào hợp tác xã. Nhà máy không có nguyên liệu, xăng dầu để sản xuất. Vì thế khi thấy ai có sáng kiến làm thêm việc gì từ chăn nuôi, trồng trọt, buôn bán,... để có thêm thu nhập là bắt chước làm theo, không cần biết kết quả ra sao, chỉ mong kiếm được thêm tiền, ngoài lương.

veque.com Giai Phẩm Xuân ẤT MÙI 2015 31

Thế nên một lần đi công tác, ghé thăm người bạn dạy ở thị xã. Nhà không rộng nhưng anh tận dụng khoảng sân trước nuôi 2 con dê cái trong chuồng. Anh cho biết nuôi dê để lấy sữa bán, tăng thêm thu nhập. Sữa dê sau khi vắt, cho chưng cách thủy là có thể bán cho những người hàng xóm dùng hoặc bỏ mối các quán cà phê. Anh ta cho biết dê rất dễ nuôi. Nó ăn lá cây và đặc biệt là lá cây so đũa nó rất khoái. Nhà ở thị xã, không có cỏ, anh ta phải đi xa ngoại ô, xin những nhà có cỏ, cắt về cho dê ăn, ngoài giờ dạy. Việc làm cũng nhẹ nhàng, chỉ chịu khó bỏ ít công sức là được. Nuôi dê lấy sữa, trước là cho con mình dùng nếu có nhiều thì bán cũng hay.Thấy anh bạn giới thiệu cách nuôi dê cũng dễ dàng, tôi định bắt chước. Trước là có sữa cho con mình uống, sau có dư đem bán. Mà sữa dê lại tốt hơn sữa bò. Thời điểm đó sữa bò đặc có đường cũng rất hiếm, chỉ bán theo tiêu chuẩn, ba bốn tháng mới được mua một hộp. Mà sữa đâu được tốt. Nó có bột, đường nhiều hơn sữa nên đặc cứng, phải khui hết nắp ra mới lấy được sữa, chứ chỉ khui 2 lỗ ở hai mép hộp thì sữa không chảy ra được. Nghĩ là làm nên tôi nhờ anh bạn mua giùm tôi một con dê cái còn đang cho sữa với hi vọng lấy sữa ngay và vài tháng sau có thể phối giống lại được thì sẽ có dê con và sữa mới nữa.Thế là con dê cái tôi nhờ mua cũng được đưa về đến nhà. Lông nó toàn trắng, đẹp lắm, đang ở thời kỳ cuối còn lấy được sữa. Chừng vài tháng sau sẽ đến kỳ phối giống tiếp theo. Tôi chưa kịp làm chuồng nên tạm thời cột vào gốc cây ngoài vườn để nó ăn cỏ xung quanh đồng thời cũng vắt được ít sữa cho con dùng. Hết cỏ chỗ này tôi dời sang chỗ khác. Khi hết cỏ gần gốc cây tôi phải nới dây cột dài ra để nó có thể ăn những đám cỏ xa hơn. Lúc này không những nó ăn cỏ mà còn phá nát những cây trồng xung quanh trong bán kính tầm dây buộc.Nghĩ rằng nuôi dê sẽ cho ăn cỏ vườn nhà, đỡ công làm cỏ, nhưng trong tình thế này phải thuê thợ đóng chuồng sàn gấp thôi, nếu không thì những cây trồng sẽ bị nó phá nát. Tận dụng những cây gỗ chắc có sẳn trồng trong vườn nhà như mù u, bằng lăng, giang tây tôi gọi thợ về đốn cây làm chuồng cho nó, để đỡ tốn tiền mua gỗ xẻ. Vườn ngày trước có trồng nhiều cây gỗ tạp dành cho nhu cầu trong nhà, không như bây giờ vườn trồng chuyên canh nên cây tạp không còn.Lúc này tranh thủ lúc rảnh, tôi phải đi cắt cỏ và chọc nhánh lá so đũa cho nó ăn hàng ngày. Vườn nhà tôi khá rộng trồng cam, quýt, xoài,... Cam, quýt cần cây che mát tàn không quá rậm nên trồng nhiều so đũa, dông đồng,... xen kẻ vào liếp và bờ mương. Cây so đũa vừa để che mát cây trồng vừa làm củi đốt hoặc chọn cây tốt, to thẳng ngâm nước vài năm, để không có mọt ăn, bán cho người ta làm nhà. Cây dông đồng thân gỗ mềm, rễ chứa nhiều nước nên đất được giữ ẩm vào mùa khô.Cành lá so đũa lúc đầu là chọc những nhánh thấp, sau tôi phải làm cây sào dài, gắn thêm lưỡi hái cắt lúa lên đầu làm câu liêm,

để chọc được những nhánh ở trên cao. Tôi phải cắt thêm những loại cỏ khác cho nó ăn xen kẽ với lá so đũa. Những khi công việc bận rộn thì mang câu liêm ra giật vài nhánh so đũa là xong, đủ cho nó dùng cả ngày. Có những hôm trời mưa sáng, lạnh chỉ muốn nằm nướng trong nhà nhưng nghe tiếng dê đói kêu chịu không nỗi cũng phải ngồi dậy mặc áo mưa tìm thức ăn cho nó. Những lúc này cảm thấy con dê là gánh nặng. Ngày này qua ngày khác những nhánh so đũa vơi dần, còn trơ lại những cây khẳng khiu mà dê tôi nuôi cũng chưa có dấu hiệu phối giống lại được, mặc dù theo tính toán đã quá thời gian phối giống lần hai. Có người nói khả năng nó bị hư không sinh đẻ được nữa vì không biết cách nuôi dê lấy sữa. Thời đó làm gì có sách hướng dẫn chăn nuôi hay có internet để lên mạng hỏi anh Google như bây giờ, tìm tham vấn. Việc chăn nuôi thì cứ theo quy luật tự nhiên, đói cho ăn khát cho uống. Thức ăn cho dê là

