10. 2.2.1-cs13.pdf

22
327 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA LĨNH VỰC THỐNG KÊ Cấp đề tài: Thời gian nghiên cứu: Đơn vị thực hiện: Chủ nhiệm: Cơ sở 2013 Vụ Pháp chế, Tuyên truyền và Thi đua - Khen thƣởng CN. Nguyễn Thị MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Những năm qua, nhà nƣớc đã quan tâm và từng bƣớc hoàn thiện công tác xây dựng và ban hành văn bản.Thể hiện bằng việc năm 1996 Quốc hội đã ban hành Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật (QPPL) và Luật này đã đƣợc sửa đổi bổ sung vào năm 2002, năm 2005; Chính phủ ban hành Nghị định 161/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Luật ban hành văn bản QPPL và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL. Luật này đã đƣợc sửa đổi bổ sung vào năm 2008; Các văn bản pháp lý nêu trên đã hình thành một quy trình tƣơng đối đồng bộ về thủ tục, trình tự soạn thảo các văn bản QPPL. Tại Tổng cục Thống kê, xác định công tác xây dựng văn bản QPPL là nhiệm vụ trọng tâm, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc. Sau khi có Luật ban hành văn bản QPPL, Tổng cục Thống kê đã chú trọng đến khâu chất lƣợng dự thảo ban hành văn bản và thực hiện các quy trình xây dựng trong việc dự thảo Luật, Nghị định và Quyết định, Thông tƣ đều chú trọng các khâu nhƣ: Sự cần thiết phải ban hành văn bản, trƣng cầu ý kiến, thẩm tra, thẩm định trƣớc khi ban hành, yêu cầu đặt ra trong văn bản là hiệu quả thực thi, tính pháp lý văn bản. Xác định Văn bản vừa là công cụ, vừa là phƣơng tiện thực hiện chức năng quản lý của Ngành. Tuy nhiên, việc nghiên cứu quy trình xây dựng và ban hành văn ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.2.1-CS13

Upload: leliem

Post on 05-Feb-2017

232 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: 10. 2.2.1-CS13.pdf

327

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ

BAN HÀNH CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

CỦA LĨNH VỰC THỐNG KÊ

Cấp đề tài:

Thời gian nghiên cứu:

Đơn vị thực hiện:

Chủ nhiệm:

Cơ sở

2013

Vụ Pháp chế, Tuyên truyền và Thi đua - Khen thƣởng

CN. Nguyễn Thị Hà

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Những năm qua, nhà nƣớc đã quan tâm và từng bƣớc hoàn thiện công

tác xây dựng và ban hành văn bản.Thể hiện bằng việc năm 1996 Quốc hội

đã ban hành Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật (QPPL) và Luật

này đã đƣợc sửa đổi bổ sung vào năm 2002, năm 2005; Chính phủ ban hành

Nghị định 161/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 quy định chi tiết và hƣớng

dẫn thi hành Luật ban hành văn bản QPPL và Luật sửa đổi bổ sung một số

điều của Luật Ban hành văn bản QPPL. Luật này đã đƣợc sửa đổi bổ sung

vào năm 2008; Các văn bản pháp lý nêu trên đã hình thành một quy trình

tƣơng đối đồng bộ về thủ tục, trình tự soạn thảo các văn bản QPPL.

Tại Tổng cục Thống kê, xác định công tác xây dựng văn bản QPPL là

nhiệm vụ trọng tâm, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng

quản lý nhà nƣớc. Sau khi có Luật ban hành văn bản QPPL, Tổng cục

Thống kê đã chú trọng đến khâu chất lƣợng dự thảo ban hành văn bản và

thực hiện các quy trình xây dựng trong việc dự thảo Luật, Nghị định và

Quyết định, Thông tƣ đều chú trọng các khâu nhƣ: Sự cần thiết phải ban

hành văn bản, trƣng cầu ý kiến, thẩm tra, thẩm định trƣớc khi ban hành, yêu

cầu đặt ra trong văn bản là hiệu quả thực thi, tính pháp lý văn bản. Xác định

Văn bản vừa là công cụ, vừa là phƣơng tiện thực hiện chức năng quản lý

của Ngành. Tuy nhiên, việc nghiên cứu quy trình xây dựng và ban hành văn

ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.2.1-CS13

Page 2: 10. 2.2.1-CS13.pdf

328

bản QPPL trong ngành Thống kê chƣa có hoặc chƣa đồng bộ. Có thể nói

việc nghiên cứu về quy trình xây dựng và ban hành văn bản QPPL của

ngành Thống kê là yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay. Thực hiện một trong

những chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, và trƣớc sự yêu cầu đổi mới công

tác xây dựng và ban hành văn bản QPPL,Vụ Pháp chế, Tuyên truyền và Thi

đua- Khen thƣởng chọn đề tài “Nghiên cứu đề xuất quy trình xây dựng và

ban hành văn bản QPPL của lĩnh vực Thống kê”

2. Tình hình nghiên cứu

Nghiên cứu Luật ban hành văn bản QPPL sửa đổi số 17/2008/QH12

đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp

thứ ba thông qua ngày 03 tháng 06 năm 2008;

Nghiên cứu Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05/3/2009 Quy định

chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản QPPL;

Nghiên cứu Thông tƣ số 09/2012/TT-BKHĐT ngày 6/12/2012 của Bộ

Kế hoạch và Đầu tƣ Quy định về việc xây dựng, thẩm định và ban hành văn

bản QPPL của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ.

Nghiên cứu “Quy trình xây dựng và ban hành văn bản QPPL của một

số Bộ, ngành của các cơ quan Trung ƣơng;

Những cơ sở pháp lý nêu trên là nguồn tài liệu quan trọng đƣợc tham

khảo trong quá trình viết kết quả nghiên cứu đề tài (báo cáo Tổng hợp và

báo cáo Tóm tắt).

3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài

- Đánh giá thực trạng quy trình xây dựng và ban hành văn bản QPPL

thống kê.

- Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong quy trình xây dựng và

ban hành văn bản QPPL thống kê.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hƣớng tới hoàn thiện quy trình xây

dựng và ban hành văn bản QPPL thống kê.

4. Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Page 3: 10. 2.2.1-CS13.pdf

329

Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu quy trình xây dựng và ban

hành các văn bản QPPL của lĩnh vực Thống kê.

Phạm vi

Nghiên cứu đề xuất quy trình xây dựng và ban hành các văn bản QPPL

của lĩnh vực Thống kê áp dụng đối với ngành Thống kê giai đoạn 2014-2020

Phương pháp nghiên cứu:

- Phƣơng pháp phân tích;

- Phƣơng pháp Tƣ vấn của Chuyên gia;

- Phƣơng pháp tổng hợp từ các báo cáo, tài liệu tham khảo, các tài liệu

thu thập đƣợc liên quan đến quy trình xây dựng và ban hành văn bản.

5. Nội dung nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn để đề xuất quy trình xây

dựng và ban hành văn bản làm nền tảng.

5.2. Nghiên cứu thực trạng văn bản QPPL thống kê, sau đó qua quan sát,

gắn kết lý luận với thực tiễn hoạt động xây dựng và ban hành văn bản QPPL

của ngành Thống kê.

5.3. Đề xuất xây dựng Quy trình xây dựng và ban hành văn bản QPPL

của ngành Thống kê.

6. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, gồm 3 chƣơng:

ChươngI: Lý luận chung về văn bản và công tác xây dựng, ban hành

văn bản QPPL

Chương II: Thực trạng xây dựng và ban hành văn bản QPPL của lĩnh

vực thống kê

Chương III: Đề xuất quy trình xây dựng và Lộ trình thực hiện ban hành

văn bản QPPL của lĩnh vực thống kê.

Page 4: 10. 2.2.1-CS13.pdf

330

CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN BẢN

VÀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG BAN HÀNH VĂN BẢN QPPL

1.1. Tổng quan về văn bản quản lý Nhà nƣớc

1.1.1. Khái niệm

Văn bản là phương tiện ghi lại và truyền đạt lại thông tin bằng một

ngôn ngữ (hay ký hiệu) nhất định. Với cách hiểu nhƣ vậy, văn bản còn có thể

gọi là vật mang tin đƣợc bằng ký hiệu ngôn ngữ.

Văn bản QLNN là những quyết định và thông tin quản lý thành văn

(được văn bản hoá) do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành theo thẩm

quyền, trình tự, thủ tục, hình thức nhất định và được nhà nước đảm bảo thi

hành bằng những biện pháp khác nhau nhằm điều chỉnh các mối quan hệ

quản lý nội bộ nhà nước hoặc giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức và

công dân.

Đặc điểm nhận biết văn bản QLNN

- Về chủ thể ban hành: Văn bản QLNN do cơ quan nhà nƣớc có thẩm

quyền ban hành nhƣ: Quốc hội, Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội, Bộ, cơ quan

ngang Bộ, UBND, HĐND các cấp.

- Về nội dung: Văn bản QLNN dùng để truyền đạt các quyết định quản

lý nhà nƣớc và các thông tin quản lý thông thƣờng của các chủ thể quản lý.

- Về cách thức ban hành: Văn bản QLNN đƣợc ban hành theo hình thức,

trình tự, thủ tục nhất định (đƣợc Luật định hoặc các nguyên tắc khác). Khi

ban hành phải đƣợc đảm bảo thi hành bằng các biện pháp khác nhau kể cả

biện pháp cƣỡng chế.

1.1.2. Vai trò của văn bản QLNN

- Văn bản là phương tiện đảm bảo thông tin cho hoạt động quản lý

- Văn bản là phương tiện truyền đạt các quyết định quản lý

- Văn bản là phương tiện kiểm tra, theo dõi hoạt động của bộ máy lãnh

đạo và quản lý.

- Văn bản là công cụ xây dựng hệ thống pháp luật

Văn bản QLNN có vai trò quan trọng bậc nhất trong việc xây dựng và

định hình một chế độ pháp lý cần thiết cho việc xem xét các hành vi hành

Page 5: 10. 2.2.1-CS13.pdf

331

chính trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ quản lý của các cơ quan, đặc

biệt có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với hoạt động quản lý nhà nƣớc.

1.1.3. Phân loại văn bản QLNN

- Phân loại theo tác giả: các văn bản đƣợc phân biệt với nhau theo từng

loại cơ quan đã xây dựng và ban hành chúng.

- Phân loại theo tên loại.

- Phân loại theo nội dung.

- Phân loại theo mục đích biên soạn.

- Phân loại theo địa điểm ban hành.

- Phân loại theo thời gian ban hành.

- Phân loại theo kỹ thuật chế tác, ngôn ngữ thể hiện,v.v…

- Phân loại theo hƣớng chu chuyển của văn bản.

- Phân loại theo hiệu lực pháp lý.

1.1.3.1. Văn bản quy phạm pháp luật (QPPL)

+ Khái niệm:

Luật ban hành văn bản QPPL số 17/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm

2008: Văn bản QPPL là văn bản do cơ quan nhà nƣớc ban hành hoặc phối

hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục đƣợc quy định

trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản QPPL của Hội đồng nhân

dân, Ủy ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc

chung, đƣợc Nhà nƣớc bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Hệ thống văn bản gồm: Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội. Pháp lệnh,

nghị quyết của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội. Lệnh, quyết định của Chủ tịch

nƣớc. Nghị định của Chính phủ. Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ. Nghị

quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thông tƣ của Chánh

án Tòa án nhân dân tối cao. Thông tƣ của Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân

dân tối cao. Thông tƣ của Bộ trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan ngang bộ. Nghị

quyết liên tịch giữa Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ

quan trung ƣơng của tổ chức chính trị - xã hội. Thông tƣ liên tịch giữa Chánh

án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

giữa Bộ trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân

tối cao, Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trƣởng, Thủ

Page 6: 10. 2.2.1-CS13.pdf

332

trƣởng cơ quan ngang bộ.Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân

dân, Ủy ban nhân dân.

1.1.3.2. Văn bản cá biệt

Văn bản cá biệt là những văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền

ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định nhằm đưa ra các quy tắc xử sự

riêng đối với từng trường hợp, vụ việc cụ thể .

