2.3. ngân hàng câ hỏi r c nghiệm khách qan môn tin học 1...

56
Đề tài NCKH cấp Ngành 2.3. Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Tin học 12 Ký hiệu câu Mức độ nhận thức (Để trống) Nhận biết * Thông hiểu ** Vận dụng *** Phân tích **** Tổng hợp ĐÁP ÁN: Kí hiệu phương án đúng được in đậm hoặc phương án A.

Upload: others

Post on 18-Jan-2020

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Đề tài NCKH cấp Ngành

2.3. Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Tin học 12

Ký hiệu câu Mức độ nhận thức

(Để trống) Nhận biết

* Thông hiểu

** Vận dụng

*** Phân tích

**** Tổng hợp

ĐÁP ÁN: Kí hiệu phương án đúng được in đậm hoặc phương án A.

Đề tài NCKH cấp Ngành

NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

MÔN TIN HỌC 12

CHƯƠNG I. KHÁI NIỆM VỀ HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU

§1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1. Các công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ chức là:

A. Tạo lập hồ sơ

B. Cập nhật hồ sơ

C. Khai thác hồ sơ

D. Cả A, B, C.

1.2. Để tạo lập hồ sơ cần thực hiện các công việc nào?

A. Xác định đối tượng quản lý, cấu trúc hồ sơ, tập hợp thông tin cần thiết.

B. Sửa chữa, bổ sung thêm, xóa để đảm bảo phản ánh kịp thời, đúng thực

tế.

C. Tìm kiếm, sắp xếp, thống kê, lập báo cáo, …

D. Cả A và B.

1.3. Một số việc thường làm để cập nhật hồ sơ là:

A.Sửa chữa, bổ sung thêm, xóa để đảm bảo phản ánh kịp thời, đúng thực

tế.

B. Tìm kiếm, sắp xếp thống kê, lập báo cáo,…

C. Xác định đối tượng quản lý, cấu trúc hồ sơ, tập hợp thông tin cần thiết.

D. Cả A và B.

1.4. Khai thác hồ sơ gồm các việc chính nào?

A. Tìm kiếm, sắp xếp, thống kê, lập báo cáo…

B. Sửa chữa, bổ sung thêm, xóa để đảm bảo phản ánh kịp thời, đúng thực

tế.

C. Xác định đối tượng quản lý, cấu trúc hồ sơ, tập hợp thông tin cần thiết.

D. Cả B và C.

1.5. Cơ sở dữ liệu là:

A. một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, chứa thông tin của một

tổ chức nào đó.

B. được lưu trữ trên các thiết bị nhớ.

C. đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người dùng với nhiều

mục đích khác nhau.

D. Cả A, B, C.

1.6. Phát biểu nào sau đây là đúng?

Đề tài NCKH cấp Ngành

A. Phần mềm cung cấp một môi trường thuận lợi và hiệu quả để tạo lập,

lưu trữ và khai thác thông tin của cơ sở dữ liệu được gọi là hệ quản trị cơ cở dữ

liệu.

B. Phần mềm cung cấp một môi trường thuận lợi và hiệu quả để tạo lập

CSDL được gọi là hệ quản trị cơ cở dữ liệu.

C. Phần mềm cung cấp một môi trường thuận lợi và hiệu quả để lưu trữ

CSDL được gọi là hệ quản trị cơ cở dữ liệu.

D. Phần mềm cung cấp một môi trường thuận lợi và hiệu quả để khai thác

thông tin của cơ sở dữ liệu được gọi là hệ quản trị cơ cở dữ liệu.

1.7. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Hệ cơ sở dữ liệu gồm một cơ sở dữ liệu và cùng với hệ quản trị cơ sở

dữ liệu để quản trị và khai thác cơ sở dữ liệu đó.

B. Hệ cơ sở dữ liệu chính là một cơ sở dữ liệu nào đó .

C. Hệ cơ sở dữ liệu gồm một cơ sở dữ liệu cùng với hệ quản trị cơ sở dữ

liệu để quản trị cơ sở dữ liệu đó.

D. Hệ cơ sở dữ liệu là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

1.8. Để lưu trữ và khai thác thông tin bằng máy tính cần phải có:

A. Cơ sở dữ liệu

B. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

C. Các thiết bị vật lý (máy tính, đĩa cứng, mạng,…)

D. Cả A, B, C

1.9.* Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Máy tính điện tử ra đời trước cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

B. Máy tính điện tử ra đời sau cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

C. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu ra đời trước máy tính điện tử và cơ sở dữ liệu.

D. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu, máy tính điện tử và cơ sở dữ liệu ra đời cùng

một thời điểm.

1.10* Sau khi thực hiện tìm kiếm thông tin trong một tệp hồ sơ học sinh, khẳng

định nào sau đây là đúng?

A. Trình tự các hồ sơ trong tệp không thay đổi.

B. Tệp hồ sơ có thể xuất hiện những hồ sơ mới.

C. Trình tự các hồ sơ trong tệp không thay đổi, nhưng những thông tin tìm

thấy đã được lấy ra nên không còn trong những hồ sơ tương ứng.

D. Những hồ sơ tìm được sẽ không còn trên tệp vì người ta đã lấy thông

tin ra.

1.11* Xét tệp hồ sơ HOCSINH của một lớp. Các hồ sơ được sắp xếp giảm dần

theo điểm trung bình của học sinh. Việc nào nêu dưới đây đòi hỏi phải duyệt tất

cả các hồ sơ trong tệp?

A. Tính điểm trung bình của tất cả các học sinh trong lớp.

Đề tài NCKH cấp Ngành

B. Tìm học sinh có điểm trung bình cao nhất.

C. Tính điểm trung bình của các học sinh nam trong lớp.

D. Tìm học sinh có điểm trung bình thấp nhất.

1.12* Việc xác định cấu trúc của hồ sơ được tiến hành vào thời điểm nào?

A. Trước khi nhập hồ sơ vào máy tính.

B. Cùng lúc với việc nhập và cập nhật hồ sơ.

C. Sau khi đã cập nhật các hồ sơ vào máy tính.

D. Trước khi thực hiện các phép tìm kiếm, tra cứu thông tin.

1.13* Một học sinh ở lớp 12 A được chuyển sang lớp 12B sau khai giảng 1

tháng. Nhưng sang học kỳ II, xét nguyện vọng cá nhân, nhà trường lại chuyển

học sinh đó trở lại lớp 12A. Tệp hồ sơ học bạ của lớp 12A được cập nhật bao

nhiêu lần?

A. Phải cập nhật hai lần

B. Phải cập nhật bốn lần

C. Phải cập nhật một lần

D. Không phải cập nhật lần nào

1.14** Xét tệp lưu trữ hồ sơ học bạ của học sinh, trong đó lưu trữ điểm tổng kết

của các môn Văn, Toán, Lý , Hóa, Tin. Những việc làm nào sau đây không thuộc

loại tìm kiếm?

A.Tìm học sinh có điểm trung bình năm môn cao nhất.

B. Tìm học sinh có điểm tổng kết môn Văn cao nhất

C. Tìm học sinh có điểm tổng kết môn Toán thấp nhất

D. Tìm học sinh nữ có điểm môn Toán cao nhất và học sinh nam có điểm

môn Tin cao nhất.

1.15** Bạn Nam có nhiều đĩa nhạc CD. Để nhanh chóng tìm được bài hát ưa

thích, bạn đó đã xây dựng một chương trình cho phép nhập lần lượt thư mục của

các CD bài hát vào bộ nhớ RAM và xác định xem bài hát mình ưa thích được ghi

trên đĩa nào. Điều nào sau đây là đúng?

A. Chương trình của bạn Nam chưa phải là cơ sở dữ liệu vì thông tin chưa

được ghi ở bộ nhớ ngoài.

B. Chương tình đó là cơ sở dữ liệu vì nó đáp ứng được nhu cầu khai thác

thông tin của bạn Nam.

C. Chương trình Nam xây dựng chưa phải là cơ sở dữ liệu vì sản phẩm

phần mềm đó chỉ có một người dùng.

D. CD là bộ nhớ ngoài, như vậy thông tin đã được ghi ở bộ nhớ ngoài và

vì vậy chương trình của Nam là một cơ sở dữ liệu.

1.16* Trong một cơ sở dữ liệu, các bản ghi của một tệp dữ liệu có tính chất gì?

A. Kích thước và cấu trúc giống nhau.

B. Khác nhau về kích thước và cấu trúc.

Đề tài NCKH cấp Ngành

C. Kích thước giống nhau nhưng cấu trúc khác nhau.

D. Kích thước khác nhau nhưng cấu trúc giống nhau.

1.17* Xét công tác quản lý hồ sơ, học bạ học sinh. Trong số các việc sau, những

việc nào không thuộc nhóm thao tác cập nhật hồ sơ?

A. In một hồ sơ

B. Sửa tên trong một hồ sơ

C. Xóa một hồ sơ

D. Thêm một hồ sơ

1.18. Cơ sở dữ liệu là:

A. Tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau theo một chủ đề nào đó được lưu

trữ trên các thiết bị nhớ để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người.

B. Tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau theo một chủ đề nào đó được ghi

lên giấy.

C. Tập hợp dữ liệu chứa đựng các kiểu dữ liệu: kí tự, số, ngày, giờ, hình

ảnh… của một chủ thể nào đó.

D. Tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau theo một chủ đề nào đó được lưu

trên giấy để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người.

Đề tài NCKH cấp Ngành

§2. HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU

2.1** Nếu so sánh với một trong những ngôn ngữ lập trình bậc cao như

PASCAL thì ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu tương đương với thành phần nào sau

đây?

A. Các công cụ khai báo dữ liệu.

B. Các chỉ thị đóng mở tập tin.

C. Các chỉ thị nhập dữ liệu.

D. Cả A, B, C.

2.2. Một hệ quản trị cơ sở dữ liệu có các chức năng cơ bản nào?

A. Cung cấp môi trường tạo lập cơ sở dữ liệu.

B. Cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu.

C. Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập vào cơ sở dữ liệu.

D. Cả A, B, C.

2.3** Những nét đặc trưng nào dưới đây của ngôn ngữ thao tác dữ liệu không

giống với ngôn ngữ lập trình bậc cao (Pascal, C++)?

A. Có các công cụ cho phép dễ dàng kiểm tra tính hợp thức của dữ liệu

nhập vào.

B.Có quy tắc viết câu lệnh( cú pháp) chặt chẽ.

C. Cho phép sử dụng biểu thức số học, biểu thức quan hệ và logic.

D. Có thể thực hiện các phép tính số học, quan hệ và logic.

2.4* Những điều khẳng định nào dưới đây là đúng?

A. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu nào cũng có một ngôn ngữ cơ sở dữ liệu

riêng.

B. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào hệ

điều hành.

C. Mọi chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu đều thể hiện qua ngôn ngữ

CSDL.

D. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một bộ phận của ngôn ngữ CSDL, đóng vai

trò chương trình dịch cho ngôn ngữ cơ sở dữ liệu.

2.5* Hệ quản trị CSDL không trực tiếp thực hiện những việc nào trong các việc

được nêu dưới đây?

A. Xóa tệp khi có yêu cầu của người dùng.

B. Xác lập quan hệ giữa bộ xử lý truy vấn và bộ quản lý dữ liệu.

C. Tiếp nhận yêu cầu của người dùng, biến đổi và chuyển giao yêu cầu đó

cho hệ điều hành ở dạng thích hợp.

D. Cả A, B, C.

2.6* Với một hệ quản trị CSDL, điều khẳng định nào dưới đây là sai?

Đề tài NCKH cấp Ngành

A. Người lập trình ứng dụng không được phép đồng thời là người quản trị

hệ thống vì như vậy vi phạm quy tắc an toàn và bảo mật.

B. Người lập trình ứng dụng không cần hiểu biết sâu về mức thể hiện vật

lý của cơ sở dữ liệu.

C. Người lập trình ứng dụng cần phải nắm vững ngôn ngữ CSDL.

D. Người lập trình ứng dụng có nhiệm vụ cung cấp các phương tiện mở

rộng khả năng dịch vụ của hệ quản trị CSDL.

2.7* Quy trình nào trong các quy trình dưới đây là hợp lý khi tạo lập hồ sơ cho

bài toán quản lý?

A. Tìm hiểu thực tế → tìm hiểu bài toán → xác định dữ liệu → tổ chức dữ

liệu → nhập dữ liệu ban đầu.

B. Tìm hiểu bài toán → tìm hiểu thực tế → xác định dữ liệu → tổ chức dữ

liệu → nhập dữ liệu ban đầu.

C. Tìm hiểu bài toán → tìm hiểu thực tế → xác định dữ liệu → nhập dữ

liệu ban đầu → tổ chức dữ liệu .

D. Tìm hiểu thực tế → tìm hiểu bài toán → nhập dữ liệu ban đầu → xác

định dữ liệu → tổ chức liệu .

2.8. Người nào có vai trò quan trọng trong vấn đề phân quyền hạn truy cập sử

dụng CSDL?

A. Người quản trị CSDL

B. Người dùng cuối

C. Người lập trình ứng dụng

D.Cả A, B, C

2.9. Người nào có vai trò quan trọng trong vấn đề sử dụng phần mềm ứng dụng

phục vụ nhu cầu khai thác thông tin?