cỏ thì cứ cỏ mà cho ăn chứ đâu biết cần cho ăn dặm thêm loại thực phẩm gì để dê phát triển và cho sữa nhiều như ý muốn. Tôi cũng không biết nữa.Không chỉ có mình tôi mà một số người trong làng cũng nuôi vài con dê để mong tăng thêm thu nhập lúc nông nhàn. Thức ăn cỏ có nhiều ở vườn nhà, chỉ bỏ ra một ít thời gian chăm sóc. Dê nuôi lấy sữa sinh con ra, nếu là dê cái thì tiêp tục nuôi lớn làm dê giống lấy sữa hoặc bán con giống, còn dê đực thì nuôi vài tháng là có thể bán làm thịt được. Dê cái khi nào đến kỳ phối giống được thì thuê dê đực về cho phối giống. Có người chuyên nuôi dê đực cho thuê phối giống, giống như nuôi heo gia đình.Có nuôi dê thì có dê làm thịt, nhưng phải biết nấu món gì ăn đặc trưng của dê. Ở vườn miền Tây những rắn, rùa, chó, ... thì không thiếu nên cũng chế biến ra nhiều món ngon, ai làm cũng được, tùy theo khẩu vị. Riêng về món thịt chó thường chỉ dành cho cánh đàn ông, thanh niên nhậu. Đàn bà con gái gần như

không ai ăn thịt chó. Không như người Bắc, già trẻ lớn bé trai gái đều ăn. Người Bắc chế biến chó nhiều món như luộc, dồi, nướng, rựa, xáo măng,.... với nước chấm đặc biệt là mắm nêm. Đám giỗ, đám cưới mà đãi thịt chó là quý. Trong khi dân miền Tây làm chó thường chỉ độc một món hon mà cánh đàn ông nhậu hay làm, vì nó làm nhanh, gọn không cầu kỳ mà lại ngon. Khi có được con mồi thì phải rủ rê cho được nhiều chiến hữu, hẹn ở nhà nào, giờ nào cùng tập trung lại làm món nhậu, chứ không ăn một mình. Người thì giết chó, cạo, thui lông, xẻ thịt. Người thì xắt sả, nạo dừa, hái rau. Kẻ chạy mua gia vị nấu, làm nước chấm, gom tiền hùn mua rượu,.... Hon là món chó của dân miền Tây thường làm, nấu đơn giản. Tất cả thịt chó chặt vừa miếng ăn, ướp gia vị tương hột, đậu nành,... cho vào nồi lớn xào cho thịt săn rồi nấu với nước dừa đến khi còn sệt nước. Nước chấm thường là nước cốt dừa khô với tương hột và vài gia vị khác. Rau thì tìm những thứ có sẳn ngoài vườn, hái lục bình non ngoài sông. Có được cái bắp chuối xiêm sống, đập ra, nặn chanh chấm ăn kèm với thịt chó hon là tuyệt vời. Không làm cầu kỳ nhiều món, chủ yếu là nhậu.(Bỗng nhớ bài ‘vè thịt chó’ mà tôi thuộc từ nhỏ, ở quê: Nghe vẻ nghe ve…Nghe vè thịt chó. Đứa nào chịu khó. Nấu nước cạo lông. Đứa nào ở không. Đi mua đồ nấu. Đứa nào xấu xấu. Cắt xả nạo dừa. Đứa nào không ưa. Đi ra chỗ khác. Tao làm một lát. Rồi xúm lại ăn. Đừng có lăng xăng. Người ta đàm tiếu. Con chó chút xíu. Chín mười người ăn.….) Nói chung, mỗi người một việc làm sao để nấu chín được món cho nhanh. Tôi thường là khách được mời, vì là thầy giáo. Ở quê người ta rất quí thầy giáo, không cần làm gì cả, chỉ đến ngồi chơi chờ nhậu cho vui. Một buổi nhậu thịt chó có cả chục người. Thịt chó có thì cùng làm cùng nhậu, chứ không ai làm để ở nhà ăn một mình bao giờ. Mỗi lần nhậu thịt chó là cả xóm đều biết. Nhà rộng, có đủ chỗ thì ngồi trong nhà, không đủ thì chặt lá chuối lót, trãi chiếu dưới gốc cây ngồi ngoài sân. Nếu chó lớn quá làm món nhậu không hết thì chừa thịt lại muối, dành hôm sau dùng tiếp.Chó nuôi giữ nhà. Khi không nuôi nữa thì cho cánh dân nhậu làm thịt, chứ không bán. Những con chó ghẻ lở, chết bệnh thì đem chôn chứ không ăn. Có phong trào nuôi dê lấy sữa thì mới có dê thịt làm ăn. Trước giờ có dê để làm thịt đâu mà biết nấu, vì có ai nuôi dê làm thịt bao giờ. Thế là cứ đem cách làm thịt, nấu chó đã kể trên mà làm, nấu dê. Dê trước khi cắt tiết cho nó uống chừng một xị rượu, cho nó đổ mồ hôi để không bị hôi dê. Vậy mà cũng nhậu tới bến.Nhưng dê không phải là chó nên các bà các cô đều muốn ăn và muốn chế biến nhiều món khác. Ở Sài gòn có nhiều quán lẫu dê làm món lẫu ăn với mì sợi. Những con dê cái già hoặc hư cho ít sữa đem làm thịt thì có thêm món vú dê nướng, thịt dê nướng...

