&25325$7,21 · kế hoạch năm 2017, thành phố hà nội sẽ đầu tư khoảng 22.300...

88

Upload: others

Post on 06-Sep-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt
Page 2: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt
Page 3: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

ĐIỆN THOẠI CHÍNH HÃNG -GIÁ SIÊU TỐT - CHỈ CÓ Ở MOBIFONE

Tiết kiệm lên tới 15.000.000 đồng

Sở hữu ngay

Tặng Tai nghe Bluetooth Level U ProÁp dung cho 300 khách hàng đầu tiên đăng ký mua kèm gói cước MobiFone. Miễn cước thuê bao tháng trong 1 năm cho thuê bao hòa mạng mới.

Page 4: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

28 Tài chính ngân hàngCó một dòng tiềnâm thầm Chảy ngượC

doanh nghiệp hàn ‘đánh lớn’trên thị trường tài Chính Việt

thị trường phái sinh sau haitháng Và dấu hỏi saBECo

10 Thời sự kinh doanh đầu TưTỔNG BIÊN TẬP

ts. nguyễn anh tuấn

Phó TỔNG BIÊN TẬP Phụ Trách

hoàng anh minh

hỘI ĐỒNG cỐ VẤN

gs. tsKh nguyễn mại, gsts. nguyễn Xuân thắng,ts. Võ trí thành, ts. đỗ nhất hoàng,

ts. đinh hoàng thắng, ts. mai thanh hải, ts. hoàng Văn huấn, ts. trần đình thiên,

ts. trần du, ls. trần hữu huỳnh, ts. huy nam, nguyễn Văn toàn

hỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

ts. nguyễn anh tuấnhoàng anh minh, phạm đức sơn,

nguyễn phong Cầm,nguyễn thanh hà, trường Ca

TÒA SOẠN VÀ TrỊ SỰ

tầng 7, số 65 Văn miếu, Q. đống đa, tp. hà nộiđt: (024) 3537 8262 - Fax: (024) 3537 8263

Email: [email protected]: www.nhadautu.vn

QUẢNG cáO VÀ PháT hÀNh

Bà phạm thị hoađt: 0932 106 587

Email: [email protected]

ThIẾT KẾ

nguyễn Khắc thắng

GIẤY PhÉP XUẤT BẢN

số 89/gp-Btttt cấp ngày 08/04/2013 củaBộ thông tin - truyền thông

issn 1859 - 0888

in tại nhà in tiến Bộ, hà nội

Kinh tẾ Việt nam 2017Và triỂn VỌng 2018

hai đầu tàu Kinh tẾCần Có CƠ ChẾ đẶC thÙ

161 tỷ usd Vốn FdiChưa lan tỏa như Kỳ VỌng

20 doanh nhân việT namdoanh nhân & “ngày doanhnhân Việt nam”

Kinh tẾ tư nhân, động lỰCtĂng trưỞng Quan trỌng

Chìa Khóa tĂng trưỞng Kinh tẾ Việt nam: nằm nhiều Ở KhốiKinh tẾ tư nhân

44 bấT động sảnthị trường Bất động sản Quý iii:tĂng trưỞng lạC Quan!

lợi íCh nhiều, doanh nghiệp Vẫnngại làm Bất động sản Xanh

“đại lộ mẶt trời”– điỂm nhấntại Khu đÔng tp. hỒ Chí minh

Page 5: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

MỤC LỤC

56

68

62

80

PháP luậT đầu Tư

kinh Tế PháT Triển

diễn đàn đầu Tư

QuỐC Tế

từ đại án ngân hàng:Khoảng trống CƠ ChẾ phòngngừa tội phạm

tâm tư nhân sỰ ngân hànggiữa “Bão” đại án ngân hàng

KhỞi Kiện Bot pháp Vân - Cầu giẽ:tại sao KhÔng?

ta Bay từ Vân đỒn!

một nĂm rưỡi sau thảm hỌa mÔi trường:Formosa đã Bắt đầu Xuất Khẩu thép

“Kỳ tíCh” phát triỂnCủa israEl Và Kinh nghiệmđối Với Việt nam

Vì sao Kinh tẾ triều tiênVẫn sống “Khoẻ”?

hẬu Bầu CỬ đỨC Và tầmảnh hưỞng tới Eu

Quan hệ Việt—mỹtrướC ChuyẾn thĂmCủa tổng thống trump

SỐ 97THÁNG 10 - 2017

www.nhadautu.vn

Page 6: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt
Page 7: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

Quý III đánh dấu sự tăng trưởng ngoạn mục của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng 7,46%, tạo tiền đề cho nền kinh tế về đích 2017 với mức tăng trưởng 6,7%. Trong số này các chuyên gia sẽ phân tích, đánh giá sâu về tình hình kinh tế đất nước sau bước tăng trưởng ngoạn mục này.

Đến tay bạn đọc vào dịp kỷ niệm 13 năm Ngày doanh nhân Việt Nam, Nhà Đầu tư số này cũng sẽ dành dung lượng đáng kể cho chủ đề kinh tế tư nhân và vấn đề phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam. 72 năm về trước, khi nước nhà chỉ mới giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp gặp gỡ các nhà doanh nghiệp và gửi một bức thư cho “giới công thương” trên cả nước, trong đó khẳng định vai trò quan trọng của giới công thương, lực lượng được nhận định là sẽ đóng vai trò “xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng” cho nước Việt Nam dân chủ cộng hòa còn non trẻ.

Giờ đây, trong thời khắc kỷ niệm sự kiện này, chúng ta cũng đang chứng kiến những nỗ lực của Chính phủ trong việc cải thiện môi trường kinh doanh để cùng với cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân, cùng xây dựng nền kinh tế trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập mới.

Trong phần Quốc tế, chúng tôi mong muốn giới thiệu tới bạn đọc các bài viết của các chuyên gia về quan hệ Việt Mỹ, về tình hình kinh tế Châu Âu, mô hình phát triển kinh tế Israel và bài học cho Việt Nam…

Ban biên tập Tạp chí Nhà đầu tư mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ của quý độc giả trên bước đường phát triển theo mô hình một nhóm báo chí kinh tế chất lượng và chuyên nghiệp, là người bạn đồng hành đáng tin cậy của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân và đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước.

Ban Biên tập

Page 8: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

Xin cơ chế đặc thù Xây 22.000 căn hộ

Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 29/9, UBND thành phố Hà Nội đề nghị Chính phủ chấp thuận cơ chế đặt hàng xây dựng nhà ở

thương mại để tạo lập quỹ nhà ở tái định cư. Cụ thể, Hà Nội đề nghị Chính phủ cho phép được áp dụng hình thức thu hồi đất, giao đất theo quy định của Luật Đất đai và lựa chọn nhà đầu tư đủ năng lực thực hiện dự án, không thông qua đấu thầu, đấu giá...

Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt hàng. Tổng kinh phí dự toán khoảng 55.000 tỷ đồng, số căn hộ này sẽ đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu nhà ở tái định cư phục vụ các dự án trong giai đoạn 2018 - 2020 và các năm tiếp theo.

cJ Group thâu tóm 2 cônG ty con của Gemadept

Công ty Cổ phần Gemadept (GMD) đã chuyển nhượng 50,9% vốn của Công ty TNHH Gemadept Shipping Holding và 50,9% vốn

của Công ty TNHH Gemadept Logistics Holding cho CJ Logistics và giảm sở hữu tại 2 đơn vị trên xuống còn hơn 49,1%. Việc chuyển nhượng diễn ra ngày 1/10/2017.

Trong một báo cáo của Công ty Chứng khoán TP. HCM (HSC) từng đề cập, hơn 50% vốn tại 2 đơn vị trên từng được trả giá 125 triệu USD. Toàn bộ lãi sẽ được sử dụng để trả cổ tức đặc biệt với tỷ lệ 85% mệnh giá, tương đương 8.500 đồng/cổ phiếu. Do đó, sau khi bù trừ chi phí, HSC ước tính hai thương vụ này có thể thu về khoản lãi khoảng 2.400 tỷ đồng.

Vay Vốn WB cho các dự án Giao thônG lớn

Bộ Giao thông Vận tải đã đề xuất WB hỗ trợ triển khai dự án mới bằng vốn vay IBRD là dự án phát triển các hành lang đường thủy và

logistics khu vực phía Nam. Dự án có tổng mức đầu tư là 300 triệu USD, trong đó, vay vốn IBRD của World Bank là 250 triệu USD. Ngoài ra Bộ cũng đề xuất WB hỗ trợ một số dự án tiềm năng như: tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn Dầu Giây - Phan Thiết; các dự án cải tạo hạ tầng tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện hữu.

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam có điểm đầu tại nút giao Cao Bồ, thuộc địa phận huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, điểm cuối tại nút giao Dầu Giây, thuộc địa phận huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, tổng chiều dài khoảng 1.372 km, đi qua 16 tỉnh, thành phố. Theo tính toán sơ bộ, tổng mức đầu tư toàn dự án với quy mô hoàn chỉnh khoảng 312.435 tỷ đồng.

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 10 - 2017 8

Page 9: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

Theo dự thảo Nghị định về đầu tư khởi nghiệp sáng tạo vừa được Bộ Kế hoạch & Đầu tư công bố, cá nhân có thu nhập tối thiếu trong hai năm

gần nhất là 200 triệu đồng (bình quân 100 triệu đồng một năm) hoặc tổng tài sản bao gồm của vợ hoặc chồng, trừ đi các khoản nợ liên quan tối thiểu 500 triệu đồng thì được xem là đủ điều kiện tài chính để thành lập công ty đầu tư khởi nghiệp.

Đối với nhà đầu tư tổ chức, giá trị tài sản tối thiếu là một tỷ đồng. Vốn điều lệ tối thiểu của công ty đầu tư khởi nghiệp là 500 triệu và phải góp bằng tiền mặt. Trong điều lệ của công ty bắt buộc ghi rõ thông tin “việc góp vốn thành lập công ty này chỉ phù hợp đối với các nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận mức rủi ro cao tiềm tàng từ việc đầu tư của công ty”.

hà nội có trạm XănG dầu 100% Vốn Fdi đầu tiên

Ngày 5/10, Idemitsu Kosan (Nhật Bản) chính thức khai trương trạm xăng bán lẻ Idemitsu Q8 đầu tiên tại Hà Nội, đánh dấu trạm xăng

dầu100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đầu tiên tham gia thị trường bán lẻ xăng dầu tại Việt Nam.

Idemitsu Kosan đã kinh doanh thăm dò dầu khí ở Việt Nam từ những năm 1990. Gần đây, nhà đầu tư này đã tham gia vào Nghi Sơn tại Thanh Hoá và một số hoạt động kinh doanh dầu nhờn trên toàn quốc. Sau đó, Kuwait Petroleum và Idemitsu đã thành lập Idemitsu Q8 Petroleum vào năm 2016 với vốn góp mỗi bên 50%. Liên doanh này có kế hoạch hoạt động trong lĩnh vực bán buôn, lẻ các sản phẩm dầu khí, thông qua việc xây dựng các trạm dịch vụ trên cả nước.

thu nhập 100 triệu được lập cônG ty đầu tư khởi nGhiệp

THÁNG 10 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ 9

chính phủ yêu cầu “Xén” tiếp một nửa điều kiện kinh doanh

Chính phủ vừa giao các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ

quan liên quan tiếp tục, rà soát, đánh giá, đề xuất bãi bỏ ít nhất từ 1/3 đến 1/2 số điều kiện kinh doanh hiện hành trong lĩnh vực quản lý và thủ tục hành chính, đang gây cản trở, khó khăn cho hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp. Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương tuyên truyền phổ biến quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 10-NQ/TW khoá 12 nhằm quán triệt tinh thần Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp, lấy doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh, đồng thời ngăn chặn mọi biểu hiện của quan hệ “lợi ích nhóm”, thao túng chính sách để trục lợi bất chính.

hồ mai (tổng hợp)

Page 10: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế quý III đạt 7,46% và 9 tháng đầu năm đạt 6,41% so với cùng kỳ, nền kinh tế Việt Nam có khả năng về đích 2017 với mức tăng trưởng

6,7% như kế hoạch. Tuy nhiên, vẫn còn tiềm ẩn nhiều khó khăn thách thức lớn, đòi hỏi cả Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp phải nỗ lực hơn nữa để nền kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền vững.

Nhận diện các yếu tố tăng trưởng

Tốc độ tăng trưởng GDP trong quý III đạt 7,46% là một bước đột phá lớn, cao hơn rất nhiều so với quý I

(5,15%) và quý II (6,28%). Có được kết quả đó, trước hết nhờ sự đóng góp của xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Tổng kim ngạch xuất khẩu tính chung 9 tháng ước đạt 154 tỷ USD, tăng 19,8%, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 14,4%, cao gấp đôi cùng kỳ năm 2016. Sức mua trong nước tiếp tục tăng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng ước đạt 2,9 triệu tỷ đồng, tăng 10,5% so với cùng kỳ, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 9,16% cao hơn so với cùng kỳ năm 2016 (8,95%).

Yếu tố thứ hai là vốn đầu tư toàn xã hội tăng do đầu tư tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng cao, mặc dù vốn ngân sách nhà nước hạn hẹp và giải

KINH TẾ VIỆT NAM 2017VÀ TRIỂN VỌNG 2018

tS nguyễn anh tuấn

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 10 - 2017 10

Thời sự kinh doanh đầu Tư

Page 11: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

ngân chậm. Tổng đầu tư toàn xã hội 9 tháng đầu năm tăng 12,1%, cao hơn so với cùng kỳ và đạt 33,9% GDP, cao nhất so với nhiều năm trở lại đây. Trong đó, khu vực tư nhân trong nước chiếm 39,9% tổng đầu tư xã hội, tăng 15,9%, cao gấp 1,5 lần mức tăng cùng kỳ năm 2016 là 10,3%; khu vực FDI tiếp tục tăng trưởng khả quan với tổng vốn đăng ký mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 25,48 tỷ USD, tăng 34,3% so với cùng kỳ. Đáng chú ý là vốn FDI thực hiện 9 tháng đầu năm ước đạt 12,5 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2016 (chiếm 24,5% tổng vốn đầu tư xã hội).

Yếu tố thứ ba là khu vực công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng cao so với mức tăng của nhiều năm gần đây (tăng 12,8% so với cùng kỳ), trong khi khu vực dịch vụ tăng 7,25% so với cùng kỳ. Kết quả sản xuất nông nghiệp cũng khả quan hơn cùng kỳ năm trước (là năm chịu tác động nặng nề của thiên tai), mặc dù chỉ tăng 2,78%.

Yếu tố thứ tư là tín dụng đối với nền kinh tế tăng 11,02% so với tháng 12/2016 (cùng kỳ tăng 10,46%).

Mặt bằng lãi suất tương đối ổn định, lãi suất cho vay giảm dần, góp phần giảm chi phí, hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Thứ năm, tình hình phát triển doanh nghiệp tiếp tục ổn định thể hiện môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện. Trong 9 tháng đầu năm 2017, tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động của cả nước là trên 115 nghìn doanh nghiệp, trong đó có gần 94 nghìn doanh nghiệp thành lập mới (tăng 15,4% về số doanh nghiệp và tăng 43,5% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2016) và 21,1 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp đạt 9,6 tỷ đồng, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm trước. Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 9 tháng qua là trên 2,1 triệu tỷ đồng.

Những thách thức, rủi ro

Mặc dù kinh tế quý III chuyển động theo chiều hướng tích cực, nhưng chưa thực sự bền vững, tiềm ẩn những yếu tố có thể ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng không chỉ cho năm 2017 mà cả năm 2018 và những năm tiếp theo.

Thứ nhất, mặc dù quý III tăng trưởng 7,46%, cao hơn nhiều so với quý II song liệu quý IV có thể duy trì được đà tăng trưởng cao hay không vẫn đang là một câu hỏi lớn. Nhiều chuyên gia cho rằng, thiên tai vẫn còn là yếu tố khó xác định, đồng thời tăng trưởng công nghiệp chủ yếu dựa vào hai doanh nghiệp chủ lực là Formosa và Samsung vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Thứ hai, mặc dù giá cả 9 tháng đầu năm vẫn nằm trong tầm kiểm soát, nhưng rủi ro về tăng giá vẫn còn cao. Theo thông lệ, giá cả quý IV thường cao hơn hai quý trước đó, thường tăng thêm 1-2% do tính chu kỳ hàng năm, nên khả năng lạm phát có thể vượt 4%.

Thứ ba, trong 9 tháng đầu năm 2017 tín dụng nền kinh tế tăng 11,02%, bình quân mỗi tháng chỉ tăng 1,22%, nếu hệ thống ngân hàng tiếp tục thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 2017 là 21% như kế hoạch đã đề ra (nghĩa là phải thực hiện tiếp 10% trong 3 tháng còn lại) thì tín dụng bình quân mỗi tháng tăng 3,33%/. Đây là thách thức lớn đối với ngân hàng trong việc tìm đối tượng cho vay, gây áp lực lớn lên lạm phát và chất lượng tín dụng. Hệ luỵ của việc tín dụng đổ vào những ngành sản xuất kém hiệu quả và các lĩnh vực tiềm ẩn đầu cơ sẽ là rất lớn đối với nền kinh tế.

Thứ tư, giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (NSNN) và trái phiếu Chính phủ (TPCP) trong 9 tháng đầu năm còn thấp. Ước tính giải ngân vốn đầu tư phát triển từ nguồn NSNN và TPCP 9 tháng đầu năm mới đạt

THÁNG 10 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ 11

Page 12: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

khoảng 51,3% so với kế hoạch. Nguyên nhân chủ yếu do quy trình, thủ tục rườm rà, phức tạp và một phần do tâm lý sợ trách nhiệm. Để khắc phục tình trạng này đòi hỏi phải có sự chỉ đạo quyết liệt từ phía Chính phủ, sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương.

Thứ năm, môi trường đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp tuy được cải thiện, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm 2017 theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới bị giảm 4 hạng, từ 56 xuống 60/138. Trong ASEAN, Việt Nam đang từ vị trí thứ 5/10 quốc gia thành viên ASEAN tụt xuống thứ 6/10. Điều đó nói lên việc cải cách ở nước ta vẫn còn chậm, chưa theo kịp và vượt các nước trong khu vực.

Thứ sáu, năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng và hiệu quả đầu tư còn thấp. Hệ số ICOR vẫn còn ở mức rất cao (6,27). Đây là vấn đề được đề cập và cảnh báo từ nhiều năm nay, nhưng vẫn chưa tạo được sự chuyển biến tích cực đáng kể.

Một vấn đề khác rất đáng lưu ý là giới hạn của nợ công, nợ xấu đã làm hạn chế và thu hẹp không gian chính sách, không còn dư địa cho tăng trưởng bằng các giải pháp huy động nguồn lực đầu tư phát triển như trước đây.

Triển vọng 2018

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, nền kinh tế Việt Nam sẽ bước sang năm 2018 với những yếu tố thuận lợi nhất định, nhưng thách thức khó khăn là rất lớn. Về mặt thuận lợi, trước hết có thể kể đến dự báo khá lạc quan về tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu năm 2018, tạo điều kiện đề thúc đẩy gia tăng xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, nếu Việt Nam tận dụng được cơ hội của các hiệp định thương mại tự do đã được ký kết. Kinh tế Mỹ được dự báo tiếp tục tăng trưởng ổn định, kinh tế châu Âu tiếp tục phục hồi, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể chậm lại nhưng vẫn duy trì trên 6%. Giá dầu thô năm 2018 được dự báo sẽ duy trì ổn định ở mức 51 đến 55 USD/thùng, riêng IMF dự báo khá lạc quan, ở mức 55USD/thùng.

Ở trong nước, yếu tố thuận lợi cơ bản là kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định; cải cách thể chế và thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh, giảm chi phí sản xuất kinh doanh... được Chính phủ chỉ đạo quyết liệt sẽ phát huy hiệu quả, hỗ trợ tích cực hơn cho hoạt động đầu tư – kinh doanh. Đặc biệt, việc triển khai Nghị quyết Hội nghị TW5 về đẩy mạnh cải cách thể chế, thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế... được kỳ vọng sẽ tạo cú huých mới cho kinh tế tư nhân phát triển. Cùng với đó là niềm tin của các nhà đầu tư nước

ngoài vào triển vọng phát triển của Việt Nam tiếp tục được củng cố, nhất là sau Hội nghị cao cấp APEC và trong bối cảnh an ninh tại nhiều nước bất ổn do tình trạng khủng bố.

