1.1-cd1-khao sat he thong van ban phap quy lien quan linh vuc ndt hien co trong nganh cong nghep

22
BỘ CÔNG THƯƠNG “Nhiệm vụ Khoa học Công nghệ năm 2013 thực hiện đề án Phát triển Ứng dụng Bức xạ và Đồng vị phóng xạ trong Công nghiệp đến năm 2020BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ 1.1 “KHẢO SÁT HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP QUY LIÊN QUAN LĨNH VỰC NDT HIỆN CÓ TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP” ĐỀ TÀI: “NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐẢM BẢO KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TRA KHÔNG PHÁ HỦY TRONG CÔNG NGHIỆP” Cơ quan chủ trì đề tài : TRUNG TÂM ĐÁNH GIÁ KHÔNG PHÁ HỦY Chủ nhiệm đề tài : ĐÀO DUY DŨNG Người thực hiện chuyên đề : Trương Thanh Sơn 0

Upload: thinhlvt

Post on 02-Dec-2015

215 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

DT

TRANSCRIPT

Page 1: 1.1-CD1-Khao Sat He Thong Van Ban Phap Quy Lien Quan Linh Vuc NDT Hien Co Trong Nganh Cong Nghep

BỘ CÔNG THƯƠNG“Nhiệm vụ Khoa học Công nghệ năm 2013 thực hiện đề án Phát triển

Ứng dụng Bức xạ và Đồng vị phóng xạ trong Công nghiệp đến năm 2020”

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ 1.1“KHẢO SÁT HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP QUY LIÊN QUAN LĨNH VỰC

NDT HIỆN CÓ TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP”

ĐỀ TÀI: “NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐẢM BẢO KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TRA KHÔNG PHÁ HỦY

TRONG CÔNG NGHIỆP”

Cơ quan chủ trì đề tài : TRUNG TÂM ĐÁNH GIÁ KHÔNG PHÁ HỦYChủ nhiệm đề tài : ĐÀO DUY DŨNG

Người thực hiện chuyên đề : Trương Thanh Sơn Đào Duy Dũng Nghiêm Xuân Long

0

Page 2: 1.1-CD1-Khao Sat He Thong Van Ban Phap Quy Lien Quan Linh Vuc NDT Hien Co Trong Nganh Cong Nghep

Hà Nội – 2013

MỤC LỤC

Nội dung Trang

Danh mục các ký hiệu, viết tắt 2

Danh mục các bảng 2

1. Tổng quan 3

2. Khảo sát và đánh giá sơ bộ hệ thống tiêu chuẩn NDT hiện có trong ngành công nghiệp

4

3. Kết luận 14

Tài liệu tham khảo 15

1

Page 3: 1.1-CD1-Khao Sat He Thong Van Ban Phap Quy Lien Quan Linh Vuc NDT Hien Co Trong Nganh Cong Nghep

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT

- NDT : Kiểm tra không phá hủy (Non-Destructive Testing)- UT : Kiểm tra Siêu âm (Ultrasonic Testing)- RT : Kiểm tra Chụp ảnh phóng xạ (Radiographic Testing)- MT : Kiểm tra Hạt từ (Particle Magnetic Testing)- PT : Kiểm tra Thấm lỏng (Liquid Penetrant Testing)- VT : Kiểm tra Trực quan (Visual Testing)- ISO : Tổ chức tiêu chuẩn Quốc tế (International Organization for

Standardization)- EN : Tiêu chuẩn Châu âu (European Standards)- ASTM : Hiệp hội Thử nghiệm và Vật liệu Hoa Kỳ (American Society for

Testing and Materials)- BS : Tiêu chuẩn Anh Quốc (Bristish Standards)- TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam- QCVN : Qui chuẩn Việt Nam- STT : Số thứ tự

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Danh mục các tiêu chuẩn Việt Nam về thử nghiệm-kiểm tra không phá huỷ

Bảng 2: Đánh giá sơ bộ tiêu chuẩn kỹ thuật NDT trong kiểm tra mối hàn

2

Page 4: 1.1-CD1-Khao Sat He Thong Van Ban Phap Quy Lien Quan Linh Vuc NDT Hien Co Trong Nganh Cong Nghep

