18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

83
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện ngày nay, với sự có mặt của nhiều thành phần kinh tế và với tiến trình cải cách đang đặt kinh tế Việt Nam bước vào một giai đoạn mới, một thời kỳ mới.Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì mọi doanh nghiệp cần có lượng vốn nhất định. Vốn là yếu tố quan trọng đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên liên tục. Do đó, việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không là một vấn đề vô cùng quan trọng. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp trong giai đoạn này là làm thế nào để tổ chức sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Bởi hiệu quả kinh tế không chỉ là thước đo giá trị về chất lượng, năng lựctrình độ tổ chức, quản lý hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh mà là vấn đềsống còn đối với doanh nghiệp. Trong đó, có thể nói hiệu quả quản lý và sử dụng vốn là điều kiện tiên quyết để khẳng định sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Và càng đặc biệt hơn tại Công ty Cổ phần Đầu tư & Xây dựng 579, hiệu quả sử dụng vốn lưu động là nhân tố quyết định góp phần tích cực làm tăng giá trị của Công ty. Do vậy, việc phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Đầu tư & Xây dựng 579 có một ý nghĩa rất quan trọng, đó chính là cơ sở giúp cho các đơn vị vạch ra kế hoạch quản lý vốn có hiệu quả hơn. Xuất phát từ ý nghĩa đó và với kiến thức trang bị ở trường, em đã chọn đề tài: “Phân tích tình hình quản SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 0

Upload: nguyen-ngoc-phan-van

Post on 15-Apr-2017

185 views

Category:

Business


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

LỜI MỞ ĐẦUTrong điều kiện ngày nay, với sự có mặt của nhiều thành phần kinh tế và

với tiến trình cải cách đang đặt kinh tế Việt Nam bước vào một giai đoạn mới,

một thời kỳ mới.Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì mọi doanh

nghiệp cần có lượng vốn nhất định. Vốn là yếu tố quan trọng đảm bảo cho quá

trình sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên liên tục. Do đó, việc sử

dụng vốn có hiệu quả hay không là một vấn đề vô cùng quan trọng. Vấn đề đặt ra

cho các doanh nghiệp trong giai đoạn này là làm thế nào để tổ chức sản xuất kinh

doanh đạt hiệu quả cao. Bởi hiệu quả kinh tế không chỉ là thước đo giá trị về chất

lượng, năng lựctrình độ tổ chức, quản lý hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh

mà là vấn đềsống còn đối với doanh nghiệp. Trong đó, có thể nói hiệu quả quản

lý và sử dụng vốn là điều kiện tiên quyết để khẳng định sự tồn tại và phát triển

doanh nghiệp. Và càng đặc biệt hơn tại Công ty Cổ phần Đầu tư & Xây dựng

579, hiệu quả sử dụng vốn lưu động là nhân tố quyết định góp phần tích cực làm

tăng giá trị của Công ty. Do vậy, việc phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn

lưu động của Công ty Cổ phần Đầu tư & Xây dựng 579 có một ý nghĩa rất quan

trọng, đó chính là cơ sở giúp cho các đơn vị vạch ra kế hoạch quản lý vốn có hiệu

quả hơn.

Xuất phát từ ý nghĩa đó và với kiến thức trang bị ở trường, em đã chọn đề

tài: “Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ

phần Đầu tư & Xây dựng 579 qua hai năm 2006 – 2007” để làm đề tài nghiên

cứu. Chuyên đề bao gồm 3 phần như sau:

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ

VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP

PHẦN II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN

LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHÂN ĐẦU TƯ & XÂY DỰNG 579 QUA

HAI NĂM 2006 – 2007

PHẦN III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

ĐẦU TƯ & XÂY DỰNG 579

Do thời gian và kiến thức còn hạn chế, đặc biệt về kiến thức thực tế cho nên

đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót

SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 0

Page 2: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

PHẦN I:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG

VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP

I. Khái quát về vốn lưu động trong doanh nghiệp xây lắp

1. Khái niệm và đặc điểm của vốn lưu động trong doanh nghiệp

1.1. Khái niệm vốn lưu động

Vốn lưu động của doanh nghiệp là vốn đầu tư vào tài sản lưu động của

doanh nghiệp như: Tiền mặt, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản

phải thu, hàng tồn kho và các tài sản lưu động khác có khả năng hoán chuyển

thành tiền trong vòng một năm.

Do vậy, quản lý vốn lưu động bao gồm hai khía cạnh rõ rệt.

- Xác định cơ cấu hợp lý trong vốn lưu động.

- Tìm ra các nguồn tài trợ ngắn hạn thích hợp.

Nếu ta chỉ nghiên cứu khía cạnh độc lập trong vốn lưu động thì rất giả tạo.

Vì theo hướng quản lý hiện tại, mỗi việc đầu tư đều có liên quan dây chuyền hoạt

động của doanh nghiệp được nhìn nhận như một tổng thể, có phối hợp ăn khớp.

Tuy nhiên, muốn tìm hiểu tổng thể ta phải hiểu từng phần của tổng thể đó. Tức là

phải chia tổng thể đó thành những phần nhỏ để dễ phân tích, sau đó tổng hợp lại.

1.2. Đặc điểm của vốn lưu động

- Vốn lưu động thường xuyên vận động, luôn thay đổi hình thái biểu hiện

qua các khâu của quá trình kinh doanh và giá trị của vốn lưu động được luân

chuyển toàn bộ một lần vào giá thành sản phẩm (Chi phí kinh doanh).

- Khi chu kỳ sản xuất kinh doanh kết thúc thì vốn lưu động hoàn thành một

vòng tuần hoàn có nghĩa là thời gian hoán chuyển thành tiền là dưới 12 tháng.

2. Phân loại vốn lưu động

2.1. Theo công dụng kinh tế

Đối với các doanh nghiệp sản xuất, người ta chia vốn lưu động thành ba

bộ phận:

- Vốn lưu động dự trữ trong sản xuất gồm: nguyên vật liệu, phụ tùng, công

cụ lao động nhỏ.

SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 1

Page 3: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

- Vốn lưu động trong sản xuất trực tiếp gồm: Giá trị của sản phẩm đang chế

tạo chưa hoàn thành, chi phí chờ kết chuyển.

- Vốn lưu động phục vụ trong quá trình lưu thông: Hàng hóa thành phẩm

trong kho, hàng mua đang trên đường, hàng gửi đi bán và các khoản phải

thu.

Đối với các doanh nghiệp thương mại, người ta chia vốn lưu động

thành ba loại:

- Vốn hàng hóa là giá trị của các loại hàng hóa.

- Vốn phi hàng hóa là giá trị của các loại vật liệu, bao bì, công cụ … để

phục vụ cho việc lưu thông hàng hóa.

- Vốn bằng tiền là vốn trong thanh toán.

2.2. Theo tính chất nhu cầu vốn

- Vốn lưu động thường xuyên (Tài sản lưu động thường xuyên): chủ yếu tài

trợ cho loại tài sản lưu động thường xuyên bằng nguồn vốn dài hạn.

- Vốn lưu động không thường xuyên (Tài sản lưu động không thường

xuyên): chủ yếu tài trợ cho loại tài sản lưu động không thường xuyên bằng nguồn

vốn ngắn hạn.

3. Sự cần thiết của việc phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu

động trong doanh nghiệp

- Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động là một chỉ tiêu quan trọng để

đánh giá sức mạnh của một doanh nghiệp trong việc quản lý và sử dụng vốn của

doanh nghiệp đó. Nó là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh

của doanh nghiệp. Vì vậy, tình hình sử dụng vốn lưu động là vấn đề mà bất cứ

nhà quản lý nào cũng phải quan tâm và là căn cứ để đánh giá hiệu quả sử dụng

vốn lưu động trong doanh nghiệp. Từ sự nhận thức này nhà quản lý sẽ có những

phương hướng, những biện pháp khắc phục các hạn chế và không ngừng phát

huy mặt tích cực của doanh nghiệp mình.

- Thông qua các tiêu thức đã được xây dựng sẵn, nhà quản lý sẽ biết được

thực trạng việc sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp mình. Từ đó có những

biện pháp thích hợp, cụ thể hơn không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu

động trong những năm tới góp phần đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển vững

mạnh.

SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 2

Page 4: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

II. Nội dung phân tích

1. Đối tượng, tài liệu và phương pháp phân tích vốn lưu động

1.1. Đối tượng phân tích

- Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động: Việc quản lý và sử dụng vốn

lưu động trước hết là vì sự ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cuối cùng của doanh

nghiệp. Nên việc quản lý và sử dụng vốn lưu động có kế hoạch sẽ tăng tốc độ

chu chuyển vốn, tăng hiệu quả kinh doanh và ngược lại.

- Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp còn quyết

định đến sự đều đặn và liên tục của quá trình kinh doanh. Muốn đạt hiệu quả kinh

doanh cao thì phải làm sao cho quá trình kinh doanh không bị gián đoạn, tức là

phải phân tích cụ thể nhu cầu vốn lưu động trong giai đoạn kinh doanh.

1.2. Tài liệu phân tích

- Bảng cân đối kế toán: Là Báo cáo kế toán tổng thể phản ánh tình hình tài

sản của một doanh nghiệp trên hai mặt giá trị và nguồn hình thành tại một thời

điểm nhất định.

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Phản ánh tình hình và kết quả hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm kết quả kinh doanh và kết quả khác.

Tất cả các chỉ tiêu trong phần đều trình bày dưới dạng tổng số phát sinh trong kỳ

báo cáo.

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Là một báo cáo tài chính phân tích các khoản

thu và chi tiền trong kỳ của doanh nghiệp theo từng hoạt động kinh doanh và

hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính.

- Thuyết minh báo cáo tài chính: Trình bày khái quát đặc điểm hoạt động

của doanh nghiệp, nội dung một số chế độ kế toán được doanh nghiệp lựa chọn

để áp dụng, tình hình và lý do biến động của một số tài sản và nguồn vốn quan

trọng, phân tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu và các kiến nghị của doanh

nghiệp.

- Các sổ chi tiết: Việc sử dụng sổ chi tiết sẽ giúp cho các nhà phân tích biết

rõ hơn về tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp như dựa

vào sổ chi tiết công nợ ta biết được tình hình về các khoản phải thu và các khoản

phải trả của doanh nghiệp để từ đó có những biện pháp thích hợp đối với từng

khách hàng, đối với các khoản nợ.

SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 3

Page 5: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

1.3. Các phương pháp phân tích

a. Phương pháp tỷ lệ:

Là biểu hiện mối quan hệ giữa một lượng này với một lượng khác. Ví dụ

mối quan hệ giữa lợi tức sau thuế với tổng tài sản, nó phản ánh hiệu quả hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp. Bản thân các số tỷ lệ không mang ý nghĩa

nhất định nhưng khi được so sánh với các số tỷ lệ của các giai đoạn trước hoặc số

trung bình ngành thì nó sẽ giúp cho các nhà phân tích đưa ra những kết luận về

tình hình tài chính của doanh nghiệp.

b. Phương pháp so sánh:

Là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích hoạt động kinh

doanh để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy, để

tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định tiêu chuẩn so

sánh, điều kiện so sánh, kỹ thuật so sánh.

- Tiêu chuẩn so sánh: Là chỉ tiêu số gốc được chọn làm căn cứ để so sánh,

chỉ tiêu gốc còn gọi là số gốc. Mỗi loại chỉ tiêu gốc có tác dụng riêng khi phân

tích các loại số gốc sau:

+ Số gốc là số kỳ trước: Tiêu chuẩn so sánh này có tác dụng đánh giá mức

độ biến động, khuynh hướng hoạt động của chỉ tiêu phân tích qua hai hay nhiều

kỳ.

+ Số gốc là số kế hoạch: Tiêu chuẩn so sánh này có tác dụng đánh giá tình

hình thực hiện mục tiêu đã đặt ra.

+ Số gốc là số trung bình ngành: Tiêu chuẩn so sánh này thường sử dụng

khi đánh giá kết quả doanh nghiệp so với trung bình tiên tiến của doanh nghiệp

có cùng quy mô trong ngành.

- Điều kiện so sánh:

+Phải phản ánh cùng nội dung kinh tế, thông thường nội dung kinh tế của

chỉ tiêu có tính ổn định và thường được quy định thống nhất. Tuy nhiên, nội dung

kinh tế của chỉ tiêu có thể thay đổi trong trường hợp chế độ, chính sách tài chính

– kế toán của nhà nước thay đổi, do thay đổi phân cấp quản lý tài chính trong

doanh nghiệp. Trường hợp có sự thay đổi nội dung kinh tế, để đảm bảo tính so

sánh được, trị số gốc của chỉ tiêu cần so sánh cần phải được tính toán lại theo nội

dung quy định mới.

SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 4

Page 6: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

+ Phải có cùng phương pháp tính toán: Trong kinh doanh các chỉ tiêu có thể

được tính theo các phương pháp khác nhau, điều này là do sự thay đổi phương

pháp hạch toán tại đơn vị, sự thay đổi chế độ tài chính – kế toán của nhà nước

hay sự khác biệt về chuẩn mực kế toán giữa các nước. Do vậy, khi phân tích các

chỉ tiêu của doanh nghiệp theo thời gian phải loại trừ các tác động do thay đổi về

phương pháp kế toán, hay phân tích một chỉ tiêu giữa các doanh nghiệp với nhau

phải xem đến chỉ tiêu đó được tính toán trên cơ sở nào.

- Kỹ thuật so sánh:

+ So sánh bằng số tuyệt đối: Là hiệu số giữa trị số phân tích và trị số kỳ gốc

của chỉ tiêu kinh tế. Việc so sánh này cho thấy biến động về quy mô, khối lượng

các chỉ tiêu phân tích.

+ So sánh bằng số tương đối: Là thương số giữa trị số kỳ phân tích và trị số

kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Việc so sánh này biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc

độ phát triển … của chỉ tiêu phân tích.

+ So sánh bằng số bình quân: Phản ánh nội dung chung nhất của hiện tượng

bỏ qua sự phát triển không đồng đều của các bộ phận cấu thành hiện tượng đó,

hay nói cách khác, số bình quân đã cân bằng mọi chênh lệch về trị số của chỉ

tiêu.

c. Phương pháp loại trừ

Phương pháp thay thế liên hoàn (hay phương pháp thay thế kiểu mắc

xích):

Phương pháp này được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng

nhân tố đến chỉ tiêu phân tích khi các nhân tố này có quan hệ tích số, hoặc vừa

tích số vừa thương số với chỉ tiêu phân tích.

Nội dung và trình tự của phương pháp thay thế liên hoàn như sau:

- Phải biết được số lượng các nhân tố ảnh hưởng và mối quan hệ của các

nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, từ đó xác định được công thức tính chỉ tiêu đó trên

cơ sở sắp xếp thứ tự các nhân tố theo một trình tự nhất định. Nhân tố số lượng

xếp trước, nhân tố chất lượng xếp sau, nếu có nhiều nhân tố số lượng và chất

lượng thì nhân tố chủ yếu xếp trước, nhân tố thứ yếu xếp sau và không được đảo

lộn trình tự này. Nhân tố chủ yếu là nhân tố ảnh hưởng mạnh đến chỉ tiêu phân

tích, nếu tăng nhân tố này một đơn vị đồng thời cố định các nhân tố còn lại và

SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 5

Page 7: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

tính ra kết quả, tăng nhân tố khác một đơn vị sản phẩm đồng thời cố định các

nhân tố còn lại và tính ra kết quả, so sánh hai kết quả vừa tính, nếu kết quả nào

lớn hơn thì nhân tố đó ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích lớn hơn.

- Lần lượt thay thế từng nhân tố theo trình tự nói chung, nhân tố nào đã thay

thế xong thì lấy giá trị thực tế đó, nhân tố nào chưa được thay thế thì phải lấy số

liệu ở kỳ gốc hoặc kỳ kế hoạch.

- Thay thế xong một nhân tố phải tính ra kết quả, lấy kết quả đó trừ kết quả

trước nó liền kề thì ta được một số chênh lệch. Đó là mức độ ảnh hưởng của nhân

tố vừa được thay thế đến chỉ tiêu phân tích.

- Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng phải đúng bằng đối tượng phân tích.

Phương pháp số chênh lệch:

Là một dạng đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn nhằm xác định

mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của các chỉ tiêu

kinh tế, là dạng đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn nên phương pháp số

chênh lệch tôn trọng đầy đủ nội dung và các bước tiến hành của phương pháp

thay thế liên hoàn, chỉ khác nhau ở chổ khi xác định các nhân tố ảnh hưởng, chỉ

việc nhóm các số hạng và tính chênh lệch các nhân tố sẽ cho ta mức độ ảnh

hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.

2. Phân tích khái quát kết cấu tài sản lưu động

Việc nghiên cứu kết cấu vốn lưu động giúp ta thấy được tình hình phân bổ

vốn lưu động và tỷ trọng, những khoản vốn chiếm trong các giai đoạn luân

chuyển, để từ đó xác định trọng điểm quản lý vốn lưu động đồng thời tìm mọi

biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong từng điều kiện cụ thể.

2.1. Vốn bằng tiền và tương đương tiền

Vốn bằng tiền giữ vai trò cơ bản trong doanh nghiệp, nó có nhiệm vụ cân

bằng tài chính ngắn hạn giữa vốn lưu động và nhu cầu vốn lưu động. Mọi hoạt

động của doanh nghiệp đều thực hiện việc chấp nhận hay xuất vốn bằng tiền như

các hoạt động kinh doanh, phân phối, đầu tư hoặc tài trợ. Cơ cấu vốn bằng tiền

có thể chia ra thành hai bộ phận là tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.

a. Tiền:

Là loại tài sản không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu hàng ngày và các nhu cầu bất

SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 6

Page 8: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

thường khác. Lượng tiền của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác

nhau: Do ngân sách nhà nước cấp, tự có, hoặc bổ sung từ lợi nhuận của doanh

nghiệp. Nó tồn tại dưới hình thức tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, các loại

tiền đang chuyển. Hình thức biểu hiện của tiền có thể là đồng nội tệ, ngoại tệ,

vàng bạc, kim loại quý, đá quý hoặc những tài sản có giá trị như tiền.

b. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn:

Là những khoản đầu tư nhằm sử dụng số tiền nhàn rỗi chưa dùng cho mục

đích kinh doanh của doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Các

khoản đầu tư tài chính ngắn hạn có đặc điểm là có thể chuyển hóa thành tiền

trong thời gian ngắn phục vụ kịp thời cho hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp. Biểu hiện dưới hình thức như đầu tư chứng khoán ngắn hạn (cổ phiếu,

trái phiếu) và các loại đầu tư ngắn hạn khác hay góp vốn liên doanh bằng tiền,

hiện vật có thể thu hồi trong thời gian không qua một năm.

2.2. Các khoản phải thu

Đây là tài sản của doanh nghiệp mà các tổ chức, cá nhân khác đang tạm

thời sử dụng. Các khoản phải thu xuất hiện chủ yếu là do các doanh

nghiệp đã cung ứng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng theo

phương thức tín dụng thương mại và khách hàng chưa thanh toán tiền.

Về bản chất, khoản phải thu được phân loại là tài sản lưu động nếu thời

gian thu tiền của khoản phải thu nhỏ hơn một năm, còn nếu thời gian thu

tiền lớn hơn một năm thì không được xem là tài sản lưu động. Trong một

doanh nghiệp thông thường các khoản phải thu càng giảm thì hoạt động

sản xuất kinh doanh càng hiệu quả.

2.3. Hàng tồn kho

Hàng tồn kho là những tài sản của doanh nghiệp dự trữ cho quá trình sản

xuất kinh doanh. Hàng tồn kho bao gồm hàng ở trong kho và hàng không nằm

trong kho nhưng thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Đó là các loại hàng đang

đi đường, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dỡ dang, thành phẩm,

hàng hóa, hàng gửi đi bán. Giá cả hàng tồn kho thường xuyên biến động tăng

giảm do nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan như giảm giá, lỗi thời. Vì

vậy, để hạn chế bớt thiệt hại có thể xảy ra trong kinh doanh cũng như quá trình

SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 7

Page 9: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra bình thường, liên tục,

doanh nghiệp phải có lượng hàng tồn kho hợp lý trong vốn lưu động.

2.4. Tài sản lưu động khác

- Tài sản lưu động khác là những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh

nghiệp có thời hạn sử dụng trong một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh nhưng

không thuộc các khoản kể trên. Bao gồm: tạm ứng, chi phí trả trước, chi phí chờ

kết chuyển, tài sản thiếu chờ xử lý …

- Ngoài ra, vốn lưu động còn là một thành phần vốn quan trọng nữa đó là nợ

ngắn hạn, có thể là các khoản phải trả cho người bán hay các khoản vay ngắn hạn

ngân hàng.

Tóm lại, kết cấu vốn lưu động là tỷ trọng của từng bộ phận vốn trong tổng

mức vốn lưu động của doanh nghiệp trong một thời gian hay tại một thời điểm

nào đó.

3. Phân tích chi tiết kết cấu tài sản lưu động

Một doanh nghiệp muốn hoạt động không bị gián đoạn thì cần duy trì một

mức vốn lưu động thuần hợp lý để thỏa mãn các khoản nợ ngắn hạn, dự trữ hàng

tồn kho đầy đủ. Mức độ đảm bảo nguồn vốn lưu động tài trợ cho các loại tài sản

lưu động đó gọi là vốn lưu động thuần. Vậy vốn lưu động thuần là phần chênh

lệch tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn với nợ ngắn hạn.

Vốn lưu động thuần = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn

- Nếu Tài sản lưu động < Nợ ngắn hạn thì doanh nghiệp thiếu nguồn vốn

thường xuyên và đã thiếu vốn ngắn hạn để đầu tư cho tài sản lưu động dẫn đến

khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn.

- Nếu Tài sản lưu động > Nợ ngắn hạn thì doanh nghiệp dư thừa vốn thường

xuyên, khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt và có thể dư thừa nguồn vốn

ngắn hạn để đầu tư vào tài sản lưu động.

Như vậy, để phân bổ vốn lưu động tốt ta cần phải quan tâm đến hai khía

cạnh sau:

+ Xác định cơ cấu hợp lý trong vốn lưu động.

+ Tìm các nguồn tài trợ ngắn hạn thích hợp.

Để phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động có thể sử dụng

nhiều chỉ tiêu khác nhau và có thể dùng các chỉ tiêu để đánh giá tổng hợp hoặc

SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 8

Page 10: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

đánh giá riêng từng bộ phận của vốn lưu động doanh nghiệp. Sau đây sẽ xem xét

một số chỉ tiêu thường được dùng để phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn

lưu động của doanh nghiệp.

3.1. Vốn bằng tiền và tương đương tiền

Để phân tích sự biến động của vốn bằng tiền, trước tiên ta phân tích số liệu

theo bảng phân tích.

BẢNG PHÂN TÍCH VỐN BẲNG TIỀN

Chỉ tiêuNăm N Năm N +1 Chênh lệch

Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%)

Tiền

+Tiền mặt

+Tiềngửi

NH

Vốn bằng tiền là một yếu tố cấu thành của vốn lưu động. Nên sự biến động

của vốn bằng tiền ảnh hưởng đến sự biến động của vốn lưu động. Trong phần

phân tích này ta cần tìm hiểu những nguyên nhân nào dẫn đến sự biến động của

vốn lưu động. Cụ thể do sự tăng giảm như vậy tốt hay xấu đối với doanh nghiệp.

3.2. Các khoản phải thu

Ta xem xét các chỉ tiêu:

a. Số vòng quay các khoản phải thu khách hàng: (H phải thu)

Doanh thu thuần bán chịu + Thuế GTGT đầu ra Hphảithu =

Các khoản phải thu khách hàng bình quânTrong đó:

Khoản phải thu đầu kỳ + Khoản phải thu cuối kỳCác khoản phải thu = bình quân 2

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền, số

vòng quay càng cao (tức số ngày thu tiền càng thấp) chứng tỏ tình hình quản lý

và thu nợ tốt, doanh nghiệp có khách hàng quen thuộc ổn định và uy tín, thanh

toán đúng hạn. Mặt khác, số vòng quay quá cao thể hiện phương thức bán hàng

cứng nhắc, gần như bán hàng thu tiền ngay, khó cạnh tranh và mở rộng thị

trường.

SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 9

Page 11: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

Vì vậy, khi đánh giá khả năng chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền cần

xem xét chính sách tín dụng bán hàng của doanh nghiệp.

b. Số ngày thu tiền:

360Số ngày thu tiền =

Số vòng quay các khoản phải thu

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày thu tiền của một chu kỳ nợ, từ khi bán đến

khi thu tiền. Chỉ tiêu này nếu so sánh với kỳ hạn tín dụng của doanh nghiệp áp

dụng cho từng khách hàng sẽ đánh giá được tình hình thu hồi nợ và khả năng

hoán chuyển thành tiền nhanh hay chậm.

