05 2020 lời thơ tháng - ovh.net

19
Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 06/2020 17 Lời thơ tháng 05 – 2020 Đại dịch hơi yên đi đến Chùa Nhưng còn lo lắng “đã hết chưa”? Khẩu trang còn dính trên sống mũi Vẫn còn e-ấp tiếng hỏi thưa Bao giờ cho sạch những âu lo Thiên hạ gần nhau hết đắn đo Nói không sợ chết mà sợ bệnh Vẫn biết vô thường vẫn quanh co Cũng nên ngăn cản sự lan lây Đời sống người ta có bao ngày Sanh ra bệnh khổ rồi nằm chết Nhưng mà bất cẩn cũng không hay!!! Thu Huy – Nguyên-Trí Lời thơ tháng 04 – 2020 Những gì bất tịnh của thế gian Cũng sẽ tan đi dưới nắng vàng Cành khô năm ngoái nay bừng nở Rực rỡ tươi màu đón Xuân sang Người ta sợ bệnh tìm nơi ẩn Hoa pháo đứng chờ mắt đỏ au Làm sao cho hết cơn khủng hoảng Để cùng vui vẻ đến gần nhau Thu Huy – Nguyên-Trí Khóa tu học Phật pháp kỳ thứ 12 do GĐPT Thiện Trí tổ chức Bài viết: Giác Ngộ Từ khi nàng Cô Vy xuất hiện làm thế giới bị chấn động, số vi nhiễm càng lúc càng lên cao nên tại Âu Châu các biên giới, các trường học, các quán ăn, các gian hàng nhỏ đều đóng cửa và mọi người đều bị cách ly. Trước khoảng thời gian đó vì nhiều người sợ thiếu đồ ăn, thiếu nước nên họ đua nhau mua thật là nhiều để dự trữ cho một thời gian dài vì dịch Cô Vy 19, trong lúc cấm không được đi ra ngoài, không được tập trung số đông người và nếu ra ngoài thì phải khoảng cách hai mét, kêu gọi rửa ray xà phòng thường xuyên, rửa xà phòng nhiều đến nỗi khô tay tróc da. Trong những lúc khủng hoảng như vậy, ở trong nhà nhiều ngày cũng làm cho người ta khó chịu. Trước những sự buồn phiền thì nhiều thông tin, nhiều đoạn phim ngắn, nhiều hình ảnh tiếu lâm, nhiều bài thơ chế nhiễu đưa lên mạng để cho mọi người bớt căng thẳng. Bỗng dưng mà họ lớn

Upload: others

Post on 16-Oct-2021

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: 05 2020 Lời thơ tháng - ovh.net

Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 06/2020 17

Lời thơ tháng 05 – 2020

Đại dịch hơi yên đi đến Chùa Nhưng còn lo lắng “đã hết chưa”? Khẩu trang còn dính trên sống mũi Vẫn còn e-ấp tiếng hỏi thưa

Bao giờ cho sạch những âu lo Thiên hạ gần nhau hết đắn đo Nói không sợ chết mà sợ bệnh Vẫn biết vô thường vẫn quanh co

Cũng nên ngăn cản sự lan lây Đời sống người ta có bao ngày Sanh ra bệnh khổ rồi nằm chết Nhưng mà bất cẩn cũng không hay!!!

Thu Huy – Nguyên-Trí

Lời thơ tháng 04 – 2020

Những gì bất tịnh của thế gian Cũng sẽ tan đi dưới nắng vàng Cành khô năm ngoái nay bừng nở Rực rỡ tươi màu đón Xuân sang Người ta sợ bệnh tìm nơi ẩn Hoa pháo đứng chờ mắt đỏ au Làm sao cho hết cơn khủng hoảng Để cùng vui vẻ đến gần nhau

Thu Huy – Nguyên-Trí

Khóa tu học Phật pháp kỳ thứ 12 do GĐPT Thiện Trí tổ chức

Bài viết: Giác Ngộ Từ khi nàng Cô Vy xuất hiện làm thế giới bị chấn động, số vi nhiễm càng lúc càng lên cao nên tại Âu Châu các biên giới, các trường học, các quán ăn, các gian hàng nhỏ đều đóng cửa và mọi người đều bị cách ly. Trước khoảng thời gian đó vì nhiều người sợ thiếu đồ ăn, thiếu nước nên họ đua nhau mua thật là nhiều để dự trữ cho một

thời gian dài vì dịch Cô Vy 19, trong lúc cấm không được đi ra ngoài, không được tập trung số đông người và nếu ra ngoài thì phải khoảng cách hai mét, kêu gọi rửa ray xà phòng thường xuyên, rửa xà phòng nhiều đến nỗi khô tay tróc da. Trong những lúc khủng hoảng như vậy, ở trong nhà nhiều ngày cũng làm cho người ta khó chịu. Trước những sự buồn phiền thì nhiều thông tin, nhiều đoạn phim ngắn, nhiều hình ảnh tiếu lâm, nhiều bài thơ chế nhiễu đưa lên mạng để cho mọi người bớt căng thẳng. Bỗng dưng mà họ lớn

Page 2: 05 2020 Lời thơ tháng - ovh.net

Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 06/2020 18

tuổi xuân 19 đến bất ngờ Một hôm Covid đi thăm viếng Mọi người ngã ngửa đứng thừ ra Bắc thang lên hỏi ông trời Có ai miễn nhiễm vào thời Cô Vy Ông trời ổng mới thầm thì Tao còn phải bị cách ly, là mày Mơ khách đường xa khách đường xa Bịt cho kỹ nhé chớ mở ra Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết rằng ai có nhiễm nà! Hôm qua em đi tỉnh về Đợi em ở mãi con đê đầu làng Khẩu trang che mặt kỹ càng Em ho một cái cả làng hoang mang. Đông qua Xuân đến trăm hoa đang đua nhau đâm chồi nẩy lộc, mặc dù nàng Cô Vy 19 vẫn còn lan rộng, nhưng lòng người thì vẫn còn ngao ngán, lo âu, tuy rằng vậy nhưng đối với người con Phật vẫn không sao quên được ngày kỷ niệm lễ Khánh Đản như hàng năm. Tuy nhiên vì luật nhà nước đưa ra nên chỉ tổ chức trong hạn hẹp hoặc đưa những đoạn phim ngắn để cho mọi

người ở tại nhà tự làm được. Riêng GĐPT Thiện Trí tổ chức khóa tu học kỳ thứ 12 cũng đã thông báo trước Covid xuất hiện, nhưng rồi cũng đình lại, tiền đặt cọc nhà cũng phải trả 50%, mặc dù không tổ chức tu học như hàng năm tại những địa điểm mà GĐPT Thiện Trí đã dự định, thay vào đó để cho sự an tâm của mọi người và sự tu học không bị gián đoạn GĐPT Thiện Trí vẫn tổ chức khóa tu học trong 3 ngày từ 21 đến 23 tháng 5 năm 2020 ở trên mạng lưới Internet. Khóa tu học kỳ thứ 12 này được thỉnh các giảng sư gồm có Thầy Hạnh Tấn, Thầy Hạnh Giới, Thầy Thông Tránh và Sư Cô Chân Đàn. Đợt này các Thầy hướng dẫn theo chủ đề Ứng dụng Phật pháp Bồ Tát Đạo vào đời sống hàng ngày, các Thầy thì hướng dẫn cho người lớn còn Sư Cô thì hướng dẫn cho các em thanh thiếu niên. Mặc dù trong Online, Lễ khai mạc cũng vô cùng trang nghiêm chẳng kém gì trong hiện thực, số lượng người về tham dự cũng khoảng 60 người lớn còn các em thanh thiếu thì ít hơn so với những năm thường tổ chức. Với người lớn các Thầy hướng dẫn qua đề tài Lục Độ Ba La Mật còn các em trẻ thì Sư Cô hướng dẫn qua đề tài Tam quy, tám khổ và cho các em

Page 3: 05 2020 Lời thơ tháng - ovh.net

Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 06/2020 19

thực hành trên Online, luôn kèm theo đó các anh chị Huynh trưởng hướng dẫn cho các em những trò chơi và ra chủ đề cho các em thực hiện những đoạn phim ngắn. Trong bài pháp Lục Độ các Thầy đã chia ra làm sáu thời, ngày khai giảng đầu tiên Thầy Hạnh Tấn giảng về trí huệ Ba La Mật, Thầy nhấn mạnh rằng dựa trên trí huệ thì phải nên phát Bồ Đề Tâm Hạnh và Phát Bồ Đề Tâm Nguyện và nói đúng hơn nếu không có trí huệ thì các Ba la mật khác không thể làm được, còn trì giới Ba La Mật là kiên cố hành trì và phải thành thật với bản thân mình, còn thiền định Ba La Mật thì đây là nói cho những hành giả đã quyết định đi trên con đường giác ngộ giải thoát, đối với chúng ta như là ACE Huynh trưởng khó mà thiền định được, và nếu ai muốn dấn thân trên con đường thiền định này để đưa đến giải thoát thì phải thật sự rời khỏi chốn vui nhộn trong xã hội này v.v. Thầy Hạnh Giới hướng dẫn về Bố Thí Ba La Mật và Nhẫn Nhục Ba La Mật, hai bài có sự liên hệ với nhau, trong bố thí mà chúng ta không có nhẫn nhục thì sẽ thối chí vì hoàn cảnh mà nhiều tác ý khởi lên nên dễ làm cho chúng ta mất thiện nghiệp. Thầy Thông Tránh là vị Tăng trẻ đệ tử của Thầy Hạnh Tấn, Thầy đã theo học Mật Tông nhiều năm qua, nên Thầy cũng chia sẻ về Tinh Tấn Ba La Mật, đối với Thầy cũng gặp nhiều khó khăn và trở ngại trong thời gian học kinh Kim Cang Thừa bằng tiếng Tây Tạng, nhiều lần đã làm Thầy giãi đãi và muốn thối lui trở về lại Pháp nhưng sau đó có vị Thầy sách tấn và hãy quán về Tứ Diệu Đế thì từ đó mới phát tâm tinh tấn. Sư Cô Chân Đàn thì hướng dẫn cho các em Thanh, Thiếu qua ngôn ngữ tiếng Đức, mặc dù là tiếng Đức nhưng qua danh từ Phật pháp nên nhiều em cũng không hiểu hết, tuy nhiên Sư Cô vẫn tận tâm hướng dẫn cho các em qua nhiều hình thức để cho các em dễ nắm bắt hơn. Sau ba ngày tu học và lễ bế mạc được kết thúc sau buổi giảng cuối của Thầy Hạnh Tấn, sau đó là lễ dâng đèn cầu nguyện trong mùa lễ Khánh Đản được diễn ra trong Online rất trang nghiêm và