1. Tổng quan

Tiêu chuẩn có vai trò rất quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng và hiệu

quả mọi hoạt động của toàn xã hội. Đây là một vấn đề đã được đặt lên hàng đầu do các

thách thức toàn cầu như tính bền vững và sự bất ổn định về tài chính… đã và đang

buộc các tổ chức phải vượt qua để đạt được kết quả tốt hơn với chi phí thấp hơn.Trong

thế giới nhiều cạnh tranh và phức tạp ngày nay, nhìn từ góc độ kinh tế, môi trường và

xã hội, để phát triển bền vững, các doanh nghiệp phải hoạt động hiệu quả hơn thông

qua việc áp dụng rất nhiều biện pháp và giải pháp trong đó hệ thống tiêu chuẩn là một

công cụ hữu hiệu giúp cho các tổ chức tận dụng tiềm năng của mình trong thị trường

toàn cầu. Nhà sản xuất cần sử dụng những bí quyết công nghệ tiên tiến trong tiêu

chuẩn để phát huy tối đa hiệu quả sử dụng các nguồn nhân lực và vật lực của mình.

Các cơ quan quản lý có thể sử dụng tiêu chuẩn làm công cụ chế định cũng như làm cơ

sở cho việc xây dựng các quy định thân thiện với thị trường và thân thiện với người

tiêu dùng. Còn người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm với các sản phẩm đã được

dán nhãn hay đã được chứng nhận vì họ đã và đang tin vào tiêu chuẩn.

Trong lĩnh vực thử nghiệm không phá huỷ (NDT), do bản chất các phương

pháp thử đều là các phép thử gián tiếp, việc đánh giá chất lượng sản phẩm phải dựa

trên nguyên lý so sánh sai lỗi với một chuẩn đối chứng nên kết quả thử nghiệm NDT

phụ thuộc rất lớn vào tiêu chuẩn áp dụng. Do tính đa dạng của đối tượng thử nghiệm

cũng như tính đa dạng của phương pháp thử nghiệm nên tuỳ vào yêu cầu kỹ thuật của

đối tượng thử nghiệm, mỗi phương pháp NDT có thể sử dụng một chuẩn đối chứng

khác nhau.Trong nhiều trường hợp, ngay với cùng một phương pháp NDT nhưng với

những đối tượng thử nghiệm khác nhau, một phương pháp NDT cũng có thể sử dụng

những chuẩn đối chứng khác nhau. Thí dụ như để thử nghiệm mối hàn theo tiêu chuẩn

châu Âu EN 1712 và EN 1714, chuẩn đối chứng có thể là các lỗ đáy bằng (đường kính

khác nhau), rãnh tiết diện chữ nhật hoặc hông lỗ khoan (đường kính khác nhau) tuỳ

vào kỹ thuật thử nghiệm được sử dụng và chiều dày của mối hàn. Do đó, khó mà tiến

hành thử nghiệm NDT khi chưa có một hệ thống tiêu chuẩn thử nghiệm không phá

huỷ hoàn chỉnh.

Tóm lại, thử nghiệm NDT có rất nhiều thông số phức tạp, phụ thuộc vào đặc

trưng của đối tượng được kiểm tra, loại khuyết tật dự tính và khuyết tật cần phát hiện,

3

Page 5: 1.1-CD1-Khao Sat He Thong Van Ban Phap Quy Lien Quan Linh Vuc NDT Hien Co Trong Nganh Cong Nghep

loại và đặc tính của hệ thống thiết bị hay công cụ sử dụng nên để đảm bảo độ chính

xác cũng như độ tin cậy của kết quả thử nghiệm nhất thiết phải thiết lập một hệ thống

tiêu chuẩn đầy đủ và đồng bộ. Đó là yêu cầu cần thiết và cấp bách hiện nay để cải

thiện chất lượng của công việc thử nghiệm không phá huỷ của Việt Nam.