A. Người dùng cuối

B. Người quản trị CSDL

C. Người lập trình ứng dụng

D. Cả A, B, C

2.10. Người nào đã tạo ra phần mềm ứng dụng đáp ứng nhu cầu khai thác thông

tin từ CSDL?

A.Người lập trình ứng dụng

B.Người dùng cuối

C.Người quản trị CSDL

D.Cả A, B, C

Đề tài NCKH cấp Ngành

CHƯƠNG II. HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU MICROSOFT ACCESS

§3. GIỚI THIỆU MICROSOFT ACCESS

3.1. Hệ quản trị CSDL Access có những khả năng nào?

A. Tạo lập các CSDL và lưu trữ chúng trên các thiết bị nhớ.

B. Tạo biểu mẫu để cập nhật dữ liệu.

C. Tạo báo cáo thống kê, tổng kết hay những mẫu hỏi để khai thác dữ liệu

trong CSDL.

D.Cả A, B, C.

3.2. Phương án nào dưới đây không phải là đối tượng trong Access?

A. CSDL

B. Bảng

C. Biểu mẫu

D. Báo cáo

3.3. Đối tượng nào trong Access dùng để lưu trữ dữ liệu; chứa thông tin về một

chủ thể xác định?

A. Bảng

B. Mẫu hỏi

C. Biểu mẫu

D. Báo cáo

3.4. Đối tượng nào trong Access dùng để sắp xếp, tìm kiếm và kết xuất dữ liệu

xác định từ một hoặc nhiều bảng?

A. Mẫu hỏi

B. Báo cáo

C. Biểu mẫu

D. Bảng

3.5. Đối tượng nào trong Access giúp tạo giao diện thuận tiện cho việc nhập hoặc

hiển thị thông tin?

A. Biểu mẫu

B. Mẫu hỏi

C. Báo cáo

D. Bảng

3.6. Đối tượng nào trong Access được thiết kế định dạng, tính toán, tổng hợp các

dữ liệu được chọn và in ra?

A. Báo cáo

B. Mẫu hỏi

C. Bảng

D. Biểu mẫu

3.7. Để khởi động Access ta chọn:

Đề tài NCKH cấp Ngành

A. Start → All Program → Microsoft Access

B. Start → All Program → Microsoft Word

C. Start → All Program → Microsoft Excel

D. Start → All Program → Microsoft Powerpoint

3.8. Để khởi động Access, ta nháy đúp biểu tượng nào trên màn hình nền?

A.

B.

C.

D.

3.9. Để tạo một CSDL mới trong Access, ta thực hiện như thế nào?

A. File→ New→ Blank Database→chọn vị trí lưu và đặt tên.

B. File→ New→chọn vị trí lưu và đặt tên.

C. File→ Open

D. File→ Open→Blank Database

3.10. Một CSDL trong Access có phần mở rộng là:

A. ∙mdb

B. ∙doc

C. ∙ppt

D. ∙xls

3.11. Để tạo một CSDL mới trong Access, ta thực hiện như thế nào?

A. File→ New→ Blank Database

B. Nháy biểu tượng → Blank Database

C. Nhấn Ctrl_N→ Blank Database

D. Cả A, B. C đều đúng

3.12. Để mở một CSDL đã có trong Access, ta thực hiện như thế nào?

A. File→ Open→Nháy đúp tên CSDL cần mở.

B. Nháy chuột lên tên của CSDL trong khung New File.

C. Nhấn Ctrl_O→Nháy đúp tên cơ sở dữ liệu cần mở.

D. Cả A, B. C đều đúng.

3.13. Để kết thúc phiên làm việc với Access, ta thực hiện như thế nào?

A. File→Exit

B. Nháy nút

C. Nhấn Alt_F4

D. Cả A, B. C đều đúng.

Đề tài NCKH cấp Ngành

3.14.Để thay đổi chế độ làm việc với các đối tượng, ta nháy chọn biểu tượng

nào?

A.

B.

C.

D.

3.15. Access là:

A. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

B. Cơ sở dữ liệu

C. Phần mềm soạn thảo văn bản

D. Phần mềm xử lý ảnh

3.16* Access là hệ QTCSDL dành cho:

A. Máy tính cá nhân

B. Các máy tính trong mạng toàn cầu

C. Các máy tính trong mạng diện rộng.

D. A và B.

3.17* Trong Access, một CSDL thường là:

A. một tệp

B. tập hợp các bảng có liên quan với nhau.

C. một sản phẩm phần mềm.

D. một đối tượng

3.18* Dữ liệu của CSDL được lưu ở:

A. Bảng

B. Mẫu hỏi

C. Biểu mẫu

D. Báo cáo

3.19. Biểu tượng dùng để chỉ đối tượng nào trong Access?

A. Mẫu hỏi

B. Bảng

C. Báo cáo

D. Biểu mẫu

3.20. Biểu tượng dùng để chỉ đối tượng nào trong Access?

A. Bảng

B. Mẫu hỏi

C. Báo cáo

D. Biểu mẫu

Đề tài NCKH cấp Ngành

3.21. Biểu tượng dùng để chỉ đối tượng nào trong Access?

A. Biểu mẫu

B. Mẫu hỏi

C. Bảng

D. Biểu mẫu

3.22. Biểu tượng dùng để chỉ đối tượng nào trong Access?

A. Báo cáo

B. Mẫu hỏi

C. Biểu mẫu

D. Bảng

3.23. Nút lệnh nào dùng để chuyển đối tượng sang chế độ thiết kế?

A.

B.

C.

D.

3.24. Nút lệnh nào dùng để chuyển đối tượng sang chế độ trang dữ liệu?

A.

B.

C.

D.

3.25. Nút lệnh nào dùng để tạo đối tượng mới trong Access?

A.

B.

C.

D.

3.26. Nút lệnh nào dùng để mở đối tượng trong Access?

A.

B.

C.

D.

3.27. Nút lệnh nào dùng để xóa đối tượng đang chọn trong Access?

A.

Đề tài NCKH cấp Ngành

B.

C.

D.

3.28* Tên file trong Access đặt theo quy tắc nào?

A. Phần tên không quá 255 kí tự kể cả kí tự trắng, phần mở rộng không

cần gõ, Access tự gán .MDB.

B. Phần tên không quá 256 kí tự kể cả kí tự trắng, phần mở rộng không

cần gõ, Access tự gán .MDB.

C. Phần tên không quá 128 kí tự kể cả kí tự trắng, phần mở rộng không

cần gõ, Access tự gán .MDB.

A. Phần tên không quá 8 kí tự kể cả kí tự trắng, phần mở rộng không cần

gõ, Access tự gán .MDB.

3.29* Thuật sĩ là gì?

A. Thuật sĩ là chương trình hướng dẫn từng bước giúp tạo được các đối

tượng của CSDL từ các mẫu dựng sẵn một cách nhanh chóng.

B. Thuật sĩ là một đối tượng trong Access.

C. Thuật sĩ là một tệp CSDL trong Access.

D. Thuật sĩ là một phần mềm trong bộ phần mềm Microsoft Office.

Đề tài NCKH cấp Ngành

§4. CẤU TRÚC BẢNG

4.1. Dữ liệu trong Access được lưu trữ dưới dạng nào?

A. Bảng

B. Mẫu hỏi

C. Báo cáo

D. Biểu mẫu

4.2*. Phát biểu nào sau đây là sai?

A.Hai bản ghi khác nhau có thể có cùng dữ liệu giống nhau hoàn toàn.

B. Mỗi trường có một kiểu dữ liệu.

C. Mỗi trường là một cột của bảng thể hiện một thuộc tính của chủ thể cần

quản lý.

D. Mỗi bản ghi là một hàng của bảng gồm dữ liệu về các thuộc tính của

chủ thể được quản lý.

4.3. Kiểu dữ liệu Text là:

A. Dữ liệu kiểu văn bản gồm các ký tự.

B. Dữ liệu kiểu tiền tệ.

C. Dữ liệu kiểu số.

D. Dữ liệu kiểu ngày, giờ.

4.4. Kiểu dữ liệu Number là:

A. Dữ liệu kiểu số.

B. Dữ liệu kiểu số đếm, tăng tự động.

C. Dữ liệu kiểu tiền tệ.

D. Dữ liệu kiểu ngày / giờ.

4.5. Kiểu dữ liệu Date/Time là:

A. Dữ liệu kiểu ngày giờ.

B. Dữ liệu văn bản gồm các ký tự.

C. Dữ liệu kiểu số.

D. Dữ liệu tiền tệ.

4.6. Kiểu dữ liệu Auto Number là:

A. Dữ liệu kiểu số đếm, tăng tự động.

B. Dữ liệu văn bản gồm các ký tự.

C. Dữ liệu kiểu văn bản.

D. Dữ liệu kiểu logic.

4.7. Kiểu dữ liệu Yes/No là:

A. Dữ liệu kiểu logic.

B. Dữ liệu kiểu số.

C. Dữ liệu kiểu văn bản.

D. Dữ liệu kiểu tiền tệ.

Đề tài NCKH cấp Ngành

4.8. Để thay đổi kích thước của trường, ta chọn vào tính chất nào?

A. Field Size

B. Format

C. Caption

D. Input Mask

4.9. Để quy định cách hiển thị và in dữ liệu, ta chọn tính chất nào?

A. Format

B. Caption

C. Required

D. Input Mask

4.10. Để thay tên trường bằng các phụ đề dễ hiểu với người dùng khi hiển thị, ta

nháy chọn vào tính chất nào?

A. Caption

B. Field Size

C. Format

D. Required

4.11. Để chỉ định khóa chính cho một trường, ta có thể thực hiện bằng cách nào?

A. Nháy nút

B. Chọn lệnh Edit→Primary

C. Nháy nút phải chuột→chọn Primary key

D. Cả A, B, C đều đúng

4.12. Để thêm trường ở chế độ thiết kế ta chọn:

A. Insert→Rows

B. Edit→Delete Rows

C. Edit→Primary key

D. File→Save

4.13*. Kiểu dữ liệu TEXT thích hợp cho các giá trị mô tả nào dưới đây?

A. Chữ hoặc kết hợp chữ và số hoặc các số không yêu cầu tính toán,

chẳng hạn số điện thoại.

B. Văn bán dài mô tả tóm tắt về sản phẩm.

C. Là hàng mẫu hoặc hàng bán (Chỉ nhận một trong hai giá trị).

D. Số thứ tự của môt dạnh sách các sản phẩm.

4.14*. Kiểu dữ liệu Auto Number thích hợp cho các giá trị mô tả nào dưới đây?

A. Số thứ tự của một danh sách các sản phẩm.

B. Số tham gia tính toán như tỉ giá, đơn giá và số lượng.

C. Ngày giờ mua/ bán hàng, ngày sinh.

D. Chữ hoặc kết hợp chữ và số hoặc các số không yêu cầu tính toán,

chẳng hạn số điện thoại.

Đề tài NCKH cấp Ngành

4.15*. Kiểu dữ liệu Number thích hợp cho các giá trị mô tả nào dưới đây?

A. Số tham. tính toán như tỉ giá, đơn giá và số lượng.

B. Số thứ tự của một danh sách các sản phẩm.

C. Chữ hoặc kết hợp chữ và số hoặc các số không yêu cầu tính toán,

chẳng hạn số điện thoại.

D. Là hàng mẫu hoặc hàng bán( chỉ nhận một trong hai giá trị).

4.16*. Kiểu dữ liệu Date/Time thích hợp cho các giá trị mô tả nào dưới đây?

A. Ngày giờ mua/ bán hàng, ngày sinh.

B. Số tham gia tính toán như tỉ giá, đơn giá và số lượng.

C. Số thứ tự của một danh sách các sản phẩm.

D. Là hàng mẫu hoặc hàng bán( chỉ nhận một trong hai giá trị).

4.17*. Kiểu dữ liệu Yes/ No thích hợp cho các giá trị mô tả nào dưới đây?

A. Là hàng mẫu hoặc hàng bán( chỉ nhận một trong hai giá trị).

B. Số thứ tự của một danh sách các sản phẩm.

C. Số tham gia tính toán như tỉ giá, đơn giá và số lượng.

D. Ngày giờ mua/ bán hàng, ngày sinh.

4.18*. Kiểu dữ liệu Memo thích hợp cho các giá trị mô tả nào dưới đây?

A. Văn bản dài mô tả tóm tăt về sản phẩm.

B. Số tham gia tính toán như tỉ giá, đơn giá và số lượng.

C. Ngày giờ mua/ bán hàng, ngày sinh.

D. Số thứ tự của một danh sách các sản phẩm.

4.19*. Khi nào thì có thể nhập dữ liệu vào bảng?

