renengocnhan.files.wordpress.com …  · web viewthình lình, chế độ thuộc địa đã...

200
NGÔ VĂN Sự thật về cuộc cách mạng Tháng Tám dưới sự tham gia và nhận xét của một chiến sĩ Đệ Tứ -- 1 --

Upload: others

Post on 21-Sep-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

NGÔ VĂN

Sự thật vềcuộc cách mạng Tháng Tám

dưới sự tham gia và nhận xét của một chiến sĩ Đệ Tứ

Tác giả viết bằng Pháp ngữ

Người dịch : ông Ngọc Nhân

-- 1 --

Page 2: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Cuộc nổi dậy của nông dân Nam Kỳ.

Được gắn liền với tình hình của thế giới, sau ngày bản thỏa hiệp giữa Đức Quốc Xã và Liên Sô, giữa Hitler-Stalin đã được ký kết vào tháng Tám năm 1939 đã được ghi dấu cho việc Liên Sô rời bỏ phe các đế quốc "dân chủ" mà Stalin đã coi là quá yếu kém. Đảng Cộng Sản Đông Dương, đã tự đặt cho ngay hàng cho tân chính sách ngoại giao của Liên Sô, đã ngừng ngay việc hợp tác với các người thực dân Pháp trong chính sách "bảo vệ Đông Dương chống lại sự bành trướng của nước Nhật Bản và đã bình phục lại cho nhật lệnh về ngôn ngữ "chống đế quốc" của cộng sản từ năm 1935.

Ngày 6 tháng 11 năm 1939, Đảng Cộng Sản Đông Dương đã thay thế cho lệnh của Mặt Trận Dân Chủ với lệnh mới của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất chống đế quốc của các dân tộc Đông Dương và dự định cụ thể cho "việc chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy để giải phóng quốc gia" và điều chỉnh lại ngôn ngữ hầu để "đấu tranh với sự hỗ trợ của Liên Sô là thành lũy của cách mạng thế giới, chống lại cuộc chiến tranh của các đế quốc, lật đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp và các người phong kiến trong xứ và lấy lại nền độc lập cho Đông Dương và gây dựng một chế độ Liên Hiệp Cộng Hòa Dân Chủ Đông Dương". Cuộc cách mạng điền địa đã được loại ra khỏi chương trình giống như thời Mặt Trận Dân Chủ.

Thình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công an", nếu giống như là chủ nghĩa thực dân đã luôn luôn không bao giờ có thể tồn tại với một chuyên chế của công an và quân phiệt, bất chấp cho vài việc làm giảm nhẹ đi một phần của các sự áp bức dưới thời của Mặt Trận Nhân Dân năm 1936. Đảng Cộng Sản đã bị phá vỡ nặng nề vào khi đã xảy ra việc tuyên chiến của liên minh Pháp Anh chống lại Đức Quốc Xã, đảng cộng sản còn duy trì được một tiềm lực đáng kể tại nông thôn, nhờ vào hệ thống của các ủy ban hành động đã được lập ra vào thời Đông Dương Đại Hội Nghị. Việc thay đổi chính sách của đảng cộng sản đã cho phép đảng này nối lại và có được các sự tiếp xúc với một thành phần dân chúng ở nông thôn đã thất vọng bởi

-- 2 --

Page 3: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

chính sách của ngày trước về sự nâng đỡ cho sự cố gắng của nước Pháp cho các nổ lực phục vụ cho chiến tranh, và việc chống đối dữ dội về việc động viên các người trẻ tuổi, cùng việc gởi các lính tập người Đông Dương ra khỏi xứ. Các ủy ban hành động ở nông thôn đã không còn cổ võ cho việc tự xin tòng quân vào quân đội và sự khuấy động đã từ nay trở đi đã hướng về sự bất mãn của nhân dân, việc chống đối về chính sách thuế vụ, cho các định giá thuế và các việc trưng dụng (bắt làm xâu).

Đối với các người theo chủ nghĩa cộng sản phe Trốt ky, trước và sau hiệp ước Hitler và Stalin, cuộc tranh chấp ngẫu nhiên giữa Đông Dương thuộc Pháp và nước Nhật Bản, thì đó là một cuộc chiến tranh đế quốc và cuộc đấu tranh của các người thân với chủ nghĩa Đệ Tứ Quốc Tế chống lại chiến tranh đã được tự ghi vào trong viễn ảnh của việc biến đổi từ một cuộc chiến tranh đế quốc thành một cuộc nội chiến cách mạng. Việc tuyên truyền của các người Trốt kít đã hướng về hướng này và sẽ không thay đổi và đồng thời cũng khuyến các phải đề phòng đừng theo chủ nghĩa mạo hiểm phiêu lưu, như ông Tạ Thu Thâu đã viết trong báo Chiến Đấu ra ngày 29 tháng Tám 1939 :

"Vào năm 1930-1931, chúng tôi chỉ là một thiểu số thấp nhất, chúng tôi đã không do dự phản đối chống lại phong trào nổi loạn ấu trĩ của Stalin, và đã làm cho hiểu về sự sai lầm mà phong trào này đã khởi xướng. Trên diện quốc tế, các người chí hữu của chúng ta đã chiến đấu chống lại các sự nổi loạn của chế độ quan liêu của các người của Stalin, và đã tố cáo về sự sai lầm về chiến thuật của "giai đoạn thứ ba" và của "chủ nghĩa xã hội-phát xít"

Vào ngày 22 tháng Sáu năm 1940, tân chính phủ Pháp dưới sự điều khiển của Pétain đã ký bản Đình Chiến với quân đội Đức Quốc Xã. Thua trận trên đất của chính quốc, tân chính phủ Pháp có thể làm gì được để chống lại một cuộc nổi loạn ở Đông Dương ? Vào hai ngảy trước, chính quyền ở Đông Dương dưới sự lãnh đạo của vị tướng Catroux đã phải phục tùng trước các sự đòi hỏi của các người Nhật Bản, đòi được việc kiểm soát về quân sự tại biên giới Bắc Kỳ và Trung Quốc, hầu để cắt đứt việc tiếp tế cho quân đội của Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của vị tướng Tchang Kai Chek. Vào tháng Bảy, ông

-- 3 --

Page 4: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Pétain đã cho thay thế ông Catroux và chỉ định đô đốc Decoux là người tin tưởng vào chính sách của tân chính phủ Pháp, lập thủ đô ở thành phố Vichy.

Và đồng cũng tháng Bảy này, xứ ủy của Nam Kỳ của Đảng Cộng Sản Đông Dương đã quyết định cho một lịch trình đầu tiên cho một cuộc võ trang nổi loạn với việc chuẩn bị cho một "bộ chỉ huy quân sự tối cao", các đội tự vệ được huấn luyện về du kích chiến và các ủy ban căn bản để khích động cho một cuộc tổng đình công nổi loạn.

Vào ngày 22 tháng Chín, quân đội Nhật Bản đã tấn công vào tỉnh Lạng Sơn và, ba ngày sau, quân trú phòng Pháp và quân bản thổ đã đầu hàng; đến ngày 26 quân Nhật đã đổ bộ lên thương cảng Hải Phòng và không phải chiến đấu đã chiếm đóng toàn xứ Bắc Kỳ. Được đi kèm theo các biến cố đang xảy ra tại miền Bắc, nước Xiêm La (nay đổi tên là Thái Lan) đã yêu sách về hai vùng đất ở xứ Cam Bốt và xứ Lào; và khởi từ tháng Mười đã xảy ra các trận đánh nhỏ đã xảy ra tại các bờ của sông Mékong, đã bắt buộc chính quyền thuộc địa phải tăng viện quân đội ở các vùng ở biên giới.

Các cuộc nổi loạn đã xảy ra.

Xứ ủy đảng của Nam Bộ đã quyết định cho việc khởi nghĩa (nổi loạn) cần phải hành động thật mau chóng trước ngày nhà cầm quyền Pháp ra lệnh gởi các người lính tập ra vùng biên giới, vì đã có nhiều người lính tập đã chịu theo về với đảng. Ngày khởi nghĩa đã được quyết định vào ngày 22 tháng 111 vì ủy ban thường trực đã lo sợ cho việc hấp tấp này và việc thất bại sẽ giống như các năm 1930-1931, và đã tuân theo cuộc bầu phiếu đã chiếm được đa số của các đảng viên.

Ủy ban đã ước lượng là các phương tiện đã được sẵn sàng và đã công tác say mê trong nhiều tháng ở tại các tỉnh Gia Định, Tân An, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ và Long Xuyên; họ đã chế tạo ra các loại vũ khí và các đạn dược và chuẩn bị cho các việc phá hoại.

-- 4 --

Page 5: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Các ủy ban của các tỉnh đã nhận được, vào cùng một lúc về việc xác nhận về Ngày và Giờ của việc khởi nghĩa, một "bản tuyên ngôn của một chính phủ lâm thời" xác định đó là xây dựng cho một Chính Phủ Nhân Dân Cộng Hòa Dân Chủ Đông Dương.

Cuộc khởi nghĩa khởi đầu vào giờ không giờ vào nửa đêm, đồng thời tại Sàigòn và ở tại các tỉnh. Kế hoạch đã bị "lộ ra" : một thành viên của ủy ban thành phố, là một thầy giáo trường tư thục, tên Nguyễn Như Hạnh, đã bị công an Pháp bắt vào lúc 11 giờ và có mang trên người một "bản tuyên ngôn kêu gọi dân chúng bị áp bức ở Đông Dương hãy nổi lên chống lại Phát Xít Pháp, chống lại chủ nghĩa Phát Xít Nhật và quân đội Thái, chống lại các ông hoàng và các vị vua của mỗi xứ, để thành lập một Chánh Phủ Cộng Hòa Dân Chủ Đông Dương và sẽ liên lạc với Mặt Trận Kháng Chiến của Trung Quốc, và không phải là các ủy ban Sô Viết.

Việc công an Pháp bắt được ông Hạnh đã đưa đến việc bắt được ông Tạ Uyên đã vượt ngục từ Côn Đảo và trên ông này đã có một bản sơ thảo tổ chức hơi "lo âu"

Anh Thầy

Tôi xin có được 10 chiếc xe ôtô để chở dân chúng, hai chiếc đậu xe tại đường Bình Hòa vào lúc 23 giờ 30 (tại kho chứa cao su), ba chiếc xe đậu tại đường đi Bà Quẹo ở Chợ Lớn, tại nơi có bờ dốc thưa cỏ, ở bên ngoài chợ, năm chiếc xe khác sẽ đậu tại nơi đã được chỉ định. Tại đường Verdun ở nơi ngã tư với đường Hai Mươi sẽ lập tại đây một "chướng ngại vật" để cản đường cho Pháo Binh Pháp không đến được. Phải để một ngõ trống để đem các việc cứu viện cho Khám Lớn. Tổ chức một toán người "đâm thuê chém mướn" để giết vị đại tá Pháp tại trại lính Ô Ma (sau là Tổng Nha Cảnh Sát thời Việt Nam Cộng Hòa). Lập chướng ngại vật tại đường Pétrus Ký, ở phía sau trại lính Ô Ma, giết chết vị đại tá và ba vị thiếu tá nhà ở đường Verdun. Lập các chướng ngại vật trên đường Chasseloup Laubat (sau là đường Hồng Thập tự) để chống lại các người Pháp nhà ở gần trại của trung đoàn các người lính tập người An Nam. Các vũ khí đã sẵn sàng chưa ? Tại ở mỗi nơi phải có các toán người cứu cấp, được ưu

-- 5 --

Page 6: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

đãi dành cho các sinh viên nói được tiếng Pháp. Tất cả các câu lệnh sẽ do các đồng chí sẽ quyết định sau. Các lực lượng của chúng ta không to lớn, vì vậy cần phải thận trọng và dè dặt…

Công an Pháp đã bắt được Phan Đăng Lưu, thành viên của ủy ban trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương, đang cư ngụ tại một gian phòng của một nhà cho thuê có bàn tủ, gian phòng này giáp liền với gian phòng của Tạ Uyên, và trong buổi trưa cùng ngày, công an Pháp đã bắt được anh Phan Nhung, thuộc ủy ban thành phố, là đốc công của trường Thực Hành Kỹ Nghệ, cùng với anh Quý là lính tập của trại lính Ô Ma cùng với nhiều chục người bị tình nghi trong vùng Sàigòn - Chợ Lớn.

Quân đội Pháp, cùng với hải quân và các đơn vị hiến binh đã được báo động và sẵn sàng trong tư thế tình trạng chiến tranh. Các yếu điểm trong thành phố đã được canh gác và các đội vệ binh đã được tăng cường; và riêng biệt cho hãng và xưởng tên FACI (là đúc và công trường Đông Dương) phục vụ cho Quốc Phòng, thủy xưởng, các cơ sở bưu chính và các đồn-bót, khám lớn; 12 người tù thuộc loại chính trị, thuộc phe theo Stalin là các ông Nguyễn Văn Tạo, Dương Bạch Mai, Vũ Đình Hiếu và Bùi Văn Ngữ, và các người Trốt kít là các ông Tạ Thu Thâu, Trần Văn Thạch, Phan Văn Hòa và Nguyễn Văn Quá đã được cho nhập viện vào bệnh viện Chợ Quán, liền được đưa về Khám Lớn. Tại trong tỉnh Biên Hòa, các viện binh đã được gởi đến Trại Tù ở núi Bà Rá và ở tại Trà Lài để ngừa trước chống lại các cuổc nổi loạn của các người tù nhân, cùng với kho chứa các thuốc nổ ở Tân Mai.

Vào lúc 22 giờ, việc nổi loạn đã được khởi phát, mặc dù cho tất cả ở các nơi, lần lượt tại vùng ngoại diện của vùng Sàigòn - Chợ Lớn, tại các tỉnh Gia Định, Chợ Lớn, Tân An, Mỹ Tho, ở các vùng chung quanh Đồng Tháp Mười, và đã đốt cháy vùng trung châu sông Mékong, tại các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh và Cần Thơ và lan đến tỉnh Sóc Trăng. Các người nổi loạn đã tấn công vào các văn phòng quân tại Vũng Liêm, Hóc Môn, Tam Bình, và tấn công vào các đồn bót nhỏ ở vùng vòng đai của Sàigòn - Chợ Lớn, các đồn bót do các lính bảo an trấn trủ và chiếm đoạt các cây súng. Các nhà hội của các

-- 6 --

Page 7: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

xã là nơi trụ sở của các hội đồng các thân hào đến họp đã bị giết chết hay bắt đem đi, các vũ khí của các người này đã bị cướp đi và nhà cửa đã bị đốt cháy.

Các người du kích đã thử việc phong tỏa các đường lộ và các con sông đào, phá hủy các chiếc cầu, cắt đứt các đường dây thép cho điện tín và điện thoại và tất cả các phương tiện để giao thông; họ đã tấn công các đội quân tuần tiểu để cướp đoạt các khẩu súng. Cuộc nổi loạn đã làm thức tỉnh cho toàn thể miền Tây của Nam Kỳ, ở luôn tại các vùng đã xảy ra nhiều vụ các nông dân đã bùng nổ lên rất quan trọng đã lôi cuốn theo các vụ đàn áp đẩm máu cũng đã xảy ra giống như các năm 1930-1931; và các cuộc nổi loạn của nông dân đã lan đến tỉnh Rạch Giá, Long Xuyên và Bạc Liêu vào cuối tháng 11 và tạo ra cho cuộc bùng nổ cuối cùng vào đêm 13 rạng ngày 14 tháng 12 với việc tấn công vào Hải Đăng của hòn đảo Poulo Orbi của lối 40 người nổi loạn.

Cuộc đàn áp - trấn áp.

Tòa án quân sự đã được tuyên cáo. Các người lính tập người Việt đã được lệnh cấm trại ở trại lính Ô Ma. Các quân nhân người Pháp của trung đoàn bộ binh thuộc địa thứ 9 và thứ 11, các nhân viên của công an đã được huy động để tấn công vào các người nổi loạn. Vùng Đồng Tháp Mười đã vị quân đội bao vây, phi cơ và pháo binh Pháp đã oanh tạc. Nhiều làng mạc đã phải chịu sự bắn của các súng liên thanh của các phi cơ và tiếp đến là các nhân viên công an đã lục soát rất kỹ; tại các tỉnh ở miền Tây, các người lính tập là người Miên đã hành quân tại các vùng này; các vụ cưỡng hiếp và cướp bóc đã không bị trừng phạt. Cuộc nổi loạn đã bị tiêu diệt với phương pháp đã được sử dụng, hồi 10 năm về trước tại làng Cổ Am ở Bắc Kỳ, vào khi xảy ra cuộc dấy loạn của các người lính tập tại tỉnh Yên Bái ở Bắc Kỳ; tại miền Bắc Trung Kỳ đã có các cuộc hành quân chống lại các ủy ban Sô Viết ở Nghệ An và Hà Tỉnh vào tháng Chín 1930. Tại tỉnh lỵ Trà Vinh, nơi anh Ngô Văn Xuyết đang chịu sự quản thúc, các đội tự vệ đang trong đêm tốt bắt và đưa về các phụ nữ và các trẻ em,

-- 7 --

Page 8: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

là các người nông dân đã bị thương tích hay đã bị bắn chết, được dồn chất trên các chiếc xe chở hàng hóa.

Ông R.Bauchar, một nhân chứng người Pháp đã không có tôn trọng đối với các người dân Nam, đã thuật lại các cảnh độc ác và tàn bạo, trong lúc xảy ra cuộc đàn áp ở tại vùng hướng Bắc của tỉnh Mỹ Tho :

"Một tiểu đoàn lính Lê Dương, một đại đội lính tập gốc ở Bắc Kỳ và một đơn vị cơ giới, các lính thủy…. đã thực hiện tại đây một cuộc hành quân lục soát có quy tắc, bắt giữ các người tình nghi và bắn vào các người chống lại hay mưu toan chạy trốn. Các chiếc máy bay đã bắn súng máy vào các tổ chống cự lại với một mực độ dữ dội. Sau bốn ngày tất cả đều bị tiểu trừ, các người chủ mưu đã bị xử bắn chết."

Theo như các sự ước lượng chính thức, trên hơn một trăm người nổi loạn đã tử trận trong các trận chiến và hơn 30 người công an đã chết, trong số người tử trận này đã có 3 người Pháp, thuộc về các lực lượng đàn áp. Nhiều nhân dân của các ngôi làng đã bị tàn sát và đã không được kiểm điểm. Một số 5848 người đã bị bắt giam (con số chính thức); các khám đường đều đầy phạm nhân, các số người thặng dư đã phải đưa xuống giam tại trên các chiếc xà lan, và tại đây, các mái nóc đã được lợp bằng tôn tráng kẽm đã chịu sự hâm nóng của các ánh sáng của "mặt trời", các phạm nhân đã chết như các "con ruồi". Một chứng bệnh truyền nhiễm được gọi tên là "hôi thối" của bệnh viện đã sa xuống các người bị giam. Mùi hôi thối đã bay ra xa đến 2 kilô mét vẫn còn được "hửi thấy". Trong một của các "xà lan - khám đường", một người Trốt kít tên Trịnh Văn Lâu, bị công an Pháp bắt vào ngày 17 tháng 12 năm 1940, đã chết.

"Đó là ngày 5 tháng Chín năm 1941, ông J.M. Hertrich đã tường thuật lại, tôi ra đi trên một chiếc tàu cuối cùng, rời khỏi Đông Dương. Ở bên cạnh tôi, tựa vào bao lơn của chiếc tàu, có một vị sĩ quan chỉ huy pháo binh, đã đảm nhận cho việc Tình Báo, ông này đã thuật lại cho tôi biết, vì đã chịu các sự ám ảnh, về những gì ông đã thấy tại Khám Lớn ở Sàigòn.

-- 8 --

Page 9: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Nhiều hàng lớp các tù nhân, nam và nữ, ngồi với hai chân bị "cùm vào" các chiếc gông, đã phải chịu sống liên tục trong vị thế như vậy, trong lúc chờ đợi được đưa ra xét xử, và đã phải chịu sự đánh đập và các lời chửi rủa của các người gác khám đường. Tôi đã nhớ lại các phương pháp được sử dụng để bắt buộc cho có được các lời cung khai của các người tình nghi : một chiếc máy ma nhê tô phát điện mà các sợ dây dẫn điện đã được mắc vào các nơi của bộ phận sinh dục, các con kiến đã được nhét vào âm hộ của phụ nữ, tôi cũng nhớ lại các sự "ngao ngán" của các người bạn của tôi là các người phi công đã được "sai phái" đi ném bom hay bắn súng máy vào các ngôi làng ở bên cạnh vùng Đồng Tháp Mười, và tôi cũng nhớ lại các phiên Tòa xử qua loa nhắc lại lịch sử của Yên Bái vào 10 năm về trước."

Bản tổng kết của cuộc đàn áp : trên 6 ngàn người bị bắt giam, đã có 221 người đã bị kết án tử hình, và liền được xử bắn 181 người, 216 người đã bị kết án khổ sai và lối một ngàn người đã bị kết án tù giam.

Anh Tạ Uyên đã chết trong khám đường. Anh Phan Đăng Lưu đã bị hành quyết vào hồi tháng Năm 1941. Nhiều người đấu tranh đã bị bắt giam vào trước ngày cuộc nổi loạn bùng nổ, như các anh Nguyễn Văn Cừ, Tạ Thu Thâu, Võ Văn Tần, bị bắt giam ngày 17 tháng Giêng và 21 tháng Tư, các anh Hà Huy Tập, đã bị giam từ ngày 1 tháng Năm 1938, cũng như chị Nguyễn Thị Minh Khai là người bạn đời của anh Lê Hồng Phong, là người phụ nữ duy nhất đã bị kết án tử hình, đã bị xử bắn, mặc dù có được đô đốc Platon can thiệp vào, đô đốc Platon là Quốc Vụ Khanh đảm nhuệm về Thuộc Địa : đô đốc Decoux đã bác bỏ việc chống án.

Các cuộc hành quyết đã được thi hành trước công chúng, tại các thủ phủ để làm gương. Tại tỉnh Sóc Trăng và Châu Đốc, các người lính tập gốc người Miên đã được lệnh thi hành các công việc đẫm máu này.

Tấm thảm kịch này đã có được sự "dội lại" trên đầu các người nổi loạn. Sở công an Pháp đã tạo lại về tình trạng của xứ ủy xứ Nam Kỳ được lập lại : vào tháng 1 năm 1941, đã kết án tử hình vị

-- 9 --

Page 10: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

cựu thơ ký của ủy ban của xứ Nam Kỳ và một người đảng viên của ủy ban liên tỉnh Cần Thơ vì đã là thủ phạm của việc phát động một cuộc nổi dậy đã được coi là thất bại. Vụ xử án trong nội bộ của Đảng Cộng Sản Đông Dương đã là, theo sự hiểu biết của chúng tôi, đã không được ghi vào lịch sử chính thức của đảng.

Về sự không chịu trách nhiệm của ủy ban trung ươ ng của Đảng Cộng Sản Đông D ươ ng.

Theo như lịch sử chính thức : những sự kiện lịch sử của đảng, tại hội nghị lần thứ 7 của ủy ban trung ương tại Bắc Kỳ "đã ra lệnh cho xứ ủy Nam Kỳ hãy hoãn lại cuộc "nổi dậy" và đồng chí Phan Đăng Lưu đã được ủy nhiệm việc chuyển giao các huấn lệnh của ủy ban trung ương cho ủy ban xứ ủy Nam Kỳ. Quyết định này đã không thể gom vào quyết nghị được viết ra, vì như tác giả đã chỉ đạo cho việc "giữ bí mật". Và cũng đã không được ghi vào các lời khai của Phan Đăng Lưu tại phòng công an Pháp đã bắt ông này vào lúc ông trở về Sàigòn. Nhưng các vị "chủ nhân" của ngày hôm nay đã không phải là các vị "chủ nhân của quá khứ", như ông Orwell Georges đã nói và phải chăng đã không thỏa thuận để bảo vệ cho giáo điều của sự "không thể sai lầm" của ban lãnh đạo ?

-- 10 --

Page 11: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Chính quyền của đô đốc Decoux và việc trú quân của Nhật Bản.

Được đưa lên lãnh đạo xứ Đông Dương với chức vụ Thống Đốc Thủ Hiến, đô đốc Decoux đã thực hiện việc loại ra khỏi "khu vực hành chính cai trị" nhiều trăm người Pháp là công chức là thành viên của "hội Tam Điển" và các người Do Thái cùng với các người có tư tưởng "xấu", và gởi đi các trại lao động khổ sai các người Pháp lạc hướng được gọi là "thân với de Gaulle", và cũng không chấp nhận các người : theo chủ nghĩa xã hội, các người lãnh đạo các nghiệp đoàn, vì các người này đã "rao giảng" công khai về sự "đồng đẳng" của các dân tộc và việc san bằng các điều kiện về xã hội. Việc săn bắt và bắt giam các người dân bản xứ (theo Stalin và Trotski) và các người quốc gia "chai lì" không chịu hối cải, vẫn tiếp tục diễn ra với sự hà khắc, giống như đã xảy ra vào thời khởi đầu cuộc chiến tranh.

Việc thành lập "đạo quân các chiến sĩ" với nhiệm vụ để hợp tác với chính quyền. nhóm người này đã động viên được 6.000 người Pháp sinh sống tại Đông Dương và đã tạo ra các cuộc tập họp to lớn, cùng với việc "nhiệt cuồng" hát bài : "Thống Chế ơi, chúng tôi đã hiện diện" với một rừng cờ Pháp có thêm hình Búa Trận (là huy hiệu của chính phủ Pháp ở Vichy) và hình ảnh của thống chế Pétain, và các tấm bảng ghi :

Một người thủ lĩnh duy nhất : PétainMột bổn phận duy nhất : Phụng sựMột phương châm duy nhất : Tuân lời

Đối với các người Pháp thuộc "đạo quân các chiến sĩ" đã được định nghĩa "các người dân bản xứ vẫn còn nằm trong tình trạng thua kém, và sẽ tiếp tục là phải đóng thuế thân và lao động khổ dịch không được trả tiền công (bắt xâu) để được làm hài lòng và cho các sự tiện nghi và sự sống dễ chịu, mỗi ngày mỗi gia tăng cho các người Âu." Đô đốc Decoux hy vọng, tạo tại ở một góc Châu Á này, việc chứng minh cho "lực lượng của chúng ta với 40.000 người Pháp đối với 25 triệu người Đông Dương đang quan sát chúng ta," đã sử dụng với

-- 11 --

Page 12: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

một cách quá thô sơ để phục vụ cho các "quyền lợi cho chủng tộc da trắng."

Vào ngày 22 tháng Chín năm 1940, quân đội Nhật Bản đã từ Quảng Đông đã bất thình lình tấn công vào quân trú phòng Pháp tại thành phố Lạng Sơn và sớm đã thắng trận; sau một cuộc đổ bộ quân Nhật xuống thương cảng Hải Phòng, quân Nhật đã chiếm đóng toàn thể xứ Bắc Kỳ. Vào ngày 26 tháng Bảy năm 1941, chính phủ Vichy đã mở cửa bến cảng Cam Ranh và Sàigòn cho quân Nhật. Vào ngày 29 tháng Bảy, một bản thỏa ước về "phòng thủ chung" đã dùng vào cho việc thâm nhập hòa bình của quân đội Nhật Bản vào toàn cõi Đông Dương.

Bộ cai trị của Pháp tại thuộc địa này và vị Thống Đốc Thủ Hiến vẫn được tồn tại và đô đốc Decoux đã là người bảo lãnh cho "hậu phương được an toàn cho quân đội Nhật Bản và nền trật tự cho xứ Đông Dương" và đã trở thành một "căn cứ quá vận của quân đội Nhật Bản trong việc tiến hành về nước Xiêm La, xứ Mã Lai và xứ Miến Điện. Nhiều bản thỏa ước về kinh tế đã được ký kết vào hồi tháng Năm 1941 : xứ Đông Dương đã cam kết cung cấp cho nước Nhật Bản : gạo, bắp hột, cao su, than đá, khoáng sản…. để đổi lấy : vải vóc và các sản phẩm kỹ nghệ khác.

Để lợi nhiều hơn cho nước mới đến chiếm đóng xứ Đông Dương, đô đốc Decoux đã trưng dụng các nhân công để xây dựng cho các công trình chiến lược (đường xe hỏa, các sân bay và các trại lính) và bắt buộc các người dân phải canh tác các loại nông sản phục vụ cho các nhà máy kỹ nghệ thay vì canh tác các nông sản lương thực (nhất là về lúa gạo) cây cao su, cây bông vải, cây đay, và các cây để ép ra dầu, và đã ban cấp cho các sự trợ cấp to lớn về tiền Đông Dương cho quân đội Nhật Bản.

Nạn lạm phát, nạn thiếu hụt vải để may quần áo, việc hạn chế lương thực, nạn chợ đen, các việc đầu cơ và tích trữ đã tạo cho các người nghèo một đời sống cơ cực hơn. Việc thiếu gạo để bán cho dân đã xảy ra tại Bắc Kỳ, sau các trận bão làm thiệt hại cho mùa lúa và vỡ đê. Từ cuối năm 1943, không quân Mỹ đã bắn phá đường xe hỏa

-- 12 --

Page 13: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

xuyên Đông Dương đã ngăn chận việc chuyên chở gạo từ miền Nam ra Bắc, để tiếp tế gạo để nuôi dân chúng.

Phải nói ra sao về sự "che chở từ một thế kỷ" được ban cho xứ này do ông Decoux đã nói ra, trong lúc đó đã xảy ra tại Bắc Kỳ một nạn đói kém đã gây ra 2 triệu người chết vì đói, về việc tịch thu chống chất một số lúa để tiếp tế cho quân đội Nhật Bản, như về sau, ông Decoux đã viết ra :

"Vào lúc xảy ra cuộc đảo chính ngày 9 tháng Ba năm 1945, đã có nhiều số lương thực đã được dự trữ, hầu để phục vụ cho ngành xuất cảng về chính quốc và các thị trường lớn trên thế giới. Tôi kể ra nhất là về số 500.000 tấn lúa."

Đời sống của các ng ư ời thợ, công nhân và nông dân.

Cuộc đấu tranh của các người phu khuân vác đã giảm đi cho việc đấu tranh để được sống còn để có được hai chén cơm cho mỗi ngày và đòi hỏi việc bán ra các diêm quẹt, vải may quần áo, savon đã vắng mặt trên thị trường.

Các bảng thống kê chính thức đã ghi lại tại miền Bắc, vào năm 1943-1944 đã xảy ra 18 vụ đình công tại : các nhà in, tại Ngân Hàng Đông Dương và các xí nghiệp khác ở tại Hà Nội, trên các chiếc tàu nhỏ chạy trên tuyến đường sông Hà Nội-Nam Định, nhà máy kéo sợi ở Nam Định và tại sân bay Gia Lâm, sau khi xảy ra việc một người lính Nhật đã đánh chết một nữ công nhân.Với việc ngừng làm việc lại được thêm vào việc chống đối của các dân làng chống lại việc "cưỡng bách trưng dụng" các người trai tráng, như đã xảy ra tại tỉnh Thanh Hóa vào tháng 11 năm 1943. Tại Nam Kỳ vào năm 1942 và 1943, người ta đã đếm được 24 vụ đình công xảy ra vào tháng Năm 1942, vào tháng Sáu 1943, nhất là tại các đồn điền trồng cao su ở trong tỉnh Biên Hòa, cũng đã xảy ra các phong trào tương tợ ở tại các xí nghiệp của Nhật Bản sản xuất ra quần áo, giày đi để cung cấp cho quân đội Nhật Bản, và tại các công trường và các trại lính. Ở tại thương cảng Sàigòn, các công nhân đã "bạo dạn" chống lại các thói

-- 13 --

Page 14: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

vũ phu của các người lính Nhật, và tại đồn điền ở Long Thành, 500 công nhân đã đình công vì một người giám thị người Pháp đã đánh chết một công nhân người Việt.

Sau khi xảy ra việc trấn áp cuộc nổi loạn đã xảy ra vào năm 1940, đã xảy ra một cuộc sụp đổ thật sự cho phong trào chính trị của người thợ và nông dân. Hy vọng về cách mạng hình như đã tắt đi, vì :

Trời thấp và nặng đã đè lên như một cái vung (nắp)Đất đã đổi thành một ngục tối ẩm thấp

Cái gông của hai việc "chiếm đóng" của Pháp và Nhật đã tạo ra cho việc hai lần khai thác khắc nghiệt.

Các việc thao tác của Pháp và Nhật Bản.

Việc khai thác đến hai lần đã được kèm theo với hai việc cám dỗ đối với các người dân bản xứ.

Về phía ông Decoux, đó là một chính sách tôn trọng và kính nể đối với các vị quốc vương, đã từ lâu ngày phải sống dưới sự giám hộ của Pháp : vị vua của xứ Cam Bốt và vị vua của xứ Lào và hoàng đế nước Nam; đối với các giai cấp có tài sản, sau khi đã bãi bỏ các hội đồng đã được bầu đã bị lây bởi các "tật chứng bẩm sinh của tất cả các nghị viện", việc thành lập một Hội Đồng Liên Bang tham vấn gồm có 25 vị nghị viên người bản xứ "đã được chọn do sự chân thành đối với nước Pháp", việc tham gia của các người ưu tú người bản xứ vào các chức vụ quản trị và thừa hành, "luôn cả cho các quyền lực" với các lương tiền, bằng với các công chức Pháp (một yêu sách phù phiếm đã được trình cho vị Thống Đốc Thủ Hiến xã hội, ông A. Varenne, vào năm 1925); đối với các "văn nhân" đó là việc tự do xuất bản các "tác phẩm quốc ngữ" và từ đó đã tạo ra việc "sôi động" tương đối và kiểm soát "trong lòng"; đối với thanh niên đang tuổi thuộc về nhà trường, một phong trào giáo dục, thanh niên và thể thao với việc thành lập các trường học và các trại thanh niên cho các cuộc gặp gỡ và tạo ra các cuộc Chạy Đuốc Ngoạn Mục, với các cuộc diễn hành

-- 14 --

Page 15: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

với đồng phục, tất cả đều diễn ra dưới bóng và trong việc sùng bái vị "Thống chế tôn kính" và dưới phương châm : Tuân lời và Phục Vụ.

Vài tờ báo có định kỳ đã tỏ ra nhút nhát và đã không hề bị truy tố.

Vào năm 1940, các ông y sĩ Phạm Ngọc Thạch và Hồ Tá Khanh đã cho xuất bản tại Sàigòn, tờ báo hàng tuần với tên Văng Lang (tên gọi của thời đầu tiên về lịch sử của đất của người Việt), với các bài viết có khuynh hướng về việc giải thích cho Duy Vật của các nước hàng xóm về các khái niệm về phép phòng bệnh ở vùng nhiệt đới.

Vào năm 1941, tại Hà Nội, các vị văn nhân Nguyễn văn Tố và Đào Duy Anh đã sáng lập ra một tạp chí uyên bác với tên Tri Tân với chủ trương tìm hiểu về tình hình hiện đại, được đặt dưới khung hướng của Khổng Tử : "Ôn lại cái cũ để thấm hiểu cho cái mới." Tạp chí này đã tồn tại chóng tàn; nhóm Hàn Thuyên do nhà văn có khuynh hướng Trốt kít, ông Trương Tửu đã xuất bản các tuần báo : Văn Mới và Văn Mới cho tuổi trẻ; ông cũng cho xuất bản vài cuốn sách nhỏ truyền bá cho các tư tưởng của Karl Marx và một giải thích phê bình và duy vật về tác phẩm lừng danh Kim Vân Kiều.

Vào tháng Năm 1943, sau các cuộc "tai ách" của hải quân Nhật Bản tại Thái Bình Dương và nước Đức tại thành phố Stalingrad, tuần báo Thanh Nghị đã bạo dạn đặt các câu hỏi liên quan đến chính trị cho một tương lai rất gần cho xứ này. Vào tháng Tám, ở tại Sàigòn, tờ tuần báo Thanh Niên của kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát đã tự cho nhiệm vụ để gây ra "một lương tri quốc gia và một mùa xuân cho dân tộc", soi sáng các lực lượng của nhân dân, mà sự can thiệp vào sẽ cho phép xứ này để tiếp xúc với một chặn đường mới của lịch sử, với việc thống nhất của ba kỳ để trở thành một nước tự do; ông này đã chủ trương cho việc cần thiết phải có được các kỹ thuật của thế kỷ 20 và việc đối chiếu giữa chủ nghĩa đại nghị và độc tài chuyên chế, trong bối cảnh của một chế độ chính trị được lựa chọn cho xứ Đông Dương được Giải Phóng.

-- 15 --

Page 16: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Đây là một "lòng ái quốc" đã biến thể ra một chủ nghĩa quốc gia được tuyên bố ra và đã không có "chỗ đứng" trong dự án của ông Decoux. Báo Thanh Niên đã bị rút giấy phép xuất bản vào giữa năm 1944.

Về phía Nhật Bản, các mưu toan quyến rũ đã được "vật chất hóa" với lời hứa với các dân tộc đã chịu sự thuộc địa hóa ở Châu Á, sẽ giúp đỡ cho các dân tộc này để tự phá bỏ đi các gông của người Âu cũng như các sự che chở thực tiễn cho các giáo phái "chính trị của các giáo phái" thêm hay ít phục hồi lại các đất xưa và các nhóm nhỏ có tinh thần quốc gia đã xuất hiện từ năm 1940.

Một khi đã được Giải Phóng, xứ Đông Dương sẽ gia nhập vào "khối thịnh vượng chung về kinh tế của Đại Đông Á"; các người Nhật Bản đã cho phát thanh, trên màn ảnh của các rạp ciné, và các báo Việt ngữ như báo Tân Á, và tại các cuộc triển lãm về các cuộc thắng trận đầu tiên tại Thái Bình Dương, và cho mở các lớp dạy Nhật ngữ ở khắp nơi. Vào tháng Bảy năm 1943, vào khi ghé qua Sàigòn, vị tướng hồi hưu người Nhật, ông Matsui đã long trọng tuyên bố : "Nước Nhật sẽ giải phóng cho các nước châu Á, bất chấp các ý muốn của các người Mỹ, người Anh hay người Pháp."

Cơ quan hiến binh Nhật Kempeitai đã hoạt động tại Đông Dương sau khi xảy ra vụ tấn công của phi cơ Nhật vào quân cảng Pearl Harbor (trong quần đảo Hawaï) xảy ra vào ngày 8 tháng 12 năm 1941. Cơ quan này đã hành sự Công An song song với sở Công An Pháp và đã che chở cho các nhóm nhỏ của các người đồng mưu đã đặt hy vọng vào lực lượng quân sự Nhật Bản để đạt được việc Giải Phóng : ở miền Nam đảng Cách Mạng An Nam thống nhất là chi điếm của Việt Nam Phục Quốc; ở tại miền Bắc đảng Đại Việt do ông Nguyễn Tường Tam tự Nhất Linh lãnh đạo, đảng Đại Việt Quốc Xã và đảng Việt Nam Ái Quốc Đoàn. Cơ quan Kempeitai đã can thiệp có hiệu quả vào các vụ bắt giam của Công An Pháp các người của các giáo phái.

-- 16 --

Page 17: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Các giáo phái - chính trị Cao Đài và Hòa Hảo.

Vào năm 1925-1926 tại Nam Kỳ đã xuất hiện giáo phái Cao Đài, đó là công trình của các người tiểu tư sản người Nam Kỳ vì không được thoải mái trong tình trạng lệ thuộc trong lòng của bộ máy thuộc địa, đã thử tạo ra một phạm vi cao siêu mà giáo phái này mong tìm một sự ưu thế để có thể phục hồi lại nền luân thường, đã bị bỏ rơi vào sự xếp só bỏ không sử dụng, với ba tôn giáo chính hay là triết lý của xứ này : Phật Đạo, Tiên Đạo và Nhân Đạo. Đạo này đã tái dung hợp cả ba Đạo này và gọi tên là Đạo Cao Đài tức Đấng Tối Cao.

Với ba "nhánh" này, Đạo đã thêm vào Thánh Đạo với việc thờ phụng các vị Thần Linh tức Thần Đạo, và đã đưa vào các vị thần của một tôn giáo - với các cấp bậc khác nhau - đấng Jésus Christ, Mahomet, Brahma và các vị thi sĩ Lý Thái Bạch và Victor Hugo.

