2012 - seameco.com.vn là một mắt xích của nền kinh tế, công ty không tránh khỏi...

49
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2012 Công ty cphn CÔNG NGHIP THY SN

Upload: others

Post on 08-Jan-2020

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2012

Công ty cổ phần

CÔNG NGHIỆP THỦY SẢN

Thông điệp của Chủ Tịch HĐQT

01

GIỚI THIỆU CÔNG TY

01 Thông tin khái quát

02 Lĩnh vực hoạt động

03 Lịch sử hình thành và phát triển

04 Các sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu

06 Sơ đồ tổ chức

08 Mục tiêu và định hướng tương lai

09 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh

10

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TRONG NĂM

11 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

13 Tổ chức nhân sự

18 Tình hình đầu tư, thực hiện các dự án

18 Tình hình tài chính

20 Thông tin cổ đông

22

BÁO CÁO BAN GIÁM ĐỐC

23 Đánh giá kết quả họat động kinh doanh

24 Tình hình tài chính

25 Những tiến nộ trong năm 2012

26 Kế hoạch kinh doanh năm 2013

26 Giải trình của Ban Giám đốc đối với ý kiến kiểm toán

27

BÁO CÁO HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

28 Đánh giá của HĐQT về các mặt hoạt động của công ty

28 Đánh giá của HĐQT về hoạt động của Ban giám đốc

29 Kế hoạch và định hướng của HĐQT

30

QUẢN TRỊ CÔNG TY

31 Hội đồng quản trị

33 Ban kiểm sóat

36 Thù lao, lợi ích và các giao dịch của HĐQT, Ban Giám Đốc, Ban kiểm sóat

37 Văn hóa doanh nghiệp và quan hệ cổ đông

38

BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2012

SCO

NỘI DUNG

Kính thƣa quý cổ đông!

Năm 2012, dưới sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam cũng bị tác

động mạnh. GDP tăng trưởng ở mức 5,03 % thấp nhất trong 13 năm trở lại đây. Bất ổn kinh tế

vĩ mô kéo dài từ nhiều năm như: thâm hụt ngân sách tăng cao, thâm hụt cán cân thương mại

lớn, lạm phát tăng cao, đầu tư kém hiệu quả... chưa có dấu hiệu kết thúc. Đặc biệt, giá cả

nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, khả năng tiếp cận nguồn vốn khó khăn, tiêu dùng giảm, bất

động sản đóng băng…, ảnh hưởng rất xấu đến doanh nghiệp Việt Nam. Theo thống kê có

khoảng 55.000 doanh nghiệp đã giải thể, ngừng hoạt động, khiến cả triệu người lao động rơi

vào cảnh thất nghiệp. Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI) nhận định đây là một trong

những giai đoạn đen tối nhất của các doanh nghiệp Việt Nam.

Là một mắt xích của nền kinh tế, Công ty không tránh khỏi vòng ảnh hưởng. Đặc biệt, hiệu ứng

lan truyền từ kết quả kinh doanh của đối tác khiến Công ty đã phải trích lập dự phòng phải thu

khó đòi trên 112,57 tỷ đồng vào kết quả kinh doanh năm 2012. Với khó khăn như vậy, dù đã rất

nỗ lực, kết quả năm 2012 của Công ty đã không đạt được như kỳ vọng.

Trong thời điểm khó khăn này, thay mặt Công ty, tôi xin cảm ơn sự ủng hộ, sát cánh của các cổ

đông, khách hàng, trong thời gian qua. Và hy vọng với nội lực vốn có, cùng với động lực lớn lao

từ sự ủng hộ của quý vị, tôi tin rằng Công ty sẽ dần vượt qua những thử thách cam go này.

Một lần nữa, thay mặt Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát của Công ty cổ phần

Công nghiệp Thủy sản, tôi xin trân trọng cảm ơn những đóng góp của Quý cổ đông, và toàn thể

cán bộ công nhân viên. Chúc toàn thể Quý vị sức khỏe, hạnh phúc và thành công!

Trân trọng!

THÔNG ĐIỆP CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

2012 | Báo cáo thường niên 1

GIỚI THIỆU CÔNG TY

Thông tin khái quát Lĩnh vực hoạt động

Lịch sử hình thành và phát triển

Sơ đồ tổ chức

Mục tiêu và định hƣớng tƣơng lai

Rủi ro trong họat động kinh doanh

Rủi ro trong hoạt động kinh doanh

Báo cáo thường niên 2012

2

THÔNG TIN KHÁI QUÁT

Công ty Cổ phần Công nghiệp Thủy sản

Địa chỉ : 211 Nguyễn Thái Học, P. Phạm Ngũ Lão, Q1, Tp. Hồ Chí Minh

Vốn điều lệ : 42.000.000.000 đồng

Điện thoại : 84-(8) 38386923 - 38386461

Fax : 84-(8) 38386465

Email : [email protected]

Website : http://www.seameco.com.vn

LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

Công nghiệp chế tạo máy móc thiết bị thủy sản,

đóng mới, sửa chữa, thiết kế tàu vỏ gỗ, sắt, vật liệu

composite và sản xuất các sản phẩm composite;

Nhập khẩu các thiết bị hàng hải, thủy động cơ,

phụ tùng các loại, hàng tiêu dùng, vật tư chuyên

ngành, phương tiện thủy, phòng hộ, cứu sinh, cứu

đắm.

Xuất khẩu các sản phẩm cơ khí phụ tùng động cơ

Diezel, phương tiện vận chuyển và các sản phẩm từ

composite, thủy sản, hàng may mặc;

Tổ chức nghiên cứu và thiết kế sản phẩm mới về

tàu thuyền và sản phẩm cơ khí.

Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, kỹ thuật công

nghệ mới, vật liệu mới, công nghệ thông tin để phục

vụ sản xuất kinh doanh và chuyển giao công nghệ;

Kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu;

Mua bán máy móc, trang thiết bị, dụng cụ thể

thao, hàng nông sản;

Dịch vụ sếp dỡ hàng hóa và cho thuê kho bãi

Kinh doanh kho hàng, bến bãi.

Sản xuất động cơ nổ, động cơ thủy, máy

phát điện, máy bơm nước, máy cắt cỏ, máy

nông ngư cơ và phụ tùng (không sản xuất tại

trụ sở);

Bán buôn động cơ nổ, động cơ thủy, máy

phát điện, máy bơm nước, máy cắt cỏ, máy

nông ngư cơ và phụ tùng;

Bán buôn máy móc, thiết bị ngành xây dựng;

Lắp ráp, sửa chữa, bảo trì động cơ nổ, động

cơ thủy, máy phát điện, máy bơm nước, máy

cắt cỏ, máy nông ngư cơ và phụ tùng (không

gia công cơ khí, tái chế phế thải, xi mạ điện tại

trụ sở);

Sản xuất, bán buôn nguyên liệu sản xuất

thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản (không

sản xuất tại trụ sở);

Bán buôn hóa chất (trừ hóa chất có tính độc

hại mạnh).

2012 | Báo cáo thường niên 3

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

1984 Thành lập Chi nhánh Cơ khí Thủy sản III.

1987 Ngày 05/11/1987, chính thức thành lập

Công ty Cơ khí Thủy sản III.

1990 Ứng dụng công nghệ đóng tàu bằng vật

liệu composite vào sản xuất.

1992 Khởi công xây dựng khu vực sản xuất tại

Q7 – Tp.HCM.

1993 Thành lập lại doanh nghiệp nhà nước

Công ty Cơ khí Thủy sản III.

1997 Đưa cầu cảng C1 vào hoạt động.

2000

Đổi tên thành Công ty Cơ khí Thủy sản,

trực thuộc Tổng Công ty Hải sản Biển

Đông.

2001 Nghiên cứu và chế tạo thành công khuôn

thép tháo rời cho đóng tàu composite.

2002 Đổi tên thành Công ty Công nghiệp Thủy

sản.

2003

Hạ thủy tàu đánh bắt xa bờ dài nhất

bằng vật liệu composite được đóng

tại Việt Nam.

2005 Được Tổ chức QUACERT cấp Giấy

chứng nhận ISO 9001:2000.

2006

Hạ thủy tàu y tế dài 30m, con tàu dài

nhất bằng vật liệu composite được

đóng tại Việt Nam; đưa cầu cảng C2

vào hoạt động.

2007

Công ty chuyển thành công ty cổ

phần và đổi tên thành Công ty Cổ

phần Công nghiệp Thủy sản với vốn

điều lệ là 22 tỷ đồng.

