1. mở đầu€¦ · web viewviệc đánh giá tuân thủ các đặc tả kỹ thuật ipv6...

42
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA GIAO THỨC INTERNET PHIÊN BẢN 6 (IPV6) – SỰ PHÙ HỢP CỦA GIAO THỨC – PHẦN 4: KIỂM TRA GIAO THỨC TỰ ĐỘNG CẤU HÌNH ĐỊA CHỈ KHÔNG GIỮ TRẠNG THÁI

Upload: others

Post on 19-Jul-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: 1. Mở đầu€¦ · Web viewViệc đánh giá tuân thủ các đặc tả kỹ thuật IPv6 và các giao thức lõi IPv6 này cần thực hiện theo các bài đo kiểm

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNGHỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN

THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

GIAO THỨC INTERNET PHIÊN BẢN 6 (IPV6) – SỰ PHÙ HỢP

CỦA GIAO THỨC – PHẦN 4: KIỂM TRA GIAO THỨC

TỰ ĐỘNG CẤU HÌNH ĐỊA CHỈ KHÔNG GIỮ TRẠNG THÁI

HÀ NỘI – 2017

Page 2: 1. Mở đầu€¦ · Web viewViệc đánh giá tuân thủ các đặc tả kỹ thuật IPv6 và các giao thức lõi IPv6 này cần thực hiện theo các bài đo kiểm

MỤC LỤC

1. Mở đầu.............................................................................................................................1

1.1 Nhu cầu xây dựng bài đo kiểm chức năng thiết bị nút IPv6......................................1

1.2 Khái niệm giao thức lõi IPv6......................................................................................2

1.3 Phương pháp kiểm tra các giao thức lõi IPv6............................................................3

2. Tình hình xây dựng bài đo kiểm tra các giao thức lõi IPv6.......................................6

2.1 Sơ lược tình hình xây dựng bài đo IPv6 trên thế giới................................................6

2.2 Tình hình xây dựng bài đo IPv6 theo các giao thức lõi của Chương trình IPv6 Ready Logo......................................................................................................................7

2.3 Tình hình xây dựng bài đo IPv6 theo các giao thức lõi của Hoa Kỳ........................10

2.4 Tình hình xây dựng bài đo IPv6 theo các giao thức lõi của Ấn Độ.........................12

3. Lựa chọn tài liệu tham chiếu và đề xuất nội dung các bài đo tiêu chuẩn................14

3.1 Lựa chọn tài liệu tham chiếu....................................................................................14

3.2 Cập nhật tài liệu tham chiếu (Revision 4.0.7) ……………………………………15

4. Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn Bài đo kiểm tra giao thức tự động cấu hình địa chỉ không giữ trạng thái IPv6................................................................................................16

4.1 Phương pháp xây dựng.............................................................................................16

4.2 Nội dung dự thảo tiêu chuẩn Bài đo kiểm tra giao thức tự động cấu hình địa chỉ không giữ trạng thái.......................................................................................................21

Tài liệu tham khảo............................................................................................................24

i

Page 3: 1. Mở đầu€¦ · Web viewViệc đánh giá tuân thủ các đặc tả kỹ thuật IPv6 và các giao thức lõi IPv6 này cần thực hiện theo các bài đo kiểm

1. Mở đầu

1.1 Nhu cầu xây dựng bài đo kiểm chức năng thiết bị nút IPv6

Việc xây dựng bài đo kiểm tra chức năng đối với thiết bị nút IPv6 xuất phát từ các yêu

cầu sau:

- Phục vụ mục tiêu quản lý của nhà nước: Theo quy định, thiết bị nút IPv6 phải tuân

thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về IPv6 đối với thiết bị nút (QCVN

89:2015/BTTTT). Quy chuẩn này yêu cầu thực hiện các đặc tả kỹ thuật về IPv6 và

các chức năng là các giao thức lõi IPv6. Việc đánh giá tuân thủ các đặc tả kỹ thuật

IPv6 và các giao thức lõi IPv6 này cần thực hiện theo các bài đo kiểm tra cụ thể.

- Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng, đề nghị công bố các TCVN về đặc tả kỹ

thuật IPv6 và các giao thức lõi IPv6:

TCVN 9802-1:2013, “Giao thức Internet phiên bản 6 (IPv6) – Phần 1: Quy định kỹ

thuật”.

TCVN 9802-2:2015, “Giao thức Internet phiên bản 6 (IPv6) – Phần 2: Kiến trúc

địa chỉ IPv6”.

TCVN 9802-3:2015, “Giao thức Internet phiên bản 6 (IPv6) – Phần 3: Giao thức

phát hiện nút mạng lân cận”.

TCVN 9802-4:2015, “Giao thức Internet phiên bản 6 (IPv6) – Phần 4 : Giao thức

phát hiện MTU của tuyến”.

TCVN 9802-5:2017, “Giao thức Internet phiên bản 6 (IPv6) – Phần 5 : Giao thức

phát hiện đối tượng nghe Multicast”.

Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đang hoàn chỉnh dự thảo TCVN xxxx-6:2018

“Giao thức Internet phiên bản 6 (IPv6) – Phần 6: Giao thức tự động cấu hình địa chỉ

không giữ trạng thái IPv6”

1

Page 4: 1. Mở đầu€¦ · Web viewViệc đánh giá tuân thủ các đặc tả kỹ thuật IPv6 và các giao thức lõi IPv6 này cần thực hiện theo các bài đo kiểm

- Đồng thời Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã xây dựng và đề nghị công bố một

số TCVN về bài đo kiểm tra các giao thức lõi, đến nay đã công bố 03 TCVN về bài

đo cho các giao thức lõi trong IPv6:

TCVN 10906-1:2015, “Giao thức Internet phiên bản 6 (IPv6) - Sự phù hợp của

giao thức - Phần 1: Kiểm tra giao thức phát hiện nút mạng lân cận”.

TCVN 10906-2:2015, “TCVN 10906-2:2015 Giao thức Internet phiên bản 6

(IPv6) - Sự phù hợp của giao thức - Phần 2: Kiểm tra giao thức phát hiện MTU

của tuyến”.

TCVN 10906-3:2017, “Giao thức Internet phiên bản 6 (IPv6) – Bài đo đánh giá

tuân thủ - Phần 3: Đánh giá tuân thủ các đặc tả kỹ thuật IPv6 theo TCVN 9802-

1:2013”. 

