17.vien mt + cn sinh hoc - so tay thong tin bdkh (2010).pdf

12
. Sổ tay thông tin BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Thích ứng với Biến đổi khí hậu cấp cộng đồng và các chính sách liên quan ở tỉnh Thừa Thiên Huế DỰ ÁN FLC 09-04 & 10-04 EMBASSY OF FINLAND Hu ế - 2011 Lưu hành nội bộ

Upload: dinhque

Post on 29-Jan-2017

215 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: 17.Vien MT + CN Sinh hoc - So tay thong tin BDKH (2010).pdf

.

Sổ tay thông tin

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Thích ứng với

Biến đổi khí hậu

cấp cộng đồng

và các chính sách

liên quan ở tỉnh

Thừa Thiên Huế

DỰ ÁN FLC 09-04 & 10-04

EMBASSY OF FINLAND

Huế - 2011 Lưu hành nội bộ

Page 2: 17.Vien MT + CN Sinh hoc - So tay thong tin BDKH (2010).pdf

Trái đất là một hành tinh được bao phủ bởi lớp không khí mà ta gọi là khí quyển. Không có khí quyển các tia mặt trời sẽ thiêu đốt Trái đất, Trái đất sẽ không có sự sống. Thành phần hóa học của khí quyển bao gồm 78% khí nitơ, 21% khí oxy, 1% các khí khác (cacbonic (CO2), hơi nước, ozôn (O3), mêtan (CH4),…). Những khí này tuy chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng đối với Trái đất.

Tầng đối lưu (Troposhere): là tầng thấp nằm ngay trên mặt đất, chiếm khoảng 70% khối lượng khí. Ở tầng này, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, giảm từ +40oC ở lớp sát mặt đất tới -50oC ở trên cao. Tầng đối lưu có chiều cao thay đổi từ 7-8km ở các đới cực và khoảng 16-18km ở đới xích đạo. Không khí trong tầng đối lưu chuyển động theo chiều thẳng đứng và nằm ngang rất mạnh làm cho nước thay đổi cả 3 trạng thái, gây ra hàng loạt quá trình thay đổi vật lý. Những hiện tượng mưa, mưa đá, gió, tuyết, sương giá, sương mù,... đều diễn ra ở tầng đối lưu.

Tầng bình lưu (Stratosphere): từ độ cao trên tầng đối lưu đến khoảng 50km, nhiệt độ tăng theo độ cao đạt đến 0°C. Ở đây không khí loãng, nước và bụi rất ít, không khí chuyển động theo chiều ngang là chính, rất ổn định. Ở độ cao khoảng 25km trong tầng bình lưu, tồn tại một lớp không khí giàu khí O3 thường được gọi là tầng ôzôn.

Tầng trung quyển (Mesosphere): Nằm bên trên tầng bình lưu cho đến độ cao 80km. Nhiệt độ tầng này giảm theo độ cao, từ -2oC ở phía dưới giảm xuống -92oC ở lớp trên. Phần đỉnh tầng có một ít hơi nước, thỉnh thoảng có một vài vệt mây bạc gọi là mây dạ quang.

Tầng nhiệt quyển (Thermosphere): có độ cao từ 80 đến 500km. Ở đây, nhiệt độ không khí có xu hướng tăng dần theo độ cao, từ -92oC đến +1200oC. Nhiệt độ không khí ban ngày rất cao và ban đêm thấp.

Tầng ngoại quyển (Exosphere): từ 500–1.000km đến 10.000km, nhiệt độ tăng theo độ cao có thể lên đến 2.500°C. Tầng này là nơi xuất hiện cực quang và phản xạ các sóng ngắn vô tuyến. Đây là vùng quá độ giữa khí quyển Trái Đất với khoảng không vũ trụ.

KHÍ QUYỂN

CÁC TẦNG CỦA KHÍ QUYỂN

Page 3: 17.Vien MT + CN Sinh hoc - So tay thong tin BDKH (2010).pdf

Nhiệt độ bề mặt Trái đất được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng Mặt trời đến bề mặt Trái đất và năng lượng bức xạ của Trái đất vào khoảng không gian giữa các hành tinh. Năng lượng Mặt trời chủ yếu là các tia sóng ngắn dễ dàng xuyên qua cửa sổ khí quyển. Trong khi đó, bức xạ của Trái đất với nhiệt độ bề mặt trung bình 15oC là sóng dài có năng lượng thấp, dễ dàng bị khí quyển giữ lại. Các tác nhân gây ra sự hấp thụ bức xạ sóng dài trong khí quyển là khí CO2, bụi, hơi nước, khí mêtan, khí CFC v.v...

"Kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa Trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển Trái đất. Hiện tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự như nhà kính trồng cây và được gọi là Hiệu ứng nhà kính"

HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH

KHÍ NHÀ KÍNH

Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại) được phản xạ từ bề mặt Trái đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho Trái đất, gây nên hiệu ứng nhà kính.

Các khí nhà kính chủ yếu bao gồm: hơi nước, CO2, CH4, N2O, O3, các khí CFC. Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp theo thứ tự sau: CO2 => CFC => CH4 => O3 =>NO2

Các nguồn phát thải khí nhà kính bao gồm: tiêu thụ năng lượng, khai thác và sử dụng tài nguyên nước, công nghiệp, giao thông, nông nghiệp, lâm nghiệp, sinh hoạt…

Các nước phát thải khí nhà kính nhiều nhất là Trung Quốc, Mỹ, Braxin, Nga, Ấn Độ.

Page 4: 17.Vien MT + CN Sinh hoc - So tay thong tin BDKH (2010).pdf

Khí hậu đã trải qua nhiều lần biến đổi vì lý do tự nhiên, nhưng điều đó không phải là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu hiện nay. Hầu hết các nhà khoa học đều đồng ý rằng BĐKH là do sự tập trung ngày càng tăng của khí gây hiệu ứng nhà kính trong bầu khí quyển. Thành tố chính góp phần vào hiệu ứng nhà kính là carbon dioxide (CO2), được hình thành chủ yếu do sử dụng nhiên liệu hóa thạch…

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1. Nhiệt độ trung bình, tính biến động và dị thường của thời tiết và khí hậu tăng lên.

2. Lượng mưa thay đổi.

3. Băng tan ở các cực và các đỉnh núi cao làm cho mực nước biển dâng.

4. Các thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng, giá rét, bão, lũ lụt, hạn hán...) xảy ra với tần xuất bất thường và cường độ tăng lên.

Theo báo cáo đánh giá lần thứ tư của IPCC năm 2007, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 0,74oC trong thời kỳ 1906 - 2005 và tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần đây gần gấp đôi so với 50 năm trước đó. Nhiệt độ trên lục địa tăng nhanh hơn so với trên đại dương.

Trong 100 năm qua, lượng mưa có xu hướng tăng ở khu vực vĩ độ cao hơn 30o. Tuy nhiên, lượng mưa lại có xu hướng giảm ở khu vực nhiệt đới từ giữa những năm 1970. Hiện tượng mưa lớn có dấu hiệu tăng ở nhiều khu vực trên thế giới.

Mực nước biển toàn cầu đã tăng trong thế kỷ XX với tốc độ ngày càng cao. Hai nguyên nhân chính làm tăng mực nước biển là sự giãn nở nhiệt của đại dương và sự tan băng.

KỊCH BẢN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA VIỆT NAM

1. Nhiệt độ có thể tăng từ 2-3oC trong thế kỷ 21.

2. Nhiệt độ sẽ tăng nhanh hơn ở miền Bắc so với miền Nam.

3. Mùa mưa lượng mưa tăng 0-10% và nhiều hơn ở miền Bắc so với miền Nam. Mùa khô lượng mưa có thể tăng hoặc giảm 5%.

NHỮNG THAY ĐỔI VỀ NHIỆT ĐỘ, MỰC NƯỚC BIỂN VÀ LỚP PHỦ TUYẾT Ở BẮC BÁN CẦU

Page 5: 17.Vien MT + CN Sinh hoc - So tay thong tin BDKH (2010).pdf

TÁC ĐỘNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP

ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

BĐKH tác động nghiêm trọng đến nguồn nước: - Tài nguyên nước đang chịu thêm nguy cơ suy giảm do hạn hán ngày một tăng; - Sự xâm thực của nước mặn sẽ làm thiếu nguồn nước ngọt; - Chế độ mưa thay đổi có thể gây lũ lụt nghiêm trọng vào mùa mưa, và hạn hán vào mùa khô, gây khó khăn cho việc cấp nước và tăng mâu thuẫn trong sử dụng nước.