Người khởi xướng ra "Đạo Mới" này là ông cựu cố vấn của Hội Đồng Thuộc Địa ông Lê Văn Trung, vào ngày trước là thành viên của Hội Đồng Tư Vấn của Thống Đốc Nam Kỳ, ông Cognacq đã hướng về các thông điệp tâm linh; hai mươi sáu vị đã đồng ký tên vào việc tuyên bố thành lập, đã có vài vị là công chức cao cấp người Nam ở các cấp bậc cao hơn cả : đốc phủ, phủ và huyện, các vị điền chủ và các người thuộc giới trung lưu, các người tiểu công chức, các thơ ký của các nhà buôn, các người thầy giáo, các người giám đốc các trường tiểu học và trung học, các vị xã trưởng và các người thân hào. Về sau đã có thêm vài vị dược sư, các vị y sĩ và giáo sư đã được các địa vị trong số các người có bậc quyền chức.

Được tổ chức theo khuôn mẫu của nền cai trị thuộc địa và của đẳng cấp của đạo Thiên Chúa với một Tòa Thánh, giáo phái này đã đạt được một sự "gia nhập" nhanh chóng trong số các vị chủ điền và các người thân hào. Các người thuộc đảng Lập Hiến, các người quốc gia và các người cựu thành viên của các "hội kín" đã cảm hóa và theo Đạo Cao Đài, hy vọng tìm được một nơi để tựa vào về chính trị trong số các người nông dân đang giao động vào ngày xưa bởi ông Nguyễn An Ninh, và phong trào Thanh Niên của Nguyễn Ái Quốc, khởi từ

-- 17 --

Page 18: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

năm 1930, do từ đàng cộng sản Đông Dương. Việc gia nhập này đã tạo cho cộng đồng tôn giáo này một màu sắc chính trị với các khuynh hướng mâu thuẫn với nhau.

Vào năm 1932, mặc dù đã xảy ra các vụ đấu tranh đã xảy ra trong nội bộ, giáo phái Cao Đài cũng có được 320 ngàn đoàn viên.

Sự hỗn hợp về nhiều hệ tư tưởng đã hướng về các sự tín ngưỡng cổ xưa và sự lệ thuộc về xã hội và kinh tế của các người nông dân đối với các người chủ điền và các người thân hào ở nông thôn đã không còn nghi ngờ gì về một yếu tố quan trọng là việc trung thành với chủ nghĩa Cao Đài.

Cuộc chiến tranh ở Châu Âu và việc bại trận của nước Pháp đã được rao giảng với các bài lối văn tả tâm tình, với các thông điệp tâm linh và các bài tiên tri thông báo cho việc chấm dứt sắp đến của sự áp bức của người Pháp, đã được xác nhận bởi thuật "chiêm tinh".

Về luật Đạo và hạnh kiểm của các tín đồ đã được lấy ra của Đạo Khổng Tử với ba "quan hệ" về nhân quả : Vua - Tôi, Cha và con, Chồng và Vợ, và năm Đức Hạnh thường trực, lòng nhân từ, sự công bình, các lễ nghi, phải lẽ và sự trung thành; đạo này đã lấy ra từ Phật giáo năm việc cấm kỵ : cấm sát sinh, các sự tham lam, sự xa xỉ, các lời nói xấu và giới thực về ăn thịt và uống rượu. Ngoài ra, còn có 4 sự răng : tuân lời các người ở trên, và thú ra các tội lỗi đã vi phạm, làm các điều tốt luôn cả đối với kẻ thù mà không vì vậy mà tỏ ra khoe khoang, có các việc tiêu tiền theo đúng với lề luật đối với các người khác và cư xử ngay thật đối với tất cả mọi người.

Sau hết, đã tiên liệu cho các tín đồ đã không theo đúng các luật lệ của Đạo, thì sẽ thi hành các sự trừng phạt có thể đưa đến việc khai trừ khỏi giáo hội và bản án này được báo cho chính quyền thuộc địa, nếu đó là một người chức sắc.

Như vậy, đã có được một nhà nước nhỏ trong một nhà nước thuộc địa.

-- 18 --

Page 19: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Vào tháng Tám 1940, đô đốc kiêm Thống Đốc Thủ Hiến, ông Decoux đã ra lệnh đóng cửa Tòa Thánh ở Tây Ninh. Và 15 giảng đường ở các tỉnh và các "nhà Phước Thiện"; vào tháng Bảy năm 1941, vị Giáo Chủ Phạm Công Tắc và 6 vị chức sắc đã bị đưa đi đày tại đảo Madagascar và đến tháng Chín, quân đội Pháp đã chiếm đóng Tòa Thánh.

Vào tháng Bảy năm 1943, cơ quan Công an Pháp đặc biệt đã bắt giam các vị tín đồ năng động hơn cả tại tỉnh Thủ Dầu Một và tỉnh Bạc Liêu và đưa các người này vào các trại tập trung. Đồng thời cơ quan này cũng đã siết chặt sự đe dọa với các người quốc gia. Cơ quan Kempeitai đã được báo động và đã ra tay che chở cho ông Ngô Đình Diệm ở Huế và hai ông Trần Trọng Kim và ông Dương Bá Trạc ở Hà Nội, và ông Trần Văn Ân và ông Đặng Văn Ký ở Sàigòn và đã đưa bốn ông này sang Singapour để tỵ nạn.

Giáo sư Trần Quang Vinh (cựu thơ ký cho sở nghệ thuật tại Cam Bốt) sau khi giảng đường ở tại Phnom Pehn đã bị đóng cửa, đã tái lập lại một ủy ban lãnh đạo giáo phái và đã tái họp lại các tín đồ ở các tỉnh. Ông đã gia nhập vào phong trào Phục Quốc của hoàng thân Cường Để và phong trào này sau đã liên hợp với Đảng Đại Việt và Đại Việc Quốc Xã và trở thành Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội, được viết tắt là Phục Quốc. Ông Trần Quang Vinh đã phục vụ cho cơ quan Kempeitai với tư cách là "tùy viên dân sự" và ông đã cảm thấy là không còn chịu sự áp bức của công an Pháp.

Dịch vụ cho dịch vụ, ông đã tuyển mộ các người công nhân Việt cho các công trường hải quân Nhật Bản tại Vĩnh Hội, ở trong vùng Chợ Lớn, các công nhân này đã được các người huấn luyện Nhật Bản tập luyện về quân sự. Cho đến ngày xảy ra cuộc Đảo Chính vào ngày 9 tháng Ba năm 1945, các huấn luyện viên Nhật Bản đã đào tạo được 20 ngàn người tín đồ, để khi cần đến, được dùng vào lực lượng bổ xung.

Một giáo phái khác đã xuất hiện vào năm 1939 tại miền Tây Nam Kỳ, đó là phái Hòa Hảo, đó là tên của ngôi làng nơi sinh ra người thành lập, đã có được một sự phát triển rất là mau chóng đặc

-- 19 --

Page 20: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

biệt. Ông Huỳnh Phú Sổ là đứa con "thần cảm" của một vị thân hào ở nông thôn, và khi được 20 tuổi đã bắt đầu đi "thuyết giảng" về Phật giáo với một căn bản rất là giản dị, tình huynh đệ và sự tha thứ, ông là người lý tưởng khổ hạnh đã đáp ứng với sự nghèo nàn của các người nông dân và hòa hợp vào với việc thờ phụng tổ tiên. Được biết với danh Đạo Xen, ông đã hóa trang ra là một "người ăn xin", hay là một người "bán hàng rong", hoặc là "người hát dạo", hoặc là "người thầy bói" hay là một "người tàn tật", ông đã tiên tri trong một số người lo ngại sống dài bên bờ sông Cửu Long (sông Mékong) và đã ra đến tận Bắc Kỳ. Tại tỉnh Rạch Giá, ông đã giả vờ Điên và từ đó người ta đã gọi ông là ông Đạo Khùng.

Được nổi danh là đã có được các quyền lực thần kỳ, ông đã chữa khỏi cho nhiều bệnh nhân đã bị các người y sĩ đã coi là voô phương cứu chữa, ông chỉ dùng các phương pháp đơn giản và thông thường hay là "bùa chú", và các sự "khêu gợi"; ông đã chế ngự được các con Quỷ và các thần linh đã bắt các người vướng bệnh phải phục tòng chúng. Các lời tiên tri của ông đã tương ứng với các vụ tàn sát nhân sinh rất lớn, vào khi xảy ra cuộc Đệ Nhị Thế Chiến, và đã báo lên sự chấm dứt cho thế giới cũ : sau một thời kỳ tan hoang sầu não này và trái đất phải chịu cảnh "đổ máu và khói lửa", một vị Minh Vương hay Phật Vương sẽ hiện ra tại núi Cấm, một quả núi trong Thất Sơn, được coi là thiêng liêng tại Châu Đốc và sẽ chủ tọa cho một thế giới mới. Các người sa địa ngục sẽ phải chịu việc nghiền nát xương thịt và linh hồn, còn về các người có hiếu và mộ đạo, các người hiền triết, các người đức hạnh, và từ đó sẽ từ đây ngự trị của sự Đại Phước ở khắp thế giới.

Các người không bị quỷ nhập đã đến với ông, từng đám lớn, và đã hồn nhiên và ông đã tự an ủi với tôn giáo của ông đã tạo ra, "tư tưởng của một thời đại không có tư tưởng", của một con người được sinh ra và đã chịu sự đau khổ đè nén trong một thế giới không có quả tim (Marx)

Vào cuối năm 1039, ông đã sáng tác ra một loạt bài "kinh kệ" - và một bài đã được gọi là "kệ dân của một người khùng - đã pha

-- 20 --

Page 21: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

trộn các lời tiên tri, các lời than thở, các lời kêu gọi, trong đó đã vài khi có đặt ra câu hỏi với chính quyền thuộc địa.

Một trong các lời tiên tri đã đoán trước đến năm "Mậu Ngưu" sẽ chấm dứt sự hiện diện của các người Pháp.

"Các đau khổ đủ loại : nhà cháy, nước lụt và các loại bệnh thời khí.Các ách tai ương của chiến tranh tràn ngập đất nước.Thảm họa đã hoàn thành.Mặt trời và mặt trăng đã quên đi chỗ ở trên trời.Và khói đã bao trùm quả đất; Nhà cửa và cây cỏ đều bị quét sạch.Và hòa bình sẽ đến với sự yên lặng hoàn toàn.Chúng sinh đã chịu đọa đầy dưới ách người Pháp từ năm Mậu NgưuMột năm Mậu Ngưu khác và sẽ được thấy hơnNước Pháp sẽ chịu sự chiếm đóng mà không cần đến lực lượng.Vào tuần trăng thứ bảy hay thứ tám, người ta sẽ thấy nước Nhật Bản.Nước Nam phải chịu sự giày xéo của hai loại giày ống của hai nướcTrong một hoàn cảnh không chịu nổi.

Ông đã bị chính quyền Pháp cấm không được cư ngụ tại tỉnh mà ông ra đời là tỉnh Châu Đốc, và ông đã bị bắt giam vào tháng Tám năm 1940 và bị giam vào nhà thương Chợ Quán về chứng yếu đuối về tâm trí…. Và tại đây ông đã cảm hóa được vị y sĩ tên Trần Văn Tâm ! Mười tháng sau, ông đã phải chịu sự "quản thúc" tại tỉnh Bạc Liêu.

Cuộc đàn áp đã giáng xuống cuộc nổi loạn của các nông dân ở Nam Kỳ đã xảy ra vào tháng 11 năm 1940 và đã tăng cường cho các sự tin tưởng của ông. Phải chăng ông đã có lý cho việc "đấu tranh với sức mạnh" thay vì với "quyền lực của tâm linh ?"

"Người ta đã gọi tôn giáo là thuốc phiện-- 21 --

Page 22: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Và tôn giáo sẽ tạo cho anh thành người nghiệnĐã không thể đấu tranh vũ trang.

Sau khi xảy ra sự thất bại, một số nông dân đã chạy thoát cuộc tàn sát, đã nhìn mới về người tiên tri trẻ tuổi này, và đã củng cố thêm trong sự nhiệt tin và đã ẩn sau ông.

Vào khi Công An Pháp lại muốn bắt ông Đạo Khùng thêm một lần nữa vào tháng Mười năm 1942, cơ quan hiến binh Nhật đã che chở cho ông và giáo phái này đã trở nên lớn mạnh thêm, nhưng lại tách xa sự "không bạo động" như đã được thuyết giảng về trước. Người ta đã thấy các người tín đồ trung thành đã "rèn tạo" ra các vũ khí, các thanh gươm và các ngọn giáo và nói đến việc nắm lấy chính quyền, và luyện tập sử dụng vũ khí, ở trong các đội lực lượng bổ sung của dân ở địa phương do người Nhật tuyển mộ. Vị Giáo Chủ và chính bản thân của ông đã bị lôi cuốn vào cơn biến động và cuộc đấu tranh vũ trang của năm 1945, vào ba năm trước khi ông bị Việt Minh giết chết vào năm 1947.

Dưới sự bao che về tôn giáo, viên đại tá Pháp tên Savani thuộc Phòng Hai, đã cho xuất bản các cuốn sách chống lại Pháp với tính cách chủ bại và được gán cho tên Phan Văn Num là người có theo Trốt ki đã được phân phối ra ở khắp nơi. Lẽ dĩ nhiên, đó là tên Phan Văn Hùm với các bài viết của ông có tính cách bài Pháp và bài đế quốc.

-- 22 --

Page 23: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Phong trào Việt Minh hay là các bộ quần áo mới của Đảng Cộng Sản Đông D ươ ng

1941 - 1945

Nguyễn Ái Quốc đã có mặt, trở lại, tại Trung Quốc vào năm 1938 sau một thời gian dài sống ở Moscou. Chúng tôi đã thấy ông vỗ tay khen cho vụ "xử án" ở Moscou và vào năm 1939, ông đã cố gắng thuyết phục các "đồng chí mến thương" ở Hà Nội, bởi ba bức thơ gởi đi từ Kweilin, về sự phạm tội "quái gở" của các người Trốt kít và việc cần thiết phải "diệt trừ" các người này về chính trị.

Nguyễn Ái Quốc vào lúc đó đã được an toàn dưới bóng của Đảng Cộng Sản Trung Quốc dưới tên là Hồ Quang, đã được hành sự như là sĩ quan huấn luyện cho Đệ Bát Quân Đoàn dã chiến, nhờ vào một liên minh thứ hai với Quốc Dân Đảng - Đảng Cộng Sản Trung Quốc, đã được ký kết để chống lại Nhật Bản xâm lăng. Vào năm 1940, Nguyễn Ái Quốc đã ở tại Yunnan và các ông : Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh và Hoàng Quốc Việt, các "đầu sỏ" của Đảng Cộng Sản Đông Dương đã chạy thoát khỏi cuộc "bố ráp" lớn của năm 39/40 đã đến gặp lại ông.

Trong lúc đó; tại Đông Dương, các người Nhật Bản đã tăng lên các cuộc cầu thân với các người Việt có tinh thần quốc gia, tại Trung Quốc, Quốc Dân Đảng cũng đã cố gắng tập họp lại các người tỵ nạn sống rải rác dài theo biên giới của hai tỉnh có biên giới với xứ Bắc Kỳ, hầu để tuyển mộ các người làm "phụ thuộc" về chính trị và quân sự trong việc có thể có một sự can thiệp của Trung Quốc vào đất Việt để chống lại Nhật Bản. Sự tin cậy của ông này đã cốt yếu đã đặt vào các người tỵ nạn cũ là người quốc gia : ông Nguyễn Hải Thần và Trương Bội Công.

Tại tỉnh Quảng Tây có khoảng 500 người của đảng Phục Quốc của ông Cường Để, các người này đã mưu toan đột nhập và đặt căn cứ tại Bắc Kỳ, vào khi quân đội Nhật Bản tiến quân vào Bắc Kỳ hồi tháng 9 năm 1940, số người này đã được sát nhập vào quân đội Quốc Dân Đảng.

-- 23 --

Page 24: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Tại tỉnh Vân Nam, các người sống sót của cuộc khởi nghĩa của Quốc Dân Đảng ở Yên Bái vào năm 1930, đã từ lâu đã tranh nhau với Đảng Cộng Sản Đông Dương về ảnh hưởng chính trị về số 2.000 người đồng bào Việt đang sinh sống dài theo đường xe hỏa Hà Nội - Kun Ming được đặt dưới quyền tài phán của Pháp (theo hiệp ước Pháp-Trung Hoa của năm 1885) đã được tập họp trở lại xung quanh ông Vũ Hồng Khanh và dưới ảnh hưởng của Quốc Dân Đảng Trung Hoa. Đã từ lâu các người cộng sản đã tố cáo số người này đã được đế quốc Pháp khoan hồng đối với họ và Nguyễn Ái Quốc đã bí mật "nắm lấy các người này."

Đơn độc chỉ có một nhóm nhỏ của các người theo chủ nghĩa Trốt ki, ở tại Kun Ming đã ở ngoài vòng ảnh hưởng và đã luôn phải chịu sự bài xích và vu khống của các đệ tử của ông Stalin : vì đã chịu ảnh hưởng sâu rộng của ông Tạ Thu Thâu, với các lý thuyết được coi là dối trá của từ tố cách mạng hầu để có thể "nhử mồi" khối dân chúng, nhóm người này đã tiếp tục thực hiện việc tuyên truyền và làm việc náo động trong số người đồng bào Việt đã di cư, đã xúi giục các người này "hãy xuống đường để biểu dương việc chống lại nước Pháp và đòi hỏi chính quyền Trung Quốc việc giảm bớt các sắc thuế." Ở tất cả các nơi, chúng tôi đều dũng cảm chiến đấu (và đã nghe các lời vu khống xấu hổ); cũng như các âm mưu để làm không thực hiện được và đã phải chịu sự cô lập hoàn toàn.

Nguyễn Ái Quốc đã làm sống lại phong trào Việt Minh.

Trong việc động viên, của Quốc Dân Đảng Trung Quốc, các người quốc gia Việt di cư đã tạo cho một cơ hội để cho Đảng Cộng Sản Đông Dương để lập lại cho các lực lượng của đảng đã từng chịu phá tan do việc đàn áp của công an Pháp vào năm 1939-1940. Ông Nguyễn Ái Quốc đã giấu đi chiêu bài cộng sản và chấp nhận "chiêu bài cũ" của một ngóm người quốc gia tên Việt Minh, tên gọi tắt của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội, được thành lập tại Nan Kin vào năm 1936 do hai vị "cựu chí hữu" của ông Phan Bội Châu, Nguyễn Hải Thần và Hồ Học Lâm đã được ngay từ khi vừa thành lập, được

-- 24 --

Page 25: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Quốc Dân Đảng Trung Quốc nhìn nhận. Việt Minh nay đã chỉ có được một cuộc sống như cái "đèn lồng", và đã gần như bị quên đi.

Vào tháng 10 năm 1940, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Hoan và ba người thân cận với Hồ Chí Minh đã tự đến tìm vị tướng Trung Quốc tên Li Jishen ở tại Kweilin (Quảng Tây), để khẩn khoản xin cho một sự nhìn nhận mới cho hội đoàn "Ma" này; các ông này đã tự giới thiệu là các người quốc gia đang tranh đấu ở trong xứ chống lại việc "xâm lăng" của Nhật Bản, như vậy đã là các người "phụ lực" của Quốc Dân Đảng Trung Quốc. Vị tướng Li Jishen đã từng là người đàn áp và đã bắn chết các người công nhân nổi dậy tại Canton, vào năm 1927 và ông này đã mở lòng tay cho các người "ăn xin này"; nêu lên các ý muốn cuối cùng của ông Tôn Dật Tiên (người sáng lập ra Cộng Hòa Trung Quốc), đó là "sự nâng đỡ cho các dân tộc yếu và chịu áp bức", ông đã chấp nhận cho các người này được phép hoạt động tại "khu bốn chiến tranh" của ông điều khiển với sự cộng tác của vị tướng Zhang Fa Kui (Trương Phát Khuê), một tên đồ tể khác trong thời Công Xã Canton. Với sáng kiến của Nguyễn Ái Quốc, luôn luôn nấp trong bóng tối, một "bữa tiệc" trị giá 500 đô la Trung Quốc đã được dễ dãi cho tướng Li Jishen, "hầu để ông này kính trọng chúng ta và giúp đỡ nhiều hơn cho chúng ta" (lời của Hoàng Văn Hoan). Số tiền 500 đô la là của quỹ cơ quan Komintern - cộng sản quốc tế. Tướng Li Jishen đã cấp phát các giấy thông hành với con dấu : Hoa Nam Công Tác Đoàn, các ông này đã đi đến tại Jing Xi, với sự giám hộ của các vị tướng Trung Quốc; vào tháng Tư năm 1941, tại Jing Xi, các người lãnh đạo các người Việt di cư đã gặp lại nhau để thành lập phong trào "Việt Nam Dân Tộc Giải Phóng Đồng Minh", và "chi bộ chính trị" đã được giao phó cho ông Trương Bội Công, và đón tiếp các đồng bào Việt trẻ tuổi.

Vào tháng Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc đã, tại các khu rừng biên giới, tại Pắc Bó ở tỉnh Cao Bằng, đã họp với Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Đông Dương và đã ghi vào quyết nghị cuối cùng cho việc ra đời của phong trào Việt Minh, với mục tiêu "tức thời" đuổi đi các người Phát Xít Pháp và Nhật Bản để tái lập lại nền độc lập hoàn toàn của nước Việt Nam, và đồng minh với các nước dân chủ chống lại chủ nghĩa phát xít và xâm lăng. Mặt trận quốc gia

-- 25 --

Page 26: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

này đã chấp nhận lá cờ đỏ có một ngôi sao vàng; mục đích cuối cùng, khác hẳn với các tổ chức khác của các người Việt di cư tại Trung Quốc, là "việc thành lập một Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam" và ban cho Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam việc phổ thông bỏ phiếu, các sự tự do dân chủ của giới tư sản, việc bình đẳng về chính trị và xã hội giữa người Nam và người Nữ và quyền tự quyết cho các sắc tộc thiểu số được tự do quyết định cho số phận của mình.

Trong chương trình này đã loại bỏ việc giai cấp đấu tranh và cuộc cách mạng điền địa, vì phải tránh việc làm lo sợ cho giới tư sản và các người điền chủ, mà phong trào Việt Minh đã muốn lôi cuốn các người này. Người ta chỉ muốn hứa với các người nông dân, là các "cánh tay" của cuộc cách mạng về sau, về việc "tịch thu các tài sản của bọn đế quốc và của các người phản bội, việc giảm bớt địa tô" và các sắc thuế, việc bãi bỏ "thuế thân" với việc phân chia đất của các xã. Đối với các công nhân, được hứa hẹn làm việc 8 giờ trong một ngày và việc thành lập quỹ an sinh xã hội và quỹ hưu trí.

Vào ngày 21tháng 6 năm 1941, Hitler đã ra lệnh cho quân đội Đức Quốc Xã tấn công vào lãnh thổ của Liên Bang Sô Viết, việc này đã khiến cho Stalin phải ngã về phe bọn Đế Quốc Dân Chủ, đảng liền được trá hình với từ Mặt Trận Việt Minh đã xác nhận cho mục tiêu và cụ thể hóa vào ngày 25 tháng Mười với bản tuyên ngôn : "Thống nhất tất cả các tầng lớp xã hội, hợp tác với các thành phần chống phát xít Pháp, phá tan chủ nghĩa thuộc địa và đế quốc phát xít; bản tuyên ngôn này xác định trong một quyển sách về việc sẽ kết hợp các lực lượng của phong trào với các lực lượng dân chủ đang chiến đấu chống lại các phát xít và sự "gây sự" và tiếp tục việc xây dựng cho một chế độ Cộng Hòa Dân Chủ.

Kể từ ngày 1 tháng Tám năm 1941, tổ chức Việt Minh đã cho ra tờ báo tuyên truyền với tựa Việt Nam Độc Lập, Võ Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng đã dùng thời giờ để tổ chức cho một hệ thống bí mật tại miền thượng du Bắc Kỳ và, ngay từ tháng 11, một toán quân du kích đầu tiên, đó là "cái thai" cho ngày sau của "đội quân Giải Phóng" đã được lập ra.

-- 26 --

Page 27: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Vào năm sau, một bản truyền đơn đề ngày 10 tháng Mười, đã đưa ra một "bàn tay anh em" cho các người Pháp say mê chủ nghĩa của ông de Gaulle.

Tổ chức Việt Minh đã được theo khuôn mẫu "hình tháp" và chuyên quyền, cũng giống như Đảng Cộng Sản Đông Dương và về trước là Đảng Thanh Niên. Các người công nhân, các phụ nữ, các người lính tập và các người thanh niên đã không còn được tập họp vào các nghiệp đoàn và các nghiệp đoàn nông dân, nhưng đã được thu nhập vào các "Hội Cứu Quốc". Các hàng ngũ của Việt Minh đã được mở ra cho tất cả các giai cấp xã hội của đất nước. Các tổ căn bản đã được gọi là "tổ cứu quốc". Ở trên đỉnh do Tổng Bộ lãnh đạo, và trong bản thông cáo đề ngày 15 tháng 12 năm 1942, tuyên bố : "Các cán bộ quyết định cho tất cả mọi việc." Nguyễn Ái Quốc đã rõ ràng là không chỉ lãnh đạo phong trào Việt Minh và Trường Chinh là thơ ký của Đảng Cộng Sản Đông Dương, nhưng Nguyễn Ái Quốc đã là "bộ óc" và là người xếp đặt và chỉ đạo cho toàn thể cho phong trào.

Đối với các người đấu tranh của Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã dịch từ Hoa ngữ ra tiếng Việt, các tác phẩm : Lịch sử của Đảng Cộng Sản Bôn Sê Vít của Liên Bang Sô Viết, và cho các thành viên của phong trào Việt Minh, ông đã lập lại các luận lời ái quốc của Đảng Thanh Niên thuộc về các năm thuộc thập niên 1920; vài bài thơ tựa Lịch sử nước ta, ông đã sáng tác vào năm 1942, ông đã ngâm :

Lịch sử Việt Nam đã tỏ raDân ta vinh dự vẽ vang anh hùngChống phương bắc, bình phương TâyVinh thay đáng mặt con Rồng, cháu Tiên.

Đã từ lâu, ông đã cảm hứng và gợi ra từ Mao Tsé Toung (quyền lực ở trên mũi súng). Ông Nguyễn Ái Quốc đã dự định việc chinh phục quyền lực với "mặt trận chiến tranh của nông dân" và ông gọi là "chiến tranh cách mạng". Đầu tiên, ông đã đặt chiến lược này với sự giúp đỡ của Quốc Dân Đảng Trung Quốc, để phát triển cho các toán du kích tại vùng Việt Bắc (miền thượng du Bắc Việt); và vào lúc giờ đã đến, ông sẽ cho lan tràn các toán du kích này xuống

-- 27 --

Page 28: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

tận miền Nam, và sẽ khởi phát cho cuộc nổi dậy vũ trang của các "hiệp hội cứu quốc" và, theo gương Đảng Cộng Sản Trung Quốc, ở tại các vùng đã được "giải phóng" lập ra một chính quyền Việt Minh; như vậy, ông sẽ đạt được việc lập nên một quyền lực độc nhất trên toàn thể xứ này.

Để đừng làm hại cho các người cán bộ Việt Minh đang được huấn luyện về quân sự ở tại Trung Quốc, ông đã chấp thuận dự án của Quốc Dân Đảng để "xâm nhập quân đội Trung Quốc xâm nhập vào đất Việt" (Hoa quân nhập Việt). Trong một bản thông báo đề ngày 21 tháng 12 năm 1941, ông đã minh xác cho chính sách của ông

"Việc có thể xảy ra là sẽ gần đây sẽ xảy ra việc quân đội Trung Quốc sẽ xâm nhập vào xứ ta để chiến đấu chống lại quân Nhậy; chiến thuật của chúng ta gồm có việc liên minh với quân đội Trung Quốc để chống lại người Nhật với người Pháp, theo với nguyên tắc đồng đều "Bình Đẳng tương trợ."

Ngay từ mùa hè năm 1942, vị tướng Zhang Fa Kui, thống đốc quân sự của tỉnh Quảng Tây, đã chuẩn bị cho cuộc hành quân này : ông đã phái 300 người Việt hiện đang thụ huấn tại các trung tâm quân sự ở Dai Ren và lối 100 người về trường học quân sự ở Nam Ninh. Đồng thời cũng phải chứng minh của Việt Minh cho việc bãi bỏ của chính sách giai cấp đấu tranh; việc này đã vào tháng 1 năm 1942, vị thơ ký Đảng, ông Trường Chinh đã làm.

"Phong trào giai cấp công nhân đấu tranh đã chưa đạt được vai trò tiên phong của cách mạng. Chiến tranh Thái Bình Dương và cách mạng giải phóng dân tộc Đông Dương."

Đã có trên 70 các bộ Việt Minh đã được huấn luyện về chiến tranh du kích, phá hoại và gián điệp tại các trại và các trường học quân sự của Quốc Dân Đảng ở tại Jinh Xi, Tian Dong, Nan Kinh và Dai Ren.

-- 28 --

Page 29: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Theo lệnh của vị t ư ớng Zhang Fa Kui, thành lập Đảng Việt Cách

Vì các hành động được phân ra nhiều phần của Việt Minh đã làm thiệt hại cho nhóm của ông Nguyễn Hải Thần, ông Nguyễn Ái Quốc đã bị tướng Zhang Fa Kui bắt giam tại Liuzhou.

"Theo Lịch Sử Chính Thức của Đảng Cộng Sản, đồng chí Nguyễn Ái Quốc dưới một tên mới là Hồ Chí Minh, đã đi sang Trung Quốc…. hầu để thử cho có được sự viện trợ của quốc tế. Sau 15 ngày "đi bộ", ông đã bị bắt ở TucVin, trong tỉnh Quảng Tây, và đem giam vào khám đường của bè lũ Tchang Kai Chek, vào này 29 tháng Tám."

Ông Hoàng Văn Hoan, vào 44 năm về sau đã giỡ tấm màn che về : Mục đích của chuyến đi của chủ tịch Việt Minh :

"Cho đến ngày hôm nay, rất ít người được biết rõ …. Vài người đã nói là chuyến đi của vị chủ tịch Hồ đi Chung King đã có mục đích là gặp gỡ các người cộng sản Trung Quốc và không phải là để gặp ông Tchang Kai Chek… Những người được thông báo ít hơn đã tránh không nói đến chuyến đi này, vì họ nghĩ đó là hữu khuynh, một sự làm hại thanh danh không có nguyên tắc."

Và mãi mãi, mưu toan để "vượt qua mặt" tướng Zhang Fa Kui để trực tiếp xin viện trợ của ông Tchang Kai Chek, dưới một tên không ai biết : là Hồ Chí Minh, ông này đã vào ở khám đường ở Luizhou, ông Hồ vẩn còn ở trong khám đường này, thì đến tháng 10 năm 1942, tướng Zhang Fa Kui đã cho tập họp thêm một lần nữa, các người lãnh đạo các tổ chức các người Việt, các tổ chức này, đã luôn luôn "kình địch" nhau : Đồng Minh Hội, Quốc Dân Đảng, Phục quốc, Việt Minh và bảy nhóm nhỏ. Tướng Zhang Fa Kui đã "bắt buộc " phải hợp nhất dưới sự chủ đạo của ông Nguyễn Hải Thần, nếu họ muốn còn được có giúp đỡ. Và từ đó đã được lập ra Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội, được gọi là Việt Cách. Không có người đại biểu Việt Minh đã được bầu vào Ủy Ban Chấp Hành. Ông Nguyễn

-- 29 --

Page 30: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Hải Thần đã nhận được "lời hứa" sẽ được giúp cho một số tiền 100.000 $ tiền Trung Quốc cho mỗi tháng để tổ chức tại Bắc Kỳ cho các việc phá hoại và do thám chống lại quân Nhật Bản.

Các thành phần của tổ chức Việt Cách đang sống tại Trung Quốc đã không còn có được các liên lạc ở trong nước. Chỉ có tổ chức Việt Minh đã hiện diện tại đây với các "tiểu tổ cứu quốc" và các "tổ quân du kích" ở tại các dân tộc thiểu số hay bài xích chính quyền, các người Thổ, Mán, Mèo, Tày và Nùng, trong các vùng núi đá vôi có nhiều khu rừng rậm ở các tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng.

Cũng cần phải nhắc lại, vào khi người Pháp đã mất thành Lạng Sơn vào tháng Chín 1940 do quân Nhật tấn công, các người nổi loạn dân địa phương, đã có hàng trăm người đã tràn vào các đồn của các đội Bảo An là dân bản xứ và đã chiếm đoạt lấy các khẩu súng và các vũ khí khác. Cuộc nổi loạn đã lan ra và quân đội Pháp đã tái chinh phục lại vùng này và chỉ kết thúc vào tháng 12. Các người quốc gia đã mất đi người lãnh đạo là ông Trần Trung Lập đã bị Pháp xử bắn với người vợ của nhiều chiến sĩ khác. Các người chiến sĩ khác đã "bại tẩu" chạy sang Trung Quốc, trong lúc đó một người Thổ trẻ tuổi, người này đã được 32 tuổi, là ông Chu Văn Tấn đã từng khai động cuộc nổi loạn ở Bắc Sơn ở trong tỉnh Cao Bằng, và ông này đã sống sót. Ông này, từ đó, đã đi theo tổ chức Việt Minh với các nghĩa quân của ông; dưới sự hướng dẫn của các cán bộ xuất thân từ các trung tâm huấn luyện quân sự Quốc Dân Đảng ở Quảng Tây, ông Chu Văn Tấn đã thành lập một phần lớn cho các tổ du kích và các tổ tự vệ ở trong vùng này.

Tổ chức Việt Minh đã là duy nhất để cung cấp cho ông Zhang Fa Kui các tin tình báo có thể tin cậy được. Và nhân danh này, ông Hồ Chí Minh tuy là đang còn nằm trong khám, đã có thể liên lạc được với các người đồng chí còn đang được tự do, và vào tháng Ba 1944, đã tham dự vào Đại Hội Mới Việt Cách, do tướng Zhang Fa Kui triệu tập tại Luizhou. Ông Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng đã thay mặt cho tổ chức Việt Minh. Một vị lãnh tụ của Đại Việt, ông Nguyễn Tường Tam, cũng đang còn bị giam, cũng đã được chấp nhận vào Đại Hội này.

-- 30 --

Page 31: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Các hành động phân chia và tư tưởng kình địch của tổ chức Việt Minh đã được đưa ra để thảo luận và đã chịu sự phê bình mãnh liệt, nhưng Liên Minh để Giải Phóng Việt Nam vẫn tồn tại được và một "Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa Lâm Thời" dưới sự che chở của tướng Zhang Fa Kui, đã được thành lập với các ông Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Hồ Chí Minh và Bồ Xuân Luật và chủ tịch là cụ già Trương Bội Công.

Được tự do vào ngày 9 tháng Tám năm 1944, Hồ Chí Minh đã xin nơi ông Zhang Fa Kui các phương tiện để thành lập hai căn cứ du kích dài theo biên giới, một ngàn cây súng với một số đạn dược và 25.000 đồng tiền Đông Dương để "nuôi quân" trong hai tháng, và một giấy thông hành thường trực, chứng nhận là đại diện cho tổ chức Việt Cách đi công cán tại Việt Nam và một khẩu súng ngắn để tự vệ; ông đã được cấp cho một số tiền là 76 ngàn đồng tiền Đông Dương và một giấy thông hành. Vào ngày 20 tháng Chín, ông đã cùng với 18 người cán bộ Việt Minh, đã lời Liuzhou để đi về biên giới Việt Nam.

Vào tháng Mười, trong bức thơ gởi cho các đồng bào, ông đã tỏ ra sự tin cậy vào "Trung Quốc sẽ giúp đỡ cụ thể với tận lực cho cuộc giải phóng của chúng ta."

Vào tháng 11, các quân du kích đã tấn công các đồn lính Bảo An ở tại vùng biên giới để chiếm đoạt lấy các súng và vũ khí khác. Chính phủ của Thống Đốc Thủ Hiến đã cho nhiều đội lính Pháp lên vùng này để đàn áp các người thổ dân đã bị cáo là đồng lõa. Dưới sự chỉ huy của các người sĩ quan Pháp, các đội quân Bảo An người bản xứ và các người lính tập người Bắc Kỳ đã "truy lùng" toàn vùng này, đốt phá các ngôi làng, đốt các vựa thóc và bắn chết các người tình nghi. Chắc chắn vào lúc này đã là sự dã man cực độ đã xảy ra, "các sự trả thù cục súc quá độ, đã do các đạo quân của Vichy tại miền Bắc của Bắc Kỳ đã thi hành" (lời của ông Sainteny), và được tiếp theo với các cuộc xử án có tính chất vội vã, đã là liên hệ để ông J.M. Pedrazzani thuật lại : "Trong hai tuần lễ, các Tòa Án đặc biệt (của Decoux) đã kết án tử hình nhiều trăm người tình nghi."

-- 31 --

Page 32: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Các cuộc trả thù này đã không dập tắt được sự nổi loạn đã lan tràn ra khắp nơi ở vùng thượng du. Vị Thống Sứ và bộ chỉ huy quân sự Pháp đã chuẩn bị cho một cuộc hành quân lớn để trấn áp vào ngày 12 tháng Ba năm 1945. Cuộc hành quân này đã không được thực hiện được vì bộ máy quân sự và cai trị của Pháp, đã bị các người Nhật Bản tiêu diệt ba ngày về trước. Còn như quân đội Pháp của các vị tướng Sabatier và Alessandri chạy sang tỵ nạn tại Trung Quốc, dưới sự truy kích của quân đội Nhật Bản, tổ chức Việt Minh đã đạt được sự thành công và thiết lập các căn cứ vững chắc hơn ở tại quân khu ở Lạng Sơn, Cao Bằng và Hà Giang và tổ chức được một khu an toàn ở tại tỉnh Tuyên Quang.

Ông Hồ Chí Minh tìm sự giúp đỡ của c ơ quan O.S.S. của Mỹ.

Hồ Chí Minh vẫn còn ở lại tại Trung Quốc.

Theo như lời của ông Hoàng Văn Hoan, đó là vào cuối năm 1944, còn như ông Devillers, đó là với giấy thông hành thường trực của Quốc Dân Đảng đã cấp cho, vào ngày 29 tháng Ba 1945, ông Hồ đã đi đến Kun Ming; ông Hồ đã xin được Cộng Tác quân sự của Việt Minh với tướng không quân Mỹ, chỉ huy không lực Mỹ tại miền Nam Trung Hoa; ông Hồ sẽ cung cấp tất cả các tin tình báo về quân sự có ích và hứa sẽ xây dựng ở trong khu Việt Minh kiểm soát một sân bay nhỏ hầu để làm "sân bay cứu cấp"; các người du kích của ông vừa mới cứu sống được một người phi công Mỹ mà chiếc phi cơ đã rơi ở trong rừng. Ông Chennault đã cho không ông Hồ "sáu khẩu súng ngắn"; 20.000 viên đạn, một số y dược và một ít tiền; bác Hồ đã từ chối không nhận số tiền, nhưng ông mong được có một sự giúp đỡ mau chóng và có nhiều ý nghĩa của nước Mỹ và ông xin được chụp ảnh chung với ông Chennault.

Sau việc vận động về ngoại giao này, bác Hồ đã không để lỡ dịp vào mọi lúc để trương ra không giấu diếm bức ảnh này có chữ ký tên thân hữu đề tặng của vị tướng Chennault của cơ quan O.S.S. Mỹ. Tin tưởng vào sức mạnh sẽ lôi cuốn các người lưỡng lự, bác Hồ đã

-- 32 --

Page 33: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

dùng mưu mẹo này để làm cho người ta tin vào sự "trội nhất" của tổ chức Việt Minh với sự viện trợ của Trung Quốc và đã trưng bày trong các cuộc triển lãm lưu động của tỉnh Cao Bằng, tại nơi này, các người dân đều "dốt chữ", và các "băng vải dài" đã có thủ bút khen ngợi của vị tướng Zhang Fa Kui là Li Jishen, cho Liên Minh Giải Phóng Quốc Gia được thành lập tại Jian Xi vào tháng Tư năm 1941.