3.3. Hàng tồn kho

Chỉ tiêu phân tích:

a. Số vòng quay hàng tồn kho:

Giá vốn hàng bánSố vòng quay HTK =

Giá trị hàng tồn kho bình quânChỉ tiêu này phản ánh khả năng luân chuyển hàng tồn kho của doanh

nghiệp. Trị giá chỉ tiêu này càng cao thì công việc kinh doanh được đánh giá là

rất tốt, khả năng hoán chuyển thành tiền cao. Tuy nhiên chỉ tiêu này quá cao thì

cũng không phải là tốt vì có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt trong dự trữ ảnh

hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Ngược lại chỉ tiêu này càng

thấp thì chứng tỏ hàng tồn kho bị ứ đọng nhiều, dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn

trong khâu dự trữ làm cho khả năng hoán chuyển thành tiền của vốn lưu động

thấp, làm giảm hiệu suất sử dụng vốn lưu động.

b. Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho:

Giá trị hàng tồn kho bình quânSố ngày của một vòng quay = x 360 Hàng tồn kho Giá vốn hàng bán

Chỉ tiêu này cũng thể hiện khả năng luân chuyển của hàng tồn kho nhanh

hay chậm. Nó cho biết là để hàng tồn kho quay được một vòng thì mất bao nhiêu

ngày. Khác với chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho, chỉ tiêu số vòng quay của

hàng tồn kho càng nhỏ thì tốt chứng tỏ hàng tồn kho quay nhanh, ngược lại càng

lớn thì hàng tồn kho quay chậm.

3.4. Một số chỉ tiêu khác

SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 10

Page 12: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

a. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp:

Khả năng thanh toán là khả năng chi trả các khoản nợ bằng tiền vốn của

doanh nghiệp. Bởi vậy, để có khả năng thanh toán kịp thời thì doanh nghiệp phải

duy trì một mức luân chuyển vốn kịp thời các khoản nợ ngắn hạn, duy trì các loại

hàng tồn kho để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh thuận lợi. Để đánh giá

khả năng thanh toán của doanh nghiệp, người ta thường dùng các chỉ tiêu sau:

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: (Knh)

TSLĐ + Đầu tư ngắn hạnKnh =

Nợ ngắn hạnChỉ tiêu này cho biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi bao nhiêu

đồng có thể dùng thanh toán nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả

năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao, rủi ro phá sản của

doanh nghiệp càng thấp. Tuy nhiên, chỉ tiêu này cao quá sẽ không tốt.

Khả năng thanh toán nhanh: (Kn)

Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Nợ phải thu TSLĐ & ĐTNH - HTKKn = =

Nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp cấu

thành tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Tỷ số này càng cao chứng tỏ tình

hình tài chính của công ty vững mạnh và ngược lại. Tuy nhiên, tỷ số này cao hay

thấp còn tùy thuộc vào từng doanh nghiệp thuộc các ngành nghề kinh doanh khác

nhau.

Khả năng thanh toán tức thời: (Ktt)

Tiền và tương đương tiền Ktt =

Nợ ngắn hạnChỉ tiêu này đánh giá doanh nghiệp có đủ tiền trả ngay hay không đối với

các khoản nợ đến hạn. Nếu tỷ số này cao thì tiền nhàn rỗi của doanh nghiệp lớn,

lãng phí vốn làm giảm hiệu quả kinh doanh.

b. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp:

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vốn lưu động không

ngừng vận động, việc quay nhanh vốn lưu động có nghĩa không chỉ tiết kiệm vốn

mà còn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.

SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 11

Page 13: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

Khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động người ta thường dùng các chỉ tiêu

sau:

Số vòng quay vốn lưu động:

Doanh thu thuầnSố vòng quay VLĐ =

Vốn lưu động bình quânTrong đó:

VLĐ đầu kỳ + VLĐ cuối kỳVốn lưu động bình quân =

2Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao vì nó cho

biết trong một đồng vốn lưu động thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu

thuần.

Để xác định được bình quân vòng luân chuyển của vốn lưu động trong một

kỳ người ta xác định chỉ tiêu sau:

Số ngày của một vòng quay vốn lưu động:

360Số ngày một vòng = quay VLĐ Số vòng quay vốn lưu động

Chỉ tiêu này cho biết độ dài thời gian một vòng quay của vốn lưu động

trong kỳ. Từ hai chỉ tiêu trên ta có thể tính được vốn lưu động của doanh nghiệp

tiết kiệm hay lãng phí.

Số vốn lưu động tiết kiệm hay lãng phí:

Doanh thu thuầnSố VLĐ tiết kiệm = x (N1 – No) hay lãng phí 360

Trong đó:

N1: Số ngày của một vòng quay vốn lưu động kỳ phân tích.

No : Số ngày của một vòng quay vốn lưu động kỳ gốc.

Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động của doanh nghiệp trong kỳ được tiết

kiệm hay lãng phí để nhà quản lý thấy rõ hơn tình hình quản lý và sử dụng vốn

lưu động trong thời gian qua, phát huy và khắc phục.

Khả năng sinh lời của vốn lưu động:

SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 12

Page 14: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

Lợi nhuận trước thuế (sau thuế)Khả năng sinh lời = của VLĐ Vốn lưu động

Chỉ tiêu này cho chúng ta biết một đồng vốn lưu động bỏ ra thi doanh nghiệp sẽ

thu bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế.

SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 13

Page 15: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

PHẦN II:PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG 579 QUA HAI NĂM

2006 – 2007

A.Khái quát về Công ty Cổ phần Đầu tư & Xây dựng 579

I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Tiền thân của Công ty Đẩu tư & Xây dựng 579 là Trung tâm Dịch vụ bảo trì

và Đào tạo hướng nghiệp 579 trực thuộc Tổng Công ty Xây dựng và Công trình

giao thông V, được thành lập vào ngày 01/09/2000. Trung tâm có chức năng bảo

trì, bảo hành, sửa chữa phương tiện, thiết bị thi công và gia công dầm cán thép,

cấu kiện thép, các loại xe ô tô, sản phẩm cơ khí khác, cải tạo đóng mới tân trang

thiết bị và phương tiện, thiết bị thi công, phương tiện giao thông vận tải, ô tô tải

mua bán.

Đến ngày 04/04/2000 Trung tâm được chuyển thành Trung tâm kinh doanh

địa ốc và Đầu tư phát triển 579 với chức năng và nhiệm vụ được nâng lên. Đứng

trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường nói chung và sự phát triển của địa

phương nói riêng, Trung tâm đã phát triển lên thành công ty.

Căn cứ Quyết định số 090/QĐ-BGTVT ngày 08/01/2004 của Bộ trưởng Bộ

GTVT về việc thành lập Công ty Đầu tư và Xây dưng 579. Đơn vị hạch toán phụ

thuộc Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông V, trên cơ sở hợp nhất bốn

đơn vị:

- Xí nghiệp Xây dựng Công trình 546

- Trung tâm Kinh doanh địa ốc Đầu tư và Phát triển Công nghệ 579

- Xí nghiệp Xây dựng Công trình 331

- Xí nghiệp Xây dựng Công trình 335 trực thuộc Tổng Công ty Tư

vấn Giao thông 533

Tên đơn vị: Công ty Đầu tư và Xây dựng 579.

Tên tiếng Anh: Civil Engineering Construction & Investment Company 579

Tên viết tắt: CECICO 579

Trụ sở đặt tại: 12 Nguyễn Văn Linh – Thành phố Đà Nẵng

SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 14

Page 16: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

Công ty Đầu tư và Xây dựng 579 là doanh nghiệp nhà nước và phụ thuộc

Tổng Công ty Xây dựng Công trình giao thông V, có con dấu riêng được mở tài

khoản tại Ngân hàng để quan hệ giao dịch, được hoạt động sản xuất kinh doanh

theo ủy quyền và phân cấp của Tổng Giám đốc công ty.

Công ty chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng công ty, chịu sự quản lý kiểm tra

của các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật. Được quan hệ với các cơ

quan nhà nước trung ương và địa phương để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh

doanh.

Công ty được Tổng công ty giao vốn, tài sản để sản xuất kinh doanh được

đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành. Hoạt động sản xuất

kinh doanh của Công ty được thực hiện đúng theo pháp luật nhà nước, trong

khuôn khổ điều lệ tổ chức, hoạt động của Công ty và điều lệ riêng của Công ty

do hội đồng của Tổng công ty ban hành.

2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty:

- Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh theo nhiệm vụ của Tổng công ty

giao, được quy đinh tại giấy phép đăng ký kinh doanh được cơ quan thẩm quyên

cấp trên cơ sở ủy quyền và phân cấp của Tổng Giám đốc công ty Tổng công ty.

- Công ty được quan hệ giao dịch với các địa phương, chủ đầu tư, ban quản

lý công trình, trung tâm tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát để thực hiện nhiệm vụ

được giao, được ký các hợp đồng kinh tế theo quy định của Tổng công ty và

phân cấp ủy quyền của Tổng Giám đốc công ty. Được liên kết với các đơn vị

trong và ngoài ngành để thực hiện nhiệm vụ chung của Tổng công ty và Công ty

trên cơ sở phản ánh đã được Tổng Giám đốc công ty phê duyệt.

II. Đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý của Công ty Cổ

phần Đầu tư và Xây dựng 579:

1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây

dựng 579:

- Xây dựng các công trình giao thông, công nghiệp, dân dụng, thủy lợi, thủy

điện

- Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở kỹ thuật hạ tầng khu công nghiệp,

cụm dân cư và khu đô thị, đầu tư xây dựng kinh doanh nhà đất.

- Tư vấn xây dựng

SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 15

Page 17: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

- Tổ chức đào tạo và liên kết dạy nghề hướng nghiệp chuyên ngành giao

thông vận tải phục vụ cho Tổng công ty

- Sản xuất kinh doanh nhập khẩu: Công cụ sản xuất, hàng tiêu dùng, các loại

sản phẩm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp

- Cung ứng nhập khẩu vật tư, thiết bị giao thông vận tải, ô tô vận tải

- Vận tải hành khách đường thủy, vận tải hàng hóa bằng xe ô tô

- Kinh doanh phục vụ khách sạn, lữ hành nội địa và quốc tế

- Bảo trì, bảo hành, sửa chữa các phương tiện thiết bị thi công và dầm cầu

thép, sản phẩm thép và sản phẩm cơ khí khác

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tùy thuộc vào yêu cầu nhiệm

vụ và mức độ phát triển theo đề nghị của Giám đốc công ty, Tổng công ty sẽ xem

xét bổ xung các nhiệm vụ cho phù hợp với khả năng và yêu cầu sản xuất kinh

doanh của công ty.

2. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty:

2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý:

SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 16

Page 18: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

: Quan hệ lãnh đạo : Quan hệ tham mưu, giúp

việc

: Quan hệ kiểm tra, kiểm soát : Quan hệ phối hợp

2.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:

* Chủ tịch Hội đồng quản trị:

Là người có quyền hạn cao nhất trong công ty, quyết định và điều hành toàn

bộ hoạt động của công ty theo chính sách, pháp luật, trực tiếp chỉ đạo Giám đốc

và Ban kiểm soát.

* Ban kiểm soát:

Là bộ phận quản lý tổng hợp của Hội đồng quản trị trong việc thực hiện

quản lý về công tác pháp luật và việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO

SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 17

ĐẠI HỘI ĐỒNGCỔ ĐÔNG

HỘI ĐÔNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TGĐ 1 PHÓ TGĐ 2 PHÓ TGĐ 3

P. Tổ chức nhân sự

P. Đầu tư kỹ thuật

P. Tài chính kế toán

Ban quản lý DA Phú

Mỹ An

Trung tâm Đào tạo & Dạy nghề 579

Công ty Cổ phần 579

579.2 Công ty Việt Thép

Page 19: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

9001 trong phạm vi toàn công ty theo quy định, chịu sự quản lý, lãnh đạo trực

tiếp của Hội đồng quản trị công ty.

* Tổng Giám đốc công ty:

Là người quyết định và điều hành hoạt động của công ty theo đúng chính

sách pháp luật của nhà nước về hiệu quả sử dụng vốn, bảo toàn và phát triển vốn

được giao, chỉ đạo Phó Tổng Giám đốc và các phòng ban.

* Phó Tổng Giám đốc:

Là người triển khai các quyết định chỉ đạo của Tổng Giám đốc công ty, giải

quyết công việc trong phạm vi của mình, phụ trách và chịu trách nhiệm trước

Tổng Giám đốc về phần việc của mình.

* Phòng Tổ chức nhân sự:

Tổ chức, sắp xếp, bố trí, phân công lao động trong toàn công ty. Xây dựng

kế hoạch đơn giá tiền lương cho toàn công ty. Đề xuất vốn với Ban Giám đốc về

xây dựng, quy hoạch đội ngũ cán bộ nhằm đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ mới. Thực

hiện chính sách, chế độ của nhà nước đối với cán bộ công nhân viên.