2. Khảo sát và đánh giá sơ bộ hệ thống tiêu chuẩn NDT hiện có trong ngành công nghiệp

Trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa, số lượng tiêu chuẩn tại Việt Nam hiện nay được

tính bằng đơn vị hàng chục nghìn. Trong lĩnh vực kiểm tra không phá hủy, số lượng

tiêu chuẩn đã được ban hành cho những ứng dụng thông thường là 69 tiêu chuẩn. Các

tiêu chuẩn bao gồm hầu hết các lĩnh vực trong NDT từ các tiêu chuẩn về thuật ngữ,

các tiêu chuẩn về các phương pháp như: siêu âm (UT), chụp ảnh phóng xạ (RT), hạt từ

(MT), thẩm thấu lỏng (PT), trực quan (VT), an toàn bức xạ cùng với đó là các tiêu

chuẩn, mức chấp nhận. Hệ thống các tiêu chuẩn cũng được chuyển dịch từ nhiều

nguồn như: các tiêu chuẩn Liên Xô, ISO, EN của liên minh Châu Âu EU, ASTM của

Hiệp hội thử nghiệm và vật liệu Hoa Kỳ, một số do Việt Nam tự biên soạn

Bảng dưới đây liệt kê danh mục các tiêu chuẩn Việt Nam về kiểm tra không phá hủy:

STT Mã số Tên tiêu chuẩn

THUẬT NGỮ - CHỦ YẾU CHUYỂN DỊCH TỪ TIÊU CHUẨN ASTM

1.TCVN 5112:1990

Kiểm tra không phá hủy. Kiểm tra siêu âm. Thuật ngữ và định nghĩa (được thay bằng TCVN 8282:2009)

2.

TCVN 6105:1996

(ASTM E 586-90)

Thử không phá huỷ. Chụp ảnh bức xạ trong công nghiệp. Thuật ngữ (được thay bằng TCVN 8282:2009)

3.TCVN 6106:1996

Thử không phá huỷ. Kiểm tra bằng siêu âm. Thuật ngữ (được thay bằng TCVN 8282:2009)

4.

TCVN 6107:1996

(ASTM E 425-90)

Thử không phá huỷ. Thử rò rỉ. Thuật ngữ (được thay bằng TCVN 8282:2009)

4

Page 6: 1.1-CD1-Khao Sat He Thong Van Ban Phap Quy Lien Quan Linh Vuc NDT Hien Co Trong Nganh Cong Nghep

STT Mã số Tên tiêu chuẩn

5.

TCVN 6108:1996

(ASTM E 270-90A)

Thử không phá huỷ. Kiểm tra thẩm thấu chất lỏng. Thuật ngữ (được thay bằng TCVN 8282:2009)

6.

TCVN 6109:1996

(ASTM E 269-88)

Thử không phá huỷ. Kiểm tra hạt từ. Thuật ngữ (được thay bằng TCVN 8282:2009)

7.

TCVN 6110:1996

(ASTM E 268-89)

Thử không phá huỷ. Thử điện từ. Thuật ngữ (được thay bằng TCVN 8282:2009)

8.

TCVN 8282:2009

(ASTM E 1316:2008a)

Thử không phá hủy. Thuật ngữ

HỆ THỐNG CHỨNG CHỈ- CHỦ YẾU CHUYỂN DỊCH TỪ TIÊU CHUẨN ISO

9.

TCVN 5868:1995

(ISO 9712:1992)

Thử không phá huỷ. Trình độ chuyên môn và cấp chứng chỉ cá nhân (thay bằng TCVN 5868:2009)

10.

TCVN 5868:2009

(ISO 9712:2005)

Thử không phá hủy. Trình độ chuyên môn và cấp chứng chỉ cá nhân

11.

TCVN 6112:1996

(ISO 11484:1994)

Ống thép chịu áp lực. Đánh giá trình độ chuyên môn và cấp chứng chỉ cá nhân trong thử không phá huỷ (được thay bằng TCVN 6112:2010)

5

Page 7: 1.1-CD1-Khao Sat He Thong Van Ban Phap Quy Lien Quan Linh Vuc NDT Hien Co Trong Nganh Cong Nghep

STT Mã số Tên tiêu chuẩn

12.

TCVN 6112:2010

(ISO 11484:2009)

Sản thẩm thép. Hệ thống đánh giá trình chuyên môn cá nhân thử không phá hủy của cơ sở sử dụng lao động.

PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA SIÊU ÂM UT - CHỦ YẾU CHUYỂN DỊCH TỪ TIÊU CHUẨN ISO, riêng phương pháp UT mối hàn theo BS (hết hiệu lực)

13.TCVN 1548:1987

Kiểm tra không phá hủy mối hàn. Phương pháp siêu âm

14.TCVN 5114:1990

Kiểm tra không phá hủy. Kiểm tra siêu âm. Mẫu chuẩn số 1

15.TCVN 5115:1990

Kiểm tra không phá hủy. Kiểm tra siêu âm. Mẫu chuẩn số 2 (thay bằng TCVN 5115:2009)

16.

TCVN 5115:2009

(ISO 7963:2006)

Thử không phá hủy. Thử siêu âm. Yêu cầu kỹ thuật của mẫu hiệu chuẩn số 2

17.TCVN 5116:1990

Kiểm tra không phá hủy. Thép tấm. Phương pháp kiểm tra tính liên tục

18.

TCVN 5873:1995 (ISO 2400:1976)

Mối hàn thép. Mẫu chuẩn để chuẩn thiết bị dùng cho kiểm tra siêu âm

19.

TCVN 6113:1996

(ISO 9303:1989)

Ống thép không hàn và hàn (trừ hàn hồ quang phủ) chịu áp lực. Thử siêu âm toàn mặt biên để phát hiện các khuyết tật dọc

20.

TCVN 6114:1996

(ISO 9305:1989)

Ống thép không hàn chịu áp lực. Thử siêu âm toàn mặt biên để phát hiện các khuyết tật ngang

21.

TCVN 6116:1996

(ISO 9764:1989)

Ống thép hàn cảm ứng và điện trở chịu áp lực. Thử siêu âm mối hàn để phát hiện các khuyết tật dọc

22.TCVN 6475-13:2007

Quy phạm phân cấp và giám sát kỹ thuật hệ thống đường ống biển. Phần 13: Kiểm tra không pháp huỷ

6

Page 8: 1.1-CD1-Khao Sat He Thong Van Ban Phap Quy Lien Quan Linh Vuc NDT Hien Co Trong Nganh Cong Nghep

STT Mã số Tên tiêu chuẩn

23.

TCVN 6735:2000

(BS 3923-1:1986)

Kiểm tra các mối hàn bằng siêu âm. Các phương pháp kiểm tra bằng tay các mối hàn nóng chảy trong thép ferit

PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA CHỤP ẢNH PHÓNG XẠ RT - CHỦ YẾU CHUYỂN DỊCH TỪ TIÊU CHUẨN ISO

24.TCVN 4395:1986

Kiểm tra không phá hủy. Kiểm tra mối hàn kim loại bằng tia rơnghen và gamma

25.

TCVN 5869:1995

(ISO 3999:1977)

Thiết bị chụp ảnh tia Gamma. Yêu cầu kỹ thuật (thay bằng TCVN 5869:2010)

26.TCVN 5869:2010

An toàn bức xạ. Thiết bị chụp ảnh bằng tia Gamma trong công nghiệp. Yêu cầu kỹ thuật về tính năng, thiết kế và thử nghiệm

27.

TCVN 5871:1995

(ISO 5655:1982)

Chụp ảnh. Các kích thước phim. Chụp ảnh bức xạ trong công nghiệp (thay bằng TCVN 5871:2010)

28.

TCVN 5871:2010

(ISO 5655:2000)Chụp ảnh. Phim bức xạ dùng trong công nghiệp (dạng cuộn và tấm) và màn tăng cường kim loại. Kích thước

29.

TCVN 5872:1995

(ISO 7004:1987)

Chụp ảnh. Phim chụp bức xạ công nghiệp. Định nghĩa của độ nhạy ISO và độ tương phản trung bình ISO khi được chiếu bằng tia X và tia gamma

30.

TCVN 5874:1995

(ISO 2437:1972)

Kiến nghị thực hành về kiểm tra bằng cách chụp bằng tia X các mối hàn giáp mép nóng chẩy cho nhôm và các hợp kim nhôm, magie và các hợp kim magie có chiều dầy từ 5 đến 50 mm

31.

