15/09/2019 chÚa nhẬt xxiv thƯỜng niÊntl: chúng ta nên phân biệt sự tiến triển...

4
13350 Ashford Point Dr. Houston, Texas 77082 Đt: 281-556-5116 Fax: 281-556-6932 GIÁO SĨ Lm. Paul Chovanec Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Thăng Pt. Gary Boyd Pt. Corney Llorens Pt. Giuse Trần Văn Nhật THÁNH LỄ TRONG TUẦN Thứ Hai, Ba: 7g00 chiều – tiếng Anh Thứ Tư, Năm, Sáu, Bẩy: 9g00 sáng – tiếng Anh Thứ Sáu: 6g30 chiều – tiếng Việt Thứ Bẩy: 5g30 chiều – tiếng Anh Chúa Nhật: 8g & 10g – tiếng Anh 12g00 trưa – tiếng Việt 5g00 chiều – tiếng Tây Ban Nha BÍ TÍCH HÒA GIẢI Thứ Ba: 6g30-7g00 chiều Thứ Bẩy: 4g00-5g00 chiều RỬA TỘI TRẺ EM Chúa Nhật II tháng 7, 9, 11, 1 BÍ TÍCH HÔN PHỐI Liên lạc giáo sĩ 6 tháng trước ngày cưới BẢN TIN MỤC VỤ CỘNG ĐOÀN CÔNG GIÁO VIỆT NAM GIÁO XỨ THÁNH JUSTIN TỬ ĐẠO 15/09/2019 CHÚA NHẬT XXIV THƯỜNG NIÊN Xh 32:7-11, 13-14; 1 Tim 1:12-17; Lc 15:1-32 Ý NGHĨA CÁC BÀI ĐỌC CHÚA NHẬT Bài Đọc I (Xuất Hành 32:7-11, 13-14): Đây là đoạn ông Môsê lên núi Sinai nhận các điều răn, và dân Israel đúc bò vàng để thờ vì đã lâu không thấy ông xuống núi trở lại. Thiên Chúa “thịnh nộ” muốn tiêu diệt dân này, nhưng ông Môsê đã xin Thiên Chúa trung thành với giao ước mà Người đã hứa với các tổ phụ của dân. Và Thiên Chúa đã thương xót, lắng nghe. Bài Đọc II (1 Timôthê 1:12-17): Tác giả thư này nói về lòng thương xót mà Thiên Chúa đã chứng tỏ cho ông Phaolô. Tuy ông bách hại tín hữu Kitô vào thời tiên khởi, nhưng Người đã đối xử với ông đầy lòng thương xót. Phúc Âm (Luca 15:1-32): Cả ba dụ ngôn trong bài muốn nói lên lòng thương xót của Thiên Chúa dồi dào đến độ hầu như trái ngược với lý lẽ thường tình của con người. Thiên Chúa vui mừng khi một người tội lỗi ăn năn, sám hối trở về với Thiên Chúa còn nhiều hơn cả sự vui mừng khi có 99 người công chính. Các dụ ngôn này thúc giục chúng ta hãy nhìn đến những người bị mất đức tin, bị lầm lạc, theo quan điểm của Thiên Chúa, như thế, thay vì khinh dể, xa cách, chúng ta hãy cố cứu thoát họ khỏi sự tuyệt vọng.

Upload: others

Post on 09-Jan-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: 15/09/2019 CHÚA NHẬT XXIV THƯỜNG NIÊNTl: Chúng ta nên phân biệt sự tiến triển của các giai đoạn mặc khải. Như đã nói . trên đây, quan niệm bình

13350 Ashford Point Dr. Houston, Texas 77082

Đt: 281-556-5116 Fax: 281-556-6932

GIÁO SĨLm. Paul Chovanec

Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Thăng Pt. Gary Boyd

Pt. Corney LlorensPt. Giuse Trần Văn Nhật

THÁNH LỄ TRONG TUẦN Thứ Hai, Ba: 7g00 chiều – tiếng AnhThứ Tư, Năm, Sáu, Bẩy: 9g00 sáng – tiếng AnhThứ Sáu: 6g30 chiều – tiếng ViệtThứ Bẩy: 5g30 chiều – tiếng AnhChúa Nhật: 8g & 10g – tiếng Anh 12g00 trưa – tiếng Việt 5g00 chiều – tiếng Tây Ban Nha