Chính vì vậy, việc tiếp tục xây dựng bài đo kiểm tra Giao thức tự động cấu hình địa

chỉ không giữ trạng thái cũng là tiếp tục bổ sung, hoàn thiện bộ bài đo đối với các

giao thức lõi nhằm mục tiêu kiểm tra, đánh giá chức năng của các thiết bị nút IPv6.

- Nhu cầu của các doanh nghiệp: Trong các buổi làm việc của Ban Công tác thúc đẩy

phát triển IPv6 quốc gia với các doanh nghiệp Internet, các doanh nghiệp đều có kiến

nghị đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông sớm xây dựng bộ tiêu chuẩn về IPv6 để

làm căn cứ triển khai IPv6 tại doanh nghiệp. Việc xây dựng bài đo kiểm chức năng

đối với thiết bị nút IPv6 sẽ giúp doanh nghiệp có thêm sở cứ để đánh giá, lựa chọn

thiết bị để đầu tư phục vụ triển khai trên mạng lưới.

1.2 Khái niệm giao thức lõi IPv6

Giao thức lõi IPv6 là các quy định các yêu cầu cơ bản, yêu cầu tối thiểu cho thiết bị thực

hiện IPv6. Các yêu cầu cơ bản này bắt buộc tất cả hoặc hầu hết các thiết bị IPv6 đều phải

hỗ trợ. Vì vậy, giao thức lõi ở đây không chỉ có nghĩa là cách thức giao tiếp giữa các thiết

bị, mà hiểu rộng hơn là ngoài việc bao gồm các giao thức cơ bản, thì các quy định tối

thiểu đối với thiết bị IPv6 cũng được xếp vào giao thức lõi.

Có 6 tiêu chuẩn của RFC IPv6 trình bày về các quy định giao thức lõi, bao gồm:

2

Page 5: 1. Mở đầu€¦ · Web viewViệc đánh giá tuân thủ các đặc tả kỹ thuật IPv6 và các giao thức lõi IPv6 này cần thực hiện theo các bài đo kiểm

- RFC 2460: Giao thức IP phiên bản 6. Tiêu chuẩn này đã được xây dựng và ban hành

thành TCVN 9802-1:2013.

- RFC 4861: Giao thức phát hiện nút mạng lân cận. Tiêu chuẩn này đã được công bố

thành TCVN 9802-3:2015.

- RFC 1981: Giao thức phát hiện Path MTU. Tiêu chuẩn này đã được công bố thành

TCVN 9802-4:2015.

- RFC 4291: Kiến trúc địa chỉ IPv6. Tiêu chuẩn này đã được công bố thành TCVN

9802-2:2015.

- RFC 4443: Giao thức điều khiển bản tin Internet ICMPv6. Tiêu chuẩn này hiện nay

đang trong quá trình xây dựng dự thảo tiêu chuẩn (chuyển sang QCVN).

- RFC 4862: Giao thức tự động cấu hình địa chỉ không giữ trạng thái. Tiêu chuẩn này

đang hoàn chỉnh, dự kiến công bố trong năm 2018 (TCVN xxxx-6:2018).

1.3 Phương pháp kiểm tra các giao thức lõi IPv6

Kiểm tra là quá trình tìm ra các lỗi, các vấn đề khi sử dụng một thiết bị, một hệ thống

bằng các thử nghiệm. Việc thử nghiệm được thực hiện trong môi trường có mô phỏng các

trường hợp sử dụng theo cách thông thường và trường hợp sử dụng theo ngoại lệ. Mục

đích của việc kiểm tra để xem thiết bị, hệ thống có hoạt động đúng yêu cầu hay không

trong suốt quá trình sử dụng hệ thống theo cách thông thường. Đối với các hệ thống thực,

việc kiểm tra có thể không thực hiện được đầy đủ, bởi vì các hệ thống chỉ có thể được

kiểm tra trong một khoảng thời gian hạn chế, việc kiểm tra không thể đảm bảo hoàn toàn

chính xác đối với một chức năng nào đó.

Có các cách thức kiểm tra khác nhau đối với một thiết bị, một phần mềm hay một hệ

thống. Một số cách thức kiểm tra đối với thiết bị, phần mềm hay hệ thống bao gồm:

- Kiểm tra tính tuân thủ theo các đặc tả kỹ thuật của tiêu chuẩn, của giao thức.

- Kiểm tra tính tương thích giữa các thiết bị, các hệ thống. Kiểm tra tương thích

nhằm xác định khả năng tương tác của thiết bị, hệ thống trong môi trường có nhiều

nhà cung cấp, nhiều mạng hoặc môi trường đa dịch vụ.

3

Page 6: 1. Mở đầu€¦ · Web viewViệc đánh giá tuân thủ các đặc tả kỹ thuật IPv6 và các giao thức lõi IPv6 này cần thực hiện theo các bài đo kiểm

- Kiểm tra hiệu năng: là kiểm tra các đặc tính hiệu năng của một thực thi giao thức,

thiết bị hay hệ thống.

- Kiểm tra tính ổn định: là kiểm tra quá trình thực thi trong môi trường có xảy ra lỗi

hay không.

- Kiểm tra độ tin cậy: là kiểm tra việc thực thi có làm việc tốt hay không trong một

khoảng thời gian nhất định.

Việc kiểm tra các yêu cầu chức năng đối với nút IPv6 chính là một dạng của kiểm tra tính

tuân thủ theo các đặc tả kỹ thuật của tiêu chuẩn. Đối với các giao thức lõi IPv6 cho thiết

bị nút IPv6 thì việc kiểm tra chức năng chính là kiểm tra tuân thủ giao thức. Kiểm tra tuân

thủ giao thức là một loại kiểm tra trong đó việc thực thi toàn bộ giao thức được kiểm tra

theo khía cạnh các đặc tả kỹ thuật của giao thức đó. Mục đích để làm tăng sự tin tưởng

vào việc thực hiện chức năng theo đặc tả kỹ thuật đã đưa ra và vì thế cải thiện khả năng

thực hiện giao thức đó và sẽ hoạt động thành công với các giao thức ngang hàng khác.

Kiểm tra tính tuân thủ có các đặc điểm sau:

- Chỉ liên quan đến các hoạt động bên ngoài (external behavior). Nghĩa là thiết bị, hệ

thống coi như một hộp đen, các chức năng của nó được kiểm tra bằng cách quan

sát, không quan tâm đến cấu trúc bên trong của thiết bị, hệ thống đó.

- Là điều kiện tiên quyết để kiểm tra tính tương thích.

- Kiểm tra các thực thi theo các đặc tả kỹ thuật.

