13 tháng 12- 24 tháng 12,...

24
Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc (NMPRP-2) Đoàn giám sát lần thứ nhất 13 Tháng 12- 24 Tháng 12, 2010 Biên bản ghi nhớ GIỚI THIỆU CHUNG 1. Sau khi Dự án GNCTMNPB chính thức có hiệu lực vào ngày 23/ 08/ 2010, và Hội nghị khởi động dự án vào ngày 9 tháng 9, 2010, Đoàn giám sát lần thứ nhất của WB 1 đã được tổ chức từ 13-24 /12/ 2010 với các mục tiêu chính là rà soát lại toàn bộ quá trình thực hiện dự án kể từ khi đoàn khởi động dự án được tiến hành vào 9/2010, và bắt đầu những bước chuẩn bị đầu tiên cho các hoạt động thí điểm về sinh kế. 2. Đoàn công tác có buổi họp khởi động cùng với Ban Điều phối DATW vào ngày 13/12 tại Hà Nội, sau đó đi làm việc tại các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Điện Biên, Sơn La và Hòa Bình. Ngoài ra, đoàn cũng đã có buổi làm việc với đại diện Bộ Tài Chính vào ngày 21/12/2010, tổ chức hội thảo Sinh kế cùng với Ban Điều phối TW vào ngày 22/12. Buổi họp tổng kết đoàn giám sát được tiến hành vào ngày 23/12/ 2010, cùng với sự tham dự của Bộ KH&ĐT, Ban điều phối TW, các tỉnh tham gia dự án và các bên liên quan. 3. Đoàn giám sát lần thứ nhất có sự tham gia của Bà Nguyễn Minh Nghĩa, Điều phối viên dự án, cùng với một số cán bộ thuộc Ban Điều phối TW - Vụ Kinh tế nông nghiệp, Bộ KH&ĐT, và đoàn đã làm việc với lãnh đạo và cán bộ các tỉnh, huyện, xã tham gia dự án. Ngân hàng thế giới bày tỏ sự cám ơn đến đại điện UBND các tỉnh, huyện, xã, cũng như các cán bộ thuộc Bộ KH&ĐT, Sở KH&ĐT các tỉnh đã nhiệt tình tổ chức và giúp đỡ trong suốt thời gian đoàn làm việc. Bản dự thảo Biên bản ghi nhớ Đoàn giám sát lần thứ nhất tóm tắt những kết quả và khuyến nghị chínhcủa Đoàn. Bản chính thức sẽ được gửi đến Chính phủ sau khi đã được Ban lãnh đạo Ngân hàng phê chuẩn. NHỮNG NHẬN XÉT CHÍNH VÀ TÓM TẮT CÁC KHUYẾN NGHỊ 4. Tổng thể. Việc thực hiện chung của dự án được đánh giá đáp ứng yêu cầu. Dự án vẫn duy trì tiến độ tốt khi chuyển từ giai đoạn chuẩn bị dự án sang giai đoạn triển khai dự án. Điểm đáng chú ý là trong 4 tháng qua kể từ khi dự án chính thức có hiệu lực, rất nhiều khóa đào tạo quan trọng đã được triển khai cho toàn bộ cán bộ dự án. Ban quản lý dự án ở các cấp hầu hết đã bố trí cán bộ cũng như phân công chức năng nhiệm vụ, trừ tỉnh Hòa Bình vẫn còn một số vấn đề tại BQLDA tỉnh, và một BQLDA huyện (Xem đoạn 10 dưới đây). Quản lý tài chính được đánh giá là đáp ứng yêu cầu cả về các quy định lẫn triển khai. Quá trình tham vấn, phổ biến thông tin cho cộng đồng và lập kế hoạch đang được triển khai đúng Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (PIM). Việc mua sắm đấu thầu trang thiết bị văn phòng đã được hoàn thành ở hầu hết 1 Đoàn công tác đồng chủ trì bởi ông Võ Thành Sơn (Chủ nhiệm dự án) và Bà Nguyễn Thị Thu Lan (Đồng chủ nhiệm dự án), cùng với ông Phạm Văn Cung (Chuyên gia QLTC), ông Daniel Mont (Kinh tế gia cao cấp), ông Ngô Huy Toàn (chuyên gia môi trường), Bà Alice Carloni (Tư vấn Sinh kế FAO), ông Trần Việt Hà (Tư vấn Tăng cường năng lực), và bà Đỗ Thị Tâm (Trợ lý)

Upload: others

Post on 05-Jan-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: 13 Tháng 12- 24 Tháng 12, 2010giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BienBanGhiNho/First... · Một số tỉnh (Hòa Bình và Lai Châu) gặp khó khăn trong việc mở

Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc (NMPRP-2)

Đoàn giám sát lần thứ nhất

13 Tháng 12- 24 Tháng 12, 2010

Biên bản ghi nhớ

GIỚI THIỆU CHUNG

1. Sau khi Dự án GNCTMNPB chính thức có hiệu lực vào ngày 23/ 08/ 2010, và

Hội nghị khởi động dự án vào ngày 9 tháng 9, 2010, Đoàn giám sát lần thứ nhất của WB1

đã được tổ chức từ 13-24 /12/ 2010 với các mục tiêu chính là rà soát lại toàn bộ quá trình

thực hiện dự án kể từ khi đoàn khởi động dự án được tiến hành vào 9/2010, và bắt đầu

những bước chuẩn bị đầu tiên cho các hoạt động thí điểm về sinh kế.

2. Đoàn công tác có buổi họp khởi động cùng với Ban Điều phối DATW vào ngày

13/12 tại Hà Nội, sau đó đi làm việc tại các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Điện

Biên, Sơn La và Hòa Bình. Ngoài ra, đoàn cũng đã có buổi làm việc với đại diện Bộ

Tài Chính vào ngày 21/12/2010, tổ chức hội thảo Sinh kế cùng với Ban Điều phối

TW vào ngày 22/12. Buổi họp tổng kết đoàn giám sát được tiến hành vào ngày 23/12/

2010, cùng với sự tham dự của Bộ KH&ĐT, Ban điều phối TW, các tỉnh tham gia dự

án và các bên liên quan.

3. Đoàn giám sát lần thứ nhất có sự tham gia của Bà Nguyễn Minh Nghĩa, Điều

phối viên dự án, cùng với một số cán bộ thuộc Ban Điều phối TW - Vụ Kinh tế nông

nghiệp, Bộ KH&ĐT, và đoàn đã làm việc với lãnh đạo và cán bộ các tỉnh, huyện, xã

tham gia dự án. Ngân hàng thế giới bày tỏ sự cám ơn đến đại điện UBND các tỉnh,

huyện, xã, cũng như các cán bộ thuộc Bộ KH&ĐT, Sở KH&ĐT các tỉnh đã nhiệt tình

tổ chức và giúp đỡ trong suốt thời gian đoàn làm việc. Bản dự thảo Biên bản ghi nhớ

Đoàn giám sát lần thứ nhất tóm tắt những kết quả và khuyến nghị chínhcủa Đoàn. Bản

chính thức sẽ được gửi đến Chính phủ sau khi đã được Ban lãnh đạo Ngân hàng phê

chuẩn.

NHỮNG NHẬN XÉT CHÍNH VÀ TÓM TẮT CÁC KHUYẾN NGHỊ

4. Tổng thể. Việc thực hiện chung của dự án được đánh giá đáp ứng yêu cầu. Dự

án vẫn duy trì tiến độ tốt khi chuyển từ giai đoạn chuẩn bị dự án sang giai đoạn triển

khai dự án. Điểm đáng chú ý là trong 4 tháng qua kể từ khi dự án chính thức có hiệu

lực, rất nhiều khóa đào tạo quan trọng đã được triển khai cho toàn bộ cán bộ dự án.

Ban quản lý dự án ở các cấp hầu hết đã bố trí cán bộ cũng như phân công chức năng

nhiệm vụ, trừ tỉnh Hòa Bình vẫn còn một số vấn đề tại BQLDA tỉnh, và một BQLDA

huyện (Xem đoạn 10 dưới đây). Quản lý tài chính được đánh giá là đáp ứng yêu cầu

cả về các quy định lẫn triển khai. Quá trình tham vấn, phổ biến thông tin cho cộng

đồng và lập kế hoạch đang được triển khai đúng Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án

(PIM). Việc mua sắm đấu thầu trang thiết bị văn phòng đã được hoàn thành ở hầu hết

1 Đoàn công tác đồng chủ trì bởi ông Võ Thành Sơn (Chủ nhiệm dự án) và Bà Nguyễn Thị Thu Lan (Đồng chủ

nhiệm dự án), cùng với ông Phạm Văn Cung (Chuyên gia QLTC), ông Daniel Mont (Kinh tế gia cao cấp), ông

Ngô Huy Toàn (chuyên gia môi trường), Bà Alice Carloni (Tư vấn Sinh kế FAO), ông Trần Việt Hà (Tư vấn

Tăng cường năng lực), và bà Đỗ Thị Tâm (Trợ lý)

Page 2: 13 Tháng 12- 24 Tháng 12, 2010giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BienBanGhiNho/First... · Một số tỉnh (Hòa Bình và Lai Châu) gặp khó khăn trong việc mở

Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoàn 2 (NMPRP-2)

Đoàn giám sát lần thứ nhất 13-23/12/2010

các BQLDA tỉnh. Một tỷ lệ lớn công tác chuẩn bị đầu tư cho các công trình xây lắp

trong kế hoạch 18 tháng đã được hoàn thành, trong đó có một số đã ký xong hợp đồng

để triển khai. Sự điều phối của Ban Điều phối TW là hiệu quả nhằm đảm bảo dự án

bắt đầu thuận lợi. Hỗ trợ chéo giữa hai tỉnh Lào Cai và Sơn La với hai tỉnh Lai Châu

và Điện Biện được đánh giá rất hiệu quả.

5. Mặc dù vậy, quá trình triển khai dự án vẫn chưa được đồng đều giữa các tỉnh,

một số các hoạt động chính của dự án đang bị chậm và cần thêm sự hỗ trợ, giải pháp

và sự quan tâm từ Bộ KH&ĐT và chính quyền địa phương. Đặc biệt đối với gói thầu

mua sắm phương tiện đi lại cho dự án (xe máy cho cán bộ CFs, xe ô tô cho tỉnh,

huyện) đang bị chậm, vì thế gây ra nhiều khó khăn trong việc triển khai dự án. Với đặc

điểm dự án đòi hỏi các cán bộ cần phải di chuyến nhiều để có thể hỗ trợ các hoạt

động, nên phương tiện đi lại là rất bức thiết. Tiến độ thực hiện tham vấn và lập kế

hoạch tại một số tỉnh (ví dụ như Hòa Bình) vẫn còn chậm, trong khi đó chất lượng

tham vấn tại một số tỉnh không đồng đều. Năng lực cán bộ quản lý tài chính ở cấp

huyện, đặc biệt là hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên, vẫn cần phải nâng cao hơn nữa.

Một số tỉnh (Hòa Bình và Lai Châu) gặp khó khăn trong việc mở mã dự án tại Kho

bạc Nhà nước để quản lý tài chính và giải ngân cho cấp huyện và xã, việc này gây trở

ngại đến một số hoạt động của dự án.