BÍ TÍCH HÒA GIẢIThứ Ba: 6g30-7g00 chiềuThứ Bẩy: 4g00-5g00 chiều

RỬA TỘI TRẺ EM Chúa Nhật II tháng 7, 9, 11, 1

BÍ TÍCH HÔN PHỐILiên lạc giáo sĩ 6 tháng trước ngày cưới

BẢN TIN MỤC VỤCỘNG ĐOÀN CÔNG GIÁO VIỆT NAM GIÁO XỨ THÁNH JUSTIN TỬ ĐẠO

15/09/2019

CHÚA NHẬT XXIV THƯỜNG NIÊNXh 32:7-11, 13-14; 1 Tim 1:12-17; Lc 15:1-32

Ý NGHĨA CÁC BÀI ĐỌC CHÚA NHẬT• Bài Đọc I (Xuất Hành 32:7-11, 13-14): Đây là đoạn ông Môsê lên núi Sinai nhận

các điều răn, và dân Israel đúc bò vàng để thờ vì đã lâu không thấy ông xuống núi trở lại. Thiên Chúa “thịnh nộ” muốn tiêu diệt dân này, nhưng ông Môsê đã xin Thiên Chúa trung thành với giao ước mà Người đã hứa với các tổ phụ của dân. Và Thiên Chúa đã thương xót, lắng nghe.

• Bài Đọc II (1 Timôthê 1:12-17): Tác giả thư này nói về lòng thương xót mà Thiên Chúa đã chứng tỏ cho ông Phaolô. Tuy ông bách hại tín hữu Kitô vào thời tiên khởi, nhưng Người đã đối xử với ông đầy lòng thương xót.

• Phúc Âm (Luca 15:1-32): Cả ba dụ ngôn trong bài muốn nói lên lòng thương xót của Thiên Chúa dồi dào đến độ hầu như trái ngược với lý lẽ thường tình của con người. Thiên Chúa vui mừng khi một người tội lỗi ăn năn, sám hối trở về với Thiên Chúa còn nhiều hơn cả sự vui mừng khi có 99 người công chính. Các dụ ngôn này thúc giục chúng ta hãy nhìn đến những người bị mất đức tin, bị lầm lạc, theo quan điểm của Thiên Chúa, như thế, thay vì khinh dể, xa cách, chúng ta hãy cố cứu thoát họ khỏi sự tuyệt vọng.

Page 2: 15/09/2019 CHÚA NHẬT XXIV THƯỜNG NIÊNTl: Chúng ta nên phân biệt sự tiến triển của các giai đoạn mặc khải. Như đã nói . trên đây, quan niệm bình

Trưởng Ban: A. Nguyễn Văn Hùng 832-403-7871

Phó Ngoại Vụ: C. Trịnh-Vũ Kim Nga 713-972-4474

Phó Nội Vụ: A. Nguyễn Cao Hoàng Tuyên

281-678-4581

A. Nguyễn Sơn 832-878-9466

A. Đinh Bình Định – 832-364-2825

C. Nguyễn Thế Ly – 281-857-2825

A. Nguyễn Phi – 832-661-6919

Pt. Trần Văn Nhật – 713-870-8955

C. Nguyễn Thị Mỹ – 832-276-1517

Pt. Giuse Trần Văn Nhật 713-870-8955

A. Thomas Ngô Tuyến – 281-435-1468

C. Phạm T. Thu Thủy –281-608-1596

A. Nguyễn Văn Diệm – 832-419-9321

A. Phan Văn Duyệt – 832-398-6640

C. Phạm Tâm – 832-216-4530

C. Thúy Nga – 281-787-0196

C. Nguyễn T. Hồng – 832-865-4746

C. Võ Hương – 832-451-9955

BAN ĐIỀU HÀNH CỘNG ĐOÀN VIỆT NAM

Ban Phụng Vụ & TTV Thánh Thể

Ca Đoàn Phanxicô

Youth Choir

Children Liturgy of the Word

TTV Đọc Sách

Ban Tiếp Tân Mục Vụ

Rửa Tội Trẻ Em & Chuẩn Bị Hôn Nhân

Nhóm Giáo Lý Dự Tòng

Hội Các Bà Mẹ Công Giáo

Đoàn Liên Minh Thánh Tâm

Phong Trào Cursillo

Nhóm Đồng Hành

Hội Legio Mariae & Nhóm Tôbia

Ban Ẩm Thực Gây Qũy

Trường Việt Ngữ

Cần Xức Dầu Khẩn CấpCha Thăng – 713-679-3163

Hiểu Để Sống ĐạoCHỦ ĐỀ: THIÊN CHÚA CÓ NỔI GIẬN KHÔNG?

