1320928946_giải pháp phát triển huy động vốn tại ngân hàng Đầu tư và phát...

138
I BGIÁO DC VÀ ĐÀO TO TRƯỜNG ĐẠI HC KINH TTHÀNH PHHCHÍ MINH -------- -------- LƯU THHOA GII PHÁP PHÁT TRIN HOT ĐỘNG HUY ĐỘNG VN TI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIN VIT NAM ÁP DNG CHO CHI NHÁNH THÀNH PHHCHÍ MINH Chuyên ngành: KINH TPHÁT TRIN Mã s: 60.31.05 LUN VĂN THC SĨ KINH TNGƯỜI HƯỚNG DN KHOA HC: TIN SĨ NGUYN VĂN DŨNG TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2008

Upload: cuong-pham-van

Post on 28-Jul-2015

334 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

I

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------- --------

LƯU THỊ HOA

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ÁP DỤNG CHO CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

MINH

Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60.31.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TIẾN SĨ NGUYỄN VĂN DŨNG

TP.HÔ CHI MINH - NĂM 2008

Page 2: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

II

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực

và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã

được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Lưu Thị Hoa

Page 3: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

III

MỤC LỤC Trang

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................II

MỤC LỤC ......................................................................................................III

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................ VI

DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... VII

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỀU ĐỒ ..................................................................... VIII

PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài ...............................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ....................................................................................3

3. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................................3

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài ..................................................................4 4.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................4

4.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................4

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ....................................................................5

6. Kết quả đạt được của luận văn....................................................................................6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG ............................................................................................8

1.1. KHÁI NIỆM HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ..............................................................8 1.1.1. Khái niệm dịch vụ ngân hàng, khái niệm dịch vụ huy động vốn .........................8

1.1.2. Một số hoạt động dịch vụ của ngân hàng...........................................................10

1.1.3. Đặc điểm dịch vụ ngân hàng ..............................................................................11

1.1.4. Các chủ thể cung cấp dịch vụ ngân hàng ...........................................................12

1.1.5. Các khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng ......................................................12

1.2. HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ..............................................................................................................13 1.2.1. Dịch vụ ngân hàng và hội nhập kinh tế quốc tế .................................................13

1.2.2. Các yếu tố liên quan đến hoạt động ngân hàng trong điều kiện hội nhập..........14

Page 4: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

IV

1.3. NHỮNG YÊU CẦU MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP ............................................................................................17 1.3.1. Các cam kết theo Hiệp định về thương mại dịch vụ của ASEAN......................17

1.3.2. Những yêu cầu về mở cửa thị trường dịch vụ NH theo Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ ............................................................................................18

1.3.3. Yêu cầu về mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng trong quá trình hội nhập WTO và lộ trình hội nhập cụ thể..................................................................................19

1.4. TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN NGÀNH NGÂN HÀNG...........................................................................................................................22 1.4.1. Cơ hội .................................................................................................................22

1.4.2. Thách thức ..........................................................................................................23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI BIDV HỒ CHÍ MINH.....................................................................25

2.1. GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..................................................................................25 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV Hồ Chí Minh .................................25

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của BIDV Hồ Chí Minh ............................................................27

2.1.3. Tình hình sử dụng lao động................................................................................28

2.1.4. Tình hình hoạt động của BIDV Hồ Chí Minh trong thời gian qua ....................31

2.2. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỌAT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA BIDV HỒ CHÍ MINH ...........................................................................................................36

2.2.1. Hệ thống các văn bản pháp luật về dịch vụ ngân hàng nói chung......................36

2.2.2. Hệ thống các văn bản liên quan hoạt động dịch vụ huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hồ Chí Minh :................................37

2.2.3. Môi trường kinh tế - xã hội: ...............................................................................39

2.3. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI BIDV HỒ CHÍ MINH ................................................................................................40 2.3.1. Mô tả dịch vụ huy động vốn hiện hành của BIDV Hồ Chí Minh: .....................40

2.3.2. Về quy mô nguồn vốn huy động: .......................................................................41

2.3.3. Về cơ cấu nguồn vốn huy động..........................................................................43

2.3.4. Ý kiến đánh giá của khách hàng có giao dịch dịch vụ huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hồ Chí Minh .......................47

2.3.5. Tình hình phát triển “Dịch vụ hỗ trợ dịch vụ huy động vốn” ............................49

2.4. ĐÁNH GIÁ VỀ DỊCH VỤ HUY ĐỘNG VỐN CỦA BIDV HỒ CHÍ MINH:....56 2.4.1. Giá cả/Lãi suất (Prices) ......................................................................................56

Page 5: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

V

2.4.2. Loại hình sản phẩm (Products)...........................................................................56

2.4.3. Chính sách xúc tiến bán hàng (khuyến mãi, quảng cáo-Promotion)..................56

2.4.4. Mạng lưới (kênh phân phối-Places) ...................................................................57

2.4.5. Đánh giá khả năng cạnh tranh của BIDV Hồ Chí Minh trong dịch vụ huy động vốn......................................................................................................................57

2.4.6. Phân tích SWOT về dịch vụ huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh ................63

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TP.HCM 69

3.1. DỰ BÁO VỀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ HUY ĐỘNG VỐN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ........................................69

3.1.1. Cạnh tranh ngày càng gay gắt trong ngành đối với dịch vụ huy động vốn ........69

3.1.2. Đa dạng hóa các nhu cầu của khách hàng về dịch vụ tiền gửi. ..........................69

3.1.3. Thay đổi tỷ trọng của nhóm khách hàng huy động vốn. ....................................70

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA BIDV HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI GIAN TỚI........................................70 3.2.1. Giải pháp về chính sách huy động vốn (giá, sản phẩm).....................................70

3.2.2. Giải pháp về phát triển khách hàng ....................................................................77

3.2.3. Giải pháp về cải cách thủ tục hành chánh ..........................................................79

3.2.4. Giải pháp về kênh phân phối (mạng lưới) ..........................................................79

3.2.5. Giải pháp về công nghệ ......................................................................................81

3.2.6. Giải pháp về quản trị điều hành..........................................................................82

3.2.7. Giải pháp về nhân sự ..........................................................................................83

3.2.8. Giải pháp về công tác Marketing........................................................................85

3.3. KIẾN NGHỊ.................................................................................................................89

3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước và cơ quan quản lý Nhà nước.............................89

3.3.2. Đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam............................................90

3.3.3. Đối với Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hồ Chí Minh ...91

PHẦN KẾT LUẬN.................................................................................................93

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................95 PHẦN PHỤ LỤC

Page 6: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

VI

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ACB NHTMCP Á Châu

AFAS Hiệp định chung về thương mại dịch vụ trong ASEAN AFTA Hiệp định chung về thương mại tự do ASEAN ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ATM Máy rút tiền tự động BIDV Ngân hàng đầu tư & phát triển Việt Nam BIDV HỒ CHÍ MINH Ngân hàng đầu tư & phát triển Việt Nam- chi nhánh TP.HCM BTA Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ EXIMBANK NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam GATS Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ HHNH Hiệp Hội ngân hàng ICB NH Công thương VN MFN Nguyên tắc đối xử Tối huệ quốc NH Ngân hàng NHLD Ngân hàng liên doanh NHNN Ngân hàng Nhà nước NHNNo &PTNT Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMQD Ngân hàng thương mại quốc doanh NHTW Ngân hàng Trung ương SACOMBANK NHTMCP Sài Gòn Thương Tín TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh USD Đô la Mỹ VCB Ngân hàng ngoại thương Việt nam VND Việt Nam đồng WTO Tổ chức Thương mại thế giới

Page 7: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

VII

DANH MỤC CÁC BẢNG Trang

Bảng số 2.1 : Tình hình lao động của BIDV Hồ Chí Minh từ năm 2005-2007.............30

Bảng số 2.2 : Tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của BIDV Hồ Chí Minh từ năm 2005- 2007 .........................................................................................33

Bảng số 2.3 : Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Hồ Chí Minh qua 3 năm 2005 – 2007................................................................................................35

Bảng số 2.4 : Mức qui định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng ...........37

Bảng số 2.5 : Lãi suất tiền gửi VND tại TPHCM ngày 22/11/2007 (%/năm) ................38

Bảng số 2.6 : Tình hình huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh trong 3 năm 2005 – 2007............................................................................................................42

Bảng số 2.7 : Tình hình nguồn vốn huy động phân theo thời hạn gửi ..........................43

Bảng số 2.8: Tình hình nguồn vốn huy động phân theo loại tiền tệ ............................45

Bảng số 2.9 : Tình hình nguồn vốn huy động phân theo lọai khách hàng...................47

Bảng số 2.10 : Kết quả thăm dò ý kiến đánh giá của khách hàng về dịch vụ huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh...........................................................48

Bảng số 2.11: Số lượng thẻ BIDV-ATM phát hành tại BIDV Hồ Chí Minh................53

Bảng số 2.12: Kết quả hoạt động dịch vụ chi hộ lương từ năm 2005-2007..................54

Bảng số 2.13 Kết quả thăm dò nhu cầu khách hàng về dịch vụ thanh toán hiện đại ..55

Bảng số 2.14: Tình hình huy động vốn trên địa bàn TP.HCM năm 2005-2006...........58

Bảng số 2.15 Tình hình huy động vốn địa bàn TP.HCM phân theo loại tiền tệ ..........58

Page 8: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

VIII

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỀU ĐỒ Trang

Biểu đồ 2.1 : Đồ thị biểu diễn cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV Hồ Chí Minh phân theo lọai kỳ hạn (thời hạn) gửi, từ năm 2005-2007 . ....................44

Biểu đồ 2.2 : Đồ thị biểu diễn cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV Hồ Chí Minh phân theo lọai tiền tệ, từ năm 2005-2007..............................................45

Biểu đồ 2.3 : Đồ thị biễu diễn cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV Hồ Chí Minh theo phân lọai khách hàng.......................................................................46

Biểu đồ 2.4:Đồ thị thể hiện sự tăng trưởng dịch vụ huy động vốn đối với tiền gửi không kỳ hạn tại BIDV Hồ Chí Minh từ năm 2005-2007.....................52

Page 9: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài Sự phát triển bền vững, lành mạnh và ổn định của hệ thống tài chính, hay cụ

thể hơn là của hệ thống ngân hàng là điều kiện góp phần cho sự phát triển bền vững

của nền kinh tế, đặc biệt trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay.

Theo cam kết trong tiến trình hội nhập, đến năm 2010 nước ta sẽ mở cửa hoàn

toàn thị trường dịch vụ ngân hàng, xoá bỏ các giới hạn hoạt động ngân hàng đối với

các tổ chức tín dụng nước ngoài, thực hiện công bằng giữa tổ chức tín dụng trong

nước và tổ chức tín dụng nước ngoài trong các hoạt động ngân hàng. Mặc dù so với

vài năm trước, hoạt động các của ngân hàng Việt Nam đã có những bước phát triển

đáng kể, trình độ và chất lượng dịch vụ ngày càng cao hơn, nhưng xét về năng lực

cạnh tranh thì vẫn còn ở mức giới hạn so với các ngân hàng nước ngoài trong một

số mặt. Vì vậy, không thể tránh khỏi việc các ngân hàng trong nước đang phải

nhường bớt thị phần cho các ngân hàng nước ngoài trong nhiều mảng dịch vụ ngân

hàng. Thời gian thực hiện những cam kết mở cửa thị trường càng đến gần, hệ thống

ngân hàng Việt Nam càng phải nhanh chóng cải cách nhiều mặt hoạt động để nâng

cao khả năng cạnh tranh, thu hút và giữ vững khách hàng nhằm đạt mục tiêu hoạt

động kinh doanh đã đề ra.

Hoạt động huy động vốn là hoạt động cơ bản và có ý nghĩa to lớn đối với bản

thân ngân hàng thương mại và đối với xã hội bởi các nguồn vốn mà ngân hàng

thương mại huy động được tạo thành nguồn vốn để ngân hàng cung cấp cho các

nghiệp vụ sinh lời chủ yếu - hoạt động tín dụng. Nói cách khác, kết quả của hoạt

động huy động vốn là tạo ra nguồn “ tài nguyên” để ngân hàng thương mại đáp ứng

các nhu cầu cho nền kinh tế cho. [7]

Trong thời gian gần đây, các ngân hàng thương mại Việt Nam phải đương đầu

với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn trong hoạt động huy động vốn khi mà

nguồn vốn nhàn rỗi của dân chúng và các tổ chức hiện nay đã và đang được phân

tán qua nhiều kênh huy động khác với hình thức ngày càng đa dạng và mang lại lợi

Page 10: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

2

nhuận hấp dẫn. Như gửi tại ngân hàng nước ngoài (nơi cung cấp nhiều sản phẩm

dịch vụ đa dạng và hiện đại và là nơi có chất lượng dịch vụ tốt hơn do trình độ

chuyên môn cao hơn và kinh nghiệm hoạt động lâu năm hơn), đầu tư vào thị trường

chứng khoán, thị trường bất động sản, dự trữ vàng hoặc ngoại tệ mạnh, mua sản

phẩm của các công ty bảo hiểm nhân thọ, mua chứng chỉ quỹ đầu tư, trái phiếu

doanh nghiệp, gửi tiết kiệm bưu điện...Trong đó, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Việt Nam nói chung và Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hồ

Chí Minh nói riêng cũng không tránh khỏi tình hình chung là ngày càng gặp khó

khăn hơn trong hoạt động huy động vốn. Riêng đối với Chi nhánh Ngân hàng Đầu

tư và Phát triển thành phố Hồ Chí Minh, ngoài việc chịu ảnh hưởng mạnh bởi các

yếu tố cạnh tranh nêu trên do hoạt động trên địa bàn kinh tế năng động, chính sách

điều hành hoạt động huy động vốn của Chi nhánh còn bị chi phối bởi các qui định

từ phía Ngân hàng Nhà nước và từ phía Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Vì vậy việc đưa ra được giải pháp để vừa tăng trưởng và vừa đảm bảo hiệu quả

trong hoạt động huy động vốn là hết sức khó khăn đối với Chi nhánh Ngân hàng

Đầu tư và Phát triển thành phố Hồ Chí Minh trong tình hình cạnh tranh ngày càng

gay gắt nhu hiện nay.

Việc không phát triển tốt hoặc giảm sút nguồn vốn huy động sẽ ảnh hưởng đến

hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hồ Chí Minh

nói chung. Trong đó, hoạt động chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất là hoạt động tín dụng.

Việc nguồn vốn để cho vay giảm không chỉ làm giảm hiệu quả hoạt động Ngân

hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, mà còn ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên để

đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất kinh doanh, gián tiếp làm trì trệ

sự phát triển của nền kinh tế, khi mà hiện nay thị phần cho vay các dự án lớn, dài

hạn trong nền kinh tế vẫn chủ yếu do các NHTMQD thực hiện, trong đó có Ngân

hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Do vậy, việc nghiên cứu tình hình phát triển

hoạt động huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố

Hồ Chí Minh trong thời gian qua, tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng và xem xét các

yếu tố cạnh tranh trong hoạt động này, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm phát

triển hoạt động huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành

Page 11: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

3

phố Hồ Chí Minh (BIDV Hồ Chí Minh) và của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt

Nam nói chung, trong giai đoạn tới là hết sức cần thiết.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động

dịch vụ huy động vốn nói riêng hiện nay và trong bối cảnh nền kinh tế hội

nhập.

- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của Chi nhánh

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hồ Chí Minh. Đánh giá thực

trạng hoạt động huy động vốn, phân tích cơ hội và thách thức trong hoạt

động huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành

phố Hồ Chí Minh.

- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hoạt động huy động vốn của Chi

nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hồ Chí Minh.

3. Phương pháp nghiên cứu:

• Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng phương pháp khảo sát, thống kê,

so sánh và phân tích. Trong đó, tác giả khảo sát những yếu tố ảnh hưởng

đến hoạt động ngân hàng trong hội nhập, thống kê tình hình hoạt động của

Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hồ Chí Minh, thống

kê ý kiến khách hàng. Trên cơ sở đó so sánh và phân tích kết quả hoạt động

qua các năm, phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động huy động vốn

của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hồ Chí Minh và

phân tích nguy cơ cạnh tranh. Từ đó đưa ra giải pháp cần thiết để phát triển

hoạt động huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

thành phố Hồ Chí Minh.

• Phương pháp thu thập số liệu:

Số liệu sơ cấp: được tập hợp trên cơ sở điều tra thăm dò ý kiến của các

khách hàng có giao dịch dịch vụ huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng

Page 12: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

4

Đầu tư và Phát triển thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó đánh giá về chất

lượng dịch vụ, giá cả dịch vụ, thái độ và phong cách phục vụ của nhân

viên NH cũng như mức độ hài lòng của khách hàng đối với chương

trình khuyến mãi huy động vốn của NH. Việc thăm dò được thực hiện

bằng cách gửi trực tiếp phiếu thăm dò cho khách hàng đến giao dịch

tiền gửi (Mẫu phiếu Thăm dò tại Phụ lục 1).

Số liệu thứ cấp: Các số liệu về kết quả hoạt động dịch vụ huy động vốn

và một số hoạt động kinh doanh khác qua các năm 2005-2007 của Chi

nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hồ Chí Minh được thu

thập từ các Báo cáo tổng kết; Báo cáo kết quả kinh doanh; Báo cáo

quyết toán ...

• Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên trong số các khách hàng cá

nhân có giao dịch tiền gửi tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

thành phố Hồ Chí Minh.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những yêu cầu mở cửa hoạt động dịch vụ ngân

hàng trong cam kết hội nhập và những tác động của hội nhập đến hoạt động ngân

hàng Việt Nam. Nghiên cứu thực trạng các vấn đề liên quan đến hoạt động huy

động vốn, các nhân tố ảnh hưởng, điều kiện phát triển và môi trường pháp lý cho sự

phát triển hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy sự phát triển

hoạt động dịch vụ huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh tính cạnh tranh trong hoạt động dịch vụ huy

động vốn ngày càng gay gắt như hiện nay.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

• Phạm vi không gian: tình hình phát triển hoạt động dịch vụ huy động vốn

của BIDV Hồ Chí Minh.

Page 13: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

5

• Phạm vi thời gian: các vấn đề liên quan tới hoạt động dịch vụ huy động

vốn, các nhân tố ảnh hưởng, điều kiện phát triển và môi trường pháp lý cho

sự phát triển hoạt động dịch vụ huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh

trong khoảng thời gian từ 2005 đến 2007.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Huy động vốn là một mảng hoạt động dịch vụ cơ bản và quan trọng tại các

ngân hàng thương mại. Bất kỳ một ngân hàng thương mại nào, dù mới thành lập

hay đã hoạt động lâu năm đều phải tập trung đẩy mạnh hoạt động dịch vụ này. Nhất

là đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam, khi trình độ và khả năng cung cấp

các dịch vụ ngân hàng hiện đại còn hạn chế, thì nguồn thu nhập chủ yếu vẫn là từ

hoạt động huy động tiền gửi để cho vay.

Tiền gửi của khách hàng mang lại nguồn vốn cho các ngân hàng thương mại

để thực hiện công tác tín dụng nhằm mục đích hưởng chênh lệch lãi suất. Một khi

nguồn tiền gửi huy động không đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động tín dụng, các

ngân hàng thương mại có thể phải đi vay tiền trên thị trường liên ngân hàng với lãi

suất cao để cho vay lại, khi đó hiệu quả hoạt động sẽ giảm. Nếu sử dụng nguồn vốn

tự có để cho vay, nguồn lực đầu tư cho công nghệ và tài sản cố định sẽ giảm, việc

này làm giảm khả năng hiện đại hoá hoạt động ngân hàng, ảnh hưởng đến khả năng

cạnh tranh của ngân hàng về dài hạn.

Trong giai đoạn hiện nay và sắp tới, khi hàng rào bảo hộ đối với ngân hàng

thương mại Việt Nam ngày càng được nới lỏng và xoá bỏ theo cam kết hội nhập,

nguy cơ bị cạnh tranh ngày càng cao. Trong đó các ngân hàng nước ngoài với năng

lực cao hơn, uy tín và kinh nghiệm lâu năm hơn sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp

của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Thị trường chứng khoán tăng trưởng

mạnh mẽ, thị trường bất động sản ngày càng “nóng”và nhiều kênh huy động vốn

mới ra đời và phát triển sẽ góp phần làm giảm thị phần hoạt động của ngân hàng

thương mại Việt Nam, cụ thể là giảm thị phần nguồn vốn huy động. Điều này sẽ

ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, gián

tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế.

Page 14: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

6

Tuy nhiên, nếu có các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động

huy động vốn, xây dựng chính sách huy động vốn hấp dẫn, linh hoạt, đa dạng cùng

với chiến lược quảng cáo tốt... các ngân hàng thương mại có thể ổn định và phát

triển nguồn vốn huy động, từ đó góp phần ổn định và phát triển các mảng hoạt động

khác nói chung.

Vì vậy, việc xem xét các yêu cầu mở cửa, tìm hiểu nguy cơ cạnh tranh, phân

tích thực trạng phát triển hoạt động huy động vốn và hiểu rõ đánh giá của khách

hàng đối với sản phẩm huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh, từ đó giúp BIDV nói

chung và BIDV Hồ Chí Minh nói riêng xây dựng giải pháp huy động vốn phù hợp

là hết sức cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn đối với BIDV

Hồ Chí Minh trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay và khi hội nhập kinh tế quốc tế.

6. Kết quả đạt được của luận văn Qua nghiên cứu các yếu tố liên quan từ tổng quát đến chi tiết, tìm hiểu nhiều

tác nhân ảnh hưởng đến họat động của ngành NH nói chung và BIDV Hồ Chí Minh

nói riêng, và phân tích tình hình thực hiện dịch vụ huy động vốn của BIDV Hồ Chí

Minh trên nhiều góc độ, luận văn đã đạt được những kết quả như sau:

+ Nêu rõ các nguy cơ cạnh tranh, yếu tố tác động đến hoạt động của NHTM Việt

Nam, của NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung và hoạt động dịch vụ

huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh nói riêng trong điều kiện hiện nay và

trong bối cảnh hội nhập.

+ Phân tích tình hình hoạt động dịch vụ huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh,

các yếu tố tác động, thách thức và cơ hội phát triển dịch vụ này.

+ Rút ra một số kết luận từ cuộc thăm dò ý kiến khách hàng giao dịch dịch vụ huy

động vốn tại BIDV Hồ Chí Minh.Các kết luận này có thể hỗ trợ các NHTM làm

tư liệu tham khảo khi xây dựng chính sách phát triển hoạt động huy động vốn.

Cụ thể có thể biết được các yếu tố tác động đến quyết định của khách hàng (cá

nhân) trong lựa chọn NH để giao dịch tiền gửi, nguy cơ cạnh tranh của NHTM

trong dịch vụ huy động vốn, khách hàng tiềm năng trong dịch vụ huy động

Page 15: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

7

vốn... và các hình thức khuyến mãi đối với dịch vụ huy động vốn mà khách hàng

ưa thích.

+ Nhấn mạnh vai trò của các “dịch vụ hỗ trợ huy động vốn”, từ đó làm tiền đề cho

các NHTM có cái nhìn mới trong việc xây dựng chính sách phát triển hoạt động

huy động vốn – huy động vốn thông qua phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại.

+ Đề xuất một số giải pháp để khắc phục điểm yếu, tăng cường năng lực cạnh

tranh trong hoạt động dịch vụ huy động vốn của BIDV nói chung và BIDV Hồ

Chí Minh nói riêng.

Page 16: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG

1.1. KHÁI NIỆM HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

1.1.1. Khái niệm dịch vụ ngân hàng, khái niệm dịch vụ huy động vốn “Tổ chức tín dụng“: Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật

các tổ chức tín dụng (được sửa đổi, bổ sung năm 2004) và các quy định khác của

pháp luật để hoạt động NH. [1]

“Tổ chức tín dụng nước ngoài“: Là các tổ chức tín dụng được thành lập theo

luật nước ngoài.[1]

“Ngân hàng (NH)“:Là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt

động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. [1]

“Dịch vụ ngân hàng” : Có quan niệm là dịch vụ ngân hàng chỉ là những hoạt

động mang lại các khoản thu phí cho các NH, là khoản trả công bởi các doanh

nghiệp, các tổ chức và cá nhân khi NH thực hiện dịch vụ cho họ (mà không phải là

hoạt động nhận tiền gửi (tiền gửi) hoặc cấp tín dụng). Lại có quan niệm cho rằng

dịch vụ ngân hàng là tất cả các dịch vụ mà hệ thống NH cung cấp cho nền kinh tế.

Tại khoản 7, điều 20 - Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm

2004) có nhắc đến nhóm từ “Dịch vụ NH” như sau: Hoạt động NH là hoạt động

kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền

gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán . [1]

Trong Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS), có định nghĩa: Một

“dịch vụ tài chính là bất kỳ dịch vụ nào có tính chất tài chính được một nhà cung

cấp dịch vụ tài chính cung cấp”. Dịch vụ tài chính bao gồm: dịch vụ bảo hiểm và

dịch vụ liên quan tới bảo hiểm, mọi dịch vụ NH và các dịch vụ tài chính khác

(ngoại trừ bảo hiểm). Như vậy, dịch vụ ngân hàng là một bộ phận cấu thành dịch vụ

tài chính và trong bảng phân ngành dịch vụ của WTO, nó được chia thành 11 phân

ngành cụ thể như sau [9]:

(a) Nhận tiền gửi và các khoản phải trả khác từ công chúng;

Page 17: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

9

(b) Cho vay dưới mọi hình thức bao gồm: cho vay tiêu dùng, tín dụng cầm cố, thế

chấp, bao thanh toán và các khoản tài trợ cho các giao dịch thương mại khác;

(c) Thuê mua tài chính;

(d) Mọi dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, bao gồm thẻ tín dụng, thẻ thanh toán,

thẻ ghi nợ, séc du lịch và hối phiếu NH; Bảo lãnh và cam kết;

(e) Kinh doanh trên tài khoản của mình hoặc của khách hàng, tại sở giao dịch, trên

thị trường giao dịch thoả thuận hoặc bằng các cách khác như dưới đây:

- Các công cụ thị trường tiền tệ (bao gồm séc, hối phiếu, chứng chỉ tiền gửi)

- Ngoại hối

- Các công cụ tỷ giá và lãi suất, bao gồm các hợp đồng hoán đổi, hợp đồng

kỳ hạn

- Vàng khối

(f) Môi giới tiền tệ;

(g) Quản lý tài sản: quản lý tiền mặt, quản lý danh mục đầu tư, tất cả các hình thức

quản lý đầu tư tập thể, quản lý quỹ hưu trí, lưu ký và tín thác;

(h) Dịch vụ thanh toán và bù trừ tài sản tài chính, bao gồm chứng khoán, các sản

phẩm phái sinh và các công cụ có thể chuyển nhượng khác;

(i) Cung cấp và chuyển thông tin tài chính, xử lý dữ liệu tài chính và phần mềm

liên quan của các nhà cung cấp các dịch vụ tài chính khác;

(j) Dịch vụ tư vấn, trung gian môi giới và các dịch vụ tài chính phụ trợ khác đối

với tất cả các hoạt động được nêu từ mục (a) đến (j) nói trên, kể cả tham chiếu

và phân tích tín dụng, nghiên cứu, tư vấn đầu tư và danh mục đầu tư, tư vấn về

mua lại và tái cơ cấu chiến lược doanh nghiệp.

Trong Hiệp định Thương mại Việt nam - Hoa Kỳ (BTA), tại Phụ lục về Các

dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính cũng nêu lên cách phân loại dịch vụ

ngân hàng như WTO.

Page 18: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

10

Như vậy, khái niệm dịch vụ ngân hàng chưa được đề cập tới một cách đầy đủ

trong Luật Các tổ chức tín dụng ở Việt Nam, nhưng theo thông lệ quốc tế, dịch vụ

ngân hàng có thể hiểu là toàn bộ các dịch vụ liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín

dụng, thanh toán, ngoại hối… thuộc 11 phân ngành nói trên mà hệ thống các NH

cung ứng cho nền kinh tế. Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn chỉ đi sâu phân tích

dịch vụ ngân hàng liên quan đến hoạt động huy động vốn và một số dịch vụ thanh

toán hỗ trợ dịch vụ huy động vốn. Trong đó chú trọng nghiên cứu các giải pháp để

phát triển nhóm dịch vụ này. Có thể thấy đa số dịch vụ NH đều giúp mang lại nguồn

tiền gửi cho NH, gồm dịch vụ thuộc phân ngành (a), (b),(d),(e), (f), (g), (h),(i),(k)

theo cách phân ngành của WTO.

1.1.2. Một số hoạt động dịch vụ của ngân hàng

1.1.2.1 Dịch vụ huy động vốn Nhận tiền gửi: NH được nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức

tín dụng.Trong đó tiền gửi là số tiền của tổ chức, cá nhân gửi tại tổ chức tín dụng

hoặc các tổ chức khác có hoạt động NH dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền

gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác. Tiền gửi được hưởng lãi

hoặc không hưởng lãi và phải được hoàn trả cho người gửi tiền.[1]

Phát hành chứng từ có giá: tại điều 46, Luật Các tổ chức tín dụng (đã được

sửa đổi, bổ sung năm 2004) có qui định: tổ chức tín dụng được phát hành chứng chỉ

tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân

trong nước và ngoài nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Ngoài

ra, các tổ chức tín dụng còn có thể huy động vốn bằng cách đi vay các tổ chức tín

dụng khác hoặc vay Ngân hàng Nhà nước.

1.1.2.2 Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ Mở tài khoản: tổ chức tín dụng là NH được mở tài khoản cho khách hàng

trong nước và ngoài nước.

Page 19: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

11

Dịch vụ thanh toán: Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm

2004), điều 66 có qui định: các tổ chức tín dụng là NH được thực hiện các dịch vụ

thanh toán sau đây [1]:

• Cung ứng các phương tiện thanh toán;

• Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng;

• Thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép;

• Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ;

• Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác do NHNN quy định.

Dịch vụ ngân quỹ: tổ chức tín dụng được thực hiện dịch vụ thu và phát tiền

mặt cho khách hàng [1]

Tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toán: theo qui định tại điều 68 Luật

Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004), NH được tổ chức hệ

thống thanh toán liên NH trong nước, khi được NHNN cho phép mới được tham

gia các hệ thống thanh toán quốc tế.

1.1.3. Đặc điểm dịch vụ ngân hàng Các dịch vụ ngân hàng nói chung có những đặc điểm như sau:

- Tính vô hình: là đặc điểm khác biệt giữa sản phẩm dịch vụ ngân hàng với

các sản phẩm hữu hình của các ngành sản xuất vật chất khác. Trong đó yếu tố vô

hình là chất lượng phục vụ, sự thuận tiện trong giao dịch, uy tín... hàm chứa trong

sản phẩm nhưng khách hàng khó nhận ra và khó phân biệt giữa các nhà cung cấp

(các NH) với đẳng cấp tương đương. Chính đặc điểm này làm cho tính cạnh tranh

của sản phẩm, dịch vụ ngân hàng rất cao. Để thu hút và giữ khách hàng, các NH

thương mại cần tạo niềm tin, uy tín với khách hàng, đưa ra các tiện ích tăng thêm

trong từng dịch vụ và không ngừng củng cố quan hệ đối với khách hàng.

- Tính không thể chia cắt: hoạt động cung cấp dịch vụ của NH và hoạt động

sử dụng dịch vụ của khách hàng xảy ra cùng lúc và thường được tiến hành dựa trên

Page 20: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

12

những qui trình nhất định, theo những thứ tự nhất định. Khi khách hàng có nhu cầu,

sản phẩm sẽ được cung ứng trực tiếp cho họ.

- Tính khó xác định và không ổn định: một sản phẩm dịch vụ ngân hàng mà

việc thực hiện nó dù đơn giản hay phức tạp, qui mô sản phẩm (về doanh số, số

lượng..) nhỏ hay lớn đều không đồng nhất về chất lượng dịch vụ, thời gian hoàn

thành hoặc phương thức thực hiện khi được thực hiện bởi những nhân viên ngân

hàng (giao dịch viên) khác nhau. Hoặc cùng một khách hàng nhưng trong những lần

giao dịch khác nhau sẽ có những cảm nhận khác nhau về chất lượng của sản phẩm

dịch vụ ngân hàng, vì có thể sự cảm nhận khác nhau về sự thuận lợi trong các lần

giao dịch, cảm giác an toàn, tin tưởng khi giao dịch, trình độ nghiệp vụ và thái độ

thực hiện giao dịch của các nhân viên NH khác nhau…. Các yếu tố này cấu thành

và tạo nên chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nhưng lại bất ổn, chịu sự tác

động, chi phối bởi hoàn cảnh khách quan và chưa lượng hoá chính xác được, ví dụ

như cùng một nhân viên, thực hiện cùng một nghiệp vụ nhưng chất lượng phục vụ

khác nhau giữa mỗi lần giao dịch do yếu tố thay đổi của sức khoẻ, tâm lý, chất

lượng công nghệ khi thực hiện giao dịch....

1.1.4. Các chủ thể cung cấp dịch vụ ngân hàng Theo đà phát triển của nền kinh tế và tác động của hội nhập kinh tế, loại hình

chủ thể cung cấp sản phẩm dịch vụ mang lại lợi ích tương tự dịch vụ ngân hàng

ngày càng đa dạng. Đặc biệt là với dịch vụ huy động tiền nhàn rỗi, chủ thể cung cấp

dịch vụ ngày càng đa dạng, gồm các NHTM (trong nước và NH nước ngoài), tổ

chức tín dụng phi NH, các quỹ đầu tư, bưu điện, các công ty bảo hiểm, các tổ chức

kinh tế... Trong giới hạn của luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu và phát triển

dịch vụ huy động vốn do các NHTM cung cấp.

1.1.5. Các khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng Chính phủ: Khi có nhu cầu thanh toán chi phí lương, chi phí hoạt động...

Chính phủ là khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng.

Page 21: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

13

Các tổ chức kinh tế, cơ quan chính quyền, doanh nghiệp: đối với hoạt động

huy động vốn của NHTM, đây là những khách hàng mang lại nguồn tiền gửi lớn.

Đồng thời, trong khía cạnh về cầu tiền tệ, các doanh nghiệp, tổ chức cũng chính là

các khách hàng có nhiều nhu cầu vay với qui mô nhỏ đến rất lớn. Bên cạnh đó,

những khách hàng này còn là những khách hàng có nhu cầu sử dụng nhiều dịch vụ

ngân hàng như thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, thanh toán lương, mua

bán ngoại tệ, bảo lãnh, bảo hiểm, dịch vụ NH hiện đại....

Dân cư: cùng với các tổ chức, doanh nghiệp, đối tượng này là nhóm khách

hàng quan trọng của các NHTM. Các dịch vụ dành cho khách hàng này gồm tiền

gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, dịch vụ bảo hiểm, vay tiêu dùng, vay mua xe, dịch

vụ ATM, mua bán ngoại tệ, kiều hối, thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế......

1.2. HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

1.2.1. Dịch vụ ngân hàng và hội nhập kinh tế quốc tế

1.2.1.1 Tính tất yếu của hội nhập quốc tế trong hoạt động ngân hàng Để đưa đất nước phát triển nhanh nhưng bền vững và theo kịp đà tăng trưởng

của thế giới, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế trong nhiều lãnh vực là tất yếu.

Hoạt động trong lãnh vực dịch vụ ngân hàng cũng không nằm ngoài xu hướng

chung là hội nhập. Quá trình hội nhập sẽ tạo ra những cơ hội tốt cho khách hàng,

giá cả thị trường sẽ trở về sát với giá trị thực, không bị bóp méo do tính độc quyền

trong thị trường, chính điều này sẽ thúc đẩy các ngành nghề trong nước, các NHTM

Việt Nam cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao phong cách

phục vụ khách hàng. Từ đó thúc đẩy phát triển trình độ sản xuất, năng lực doanh

nghiệp, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, hội nhập cũng mang lại những

thách thức cho các doanh nghiệp trong nước và cả các NHTM Việt Nam, buộc họ

phải kịp thời nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đưa ra những chính sách

bán hàng hợp lý, chất lượng phục vụ khách hàng tốt hơn. Tuy nhiên do hạn chế về

nhiều mặt như kinh nghiệm, trình độ quản lý, công nghệ so với các nhà cung cấp

nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước cũng như NHTM Việt Nam chắc chắn sẽ

Page 22: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

14

gặp nhiều khó khăn trong hoạt động và không thể tránh khỏi việc giảm hoặc mất thị

phần nếu không đáp ứng kịp và đúng nhu cầu thị trường .

Tuy vậy, các NHTM Việt Nam cần xác định rằng hội nhập là xu thế tất yếu, là

con đường chắc chắn mà các NH phải đi qua.

1.2.1.2 Hội nhập quốc tế về dịch vụ ngân hàng Hội nhập quốc tế về dịch vụ ngân hàng là quá trình tự do hoá hoạt động NH,

trong đó các hạn chế hay ràng buộc trong hoạt động dịch vụ ngân hàng sẽ được xoá

bỏ. Sự phân biệt đối xử giữa các loại hình NH khác nhau về mặt pháp lý được chấm

dứt và sự can thiệp của Nhà nước vào các giao dịch liên quan sẽ được hạn chế. Việc

hội nhập trong các hoạt động kinh tế nói chung hay hoạt động NH nói riêng được

các nước thực hiện một cách chủ động nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Tuy

nhiên, nhiều nước buộc phải thực hiện theo lộ trình đã cam kết khi tham gia các liên

minh kinh tế (WTO, ASEAN...)

1.2.2. Các yếu tố liên quan đến hoạt động ngân hàng trong điều kiện hội nhập

1.2.2.1 Môi trường pháp lý Khi hội nhập, hệ thống các văn bản pháp luật đưa ra các quy định liên quan

đến hoạt động dịch vụ ngân hàng phải thay đổi cho phù hợp, đảm bảo tính minh

bạch, ổn định và thống nhất, và nhất là phải có sự phù hợp với các nguyên tắc,

thông lệ và chuẩn mực quốc tế đang được thừa nhận công khai.

Trong điều kiện hội nhập, để mang lại kết quả phát triển cao nhất cho nền

kinh tế, hệ thống các cơ quan trực thuộc Chính phủ (hệ thống cơ quan quản lý nhà

nước về thị trường) gồm cả Chính Phủ cần đảm bảo thị trường hoạt động thật hiệu

quả, nhất là với các hoạt động của hệ thống NH. Và cần phải luôn giám sát, kiểm tra

chặt chẽ, thường xuyên trong mọi hoạt động dịch vụ NH.