xúc cảm, và chiếu lên những đoạn phim ngắn mà thời gian trong 3 ngày các em đã thực hiện. Cuối cùng lời tác bạch mãn khóa do Bác Gia Trưởng nói lên lời chân thành tri ân quý Thầy cô đã hết lòng hướng dẫn và giảng giải rất chu đáo và chân thành cảm ơn các thiện hữu trí thức đã dành thời gian cùng nhau sách tấn trên con đường tu học và cuối cùng không quên cảm ơn những anh chị trong ban kỹ thuật đã cố gắng đưa lên những màn ảnh vô cùng đẹp, hồi kết thúc được Thầy thay mặt cho chư Tôn đức hiện tiền ban đạo từ qua những lời tán thán và sách tấn cho các Huynh trưởng và Phật tử cố gắng và nỗ lực hơn nữa để con đường Bồ Tát Đạo càng ngày càng tinh tấn như trong đề tài Lục Độ Ba La Mật. Cuối cùng đồng chắp tay Nam Mô A Di Đà Phật và bắt giây thân ái chia tay mà trong lòng vẫn còn vang vọng những dư âm.

Cảm nghĩ về thần thông trong lớp học online GĐPT Thiện Trí

Bài viết: Nguyên Huệ Như chúng ta đã đọc trong kinh Duy-Ma-Cật, phẩm Bất-Tư-Nghì, Cư sĩ Duy-Ma-Cật, thưa với Ngài Văn-Thù-Sư-Lợi về thế giới có tòa Sư tử tuyệt hảo nhất. Bấy giờ Cư sĩ Duy-Ma-Cật hiện thần lực, tức thì ba mươi hai ngàn tòa Sư tử từ Đức Phật Tu-Di-Đăng Vương chở đến phòng của Cư Sĩ Duy-Ma-Cật. Lúc ấy phòng của Cư Sĩ tự rộng lớn, chứa ba mươi hai ngàn tòa Sư tử mà không chướng ngại gì cả! Ở đây chúng ta không bàn đến chữ TÂM, là ngôi nhà dung chứa hết thảy y báo và chánh báo của hết thảy chúng sanh, mà nghĩ đến cái thần thông của thời đại điện toán hôm nay. Cũng qua mùa dịch Covid-19 này, chúng ta mới có cơ hội chú ý đến các phương tiện truyền thông như Google Meet, Zoom, Cisco Webex, Skype, Staleaf hay Jitsi Meet… Tuy mục đích của các phần mềm này để phục vụ công việc cho các cuộc họp trực tuyến (ví dụ Webex Meeting), nhưng đối với GĐPT Thiện Trí đây chính là một cơ hội hiếm có để tổ chức

Page 4: 05 2020 Lời thơ tháng - ovh.net

Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 06/2020 20

THƠ: Khoá học Online GĐPT Thiện Trí

Tựa: Giản đơn nhưng không đơn giản

Ai cũng nói đứng đi rất dễ dàng Nhưng hồi tưởng lại những thời gian Muốn đi phải đứng và phải té Muốn bò phải lết rất gian nan

Học ở online rất dễ dàng Học trong vi-tính bớt thời gian Ai đâu biết được ban tổ chức Ngày đêm suy nghĩ thật gian nan

Vài tuần chuẩn bị đầu bạc trắng Vài tháng chương trình thật ngổn ngang Tổ chức hội trường mệt mà khỏe Tổ chức online thật bất an

Công sức đưa ra là một lẽ Điện trời sóng đất thật mênh mang Khoá học đang đi mình run rẩy Khoá học xong rồi tim bể tan! .....Mừng!!!

Nguyên Trí 6/2020

KHÓA TU HỌC KỲ THỨ 12 tại Thụy Sĩ. Chúng ta đã có một gian phòng online rộng lớn, chứa được nhiều người, từ mọi miền. Nhìn nhau, nói cho nhau nghe, chia xẻ những bài Pháp thoại… Đây có phải chăng là một tòa Sư Tử của Ngài Duy-Ma-Cật? Công việc đã được chuẩn bị sớm, ngay những ngày có dịch bệnh phát tán. Biết không thể tụ tập một số lượng lớn quý Phật tử tham gia khóa tu học trong hội trường, Huynh trưởng Minh Tr. (Liên Đoàn Trưởng) đã tổ chức họp nội bộ để bàn thảo chương trình, tổ chức, phân công… Tất cả các Huynh trưởng trong GĐPT Thiện Trí, với tình đoàn kết sẵn có, đã hăng say đảm nhiệm công việc. Ngay cả các em ngành Thiếu, cũng sẵn sàng tham gia. Cái mong muốn của Ban Tổ Chức là làm thế nào để Khóa Học Online lần đầu tiên này, phải giống thực như Khóa Học hàng năm, mà GĐPT đã tổ chức cả 11 năm rồi! Phải có Chuông Trống Bát Nhã, phải có cung thỉnh quý Chư Tôn Đức, phải có nhiều Phật tử tham gia, và phải có tất cả các thời Pháp cũng như tất cả các chương trình như lễ khai giảng; lễ thỉnh Sư; lễ Bố Tát; lễ tác bạch cung thỉnh Giới Sư; lễ dâng đèn; lễ tác bạch cúng dường và bế mạc với phần văn nghệ… Với ngành Thiếu, không thể thiếu các buổi giảng song ngữ (Việt-Đức), vừa học vừa hành như xử dụng Morse, Mật thư, thực hiện Video Clips, diễn kịch, ca múa… Tất cả các hoạt động và sắp xếp chương trình ngành Thiếu đều được các Huynh trưởng nhiều kinh nghiệm trong GĐPT Thiện Trí đảm trách như Htr.Thị Tr., Quảng T., Hồng H., Diệu P., Nhuận S., Quảng Đ., Diệu C. Các bài diễn văn, bài tác bạch, lễ dâng đèn cầu nguyện trong khóa học đều được công phu soạn thảo để trình bày vào các thời điểm thích hợp. Từ lâu GĐPT Thiện Trí đã có các Huynh Trưởng rất am tường các công việc này: Htr. Thị Tr., Minh Tr., Quảng Th. Trở về lại khóa học của GĐPT Thiện Trí. Ban tổ chức, trong đó anh trưởng ban, HTr. Minh Tr., là người chịu trách nhiệm điều động chương trình và điều hành kỹ thuật (Host control in a meeting). Đây là lần đầu tiên tổ chức khóa học online, thì chính anh là người lo lắng nhiều nhất. Phải chọn lựa phương tiện nào để tổ chức khóa

học nhiều ưu điểm nhất (Right Video Conferencing Platform). Nắm rõ về internet, email và cách xử dụng Brower… Ngoài ra anh và đội ngũ kỹ thuật điều hành các chương trình làm sao chương trình có tính liên tục và hòa hợp, như một người đứng sau sân khấu và đạo diễn các màn diễn không bị gián đoạn mà nhịp nhàng ăn khớp. Đặc biệt màn lễ dâng đèn cầu nguyện, với sự đạo diễn của các HTr. Thị Tr., Minh Tr., Minh Hưng, Thiện Thành, với khung cảnh cõi Tịnh Độ, tất cả rước thỉnh ngọn đèn Trí Tuệ và Từ Bi trao truyền ánh sáng đến hàng Phật tử hiện diện. Lời cầu nguyện và hồi hướng đến tất cả chúng sanh, cúng dường Tam Bảo dâng lên mừng mùa Phật Đản, Phật lịch 2564. Đó là chưa kể đến phần văn nghệ cúng dường khóa học mà các em ngành Thiếu GĐPT Thiện Trí đã quá sức thành công trong những vai diễn xuất sắc của mình. Ba ngày của khóa tu học lần thứ 12 do GĐPT Thiện Trí tổ chức đã hoàn thành viên mãn. Chúng ta đã đưa khóa học vào trong một căn phòng, chúng ta đã đưa những lời giảng Pháp của quý Chư Tôn Đức vào tận tâm thức và nhất là chúng ta đã “gặp” nhau khi khoảng thời gian cách ly của dịch Corona vẫn còn tiếp diễn…