Biện pháp ứng phó: - Xây dựng các hồ chứa để điều tiết lũ; - Lồng ghép và quản lý lưu vực sông; - Củng cố, xây dựng đê biển và đê ở cửa sông. Phối hợp khai thác và bảo vệ nguồn nước.

Nông nghiệp bị tác động nặng nhất bởi BĐKH:

- Thay đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ;

- Thời gian thích nghi của cây trồng nhiệt đới mở rộng và của cây trồng á nhiệt đới thu hẹp lại;

- Ranh giới của cây trồng nhiệt đới dịch chuyển về phía vùng núi cao hơn và các vĩ độ phía Bắc;

- Một số loài ôn đới, á nhiệt đới có thể bị mất đi;

- Nước biển dâng làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp;

- Hạn hán và lũ lụt tăng, sâu bệnh, dịch bệnh gia tăng ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng nông nghiệp.

Biện pháp ứng phó:

- Xây dựng mô hình mùa vụ phù hợp;

- Xây dựng kỹ thuật canh tác phù hợp;

- Hệ thống thủy lợi tốt hơn;

- Đưa ra các giống mới có thể chịu được điều kiện môi trường khắc nghiệt nhất là nóng và khô hạn;

- Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất.

Nguồn nước

Nông nghiệp và an ninh lương thực

BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng đến thảm thực vật và hệ sinh thái rừng: - Nguy cơ diệt chủng của động vật và thực vật gia tăng, một số loài động, thực vật quý hiếm có thể bị suy thoái; - Ranh giới rừng nguyên sinh cũng như rừng thứ sinh có thể dịch chuyển; - Nước biển dâng lên làm giảm diện tích rừng ngập mặn; - Nhiệt độ và mức độ khô hạn gia tăng làm tăng nguy cơ cháy rừng, phát triển sâu bệnh, dịch bệnh...

Biện pháp ứng phó: - Tăng cường bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng ngập mặn; - Trồng cây trên đất trống, đồi núi trọc; - Phòng chống cháy rừng, phá hoại rừng; - Hạn chế sử dụng gỗ; - Lựa chọn và phát triển các loại cây phù hợp với điều kiện tự nhiên mới.

Lâm nghiệp

Page 6: 17.Vien MT + CN Sinh hoc - So tay thong tin BDKH (2010).pdf

- Nước mặn xâm nhập sâu vào nội địa, làm mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài thủy sản nước ngọt; - Rừng ngập mặn bị thu hẹp, ảnh hưởng đến nơi cư trú của một số loài thủy sản; - Suy thoái và phá huỷ các rạn san hô, thay đổi các quá trình sinh lý, sinh hóa diễn ra trong mối quan hệ cộng sinh giữa san hô và tảo; - Cường độ và lượng mưa lớn làm cho nồng độ muối giảm đi trong một thời gian dẫn đến sinh vật nước lợ và ven bờ, đặc biệt là nhuyễn thể hai mảnh vỏ (nghêu, ngao, sò,...) bị chết hàng loạt do không chống chịu nổi với nồng độ muối thay đổi; - Nhiệt độ tăng làm cho nguồn thủy, hải sản bị phân tán. Các loài cá cận nhiệt đới có giá trị kinh tế cao bị giảm đi hoặc mất hẳn. Cá ở các rạn san hô đa phần bị tiêu diệt; - Các loài thực vật nổi, mắt xích đầu tiên của chuỗi thức ăn cho động vật nổi bị huỷ diệt, làm giảm mạnh động vật nổi, do đó làm giảm nguồn thức ăn chủ yếu của các động vật tầng giữa và tầng trên.

Biện pháp ứng phó:

- Xây dựng các mô hình nuôi truồng thủy sản thích ứng với những thay đổi của khí hậu; - Tăng cường dự báo và giám sát khi đánh bắt xa bờ; - Thay đổi cơ cấu nuôi trồng trong các khu nuôi trồng thủy sản; - Bảo vệ các khu vực nuôi trồng thủy sản ven biển.