2008

Công ty Cổ phần Công nghiệp Thủy

sản vốn điều lệ là 22 tỷ tăng lên 33 tỷ

đồng.

2009

Công ty Cổ phần Công nghiệp Thủy

sản vốn điều lệ là 33 tỷ tăng lên 42 tỷ

đồng.

2010 Được Tổ chức QUACERT cấp Giấy

chứng nhận ISO 9001:2008.

2011

Công ty Cổ phần Công nghiệp Thủy

sản thay đổi trụ sở chính của công ty

từ 30 Hàm Nghi, P. Bến Nghé, Q.1

sang 211 Nguyễn Thái Học, P. Phạm

Ngũ Lão, Q.1 thành phố Hồ Chí

Minh.

Báo cáo thường niên 2012

4

Sản phẩm đóng tàu

Tàu tuần tra, kiểm ngư Tàu du lịch, tàu khách Tàu vỏ thép

Sản phẩm máy móc

Máy xăng Máy cắt cỏ Máy bơm nước

Máy phát điện Đầu nén Máy phun thuốc

CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ TIÊU BIỂU

2012 | Báo cáo thường niên 5

Sản phẩm Composite

Thùng rác Xuồng máy Cano Composite cao tốc

Một số dịch vụ khác

Dịch vụ cầu cảng Dịch vụ kho bãi Dịch vụ lên xuống xà lan

Báo cáo thường niên 2012

6

Đại hội đồng cổ đông có thẩm quyền cao nhất Công ty. Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu

cử gồm 03 thành viên. Hội đồng quản trị công ty gồm 05 người, trong đó có 01 ủy viên Hội đồng

quản trị kiêm Phó Tổng giám đốc, 01 ủy viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc. Ban giám đốc

công ty: 01 Tổng giám đốc, 02 Phó Tổng giám đốc.

Mô hình quản trị

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

BAN KIỂM SOÁT

2012 | Báo cáo thường niên 7

Cơ cấu tổ chức

Các đơn vị thành viên:

- Xí nghiệp đóng tàu Seameco: đóng mới, sửa chữa các loại canô, tàu du lịch, tàu kiểm ngư, tàu đánh

cá, tàu chở hàng, phà, các phương tiện nổi bằng vật liệu composite, thép.

- Cảng Biển Đông: cung ứng các dịch vụ bốc xếp, giao nhận, dịch vụ kho bãi, cung cấp dầu, điện

nước phục vụ cho tàu cập cảng.

- Trạm Dịch vụ bảo hành Cà Mau

Đại Hội Đồng Cổ Đông

Hội Đồng Quản Trị

Ban Giam Đôc

Ban kiểm soát

P. Phát triển thị

trƣờng

P. Tài chính

Cảng Biển Đông

P. Tổ chức hành

chính

Ban KCS

XN Đóng tàu

Seameco

Trạm Dịch vụ Bảo

hành Cà Mau

Báo cáo thường niên 2012

8

MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƢỚNG TRONG TƢƠNG LAI

SỨ MẠNG

CHIẾN LƯỢC

Đến năm 2020, SEAMECO sẽ trở thành một trong năm

doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong mỗi thị

trƣờng sản phẩm và dịch vụ mà Công ty tham gia.

Duy trì hiệu quả hoạt động sản

xuất kinh doanh và hệ thống tài

chính nhân sự.

Nâng cao năng lực sản xuất bao

gồm vấn đề cơ sở vật chất và nguồn

nhân lực.

Phát triển theo tiêu chí tăng

trưởng bền vững, tập trung vào các

lĩnh vực hoạt động chính.

Tìm kiếm đối tác, mở rộng thị phần

công ty.

Thông qua việc cung cấp những

sản phẩm và dịch vụ đa dạng với

chất lượng thỏa mãn nhu cầu của

khách hàng mục tiêu, Công ty sẽ

hoạt động và sử dụng vốn có hiệu

quả nhằm tạo lợi nhuận cao nhất

cho các cổ đông; tạo thêm việc làm

và nâng cao thu nhập cho người lao

động trong doanh nghiệp; làm tròn

nghĩa vụ với nhà nước và xã hội.

“ ”

MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƢỚNG TƢƠNG LAI

2012 | Báo cáo thường niên 9

Rủi ro về lãi suất:

Đặc trưng Seameco, nợ vay thường chiếm tỷ lệ cao

nhằm đảm bảo đủ vốn lưu động trong kinh doanh.

Do đó, biến động của lãi suất sẽ tác động mạnh

đến chi phí hoạt động của công ty, làm ảnh hưởng

đến kết quả lợi nhuận.

Rủi ro thanh toán:

Những năm vừa qua, CTCP Công

nghiệp Thủy sản ngoài hoạt động

truyền thống trong lĩnh vực đóng sửa

tàu thuyền, dịch vụ Cảng kho bãi,

còn tham gia lĩnh vực thương mại,

mua bán các loại nguyên liệu thức ăn

thủy sản... với giá trị lớn. Do đó, hoạt

động bán hàng của công ty thường

chấp nhận cho một số khách hàng là

Công ty liên kết thanh toán trả chậm.

Điều này ẩn chứa rủi ro nếu các

khách hàng gặp khó khăn, không thể

thanh toán tiền mua hàng. Rủi ro này

đã được thể hiện rõ khi công ty

không thể thu hồi được khoản tiền

phải thu lớn hơn 95 tỷ đồng của

CTCP Aquafeed Cửu Long là Công

ty liên kết hoạt động trong lĩnh vực

sản xuất thức ăn cá tra – ba sa , buộc

công ty phải trích lập khoản dự

phòng phải thu khó đòi toàn bộ 95 tỷ

đồng, dẫn đến hoạt động kinh doanh

thua lỗ lớn trong năm 2012.

Rủi ro đặc thù hoạt động:

Ngành đóng mới và sửa chữa tàu thuyền là một trong những ngành công nghiệp đòi hỏi kỷ thuật cao.

Quy trình sản xuất phải tuần thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn kỹ thuật của Cục đăng kiểm và các quy

định hiện hành trong ngành cơ khí tàu thủy. Do vậy, bất cứ công đoạn sản xuất nào không tuân thủ

các quy định này đều gây ra những thiệt hại đáng kể cho công ty. Để nâng cao chất lượng, uy tín

trong các sản phẩm, dịch vụ mà Seameco cung cấp tới khách hàng thì các công đoạn sản xuất chính

của công ty (từ thiết kế, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, lắp ráp máy phát điện, máy bơm, kinh

doanh vật tư hang hóa, đến cung cấp dịch vụ cảng) đều tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quy

định trong hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 nên các lỗi xảy ra đối với các sản phẩm dịch

vụ của Seameco là rất hạn chế..

RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Báo cáo thường niên 2012

10

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG

Tình hình hoạt động kinh doanh

Tổ chức nhân sự

Tình hình đầu tƣ và thực hiện các dự án

Tình hình tài chính

Thông tin cổ đông

2012 | Báo cáo thường niên 11

Chỉ tiêu Thực hiện

2012 Kế hoạch

2012 Thực hiện

2011 % So với KH 2012

% So với 2011

Tổng tài sản 47.221 - 190.868 - 24,74%

Doanh thu thuần 85.792 180.000 237.158 47,66% 36,18%

Lợi nhuận từ HĐKD -135.569 3.000 -11.326 -4.518,97% -1.196,97%

Lợi nhuận khác 25 - 14.273 - 0,18%

Lợi nhuận trƣớc thuế -135.544 3.000 2.948 -4.518,13% -4.597,83%

Lợi nhuận sau thuế -135.544 2.250 2.538 -6.024,17% -5.340,58%

Trong năm 2012, hoạt động kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn, doanh thu thuần của

công ty đã suy giảm mạnh 63,82% so với năm 2011. Tuy nhiên, việc khiến công ty phải chịu

thua lỗ lớn trong năm đến từ việc công ty phải trích lập khoản dự phòng phải thu khó đòi rất lớn

112,57 tỷ đồng, chủ yếu từ CTCP Aquafeed Cửu Long và Công ty TNHH Vượt Sóng. Khoản chi

phí lớn này đã làm lợi nhuận sau thuế của công ty -135,54 tỷ đồng.