1.2.2.2 Môi trường kinh tế - xã hội Sự phát triển của hệ thống NH và phát triển của nền kinh tế có mối liên quan

mật thiết với nhau. Khi nền kinh tế phát triển, tồn tại những người có tích luỹ về

vốn và xuất hiện người có nhu cầu đầu tư. Trong đó, người tích luỹ sẽ tìm kiếm các

Page 23: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

15

kênh huy động vốn để đầu tư tiền gửi, ngược lại, người đầu tư sẽ tìm kênh phân

phối tín dụng để vay tiền, và một trong số họ sẽ tìm đến NHTM. Ngoài ra, nền kinh

tế càng phát triển, sự lưu thông hàng hoá và dịch vụ càng nhiều, nhu cầu thanh toán

phát sinh tăng, và một trong các kênh giúp thanh toán tiện dụng an toàn, cũng chính

là NH. Khi nền kinh tế càng phát triển, công nghệ càng có điều kiện phát triển, đòi

hỏi sự thanh toán, và dịch vụ ngân hàng phải hiện đại, tiết kiệm thời gian và công

sức khi giao dịch. Từ đó, kích thích các NH hiện đại hoá dịch vụ ngân hàng. Và

ngược lại, khi chất lượng dịch vụ ngân hàng càng cao, hiệu quả giao dịch trong nền

triển kinh tế càng tăng, tiết kiệm nhiều chi phí giao dịch của xã hội, nền kinh tế

càng phát triển. Trong điều kiện hội nhập, nền kinh tế có cơ hội phát triển, sẽ thúc

đẩy hoạt động dịch vụ ngân hàng phát triển theo.

Một yếu tố tác động tới hoạt động và sự phát triển của các NH là sự ổn về

chính trị và xã hội. Nếu hai yếu tố trên bất ổn, người có tích luỹ không dám gửi tiền

vào NH, sự đầu tư cũng giảm. Từ đó vai trò trung gian tiền tệ của các NH không

phát triển được. Mặt khác, khi tình hình chính trị và xã hội bất ổn, ảnh hưởng đến tỷ

giá mua bán ngoại tệ, tác động đến tình hình xuất nhẩp khẩu trong nước, tác động

đến dịch vụ mua bán ngoại tệ NHTM .

Qua đó ta thấy sự liên quan mật thiết giữa môi trường kinh tế, xã hội và sự

phát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng.

1.2.2.3 Chủ thể tham gia giao dịch trên thị trường dịch vụ ngân hàng * Đối với các ngân hàng - người cung cấp dịch vụ ngân hàng:

Để đảm bảo cạnh tranh với các NH nước ngoài trong điều kiện hội nhập, các

NHTM Việt Nam cần chuẩn bị tốt:

Vốn. Vốn là yếu tố chủ yếu và quan trọng đối với ngân hàng. Để nâng cao

năng lực cạnh tranh, NHTM phải có lượng vốn của đủ lớn. Một mặt để đáp ứng

cung tín dụng cho khách hàng, mặt khác nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư trang thiết bị

và công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hoá sản phẩm dịch

Page 24: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

16

vụ ngân hàng (đặc biệt là sản phẩm NH điện tử), mở rộng và đa dạng kênh phân

phối.

Nhân sự. Hội nhập đòi hỏi nhân viên NH phải có trình độ nhất định. Do dịch

vụ ngân hàng có đặc điểm vô hình và không ổn định, chất lượng nhân sự luôn được

đánh giá là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của dịch vụ ngân hàng. Chất

lượng nhân sự thể hiện qua trình độ chuyên môn cao, thao tác thực hiện nhanh và

chuẩn xác, khả năng tư vấn khách hàng tốt, thái độ phục vụ ôn hoà, nhạy bén và

linh hoạt trong công việc. Hội nhập đòi hỏi các NH phải thường xuyên đào tạo và

đào tạo lại, trau dồi và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên.

Trình độ và năng lực quản lý. Trình độ quản lý cao thể hiện qua khả năng

quản trị, điều hành, kiểm soát hoạt động của NH một cách hiệu quả nhất. Sản

phẩm dịch vụ NH có tính vô hình, do đó uy tín của NH, chất lượng phục vụ, sự

an toàn của hệ thống làm nên giá trị dịch vụ NH. Nếu năng lực quản trị điều

hành của NH không đáp ứng được yêu cầu đảm bảo NH phát triển tốt, không tạo

tâm lý an toàn cho khách hàng và không tạo điều kiện cho nhân viên phục vụ

khách hàng với chất lượng cao và trong điều kiện tốt nhất, thì ngân hàng không

thể phát triển trong điều kiện hội nhập. Hội nhập còn đòi hỏi các NHTM không

những phải đảm bảo năng lực quản trị điều hành cao qua việc nắm vững các quy

định của pháp luật trong nước, mà còn phải nắm vững các thông lệ và nguyên tắc

quốc tế, cập nhật các kiến thức chuyên môn về nghiệp vụ NH hiện đại, nắm bắt

nguy cơ và năng lực cạnh tranh. Đồng thời, các NHTM phải nhìn thấy và biết

cách phòng ngừa các rủi ro và có các biện pháp dự phòng thích hợp.

* Đối với khách hàng – người sử dụng dịch vụ

Thị trường dịch vụ ngân hàng không thể phát triển nếu không có khách hàng-

người tiêu thụ sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Trong điều kiện hội nhập, yêu cầu của

khách hàng về chất lượng dịch vụ ngân hàng ngày càng khắt khe. Vì vậy, để các

khách hàng dễ dàng chấp nhận các dịch vụ, các NHTM cần tạo điều kiện cho khách

hàng thực hiện giao dịch nhanh chóng, thuận lợi và hiệu quả nhất.

Page 25: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

17

1.3. NHỮNG YÊU CẦU MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP Trong hoạt động thương mại quốc tế về dịch vụ ngân hàng, việc trao đổi sản

phẩm giữa trong và ngoài nước không cần bản thân sản phẩm phải di chuyển qua

biên giới, mà có sự di chuyển xảy ra về phía NH hay khách hàng của NH. Khi đó,

nếu có sự bảo hộ từ phía nhà nước đối với hoạt động dịch vụ ngân hàng, chúng sẽ

tồn tại dưới hình thức những văn bản pháp lý (của Nhà nước, của NHNN ban hành).

Trong đó có quy định chi phối quá trình thành lập và hoạt động của các NH. Đối

với các cam kết mở cửa hội nhập, chính phủ bảo hộ hoạt động NH bằng cách đưa ra

lộ trình hội nhập với mức độ tham gia của các tổ chức tín dụng nước ngoài vào thị

trường Việt Nam.

1.3.1. Các cam kết theo Hiệp định về thương mại dịch vụ của ASEAN Hiệp định khung về thương mại dịch vụ (AFAS) đã được các nước ASEAN

thông qua vào tháng 12 năm 1995, trong đó đưa ra những qui định về vấn đề tiếp

cận thị trường và đảm bảo chế độ đãi ngộ quốc gia công bằng đối với các nhà cung

cấp dịch vụ trong ASEAN đối với các hình thức cung cấp dịch vụ. Trong đó có dịch

vụ ngân hàng. Theo AFAS, các nước ASEAN sẽ thương lượng về tự do hoá dịch vụ

liên vùng trong một số ngành và đã cam kết, cụ thể như sau:

o Tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên trong lĩnh vực dịch vụ. Mục đích

để nâng cao tính cạnh tranh, đa dạng hoá khả năng sản xuất và phân phối của

các nhà cung cấp dịch vụ (thuộc các nước thành viên).

o Loại bỏ các hạn chế về thương mại dịch vụ trong khối ASEAN.

o Tự do hoá thương mại dịch vụ, tiến tới thành lập khu vực tự do thương mại dịch

vụ ASEAN (năm 2020).

o Ngoài việc sẽ xoá bỏ các biện pháp phân biệt đối xử hiện hành và các hạn chế

trong gia nhập thị trường trong các nước thành viên, các nước ASEAN còn

thống nhất cấm ban hành thêm hoặc ban hành mới các biện pháp phân biệt đối

xử và các hạn chế về gia nhập thị trường.

Page 26: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

18

1.3.2. Những yêu cầu về mở cửa thị trường dịch vụ NH theo Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Các dịch vụ ngân hàng được xếp vào điểm B mục VI - các dịch vụ tài chính

của phần II Phụ lục G trong của Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam -

Hoa Kỳ. Các cam kết như sau:

- Kể từ 11/12/2001 (thời hạn Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa

Kỳ có hiệu lực thi hành), các Tổ chức Tín dụng Hoa Kỳ được phép hoạt động tại

Việt nam dưới các hình thức là NH liên doanh Việt Nam - Hoa Kỳ, công ty cho thuê

tài chính 100% vốn Hoa Kỳ, công ty cho thuê tài chính liên doanh giữa Việt Nam -

Hoa Kỳ và chi nhánh NH Hoa Kỳ. Sau 9 năm, NH con 100% vốn Hoa Kỳ tại Việt

Nam được phép thành lập. Để được cấp phép hoạt động tại Việt nam, Tổ chức Tín

dụng Hoa Kỳ phải thoả mãn các điều kiện sau:

o Vốn điều lệ tối thiểu là 5 triệu USD đối với Công ty cho thuê tài chính liên

doanh và 100% vốn Hoa Kỳ, và 10 triệu USD đối với NH con 100% vốn

Hoa Kỳ. Đối với Chi nhánh NH Hoa Kỳ, vốn được cấp tối thiểu phải là 15

triệu USD;

o Công ty tài chính liên doanh và 100% vốn thì chủ đầu tư phải kinh doanh có

lãi 3 năm liền. Đối với chi nhánh NH Hoa Kỳ, NH mẹ phải có văn bản cam

kết về việc bảo đảm chịu mọi trách nhiệm và cam kết của chi nhánh tại Việt

Nam;

- Về việc nhận tiền gửi ngoại tệ, Việt nam cam kết không hạn chế. Về việc nhận

tiền gửi bằng đồng Viêt Nam (VND), Việt Nam cam kết không hạn chế có bảo lưu.

Tóm lại, lộ trình Hoa Kỳ được phép triển khai thực hiện các dịch vụ ngân

hàng tại Việt Nam như sau:

o Trong 3 năm từ 11/12/2001, các nhà cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ chỉ được

phép hoạt động dưới hình thức pháp lý là liên doanh với các đối tác Việt

Nam.

Page 27: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

19

+ Sau 3 năm từ 11/12/2001, quyền tiếp cận các công cụ của NH Trung ương

như tái chiết khấu, hóan đổi (swap), kỳ hạn (forward) được Việt Nam dành

đãi ngộ quốc gia (NT) đầy đủ.

+ Trong 8 năm từ 11/12/2001, chi nhánh NH Hoa kỳ hạn chế nhận tiền gửi từ

các thể nhân Việt Nam mà họ không có quan hệ tín dụng.

+ Sau 8 năm từ 11/12/2001, các NH có vốn đầu tư của Hoa kỳ được phát hành

thẻ tín dụng trên cơ sở đãi ngộ quốc gia.

+ Các chi nhánh NH hàng Hoa kỳ không được đặt các máy ATM ngoài văn

phòng của họ cho tới khi các NH Việt Nam được phép.

+ Từ 2010, năm, các NH con 100% vốn Hoa Kỳ được phép thành lập. Từ

2001-2009, các NH Hoa Kỳ liên doanh có vốn góp từ 30% - 49% vốn pháp

định của liên doanh.

+ Trong vòng 10 năm từ 2001, một chi nhánh NH Hoa kỳ bị hạn chế nhận

tiền gửi từ các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam mà họ không có quan hệ tín

dụng, trong đó qui định tỷ lệ nhận tiền tương ứng vốn pháp định được

chuyển vào như sau: năm thứ nhất 50% vốn pháp định được chuyển vào,

năm thứ hai là 100%, năm thứ ba là 250%, năm thứ tư là 350%, năm thứ

năm là 500%; năm thứ sáu là 650%; năm thứ bảy là 800%; năm thứ tám

900%; năm thứ chín 1000%; Kể từ năm 2010, việc nhận tiền gửi được bình

đẳng như NHTM Việt Nam

1.3.3. Yêu cầu về mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng trong quá trình hội nhập WTO và lộ trình hội nhập cụ thể

Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO vào ngày 4/1/1995. Cuối năm 2001, bản

chào đầu tiên về dịch vụ ngân hàng đã được NHNN Việt Nam gửi đi. Các đối tác

đàm phán WTO đưa ra nhiều yêu cầu đòi Việt Nam phải mở cửa hơn nữa dịch vụ

ngân hàng, trong đó nhiều yêu cầu là quá cao và chưa phù hợp với trình độ phát triển

của hệ thống NH Việt Nam. Tuy nhiên, theo nguyên tắc của WTO thì Việt Nam là

nước kém phát triển, do đó không nhất thiết phải mở cửa hoàn toàn ngay từ khi trở

Page 28: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

20

thành thành viên của WTO, ngoài ra Việt Nam được đưa ra những hạn chế về tiếp

cận thị trường và hạn chế về đãi ngộ quốc gia với lộ trình không quá 10 năm kể từ khi

là thành viên chính thức của WTO.

Và ngày 11/1/2007 đã đánh dấu sự kiện lớn - Việt Nam chính thức trở thành

thành viên thứ 150 của WTO. Các cam kết về các chính sách thương mại dịch vụ liên

quan đến lĩnh vực NH của Việt Nam khi gia nhập WTO như sau:

+ Các tổ chức tín dụng nước ngoài có thể hoạt động tại Việt Nam dưới hình

thức là NH (văn phòng đại diện, chi nhánh nước ngoài, liên doanh, hoặc

100% vốn nước ngoài), công ty tài chính (liên doanh, 100% vốn nước ngoài)

hoặc công ty cho thuê tài chính (liên doanh, hoặc 100% vốn nước ngoài)

+ Thời hạn hoạt động của một tổ chức tín dụng nước ngoài (dưới hình thức là

chi nhánh NH nước ngòai, NH liên doanh hoặc NH 100% vốn nước ngoài)

tối đa là 99 năm. Thời hạn hoạt động của một chi nhánh NH nước ngoài tối

đa bằng thời hạn hoạt động của NH mẹ ở nước ngoài. Thời hạn hoạt động

của văn phòng đại diện của một tổ chức tín dụng nước ngoài tối đa bằng thời

hạn hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài đó. Thời hạn hoạt động của

tổ chức tín dụng nước ngoài sẽ được quy định rõ trong giấy phép họat động

và có thể được gia hạn theo yêu cầu, nhưng thời gian gia hạn tối đa không

được vượt quá thời hạn hoạt động được quy định trước đó trong giấy phép.

Thời hạn hoạt động của công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100%

vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh và công ty cho thuê

tài chính 100% vốn nước ngoài tối đa là 50 năm và các giấy phép hoạt động

này có thể được gia hạn.

+ Mức đóng góp tối đa của bên nước ngoài vào một NH liên doanh hoạt động

dưới hình thức một NHTM là 50% vốn điều lệ của NH, trong khi đó mức

vốn góp tối thiểu của bên nước ngoài vào một tổ chức tín dụng phi NH liên

doanh là 30% vốn điều lệ. Trừ khi được pháp luật Việt Nam hoặc cơ quan

có thẩm quyền của Việt Nam cho phép, tổng mức cổ phần của các tổ chức

Page 29: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

21

và cá nhân nước ngoài góp trong vốn điều lệ của một NHTMCP của Việt

Nam có thể tối đa 30% .

Về việc cấp giấy phép họat động cho một NH nước ngoài được mở chi nhánh

tại Việt Nam như sau: Kể từ ngày 01/04/2007, các tổ chức tín dụng nước ngoài

được phép thành lập NH 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Một trong các điều

kiện để NH nước ngoài mở chi nhánh họat động tại Việt Nam là NH mẹ phải có

tổng tài sản có trên 20 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn xin mở

chi nhánh. Đối với việc lập một NH liên doanh hoặc một NH 100% vốn nước ngoài,

yêu cầu NH mẹ phải có tổng tài sản có trên 10 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm trước thời

điểm nộp đơn xin mở NH. Để thành lập một công ty tài chính 100% vốn nước

ngoài, một công ty tài chính liên doanh, một công ty cho thuê tài chính 100% vốn

nước ngoài hoặc một công ty cho thuê tài chính liên doanh, tổ chức tín dụng nước

ngoài phải có tổng tài sản có trên 10 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm trước thời điểm nộp

đơn.

Các điều kiện đối với các chi nhánh NH nước ngoài và các NH 100% vốn

nước ngoài sẽ được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử. NHNN Việt Nam sẽ

tuân thủ các quy định trong các điều XVI và XVII của Hiệp định chung về Thương

mại dịch vụ khi xem xét đơn xin cấp giấy phép mới, phù hợp với những hạn chế đã

nêu trong Biểu cam kết về dịch vụ của Việt Nam. Một NHTM nước ngoài có thể

đồng thời có một NH 100% vốn nước ngoài và các chi nhánh. Một NH 100% vốn

nước ngoài tại Việt Nam không được coi là một tổ chức hay cá nhân nước ngoài và

được hưởng đãi ngộ quốc gia đầy đủ như một NHTM của Việt Nam về việc thiết

lập hiện diện thương mại.

Một chi nhánh NH nước ngoài không được phép mở các điểm giao dịch, các

điểm giao dịch hoạt động phụ thuộc vào vốn của chi nhánh (các điểm giao dịch

không bao gồm các máy ATM ở ngoài trụ sở chi nhánh), nhưng không hạn chế về

số lượng các chi nhánh NH nước ngoài.

Page 30: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

22

1.4. TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN NGÀNH NGÂN HÀNG

1.4.1. Cơ hội - Với yêu cầu về mở cửa như nêu trên, các NHTM Việt Nam phải hoạt động

theo các nguyên tắc, chuẩn mực của thị trường và minh bạch thông tin. Bên cạnh

đó, để tồn tại và phát triển, các NHTM Việt Nam phải cơ cấu lại bộ máy (cơ cấu các

khoản nợ, lành mạnh hoá tình hình tài chính, nâng cao chất lượng tài sản có, sắp

xếp lại bộ máy tổ chức theo mô hình ngân hàng hiện đại...) , không ngừng nâng cao

chất lượng và hiệu quả hoạt động, nhận định và lựa chọn thị trường mục tiêu để xây

dựng chính sách hoạt động. Qua đó, chắc chắn các NHTM Việt Nam sẽ nâng cao

được khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động.

- Hệ thống NHTM Việt Nam có cơ hội hợp tác với nhiều đối tác có trình độ

công nghệ cao, từ đó có dịp học hỏi, nâng cao khả năng công nghệ qua việc đào tạo,

chuyển giao công nghệ giữa hai bên.

- Việc tiếp cận với các dịch vụ NH có kỹ thuật tiên tiến từ các NH nước ngoài

và phải cải tiến công nghệ tìm hướng đi nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sẽ thúc

đẩy và gián tiếp làm cho trình độ quản trị của hệ thống NHTM Việt Nam được

nâng cao.

- Hàng hoá của nước ta có cơ hội lớn hơn và bình đẳng hơn trong việc thâm

nhập và mở rộng thị trường quốc tế do Việt Nam có lợi thế trong một số ngành, đặc

biệt là trong ngành nông nghiệp và dệt may. Đối với thương mại hàng nông sản, các

thành viên WTO cũng đã và đang đưa ra nhiều cam kết về cắt giảm trợ cấp, giảm

thuế và loại bỏ hàng rào phi thuế quan, từ đó mang lại cơ hội mới cho nước xuất

khẩu nông sản như Việt Nam [9]. Xuất khẩu phát triển, kéo theo các dịch vụ ngân

hàng phục vụ xuất khẩu cũng phát triển .

- Vốn FDI vào Việt Nam tăng, kéo theo các dịch vụ ngân hàng liên quan

chuyển tiền đến và đi quốc tế tăng.[9]

Page 31: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

23

1.4.2. Thách thức - So với các NH nước ngoài, năng lực và khả năng cạnh tranh của NHTM Việt

Nam nói chung yếu về nhiều mặt như công nghệ, trình độ nhân sự, trình độ quản lý,

kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động NH.

- Nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của thị trường ngày càng cao, trong khi sự đa

dạng của sản phẩm và dịch vụ của NHTM Việt Nam còn hạn chế. Theo thống kế,

hiện nay các NHTM Việt Nam chỉ cung cấp trên 300 sản phẩm và dịch vụ ngân

hàng, trong khi các ngân hàng trên thế giới có khác năng cung cấp khoảng 6.000

sản phẩm và dịch vụ ngân hàng.

- Sự bảo hộ của nhà nước đối với NH trong nước dần được xoá bỏ theo lộ

trình hội nhập, lợi thế cạnh tranh của NHTM Việt Nam giảm, sẽ có nguy cơ giảm

thị phần hoạt động.

- So với các NH nước ngoài, vốn của NHTM Việt Nam có qui mô rất nhỏ bé,

khả năng cạnh tranh trong việc tham gia các dự án lớn, trọng điểm bị hạn chế.

- Nền kinh tế còn yếu kém, dễ bị tổn thương trong quá trình hội nhập, dẫn đến

sự phá sản của nhiều doanh nghiệp- những khách hàng của NH, ảnh hưởng đến hoạt

động của NHTM Việt Nam.

- Nguy cơ chảy máu chất xám khi NH nước ngoài xuất hiện với cơ chế

lương, thưởng hấp dẫn và điều kiện làm việc có trình độ cao, môi trường học hỏi

tốt cho nhiều cán bộ có năng lực .

- Thương hiệu NHTM Việt Nam còn mờ nhạt so với các NH nước ngoài có

từ hàng trăm năm, NHTM Việt Nam sẽ mất thị phần đối với nhà đầu tư và các

doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam .

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế

giới (WTO) mở ra một trang sử mới cho nền kinh tế đất nước – Việt Nam chính

thức mở cửa và hoà nhập nền kinh tế vào nền kinh tế chung của thế giới. Việc

Page 32: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

24

hội nhập kinh tế quốc tế để bước vào sân chơi chung bình đẳng tạo ra nhiều cơ

hội cho nền kinh tế phát triển, nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ

cho nền kinh tế nói chung hay cho các ngành trong nền kinh tế nói riêng, trong

đó có ngành ngân hàng.

Qua các nội dung thể hiện trong Chương I đã nêu bật được vấn đề: theo

những yêu cầu về mở cửa dịch vụ ngân hàng trong quá trình hội nhập theo lộ

trình cụ thể, các định chế tài chính nước ngoài (bao gồm tổ chức tín dụng) dần

dần được gỡ bỏ những hạn chế về loại hình hoạt động, về lãnh vực hoạt động

dịch vụ và về qui mô hoạt động trong việc tham gia vào thị trường tài chính Việt

Nam nói chung hay thị trường dịch vụ ngân hàng nói riêng, trong đó có dịch vụ

huy động vốn và dịch vụ thanh toán. Và thời hạn xoá bỏ các cam kết càng đến

gần theo lộ trình, tính cạnh tranh trong lãnh vực dịch vụ ngân hàng càng trở nên

gay gắt. Chương I là cơ sở để các NHTM Việt Nam, trong đó có BIDV Hồ Chí

Minh đánh giá thực trạng dịch vụ huy động vốn của mình, nhận định khả năng

cạnh tranh để đón đầu những cơ hội và giảm thiểu những tổn thất trong quá trình

hội nhập của nền kinh tế nước nhà.

Page 33: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI BIDV HỒ CHÍ MINH

2.1. GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV Hồ Chí Minh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) ra đời năm 1957 theo quyết

định số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Từ ngày thành lập,

BIDV được biết đến với ba tên gọi như sau:

• Là Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam, kể từ ngày thành lập (26/4/1957).

• Là Ngân hàng Đầu Tư và Xây Dựng Việt Nam, kể từ ngày 24/6/1981

• Tên gọi Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV), kể từ ngày

14/11/1990 đến nay. [11]

Là một trong bốn NHTMQD của Việt Nam được ra đời sớm nhất với 12 chi

nhánh và 200 cán bộ công nhân viên từ những ngày đầu thành lập, hiện nay BIDV

đã không ngừng trưởng thành và phát triển với hơn 11.000 cán bộ công nhân viên

làm việc tại trên 450 đơn vị gồm chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch trên

toàn quốc, các công ty con, liên doanh và các trung tâm trực thuộc. Về qui mô,

BIDV hiện là một trong các NHTMQD Việt Nam có qui mô lớn nhất về vốn điều lệ

và tổng tài sản. BIDV hiện là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, giữ vai trò chủ

đạo trong cung cấp dịch vụ ngân hàng phục vụ lĩnh vực đầu tư và phát triển ở Việt

Nam, được tổ chức hoạt động theo mô hình Tổng công ty nhà nước. Đến cuối năm

2007, tổng tài sản của BIDV đạt khoảng trên 200 ngàn tỷ VND (trên 12 tỷ USD).

Để đáp ứng nhu cầu hội nhập, BIDV đang chuyển hướng cơ cấu tổ chức theo mô

hình của một Tập đoàn Tài chính-Ngân hàng đa sở hữu, kinh doanh đa lĩnh vực trên

hai trụ cột chính là NH và bảo hiểm.

Page 34: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

26

Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hồ Chí Minh (dưới đây

gọi tắt là BIDV Hồ Chí Minh) được cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo

quyết định số 069/QĐ/NH5 ngày 27/03/1993.

Từ ngày thành lập, BIDV Hồ Chí Minh hoạt động dưới hình thức là một NH

quốc doanh, hoạt động cơ bản là cấp vốn cho lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Năm

1991, BIDV Hồ Chí Minh chuyển sang mô hình hoạt động của một NHTM quốc

doanh, thực hiện nhiều dịch vụ ngân hàng như các NHTM khác trong nước. Đến

nay, BIDV Hồ Chí Minh là một trong những NHTM lớn mạnh trên thị trường thành

phố Hồ Chí Minh, tiên phong cung cấp nhiều dịch vụ ngân hàng hiện đại. Hiện nay,

BIDV Hồ Chí Minh là một chi nhánh lớn, hạng I của BIDV và là một trong các chi

nhánh hoạt động có hiệu quả nhất hệ thống.BIDV Hồ Chí Minh được BIDV tin

tưởng giao cho vai trò đầu mối của các chi nhánh BIDV trên địa bàn trong việc xây

dựng chính sách, đặc biệt là chính sách lãi suất huy động vốn và phí dịch vụ.

BIDV Hồ Chí Minh luôn hướng đến mục tiêu trở thành ngân hàng của mọi

khách hàng, không ngừng phát triển bền vững vì khách hàng và cùng khách hàng.

Để đạt mục tiêu đó, BIDV Hồ Chí Minh luôn tuân thủ phương châm hành động của

hệ thống BIDV là “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của

BIDV”. Bằng cách xây dựng chiến lược kinh doanh và chính sách kinh doanh hợp

lý, BIDV Hồ Chí Minh được khách hàng tin tưởng và đánh giá cao về chất lượng

dịch vụ. Bên cạnh đó, BIDV Hồ Chí Minh luôn hướng đến mục tiêu thoả mãn tối

đa nhu cầu khách hàng, thể hiện qua các qui trình thăm dò ý kiến khách hàng, lắng

nghe, xử lý ý kiến đóng góp của khách hàng được thực hiện nghiêm túc, thường

xuyên nhằm nâng cao chất lượng phục vụ. BIDV Hồ Chí Minh được tổ chức BVQI

và Quacert cấp giấy chứng nhận có hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn chất

lượng ISO 9001:2000 từ năm 2001

Là đơn vị quốc doanh, BIDV Hồ Chí Minh luôn nêu gương tuân thủ chấp hành

nghiêm túc các qui định của pháp luật, của ngân hàng Nhà nước về hoạt động dịch

vụ ngân hàng. Ngoài ra còn hỗ trợ các chi nhánh BIDV khác và mộ số NHTM khác

trong việc huấn luyện và đào tạo một số nghiệp vụ NHTM.

Page 35: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

27

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của BIDV Hồ Chí Minh Để quản lý hoạt động hiệu quả, BIDV Hồ Chí Minh chia hoạt động thành 4

khối: Khối Tín Dụng (gồm 4 phòng Tín Dụng, phòng Thẩm Định, phòng Quản Lý

Tín Dụng, phòng Quản trị khoản vay), Khối Quản Lý Nội Bộ (gồm các phòng hỗ trợ

kinh doanh như Kế Toán, Pháp Chế, Tổ Chức, Hành Chính, Kế Hoạch Nguồn Vốn,

Điện Toán, Kiểm Tra Nội Bộ), Khối Dịch Vụ (gồm các phòng Dịch Vụ 1, Dịch Vụ 2

và Dịch Vụ 3) và khối Đơn Vị Trực Thuộc (gồm 7 phòng giao dịch, 2 điểm giao

dịch). Đứng đầu chi nhánh là Giám đốc – người chịu trách nhiệm chính về mọi hoạt

động của chi nhánh, giúp việc cho Giám đốc có 4 Phó giám đốc. Trong đó:

- Giám đốc: Hoạch định, tổ chức và kiểm soát toàn bộ hoạt động của chi nhánh,

đầu mối quản lý công tác tổ chức – cán bộ, công tác quản trị điều hành, công tác

chính trị tư tưởng, phòng chống tham nhũng, kiểm tra nội bộ, quyết toán, phân

chia quỹ thu nhập, thi đua khen thưởng, kỷ luật, mua sắm tài sản cố định trên

150 triệu đồng, chính sách kinh doanh....Hàng ngày, giám đốc trực tiếp chỉ đạo,

giải quyết công việc của phòng Tổ Chức, Pháp Chế, Kiểm Tra Nội Bộ. Ngoài

các công việc trực tiếp giải quyết trên, Giám đốc chi nhánh uỷ quyền cho 4 Phó

giám đốc phụ trách trực tiếp các mảng hoạt động như sau:

- Phó Giám đốc thứ nhất: trực tiếp phụ trách phòng Kế Hoạch – Nguồn Vốn,

phòng Quản Trị Khoản Vay. Trực tiếp chỉ đạo, giải quyết công việc thuộc chức

năng phòng Kế Hoạch – Nguồn Vốn, trong đó có việc quản lý và ban hành các

chính sách huy động vốn, marketing của chi nhánh. Điều hành mọi hoạt động

của chi nhánh trong trường hợp Giám đốc đi vắng.

- Phó Giám đốc thứ hai: Trực tiếp chỉ đạo, điều hành và giải quyết các công việc

phát sinh của các phòng Tín Dụng Doanh nghiệp.

- Phó Giám đốc thứ ba: với vai trò là Phó giám đốc Quản lý Rủi ro Tín dụng, trực

tiếp giải quyết các công việc phát sinh của các phòng Thẩm định, Quản Lý Tín

Dụng, Kế Toán-Tài Chính, Điện Toán, Hành Chánh.

- Phó giám đốc thứ tư: Chỉ đạo, điều hành và trực tiếp giải quyết các công việc

của các phòng thuộc của Khối Dịch vụ, phòng Tín dụng cá nhân và các Đơn vị

Page 36: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

28

trực thuộc.

2.1.3. Tình hình sử dụng lao động Nhân lực là yếu tố quyết định sự thành đạt của bất cứ các tổ chức nào. Đặc biệt

là đối với NHTM, vì sản phẩm dịch vụ mang tính vô hình, chất lượng phục vụ của

nhân viên ngân hàng tạo nên chất lượng của sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Với phương châm “luôn mang đến sự hài lòng cho khách hàng”, BIDV Hồ Chí

Minh không ngừng đề cao vai trò của nguồn nhân lực và luôn động viên toàn thể

cán bộ công nhân viên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, cải tiến phong

cách phục vụ để luôn làm “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”. Tuy nhiên, cùng

với sự thay đổi và phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam, sự thành lập mới của

các NHTMCP, sự mở rộng mạng lưới của các NHTM Việt Nam hiện hành và sự

xuất hiện ngày càng nhiều của các định chế tài chính như công ty chứng khoán, các

quỹ đầu tư... đã làm ảnh hưởng tới nguồn nhân lực của BIDV Hồ Chí Minh bởi vì

những tổ chức này, bằng các chính sách lương hấp dẫn và chế độ đãi ngộ nhiều

quyền lợi khác, rất “hút” nguồn nhân lực của BIDV Hồ Chí Minh. Việc chảy máu

chất xám gây nên tổn thất cho BIDV Hồ Chí Minh về mặt nguồn nhân lực và ảnh

hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh.

Qua số liệu tại bảng 2.1 ta thấy tổng số lao động của BIDV Hồ Chí Minh tăng

theo thời gian, phù hợp xu hướng qui mô hoạt động của chi nhánh ngày càng lớn.

Trong đó:

o Về cơ cấu lao động theo giới tính: lao động nữ chiếm đa số với tỷ trọng chiếm từ

65-66%, số lượng lao động nữ tăng theo thời gian. Lao động nam chiếm tỷ trọng

khoảng 34-35%, số lượng lao động nam chỉ gần bằng một nửa so với số lao

động nữ, và cũng có sự tăng trưởng trong 3 năm qua.

o Về cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo: Trong tổng số lao động của BIDV Hồ

Chí Minh, lực lượng lao động có trình độ đại học chiếm tỷ trọng cao nhất và

tăng theo thời gian (từ 71% năm 2005, tăng lên 75% vào năm 2007). Đặc biệt,

với chính sách động viên bằng hình thức tuyên truyền động viên và có cơ chế tài

Page 37: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

29

chính khuyến khích (tăng thu nhập) cho nhân viên có bằng trên đại học, nhiều

cán bộ, chuyên viên đã tiếp tục theo học các lớp đào tạo sau đại học hoặc cao

học để nâng cao trình độ. Kết quả là số lượng lao động có trình độ trên đại học

của BIDV Hồ Chí Minh tăng dần theo thời gian với tốc độ tăng trưởng khá cao.

Đây là một xu hướng tốt vì trình độ lao động ngày càng cao, năng lực cạnh tranh

của BIDV Hồ Chí Minh ngày càng tăng. Tuy nhiên, tỷ trọng lao động có trình

độ trên đại học trong tổng lao động của các đối tượng còn thấp, chỉ chiếm

khoảng 2,8% (năm 2005), đến năm 2007 tỷ trọng này đã tăng nhưng cũng mới

chiếm khoảng 7,5% trong tổng lao động. Tỷ trọng lực lượng lao động có trình

độ trung cấp, cao đẳng và dưới trung cấp giảm theo thời gian (lao động dưới

trung cấp chiếm 14% năm 2005 giảm xuống còn 8% vào năm 2006 và còn 7%

vào năm 2007; lao động dưới trung cấp giảm từ 14% còn 10%). Tình hình lao

động của BIDV Hồ Chí Minh diễn biến phù hợp vì theo yêu phát triển của nền

kinh tế, đòi hỏi trình độ năng lực của lao động ngày càng cao, nhất là trong

ngành NH khi chất lượng lao động là yếu tố quan trọng, trực tiếp cấu thành chất

lượng sản phẩm dịch vụ NH.

o Tuy nhiên với cơ chế lương hiện hành, chi nhánh khó tuyển và giữ được cán bộ

có trình độ cao như thạc sĩ đào tạo từ nước ngoài, tiến sĩ, các chuyên gia về NH,

các chuyên gia về Chiến lược, Marketing … Trong điều kiện hội nhập, để phát

triển hoạt động kinh doanh thuận lợi, đòi hỏi khả năng cạnh tranh ngày càng

cao, việc tuyển dụng hoặc giữ được nhân sự giỏi là một thách thức với BIDV Hồ

Chí Minh nói riêng và NHTMQD khác nói chung.

o Về cơ cấu lao động theo khối hoạt động: Theo qui mô tăng trưởng hoạt động của

BIDV Hồ Chí Minh, lao động trong các khối cũng tăng tương ứng. Trong đó,

lao động thuộc các khối trực tiếp kinh doanh (khối Dịch vụ, khối Tín dụng, khối

Đơn vị trực thuộc) tăng. Điều đó hoàn toàn phù hợp vì qui mô hoạt động càng

cao, đòi hỏi khối lượng công việc phải xử lý càng nhiều hơn.

Page 38: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

30

Bảng số 2.1 : Tình hình lao động của BIDV Hồ Chí Minh từ năm 2005-2007

Năm 2005 Năm 2006 30/9/2007 So sánh (% tăng trưởng)

STT Chỉ tiêu Số lượng LĐ 1

(người)

Tỷ trọng (%)

Số lượng LĐ

(người)

Tỷ trọng (%)

Số lượng LĐ

(người)

Tỷ trọng (%)

2006/ 2005 2007/2006

1 Tổng số lao động 289 309 319 6,92% 3,24% Theo giới tính Nữ 191 66,09% 202 65,37% 211 66,14% 5,76% 4,46%

2

Nam 98 33,91% 107 34,63% 108 33,86% 9,18% 0,93% Theo trình độ đào tạo Trên đại học 8 2,77% 21 6,80% 24 7,52% 162,50% 14,29% Đại học 205 70,93% 227 73,46% 238 74,61% 10,73% 4,85% Cao đẳng/Trung cấp 40 13,84% 36 11,65% 34 10,66% -10,00% -5,56%

3

Dưới CĐ 1/Trung cấp 36 12,46% 25 8,09% 23 7,21% -30,56% -8,00% Theo khối hoạt động 177 61,25% 197 63,75% 241 75,55% 11,30% 22,34% Dịch vụ 92 51,98% 96 48,73% 103 42,74% 4,35% 7,61% Tín dụng 52 29,38% 62 31,47% 85 35,27% 19,23% 44,23%

4

ĐVTT 1 33 18,64% 39 19,80% 53 21,99% 18,18% 42,42% 5 Số lượng ĐVTT 1 5 6 9 20,00% 60,00%

Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ - BIDV Hồ Chí Minh.