6. Những thống nhất chính đã đạt được với Chính phủ/Ban Điều phối TW và các

tỉnh: (i) toàn dự án tiếp tục duy trì được động lực đã đạt được và cải thiện hơn nữa

việc thực hiện như triển khai các hoạt động NSPTX tại những nơi có khả năng; (ii)

Ban Điều phối TW đẩy nhanh những hoạt động đã có kế hoạch để hỗ trợ việc thực

hiện dự án chung (Gói thầu hỗ trợ kỹ thuật, phương tiện đi lại, rà soát lại mẫu báo cáo

MIS, phân tích số liệu điều tra cơ sở, tư vấn đào tạo PRA, etc); (iii) các tỉnh tiếp tục

hoạt động tham vấn và lập kế hoạch có sự tham gia để rà soát và cập nhật lại những kế

hoạch đã có, nếu cần; (iv) duy trì việc triển khai các hoạt động về tài chính với chất

lượng cao (quản lý tài chính, mua sắm đấu thầu); (v) tuân thủ các chính sách an toàn

xã hội và môi trường. Một số kế hoạch hành động chi tiết sẽ được đề cập ở phần cuối

Biên bản ghi nhớ.

Page 3: 13 Tháng 12- 24 Tháng 12, 2010giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BienBanGhiNho/First... · Một số tỉnh (Hòa Bình và Lai Châu) gặp khó khăn trong việc mở

Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoàn 2 (NMPRP-2)

Đoàn giám sát lần thứ nhất 13-23/12/2010

NHẬN XÉT VÀ KHUYẾN NGHỊ CHI TIẾT

Tóm tắt ý kiến và các vấn đề còn tồn đọng

Lào Cai Lai Châu Yên Bái Điện Biên Sơn La Hòa Bình Ban điều phối

TW Hợp phần 1 Tỉnh đang tiến hành

hợp đồng tư vấn

KSTK cho 17 tiểu dự

án

Công trình xây lắp

kiểm tra trước sẽ được

đăng quảng cáo vào

đầu 2011

Chưa thành lập

nhóm Vận hành và

Bảo trì

Hợp đồng KSTK

đang được triển khai

Chưa thành lập nhóm

Vận hành và Bảo trì

Thực hiện quá

nhanh các hợp đồng

kiểm tra sau. Một vài

rủi ro về việc điều

chỉnh hợp đồng để

thể hiện ý kiến của

WB, ví dụ, các yêu

cầu về môi trường

Chưa thành lập

nhóm Vận hành và

Bảo trì

Hợp đồng KSTK

đang tiến hành cho

11 công trình, 2

trong số đó đã được

chuyển từ 2010 sang.

Chưa thành lập

nhóm Vận hành và

Bảo trì

3 hợp đồng kiểm

tra trước đã nhận

được thư Không

phản đối của WB về

HSMT.

KSTK cho 24 công

trình đã hoàn thành

Chưa thành lập

nhóm Vận hành và

Bảo trì

Do vấn đề về cơ

cấu cán bộ, chưa

triển khai

Kế hoạch 18 tháng

có vẻ khó đạt được

của BQLDA tỉnh

Chưa thành lập

nhóm Vận hành và

Bảo trì

Hợp phần 2 Chưa có kế hoạch

cho NSPTX do một

hiểu lầm về hai giai

đoạn của dự án

Một số đề xuất ban

đầu về sinh kế

Chưa có kế hoạch

cho NSPTX mặc dù

hoạt động tham vấn đã

được triển khai tại 2

thôn của mỗi xã

Một số tiểu dự án

sinh kế

Hoàn thành danh

mục đề xuất các tiểu

dự án cho NSPTX

của tất cả các xã và

huyện

Một số tiểu dự án

không hợp lệ. Chất

lượng xác định các

tiểu dự án NSPTX

cần được cải thiện

Một số chi phí chưa

hợp lý

Hoạt động NSPTX

chỉ được thực hiện

tại 2 thôn một huyện

để làm thí điểm.

Tiềm năng triển

khai rộng hơn do cán

bộ đã được đào tạo,

có CFs, và địa

phương có kinh

nghiệm trong việc

triển khai các hoạt

động tương tự

BQLDA tỉnh quyết

định làm thí điểm tại

10 xã (trên 37 xã

thuộc dự án, trong đó

4 xã là mới) trong 12

tháng tới. Hoạt động

tham vấn cho tiểu dự

án NSPTX đã xong

bản dự thảo.

Các hoạt động sinh

kế cũng được đề xuất

nhưng chỉ giới hạn

trong việc hỗ trợ trực

tiếp cho các hộ

Chưa có kế hoạch

cho NSPTX

Hợp phần 3 Đào tạo giới thiệu dự

án cho cán bộ dự án

tại tất cả các cấp

Một số khóa đào tạo

đặc biệt cho cán bộ

CFs, kế toán, và cán

bộ NSPTX

Cán bộ có kinh

nghiệm của BQLDA

tỉnh thực hiện các

khóa đào tạo, không

sử dụng đến các PTI

Đào tạo giới thiệu dự

án cho cán bộ dự án tại

tất cả các cấp

Một số khóa đào tạo

quan trọng do các các

bộ BQLDA tỉnh có

kinh nghiệm của tỉnh

Lào cai thực hiện

Toàn bộ cán bộ dự án

ở tất cả các cấp đã

được đào tạo

Các cán bộ đã nắm

chắc các thông tin về

dự án

Đào tạo giới thiệu

dự án cho những cán

bộ chủ chốt ở cấp xã

và huyện do các cán

bộ có kinh nghiệm

của BQLDA tỉnh

thực hiện

Đại diện thôn bản

trong Ban PTX

chuẩn bị được đào

tạo

Chưa có sự tham

gia của PTI

Cán bộ tất cả các

cấp đã được đào tạo

giới thiệu dự án, trừ

đại diện thôn bản dự

kiến sẽ được đào tạo

trong 2 tháng tới

Chưa có sự tham

gia của PTI

Đào tạo giới thiệu

dự án cho những cán

bộ chủ chốt ở cấp xã

và huyện do các cán

bộ có kinh nghiệm

của BQLDA tỉnh

thực hiện

Đại diện thôn bản

trong Ban PTX chưa

được đào tạo

Chưa rõ vai trò của

PTI

BQLDA tỉnh thực

hiện đã triển khai

các khóa đào tạo về

Đầu thầu, PIM, kế

toán xã

Đào tạo NSPTX

đang được triển khai

Chưa có sự tham

gia của PTI

Các cán bộ đào

tạo/tư vấn đã sẵn

sàng.

Cần trao đổi với

các tỉnh về cơ chế

cho Tăng cường

năng lực trong thời

gian tới về vai trò

của các PTI

Gói đầu thầu về

đào tạo kỹ năng thúc

đẩy cộng đồng cho

CFs chưa được thực

hiện

Page 4: 13 Tháng 12- 24 Tháng 12, 2010giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BienBanGhiNho/First... · Một số tỉnh (Hòa Bình và Lai Châu) gặp khó khăn trong việc mở

Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoàn 2 (NMPRP-2)

Đoàn giám sát lần thứ nhất 13-23/12/2010

Lào Cai Lai Châu Yên Bái Điện Biên Sơn La Hòa Bình Ban điều phối TW Hợp phần 4 Thiết bị văn phòng

chưa được bố trí

Đã tuyển xong cán

bộ CFs cho các xã

Cán bộ CFs đã

được đào tạo về Dự

án và NSPTX

Hỗ trợ rất tốt cho

Lai Châu

Hầu hết các cán bộ

có kinh nghiệm đều

được giữ lại

Hợp đồng thiết bị

văn phòng vẫn đang

tiến hành

Đã có thư Không

phản đối của WB về

kết quả lựa chọn nhà

thầu cung cấp thiết bị

Dự kiến hợp đồng

sẽ hoàn thành vào

cuối tháng 12/2010

Thiết bị văn phòng

đã được bố trí

Đã bố trí xong thiết

bị văn phòng cơ bản

Đề xuất thiết bị bổ

xung do huyện, xã đề

nghị sẽ được lên kế

hoạch và thực hiện

trong vòng 6 tháng

tới

Thiết bị văn phòng

đã được bố trí

Văn phòng cho

BQLDA tỉnh vẫn

đang trong thời gian

sửa chữa

Thiết bị văn phòng

mới chưa được bố trí

Điều phối có hiệu

quả

Vẫn bị chậm

Mua sắm đấu

thầu Phê duyệt xong kế

hoạch đấu thầu 18

tháng điều chỉnh

Việc chuẩn bị hợp

đồng kiểm tra trước

cần đẩy nhanh trong

vòng 3 tháng tới

Các hợp đồng kiểm

tra trước cần được

đẩy nhanh và tình

WB xem xét. Ý kiến

góp ý cho các hợp

đồng này sẽ được sử

dụng làm hướng dẫn

cho các hợp đồng

tiếp kiểm tra sau

Rất chậm trong

công tác rà soát lại

kế hoạch đấu thầu

Quản lý tài

chính Tài khoản Chỉ định

đã được mở và đi

vào hoạt động

Tài khoản cấp

huyện đã được mở và

nhận được tiền

Phần mềm kế toán

đã cài đặt nhưng

chưa đi vào hoạt

động

Kế toán huyện Bát

xát chưa được huy

động đầy đủ

Kế toán xã huyện

Phong Thổ vẫn phải

đảm nhiệm những

công việc không liên

quan đến dự án

Chậm cung cấp tài

liệu để bổ sung tài

khoản (từ tỉnh đến

huyện)

Nhân viên Ngân

hàng Nông nghiệp

không quen với các

thủ tục tài chính của

dự án

Đáp ứng yêu cầu Năng lực cán bộ kế

toán, đặc biệt là kế

toán huyện cần được

tăng cường

Cán bộ kế toán

huyện Thuận Châu

chưa quen với phần

mềm kế toán cũng

như thủ tục kế toán

Sự không đồng

thuận giữa Sở Tài

Chính, Kho bạc tỉnh,

và BQLDA huyện về

mã dự án dẫn đến

việc chậm giải ngân

(Cán bộ CFs chưa có

lương từ tháng

7/2010

Gói kiểm toán nội

bộ chưa được bổ

sung trong KH đấu

thầu của CPO

Việc phổ biến

Thông tư 123 về

QLTC của dự án

cũng như đào tạo

nhắc lại cần được

thực hiện.

