15 năm sau ngày tái lập -...

20

Upload: others

Post on 06-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

2 TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA

Sau 15 năm tái lập tỉnh, diện mạo tỉnh Quảng Nam đã có nhiều bước

khởi sắc. Cùng với các ngành kinh tế - xã hội, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phấn đấu vượt qua khó khăn, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Tỉnh ủy, UBND tỉnh trên các lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch đạt những kết quả quan trọng.

Trên lĩnh vực văn hóa, thành tựu đáng ghi nhận là việc xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận hai di sản văn hóa thế giới vào tháng 12.1999, trình Thủ tướng Chính phủ thông qua đề án Bảo tồn di sản Hội An, Mỹ Sơn, Khu di tích cách mạng Trung Trung Bộ - Nước Oa. Năm 1997, Quảng Nam có 12 di tích

cấp quốc gia và không có di tích cấp tỉnh nào được xếp hạng. Đến nay, toàn tỉnh có 52 di tích cấp quốc gia và 276 di tích cấp tỉnh. Điều này cho thấy sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh đến công tác bảo tồn những giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời của vùng đất vốn có bề dày văn hóa. Mới đây, Cù Lao Chàm trở thành Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Những sự ghi nhận này góp phần vinh danh vùng đất Quảng Nam. Theo đó, công tác trùng tu, tôn tạo di tích cũng được đặc biệt chú trọng với tổng kinh phí khoảng 274 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, hợp tác quốc tế cũng như sự đóng góp của người dân.

Cùng với việc bảo tồn di tích, các giá trị văn hóa phi vật thể

SỰ NGHIỆP VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

15 năm sau ngày tái lậpĐinh Hài �

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Chịu trách nhiệm xuất bản:ĐINH HÀI

Chịu trách nhiệm nội dung:NGUYỄN HOÀNG BÍCH

Ban biên tập:NGUYỄN HOÀNG BÍCH

LÊ BÁ VƯƠNGMAI KÝ

VÕ THỊ THANH VÂNNGUYỄN VĂN HUẾ

Thư ký: NGUYỄN VĂN HUẾ

Địa chỉ liên hệ:02 Trần Phú - TP Tam Kỳ -

Quảng Nam. Điện thoại :

0510.3810554 - 3814141Email:

[email protected]

Ảnh bìa: Đồng bào Cơtu (Đông Giang) vui múa cồng chiêng tại

lễ hội buôn làng.

In 700 bản, khổ 19 x 27 cm, tại Công ty CP In - Phát hành sách & TBTH Quảng Nam - 260 Hùng Vương TP. Tam Kỳ. ĐT: 0510.3859367-3812276. Giấy phép xuất bản số: 192/GP-XBBT, do Sở TTTT Quảng Nam cấp 21/5/2012. In xong và nộp lưu chiểu tháng 5/2012.

Đồng chí Lê Phước Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh thừa ủy nhiệm của Thủ tướng Chính phủ trao cờ thi đua của Chính phủ cho ngành VHTTDL Quảng Nam đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2010.

Ảnh: Phạm Văn Hùng

3TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA

cũng được quan tâm gìn giữ. Một số lễ hội dân gian truyền thống được tổ chức thường niên như Lễ hội Bà Thu Bồn, Lễ hội Bà Chiêm Sơn, Lễ hội Cộ Bà Chợ Được, các lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi... Các đề tài khoa học về văn hóa phi vật thể đã được thực hiện như: Văn học dân gian Quảng Nam, Tuồng Quảng Nam, Phong tục tập quán - Lễ hội Quảng Nam, Tổng quan văn hóa phi vật thể dân tộc Cơ Tu, Lễ hội mừng lúa mới dân tộc Cơtu, Nghề dệt thổ cẩm dân tộc Cơtu, Âm nhạc trong đời sống của đồng bào các dân tộc Cor, Giẻ-Triêng, Xơ đăng, Cơtu; Điều tra, sưu tầm, nghiên cứu các làng nghề truyền thống Quảng Nam; Sưu tầm, bảo tồn và phát huy làng nghề mộc Văn Hà...

Nhiều hội thảo khoa học đã được tổ chức trong 15 năm qua như: 100 năm nghiên cứu Mỹ Sơn; Văn hóa Quảng Nam - Những giá trị đặc trưng; 530 năm danh xưng Quảng Nam; Vai trò lịch sử dinh trấn Quảng Nam; Phan Châu Trinh - Chí sĩ yêu nước, nhà canh tân đầu thế kỷ XX; 100 năm Duy tân hội và thân thế sự nghiệp Tiểu La - Nguyễn Thành; 100 năm trường tân học Phú Lâm và nhà thực hành Duy tân xuất sắc Lê Cơ; 100 năm Phủ lỵ Tam Kỳ; 100 năm phòng trào chống thuế; Bảo tồn, phát huy giá trị căn cứ Đặc Khu ủy Quảng Đà; Bảo tồn, phát huy giá trị di tích Phật viện Đồng Dương ... Hàng chục đầu sách viết về Quảng Nam đã được xuất bản phục vụ cho công tác nghiên cứu, khảo cứu…

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDDDKXDĐSVH) được coi là một phong trào có sức lan tỏa mạnh mẽ góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Qua 15 năm triển khai,

với sự quan tâm chỉ đạo và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phong trào đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Đến nay, toàn tỉnh có đến 93,80% hộ gia đình; 44,30% thôn, khối phố; 10% xã, phường, thị trấn; 287 tộc họ và 1.379 cơ quan, đơn vị được công nhận đạt chuẩn văn hóa. Tuy nhiên, thành quả lớn nhất mà phong trào mang lại là nhận thức về xây dựng đời sống văn hóa đã đến từng hộ gia đình, tạo sự ảnh hưởng sâu rộng trong toàn dân. Song song với phong trào TDĐKXDĐSVH, hệ thống thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở đã đầu tư xây dựng. Đến nay, toàn tỉnh có 11/18 huyện, thành phố xây dựng Trung tâm Văn hóa-Thể thao, 52/244 xã và 1546/1722 thôn có Nhà văn hóa; có 10 thư viện huyện, 4 thư viện xã, 26 phòng đọc và 499 tủ sách ở cơ sở.

Hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng thời gian qua đã được quan tâm hướng dẫn và diễn ra khá sôi động. Hằng năm, các huyện, thành phố tổ chức khoảng 100 hội thi, 150 hội diễn, và 800 lượt biểu diễn văn nghệ quần chúng ở cơ sở.

Đoàn Ca kịch thực hiện hơn 60 buổi diễn/năm ở các địa phương trong và ngoài tỉnh. Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng tổ chức khoảng 1.500 buổi chiếu/năm phục vụ bà con vùng cao, vùng biên giới và hải đảo. Cùng với những sản phẩm “cây nhà lá vườn”, Quảng Nam đón khoảng 20 đoàn nghệ thuật của Trung ương và các địa phương khác về biểu diễn phục vụ nhân dân mỗi năm.

Những thành tựu trong công tác quản lý và bảo tồn di tích cùng với lễ hội “Quảng Nam - Hành trình di sản” đã tạo nền tảng, thúc đẩy du lịch Quảng Nam cất cánh. Lượng khách du lịch đến Quảng Nam tăng 11 lần, từ mức 227 ngàn lượt khách năm 1997 lên 2,53 triệu lượt khách năm 2011, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 18,8%/năm. Với khoảng 50% lượng khách du lịch quốc tế (khoảng 1,2 triệu lượt), Quảng Nam đã trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam (6 triệu lượt). Doanh thu du lịch tăng 53 lần, từ mức 20 tỷ đồng lên 1.070 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng

Cắt băng khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội sau 15 năm tái lập tỉnh Quảng Nam. Ảnh: PVH

4 TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA

bình quân 32,74%/năm. Tổng số khách sạn trong tỉnh đã tăng từ 13 cơ sở năm 1997 lên 108 cơ sở với hơn 4.500 phòng. Hệ thống cơ sở lưu trú đa dạng từ 5 sao đến hạng tiêu chuẩn có thể phục vụ khách du lịch với mức chi tiêu khác nhau. Đến nay, toàn tỉnh có 44 đơn vị kinh doanh lữ hành và vận chuyển, trong đó có 7 đơn vị lữ hành quốc tế, 16 lữ hành nội địa và 22 đơn vị kinh doanh vận chuyển. Năng lực vận chuyển khách du lịch gồm 122 xe cùng với 78 tàu và canô các loại. Tính đến cuối năm 2011, tỉnh đã cấp thẻ cho 100 hướng dẫn viên du lịch, trong đó có 90 hướng dẫn viên quốc tế và 10 hướng dẫn viên nội địa.

Bên cạnh những bước đột phá trên lĩnh vực văn hóa và phát triển vượt bậc của du lịch, thể thao tỉnh nhà với nhiều khởi sắc mới. Tính từ năm 1997 đến nay, vận động viên của Quảng Nam đã tham gia 402 giải thể thao, trong đó có 31 giải thể thao quốc tế, giành được 606 huy chương các loại. Nhiều vận động viên tiêu biểu của tỉnh đã mang về huy chương cho thể thao nước nhà tại các kỳ Seagames và các sân chơi thế giới như: Đặng Thị Thúy, Đặng Văn Chín (Pen-cak Silat); Bùi Thị Nhung, Bùi Thị Triều, Bùi Như Mỹ (Taekwondo); Nguyễn Thị Hòa (Điền Kinh). Vận động viên tập trung ở các đội tuyển của tỉnh đến nay đã có 242 em tham gia thi đấu 9 môn thể thao thành tích cao, trong đó võ thuật và điền kinh là thế mạnh của thể thao Quảng Nam.

Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ hoạt động TDTT được xây dựng từ cấp tỉnh đến cơ sở, nhất là Khu Trung tâm TDTT tỉnh với Nhà thi đấu và Sân vận động có khoảng 20.000 chỗ ngồi được khánh thành và đưa vào sử dụng. Đến nay, toàn tỉnh đã có 507 sân bóng đá, 763 sân bóng chuyền,

514 sân cầu lông và 17 sân quần vợt. Nhờ vậy, hoạt động thể thao quần chúng có điều kiện phát triển từ thành thị đến nông thôn, miền núi. Hằng năm, mỗi địa phương cấp xã tổ chức từ 3-6 giải thể thao, cấp huyện từ 7-12 giải, cấp tỉnh từ 12-15 giải. Theo số liệu ghi nhận được, số người luyện tập TDTT thường xuyên tăng từ mức 8,95% lên 21,39% tổng số dân, 100% trường học tổ chức hoạt động TDTT chính khóa đạt chất lượng so với mức 60,97% trước đây. Từ chỗ chỉ có một Liên đoàn Bóng đá vào năm 1998, đến nay Quảng Nam đã có 8 liên đoàn, hội thể thao cấp tỉnh, số câu lạc bộ thể thao trong tỉnh cũng tăng từ 60 lên 214. Đội Bóng đá Quảng Nam được thành lập từ các vận động viên nghiệp dư ở địa phương và hằng năm được bổ sung từ các đội tuyển trẻ của tỉnh, các vận động viên hợp đồng từ các địa phương ngoài tỉnh hiện đang tham gia thi đấu ở giải hạng nhất quốc gia và đã chuyển cho doanh nghiệp đầu tư quản lý theo cơ chế xã hội hóa.