TCVN 5875:1995

(ISO 3777:1976)

Kiểm tra bằng cách chụp bằng tia bức xạ các mối hàn điểm bằng điện cho nhôm và các hợp kim nhôm. Kiến nghị kỹ thuật thực hành

7

Page 9: 1.1-CD1-Khao Sat He Thong Van Ban Phap Quy Lien Quan Linh Vuc NDT Hien Co Trong Nganh Cong Nghep

STT Mã số Tên tiêu chuẩn

32.

TCVN 6111:1996

(ISO 5579:1985)

Chụp ảnh bức xạ các vật liệu kim loại bằng tia X và tia gamma. Các quy tắc cơ bản (được thay bằng TCVN 6111:2009)

33.

TCVN 6111:2009

(ISO 5579:1998)

Thử không phá hủy. Kiểm tra chụp ảnh bức xạ các vật liệu kim loại bằng tia x và tia gama. Qui tắc cơ bản

PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA BỘT TỪ MT - CHỦ YẾU CHUYỂN DỊCH TỪ TIÊU CHUẨN ISO

34.TCVN 4396:1986

Kiểm tra không phá hủy. Phương pháp dùng bột từ

35.

TCVN 5880:2010

(ISO 3059:2001)

Thử không phá hủy. Thử hạt từ và thử thẩm thấu. Điều kiện quan sát.

PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA THẨM THẤU CHẤT LỎNG PT - CHỦ YẾU CHUYỂN DỊCH TỪ TIÊU CHUẨN ISO

36.TCVN 4167:1988

Kiểm tra không phá hủy. Phương pháp thẩm thấu

37.

TCVN 5870:1995

(ISO 9935:1992)

Thử không phá huỷ. Thiết bị dò khuyết tật thẩm thấu. Yêu cầu kỹ thuật chung

38.

TCVN 5880:2010

(ISO 3059:2001)

Thử không phá hủy. Thử hạt từ và thử thẩm thấu. Điều kiện quan sát.

PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA NGOẠI QUAN VT & CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁC - CHỦ YẾU CHUYỂN DỊCH TỪ TIÊU CHUẨN ISO

39.

TCVN 5877:1995

(ISO 2361:1982)

Lớp mạ điện niken trên chất nền từ và không từ đo chiều dày lớp mạ. Phương pháp từ

8

Page 10: 1.1-CD1-Khao Sat He Thong Van Ban Phap Quy Lien Quan Linh Vuc NDT Hien Co Trong Nganh Cong Nghep

STT Mã số Tên tiêu chuẩn

40.

TCVN 5878:1995

(ISO 2178:1976)

Lớp phủ không từ trên chất nền từ. Đo chiều dày lớp phủ. Phương pháp từ (thay bằng TCVN 5878:2007)

41.

TCVN 5878:2007

(ISO 2178:1982)

Lớp phủ không từ trên chất nền từ. Đo chiều dầy lớp phủ. Phương pháp từ

42.

TCVN 5879:1995

(ISO 3058:1974)

Thử không phá huỷ. Phương tiện kiểm tra bằng mắt chọn kính lúp có độ phóng đại nhỏ (thay bằng TCVN 5879:2009)

43.

TCVN 5879:2009

(ISO 3058:1998)

Thử không phá hủy. Phương tiện kiểm tra bằng mắt. Chọn kính phóng đại có độ phóng đại nhỏ

44.

TCVN 5880:1995

(ISO 3059:1974)

Thử không phá huỷ. Phương pháp đánh giá gián tiếp các nguồn ánh sáng đen (thay bằng TCVN 5880:2010)

45.

TCVN 7507:2005

(EN 970:1997)

Kiểm tra không phá huỷ mối hàn nóng chảy. Kiểm tra bằng mắt thường

AN TOÀN PHÓNG XẠ - CHỦ YẾU CHUYỂN DỊCH TỪ TIÊU CHUẨN ISO

46.TCVN 4397:1986

Quy phạm an toàn bức xạ ion hoá

47.