Page 5: 13 Tháng 12- 24 Tháng 12, 2010giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BienBanGhiNho/First... · Một số tỉnh (Hòa Bình và Lai Châu) gặp khó khăn trong việc mở

Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoàn 2 (NMPRP-2)

Đoàn giám sát lần thứ nhất 13-23/12/2010

Lào Cai Lai Châu Yên Bái Điện Biên Sơn La Hòa Bình Ban điều phốiTW An toàn Các tiểu dự án đã

được sàng lọc về vấn

đề chính sách an toàn

Điều khoản về

chính sách an toàn

môi trường đã được

đề cập trong dự thảo

các hợp đồng

Các tiểu dự án đã

được sàng lọc về vấn

đề chính sách an toàn

Điều khoản về

chính sách an toàn

môi trường đã được

đề cập trong dự thảo

các hợp đồng

Các tiểu dự án đã

được sàng lọc về vấn

đề chính sách an toàn

Những tiểu dự án

thuộc khu vực nhạy

cảm cần có thêm sự

đồng tình từ phía

Ban quản lý của các

khu vực được bảo vệ

Các tiểu dự án đã

được sàng lọc về vấn

đề chính sách an toàn

Điều khoản về

chính sách an toàn

môi trường đã được

đề cập trong dự thảo

các hợp đồng

Một số tiêu dự án

trong kế hoạch mua

sắm 18 tháng cần bổ

sung thêm giấy sở

hữu đất

Kế hoạch đền bù

cho một số tiểu dự

cần nhanh chóng xây

dựng dựa trên Khung

chính sách Tái định

cư của dự án

Các tiểu dự án đã

được sàng lọc về vấn

đề chính sách an toàn

Điều khoản về

chính sách an toàn

môi trường đã được

đề cập trong dự thảo

các hợp đồng

Cần chú ý hơn tới

việc rà soát và xem

xét lại các vấn về an

toàn cho các

BQLDA tỉnh

Giám sát và

Đánh giá Đã bố trí cán bộ

Đào tạo Giám sát

và Đánh giá sẽ được

thực hiện ở mọi cấp

sau khi CPO hoàn

thiện mẫu báo cáo

Đã bố trí cán bộ

Đào tạo Giám sát

và Đánh giá sẽ được

thực hiện ở mọi cấp

sau khi CPO hoàn

thiện mẫu báo cáo

Đã bố trí cán bộ

Đào tạo Giám sát

và Đánh giá sẽ được

thực hiện ở mọi cấp

sau khi CPO hoàn

thiện mẫu báo cáo

Đã bố trí cán bộ

Đào tạo Giám sát

và Đánh giá sẽ được

thực hiện ở mọi cấp

sau khi CPO hoàn

thiện mẫu báo cáo

Đã bố trí cán bộ

Đào tạo Giám sát

và Đánh giá sẽ được

thực hiện ở mọi cấp

sau khi CPO hoàn

thiện mẫu báo cáo

Chưa bố trí cán bộ

Đào tạo Giám sát

và Đánh giá sẽ được

thực hiện ở mọi cấp

sau khi CPO hoàn

thiện mẫu báo cáo

Biểu MIS điều

chỉnh đã trình để tiếp

tục trao đổi

Trang web của dự

án nằm trong Công

thông tin điện tử của

Bộ KH&ĐT đang

trong thời gian hoàn

thiện và chuẩn bị đi

vào hoạt động trong

2 tháng tới Truyền

thông, phổ

biến thông tin

Thông tin dự án và

Khung chính sách

Đền bù đã được phổ

biến cho các xã

Tờ thông báo sử

dụng khổ giấy nhỏ

(A4), không gây

được sự chú ý với

người dân

Yêu cầu sự hỗ trợ

thêm từ phía CPO

trong việc phổ biến

thông tin

Thông tin dự án và

Khung chính sách

Đền bù đã được phổ

biến tại các trung tâm

Thông tin dự án và

Khung chính sách

Đền bù đã được phổ

biến rộng rãi tại các

trung tâm xã

Làm rất tốt việc

quảng bá, phổ biến

thông tin dự án cũng

như Khung chính

sách Đền bù ở các xã

và thôn

Dùng cách thông

tin viết tay một cách

sáng tạo và đơn giản

Thông tin dự án đã

được báo cáo là đã

phổ biến cho các xã

BQLDA tỉnh đã

phổ biến thông tin

dưới dạng giấy khổ

lớn đến các xã

Ban điều phối TW

đang hoàn tất tờ rơi

Do các yếu tố kỹ

thuật từ phía Bộ

KH&ĐT, trang web

của dự án vẫn chưa

thiết kế xong và chưa

đi vào hoạt động

Page 6: 13 Tháng 12- 24 Tháng 12, 2010giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BienBanGhiNho/First... · Một số tỉnh (Hòa Bình và Lai Châu) gặp khó khăn trong việc mở

Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoàn 2 (NMPRP-2)

Đoàn giám sát lần thứ nhất 13-23/12/2010

Lào Cai Lai Châu Yên Bái Điện Biên Sơn La Hòa Bình Ban điều phố TW Nhân viên Đã bố trí đầy đủ

cán bộ với nhiều cán

bộ có kinh nghiệm

Cán bộ chuyên

trách chiếm 80-90%

Đã bố trí đầy đủ

cán bộ

Cán bộ trẻ và nhiệt

tình

Những thay đổi sau

đại hội có ảnh hưởng

Đã bố trí đầy đủ

cán bộ

Cán bộ có kinh

nghiệm được giữ lại

Đã bố trỉ đủ cán bộ Đã bố trí đủ cán bộ

Cán bộ có kinh

nghiệm được giữ lại

Có nhiều vấn đề

trong việc bố trí cán

bộ ở BQLDA tỉnh và

huyện

Hiện tại, chỉ có 3

cán bộ chuyên trách

ở BQLDA tỉnh,

nhiều vị trí vẫn còn

trống

Cơ cấu cán bộ

BQLDA huyện chưa

phù hợp, một số

huyện không có cán

bộ chuyên trách

Hầu hết các vị trí

chủ chốt đã bố trí

xong

Chưa có phiên dịch

dự án

Cán bộ sinh kế

trong nước và quốc

tế đã được tuyển

dụng và bắt đầu làm

việc

Tham vấn và

lập kế hoạch Kế hoạch của xã

không được cập nhật

từ năm 2008

Mẫu Biên bản họp

thôn không phù hợp

Đã tham vấn xong

tại các thôn bản được

lựa chọn để thực hiện

Hợp phần NSPTX

Tham vấn NSPTX

được triển khai ở tất

cả các thôn

Chất lượng và tính

toàn diện trong việc

tham vấn thể hiện

trong các tiểu dự án

NSPTX còn thấp

Đã tham vấn xong

tại các thôn bản được

lựa chọn để thực hiện

Hợp phần NSPTX

Đã tham vấn xong

tại các thôn bản được

lựa chọn thực hiện

Hợp phần NSPTX

chỉ trong 10 xã

Chưa có hoạt

động

Khuyến nghị

chính theo

từng BQLDA

Khởi động dự án

tại cấp tỉnh

Tổ chức lập kế

hoạch có sự tham gia

bổ sung để cập nhật

tất cả các kế hoạch.

Cải thiện chất

lượng biên bản họp

thôn

Năng cao năng lực

cho cán bộ QLTC

Xem xét việc thí

điểm Hợp phần

NSPTX

Rà soát lại cẩn thận

việc tham vấn và lập

kế hoạch ở cấp xã và

thôn bản

Rà soát lại danh

mục tiểu dự án

NSPTX

Tiến hành đào tạo

cho tất cả các cán bộ

BTX về giới thiệu dự

án

Sắp xếp, bố trí đặc

biệt để nâng cao

năng lực cho cán bộ

kế toán cấp huyện

Đẩy nhanh việc

chuẩn bị các hợp

đồng của Hợp phần 1

bằng việc cải thiện

các hợp đồng KSTK

Tiến hành đào tạo

cho tất cả các cán bộ

BTX

Rà soát lại kế

hoạch đấu thầu phù

hợp với những thay

đổi, và trình WB

không phản đối

Khẳng định những

vấn đề về đền bù cho

những người bị ảnh

hưởng

Tiến hành đào tạo

cho tất cả các cán bộ

BTX

Khẳng định những

vấn đề về bố trí nhân

sự vào cuối tháng 12

2010

Trả lương cho cán

bộ CFs

Tiến hành đào tạo

cho tất cả cán bộ

Xử lý xong vấn đề

về mã dự án vào giữa

tháng 1/2011

Tiến hành đào tạo

cho tất cả các cán bộ

BTX về giới thiệu dự

án

Đẩy nhanh thực

hiện gói thầu Hỗ trợ

kỹ thuật, phân tích số

liệu điều tra cơ sở,

mua sắm phương tiên

đi lại, và tuyển phiên

dịch

Chủ trì nhóm công

tác về dự thảo hưởng

dẫn bổ sung cho các

hoạt động sinh kế

với việc tham vấn

chặt chẽ các tỉnh và

WB

Page 7: 13 Tháng 12- 24 Tháng 12, 2010giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BienBanGhiNho/First... · Một số tỉnh (Hòa Bình và Lai Châu) gặp khó khăn trong việc mở

Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoàn 2 (NMPRP-2)

Đoàn giám sát lần thứ nhất 13-23/12/2010

NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH

Hợp phần Ngân sách phát triển xã

7. Đoàn giám sát nhận thấy chỉ một số ít xã và thôn bản lập kế hoạch cho các hoạt

động của hợp phần NSPTX cho các tháng tới (ví dụ như chỉ 2 thôn ở huyện Tủa Chùa

tỉnh Điện Biên, chỉ 2 xã ở huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu; thậm chí đối với tỉnh đã

tham gia dự án giai đoạn 1 như tỉnh Sơn La, cũng chỉ có 10 xã lập kế hoạch cho các

hoạt động NSPTX). Với thực tế là BTX ở tất cả các tỉnh đã được chuẩn bị tốt, cán bộ

CFs đã sẵn sàng và được đào tạo, đã có kinh nghiệm trong các hoạt động tương tự tại

địa phương, Đoàn giám sát khuyến nghị rằng hoạt động NSPTX có thể được lập kế

hoạch ở những xã được đánh giá là có năng lực và với sự hỗ trợ của huyện và tỉnh.

Các hoạt động sinh kế

8. Hướng dẫn bổ sung. Cuộc hội thảo 1 ngày về sinh kế đã được tổ chức tại

Hà Nội với sự tham gia tích cực của tất cả 6 tỉnh và cán bộ Ban Điều phối TW,

cũng như các tư vấn để cùng suy nghĩ về khung hướng dẫn bổ sung cho các hoạt

động sinh kế trong dự án. Cuộc hội thảo đã thống nhất sử dụng khung hướng

dẫn dự thảo, dự trên khung dự thảo do BQLDA tỉnh Lào Cai xây dựng, trong đó

có bổ sung thêm các gợi ý và ý kiến đóng góp trong hội thảo. Nhóm công tác do

CPO chủ trì, cùng sự tham gia đại diện của 6 tỉnh làm việc cùng nhau để đưa ra

hướng dẫn chi tiết. Bản hướng dẫn bổ sung cuối cùng dự kiến sẽ hoàn thành vào

cuối tháng 1/2011. Hướng dẫn bổ sung dự kiến bao gồm (i) giới thiệu đơn giản

nhưng đầy đủ các bước thủ tục cần thiết cho các hoạt động thí điểm sinh kế, (ii)

giới thiệu những nguyên tắc chung như đảm bảo đúng mục tiêu, hạn chế sự

tham gia của nhóm trung lưu, tạo nên nguồn thu nhập đa dạng, v..v.