Những thành quả trên các lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch trong những năm qua gắn liền với công tác phát triển đội ngũ cán bộ. Số cán bộ tham gia các lớp chính trị giai đoạn 1997-2011 tăng từ 12 lên 46, số cán

bộ có trình độ đại học và sau đại học tăng từ 50 lên 145. Đây là xu hướng tất yếu, khẳng định nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quan trọng đóng góp vào sự phát triển của sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh nhà.

Hiện nay, thách thức trong việc định hướng văn hóa trong thời kỳ hội nhập và cơ chế kinh tế thị trường, thách thức phát triển thể thao trong khi cơ sở vật chất ở địa phương thiếu thốn và đời sống kinh tế còn thấp, thách thức từ sự cạnh tranh của các điểm đến trong phát triển du lịch đang đặt lên vai ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch trách nhiệm nặng nề trong những năm tới.

Để giải quyết những mâu thuẫn trên cần có những giải pháp đồng bộ cả về cơ chế chính sách, phát triển đội ngũ cán bộ cũng như đầu tư xây dựng. Trong đó, sự sáng tạo và lòng quyết tâm là hai tiêu chí quan trọng có thể giúp tháo gỡ những khó khăn hiện tại. Về văn hóa, tăng chi ngân sách đầu tư cho sự nghiệp văn hóa nhằm hoàn chỉnh hệ thống thiết chế văn hóa, hỗ trợ cho vùng sâu, vùng xa; đào tạo và có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ, văn nghệ sĩ, huấn luyện viên, vận động viên là những giải pháp quan trọng. Trong đó, đổi mới nhận thức về

Theo thống kê, toàn tỉnh có 1546/1722 nhà văn hóa thôn, đạt 90%, trong đó có 7 thôn đạt 6 tiêu chí; 20 thôn đạt 5 tiêu chí; 328 thôn đạt 4 tiêu chí; 112 thôn đạt 3 tiêu chí; 67 thôn đạt 2 tiêu chí; 477 thôn đạt 1 tiêu chí so với Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08/04/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Về nhà văn hóa xã-phường-thị trấn đến nay có 52 nhà văn hóa xã-phường-thị trấn được xây dựng; trong đó, có 01 xã đạt 6 tiêu chí; 03 xã đạt 4 tiêu chí; 03 xã đạt 3 tiêu chí; 15 xã đạt 2 tiêu chí; 18 xã đạt 1 tiêu chí so với Thông tư số 12/ 2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

5TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA

giáo dục thể chất trong trường học, tăng cường xã hội hóa cho các môn thể thao thành tích cao là hai trọng điểm chính của lĩnh vực thể thao. Với du lịch, giải pháp chủ yếu là phát triển sản phẩm đặc thù gắn với các chiến lược truyên truyền dài hơi, hiệu quả; đồng thời hỗ trợ phát triển du lịch miền núi nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo. Những giải pháp định hướng trên đặt ra những vấn đề lớn mà ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải giải quyết bằng nhiều lời giải nhỏ.

Song song với những nhiệm vụ thường xuyên, thời gian tới ngành sẽ tập trung cho các chương trình hành động theo mục tiêu trọng điểm trong từng năm nhằm giải quyết những nút thắt một cách triệt để. Mục tiêu đầu tiên được chú trọng là đổi mới phong cách làm việc của cán bộ, hướng tới việc xây dựng nề nếp làm việc của cơ quan nhằm đáp ứng yêu cầu công việc và nâng cao uy tín, hình ảnh của đơn vị. Tiếp đến là các chương trình thi đua tổng kết hàng quý, hàng năm trên các lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. Đây là cơ sở để ngành phát triển phong trào thi đua giữa các phòng, đơn vị trực thuộc và các Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa Thông tin Thể thao trên địa bàn toàn tỉnh. Điều quan trọng là phải đảm bảo tính trung thực, công bằng và dân chủ nhằm phát huy tốt nhất tinh thần sáng tạo của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của ngành. Từ những kết quả và bài học kinh nghiệm của những phong trào thi đua, ngành sẽ có cơ sở, vạch ra những chương trình hành động chiến lược trong nhiều năm nhằm thực thi các giải pháp nêu trên để phát triển văn hóa, thể thao và du lịch đúng theo quy hoạch đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua./.

Tổng kết cuộc thi tìm hiểu Luật “Phòng, chống bạo lực gia đình” lần thứ I

Nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể và mọi người dân trong việc thực hiện Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Liên đoàn Lao động, Hội nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức cuộc thi tìm hiểu Luật “Phòng, chống bạo lực gia đình”. Sau một năm phát động cuộc thi, Ban tổ chức đã nhận được hơn 30.000 bài dự thi. Cuộc thi đã thu hút sự quan tâm và tham gia nhiệt tình của

các cấp, các ngành, đoàn thể; của đông đảo cán bộ, công viên chức, công nhân học sinh, sinh viên và mọi người dân trong và ngoài tỉnh tham gia. Cuộc thi đã có sự tác động sâu rộng, thiết thực, nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về phòng ngừa, giảm thiểu nạn bạo hành, thực hiện bình đẳng giới trong gia đình, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ nhằm tiến tới một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Ban Tổ chức đã trao giấy khen và tiền thưởng cho 14 tập thể, 28 cá nhân đạt giải. Về tập thể: 01 Giải nhất thuộc về thành phố Hội An, 02 giải nhì thuộc về Điện lực Quảng Nam và huyện Núi Thành, 03 giải ba thuộc về đơn vị huyện Tiên Phước, Điện Bàn, Phú Ninh. Về giải cá nhân: 01 giải nhất được trao cho anh Phạm Văn Hùng, phường Cẩm Nam, thành phố Hội An; 02 giải nhì trao cho anh Nguyễn Thành Lê - Trung tâm trợ giúp pháp lý Quảng Nam và Nguyễn Quyền - Viện Kiểm sát huyện Điện Bàn. 03 giải ba trao cho anh Trần Văn Vinh - Ban Tuyên giáo huyện Điện Bàn; Nguyễn Hồng Vinh - Ban Chỉ huy Quân sự huyện Tiên Phước; Lê Văn Phúc ở thôn Trà Quế, Cẩm Hà, TP Hội An.

Quang Huế

Đ/c Nguyễn Hoàng Bích - Phó GĐ Sở VHTTDL trao giấy khen cho các cá nhân đạt giải tại cuộc thi. Ảnh: Quang Huế

6 TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA

Là thành viên của Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống

văn hóa”, những năm qua các cấp Hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) trong tỉnh đã triển khai phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”(TDĐKXDĐSVH), phối kết hợp với các ban, ngành đoàn thể và Ban chỉ đạo các xã, thị trấn để phát động phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, cơ quan, trường học văn minh. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền Chỉ thị 27 của Bộ chính trị “về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội”; bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan, hủ tục lạc hậu; tuyên truyền Luật bình đẳng giới, Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Luật hôn nhân và gia đình…

Theo đó, hàng năm các cấp Hội đều xây dựng kế hoạch lồng ghép trong các buổi sinh hoạt ở các chi, tổ Hội phụ nữ, thông qua các hình thức tuyên truyền như sinh hoạt

học tập, mitting, tọa đàm, hội thi, hội thảo, văn nghệ, thể dục thể thao... Kết quả, bình xét hằng năm có trên 80% gia đình hội viên được công nhận là gia đình văn hóa. Để chị em yên tâm và tích cực tham gia phong trào nói trên, thời gian qua Hội còn tranh thủ từ nhiều nguồn vốn đầu tư hơn 1000 tỷ đồng cho hơn 70 ngàn lượt hộ phụ nữ nghèo vay vốn phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế gia đình; trên 70% cán bộ, hội viên, phụ nữ được tiếp thu kiến thức về tổ chức cuộc sống gia đình, chăm sóc SKSS, Dân số-KHHGĐ, phòng chống HIV/AIDS...Có kiến thức, có được cuộc sống ổn định, từ đó chị em phụ nữ càng hăng hái hơn trong việc tham gia thực hiện tốt các phong trào như: xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng gia đình văn hóa lành mạnh, không có tệ nạn xã hội; bài trừ được tệ nạn mê tín dị đoan; giữ gìn trật tự an toàn xã hội; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc…Cạnh đó Hội LHPN các cấp xây dựng được nhiều mô hình trợ lực, làm hạt nhân trong xây dựng gia đình hạnh phúc

như: 213 mô hình, Câu lạc bộ, tổ, nhóm không có người sinh con thứ ba, gia đình không có chồng, con, em và người thân trong gia đình mắc các tệ nạn xã hội, 491 câu lạc bộ gia đình hạnh phúc và các mô hình lồng ghép khác với gần 100 ngàn thành viên tham gia.

Đặc biệt sự gắn kết giữa phong trào thi đua và Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” từ năm 2008 đến nay đã tiếp thêm sức mạnh mới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ của cán bộ, hội viên, phụ nữ trong việc học tập và làm theo lời Bác, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện về phẩm chất đạo đức, nêu cao ý thức trách nhiệm đối với quê hương, đất nước và tinh thần trách nhiệm, lẽ sống vì cộng đồng; đổi mới phương pháp, lề lối làm việc, học tập và lao động... Nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả, có sức lan toả trong các tầng lớp phụ nữ như: “nuôi heo đất”, “hũ gạo tiết kiệm”, “đồng tiền tiết kiệm”, “thu gom phế liệu”, “Tiếp sức phụ nữ, trẻ em nghèo miền núi”... Qua 5 năm thực hiện Cuộc vận động, kết quả thu được trên 7 tỷ đồng, 22 tấn thóc, gạo; hàng ngàn ngày công giúp cho trên 6.000 phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, xây dựng 331 mái ấm tình thương, nhà tình nghĩa, tặng 1.336 sổ tiết kiệm cho phụ nữ nghèo, đơn thân, hàng ngàn suất quà, đồ dùng học tập cho trẻ em mồ côi, khuyết tật, khó khăn... Những việc làm này có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đang được hội viên, phụ nữ toàn tỉnh hưởng ứng.