Sự khác biệt giữa văn bản cá biệt và văn bản QPPL được thể hiện

như sau:

Văn bản quy phạm pháp luật Văn bản cá biệt

- Đƣa ra quy tắc xử sự chung

- Có hiệu lực đối với toàn xã hội hoặc

một bộ phận xã hội

- Áp dụng nhiều lần trong thời gian dài

- Điều chỉnh quan hệ xã hội nói chung

- Thể thức, trình tự luật định

- Đƣa ra quy tắc xử sự riêng (trên cơ

sở văn bản QPPL)

- Có hiệu lực đối với đối tƣợng cụ thể

- áp dụng một lần, thời hạn định rõ

- Giải quyết vụ việc cụ thể

- Thể thức, trình tự nhất định (chƣa có

luật định)

Đƣợc Nhà nƣớc đảm bảo thi hành

1.1.3.3. Văn bản hành chính thông thường

Văn bản hành chính là những văn bản mang tính chất thông tin điều

hành nhằm thực hiện các văn bản QPPL hoặc dùng để giải quyết các nghiệp

vụ cụ thể. Nó thường dùng để phản ánh tình hình giao dịch, trao đổi, ghi

chép công việc, báo cáo công vụ của các cơ quan nhà nước, đoàn thể, tổ

chức với nhau hay trong cùng một đơn vị.

1.1.3.4. Văn bản chuyên môn – kỹ thuật

(Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác

văn thƣ gọi là văn bản chuyên ngành).

- Văn bản chuyên môn: trong các lĩnh vực nhƣ tài chính, tƣ pháp,

ngoại giao…

- Văn bản kỹ thuật: trong các lĩnh vực nhƣ xây dựng, kiến trúc, trắc địa,

bản đồ, khí tƣợng, thuỷ văn…

Page 7: 10. 2.2.1-CS13.pdf

333

1.2. Những yêu cầu về kỹ thuật soạn thảo văn bản QLNN

1.2.1. Văn bản phải đảm bảo tính hợp pháp

Tính hợp pháp của văn bản đƣợc thể hiện ở chỗ:

- Văn bản ban hành phải phù hợp với pháp luật hiện hành, không trái với

các văn bản của cấp trên.

- Văn bản đƣợc ban hành phải đảm bảo đúng thẩm quyền: thẩm quyền

ban hành văn bản bao gồm 2 mặt là thẩm quyền nội dung và thẩm quyền hình

thức.

1.2.2. Văn bản phải đảm bảo tính khoa học

- Về nội dung: một văn bản có tính khoa học phải đảm bảo:

+ Có đủ lƣợng thông tin quy phạm và thông tin thực tế cần thiết. Chức

năng thông tin là chức năng tổng quát nhất của văn bản. Thông tin quản lý

chuyển đạt văn bản đƣợc xem là đáng tin cậy nhất.

+ Các thông tin đƣợc sử dụng để đƣa vào văn bản phải đƣợc xử lý và

đảm bảo chính xác: Sự kiện và số liệu chính xác, đúng thực tế và còn hiện

thời, không sử dụng sự kiện và số liệu quá cũ, các thông tin chung chung và

lặp lại từ văn bản khác.

- Về hình thức của văn bản:

Hình thức của văn bản đƣợc thể hiện ở việc sử dụng ngôn ngữ và thể

thức của văn bản.

- Thể thức của văn bản: Văn bản có tính khoa học phải đảm bảo các yêu

cầu về thể thức nhƣ sau:

* Quốc hiệu

* Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản

* Số và ký hiệu của văn bản

* Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản

* Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản

* Nội dung văn bản

* Chức vụ, họ tên và chữ ký của ngƣời có thẩm quyền

* Dấu của cơ quan, tổ chức

Page 8: 10. 2.2.1-CS13.pdf

334

* Nơi nhận

1.2.3. Văn bản phải đảm bảo tính khả thi

- Nội dung văn bản phải đƣa ra yêu cầu về trách nhiệm thi hành hợp lý,

nghĩa là phù hợp với trình độ, năng lực, khả năng vật chất của chủ thể thi

hành. Nội dung của văn bản phải phản ánh đƣợc các quy luật kinh tế nhằm

đƣa ra các định, mệnh lệnh hƣớng nền kinh tế cũng nhƣ toàn bộ xã hội vận

động theo đúng quy luật khách quan.

1.3. Quy trình xây dựng và ban hành văn bản chung

1.3.1. Khái niệm

Quy trình xây dựng và ban hành văn bản là các bước mà cơ quan QLNN

có thẩm quyền nhất thiết phải tiến hành trong công tác xây dựng và ban hành

văn bản theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi hoạt động

của mình.

1.3.2. Hình thức thể chế hoá quy trình

1.3.3. Trình tự chung xây dựng và ban hành văn bản

1.3.3.1. Sáng kiến và dự thảo văn bản bao gồm các công việc sau:

- Đề xuất văn bản;

- Lập chƣơng trình xây dựng dự thảo văn bản;

- Quyết định cơ quan, đơn vị, cá nhân chủ trì soạn thảo;

- Thành lập ban soạn thảo, hoặc chỉ định chuyên viên soạn thảo (sau đây

gọi chung là ban soạn thảo).

- Viết dự thảo: Phác thảo nội dung ban đầu; soạn đề cƣơng chi tiết; tham

khảo ý kiến của thủ trƣởng, các chuyên gia; tổ chức thảo luận nội dung phác

thảo; chỉnh lý phác thảo; viết dự thảo.

- Biên tập và đánh máy dự thảo.

1.3.3.2. Lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo

- Việc tổ chức lấy ý kiến có thể đƣợc tiến hành bằng nhiều hình thức

khác nhau nhƣ:

+ Tổ chức các cuộc họp, hội thảo để xin ý kiến;

+ Lấy ý kiến bằng văn bản để tham gia ý kiến trực tiếp vào dự thảo;

Page 9: 10. 2.2.1-CS13.pdf

335

+ Tổ chức hội thảo để thu hút sự tham gia của các chuyên gia, các nhà

quản lý ở cả Trung ƣơng và địa phƣơng trong những lĩnh vực thuộc phạm vi

điều chỉnh của văn bản.

1.3.3.3. Thẩm định dự thảo

- Ban soạn thảo xem xét, đề xuất về việc tiến hành thẩm định dự thảo

văn bản. Tuỳ theo tính chất, nội dung văn bản, lãnh đạo cơ quan soạn thảo

quyết định việc thẩm định dự thảo văn bản.