Page 5: 05 2020 Lời thơ tháng - ovh.net

21 Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 06/2020

DẤU ẤN TUYỆT VỜI Kỷ niệm những Sinh hoạt qua Mạng Online trong thời gian Đại dịch CORONA 2020 Quý Anh Chị HuynhTrưởng và đoàn Lam thân thương, Mỗi năm cứ vào tháng 4 nhân ngày Lễ Ostern (Phục sinh) GĐPTVN Đức Quốc tổ chức khóa Phật Pháp (KPP), không những cho Đoàn Áo Lam mà cả cho các Phụ Huynh tham dự. Năm nay vì đại dịch Corona, nên Khoá PP Thường niên kỳ thứ 23 không thể tổ chức tại Tổ đình Viên Giác được. Thế nhưng những Anh Chị Huynh Trưởng trong Ban Huynh Trưởng đã có một buổi họp mở rộng và đề nghị rằng chúng ta vẫn tiếp tục tổ chức KPPTN Đức Quốc từ 09. đến 13.04.2020 qua mạng online Zoom. Một sáng kiến rất hay đã tạo cho các Anh Chị Em, từ Huynh Trưởng, đến các em ngành Thanh, Thiếu và Đồng Niên đều thấy mặt nhau, không những trao nhau lời chào hỏi mà cả sinh hoạt với nhau, cùng nhau nghe Pháp qua sự giảng dạy của Chư Tôn Đức Tăng Ni, cung thỉnh bởi các Huynh Trưởng trách nhiệm. Kết quả, Khóa Phật Pháp Thường Niên đã thành công mỹ mãn. Tiếp nối kinh nghiệm của GĐPT Đức Quốc, trong khóa Phật pháp mà Anh Chị Em Huynh Trưởng GĐPT Thiện Trí tại Thụy Sỹ tham dự, cũng đã tổ chức Khóa học thường niên từ ngày 21 đến 23 tháng 5 qua mạng online nhưng không phải Zoom mà là Webex. Trong hai khóa học trên những hình ảnh các ngành Oanh Vũ, Thanh, Thiếu đều sinh hoạt rất ngoạn mục. Riêng đối với các Anh Chị Em Huynh trưởng lẫn đoàn sinh Thanh Thiếu qua hệ thống online Zoom và Webex đã tham dự hầu hết các hội luận bằng hình thức workshop hay thuyết trình với Powerpoint, nào là nghe Thuyết Pháp của chư Tôn Đức Tăng Ni: Quý Anh Chị Trưởng đã Cung thỉnh Thượng Tọa Thích Hạnh Tấn, Đại Đức Thích Hạnh Giới, Đại Đức Thích Thông Tránh và Sư Cô Thích Chân Đàn, thuyết giảng nhiều thời Pháp rất thực tế, áp dụng trong cuộc đời. Điểm son là hầu hết quý Anh Chị Em Huynh Trưởng và Đoàn Sinh khắp Âu Châu đều ghi tên tham dự. Mặc dù đại dịch Corona Lan tràn khắp hết cõi Ta bà Nhưng Đoàn Lam không ngừng tu học Đấy con ngoan Từ Phụ Thích Ca Riêng về Ngành Đồng, xin quý Anh Chị xem bài tường trình với hình ảnh do Huynh Trưởng Ủy Viên trong Ban Hướng Dẫn GĐPT Đức Quốc: … Mặc dù năm nay Khóa Tu Học Thường Niên không tổ chức được tại Tổ Đình Viên Giác như mọi năm, nhưng BHD Đức Quốc cũng đã chuẩn bị và thực hiện chương trình tu học cho các Ngành cũng như phụ huynh qua online. Riêng ngành Đồng thì không có tu học trực tuyến, vì đây cũng là lần đầu tiên các anh chị em sinh hoạt qua online nên các anh chị Trưởng chưa kịp hướng dẫn các em Oanh Vũ xử dụng qua hệ thống Zoom-Meeting, do đó các em và phải lệ thuộc vào phụ huynh rất nhiều. Tuy nhiên trong ba ngày lễ từ 10.04. đến 12.04.2020 các em rất là tinh tấn, các em đã thực hiện chương trình của UV Ngành Đồng đưa ra. Ngày thứ sáu đã có 15 em học thuộc bài Sám Phát Nguyện và được Thầy Hạnh Bổn và BGT Minh Dũng thuộc đơn vị Chánh Dũng khảo hạch qua Zoom cũng như WhatsApp-Video. Qua ngày thứ bảy đã có hơn 30 em làm thủ công để chuẩn bị cho lễ cúng dường hoa đăng và làm thiệp tặng Ông Bà, vì nạn dịch các em không tiện về thăm Ông Bà được.

Page 6: 05 2020 Lời thơ tháng - ovh.net

Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 06/2020 22

Sáng chủ nhật các em đã dâng đèn và hoa sen mà các em đã chuẩn bị ngày trước, các em tụng Kinh và niệm Phật tại tư gia để cầu nguyện cho tất cả chúng sanh được an lành và nạn dịch Covid-19 sớm được tiêu trừ… (Xin xem những hình ảnh của các em trong Lễ Dâng Hoa) Tiếp đến là ngành Thiếu các em tuy cách xa nhau, nhưng qua kỹ thuật và sắp xếp của Huynh trưởng Uỷ viên ngành Thiếu, các em đã trình bày một cách nhịp nhàng các động tác qua những phương pháp phòng ngừa đại dịch Corona Virus.

Hoa Sen Collage của Ngành Thiếu

Page 7: 05 2020 Lời thơ tháng - ovh.net

Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 06/2020 23

Trong những năm qua, Chư Tôn Đức và đoàn Lam chúng ta trong và ngoài nước đều long trọng tổ chức Đại Lễ Phật Đản, hầu kỷ niệm Đấng Từ Phụ, Ngài đã được sinh ra trong một gia đình Hoàng Tộc với cung vàng, địện ngọc nhưng Ngài đã từ bỏ tất cả để đi tìm ĐẠO GIẢI THOÁT cho chúng sanh; gieo tình thương đến cả mọi loài. Năm nay, lần đầu tiên trong quá trình tổ chức Lễ Kỷ Niệm Đản Sanh của Ngài cũng như Khóa Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 32 dự định địa điểm tổ chức tại Tổ Đình Khánh Anh - Paris - Pháp Quốc, Phật lịch 2564, dương lịch 2020, phải bị hủy bỏ vì đại dịch Corona xảy ra. Không những Chùa Chiền, Thánh Đường, Tu Viện, Ni Tự, Moschee (giáo đường Hồi giáo) mà cả những trường trung, tiểu, đại học và những công sở, hãng xưởng, cơ sở du lịch lớn nhỏ, v.v... trên thế giới đều phải ngưng hoạt động. Riêng người Phật Tử ở các nước theo đạo Phật, thay vì tổ chức đón mừng ngày Đản Sanh đầy những nghi thức trọng đại, năm nay bằng những lời tâm nguyện, quán chiếu lại nội tâm, cầu nguyện cho nhân loại sớm thoát khỏi đại dịch nầy. Hầu duy trì sự truyền bá Giáo Lý của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni; Hầu tránh tình trạng có thể "cách mặt xa lòng" giữa các Chư Tôn Đức, các Niên Huynh Trưởng và Đoàn Sinh Lam, …

Page 8: 05 2020 Lời thơ tháng - ovh.net

Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 06/2020 24

Chương trình đại Lễ Phật Đản Phật Lịch 2564 Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật tử Đức Quốc đã vận động và đưa chương trình „Kính Mừng Đại Lễ Phật Đản Phật lịch 2564“ như quý Anh Chị đều thấy ở trên. Mặc dù đây là lần đầu tiên được tổ chức qua online nhưng chương trình cũng rất đầy đủ. Anh Chị Huynh Trưởng của các ngành từ Oanh Vũ đến Thanh, Thiếu niên, Huynh Trưởng và Phụ Huynh. Dĩ nhiên là có Chư Tôn Đức, do các Huynh Trưởng trách nhiệm cung thỉnh: Thượng Tọa Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp Thích Hạnh Tấn, Đại Đức Cố Vấn Giáo Hạnh Thích Hạnh Giới, Sư Cô Thích Chân Đàn. Thật là quý báu trong buổi Lễ Bế Mạc, Hoà Thượng Phương Trượng cũng quang lâm và ban đạo từ. Xin quý Anh Chị Niên, Huynh Trưởng và Đoàn Lam xem những hình ảnh dưới đây: Đặc biệt là Lễ Dâng Hoa Cúng Dường Đức Phật Mùa Đản Sanh:

Page 9: 05 2020 Lời thơ tháng - ovh.net

Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 06/2020 25

Cuối cùng là Lễ Dâng Hoa qua youTube dưới đây https://youtu.be/raL3_gkQF0I Kính Thưa quý Anh Chị Niên Trưởng và Huynh Trưởng, Các em Lam Sinh thân mến, Quý Anh Chị Em có thấy được rằng, là hầu hết Chư Tôn Hòa Thượng, Đại Đức, TăngNi và Đoàn Lam chúng ta tại Âu Châu nói riêng và Hải Ngoại nói chung, vẫn khỏe mạnh an vui, tỉnh tâm Tu Học. Không những thế, mặc dù giới hạn hội họp vì đại dịch Corona virus nguy hiểm, một số Chư Tôn Đức đã hứa khả cùng với một số Ban Hướng Dẫn và Gia Đình Phật Tử, qua Online đã sinh hoạt Phật Pháp và duy trì được những dự án và chương trình đã định. Đó là do những sáng kiến của một số anh Chị Huynh Trưởng, hấp thụ và áp dụng Ngũ Minh Pháp trong tâm chúng ta Sáng kiến ngũ minh áp dụng ngay Dự định trong năm đã rõ bày Phải chăng “Dấu Ấn Tuyệt Vời„ đó