9. BQLDA huyện bắt đầu thực hiện tiểu hợp phần 1.2: Một phần của

hoạt động thí điểm sinh kế là tiểu hợp phần 1.2: Đa dạng hóa liên kết thị trường

và sáng kiến kinh doanh. Tỉnh và huyện được khuyến nghị bắt đầu thực hiện các

phân tích thuộc tiểu hợp phần 1.2 để từ đó có thông tin cho các tiểu dự án sinh

kế thí điểm thuộc tiểu hợp phần 2.2 và 2.3. Ý tưởng thiết kế dự án về các hoạt

động hỗ trợ sinh kế là tiến hành phương pháp tiếp cận theo chuỗi giá trị tại

những nơi sự phân tích về tiềm năng thị trường và sản xuất có thể được tiến

hành trong tiểu hợp phần 1.2 do huyện quản lý nhằm kết nối với các hoạt động

sinh kế thuộc hợp phần NSPTX do xã quản lý.

Vấn đề nhân sự

10. Tỉnh Hòa Bình: Một số vấn đề về nhân sự tại BQLDA tỉnh Hòa Bình và

các huyện. Một số cán bộ có kinh nghiệm của BQLDA tỉnh Hòa Bình gần đây

đã thay đổi và chưa được giải quyết do đó Ban QLDA tỉnh chỉ có 4 cán bộ làm

việc chuyên trách, trong đó tại Ban QLDA huyện Mai Châu, toàn bộ cán bộ làm

việc kiêm nhiệm. Vấn đề này đã được đề cập với Phó Chủ tịch UBND tỉnh trong

thời gian đoàn công tác làm việc tại tỉnh. Lãnh đạo tỉnh Hòa Bình đã cam kết sẽ

giải quyết những vấn đề này vào cuối tháng 12/2010.

Page 8: 13 Tháng 12- 24 Tháng 12, 2010giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BienBanGhiNho/First... · Một số tỉnh (Hòa Bình và Lai Châu) gặp khó khăn trong việc mở

Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoàn 2 (NMPRP-2)

Đoàn giám sát lần thứ nhất 13-23/12/2010

11. Ban Điều phối DATW: Ban Điều phối DATW gặp phải một số khó khăn

trong việc tuyển dụng phiên dịch do mức lương theo quy định của Chính phủ là tương

đối thấp. CPO cần tiến hành quảng cáo lại và cố gắng tuyển dụng sớm vị trí này.

Quản lý tài chính

12. Đoàn giám sát vui mừng nhận thấy trong suốt 7 tháng qua (kể từ khi ký

kết hiệp định), Ban điều phối TW cũng như BQLDA các tỉnh đã có những hoạt

động rất hiệu quả chuẩn bị công tác QLTC cho dự án một cách đáp ứng yêu cầu.

Tính đến thời điểm đoàn giám sát, tất cả cán bộ quản lý tài chính đều đã được bố

trí, hệ thống phần mềm đã được cái đặt, đào tạo quản lý tài chính cũng đã được

thực hiện, các Tài khoản Chỉ định đã được mở, tiền đã được giải ngân từ WB về

TKCĐ của CPO và cả 6 BQLDA tỉnh, thanh toán cho nhà thầu cũng đã được

tiến hành (ví dụ CFs). Tuy nhiên có một số vấn đề vẫn còn tồn tại:

a) Đồng bộ sử dụng phần mềm kế toán: Toàn bộ các giao dịch cần được

nhập vào phần mềm trước ngày 15/01/2011 để phần mềm có thể chạy thử

chức năng tổng hợp báo cáo, đây là một chức năng cập nhật chính, nhằm chiết

xuất ra được tất cả các báo cáo cần thiết;

b) Tăng cường năng lực cán bộ QLTC: (i) CPO tuyển dụng tư vấn về QLTC

để hỗ trợ hai tỉnh mới là Điện Biên và Lai Châu, công việc này cần được hoàn

thành càng sớm càng tốt (31 tháng 1, 2011) để có thể hỗ trợ QLTC và nâng

cao năng lực cho tất cả các huyện và tỉnh mới; (ii) CPO cùng BQLDA các

tỉnh cần tiến hành lượt tiếp theo của việc đánh giá nhu cầu đào tạo và tổ chức

đào tạo cho cán bộ QLTC của dự án trước ngày 31/3/2011.

c) Giải quyết vấn đề về giải ngân: Vấn đề về giải ngân do sự không thống

nhất về mã dự án tại tỉnh Hòa Bình cần được giải quyết xong trước

31/01/2011.

d) Phổ biến Thông tư 123 và Sổ tay QLTC dự án: CPO cần chính thức tiến

hành phổ biến Thông tư 123 về QLTC dự án và Sổ tay QLTC trước

31/03/2011 tới toàn bộ các ban/ngành liên quan, bao gồm Bộ TC, Sở Tài

chính các tỉnh, Kho bạc, Bộ KH&ĐT, và Ngân hàng Nông nghiệp trước

31/03/2011.

e) Triển khai hỗ trợ kỹ thuật kiểm toán nội bộ (IATA): (i) Điều chỉnh kế

hoạch đấu thầu để đưa gói thầu IATA vào kế hoạch, (ii) Chuẩn bị Điều khoản

tham chiếu cho gói thầu; và (iii) Xây dựng chiến lược kiểm toán nội bộ cho

dự án trong giai đoạn 2011-2012 khi gói thầu IATA chưa hoàn thành.

Chính sách an toàn:

13. Chính sách an toàn xã hội: Trong thời gian đoàn giám sát, không có vấn đề

quan trọng liên quan tới chính sách an toàn xã hội. Tuy nhiên, do một vài thay đổi

trong kế hoạch đấu thầu 18 tháng với việc một số công trình bị thay đổi hoặc bổ

sung, đoàn giám sát yêu cầu những công trình xây lắp này cần được sàng lọc về

vấn đề an toàn xã hội nhằm đảm bảo tính tuân thủ các yêu cầu của dự án. Tỉnh Sơn

La báo cáo một diện tích đất nhỏ bị chiếm dụng trên một số tuyến đường nâng cấp

Page 9: 13 Tháng 12- 24 Tháng 12, 2010giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BienBanGhiNho/First... · Một số tỉnh (Hòa Bình và Lai Châu) gặp khó khăn trong việc mở

Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoàn 2 (NMPRP-2)

Đoàn giám sát lần thứ nhất 13-23/12/2010

do hiện nay mới xong thiết kế. Tỉnh Sơn La cần chuẩn bị kế hoạch đền bù bổ sung

theo Khung Chính sách Tái định cư của dự án. BQLDA các tỉnh và huyện cần tuân

thủ chặt chẽ các chính sách an toàn xã hội, đặc biệt là về việc đền bù và tái định cư

nếu có thể. Đoàn khuyến nghị CPO làm việc chặt chẽ với các BQLDA tỉnh để xem

xét lại các vấn đề liên quan đến chính sách an toàn trong kế hoạch hàng năm, đồng

thời cung cấp cho tỉnh những hỗ trợ cần thiết. Dự án GNCTMNPB giai đoạn 1 đã

thực hiện tốt các chính sách về an toàn xã hôi, đây là động lực để giai đoạn 2 tiếp

tục thực hiện.

14. Vấn đề dân tộc thiểu số: vấn đề này cần được quan tâm hơn nữa nhằm đảm

bảo việc chia sẻ thông tin hiệu quả và trao đổi 2 chiều để đảm bảo sự tham gia hiệu

quả của các nhóm dân tộc thiểu số, đặc biệt là nhóm phụ nữ thuộc các nhóm dân tộc

ít người hơn, đây là những người không nói được tiếng phổ thông.

15. Chính sách an toàn môi trường: Đoàn giám sát không nhận thấy có vấn

đề nào liên quan đến chính sách an toàn môi trường. Theo quy định của OP 4.01

của WB, dự án đã chuẩn bị Khung quản lý Môi trường (EMF). Khung chính sách

này đã được cả WB và Chính phủ phê duyệt. Đồng thời EMF cũng đã được phổ

biến trong vùng dự án. Bên cạnh EMF, nhằm làm chi tiết EMF, dự án với sự hỗ trợ

của tư vấn sẽ tiếp tục xây dựng PIM, trong đó có hướng dẫn thủ tục về môi trường

sẽ được áp dụng cho tất cả các hoạt động của dự án. Những cuộc trao đổi với các

tỉnh trong thời gian giám sát cho thấy đào tạo về chính sách an toàn (sử dụng

nhưng thông tin cơ bản trong PIM) đã được tiến hành cho toàn bộ các cán bộ an

toàn.

16. Đoàn giám sát đánh giá cao nỗ lực của CPO cũng như BQLDA các tỉnh:

Lào Cai, Lai Châu và Sơn La trong việc nộp đầy đủ các báo cáo tiến độ trước

khi đoàn giám sát bắt đầu. Tuy nhiên, các bản báo cáo này vẫn chưa có mục an

toàn môi trường. Đoàn yêu cầu những bản báo cáo tiếp sau cần bổ sung thêm

mục này. CPO, BQLDA các tỉnh, huyện nên sử dụng các mẫu về danh mục

kiểm tra trong PIM để sàng lọc và viết báo cáo.

17. Một số tiểu dự án quy mô nhỏ thuộc hợp phần NSPTX có khả năng sẽ gần

khu vực phòng hộ. Ngoài 2 bước sàng lọc bắt buộc theo quy định của dự án,

BQLDA các huyện cũng như ban PTX cần có đầy đủ sự cho phép và thông qua từ

phía ban quản lý những khu vực này.

Giám sát và Đánh giá, Truyền thông

18. Phân tích số liệu điều tra cơ sở: Tổng cục Thống kê đã hoàn thành điều tra

và thu thập số liệu thô. Tuy nhiên bộ số liệu này vẫn chưa được bàn giao cho CPO.

Theo như những cuộc trao đổi nội bộ, bộ số liệu sẽ cố gắng bàn giao cho CPO

trong thời gian sớm nhất. Công tác tuyển tư vấn phân tích số liệu này vẫn chưa bắt

đầu. CPO cần thúc đẩy nhanh việc tuyển tư vấn để báo cáo phân tích số liệu điều

tra cơ sở hoàn thành vào cuối tháng 6/2011.

Page 10: 13 Tháng 12- 24 Tháng 12, 2010giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BienBanGhiNho/First... · Một số tỉnh (Hòa Bình và Lai Châu) gặp khó khăn trong việc mở

Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoàn 2 (NMPRP-2)

Đoàn giám sát lần thứ nhất 13-23/12/2010

19. Biểu mẫu báo cáo MIS điều chỉnh: Bên cạnh những yêu cầu của Quyết

định 803 của Bộ KH&ĐT, CPO đã đề xuất một bộ biểu mẫu báo cáo MIS điều

chỉnh. CPO dự kiến sẽ hoàn thiện biểu mẫu báo cáo MIS vào cuối tháng 1/2011.

20. Tờ rơi của dự án: CPO đã trình dự thảo thiết kế tờ rơi của dự án trong thời

gian đoàn giám sát. Những thiết kế này cần được thiết kế để có thể tăng thêm sự

thu hút bằng việc vẽ theo chủ đề.