A. Sau khi bảng đã được tạo trong CSDL.

B. Ngay sau khi CSDL được tạo ra.

C. Bất cứ khi nào có dữ liệu.

D. Bất cứ lúc nào cần nhập dữ liệu.

4.20*. Số liệu bản ghi để xác định các bản ghi và được gán cho các bản ghi bởi:

A. Hệ QTCSDL

B. Người thiết kế CSDL

C.Người sử dụng CSDL

D.Hệ điều hành

4.21*. Trong chế độ thiết kế, một trường thay đổi khi:

A. Một trong những tính chất của trường thay đổi.

B. Kiểu dữ liệu của trường thay đổi.

C. Tên trường thay đổi.

D. Cả A, B.C.

4.22. Thay đổi cấu trúc bảng là:

A. Thêm đường mới

B. Xóa đường

Đề tài NCKH cấp Ngành

C. Thay đổi tên, kiểu dữ liệu, tính chất của trường…

D. Cả A, B, C

4.23. Một bảng có tối đa bao nhiêu trường?

A. 255

B. 20

C. 10

D. Chỉ bị giới hạn bởi bộ nhớ

4.24. Trong một bảng có tối đa bao nhiêu trường kiểu AutoNumber?

A. 1

B. 0

C. 2

D. Bao nhiêu cũng được, tùy ý người thiết kế CSDL.

4.25*. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Một bảng ghi có thể chứa nhiều trường.

B. Trong Access, dữ liệu được chứa trong tất cả các đối tượng như bảng,

mẫu hỏi, biểu mẫu, báo cáo.

C. Dữ liệu trong các trường của một bản ghi phải khác nhau.

D. Tất cả các bảng trong một cơ sở dữ liệu phải có số trường bằng nhau.

4.26*. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Giá trị ngầm định của tất cả trường có kiểu Number là 0.

B. Nếu không chỉ định rõ độ dài thì trường Text được gán độ dài bằng 25.

C. Tất cả các bảng trong một cơ sở dữ liệu phải có số trường bằng nhau.

D. Có thể sao chép bản ghi trong một bảng (giống như sao chép hàng của

bảng trong Word).

4.27. Sau khi thiết kế xong bảng, nếu ta không chỉ định khóa chính thì:

A. Dữ liệu của bảng có thể có hai hàng giống hệt nhau.

B. Access không cho phép lưu bảng.

C. Access không cho phép nhập dữ liệu.

C. Access sẽ tự động chọn trường khai báo đầu tiên làm khóa chính.

4.28*. Làm cách nào để giảm thiểu lỗi khi nhập dữ liệu?

A. Xác định tính hợp lệ của dữ liệu bằng tính chất Validation Rule.

B. Định nghĩa đúng kiểu dữ liệu thích hợp (Data Type).

C. Định nghĩa độ dài thích hợp cho các trường (Field Size).

D. Cả A, B, C.

4.29** Quy tắc nào là hợp lệ của dữ liệu đưa vào: ”Điểm của học sinh (ví dụ

điểm môn Toán)?

A. ([Toán]>=0 And ([Toan] < = 10)

B. <>0.

C. <= #25/08/2008# And >= #10/05/2008#

Đề tài NCKH cấp Ngành

D. Like ”??”

4.30. Trong Access, một bản ghi được tạo thành từ dãy các:

A. Trường

B. CSDL

C. Tệp

D. Bản ghi khác

4.31. Nút Primary Key là nút nào trong các nút sau?

A.

B.

C.

D.

4.32. Hãy sắp xếp các bước sau để được một thao tác đúng?

(1) Chọn nút Create

(2) Nhập tên CSDL

(3) Chọn Blank Database

(4) Chọn File→New

A. (4)→(3)→(2)→(1)

B. (3)→(4)→(1)→(2)

C. (4)→(2)→(1)→(3)

D. (4)→(2)→(3)→(1)

4.33. Bảng đã được hiển thị ở chế độ thiết kế, muốn xóa trường đã được chọn, ta

thực hiện như thế nào?

A. Edit→ Delete Rows

B. File→ New →Blank Database

C. Insert.→ Rows

D. Creat Table by using wizard

4.34. Bảng đã được hiển thị ở chế độ trang dữ liệu, muốn thêm một bản ghi, ta

thực hiện như thế nào?

A. Insert→ New Record

B. Insetr→ Column

C. Edit.→ Delete Rows

D. Delete

4.35**. Khi chọn kiểu dữ liệu cho trường THANHTIEN (thành tiền) bắt buộc

phải kèm theo đơn vị tiền tệ, ta nên chọn loại nào?

A. Currency

B. Number

C. Text

D. AutoNumber

Đề tài NCKH cấp Ngành

4.36**. Khi chọn kiểu dữ liệu cho trường chỉ chứa một trong hai giá trị như giới

tính, ta nên chọn loại nào để nhập dữ liệu cho nhanh?

A. Yes / No

B. Text

C. Number

D. Date / Time

4.37**. Khi chọn kiểu dữ liệu cho trường điểm, ta nên chọn loại nào?

A. Number

B. Text

C. Yes / No

D. AutoNumber

Đề tài NCKH cấp Ngành

§5. CÁC THAO TÁC CƠ BẢN TRÊN BẢNG

5.1. Công việc nào dưới đây thuộc thao tác cập nhật dữ liệu?

A. Thêm bản ghi mới

B. Chỉnh sửa bản ghi

C. Xóa bản ghi

D. Cả A, B, C

5.2. Nút lệnh nào dùng để thêm bản ghi mới trong Access?

A.

B.

C.

D.

5.3. Nút lệnh nào dùng để xóa bản ghi trong Access?

A.

B.

C.

D.

5.4. Nút lệnh nào dùng để sắp xếp các bản ghi theo thứ tự tăng dần?

A.

B.

C.

D.

5.5. Nút lệnh nào dùng để sắp xếp các bản ghi theo thứ tự giảm dần?

A.

B.

C.

D.

5.6. Nút lệnh nào dùng để lọc dữ liệu theo ô dữ liệu được chọn?

A.

B.

C.

D.

5.7. Nút lệnh nào dùng để lọc dữ liệu theo mẫu?

Đề tài NCKH cấp Ngành

A.

B.

C.

D.

5.8. Để tìm kiếm cụm từ nào đó trong bảng, ta thực hiện như thế nào?

A. Chọn Edit Find

B. Nháy nút

C. Nhấn Ctrl-F

D. Cả A, B, C đều đúng

5.9. Để chuyển đến bản ghi cuối cùng, ta nháy chọn nút lệnh nào?

A.

B.

C.

D.

5.10. Để chuyển về bản ghi đầu tiên, ta nháy chọn nút lệnh nào?

A.

B.

C.

D.

5.11. Để chuyển về bản ghi ngay trước bản ghi hiện thời, ta nháy chọn nút lệnh

nào?

A.

B.

C.

D.

5.12. Để chuyển đến bản ghi tiếp theo của bản ghi hiện thời, ta nháy chọn nút

lệnh nào?

A.

B.

C.

D.

5.13* Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Có thể có các khóa chính giống nhau trong bảng.

B. Tên trường có thể chứa các kí tự số và không thể dài hơn 64 kí tự.

Đề tài NCKH cấp Ngành

C. Chỉ có thể thực hiện các phép toán số học trên dữ liệu của trường kiểu

số.

D. Có thể sử dụng phím Tab để di chuyển giữa các ô trong bảng ở chế độ

trang dữ liệu.

5.14. Muốn sắp xếp các bản ghi theo thứ tự tăng dần, ta thực hiện như thế nào?

A. Record Sort Sort Ascending

B. Record Filter Filter by Form

C. Insert Column

D. Insert New Record

5.15. Muốn lọc những bản ghi theo ô dữ liệu đang chọn, ta thực hiện như thế

nào?

A. Record Filter Filter by Selection

B. Record Filter Filter by Form

C. Insert Column

D. Edit Find

Đề tài NCKH cấp Ngành

§6. BIỂU MẪU

6.1. Để làm việc với biểu mẫu, ta chọn nhãn nào trong bảng chọn đối tượng?

A. Forms

B. Tables

C. Reports

D. Queries

6.2. Biểu mẫu là một loại đối tượng trong Access được thiết kế để:

A. Hiển thị dữ liệu trong bảng dưới dạng thuận tiện để xem, nhập và sửa

dữ liệu.

B. Hiển thị dữ liệu dưới dạng bảng để xem, nhập và sửa dữ liệu.

C. Thực hiện các thao tác thông qua các nút lệnh.

D. A và C.

6.3. Để tạo biểu mẫu mới bằng cách tự thiết kế, ta thực hiện như thế nào?

A. Nháy đúp vào Creat form in Design View.

B. Nháy đúp vào Creat table in Design View.

C. Nháy đúp vào Creat form by using Wizard.

D. A, C đều đúng.

6.4. Để tạo biểu mẫu mới bằng cách dùng thuật sĩ, ta thực hiện như thế nào?

A. Nháy đúp vào Creat form by using Wizard.

B. Nháy đúp vào Creat table in Design View.

C. Nháy đúp vào Creat form in Design View.

D. A, C đều đúng.

6.5. Trong hộp thoại Form Wizard, để chuyển tất cả các trường từ hộp danh sách

Availabe Fields sang hộp danh sách Selected Fields, ta nháy chọn nút lệnh nào?

A.

B.

C.

D.

6.6. Trong chế độ thiết kế, để di chuyển các trường khi chỉnh sửa thiết kế biểu

mẫu, con trỏ phải có dạng như thế nào?

A. Hình bàn tay

B. Hình mũi tên hai đầu ngang

C. Hình mũi tên hai đầu dọc

D. Hình mũi tên bốn đầu

6.7. Để làm việc trong chế độ biểu mẫu, ta thực hiện như thế nào?

A. Nháy đúp chuột lên tên biểu mẫu.

Đề tài NCKH cấp Ngành

B. Chọn biểu mẫu rồi nháy nút .

C. Nháy nút nếu đang ở chế độ thiết kế.

D. Cả A, B, C đều đúng.

6.8. Chế độ biểu mẫu thích hợp với người nào?

A. Người dùng

B. Người quản trị CSDL

C. Người thiết kế CSDL

D. A và C

6.9. Chế độ trang dữ liệu thích hợp với người nào?

A. Người quản trị CSDL

B. Người dùng

C. Người thiết kế CSDL

D. B và C

6.10. Chế độ thiết kế thích hợp với người nào?

A. Người thiết kế CSDL

B. Người dùng

C. Người quản trị CSDL

D. B và C

6.11. Việc nhập dữ liệu có thể được thực hiện một cách thuận lợi thông qua:

A. Biểu mẫu

B. Trang dữ liệu

C. Cột

D. Hàng

6.12* Khi tạo ra một biểu mẫu để nhập dữ liệu thì ta bắt buộc phải:

A. xác định dữ liệu nguồn.

B. xác định hành động cho biểu mẫu đó.

C. chọn bố cục cho biểu mẫu.

D. nhập tên cho biểu mẫu.

6.13. Trong chế độ thiết kế, để thay đổi độ rộng các trường khi chỉnh sửa thiết kế

biểu mẫu, con trỏ phải có dạng như thế nào?

A. Hình mũi tên hai đầu

B. Hình bàn tay

C. Hình mũi tên bốn đầu

D. Hình con trỏ chuột

6.14* Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Không thể sửa đổi được biểu mẫu sau khi tạo biểu mẫu bằng thuật sĩ.

B. Có thể tự thiết kế biểu mẫu bằng cách nháy đúp Creat form in Design

View.

Đề tài NCKH cấp Ngành

C. Việc cập nhật dữ liệu trong biểu mẫu thực chất là cập nhật dữ liệu trên

bảng dữ liệu nguồn.

D. Nhấn và giữ phím Shift kết hợp với kích chọn đối tượng để chọn được

nhiều đối tượng trong biểu mẫu.

6.15* Biểu mẫu là đối tượng trong Access dùng để thực hiện công việc chủ yếu

nào?

A. Nhập và sửa dữ liệu

B. Lập báo cáo

C. Kết xuất thông tin

D. Tìm kiếm thông tin

Đề tài NCKH cấp Ngành

§7. LIÊN KẾT GIỮA CÁC BẢNG

7.1. Liên kết giữa các bảng khi xây dựng CSDL nhằm khắc phục những nhược

điểm gì?

A. Không đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin.

B. Dư thừa dữ liệu

C. Không đảm bảo sự nhất quán dữ liệu

D. Cả B và C

7.2. Để tạo mối liên kết giữa các bảng, ta mở cửa sổ Relationships bằng cách

nháy vào nút lệnh nào?

A.

B.

C.

D.

7.3. Liên kết giữa các bảng có lợi ích gì?

A. Tránh được dư thừa dữ liệu

B. Đảm bảo tính nhất quán dữ liệu

C. Có thể có được thông tin tổng hợp từ nhiều bảng

D. Cả A, B, C.

7.4. Muốn xóa liên kết giữa hai bảng, trong cửa sổ Relationships ta thực hiện như

thế nào?

A. Chọn đường liên kết giữa hai bảng đó và nhấn phím Delete.

B. Chọn hai bảng và nhấn phím Delete.

C. Chọn tất cả các bảng và nhấn phím Delete.

D. Chọn một bảng náo đó trong hai bảng và nhấn phím Delete.

7.5. Khi muốn thiết lập liên kết giữa hai bảng thì mỗi bảng phải có:

A. Tối thiểu một trường giống nhau

B. Khóa chính giống nhau

C. Số trường bằng nhau

D. Số bản ghi bằng nhau

Đề tài NCKH cấp Ngành

§8. TRUY VẤN DỮ LIỆU

8.1* Khả năng nào dưới đây không thể thực hiện được thông qua mẫu hỏi?