* Phòng Đầu tư kỹ thuật:

+ Chỉ đạo điều hành việc thực hiện yêu cầu kỹ thuật, chất lượng công trình,

sản phẩm, vật tư, thiết bị.

+ Xây dựng việc kiểm tra chất lượng, giám sát các định mức kinh tế, kỹ

thuật, giải pháp kỹ thuật trong sản phẩm xây lắp.

* Phòng Tài chính kế toán:

+ Tham mưu, giúp Tổng Giám đốc công ty quản lý, chỉ đạo, điều hành công

ty. Sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản của công ty đạt hiệu quả và đúng

pháp luật, tìm kiếm khai thác nguồn vốn.

+ Xây dựng kế toán hành chính tổng hợp của công ty, hướng dẫn việc lập và

giao kế hoạch tài chính, kế hoạch chi phí hàng năm cho các đơn vị trực thuộc.

+ Lập kế hoạch cân đối vốn đầu tư, thực hiện các thủ tục vay trả vốn, vay

cho các dự án, công trình đầu tư đã được phê duyệt. Phối hợp với các phòng

nghiệp vụ liên quan kiểm tra xét duyệt các dự án và quyết toán các công trình

xây dựng hoàn thành theo đúng quy chế quản lý về đầu tư xây dựng cơ bản.

+ Kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ phải thu, nộp

quản lý, lưu giữ tài liệu theo đúng quy định nhà nước.

SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 18

Page 20: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

* Ban quản lý dự án Phú Mỹ An:

+ Điều hành thi công và quản lý việc khai thác đất theo nội dung của dự án

được cấp thẩm quyền phê duyệt.

+ Tổ chức, giám sát tiến độ thi công công trình của các đơn vị thi công theo

đúng quy định.

* Trung tâm Đào tào & Dạy nghề 579:

+ Tham mưu cho Ban Giám đốc công ty về các lĩnh vực liên quan đến công

tác đào tạo nghề.

+ Thực hiện liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài công ty thuộc

lĩnh vực đào tạo nghề, xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên thành thạo.

* Công ty Cổ phần 579 FAD:

+ Chủ động tìm kiếm các dự án khả thi liên doanh liên kết với các đơn vị cá

nhân trong và ngoài nước để tranh thủ các mô hình du lịch được xem là có tiềm

năng tại địa phương.

*579.2:

Tổ chức thi công các công trình cầu đường, công trình dân dụng, công

nghiệp thủy lợi. Tổ chức xây dựng thi công cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, cum

dân cư và đô thị, tự chủ tìm kiếm các dự án khả thi và tổ chức thực hiện.

III. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Đầu tư & Xây dựng

579:

2. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty:

2.1 Sơ đồ bộ máy:

SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 19

Page 21: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

1.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng phần hành:

Kế toán trưởng:

- Tổ chức điều hành bộ máy kế toán của công ty.

- Kiểm tra, giám sát, phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu đề

xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản lý và quyết định kinh tế tài chính của

đơn vị kế toán.

- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật, kiểm

tra việc quản lý, sử dụng tài sản, nguồn vốn. Phát hiện và ngăn ngừa các hành

vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.

- Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong việc huy động vốn, phân phối

và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.

- Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể của từng thành

viên trong phòng.

- Xây dựng các kế hoạch tài chính của đơn vị.

Phó kế toán trưởng:

- Làm kế toán tổng hợp, xử lý kế toán máy vào thời điểm quyết toán,

thường xuyên kiểm tra các định khoản trong kế toán máy.

SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 20

KẾ TOÁN TRƯỞNG

Phó Kế toán trưởngPhụ trách tổng hợp

Kế toán thanh toán tiền mặt

Kế toán ngân hàng

Kế toán TSCĐ, vật tư

CCDC

Kế toán công nợ

Thủ quỹ

Phụ trách kế toán công

trình

Phụ trách kế toán các trung

tâm

Phụ trách kế toán nhà máy

Phụ trách kế toán ban điều

hành

Page 22: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

- Lập báo cáo tài chính phục vụ cho Tổng công ty khi có nhu cầu. Theo

dõi công nợ các đội của công trường 795(Xí nghiệp 331 cũ), kiểm tra cân đối

sản lượng của các đội, theo dõi việc hoàn chứng từ và đề nghị xuất tạm ứng

cho các đội thuộc công trường 795.

- Theo dõi công trình dự án nhà máy thép CIENCO 5-2 tại khu công

nghiệp Vĩnh Lộc - TP Hồ Chí Minh.

- Chịu trách nhiệm phần lưu trữ dữ liệu trong chương trình kế toán máy.

Kế toán thanh toán tiền mặt:

- Theo dõi công nợ , tạm ứng cá nhân của toàn thể cán bộ công nhân

viên trong công ty, đôn đốc thanh toán công nợ và thu hồi tạm ứng của từng

cá nhân.

- Làm kế toán thanh toán, kế toán tiền mặt các khoản thanh toán, thanh

toán tạm ứng của cán bộ công nhân viên trong công ty.

- Làm báo cáo các quỹ hàng tuần vào ngày thứ hai hoặc đột xuất để báo

cáo kế toán trưởng và giám đốc.

Kế toán công nợ, ngân hàng:

- Theo dõi phần thi công xây lắp dự án khu đô thị mới Phú Mỹ An (tạm

ứng, thanh toán, hoàn ứng, chi phí...).

- Làm kế toán ngân hàng, theo dõi số dư nợ vay của từng ngân hàng, lập

các thủ tục vay vốn, báo cáo và xử lý việc vay nợ đến hạn để làm gia hạn nợ

khi cần thiết cho công ty.

Kế toán công nợ, TSCĐ:

- Theo dõi các công trình của công trường 795 (Xí nghiệp 335 cũ), công

trường 793 (Xí nghiệp 546 cũ), theo dõi việc hoàn chứng từ, đề xuất tạm ứng

của các đội thuộc công trường 793.

- Thu hồi công nợ với chủ đầu tư của tất cả các công trình.

- Theo dõi các công trình của Trung tâm 579 cũ.

- Theo dõi TSCĐ, công cụ dụng cụ của toàn công ty, tổng hợp số liệu

báo cáo Tổng công ty.

- Theo dõi trích và nộp BHXH, BHYT, KPCĐ của toàn công ty.

Kế toán công nợ:

SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 21

Page 23: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

- Theo dõi hoạt động của tàu cao ốc, hoạt động đào tạo, tư vấn thiết kế,

theo dõi kho hàng, kiểm tra việc thanh toán văn phòng phẩm của công ty,

đóng tập và lưu trữ chứng từ kế toán của công ty theo đúng quy định.

- Lập báo cáo thuế hàng tháng và quyết toán thuế hàng năm của công ty.

- Lưu giữ hóa đơn tài chính, viết hóa đơn tài chính và làm báo cáo tình

hình sử dụng hóa đơn nộp Cục thuế theo quy định.

Thủ quỹ:

- Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt của công ty.

- Lưu trữ công văn của Phòng Tài chính Kế toán.

- Theo dõi các khoản chi phí điện thoại của toàn công ty.

2. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty:

2.1. Sơ đồ trình tự ghi sổ tại công ty:

SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 22

Chứng từ gốc

Sổ thẻ kế toán chi tiết

Sổ quỹ

Bảng tổng hợp chứng từ gốc

Chứng từ ghi sổSổ đăng ký chứng từ ghi sổ

Sổ cái

Bảng cân đối tài khoản

Báo cáo tài chínhBảng tổng hợp chi tiết

Page 24: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

2.2. Trình tự ghi chép:

- Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán tiến hành phân loại tổng hợp

lập chứng từ ghi sổ, vào sổ quỹ, có trường hợp từ chứng từ gốc lập bảng tổng

hợp chứng từ gốc rồi mới lập chứng từ ghi sổ. Đồng thời, những chứng từ gốc

liên quan đến các đối tượng cần hạch toán chi tiết còn được ghi vào sổ chi tiết có

liên quan.

- Từ chứng từ ghi sổ đã lập, kế toán ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau

đó từ chứng từ ghi sổ vào sổ cái các tài khoản liên quan.

- Cuối kỳ, căn cứ số liệu từ các sổ chi tiết kế toán lập Bảng tổng hợp chi tiết,

căn cứ sổ cái lập Bảng cân đối tài khoản.

- Đối chiếu Bảng tổng hợp chi tiết với các tài khoản liên quan trên Bảng cân

đối tài khoản và đối chiếu số tổng cộng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ với số

tổng cộng phát sinh trên Bảng cân đối tài khoản. Từ Bảng cân đối tài khoản và

Bảng tổng hợp chi tiết kế toán lập Báo cáo tài chính.

Các sổ sách áp dụng: Sổ cái, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.

B. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ

phần Đầu tư & Xây dựng 579 qua hai năm 2006 – 2007

I. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2006 – 2007

SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 23

Page 25: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2006 – 2007

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch

Số tiền% trên

DTTSố tiền

% trên

DTTSố tiền TT(%)

1. Tổng doanh thu 14.121,00 100% 20.217,01 100% 6.069,01 43,17%

2. Các khoản giảm trừ

3. Doanh thu thuần 14.121,00 100% 20.217,01 100% 6.069,01 43,17%

4. Giá vốn hàng bán 9.178,94 65,00% 13.526,95 66,93% 4.348,01 47,37%

5. Lợi nhuận gộp 4.942,06 35,00% 6.685,06 33,07% 1.743,00 35,27%

6. Doanh thu từ hoạt động

tài chính

0,00% 17,43 0,09% 17,43

7. Chi phí tài chính 0,00% 721,50 3,57% 721,50

8.LN từ hoạt động TC 0,00 0,00% (704,07) - 3,48% - 704,07

9. Chi phí bán hàng 0,00% 0,00%

10. Chi phí quản lý DN 920,29 6,52% 115,30 0,57% - 804,99 -

87,47%

11. LN từ HĐKD 4.021,77 24,48% 5.870,69 29,05% 1.848,92 45,97%

12. Thu nhập khác 0,00 0,00% 95,7 0,47% 95,7

13. Chi phí khác 0,00 0,00% 71,26 0,35% 71,26

14. LN từ hoạt động khác 0,00 0,00% 24,44 0,12% 24,44

15. Tổng LN trước thuế 4.021,77 24,48% 5.895,13 29,17% 1.873,36 46,58%

16. Thuế TNDN 1.126,10 7,94% 1.650,64 8,17% 524,54 46,58%

17. LNST TNDN 2.895,67 20,51% 4.244,49 21,00% 1.348,82 46,58%

Qua Bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006- 2007 ta có

những nhận xét như sau:

- Tổng doanh thu là thu nhập mà công ty nhận được qua hoạt động sản xuất

kinh doanh. Tổng doanh thu của năm 2007 tăng 6.096,01 triệu đồng (20.217,01 –

14.121) so với năm 2006 chiếm 43,13% trên tổng doanh thu năm 2006 do công

ty nhận được nhiều công trình xây dựng theo xu hướng đô thị hóa của nước ta

hiện nay. Như đã biết, doanh thu thuần là doanh thu đã trừ các khoản giảm trừ,

SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 24

Page 26: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

mà công ty không có các khoản giảm trừ nên doanh thu thuần cũng chính là tổng

doanh thu của công ty.

- Theo xu hướng đô thị hóa, giá vốn hàng bán của công ty ngày càng tăng

(năm 2006 chiếm 65% trên doanh thu thuần, đến năm 2007 tăng lên 66,93%) do

giá nguyên vật liệu tăng, chi phí nhân công trực tiếp lớn … làm cho giá vốn hàng

bán của năm 2007 tăng 4.348,01 triệu đồng so với năm 2006 chiếm 47,37% trên

giá vốn hàng bán năm 2006.

- Năm 2007 lợi nhuận gộp tăng 1.743 triệu đồng so với năm 2006, chiếm

khoảng 35,27% lợi nhuận gộp của năm 2006. Điều này là do chất lượng xây

dựng công trình tốt, ít xảy ra sai xót.

- Theo đặc thù kinh doanh của công ty (công ty đầu tư và xây dựng) nên chi

phí bán hàng không có, chỉ có chi phí quản lý doanh nghiệp. Đối với chi phí quản

lý, công ty thường hay trích trước.

- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là kết quả của tổng lợi nhuận gộp với

lợi nhuận từ hoạt động tài chính trừ các chi phí bán hàng và chi phí quản lý

doanh nghiệp. Nếu công ty giảm tới mức tối thiểu giá vốn bằng cách giảm các

thành phần của giá vốn và theo dõi tỷ lệ của từng thành phần chiếm trong doanh

thu thì lợi nhuận gộp càng lớn đồng thời, công ty cũng cần theo dõi và phân tích

để giảm chi phí nhỏ nhất có thể đối với bộ máy quản lý, làm cho bộ máy quản lý

gọn gàng và hoạt động có hiệu quả hơn.