NHỮNG HOẠT ĐỘNG CHÍNH ĐƯỢC THỐNG NHẤT

21. Đoàn giám sát cùng phía Chính phủ đã thống nhất một số hoạt động ưu

tiên cần tiến hành như sau:

Hoạt động ưu tiên Cơ quan đảm nhiệm Thời gian

1. Báo cáo giải ngân hàng tháng CPO, Ban QLDA tỉnh Hàng tháng

2. Tuân thủ các chính sách an toàn của WB CPO, Ban QLDA tỉnh và

huyện

Hàng tháng

3. Giái quyết vấn đề bố trí cán bộ tại BQLDA

tỉnh Hòa Bình và các huyện

BQLDA tỉnh Hòa Bình, và

các huyện

31/12/2010

4. Giải quyết khúc mắc trong mã dự án BQLDA tỉnh Hòa Bình, Lai

Châu, CPO TW (nếu cần)

15/01/2011

5. Đẩy nhanh việc ban hành hướng dẫn bổ sung

cho các hoạt động sinh kế

CPO và BQLDA các tỉnh 30/01/2011

6. Tuyển tư vấn QLTC đề hỗ trợ QLTC tại tỉnh

Lai Châu và Điện Biên

CPO, BQLDA tỉnh Lai

Châu, Điện Biên

31/01.2011

7. Biểu mẫu MIS điều chỉnh CPO 31/01/2011

8. Tổ chức tham vấn và rà soát việc lập kế hoạch BQLDA các tỉnh 28/02/2011

9. Bắt đầu thực hiện gói thầu mua sắm phương

tiện đi lại

CPO 28/02/2011

10. Triển khai gói đào tạo kỹ năng thúc đẩy cộng

đồng cho cán bộ CFs

CPO 28/02/2011

11. Các khóa đào tạo lại cho cán bộ QLTC và

nâng cao năng lực QLTC

CPO, BQLDA các tỉnh 31/03/2011

12. Thúc đẩy nhanh gói thầu mua sắm xe máy

cho CFs

CPO 31/03/2011

13. Thành lập và đào tạo nhóm vận hành và bảo

trì

CPO, BQLDA các tỉnh 31/03/2011

14. Báo cáo phân tích số liệu điều tra cơ sở CPO 30/06/2011

15. Kế hoạch hành động đền bù tài định cư BQLDA tỉnh Sơn La 15/01/2011

ĐOÀN GIÁM SÁT LẦN THỨ HAI : Dự kiến đoàn giám sát tiếp theo sẽ được thực

hiện vào tháng 4/2011.

Page 11: 13 Tháng 12- 24 Tháng 12, 2010giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BienBanGhiNho/First... · Một số tỉnh (Hòa Bình và Lai Châu) gặp khó khăn trong việc mở

Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoàn 2 (NMPRP-2)

Đoàn giám sát lần thứ nhất 13-23/12/2010

Phụ lục 1 : Điều khoản tham chiếu và Kế hoạch làm việc :

VIỆT NAM

Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2 (NMPRP-2)

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

dùng cho Đoàn giám sát lần thứ 1, từ 13/12- 23/12/2010

1. Kế hoạch: Sau khi dự án GNCTMNPB giai đoạn 2 có hiệu lực, đoàn

giám sát lần thứ nhất sẽ được tổ chức từ ngày 13/12-23/12/2010. Đoàn công tác

bao gồm : Ông Võ Thành Sơn (Chủ nhiệm dự án), Bà Nguyễn Thị Thu Lan

(Đồng Chủ nhiệm dự án), Ông Phạm Văn Cung (Chuyên gia Tài chính cao cấp),

Ông Ngô Huy Toàn (Chuyên gia môi trường), Ông Daniel Mont (Chuyên gia

cao cấp về đói nghèo), Alice Carloni (Chuyên gia cao cấp sinh kế - Tư vấn

FAO), Ông Trần Việt Hà (Tư vấn Tăng cường năng lực), Bà Đỗ Thị Tâm (Trợ

lý).

2. Kế hoạch của Đoàn được bố trí như sau :

Họp khởi động tổ chức vào thứ hai, 13/12/2010: Rà soát nhanh tiến độ

triển khai dự án kể từ 23/08/2010, và chuẩn bị đoàn. Ban điều phối TW trình

Ngân hàng các báo cáo tổng thể về tiến độ dự án một tuần trước khi buổi họp tổ

chức.

Đoàn đi thực địa từ 13 - 20/12/2010 : Đoàn thực địa tại các tỉnh : Lào

Cai, Yên Bái, Lai Châu, và Điện Biên (xem lịch chi tiết), từ 13-20/12/2010.

Báo cáo tiến độ các tỉnh cần gửi cho Ngân hàng một tuần trước ngày đoàn

xuất phát.

Hội thảo 1 ngày về các hoạt động thí điểm sinh kế đầu tiên vào

22/12: Đoàn làm việc với Ban điều phối TW 1 ngày, tập trung trao đổi với

Ban điều phối TW và BQLDA 6 tỉnh về cơ chế để hỗ trợ các hoạt động sinh

kế trong dự án.

Tổng kết: Họp tổng kết cùng Bộ KH&ĐT, các tỉnh tổ chức vào ngày

23/12/2010 tại Bộ KH&ĐT, tổng kết lại những kết quả thu được sau đoàn

giám sát và thỏa thuận các kế hoạch hoành động tiếp theo cho dự án.

3. Đoàn giám sát có sự tham gia của các cán bộ Ban Điều phối TW- Vụ Kinh

tế Nông nghiệp, Bộ KH&ĐT, cùng với đại diện các ban/ngành tại các địa

phương đoàn đến công tác.

4. Mục tiêu : Kiểm tra tiến độ triển khai kế hoạch kể từ khi dự án có hiệu lực

ngày 23/08/2010. Tập trung vào các lĩnh vực sau: (i) rà soát việc thực hiện thí

điểm các hoạt động hỗ trợ sinh kế dựa trên những thảo luận xung quanh vấn đề cơ

chế hỗ trợ, (ii) rà soát các hoạt động tăng cường năng lực, đặt biệt là các khóa đào

tạo cho các hướng dẫn viên cộng đồng, thành viên Ban phát triển xã, và công tác

chuẩn hóa tài liệu đào tạo sử dụng cho dự án; (iii) xem xét khả năng sẵn sàng của

Page 12: 13 Tháng 12- 24 Tháng 12, 2010giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BienBanGhiNho/First... · Một số tỉnh (Hòa Bình và Lai Châu) gặp khó khăn trong việc mở

Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoàn 2 (NMPRP-2)

Đoàn giám sát lần thứ nhất 13-23/12/2010

xã trong việc tiến hành Hợp phần NSPTX, và (iv) hoạt động giám sát và đánh giá,

tập trung hoàn thành mẫu báo cáo.

5. Phân công nhiệm vụ :

Ông Võ Thành Sơn - Trưởng đoàn giám sát, làm việc cùng với các thành

viên, hoàn thành Biên bản ghi nhớ từ các thông tin thành viên cung cấp. Tập

trung hơn về sinh kế và truyền thông.

Bà Nguyễn Thị Thu Lan - Đồng trưởng đoàn giám sát. Bên cạnh việc hợp tác

với Trưởng đoàn, bà Lan tập trung về NSPTX, nâng cao năng lực, các vấn đề về

an toàn xã hội.

Ông Phạm Văn Cung- Kiểm tra QLTC và giải ngân của dự án

Ông Ngô Huy Toàn- Kiểm tra vấn đề an toàn môi trường

Ông Daniel Mont- Kiểm tra vấn đề Giám sát và Đánh giá, vấn đề MIS, hợp

tác với cán bộ Giám sát và Đánh giá, hoàn thành các mẫu báo cáo, và các khóa

đào tạo cần thiết cho dự án.

Bà Alice Carloni- với những kinh nghiệm về sinh kế, Bà Carloni sẽ hỗ trợ

nhóm phần hoạt động hỗ trợ sinh kế.

Bà Đỗ Thị Tâm - Trợ lý đoàn trong việc tổ chức đoàn, và các sự kiện khác.

6. Tham gia, báo cáo, Đầu ra: Thành viên đoàn giám sát cần tham gia đầy

đủ chuyến công tác. Thành viên trong đoàn đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ

được giao. Các thành viên nộp bản ý kiến đóng góp trong tuần thứ 2 của đoàn,

tốt nhất là 21/12/2010 để đảm bảo bản dự thảo Biên bản ghi nhớ được hoàn

thành vào 23/12/2010.

Page 13: 13 Tháng 12- 24 Tháng 12, 2010giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BienBanGhiNho/First... · Một số tỉnh (Hòa Bình và Lai Châu) gặp khó khăn trong việc mở

Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoàn 2 (NMPRP-2)

Đoàn giám sát lần thứ nhất 13-23/12/2010

Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2 (NMPRP-2)

Đoàn giám sát lần thứ nhất, 13-23/12/2010.

KIỂM TRA

Thời gian Hoạt động Ghi chú

Thứ hai

13/12/2010

8 :30-9 :15 : Họp nội bộ đoàn giám sát tại phòng

họp Hội An

9 :30 : Họp khởi động tại Bộ KH&ĐT cùng Ban

điều phối TW tại Văn phòng Ban điều phối TW

Tối : Đi tàu từ Hà Nội-Lao Cai

Nhóm Ngân hàng :

Vé tàu sẽ được đặt

thông qua Phòng

du lịch Ngân hàng

Thứ ba

14/12/2010

Rạng sáng : Từ Ga Lao Cai đi xã Y Tý huyện Bát

Xát

Sáng : Làm việc với xã Y Tý về đề xuất tiểu dự án

sinh kế

Chiều : Quay về Lao Cai

Nghỉ đêm tại tỉnh

Lào Cai

Thứ tư

15/12/2010

Sáng: Làm việc với BQLDA tỉnh Lào Cai và 4

huyện

Chiều: Đi Lai Châu

Alice và Toàn xuất

phát từ Hà Nội

Nghỉ đêm tại Lai

Châu

Thứ năm

16/12/2010

Sáng: Thăm hai xã thuộc huyện Phong Thổ (đoàn

tách ra làm 2 nhóm)

Chiều: Họp cùng với BQLDA tỉnh Lai Châu và

BQLDA huyện Phong Thổ

Nghỉ đêm tại Lai

Châu

Thứ sáu

17/12/2010

Sáng: Từ Lai Châu đi Huyện Mù Căng Chải- Yên

Bái

10:00: Họp với BQLDA Yên Bái và BQLDA

huyện Mù Căng Chải tại Mù Căng Chải

Nghỉ đêm tại Mù

Căng Chải

Thứ bảy

18/12/2010

Sáng; Từ Mù Căng Chải đi huyện Tủa Chùa- Điện

Biên

Chiều: Hợp với BQLDA tỉnh Điện Biên và

BQLDA huyện Tủa Chùa

Nghỉ đêm tại Tủa

Chùa

Chủ nhật

19/12/2010

Sáng: Thăm hai xã thuộc huyện Tủa Chùa (Đoàn

tách thành 2 nhóm)