Khu vực doanh nghiệp nhà nước cũng được kỳ vọng sẽ hoạt động có hiệu quả hơn sau quá trình tái cấu trúc thông qua cổ phần hoá và thoái vốn, cũng như những tiến triển mới trong đấu tranh phòng chống tham nhũng.

Với việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và kết quả tăng trưởng cao trong năm 2017, dự báo cầu tiêu dùng trong nước năm 2018 sẽ tiếp tục tăng cao, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất.

Bên cạnh những thuận lợi, khó khăn thách thức với nền kinh tế vẫn còn rất lớn. Ở trong nước, nhiều thách thức rủi ro đối với quý IV đã nêu ở phần trên còn kéo dài sang năm 2018. Bên cạnh đó, việc nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao trong năm 2017 cũng là một thách thức cho tăng trưởng 2018, nhất là trong bối cảnh tài nguyên cạn kiệt, sản xuất của ngành công nghiệp khai khoáng tiếp tục giảm, công nghiệp chế tạo khó có đột phá mới, nông nghiệp vẫn đứng trước rủi ro lớn do tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu...

Thực tế cũng cho thấy, chưa thể kỳ vọng vào sự đột phá về năng suất lao động, hiệu quả đầu tư và năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế cũng như của cộng đồng doanh nghiệp. Lợi thế về lao động giá rẻ đang mất đi nhanh chóng do tác động của cách mạng công nghiệp 4.0.

Ở ngoài nước, tình hình quốc tế sẽ tiếp tục diễn biến phúc tạp khó lường; xu hướng bảo hộ và đưa sản xuất về trong nước của một số nước phát triển đang diễn ra sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu và dòng vốn đầu tư vào Việt Nam. Đặc biệt, việc cắt giảm thuế xuất nhập khẩu trong khối ASEAN đối với nhiều mặt hàng, trong đó có ô tô sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới một số ngành sản xuất nếu các doanh nghiệp Việt Nam không nâng cao được năng lực cạnh tranh cả về giá cả và chất lượng sản phẩm.

Trong bối cảnh nói trên, nhiều chuyên gia và tổ chức quốc tế dự báo kinh tế Việt Nam năm 2018 sẽ tiếp tục tăng trưởng khá cao, nhưng khó có thể vượt mức tăng trưởng 2017. Nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng khoảng 6,5% - 6,7% trên nền tảng giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát, đảm bảo được các cân đối lớn, bảo vệ môi trường... thì đó là một thành công lớn trong bối cảnh nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, tái cấu trúc để phát triển bền vững.

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 10 - 2017 12

Thời sự kinh doanh đầu Tư

Page 13: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

Trong các chiến lược phát triển kinh tế- xã hội nước ta luôn theo đuổi mục tiêu tăng trưởng với tốc độ cao và bền vững, bảo đảm công bằng xã hội, không tạo ra

khoảng chênh lệch quá lớn về trình độ phát triển của các vùng kinh tế, các địa phương. Thành tựu nổi bật trong việc thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo của Việt Nam đã được các tổ chức quốc tế đánh giá cao là biểu hiện của quá trình tăng trưởng kinh tế chú trọng đến giải quyết vấn đề xã hội.

Lý thuyết kinh tế cũng chỉ ra rằng, các quốc gia không nên và không thể dàn hàng ngang trong quá trình phát triển, mà phải có các đầu tàu tăng trưởng để kéo cả nền kinh tế vận hành với tốc độ cao.

Ở nước ta, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh mặc nhiên là hai đầu tàu tăng trưởng ở hai vùng kinh tế trọng điểm của đất nước. Để phát huy thế mạnh của cả hai thành phố lớn đòi hỏi phải có cách tiếp cận khoa học, trên cơ sở đó có cơ chế đặc thù thích ứng với vị thế và tầm quan trọng của chúng nhằm đóng góp nhiều hơn vào quá trình tái cấu trúc nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng mới, tham gia có hiệu quả vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên toàn cầu.

Vị thế của Hà Nội và TP.HCM

Vị thế của hai thành phố lớn của nước ta đã được khẳng định. Hai thành phố có nhiều điểm chung như là trung tâm đào tạo và giáo dục, nơi có hàng chục

HAI ĐẦU TÀU KINH TẾCẦN CÓ CƠ CHẾ ĐẶC THÙ

giáo Sư tSKh nguyễn mại

THÁNG 10 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ 13

Page 14: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

trường đại học, cao đẳng lớn; là trung tâm khoa học và công nghệ, nơi có nhiều viện nghiên cứu hàng đầu, các trung tâm công nghệ quốc gia, khu công nghệ cao với hàng vạn nhà khoa học; là trung tâm công nghiệp, tài chính, nơi có nhiều ngành công nghiệp quan trọng. các ngân hàng quốc gia và quốc tế;là trung tâm văn hóa, nơi có nhiều đoàn nghệ thuật, nhà văn hóa; là trung tâm y tế, nới có các bệnh viện đầu ngành với các thầy thuốc chuyên khoa giỏi. Hà Nội là trung tâm chính trị, nơi đóng trụ sở của BCHTW Đảng, Quốc hội, Chính phủ, đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế.

Hà Nội và TP.HCM chiếm tỷ trọng lớn về dân số, tiềm năng, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thông qua số liệu thống kê sau đây (số liệu năm 2016):

- Dân số Hà Nội 7328,4 nghìn người, chiếm 7,79%; TP.HCM 8297,5 nghìn người, chiếm 8,95% dân số Việt Nam. Hà Nội chiếm 34,2% dân số Đồng bằng Sông Hồng. TP.HCM chiếm 50,54% dân số Miền Đông Nam bộ.

- Tổng sản phẩm trong nước của Hà Nội (GRDP) là 478.964 tỷ đồng, chiếm 10,63%, của TP.HCM là 1.023.926 tỷ đồng, chiếm 22,74% GDP Việt Nam.

Trong khi dân số của hai thành phố lớn chiếm 16,74% số dân thì GRDP chiếm 33,37% GDP cả nước.

- Thu ngân sách trên địa bàn Hà Nội là 179.846 tỷ đồng, chiếm 16,32%; TP.HCM là 307.336 tỷ đồng, chiếm 27,9% tổng thu ngân sách quốc gia.

- Trong số 478 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động (31/12/2016) thì 23,1% tại Hà Nội và 33,6% tại

TP.HCM. Quy mô của doanh nghiệp ở hai thành phố này lớn hơn nhiều so với các tỉnh, thành phố khác; các tập đoàn kinh tế nhà nước, tư nhân hàng đầu phần lớn có đại bản doanh tại Hà Nội và TP.HCM.

Những có số thống kê đã cho thấy tiềm lực của hai trung tâm kinh tế lớn của đất nước; do vậy trong khi tính kế sách phát triển kinh tế- xã hội của nước ta thì cần coi trọng hơn nữa việc phát huy lợi thế của hai thành phố lớn bằng cơ chế đặc thù để trở thành hai đầu tàu có vận tốc lớn kéo cả nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh hơn và có hiệu quả hơn.

Hà Nội và TP.HCM với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Loài người đã chứng kiến 4 cuộc cách mạng công nghiệp: lần thứ nhất (từ 1784) khi phát minh động cơ hơi nước; lần thứ hai (từ 1870) khi phát minh ra động cơ điện; lần thứ ba (từ 1969) khi phát minh ra bóng bán dẫn, điện tử, kết nối thế giới liên lạc được với nhau; máy tính, điện thoại, Internet….

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra từ những năm 2000 gọi là cuộc cách mạng số, thông qua các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC)... để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số.

Tác giả cuốn sách “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, Giáo sư Klaus Schwab nhận định: cuộc cách mạng 4.0 tác động to lớn đến mọi luật lệ, mọi nền kinh tế, mọi ngành công nghiệp, đồng thời cũng thách thức ý niệm của chúng ta về vai trò thực sự của

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 10 - 2017 14

Thời sự kinh doanh đầu Tư

Page 15: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

con người. Ông lo ngại về khả năng các tổ chức, doanh nghiệp có thể chưa sẵn sàng đón nhận các công nghệ tối tân hay các chính phủ gặp khó trong việc tuyển dụng người cũng như quản lý các công nghệ này một cách toàn diện.

Nếu như ba cuộc cách mạng công nghiệp trước, tổ tiên, cha ông ta chưa có điều kiện tham gia trực tiếp, thì cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Việt Nam cần và có thể chủ động tiếp cận để “tiến cùng thời đại” trong điều kiện một số ngành như công nghệ thông tin, điện toán đám mây, viễn thông đã đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, phong trào khởi nghiệp đang phát triển mạnh mẽ.

Là nơi có tiềm năng đổi mới, sáng tạo, có điều kiện thuận lợi nhất để tiếp cận với cuộc cách mạng 4.0, Hà Nội và TP.HCM cần: (i) Triển khai nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong một số ngành và sản phẩm ưu tiên; (ii) Hợp tác có hiệu quả giữa các cơ quan khoa học với doanh nghiệp để đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh; (iii) Khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới và sáng tạo sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng mới; (iv) Mở rộng hợp tác quốc tế về nghiên cứu & phát triển và chuyển giao công nghệ bằng phương thức đa dạng và (v) Hỗ trợ ý tưởng mới sáng kiến, phát minh để chuyển hóa thành sản phẩm, dịch vụ.

Trên cơ sở chiến lược phát triển của đất nước trong điều kiện cuộc cách mạng 4.0, Hà Nội và TP.HCM cần lựa chọn một số phân ngành, lĩnh vực tương lai như công nghệ thông tin, điện toán đám mây, internet vạn vật (IoT)...để đầu tư vốn, nhân lực nhằm phát huy lợi thế của hai trung tâm kinh tế, đuổi kịp trình độ phát triển của các đô thị lớn trong khu vực.

Cơ chế đặc thù

J. Naisbitt nhận định, nền kinh tế thế giới càng lớn thì những phần tử nhỏ nhất trong nó sẽ càng mạnh hơn. “Tôi nhận thấy ở đây nghịch lý là một cách hiểu chung chung; một câu nói hay một công thức mà dường như là trái ngược hoặc vô lý, nhưng hiện nay lại có giá trị hoặc hợp lý. Một nghịch lý nổi tiếng trong kiến trúc đã đóng góp cho nghề này rất nhiều là “ít nghĩa là nhiều”, có nghĩa là bạn càng ít tô vẽ lên ngôi nhà thì trông nó càng lịch sự hơn và nhiều công việc kiến trúc hơn có vẻ được thực hiện” (John Naisbitt: Nghịch lý toàn cầu, Thông tin chuyên đề, 1997, tr. 21)

Theo quan điểm này thì trong khi các quốc gia hướng ra toàn cầu để tận dụng lợi thế so sánh động trong một thế giới đang biến đổi nhanh chóng thì đồng thời phải hướng về địa phương, phát huy bản

sắc, truyền thống, lợi thế của từng vùng lãnh thổ để tạo thành sức mạnh quốc gia trong hội nhập quốc tế.

Phân cấp quản lý cho chính quyền tỉnh, thành phố, chuyển một số chức năng vốn thuộc Chính phủ và các bộ về UBND tỉnh, thành phố là vấn đề có tính quy luật để phát huy tính sáng tạo của từng địa phương trong việc tận dụng lợi thế của khác biệt, làm cho nền kinh tế năng động và đa dạng. Chính phủ đã phân cấp cho quản lý nhà nướccác địa phương trong đó Hà Nội và TP.HCM được thực hiện các cơ chế đặc thù so với những địa phương khác. Tuy vậy, hiện nay cả hai thành phố đều cảm nhận vẫn bị ràng buộc bởi nhiều quy định của luật pháp nên chưa thể phát huy cao độ ý tưởng, tính sáng tạo, quyền tự chủ trong quản lý nhà nước ở hai siêu đô thị.

Hà Nội mặc dù đã có Luật Thủ đô, nhưng chưa hình thành cơ chế tự quản của chính quyền của một đô thị lớn hiện có trên 7 triệu dân và trong tương lai gần là 10 triệu dân; trong khi TP.HCM chỉ được phân cấp nhiều hơn những địa phương khác.

Kinh nghiệm thế giới cho thấy rằng, các trung tâm kinh tế cần có cơ chế đặc thù theo hướng chính quyền đô thị tự chịu trách nhiệm, có đủ thẩm quyền huy động và sử dụng mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển theo hướng bền vững. Đáng tiếc là trong quá trình xây dựng Luật Thủ đô đã có nhiều kiến nghị theo hướng đó nhưng không được chấp nhận.

Những con số thống kê trên đây đã cho thấy GRDP của hai thành phố chiếm hơn 1/3 GDP cả nước, thu ngân sách trên địa bản chiếm hơn 44% cả nước, do vậy nếu có cơ chế đặc thù như kinh nghiêm của thế giới thì có lợi cả hai phía: 1) Chính quyền đô thị của hai thành phố được tự chủ từ quy hoạch phát triển đến cơ chế, chính sách huy động nguồn lực trong và ngoài nước, thiết lập bộ máy quản lý đô thị theo hướng chính phủ điện tử, được quyền chọn lựa người tài cho bộ máy nhà nước, do vậy sẽ đóng góp nhiều hơn vào phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia, 2) Chính phủ và các bộ không mất thời gian và công sức can thiệp vào công việc điều hành của hai thành phố lớn, tập trung xử lý các vấn đề của 61 tỉnh, thành phố khác, nhất là các tỉnh kém phát triển, đang cần nhiều sự trợ giúp của trung ương.

Để hai thành phố không biến thành “khu tự trị” thì cần quy định rõ ràng, minh bạch quan hệ giữa Chính phủi với UBND thành phố, giữa các bộ với các sở chuyên ngành với chế độ thông tin hai chiều nhằm bảo đảm sự thống nhất trong quản lý nhà nước.

Trên cơ sở đó cần sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô, đồng thời xây dựng Luật phân cấp quản lý cho TP.HCM.

THÁNG 10 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ 15

Page 16: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

30 năm trôi qua kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được thông qua, Việt Nam đã có một bước tiến dài trong việc thu hút vốn đầu tư

nước ngoài. Đến nay, Việt Nam đã có hơn 23.000 dự án với tổng số vốn đăng ký trên 300 tỷ USD, trong đó tổng số vốn thực hiện đạt khoảng 161 tỷ USD.

Khu vực FDI đã góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển, giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách, thúc đẩy chuyển giao công nghệ và tiến trình hội nhập quốc tế. Đáng chú ý, khu vực FDI hiện chiếm đến 72% kim ngạch xuất khẩu, đóng góp khoảng 20 - 25% GDP, tạo ra 3,7 triệu việc làm trực tiếp, đóng góp trên 15% thu ngân sách.

Thành công nhưng vẫn băn khoăn

Dẫn thành công của tỉnh Vĩnh Phúc, GS. TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho biết, thời điểm năm 1997 (khi

tỉnh Vĩnh Phúc mới được tái lập sau khi tách tỉnh Vĩnh Phú), thu ngân sách nhà nước của tỉnh Vĩnh Phúc là khoảng 100 tỷ đồng, nhưng tới năm 2016 thì thu ngân sách của tỉnh này đã đạt 33.000 tỷ đồng, gấp 330 lần so với thời kỳ mới thành lập tỉnh, trong đó FDI đóng vai trò quan trọng. Không chỉ đóng góp cho ngân sách mà FDI còn làm thay đổi bộ mặt thành phố và nông thôn của địa phương này. Ở miền Bắc, ngoài Vĩnh Phúc còn có Bắc Ninh và Thái Nguyên đều là những địa phương có những thay đổi rất nhanh chóng trong những năm trở lại đây nhờ sự đóng góp lớn của nguồn vốn FDI.

“Khi sang Mỹ, tôi loanh quanh đi mua đôi giày, bộ quần áo, cầm lên thì hóa ra sản xuất tại Việt Nam. Thực tế, áo sơ mi sản xuất tại Vĩnh Phúc rất nhiều. Một sản phẩm khác là ghế ô tô thì toàn bộ chi tiết ghế xe đều sản xuất ở Vĩnh Phúc và xuất khẩu sang Bắc Mỹ”, ông Lê Duy Thành, Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc, không giấu niềm tự hào khi kể câu chuyện này tại tọa đàm “30 năm lan tỏa vốn FDI” tổ chức ngày 6/10.

161 Tỷ USD VốN FDICHưA lAN TỏA NHư Kỳ VỌNG

Sự có mặt của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Fdi) đã thúc đẩy doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực quản trị, Sức cạnh tranh, góp phần “thay da đổi thịt” nhiều tỉnh thành. tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cần có những giải pháp để nguồn vốn này có Sức lan tỏa lớn hơn, gia tăng nội lực cho nền kinh tế.

anh mai

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 10 - 2017 16

Thời sự kinh doanh đầu Tư

Page 17: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

Ông Lê Duy Thành cho rằng đó là công lớn của doanh nghiệp FDI, khu vực chiếm trên 95% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh này.

Thừa nhận đóng góp của FDI, song TS. Nguyễn Tuệ Anh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), vẫn trăn trở: “Vậy doanh nghiệp FDI ở Việt Nam đem lại lợi gì ngoài những thứ chúng ta nhìn thấy được như đóng góp ngân sách, tăng trưởng? Vấn đề nhiều người quan tâm là tác động lan toả của FDI đến khu vực trong nước, tức là sau khi họ đi, sẽ để lại những gì?”.

Theo bà Tuệ Anh, chính sách FDI hiện vẫn chưa làm tốt được vai trò tạo liên kết giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước. Do đó cần xây dựng khung chính sách FDI, trong đó cần coi nhiệm vụ tăng năng lực của khu vực doanh nghiệp trong nước, đặc biệt doanh nghiệp tư nhân, là một cấu thành quan trọng của chính sách FDI, như vậy mới tăng hiệu quả của FDI.

Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng bày tỏ sự băn khoăn: “Có một con số rất ám ảnh. Cách đây một số năm thì 10 đồng xuất khẩu của Việt Nam thì 5 đồng thuộc về doanh nghiệp FDI, nhưng đến nay con số này là 7,5 đồng”.

Hàng năm, VCCI đều có những cuộc điều tra, trong đó cho thấy, các doanh nghiệp FDI chỉ mua khoảng 26,6% thiết bị, đầu vào từ doanh nghiệp Việt, còn lại là nhập khẩu và nhập từ công ty mẹ. “Sự liên kết giữa doanh nghiệp FDI và trong nước rất khiêm tốn. Dù có chuyển động nhưng rất chậm chạp”, ông Tuấn cho biết. Ghi nhận đóng góp to lớn của FDI, song bản thân lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc cũng thấy băn khoăn khi nhà đầu tư nước ngoài nộp 1 tỷ đồng tiền thuế, họ sẽ bỏ túi 4 tỷ đồng. Doanh nghiệp trong nước cũng vậy. Tuy nhiên, 4 tỷ của doanh nghiệp Việt sẽ vẫn ở lại Việt Nam, nhưng 4 tỷ của nhà đầu tư nước ngoài sẽ được chuyển về nước họ. Cho nên, cùng với FDI, chuyên gia này cho rằng làm khu vực doanh nghiệp trong nước mạnh lên cũng quan trọng không kém.

Còn nhiều cơ hội cho công nghiệp phụ trợ

Về phía nhà đầu tư, ông Phạm Anh Tuấn - Trưởng Ban Kế hoạch chiến lược của Toyota Việt Nam (TMV) cho biết, Toyota Việt Nam có khoảng 80% vốn nước ngoài, hoạt động ở Việt Nam được 20 năm. Tuy nhiên, việc nội địa hóa khó thực hiện là do vấn đề sản lượng. Theo ông Tuấn, Toyota khi chọn nhà cung cấp thì không phân biệt đó là doanh nghiệp trong nước hay nước ngoài bởi chỉ cần đáp ứng chất lượng thì sẽ được chọn. Tuy nhiên, trên thực tế, các doanh nghiệp cung cấp của

Toyota chủ yếu là các doanh nghiệp FDI vốn cung cấp cho hãng này ở nước khác nên theo vào Việt Nam đầu tư. Trong khi đó, ông Bang Hyun Woo, Phó Tổng giám đốc Samsung Việt Nam, cho biết, cách đây 3 năm, số lượng doanh nghiệp Việt làm nhà cung cấp trực tiếp (cấp 1) cho Samsung chỉ là 4 nhưng giờ đã tăng lên 25. Cuối năm nay, con số này nâng lên 29 doanh nghiệp và năm 2020 sẽ là 50 doanh nghiệp, chưa kể các nhà cung cấp gián tiếp.