- Ban soạn thảo chuẩn bị hồ sơ thẩm định và gửi đến cơ quan, tổ chức

thẩm định.

1.3.3.4. Xem xét, thông qua

- Cơ quan, đơn vị soạn thảo trình hồ sơ trình duyệt dự thảo văn bản lên

cấp trên (tập thể hoặc cá nhân) để xem xét và thông qua. Văn phòng giúp

thủ trƣởng xem xét trƣớc các yêu cầu về nội dung, thể thức và các yêu cầu

khác của văn bản trƣớc khi thủ trƣởng ký. Phải có hồ sơ trình ký. Trƣờng

hợp không có hồ sơ thì phải trực tiếp tƣờng trình với thủ trƣởng ký. Phải

thực hiện việc ký tắt trƣớc của Chánh hoặc Phó chánh văn phòng trƣớc khi

trình ký.

1.3.3.5. Công bố

- Văn bản không thuộc danh mục bí mật nhà nƣớc tuỳ theo nội dung

phải đƣợc công bố, yết thị và đƣa tin trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng

theo luật định.

- Văn bản QPPL của cơ quan nhà nƣớc ở Trung ƣơng phải đƣợc đăng

công báo nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời hạn chậm

nhất là 15 ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.

1.3.4. Gửi và lưu trữ văn bản

Văn bản sau khi đƣợc ký ban hành phải đƣợc làm thủ tục gửi đi kịp thời

và lƣu trữ theo quy định của pháp luật.

Văn bản đƣợc lƣu một bản ở bộ phận chuyên môn phụ trách, hay bộ

phận soạn thảo, một bản khác lƣu ở văn phòng hoặc văn thƣ cơ quan. Cuối

năm nộp lƣu trữ theo đúng quy định của Nhà nƣớc.

Page 10: 10. 2.2.1-CS13.pdf

336

CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN

BẢN QPPL CỦA LĨNH VỰC THỐNG KÊ

2.1. Cơ sở pháp lý

Căn cứ vào:

- Hiến pháp nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Luật tổ chức Chính phủ ngày 30/9/1992;

- Luật Ban hành văn bản QPPL (1996) và Luật sửa đổi bổ sung một số

điều của Luật Ban hành văn bản QPPL (2002, 2008);

- Nghị định 161/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định

chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật ban hành văn bản QPPL

và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản QPPL;

- Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05/3/2009 Quy định chi tiết và

biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản QPPL;

- Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 Quy định chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế;

- Thông tƣ 09/2012/TT-BKHĐT ngày 6/12/2012 của Bộ Kế hoạch và

Đầu tƣ Quy định về việc xây dựng, thẩm định và ban hành văn bản QPPL của

Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ.

2.2. Thẩm quyền ban hành văn bản QPPL của lĩnh vực thống kê

Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Tổng

cục Thống kê không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật,

Tổng cục Thống kê có trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng và trình Bộ trƣởng

Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ ký ban hành các Thông tƣ trong lĩnh vực thống kê

hoặc các Thông tƣ Liên tịch giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ với các Bộ, ngành

về lĩnh vực thống kê. Nghiên cứu, xây dựng và trình Bộ trƣởng Bộ Kế hoạch

và Đầu tƣ xem xét để trình Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ các văn bản quy

phạm pháp luật nhƣ sau:

+ Các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban

Thƣờng vụ Quốc hội về lĩnh vực thống kê;

+ Nghị định của Chính phủ về lĩnh vực thống kê;

+ Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ về lĩnh vực thống kê.

Page 11: 10. 2.2.1-CS13.pdf

337

2.2.1. Hệ thống văn bản QPPL của lĩnh vực Thống kê đã được ban

hành

2.2.1.1. Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) trình cơ quan có

thẩm quyền ban hành các văn bản như

1. Luật Thống kê năm 2003;

2. Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2004 của Chính

phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;

3.Quyết định số 10/ 2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ

tƣớng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống ngành kinh tế quốc dân của Việt

Nam;

4. Quyết định số 312/QĐ-TTg ngày 02/3/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ

về việc phê duyệt Đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê;

5. Quyết định số 1803/QĐ-TTg ngày 18/10/2011 của Thủ tƣớng Chính

phủ phê duyệt Chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020

và tầm nhìn đến 2030;

6. Nghị định 93/2007/NĐ-CP ngày 04/6/2007 của Chính phủ Quy định

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê

thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ;

7. Quyết định số 111/2008/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2008 của Thủ

tƣớng Chính phủ về việc Ban hành Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp

dụng đối với Bộ, ngành;

8. Quyết định số 03/2008/QĐ-BNV ngày 12 tháng 11 năm 2008 của Bộ

Nội vụ về việc Ban hành chức danh, mã số và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch

công chức ngành thống kê;

9. Quyết định số 38/2009/QĐ-TTg ngày 9 tháng 3 năm 2009 của Thủ

tƣớng Chính phủ về việc ban hành Bảng danh mục giáo dục, đào tạo của hệ

thống giáo dục quốc dân;

10. Quyết định số 45/2009/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2009 của Thủ

tƣớng Chính phủ về chế độ phụ cấp ƣu đãi theo nghề đối với cán bộ, công

chức làm công tác thống kê ;

11. Thông tƣ liên tịch Số 06/2009/TTLT-BKHĐT-BNV-BTC ngày 09

tháng 9 năm 2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính

Page 12: 10. 2.2.1-CS13.pdf

338

hƣớng dẫn thực hiện Quyết định số 45/2009/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm

2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về chế độ phụ cấp ƣu đãi theo nghề đối với

cán bộ, công chức làm công tác thống kê;

12. Quyết định số 127/2009/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2009 về

Ban hành chế độ báo cáo thống kê về phòng, chống ma túy;

13. Nghị định số 03/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 01 năm 2010 của

Chính phủ Quy định Nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức thống kê Bộ, cơ quan

ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

14. Quyết định số 39/2010/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2010 của Thủ

tƣớng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống sản phẩm Việt Nam;

15. Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Thủ

tƣớng Chính phủ Về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;