TCVN 6853:2001

(ISO 2919:1999)

An toàn bức xạ. Nguồn phóng xạ kín. Yêu cầu chung và phân loại

48.TCVN 6866:2001

An toàn bức xạ. Giới hạn liều đối với nhân viên bức xạ và dân chúng

49.TCVN 6867-1:2001

An toàn bức xạ. Vận chuyển an toàn chất phóng xạ. Phần 1: Quy định chung

9

Page 11: 1.1-CD1-Khao Sat He Thong Van Ban Phap Quy Lien Quan Linh Vuc NDT Hien Co Trong Nganh Cong Nghep

STT Mã số Tên tiêu chuẩn

50.TCVN 6870:2001

An toàn bức xạ. Miễn trừ khai báo, đăng ký và xin giấy phép an toàn bức xạ

51.

TCVN 6982:2001

(ISO 11934:1997)

An toàn bức xạ. Bức xạ Gamma và tia X. Liều kế bỏ túi kiểu tụ điện đọc gián tiếp hoặc trực tiếp

52.

TCVN 7077:2002

(ISO 1757:1996)

An toàn bức xạ. Liều kế phim dùng cho cá nhân

53.

TCVN 7443:2004

(ISO 9978:1992)

An toàn bức xạ. Nguồn phóng xạ kín. Phương pháp thử nghiệm rò rỉ

54.

TCVN 7942-2:2008

(ISO 4037-2:1997)

An toàn bức xạ. Bức xạ chuẩn tia X và gamma hiệu chuẩn liều kế và máy đo suất liều và xác định đáp ứng của thiết bị theo năng lượng photon. Phần 2: Đo liều trong bảo vệ bức xạ cho dải năng lượng từ 8 KeV đến 1,3 MeV và và từ 4 MeV đến 9 MeV

55.

TCVN 7943:2008

(ISO 3999:2004)

An toàn bức xạ. Thiết bị dùng trong chụp ảnh gamma công nghiệp. Quy định kỹ thuật đối với tính năng, thiết kế và các phép thử nghiệm

56.TCVN 7885-1:2008

An toàn bức xạ. Thuật ngữ và định nghĩa. Phần 1: Các thuật ngữ xếp theo thứ tự chữ cái trong tiếng anh từ A đến E

57.TCVN 8289:2009

An toàn bức xạ. Thiết bị chiếu xạ công nghiệp sử dụng nguồn đồng vị gamma. Yêu cầu chung

58.QCVN 05:2010/BKHCN

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn bức xạ. Miễn trừ khai báo, cấp giấy phép.

59.QCVN 06:2010/BKHCN

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn bức xạ. Phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ.

MỨC CHẤP NHẬN (thường không gắn với phương pháp thử nên khó sử dụng) - Một số tiêu chuẩn cơ bản

10

Page 12: 1.1-CD1-Khao Sat He Thong Van Ban Phap Quy Lien Quan Linh Vuc NDT Hien Co Trong Nganh Cong Nghep

STT Mã số Tên tiêu chuẩn

60.TCVN 4394:1986

Kiểm tra không phá hủy. Phân loại và đánh giá khuyết tật mối hàn bằng phim rơnghen

61.TCVN 5113:1990

Kiểm tra không phá hủy. Cấp chất lượng mối hàn

62.

TCVN 6115.1:2005

(ISO 6520.1:1998)

Hàn và các quá trình liên quan – Phân loại khuyết tật hình học ở kim loại – Phần 1: Hàn nóng chảy

63.

TCVN 7472:2005

(ISO 5817:2003)

Hàn – Các liên kết hàn nóng chảy ở thép, niken, titan và các hợp kim của chúng (trừ hàn chùm tia) – Mức chất lượng đối với khuyết tật

64.

TCVN 7474:2005

(ISO 10042:1992)

Liên kết hàn hồ quang nhôm và các hợp kim nhôm – Chỉ dẫn mức chất lượng cho khuyết tật

65.

TCVN 7508:2005

(EN 12517:1998)

Kiểm tra không phá huỷ mối hàn. Kiểm tra mối hàn bằng chụp tia bức xạ. Mức chấp nhận

66.TCVN 6008:2010

Thiết bị áp lực – Mối hàn – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

67.