(tiếp theo kỳ trước)

(Tóm lược kỳ trước: Sự khác biệt giữa giận theo công bằng và giận theo tình yêu nằm ở chỗ tìm hiểu ý nghĩa của hình phạt mà cơn giận biểu lộ. Hình phạt theo công bằng nhằm lập lại trật tự đã bị xáo trộn. Đây là ý nghĩa của các chế độ trừng phạt trong xã hội loài người. Còn hình phạt theo tình yêu thì nhằm cải hoán tội nhân, muốn cho họ sửa đổi cải thiện.)

Hỏi: Nhưng Chúa Giêsu vẫn cảnh cáo những kẻ không hối cải là họ sẽ bị trừng phạt đời đời đấy chứ?

Tl: Chúng ta nên phân biệt sự tiến triển của các giai đoạn mặc khải. Như đã nói trên đây, quan niệm bình dân cho rằng nếu mà chúng ta lỗi luật ông Trời thì ông Trời sẽ nổi giận phạt liền.

Các ngôn sứ tiến lên một cấp để cho thấy Thiên Chúa không phạt con người cho hả giận, nhưng vì yêu thương con người và muốn cho nó sửa mình. Hình phạt mang tính cách giáo hóa hơn là trừng trị.

Đức Giêsu tiến thêm một cấp nữa, khi nhấn mạnh rằng Thiên Chúa là người cha muốn cho con mình trở về nhà chứ không phải là một thẩm phán thích xét xử các tội tình. Nhưng sứ điệp của Đức Giêsu không phải chỉ có thế. Điều mới mẻ của công trình của Đức Giêsu được đào sâu hơn ở nơi Phúc Âm Thánh Gioan và các thư Thánh Phaolô. Cho đến nay dù cho hình phạt được trình bày dưới khía cạnh công bằng hay dưới khía cạnh tình thương, thì trọng tâm vẫn nhắm khuyến khích con người hãy cố gắng trung thành với luật của Chúa.

Thánh Gioan và Thánh Phaolô tiến thêm một bước nữa khi nói rằng trong tiến trình của con người trở về với Thiên Chúa, Đức Giêsu đã tình nguyện đồng hành với con người. Đức Kitô biểu lộ tình thương của Thiên Chúa dành cho con người. Đồng thời Đức Kitô cũng đồng hóa với con người để đáp lại tình thương của Thiên Chúa.

Theo Thánh Gioan, Đức Kitô được ví như chiên hiến tế đền tội thay cho con người. Còn nơi Thánh Phaolô, Đức Kitô xuất hiện như Đấng đến để cất đi sự nghĩa nộ của Thiên Chúa mà con người đã gây ra do tội lỗi. Tư tưởng này được trình bày đặc biệt ở trong lá thư gửi giáo đoàn Rôma (chương 1, câu18; chương 3 câu 21-26).

Hỏi: Như vậy, nếu ai nói rằng Chúa thịnh nộ trừng phạt con người là nói bậy, có phải không?

Tl: Không phải là nói bậy, nhưng cần phải dè dặt hơn. Một đàng, chúng ta cần phải vượt lên vài quan điểm sai lầm về sự giải thích các hiện tượng thiên nhiên.

Trước đây, các thiên tai (hạn hán, lũ lụt, mất mùa, dịch tễ) đều được giải thích là ông Trời trút cơn lôi đình xuống trần gian để phạt con người. Ngày nay, chúng ta không nên gắn liền các tai ương với tội lỗi cách đơn giản như vậy được nữa. Nguyên nhân của chúng rất là phức tạp. Chúng ta không thể nào giải thích cơn lụt lội hàng năm tại Bangladesh như là hình phạt trời giáng cho đám dân này; lý do là vì không chắc gì họ đã phạm nhiều tội hơn là dân Hoa Kỳ.