16. Thông tƣ số 19/2010/TT-BKH ngày 19 tháng 8 năm 2010 của Bộ

trƣởng Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ Quy định nội dung hệ thống ngành sản phẩm

Việt Nam;

17. Quyết định 54/2010/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2010 Quy định

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê

trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ;

18. Quyết định số 77/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2010 của

Thủ tƣớng Chính phủ Về việc ban hành Chế độ báo cáo thống kê cơ sở áp

dụng đối với doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp và dự án có vốn đầu tƣ

trực tiếp nƣớc ngoài;

19. Thông tƣ số 02/2011/TT-BKHĐT ngày 10 tháng 01 năm 2011 của

Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ Quy định nội dung Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc

gia; danh mục và nội dung Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã;

20. Thông tƣ số 04/2011/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 3 năm 2011 Quy

định Hệ thống biểu mẫu báo cáo thống kê cơ sở áp dụng đối với doanh

nghiệp Nhà nƣớc, doanh nghiệp và dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài;

21. Quyết định số 28/2011/QĐ-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Thủ

tƣớng Chính phủ về việc ban hành Danh mục dịch vụ xuất, nhập khẩu Việt

Nam;

Page 13: 10. 2.2.1-CS13.pdf

339

22. Quyết định số 56/2011/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2011 của

Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới

của quốc gia;

23. Thông tƣ số 02/2012/TT-BKHĐT ngày 04 tháng 4 năm 2012 Quy

định năm 2010 làm năm gốc thay cho năm gốc 1994 để tính các chỉ tiêu

thống kê theo giá so sánh;

24. Quyết định số 34/2013/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2013 ban

hành Chính sách phổ biến thông tin thống kê Nhà nƣớc;

25. Nghị định số 79/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 quy định

về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê;

2.2.1.2. Các văn bản QPPL của lĩnh vực thống kê đang xây dựng và

trình cấp có thẩm quyền ban hành giai đoạn 2014-2020

1. Luật Thống kê (sửa đổi), dự kiến trình Chính phủ vào thời gian là

tháng 6 năm 2014, trình Ủy ban Quốc hội tháng 8/2014 và Quốc hội cho ý

kiến tháng 10/2014, Quốc hội thông qua tháng 5/2015;

2. Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ về ban hành Chế độ báo cáo

thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ, ngành, dự kiến tháng 01/2014;

3. Thông tƣ của Bộ trƣởng Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ về kế hoạch (lịch)

phổ biến thông tin thống kê.

2.3. Thực trạng quy trình xây dựng và ban hành văn bản QPPL về

thống kê

- Thành lập tổ, nhóm nghiên cứu văn bản hoặc thành lập Ban soạn thảo và

- Tổ Biên tập nếu văn bản là Nghị định, Luật, Pháp lệnh..

- Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện, thực trạng về lĩnh vực soạn thảo;

- Khảo sát trong và ngoài nƣớc (nếu có);

- Dự thảo văn bản;

- Tổ chức hội thảo;

- Trƣng cầu ý kiến bằng văn bản;

- Trƣng cầu trên trang Web của Ngành hoặc Chính phủ;

- Tổng hợp ý kiến;

Page 14: 10. 2.2.1-CS13.pdf

340

- Dự thảo sau khi có ý kiến;

- Trình Bộ trƣởng ký ban hành (đối với Thông tƣ)

- Gửi Bộ Tƣ pháp thẩm định (đối với các Quyết định của Thủ tƣớng

Chính phủ- TTCP);

- Gửi Văn phòng Chính phủ thẩm tra (đối với Quyết định của TTCP)

- Trình Thủ tƣớng Chính phủ ký ban hành (đối với Quyết định của

TTCP)

- Trình Chính phủ cho ý kiến (đối với Nghị định, Luật, pháp lệnh)

- Trình Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội để thẩm tra (đối

với Luật, Pháp lệnh);

- Trình Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội cho ý kiến (đối với Luật,

Pháp lệnh);

- Trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua (đối với Luật , Pháp lệnh).

Từng bƣớc nêu trên đơn vị soạn thảo phải tuân theo đúng trình tự các

quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Ví dụ: Nhiệm vụ

của nhóm nghiên cứu hay Ban soạn thảo và Tổ Biên tập, cơ quan chủ trì soạn

thảo phải tuân theo Điều 31,32,33; Hồ sơ gửi Bộ Tƣ pháp thẩm định tuân

theo điều 36; Hồ sơ trình Chính phủ phải tuân theo điều 37...

2.4. Đánh giá thực trạng xây dựng và ban hành văn bản quy phạm

pháp luật của lĩnh vực thống kê hiện nay

2.4.1. Đánh giá về Luật thống kê

Về ưu điểm:

(1). Về hình thức thể hiện

- Luật Thống kê có sự phù hợp giữa nội dung với hình thức của văn bản.

- Luật Thống kê đảm bảo mức độ đầy đủ, chặt chẽ của quy trình ban

hành văn bản nhƣ: thẩm quyền ban hành, quá trình soạn thảo, thông qua; kết

cấu của văn bản; tính chặt chẽ, lôgíc, tính chính xác của các thuật ngữ pháp lý

đƣợc sử dụng, sự trong sáng của lời văn, mức độ phù hợp với khả năng nhận

thức, ý thức pháp luật hiện có của đa số quần chúng nhân dân.

(2). Về nội dung

Page 15: 10. 2.2.1-CS13.pdf

341

- Luật Thống kê đƣợc cấu trúc chặt chẽ, logic, khoa học, có chƣơng,

phần, điều, khoản phù hợp tạo thành hệ thống thống nhất. Trong văn bản, mỗi

định, chƣơng, phần… cũng có cấu trúc thích hợp. Giữa các bộ phận, các

định của văn bản luôn có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất nội tại với nhau.

- Luật Thống kê đƣợc ban hành bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp (không

trái với các quy định của Hiến pháp và luật), tính đồng bộ (không chồng

chéo, mâu thuẫn, luôn bảo đảm sự thống nhất giữa các văn bản QPPL trong

cùng một văn bản quy phạm pháp luật và tính thứ bậc, thống nhất giữa văn

bản QPPL với các văn bản QPPL khác trong hệ thống pháp luật hiện hành,

tính toàn diện (có đầy đủ các định cần thiết), tính phù hợp (phù hợp với điều

kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, với các công cụ điều chỉnh khác, với

pháp luật quốc tế, với cơ chế thực thi pháp luật hiện hành…) và trình độ kỹ

thuật pháp lý cao.