veque.com Giai Phẩm Xuân ẤT MÙI 2015 32

Làm sao để nấu được món lẫu đây?Rồi tôi có dịp về Sài gòn, ông anh vợ dẫn đi nhậu quán để gọi là chiêu đãi cho thằng em rể ở quê nghèo thiếu thốn, không được ăn những món ngon. Ông anh này thường xuyên nhậu. Quán nào có món đặc biệt ngon ông đều đến. Ổng dẫn tôi đi vài ba quán, chỉ ăn mỗi món lẫu dê. Ổng bảo tôi nghiên cứu xem họ nấu bằng những nguyên liệu, gia vị và nước chấm thế nào để về quê đến kỳ đám giỗ mà nấu. Mỗi quán dùng nguyên liệu và hương vị riêng, nhưng nước chấm giống nhau ở chỗ dùng chao pha chế. Trong lẫu còn có hương vị thuốc bắc nhưng tôi chả biết nó là gì. Tôi chỉ chú ý món chao làm nước chấm pha chế thế nào thôi, vì món ngon nhờ mước chấm mà.Sau một chuyến đi Sài gòn về tôi mạnh dạn đứng ra làm đầu bếp, với sự giúp sức của bà xã, nấu món lẫu dê. Bắt đầu là con dê tơ nhỏ của thằng bạn làm để nhậu chơi. Việc xẻ thịt thì làm như chó, nhưng thay vì làm món dê giả cầy thì tôi xung phong làm thử món lẫu. Nhớ lại hương vị đã ăn ở Sài gòn tôi cố gắng tìm nguyên liệu, gia vị để nấu cho thật giống nhưng không thể vì ở quê đâu có đủ. Thế là tôi dựa theo nguyên liệu có sẳn mà nấu theo ý riêng, không dùng thuốc bắc. Lẫu tôi nấu có hương vị đặc biệt không giống như ăn ở Sài gòn. Dùng nhiều xả, tỏi để khử mùi hôi. Vậy mà món lẫu tôi nấu lần đầu tiên trong đời được đám bạn nhậu khen quá. Cũng có thể lạ miệng mà cũng có thể ngon thật. Ăn lẫu nóng mà nhậu rượu đế là đúng điệu. Tôi nhờ bọn họ góp ý thêm bớt những gì để lần sau nấu ngon hơn. Dân nhậu thường ăn những món ngon, tự nấu theo sở thích nên ý kiến đóng góp

của họ có thể là đúng.Thế rồi đến dịp đám giỗ ở gia đình, tôi cùng bà xã mạnh dạn làm món lẫu dê đãi khách. Rồi cũng được mọi người khen ngon.Đỉnh điểm của thợ nấu lẫu dê bất đắc dĩ của tôi là nấu cho đám cưới của thằng bạn đãi khách. Phải huy động cả đám bạn tiếp tay làm thịt hai con dê to, tôi và bà xã lo ướp thịt để cho người

phụ việc nấu. Rồi cũng được mọi người khen ngon.Phong trào nuôi dê ở quê tôi chưa đầy một năm đã lụi tàn vì không cho kinh tế như mong muốn vã lại dân nuôi chỉ vài con và không chuyên thì đâu có kết quả như ý. Con dê tôi nuôi cũng không cho phối giống được lần nào và rồi bận việc quá nên cũng bán lại cho người bạn. Cái được của tôi là biết ăn lẫu dê và đặc biệt biết nấu lẫu dê cho người khác ăn.

Và trong đời tôi chỉ làm dê nấu lẫu có ba lần kể trên. Không phải bị tổ trác không ai gọi nấu mà vì không còn dê để làm. Muốn làm dê ăn phải mua chứ không ai cho như chó. Mà làm gì có tiền mua cả con dê làm thịt nhậu chơi. Nên chỉ có chó là muôn năm.Bây giờ thì tôi được người khác nấu lẫu dê cho ăn, ở quán. Thỉnh thoảng cùng bạn bè và T.M.Hạnh lai rai lẫu dê ở lề đường góc Phó Đức Chính- Nguyễn Công Trứ. Bạn nào có hứng thú thì cùng hú nhau họp mặt…

Cám ơn các bạn chịu khó đọc chuyện kể dài dòng tam quốc của tôi. Chúc các bạn một năm dê khỏe mạnh, gia đình an khang, vạn điều như ý.Saigon, 22-01-2015

Huỳnh Thanh Tân

veque.com Giai Phẩm Xuân ẤT MÙI 2015 33

Kỷ niệm vẫn còn kín trong tôi là những buổi chiều năm đệ thất đón mẹ đi chợ về ở Cư Xá Đô Thành. « Đi chợ » có nghĩa là bà đi bán hàng về từ trong Chợ Bình Tây (hay còn gọi là Chợ Lớn Mới). Trời chạng rạng đêm, hai mẹ con ghé vào chợ rau mua quơ quào vài dúm rau láo nháo đem về luộc. Ít có người biết « rau láo nháo » là rau gì. Đó là tổng hợp nhiều loại rau còn xót lại của các chị hàng rau bán không hết ban ngày, đổ chung vào một thúng và bán mại dzô lúc chợ chiều. Rau ngót, rau mùng tơi, rau đay, rau lan, rau cúc, rau muống, rau rút, rau má, rau tần ô, rau cải xanh đắng,... Dĩ nhiên là người ta không trộn với các rau ăn dặm như ngò hành, tía tô, ngổ đắng,… Bát canh láo nháo có mùi đặc biệt, nó không ngọt ngào như rau lan, không nhớt như mùng tơi hay nhân nhẩn đắng cải xanh. Nó là tổng hợp nhiều vị như thế, không bát nào giống bát nào vì nó có vị riêng tùy theo thành phần đa số và sự tổng hợp diệu kỳ của thiên nhiên. Buổi tối trong ánh đèn lù mù, bát canh rau láo nháo chấm mắm là kỷ niệm ấu thời tôi nhớ mãi. Nếu có trứng chiên nữa thì nhất. Ba bát cơm đầy ăn cái ngóeo hết ngay.Bây giờ nhìn đám cỏ dại, tôi nhớ rau láo nháo, nhớ đến mẹ tôi gương mặt hao gầy vì lũ con còn bé dại, hốc hác vì nghèo đói.Bây giờ sắp về hưu, nhớ câu của Ngộ Trai tướng quân :Chen chúc lợi danh đà chán ngắt, Cúc tùng phong nguyệt mới vui sao,Chốn phồn hoa trót bước chân vào,Chợt nghĩ lại giật mình bao kể siết.