Hoạt động kinh doanh nằm 2012 của công ty tập trung vào 3 mảng chính là Thương mại – Bán

hàng, Dịch vụ cầu cảng và Đóng tàu. Tuy nhiên, hiệu quả nhất là từ các dịch vụ cầu cảng với

doanh thu đạt thấp nhất (11,9 tỷ đồng) nhưng lại tạo ra lợi nhuận gộp cao nhất (3,8 tỷ đồng), Xí

nghiệp đóng tàu tạo ra doanh thu cao thứ hai (14,15 tỷ đồng) và đem lại 3,03 tỷ lợi nhuận gộp.

Còn hoạt động Thương mại – Bán hàng là kém hiệu quả nhất, dù tạo ra doanh thu cao nhất

(59,7 tỷ đồng) nhưng chỉ đem lại lợi nhuận gộp thấp nhất (1,57 tỷ đồng).

Đvt: triệu đồng

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Báo cáo thường niên 2012

12

Doanh thu các mảng hoạt động

(tỷ đồng)

Lợi nhuận gộp các mảng hoạt động

(tỷ đồng)

2012 | Báo cáo thường niên 13

CHỦ TỊCH HĐQT

Trình độ chuyên môn - Kỹ sư khai thác Thủy Sản

- Cử nhân ngoại thương Sinh ngày 20/12/1958

Quá trình công tác:

1998 – 1999: Giám đốc Công ty Thủy Sản Chiến Thắng.

2000 – 2005: Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hải sản Biển Đông kiêm Giám đốc

Công ty Thủy Sản Chiến Thắng.

2006 - 04/2011: Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hải sản Biển Đông. Trưởng Ban

kiểm soát Công ty cổ phần Công nghiệp Thủy Sản.

05/2012 - nay: Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Công nghiệp Thủy sản - Phó Tổng

Giám đốc Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam.

Số cổ phần nắm giữ 34.500 Tỷ lệ 0,85%

Số cổ phần của người

có liên quan Vợ: Đinh Thị Thu nắm 44.000 Tỷ lệ 0,52%

Chức vụ đang nắm

giữ tại tổ chức khác

Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam

Ông

TRƢƠNG

TÙNG

HƢNG

Ông

NGUYỄN

VĂN TÂN

THÀNH VIÊN HĐQT

Trình độ chuyên môn - Kỹ sư cơ khí Sinh ngày 04/08/1973

Quá trình công tác:

1997 - 1999: Nhân viên phòng vỏ tàu Công ty TNHH tàu biển Hyundai – Vinashin

1999 - 2001: Nhân viên kinh doanh Trung tâm máy - Công ty Cơ khí Thủy sản 3.

2001 - 2004: Nhân viên phòng kế hoạch - Công ty Cơ khí Thủy sản 3.

2004 - 2006: Nhân viên kỹ thuật xưởng – Công ty Công nghiệp Thủy sản 3.

2006 - 2007: Phó quản đốc xưởng cơ khí – Công ty Công nghiệp Thủy sản.

2007 - 2008: Phó Giám Đốc Xí nghiệp Đóng tàu - Công ty Công nghiệp Thủy sản.

2007 - 2009: Giám Đốc Xí nghiệp Đóng tàu - Công ty Công nghiệp Thủy sản.

2009 – 05/2012: Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Công nghiệp Thủy Sản kiêm Giám

đốc Xí nghiệp đóng tàu Seameco.

05/2012 – nay: Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Công nghiệp Thủy Sản kiêm Giám đốc

Xí nghiệp đóng tàu Seameco.

Số cổ phần nắm giữ 16.000 Tỷ lệ 0,39%

Số cổ phần của người có

liên quan Không có

Chức vụ đang nắm giữ

tại tổ chức khác

Không có

TỔ CHỨC NHÂN SỰ

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Báo cáo thường niên 2012

14

Ông

NGUYỄN

BẢY

THÀNH VIÊN HĐQT

Trình độ chuyên môn - Kỹ sư cơ khí Sinh ngày 18/08/1959

Quá trình công tác:

1983 - 1986: Nhân viên kỹ thuật xí nghiệp đóng tàu và Quốc doanh đánh cá thuộc Sở

Thủy sản Cửu Long, tại thị xã Trà Vinh, tỉnh Cửu Long.

1986 - 1990: Nhân viên kỹ thuật phòng thiết kế - Công ty Cơ khí Thủy sản 3.

1990 - 1997: Nhân viên kinh doanh trung tâm máy - Công ty Cơ khí Thủy sản 3.

1998 - 1999: Phó phòng kinh doanh trung tâm máy – Công ty Cơ khí Thủy sản 3.

Năm 2000: Phó Giám Đốc trung tâm máy - Công ty Cơ khí Thủy sản 3.

2001 - 2002: Phó phòng kế hoạch Công ty Cơ khí Thủy sản 3, đổi tên thành CTCP Công

nghiệp Thủy sản.

2003 - 2004: Trưởng phòng kế hoạch CTCP Công nghiệp Thủy sản

2004 - 2006: Phó Giám Đốc CTCP Công nghiệp Thủy sản.

2007 - nay: Phó Tổng Giám Đốc CTCP Công nghiệp Thủy sản.

Số cổ phần nắm giữ 3.986 Tỷ lệ 0,01%

Số cổ phần của người có

liên quan Không có Tỷ lệ

Chức vụ đang nắm giữ

tại tổ chức khác Không có

ỦY VIÊN HĐQT

Trình độ chuyên môn: Cử nhân văn hóa du lịch Sinh ngày: 16/06/1981

Số cổ phần nắm giữ Đại diện vốn nhà nước 672.000 Tỷ lệ 16%

Số cổ phần của người

có liên quan Không có Tỷ lệ

Chức vụ đang nắm giữ

tại tổ chức khác

Chuyên viên phòng Tổ chức Hành chính-Tổng Công

ty Thủy sản Việt Nam

Bà VÕ

NGỌC

THẮM

Ông

ĐỖ TRUNG

CHUYÊN

THÀNH VIÊN HĐQT

Trình độ chuyên môn - Cử nhân kinh tế - Đại

học Ngọai Thương Sinh ngày 06/08/1972

Số cổ phần nắm giữ 0 Tỷ lệ 0,00%

Số cổ phần của người

có liên quan 0 Tỷ lệ 0,00%

Chức vụ đang nắm giữ

tại tổ chức khác

Phó Tổng Giám đốc CTCP Biển Tây

2012 | Báo cáo thường niên 15

Ông Trương Tùng Hưng – Tổng Giám Đốc và Ông Nguyễn Bảy – Phó Tổng Giám Đốc, thông tin đã nêu ở trên.

KẾ TOÁN TRƢỞNG

Trình độ chuyên môn Cử nhân kinh tế Ngày sinh 02/08/1969

Quá trình công tác:

1993 - 1994: Nhân viên phòng Kế hoạch – Công ty Cơ khí Thủy sản.

1995 - 08/2007: Nhân viên phòng Kế toán – CTCP Công nghiệp Thủy sản.

09/2007 - 04/2009: Phó phòng Tài chính – CTCP Công nghiệp Thủy sản.

05/2009 - nay: Kế toán trưởng – CTCP Công nghiệp Thủy sản.

Số cổ phần nắm giữ 53.250 Tỷ lệ 1,31%

Số cổ phần của người

có liên quan 0 Tỷ lệ 0%

HUỲNH VĂN

ĐẶNG THỊ

LỆ HOA

STT Ban điều hành Năm sinh Chức vụ Ngày bổ nhiệm

1 Ông Trương Tùng Hưng 1973 Tổng Giám Đốc 15/05/2012

2 Bà Bùi Thị Tuyết Mai 1962 Phó Tổng Giám Đốc 15/05/2012

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

Những thay đổi trong Ban Giám đốc

BÙI THỊ

TUYẾT MAI

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

Trình độ chuyên môn Cử nhân kinh tế Ngày sinh 19/11/1962

Quá trình công tác:

1985 - 10/1989: Nhân viên tại Xí nghiệp Quốc Doanh Đồ Gỗ Tp. Cần Thơ.

10/1989- 2001: Cán bộ kế hoạch, kế toán viên Công ty Công nghiệp Thủy Sản.

2001-2004: Phó phòng kế toán Công ty Công nghiệp Thủy Sản.

2005-2006: Kế toán trưởng Công ty Công nghiệp Thủy Sản.

2007 - 4/2009: Kế toán trưởng kiêm Phó Tổng Giám đốc CTCP Công nghiệp Thủy Sản.