- Kỹ thuật pháp lý đƣợc sử dụng trong các văn bản QPPL thống kê thể

hiện sự rõ ràng, chính xác, chặt chẽ của các thuật ngữ, khái niệm đƣợc sử

dụng trong văn bản và tính minh bạch của văn bản QPPL.

- Nội dung của Luật Thống kê bảo đảm sự phù hợp với trình độ phát

triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của Việt Nam. Khi ban hành nội dung

phản ánh đúng các quy luật kinh tế, những điều kiện kinh tế đặc thù của Việt

Nam trong hoạt động thống kê; bảo đảm tính hợp lý trong việc tổ chức cũng

nhƣ hoạt động của công tác thống kê trên phạm vi cả nƣớc, từng địa phƣơng

và mỗi cộng đồng; phù hợp với nhƣ cầu thực tiễn của đất nƣớc; phù hợp với

các quy định của pháp luật quốc tế (các công ƣớc, điều ƣớc và thông lệ

quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia); đƣa ra đƣợc phƣơng án tốt

nhất với cho tổ chức, hoạt động của công tác thống kê thông qua đó có thể

đạt đƣợc mục đích mong muốn trong những điều kiện kinh tế - xã hội hiện

tại của đất nƣớc.

Về hạn chế:

(1). Những văn bản thực hiện dƣới Luật đƣợc ban hành thƣờng

chậm so với yêu cầu và thiếu đồng bộ

- Luật Thống kê đƣợc Quốc hội thông qua từ tháng 6/2003 và có hiệu

lực thi hành từ ngày 01/01/2004, Nghị định hƣớng dẫn thi hành một số điều

cua Luật Thống kê đƣợc ban hành vào tháng 02/2004 nhƣng mãi đến

Page 16: 10. 2.2.1-CS13.pdf

342

24/11/2005 mới ban hành đƣợc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia theo

Quyết định số 305/2005/QĐ-TTg.

- Sau gần 5 năm đến tháng 8/2008 mới ban hành đƣợc chế độ báo cáo

thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ, ngành theo Quyết định số

111/2008/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ. Và đến tháng 10/2008 mới ban

hành đƣợc chƣơng trình điều tra thống kê quốc gia theo Quyết định

144/2008/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ (chủ yếu mới liệt kê hệ thống

lại các cuộc điều tra thống kê).

- Các loại văn bản dƣới Luật nhìn chung đều chậm so với yêu cầu. Tuy

nhiên thời gian chậm có ở các mức độ khác nhau.

(2). Nội dung của Luật có những điểm chƣa thật phù hợp

(1) Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng còn hạn hẹp

Điều 1, Luật Thống kê nên điều chỉnh thêm hoạt động thống kê do các

tổ chức và cá nhân ngoài hệ thống tổ chức thống kê nhà nƣớc tiến hành. Vì

nếu do Chính phủ quy định vấn đề này tại Nghị định 40/2004/NĐ-CP ngày

13 tháng 02 năm 2004 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều

của Luật Thống kê thì không rõ và chƣa đầy đủ.

(2) Phạm vi về hệ thống tổ chức thống kê chưa đầy đủ

Điều 28, Luật Thống kê quy định: “Hệ thống tổ chức thống kê nhà nƣớc

bao gồm hệ thống tổ chức thống kê tập trung, tổ chức thống kê Bộ, cơ quan

ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát

nhân dân tối cao”. Nhƣ vậy, tổ chức bộ máy thống kê ở Sở , ngành trực thuộc

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng không đƣợc nêu rõ trong

hệ thống thống kê nhà nƣớc.

(3) Quy định về Bảng phân loại thống kê chưa đầy đủ

Các bảng phân loại thống kê có tầm quan trọng cho việc sử dụng thống

nhất trong hoạt động thống kê. Trong khi phƣơng án điều tra thống kê, chế độ

báo cáo thống kê hay hệ thống chỉ tiêu thống kê do các Bộ, ngành ban hành

đều đƣợc Luật Thống kê hay văn bản dƣới Luật định về thẩm quyền của

Tổng cục Thống kê trong việc thẩm định về chuyên môn, nghiệp vụ thống

kê.Tuy nhiên, đối với các bảng phân loại thống kê do các Bộ, ngành ban hành

lại chƣa quy định về vấn đề này.

Page 17: 10. 2.2.1-CS13.pdf

343

2.4.2. Đánh giá thực trạng xây dựng và ban hành văn bản QPPL của

lĩnh vực thống kê hiện nay

Về ưu điểm

- Các văn bản quy phạm pháp luật về thống kê đã đƣợc xây dựng và ban

hành tƣơng đối đồng bộ, kịp thời, tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi cho hoạt

động thống kê.

Từ khi Luật Thống kê có hiệu lực, môi trƣờng pháp lý trong quản lý nhà

nƣớc về công tác thống kê đã đƣợc hoàn thiện đồng bộ và kịp thời hơn.

Việc chấp hành các quy định của Luật Thống kê và các văn bản liên quan

trong việc xây dựng văn bản QPPL thống kê đi vào nề nếp.