A. Tạo cấu trúc bảng

B. Sắp xếp các bản ghi

C. Thực hiện tính toán

D. Tổng hợp và hiển thị thông tin từ nhiều bảng hoặc mẫu hỏi khác

8.2. Toán hạng trong các biểu thức có thể là:

A. Hằng văn bản

B. Tên trường

C. Hàm

D. Cả A, B, C

8.3. Hàm dùng để tính tổng là:

A. SUM

B. AVG

C. COUNT

D. MAX

8.4. Hàm dùng để tìm giá trị nhỏ nhất là:

A. MIN

B. AVG

C. SUM

D. MAX

8.5. Hàm dùng để tính giá trị trung bình là:

A. AVG

B. SUM

C. COUNT

D. MAX

8.6. Hàm dùng để đếm số giá trị khác trống là:

A. COUNT

B. AVG

C. SUM

D. MAX

8.7. Trong cửa số mẫu hỏi ở chế độ thiết kế, để xác định các trường xuất hiện

trong mẫu hỏi ta chọn mục nào?

A. Show

B. Sort

C. Field

D. Table

Đề tài NCKH cấp Ngành

8.7. Trong cửa số mẫu hỏi ở chế độ thiết kế, để xác định các trường cần sắp xếp

ta chọn mục nào?

A. Sort

B. Show

C. Criteria

D. Table

8.9. Để mô tả điều kiện chọn các bản ghi đưa vào mẫu hỏi, ta chọn mục nào

trong cửa sổ mẫu hỏi ở chế độ thiết kế?

A. Criteria

B. Field

C. Show

D. Table

8.10. Truy vấn dữ liệu có nghĩa là:

A. Tìm kiếm và hiển thi dữ liệu

B. Xóa các dữ liệu không cần đến nữa

C. In dữ liệu

D. Cập nhật dữ liệu

8.11. Nếu thêm nhầm một bảng làm dữ liệu nguồn trong khi tạo mẫu hỏi, để bỏ

bảng đó khỏi cửa sổ thiết kế, ta thực hiện:

A. Query Remove Table

B. Query Delete Table

C. Edit Delete Table

D. B hoặc C

8.12. Nút lệnh nào dùng để thêm hàng Total vào lưới thiết kế?

A.

B.

C.

D.

8.13. Nút lệnh nào dùng để thực hiện mẫu hỏi?

A.

B.

C.

D.

8.14. Nút lệnh nào dùng để thêm bảng làm dữ liệu nguồn cho mẫu hỏi?

A.

B.

Đề tài NCKH cấp Ngành

C.

D.

8.15* Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Ngầm định các trường đưa vào mẫu hỏi đều được hiển thị.

B. AVG, MIN, MAX, COUNT là các hàm tổng hợp dữ liệu.

C. Mỗi trường trên hàng Field chỉ xuất hiện đúng một lần.

D. Không thể thay đổi thứ tự các trường trong mẫu hỏi

8.16** Để tạo trường mới tính điểm trung bình (DTB) bằng trung bình cộng của

điểm toán (DT), điểm lý (DL), điểm hóa (DH), ta viết lệnh như thế nào?

A. TBC: ([DT]+[DL]+[DH])/3

B. TBC= [DT]+[DL]+[DH]/3

C. TBC: (DT+DL+DH)/3

D. TBC= (DT+DL+DH)/3

8.17** Biểu thức điều kiện nào sau đây thể hiện giới tính là NAM và có điểm

trung bình trên 8.0?

A. [GIOITINH] = "NAM" AND [DTB] >8.0

B. GIOITINH = "NAM" AND DTB >8.0

C. GIOITINH = "NAM" OR DTB >8.0

D. [GIOITINH] = "NAM" OR [DTB] >8.0

8.18** Biểu thức nào thể hiện yêu cầu hiển thị thông tin các nhân viên nữ có năm

sinh trước năm 1980?

A. [GIOITINH] = "NỮ" AND YEAR([NGAYSINH]) < 1980

B. GIOITINH = "NỮ" AND YEAR(NGAYSINH) < 1980

C. [GIOITINH] = "NỮ" AND [NGAYSINH] < 1980

D. GIOITINH = "NỮ" AND NGAYSINH < 1980

8.19* Sau khi thiết lập điều kiện chọn trong mẫu hỏi, khi lưu mẫu hỏi cái gì sẽ

được lưu lại?

A. Cấu trúc mẫu hỏi.

B. Kết quả của mẫu hỏi.

C. Cách thức định vị các bản ghi của hệ QTCSDL.

D. Cách thức ẩn đi các bản ghi không thỏa mãn điều kiện trong CSDL.

8.20. Mẫu hỏi là đối tượng ...

A. cho phép kết xuất thông tin từ một hoặc nhiều bảng.

B. được thiết kế để định dạng, tính toán, tổng hợp các dữ liệu được chọn và

in ra.

C. cơ sở dùng để lưu dữ liệu.

D. giúp cho việc nhập và hiển thị thông tin một cách thuận tiện.

Đề tài NCKH cấp Ngành

§9. BÁO CÁO VÀ KẾT XUẤT BÁO CÁO

9.1. Báo cáo thường được sử dụng để:

A. Thể hiện sự so sánh thông tin từ các nhóm dữ liệu.

B. Trình bày nội dung văn bản theo mẫu qui định.

C. Tổng hợp thông tin từ các nhóm dữ liệu.

D. Cả A, B, C

9.2. Để làm việc với báo cáo ta chọn nhãn nào?

A. Reports

B. Queries

C. Tables

D. Forms

9.3*. Việc nào sau đây không thể làm được với báo cáo?

A. Lọc những bản ghi thỏa mãn một điều kiện nào đó.

B. Chèn hình ảnh cho báo cáo sinh động.

C. Sắp thứ tự các bản ghi.

D. Định dạng kiểu chữ, cỡ chữ cho các tiêu đề và dữ liệu.

9.4. Khi mở một báo cáo, nó được hiển thị dưới dạng nào?

A. Chế độ xem trước

B. Chế độ thiết kế

C. Chế độ trang dữ liệu

D. Chế độ biểu mẫu

9.5. Đối tượng nào không thể dùng để cập nhật dữ liệu?

A. Báo cáo

B. Biểu mẫu

C. Bảng

D. Mẫu hỏi

Đề tài NCKH cấp Ngành

CHƯƠNG III. HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ

§10. CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ

10.1* Trong tin học, mọi giá trị xử lí đều hữu hạn (tuy có thể rất lớn). Vậy số

lượng tối đa các bản ghi trong một quan hệ phụ thuộc vào điều gì?

A. Giá trị nhỏ nhất giữa kích thước tối đa cho phép của tệp trong hệ điều

hành và dung lượng bộ nhớ còn trống của thiết bị ngoài, nơi lưu trũ tệp.

B. Theo quy định của từng hệ QTCSDL cụ thể.

C. Dung lượng bộ nhớ của thiết bị ngoài nơi lưu trữ tệp.

D. Kích thước tối đa cho phép của tệp trong hệ điều hành.

10.2. Hai bảng trong một CSDL quan hệ liên kết với nhau thông qua:

A. Thuộc tính khóa.

B. Địa chỉ của các bảng.

C.Thuộc tính của các trường được chọn.

D.Tên trường.

10.3* Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Không thể đưa tất cả các thông tin cần thiết vào một bảng.

B. Có thể tồn tại bảng trong đó tất cả các trường đều là khóa của bảng đó.

C. Trong một CSDL có thể tồn tại hai cột thuộc tính cùng tên nếu hai cột

ở hai bảng khác nhau.

D. Có thể tổ chức một CSDL có nhiều bảng, nhưng không có mối liên kết

nào giữa các bảng.

10.4* Hai bảng trong một CSDL quan hệ được liên kết với nhau bởi các khóa.

Điều khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Trong các khóa liên kết phải có ít nhất một khóa là khóa chính ở một

bảng nào đó.

B. Các khóa liên kết phải là khóa chính của mỗi bảng.

C. Trong các khóa liên kết có thể không có khóa chính nào tham gia.

D. Cả A, B, C.

10.5 Trong CSDL quan hệ, bảng được gọi là gì?

A. Quan hệ

B. Thuộc tính

C. Bản ghi

D. Cả A, B, C đều được

10.6** Để phục vụ quản lý việc bán hàng ở một cửa hang bán l người ta thiết kế

CSDL quan hệ với hai bảng Hàng hóa và Bán hàng. Có bốn người đưa ra bốn

bản thiết kế như sau: Thi t k c a ngư i thứ 1:

B ng Hàng h a:

Đề tài NCKH cấp Ngành

Mã Hàng Tên hàng Đơn giá

HH01 Gạo 6000

HH02 Nếp 8000

HH03 Ngô 5000

HH04 Đậu xanh 10000

........... .........

B ng Bán hàng:

Mã Hàng Số lượng Ngày bán

HH02 10 10/08/11

HH01 10 12/08/11

HH01 25 15/08/11

...... ............. ..........

Thi t k c a ngư i thứ 2:

B ng Hàng h a:

Mã Hàng Tên hàng Đơn giá

HH01 Gạo 6000

HH02 Nếp 8000

HH03 Ngô 5000

HH04 Đậu xanh 10000

........... .........

B ng Bán hàng:

STT Mã Hàng Số lượng Ngày bán

1 HH02 10 10/08/11

2 HH01 10 12/08/11

3 HH01 25 15/08/11

..... ...... ............. ..........

Thi t k c a ngư i thứ 3:

B ng Hàng h a:

STT Mã Hàng Tên hàng Đơn giá

1 HH01 Gạo 6000

2 HH02 Nếp 8000

3 HH03 Ngô 5000

4 HH04 Đậu xanh 10000

....... ........... .........

B ng Bán hàng:

STT Mã Hàng Số lượng Ngày bán

Đề tài NCKH cấp Ngành

1 HH02 10 10/08/11

2 HH01 10 12/08/11

3 HH01 25 15/08/11

...... ...... ............. ..........

*Thi t k c a ngư i thứ 4:

B ng Hàng h a:

STT Mã Hàng Tên hàng Đơn giá

1 HH01 Gạo 6000

2 HH02 Nếp 8000

3 HH03 Ngô 5000

4 HH04 Đậu xanh 10000

........... .........

B ng Bán hàng:

Mã Hàng Số lượng Ngày bán

HH02 10 10/08/11

HH01 10 12/08/11

HH01 25 15/08/11

...... ............. ..........

Bản thiết kế nào là hợp lý nhất?

A. Bản thiết kế của người thứ hai.

B. Bản thiết kế của người thứ tư.

C. Bản thiết kế của người thứ nhất.

D. Bản thiết kế của người thứ ba.

10.7** Để quản lí chất lượng sản phẩm ở nhà máy lắp ráp ôtô người ta phải lập

một số bảng trong đó có:

1. B ng n ph m: 2.B ng Công nhân:

Mã SP Tên SP

SP01 Gương chiếu hậu

Sp02 Kính cửa

Sp03 Còi

Sp04 Phanh

3. B ng ắp ráp:

STT Mã SP Mã CN

Mã CN Họ và tên

001 Lê Hài An

002 Nguyễn Văn Trung

003 Lê thị Sen

........ ........................

Đề tài NCKH cấp Ngành

1 SP01 003

2 Sp02 001

3 Sp04 002

.......... ............... .............

Hãy xác định khóa chính ở mỗi bảng theo thứ tự lần lượt như trên?

A. Mã SP - Mã CN - STT

B. Tên SP - Mã CN -Mã SP

C. Mã SP - Mã CN - Mã SP

D. Tên Sp - Mã CN - STT

10.8** Để quản lí việc xử phạt các lỗi vi phạm an toàn giao thông, người ta xây

dựng một CSDL trong đó có một số bảng như sau:

1. B ng L i i ph m: 2. B ng X

ph t:

lỗi

Lỗi

VP1 Vượt quá tốc độ cho

phép

VP2 Vượt đèn đỏ

Vp3 Không đội mũ bảo hiểm

...... ......................................

Hãy xác định khóa chính cho mỗi bảng theo thứ tự như trên?

A. Mã lỗi - STT

B. Mã lỗi - Mã lỗi

C. Lỗi - STT

D. Mã lỗi - Ngày vi phạm

STT Mã lỗi Biển kiểm

sát

Ngày vi

phạm

1 VP1 75h-1234 10/10/11

2 VP2 75H-5678 12/10/11

3 Vp3 75H-5678 13/10/11

..... ........... ................ .......

Đề tài NCKH cấp Ngành

10.9* Một trường khóa (nhưng không phải là khóa chính) được thiết kế là bắt

buộc để điền dữ liệu, không được để trống. Điều khẳng định nào sau đây là

đúng?

A. Có thể yêu cầu như vậy nếu điều đó là cần thiết.

B. Không thể được, chỉ có tường khóa chính mới bắt buộc điền dữ liệu.

C. Về nguyên tắc thì không sai nhưng hệ QTCSDL quan hệ không có

công cụ để kiểm soát điều đó.