Ở đây không có cúc nhưng lắm tùng, buổi chiều trời chạng vạng, ngắm những cây tùng từ xa trông rất nhàn dù chưa được nhàn. Thân tùng thẳng đứng, lá tùng xanh quanh năm dù mùa đông có vẻ tái tê, nhưng quả là cứng cáp, không rụng lúc thu về. Người quân tử lấy hình tượng cây tùng làm mẩu mực, nhưng làm sao sống lúc nào cũng cứng trong một xã hội đòi hỏi phải biết hòa nhập và uyển chuyển? Thà không sống uốn éo lươn lẹo để được làm người quân tử ? Danh lợi đã qua rồi, bây giờ dễ nói. Nhưng nếu trở ngược lại lúc đầu sẽ ra sao ? Xin đừng bắt tôi trả lời câu hỏi này !

Lê Văn Truyển

Làm VườnVui cùng phong nguyệt một câu thơ (Nguyễn công Trứ).

Tôi có một mảnh đất đủ rộng để chăm lo vườn tược. Lúc đầu làm vườn là một thú tiêu khiển để giảm stress, sau dần dần trở thành một thú tiêu khiển thanh tao. Ngoại trừ mùa đông đất rắn lại vì lạnh hay những ngày mưa gió sụt sùi, hể rảnh là tôi ra sân đi một vòng để thăm cây cỏ. Từng bụi cây trở thành quen thuộc với thời gian và tôi nghiệm ra rằng, đời sống thực vật có những nhiệm mầu có thực. Có những cây tôi tưởng đã chết hẳn từ lâu, một ngày bổng thấy lá non nhú ra. Có những cây tôi bứng gốc, rễ nằm tênh hênh trên mặt đất một thời gian, tưưởng đã chết khô. Nhưng không, rễ lại bám vào đất nhờ những cơn mưa dai dẳng rồi lá lại đâm chồi. Ngay cả cỏ, tôi cứ xếp tất cả các loài cỏ mình không trồng thành một loài cỏ dại, cho đến khi tôi để ý đến từng loại và xắp xếp lại, có cả trăm thứ cỏ mình không biết tên. Khi mùa xuân đến chưa kịp cắt đi, cả trăm thứ hoa dại mọc thành một vườn trăm hoa đua nở. Có thứ vàng ngọt buổi trưa, có thứ xanh biển buổi sáng, có thứ tím lịm buổi chiều. Trăm hoa trăm sắc. Từ đó tôi không nhổ cỏ dại, cũng không đổ thuốc diệt. Chỉ thứ cỏ nào xâm lấn quá thì tôi nhổ bớt, còn để tự nhiên. Sân cỏ trăm thứ cỏ là một chuyện thường, lúc cắt đều trở thành một vườn muôn cánh muôn màu. Đọc trong những sách về cách làm vườn, khuynh hướng mới là để cây cỏ mọc tự nhiên, tránh dùng thuốc hay phân bón hóa học. Cỏ cắt xong tôi gom lại thành đống, để tự hóa dưới gốc các cây lớn.

Nếu nhìn lại thời trước cách đây không lâu, khoảng bốn mươi năm trở lại, thời chiến tranh ở quê hương, chắc mọi thứ lúc đó còn thiên nhiên lắm. Ruộng đất ít trồng, thả ra là mọi thứ mọc hoang dại. Đất ít trồng nên đất tốt, vả lại cơm không có mà ăn, lấy đâu làm phân hóa học. Rau mọc tràn đầy ruộng bỏ hoang, ít có thứ gì hoang phí, hái đem về, ăn được tất !

veque.com Giai Phẩm Xuân ẤT MÙI 2015 34

NHỮNG CON ĐƯỜNG TRƯỚC MẶT

Trần Công Thành

Chào các bạnXuân đến và Truyển lại nhắc nhở anh em kiếm đề tài viết báo xuân . Năm rồi bận việc nên chẳng ai viết gì , năm nầy nếu bỏ qua nữa thì đă mất hai năm . Lớn rồi , tiếc thời gian nên thôi ráng bỏ chút thời giờ để viết vài dòng chia sẻ cùng các bạn .

Các bạn bây giờ nhiều lúc họp mặt nhau hay hỏi là sẽ làm gì cho đoạn đường kế tiếp của cuộc đời. Ngày xưa thì tương đối dễ, cứ đi theo dòng đời, đến đâu hay đến đó, nếu trật thì chỉnh, cùng lắm thì quay đầu lại vì mình còn có thời giờ. Còn bây giờ đă khác đi quá nhiều rồi. Không còn thời giờ, sức cũng đă mòn mà sự lựa chọn những con đường trước mặt lại không dễ chút nào. Mình sẽ phải chọn một con đường trong những con đường mà sự sai lầm sẽ có hậu quả rất là quan trọng, cuộc đời sẽ không còn cho mình sức khỏe hoặc thời gian để thử lần thứ hai. Con đường mình sẽ phải theo có những giá trị gì, mục đích và hậu quả của nó ra sao . Không biết các bạn nghĩ sao, Thành củng đưa ra vài ý kiến để bàn luận, nếu không đi đến đâu thì ít ra nó cũng đã được thảo luận và cân nhắc kỷ cho sự chọn lựa của những con người.