- Không kiểm tra về hiệu năng, độ tin cậy, mức độ chịu lỗi, tính hiệu quả.

Quá trình kiểm tra tính tuân thủ theo các đặc tả kỹ thuật của tiêu chuẩn, giao thức được

thực hiện qua 3 giai đoạn.

Hình 1 mô tả các giai đoạn của quá trình đo kiểm tra tính tuân thủ.

4

Page 7: 1. Mở đầu€¦ · Web viewViệc đánh giá tuân thủ các đặc tả kỹ thuật IPv6 và các giao thức lõi IPv6 này cần thực hiện theo các bài đo kiểm

Hình 1: Các giai đoạn đo kiểm tra tính tuân thủ

Giai đoạn 1: Tạo các bài đo trừu tượng (abstract test generation). Giai đoạn nhằm đưa ra

các bài đo dựa trên các đặc tả kỹ thuật của tiêu chuẩn, giao thức nhưng không quan tâm

đến các giao thức, các thực thi khác. Trong giai đoạn này cũng phải đưa ra được các định

dạng cho việc thực hiện các bài đo tuân thủ và thực hiện các thông tin bổ sung cho bài đo.

Giai đoạn 2: Hiện thực hóa bài đo (Test Realization). Trên cơ sở các bài đo trừu tượng,

tạo các bộ bài đo có thể thực hiện được, bao gồm cả quá trình lựa chọn và biểu diễn tham

số. Đồng thời giai đoạn này cũng hiện thực hóa công cụ đo và phương thức đo, khả năng

thực hiện các bộ bài đo cụ thể.

Giai đoạn 3: Thực hiện đo và đánh giá. Giai đoạn này thực hiện đo các bài đo có thể thực

hiện được tại các phòng đo. Trên cơ sở kết quả đo được của các bài đo, sẽ đưa ra đánh giá

việc có tuân thủ đặc tả kỹ thuật của tiêu chuẩn hay không.

5

Page 8: 1. Mở đầu€¦ · Web viewViệc đánh giá tuân thủ các đặc tả kỹ thuật IPv6 và các giao thức lõi IPv6 này cần thực hiện theo các bài đo kiểm

2. Tình hình xây dựng bài đo kiểm tra các giao thức lõi IPv6

2.1 Sơ lược tình hình xây dựng bài đo IPv6 trên thế giới

Nhằm kiểm tra các tính năng và khả năng triển khai IPv6, việc xây dựng bài đo và thực

hiện kiểm tra chức năng IPv6 được nhiều quốc gia và các tổ chức trên thế giới ngày càng

quan tâm. Một số quốc gia còn đưa ra cả một dự án cho việc kiểm tra tính tuân thủ, tương

thích đối với các thiết bị IPv6 trên nhiều khía cạnh khác nhau.

a) Hoa Kỳ

Viện NIST (Nation Institute of Standards and Technology: Viện Công nghệ và tiêu chuẩn

quốc gia) của Hoa Kỳ đã thực hiện một dự án về IPv6, với tên gọi “USG IPv6 Profile and

Testing Program”. Đầu tiên, NIST đã xuất bản tài liệu USGv6 phiên bản 1 “A Profile for

IPv6 in the U.S.Government – Version 1.0”, để quy định các yêu cầu cho thiết bị nút

IPv6. Tiếp đó, NIST đưa ra Chương trình kiểm tra đối với IPv6 theo các yêu cầu đã quy

định cho thiết bị nút IPv6 trong tài liệu USGv6 phiên bản 1. Trong Chương trình kiểm tra

IPv6 này, NIST đã kiểm tra các yêu cầu IPv6 theo các phương thức khác nhau, bao gồm:

Kiểm tra tính tuân thủ, Kiểm tra sự tương thích và Kiểm tra bảo mật mạng. Cách thực

hiện các bài đo của Chương trình này, có một số yêu cầu được thực hiện theo kiểu “Tự

kiểm tra – Self Test”, một số yêu cầu sử dụng bộ bài đo của Chương trình IPv6 Ready

Logo xây dựng, và một số dùng bài đo của phòng thí nghiệm InterOperability Laboratory

thuộc trường đại học New Hampshire.

b) Ấn Độ

Năm 2011, Trung tâm Kỹ thuật Viễn thông TEC của Ấn Độ cũng xuất bản tài liệu

“Standards for IPv6 Conformance and Interoperability” để quy định các yêu cầu tiêu

chuẩn của các thiết bị mạng đối với tính tuân thủ và tương thích IPv6 của các thiết bị

mạng đó khi hoạt động cùng với các thiết mạng khác tương đương chạy giao thức IPv6

trong mạng. Tài liệu này đã trình bày việc kiểm tra tuân thủ và tương thích đối với các

giao thức lõi và các đặc tả kỹ thuật bổ sung đối với các giao thức cụ thể của IPv6. Các đặc

tả kỹ thuật bổ sung cho các giao thức cụ thể IPv6 được quy định kiểm tra tính tuân thủ và

6

Page 9: 1. Mở đầu€¦ · Web viewViệc đánh giá tuân thủ các đặc tả kỹ thuật IPv6 và các giao thức lõi IPv6 này cần thực hiện theo các bài đo kiểm

tương thích trong tài liệu này gồm có: DHCPv6, IPsec, IKEv2, MIPv6, MLDv2,

SNMP/MIB, SIP, IMS-UE và NEMO.

c) IPv6 Ready Logo

Chương trình IPv6 Ready Logo thuộc diễn đàn quốc tế IPv6Forum, nhằm đánh giá sự phù

hợp và kiểm tra khả năng tương thích IPv6 đối với các thiết bị và dịch vụ IPv6. Chương

trình IPv6 Ready Logo có sự tham gia của nhiều quốc gia và các phòng thử nghiệm trên

thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Pháp.

Chương trình IPv6 Ready Logo đã xây dựng các phương pháp đo, bộ bài đo cho thiết bị

IPv6 với nhiều nhóm chức năng khác nhau. Trong đó các phương pháp đo, bộ bài đo đã

xây dựng thì các bộ bài đo cho giao thức lõi, bài đo cho DHCPv6, bài đo cho IPsec, bài

đo cho SNMP và bài đo cho router CE IPv6 đã công bố chính thức và được sử dụng để

đánh giá cho thiết bị IPv6. Các bộ bài đo còn lại gồm bài đo cho IKEv2, bài đo cho IMS

UE, bài đo cho MIPv6, bài đo cho MLDv2, bài đo cho NEMO và bài đo cho SIP vẫn

đang trong giai đoạn thử nghiệm.