Nói về cơ hội trở thành nhà cung cấp cho Samsung, lãnh đạo Samsung Việt Nam cho biết: “Trước khi đến đây, chúng tôi nhận được nhiều câu hỏi về việc làm thế nào để doanh nghiệp nội địa trở thành nhà cung cấp cho Samsung? Hiện Samsung đã và đang đóng góp trên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam mỗi năm. Con số này rất lớn. Cho nên, việc doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng của Samsung là vô cùng khó khăn”.

Hơn nữa, những sản phẩm của Samsung xuất khẩu ở nhiều nơi trên toàn cầu, nên những linh kiện, vật tư đầu vào mà Samsung nhập phải có chất lượng cao. Theo lãnh đạo Samsung, “nếu nói doanh nghiệp Việt Nam ngay bây giờ đáp ứng yêu cầu của Samsung thì rất nan giải”. Do đó, ông Bang gợi ý: “Các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam không nên tham vọng làm nhà cung cấp cấp 1 của Samsung mà trước tiên nên là cấp 2, cấp 3. Sau một thời gian tích lũy về công nghệ, chất lượng thì có thể tự tin hơn trở thành nhà cung cấp cấp 1 của Samsung”.

Nhắc đến những ý kiến cho rằng doanh nghiệp Việt Nam không đủ khả năng trở thành cung cấp cho doanh nghiệp nước ngoài, Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành bộc bạch: “Một chủ doanh nghiệp ở Vĩnh Phúc nói với tôi rằng, không có cái gì doanh nghiệp Đài Loan làm được, doanh nghiệp Trung Quốc làm được mà doanh nghiệp Việt không làm được”. “Chủ doanh nghiệp này cho rằng vì doanh nghiệp Việt thiếu tự tin, tự tôn, tinh thần làm chủ, cứ nhìn doanh nghiệp FDI như một cái gì cao siêu lắm,... nên còn hạn chế. Nhìn thực trạng ở Vĩnh Phúc thì thấy có tình trạng như vậy”, ông Thành nói.

Ông Phan Hữu Thắng - nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì cho rằng, ngay cả có 50 doanh nghiệp Việt là doanh nghiệp cấp 1 cho Samsung thì vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Do đó, theo ông Thắng, không nên trông chờ nhà đầu tư nước ngoài mở cửa cho doanh nghiệp Việt nếu vẫn yếu và thiếu, hay mong chờ họ đợi mình lớn lên để chọn lựa. Ông Thắng cho rằng bên cạnh vai trò Nhà nước trong hoạch định chính sách, doanh nghiệp trong nước khi tham gia chuỗi cung ứng phải có tinh thần sẵn sàng hợp tác, tham gia với doanh nghiệp nước ngoài.

THÁNG 10 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ 17

Page 18: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

Trong thời gian gần đây, chủ trương đổi mới chính sách nông nghiệp, sửa đổi luật đất đai theo hướng mở rộng hạn điền, tích tụ ruộng đất, tạo ra những “cánh đồng

lớn”, tạo điều kiện áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiêp, từ quy trình sản xuất, cung ứng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... đến bao tiêu sản phẩm thành một chuỗi thống nhất nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm, tạo giá trị gia tăng cao và hiệu quả cao cho sản xuất nông nghiệp đang tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp đang được triển khai.

Trong phiên họp thường kỳ tháng 2/2017, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ thị cho các bộ nghiên cứu chủ trương mở rộng hạn điền, tích tụ ruộng đất làm cơ sở sửa đổi luật đất đai trong thời gian tới. Được biết, các bộ đang tích cực khẩn trương thực hiện và đề xuất nhiều giải pháp, xây dựng các mô hình mới cho phát triển nông nghiệp trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước, người nông dân và doanh nghiệp.

Hiện nay, mở rộng hạn điền, tích tụ ruộng đất cho sản xuất nông nghiệp vừa là yêu cầu cấp bách vừa

là nhu cầu lâu dài phù hợp quy luật đổi mới, phát triển. Tuy nhiên, để thực hiện thành công chính sách mở rộng hạn điền, tích tụ ruộng đất nông nhiệp cần nghiên cứu thấu đáo và lường định các giải pháp cho hàng loạt các vấn đề của chuyển đổi như:

• Các mô hình cánh đồng mẫu lớn.

• Mô hình tập đoàn kinh tế lớn đầu tư và xây dựng thương hiệu cho nông nghiệp.

• Các dự án quy mô hộ gia đình với diện tích đất nhỏ và trung bình thành công trong thời gian qua.

• Dự án đầu tư nước ngoài FDI về nông nghiệp.

• Bài toán lợi ích giữa người nông dân và doanh nghiêp, lao động và việc làm của nông dân sau chuyển đổi..

• Vấn đề xây dựng mô hình ngân hàng đất nông nghiệp.

• Kinh nghiệm thành công và thất bại của các quốc gia có điều kiện và trình độ phát triển tương đồng với Việt Nam và các quốc gia tiên tiến như Nhật Bản, Israel… trong chính sách phát triển nông nghiệp.

• Các tác động tích cực và tiêu cực của chuyển đổi chính sách nông nghiệp lần này đối với nền kinh tế và xã hội.

Kinh nghiệm thành công và thất bại của các quốc gia có điều kiện và trình độ phát triển tương đồng với Việt Nam và các quốc gia tiên tiến như Nhật Bản, Israel… trong chính sách phát triển nông nghiệp

Các tác động tích cực và tiêu cực của chuyển đổi chính sách nông nghiệp lần này đối với nền kinh tế và xã hội.

Và một vấn đề, một câu hỏi lớn được đạt ra là liệu có hình thành tầng lớp địa chủ mới và bần cùng hóa người nông dân trong và sau mở rộng hạn điền, tích tụ ruộng đất? Đây là nội dung mang tính xã hội sâu

TíCH Tụ RUộNG ĐấT Sẽ Tạo ĐộNG lựC pHáT TRIỂN

nguyễn Văn toàn

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 10 - 2017 18

Thời sự kinh doanh đầu Tư

Page 19: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

sắc, cần có sự thống nhất quan điểm và cách nhìn để có các giải pháp chính sách phù hợp.

Còn nhớ, trong quá trình thực hiện chính sách hợp tác hóa nông nghiệp trong lịch sử, nông nghiệp miền Bắc đã tăng tưởng ấn tượng mà một trong những nguyên nhân tạo nên bước đột phá trên phải kể đến việc mở rộng bờ vùng bờ thửa, tích tụ ruộng đất, áp dụng thống nhất các quy trình sản xuất và cung ứng giống, vật tư nông nghiệp, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... và sự hào hứng, tích cực, hăng say lao động của người nông dân tham gia hợp tác xã.

Tuy nhiên, mô hình hợp tác xã nông nghiệp đã bộc lộ nhiều bất cập như: bài toán lợi ích của người nông dân, phương thức quản lý yếu kém, khoa học kỹ thuật nông nghiệp không theo kịp quy mô sản xuất... trong đó nguyên nhân về bài toán lợi ích là nguyên nhân chủ chốt có tính xuyên suốt nhất.

Qua thực tiễn mấy năm qua, nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia phát triển nông nghiệp, chúng ta có nhiều mô hình tích tụ ruộng đất hình thành cánh đồng mẫu lớn như: doanh nghiệp thuê lại hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của người nông dân, mô hình trang trại và hộ gia đình, nông dân tham gia chuỗi liên kết sản xuất... Và mô hình tích tụ ruộng đất theo phương thức mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Đây là mô hình có thể sinh ra một tầng lớp địa chủ mới dẫn đến bần cùng hóa người nông dân mất ruộng?

Hiện tại, việc tích tụ quyền sử dụng đất có thể theo hai hình thức. Thứ nhất, có thể tích lũy trực tiếp của hộ cá nhân hoặc công ty TNHH qua mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp. Thứ hai cá nhân có thể sở hữu nhiều cổ phần trong công ty cổ phần có nhiều tài sản là quyền sử dụng đất nông nghiệp, chúng ta sẽ bàn về tác động của các mô hình này.

Hai đặc trưng có tính bản chất của giai cấp địa chủ phong kiến trước đây là chiếm hữu (sở hữu) ruộng đất và phát canh thu tô đối với người nông dân. Những cá nhân, hộ gia đình hiện nay có nhiều tài sản là quyền sử dụng đất như đã nói trên không có các thuộc tính của giai cấp địa chủ phong kiến, họ tích tụ ruộng đất, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất lao động, xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp, giải quyết việc làm và đóng góp cho xã hội.

Sự thành công của họ không có nhiều khác biệt với sự thành công của các doanh nhân, doanh nghiệp trong các công ty, tập đoàn trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế như công nghiệp, dịch vụ... không thể coi họ là tầng lớp địa chủ mới.

Một câu hỏi khác được đặt ra là trong và sau quá trình tích tụ ruộng đất, một số nông dân bán toàn bộ hoặc một phần quyền sử dụng đất nông nghiệp của mình, liệu họ có bị bần cùng hóa?

Tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp là con đường đúng đắn để hoàn thành mục tiêu phát triển đưa Việt Nam trở thành quốc gia “Dân giàu, Nước mạnh, xã hội Công bằng, Dân chủ, Văn minh”. Tiến trình công nghiệp hóa cũng đặt ra những thách thức và sự thay đổi. Về cơ cấu dân số và việc làm, hiện tại Việt Nam có 70% dân số nông nghiệp ở nông thôn...

Khi Việt Nam trở thành một nước công nghiệp, số lao động trong nông nghiệp sẽ chỉ còn lại chiếm 20-30% dân số, công nghiệp hóa tạo ra rất nhiều ngành nghề mới và việc làm mới thu hút lực lượng lao động nông thôn chuyển đổi nghề nghiệp. Kể cả khi chưa có chủ trương mở rộng hạn điền, tích tụ ruộng đất, quá trình chuyển đổi này cũng đã diễn ra rất mạnh mẽ, rất nhiều lao động trẻ ở nông thôn đổ về các khu công nghiệp, các thành phố lớn làm việc gây nên sự quá tải, chính sách khuyến khích “ly nông bất ly hương” là để hạn chế thực trạng trên.

Hiện nay, ở nông thôn Việt Nam, đặc biệt là khu vực phía Bắc, tỷ lệ đất canh tác nông nghiệp trên đầu người rất thấp và càng có xu hướng thu hẹp, lao động nông thôn không đủ việc làm chính trên mảnh ruộng của mình, họ đứng trước nguy cơ tụt hậu, nghèo đói nếu không thay đổi.

Tích tụ ruộng đất, đưa khoa học công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp sẽ tạo ra năng xuất lao động cao, tỷ lệ đất canh tác trên một lao động, năng xuất lao động và thu nhập của người nông dân sẽ tăng cao nhiều so với hiện nay, số lao động dư thừa tại nông thôn sẽ càng lớn, nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp là khách quan và diễn ra mạnh mẽ. Nhìn sang các nước phát triển ở châu Âu hay Nhật Bản, tỷ lệ đất canh tác trên một lao động nông nghiệp rất cao và người nông dân có đủ trình độ và năng lực, năng xuất lao động cao tương xứng với thu nhập cao của họ.

Qua những phân tích trên, bài toán lợi ích giũa người nông dân và doanh nghiệp là một trong những nội dung trọng tâm, vấn đề đặt ra là chúng ta cần thay đổi tư duy phát triển, có chính sách, giải pháp căn cơ thấu đáo và lộ trình phù hợp, giải quyết những phát sinh, vượt qua những thách thức.

Việc mở rộng hạn điền, tích tụ ruộng sẽ không thể tạo ra tầng lớp địa chủ mới và bần cùng hóa người nông dân mà sẽ là động lực mới đưa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam phát triển bền vững.

THÁNG 10 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ 19

Page 20: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Chính quyền nhân dân non trẻ được hình thành. Trong một bối cảnh cực kỳ ngặt nghèo, thù trong giặc ngoài, đất

nước kiệt quệ vì nạn đói khủng khiếp, ngân khố thì trống rỗng… Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí của mình đã ngay lập tức đặt niềm tin vào giới tư sản yêu nước và họ đã hết lòng ủng hộ. Bản Tuyên ngôn Độc lập được khởi thảo ngay trên bàn của một nhà tư sản tại con phố buôn bán lớn nhất ở Hà Nội. Chưa đầy nửa tháng sau, với sự hằng tâm hằng sản của biết bao nhiêu người có công có của, Ngày Quốc khánh 2/9/1945, ra mắt Chính phủ, tuyên bố Việt Nam độc lập

và tự do, đã được tổ chức trọng thể. Cuồn cuộn những dòng người, vang động những thanh âm “Việt Nam độc lập muôn năm!”, “Hồ Chí Minh muôn năm!”…

Cũng chưa đầy nửa tháng sau, “Tuần lễ Vàng”, biểu tượng của giới công thương và các nhà tư sản thiết thực ủng hộ nước nhà độc lập, để kêu gọi mọi người dân hiến góp vàng bạc và của cải cho Chính phủ tổ chức kiến quốc, đã lên thành cao trào. Ngày 18/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng giữa một tập hợp thật sum vầy các đại diện của giới công thương tại cuộc gặp gỡ ở Bắc Bộ phủ. Một tấm ảnh đen trắng đã ghi lại, giờ thành lịch sử!

DoANH NHÂN &“NGÀY DoANH NHÂN VIỆT NAM”

Bắt đầu từ 2004, ngày 13/10 hàng năm được chọn làm “ngày doanh nhân việt nam” theo quyết định Số 990/qđ-ttg ngày 20/9/2004 của thủ tướng chính phủ.

VŨ thiỆn phong

Chủ tịch Hồ Chí Minh (áo trắng, giữa) chụp hình lưu niệmvới giới công thương Việt Nam ngày 18/9/1945

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 10 - 2017 20

chuyên đề ngày doanh nhân việt nam

Page 21: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

Khi ký quyết định công nhận ngày 13/10 làm Ngày doanh nhân Việt Nam, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đang trong giai

đoạn cuối nhiệm kỳ Thủ tướng. Những quan điểm của ông đối với vai trò của doanh nhân, doanh nghiệp sau đó đã được đưa vào một bài viết trong đó nhấn mạnh rằng “qua thực tiễn phát triển doanh nghiệp, hình thành đội ngũ doanh nhân”.

Ông cũng cho rằng bài học rút ra là phải “khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước, ý chí kinh doanh, giải phóng các lực lượng sản xuất, phát huy sức mạnh vật chất và trí tuệ, tinh thần của nhân dân, huy động và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế là nguồn gốc của mọi thắng lợi”.

“Thành công nhiều hay ít trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước tùy thuộc vào mức độ giải phóng nguồn sức mạnh vô tận này”, ông Phan Văn Khải viết.

Ngày 13/10/1945, Hồ Chí Minh gửi thư cho Giới công thương Việt Nam. Một bức thư chỉ với hơn 200 chữ, nhưng có ý nghĩa như một văn bản kinh tế riêng biệt đầu tiên của Chính phủ giữa bộn bề đại sự lớn lao. Đó là một văn bản mang tính chất hiệu triệu. Hồ Chí Minh viết: “Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà, thì giới Công – Thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng”. Người phân tích: “Việc nước và việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau. Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là các sự kinh doanh của các nhà công nghiệp, thương nghiệp thịnh vượng”. Người gửi gắm niềm tin vào các nhà công nghiệp và thương nghiệp hãy mau mau “cùng đem vốn vào làm những công cuộc ích quốc lợi dân”.

59 năm sau bức thư của “Thuở ban đầu dân quốc ấy”, ngày 13/10 trên tiêu đề bức thư lịch sử này, được chọn làm “Ngày Doanh nhân Việt Nam”.

Một sự lựa chọn rất đỗi tự hào và nhiều ý nghĩa

Doanh nhân Việt Nam, từ xa xưa, đến cận đại và thời đại hiện nay, đã dần dần khẳng định vị trí và đóng góp của mình vào công cuộc phát triển chung của đất nước. Họ, cũng như những người nông dân, công nhân, trí thức, đã vượt qua biết bao nhiêu nhọc nhằn, lấm láp, có lúc nhục, có khi vinh, trong những biến cải thăng trầm dâu bể của nước non. Những người làm giàu cho mình, cho xã hội, từ chưa có tên gọi trong từ điển, phải gọi bằng những cái tên có phần coi nhẹ hoặc trung tính, vì nhiều căn nguyên nhận thức, khúc nhôi lịch sử, từ sau Công cuộc đổi mới bắt đầu từ năm 1986 đến nay, đã trang trọng được định danh là Doanh nhân. Từ Doanh nhân đã

đi vào trong Nghị quyết của Đại hội Đảng, đi vào trong Hiến pháp.

Nhà nước đã có đạo luật riêng là Luật doanh nghiệp, điều chỉnh và bảo hộ cho hoạt động của Doanh nhân. Đảng ta đã có nghị quyết riêng về Doanh nhân là Nghị quyết 09-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế (2011). Mới đây nhất, vào tháng 6/2017, hai nghị quyết của Trung ương đã được ban hành: Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân và Nghị quyết số 11-NQ/TW về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đảng, Nhà nước và nhân dân càng ngày càng nêu cao vai trò và động lực của Doanh nhân trong sự nghiệp chung vì dân chủ, văn minh và tiến bộ xã hội.

Doanh nhân là một danh từ cao quý mà xã hội dùng để gọi những con người có khát vọng và ý chí, biết vượt lên để làm giàu. Doanh nhân ngày nay, đã được yêu mến và kính trọng như là những con người tinh hoa và có công trạng lớn đối với đất nước.

Doanh nhân đã trở thành một trong những hình mẫu đẹp của giấc mơ nhiều em bé đang ngồi trên ghế trường phổ thông. Doanh nhân đã là lựa chọn trong khởi đầu hành trình lập thân lập nghiệp của nhiều người trẻ tuổi hiện nay.

Chúc mừng Doanh nhân vào Ngày Doanh nhân Việt Nam, là bày tỏ tình cảm yêu mến và lòng biết ơn! Chúc mừng Doanh nhân cũng là thêm một dịp thể hiện sự kỳ vọng vào đội ngũ tinh hoa này sẽ tiếp tục tiến lên, vượt qua những thách thức, đóng góp vào công cuộc chung, đưa đất nước tiến mạnh mẽ về phía phồn vinh và thịnh vượng!

THÁNG 10 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ 21

Page 22: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

Bước tiến về thể chế

Hơn 30 năm nước ta chuyển sang kinh tế thị trường đã ghi nhận nhiều sự kiện quan trọng, trong đó có Luật Doanh nghiệp năm 1999. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực bắt đầu từ tháng 7/1997 tác động tiêu cực đến xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu từ 33- 35%/năm 1994 đến 1996, 26,8% năm 1997, giảm đột ngột xuống 1,9% năm 1998, năm 2001 là 3,8% và 2002 là 11,2%; vốn FDI đăng ký sau khi đạt đỉnh vào năm 1996 là 10,16 tỷ USD đã giảm liên tục, nhiều năm chỉ khoảng 3 tỷ USD, năm 2006 mới đạt 12 tỷ USD; vốn FDI thực hiện liên tục tăng từ 1991 đến 1997 đạt mức cao nhất là 3,2 tỷ USD,

sau đó giảm xuống dưới 3 tỷ USD, năm 2005 mới đạt 3,3 tỷ USD, thì Luật Doanh nghiệp với phương châm “Doanh nghiệp và người dân được kinh doanh những ngành nghề, lĩnh vực mà pháp luật không cấm” là cứu cánh của nền kinh tế Việt Nam.