1 Các chữ viết tắt trong bảng 2.1: LĐ: lao động, ĐVTT: đơn vị trực thuộc của BIDV Hồ Chí Minh, CĐ: cao đẳng

Page 39: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

31

2.1.4. Tình hình hoạt động của BIDV Hồ Chí Minh trong thời gian qua

2.1.4.1 Tình hình nguồn vốn - sử dụng vốn Trong nguồn vốn của NHTM, nguồn vốn huy động vẫn là chủ yếu. Để đạt

hiệu quả hoạt động cao nhất, NH phải luôn theo dõi sự cân đối, sự hợp lý trong

công tác nguồn vốn-sử dụng vốn để điều hành công tác sử dụng vốn sao cho mang

lại lợi nhuận cao nhất, nhưng vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản. Dữ liệu trong

bảng 2.2 thể hiện cơ cấu nguồn vốn – sử dụng vốn của BIDV Hồ Chí Minh từ năm

2005 - 2007 (tính đến 30/09/2007) như sau:

♦ Về nguồn vốn:

o Năm 2006: So với năm 2005, tổng nguồn vốn tăng trưởng 21,2%. Trong tổng

nguồn vốn, nguồn vốn huy động vẫn ở vị trí chiếm tỷ trong cao nhất (79,8%) và

có sự tăng trưởng mạnh nhất với qui mô tăng so với năm 2005 là 2.358 tỷ đồng

(tương đương tăng 34,9%).

o Trong nguồn vốn huy động, tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế và tiền gửi

tiết kiệm có kỳ hạn của cá nhân chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm 62% năm 2005,

tăng lên 64% vào năm 2006). Tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng 29% so với

nguồn vốn huy động. Cơ cấu này tương đối thuận lợi cho BIDV Hồ Chí Minh

trong việc đảm bảo hiệu quả kinh doanh vốn do đây là nguồn vốn có giá rẻ nhất.

Số dư nguồn tiền gửi này cũng tăng theo thời gian khi BIDV Hồ Chí Minh ngày

càng mở rộng quan hệ đến nhiều khách hàng hơn và đưa ra nhiều dịch vụ ngân

hàng hộ trợ tiện ích từ tài khỏan tiền gửi thanh toán. Số dư phát hành Giấy tờ có

giá chiếm 5,5% trong tổng nguồn vốn, tăng 57,5% so với năm 2005. Nguồn vốn

vay BIDV của chi nhánh BIDV Hồ Chí Minh giảm. Nguồn vốn Uỷ thác khác

giảm so với năm 2005. Tiền gửi của tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng không đáng

kể (1,74%).

o Năm 2007: So với năm 2006, tổng nguồn vốn năm 2007 tăng 127 tỷ đồng (tăng

1,11%). Trong tổng nguồn vốn, nguồn vốn huy động vẫn ở vị trí chiếm tỷ trong

cao nhất (88,2%), có tốc độ tăng trưởng 11,65% so với năm trước. Trong nguồn

Page 40: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

32

vốn huy động, tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm có kỳ

hạn của cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất (64%). Tỷ trọng tiền gửi không kỳ

hạn tăng lên 31%. Số dư phát hành giấy tờ có giá giảm xuống còn 4,2% trong

tổng nguồn vốn, giảm 21,7% so với năm 2006. Nguồn vốn Uỷ thác khác giảm

5,5% so với năm 2006. Tiền gửi của tổ chức tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng không

đáng kể (0,81%).

♦ Về sử dụng vốn:

o Năm 2006: Từ dư nợ năm 2005 là 5.838 tỷ đồng, năm 2006 dư nợ tăng thêm

1.187 tỷ đồng , đạt 7.025 tỷ đồng (tăng trưởng 20,3%.) Trong đó tốc độ tăng

trưởng cho vay ngắn hạn là 12,7%, cho vay trung dài hạn là 49,7%. Tỷ trọng dư

nợ cho vay trên tổng nguồn vốn chiếm 62%.

o Năm 2007: So với 2006, dư nợ tăng thêm 641 tỷ đồng (tăng 9,1%), đạt 7.666 tỷ

đồng. Trong đó tốc độ tăng trưởng cho vay ngắn hạn là 20%, cho vay trung dài

hạn là 1,3%. Ngược lại, cho vay uỷ thác và cho vay theo kế hoạch nhà nước

giảm do nguồn tài trợ cho vay ủy thác của BIDV Hồ Chí Minh chưa có nguồn

mới và BIDV Hồ Chí Minh đã ngưng cho vay theo kế hoạch nhà nước. Tỷ trọng

dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn chiếm 66%, tăng 4% so với năm 2006. Số

trích dự phòng rủi ro của BIDV Hồ Chí Minh cũng tăng tương ứng theo qui mô

tăng trưởng tín dụng, điều này hoàn toàn hợp lý, nhằm đảm bảo sự an toàn và

bền vững cho hoạt động của BIDV Hồ Chí Minh và cả hệ thống BIDV nói

chung.

Page 41: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

33

Bảng số 2.2 : Tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của BIDV Hồ Chí Minh từ năm 2005- 2007 Năm 2005 Năm 2006 30/9/2007 So sánh % tăng trưởng STT Chỉ tiêu

Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng 2006/2005 2007/2006 I Nguồn vốn 9.410,00 100,00% 11.406,00 100,00% 11.533,00 100,00% 21,21% 1,11%

1 Vốn huy động 6.749,00 71,72% 9.107,00 79,84% 10.168,00 88,16% 34,94% 11,65% TG2 không kỳ hạn 2.189,00 23,26% 2.629,00 23,05% 3.159,00 27,39% 20,10% 20,16% TG 2có kỳ hạn 4.162,00 44,23% 5.851,00 51,30% 6.517,00 56,51% 40,58% 11,38% Phát hành GTCG 398,00 4,23% 627,00 5,50% 491,00 4,26% 57,54% -21,69% 2 Vay BIDV 1.696,00 18,02% 780,00 6,84% 98,00 0,85% -54,01% -87,44% 3 Vốn Ủy thác 739,00 7,85% 707,00 6,20% 668,00 5,79% -4,33% -5,52% 4 TG 2 tổ chức tín dụng 40,00 0,43% 199,00 1,74% 93,00 0,81% 397,50% -53,27% 5 Vốn khác 100,00 1,06% 510,00 4,47% 368,00 3,19% 410,00% -27,84% 6 Thu nhập – Chi phí 86,00 0,91% 103,00 0,90% 138,00 1,20% 19,77% 33,98%

II Sử dụng vốn 9.410,00 100,00% 11.406,00 100,00% 11.533,00 100,00% 21,21% 1,11% 1 Đảm bảo khả năng thanh toán 404,00 4,29% 875,00 7,67% 3.217,00 27,89% 116,58% 267,66% 2 Cho vay 5.838,00 62,04% 7.025,00 61,59% 7.666,00 66,47% 20,33% 9,12%

Cho vay ngắn hạn 3.061,00 32,53% 3.451,00 30,26% 4.143,00 35,92% 12,74% 20,05% Cho vay trung dài hạn 1.536,00 16,32% 2.300,00 20,16% 2.330,00 20,20% 49,74% 1,30% Cho vay Ủy thác đ ầu tư 700,00 7,44% 703,00 6,16% 659,00 5,71% 0,43% -6,26% Cho vay KHNN 2 541,00 5,75% 421,00 3,69% 344,00 2,98% -22,18% -18,29% Dự phòng rủi ro 0,00 0,00% 150,00 1,32% 190,00 1,65% 26,67%

3 Tài sản cố định 14,00 0,15% 14,00 0,12% 11,00 0,10% 0,00% -21,43% 4 Sử dụng vốn khác 3.558,00 37,81% 4.367,00 38,29% 3.856,00 33,43% 22,74% -11,70%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Hồ Chí Minh năm 2005, 2006, 9 tháng 2007[3]

2 Chữ viết tắt trong bảng 2.2: TG: tiền gửi; GTCG:Giấy tờ có giá; KHNN: kế hoạch nhà nước

Page 42: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

34

2.1.4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Hồ Chí Minh Số liệu tại Bảng 2.3 thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Hồ Chí

Minh từ năm 2005 đến 2007 (3) như sau:

Năm 2007, lợi nhuận ước tính mà BIDV Hồ Chí Minh thu được sau khi trừ

thuế là 213 tỷ đồng. Trong đó, khoản thu chiếm tỷ trọng cao nhất (66%) là thu từ lãi

vay, tiếp đến là thu từ lãi tiền gửi. Thu dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong

tổng thu (khoảng 5%), tuy nhiên nguồn thu này về qui mô cũng tăng dần theo thời

gian là một dấu hiệu đáng khả quan cho BIDV Hồ Chí Minh, phù hợp với xu hướng

của NH hiện đại là ngày càng tăng tỷ trọng thu dịch vụ. Năm 2007, thu dịch vụ

ròng của BIDV Hồ Chí Minh tăng trưởng 57,07% so với năm 2006.

Hoạt động của BIDV Hồ Chí Minh và nhiều NHTM khác chủ yếu vẫn là huy

động vốn và cho vay. Do đó, trong chi phí hoạt động của các NHTM, phần chi trả

lãi tiền gửi thường chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi. Đối với BIDV Hồ Chí

Minh cũng không nằm ngoài xu hướng đó - chi lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng từ 49%

vào năm 2005, 55% vào năm 2006 và tăng lên 64% năm 2007. Đối với phần chi trả

lãi tiền vay, tỷ trọng năm 2007 giảm so với 2006. Chi phí quản lý giảm đáng kể, do

năm 2006 BIDV Hồ Chí Minh đã trích gần đủ dự phòng rủi ro, nên trong năm 2007

số trích dự phòng rủi ro có ít hơn các năm trước.

Năm 2007, lợi nhuận trước thuế và trước dự phòng rủi ro ước tính năm 2007

của BIDV Hồ Chí Minh tăng đáng kể so với năm 2006 - từ 248 tỷ đồng tăng lên

337 tỷ đồng - tăng trưởng 35,71% so với năm 2006.

3 Tác giả ước tính kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Hồ Chí Minh năm 2007 dựa trên cơ sở kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh tính đến 30/09/2007.

Page 43: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

35

Bảng số 2.3 : Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Hồ Chí Minh qua 3 năm 2005 – 2007

So sánh Năm 2005 Năm 2006 Ước 2007 2006/2005 2007/2006 STT Chỉ tiêu

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tăng/giảm Tỷ lệ Tăng/giảm Tỷ lệ (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%)

1 Tổng thu 497 100.00% 865 100.00% 1247.67 107.17% 368 74.04% 383 44.24% 1.1 Thu lãi cho 396 79.68% 594 68.67% 767 66.47% 198 50.00% 173 29.07% 1.2 Thu lãi tiền gửi 72 14.49% 215 24.86% 381 33.06% 143 198.61% 166 77.36% 1.3 Thu dịch vụ 23 4.63% 48 5.55% 77 5.66% 25 108.70% 29 60.42% 1.4 Thu khác 6 1.21% 8 0.92% 23 1.97% 2 33.33% 15 183.33% 2 Tổng chi 419.8 84.47% 762 100.00% 952 93.87% 342 81.52% 190 24.91% 2.1 Chi lãi tiền gửi 244 49.09% 422 55.38% 651 64.04% 178 72.95% 229 54.19% 2.2 Chi lãi vay 74 14.89% 136 17.85% 129 12.73% 62 83.78% -7 -4.90% 2.3 Chi dịch vụ 9.8 1.97% 9.8 1.29% 17 1.86% 0 0.00% 7 73.47% 2.4 Chi phí quản 85 17.10% 184 24.15% 92 9.06% 99 116.47% -92 -50.00% Trích DPRR 4 49 9.86% 145 19.03% 41 5.34% 96 195.92% -104 -71.93% 2.5 Chi khác 7 1.41% 10.2 1.34% 63 6.18% 3 45.71% 53 515.69% 3 LN 4 trước 88 103 295.8 15 17.05% 193 187.25% 4 Thuế lợi tức 25 29 83 4 17.05% 54 187.25% 5 LN 4 sau thuế 63 74 213 11 17.05% 139 187.25%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Hồ Chí Minh năm 2005, 2006, 9 tháng 2007[3]

4 Các chữ viết trong bảng 2.3: DPRR: dự phòng rủi ro; LN: Lợi nhuận

Page 44: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

36

2.2. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỌAT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA BIDV HỒ CHÍ MINH

2.2.1. Hệ thống các văn bản pháp luật về dịch vụ ngân hàng nói chung o Hai Pháp lệnh NH đã được ban hành năm 1990, là cơ sở pháp lý cho sự thay đổi

trong hoạt động của hệ thống NH. Trong đó, hệ thống NH chuyển đổi từ hệ

thống NH một cấp sang hệ thống NH hai cấp:

Ngân hàng Nhà nước - là NH Trung ương, có chức năng quản lý nhà

nước đối với hệ thống NH và các hoạt động của các tổ chức tín dụng, có

thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho các tổ chức tín

dụng và cấp giấy phép hoạt động NH cho các tổ chức khác theo qui định

của Luật; [6]

NHTM và các tổ chức tín dụng có chức năng hoạt động kinh doanh tiền

tệ, hoạt động dịch vụ NH và các hoạt động khác được Luật cho phép [6].

o Năm 1997, Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Các Tổ chức Tín dụng ra đời thay

thế cho hai Pháp lệnh NH, hiệu lực thi hành từ tháng 10/1998. Cùng với sự ra

đời của Luật NH Nhà nước và Luật Các Tổ chức Tín dụng, các Nghị định,

Quyết định, Thông tư hướng dẫn đã được ban hành, điều chỉnh hoạt động của

các tổ chức tín dụng tại Việt nam phù hợp với cơ chế kinh tế mới – cơ chế kinh

tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

o Năm 2003 và 2004, một số quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Các

tổ chức tín dụng đã được sửa đổi, bổ sung, tạo cơ sở pháp lý cho việc định

hướng hệ thống NH theo mô hình tiên tiến hơn, hiện đại hơn, phù hợp với thông

lệ và chuẩn mực quốc tế. Đặc biệt, việc mở rộng và quy định lại loại hình NH,

chú trọng đến tính thống nhất của các văn bản luật, hướng đến giảm bớt sự can

thiệp của các cơ quan quản lý Nhà nước vào hoạt động của NH trong khung

pháp lý mới đã đáp ứng yêu cầu đổi mới để phù hợp dần với quá trình hội nhập

kinh tế khu vực và kinh tế thế giới khi Việt Nam gia nhập WTO.

Page 45: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

37

2.2.2. Hệ thống các văn bản liên quan hoạt động dịch vụ huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hồ Chí Minh :

o Văn bản của Ngân hàng Nhà nước qui định tỷ lệ dự trữ bắt.

Theo Quyết định số 187/QĐ-NHNN ngày 16 tháng 1 năm 2008 của Ngân

hàng Nhà nước Việt Nam về điều chỉnh dự trữ bắt buốc đối với tổ chức tín

dụng, các tổ chức tín dụng phải duy trì tiền gửi dự trữ bắt buộc đối với toàn bộ

các loại tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn5. Tuy nhiên, mức qui định tỷ lệ dự

trữ bắt buộc lại khác nhau đối với một số tổ chức tín dụng, ví dụ giữa NH Nông

nghiệp và phát triển Nông thôn với các NHTM nhà nước khác (như BIDV) là

một bất cập, tạo thế cạnh tranh không lành mạnh giữa các NHTM

Bảng số 2.4 : Mức qui định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín

dụng

Tiền gửi VND Tiền gửi ngoại tệ

Loại Tổ chức Tín dụng Kỳ hạn <12 tháng

Kỳ hạn từ 12 tháng trở lên

Kỳ hạn <12 tháng

Kỳ hạn từ 12 tháng trở lên

Các NHTM Nhà nước (không bao gồm NHNNo & PTNT), NHTMCP đô thị, chi nhánh NH nước ngoài, NH liên doanh, công ty tài chính,

11 % 5% 11% 5%

Công ty cho thuê tài chính. 5% 5%

Ngân hàng NHNo & PTNT 8% 4% 10% 4%

NHTMCP nông thôn, NH hợp tác, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương

4% 4% 10% 4%

Nguồn: trang web Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam [10]

o Văn bản của Hiệp Hội NH qui định khung trần lãi suất huy động vốn:

Theo Thông báo số 304/HHNH ngày 05/09/2005 về việc qui định trần lãi

suất huy động với tiền gửi của các NHTMQD đối với kỳ hạn 6, 12 tháng và tiền

5 Số tiền gửi dự trữ bắt buộc trong tháng = Số sư tiền gửi huy động bình quân phải dự trữ bắt buộc (tháng trước) X tỷ lệ dự trữ bắt buộc (tương ứng theo từng loại tiền tệ, từng loại kỳ hạn)

Page 46: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

38

gửi không kỳ hạn (áp dụng đối với khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế) và

Thông báo số 85/TB-HHNH ngày 11/4/2007 do Hiệp Hội NH ban hành, trong

đó qui định trần lãi suất huy động với tiền gửi của các NHTMQD đối với kỳ hạn

3, 6, 9, 12 tháng và tiền gửi không kỳ hạn (áp dụng đối với khách hàng cá nhân

và tổ chức). Tuy nhiên, theo qui định trong các thông báo của Hiệp Hội NH, cho

phép các NHTMCP có mức trần lãi suất huy động vốn cao hơn tối đa

0,03%/tháng (0,36%/năm) so với các NHTMQD, điều đó đã tạo sự cạnh tranh

không lành mạnh giữa các NHTM trên cùng địa bàn, đặc biệt khi các NHTMCP

đã ngày càng mạnh lên và tạo được niềm tin trong khách hàng như hiện nay.

Bên cạnh đó, Hiệp Hội NH chưa áp dụng các biện pháp chế tài nghiêm ngặt đối

với các NH vi phạm qui định này, do vậy làm giảm tính pháp lý của qui định và

gây thiệt thòi cho các NH như BIDV Hồ Chí Minh khi luôn tuân thủ triệt để qui

định về trần lãi suất huy động vốn, sẽ bị giảm tính cạnh tranh trong hoạt động

dịch vụ huy động vốn. Số liệu trong bảng 2.5 thể hiện lãi suất huy động vốn

trên địa bàn TP.HCM cho thấy các NHTMCP không tuân thủ qui định trần LS

của Hiệp Hội NH, ICB-HCMC không tuân thủ LS trần 12 tháng, nhưng đến nay

chưa chịu bất cứ hình thức xử lý nào.

Bảng số 2.5 : Lãi suất tiền gửi VND tại TPHCM ngày 22/11/2007 (%/năm)

Kỳ hạn LS trần qui định của Hiệp Hội NH

BIDV HCMC

ICB- HCMC

ACB EXIM BANK

SACOM BANK

3 tháng 7,20 7,20 7,20 8,56 8,52 8,46 6 tháng 7,56 7,56 7,56 8,76 8,76 8,70 9 tháng 7,80 7,80 7,80 9,00 9,00 8,94 12 tháng 8,28 8,28 8,40 9,18 9,24 9,12

Nguồn: Tham khảo bảng lãi suất huy động vốn của các NHTM

o Các văn bản của BIDV chi phối lãi suất huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh

BIDV chuyển đổi sang cơ chế quản lý vốn tập trung từ tháng 1/2007, trong

đó phương thức đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn và cho vay của các chi

nhánh tuân theo cơ chế tính giá điều chuyển vốn nội bộ được thống nhất toàn hệ

Page 47: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

39

thống BIDV. Theo cơ chế này, mỗi món tiền gửi BIDV Hồ Chí Minh huy động

sẽ được Trung Tâm Vốn của BIDV mua lại theo giá (lãi suất) mua vốn nội bộ

và mỗi món cho vay ra của BIDV Hồ Chí Minh sẽ được Trung Tâm Vốn BIDV

bán nguồn với giá (lãi suất) bán vốn nội bộ. Đối với một số đối tượng khách

hàng và từng sản phẩm huy động vốn cụ thể, BIDV còn qui định trần lãi suất

huy động.

Như vậy, ngoài việc phải tuân thủ trần lãi suất huy động do Hiệp Hội NH qui

định, chính sách liên quan hoạt động huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh bị

chi phối bởi lãi suất mua vốn nội bộ của BIDV và qui định về lãi suất trần huy

động của BIDV. Điều này đã làm giảm tính chủ động và linh hoạt trong chính

sách về lãi suất huy động vốn, có thể làm giảm khả năng cạnh tranh trong hoạt

động dịch vụ huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh.

2.2.3. Môi trường kinh tế - xã hội: - Thuận lợi: Địa bàn TP.HCM là vùng kinh tế trọng điểm, tập trung đông

dân cư và các tổ chức kinh tế, xã hội. Kinh tế TP.HCM phát triển với tốc độ

cao, dân cư và tổ chức có cơ hội tích luỹ và phát sinh nhu cầu đầu tư tiền

nhàn rỗi. Do đó thuận lợi cho các NHTM trên địa bàn và BIDV Hồ Chí Minh

phát triển dịch vụ huy động vốn.

- Khó khăn: Thị trường hoạt động của các NHTM trên địa bàn ngày càng

phát triển và mở rộng. Nhiều NHTM cổ phần ra đời với nhiều hình thức huy

động hấp dẫn và lãi suất cao đã gây khó khăn cho BIDV Hồ Chí Minh trong

hoạt động dịch vụ huy động vốn. Bên cạnh đó, ngày càng xuất hiện nhiều

kênh huy động hấp dẫn, thu hút bớt tiền nhàn rỗi như thị trường bất động sản,

thị trường chứng khoán, công ty bảo hiểm, Quỹ Đầu tư, Bưu điện (Tiết kiệm

bưu điện)...làm cho nguồn tiền gửi dân cư tại BIDV Hồ Chí Minh giảm mạnh,

đặc biệt là tiền gửi VND.

Page 48: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

40

2.3. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI BIDV HỒ CHÍ MINH

2.3.1. Mô tả dịch vụ huy động vốn hiện hành của BIDV Hồ Chí Minh: o Hình thức: BIDV Hồ Chí Minh có hầu hết các loại sản phẩm dịch vụ huy

động vốn phổ biến, gồm tiền gửi thanh toán của các tổ chức và cá nhân (tiền

gửi không kỳ hạn), tiền gửi tiết kiệm của cá nhân với các loại kỳ hạn khác

nhau, tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức, hoặc giấy tờ có giá.

o Loại tiền tệ huy động: Đối với tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm

không kỳ hạn, loại tiền tệ BIDV Hồ Chí Minh huy động là VND và USD. Đối

với tiền gửi tài khoản thanh toán, BIDV Hồ Chí Minh huy động loại tiền tệ là

VND, USD, EUR, CAD, GBP... và các loại ngoại tệ khác.

o Kỳ hạn huy động vốn: gồm loại tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn

với thời hạn từ 1 tuần đến 60 tháng

o Hình thức trả lãi: đa dạng, tuỳ nhu cầu của khách hàng gồm trả trước cả kỳ,

trả lãi định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng 6 tháng, hàng năm hoặc trả lãi

cuối kỳ.

o Một số sản phẩm tiền gửi: tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn dành cho tổ

chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn,

chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu.... Ngoài ra hiện nay, BIDV Hồ Chí Minh có

một số sản phẩm tiền gửi đặc biệt như: Tiền Gửi Thanh Toán Hưởng Lãi

Suất Phân Tầng, Tiết kiệm Ổ Trứng vàng, Tiết kiệm Bậc Thang, Tiết kiệm

Rút Dần, Tiết kiệm Lãnh Lãi Theo Thời Gian Thực Gửi...

o Ưu thế nổi trội của sản phẩm huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh: BIDV

là một trong các NHTM Việt Nam thực hiện hiện đại hoá hệ thống dữ liệu.

Do vậy BIDV Hồ Chí Minh có điều kiện đưa ra sản phẩm tiền gửi với một số

đặc tính nổi trội so với nhiều NHTM khác như sau:

- Gửi một nơi- nhận nhiều nơi: với cơ sở dữ liệu được kết nối trực tuyến

trên toàn hệ thống, khách hàng giao dịch gửi tiền tại bất cứ địa điểm giao

Page 49: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

41

dịch nào, cũng có thể thực hiện giao dịch rút tiền ra tại tất cả các địa điểm

giao dịch của BIDV, gồm chi nhánh, Phòng giao dịch, Điểm giao dịch.

- Tiền gửi có kỳ hạn được rút trước hạn nhiều lần: nhằm tạo sự linh hoạt và

thuận lợi cho khách hàng, BIDV thiết kế sản phẩm và chương trình để

khách hàng có thể rút nhiều lần từng phần tiền gửi có kỳ hạn mà không

phải tất toán món tiền gửi, số tiền còn lại vẫn hưởng lãi tiền gửi có kỳ hạn

bình thường.

- Điều chuyển vốn tự động: một số phẩm tiền gửi không kỳ hạn của BIDV

Hồ Chí Minh được thiết kế có chức năng quản lý vốn tự động, khi số dư

tiền gửi đạt đến giới hạn đăng ký, số tiền vượt sẽ tự động chuyển sang

các tài khoản tiền gửi theo nhu cầu, khách hàng có cơ hội hưởng lãi suất

cao hơn.

- Lãi suất tăng theo số dư: Số dư càng nhiều, khách hàng được hưởng lãi

suất càng cao.

- Lãi suất linh hoạt theo thời gian thực gửi: Thời gian thực gửi tính đến

ngày rút là bao nhiêu, được hưởng lãi suất theo những kỳ hạn hoặc tỷ lệ

lãi tương ứng theo thỏa thuận.

2.3.2. Về quy mô nguồn vốn huy động: Số liệu thể hiện trong bảng 2.6 cho thấy trong tổng nguồn vốn huy động của

BIDV Hồ Chí Minh, tiền gửi của tổ chức kinh tế và cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao

nhất (trên 93%), trong đó tiền gửi bằng đồng Việt Nam (VND) chiếm đa số với tỷ

trọng từ 74% đến 79%. Trong tiền gửi bằng VND, tiền gửi không kỳ hạn chiếm

khoảng 30%, tiền gửi có kỳ hạn chiếm khoảng 70%.

Page 50: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

42

Bảng số 2.6 : Tình hình huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh trong 3 năm 2005 – 2007

Năm 2005 Năm 2006 30/09/2007 So sánh tăng giảm Số dư Số dư Số dư 2006/2005 2007/2006

STT Chỉ tiêu

(tỷ đồng) Tỷ trọng

(tỷ đồng) Tỷ trọng

(tỷ đồng)Tỷ trọng

(tỷ đồng) Tỷ lệ % (tỷ đồng) Tỷ lệ % Tổng tiền gửi

huy động vốn 6.749 100% 9.107 100% 10.168 100% 2.358 35% 1.061 12%

1 Tiền gửi tổ chức kinh tế và cá nhân

6.351 94% 8.480 93% 9.677 95% 2.129 34% 1.197 14%

1.1 Tiền gửi VND6 4.970 74% 6.800 75% 8.036 79% 1.830 37% 1.236 18% 1.1.1 Tiền gửi không

kỳ hạn 1.682 25% 1.993 22% 2.416 24% 311 18% 423 21%

1.1.2 Tiền gửi có kỳ hạn

3.288 49% 4.807 53% 5.620 55% 1.519 46% 813 17%

1.2 Tiền gửi ngoại tệ 1.381 20% 1.680 18% 1.641 16% 299 22% -39 -2% 1.2.1 Tiền gửi không

kỳ hạn 507 8% 636 7% 728 7% 129 25% 92 14%

1.2.2 Tiền gửi có kỳ hạn

874 13% 1.044 11% 913 9% 170 19% -131 -13%

2 Phát hành GTCG 398 6% 627 7% 491 5% 229 58% -136 -22%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Hồ Chí Minh năm 2005, 2006, 9 tháng 2007 [3]

6 Các từ viết tắt trong bảng 2.6: VND: Việt Nam đồng, GTCG: giấy tờ có giá

Page 51: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

43

So với tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam trong tổng tiền gửi

bằng đồng Việt Nam (chiếm 30% năm 2007), tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn ngoại

tệ so với tổng tiền gửi ngoại tệ cao hơn (chiếm 44% năm 2007). Tỷ trọng tiền gửi

không kỳ hạn ngoại tệ so với tổng tiền gửi ngoại tệ từ 2005 đến 2007 tăng. Đây là

lợi thế của BIDV Hồ Chí Minh vì tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn càng cao, lãi suất bình

quân đầu vào càng thấp thì chênh lệch lãi suất đầu ra trừ (-) đầu vào càng cao, hiệu

quả kinh doanh vốn tăng.

Bên cạnh đó, theo qui định của BIDV, BIDV Hồ Chí Minh chỉ huy động tiền

gửi không kỳ mà không được huy động tiền gửi có kỳ hạn hạn của tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên số dư loại tiền gửi này cũng đáng kể (bình quân năm 2007 khoảng 100 tỷ

đồng) do BIDV Hồ Chí Minh làm trung gian thanh toán của nhiều NHTM trên địa

bàn. So với năm 2006, số dư giấy tờ có giá giảm, tỷ trọng chiếm trong tổng tiền gửi

huy động vốn ổn định ở mức 5%-7%.

2.3.3. Về cơ cấu nguồn vốn huy động

a. Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo thời hạn gửi tiền

Bảng số 2.7 : Tình hình nguồn vốn huy động phân theo thời hạn gửi

Năm 2005 Năm 2006 Tháng 9/2007

Giá trị Giá trị Giá trị

Chỉ tiêu (tỷ đồng)

Tỷ

trọng (tỷ đồng)

Tỷ

trọng (tỷ đồng)

Tỷ

trọng

Tổng vốn huy động 6.749,00 100% 9.107,00 100% 10.168,00 100%

1.Ngắn hạn 4.742,00 70% 5.008,85 55% 5.897,44 58%

Trong đó: tiền gửi

không kỳ hạn là

2.189,00 32% 2.629,00 29% 3.159,00 31%

2.Trung dài hạn 2.007,00 30% 4.098,15 45% 4.270,56 42%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Hồ Chí Minh năm 2005,

2006, 9 tháng 2007[3]

Page 52: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

44

Bảng 2.7 thể hiện nguồn vốn huy động tăng theo thời gian, tuy nhiên tốc độ

tăng trưởng so với năm trước của năm 2007 (12%) thấp hơn năm 2006 (35%).

Trong tổng nguồn vốn huy động của BIDV Hồ Chí Minh, tiền gửi không kỳ

hạn chiếm tỷ trọng tương đối lớn và ổn định khoảng 30% trong tổng nguồn, mang

lại hiệu quả cao cho hoạt động huy động vốn khi huy động được tiền gửi giá rẻ .Về

qui mô tuyệt đối, tiền gửi không kỳ hạn ngày càng nhiều với tốc độ tăng trưởng

hàng năm 2006 là 5%, năm 2007 là 17%.

ĐÔ THI TĂNG TRƯƠNG NGUÔN VÔN HUY ĐÔNG PHÂN THEO LOAI THƠI HAN GƯI

6.749

2.629

10.168

4.742

2.0072.189

5.009

4.098

9.107

4.271

5.897

3.159

0

2.000

4.000

6.000

8.000

10.000

12.000

Tổng vốn huy động Ngắn hạn TGKKH Trung dài hạn

Ty đ

ông

2005

2006

2007

Biểu đồ 2.1 : Đồ thị biểu diễn cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV Hồ Chí

Minh phân theo lọai kỳ hạn (thời hạn) gửi, từ năm 2005-2007 .

Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Hồ Chí Minh năm 2005,

2006, 9 tháng 2007[3]

b. Cơ cấu nguồn vốn phân theo loại tiền tệ

So với năm 2005, tiền gửi VND tăng cả về qui mô lẫn tỷ trọng, tiền gửi ngoại

tệ giảm cả về qui mô và tỷ trọng. Trong khi nhu cầu nguồn để cho vay USD ngày

càng nhiều, nguồn tiền gửi chi nhánh huy động được giảm, chi nhánh buộc phải vay

thấu chi BIDV với lãi suất cao, hiệu quả kinh doanh giảm. Về tốc độ tăng trưởng, cả

USD và VND đều giảm, tương ứng với xu hướng tăng trưởng nguồn vốn 2007 so

với 2006 là giảm.

Page 53: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

45

Bảng số 2.8: Tình hình nguồn vốn huy động phân theo loại tiền tệ

Năm 2005 Năm 2006 Tháng 9/2007Chỉ tiêu Giá trị Giá trị Giá trị (tỷ đồng)

Tỷ trọng(tỷ đồng)

Tỷ trọng (tỷ đồng)

Tỷ trọng

Tổng vốn huy động 6.749,00 100% 9.107,00 100% 10.168,00 100%

Tiền gửi VND 5.040,00 75% 7.103,46 78% 8.236,08 81%

Tiền gửi ngoại tệ 1.709,00 25% 2.003,54 22% 1.931,92 19%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Hồ Chí Minh năm 2005,

2006, 9 tháng 2007[3]

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của năm 2006 và 2007 lần lượt là

35% và 12%. Trong đó năm 2006, nguồn tiền gửi VND và ngoại tệ đều tăng, nhưng

tốc động tăng trưởng của tiền gửi VND nhanh hơn. Năm 2007, tỷ trọng tiền gửi

ngoại tệ giảm so với năm 2006 là 3% trong khi nhu cầu vay ngoại tệ của khách hàng

ngày càng tăng. Như vậy, sự tăng trưởng của nguồn và sử dụng nguồn USD chưa

tương ứng, BIDV Hồ Chí Minh phải vay thấu chi USD với BIDV để có nguồn cho

khách hàng vay.

ĐÔ THI TĂNG TRƯƠNG NGUÔN VÔN HUY ĐÔNG PHÂN THEO LOAI TIÊN TÊ

6,7498,236

1,709

9,10710,168

7,103

5,040

2,004 1,932

0

2,000

4,000

6,000

8,000

10,000

12,000

2005 2006 2007

Ty đ

ông

TổngHĐV

TGVND

TGngoại tệ

Biểu đồ 2.2 : Đồ thị biểu diễn cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV Hồ Chí

Minh phân theo lọai tiền tệ, từ năm 2005-2007

Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Hồ Chí Minh năm 2005,

2006, 9 tháng 2007[3]

Page 54: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

46

c. Cơ cấu nguồn vốn phân theo loại khách hàng

Số liệu trong bảng 2.9 cho thấy cơ cấu về nguồn tiền gửi huy động phân theo

nhóm khách hàng qua các năm thể hiện sự bất cập. Đó là, cả về qui mô, tỷ trọng và

tốc độ tăng trưởng tiền gửi của nhóm khách hàng cá nhân giảm. Nhóm khách hàng

mang lại nguồn tiền gửi ổn định cho NH, đặc biệt là tiền gửi có kỳ hạn và là đối

tượng khách hàng tiềm năng sử dụng các dịch vụ ngân hàng.Việc giảm sút thể và

không ổn định của nguồn tiền gửi này có thể hưởng đến hiệu quả hoạt động huy

động vốn của BIDV Hồ Chí Minh.

ĐÔ THI TĂNG TRƯƠNG NGUÔN VÔN HUY ĐÔNG PHÂN THEO LOAI KHACH HANG

2.644

10.1689.107

6.749

2.289

3.305

7.5246.102

4.460

0

2.000

4.000

6.000

8.000

10.000

12.000

2004 2005 2006 2007 2008

Ty đ

ông

Tổng HĐV TG cá nhân TG tô chưc

Biểu đồ 2.3 : Đồ thị biễu diễn cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV Hồ Chí

Minh theo phân lọai khách hàng

Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Hồ Chí Minh năm 2005,

2006, 9 tháng 2007[3]

Trong khi đó, tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng. Như vậy, đây là một thách thức

với BIDV Hồ Chí Minh trong bối cảnh nhiều kênh huy động tiền gửi cá nhân ra đời.

BIDV Hồ Chí Minh cần phải lưu ý tìm ra giải pháp hợp lý để giữ chân khách hàng

cá nhân và thu hút thêm khách hàng mới.

Page 55: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

47

Bảng số 2.9 : Tình hình nguồn vốn huy động phân theo lọai khách hàng

Năm 2005 Năm 2006 Tháng 9/2007Chỉ tiêu Giá trị Giá trị Giá trị

(tỷ) Tỷ

trọng (tỷ) Tỷ

trọng (tỷ) Tỷ

trọng

Tổng vốn huy động 6.749,00 100 9.107,00 100 10.168,00 100

Tiền gửi cá nhân 2.289,00 43 3.305,31 33 2.643,68 26

Tiền gửi tổ chức 4.460,00 57 6.101,69 67 7.524,32 74

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Hồ Chí Minh năm 2005,

2006, 9 tháng 2007[3]

2.3.4. Ý kiến đánh giá của khách hàng có giao dịch dịch vụ huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hồ Chí Minh

Bên cạnh việc đánh giá về họat động dịch vụ huy động vốn của BIDV Hồ Chí

Minh thông qua phân tích các kết quả họat động qua các năm, luận văn cũng đã thực

hiện điều tra thăm dò ý kiến khách quan của một số khách hàng cá nhân ngẫu nhiên

khác nhau hiện đang có giao dịch dịch vụ huy động vốn tại BIDV Hồ Chí Minh

(khác nhau về nghề nghiệp, giới tính, độ tuổi, thu nhập, lọai hình tiền gửi giao dịch,

thời gian giao dịch với chi nhánh…). Qua đó, phần nào nắm bắt được ý kiến đánh

giá của khách hàng về dịch vụ huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh. Kết quả thăm

dò tại bảng 2.11 (hoặc tại Biểu đồ 2.8-Phụ lục 2) cho thấy đa số khách hàng hài lòng

về chất lượng dịch vụ huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh. Thể hiện qua tỷ lệ

73,070% khách hàng hài lòng, 23,53% khách hàng thấy bình thường đối với chất

lượng dịch vụ tiền gửi do BIDV Hồ Chí Minh cung cấp.

Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số khách hàng chưa hài lòng với dịch vụ

(khoảng 0,69% trong tổng số khách hàng được thăm dò ý kiến). Nguyên nhân nằm ở

chỗ thời gian giao dịch của NH còn chưa nhanh (chỉ 57,79% khách hàng hài lòng

với thời gian giao dịch; 40,83% khách hàng cho là thời gian giao dịch dịch vụ huy

động vốn là bình thường; và 0,69% cho là chưa nhanh). Bên cạnh đó, thái độ và

tính chuyên nghiệp của nhân viên giao dịch chưa làm hài lòng 100% khách

hàng, thể hiện qua kết quả là 83,04% khách hàng hài lòng với thái độ của nhân

Page 56: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

48

viên giao dịch tiền gửi; 80,62% khách hàng hài lòng với tính chuyên nghiệp của

nhân viên giao dịch tiền gửi.