Ngoài ra, các cấp Hội còn đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình “ 5 không, 3 sạch” với 8 tiêu chí như: Không đói nghèo; không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội; không có bạo lực gia đình; không sinh con

PHỤ NỮ QUẢNG NAM VỚI PHONG TRÀO“TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA”

Phạm Thị Thanh Thủy �PCT Hội LHPN tỉnh Quảng Nam

Mô hình nuôi heo đất của phụ nữ xã Quế Xuân 2 huyện Quế Sơn

7TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA

thứ 3 trở lên; không có trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học; sạch nhà gắn với vệ sinh thân thể; sạch bếp gắn với vệ sinh an toàn thực phẩm; sạch ngõ gắn với vệ sinh môi trường. Qua phát động, hằng năm có 272.514 hộ gia đình hội viên đăng ký thực hiện, tỷ lệ 82,89%. Song song đó, Hội còn phát động gia đình hội viên phụ nữ tham gia thực hiện phong trào nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, các cấp Hội đã đầu tư xây dựng hàng trăm công trình nhà tiêu hợp vệ sinh, góp phần đáng kể vào công tác vệ sinh môi trường ở địa phương.

Có thể nói qua phong trào mà chị em hội viên phụ nữ toàn tỉnh đã, đang và sẽ thực hiện đã góp phần tích cực cùng với địa phương xây dựng và đạt thêm nhiều tiêu chí của cuộc vận động “TDĐKXDĐSVH”, mà cụ thể hơn là xây dựng gia đình văn hóa, thôn văn hóa trên địa bàn toàn tỉnh.

Trong thời gian tới, các cấp Hội sẽ tiếp tục thực hiện việc tuyên truyền và phát động trong mọi tầng lớp nhân dân thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư, đặc biệt là trong gia đình hội viên phụ nữ; về thực hiện tốt 6 tiêu chuẩn của cuộc vận động và 5 tiêu chuẩn “gia đình văn hóa”, về chính sách an sinh xã hội và tiếp tục thực hiện mô hình gia đình “5 không, 3 sạch” trong hội viên và quần chúng phụ nữ. Đồng thời, tiếp tục củng cố và phát triển câu lạc bộ phụ nữ không có người sinh con thứ ba trở lên, phụ nữ với pháp luật, câu lạc bộ an toàn về an ninh trật tự, nâng cao chất lượng và xây dựng gia đình hạnh phúc.

Một lần nữa có thể khẳng định, chị em phụ nữ ngày nay ngoài thiên chức làm vợ, làm mẹ để chăm lo phát triển kinh tế và xây dựng hạnh phúc gia đình, các chị còn tham gia rất nhiều vào các hoạt động xã hội, trong đó có phong trào “TDĐKXDĐSVH”. Qua đó cho thấy vai trò và vị trí của người phụ nữ trong xã hội hiện nay ngày càng được nâng cao. Vì vậy sự đóng góp công sức của các chị rất cần được biểu dương nhân rộng trong thời gian tới./.

Ngày 16/9/2011 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1610 phê duyệt Chương trình thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 với các nội dung và mục tiêu chủ yếu như:

1. Nội dung:- Xây dựng “Người tốt, việc tốt” và các điển hình tiên tiến: xây dựng

con người có đủ phẩm chất về tư tưởng, đạo đức, lối sống và nhân cách văn hóa, đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; bình chọn, biểu dương và khen thưởng “Người tốt, việc tốt” ở các cấp trong phong trào “TDĐKXDĐSVH”.

- Đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa.- Đẩy mạnh phong trào xây dựng thôn-khu phố văn hóa.- Xây dựng, công nhận cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn

văn hóa.- Xây dựng, công nhận xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới;

phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015a) Đối với vùng đồng bằng:- Thu hút 50% trở lên số người dân tham gia vào các hoạt động

văn hóa, thể thao ở cơ sở;- 70% nhà văn hóa và khu thể thao xã; 70% nhà văn hóa và khu

thể thao thôn đạt quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;- 70% gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu “Gia đình

văn hóa”;- 60% thôn, làng, ấp, bản, khu phố được công nhận và giữ vững

danh hiệu “Thôn văn hóa”, “Khu phố văn hóa”;- 70% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa;- 20% xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; 20% phường, thị trấn

đạt chuẩn văn minh đô thị.b) Đối với vùng miền núi, hải đảo, biên giới:- Thu hút 25% trở lên số người dân tham gia vào các hoạt động

văn hóa, thể thao ở cơ sở;- 40% nhà văn hóa và khu thể thao xã; 40% nhà văn hóa và khu

thể thao thôn đạt quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;- 50% gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu “Gia đình

văn hóa”;- 40% thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương được công

nhận và giữ vững danh hiệu “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương;

- 60% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa;- 15% xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; 15% phường, thị trấn

đạt chuẩn văn minh đô thị.Để thực hiện các nội dung và mục tiêu nêu trên, Thường trực Ban

chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh đã phối hợp với các cơ quan thành viên Ban chỉ đạo tham mưu UBND tỉnh kế hoạch triển khai chương trình nêu trên của Thủ tướng phù hợp với yêu cầu và thực tiễn của tỉnh.

B.V

MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH TRONG PHONG TRÀO “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA”

GIAI ĐOẠN 2011-2015:

8 TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA

Đã từ lâu, hình ảnh “lũy tre”, “giếng nước”, “sân đình”, “gốc đa”... vốn

rất đỗi thân quen và gần gũi, là biểu tượng cho tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước của mỗi người Việt Nam. Trong đời sống chính trị, thôn, làng, bản, phum, sóc, tổ dân phố... là đơn vị “cơ sở” nhỏ nhất thực sự tồn tại với những điểm đặc thù về điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội đã quyết định tính cộng đồng, độc lập và bền vững. Theo thời gian, cùng với những đổi thay và phát triển không ngừng của đất nước, thôn, làng... vẫn luôn khẳng định vị trí quan trọng của mình trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, là nền tảng của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” hiện nay.

Xuất phát từ vị trí quan trọng của thôn, làng... là nơi trực tiếp triển khai thực hiện và là nơi kiểm chứng sự đúng đắn, phù hợp của chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Chính vì vậy, việc mở rộng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân thông qua nhiều phong trào, nhiều cuộc vận động lớn trong đó có phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là chủ trương lớn của Đảng ta, nhằm duy trì, kế thừa và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong sinh hoạt, lao động, sản xuất của cộng đồng để tiến tới xây dựng thành công nông thôn mới, đảm bảo ổn định và phát triển bền vững.

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để những nội dung của phong trào xây dựng đời sống văn hóa dễ thâm nhập, sớm chuyển hóa thành những việc làm cụ thể trong đời sống thường nhật của mỗi người dân. Do đó, đòi hỏi phải “quy ước hóa” những tiêu chí, yêu cầu, nội dung của cuộc vận động thành những điều khoản của quy ước, hương ước của từng thôn, làng phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khu dân cư... để trực tiếp điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, các vấn đề nảy sinh ở làng xóm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hoá xã hội ở địa phương. Quy ước được nhân dân toàn thôn tham gia thảo luận, góp ý, thống nhất thông qua nên đảm bảo sự ràng buộc trách nhiệm giữa các thành viên trong thôn... Đó là sức mạnh có tính chất tâm lý nằm sâu trong tiềm thức của mỗi người dân trong làng.

Trong thời gian qua, việc xây dựng và thực hiện quy ước thôn đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền và Mặt trận các cấp tỉnh Quảng Nam hết sức quan tâm. Đến nay, toàn tỉnh có 1.658/1.722 khu dân cư xây dựng quy ước, chiếm 96,3% (trong đó có 1.641 quy ước được UBND cấp huyện phê duyệt) và có 975 khu dân cư thực hiện khá tốt quy ước đạt tỷ lệ gần 60%. Cuối năm 2011, toàn tỉnh có 889 khu dân cư được công nhận Khu dân cư văn hóa (51,62%)

Thực tiễn cho thấy, việc xây dựng quy ước phải tuân thủ nguyên tắc dân chủ “dân biết,

dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, được thông qua tại hội nghị nhân dân nên có tính bắt buộc chung giữa các thành viên trong thôn... Các điều khoản của quy ước thường ngắn gọn, dễ nhớ, liên quan đến các mặt của đời sống xã hội như: xây dựng gia đình văn hóa, tộc họ văn hóa, thôn văn hóa gắn với mô hình xây dựng xã nông thôn mới; quy định việc giỗ chạp, cưới xin, tang lễ và lễ hội trong thôn; việc khuyến học, tinh thần lập thân, lập nghiệp; quy định về bảo vệ các công trình công cộng, sản xuất và bảo vệ sản xuất, giữ gìn vệ sinh môi trường; quy định về bảo vệ an ninh chính trị-trật tự an toàn xã hội và việc thưởng phạt cũng như các điều khoản cụ thể khác...

Tuy nhiên, trên thực tế, việc xây dựng và thực hiện quy ước ở tỉnh ta vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định cần được khắc phục. Tại một số địa phương do việc vận dụng chưa sát điều kiện cụ thể nên nhiều điều khoản trong quy ước vừa thừa lại vừa thiếu, nội dung khô cứng, đơn điệu, xa lạ, khó thực hiện đặc biệt là địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa vốn chịu ảnh hưởng khá sâu sắc sự chi phối khắt khe của luật tục, do đó chưa phát huy được hiệu quả thiết thực. Nhiều nơi, các cơ quan tư pháp chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc hỗ trợ, giúp đỡ cộng đồng xây dựng quy ước nên chất lượng ở một số nơi còn chung chung, sao chép quy ước của các đơn vị khác hoặc trích sao gần như nguyên

Nguyễn Phi Hùng �Phó Trưởng ban Dân chủ-Pháp luật UBMTTQVN tỉnh Quảng Nam

QUY ƯỚC THÔN - NỀN TẢNG CỦA PHONG TRÀOXÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở CƠ SỞ

9TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA

bản quy định của pháp luật... Nhiều xã còn khoán trắng việc chỉ đạo xây dựng quy ước cho ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch và một số cơ quan liên quan nên việc xây dựng và thực hiện quy ước còn nhiều hạn chế.

Quy ước là văn bản quy định các quy tắc xử sự chung do cộng đồng dân cư cùng thỏa thuận đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của nhân dân nhằm giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp và truyền thống văn hóa trên địa bàn làng, thôn, góp phần hỗ trợ tích cực cho việc quản lý Nhà nước bằng pháp luật.