D. Tất cả các trường đều phải bắt buộc điền dữ liệu, không được để trống

dù không phải là khóa.

10.10* Trong mô hình quan hệ, hệ QTCSDL cần phải có chức năng gì?

A. Kiểm tra các ràng buộc toàn v n dữ liệu dữ liệu khi cập nhật dữ liệu.

B. Kiểm tra kiểu dữ liệu của một trường có chính xác không.

C. Cung cấp chương trình ứng dụng để người dùng có thể truy cập CSDL.

D. Kiểm tra một trường có phải là khóa chính không.

10.11* Để quản lý sách trong nhà trường, trong CSDL có bảng SACH chứa các

thông tin về sách gồm có các trường: Masach, Tensach, Tentacgia, NXB. Ta

chọn trường Masach là khóa chính cho bảng vì?

A. Các giá trị thuộc tính khác của các cá thể có thể trùng nhau, vì thế cần

phải có trường Masach mà ta tự qui ước phải có các giá trị khác nhau.

B. Là một trường của bảng.

C. Trường này luôn có giá trị khác nhau giữa các đối tượng.

D. Là trường duy nhất có giá trị khác nhau giữa các bản ghi trong một

bảng.

10.12* Trong một CSDL quan hệ, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Hai bảng có thể có cùng tên.

B. Hai bảng có chung một hoặc nhiều trường.

C. Khi sắp xếp, trật tự các bản ghi trong hệ thống không thay đổi

D. Khóa chính của các bảng thường không trùng nhau.

10.13* Chọn phát biểu đúng: “Trong CSDL quan hệ.............”

A. mỗi đối tượng được xây dựng thành một bảng, giữa các đối tượng được

liên kết với nhau qua sự xuất hiện lặp lại của một số thuộc tính.

B. mỗi bảng có duy nhất 1 trường làm khóa chính .

C. không thể xây dựng báo cáo từ truy vấn.

D. không thể sắp xếp các bản ghi theo thứ tự.

10.14* Bảng TNTP chứa danh sách của mỗi phòng thi gồm có các trường; STT,

họ tên học sinh, số báo danh, phòng thi. Ta chọn khóa chính là trường nào?

A. Số báo danh

B. STT

C. Họ tên học sinh

Đề tài NCKH cấp Ngành

D. Phòng thi

10.15. Khi nhập dữ liệu vào bảng trong CSDL quan hệ, không được bỏ trống

khóa chính vì:

A. Đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu.

B. Nhận diện các đối tượng.

C. Đảm bảo tính sẵn sàng của dữ liệu.

D. Đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu.

10.16. Tiêu chí để chọn một trường làm khóa chính là:

A. Một khóa của bảng và số thuộc tính là ít nhất.

B. Một thuộc tính khóa của bảng.

C. Trường ở trong bảng.

D. Có 2 tính chất “đầy đủ” và “nhỏ nhất”.

10.17* Để quản lý bưu phẩm gửi đi, trong CSDL quản lý của Bưu Điện có bảng

KH-GUI gồm có các trường : STT; Mã nhân viên; Họ tên người gửi; Họ tên

người nhận; Địa chỉ người gửi; Địa chỉ người nhận; Loại bưu phẩm; Khối lượng;

Giá tiền; Ngày gửi. Trường nào có thể được chỉ định làm khóa chính?

A. STT

B. Mã nhân viên và Họ tên người gửi

C. Mã nhân viên và Ngày gửi

D. Họ tên người gửi và Ngày gửi

10.18* Cho CSDL gồm 3 bảng với các trường như sau:

Bảng Thí sinh: STT, SBD, Họ tên, Ngày sinh, Trường

Bảng Đánh phách: STT, SBD, Phách

Bảng Điểm thi: STT, Phách, Điểm

Hãy chọn khóa cho bảng Đánh phách ở trên?

A. STT

B. SBD

C. Phách

D. A, B, C đều được

10.19* Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Khóa chính là khóa có nhiều thuộc tính nhất.

B. Mỗi bảng có ít nhất một khóa.

C. Khi nhập dữ liệu, tại các cột khóa chính không được để trống.

D. Việc xác định khóa chính không phụ thuộc vào giá trị các dữ liệu.

10.20. Phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Mỗi quan hệ có một tên phân biệt với các tên các quan hệ khác.

B. Các bộ là phân biệt và có thứ tự.

C. Các thuộc tính có thể không cần có tên.

D. Quan hệ cần phải có thuộc tính đa trị hay phức hợp.

Đề tài NCKH cấp Ngành

10.21* Những yếu tố nào để những người làm việc trong lĩnh vực CSDL dễ dàng

trao đổi với nhau.

A. Cấu trúc dữ liệu; các thao tác, phép toán trên dữ liệu và các ràng buộc

dữ liệu.

B. Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu của CSDL; thao tác trên cấu trúc đó và

ràng buộc.

C. Cấu trúc dữ liệu; ngôn ngữ sử dụng và các ràng buộc.

D. Cấu trúc dữ liệu; các phép toán trên dữ liệu và các ràng buộc dữ liệu.

10.22* Hãy xác định câu nào đúng trong các câu sau khi nói về CSDL được biểu

diễn trong mô hình quan hệ :

A. Không dư thừa và đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu; không phụ

thuộc vào tài nguyên của máy tính.

B. Vừa đủ của dữ liệu; không phụ thuộc vào tài nguyên của máy tính

C. Vừa đủ của dữ liệu; và phải tăng cường tài nguyên của máy tính

D. Không dư thừa và đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu; phụ thuộc vào

tài nguyên của máy tính.

10.23 Hai bảng trong một CSDL quan hệ liên kết với nhau thông qua :

A. Thuộc tính khóa

B. Địa chỉ của các bảng

C. Tên trường

D. Thuộc tính của các trường được chọn (không nhất thiết phải là khóa)

10.24* Khóa của một bảng là tập thuộc tính vừa đủ để phân biệt được các bộ,

đồng thời nó có các tính chất :

A. Không có hai bộ trong bảng có giá trị bằng nhau trên khóa và không có

tập con thực sự nào của tập thuộc tính này có tính chất vừa nêu.

B. Có hai bộ trong bảng có giá trị bằng nhau trên khóa và không có tập

con thực sự nào của tập thuộc tính này có tính chất vừa nêu.

C. Không có hai bộ trong bảng có giá trị bằng nhau trên khóa và có tập

con thực sự nào của tập thuộc tính này có tính chất vừa nêu.

D. Có hai bộ trong bảng có giá trị bằng nhau trên khóa và có tập con thực

sự nào của tập thuộc tính này có tính chất vừa nêu.

10.25* Một bảng có thể có nhiều khóa, tuy nhiên người ta có thể chỉ định một

khóa làm khóa chính. Trong các mô hình quan hệ, việc ràng buộc về dữ liệu hay

còn gọi là ràng buộc toàn v n thực thể. Với việc này nhằm mục đích :

A. Kiểm soát mọi giá trị của mọi bộ khóa không để trống và đảm bảo nhất

quán dữ liệu.

B. Kiểm soát mọi giá trị và đảm bảo nhất quán dữ liệu.

C. Nhập các giá trị cho dữ liệu và đảm bảo nhất quán dữ liệu.

D. Nhập các giá trị cho dữ liệu và đảm bảo có dữ liệu.

Đề tài NCKH cấp Ngành

Đề tài NCKH cấp Ngành

§11. CÁC THAO TÁC VỚI CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ

11.1 Các thao tác với CSDL quan hệ là:

A. Tạo lập CSDL

B. Cập nhật CSDL

C. Khai thác CSDL

D. Cả A, B, C

11.2* Tại sao phải khai báo kích thước cho mỗi trường?

A. Để giúp hệ thống tính đúng đắn khi nhập dữ liệu.

B. Để có thể tính kích thước bản ghi (bộ dữ liệu) và xác định vị trí các

trường trong bản ghi.

C. Để hệ thống dự trữ vùng nhớ phục vụ ghi dữ liệu.

D. Cả A, B, C.

11.3* Hãy cho biết loại cập nhật cấu trúc nào dưới đây không thể thực hiện được

với một bảng?

A. Thay đổi kiểu dữ liệu của một trường.

B. Thay đổi tên của một trường không phải là trường khóa.

C. Thêm một vài trường mới.

D. Xóa một vài trường không phải là trường khóa chính.

11.4** Sau khi khai báo một bảng với ba trường:

Mã HS - xâu 5 kí tự

Họ và tên - Xâu 20 kí tự

Ngày sinh - Kiểu ngày

Trước khi lưu cấu trúc bảng này, người thiết kế suy nghĩ lại và sửa độ dài trường

Họ và tên thành 30 kí tự ; sau đó lưu thông tin vào hệ thống.

Việc sửa lại độ dài của trường nói trên thuộc loại thao tác nào sau đây?

A. Khai báo cấu trúc bảng

B. Cập nhật cấu trúc bảng

C. Cập nhật dữ liệu

D. Khai thác CSDL

11.5 Phép cập nhật cấu trúc nào dưới đây làm thay đổi giá trị các dữ liệu có trong

bảng?

A. Thay đổi kiểu dữ liệu của một trường.

B. Đổi tên một trường.

C. Thêm một trường vào cuối bảng.

D. Chèn một trường vào giữa các trường hiện có.

11.6* Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Việc thay đổi kích thước trường có thể làm cho một số dữ liệu hiện có

mất đi.

Đề tài NCKH cấp Ngành

B. Cập nhật cấu trúc và cập nhật dữ liệu đều kéo theo sự thay đổi giá trị

của tất cả các bộ dữ liệu trong tệp.

C. Khi thực hiện thao tác xóa bảng, chỉ các thông tin khai báo khi tạo bảng

bị xóa, còn các bộ dữ liệu vẫn còn nguyên v n.

D. Việc khai báo một bảng được coi là hoàn tất sau khi đặt tên, chỉ định

kiểu dữ liệu và kích thước cho mỗi trường trong bảng.

11.7** Trường lưu địa chỉ của học sinh có kiểu xâu, kích thước 80 kí tự. Một bản

ghi có nội dung là “28 Nguyễn Huệ”. Sau khi kiểm tra, phát hiện thấy nhầm lẫn,

địa chỉ được sửa lại thành “128 Nguyễn Huệ”. Kích thước của tệp ghi dữ liệu

thay đổi như thế nào?

A. Không thay đổi

B. Tăng thêm 1 byte

C. Tăng thêm 2 byte

D. Tăng thêm 1 lượng đúng bằng kích thước một bản ghi

11.8 Để được chọn làm khóa sắp xếp, các trường của bảng cần có tính chất nào?

A. Chỉ phụ thuộc vào việc đủ để các bản ghi có được trình tự cần thiết.

B. Nhất thiết phải chứa khóa chính.

C. Không nhất thiết phải chứa khóa chính nhưng phải có ít nhất một

trường khóa.

D. Phải có ít nhất 2 trường khóa.

11.9* Với một bảng dữ liệu, hệ QTCSDL không cho phép thực hiện thao tác

nào?

A. Xem đồng thời cấu trúc và nội dung bản ghi.

B. Xem mối liên kết giữa bảng đó với các bảng khác.

C. Xem nội dung các bản ghi.

D. Xem cấu trúc bảng.

10.10* Với một bảng dữ liệu, hệ QTCSDL không cho phép thực hiện thao tác

nào?

A. Xem đồng thời cấu trúc và nội dung bản ghi.

B. Xem một số trường của bản ghi.

C. Xem từng bản ghi hay nhóm bản ghi theo dạng thiết kế riêng (biểu mẫu

xem).

D. Xem từng nhóm bản ghi, mỗi bản ghi tương ứng với một hàng.

11.11* Phát biểu nào sau đây là đúng về việc chỉnh sửa báo cáo?

A. Có thể chỉnh sửa cả nội dung báo cáo và khuôn dạng đưa ra.

B. Không được phép chỉnh sửa, phải xây dựng lại báo cáo mới nếu cần

thay đổi.

C. Có thể chỉnh sửa nội dung báo cáo nhưng không thể chỉnh sửa khuôn

dạng đưa ra.

Đề tài NCKH cấp Ngành

D. Có thể chỉnh sửa khuôn dạng đưa ra nhưng không thể chỉnh sửa nội

dung báo cáo.

11.12* Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Công cụ biểu mẫu không cho phép in.

B. Với công cụ biểu mẫu ta không thể thay đổi khuôn dạng thể hiện.

C. Công cụ biểu mẫu cho phép cập nhật dữ liệu.

D. Công cụ biểu mẫu chỉ cho phép hiển thị nội dung dữ liệu lưu trữ trong

các bản ghi.

11.13* Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Công cụ tạo báo cáo cho phép cập nhật dữ liệu.

B. Công cụ tạo báo cáo cho phép in kết quả.

C. Với công cụ tạo báo cáo ta có thể khai báo quy cách đưa thông tin ra

tùy ý theo nhu cầu.

D. Công cụ kết xuất báo cáo cho phép khai báo đưa ra các thông tin dẫn

xuất từ thông tin lưu trữ.

11.14* Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về đặc trưng chính của một quan hệ

trong hệ CSDL quan hệ?