Page 10: 05 2020 Lời thơ tháng - ovh.net

Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 06/2020 26

Kết quả chu toàn thật quá hay. Và cũng chính vì thế mà hành giả viết bài nầy với tên „Dấu Ấn Tuyệt Vời“. Thế nhưng „Dấu Ấn Tuyệt Vời“ nầy không những chỉ nói về sáng kiến các Huynh trưởng đã áp dụng, mà mục đích qua sự kiện đại dịch Corona, đã gióng lên tiếng chuông vang khắp năm châu, ai ai cũng đều thấy đều nghe và cảm thọ được qua Trí tuệ và nghiệp báo. Trước biến cố nầy, Hoà Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác đã viết: „Đại dịch là một nghịch cảnh chướng duyên, nhưng cũng là một thuận cảnh thiện duyên, để cho chung ta phản tỉnh và nhận ra chân lý Vô Thường, Khổ, Không, Vô Ngã đang hiện hữu trước mắt của chúng ta. Là cơ duyên để chúng ta quay trở về với quê hương của chính mình và dạo khắp phố xá thành thị làng quê trong tâm của chúng ta. Chúng ta kiến trúc những lâu đài bằng vật liệu Bát Chánh Đạo, kiến thiết những con đường bằng tứ bảo Từ, Bi, Hỷ, Xả. Những hoa viên với các loại quý của Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc, Ngũ Căn, Ngũ Lực và Thất Bồ Đề Phần. Là Cơ duyên cho tất cả người con Phật chúng ta tinh tấn huân tu và kiến tạo đạo tràng của mỗi chúng ta càng thêm trang nghiêm. Nhờ đó mà hồi hướng công đức cho Đại Dịch thôi bớt làm khổ nhân loại“. Để kết thúc bài viết tóm lược nầy, xin quý Anh Chị đọc bài thơ ngắn với ý nghĩa: Ai ở hiền thì gặp lành, ai ở ác thì gặp những điều bất hạnh. Nếu ai hỏi năm nay có gì lạ Chắc không ai ngần ngại sẽ nói ra Đây chính là đại dịch Carona Ai nấy đều trú tại gia cấm cố! Đây có phải một dấu hiệu của khổ Khi gieo gió thì giông tố đến ngay Phát Bồ Đề Tâm, Bố Thí ngày ngày Sẽ thấy đời „Ô hay sao đẹp quá!!“

Thị Thiện - Phạm Công Hoàng UV Văn Mỹ Nghệ BHD ÂC

Page 11: 05 2020 Lời thơ tháng - ovh.net

27 Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 06/2020

Các em Oanh Vũ đang tập hát

GĐPT Quảng Đức trong bữa ăn trưa tại chùa

GĐPT

Quảng

Đức trong

ngày Lễ

Truy Tán

Công Đức

cố HT

Thích

Quảng Độ

Sinh hoạt BHD Pháp quốc trong mùa dịch Covid-19

Vì nạn dịch Coronavirus mà sinh hoạt của tổ chức Gia Đình Phật Tử tại Pháp cũng bị ảnh hưởng. Họ đã phải đình hoãn đại hội Huynh trưởng dự trù triệu tập tại chùa Khánh Anh Evry vào ngày 07.03.2020, tiếp theo đó cũng phải hủy bỏ luôn kỳ trại họp bạn Quán Âm kỳ 17 dự trù tổ chức tại chùa Phổ Hiền (Strasbourg) vào dịp lễ Phục Sinh. Với tinh thần "Tùy Duyên Bất Biến" Ban Hướng Dẫn đã cung thỉnh TT Thích Thông Trí là Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên và Gia Đình Phật Tử GHPGVNTN Âu Châu khai tâm cho toàn thể Lam viên những buổi học giáo lý Online. Trước tinh thần cầu pháp của anh chị em, cứ 2 tuần một lần, Thầy đã hoan hỷ thuyết giảng với các đề tài như "Ứng xử của người Phật tử trước một đại nạn như đại dịch Coronavirus Vũ Hán"; "Tam Pháp Ấn-Nạn dịch Coronavirus qua lăng kính Tam Pháp Ấn" và "Lục Hòa - Ứng dụng vào sinh hoạt Gia Đình Phật Tử" để anh chị em Lam viên có thêm tư lương tu tập, quán chiếu, giữ vững niềm tin vào Tam Bảo, giữ gìn tâm ý thanh tịnh không hoảng sợ, kinh hãi khi phải đối mặt với sự thật về bệnh dịch Coronavirus này.

Không có duyên gặp nhau trực tiếp thì anh chị em cũng gặp nhau được trên không gian ảo của Internet Zoom Meetings trong suốt thời gian qua. Cũng vì nhân duyên này mà sinh hoạt học giáo lý thường xuyên được hình thành mỗi tháng/1lần, vào sáng ngày Chủ nhật từ 10giờ30

đến 12giờ. Ngày học gần nhất dự trù sẽ là ngày 19.07.2020. Sinh hoạt GĐPT Quảng Đức trong thời gian bị phong tỏa vì dịch bệnh virus Corona. Từ khi chánh phủ Pháp ban hành lệnh phong tỏa cách ly xã hội trên toàn quốc kể từ ngày 17.03.2020. Các nơi công cộng không được tụ tập quá 3 người. Chùa Khánh Anh Évry-Courcouronnes, nơi GĐPT Quảng Đức sinh hoạt thường kỳ, cũng bị ảnh hưởng vì pháp lệnh này. Ban Huynh Trưởng GĐPT Quảng Đức đã có buổi họp khẩn đi đến quyết định tiếp tục sinh hoạt theo như chương trình đã định nhưng lần này trên không gian ảo Zoom Meetings. Ngoài sinh hoạt với các anh chị trưởng, các em còn được nghe Sư Cô Thông Nghĩa, do ban Huynh Trưởng cung thỉnh, giảng về ý nghĩa 7 Bước Chân Nở Sen của Đức Phật Đản Sinh. Ngoài ra Ban Huynh Trưởng cũng khuyến khích đoàn sinh tham gia các buổi học Phật Pháp do TT Thích Thông Trí khai tâm cũng trong thời gian nạn dịch cho toàn Lam viên Pháp quốc. Các buổi học này các em đã được các anh chị Tuệ Lạc, Quảng Nghiệp thông dịch bằng Pháp ngữ để các em dễ hiểu hơn. Cầu nguyện nạn dịch Coronavirus mau chóng chấm dứt để Lam viên GĐPT Quảng Đức được trở lại sinh hoạt bình thường dưới mái chùa thân yêu và có cơ hội gặp lại Lam viên Pháp quốc đó đây trong các sinh hoạt định kỳ hàng năm.

Page 12: 05 2020 Lời thơ tháng - ovh.net

28 Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 06/2020

CHUÔNG VỌNG ĐÊM TRƯỜNG

Tâm Không Vĩnh Hữu Chiều ngày hai mươi ba tháng Chạp năm Giáp Thân, thằng Cầu lấm la lấm lét thập thò trước sân nhà thằng Kính, vào không dám vào mà đi cũng chẳng dám đi. Anh Tư của thằng Kính từ đồng về nhà tình cờ bắt gặp, túm ngay cổ áo nó, gằn giọng: - Rình mò cái gì ở đây hở mày? Xanh như tàu lá chuối non, thằng Cầu ấp a ấp úng: - Em… em tìm… thằng Kính… Đâu có rình gì? - Tìm nó, sao không kêu lên? - Em… sợ bị… má anh la. Má anh không cho thằng Kính chơi với em… nhưng mà… em nhớ nó quá trời! Anh Tư cười, buông bàn tay hộ pháp ra: - Tội nghiệp ghê hén. Ai biểu mày ưa ăn cắp vặt, rủ rê bày vẽ cho thằng em tao chôm chỉa của hàng xóm, nên má tao mới cấm cản. - Em tu rồi mà! Bật cười, xoa đầu tóc thằng Cầu cho rối bời lên, anh Tư nói: - Tu rồi hả? Mày mà tu rồi thì cả xóm này đêm ngủ khỏi cần đóng cửa cài then làm gì! Thôi được rồi, nếu mày đã biết ăn năn tu sửa thì không ai ngăn cản gì nữa đâu. Đứng đây chờ tao, tao vô nhà kêu thằng Kính ra cho! … Đứng chờ chừng năm phút, từ trong nhà thằng Kính lấm la lấm lét chạy ra. Thằng Cầu mừng rỡ, túm tay thằng bạn chí cốt nói: - Có chuyện quan trọng cần bàn với mày, nói ở đây luôn nhé? Thằng Kính đảo mắt nhìn quanh dò xét, gật đầu: - Nói luôn đi. Chuyện gì vậy? Hạ giọng xuống, mặt mày lộ vẻ nghiêm trọng, thằng Cầu nói:

- Ba tao bệnh nặng quá, ho suốt ngày đêm, chiều hôm kia ho ra cả một cục máu thấy bắt ghê. Còn anh Hai tao thì… nằm liệt luôn trên giường từ ngày quyết tâm cai nghiện xì ke ma tuý, giờ đang ngáp ngáp gần tiêu luôn rồi… Vậy mà nhà không có một xu cạo gió, chị Ba Hân bồ anh Hai có giúp ít tiền nhưng chỉ như gió vào gà trống thôi! - Gió vào nhà trống. Chớ gà trống gì? Nhà trống, hiểu chưa? - Vậy hả? Ờ… ờ… gió vào nhà trống. Bây giờ mày giúp tao đi! - Giúp mày hả? Giúp đi chôm chỉa như mọi lần hả? - Suỵt… nói nhỏ nhỏ. Giúp tao một lần này nữa thôi. Xong vụ này rồi, tao hứa với mày, thề độc với mày là tao tu luôn! - Trời trời… má tao đã hăm rồi, anh Tư tao cũng dọa rồi, vậy mà mày không sợ, bây giờ còn rủ tao đi chôm chỉa nữa sao? - Nhưng mà… tao không rủ mày đi chôm chỉa đồ nhà hàng xóm đâu, cũng không "chà đồ nhôm, chôm đồ nhà" như mấy bữa… - Vậy chớ chôm chỉa ở đâu? - Ở chùa. - Ở chùa? - Thằng Kính trợn mắt ếch- Vô chùa ăn trộm hả? - Không còn chỗ nào khác. Tao nghiên cứu kỹ rồi. Chỉ còn cửa đó là ngon ăn thôi, rất dễ dàng thò tay bốc lủm! - Dễ dàng hả? Dễ dàng thì mày đi một mình đi, rủ thêm tao làm gì? - Không, ý tao muốn nói… dễ dàng khi có hai đứa cùng làm. Có một mình tao thì vô cùng khó khăn gian khổ… - Nhưng mà… mày tính ăn trộm chùa nào? Chùa thầy Thiện Giác ở mé sông, hay là chùa của sư bà Diệu Linh? - À ừm… hai cái chùa đó có nuôi chó, nuôi ngỗng, sư thầy ở trỏng rất đông, rất khó xâm nhập, rất dễ lộ tẩy… - Chớ mày định vào chùa nào nữa? Xã mình có hai cái chùa đó chớ mấy? Bộ mày tính… mày tính… qua bên kia sông hả? - Đúng rồi. Qua bên kia sông. Chùa Linh Thứu đó mà! - Ôi mẹ ơi… không được đâu. Hết chỗ chơi lại nhè ngay cái chùa của sư Kiến Tánh… coi chừng bị hộ pháp long thần vặn cho quẹo cổ, bẻ cho quặt cẳng què giò đó!