Bác Hồ đã không ngừng sử dụng đến việc phô trương để có thêm người ta ủng hộ và các người hâm mộ ông. Tại đây hãy giới hạn vào hai giai thoại do ông Krouchtchev là chứng nhân và ông này đã sùng bái bác Hồ về "việc đóng góp cho lý tưởng cộng sản" của bác. Bác đã không bao giờ có nghi ngờ về "tính chất đúng luật" của chủ nghĩa cộng sản được áp dụng cho Stalin chủ nghĩa). Trong các Hồi Ức, Krouchtchev đã ngây thơ kể lại, vào khoảng trước Điện Biên Phủ, bác Hồ đã đến Moscou để xin một sự giúp đỡ về quân sự, và bác Hồ đã lấy ra từ chiếc cặp da một tờ nguyệt san "Liên Sô đang xây dựng" và xin có được một "tự bút" của Stalin; vì bất chập xảy ra việc này, Stalin đã hạ bút ký tên; bác Hồ đã xếp tờ nguyệt san này vào cặp da coi đó là một "lộ phí" nhưng … Stalin đã cho người lấy cắp tờ nguyệt san này và nói "nó có thể tìm kiếm luôn luôn" và đã cười rộ lên trước các người trung thành với ông. Cũng cùng trong cuộc thăm viếng này, nước Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam đã được Stalin nhìn nhận; bác Hồ đã xin có được tổ chức một cuộc đón tiếp bác như là một người lãnh đạo một nhà nước; Stalin liền nói : đã hơi trễ : từ vài lúc trước bác Hồ là người "không ai biết đến." Nhưng bác Hồ có một kế hoạch : một chiếc phi cơ sẽ được phái đến để bác tùy nghi sử dụng và, khi phi cơ hạ cánh xuống sân bay, ông sẽ được tiếp rước như một vị nguyên thủ. "Tôi nói là không". Stalin cười mĩa mai, và vào khi, trong một bộc phát ra một tiếng cười to lớn và độc ác, khi ông thuật lại về việc này.

Chúng ta trở về tháng Tám năm 1945 , bác Hồ đã, sau cùng trở về Bắc Kỳ; và sống và làm việc tại tỉnh Thái Nguyên, trong khu an toàn "được sự phòng thủ của các du kích quân của Chu Văn Tấn." Các người Mỹ liền tổ chức ngay các sự liên lạc với một Việt Minh đã phát triển mạnh mẽ và không còn phải sợ hãi các lực lượng trấn át của Decoux.

-- 33 --

Page 34: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Các người Mỹ liền võ trang cho các đội du kích của bác Hồ với các vũ khí hiện đại, súng Colt 45, các khẩu tiểu liên Thompson, các đạn dược và lựu đạn, luôn cả các người cố vấn và các người huấn luyện viên, các máy radio. Bác Hồ đã chấp thuận cho việc thả dù xuống Tổng Hành Dinh của bác, một toán người Mỹ, dưới sự chỉ huy của thiếu tá Thomas, toán người Mỹ này đã đến Tân Trào vào ngày 16 tháng Bảy.

Hồ Chí Minh tìm kiếm sự Hòa Hợp Pháp - Đông D ươ ng .

Khi còn bị giam tại khám đường của tướng Zhang Fa Kui vào năm 1943, ông Hồ đã lắng nghe lời tuyên bố của tướng de Gaulle tại Alger vào ngày 8 tháng 12 năm 1943, cam kết sẽ ban cho một quy chế chính trị mới cho các dân tộc ở Đông Dương trong khuôn khồ của tổ chức Liên Bang và trong lòng của "Cộng Đồng Pháp". Liên Bang này sẽ không còn là một tín dụng, mà sẽ là một nhà nước, Hồ Chí Minh đang chuẩn bị cho các cuộc tiếp xúc với các người thay mặt cho phong trào "Pháp Tự Do". Hai người Ủy Viên Việt Minh đã đi Kun Ming vào ngày 29 tháng Tư năm 1944 để gặp viên lãnh sự Pháp là ông Royère và đề nghị với ông này một cuộc "hòa hợp Pháp-Đông Dương" để dân chủ hóa và độc lập cho Đông Dương trong một "tương lai rất gần nếu có thể được", với, để bù lại, việc hợp tác với Việt Minh, luôn cả về mặt quân sự, trong việc đấu tranh sắp đến của phong trào "Pháp Tự Do" chống lại nước Nhật Bản. Việt Nam Quốc Dân Đảng và tổ chức Việt Cách đã tố cáo như là một sự xấu xa và ô nhục về mưu toan bí mật về việc dàn xếp với đế quốc Pháp. Việc thao tác này, đã không được tướng de Gaulle chấp thuận : vào ngày 16 tháng Sáu, tướng de Gaulle chỉ hứa cho việc hợp tác với Việt Minh một sự tự trị trong khuôn khổ của một Liên Bang Pháp hợp nhất với nhau tất cả các xứ của Pháp."

Vào ngày 6 tháng Tám, tổ chức Việt Minh hình như đã thách thức tướng de Gaulle là tổ chức sẽ lên nắm chính quyền để lấp vào "chỗ trống không" về chính trị, sẽ ghi vào thời gian khi cuộc chiến tranh chấm dứt tại Thái Bình Dương, và khi Nhật Bản thua trận :

-- 34 --

Page 35: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

"Nước Đức Quốc Xã đã gần như thua cuộc chiến, và cuộc bại trận này sẽ khêu gợi ra cho cuộc bại trận của nước Nhật Bản, vì nước này không còn có thể chống lại cuộc tổng tấn công của quân đội Đồng Minh. Vào lúc đó, các người Mỹ và Trung Quốc sẽ đưa quân vào Đông Dương, chúng tôi sẽ không cần chiếm lấy chính quyền, vì chính quyền đã không còn có nữa. Chúng tôi sẽ thành lập một chính phủ và sẽ cai trị ở tất cả khắp nơi mà các người thù, Pháp và Nhật Bản sẽ vắng mặt."

Vào ngày 10 tháng Chín năm 1944, tướng de Gaulle đã thành lập ở Paris, Chính Phủ Lâm Thời của Cộng Hòa Pháp. Ông đã liền quyết định tạo lập một đạo quân viễn chinh cho Viễn Đông (hãy nghe cho việc tái chinh phục Đông Dương). Đảng Cộng Sản Pháp đã khuyến khích ông trong đường hướng này. Vào ngày 13 tháng Tư, nhật báo Nhân Loại còn viết :

"Nước Pháp cần phải tăng gia các cố gắng để gởi sang Viễn Đông các lực lượng quân sự để hợp tác với các nước Đồng Minh và các dân tộc Đông Dương để giải phóng cho xứ này để tạo hạnh phúc cho các sự bang giao Pháp - Đông Dương."

Đến ngày 24 tháng Ba 1945, tức là 15 ngày sau khi quân đội Nhật đã đảo chính và đã "tiêu hủy" sự đô hộ của Pháp tại Đông Dương, tướng de Gaulle đã xác định chương trình của ông cho Đông Dương : Đông Dương sẽ không còn là đất của đế quốc Pháp - đây là một danh từ thừa hưởng của tổng thống Mỹ, ông Roosevelt - nhưng sẽ là thành viên của Liên Hiệp Pháp ở trong lòng của Liên Bang Đông Dương và sẽ do một vị Thống Đốc Thủ Hiến, người Pháp điều khiển, vị này sẽ chọn lựa các người bộ trưởng "trong số các người Đông Dương hay là các người Pháp đang sống ở tại Đông Dương." Câu chìa khóa Độc Lập đã luôn luôn không được nói ra.

Câu trả lời của Hồ Chí Minh đã được đến tay ông Sainteny là người thay mặt cho Chính Phủ Lâm Thời Pháp tại Kun Ming, qua trung gian của vị thiếu tá Mỹ ông Thomas : ông Hồ đã chấp nhận sự Độc Lập của Việt Nam sẽ được hoãn lại từ 5 đến 10 năm, và trong

-- 35 --

Page 36: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

lúc đó sẽ có một vị Thống Đốc Thủ Hiến người Pháp để điều khiển Liên Bang Đông Dương.

Với các việc dàn xếp và các thao tác, tổ chức Việt Minh chỉ làm việc reo rắc cho một ảo giác cho một sự hòa hợp có thể có được với chủ nghĩa đế quốc Pháp và các nước Đồng Minh để cho việc thực hiện lần lần cho việc "giải phóng quốc gia". Và giải phóng nào ? Sẽ được giải phóng các người công nhân nô lệ của các đồn điền trồng cao su, các người thợ của các hầm mỏ và các xí nghiệp, các nông nô của các điền trồng lúa, trong lúc đó, vào ngày 11 tháng 11 năm 1945, các người cộng sản thân Stalin, đã tuyên bố thẳng, không nói quanh :

"Các người cộng sản là các người đấu tranh tiên phong cho nòi giống, đã đặt quyền lợi của tổ quốc trên quyền lợi của các giai cấp."

Ngược lại, các người Trốt kít vẫn còn tin chắc cho một đảng cộng sản cần phải là tiên phong không phải là cho giống nòi hay là cho tổ quốc, nhưng là cho các người vô sản.

Sau khi đã mãn hạn tù, vào năm 1943-1944, họ đã bị quản thúc ở nhiều nơi ở Nam Kỳ (Trần Văn Thạch và Hồ Hữu Tường ở Cần Thơ, Phan Văn Hùm ở Tân Uyên, Tạ Thu Thâu ở Long Xuyên) và phải chịu dưới sự kiểm soát của Công An, cũng giống như các người chính trị phạm còn sống sót đã ra khỏi khám đường khổ sai trên đảo Poulo Condor (anh Trần Văn Sĩ đã chết ở trong khám này). Anh Hồ Hữu Tường đã là người duy nhất đã bỏ đảng và tuyên bố là anh không còn là người Mát Xít hay là Trốt kít vì sau bốn năm Trầm Tư Mặc Tưởng trong nhà ngục.

Các người Trốt kít không phải là các người quốc gia, họ đã hy sinh thân thể và linh hồn để giải phóng về xã hội cho các công nhân, các người thợ và các người nông dân, và là đa số của dân số. Họ đã tin chắc là giai cấp các người thợ liên minh với các nông dân nghèo, sẽ là lực lượng chính và là động cơ để cho phong trào cách mạng sẽ giải phóng cho đất nước khỏi sự đô hộ của chế độ Đế Quốc Thuộc Địa và đồng thời cũng giải phóng cho các người thợ và các người

-- 36 --

Page 37: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

nông dân khỏi sự áp bức và sự bóc lột của các người tư sản và các người điền chủ của xứ này, tin chắc sau cùng vào cuộc đấu tranh này sẽ được sự nâng đỡ của các người thợ cách mạng ở tại Pháp và ở toàn thế giới, cuộc đấu tranh này sẽ tìm được việc hoàn thành do việc lật đổ ở toàn thế giới của chế độ tư bản và trong một ý thức thực sự cộng sản. Việc giải phóng quốc gia mà các công nhân không làm chủ được các xí nghiệp, không có được sự kềm chế liên đới của các người nông dân không có đất để canh tác, thì đối với các người đang chịu sự bóc lột chỉ là việc thay đổi các người chủ nhân ông. Quyền lực để làm cho lệ thuộc vào việc làm của người khác vẫn còn tồn tại.

Lịch sử đã quá cho họ là có lý.

-- 37 --

Page 38: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Cuộc đảo chính ngày 9 tháng Ba của ng ư ời Nhật Bản và các sự nối tiếp theo

Vào tháng 1 năm 1945, các cuộc ném bom của không quân Mỹ gia tăng cường độ, bắt đầu từ Một Năm, nhất là trên tuyến đường xe hỏa xuyên Đông Dương, đã hình như báo trước cho việc sắp xảy ra cho việc đổ bộ và đổ quân của Đồng Minh vào Đông Dương.

Bản hiệp ước thân hữu và trung lập được ký kết vào ngày 13 tháng Tư năm 1941 - theo như tinh thần của bản hiệp ước này, Stalin đã để cho người Nhật Bản việc khai thác các mỏ ở miền Bắc của bán đảo Sakhalin - sẽ mãn hạn vào tháng Tư năm 1945; Liên Sô vừa ký kết với chính phủ de Gaulle vào ngày 10 tháng 12 năm 1944 một hiệp ước Đồng Minh, có thể khiến cho chính phủ này sẽ bỏ đi sự trung lập. Cuộc đảo chính đã được thi hành ngày 9 tháng Ba năm 1945.

Ở tại Bắc Kỳ đã có 24.000 quân người Pháp, 8.000 người ở Trung Kỳ và 25.000 người ở Nam Kỳ. Các lực lượng bộ binh Pháp đã có hơn 60.000 người, phần lớn đóng trại tại miền Bắc và sẵn sàng trong tư thế lâm chiến. Vài khi, cũng đã được sử dụng vào việc đưa đi đàn áp, và vừa qua đã tham dự vào các cuộc đàn áp ở Việt Bắc.

Các việc đã xảy ra.

Vào lúc 19 giờ ngày 9 tháng Ba, vị đại sứ Matsumoto đã đòi hỏi ông Decoux ra lệnh cho tất cả các lực lượng quân sự và Công An của Pháp phải được đặt dưới sự chỉ huy tối cao của bộ chỉ huy Nhật Bản. Ông Decoux đã không bằng lòng ngay; ông đã bị bắt làm tù binh và tại ba xứ đã xảy ra một cuộc tấn công thình lình đã xảy ra vào các trại lính, các đồn bót, các trung tâm hành chính và đã xảy ra cùng vào cùng một giờ đồng hồ. Như gần hết các vị sĩ quan Pháp chỉ huy quân đội đều bị bắt sống hay đầu hàng. Tại Lạng Sơn, các vị sĩ quan Pháp đã bị gian trá bắt giữ và đã bị chặt đầu, sau một bữa tiệc do các vị sĩ quan Nhật tổ chức. Ba vị tướng Pháp đã lui quân chạy lên biên giới Trung Hoa và Lào Bắc Việt. Đây là một cuộc sự sợ hãi chạy tán loạn, nhưng họ cũng đã "dùng dằng" ở dọc đường, và trước khi bỏ

-- 38 --

Page 39: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

chạy trốn, họ đã có thời gian để giết chết các tù nhân chính trị người Việt ở Yên Bái và Cao Bằng.

Các người Pháp dân sự đã được gom vào các trung tâm lớn của các thành phố, trong các chu vi để làm dễ cho các cuộc kiểm soát của quân đội Nhật. Một số người Pháp đã bị nhốt vào các chuồng bằng gỗ, đã chịu sự tra tấn hay bị chặt đầu.

Quyền lực của người Pháp tại thuộc địa này đã được thiết lập từ 80 năm qua và đã chống cự lại được, không khó nhọc, chống các mưu toan "thất vọng" của nhiều thế hệ các người đồng mưu và các cuộc nổi loạn của các người nông dân, đã trong một đêm đã sụp đổ vì cuộc tấn công của quân Nhật và đã thay thế các người Pháp ở các địa vị cầm đầu hay then chốt của bộ máy đô hộ và đã tự coi là các người đến giải phóng cho dân Việt. Vị tư lệnh tối cao của quân đội Nhật chiếm đóng là vị tướng Nhật tên Tsuchihashi đã thay thế ông Decoux để làm Thống Đốc Thủ Hiến; tại ở Hà Nội và Huế, các nhà ngoại giao nhật là ông Tsukamoto và Yokoyama đã thay thế các vị thống sứ Pháp, còn như ở Sàigòn, ông Minoda đã đảm nhận chức vụ Thống Đốc Nam Kỳ. Ông này đã cho thay thế các vị tỉnh trưởng là người Pháp đưa các vị công chức người Việt quản lý chính quyền được lựa chọn ở trong giới công chức cao cấp, và vào tháng Bảy, ông Minoda đã cho thành lập Hội Đồng Nam Kỳ, một cơ quan tư vấn cũng giống như Hội Đồng Thuộc Địa về trước; và tại Hội Đồng này đã được gồm có các người đại diện cho giới tư sản và các người chủ điền cùng với các đoàn thể quốc gia.

Vị đại úy Nhật của cơ quan Kempeitai đã lĩnh trọng trách chỉ huy sở Công An Nam Kỳ. Vào ngày 11 tháng Ba, dưới sự che chở của quân Nhật, hoàng đế Bảo Đại đã tuyên cáo : "kể từ ngày hôm nay, hiệp ước Bảo Hộ với nước Pháp đã được "bãi bỏ" và nước ta lấy lại các quyền của một nước Độc Lập." Nhưng ông lại thêm vào, nhận thấy sự phụ thuộc trái ngược với việc cưỡng bách cho sự tùng phục của nước chư hầu đối với nước bá chủ, nước Việt Nam sẽ đi theo các huấn lệnh của bản Tuyên Ngôn Chung của Đại Đông Á." Vào ngảy 13 tháng Ba, vị vua Cam Bốt, và, vào ngày 8 tháng Tư, vị vua nước Lào cũng đến lượt tuyên bố Độc Lập.

-- 39 --

Page 40: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Các báo chí sử dụng "quốc ngữ" tại ba thủ đô đã nhiệt cuồng hoan hô cho sự bại trận của chủ nghĩa đế quốc Pháp.

Chính phủ Bạo Đại - Trần Trọng Kim (từ tháng T ư đến tháng Tám 1945.

Ở tại Huế, từ năm 1932 vị vua Bảo Đải đã ngự trên ngôi vua và các quyền của vị vua trong 13 năm trị vì hư danh chỉ có việc sắc phong cho các vị thần hoàng, và để giết thời giờ, vị vua này chỉ chơi thể thao và đi săn bắn thú rừng, cũng như ông đã tự nói ra. Các người Nhật đã trông vào tính "thuần lương" của vị vua này và đã duy trì ông trên ngôi vua, mặc dù đã gây sự tổn hại cho các người quốc gia thuộc đảng Phục Quốc và của giáo phái Cao Đài, đã trông vào việc trở về của hoàng thân Cường Để, đã trở thành phiến loạn và đã từ năm 1945 đã di cư sang sống tại nước Nhật Bản, cùng với ông Phan Bội Châu, đã bị người Pháp kết án tử hình vào năm 1913 và đã xin tỵ nạn tại nước Nhật Bản.

Dù có cách nào đi nữa, với vua Bảo Đại hay hoàng thân Cường Để, việc Độc Lập được ban cho Việt Nam "chỉ là hư danh hơn là có thực" và "đã cho phép người Nhật để kiểm soát vị Thống Đốc Thủ Hiến của Đông Dương", như đã được thuật lại trong thiên Hồi Ức của vị tướng Nhật, ông Tsuchihashi, người tổ chức cuộc đảo chính ngày 9 tháng Ba.

Vào ngày 19 tháng Ba, vua Bảo Đại đã đòi "từ chức" cho toàn thể của các vị quan kiêm các bộ trưởng trong Dinh vua và đã cảm thấy có bổn phận để thành lập một nội các mới. Trước hết, ông đã nghĩ đến ông Ngô Đình Diệm, là cựu bộ trưởng bộ Lại (nội vụ) mà tất cả các sáng kiến của người thơ ký của Ủy Ban của các việc Cải Cách đã phải tê liệt do từ cuộc bảo hộ của Pháp gây ra, và, ông này đã từ chức từ năm 1933 để không phải tham dự vào một hài kịch của quyền lực, và ông đã từ chối; ngoài ra vị tướng nhật ông Tsushihashi cũng không thích ông này.

-- 40 --

Page 41: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Vua Bảo Đại hướng về một vị học giả mà ít người biết đến, ông này là một vị thanh tra các trường tiểu học nay đã nghĩ hưu, ông đi tỵ nạn ở Singapour và được người Nhật đưa về. Vua Bảo Đại đã thuyết phục ông hãy chấp và nhận lấy "sứ mạng bạc bẽo này" : "Chúng ta không thể để cho người Nhật lo toan cho tất cả việc hành chính và việc cai trị đất nước này, chúng ta phải "tỏ ra có năng lực để là một xứ Độc Lập." Vào ngày 17 tháng Tư, ông Trần Trọng Kim đã trình diện "tân chính phủ" với vua Bảo Đại. Ông đã tập họp được - đây không phải là một việc dễ làm được - tất cả các người trí thức ở ba kỳ, kỹ thuật viên hơn là chính trị gia, bốn vị y sĩ, ba vị luật sư, hai vị giáo sư và một vị kỹ sư.

Vị luật sư tên Phan Anh, là cựu cán bộ về Thể Thao và Thanh Niên của ông Decoux, đã đảm nhận bộ Thanh Niên : ông này liền tái tổ chức lại với tinh thần quốc gia Thanh Niên Tiền Tuyến. Chưa có bộ Quốc Phòng, vì chính phủ chỉ có khoảng 100 người lính Bảo An tại Huế và ở mỗi tỉnh khoảng 50 người lính, tất cả các người lính này chỉ được trang bị với các khẩu súng cũ cùng với số đạn cũng cũ. Vã lại, vì sao có một quân đội để làm gì và sau cùng, người Nhật có thể sử dụng để làm "lực lượng bổ sung."

Tân chính phủ Hoàng Gia đã chấp nhận "tân quốc kỳ" của vị nữ anh hùng Triệu Ẩu của thời xưa là lá cờ màu vàng khi bà này nổi loạn chống lại quân đô hộ Trung Quốc và đã thêm vào Quẻ Ly (hai đường thẳng tượng trưng cho Dương và một đường thẳng có khúc ngắt ở đoạn giữa tương trưng cho âm) với màu đỏ, đó là tượng trưng cho Hỏa"có ý nghĩa cho nền văn minh soi sáng cho bốn phương của chân trời.

Việc lo ngại to lớn của chính phủ Trần Trọng Kim là tập hợp toàn quốc dưới sự cai trị của bộ máy hành chính của hoàng đế. Không gặp khó khăn để các người Nhật chấp thuận cho việc này, vào tháng Sáu, cho việc bổ nhiệm một vị "khâm sai", đó là ông cựu tổng đốc Phan Kế Toại, là biểu hiệu tượng trưng nhưng không có thực quyền, bởi vì tất cả các công sở : công an, đường xe hỏa, bưu chính, ngân khố và công chính đều dưới sự giám đốc của các người Nhật.

-- 41 --

Page 42: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Chỉ vào đầu tháng Tám, thủ tướng Trần Trọng Kim mới được tướng Nhật Tsuchihashi mới trao trả nền hành chính Việt cho ba tỉnh Hà Nội, Hải Phòng và Tourane (Đà Nẵng) cùng với các nhiệm sở của Thống Đốc Thủ Hiến và việc trao trả xứ Nam Kỳ cho vua Bảo Đại. Và phụ thêm cho hoạt động được coi là tích sản vài sự giải phóng khác đã đạt được, đó là việc trả tự do cho vài người trẻ tuổi Việt Minh và các người "lính tập" người Việt ở trong các trại tù đã bị giam cầm từ ngày xảy ra cuộc đảo chính.

Trong bản Hồi Ức của ông Trần Trọng Kim, với tựa "Một cơn gió bụi", đã chứng tỏ cho việc đã có ý thực về việc "bại trận" không thể tránh khỏi của người Nhật Bản và tính chất yếu đuối, để không phải nói đến là "hảo huyền" của việc làm của ông, và ông cũng đã ý thức được là ông đã không thể tạo ra được việc gì, trước khi các người Đồng Minh đến đây, cho các hạn về cái "nếp nếp người ta không thể xóa bỏ hẳn đi được."

Về diện chính trị, các vị bộ trưởng của chính phủ của ông Trần Trọng Kim đã tiên liệu - nhưng dự án này chỉ có trên giấy tờ và là viễn ảnh - việc bầu cho một Hiến Pháp trên căn bản, như vua Bảo Đãi đã tuyên bố vào ngày 8 tháng Năm, cho quyền của mỗi người công dân, đều có được quyền tự do về chính trị, nghiệp đoàn và tôn giáo; và biện pháp xã hội được thực thi là việc bãi bỏ sắc "thuế thân" cho các người không có của và các người làm công mà số tiền lương tháng không đạt được 100 đồng cho mỗi tháng. Bộ Tiếp Tế đã thất bại về việc vận chuyển gạo từ Nam Kỳ ra Bắc Kỳ : đường xe hỏa xuyên Đông Dương đã chịu sự "bỏ bom" phá hoại của không quân Mỹ đã không còn sử dụng được và các thuyền bườm đã phải chịu sự cướp bóc hay đã bị chìm ở trên đường từ Nam ra Bắc. Trong khi đó vẫn còn được sử dụng việc trưng thu lúa và gạo để thỏa mãn cho các nhu cầu của quân Nhật, nạn đói làm chết người đã sát hại dân chúng.

Các chiến sĩ du kích xuất phát từ miền thượng du đã khích thích các "người chết đói" hãy cướp các kho gạo của các người "giàu của" và đoạt lấy các nơi dự trữ gạo mà họ tìm thấy, và ngang sát nhau đối với các lực lượng đến đàn áp.

-- 42 --

Page 43: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Việc bối rối của chính phủ Trần Trọng Kim, vì không có căn bản nơi người dân, thiếu sự hỗ trợ của chính trị có tổ chức, đã bộc phát ra vào ngày 5 tháng Tám trong một cuộc trao đổi ý kiến giữa vị y sĩ Trần Đình Nam là bộ trưởng bộ Nội Vụ và ông Phan Anh là bộ trưởng bộ Thanh Niên (theo lời tường thuật của y sĩ Hồ Tá Khanh).

- Trong tỉnh Thanh Hoá, các người nổi loạn đã tước khí giới của các người dân quân, đã trói vị lý trưởng của các ngôi làng, vị tỉnh trưởng đã hỏi tôi có nên ra lệnh bắn vào các người dân nổi loạn hay không ?

- Các vị xã trưởng và các vị tỉnh trưởng hãy tự lo lấy. Vào trường hợp phải tự vệ, họ phải tự bảo vệ lấy thân.

- Nếu tôi là người lãnh đạo, tôi không biết phải quyết định ra sao, như ông nói, làm cách gì để cho họ tự lo lấy ? Như vậy tôi đã lẫn trốn trách nhiệm của tôi.

Vị y sĩ Hồ Tá Khanh, bộ trưởng bộ Kinh Tế đã dự tính trao quyền lại cho Việt Minh "để có rất ít may mắn để cứu vãn nền độc lập của đất nước." Vào ngày 8 tháng Tám, việc từ chức của nội các đã được coi là thực sự. "Thanh Niên Tiền Tuyến" cũng như các đội lính "hộ thành" cũng như các người dân của các thành phố đã đang theo về với Việt Minh.

Trước khi rút lui, ông Trần Trọng Kim đã tìm người thay thế; như vậy ông đã gởi ông Phan Anh ra ngoài Bắc và ông Hồ Tá Khanh vào Nam; hai ông này đã được giao nhiệm vụ tiếp xúc với các vị nhân sĩ thuộc các đảng phái như ông Ngô Đình Diệm, Nguyễn Xuân Chữ, Lê Toàn, Tạ Thu Thâu, Hồ Hữu Tường, Đặng Thái Mai, đã được biết đến với các "hoạt động về chính trị" và để "trình bày tất cả tình hình". Hai người sứ giả này đã bị Việt Minh bắt giữ trên đường đi.

Vào ngày 14 tháng Tám, ông Trần Trọng Kim đã bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Sâm làm khâm sai vào Nam, ông Sâm là người thuộc Đảng Lập Hiến (ông đã bị Việt Minh bắt vào buổi chiều ngày

-- 43 --

Page 44: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

24 tháng Tám vào lúc ông từ Huế đến Sàigòn). Đây là hành động cuối cùng của chính phủ Trần Trọng Kim.

Vào ngày 23 tháng Tám, Việt Minh đã làm chủ được tình hình ở Huế và đã trao số tiền 1.600 đồng cho ông Trần Trọng Kim gọi là "tiền lương cho hơn một tháng làm công vụ".

Xin ghi tại đây về "lòng tin xấu" của tên cộng sản (ngưỡng mộ Stalin) Trần Văn Giàu và chúng ta đã thấy "ra tay" tại Sàigòn, đã xữ sự đối với lịch sử, đối với y sĩ Hồ Tá Khanh và đối với các người Trốt kít. Từ lâu, mọi người đều biết về các cảm tình của y sĩ Hồ Tá Khanh đối với phong trào cách mạng và chính Trần Văn Giàu đã thuyết phục vị y sĩ này tham gia vào nội các Trần Trọng Kim, để quan sát về vị trí của các người Nhật Bản. Tuy vậy, ông Trần Văn Giàu đã để cho viết vào lịch sử chính thức : mà ông là một thành phần của nhóm người viết, một sự vu khống gấp đôi :

"Vào lúc đó, tuy là các người Trốt kít đã không có một vai trò đáng kể, đám người Trốt kít này đã mưu toan đoạt lấy chính quyền; họ đã gởi ông Hồ Tá Khanh, là một người có khuynh hướng Trốt kít, để hợp tác với chính phủ bù nhìn thân Nhật, trong lúc ấy tên lãnh tụ Tạ Thu Thâu đã tự ý đi ra Huế, để làm cố vấn cho chính phủ Trần Trọng Kim với hy vọng về sự sụp đổ về sau của ông Trần Trọng Kim, sẽ lên nắm chính quyền."

Tại Bắc Kỳ, các lực l ư ợng quốc gia sau ngày 9 tháng Ba…

Nhóm Đại Việt đã nương tựa vào sức mạnh của quân đội Nhật, đã phát tiển các tổ chức sau ngày 9 tháng Ba; nhóm này đã đoàn thể hóa các người thanh niên và đưa đi huấn luyện tại các trung tâm huấn luyện về quân sự, song song với các đội "thanh niên tiền tuyến". Việt Nam Quốc Dân Đảng, đã từ lâu được Quốc Dân Đảng Trung Quốc nâng đỡ, đã tái sinh với sự hiện diện của ông Nguyễn Thế Nghiệp, còn sống sót và thoát nạn ở vụ Yên Bái vào năm 1930, và với sự cộng tác của văn sĩ Nhượng Tống, trong truyền thống của

-- 44 --

Page 45: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

các âm mưu về quân sự, ông Nhượng Tống đã thức tỉnh và các người lính tập đã được trả tự do ở Vĩnh Yên, và lập căn cứ ở trong tỉnh Bắc Giang. Vào tháng Năm, Đại Việt và Việt Nam Quốc Dân Đảng đã liên minh với nhau trong phong trào Đại Việt Quốc Gia liên minh, và phối hợp các hoạt động của hai đảng, nhất là ở trong giới Thanh Niên.

Chỉ có duy nhất tổ chức Việt Minh có được nhiều chục ngàn người tham gia; và đã mọc rễ trong giới sắc tộc thiểu số; không chỉ có được vài vị tướng Trung Quốc đã nâng đỡ, dù là đã có vài sự "nói nửa chừng", nhưng Việt Minh đã có nhiều lần tiếp xúc tốt với các tổ chức mật của cơ quan OSS Mỹ tại Kun Ming. Ảnh hưởng của Việt Minh đã không ngừng gia tăng; bằng cách phát động các người nông dân "đang đói" vào cướp đoạt các "vựa thóc" của các người "địa chủ" giàu có và luôn cả các kho dự trữ gạo của quân Nhật, nhờ vậy đã tập hợp được càng ngày càng nhiều hơn số người hưởng ứng theo. Vào tháng Năm, Hồ Chí Minh đã về Bắc Kỳ, và ở trong vùng "an toàn khu" ở Thái Nguyên và cơ quan OSS Mỹ đã bí mật cung cấp vũ khí và đạn cho ông và từ tháng Bảy đã an toàn "thả dù" xuống các người quân biệt phái.

Xin nhắc lại về các việc giao hảo của Việt Minh với các người thay mặt cho Chính Phủ Lâm thời của tướng de Gaulle, khi chính phủ này đã phải đương đầu với các hậu quả của cuộc đảo chính của Nhật Bản, và đã đề nghị một quy chế mới cho Đông Dương.

Vào tháng Tám, nước Nhật đã bại trận, Việt Minh đã sẵn sàng để "đè nát" các tổ chức quốc gia.

…. Và tại Nam Kỳ.Các đảng phái và các giáo phái.

Tại Sàigòn, vị giáo sư Hồ Văn Ngà vừa mới thành lập "Việt Nam Quốc Gia Độc Lập Đảng". Với đảng Phục Quốc và các giáo phái Cao Đài và Hòa Hảo, ông Hồ Văn Ngà đã chào mừng cuộc đảo chính của người Nhật và đã kêu biểu tình vào ngày 16 tháng Ba để

-- 45 --

Page 46: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

"tỏ lòng biết ơn của đất nước đối với quân đội Nhật đã giải thoát chúng ta khỏi tay các người Pháp." Đảng Phục Quốc và giáo phái Cao Đài, đã có được các đảnh viên với các tín đồ, với các nhóm "bán quân sự" đã tham dự vào cuộc đảo chính, đã phấn khởi việc "giải phóng lên đường trong khuôn khổ của kế hoạch Đại Đông Á" và đã kêu gọi sự thống nhất ủng hộ cho một "Đại Nhật Bản Chiến Thắng."

Vị giáo chủ của giáo phái Hòa Hảo đã liền tuyên bố : "Các kẻ thù đã tàn sát cha ông chúng ta nay đang ở trong các ngọn lửa." Ông đã van nài các người đồng bào hãy đưa các cố gắng để xây dựng nền Độc Lập cho xứ sở và đất nước, trong sự hợp hầu để tránh khỏi một cuộc nội chiến; ông đã kêu gọi các người lính tập đã đào ngũ và luôn các người dân bản xứ của sở Công An hãy trao vũ khí của họ cho các đồn quân của Nhật Bản, các người ăn trộm, ăn cướp hãy hối cải, và hứa sẽ được tân chính quyền tha thứ. Trong lúc chờ đợi sự xuất hiện của Phật Vương, giáo phái sẽ cho tăng cường cho các đội Bảo An và đảm nhận cho vài "quyền lực" ở trong tỉnh Châu Đốc, cứu trợ cho các người nghèo hơn hết do từ việc lấy tiền của các người giàu có của. Vị Thống Đốc Nhật, ông Minoda đã duy trì các giới hạn đừng để làm thiệt hại cho sứ mạng của ông.

Cuộc biểu tình được dự định diễn ra vào ngày 16 tháng Ba đã bị người Nhật cấm đoán.

Về giới Thanh Niên.

Về giới Thanh Niên được "đoàn ngũ hóa" dưới chế độ Decoux, nay ra sao ? Người Nhật đã, mưu toan thu phục giới thanh niên, đã đạt được một sự thành công bất ngờ tại Nam Kỳ.

Vào ngàt 15 tháng Tư, giới thanh niên đã được đổi tên là Thanh Niên Tiền Phong, các người này vào ngày trước đã hát vang lên "Thống Chế ơi, có chúng tôi đây" đã hoan hô nước Nhật trong một cuộc hội họp lớn tại Chợ Lớn để hành lễ "Đại Đông Á" Vào ngày Iida được ủy nhiệm làm Thủ Lĩnh của phong trào này, do ông Minoda bổ nhiệm, ông Iida đã họp tại Sàigòn các cán bộ của phong

-- 46 --

Page 47: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

trào (luật sư, giáo sư, kỹ sư, y sĩ) như ông Phạm Ngọc Thạch, và đã yêu cầu các vị cán bộ này hãy "biến đổi" việc sáng tạo của các "người thực dân Pháp" đã tạo ra để làm "lảng trí" đi bổn phận ái quốc, thành ra một cuộc công cuộc mới mà mỗi một cá nhân sẽ trở thành một người tranh đấu sẵn sàng để phục vụ cho nền Độc Lập hoàn toàn của một nước Việt trong khuôn khổ của chương trình "Đại Đông Á"

Giải thích "lòng vòng" cho bài diễn văn về Độc Lập của ông Iida, các vị cán bộ của đoàn Thanh Niên Tiền Phong, được đặt trên đường chiếm đoạt quyền lực đã kêu gọi các người trẻ tuổi - nhưng không nêu ra chủ trương Đại Đông Á - đã gia nhập vào, không phân biệt về giai cấp trong xã hội; việc không gia nhập vào được coi là "không yêu tổ quốc."

Việc gia nhập vào được thể hiện dưới hình thức việc tuyên thệ : tuân lệnh của các người ở cấp trên; một đồng phục, một cờ Vàng có Sao Đỏ, với bài hát tựa "lên đàng" đã ngợi khen các vị thắng trận ở sông Bạch Đằng và ở Chi Lăng, đã được thừa nhận, trong lúc đó đã được phú cho một sự "tháp vào" vững chắc của một việc chia ra thành ô vuông của địa thế, được hữu hiệu hoá : mỗi một xưởng, mỗi một xí nghiệp, mỗi một trường học, mỗi một công sở, và chẳng bao lâu ở mỗi nơi đều có được một "phân chi". Đó là việc động viên tất cả các người khỏa mạnh, kể từ 13 tuổi, trong các thành phố cho đến tận cùng của các vùng thôn quê, để bảo vệ cho trật tự (tất cả đều được võ trang với gậy "tầm vông" vạt nhọn) để phục vụ cho phòng thủ dân sự (dọn dẹp các nơi bị bom Mỹ tàn phá, đi lượm các xác chết của các nạn nhân, cứu trợ các người bị thương), cứu đói cho các người đang đói ở miền Bắc, dạy đọc cho các người mù chữ và chỉ dạy về vệ sinh thường thức.

Vào ngày 1 tháng Bảy, việc "tập họp để tuyên thệ", một cuộc tập họp lớn với việc tham dự của 3.000 người trẻ, đã diễn ra tại Sàigòn trước mặt các ông Minoda và Iida, dưới lá cờ của triều đình Huế. Vào ngày 3, một phái đoàn gồm 38 người sinh viên được ủy nhiệm cho việc đào tại cho các người "tân tuyển" đã được vua Bảo Đãi tiếp kiến, và vua đã ban cho y sĩ Phạm Ngọc Thạch danh Xứ Trưởng Thanh Niên và là người đại diện ở Sàigòn của vị bộ trưởng

-- 47 --

Page 48: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Thanh Niên, ông Phan Anh. Vào ngày 27 tháng Bảy, nữ y sĩ Hồ Vĩnh Ký đã thành lập chi bộ Phụ Nữ Tiền Phong để giáo dục cho các phụ nữ. Một cách tuần tự cho Thanh Niên Tiền Phong, trong tư tưởng người Nhật, sẽ sử dụng, tùy tình hình xảy ra, sẽ là các lực lượng bổ sung, sẽ trở thành một quyền lực Việt tiềm tàng.

Các người cộng sản theo xu hướng Stalin ở Nam Kỳ, mà các tổ chức quần chúng của các người này đã tan rã vào khi xảy ra vào đầu Thế Chiến, đã thành công trong việc "cài người vào" trong phong trào Thanh Niên Tiền Phong. Họ đã đạt được việc thu phục người lãnh đạo phong trào này là y sĩ Phạm Ngọc Thạch và một số cán bộ đã cảm kích bởi các "thành tích" và sự bùng nổ của các lực lượng võ trang của Việt Minh, đã hình như có thể sau cùng mở đường cho nền Độc Lập. Tổ chức Thanh Niên Tiền Phong đã cho phép các người cộng sản theo Stalin ở Sàigòn đã "hất ra rìa" các toán người quốc gia khác, đang mất ảnh hưởng vì cuộc bại trận của nước Nhật, và đến tháng Tám đã tự tạo ra một quyền lực đã hoàn thành, đối với các người Nhật đã tỏ ra lãnh đạm và thờ ơ.

Các ng ư ời Trốt kít sống sót đã tập họp lại.