Theo Thành những dữ kiện sau đây sẽ ảnh hưởng đến con đường trước mặt của mình:- Đánh giá cuộc đời mình, những gì mình phải làm, đã làm, chưa làm và còn muốn làm- Sức khoẻ và khả năng của mình - Bổn phận và trách nhiệm đối với người bạn đời - Bổn phận và trách nhiệm đối với con cháu- Đối với cha mẹ, gia đình xã hội và cuộc đờiMục đích cuộc đờiTừ lúc trẻ đến giờ ít khi nào mình có dịp suy nghĩ đến mục đích của cuộc đời mình, sống để làm gì và cuộc sống có ý nghĩa gì . Thường thì

ta được sanh ra và ráng sống như những người khác, nếu can đảm hơn thì ráng cố gắng về một phương diện gì đó để làm phương tiện mưu sinh, nếu được, sẽ mong sao làm cho cha mẹ được hãnh diện vì có được một đứa con hữu dụng.Có lẽ ít ai nghĩ đến cuộc đời mình phải có mục đích gì và cái sứ mạng mà ông trời giao phó. Lớn rồi nghĩ lại cũng chẳng biết rằng cuộc sống mình phải có một mục đích gì, tất cả cũng trở về với cát bụi nhưng trước khi trở về cát bụi chúng ta cần một đời sống thật phong phú, thanh bình và yêu thương. Muốn có được những thứ đó con người cần có một lối sống , những giá trị thực để mà hướng tới và trao luyện cuộc đời mình . Bây giờ đối với tôi có lẽ mục đích của cuộc đời tôi chắc là rất đơn giản , chắc là chỉ để sống và chia sẻ cuộc sống , chia sẻ những giá trị làm cho con người và xã hội có được một đời sống hài hòa trật tự để cùng nhau đi trên con đường thời gian đầy tình yêu thương. Chia sẻ với bạn đờiHạnh phúc cho những bạn có những người bạn đời đă cùng đi với mình cho đến giờ phút này và sẽ cùng đi với bạn dù bất cứ hoàn cảnh nào trên con đường kế tiếp. Nhưng cuộc đời không để như vậy, có những bạn rất hạnh phúc cho đến lúc nầy bỗng dưng cảm nhận thấy rằng mình đă đi quá xa với con người thật của mình, vì con cái, vì đời sống, để cho êm, mình đă sống bao nhiêu năm nầy một cuộc sống ơ hờ. Giờ đến lúc lại giật mình, sao thấy mình không phải còn là mình, muốn sống thật theo mình trong thời gian còn lại và cuộc sống mình muốn không phải luôn giống người khác muốn thì ta phải làm sao ? Chồng nghỉ hưu, vợ phải làm tiếp, chồng muốn đi Đông vợ muốn đi Tây, Chồng muốn ở cho yên lành nghỉ ngơi vợ than buồn quá. Muôn vạn chuyện khác biệt về ý kiến sẽ xảy ra khi thời gian dành cho công việc sẽ ít hơn và ai này cũng muốn giành lấy phần được sống cho chính mình. Các bạn thấy rắc rối chưa , làm sao để mọi việc ổn thỏa đây , xin cho vài lời chỉ giáo . Ta sống cho ta hay ta sống qua người khác , quan niệm là ta chỉ vui khi nhìn thấy người khác vui có phải là một quan niệm tốt không

hay chỉ là một khái niệm ảo ? Nếu không được trọn vẹn mà phải chọn lựa thì sự chọn lựa nào là đúng đây ?

Trách nhiệm với con cháuĐã đến bước ngoặc của cuộc đời, chúng ta đã có quyền định đoạt số phận của chúng ta mà không cần nghĩ đến con cháu hay chưa ? Cho đến lúc nầy sự giáo dục và tiến triển của con cháu luôn là ưu tiên số một trong những cố gắng mà chúng ta phải làm để có được một cuộc sống bền vững và hạnh phúc của gia đình. Con đã lớn và tự lập , chúng ta còn có nên suy nghĩ về vấn đề con cháu trong sự lựa chọn của những con đường mà ta sẽ đi trong giai đoạn kế tiếp không, làm thế nào mới gọi là phải đạo ,

vừa trung thực với cuộc đời và nguyện vọng của mình cũng như quyền lợi và sự phát triển của con cháu ?

Xã hội và cuộc đờiĐã đến lúc sắp về hưu và tuổi già sắp đến , có phải đã đến lúc mà ta có thể coi như là những gánh nặng đối với xã hội và cuộc đời

đã xong chưa ? Lúc trẻ , đi làm, lúc được nghỉ hè hoặc nghỉ lễ không làm việc thì cảm thấy có cái gì không ổn, tự hỏi mình có quên làm cái gì không ? Đã làm gì trong ngày để xứng đáng để có được một bữa cơm chiều nay, để thời gian rãnh rỗi trôi qua cũng cảm thấy tiếc và tự hỏi tại sao mình không làm gì với thời gian đó một cách hửu dụng hơn. Có nhiều việc làm quá mà, mình chưa hoàn thiện, cuộc đời còn lắm khó

khăn, làm sao mình có thể thờ ơ với cuộc đời được. Giọng hát Khánh Ly với lời nhạc Trịnh công Sơn ‘Còn con sao mà khờ vậy, nhà ta đang cháy lại đứng nhìn khói bay’ như vẫn luôn nhắc bản thân mình đừng khoanh tay nhìn nhà ta đang cháy như thế.Bây giờ tôi cảm thấy

có một sự thay đổi trong chính mình, nghỉ một bữa nằm nhà nhìn trời mây nước, những lo nghĩ ngày xưa kéo đến nhưng cũng có những ý tưởng mới chống lại như thời gian này là của mình mà, không làm gì thì nghỉ khoẻ, mình chẳng lấy cái không gian và thời gian này của ai , sống và thở đi theo ý muốn. Tôi thấy thật

thoải mái với lời suy nghĩ mới này, chuyện xã hội gần như xong, nếu như không xong thì cũng chẳng làm gì được hơn ngoài ‘phù thế giáo một vài câu thanh nghị ‘ qua facebook. Suốt đời làm việc rồi xã hội và con người lúc này ra sao ? mình có đóng góp thay đổi được gì không cho xã hội ? Nhưng đây chỉ là quan niệm của tôi thời chờ còn nhiều bạn còn rất ham muốn phục vụ xã hội và cuộc đời mà tôi cũng hoan nghênh hết mình .