Hiện tại, đã có nhiều hãng sản xuất thiết bị IPv6 trên thế giới đưa thiết bị của họ vào để

đánh giá dựa theo các bộ bài đo của Chương trình này để đạt được Logo IPv6 Ready.

Logo này có tác dụng đánh giá sự sẵn sàng của nút IPv6 tương ứng từng chức năng. Khi

đạt được Logo IPv6 của tổ chức này đồng nghĩa với việc thiết bị IPv6 đã được xác nhận

tính tuân thủ tiêu chuẩn cũng như tính tương thích với các thiết bị IPv6 chuẩn khác.

Thông tin về các hãng cung cấp thiết bị IPv6 tham gia đánh giá theo chương trình

IPv6Forum có thể tham khảo tại địa chỉ:

https://www.ipv6ready.org/db/index.php/public/?o=4.

2.2 Tình hình xây dựng bài đo IPv6 theo các giao thức lõi của Chương trình

IPv6 Ready Logo

Chương trình IPv6 Ready Logo đã xây dựng một loạt các bộ bài đo cho các RFC về IPv6

theo từng nhóm chức năng, mỗi. Các nhóm chức năng phân chia theo các RFC được cho

trong Bảng 1.

7

Page 10: 1. Mở đầu€¦ · Web viewViệc đánh giá tuân thủ các đặc tả kỹ thuật IPv6 và các giao thức lõi IPv6 này cần thực hiện theo các bài đo kiểm

Bảng 1: Bảng phân loại các RFC IPv6 theo nhóm chức năng của Chương trình IPv6 Ready Logo

Giao thức

IPv6 lõi

Tương thích

IKEv2Bảo mật

Vấn đề

DHCPv6

Tương thích

NEMO

Tương

thích SIP

Tương thích

MP-MIB

Tương

thích CPE

Tương thích

MIPv6

Vấn đề

MLDv2

RFC 2460 RFC 4306 RFC 2404 RFC 3315 RFC 3963 RFC 3261 RFC 3416 RFC 6204 RFC 3775 RFC 3810

RFC 4291 RFC 4307 RFC 2410 RFC 3646 RFC 3775 RFC 3264 RFC 3418 RFC 3776

RFC 4861 RFC 4718 RFC 2451 RFC 3736 RFC 4566 RFC 2578

RFC 4862 RFC 3602 RFC 2617 RFC 2579

RFC 4443 RFC 3566 RFC 3665 RFC 2580

RFC 1981 RFC 3686

RFC 4301

RFC 4303

RFC 4305

RFC 4312

8

Page 11: 1. Mở đầu€¦ · Web viewViệc đánh giá tuân thủ các đặc tả kỹ thuật IPv6 và các giao thức lõi IPv6 này cần thực hiện theo các bài đo kiểm

Với mỗi nhóm chức năng, Chương trình IPv6 Ready Logo đều xây dựng bộ bài đo tương

ứng với 2 phần là bài đo tuân thủ và bài đo tương thích.

Theo đó, đối với nhóm chức năng về giao thức lõi IPv6, bộ bài đo cho giao thức lõi cũng

gồm 2 phần là bài đo về tính tuân thủ (conformance) và bài đo về tính tương thích

(interoperability).

Bài đo tính tuân thủ

Chương trình IPv6 Ready Logo xây dựng các bài đo tính tuân thủ cho nhóm chức năng về

giao thức lõi bao gồm 6 giao thức: RFC 2460 (tương ứng với TCVN 9802-1:2013), RFC

4861, RFC 4862, RFC 1981, RFC 4291 và RFC 4443. Trong đó, tương ứng với mỗi RFC

là các bài đo về chức năng về RFC đó. Tuy nhiên đối với RFC 4291 (RFC về quy định về

kiến trúc địa chỉ IPv6) lại được xen lẫn vào các RFC trong khi xây dựng bài đo, nghĩa là

không có mục riêng cho RFC này.

Các bài đo về tính tuân thủ được bắt đầu xây dựng với phiên bản đầu tiên vào năm 2003

là 0.1. Sau đó qua các năm, bài đo này liên tục được cập nhật bổ sung để phù hợp và

chính xác hơn. Sau nhiều lần cập nhật, đến năm 2010 thì phiên bản cuối cùng đã được

hoàn thiện. Đó là phiên bản 4.0.6.

Cấu trúc chính của bộ bài đo tính tuân thủ “Phase-1/Phase-2 Test Specification - Core

Protocols - Technical Document - Revision 4.0.6” như sau:

Tổ chức bài đo

Sơ đồ đo chung

Thiết lập bài đo chung

Phần 1: Bài đo cho RFC 2460

Nhóm 1: Bài đo phần mào đầu IPv6

Nhóm 2: Bài đo cho các tùy chọn và các mào đầu mở rộng

Nhóm 3: Bài đo về phân mảnh gói tin

9

Page 12: 1. Mở đầu€¦ · Web viewViệc đánh giá tuân thủ các đặc tả kỹ thuật IPv6 và các giao thức lõi IPv6 này cần thực hiện theo các bài đo kiểm

Phần 2: Bài đo cho RFC 4861

Nhóm 1: Bài đo về phân giải địa chỉ và giải thuật Neighbor Unreachability

Detection

Nhóm 2: Bài đo về phát hiện tiền tố và router

Nhóm 3: Bài đo về chức năng chuyển hướng

Phần 3: Bài đo cho RFC 4862

Nhóm 1: Tự động cấu hình địa chỉ và thực hiện phát hiện địa chỉ trùng lặp (DAD)

Nhóm 2: Xử lý bản tin Router Address và thời gian sống của địa chỉ

Phần 4: Bài đo cho RFC 1981

Phần 5: Bài đo cho RFC 4443

Bài đo tính tương thích

Chương trình IPv6 Ready Logo xây dựng bài đo tương thích để kiểm tra tính tương thích

giữa các giao thức lõi trên các loại thiết bị khác nhau (Router và Host). Cũng tương tự

như bài đo tính tuân thủ, bài đo tính tương thích từ khi xây dựng bản đầu tiên đến bản

cuối cùng đã trải qua một loạt các phiên bản sửa chữa, cập nhật bổ sung. Hiện tại, bài đo

tính tương thích sử dụng phiên bản cuối cùng là 4.0.4. Bài đo “Phase 1/2 Test

Interoperability Specification - Core Protocols - Technical Document - Revision 4.0.4”

của Chương trình IPv6 Ready Logo đã xây dựng các bài đo kiểm tra tính tương thích của

giao thức ICMPv6 và các giao thức lõi khác.