5/2009 - 5/2012: Thành viên HĐQT kiêm TGĐ CTCP Công nghiệp Thủy Sản.

5/2012 – nay: Phó TGĐ CTCP Công nghiệp Thủy Sản

Số cổ phần nắm giữ 42.000 Tỷ lệ 1,27%

Số cổ phần của người có

liên quan 0 Tỷ lệ 0%

Báo cáo thường niên 2012

16

ỦY VIÊN BAN KIỂM SOÁT

Trình độ chuyên môn: Kỹ sư cơ khí tàu thủy Ngày sinh: 20/09/1977

Quá trình công tác:

2001 - 2006: Cán bộ Phòng Kế hoạch Tổng Hợp – Công ty Cp Công nghiệp

Thủy sản

2007 - nay: Phó Giám đốc XN Đóng tàu Seameco – Công ty Cp Công nghiệp

Thủy sản

05/2012 - nay: Thành viên Ban Kiểm soát CTCP Công nghiệp Thủy sản

Số cổ phần nắm giữ 4.000 Tỷ lệ 0,1%

Số cổ phần của người có

liên quan Không có Tỷ lệ 0%

ỦY VIÊN BAN KIỂM SOÁT

Trình độ chuyên môn: Cử nhân kinh tế Ngày sinh: 19/09/1968

Quá trình công tác:

Phụ trách Ban Tài chính – Công ty TNHH Một thành viên 59

Thành viên Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2011-2012

Số cổ phần nắm giữ 24.165 Tỷ lệ 0,59%

Số cổ phần của người

có liên quan Không có Tỷ lệ 0%

Chức vụ tại các tổ chức

khác: Không có

LÊ THỊ

THU HIỀN

Ông

LÊ ĐÌNH

DƢƠNG

TỐNG THỊ

NGỌC

OANH

BAN KIỂM SOÁT

TRƯỞNG BAN KIỂM SOÁT

Trình độ chuyên môn: Cử nhân kinh tế

- Cử nhân luật Ngày sinh: 08/10/1969

Quá trình công tác:

1995 - 2000: Kế toán tổng hợp Công ty DVTS Tây Nam – Bộ thủy sản

2001 - 2008: Kế toán tổng hợp Tổng công ty Hải sản Biển Đông

2009: Phó phòng kế toán Tổng công ty Hải sản Biển Đông

2010: Kiểm soát viên Tổng công ty Hải sản Biển Đông

2011 - nay: Kiểm soát viên Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam.

Số cổ phần nắm giữ 200 Tỷ lệ 0%

Số cổ phần của người

có liên quan Không có Tỷ lệ 0%

Chức vụ tại các tổ chức

khác:

- Kiểm soát viên Công ty TNHH 1TV DV khai thác

Hải sản Biển Đông

- Thành viên BKS Cty CP SX-TM-DV Phú Mỹ

- Thành viên BKS Cty CP đóng sửa tàu Nhà Bè

2012 | Báo cáo thường niên 17

Chỉ tiêu Số lƣợng

(người)

Theo phòng ban – bộ phận

Ban Tổng Giám Đốc 03

Phòng Phát triển thị trường 03

Phòng Tài chính 05

Phòng Tổ chức hành chính 05

Ban KCS 01

Xí nghiệp đóng tàu Semeco 70

Cản Biển Đông 25

Trạm Dịch vụ Bảo hành Cà Mau 08

Tổng cộng 120

Theo trình độ lao động

Đại học, trên đại học 22

Trung cấp 62

Phổ thông 36

Tổng cộng 120

Thống kê lao động

Số lƣợng và thu nhập bình quân ngƣời lao động qua các năm

Năm Đơn vị Thu nhập bình quân

2011 Đồng/người/tháng 4.531.743

2012 Đồng/người/tháng 3.998.684

Chính sách đối với ngƣời lao động

Công ty luôn đưa ra chính sách đãi ngộ phù hợp,

quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần

đối với đội ngũ cán bộ công nhân viên của mình.

Thực hiện ký kết hợp đồng lao động với tất cả

CBCNV làm việc cho công ty. Đối với những lao

động chính thức sẽ được tham gia bảo hiểm xã

hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ.

Công ty thực hiện những chế độ phúc lợi như:

nghĩ lễ, Tết, nghỉ thai sản, hậu sản, chăm sóc con

nhỏ theo đúng quy định Nhà nước. Bên cạnh đó,

Công ty còn giải quyết tạo điều kiện cho nhân viên

nghỉ dài hơn nếu có nhu cầu. Công ty tham gia

đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, bảo

hiểm tai nạn đầy đủ cho toàn thể cán bộ nhân

viên. Hỗ trợ 100% chi phí mua bảo hiểm tai nạn

con người theo nhóm cho toàn bộ cán bộ công

nhân viên của công ty.

Báo cáo thường niên 2012

18

Các khoản đầu tƣ lớn

Trong năm 2012, CTCP Công nghiệp Thủy sản không có dự án nào lớn triển khai.

Các công ty con, công ty liên kết

Không có

Chỉ tiêu 2011 2012 % +/-

Tổng giá trị tài sản 190.868 47.221 -75,26%

Doanh thu thuần 237.158 85.792 - 63,82%

Lợi nhuận thuần từ HĐKD -11.326 -135.569 -1.096,97%

Lợi nhuận khác 14.273 25 -99,82%

Lợi nhuận trước thuế 2.948 -135.544 -4.697,83%

Lợi nhuận sau thuế 2.538 -135.544 -5.440,58%

Mức cổ tức tiền mặt 0% * 0%

(*): Năm 2011 Công ty dự kiến thực hiện chi trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 20:1, nhưng do

điều kiện không thuận lợi nên việc thực hiện chi trả đã không được tiến hành.

TÌNH HÌNH ĐẦU TƢ, THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN

TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

2012 | Báo cáo thường niên 19

STT Chỉ tiêu Đvt Năm 2011 Năm 2012

1 Cơ cấu nguồn vốn

- Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn % 74,3% 283,2%

- Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn % 25,7% -183,2%

2 Khả năng thanh toán

- Khả năng thanh toán nhanh lần 1,10 0,11

- Khả năng thanh toán hiện hành lần 1,17 0,16

3 Tỷ suất lợi nhuận (TSLN)

- TSLN sau thuế/Tổng tài sản % 1,3% -113,9%

- TSLN sau thuế/Doanh thu thuần % 1,1% -158,0%

- TSLN sau thuế/Nguồn vốn chủ sở hữu % 4,9% -

4 Vòng quay hoạt động

- Vòng quay HTK Vòng 24,12 8,14

- Vòng quay Tài sản Vòng 1,20 0,72

Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu

Báo cáo thường niên 2012

20

Cơ cấu cổ đông

Cổ đông Số lƣợng

cổ đông

Số cổ phần

nắm giữ

Tỷ lệ/Vốn

cổ phần

Cổ đông trong nƣớc 147 4.064.700 100,0%

Tổ chức 6 2.337.195 57,5%

Cá nhân 141 1.727.505 42,5%

Cổ đông nƣớc ngoài 0 0 0,0%

Tổng cộng 147 4.064.700 100,0%

Danh sách cổ đông nắm giữ trên 5% vốn điều lệ chốt ngày 31/12/2012

Tên cổ đông Địa chỉ Giấy

CNĐKKD

Số cổ

phần Tỷ lệ %

Tổng Công ty Hải Sản

Biển Đông

211 Nguyễn Thái Học, P.Phạm

Ngũ Lão, Q1, Tp.HCM 4106000359 1.947.000 47,90%

CTCP Biển Tây 135/17/27 Nguyễn Hữu Cảnh,

Phường 22, Q.BT, Tp.HCM 4103006047 352.194 8,66%

Trần Vũ Dũng 79 Phan Khiêm Ích, P.Tân

Phong, Q.7, Tp.HCM 022471068 306.518 7,54%

Vũ Thị Tuyết Cẩm 2A Phó Đức Chính P.Nguyễn

Thái Bình Q.1 TPHCM 020264986 206.967 5,09%

Tổng cộng 2.812.679 69,19%

THÔNG TIN CỔ ĐÔNG

2012 | Báo cáo thường niên 21

Công ty Cổ phần Công nghiệp Thuỷ Sản không thực hiện bất kỳ hoạt động nào để tăng vốn điều lệ

công ty trong năm 2012.

Tình hình thay đổi vốn đầu tƣ của chủ sở hữu

Số lượng cổ phiếu quỹ hiện tại:

Trong năm 2012, Seameco không có bất kỳ hoạt động mua bán cổ phiếu quỹ nào.