Page 13: 05 2020 Lời thơ tháng - ovh.net

Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 06/2020 29

- Tầm bậy. Long thần hộ pháp chốn thiền môn đâu có ác vậy!? - Bộ mày không nghe người ta đồn ầm lên về những điều linh thiêng ở chùa này sao? Mới tháng trước có thằng ăn trộm vào chùa lúc nửa đêm, sư thầy ngủ say không biết gì nữa, nó lẻn lên chánh điện, không bợ gì quý báu, lại bợ nguyên một chồng kinh đến mười cuốn dầy cộm khổ lớn, rồi cứ đi lòng vòng quanh chánh điện từ khuya cho tới mờ sáng, đến giờ sư thầy công phu thì bị phát giác. Hỏi mày, ai dắt thằng đó đi vậy? - Tao có nghe kể chuyện này rồi, chỉ là đồn đại thôi, làm gì có chuyện hoang đường thần thoại đó mà mày tin? Chẳng qua vì… chùa quá rộng, mà chỉ có một mình sư thầy với bà già nấu bếp, coi ngó không xuể nên sư thầy mới phao tin lên để hù ma nhát khỉ mấy thằng nào yếu bóng vía đó mà! - Ờ hén, mày nói cũng có lý. Chắc là tin đồn xạo rồi. Nhưng mà, mày định vào chùa Linh Thứu để chôm chỉa thứ gì? - Chậu cảnh. Nhiều lắm, toàn là chậu cảnh quý hếm, đẹp cực kỳ, và rất đắt tiền, lại để ở ngoài sân rất dễ lấy. Chỉ cần một đứa nhảy vào trong, bưng ra hàng rào, chuyền cho đứa đứng ngoài ôm mà chạy đi giấu. Sau đó quay lại làm tiếp chậu thứ hai, ba… - Tao… tao nghe mày nói sao dễ dàng trơn tru quá. Thôi được, bây giờ tao giao ước trước với mày, tao chỉ giúp mày di chuyển chậu cảnh đi giấu thôi. Còn chuyện đem đi bán là chuyện của mày, tao không biết tới, có gì mày không được khai tên tao ra… - Được, tao hứa. Tao chỉ cần mày giúp một tay nhiêu đó thôi. - Tao sẽ vào trong cùng mày cho vui, đỡ sợ. Đồng ý không? - Tuyệt cú mèo. Mày đúng là bạn tốt của tao. Vậy thì… tối nay hẹn gặp nhau ở ngoài sân banh, lúc 10 giờ, được không? - Được. Nhưng mà… mày đã thăm dò tình hình trong chùa chưa? - Rồi. Hồi hôm kia tao có vào chùa chơi, giả bộ xin cơm ăn, thấy chùa cũng chỉ có hai người, sư thầy trụ trì và bà già nấu bếp dì ruột của thầy. Tao đã nhắm trước mấy chậu hoa sứ, xương

rồng đang trổ hoa rồi, hỏi giá ở gian hàng hoa Tết của lão Tộ dưới thị trấn luôn rồi, lão chịu mua ngay với giá cao… - Vậy thì xong. Mày về đi, tối gặp lại! Thằng Cầu mừng rỡ, tung tăng bước về nhà, trong đầu nó đang tính toán sẵn chuyện mang tiền về cho cha, cho anh nó trị bệnh để kịp khỏe mạnh mà đón năm mới… … Khuya. Tối đen như mực. Tiếng côn trùng rỉ rả

hòa cùng tiếng lá khô xào xạc trong gió lùa từng cơn qua vườn cây chốn già lam thanh tịnh. Hai thằng nhóc ngồi bên nhau ngoài hàng rào râm bụt um tùm, nín thở ngó

nhau hội ý qua ánh sáng mập mờ của ngọn đèn từ trong điện Quán Thế Âm chiếu hắt ra yếu ớt. Cả hai đứa đều không lộ vẻ sợ sệt mà còn hứng thú ra phết, chúng cảm thấy như mình đang được đóng phim trinh thám, hay kinh dị nghẹt thở. Thằng Cầu hỏi thật nhỏ bên tai bạn đồng sự: - Tao leo tường nhảy vào, mày ở ngoài chờ nghen? - Ờ. Tường cao quá, chỉ có thể leo lên để vào trong vườn một đứa thôi. Tao sẽ làm thang cho mày trèo. Nghe rõ chưa? - Nhưng vào một mình thì sao tao chuyển chậu qua bức tường này cho mày được? - Mình không đem dây thừng theo, ngu quá. Nhổ lấy cây, bỏ lại chậu thôi… - Lỡ chết cây thì bán ai mua cho? - Không chết đâu. Mày bứng lấy cả đất quăng ra ngoài này cho tao gom lại, rồi hai đứa ôm hết mà về, tìm miếng đất sau nhà mày chôn đỡ xuống, tưới nước nhiều vào, rồi từ từ tính chuyện đem đi bán cho lão Tộ. Làm vậy mới ổn, nghe rõ chưa? - Rõ rồi. Tao phục mày sát đất luôn. Mày đúng là Khổng Minh giúp Lưu Bị, không có mày tao chẳng làm nên đại sự gì! - Khổng Minh với Lưu Bị đâu có đi ăn trộm của chùa mà mày ví von, đồ ngốc? Hai thằng nhóc cười khúc khích, bắt tay nhau thật chặt. Thằng Kính bước lại đứng sát tường rong rêu, khum lưng lại, lấy gồng, dồn sức xuống hai chân cho trụ vững, để thằng bạn đồng sự nhảy phóc lên, bám tường mà trèo lên. Im ắng

Page 14: 05 2020 Lời thơ tháng - ovh.net

Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 06/2020 30

đến lạ thường. Đưa mắt nhìn xuyên qua bóng tối mịt mờ quanh vườn, thằng Cầu hít một hơi thật sâu, rồi nhảy xuống vườn bên trong chùa nghe cái "phịch". Nó vừa mới lồm cồm đứng dậy, bỗng một luồng sáng của đèn pin chiếu thẳng vào mặt nó. Toàn thân bủn rủn, thằng Cầu cảm thấy như đất vừa lún, trời vừa sập dưới chân và trên đầu mình, nó đứng cứng đờ như khúc cây khô vô hồn thất vía. Người đang cầm đèn pin rọi vào nó đang bước lại từng bước thật nhẹ nhàng, cứ như lướt hỏng trên mặt đất vậy. Thằng Cầu kêu trời trong bụng khi nhận ra đó là sư thầy trụ trì. Gần sát bên nó, sư Kiến Tánh bật đèn pin lên một lần nữa, rọi từ đầu tới chân vị khách không mời mà đến lúc khuya hôm, rồi cười lên ha hả: - Tuyệt vời. Rõ ràng là hộ pháp linh thiêng phái người đến chùa đúng lúc để giúp đỡ cho ta một tay đây! Rồi không đợi thằng Cầu nói năng thưa thốt gì, sư thầy nắm lấy cánh tay nó mà dắt đi vào giữa sân, đứng lại trước điện Quán Thế Âm trắng toát uy nghi. Thằng Cầu định mở miệng van xin, chợt nghe sư thầy nói nhỏ nhẹ: - Ta đang mất ngủ, không biết làm gì, bèn ra đây định xê dịch bài trí lại mấy chậu cây cảnh, nhưng cái chậu mai này quá nặng làm ta nhích đi cũng chẳng được, đang không biết phải làm sao thì có con như trên trời rơi xuống, thiệt là may mắn! Ngơ ngơ ngác ngác không biết nói sao, thằng Cầu chỉ còn nước "dạ dạ" lí nhí trong miệng. Sư thầy vỗ tay một cái, hô: - Nào, ta cùng xê cái chậu mai tứ quý này qua bên kia. Rồi chuyển cái chậu bách tùng diệp qua lại bên này, vậy là xong! Thằng Cầu cùng sư Kiến Tánh khum lưng gồng sức di dời mấy chậu cây kiểng, chỉ trong chớp nhoáng đã xong việc. Sư phủi tay, vỗ vào lưng nó, nói: - Vào trong uống nước, thầy thưởng cho lộc Phật về ăn! - … Dứt lời, sư nắm tay dắt nó đi te te vào dãy nhà bên hông chánh điện. Sư rót nước mời nó uống, đem cả rổ trái cây to đùng ra mời nó ăn, gói cho nó một cái túi nhựa đựng đầy bánh tét, bánh in, mì gói, sữa đường… rồi lẳng lặng ngồi xuống ghế đối diện nhìn nó ăn chuối một cách trìu mến. Chờ nó ăn uống no cành xong, sư mới lên tiếng: - Kể cho ta nghe hoàn cảnh gia đình của con đi!