- Tổng lợi nhuận các hoạt động trước và sau thuế thu nhập doanh nghiệp là

chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty. Tổng lợi nhuận trước

và sau thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty tương đối tốt, tổng lợi nhuận sau

thuế năm 2007 tăng 1.348,82 triệu đồng so với năm 2006 chiêm 46,58% trên

tổng lợi nhuận sau thuế của năm 2006.

II. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty

qua hai năm 2006 – 2007

Để phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công

ty ta phải dựa vào các Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế

toán của công ty qua hai năm 2006 – 2007.

SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 25

Page 27: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

1. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn bằng tiền

Tiền tại công ty được theo dõi trên hai tài khoản: Tài khoản tiền mặt tại

công ty và Tài khoản tiền gửi ngân hàng. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng

vốn bằng tiền là phân tích tình hình biến động của hai loại này trong kỳ như thế

nào, từ đó ta biết được tình hình thu chi của công ty, khả năng thanh toán trong

năm. Để phân tích ta lập bảng sau:

BẢNG PHÂN TÍCH VỐN BẰNG TIỀN

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêuNăm 2006 Năm 2007 Chênh lệch

Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT (%)

* Tiền 130,32 100% 346,10 100% 215,78 165,58%

1. Tiền mặt tại quỹ 10,90 8,36% 11,20 3,24% 0,3 2,75%

2.Tiền gửi ngân hàng 119,42 91,64% 334,90 96,76% 215,48 180,44%

Nhìn vào bảng trên ta thấy tiền của công ty chủ yếu là tiền gửi ngân hàng,

khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tiền của công ty. Trong năm

2007, tiền của công ty tăng lên 215,78 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng

165,58% trong đó chủ yếu là do khoản tiền gửi ngân hàng tăng lên về mặt giá trị

lẫn tỷ trọng. Cụ thể năm 2006 giá trị là 119,42 triệu đồng chiếm 91,64% đến năm

2007 tăng đến 334,90 triệu đồng với tỷ trọng 96,76%. Sự gia tăng này của tiền là

tương đương đối tốt vì nó làm tăng khả năng thanh toán nhanh của công ty nhưng

vẫn không làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

2. Phân tích tình hình quản lý khoản phải thu

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh việc mua bán chịu giữa các doanh

nghiệp thường xuyên xảy ra. Vì vậy, việc phân tích tình quản lý sử dụng khoản

phải thu để thấy được các nguyên nhân làm chậm các khoản phải thu. Từ đó có

biện pháp để vốn của công ty không bị chiếm dụng quá lâu, Qua đó nâng cao

hiệu quả sử dụng vốn hơn. Việc phân tích cần dựa vào bảng sau:

SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 26

Page 28: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

BẢNG PHÂN TÍCH KHOẢN PHẢI THU

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêuNăm 2006 Năm 2007 Chênh lệch

Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%)

*Các khoản phải thu 7.120,88 100% 5.395,51 100% (1.725,37) - 24,23%

1. Phải thu khách hàng 2.134,90 29,98% 2.291,21 42,47% 156,31 7,32%

2. Trả trước cho người bán 4.480,74 62,92% 2.331,52 43,21% (2.149,22) - 47,97%

3. Thuế GTGT được khấu trừ 451,90 6,35% 695,30 12,87% 243,40 53,86 %

4. Phải thu nội bộ - 0% - 0% - 0%

5. Phải thu khác 53,34 0,75% 77,48 1,45% 24,14 45,20%

Từ bảng phân tích trên, ta thấy được sự biến động của các khoản phải thu

như sau:

Vào cuối năm 2007, các khoản phải thu của công ty giảm 1.725,37 triệu

đồng tương ứng với tỷ lệ - 24,23%. Trong đó, khoản trả trước cho người bán

giảm 2.149,22 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ - 47,97%. Điều này là do trong năm

2007 công ty đã nhận được một số công trình mới nên đã ứng trước cho người

bán để mua thêm nguyên vật liệu để phục vụ cho việc xây dựng công trình. Tuy

các khoản phải thu giảm nhưng khoản phải thu khách hàng vẫn có xu hướng tăng

lên 156,31 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 7,32%. Điều này thể hiện công tác

thu nợ và bán chịu của công ty chưa được tốt trong khi công ty phải bỏ tiền ra để

trả trước cho người bán mua nguyên vật liệu, phục vụ cho việc sản xuất kinh

doanh.

Để phân tích chi tiết hơn về các khoản phải thu ta lập bảng sau:

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch

Doanh thu bán chịu 14.121,00 20.217,01 6.096,01

Các khoản phải thu KH bình quân 1.284,60 2.213,06 928,46

Số vòng quay khoản phải thu KH 11,00 9,14 (1,86)

Số ngày thu tiền 33 40 7

Trong đó:

SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 27

Page 29: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

Số dư khoản phải thu khách hàng bình quân năm 2006

= Khoản phải thu KH đầu năm + Khoản phải thu KH cuối năm

2

= 434,30 + 2.134,90  =  1.284,602

Số dư khoản phải thu khách hàng bình quân năm 2007

= Khoản phải thu KH đầu năm + Khoản phải thu KH cuối năm

2

= 2.134,90 + 2.291,21  =  2.213,062

Số vòng quay khoản phải thu khách hàng năm 2006 là 11 vòng với số ngày

thu tiền là 33 ngày, năm 2007 là 9,14 vòng với số ngày thu tiền là 40 ngày. Tuy

năm 2007 số vòng quay có giảm đi 1,86 vòng nhưng nhìn chung thì khoản phải

thu khách hàng của hai năm tương đối nhanh. Điều này chưa hẳn là tốt, vì việc

thu hồi nợ nhanh có thể do khách hàng của công ty trả nợ nhanh để đầu tư vào

công việc khác. Vì vào thời điểm năm 2006 – 2007 có những biến động về thị

trường bất động sản ở Việt Nam. Như việc đua nhau nhau mua các chung cư mới

xây dựng, giá cá nguyên vật lieu xây dựng leo thang… Do đó, nhiều khách hàng

muốn thanh toán nợ càng sớm càng tốt để tránh sự biến động về giá cả của thị

trường.

3. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng Hàng tồn kho

Khi tiến hành sản xuất kinh doanh, công ty phải xác định mức tồn kho sao

cho bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục nhưng đồng

thời phải không ứ đọng vốn nhiều cũng như không xảy ra tình trạng thiếu hụt. Để

phân tích tình hình quản lý và sử dụng hàng tồn kho của công ty, ta lập Bảng sau:

BẢNG PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN HÀNG TỒN KHO

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch

Giá vốn hàng bán 9.187,94 13.526,95 4.348,01

Giá trị hàng tồn kho bình quân 2.307,18 4.362,02 2.054,84

Số vòng quay của HTK 3,98 3,10 (0,88)

Số ngày của một vòng quay HTK 91 117 26

Trong đó:SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 28

Page 30: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

Giá trị HTK bình quân năm 2006 = Giá trị HTK đầu năm + Giá trị HTK cuối năm

2

= 976,31 + 3.647,04  =  1.284,602

Giá trị HTK bình quân năm 2007 = Giá trị HTK đầu năm + Giá trị HTK cuối năm

2

= 3.647,04 + 5.077,00  =  4.362.022

Từ bảng phân tích ta thấy hàng tồn kho của công ty năm 2007 quay chậm

hơn so với năm 2006 là 0,88 vòng, do đó tăng thêm số ngày cho số vòng quay là

26 ngày. Điều này cho thấy tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho kém hiệu quả

hơn từ đó làm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Cụ thể là trong năm 2006, số vòng

quay của hàng tồn kho là 3,98 vòng trong năm mất 91 ngày cho một vòng quay,

sang năm 2007 thì số vòng quay giảm xuống còn 3,10 vòng, số ngày cho một

vòng quay tăng lên đến 117 ngày.

4. Một số chỉ tiêu khác

4.1 Phân tích khả năng thanh toán của công ty

Do hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra liên tục, phát sinh

các quan hệ thanh toán nhiều, do đó cần quan tâm đến khả năng thanh toán của

công ty để thấy rõ tình hình tài chính của công ty trong tương lai. Để đánh giá

khả năng thanh toán của công ty ta phân tích Bảng số liệu sau:

SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 29

Page 31: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007

1. TSLĐ và ĐTNH 11.688,84 15.527,21

2. Tiền 130,32 346,10

3. Các khoản đầu tư TC ngắn hạn 0 0

4. Khoản phải thu 7.120,88 5.395,51

5. Hàng tồn kho 3.647,04 5.077,00

6. TSLĐ khác 790,60 4.708,60

7. Nợ ngắn hạn 4.694,50 9.634,20

8. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 2,49 1,61

9. Khả năng thanh toán nhanh 1,54 0,60

10. Khả năng thanh tóan tức thời 0,03 0,04

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty năm 2007 giảm 0,88 lần so

với năm 2006. Điều này cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty

năm 2007 thấp hơn so với năm2006. Tuy trong năm 2007, tài sản lưu động của

công ty tăng 3.838,7 triệu đồng so với năm 2006 nhưng do nợ ngắn hạn của công

ty cũng tăng thêm 4.948,7 triệu đồng (từ 4.694,5 triệu lên thành 9.634,20) làm

cho khả năng thanh tóan nợ ngắn hạn giảm xuống, thể hiện tình hình thanh toán

ngắn hạn của công ty chưa được tốt.

* Khả năng thanh tóan nhanh của năm 2007 giảm 0,94 (từ 1,54 xuống còn

0,62) so với năm 2006. Chứng tỏ công ty chưa đáp ứng đựợc khả năng thanh

toán nhanh.

* Khả năng thanh toán tức thời năm 2007 tăng 0,01 (từ 0,03 lên 0,04) so với

năm 2006. Điều này thể hiện khả năng thanh toán tức thời của công ty đã được

cải thiện.

Với chỉ tiêu trên ta chưa thấy rõ bản chất bên trong của công ty mà chỉ đánh

giá được ở thời điểm lập Báo cáo tài chính. Vì vậy, để đánh giá kết quả hoạt

động sản xuất kinh doanh của công ty chúng ta cần tìm hiểu sâu hơn về hiệu quả

của việc sử dụng vốn lưu động tại công ty qua hai năm.

SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 30

Page 32: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

4.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty qua hai năm

2006 – 2007

Khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động giúp cho công ty đánh giá

được hiệu quả sử dụng vốn lưu động đã đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhằm

đem lại lợi nhuận cho công ty trong tương lai.

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động, ta phân tích các chỉ tiêu sau:

- Vốn lưu động bình quân

Vốn lưu động bình quân năm 2006 = VLĐ năm 2005 + VLĐ năm 2006

2

= 8.777,87 + 11.688,84  =  10.233,362

Vốn lưu động bình quân năm 2007 = VLĐ năm 2006 + VLĐ năm 2007

2

= 11.688,84 + 15.527,21  =  13.608,012

- Doanh thu thuần bán hàng & cung cấp dịch vụ:

+ Năm 2006: 14.121,00 triệu đồng

+ Năm 2007: 20.212,26 triệu đồng

* Chỉ tiêu phân tích: Số vòng quay vốn lưu động

H =

Trong đó:

H: Số vòng quay vốn lưu động.

d: Doanh thu thuần Bán hàng & cung cấp dịch vụ.

v: Vốn lưu động bình quân.

- Năm 2006:

Ho = = = 1,38 vòng

Số ngày của một vòng quay vốn lưu động năm 2006 là:

SNo = = = 261 ngày

- Năm 2007:

H1 = = = 1,48 vòng

Số ngày của một vòng quay vốn lưu động năm 2007 là:SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 31

Page 33: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

SN1 = = = 244 ngày

* Đối tượng phân tích:

ΔH = ΔH1 – ΔH2 = 1,48 – 1,38 = 0,1 vòng

* Các nhân tố ảnh hưởng:

(1) Ảnh hưởng của Doanh thu thuần Bán hàng & Cung cấp dịch vụ

ΔH(d) = = = 1,97 – 1,38 = 0,59

(2) Ảnh hưởng của vốn lưu động bình quân:

ΔH(v)= =1,48 – 1,97 = - 0,49 vòng

* Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

ΔH = ΔH(d) + ΔH(v) = 0,59 – 0,49 = 0,1 vòng

* Số vốn lưu động tiết kiệm hay lãng phí:

ST = = = - 954,46 triệu đồng

Qua việc tính toán và nội dung phân tích ta có nhận xét như sau:

Năm 2006 số vòng quay vốn lưu động quay được 1,38 vòng/năm tương ứng

số ngày cho một vòng quay là 261 ngày, trong khi năm 2007 quay được 1,48

vòng tương ứng số ngày cho một vòng quay là 244 ngày. Có nghĩa là vốn lưu

động năm 2007 quay nhanh hơn năm 2006 0,1 vòng làm cho khả năng sinh lời

của vốn lưu động năm 2007 cao hơn năm 2006 nguyên nhân là do:

- Do Doanh thu thuần BH &CCDV năm 2007 đạt 20.212,01 triệu đồng

trong khi ở năm 2006 chỉ đạt được 14.121,00 triệu đồng. Như vậy vào năm 2007

Doanh thu thuần BH & CCDV cao hơn nhiều so với năm 2006 làm cho số vòng

quay vốn lưu động ở năm 2007 nhanh hơn năm 2006 là 0,59 vòng.