Các địa phương trong cả nước thành lập hàng chục vạn doanh nghiệp mới, huy động nguồn vốn to lớn trong dân cư, khơi dậy ý tưởng mới, sáng kiến kinh doanh của người dân. Số lượng doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động tại thời điểm 31/12 hàng năm từ 35.014 năm 2000 tăng lên 105.169 năm 2005 gấp 3 lần. Giá trị sản xuất công nghiệp của kinh tế ngoài nhà nước (tính theo giá thực tế) từ 82.499 tỷ đồng năm 2000 tăng lên

KINH TẾ Tư NHÂN, ĐộNG lựC TĂNG TRưỞNG QUAN TRỌNG

nghị quyết của đảng đã khẳng định: “kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế... khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển nhanh, Bền vững, đa dạng với tốc độ tăng trưởng cao cả về Số lượng, quy mô, chất lượng và tỉ trọng đóng góp trong gdp. nghị quyết tạo ra cơ hội mới đối với phát triển kinh tế tư nhân việt nam, mà Sức Sống và tiềm năng to lớn đã được khẳng định.

giáo Sư tSKh nguyễn mại

Tiếp sau 6 lĩnh vực gồm bất động sản, du lịch, thương mại, nông nghiệp, y tế, giáo dục, tập đoàn Vingroup đã chính thức triển khai mảng kinh doanh thứ 7 là công nghiệp ôtô với việc khởi công Tổ hợp sản xuất ôtô VinFast tại Hải Phòng

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 10 - 2017 22

chuyên đề ngày doanh nhân việt nam

Page 23: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

308.853 tỷ đồng năm 2005, bằng 3,4 lần, chiếm tỷ trọng trong giá trị sản lượng công nghiệp từ 24,5% năm 2000 tăng lên 31,2% năm 2005. Đó là một tốc độ tăng rất ấn tượng. Điều đó cắt nghĩa vì sao trong khi xuất khẩu và FDI sụt giảm mà tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sau khi đã đạt đỉnh vào năm 1995 là 9,34%, 1996 còn 8,15% chỉ sụt giảm cho đến năm 2001 là 6,89%, từ 2002 tăng lên 7,08% đến 2005 đạt 8,44%.

Năm 2005 Luật Doanh nghiệp mới đã được ban hành để thống nhất khung khổ pháp lý đối với hoạt động kinh doanh của các loại hình hình doanh nghiệp: DN nhà nước, DN tư nhân, DN FDI. Năm 2014 Luật Doanh nghiệp được sửa đổi, bổ sung theo hướng tiếp cận thông lệ quốc tế, tạo môi trường pháp lý thông thoáng hơn cho kinh doanh như thay Giấy phép kinh doanh bằng Giấy Đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp có quyền tự quyết định mọi hoạt động trong khung khổ pháp luật, kể cả tự khắc dấu. Năm 2017 Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đã được ban hành tạo điều kiện để khoảng 97% DNTN có nguồn lực hạn hẹp phát triển nhanh.

Thực trạng

Từ năm 2000 đến 2017 đã có trên 1 triệu DNTN được thành lập, gần 40% đã bị phá sản hoặc giải thể, nên đến tháng 9 năm nay còn khoảng 650 nghìn DNTN đang hoạt động; hơn 96% là DNVVN, rất nhiều DN siêu nhỏ với vài tỷ đồng vốn kinh doanh, đất đai, nhà xưởng phải đi thuê, số lao động rất ít, gặp khá nhiều khó khăn trong kinh doanh; hơn 3,5 triệu hộ kinh doanh. Hàng trăm tập đoàn kinh tế tư nhân, trong đó đã có một số tập đoàn có tiềm lực và quy mô trung bình của khu vực, nhưng năng lực cạnh tranh còn hạn chế.

So với các nước phát triển trong ASEAN thì số lượng DNTN Việt Nam còn ít, quy mô vốn chủ sở hữu và doanh số của các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn nhất Việt Nam còn thua kém nhiều so với các tập đoàn kinh tế cùng ngành nghề của Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia. Thực trạng đó đang đặt ra vấn đề cùng với việc khuyến khích phát triển DNVVN, doanh nghiệp khởi nghiệp, Nhà nước cần có chủ trương và chính sách khuyến khích việc hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế lớn với nhiều phương thức hợp tác đa dạng, trong đó có những tập đoàn xuyên quốc gia để đáp ứng đòi hỏi của tình hình mới khi nước ta đã đặt chân vào nhóm nước có thu nhập trung bình (thấp), đang hội nhập sâu rộng với thế giới.

Doanh nghiệp cần có chiến lược phát triển, chiến lược thương hiệu, đầu tư công nghệ và nguồn nhân lực để thực hiện đổi mới sáng tạo; thiết lập mối quan hệ hợp tác theo chuỗi cung ứng từng sản phẩm trên thị trường trong nước và chuỗi giá trị toàn cầu theo

hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa, doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới.

Lịch sử phát triển của các quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới đã diễn ra quá trình tích tụ và tập trung tư bản, hình thành các tơ-rớt, công ty đa quốc gia, gắn liền với việc quốc tế hóa hoạt động thương mại và đầu tư, đồng thời khuyến khích phát triển mạnh mẽ DNVVN.

Nước Mỹ hiện có khoảng 30 triệu doanh nghiệp từ DNTN một thành viên đến các tập đoàn xuyên quốc gia; trong đó doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng rất nhỏ, hoạt động chủ yếu trong một vài lĩnh vực như tư pháp, giáo dục, giao thông, quốc phòng… Trên 90% các doanh nghiệp ở Mỹ có số lao động ít hơn 500 người. Theo Cục quản lý doanh nghiệp nhỏ Hoa Kỳ (SBA), khoảng 19,6 triệu người Mỹ làm việc trong các công ty có ít hơn 20 người, 18,4 triệu người làm việc ở các hãng có từ trên 20 đến dưới 100 lao động; 14,6 triệu người làm việc trong các hãng có từ 100 đến dưới 500 công nhân; 47,7 triệu người làm việc cho các hãng có từ 500 nhân viên trở lên. Các doanh nghiệp Mỹ có doanh thu dưới một triệu USD/năm được coi là “siêu nhỏ”, đóng góp 15% kinh tế Mỹ.

Những thương hiệu như Microsoft, Ford, IBM, Coca-cola đã trở nên quen thuộc đối với hàng tỷ người tiêu dùng trên thế giới. Các tập đoàn kinh tế tạo ra phần lớn hàng hoá và dịch vụ của Mỹ, thực hiện các dự án đầu tư lớn, dài hạn, tiến hành nghiên cứu và phát triển – R&D, đóng góp phần quan trọng nhất vào sức mạnh khổng lồ của nước Mỹ. Tuy vậy, DNVVN cũng được phát triển mạnh mẽ; họ có quan hệ kinh doanh với các TNCs, sản xuất linh kiện, phụ tùng, phân phối sản phẩm của TNCs. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh độc lập, rất năng động và có hiệu quả.

Kinh nghiệm quốc tế cũng chỉ ra rằng, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế thì các nước đang phát triển cần và có thể phát triển với tốc độ nhanh và bền vững nếu có chính sách đúng đắn để vừa khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân để khai thác tối đa nguồn vốn và nguồn nhân lực trong nước, đồng thời tạo lập môi trường pháp lý, kinh doanh và đầu tư thông thoáng để thu hút nguồn vốn quốc tế, nhất là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đó chính là “hai chân” của nền kinh tế quốc dân mà nước ta đã và đang sử dụng để phát triển kinh tế- xã hội với tốc độ nhanh và bền vững.

Chính phủ hành động

Khi được Thủ tướng Chính phủ thăm dò ý kiến về “Chính phủ kiến tạo hay Chính phủ hành động” thì đại bộ phận đại biểu doanh nghiệp lựa chọn “Chính phủ hành động”. Điều đó phản ảnh nguyện vọng của doanh nghiệp

THÁNG 10 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ 23

Page 24: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

là đã đến lúc “nói ít làm nhiều”, phải làm cho cả bộ máy và công chức nhà nước hành động cùng với Chính phủ để thực hiện bằng được ý chí và quyết tâm cũng như những chủ trương đúng đắn đã được ban hành, để giảm thiểu thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

Có thể việc Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký Quyết định số 3610a/QĐ-BCT cắt giảm, đơn giản hóa 675 (chiếm 55,5%) điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ này trở thành sự kiện nổi bật trong năm 2017, bởi vì việc loại bỏ giấy phép con diễn ra gần ba năm kể từ khi Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2014 có hiệu lực là cuộc đấu tranh giữa cải cách và bảo thủ, giữa lợi ích đất nước với lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ, không chỉ doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI biểu thị thái độ thất vọng, mà cả Thủ tướng và nhiều lãnh đạo cấp cao cũng cảm nhận được trạng thái trì trệ của một số người đứng đầu các bộ.

Sự kiện này nói lên ba điều quan trọng: (i) Khi mà bộ trưởng đã cảm thấy không thể kéo dài tình trạng gây bức xúc cho doanh nghiệp thì mạnh tay chỉ đạo bộ máy giúp việc rà soát thực chất với chức năng Chính phủ hành động để cắt giảm, loại bỏ không thương tiếc các thủ tục gắn với hành trình hàng chục năm của bộ máy nhà nước; (ii) Dư luận xã hội và doanh nghiệp rất công bằng khi lên án sự chậm trễ nhưng lại hoan nghênh thái độ thực sự cầu thị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, coi đó như điển hình về cải cách thủ tục hành chính và mong muốn các bộ trưởng khác cũng hành động như vậy; (iii) Vấn đề doanh nghiệp chờ đợi ở Bộ trưởng Bộ Công Thương là theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quyết định này để không bị cơ quan, công chức nhà nước bằng những thủ đoạn bất minh duy trì tình trạng kiểm tra như cũ, gây nhũng nhiễu phiền hà cho doanh nghiệp.

Để phát triển kinh tế tư nhân nhằm mục tiêu đến năm 2030 nước ta có khoảng 2 triệu doanh nghiệp tư nhân, đóng góp 60- 65% GDP thì thiết tưởng không cần bàn nhiều về giải pháp, bởi vì Nghị quyết của Đảng, chủ trương của nhà nước và của Chính phủ đã đề ra khá chuẩn xác hệ thống giải pháp, đã luật hóa nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích, ưu đãi; do đó vấn đề quyết định là hành động nhất quán và quyết liệt theo hướng cải cách của bộ máy và công chức nhà nước, trong đó như Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần khẳng định: bộ trưởng, chủ tịch UBND các cấp, thủ trưởng cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm cá nhân về hoat động của mỗi cơ quan; khuyến khích “văn hóa từ chức” đối với những người không hoàn thành chức trách; xử lý nghiêm minh và kịp thời đối với cá nhân cố tình duy trì thủ tục và hành vi đã bị loại bỏ. Mỗi khi vai trò cá nhân được đề cao thì tinh thần trách nhiệm cũng được nâng lên, do vậy mọi chủ trương cải cách mới thành công được.

“Chính phủ muốn lắng nghe những khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển, có gì đặt ra để kinh tế tư nhân trở

thành động lực phát triển”, Thủ tướng cho biết và mong muốn đại diện tập đoàn kinh tế tư nhân “nói thẳng, thật, trách nhiệm”. Vì sao kinh tế tư nhân ở Việt Nam chưa phát triển? Do môi trường kinh doanh hay thuế khoá, lao động? Nếu do môi trường thì Nhà nước cần làm gì nữa để khối doanh nghiệp tư nhân phát triển? Nhà nước phải làm gì trong giai đoạn hiện nay?

Thực tế, rất nhiều doanh nghiệp tư nhân, trong cơ cấu thì DNNN chỉ chiếm 0,5% trong khi doanh nghiệp tư nhân chiếm 96,7%, doanh nghiệp FDI chỉ chiếm 2,6%... Điều này cho thấy, doanh nghiệp tư nhân chiếm vị thế quan trọng trong cơ cấu về số lượng doanh nghiệp hiện nay. Nhiều tập đoàn, tổng công ty tư nhân rất thành công, trong số đó có những vị đang ngồi đây ngày hôm nay. Tuy nhiên, trong 496.000 doanhg nhiệp đang hoạt động, doanh nghiệp tư nhân chiếm phần lớn thì doanh nghiệp lớn (quy mô vốn khá) chỉ chiếm chưa tới 10.000, còn lại phần lớn là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ.

Nút thắt ở đây là gì? Các vị hay đưa ra những vấn đề mà cho rằng cần tháo gỡ để kinh tế tư nhân phát triển. Từ tiếng nói này chúng tôi sẽ hình thành chính sách, định hướng để tiếp tục tạo ra khung pháp lý, môi trường kinh doanh để doanh nghiệp tư nhân phát triển đúng hướng; ngày càng nhiều tập đoàn lớn mạnh cùng khối doanh nghiệp nhỏ và vừa... Những gì tư nhân có thể làm tốt thì để tư nhân làm. Đây là con đường đúng đắn để Việt Nam chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khuyến khích các địa phương chủ động sáng tạo, phát triển tương xứng với tiềm năng và vị thế”

(Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Tọa đàm Đối thoại chính sách với một số tập đoàn kinh tế tư nhân)

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 10 - 2017 24

chuyên đề ngày doanh nhân việt nam

Page 25: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

Cuộc tọa đàm được tổ chức theo đề xuất của Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng và Văn phòng Chính phủ, với sự tham dự của lãnh đạo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

và đặc biệt là sự hiện diện của 14 Chủ tịch, Tổng giám đốc các tập đoàn kinh tế tư nhân, đại diện cho lĩnh vực kinh tế tư nhân. Có thể nói, cuộc tọa đàm này được xem là chưa có tiền lệ bởi trước đây, thường chỉ có các cuộc tọa đàm với doanh nghiệp nói chung hoặc doanh nghiệp nhà nước.

Hiện nay, doanh nghiệp tư nhân chiếm một vị thế gần như tuyệt đối về số lượng. Trên thực tế hoạt động ở Việt Nam hiện nay, trong gần nửa triệu doanh nghiệp thì số lượng doanh nghiệp Nhà nước chỉ chiếm 0,5%, doanh nghiệp FDI chỉ chiếm 2,8% còn doanh nghiệp tư nhân chiếm tới 96,7%.

Trong tổng số 496.000 doanh nghiệp đang hoạt động mà tư nhân chiếm phần lớn thì doanh nghiệp vừa, lớn chỉ dưới 10.000, còn lại 486.000 là doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ.

Theo thống kê, trong những năm qua, kinh tế tư nhân là đầu kéo quan trọng để phát triển kinh tế của đất nước. Những cỗ máy tăng trưởng ở mọi tỉnh, thành phố, với tiềm năng, thế mạnh riêng có, chủ yếu từ kinh tế tư nhân.

Từ năm 2010 trở lại đây, kinh tế tư nhân đóng góp trên 43% GDP trong khi tỷ lệ này của khu vực kinh tế Nhà nước là khoảng 28,9%. Các tập đoàn, tổng công ty tư nhân trong buổi gặp với Thủ tướng chính là những đơn vị thành công, bước đầu đóng góp vào sự phát triển của đất nước.

Thủ tướng chia sẻ rằng chưa thể gặp hết các doanh nghiệp tư nhân vì lực lượng này rất đông, rất rộng trong khi thời gian eo hẹp và 14 doanh nghiệp dự tọa đàm là đại diện cho các tập đoàn, tổng công ty lớn

của kinh tế tư nhân nước ta. Điều khiến Thủ tướng băn khoăn là “làm sao để không phải chỉ có mười mấy người ngồi đây, không phải chỉ có dưới 10.000 doanh nghiệp mà phải có nhiều tập đoàn tư nhân ở Việt Nam lớn mạnh”.

Thủ tướng nhấn mạnh mục đích tọa đàm là hỏi và đáp, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các tập đoàn tư nhân một cách chân thành, với tinh thần nói thẳng, nói thật, trách nhiệm. “Hôm nay chúng tôi nghe quý vị chính là để tiếp tục tháo gỡ, tạo ra khung pháp lý, môi trường kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam phát triển đúng hướng, ngày càng có nhiều tập đoàn tư nhân lớn mạnh cùng với doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Thủ tướng nêu rõ.

Mới đây, Hội nghị Trung ương 5 (khóa XII) đã ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cho thấy sự quan tâm của Đảng đối với khu vực kinh tế tư nhân. Cách đây gần 2 tháng, tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân 2017 với sự tham gia của khoảng 1.000 doanh nghiệp tư nhân, Thủ tướng đã đặt mục tiêu phấn đấu là nâng tỉ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân từ 43% lên 50–60% GDP.

Thủ tướng cho rằng cần phải có quyết tâm chính trị để kinh tế tư nhân là động lực quan trọng để phát triển kinh tế. Chính phủ hành động là tiêu chí cao nhất để phục vụ phát triển, trong đó đưa kinh tế tư nhân là mũi nhọn quan trọng nhất. Chính phủ thường xuyên làm việc với doanh nghiệp, để từ đó có điều chỉnh, các tổ chức quốc tế cũng đánh giá tích cực về cải thiện chính sách đối với khối kinh tế tư nhân.

“Chìa khóa tăng trưởng kinh tế Việt Nam nằm nhiều ở khối kinh tế tư nhân. Những gì mà kinh tế tư nhân làm tốt thì Chính phủ phải tạo điều kiện cho thực hiện”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.

chìa khóa tăng trưởng kinh tế Việt nam:

NằM NHIềU Ở KHốIKINH TẾ Tư NHÂN

thủ tướng chính phủ nguyễn Xuân phúc đã khẳng định như vậy tại cuộc tọa đàm đối thoại chính Sách với một Số tập đoàn kinh tế tư nhân với chủ đề “chính phủ và các tập đoàn kinh tế tư nhân cùng đồng hành phát triển kinh tế” vừa được tổ chức tại hà nội.

Bình yên

THÁNG 10 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ 25

Page 26: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

Nhưng con đường đi của mỗi doanh nhân, của cả đội ngũ doanh nhân, những năm vừa qua, không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Có những doanh nhân

đã rơi vào những hút xoáy ghê gớm, có những thành bại, những câu chuyện cay đắng, chắc sẽ còn được kể nhiều trong nhiều thời gian tới nữa…

Cũng trong khoảng thời gian này, trên báo chí, một mảng đề tài lớn luôn được đề cập đến. Đó là câu chuyện về làm giàu, đổi mới để phát triển kinh tế, là những thông tin về doanh nghiệp, dự án, về doanh nhân và mối quan tâm của người dân, của xã hội đối với những hoạt động này…

Nhà báo là bạn đồng hành với doanh nhân. Quan hệ báo chí với doanh nghiệp là quan hệ tương hỗ, tương sinh, là tất yếu, là win-win, là tin cậy nương tựa và tôn trọng… Nhiều nhận định như vậy đã được khẳng định trong nhiều hội thảo, được nói đến trong các cuộc gặp gỡ, tri ân.

Nhưng, trong thực tế, câu chuyện nhà báo với doanh nhân, còn có đủ những sắc thái khác nữa, không phải lúc nào cũng lý thú và an tâm.

Bây giờ, nếu một nhà báo hỏi một doanh nhân thành đạt, anh nghĩ gì về báo chí hiện nay, chắc sẽ có ngay câu trả lời giống như những gì tôi đã nói ở trên. Nhưng nếu đó là một câu hỏi không phải của nhà báo, thì doanh nhân kia còn ngẫm nghĩ lâu, có khi không trả lời, mà có trả lời hoặc nói thẳng ra, thì họ coi là đối tượng cần “cảnh giác” cao độ…

Tôi nhớ lại câu chuyện về một vài doanh nhân có số phận đặc biệt trong những năm vừa qua. Những doanh nhân nhọc nhằn, cay đắng, như có căn số “đáo tụng đình”, có khi sa vào vòng lao lý, rồi bằng bản lĩnh và khát vọng, lại vươn lên, hay đang trên đường vươn lên.

Bà Ba Sương (Trần Ngọc Sương) là một “Doanh nhân nhà nước”, có một quá trình đóng góp, có thể gọi là huy hoàng. Cha của bà, ông Trần Ngọc Hoằng, là Anh hùng Lao động, đã cùng nhiều cộng sự, biến một vùng cỏ năn cỏ lác thành làng quê trù phú, mang lại cơm no áo ấm cho biết bao nhiêu bà con nông dân, làm nên thương hiệu Nông trường Sông Hậu. Ông Hoằng lội đồng lội ruộng miết thành quen, bàn chân với các ngón chõe ra, không thể đi giày da được. Tấm ảnh ông mặc quần áo sơ vin nhưng chân thì đi đất, cùng con gái, tiếp đón Tổng Bí thư Đỗ Mười đến thăm Nông trường Sông Hậu, là đặc biệt, gây cảm xúc cho bất cứ ai đã xem. Bà Ba Sương học đại học trong nước, rồi nước ngoài, xong, lại về Nông trường Sông Hậu, làm phụ tá cho cha, rồi lên Giám đốc, lại tiếp nối cha mình, được phong danh hiệu Anh hùng lao động. Bà được quốc tế bình chọn là “Người phụ nữ nổi bật của Châu Á”. Bà đã hy sinh cả đời riêng, không chồng, không con, vì bà con nông dân.