Thằng Cầu quên béng thằng bạn đồng sự đang còn ở phía ngoài tường bên cổng tam quan, huyên thuyên kể hết chuyện mẹ mất, cha bệnh, anh nghiện ma túy đang thời kỳ cai bỏ… Sư nghe xong, thở dài một hơi thậm thượt, thò tay lục trong túi áo lôi ra một xấp tiền. Không đếm lại làm gì, sư trao hết qua cho nó, bảo: - Sư thưởng cho con lộc của Tam Bảo, mang về mà phụ giúp cho cha, cho anh trong những ngày cuối năm này. Cầm lấy đi! Thằng Cầu ứa nước mắt, run run đôi tay non nhận lấy quà tặng của sư trụ trì. Sư tiễn nó ra, mở cổng cho nó bước khỏi chốn già lam một cách đường hoàng, còn dặn dò: - Giỏ xách hơi nặng, ráng xách về, đừng liệng giữa dòng lúc lội qua sông thì mang tội nghen con. Nếu có gì nguy cấp, con cứ lội sông qua đây, ta giúp được gì sẽ giúp cho! Thằng Cầu dạ liên hồi, bước ra khỏi cổng tam quan, nhìn quanh quất chẳng thấy bóng dáng ai.Nó đi băng băng trong bóng tối về phía bờ sông, mới thấy thằng Kính từ trong lùm cây chạy ra. Chưa kịp nói gì, đã nghe "bạn vàng" cười một tràng khoái trá, hỏi: - Gặp sư thầy Kiến Tánh phải không mày? - Sao mày biết? - Trúng mánh rồi phải không mày? - Sao mày biết hay vậy? - Khỏi cần ăn trộm cũng có tiền phải không mày? - Í trời, sao… sao mày đoán ra hay vậy? - Khi nào kẹt thì qua gặp sư cho nữa phải không mày? - A… cái thằng này… bộ mày cũng lẻn vào trong chùa, nên nghe lén nhìn trộm được mọi việc xảy ra sao? - Mày ngốc quá. Bộ mày không đoán ra được là chính tao đã qua đây báo hết mọi chuyện cho sư thầy biết trước rồi sao? - Hả? Cái gì? Mày… mày… - Tao muốn giúp mày khỏi mang tội ăn trộm, mà vẫn có tiền lo cho gia đình… - Trời đất ạ… Hết biết mày luôn! - Còn muốn ăn trộm ăn cắp nữa không? - Không. Cạch tới già. Xin chừa, xin chừa! Hai thằng nhóc ôm nhau, vừa cười vừa khóc bên bờ sông gió mát. Từ xa, tiếng đại hồng chung ngân vang vọng đến, thằng Cầu nghe như tiếng khuyên dạy nhắc nhở của sư thầy về ngũ giới tam quy…/.

Page 15: 05 2020 Lời thơ tháng - ovh.net

31 Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 06/2020

GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM Trong mối quan hệ với Tăng Đoàn, Giáo Hội

(Tham luận “GĐPT giữa Giáo Hội”)

Tham luận: Nhân khóa Tu Học và Hội Thảo

Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử miền Quảng Đức với đề tài: GIA ĐÌNH PHẬT TỬ GIỮA GIÁO HỘI vào ngày 08-12-2019 tại Santa Ana - California, Ban tổ chức mời tôi vào Hội Luận Đoàn. Đáp lời mời, tôi có viết một bài tham luận nhỏ cho một vấn đề “to” như sau:

GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM Trong mối quan hệ với Tăng Đoàn, Giáo

Hội

Gia Đình Phật Tử Việt Nam (GĐPTVN) là một tổ chức của tuổi trẻ trong thế giới tuổi già; là một bầy chim sơn ca hót mừng ánh đạo nơi cửa Phật. Tạm vẽ nên một hình ảnh đầy biểu tượng như thế để nói lên rằng: Bầy chim sơn ca thời khai sơn ấy là những cánh chim Oanh vũ vô tư và trong sáng, chỉ biết đem tiếng hát để làm vui cho Đời và Đạo. Dòng lịch sử của GĐPTVN ra đời từ những năm 1940 với danh nghĩa Gia Đình Phật Hoá Phổ và chính thức mang tên gọi Gia Đình Phật Tử từ năm 1951 đã năng nỗ phát huy tác dụng tích cực cho nhiều mặt sinh hoạt của Đạo Phật Việt Nam. Những đoàn sinh Oanh Vũ thời 1950 bây giờ thuộc hàng cao niên. Trong khoảng 50 năm qua, khi lịch sử đất nước và đạo pháp trải qua những thời kỳ thịnh suy nhiều biến động nhất thì những huynh trưởng và đoàn sinh đương nhiệm hay cựu trào đã là những thành

viên thiện nguyện hàng đầu trong các hoạt động hoằng pháp và hộ pháp.

Gia Đình Phật Tử giữa lòng Giáo Hội cũng ví như những đứa con ngoan trong gia đình Lam: Hiền hoà và tươi mát vươn lên. Tuy nhiên, thời cuộc đã đổi thay bất ngờ như lý vô thường. Chừng 50 năm về trước, bầy chim Oanh Vũ ngày xưa chắc hẳn chưa hề nuôi giấc mơ một ngày như hôm nay sẽ cất tiếng ca “Ta Đoàn áo Lam…” ở xứ người đâu đó hay trên đất nước Hoa Kỳ. Sự tình cờ của lịch sử được lý giải trong khái niệm Nghiệp – Duyên của đạo Phật. Bài viết nhỏ này cũng chỉ mong được tiếp cận với các thân hữu đạo và đời như tiếng hát thân thương chào nhau của lời ca một thời Oanh Vũ.

A – Nhận diện chân dung GĐPTVN thời hiện đại:

Thử nhìn lại tư cách pháp nhân của GĐPTVN trong mối quan hệ với chùa viện và Tăng Đoàn, Giáo Hội: Với Hiến chương Phật giáo Việt Nam Thống Nhất năm 1964 thì Tổng vụ Thanh niên là Vụ cuối cùng đứng sau các vụ: Tăng sự, Hoằng pháp, Pháp sự, Tài chánh Kiến thiết, Cư sĩ và Thanh Niên. Và GĐPTVN là một đoàn thể ngang tầm với các đoàn thể quần chúng Phật tử khác:

“6. Tổng vụ Thanh niên có các Vụ sau đây: – Gia Ðình Phật Tử Vụ. – Sinh viên Phật tử Vụ. – Học sinh Phật tử Vụ. – Thanh niên Phật tử Vụ.” (Trích nguyên văn Hiến Chương

GHPGVNTN 1964) Trong Hiến chương của Phật Giáo Việt

Nam trong nước ký vào năm 2013 thì GĐPTVN hoàn toàn vắng bóng. Không có chữ nào trong Hiến chương này đề cập đến GĐPTVN cả.

Do tư cách pháp nhân không rõ ràng nên vai trò và tác dụng bị hạn chế:

Trong khái niệm căn bản “Tứ chúng đồng tu” của Phật giáo có 4 hội chúng là: hội chúng tỳ kheo (bhikkhu), hội chúng tỳ kheo ni (bhikkhunī), hội chúng nam cư sĩ (upāsaka), hội chúng nữ cư sĩ (upāsikā) Huynh trưởng và Đoàn sinh GĐPT ở vào hội chúng nào?

Rõ ràng là GĐPT không ở vào một hội chúng nào cả mặc dầu huynh trưởng và đoàn

Page 16: 05 2020 Lời thơ tháng - ovh.net

Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 06/2020 32

sinh GĐPT đã sống, sinh hoạt và đóng góp hết mình công sức nhưng vẫn hoàn toàn không có một thế đứng nào trong các sinh hoạt chùa viện. Trong cách nhìn chung chung thì GĐPT chỉ được xem là một nhóm tuổi trẻ Phật tử sinh hoạt nội bộ dưới mái hiên chùa. Như vậy, trên nguyên tắc pháp lý thì mọi danh nghĩa hay quyền hạn định đoạt hoặc giao tiếp với xã hội bên ngoài của GĐPT là do vị chủ trì hay Ban điều hành của chùa định đoạt.

Với một thế đứng nhỏ bé, mờ nhạt và không cần thiết như thế nên hệ thống GĐPT trong nước cũng như ngoài nước trong bao năm qua hoàn toàn phụ thuộc vào ngôi chùa đang sinh hoạt. Phát xuất từ tư cách pháp lý phụ thuộc, mờ nhạt hay không rõ ràng như vậy cho nên GĐPTVN phải bám sát vào vị Thầy hay Sư Cô trụ trì hoặc ban trị sự của của ngôi chùa đang sinh hoạt để sống còn. Và cũng bởi đứng ở vào vị trí hoàn toàn phụ thuộc như vậy, cho nên đã có nhiều trường hợp đau lòng là vị Thầy trụ trì đã thẳng thắng đuổi cả GĐPT, không cho sinh hoạt ở chùa.