Con đường đến Động hoa vàngTráng sĩ Thiện Tân vượt Trường sơn mấy tháng nay đã đến trước cửa Động hoa vàng để vào thiên thai nhưng chợt nghĩ đến những người bạn mình con đương lao đao trong cuộc sống , chàng bèn ngừng lại và quay đầu trở lại trần gian tìm cách dẫn các bạn theo. Chàng đâu biết rằng không phải dễ để trở lại con đường này và rồi từ đó không còn tung tích anh ta nữa ,chắc là đã gặp một động khác ở gần Đà nẵng trên đường qua biên giới Lào rồi.Ngày xưa con đường mình theo cũng dễ , cứ việc theo con đường em đi, dù có khó khăn khổ sở thế nào cũng có lòng tin và tình em chia sẻ.Còn bây giờ thì muốn tìm một con đường sống lại quá khó khăn chẳng biết làm sao đối phó , trèo lên cây để đến thiên đàng lại chẳng biết nhánh cây nào phải lựa và đoạn cuối nhành cây có gì ,có leo tiếp để lên đến Piscine hay không hay rơi tõm xuống đất ?, còn leo tường building 60 tầng thì thấy bỏ mạng là cái chắc. Nhờ các bạn chỉ cách làm sao lên được Hồ bơi ở động hoa vàng trên kia có Thiện Tân và các tiên nữ đang đứng chờ .

Nói tóm lại, những con đường trước mặt , không các bạn thấy sao cho tôi thấy có vẻ thật khó khăn . mình không còn sức lực và nghị lực để chọn lựa , gánh lấy và hoàn thành như mong muốn . Có lẽ cuộc đời là thế , mọi thời điểm, mọi hoàn cảnh đều có những khó khăn. Suy nghĩ để có một chọn lựa đúng như là những thử thách để hoàn thiện con người và cuối cùng thì một đời người cũng chỉ như là một giấc mơ với Bao nhiêu chí cả rồi tro bụi, Nửa mảnh tình duyên cũng thẹn thùng (Nguyễn Ngu Í). Thôi thì chắc dễ nhất là nhờ Thiện Tân tìm dùm mình một bến đò, sẽ ráng đi học chèo thuyền để đưa khách sang sông, khách sang sông mang những ước mơ của mình theo họ và mình cứ sống với niềm vui tưởng tượng rằng những giấc mơ đang được thực hiện ở một nơi nào đó và …

Trần Công Thành veque.com Giai Phẩm Xuân ẤT MÙI 2015 35

veque.com Giai Phẩm Xuân ẤT MÙI 2015 36

Bên gốc tùng

Lời 1 :Một ngày trôi qua trôi qua Như tiếng sóng va vào bờ Một đời trôi qua trôi quaNhư thoáng đám mây vừa tan Giật mình đêm khuya mênh môngMênh mông bóng trăng vườn xưaNghe / tiếng lá rơi /rơi bên đời này/.ĐK: Ngày đến - xin cầm tayDòng nước - trôi chiều nayTrăm năm - có ai hayXin - cùng nhau ngồi xuống bên gốc tùng….Lời 2:Và đời / cho tôi / quên tôi,Quên mái / lá xưa / nghèo nàn Dòng đời như sông miên man,Dong mắt hiếm hoi ngày vui !Một đời lo âu bôn baBôn ba đứng bên đường xaXin – mãi có em đi bên đời này.

Lê văn Truyển

Một Chút Tâm TìnhChào các bạn,

Bây giờ thì tờ báo xuân coi như đã xong, chắc các bạn trong BBT cũng cảm thấy nhẹ nhõm đôi chút. Riêng đối với tôi, niềm vui sướng nhất là tưởng tờ báo sẽ không thành nhưng sau cùng thì lại là một giai phẩm, cũng như Quốc Hùng vậy, tưởng không bao giờ gặp nữa bỗng một hôm sừng sững hiện ra, như một phép lạ, làm người không tin vào số mạng cũng giật mình tự hỏi, có phải mọi sự bề trên đã an bày?

Tôi cũng giống như rất nhiều người, không tin là có Chúa Phật ở trên thượng tầng cao siêu đó, mà nếu có thì chắc các ngài cũng chẳng có thì giờ để nghe lời cầu xin của 7 tỷ người, rồi quyết định cho họ cái gì, vì ai mà cũng “được như nguyện” thì quả đất này đã thành thiên đàng. Dù vậy, thỉnh thoảng tôi vẫn đến giáo đường, vào những lúc không có ai, thắp lên một hai ngọn nến, và cầu nguyện cho gia đình của tôi. Thường thì sau đó tôi cảm thấy tâm hồn mình trở nên bình thản, nhẹ nhàng.

Nhưng làm báo thì không thể cầu nguyện xuông mà xong được, phải có cảm hứng, thì giờ chỉ là chuyện nhỏ. Bởi vậy tôi thành thật khâm phục các bạn, thơ văn hình ảnh tranh vẽ của các bạn vẫn còn dạt dào tình cảm, gây thật nhiều cảm xúc cho người xem. Đó là điều rất hiếm hoi ở tuổi già - vâng, chúng mình già cả rồi.