Bảng số 2.10 : Kết quả thăm dò ý kiến đánh giá của khách hàng về dịch vụ huy

động vốn của BIDV Hồ Chí Minh

Ý kiến khách hàng

Hài

lòng/TốtBình

thường/KháChưa hài lòng/Kém

Không ý kiến

Thời gian giao dịch tiền gửi 57,79% 40,83% 0,69% 0,69%Thái độ nhân viên trong giao dịch tiền gửi 83,04% 14,88% 0,35% 1,73%Tính chuyên nghiệp của nhân viên giao dịch 80,62% 15,57% 0,69% 3,11%Mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ tiền gửi 73,70% 23,53% 0,69% 2,08%Thủ tục 50,87% 43,94% 4,50% 0,69%

Nguồn: Báo cáo thăm dò khách hàng đợt 2 năm 2007 của BIDV Hồ Chí Minh [4]

Ngoài ra, thủ tục giao dịch trong dịch vụ huy động vốn của chi nhánh cũng

chưa làm hài lòng tất cả khách hàng, thể hiện qua 4,5% khách hàng đã đánh giá

họ chưa hài lòng về thủ tục giao dịch của BIDV Hồ Chí Minh, và chỉ có 50,87%

khách hàng cảm thấy hài lòng với thủ tục giao dịch này.

Bên cạnh việc tập hợp được ý kiến đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch

vụ huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh, kết quả của cuộc thăm dò cũng đã vẽ ra

được bức tranh về cơ cấu khách hàng giao dịch dịch vụ huy động vốn tại chi

nhánh, thể hiện nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm và chính sách liên

quan đến dịch vụ huy động vốn, đồng thời cũng minh chứng nguy cơ cạnh tranh

trong dịch vụ huy động vốn khi các kênh đầu tư khác được khách hàng chọn lựa

nhiều (Các kết quả thăm dò được thể hiện trong Phụ lục 2 và được phân tích trong

phụ lục 2(bis)). Để nâng cao khả năng cạnh tranh, phát triển họat động huy động

vốn, BIDV Hồ Chí Minh cần lưu ý đến các phân tích này khi đưa ra các giải pháp

hữu hiệu trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Page 57: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

49

2.3.5. Tình hình phát triển “Dịch vụ hỗ trợ dịch vụ huy động vốn”

2.3.5.1 Về các dịch vụ hỗ trợ dịch vụ huy động vốn - Dịch vụ ATM: BIDV là một trong các NHTM Việt Nam triển khai dịch vụ thẻ

ATM đầu tiên, bắt đầu từ năm 2001. Thời gian đầu, do dịch vụ vẫn còn xa lạ

với thị trường trong nước, nên BIDV nói chung và BIDV Hồ Chí Minh nói

riêng rất khó thuyết phục được khách hàng tham gia sản phẩm dịch vụ thẻ

BIDV-ATM. Đến nay, sản phẩm thẻ ATM đã trở nên quen thuộc với nhiều

khách hàng nên việc tiếp thị khách hàng sử dụng dịch vụ dễ thành công hơn.

Dịch vụ thẻ ATM không chỉ mang lại tiện ích cho khách hàng của BIDV

trong việc đa dạng hoá kênh phân phối dịch vụ tiền gửi (qua chức năng gửi

tiền gửi có kỳ hạn trên máy ATM) và dịch vụ thanh toán cho khách hàng có

sử dụng thẻ ATM (rút tiền, chuyển tiền, thanh toán..), dịch vụ ATM nếu phát

triển tốt sẽ mang lại nguồn tiền gửi đáng kể cho BIDV Hồ Chí Minh với “giá

rẻ”. Vì khi mở tài khoản để sử dụng dịch vụ thẻ ATM, khách hàng thường

phải ký quỹ một số tiền nhất định trong tài khoản. Khi đã quen và thấy được

lợi ích (được hưởng lãi tiền gửi) và sự thuận lợi trong việc để tiền trong tài

khoản thẻ tại ngân hàng, khách hàng sẽ duy trì số dư tiền gửi không kỳ hạn tại

NH ngày càng nhiều. Khi cần, họ dùng thẻ ATM để rút tiền mặt hoặc chuyển

khoản thanh toán chi phí, dịch vụ mà họ sử dụng. (Trước đây khách hàng luôn

phải mang theo tiền mặt bên mình để sẵn sàng chi tiêu hoặc để tiền nhàn tạm

thời rỗi tại nhà, rất không an toàn và không được hưởng lãi)

Để mang lại sự tiện ích cho khách hàng, đa dạng hoá kênh phân phối dịch

vụ và để tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn, năm 2007 BIDV đã triển khai

dịch vụ giao dịch rút tiền và chuyển tiền qua hệ thống các máy cà thẻ (POS).

Với thẻ BIDV-ATM, ngoài có thể giao dịch tại các máy ATM, khách hàng có

thể thực hiện một số giao dịch như ứng tiền mặt, thanh toán tiền mua hàng

hoá, chi phí dịch vụ cho các nhà cung cấp tại điểm bán hàng (còn gọi là đơn

vị chấp nhận thẻ) bằng cách thực hiện giao dịch chuyển khoản cho nhà cung

cấp qua máy cà thẻ (POS), thay vì trả tiền mặt như trước đây. Như vậy, cùng

Page 58: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

50

với các máy BIDV-ATM, việc đưa hệ thống máy cà thẻ (POS) vào thị trường

đã mang lại kênh phân phối tiện lợi cho khách hàng, khuyến khích khách

hàng mở tài khoản nhiều hơn. Bên cạnh đó, khi chấp nhận cho BIDV Hồ Chí

Minh lắp đặt máy cà thẻ để tăng kênh thanh toán cho khách hàng, các đơn vị

chấp nhận thẻ phải mở tài khoản thanh toán (tài khoản chuyên thu tiền hàng)

tại BIDV Hồ Chí Minh để nhận tiền do khách hàng chuyển khoản. Như vậy,

việc phát triển mạng lưới máy cà thẻ một mặt làm tăng tiện ích cho khách

hàng sử dụng BIDV-ATM, tăng thu phí dịch vụ, mặt khác làm tăng nguồn

tiền gửi không kỳ hạn cho BIDV Hồ Chí Minh.

Tính đến tháng 9/2007, BIDV Hồ Chí Minh đã triển khai và lắp đặt thành

công gần 50 máy cà thẻ (POS).

- Dịch vụ thanh toán định kỳ (tiền điện)

Dịch vụ thanh toán tiền điện qua NH là sản phẩm dịch vụ mới của BIDV

Hồ Chí Minh, bắt đầu được triển khai trong năm 2006. Mặc dù là sản phẩm

mới nhưng cũng mang lại lợi ích nhất định cho BIDV Hồ Chí Minh trong hai

năm qua vì ngoài phí dịch vụ thu hộ thu được Công ty Điện Lực TP.HCM

(EVN-HCMC) trả, BIDV Hồ Chí Minh còn duy trì được số dư TGKKH nhất

định do EVN-HCMC mở tài khoản chuyên thu tiền điện tại BIDV Hồ Chí

Minh để thực hiện dịch vụ này. Theo số liệu thống kê, so với tổng doanh số

tiền điện mà BIDV Hồ Chí Minh thu hộ cho EVN-HCMC hàng tháng, số dư

bình quân EVN-HCMC duy trì trên tài khỏan chuyên thu tại BIDV Hồ Chí

Minh chiếm khoảng 60%. Đây là một con số hết sức có ý nghĩa, vì doanh số

tiền điện của EVN-HCMC thu hàng tháng rất lớn, nếu BIDV Hồ Chí Minh

phát triển tốt dịch vụ thu hộ tiền điện, mở rộng dịch vụ đến càng nhiều khách

hàng, thì số dư tiền gửi không kỳ hạn của EVN-HCMC càng cao, BIDV Hồ

Chí Minh càng thu được nhiều lãi (chênh lệch lãi).

- Dịch vụ chi hộ lương: Đây là một trong những dịch vụ mà BIDV Hồ Chí

Minh có thế mạnh. Với sự hỗ trợ của công nghệ, dịch vụ được hạch toán tự

Page 59: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

51

động, nhanh chóng nên được thị trường đánh giá cao về chất lượng dịch vụ.

Mặt khác, do BIDV đã kết nối trực tuyến trên toàn hệ thống, và kết nối song

phương với một số ngân hàng như NH Công Thương VN, NH Nông Nghiệp

và phát Triển Nông Thôn, Citibank...nên việc chi hộ lương của BIDV Hồ Chí

Minh đáp ứng đến tất cả tài khoản nhận lương thuộc trong và ngoài hệ thống

BIDV, đảm bảo chuyển tiền đến tài khoản cho khách hàng trong ngày trả

lương.

Hiện nay, trung bình hàng tháng, BIDV Hồ Chí Minh hạch toán chi hộ

lương, các loại thu nhập được trả như phí hoa hồng của đại lý khai thác bảo

hiểm, hoa hồng cộng tác viên của các công ty thu cước viễn thông...với tổng

số trên 20.000 tài khoản nhận lương (hoặc hoa hồng phí). Phát triển tốt dịch

vụ này, ngoài việc tăng thu phí dịch vụ (phí chi hộ lương) cho BIDV Hồ Chí

Minh, tiền gửi không kỳ hạn của BIDV Hồ Chí Minh sẽ có cơ hội tăng do

khách hàng nhận lương (hoa hồng phí) bao giờ cũng duy trì số dư nhất định

trên tài khoản tiền gửi không kỳ hạn. Kết quả khảo sát mức độ duy trì số dư

trên tài khỏan nhận lương của khách hàng (qua BIDV Hồ Chí Minh) cho thấy

so với tổng số tiền lương được nhận hàng tháng, khách hàng của BIDV Hồ

Chí Minh duy trì số dư trên tài khỏan với tỷ lệ trung bình khoảng 29,2%. Kết

quả khảo sát cũng cho thấy trong số khách hàng nhận lương của BIDV Hồ

Chí Minh, mức lương bình quân một khách hàng nhận được khoảng trên

5,6 triệu đồng một tháng, và số tiền duy trì bình quân trên tài khoản là hơn

1,62 triệu đồng. Như vậy, nếu càng phát triển dịch vụ chi hộ lương, BIDV Hồ

Chí Minh càng có cơ hội tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn.

- Dịch vụ chứng minh khả năng tài chính để làm thủ tục du học/xuất cảnh:

Với dịch vụ này, khi khách hàng có tài sản thế chấp, BIDV Hồ Chí Minh

sẽ cấp cho khách hàng một khoản tín dụng theo nhu cầu của họ, tuy nhiên

khoản tín dụng này khách hàng không rút tiền ra mà sẽ được giữ lại BIDV Hồ

Chí Minh dưới hình thức tiền gửi phong toả, trên cơ sở đó BIDV Hồ Chí

Page 60: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

52

Minh cấp giấy xác nhận khả năng tài chính cho khách hàng, bổ sung hồ sơ xin

du học hoặc thủ tục xuất cảnh du lịch. Đây là dịch vụ tương đối mới của

BIDV Hồ Chí Minh. Dịch vụ này chưa phát triển mạnh tại BIDV Hồ Chí

Minh, tuy nhiên cũng là một trong các dịch vụ được ban giám đốc quan tâm

phát triển. Ngoài ra, BIDV Hồ Chí Minh còn thực hiện dịch vụ xác nhận số

dư dưới hình thức phong toả tiền gửi có sẵn trong tài khoản của khách hàng

và xác nhận số dư cho họ làm thủ tục xin cấp Visa. Những dịch vụ này không

những mang lại phí dịch vụ cho NH, mà còn giúp giữ được nguồn tiền gửi từ

khách hàng cá nhân.

2.3.5.2 Tình hình phát triển dịch vụ tài khoản thanh toán (Tài khỏan tiền gửi không kỳ hạn):

ĐÔ THI TĂNG TRƯƠNG KHACH HANG MƠ TAI KHOAN THANH TOAN

-1.0002.0005.0008.000

11.00014.00017.00020.00023.00026.00029.00032.00035.000

SÔ LƯƠNG K

HAC

H HA

NG

0

500

1.000

1.500

2.000

2.500

3.000

TY Đ

ÔNG

Tông sô khach hang Sô khach hang CN Sô khach hang TC

Tông TG KKH TGKKH ca nhân TG KKH tô chưc

Tông sô khach hang 23.419 32.913 35.980

Sô khach hang CN 22.121 31.453 34.381

Sô khach hang TC 1.298 1.460 1599

Tông TG KKH 2.189 2.629 3.159

TGKKH ca nhân 165,08 281,19 542,5

TG KKH tô chưc 2.024 2.348 2.617

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Biểu đồ 2.4:Đồ thị thể hiện sự tăng trưởng dịch vụ huy động vốn đối với

tiền gửi không kỳ hạn tại BIDV Hồ Chí Minh từ năm 2005-2007

Nguồn: Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Hồ Chí Minh [3]

Kết quả trên cho thấy số lượng khách hàng có giao dịch tiền gửi thanh toán

và số dư tiền gửi không kỳ hạn có quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Số lượng khách

hàng càng mở tài khỏan càng nhiều, số dư tiền gửi không kỳ hạn (tổng số dư trên

tài khoản thanh toán) càng cao.

Page 61: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

53

Từ năm 2005 đến 2007, số lượng khách hàng mở tài khoản thnh toán liên tục

tăng. Trong đó một phần do BIDV ngày càng mở rộng loại hình dịch vụ NH. Bên

cạnh đó, chính sách lãi suất áp dụng cho tài khoản tiền gửi thanh toán ngày càng hấp

dẫn và linh hoạt hơn, và tiện ích từ tài khoản ngày càng được nâng cao.

2.3.5.3 Tình hình phát triển hoạt động dịch vụ thẻ ATM

Tình hình phát triển hoạt động dịch vụ thẻ BIDV-ATM tại chi nhánh trong 3

năm qua được thể hiện tại bảng 2.12.

Bảng số 2.11: Số lượng thẻ BIDV-ATM phát hành tại BIDV Hồ Chí Minh

Năm

2005

(số thẻ)

Năm

2006

(số thẻ)

Năm

2007

(số thẻ)

Tăng trưởng

năm 2006 so

với 2005

Tăng trưởng

năm 2007 so

vói 2006

Số thẻ phát hành 16,042 12,674 13,500 -20.99% 6.52%

Số thẻ luỹ kế 26,803 39,477 52,977 47.29% 34.20%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Hồ Chí Minh năm 2005,

2006, 9 tháng 2007[3]

Trong thời gian gần đây, ngày càng có nhiều NH trên địa bàn triển khai dịch

vụ thẻ ATM. Bên cạnh đó, sản phẩm thẻ của một số NH ngày càng được mở rộng

tiện ích giúp khách hàng thuận lợi trong việc hiện đại hoá hoạt động thanh toán

của mình. So với nhiểu NHTM trên địa bàn, chức năng sản phẩm thẻ của BIDV

kém phong phú hơn. Do vậy, BIDV Hồ Chí Minh rất khó khăn trong việc tìm

kiếm khách hàng mới đăng ký phát hành thẻ. Kết quả trong Bảng 2.12 cho thấy

trong năm 2006, tốc độ tăng trưởng phát hành thẻ âm 21%(-21%), giảm 3.368 thẻ

phát hành so với năm 2005. Trong năm 2007, qua triển khai chỉ thị 20/2007/CT-

Ttg của chính phủ về chi lương cho đối tượng nhận lương từ ngân sách qua NH,

BIDV Hồ Chí Minh tiếp thị thành công một số đơn vị nhận lương từ ngân sách. Kết

quả là số thẻ phát hành tăng hơn năm 2006, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng rất thấp,

chỉ 2%.

Page 62: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

54

2.3.5.4 Tình hình phát triển dịch vụ chi hộ lương: Bảng số 2.12: Kết quả hoạt động dịch vụ chi hộ lương từ năm 2005-2007

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Tăng trưởng

2006/2005 (%)

Tăng trưởng

2007/2006 (%)

Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ chi hộ lương(công ty/tổ chức)

65 72 98 10,77% 36,11%

Doanh số chi lương trong năm (tỷ đồng) 482 1057 1300 119,29% 22,99%

Phí dịch vụ (triệu đồng) 431 557 700 29,23% 25,67%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Hồ Chí Minh năm 2005,

2006, 9 tháng 2007[3]

Trong 3 năm qua, dịch vụ chi hộ lương của BIDV Hồ Chí Minh liên tục tăng

trưởng cả về số lượng khách hàng (tăng trưởng 11% trong năm 2006 và 36% trong

năm 2007) và doanh số thực hiện (tăng trưởng 119% trong năm 2006 và 23% trong

năm 2007). Hoạt động dịch vụ này mang lại nguồn thu phí dịch vụ đáng kể, đồng

thời giúp tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn cho BIDV Hồ Chí Minh.

2.3.5.5 Ý kiến của khách hàng về nhu cầu đối với dịch vụ ngân hàng hiện đại Qua thăm dò nhu cầu của khách hàng về dịch vụ ngân hàng hiện đại (kết quả

thăm dò thể hiện tại bảng 2.14) ta thấy:

+ Đối với dịch vụ rút tiền bằng thẻ ATM: đa số khách hàng đã sử dụng dịch vụ

này (90,6%). Trong số những người chưa sử dụng dịch vụ, 53% khách

hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ.

+ Đối với dịch vụ rút tiền, thanh toán bằng thẻ ATM qua các máy cà thẻ

(POS/EDC): đa số khách hàng chưa sử dụng dịch vụ này (80,4%). Lý do có

thể là họ chưa biết đến phương tiện thanh toán này hoặc những nơi khách

hàng mua sắm hàng hoá chưa lắp máy cà thẻ (POS) của BIDV. Trong số

Page 63: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

55

những người chưa sử dụng dịch vụ, có 22,2% khách hàng cho biết họ có

nhu cầu sử dụng dịch vụ này.

Bảng số 2.13 Kết quả thăm dò nhu cầu khách hàng về dịch vụ thanh toán hiện đại

Loại hình sản phẩm dịch vụ NH hiện đại Đã thực

hiện (1)

Chưa

thực

hiện (2)

Có nhu

cầu(a)

Không

có nhu

cầu(b)

Không

trả lời

(c)

RÚT TIỀN BẰNG THẺ ATM 90,61% 9,4% 52,9% 0,0% 47,1%

RÚ TIỀN,CK BẰNG QUA MÁY CÀ THẺ 19,64% 80,4% 22,2% 17,8% 60,0%

TTĐK TIỀN ĐIỆN QUA NH 34,82% 65,2% 51,6% 10,9% 37,5%

TTĐK TIỀN NƯỚC QUA NH 6,82% 93,2% 58,9% 11,0% 30,1%

TTĐK TIỀN ĐTDD QUA NH 15,12% 84,9% 77,8% 3,2% 19,0%

TTĐK TIỀN TH CÁP QUA NH 11,90% 88,1% 71,2% 13,6% 15,2%

TTĐK TIỀN ĐTCĐ QUA NH 7,89% 92,1% 80,6% 14,5% 4,8%

TTĐK PHÍ BH QUA NH 7,89% 92,1% 67,8% 10,2% 22,0%

TTĐK TIỀN INTERNET QUA NH 9,33% 90,7% 63,6% 16,4% 20,0%

TTĐK $THUÊ NHÀ QUA NH 4,48% 95,5% 85,1% 14,9% 0,0%

TỰ ĐÓNG $ (ĐIỆN,NƯỚC)QUA ATM 25,35% 74,6% 100,0% 0,0% 0,0%

TỰ ĐÓNG $ (ĐT) QUA ATM 15,94% 84,1% 82,6% 17,4% 0,0%

TỰ ĐÓNG $ (TH CÁP, INTERNET..)QUA ATM 11,94% 88,1% 84,8% 13,0% 2,2%

TỰ MUA THẺ TRẢ TRƯỚC QUA ATM 10,00% 90,0% 67,3% 14,3% 18,4%

Nguồn: Báo cáo thăm dò khách hàng đợt 2 năm 2007 của BIDV Hồ Chí Minh[4]

Ghi chú: Kết quả trong các cột (a), (b), (c) thể hiện tỷ trọng khách hàng chiếm

trong tổng số khách hàng chưa sử dụng dịch vụ .

+ Đối với dịch vụ uỷ quyền cho ngân hàng thanh toán định kỳ các chi phí điện,

nước, điện thoại di động, điện thoại cố định, truyền hình cáp, internet, phí

bảo hiểm nhân thọ, tiền thuê nhà: đa số khách hàng chưa sử dụng dịch vụ

(65% đến 96% khách hàng). Trong số họ, khi được hỏi về nhu cầu sử dụng,

đa số đều trả lời là có nhu cầu (khách hàng có nhu cầu chiếm tỷ lệ từ 52%

đến 85%).

+ Về dịch vụ đóng điện, nước, điện thoại, truyền hình cáp, internet, mua thẻ trả

trước qua máy ATM: trong những khách hàng được thăm dò ý kiến, số khách

hàng đã thực hiện các dịch vụ này chiếm tỷ trọng thấp (chỉ từ 12-25%).

Trong số những người chưa sử dụng các dịch vụ này, đa số cho biết họ có

Page 64: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

56

nhu cầu sử dụng các dịch vụ, đặc biệt là nhu cầu trả tiền điện qua ATM

(100% khách hàng chọn), tiếp theo là dịch vụ đóng tiền điện thoại và truyền

hình cáp và internet (85% khách hàng chọn).

2.4. ĐÁNH GIÁ VỀ DỊCH VỤ HUY ĐỘNG VỐN CỦA BIDV HỒ CHÍ MINH:

2.4.1. Giá cả/Lãi suất (Prices) Do bị chi phối bởi lãi suất trần tiền gửi mà Hiệp Hội ngân hàng qui định và lãi

suất mua vốn nội bộ của BIDV, BIDV Hồ Chí Minh có chính sách lãi suất huy động

thấp hơn so với một số NHTM trên địa bàn, đặc biệt là với tiền gửi VND. Số liệu về

lãi suất huy động VND thể hiện tại Bảng 2.5 cho thấy cùng kỳ hạn gửi 3 tháng hoặc

6 tháng, lãi suất huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh thấp hơn so với các

NHTMCP khoảng từ 1,26-1,32%/năm. Kỳ hạn 12 tháng cũng thấp hơn từ 0,84-

1,12%/năm. Như vậy khả năng cạnh tranh của BIDV Hồ Chí Minh trên phương diện

lãi suất huy động vốn VND kém, đặc biệt là kém hấp dẫn với những khách hàng có

số tiền gửi lớn. Vì theo chính sách lãi suất huy động của một số NHTMCP, khách

hàng có số tiền gửi lớn được hưởng biên độ lãi suất cộng thêm từ 0,15%-0,40%/năm

ngoài lãi suất huy động niêm yết.

2.4.2. Loại hình sản phẩm (Products) Hiện nay, BIDV Hồ Chí Minh có hầu hết sản phẩm huy động vốn như các

NHTM khác (được liệt kê và mô tả tại Phụ lục 3). Bên cạnh đó, BIDV Hồ Chí Minh

có một số sản phẩm tiền gửi đặc biệt, đó là tiền gửi Tiết kiệm Ổ Trứng Vàng (dành

cho cá nhân), và sản phẩm tiền gửi thanh toán hưởng lãi suất phân tầng theo số dư

(dành cho tổ chức). Tuy nhiên, so với thị trường, vẫn còn thiếu một số sản phẩm mà

thị trường có nhu cầu.

2.4.3. Chính sách xúc tiến bán hàng (khuyến mãi, quảng cáo-Promotion) Qua thăm dò một số khách hàng cá nhân và tổ chức trên địa bàn TP.HCM, họ

cho biết thương hiệu BIDV còn chưa quen thuộc với nhiều khách hàng. Một trong

các nguyên nhân là do hoạt động quảng bá thương hiệu của BIDV chưa mạnh, phạm

Page 65: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

57

vi quảng bá chưa rộng rãi. Hoạt động quảng bá thương hiệu ít được thực hiện qua

các kênh thông tin đại chúng như Tivi, báo chí, Banner đặt ngoài đường phố, nơi

công cộng...Bên cạnh đó, do bị giới hạn về ngân sách thực hiện các chương trình

quảng cáo trong mỗi năm, nên chi nhánh chưa thể tự thực hiện các chương trình

quảng bá thương hiệu có tính hiệu quả cao.

Nhiều chương trình khuyến mãi huy động vốn được thực hiện nhưng chưa thu

hút người gửi (ví dụ như chương trình Tiết kiệm Dự thường). Do yếu tố quan trọng

ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng – đó là lãi suất huy động – chưa

thật sự hấp dẫn.

2.4.4. Mạng lưới (kênh phân phối-Places) Với mạng lưới giao dịch của toàn hệ thống khá dày đặc, bao phủ khắp các tỉnh

thành, được kết nối trực tuyến gồm hơn 102 chi nhánh cấp 1 và 900 phòng và điểm

giao dịch, cộng thêm 700 máy ATM và gần 1.000 máy cà thẻ (POS) trên toàn quốc,

khách hàng có thể thuận tiện giao dịch dịch vụ huy động vốn của BIDV. Dự kiến

đến cuối năm 2008, BIDV còn tăng cường triển khai thêm mạng lưới giao dịch hiện

đại, nâng tổng số máy ATM lên khoảng 1.000 máy và đạt khoảng 3.000 máy POS,

nên khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền cho khách hàng còn tốt hơn nữa.

Riêng trên địa bàn TP.HCM, hiện có gần 60 địa điểm giao dịch gồm 8 chi

nhánh cấp I, 40 phòng giao dịch và 11 điểm giao dịch của BIDV. Ngoài ra, trên địa

bàn còn có gần 120 máy BIDV-ATM và rất nhiều máy cà thẻ đặt tại các siêu thị,

cao ốc, trung tâm mua sắm... Với mạng lưới phân phối như vậy, BIDV Hồ Chí Minh

là ngân hàng được khá nhiều khách hàng chọn lựa giao dịch tiền gửi.

2.4.5. Đánh giá khả năng cạnh tranh của BIDV Hồ Chí Minh trong dịch vụ huy động vốn

2.4.5.1 Về thị phần huy động vốn: Năm 2006, thị phần tiền gửi huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh chiếm

trong tiền gửi huy động vốn của địa bàn giảm 0,38% so với năm 2005. Trong năm

2006, thị phần huy động vốn của khối NHTMQD chiếm trong tiền gửi huy động

Page 66: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

58

vốn của địa bàn cũng giảm 4,6% so với năm 2005. Trong khối NHTMQD, thị phần

của BIDV Hồ Chí Minh chiếm 7,68% (năm 2005) giảm còn 7,61% (năm 2006),

được thể hiện tại bảng 2.15

Bảng số 2.14: Tình hình huy động vốn trên địa bàn TP.HCM năm 2005-2006

Năm 2005 Năm 2006 So sánh tăng

giảm

Giá trị Thị

phần Giá trị Thị

phần Tăng

trưởng Thị

phần

Tổng HĐV

(tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) (%) (%) 1.Địa bàn HCM 188.875,70 100% 285.502,90 100,00% 51,16% 0,00% 2. NHTMQD so với địa bàn TP.HCM

87.836,20 46,50% 119.653,30 42% 36,22% -4,60%

3.BIDV-HCMC 6.749,00 9.107,00 34,94%

So với địa bàn 3,57% 3,19% -0,38%

So với khối NHTMQD 7,68% 7,61% -0,07%

Nguồn: Niên giám thống kê 2007[5] , Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của

BIDV Hồ Chí Minh năm 2005, 2006, 9 tháng 2007[3]

Về tăng trưởng của nguồn vốn huy động năm 2006 so với 2005, tốc độ tăng

trưởng của BIDV Hồ Chí Minh là 34,94%, thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng của

địa bàn (tăng 51,16%) và thấp hơn so với khối NHTMQD (tăng 36,22%).

Bảng số 2.15 Tình hình huy động vốn địa bàn TP.HCM phân theo loại tiền tệ

Năm 2005 Năm 2006 So sánh tăng giảm

Giá trị Thị

phần Giá trị Thị

phần Tăng

trưởng Thị

phần

Huy động theo loại tiền tệ

(tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) (%) (%) 1. Địa bàn HCM 188.875,70 285.502,90

a.Huy động vốn VND 87.065,40 100% 125.256,10 100,00% 43,86% 0,00% b.Huy động vốn ngoại tệ 101.810,30 100% 160.246,80 100% 57,40% 0,00%

2.BIDV-HCMC so với địa bàn

a.Huy động vốn VND 5.040,00 5,79% 7.103,46 5,67% 40,94% -0,12%

b.Huy động vốn ngoại tệ 1.709,00 1,68% 2.003,54 1,25% 17,23% -0,43%

Nguồn: Niên giám thống kê 2007 [5] , Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của

BIDV Hồ Chí Minh năm 2005, 2006, 9 tháng 2007[3]

Page 67: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

59

Nếu phân tích theo loại tiền tệ huy động vốn, thị phần huy động vốn của BIDV

Hồ Chí Minh chiếm trong địa bàn trong năm 2006 giảm so với năm 2005 cả đối với

tiền gửi VND và tiền gửi ngoại tệ. Trong đó, thị phần tiền gửi ngoại tệ giảm mạnh

hơn. Tốc động tăng trưởng tiền gửi huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh (cả với

tiền gửi VND và ngoại tệ) thấp hơn so với tốc độ của thị trường, được thể hiện tại

bảng 2.16.

Tóm lại, thời gian gần đây, thị phần tiền gửi huy động vốn của BIDV Hồ Chí

Minh chiếm trong tiền gửi huy động của khối NHTMQD và chiếm so với tổng tiền

gửi huy động trên địa bàn TP.HCM ngày càng giảm sút. Bên cạnh đó, tốc độ tăng

trưởng của chi nhánh đối với tiền gửi huy động vốn thấp hơn so với khối NHTMQD

và địa bàn TP.HCM

2.4.5.2 Về công nghệ: Đối với bất kỳ một công ty, tổ chức nào đang hoạt động, thì công nghệ luôn là

một trong các tài nguyên quý giá vì nó tạo cơ sở hạ tầng và hỗ trợ cho công ty cả về

mặt hoạt động và mặt quản trị. Nhất là đối với ngành ngân hàng, khi mà sản phẩm

dịch vụ có tính vô hình và khó xác định, thì trình độ và khả năng đáp ứng yêu cầu

của công nghệ tạo nên chất lượng dịch vụ của ngân hàng. Đối với hoạt động huy

động vốn của BIDV nói chung và của BIDV Hồ Chí Minh nói riêng, chính sự thay

đổi và nâng cao về mặt công nghệ đã làm cho chất lượng sản phẩm huy động vốn

thay đổi đáng kể, đáp ứng nhiều nhu cầu của thị trường. Cụ thể là BIDV Hồ Chí

Minh cung cấp cho thị trường các sản phẩm tiền gửi có một tính năng vượt trội và

hiện đại như gửi một nơi-nhận nhiều nơi, tiền gửi được rút trước hạn nhiều lần, tiền

gửi hưởng lãi suất phân tầng, tiền gửi hưởng lãi suất bậc thang, tiền gửi hưởng lãi

suất theo thời gian thực gửi...

Với hệ thống công nghệ cũ của BIDV, các tính năng nêu trên hoặc không thực

hiện được, hoặc phải thực hiện thủ công, mất nhiều thời gian chờ đợi của khách

hàng và làm giảm năng suất lao động của nhân viên. Mặt khác, nếu không có các

tính năng vượt trội trên, sản phẩm tiền gửi không tạo được sự linh hoạt khi khách

Page 68: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

60

hàng có nhu cầu rút tiền, làm cản trở sự phát triển của dịch vụ huy động vốn. Trước

đây khách hàng không được rút trước hạn từng phần sổ tiết kiệm, khi cần tiền hoặc

phải cầm cố sổ tiết kiệm để vay, hoặc phải rút trước hạn toàn bộ số tiền đã gửi

(khách hàng bị mất lãi đã phát sinh trong thời gian thực gửi). Hoặc trước đây khách

hàng gửi tiền tại điểm giao dịch nào thì phải tất toán sổ ở nơi đó, không tạo sự thuận

lợi cho khách hàng như hiện nay.

Về mặt quản lý thông tin khách hàng, hệ thống dữ liệu hiện đại của BIDV hỗ

trợ việc cung cấp sản phẩm hiện đại cho khách hàng như in sao kê nhanh chóng,

kiểm tra số dư, kiểm tra phát sinh giao dịch tài khoản tiền gửi qua máy ATM, qua

tin nhắn Mobile-banking, qua dịch vụ Home-banking ...mà không cần đợi nhận

chứng từ về hoặc phải gọi điện thoại cho NH để kiểm tra .

Ngoài ra khi BIDV tham gia hệ thống Banknet-vn, khách khàng có tài khoản

tiền gửi ở một số NH (khác BIDV) vẫn có thể rút tiền, chuyển tiền qua các kênh

phân phối của BIDV như ATM và ngược lại khách hàng có thẻ BIDV-ATM có thể

rút tiền tại các máy ATM của các ngân hàng tham gia Banknet-vn. Hiện nay các NH

kết nối thành công Banknet-vn gồm BIDV, NH Công thương (ICB), NHTMCP Gòn

Công Thương (Saigonbank), NH Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn và

NHTMCP An Bình... Ngoài ra, khi công nghệ được nâng cấp, các kênh phân phối

của BIDV phục vụ được cho khách hàng của các ngân hàng nước ngoài như dịch vụ

chấp nhận thẻ quốc tế (Visa và Visa Plus+) tại máy BIDV-ATM và thẻ Visa tại máy

BIDV-POS.

Tuy nhiên, hiện nay các dịch vụ ngân hàng điện tử chưa phát triển mạnh cũng

là một điểm yếu của BIDV nói chung và của BIDV Hồ Chí Minh nói riêng trong

việc thu hút khách hàng mở tài khoản thanh toán, thu hút nguồn TIỀN GỬI không

kỳ hạn. Cụ thể như:dịch vụ Internet -banking chưa được triển khai. Dịch vụ

Mobile-banking (BSMS) chỉ mới dừng lại ở chức năng vấn tin. Máy BIDV-ATM

chỉ mới chấp nhận được thẻ BIDV-ATM, Visa và Visa Plus+ với chức năng thực

hiện chủ yếu là rút tiền mặt và chuyển khoản. Dịch vụ POS chỉ mới chấp nhận được

Page 69: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

61

thẻ BIDV-ATM và rhẻ Visa. Nguyên nhân là BIDV chậm hơn so với một số NHTM

khác trong việc đưa ra các sản phẩm dịch vụ hiện đại. Ngoài ra, sản phẩm ngân hàng

điện tử thiếu các chức năng mà thị trường đang có. Chính vì vậy khi triển khai, sản

phẩm kém hấp dẫn thị trường nên mức độ thành công không cao. Cụ thể như dịch

vụ ATM chưa thực hiện được chức năng thanh toán hoá đơn, dịch vụ BSMS chưa

có chức năng thanh toán, dịch vụ POS chưa chấp nhận thẻ quốc tế như Amex,

Master, JBC...

Trong bối cảnh hội nhập, khi thị trường Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều

các NH nước ngoài với trình độ công nghệ cao và sản phẩm dịch vụ hiện đại, hệ

thống công nghệ của BIDV phải nhanh chóng thay đổi, đáp ứng nhanh nhu cầu của

thị trường. Mặt khác, khi hội nhập, tính cạnh tranh trong hoạt động ngày càng gay

gắt, đòi hỏi nhà các quản lý phải nắm bắt tình hình hoạt động nhanh để sớm đưa ra

quyết định, vì vậy, đòi hỏi hệ thống công nghệ phải có chất lượng cao.

2.4.5.3 Về nguồn nhân lực: Cũng giống như công nghệ, nhân lực cũng là tài nguyên quý giá của ngành

NH, chất lượng nhân sự từ lãnh đạo cao nhất đến người ở vị trí thấp nhất đều tạo

nên sự thành công trong hoạt động của ngân hàng

Tuy nhiên, mặc dù có đội ngũ lao động dồi dào, nhưng đội ngũ giao dịch viên

của BIDV Hồ Chí Minh chưa được đào tạo bài bản về kỹ năng bán hàng và kỹ năng

chăm sóc khách hàng. Theo kết quả thăm dò ý kiến khách hàng tại Bảng 2.10 cho

thấy chỉ 83,04% khách hàng hài lòng với thái độ nhân viên trong giao dịch tiền gửi,

14% cho là bình thường và có 0,35% khách hàng chưa hài lòng. Đối với nhận xét

của khách hàng về tính chuyên nghiệp của nhân viên giao dịch, có 3,11% khách

hàng cho là nhân viên giao dịch chưa chuyên nghiệp. Nếu tính trên số lượng khách

hàng đang giao dịch tiền gửi khoảng 40.000 khách hàng, thì số khách hàng chưa hài

lòng là hơn 100 khách hàng. Đây là một con số đáng phải lưu ý, để tăng khả năng

cạnh tranh thì BIDV Hồ Chí Minh phải thoả mãn và làm hài lòng mọi khách hàng.

Page 70: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

62

Qua số liệu thể hiện tại bảng 2.1 về tình hình nhân sự của BIDV Hồ Chí Minh,

ta thấy mặc dù trong tổng số lao động, lao động thuộc cấp lãnh đạo chiếm khoảng

20%, nhưng tỷ trọng lao động có trình độ trên đại học chiếm chỉ dưới 10%, trong đó

khoảng 50% là chuyên viên. Như vậy, tỷ lệ lãnh đạo có trình độ trên đại học của

BIDV Hồ Chí Minh còn rất mỏng.

Bên cạnh đó, cơ chế tiền lương còn bình quân chủ nghĩa và bị khống chế theo

đơn giá qui định của nhà nước nên chưa kích thích nỗ lực tăng doanh số giao dịch

của từng giao dịch viên. Việc biến động nhân sự nhanh và nhiều làm ảnh hưởng đến

chất lượng nhân sự, chất lượng phục vụ khách hàng do người thay thế chưa nắm bắt

thông tin “vô hình“ của khách hàng (uy tín, cách giao dịch...) nên đôi khi đòi hỏi

khách hàng nhiều thông tin mà họ nghĩ trước đây NH đã biết, làm khách hàng

không hài lòng.

2.4.5.4 Về sức hấp dẫn so với các kênh huy động vốn cạnh tranh: Kết quả thể hiện tại Biểu đồ 2.9 và 2.10-Phụ lục 2 cho thấy khi đánh giá về

mức độ an toàn trong các kênh đầu tư tiền nhà rỗi, khách hàng cho là kênh đầu tư an

toàn nhất (ít rủi ro nhất) là gửi tiền vào NHTMQD, tiếp theo là gửi tiền vào

NHTMCP, tiếp theo là kênh bảo hiểm nhân thọ. Kênh đầu tư mà khách hàng cho là

có rủi ro cao nhất là đầu tư vào chứng khoán, tiếp theo là tự kinh doanh.