Sau ngày xảy ra cuộc đảo chính, xứ sở đã sống dưới "quân luật" của quân Nhật Bản. Ông Tạ Thu Thâu, đã thoát khỏi sự canh gác cẩn trọng của cơ quan Kompeitai, đã rời Long Xuyên để lên Sàigòn và chẳng bao lâu đã gặp lại các ông Trần Văn Thạch, Phan Văn Hùm, Nguyễn Văn Sô, Lê Văn Thu, Phan Văn Chánh. Trong một thế giới với các sự hỗn độn quá lớn, hình như đã đến thời cơ cho, dù là các ông này chỉ có một số ít người, để tái tổ chức lại cho đảng Thợ Thuyền Cách Mạng, và toan tính việc mưu toan tiếp xúc trở lại với toán các người anh em ở Trung Kỳ và ở Bắc Kỳ, mà các hoạt động "trái vi pháp" đã không hoàn toàn ngừng từ khi xảy ra cuộc Thế Chiến : không định kỳ, báo Ngôi Sao Đỏ đã xuất bản tại Hà Nội và đã tố cáo việc giải tán cơ quan Komintern (cộng sản quốc tế) vào ngày 15 tháng Năm 1945, như là một việc làm vui lòng đối với các người Đồng Minh, của Stalin ? Với việc có thể làm được, cần phải thiết lập lại tất cả các sự liên lạc có thể dược với miền Bắc, để thỏa

-- 48 --

Page 49: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

hiệp với nhau cần kíp về tình hình đang diễn ra rất mau. Ông Tạ Thu Thâu được ủy nhiệm cho sứ mệnh này.

Các cựu nhân viên của tờ báo Đấu Tranh (la lutte) đã chuyên chú về việc làm sống lại các ủy ban hành động đã bị phân tán vì các năm chiến tranh; đó là một nhiệm vụ đặc biệt, trong vùng Sàigòn-Chợ Lớn, ông Lê Văn Vững và bà Nguyễn Thị Lợi, là người cổ võ cho nghiệp đoàn các vị giáo viên (hành động không hợp pháp). Để nối lại các liên lạc với miền Tây (Mỹ Tho, Bến Tre, Trà Vinh, Cần Thơ) với các người đọc giả của báo Chiến Đấu, sống gần với các nông dân, ông Huỳnh Thái Thông đã núp dưới "nghề luật sư", đã hoạt động rất hữu ích. Vào khi báo này tái xuất bản vào tháng Tám và tháng Chín năm 1945, số báo đã bán ra đã đạt con số 15.000 và 20.000 (trong hoàn cảnh khan hiếm giấy in) nhờ vào nội dung của các bài báo đã tương hợp với niềm hy vọng và các khả năng hành động "ngấm ngầm."

Về phía của các người của báo Tháng Mười và Tia Sáng đã lập lại các Liên Minh Cộng Sản với ông Lữ Sanh Hạnh và sống động cho các Ủy Ban Nhân Dân. Vào ngày 24 tháng Ba, Liên Minh Cộng Sản đã truyền bá cho bản tuyên ngôn :

"Việc đế quốc Nhật sẽ bại trận trong tương lai sẽ ném dân tộc Đông Dương lên con đường giải phóng quốc gia. Bọn trưởng giả quốc gia và phong kiến đã, vào ngày hôm nay, đã hèn nhát phục vụ cho bộ Tham Mưu Nhật Bản, sẽ cùng làm lại việc này với các nước đế quốc Đồng Minh. Các người tiểu tư sản quốc gia, với chính sách phiêu lưu, sẽ không có khả năng để đưa dân tộc đến sự chiến thắng cách mạng. Chỉ có giai cấp công nhân là duy nhất đã đấu tranh độc lập dưới lá cờ của Đệ Tứ Quốc Tế có thể hoàn thành cho nhiệm vụ Tiền Phong Cách Mạng. Các người cách mạng thân Stalin của Đệ Tam Quốc Tế đã bỏ giai cấp công nhân để theo về với tính cách khốn khổ với đế quốc "Dân Chủ". Nếu ngày hôm nay họ đã đi cùng với các người tư bản ngoại quốc, họ đã phản bội các nông dân và không còn nói đến câu hỏi về việc cải cách điền địa, họ sẽ giúp đỡ cho giai cấp bóc lột người Việt để đè nát các người dân cách mạng trong những giờ sắp đến.

-- 49 --

Page 50: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Hỡi các người thợ và các nông dân ! Hãy tập họp lại dưới lá cờ của đảng "Đệ Tứ Quốc Tế"

Dưới lá cờ này đã có được một trung tâm điểm, một lực lượng hoạt động tích cực tại xưởng của các Xe Điện ở Gò Vấp. Số 400.000 người thợ và công nhân đã họp thành một ủy ban xí nghiệp và đã đạt được sự chấp thuận của ban giám đốc gồm các quân nhân Nhật Bản không những việc tăng tiền lương (vì tiền đã không thay đổi từ năm 1937) và việc nhìn nhận cho các người đại diện đã được bầu cử của các người thợ máy, thợ dồng, thợ mộc, thợ hàn, và người lái xe, vân vân ….

Vài người thân hữu của nhóm Tia Sáng ở miền Bắc đã vào Nam vào tháng Bảy, trong số người này có thi sĩ kiêm nghề thợ xếp chữ cho máy in và luôn là nhà xã hội học, tên Trần Đình Minh, ông này đã tử nạn trong lúc cùng chiến đấu của người thợ ở Gò Vấp, chống lại cuộc tái chinh phục lại thuộc địa. Sau ngày 9 tháng Ba, các ông này đã thuật lại, đã cùng với ông Nguyễn Tế Mỹ đã đưa ra một bản tuyên ngôn, kêu gọi các người thợ và nông dân ở vùng Tư Kỳ (Hải Dương) hãy chuẩn bị cho cuộc đấu tranh chống lại đế quốc, và đồng minh giống như Nhật Bản, và đồng thời cũng tố cáo Việt Minh về việc gần lại với các người đồng minh đế quốc với Moscou và đảng Cộng Sản Đông Dương chỉ là một công cụ của ngành ngoại giao của Liên Sô. Vào năm 1983, các người cộng sản theo Stalin đã trong Tạp Chí Cộng Sản đã nêu ra việc vào thời đó về Đảng Vô Sản Thường Trực Cách Mạng, về việc thành lập một "Mặt Trận Việt Nam" để chống lại "Mặt Trận Việt Minh",và đã bí mật truyền bá tờ báo "Mặt Trận dân Việt". Họ đã thêm một lần nữa kết án hoạt động này của các người Trốt kít ở miền Bắc là các người "chống cách mạng" và đã khoe khoang cho việc chính quyền nhân dân đã trừng phạt làm gương (phải nói là đã giết chết)

Tại đó, đã được coi là các "người nguy hiểm" các tên : Nguyễn Tế Mỹ, Chánh Đạo ở Bình Giang, Doan ở Hải Dương, Diêm ở Thanh Hà, Sinh ở Cẩm Giang, Tiếp, Lương, Vinh và Sâm. Người này thì bị kết án là làm gián diệp cho quân Nhật, người khác là nguồn gốc của việc quân Nhật bắt giam ông Vũ Duy Hiệu của ủy ban tỉnh

-- 50 --

Page 51: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Hải Dương, và các người khác đã tạo ra các sự rối loạn trong đội ngũ các người tranh đấu của Việt Minh. Chúng tôi đã không tìm lại được các vết tích của các người này.

Ông Tạ Thu Thâu đã đi ra Bắc Kỳ, và trên đường đi ông đã dừng chân tại Huế; ông đã cùng đi với một người đồng chí trẻ tuổi là ông Đỗ Bá Thế, ông này đã sống sót, về sau ông đã thuật lại chuyến đi này. Người ta có thể biết được về các chi tiết của từng ngày một các việc tiếp xúc mà hai ông này đã có được, nhất là với các người trẻ tuổi nhiệt tâm đã cùng chia sẻ về lối nhận định để dự định cho tương lai, và đã đặt nhiều câu hỏi "nóng bỏng" và các sự nguy hiểm mà họ đã ý thức được, đã nhắm vào giống như ông cho một hành động của giới thợ và công nhân được xếp đặt và phối hợp từ Nam đến Bắc và tự hiến cho việc tổ chức các Đoàn Khất Thực để cứu nguy cho các người đang đói. Các người sinh viên Nguyễn Tôn Hoàn, Phan Thanh Hoa và Tuấn đã cố gắng để "chống lại" việc tuyên truyền chủ nghĩa ái quốc hẹp hòi và vu khống của Việt Minh tại các mỏ than ở Hòn Gay - Cẩm Phả cho đến Tiên Yên, Móng Cái và các vị này đã xúi giục các người thợ mỏ hãy nắm lấy trong tay về số phận của họ.

Ông Đỗ Bá Thế đã thuật lại cuộc gặp gỡ ở tại làng Đan Phượng (Hà Đông) - đây là nơi bí mật của Đảng Thợ Thuyền Xã Hội Việt Nam - với toán người thợ xếp chữ máy in, các ông Lương Đức Thiệp và Khương Hữu An đã bí mật tham gia vào báo Chiến Đấu, một tờ báo "lậu" dưới biểu hiệu của "tia chớp sáng cho cuộc cách mạng làm đốt cháy trái địa cầu". Ông Đỗ Bá Thế cũng tưởng niệm về các tin tức hỗ tương đã được trao đổi, ông Tạ Thu Thâu một phần và các người thợ mỏ của các vùng mỏ ở Nam Định, ở Hải Phòng, các người nông dân đến từ Hải Dương và từ Thái Bình… Các việc bàn luận và các dự án đã được tiếp theo, bất chấp sự tương quan về lực lượng bi đát giữa các người Trốt kít và các người cộng sản thân Stalin.

Vào khi Nhật Bản vừa đầu hàng, ông Tạ thu Thâu đã đi trở về Nam. Ông đã dừng chân tại Quảng Ngãi và tại đây ông đã gặp lại các người đồng chí và tại ở một nơi nào ở trong vùng này, ông đã bị giết chết vào tháng Chín, do các người theo Hồ Chí Minh là thủ phạm và

-- 51 --

Page 52: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

cũng giống như các người có cảm tình với ông và các người đấu tranh, ở tại nhà của các người đấu tranh mà ông đã đến cư ngụ, và toán người thợ xếp chữ nhà in của ông Lương Đức thiệp, và trong khám đường của Việt Minh ở Bắc Kạn, vị thày giáo Trần Tiến Chinh đã chết tại đây.

Việt Minh đã không đợi cho đến khi được có quyền lực để loại ra, về thể xác, các người mà họ gọi là các tên "phản động Trốt kít." Là chứng nhân của bản tường thuật chính thức mà trong đó sự "vô liêm sỉ" và sự tự đắc đã nắm tay nhau :

"Vào một buổi chiều vào cuối tháng Sáu năm 1945, một người tên Nguyễn Hữu Dũng tự là Ba Đê, đã lấy "phà" qua sông, vì các đồng ruộng đã ngập nước, để đi về Ninh Giang, về làng nơi ông đã được sinh ra, làng này tên Ức Tài (Tu Ky) để "dự giỗ" của người cha sinh ra ông. Một người bạn của ông trong phong trào thanh niên bỗng tự nhiên lấy một chiếc thuyền con đuổi theo ông này. Hai người đều lên bộ tại bến đò Ức. Ông Ba Đê đã bước chân lên bờ trước tiên, người bạn bước lên sau và đi theo ông này, và khi đến một nơi vắng vẽ, thình lình, đã nghe một tiếng nổ của súng ngắn, và đã chấm dứt đời sống cho tên phản động này."

Ông Nguyễn Hữu Dũng là một người Trốt kít trẻ tuổi và đã hết sức hoạt động ở trong vùng Ninh Giang, Tu Ky, Thanh Hà và Hải Dương.

Các người sinh viên say mê, quá hăng say hoạt động ở trong số các người thợ mỏ ở Cẩm Phả và Hòn Gay, đã ra sao ?

Các người Trốt kít còn sống sót tại Mộ Đức và Đức Phổ ở Quảng Ngãi đã biết chăng về cùng số mệnh sau cuộc "tức vị" của Việt Minh ? Người ta đã có quyền để sợ hãi.

-- 52 --

Page 53: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Cái mà ng ư ời ta gọi là Cách Mạng Tháng Tám

Việt Minh lên nắm quyền .

Vào tháng Tám năm 1945, trong bốn ngày, 230.000 người Nhật Bản đã chết vì "bom nguyên tử" của Mỹ, tại Hiroshima vào ngày 6 tháng Tám và tại Nagasaki ngày 9 tháng Tám. Đến ngày 16 tháng Tám, thông tấn xã Domei tại Hà Nội đã ấn hành bản "Dụ của Hoàng Đế Nhật" Hiro Hito ra lệnh cho các bầy tôi phải ngưng cuộc chiến.

Vào tháng Bảy, ba vị nguyên thủ : các ông Truman tổng thống Mỹ - ông Churchill thủ tướng Anh và ông Stalin chủ tịch Liên Sô - đã họp nhau tại Postdam (ở Đức) đã quyết định cho xứ Đông Dương sẽ do quân đội Trung Quốc của thống chế Tchang Kai Chek chiếm đóng tại phía Bắc của vỹ tuyến thứ 16, và quân đội Anh của tướng Mountbatten sẽ chiếm đóng miền Nam của vỹ tuyến này, hầu để nhận sự đầu hàng của quân đội Nhật Bản và "phục hồi lại luật pháp và trật tự". Về phần tướng de Gaulle của Pháp, về phần của ông, đã không có được tiếng nói ở trong chương này.

Quân đội Trung Quốc đã tiến vào Bắc Kỳ ngày 28 tháng Tám và chỉ đến Hà Nội vào ngày 9 tháng Chín vì phải di chuyển bằng "đi bộ"; tiểu đoàn lính Gurkha của vị tướng Anh, ông Gracey đã đến Sàigòn vào ngày 12 tháng Chín. Về phần người Nhật họ có bổn phận duy trì trật tự trong khoảng thời gian này.

Hồ Chí Minh lên nắm quyền tại Hà Nội và Huế tr ư ớc khi ng ư ời Trung Quốc đến .

Hình như quân đội Nhật đã bại trận muốn làm lại các sự khó khăn cho các nước đã thắng họ, bộ tham mưu Nhật đã không "phản ứng" lại trước việc leo thang "như chớp nhoáng" cho việc nổi dậy có võ trang của tổ chức Việt Minh chủ động.

Vào khi được tin nước Nhật đã bại trận, Hồ Chí Minh đã tập họp các người theo với ông tại một cuộc hội nghị toàn quốc tại Tân

-- 53 --

Page 54: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Trào ở Thái Nguyên. Họ đã thành lập một Ủy Ban Giải Phóng Quốc Gia và phát động lệnh Tổng Khởi Nghĩa hầu để thành lập một "Chính Phủ Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam", đã được báo trước vào hồi tháng 5 năm 1941 do ông Hồ Chí Minh loan báo. Các người quân "du kích" của Việt Minh đã tiến sát về Hà Nội.

Quân đội Nhật đã để cho họ tự do hoành hành. Vào ngày 16 tháng Tám, một số người tù phạm về chính trị đã được trả tự do, và người Nhật đã trao lại các văn phòng và cơ sở của chính quyền cho vị Khâm Sai của triều đình Huế, theo như thỏa ước vào lúc tối hậu được đòi hỏi của ông Trần Trọng Kim và vị tướng Nhật Tsuchihashi.

Vào ngày 17 tháng Tám, đã có 20.000 người biểu tình đã tập họp trước Nhà Hát Lớn của Hà Nội. Tại bao lơn của Nhà Hát, các người lãnh đạo Việt Minh đã hô hào dân chúng và hạ bỏ cờ của triều đình Huế và thay thế vào với lá cờ Đỏ Sao Vàng của Việt Minh. Nhiều lá cờ giống như vậy đã xuất hiện ở nhiều nơi tại thành phố Hà Nội.

Vào ngày 18, "quân đội Giải Phóng" đã tiến quân vào Hà Nội và vị Khâm Sai của triều đình Huế đã tự biến dạng trước Ủy Ban Việt Minh.

Vào ngày 19, các xe thiết giáp Nhật đã tuần hành trong thành phố nhưng đã không can thiệp vào. Và tổ chức Việt Minh đã chiếm đóng dễ dàng các cơ sở hành chính và quân đội Nhật đã trao cho tổ chức Việt Minh toàn bộ số súng đạn của bộ đội Bảo An Đông Dương. Quân đội Nhật chỉ từ chối không giao Ngân Hàng Đông Dương. Và như vậy, Việt Minh đã trở thành "chủ nhân" thành phố Hà Nội, thay thế ông Phan Kế Toại.

Vào ngày 21, tại các ngôi làng ở Bắc Kỳ, các Ủy Ban Việt Minh đã chiếm đoạt các công sở của làng xã, và tại Hà Nội, các vị trí thức đã họp tại Cư Xá Đại Học, dưới chiêu bài "đại diện các tầng lớp nhân dân" đã gởi điện văn cho vua Bảo Đại, đề nghị ông hãy "thoái vị".

-- 54 --

Page 55: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Vào ngày 22 tháng Tám, vua Bảo Đại đã yêu cầu tổ chức Việt Minh hãy ra "chấp chính" và thành lập một tân chính phủ. Hà Nội đã buộc vua phải thoái vị trước hết, và hình như đã thách thức nhà vua bằng cách cho xử tử, ở gần Huế, vị cựu thủ tướng, ông Phạm Quỳnh và vài vị bộ trưởng cũ. Vào ngày 25 tháng Tám, vua Bảo Đại đã từ chức và trao "ấn vua" cho các người đại diện Việt Minh và ký tên vào tờ thoái vị.

Vào vài ngảy về sau, Hồ Chí Minh đã bổ nhiệm ông Bảo Đại làm "cố vấn tối cao" và ông Bảo Đại đã trở thành công dân tên Vĩnh Thụy.

Đồng lúc này, người đại diện của tướng de Gaulle là ông Sainteny cũng đã đi đến Hà Nội cùng với thiếu tá Mỹ Patti là người chỉ huy cơ quan O.S.S. Hồ Chí Minh đã bí mật về đến Hà Nội vào ngày 21 tháng Tám, đã gặp Patti và ủy nhiệm cho ông Võ Nguyên Giáp đến tiếp xúc với ông Sainteny. Vào ngày 27 tháng Tám, ông Hồ đã thành lập một tân chính phủ lâm thời và với chức vị bộ trưởng, ông Giáp đã cho ông Sainteny biết là chính phủ lâm thời đã hiện nay làm chủ đất nước này.

Vào ngày 2 tháng Chín tại Hà Nội, ông Hồ Chí Minh đã tuyên cáo Độc Lập cho đất nước Việt Nam Cộng Hòa Dân Chủ :

"Tất cả các con người đều sinh ra bình đẳng. Tạo Hóa đã ban cho chúng ta các quyền bất khả xâm phạm : quyền sinh sống, quyền được tự do và quyền được có hạnh phúc." Các lời nói "bất tử" này đã lấy từ bản Tuyên Ngôn Độc Lập của nước Mỹ vào năm 1776, và bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Công Dân của cuộc Cách Mạng Pháp năm 1789 và đồng thời đã tuyên cáo : "Các con người đều sinh ra bình đẳng và tự do". Đó là các sự thật đã không thể chối cãi được. Tuy vậy, trong 80 năm, các người thực dân Pháp đã lạm dụng lá cờ của sự tự do, sự bình đẳng và sự tình anh em, đã xâm chiếm đất nước chúng ta và áp bức chúng ta. Chúng tôi, các thành viên của Chính Phủ Lâm thời, tuyên bố tự giải phóng hoàn toàn tất cả các việc giao tiếp với nước Pháp Đế Quốc, bãi bỏ tất cả các hiệp ước mà nước Pháp đã bắt buộc nước Việt Nam phải ký kết, hủy bỏ tất cả các ưu

-- 55 --

Page 56: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

quyền của người Pháp đã lạm dụng trên lãnh thổ của chúng tôi. Tất cả nhân dân Việt Nam, đã cùng một ý chí, đã quyết định tranh đấu cho đến cùng, chống lại tất cả các mưu toan gây sự của các người đế quốc Pháp.

Một nền Cộng Hòa Dân Chủ và các sáng kiến công nhân và nông dân

Cũng vào cùng một lúc, và ở ngoài vòng kềm tỏa của Việt Minh, số 30.000 công nhân là thợ mỏ ở Hòn Gay - Cẩm Phả thuộc công ty Than Đá Bắc Kỳ là nơi đã tập trung một số to lớn và là chịu sự "bóc lột" giới vô sản ở Bắc Kỳ. Số người này đã bầu ra nhiều các Hội Đồng để quản lý cho việc sản xuất than của Mỏ Than. Các Hội Đồng này đã kiểm soát các Công Sở công cộng ở trong địa hạt, đường xe Hỏa, sở Bưu Điện và áp dụng chế độ tiền Lương đồng đều nhau cho tất cả các cấp của lao động về tay và của trí óc. Một trật tự mới đã ngự trị tại đây, không có nhân viên cảnh sát hay công an suốt trong thời Công Xã Công Nhân, từ cuối tháng Tám cho đến tháng 11 năm 1945, trong sự thờ ơ lãnh đạm của quân Nhật. Ban giám đốc người Pháp đã bị loại ra, các người thợ Mỏ đã duy trì các hoạt động của họ về kinh tế cho vùng này, đã mở một cuộc truyền bá "chống nạn mù chữ" và đã thử nghiệm việc thiết lập một chế độ "an sinh xã hội". Phong trào này đã ở trong tình trạng chịu sự cô lập và quân đội của Chính Phủ Lâm Thời đã đến bao vây địa hạt này; ông Nguyễn Bình đã chỉ huy quân đội này, đã tuyên bố trước các người thợ mỏ việc thống nhất quốc gia cần thiết và hứa sẽ duy trì một tình trạng không thay đổi tại địa hạt này. Nhưng đã xảy ra các việc như không có gì xảy ra; ngay vừa khi có thể làm được, họ đã bắt giam các người công nhân tên Lan, Hiền, Lê và một người tên S.; họ đã cho thay thế các Hội Đồng do các người thợ mỏ bầu ra bằng một đẳng cấp mới, và chẳng bao lâu tại địa hạt này, sau ba tháng cố gắng và sáng tạo, thì lại được một chế độ Công An Quân Sự "Cộng Hòa Dân Chủ" đến thay thế.

Các sáng kiến cũng đã không kém đáng được bổ ích.

-- 56 --

Page 57: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Ở trong nhiều trung tâm ở các tỉnh và ở các ngôi làng, nhất là tại vùng Bắc của xứ Trung Kỳ (Nghệ An và Thanh Hóa) và tại xứ Bắc Kỳ (Bắc Ninh và Thái Bình), các Ủy Ban Nhân Dân đã ra lệnh thực hành việc phân chia điền địa và tịch thu của cải của các người giàu của.

Ông Hồ Chí Minh đã phản ứng lại và đã chế ngự các người nông dân vì, dưới áp lực của một nạn đói chưa được kềm chế ngự và đã còn nhớ lại khẩu hiệu của đảng Cộng Sản Đông Dương hồi năm 1930 : "Đất là thuộc về cho người cày", các người nông dân đã từ chối không liên hiệp với các người địa chủ và đã thúc đẩy các Ủy Ban Nhân Dân hãy trao đất lại cho các người dân cày; các người dân này đã biết cách làm tăng gia sản xuất và các mùa lúa sẽ không phải chịu các sự đầu cơ.

Vào tháng 11, một bản thông cáo của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh đã nhắc nhở lại việc "các ruộng đất, các đất để trồng tỉa sẽ không được phân chia ra" và đạo luật số 63 về việc "tổ chức các quyền lực nhân dân" đã tuyên cáo cho việc tái lập lại cho một đẳng cấp theo hình một kim tự tháp, phù hợp với đẳng cấp của đảng Thanh Niên ngày xưa, của đảng Cộng Sản Đông Dương và của tổ chức Việt Minh : Ủy Ban Hành Chính của mỗi xứ sẽ chịu trách nhiệm thi hành các lệnh của chính phủ và mỗi bộ phận của kim tự tháp sẽ kiểm soát bộ phận ngay liền ở cấp dưới. Với sự thực hành như vậy, các người cộng sản theo chính sách của Stalin gọi là một "chính phủ Dân Chủ."

Cuộc cách mạng ở miền Nam tr ư ớc ngày quân đội Anh Ấn đến.

Ngay từ ngày 16 tháng Tám, các người Nhật Bản bại trận đã bắt đầu không còn thực thi việc trực tiếp cai trị. Ông Minoda đã bổ nhiệm ông Trần Văn Ân của đảng Phục Quốc làm "Chủ Tịch Hội Đồng Nam Kỳ" và ông Kha Vạn Cân làm thủ lĩnh của Thanh Niên và Thể Thao thay thế ông Iida. Một buổi tập họp mới để "tuyên thệ" đã được triệu tập vào ngày chủ nhật 19 tại công viên thành phố.

Và cũng cùng ngày 19 tháng Tám, đúng theo thỏa ước giữa vị tướng Nhật Tsuchihashi và ông Trần Trọng Kim, ông Minoda đã trao quyền cho giáo sư Hồ Văn Ngà.

-- 57 --

Page 58: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Ông Hồ Văn Ngà là người rất nhiệt tâm, đã vào năm 1930 đã nằm trong số các người sinh viên đã bị "trục xuất" ra khỏi nước Pháp, vì đã biểu tình chống lại vụ "kết án tử hình 56 người ở Yên Bái". Ông và y sĩ Phạm Ngọc Thạch đã là người sáng lập ra - sau ngày 9 tháng Ba, khi chính quyền Pháp đã bị quân đội Nhật tiêu diệt - đã thành lập "đảng Quốc Gia Độc Lập" và đến ngày 14 tháng Tám đã thiết lập được "Mặt Trận quốc Gia Thống Nhất", gồm có đảng Quốc Gia Độc Lập, với sáu đảng Quốc Gia, tổ chức Thanh Niên Tiền Phong, Liên Đoàn các Công Chức, các giáo phái Cao Đài và Hòa Hảo, nhóm các người trí thức và nhóm Tịnh Độ Cư Sĩ.

Vào ngày 1 tháng Tám, ông Trần Văn Ân đã cho xuất bản báo Hưng Việt và đã bố cáo các bản thông cáo của "Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất" và các thành phần của Mặt Trận. Vào ngày 16, các người công chức đã thông cáo :

"Liên đoàn công chức đã cùng với tổ chức Thanh Niên Tiền Phong các phân đội Tự Vệ tại mỗi công sở. Tất cả các người công chức đều cam kết tuân theo các quyết định của hội đồng quản trị."

Vào ngày 17, một bản tuyên cáo của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất với các chữ ký của bảy thành viên. Nhóm Tranh Đấu đã không tham gia, trái lại các sự xác nhận của các người Cộng Sản theo Stalin và cũng không có chữ ký của các người này. Và ngày 18, quyết định của nhân viên Bưu Điện :

"Nhân viên Bưu Điện đã tự biểu quyết cho việc động viên chống lại việc trở lại của các người đế quốc Pháp, các lệnh của các vị chỉ huy ban ra - ngẫu nhiên của việc tổng đình công - tất cả mọi người đều phải tuân theo mà không do dự; tất cả người nào vi phạm sẽ bị trừng phạt nặng của các nhóm tự vệ. Quyền lực chuyên chế của các người chỉ huy sẽ chấm dứt vào khi các người Việt sẽ thắng trận."

Vào ngày 20 đã có lời kêu gọi :

"Liên đoàn các công chức Nam Bộ yêu cầu khẩn thiết tất cả các người công chức ở tại các tỉnh hãy gia nhập vào các đoàn Thanh

-- 58 --

Page 59: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Niên Tiền Phong đã cùng để đương đầu tốt hơn chống lại các biến cố sẽ xảy ra."

Chính quyền Việt Minh đã có thể bố trí nhờ vào sự tiếp lực có tính cách quyết định của tổ chức đã được thực hiện và tuân lời của tổ chức Thanh Niên Tiền Phong (vào tháng Tám, theo như y sĩ Phạm Ngọc Thạch, tại vùng Sàigòn-Chợ Lớn đã có 120.000 người của các xí nghiệp)

Vào ngày 20, Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất đã triệu tập cho một cuộc biểu dương lực lượng chống lại việc trở lại đáng lo sợ của các người thực dân Pháp.

Trong các giờ đầu tiên khi đã có được một quyền lực mới, vị Khâm Sai của triều đình Huế, ông Hồ Văn Ngà, về phía các biện pháp hành chính đã bổ nhiệm ông Kha Vạn Cân, thủ lãnh Thanh Niên Tiền phong đảm nhiệm làm Đô Trưởng thành phố Sàigòn-Chợ Lớn; bãi bỏ thuế thân; ra lệnh trả tự do các tù nhân chính trị tại Khám Lớn Sàigòn (53 người đã đến tham dự cuộc biểu tình ngày 21 tháng Tám), cùng với các phạm nhân ở các trại giam và ở nhà tù khổ sai ở đảo Côn Sơn. Ông cũng đã có được sự giúp đở của Hải quân Nhật Bản (đã từ ngày 9 tháng Ba đã đảm nhận việc tiếp tế cho đảo này) và đã chở về đất liền lối một trăm người bị giam thuộc về nhiều loại tội phạm lẫn lộn, các người này đã đến bến tại Cột Cờ Thủ Ngữ vào ngày 25 tháng Tám vào khi chính quyền đã nằm trong tay các người Cộng Sản theo Stalin.

Tại Sàigòn, Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất biểu tình ngày 21 tháng Tám.

Đây là lần thứ nhất từ năm 1926, thật sự đã có nhiều khối to lớn các người dân đã tràn ngập đầy trên đại lộ Norodom ngay từ buổi sáng và đã diễn hành trong vòng trật tự trên tất cả các đường phố chính của thành phố, cho đến các khu bình dân ở khu chợ Ông Lãnh. Các người của tổ chức Thanh Niên Tiền Phong, của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất, của giáo phái Cao Đài đều diễn hành dưới lá cờ của

-- 59 --

Page 60: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

triều đình Huế; các người Hòa Hảo với lá cờ màu "đỏ thắm"; tất cả mọi người đều diễn hành dưới các tấm biểu ngữ : Hoan hô nước Việt Nam Độc Lập ! Đả đảo thực dân Pháp !"

Đoàn người Trốt Kít đã diễn hành cùng đi với đoàn người của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất nhưng không vì vậy mà thuộc về Mặt Trận này, trái ngược lại với các lời ám chỉ của các người cộng sản thân Stalin.

Hai khuynh hướng Đấu Tranh và Liên Minh đã không lẫn lộn với nhau, nhưng đã có các khẩu hiệu giống nhau : Võ trang nhân dân (Quần Chúng) ! Cho một chính phủ Công Nhân và Nông Dân !" Nhưng Liên Minh đã hình như Cấp Tiến hơn với các tấm biểu ngữ : "Người cày có ruộng ! Quốc hữu hóa các xí nghiệp và các nhà máy và đặt dưới sự kiểm soát của các công nhân ! Hoan hô cuộc cách mạng thế giới !"

Cũng vào buổi tối ngày 21 tháng Tám, tổ chức Việt Minh đã lộ diện trên chính trường của Nam Kỳ. Nhiều chiếc xe có gắn các "loa khuếch đại âm thanh" đã chạy khắp các đường phố ở Sàigòn và Chợ Lớn, người ta đã nghe vang to câu : "Ủng hộ Việt Minh". Một tổ chức hầu như không ai biết đến đã từ bóng tối, xuất hiện ra và đã tự giới thiệu trên một tờ truyền đơn như là có thể, tất cả có thể đạt được nền Độc Lập cho Việt Nam :

"Tổ chức Việt Minh đã liên hệ chặt chẽ với bên các nước Đồng Minh để chiến đấu chống lại người Pháp và người Nhật Bản. chúng tôi là bạn của nước Nga và nước Trung Quốc và đối với chúng tôi, giống như Môi và Răng, nước Mỹ mơ ước về thương mại, và không chinh phục; tại Anh Quốc, chính phủ của ông Attlee đã lên nắm quyền và đã thiên về tả phái. Như vậy, việc thương thuyết sẽ dễ dãi hơn."

Đó là nằm trong viễn ảnh lạc quan - chỉ là thuần huênh hoang - tổ chức Việt Minh đã kêu gọi tham gia biểu tình vào ngày28 tháng Tám.

-- 60 --

Page 61: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Vào ngày 22, vị tân Đô Trưởng Kha Vạn Cân đã cho lật đổ các bức tượng bằng đồng đen của các ông giám mục Bá Đa Lộc ở tại công viên trước Nhà Thờ Lớn, của Françis Garnier ở trước Nhà Hát Đô Thành và của ông Rigault de Genouilly, đứng ngắm con sông Sàigòn.

Và cũng vào cùng ngày, Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất đã hội họp các người đại diện của bảy thành phần, nhưng viên y sĩ Phạm Ngọc Thạch đã "bội phản". Vài giờ đồng hồ sau, các biểu ngữ và các tờ truyền đơn đã thông báo tin kể từ buổi tối ngày 22 tháng Tám, tổ chức Thanh Niên Tiền Phong sẽ không còn là thành phần của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất và đi theo tổ chức Việt Minh.

Như vậy đã mất đi một thành phần có kỷ luật và hiện diện ở khắp nơi trong dân chúng, tổ chức Mặt Trận Quốc Gia cũng đã ngã theo vào ngày 23 tháng Tám, người lãnh đạo Mặt Trận là ông Hồ Văn Ngà, Khâm Sai của triều đình Huế, đã giữ "quyền thế" của một chính phủ từ chức, đã khởi thương thuyết với tổ chức Việt Minh, tại nhà số 14 đại lộ Charner, là trụ sở của tổ chức Thanh Niên Tiền Phong. Ông Hồ Văn Ngà đã sẵn sàng rút lui, nếu có người nào có khả năng hơn ông muốn đảm nhận trách nhiệm thay chỗ cho ông.

Vào ngày hôm sau, báo Hưng Việt đã loan bản thông cáo :

"Sau các cuộc thương thuyết giữa Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất và tổ chức Việt Minh, hai phía đã đạt được sự thỏa thuận hợp tác với nhau để đạt được mục ba tiêu như sau : Độc Lập hoàn toàn cho Việt Nam - thành lập một nền Cộng Hòa Dân Chủ - tất cả quyền thế về cho tổ chức Việt Minh."

Tổ chức Mặt Trận đã gia nhập toàn khối vào tổ chức Việt Minh và tham gia vào cuộc biểu tình vào ngày thứ bảy 25 tháng Tám.

Như vậy, tổ chức Việt Minh đã được tăng cường đã định trước cuộc biểu tình sẽ diễn ra ba ngày trước lịch trình đã được dự định.

-- 61 --

Page 62: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Việc quyết định của ông Hồ Văn Ngà đã phù hợp với bức điện tín số 1855 của vua Bảo Đại đã gởi vào ngày 22 tháng Tám cho các vị Khâm Sai ở Bắc và Nam, đã yêu cầu hai vị này hãy tiếp xúc với các người có trách nhiệm của tổ chức Việt Minh và vua Bảo Đại cũng đã yêu cầu các người có trách nhiệm của tổ chức Việt Minh hãy đứng ra lập một chính phủ mới.

Trong nội bộ của đảng Cộng Sản Đông Dương, từ ngày 17 tháng Tám, họ đã bàn luận về việc có thể ngẫu nhiên lên nắm chính quyền. Các ông Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn Văn Nguyên và Bùi Công Trừng đã do dự : một sự quyết định như vậy sẽ có thể chăng kết thúc với một cuộc "tắm máu" giống như trường hợp của năm 1940 ? Vị y sĩ Phạm Ngọc Thạch và ông Ngô Tấn Nhơn (đảng viên đảng Phục Quốc) đã theo về với Việt Minh, đã được ủy nhiệm đến "thăm dò" các ý đồ của bộ tham mưu quân đội Nhật : vị thống chế Terauchi là vị chỉ huy các quân đội Nhật tại Đông Nam Á đã hứa sẽ không can thiệp vào.

Để có được nhiều sự an toàn hơn, Việt Minh đã thăm dò trên "diện địa" tại tỉnh Tân An. Trong đêm 22 rạng ngày 23 tháng Tám, sau khi đã tham khảo đội quân Nhật trú đóng tại tỉnh, Việt Minh đã xin được giao các văn phòng của tòa tỉnh, đang được một vị công chức người Việt được người Nhật bổ nhiệm sau ngày 9 tháng Ba đang quản lý, giao lại cho các người Việt Minh. Tất cả đã diễn ra mà không đổ máu.

Đã chắc được đảm bảo ở bên phía quân đội Nhật sẽ không can thiệp vào, Việt Minh đã quyết định tự lên "nắm quyền" khắp Nam Bộ và coi là một việc đã làm xong.

Trong đêm 24 tháng Tám, một phân đội tự vệ của Thanh Niên Tiền Phong và các vị công chức, được võ trang đơn giản, đã tái làm lại cuộc thí nghiệm tại tỉnh Tân An. Họ đã đoạt lại các công sở, nhân danh của Việt Minh và đã làm chủ các công sở này của họ đã điều khiển từ sau ngày 9 tháng Ba : dinh của vị thống đốc Nam Kỳ, kho Bạc (ngân khố), nhà Bưu Điện Trung Ương, trại Lính Cứu Hỏa, Nhà Máy Nước Uống, vân vân,…. Các toán có võ trang đã không tấn

-- 62 --

Page 63: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

công vào dinh của Thống Đốc Thủ Hiến, Ngân Hàng Đông Dương, Kho Đạn, bến Tàu, Phi Trường và Công Xưởng Thủy Quân do quân Nhật chiếm đóng.

Ngày 25 tháng Tám, Việt Minh tuyên cáo nắm quyền và lên chấp chính.

Vào đêm 24, các người nông dân ở tất cả các nơi đã đổ về Sàigòn để tham gia vào cuộc biểu tình ngày 25 tháng Tám, việc dàn cảnh to lớn của kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát (cháu của luật sư Huỳnh Văn Phuuơng) đã tiến bộ khá nhiều : một cây trụ hình vuông được trang trí với nhiều ngôi sao vàng trên nền đỏ, đã được dựng lên ở trước tòa Đô Chánh, tại ngã tư lớn tại các đại lộ Charner và Bonard. Các hàng chữ lớn đã ghi tên các thành viên của chính phủ Nam Kỳ đã được thành lập và coi đây là một việc đã làm xong (đã rồi) và được gọi tên là Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ lâm thời :

Chủ tịch ủy ban, kiêm phụ trách về quân sự : Trần Văn Giàu.

Ủy viên Ngoại Giao : Phạm Ngọc Thạch

Ủy viên phụ trách bộ Nội Vụ : Nguyễn Văn Tạo

Ủy viên phụ trách về Lao Động : Hoàng Đôn Văn

Ủy viên thanh tra về miền Tây : Nguyễn Văn Tây

Ủy viên phụ trách quốc gia Tự Vệ Cuộc : Dương Bạch Mai

Ủy viên phụ trách Kinh Tế : Ngô Tấn NhơnỦy viên phụ trách Tuyên Truyền và Thanh Niên: Huỳnh Văn Tiểng

Ủy viên phụ trách về Tài Chính : Nguyễn Phi Anh

Sáu bộ "then chốt" đều nằm ở trong tay các người cộng sản thân Stalin; các người quốc gia thuộc Mặt Trận Quốc Gia, các người này vừa nhường bước cho tổ chức Việt Minh, tất cả đều bị loại ra khỏi ủy ban này.

Như vậy, trong thời hạn một tuần lễ, từ ngày 18 đến 25 tháng Tám, Hồ Chí Minh và các đảng viên của ông đã trở thành các vị "chủ

-- 63 --

Page 64: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

nhân " của toàn thể ba kỳ; việc quân đội Nhật đã đầu hàng đã "hối thúc" cho việc thăng tiến của các người cộng sản và gây ra sự hổn loạn và bối rối cho các người quốc gia đã đặt sự tin tưởng vào nơi các người cộng sản. Các người tư sản và các vị điền chủ đã được làm yên lòng : các tài sản sẽ không bị dụng chạm đến ! Các người công nhân và nông dân đã muốn "đập gẫy" các sợi xiềng xích, đã chưa được báo trước cho việc "họ sẽ bị tân chính quyền" sẽ đè nát họ.