Thế mà, bỗng dưng, bà bị điều tra, phải ra hầu tòa. Trần ai cuộc chiến pháp lý, lòng tin... Hai phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, đều tuyên án bà 8 năm tù. Ngay khi ấy, nhiều tiếng nói đã cất lên bảo vệ bà, hàng trăm bà con nông dân viết đơn xin đi tù thay cho bà, nhiều vị lãnh đạo cao cấp có ý kiến… Và báo chí đã liên tục đăng tải bài vở ủng hộ bà Ba Sương. Cuối cùng, bà đã trắng án, được phục hồi sinh hoạt Đảng, rồi lại trở lại con đường làm doanh nhân, nhưng không hẳn theo lối cũ…

Cách đây chừng hơn mười năm, trên báo chí đầy những tin tức về “siêu lừa” Nguyễn Đức Chi với Dự án Rusalka, được dịch ra tiếng Việt với cái tên rất đẹp là “Nàng tiên cá”, ở Khánh Hòa. Rồi thông tin Nguyễn Đức Chi bị khởi tố, bị đưa ra tòa, bị kết án… Nguyễn Đức Chi phải vào tù, nằm trong biệt giam 4 năm gian khổ, rụng hết cả một hàm răng, tuột hết các móng trên hai bàn chân, đã có lúc viết đơn kiện báo chí vu khống mình vô căn cứ. Nhưng sau đó, anh đã được ra

NGỌN BÚT ĐỒNG HÀNH kể từ giữa thập kỷ 80 của thế kỷ trước đến nay, khoảng 30 năm, là một

thời đoạn đặc Biệt, ghi dấu ấn việc hình thành và phát triển một đội ngũ doanh nhân mới của đất nước. một đội ngũ đông đảo, trí tuệ và tài năng, đã góp phần làm đổi thay diện mạo Xứ Sở, tạo ra những Bước phát triển với tốc độ có thể gọi là thần kỳ So với trước đó, So với lịch Sử. nhiều doanh nhân đã là thương hiệu của việt nam, có tên trong những Bảng Xếp hạng những nhà giàu trên thế giới.

nguyễn phú La

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 10 - 2017 26

chuyên đề ngày doanh nhân việt nam

Page 27: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

tù, lại bắt đầu lại những gì mình đã ấp ủ, tất nhiên, với nhiều đổi khác, sau những trải nghiệm quá đắt giá. Và báo chí lại bên anh, đưa thông tin về những trần ai của anh, gửi gắm, bày tỏ những tin tưởng về con đường đi mới của anh trong tương lai…

Cách đây năm năm, báo chí ồn lên vụ Đoàn Văn Vươn chống người thi hành công vụ, phạm tội âm mưu giết người trong vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Cống Rộc, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng. Đoàn Văn Vươn bị kết án 5 năm tù, rồi được đặc xá sau ba năm thi hành án năm 2015. Được tự do, Đoàn Văn Vươn trở về khu đất đầm ao cũ, lại bắt đầu khởi nghiệp lại để làm một doanh nhân tư nhân, nuôi vịt biển, phát triển trang trại hải sản, mở ra hướng làm giàu mới cho gia đình mình. Chưa biết “công cuộc” này của ông Vươn sẽ thành công đến đâu, nhưng có vẻ, báo chí đã giành cho ông nhiều thiện cảm, đưa các thông tin, giúp ông tiếp thị sản phẩm và bày tỏ mong muốn ông sẽ thành công…

Qua ba câu chuyện trên, dù có lúc ta thấy báo chí không thuận chiều (như trong vụ Nguyễn Đức Chi gặp nạn), do thiếu thông tin, do chạy theo những đòi hỏi vô thức của mình và cả bạn đọc, thì vẫn phải công nhận, thiện ý đồng hành của báo chí đối với ý chí và khát vọng làm giàu, làm nên sự nghiệp của những doanh nhân, doanh nghiệp, là dòng chảy chủ đạo, nếu doanh nhân và doanh nghiệp tạo nên được sự tin cậy, thông hiểu của nhà báo và cơ quan báo chí.

Vấn đề là làm sao có được sự thông hiểu và chia sẻ thông tin, tạo nên sự tin cậy lẫn nhau giữa doanh nhân, doanh nghiệp đối với nhà báo và cơ quan báo chí, nhất là trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt hiện nay? Làm sao vừa chia sẻ được những mong đợi từ truyền thông, để có được sự cổ vũ và tiếp thị cho mình và doanh nghiệp của mình, vừa không bị “hở sườn”, bị “lộ” những bí quyết, chiến lược của mình, tránh những “đối đầu” và “thiệt hại” trong cuộc chiến cạnh

tranh? Đây chính là một nghệ thuật, không kém gì nghệ thuật kinh doanh, để thành công.

Làm doanh nhân, biết cách “chơi” với báo chí, biến họ thành những ngọn bút đồng hành với khát vọng của mình, là một bí quyết. Hiện nay, các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn, đều có bộ phận truyền thông, một mặt làm công tác PR, làm công việc “xử lý sự cố truyền thông” khi có vấn đề, nhưng nói thật, để vươn tới chuyên nghiệp, để biết được cách, hay nói kiểu khác, là có “bí quyết” ứng xử với truyền thông, thì còn là một khoảng cách.

Nhìn từ phía nhà báo, các cơ quan báo chí, cũng có vấn đề. Không phải tất cả đã “biết cách” trở thành những ngọn bút đồng hành với doanh nghiệp, nếu anh không thực sự thông hiểu và chia sẻ với những vấn đề của doanh nhân, doanh nghiệp, anh chỉ nhìn thấy những lợi ích “ngắn hạn”, trước mắt khi viết về họ. Đó là chưa kể, thật đau lòng, có những “con sâu” trục lợi từ những sự cố của doanh nhân, doanh nghiệp, không xứng danh với thiên chức cao cả của nhà báo.

Là một người đã hoạt động báo chí khá nhiều năm, tôi nghĩ rằng, thực tế cuộc sống phát triển, có rất nhiều sự thật khác nhau, nếu như anh nhìn từ những góc độ khác nhau. Vấn đề là anh lựa chọn sự thật nào để phản ánh? Anh phản ánh vì mục đích gì? Ví dụ, có những doanh nhân thành đạt, vì tự hào mình là người Việt, vì hoài bão lớn với đất nước, đã đầu tư tại quê nhà, họ làm thay đổi bộ mặt của nhiều vùng đất nghèo khó, họ tạo dựng nên những giá trị thương mại lớn lao đến không ngờ cho những vùng núi, vùng biển bỏ hoang bao nhiêu đời nay. Nhưng không khéo lại trở nên “xấu xí” trên truyền thông vì họ, hay đối tác của họ, hay ngay cả chính quyền địa phương, khi chuẩn bị và hợp tác, trong quá trình triển khai, đã không bao quát hết, bao quát cho thật đầy đủ những ảnh hưởng tới mọi người liên quan.

Trong khi thực hiện những dự án, có những sự cố ngoài ý muốn, nếu nhà báo không chia sẻ, không đưa thông tin giúp họ xử lý tốt hơn, mà lại phản ánh theo kiểu “cho nó biết mình là ai” và doanh nghiệp thì không biết cách “quản lý” và “xử lý” kịp thời, có thể trở thành “thảm họa truyền thông”, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của họ ngay.

Nhà báo đã biến thành một đối tượng cần hết sức “cảnh giác” trong ứng xử, như trong trường hợp vị doanh nhân phải ngẫm nghĩ, thậm chí không muốn trả lời hay nhận xét, như tôi đã nói ở phần đầu kia, là từ bao giờ vậy? Nếu các nhà báo là những con người luôn biết lựa chọn các sự thật, không vụ lợi cá nhân, vì cộng đồng, vì đổi mới, phát triển, thì doanh nhân đâu phải cần phải băn khoăn, ngẫm nghĩ, “cảnh giác” đến như vậy?

Dự án Rusalka của ông Nguyễn Đức Chi đang được hồi sinh với tên gọi mới là Champarama

THÁNG 10 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ 27

Page 28: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

Tổng cục Thống kê nhận định: “Với đà tăng trưởng GDP 9 tháng qua, để đạt mục tiêu GDP cả năm là 6,7% thì quý IV năm nay, tăng trưởng phải đạt 7,31%. Đây là mục

tiêu khá cao nhưng với những kết quả khả quan trong 9 tháng qua, đặc biệt là xu hướng phát triển trong quý III cùng với sự chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, việc thực hiện có hiệu quả của bộ, ngành, địa phương, mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm 2017 là 6,7% có thể đạt được”.

Đặt mục tiêu giảm lãi suất 0,5%, tăng tín dụng 21%

Tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2017, Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa

phương phải tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2017 là 6,7%.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành chủ động, linh hoạt chính sách tiền tệ phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát và thị trường tiền tệ, phấn đấu tiếp tục giảm 0,5% lãi suất cho vay từ nay đến cuối năm 2017; phấn đấu tốc độ tăng trưởng tín dụng cả năm đạt khoảng 21% để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 20/9/2017, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 11,02%, cao hơn mức tăng 10,46% của cùng kỳ năm

tăng trưởng tín dụng 21%, giảm lãi suất:

KHÓ NHưNG CÓ THỂ ĐạT ĐượC tổng cục thống kê (Bộ kế hoạch và đầu tư) vừa công Bố Báo cáo về tình

hình kinh tế - Xã hội tháng 9 năm 2017. theo đó, tăng trưởng kinh tế đang có Bước “Bứt phá” ngoạn mục với con Số tăng trưởng quý iii đạt 7,46%. tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng cả năm 6,7%, quý cuối năm nền kinh tế còn phải nỗ lực rất nhiều.

thoan nguyễn

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 10 - 2017 28

tài chính ngân hàng

Page 29: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

2016. Tổng phương tiện thanh toán tăng 9,59% so với cuối năm 2016. Huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 10,08%, giảm so với mức 12,02% cùng kỳ. Tổng cục Thống kê nhận định, tín dụng tiếp tục đà tăng trưởng tốt thể hiện xu hướng phát triển tích cực và khả năng hấp thụ vốn tương đối tốt của nền kinh tế.

Về hoạt động các tổ chức tín dụng, Tổng cục Thống kê cho rằng: Các tổ chức tín dụng tích cực thực hiện các chính sách và chỉ đạo của NHNN về giảm lãi suất, lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên được các ngân hàng giảm 0,5%/năm (giảm lãi suất theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và NHNN hồi tháng 7/2017). Đối với các khách hàng vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh được giảm 0,5% - 1%/năm; đồng thời giảm lãi suất một số chương trình cho vay trung và dài hạn đối với lĩnh vực ưu tiên xuống còn 8%/năm. Đối với nhóm khách hàng có tình hình tài chính minh bạch, lãi suất cho vay ngắn hạn từ 4% - 5%/năm.

Như vậy, có thể thấy Tổng cục Thống kê lạc quan về mức tăng trưởng tín dụng 11,02% của ngành ngân hàng, cho thấy xu hướng tích cực và khả năng hấp thụ vốn tương đối tốt, ảnh hưởng mạnh mẽ tới tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên về con số mục tiêu tăng trưởng tín dụng mà Chính phủ đặt ra cho ngành này ở phiên họp thường kỳ tháng 8 vừa rồi lại đang đặt ra nhiều dấu hỏi và tranh cãi.

Giảm lãi suất, tăng trưởng tín dụng 21%: Khó nhưng có thể đạt được

Hết 9 tháng tăng trưởng tín dụng mới đạt 11,02%, có nghĩa là để đạt được mức tăng trưởng 21%, thì 3 tháng cuối năm ngành ngân hàng phải đạt mức độ tăng trưởng tương đương gần 9 tháng, khoảng 10% (năm ngoái 9 tháng tăng trưởng 10,46%), tương đương bơm vốn ra thị trường thêm khoảng 600.000 tỷ đồng.

Chia sẻ lo ngại về yêu cầu tốc độ tăng trưởng tín dụng quá “nóng “từ nay tới cuối năm, Chuyên gia kinh tế, TS. Bùi Quang Tín cho biết: Các năm trước, để tăng trưởng tín dụng trong 3 tháng còn lại, thông thường các ngân hàng phải tăng trưởng tín dụng thêm 6%. Nếu áp dụng như vậy, các ngân hàng chỉ có thể tăng trưởng đến 17 - 18% đến cuối năm.“Trong khi đó, room tín dụng cho vay năm nay được nới lên 21 - 22%, nên để đạt được mục tiêu này, các ngân hàng hiện đang chạy đua hết tốc lực cho vay”.

Có thể thấy, tổng dư nợ tín dụng tại TP Hồ Chí Minh ước đến cuối tháng 9 đạt trên 1,67 triệu tỷ đồng, tăng 13,5% so cuối năm 2016 và tăng 19,58% so cùng kỳ. Theo Ngân hàng nhà nước (NHNN) chi nhánh TP Hồ Chí Minh, mức tăng trưởng tín dụng này cao hơn tăng trưởng bình quân cả nước gần 3%. Phần lớn tín dụng này tập trung

vào sản xuất kinh doanh và hỗ trợ các doanh nghiệp.Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, mặc dù các chính sách kích thích tín dụng của NHNN đã thúc đẩy tiêu thụ vốn và nắn dòng tiền vào sản xuất kinh doanh nhưng sức hấp thụ của các doanh nghiệp lại có hạn.

Do đó, để đạt mục tiêu tăng trưởng cuối năm, ông Tín cho rằng cần làm làm những việc sau: Thứ nhất, các ngân hàng thương mại phải duy trì hoặc giảm lãi suất cho vay từ 0,2 - 0,5%, đặc biệt là đối với cho vay trung và dài hạn. Có như vậy, mới kích cầu nguồn vốn “bơm” ra thị trường, thúc đẩy việc tăng trưởng tín dụng đạt mục tiêu.

Thứ hai, các ngân hàng phải hỗ trợ cho vay đối với các doanh nghiệp có lịch sử kinh doanh tốt, phương án kinh doanh hiệu quả, có dòng tiền tốt… thông qua việc giải ngân, cấp thêm tín dụng cho doanh nghiệp, hay gia hạn nợ, cơ cấu nợ nếu các doanh nghiệp này đang gặp khó khăn trong chu kỳ sản xuất kinh doanh…

Thứ 3 là tăng room tín dụng cho các ngân hàng thương mại đang hoạt động hiệu quả và tỷ lệ nợ xấu thấp, ít rủi ro, cụ thể như các ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, BIDV, VIB, ACB…Cuối cùng là tiếp tục tìm kiếm các khách hàng tốt để cho vay, đặc biệt hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các TCTD do Vụ Dự báo, thống kê (NHNN) tiến hành mới đây, đa số các TCTD đánh giá môi trường kinh doanh và kết quả kinh doanh của đơn vị mình tiếp tục cải thiện trong Quý III/2017, kỳ vọng tăng tốc trong Quý IV, mức độ lành mạnh của các nhóm khách hàng được cải thiện, đặc biệt nhu cầu vay vốn, thanh khoản của hệ thống ngân hàng duy trì ở trạng thái tốt; tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng tiếp tục xu hướng giảm, huy động vốn và tín dụng được kỳ vọng tăng nhanh hơn trong quý cuối năm. Dư nợ tín dụng cho nền kinh tế cũng được các ngân hàng kỳ vọng tăng tốc trong quý cuối năm. Bình quân kỳ vọng tăng trưởng 6,07% trong Quý IV/2017 (cao hơn mức tăng thực tế 5,91% của Quý IV/2016 và mức tăng kỳ vọng 5,09% của quý trước) và tăng 17,02% trong năm 2017 (cao hơn so với mức kỳ vọng 16,3% ghi nhận tại kỳ điều tra trước, nhưng vẫn thấp hơn mức tăng thực tế 18,25% của năm 2016). Dự báo về diễn biến lãi suất trong Quý IV/2017 được kỳ vọng giảm 0,22 điểm % đối với lãi suất cho vay và tăng 0,17 điểm % đối với lãi suất tiền gửi trong Quý IV/2017.

Như vậy, có thể thấy, các TCTD tiếp tục tỏ ra lạc quan về triển vọng của nền kinh tế trong năm 2017, từ đó tích cực hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn vay, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng, qua đó thúc đẩy tăng trưởng tín dụng góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đạt được mục tiêu đề ra.

THÁNG 10 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ 29

Page 30: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

Rộ xu hướng chào bán bất động sản ngoại cho người Việt

Hồi tháng 8/2016, lần đầu tiên một dự án căn hộ cao cấp của Malaysia được giới thiệu tại TP. HCM nhằm thu hút các cá nhân, doanh nhân Việt Nam đầu tư sở hữu căn hộ tại thủ đô Kuala Lumpur. Dự án căn hộ cao cấp Star Residences Two cao 58 tầng gồm 482 căn hộ, nằm trong dự án tổ hợp khu căn hộ và trung tâm thương mại Star Residences, được phát triển bởi tập đoàn bất động sản lớn của Malaysia là UMLand và Symphony Life.

Dự án được giới thiệu đến Việt Nam bởi tập đoàn Anpha Holdings (Việt Nam) thông qua hợp tác chiến lược với công ty bất động sản quốc tế PropNex International (Singapore). Giá căn hộ Star Residences Two dao động từ 5.754 - 6.851 USD/m2.

Việc giới thiệu dự án căn hộ của mình tại Việt Nam, theo chủ đầu tư vì Chính phủ Malaysia đã có chính sách cho người nước ngoài mua nhà mang tên: “Malaysia, ngôi nhà thứ hai của bạn” (Malaysia My Second Home - MM2H).

Theo đó, người nước ngoài là cá nhân và doanh nghiệp có thể mua bất động sản ở Malaysia để sinh sống với gia đình hay về hưu, không phân biệt quốc

tịch, tôn giáo và giới tính. Người nước ngoài có thể tham gia vào chương trình này mang theo người phụ thuộc (vợ, chồng, con, bố mẹ) và thậm chí cả người giúp việc nhà. Nếu chấp thuận, chính phủ Malaysia sẽ cấp cho người nước ngoài visa thời hạn 10 năm và sau đó có thể tiếp tục gia hạn. Ngoài ra, con cái dưới 18 tuổi được ưu tiên học ở các trường công lập hay tư thục ở Malaysia.

Ngoài Star Residences Malaysia được mở bán, 3 tổ hợp căn hộ được phát triển bởi tập đoàn GuocoLand Limited (Singapore) gồm Wallich Residence - tòa tháp cao nhất Singapore; tổ hợp căn hộ Sims Urban Oasis và Leedon cũng được giới thiệu tại Việt Nam vào hồi tháng 9/2016.

Dự án Wallich Residence gồm 181 căn hộ siêu sang tọa lạc ngay trung tâm Singapore CBD, trên trạm tàu điện ngầm MRT Tanjong Pagar. Trong khi đó, Sims Urban Oasis tọa lạc tại trung tâm sầm uất và là điểm nóng tăng trưởng bất động sản Singapore. Dự án được bao bọc bởi nhiều trạm tàu điện ngầm MRT, trung tâm thương mại, trung tâm thể thao Sport Hub biểu tượng của Singapore, đặc biệt liền kề dự án Campus James Cook University.

Tập đoàn tài chính và đầu tư quốc tế IFIG Australia cũng giới thiệu hai dự án tại thành phố

CÓ MộT DòNG TIềN ÂM THẦM CHảY NGượC

thay vì đầu tư Bất động Sản trong nước, nhiều người việt đang ngày càng quan tâm đến các thị trường nước ngoài như tại đông nam á, châu âu, Singapore, mỹ hay auStralia,...

hồ mai

Dự án Star Residences của Malaysiavừa được Alpha Holdings giới thiệu với

khách hàng Việt Nam

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 10 - 2017 30

tài chính ngân hàng

Page 31: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

Melbounre (Australia) bao gồm Upper Point Cook và Alwood hồi tháng 3 năm nay và dự án căn hộ cao cấp West Side Place tại thành phố Melbounre vào tháng 6.

Gần đây, Công ty Grand Aster Usa LLC phối hợp cùng Công ty Florida Investment đã giới thiệu và mở bán dự án Balmoral at Water’s Edge thuộc bang Florida (Mỹ) tới các khách hàng Việt Nam. Dự án này gồm 245 căn biệt thự có từ 3 đến 8 phòng ngủ với mức giá từ 8 đến 12 tỷ đồng/căn.

Thấy gì từ dòng tiền chảy ngược?

Hiện chưa có con số thống kê chính xác về lượng tiền người Việt đổ ra nước ngoài để đầu tư bất động sản. Tuy nhiên, báo cáo mới nhất của Hiệp hội Quốc gia Chuyên viên địa ốc Mỹ (NAR) công bố cho thấy Việt Nam liên tục lọt vào top 10 quốc gia có người mua nhà nhiều nhất tại Mỹ. Trong khoảng thời gian từ tháng 4/2016 đến tháng 3/2017, người Việt đã bỏ ra hơn 3 tỷ USD để mua bất động sản tại quốc gia này.