A. Các bộ là không phân biệt và thứ tự của các bộ là quan trọng.

B. Mỗi quan hệ có một tên phân biệt với tên các quan hệ khác.

C. Quan hệ không có thuộc tính là đa trị hay phức hợp.

D. Mỗi thuộc tính có một tên phân biệt, thứ tự các thuộc tính không quan

trọng.

11.15* Giả sử một bảng có 3 trường: MaHS, Hoten, ĐTB thì chọn trường MaHS

làm khóa chính vì:

A. Trường MaHS là duy nhất.

B. Trường MaHS là trường ngắn hơn.

C. Trường MaHS là trường đầu tiên.

D. Trường MaHS có thể vừa là số vừa là kí tự.

11.16.Việc đầu tiên để tạo lập một CSDL quan hệ là việc nào trong các việc dưới

đây?

A. Tạo ra một hay nhiều bảng.

B. Tạo ra một hay nhiều biểu mẫu.

C. Tạo ra một hay nhiều mẫu hỏi.

D. Tạo ra một hay nhiều báo cáo.

11.17 Khai báo cấu trúc cho một bảng không bao gồm công việc nào?

A. Nhập dữ liệu cho bảng

B. Đặt tên trường

C. Khai báo kích thước của trường

D. Chỉ định kiểu dữ liệu cho mỗi trường

Đề tài NCKH cấp Ngành

11.18** Cho bảng MUON-SACH gồm 4 trường: Số th , mã số sách, ngày mượn,

ngày trả.

Giả sử quy định thư việ là mỗi bạn đọc trong một ngày chỉ được mượn một cuốn

sách nào đó không quá một lần. Phương án chọn khóa nào sau đây là hợp lý?

A. Khóa = Số th ; mã số sách; ngày mượn

B. Khóa = Số th ; mã số sách; ngày mượn; ngày trả

C. Khóa = Số th ; mã số sách

D. Khóa = Số th

11.19 Bài toán nào sau đây cần xây dựng CSDL?

A. Quản lí một kì thi

B. Quản lý thư viện

C. Quản lí hồ sơ cán bộ một cơ quan

D. Cả A, B, C

11.20* Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Có thể có nhiều cách chọn khóa chính khác nhau.

B. Khóa chính phải là khóa gồm các thuộc tính có kiểu số.

C. Khóa chính là khóa có ít thuộc tính nhất.

D. Một bảng có thể có nhiều khóa chính.

11.21* Tại sao phải khai báo kích thước cho mỗi trường?

A. Để giúp hệ thống kiểm tra tính đúng đắn khi nhập dữ liệu.

B. Để hệ thống dự trữ vùng nhớ phục vụ ghi dữ liệu.

C. Để có thể tính kích thước của bản ghi (bộ dữ liệu) và xác định vị trí các

trường trong bản ghi.

D. Tất cả đều đúng.

11.22 Hãy cho biết loại cập nhật cấu trúc nào dưới đây luôn có thể thực hiện

được với một bảng:

A. Thêm một vài trường mới

B. Xóa một vài trường không phải là trường khóa chính

C. Thay đổi tên của một trường không phải là trường khóa

D. Tất cả đều được

11.23 Loại cập nhật cấu trúc nào dưới đây luôn có thể thực hiện được với một

bảng:

A. Thêm một vài trường mới

B. Thay đổi kích thước của một trường

C. Thay đổi kiểu dữ liệu của một trường

D. Tất cả đều được

11.24 Hãy cho biết loại cập nhật cấu trúc nào dưới đây luôn có thể thực hiện

được với một bảng:

A. Xóa một vài trường không phải là trường khóa chính

Đề tài NCKH cấp Ngành

B. Thay đổi kích thước của một trường

C. Thay đổi kiểu dữ liệu của một trường

D. Tất cả đều được

11.25 Hãy cho biết loại cập nhật cấu trúc nào dưới đây luôn có thể thực hiện

được với một bảng:

A. Thay đổi tên của một trường không phải là trường khóa

B. Thay đổi kiểu dữ liệu của một trường

C. Thay đổi kích thước của một trường

D. Tất cả đều được

11.26 Phép cập nhật cấu trúc nào nào dưới đây làm thay đổi giá trị các dữ liệu

hiện có trong bảng?

A. Thay đổi kiểu dữ liệu của một trường

B. Thêm một trường vào cuối bảng

C. Đổi tên một trường

D. Chèn một trường vào giữa các trường hiện có

11.27 Phép cập nhật cấu trúc nào dưới đây không làm thay đổi giá trị các dữ liệu

hiện có trong bảng?

A. Thêm một trường vào cuối bảng

B. Đổi tên một trường

C. Chèn một trường vào giữa các trường hiện có

D. Tất cả các phương án trên

11.28 Để được chọn làm khóa sắp xếp, các trường của bảng cần có tính chất nào

dưới đây?

A. Chỉ phụ thuộc vào việc đủ để các bản ghi có được trình tự cần thiết

B. Nhất thiết phải chứa khóa chính

C. Không nhất thiết chứa khóa chính, nhưng phải có ít nhất một trường

khóa

D. Tất cả các phương án trên

11.29 Sau khi thực hiện một vài phép truy vấn, CSDL sẽ như thế nào?

A. CSDL vẫn giữ nguyên, không thay đổi

B. Thông tin rút ra được sau khi truy vấn không còn được lưu trong

CSDL

C. CSDL chỉ còn chứa các thông tin tìm được sau khi truy vấn

D. Tất cả đều đúng

11.30 Với một bảng dữ liệu, hệ QTCSDL cho phép người sử dụng :

A. Xem mối liên kết giữa bảng đó với các bảng khác

B. Xem nội dung các bản ghi

C. Xem một số trường của mỗi bản ghi

D. Tất cả đều đúng

Đề tài NCKH cấp Ngành

11.31 Với một bảng dữ liệu, hệ QTCSDL cho phép:

A. Xem từng nhóm bản ghi, mỗi bản ghi tương ứng với một hàng

B. Xem từng bản ghi riêng biệt (thông thường mỗi hàng tương ứng với

một bản ghi)

C. Xem từng bản ghi hay nhóm bản ghi theo dạng thiết kế (biểu mẫu xem)

D. Tất cả đều đúng

11.32 Hãy cho biết ý kiến nào là sai. Với một bảng dữ liệu, hệ QTCSDL cho

phép:

A. Xem đồng thời cấu trúc và nội dung bản ghi

B. Xem mối liên kết giữa bảng đó với các bảng khác

C. Xem nội dung các bản ghi

D. Xem một số trường của mỗi bản ghi

11.33 Hãy cho biết ý kiến nào là sai. Với một bảng dữ liệu, hệ QTCSDL cho

phép:

A. Xem đồng thời cấu trúc và nội dung bản ghi

B. Xem từng nhóm bản ghi, mỗi bản ghi tương ứng với một hàng

C. Xem từng bản ghi riêng biệt (thông thường mỗi hàng tương ứng với

một bản ghi)

D. Xem từng bản ghi hay nhóm bản ghi theo dạng thiết kế (biểu mẫu

xem)

11.34 Hãy cho biết ý kiến nào là sai. Với một bảng dữ liệu, hệ QTCSDL cho

phép:

A. Xem đồng thời cấu trúc và nội dung bản ghi

B. Xem một số trường của mỗi bản ghi

C. Xem từng bản ghi hay nhóm bản ghi theo dạng thiết kế (biểu mẫu

xem)

D. Xem cấu trúc bảng

11.35* Hãy cho biết sự khác nhau cơ bản của công cụ kết xuất báo cáo và công

cụ biểu mẫu, có các ý kiến sau:

A. Với công cụ biểu mẫu ta không thể thay đổi khuôn dạng thể hiện, với

công cụ tạo báo cáo ta có khai báo quy cách đưa thông tin ra tùy ý theo

nhu cầu

B. Công cụ biểu mẫu chỉ cho phép hiển thị nội dung dữ liệu lưu trữ trong

các bản ghi, công cụ kết xuất báo cáo cho phép khai báo đưa ra các thông

tin dẫn xuất từ thông tin lưu trữ

C. Công cụ biểu mẫu không cho phép in, công cụ tạo báo cáo – cho phép

in kết quả

D. Câu A, B đúng

11.36 Có thể chỉnh sửa báo cáo được hay không?

Đề tài NCKH cấp Ngành

A. Có thể chỉnh sửa cả nội dung báo cáo và khuôn dạng đưa ra

B. Không được phép chỉnh sửa, phải xây dựng lại báo cáo mới nếu cần

thay đổi

C. Có thể chỉnh sửa khuôn dạng đưa ra nhưng không thể chỉnh sửa nội

dung báo cáo

D. Có thể chỉnh sửa nội dung báo cáo nhưng không thể chỉnh sửa khuôn

dạng dưa ra

11.37 Hãy chọn phương án ghép đúng nhất khi nói về CSDL được biểu diễn

trong mô hình quan hệ ?

A. Không dư thừa và đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu

B. Không phụ thuộc vào tài nguyên của máy tính

C. Lượng dữ liệu rất lớn, khó lưu trữ

D. Câu A. B. đúng

11.38 Tính chất nào dưới đây có liên quan đến CSDL được biểu diễn trong mô

hình quan hệ ?

A. Không dư thừa và đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu

B. Lượng dữ liệu rất lớn, khó lưu trữ

C. Gặp rất nhiều khó khăn trong việc xử lí thông tin

D. Tất cả đều đúng

11.39 Tính chất nào dưới đây có liên quan đến CSDL được biểu diễn trong mô

hình quan hệ ?

A. Không phụ thuộc vào tài nguyên của máy tính

B. Lượng dữ liệu rất lớn, khó lưu trữ

C. Gặp rất nhiều khó khăn trong việc xử lí thông tin

D. Tất cả đều đúng

11.40 Câu nào sai trong các câu dưới đây khi nói về đặc trưng chính của một

quan hệ trong hệ CSDL quan hệ?

A. Các bộ là không phân biệt và thứ tự của các bộ là quan trọng

B. Mỗi quan hệ có một tên phân biệt với tên các quan hệ khác

C. Mỗi thuộc tính có một tên phân biệt, thứ tự các thuộc tính không quan

trọng

D. Quan hệ không có thuộc tính là đa trị hay phức hợp

11.41* Khi nào cần hệ quản trị CSDL?

A. Để đảm bảo tính tiêu chuẩn hóa: các hệ CSDL khác nhau, dữ liệu của

các chương trình ứng dụng khác nhau dựa trên một tiêu chuẩn chung

B. Cung cấp các công cụ định nghĩa và thao tác dữ liệu linh hoạt

C. Tích hợp với nhiều trình ứng dụng khác nhau: các ngôn ngữ lập trình,

các ứng dụng hỗ trợ phân tích thiết kế, …

D. Tất cả các phương án trên

Đề tài NCKH cấp Ngành

11.42* Khi nào chúng ta không cần hệ quản trị CSDL?

A. Khi không cần thiết đa người dùng cùng truy nhập vào CSDL chung

B. Để đảm bảo tính tiêu chuẩn hóa: các hệ CSDL khác nhau, dữ liệu của

các chương trình ứng dụng khác nhau dựa trên một tiêu chuẩn chung

C. Cung cấp các công cụ định nghĩa và thao tác dữ liệu linh hoạt

D. Tích hợp với nhiều trình ứng dụng khác nhau: các ngôn ngữ lập trình,

các ứng dụng hỗ trợ phân tích thiết kế, …

11.43* Khi nào cần hệ quản trị CSDL?

A. Tích hợp với nhiều trình ứng dụng khác nhau: các ngôn ngữ lập trình,

các ứng dụng hỗ trợ phân tích thiết kế, …

B. Khi chúng ta giải quyết các vấn đề đơn giản mà các chương trình ứng

dụng có thể thực hiện tốt không cần tới hệ CSDL

C. Khi hệ thống CSDL không đáp ứng được yêu cầu về hiệu năng như :

tốc độ, tính bảo mật, định dạng dữ liệu cần lưu trữ, …

D. Khi không cần thiết đa số người dùng cùng truy cập vào một CSDL

chung

11.44 Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Trong một bảng có thể có nhiều khóa chính

B. Mỗi bảng có ít nhất một khóa

C. Nên chọn khóa chính là khóa có ít thuộc tính nhất

D. Việc xác định khóa phụ thuộc vào quan hệ logic của các dữ liệu chứ

không phụ thuộc vào giá trị các dữ liệu

11.45* Công việc nào dưới đây Access thực hiện một cách tự động?

A. Loại bỏ một bản ghi có giá trị khóa trùng lặp

B. Loại bỏ một số trong trường văn bản

C. Loại bỏ một bảng nếu bảng đó không liên quan đến các bảng khác

D. Loại bỏ một trường nếu trong bảng tồn tại 2 trường có dữ liệu giống

nhau

11.46* Câu nào đúng trong các câu dưới đây đối với khóa chính?