Những hạn chế, tồn tại

- Một số văn bản pháp luật về thống kê ban hành trƣớc khi Luật Thống

kê ra đời đến nay vẫn còn hiệu lực do chƣa có văn bản nào thay thế. Chẳng

hạn: Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với xã, phƣờng, thị trấn ban hành

trƣớc 2003 tuy nhiên chƣa có văn bản mới thay thế…

- Một số văn bản trong việc thực thi gặp nhiều khó khăn, mâu thuẫn và

trùng chéo, thậm chí chƣa thực hiện đƣợc. Chẳng hạn Hệ thống ngành kinh tế

Việt Nam áp dụng trong việc đánh mã của cuộc Tổng điều tra cơ sở kinh tế,

hành chính sự nghiệp còn gặp một số vƣớng mắc;

- Một số văn bản thi hành Luật Thống kê đƣợc coi là cốt lõi của ngành

chƣa đƣợc ban hành theo đúng lộ trình, chậm và thiếu đồng bộ: Hệ thống chỉ

tiêu thống kê quốc gia ban hành năm 2005 những Chuẩn hoá các chỉ tiêu

trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia mãi đến năm 2010 mới hoàn thiện

và khi đó lại phải thay thế hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia mới; hệ thống

chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã ban hành năm 2011 chậm so với yêu cầu

và lộ trình;

- Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức, nhân lực, cơ sở

vật chất và các điều kiện cần thiết khác của hệ thống thống kê tập trung cũng

nhƣ các Bộ, ngành đƣợc triển khai chậm, chƣa đồng bộ, đặc biệt là tại địa

phƣơng. Nhiều Bộ, ngành vẫn chƣa có tổ chức thống kê. Phần lớn những

ngƣời làm công tác thống kê ở Bộ, ngành Trung ƣơng và Thống kê Sở, ngành

địa phƣơng là cán bộ, công chức kiêm nhiệm. Mỗi xã, phƣờng, thị trấn đƣợc

biên chế 01 công chức đảm nhận công tác văn phòng - thống kê nhƣng chủ

Page 18: 10. 2.2.1-CS13.pdf

344

yếu làm công tác văn phòng, thời gian giành cho công tác thống kê không

nhiều. Trụ sở làm việc, phƣơng tiện đi lại, thiết bị làm việc của các cơ quan

thống kê chƣa bảo đảm định mức quy định.

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập

- Khi Luật Thống kê ra đời năm 2003, khi đó cơ quan Tổng cục Thống

kê là cơ quan thuộc Chính phủ, từ năm 2007 đến nay là cơ quan trực thuộc

Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, do vậy thẩm quyền quy định trong Luật Thống kê

cũng nhƣ các văn bản khác trƣớc đó đã thay đổi. Cần thiết phải có sửa đổi,

bổ sung sớm cho phù hợp.

- Việc chấp hành pháp luật thống kê chƣa nghiêm ở tất cả các khâu của

hoạt động thống kê.

- Việc đổi mới công tác thống kê thiếu đồng bộ; nguồn lực đầu tƣ cho

các hoạt động thống kê chƣa tƣơng xứng với chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao.

- Quá trình đổi mới công tác thống kê chƣa đƣợc tiến hành đồng bộ ở tất

cả các khâu thu thập, xử lý, tổng hợp, phân tích, phổ biến và lƣu giữ thông tin

thống kê; hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lƣợng số liệu chƣa đƣợc xây dựng

và ban hành; công tác phân tích và dự báo thống kê phát triển chậm; chƣa tạo

lập sự phối hợp chặt chẽ, thƣờng xuyên về trao đổi và chia sẻ thông tin giữa

Hệ thống thống kê tập trung với thống kê Bộ, ngành Trung ƣơng và thống kê

Sở, ngành và địa phƣơng.

CHƢƠNG III: ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH XÂY DỰNG

VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN BAN HÀNH VĂN BẢN

QPPL CỦA LĨNH VỰC THỐNG KÊ

3.1. Khái quát chung

3.1.1. Lập dự kiến chƣơng trình soạn thảo, ban hành văn bản QPPL dài

hạn và văn bản QPPL hàng năm của lĩnh vực thống kê

3.1.2. Nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ của công chức làm công

tác soạn thảo văn bản QPPL thống kê

3.1.3. Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức và cá nhân vào

việc nâng cao chất lƣợng văn bản QPPL thống kê

Page 19: 10. 2.2.1-CS13.pdf

345

3.1.4. Xây dựng kế hoạch kinh phí phục vụ cho việc xây dựng và ban

hành văn bản QPPL thống kê

3.1.5. Thƣờng xuyên tổng kết, đúc rút kinh nghiệm

3.2. Đề xuất quy trình xây dựng và ban hành văn bản QPPL của

lĩnh vực Thống kê

3.2.1. Quy định chung

3.2.1.1. Khái niệm quy trình xây dựng và ban hành văn bản QPPL của

lĩnh vực Thống kê

Quy trình xây dựng và ban hành văn bản QPPL của lĩnh vực Thống kê

là trình tự các bƣớc mà các đơn vị phải tuân thủ khi soạn thảo văn bản QPPL

theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi hoạt động của Ngành.

3.2.1.2. Xác định nhu cầu

Hằng năm, cùng với việc xây dựng kế hoạch hoạt động cho năm kế

hoạch tiếp theo, các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê nếu có nhu cầu thì xây

dựng kế hoạch ban hành văn bản QPPL theo biểu mẫu gửi đơn vị đầu mối

phụ trách công tác Pháp chế của Tổng cục Thống kê, đơn vị đầu mối làm căn

cứ để xây dựng kế hoạch chung báo cáo Lãnh đạo Tổng cục.

Căn cứ theo Kế hoạch, Chƣơng trình công tác hàng năm và Chƣơng

trình xây dựng Luật, pháp lệnh của Chính phủ, Quốc hội, Bộ trƣởng Bộ Kế

hoạch và Đầu tƣ phân công đơn vị soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Cần xác định rõ nhu cầu cần ban hành loại văn bản gì, tên văn bản, đơn

vị chủ trì soạn thảo, đơn vị phối hợp, thời gian ban hành, sự cần thiết ban

hành, nội dung ban hành.

Lãnh đạo các đơn vị chủ trì chịu trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ, chính

xác của các loại văn bản cần tham mƣu trƣớc khi gửi Tổng cục trƣởng.

3.2.1.3. Tổng hợp nhu cầu

Đơn vị phụ trách Pháp chế tổng hợp nhu cầu, phân loại văn bản, phân

loại cấp ký Quyết định, trình Tổng cục trƣởng duyệt kế hoạch xây dựng và

ban hành văn bản QPPL trình Bộ trƣởng duyệt theo quy định của Luật Ban

hành văn bản QPPL 2008; Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011

Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức

pháp chế; Thông tƣ 09/2012 ngày 06/12/2012 của Bộ trƣởng Bộ Kế hoạch và

Page 20: 10. 2.2.1-CS13.pdf

346

Đầu tƣ quy định về việc xây dựng soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản

QPPL của Bộ kế hoạch và Đầu tƣ.