Ngược lại, khi hỏi ý kiến đánh giá của khách hàng về khả năng sinh lời (mang

lại lợi nhuận) của các kênh đầu tư, đa số khách hàng cho là kênh mang lại lợi nhuận

cao nhất là tự kinh doanh, tiếp theo là đầu tư vào chứng khoán, tiếp đến là gửi vào

NHTMCP. Kênh đầu tư khách hàng cho là mang lại ít lợi nhuận nhất là mua bảo

hiểm nhân thọ, rồi đến gửi vào NHTMQD.

Như vậy, với khách hàng là người không sợ rủi ro, họ có thể chọn kênh đầu tư

vào thị trường chứng khoán hoặc tự kinh doanh vì họ cho rằng nó mang lại lợi

nhuận cao nhất, mặc dù biết các kênh đầu tư này có rủi ro cao. Ngược lại, các khách

hàng không ưa thích rủi ro sẽ gửi tiền vào NHTMQD vì là kênh đầu tư an toàn nhất

(dù họ biết là khả năng sinh lời thấp nhất). Kết quả thăm dò thể hiện tại Biểu đồ

Page 71: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

63

2.15- Phụ lục 2 cho ta thấy nguy cơ nguồn tiền gửi tại BIDV Hồ Chí Minh có thể

dịch chuyển qua kênh huy động có tính an toàn thấp hơn nhưng sinh lời cao hơn

(theo đánh giá của khách hàng), đó là gửi tại NHTMCP. Trong đó, đa số khách hàng

chọn gửi tại ACB, Sacombank, Eximbank, Đông Á...

Ngoài nguy cơ bị cạnh tranh bởi sản phẩm huy động vốn của các NHTM khác

và của các kênh đầu tư như nêu trên, sản phẩm huy động vốn của BIDV Hồ Chí

Minh còn bị cạnh tranh bởi các sản phẩm thay thế (được mô tả chi tiết tại Phụ Lục

7). Sự sự tồn tại và phát triển của các sản phẩm thay thế góp phần làm giảm thị phần

tiền gửi huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh trong các năm qua.

2.4.6. Phân tích SWOT về dịch vụ huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh

2.4.6.1 Điểm mạnh (Strengths) + BIDV Hồ Chí Minh là chi nhánh hạng nhất của một trong bốn NHTMQD có quá

trình hình thành và phát triển lâu dài (trên 50 năm) và có qui mô hoạt động lớn

nhất hiện nay. Riêng chi nhánh BIDV Hồ Chí Minh đã có trên 30 năm hoạt động

nên có khả năng nắm bắt nhu cầu của khách hàng và đã xây dựng được nền tảng

khách hàng ổn định, đặc biệt có một số khách hàng là tổng công ty, tập đoàn lớn.

+ Thương hiệu BIDV đã được khẳng định trên thị trường, tạo thuận lợi cho chi

nhánh phát triển khách hàng mới.

+ So với nhiều NHTM khác, mạng lưới là một thế mạnh của hệ thống BIDV. Hiện

nay, mạng lưới của BIDV đã phủ khắp các tỉnh, thành trong cả nước, tạo thuận

lợi cho khách hàng trong giao dịch, kể cả khách hàng cá nhân và tổ chức, và

thuận lợi cho chi nhánh trong việc thực hiện các dịch vụ thu hộ, quản lý tài

khoản, dịch vụ liên kết thanh toán với các tổ chức tín dụng khác...

+ Nguồn lao động có trình độ cao, kinh nghiệm nghiệp vụ tốt, nắm bắt công việc

nhanh, thuận lợi cho BIDV Hồ Chí Minh triển khai dịch vụ huy động vốn mới.

+ Nền tảng công nghệ tốt, đáp ứng nhu cầu phát triển sản phẩm, dịch vụ hiện đại

có hàm lượng công nghệ cao. Hệ thống cơ sở dữ liệu được trực tuyến toàn hệ

Page 72: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

64

thống nên thuận tiện cho khách hàng giao dịch, tạo tính nổi trội của sản phẩm

tiền gửi (gửi một nơi-nhận nhiều nơi, rút trước hạn từng phần...)

+ Tài nguyên về vốn lớn, đáp ứng nhu hiện đại hoá công nghệ, mua sắm trang thiết

bị hiện đại, phục vụ việc phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại như ATM,

POS, máy nộp tiền tự động (CDM)...

+ Tạo được sự tin tưởng của khách hàng về thái độ phục vụ, về sự an toàn do là

NHTM thuộc Nhà nước quản lý. BIDV còn là NHTM đầu tiên của Việt Nam áp

dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000.

+ Là NHTM có thực hiện kiểm toán quốc tế liên tục 10 năm nay, góp phần tăng uy

tín với đối tác và khách hàng, nhất là các đối tác nước ngoài.

2.4.6.2 Điểm yếu (Weaks) + Hình thức sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn đa số còn là sản phẩm truyền thống, chưa

có sản phẩm đặc thù. Ngoài ra, BIDV Hồ Chí Minh thiếu một số sản phẩm mà

thị trường có nhu cầu (tiết kiệm bằng vàng, tiết kiệm tích luỹ, tiết kiệm đảm bảo

bằng ngoại tệ,...)

+ Lãi suất huy động (đặc biệt là với tiền gửi có kỳ hạn VND) thấp so với thị

trường.

+ Qui định về thủ tục giao dịch tiền gửi quá cứng nhắc, chưa linh hoạt nên chưa

tạo sự thoải mái tuyệt đối cho khách hàng giao dịch tiền gửi. Nhiều dịch vụ hỗ

trợ huy động tiền gửi còn nhiều thủ tục, khiến thời gian giao dịch chưa nhanh,

chưa làm hài lòng khách hàng.

+ Sản phẩm dịch vụ hiện đại giúp hỗ trợ huy động tiền gửi thanh toán (tiền gửi

không kỳ hạn) như dịch vụ Internet banking, ATM, Mobile-banking triển khai

chậm, không theo kịp nhu cầu thị trường (ví dụ thiếu chức thanh toán hoá đơn,

mua vé máy bay, vé tàu, mua thẻ trả trước qua ATM)

+ Công tác quảng bá sản phẩm dịch vụ nói chung và dịch vụ huy động vốn nói

riêng chưa mạnh. Chưa có đội ngũ Marketing chuyên nghiệp nên công tác quảng

Page 73: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

65

bá sản phẩm tiền gửi, sản phẩm dịch vụ hỗ trợ tiền gửi chưa bài bản, chưa hiệu

quả.

+ Nhân viên giao dịch chưa được đào tạo bài bản về công tác bán hàng và chăm

sóc khách hàng.

+ Đội ngũ cán bộ thiếu chuyên gia, tư vấn giỏi, được đào tạo bài bản từ nước

ngoài.

+ Hệ thống kênh phân phối của BIDV Hồ Chí Minh và các chi nhánh khác trên địa

bàn phân bổ chưa hợp lý, chủ yếu tập trung ở một số các quận khu vực nội thành

phố, và các quận trung tâm như quận 1, quận 3, quận 5..

2.4.6.3 Về cơ hội (Opportunities) + Việc Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực cho tất

cả các ngành trong nền kinh tế phát triển. Kinh tế càng phát triển, càng có nhiều

giao dịch thanh toán được thực hiện .Và BIDV có cơ hội phát triển dịch vụ khi

các doanh nghiệp, cá nhân thực hiện thanh toán qua ngân hàng.

+ BIDV sẽ bị cổ phần hoá trong tương lai. Việc cho các đối tác là NH nước ngoài

tham gia góp vốn vào BIDV sẽ là cơ hội giúp khả năng điều hành, quản trị của

BIDV sẽ có điều kiện cải thiện tốt hơn. Bên cạnh đó, việc tên tuổi BIDV được gắn

với một NH nước ngoài khi NH nước ngoài tham gia vào BIDV với tư cách cổ

đông, sẽ làm cho uy tín và vị thế của BIDV-HCMC trên thương trường quốc tế

được tăng lên. Khi đó BIDV sẽ có nhiều cơ hội hơn để hợp tác quốc tế nhằm phát

triển dịch vụ. Bên cạnh đó, BIDV sẽ có điều kiện học hỏi thêm từ đối tác về mặt

công nghệ, kinh nghiệm hoạt động dịch vụ cũng như kinh nghiệm quản trị điều

hành và quản lý và phát triển nguồn nhân lực.

+ Khi hội nhập quốc tế, các NH nước ngoài được thực hiện tất cả các hoạt động

huy động vốn tại Việt Nam. Để tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả huy động

vốn, các NH nước ngoài thường hợp tác với các NHTM Việt Nam (như BIDV)

để tận dụng lợi thế về nguồn nhân lực và mạng lưới rộng của NHTM Việt Nam ,

Page 74: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

66

như vậy BIDV-HCMC có cơ hội phát triển loại hình dịch vụ và tăng thu phí dịch

vụ.

+ Chỉ thị 20/2007/CT-TTg về trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng

lương từ ngân sách nhà nước đã được Thủ tướng chính phủ ký ngày 24/08/2007.

Trong đó việc thực hiện chi lương cho đối tượng hưởng lương ngân sách qua

ngân hàng tại địa bàn TP.HCM sẽ được thực hiện từ đầu năm 2008 [8], là một cơ

hội cho BIDV Hồ Chí Minh phát triển dịch vụ chi hộ lương và một số dịch vụ

khác đối với các đơn vị, cơ quan hưởng lương ngân sách và người lao động của

các đơn vị này.

+ Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC về việc ban hành Quy chế tổ chức và họat động

công ty chứng khóan đã được Bộ Tài chính ký ngày 24/04/2007. Trong đó chức

năng “quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng (nhà đầu tư chứng

khóan)” được quy định tại khỏan 1, điều 32, mục 1, chương V như sau [2]:

a) Công ty chứng khoán phải quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán của

khách hàng tách biệt khỏi tiền của chính công ty chứng khoán. Công ty

chứng khoán không được trực tiếp nhận tiền giao dịch chứng khoán của

khách hàng;

b) Khách hàng của công ty chứng khoán phải mở tài khoản tiền tại ngân hàng

thương mại do công ty chứng khoán lựa chọn…

Như vậy BIDV Hồ Chí Minh có cơ hội phát triển dịch vụ mới – dịch vụ quản

lý tài khỏan tiền gửi của nhà đầu tư chứng khóan. Trong dịch vụ này, BIDV-HCMC

sẽ thay mặt các Công ty chứng khóan phục vụ khách hàng của họ qua nghiệp vụ mở

tài khỏan và nhận tiền gửi chứng khoán của nhà đầu tư. Với công nghệ hiện đại, kết

nối trực tuyến trên toàn hệ thống, các công ty chứng khóan có thể kiểm tra số dư

tiền gửi nhà đầu tư một cách nhanh chóng và dễ dàng qua chương trình

BIDV@Sercurities, dù nhà đầu tư mở tài khỏan tại bất cứ BIDV nào trên toàn quốc.

Phát triển tốt dịch vụ này, BIDV Hồ Chí Minh có cơ hội tăng nguồn tiền gửi không

kỳ hạn.

Page 75: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

67

2.4.6.4 Về nguy cơ/thách thức (Threats) + Thị trường sẽ ngày càng có nhiều nhà cung cấp dịch vụ NH tham gia, làm cho sự

cạnh tranh trong hoạt động NH ngày càng gay gắt. Khi đó thị phần dịch vụ của

các ngân hàng sẽ bị chia sẻ cho các ngân hàng có lợi thế mạnh về công nghệ, sản

phẩm hiện đại, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Và BIDV Hồ Chí Minh

không thể tránh khỏi việc giảm thị phần cho các của ngân hàng nước ngoài vì họ

có nhiều thế mạnh hơn về các sản phẩm dịch vụ hiện đại có hàm lượng công

nghệ cao như dịch vụ thẻ và dịch vụ e-banking.

+ Nhiều tập đoàn kinh tế, công ty lớn trong nước tự thành lập công ty tài chính,

ngân hàng để phục vụ các giao dịch tài chính cho nội ngành, làm giảm cơ hội

phục vụ khách hàng của BIDV.

+ Kênh huy động vốn phi ngân hàng ngày càng phong phú. Bao gồm Tiết kiệm

Bưu điện, thị trường chứng khoán (tập trung và phi tập trung), thị trường nhà

đất...

+ Việc biến động nguồn nhân lực xảy ra thường xuyên, nhất là nguồn nhân lực có

chất lượng cao vì với sự ra đời của các NHTMCP và các NH nước ngoài, NH

liên doanh, nhu cầu về nhân sự cấp quản lý của thị trường sẽ tăng. BIDV Hồ Chí

Minh cũng không tránh khỏi việc “chảy máu chất nguồn nhân lực” diễn ra.

+ Thủ tục giao dịch không linh hoạt theo thị trường, gây mất nhiều thời gian giao

dịch sẽ khiến BIDV Hồ Chí Minh mất dần lượng khách hàng khó tính mà họ đòi

hỏi ngân hàng phải là người thực hiện hầu hết các thủ tục giao dịch thay cho họ

nếu ngân hàng đã bán dịch vụ để thu phí dịch vụ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Chương II đã nêu lên những kết quả hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt

động huy động vốn nói riêng của BIDV Hồ Chí Minh đạt được trong 3 năm qua.

Đồng thời cũng phân tích rõ thực trạng về thế mạnh và điểm yếu của BIDV Hồ Chí

Page 76: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

68

Minh trong dịch vụ huy động vốn trên cơ sở phân tích những kết quả đạt được trong

dịch vụ huy động vốn, những dịch vụ hỗ trợ huy động vốn và qua kết quả thăm dò ý

kiến khách hàng.

Qua đó chúng ta thấy hoạt động dịch vụ huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh

bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Trong đó những yếu tố khách quan gồm hệ thống

các văn bản chi phối chính sách lãi suất huy động vốn, sự ra đời và phát triển của

những sản phẩm thay thế có mặt trên thị trường... Những yếu tố chủ quan gồm chất

lượng nhân sự, chính sách huy động vốn (lãi suất, mạng lưới, chương trình khuyến

mãi), các họat động quảng bá thương hiệu, chức năng và tiện ích của sản phẩm dịch

vụ hỗ trợ huy động vốn....

Các phân tích SWOT liên quan dịch vụ huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh

vào cuối chương II đã tóm tắt điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của BIDV

Hồ Chí Minh đối với hoạt động dịch vụ huy động vốn trong tình hình cạnh tranh

hiện nay và trong quá trình hội nhập tương lai. Đồng thời với các phân tích SWOT,

kết quả thăm dò nhu cầu dịch vụ của khách hàng là cơ sở để tác giả đưa ra các giải

pháp nhằm phát triển dịch vụ huy động vốn cho BIDV Hồ Chí Minh trong chương

III.

Page 77: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

69

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ

PHÁT TRIỂN TP.HCM 3.1. DỰ BÁO VỀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ HUY

ĐỘNG VỐN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

3.1.1. Cạnh tranh ngày càng gay gắt trong ngành đối với dịch vụ huy động vốn Hiện nay, nhiều NHTMCP Việt Nam đang ráo riết thực hiện các thủ tục để

theo kịp lộ trình tăng vốn đáp ứng qui định về vốn pháp định (theo nghị định

141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính Phủ về danh mục vốn pháp

định của tổ chức tín dụng thể hiện tại phụ lục 6). Sau khi tăng vốn theo lộ trình, để

đảm đảm bảo hiệu quả hoạt động, ngăn chặn sự sụt giảm chỉ số EPS, các NHTMCP

đang tích phát triển mạng lưới nhiều hơn nữa để tăng thị phần hoạt động. Năng lực

cạnh tranh của các NH này sẽ tăng khi mạng lưới được phát triển thêm.

Bên cạnh đó, khi nền kinh tế Việt Nam mở cửa và hội nhập, các NH nước

ngoài sẽ tham gia vào thị trường tài chính Việt Nam trong một môi trường bình

đẳng với các NHTM trong nước theo lộ trình đã được xác định. Các chi nhánh NH

nước ngoài sẽ ngày càng xuất hiện nhiều hơn trên địa bàn kinh tế năng động như

TP.HCM .Với các thế mạnh về năng lực tài chính, kinh nghiệm hoạt động, trình độ

quản lý, khả năng công nghệ về, đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực tốt, các NH

nước ngoài này sẽ làm cho sự cạnh tranh trong hoạt động NH trên địa bàn trở nên

gay gắt hơn, đặc biệt là trong dịch vụ huy động vốn, khi các giới hạn về huy động

tiền gửi đối với NH nước ngoài được gỡ bỏ. Ngoài ra, các NH nước ngoài có kinh

nghiệm và uy tín hơn so với các NHTM Việt Nam trong dịch vụ thẻ, do vậy họ sẽ

chiếm thị phần thẻ tốt hơn, thu hút nhiều khách hàng mở tài khoản thẻ hơn.

3.1.2. Đa dạng hóa các nhu cầu của khách hàng về dịch vụ tiền gửi. Khi có sự phát triển và đổi mới của nền kinh tế và xã hội trong quá trình hội

nhập, sẽ có nhiều nhu cầu mới về sản phẩm và dịch vụ tài chính, trong đó có sản

Page 78: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

70

phẩm tiền gửi của NH. Với mỗi khách hàng khác nhau, sẽ có những nhu cầu khác

nhau về dịch vụ NH, đòi hỏi các NH không ngừng cải tiến nhằm đa dạng hoá sản

phẩm, đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của khách hàng.

3.1.3. Thay đổi tỷ trọng của nhóm khách hàng huy động vốn. Trong điều kiện hội nhập, các NH thành công trong việc hiện đại hoá hoạt

động, cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm dịch vụ mang hàm lượng công nghệ

hiện đại, tỷ trọng hoạt động đến đối tượng khách hàng trẻ như sinh viên, khách hàng

cá nhân trẻ và các doanh nghiệp mới thành lập sẽ tăng. Kết quả là tỷ trọng tiền gửi

thanh toán của nhóm khách hàng này có xu hướng tăng.

Do đối tượng khách hàng trẻ thường muốn thể hiện phong cách hiện đại bằng

cách sử dụng các sản phẩm dịch vụ hiện đại, hàm chứa yếu tố công nghệ như thẻ

ATM, Mobile-banking, Internet-banking, POS và mua bán chứng khoán, nên sẽ mở

tài khoản thanh toán tại NH. Với doanh nghiệp trẻ, sẽ chọn giao dịch với NH cung

cấp nhiều dịch vụ hiện đại, có nhiều thuận lợi trong giao dịch, chất lượng dịch vụ

cao, một mặt để hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ đạt hiệu quả cao nhất, mặt

khác đánh bóng được thương hiệu khi liên kết với các NH hiện đại và có uy tín.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA BIDV HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI GIAN TỚI

3.2.1. Giải pháp về chính sách huy động vốn (giá, sản phẩm) o Đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ huy động vốn.

Qua phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn thời gian qua và qua kết quả

thăm dò ý kiến khách hàng về hoạt động dịch vụ huy động vốn của BIDV Hồ Chí

Minh, ta thấy được nguy cơ giảm thị phần huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh là

rất cao. Nguyên nhân bị giảm thị phần là do lãi suất huy động kém cạnh tranh so với

NHTM khác và sản phẩm tiền gửi chưa phong phú. Bên cạnh đó, sản phẩm tiền gửi

của BIDV Hồ Chí Minh còn bị cạnh tranh bởi nhiều sản phẩm thay thế có mặt trên

thị trường ngày càng nhiều.

Để giảm thiểu rủi ro bị giảm thị phần huy động vốn, BIDV Hồ Chí Minh cần

Page 79: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

71

áp dụng chiến lược W-T (hạn chế những điểm yếu để giảm thiểu nguy cơ). Cụ thể là

phải đa dạng hóa danh mục sản phẩm huy động vốn để giảm nguy cơ bị mất hoặc

giảm thị phần, ngăn ngừa tình trạng khách hàng rút tiền gửi ra khỏi BIDV Hồ Chí

Minh để đầu tư vào những sản phẩm mà NHTM khác cung cấp.

Để thực hiện được chiến lược trên, BIDV Hồ Chí Minh phải thường xuyên

nghiên cứu nhu cầu của khách hàng và nắm bắt tình hình phát triển dịch vụ huy

động vốn trên thị trường. Từ đó đưa ra các sản phẩm tiền gửi có tính nổi trội, phù

hợp nhu cầu thị trường để thu hút khách hàng, giữ ổn định hoặc tăng thị phần huy

động vốn. Việc phát triển loại hình dịch vụ huy động vốn phải được thực hiện cho

cả tiền gửi bằng đồng Việt Nam và cả các loại ngoại tệ, cho khách hàng cá nhân và

cả khách hàng tổ chức.

Cụ thể trước mắt, BIDV Hồ Chí Minh cần nhanh chóng nghiên cứu, đề xuất

Hội Sở chính bổ sung vào danh mục sản phẩm dịch vụ tiền gửi các sản phẩm mà thị

trường đang có nhu cầu. Sản phẩm cần bổ sung gồm Tiết kiệm tích luỹ và Tiền gửi

VND đảm bảo bằng ngoại tệ.

Trong tương lai, khi đáp ứng được một số điều kiện về nhân sự (cán bộ trực

tiếp thực hiện nghiệp vụ và cán bộ điều hành chính sách kinh doanh vàng) và kỹ

thuật, BIDV Hồ Chí Minh nên đề xuất Hội Sở chính cho triển khai thêm sản phẩm

tiết kiệm Vàng vì sản phẩm này hiện cũng rất được thị trường quan tâm.

o Triển khai thường xuyên hơn các hình thức huy động vốn qua phát hành

giấy tờ có giá.

Qua kết quả phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn của BIDV Hồ Chí

Minh tại chương II, ta thấy tỷ trọng khách gửi tiền tại BIDV Hồ Chí Minh dưới các

hình thức mua giấy tờ có giá vẫn còn rất thấp. Nguyên nhân có thể do khách hàng ít

biết BIDV Hồ Chí Minh có huy động hình thức tiền gửi này. Vì vậy, để phát triển

loại hình tiền gửi này, BIDV Hồ Chí Minh cần đề xuất với Hộ Sở chính hoặc phối

hợp với các chi nhánh BIDV trên địa bàn thực hiện chương trình quảng bá rộng rãi

mỗi khi phát hành.

Page 80: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

72

Bên cạnh đó, hiện nay các sản phẩm giấy tờ có giá của chi nhánh có một số đặc

điểm chưa hấp dẫn hoặc chưa đáp ứng nhu cầu khách hàng. Đó là thời gian huy

động ngắn (kỳ phiếu hoặc chưng chỉ tiền gửi ngắn hạn), không được tự động quay

vòng tiền gốc khi đáo hạn và tiền lãi khi đáo hạn không được chuyển vào tài khoản

tiền gửi không kỳ hạn. Trong khi đó, sản phẩm tiết kiệm thông thường có thể được

quay vòng tự động, lãi có thể được nhập vào gốc để quay vòng hoặc chuyển vào tài

khoản tiền gửi không kỳ hạn để sinh lời tiếp nếu khách hàng chưa rút ra khi đáo

hạn. Do nhược điểm trên, khiến một số khách hàng không ưa thích lựa chọn mua

giấy tờ có giá do BIDV hoặc BIDV Hồ Chí Minh phát hành.

Để bù đắp cho các nhược điểm trên của giấy tờ có giá, BIDV Hồ Chí Minh cần

lưu ý xây dựng chính sách lãi suất hợp lý để thu hút khách hàng. Bao gồm lãi suất

huy động và lãi suất chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá. Để tạo sự hấp dẫn khách

hàng, lãi suất huy động phải cao hơn so với sản phẩm tiền gửi tiết kiệm thông

thường và có tính cạnh tranh so với sản phẩm tiền gửi của các NHTM khác. Đồng

thời, lãi suất khi chiết khấu, cầm cố phải thấp hơn so với cầm cố Sổ tiết kiệm.

o Hợp tác với các doanh nghiệp có kế hoạch phát hành trái phiếu hoặc cổ

phiếu.

Hiện nay, nguy cơ sụt giảm thị phần huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh

còn do một nguyên nhân khách quan khác, đó là ngày càng có nhiều công ty, doanh

nghiệp huy động nguồn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh thông qua việc

phát hành trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp (là những sản phẩm thay thế sản phẩm

tiền gửi của BIDV Hồ Chí Minh), khiến cho tiền nhàn rỗi của dân cư và tổ chức

được di chuyển từ NHTM (trong đó có BIDV Hồ Chí Minh) sang các kênh đầu tư

này.

Để phát triển nguồn tiền gửi huy động vốn, BIDV Hồ Chí Minh có thể áp dụng

chiến lược S-T (chiến lược phát huy những điểm mạnh để hạn chế những nguy cơ

và thiệt hại trong quá trình cạnh tranh). Cụ thể, là BIDV Hồ Chí Minh cần triển khai

hợp tác với các doanh nghiệp phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu doanh nghiệp để

Page 81: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

73

thực hiện dịch vụ tư vấn và bảo lãnh phát hành. Trước mắt, tìm kiếm cơ hội hợp tác

với các doanh nghiệp hiện đang có quan hệ giao dịch với BIDV Hồ Chí Minh. Sau

đó, có thể mở rộng phát triển ra tất cả doanh nghiệp khác có nhu cầu hợp tác.

Khi tham gia làm đại lý tổ chức phát hành trái phiếu cho doanh nghiệp, BIDV

Hồ Chí Minh có thể tăng được tiền gửi của khách hàng (do tiền gửi nhà đầu tư mua

trái phiếu hoặc cổ phiếu doanh nghiệp được chuyển tiền vào tài khoản của doanh

nghiệp mở tại BIDV Hồ Chí Minh). Đồng thời tăng nguồn thu phí dịch vụ tư vấn

phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu doanh nghiệp.

Việc thực hiện chiến lược này của BIDV Hồ Chí Minh có nhiều thuận lợi. Do

đã có mối quan hệ giao dịch với khách hàng, BIDV Hồ Chí Minh có thể nắm các

thông tin liên quan đến việc phát hành trái phiếu của khách hàng nên nắm bắt nhanh

cơ hội tìm đến khách hàng để hợp tác. Ngoài ra, việc đã có quan hệ tạo thuận lợi

cho việc thuyết phục khách hàng chọn lựa BIDV Hồ Chí Minh để hợp tác phát

hành. Bên cạnh đó, mạng lưới rộng được kết nối trực tuyến của BIDV, nhà đầu tư

có thể nộp tiền mua trái phiếu qua bất kỳ điểm giao dịch nào của hệ thống BIDV.

Đây cũng là yếu tố thuận lợi tác động đến việc doanh nghiệp lựa chọn BIDV Hồ Chí

Minh để hợp tác.

Lợi thế khác là BIDV là có đơn vị thành viên là công ty chứng khoán Ngân

hàng Đầu tư (Công ty BSC). Với kinh nghiệm là một trong các Công ty chứng

khoán đầu tiên của Việt Nam có mặt trên thị trường, BSC đã tư vấn niêm yết cho

nhiều doanh nghiệp, nên có thể hỗ trợ doanh nghiệp phát hành thực hiện việc niêm

yết trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, tăng tính thanh khoản cho

trái phiếu doanh nghiệp và tạo được sự hấp dẫn cho trái phiếu doanh nghiệp với nhà

đầu tư.

o Thực hiện giải pháp đẩy mạnh huy động vốn thông qua phát triển dịch vụ

hỗ trợ tài khoản thanh toán

Hiện nay, để tăng nguồn tiền gửi huy động, BIDV Hồ Chí Minh chỉ tập trung

thực hiện các chương trình xúc tiến bán hàng đối với sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn

Page 82: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

74

như khuyến mãi hoặc quảng cáo. Tuy nhiên do hạn chế về lãi suất, các chương trình

xúc tiến bán hàng này không mang lại hiệu quả cao - nguồn tiền gửi huy động tăng

không đáng kể, hiệu quả của chương trình khuyến mãi chủ yếu dừng lại ở mức giữ

chân được một số khách hàng muốn rút tiền gửi đi khỏi BIDV Hồ Chí Minh. BIDV

Hồ Chí Minh chưa lưu ý phát triển nguồn tiền gửi không kỳ hạn.

Để vừa tăng nguồn tiền gửi, vừa đảm bảo hiệu quả huy động vốn cao nhất

(chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra cao), BIDV Hồ Chí Minh cần điều chỉnh chiến

lược hoạt động. Đó là đẩy mạnh phát triển dịch vụ thanh toán và các dịch vụ hỗ trợ

đối với khách hàng có tài khoản tiền gửi thanh toán. Cụ thể là các dịch vụ như thanh

toán tự động, dịch vụ quản lý tài khoản, dịch vụ thẻ ATM...Thực hiện hoạt động này

nghĩa là BIDV Hồ Chí Minh đang đi theo chiến lược S-O (phát huy thế mạnh hiện

có để tận dụng cơ hội phía trước). Nếu chiến lược được thực hiện tốt, khách hàng

mở tài khoản thanh toán tăng, BIDV Hồ Chí Minh sẽ phát triển được nguồn tiền gửi

giá rẻ.

Thế mạnh của BIDV Hồ Chí Minh là mạng lưới rộng, các điểm giao dịch được

kết nối trực tuyến, chính sách lãi suất đối với sản phẩm tiền gửi không kỳ hạn linh

hoạt và hấp dẫn hơn thị trường. Thế mạnh này mang lại nhiều lợi ích và sự thuận lợi

cho khách hàng khi thực hiện giao dịch từ tài khoản thanh toán. Do vậy, BIDV Hồ

Chí Minh cần dựa vào thế mạnh này trong để tiếp thị khách hàng, thuyết phục họ

mở tài khoản để sử dụng dịch vụ nêu trên qua BIDV Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, để thuyết phục khách hàng mở tài khoản thanh toán để thực hiện

các giao dịch nêu trên trong điều kiện cạnh tranh về dịch vụ ngày càng gay gắt,

BIDV Hồ Chí Minh cần thực hiện chính sách khuyến mãi đối với khách hàng có tài

khoản thanh toán, ví dụ như miễn giảm phí phát hành thẻ, phí thường niên, phí giao

dịch, tặng quà cho khách hàng mở tài khoản thanh toán, khách hàng có doanh số

tiền gửi cao...

Khi các chương trình phát triển dịch vụ hỗ trợ tài khoản thanh toán được thực

hiện tốt, đồng thời các chương trình kích cầu sản phẩm tài khoản thanh toán hấp dẫn

Page 83: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

75

khách hàng, BIDV Hồ Chí Minh có thể vừa tăng thu được phí dịch vụ, vừa tăng

nguồn tiền gửi không kỳ hạn.

o Phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại. Liên kết với các nhà cung cấp

dịch vụ (viễn thông, bảo hiểm..) để phát triển dịch vụ thu hộ

Qua phân tích kết quả thăm dò ý kiến khách hàng, ta thấy nhu cầu của khách

hàng là rất cao đối với dịch vụ thanh toán hiện đại. Vì vậy để phát triển khách hàng

mở tài khoản thanh toán, BIDV Hồ Chí Minh cần phối hợp với Hội sở chính để

nhanh chóng phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại (trả tiền điện, nước, điện

thoại, mua thẻ trả trước... qua ATM).

Bên cạnh đó BIDV Hồ Chí Minh cần phát huy thế mạnh là ngân hàng có mạng

lưới rộng, đẩy mạnh việc liên kết các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, bảo

hiểm...để phát triển dịch vụ thu hộ cước hoặc phí, dịch vụ thanh toán định kỳ qua hệ

thống BIDV. Dịch vụ này nếu phát triển tốt không những mang lại nguồn thu phí

dịch vụ cho cả hệ thống, mà còn giúp tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn. Vì các nhà

cung cấp dịch vụ khi thu hộ qua BIDV (do BIDV Hồ Chí Minh làm đầu mối), họ sẽ

mở tài khoản chuyên thu cước tại BIDV Hồ Chí Minh.

Mặt khác, nếu phát triển tốt các dịch vụ thanh toán nói trên, nhiều khách hàng

cá nhân sẽ mở tiền gửi không kỳ hạn tại BIDV Hồ Chí Minh để thực hiện dịch vụ

thanh toán định kỳ cước viễn thông, bảo hiểm... Khi đó, BIDV Hồ Chí Minh không

chỉ duy trì được tiền gửi không kỳ hạn của nhà cung cấp dịch vụ, mà còn tăng được

nguồn tiền gửi không kỳ hạn của các cá nhân mở tài khoản thanh toán để sử dụng

dịch vụ thanh toán định kỳ.

o Phát triển dịch vụ thẻ quốc tế.

BIDV Hồ Chí Minh cần đề xuất BIDV nhanh chóng cải tiến sản phẩm thẻ,

nhằm phục vụ khách hàng trong nước có nhu cầu khi đi nước ngoài. Cụ thể, BIDV

cần liên kết với các tổ chức quốc tế như Visa, Master, Amex... để phát hành thẻ ghi

nợ. Vì hiện nay nhu cầu đi du lịch, học tập và làm việc tại nước ngoài của người

Việt Nam tăng, khi đó nhu cầu rút tiền, thanh toán bằng thẻ ATM tại nước ngoài là

Page 84: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

76

nhu cầu thiết yếu.

Phát triển dịch vụ này, BIDV Hồ Chí Minh vừa phát triển được dịch vụ thẻ,

vừa tăng tính thuyết phục khách hàng trong việc mở tài khoản thanh toán để phát

hành thẻ ATM, hỗ trợ huy động được nguồn tiền gửi không kỳ hạn.

o Đẩy mạnh việc phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối, chuyển tiền quốc tế

BIDV Hồ Chí Minh cần tìm kiếm các NH đại lý, các tổ chức chuyển tiền quốc

tế.... để liên kết để đẩy mạnh nguồn ngoại tệ chuyển về Việt Nam. Khi khách hàng

nhận kiều hối tại BIDV Hồ Chí Minh, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam có

thể thuyết phục khách hàng gửi tiền tại BIDV Hồ Chí Minh.

Đồng thời, để thuyết phục khách hàng cá nhân mở tài khoản tại BIDV Hồ Chí

Minh, BIDV Hồ Chí Minh cần thực hiện các chiến dịch khuyến mãi để khuyến

khích người nhận tiền tại Việt Nam hướng thân nhân ở nước ngoài chuyển tiền về

qua BIDV Hồ Chí Minh. Ví dụ như thực hiện chiến dịch nhận kiều hối qua thẻ

BIDV-ATM được giảm hoặc miễn phí báo có, nhận kiều hối qua tài khoản tiền gửi

được tham gia các chương trình tặng quà....

o Xây dựng chính sách phí dịch vụ hợp lý.

Để thu hút khách hàng, BIDV Hồ Chí Minh cần xây dựng chính sách phí có

tính cạnh tranh so với thị trường. Bao gồm phí chuyển tiền, phí dịch vụ ATM, phí

dịch vụ thu hộ, phí quản lý tài khoản...

Ngoài ra, để giữ khách hàng thực hiện nhiều giao dịch, BIDV Hồ Chí Minh

cần xây dựng những gói dịch vụ dành cho khách hàng (cá nhân và tổ chức) trên

nguyên tắc khách hàng càng có nhiều quan hệ dịch vụ với BIDV Hồ Chí Minh, càng

được mua sản phẩm dịch vụ của BIDV Hồ Chí Minh với mức phí ưu đãi. Nếu phí

của từng gói dịch vụ hợp lý và hấp dẫn, BIDV Hồ Chí Minh dễ dàng thu hút ngày

càng nhiều khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán.

Bên cạnh đó, để thu hút khách hàng mở tài khoản giao dịch tại BIDV Hồ Chí

Minh, chính sách phí chuyển tiền cần xem xét đến việc giảm phí chuyển tiền nếu

Page 85: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

77

khách hàng chuyển từ tài khoản tại BIDV Hồ Chí Minh.

o Tìm kiếm các công ty chứng khoán để liên kết dịch vụ.

Công nghệ hiện đại giúp Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam xây dựng

thành công sản phẩm BIDV@Security. Sản phẩm này nhằm đáp ứng nhu cầu triển

khai Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC về việc ban hành Quy chế tổ chức và họat

động công ty chứng khóan. Như đã phân tích tại chương II, theo quyết định số 27

qui định thì chức năng quản lý tài khoản tiền gửi để giao dịch chứng khoán của nhà

đầu tư sẽ được chuyển qua ngân hàng.

Nắm bắt cơ hội này, BIDV Hồ Chí Minh cần tích cực tiếp thị khách hàng là

các công ty chứng khoán để thuyết phục họ hợp tác với BIDV Hồ Chí Minh, đồng

thời thực hiện các chiến dịch quảng bá cho nhà đầu tư về việc BIDV Hồ Chí Minh

có triển khai mở tài khoản tiền gửi để giao dịch chứng khoán. Thời gian đầu, để thu

hút khách hàng, cần xây dựng chính sách miễn phí dịch vụ cho các công ty chứng

khoán vì nếu hợp tác thành công với các công ty chứng khoán, BIDV Hồ Chí Minh

có thể thông qua họ để thuyết phục nhà đầu tư mở tài khoản tiền gửi tại BIDV Hồ

Chí Minh. Nếu triển khai thành công, BIDV Hồ Chí Minh sẽ thu hút được nguồn

tiền gửi mà nhà đầu tư duy trì trong tài khoản tiền gửi tại BIDV Hồ Chí Minh.

3.2.2. Giải pháp về phát triển khách hàng o Tập trung tiếp thị sản phẩm tiền gửi đến các đối tượng khách hàng tiềm năng.

Khách hàng tiềm năng là khách hàng có nguồn thu nhập để gửi tiết kiệm. Qua

khảo sát cơ cấu khách hàng giao dịch tiền gửi tại báo cáo thăm dò (tại Phụ lục 2), ta

thấy khách hàng tiềm năng có thể là những người đang có việc làm hoặc những

người tự kinh doanh, những đối tượng từ 22 đến 55 tuổi. BIDV Hồ Chí Minh cần

thực hiện phân khúc thị trường, đẩy mạnh tiếp thị đến những khách hàng tiềm năng

này để phát triển nguồn tiền gửi của cá nhân.

o Liên kết với các khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức khác để triển khai phương

thức bán chéo sản phẩm.