Tại đây, cũng cần phải tìm hiểu về con người của Trần Văn Giàu về việc "ông là ai", vào khi ông đã là người lãnh đạo một chính phủ, đã tự tuyên cáo tại Nam Kỳ. Ông được sinh ra vào năm 1911 tại Tân An, và đã là cựu học trò của ông Tạ Thu Thâu, ông đã tùng học tại trường trung học ở Toulouse trong các năm 1928-1929, và đã ghi tên vào học tại trường đại học. Ông đã gia nhập vào đảng Cộng Sản Pháp. Sau khi xảy ra vụ Yên Bái do Quốc Dân Đảng chủ trương, ông đã bị người Pháp "trục xuất" về Việt Nam. Người ta đã gặp trở lại ông ở Moscou, tại trường của Stalin; ông đã tốt nghiệp tại trường này với luận án "Vấn đề điền địa và nông dân tại Đông Dương - viết bằng tiếng Pháp, và đã "tập sự" trong Hồng Quân Nga trong một thời gian, như ông đã nói với tác giả của tác phẩn này vào năm 1936, đã từng bị giam tại Khám Lớn Sàigòn vào năm 1936, và ông được giao phó cho sứ mạng trở về nước để xây dựng lại Đảng Cộng Sản Đông Dương. Vào ngày 19 tháng Tư năm 1935, sau Đại Hội ở Macao, ông đã bị bắt tại Sàigòn và theo các lời cung khai của ông cho vị thẩm phán Lê Văn Tỵ, đã cho phép sở Công An Pháp bắt giam 167 người đấu tranh và cảm tình viên, trong số người này đã có 113 người được trả tự do.

Vào ngày 24 tháng Sáu, ông đã bị kết án 5 năm tù giam, và đã bị đưa đi đày tại đảo Côn Lôn vào ngày 29 tháng Bảy năm 1935.

Ông Hồ Hữu Tường đã thuật trên tạp chí : Hòa Đồng, về các người bạn của ông ở cùng một nhà tù khổ sai, đã trách ông Giàu đã nói ra quá nhiều, ông Giàu đã minh chứng :

"Nếu Công an Pháp tra tấn tôi cho đến chết, Đảng sẽ mất đi một người lãnh đạo, các lời cung khai của tôi đã tránh cho tôi

-- 64 --

Page 65: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

khỏi việc tra tấn; các án tù của các người đồng chí của tôi đã là giá phải trả để cứu cho đời sống của tôi."

Được đưa trở về Sàigòn vào thời của Mặt Trận Bình Dân vào năm 1936, ông Trần Văn Giàu đã kết thúc cho bản án của ông tại Khám Lớn Sàigòn, và mãn hạn tù vào tháng Tư năm 1940. Nhưng ông đã từ chối hội nhập vào Đảng Cộng Sản của Nam Bộ, mà ủy ban lãnh đạo đang chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy. Chẳng bao lâu, ông đã bị đưa đi quản thúc ở tại trại tập trung ở Tà Lài (trong tỉnh Biên Hòa), nằm ở trong một khu rừng cách Sàigòn 120 kilô mét, ở bên tả ngạn sông Đồng Nai, và ông đã nói là ông vượt ngục vào năm 1941. Ông đã tái lộ diện vào năm 1944 vào khi vị trưởng ty Công An Pháp là ông Duchêne, là trưởng ban "kháng chiến" Pháp theo de Gaulle. Ông Trần Văn Giàu liền thành lập một toán người để phục vụ cho ông Duchêne ở vùng phía Nam Đông Dương, để thi hành các sứ mạng phụ thuộc về Kháng Chiến như : phá hoại, tiếp tế, giúp đỡ để nhận các vụ thả dù và "vô hiệu hóa" các toán người Việt thân với Nhật Bản. Theo như lời của ông Duchêne nói ra :

"Ông P. Isoart (tên Pháp của Trần Văn giàu) đã chịu nhận việc phân phối các báo chí và các quyển sách nhỏ, trong các tài liệu này ông Giàu đã trình bày các lý do của các người dân Đông Dương đã phải từ đây đặt sự tin cậy vào một nước Pháp Dân Chủ, để thực thi các nhiệm vụ được giao phó như đã kể trên."

Ông Giàu đã không bao giờ thố lộ ra các sự liên lạc với ông Duchêne cùng với vai trò mà ông đã được giao phó. Vị cảnh sát trưởng Duchêne đã dược ông Bernard Tasteyre để chuẩn bị cho một luận đề về : "Cuộc Cách Mạng Tháng Tám tại Nam Kỳ (cuộc phỏng vấn đã diễn ra vào năm 1977-1978), ông Duchêne tuyên bố đã cung cấp cho Trần Văn Giàu vài khẩu súng lục và một máy "sao chụp" các bản đánh máy; chi tiết này đã không được ghi vào bản luận đề, nhưng đã được giao gởi cho ông y sĩ Hồ Tá Khanh, mà ông Tasteyre cũng đã tham khảo để viết luận đề này.

Vào năm 1945, Trần Văn Giàu đã hoạt động cho ủy ban của xứ Nam Kỳ thuộc Đảng Cộng Sản Đông Dương đã theo về với tổ

-- 65 --

Page 66: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

chức Việt Minh, và vị y sĩ Phạm Ngọc Thạch, thủ lãnh tổ chức Thanh Niên Tiền Phong, đã trở thành người phụ tá cho Giàu, đã trên đường về quyền thế.

Cuộc "biểu tình biểu quyết" của Việt Minh, vào ngày 25 tháng Tám.

Tổ chức cuộc biểu tình ngày 25 tháng Tám, Đảng Cộng Sản theo Stalin đã có mục tiêu là để chứng tỏ cho việc "đồng thuận" toàn thể về tính chính đáng của chính quyền Việt Minh đã tự tuyên cáo. Họ cũng không biết là việc triệu tập một số đông quần chúng sẽ làm cho họ phấn khởi lên và đặt họ họ vào các địa vị mới. Ông Trần Văn Giàu đã hô hào nói lên về toàn thể nguyện vọng của mọi người, đơn giản và sâu sắc, vào lúc này cho sự Độc Lập của xứ sở.

Vào từ hừng đông, tất cả các người dân Việt, các người cư ngụ tại các nhà "lợp lá" ở tại các vùng ven thành phố, các người dân nhỏ bé ở các vùng ngoại ô gần như Gia Định, Gò Vấp, Thị Nghè, Khánh Hội, tất cả đều đổ về tại trung tâm thành phố đã đầy ngập các người nông dân đã đến đây từ hồi nửa đêm từ các vùng "nổi tiếng là hay phản đối" là : Bà Điểm, Bà Quẹo, Hóc Môn, Đức Hòa và Chợ Đệm, và đã do các người cộng sản theo Stalin đã động viên. Tất cả mọi người đều đổ về đường Norodom và tại đây, ở vào sau lưng Nhà Thờ Lớn, đã có một cái "bục gỗ" đã được đặt, cho một cuộc dàn cảnh mới. Đây là một cảnh chưa bao giờ diễn ra, người biểu tình đã đông như kiến dưới một "biển cờ" Việt Minh màu Đỏ có Ngôi Sao Vàng. Không có một người Cảnh Sát nào can thiệp vào, và tấm thảm bằng chì của sự sợ hãi cũng đã tan mất. Nếu mỗi người đi diễn hành đã có niềm hy vọng khác nhau, tất cả mọi người đều muốn sống vào khi chế độ thuộc địa đã chấm dứt và lao mình vào một cuộc chiến đấu với ngày mai "mập mờ."

Từ trên bục gỗ, ông Trần Văn Giàu, lưng đeo súng ngắn, đã đọc hàng loạt các bài diễn văn có tinh thần quốc gia và đã gần như là tiếng vang của bản Tuyên Cáo của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất : kêu gọi sự đoàn kết cho Tổ Quốc, kiến tạo cho một đời sống khá hơn,

-- 66 --

Page 67: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

đấu tranh cho nền độc lập và dân chủ trong lòng của một chính sách Cộng Hòa, trong khi ấy, ông Hồ Văn Ngà đã dự định cho "trong lòng của một đế quốc". Ông Giàu thêm vào : "ngày hôm nay, dân chúng đã biểu quyết; dân chúng phải giúp đỡ chúng ta để chống lại các người khêu khích." Vậy ông này nhắm vào người nào nếu không phải là các người Trốt kít mà chương trình về xã hội đã thật là cách mạng.

Trần Văn Giàu và Dương Bạch Mai là tên a tòng đã thuê các tên hộ vệ là các tay ăn cướp ở Bình Xuyên - đây là tên của một xóm hẻo lánh ở vùng Chợ Lớn, là nơi ẩn trốn và là sào huyệt của các tên ăn cướp và các tên vượt ngục - mà tên đầu đảng là tên Lê Văn Viễn tự Bảy Viễn, đã trao cho Giàu và Mai một lô vũ khí đã ăn trộm được của người Nhật.

Việc này có thể chấp nhận được không ? Họ có biết chăng về việc ông Fiedrich Engels đã viết trong tác phẩm đề phòng về "trận chiến tranh của nông dân tại Đức Quốc" :

"Vào mỗi khi xảy ra một cuộc cách mạng, các người công nhân Pháp đã viết lên các bức tường của các ngôi nhà câu : "Giết chết đi các thằng ăn cắp !" và trên việc làm đã xử bắn nhiều người, việc này đã không gây nhiệt hứng cho các người có tài sản, nhưng là một sự nhận thấy là đúng mà cần phải, trước mọi việc, phải trừ bỏ đi lũ người này. Tất cả các người điều khiển các người công nhân đã sử dụng các tên đê tiện này như là để hộ vệ hay nương tựa vào các tên này sẽ tự tỏ ra, vì vậy, đã phản bội phong trào."

Chẳng bao lâu, Bảy Viễn đã tranh chấp với tổ chức Việt Minh và đã về đầu hàng quân Pháp và đi ruồng bắt các người thuộc tổ chức Việt Minh và hợp tác với quân đội viễn chinh Pháp; Bảy Viễn đã được Quốc Trưởng Bảo Đại phong quân hàm Thiếu Tướng và đến năm 1953 đã được chính phủ Pháp ban huy chương Bắc Đẩu Bội Tinh.

Vào buổi trưa, tại bao lơn của Tòa Đô Chính, viên y sĩ Thạch đã loan báo tên của các người thuộc Chính Phủ (trên thực tế) đã được niêm yết vào ngày hôm qua. tiếp theo là các tiếng hoan hô như sấm rền.

-- 67 --

Page 68: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Mặt Trận với các khẩu hiệu Cấp Tiến "Người cày có ruộng Công nhân có xưởng !" đã tạo sự phấn khởi cho số người dân nhỏ bé trong lúc đó các người cộng sản theo Stalin đã hò hét : "chánh quyền về cho Việt Minh!" và hát bài Quốc Tế Ca, và làm chói tai với bài hát "Lên Đàng" của tổ chức Thanh Niên Tiền Phong đã làm ngây ngất các người trẻ tuổi "Hồn thiêng anh hùng từ ngàn xưa của dân Việt."

Nhóm Tranh Đấu đã từ tốn hơn. Chúng tôi đã không tìm lại được các số báo của các tháng Tám và tháng Chín năm 1945, nhưng chúng tôi có thể tóm tắt lại vị trí của nhóm này và nói là nhóm này, vì không muốn lánh xa trận chiến chống lại Đế Quốc, đã cố gắng hành động để Đảng Cộng Sản Đông Dương chấp nhận để cùng có một hành động chung về quân sự, nhưng vẫn giữ được sự độc lập về chính trị của mình và các viễn ảnh của một cuộc "cách mạng thường trực". Việc vắng mặt, trong nhiều năm vào thời xảy ra chiến tranh, của cuộc cách mạng vô sản ở trên thế giới, đã đưa đến việc tự giới hạn các khẩu hiệu của lúc này cho Độc Lập Quốc Gia và tuyên bố không có các giao tiếp với Mặt Trận và đã thành lập một đội dân quân tự vệ của các người công nhân và từ chối, cho một cuộc tranh đấu chung, sự góp sức của các chiến sĩ Cao Đài (đã có được 900 khẩu súng và bốn khẩu đại bác nòng 45 ly của quân Nhật đã cho) và của các người tín đồ Hòa Hảo vừa lập ra Đảng Dân Xã.

"Tất cả các đồng chí chúng ta đã quên sự nghi ngờ đối với các người cộng sản theo Stalin, là lời của Phước là một đồng chí trẻ tuổi, trong tác phẩm của anh với tựa : Các bước chân đầu tiên của tôi đi về cuộc Cách Mạng Vô Sản. Vì vậy tất cả đều đã chậm trễ trong việc thành lập các Sô Viết (ủy ban) trong các thành phố, và biến đổi các công xưởng thành các pháo đài và chuẩn bị cho một cuộc nội chiến."

Đột nhiên, gần như các Ủy Ban Nhân Dân đã được tổ chức ra rất nhiều ở tại nhiều nơi ở trong vùng Sàigòn và Chợ Lớn. Từ ngày 17, các người công nhân ở vùng Phú Nhuận đã bầu, trong số các người của họ, và tự tuyên bố là "quyền lực hợp pháp của vùng này". Vào ngày hôm sau, vùng Bàn Cờ đã noi theo. Và giống như vậy, ở tất

-- 68 --

Page 69: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

cả các nơi đã mọc lên các "phôi thai" quyền lực có các khuynh hướng khác nhau; sự hiếu động của nhân dân đã tỏ ra không ngăn cản được.

Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất cố gắng để xếp đặt các Ủy Nan Nhân Dân, và trong vùng Tân Định đã mở tại nhà số 9 đường Duclos, một tổ chức của các công nhân vũ trang canh gác; các người đại biểu được bầu ra đã họp tại đây và thử tìm ra một bản thông cáo chung. Bản thông cáo này đã được truyền bá ra ngày 26 tháng Tám. Các người đại biểu này đã xác nhận muốn duy trì sự độc lập của họ đối với các Đảng chánh trị; việc cần có được một Mặt Trận Thống Nhất chống lại Đế Quốc là tối cần và không vì vậy lại ngăn chận sự tự do hành động của khối đông quần chúng, và lên án tất cả các việc vi phạm vào các sự quyết định của các người công nhân và nông dân là các chiếc "lò so" của xã hội.

Các nông dân ở miền Tây và chính quyền Việt Minh.

Ở tỉnh, các người quốc gia đã được các quân Nhật ban cho một ít quyền lực vào sau ngày 9 tháng Ba, đã diễn ra cùng một "bản kịch" giống như ở Sàigòn. Nhân danh nền Độc Lập cần được chinh phục, các người này đã "thoái vị" trước các người của Việt Minh đã tự xưng là ở bên cùng với các nước thắng trận là : Nga - Tàu - Anh - Mỹ; họ đã trao các văn khố và sổ sách, ấn tính và các ngân quỹ cho Ủy Ban Việt Minh xuất phát từ Thanh Niên Tiền Phong, các thanh niên này đã làm sống động cho các cuộc biểu tình của khối người nông dân; họ đã ra lệnh cho các dân tự vệ và các nhân viên của cơ quan An Ninh, phải trao các vũ khí của họ cho tân chính quyền.

Từ ngày 25 đến ngày 28 tháng Tám, Dương Bạch Mai đã tái tổ chức lại bộ máy Công An theo khuôn mẫu của cơ quan Guépou của Nga, và gọi tên là Quốc Gia Tự Vệ cuộc.

Để làm hài lòng cho các nông dân, các ủy ban Việt Minh đã cho xử bắn một số người thân hào tàn ác, vài người công an hay tra tấn phạm nhân và các tên đầu cơ vơ vét của cải của dân; họ đã bắt buộc các địa chủ phải hạ bớt "địa tô", nhưng vẫn tôn trọng chế độ tư hữu.

-- 69 --

Page 70: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Ở trong tỉnh Mỹ Tho, Trà Vinh, Sa Đéc, Long Xuyên hay Châu Đốc, các người nông dân không có đất để canh tác, họ đã nhớ lại các khẩu hiệu của Đảng Cộng Sản Đông Dương của hồi năm 1930-1931, họ đã tưởng đã đến lúc hết làm "nông nô"; họ đã không đợi ở nơi chính quyền Việt Minh để tấn công vào các địa chủ đã quá lạm dụng và luôn vào các tài sản của các người này. Lịch sử chính thức của Đảng Cộng Sản đã ghi :

"Ở tại Trà Vinh, các nông dân đã bắt đầu việc phân chia ruộng đất cho nhau, các trâu bò và các nông cụ. Hâầ để hòa giải đối với các người địa chủ, Việt Minh đã ngăn chận các việc phân chia này, và đã cưỡng bách các nông dân phải hoàn trả lại người gì họ đã tước đoạt của các địa chủ. Việc làm này đã khiến cho Việt Minh không được cảm tình trong giới nông dân nghèo."

Ở trong tỉnh Mỹ Tho, các nông dân đã nhờ đến vị "trắc địa sư" là ông Thu, là một người thân tình với nhóm Tranh Đấu, để cho ông này giúp cho việc phân chia ruộng đất cho mọi người, ông Thu sẽ bị Việt Minh bắt giam.

Ông Nguyễn Văn Tạo làm Ủy Viên kiêm nhiệm bộ Nội Vụ đã can thiệp vào vụ này và thốt ra các lời đe dọa đối với các người Trốt kít vì các người này đã đứng về những người nông dân không có đất để canh tác và luôn cả các người làm lương công nhật. Trong một cuộc đi thanh tra tại các tỉnh, ông Tạo đã hét to lên :

"Sẽ trừng trị tàn nhẫn tất cả các người nào xúi giục các người nông dân muốn chiếm đoạt các điền địa. cuộc cách mạng cộng sản sẽ giải quyết vấn đề điền địa chưa đến lúc diễn ra. Chính phủ của chúng ta là một chính phủ dân chủ và tư sản, tuy là các người cộng sản đang ở tại chức.

Ông Tạo muốn quên đi việc "cải cách điền địa cho các người nông dân không có đất để canh tác, và theo như lý thuyết của Đảng Cộng Sản Đông Dương vào hồi năm 1930, một nhiệm vụ của cuộc cách mạng tư sản - dân chủ phải được thực hiện trước khi chuyển qua

-- 70 --

Page 71: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

để hoàn thành cuộc cách mạng xã hội. Lý luận như vậy, ông Tạo đã trở lại vào thời của phong trào "Thanh Niên"; "cách mạng quốc gia" (liên hiệp cho nền độc lập) trước cuộc cải cách điền địa.

Các cuộc "mặc cả" giữa phe de Gaulle và các người cộng sản thân Stalin và việc Việt Minh tự tuyên cáo nắm chính quyền.

Xin nhắc lại, hai tuần lễ sau cuộc Đảo Chính của quân Nhật vào ngày 9 tháng Ba, vị tướng Pháp de Gaulle, ông này đã không nghĩ rằng nước Pháp có thể từ bỏ Đông Dương đã muốn tạo ra một "Liên Bang Đông Dương trong khuôn khổ của Liên Hiệp Pháp." Đó là cái người ta gọi là bản "Tuyên Ngôn ngày 24 tháng Ba năm 1945." Nam tháng về sau, một vị sĩ quan cai trị các thuộc địa, đại tá Cédile, được "thả dù" từ một phi cơ của không quân Hoàng Gia Anh Quốc xuống vùng trong tỉnh Tây Ninh ông đã đến Sàigòn, và là người thay mặt cho một "nước Pháp mới", được coi là "một sáng tác đầy sự trốn tránh trách nhiệm, thận trọng viễn vông và tính lờ mờ của lời tuyên cáo" theo như sự nhận định của ông J.M. Hertrich. Câu "Độc Lập" đã không có được đề ra và tướng de Gaulle vẫn còn dùng câu "các đất sở hữu" của chúng ta.

Vào ngày 27 tháng Tám, ông Cédile đã hội kiến với ông Trần Văn giàu, Nguyẽn Văn Tạo và y sĩ Phạm Ngọc Thạch, tức là các người Việt Minh của miền Nam. Bắt đầu cho cuộc "mặc cả bí mật" này, tất cả các đoàn thể quốc gia đều kết án. Cuộc mặc cả đã thất bại vì căn bản được đề nghị để bàn luận đã không thể chấp nhận được;

Trong thời gian này, Trần Văn Giàu đang còn có nhiều việc khác cần phải được lo toan. Được ngồi ở tại dinh của vị Thống Đốc xứ Nam Kỳ, họ đã chuẩn bị với thái độ khúm núm và xum xoe cho lễ đón tiếp một "phái đoàn Đồng Minh" (đó là một phái đoàn kiểm soát Đồng Minh). Bản thông cáo của họ đề ngày 29 tháng Tám đã kêu gọi các người dân hãy hợp tác với chính phủ để đón tiếp "hết sức long trọng" phái đoàn Đồng Minh và mỗi tòa nhà, công hay tư, đều treo các lá cờ của Anh, Mỹ, Nga và Trung Quốc, và lá cờ đỏ sao vàng của Việt Nam ở giữa.

-- 71 --

Page 72: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Vào ngày 30 tháng Tám, tại Tòa Đô Chính, Trần Văn Giàu đã kể các thành tích của 5 ngày nắm chính quyền. Có mặt tại đây : báo chí và các người thay mặt cho các thành phần chính trị khác nhau. Vị ký giả Nguyễn Kỳ Nam đã thuật lại cuộc tranh luận đầy bão tố giữa Trần Văn Giàu và anh Trốt kít Trần Văn Thạch. Để trả lời cho câu hỏi : "Ai đã bầu cho Ủy Ban Hành Chính Nam Bộ ?" do ông Thạch đặt ra, ông Trần Văn Giàu đã đe dọa đáp lại với các lời lẽ không thích hợp :

"Chúng tôi, tạm thời đảm nhận việc chấp chính ở trong giai đoạn này; sau đến chúng tôi sẽ trao lại cho các anh. Còn về câu trả lời của tôi về chính trị (ông Giàu liền vỗ tay vào túi đeo cây súng ngắn của ông) tôi sẽ gặp ông ở một nơi khác."

Biểu d ươ ng lực l ư ợng của Việt Minh vào ngày 2 tháng Chín.

Ủy Ban Hành chính lâm thời, sau 9 ngày chấp chính đã tổ chức một cuộc biểu tình để nghe ông Hồ Chí Minh ở Hà Nội tuyên cáo nền Độc Lập của nước Việt Nam, thống nhất từ Nam ra Bắc. Đồng thời cũng để biểu dương lực lượng để ông Trần Văn Giàu, vì không kiểm soát được tất cả các đảng phái, vào ngày 28 tháng Tám đã kêu gọi hợp nhất để một đội "dân quân."

Cuộc tập họp khởi đầu từ lúc 9 giờ sáng tại đại lộ Norodom được đổi tên là đại lộ Cộng Hòa. Các bục gỗ đã được sử dụng vào ngày 25 tháng Tám đã được các người quyền chức của chính phủ lâm thời an tọa, và sau khi đã nghe bài diễn văn "tuyên cáo độc lập" của ông Hồ Chí Minh, được vô tuyến truyền thanh từ Hà Nội, cử tọa sẽ dự khán một cuộc diễn hành. Ngoài số người biểu tình có kỷ luật, diễn hành trong trật tự, có 4 sư đoàn (một tên kêu cho khoa trương nhưng rỗng tuếch) của bốn toán người có võ trang, mỗi toán có các người chỉ huy của riêng mình. chỉ có toán đầu tiên, là lực lượng gồm có các người cựu lính Bảo An lưu động là được huấn luyện và võ trang đàng hoàng; các toán quân sự của giáo phái Cao Đài là toán thứ hai; toán thứ ba do ông Nguyễn Hòa Hiệp là cựu sinh viên của trường

-- 72 --

Page 73: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

võ bị Whampo (Trung Quốc) và là thân với Việt Nam Quốc Dân Đảng, đã tập hợp các người Nghĩa Dõng Quân (Giyutai) do quân đội Nhật tuyển mộ và đã giải ngũ vào hồi tháng Bảy; toán thứ tư là các người tự vệ thuộc giáo phái Hòa Hảo và được võ trang thô sơ..

Máy vô tuyến điện đã gặp rắc rối về kỹ thuật và đến hồi 14 giờ, ông Trần Văn Giàu đã lên tiếng hô hào với đám đông dân chúng : không những nói lên niềm vui được Độc Lập, ông đã nói ra lời đe dọa :

"Một số tên Việt Gian phản quốc đang gia tăng đội ngũ để phục vụ cho kẻ thù…, cần phải trừng trị các băng đảng đang gây sự hỗn loạn cho nền Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam, để tạo cơ hội cho kẻ thù xâm lăng vào đất nước của chúng ta."

Quả vậy, các lời đe dọa này đã nhắm vào các người Trốt kít, nhưng luôn vào tất cả các người - Cao Đài, Hòa Hảo, Việt Nam Quốc Dân Đảng - những người chưa hoàn toàn quy thuận. Và đã đến giờ diễn hành. Ở trên làn sóng người không ổn định, lá cờ quốc gia đã chen với lá cờ của các nước Đồng Minh, và các tấm biểu ngữ viết bằng tiếng Anh, Tiếng Nga, tiếng Tàu, tiếng Pháp và tiếng Việt, kêu to : "Đả đảo thực dân Pháp ! Thà chết hơn làm nô lệ ! Chào mừng các nước Đồng Minh ! Việt Nam Độc Lập hoàn toàn !" một hàng chữ kỳ dị "Ban ám sát xung phong" đã được một nhóm người ở trần với thân hình có "xâm mình" : các tên đâm thuê chém mướn của Dương Bạch Mai đã xuất diện; phần lớn của băng đảng này, các tên ăn cướp Bình Xuyên đã đặt trụ sở gần ở cầu chữ "Y" đã kiểm soát vùng phía Nam của Sàigòn, kinh Tàu Hũ và gần hết vùng Chợ Lớn.

Vào khoảng 16 giờ, trong lúc làn sóng người với các tiếng hát và các khẩu lệnh được hô to lên, đi vòng quanh nhà thờ lớn, đã xảy ra nhiều tiếng súng nổ; hình như các tiếng súng này đã từ Nhà Xứ phát ra. Dân chúng đã kinh hoàng, chạy trốn ở đâu đó, nhưng các toán có võ trang đã xông vào. Vị tu sĩ người Pháp, linh mục Tricoire, người rất tử tế có bổn phận phụ trách ở khám đường, đã bị đâm nhiều lát dao và đã bị bắn chết tại sân trước cửa chính nhà thờ. Nhóm Tranh Đấu đã hiện diện tại đó, một sự hiện diện về chính trị và tinh thần với

-- 73 --

Page 74: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

lá cờ của Đệ Tứ Quốc Tế, với vài ngàn người đấu tranh và cảm tình viên; một người đấu tranh cao niên, ông Lê Văn Long đã nắm "cổ áo" một người Pháp, và đi xuống các bậc thang của Nhà Xứ và trao tên này cho Ban Công An của Dương Bạch Mai. Vào ngày hôm sau, tên này đã được trả tự do cùng với vài tên người Pháp khác.

Nhiều tiếng súng đã tiếp tục nổ "hỗn độn" ở khắp nơi, tại đại lộ Bonard, ở tại chợ Bến Thành và đã được các người dân quân bắn trả lại. Mãi cho đến khi trời mưa xuống thì sự yên lặng mới trở lại vào lúc trời sập tối. Kết quả : 5 người Pháp đã bị giết chết và vài chục người đã bị thương. Sự phô trương của Giàu với các "sư đoàn" đã phải chăng là "khiêu khích" đối với các kiều dân Pháp đang được trở nên mạnh dạn với việc sắp đến của quân đội Anh và việc các người Trốt kít đã kêu việc "võ trang" cho dân chúng.

Các "ảo t ư ởng của" Việt Minh về các "ng ư ời Anh Đồng Minh" đã sụp đổ.

Trần Văn Giàu đã tự tỏ ra "đứng đắn". Vào ngày 3 tháng Chín, ông đã ra lệnh cấm mang vũ khí ở trên đường phố (dao, súng và gươm) trừ ra các "quân nhân của đạo quân nhân dân" và các người Công An Việt Minh, nhưng mỗi người chỉ theo ý kiến của mình. Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất đã biểu tình ở chợ Bến Thành; các tờ truyền đơn đã kêu gọi việc tăng cường lực lượng cho các Ủy Ban Nhân Dân và võ trang quần chúng để chiến đấu chống lại Đế Quốc, dù là được gọi là phát xít hay dân chủ. Các người có trách nhiệm đã duy trì khẩu hiệu : "nông dân có đất để canh tác và các công nhân có việc làm tại các xưởng ! Độc lập hoàn toàn cho Đông Dương !"

Nhật báo Dân Chúng, theo khuynh hướng Stalin, đã gọi các người này là Việt Gian, ông Nguyễn Văn Linh đã đến các văn phòng của nhật báo này để phản đối lại việc kêu gọi thi hành các vụ giết người.

Vị tướng lãnh người Anh, ông Gracey đã lãnh đạo Ủy Ban Kiểm Soát Đồng Minh mãi đến ngày 6 tháng Chín mới đến Sàigòn.

-- 74 --

Page 75: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Các tấm bích chương được chuẩn bị từ ngày 29 tháng Tám đã được treo ở ngoài phố, với các khẩu hiệu : "Chào mừng các Đồng Minh của chúng ta" và được chen lộn với các khẩu hiệu đã diễn tả cho ý thức tổng quát "Độc Lập hay là Chết"." Về sau, ông Gracey đã "lơ đễnh" viết trong một bản phúc trình : "Tôi đã được Việt Minh đón tiếp nồng hậu, nhưng tôi đã mau lẹ đuổi họ ra." Ông Gracey đã trách cứ bộ tham mưu Nhật Bản đã để cho tình hình phát triển ra thành rối loạn. Và việc "nhắc nhủ phải giử đúng trật tự với các sự hiệu quả : bộ chỉ huy Nhật Bản truyền lệnh cho "chính phủ trên thực tế" phải giải tán "quân đội nhân dân", cấm chỉ tất cả các hành động chính trị có tính cách phá hoại - một việc cấm đoán có tính cách "thuần túy" - cho tất cả các biểu tình mà không xin phép trước và việc mang tất cả các loại vũ khí, luôn cả gươm và dao.

Trong một bản thông cáo đề ngảy 7 tháng Chín, Trần Văn Giàu tuyên bố :

"Một nhóm người vô trách nhiệm đã kêu gọi dân chúng đi biểu tình ở tại chợ Bến Thành và đòi hỏi việc "võ trang quần chúng". Vào hiện tại, các người có ý thức hay vô ý thức đã là các kẻ "khuấy rối", các người này đã cho các người ngoại quốc một cơ hội để làm tổn thương chủ quyền của đất nước chúng ta."

"Các sự tự do dân chủ của chúng ta, Ủy Ban Hành Chính đã ban hành, một nhóm người vô trách nhiệm đã lạm dụng để làm hại cho đất nước và tổ quốc."

Sự bất hòa giữa Việt Minh miền Nam và Việt Minh miền Bắc.

Vào vài ngày trước, từ miền Bắc đã có hai người "mật sứ" của ông Hồ Chí Minh đã sai phái đi vào miền Nam, đó là ông Hoàng Quốc Việt (người đã theo dõi ông Tạ Thu Thâu suốt trong cuộc hành trình tại miền Bắc của ông này) và ông Cao Hồng Lãnh (là đại biểu của Tổng Bộ Việt Minh). Hai ông này đã khiển trách ông Trần Văn

-- 75 --

Page 76: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Giàu đã hành động chống lại đường lối của Đảng : "Chúng tôi chủ trương chống lại người Pháp và người Nhật; các anh đã "dựa vào lực lượng" của các người Nhật. (Tôi đã trở thành một người thân Nhật, người ta đã lên án tôi", Giàu đã tỏ ra tức giận vào năm 1989 trước một số người Việt tại Paris, vào năm 1898). Hoàng Quốc Việt và Cao Hồng Lãnh đã ra lệnh giải tán các Thanh Niên Tiền Phong và tái tổ chức lại thành Thanh Niên Cứu Quốc : luôn luôn các việc bố trí nhỏ nhặt để cứu vãn cho các bề ngoài, luôn luôn các vụ đi quanh co về chiến thuật.

Vào ngày 8 tháng Chín, hai vị này đã bắt buộc phải mở rộng Ủy Ban Hành Chính lâm thời Nam Bộ, biến ra thành Ủy Ban Nhân Dân Nam Bộ bằng cách đưa vào các người thay mặt cho tất cả các nhóm chính trị của miền Nam, để có được một "diện Dân chủ."

Vị luật sư không đảng phái đã được cử làm vị chủ tịch là ông Phạm Văn Bạch. Một danh sách được mở rộng về các vị Ủy Viên, có thể được, gồm có ông Huỳnh Phú Sổ (Hòa Hảo), ông Phan Văn Hùm và Trần Văn Thạch (nhóm Tranh Đấu), ông Hồ Văn Ngà và cả ông Dương Văn Giáo (là người đảng Lập Hiến) đã được trình ra (vào ngày hôm sau, ông Phan Văn Hùm đã được biết là ông được bổ làm dự khuyết nhưng ông đã từ chối không tham gia vào). Gần như tất cả các người cựu ủy viên của Ủy Ban Hành Chính Lâm Thời đều gia nhập vào Ủy Ban Nhân Dân Nam Bộ; chỉ có 3 người mới, với ông Đạo Khùng.

Ông Trần Văn Giàu đã chống lại việc bổ nhiệm này, ông Đại khùng đã đến tố cáo ông Trần Văn Giàu với ông Hoàng Quốc Việt : "Tôi có nhiều tài liệu đã chứng tỏ ra rõ ràng về việc ông Trần Văn Giàu đã liên minh với các người Pháp." Ông Giàu liền cho người đến khám xét nơi trụ sở của các người Hòa Hảo ở đường Miche, ông Huỳnh Phú Sổ đã tẩu thoát.

Cuộc căn thẳng giữa Việt Minh và Hòa Hảo đã biến thành một cuộc xung đột có võ trang ở Cần Thơ, tại đây các vị đệ tử của ông Đạo Khùng muốn có phần về sáng kiến và trách nhiệm : họ đã bị Việt Minh đè nát, và đã xử bắn bảy người, các ông Nguyễn Xuân

-- 76 --

Page 77: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Tiếp tự Việt Châu là một thi sĩ, ông Huỳnh Phú Mậu là em trai của ông Đạo Khùng, mà Việt Minh coi là một người Trốt kít, và ông Trần Ngọc Hoành là người con trai của người lãnh đạo Hòa Hảo ở địa phương này. Vào ngày 27 tháng Tám, tại Châu Đốc, Việt Minh đã bắt giam 300 người tín đồ Hòa Hảo (đã giết chết 1 người) và ngày 30 đã bắt giam các người lãnh đạo các chi bộ của tỉnh.

Vào ngày 9 tháng Chín, sau khi đã "cải tổ" ngoài mặt, Giàu đã trả lời cho các lời chất vấn của nhóm Tranh Đấu trên một bản thông cáo được đăng trên báo :

"Về việc ông Tạ Thu Thâu đã bị bắt giam tại Quảng Ngãi đã không quan hệ đến Ủy Ban Hành Pháp. Ủy Ban Nhân Dân có thể và có quyền xét Tạ Thu Thâu."

Có thể ông Thâu đã bị giết.

Vào ngày 10 tháng Chín, vị tướng Anh, ông gracey đã mời Ủy Ban Nhân Dân Nam Bộ hãy rời khỏi dinh của vị Thống Đốc Nam Kỳ và dời về tòa Đô Chính, và tại đây đã được thành lập một ủy ban để giao thiệp với Đồng Minh, bốn người mà vào một tháng về sau đã bị Việt Minh giết chết, đó là : ông Trần Văn Thạch, ông Phan Chánh, ông Huỳnh Văn Phương và bà Hồ Vĩnh Ký.

Quân đội Anh-Ấn và một đại đội của Đệ Ngũ Trung Đoàn Bộ Binh Thuộc Địa Pháp đã đến Sàigòn dưới nhiều toán nhỏ được "không vận". Vào ngày 12 tháng Chín, vị tướng Gracey đã ra lệnh cho các lính Gurkha chiếm đóng các "bót cảnh sát" quan trọng hơn cả; sau đến lượt Ngân Hàng Đông Dương và Ngân Khố (kho bạc), sân Bay, xưởng Lọc Nước và nhà máy Điện, trong lúc đó quân Nhật đã bỏ cho người Pháp việc quản trị bến Tàu, Thủy Xưởng và Kho Đạn.

Ở tại Sàigòn, các người Việt Minh có vũ trang vẫn luôn luôn canh gác tòa Đô Chính và các bót cảnh sát ở kế cận.

Mặt Trận Quốc Gia và các Ủy Ban Nhân Dân, đã phân phối một bản tuyên cáo chống lại địa vị chính trị hướng Stalin về thống

-- 77 --

Page 78: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

nhất quốc gia, thiệt hại cho các viễn ảnh giải phóng cho giới công nhân và nông dân. Vào ngày 14 tháng Chín, ông Dương Bạch Mai đã cho bao vây trụ sở Mặt Trận, bắt giam các người đại biểu và tịch thâu số võ khí quá ít cùng với các dụng cụ "in ấn" thô sơ và một máy đánh chữ. Ông Lữ Sanh Hạnh đã tố cáo ông Dương Bạch Mai đã muốn "tiêu diệt các người tiên phong của giới vô sản cách mạng." Chỉ riêng việc duy nhất đã cứu thoát cho ông này, vì tình cờ quân đội Anh đã chiếm đóng Khám Lớn Sàigòn và đã trao ông này cho Công an Pháp;

Vào ngày 16 tháng Chín, đã có 25 chiếc ghe từ Côn Đảo đã cặp bến Sàigòn đã đưa về các phạm nhân thuộc diện về "chính trị", trong số người này có ông Tôn Đức Thắng, thuộc vụ giết người tại đường Barbier, Phạm Văn Thiên tự Hùng đã được thoát tội tử hình vào năm 1933, Lê Duẫn và Nguyễn Văn Linh thuộc Đảng Cộng Sản Đông Dương, Ủy Ban Nhân Dân Nam Bộ đã tỏ ra tức giận trên báo chí và quyền lực đã bị "nhạo báng" : các biện pháp của Ủy Ban đã ban ra vào ngày 1 tháng Chín đã không được tuân theo, các cửa hàng, các cơ xưởng và các nhà máy do các người Pháp làm chủ vẫn đóng cửa hay là bị "bán tê liệt"; các số tiền bồi thường thiệt hại đã không được trả cho các người công nhân Việt đã bị sa thải sau ngày 25 tháng Tám. Ủy ban này đã đe dọa sẽ "quốc hữu hóa" các xí nghiệp Pháp bướng bĩnh. Không có một kết quả nào.

Vào ngày hôm sau, Ủy Ban Nhân Dân lâm thời Nam Bộ đã kêu gọi Tổng Đình Công : những người nào tiếp tục đi làm sẽ bị coi là "Việt Gian" phản bội tổ quốc. Thành phố Sàigòn đã trở nên tê liệt ! Các kiều dân Pháp đã phải chịu nhiều thiệt hại, không còn các người bồi và bếp để phục vụ, trong khách sạn không còn có các nhân viên, ngoài đường không còn có các chiếc xe kéo và xe cyclo; ở bến tàu không có các người phu để bốc hàng cho các chiếc tàu; các xe bus đưa đón khách ngưng chạy, các cửa hàng đều đóng cửa vì không có nhân viên người bản xứ.

Vị t ư ớng ng ư ời Anh, ông Gracey chuẩn bị cho việc "tái xâm lăng" ng ư ời Pháp.

-- 78 --

Page 79: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Cũng cùng ngày 17 tháng Chín, khoảng 100 người lính Pháp đã lấy ra từ Thủy Xưởng Hải Quân nhiều chiếc xe ca mi ông chở súng và đạn.

Vào ngày 19 tháng Chín, ông Cédile đã họp báo và tuyên bố : "Việt Minh không phải là dại diện cho dư luận quần chúng, và đã không có khả năng để duy trì trật tự và tránh các việc cướp bóc. Trước hết, cần phải tái lập lại an ninh và chúng tôi sẽ thành lập một chính phủ phù hợp với bản Tuyên Ngôn ngày 24 tháng Ba."