Đồng thời, cũng chính vì không có khả năng tự túc và vị thế độc lập như vậy cho nên GĐPT vô hình chung cũng phải ngã theo khuynh hướng của Thầy và Chùa. Nếu có hai phía chùa viện và tu sĩ chống nhau thì GĐPT ở đơn vị nầy hay đơn vị đối nghịch cũng phải vin vào hay bi cột trói theo với khuynh hướng của phe nầy hay phe kia để khỏi bị đuổi ra khỏi chùa sinh hoạt. Vô hình chung, hệ thống GĐPT bao năm qua đã bị phân hóa trầm trọng theo sự phân hóa của các phe nhóm hay bộ phái chùa viện như hình ảnh cánh bèo: Nước lên thì bèo lên và ngược lại!

Tình trạng tiêu cực và phân hóa nầy còn bị đẩy đi xa hơn nữa là GĐPTVN đã bị biến thành một phương tiện trang hoàng và tác dụng hoạt náo mua vui hay lao động thiện chí tự nguyện cho các chùa. Trong nhiều lễ khóa tu học của chư Tăng Ni và đại chúng Phật tử vừa qua ở Canada cũng như ở Mỹ, các đơn vị và thành viên GĐPT không được mời hay cho phép phục vụ trong ban tổ chức và cũng phải ghi danh mua vé như khách lạ bốn phương nhưng trong sinh hoạt thì lại được đóng vai những thành viên “người nhà” phục vụ tích cực.

Tuổi thời gian đã 70 năm , nhưng tuổi đời của GĐPTVN vẫn còn quá … son trẻ vì vẫn còn sống dưới bóng của cha mẹ (Thầy – Sư Cô trụ trì ngôi chùa đang sinh hoạt) và sự an ổn núp bóng dưới một mái nhà (ngôi chùa, tự viện làm đoàn quán cho sinh hoạt). So với những đoàn thể sinh hoạt thanh niên trẻ như Hướng Đạo Thế Giới, YMCA, Thanh Sinh Công … trong dòng sinh hoạt trẻ của thế giới thì GĐPTVN vẫn còn đứng rất xa với thế độc lập của một Đoàn Thể.

Suốt 70 năm qua, GĐPT không những đồng hành mà đã cống hiến trọn vẹn công sức của mình cho Đời, cho Đạo. Khi còn trẻ, đoàn sinh GĐPT là lực lượng đầu gió trong tất cả mọi biến cố lịch sử của đạo Phật Việt Nam. Từ những vai trò trọng yếu trong cuộc chấn hưng Phật giáo thời 1950, đến sự dấn thân không chùn bước thời tranh đấu Phật giáo đòi quyền bình đẳng tôn giáo thời 1960 cho đến những nỗ lực kết hợp và hoá giải tình trạng phân hóa Phật giáo thời cận đại và hiện đại thì GĐPTVN cũng đã và đang đóng góp công sức cho các sinh hoạt chùa viện.

Từ thời kỳ mới thành lập cho đến năm 1981, khi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam thành viên Mặt Trận Tổ Quốc được thành lập, bên cạnh Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), GĐPTVN đã hiện diện và sinh hoạt như một đơn vị tổ chức của tuổi trẻ Phật tử vừa độc lập vừa tùy thuận với cái duyên của từng chùa.

Về mặt tổ chức, GĐPTVN đã sinh hoạt độc lập và liên tục suốt 70 năm tại miền Nam Việt Nam và Hải ngoại trong mọi điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội và chính trị. Tại miền Nam trước 1975, tổ chức GĐPTVN có một hệ thống tổ chức hành chính độc lập song song với Giáo Hội. GĐPT có các đơn vị từ các ban hướng dẫn GĐPT quận huyện, tỉnh thành và Trung Ương. Tổ chức nhân sự hoàn chỉnh từ ngành Oanh đến ngành Thiếu. Cấp Huynh Trưởng lãnh đạo cũng được huấn luyện từ cấp Dự Tập đến Tín, Tấn, Dũng. Các đơn vị lấy Chùa địa phương làm cơ sở tổ chức và sinh hoạt.

Sự trưởng thành của GĐPTVN cũng là sự an trú Bồ đề tâm bất thối của Đạo Phật Việt Nam (xin nhấn mạnh: Đạo Phật Việt Nam – ĐPVN!). Sự đồng hành của hai hệ thống GĐPT và Khuôn Giáo Hội truyền thống là một cơ chế thống nhất ưu việt nhất từ trước cho đến năm 1981. Và cơ

Page 17: 05 2020 Lời thơ tháng - ovh.net

Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 06/2020 33

chế đó đã từng bước phân hoá, tan rã trước sách lược “chia để trị” mà phát súng lệnh là sự thành lập Giáo Hội Việt Nam theo lệnh Nhà Nước Việt Nam từ năm 1981.

Về phía Tăng Ni trong nước thì những bậc Cao Tăng – Ni thạc đức trong nước muốn sống còn để tu học thì không còn con đường chọn lựa nào hơn là cũng đành “Giả khờ, bịt mắt bưng tai; Giả dại qua ải mặc ai tiếu đàm!” Và hệ quả đương nhiên của một quá trình buông tay, cũng đành nhận chịu là một hình thức Đạo Phật tự phát và tự tung tự tác bởi những thế lực và tham vọng phi Phật giáo. Với một hệ thống quyền lực chuyên quyền toàn trị và tệ đoan tham nhũng, hối lộ hoành hành như một quốc nạn, hàng chân tu Tôn đức và Phật tử thuần thành chỉ còn ẩn nhẫn tiếp cận với chư Phật và Bồ Tát Tự Tánh của chính mình mới mong an tâm tu hành ngoài vòng bá đạo.

Phật giáo Việt Nam ngoài nước, thay vì có một hướng hành đạo khác hơn tình trạng tu hành theo “định hướng Xã hội Chủ nghĩa trong nước” thì lại tiến tới một hướng cực đoan ngược lại là: Tự do phát triển quá đà ra ngoài vòng tổ chức. Có thể nói là Phật giáo Hải Ngoại đã tiến tới một hướng thoái trào khác là “duy vật mà không biện chứng!” Nghĩa là chống chủ nghĩa biện chứng Mác xít trong nước nhưng vẫn bị dính mắc ê chề với các hình thức vật chất phương tiện thế tục của một thế giới văn hoá thực dụng phi Phật giáo như: giáo hội, tăng đoàn, chủ tịch, thượng thủ, giáo phẩm, trụ trì, chùa to, tượng lớn … mọc lên như nấm sau cơn mưa. Hậu quả lâu dài là dẫn đến tình trạng tự do cá nhân và khủng hoảng lãnh đạo. Mỗi đơn vị chùa viện của Đạo Phật Việt Nam Hải Ngoại hiện nay hành xử như một giáo hội hay tăng đoàn độc lập: Mỗi nơi đều có một hệ thống tu trì, hành đạo, lễ nghi, tài chánh, quản lý thu chi, sinh hoạt quần chúng riêng. Tại Mỹ, chính quyền Hoa Kỳ cấp quận, thành phố, tiểu bang hay liên bang … trong khoảng vài ba chục năm qua, khi cần tìm một nhân vật lãnh đạo đại diện Cộng đồng đạo Phật Việt Nam trong khu vực liên hệ thì hoàn toàn bó tay. Đạo Phật Việt Nam có mặt nhưng lại vắng bóng một hệ thống lãnh đạo và tổ chức mặc dầu đang có sự hiện diện và sinh hoạt của hàng chục, hàng trăm ngôi chùa tại địa bàn hành chánh.

Đạo Phật Việt Nam Hải Ngoại vẫn thường xuyên đăng đàn, tường thuật, báo cáo, đưa hình các cuộc Đại hội, Hiệp kỵ, Tu học, Lễ hội … rôm rả trên môi trường truyền thông đại chúng nhưng tất cả đều thực hiện dưới tính cách tư nhân và tự phát theo nhóm, theo vùng ảnh hưởng mà thôi. Trong khi đó, bên cạnh Việt Nam, các cộng đồng Phật giáo thế giới như Tây Tạng, Tích Lan, Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan … tuy nhỏ hơn nhưng vẫn duy trì được nếp sinh hoạt thanh tịnh, có lãnh đạo và tổ chức nghiêm cẩn trong xã hội phương Tây, nhất là Hoa Kỳ.

B – Quan hệ của GĐPTVN với các tổ chức hay hình thức Giáo Hội, Tăng Đoàn tại Hải ngoại.

Trong khi các tổ chức chùa viện và Giáo Hội, Tăng Đoàn Phật giáo càng ngày càng phân hóa trầm trọng thì tổ chức GĐPTVN chuyển mình ra sao?

Xin trả lời ngay rằng: Tổ chức GĐPTVN Hải Ngoại cũng phân hóa theo Tăng Đoàn, Giáo Hội.

Nguyên nhân trước tiên là tổ chức GĐPTVN không đủ bản lĩnh (hay chưa có sự đồng tâm hiệp ý cần thiết và đúng mức) để vươn lên độc lập trong hoàn cảnh nhiễu nhương của các tổ chức đoàn thể và chùa viện Phật giáo tại Hải Ngoại trong suốt những thập niên qua. Hệ thống GĐPTVN ban đầu cũng đứng vào thế “thống nhất” của một hệ thống GHPGVN Thống Nhất đang lung lay chuyển mình trước những khuynh hướng phân hoá của Phật giáo Việt Nam nói chung ở Hải Ngoại. Nhưng càng về sau các tổ chức GĐPT theo đơn vị Chùa, Miền, Giáo Hội, Tăng Đoàn … đã hành xử theo hướng phụ thuộc vào đơn vị Chùa, Thầy hay Giáo Hội mình đang theo để buông tay “chìm xuồng” hay dính chùm với thực tại phân hóa tan tác của đơn vị “Mẹ”!

Đề nghị một vai trò mới, thích hợp cho hệ thống GĐPTVN ở nước ngoài.

Vấn đề Chính Danh cũng cần đặt ra như một tiền đề để làm căn bản giải quyết vấn đề sau này. Trước hết là vấn đề chính danh các tổ chức Giáo Hội.