13:30: Từ Tủa Chùa đi huyện Thuận Châu tỉnh

Sơn La

15:30: Họp với BQLDA tỉnh Sơn La và BQLDA

huyện Thuận Châu

Nghỉ đêm tại Sơn

la

Thứ hai

20/12/2010

Quay về Hà Nội

Thứ tư

22/12/2010

Hội thảo 1 ngày về hỗ trợ ban đầu cho thí điểm

sinh kế (cùng sự tham gia của 6 BQLDA tỉnh)-

Chi tiết sẽ được đề cập thêm

Thứ năm

23/12/2010

8 :30 : Họp tổng kết đoàn tại Hà Nộ

Chiều : Báo cáo chuyển về Ban giám đốc dự án

tại văn phòng Ngân hàng Thế giới, Hà Nội

Page 14: 13 Tháng 12- 24 Tháng 12, 2010giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BienBanGhiNho/First... · Một số tỉnh (Hòa Bình và Lai Châu) gặp khó khăn trong việc mở

Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoàn 2 (NMPRP-2)

Đoàn giám sát lần thứ nhất 13-23/12/2010

Phục lục 2 : Bảng tổng kết kế hoạch hành động đã thống nhất từ đoàn

công tác trước

Họa động ưu tiên Cơ quan chụi trách

nhiệm

Trạng thái

1. Trình sơ đồ cán bộ cập nhật và kiện

toàn

CPO, BQLDA các tỉnh Hoàn thành

2. Hoàn thành đăng ký mạng

ClientConnection và chữ ký điện tử

CPO, BQLDA các tỉnh Hoàn thành

3. Phát hành HSMT cho gói TAPI và

IPM

CPO Đang triển

khai

4. Quảng cáo mua sắm xe máy CF CPO Chưa hoàn

thành

5. Đăng quảng cáo cho gói thầu phương

tiện đi lại

CPO Chưa hoàn

thành

6. Quảng cáo cho phân tích số liệu điều

tra cơ sở

CPO Chưa hoàn

thành

7. Đào tạo cho CFs CPO Hoàn thành

một phần

8. Tập huấn giới thiệu dự án BQLDA các tỉnh Hoàn thành

9. Cung cấp trang thiết bị để triển khai

dự án

CPO, BQLDA tỉnh Hoàn thành,

trừ Lai Châu

với hợp đồng

NCB

10. Phổ biến thông tin dự án (bao gồm

tờ rời)

CPO Hoàn thành

(trừ tớ rơi)

Page 15: 13 Tháng 12- 24 Tháng 12, 2010giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BienBanGhiNho/First... · Một số tỉnh (Hòa Bình và Lai Châu) gặp khó khăn trong việc mở

Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoàn 2 (NMPRP-2)

Đoàn giám sát lần thứ nhất 13-23/12/2010

Phục lục 3 : Những nguyên tắc tham khảo để chuẩn bị Hướng dẫn thí điểm

các hoạt động hỗ trợ sinh kế thuộc tiểu hợp phần 2.2 và 2.3

Nguyên tắc lựa chọn các hoạt động sinh kế

Hướng dẫn cần đưa ra những chỉ dẫn cho BQLDA các tỉnh, huyện và Ban PTX để

giúp họ lựa chọn các hoạt động tạo thu nhập một cách hợp lý nhất. Dưới đây là một số

gợi ý :

Các đặc tính quan trọng:

o Tất cả các đề xuất phải do cấp thôn bản trực tiếp đề xuất thông qua việc lập kế

hoạch có sự tham gia.

o Hoạt động cần khả thi về mặt kỹ thuật và được chứng minh là có thể tận dụng

nguồn nhân lực là các hộ nghèo ở Việt Nam (Ưu tiên : cho các hộ ở khu vực miền

núi phía Bắc).

o Người dân nghèo phải thực sự quan tâm đế hoạt động/nó phù hợp với nguồn lực

của họ (tài sản) và chiến lược sinh kế.

o Đang tồn tại một chợ có thể dễ dàng tiếp cận và có khả năng tiêu thụ để nhân đôi

sản lượng dự kiến tăng thêm với mức giá hấp dẫn.

o Tỷ lệ lợi nhuận/chi phí dương (Cán bộ CFs sẽ giải thích, và hướng dẫn nếu cần).

o Không có tác động tiềm tàng nào theo hướng tiêu cực về môi trường và xã hội

Mong muốn :

o Một ai đó trong cùng thôn bản đã sản xuất được hàng hóa đem bán và có một số

kiến thức, kỹ năng và sẵn sàng hướng dẫn những người khác làm tương tự.

o Sản phẩm do các hộ nghèo trong thôn sản xuất không chỉ cho tiêu dùng mà còn

đem bán.

o Nếu các hộ nghèo nằm trong các vùng sâu, vùng xa, khó tiếp cận thị trường, sản

phầm cần có giá trị cao, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.

o Sản phầm được sản xuất đại trà, do các các hộ nghèo thuộc các thôn bên cạnh hoặc

trong toàn xã hoặc huyện và vì vậy nâng cao tác động đầu tư thí điểm áp dụng cho

các hộ nghèo.

o Các hoạt động cần tận dụng những nguồn lực và kỹ năng chưa được sử dụng và

sẵn có tại địa phương; hoạt động chuyển một nguồn lực chưa khai thác, như cây

trồng, vật nuôi hoặc lâm sản có thể bị vứt đi, thành một loại hàng hóa có thể đem

bán.

o Công nghệ không quá phụ thuộc vào việc phải mua những đầu vào từ bên ngoài

với chi phí cao, vượt quá khả năng của người nghèo.

o Mức đầu tư cho 1 hộ hưởng lợi cần thấp hơn mức trần và ở mức độ hợp lý so với các

đầu tư tương tự.

o Các hoạt động cần có lợi cho nhiều hộ nghèo và khó khăn cùng một lúc

o Nếu sản phẩm có tính mùa vụ, cần quan tâm đến rủi ro khi bị dư thừa, hoặc cung

vượt cầu trên thị trường.

o Sản phẩm ít bị hỏng hoặc có thể chế biến để cất giữ khi giá thấp và đem bán khi

giá cao hơn.

Page 16: 13 Tháng 12- 24 Tháng 12, 2010giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BienBanGhiNho/First... · Một số tỉnh (Hòa Bình và Lai Châu) gặp khó khăn trong việc mở

Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoàn 2 (NMPRP-2)

Đoàn giám sát lần thứ nhất 13-23/12/2010

o Công nghệ chế biến nhằm tăng thêm giá trị bằng cách chuyển từ nguồn nhiên liệu

thô, cồng kềnh, giá trị thấp sang sản phầm gọn nhẹ, giá trị cao hơn, tiết kiệm thời

gian và sức lực vận chuyển ra thị trường.

o Chế biến nhằm tăng khả năng cất trữ và thời gian tồn tại của sản phầm không dễ bị

hỏng hoặc tránh côn trùng phá hoại.

o Cần có sự cạnh tranh giữa những người mua (không chỉ có duy nhất 1 người mua)

o Hoạt động sẽ tạo ra chuỗi tiền mặt ổn định hàng tháng trong năm.

o Hoạt động cần ít bị hảnh hưởng bởi hạn hán, lũ lụt, lũ bùn, hỏa hoạn, sâu bệnh hay

trộm cắp.

Những vấn đề chính cần quan tâm trong việc thành lập và hỗ trợ Các nhóm cùng sở

thích (CIG)

o Thời gian và mục đích thành lập (ít ưu tiên cho những CIG thành lập chỉ nhằm

nhận tiền của dự án; ưu tiên hơn cho những nhóm đã được thành lập trước khi có

dự án, và giàu kinh nghiệm trong việc hợp tác đa phương).

o Tần suất họp, và biên bản bản họp.

o Phương thức tổ chức giữa các thành viên trong nhóm (bầu trưởng nhóm, có sự

thống nhất về thành viên đóng góp chi phí và phân bố lao động cũng như lợi nhuận

thu được trong nhóm)

o Tài khoản Ngân hàng của nhóm

o Giá trị tiền tiết kiệm/ vốn tích lũy

o Hoạt động ban đầu trước đây/những kết quả đã đạt được

o Nhóm có vốn lưu động đáp ứng yêu cầu hay không?

o Nhóm có vốn để vận hành, bảo trì, thay thế những thiết bị khi hết thời gian khấu

hao hay không?

o Tỷ lệ % thành viên nhóm là hộ nghèo

o Nhóm có ít nhất 1 thành viên đã có kinh nghiệm trong việc sản xuất sản phẩm hay

không, đây sẽ là người hướng dẫn cho các thành viên còn lại?

o Nhóm có ít nhất hai thành viên biết chữ, tính toán để có thể ghi chép các giao dịch

tài chính không?

o Có sự mẫu thuẫn lợi ích không (không thành viên nào trong nhóm có mối quan hệ

thân cận với lãnh đạo chủ chốt của dự án hay thành viên Ban QLDA).

o Nhóm có kế hoạch kinh doanh tốt không?

o Đóng góp của nhóm được huy động cho chi phí của các hạng mục trong kế hoạch

kinh doanh của nhóm.

Đề xuất cho Giám sát và Đánh giá các hoạt động tạo thu nhập

o Tập hợp số liệu cơ sở của từng tiểu dự án sinh kế do dự án tài trợ sau khi được phê

duyệt và trước khi bắt đầu hoạt động.

o Tính sinh lợi và tác động đến thu nhập của hộ hưởng lợi.

o Khuyến nghị: tổng hợp thêm các số liệu về tài sản của hộ trước và sau (đất đai,

chăn nuôi, trang thiết bị, vốn).

Page 17: 13 Tháng 12- 24 Tháng 12, 2010giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BienBanGhiNho/First... · Một số tỉnh (Hòa Bình và Lai Châu) gặp khó khăn trong việc mở

Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoàn 2 (NMPRP-2)

Đoàn giám sát lần thứ nhất 13-23/12/2010

o Hoạt động Giám sát và Đánh giá cũng cần giám sát một cách liên tục:

o Khả năng bền vững của nhóm và các hoạt động

o Có khả năng mang lại lợi nhuận

Danh mục – Vận hành và bảo trì

o Đối với các hoạt động sản xuất: CIG có tiếp tục sản xuất ra sản phẩm?

o CIG có tiếp tục hợp tác theo nhóm không?

o Trang thiết bị (nếu có) còn hoạt động tốt không?

o Bảo trì có tốt không?

o Nhóm có đủ tiền tiết kiệm để thay thế thiết bị sau khi hết khấu hao hay không?

Danh mục dùng cho tiểu dự án chăn nuôi :

o Nếu dự án hỗ trợ nhóm mua gia súc, những gia súc này còn sống không?

o Nếu không, tại sao?

o Bệnh dịch

o Chất lượng gia súc cung cấp cho nhóm kém

o Hộ gia đình sử dụng làm thức ăn

o Bị mất trộm

o Bị bán

o Không còn thuộc quyền sở hữu của các thành viên nhóm (bị chủ nợ tịch

thu)

o Để kéo dài dự án, những giả định của những người lập kế hoạch dự án đặt ra có

đúng không?

o Tỷ lệ bò non/cừu non/dê non

o Tỷ lệ bò/cừu/dê còn sống.

Danh mục - dùng cho năng suất, giá cả và lợi nhuận :

o Nhóm có khả năng sản xuất được lượng hàng hóa như đã đặt ra không?

o Chi phí có nằm trong dự kiến hay không?

o Nhóm có thể bán sản phẩm hay không?

o Giá sản phẩm đầu ra có đúng với giá đã dự kiến hay không?

o Hoạt động có tạo ra lợi nhuận không? nếu không, tại sao?

o Tỷ lệ giữa lợi nhuận và chi phí có lớn không ?

o Thu nhập của thành viên trong nhóm một tháng là bao nhiều

o Nhóm có thuê thêm được nhiều lao động không ?