Vào ngày 20 tháng Chín, tướng Gracey cho tăng cường các biện pháp. Ông ra lệnh cấm mang các vũ khí và báo chí tiếng Việt đã bị cấm xuất bản, và đã cho các quân Ấn đi xé bỏ tất cả các tấm bích chương của Việt Minh dán ở trên các bức tường trong thành phố; ông đã kêu gọi các nhân viên cảnh sát đô thành hãy trở lại nhiệm sở và coi là "các người phụ lực" của quân đội Anh-Ấn. Vào ngày 21 tháng Chín, ông đã ra lệnh "Thiết Quân Luật", các vụ phá hoại và cướp bóc sẽ bị kết án tử hình. Vào ngày 22 tháng Chín, quân đội Anh-Ấn đã chiếm lại Khám Lớn Sàigòn và giải thoát cho các người lính "nhảy dù" Pháp đã bị Việt Minh bắt giữ vào tuần lễ về trước và trao lại cho cơ quan An Ninh Pháp đã được tái lập lại ở các trụ sở cũ của cơ quan này các người đấu tranh của Mặt Trận Quốc Gia đã bị Dương Bạch Mai.

Vị tướng Gracey đã cho phép viên đại tá Pháp, ông Rivière tái vũ trang 1.500 người lính Pháp của Đệ Ngũ Lữ Đoàn Pháo Binh, để phụ lực cho quân đội Anh-Ấn, và các người tù binh Nhật đã được lệnh phải phụ lực để giữ trật tự.

Nhóm người Tranh Đấu đã kêu gọi các người "không chiến đấu" hãy tản cư ra khỏi thành phố để tránh khỏi các cuộc "giao phong" sắp xảy ra và các tờ truyền đơn "khổ nhỏ" của Ủy Ban Nhân Dân kêu gọi dân chúng hãy "di tản về các vùng quê và hãy bình tĩnh vì chính phủ hy vọng sẽ đạt được một cuộc thương thuyết !"

-- 79 --

Page 80: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Cuộc "Tái Chinh Phục thuộc địaG ươ ng mặt của n ư ớc Pháp mới."

Tại Sàigòn, vào tháng Chín năm 1945, một trận chiến tranh dài 30 năm đã khởi đầu và chỉ kết thúc với việc triệt thoái các lực lượng đế quốc Pháp vào năm 1954 và Mỹ Quốc vào năm 1975.

Cuộc tấn công của quân Anh-Pháp.

Vào ngày chủ nhật 23 tháng Chin, vào khoảng 4 giờ sáng, được sự trợ lực của các người lính Gurkhas, gốc xứ Népal, của quân đội anh-Ấn, các người lính pháp được tái võ trang đã tái chiếm lại các "bót cảnh sát chính", cơ sở Công An, Tòa Ngân Khố, Tòa Bưu Điện, và Tòa Đô chính là nơi tạm trú của chính phủ Việt Minh.

Vị ký giả người Anh, ông Harold Isaacs đã viết :

"Các người Việt đứng gác đã bị bắn chết. Các người Việt đang chiếm đóng các tòa nhà hoặc đã bị bắn chết hay bị bắt giam. Các sổ sách đã bị "nắm giữ" hay là đã bị phân tán. Khoảng hai chục người dân bản xứ đã bị trói lại và đưa đi. Vào buổi sáng hôm ấy, các người ngoại quốc đã thấy "máu chảy" và các người bản xứ đã bị trói lại và bị đánh đập."

Một vị nhân chứng khác, ông J.M. Hertrich, đã thuật lại về các giờ kế tiếp :

"Vào khoảng 8 giờ sáng, trên đường Catinat đã diễn ra một cảnh đã khiến cho chúng tôi đã tức giận. Tất cả các người Pháp, vào ngày hôm qua hãy còn run lên vì sợ hãi, và ngày hôm nay đều nói đến việc bắt các người dân Việt phải trả "một giá rất đắt" cho các sự sợ hãi mà họ đã phải cam chịu. Các người Việt đã phạm phải lỗi lầm đã lưu thông ở trên khoảng đường này. Các người Pháp có sức lực đã nắm lấy các người Việt và đã ngược đãi các người này và dẩn các người này đi đến các người lính Pháp đã trói các người này sau khi đã xô đẩy. Tất cả các việc xảy ra đã xoay quanh việc làm buồn cười,

-- 80 --

Page 81: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

nếu không phải là việc ghê tởm, và các vị phóng viên chiến tranh đều lấy làm bất mãn."

Nhật báo Daily Telegraph, số ngày 26 tháng Chín, đã bình luận về các biến cố :

"Vào khoảng 4 giờ sáng, một giờ khác thường, đã được chọn để gây bất ngờ, hầu để tránh khỏi các sự biểu dương của khối dân chúng. Trong lúc đó, vài phút đồng hồ sau các tiếng súng nổ đầu tiên, tiếng súng máy đã được nghe thấy tại nhiều khu phố ở trong thành phố… Vào khoảng 6 giờ rưởi sáng tiếng súng đã ngưng. Trận chiến giữa Việt Minh chống lại người Pháp hình như đã chấm dứt; các công ốc đã được trả lại cho người Pháp… Giải pháp cho vấn đề chính phủ bây giờ nằm trong sự khéo léo của người Pháp phải hành động với cách tế nhị và trong tinh thần dung hòa… Trong cuộc nổ súng vào ban đêm, đã có 2 người Pháp đã chết và bốn người đã bị thương; một người Việt đã chết và con số bị thương thì không biết được, có thể lên đến vài chục người và các người này đã phải chịu sự đối xử tàn bạo ít hay nhiều… Một bầu không khí đầy "điện lực" đã đè nặng vào buổi sáng ngày 23 này, vào khi các toán lính người Pháp đi tuần tiểu trong thành phố, "ráp bố" các người đi ra đường và phá vỡ các ổ khóa của các gian nhà, tình nghi có dấu các vũ khí… Tại Tòa Đô Chính, tôi thấy các người lính Pháp và Phi Châu cắm trại ở ngoài trời; và có độ 50 người Việt bị bắt làm tù binh, ngồi chồm hổm dưới đất và các tay bị trói liền với nhau. Tại Tòa Bưu Điện, đã có trên một trăm người Việt, ngồi dưới đất và các tay dơ lên khỏi đầu có vẻ "đầu hàng". Việc rất khó nghĩ cho các phụ nữ và trẻ em, luôn cả các thiếu niên đã bị bắt buộc ngồi như vậy, bị cột với nhau và phải chịu đựng trong hoàn cảnh này trong nhiều giờ đồng hồ sau khi tiếng súng đã ngừng nổ ở tại trung tâm thành phố Sàigòn, như tôi đã từng thấy; một cách đối xử như vậy đã trái ngược lại với lệnh của ông Cédile và đại tá Rivière đã ban ra.

Vào ngày 26 tháng Chín, đảng Lao Động Độc Lập (Independent Labour Party) đã khiển trách vị Thủ Tướng Anh, ông Attlee về trách nhiệm trong các việc xảy ra :

-- 81 --

Page 82: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

"Các báo cáo từ Sàigòn đã thuật lại là các người lính Gurkha của quân lực Anh và các quân nhân và các cảnh sát viên người Pháp và lính Nhật Bản đã được sử dụng để bãi bỏ các cuộc hội họp chính trị của nhân dân Việt, các cuộc biểu tình và cấm việc xuất bản báo chí tiếng Việt và các toán quân đội Pháp đã được phép để "lật đổ" chính phủ của người Việt. Các dân tộc Đông Phương sẽ nghĩ là Anh Quốc và các nước Đồng Minh đã chống lại việc Giải Phóng quốc gia dân chủ."

Nhật báo Daily Telegraph số ra ngày 8 tháng Mười đã in bài trả lời của Thủ Tướng Attlee : "Một phong trào tự xưng là dân chủ, không thể được chấp nhận do từ lời tuyên bố." Con "Cáo Già" Attlee đã không dễ bị đánh lừa do việc thay thế Trần Văn Giàu với ông Phạm Văn Bạch lên lãnh đạo "trên thực tế" chính phủ Nam Bộ vào ngày 8 tháng Chín.

Vào ngày 23 tháng Chín, thành phố Sàigòn đã nổi loạn.

Chúng ta hãy trở lại với các việc đã xảy ra : trong đêm 23 rạng này 24 tháng Chín, các người Việt đã chuẩn bị để đánh trả lại. Tại các khu phố nghèo, các cây trồng ở ngoài đường đã bị đốn ngã, các chiếc xe ô tô và ca mi ông đã bị lật đổ và các bàn ghế của tư nhân đã được đem ra để tạo ra các chướng ngại vật "không sửa soạn trước"; phong trào này đã lan ra các vùng ngoại ô Khánh Hội, Cầu Kho, Bàn Cờ, Phú Nhuận, Tân Định, Thị Nghè; các chi Cảnh Sát đã bị tấn công. Tại vùng Tây Nam, đã bốc lên các cột khói và ngọn lửa; có thể là các kho chứa nhiên liệu và dầu hỏa đã bị đốt cháy ở Nhà Bè.

Từ ngày hôm trước, các người lính bộ binh và thủy binh Pháp ở trung tâm thành phố đi lục soát từng nhà một để tìm kiếm các kho vũ khí và đã tịch thu số vũ khí này và đã bắt giam người tàng trữ. Ủy Ban Nam Bộ đã chạy về Chợ Đệm ở về vùng ngoại ô Tây Nam của Chợ Lớn.

Dân chúng đã bao vây thành phố Sàigòn. Các khu Nam và Tây Nam, tất cả vùng Chợ Lớn, dài theo con rạch người Tàu cho đến

-- 82 --

Page 83: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

con sông Sàigòn đã nằm dưới sự kiểm soát của sáu "băng" Bình Xuyên khác nhau; tên Bảy viễn là người cầm đầu và chỉ huy tất cả sáu "băng" này. Tại vùng Tây bắc, các người Cao Đài giữ con đường đi lên Tây Ninh và uy hiếp phi trường Tân Sơn Nhứt. Tại phía Bắc, trên bờ con rạch Thị Nghè, ở trong vùng xa trung tâm Tân Định cùng với vùng ngoại ô phụ cận như Tân Bình, Phú Nhuận và Gia Định, các người nổi loạn đã dưới lệnh của tên tướng cướp Tô Ký và của tên Việt Minh Hoàng Quốc Việt. Tại khu miền Đông, các toán Thanh Niên Tiền Phong đã chạy thoát khỏi các cuộc tấn công của quân Pháp vào hồi ban đêm đã tập họp lại với các người Dân Quân (Tự Vệ Việt Minh).

Vào khoảng 4 giờ chiều, các người Bình Xuyên núp dài theo con rạch người Tàu và ở trong các khu phố ở chợ Lớn đã nổ súng. Một toán người đã theo đường Verdun tiến vào trung tâm thành phố, chiếm chợ Bến Thành và đường Bonard, và với tầm súng bắn đã kiểm soát trung tâm thành phố, đường Catinat và nhà hàng Continental. Từ rạch người Tàu, một toáng người khác, đã theo đường "de la somme" tiến lên chợ Bến Thành.

Đến lúc trời sập tối, họ đã đặt mìn phá hư nhà máy Điện và nhà máy Lọc Nước uống và đốt nhà máy điện ở Chợ Quán. Sàigòn đã gần như không có Điện và Nước uống. Việc phong tỏa thành phố đã gần như hiện có.

Trên con rạch người Tàu, các xác người chết đã trôi theo giòng nước và người tác giả của giòng viết này, đang ẩn náu trên một chiếc ghe tam bản đang đậu lại và đang chờ nước xuống để đi ra khỏi thành phố, đã chứng kiến một cảnh "săn người" trong lúc đó một trận "mưa các viên đạn" bay rít lên và rơi xuống như các hạt mưa lớn ở chung quanh chiếc ghe.

Vào sáng ngày 25, lối 50 phụ nữ và trẻ em người Pháp và đàn ông dân sự đã bị bắt đi ở gần Nhà Thờ với hy vọng vô lý và man rợ sẽ làm mất tinh thần các người đối thủ. Chỉ giải thoát cho khoảng 30 người, trên hết là các phụ nữ và trẻ em.

-- 83 --

Page 84: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Cũng cùng trong ngày này, tại cư xá Hérault, trong vùng Tân Định, nhiều xác chết của thường dân Pháp, đủ mọi lứa tuổi và nam nữ lẫn lộn, đã bị giết chết không toàn thây; đã có trên 100 người đã bị giết chết và mất tích. Đó là chiến công của bọn cướp Tô Ký đã được Việt Minh chiêu mộ và người ta đã thấy diễn hành vào ngày 2 tháng Chín dưới bảng hiệu "Ủy Ban Ám Sát Xung Phong". Đây là một hành động ghê tởm có thể đưa đến từ sự "khi dễ của người da trắng" đối với người dân bản xứ, với việc đe dọa của vài người Pháp sẽ "lấy da của người Việt để làm các chiếc dép đi" vào một khi trật tự của Tam Tài đã được lập lại. Sự tồi tệ hơn cả của bạo hành thú vật đã được ghép vào với sự "nứt thở" của một trật tự bị chán ghét : con người đã không còn là con người.

Trong đêm 25 tháng Chín, chợ Bến Thành đã bốc cháy và ngọn lửa đã đe dọa trung tâm thành phố. Các kho chứa gạo của người Pháp ở Chợ Lớn cũng bị đốt cháy.

Vào ngày 26, một cuộc tấn công lớn đã nhắm vào bến tàu Sàigòn, các kho chứa hàng hóa đã bị bốc cháy. Các người nổi loạn đã "mơ ước" sẽ khuynh phục Sàigòn với "nạn đói" và đã có một lúc "làm chủ" lò giết thú vật. Trên con đường lên "sân bay" do một toán người Cao Đài có võ trang kiểm soát, vị đại tá người Mỹ, ông Peter Dewey thuộc cơ quan O.S.S. đã bị bắn chết. Ông này đã đến đây vào ngày 2 tháng Chín để chỉ huy việc hồi hương cho các người Mỹ là tù binh chiến tranh do người Nhật giam cầm. Người ta đã không tìm lại được xác của ông.

Vào ngày 27, các người Pháp với sự trợ lực của các người lính Gurkhas mưu toan phá vỡ vòng vây thành phố vì lương thực đã bắt đầu thiếu ăn. Họ đã đốt nhiều nhà lá ở các ngoại ô mà từ các nơi này đã xuất phát các cuộc tấn công vào thành phố vào ban đêm.

"Báo Tranh Đấu đã viết : Từ vùng ngoại diện mà các người kháng chiến đã nhắm vào các đầu cầu, nhiều trận đánh nhau dữ dội đã xảy ra và đã có được sự trợ lực của các người Nhật "đào ngũ" … Trong các trận đánh xảy ra đầu tiên ở tại các khu Đakao, Bàn Cờ, Cầu Kho, Ngã Sáu, Vĩnh Hội, Chánh Hưng, Thủ Thiêm, Thị Nghè,

-- 84 --

Page 85: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Phú Nhuận, Gia Định, Cây Quéo, Gò Vấp, Nhà Bè, các người thợ và các người đấu tranh Trốt kít đã chiến đấu dưới lá cờ của Đệ Tứ Quốc Tế. Nhưng các người chiến sĩ của giờ đầu tiên đã phải tự lo lấy cho bản thân và cho đoàn thể của họ. Trần Văn Giàu đã không tiếp tế đạn và lương ăn cho họ cùng với các vũ khí. Tại ở khu Thị Nghè, trong số 214 người chiến sĩ thì đã có 210 người đã ngã gục. Trần Văn Giàu đã cho rải truyền đơn ra lệnh "tước khí giới" tất cả các người kháng chiến thuộc nhóm Tranh Đấu đã chiến đấu mà không có lệnh của chính phủ của ông."

Một số khoảng 60 người chiến sĩ của đội công nhân dân quân của cơ xưởng của hảng Xe Điện Gò Vấp, do Mặt Trận Quốc Gia tổ chức đã tham gia vào cuộc nổi loạn dưới sự chỉ huy của các anh Trần Đình Minh và S. đã được bầu ra và ở ngoài tất cả các quyền lực của chính phủ. Họ đã từ chối lá cờ của Việt Minh và danh hiệu Công Nhân Cứu Quốc, và đã chiến đấu dưới lá cờ đỏ và hát bài Quốc Tế Ca và bài Hành Khúc của công nhân, nông dân và quân nhân. Người chiến sĩ đầu tiên tử trận là anh Hồ Văn Dực làm nghề thợ may, là người gốc gác ở Mỹ Tho và đã gia nhập vào đội ngũ này; anh Trần Văn Nghi là đoàn viên của Đoàn Cảm Tử số 1 đã bị thương tại An Phú Đông.

Vào ngày 29, các người thủy thủ mà người ta tưởng là trung thành với các người Pháp đã "đánh chìm" cách bộ Tham Mưu 800 mét của Đồng Minh, một chiếc tàu trọng tải 400 tấn, hai chiếc trọng tải 200 tấn và một chiếc "tàu kéo", và thêm một cầu phà ở trên sông Sàigòn.

Đến cuối tháng Chín, số người đã chết đã được ước lượng là 21 người và 134 người đã mất tích ở bên phía người Pháp, và ít nữa đã có 200 người chết, 200 người bị thương và 23 người bị bắt với vũ khí bên phía người Việt.

Tướng Gracey đã ra lệnh cho tướng Rerauchi tái lập lại "trật tự" có lợi cho Đồng Minh.

"Tất cả vùng Thủ Dầu Một và Biên Hòa cần phải được "tảo thanh" sạch các người dân Việt có vũ khí, các chướng ngại vật ở

-- 85 --

Page 86: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

vùng Đông Bắc và Tây Nam phải được phá hủy. Các người chiến sĩ Việt Nam phải được tước khí giới và bắt giam; sẽ bị giết nếu chống cự lại. Các đường lộ ở về hướng Bắc của Sàigòn cần được tuyệt đối an toàn cho các người Đồng Minh và để chuyển vận lương thực cùng với các vật dụng cần thiết. Sẽ "cách chức" ngay lập tức và xử tử đơn giản các người Nhật quân sự hay dân sự đã hợp tác với các người Việt phiến loạn.

Vậy việc hợp tác gì ? Vị tham mưu trưởng Nhật Bản, tướng Numata đã nhìn nhận đã có hơn một trăm quân Nhật đã đào ngũ đi theo các người phiến loạn và nhiều quân nhân khác đã bán các vũ khí của họ.

Nhật báo Daily Telegraph đã thuật lại vào ngày 4 tháng 10, một việc đã giống như một sự đối đáp lại của các người nổi loạn chống lại việc đàn áp của quân Nhật : 500 người dân Việt đã tấn công vào toán quân Nhật đóng ở tại vùng Bắc Sàigòn và đã thiệt hại 50 người. Báo Manchester Guardian ra ngày 27 tháng Mười đã thấy "việc rất là lạ lùng" về người ta đã dùng các người lính Nhật để "tảo thanh" vài khu vực, nhưng đã ghi mạnh về việc quân số Đồng Minh không đủ số trên diện địa để duy trì trật tự.

Việc phi cơ đi tuần thám trên không phận đã báo cáo đã có nhiều nghìn người nổi loạn đang tập trung trên trục lộ Sàigòn đi Mỹ Tho và nhật báo Daily Telegraph ra ngày 1 tháng Mười đã in một tựa : "Không quân có thể thanh toán mau cuộc nổi loạn." "Air force could soon end rising".

Tuần lễ cuối cùng của tháng Chín, một tuần lễ đẵm máu, đã chấm dứt với ý định cho một cuộc "hưu chiến" và đã được thực hiện vào ngày 2 tháng Mười.

Cuộc h ư u chiến

Vào ngày 3 tháng Mười, tại tổng hành dinh của Ủy Ban Đồng Minh, các ông Cédile, Gracey và vị đại diện cho tướng Pháp Leclerc và ba người đại diện cho Việt Minh là các ông Phạm Văn Bạch, y sĩ

-- 86 --

Page 87: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Thạch và ông Hoàng Quốc Việt đã gặp nhau cho một buổi họp đầu tiên, trong lúc đó ở trên đường Catinat, dân chúng Pháp bình thản đã hoan hô các toán lính com măng đô Pháp của quân đội viễn chinh vừa diễn hành, trong lúc đó các chiếc tàu chở hàng đang cho đổ bộ các toán lính khác. Không có "hình bóng" của một người dân bản xứ, kỷ niệm của ngày 23 tháng Chín vẫn còn "nóng cháy". "Phải chăng chúng ta đang ở tại một xứ Đông Dương mà không có người Đông Dương ?" Ông Hertrich đã buồn bã ghi chép vào khi ông đi qua nơi này.

Cũng cùng trong ngày này, nhóm người Trốt kít Tranh Đấu đã phát hành tại tỉnh Chợ Lớn tờ nhật báo Kháng Chiến đã kêu gọi dân chúng đừng nuôi ảo tưởng về thiện chí của người Pháp và hãy chuẩn bị sẵn sàng để chiến đấu vũ trang không ngừng chống lại bọn đế quốc.

Ủy Ban Nhân Dân Nam Bộ vẫn còn hy vọng "đạt được một cuộc thương thuyết" với sự thành công như Trần Văn Giàu đã hứa vào ngày 22 tháng Chín. mỗi một bên đều bắt phải theo các điều kiện của mình : ông Cédile đòi hỏi phải phóng thích các con tin người Pháp và hoàn trả lại thi thể của đại tá Dewey; Việt Minh đòi phải nhìn nhận nền Độc Lập cho Việt Nam. Thành phố Sàigòn vẫn bị bao vây và đi về việc "ngạt thở"; lệnh tổng đình công vẫn chưa được hủy bỏ. Cuộc thương thuyết đã thất bại.

Trong lúc đó, vào ngày 5 tháng Mười, tướng Pháp Leclerc đã đến Sàigòn; ông đã đến ngụ tại Dinh Thống Đốc Thủ Hiến và đã công bố việc sắp đến đây một hạm đội Pháp được tự ý sử dụng và các đội xe thiết giáp, xe có bố trí súng máy và hai sư đoàn bộ binh, với thêm sự trợ lực của 12 ngàn lính Gurkhas của quân đội Anh. Tướng Leclerc đã nói trước "sẽ tái lập lại tình hình" trong vòng 1 tháng !

Vào ngày 11 tháng Mười, một vị sĩ quan người Anh, một người Ấn Độ và ba người lính Gurkhas đã lọt vào một cuộc phục kích ở Thạnh Mỹ Tây, tại Đông Bắc Sàigòn, tất cả đều bị giết chết. Cuộc hưu chiến chỉ tồn tại được có một tuần lễ.

-- 87 --

Page 88: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Vào ngày 12, thành phố Sàigòn đã thức dậy với các tiếng nổ to lớn và tiếng hàng loạt tiếng súng máy, tiếng nổ của các quả lựu đạn và của các súng mọt chê. Một tiểu đoàn lính Gurkhas đã tiến chiếm Gò Vấp và Gia Định, các vùng ngoại ô Đông Bắc và Tây Bắc của Sàigòn; tiểu đoàn này đã bắt được 50 người thường dân Việt, trong số người này có một vị nữ y tá và ba người phụ nữ. Và trong lúc các người lính Pháp thuộc Đệ Ngũ Trung Đoàn Bộ Binh Thuộc Địa tấn công Phú Mỹ về hướng Đông, một biệt đội quân Anh-Ấn đã toan giải tỏa khu vực Chợ Lớn vẫn được các người của lực lượng Bình Xuyên trấn giữ. Các hành động xấu của các người lính đã nổi lửa đốt các nhà lợp lá ở các vùng cư dân lân cận, không phân biệt.

Nhật báo Daily Telegraph ra ngày 15 và báo Times ra ngày 16 đã thông báo về các cuộc phản công của dân bản xứ; ngay từ ngày 13 đã có ba đội quân đã xâm nhập vào thành phố Sàigòn, nhưng không đạt được kết quả lớn, một đội từ phía Nam, một đội khác ở phía Tây Nam và đội thứ ba từ phía Đông Bắc; tất cả đều bị quân Gurkhas đẩy lui vì kém trang bị về vũ khí. Quân pháp đóng dài theo bờ sông Sàigòn đã dùng súng lớn "bắn chận" các chiếc thuyền chở viện binh cho các người Việt. Mặc dù cho tất cả các nghịch cảnh, các người nổi loạn đã tiến đến chợ Bến Thành và đã đốt các tiệm buôn bán; một trận đánh kịch liệt đã diễn ra tại trung tâm thành phố và có tin đồn là các người lính Gurkhas đã chiếm được tổng hành dinh của quân Việt.

Cũng vào ngày thứ bảy 13 này, các người bản xứ đã từ các ruộng lúa "lộ ra"và bao vây sân bay Tân Sơn Nhất đang có các chiếc máy bay của không lực Anh đang đậu tại đây. Các chiếc máy bay chở hàng, các chiếc máy bay khu trục Spitfire và các chiếc máy bay của Nhật Bản; các người Việt đã đến gần 300 mét Đài Kiểm Soát Không Lưu và đã bị đẩy lui. Nhiều toán người khác đã tấn công vào đài Vô Tuyến Điện ở Phú Thọ, nhưng đã không cắt đứt được việc thông tin của lực lượng Đồng Minh với thế giới : đến lúc hừng Đông họ đã bị đẩy lui ra xa 30 kilô mét bởi các xe thiết giáp và các lính Gurkhas, với sự hợp lực của các người lính Nhật Bản đã bị bắt buộc phải tham chiến.

Việc truy kích của quân Anh-Ấn qua các thửa ruộng và các làng mạc. Hai người sĩ quan Nhật Bản, không vận quân phục, đã

-- 88 --

Page 89: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

cùng chiến đấu với các người Việt nổi loạn đã bị bắt và đã bị xử bắn ngay trên mặt trận.

Tại 7 kilô mét về hướng Đông Bắc của Sàigòn, tại cầu Bình Lợi, các người lính Gurkhas và Pháp đã gặp phải một cuộc kháng cự "vô hy vọng" : khoảng một trăm người nổi loạn đã gục chết. Các người dân làng đã phải bỏ chạy khỏi các ngôi nhà lá đang bị đốt cháy và 800 người đã bị bắt để đưa về Sàigòn xét xử.

Ông Harold Isaacs đã tham dự một phiên Tòa Án Quân Sự. Đi đến trước một tòa nhà được coi là một Tòa Án, và trước khi đi vào ở bên trong của tòa nhà này, ông đã bị chướng mắt bởi sự "tào lao vô nghĩa" của một vị sĩ quan Pháp đang canh gác, và người sĩ quan này đã phàn nàn về một việc, đó là Sàigòn đã vắng đi các cô gái đẹp người Việt và người này đã tỏ ra xa lạ đối với các tù nhân bị còng tay, ở trần không vận áo và được các người lính canh giữ với các súng có cắm các lưỡi lê.

Vị sĩ quan chỉ vào các tù nhân và nói :

- Đây là các mẫu người của giống da vàng.

Tôi nhìn người sĩ quan này, rồi nhìn vào người lính Pháp đứng gần người sĩ quan này.

- Đây là, tôi nghĩ, các mẫu người của giống da trắng…

Ở bên trong tòa nhà, các người bị cáo đều đứng trước các vị quan tòa, năm vị sĩ quan Pháp, ngồi dưới lá cờ tam sắc. Vị chánh án, đại tá Rougier, cao lớn và khô khan, người nóng nảy, ông đã không ngừng gỡ ra và đặt lại chỗ đôi mắt kính của ông, đã rầy la các người tội phạm và các người này đã không hiểu gì về các lời nói này và người ta chờ đợi gì ở nơi các phạm nhân. Một người lai Pháp làm thông dịch, và là tiếng vang của vị chánh án, tiếng nói của người này đã to lên gần như "cuồng khích". Còn về phần các phạm nhân, tiếng nói của họ chỉ nói ra rất nhỏ và khó nghe được, mỗi người chỉ được dành cho tám phút đồng hồ cho 5 người phạm nhân đầu tiên. Không có một nhân chứng nào và cũng không có một đối chất nào đã được thực hiện… Trước Tòa đã được đưa ra hai thanh niên, Phạm Văn

-- 89 --

Page 90: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Tâm 18 tuổi và Trần Duy Gian 19 tuổi. Hai người này đã bị buộc tội đã đi "rải truyền đơn", hai thanh niên này đã đứng ngay thẳng và nói rõ ràng. Tên Trần nói rất giỏi tiếng Pháp và đã trả lời thẳng mà không cần đến người thông ngôn. Hai người trẻ tuổi này đã nhìn nhận đã thuộc về một nhóm "tuyên truyền xung phong" và cũng nhìn nhận đã phân phát các truyền đơn. Vị quan tòa đã "xấc láo" nhìn vào hai thanh niên này, ông này đã đeo lại đôi mắt kính và bắt đầu đọc một tờ truyền đơn.

- Các anh chỉ chiến đấu chống lại các người Anh, Ấn và người Nhật vào khi họ tấn công vào các anh. Và đối với người Pháp, các anh sẽ đối xử ra sao ?

- Tôi không biết. Tôi đã được lệnh phân phát các tờ truyền đơn và tôi đã làm việc này.

- Nhưng anh đã nói thuộc về một nhóm xung phong; nghĩa là chiến đấu có phải không ? Nếu anh chỉ đánh có các người Anh, người Ấn và người Nhật, vậy các anh phải chống lại ai ?

- Việc tôi phải làm, là đi phân phát các tờ truyền đơn.

Viên biện lý lại còn ngắn gọn hơn thường lệ. Các người tù nhân đã chấp nhận các lời buộc tội. Như vậy họ đã tỏ ra là thủ phạm. Còn về phần các người bào chữa, họ đã tỏ ra có tài hùng biện hơn bao giờ : họ đã nêu ra sự kém hiểu biết của tuổi trẻ và ảnh hưởng xấu của các cuộc gặp gỡ vào lúc bị giam ở trong khám đường… Vào lúc vị luật sư đã xong lời bào chữa, vị đại tá đã đứng dậy và cả tòa án cũng đã làm giống như vậy… Sau 15 phút Tòa Án đã họp lại. Các người bị cáo đã bị kết án 5 năm tù khổ sai, trừ thanh niên tên Trần đã bị kết án 7 năm khổ sai. Và tất cả đều bị còng tay và dẫn đi.

Vị đại tá Rougier đã kêu to lên và tỏ vẻ sốt ruột : - người kế tiếp.

Vị luật sư đã nói nhỏ và giải thích : đó là các bản án nhẹ tội. Và ông đã tỏ ra hoàn toàn hài lòng. Cho 93 trường hợp về trước, đã có 4 vụ đã kết án tử hình và 69 vụ đã kết án từ 10 đến 13 năm tù khổ sai hay tù giam.

-- 90 --

Page 91: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

"Ông Hertrich đã chua chát viết ra : chẳng bao lâu, sẽ đến đây các người công chức thật sự, các người hay khoe khoang, các người tham lam và vô thẩm quyền. Và chẳng bao lâu sẽ đến đây các người quân nhân khác. Và cuộc tàn sát tiếp tục cho cả hai bên. Cuộc chiến tranh "tái chinh phục" đã bắt đầu."

Vào ngày thứ hai 15 tháng Mười, các hạn số quân mới đã bắt đầu đổ bộ cùng với sư đoàn thiết giáp quan trọng của tướng Leclerc. Tiếp đến là cuộc diễn hành của sư đoàn thiết giáp này ở trên đường Catinat dưới sự hoan hô của kiều dân Pháp vui mừng hớn hở. Vào buổi chiều, đoàn xe thiết giáp này đã đi hướng về Chợ Lớn. Các đường phố đều vắng vẻ. Và tiếng súng lẻ tẻ đã nổ ở tại con rạch người Tàu. Vào ngày 17, một cuộc chạm súng ác liệt đã xảy ra tại cầu Thị Nghè giữa các người nổi loạn kiểm soát chiếc cầu này và các lính thủy quân lục chiến và các bộ binh Pháp muốn đuổi đi các loạn quân.

Vào ngày 21, trong lúc các người lính Gurkhas đang lục soát khu vực Phú Thọ, các người Bình xuyên đã thành công đặt chất nổ phá hủy các cột phát thanh vô tuyến và rút lui về Đồng Thám Mười ở phía Nam Sàigòn.

Cuộc "tái chinh phục" đã tiếp tục với tầm vóc mới : Ngày 23 và 25 tháng Mười, các trục lộ giao thông Thủ Dầu Một-Biên Hòa-Sàigòn đã tạo ra tam giác được gọi là "vùng chìa khóa", đã được giải tỏa, do các lực lượng quân đội Anh-Ấn; tại các nơi còn có các khu rừng cây, chiến tranh du kích vẫn tiếp diễn.

Vào ngày 25 tháng Mười, các đoàn xe thiết giáp Pháp đã tiến về Mỹ tho, nơi mà Ủy Ban Nhân Dân Nam Bộ đã di tản về đây :

"Ông Hertrich đã ghi lại : đoàn xe thiết giáp đã tiến tới rất chậm chạp. Chỉ có một chiếc cầu đã bị phá sập, nhưng đường lộ đã bị cắt đứt với các chiếc hố "chống chiến xa". Thêm vào nữa, các cây trồng ở hai bên đường lộ đã đều bị chặt đổ xuống đường hầu để ngăn chặn các chiến xa… Không có súng nổ và cũng không có cuộc tấn công vào các chiến xa đã xảy ra. Ngược lại, hai chiếc xe "con cóc" đã chạy đến với chúng tôi vào lúc xế trưa đã bị một súng máy nhắm bắn

-- 91 --

Page 92: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

vào. Người thượng sĩ lái xe đã bị bắn chết, viên đạn đã trúng ngay vào tim. Vị đại tá Mirambeau và vị tướng Salan đã bị "máu văng" đầy người. Chúng tôi đã đi qua các ngôi làng, vắng các người dân làng, vì các người dân đã bị khủng bố, đã bỏ chạy trốn vào vài giờ về trước, vì Việt Minh đã loan tin là người Pháp sẽ tàn sát tất cả mọi người.

Vào buổi chiều thứ nhất, chúng tôi đã đến thành phố Tân An … Thành phố này đã vắng người, và bỏ hoang. Lá cờ Việt Minh còn tung bay. Từ Tân An đến Mỹ Tho, còn phải đi 30 kilô mét. Chúng tôi khởi ra đi vào hồi 7 giờ sáng. Đến 9 giờ chiều thì chúng tôi đến nơi, vì các sự phá hoại và các chướng ngại vật đã tiếp tục với một mực độ gia tăng."

Một chiếc xe ca mi ông Công An với sự "ký ức" hung xấu đã đi theo đoàn xe thiết giáp này.

Ủy Ban Nhân Dân Nam Bộ đã chạy trốn về quận Cái Bè, sau chạy về cù lao Bến Tre và chỉ còn các thành viên theo khuynh hướng Stalin; Thành phố Mỹ Tho đã được chiếm mà không có giao tranh.

Ông Philippe Devilliers, tùy viên báo chí được biệt phái tại bộ tham mưu của tướng Leclerc, về sau đã thuật lại : vào ngày 28 đến lượt thành phố Gò Công; ngày 29 đến lượt Vĩnh Long và ngày 30 đến lượt Cần Thơ. Con đường lúa gạo đã được mở ngõ.

Việc tái chinh phục các trục lộ ở miền Trung và miền Bắc đã khởi đầu. Các xe thiết giáp đã lên đường đi Tây Ninh, nơi Thánh Địa của đạo Cao Đài. Các người du kích quân Cao Đài đã, vừa ít lâu trước, đã tham gia vào việc "phong tỏa" Sàigòn, đã rút lui về các khu rừng rậm của Tây Ninh. Họ đã lập các cuộc "phục kích" và khuấy phá các đoàn quân xa và đã đánh các trận thật sự. Họ chỉ hạ khí giới vào ngày 8 tháng 11.

Do đường biển, các chiếc tàu đã liên tục cho các quân lính từ Pháp sang Đông Dương để tiếp tục cho cuộc "tái chinh phục" xứ này,

-- 92 --

Page 93: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

ở ngoài xứ Nam Kỳ, cho đến Ban Mê Thuột, tại xứ Lào, và Nha Trang ở Trung kỳ.

Vào tháng 1 năm 1946, tại các tỉnh ở miền Tây, Sa Đéc - các người của toán Dân Quân ở Gò Vấp, còn sống sót vẫn tiếp tục chiến đấu - Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá cũng không thể tiếp tục cuộc chiến đấu để chống cự lại. Mũi Cà Mau ở tại vùng cực Nam của bán đảo Đông Dương đã bị quân Pháp tiến chiếm vào ngày 5 tháng Hai.

Vị tướng Anh, ông Gracey đã rời Sàigòn vào ngày 28 tháng 1 và sứ mạng của các người lính Gurkhas đã chấm dứt vào ngày 5 tháng Ba năm 1946.

Các lực lượng của Việt Minh đã bị giảm bớt và giảm đi số người : các người theo khuynh hướng Stalin đã muốn "độc quyền" về quyền lực, và đã tàn sát tất cả các người mà họ có thể làm được : các người lãnh đạo theo khuynh hướng quốc gia và các người Trốt kít, mà không hề nghĩ đến việc sẽ làm suy yếu đi sự kháng cự của toàn dân.

Tại Nam Kỳ, các "Tội Ác" của các ng ư ời Việt Minh theo khuynh h ư ớng Stalin.

Xin nhắc lại, vào ngày 9 tháng 9, Trần Văn Giàu đã mưu toan bắt giam vị giáo chủ của giáo phái Hòa Hảo, dù ông này là thành viên của Ủy Ban Nhân Dân Nam Bộ; đến ngày 14 tháng Chín, Dương Bạch Mai đã bắt giam ông Lữ Sanh Hạnh là người Trốt kít và với 30 người đại biểu của Ủy Ban Nhân Dân đang hội họp tại Tân Định, do ông Lữ Sanh Hạnh triệu tập : vào ngày 22 tháng Chín, Giàu và chính phủ của ông, chạy về Chợ Đệm đã sai tên Hai Râu, đang say rượu, đã giết các ông Bùi Quang Chiêu và ông Dương Văn Giáo, cùng với ông Huỳnh Văn Phương là người cựu Trốt kít.

Vào cuối tháng Chín, các vị lãnh đạo của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất đã rút về khu vực Lò Gốm (vùng Chợ Lớn) để thảo luận

-- 93 --

Page 94: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

với nhau : một thiểu số người (các ông Hồ Văn Ngà, Nguyễn Văn Sâm, Trần Văn Ân, Lâm Ngọc Đường) đã chọn lựa "đi riêng biệt nhưng cùng nhau đều tấn công" với các của Đệ Tam (xu hướng theo Stalin), trong lúc đó nhóm đa số (Trần Quang Vinh, Kha Vạn Cân và các người khác đã tiên liệu cho việc hội nhập với lực lượng Việt Minh. Ông Trần Quang Vinh, vào trước ngày Sàigòn bị bao vây, đã từ chối giải pháp này, và đã trao quyền chỉ huy cho ông Nguyễn Văn Thành, và để cho ông này đã cùng với các người lính của ông đi theo Việt Minh, như theo ông Trần Văn Ân đã kể lại.

Vào tháng Mười, ông Hồ Văn Ngà đã bị nhân viên của cơ quan Guépou tên Nguyễn Văn Trấn bắt giam, sau đến lượt ông Trần Quang Vinh, ông này còn được sống sót đã nhờ vào việc ông đã "vượt ngục" sau ba tháng bị giam cầm trong "ngục thất" của Việt Minh với ông Hồ Văn Ngà.

Chúng ta hãy trở lại với các người Trốt kít là mục tiêu ưu tiên của các người cộng sản theo Stalin. Vào buổi chiều ngày 23 tháng Chín, các tên "giết thuê" của Dương Bạch Mai đã ám sát vị thơ ký của Ủy Ban Sàigòn Chợ Lớn của nhóm Tranh Đấu, ông Lê Văn Vững, ở ngay trước cửa nhà của ông này, vào lúc ông này đi về nhà của ông. Vài ngày sau, cô giáo viên Nguyễn Thị Lợi - cô này cũng như ông Lê Văn Vững đã phụ sức vào việc làm "sống lại" nhóm "Tranh Đấu" sau ngày người Nhật đầu hàng, cô nàycũng đã bị bắn chết tại Cần Giuộc (trong tỉnh Chợ Lớn).