Trước hết, cần có sự phân định rạch ròi giữa các hình thức và tổ chức:

– Phật giáo: Nói chung là đạo Phật trên toàn thế giới, theo đức Phật Thích Ca Mâu Ni làm giáo chủ.

Page 18: 05 2020 Lời thơ tháng - ovh.net

Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 06/2020 34

Phật giáo Việt Nam: Là đạo Phật từ Ấn Độ và Trung Quốc truyền vào Việt Nam vào khoảng thế kỷ thứ 2 trước Tây Lịch. (viết tắt PGVN – Vietnamese Buddhism).

Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất: Là một tổ chức của Tu sĩ và Tín đồ Phật giáo, do 11 giáo phái Phật giáo toàn Miền Nam Việt Nam chính thức thành lập năm 1964. (viết tắt GHPGVNTN – The Unified Buddhist Sangha of Vietnam).

Giáo Hội Phật giáo Việt Nam: Là một tổ chức được chính quyền Việt Nam hỗ trợ một số tu sĩ và cư sĩ đứng ra thành lập từ ngày 7-11-1981 tại chùa Quán Sứ Hà Nội (viết tắt GHPGVN – Vietnam Buddhist Sangha).

Đạo Phật Việt Nam: Là một danh xưng thuần tiếng Việt trong sáng nhưng chưa được sử dụng như một danh xưng chính thống cho toàn thể Phật giáo Việt Nam. Đây là một danh xưng hoàn toàn độc lập. Trừ trường hợp muốn đứng vào một trong hơn 22 tổ chức “giáo hội con” trong và ngoài nước hiện nay, bắt nguồn từ “Giáo hội Mẹ” là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, xin đề nghị sử dụng danh xưng “ĐẠO PHẬT VIỆT NAM” (ĐPVN) để độc lập phân biệt với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất hiện đang bao gồm nhiều tổ chức, hệ phái Phật giáo và đồng thời đứng độc lập với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam là thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc trong cơ chế của chính quyền và đảng CSVN.

Đến đây, tưởng cũng nên phân biệt hai khái niệm riêng biệt nhưng thường bị hiểu như một: Đó là danh xưng PHẬT GIÁO và GIÁO HỘI.

Phật Giáo hay Đạo Phật là một thể thống nhất chưa từng phân hóa: Xưa nay, chỉ có một giáo chủ là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tín lý là Tam Tạng Kinh Điển nhưng không hề “ly kinh nhất tự” trên cơ bản Tam Pháp Ấn mà Đức Phật đã ban truyền.

Trong khi đó, Giáo Hội Phật Giáo bao gồm nhiều khuynh hướng, pháp môn, bộ phái khác nhau là phương tiện truyền thừa khế hợp với nhiều hoàn cảnh địa lý, văn hóa và căn cơ đa nguyên, đa dạng của con người.

Trước những vấn đề cụ thể đang thách thức tổ chức giới Phật Tử trẻ Việt Nam ở Hải Ngoại trong thời đại mới mà tổ chức điển hình là hệ thống Gia Đình Phật Tử Việt Nam, cần phải

được xác định những yêu cầu cần phải thực hiện ngay trước mắt:

- Tư cách pháp nhân: GĐPTVN không thể đứng ngoài hay tách rời với Đạo Phật Việt Nam; nhưng đồng thời không thể tiếp tục đứng trong lòng các tổ chức Chùa Viện hay Tăng Đoàn, Giáo Hội một cách phụ thuộc, tiêu cực như một tổ chức tập thể chỉ đóng vai trò trang trí, mua vui, hoạt náo của chùa viện như từ trước đến nay.

- Quyền lợi và trách nhiệm: GĐPTVN không thể là một tổ chức con em nhận ban phát từ chùa hay giáo hội mà là một đoàn thể vừa trong lòng, vừa bên cạnh chùa viện, giáo hội về quyền lợi cơ sở cũng như trách nhiệm đóng góp và xây dựng.

- Vai trò và vị thế: GĐPTVN có vai trò tích cực trong hạnh nguyện hộ trì Tam Bảo của Đạo Phật Việt Nam, tuyệt nhiên không đứng về phía phe phái hay trực thuộc Tăng Đoàn, Giáo Hội nào riêng biệt. Đứng đầu hệ thống lãnh đạo là một Ban Hướng Dẫn chung cho toàn miền và toàn các thành viên Tăng Đoàn, Giáo Hội của một Đạo Phật Việt Nam.

Điểm nhấn quan trọng nhất ở đây là vấn đề THOÁT NHÓM. Phải trở lại thời chỉ có một Ban Hướng Dẫn Trung Ương trên vị thế căn bản là quốc gia. Nhưng khi cần, thì tôn trọng và thực hành mô thức QUẢN LÝ HÀNG NGANG nếu sau nầy cần đến một hệ thống GĐPTVN đa quốc gia và thế giới.

“Đặt vấn đề” mới chỉ là đôi lời gợi ý ban đầu. Đặt vấn đề đúng và tận dụng được phương tiện xứng hợp mới mong giải quyết được vấn đề. Nhất là những vấn đề lớn lao như GĐPTVN và Đạo Phật Việt Nam thì cần phải đầu tư công sức, thời gian và sự tập hợp trí tuệ của nhiền bộ óc.

Kính chúc cuộc Hội Thảo về Gia Đình Phật Tử và Giáo Hội tìm ra được những giải pháp hữu hiệu khai thông cho tình hình đang còn nhiều nhu cầu trước mắt chưa kịp thời đáp ứng như hiện nay.

Sacramento, December 4, 2019 Nguyên Thọ - Trần Kiêm Đoàn

Page 19: 05 2020 Lời thơ tháng - ovh.net

35 Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 06/2020

Sưu Tầm:

GIÁ TRỊ CỦA HƠI THỞ ***

Sau khi một bệnh nhân 93 tuổi ở Ý trở nên

tốt hơn trong bệnh viện, ông được bảo phải trả tiền cho máy thở trong một ngày, và ông già đã khóc...

Bác sĩ khuyên ông đừng khóc vì hóa đơn. Những gì ông lão nói khiến tất cả các bác sĩ đều khóc ....

Ông nói: "Tôi không khóc vì tiền tôi phải trả. Tôi có thể trả tất cả tiền. Tôi khóc vì tôi đã hít thở không khí của Chúa trong 93 năm, nhưng tôi không bao giờ trả tiền cho nó. Phải mất 5000f để sử dụng máy thở trong bệnh viện trong một ngày. Bạn có biết tôi nợ Chúa bao nhiêu không? Tôi đã không cảm ơn Chúa vì điều đó trước đây!!!!"

Mẹ trái đất đã cho chúng ta rất nhiều, và chúng ta cũng chưa bao giờ biết ơn đến mẹ trái đất đã cho chúng ta hơi thở trong lành miễn phí.

Hôm nay Covid-19 đã đến dạy cho chúng ta một bài học về lòng biết ơn đối với mẹ trái đất và đấng tối cao..!

Hãy cảm ơn Covid-19 đã đến với chúng ta để thức tỉnh cho chúng ta biết giá trị của hơi thở mà xưa nay chúng ta đã được thở miễn phí, nhưng chính chúng ta không biết ơn, chăm sóc yêu thương mẹ trái đất của chúng ta mà chúng

ta còn ra sức hủy hoại bầu không khí mà mẹ trái đất và đấng tối cao đã kiến tạo lên.

HÃY THỨC TỈNH, YÊU THƯƠNG, THA THỨ VÀ HÀN GẮN!

Thế Giới Cực Lạc Một chú tiểu hỏi vị hòa thượng già: "Người vẫn nói đến thế giới cực lạc nhưng con không nhìn thấy, làm sao có thể tin được là thế giới cực lạc đó có tồn tại hay không?" Hòa thượng già liền dẫn đệ tử vào một căn phòng tối đen như mực và nói: "Trên tường có một cái búa." Chú tiểu vô cùng ngạc nhiên và cảm thấy ý của sư phụ thật khó hiểu. Ngay cả đưa cả bàn tay ra trước mặt cũng không nhìn thấy được 5 ngón, làm sao có thể nhìn thấy thứ gì đó trên tường. Chú ta đành nói với sư phụ rằng mình không nhìn thấy gì cả. Hòa thượng già lúc này mới thắp một cây nến lên, và ở góc tường đúng là có một cái búa. Ông nói: "Thứ con không nhìn thấy không có nghĩa là không tồn tại, có phải thế không?" Đến lúc này, chú tiểu mới thốt lên kinh ngạc, thắc mắc của chú bấy lâu nay cuối cùng đã được giải đáp.

Tôi thua rồi Một võ sĩ nắm trong tay một con cá nhỏ và đi đến phòng của một vị cao tăng. Gặp cao tăng, anh ta nói: "Chúng ta đánh cược một ván đi, thiền sư nói xem con cá trong tay tôi còn sống hay đã chết?" Vị cao tăng biết rằng, nếu ông nói con cá đã chết, vị võ sư kia nhất định sẽ nới lỏng tay, còn nếu như ông nói con cá kia còn sống, nó nhất định sẽ bị bóp chết. Nghĩ vậy, cao tăng nói: "Con cá trong tay anh chết rồi." Võ sĩ lập tức nới lỏng tay và phá lên cười: "Thiền sư, ngài thua rồi nhé, ngài xem, con cá vẫn sống đây này." Vị cao tăng chỉ mỉm cười nói: "Vâng, tôi thua rồi." Thua là thật nhưng đó là sự chấp nhận của vị cao tăng. Ông chấp nhận phần thua về mình để cứu mạng một con cá đang "nằm trên thớt".