Giao dịch cổ phiếu quỹ

Các chứng khoán khác

Không có.

Báo cáo thường niên 2012

22

BÁO CÁO BAN GIÁM ĐỐC

Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh

Tình hình tài chính

Những tiến bộ trong năm 2012

Kế hoạch kinh doanh năm 2013

Giải trình của Ban Giám Đốc đối với ý kiến kiểm toán

2012 | Báo cáo thường niên 23

Chỉ tiêu Thực hiện

2012 Kế hoạch

2012 Thực hiện

2011 % So với KH 2012

% So với 2011

Doanh thu thuần 85.792 180.000 237.158 47,66% 36,18%

Lợi nhuận từ HĐKD -135.569 3.000 -11.326 -4.518,97% -1.196,97%

Lợi nhuận khác 25

14.273

0,18%

Lợi nhuận trƣớc thuế -135.544 3.000 2.948 -4.518,13% -4.597,83%

Lợi nhuận sau thuế -135.544 2.250 2.538 -6.024,17% -5.340,58%

Từ kết quả thực hiện kế hoạch năm 2012, các chỉ tiêu thực hiện kế hoạch hoạt động sản xuất-

kinh doanh-dịch vụ của công ty không những không đạt mà còn giảm đáng kể, trong đó, 2 chỉ

tiêu cơ bản là doanh thu giảm 63,82% và thu nhập thì âm trên 135 tỷ đồng, việc giảm 2 chỉ tiêu

này do các nguyên nhân:

Về doanh thu: Doanh thu của công ty từ năm 2011 trở về trước phần lớn là từ hoạt động

của lĩnh vực kinh doanh chiếm tỷ trọng khá lớn, mà chủ yếu là mua bán nguyên liệu thức ăn

thủy sản, chiếm khoảng 70 – 80% trong tổng số doanh thu của cả công ty, đến giữa năm 2011

việc thu hồi công nợ có dấu hiệu càng xấu đi, công ty đã ngừng họat động mua bán nguyên liệu

thức ăn thủy sản từ đó, doanh thu cũng giảm theo.

Về việc thua lỗ: Công nợ khó thu hồi của các khách hàng từ nhiều năm trước và vốn mà

công ty đã đầu tư vào các công ty như Công ty CP Aquafeed Cửu Long, CTy TNHH Vượt

Sóng, Cty CP Ximăng Hạ Long... có khả năng mất trắng. Do đó, công ty phải trích lập dự phòng

năm 2012, cộng với việc phát sinh lãi phải trả cho các ngân hàng mà công ty đã vay phục vụ

cho việc kinh doanh không có khả năng thanh toán, đã dẫn đến thua lỗ như trên.

Tuy tình hình tài chính có khó khăn, nhưng năm vừa qua hoạt động của công ty ở hai lĩnh vực

đóng sữa tàu thuyền và dịch vụ cảng – kho bãi đã mang lại hiệu quả, lợi nhuận là 2,348 tỷ

đồng.

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

(Đơn vị: Triệu đồng)

Báo cáo thường niên 2012

24

Tình hình tài sản

Tổng tài sản của công ty đã giảm mạnh trong năm, từ 190,9 tỷ đồng cuối năm 2011 xuống 47,2

tỷ đồng cuối năm 2012 do sự suy giảm cả về tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.

Tài sản dài hạn giảm từ 38,3 tỷ cuối năm 2011 xuống 27,3 tỷ đồng cuối năm 2012 do công ty

không đầu tư thêm tài sản cố định nào mới, trong khi phải giảm trừ giá trị sổ sách do khấu hao.

Tài sản ngắn hạn giảm mạnh từ 152,5 tỷ đồng cuối năm 2011 xuống 19,9 tỷ đồng cuối năm

2012, chủ yếu do sự suy giảm mạnh của các khoản phải thu khách hàng từ 141,6 tỷ đồng cuối

năm 2011 xuống 11,9 tỷ đồng cuối năm 2012 (tương ứng các khoản phải thu/tổng tài sản giảm

từ 74,2% xuống 25,3%) do trong năm công ty phải trích lập khoản dự phòng phải thu khó đòi

lớn gần 122,9 tỷ đồng. Các khoản mục khác thay đổi không đáng kể.

Tình hình nợ phải trả

Nợ phải trả của công ty đã giảm từ 141,8 tỷ đồng cuối năm 2011 xuống 133,7 tỷ đồng cuối năm

2012, do công ty đã giảm được nợ ngắn hạn trong năm.

Nợ ngắn hạn giảm chủ yếu do công ty đã thanh toán ròng 4,65 tỷ đồng nợ vay ngân hàng trong

năm 2012, giảm ròng 8,07 tỷ đồng khoản phải trả khách hàng và 4,56 tỷ đồng các khoản phải

trả, phải nộp ngắn hạn khác.

Giá trị sổ sách tại ngày 31/12/2012

STT Chỉ tiêu Đvt 31/12/2012

1 Tổng tài sản Đồng 47.220.644.474

2 Tổng nợ Đồng 133.731.779.365

3 Vổn chủ sở hữu Đồng -86.511.134.891

4 Tổng số CP lưu hành CP 4.064.700

5 Giá trị sổ sách mỗi cổ phần Đồng/CP - 21.284

TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

2012 | Báo cáo thường niên 25

Những tiến bộ công ty đã đạt đƣợc trong năm 2012

Trong năm 2011, trước thực trạng hoạt động kinh doanh dàn trải ra nhiều lĩnh vực. Nhận thấy

tình hình kinh doanh cần phải được tinh gọn để đảm bảo hiệu quả cao hơn, công ty đã tập

trung vào mảng hoạt động đóng sửa tàu thuyền và cung cấp các dịch vụ cầu cảng, kho bãi.

Điều này đã đem lại kết quả tích cực khi dịch vụ cầu cảng và xí nghiệp đóng tàu đã đem lại lợi

nhuận cho công ty năm 2012 lần lượt là 1,65 tỷ đồng và 702 triệu đồng.

Seameco cũng đã bước đầu cơ cấu lại hoạt động công ty, sắp sếp lại nhân sự, thực hiện cắt

giảm các chi phí không cần thiết nhằm tiết kiệm phần nào chi phí hoạt động kinh doanh, hạn

chế phần nào thua lỗ của công ty.

Những cải tiến về cơ cấu tổ chức, chính sách, quản lý

Công ty đã xây dựng được cơ cấu tổ chức đi vào hoạt động ổn định, phát huy được chức năng,

quyền hạn và tính hiệu quả của các phòng ban.

Các cán bộ chủ chốt được đào tạo các khóa học ngắn hạn cả về chuyên môn lẫn quản lý nhằm

nâng cao kiến thức, kinh nghiệm để đáp ứng đòi hỏi công việc ngày một phức tạp hơn.

Thực hiện đầy đủ các nghĩ vụ nộp thuế theo quy định của nhà nước và chấp hành đầy đủ các

chế độ chính sách theo quy định của pháp luật.

NHỮNG TIẾN BỘ TRONG NĂM 2012

Báo cáo thường niên 2012

26

Chỉ tiêu Thực hiện 2012 Kế hoạch 2013 +/- %

Doanh thu thuần 85.792 30.000 -65,03%

Lợi nhuận gộp 8.420 3.000 -64,37%

Lợi nhuận sau thuế -135.544 -10.500 92,25%

Đối với khấu hao khu đất Long Điền: Công ty đã bắt đầu tiến hành trích khấu hao theo phương

pháp đường thẳng, giá trị còn lại được trích khấu hao từ năm 2012 đến hết thời hạn giao đất

còn lại ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng.

Từ tháng 06/2012 đến tháng 12/2012 Công ty đã được Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam tạm

ngưng tính lãi, nên khoản lãi vay 1.965.821.319 VND Công ty không ghi nhận vào chi phí trong

Báo cáo tài chính năm 2012.

Với tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của Công ty hiện nay, Công ty cùng với cổ đông

lớn là Tổng Công ty Thủy sản VN đang lỗ lực sắp sếp cơ cấu lại bộ máy tổ chức và hoạt động

sản xuất kinh doanh phù hợp, để từng bước giải quyết khó khăn, phát huy các thế mạnh của

ngành nghề hoạt động chính, khôi phục và tiếp tục phát triển Công ty.