- Tuy nhiên, do vốn lưu động bình quân năm 2007 là 13.608,01triệu đồng

cao hơn năm 2006 là 3.374,65 làm cho tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm

0,49 vòng.

Tuy vốn lưu động bình quân năm 2007 nhiều hơn so với năm 2006 nhưng

tốc độ tăng vốn lưu động vẫn thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu. Do đó, vốn lưu

động của doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả

- Từ đó ta có số vốn lưu động tiết kiệm là:

SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 32

Page 34: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

ST = = = - 954,46 triệu đồng

- Khả năng sinh lời của vốn lưu động:

+ Năm 2006: = = = 28,97%

+ Năm 2007: = = = 31,19%

Khả năng sinh lời của vốn lưu động tăng dần qua hai năm từ 28,97% tăng

lên 31,19%. Điều này cho thấy cứ 100 đồng vốn lưu động đầu tư thu về được

28,97 đồng lợi nhuận sau thuế vào năm 2006 và tăng lên 31,19 đồng lợi nhuận

sau thuế vào năm 2007. Như vậy, chứng tỏ việc quản lý và sử dụng vốn lưu động

của công ty đã phát huy hiệu quả.

SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 33

Page 35: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

PHẦN III:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ

DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

ĐẦU TƯ & XÂY DỰNG 579.

I. Nhận xét chung về tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ

phần Đầu tư & Xây dựng 579

Qua quá trình phân tích ta thấy rõ phần nào thực trạng sử dụng vốn lưu

động của công ty các năm qua, nhìn chung việc sử dụng vốn ngày càng hoàn

thiện nhưng chưa đạt chỉ tiêu đề ra còn nhiều bất cập và hạn chế tiêu cực trong

vấn đề sử dụng vốn cụ thể sẽ được thể hiện ở hai phần ưu và nhược điểm sau:

1. Về tình hình chung

1.1. Ưu điểm

- Việc áp dụng mô hình kế toán tập trung tại công ty tạo điều kiện thuận lợi

cho việc tổ chức và quản lý thông tin số liệu chứng từ kế toán được triệt để,

không thất lạc. Số liệu kế toán được xử lý bằng phần mềm, được thực hiện một

cách nhanh gọn, cung cấp thông tin kịp thời và chính xác về công tác kế toán nói

chung và công tác quản lý và phân tích tài chính của công ty nói riêng.

- Công tác kế toán tại đơn vị đã cập nhật kịp thời và vận dụng linh hoạt

thông tư mới về chế độ, chuẩn mực kế toán mới của Bộ Tài chính ban hành tạo

điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kịp thời nắm bắt thay đổi mới.

- Công ty có đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm, làm việc gắn bó lâu

dài và lĩnh vực hoạt động của công ty chuyên về đầu tư và xây dựng có uy tín

trên thị trường, được cả nước biết đến, cụ thể công ty đã ký nhiều hợp đồng trọng

điểm trên địa bàn khu vực miền Trung như Dự án khu đô thị mới Phú Mỹ An,

Công trình thi công chợ Hòa Sơn … đã đóng một vai trò to lớn thúc đẩy xây

dựng cơ cấu hạ tầng phát triển đất nước, đồng thời tạo điều kiện làm việc cho

người lao động.

- Đặc biệt, việc công ty vừa mới cổ phần hóa điều đó đã góp phần đưa

doanh nghiệp lên một tầm cao mới. Tự chủ trong việc đầu tư và phát triển, không

SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 34

Page 36: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

chịu sự quản lý ràng buộc của Tổng Công ty xây dựng Công trình Giao thông V

có cơ hội để cạnh tranh với các thành viên khác.

1.2. Nhược điểm

Hiện nay nền kinh tế nước ta nhìn chung đã từng bước ổn định và phát triển

mạnh, hoạt động theo cơ chế thị trường nên đối với mọi doanh nghiệp việc cạnh

tranh để tồn tại và phát triển trong môi trường như vậy là vô cùng khó khăn.

Công ty Cổ phần Đầu tư & Xây dựng 579 cũng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt

của các đối thủ trong và ngoài khu vực miền Trung. Hoạt động của công ty chủ

yếu ở địa bàn khu vực miền Trung, thời tiết khắc nghiệt, điều kiện tự nhiên

không thuận lợi sẽ là trở ngại lớn nhất đối với công ty trong việc sắp xếp bố trí

công việc nhằm đảm bảo tiến độ của việc xây dựng.

- Giai đoạn trước cổ phần, vì là thành viên của Tổng Công ty xây dựng

Công trình Giao thông V, nên công ty phải chịu một số ràng buộc như không tự

chủ được vấn đề vốn, nguồn ngân sách cấp trên cấp còn nhiều hạn chế, để đảm

bảo vốn hoạt động doanh nghiệp phải đi vay. Đồng thời công ty cổ phần hóa vào

tháng 03/2006 vẫn muộn hơn so với các công ty khác. Đó cũng là cơ hội mà các

thành viên khác có tốc độ phát triển nhanh hơn của công ty.

- Từ doanh nghiệp nhà nước chuyển sang cổ phần hóa cũng mang theo

những khó khăn như không còn sự bảo hộ của nhà nước, công ty phải tự lực cánh

sinh trong mọi hoạt động, tự tham gia đấu thầu, tự giải quyết vấn đề về vốn, bước

đầu tạo cho công ty một sự lúng túng bỡ ngỡ. Đòi hỏi Ban lãnh đạo của công ty

phải có sự nhạy bén linh hoạt để giải quyết kịp thời khó khăn vấp phải.

2. Về tình hình sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp

Nhìn chung tình hình sử dụng vốn lưu động công ty các năm từng bước

được hoàn thiện, nhờ những cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên

trong toàn công ty. Đặc biệt công tác quản lý vốn lưu động ở công ty ngày càng

có dấu hiệu tốt. Nhưng bên cạnh những dấu hiệu tốt đó cũng tồn tại những mặt

hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty. Điều đó

được thể hiện qua Bảng tổng hợp số liệu sau:

SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 35

Page 37: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH VỐN LƯU ĐỘNG

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007

1. Số ngày thu tiền 32,73 39,39

2. Số ngày của một vòng quay HTK 90,45 116,13

3. Số ngày của một vòng quay VLĐ 261 244

4. Số vòng quay của VLĐ 1,38 1,48

Khả năng sinh lời của VLĐ 28,97 % 31,19 %

Qua bảng tổng hợp số liệu phân tích trên ta thấy những mặt tích cực và hạn

chế trong công tác quản lý vốn lưu động các năm 2006 – 2007 như sau:

2.1. Mặt tích cực

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty ngày càng cao, nó thể hiện qua

số liệu cụ thể vào năm 2007, ta thấy năm này số vòng quay vốn lưu động của

công ty đã tăng lên (1,48 – 1,38) = 0,1 vòng và số ngày của một vòng quay vốn

lưu động giảm xuống còn 244 ngày/vòng so với năm 2006 là 261 ngày/vòng.

Tương ứng với khả năng sinh lời của vốn lưu động tăng lên (31,19% - 28,97%) =

2,22% so với năm 2006. Năm nay cũng là năm doanh nghiệp hoạt động theo

hướng đổi mới, cổ phần hóa như vậy có thể thấy việc cổ phần hóa đã được kết

quả tốt đẹp.

Mặt khác, công ty cũng đã thể hiện một số mặt hạn chế sau.

2.2. Hạn chế

- Số vòng quay hàng tồn kho năm 2007 tăng (116,13-90,45) = 25,68 ngày

so với năm 2006, chứng tỏ công tác quản lý hàng tồn kho chưa được tốt làm

giảm hiệu quả kinh doanh.

Tuy số ngày thu tiền của 2 năm 2006 và 2007 tương đối thấp nhưng vì thời

gian này thị trường bất động sản biến động mạnh thì chứng tỏ khách hàng thanh

toán nợ sớm để chuyển sang đầu tư lĩnh vực khác.

II. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn

lưu động tại Công ty Cổ phần Đầu tư & Xây dựng 579

1. Tăng cường các biện pháp kiểm soát nội bộ đối với vốn lưu động

SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 36

Page 38: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

Hệ thống kiểm soát nội bộ vốn lưu động đóng vai trò rất quan trọng, nó góp

phần vào việc bảo vệ tài sản và phản ánh trung thực toàn bộ tài sản của đơn vị.

Với quy mô đặc điểm của ngành xây dựng phần lớn vốn nằm ở các công trình

ngoài trời và nằm rải rác ở những nơi công trình đang thi công xa xí nghiệp như

vật liệu xây dựng, sắt, thép, xi măng, gạch … lãnh đạo công ty khó có thể quản lý

hết tất cả số lượng thực tế các loại mà chỉ kiểm tra thông qua kế toán kho, vật tư

về sổ sách, trường hợp mất mát trong quá trình xây dựng ở các công trình lãnh

đạo không thể nào kiểm soát được … Để có thể kiểm soát hiệu quả cần lập một

bộ phận kiểm soát nội bộ công ty và thành viên trong bộ phận này có thể công

khai hoặc cũng có thể dấu mặt không công khai lộ diện để tiện cho việc kiểm tra

đột xuất, bất ngờ và bộ phận này thường xuyên đến các công trình để kiểm tra

tình hình vật tư xây dựng có đúng quy cách, loại số lượng nhập về và sử dụng thi

công từng hạng mục công trình hay không.

1.1. Kiểm soát khoản mục vốn bằng tiền

Trong các loại tài sản của công ty thì vốn bằng tiền là loại tài sản có tính

thanh khoản nhất, nó đảm bảo cho việc thanh toán của công ty. Việc kiểm soát

khoản mục vốn bằng tiền là vô cùng cần thiết, bởi tiền là loại tài sản có xác suất

biển thủ và gian lận lớn nhất. Để kiểm soát tốt khoản mục vốn bằng tiền công ty

cần gia tăng các biện pháp như: Kế toán trưởng phải đốc thúc việc ghi chép tức

thời và đầy đủ số thu chi trong ngày không được chậm trễ, vào cuối mỗi ngày

tiến hành đối chiếu giữa số liệu trên sổ quỹ và kế toán tiền mặt bởi một nhân viên

độc lập để tránh gian lận và sai sót. Thường xuyên đối chiếu số liệu sổ sách và tài

khoản tiền mặt, biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt và số dư tiền gửi ngân hàng.

1.2. Kiểm soát khoản mục phải thu

Trong các khoản mục phải thu của công ty, thì phải thu khách hàng và ứng

trước cho người bán là chiếm tỷ lệ cao nhất. Các khoản mục phải thu chiếm tỷ lệ

lớn trong vốn lưu động công ty. Do vậy, việc kiểm soát khoản mục phải thu đóng

vai trò rất quan trọng. Để kiểm soát tốt khoản mục phải thu, công ty thường

xuyên tổng hợp kiểm tra số liệu trên sổ chi tiết khoản phải thu khách hàng, có thể

định kỳ kiểm tra tùy theo tính chất hoạt động của doanh nghiệp, qua đó góp phần

làm cho việc quản lý công nợ tốt hơn, sớm phát hiện khoản phải thu khó đòi trên

cơ sở đó có biện pháp xử lý kịp thời.

SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 37

Page 39: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

1.3. Kiểm soát khoản mục hàng tồn kho

Trong khoản mục hàng tồn kho của đơn vị thì nguyên vật liệu và chi phí dỡ

dang là chiếm tỷ trọng cao nhất. Giá trị nguyên vật liệu không nhỏ vì vậy để

tránh thất thoát trong quá trình sử dụng nguyên vật liệu xây dựng, bộ phận kế

toán công ty cần thường xuyên theo dõi ghi chép đầy đủ vào sổ sách. Cần thường

xuyên đối chiếu giữa sổ chi tiết vật tư và thủ kho có khớp về mặt số lượng và giá

trị không. Đối với một số vật liệu xuất dùng nếu còn thừa công ty cần đem về

nhập kho bảo quản tránh thất thoát.