A. Các giá trị của nó phải là duy nhất

B. Nó phải được xác định như một trường văn bản

C. Nó phải là trường đầu tiên của bảng

D. Nó không bao giờ được thay đổi

11.47** Giả sử một bảng có 2 trường SOBH (số bảo hiểm) và HOTEN (họ tên)

thì chọn trường SOBH làm khóa chính hơn vì:

A. Trường SOBH là duy nhất, trong khi đó trường HOTEN không phải là

duy nhất

B. Trường SOBH là kiểu số, trong khi đó trường HOTEN không phải

kiểu số

Đề tài NCKH cấp Ngành

C. Trường SOBH là trường ngắn hơn

D. Trường SOBH đứng trước trường HOTEN

11.48* Câu nào sai trong các câu dưới đây?

A. Chỉ tạo được liên kết giữa hai bảng khi hai bảng đếu có trường liên kết

giống nhau về tên trường

B. Sự liên kết giữa các bảng được xác lập dựa trên thuộc tính khóa

C. Trong mối liên kết giữa các bảng, bảng chính thường là bảng chứa

nhiều thông tin hơn

D. Trong liên kết giữa các bảng, bảng chính là bảng để thiết lập mối quan

hệ giữa các đối tượng

11.49 Thao tác trước tiên để tạo lập một CSDL quan hệ đó là thao tác:

A. Tạo lập một hay nhiều bảng

B. Tạo ra một hay nhiều mẫu hỏi

C. Tạo ra một hay nhiều biểu mẫu

D. Tạo ra một hay nhiều báo cáo

11.50 Khai báo cấu trúc cho một bảng không bao gồm công việc nào?

A. Nhập dữ liệu cho bảng

B. Đặt tên trường

C. Chỉ định kiểu dữ liệu cho mỗi trường

D. Khai báo kích thước của trường

11.51 Câu nào sai trong các câu dưới đây?

A. Không thể xóa được vĩnh viễn một bộ của bảng dữ liệu

B. Hệ quản trị CSDL quan hệ có công cụ để kiểm soát sự ràng buộc dữ

liệu được nhập vào

C. Hệ quản trị CSDL quan hệ cho phép nhập dữ liệu trực tiếp trong bảng

hoặc nhập thông qua biểu mẫu

D. Hệ quản trị CSDL có thể tự động chọn khóa

11.52 Phát biểu nào sai trong các câu dưới đây?

A. Sau khi tạo bảng, hệ quản trị CSDL không cho phép thay đổi cấu trúc

của bảng

B. Có thể thay đổi khóa chính của bảng

C. Có thể xóa vĩnh viễn 1 bảng khỏi CSDL

D. B. C. đúng

11.53* Câu nào sai trong các câu dưới đây?

A. Không thể tạo ra chế độ hiển thị dữ liệu đơn giản, dễ hiểu, chỉ hiển thị

mỗi lần một bản ghi

B. Có thể xem toàn bộ dữ liệu của bảng

C. Có thể dùng công cụ lọc dữ liệu để xem một tập con các bản ghi hoặc

một số trường trong một bảng

Đề tài NCKH cấp Ngành

D. Các hệ QTCSDL quan hệ quen thuộc cũng cho phép tạo ra các biểu

mẫu để xem các bản ghi

11.54* Phát biểu nào sai trong các câu sau?

A. Sau khi đã sắp xếp dữ liệu cho một trường theo chiều tăng thì không

thể sắp xếp cho trường đó theo chiều giảm

B. Việc sắp xếp dữ liệu trong hệ CSDL quan hệ không ảnh hưởng đến

cấu trúc dữ liệu ban đầu

C. Có thể sắp xếp dữ liệu cho một hoặc nhiều trường của bảng

D. A. B. đúng.

11.55 Học sinh nào nói đúng khi nói về lập báo cáo?

A. HS1: Có thể lấy dữ liệu từ bảng, mẫu hỏi thậm chí cả từ báo cáo khác

để lập báo cáo

B. HS2: Có thể lấy dữ liệu từ bảng để lập báo cáo

C. HS3: Có thể lấy dữ liệu từ bảng hoặc mẫu hỏi để lập báo cáo

D. HS4: Có thể lấy dữ liệu từ bảng, mẫu hỏi hoặc biểu mẫu để lập báo cáo

11.56 Mô hình dữ liệu là:

A. tập các khái niệm để mô tả cấu trúc dữ liệu, các thao tác dữ liệu , các

ràng buộc dữ liệu của một CSDL

B. mô hình về cấu trúc của dữ liệu

C. mô hình về quan hệ ràng buộc giữa các dữ liệu

D. là một mô hình toán học trong đó có định nghĩa các đối tượng , các

phép toán trên đối tượng, các phép toán trên các đối tượng

11.57* Hãy chọn phương án ghép đúng. Có thể nói QTCSDL Access cho phép

xây dựng một mô hình dữ liệu vì hệ QTCSDL Access :

A. có ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu và ngôn ngữ thao tác dữ liệu để mô tả

cấu trúc dữ liệu, các phép toán và thao tác trên dữ liệu , các ràng buộc

dữ liệu

B. có đầy đủ các khái niệm để tạo ra CSDL

C. cho phép lưu trữ CSDL lâu dài và cho phép khai thác thông tin từ dữ

liệu của CSDL

D. là một phần mềm ứng dụng về quản lí dữ liệu

11.58* Về đặc điểm nổi bật nhất của mô hình dữ liệu quan hệ có các ý kiến sau:

A. Cấu trúc dữ liệu trong mô hình quan hệ được thể hiện qua bảng ( mỗi

bảng là một quan hệ, mỗi cột là một thuộc tính, mỗi hàng trong bảng là

một bản ghi các giá trị thuộc tính của một cá thể).

B. Có các phép toán và thao tác cập nhật và tìm kiếm dữ liệu trong các

bảng.

Đề tài NCKH cấp Ngành

C. Dữ liệu trong các bảng phải thoả mãn một số ràng buộc , giữa các bảng

nhất định thường có liên kết thể hiện mối quan hệ giữa các chủ thể được

CSDL phản ánh.

D. Cả ba đặc điểm trên.

11.59 Trong các mô hình dữ liệu được mô tả sau đây , mô hình nào là mô hình

dữ liệu quan hệ ?

A. dữ liệu được biểu diễn dưới dạng các bảng gồm các bản ghi . Mỗi bản

ghi có cùng các thuộc tính là một hàng của bảng . Giữa các bảng có

liên kết

B. các bản ghi được sắp xếp theo câu trúc từ trên xuống theo dạng cây

C. một bản ghi bất kì có thể được kết nối với một số bất kì các bản ghi

khác (như sự liên kết giữa các địa chỉ trên mạng)

D. các dữ liệu và thao tác trên dữ liệu được gói trong một cấu trúc chung

gọi là cấu trúc của lớp đối tượng

11.60** Cho bảng dữ liệu sau:

Có các lí giải sau cho rằng bảng đó không phải là một quan hệ:

A. Có một cột thuộc tính là phức hợp.

B. Tên các thuộc tính bằng chữ Việt.

C. Không có thuộc tính tên người mượn.

D. Số bản ghi quá ít.

11.61** Cho bảng dữ liệu sau:

Bảng này không là một quan hệ vì:

A. Một thuộc tính có tính đa trị

B. Ðộ rộng các cột không bằng nhau

Số th Mã số sách Ngày mượn - trả

Ngày mượn Ngày trả

TV-02 TO – 012 5 – 9 – 2011 30 – 9 – 2011

TV-04 TN - 103 12 – 9 – 2011 15 – 9 – 2011

TV-02 TN - 102 24 – 9 – 2011 5 – 10 – 2011

TV-01 TO - 012 12 – 10 - 2011 12 – 10 - 2011

Số th Mã số sách Ngày mượn Ngày trả

TV-02 TO – 012 5 – 9 – 2011 30 – 9 – 2011

TN – 103 22 – 10 - 2011 25 – 10 – 2011

TV-04 TN – 103 12 – 9 – 2011 15 – 9 – 2011

TV02 TN – 102 24 – 9 – 2011 5 – 10 – 22011

TV01 TO – 012 5 – 10 - 2011

Đề tài NCKH cấp Ngành

C. Có hai bản ghi có cùng giá trị thuộc tính số th là TV – 02

D. Có bản ghi chưa đủ các giá trị thuộc tính

11.62 Trong các phần mềm sau dây, phần mềm nào không phải là hệ QTCSDL

quan hệ?

A. Microsoft Excel

B. Microsoft Access

C. Oracle

D. Microsoft SQL Server

11.63 Phát biểu nào sau đây là sai?

A. CSDL tổ chức tốt là CSDL có ít bảng

B. Một bảng có thể liên kết với nhiều bảng trong CSDL quan hệ

C. Nhờ liên kết giữa các bảng, ta tập hợp được thông tin từ nhiều bảng

trong CSDL quan hệ

D. Trong mỗi bảng của CSDL quan hệ có thể có rất nhiều bản ghi

11.64 Phát biểu nào sau đây là đúng trong các phát biểu sau?

A. Giá trị trên các thuộc tính khoá có thể trống

B. Khoá là tập một hoặc nhiều thuộc tính sao cho có thể phân biệt được

các bản ghi

C. Khoá là tập một số ít nhất các thuộc tính sao cho có thể phân biệt được

các bản ghi

D. Một bảng có thể không có khóa

11.65** Với nội dung thư viện là mỗi bạn đọc trong một ngày chỉ được mượn

một cuốn sách nào đó không quá 1 lần. Cho bảng sau:

Phương án chọn khoá nào sau đây là hợp lí?

A. Khoá = Số th , Mã số sách , Ngày mượn

B. Khoá = Số th

C. Khoá = Số th , Mã số sách

D. Khoá = Số th , Mã số sách , Ngày mượn, Ngày trả

11.66** Trong bảng sau đây, mỗi học sinh chỉ có một mã số (Mahs), các mã số

khác nhau:

Số th Mã số sách Ngày mượn Ngày trả

TV – 02 TO – 012 5 – 9 – 2011 30 – 9 – 2011

TV – 04 TN – 103 12 – 9 – 2011 15 – 9 – 2011

TV – 02 TN – 102 24 – 9 – 2011 5 – 10 – 2011

TV – 01 TO – 012 5 – 10 - 2011

... ... ... ...

Mahs HoTen Ngaysinh Lop Diachi Toan Li Hoa

Đề tài NCKH cấp Ngành

Phương án chọn khoá nào sau đây là hợp lí?

A. Khoá = {Mahs}

B. Khoá = {HoTen, Ngaysinh}

C. Khoá = {HoTen, Ngaysinh, Lop}

D. Tất cả các phương án trên

11.67** Trong bảng sau đây, mỗi học sinh chỉ có một mã số (Mahs), các mã số

khác nhau:

Mahs HoTen Ngaysinh Lop Diachi Toan Li Hoa

0001 Tran Van Thanh 1 – 2 – 1990 12A Nội trú 10 9 8

0002 Tran Van Thanh 1 – 2 – 1990 12A 20 Lê Lợi 9 10 5

0003 Tran Van Thanh 1 – 2 – 1990 12B Nội trú 7 7 7

Phương án chọn khoá nào sau đây là hợp lí?

A. Khoá = {HoTen, Ngaysinh, Lop, Diachi}

B. Khoá = {HoTen, Ngaysinh}

C. Khoá = {HoTen, Ngaysinh, Lop}

D. Tất cả các phương án trên.

11.68 Có thể tạo liên kết giữa hai bản nhờ:

A. khoá chính của bảng 1 với thuộc tính tương ứng thuộc khoá của bảng 2

B. một thuộc tính bất kì của bảng 1 với một thuộc tính khoá chính của

bảng 2

C. hai thuộc tính cùng kiểu dữ liệu của hai bảng

D. hai thuộc tính trùng tên bất kì giữa hai bảng

11.69 Thao tác nào sau đây không thuộc loại tạo lập CSDL quan hệ?

A. Nhập dữ liệu ban đầu

B. Chọn khoá chính

C. Ðặt tên bảng và lưu cấu trúc bảng

D. Tạo liên kết giữa các bảng

11.70 Thao tác nào sau đây không là thao tác cập nhật dữ liệu?

A. Sao chép CSDL thành bản sao dự phòng

B. Nhập dữ liệu ban đầu

C. Sửa những dữ liệu chưa phù hợp

D. Thêm bản ghi

11.71 Trong quá trình tạo cấu trúc của một bảng, việc nào sau đây không nhất

thiết phải thực hiện khi tạo một trường:

A. mô tả nội dung

0001 Tran Van Thanh 1 – 2 – 1990 12A Nội trú 10 9 8

0002 Tran Van Thanh 1 – 2 – 1990 12A 20 Lê Lợi 9 10 5

0003 Tran Van Thanh 1 – 2 – 1990 12B Nội trú 7 7 7

Đề tài NCKH cấp Ngành

B. đặt tên, các tên của các trường cần phân biệt

C. chọn kiểu dữ liệu

D. đặt kích thước

11.72 Sau khi tạo cấu trúc cho bảng thì:

A. có thể lưu lại cấu trúc và nhập dữ liệu sau

B. không thể sửa lại cấu trúc

C. phải nhập dữ liệu ngay

D. Tất cả đều đúng

11.73* Cách nào nêu dưới đây không thể nhập dữ liệu cho bảng?