Vào tháng Mười, ở toàn xứ Nam Kỳ, các tội ác đã xảy ra tột đỉnh, trong sự giận dữ và sự ồn ào - của các người cộng sản Stalin, do các tay "giết thuê" của Dương Bạch Mai ở miền Đông và của Nguyễn Văn Tây ở miền Tây. Ở tại Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Tây Ninh cũng như ở Mỹ Tho, Tân An và Cần Thơ, các người Trốt kít và có cảm tình đều bị giết chết; Tại ở Chợ Lớn, vào ngày 12 tháng mười, vào lúc các người lính Gurkhas mở cuộc tấn công, Ủy Ban Nam Bộ đã rút về Mỹ Tho, và tại đây đã tổ chức một cuộc thanh trừng có phương pháp. Vị luật sư Huỳnh Thái Thông, mà chúng ta đã thấy thực hiện việc "làm hồi sinh" nhóm "Tranh Đấu" vào hồi tháng Tám, ông này đã không ngờ bị cơ quan Guépou của Việt Minh vào lúc ông đang

-- 94 --

Page 95: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

chủ tọa một cuộc họp của các vị đại biểu của ủy ban hành động của các làng và các tỉnh ở lân cận; ông đã bị bắt giam cùng với các vị đại biểu và đã bị giết chết. Vào năm 1951, người ta mới phát giác ra thi thể của ông và đồng thời với thi thể của ông Hồ Văn Ngà, tại một "hầm chôn" lối 100 xác chết tại Quờn Long (quận Chợ Gạo - Mỹ tho)

Phải triệt ngay bọn Trốt kít.

Như vậy, tờ báo Cờ Giải Phóng, cơ quan của Ủy Ban Trung Ương đảng Cộng Sản Đông Dương, vào ngày 23 tháng Mười, đã đưa ra lời kêu gọi "giết chết" và được thanh minh như sau :

"Tại Nam Bộ, các người Trốt kít đã đòi hỏi để võ trang cho nhân dân, việc này đã khiến cho phái đoàn Anh Quốc phải kinh hoảng, và sự hoàn thành toàn bộ các nhiệm vụ của cuộc cách mạng tư sản trưởng giả (thiết yếu là việc cải cách điền địa, phân chia ruộng đất cho người nông dân) với mục đích làm chia rẽ cho Mặt Trận Quốc Gia (của công xã và xin hiểu là của Việt Minh) và đã khiêu khích các người địa chủ chống lại cuộc cách mạng."

Các ông Trần Văn Thạch, Phan Văn Hùm, Phan Văn Chánh, Ưng Hòa, Lê Văn Thu, Nguyễn Văn sô, đã cùng họp nhau ở Xuân Trường (Thủ Đức) để lập ra một toán người sẵn sàng chiến đấu. Dương Bạch Mai đã ra lệnh bắt giam ông Thạch, Số và Chánh và đã xử bắn các ông này tại Kiên An (Bến Súc) vào lúc các người lính Gurkhas đã tấn công vào tỉnh này, và đồng thời với ba chục người khác đã bị bắt giam, cùng với ông Nguyễn Văn Tiến, cựu quản lý của Công Xưởng Thủy Quân, ở Sàigòn.

Ông Phan Văn Hùm và các người tù chính trị khác đã đều bị "thủ tiêu lạnh lùng" vào hồi tháng Mười ở tại sông Lòng Son, và tại Biên Hòa vào giữa tháng Mười, Dương Bạch Mai đã cho xử bắn anh Lê Thanh Long là thủ lãnh Thanh Niên Tiền Phong của thành phố Vũng Tàu, và là cựu chủ bút của báo Tranh Đấu, cùng với anh Vàng là một thành viên khác của nhóm Tranh Đấu ở Biên Hòa.

-- 95 --

Page 96: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Ban Lịch Sữ chính thức của Đảng Cộng Sản ở Hà Nội đã nêu ra "ba sự không đúng với sự thật" về việc bắt giam các người thuộc nhóm "Tranh Đấu" : nhóm người này đã không "ẩn trốn" tại Dĩ An mà đã rút về vùng Xuân Trường, trong các trận "đánh chống lại bọn đế quốc"; trong lúc hưu chiến, họ đã không ấn hành báo Độc Lập, mà là báo Kháng Chiến. Và đã không nói đến việc "giết chết các người này."

Bị đe dọa sẽ bị tiêu diệt bởi các toán võ trang Việt Minh, đội Dân Quân Công Nhân của Gò Vấp đã rút về vùng Đồng Tháp Mười, và tại đây, "sư đoàn ba" của ông Nguyễn Hào Hiệp đã giúp cho đội Dân Quân không bị tàn sát. Trong cuộc rút lui này, đã chống lại các lính Pháp, đội Dân Quân này đã thiệt hại mất hai chục chiến sĩ: chị Quý nữ y tá, các anh Dõng, Thiên, Trần Văn Thanh, Nguyễn Văn Hương, Trần Quốc Kiêu và sáu người đồng chí của đồn điền cao su ở Tây Ninh.

Nguyễn Văn Linh, Lê Ngọc, Nguyễn Văn Nam và Ngô Văn Xuyết đã cùng họp với nhau ở nhà của Xuyết ở Tân Lộ, cách Thủ Đức 4 kilô mét về hướng Đông, tất cả 4 người đồng thảo ra một văn bản về Chính Trị giải thích cho đường lối Đấu Tranh của Mặt Trận và đội Công Nhân Dân Quân. Nếu các người trinh sát của Dương Bạch Mai đến bắt họ, họ sẽ chống cự lại với võ khí. Văn bản Chính Trị vừa được thảo xong, cả 4 người đều đi gặp lại đội Dân Quân, trên đường rút lui về Đồng Tháp Mười, trên con đường mà vào thế kỹ về trước các người đã chống lại người Pháp đã sử dụng, mà ngày nay các xe thiết giáp của Pháp không thể truy kích được và tại nơi này, sau cuộc nổi loạn vào hồi tháng 11 năm 1940, một số đông các người nông dân ở tại vùng này đã không giấu diếm theo về đạo Cao Đài hay là đạo của Phật Thầy (Hòa Hảo). Vùng dất này đã rất là nghèo quá độ (chúng tôi đã gặp một đôi vợ chồng mà chỉ có một cái quần… bằng bao bố đựng lúa); tuy vậy chúng tôi đã được tiếp đón với nhiều thiện cảm.

Trong lúc chúng tôi đi sâu vào vùng "đầm lầy" đầy đất phèn, mêenh mông này, các chiếc phi cơ Pháp bay đuổi theo chúng tôi và bắn súng máy vào toán người chúng tôi.

-- 96 --

Page 97: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Được giao phó đi tìm mua một máy "radiô", anh Ngô Văn Xuyết đã bị bắt giữ tại bờ sông Vàm Cỏ, bởi tên thầy Giáo Trọng, được Việt Minh giao cho làm tỉnh trưởng Tân An. Anh Xuyết đã bị giam cùng với 30 người khác bị "tình nghi" tại ngôi đình thờ thần làng Mỹ Phước, anh Xuyết đã dự kiến việc hành quyết đơn giản ba người giáo dân đạo Thiên chúa, ba người này ở Tân An và chạy về đây, vì Tân An vừa bị quân Pháp chiếm đóng, và hai người cựu nhân viên của sở An Ninh Pháp được cơ quan cảnh sát trên sông Việt Minh thu dụng vì hai người này đã gây ra các cuộc khiêu khích; các người dân làng đến chứng kiến cảnh đang xảy ra. Nhìn xuyên qua các "kẻ hở" của tấm vách bằng gỗ ván đã ngăn cách các người tù với gian phòng ở bên cạnh, anh Xuyết đã nghe tiếng kêu than vì các "cú đấm" và các "cú đá" của một gia đình nông dân nghèo đã bị nghi ngờ là làm gián điệp vào khi họ đem các khoai lang vừa thâu hoạch của mùa trồng, đem về nhà.

Anh Xuyết đã tìm được một mảnh giấy viết vội vài hàng chữ về "đời của anh" về quá khứ và mục đích của cuộc tranh đấu của anh, hiện thời; nếu đời sống của anh ngừng tại đây, một người nào đó sẽ đọc các hàng chữ này và sẽ suy nghĩ chăng ? Được chuyển qua một nhà lá được dùng làm giáo đường tại Sông Xoai được dùng làm khám đường chính trị, anh đã gặp được vài người bạn đã từng tham gia nhóm Tranh Đấu, trong số này có ông Thu làm "trắc Địa Sư" ở Mỹ Tho, đã từng giúp các nông dân trong việc "phân chia điền địa". Tên "cai ngục" là một người từ Côn Đảo trở về và được võ trang với một khẩu súng ngắn. Một sự "may mắn" đã khiến Đệ Tam Sư Đoàn đi qua vùng này và các tù nhân đã được giải thoát.

Trong lúc anh Trần Đình Minh đã tử trận tại Sa Đéc vào ngày 13 tháng 1 năm 1946, vào khi đánh với quân Pháp tại mặt trận ở Mỹ Lợi (Sa Đéc) chính Việt Minh đã giết chết các anh công nhân Lê Ngọc, Lê Kỳ và Lê Văn Hương thuộc đạo Dân Quân Công Nhân ở Hóc Môn và nói các người này là Việt Gian. Như vậy, dần dần từ cuối tháng Chín năm 1945 cho đến tháng 1 năm 1946, dưới bàn tay của thực dân và bọn cộng sản theo Stalin, một số chiến sĩ cách mạng quốc tế đã chết trong cơn lốc dành chiến đấu dành sự Độc Lập.

-- 97 --

Page 98: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Vào khi Bảy Viễn được biết tin về việc giết chết ông Tạ Thu Thâu, Huỳnh Văn Phương, bà y sĩ Hồ Vĩnh Ký và người chồng và nhiều người khác, Bảy Viễn cũng đã cảm thấy ông cũng đến lượt bị de dọa, ông đã đoạn giao với Trần Văn Giàu và treo giá cho cái đầu của Giàu; nhưng Giàu đã được triệu hồi ra Hà Nội vào hồi tháng Mười và tại nơi này khó đụng chạm đến y.

Việc bình định của Pháp.

Vào năm 1930, cách diễn tả "Khủng Bố Trắng" đã thông dụng trong nhân dân. Vào cuối năm 1945 và đầu năm 1946, hai tiếng kêu - la lớn và mới là tiếng báo động đã xảy ra ở các ngôi làng : "Tây tới" và "Tây đi bố". Vì tại tất cả các nơi ở trong các vùng quê, tất cả các cuộc tảo thanh đều xảy ra và tiếp tục diễn đi và diễn lại.

Vào một buổi hừng sáng vào tháng 1 năm 1946, tại một ngôi làng nhỏ ở tại Tăng Phú, ẩn sau các hàng rào tre gai dày, ở cách 4 kilô mét về hướng Đông của quận Thủ Đức, đã thức dậy với các tiếng nổ của các "hỏa tiễn rốc két". Các cây tre gai đã bị bắn bay lên từng bụi. Các cây gỗ thơm đã nổ tung lên. Dân làng đã bỏ chạy trốn hay là đã ẩn nấp dưới các chiếc hầm. Các tiếng nổ như vậy đã báo trước cho các cuộc đi "ruồng bố" của quân Pháp.

Những bạo hành của bọn lính hung hãn vô kỹ luật đã sẵn có. Các nhà lá và các ngôi nhà ở khác đã đều được lục soát tận gốc, các chiếc tủ đều bị đập vỡ và luôn cả Đình Làng thờ vị Thần Hoàng cũng không được chừa ra. Các cụ già, các người đàn bà và trẻ em, tất cả đều bị lùa ra ở bên lề đường lộ. Các người thanh - thiếu niên bị bắt đều được tập hợp đều bị xử bắn ngay và xô xuống nước; vào trong đêm, một người sống sót đến một cánh đồng trồng bí để lượm đem về xác chết của người em trai, người này cũng chết "nát thây" vì một quả lựu đạn được gài ở dưới xác của người chết, đã nổ tung lên. Một người nông dân vẫn tiếp tục cuốc đất và không ngừng làm việc vào lúc các người lính đi "ruồng" đi đến và bị bắn chết ngay tại chỗ; một người nông dân khác đã bỏ chạy và đã bị bắn theo và viên đạn đã xuyên qua đầu gối; nhiều người nông dân khác, đã bị bắt ở ngoài các

-- 98 --

Page 99: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

khu ruộng hay là tại các "rừng chồi" mà họ ẩn trốn đã được đưa về đồn lính nhỏ tại Chợ Nhỏ, có một đài Phát Thanh Vô Tuyến ở tại đầu làng; họ đã bị giam dồn xuống một chiếc hầm không có ánh sáng và khí trời để thở, nhiều người bị tình nghi đã bị xử bắn. Cách Thủ Đức 4 kilô mét về hướng Tây, tại Gò Dưa đã "bêu" vài chiếc đầu người đã bị chặt, tại hàng rào của đồn lính, ở trước ngôi chợ.

Bà Jeanne Cuisinier, được ủy nhiệm một sứ mạng về "khảo sát về dân tộc học" của bộ Quốc Gia Giáo Dục Pháp, đã làm chứng về sự tàn bạo mù quáng của việc bình định."

"Các người Kháng Chiến thường tổng thể từ 15 đến 20 kilô mét cách xa ở nơi họ trú quân nhưng thường là tại các ngôi làng ở gần nhất, mà quân Pháp đã "trả đũa" lại tại nơi đã bị tấn công, bắng cách đốt cháy rụi toàn ngôi làng, hay là chỉ đốt vài ngôi nhà, hay là bắt đi vài người con tin, hay là "quét sạch" tất cả, con người và nhà cửa. Tại Sàigòn, tôi đã được nghe một vị trung úy của binh chủng Lê Dương đã thuật lại cho các người bạn về một cuộc "chạm súng" của đơn vị của ông tại vùng Hóc Môn, và đã chấm dứt cuộc thuật chuyện này và nói : "chúng tôi đã chịu vài sự thiệt hại và chúng tôi cũng đã đáp lại bằng cách gây ra nhiều sự tổn thất. Trên một bề sâu 6 kilô mét, không còn lại gì cả; từ các con vịt cho đến các con trâu, qua các người đàn bà và các trẻ em, chúng tôi đã "quét sạch" tất cả."

Bà Jeanne Cuisinier - cũng đã ghi các việc khác - các thành tích của quân đội Pháp vào các tháng Tám, tháng Chín và tháng Mười năm 1946.

"Một vị y sĩ ở Mỹ Tho đã báo cho tôi biết các việc như sau : Trên đường từ Mỹ Tho đi Bến Tre, các miếng ván lót trên "chiếc Cầu Sắt" đã bị các người kháng chiến gỡ đi. Quân đội Pháp đã đốt 20 cái nhà.

"Một đoàn quân xa Pháp đã bị tấn công tại vùng trong quận Cai Lậy, cách Mỹ Tho 30 kilô mét - 120 cái nhà đã bị đốt cháy, việc này xảy ra vào hồi tháng Tám.

-- 99 --

Page 100: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

"Tại Bến Tre, một vị sĩ quan Pháp đã bị giết chết : người Pháp đã bắt 80 người con tin, trong số này đã có 5 người tình nghi đã bị xử bắn. "Tại Chí Hòa, đồn lính đã bị tấn công bởi các thành phần thuộc phe kháng chiến, sau khi cuộc tấn công này đã bị đẩy lui, một cuộc hành quân đã được thi hành, các người lính Pháp đã tàn sát 20 người dân Việt và người Tàu ở trong vùng này."

Bà này đã tả về các việc "sách nhiễu" là việc thường xảy ra hàng ngày, và các cuộc cướp bóc, các việc bắt người một cách chuyên quyền cùng với các việc "hành quyết" không xét xử :

"Trong các đêm 13, 14 và 15 tháng Mười, đã xảy ra các cuộc cướp bóc thật là "có lợi" đã xảy ra tại Hóc Môn, Bà Điểm và Gò Vấp do các người thuộc "binh chủng thuộc địa" thực hành.

Các người dân bị cơ quan An Ninh bắt giữ thường được thả ra sau khi đã nạp một số tiền cho các viên chức. Khổ thay, việc nạp tiền này đã không phải là "đặc hữu" riêng của cơ quan An Ninh Quốc Gia Pháp. Người ta đã kể tên các người công chức, các con số của các số tiền mà các người công chức này đã "tom góp" được trong vài tháng hay trong vài ngày về các vụ bắt người.

"Tại Mỹ Tho, ông Razzani là người quản lý của ngôi chợ đã tuyên bố là ngôi nhà của ông đã bị các người lính Nhật Bản cướp bóc, ông lấy tất cả các vật mà ông thích ở tại nơi nào mà ông thấy, để đền bù lại những mất mát mà ông đã phải chịu. Người ta đã thấy ông này lấy đi từ nhà của các vị y sĩ Tươi và Cầm ba chiếc va li đựng các "vật quý" và hai đôi "ngà voi."

Tại quận Cai Lậy, tên Bé là đại diện hành chính đã giao nhờ giữ dùm số bạc là 120 ngàn đồng sau hai tháng tại chức tại quận này.

Tại quận Ô Môn, vị trưởng đồn ông Retrosky đã đem về cho người vợ ở Cần Thơ, một số tiền là 30.000 đồng sau 10 ngày tại chức tại đây.

Tại quận Cái Bè thuộc tỉnh Mỹ Tho, lối 60 vị điền chủ đã bị bắt giữ, và đã được thả ra sau khi đã nạp từ 5.000 đến 10.000 đồng.

-- 100 --

Page 101: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Trong các người khác, hai anh em họ Liêm đã phải nạp 15.000 đồng mỗi người cho được thả ra. Vị thầy giáo tên Mẫn, vì không có tiền để nạp đã bị hành quyết.

Tại quận An Hòa (thuộc tỉnh Mỹ Tho) hai người thương gia người Tàu đã bị các nhà chức trách quân sự bắt giữ, cộng đồng người Tàu đã phản kháng với vị sĩ quan để xin trả lại tự do cho hai vị thương gia này. Khi nhận được thơ phản kháng, vị sĩ quan này đã bắn chết hai người thương gia và đã ra lệnh bắt giữ các thân nhân của hai gia đình của hai người thương gia nạn nhân này. Vị sĩ quan này đã nói : "Nếu một người nào muốn suy tính còn để phản kháng, tôi sẽ cho xử bắn tất cả. các người có thể đi báo cáo cho tên quận trưởng "ngu ngốc"

Ông Nhượng là người thơ ký của ông quận trưởng đã kết luận và nói : "Đây là lần thất bại trong vòng ít hơn một tháng. Tại nơi chúng tôi ở Sa Đéc, việc xảy ra cũng đã giống như vậy, tại gia dình của người anh em họ của tôi ở Vĩnh Long cũng giống như vậy. Trong tháng Chín năm 1946. Một tâm trạng như vậy của các vị sĩ quan phụ đạo đạo quân Viễn Chinh Pháp tại Đông Dương đã có tại ở khắp nơi.

Và cũng còn diễn lại tại An Hòa, một thầy giáo tên Hạp bị bắt vào khi xét trong người có một tờ "báo lậu" của các người kháng chiến. Trường hợp của người thầy giáo này được vị sĩ quan trưởng đồn ở Rạch Miễu xét xử; vị thanh tra các trường tiểu học Đông Dương đã gởi thơ cho vị sĩ quan Pháp trưởng đồn để cung cấp các lời giải thích. Vị sĩ quan này, khi nhận được bức thơ, đã đem thầy giáo Hạp ra xử bắn (tháng Chín năm 1946)

Vào ngày 19 tháng Chín năm 1946, các người lính Lê Dương Pháp đóng tại quận Mỏ Cày (thuộc tỉnh Bến Tre) vào buổi trưa đã xông vào khám xét nhà của vị lão "học giả" ông Dương Văn 80 tuổi, và đã ngược đải ông này và bắt dẫn đi người con gái, cô Dương Thị Long, 30 tuổi còn độc thân, cùng với một người đàn ông đang ở tại đó vào lúc các người lính Lê Dương xông vào nhà, và dẫn cả hai người này đi về đồn lính ở tại Mỏ Cày và tại đây hai người này đã bị hỏi cung và tra tấn liên tiếp trong hai ngày. Cô Long đã bị tố cáo đã

-- 101 --

Page 102: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

có một người anh rể đã đi theo các người kháng chiến và đã làm công tác tuyên truyền với các người lính Lê Dương. Sau đến, cô Long và người đàn ông bị bắt cùng một lượt đã được đưa ra bờ sông. Cô Long đã tháo sợi dây chuyền đeo ở cổ, bằng vàng, và trao cho một người lính Lê Dương và nói : "Anh hãy giữ lấy để làm kỷ niệm của một người con gái Việt đã chết cho Tổ Quốc." Hai xác chết này đã bị "phơi thây" tại bờ sông cho đến ngày hôm sau, rồi bị ném xuống sông.

Vì như vậy, một cái "chết mù quáng" đã sập xuống các ngôi làng, các cuộc hành quân "trừng phạt" đã trở lại thường để trừng phạt các ngôi làng này, và cũng tại cùng một nơi; sự sở hãi và ghét cay ghét đắng đã khiến cho các người thanh niên đã chạy trốn vào Bưng.

Tại Bắc Kỳ, cuộc Chiếm Đóng của Trung Quốc và cuộc thao túng của Hồ Chí Minh.

Vào ngày 9 tháng Chín năm 1945, một tuần lễ sau cuộc lễ Tuyên Bố Độc Lập của ông Hồ Chí Minh, quân đội Trung Quốc đã tiến vào thành phố Hà Nội; và đã dàn binh xuống đến Tourane (Đà Nẵng) tức là vỹ tuyến thứ 16.

Quân đội Trung Quốc đã hành động như ở một nơi đã "chinh phục" được, một số quân là 180.000 lính và đã dẫn theo vợ và con cái và các người phu khuân vác đã "ồ ạt đổ vào" xứ Bắc Kỳ và miền Bắc Trung kỳ đang bị nạn đói làm chết người đang diễn ra và tàn phá. Các đoàn quân của tỉnh Vân Nam đã tiến vào xứ Bắc Kỳ do ngã Lao Kay và đã xuôi theo thung lũng sông Hồng Hà; các đoàn quân của tỉnh Quảng Tây đã tiến vào đất Bắc do ngã Cao Bằng và Lạng Sơn.

Cùng đi theo với quân đội Tàu, các nhóm người có võ trang của các đảng quốc gia như "Việt Nam Quốc Dân Đảng" (V.N.Q.D.Đ.) và Đồng Minh Hội (Đ.M.H.). Trên đường đi về Hà Nội, quân đội Tàu đã "hất ra rìa" các Ủy Ban Việt Minh và thay thế với các Ủy Ban V.N.Q.D.Đ. dài theo sông Hồng, nhất là trong các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Hưng Hóa và các Ủy Ban Đ.M.H. tại các tỉnh

-- 102 --

Page 103: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Bắc Giang và Quảng Yên. Các tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang và Thái Nguyên với khu an toàn của tỉnh này vẫn còn ở dưới quyền cai trị của Việt Minh, cùng với vùng Trung Châu Bắc Kỳ và các vùng Bắc Trung Kỳ.

Vào ngày 18 tháng Chín, đại tướng Lữ Hán, vị chỉ huy tối cao của quân sự Trung Quốc đến chiếm đóng, đã đến Hà Nội bằng phi cơ v bộ Tham Mưu của ông; ông Lữ Hán đã đóng bản doanh tại dinh của vị Thống Đốc Thủ Hiến Đông Dương (dinh Toàn Quyền) và thay thế ông Sainteny, là người thay mặt cho chính phủ lâm thời của tướng de Gaulle đã cùng với ba người Pháp đã chiếm cứ dinh từ ngày 23 tháng Tám. Đại tướng Lữ Hán đã nhận sự đầu hàng của quân đội Nhật. Ông Hồ Chí Minh đã khởi thực hiện thi hành các cử chỉ đầu tiên để dụ dỗ tướng Lữ Hán bằng cách "biếu" ông này một "bộ khay đèn" bằng vàng ròng để hút "á phiện" : "tuần lễ Vàng" mà ông Hồ đã bòn ép toàn nhân dân đã cống hiến rộng rãi được nói là để "mua súng đạn" đã thâu đạt được một số vàng đáng kể.

Sự tử tế của các vị sĩ quan cao cấp Tàu đối với Việt Nam đã được tỏ ra quyết định : không có một chiếc tàu nào của Pháp đã được phép đi vào các vùng thuộc quân đội Tàu kiểm soát và quân đội Tàu sẽ ở lại đây trong một thời gian mà họ cần có. Nhưng, chẳng bao lâu việc khai thác và trục lợi về kinh tế của quân đội Tàu đã được quả "quyết" nhận ra và Hà Nội đã có phong cảnh và bộ mặt của một thành phố Trung Quốc, với các ngân hàng mới của người Tàu và các người thương gia Tàu đã được nuôi sống với các vụ mua bán tiền tệ, đầu cơ và buôn chợ đen. Họ đã bắt buộc cho việc Đổi Tiền (Hối Đoái) với giá 1,5 đồng Đông Dương đối lấy một đồng Quan Kim của Trung Quốc, với hối xuất này họ đã mua với một giá rất là hạ tất cả các sản phẩm và thực phẩm của xứ này. Việc lạm phát đã làm tăng lên gấp hai lần nạn Đói Kém, các người nghèo đành phải chịu chết Đói.

Các vị lãnh đạo của Đồng Minh Hội và Việt Nam Quốc Dân Đảng là các ông Nguyễn Hải Thần và Vũ Hồng Khanh đã ở tại Hà Nội - dưới sự che chở của quân đội Tàu - và các người hộ vệ võ trang của hai ông này. Trong các tờ báo của mỗi ông Liên Hiệp và Việt

-- 103 --

Page 104: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Nam, hai ông này đã tố cáo ông Hồ Chí Minh đã "cưỡng bức và vi phạm" bản thỏa ước ở Liễu Châu, được thỏa hiệp vào hồi tháng Ba năn 1944 và đã đòi hỏi phải được tham gia ngay vào "chính quyền". Ông Hồ đã đương đầu lại và đề nghị thành lập một Chính Phủ Liên Hiệp Quốc Gia ngay sau cuộc bầu cử toàn thể được định diễn ra vào ngày 23 tháng 12 năm 1945. Dưới quyền lực của Việt Minh việc bầu cử này sẽ ra sao ? Đồng Minh Hội và Quốc Dân Đảng đã đe dọa "tẩy chay" cuộc bầu cử này và đến ngày 20 tháng 12, báo Liên Hiệp đã tố cáo, dưới một sự "trá hình" của Việt Minh dưới một tấm màn trá hình là một Quốc Hội Quốc Gia.

Sự căng thẳng giữa Việt Minh và các đảng phái "cạnh tranh" đã diễn ra với cảnh "chơi nhau bằng dao", với các việc bắt cóc lẫn nhau và ám sát,; các tên "đầu trộm đuôi cướp" đã được thuê để làm các việc hèn hạ này. Vào năm 1946, người ta đã phát giác ra nhiều "hầm chôn xác người" đã chứng tỏ cho các việc tàn ác dã xảy ra. Vào ngày 12 tháng 11, ông Nguyễn Hải Thần đã tổ chức lễ kỷ niệm ông Tôn Dật Tiên, 10 người Vệ Binh Việt Minh đã công khai bị các người Vệ Binh của Đồng Minh Hội giết chết, và vào ngày 3 tháng 12, ông Võ Nguyên Giáp đã bị các người của Việt Nam Quốc Dân Đảng bắt giữ trong vài giờ đồng hồ.

Về một phần khác, vị thống chế Tchang Kai Chek không muốn có một "chính phủ cộng sản" ở tại các vùng biên giới ở về phía Nam của Trung Quốc. Ông Hồ Chí Minh cũng cần phải đối phó về việc này : vào ngày 11 tháng 11, ông đã tuyên bố "tự giải tán" của Đảng Cộng Sản Đông Dương, và đã được ấn hành vào ngày 18 trên báo Cộng Hòa : ông đã tự tuyên bố là người "đấu tranh tiên phong của nòi giống"…, và sẵn sàng đặt quyền lợi của tổ quốc trên quyền lợi của các giai cấp… hầu để phá tan các sự hiểu lầm ở trong nội bộ và ở ngoài.

Bộ "quần áo mới" này đã được tự chú thích ngay từ khi có bầu cử.

Vào các ngày20 và 23 tháng Chạp, một phái đoàn của Liên Sô đã tuiếp xúc với chính phủ Việt Minh, và đã cho biết là Liên Sô

-- 104 --

Page 105: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

không thể làm được một việc gì lớn cả cho Việt Nam và đã cố vấn và khuyên là nên ở lại trong "quỷ đạo của nước Pháp."

Vào ngày 24, dưới các áp lực của Trung Quốc, Việt Minh, Đồng Minh Hội và Việt Nam Quốc Dân Đảng đã thỏa thuận để thành lập ngay một "chính phủ Liên Hiệp Quốc Gia" do ông Hồ Chí Minh làm Chủ Tịch và với ông Nguyễn Hải Thần làm Phó Chủ Tịch; chính phủ này sẽ trở thành thiệt thọ sau cuộc bầu cử, sau khi nhận được sự tấn phong của Quốc Hội Quốc Gia. Dù các kết quả có ra sao, ông Hồ Chí Minh đã quyết định trước, dành 70 ghế tại Quốc Hội cho các người đối thủ của ông và các người này sẽ không phá hoại cuộc bầu cử.

Cuộc bầu cử đã diễn ra vào ngày 6 tháng 1 năm 1946 và các người theo ông Hồ với các người liên kết với ông Hồ đã đạt được "đa số áp đảo". Tại Hà Nội, ông Hồ đã đạt được 98% số phiếu của 172.765 người đi bầu. Chỉ có các người ứng cử viên được Việt Minh chấp thuận mới được ra ứng cử vì một phần lớn các người chống đối đã bị loại ra không được ra ứng cử hay là đã bị giam cầm, theo như đạo luật của ngày 13 tháng Chín đã ban cho cơ quan Guépou của Việt Minh quyền được "bắt giam tất cả các người được xếp vào loại người nguy hiểm cho Cộng Hòa Việt Nam." Ông Bảo Đại, từ 3 tháng qua đã bị "quản thúc" tại Sầm Sơn, đã được biết vào ngày 8 tháng 1 là ông đã "đắt cử" làm dân biểu của tỉnh Thuận Hóa với 92% các số thăm, dù là ông không hề ra ứng cử.

Đã được nhân dân bầu ra trong một cuộc toàn dân bầu phiếu, ông Hồ Chí Minh tiếp tục các cuộc trả giá mập mờ với ông Sainteny : đó là việc mà các ông Nguyễn Hải Thần và ông Vũ Hồng Khanh đã gọi là một cuộc đầu hàng nếu không phải là một cuộc bội phản cách mạng.

Vài ngày trước ngày 21 tháng 1 năm 1946, vào ngày vị tướng de Gaulle đã không còn cầm quyền vẫn còn cố giữ trong đầu của ông một giấc mộng về các "lãnh thổ của chúng ta ở hải ngoại" và đã hơi vô liêm sĩ tuyên bố : "chúng ta trở lại Đông Dương vì chúng ta là kẻ mạnh hơn." Vào ngày 28 tháng Hai, tân chính phủ Pháp đã được sự

-- 105 --

Page 106: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

thỏa thuận của ông Tchang Kai Chek việc rút lui của quân đội Trung Quốc ra khỏi miền Bắc của Đông Dương, để đổi lại việc nước Pháp từ bỏ các "nhượng địa" của Pháp ở Shanghai, Tiên Tsin, HanKéou, Canton, và lãnh thổ ở Kwan Cheo Wan cùng với việc bán lại cho Trung Quốc đường xe Hỏa ở Yun Nan. Quân đội Trung Quốc bắt đầu rút quân giữa ngày 1 và 15 tháng Ba.

Hai ngay sau ngày 28 tháng Hai, một hạm đội chiến tranh Pháp gồm có : bảy chiếc tuần dương hạm, một chiếc thông báo hạm, hau chiếc tàu hộ tống và một chiếc hàng không mẫu hạm đã đến Sàigòn để cho 15.000 lính Pháp và trực chỉ hướng Bắc.

Ở tại Sàigòn, các hành động thô bạo của các người lính Pháp khủng bố các người Pháp đã không lột trần các thiện cảm đối với các người dân bản thổ. Vào ngày 2 và 3 tháng Ba, các người lính Pháp đã thẳng tay "đánh đập" vị biên tập viên của tờ báo tiếng Pháp "Công Lý" và xông vào đập phá gian nhà của ông này, và tòa soạn và nhà in của tờ báo thuộc khuynh hướng xã hội mà các người lính của "đạo quân Viễn chinh Pháp" cũng đã không nương tay, các hành động vi phạm luật đã không bị truy tố và trừng phạt. Về thành tích này lại được tiếp theo một việc không kém đã được ghi vào trí nhớ. Một nhóm bí mật tên "nhóm Văn Hóa Mát Xít" đã gởi một kiến nghị lên chính phủ Pháp xin cho nền Độc Lập của Việt Nam; một cô Nữ Phụ Tá Quân Đội còn trẻ tuổi đã ký tên vào bản kiến nghị này, họ đã cạo trọc đầu cô này và đã cưỡng bách cô này đi suốt đường Catinat vào lúc 6 giờ chiều, đi giữa hai người lính nhảy dù Pháp tay cầm roi cà vạt, và ở sau lưng cô này có treo một cái bảng nhỏ có ghi các hàng chữ : "Tôi là người đã ký tên vào bản kiến nghị Mát Xít". Đây là nguồn tin của vị ký giả J.M. Hertrich.

Vào ngày 2 tháng Ba, tại Hà Nội đang sôi nổi, Hồ Chí Minh đã họp cho Quốc Hội và đã tấn phong cho chính phủ lâm thời của ông trở thành "Chánh Phủ Liên Hiệp Quốc Gia và Kháng Chiến"; ông Nguyễn Hải Thành, người lãnh đạo Đồng Minh Hội, vẫn giữ chức vị Phó Chủ Tịch; ông Vũ Hồng Khanh và ông Nguyễn Tường Tam của chi nhánh Quốc Dân Đảng đã mỗi người giữ một chức vụ là Ủy Viên của Hội Đồng Bộ Trưởng và bộ trưởng bộ Ngoại Giao. Tại

-- 106 --

Page 107: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

bộ Nội Vụ và bộ Quốc Phòng đã được giao cho hai người (bằng rơm) vị học giả cao niên Huỳnh Thúc Kháng (đã bị đưa đi đày tại Côn Đảo cùng với ông Phan Châu Trinh vào năm 1908) và vị luật sư Phan Anh, vừa mới đây đã là bộ trưởng bộ Thanh Niên của vua Bảo Đại; trên việc làm, ông Võ Nguyên Giáp điều khiển cơ quan Công An và Quân Đội.

Hồ Chí Minh và cuộc lừa nhau của các ng ư ời đi lừa nhau.

Vào ngày 6 tháng Ba năm 1946, các cuộc "mặc cả" bắt đầu từ tháng Tám năm 1945 giữa Việt Minh và "Nước Pháp Mới" trên căn bản của bản Tuyên Ngôn ngày 24 tháng Ba năm 1945 và đã đưa đến kết quả cho một bản thỏa ước giữa ông Sainteny và ông Hồ Chí Minh và ông Vũ Hồng Khanh :

1°) Nước Pháp nhìn nhận nước Cộng Hòa Việt Nam là một Quốc Gia Tự Do có một chính phủ, một nghị viện, một quân đội và một nền tài chính, và là một thành phần của Liên Bang Đông Dương và của Liên Hiệp Pháp.

Vấn đề "Ba Kỳ", chính phủ Pháp cam kết sẽ tôn trọng về các quyết định của các cuộc thăm dò của các cuộc "trưng cầu dân ý."

2°) Chính phủ Việt Nam tuyên bố sẵn sàng đón tiếp với tình bạn quân đội Pháp, vào khi đúng với tinh thần của các thỏa ước quốc tế, đến thay thế cho quân đội Trung Quốc.

Và cũng vào buổi sáng ngày 6 tháng Ba này, các tàu chiến của Pháp đã đến trước thương cảng Hải Phòng thì quân đội Tàu đã bắn súng đại bác vào đoàn chiến hạm này. Chỉ đến ngày hôm sau, quân đội Trung Quốc mới thỏa thuận cho quân đội Pháp đổ bộ lên cảng Hải Phòng.

Vào ngày 7 tháng Ba, đã có một cuộc biểu tình lớn diễn ra trước Nhà Hát Lớn ở Hà Nội và ông Võ Nguyên Giáp và ông Hồ đã

-- 107 --

Page 108: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

cố gắng làm dịu đi trạng thái kinh ngạc của nhân dân về việc ký kết bản thỏa ước mới. Ông Hồ đã kêu la lên : "Tôi thề đã không bán các anh !" và hối thúc ông Sainteny hãy tổ chức cho việc nối tiếp các cuộc thương thuyết ở Paris.

Vào ngày 16, ông Hồ đa "sai phái" vị cố vấn tối cao Vĩnh Thụy cầm đầu một phái đoàn thiện chí lên đường đi sang Tchung King, thủ đô của nước Trung Quốc (từ năm 1937 đến 1946), phái đoàn này đã dùng một phi cơ loại DC3 của quân đội Trung Quốc và cùng đi với khoảng 12 vị sĩ quan đi về nước với các của "cướp được."

Chỉ riêng có vua Bảo Đại đã được tướng Tchang Kai Chek đón tiếp trọng thể, và chỉ đón tiếp rất ngắn thời gian cho các người đại biểu Việt Minh tại một ngôi chùa và chỉ để cho các người này có được đủ thời gian để đọc một bức thông điệp thân thiện của Hồ Chí Minh, như vua Bảo Đại đã thuật lại trong tác phẩm "Con Rồng Nam" của ông, và ông Tchang Kai Chek đã cảnh cáo cho biết là Trung Quốc chỉ muốn có các "nước bạn" ở tại các biên giới của mình.

Đối với vua Bảo Đại, đây là một cơ hội chưa từng có được để thoát khỏi bàn tay kềm chế của ông Hồ vì ông Hồ đã căn dặn ông là chỉ trở về nước vào khi nào ông lên lời kêu gọi. Vua Bảo Đại đã ở lại Hong Kong từ tháng Chín năm 1946, và lại còn nhận được của ông Hồ vài lượng vàng do vị y sĩ Phạm Ngọc thạch đem qua. Chẳng bao lâu, người ta đã gặp lại vua Bảo Đại trong "lòng" của các người "đế quốc thuộc địa".

Không phải Nổ một tiếng Súng.

Vào ngày 18 tháng Ba, tướng Pháp Leclerc đã tiến tới Hà Nội với 1.000 người lính và 20 chiếc quân xa. Vào ngày 27, vị tướng này đã viết một bản phúc trình cho chính phủ của ông, ông viết :

"Nhân phẩm của ông Sainteny đã làm ngạc nhiên các người đối thủ của chúng ta và ông đã thương thuyết có lợi cho chúng ta. Vào ngày hôm sau, các người này đã nhận thức được hoàn toàn. Nhờ

-- 108 --

Page 109: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

vào các bản thỏa ước này, dù đã gặp phải sự chống đối dữ dội của các người Tàu, chúng tôi đã có thể trở lại Hà Nội, "không nổ" một phát súng."

Quân đội Pháp đã đóng quân ở tất cả các quân trấn, tại Hà Nội, Hải Phòng, Hòn Gay, Nam Định, Huế, Tourane, Hải Dương và ở các đồn lính ở vùng biên giới, tại Móng Cáy, Lạng sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu và Điện Biên Phủ.

Các cuộc hành động chủ mưu về chính trị hầu để giữ lại xứ Nam Kỳ ở lại trong lòng của Pháp đã bắt đầu ngay từ ngày 13 : vị bộ trưởng về Thuộc Địa Pháp, ông Moutet đã gởi điện tín cho đô đốc Thierry d'Argenlieu, Cao Ủy Pháp cho Đông Dương, dặn dò ông này hãy sử dụng biểu ngữ "đất Nam Kỳ là thuộc về dân Nam Kỳ" và dùng làm một vũ khí để chống lại việc Thống Nhất cho Ba Kỳ.