Quy ước được xây dựng bởi ý chí của cộng đồng dân cư không phải là văn bản chứa đựng quy phạm pháp luật, không thay thế văn bản pháp luật mà quy ước chỉ là sự thỏa thuận chung, thống nhất chung nhằm góp phần đưa pháp luật vào cuộc sống của cộng đồng dân cư. Chính vì vậy, quy ước cần phải đảm bảo một số nội dung chủ yếu sau đây:

- Đề ra những biện pháp, phương thức thích hợp, thiết thực để giúp dân cư trên địa bàn tham gia rộng rãi vào quá trình

quản lý nhà nước, quản lý xã hội, bảo đảm và phát huy quyền tự do, dân chủ của nhân dân;

- Bảo đảm, giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục (thực hiện nếp sống văn minh trong ứng xử, giao tiếp, ăn, ở, đi lại, ...), phát triển văn hóa lành mạnh, xây dựng và phát huy tình làng nghĩa xóm, đoàn kết tương thân tương ái, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư. Bài trừ các hủ tục, tệ nạn xã hội và mê tín dị đoan trong việc cưới, tang, lễ hội, thờ phụng ở địa phương, khuyến khích những lễ nghi lành mạnh...

- Đề ra các biện pháp góp phần bảo vệ tài sản của Nhà nước, xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, sông, hồ, biển, danh lam thắng cảnh, đền chùa, miếu mạo...

- Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, xây dựng làng, bản, thôn văn hóa, hình thành các quy tắc đạo đức mới trong gia đình và cộng đồng... Đề ra các biện pháp bảo vệ trật tự, trị an trên địa bàn, thành lập các tổ tự quản như: Tổ hòa giải, Tổ bảo vệ sản xuất...

- Xây dựng tình đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng

đồng, vận động các thành viên trong gia đình, họ tộc... đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo, phát triển sản xuất... Đề ra các hình thức, biện pháp thưởng, phạt phù hợp để thực hiện quy ước.

Là những quy tắc xử sự có từ lâu đời nên quy ước đã ăn sâu vào tâm hồn, nếp nghĩ của người dân theo kiểu tự trị “phép vua thua lệ làng” do đó, yêu cầu hiện nay là phải xây dựng những quy ước hợp lý để những quy tắc xử sự đó dung hòa giữa pháp luật và luật tục, kết hợp hài hòa giữa “phép nước” với “lệ làng”. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng và thực hiện quy ước trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.

Quy ước có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh hiện nay. Vì thế, cơ quan tư pháp các cấp, nhất là Ban Tư pháp cấp xã và Phòng Tư pháp cấp huyện phải thường xuyên theo dõi, hướng dẫn cách thức, trình tự, thủ tục và đặc biệt là nội dung cho thôn, làng, ấp, bản, ... khi xây dựng quy ước. Tăng cường công tác đôn đốc, kiểm tra quá trình thực hiện và chú trọng việc tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm kết quả thực hiện quy ước.

Có như vậy, chúng ta mới từng bước nâng cao dần nhận thức, tinh thần trách nhiệm và ý thức tôn trọng và thực hiện quy ước của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân. Đến khi đó, quy ước mới thật sự đi vào cuộc sống cộng đồng và phát huy được hiệu quả thiết thực./.

Cổng thôn văn hóa Phước Bình, xã Sơn Viên, huyện Nông Sơn.

10 TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA

Thôn Pà Xua, xã Tabhing, huyện Nam Giang tọa lạc bên đường 14D cách

trung tâm hành chính huyện Nam Giang 12 km, toàn thôn có 97 hộ, 524 nhân khẩu, 100% là đồng bào Cơ Tu, sống bằng nghề nông nghiệp, làm nương rẫy. Trước năm 1998, đời sống của đồng bào còn rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ đói, nghèo chiếm ở mức cao trên 50%; đời sống văn hóa tinh thần còn nhiều thiếu thốn, thiếu đói thường xuyên; nhiều phong tục, tập quán lạc hậu chưa được xóa bỏ; chưa có ý thức về giữ gìn vệ sinh môi trường; tỷ lệ trẻ em bỏ học giữa chừng cao; nạn rượu chè say sưa quậy phá làm mất trật tự an ninh thôn, bản, tình trạng phát rừng làm nương rẫy liên tục xảy ra,...

Thực hiện Chỉ thị 04/CT-TU ngày 12/7/1997của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam về “xây dựng thôn, bản văn hóa”, được

sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Nam Giang và đặc biệt là sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ngày 10 tháng 5 năm 1998 thôn Pà Xua phát động xây dựng thôn văn hóa và cũng là thôn đầu tiên của huyện Nam Giang và các huyện miền núi cao của tỉnh phát động xây dựng thôn văn hóa. Sau hơn mười năm triển khai phong trào với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của Chi ủy chi bộ, Ban vận động thôn và sự tham gia hưởng ứng tích cực của quần chúng nhân dân, đến nay, Pà Xua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận: đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển, diện tích lúa nước từ 2,7 ha, nay tăng lên 10 ha, việc áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã cho năng suất cao cơ bản bảo đảm được lương thực; diện tích vườn tạp được cải tạo trong thôn

lên đến 30 ha cũng cho khoản thu nhập ổn định, đặc biệt có 8 hộ kết hợp phát triển mô hình V.A.C phát triển trang trại với hàng chục con trâu, bò. Nguồn cá nước ngọt không chỉ cải thiện bữa ăn cho gia đình mà còn là nguồn cung cấp thực phẩm cho nhiều hộ gia đình trong thôn. Nghề dệt thổ cẩm truyền thống được bảo tồn không chỉ phục vụ nhu cầu may mặc trong gia đình mà còn tạo ra được nguồn thu nhập đáng kể, nhiều chị em có tay nghề dệt cao ngoài công việc đồng áng còn nhận làm thêm dệt thổ cẩm từ làng dệt truyền thống Zơra, mỗi tháng tăng thêm thu nhập khoảng từ 500.000 – 600.000 đồng, không chỉ có thêm thu nhập cho gia đình mà còn góp phần bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ truyền thống vốn bị mai mọt ở nhiều nơi. Đến nay, toàn thôn có 83% số hộ có đời sống ổn định, 13,9% số hộ có khá, giàu, không còn hộ đói. Bên cạnh việc chăm lo phát triển đời sống kinh tế, đời sống văn hóa tinh thần cũng được chú trọng: nhà sinh hoạt cộng đồng (nhà Gươl) được xây dựng năm 2000 với tổng kinh phí là 160.000.000đ chủ yếu là nguồn đóng góp của nhân dân, có 01 sân bóng đá, 01 sân bóng chuyền, 01 đội văn nghệ, 01 đội cồng chiêng, 01 đội bóng đá và 01 đội cầu lông; phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được tổ thường xuyên vào các dịp lễ, tết; từ khi phát động xây dựng văn hóa đến nay, thôn đã tổ chức được 31 đêm sinh hoạt và biểu diễn văn nghệ, 37 đợt thi đấu thể thao tạo không khí vui tươi, phấn khởi, thu hút đông đảo bà con tham gia; 100% số hộ có phương tiện nghe nhìn, 100% số hộ có ảnh Bác Hồ, cờ Tổ quốc và khẩu hiệu tư gia, 95% hộ có phương tiện đi lại bằng xe máy; tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu Gia đình văn hóa hàng năm từ 90-95%. Nạn tảo hôn, ép hôn, những tập quán rườm rà như thách cưới, đòi của, giết mổ nhiều

PÀ XUAThôn văn hóa điển hình miền núi Quảng Nam

(Xem tiếp trang 17)

Lê Bá Vương �Phó trưởng phòng Xây dựng Nếp sống Văn hóa

và Gia đình - Sở VHTTDL

Nhà văn hóa thôn Pà Xua. Ảnh: Bá Vương

11TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA

Năm nào cũng thế, Tết vừa qua đi được chừng vài ngày, những người

dân đất Quảng lại tất bật sắm sửa để lo cho một ngày lễ rất đặc biệt: Lễ cúng xóm đầu năm.

Không biết ngày lễ này có tự bao giờ, có lẽ cũng bắt nguồn từ những ngày tháng khi những lưu dân từ phương Bắc đến, định cư trên mảnh đất ác địa nhiều sơn lam chướng khí từ thời Lê Thánh Tông, để rồi muốn được yên ổn làm ăn sinh sống, họ phải cúng trời cúng đất cho mưa nắng thuận hòa.

Đến đất Quảng vào dịp này, một điều dễ nhận thấy là mọi người đều tất bật chuẩn bị lễ lạt cúng kiếng rất trịnh trọng. Tùy vào từng làng, từng thôn, mọi nhà đều góp công góp sức vào ngày lễ cúng xóm. Có nhà đóng góp tiền bạc, tùy theo lòng hảo tâm của gia chủ, có nhà thì bỏ công để làm lễ cúng. Ngày được chọn làm lễ không nhất thiết phải được quy định cụ thể mà tùy vào điều kiện thời gian để có thể tụ họp được đông đủ nhất những người láng giềng với nhau.

Nơi tổ chức cũng tùy thuộc vào điều kiện, thường chọn nhà nào có những mảnh vườn rộng rãi thoáng mát, nhiều cây cối và người chủ nhà năm đó ăn nên làm ra, hay có người đỗ đạt, người đi xa về, hoặc cũng chỉ đơn giản là do mọi người bầu chọn vì đức độ, tình cảm của người chủ nhà đối với hàng xóm láng giềng. Đồ cúng cũng chỉ là những thứ thường nhật, như trầu cau, nải chuối, bát cơm, đôi ba chén chè, con gà, vài miếng thịt luộc, chai rượu… nhưng sự trang nghiêm, trân trọng đối với đất trời, đối với hàng xóm láng giềng mới là điều

Hữu Cường - Quang Huế �

Nét đẹp văn hóa của tình làng, nghĩa xóm

“CÚNG XÓM”

đáng nói. Những người tham gia lễ tế mặc áo mão, khăn đóng, áo dài. Có tiếng trống, tiếng chiêng nổi lên, sau đó là bài khấn văn tế thần, văn tế âm linh. Người chủ lễ thường là người có uy tín trong làng xóm, trong khối phố, đứng ra đọc những bài văn theo lối hát bài chòi, hát bộ để cầu cho quốc thái dân an, cầu cho mọi người có được sức khỏe để làm ăn, sinh sống, cầu cho được mùa lúa mùa rau để đời sống khấm khá hơn. Họ cũng cầu cho tình cảm hàng xóm láng giềng luôn luôn bền chặt khăng khít, giúp đỡ nhau những lúc khó khăn và chan hòa trong ứng xử.

Ngoài ý nghĩa tâm linh hướng đến đất trời, đây cũng là dịp để nhà nhà ngồi lại với nhau uống chén rượu nhạt, ăn chung với nhau một bữa cơm láng giềng, bàn chuyện làm ăn, công cán, xóa bỏ những xích mích thường ngày để cùng bước vào một mùa vụ, một năm mới thân tình.

Đến nhiều làng, xã trên mảnh đất này, đâu đâu cũng thấy tình làng nghĩa xóm được bền chặt hơn, thấm đẫm ân tình như những thủa còn gian khó. Đây là một nét văn hóa đẹp và độc đáo, rất cần được lưu giữ trong hoàn cảnh lối sống phương Tây đang ồ ạt du nhập vào đời sống, gây nên những xáo trộn và những mất mát vô cùng đáng tiếc trong văn hóa Việt Nam./.