Danh mục - Mục tiêu

o Nếu sở hữu chung theo nhóm, trang thiết bị/cơ sở vật chất do dự án tài trợ có được

cả nhóm quản lý và sử dụng không?

Page 18: 13 Tháng 12- 24 Tháng 12, 2010giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BienBanGhiNho/First... · Một số tỉnh (Hòa Bình và Lai Châu) gặp khó khăn trong việc mở

Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoàn 2 (NMPRP-2)

Đoàn giám sát lần thứ nhất 13-23/12/2010

o Trưởng nhóm hoặc một số thành viên khác có sở hữu quá nhiều trang thiết bị hay

cơ sở vật chất không ?

o Cơ sở vật chất và trang thiết bị ai đó bên ngoài nhóm sở sử dụng không (ví dụ:

người cho nhóm vay tiền).

o Việc chia lợi nhuận cho các thành viên trong nhóm có công bằng hay không?

Giám sát hoạt động sinh kế :

Đối với mỗi một loại hình tiểu dự án thuộc hợp phần sinh kế - cần phác thảo xem

những hoạt động nào có thể có rủi ro - hoạt động nào phải được giám sát.

Những hoạt động kinh tế có thể Rủi ro Hoạt động cần giám sát

Chăn nuôi gia súc :

o Giống gia súc

o Lợn nái và lợn con

o Gia súc vỗ béo

o Gia súc bị chết, bán, làm

thịt, bị ăn trộm

o Tỷ lệ sinh/tỷ lệ sống của

con non thấp

o Chậm tăng cân

o Giá súc chết/ nguyên

nhân

o Thông số sản xuất

(dê/bò.., tỷ lệ sinh, tỷ lệ

sống, tăng cân)

Nuôi cá lồng hoặc hồ o Bệnh/ cá ốm hoặc chết

o Lồng cá bị lũ cuốn

o Năng suất thấp

o Giá đầu ra thấp/ thiếu thị

trường

o Cá bị bệnh/ nguyên nhân

o Mất lồng/ mất trang thiết

bị

Mật ong o Tổ ong chất lượng thấp

o Côn trùng ăn mất ong

o Hoa không nở/ năng suất

thấp

o Thời tiết quá nóng/ quá lạnh

o Giá chai thủy tinh cao

o Tổ ong trống/ nguyên

nhân

o Sản phẩm đầu ra chất

lượng thấp/nguyên nhân

Máy Chế biến o Máy hỏng

o Không có điện

o Máy có hoạt động đúng

như mong muốn không ?

Dịch vụ: cửa hàng do nhóm làm chủ,

nhà hàng

o Thành viên nhóm sử dụng

sản phẩm tiêu dùng/đồ ăn của

họ

Trồng cây lương thực và rau màu o Trồng trọt thất bại do hạn

hạn, bệnh dịch, lũ lụt, hỏa

hoạn, thiếu nước tưới tiêu

o Do bị sâu bệnh

o Do bị đánh cắp

o Giá thấp do mùa vụ/dễ bị

hỏng

o Chi phí đầu vào tăng/ giá

đầu ra giảm

o Hộ gia đình

Thủ công mỹ nghệ o Thiếu thị trường/giá thấp

Nông-lâm nghiệp o Tỷ lệ cây con sống thấp

o Gia súc phá hoại (giẫm

nát/ăn)

o Rủi ro do cháy bụi

o Thời gian chờ dài đến lần

thu hoạch đầu tiên

Page 19: 13 Tháng 12- 24 Tháng 12, 2010giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BienBanGhiNho/First... · Một số tỉnh (Hòa Bình và Lai Châu) gặp khó khăn trong việc mở

Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoàn 2 (NMPRP-2)

Đoàn giám sát lần thứ nhất 13-23/12/2010

Quản lý các hoạt động tạo thu nhập và phân bổ lợi nhuận :

1. Khuyến nghị : Nhóm nên có thỏa thuận trong nhóm về phân chia lợi nhuận

2. Dự án GNCTMNPB giai đoạn 2 chú trọng phát triển doanh nghiệp theo nhóm để tăng thu nhập. Một vấn đề quan trọng là tránh những bước liên quan đến

tập thể hóa trong quá trình sản xuất một cách không cần thiết. Các phân tích cho thấy hầu hết các hoạt động nhóm tập trung vào cùng nhau mua sắm

nguyên liệu đầu vào và bán các sản phẩm đầu ra. Có một số hạn chế về tập thể hóa trong quá trình sản xuất. Những mô hình dưới đây là một số ví dụ có thể

tham khảo :

Thông số Mô hình 1 :

Nhóm hoạt

động, tiếp thị,

chia lợi nhuận

(Dầu quế- Yên

Bái

Mô hình 2 :

Nhóm đồng sở

hữu và hoạt

động luân canh

(dầu lạc)

Mô hình 3 :

Nhóm hoạt

động chung,

tiếp thị, chia

lợi nhuận (cửa

hàng hàng tiêu

dùng)

Mô hình 4 : Cá

nhân sản xuất

phối hợp các

khâu sản xuất

khác (Nhóm bò

sữa)

Mô hình 5 :

Nhóm sở hữu

chung và vận

hành và bảo trì

trang thiết bị ;

cá nhân sản

xuất và tiếp thị,

nhưng không

chia lợi nhuận

(Nhóm doanh

nghiệp may)

Mô hình 6 :

Sản xuất cá

nhân phối hợp

các khâu sản

xuất khác

(Nhóm thêu dệt

truyền thống)

Mô hình 7 :

Nhóm sở hữu

chung về trang

thiết bị; cá

nhân sản xuất

và tiếp thị,

nhưng không

chia lợi nuận

(Nhóm nuôi cá

lồng)

Mô hình 8 : Cá

nhân sản xuất

phối hợp các

khâu sản xuất

khác (Nhóm

trồng nấm)

Sở hữu các tài

sản của dự án

Các thành viên

đồng sở hữu

Các thành viên

đồng sở hữu

Các thành viên

đồng sở hữu

Cá nhân Các thành viên

đồng sở hữu

máy may nhưng

sẽ được bố trí

cho từng phụ nữ

sử dụng

Cá nhân : không

mua trang thiết

bị-mỗi cá nhân

có máy dệt tại

nhà, dự án chỉ

cung cấp đào

tạo, nguyện liệu

thô, và hỗ trợ về

tiếp thị

Cá nhân sở hữu

lồng

Cá nhân : dự án

trợ cấp lều để

trồng nấm cho

từng thành viên

+ trợ cấp về đào

tạo, nguyên liệu

thô, và hỗ trợ

tiếp thị

Địa điểm đặt

Trang thiết bị

Trang thiết bị

không vận

chuyển được, sẽ

được đặt gần

khuôn viên đất

của trưởng

nhóm

Trang thiết bị

không vận

chuyển được, sẽ

được đặt gần

khuôn viên đất

của một thành

viên trong nhóm

Trang thiết bị

không vận

chuyển được sẽ

được đặt ở trung

tâm thôn

Trang trại cá

nhân

Hội thảo nhóm

tại trung tâm

thôn

Cá nhân hộ gia

đình

Mỗi hộ có một

hồ nhỏ

Cá nhân sở hữu

bao trồng nấm

tại hộ

Nguyên liệu thô Lá cây của một

hộ có thể được

Các thành viên

mang nguyên

Cùng mua, sở

hữu tập thể

Cá nhân cung

cấp cỏ khô.

Do nhà cung

cấp mang đến

Mua chung một

số vật liệu.

Cá con và một

số vận dụng

Cùng mua

Page 20: 13 Tháng 12- 24 Tháng 12, 2010giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BienBanGhiNho/First... · Một số tỉnh (Hòa Bình và Lai Châu) gặp khó khăn trong việc mở

Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoàn 2 (NMPRP-2)

Đoàn giám sát lần thứ nhất 13-23/12/2010

trộn với lá cây

cây của các hộ

khác

liệu của mình

đến; luân phiên

sản xuất

Cùng mua thức

ăn

(theo đặt hàng) Một số phụ nữ

có thể tự lo

khác sẽ được

mua chung ; hỗ

trợ kỹ thuật

Lao động Thành viên

trong nhóm thu

gom lá quế, vận

chuyện đến máy

chế biến, cùng

nhau chiết xuất

dầu

Phân bố lao

động chiết xuất

dầu, rang lạc, sử

dụng trang thiết

bị

Tập thể (các

thành viên làm

cùng số ngày)

Cá nhân Cá nhân Cá nhân Cá nhân Cùng nhau dựng

lều.

Cá nhân trồng

nấm

Chi phí vận

hành

Các thành viên

cùng chịu chi

phí vận hành

(dầu)

Mỗi thành viên

trong nhóm

mang dầu đến

khi đến phiên

của họ

Cùng chia Cá nhân Cùng chia Cá nhân Mỗi cá nhân chi

trả chi phí mua

đầu vào dựa trên

số lượng cá

giống.

Mỗi các nhân tự

chi trả chi phí

quảng cáo dựa

trên số lượng

quảng cáo

Các chi phí khác

cá nhân chi trả

Cá nhân- Trừ

chi phí cho đầu

vào (hạt), quảng

cáo.

Tỷ lệ chuyển

đổi, chất lượng,

số lượng sản

phẩm, giá

100kg lá = 0.51

lít dầu

1 ha = 1000kg

lá = 5 lít dầu

Không có sự

khác biệt giữa

tuổi cũng như

các đặc tính cây

Chất lượng dầu

không phụ

thuộc nhiều vào

đặc tính của cây

Ít có sự giao

động về giá

Tỷ lệ chiết xuất

dầu phụ thuộc

nhiều vào chất

lượng và kích

cỡ lạc.

Chất lượng dầu

cũng phụ thuộc

vào chất lượng

lạc.

Giá dầu thô thấp

hơn giá dầu đã

được lọc 20%

Chất lượng

bánh lạc là như

nhau

Không có sự

khác nhau về tỷ

lệ chuyển đổi,

chất lượng, số

lượng sản phẩm

hoặc giá cả

Sản lượng sữa

phụ thuộc vào

lượng dinh

dưỡng và quản

lý.

Chất lượng sữa

có một ít sự

khác nhau.