2.3 Tình hình xây dựng bài đo IPv6 theo các giao thức lõi của Hoa Kỳ

Chương trình kiểm tra IPv6 của chính phủ Hoa Kỳ cũng thực hiện kiểm tra theo các nhóm

chức năng, theo các phân loại về yêu cầu đối với IPv6 trong tài liệu USGv6 của NIST.

Trong các nhóm chức năng, NIST có phân loại ra nhóm chức năng cơ bản gồm các giao

thức lõi IPv6. Đối với nhóm này, Chương trình kiểm tra IPv6 cũng thực hiện kiểm tra

Tính tuân thủ và Tính tương thích. Tuy nhiên các bài đo cho kiểm tra tính tuân thủ và tính

10

Page 13: 1. Mở đầu€¦ · Web viewViệc đánh giá tuân thủ các đặc tả kỹ thuật IPv6 và các giao thức lõi IPv6 này cần thực hiện theo các bài đo kiểm

tương thích lại không xây dựng riêng, mà áp dụng các bài đo về tính tuân thủ và tương

thích của Chương trình IPv6 Ready Logo.

Các hình Hình 2 đến Hình 5 cho thấy Chương trình kiểm tra IPv6 của Hoa Kỳ áp dụng bộ

bài đo tuân thủ và tương thích của Chương trình IPv6 Ready Logo.

Hình 2: Minh họa việc Hoa Kỳ sử dụng bài đo tuân thủ giao thức lõi của Chương trình IPv6 Ready Logo

Hình 3: Minh họa Hoa Kỳ sử dụng bài đo tương thích giao thức lõi của Chương trình IPv6 Ready Logo

11

Page 14: 1. Mở đầu€¦ · Web viewViệc đánh giá tuân thủ các đặc tả kỹ thuật IPv6 và các giao thức lõi IPv6 này cần thực hiện theo các bài đo kiểm

Hình 4: Minh họa việc Hoa Kỳ sử dụng bài đo tuân thủ giao thức lõi của Chương trình IPv6 Ready Logo cho RFC 4862

Hình 5: Minh họa việc Hoa Kỳ sử dụng bài đo tương thích giao thức lõi của Chương trình IPv6 Ready Logo cho RFC 4862

2.4 Tình hình xây dựng bài đo IPv6 theo các giao thức lõi của Ấn Độ

Tài liệu “Standards for IPv6 Conformance and Interoperability” của TEC quy định các

yêu cầu đo tính tuân thủ và tính tương thích của các yêu cầu liên quan đến việc sử dụng

giao thức IPv6, trong đó có các giao thức lõi của IPv6. Về cơ bản, tài liệu “Standarts for

IPv6 Conformance and Interoperability” được xây dựng chủ yếu trên cơ sở các yêu cầu đã

quy định bởi diễn đàn IPv6 Forum, và đặc biệt là Chương trình IPv6 Ready Logo đối với

12

Page 15: 1. Mở đầu€¦ · Web viewViệc đánh giá tuân thủ các đặc tả kỹ thuật IPv6 và các giao thức lõi IPv6 này cần thực hiện theo các bài đo kiểm

các Phase-1 và Phase-2 cho việc kiểm tra tính tuân thủ và tính tương thích của các thiết bị

mạng. Các yêu cầu bổ sung đối trong các điều kiện riêng của Ấn Độ cũng được đưa vào

trong một vài mở rộng.

Tính tuân thủ đối với các giao thức lõi IPv6

Tài liệu của TEC cũng sử dụng sơ đồ đo như sơ đồ đo của Chương trình IPv6 Ready

Logo. Cụ thể là sơ đồ đo trong Hình 6.

Hình 6: Sơ đồ đo tuân thủ cho các giao thức lõi IPv6 của Ấn độ

13

Page 16: 1. Mở đầu€¦ · Web viewViệc đánh giá tuân thủ các đặc tả kỹ thuật IPv6 và các giao thức lõi IPv6 này cần thực hiện theo các bài đo kiểm

Các phần trình bày về tính tuân thủ đối với các giao thức lõi của Ấn Độ cũng dựa theo các

bài đo của chương trình IPv6 Ready Logo đã xây dựng cho giao thức loi gồm: RFC 2460,

RFC 4861, RFC 1981, RFC 4443 và RFC 4862.

Tính tương thích đối với các giao thức lõi IPv6

Các quy định đối với tính tương thích của các giao thức lõi gồm:

Tính tương thích về ICMPv6 Echo.

Tự động cấu hình địa chỉ và phát hiện địa chỉ trùng lặp DAD.

Xử lý các bản tin Router Advertisement – Phát hiện tiền tố.

Xử lý các bản tin Router Advertisement – Thời gian sống của router.

Chức năng chuyển hướng (Host và Router).

Phát hiện MTU của tuyến và sự phân mảnh gói tin.

3. Lựa chọn tài liệu tham chiếu và đề xuất nội dung các bài đo tiêu

chuẩn

3.1 Lựa chọn tài liệu tham chiếu

Mục tiêu là xây dựng bộ bài đo kiểm tra giao thức lõi: Giao thức tự động cấu hình địa chỉ

không giữ trạng thái – RFC 4862 (TCVN xxxx-6:2018).

Qua quá trình nghiên cứu, xây dựng các TCVN về bài đo kiểm tra chức năng thiết bị nút

IPv6, bộ bài đo các giao thức lõi của Chương trình IPv6 Ready Logo đã được lựa chọn

làm tài liệu tham chiếu. Đó là bộ bài đo “Phase-1/Phase-2 Test Specification - Core

Protocols - Technical Document - Revision 4.0.6”. Việc lựa chọn này dựa trên các sở cứ

sau đây:

- Đây là Chương trình đã xây dựng các bài đo kiểm tra đối với thiết bị nút hoàn

thiện nhất so với các tổ chức khác. Các bài đo do chương trình này xây dựng bao

hàm được nhiều nhóm chức năng từ các yêu cầu cơ bản đến các yêu cầu về các

14

Page 17: 1. Mở đầu€¦ · Web viewViệc đánh giá tuân thủ các đặc tả kỹ thuật IPv6 và các giao thức lõi IPv6 này cần thực hiện theo các bài đo kiểm

chức năng mở rộng. Các bài đo của tổ chức này xây dựng có tính chất toàn cầu,

không đặc thù cho một vùng, hay một quốc gia nào.