Thủy sản

TÁC ĐỘNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP

- Ảnh hưởng tới hoạt động của các dàn khoan được xây dựng trên biển, hệ thống dẫn khí và các nhà máy điện chạy khí được xây dựng ven biển, làm tăng chi phí bảo dưỡng, duy tu, vận hành máy móc, phương tiện; - Tiêu thụ điện cho sinh hoạt gia tăng và chi phí làm mát trong các ngành công nghiệp, giao thông, thương mại và các lĩnh vực khác cũng gia tăng đáng kể; - Nhiệt độ tăng kèm theo lượng bốc hơi tăng kết hợp với sự thất thường trong chế độ mưa dẫn đến thay đổi lượng nước dự trữ và lưu lượng vào của các hồ thủy điện.

Biện pháp ứng phó:

- Lồng ghép BĐKH vào quy hoạch phát triển năng lượng;

- Sử dụng năng lượng một cách hiệu quả, tiết kiệm;

Năng lượng

Page 7: 17.Vien MT + CN Sinh hoc - So tay thong tin BDKH (2010).pdf

ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

- Nhiệt độ tăng làm tăng tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người, dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh;

- BĐKH làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới: sốt rét, sốt xuất huyết, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật chủ mang bệnh, làm tăng số lượng người bị bệnh nhiễm khuẩn,...

- Thiên tai như bão, tố, nước dâng, ngập lụt, hạn hán, mưa lớn và sạt lở đất v.v... gia tăng về cường độ và tần số làm tăng số người bị thiệt mạng và ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe do ô nhiễm môi trường, suy dinh dưỡng, bệnh tật hoặc do những đổ vỡ của kế hoạch dân số, kinh tế – xã hội, cơ hội việc làm và thu nhập.

Biện pháp ứng phó:

- Nâng cao chất lượng cuộc sống và hệ thống chăm sóc sức khỏe;

- Có các chính sách nâng cao mức sống cho các tầng lớp xã hội nghèo khổ;

- Có các biện pháp phòng chống thiên tai nhằm hạn chế mức thấp nhất thiệt hại về người khi thiên tai xảy ra;

- Có biện pháp phòng ngừa, kiểm soát lây lan bệnh tật.

Sức khỏe con người

- BĐKH tác động xấu đến cơ sở hạ tầng giao thông, làm tăng chi phí bảo quản, sửa chữa; - Việc kiểm soát và hạn chế tốc độ tăng phát thải khí nhà kính đòi hỏi phải đổi mới và áp dụng các công nghệ ít chất thải và công nghệ sạch dẫn đến tăng chi phí lớn; - Nhiệt độ tăng làm tiêu hao năng lượng của các động cơ, trong đó có các yêu cầu làm mát, thông gió trong các phương tiện giao thông cũng góp phần tăng chi phí trong ngành giao thông vận tải.

Biện pháp ứng phó: - Nâng cấp, đổi mới cơ sở hạn tầng giao thông ở những khu vực bị đe dọa bởi lũ lụt và nước biển dâng; - Sử dụng năng lượng tái sinh nhiều hơn cho các phương tiện giao thông; - Cải tiến công nghệ để giảm phát thải khí nhà kính.

Giao thông vận tải

Page 8: 17.Vien MT + CN Sinh hoc - So tay thong tin BDKH (2010).pdf

ĐỐI TƯỢNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG BỞI

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

TRẺ EM

Bất kể trực tiếp hay gián tiếp, trẻ em ở các độ tuổi, môi trường và hoàn cảnh sống khác nhau có nguy cơ chịu ảnh hưởng của BĐKH khác nhau.

Đứng ở góc độ y tế và an toàn sức khỏe, trẻ em có nguy cơ bị tổn thương cao do bị thương tích và bệnh tật gây ra bởi các thiên tai như bão, lũ lụt, nắng nóng và dịch bệnh.

"Những nạn nhân đầu tiên của Biến đổi khí hậu, không ai khác, chính là trẻ em - đối tượng dễ bị tổn thương do nhu cầu về nước sạch, sức khỏe, trách nhiệm gia đình, kỹ năng sống và học vấn”

NGƯỜI NGHÈO

Người nghèo thường sống ở các khu vực dễ bị ảnh hưởng của lũ lụt và các thiên tai khác nhưng ít người trong số họ được sống trong các ngôi nhà kiên cố và vững chắc. Lũ lụt, bão, hoặc hạn hán ảnh hưởng lớn hơn đối với người nghèo vì họ có ít nguồn lực để phục hồi. Không có khả năng trả nợ hoặc vay nợ mới, sự tăng giá thực phẩm, và bệnh tật do các dịch bệnh đều tác động mạnh đến người nghèo.