Từ năm 2009, NAR bắt đầu khảo sát thường niên dựa trên các thành viên của mình. Đây là tiền đề quan trọng để cho ra báo cáo hằng năm về thực trạng người nước ngoài mua nhà ở Mỹ. Theo NAR, công dân Mỹ gốc Việt mua nhà sẽ không được tính là người Việt mua. Báo cáo năm 2017 dựa trên cuộc khảo sát ngẫu nhiên của NAR trên 207.691 thành viên trong hiệp hội. Nói một cách khác, báo cáo của NAR có thể chỉ phản ánh đúng một phần thực trạng mua nhà của người Việt ở Mỹ. Con số hơn 3 tỷ USD thực tế có thể sẽ còn cao hơn hoặc thấp hơn nếu có một cuộc điều tra chính thức và toàn diện của Chính phủ Mỹ.

Ngoài số tiền đầu tư mua nhà tại Mỹ, người Việt hàng năm còn chi hàng trăm triệu USD đầu tư vào Mỹ theo diện EB-5. EB-5 là chương trình đầu tư định cư, hay còn gọi là chương trình EB-5, là một phần trong hệ thống di trú Hoa Kỳ. Dự án này cho phép đầu tư tối thiểu 500.000 USD vào tài sản hoặc các hạng mục kinh doanh đã được chính phủ Mỹ phê duyệt và hoàn vốn sau khi có thẻ xanh vĩnh viễn và khi tham gia, nhà đầu tư sẽ có được thẻ xanh cho cả gia đình và sau đó chính thức trở thành một công dân Mỹ.

Theo thống kê của Công ty Tư vấn đầu tư EB-5 có văn phòng giao dịch tại phố Lý Thường Kiệt (Hoàn Kiếm, Hà Nội), số lượng visa định cư Mỹ diện đầu tư EB-5 gia tăng từ 121 visa (năm 2014) lên 280 visa (năm 2015) và 334 visa năm 2016. Với số lượng visa mới này, Việt Nam đứng thứ hai chỉ sau Trung Quốc.

Không chỉ đổ hàng tỷ USD mua nhà ở Mỹ, Australia, Canada, những người có điều kiện tại Việt

Nam còn chi hàng chục tỷ USD cho du lịch, du học hay dịch vụ y tế.

Theo thống kê của Hiệp hội Du lịch Việt Nam, năm 2016 có khoảng 6,5 triệu lượt khách Việt ra nước ngoài du lịch, tăng khoảng 15% so với năm trước, và chi tiêu từ 7-8 tỷ USD. Hiện nay, có hơn 110.000 học sinh du học ở 47 quốc gia với mức học phí từ 30.000 - 40.000 USD mỗi năm. Ước tính, người Việt Nam, mỗi năm chi khoảng 3 tỷ USD để có được nền giáo dục quốc tế. Tương tự, trong lĩnh vực y tế, Bộ Y tế ước tính mỗi năm người Việt chi 2 tỷ USD chữa bệnh ở nước ngoài.

Theo Nghị định số 70/2014/NĐ-CP ngày 17/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối, thì công dân Việt Nam chỉ được chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài cho các mục đích học tập, chữa bệnh ở nước ngoài; đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài; trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài; trợ cấp cho thân nhân đang ở nước ngoài; chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế ở nước ngoài; chuyển tiền trong trường hợp định cư ở nước ngoài; chuyển tiền một chiều cho các nhu cầu hợp pháp khác.

Pháp lệnh ngoại hối cũng nêu rõ, người cư trú là tổ chức kinh tế, cá nhân và các đối tượng khác được phép đầu tư ra nước ngoài phải mở một tài khoản ngoại tệ tại một tổ chức tín dụng được phép và đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để đầu tư phải được thực hiện thông qua tài khoản này.

Hơn nữa, Nghị định 83/2015/NĐ-CP quy định hạn mức chuyển ngoại tệ không vượt quá 5% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài và không quá 300.000 USD, được tính vào tổng vốn đầu tư ra nước ngoài.

Tuy nhiên, đó chỉ là quy định cho hoạt động đầu tư (có đăng ký, được cấp phép), còn việc mua nhà ở với mục đích cá nhân thì chưa có quy định. Bởi vậy, người mua nhà để ở cũng gặp những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, đây cũng là khe hở có thể tạo ra những hoạt động chuyển tiền không minh bạch được thực hiện núp dưới giao dịch mua nhà.

Theo đường xuất cảnh thì mỗi cá nhân Việt Nam chỉ được mang tối đa 5.000 USD hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương. Theo cách này thì phải qua hàng chục, thậm chí hàng trăm lượt xuất cảnh mới tích lũy đủ tiền mua nhà. Chưa kể không phải người Việt Nam nào cũng có sẵn ngoại tệ để khi cần là chuyển hoặc mang ra nước ngoài, mà đa số phải chuyển đổi từ tiền đồng Việt Nam.

THÁNG 10 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ 31

Page 32: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

Sôi động các thương vụ của doanh nghiệp Hàn

Ngày 3/10, thông báo chính thức từ Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) cho biết, HĐQT ngân hàng này đã thông qua thương vụ chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại Công ty TNHH MTV Tài chính Kỹ Thương (TechcomFinance - TCF).

Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc) đã ký thỏa thuận với ngân hàng Techcombank nhằm mua lại toàn bộ TechcomFinance. Dù phía Lotte và Techcombank không tiết lộ giá trị chuyển nhượng, song truyền thông Hàn Quốc cho biết thương vụ này trị giá khoảng 87,5 tỷ won, tương đương 1.700 tỷ đồng.

Thương vụ cần có sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Khi thủ tục cuối cùng được hoàn tất, Lotte Card sẽ bắt tay vào phát hành thẻ tín dụng, cho vay tiêu dùng và cho vay trả góp tại Việt Nam trong vòng một năm đầu tiên hoạt động, theo một bản tin đăng trên website chính thức của Lotte Card.

TechcomFinance là tổ chức tài chính trực thuộc

Techcombank có tư cách phát hành thẻ tín dụng. Thông qua việc thu mua lần này, Lotte Card sẽ trở thành công ty tài chính Hàn Quốc đầu tiên được trao quyền phát hành thẻ tín dụng tại Việt Nam.

Với kinh nghiệm hoạt động thanh toán thẻ, đặc biệt tại các nước đang phát triển như Việt Nam, Lotte Card sẽ có cơ hội để khai thác thị trường 121 triệu thẻ ngân hàng ở Việt Nam (tính đến hết quý II năm nay), trong đó tỷ lệ thẻ tín dụng vẫn ở mức thấp. Hơn nữa, khi thương vụ thành công, Lotte Card cũng sẽ gia nhập thị trường tài chính tiêu dùng đầy tiềm năng tại Việt Nam. Trong số các công ty tài chính cho vay tiêu dùng đang hoạt động trên thị trường Việt Nam hiện nay, FE Credit (trực thuộc VPBank), Home Credit Việt Nam (công ty tài chính 100% vốn nước ngoài trực thuộc Tập đoàn Home Credit) và HD Saison (thuộc HDBank, đối tác Nhật - Credit Saison nắm giữ 49% cổ phần) và Prudential được đánh giá là những công ty đang chi phối thị trường.

Một công ty chứng khoán của Hàn Quốc là KB Securities Co. Ltd., công ty chứng khoán có tổng tài

DoANH NGHIỆp HÀN ‘ĐáNH lớN’ TRêN THị TRườNG TÀI CHíNH VIỆT

quý iii năm nay, thị trường tài chính việt nam liên tiếp đón nhận thông tin về một loạt các thỏa thuận hợp tác, mua Bán cổ phần của các doanh nghiệp hàn quốc. làn Sóng này hứa hẹn những thương vụ “đánh lớn” hơn nữa trong tương lai gần của các định chế tài chính đến từ Xứ Sở kim chi.

hồ mai

Tập đoàn Lotte vẫn đang nỗ lực thúc đẩyđầu tư ra nước ngoài bất chấp những khó khăn nội tại

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 10 - 2017 32

tài chính ngân hàng

Page 33: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

sản lớn thứ 3 tại Hàn Quốc và là thành viên của KB Financial Group Inc, đầu tháng 10 năm nay đã chính thức ký thỏa thuận mua lại 99% cổ phần Công ty Chứng khoán Maritime (MSI) từ nhóm cổ đông trong nước với giá 35 tỷ won (khoảng 31 triệu USD, tương đương hơn 700 tỷ đồng).

Lãnh đạo của KB Securities cho biết công ty sẽ bơm thêm vốn vào MSI để mở rộng hoạt động kinh doanh sau khi hoàn tất thương vụ M&A này. Việc M&A sẽ giúp MSI có những hoạt động cộng tác với các đơn vị của KB Financial Group như KB Kookmin Bank.

Trước đó, thị trường tài chính cũng rộ lên thông tin về việc công ty chứng khoán Samsung Securities (Hàn Quốc) cùng Caldera Pacific, một quỹ đầu tư tư nhân của Hồng Kông sẽ trở thành nhà đầu tư lớn thứ hai khi nắm tổng cộng 40% vốn tại công ty quản lý quỹ Dragon Capital, trong đó Samsung Securities nắm 10% vốn. Dragon Capital hiện là công ty quản lý tài sản lớn nhất Việt Nam với lượng tài sản được quản lý lên tới 900 triệu USD.

Các công ty tài chính khác của Hàn Quốc như Mirae Asset, Shinhan Financial Group và Korea Investment đều đã thành lập công ty con trong giai đoạn đầu hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên, Samsung Securities không đầu tư trực tiếp vào thị trường Việt Nam, ngoại trừ liên minh chiến lược với HSC vào tháng 3. Do đó, các chuyên gia cho rằng có khả năng Samsung Securities sẽ tiếp tục mua lại cổ phần tại các công ty Việt Nam khác.

Hiện nay, 5 công ty chứng khoán Hàn Quốc là Mirae Asset Daewoo, NH Investment, Korea Investment and Securities (KIS), Golden Bridge và Shinhan Financial Investment có tổng cộng 7 văn phòng tại Việt Nam. KIS đã mua 49% cổ phần của EPS Securities, và sau đó tăng cổ phần lên 98,2% bằng cách đầu tư thêm 44 tỷ won sau khi tung ra KIS Vietnam. KIS Vietnam đã tăng thị phần môi giới lên gần 5% từ mức 0,25% trong 5 năm qua.

NH Investment Securities thì tham gia vào thị trường Việt Nam bằng cách thành lập văn phòng tại TPH. CM vào năm 2007. Trong năm 2009, công ty này đã mua 49% cổ phần tại công ty chứng khoán nội địa Vietnam CBV, và đang thương thảo để tìm cách nâng lên 100%.

Làn sóng mới

Hãng tin của Hàn Quốc bình luận về động thái tăng đầu tư vào Việt Nam của các doanh nghiệp Hàn Quốc như Lotte Group rằng, Lotte đang gặp khó khăn tại Trung Quốc khi nhiều siêu thị của Lotte Mart bị đóng cửa sau những đòn trừng phạt về kinh tế của Trung Quốc đáp trả Hàn Quốc.

Và để bù đắp cho những nguy cơ và tổn thất đang tăng ở Trung Quốc, Lotte Group đã chuyển hướng tập trung từ Trung Quốc sang Việt Nam, quốc gia mà nhiều công ty Hàn Quốc đang trên đà tăng trưởng vững chắc và mong muốn mở rộng sự hiện diện.

Tương tự như Lotte Group, KB Financial cũng muốn mở rộng sự hiện diện của mình ở Đông Nam Á bao gồm cả ở Việt Nam. Ngoài ra, nhà đầu tư của Hàn Quốc đang tìm cách để phân tán rủi ro khi mà nguy cơ xung đột với Triều Tiên có thể xảy ra bất kỳ lúc nào vào thời điểm hiện tại. Việc phân tán tài sản sang một số nước, trong đó có Việt Nam, đang là bước đi chiến lược của nhiều tập đoàn tư nhân Hàn Quốc.

Theo nhận định của giới quan sát, bên cạnh làn sóng đầu tư vào lĩnh vực tài chính của các định chế tài chính đến từ Nhật Bản, Anh, Hongkong, Singapore hay Malaysia hoặc thậm chí là Mỹ thì sắp tới đây làn sóng hiện diện của các định chế tài chính Hàn Quốc ở thị trường Việt Nam mới chính là điểm nhấn. Vốn đã có những lợi thế về quan hệ thương mại đã thiết lập, cùng những tiềm năng còn chưa khai thác hết và xu hướng hội nhập sâu rộng của Việt Nam sẽ là điểm dừng chân lý tưởng của các nhà đầu tư Hàn Quốc.

Các thương vụ thỏa thuận, hợp tác, mua bán cổ phần nói trên có thể là khởi đầu cho một làn sóng mới từ các nhà đầu tư Hàn Quốc - làn sóng đầu tư gián tiếp thông qua thị trường tài chính, chứng khoán. Với sự góp mặt của Samsung Securities, công ty quản lý quỹ lớn nhất Việt Nam - Dragon Capital có thể sẽ thành lập nhiều quỹ đầu tư nhằm huy động nguồn vốn từ Hàn Quốc để đầu tư vào các doanh nghiệp của Việt Nam.

Theo báo cáo mới đây của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, các nhà đầu tư ngoại đã tiếp tục có tháng mua ròng thứ 8 liên tiếp trong năm nay. Tổng giá trị thị trường danh mục nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài tính đến hết tháng 8 ước đạt 26,4 tỷ USD, tăng 29,4% so với cuối năm 2016. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường cổ phiếu ước đạt 19,5% và trên thị trường trái phiếu ước đạt 5,3%.

Với một loạt các cổ phiếu mới rầm rộ lên sàn, giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng trưởng gần 40% kể từ đầu năm đến nay. Theo Thomas Hugger, CEO của Asia Frontier Capital (Hồng Kông), chứng khoán Việt Nam đang trở thành “điểm nóng” hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài là nhờ lãi suất giảm, vốn FDI tăng, tăng trưởng tín dụng tốt và mức giá hợp lý.

THÁNG 10 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ 33

Page 34: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

Chưa bao giờ không khí cổ phần hoá, thoái vốn tại các thành viên Bộ Xây dựng lại sôi động như năm nay.Theo Quyết định 1232/QĐ/TTg ban hành ngày 17/8/2017, từ năm

2017-2020, Bộ Xây dựng sẽ phải thoái hầu như toàn bộ vốn tại các công ty cổ phần thành viên.

Trong đó, năm 2017 sẽ phải giảm tỷ lệ sở hữu tại 5 Tổng công ty xuống còn 51% gồm: Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (Hancorp); Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng; Tổng công ty Đầu tư Nước và Môi trường Việt Nam (VIWASEEN) và Tổng công ty Cơ khí xây dựng (COMA) và Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam (VNCC); ngoài ra phải thoái toàn bộ vốn còn lại ở Tổng công ty CP Sông Hồng; Tổng Công ty Xây dựng Số 1(CC1) và Tổng công ty Vật liệu Xây dựng số 1(FICO).

Năm 2018 sẽ tiến hành thoái tiếp vốn tại 8 đơn vị, trong đó thoái toàn bộ tại 6 tổng công ty: Tổng công ty CP Đầu tư phát triển xây dựng (DIC), Xây dựng Hà Nội, Xây dựng Bạch Đằng, VIWASEEN, COMA, VNCC và thoái về 51% đối Tổng công ty Lilama, thoái về 36% đối Tổng công ty Viglacera.Năm 2019, thoái toàn bộ vốn nhà nước tại Tổng công ty Lilama (51%) và Tổng công ty Viglacera (36%).

Trước đó, tại Quyết định 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016, 4 “ông lớn” còn lại của Bộ Xây dựng là Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM), Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) và Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam (IDICO) cũng sẽ phải tiến hành cổ phần hoá và thoái xuống dưới 50% vốn nhà nước từ nay tới năm 2020.

Phần lớn trong số 16 tổng công ty của Bộ Xây dựng hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản, và bởi vậy có quy mô rất lớn, nắm giữ quỹ đất rộng khắp trải dài từ Bắc vào Nam, với tổng tài sản lên tới hàng nghìn, hàng chục nghìn tỷ đồng.

Chủ trương thoái vốn khỏi các tổng công ty quốc doanh trong ngành xây dựng là đúng đắn, giúp cải thiện ngân sách, đồng thời thổi một luồng sinh khí mới vào các thành viên Bộ Xây dựng, vốn gắn liền

với hình ảnh chậm chạp, nặng nề trước sự vươn lên không ngừng của khối kinh tế tư nhân.

Dù vậy, với đặc thù sở hữu nhiều nguồn lực, trong đó có đất đai, quá trình cổ phần hoá, thoái vốn cần được giám sát chặt chẽ, tránh vốn nhà nước bị thâu tóm rẻ mạt, mà không ít vụ việc vừa qua, theo quan sát của người viết, có thể là lời cảnh báo.

Lỗ thật, lỗ giả

Năm 2016, năm chính thức hoạt động theo mô hình cổ phần, Tổng công ty Licogi báo lỗ 437 tỷ đồng – một con số gây “shock” giới đầu tư khi doanh nghiệp này hoạt động không hề tồi giai đoạn trước đó, mỗi năm lãi trên trăm tỷ đồng. Nguyên nhân được ban lãnh đạo Licogi đưa ra là do phải trích lập dự phòng từ các khoản nợ, phảithu từ thời là doanh nghiệp nhà nước.

Nếu lời “thanh minh” của Licogi là đúng, vậy hoá ra phải truy cứu tới trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc định giá, kiểm toán tổng công ty này trong quá trình cổ phần hoá?! Bài viết chưa bàn tới điểm này, mà sẽ đề cập tới một góc khuất khi thoái vốn nhà nước ở Licogi nói riêng và các doanh nghiệp xây dựng nói chung, là nguy cơ bị thâu tóm giá rẻ.

Trong báo cáo tài chính năm 2016, hãng kiểm toán uy tín PwC đã “bêu tên” nhiều bút toán làm giảm lợi nhuận, tăng chi phí của Licogi, trái với Chuẩn mực kế toán Việt Nam; qua đó phần nào hé lộ điều gì đang diễn ra ở Licogi.

Trong đợt chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào tháng 4/2015, 21,27 triệu cổ phần Licogi được mua với giá 10.006 đồng, cao hơn vẻn vẹn 6 đồng so với mệnh giá.Trước đó, 35% vốn, tương đương 31,5 triệu cổ phần đã được bán cho nhà đầu tư chiến lược – Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh bất động sản Khu Đông với mức giá theo phương án cổ phần hóa được phê duyệt là 315 tỷ đồng, cũng chỉ bằng mệnh giá.Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, phần lớn các cá nhân mua vào cổ phần Licogi trong đợt IPO tháng 4/2015 đều có liên quan đến cổ đông chiến lược Công ty Khu Đông.

thoái vốn ông lớn ngành xây dựng:

CẩN THậN “CủI lửA” cổ phần hoá, thoái vốn là chủ trương đúng đắn, Song cần giám Sát chặt

chẽ để tránh vốn nhà nước Bị thâu tóm với giá rẻ.nghi Điền

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 10 - 2017 34

tài chính ngân hàng

Page 35: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

Tới giữa tháng 3/2017, các cổ đông cá nhân này bỗng dưng biến mất, thay vào đó là Công ty TNHH Đầu tư Gia Cường, sở hữu 20 triệu cổ phiếu, tương đương 22,24% vốn điều lệ của Licogi. Bởi vậy không khó hiểu khi Công ty Gia Cường hay Công ty Khu Đông đều là “người một nhà”, và trên thực tế cùng là thành viên của một tập đoàn bất động sản mới nổi ở Việt Nam.

Hiện nay, nhóm cổ đông Khu Đông – Gia Cường nắm tỷ lệ chi phối 57,24% tại Licogi. Trong khi đó, phương án phê duyệt cổ phần hóa tổng công ty này chỉ cho phép nhà đầu tư chiến lược nắm giữ tối đa 35% vốn, có nghĩa rằng cơ hội sở hữu Licogi vẫn có thể thuộc về cái tên khác, thông qua hình thức đấu giá công khai, minh bạch, qua đó mang lại lợi ích lớn nhất cho ngân sách.