Cùng kèm theo các việc chuẩn bị để Đè Nát về quân sự của "Nước Tự Do" của Việt Nam, đang được sửa soạn; bản Huấn Lệnh số 2 của vị tướng Pháp tên Valluy được lệnh duy trì trật tự ở khắp miền Bắc đã truyền lệnh, vào ngày 10 tháng Tư :

"Ở tại mỗi quân trấn và bắt đầu từ khi vừa đến, vị chỉ huy phải lập ngay một kế hoạch an toàn đầu tiên : kế hoạch này phải có một chương trình hành động để điều quân ở trong thành phố và biến đổi việc dàn quân ra thành một hành quân hoàn toàn về quân sự và coi như là một cuộc Đảo Chính."

"Phải cần tập họp tất cả các tài liệu cần thiết và quan trọng, trong một thời gian rất sớm về các tổ chức của người Tàu và của người Việt ở trong thành phố này, cũng như của các người lãnh đạo của nơi này (căn cước, thói quen, nơi họ trú ngụ vào ban đêm, vân vân…) Đồng thời, các toán người chuyên về một việc sẽ được thành lập với việc hóa trang, giống như đã thực hành tại Nam Kỳ. Các toán này sẽ được giao phó việc vô hiệu hóa các người lãnh đạo với một cách kín đáo và luôn cả các người chủ mưu và đặt ra tại chỗ một hệ thống an toàn. Một khi ban tình báo đã định rõ được các tổ chức này và cho biết về các thói quen của các thành viên của các tổ chức này,

-- 109 --

Page 110: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

các "com măng đô" của chúng ta sẽ được đặc biệt thành lập để chuẩn bị bất ngờ vô hiệu hóa các tổ chức và các người thành viên này."

Từ việc "tr ơ trẽn" về th ươ ng thuyết đến cuộc Dấy Loạn ngày 19 tháng 12 năm 1946.

Vào ngày 16 tháng Tư năm 1946, đã khai mạc tại Đà Lạt cuộc thương thuyết để chuẩn bị cho cuộc thương thuyết "nhất định" tại Pháp và cuộc thương thuyết này đã chấm dứt vào ngày một tháng Năm với một sự hoàn toàn bất đồng ý kiến về tất cả các điểm : người Pháp đã không hề chấp nhận cho việc thống nhất của ba kỳ, và việc Ngoại Giao riêng của nước Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam; và sau hết, người Pháp đòi kiểm soát ngành Quan Thuế và ngành Ngoại Thương, việc này sẽ làm Việt Nam mất đi các số Thu Ngân.

Ông Hồ Chí Minh đã rời Hà Nội vào ngày 31 tháng Năm để đi sang Pháp, và đến ngày 12 tháng Sáu thì phi cơ hạ cánh tại Biarritz. Mười ngày sau, ông đã được đón tiếp tại Paris, gần như là "nguyên thủ" của một quốc gia độc lập.

Trong thời gian này, vào ngày 1 tháng Sáu năm 1946, tại Sàigòn, các người Pháp và giới tư sản người Nam, dưới sự che chở của vị Cao Ủy Pháp Argenlieu đã tuyên bố thành lập một "nước Cộng Hòa Tự Trị Nam Kỳ" và đã chọn vị y sĩ Nguyễn Văn Thinh lên làm Chủ Tịch. (Vì đã bị các người Pháp đã dồn vào thế bất lực, ông đã tự treo cổ vào ngày 10 tháng 11).

Vào ngày 10 tháng Sáu, quân đội Trung Quốc bắt đầu rời Hà Nội và đến ngày 26 thì Đại Bản Doanh cũng rời khỏi thành phố này, và đã trao lại cho người Pháp dinh của vị Thống Đốc Thủ Hiến Đông Dương. Tất cả các đảng phái Việt Nam đều phản đối việc này và đã kêu gọi thi hành một cuộc Tổng Đình Công và Hà Nội đã bị tê liệt vào ngày 27, nhưng đến ngày hôm sau, sự êm lặng đã trở lại cho thành phố này.

Lần lượt với việc rút quân của Trung Quốc, ông Võ Nguyên Giáp đã ra lệnh cho các đội quân của ông tiến chiếm các ngôi làng ở

-- 110 --

Page 111: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

trong tay của Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đồng Minh Hội chiếm đóng; sau các trận đánh ác liệt, quân của Việt Minh đã chiếm lại được các nơi này. Trong các ngày 11 và 13 tháng Bảy, cơ quan Guépou của Việt Minh đã khám xét tại Hà Nội, tại hai trụ sở của hai đảng này, và đã bắt giam lối 100 người đảng viên của hai đảng này và tịch thu một số vũ khí. Ông Nguyễn Tường Tam là người đã từ chối không ký tên vào bản thỏa ước ngày 6 tháng Ba, nhưng đã tham dự vào cuộc thương thuyết "vô bổ" tại Đà Lạt, cũng như với ông Vũ Hồng Khanh và ông Nguyễn Hải Thần đã thận trọng chạy trước lên vùng Thượng Du và sau đã chạy tỵ nạn sang Trung Quốc.

Cuộc thương thuyết đã được khai mạc tại lâu đài Fontainebleau vào ngày 6 tháng Bảy. Bầu không khí đã ngự trị tại đây với các lời đe dọa thân mật của ông Max André là trưởng phái đoàn Pháp, đã nói với ông Phạm Văn Đồng của phái đoàn Việt : "Các ông nên tỏ ra có lý trí và phải lẽ… Nếu các ông cưỡng lại, các ông nên biết rằng, trong hai ngày, chúng tôi có thể quét sạch các ông." Vẫn luôn luôn sử dụng sự "xấc láo" và "vô liêm sĩ".

Việc trở trẽn của cuộc thương thuyết - giữa người chủ trâu và con trâu, như ông Nguyễn Thế Truyền đã nói vào năm 1926 - đã cho phép cho bọn đế quốc Pháp có được thời gian để xếp đặt và tổ chức các vị trí về quân sự hầu để có thể thực thi cho một hành động dùng sức mạnh để "vô hiệu hóa" về chính trị và quân sự về chính phủ Hà Nội hầu để tạo sự dễ dàng cho việc "bình định xứ Nam Kỳ", theo như Huấn Lệnh của vị Cao Ủy d'Argenlieu đã trao cho tướng Valluy vào ngày 12 tháng 11.

Tại Fontainebleau, cuộc thương thuyết vô bổ và dài dòng, cũng đã vô ích giống như cuộc thương thuyết ở Đà Lạt, đã tuyệt giao vào ngày 10 tháng Chín, phái đoàn Việt Nam đã từ chối không ký bản Tạm Ước sẽ đem lại :

"Trong các bản thỏa ước được giới hạn, các giải pháp tạm thời cho các câu hỏi về quyền lợi tức thời được đặt ra giữa nước Pháp và nước Việt Nam, sẽ đóng góp vào việc thành lập cho một tương lai rất gần cho một bầu không khí yên tịnh và tin cậy để cho phép tiếp tục

-- 111 --

Page 112: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

cho các cuộc thương thuyết sắp đến để đạt được một bản hòa ước tổng quát và nhất định. Các cuộc thương thuyết này sẽ được lập trở lại càng sớm nếu có thể được và trễ lắm là vào tháng 1 năm 1947."

Ông Phạm Văn Đồng đã đòi hỏi, nhưng vô ích về việc cam kết của nước Pháp về ngày và tháng và các thể thức cho cuộc "trưng cầu dân ý" tại Nam Kỳ, phải được ghi vào bản "Tạm Ước". Các người Việt đã đóng sập cánh cửa, và vào ngày 13 đã rời Paris và đến ngày hôm sau đã xuống tàu Pasteur tại quận Toulon để về Hải Phòng.

Trong đêm 14 rạng ngày 15, ông Hồ Chí Minh đã, chết ở trong lòng, đến tìm ông Moutet và ký tên vào bản Tạm Ước và nói với ông Moutet là đã "ký tên vào bản án tử hình của ông", và đến ngày 18 đã đi về Hải Phòng trên chiếc thông báo hạm tên Dumont d'Urville.

Và cũng trong các ngày ở Paris, ông Hồ đã nói một câu đã được ký giả Daniel Guérin thuật lại : "Tất cả các người nào không đi theo đường lối do tôi vạch sẵn sẽ phải chịu sự "đập vỡ" của tôi."

Về đến Hải Phòng vào ngày 20 tháng Mười, ông Hồ đã đứng trước một tình hình nổ tung. Từ ngày 29 tháng Tám, các người Pháp đã chiếm đóng tòa nhà của sở Quan Thuế và đồn Cảnh Sát Việt; vào ngày 9 tháng Mười, người Pháp đã đến khám xét với bạo lực cơ quan An Ninh Việt và đã bắt giữ vài người nhân viên của cơ quan này; và từ ngày 15 tháng Mười, việc kiểm soát về Quan Thuế ở trong vùng hải phận của Hải Phòng cũng đã nằm trong tay người Pháp, tại vùng này các người Việt đã đổi với các người Tàu : gạo đổi lấy vũ khí.

Vào ngày 20 tháng 11 tại Hải Phòng, ngoại trừ khu vực riêng của các người Pháp sinh sống tại đây, ở tất cả mọi nơi dân chúng đã nổi lên để chống lại sự tiếm đoạt quyền của người Pháp. Vào ban đêm, các toán Tự Vệ đã dựng lên các chướng ngại vật ở trong các khu dân phố của người Tàu và người Việt. Vào lúc 8 giờ 30, tiếng súng đã nổ rền, các tiếng nổ của đạn mọt chê đã làm rung động thành phố và các xe thiết giáp của Pháp đã chống trả lại bằng cách chạy ủi vào các "ổ chướng ngại vật." Một nửa thành phố đã bị phá hủy dưới

-- 112 --

Page 113: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

sự bắn phá của các khẩu súng đại bác của 3 chiếc chiến hạm Pháp, đậu ở ngoài khơi để yểm trợ cho cuộc tiến công của các toán bộ binh Pháp :

"Các cuộc tàn phá đã không phải là hậu quả của các trận đánh, nhưng đã là các kết quả ở trong nhiều trường hợp của các mệnh lệnh đã được bàn luận, để cho một bài học cho các người Việt Nam…, ông ông Ferrandi đã cho biết về một chứng cớ làm choáng váng. Đại đội của ông đang hành quân trên đường Paul Doumer ở trong thành phố : "nhiệm vụ của chúng tôi là tiến tới với lối đi trừng phạt, đó là Đốt Phá một phần của khu phố thương mại mà tại đây đang có các hoạt động sống động của Việt Minh. Vị đại tá Dèbes đã ra lệnh với các bản viết tay. Cũng như một tiệm cúp tóc hay là một hiệu bán thuốc Tây dể dốt được, và ngược lại một hiệu bán giày lại chống cự dữ dội lại các ngọn lửa, phải đốt nhiều lần và phải dùng đến các quả lựu đạn Lửa để đạt được việc thiêu hủy hoàn toàn cho ngôi hiệu này. Với nhiệm vụ này là giai đoạn chuẩn bị trước cho việc tiến quân vào khu phố của các người Tàu."

Vị tổng ủy viên Hải Quân Pháp là ông Raphaël-Leygues đã nói : "Đây là một Guernica" và đã nghe vị đô đốc Pháp nói số nạn nhân dân sự đã lên đến 6.000 người, đô đốc tên Conge đã viết ra…. Vậy đã có ai đếm số người đã chết ở tại khu vực này ? Việc thiết yếu của vụ này là lệnh cho "khai hỏa", với mục tiêu đã được thú nhận là việc chấm dứt với các vũ khí. Than ôi, một ảo tưởng khốc hại.

Cuộc nổi loạn đã được đập tan, lại "nảy ra trở lại" ở Hà Nội, vào buổi tối ngày 19 tháng Chạp. Ông Hồ đã chạy ra Bưng. Đó là cuộc khởi đầu cho một cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm, với các đoàn người bị tàn sát và vô cùng các sự ghê tởm.

-- 113 --

Page 114: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Và đến ngày hôm nay

Cuộc chiến thắng của một "Dân Tộc Nhỏ và Anh Hùng" - một cuộc chiến thắng ra sao ? - đã do từ việc "lồng bối cảnh" của trận chiến tranh dành độc lập của Đông Dương vào trong bối cảnh của Trận Chiến Tranh Lạnh giữa khối Nga Sô Viết - Trung Quốc và Mỹ Quốc. Không có được các viện trợ vũ khí của Nga Tàu về các đại bác và các người cố vấn, Điện Biên Phủ đã không thể thực hiện được, với giai đoạn hai là cuộc "bại trận" của Mỹ Quốc.

Sau cuộc "thắng trận" này, các tên Việt Cộng đã phải chăng đã tạo ra việc "nói dối" cho điềm báo trước của ông Pierre Herbart : "Trong cuộc chiến đấu mơ hồ này, nghĩa là họ đã vứt bỏ các người chủ nhân ngoại quốc của họ, và đã lựa chọn trong hàng ngũ của họ các người chủ nhân mới (nói như người xưa : Dịch chủ tái Nô) và thay đổi biến thành một hình thức Nô Lệ mới ?" Không phải vậy, các người Cộng Sản đã sớm xác nhận cho việc này, và dù là họ đã không có được sự lựa chọn được các người chủ nhân mới.

Còn về chủ nghĩa Anh Hùng đã được "hiểu ngầm" là việc cá nhân được tự do trong việc lựa chọn, vậy việc quan hệ gì đã khiến các lớp "người dân nhỏ bé đã liên tiếp lần lượt xông vào các vùng đất "tử địa" của chiến trường Điện Biên ? Đã khiến cho phải nghĩ đến các lời ghi lại của ký giả Isaac Babel trong Nhật Ký năm 1920 (về chiến tranh vừa kết thúc : "các con người khốn nạn này đã khiến phải trắc ẩn, không còn có các con Người, chỉ còn có các hàng người liên tiếp xong vào cõi chết."

Quả vậy, đảng của Hồ Chí Minh đã thắng trận chiến tranh này, nhưng dân chúng Việt Nam đã được gì, chỉ có được "phận tôi đòi", theo như sự suy tư của ông La Boétie.

Tại Đông Dương, các người đấu tranh thuộc phong trào Đệ tứ Quốc Tế đã chiến đấu để lôi cuốn các người công nhân và nông dân,

-- 114 --

Page 115: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

nghèo, để họ hành động cho viễn ảnh của một cuộc cách mạng vô sản thế giới, và duy nhất giống như có thể đem lại một giải pháp "thật sự và hoàn toàn" cho vấn đề quốc gia và vấn đề Điền Địa, cùng với việc vượt qua để đi về "chủ nghĩa xã hội". Các người tranh đấu này đã biến mất trong trận chiến đấu chống lại việc tái chinh phục lại thuộc địa, nhưng nhất là, về sau vì các cuộc tàn sát có phương pháp do ông Hồ Chí Minh đã ra lệnh, vì ông này là một đệ tử giỏi của người thầy là Stalin, đã không thể dung thứ và đã không hề nhượng bộ trong việc giai cấp đấu tranh, với việc từ chối liên hiệp với giới trung lưu và điền chủ, việc quản trị hóa đã chống lại "chủ nghĩa quốc gia của Stalin."

Trong giới vô sản đã có rất ít người vừa mới thức tỉnh rất ít về các ý thức cách mạng, đã không thể đủ người để lãnh đạo cuộc giải phóng hàng triệu người nông dân đã đưa đảng của Stalin lên nắm chính quyền và số triệu người nông dân này đã phải trả với một "cống vật" kinh khủng về số người chết cùng với các sự đau khổ, và sau cùng đã phải sự "đoàn ngũ hóa" và phải các sự nô lệ của một chế độ quan liêu của nhà nước, được coi là một sức mạnh lao động cần thiết cho sự "tích lũy về tư bản"… đã tạo cho việc duy nhất có lợi cho các người Đảng Viên chiếm đoạt.

Còn về sự "Độc Lập Quốc Gia"thì lại được tỏ ra là lại "lệ thuộc". Nước Việt Nam đã trở thành một Vệ Tinh của đế quốc Liên Bang Sô Viết, đã bị hội nhập vào việc tranh chấp giữa hai Đảng-Nhà Nước lớn "cộng sản" để đạt được sự "bá quyền" tại vùng Đông Nam Á Châu. Đạo quân "cộng sản" quá thừa người của Việt Nam, được người Nga tiếp tế, đã đánh bại đạo quân "cộng sản" của Pol Pot, do Trung Quốc bảo trợ, và đã chiếm đóng xứ Cam Bốt trong một thập niên, từ 1979 đến 1989.

Bộ máy "Quan Liêu Thư Lại" của Việt Nam, Đẳng cấp mới (hay là giai cấp và tập đoàn trị) đã thống trị cái gọi là "Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa", được xuất phát từ "giai cấp trung lưu có văn hóa", đã trở thành các vị chủ nhân ông của một "Đảng Nhà Nước" có phân chia ra "Đẳng Cấp", nay đã thay thế các người trung lưu trưởng giả

-- 115 --

Page 116: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

và các người địa chủ trong việc khai thác giới vô sản và giới các nông dân.

Vào ngày hôm nay, giai cấp công nhân, về nhân số hãy còn quá ít, các người quan liêu mới đã thực thi việc chuyên chế trên các người sản xuất vì các người này chưa có được các quyền sở hữu tập thể về sản xuất, không có thời gian để suy tư, không có các việc quyết định có thể được, không có được sự biểu lộ của mình và luôn cả quyền đình công. Trật tự của Văn Phòng Quan Liêu đã ngự trị cùng với sự khốn khổ và sự bất bình đẳng xã hội, với bộ máy đàn áp của quân sự - công an quá đông người, với nhóm người trong chế độ quan liêu (momenklatura) có nhiều lợi lộc cần thiết cho một cuộc vận hành kiếm chác của việc làm hàng ngày.

Ngay khi từ tháng Ba năm 1956, trong bản phúc trình của ông Kroutchev về các "Tội ác của Stalin", tại Hà Nội đã có các tiếng nói của vài người văn sĩ và thi sĩ đã "phiêu lưu" vào việc phá vỡ cho việc nhất trí trước mắt. Trong các bản ấn phẩm và sáng tác của các người này, họ đã tấn công vào các "người cai văn hóa và nghệ thuật", đòi hỏi các sự tự do dân chủ, chống lại chế độ kiểm soát dân chúng cùng với việc tập họp lại thành các tổ và chế độ "hộ khẩu", các người dân phải kiểm soát lẫn nhau, phê bình các sự độc đoán các sự lạm dụng và các sự sách nhiễu đã xảy ra đã phạm phải trong lúc thi hành việc "cải cách điền địa" đang diễn ra và đã tạo ra các sự phản ứng nổ tung… Vì cảm thấy bị "nhạo báng", chính quyền cộng sản ở Hà Nội đã "bóp nghẹt phong trào Trăm Hoa Đua Nở của mùa xuân và mùa thu năm 1956 : vào ngày 15 tháng 12 năm 1956, Hồ Chí Minh đã ký một sắc lệnh cấm ấn hành tất cả các ấn bản có tính cách Chống Đối và sẽ bị phạt Tù Giam cho đến án Lao Động khổ sai chung thân.

Vào tháng 11 năm 1956, tại tỉnh Nghệ An đã xảy ra một cuộc nổi loạn của các người nông dân do từ các sự Bất Công của cuộc Cải Cách Điền Địa gây ra : 15 ngàn người vô tội đã bị hành quyết, (theo như bản phúc trình của bộ An Ninh nhà nước của năm 1956) được tìm thấy lại vào năm 1961, tại Văn Khố của Hà Nội, trung bình ở mỗi xã đã có 5 người bị hành quyết, tỉnh này đã có 3014 xã đã được cải cách điền địa. Việc ước lượng về số người nông dân đã bị xử bắn đã

-- 116 --

Page 117: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

lên đến 50.000 người. Về số các người nông dân bị kết án tù hay là bị đày đi xa, chắc chắn là cao hơn con số ước lượng trên.

Sau năm 1975, sau khi đã hoàn thành việc Thống Nhất xứ sở, cuộc cải cách điền địa ở Nam Kỳ cũng đã gây ra sự thất vọng. Nhiều cuộc biểu tình phản đối của các người nông dân ở trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và ở trong vùng Đồng Tháp đã chứng tỏ cho các sự Bất Công và sự áp bức đang ngự trị ở tại đây. Một cuộc "tập thể hóa" cục súc đã làm tiêu hao, ở một vài nơi, một số trâu bò để cày ruộng và đất, các người phụ nữ đã phải thay trâu để kéo các chiếc cày. Việt "truất hữu' vội vàng không kém cục súc các người thương gia và kỹ nghệ gia, các điều lệ mới về Ngư Nghiệp, tất cả các việc này đã tạo ra một cuộc Hỗn Độn về kinh tế khiến cho một triệu người đã phải bỏ nước ra đi, luôn cả các người đánh cá ở Cà Mau và ở các nơi khác. Các sự khó khăn của xã hội đã tăng lên cao quá độ khiến cho xảy ra các việc chỉ trích đã xảy ra ở trong nội bộ của Đảng đã xảy ra và đã được mọi người biết đến.

Trong Nguyệt San Pháp Thế Giới Ngoại Giao số tháng Tư năm 1989, Trần Văn Giàu đã tự viết trong nhật báo Tuổi Trẻ ra ngày 27 tháng Mười năm 1988, tại Sàigòn :

"Vì sao, chúng ta là các người Cách Mạng và Kháng Chiến, chúng ta lại tạo ra một Nhà Nước quan liêu thơ lại, như ngày hôm nay ? Riêng tại tỉnh Thanh Hóa, người ta đã đếm được số người công chức nhiều bằng số người công chức của toàn bộ máy cai trị thuộc địa của toàn cõi Đông Dương thuộc Pháp. Nước Việt Nam ngày nay đã làm cách gì để bảo dưỡng số người công chức đông như vậy ? Tôi đã già hơn 70 tuổi. Cả cuộc đời của tôi, tôi chưa hề thấy người nông dân phải sống một cuộc đời khốn khổ và cùng cực như ngày hôm nay ở tại tỉnh này : họ đã không còn có gì để ăn ngay từ khi mùa gặt lúa vừa chấm dứt. Lý do là người ta đã muốn duy trì một "bộ máy Nhà Nước quá to lớn và không có hiệu quả."

Vào năm 1989, ông Lê Quang Đạo, thuộc Ủy Ban Trung Ương Đảng và là Chủ Tịch của Quốc Hội, đã tuyên bố :

-- 117 --

Page 118: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

"Với việc Giai Cấp chuyên chế của toàn thể các người công nhân đã được thay thế bởi việc chuyên Chế của Đảng; kết quả là một chế độ chuyên chế toàn trị căn bản trên các ưu quyền, một chế độ đầy các sự bất công xã hội, sẽ thúc đẩy nhân dân sẽ nổi loạn lên…

Như vậy Đảng Nhà Nước được gọi là Xã Hội, đảng của các người "chiếm đoạt mới" đã hiện ra là một bộ máy thống trị và nô lệ hóa giới vô sản và các người nông dân. Các người bị bóc lột chỉ có thể tự giải phóng được bằng cách tấn công vào bộ máy thư lại này "có mặt ở khắp nơi", và tiêu diệt cái Nhà Nước này. Không bao giờ có một Nhà Nước đã tự suy yếu đi, đã tự tan vỡ các lực lượng quân đội, công an của mình, cùng với các khám đường, các sắc luật với các định chế. Vào ngày hôm qua cũng giống như ngày hôm nay, sự khắc nghiệt, đó là công cụ tốt hơn cả cho việc thống trị của một giai cấp này đối với một giai cấp khác. Như Karl Marx đã trình bày trong tác phẩm của ông : "Sự tồn tại của Nhà Nước và sự tồn tại của một chế độ Nô Lệ đã không thể tách biệt với nhau."

Gần đây, vào tháng Mười năm 1991, đã xuất bản tại Hà Nội một tác phẩm với tựa : "Nỗi buồn chiến tranh" của tác giả Bảo Ninh; ông này đã tả về thảm trạng khủng khiếp mà ông đã sống qua từ năm 1959 đến năm 1975, trong trung đoàn bộ binh, cho đến ngày chiếm được Sàigòn, trong số 500 chiến binh xuất phát chỉ còn có 10 người còn sống.

"Tất cả các người sống sót và tiếp tục sống nhưng nguồn hy vọng đã cháy tan nhưng khổ thay nguồn hy vọng đã không được thực hiện. Vào hiện tại, hãy nhìn vào sự thật ở chung quanh anh, đã có gì khác ngoài đời sống bình thường, thô tục của cuộc chiến tranh."

"Đối với tôi, chiếc "Mặt Nạ" đã được đeo trong các năm đã qua, đã hình như đã rơi xuống và các người đã đeo các chiếc mặt nạ này đã để lộ ra chân tướng thật sự của họ và đã là ghê tởm. Bao nhiêu Máu và Xương Cốt đã tan nát để làm gì ?"

Nếu người viết các giòng này đã không kết án chiến tranh vì nếu "không có thì đâu có được hòa bình", và cũng đã không "lên án"

-- 118 --

Page 119: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

các người bạn chiến binh đã đào ngũ, vì người này đã chống lại chủ nghĩa "anh hùng cá nhân" và giải thích về quyết định của mình vào trước khi xảy ra trận đánh :

"Tôi không sợ sự Chết, nhưng luôn luôn đã giết, luôn luôn đã giết như người ta đang làm trong lúc này, đó là tàn phá bản chất con người có ở trong nơi chúng ta. Anh có nhớ chăng trận đánh ở Play Kan vào năm 1972. Anh còn nhớ chăng cái cảnh phơi bày các xác chết nằm la liệt khắp chiến trường ? Chúng ta đã "lội bước" ở trong các vũng máu. Bao nhiêu thằng "bẩn thỉu" đã lợi dụng các sự nhàn rỗi của chiến tranh trong lúc "đứa con" của người nông dân đã phải "se tim" để dứt áo ra đi, để lại các người mẹ già chỉ có được cảnh "màn trời chiếu đất." Thắng trận hay bại trận, đã đối với tôi không có một ý nghĩa gì. Giết, giết, tôi đã giết quá nhiều !" Việc xấu hổ ? Tôi chả có cảm thấy Vinh Quang vào khi đã trải qua suốt đời để chiến đấu!

Vào tháng 11 năm 1991, ông Bùi Tín là vị Chủ Nhiệm nhật báo Nhân Dân, cơ quan của Ủy Ban Trung Ương Đảng, được ủy nhiệm công du tại Paris, ông đã ly khai với chính phủ của ông và đã biểu lộ cho cuộc khủng hoảng về chính trị và kinh tế đang xảy ra cho xứ của ông :

"Tình trạng hiện nay của xứ sở đã khiến cho mỗi người dân Việt Nam đều lo ngại. Chủ nghĩa quan liêu, tinh thần vô trách nhiệm, sự ích kỷ, nạn hối lộ, các việc gian lận và gian tham đã lan tràn dưới một chế độ xấc xược của các đặc quyền và các ưu quyền. Ở trong đảng cộng sản Việt Nam, chủ nghĩa Stalin và Mao Trạch Đông vẫn còn mọc rễ sâu và rộng, với khuynh hướng phong kiến và nông dân, được lý tưởng hóa, cùng với tính chất gia trưởng và chuyên chế nhưng rất bảo thủ giáo điều và thoái hóa, hoàn toàn xa cách với tinh thần Dân chủ. Đối với Đảng : Dân Chủ là gì ?

Nguồn viện trợ (dầu hỏa, sắt thép, phân bón, bông vải, vân vân, …) đã khô cạn, còn về sự viện trợ của Trung Cộng chỉ được ban cho để đổi lấy việc quy phục; chế độ quan liêu này đã phải kêu gọi đến các "nguồn tiền vốn" của tư bản nước ngoài và Ủy Ban Kế

-- 119 --

Page 120: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Hoạch của Đảng đã đưa ra chính sách Kinh Tế Thị Trường với định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa (Lại thêm một "Quái Ngôn.")

Với tất cả các loại Vấn Đề mà chúng ta đang phải đương đầu, vào ở mọi trường hợp, từ ngay bây giờ, chúng ta đã biết rõ về cái gọi là "Chủ Nghĩa Cộng Sản đã được thực hiện tại Việt Nam chỉ là một sự "giả dạng" của Tội Ác" và với các sự hủy diệt, điêu tàn về tâm linh của xã hội con người. Một loại tư bản "cá mập" Đỏ của Nhà Nước, một Quái Vật kinh tế- chính trị dưới sự quản lý của một bộ máy quan liêu mà các vị quan chức đã trở thành các người "giàu nhất nước", tham lam và vô liêm sĩ. Đỗ Mười, Chủ Tịch Nhà Nước, đã cho một triệu mỹ kim cho một cuộc cứu trợ nạn lụt. Các ký giả ngoại quốc đã hỏi ông lấy ở đâu ra số tiền này, với số tiền lương và các lợi tức hàng tháng không quá 5 ngàn đô la. Trước năm 1986 vào khi thi hành chính sách Đổi Mới, ông vẫn thường khoe là người vô sản. Ông đã trả lời với các người ký giả là : đó là các xí nghiệp ngoại quốc đầu tư vào Việt Nam đã biếu cho ông. Hãy thử nghĩ là ông phải có bao nhiêu triệu để có thể cho một triệu để Cứu Trợ. Loại "chủ nghĩa cộng sản này đã thực sự không có" và đã được "bao áo ngoài" với các từ xảo quyệt của các sợi xiềng xích của một phận tôi đòi mới !

Cách đây 2.500 năm, trong sách Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã lên tiếng chống lại việc đồi bại về "ngôn ngữ" tại Trung Quốc : "Các câu thường được thông thường sử dụng đã không diễn tả được cho thực sự (Minh ke ming fei chang minh) và Đức Khổng Tử cũng đã trong các cuộc thảo Luận đã dặn dò các môn đệ nên hoàn chỉnh các từ (zheng ming), và bỏ đi các loại từ có tính chất "lừa phỉnh". Ngôn ngữ chính trị hiện nay rất là phong phú. Cùng với sự sai lạc của từ "cộng sản quốc gia", vậy vài vị Sử gia nào đó có thể áp dụng cho chế độ không công lý và các niềm vui do ông Hồ Chí Minh đã tạo dựng lên ?

Không có xảy ra ở tại một nơi nào trên thế giới và trong thế kỷ thứ 20 này, "ảo tưởng Mát Xít" đã thuận tiện cho sự nảy nở cho mỗi cá nhân và mở rộng cho một xã hội thế giới hợp lý, không giai cấp, không chủ nghĩa tư bản, như vậy sẽ không xảy ra các việc bóc lột, các việc kình địch giữa các nước. Chủ nghĩa Quốc Gia của Stalin

-- 120 --

Page 121: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

là "chuyên chế" với các sự áp bức, các lời vu khống và các vụ giết người, trên việc làm chỉ tạo ra sự đồi bại; như vậy chỉ biết được với :

"Một hiệp hội với sự tự do nẩy nở của mỗi người là điều kiện cho sự tự do nảy nở của tất cả mọi nngười", một sự hội họp của các người tự do công tác với các phương tiện sản xuất chung và sử dụng, sau một chương trình đã được thảo luận, với các số nhân lực được họp lại thành một khối và cùng là một lực lượng xã hội. Tổng số các sản phẩm của các công nhân được họp lại sẽ là một sản phẩm của xã hội. Một phần sẽ được sử dụng vào cho phương tiện sản xuất và vẫn còn tồn tại vào cương vị xã hội; một phần khác sẽ được tiêu thụ, và như vậy sẽ được phân phối cho tất cả mọi người để tiêu thụ hay tiêu dùng. Về chính sách sản xuất sẽ biến đổi tùy theo cơ quan tổ chức thẩm quyền của xã hội và tùy theo năng lượng phát triển lịch sử của người lao động. Chúng ta hãy giả định, chỉ riêng để làm cho việc đối chiếu của việc sản xuất hàng hóa về phần được chia cho mỗi người lao động đảm trách việc sản xuất theo như thời gian, đã dùng để sản xuất ra thì thời gian này đã có vai trò được coi là gấp lên 2 lần. Về một khía cạnh khác, việc phân phối trong xã hội đã giải quyết cho sự giao tiếp đúng mực về các nhiệm vụ khác nhau cho các sự cần dùng khác nhau; về một khía cạnh khác; sẽ là việc đo lường cho cá nhân của mỗi người sản xuất trong công tác chung, và đồng thời về "cái phần" của người này được hưởng ở trong "phần sản xuất chung" được dành cho việc tiêu thụ. Các sự giao tế giữa các con người trong xã hội, trong các công tác sản xuất các vật dụng hữu ích được sản xuất ra, sẽ ở đây tỏ ra minh bạch và đơn giản trong khuôn khổ của sản xuất và phân phối.

Bức tường Berlin đã sụp đổ, cái được gọi tên là Liên Hiệp các nước Cộng Hòa Xã Hội Xô Viết đã tan vỡ; phần lớn các nhà trí thức trên thế giới đã nhận thức được là chủ nghĩa của Karl Marx đã không còn có giá trị và được coi là đã chết. Nhưng sự trở về chủ nghĩa tư bản được gọi là "tự do", nghĩa là "trong khuôn khổ giá lạnh của các sự tính toán ích kỷ" có thể chăng có lý với khát vọng của giới người chịu sự áp bức và cho sự giải phóng xã hội, trong các hiệp hội của "sự tự do nảy nở của mỗi cá nhân là điều kiện cho sự nảy nở của tất cả mọi người."

-- 121 --

Page 122: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Còn về phần ông Hồ Chí Minh, ông vẫn luôn tự hào là con người của chủ nghĩa Mát Xít và của chủ nghĩa Lê Nin, và ông vẫn luôn luôn tuân theo các giáo điều của hai "ông thánh này", dưới lệnh của chế độ quan liêu của Moscou, cùng với chính sách do Stalin vạch ra, luôn cả trong các chi tiết khốn khổ.

Đó đã là như vậy, trong các năm thuộc thập niên 40, ông Hồ đã muốn tất cả mọi người gọi ông là "Bác Hồ", và ông đã ký tên trên các tờ truyền đơn được phân phát cho các người nông dân và các người lính đang phục vụ cho quân đội Pháp tại Đông Dương, và với tên gọi khiến gợi sự "chú ý đến", đã được tôn vinh của xã hội truyền thống Khổng Tử, đã gây ra được một uy tín "hộ mệnh."

Từ tuổi 55 và đã nắm được chính quyền tại Hà Nội, ông đã tự xưng là "cha Hồ". Trong bản tiểu sử của ông và do ông tự thảo ra và ông đã ký tên là Trần Dân Tiên, với tựa : Thuật lại đời sống hoạt động của vị Chủ Tịch Hồ Chí Minh, đây là một sự "tự sùng bái", chúng ta cùng đọc :

"Chủ Tịch Hồ Chí Minh không muốn thuật lại đời sống của ông…. Một con người như Chủ Tịch Hồ, ông là một người quá đoan chính và khiêm nhượng và thêm vào nữa ông đã để tâm lo cho việc nước, vì vậy ông làm sao có được thời giờ để thuật lại cho tôi về đời sống của ông. Chủ Tịch Hồ sinh ra tại Nghệ An, vào năm 1890. Chúng ta cũng đã có các vị "anh hùng yêu nước", chúng ta đã có các ông Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám, cùng với nhiều vị anh hùng khác. Nhưng chỉ có Chủ Tịch Hồ đã hoàn thành được việc ngài đã khởi xướng… và ông đã trở thành "Cha Hồ" của đất nước. Dân chúng đã gọi Chủ Tịch Hồ là "Cha già Dân Tộc", vì Chủ Tịch Hồ đã là đứa con trung thành hơn hết của tổ quốc Việt Nam (trang số 142)

Vị "Cha già Dân Tộc" đã từ trần ngày 2 tháng Chín năm 1969. Trong bản di chúc thơ của ông, ông đã căn dặn đừng cử hành các nghi lễ to lớn :

"Tôi muốn thi thể của tôi được "hỏa táng". Các tro sẽ được chia ra làm ba phần : một phần dành cho miền Bắc - một phần dành

-- 122 --

Page 123: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

cho miền Trung - một phần dành cho miền Nam. Các đồng bào của tôi ở tại các vùng - phần sẽ chọn lựa một ngọn đồi để "chôn các hủ đựng tro". Trên các nấm mồ này của tôi, sẽ không có dựng các chiếc "mộ bia", luôn cả các bức tượng bằng "đồng đỏ", nhưng chỉ xây lên một gian nhà lớn rất đơn giản, và có bóng mát, để cho các người đến thăm viếng có chỗ để nghĩ ngơi. Phải có một chương trình để trồng cây, ở trên ngọn đồi và ở xung quanh ngọn đồi. Mỗi người đến viếng thăm, có thể trồng một cây để làm kỷ niệm… Việc bảo trì cho nơi này có thể giao phó cho các người lớn tuỗi.

Để tỏ ra cho sự sùng bái quá độ cho các "thánh tích", các vị lớn tuổi đã dành các thời gian còn lại của đời sống của họ để bảo trì cho ngọn đồi này.

Sau ngày ông Hồ đã qua đời, các người quan liêu của Hà Nội đã cho "ướp xác" của ông Hồ. Và như vậy, việc sùng bái một nhân viên chính trị quan trọng đã được tiếp nối với sự tôn kính của "xác ướp" của ông Hồ được đặt tại trong một "lăng mộ". Trong lúc còn sinh thời, Stalin cũng đã "âm mưu" với một cuộc dàn cảnh giống như vậy cho thi thể của Lê Nin (người ta có thể tưởng tượng được cho nhiều sự châm biếm của Lê Nin khi đón cho một sáng kiến như vậy); vào ngày hôm nay, tại Moscou, đã đặt ra một câu hỏi để chấm dứt cho một hình thức "sùng bái" vật giáo như vậy : vậy vào ngày mai sẽ ra sao cho "thi thể được ướp xác" tại Hà Nội ? Vào một ngày nào đó, cho tất cả các cảnh ngộ, thế giới của "các người bị bóc lột và bị áp bức" sẽ ý thức được sự đau khổ của giới của mình, các chục ngàn sự bất công sẽ bị "quét sạch", như đã được xác nhận ở nơi hai câu thơ của ông Phan Văn Hùm :

"Ngày nào thiên hạ, hay mình khổMuôn sự lỗi thời tức khắc thành."

*

* *

-- 123 --

Page 124: renengocnhan.files.wordpress.com …  · Web viewThình lình, chế độ thuộc địa đã lại trở thành cho Đảng Cộng Sản Đông Dương là "quân phiệt và công

Một sự thay đổi sẽ xảy ra, vào khi các người bị mối đọa đày trên quả đất này đã cùng hát lên bài hát mà các bậc đàn anh đã hát lên vào sáu chục năm về trước :

"Không có người cứu khổ tối cao"Không thượng đế, không hoàng đế, không quan bảo hộ"Các người sản xuất phải tự cứu lấy mình"Cùng nhau phát động cho phương sách chung."

Và không nhìn nhận không có ai ở "trên đầu" chúng ta, giống như "dọc ngang nào biết trên đầu có ai" trong truyện Kim Vân Kiều, và đã được hiểu rõ là :

"Người đã tạo cho anh to lớn lên đã là cho việc này đã khiến cho anh trở nên can đảm để tham gia vào cuộc chiến tranh, và để cho sự cao thượng này mà anh đã không từ chối đương đầu với tử thần cho bản thân của anh : kẻ nào đã chi phối anh với chỉ có đôi mắt, với đôi bàn tay, với một thân thể và không có vật gì khác mà một con người khác có "ít hơn", nếu không phải là đã có được ưu thế để hủy hoại anh, mà người này đã sử dụng quá nhiều về các con mắt để dò xét" anh, nếu anh đã không khép kín lại người này ? Người này đã làm cách nào để có nhiều bàn tay để đánh vào anh, nếu người này đã không lấy được từ nơi các người của anh ? Làm cách nào mà người này không có quyền lực trên anh ? Và nhiều bàn chân đã "dẫm lên" các đô thị của anh, và các quyền lực của anh. Làm cách nào, người này đã dám chạy trên, nếu người này không có một sự thông minh (hay thông đồng) với anh ? Vậy người này có thể làm gì nếu anh không phải là người oa trử cho một "tên kẻ cắp" nó tước đoạt anh, là đồng lỏa của một tên "giết người" mà nó sẽ giết anh và anh đã trở thành "phản trắc" đối với bản thân anh.

Lời của La Boétie (1.530-1563)

-- 124 --