Hôm qua, tình cờ ghé một tiệm bán đồ lạc xon, tôi thấy một cái máy quay ronéo rất cũ. Từ lúc rời Việt Nam đến giờ tôi mới nhìn thấy một cái máy như thế. Tim tôi trùng xuống. Trong khoảnh khắc, tôi thấy hình ảnh của Vân đánh máy những tờ stencil, sân thượng đầy ánh trăng với tiếng đàn gui-tar và tiếng hát trong đêm vắng. Tôi nhớ nét vẽ của Hùng, bài thơ của Khánh, thiệp của Bình, bài văn của Truyển. Tôi nhớ tất cả những người bạn đồng khóa, những người bạn gái đã tạo nguồn cảm hứng cho tôi và bạn tôi làm tờ báo xuân năm ấy, những người đó bây giờ ở đâu, còn sống hay đã mất, rồi thì mắt tôi cay.

Xin chúc tất cả các bạn một mùa xuân an lạc.

Phạm Văn Đình

Cảm đề

Đầu Xuân tôi biết viết gì đâyTình bạn xưa nay vẫn thắm đầyNhiều đứa bao năm giờ mới gặpCảm ơn trời đất đã an bày

Hãy còn lắm đứa đang lưu lạcPhiêu bạt nơi nào ai có hayMột chút tâm tình cho các bạnViết xong lệ ứa, mắt tôi cay

Nguyễn Văn Hùng

veque.com Giai Phẩm Xuân ẤT MÙI 2015 37

Làm báoCuối tháng chạp tây tôi bắt đầu lo. Có nên làm báo năm nay không ? Năm rồi đã không làm, năm nay chẳng lẽ cũng im hơi lặng tiếng ? Nhất là từ ngày về lại đây đến giờ, job mới người mới, mõi mệt với công việc làm ăn tôi không còn can đảm làm chuyện gì khác. Trang ‘veque chấm cơm’ (như Trần Quốc Hùng mới đặt tên cho) từ mấy tháng nay chưa được cập nhật hóa và bỏ lửng : danh sách các bạn thiếu, trang họp mặt năm 2014 chưa làm dù năm đã hết, trang những bài các bạn viết 2013, 2014 đã lên trang vẫn chưa xong …. Nhiều bài các bạn viết hay trao đổi trên email không có giờ tóm tắt và lưu giữ trên veque đến nay vẫn để đó rồi … chắc sẽ quên.

Vậy thì tại sao phải làm báo?Tôi có người bạn đồng sở người Pháp, anh ta có một cái đam mê là sưu tầm thơ văn thế kỷ 15-17. Anh ta đi còn nhiều hơn tôi, đi để thuơng lượng giao kèo tài nguyên với các nguyên thủ quốc gia các nước, nay Đông Âu, mai Nam Mỹ, mốt Nam Phi. Dù công việc rất bề bộn, anh vẫn viết đều bài gửi đăng cho tạp chí Littéraire (Văn Chương). Tôi hỏi anh làm sao có thì giờ ? Anh cười trả lời tôi, nếu tôi không có giờ để làm cái đam mê của tôi, thì các ông Tổng Thống như Obama, Giscard d’Estaing hay Pompidou làm sao có giờ để viết văn, để làm Anthropologie de la Poésie (Nghiên cứu thơ văn) lúc đang tại chức ? Câu nói làm tôi suy nghĩ ! Vậy thì OK, năm nay phải ra Báo Xuân cho anh em đọc ! Bạn Thành có nói, năm ngoái đã không có báo đọc, năm nay có báo phải viết một cái gì, thời gian bây giờ đi nhanh quá!

Làm báo có nghĩa là phải có bạn đồng hành, có ban biên tập, có ban liên lạc và một số bạn khác tham gia, không thể làm một mình. Công việc bề bộn mà chỉ có weekend mới có thì giờ. Weekend nhiều khi cũng không rãnh vì việc nhà, và vì nhiều khi phải làm việc sở để chuẩn bị cho sáng thứ hai. Không làm việc nhà có ng-hĩa là « bán cái » việc cho bà xã, điều này cũng không lấy gì làm vinh hạnh cho lắm, may mà

các bà cũng « độ lượng» bỏ qua. Vậy thì phải đi tìm lại các cựu « chiến binh » Đình, Hùng, Tín, Sơn như các năm trước. Biết là các bạn cũng bận rộn vì công ăn việc làm, nhưng biết làm sao? May là các bạn vẫn còn “sung” không bỏ rơi mình !!!

Lời kêu gọi của ban liên lạc (BLL), sau nhiều lần bàn thảo, được các anh em thông qua như sau:

Thưa các bạn, Để chuẩn bị cho giai phẩm Xuân Ất Mùi 2015, thân mời các bạn cùng tham dự ngay từ bây giờ bằng cách gửi bài vở, tranh ảnh, thơ nhạc đến cho BLL (Hùng Truyển Tín Sơn Đình) để kịp giờ lên khuôn cho ngày Tết.Vì anh em ai cũng còn bận bịu chuyện làm ăn, nhà cửa, gia đình cùng những hệ lụy hằng ngày, chuẩn bị bài Tết ngay lúc này không phải là quá lo xa.Xuân Ất Mùi cũng là năm tròn sáu mươi của nhiều anh em, đánh dấu một giai đoạn quan trọng của đời người. Theo tử vi đông phương thì năm tuổi chỉ trở lại một lần, giống như một sự hồi sinh vì từ đây, tên của các năm sẽ tuần tự lập lại như 60 năm trước. Có điều hoàn cảnh và không gian bây giờ đã khác, bởi vậy, phải viết cho chính mình, hãy trải tâm hồn qua trang giấy, viết để trân quý chặng đường mình đã qua, buồn vui tốt xấu đủ cả nhưng đó mới đích thực là sự sống. Những anh em nào chưa đến tuổi sáu mươi, hay đã vượt qua rồi, xin hãy viết để nhìn lại những năm tháng dài của đời mình.Bài vở có thể là tranh ảnh các bạn trông thấy trên góc phố, một vài hàng ngắn nói lên tâm tư mình một lúc nào đó, một bài thơ hay một bài văn dài ngắn tùy theo ý thích.Nếu không có bài, BLL có thể lục lọi trong các thư cũ của các bạn và đề nghị trích ra vài dòng để đưa lên mặt báo, nhưng đó là kế chẳng đặng đừng. Hãy để tâm hồn các bạn thăng hoa thành những bài văn, hay hay dở không phải là tiêu chuẩn để chọn bài. Duy sự góp mặt là quan trọng. BLL (Hùng Truyển Tín Sơn Đình)