- Các viện nghiên cứu, các chính phủ các nước trên thế giới cũng xây dựng các bài

đo về các yêu cầu cơ bản cho thiết bị IPv6 theo cách thức áp dụng các bài đo giao

thức lõi mà Chương trình IPv6 Ready Logo đã xây dựng, hoặc trên cơ sở các bài

đo này để xây dựng các bài đo phù hợp với điều kiện từng quốc gia. Điển hình có

các quốc gia đã áp dụng bài đo theo giao thức lõi của IPv6 Ready Logo như Hoa

Kỳ, Ấn Độ. Ngoài ra, cũng có tổ chức quốc tế như RIPE (tổ chức mạng lưới IP của

châu Âu) chấp nhận các bài đo do Chương trình IPv6 Ready Logo xây dựng và

chấp nhận các chứng chỉ tuân thủ các bài đo này do Chương trình IPv6 Ready

Logo cấp.

- Hiện nay, số lượng các nhà sản xuất thiết bị IPv6 đem thiết bị của hãng đến kiểm

tra theo Chương trình IPv6 Ready Logo để có được Logo IPv6 ngày càng tăng.

Trong đó, chứng nhận thiết bị tuân theo các bài đo giao thức lõi chiếm một số

lượng lớn các thiết bị tham gia kiểm tra để lấy Logo IPv6. Các hãng sản xuất thiết

bị đem thiết bị đến kiểm tra cũng như các thiết bị được kiểm tra theo chương trình

IPv6 Ready Logo có thể tìm thấy chi tiết tại danh sách các chứng nhận của Chương

trình IPv6 Ready Logo: https://www.ipv6ready.org/db/index.php/public/?o=4. Và

các danh sách các chứng nhận của Chương trình IPv6 Ready Logo theo các giao

thức lõi tại:

https://www.ipv6ready.org/db/index.php/public/search/?

l=&c=&ds=&de=&pc=&ap=&oem=&etc=C&fw=&vn=&do=1&o=4.

Kế thừa và đồng bộ trong hệ thống TCVN về bài đo kiểm tra giao thức lõi IPv6, việc xây

dựng bài đo kiểm tra giao thức tự động cấu hình địa chỉ không giữ trạng thái IPv6 cũng sử

dụng bộ bài đo “Phase-1/Phase-2 Test Specification - Core Protocols - Technical

Document - Revision 4.0.6” làm tài liệu tham chiếu.

3.2. Cập nhật tài liệu tham chiếu (Revision 4.0.7)

15

Page 18: 1. Mở đầu€¦ · Web viewViệc đánh giá tuân thủ các đặc tả kỹ thuật IPv6 và các giao thức lõi IPv6 này cần thực hiện theo các bài đo kiểm

Ngày 13/11/2016 Chương trình IPv6 Ready Logo đã cập nhật phiên bản Revision 4.0.7,

đối với bài đo về Giao thức tự động cấu hình địa chỉ không giữ trạng thái IPv6 (phần 3)

chỉ có một cập nhật nhỏ, đó là:

+ Bổ sung thêm các phần Các vấn đề có thể xảy ra trong mục 3.1.2 B,D; 3.1.3 I - J; 3.1.4

H – I.

+ Sửa từ TLLOPT thành SLLOPT trong Định dạng gói tin (Packet Format) mục 3.1.5.

+ Lược bỏ phần Thủ tục thiết lập đo chung (Common Test Setup) trong mục 3.2.5

4. Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn Bài đo kiểm tra giao thức tự động

cấu hình địa chỉ không giữ trạng thái IPv6

4.1 Phương pháp xây dựng

Dự thảo TCVN về bài đo kiểm tra giao thức tự động cấu hình địa chỉ không giữ trạng thái

IPv6 (quy định trong TCVN xxxx-6:2018, RFC 4862) đã được xây dựng trên cơ sở tài

liệu Bài đo đánh giá tuân thủ “Phase-1/Phase-2 Test Specification Core Protocols -

Technical Document - Revision 4.0.7” của Chương trình IPv6 Ready Logo, với các nội

dung phù hợp với tiêu chí xây dựng TCVN:

- Nội dung trong từng bài đo được trình bày theo khuôn dạng chung là dạng bảng.

- Các nội dung chung cho bài đo nhưng không sử dụng trong bài đo sẽ bị lược bỏ, như

các thủ tục thiết lập đo chung 1.2, 1.3 trong tài liệu gốc.

- Các thuật ngữ chỉ tên, bao gồm tên bản tin, tên các tùy chọn, các trường trong bản tin

thì giữ nguyên từ tiếng Anh. Các tên riêng này chỉ được giải nghĩa tiếng Việt tại vị trí

đầu tiên trong tiêu chuẩn, sau đó các thuật ngữ chỉ tên này chỉ sử dụng tên gốc của nó.

Mặc dù TCVN 9802-1:2013 thì các thuật ngữ chỉ tên đã được Việt hóa hoàn toàn,

nhưng để thống nhất với các dự thảo IPv6 đã xây dựng sau này và hệ thống các bài đo

cho giao thức lõi, thì bộ bài đo xây dựng cho TCVN 9802-1:2013 vẫn sử dụng tiêu

chí các thuật ngữ chỉ tên thì giữ nguyên từ tiếng Anh.

16

Page 19: 1. Mở đầu€¦ · Web viewViệc đánh giá tuân thủ các đặc tả kỹ thuật IPv6 và các giao thức lõi IPv6 này cần thực hiện theo các bài đo kiểm

- Đơn vị quy định chiều dài theo một nhóm 8 bit trong tài liệu tham chiếu gốc có chỗ

thì dùng từ byte, có chỗ thì dùng từ octet. Tuy nhiên khi chuyển sang TCVN sẽ sử

dụng thống nhất thành octet, theo đúng từ ngữ đơn vị chiều dài quy định trong TCVN

9802-1:2013 và các tài liệu RFC liên quan.

- Các bài đo cho các tiêu chuẩn không gộp chung, mà tách riêng. Mỗi tiêu chuẩn kỹ

thuật sẽ tương ứng với một tiêu chuẩn bài đo về tiêu chuẩn kỹ thuật đó.

Khuôn dạng các bài đo trong dự thảo tiêu chuẩn

Các bài đo trong dự thảo tiêu chuẩn được xây dựng gồm các thành phần:

- Tên bài đo: Quy định tên của bài đo, thường là khái quát nội dung chính được thực

hiện trong bài đo.