Giá sữa/lít

giống nhau

Sự khác nhau về

chất lượng và

giá cả phụ thuộc

vào kỹ năng của

từng phụ nữ

Sự khác nhau về

chất lượng và

giá cả phụ thuộc

vào kỹ năng của

từng phụ nữ

Sự khác nhau về

chất lượng và

giá cả phụ thuộc

vào kỹ năng của

từng người

Có thể có sự

khác nhau về

chất lượng và

giá cả phụ thuộc

vào kỹ năng của

từng phụ nữ

Page 21: 13 Tháng 12- 24 Tháng 12, 2010giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BienBanGhiNho/First... · Một số tỉnh (Hòa Bình và Lai Châu) gặp khó khăn trong việc mở

Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoàn 2 (NMPRP-2)

Đoàn giám sát lần thứ nhất 13-23/12/2010

Sở hữu sản

phầm và bán

sản phẩm

Sở hữu tập thể :

dầu của từng

thành viên sẽ

được trộn cùng

với dầu của các

thành viên khác

Cá nhân : Sản

phâm, và bán

sản phẩm sẽ

không được trộn

vào. Sản phẩm

thuộc về cá

nhân đã mang

nguyên liệu thô

và bán độc lập

(cả dầu và bánh

lạc)

Tập thể Cá nhân Khách hàng và

cá nhân tiến

hành may

Cá nhân Cá nhân Gần như cá

nhân (kể cả khi

sử dụng cùng

một số lượng

hạt)

Đóng gói, dán

nhãn

Nhà máy đảm

nhận – không

phải là nhóm

Thành viên tự lo Không Không Cùng quảng cáo Dự án hỗ trợ Không Tự đóng gói

Quảng cáo Cùng bán dầu

cho nhà máy

Bán độc lập Tập thể Cùng bán cho

nhà máy sữa

Cá nhân Cùng làm với sự

hỗ trợ của dự án

Cùng làm Cùng làm với sự

hỗ trợ của dự án

Xuất khẩu Nhà máy đảm

nhiệm

Không xuất

khẩu

Không Không Không Có thể Không Không

Phân chia lợi

nhuận

Sau khi trừ chi

phí, bao gồm

lao động, lợi

nhuận sẽ được

phân chia cho

từng thành viên

theo số tấn lá đã

đóng góp

Phân chia đều

cho các thành

viên

Không Không Chi trả cho từng

phụ nữ theo giá

bán sản phẩm

mà họ làm ra

Chi trả theo số

lượng sản phẩm

và giá bán

Chi trả cho từng

phụ nữ theo số

lượng sản phẩm

và giá bán

Chi phí bảo trì Thành viên

trong nhóm

cùng chi trả

Thành viên

trong nhóm

cùng chi trả

Thành viên

trong nhóm

cùng chi trả

Thành viên

trong nhóm

cùng chi trả

Cá nhân chi trả Cá nhân chi trả

cho lồng cá, tàu

thuyền, v.v

Cá nhân chi trả

cho lều

Yêu cầu sổ sách

kế toán

Cần thiết- ghi

lại đóng góp của

mỗi thành viên+

phân chia lợi

nhuận

Không cần - các

thành viên luân

phiên cung cấp

nguyên liệu thô

và chi trả chi

phí vận hành,

các thành viên

tự lo bán sản

Trung bình - ghi

chép lại chi phí

tất cả đầu vào,

vận hành, số

lượng đầu ra,

đóng gói và bán

hàng; lấy tổng

giá trị sản phẩm

Không cần - các

thành viên luân

phiên cung cấp

nguyên liệu thô

và chi trả chi

phí vận hành,

các thành viên

tự lo bán sản

Trung bình -

Chỉ cần để phân

chia chi phí đối

với trang thiết

bị, và chi phí

vận hành, đồng

thời quỹ thay

thế trang thiết bị

Cần thiết - Cần

để ghi lại những

đóng góp về

nguyên liệu thô,

cho những hạng

mục từng cá

nhân cung cấp

và giá bán của

Trung bình -

Cần để ghi lại

những đóng góp

về nguyên liệu

thô, những hạng

mục thành viên

cung cấp và giá

bán của từng

Trung bình -

Cần để ghi lại

những đóng góp

về nguyên liệu

thô, những hạng

mục thành viên

cung cấp và giá

bán của từng

Page 22: 13 Tháng 12- 24 Tháng 12, 2010giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BienBanGhiNho/First... · Một số tỉnh (Hòa Bình và Lai Châu) gặp khó khăn trong việc mở

Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoàn 2 (NMPRP-2)

Đoàn giám sát lần thứ nhất 13-23/12/2010

phẩm, và giữ lợi

nhuận. Một

thành viên trồng

giống lạc có

chất lượng dầu

cao và bán tại

thị trấn huyện

có thể sẽ có thu

nhập gấp đôi

người chỉ bán

nguyên liệu thô

ở chợ địa

phương. Sự

thành công phụ

thuộc vào độ

thông minh của

mỗi người

bán được trừ đi

chi phí sản xuất,

chia cho tổng số

thành viên

phẩm, và giữ lợi

nhuận. Một

thành viên trồng

giống lạc có

chất lượng dầu

cao và bán tại

thị trấn huyện

có thể sẽ có thu

nhập gấp đôi

người chỉ bán

nguyên liệu thô

ở chợ địa

phương. Sự

thành công phụ

thuộc vào độ

thông minh của

mỗi người

khi dự án kết

thúc

từng thành viên thành viên nếu

giá khác nhau

do chất lượng

thành viên nếu

giá khác nhau

do chất lượng

Page 23: 13 Tháng 12- 24 Tháng 12, 2010giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BienBanGhiNho/First... · Một số tỉnh (Hòa Bình và Lai Châu) gặp khó khăn trong việc mở

Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoàn 2 (NMPRP-2)

Đoàn giám sát lần thứ nhất 13-23/12/2010

Phục lục 4 : Quản lý Tài Chính

Đoàn giám sát vui mừng nhận thấy trong vòng 7 tháng (kể từ khi Hiệp định được ký

kết), Ban Điều phối TW và BQLDA các tỉnh đã có có những hoạt động tích cực để

chuẩn bị cho công tác Quản lý tài chính của dự án một cách đáp ứng yêu cầu. Tính đến

thời gian đoàn giám sát, tất cả cán bộ QLTC đã được bố trí, hệ thống kế toán đã được

cài đặt, đào tạo QLTC cũng đã được thực hiện, các tài khoản chỉ định đã được mở, vốn

của WB đã được giải ngân đến các BQLDA tỉnh và CPO, tại tất cả 6 tỉnh, việc thanh

toán cho các nhà thầu đã được thực hiện (ví dụ CFs).

Tuy nhiên đoàn đề nghị CPO cũng như BQLDA các tỉnh cần chú trọng đến một số vấn

đề như sau:

1. Phần mềm kế toán cần được đồng nhất sử dụng: Đoàn nhận thấy mặc dù

phần mềm kế toán đã được cài đặt, vẫn còn một số huyện (Bát Xát, Phong Thổ,

Thuận Châu) và tỉnh (Hòa Bình), các giao dịch vẫn chưa được cập nhật. Do báo

cáo Tài chính cần hoàn thành trong thời gian tới (15/02/2011), đoàn đề nghị các

giao dịch cần phải được cập nhật vào phần mềm trước ngày 15/01/2011 để tất cả

những người sử dụng chạy thử phần mềm và thử nghiệm chức năng tổng hợp báo

cáo, đây là một điểm cập nhật chính nhằm chiết xuất ra tất cả các báo cáo theo

yêu cầu.

2. Năng lực cán bộ QLTC cần được củng cổ thêm : Đoàn nhận thấy tại các

huyện Phong Thổ (Lai Châu), Bát Xát (Lào Cai), các cán bộ kế toán chuyên trách

vẫn còn phải đảm nhiệm những công tác khác không thuộc dự án, việc này gây

chậm chễ trong việc hoàn chứng từ từ huyện lên tỉnh. Tại tỉnh Hòa Bình, cán bộ

kế toán chuyên trách mới được phân công. Tại một số huyện khác (Tủa Chùa -

Điện Biên, Thuận Châu - Sơn La), cán bộ kế toán vẫn chưa quen sử dụng phầm

mềm kế toán và các thủ tục QLTC liên quan (mặc dù đào tạo về QLTC đã được

tổ chức). Đoàn đề nghị (i) tuyển thêm cán bộ tư vấn QLTC cho hai tỉnh mới Điện

Biên và Sơn La càng sớm càng tốt (31/01/2011) để có thể hỗ trợ và năng cao

năng lực cho các tỉnh và huyện mới; (ii) Ban Điều phối TW và tất cả các BQLDA

tỉnh cần tiến hành lượt tiếp theo đánh giá nhu cầu đào tạo và tổ chức đào tạo cho

cán bộ QLTC trước ngày 31/03/2011.

3. Những khúc mắc trong vấn đề giải ngân tại tỉnh Hòa Bình cần nhanh

chóng giải quyết: Chúng tôi nhận thấy rằng, do sự không thống nhất giữa Sở Tài

chính và Kho bạc tỉnh về mã dự án, nên hoạt động giải ngân của BQLDA đang bị

ảnh hưởng đáng kể. Cán bộ CFs chưa được nhận lương trong vòng 5 tháng, việc

này có thể gây ảnh hưởng không tốt đến hợp đồng của CFs. Trong điều kiện một

vài tháng tới sẽ có rất nhiều hoạt động quan trọng của dự án được tiến hành,

Đoàn để nghị các ban/ ngành liên quan (Bộ Tài chính, Kho Bạc NN, UBND tỉnh

Hòa Bình, Sở Tài chính tỉnh Hòa Bình, Kho bạc tỉnh, Ban Điều phối TW,

BQLDA tỉnh Hòa Bình) cần nhanh chóng tìm ra giải pháp để giải quyết những

khúc mắc này trước ngày 31/01/2011.

4. Phổ biến Thông tư 123 về QLTC và Sổ tay Quản lý Tài chính cho những

ban ngành liên quan (Kho bạc, Ngân hàng Nông nghiệp, Sở Tài chính các tỉnh,

v…v), cần hoàn thành vào ngày 31/03/2011. Chúng tôi nhận thấy hai tỉnh Yên

Bái và Điện Biên, đã thực hiện phổ biến thông tin về thủ tục QLTC cũng như các

yêu cầu về tài chính đến Ngân hàng Nông nhiệp, Sở Tài chính. Tuy nhiên ở một

Page 24: 13 Tháng 12- 24 Tháng 12, 2010giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BienBanGhiNho/First... · Một số tỉnh (Hòa Bình và Lai Châu) gặp khó khăn trong việc mở

Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoàn 2 (NMPRP-2)

Đoàn giám sát lần thứ nhất 13-23/12/2010

số tỉnh khác, công tác này vẫn chưa được thực hiện. Chúng tôi đề nghị Ban Điều

phối TW sẽ thực hiện việc này trước 31/03/2011.

5. Hỗ trợ kỹ thuật kiểm toán nội bộ (IATA) cần được triển khai càng sớm

càng tốt. Chúng tôi nhận thấy trong kế hoạch đấu thẩu hiện nay, IATA vẫn chưa

được đưa vào. Chúng tôi đề nghị kế hoạch đấu thầu cần được điều chỉnh để bổ

sung thêm phần dịch vụ tư vấn cho IATA, và CPO sẽ làm việc với Thanh tra Bộ

KH&ĐT để triển khai hoạt động này. Những hoạt đồng cần thực hiện trong vòng

3 tháng tới là: (i) Điều chỉnh lại kế hoạch đấu thầu để bổ sung gói thầu IATA, (ii)

Chuẩn bị Điều khoản tham chiếu cho gói thầu ; (iii) Xây dựng chiến lược kiểm

toán nội bộ cho dự án trong giai đoạn 2011-2012 khi gói IATA chưa hoàn thành.