A. Nhập qua báo cáo

B. Nhập trực tiếp từ bàn phím vào bảng

C. Nhập từ bàn phím nhờ biểu mẫu

D. Nhập bằng câu lệnh SQL

11.74* Nhập dữ liệu cho bảng nhờ biểu mẫu có gì hơn so với nhập trực tiếp vào

bảng?

A. Nhanh hơn nếu biểu mẫu được tổ chức giao diện thuận tiện

B. Thuận tiện hơn cho người nhập dữ liệu vì thao tác đơn giản hơn

C. Hạn chế khả năng nhầm lẫn

D. Các ưu việt trên

11.75 Chọn câu trả lời sai. Truy vấn là một dạng lọc vì :

A. đều hiển thị một tập con của tập dữ liệu

B. chỉ những dữ liệu thỏa mãn các tiêu chí mới được đưa vào truy vấn

C. đều là tìm kiếm để xem các dữ liệu thỏa mãn các điều kiện cho trước

D. có thể coi các tiêu chí tìm kiếm của mẫu hỏi chính là các điều kiện lọc

11.76 Câu nào sai trong các câu sau:

A. Dữ liệu trên biểu mẫu không sắp xếp được

B. Báo cáo có khả năng phân nhóm dữ liệu

C. Có thể tạo thêm cột số thứ tự trên dữ liệu báo cáo hoặc trên từng nhóm

dữ liệu của báo cáo

D. Báo cáo có chế độ xem trước khi in

11.77 Khi nói về sự giống nhau giữa biểu mẫu và báo cáo những nhận xét nào

sau là sai sau:

A. Cùng có thể trình bày một bản ghi trong một trang màn hình thuận tiện

khi cần xem giá trị của các thuộc tính của từng bản ghi.

B. Cùng lấy nguồn dữ liệu từ bảng và mẫu hỏi.

C. Cùng có các nút điều khiển.

D. Cùng có thể dùng thuật sĩ để xây dựng hay tự thiết kế.

Đề tài NCKH cấp Ngành

CHƯƠNG IV. KIẾN TRÚC VÀ BẢO MẬT CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU

§13. BẢO MẬT THÔNG TIN TRONG CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU

13.1 Bảo mật trong hệ CSDL nhằm mục đích gì?

A. Ngăn chặn các truy cập không được phép.

B. Hạn chế tối đa các sai sót của người dùng.

C. Đảm bảo thông tin không bị mất hoặc bị thay đổi; không tiết lộ nội

dung dữ liệu cũng như chương trình xử lý.

D. Cả A, B, C

13.2 Việc bảo mật có thể thực hiện bằng cách nào?

A. Các giải pháp kĩ thuật cả phần cứng và phần mềm.

B. Các chủ trương, chính sách của chủ sở hữu thông tin.

C. Phụ thuộc vào ý thức của người dùng.

D. Cả A, B, C.

13.3 Ngoài mật khẩu, các hệ thống hiện đại ngày nay còn dùng cơ chế gì để nhận

biết người muốn vào hệ thống đúng là người đã đăng kí trước đó?

A. Nhận dạng vân tay

B. Nhận dạng hình ảnh

C. Nhận dạng giọng nói

D. Cả A, B, C

13.4* Điều nào dưới đây không phải là bảo mật trong hệ CSDL?

A. Khống chế số người sử dụng CSDL.

B. Ngăn chặn các truy cập không được phép.

C. Đảm bảo thông tin không bị mất hoặc bị thay đổi ngoài ý muốn.

D. Hạn chế tối đa các sai sót của người dùng.

13.5* Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Hệ QTCSDL không cung cấp cho người dùng cách thay đổi mật khẩu.

B. Thay đổi mật khẩu để tăng cường khả năng bảo vệ mật khẩu.

C. Nén dữ liệu cũng góp phần tăng cao tính bảo mật của dữ liệu

D. Mã hóa thông tin để giảm khả năng rò rỉ thông tin

13.6* Để nâng cao hiệu quả của việc bảo mật, ta cần phải?

A. Thường xuyên thay đổi các tham số của hệ thống bảo vệ.

B. Thường xuyên sao chép dữ liệu.

C. Thường xuyên nâng cấp phần mềm.

D. Thường xuyên nâng cấp phần cứng.

13.7* Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Mọi người đều có thể truy cập, thay đổi và bổ sung bảng phân quyền.

B. Bảng phân quyền không giới thiệu công khai cho mọi người biết.

C. Bảng phân quyền truy cập cũng là dữ liệu của CSDL.

Đề tài NCKH cấp Ngành

D. Dựa trên bảng phân quyền mà mỗi nhóm người dùng được trao quyền

truy cập khác nhau.

13.8* Một của hàng thương mại điện tử (bán hàng trên mạng). Người mua hàng

được phép truy cập dữ liệu ở mức nào trong các mức sau:

A. Đọc (Xem) một phần dữ liệu được phép.

B. Xóa dữ liệu đang có.

C. Sửa dữ liệu đang có.

D. Cập nhật một số mặt hàng.

13.9* Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Mã hóa thông tin nhằm mục đích để đọc thông tin được nhanh và thuận

tiện hơn.

B. Mã hóa thông tin nhằm giảm khả năng rò rỉ thông tin trên đường

truyền.

C. Mã hóa thông tin nhằm tăng cường tính bảo mật khi lưu trữ.

D. Mã hóa thông tin nhằm giảm dung lượng lưu trữ thông tin.

13.10* Tham số bảo vệ của hệ thống là:

- Mật khẩu của người dùng

- Các phương pháp mã hóa thông tin

- Bảng phân quyền

- Các nhận dạng giọng nói, vân tay, chữ kí điện tử, …

Người quản trị hệ thống phải như thế nào?

A. Biết tất cả các tham số này.

B. Chỉ được biết mật khẩu của người dùng.

C. Không được biết bất cứ tham số nào.

D. Chỉ được biết bảng phân quyền.

13.11 Điều khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Biên bản hệ thống thường được lưu trữ dưới dạng nén, có mã hóa và

phải có quyền sử dụng ở mức cao nhất mới có thể truy cập được

B. Biên bản hệ thống được lưu trữ dưới dạng tệp thông thường, mọi

người đều có thể truy cập, đọc và hiểu được

C. Biên bản hệ thống được lưu trữ dưới dạng nén và mọi người dùng có

thể đọc được nếu biết cách giải mã.

D. Tất cả đều đúng

13.12* Câu nào trong các câu dưới đây không phải là bảo mật thông tin trong hệ

CSDL?

A. Khống chế số người sử dụng CSDL

B. Ngăn chặn các truy cập không được phép

C. Hạn chế tối đa các sai sót của người dùng

D. Đảm bảo thông tin không bị mất hoặc bị thay đổi ngoài ý muốn

Đề tài NCKH cấp Ngành

13.13 Đối với nhóm người có quyền truy cập ở mức cao thì cơ chế nhận dạng tối

ưu nhất là cơ chế nào?

A. Mã hóa thông tin

B. Lập bảng phân quyền truy cập

C. Nhận dạng người dùng

D. Kết hợp cả 3 cách trên

13.14 Phát biểu nào sai trong các câu dưới đây?

A. Hệ quản trị CSDL không cung cấp cho người dùng cách thay đổi mật

khẩu.

B. Nên định kì thay đổi mật khẩu.

C. Thay đổi mật khẩu để tăng cường khả năng bào vệ mật khẩu.

D. Hệ quản trị CSDL cung cấp cho người dùng cách thay đổi mật khẩu.

13.15* Phát biểu nào sai trong các câu dưới đây?

A. Các thông tin được an toàn tuyệt đối sau khi đã được mã hóa

B. Các thông tin quan trọng và nhạy cảm nên lưu trữ dưới dạng mã hóa

C. Mã hóa thông tin để giảm khả năng rò rì thông tin

D. Nén dữ liệu cũng góp phần tăng cường tính bảo mật của dữ liệu

13.16 Câu nào sai trong các câu dưới đây khi nói về chức năng lưu biên bản hệ

thống?

A. Lưu lại các thông tin cá nhân của người cập nhật

B. Cho biết số lần truy cập vào hệ thống, vào từng thành phần của hệ

thống, vào từng yêu cầu tra cứu, …

C. Cho thông tin về một số lần cập nhật cuối cùng

D. Lưu lại nội dung cập nhật, người thực hiện, thời điểm cập nhật

13.17 Để nâng cao hiệu quả của việc bảo mật, ta cần phải:

A. Thường xuyên thay đổi các tham số của hệ thống bảo vệ

B. Thường xuyên sao chép dữ liệu

C. Thường xuyên nâng cấp phần cứng

D. Thường xuyên nâng cấp phần mềm

13.18* Giải thích bảo mật trong CSDL hạn chế tối đa các sai sót của người

dùng, có các ý kiến sau:

A. Vì trong bảo mật có xây dựng các an ninh thông tin đảm bảo tương

thích cao nhất các quy chế và thủ tục hành chính, các quy tắc và thủ tục

nghiệp vụ cùng với các quy chế khai thác và sử dụng thông tin cũng như

các phương tiện

B. Vì bảo mật đảm bảo người dùng chỉ có thể truy cập tới các giao dịch và

dữ liệu dành cho họ

C. Vì bảo mật thường yêu cầu người dùng truy cập CSDL phải qua

chương trình ứng dụng (mà những chương trình này thường đảm bảo hạn

Đề tài NCKH cấp Ngành

chế sai sót khi truy cập dữ liệu). Trong một số hệ quản trị CSDL, bảo mật

xây dựng quyền truy cập dữ liệu được kiểm soát tới mức bản ghi sẽ ngăn

được hiện tượng người dùng truy cập dữ liệu không thông qua chương

trình ứng dụng.

D. Cả A, B, C.

13.19 Bảo mật CSDL là:

A. quan tâm bảo mật cả dữ liệu và chương trình xử lí dữ liệu

B. chỉ quan tâm bảo mật dữ liệu

C. chỉ quan tâm bảomật chương trình xử lí dữ liệu

D. chỉ là các giải pháp kĩ thuật phần mềm.

13.20* Chọn phát biểu sai trong các phát biểu dưới sau:

A. Hiệu quả của bảo mật chỉ phụ thuộc vào hệ QTCSDL và chương trình

ứng dụng

B. Bảo mật hạn chế được thông tin không bị mất hoặc bị thay đổi ngoài ý

muốn

C. Có thể thực hiện bảo mật bằng giải pháp phần cứng

D. Hiệu quả bảo mật phụ thuộc rất nhiều vào các chủ trương, chính sách

của chủ sở hữu thông tin và ý thức của người dùng.

13.21* Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?

A. Mọi người đều có thể truy cập, bổ sung và thay đổi bảng phân quyền

B. Bảng phân quyền truy cập cũng là dữ liệu của CSDL

C. Dựa trên bảng phân quyền để trao quyền truy cập khác nhau để khai

thác dữ liệu cho các đối tượng người dùng khác nhau

D. Bảng phân quyền không giới thiệu công khai cho mọi người biết

13.22* Hệ QTCSDL không thực hiện biện pháp nào dưới đây đối với mật khẩu

truy cập hệ thống:

A. Bảo mật có độ dài tùy ý

B. Người dùng có thể thay đổi mật khẩu

C. Mật khẩu phải có độ dài ít nhất là n kí tự (thường n 6)

D. Mỗi người dùng có một mật khẩu riêng

13.23* Hãy chọn phương án sai. Người có quyền truy cập cao thì cơ chế nhận

dạng phức tạp hơn vì:

A. Người có quyền truy cập cao giao tiếp nhiều lần với các người dùng

dưới quyền nên dễ bị lộ mật khẩu

B. Người có quyền truy cập cao có khả năng truy cập tới CSDL với diện

rộng hơn, nếu mật khẩu bị lộ thì gây tác hại nhiều hơn

C. Những k tấn công CSDL thường tìm các mật khẩu của những người

có quyền truy cập cao để can thiệp sâu hơn vào CSDL

Đề tài NCKH cấp Ngành

D. Cơ chế nhận dạng của người có quyền truy cập cao thường là tổ hợp

nhiều dạng khác nhau (mật khẩu, chữ kí điện tử, nhận dạng giọng nói,

vân tay, …) nên phức tạp hơn

13.24 Hãy chọn phương án sai. Mã hóa thông tin nhằm mục đích:

A. để đọc thông tin được nhanh và thuận tiện hơn

B. giảm khả năng rò rỉ thông tin trên đường truyền

C. giảm dung lượng lưu trữ thông tin

D. tăng cường tính bảo mật khi lưu trữ

13.25 Hãy xác định phương án sai. Lưu biên bản hệ thống là một trong các biện

pháp bảo mật và an toàn hệ thống vì :

A. ghi được thời điểm hệ thống bắt đầu hoạt động không bình thường.

B. hỗ trợ khôi phục hệ thống khi có sự cố kĩ thuật.

C. cung cấp thông tin đánh giá mức độ quan tâm của người dùng đối với

hệ thống nói chung và với từng thành phần của hệ thông nói riêng.

D. dựa trên biên bản hệ thống, người quản trị phát hiện những truy cập

không bình thường, từ đó có biện pháp phòng ngừa thích hợp.