- Nội dung bài đo: Thực hiện theo cấu trúc khung, với khuôn dạng chung như sau:

Mục đích bài đo

Tham chiếu

Yêu cầu tài nguyên

Thiết lập đo

Thủ tục đo

Kết quả mong muốn

Trong khuôn dạng nội dung chung của bài đo cần xây dựng không có mục Đánh giá và

Ghi chú là do các bài đo được xây dựng theo hình thức TCVN. Các mục Đánh giá và mục

Ghi chú thường xuất hiện trong báo cáo kết quả đo sau khi thực hiện đo.

Giải thích các mục thực hiện trong nội dung bài đo:

1. Mục đích bài đo (Tương ứng mục Purpose)

Mô tả ngắn gọn mục đích thực hiện của bài đo.

2. Tham chiếu (Tương ứng mục References)

17

Page 20: 1. Mở đầu€¦ · Web viewViệc đánh giá tuân thủ các đặc tả kỹ thuật IPv6 và các giao thức lõi IPv6 này cần thực hiện theo các bài đo kiểm

Liệt kê các mục quy định yêu cầu kỹ thuật trong tiêu chuẩn được kiểm tra trong bài

đo. Trong một số bài đo, mục này có thể cũng đưa ra các tài liệu tham khảo để giúp

người thực hiện hiểu rõ hơn các nội dung trình bày trong bài đo, các tài liệu mang

tính chất tham khảo sẽ được đánh dấu (*) sau phần dẫn chiếu.

3. Yêu cầu tài nguyên (Tương ứng mục Resource Requirements)

Quy định cụ thể về công cụ cần thiết để hỗ trợ trong quá trình thực hiện bài đo như

các phần mềm, phần cứng và thiết bị thử nghiệm.

4. Thiết lập đo (Tương ứng mục Test Setup)

Mô tả cấu hình của tất cả các thiết bị trước khi bắt đầu đo, cũng như thiết lập những

thủ tục tối thiểu trước khi tiến hành đo.

5. Thủ tục đo (Tương ứng mục Procedure)

Hướng dẫn từng bước cho quá trình thực hiện các bài đo. Những bước này bao gồm

những thủ tục như kích hoạt giao diện, rút các thiết bị từ mạng, hoặc gửi các gói dữ

liệu từ một thiết bị.

6. Kết quả mong muốn (Tương ứng mục Observable Results)

Liệt kê các kết quả quan sát mà được kiểm tra bởi các máy đo để xác minh rằng các

thiết bị được đo đang hoạt động đúng cách. Khi có nhiều kết quả quan sát được,

phần này cũng đưa ra các thảo luận ngắn để giải thích kết quả thu được.

Thể hiện tên bản tin, các trường, các tùy chọn đối với các gói tin IPv6 trong TCVN:

Theo tiêu chí chung, tên bản tin, tên các trường, tên các tùy chọn của gói tin sẽ giữ

nguyên từ tiếng Anh, không được biên dịch. Do đó, đối với một gói tin IPv6, thì các

trường, các tùy chọn được thể hiện thành bảng. Trong mỗi một ô, thì dòng đầu tiên thể

hiện tên quy định cho một loại mào đầu (có thể là mào đầu IPv6 nói chung, hoặc mào đầu

mở rộng, hoặc mào đầu của bản tin cụ thể), hoặc cho một tùy chọn, các dòng tiếp theo

trong ô đó thể hiện tên các trường và giá trị của các trường đó đối với từng loại mào đầu

hoặc từng loại tùy chọn. Cụ thể như sau (Phần bên trái là thể hiện của bản tin, phần bên

phải là ý nghĩa cụ thể):

18

Page 21: 1. Mở đầu€¦ · Web viewViệc đánh giá tuân thủ các đặc tả kỹ thuật IPv6 và các giao thức lõi IPv6 này cần thực hiện theo các bài đo kiểm

Định dạng Ý nghĩa

Tên bản tin/gói tin

Chỉ rõ đây là loại bản tin gì như bản tin

Router Advertisement, hoặc chỉ ký hiệu tên

của gói tin như Gói tin A, B …

Mào đầu IPv6

Tên Trường 1: Giá trị của Trường

Tên Trường 2: Giá trị của Trường

….

Quy định cụ thể giá trị các trường trong

phần mào đầu của gói tin IPv6

Tên Mào đầu mở rộng 1

Tên Trường 1: Giá trị của Trường

Tên Trường 2: Giá trị của Trường

….

Quy định cụ thể giá trị các trường trong

phần Mào đầu mở rộng 1 (nếu có) của gói

tin IPv6. Ví dụ như mào đầu Hop-by-Hop

Options.

Tên Mào đầu mở rộng 2

Tên Trường 1: Giá trị của Trường

Tên Trường 2: Giá trị của Trường

….

Quy định cụ thể giá trị các trường trong

phần Mào đầu mở rộng 2 (nếu có) của gói

tin IPv6. Ví dụ như mào đầu Fragment.

… Tên Mào đầu mở rộng n Quy định cụ thể giá trị các trường trong

phần Mào đầu mở rộng n (nếu có) của gói

tin IPv6.

19

Page 22: 1. Mở đầu€¦ · Web viewViệc đánh giá tuân thủ các đặc tả kỹ thuật IPv6 và các giao thức lõi IPv6 này cần thực hiện theo các bài đo kiểm

Định dạng Ý nghĩa

Tên Tùy chọn 1:

Tên Trường 1: Giá trị của Trường

Tên Trường 2: Giá trị của Trường

….

Quy định cụ thể giá trị các trường trong

phần Tùy chọn 1 (nếu có) của gói tin IPv6.

Ví dụ như tùy chọn Prefix Information

trong bản tin Router Advertisement.

Tên Tùy chọn 2:

Tên Trường 1: Giá trị của Trường

Tên Trường 2: Giá trị của Trường

….

Quy định cụ thể giá trị các trường trong

phần Tùy chọn 2 (nếu có) của gói tin IPv6.

Ví dụ như tùy chọn Source Link-layer

Address trong bản tin Router

Advertisement.

… Tên Tùy chọn n … Quy định cụ thể giá trị các trường trong

phần Tùy chọn n (nếu có) của gói tin IPv6.

Tên bản tin/Mào đầu bản tin của một

loại bản tin cụ thể:

Tên Trường 1: Giá trị của Trường

Tên Trường 2: Giá trị của Trường

….