Cúng xóm đầu năm. Ảnh: Hữu Cường

“Việc tổ chức cúng xóm phải phù hợp với điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, phong tục địa phương. Không tổ chức ăn uống linh đình kéo dài, không lợi dụng cúng xóm để đánh bạc, uống rượu say gây mất trật tự an ninh thôn xóm. Chọn nơi cúng phải đảm bảo an toàn trật tự giao thông công cộng”.

Đinh HàiGiám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

12 TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA

Huyện Nam Giang là địa bàn sinh sống chủ yếu của đồng bào các dân

tộc Cơtu, Giẻ-Triêng, Tà Riềng và một số ít các cư dân khác, với những giá trị văn hóa đặc sắc. Trong đó, cồng chiêng và đinh tút là 2 loại hình nhạc cụ tiêu biểu nhất, nhưng bên cạnh đó, còn có giá trị văn hóa dân gian đặc sắc khác như các câu chuyện cổ, các trò chơi dân gian… Do vậy, vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đồng bào dân tộc luôn là nhiệm vụ được Đảng và chính quyền các cấp của huyện Nam Giang quan tâm gìn giữ.

Ông Aviết Sơn - Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Giang cho biết: “Hiện tại kinh tế - xã hội của huyện đã có những bước phát triển đáng kể, văn hóa hiện đại có xâm nhập vào đời sống các dân tộc nhưng đồng bào vẫn gìn giữ tốt bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Đó không chỉ là sự cố gắng của các cấp chính quyền, mà do người dân nơi đây có nhận thức đúng đắn về những giá trị của văn hóa truyền thống”. Thời gian qua, huyện đã làm tốt công tác bảo tồn, gìn giữ giá trị văn hóa bằng nhiều hình thức, từ tuyên truyền, vận động đến việc thường xuyên

Thiên Thanh �

Huyện Nam Giang nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Nam, với 184.288,67 ha diện tích tự nhiên và 22.990 nhân khẩu; có 12 đơn vị hành chính trực thuộc. Mặc dù là một huyện nghèo, đời sống nhân dân còn vô cùng khó khăn. Vượt lên tất cả những khó khăn đó, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các tộc người nơi đây luôn được quan tâm và đã đạt nhiều thành quả đáng kể.

Cùng người dân làm tốt công tác bảo tồn văn hóa dân tộc

tổ chức những cuộc thi giữa các buôn làng, các xã với nhau. Trong các cuộc thi, nhiều người dân gùi đến những gùi bắp, gùi mía, đu đủ hay những vật dụng khác để cùng tham gia, điều đó vô cùng đáng trân trọng bởi mặc dù đời sống nhân dân còn nghèo, nhưng họ luôn quan tâm tới văn hóa tinh thần. Bên cạnh việc tái hiện lễ hội của các dân tộc bản địa như: Lễ hội cầu mùa, lễ hội mừng năm mới, mừng lúa mới cho mùa màng tốt tươi, dân làng được bình yên… Lãnh đạo huyện còn mong muốn sẽ làm được nhiều hơn thế, để tôn vinh giá trị văn hóa bản địa.

Cùng với việc củng cố, phát huy các làng nghề truyền thống, phục dựng, xây mới các nhà Gươl… Liên hoan “Âm vang cồng chiêng lần I” được tổ chức vào năm 2011 là bước đi tiếp theo trong việc hiện thực hóa công tác bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Nam Giang. Đó không chỉ nhằm tôn vinh, gìn giữ các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số mà còn giúp cho huyện Nam Giang bước đầu xây dựng ý tưởng về một loại hình du lịch mới nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch phù hợp với bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

Ông Trần Dư, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Nam Giang cho biết: “ Để phát triển du lịch cộng đồng trong tương lai, huyện có chủ trương xây dựng mỗi xã có một đội cồng chiêng, đồng thời tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng làng văn hóa du lịch tại Nam Giang để bảo tồn nguyên vẹn các giá trị văn hóa. Mới đây chúng tôi đã xây dựng xong đề án công nhận di tích lịch sử làng Rô và đang tiến hành trùng tu ngôi nhà của già làng Đinh Renh, nơi nuôi giấu cán bộ trong thời kỳ kháng chiến. Sắp tới, chúng tôi sẽ thực hiện công

Đ/c Đinh Hài - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thăm và làm việc tại làng dệt truyền thống Cơtu Zara - Nam Giang. Ảnh: Bá Vương

13TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA

Xã Điện Tiến, huyện Điện Bàn có 1923 hộ, 11 thôn, 90% dân số sống

bằng nghề nông. Còn nhớ, ngày 17/7/2004 xã Điện Tiến tổ chức Lễ phát động xây dựng xã văn hóa; lúc đó, đời sống kinh tế - xã hội của xã còn gặp rất nhiều khó khăn; việc chọn giải pháp là xây dựng xã văn hóa là việc làm đúng đắn xuất phát từ địa phương có truyền thống cách mạng, đoàn kết, luôn vượt qua khó khăn, thử thách để xây dựng quê hương đất nước trong những năm chiến tranh cũng như hòa bình hiện nay. Đến nay, sau 8 năm phát động, có dịp trở lại Điện Tiến, điều đầu tiên và ấn tượng nhất là sự đổi thay nhanh chóng về mọi mặt của một vùng quê trước đây vốn nghèo khó. Xác định phát triển kinh tế nông nghiệp kết hợp với chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, kinh tế trang trại là thế mạnh của địa phương, xã đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, gắn với cơ cấu mùa vụ được thực hiện có hiệu quả, các mô hình sản xuất xen canh hợp lý được nhân rộng và cho giá trị kinh tế cao; chương trình thủy lợi hóa đất màu, cơ giới hóa đồng ruộng và việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã cho hiệu quả cao nhiều mô hình sản xuất 80-100 triệu đồng/ha. Chăn nuôi có sự đột phá mạnh mẽ, nhiều trang trại và gia trại chăn nuôi cá tra, ba ba, ếch, lợn siêu nạc,...đã cho hiệu quả kinh tế cao với sản lượng thu hoạch 659,2 tấn/năm,...đã tạo nên sự chuyển biến mạnh về mặt kinh tế, hộ nghèo giảm từ 15,7% xuống còn

7% năm 2011.Về Điện Tiến hôm nay, chúng

ta nhận thấy bên cạnh sự đổi thay về kinh tế, đời sống văn hóa, văn nghệ, hoạt động thể dục thể thao cũng có sự chuyển biến mạnh mẽ; các thiết chế văn hóa được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động có hiệu quả, 11/11 thôn có nhà sinh hoạt khang trang, sạch sẽ, mỗi thôn đều có sân bóng chuyền, cầu lông, toàn xã có 04 sân bóng đá, 15 cổng chào kiên cố, mỗi cổng trị giá từ 30 - 50 triệu đồng; hầu hết các thôn đều có đội văn nghệ, đội bóng đá, bóng chuyền thôn, vì thế, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao thường xuyên được tổ chức, đội văn nghệ của xã hằng năm đều tổ chức biểu diễn văn nghệ 1-2 đêm/thôn, giải bóng chuyền Hội Cựu chiến binh, giải bóng chuyền “Bông lúa vàng” của Hội Nông dân, giải điền kinh, giải bóng đá thanh niên được tổ chức thường niên. Đường làng, ngõ xóm phong quan sạch đẹp, rác thải được thu gom, xử lý, ý thức bảo vệ cảnh quan, môi trường nâng cao, 100% đường liên thôn, xóm được bê tông hóa, 100% đường liên thôn có điện đường thắp sáng, 100% thôn có cụm truyền thanh thôn....Sự nghiệp giáo dục ở địa phương luôn được đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao; hàng năm tốt nghiệp bậc tiểu học đạt 100%, bậc Trung học cơ sở đạt từ 96-98%, duy trì đạt chuẩn quốc gia cấp độ 1. Công tác khuyến học ngày càng được tổ chức sâu rộng đến các gia đình, tộc họ; hầu hết các tộc họ đều xây dựng quỹ khuyến học, tặng thưởng hằng năm cho các cháu

Xã Điện Tiến với công tác xây dựng đời sống văn hóa

Tấn Lộc �

tác sưu tầm những câu truyện cổ, các điệu hát lý của các dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện, cùng với đó cũng sẽ triển khai sưu tầm những trò chơi dân gian”.

Để thực hiện được từng ấy công việc trong một thời gian ngắn, cán bộ ngành Văn hóa và Thông tin hiện có 12 người phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau. Nhưng bằng niềm đam mê, các cán bộ ngành văn hóa nơi đây vẫn lặn lội đến tận những bản làng sâu xa nhất của huyện để vận động người dân cố gắng bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống. Điều mà đội ngũ cán bộ quản lý nơi đây trăn trở là hiện tại đội ngũ nghệ nhân của huyện đang ngày một ít đi, trong khi công tác bảo tồn văn hóa nơi đây rất cần có sự giúp sức của những nghệ nhân này.

Trong số hơn 30 nghệ nhân còn sống, điều kiện kinh tế của họ còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng bằng tấm lòng, niềm khao khát bảo tồn những đặc sắc trong văn hóa dân tộc mình, những nghệ nhân này đã nỗ lực hết mình. Nghệ nhân dệt thổ cẩm Bnước Thị Hải, 72 tuổi ở xã Cà Dy chia sẻ: “Nhiều đứa trẻ bây giờ thích nghề dệt của làng mình, nhưng không có thời gian học. Ngày ngày làm rẫy kiếm cái ăn, tối về mới ngồi học được. Nhưng lũ trẻ mê lắm, lại học nhanh nữa nên mình thích lắm! Cứ thế này không sợ văn hóa của mình bị mất nữa!” Với dân số gần 90% là đồng bào dân tộc thiểu số nên việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào nơi đây là việc làm vô cùng cần thiết, đặc biệt trong hoàn cảnh văn hóa của dân tộc đang mai một trước làn sóng văn hóa ngoại lai du nhập ồ ạt lên miền núi, hay vấn đề “kinh hóa” đang làm đau đầu các nhà quản lý văn hóa./.