TCVN 6413:1998

(ISO 5730:1992)

Nồi hơi cố định ống lò ống lửa cấu tạo hàn trừ các nồi hơi ống nước

68.TCVN 7704:2007

Nồi hơi – Yêu cầu kỹ thuật về thiết kế, lắp đặt, sử dụng và sửa chữa

69.TCVN 8366:2010

Bình chịu áp lực – Yêu cầu về thiết kế và chế tạo

Bảng 1: Danh mục các tiêu chuẩn Việt Nam về thử nghiệm-kiểm tra không phá huỷ

11

Page 13: 1.1-CD1-Khao Sat He Thong Van Ban Phap Quy Lien Quan Linh Vuc NDT Hien Co Trong Nganh Cong Nghep

Nhu cầu sử dụng NDT nhiều nhất hiện nay vẫn là các ứng dụng trong kiểm tra

mối hàn. Có thể đánh giá sơ bộ tình hình tiêu chuẩn kỹ thuật NDT trong kiểm tra mối

hàn như sau:

STTSố tiêu chuẩn

Tên tiêu chuẩn Nhận xét sơ bộ

Yêu cầu kỹ thuật của mối hàn

1

TCVN 7472:2005

(ISO 5817:2003)

Hàn – Các liên kết hàn nóng chảy ở thép, niken, titan và các hợp kim của chúng (trừ hàn chùm tia) – Mức chất lượng đối với khuyết tật

- TCVN 7472 đưa ra các yêu cầu chung nhất, các tiêu chuẩn khác nên được thiết kế dựa trên tiêu chuẩn này (không sử dụng TCVN 5113 vì đã cũ, không tương thích với tiêu chuẩn ISO).

- Chưa có tiêu chuẩn chung hướng dẫn thử nghiệm NDT mối hàn, trong đó quy định yêu cầu về thử nghiệm cũng như mức chất lượng tương ứng với từng cấp mối hàn tương tự như ISO 17635.

- TCVN 6008 không sử dụng được do tham chiếu không đúng và không phù hợp TCVN 7472, TCVN 8366 tham chiếu TCVN 6008 nên cũng không dùng được

- TCVN 6413 và TCVN 7704 được chuyển dịch từ tiêu chuẩn EN nên tương thích với các phương pháp thử theo ISO

2TCVN

6008:2010

Thiết bị áp lực – Mối hàn – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

3

TCVN 6413:1998

(ISO 5730:1992)

Nồi hơi cố định ống lò ống lửa cấu tạo hàn trừ các nồi hơi ống nước

4TCVN

7704:2007

Nồi hơi – Yêu cầu kỹ thuật về thiết kế, lắp đặt, sử dụng và sửa chữa

5TCVN

8366:2010Bình chịu áp lực – Yêu cầu về thiết kế và chế tạo

6

TCVN 7507:2005

(EN 970:1997)

Kiểm tra không phá huỷ mối hàn nóng chảy. Kiểm tra bằng mắt thường

Phù hợp với TCVN 7472, phù hợp sử dụng để kiểm tra mối hàn

7TCVN

4167:1988Kiểm tra không phá hủy. Phương pháp thẩm thấu

- Trừ TCVN 4167 quá cũ cần soát xét (nên theo ISO 3452), các tiêu chuẩn khác phù hợp với ISO, phù hợp sử dụng để kiểm tra mối hàn

- Cần bổ sung ISO 23277 (mức chấp nhận của mối hàn tương thích với TCVN 7472)

8 TCVN 5870:1995

(ISO 9935:1992)

Thử không phá huỷ. Thiết bị dò khuyết tật thẩm thấu. Yêu cầu kỹ thuật chung

12

Page 14: 1.1-CD1-Khao Sat He Thong Van Ban Phap Quy Lien Quan Linh Vuc NDT Hien Co Trong Nganh Cong Nghep

STTSố tiêu chuẩn

Tên tiêu chuẩn Nhận xét sơ bộ

9

TCVN 5880:2010

(ISO 3059:2001)

Thử không phá hủy. Thử hạt từ và thử thẩm thấu. Điều kiện quan sát.