Quy định cụ thể giá trị các trường trong

mào đầu của bản tin trong gói tin IPv6. Ví

dụ như các trường trong phần mào đầu của

bản tin Echo Request.

Lưu ý: Một bản tin có thể không có hoặc có một/nhiều mào đầu mở rộng, không có hoặc

có một/nhiều Tùy chọn. Các trường liệt kê ra trong từng mào đầu/Tùy chọn chỉ là những

trường cần quan tâm đối với bài đo, có thể không đầy đủ các trường theo đúng quy định

về định dạng của từng mào đầu/Tùy chọn đó.

20

Page 23: 1. Mở đầu€¦ · Web viewViệc đánh giá tuân thủ các đặc tả kỹ thuật IPv6 và các giao thức lõi IPv6 này cần thực hiện theo các bài đo kiểm

4.2 Nội dung dự thảo tiêu chuẩn Bài đo kiểm tra giao thức tự động cấu hình địa chỉ

không giữ trạng thái

Tiêu chuẩn TCVN xxxx-4:2018 “Giao thức Internet phiên bản 6 (IPv6) – Sự phù hợp

của giao thức - Phần 4: Kiểm tra giao thức tự động cấu hình địa chỉ không giữ trạng

thái” được biên soạn mới, dựa trên cơ sở tài liệu tham chiếu gốc “Phase-1/Phase-2 Test

Specification Core Protocols - Technical Document - Revision 4.0.7” của Chương trình

IPv6 Ready Logo, với các nội dung chính như sau:

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ và định nghĩa

4. Chữ viết tắt

5. Tổng quát

5.1 Sơ đồ tổng quan

5.2 Thiết lập thủ tục đo chung

5.3 Xóa cấu hình đo

6. Các bài đo

6.1 Các bài đo cho phần Tự động cấu hình địa chỉ và phát hiện địa chỉ trùng lặp

6.2 Các bài đo cho phần Xử lý bản tin RA và trường Address Lifetime

Phụ lục (Tham khảo) Bảng đối chiếu nội dung tương đương của TCVN và tài liệu

“Phase-1 /Phase-2 Test Specification Core Protocols - Technical Document -

Revision 4.0.7”

Thư mục tài liệu tham khảo

Bảng 3 là đối chiếu nội dung TCVN với tài liệu gốc “Phase-1/Phase-2 Test Specification

Core Protocols - Technical Document - Revision 4.0.7” của Chương trình IPv6 Ready

Logo.

21

Page 24: 1. Mở đầu€¦ · Web viewViệc đánh giá tuân thủ các đặc tả kỹ thuật IPv6 và các giao thức lõi IPv6 này cần thực hiện theo các bài đo kiểm

Bảng 3: Bảng đối chiếu nội dung TCVN bài đo kiểm tra giao thức tự động cấu hình địa chỉ không giữ trạng thái với tài liệu tham chiếu gốc (revision 4.0.7)

Dự thảo TCVN Tài liệu gốc Hình thức xây dựng

1. Phạm vi áp dụng Tự xây dựng

2. Tài liệu viện dẫn Tự xây dựng

3. Thuật ngữ và định nghĩa Tự xây dựng

4. Thuật ngữ viết tắt Abbreviations and Acronyms

Chấp thuận nguyên vẹn

5. Tổng quát

5.1 Sơ đồ tổng quan Common Topology

Chấp thuận nguyên vẹn

5.2 Thiết lập thủ tục đo chung Common Test Setup và Common Test Setup 1.1

Chấp thuận nguyên vẹn

5.3 Xóa cấu hình đo Common Test Cleanup (for all tests)

Chấp thuận nguyên vẹn

6. Các bài đo Section 3

6.1 Các bài đo cho phần Tự động cấu hình địa chỉ và phát hiện địa chỉ trùng lặp

Section 3, Group 1

Thay đổi hình thức nội dung bài đo theo khuôn dạng chung của các bài đo

6.2 Các bài đo cho phần Xử lý bản tin RA và trường Address Lifetime

Section 3, Group 2

Thay đổi hình thức nội dung bài đo theo khuôn dạng chung của các bài đo

22

Page 25: 1. Mở đầu€¦ · Web viewViệc đánh giá tuân thủ các đặc tả kỹ thuật IPv6 và các giao thức lõi IPv6 này cần thực hiện theo các bài đo kiểm

Dự thảo TCVN Tài liệu gốc Hình thức xây dựng

Phụ lục (Tham khảo) Bảng đối chiếu

nội dung tương đương của TCVN và

tài liệu “Phase-1 /Phase-2 Test

Specification Core Protocols -

Technical Document - Revision 4.0.7”

Tự xây dựng

Thư mục tài liệu tham khảo Tự xây dựng

23

Page 26: 1. Mở đầu€¦ · Web viewViệc đánh giá tuân thủ các đặc tả kỹ thuật IPv6 và các giao thức lõi IPv6 này cần thực hiện theo các bài đo kiểm

Tài liệu tham khảo

[1] QCVN 89:2015/BTTTT, “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về IPv6 đối với thiết bị nút - National technical regulation on IPv6 nodes”.

[2] TCVN 9802-1:2013 (RFC 2460), “Giao thức Internet phiên bản 6 (IPv6) – Phần 1: Quy định kỹ thuật”.

[3] IPv6 Ready Logo Program, “Phase-1/Phase-2 Test Specification - Core Protocols - Technical Document - Revision 4.0.7” (Kiểm tra giao thức lõi Phase-1/Phase-2 – Tài liệu kỹ thuật – Phiên bản 4.0.7).

[4] NIST, “A Profile for IPv6 in the U.S. Government – Version 1.0 - Recommendations of the National Institute of Standards and Technology” (Profile cho IPv6 trong chính phủ Hoa Kỳ - Phiên bản 1 – Các khuyến nghị của Viện tiêu chuẩn và công nghệ quốc gia).

[5] RFC 4443, “Internet Control Message Protocol (ICMPv6) for the Internet Protocol Version 6 (IPv6) Specification”, March 2006 (Giao thức bản tin điều khiển Internet cho IPv6).

[6] RFC 4862, “IPv6 Stateless Address Autoconfiguration”, September 2007 (Tự động cấu hình địa chỉ không lưu trạng thái IPv6).

[7] TEC, “Standards for IPv6 Conformance and Interoperability” (Các tiêu chuẩn kỹ thuật cho tính tuân thủ và tương thích IPv6).

[8] https://www.ipv6ready.org/

[9] http://www-x.antd.nist.gov/usgv6/test-specifications.html

24