14 TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA

Lễ hội dân gian là sinh hoạt văn hoá mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ hội có nhiều người tham gia, là cuộc vui chung có tổ chức, có các hoạt động lễ nghi mang tính văn hoá truyền thống có

từ ngàn xưa; lễ hội gắn liền với đời sống xã hội, có sức hấp dẫn lạ thường vì nó tạo được tình cảm của cộng đồng dân cư, cư dân trên vùng sông nước, từ miền ngược đến miền xuôi, tạo sự giao thoa sinh hoạt văn hoá giữa các vùng miền và nhu cầu sinh hoạt văn hoá tâm linh của người dân; lễ hội còn là nơi nuôi dưỡng các loại hình nghệ thuật dân gian với nhiều hoạt động mang tính xã hội phong phú đa dạng. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn những người có công dạy dỗ, truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế... Ngày hội diễn ra sôi động bằng những sự tích, công trạng, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, tôn vinh được công lao của tổ tiên, truyền thống quê hương, đất nước. Đặt biệt, lễ hội ở Quảng Nam gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất như một thành tố không thể thiếu vắng trong đời sống cộng đồng.

Nhiều lễ hội diễn ra hằng năm như: Lễ hội Bà Chợ Được, lễ hội Thanh minh, lễ Cầu ngư, lễ hội Khai sơn, Lễ hội Bà Thu Bồn, tết Nguyên Tiêu..., thường được tổ chức kết hợp với các hoạt động thể thao, văn nghệ và các trò chơi dân gian mang tính đoàn kết và biểu dương sức mạnh của cộng đồng như: Đua thuyền, bóng đá, bóng chuyền, kéo co, đi cà kheo, xe đạp chậm, ném vòng, đập nồi, nhảy bao bố.... Đặc biệt hô hát “Bài chòi” là một loại hình nghệ thuật truyền thống bao đời của người dân đất Quảng thu hút hàng ngàn khán giả tham gia tạo nên không khí lễ hội càng sôi động và hấp dẫn.

Nhìn chung, trong nhiều năm qua công tác quản lý, tổ chức hoạt động lễ hội của các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đảm bảo theo tinh thần chỉ đạo của ngành cấp trên cũng như bám sát các nội dung văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Nhà nước. Hoạt động lễ hội đã góp phần quảng bá hình ảnh, các giá trị văn hoá của địa phương, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, lòng yêu quê hương, đạo lý uống nước nhớ nguồn, tinh thần tương thân tương ái, gắn bó đoàn kết cộng đồng cho các thế hệ con cháu. Thực tế, hầu

Lễ hội dân gian Quảng Nam, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc

Phan Đình Đường �Phó Chánh Thanh tra Sở VHTTDL.

Ảnh: Quang Huế

trong tộc học giỏi, hiếu học như tộc Hồ thôn Châu Bí, Tộc Trần Công thôn 2 Thái Sơn, Tộc Lê thôn 1 Diệm Sơn. Trạm y tế xã được đầu tư nâng cấp về cơ sở vật chất, các trang thiết bị đảm bảo phục vụ tốt công tác khám bệnh cho nhân dân và được công nhận đạt chuẩn quốc gia; ngoài ra mạng lưới y tế thôn được tổ chức và hoạt động có hiệu quả, các chương trình y tế quốc gia về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được triển khai thực hiện tốt. Công tác xây dựng các công trình vệ sinh được triển khai liên tục và hiệu quả, 100% hộ gia đình dùng nước sạch, 100% hộ gia đình có công trình vệ sinh kiên cố và 100% hộ có hố rác. Công tác dân số gia đình và trẻ em được thực hiện tốt, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, sinh con thứ 3 qua các năm đều giảm. Tình hình an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững ổn định; phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc được tổ chức và phát động đều khắp trên 11 thôn, người dân kiên quyết đấu tranh và tố giác tội phạm, do đó, tình hình an ninh trật tự luôn được đảm bảo, các hoạt động mê tín dị đoan, gây rối trật tự công cộng, các tệ nạn xã hội như mại dâm, ma túy không xảy ra trên địa bàn.

Danh hiệu xã văn hóa 5 năm liền là một phần thưởng quý giá mà cán bộ và nhân dân xã Điện Tiến phấn đấu nỗ lực và đã đạt được trong thời gian qua; toàn xã có 9/11 thôn được công nhận danh hiệu thôn văn hóa, 94% hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa. Những thành quả đó, là quá trình phấn đấu không biết mệt mỏi của Đảng bộ, quân và dân Điện Tiến 8 năm qua là rất đáng trân trọng, dẫu rằng con đường đi lên phía trước còn dài. Nhưng với một truyền thống anh hùng, một tinh thần đoàn kết, luôn luôn học hỏi sẽ đưa Điện Tiến phát triển hơn trong thời gian tới, đúng như lời đồng chí Trần Quốc Hùng - Bí Đảng ủy xã nói “Xây dựng đời sống văn hóa là để phát triển kinh tế nâng cao đời sống người dân, đây là giải pháp đúng đắn, vấn đề ở chỗ là chúng ta biết phát huy nội lực, tinh thần đoàn kết của cộng đồng để xây dựng quê hương giàu đẹp hơn”./.

15TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA

hết các lễ hội tổ chức đúng với nghi lễ truyền thống, không làm thay đổi và biến tướng; phần lễ trang nghiêm, phần hội hấp dẫn, sôi nổi phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần và tín ngưỡng của người dân.

Việc tổ chức lễ hội tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để nhân dân thật sự là chủ thể của hoạt động lễ hội, chủ động, sáng tạo, cùng tham gia tổ chức, đóng góp sức người, sức của cho các lễ hội truyền thống, coi đây là nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và cộng đồng. Hoạt động lễ hội đã thu hút nhiều du khách trong nước và khách nước ngoài, tạo điều kiện cho các hoạt động du lịch, dịch vụ phát triển tạo ra nguồn thu tài chính cho ngân sách địa phương để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội.

Tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được vẫn còn những hạn chế nhất định đó là: Sự quá tải số lượng khách tham gia lễ hội trong những ngày khai hội, có lễ hội phần lễ còn nặng nề, các hoạt động hội vẫn còn mang tính rập khuôn chưa đa dạng hoạt động văn hoá văn nghệ với các trò chơi dân gian, công tác an ninh trật tự một số điểm lễ hội chưa thật sự đảm bảo; vệ sinh môi trường chưa được chú trọng đúng mức, công tác vận động xã hội hoá chưa cao, công tác tuyên truyền, quảng bá về hình ảnh của các lễ hội còn bó hẹp, chưa sâu rộng để thu hút du khách.

Nhằm duy trì và tổ chức ngày càng tốt hơn các lễ hội dân gian trên địa bàn tỉnh, chúng ta cần phải coi trọng công tác quản lý lễ hội của địa phương; những lễ hội dân gian truyền thống, nên giao cho cộng đồng và địa phương, các cấp chính quyền quản lý về mặt nhà nước và giúp đỡ chỉ đạo về công tác tổ chức; lãnh đạo chính quyền các cấp tại các địa phương có lễ hội điễn ra hằng năm, trong quy hoạch tổng thể của địa phương cần quan tâm bố trí quỹ đất nhất định để có không gian tổ chức lễ hội. Bố trí địa điểm tổ chức lễ, thi đấu thể thao và các trò chơi dân gian phù hợp, đảm bảo được sự tham gia đông đảo của nhân dân; Ban Tổ chức các lễ hội, Ban Quản lý di tích tăng cường lực lượng đảm bảo tuyệt đối công tác an ninh trật tự và an toàn giao thông; hơn nữa công tác vệ sinh môi trường cần quan tâm, trang bị hệ thống vệ sinh công cộng tại địa điểm diễn ra lễ hội và nơi tổ chức trò chơi dân gian, thể thao, văn nghệ; chú trọng và đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong quá trình tổ chức lễ hội nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc./.

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ SƠ KẾT CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC LỄ HỘI ĐẦU NĂM 2012

Ngày 30/3/2012 tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị sơ kết công tác quản lý và tổ chức lễ hội đầu năm 2012, đồng chí Huỳnh Vĩnh Ái- Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì Hội nghị. Tham dự hội nghị có đại diện các Ban, Bộ, ngành Trung ương, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch 35 tỉnh, thành có nhiều lễ hội và Ban Quản lý của 12 di tích trọng điểm trong cả nước.

Theo báo cáo tại hội nghị cả nước hiện nay có khoảng 8.000 lễ hội, hầu hết các lễ hội được tổ chức an toàn, có nề nếp, trật tự, chu đáo, công tác an ninh được đảm bảo, không xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, vệ sinh môi trường được quan tâm; lượng khách đến với lễ hội tăng hơn năm trước như: Lễ hội Chùa Hương (Hà Nội) thu hút hơn 1,5 triệu khách, lễ hội Yên Tử đón 1 triệu khách, lễ hội đền Bà chúa Xứ (An Giang) 40 vạn khách, lễ hội đền Trần (Nam Định) 30 vạn khách chỉ trong 2 tháng đầu năm; lễ hội Đền Hùng và chùa Bái Đính (Ninh Bình) đều đón khoảng 4 triệu khách... Các lễ hội mang tính sự kiện như festival hoa Đà Lạt, lễ hội du lịch về nguồn của 3 tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai được tổ chức định kỳ và nâng cao về chất lượng các chương trình nghệ thuật.

Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực, trong các lễ hội vẫn còn bộc lộ một số bất cập như: Tình trạng ùn tắc giao thông cục bộ vẫn xảy ra như lễ hội Chợ Viềng (Nam Định); những hiện tượng làm xói mòn giá trị tốt đẹp của lễ hội truyền thống như vấn nạn đánh bạc (hội Lim - Bắc Ninh, hội Gióng – Hà Nội), lạm dụng tín ngưỡng để hành nghề mê tín dị đoan như xóc thẻ, lên đồng, bói toán… vẫn còn xảy ra.

Kết luận hội nghị, đồng chí Huỳnh Vĩnh Ái - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhấn mạnh, trong thời gian tới cần phải tập trung một số vấn đề sau: Tiếp tục tổ chức quán triệt, tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ làm công tác lễ hội các cấp về các văn bản chỉ đạo của Trung ương về lễ hội; phát huy hơn nữa vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền về lễ hội; Cục Văn hóa cơ sở phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tham mưu Bộ Đề án quy hoạch lễ hội trên toàn quốc, Quy chế nếp sống văn minh nơi thờ tự, trình Chính phủ Quy chế tổ chức festival ngành nghề,....đồng thời, đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố sơ kết công tác quản lý và tổ chức lễ hội ở địa phương (theo công điện số: 162/CĐ-TTg ngày 9/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 1185/VPCP-KGVX ngày 29/02/2012 của Văn phòng Chính phủ về việc quản lý và tổ chức lễ hội).