Page 86: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

78

Khách hàng mà BIDV Hồ Chí Minh cần liên kết gồm các cửa hàng bán hàng

hoá, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, công ty du lịch, công ty bưu chính, viễn

thông….Trong đó, BIDV Hồ Chí Minh và Khách hàng ký hợp đồng bán chéo sản

phẩm của BIDV Hồ Chí Minh trên nguyên tắc hai bên (BIDV Hồ Chí Minh và

Khách hàng) cùng có lợi

Cụ thể thông qua Khách hàng để thuyết phục người mua hàng của họ sử dụng

dịch vụ của BIDV Hồ Chí Minh phát hành thẻ ATM, vay tiêu dùng tại BIDV Hồ

Chí Minh, sử dụng phương thức thanh toán hiện đại như thanh toán qua POS. Để

khuyến khích người mua hàng sử dụng phương thức thanh toán qua POS, BIDV Hồ

Chí Minh cần phối hợp với Khách hàng áp dụng chính sách bán hàng hấp dẫn, ví dụ

như giảm giá bán hàng hoá nếu khách hàng thanh toán qua POS...Khi áp dụng chính

sách bán hàng này, Khách hàng phải được BIDV Hồ Chí Minh hỗ trợ bù đắp lại chi

phí phát sinh do giảm giá bán hàng hoá.

Bên cạnh việc bù đắp chi phí bán hàng cho Khách hàng, BIDV cần thực hiện

chính sách giảm phí chuyển tiền khi người tiêu dùng chuyển tiền cho Khách hàng

(nhà cung cấp mà BIDV Hồ Chí Minh có ký hợp đồng liên kết). Hoặc BIDV Hồ Chí

Minh ưu tiên sử dụng sản phẩm của các nhà cung cấp làm quà tặng khuyến mãi cho

khách hàng có giao dịch tại BIDV Hồ Chí Minh ví dụ như phiếu mua hàng, chuyến

du lịch....

o Tiếp thị các tổ chức thực hiện dịch vụ chi hộ lương

BIDV Hồ Chí Minh cần tiếp tục tìm kiếm các đơn vị nhận lương ngân sách để

tiếp thị dịch vụ chi lương qua tài khoản theo chỉ thị 20/2007/CT-ttg của Thủ tướng

chính phủ. Đồng thời tiếp tục tìm kiếm để phát triển dịch vụ đến các doanh nghiệp

khác.Trong đó, muốn tiếp thị thành công, BIDV Hồ Chí Minh cần nhấn mạnh giới

thiệu cho khách hàng thấy tính ưu việt của của sản phẩm chi lương qua BIDV (hệ

thống dữ liệu được kết nối trực tuyến, mạng lưới ATM rộng.., thuận tiện cho người

rút lương bằng thẻ ATM).

Bên cạnh đó, BIDV Hồ Chí Minh cần lưu ý xây dựng chính sách về phí chi hộ

Page 87: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

79

lương sao cho có tính cạnh tranh so với thị trường. Đồng thời cần có chính sách ưu

đãi phí nếu tài khoản nhận lương mở tại BIDV Hồ Chí Minh, số lượng tài khoản

nhận lương nhiều, doanh số chi lương cao...Có như vậy mới có thể dễ dàng thuyết

phục được khách hàng chi hộ lương qua tài khoản tại BIDV Hồ Chí Minh, giúp tăng

được nguồn tiền gửi không kỳ hạn.

3.2.3. Giải pháp về cải cách thủ tục hành chánh BIDV Hồ Chí Minh cần cải tiến quy trình nghiệp vụ theo hướng ngày càng

đơn giản, thuận tiện cho khách hàng. Hiện nay trong dịch vụ thanh toán hoá đơn

(điện, nước..), BIDV Hồ Chí Minh yêu cầu khách hàng phải ghi Giấy nộp tiền và kê

bảng Kê nộp tiền. Đối với giao dịch lãnh tiền từ tài khoản, khách hàng phải ghi Giấy

lĩnh tiền và ký vào bảng Kê nộp tiền. Điều này có thể gây phiền hà cho khách hàng

và làm giảm thời gian giao dịch do khách hàng phải ghi nhiều giấy tờ, sau đó ngân

hàng phải kiểm tra lại thông tin khách hàng ghi. Trường hợp có sai sót trong chứng

từ khách hàng đã ghi, khách hàng phải ghi lại chứng từ khác.

Đề xuất của tác giả là ngân hàng cần cải cách qui trình sao cho khách hàng

không phải ghi giấy nộp tiền đối với dịch vụ thanh toán hoá đơn. Thay vào đó, sau

khi nhập thông tin và hạch toán, ngân hàng in chứng từ ra và yêu cầu khách hàng ký

vào chứng từ. Đối với thủ tục lập Bảng kê nộp tiền, ngân hàng nên tự kê và chỉ yêu

cầu khách hàng ký, không để khách hàng phải tự ghi Bảng kê.

Việc đơn giản hoá thủ tục hành chính cũng cần áp dụng với trường hợp khách

hàng lãnh tiền từ sổ tiết kiệm. Sau hạch toán giao dịch, ngân hàng in chứng từ ra và

yêu cầu khách hàng ký vào chứng từ, không nên yêu cầu khách hàng ghi giấy lĩnh

tiền và ghi bảng kê như hiện nay.

3.2.4. Giải pháp về kênh phân phối (mạng lưới) o Tiếp tục tìm kiếm để mở rộng các điểm đặt ATM, POS, Autobank.

Việc phát triển tốt các kênh phân phối qua ATM và Autobank đáp ứng nhu cầu

thanh toán và rút tiền của khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong

Page 88: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

80

giao dịch tiền gửi, nên sẽ khuyến khích được khách hàng gửi tiền vào BIDV Hồ Chí

Minh. Bên cạnh đó các kênh phân phối ATM và Autobank còn đáp ứng được nhu

cầu giao dịch 24/24 giờ, 7/7 ngày trong tuần của khách hàng. Góp phần giảm sự bất

tiện của các kênh phân phối truyền thống như hệ thống điểm giao dịch, phòng giao

dịch, là không thể phục vụ khách hàng ngoài giờ giao dịch.

Mặt khác, việc phát triển các kênh phân phối hiện đại góp phần mang lại hiệu

quả trong việc giảm chi phí đầu tư về nhân sự và thiết bị phục vụ nhu cầu rút tiền

mặt và chuyển khoản của khách hàng tại các kênh phân phối truyền thống như hệ

thống điểm giao dịch, phòng giao dịch.

Trong thời gian tới, BIDV Hồ Chí Minh cần tiếp tục mở rộng các điểm đặt

ATM và Autobank, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Đặc biệt, cần lưu ý phân bổ địa

bàn hợp lý, lắp nhiều máy ATM tại những địa điểm có tiềm năng giao dịch cao như

trung tâm mua sắm, chung cư, khu chế xuất, trường học, bệnh viện...

Việc lắp đặt POS không chỉ tạo sự thuận lợi và giảm rủi ro cho khách hàng khi

thanh toán bằng tiền mặt, mà còn giúp tăng tiền gửi cho BIDV Hồ Chí Minh. Trong

thời gian tới, BIDV Hồ Chí Minh cần triển khai lắp đặt POS tại khu vui chơi, giải

trí, các quán cà phê, trường học, bệnh viện.... vì các nơi này là điểm đến của nhiều

khách hàng cá nhân. Ngoài ra cần mở rộng kênh thanh toán POS qua việc phối hợp

với các công ty vận tải để lắp Mobile-POS (POS không dây) trên các xe taxi vì nhu

cầu thanh toán của khách hàng đối với dịch vụ này là rất nhiều.

Bên cạnh đó, cần đưa ra chính sách để phát triển điểm chấp nhận thẻ (nơi đặt

POS). Cụ thể như áp dụng chính sách tặng hoa hồng phí hấp dẫn với điểm chấp

nhận thẻ có doanh số hoạt động cao, có nhiều khách hàng nước ngoài mua sắm hàng

hoá, dịch vụ để tăng doanh số chấp nhận thẻ quốc tế, từ đó vừa tăng được nguồn

tiền gửi, vừa tăng thu phí dịch vụ.

o Thay đổi phương thức thanh toán đối với đại lý, bàn thu đổi ngoại tệ.

Song song với việc mở rộng mạng lưới, cần phải thay đổi phương thức thanh

toán tiền VND cho đại lý thu đổi ngoại tệ, để tăng nguồn tiền gửi của khách hàng.

Page 89: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

81

Đó là chuyển khoản VND vào tài khoản của đại lý mở tại BIDV Hồ Chí Minh,

không trả bằng tiền mặt như hiện nay. Việc mở rộng mạng lưới song song với áp

dụng phương thức thanh toán mới này hỗ trợ BIDV Hồ Chí Minh vừa tăng thêm

nguồn thu ngoại tệ, đồng thời tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng.

o Liên kết thẻ với các NHTM khác

BIDV Hồ Chí Minh cần đề xuất và phối hợp với Hội Sở chính nhanh chóng

triển khai liên kết thẻ với tất cả NHTM trong nước. Việc triển khai thành công sẽ

tạo thuận lợi cho khách hàng giao dịch tài khoản thẻ ATM, nâng cao khả năng cạnh

tranh của sản phẩm thẻ, thu hút khách hàng mở tài khoản thanh toán.

o Phát triển hoặc sắp xếp lại mạng lưới đơn vị trực thuộc.

Theo thống kê tại phụ lục 5 cho thấy, hiện nay có nhiều khu vực trên địa bàn

tập trung nhiều điểm/phòng giao dịch của BIDV. Do chính sách về lãi suất của các

chi nhánh trên địa bàn là như nhau, việc các điểm/phòng giao dịch đặt quá gần nhau

làm giảm hiệu quả trong việc phát triển thị phần huy động vốn cho cả hệ thống.

Vì vậy, để có thể phát triển hoạt động huy động vốn, BIDV Hồ Chí Minh cần

phát triển mạng lưới ra những địa bàn tiềm năng chưa có hoặc có ít các địa điểm

giao dịch của BIDV như quận 2, quận 4, quận 7, quận 8, Nhà Bè, Hóc Môn.

3.2.5. Giải pháp về công nghệ o Nhanh chóng bổ sung và nâng cao các dịch vụ thanh toán hiện đại.

Chi nhánh cần đề xuất Hội Sở chính nhanh chóng cải cách hệ thống công nghệ

để đáp ứng nhu cầu phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại. Có như vậy mới thu

hút giới khách hàng trẻ (nhóm khách hàng tiềm năng) mở tài khoản giao dịch. Ví dụ

như triển khai dịch vụ thanh toán chi phí điện thoại di động, mua thẻ trả trước, thẻ

internet qua ATM; dịch vụ thanh toán qua tin nhắn SMS.

Dịch vụ hiện đại này đang được triển khai tại nhiều NHTM. Nếu BIDV chậm

chân đối với các dịch vụ thanh toán hiện đại, sẽ khó thuyết phục được khách hàng

mới mở tài khoản thanh toán. Đồng thời còn có thể rơi vào nguy cơ nhiều khách

Page 90: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

82

hàng hiện hành đóng tài khoản để chuyển qua giao dịch với các NHTM có triển khai

dịch vụ này. Tính cạnh tranh càng gay gắt hơn khi ngày càng nhiều NH nước ngoài

xuất hiện trên thị trường với nhiều sản phẩm dịch vụ hiện đại.

o Nhanh chóng triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử như dịch vụ Internet-

banking.

Đáp ứng nhu cầu thị trường, BIDV Hồ Chí Minh cần phối hợp Hội Sở chính

nhanh chóng triển khai dịch vụ này. Trước mắt để đáp ứng nhu cầu vấn tin tài khoản

của khách hàng.

Trong tương lai, khi điều kiện cho phép, cần tiếp tục triển khai dịch vụ thanh

toán qua Internet-banking. Dịch vụ này mang lại nhiều sự thuận lợi cho khách hàng

trong giao dịch, do đó nếu được triển khai, BIDV Hồ Chí Minh sẽ tăng tính thuyết

phục khách hàng mở tài khoản tại chi nhánh. Đồng thời tăng tính cạnh tranh cho chi

nhánh và BIDV nói chung trong điều hiện hội nhập.

3.2.6. Giải pháp về quản trị điều hành Để phát triển trong quá trình hội nhập, BIDV Hồ Chí Minh cần áp dụng một

chiến lược S-T nữa- chiến lược tăng chất lượng quản trị để giảm nguy gặp cơ rủi ro.

Đồng thời tăng tăng uy tín và sự an toàn cho chi nhánh, giúp thu hút được khách

hàng giao dịch tiền gửi.

Để đáp ứng nhu cầu quản trị hoạt động của ngân hàng một cách chuyên nghiệp

và tức thời, nhằm hạn chế rủi ro phát sinh, BIDV Hồ Chí Minh cần có chiến lược

thuê nhân sự giỏi (chuyên gia) để tư vấn cho hoạt động của BIDV Hồ Chí Minh

trong các lĩnh vực chuyên môn như pháp lý, marketing, quản trị rủi ro...Mục tiêu là

chuẩn bị điều kiện quản trị tốt nhất cho ngân hàng trong quá trình hội nhập

Bên cạnh đó, cần có chiến lược đào tạo và đào tạo lại đội cán bộ điều hành một

cách chuyên nghiệp và thường xuyên, trong đó tạo điều kiện để họ thường xuyên

được cập nhật kiến thức mới về chuyên môn, tin học, tham gia các hội thảo do các

chuyên gia hàng đầu thuyết trình, đào tạo. Mục đích để nâng cao khả năng quản trị

Page 91: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

83

rủi ro, khả năng chuyên môn, khả năng nghiên cứu và nắm bắt thị trường.

Ngoài ra, cần chú trọng công tác đào tạo nhằm nâng cao khả năng ngoại ngữ

cho cán bộ điều hành, đáp ứng nhu nghiên cứu tài liệu của các tổ chức nước ngoài

phát hành. Đặc biệt đáp ứng nhu cầu giao tiếp trực tiếp với đối tác nước ngoài mà

không cần phiên dịch, tạo ấn tượng tốt cho đối tác....

3.2.7. Giải pháp về nhân sự o Chính sách lương hợp lý, công bằng.

Ngoài áp dụng chính sách lương hợp lý BIDV Hồ Chí Minh cần có chính sách

phân phối tiền thưởng hợp lý, công bằng theo thành tích công tác của mỗi lao động.

Mục đích nhằm giữ ổn định nguồn nhân lực, giảm rủi ro chảy máu chất xám.

Chính sách lương hợp lý là có tính cạnh tranh với thị trường và phù hợp theo

từng vị trí công tác. Hiện nay, do giới hạn bởi khung giá tiền lương nên BIDV Hồ

Chí Minh không thể linh hoạt áp dụng mức lương, thưởng cho người lao động theo

ý muốn. Vì vậy hiện nay vẫn còn xảy ra hiện tượng chảy máu chất xám, nhiều lao

động giỏi có kinh nghiệm lâu năm chuyển sang các nơi khác để làm việc với chính

sách thu nhập hấp dẫn hơn.

Trong thời gian sắp tới, sau khi cổ phần hoá, BIDV Hồ Chí Minh cần đề xuất

với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam xây dựng chính sách lương sao cho

có tính cạnh tranh, ít nhất là ngang bằng so với mặt bằng lương của thị trường lao

động trong khu vực tài chính-ngân hàng. Trong đó, mặt bằng lương phải khác biệt

theo từng địa bàn. Đặc biệt là tại các địa bàn như thành phố Hồ Chí minh, Hà Nội..,

nơi đang xảy ra tình hình tranh khan hiếm nguồn nhân lực giỏi, đáp ứng sự phát

triển và mở rộng của ngành khu vực tài chính-ngân hàng. Có như vậy mới tạo được

sự ổn định về nguồn nhân lực, nhân viên sẽ toàn tâm toàn ý công tác tốt tại BIDV

Hồ Chí Minh

Bên cạnh đó, cần xây dựng chính sách thưởng hợp lý. Đó là phân phối theo

mức đóng góp của từng cá nhân vào thành quả hoạt động của BIDV Hồ Chí Minh.

Page 92: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

84

Hiện tượng phân phối bình quân chủ nghĩa như hiện nay chưa thực sự khích lệ nhân

viên sáng tạo, nỗ lực tìm kiếm phát triển khách hàng mới, hoàn thành vượt mức kế

hoạch được giao.

o Chính sách đào tạo tốt.

Đối với chiến lược về nhân sự, ngoài chính sách lương thưởng hợp lý, BIDV

Hồ Chí Minh cần áp dụng chiến lược (S-T), tăng điểm mạnh để giảm rủi ro chảy

máu chất xám, giảm rủi ro về chất lượng nhân sự.

Cụ thể cần tổ chức một cách bài bản các lớp đào tạo cho người lao động về

chuyên môn và kỹ năng giao tiếp khách hàng trước khi họ bắt đầu vào làm việc.

Như đã phân tích trong chương I, vì đặc điểm dịch vụ có tính vô hình, nên mặc dù

sản phẩm có tính nổi trội, nhưng nếu chất lượng phục vụ của nhân viên không tốt,

cũng làm ảnh hưởng xấu đến kết quả giao dịch, tạo ấn tượng không tốt cho khách

hàng.

Bên cạnh đó, nên có chính sách cung cấp tín dụng với hạn mức cao để người

lao động có điều kiện du học tự túc, giúp nâng cao nguồn lực nhân sự cao cấp cho

ngân hàng. Chi nhánh có thể yêu cầu người lao động cam kết khi học xong về làm

việc cho BIDV Hồ Chí Minh trong thời gian nhất định. Nhiều NHTM đang áp dụng

chính sách này. Vì vậy nếu áp dụng chính sách trên, sẽ góp phần làm giảm tình

trạng chảy máu nguồn nhân của BIDV Hồ Chí Minh.

o Chính sách ưu tiên hợp lý

Để khuyến khích người lao động tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên

môn, ngoại ngữ, khả năng sáng tạo và toàn tâm trong công việc BIDV Hồ Chí Minh

nên có chính sách ưu tiên hợp lý. Cụ thể được là xây dựng cơ chế ưu điên trong việc

đàm phán mức lương khi tuyển dụng, trong công tác qui hoạch cán bộ lãnh đạo,

trong thời hạn xét nâng lương. Mức ưu tiên tăng dần khi mức đánh giá về nhân sự

càng cao.

Để xét ưu tiên minh bạch, rõ ràng và công bằng, cần áp dụng cơ chế xếp hạng

Page 93: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

85

nhân sự qua việc xây dựng thang điểm để chấm điểm về nhân dự. Trong đó các tiêu

chí chấm điểm gồm: số năm kinh nghiệm trong công tác chuyên môn, tính đến thời

điểm xếp hạng, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, kết quả phát minh sáng

chế, khả năng đáp ứng công việc mới, thành tích công tác hàng năm...Trong đó, có

thể đưa ra những trọng số khác nhau cho từng tiêu chí tính số điểm. Số điểm càng

cao, nhân sự càng có cơ hội hưởng ưu tiên càng nhiều.

Việc xếp hạng nhân viên thực hiện tốt, chính sách ưu đãi và qui hoạch cán bộ

lãnh đạo đúng theo kết quả xếp hạng sẽ góp phần tạo niềm và niềm lạc quan trong

người lao động, kích thích tinh thần phấn đấu học hỏi của nhân viên, kích thích khả

năng việc nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng với mục tiêu để đạt xếp hạng cao

trong nguồn nhân lực. Kết quả là là trình độ, năng lực của nhân sự ngày càng cao,

khả năng tiếp cận và triển khai sản phẩm dịch vụ hiện đại tăng, giúp BIDV Hồ Chí

Minh tăng khả năng cạnh tranh của trên thị trường (chiến lược tăng điểm mạnh đế

nắm bắt cơ hội).

3.2.8. Giải pháp về công tác Marketing o Thực hiện các chương trình khuyến mãi đối với các dịch vụ hỗ trợ tài

khoản thanh toán.

Để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ trong điều kiện cạnh tranh ngày càng

gay gắt, ngoài chính sách về phí hợp lý như đã nêu phía trên, BIDV Hồ Chí Minh

cũng cần thực hiện các chương trình khuyến mãi như tổ chức chương trình tặng quà

cho khách hàng mở thẻ ATM thứ 100.000, thứ 200.000...; miễn giảm phí chuyển

tiền du học cho khách hàng có thực hiện vay du học hoặc có tài khoản tiền gửi tại

BIDV Hồ Chí Minh; giảm phí cho khách hàng sử dụng trọn gói dịch vụ (Mobile-

banking, dịch vụ thu hộ định kỳ, ATM...). Đây là các biện pháp giúp tăng trưởng

hoạt động dịch vụ, đồng thời khuyến khích khách hàng mở tài khoản thanh toán, hỗ

trợ phát triển nguồn tiền gửi không kỳ hạn.

o Tăng cường các biện pháp chăm sóc khách hàng gửi tiền có kỳ hạn.

Với mục tiêu là giữ ổn định nền khách hàng, ổn định nguồn huy động vốn,

Page 94: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

86

BIDV Hồ Chí Minh cần thường xuyên tổ chức các chương trình chăm sóc khách

hàng theo từng đợt. Để tránh sự nhàm chán của khách hàng, trong mỗi đợt đưa ra

hình thức ưu đãi về lãi suất hoặc tặng quà với từng đối tượng khách hàng khác nhau.

Ví dụ như khuyến mãi với khách hàng là phụ nữ (nhân dịp 8/3), khách hàng hưu trí

hoặc từ 55 tuổi trở lên (nhân ngày Người cao Tuổi 1/10), khách hàng là giáo viên

(nhân dịp ngày 20/11), khách hàng là bộ đội (nhân dịp 22/12), khách hàng có quan

hệ từ 3 năm trở lên nhân dịp ngày thành lập của chi nhánh...

Bên cạnh đó, cần thực hiện các chương trình chăm sóc khách hàng để tạo mối

quan hệ tốt. Ví dụ khách hàng có món tiền gửi lớn được tặng vé Taxi, được tặng quà

sinh nhật, được mời tham dự liên hoan mừng năm mới...

Ngoài ra, BIDV Hồ Chí Minh cần lập ra một đường dây điện thoại nóng, trong

đó khách hàng có thể liên lạc để thắc mắc về tất cả các vấn đề liên quan đến dịch vụ

ngân hàng do BIDV Hồ Chí Minh cung cấp hoặc được tư vấn về lựa chọn kênh đầu

tư tiền gửi, kênh chuyển tiền....

o Xây dựng các chương trình khuyến mãi huy động vốn với hình thức khuyến

mãi đa dạng.

Do lãi suất tiền gửi có kỳ hạn của BIDV Hồ Chí Minh thấp, không cạnh tranh

so với thị trường, nên nguy cơ giảm thị phần rất cao. Vì vậy, bên cạnh việc áp dụng

các hình thức chăm sóc khách hàng như trên, BIDV Hồ Chí Minh cần phải thường

xuyên thực hiện các chương trình khuyến mãi huy động vốn, mục đích làm tăng tính

hấp dẫn của sản phẩm tiền gửi.

Theo phân tích kết quả thăm dò ý kiến khách hàng tại phục lục 2, từng nhóm

đối tượng khách hàng khác nhau có sở thích về hình thức khuyến mãi khác nhau. Ví

dụ như khách hàng nữ thì thích tặng lãi suất, tiền mặt, trong khi nhiều khách hàng

nam thích tặng phiếu mua hàng. Vì vậy, khi thực hiện chương trình khuyến mãi,

BIDV Hồ Chí Minh cần đa dạng hoá hình thức khuyến mãi để khách hàng chọn lựa.

Tập trung áp dụng ba hình thức mà hiện nay khách hàng ưa thích nhất để phù hợp

với đa số khách hàng (gồm tiền mặt, lãi suất, phiếu mua hàng).

Page 95: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

87

Bên cạnh đó, qua kết quả khảo sát cơ cấu tiền gửi có kỳ hạn tại chi nhánh thể

hiện tại phụ lục 2, ta thấy các kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao lần lượt là tiền gửi có kỳ

hạn 3 tháng, 13 tháng, 12 tháng, 6 tháng, 7 tháng và 24 tháng. Do đó, để tăng hiệu

quả công tác khuyến mãi, các chương trình khuyến mãi của BIDV Hồ Chí Minh nên

tập trung vào các kỳ hạn nêu trên.

o Nâng cao kỹ năng bán hàng của nhân viên

Theo kết quả đánh giá của khách hàng về dịch vụ huy động vốn của BIDV Hồ

Chí Minh thể hiện trong chương II, ta thấy thái độ phục vụ của nhân viên giao dịch

tiền gửi chưa làm 100% khách hàng hài lòng, và chưa tới 100% khách hàng đánh

giá trình độ chuyên môn của giao dịch viên dịch vụ tiền gửi của BIDV Hồ Chí Minh

là tốt. Như vậy, BIDV Hồ Chí Minh cần chú trọng nâng cao kỹ năng bán hàng của

nhân viên bán sản phẩm dịch vụ tiền gửi sao cho không còn khách hàng nào phàn

nàn về chất lượng nhân sự của BIDV Hồ Chí Minh, có như vậy vị thế cạnh tranh

của BIDV Hồ Chí Minh mới cao, BIDV Hồ Chí Minh mới có khả năng tồn tại và

phát triển bền vững trong nền kinh tế hội nhập.

Để thực hiện mục tiêu đó, BIDV Hồ Chí Minh có thể mời các chuyên gia về

Marketing đến đào tạo kỹ năng bán hàng và chăm sóc khách hàng cho giao dịch

viên. Ngoài ra, chi nhánh cần áp dụng các biện pháp động viên, khen thưởng kịp

thời đối với các nhân viên được khách hàng khen tặng, nêu gương điển hình để

khuyến khích tất cả nhân viên phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn .�

o Xây dựng văn hoá Marketing của BIDV Hồ Chí Minh: tất cả nhân viên

đều trở thành nhà tiếp thị dịch vụ của ngân hàng.

Trong đó, BIDV Hồ Chí Minh cần vận động phong trào “mỗi cán bộ nhân viên

trong BIDV Hồ Chí Minh tiên phong là những khách hàng đầu tiên của BIDV Hồ

Chí Minh” trong mọi sản phẩm dịch vụ mới, “cán bộ nhân viên BIDV Hồ Chí Minh

chỉ sử dụng dịch vụ tại BIDV Hồ Chí Minh” (kể cả dịch vụ huy động vốn) và “mỗi

cán bộ nhân viên đều trở thành nhân viên tiếp thị khách hàng mọi lúc mọi nơi”.

Qua việc sử dụng sản phẩm của BIDV Hồ Chí Minh, tất cả cán bộ nhân viên

Page 96: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

88

của BIDV Hồ Chí Minh sẽ hiểu rõ về sản phẩm dịch vụ mà BIDV Hồ Chí Minh

cung cấp. Từ đó tất cả nhân viên đều có thể tự tin thực hiện việc tiếp thị sản phẩm

dịch vụ đến tất cả người thân, bạn bè và tất cả khách hàng, mọi lúc mọi nơi .

Đồng thời qua việc sử dụng dịch vụ của BIDV Hồ Chí Minh, cán bộ nhân viên

BIDV Hồ Chí Minh sẽ là những khách hàng phản ánh, đóng góp một cách chân

thành nhất về những điểm yếu (nếu có) của sản phẩm dịch vụ của BIDV Hồ Chí

Minh cung cấp. Từ đó, giúp BIDV Hồ Chí Minh kịp thời điều chỉnh, nâng cấp sản

phẩm dịch vụ để đưa ra thị trường những sản phẩm dịch vụ có chất lượng tốt, góp

phần nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh cho BIDV Hồ Chí Minh.

o Tăng cường các biện pháp quảng cáo sản phẩm dịch vụ.

Để đạt hiệu quả cao trong công tác quảng bá sản phẩm dịch vụ, BIDV Hồ Chí

Minh cần lựa chọn phương thức quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng như

tivi, báo, pano....vì những phương tiện này có lượng người xem đông. Đồng thời,

cần tích cực thực hiện các phương thức quảng cáo trực tiếp đến khách hàng như

quảng cáo tại trụ sở giao dịch, phát thư ngỏ tận nhà, nhân viên giao dịch tiếp thị khi

khách hàng đến giao dịch tại quầy, nhắn tin quảng cáo qua điện thoại di động cho

khách hàng...

o Tham gia tài trợ các hoạt động từ thiện, giúp đỡ người nghèo.

BIDV Hồ Chí Minh cần đề xuất với Hội Sở chính thực hiện tài trợ cho các

chương trình từ thiện, có tính cải thiện lợi ích cộng đồng cao, như các chương trình

“ngôi nhà mơ ước”, “vượt lên chính mình”,các chương trình văn nghệ quyên góp

ủng hộ đồng bào bị thiên tai... do Đài truyền hình thực hiện. Thông qua hình thức tài

trợ này, thương hiệu BIDV sẽ được nhiều khách hàng biết đến hơn.

o Thực hiện chương trình quyên góp từ thiện tại chi nhánh

Ngoài tài trợ các chương trình do Đài truyền hình thực hiện, chi nhánh có thể

tổ chức chương trình từ thiện khác như “BIDV Hồ Chí Minh cùng khách hàng của

ủng hộ người nghèo”, “ BIDV Hồ Chí Minh cùng khách hàng ươm mầm xanh cho

Page 97: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

89

đất nước”. Trong đó, mỗi khoản tiền tiết kiệm khách hàng gửi, khách hàng sẽ được

tặng thêm biên độ lãi suất, và phần lãi cộng thêm này được ngân hàng trích vào tài

khoản của Quỹ bảo trợ bệnh nhân nghèo mở tại BIDV Hồ Chí Minh. Hoặc mỗi thẻ

BIDV-ATM được phát hành, phí thu dịch vụ sẽ được BIDV Hồ Chí Minh trích 10%

để ủng hộ quỹ khuyến học của Thành phố......

3.3. KIẾN NGHỊ

3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước và cơ quan quản lý Nhà nước o Xây dựng và điều chỉnh hệ thống pháp luật về thị trường dịch vụ NH theo

hướng đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất. Đảm bảo khung pháp lý về hoạt

động dịch vụ NH phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, phù hợp nhu

cầu thực tiễn và tạo điều kiện cho hoạt động NH phát triển.

o Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra giám sát, giúp các NH hoàn thiện các

nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh, mang lại sự an toàn hệ thống, giúp ổn

định nền kinh tế.

o Đưa ra các văn bản trong đó qui định hạn chế dùng tiền mặt trong các giao

dịch như đóng thuế, đóng lệ phí, học phí, viện phí... (qui định khách hàng chỉ

thanh toán qua ngân hàng hoặc các nơi thu tiền phải lắp POS để khách hàng

thanh toán tại chỗ).

o Đưa ra điều kiện chỉ cấp giấy phép hoạt động cho các trung tâm mua sắm,

cửa hàng cung cấp dịch vụ hàng hoá.... khi họ cam kết liên sẽ kết với các

ngân hàng lắp đặt máy cà thẻ để phuc vụ thanh toán. Đồng thời phải giám sát

chặt chẽ việc thực hiện.

o Mặt khác, cần có sự hỗ trợ từ các chính phủ, cơ quan nhà nước trong công tác

tuyên truyền để nâng cao nhận thức của tất cả khách hàng bao gồm chính

phủ, các doanh nghiệp và các cá nhân trong xã hội về lợi ích và hiệu quả

mang đến cho bản thân và xã hội khi tham gia các dịch vụ ngân hàng, khi

triệt để thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt.

Page 98: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

90

o Tiếp theo chỉ thị 20/2007/CT-TTg về chi lương cho đối tượng hưởng lương

ngân sách qua NH, Chính phủ cần ban hành tiếp các chỉ thị trong đó thúc đẩy

triển khai chi hộ lương qua thẻ ATM đến tất cả các đơn vị, tổ chức hoạt động

trên lãnh thổ Việt Nam, nhằm hạn chế lưu thông tiền mặt. Trong đó có thể

đưa ra điều kiện cấp giấy phép hoạt động cho các tổ chức là phải cam kết

thực hiện chi lương qua hệ thống NH. Đồng thời phải giám sát chặt chẽ việc

thực hiện và có cơ chế xử phạ hành chính.

o Thực hiện giải pháp kiểm soát chặt chẽ, chế tài đối với các NHTM không

tuân thủ lãi suất trần huy động vốn (theo qui định của Hiệp Hội Ngân hàng)

và giảm chênh lệch trần giữa NHTMQD và NHTMCP, tạo sự cạnh tranh lành

mạnh và bình đẳng giữa hệ thống NHTM. Hoặc bỏ qui định trần lãi suất đối

với từng kỳ hạn cụ thể, chỉ đưa ra mức trần cho hoạt động huy động vốn, cho

phép các NHTM chủ động quyết định chính sách lãi suất.

o Thực hiện công bằng trong chính sách điều hành vĩ mô, như tỷ lệ dự trữ bắt

buộc phải công bằng giữa các ngân hàng trong cùng địa bàn, giữa các ngân

hàng có cùng loại hình hoạt động (là NHTM).

3.3.2. Đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam o Đa dạng hoá sản phẩm thanh toán và sản phẩm huy động vốn, đáp ứng nhu

cầu thị trường.

o Xây dựng chính sách đào tạo tốt, trong đó hỗ trợ chi phí cho lao động có điều

kiện học tập và nghiên cứu nhằm nâng cao trình độ chuyên môn tại nước

ngoài.

o Xây dựng chính sách quản lý vốn tập trung (lãi suất mua bán vốn nội bộ) linh

hoạt, phù hợp với sự thay đổi thị trường trong và ngoài nước. Tạo thuận lợi

cho các chi nhánh chủ động chính sách huy động vốn .

o Hỗ trợ chi nhánh trong công tác đàm phán hợp tác toàn điện với các tập đoàn

công ty lớn có cung cấp dịch vụ liên tỉnh (như điện lực, bưu chính viễn

Page 99: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

91

thông, điện nước... ) để hợp tác làm dịch vụ thu chi hộ, quản lý tài khoản,

thanh toán...

o Bổ sung các sản phẩm như tiết kiệm Vàng, tiền gửi VND đảm bảo bằng

ngoại tệ, tiết kiệm tích luỹ....

o Thực hiện các chương trình quảng cáo mang tính toàn hệ thống trên các

phương tiện đại chúng, vừa giúp tiết kiệm chi phí quảng cáo riêng lẻ từ các

chi nhánh, vừa mang lại hiệu quả cao.

o Nhanh chóng nâng cấp chương trình để triển khai đưa vào hoạt động các dịch

vụ ngân hàng hiện đại như Internet-banking, thanh toán hoá đơn qua ATM,

qua tin nhắn điện thoại di động (SMS)...

o Nhanh chóng triển khai kết nối với các liên minh thẻ trong và ngoài nước

nhằm mang lại tối đa sự thuận lợi cho khách hàng giao dịch.

3.3.3. Đối với Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hồ Chí Minh

o Nâng cao năng lực quản trị điều hành và kiểm soát hiệu quả hoạt động để

tăng khả năng sinh lời.

o Hiện đại hoá công nghệ nhanh chóng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.

o Giữ gìn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Xây dựng tốt chính sách hỗ

trợ, khuyến khích người lao động học tập. Tạo điều kiện tăng thu nhập cho

người lao động.

o Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng, tăng cường các công

chăm sóc khách hàng.

o Tăng cường tuyên truyền dịch vụ ngân hàng đến các thành phần kinh tế. Đặc

biệt là các dịch vụ thanh toán hiện đại, các sản phẩm huy động vốn.

Page 100: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

92

KẾT LUẬN CHƯƠNG III

Một lần nữa, chương III phân tích xu hướng cạnh tranh đối với dịch vụ huy

động vốn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Để giúp BIDV Hồ Chí Minh có

thể phát triển bền vững trong tình hình cạnh tranh đó, tác giả đã đề xuất các giải

pháp để phát triển dịch vụ huy động vốn cho BIDV Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, sự thành công của BIDV Hồ Chí Minh trong hoạt động huy động

vốn phụ thuộc vào một vài yếu tố khách quan, do đó, tác giả cũng đã đưa ra một vài

kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan như Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng Đầu

tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hồ Chí

Minh.

Mặc dù các mục tiêu của đề tài là đưa ra giải pháp nhằm phát triển dịch vụ huy

động vốn trong phạm vi BIDV Hồ Chí Minh, nhưng một vài giải pháp được đề xuất

có thể phù hợp với các NHTM Việt Nam nói chung. Các NHTM có thế lấy đó làm

cơ sở nghiên cứu nhằm khai thác và vận dụng tuỳ điều kiện của mỗi NHTM, nhằm

nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Page 101: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

93

PHẦN KẾT LUẬN

Ngân hàng là ngành cung ứng vốn và dịch vụ cho dân cư và nền kinh tế. Do

vậy, phát triển hoạt động huy động vốn là hết sức cần thiết nhằm góp phần tạo đà

thúc đẩy kinh tế phát triển .

Vì vậy, đề tài “Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng

Đầu tư và Phát triển Việt Nam – áp dụng cho Chi nhánh thành phố Hồ Chí

Minh” đã đi sâu nghiên cứu và giải quyết được một số vấn đề cơ bản sau đây:

- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ ngân hàng nói chung và

hoạt động dịch vụ huy động vốn nói riêng và xu hướng phát triển của chúng trong

bối cảnh hội nhập. Đồng thời đã nêu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát

triển hoạt động huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh trong điều kiện hội nhập

quốc tế.

- Nghiên cứu và phân tích, đánh giá thực trạng phát triển hoạt động huy động

vốn và một số dịch vụ hỗ trợ nguồn tiền gửi huy động vốn ở Chi nhánh Ngân hàng

Đầu tư và Phát triển thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng

cạnh tranh của BIDV Hồ Chí Minh trong hoạt động huy động vốn chưa mạnh, loại

hình huy động chủ yếu vẫn là các hình thức huy động vốn truyền thống, kết quả

kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro khi nền tảng khách hàng cá nhân trong cơ cấu

huy động vốn giảm, thị phần qua các năm gần đây giảm. Tuy nhiên nếu thực hiện

tốt công tác cải tiến chính sách huy động vốn, tập trung đẩy mạnh phát triển các

loại hình dịch vụ hỗ trợ huy động vốn, BIDV Hồ Chí Minh vẫn có khả năng phát

huy các thế mạnh sẵn có, từ đó thu hút nguồn tiền gửi, trong đó có nguồn tiền gửi

giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn)

- Luận văn đã nghiên cứu và đưa ra các giải pháp có cơ sở khoa học và thực

tiễn, đưa ra chiến lược hành động dựa theo phân tích ma trận SWOT để phát triển

hoạt động huy động vốn ở Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hồ

Chí Minh trong quá trình hội nhập.