Page 3: 15/09/2019 CHÚA NHẬT XXIV THƯỜNG NIÊNTl: Chúng ta nên phân biệt sự tiến triển của các giai đoạn mặc khải. Như đã nói . trên đây, quan niệm bình

TINH THẦN QUẢN LÝSố tiền cần có hàng tuần để giáo xứ hoạt động là $20,300.• Tiền thu được trong ngày 1/9: $16,945• Tiền thu được trong ngày 8/9: $16,866 • Tiền giúp bảo trì cơ sở: $1,016• Tiền giúp Ban Xã Hội: $483• Tiền giúp Đại Học Công Giáo: $1,557Xem thêm chi tiết trong bản tin giáo xứ.

DSF 2018 (Quỹ Giáo Phận)• Mục tiêu của giáo xứ là thu được $124,780• Số tiền đã đóng $85,333• Số tiền còn thiếu $39,447• Số người đóng góp: 336

Ý LỄ TRONG TUẦN• Maria Nguyễn thị Kim Phượng vừa qua đời – Gđ Hùng Hà

xin• Maria Chu Thị Quí và lh tiên nhân - Ôb. Lê Thiện Trầm xin• Anna Trần Thị Lựu - Thiệu Nguyễn xin• Phaxicô Pham Văn Lẹ - Phạm Thu xin • Gioan Baotixita Hòa Nguyễn - Agnes Lan xin• Lh Francis, Vincent, Joseph, all souls.• 2 lh Maria, 3 lh Giuse • Các hội viên sống và chết – Hội Legio Mariae xin.• Ý chỉ đặc biệt - Chị Định xin • Tạ ơn, các linh hồn - Sophie Cao xin• Xin bình an - Gđ Toàn Ngô, Ngọc Nguyễn xin

GIÁO LÝ DỰ TÒNGLớp Giáo Lý Dự Tòng của cộng đoàn bắt đầu từ 10g sáng đến 12g trưa Chúa Nhật hàng tuần. Lớp mở rộng cho bất cứ ai muốn tìm hiểu đức tin Công Giáo. Xin liên lạc Phó tế Nhật.

ĐỌC KINH TÔN VƯƠNG TẠI GIAHội Legio của cộng đoàn có chương trình đọc kinh tôn kính Chúa và Mẹ Maria trong gia đình để cầu nguyện theo ý chỉ riêng của gia đình. Muốn tham dự, xin liên lạc bà Thúy Nga, 281-787-0196, hay Ban Điểu Hành.

Hoa trang hoàng cung thánh được dâng cúng bởi Hội Legio Mariae

để cầu cho các hội viên còn sống & đã chết

VÉ SỐ HỘI MÙA THUHội Mùa Thu của giáo xứ sẽ vào ngày 19 & 20 tháng Mười để giáo dân vui đùa sinh hoạt, giao tiếp với nhau. Năm nay, giải nhất là quà tặng $5,000, giải hai là $3,000 và giải ba là $1,000, từ giải bốn cho đến tám là $200. Vé số là $10/1vé, $50/6 vé, hoặc $100/15 vé. Vé có bán sau mỗi Thánh Lễ trong hội trường.

RỬA TỘI TRẺ EM THÁNG MƯỜISau Thánh Lễ Chúa Nhật 13/10 sẽ có rửa tội cho trẻ em dưới 6 tuổi. Cha mẹ và người đỡ đầu phải tham dự lớp học về bt rửa tội vào 10g sáng thứ Bảy 12/10 trong hội trường. Nhớ đem theo giấy khai sinh do quận cấp. Liên lạc Pt Nhật.

TIN BAN XÃ HỘITrong tháng Tám, Ban Xã Hội đã giúp đỡ 92 gia đình (241 người) trong đó có 36 gia đình mới.

Số thống kê gia đình được giúp đỡ chia theo sắc dân.

• Á Châu 5 gia đình 12 người• Phi Châu 61 gia đình 147 người• Mễ 18 gia đình 62 người• Da trắng 8 gia đình 20 người

Trong tháng Tám, Ban Xã Hội đã mua 662 cân thực phẩm từ Houston Food Bank với giá $134.42. Cảm ơn quý tín hữu đã độ lượng giúp đỡ. Xin Chúa ban nhiều ơn lành cho quý vị.