KẾ HOẠCH KINH DOANH NĂM 2013

GIẢI TRÌNH CỦA BAN GIÁM ĐỐC ĐỐI VỚI Ý KIẾN KIỂM TÓAN

2012 | Báo cáo thường niên 27

BÁO CÁO CỦA

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Đánh giá của HĐQT về các mặt hoạt động của Công ty

Đánh giá của HĐQT về hoạt động của Ban giám đốc

Các kế hoạch, định hƣớng của HĐQT

Báo cáo thường niên 2012

28

Năm 2012 tiếp tục là năm khó khăn chung về kinh tế của nước ta và thế giới. Đối với công ty

chúng ta, ngoài khó khăn chung, còn có khó khăn về công nợ khó đòi tại Công ty Cổ phần

Aquafeed Cửu Long phát sinh từ năm 2008 cho đến 31/12/2012 tổng số tiền nợ cả gốc lẫn lãi là

103 tỷ đồng có nguy cơ mất trắng, đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của công ty. Với tình

hình khó khăn tài chính của công ty, trong năm vừa qua, công ty đã ngừng hoạt động lĩnh vực

kinh doanh, chỉ tập trung cho hai lĩnh vực sản xuất đóng sửa tàu thuyền và dịch vụ cầu cảng -

kho bãi.

Toàn bộ CBCNV công ty đã triển khai, thực hiện tốt các Nghị quyết của Đại hội cổ đông và Hội

đồng quản trị, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật trong nước, các quy định về

xuất nhập khẩu, nhằm hạn chế thiệt hại trong hoạt động kinh doanh.

Ban Giám Đốc đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các Nghị quyết của Đại hội cổ đông và Hội đồng

quản trị theo đúng chức năng và quyền hạn đã được quy định.

Ban Giám đốc đã bám sát chặt chẽ, liên tục các mặt hoạt động kinh doanh của công ty nhằm

thông báo và phối hợp cùng với Hội đồng quản trị đưa ra các quyết định phù hợp, kịp thời, xử lý

nhanh, chính xác các vướng mắc trong kinh doanh, hạn chế tối đa các tổn thất cho công ty,

đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu mà Đại hội cổ đông và Hội đồng quản trị đề ra.

ĐÁNH GIÁ CỦA HĐQT VỀ CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

ĐÁNH GIÁ CỦA HĐQT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN GIÁM ĐỐC

2012 | Báo cáo thường niên 29

Tình hình khó khăn về tài chính hiện nay không những ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của

công ty trong năm qua, năm nay mà còn ảnh hưởng đến những năm tiếp theo, đây là bài toán

khó cho HĐQT, ban Tổng Giám đốc phải suy nghĩ tìm hướng giải quyết để cho công ty tồn tại

và hoạt động được. Trong năm 2013, định hướng hoạt động của HĐQT sẽ tập trung một số vấn

đề chính sau:

Phải duy trì cho được hoạt động của công ty

để đảm bảo đời sống tối thiểu cho CBCNV đang

làm việc tại công ty.

Tập trung theo dõi, giám sát công tác triển

khai kế hoạch hoạt động của công ty năm 2013,

phối hợp cùng với Ban điều hành để tháo gỡ kịp

thời những khó khăn, vướng mắc nhằm phục vụ

cho hoạt động của công ty mang lại hiệu quả

cao nhất.

Theo dõi, chỉ đạo việc thu hồi công nợ kiên

quyết hơn đối với các khách hàng có khả năng

thu hồi.

Cơ cấu lại hoạt động của công ty, tập

trung phát huy thế mạnh sẵn có của công ty

là hai lĩnh vực đóng sửa tàu thuyền và dịch

vụ cầu cảng-kho bãi; tổ chức, sắp xếp lại

một số bộ phận cùng với nhân lực cho phù

hợp tình hình hoạt động của công ty.

Tìm nguồn kinh phí để nạo vét bùn tại hai

cầu cảng và họng triền đà để phục vụ cho

triền đà lên xuống tàu và cho cảng khai thác

hàng hóa.

Chủ động làm việc với Tổng công ty Thủy

sản Việt Nam là cổ đông lớn tại công ty để

xin hỗ trợ nhằm phục vụ cho lĩnh vực đóng

sửa tàu thuyền.

Tiếp tục làm việc với Ngân hàng NNPTNN

chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh và Ngân

hàng Công thương Chi nhánh I để xem xét

việc xin khoanh nợ, giảm lãi cho công ty.

CÁC KẾ HỌACH, ĐỊNH HƢỚNG CỦA HĐQT

Báo cáo thường niên 2012

30

QUẢN TRỊ CÔNG TY

Hội đồng Quản trị

Ban kiểm soát

Thù lao và lợi ích của HĐQT và BKS

Văn hóa doanh nghiệp và quan hệ cổ đông

2012 | Báo cáo thường niên 31

Ngay sau khi đại hội cổ đông nhiệm kỳ mới 2012-2014, HĐQT đã phân công nhiệm vụ cụ thể

cho từng thành viên, phiên họp đầu tiên đã tiến hành bổ nhiệm Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám

đốc, Kế toán trưởng. Năm 2012, HĐQT đã tổ chức các cuộc họp theo đúng như qui định của

điều lệ cùng với các cuộc họp bất thường tổng cộng là 16 lần và ban hành các nghị quyết của

HĐQT nhằm để triển khai thực hiện nghị quyết của Đại hội cổ đông và giải quyết một số vướng

mắc trong quá trình hoạt động của công ty.

Số lần tham dự họp của các thành viên HĐQT

Thành viên HĐQT Chức vụ Số buổi

họp tham dự

Tỷ lệ Lý do không

tham dự

1 Nguyễn Văn Tân Chủ tịch HĐQT 12 100,00%

2 Trương Tùng Hưng TV. HĐQT 12 100,00%

3 Võ Ngọc Thắm TV. HĐQT 08 66,66% Có lý do

4 Nguyễn Bảy TV. HĐQT 12 100,00%

5 Đỗ Trung Chuyên TV.HĐQT, Thư ký 12 100,00%

Hoạt động của thành viên Hội đồng quản trị độc lập không điều hành

Không có thành viên Hội đồng quản trị độc lập không điều hành.

Hoạt động của các tiểu ban trong Hội đồng quản trị

Không có tiểu ban trong Hội đồng quản trị.

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Hoạt động của Hội đồng quản trị

Báo cáo thường niên 2012

32

Các cuộc họp và biên bản họp của Hội đồng quản trị trong năm 2012

Cuộc họp 1:

- Biên bản số 99/BB-HĐQT-CNTS, ngày 05/05/2012, HĐQT phiên họp đầu tiên: Bầu Chủ tịch

HĐQT.

Cuộc họp 2:

- Biên bản số 107/BB-HĐQT-CNTS, ngày 15/05/2012, Giải quyết một số vấn đề cấp bách của

Công ty.

- Biên bản số 103/BB-HĐQT-CNTS, ngày 15/05/2012: Về việc nhân sự ban điều hành + người

đại diện Pháp luật.

- Biên bản số 110/BB-HĐQT-CNTS, ngày 15/05/2012: Thay đổi người đại diện theo Pháp luật.

Cuộc họp 3:

- Biên bản số 108/TB-HĐQT-CNTS, ngày 16/5/2012 Phân công nhiệm vụ đối với thành viên

HĐQT

Cuộc họp 4:

- Biên bản số 136/BB-HĐQT-CNTS, ngày 11/6/2012: Về việc xin ý kiến cổ đông bằng văn bản.

Cuộc họp 5:

- Biên bản số 148/ HĐQT-CNTS, ngày 13/6/2012: Cơ cấu lại vốn vay tại NHCTCN 1 và thế

chấp 63.610m2.

Cuộc họp 6:

- Biên bản số 185A/ HĐQT-CNTS, ngày 31/07/2012: Lựa chọn Công ty tư vấn phát hành chứng

khoán.

- Biên bản số 184/ HĐQT-CNTS, ngày 31/07/2012: Biên bản kiểm phiếu xin ý kiến ĐHCĐ: Phát

hành cổ phiếu, sửa đổi VĐL.

Cuộc họp 7:

- Biên bản số 211/ HĐQT-CNTS, ngày 30/08/2012: Lựa chọn đối tác chiến lược và các vấn đề

liên quan.

- Biên bản số 229/HĐQT, ngày 30/08/2012: Kết quả SXKD 6 tháng đầu năm, công nợ

Aquafeed, không tính lãi đ/c CN Cà Mau.