Cũng còn đang lính quýnh thì may quá tìm ra ông bạn Trần Quốc Hùng vốn chí thân từ thuở học đệ thất 2. Hùng là tay làm báo từ thời còn đi học, hay văn chương chữ nghĩa, vẽ tài, nay lại còn giỏi computer và các ngón như graphic design, photoshop… đúng là ‘buồn ngủ gặp chiếu manh’! Hùng Trần chắc không biết là anh em sẽ đổ hết lên đầu mình trách nhiệm tờ báo Xuân Ất Mùi ! Hy vọng là bạn vẫn tiếp tục hăng say cho các báo Xuân Thân, Dậu, Tuất, Hợi…về sau, hi-hi !

Giống như các năm trước, BLL năm nay cũng liên lục địa. Hùng Trần ở Adelaïde (Nam Úc), Truyển Hùng (Paris), Đình (Dallas) và Tín, Sơn (Sàigòn). Chuyền nhau đọc bài, chữa bài, vẽ tranh trang trí, hỏi ý kiến nhau. Tối thứ sáu bên Pháp đi làm về tôi gọi cho Hùng Trần đang mắt nhắm mắt mở vào sáng thứ bảy, gọi cho Đình cách 7 giờ sau tôi (tôi biết Hùng Trần còn mặc pyjama đang ngái ngủ nhờ thấy hình anh ta trực tiếp trên máy). Thứ bảy gọi Hùng Nguyễn. Tín và Sơn bằng thư tín. Liên tục như vậy đến chiều chủ nhật. Một diễn đàn nhỏ có cung cách làm việc của một tờ báo «đa quốc gia»! Nghe rất hách-xì-xằng !

Bài các bạn viết năm nay cũng rất phong phú. Từ văn thơ đến truyện trào phúng hay nhiếp ảnh đều đa dạng, nhất là các tranh minh họa và phụ bản của Hùng Trần làm cho tờ báo thêm đẹp hẳn ra, và làm tăng giá trị cho các bài. BLL thôi thúc các bạn nhưng không dám ồn ào quá vì ngại phiền các bạn, nhưng từ từ các bài cũng đến. Bài nào cũng than vì bị hối quá, BLL chèo kéo đành phải viết, hoặc hai năm mới có một lần bỏ qua cũng uổng, thời gian đi nhanh quá. Nhưng chính vì viết như thế nên các bài phản ảnh đúng tâm tình các bạn. Báo không cần văn chương trau chuốt, có thì hay hơn nhưng không có cũng không thành vấn đề. Cái quan trọng là những bài viết rất chân thành, lời lẽ cảm động.

Tinh thần về quê chấm cơm là liên lạc các bạn bè đồng khóa Petrus Ký 66-73 biết nhau. BLL bắt buộc phải giới hạn nội dung giai phẩm trong tinh thần ái hữu. Dĩ nhiên là không nói về tôn giáo, chính trị hay cái tôi đáng ghét, vậy thì còn cái chi để nói ? Mọi thứ còn lại vẫn nói như thường nhưng một cách trung dung, nghĩa là có nghệ thuật chứ không «trơ trẽn, trắng trợn, trần truồng» hay « hớ hênh, hổn hển, hào hứng » hihi!

Tờ báo được hình thành là niềm vui chung của tất cả chúng ta.Với các bạn tham dự, dĩ nhiên là BBT rất cảm ơn sự nồng nhiệt hưởng ứng. Nhờ có các bạn mà tờ báo phong phú về nội dung và hình thức.

Các bạn đã chia sẽ sự khó khăn trong hoàn cảnh vừa đi làm, vừa lo việc nhà và cáng đáng công việc “nhà báo» của chúng tôi. BBT cũng không quên rằng các bạn vẫn còn những hệ lụy cuộc đời như tất cả anh em.

Dù bạn không tham dự trực tiếp được, xin nhớ rằng tờ báo này làm chung cho cả nhóm, có nghĩa là vì các bạn. Vì có các bạn mà chúng tôi hăng hái làm. Trong những đêm khuya khoắt từ Saigon, Dallas, Paris, Adelaide, các bạn trong BBT trao đổi với nhau vì nghĩ đến lúc tờ báo «ra lò», ánh mắt reo vui của các bạn là món quà tinh thần đẹp nhất.Chúng tôi cũng cảm ơn sự trợ giúp trực tiếp hay gián tiếp của quý bà, hoặc đã có bài đăng, hoặc đã nhắm mắt làm ngơ cho chúng tôi vui lúc này. Không có sự giúp đỡ đó, chưa chắc đã có giai phẩm Xuân Ất Mùi 2015.

Dĩ nhiên trang báo này còn vấp phải nhiều khiếm khuyết. Mặc dầu rất cố gắng, vẫn có những lỗi chính tả, những câu thiếu sót, mong các bạn tha lỗi.

Hy vọng Xuân này mang cho tất cả niềm vui trọn vẹn. Một lần nữa, nhân dịp Xuân Ất Mùi, thân chúc các bạn và gia đình những điều tốt đẹp nhất và nhất là nhiều sức khỏe.

Thay mặt Ban Biên Tập,

Lê Văn Truyển.

veque.com Giai Phẩm Xuân ẤT MÙI 2015 38