Còn giờ đây, khi nhóm Công ty Khu Đông – Gia Cường đã nắm tỷ lệ sở hữu quá bán, thì liệu 40,71% vốn nhà nước chuẩn bị thoái tại Licogi có còn hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư khác, hay sẽ tiếp tục dễ dàng bị thâu tóm như cách đây hai năm?! Ở một diễn biến liên quan, Công ty Khu Đông chỉ vài tháng trước đã có văn bản đề nghị mua lại toàn bộ phần vốn nhà nước còn lại trong Licogi. Mức giá không được đề cập, song với tỷ lệ sở hữu áp đảo của nhóm cổ đông lớn, cùng kết quả kinh doanh bết bát, không khó để hình dung về một mức giá rẻ mạt được đưa ra.

Nếu mua lại thành công, nhóm Công ty Khu Đông – Gia Cường sẽ nắm tới 97,95% cổ phần cựu thành viên Bộ Xây dựng, qua đó toàn quyền sở hữu và phát triển một loạt dự án lớn với tổng diện tích hơn 1.500.000

m2, gồm dự án Khu ĐTM Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội (diện tích 351.618 m2); dự án Khu ĐTM Cột 5 – Cột 8 TP Hạ Long, Quảng Ninh (332.828 m2); dự án khu ĐTM Cột 5 – Cột 8 mở rộng (198.603 m2); dự án khu ĐTM Nam Ga – TP. Hạ Long (238.018 m2); dự án Khu dân cư đô thị Yên Thanh – Licogi Yên Thanh Uông Bí, Quảng Ninh (275.672 m2).

Con thôn tính mẹ?

Tại Tổng công ty Sông Hồng, nơi Bộ Xây dựng đang giữ 73,2% vốn, câu chuyện có nét tương đồng với trường hợp của Licogi. Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán công bố, Tổng công ty Sông Hồng (SHG) kết thúc năm 2016 với mức lỗ sau thuế 187 tỷ đồng – kết quả tồi tệ nhất kể từ khi cổ phần hóa, đẩy lỗ lũy kế lên 425,5 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu qua đó từ dương 126 tỷ đồng thời điểm đầu năm xuống âm 78,5 tỷ đồng.

Tình hình tại Tổng công ty Sông Hồng bi đát đến mức Bộ Tài chính vừa qua phải phát đi cảnh báo về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp này. Dù vậy, theo nguồn tin của Nhadautu.vn, cùng với chủ trương thoái toàn bộ vốn nhà nước, một cuộc chiến ngầm đang diễn ra rất quyết liệt nhằm thâu tóm tổng công ty có tuổi đời hơn nửa thế kỷ.

Ở một sự kiện đáng chú ý, cách đây hơn một năm, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Sông Hồng ông Đặng Tiên Phong đã bị miễn nhiệm, thay thế là ông Trần Huyền Linh, người trước đó là Tổng giám đốc (sau là Chủ tịch HĐQT) CTCP Đầu tư địa ốc Sông Hồng – Sông Hồng Land (dưới thời Trịnh Xuân Thanh).

THÁNG 10 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ 35

Page 36: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

Nhộn nhịp hoạt động

Thị trường chứng khoán phái sinh đã thu hút sự quan tâm ngày càng lớn của nhà đầu tư. Điều này có thể dễ nhận thấy thông qua sự tăng trưởng mạnh ở khối lượng hợp đồng, giá trị giao dịch và số lượng tài khoản được mở thêm trong vòng 2 tháng qua. Theo đó, tổng khối lượng hợp đồng giao dịch đạt 190.347 hợp, tương đương với giá trị giao dịch đạt 53.498,95 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán phái sinh, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đưa vào giao dịch 5 mã hợp đồng tương lại trên chỉ số VN30. Hiện tại, đó là các mã hợp đồng VN30F1710 đáo hạn ngày 17/8/2017 và các mã VN30F1711, VN30F1712, VN30F1803. Nhà đầu tư có xu hướng tập trung giao dịch vào các hợp đồng có tháng đáo hạn gần nhất, điều này được HNX coi là phù hợp với thông lệ quốc tế.

Trong tháng đầu tiên giao dịch, tổng khối lượng hợp đồng giao dịch đạt 85.641 hợp đồng, tương đương giá trị giao dịch đạt 6.450 hợp đồng. Bình quân, khối lượng giao dịch đạt 4.078 hợp đồng/phiên, giá trị giao dịch bình quân theo quy mô danh nghĩa đạt 307,1 tỷ đồng/phiên. Tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch ngày 8/9, khối lượng hợp đồng đang lưu hành (OI) là 2.709 hợp đồng. Tính đến ngày 8/9/2017, đã có 7.849 tài khoản giao dịch phái sinh được mở ở các CTCK thành viên thị trường phái sinh.

Theo thống kê của Sở GDCK Hà Nội, trong thời gian 1 tháng đầu tiên, đã có 92.812 lệnh của nhà đầu tư được đưa vào hệ thống, tính bình quân có 4.420 lệnh/phiên, trong đó tổng cộng 49.513 giao dịch đã được thực hiện.

Tính riêng tháng 9/2017, hoạt động giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh tăng trưởng mạnh cả về khối lượng và giá trị giao dịch.Vào cuối tháng 9, đã có 9.679 tài khoản giao dịch phái sinh được mở, tăng 34,5% so với cuối tháng 8. Tổng khối lượng

hợp đồng giao dịch trong tháng là 131.903 hợp đồng, tương ứng giá trị giao dịch (theo quy mô danh nghĩa hợp đồng) đạt 10.300 tỷ đồng, tăng lần lượt 126,7% và 136% so với tháng trước. Tính bình quân, khối lượng giao dịch đạt 6.595 hợp đồng/phiên, giá trị giao dịch bình quân theo quy mô danh nghĩa đạt 514,96 tỷ đồng/phiên, tăng gấp 1,9 lần so với tháng trước.

TT Chỉ tiêu Đơn vị Tháng 8 (từ ngày 10/8) Tháng 9 Tăng/

giảm (%)

1 Khối lượng giao dịch

Hợp đồng 58.444 131.903 126,69%

2 Giá trịgiao dịch Tỷ đồng 4.362,59 10.299,36 136,08%

3 Khối lượng OI (cuối kỳ)

Hợp đồng 2.166 3.275 51,20%

Thanh khoản thị trường tập trung vào các hợp đồng ngắn hạn, phù hợp với thông lệ quốc tế. Khối lượng mở (OI) toàn thị trường nhìn chung duy trì xu hướng tăng. Tính đến cuối ngày 29/9/2017, khối lượng OI của toàn thị trường tăng 51,2% so với cuối tháng 8, đạt 3.275 hợp đồng với OI của các hợp đồng VN30F1710, VN30F1711, VN30F1712 và VN30F1803 lần lượt là 2.843 hợp đồng, 62, 153 và 217 hợp đồng.

Số lượng lệnh vào hệ thống trong tháng 9 tăng 91,3% so với tháng trước, trong tháng đã có 121.991 lệnh của nhà đầu tư được đưa vào hệ thống, tính bình quân có 6.100 lệnh/ngày, trong đó tổng cộng 66.692 giao dịch đã được thực hiện, chiếm 54,7% lượng lệnh đặt. Đặc biệt, phiên giao dịch ngày 12/9 có 9.817 hợp đồng, khối lượng giao dịch cao nhất từ khi khai trương thị trường đến nay, tương ứng giá trị giao dịch 756,27 tỷ đồng.

Nội ngoại đều tăng

Hoạt động giao dịch được thực hiện chủ yếu bởi các nhà đầu tư trong nước, đặc biệt trong tháng 9, nhà đầu tư tổ chức đã bắt đầu giao dịch trên thị trường phái sinh với khối lượng giao dịch là 397 hợp đồng,

THị TRườNG pHáI SINH SAU HAI THáNG VÀ DấU HỏI SABECo

Sau gần hai tháng thị trường chứng khoán phái Sinh ra đời, tổng khối lượng hợp đồng giao dịch đạt 190.347 hợp, tương đương với giá trị giao dịch đạt 53.498,95 tỷ đồng.

huy ngọc

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 10 - 2017 36

tài chính ngân hàng

Page 37: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

chiếm 0,15% khối lượng giao dịch toàn thị trường. Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài cũng tăng mạnh với khối lượng giao dịch đạt 123 hợp đồng, tương ứng 0,05% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường.

Đánh giá những con số khả quan này, ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc phân tích và tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (mã SSI) cho biết, có hai yếu tố tác động. Một là, các nhà đầu tư đã làm quen nhanh với sản phẩm mới và hai là số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường gia tăng.

Ông cũng nói thêm, tại SSI số tài khoản giao dịch phái sinh đến thời điểm hiện tại đã tăng gấp 3,3 lần số tài khoản ở ngày đầu tiên giao dịch và con số này vẫn gia tăng hàng ngày. Điều này cho thấy mối quan tâm của giới đầu tư với phái sinh ngày một lớn và đây là yếu tố quyết định đến thành công của thị trường.

Ngoài những yếu tố trên, ông Đỗ Bảo Ngọc, Chuyên gia nghiên cứu cao cấp, Công ty chứng khoán Quân đội cho rằng, thị trường phái sinh có thể giao dịch ngay trong phiên và khác với thị trường cơ sở có chu kỳ thanh toán T+3. Nhiều nhà đầu tư có thể mua đầu phiên, bán cuối phiên và ngược lại. Điều này hợp với khẩu vị nhà đầu tư ưa thích lướt sóng T+0. Ông cũng đánh giá, trường phái sinh sau khi hoàn thành về mặt pháp lý, công nghệ,… sẽ còn được nhà đầu tư quan tâm hơn nữa.

HNX cũng cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu và chuẩn bị ra mắt những sản phẩm mới trong thời gian tới nhằm cung cấp cho thị trường thêm nhiều lựa chọn sản phẩm phái sinh để đầu tư như sản phẩm hợp đồng tương lai trên chỉ số, đặc biệt là hợp đồng tương lai trên trái phiếu chính phủ.

Dấu hỏi SABECO

Dấu hỏi SABECO đang được đặt ra từ nhà đầu tư đến một số tờ báo điện tử từ lúc thị trường chứng khoán phái sinh mới vận hành cho đến thời điểm hiện tại. Thậm chí, nhiều nhà đầu tư còn cho rằng, SABECO đang “bóp méo” chỉ số, bởi thanh khoản SABECO rất cô đặc, do đó chỉ cần khối lượng giao dịch nhỏ khoảng 10.000 cổ cũng có thể khiến chỉ số tăng hoặc giảm điểm nhanh chóng.

Ông Đỗ Bảo Ngọc cho rằng, đây cũng là một trong các rủi ro liên quan đến VN30 mà nhà đầu tư cần cẩn trọng khi tham gia mua bán hợp đồng phái sinh. Cũng thừa nhận rằng SABECO có tỷ trọng top đầu VN30 và có thể gây ảnh hưởng đến VN30, nhưng ông Linh có cái nhìn lạc quan hơn khi cho rằng làn sóng lên sàn và thoái vốn nhà nước sắp tới sẽ khiến tỷ trọng và tác động của SABECO vơi VN30 giảm dần.

Ông Đỗ Bảo ngọcChuyên gia nghiên Cứu Cao Cấp, Công ty Chứng khoán Quân đội

Tôi cho rằng, biến động đang đi ngang và khó lường của VN30 khiến cho chiến lược giao dịch trên Thị trường phái sinh hiện tại chưa rõ ràng. Nhà đầu tư phái sinh nên cẩn trọng, không nên có giao dịch khi chỉ số không rõ xu hướng

Xu hướng chỉ số đi ngang thì chiến lược mua lên – bán xuống đều ko có hiệu quả. NĐT nên quan sát và chờ xu hướng rõ hơn từ VN30 – Index, điều chỉnh hay bứt phá.

Ông nguyễn Đức Hùng LinHgiám đốC phân tíCh và tư vấn đầu tưkháCh hàng Cá nhân Công ty Cổ phầnChứng khoán Sài gòn

Với sản phẩm Hợp đồng tương lai (HĐTL), nhà đầu tư có thể kiếm lời từ cả xu hướng lên cũng như xu hướng xuống. Không chỉ vậy, đây là công cụ phòng ngừa rủi ro cho danh mục cổ phiếu cơ sở. Nắm vững nguyên lý hoạt động và có phương pháp dự báo tốt, khả năng sinh lời bằng HĐTL chắc chắn sẽ cao. Với khả năng đóng mở vị thế trong ngày, HĐTL mang đến nhiều cơ hội hơn, vì vậy nhà đầu tư cần bình tĩnh chờ cơ hội thật chín muồi để tham gia giao dịch. Vào cuối năm khi sản phẩm Covered Warrant ra mắt, sẽ có thêm các lựa chọn đầu tư mới, đặc biệt là với nhà đầu tư cá nhân.

THÁNG 10 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ 37

Page 38: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

Thúc đẩy thương mại song phương bằng Business Matching

Tham dự sự kiện có bà Ureerat Ratanaprukse - Tổng lãnh sự Thái Lan tại TP. HCM; ông Võ Tân Thành - Phó Chủ tịch VCCI, Giám đốc VCCI - TP. HCM; ông Phạm Thành Kiên - Giám đốc Sở Công Thương TP. HCM; ông Thawee Teerasoontornwong - Phó Tổng Giám đốc KBank; ông Nguyễn Hoàng Dũng - Phó Tổng Giám đốc VietinBank.

Sự kiện thu hút 13 nhà sản xuất Thái Lan hoạt động trong Ngành Công nghiệp Thực phẩm & Đồ uống, Mỹ phẩm và Chăm sóc sức khỏe gặp gỡ và khám phá tiềm năng hợp tác với hơn 30 doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam là các nhà phân phối, nhà bán lẻ và thương mại điện tử. Sự kết nối giao thương Việt Nam - Thái Lan diễn ra rất đúng thời điểm vì lãnh đạo của 2 nước vừa gặp gỡ trong chuyến thăm chính thức Thái Lan của Thủ tướng Việt Nam từ ngày 17 - 19/8/2017. Sự

kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng nhằm hiện thực hóa các cam kết của lãnh đạo 2 nước, đặc biệt là trong lĩnh vực hợp tác kinh tế. Đồng thời, sự kiện tạo ra những cơ hội giao thương để tăng cường xúc tiến thương mại giữa 2 quốc gia. Tại sự kiện, hơn 115 cuộc gặp gỡ giữa các doanh nghiệp được thực hiện. Hoạt động này sẽ tạo đà cho nhiều giao dịch giữa doanh nghiệp 2 nước thành công trong tương lai gần.

Được tổ chức lần đầu tiên tại TP. HCM vào tháng 12/2013, Kết nối kinh doanh (Business Matching) là dịch vụ gia tăng do VietinBank cung cấp dành cho các khách hàng quan trọng, nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa kênh phân phối, phát triển thị trường mới… VietinBank tìm kiếm và giới thiệu các đối tác kinh doanh phù hợp với lĩnh vực của doanh nghiệp thông qua việc tận dụng mạng lưới ngân hàng, định chế tài chính đối tác trên thế giới của VietinBank.

KẾT NốI KINH DoANH VÀ Sự CHUYêN NGHIỆp CủA VIETINBANK

trong 2 ngày 28 - 29/9/2017, tổng lãnh Sự quán thái lan tại tp. hcm, ngân hàng kaSikorn (kBank) cùng với phòng thương mại & công nghiệp việt nam tại tp. hồ chí minh (vcci - tp. hcm) và ngân hàng tmcp công thương việt nam (vietinBank) đồng tổ chức Sự kiện kết nối kinh doanh 2017. Sự kiện nhằm hỗ trợ thúc đẩy thương mại 2 chiều giữa việt nam và thái lan.

Bình yên

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 10 - 2017 38

tài chính ngân hàng

Page 39: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

Trong khuôn khổ 2 ngày diễn ra sự kiện, các doanh nghiệp cũng thăm và làm việc tại 2 đơn vị bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam là Công ty MM Mega Market và Saigon Co-op Mart. Tại đây các doanh nghiệp Thái Lan nắm bắt các khía cạnh đa dạng về hoạt động kinh doanh của các nhà bán lẻ, đồng thời tìm hiểu về thị trường và hành vi của người tiêu dùng tại Việt Nam.

Bà Ureerat Ratanaprukse cho biết: Trên nền tảng mối quan hệ tốt đẹp sẵn có giữa hai quốc gia và Việt Nam là đối tác chiến lược của Thái Lan tại ASEAN, Tổng Lãnh sự quán Thái Lan tại TP. HCM cam kết sẽ tiếp tục là đối tác gần gũi và bền vững với chính quyền và lãnh đạo TP. HCM cũng như các đối tác thương mại để xúc tiến thương mại 2 chiều và đầu tư giữa hai quốc gia. Chúng tôi hướng đến cam kết của lãnh đạo 2 nước trong việc đưa thương mại song phương đạt mức 20 tỷ USD trước năm 2020.

Ông Nguyễn Hoàng Dũng, Phó Tổng Giám đốc VietinBank khẳng định: Với sự kiện này, VietinBank cam kết tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp. Không chỉ là cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính chuyên nghiệp và hiệu quả, VietinBank còn nâng cao vai trò kết nối, tìm kiếm khách hàng, đối tác, giúp doanh nghiệp phát huy thế mạnh, vươn tầm trên thị trường quốc tế. Đây là sự hỗ trợ chỉ có thể có được từ ngân hàng hàng đầu có uy tín và hệ thống đối tác định chế tài chính, cơ sở khách hàng mạnh mẽ như VietinBank.

Ông Thawee Teerasoontornwong, Phó Tổng Giám đốc KBank chia sẻ: Sự kiện đặc biệt này là một phần của Chương trình “Kết nối Kinh doanh toàn cầu” nhằm làm sâu sắc thêm sự hiểu biết của khách hàng và doanh nghiệp Thái Lan về thị trường Việt Nam, đồng thời đây cũng là hoạt động kết nối với các đối tác trong khu vực.

Bắt tay định chế lớn để làm Business Matching

Theo đại diện VietinBank, Business Matching là dịch vụ gia tăng do ngân hàng tạo ra dành cho các khách hàng quan trọng, nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp (DN) tại các quốc gia khác nhau mở rộng hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa kênh phân phối, phát triển thị trường mới… Business Matching được thực hiện bằng cách tìm kiếm và giới thiệu các đối tác kinh doanh phù hợp với lĩnh vực của DN thông qua hệ thống thông tin khách hàng của ngân hàng.

Khác với các hình thức xúc tiến thương mại, hội chợ kinh doanh, hội nghị triển lãm giới thiệu sản phẩm… DN sử dụng dịch vụ Business Matching được ngân hàng - là đơn vị có hiểu biết sâu sắc đối với đặc thù hoạt động của DN, lựa chọn các đối tác phù hợp nhất với nhu cầu của DN.

Chia sẻ về hoạt động này tại VietinBank, bà Phan Thị Hồng Vân, Phó Phụ trách Phòng Khách hàng Doanh nghiệp (KHDN) Lớn, Khối KHDN cho biết: VietinBank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai rộng rãi và chuyên nghiệp hoạt động Business Matching, đồng thời phối hợp với các định chế tài chính lớn trên thế giới nhằm giới thiệu các tập đoàn, công ty đa quốc gia tầm cỡ khu vực và quốc tế đến tìm hiểu, làm việc và thiết lập quan hệ với các DN lớn tại Việt Nam. Đặc biệt, kể từ khi VietinBank và Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ chính thức trở thành đối tác chiến lược, hai bên đã tích cực hợp tác với mục tiêu đẩy mạnh triển khai dịch vụ Business Matching.

Bên cạnh việc giới thiệu, kết nối riêng lẻ cho hàng trăm DN Việt Nam và Nhật Bản thông qua nhu cầu mở rộng kinh doanh trong quá trình trao đổi giữa DN và ngân hàng; VietinBank và BTMU cũng đã phối hợp tổ chức thành công các sự kiện Business Matching thường niên như tại TP. HCM vào tháng 12/2013, tại Osaka Nhật Bản vào tháng 2/2014, tại Yokohama Nhật Bản vào tháng 1/2015, tại Tokyo vào tháng 11/2015, tại Bangkok vào tháng 1/2016... Đặc biệt, có thể kể đến sự kiện Business Matching tại Hà Nội vừa diễn ra vào tháng 7/2016, thu hút hơn 100 DN Việt Nam, Nhật Bản và Thái Lan tham dự.

Ông Lê Đức Thọ - Tổng Giám đốc VietinBank nhấn mạnh: “VietinBank cam kết cùng BTMU giúp đỡ các DN Nhật Bản và Việt Nam có được những thành quả nhất định sau chương trình. Ngoài ra, 2 ngân hàng khẳng định sẽ phục vụ tốt hơn nữa, tích cực tham gia đồng hành hỗ trợ các DN. Những trợ lực từ VietinBank và BTMU sẽ tạo sức bật cho các DN phát triển ổn định, gặt hái được nhiều thành công”.