“Biến đổi khí hậu sẽ là mối đe dọa tới toàn thể nhân loại. Nhưng những người nghèo, một bộ phận không hề chịu trách nhiệm về món nợ sinh thái mà chúng ta đang mắc phải lại là những người đang phải đối mặt với những thiệt hại sớm nhất và nghiêm trọng nhất về phát triển con người”- Kernal Dervis, Giám đốc UNDP.

PHỤ NỮ

Phụ nữ và nam giới chịu ảnh hưởng khác nhau do sự biến đổi của khí hậu, bởi họ đóng vai trò khác nhau trong kinh tế hộ gia đình. Phụ nữ thường đóng vai trò đa năng trong việc đồng áng, cũng như chịu trách nhiệm chính trong việc chăm sóc cho gia đình và người ốm đau. Tất cả các vai trò trên đều trở nên nặng nề hơn do tác động của BĐKH.

Phụ nữ tại nhiều vùng nông thôn là người bị ảnh hưởng bởi thiên tai nhiều nhất. Họ có ít khả năng để có thể thay đổi sinh kế khi mùa màng bị thiệt hại và họ cũng ít có cơ hội kiếm việc làm xa nhà.

“Đối với nhiều người, đặc biệt những phụ nữ nghèo ở những nước nghèo, biến đổi khí hậu hiện hữu ngay trước mặt. Phụ nữ nghèo ở những nước nghèo phải gánh chịu những hậu quả tồi tệ nhất của tình trạng biến đổi khí hậu cho dù họ đóng góp ít nhất vào việc gây ra tình trạng này”, Thoraya Ahmed Obaid, Giám đốc điều hành Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA).

Page 9: 17.Vien MT + CN Sinh hoc - So tay thong tin BDKH (2010).pdf

HAØNH ÑOÄNG CUÛA VIEÄT NAM

ÖÙNG PHOÙ VÔÙI BIEÁN ÑOÅI KHÍ HAÄU

Việt Nam đã phê chuẩn Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH năm 1994 và phê chuẩn Nghị định thư Kyoto năm 2002.

Trong thời gian qua, Việt Nam đã tham gia nhiều hoạt động của khu vực và toàn cầu về BĐKH. Việt Nam đã tham gia tất cả các Hội nghị của các bên (Từ COP 1 đến COP 15) về BĐKH.

Bộ Tài nguyên và Môi trường được Chính phủ giao nhiệm vụ là đầu mối quốc gia để triển khai Công ước khung và Nghị định thư Kyoto. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 02.12.2008 và trở thành định hướng và chiến lược cơ bản quốc gia để ứng phó với BĐKH.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2011-2015. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã đưa ra Khung Chương trình hành động thích ứng với BĐKH cho ngành NN&PTNT giai đoạn 2008-2020. Một số tỉnh thành đã và đang xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH cho riêng tỉnh mình.

Mục tiêu chiến lược của Chương trình

Mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH:

đánh giá được mức độ tác động của BĐKH

đối với các lĩnh vực, ngành và địa phương

trong từng giai đoạn và xây dựng được kế

hoạch hành động có tính khả thi để ứng

phó hiệu quả với BĐKH cho từng giai đoạn

ngắn hạn và dài hạn, nhằm đảm bảo sự

phát triển bền vững của đất nước, tận

dụng các cơ hội phát triển nền kinh tế

theo hướng cácbon thấp và tham gia cùng

cộng đồng quốc tế trong nỗ lực giảm nhẹ

BĐKH, bảo vệ hệ thống khí hậu Trái đất.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân (phải) và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên (trái) tại Hội nghị về biến đổi khí hậu

lần thứ 14 (COP 14)