Page 102: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

94

- Một số hạn chế của luận văn: phạm vi nội dung nghiên cứu được giới hạn

trong hoạt động huy động vốn tại một chi nhánh của một ngân hàng, nên chưa có đủ

điều kiện để tổng quát khả năng cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn của

NHTM Việt Nam so với NHTM nước ngoài. Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập,

tổng hợp qua điều tra ý kiến đánh giá của một số khách hàng, chưa thể có tính đại

diện cho đa số khách hàng, chưa được tin tưởng tuyệt đối.

Tóm lại, việc xem xét các yêu cầu mở cửa trên cơ sở phân tích thực trạng phát

triển hoạt động huy động vốn ở Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành

phố Hồ Chí Minh để có những giải pháp thích hợp là hết sức cần thiết, vừa có ý

nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn đối với Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và

Phát triển thành phố Hồ Chí Minh và đối với hệ thống BIDV nói chung. Kết quả

cuối cùng của đề tài nghiên cứu và cũng là nguyện vọng của tác giả là làm thế nào

để hoạt động huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh và của BIDV nói chung ngày

càng phong phú, đa dạng, có tiện ích và chất lượng cao, nhằm đáp ứng và thỏa mãn

tốt nhất nhu cầu ngày càng cao của tất cả các đối tượng khách hàng trong bối cảnh

hội nhập kinh tế hiện nay.Từ đó giúp BIDV và hệ thống tài chính Việt Nam nói

chung hoạt động ổn định, lành mạnh, có khả năng cạnh tranh cao, đưa nền kinh tế

nước nhà phát triển mạnh nhưng bền vững trong điều kiện hội nhập.

Page 103: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] (2005),Luật các Tổ Chức Tín Dụng (đã được sử đổi bổ sung năm 2004), NXB

Chính Trị Quốc Gia. TPHCM

[2] Bộ Tài chính (2007), Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC về việc ban hành Quy

chế tổ chức và họat động công ty chứng khóan.

[3] Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP.HCM (2005,2006,2007), Báo cáo

kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2005, 2006, 9 tháng 2007.TPHCM

[4] Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP.HCM (2007), Báo cáo thăm dò

khách hàng đợt 2 năm 2007 của BIDV Hồ Chí Minh. TPHCM

[5]Cục thống kê TP.HCM (2007), Niên giám thống kê năm 2006 TP.HCM, NXB

Thống Kê.TP.HCM

[6] Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (1996), Ngân hàng Việt Nam - quá trình xây

dựng và phát triển, NXB Chính Trị Quốc Gia. Hà Nội

[7] PTS Nguyễn Đăng Dờn, PTS Hoàng Đức, PTS Trần Huy Hoàng, (1997), Tín

dụng & nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, Trường Đại Học Kinh tế - Đại Học

Quốc Gia TP.HCM.TPHCM

[8] Thủ tướng chính phủ (2007), Chỉ thị 20/2007/CT-TTg về trả lương qua tài

khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

[9] Xúc Tiến Thông Tin (2006), Những cam kết của Việt nam gia nhập WTO-Toàn

văn cam kết của Việt Nam gia nhập Tổ Chức thương mại thế giới, NXB Lao

động Xã Hội. TP.HCM

Các website

[10] http://www.sbv.gov.vn

[11] http://www.bidv.com.vn

Page 104: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN KHÁCH HÀNG (Đối với khách hàng là cá nhân gửi tiền tại Chi nhánh)

Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM (BIDV-HCM) trân trọng gửi lời chúc sức khỏe và lời cám ơn chân thành đến Quý khách hàng đã tín nhiệm lựa chọn Ngân hàng chúng tôi giao dịch gửi tiền trong suốt thời gian qua. Để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng,không ngừng tăng thêm các tiện ích và nâng cao chất lượng phục vụ, Ngân hàng chúng tôi tiến hành đợt thăm dò ý kiến khách hàng này.Xin Quý khách dành chút thời gian trả lời những câu hỏi sau:

1. Thông tin về khách hàng: a. Giới tính: Nam Nữ b. Độ tuổi: 18-22 22- 35 35-55 trên 55 tuổi c. Nghề nghiệp: Nội trợ/hiện không đi làm Tự kinh doanh Đang có việc làm d. Mức độ thu nhập hàng tháng của Quý khách (nếu còn độc thân)/của cả gia đình quý khách:

Dưới 5 triệu VND 5-10 triệu VND 10-20triệu VND trên 20 triệu VND e. Tỷ lệ tiết kiệm trong thu nhập của Quý khách (nếu còn độc thân)/của cả gia đình quý khách:

Trên 2/3 Trên 1/2 Trên 1/3 Trên 1/4 Không đáng kể

2. Số lượng ngân hàng Quý khách có quan hệ tiền gửi: Một ngân hàng (a) Hai ngân hàng trở lên (b)

Nếu quý khách chọn câu trả lời là (b), xin vui lòng trả lời tiếp câu số 2.1 và số 2.2 2.1 Ngân hàng khác BIDV-HCMC mà quý khách hiện gửi tiền là:

Ngân hàng quốc doanh: Vietcombank NH Nông nghiệp NH Công thương Khác........................................

Ngân hàng cổ phần: ACB Eximbank Sacombank NH Đông Á

Khác: ...........................................................................

2.2 Tỷ lệ tiền gửi tại BIDV-HCMC so với tổng tiền gửi của Quý khách/của cả gia đình quý khách:

≤10% 10%-25% 25%-40% 40%-60% 60%-80% ≥80%.

3. Thời gian Quý khách đã quan hệ giao dịch với BIDV-HCM: Dưới 1 năm 1 - 3 năm Trên 3 năm

4. Nhận xét của Quý khách về BIDV-HCM: 4.1 Thời gian giao dịch tiền gửi:

Nhanh Bình thường Chậm

4.2 Thái độ nhân viên trong giao dịch: Nhiệt tình Bình thường Không nhiệt tình

PHỤ LỤC 1 PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN KHÁCH HÀNG NĂM 2007

BIDV HỒ CHÍ MINH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CN TP. HỒ CHÍ MINH ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng 11 năm 2007

Page 105: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

4.3 Trình độ chuyên môn (tính chuyên nghiệp) của nhân viên ngân hàng: Tốt Khá Kém

4.4 Mức độ hài lòng của quý khách đối với chất lượng dịch vụ tiền gửi của BIDV-HCMC: Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Chưa hài lòng

4.5 Thủ tục: Đơn giản Bình thường Phức tạp

5. Loại hình tiền gửi Quý khách thường sử dụng: Tiết kiệm Chứng chỉ tiền gửi Trái phiếu Hình thức khác

6. Khi có tiền nhàn rỗi (tiền chưa cần sử dụng ngay), Quý khách sẽ đầu tư vào các kênh nào sau đây: Gửi tại BIDV-HCMC Gửi tại NH khác TTCK Mua vàng/USD Thị trường nhà/đất Mua BH nhân thọ Khác:……………

7. Yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của quý khách khi gửi tiền tại BIDV-HCM: Lãi suất Sự an tòan Địa điểm thuận lợi Chính sách khách hàng Yếu tố khác

8. Hình thức khuyến mãi đối với DV tiền gửi mà quý khách ưa thích nhất (xin chọn duy nhất 1 hình thức)

Tặng ngay coupon(phiếu) mua hàng Tặng lãi suất Tặng ngay tiền mặt Tặng vé du lịch Rút thăm trúng thưởng (xe, vàng..) Tích điểm để nhận quà lớn hơn Khác (xin ghi

rõ):................................

9. NHU CẦU VỀ DỊCH VỤ DÀNH CHO QUÝ KHÁCH MÀ BIDV-HCMC (VÀ NGÂN HÀNG KHÁC) CUNG CẤP: Quý khách Quý khách Quý khách Quý khách Chưa có nhu cầu do đã chưa muốn thích trả bằng không sử dụng DV thực hiện thực hiện thực hiện tiền mặt hơn (internet,TH cáp,ĐTDĐ…) Rút tiền mặt, chuyển tiền qua thẻ tại máy ATM: Trả tiền mua hàng hóa, dịch vụ qua máy đọc thẻ (POS/EDC) Định kỳ, NH tự động đóng tiền điện dùm bạn: Định kỳ, NH tự động đóng tiền nước dùm bạn: Định kỳ, NH tự động đóng cước điện thoại di động dùm bạn: Định kỳ, NH tự động đóng cước điện thoại nhà dùm bạn: Định kỳ, NH tự động đóng cước truyền hình Cáp dùm bạn: Định kỳ, NH tự động đóng cước internet dùm bạn: Định kỳ, NH tự động đóng phí bảo hiểm dùm bạn: Định kỳ, NH tự động đóng tiền thuê nhà dùm bạn: Bạn tự đóng tiền điện,nước bằng thẻ ATM: Bạn tự đóng tiền điện thoại bằng thẻ ATM: Bạn tự đóng tiền dịch vụ (TH cáp,internet…) bằng thẻ ATM: Bạn tự mua thẻ trả trước( điện thoại, internet) bằng thẻ ATM

10. Quý khách có cảm thấy an toàn khi giao dịch với ngân hàng: An toàn Bình thường Thiếu an toàn

11. Đánh giá của quý khách về mức an tòan và khả năng sinh lợi (lãi suất) khi đầu tư tiền qua các hình thức sau:

Hướng dẫn : quý khách cho điểm từ 1 đến 10 theo mức độ đánh giá từ thấp đến cao như sau

10 9 8 7 6 5 4 3 2 1

Page 106: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

Rất cao Rất thấp

Kênh đầu tư

Chỉ tiêu

Gửi vào

NHTMQD

Gửi vào NHTMCP Thị trường chứng

khóan /Quỹ đầu tư

Mua bảo hiểm

nhân thọ

Tự kinh doanh

Độ an tòan

Lợi nhuận

12. Những ý kiến đóng góp thêm (nếu có):

Về các dịch vụ ngân hàng (thanh toán, cho vay, chuyển tiền,...):

……………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………

Về lãi suất, tỷ giá, phí dịch vụ ngân hàng:

……………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………

Chân thành cảm ơn sự hợp tác của Quý Khách!

Page 107: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

PHỤ LỤC 2

KẾT QUẢ THĂM DÒ Ý KIẾN KHÁCH HÀNG CỦA BIDV-HCMC

NĂM 2007

Biểu đồ 2.1: Đồ thị biểu diễn cơ cấu khách hàng phân theo nghề nghiệp

Biểu đồ 2.2 : Đồ thị biểu diễn cơ cấu khách hàng theo giới tính

Biểu đồ 2.5: Đồ thị cơ cấu khách hàng theo loại hình tiền gửi họ giao dịch

Biểu đồ 2.6: Đồ thị cơ cấu khách hàng theo thời gian giao dịch tiền gửi với

Biểu đồ 2.3 : Đồ thị biểu biễn cơ cấu khách hàng phân theo tuổi

Biểu đồ 2.4: Đồ thị biểu diễn cơ cấu khách hàng phân theo thu nhập bình

quân hàng tháng

Cơ cấu khách hàng phân theo giới tính

Nam; 50%

Nữ ; 47%

Không tra lơi; 3%

7%

32%

46%

11%

4%

0%5%

10%15%20%25%30%35%40%45%50%

18-22 22- 35 35-55 > 55 Không ýkiến

Đô tuôi cua khach hang

Cơ cấu khách hàng phân theo độ tuổi của khách hàng

39%

30%

12% 10%8%

0%5%

10%15%20%25%30%35%40%

Dưới 5triệuVND

5 -10triệuVND

10 -20triệuVND

Trên 20triệuVND

Không ýkiến

Tông thu nhâp hang thang

Cơ cấu khách hàng phân theo mức độ thu nhập hàng tháng

12%

24%

46%

18%

0%

5%

10%

15%20%

25%

30%35%

40%

45%50%

Nội trợ/hiệnkhông đi làm

Tự kinh doanh Đang có v iệclàm

Không ý kiến

Cơ cấu khách hàng theo nghề nghiệp của ho

74%

13%

3%10%

5%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

Tiết kiệm Chứng chỉtiền gửi

Trái phiếu Hình thứckhác

Không ýkiến

Cơ cấu loại hình tiền gửi mà khách hàng thường giao dịch

24%

36%39%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

35%

40%

45%

<1 năm 1-3 năm >3 năm

Sô năm gưi tiên tai BIDV-Hô Chi Minh

Cơ cấu khách hàng theo thời gian giao dịch tiền gửi tai BIDV-HCMC

Page 108: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

33,00%

11,58%

19,95%

7,64%

21,43%

2,22%4,19%

0,00%

5,00%

10,00%

15,00%

20,00%

25,00%

30,00%

35,00%

Ty lê

%

Gưi BIDV-HCMC

Gưi NHkhac

TTCK Muavang/USD

Nha/đât Bao hiêmNT

Khac

CƠ CÂU KHACH HANG THEO KÊNH ĐÂU TƯ TIÊN NHAN RÔI KHACH HANG LƯA CHON

Biểu đồ 2.7 : Đồ thị biểu diễn cơ cấu khách hàng theo sự lựa chọn kênh để đầu tư tiền nhàn rỗi

57,79%

40,83%

0,69%0,69%

83,04%

14,88%

0,35%1,73%

80,62%

15,57%

0,69%3,11%

73,70%

23,53%

0,69%2,08%

50,87%

43,94%

4,50%

0,69%

0,00%

10,00%

20,00%

30,00%

40,00%

50,00%

60,00%

70,00%

80,00%

90,00%

Thời gian giaodịch tiền gửi

Thái độ nhânv iên trong giao

dịch TG

Tính chuy ênnghiệp của

nhân v iên giaodịch

Mức độ hàilòng v ề chất

lượng dịch vụTG

Thủ tục

Nhận xét về chất lượng thực hiện dịch vụ huy động tiền gửi

Hài lòng/Tốt

Bìnhthường/Khá

Chưa hàilòng/Kém

Không ý kiến

Biểu đồ 2.8 : Đồ thị thể hiện đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ huy

động vốn của BIDV Hồ Chí Minh

56%

30%

3%

15%

7%

40%

46%

23%

40%

34%

4%

18%

45%

27%

47%

0%

6%

29%

19%

13%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

Rất an tòan (9-10 điểm) An tòan (7-8 điểm) Bình thường (5-6 điểm) Không an tòan (< 4điểm)

Đánh giá của khách hàng về mức an tòan khi đầu tư tiền nhan rôI qua môt sô kênh đâu tư Gửi vào

ngân hàngquốc doanh

Gửi vàoNgân hàngcổ phần

Thị trườngchứngkhóan /Quỹđầu tưMua bảohiểm nhânthọ

Tự kinhdoanh

Biểu đồ 2.9 Đồ thị thể hiện đánh giá của khách hàng về mức độ an toàn của các kênh đầu tư tiền nhàn rỗi

Page 109: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

13%

22% 22%

3%

26%

22%

30%

45%

13%

46%

41%

30%

29%

40%

26%25%

19%

3%

45%

1%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

35%

40%

45%

50%

Rất cao (9-10 điểm) Cao (7-8 điểm) Bình thường (5-6 điểm) Thấp (< 4điểm)

Đánh giá của khách hàng về khả năng sinh lợi khi đầu tư tiền nhan rôi qua môt sô kênh đâu tư

Gửi vào NHTMQD

Gửi vào NHTMCP

Thị trườngCK

Mua BHnhân thọ

Tự kinhdoanh

Biểu đồ 2.10 Đồ thị thể hiện đánh giá của khách hàng về và khả năng sinh lời của các kênh đầu tư tiền nhàn rỗi

1.

ĐÔ THI CHUNG THÊ HIÊN CƠ CÂU LOAI HINH KHUYÊN MAI HĐV KHACH HANG CHON LƯA

COUPON; 25,52%

LAI SUÂT; 21,38%

TIÊN MĂT; 23,45%

VE DU LICH;

14,14%

XE,VANG; 10,00%

KHAC; 1,38%

QUA; 4,14%

COUPON LAI SUÂT TIÊN MĂT VE DU LICH XE,VANG QUA KHAC

Biểu đồ 2.11 Đồ thị thể hiện cơ cấu loại hình khuyến mãi mà khách hàng giao dịch tiền gửi ưa thích

0,00%

5,00%

10,00%

15,00%

20,00%

25,00%

30,00%

ĐÔ THI VÊ CƠ CÂU LOAI HINH KM HĐV KHACH HANG LƯA CHON - PHÂN LOAI THEO GIƠI TINH

COUPON 25,52% 28,46% 23,78%

LAI SUÂT 21,38% 16,15% 27,97%

TIÊN MĂT 23,45% 22,31% 23,08%

VE DU LICH 14,14% 13,85% 13,29%

XE,VANG 10,00% 12,31% 6,99%

QUA 4,14% 6,15% 2,80%

KHAC 1,38% 0,77% 2,10%

Chung Nam Nư

Biểu đồ 2.12 Đồ thị thể hiện cơ cấu loại hình khuyến mãi mà khách hàng giao dịch

tiền gửi ưa thích

Page 110: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

Biểu đồ 2.13 : Đồ thị thể hiện yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng trong thực hiện giao dịch gửi tiền với

BIDV Hồ Chí Minh

Biểu đồ 2.14 Đồ thị thể hiện đánh giá của khách hàng về mức độ an toàn khi

giao dịch với NH

Biểu đồ 2.15 Đồ thị thể hiện cơ cấu NH (khác BIDV) khách hàng giao dịch tiền gửi

CƠ CÂU SÔ DƯ TIÊN GƯI THEO KY HAN

0,00

0,05

0,10

0,15

0,20

0,25

ON 2W 2M 4M 6M 8M 10M 12M 18M 36M

2006 2007

Đồ thị 2.16 Đồ thị thể hiện cơ cấu tiền gửi của khách hàng cá nhân tại BIDV Hồ Chí Minh phân theo kỳ hạn gửi (năm 2006 và 2007)

CĂN CƯ KHACH HANG LƯA CHON GƯI TIÊN VAO BIDV_HCMC

Yếu tố khác 8,45%

Lãi suất 6,27%

Chính sách khách hàng

7,08%

Sự an tòan43,60%

Địa điểm thuận lợi - 34,60%

Mức độ đánh giá về độ an toàn khi giao dịch với ngân hàng

Không ý kiến; 6%Thiếu an toàn; 0%

Bình thường ; 16%

An toàn ; 78%

42%

14%16%

14% 14%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

35%

40%

45%

ACB Eximbank Sacombank Đông Á Khác

Thị phần NHTMCP/tổng NHTMCP mà khách hàng có gửi tiền

44%

55%

1%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

NH TMQD NH TMCP CN BIDV khác

Cơ cấu NH khác BIDV-HCMC mà khách hàng có gửi tiền

Page 111: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

TINH HINH KHACH HANG SƯ DUNG MÔT SÔ DV NH HIÊN ĐAI DO CAC NH CUNG CÂP

90,61%

19,64%

34,82%

6,82%

15,12%

11,90%

7,89%

7,89%

9,33%

4,48%

25,35%

15,94%

11,94%

10,00%

9,4%

80,4%

65,2%

93,2%

84,9%

88,1%

92,1%

92,1%

90,7%

95,5%

74,6%

84,1%

88,1%

90,0%

0,00% 10,00%

20,00%

30,00%

40,00%

50,00%

60,00%

70,00%

80,00%

90,00%

100,00%

RUT TIÊN BĂNG THE ATM

RU TIÊN,CK BĂNG QUA POS

TTĐK TIÊN ĐIÊN QUA NH

TTĐK TIÊN NƯƠC QUA NH

TTĐK TIÊN ĐTDD QUA NH

TTĐK TIÊN TH CAP QUA NH

TTĐK TIÊN ĐTCĐ QUA NH

TTĐK PHI BH QUA NH

TTĐK TIÊN INTERNET QUA NH

TTĐK $THUÊ NHA QUA NH

TƯ ĐONG $ (ĐIÊN,NƯƠC)QUA ATM

TƯ ĐONG $ (ĐT) QUA ATM

TƯ ĐONG $ (TH CAP, INTERNET..)QUA ATM

TƯ MUA THE TRA TRƯƠC QUA ATM

Đa thưc hiên Chưa thưc hiên

Đồ thị 2.17 Đồ thị thể hiện tình hình sử dụng một số dịch vụ thanh toán hiện đại đối với khách hàng của BIDV Hồ Chí Minh

NHU CÂU CUA KHACH HANG VÊ SƯ DUNG MÔT SÔ DV NH HIÊN ĐAI DO CAC NH CUNG CÂP

52,9%

22,2%

51,6%

58,9%

77,8%

71,2%

80,6%

67,8%

63,6%

85,1%

97,5%

82,6%

84,8%

67,3%

0,0% 10,0% 20,0% 30,0% 40,0% 50,0% 60,0% 70,0% 80,0% 90,0% 100,0%

RUT TIÊN BĂNG THE ATM

RU TIÊN,CK BĂNG QUA POS

TTĐK TIÊN ĐIÊN QUA NH

TTĐK TIÊN NƯƠC QUA NH

TTĐK TIÊN ĐTDD QUA NH

TTĐK TIÊN TH CAP QUA NH

TTĐK TIÊN ĐTCĐ QUA NH

TTĐK PHI BH QUA NH

TTĐK TIÊN INTERNET QUA NH

TTĐK $THUÊ NHA QUA NH

TƯ ĐONG $ (ĐIÊN,NƯƠC)QUA ATM

TƯ ĐONG $ (ĐT) QUA ATM

TƯ ĐONG $ (TH CAP, INTERNET..)QUA ATM

TƯ MUA THE TRA TRƯƠC QUA ATM

Co nhu câu không co nhu câu không tra lơi

Đồ thị 2.18 Đồ thị thể hiện nhu cầu sử dụng một số dịch vụ thanh toán hiện đại đối với khách hàng của BIDV Hồ Chí Minh

Page 112: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

Bảng 1: Kết quả thăm dò nhu cầu về dịch vụ thanh tóan hiện đại đối với khách hàng chưa sử dụng dịch vụ

Có nhu cầu không có nhu cầu không trả lời

RÚT TIỀN BẰNG THẺ ATM 52,9% 0,0% 47,1%

RÚ TIỀN,CK BẰNG QUA POS 22,2% 17,8% 60,0%

TTĐK TIỀN ĐIỆN QUA NH 51,6% 10,9% 37,5%

TTĐK TIỀN NƯỚC QUA NH 58,9% 11,0% 30,1%

TTĐK TIỀN ĐTDD QUA NH 77,8% 3,2% 19,0%

TTĐK TIỀN TH CÁP QUA NH 71,2% 13,6% 15,2%

TTĐK TIỀN ĐTCĐ QUA NH 80,6% 14,5% 4,8%

TTĐK PHÍ BH QUA NH 67,8% 10,2% 22,0%

TTĐK TIỀN INTERNET QUA NH 63,6% 16,4% 20,0%

TTĐK $THUÊ NHÀ QUA NH 85,1% 14,9% 0,0%

TỰ ĐÓNG $ (ĐIỆN,NƯỚC)QUA ATM 100,0% 0,0% 0,0%

TỰ ĐÓNG $ (ĐT) QUA ATM 82,6% 17,4% 0,0%

TỰ ĐÓNG $ (TH CÁP, INTERNET..)QUA ATM 84,8% 13,0% 2,2%

TỰ MUA THẺ TRẢ TRƯỚC QUA ATM 67,3% 14,3% 18,4%

Nguồn: Báo cáo thăm dò khách hàng đợt 2/2007 của BIDV Hồ Chí Minh.

Page 113: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

PHỤ LỤC 2 (BIS)

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THĂM DÒ Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

CỦA BIDV-HCMC NĂM 2007

o Cơ cấu khách hàng phân theo nghề nghiệp của khách hàng:

Kết quả thể hiện tai Biểu đồ 2.1- Phụ lục 2 cho thấy những người tự kinh

doanh hoặc đi làm chiếm tỷ trọng cao hơn những người không đi làm. Trong đó,

những người đang có việc làm tham gia gửi tiền nhiều nhất, có thể do họ là những

người có thu nhập (lương) họ ổn định nhất. Trong khi những người tự kinh doanh

có khả năng gặp rủi ro làm ảnh hưởng đến thu nhập. Hơn nữa, hoạt động kinh

doanh thường mang lại mức lợi nhuận cao hơn so với gửi vào NH, nên có thể những

người này thích đầu tư vào kinh doanh hơn gửi tiền nhàn rỗi vào NH. Kết quả này

có ý nghĩa đối với các NHTM trong việc xây dựng chính sách tiếp thị dịch vụ huy

động vốn.

o Cơ cấu khách hàng phân theo giới tính của khách hàng:

Kết quả thể hiện tai Biểu đồ 2.2 - Phụ lục 2 cho thấy, tỷ trọng khách hàng nam

và nữ có giao dịch tiền gửi với BIDV Hồ Chí Minh gần bằng nhau (50% và 48%)

Bảng số 2.1: Cơ cấu dân số TPHCM theo giới tính

2004 2005 2006

Tiêu chí Số dân (người)

Tỷ trọng (%)

Số dân (người)

Tỷ trọng (%)

Số dân (người)

Tỷ trọng (%)

Tổng dân số trung bình 6.062.993 100,00% 6.239.938 100,00% 6.424.519 100,00%Dân số nam trung bình 2.902.213 47,87% 2.996.516 48,02% 3.081.804 47,97%Dân số nữ trung bình 3.160.780 52,13% 3.243.422 51,98% 3.342.715 52,03%

Nguồn: Niên giám thống kê 2007 [4]

Theo số liệu thống kê của Cục Thống Kê (Bảng 2.1, phụ lục 2 bis) qua các

năm, trung bình tỷ lệ dân số nam trên địa bàn TP.HCM chiếm tỷ trọng 48% trong

Page 114: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

tổng dân số thành phố, tỷ trọng nữ là 52%. Như vậy cơ cấu tỷ trọng khách hàng

giao dịch tiền gửi tại BIDV Hồ Chí Minh theo giới tính tương đối phù hợp với cơ

cấu dân số địa bàn

o Cơ cấu khách hàng phân theo độ tuổi của khách hàng:

Qua Biểu đồ 2.3- Phụ lục 2 ta thấy cơ cấu khách hàng phân theo độ tuổi có sự

khác biệt rất lớn về tỷ trọng. Trong đó:

Khách hàng thuộc độ tuổi từ 18-22 chiếm tỷ trọng thấp nhất (7%). Họ thuộc độ

tuổi vừa mới tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tốt nghiệp tối đa 4 năm. Nếu

đang học đại học thì đa số cũng chưa ra trường nên chưa có thu nhập ổn định,

đồng thời phải trang trải học.... Nếu là đối tượng đã đi làm hoặc tự kinh doanh

sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông thì cũng thuộc người mới lập nghiệp,

thu nhập chưa cao, chưa ổn định hoặc phải dùng vốn để làm chi phí đầu tư ban

đầu cho việc kinh doanh...nên có thể họ ít có cơ hội hoặc không nghĩ đến gửi

tiền vào NH.

Khách hàng giao dịch thuộc độ tuổi từ 22-35 chiếm gần 1/3 số khách hàng

giao dịch. Nếu thuộc đối tượng có học đại học hoặc học nghề, họ là những

người đã tốt nghiệp đại học và bắt đầu đi làm. Nếu thuộc những người kinh

doanh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, họ cũng đã có những kinh

nghiệm kinh doanh nhất định, do vậy thu nhập tăng và ổn định, có thể có tiền

để gửi tiết kiệm. Tuy nhiên, ở trong độ tuổi này, khách hàng có thể ưa thích rủi

ro nên thích lựa chọn đầu tư tiền vào các kênh giúp họ có lợi nhuận cao hơn so

với gửi tiền vào BIDV Hồ Chí Minh như đầu tư vào thị trường chứng khoán,

thị trường bất động sản, hoặc tự kinh doanh....

Khách hàng thuộc độ tuổi từ 35-55 chiếm gần 1/2 số khách hàng giao dịch.

Đối tượng khách hàng này thuộc lứa tuổi đã có kinh nghiệm, thâm niên trong

công việc hoặc trong đội ngũ lãnh đạo nên có thể có lương cao những người

khác, có cơ hội có tiền để dành. Với người tự kinh doanh thì cũng đã gặt hái có

nhiều kinh nghiệm và tạo dựng được mối quan hệ khách hàng ổn định và mở

Page 115: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

rộng nên thu nhập họ sẽ cao và ổn định hơn. Mặt khác, khác khi thuộc tuổi

này, một số khách hàng đã nghĩ đến việc dành ra một khỏan tiền trong thu

nhập để gửi tiền vào NH, dự phòng chi phí sinh hoạt khi họ bước sang tuổi về

hưu.

Lượng khach hàng giao dịch thuộc lứa tuổi trên 55% chiếm tỷ trọng cũng đáng

kể (11%). Ở lứa tuổi này, khách hàng hoặc đã nghỉ hưu, hoặc có thể đã nghỉ

ngơi nhường vị trí kinh doanh công ty riêng cho con cháu. Do vậy có thể thích

gửi tiền vào NH nhằm hưởng lãi để trang trải chi phí sinh hoạt.

o Cơ cấu khách hàng phân theo thu nhập của khách hàng

Kết quả thể hiện tai Biểu đồ 2.4- Phụ lục 2 cho thấy những người có thu nhập

dưới 10 triệu/tháng chiếm tỷ lệ cao (69%). Có thể họ thuộc đối tượng đi làm để

nhận lương. Do thu nhập không cao nên họ phải có kế hoạch tiết kiệm để phòng rủi

ro trong cuộc sống và chọn gửi tiền vào NH. Trái lại, những người nằm trong diện

có thu nhập >20 triệu hoặc là những người tự kinh doanh, hoặc là những người có

đi làm và được trả lương cao, do vậy họ tự tin dùng tiền nhàn rỗi đầu tư vào kinh

doanh hoặc vào thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản để mang lại lợi

nhuận cao hơn, thay vì gửi tiền vào ngân hàng.

o Cơ cấu khách hàng phân theo hình thức dịch vụ huy động vốn mà khách

hàng giao dịch

Kết quả thăm dò (Biểu đồ 2.5- Phụ lục 2) cho thấy hình thức giao dịch tiền gửi

chủ yếu vẫn là tiết kiệm. Có thể do chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu hoặc kỳ phiếu là

sản phẩm NH không thường xuyên huy động, nên vẫn còn ít khách hàng biết đến

hoặc có biết nhưng vào thời điểm họ đến NH giao dịch tiền gửi thì BIDV Hồ Chí

Minh không huy động loại tiền gửi này. Mặt khác, các sản phẩm tiền gửi này có

một vài đặc điểm chưa mang lại thuận lợi (thể hiện tại Phụ lục 3) nên có thể làm

cho khách hàng không thích lựa chọn

o Cơ cấu khách hàng phân theo thời gian khách hàng giao dịch tiền gửi với

BIDV Hồ Chí Minh:

Page 116: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

Kết quả thể hiện tại Biểu đồ 2.6- Phụ lục 2 cho thấy số lượng khách hàng có

quan hệ lâu năm (trên 3 năm) chiếm khỏang 40%, khách hàng mới (giao dịch từ 1

năm trở lại) chiếm 24%, khách hàng có quan hệ giao dịch dịch vụ huy động vốn

trong thời gian từ 1-3 năm chiếm 36%.

o Cơ cấu khách hàng phân theo yếu tố tác động đến khách hàng trong sự

lựa chọn BIDV Hồ Chí Minh để giao dịch tiền gửi

Kết quả thăm dò thể hiện tại Biểu đồ 2.13, Phụ lục 2 cho thấy đa số khách

hàng vẫn xem yếu tố khiến họ lưa chọn gửi tiền vào BIDV Hồ Chí Minh là sự an

toàn và địa điểm thuận lợi, trong khi khách hàngchọn yếu tố lãi suất và chính sách

khách hàng chiếm tỷ trọng thấp nhất. Điều này phản ánh đúng thực tế - BIDV có

mạng lưới giao dịch khá rộng, được kết nối trực tuyến nên thuận tiện cho khách

hàng khi giao dịch rút tiền. Mặt khác, BIDV hiện vẫn là NHTMQD nên độ tin

tưởng của khách hàng vào độ an toàn của BIDV Hồ Chí Minh rất cao.Tuy nhiên, do

hạn chế bởi các qui định về lãi suất và cơ chế kinh doanh nội bộ nên lãi suất huy

động vốn của BIDV Hồ Chí Minh thấp hơn thị trường và chưa tạo điều kiện cho

BIDV Hồ Chí Minh thực hiện các chương trình khuyến mãi hấp dẫn khách hàng.

o Cơ cấu khách hàng phân theo các kênh đầu tư tiền nhàn rỗi của khách hàng

Trong tình hình hiện nay, khi thị trường chứng khóan đang ngày càng thu hút

nhiều nhà đầu tư đến giao dịch, thị trường bất động sản vẫn đang nóng, các công ty

cổ phần tự huy động vốn kinh doanh dưới hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu

doanh nghiệp, đồng thời có nhiều hình thức tiền gửi tồn tại ngoài loại tiền gửi của

NH như tiết kiệm Bưu điện, bảo hiểm nhân thọ.... thì nguy cơ NH bị giảm nguồn

tiền gửi của khách hàng cá nhân là khó tránh khỏi.

Kết quả thể hiện tai Biểu đồ 2.7- Phụ lục 2 cho thấy: chỉ có 33 % khách hàng

chọn gửi tiền tại BIDV Hồ Chí Minh; 11,58% khách hàng sẽ gửi tại NHTM khác;

19,95% khách hàng đầu tư vào thị trường chứng khóan; 7,64% khách hàng chọn

mua vàng hoặc USD; 21,43% khách hàng đầu tư vào thị trường bất động sản; 2,2%

chọn mua bảo hiểm nhân thọ, và 4,19% khách hàng chuyển sang kênh đầu tư khác.

Page 117: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

Như vậy nguy cơ về việc sụt giảm thị phần huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh

là rất cao. Đây là kết quả thăm dò đối tượng khách hàng đang có giaodịch tiền gửi

tại BIDV Hồ Chí Minh, nên tính chính xác đối với kết quả điều tra về nội dung này

có thể tin tưởng được.

Page 118: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

PHỤ LỤC 3

DỊCH VỤ HUY ĐỘNG VỐN VÀ DỊCH VỤ HỖ TRỢ HUY ĐỘNG

VỐN DO BIDV HỒ CHÍ MINH CUNG CẤP

I. DÀNH CHO KHÁCH HÀNG LÀ CÁ NHÂN

DỊCH VỤ TIỀN GỬI : BIDV-HCMC nhận tiền gửi cá nhân bằng VND, USD,

EUR với hình thức phong phú, thủ tục đơn giản, kỳ hạn đa dạng. Các sản phẩm

gồm có:

1. Tiền gửi thanh toán:

Tiền gửi không quy định thời hạn gửi (còn gọi là tiền gửi không kỳ hạn),

được hưởng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và được BIDV Hồ Chí Minh

cung cấp dịch vụ thanh toán và dịch vụ NH khác như: chuyển tiền, rút tiền tự

động,thanh tóan định kỳ, BSMS, hoặc chuyển khoản qua máy ATM…

2. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Tiền gửi không quy định thời hạn gửi (còn gọi là tiền gửi không kỳ hạn),

được hưởng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và được BIDV Hồ Chí Minh

cung cấp dịch vụ như chuyển tiền tự động, rút tiền hoặc chuyển khoản qua

máy ATM , BSMS,

3. Tiền gửi đặc biệt: Tiền gửi tiết kiệm Ổ trứng vàng:

Là hình thức tiết kiệm không kỳ hạn với lãi suất gia tăng theo mức số dư

tiền gửi. Với tài khoản Tiết kiệm Ổ trứng vàng, khách hàng có thể sử dụng

dịch vụ như chuyển tiền, rút bằng ATM (phục vụ 24/7), rút tại quầy. Khách

hàng có thể gửi Tiết kiệm Ổ trứng vàng qua hình thức nộp tiền mặt hoặc

chuyển tiền tự động từ tài khoản tiền gửi thanh toán.

4. Tiền gửi /tiết kiệm có kỳ hạn thông thường: (Kỳ hạn từ 1 tuần đến 60 tháng)

tiền gửi có quy định thời hạn gửi, được hưởng lãi suất tiền gửi có kỳ hạn,

thích hợp để đầu tư các khoản tiền nhàn rỗi, ổn định hưởng lãi suất cao. Đặc

biệt, sản phẩm tiền gửi này của BIDV-HCMC cho phép khách hàng được rút

trước hạn với số lần theo qui định, số tiền chưa rút được hưởng lãi suất có

Page 119: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

kỳ hạn. Số tiền rút trước hạn hưởng lãi suất theo qui định từng thời điểm

(bằng 0%, theo thỏa thuận hoặc bằng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn)

5. Tiền gửi tiết kiệm bậc thang:

Là sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn với mức lãi suất lũy tiến theo mức tiền gửi.

Với cùng một kỳ hạn gửi, khoản tiền gửi càng lớn thì lãi suất gửi càng cao.

6. Tiền gửi tiết kiệm rút dần:

Khách hàng gửi một khoản tiền với kỳ hạn xác định và thoả thuận định kỳ

rút dần một số tiền cố định trong tương lai mà vẫn được hưởng lãi suất cố

định trong suốt kỳ hạn gửi.

7. Tiền gửi có kỳ hạn hưởng lãi suất theo thời gian thực gửi:

Tiền gửi có quy định thời hạn gửi, được hưởng lãi suất tiền gửi có kỳ hạn,

thích hợp để đầu tư các khoản tiền nhàn rỗi, ổn định hưởng lãi suất cao. Đặc

biệt, sản phẩm tiền gửi này của BIDV-HCMC cho phép khách hàng khi rút

trước hạn được hưởng lãi suất tiền gửi theo thời gian tương ứng kỳ hạn

gửi thực tế. (khác với sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn thông thường là lãi suất

rút trước hạn bằng 0%, theo thỏa thuận hoặc bằng lãi suất tiền gửi không kỳ

hạn)

8. Giấy tờ có giá:

BIDV-HCMC phát hành giấy tờ có giá dưới các hình thức kỳ phiếu, trái

phiếu, chứng chỉ tiền gửi…, là các công cụ đầu tư an toàn, hiệu quả do lãi

suất thường cao hơn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn thông thường.