B.V

16 TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA

KẾT QUẢ KIỂM TRA PHONG TRÀO “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA” NĂM 2011

Thực hiện chương trình công tác năm 2012, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập 2 đoàn kiểm tra hoạt động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, gồm đại diện lãnh đạo cơ quan, các phòng ban chuyên môn của tỉnh là Sở VHTTDL, UBMTTQVN, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân, Ban Tuyên giáo, Sở Lao động TBXH tiến hành kiểm tra 9 huyện thành phố: Tam Kỳ, Phú Ninh, Đại Lộc, Nông Sơn, Tiên Phước, Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang và Phước Sơn. Theo báo cáo của các huyện, thành phố, đến nay toàn tỉnh có 763/1722 thôn, khối phố được công nhận danh hiệu thôn-khối phố văn hóa, đạt 44,30%; 291.557/310.909 hộ gia đình đạt danh hiệu Gia đình văn hóa, 93.80%; 287 tộc được công nhận tộc văn hóa; 27/244 xã, phường, thị trấn đạt danh hiệu xã, phường, thị trấn văn hóa, đạt 11,06%; 1379/1568 cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu “Đơn vị cơ sở có đời sống văn hóa tốt”; 1546/1722 thôn-khối phố có nhà sinh hoạt cộng đồng, đạt 89,77%; 52/244 xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa, đạt 21,31%. Đến nay, đã có 07 huyện, thành phố tổ chức hội nghị tổng kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” năm 2011, triển khai nhiệm vụ năm 2012 đó là: Nông Sơn, Quế Sơn, Tiên Phước, Thăng Bình, Hiệp Đức, Tam Kỳ, Hội An.

B.V

ĐỀ ÁN “XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CÔNG NHÂN Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020”

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các khu công nghiệp đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”. Mục tiêu là xây dựng đội ngũ công nhân có nếp sống văn hóa lành mạnh, có tác phong làm việc công nghiệp, năng suất, chất lượng và hiệu quả.

Đề án đề ra mục tiêu đến năm 2015 sẽ có 70% công nhân và người sử dụng lao động ở các khu công nghiệp được phổ biến pháp luật về xây dựng đời sống văn hóa, 100% địa phương (có khu công nghiệp) hoàn thành việc phê duyệt quy hoạch phát triển thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân. Phấn đấu 50% công nhân ở các khu công nghiệp tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao và 50% “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”. Các chỉ tiêu trên sẽ tiếp tục được duy trì, củng cố và nâng cao để đến năm 2020, 100% công nhân và người sử dụng lao động ở các khu công nghiệp được phổ biến pháp luật về xây dựng đời sống văn hóa. Lượng công nhân ở các khu công nghiệp tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao được nâng lên 70%, đặc biệt là số “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” nâng lên 80%.

Để đạt được các mục tiêu nói trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tổ chức phát động, đăng ký thi đua xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các địa phương (có khu công nghiệp). Đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp trong việc thực hiện các chính sách pháp luật về lao động, bảo hiểm và các chế độ an sinh xã hội đối với công nhân. Thực hiện nghiêm việc phê duyệt phát triển các khu công nghiệp phải có quy hoạch xây dựng nhà ở và các công trình văn hóa xã hội phục vụ công nhân làm việc ở các khu công nghiệp. Chủ các doanh nghiệp phải cam kết thực hiện trách nhiệm xã hội trong việc chăm lo xây dựng đời sống văn hóa của công nhân. Bên cạnh đó, xây dựng các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp chủ động xây dựng đời sống văn hóa công nhân.

H.N

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THÔNG TƯ SỐ 12/2011/TT-BVHTTDL

Ngày 10/10/2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL, Quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Ấp văn hóa”’ “Làng văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa và tương đương. Thông tư gồm có IV chương và 10 điều khoản thi hành. Trong đó, thẩm quyền, thời hạn công nhận đối với danh hiệu do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã-phường-thị trấn (gọi chung là cấp xã) công nhận mỗi năm một lần; công nhận và kèm theo giấy công nhận 03 năm một lần; Thôn-Tổ dân phố văn hóa (Khu dân cư văn hóa) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh/thành phố (gọi chung là cấp huyện) công nhận 03 năm một lần. Ban hành kèm theo Thông tư còn có mẫu Giấy công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Ấp văn hóa”’ “Làng văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa và tương đương.

T.L

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THÔNG TƯ SỐ 01/2012/TT-BVHTTDL

Ngày 18/01/2012, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư số 01/2012/TT-BVHTTDL quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”. Thông tư gồm có 4 chương và 11 điều. Tiêu chuẩn công nhận “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa” là: Hoàn thành tốt nhiệm vụ; Thực hiện nếp sống văn minh, môi trường văn hóa công sở; Gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tiêu chuẩn công nhận “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” là: Sản xuất, kinh doanh ổn định và từng bước

17TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA

phát triển; Thực hiện nếp sống văn minh, môi trường văn hóa doanh nghiệp; Nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người lao động; Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thẩm quyền, thời hạn công nhận do Liên đoàn Lao động tỉnh công nhận (ở tỉnh) hoặc Công đoàn Viên chức Việt Nam, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn-Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam công nhận (ở Trung ương) với thời gian công nhận lần đầu là 01 năm trở lên và 05 năm trở lên được công nhận lại. Ban hành kèm theo Thông tư còn có mẫu Giấy chứng nhận cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.

T.H

NỘI DUNG CHÍNH CỦA THÔNG TƯ SỐ 17/2011/TT-BVHTTDL

Ngày 02/12/2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư số 17/2011/TT-BVHTTDL Quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”. Thông tư gồm 3 chương và 8 điều. Tiêu chuẩn “Xã văn hóa nông thôn mới” là: Giúp nhau phát triển kinh tế; Nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hóa; thôn, làng, ấp, bản văn hóa và tương đương; Xây dựng thiết chế và phong trào văn hóa thể thao ở cơ sở; Xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa nông thôn; Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương. Thời gian đăng ký xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” từ hai (02) năm trở lên (công nhận lần đầu); năm (05) năm trở lên (công nhận lại). Chủ tịch UBND cấp huyện, thành phố công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa

nông thôn mới”.H.N

UBND TỈNH TỔ CHỨC TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG THÍ ĐIỂM MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI XÃ TAM PHƯỚC, HUYỆN PHÚ NINH

Vừa qua, UBND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết chương trình xây dựng thí điểm mô hình Nông thôn mới xã Tam Phước và kết quả triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới 2012. Sau hơn 3 năm triển khai mô hình thí điểm nông thôn mới tại xã Tam Phước, huyện Phú Ninh, đến nay, xã Tam Phước đã đạt được 18/19 tiêu chí xây dựng Nông thôn mới. Kết quả đó, đã khẳng định việc xây dựng nông thôn mới đã được sự quan tâm vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận, sự đồng tình hưởng ứng tích cực của nhân dân trong việc xây dựng nông thôn mới thời gian qua.

Ngoài xã điểm Tam Phước (Trung ương chọn triển khai) đến nay, toàn tỉnh có 213 xã trên địa bàn tỉnh hoàn thành việc rà soát, đánh giá thực trạng nông thôn mới; trong đó, có 182 xã đạt dưới 5 tiêu chí (chiếm 85,40%), 21 xã đạt từ 5 đến 7 tiêu chí (chiếm 9,90%), 5 xã đạt từ 8 đến 9 tiêu chí (chiếm 2,30%), 4 xã đạt từ 10 đến 11 tiêu chí (chiếm 1,90%) và 1 xã đạt trên 11 tiêu chí (chiếm 0,50%); có 201 xã lập đề án xây dựng xã Nông thôn mới giai đoạn 2011-2020 và 173 xã (đạt 81%) triển khai lập quy hoạch xây dựng Nông thôn mới, có 99 xã đã phê duyệt đề án. Nhìn chung, công tác khảo sát, lập đề án xây dựng xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh được triển khai bài bản, đúng yêu cầu, phù hợp với điều kiện cụ thể ở mỗi địa phương.

V.T

trâu, bò trong lễ cưới được hạn chế; Cảnh quan môi trường cũng có chuyển biến rõ nét, tỷ lệ hố xí hợp vệ sinh từ 48% (1998) nay tăng lên 97%, nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ, không còn tình trạng thả rông gia súc như trước đây mà được nuôi nhốt bằng chuồng trại ở xa nhà. Định kỳ 01 tháng/lần bà con trong thôn tổ chức dọn vệ sinh công cộng, đường làng sạch sẽ, thoáng mát, đi lại thuận tiện. Các chương trình y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng được triển khai, hiện có 100% trẻ em được tiêm chủng theo quy định của ngành y tế, 90% bà mẹ mang thai được khám thai định kỳ. Tình hình an ninh trật tự an toàn xã hội được giữ vững; nạn cờ bạc, rượu chè, trộm cắp hầu như không xảy ra. Năm 2000, thôn Pà Xua được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận đạt danh hiệu thôn văn hóa cấp tỉnh và duy trì danh hiệu đến nay.

Về với Pà Xua hôm nay, chúng ta nhận thấy một sự đổi thay toàn diện về mọi mặt của đời sống xã hội, diện mạo thôn, bản thêm khởi sắc, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương trợ được phát huy. Đó là kết quả của một sự nỗ lực phấn đấu không biết mệt mỏi của cán bộ và nhân dân thôn Pà Xua trong hơn mười năm qua, biết phát huy truyền thống đoàn kết, tình yêu quê hương, đất nước, vai trò quan trọng của già làng, cán bộ hưu trí trong việc tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện phong trào. Những kết quả đó là sự nỗ lực rất lớn của chính quyền và nhân dân một thôn ở miền núi cao, với 100% là đồng bào dân tộc thiểu số trong điều kiện còn rất nhiều khó khăn về mọi mặt là rất đáng được biểu dương - Là một trong 10 thôn văn hóa của tỉnh liên tục giữ vững danh hiệu Thôn văn hóa. Tuy rằng, còn rất nhiều khó khăn phía trước, nhưng với tinh thần đoàn kết, biết phát huy các điều kiện thuận lợi của địa phương, hy vọng rằng Pà Xua tiếp tục giữ vững danh hiệu Thôn văn hóa trong thời gian đến là điểm sáng về công tác xây dựng đời sống văn hóa ở vùng núi cao./.

THÔN VĂN HÓA PÀ XUA... (Tiếp theo trang 10)

18 TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA

TIN HOẠT ĐỘNG TIN HOẠT ĐỘNG TIN HOẠT ĐỘNG

Tiên Phước: Tổ chức hội nghị tổng kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” năm 2011 và triển khai nhiệm vụ năm 2012

Sáng 28/02, UBND huyện Tiên Phước tổ chức hội nghị tổng kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” năm 2011 và triển khai nhiệm vụ năm 2012.

Năm 2011, với sự nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể và sự nhiệt tình hưởng ứng của quần chúng nhân dân, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đạt được một số kết quả nổi bật, như sau: có 14.582/16.946 hộ đạt danh hiệu Gia đình văn hóa, chiếm tỷ lệ 86,05%; 51/108 thôn-khối phố được công nhận thôn, khối phố văn hóa, đạt 47,22%; 29/42 tộc họ được công nhận tộc họ văn hóa, đạt 69%; 59/62 cơ quan, 13/15 trạm y tế và 44/45 trường học đạt danh hiệu “Cơ quan có đời sống văn hóa tốt” đạt 95,08%.