10TCVN

4396:1986Kiểm tra không phá hủy. Phương pháp dùng bột từ - Trừ TCVN 4395 quá cũ cần

soát xét (nên theo ISO 17638), TCVN 5880 phù hợp

- Cần bổ sung ISO 23278 (mức chấp nhận của mối hàn tương thích với TCVN 7472)

11

TCVN 5880:2010

(ISO 3059:2001)

Thử không phá hủy. Thử hạt từ và thử thẩm thấu. Điều kiện quan sát.

12

TCVN 5115:2009

(ISO 7963:2006)

Thử không phá hủy. Thử siêu âm. Yêu cầu kỹ thuật của mẫu hiệu chuẩn số 2 - TCVN 6735 khá tốt nhưng quá

cũ, cần soát xét lại để phù hợp với TCVN 7472 (ISO 5817), nên sử dụng ISO 17640

- Cần bổ sung ISO 11666 (mức chấp nhận của mối hàn tương thích với TCVN 7472)

13TCVN 5114:1990

Kiểm tra không phá hủy. Kiểm tra siêu âm. Mẫu chuẩn số 1

14

TCVN 6735:2000

(BS 3923-1:1986)

Kiểm tra các mối hàn bằng siêu âm. Các phương pháp kiểm tra bằng tay các mối hàn nóng chảy trong thép ferit

15TCVN

4395:1986

Kiểm tra không phá hủy. Kiểm tra mối hàn kim loại bằng tia rơnghen và gamma

- TCVN 4396 quá cũ, cần soát xét (nên theo ISO 17636)

- TCVN 7508 (EN 12517) tương thích với TCVN 7472 nhưng EN 12517 sau 2 lần soát xét đã chấp nhận ISO 10675

16

TCVN 6111:2009

(ISO 5579:1998)

Thử không phá hủy. Kiểm tra chụp ảnh bức xạ các vật liệu kim loại bằng tia x và tia gama. Qui tắc cơ bản

17

TCVN 7508:2005

(EN 12517:1998)

Kiểm tra không phá huỷ mối hàn. Kiểm tra mối hàn bằng chụp tia bức xạ. Mức chấp nhận

Bảng 2: Đánh giá sơ bộ tiêu chuẩn kỹ thuật NDT trong kiểm tra mối hàn

13

Page 15: 1.1-CD1-Khao Sat He Thong Van Ban Phap Quy Lien Quan Linh Vuc NDT Hien Co Trong Nganh Cong Nghep

3. Kết luận

Nhìn vào số lượng các tiêu chuẩn đã được ban hành trong Bảng 1 (69 tiêu

chuẩn) và so sánh với các danh mục các tiêu chuẩn của khối EU (có 137 tiêu

chuẩn) thông thường sẽ có cảm tưởng là đã có đầy đủ cơ sở thực hiện cho hầu hết

các phép thử nghiệm không phá hủy thông thường thế nhưng trong thực tế không

phải như vậy, hầu hết các tiêu chuẩn đang được sử dụng trong công nghiệp hiện

nay là các tiêu chuẩn nước ngoài và sẽ được phân tích cụ thể hơn ở các chuyên

đề sau.

Bảng 2 chỉ liệt kê những tiêu chuẩn thường được sử dụng trong kiểm tra

mối hàn, theo đánh giá chủ quan đây chính là danh mục những tiêu chuẩn cần

soát xét ngay để hình thành đồng bộ những tiêu chuẩn cơ bản trong kiểm tra mối

hàn

Việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đầy đủ, thống nhất và chất lượng đang

là nhu cầu cấp thiết phục vụ cho các dự án trọng điểm cũng như quá trình phát

triển lâu dài bền vững của ngành công nghiệp Việt Nam.

14

Page 16: 1.1-CD1-Khao Sat He Thong Van Ban Phap Quy Lien Quan Linh Vuc NDT Hien Co Trong Nganh Cong Nghep

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN)2. Hệ thống tiêu chuẩn Quốc tế (ISO)3. Tiêu chuẩn Châu Âu (EN)4. Tiêu chuẩn Anh Quốc (BS)5. Tiêu chuẩn Hoa Kỳ (ASTM)

15