Page 10: 17.Vien MT + CN Sinh hoc - So tay thong tin BDKH (2010).pdf

BẠN CÓ THỂ LÀM GÌ

Hoàn thiện chính sách

Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng

Bảo vệ và tăng cường các bể chứa và hấp thụ KNK

Tăng cường thu hồi khí nhà kính

Tăng cường sử dụng năng lượng mới & năng lượng tái tạo

• Sử dụng năng lượng tiết kiệm

• Lập bảng kiểm kê phát thải

• Sử dụng sản phẩm tái chế

• Mua xe điện, khi có thể hãy đi xe đạp hoặc đi bộ

• Viết thư cho Quốc hội để kêu gọi giảm phát thải

• Đề nghị nhà nước hạn chế CO2

• Trồng thật nhiều cây xanh

• Lên tiếng với cộng đồng

• Viết báo, gọi phát thanh

• Tham gia hội thảo, diễn đàn quốc tế chặn đứng nóng lên toàn cầu

• Giảm tỷ lệ lệ thuộc vào xăng dầu nhập khẩu

• Cung cấp kiến thức cho cộng đồng để thay đổi hành vi

Các nhóm giải pháp ứng phó với BĐKH

Page 11: 17.Vien MT + CN Sinh hoc - So tay thong tin BDKH (2010).pdf

ĐỂ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU?

- Hoàn thiện chính sách khuyến khích nghiên cứu về tác động của BĐKH; - Xây dựng chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện các biện pháp giảm nhẹ tác động của BĐKH đối với các ngành kinh tế; - Tăng cường chính sách nhằm tăng cường đào tạo, nâng cao nhận thức và năng lực thích ứng với BĐKH; - Hoàn thiện chính sách nhằm bắt buộc điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương có lồng ghép vấn đề BĐKH.

Hoàn thiện chính sách

- Sản xuất công nghiệp: áp dụng công nghệ tiên tiến, máy móc thiết bị có hiệu suất cao; - Giao thông vận tải: sử dụng phương tiện giao thông tiết kiệm năng lượng, đạt tiêu chuẩn phát thải KNK; - Xây dựng và dịch vụ: thiết kế phù hợp, sử dụng nguyên liệu tiết kiệm; - Sinh hoạt gia đình: sử dụng bóng đèn compact, tiết kiệm năng lượng, thay đổi thiết bị tiêu thụ ít năng lượng, bếp cải tiến, dùng khí biogas.

Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng

* Năng lượng gió: quạt phát điện, chạy tuabin, cối xay gió; * Năng lượng mặt trời: pin mặt trời, chảo lõm, bình nước nóng; * Địa nhiệt: sử dụng nhiệt từ các mỏ nước khoáng, các tầng đá nóng; * Năng lượng khí sinh học và sinh khối: sử dụng khí CH4 từ xử lý rác thải, chất thải động vật; * Năng lượng hạt nhân: điện hạt nhân.

Tăng cường sử dụng năng lượng mới & năng lượng tái tạo

* Bảo vệ rừng hiện có, trồng mới rừng, phục hồi rừng nguyên sinh; * Thực hiện Chương trình giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng (REDD); * Thực hiện cơ chế phát triển sạch (CDM).

Bảo vệ và tăng cường các bể chứa và hấp thụ KNK

- Thu hồi các khí nhà kính tại các mỏ dầu; - Thu hồi khí mêtan từ các bãi rác thải, các mỏ than.

Tăng cường thu hồi khí nhà kính

Page 12: 17.Vien MT + CN Sinh hoc - So tay thong tin BDKH (2010).pdf

Sổ tay thông tin Biến đổi khí hậu là một sản phẩm của Dự án FLC 09-04 & 10-04 “Thích ứng với biến đổi khí hậu cấp cộng đồng và các chính sách liên quan ở tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Dự án được thực hiện trong 2 năm (7/2009 – 6/2011) bởi Viện Tài nguyên, Môi trường và Công nghệ sinh học – Đại học Huế (IREB) dưới sự tài trợ của Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam. Dự án được triển khai tại xã Hương Phong, huyện Hương Trà và xã Quảng Thành, huyện Quảng Điển, tỉnh Thừa Thiên Huế.

VIỆN TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC – ĐẠI HỌC HUẾ

07 Hà Nội – Thành phố Huế ĐT / Fax: 054 3820438 Email: [email protected]

Website: http://ireb.hueuni.edu.vn

Chịu trách nhiệm xuất bản

PGS. TS. Lê Văn Thăng

Viện trưởng Viện TNMT & CNSH – ĐH Huế