Nhìn chung, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã được triển khai sâu rộng trong toàn huyện và có sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần ổn định đời sống cho người dân, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Thúy Hằng

Thăng Bình: Nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Sáng 14/3, UBND huyện Thăng Bình tổ chức hội nghị tổng kết phong trào “Toàn dân đoàn

kết xây dựng đời sống văn hóa” năm 2011 và triển khai nhiệm vụ năm 2012 dưới sự chủ trì của đồng chí Trần Văn Thức - Phó Chủ tịch UBND - Trưởng Ban chỉ đạo phong trào. Về dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Hoàng Bích - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Xác định phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là nhiệm vụ quan trọng góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, năm 2011 huyện Thăng Bình đã triển khai thực hiện và thu được những thành tích đáng kể. Trong năm qua có 33.313/45.201 hộ gia đình đạt gia đình văn hóa, đạt 73,7%, nhiều điển hình tiêu biểu ở cơ sở đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi, gia đình ấm no, hòa thuận, có đời sống tinh thần lành mạnh, gương mẫu chấp hành các chủ trương, chính sách, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ công dân, không có người vi phạm pháp luật và các quy ước của thôn, tổ dân phố văn hóa như gia đình ông Nguyễn Tấn Sỹ, Trương Công Thuấn...

Cùng với việc xây dựng gia đình văn hóa, công tác xây dựng thôn, tổ dân phố, tộc họ, cơ quan văn hóa cũng được địa phương chú trọng. Năm 2011 toàn huyện có 15/132 thôn đạt danh hiệu thôn, tổ dân phố văn hóa, đạt tỷ lệ 11,36%; có 58 khu dân cư đạt khu dân cư tiên tiến, trong đó có 14 khu dân cư đạt khu dân cư tiên tiến

3 năm liền, 182/638 tổ đòan kết xuất sắc, 323 tổ đòan kết tiên tiến, số tộc họ có tộc ước văn hóa hiện nay là 117 tộc; 62/79 đơn vị được công nhận đạt chuẩn văn hóa, tỷ lệ 78,48%,...Hội nghị cũng đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2012. Theo đó, huyện phấn đấu hằng năm tăng tỷ lệ hộ khá và giàu, giảm nhanh tỷ lệ hộ cận nghèo bằng cách đầu tư phát triển các mô hình kinh tế trang trại, mở rộng phát triển ngành nghề, làng nghề và vận động nhân dân trong thôn, tổ dân

Đồng chí Nguyễn Hoàng Bích - PGĐ Sở VHTT&DL tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Ảnh: Q.H

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: N.V.H

19TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA

TIN HOẠT ĐỘNG TIN HOẠT ĐỘNG TIN HOẠT ĐỘNG

phố phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống; tham gia đóng góp vào chương trình xây dựng nhà tình nghĩa, xóa nhà tạm. Phấn đấu đến năm 2012 trên 20% thôn, tổ dân phố đạt danh hiệu thôn, tổ dân phố văn hóa; trên 80% hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa; 100% cơ quan, đơn vị đăng ký xây dựng đơn vị và đạt chuẩn văn hóa, 100% gia đình cán bộ, công chức đạt gia đình văn hóa.

Q.H

Điện Quang (Điện Bàn): Tổ chức Lễ hội Thanh Minh lần thứ 5, năm 2012

Ngày 3/4 (tức 13/3 Âm lịch) UBND xã Điện Quang tổ chức lễ hội Thanh Minh năm 2012 thu hút đông đảo đại biểu, khách mời và quần chúng nhân dân tham dự.

Lễ hội Thanh Minh có ý nghĩa tưởng niệm, tri ân các bậc tiền hiền, những người đã cống hiến cuộc đời mình cho quê hương, đất nước. Phần lễ diễn ra theo nghi thức cổ truyền với phần tế lễ dâng hương; Phần hội với các trò chơi dân gian, văn hóa ẩm thực đặc sắc và sôi động thu hút nhiều người tham gia. Đây là dịp để con cháu hướng về nguồn cội, tri ân những người có công xây dựng quê hương đất nước, là việc làm nhằm để bảo tồn, gìn giữ phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp; góp phần xây dựng xóm làng ngày càng yên vui, phát triển.

Thừa Thiên

Xã Tam Phước, huyện Phú Ninh tổ chức liên hoan hát dân ca bài chòi lần thứ I, năm 2012

Nằm trong chương trình hoạt động chào mừng kỷ niệm Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam (14/4), 37 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2012), Quốc tế lao động (01/5) và chào mừng Đại hội TDTT xã Tam Phước lần thứ VII; tối ngày 30/4/2012, UBND xã Tam Phước huyện Phú Ninh, tổ chức đêm chung khảo Liên hoan Hát dân ca bài chòi lần thứ I, năm 2012 tại Trung tâm Văn hoá-Thể thao của xã. Với 15 tiết mục tiêu biểu xuất sắc được chọn lọc qua các vòng sơ khảo, gồm: hát đơn ca, song ca, tốp ca và tiểu phẩm (kịch), đêm chung khảo liên hoan Hát dân ca bài chòi lần thứ I tại xã Tam Phước đã thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân đến xem và cổ vũ. BTC đã trao giải Nhất toàn đoàn cho thôn Thành Mỹ, giải Nhì thôn Kỳ Phú, giải Ba thôn Phú Xuân.

B.V

Tập huấn nghiệp vụ câu lạc bộ “Gia đình phát triển bền vững”, nhóm phòng, chống bạo lực gia đình

Vừa qua, Phòng Xây dựng Nếp sống Văn hóa và Gia đình Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Đông Giang, Tiên Phước, thành phố Tam Kỳ tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ cho thành viên câu lạc bộ “Gia đình phát triển bền vững”, Nhóm phòng, chống bạo lực gia đình xây dựng điểm tại xã Ba huyện Đông Giang, xã Bình Tú huyện Thăng Bình và xã Tam Phú thành phố Tam Kỳ với 187 người tham dự. Nội dung tập huấn là các kỹ năng quản lý, điều hành câu lạc bộ “Gia đình phát triển bền vững” gồm: kỹ năng lập kế hoạch; kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động; kỹ năng tổ chức, điều hành sinh hoạt câu lạc bộ; kỹ năng giám sát và đánh giá hoạt động của câu lạc bộ; kỹ năng khen thưởng và phê bình; kỹ năng viết báo cáo và thông tin; kỹ năng trình bày trước công chúng; kỹ năng huy động người dân tham gia câu lạc bộ; kỹ năng huy động các nguồn lực tạo quỹ cho hoạt động của câu lạc bộ. Đây là những nội dung hết sức cơ bản giúp cho Ban chủ nhiệm câu lạc bộ “Gia đình phát triển bền vững”,

Lễ rước linh vị Tổ tiên. Ảnh: Q.H

20 TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA

TIN HOẠT ĐỘNG TIN HOẠT ĐỘNG TIN HOẠT ĐỘNG

Nhóm Phòng, chống bạo lực gia đình duy trì, tổ chức sinh hoạt ở địa phương.

T.H

Có 50 xã, phường, thị trấn tổ chức Đại hội TDTT lần thứ 7, năm 2012 - 2014

Thực hiện chủ trương của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc triển khai tổ chức Đại hội Thể dục Thể thao các cấp lần thứ VII năm 2012 - 2014 tiến tới Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc lần thứ VII năm 2014. Đến nay, toàn tỉnh đã có: 50/244 xã, phường, thị trấn của huyện, thành phố tiến hành tổ chức Đại Hội: Tam Kỳ, Điện Bàn, Đại Lộc, Phú Ninh, Duy Xuyên, Phước

Sơn, Bắc Trà My, Nam Giang, Đông Giang. Cụ thể Tam Kỳ: 6/13; Điện Bàn 17/20; Đại Lộc 7/18; Duy Xuyên 2/14; Phú Ninh 4/12; Phước Sơn 5/12; Nam Giang 1/12; Đông Giang 1/11; Bắc Trà My 7/13, đạt tỷ lệ: 20,32% số xã tổ chức đại hội. Kinh phí tổ chức bình quân mỗi xã-phường-thị trấn là từ 40-50 triệu đồng/xã, trong đó, kinh phí xã hội hóa bình quân là 10-20 triệu đồng/xã.

Nguyễn Viết Triết

Hơn 2.000 người tham gia học tập tuyên truyền Đề án Xây dựng Hội An Thành phố văn hóa giai đoạn 2011-2015.

Thường trực Ban chỉ đạo xây dựng Hội An - Thành phố văn hóa đã phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai tuyên truyền, học tập Đề án

“Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Hội An Thành phố văn hóa” giai đoạn 2011 - 2015 và những giá trị đặc trưng của văn hóa Hội An.

Đến nay, đã có 18 lớp với hơn 2.000 lượt người tham dự, trong đó 10 lớp khối xã phường; 3 lớp khối đoàn thể; 01 lớp khối doanh nghiệp và 4 lớp dành cho các học viên tham gia lớp tìm hiểu đảng tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị Thành phố .

Phạm Văn Hùng

Điện Phong (Điện Bàn): Tổ chức lễ phát động xây dựng xã Nông thôn mới

Sáng 26/3, xã Điện Phong, huyện Điện Bàn tổ chức lễ phát động xây dựng xã Nông thôn mới và khai mạc Đại hội thể dục thể thao lần thứ VII. Theo đó phấn đấu đến năm 2015, Điện Phong có sự chuyển dịch mạnh về cơ cấu kinh tế, trong đó nông nghiệp 39,7%, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 20,3%, thương mại dịch vụ 40%. Cơ cấu lao động: lao động nông nghiệp còn 35%, lao động phi nông nghiệp tăng trên 65%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 11-12% năm, trong đó: giá trị ngành nông nghiệp tăng 1,74 lần so với năm 2010; giá trị ngành thương mại – dịch vụ tăng 1,65 lần so với năm 2010. Thu nhập bình quân đầu người đạt 29 triệu đồng/người/năm, gấp 1,4 lần thu nhập bình quân của tỉnh. Tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 5%.

Sau buổi lễ phát động xây dựng xã Nông

thôn mới, huyện Điện Bàn đã tổ chức khởi công xây dựng khu di tích lịch sử cấp tỉnh “Vườn Biện Hòa” tại thôn Cẩm Phú 1 với tổng kinh phí trên 250 triệu đồng.

BV- QH

Toàn cảnh buổi lễ phát động. Ảnh: Quang Huế

Đ/c Nguyễn Thành Tự - PGĐ Sở VHTTDL trao bằng khen của Bộ VHTTDL cho xã Đại Nghĩa, Đại Lộc.