3.2.1.4. Phê duyệt kế hoạch xây dựng và ban hành văn bản quy phạm

pháp luật

Bộ trƣởng phê duyệt kế hoạch xây dựng và ban hành các văn bản quy

phạm pháp luật.

Trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nếu có nhu cầu cần xây

dựng văn bản mới ngoài kế hoạch đã phê duyệt, các đơn vị báo cáo bằng văn

bản lên Lãnh đạo Tổng cục phụ trách xin ý kiến trƣớc khi gửi đơn vị phụ

trách Pháp chế tổng hợp trình Tổng cục trƣởng xin ý kiến chỉ đạo.

3.2.1.5. Phân công nghiên cứu xây dựng văn bản

Tuỳ thuộc vào chức năng nhiệm vụ và năng lực của từng chuyên viên,

Lãnh đạo theo từng mảng nghiệp vụ của đơn vị. Tổng cục trƣởng phân công

(bằng văn bản) việc nghiên cứu soạn thảo văn bản một cách hợp lý.

3.2.1.6. Lập chƣơng trình xây dựng, kế hoạch tiến độ chi tiết

Đơn vị chủ trì phân công trách nhiệm xây dựng dự thảo văn bản phải

lập kế hoạch tiến độ nghiên cứu xây dựng văn bản QPPL trình Lãnh đạo phụ

trách đơn vị thông qua. Kế hoạch phải chi tiết, cụ thể từng công việc, thời

gian bắt đầu, kết thúc cho mỗi giai đoạn, yêu cầu sản phẩm từng giai đoạn,

chỉ rõ đơn vị thực hiện, đơn vị phối hợp. Trong quá trình thực hiện kế hoạch

chi tiết này, nếu có khó khăn, vƣớng mắc có thể dẫn đến chất lƣợng dự thảo

và tiến độ không đƣợc đáp ứng các yêu cầu, ngƣời đƣợc phân công phải kịp

thời báo cáo đến Lãnh đạo đơn vị để xem xét.

3.2.2. Quy trình xây dựng và soạn thảo quyết định của Thủ tướng

Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng

Bƣớc 1: Xây dựng đề cƣơng

Bƣớc 2: Lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo

Bƣớc 3: Thẩm định dự thảo

Bƣớc 4: Xem xét, thông qua văn bản

Bƣớc 5: Công bố

Bƣớc 6: Gửi và lƣu trữ văn bản

Page 21: 10. 2.2.1-CS13.pdf

347

3.3. Lộ trình thực hiện

3.3.1. Mục tiêu

3.3.2. Giải pháp

3.3.3. Tổ chức thực hiện

Thủ trƣởng các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê trong phạm vi chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm bố trí cán bộ, kinh phí

hỗ trợ, phƣơng tiện làm việc, thông tin, các điều kiện cần thiết khác cho việc

chuẩn bị, soạn thảo, tham gia ý kiến và thẩm định các dự thảo văn bản quy

phạm pháp luật.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận: Văn bản là công cụ quan trọng không thể thiếu để đảm bảo

hoạt động thƣờng xuyên, liên tục của mọi cơ quan, tổ chức nói chung và của

Ngành nói riêng. Chúng vừa là phƣơng tiện, vừa là sản phẩm của hoạt động

quản lý.

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của của công tác văn bản, ngành Thống

kê đã rất quan tâm, đầu tƣ, tạo điều kiện, ban hành các quy chế quy định để

việc ban hành văn bản tuân theo đúng quy trình quy định. Để đảm bảo chất

lƣợng, hiệu quả của các văn bản QPPL ngày càng nâng cao, có tính khả thi và

đáp ứng tốt nhu cầu của hoạt động quản lý nhà nƣớc của Ngành. Tuy nhiên,

bên cạnh những kết quả đạt đƣợc công tác xây dựng và ban hành văn bản của

Ngành vẫn còn tồn tại một số hạn chế thiếu sót chƣa xây dựng và ban hành

văn bản cần sớm đƣợc khắc phục. Đề tài đã hệ thống các văn bản QPPL của

ngành thống kê trong những năm qua và đánh giá các mặt đạt đƣợc và tồn tại

của văn bản QPPL của Ngành. Qua đó đề xuất Quy trình xây dựng và ban

hành văn bản QPPL của Ngành thống kê; Trƣớc yêu cầu của công cuộc đổi

mới đất nƣớc, công tác xây dựng và ban hành văn bản QLNN và văn bản

QPPL ngày càng trở thành một yêu cầu bức thiết hiện nay. Vì vậy, với những

đề xuất, kiến nghị trong đề tài, hy vọng sẽ góp phần vào việc xây dựng quy

trình xây dựng và ban hành văn bản chuẩn.

Kiến nghị: Xây dựng và ban hành văn bản QPPL Thống kê nói chung

cần phải quy định thống nhất trình tự soạn thảo, sửa đổi, xem xét, phê duyệt,

ban hành, phân phối và quản lý các tài liệu thuộc hệ thống quản lý chất lƣợng

của Tổng cục Thống kê, nhằm đảm bảo mọi tài liệu đều đƣợc kiểm soát chặt

Page 22: 10. 2.2.1-CS13.pdf

348

chẽ, đƣợc cập nhật thƣờng xuyên và luôn sẵn có để sử dụng khi cần thiết, trên

cơ sở đó quản lý hiệu quả mọi quá trình hoạt động tại các đơn vị thuộc và

trực thuộc Tổng cục.

Cần phải ban hành Quy chế về xây dựng và ban hành văn bản QPPL

thống kê nhƣ các Thông tƣ, quyết định, chỉ thị trình Bộ trƣởng và Thủ tƣớng

chính phủ ký ban hành.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quốc hội, Luật số 17/2008/QH12 về việc ban hành văn bản QPPL

ngày 03/6/2008;

2. Chính phủ, Nghị định số 110/2004/NĐ-CP về công tác văn thƣ, ngày

8/4/2004;

3. Chính phủ, Nghị định số 86/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ, ngày 05/11/2002;

4. Bộ Nội vụ, Thông tƣ số 01/2011/TT-BNV hƣớng dẫn thể thức và kỹ

thuật trình bày văn bản hành chính, ngày 19/01/2011.