Đàng khác, tuy Thiên Chúa từ bi nhân hậu nhưng không vì thế mà không còn hình phạt. Thiên Chúa không ưa thích sự trừng phạt con người. Người cũng chẳng muốn trừng phạt con người cho hả giận hay để thị uy. Hình phạt là hậu quả do chính con người tự chọn cho mình mà thôi. Chẳng hạn như nếu tôi cầm dao chặt tay tôi thì tay tôi bị cụt không phải tại vì Trời phạt mà là vì do tôi gây ra.

Thiên Chúa sẽ không đày ải người nào xuống hỏa ngục hết, và Người cũng chẳng hả hê gì khi thấy con người bị trừng phạt đời đời. Hình phạt hỏa ngục là do chính con người tự ý chọn lựa, khi mà nó cương quyết khước từ Thiên Chúa, không muốn đón nhận tình yêu của Người, không muốn đội trời chung với Người.

Một khi con người khước từ Thiên Chúa thì cũng đương nhiên khước từ chia sẻ hạnh phúc với Người. Và con người sẽ lãnh nhận những hậu quả của sự lựa chọn ngông cuồng của mình, chứ Chúa chẳng cần phải nổi cơn thịnh nộ trừng phạt con người.

Phúc Âm Thánh Gioan đã nói rất rõ ở chương 3, câu 17-21 và ở chương 12 câu 47-48, đó là: Thiên Chúa sẽ không xét xử lên án ai hết; chính chúng ta tự xét xử lên án mình, bằng chính quyết định đón nhận hay khước từ Người mà thôi.

Lm Giuse Phan Tấn Thành, O.P.

Page 4: 15/09/2019 CHÚA NHẬT XXIV THƯỜNG NIÊNTl: Chúng ta nên phân biệt sự tiến triển của các giai đoạn mặc khải. Như đã nói . trên đây, quan niệm bình

YOUTH CORNER

Reflectingon sunday’s readings

by Phi Nguyen

St. Justin’s Young Adult GroupAre you, your child, or your grandchild between 18 and 35ish? Join the Young Adult Community for faith and fellowship.

September 17 - Monthly Dinner. Carpool from the church at 7:00 p.m. to a nearby restaurant for food and fellowship.

September 24 - Bible Study. Join us at 7:00 p.m. in CFC 211 to discuss the readings for the week.

Questions or comments, contact Robert Ontko at [email protected] or 832-372-9928

THE PRODIGAL USWho would be dumb enough to adore something they constructed with their own hands! Do you cook dinner and then adore it?

In Sunday’s readings we find examples. For instance, while Moses was away the people built a golden calf and made it their creator. It is ridiculous, isn’t it?

What would a parent do toward a seriously disobedient child? God does likewise. He shouts,

let me alone, then, that my wrath may blaze up against them to consume them. (First Reading)

This reaction is quite serious, coming from the spurned ruler of heaven and earth! Not to be taken lightly.

Moses acts as a family friend. He says,

Why, O Lord, should your wrath blaze up against your own people, whom you brought out of the land of Egypt with such great power and with so strong a hand? … Let your blazing wrath die down; relent in punishing your people.

God agrees.

Moses is advising, calm down. The people are like children. Give them some time.

But is this good advice? These “children” are actually worshipping false gods! Can such childish behavior be good for them and for the world?

Maybe you and I do the equivalent today, worshipping all the man-made items that demand our time. Have you ever run away from God in order that you can have whatever arouses your attractions?

The prodigal son in the Gospel is a great example of this kind of false worship. He left the “shackles” of home life and the too obvious devotion of his father to him. He chose a life of dissipation, which he sees as “freedom.” Maybe you and I have an equivalent in our many houses, refrigerators, cars, magazines,

clothes, etc., which we cling to!

It doesn’t work. The defeated son crawls back home. We would have expected his father to say, “Oh sure, now you turn up, thinking everything will be just like it used to be. Well think again, pal.” But instead the father actually runs, literally runs, to meet his son. He embraces him and prepares a feast of welcome.

Did the young man get what he deserved? No. He got what his father offered him. Forgiveness.

Here is the point. God does not want to keep us from the things we are attracted to. He wants us to value them in due proportion. Love God above all things. Then you can love everyone and everything else as they deserve.

We all fail in this, like the prodigal and like the ancient Israelites did. So Jesus pleads for us, even as Moses did for them. God puts his arms around us saying, “welcome, welcome, welcome. You came back! We can love one another again, can’t we?”

We promise again to do our best.

Fr. John Foley, SJ