2. Tăng tốc độ dự trữ vốn bằng tiền ở đơn vị

2.1. Tăng tốc độ thu hồi tiền

Cách thứ nhất để tăng tốc độ thu hồi tiền là đem lại cho khách hàng những

món lợi để khuyến khích họ sớm trả nợ bằng cách ta có thể giảm bớt giá trị thanh

toán của các hợp đồng cho khách hàng nếu họ thanh toán ngay khi hợp đồng

hoàn thành hoặc công ty đề ra một tỷ lệ chiết khấu cho khách hàng nếu họ thanh

toán tiền sớm thì họ sẽ được công ty cho hưởng khoản chiết khấu đó trên tổng giá

trị thanh toán hoặc cũng có thể áp dụng một hạng mức tín dụng cho khách hàng

khuyến khích họ trả tiền sớm.

Cụ thể công ty đề ra một số tỷ lệ chiết khấu thanh toán như sau:

Tỷ lệ chiết khấu

Giá trị thanh toán

hợp đồng nếu không

được hưởng chiết

khấu

Khoảng chiết

khấu được

hưởng

Giá trị thanh

toán sau khi

hưởng chiết khấu

5/10 NET 30 150.000.000 7.500.000 142.500.000

3/15 NET 30 150.000.000 4.500.000 145.500.000

2/20 NET 30 150.000.000 3.000.000 147.000.000

Sau 20 ngày 150.000.000 0 150.000.000

Trong đó:

Giá trị thanh toán Giá trị thanh toán hợp đồng - Khoản chiết khấu Sau khi hưởng chiết khấu = nếu không được được hưởng

hưởng chiết khấuDựa vào bảng trên ta thấy, nếu khách hàng thanh toán tiền hợp đồng cho

công ty trong khoản thời gian 10 ngày đầu của thời hạn thanh toán hợp đồng là

30 ngày thì sẽ được hưởng 5% trên tổng giá trị thanh toán, tương ứng với mức

SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 38

Page 40: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

tiền được giảm khi trả nợ là 7.500.000 đồng. Nếu khách hàng trả tiền trong khoản

thời gian từ ngày 11 đến ngày 15 thì sẽ được hưởng chiết khấu 3% trên tổng giá

trị thanh toán tương ứng với mức giảm là 4.500.000 đồng và nếu khách hàng

thanh toán từ ngày 16 - 20 của thời hạn thanh toán hợp đồng thì sẽ được hưởng

chiết khấu là 2% tương ứng với mức giảm là 3.000.000 đồng.

Trong trường hợp nếu khách hàng thanh toán sau 20 ngày thì phải thanh

toán toàn bộ giá trị hợp đồng. Như vậy để giảm được giá trị thanh toán hợp đồng

khách hàng phải thanh toán sớm cho công ty trong vòng 20 ngày đầu và nếu

khách hàng thanh toán trong thời gian này thì công ty sẽ giảm được một khoản

vốn ứ đọng và có thể sử dụng số tiền này quay vòng kinh doanh hoặc có thể gửi

ngân hàng thu lãi suất.

2.2. Rút ngắn chu kỳ chuyển hóa tiền mặt

Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt: Bằng tổng thời gian từ khi chi tiền mặt đến khi

nhận tiền mặt. Kỳ chuyển hóa tiền mặt vì vậy sẽ bằng khoản thời gian bình quân

đồng vốn được duy trì dưới hình thức tài sản lưu động.

Ta có thể xác định chu kỳ chuyển hóa tiền mặt bằng phương trình sau:

Chu kỳ chuyển = Chu kỳ chuyển + Kỳ thu tiền - Chu kỳ thanh toán hóa tiền mặt hóa tồn kho bình quân bình quânTrong đó:

- Chu kỳ chuyển hóa tồn kho được xác định bằng cách ta lấy tồn kho trong

Bảng cân đối kế toán chia cho chi phí bình quân mỗi ngày.

- Kỳ thu tiền bình quân (số ngày bán hàng) được tính bằng cách ta lấy

khoản phải thu chia cho doanh thu bình quân mỗi ngày.

- Chu kỳ thanh toán bình quân là độ dài thời gian nhà cung cấp cho công ty

khất nợ.

Như vậy, ta có thể rút ngắn chu kỳ chuyển hóa tiền mặt bằng cách như sau:

+ Giảm chu kỳ chuyển hóa tồn kho bằng cách thúc đẩy quá trình sản xuất và

tiêu thụ hàng hóa.

+ Giảm kỳ thu tiền bằng cách thúc đẩy việc bán hàng và thu nợ hợp lý.

+ Kéo dài thời gian thanh toán bằng cách trì hoãn thời gian thanh toán cho

nhà cung cấp.

Ngoài ra, công ty cần áp dụng nhiều biện pháp để đảm bảo rằng một khi

khoản nợ được thanh toán thì tiền sẽ được đưa vào đầu tư càng nhanh càng tốt.SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 39

Page 41: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

Để luân chuyển thu hồi tiền hiệu quả thì công ty cũng có thể lập cho mình

một lịch dự trữ luân chuyển tiền mặt. Vào thời điểm kết thúc mỗi ngày, thủ quỹ

kiểm kê quỹ và phần tiền mặt dư thừa so với mức dự trữ tiền mặt tại đơn vị sẽ

chuyển tới ngân hàng.

2.3. Giảm tốc độ chi tiêu tại đơn vị

Cùng với việc tăng tốc độ thu hồi tiền mặt, công ty cũng còn có thể tăng tỷ

lệ dự trữ tiền mặt bằng cách giảm tốc độ chi tiêu tiền mặt. Để có thể có nhiều tiền

tại quỹ phòng dùng khi cần thiết, thay vì dùng tiền thanh toán sớm hóa đơn mua

nguyên vật liệu công ty nên tận dụng mối quan hệ lâu dài với nhà cung cấp để trì

hoãn việc thanh toán là tận dụng chênh lệch thời gian thu chi, sử dụng hối phiếu

và chậm chi trả lương.

a. Tận dụng chênh lệch thời gian thu, chi:

Khoảng tiền này được tận dụng là chênh lệch giữa sự cân bằng tiền mặt trên

sổ kế toán của đơn vị và trên sổ séc của ngân hàng. Sự chênh lệch này xảy ra là

do khoảng thời gian trống giữa thời điểm séc được viết cho tới khi séc được

thanh toán.

Giả sử cán cân thanh toán trên sổ séc của công ty và sổ séc của ngân hàng là

200 triệu đồng, công ty nên viết séc chi trả lại mỗi ngày là 25 triệu đồng và nhận

được mỗi ngày là 25 triệu đồng. Nếu toàn bộ séc được thực hiện vào ngày thứ 3

và việc chi trả được thực hiện vào ngày thứ 5 thì công ty có thể dự trữ tại quỹ

tiền mặt mình được 50 triệu đồng tiền chênh lệch. Khoảng tiền này là do 2 ngày

chênh lệch trong tổng thời gian cần thiết đối với cả hai loại séc.

Ta có bảng minh họa như sau:

Khoản mụcNgày

1 2 3 4 5 6 7

1. Các khoản thu 0 0 25 25 25 25 25

2.Các khoản chi 0 0 0 0 25 25 25

3.Cán cân thanh

toán200 200 225 225 250 250 250

b. Chậm chi trả lương:

SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 40

Page 42: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

Do đặc điểm kinh doanh của công ty là ngành là xây dựng. nên công ty sẽ

thống kê về thời gian lĩnh lương của nhân viên và công nhân của công ty bằng

Phiếu khảo sát. Giả sử công ty có 1000 công nhân, tương đương 1000 phiếu trả

lương vào ngày thứ 6 cuối tháng. Qua khảo sát cho thấy co khoảng 800 công

nhân nhận lương vào thứ 6, 150 người nhận lương vào thứ 3 tuần sau và 50

người nhận lương vào thứ 5 tuần sau. Như vậy, công ty chỉ chi trả cho 800 công

nhân vào thứ 6, còn mang tiền lương của 150 công nhân đi đầu tư sinh lời trong 4

ngày và số tiền của 50 công nhân đầu tư trong 6 ngày để sinh lời.

3. Các biện pháp nhằm giảm thiểu các khoản tồn đọng nợ phải thu

khách hàng

Trong các khoản mục phải thu, thì khoản phải thu khách hàng và trả trước

cho người bán chiếm tỷ lệ cao nhất, công ty nên hạn chế hai chỉ tiêu này. Muốn

quản lý tốt các khoản phải thu, công ty phải thường xuyên tổng hợp kiểm tra các

sổ chi tiết, tổng hợp khoản phải thu khách hàng, có thể định kỳ kiểm tra tùy theo

tính chất hoạt động. Qua đó giúp cho việc quản lý công nợ tốt hơn, sớm phát hiện

các khoản phải thu khó đòi trên cơ sở đó có các biện pháp xử lý kịp thời.

3.1. Ủy thác các khoản phải thu

Công ty sẽ trao quyền thu hồi các khoản phải thu của mình cho một tổ chức,

cơ quan tín dụng nào đó có trách nhiệm chuyên theo dõi và thu hồi các khoản

khách hàng tồn đọng nợ nhưng công ty vẫn phải gánh chịu mất mát trong trường

hợp không thu được nợ khó đòi. Cơ quan tín dụng được ủy thác thu hồi các

khoản phải thu sẽ không chịu trách nhiệm trước khoản nợ khó đòi trong trường

hợp khách hàng mất khả năng trả nợ.

3.2. Chuyển nhượng các khoản phải thu

Đó là chuyển giao toàn bộ trách nhiệm thẩm quyền về việc thu hồi các

khoản khách hàng nợ công ty cho một tổ chức cơ quan tín dụng nào đó. Khách

hàng thiếu chịu sẽ được thông báo sự chuyển nhượng này để trả tiền trực tiếp cho

cơ quan tín dụng được công ty giao quyền. Chuyển nhượng trong trường hợp này

thì cơ quan tín dụng sẽ phải gánh chịu tất cả mọi rủi ro trong việc không thu hồi

được nợ và công ty sẽ không phải chịu tổn thất và lo lắng về các khoản khách

hàng nợ mình.

SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 41

Page 43: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

- Việc chuyển giao các khoản phải thu khác với việc ủy thác. Khi công ty

nhận hợp đồng thì một bản mẫu sẽ được gửi đến cơ quan tín dụng để kiểm tra

trước. Nếu cơ quan này từ chối thì hợp đồng đó không được thực hiện.

- Dịch vụ của cơ quan tín dụng sẽ ít tốn kém hơn chi phí cho một sổ phải

thu khách hàng có quy mô lớn.

- Công ty sẽ nhờ đến cơ quan tín dụng để thu hồi các khoản nợ để thu hồi

các khoản nợ của công ty mình, qua đó còn tạo được mối quan hệ tốt để làm ăn

với tổ chức này đề phòng trường hợp công ty thiếu vốn hoạt động thì có thể vận

dụng mối quan hệ này để vay ưu đãi tránh lãi suất cao.

4. Tận dụng các nguồn tài trợ cho vốn lưu động để giảm vay ngắn hạn

Như đã biết vốn lưu động là một trong những yếu tố quan trọng trong quá

trình sản xuất kinh doanh của công ty. Khi nguồn này đầy đủ thì hoạt động kinh

doanh của công ty được đảm bảo một phần. Ngược lai, khi nguồn này thiếu hụt

thì gây khó khăn thật sự cho công ty buộc công ty phải tìm bổ sung nguồn vốn

nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

4.1. Tận dụng các khoản phải nộp, phải trả

Các khoản phải trả ở công ty gồm có: phải trả người bán, người mua trả tiền

trước, thuế và các khoản phải nộp, phải trả công nhân viên, phải trả nội bộ, phải

trả phải nộp khác. Trong các khoản này đáng chú ý nhất là khoản phải trả cho

người bán và người mua trả tiền trước bởi vì đây là nguồn tài trợ mềm dẽo và

phát sinh liên tục trong quá trình hoạt động của công ty.

Do đó, công ty nên vận dụng tối đa các nguồn này để tài trợ cho vốn lưu

động.

- Khoản phải trả người bán được hình thành trên cơ sở chính sách tín dụng

mà người bán giành cho công ty. Công ty nên lựa chọn mua nguyên vật liệu phục

vụ cho quá trình xây dựng ở những khách hàng quen thuộc với mình để tận dụng

sự thân quen này ta có thể kéo dài thời gian và hạn mức thiếu nợ đối với người

bán. Và có thể dùng tiền trả nợ đó phục vụ cho mục đích khác thay vì phải vay

ngắn hạn bù đắp khoản thiếu hụt đó. Như vậy, công ty còn tránh phải chịu lãi

suất của các khoản vay ngắn hạn.