Cuộc họp 8:

2012 | Báo cáo thường niên 33

- Biên bản số 213/HĐQT, ngày 12/09/2012: Xem xét góp vốn đầu tư xây dựng Văn phòng Tổng

công ty Thuỷ sản Việt Nam: Chuyển nhượng quyền góp vốn.

Cuộc họp 9:

- Biên bản số 230/HĐQT, ngày 25/9/2012: Chỉ đạo người đại diện dự ĐHCĐ 2011 tại Aquafeed;

chia cổ tức bằng cổ phiếu.

Cuộc họp 10:

- Biên bản số 247/ HĐQT-CNTS, ngày 24/10/2012: Kế hoạch 09 tháng, xét đơn từ nhiệm của

bà Thắm, thanh toán công nợ.

Cuộc họp 11:

- Biên bản số 279/ HĐQT-CNTS, ngày 20/12/2012: Kết quả SXKD 9 tháng đầu năm + Kế

hoạch Q4/2012.

Cuộc họp 12:

- Biên bản số 44/ BBHĐQT-CNTS, ngày 25/3/2013: Kết quả SXKD năm 2012 và kKế hoạch

Q4/2012.

Báo cáo thường niên 2012

34

Trong năm 2012, Ban kiểm soát đã thực hiện 5 lần họp, hoạt động theo đúng quy định của

pháp luật và điều lệ của Công ty. Từng thành viên trong Ban kiểm soát đã chủ động tiến hành

kiểm tra, kiểm soát tính hợp lý, hợp pháp và trung thực trong việc quản lý và điều hành hoạt

động sản xuất kinh doanh của Công ty. Xem xét các báo cáo tài chính định kỳ 6 tháng, 9

tháng, báo cáo năm và có những kiến nghị với HĐQT để chỉ đạo Ban điều hành kịp thời trong

công tác quản lý cũng như điều hành sản xuất kinh doanh.

Kết quả giám sát đối với thành viên HĐQT và thành viên Ban TGĐ

Kết quả kinh doanh năm 2012 của Công ty đã bị ảnh hưởng rất lớn bởi chi phí lãi vay phải trả

và các khoản trích lập dự phòng cho công nợ phải thu theo thông tư 228/2009/TT-BTC ngày

07/12/2009. Trong đó đáng lưu ý khoản phải thu của Công ty cổ phần Aquafeed Cửu Long:

do Công ty này đang lâm vào tình trạng có khả năng bị phá sản, vốn chủ sở hữu không còn

nên Công ty đã trích lập dự phòng 100% các khoản nợ phải thu của Công ty cổ phần

Aquafeed Cửu Long.

Chi phí hoạt động tài chính chủ yếu là lãi vay phải trả cho Ngân hàng Công thương chi nhánh

I, Ngân hàng NN và PTNT Chi nhánh TP HCM, Tổng công ty Thủy sản Việt Nam: 17,079 tỷ

đồng. Trong đó đã trả: 6 tỷ đồng, còn phải trả: 11,079 tỷ đồng (đang ghi nhận tại tài khoản chi

phí phải trả). Số liệu này chưa ghi nhận khoản lãi vay phải trả Tổng công ty Thủy sản Việt

Nam từ tháng 6 đến tháng 12/2012: 1,966 tỷ đồng.

BAN KIỂM SOÁT

Hoạt động của Ban Kiểm soát

2012 | Báo cáo thường niên 35

Nhận xét của Ban Kiểm Soát

Ban kiểm soát thống nhất với các chỉ tiêu tài chính đã thực hiện trong năm 2012 thể hiện trên

báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

Trong công tác quản lý, điều hành hoạt động của HĐQT và Ban điều hành đã thực hiện các

quyền và nhiệm vụ được giao theo các quy định, điều lệ Công ty, Nghị quyết ĐHCĐ 2011 và

pháp luật hiện hành.

Kết quả kinh doanh năm 2012 của Công ty không đạt yêu cầu của Nghị quyết ĐHCĐ thường

niên năm 2011 đặt ra. Tuy nhiên, Ban điều hành Công ty đã có nhiều cố gắng để thực hiện

nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, đảm bảo chi trả lương và các khoản phụ cấp cho người lao

động kịp thời.

Kiến nghị của Ban Kiểm Soát

Đối với đất thu hồi từ Công ty CP Aquafeed Cửu Long: đề nghị HĐQT chỉ đạo Ban điều hành

kết hợp với Công ty CP Aquafeed Cửu Long định giá để có căn cứ giảm trừ công nợ của

Công ty CP Aquafeed Cửu Long.

Đề nghị HĐQT giải trình trước ĐHCĐ thường niên năm 2012 việc thực hiện Điều 4 của Nghị

quyết ĐHCĐ năm 2011 vấn đề không thực hiện chia cổ tức năm 2011 bằng cổ phiếu.

Trong thực trạng Công ty hiện nay, đề nghị HĐQT trình ĐHCĐ các giải pháp tích cực, định

hướng phát triển cho Công ty trong thời gian tới.

Ban điều hành cần xây dựng lại cơ cấu tổ chức cho phù hợp với tình hình SXKD trình HĐQT

phê duyệt. Trong kế hoạch SXKD hàng năm cần xây dựng chi tiết các khoản mục chi phí lớn

như: chi phí tiền lương, chi phí khấu hao, chi phí thuê đất, …Đồng thời xây dựng quy chế trả

lương gắn liền với hiệu quả SXKD hàng năm.

Đề nghị Ban điều hành thường xuyên bám sát, tăng cường chỉ đạo để thu hồi các khoản nợ

chậm thu của các đơn vị như: Công ty CP Aquafeed Cửu Long, Công ty CP Biển Tây, Chi

nhánh công ty CP Biển Tây, Công ty TNHH Vượt Sóng, Công ty CP Xi măng Hạ Long... Đồng

thời đẩy mạnh công tác quyết toán các công trình sửa chữa đã hoàn thành và tích cực thu hồi

công nợ tránh tình trạng để vốn công ty bị chiếm dụng quá lâu.

Ý kiến của Ban Kiểm soát

Báo cáo thường niên 2012

36

Thù lao, các khoản lợi ích của HĐQT và BKS

STT Thành viên Chức vụ Thù lao năm 2012

1 Nguyễn Văn Tân Chủ tịch HĐQT 60.000.000 đồng

2 Trương Tùng Hưng TV. HĐQT 36.000.000 đồng

3 Võ Ngọc Thắm TV. HĐQT 36.000.000 đồng

4 Nguyễn Bảy TV. HĐQT 36.000.000 đồng

5 Đỗ Trung Chuyên TV.HĐQT, Thư ký 36.000.000 đồng

Tổng cộng 204.000.000 đồng

6 Lê Thị Thu Hiền Trưởng BKS 36.000.000 đồng

7 Lê Đình Dương Thành viên BKS 24.000.000 đồng

8 Tống Thị Ngọc Oanh Thành viên BKS 24.000.000 đồng

Tổng cộng 84.000.000 đồng

Giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ

Trong năm 2012, các cổ đông nội bộ không thực hiện giao dịch cổ phiếu.

Giao dịch cổ phiếu những ngƣời có liên quan đến HĐQT, Ban TGĐ, Ban

Kiểm soát, Kế toán trƣởng trong năm 2012

Trong năm 2012, những người liên quan đến HĐQT, Ban TGĐ, Ban Kiểm soát, Kế toán trưởng

không thực hiện giao dịch cổ phiếu.

Hợp đồng hoặc giao dịch với cổ đông nội bộ

Trong năm 2012, không có hợp đồng giao dịch nào giữa công ty với cổ đông nội bộ.

Nhận xét & khuyến nghị

Năm 2012, Hội đồng quản trị của CTCP Công nghiệp Thủy sản đã thực hiện tốt tất cả các nội

dung theo các quy định của pháp luật về quản trị công ty. Không có nội dung nào chưa thực

hiện được theo quy định của pháp luật về quản trị công ty.