DỊCH VỤ TÍN DỤNG

Để hỗ trợ khách hàng có giao dịch tiền gửi tại BIDV-HCMC, BIDV Hồ Chí

Minh sẵn sàng tài trợ vốn cho khách hàng cá nhân nhằm thỏa mãn các nhu cầu tiêu

dùng với lãi suất hấp, thủ tục đơn giản, thời gian hoàn trả ưu đãi, sản phẩm gồm có:

1. Cho vay cầm cố:

Khách hàng gửi tiền tiết kiệm được vay vốn tại BIDV-HCMC dưới hình thức

cầm cố sổ tiết kiệm/giấy chứng nhận tiền gửi có kỳ hạn.

2. Chiết khấu giấy tờ có giá:

Page 120: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

Khách hàng sở hữu kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi…do BIDV, kho

bạc nhà nước hoặc NH khác phát hành có thể chiết khấu giấy tờ có giá tại

BIDV Hồ Chí Minh khi chưa đến hạn thanh toán.

3. Cho vay tiêu dùng cán bộ, công nhân viên (CBCNV):

Khi khách hàng tổ chức có thực hiện dịch vụ chi hộ lương qua tài khỏan của

khách hàng mở tại BIDV Hồ Chí Minh hoặc chi nhánh BIDV khác,

CBCNV là nhân viên của họ có thể vay tiêu dùng tín chấp tại BIDV Hồ Chí

Minh mà không cần tài sản thế chấp.

4. Dịch vụ hỗ trợ du học :

Khách hàng cá nhân có nhu cầu xác nhận năng lực tài chính (có tài khỏan

tiền gửi tại BIDV Hồ Chí Minh) để bổ sung hồ sơ xin du học có thể thực

hiện dịch vụ tại BIDV-HCMC. Ngòai ra, BIDV Hồ Chí Minh còn cung cấp

dịch vụ xác nhận việc mang ngoại tệ ra nước ngoài theo đề nghị của khách

hàng.

5. Thấu chi tài khoản:

Khách hàng có tài khỏan tại BIDV Hồ Chí Minh có thể được cấp hạn mức

thấu chi trên tài khoản tiền gửi thanh toán và được rút vượt số dư trên tài

khỏan tiền gửi, tối đa bằng hạn mức thấu chi được cấp.

6. Dịch vụ ủy nhiệm thanh toán trong giao dịch mua bán bất động sản:

Ngân hàng thực hiện dịch vụ trung gian thanh toán tiền chuyển nhượng bất

động sản và dịch vụ chuyển quyền sử dụng bất động sản cho khách hàng với

chi phí thấp nhất, độ an toàn cao nhất. (Khách hàng mở tài khoản phong tỏa)

DỊCH VỤ THANH TOÁN

Với mạng lưới chi nhánh rộng khắp tại tất cả các tỉnh thành trong cả nước;

quan hệ đại lý với 1000 NH và tổ chức tài chính trên toàn thế giới; được trang bị hệ

thống thanh toán điện tử liên NH, hệ thống thanh toán tập trung; BIDV-HCMC sẵn

sàng đáp ứng các nhu cầu của Khách hàng về dịch vụ thanh toán, sản phẩm gồm có:

1. Dịch vụ thanh toán định kỳ:

Page 121: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

Ngân hàng thực hiện lệnh thanh toán định kỳ từ tài khoản thanh toán của

khách hàng cho các mục đích khác nhau trên cơ sở thỏa thuận giữa khách

hàng và NH (chi phí điện, nước, điện thoại…).

2. Thanh toán trong nước:

Chuyển khoản thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, phí bảo hiểm hoặc cho

các mục đích cá nhân khác; chuyển tiền cho người thân đến tất cả các tỉnh,

thành trong cả nước.

3. Thanh toán quốc tế:

Chuyển tiền ra nước ngoài phục vụ các mục đích đi du học, lao động nước

ngoài, khám bệnh, chữa bệnh, công tác, du lịch, thừa kế, định cư ở nước

ngoài, trợ cấp thân nhân hoặc cho các mục đích cá nhân khác.

4. Dịch vụ chuyển tiền, thu cước viễn thông :

Khách hàng sử dụng dịch vụ của các công ty viễn thông (điện thoại cố định ,

di động, internet, truyền hình cáp…) có thể đến bất cứ địa điểm giao dịch

nào của BIDV-HCMC để nộp/chuyển tiền thanh toán cước viễn thông.

Khách hàng có thể được hoàn toàn miễn phí dịch vụ chuyển tiền, nếu BIDV

Hồ Chí Minh có thông báo.

5. Dịch vụ phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, thu hộ phí bảo hiểm cho

Công ty Bảo hiểm Quốc tế AIA, công ty Bảo Hiểm Nhân Thọ Dai-Ichi

VN,BIC…

Khách hàng cá nhân có nhu cầu mua bảo hiểm nhân thọ, BIDV Hồ Chí Minh

sẵn sàng để tư vấn và bán các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ AIA, BIC, đáp

ứng các nhu cầu thiết thực của khách hàng như bảo vệ tài chính, đảm bảo

quỹ giáo dục cho con trẻ, đảm bảo quỹ tài chính cho những kế hoạch tương

lai. Khách hàng có tài khỏan tiền gửi tại BIDV-HCMC có thể nhờ BIDV Hồ

Chí Minh thực hiện đóng hộ phí bảo hiểm định kỳ cho các công ty Bảo

Hiểm.

6. Dịch vụ thanh toán hóa đơn tiền điện tại quầy:

Page 122: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

Chỉ cần cung cấp mã số của khách hàng tại Công ty Điện lực hoặc giấy báo

tiền điện, khách hàng sẽ được BIDV hỗ trợ thanh toán tiền điện cho Công ty

Điện lực qua 3 hình thức: nộp tiền mặt, chuyển khoản thanh toán từng lần

hoặc thanh tóan định kỳ.

DỊCH VỤ KHÁC

Bên cạnh các dịch vụ NH truyền thống như tiền gửi, tín dụng, thanh

toán,…BIDV-HCMC cung cấp cho khách hàng mở tài khỏan tiền gửi thanh toán

các dịch vụ NH hiện đại, phục vụ các nhu cầu khác nhau của Quý khách:

1. Dịch vụ thẻ ATM:

Với thẻ BIDV-ATM khách hàng có cơ hội tiếp cận với phương thức giao

dịch NH hiện đại – vấn tin tài khoản, vấn tin tỷ giá, lãi suất…, rút tiền tự

động, chuyển khoản liên chi nhánh, sao kê tài khoản, phát hành sổ Séc, gửi

tiền vào tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, vay thấu chi… tại các máy BIDV-ATM

đặt tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, tại các máy ATM của các NH khác

tham gia vào hệ thống Banknet-vn. Hiện nay Banknet-vn đã kết nối BIDV và

Incombank, Saigonbank, NH Nông Nghiệp & PT Nông Thôn, NHTMCP An

Bình.Trong tương lai, hệ thống này còn gồm NHTMCP Đông Á, NHTMCP

Á Châu và Sacombank. Đặc biệt, hiện nay Banknet-vn và Smartlink (gồm

hơn 24 NHTM) đã ký kết hợp đồng liên kết, trong đó khách hàng sở hữu các

thẻ ATM của các NH thành viên của hai mạng này đều có thể rút tiền tại bất

cứ máy ATM nào của NH thành viên.

2. Dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ qua POS/EDC:

Với thẻ BIDV-ATM khách hàng có thể yên tâm thanh toán chi phí mua sắm

hàng hóa mà không cần dùng tiền mặt tại các điểm chấp nhận thẻ qua

POS/EDC của BIDV, hoặc được ứng tiền mặt qua POS/EDC tại các điểm

giao dịch của BIDV.

3. Dịch vụ NH qua điện thoại di động (BSMS):

Theo yêu cầu của khách hàng (ra lệnh bằng Mobile-phone), các thông tin về

giao dịch tài khoản,lãi suất, tỷ giá,… sẽ được thông báo đến khách hàng qua

Page 123: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

các tin nhắn gửi đến thuê bao điện thoại di động mà khách hàng đã đăng ký.

Trong tương lai, BIDV sẽ đưa ra dịch vụ gửi lệnh thanh toán qua tin nhắn

(SMS-banking)

4. Dịch vụ cung cấp địa chỉ đặt máy BIDV-ATM qua điện thoại di động:

24/24 giờ, 7 ngày/tuần, ở bất cứ nơi đâu, khách hàng sử dụng dịch vụ BSMS

cũng có thể biết được địa chỉ nơi đặt máy ATM gần nhất, chỉ cần chọn dịch

vụ “Vấn tin để biết địa chỉ đặt máy BIDV-ATM trên cả nước” và nhắn tin

đến số 1900545499.

II. DÀNH CHO KHÁCH HÀNG LÀ TỔ CHỨC

DỊCH VỤ TIỀN GỬI

BIDV Hồ Chí Minh nhận tiền gửi của các Tổ chức kinh tế bằng Đồng Việt

Nam (VND) và Đô la Mỹ (USD) với hình thức phong phú, thủ tục đơn giản, kỳ hạn

đa dạng, lãi suất hấp dẫn:

1) Tiền gửi thanh toán:

Tiền gửi không quy định thời hạn gửi, được phát hành séc lĩnh tiền mặt, được

thanh toán chuyển khoản cho người thụ hưởng. Có 02 loại tài khoản:

o Tiền gửi không kỳ hạn: được hưởng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn theo

biểu lãi suất huy động của BIDV HCM quy định theo từng thời kỳ.

o Tiền gửi lãi suất phân tầng theo số dư: là một sản phẩm trong gói dịch vụ

Smart@ccount, được hưởng lãi suất lũy tiến theo mức tiền gửi, số dư

càng lớn thì lãi suất gửi càng cao

2) Tiền gửi kỳ hạn:

Tiền gửi có quy định thời hạn gửi, được hưởng lãi suất tiền gửi có kỳ hạn,

thích hợp để đầu tư các khoản tiền nhàn rỗi, ổn định hưởng lãi suất cao. BIDV

HCM huy động tiền gửi với nhiều loại kỳ hạn và lãi suất hấp dẫn.

3) Giấy tờ có giá:

BIDV-HCMC phát hành giấy tờ có giá dưới các hình thức kỳ phiếu, trái phiếu,

chứng chỉ tiền gửi,…là công cụ đầu tư an toàn, hiệu quả.

DỊCH VỤ TÍN DỤNG-BẢO LÃNH

Page 124: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

B. Chính sách đảm bảo tiền vay: BIDV Hồ Chí Minh có thể áp dụng chính sách

đảm bảo nợ vay bằng tiền gửi có kỳ hạn tại BIDV, vừa hỗ trợ tín dụng vừa tạo tiện

ích cho sản phẩm tiền gửi của Tổ chức.

C. Các hình thức cấp tín dụng:

1. Cho vay cầm cố:

Khách hàng có tài khỏan tiền gửi có kỳ hạn tại BIDV Hồ Chí Minh được vay

vốn tại BIDV-HCMC dưới hình thức cầm cố sổ tiết kiệm/giấy chứng nhận

tiền gửi có kỳ hạn.

2. Chiết khấu giấy tờ có giá:

Khách hàng sở hữu kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi…do BIDV, kho

bạc nhà nước hoặc NH khác phát hành có thể chiết khấu giấy tờ có giá tại

BIDV Hồ Chí Minh khi chưa đến hạn thanh toán.

Ngòai ra, khách hàng có thể thực hiện các dịch vụ tín dụng khác, bao gồm

• Cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động

• Cho vay ngắn hạn tài trợ xuất nhập khẩu

• Cho vay ngắn hạn trong lĩnh vực xây lắp

• Cho vay trung dài hạn

• Cho vay hỗ trợ doanh nghiệp từ nguồn vốn vay của các tổ chức tài chính

quốc tế

• Cho vay hợp vốn/hợp tác

• Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất:

• Nghiệp vụ mua bán nợ:

Ngoài ra, BIDV-HCMC cũng thực hiện các hình thức bảo lãnh trong và ngoài

nước:

1. Bảo lãnh trong nước: Dự thầu; Thực hiện hợp đồng, đảm bảo chất lượng sản

phẩm;Hoàn trả tiền tạm ứng;Thanh toán;Vay vốn trong nước;Thanh toán

thuế nhập khẩu; Bảo lãnh nhận hàng; Phát hành thư hứa, …

2. Bảo lãnh ngoài nước: Mở L/C nhập khẩu;Vay vốn nước ngoài;Bảo lãnh

thanh toán, …

Page 125: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

3. Thông báo bảo lãnh

4. Phát hành bảo lãnh dựa trên bảo lãnh đối ứng của Ngân hàng Đại lý

5. Xác nhận bảo lãnh do các định chế tài chính phát hành

DỊCH VỤ THANH TOÁN

Với hệ thống thanh toán điện tử liên NH, hệ thống thanh toán tập trung, hệ

thống thanh toán toàn cầu SWIFT, BIDV-HCMC đáp ứng các nhu cầu thanh toán

đa dạng của khách hàng:

1. Thanh toán trong nước:

Với mạng lưới chi nhánh rộng khắp tại tất cả các tỉnh thành trong cả nước,

dịch vụ thanh toán của BIDV-HCMC cho phép các khách hàng thanh toán

ngay trong ngày với các mục đích khác nhau như thanh toán tiền hàng hóa,

dịch vụ, tiền lương, chi phí điện, nước, điện thoại...Đặc biệt với dịch vụ

thanh toán định kỳ, Ngân hàng sẽ thực hiện lệnh thanh toán định kỳ từ tài

khoản thanh toán của khách hàng cho các mục đích khác nhau (chi phí điện,

nước, điện thoại,…) trên cơ sở thỏa thuận giữa khách hàng và NH.

2. Thanh toán quốc tế:

Thông qua mối quan hệ đại lý với trên 1000 NH và tổ chức tài chính trên

toàn thế giới, BIDV-HCMC cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế cho khách

hàng dưới các hình thức thư tín dụng, nhờ thu chứng từ, chuyển tiền…

Những tiện ích khi sử dụng dịch vụ thanh toán của BIDV-HCMC:

Thanh toán trực tuyến liên chi nhánh BIDV

Tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan đến thanh toán.

Mức phí hợp lý và cung cấp miễn phí các biểu mẫu giao dịch.

Mức ký quỹ linh hoạt nhất và không cần ký quỹ để mở L/C khi được NH tài trợ

100% trị giá L/C.

DỊCH VỤ KHÁC

Bên cạnh các dịch vụ NH truyền thống như tiền gửi, tín dụng, thanh toán,…

BIDV-HCMC cung cấp cho khách hàng các dịch vụ NH hiện đại phục vụ các nhu

cầu khác nhau của khách hàng:

Page 126: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

1. Dịch vụ thanh toán định kỳ:

NH thực hiện lệnh thanh toán định kỳ từ tài khoản thanh toán của khách

hàng cho các mục đích khác nhau trên cơ sở thỏa thuận giữa khách hàng và

NH (chi phí điện, nước, điện thoại…).

2. Dịch vụ điều chuyển vốn tự động:

NH trợ giúp khách hàng đảm bảo duy trì được mức số dư tối đa, tối thiểu

trên các tài khoản theo lệnh của khách hàng.

3. Dịch vụ mua bán ngoại tệ:

Mua bán ngoại tệ qua hình thức giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn…

đáp ứng nhu cầu ngoại tệ để thanh toán nước ngoài hoặc trả nợ vay của

khách hàng. Thủ tục đơn giản, giá cả cạnh tranh.

4. Giao dịch hàng hóa tương lai:

Khách hàng bảo hiểm hiệu quả rủi ro biến động giá cả hàng hóa (cà phê, cao

su…)

5. Hoán đổi lãi suất:

Khách hàng có thể phòng ngừa, hạn chế rủi ro do biến động của lãi suất thị

trường và tỷ giá. Khách hàng giảm được chi phí vay vốn hoặc tăng thêm thu

nhập tiền gửi trong trường hợp khách hàng có nhận định đúng về xu hướng

biến động lãi suất trong tương lai.

6. Dịch vụ chi hộ lương:

Dịch vụ chi hộ lương kết hợp với dịch vụ rút tiền tự động cung cấp cho

khách hàng giải pháp thanh toán lương hoàn hảo. NH trích tiền từ tài khoản

của doanh nghiệp chuyển vào tài khoản của từng nhân viên theo danh sách

lương. Nhân viên của doanh nghiệp sẽ rút tiền mặt tại các máy BIDV-ATM

hoặc giao dịch chuyển khoản liên chi nhánh qua máy ATM cho mục đích cá

nhân.

7. Dịch vụ thu, chi hộ tiền mặt:

NH sẽ đến trụ sở hoặc địa điểm do khách hàng yêu cầu để thu, chi hộ tiền

mặt, giảm thiểu chi chí và rủi ro cho khách hàng nếu phải vận chuyển tiền

Page 127: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

mặt đến nộp tại NH. Thực hiện làm đầu mối mở tài khoản cho khách hàng để

nhận tiền chuyển đến thông qua tất cả các điểm giao dịch của BIDV trên toàn

quốc. Tài khoản được ghi có ngay trong ngày. Và ngược lại nhận thu/chi hộ

tiền mặt cho khách hàng có tài khoản tại BIDV trên toàn quốc.

8. Dịch vụ quản lý tiền ký quỹ, tiền lương người lao động nước ngoài:

Dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu lao động quản lý tiền ký quỹ, tiền

lương của người lao động nước ngoài và sẽ hoàn trả lại người lao động khi

hoàn thành nghĩa vụ lao động tại nước ngoài.

9. Dịch vụ tài trợ ủy thác:

Quản lý, giải ngân các nguồn vốn tài trợ ủy thác nước ngoài như ODA,

ADB,....

10. Dịch vụ tư vấn:

Tư vấn và hỗ trợ khách hàng lập dự án đầu tư, tư vấn và cung cấp thông tin

cho khách hàng trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ…giúp

khách hàng sử dụng các dịch vụ của NH một cách hiệu quả.

11. Dịch vụ NH qua điện thoại di động (BSMS):

Cung cấp đến khách hàng thông tin về tài khoản và các thông tin khác (lãi

suất, tỷ giá,…) bằng hình thức tin nhắn gửi đến các thuê bao điện thoại di

động của khách hàng.

12. Dịch vụ NH tại nhà (Homebanking):

Homebanking cho phép khách hàng có thể ngồi tại văn phòng công ty hay tại

nhà thực hiện hầu hết các giao dịch thanh toán và vấn tin trên tài khoản tiền

gửi của khách hàng tại BIDV. Homebanking còn cung cấp cho khách hàng

thông tin về tỷ giá, lãi suất, biểu phí và các thông tin khác.

13. Dịch vụ phát hành séc NH:

NH thay mặt NH đại lý giữ tài khoản BIDV phát hành séc để thanh toán cho

người thụ hưởng ở nước ngoài theo yêu cầu của khách hàng.

14. Dịch vụ chuyển tiền, thu cước viễn thông của Viettel:

Page 128: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

Khách hàng và đại lý của Viettel khi đến chuyển tiền thanh toán cước hoặc

gạch nợ cước viễn thông Viettel tại BIDV-HCMC được hoàn toàn miễn phí

dịch vụ.

15. Dịch vụ chuyển tiền cho Citibank:

Nhận chuyển tiền từ đại lý cho công ty Bảo hiểm Quốc tế AIA thông qua NH

mở tài khoản là Citibank.

16. Gói dịch vụ BIDV - Smart@ccount:

Sản phẩm là sự kết hợp của 3 dịch vụ: Dịch vụ thu hộ, Dịch vụ quản lý vốn

tự động và Tài khoản tiền gửi lãi suất phân tầng theo số dư nhằm giúp khách

hàng quản lý và sử dụng đồng vốn có hiệu quả nhất.

17. Dịch vụ Internet Banking:

Cung cấp thông tin về tài khoản và các thông tin khác.

Page 129: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

PHỤ LỤC 4 Lãi suất huy động trên địa bàn TP.HCM - Ngày 22/11/2007

BIDV-HCMC ICB- SGDII VCB-HCMC NHNNo & PTNT ACB ĐÔNG Á EXIMBANK SACOMBANK

VND USD VND USD VND USD VND USD VND USD VND USD VND USD VND USD Kỳ hạn

%/tháng %/năm %/tháng %/năm %/tháng %/năm %/tháng %/năm %/tháng %/năm %/tháng %/năm %/tháng %/năm %/tháng %/năm 1.Tiền gửi tổ chức kinh tế Không kỳ

hạn 0.200 1.25 0.200 1.30 0.200 1.25 0.200 0.50 0.250 1.50 0.200 1.30 0.250 1.00 0.250 1.20

1 tuần 0.300 3.00 0.30-0.35 - - 3.00 - 0.350 - 0.316 - - 0.375 4.87

2 tuần 0.308 3.20 0.35-0.40 - - - - 0.400 - 0.333 - - 0.398 4.88

3 tuần 0.317 3.40 0.40-0.45 - - - - 0.450 - 0.358 - - 0.420 4.88

1 tháng 0.333 3.50 0.550 4.10 0.350 4.00 1.20 0.550 4.15 0.466 4.30 0.600 0.575 4.20 2 tháng 0.458 3.85 0.580 4.20 0.420 4.20 - 0.610 4.25 0.525 4.50 0.630 0.640 4.40 3 tháng 0.583 4.45 0.600 4.35 0.500 4.20 1.20 0.680 4.50 0.558 4.90 0.690 0.705 4.57 4 tháng 0.583 4.45 - - - - - - - 0.705 0.710 - 5 tháng 0.583 4.45 - - - - - - - 0.707 0.715 4.60 6 tháng 0.630 4.60 0.630 4.50 0.550 4.25 1.20 0.666 5.00 0.710 0.725 4.65 7 tháng 0.630 4.65 0.630 - - - - - - 0.725 0.735 4.70 8 tháng 0.630 4.70 - - - -

TH

OẢ

TH

UẬ

N

- T

HOẢ

T

HUẬ

N

TH

OẢ

T

HUẬ

N

- - 0.727

TH

OẢ

TH

UẬ

N

0.740 -

Page 130: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

9 tháng 0.633 4.80 0.650 4.70 0.570 4.60 1.50 0.700 5.10 0.730 0.745 4.80 10 tháng 0.633 4.80 - - - - - - - 0.745 0.750 - 11 tháng 0.633 4.80 - - - - - - - 0.747 0.755 4.95 12 tháng 0.667 4.90 0.700 4.90 0.610 4.60 1.50 0.725 5.25 0.750 0.760 - 13 tháng 0.667 4.91 0.730 - - - - 0.733 - 0.780 - 5.05 15 tháng 0.667 - - - - - - - - 0.790 0.790 - 18 tháng 0.675 5.00 0.750 4.95 0.620 4.65 1.50 - - 0.800 0.805 - 24 tháng 0.675 5.10 0.770 5.00 0.620 4.65 1.50 0.750 - 0.815 0.815 5.10 36 tháng 0.683 - 0.780 5.40 0.630 4.70 1.50 0.766 - 0.830 0.830 5.20 48 tháng 0.683 - 0.790 5.70 - . - - - - - - 60 tháng 0.683 - 0.800 6.00 0.690 4.80

-

- - 0.840

- - 2.Tiền gửi dân cư:

Không kỳ hạn 0.250 1.25 0.250 1.50 0.250 1.50 0.250 1.25 0.250 1.50 0.250 1.55 0.250 1.50 0.250 1.50 1 tuần 0.300 - - - - - - - - - - - 0.300 - - - 2 tuần 0.308 - - - - - - - - - - - 0.400 - - - 3 tuần 0.317 - - - - - - - - - - - 0.450 - - - 1 tháng 0.333 3.90 0.550 4.20 0.500 4.20 0.550 4.00 0.590 4.15 0.610 4.30 0.620 4.40 0.575 4.40 2 tháng 0.458 4.30 0.580 4.40 0.540 4.35 - 0.640 4.25 0.630 4.50 0.650 4.55 0.640 4.60 3 tháng 0.600 4.60 0.600 4.60 0.600 4.50 0.600 4.25 0.710 4.50 0.700 4.90 0.710 5.00 0.705 4.77 4 tháng 0.605 4.62 - - - - - - - - - - 0.725 5.05 0.710 4.78 5 tháng 0.610 4.65 - - - - - - - - - - 0.727 5.10 0.715 4.80 6 tháng 0.630 4.75 0.630 4.70 0.630 4.55 0.630 4.45 0.730 4.60 0.730 5.00 0.730 5.15 0.725 4.85 7 tháng 0.640 4.77 0.630 - - - - - - - - 0.745 5.16 0.735 4.90 8 tháng 0.645 4.80 - - - - - - - - - - 0.747 5.17 0.740 4.92 9 tháng 0.650 4.90 0.650 4.90 0.650 4.55 0.650 4.60 0.750 4.60 0.750 5.10 0.750 5.18 0.745 4.95

Page 131: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

10 tháng 0.652 4.92 - - - - - - - - - - 0.765 5.19 0.750 4.97 11 tháng 0.653 4.95 - - - - - - - - - - 0.767 5.20 0.755 5.05 12 tháng 0.690 5.10 0.700 5.05 0.690 4.65 0.690 4.85 0.765 4.60 0.770 5.25 0.770 5.25 0.760 5.10 13 tháng 0.692 5.15 0.730 - - - - - 0.780 4.60 0.780 5.30 0.800 - 0.780 5.15 15 tháng 0.693 5.16 - - - - - - - - - - 0.810 - 0.790 - 18 tháng 0.698 5.20 0.750 5.10 0.700 4.70 0.750 4.95 - - 0.800 5.35 0.820 5.27 0.805 5.17 24 tháng 0.700 5.25 0.770 5.15 0.700 4.70 0.770 5.00 0.790 4.65 0.810 5.40 0.835 5.29 0.815 5.20 36 tháng 0.704 5.27 0.780 5.40 0.710 4.70 0.780 5.00 0.800 4.70 0.830 5.45 0.850 5.32 0.830 5.30 48 tháng 0.707 5.28 0.790 5.70 - - - - - - - - - - - - 60 tháng 0.708 5.30 0.800 6.00 0.740 4.80 - - - - - 5.50 0.86 5.35 - -

Nguồn: Báo cáo lãi suất huy động vốn tham khảo thị trường TP.HCM ngày 22/11/2007, BIDV Hồ Chí Minh

Page 132: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

PHỤ LỤC 5 MẠNG LƯỚI CÁC ĐỊA ĐIỂM GIAO DỊCH CỦA BIDV TẠI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

STT Tên Địa chỉ Điện thọai

1 Chi Nhánh NH Đầu tư và Phát triển Gia Định

127 Đinh Tiên Hoàng, P3, Q.Bình Thạnh, TP.HCM 5.101.544

PGD Lê Quang Định 54-56 Lê Quang Định, Q.Bình Thạnh, TP.HCM 5.513.954

PGD Đa Kao 52 Nguyễn Huy Tự, P. Đa Kao, Q.1, TP.HCM 8.206.328

PGD Hàng Xanh 488A Điện Biên Phủ, Q.Bình Thạnh, TP.HCM 5.127.273

PGD Nguyễn Văn Nghi 140 Trưng Nữ Vương, P.4, Q. Gò Vấp, TP.HCM 5.885.754

PGD Bắc Hải 302 Tô Hiến Thành, P.15, Quận 10, TP.HCM 8.680.042

2

Chi Nhánh NH Đầu tư và Phát triển Nam Kỳ Khởi Nghĩa

12-14 Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Q1 - TP HCM 8218812

3 Chi Nhánh NH Đầu tư và Phát triển Sài Gòn

505 Nguyễn Trãi, P.7, Q.5- TP HCM 8.594.474

PGD Hàm Nghi 99-101 Hàm Nghi, P. NTB, Q.1- TP HCM 9.140.252

PGD An Dương Vương 295 An Dương Vương, P3, Q.5- TP HCM 8.335.853

PGD Kỳ Hoà 227 Đường 3 tháng 2, P.10, Q.10- TP HCM 8.352.518

PGD Đầm Sen 109 Ông Ích Khiêm, P.10, Q.11- TP HCM 9.635.670

PGD Phú Lâm 411 Kinh Dương Vương, P.12, Q.6- TP HCM 6.670.933

ĐGD Chợ Rẫy 201B Nguyễn Chí Thanh, P7, Q.5- TP HCM 9.560.331

4 Chi Nhánh NH Đầu tư và Phát triển Tân Bình

354A Cộng hoà - Phường 13 - Quận Tân Bình- TP HCM 8.107.511

PGD Cộng Hoà 15-17 Cộng hoà - Phường 4 - Quận Tân Bình- TP HCM 8.116.680

Page 133: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

PGD Gò Vấp 4-6 Nguyễn Oanh - Phường 7 - Quận Gò Vấp - TP HCM 9.896.429

PGD Tân Phú

245 Luỹ Bán Bích - Phường Hiệp Tân - Quận Tân Phú - TP HCM 8.648.859

PGD Lê Thị Riêng

701 Cách Mạng Tháng 8 - Phường 6 - Quận Tân Bình - TP HCM 9.708.980

PGD Tây Bắc Củ Chi

Đường D3,quốc lộ 22 Khu Công Nghiệp Tây Bắc Củ Chi - H. Củ Chi - TP HCM 7.909.970

5 Chi Nhánh NH Đầu tư và Phát triển Tân Tạo

Lô 2-4-6 đường C, KCN Tân Tạo 7.540.556

P. Tân Tạo A, Q. Bình Tân, Tp. HCM

PGD Quận 11 98-100 Tạ Uyên, P. 4, Q. 11, Tp. HCM 9.557.957

PGD Bình Chánh Lô A1, đường Trần Đại Nghĩa, KCN Lê Minh Xuân 7.662.168

X. Tân Nhựt, H. Bình Chánh, Tp. HCM

PGD An Lạc 337 Kinh Dương Vương, P. An Lạc 7 520 527

Q. Bình Tân, Tp. HCM

PGD Hai Bà Trưng 59 Hai Bà Trưng, P. Bến Nghé, Q. 1, Tp. HCM 8 224 664

QTK Trần Hưng Đạo 1081 Trần Hưng Đạo, P. 5, Q. 5, Tp. HCM 9 323 768

ĐGD Chợ Thiếc 140 Phó Cơ Điều, P. 6, Q. 11, Tp. HCM 8 559 357

ĐGD Bình Trị Đông

203 Đường số 7, P. Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân, Tp. HCM 8 778 473

6 Chi Nhánh NH Đầu tư và Phát triển Thủ Đức

33 Nguyễn Văn Bá, P.Bình Thọ, Quận Thủ Đức 861 5/8

PGD Quận 9 98- 100 Lê Văn Việt, Phường Hiệp Phú, Quận 9 896 5211

PGD Linh Trung KCN-KCX Linh Trung, Quận Thủ Đức 897 4896

PGD Linh Tây 707 Kha Vạn Cân, P Linh Tây, Quận Thủ Đức 720 1679

Page 134: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

PGD Bình Thạnh 227 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P. 17, Q. Bình Thạnh. 5.214.933

ĐGD Linh Trung 2 KCN-KCX Linh Trung 2, Quận Thủ Đức 729 3556

ĐGD Linh Trung 3 KCN- KCX Linh Trung 3, Trảng Bàng, Tây Ninh (066)897830

7 Chi Nhánh NH Đầu tư và Phát triển TP HCM

134 Nguyễn Công Trứ -Q1 - TP HCM 8290 410

PGD Hòa Bình 619 Nguyễn Đình Chiểu P2 Q3- TP HCM 8350221

PGD Bùi Thị Xuân 112 Bùi Thị Xuân Q1- TP HCM 9257050

PGD Khánh Hội 173 Khánh Hội Q4- TP HCM 9412 740

PGD Phú Nhuận 203 Hoàng Văn Thụ Q Phú Nhuận - TP HCM 8443 532

PGD Tân Định 447 Hai Bà Trưng Q1- TP HCM 8482 153

PGD Nguyễn Kiệm 567A Nguyễn Kiệm, Q.Phú Nhuận - TP HCM 844 7627

ĐGD Phạm Ngọc Thạch 46 Phạm Ngọc Thạch, P6, Q3- TP HCM 823 9062

PGD Thị Nghè 54A Xô Viết Nghệ Tĩnh, P19, Q.B Thạnh - TP HCM 514 1188

ĐGD Võ Thị Sáu 45 Võ Thị Sáu, Phường Đakao, Quận I, TPHCM 290 60 80

PGD Nguyễn Đình Chiểu

4 Nguyễn Đình Chiểu, Quận I, TPHCM

8 Sở Giao Dịch II - NH Đầu tư và Phát triển

11 Bến Chương Dương - P. Nguyễn Thái Bình - Q1 - TP HCM 8214925

ĐGD 117 Nguyễn Huệ 117 Nguyễn Huệ - Q1 - TP HCM 8214928

PGD SỐ 1 129B Cách Mạng Tháng 8, Q1, TPHCM 8340380

PGD SỐ 2 445 Võ Văn Tần, Q3, TP.HCM 8343505

PGD SỐ 3 183F Trần Quốc Thảo, P.9, Q.3 TPHCM 5261009

PGD SỐ 4 195 Tô Hiến Thành, P.13, Q.10, TPHCM

8626903/ 8626892

PGD SỐ 5 163 Nguyễn Văn Cừ P.2, Q.5 TPHCM

9239032/ 9239033

Page 135: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

PGD SỐ 6 3 Đường 3/2, Q.10, TPHCM 9292650/9292651

PGD THƯƠNG XÁ TAX

135 Nguyễn Huệ,Q.1, TPHCM 9144805/9144806

PGD MẠC THỊ BƯỞI 88 Mạc Thị Bưởi, Q.1, TPHCM 8246429

ĐGD THỦ THIÊM

16/7E Đường Lương Định Của, P.An Khánh, Quận 2, TPHCM

7406376/ 7406377

PGD LÊ DUẨN Số 1 - 5 Lê Duẩn, Quận 1, TPHCM

9100540/ 9100541

ĐGD Lê Quí Đôn Số 6 Lê Quí Đôn, Quận 3, TPHCM 9302212

Nguồn: Phòng Kế hoạch nguồn vốn - BIDV Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2007

Page 136: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

PHỤ LỤC 6 DANH MỤC VỐN PHÁP ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Ban hành theo nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của

Chính Phủ về danh mục vốn pháp định của TCTD

Đơn vị tính: Tỷ VND

Loại hình TCTD 31/12/2008 31/12/2010

1.Ngân hàng thương mại 3.000 3.000

NHTMQD 1.000 3.000

NHTMCP 1.000 3.000

NH Liên doanh 1.000 3.000

NH 100% vốn nước ngoài 1.000 3.000

Chi nhánh NH nước ngoài 15 triệu USD 16 triệu USD

2. Ngân hàng chính sách 5.000 5.000

NH Đầu tư 3.000 3.000

NH Phát triển 5.000 5.000

NH Hợp tác 1.000 3.000

3.Qũy tín dụng nhân dân

Trung ương 1.000 3.000

Cơ sở 100 triệu đồng 100 triệu đồng

4. TCTD phi NH

Công ty tài chính 300 500

Công ty Leasing 100 100

Page 137: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

PHỤ LỤC 7 MỘT SỐ SẢN PHẨM THAY THẾ SẢN PHẨM TIỀN GỬI CỦA CÁC

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

o Tiết kiệm bưu điện: Nhiều sản phẩm Tiết kiệm bưu điện có quyền lợi tính năng

tương tự như sản phẩm huy động vốn của NHTM. Do vậy sản phẩm Tiết kiệm

bưu điện thu hút được nhiều khách hàng, gây nên việc giảm thị phần TIỀN GỬI

của các NHTM. Bên cạnh đó, mạng lưới của bưu điện phủ rộng khắp mọi miền

đất nước trên 64 tỉnh thành, trải đến từng quận, huyện, xã. Đến nay, mạng lưới

này khoảng 800 điểm, trong đó có nhiều điểm được kết nối trực tuyến, thuận lợi

cho khách hàng giao dịch. Do vậy, sản phẩm Tiết kiệm bưu điện cũng được

nhiều khách hàng lựa chọn

o Cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp (hoặc của NHTMCP): Thị trường chứng

khoán đang rất thu hút các nhà đầu tư khi mang đến cho họ cơ hội hưởng cổ tức

cao hơn nhiều so với gửi tiền vào NH và cơ hội hưởng chênh lệch giá. Trong

điều kiện thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh, nhiều khách hàng (kể cả cá

nhân và tổ chức) không ngần ngại đa dạng hóa danh mục đầu tư, rút bớt tiền gửi

trong ngân hàng để đầu tư vào thị trường chứng khoán.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư còn bị thu hút bởi các trái phiếu của doanh nghiệp.

Vì lãi suất mà doanh nghiệp trả cho nhà đầu tư thường cao hơn lãi suất tiết kiệm.

Mặt khác, nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu dưới hình thức “trái phiếu

chuyển đổi”, mặc dù lãi suất có thể không cao hơn lãi suất tiết kiệm, nhưng cơ

hội được chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu trong tương lai đã thúc đẩy nhiều

nhà đầu tư mua lọai trái phiếu này.

o Trái phiếu chính phủ, trái phiếu đô thị: Là công cụ đầu tư tiền gửi an toàn nhất.

Khi cần tiền, chủ sở hữu trái phiếu này có thể cầm cố tại các NHTM để vay tiền.

Lãi suất trái phiếu thường cao hơn lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn của

NHTM. Do vậy, đây cũng là một sản phẩm thay thế của sản phẩm huy động vốn

của NHTM

Page 138: 1320928946_Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (3)

o Bảo hiểm nhân thọ: Thích hợp với những người muốn đảm bảo được kế hoạch

tài chính trong tương lai khi gặp phải những rủi ro trong cuộc sống. Mặc dù sản

phẩm có lãi suất rất thấp, nhưng giúp người được bảo hiểm yên tâm hơn trong

cuộc sống, nên vẫn thu hút được nhiều khách hàng. Như vậy, sản phẩm của các

công ty bảo hiểm nhân thọ là một trong các sản phẩm cạnh tranh với sản phẩm

tiền gửi của các NHTM.

o Chứng chỉ quỹ: Cũng như cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi của doanh nghiệp,

chứng chỉ quỹ cũng mang lại cho nhà đầu tư cơ hội hưởng lãi (cổ tức) hoặc lợi

nhuận từ chênh lệch giá. Do vậy, đây cũng là một sản phẩm thay thế sản phẩm

tiền gửi ngân hàng.