- Khoản người mua trả tiền trước: Đó là những khoản tiền mà bên ký hợp

đồng xây dựng tạm ứng trước cho công ty một khoản nào đó ngay sau khi ký hợp

SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 42

Page 44: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

đồng để công ty có tiền mua vật tư xây dựng. Để tận dụng được nguồn tài trợ này

thì công ty cần phải tạo cho khách hàng mình một uy tín để họ có thể thanh toán

trước cho công ty một lượng vốn cần thiết và dùng lượng này để tài trợ tạm thời

cho vốn lưu động.

4.2. Tận dụng vốn vay ngắn hạn có lãi suất thấp hơn lãi suất vay ngắn

hạn ngân hàng

a. Huy động từ cán bộ công nhân viên trong công ty

Hình thức vay này dựa trên nhu cầu lợi ích của hai bên, với hình thức vay

này công ty sẽ trả một mức lãi suất thấp hơn lãi suất vay ngắn hạn của ngân hàng

và cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

- Giả sử công ty huy động vốn từ cán bộ công nhân viên bình quân 3 triệu

đồng/ người với lãi suất 0,75%/ tháng với số lượng cán bộ trong công ty hiện nay

là 220 người thì công ty sẽ bổ sung một lượng vốn là 220 x 3 = 660 triệu đồng,

còn cán bộ công nhân viên sẽ nhận được khoản lãi suất công ty trả lớn hơn lãi

suất gửi ngân hàng 0,05%/ tháng. Nếu công ty vay ngắn hạn từ ngân hàng với lãi

suất 0,85%/ tháng thì sau một năm số tiền lãi công ty phải trả cho ngân hàng là

660 x 0,85% x 12 = 67,32 triệu đồng. Và huy động từ cán bộ công nhân viên thì

công ty chỉ phải trả lãi là: 660 x 0,75% x 12 = 59,4 triệu đồng, như vậy công ty

sẽ tiết kiệm được một khoản tiền là 67,32 – 59,4 = 7,92 triệu.

b. Huy động vốn từ nguồn nhàn rỗi ở các đơn vị khác

Trong quá trình sản xuất kinh doanh tất yếu sẽ xảy ra tình trạng một số công

ty thừa vốn và một số công ty thiếu vốn. Nếu công ty là một doanh nghiệp đang

thiếu vốn, công ty có thể đặt quan hệ vay vốn này để tài trợ cho nguồn vốn của

mình. Vì đây là khoản tiền nhàn rỗi nên lãi suất của nó sẽ thấp hơn lãi suất vay

ngân hàng nhưng đồng thời công ty cũng nên đưa ra mức lãi suất hấp dẫn cho đối

phương, vậy nên đặt ra mức lãi suất thấp hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng, việc

làm này sẽ có lợi cho cả hai bên. Tuy nhiên, để vay được nguồn này công ty phải

có những mối quan hệ mật thiết để biết được tình hình kinh doanh của đơn vị

khác và không ngừng củng cố uy tín của mình nhằm làm cho các đơn vị cho vay

yên tâm khi giao vốn cho công ty mình sử dụng.

SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 43

Page 45: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

KẾT LUẬN

Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động là nhiệm vụ quan trọng của

tất cả các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 579 nói

riêng, trên cơ sở lý luận cơ bản về phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu

động, và quá trình thực tập, tìm hiểu ở đơn vị đã giúp em có những hiểu biết xâu

sắc về tầm quan trọng vai trò của vốn lưu động trong doanh nghiệp.Quá trình

thực tập cho em thấy những mặt hạn chế, tồn tại ở đơn vị và em đã đề xuất một

số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý vốn lưu động ở doanh

nghiệp. Tuy nhiên đề tài được viết trong thời gian hạn chế, bản than còn thiếu xót

nhiều kinh nghiệm vì vậy không tránh khỏi sai xót mong được quý thầy cô cùng

anh chị trong doanh nghiệp giúp đỡ để đề tài hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cám ơn Thầy Phan Thanh Hải cùng các anh chị trong doanh

nghiệp và đặc biệt là các anh chị ở phòng kế toán

Đà Nẵng tháng 4, năm 2008

Sinh viên thực hiện

Ngô Anh Thắng

SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 44

Page 46: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

PHỤ LỤC

Bảng cân đối kế toánĐVT: Triệu đồng

Tài sản Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

A. Tài sản ngắn hạn 8.777,87 11.688,84 15.527,21

I. Tiền 302,22 130,32 346,10

1. Tiền mặt tại quỹ 257,72 10,90 11,20

2. Tiền gửi ngân hàng 26,50 119,42 334,90

II. Các khoản đầu tư TC ngắn hạn

III. Các khỏan phải thu 7.138,84 7.120,88 5.395,51

1. Phải thu khách hàng 434,30 2.134,90 2.291,21

2. Trả trước cho người bán 6.651,20 4.480,74 2.331,52

3. Phải thu nội bộ ngắn hạn

4. Thuế GTGT được khấu trừ 451,90 695,30

5. Các khoản phải thu khác 53,34 53,34 77,48

IV. Hàng tồn kho 967,31 3.647,04 5.077,00

V. Tài sản lưu động khác 369,50 790,60 4.708,60

B. Tài sản dài hạn 7.030,41 12.726,61 14.774,51

I. TSCĐ 146,01 2.146,30 1.673,90

1. TSCĐ hữu hình 146,01 2.146,30 1.662,70

- Nguyên giá 181,24 2.267,70 4.147,70

- Giá trị hao mòn lũy kế 35,23 121,40 2.485,00

2. TSCĐ thuê tài chính

- Nguyên giá

- Giá trị hao mòn lũy kế

3. TCĐ vô hình

II. Các khoản đầu tư TC dài hạn

III.Chi phí XDCB DD 6.884,40 10.580,31 13.100,61

IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn

SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 45

Page 47: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

V. Chi phí trả trước dài hạn

Tổng Tài sản 15.808,28 24.415,45 30.301,72

Nguồn vốn

A. Nợ phải trả 15.657,10 24.162,50 29.980,20

I. Nợ ngắn hạn 2.438,10 4.694,50 9.634,20

II. Nợ dài hạn 13.219,00 19.468,00 20.346,00

III. Nợ khác

B. Vốn chủ sở hữu 151,23 252,80 321,60

I. Vốn chủ sở hữu 151,23 252,80 321,60

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 100,00 200 200

2. Lợi nhuận chưa phân phối 51,23 52,8 121,60

III. Nguồn kinh phí, qũy khác

Tổng nguồn vốn 15.808,28 24.415,45 30.301,72

SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 46

Page 48: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 – 2007

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007

1. Doanh thu BH & CCDV 14.121,00 20.217,01

2. Các khoản giảm trừ

3. DTT về BH & CCDV 14.121,00 20.217,01

4. Giá vốn hàng bán 9.178,94 13.526,95

5. Lợi nhuận gộp về BH & CCDV 4.942,06 6.685,06

6. Doanh thu hoạt động tài chính 17,43

7. Chi phí tài chính 721,50

8. Lợi nhuận từ hoạt động Tài chính (704,07)

9. Chi phí bán hàng

10. Chi phí quản lý doanh nghiệp 920,29 115,30

11. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 4.021,77 5.870,69

12. Thu nhập khác 0,00 95,70

13. Chi phí khác 0,00 71,26

14. Lợi nhuận khác 0,00 24,44

15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 4.021,77 5.895,13

16. Chi phí thuế TNDN 1.126,10 1.650,64

17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 2.895,67 4.244,49

SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 47

Page 49: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phân tích tài chính doanh nghiệp - Th.s Nguyễn Thị Hoài Thương

Quản trị tài chính doanh nghiệp – Nguyễn Hải Sản

Phân tích tài chính – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Bản cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công

ty Cổ phần Đầu tư & Xây dựng 579 hai năm 2006 – 2007

Thông tin qua mạng

SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 48

Page 50: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 49

Page 51: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 50

Page 52: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 51

Page 53: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦUPHẦN I:.............................................................................................................................1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP......................................................1I. Khái quát về vốn lưu động trong doanh nghiệp xây lắp................................................11. Khái niệm và đặc điểm của vốn lưu động trong doanh nghiệp.....................................11.1. Khái niệm vốn lưu động.............................................................................................11.2. Đặc điểm của vốn lưu động........................................................................................12. Phân loại vốn lưu động..................................................................................................22.1. Theo công dụng kinh tế..............................................................................................22.2. Theo tính chất nhu cầu vốn........................................................................................23. Sự cần thiết của việc phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp.....................................................................................................................2II. Nội dung phân tích........................................................................................................31. Đối tượng, tài liệu và phương pháp phân tích vốn lưu động.........................................31.1. Đối tượng phân tích....................................................................................................31.2. Tài liệu phân tích........................................................................................................31.3. Các phương pháp phân tích........................................................................................42. Phân tích khái quát kết cấu tài sản lưu động.................................................................62.1. Vốn bằng tiền và tương đương tiền............................................................................72.2. Các khoản phải thu.....................................................................................................72.3. Hàng tồn kho..............................................................................................................82.4. Tài sản lưu động khác.................................................................................................83. Phân tích chi tiết kết cấu tài sản lưu động.....................................................................83.1. Vốn bằng tiền và tương đương tiền............................................................................93.2. Các khoản phải thu...................................................Error! Bookmark not defined.3.3. Hàng tồn kho............................................................Error! Bookmark not defined.3.4. Một số chỉ tiêu khác..................................................Error! Bookmark not defined.PHẦN II:.........................................................................................................................14PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG 579 QUA HAI NĂM 2006 – 2007............14A.Khái quát về Công ty Cổ phần Đầu tư & Xây dựng 579.............................................14I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.............Error! Bookmark not defined.41. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty...............................................................142. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty:.........................................................................15II. Đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng 579:.................................................................................................................151. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng 579:........152. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty:...........................................................................162.1. Sơ đồ bộ máy quản lý:..............................................................................................162.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:..............................................................17III. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Đầu tư & Xây dựng 579:.................192. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty:...........................................................................192.1 Sơ đồ bộ máy:............................................................................................................191.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng phần hành:.........................................................202. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty:...................................................................222.1. Sơ đồ trình tự ghi sổ tại công ty:..............................................................................22B. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Đầu tư & Xây dựng 579 qua hai năm 2006 – 2007.........................................................................23SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 52

Page 54: 18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:CH.PHAN THANH HẢI

I. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2006 – 2007.....................................23II. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty qua hai năm 2006 – 2007...............................................................................Error! Bookmark not defined.51. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn bằng tiền.................................................262. Phân tích tình hình quản lý khoản phải thu.................................................................263. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng Hàng tồn kho.................................................284. Một số chỉ tiêu khác....................................................................................................294.1 Phân tích khả năng thanh toán của công ty...............................................................294.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty qua hai năm 2006 – 2007.....31PHẦN III:........................................................................................................................34MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN..............................................................34ĐẦU TƯ & XÂY DỰNG 579........................................................................................34I. Nhận xét chung về tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Đầu tư & Xây dựng 579..................................................................................................................341. Về tình hình chung......................................................................................................341.1. Ưu điểm....................................................................................................................341.2. Nhược điểm..............................................................................................................352. Về tình hình sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp................................................352.1. Mặt tích cực..............................................................................................................362.2. Hạn chế.....................................................................................................................36II. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Đầu tư & Xây dựng 579................................................................................361. Tăng cường các biện pháp kiểm soát nội bộ đối với vốn lưu động.............................361.1. Kiểm soát khoản mục vốn bằng tiền........................................................................371.2. Kiểm soát khoản mục phải thu.................................................................................371.3. Kiểm soát khoản mục hàng tồn kho.........................................................................382. Tăng tốc độ dự trữ vốn bằng tiền ở đơn vị..................................................................382.1. Tăng tốc độ thu hồi tiền............................................................................................382.2. Rút ngắn chu kỳ chuyển hóa tiền mặt......................................................................392.3. Giảm tốc độ chi tiêu tại đơn vị.................................................................................403.1. Ủy thác các khoản phải thu......................................................................................413.2. Chuyển nhượng các khoản phải thu.........................................................................414. Tận dụng các nguồn tài trợ cho vốn lưu động để giảm vay ngắn hạn.........................424.1. Tận dụng các khoản phải nộp, phải trả.....................................................................424.2. Tận dụng vốn vay ngắn hạn có lãi suất thấp hơn lãi suất vay ngắn hạn ngân hàng.43KẾT LUẬNPHỤ LỤCTÀI LIỆUTHAM KHẢO

SVTH: NGÔ ANH THẮNG TRANG 53