THÙ LAO, LỢI ÍCH VÀ CÁC GIAO DỊCH CỦA HĐQT, BAN GIÁM ĐỐC, BAN KIỂM SÓAT

2012 | Báo cáo thường niên 37

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ QUAN HỆ CỔ ĐÔNG

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Thiết nghĩ hoạt động công bố thông tin và tương tác với cổ đông là vô cùng

cần thiết. Vì vậy, bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty luôn

theo sát và duy trì mối quan hệ với các cổ đông. Duy trì một kênh thông tin

tương tác giữa SCO và cổ đông là một nhiệm vụ được công ty chú trọng

trong các năm qua. Việc kết nối hệ thống Ezsearch với sự hỗ trợ của CTCP

Chứng khoán FPT đã tạo ra một cổng thông tin đáp ứng được nhu cầu

nghiên cứu tìm hiểu và phân tích của các nhà đầu tư quan tâm đến SCO.

http://www.seameco.com.vn/vn/Co-Dong/

SCO luôn cố gắng đổi mới và thúc đẩy kênh đối thoại với các cổ đông nhằm

tiếp sức cho Ban điều hành trong công tác điều hành và quản trị công ty.

QUAN HỆ CỔ ĐÔNG

Tinh thần đoàn kết. Là đặc trưng cuả văn hoá doanh nghiệp tại Seameco.

Chúng tôi luôn cùng nhìn về mục tiêu chung cuả toàn công ty, cùng nhau

làm việc, cùng nhau chia sẽ khó khăn thử thách cũng như những thành

công đạt được. Giao tiếp cởi mở. Là một phần cuả văn hoá doanh nghiệp

tại Seameco. Mọi ý kiến nhân viên đều được cấp lãnh đạo lắng nghe một

cách nghiêm túc và được phản hồi nhanh chóng, tạo cầu nối thông tin hai

chiều không chỉ giúp các quyết định của cấp lãnh đạo đạt hiệu quả cao mà

còn giúp nhân viên các cấp hiểu rõ vai trò của mình đối với các mục tiêu,

chiến lược cuả công ty.

Cơ hội phát triển nghề nghiệp. Là điều mà mỗi cá nhân trong công ty đều

nhận thấy và luôn nỗ lực trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm từ môi

trường bên trong cũng như bên ngoài, tự hoàn thiện nhằm phát triển bản

thân cùng sự phát triển cuả công ty.

Tôn trọng khách hàng. Chúng tôi hiểu rằng Seameco không thể tồn tại mà

không có khách hàng, do vậy chúng tôi lắng nghe khách hàng, sản xuất và

cung cấp những sản phẩm và dịch vụ thoả mãn khách hàng, cùng khách

hàng phát triển.

Cùng xây dựng môi trường làm việc tốt. Chúng tôi tuân thủ những nội quy

của công ty và thực hiện nghiêm túc các qui định cuả Bộ Luật Lao động Việt

Nam. Ở Seameco, đời sống vật chất và tinh thần cuả nhân viên đều được

quan tâm bằng chế độ lương thưởng hợp lý, những phong trào thể dục thể

thao sôi động, những chuyến du lịch dã ngoại đáng nhớ, những dịp họp mặt

trang trọng. Chính vì vậy, mọi thành viên trong gia đình Seameco đều trân

trọng và cùng xây dựng môi trường làm việc này càng tốt hơn.

Báo cáo thường niên 2012

38

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Ý kiến kiểm toán

Bảng cân đối kế toán

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ

2012 | Báo cáo thường niên 39

BÁO CÁO KIỂM TOÁN

VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH

CHO NĂM TÀI CHÍNH KẾT THÚC NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2012

Kính gửi: HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP THỦY SẢN

Chúng tôi đã kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Thủy Sản gồm:

Bảng cân đối kế toán tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2012, Báo cáo kết quả hoạt động kinh

doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc

cùng ngày, được lập ngày 31 tháng 12 năm 2012, từ trang 08 đến trang 36 kèm theo.

Việc lập và trình bày Báo cáo tài chính này thuộc trách nhiệm của Ban Tổng Giám đốc Công ty.

Trách nhiệm của Chúng tôi là đưa ra ý kiến về các Báo cáo này dựa trên kết quả công việc

kiểm toán.

Cơ sở ý kiến

Quá trình kiểm toán được thực hiện theo hướng dẫn của các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.

Các Chuẩn mực này yêu cầu công việc kiểm toán phải lập kế hoạch và thực hiện để có sự đảm

bảo hợp lý rằng các Báo cáo tài chính không còn chứa đựng các sai sót trọng yếu. Chúng tôi

đã thực hiện kiểm toán theo phương pháp chọn mẫu và áp dụng các thử nghiệm cần thiết, kiểm

tra các bằng chứng xác minh những thông tin trong Báo cáo tài chính; đánh giá việc tuân thủ

các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, các nguyên tắc và phương pháp kế toán được áp

dụng, các ước tính và xét đoán quan trọng của Ban Tổng Giám đốc cũng như cách trình bày

tổng thể Báo cáo tài chính. Chúng tôi cho rằng công việc kiểm toán đã đưa ra những cơ sở hợp

lý cho ý kiến của Kiểm toán viên.

Hạn chế của cuộc kiểm toán

Cho đến thời điểm phát hành báo cáo này, Chúng tôi chưa thu thập được báo cáo tài chính

năm 2012 của một số khoản đầu tư dài hạn của Công ty (Xem thuyết minh số V.9), Vì vậy,

Chúng tôi chưa thể đánh giá được sự cần thiết cũng như giá trị cần trích lập dự phòng (nếu có)

cho các khoản đầu tư dài hạn này.

Ngoài ra, Chúng tôi chưa nhận được thư xác nhận của các khoản mục sau:

- Trả trước cho người bán (Xem thuyết minh số V.3) 184.043.000 VND

- Phải trả người bán (Xem thuyết minh số V.12) 51.775.611 VND

- Người mua trả tiền trước (Xem thuyết minh số V.13) 2.202.013.290 VND

Số: 0183/2013/BCTC-KTV

02 Huynh Khuong Ninh St., Da Kao Ward, District 1, HCMC

Tel: (84–8) 3910 5401 - Fax: (84-8) 3910 5402

Email: [email protected]

Website: www.vietlandaudit.com.vn

40

Ý kiến của kiểm toán

Theo ý kiến Chúng tôi, ngoại trừ ảnh hưởng của hạn chế nêu trên (nếu có) và ngoại trừ việc

Công ty chưa ghi nhận vào kết quả kinh doanh khoản chi phí khấu hao của khu đất Long Điền

(từ năm 2008-2011) và chi phí lãivay của Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam Công ty TNHH MTV

( từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2012 ) số tiền lần lượt là 147.297.766 VND và 1.965.821.319

VND đến một số chỉ tiêu trên báo cáo tài chính các chỉ tiêu còn lại trên Báo cáo tài chính đề cập

đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Công ty

Cổ Phần Công Nghiệp Thủy Sản tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2012, kết quả hoạt động

kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, đồng thời phù hợp với

các Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và các Qui định pháp lý có liên quan.

Không phủ nhận ý kiến nêu trên, Chúng tôi chỉ lưu ý với người đọc báo cáo này rằng khoản lỗ

lũy kế của Công ty đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2012 là 131.879.831.154 VND (Xem thuyết

minh số V.19). Cũng tại ngày này, khoản nợ ngắn hạn của Công ty đã vượt quá tài sản ngắn

hạn là 102.503.035.191 VND và tổng nợ phải trả của Công ty đã vượt quá tổng tài sản

86.511.134.891 VND. Những yếu tố này đã làm nảy sinh sự hoài nghi về khả năng hoạt động

của Công ty trong tương lai. Vì vậy, khả năng hoạt động của Công ty trong tương lai phụ thuộc

vào sự tiếp tục hỗ trợ từ các cổ đông lớn của Công ty.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 04 năm 2013

____________________________________

VĂN NAM HẢI – Phó Giám đốc VÕ THỊ THU HƢƠNG - Kiểm toán viên

Chứng chỉ Kiểm toán viên số: 0455/KTV Chứng chỉ Kiểm toán viên số: 0832/KTV

Nơi nhận:

- Như trên

- Lưu Vietland

2012 | Báo cáo thường niên 41

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Tại ngày 31/12/2012

42

2012 | Báo cáo thường niên 43

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2012

44

BÁO CÁO LƢU CHUYỂN TIỀN TỆ NĂM 2012

Xác nhận của đại diện theo pháp luật của Công ty

2012 | Báo cáo thường niên 45

Công ty cổ phần Công nghiệp Thủy sản

Địa chỉ: 211 Nguyễn Thái Học, P. Phạm Ngũ Lão, Q.1, Tp.HCM

Tel: 08.38386923 - 08.38386461

Fax: 08.38386465

Email: [email protected]