Có thể nói, trong bối cảnh tình hình cạnh tranh tại thị trường ngân hàng tài chính đang diễn ra hết sức gay gắt, không chỉ giữa các ngân hàng lớn trong nước, mà còn có sự tham dự của các định chế tài chính nước ngoài, hoạt động Business Matching là một luồng gió mới góp phần không nhỏ vào sự thành công của Khối KHDN - VietinBank trong các năm qua.

“Tại các thị trường tài chính lớn trên thế giới, khi giá không còn là nhân tố quan trọng do sự khác biệt về lãi suất áp dụng cho các DN là rất nhỏ giữa các ngân hàng thì việc mang lại các dịch vụ, giá trị cộng thêm như hoạt động Business Matching là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc thu hút khách hàng. VietinBank tin tưởng việc đi tiên phong trong công tác phổ biến, tổ chức và nhân rộng dịch vụ Business Matching tại Việt Nam là hướng đi đúng đắn, đón đầu xu thế phát triển của một ngân hàng vững mạnh, mang tầm cỡ quốc tế trong tương lai”, bà Phan Thị Hồng Vân chia sẻ.

THÁNG 10 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ 39

Page 40: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

Tại Mỹ, 80% các doanh nghiệp từ doanh nghiệp nhỏ cho tới các doanh nghiệp lớn trong danh sách Fortune 500 đều thuê một phần máy móc thiết bị trong hoạt động sản

xuất kinh doanh. Riêng tại Nhật Bản, doanh số cho thuê tài chính hàng năm cũng vào khoảng 50 tỷ USD.

Cho thuê tài chính - giải pháp huy động vốn tối ưu của DNNVV

Đối với một doanh nghiệp nguồn vốn nói chung và nguồn vốn trung dài hạn nói riêng đóng vai trò quan trọng, quyết định trong quá trình đầu tư xây dựng và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là với DNNVV có đặc điểm vốn tự có thấp, quy mô hoạt động đang có xu hướng ngày càng mở rộng nên nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh rất lớn, nhất là nhu cầu vốn trung dài hạn để đầu tư mới cơ sở sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường thị phần, nâng cao năng lực hoạt động...

Nhu cầu vốn Trung dài hạn này, theo một cách truyền thống, được cung cấp bởi các Ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, theo khảo sát gần đây do Viện Nhân lực Ngân hàng Tài chính tổ chức, chỉ có khoảng 32,38% DNNVV tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng; 35,24% DNNVV phản ánh là khó tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng và số còn lại cho biết không thể tiếp cận được vốn vay. Việc hạn chế tiếp cận vốn vay từ các ngân hàng thương mại xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó có cả chủ quan và khách quan. Cụ thể, về phía các DNNVV, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập, chưa đủ cơ sở chứng minh năng lực hoạt động, năng lực tài chính để thuyết phục đối với các khoản vay ngân hàng. Tài sản bảo đảm của các DNNVV thường có giá trị thấp, không đủ đảm bảo toàn bộ nghĩa vụ nợ tương ứng với nhu cầu vốn vay trong khi đó các doanh nghiệp này rất dễ bị tổn thương khi nền kinh tế có biến động khiến các ngân hàng dè dặt với nhóm khách hàng này dù chiếm số lượng lớn trong nền kinh tế.

BidV-Sumi trust:

Sự KẾT Hợp CủA 2 ôNG lớNTÀI CHíNH

thuê tài chính là một kênh huy động vốn phổ Biến trên thế giới. tổng doanh Số thuê tài chính toàn cầu hàng năm lên tới 1.000 tỷ uSd. nắm Bắt Xu hướng phát triển này, mới đây ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Bidv) đã liên doanh với định chế tài chính nước ngoài – công ty Sumi truSt thành lập công ty cho thuê tài chính tnhh Bidv – Sumi truSt (BSl).

thoan nguyễn

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 10 - 2017 40

tài chính ngân hàng

Page 41: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

Về phía các ngân hàng thương mại, việc cung cấp vốn tín dụng trung dài hạn của hệ thống ngân hàng thường tập trung vào các dự án của các doanh nghiệp có quy mô lớn, tình hình tài chính lành mạnh. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng phải tuân thủ các quy định của NHNN về các tỷ lệ an toàn vốn, trong đó có tỷ lệ dư nợ cho vay trung dài hạn trên tổng dư nợ. Điều này cũng hạn chế lượng vốn tín dụng TDH cung ứng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ở các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, việc triển khai các mô hình thuê tài chính để hỗ trợ cho DNNVV đã được áp dụng rộng rãi, tạo thêm kênh huy động vốn cho doanh nghiệp và giải quyết được tối đa các nhu cầu về vốn của thị trường như hình thức thuê tài chính. Việc sử dụng hình thức thuê tài chính có nhiều điểm thuận lợi cho doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng.

Ví dụ, thuê tài chính giúp DN tiếp cận được với rất nhiều loại tài sản, từ những thiết bị văn phòng như máy photocopy, máy tính, đến các phương tiện và các dây chuyền sản xuất hiện đại. Kênh tín dụng này cũng cho phép doanh nghiệp được hoàn toàn chủ động trong việc lựa chọn máy móc thiết bị, nhà cung cấp, cũng như mẫu mã chủng loại phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp mình. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp đã đầu tư mua tài sản mà thiếu vốn lưu động thì vẫn có thể bán lại cho công ty cho thuê tài chính và sau đó công ty sẽ cho doanh nghiệp thuê lại. Như vậy, doanh nghiệp vừa có vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà vẫn được sử dụng tài sản.

Thuê tài chính cũng giúp doanh nghiệp gia tăng năng lực, nâng cao công nghệ, hiện đại hóa sản xuất bắt kịp với xu hướng thị trường trong những điều kiện nguồn vốn đầu tư bị hạn chế. Điều này đặc biệt quan trọng nếu ngành kinh doanh của doanh nghiệp phải dựa nhiều vào các công nghệ tân tiến như thế hệ máy tính mới nhất, các công cụ truyền thông, dây chuyền công nghệ mới hoặc các thiết bị khác.

Thuê tài chính được cho là không gây ảnh hưởng bất lợi đối với các hệ số kinh doanh của doanh nghiệp đi thuê. Những doanh nghiệp không thoả mãn các yêu cầu vay vốn của các ngân hàng cũng có thể nhận được vốn tài trợ qua thuê tài chính. Thuê tài chính có thể giúp doanh nghiệp đi thuê không bị đọng vốn trong tài sản cố định.

Phương pháp huy động vốn bằng thuê tài chính cũng là phương thức rút ngắn thời gian triển khai đầu tư đáp ứng kịp thời các cơ hội kinh doanh. Đặc biệt là với các doanh nghiệp đang ở giai đoạn khởi đầu, việc thuê tài chính sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc đi vay ngân hàng.

Sumi Trust, sự kết hợp của 2 ông lớn

Nắm bắt được xu hướng trên, BIDV đã liên doanh với Định chế tài chính nước ngoài – Công ty Sumi Trust thành lập Công ty Cho thuê tài chính TNHH BIDV – Sumi Trust (BSL) với số vốn Điều lệ lên tới 895,6 tỷ đồng, tổng tài sản lên tới 2.224,6 tỷ đồng. Đây hứa hẹn là một sự kết hợp giữa nền tảng công nghệ tiên tiến và sự thấu hiểu thị trường Việt Nam; giữa kinh nghiệm quốc tế và mạng lưới rộng khắp. Đây sẽ là tổ chức cung cấp dịch vụ cho thuê tài chính tới DNNVV.

BIDV và Sumi Trust ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược từ năm 2013. Đến ngày 12/4/2017, Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho BSL (công ty chuyển đổi từ BLC).

BIDV là ngân hàng thương mại cổ phần lớn và uy tín hàng đầu Việt Nam với 60 năm hoạt động, cung cấp dịch vụ đa dạng như ngân hàng thương mại, chứng khoán, bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, quản lý tài sản và cho thuê tài chính với tổng tài sản tính đến tháng 6/2017, đạt 49 tỷ USD, vốn chủ sở hữu: đạt 1,5 tỷ USD (tháng 6/2017).

Trong khi đó, Sumitomo Mitsui Trust Group (Sumi Trust) tập đoàn ngân hàng tín thác hàng đầu và uy tín nhất tại Nhật Bản với hơn 90 năm cung cấp dịch vụ ở cả thị trường tài chính Nhật bản và toàn cầu, sở hữu công ty cho thuê tài chính với các sản phẩm cho thuê đa dạng được phát triển hơn 50 năm qua, với tổng tài sản đến tháng 3/2017 lên tới 583 tỷ USD, tổng vốn chủ sở hữu đạt 18,11 tỷ USD.

BSL hứa hẹn mang tới cho khách hàng chính sách giá và lãi suất hấp dẫn, linh hoạt nhờ vào nguồn vốn ổn định và dồi dào từ hai ngân hàng mẹ; là bí quyết Việt Nam – Nhật Bản: sự kết hợp giữa 20 năm kinh nghiệm cho thuê tài chính của BIDV và 50 năm phát triển sản phẩm cho thuê tài chính của SuMi TRUST, cùng những bí quyết quản lý và cấp tín dụng lâu đời của hai ngân hàng mẹ, giúp BSL cung cấp sản phẩm đa dạng phù hợp mọi nhu cầu của khách hàng, cung cấp giải pháp tài chính toàn diện theo nhu cầu bao gồm các sản phẩm có giá trị gia tăng cao như cho thuê, bảo dưỡng, tín dụng, bảo hiểm, v.v...

BSL cam kết đồng hành, hỗ trợ, chia sẻ, tư vấn tài chính, song hành với khách hàng trong quá trình phát triển để đạt mục tiêu kinh doanh. Với mạng lưới rộng lớn bao gồm 3 chi nhánh và sự kết hợp chặt chẽ với trên 190 chi nhánh của BIDV, cùng mối quan hệ với các nhà cung cấp giúp BSL hỗ trợ khách hàng toàn quốc. Tỷ lệ tài trợ BSL với khách hàng lên đến 100% giá trị tài sản, không cần tài sản đảm bảo, cùng với thủ tục cho thuê nhanh chóng, thuận tiện.

THÁNG 10 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ 41

Page 42: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

Khẳng định vị thế doanh nghiệp Việt tại khu vực Châu Á

Là doanh nghiệp đầu tiên tại Châu Á đạt ngôi vị cao nhất trong cả hai hạng mục Báo cáo tích hợp tốt nhất Châu Á (Asia’s Best Integrated Report) và Giải Báo cáo phát triển bền vững xuất sắc nhất của năm (Best Sustainability Report of the Year) do CSRWorks International bình chọn, Tập đoàn Bảo Việt vinh dự được Ban tổ chức Hội nghị ASRS mời đối thoại, chia sẻ kinh nghiệm để thực hiện tốt báo cáo.

Trong khuôn khổ Hội nghị ASRS, đại diện Tập đoàn Bảo Việt đã tham gia chia sẻ kinh nghiệm và đối thoại về các vấn đề trong thực tiễn triển khai Báo cáo thường niên và Báo cáo Phát triển bền vững với hai chủ đề chính: i) Báo cáo tích hợp: Thu hẹp khoảng cách trong việc báo cáo các thông tin tài chính và phi tài chính; ii) Kinh nghiệm xây dựng một báo cáo đẳng cấp thế giới (World-class report).

Thông qua phần thảo luận về các xu hướng, tiêu chuẩn lập báo cáo cùng những chia sẻ về kinh nghiệm

Bảo VIỆT NHậN THêM 2 GIảI QUốC TẾ QUAN TRỌNG CủA ARC

trung tuần tháng 9, đại diện tập đoàn Bảo việt đã tham gia chia Sẻ với tư cách diễn giả tại hội nghị thượng đỉnh châu á về Báo cáo tích hợp và Báo cáo phát triển Bền vững (aSrS) tại Singapore nhằm góp phần nâng cao uy tín thương hiệu các doanh nghiệp niêm yết việt nam trong tiến trình hội nhập quốc tế.

thảo mai

Đại diện Bảo Việt se chia sẻ kinh nghiệm thực hiện Báo cáo tích hợp, Báo cáo phát triển bền vững (World Class) trong diễn đàn ASRS khu vực Châu Á tại Singapore

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 10 - 2017 42

tài chính ngân hàng

Page 43: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

trong quá trình thực hiện báo cáo, Tập đoàn Bảo Việt và các đại biểu tham dự đã tìm được tiếng nói chung xoay quanh các vấn đề được các bên quan tâm. Qua đó, các đại biểu và chuyên gia tham dự diễn đàn đã biết nhiều hơn đến thị trường Việt Nam - một thị trường cận biên đang từng ngày nỗ lực nâng cao tính minh bạch và uy tín thị trường; và biết nhiều hơn đến Bảo Việt – một doanh nghiệp đại diện cho những nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp Việt trong việc nâng cao vị thế tại thị trường khu vực, tăng cường minh bạch hóa thông tin theo các chuẩn mực quốc tế và góp phần lan tỏa ý thức về kinh doanh bền vững.

Hai báo cáo giành giải quan trọng của ARC

Theo thông tin từ Hội đồng bình chọn ARC Awards, Tập đoàn Bảo Việt vinh dự nhận giải Bạc cho Báo cáo tích hợp 2016 và Báo cáo Phát triển bền vững 2016 tốt nhất. ARC Awards là một trong những cuộc thi quốc tế lớn nhất thế giới nhằm tôn vinh các Báo cáo thường niên xuất sắc và uy tín nhất, được tổ chức bởi Mercomm Inc. (Hoa Kỳ) – đơn vị độc lập chuyên tổ chức các giải thưởng nhằm nâng cao tiêu chuẩn trong lĩnh vực truyền thông doanh nghiệp với kinh nghiệm 30 năm tổ chức giải thưởng.

Bên cạnh ARC Awards, Bảo Việt liên tục ghi dấu ấn tại các cuộc bình chọn Báo cáo thường niên và Báo cáo phát triển bền vững quốc tế với nhiều giải thưởng danh giá. Báo cáo phát triển bền vững năm 2016 của Bảo Việt đạt Top 18 Báo cáo Phát triển bền vững xuất sắc nhất thế giới (Top 18 Sustainability Reports Worldwide) và 04 Giải Bạch kim cho Báo cáo Phát triển bền vững tốt nhất trong ngành Bảo hiểm và Dịch vụ tài chính (Platinum Awards). Báo cáo tích hợp cũng đạt 02 Giải Bạch kim cho Báo cáo tốt nhất và có sự vượt trội trong ngành Bảo hiểm - Dịch vụ tài chính, Top 100 Báo cáo tốt nhất thế giới, dẫn đầu trong Top10 Báo cáo thường niên xuất sắc nhất tại Việt Nam.

Việc các báo cáo liên tục được vinh danh thông qua các giải thưởng uy tín trong nước và quốc tế những năm gần đây thể hiện nỗ lực của Bảo Việt trong vươn tới các tiêu chuẩn quốc tế về tính chuẩn mực, sáng tạo, minh bạch trong công bố thông tin, được các nhà chuyên môn trên thị trường quốc tế ghi nhận, đồng hành cùng tiến trình minh bạch hóa thị trường Việt Nam và góp phần nâng tầm doanh nghiệp Việt trên thị trường quốc tế.

CFI vinh danh “Best Financial Group Governance - Vietnam 2017”

Theo thông tin từ Capital Financial International (CFI) - Tạp chí và diễn đàn chuyên ngành tài chính và phát triển hàng đầu tại Vương quốc Anh, với đội ngũ

chuyên gia từ các tổ chức tài chính có ảnh hưởng trên thế giới, Tập đoàn Bảo Việt đã được bình chọn vào danh sách “Tập đoàn tài chính Quản trị tốt nhất Việt Nam năm 2017” - “Best Financial Group Governance – Vietnam 2017”.

Với phương pháp sàng lọc, đánh giá chuyên nghiệp kết hợp với kết quả bình chọn của độc giả và các công tác viên đến từ các tổ chức tài chính lớn như Ngân hàng thế giới (World Bank), các cơ quan của Liên minh Châu u, CFI đã đề cử trao giải cho các tổ chức tài chính có thành tích xuất sắc trong hoạt động kinh doanh. Là đại diện của Việt Nam được đề cử giải thưởng này, Bảo Việt nhận thấy những nỗ lực trong tiến trình nâng cao chất lượng quản trị đã được các tổ chức uy tín ghi nhận, đây cũng là động lực để Bảo Việt tiếp tục vươn tới những chuẩn mực cao hơn về quản trị và minh bạch thông tin.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Bảo Việt cho rằng khi có càng nhiều doanh nghiệp thực hiện tốt việc báo cáo toàn diện các thông tin nhà đầu tư quan tâm với độ tin cậy cao sẽ giúp tăng cường tính minh bạch thông tin doanh nghiệp và đóng góp cho sự phát triển lành mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam và gia tăng lợi ích cho nhà đầu tư.

Bảo Việt được vinh danh “Best Financial Group Governance - Tập đoàn Tài chính Quản trị doanh nghiệp tốt nhất Việt Nam

2017” do Capital Financial International (CFI) bình chọn

Tập đoàn Bảo Việt là Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm hàng đầu Việt Nam. Với lịch sử phát triển từ năm 1965, Bảo Việt tự hào là doanh nghiệp bảo hiểm đầu tiên thành lập tại Việt Nam. Hiện tại Tập đoàn có trụ sở tại Hà Nội với 200 chi nhánh, 700 phòng giao dịch trên khắp cả nước. Từ tháng 6/2009, cổ phiếu Tập đoàn Bảo Việt (BVH) đã được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

Chi tiết về giải thưởng, thể lệ, danh sách khách hàng trúng thưởng xin được truy cập vào website: www.baoviet.com.vn

THÁNG 10 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ 43

Page 44: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

Cú hích từ dòng vốn FDI

Theo báo cáo của công ty nghiên cứu CBRE, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đã chậm lại sau khi đạt mức tăng trưởng cao vào năm 2015. Trong năm 2016, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,2% và 2017 dự báo sẽ đạt mức 6,3%, theo báo cáo được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố vào tháng 7.

Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm 2017, Việt Nam đón nhận 13,5 tỷ USD từ hơn 1.600 dự án mới được cấp phép, 6,4 tỷ USD từ các dự án tăng vốn, và 3,5 tỷ USD từ hoạt động mua bán cổ phần, tổng cộng 23,4 tỷ USD, tăng 45,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, vốn FDI vào bất động sản chiếm 5% tổng vốn FDI, đứng thứ tư sau sản xuất công nghiệp, điện, khai thác mỏ và khoáng sản… Cùng với đó, thị trường đã ghi nhận 27 giao dịch tài sản đất dự án thành công với giá trị gần 900 triệu USD trên khắp Việt Nam. Ghi nhận trong 9 tháng đầu năm 2017, Việt Nam đã có hơn 85.000 doanh nghiệp thành lập mới, trong đó 3,7% là của doanh nghiệp BĐS tăng 65,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Về bán lẻ và dịch vụ, doanh thu 8 tháng đầu năm 2017 đạt 2.580,2 nghìn tỷ đồng, tăng 8,9% so với năm trước, đã trừ yếu tố lạm phát.

Theo ghi nhận của công ty nghiên cứu CBRE, trong quý III/2017, tổng nguồn cung lũy kế đạt hơn 220 nghìn căn, lớn hơn gấp 6 lần so với con số từ năm 2007. Xét về tỉ lệ giữa các phân khúc sản phẩm, thị trường hiện này ổn định hơn so với 10 năm trước khi mà phân khúc cao cấp thu hẹp lại và nhường chỗ cho phân khúc trung cấp và bình dân.

Trong quý III/2017 cũng ghi nhận sự suy giảm của số dự án chào bán mới, với hơn 7.000 căn được mở bán từ 21 dự án, con số này giảm 20% so với quý trước và 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân được cho các chủ đầu tư cố gắng tránh “tháng Ngâu” âm lịch. Nhiều chủ đầu tư hiện đang chuẩn bị cho sự kiện mở bán vào quý IV/2017.

Bên cạnh đó, xu hướng không mấy khả quan này phần lớn do việc thiếu các lựa chọn từ nguồn cung. Tuy nhiên, nguồn cung mở bán mới vẫn đạt tỉ lệ hấp thụ tốt tại các phân khúc, trong khoảng 77% đến 84%. Các sản phẩm trung cấp chiếm 53% tổng số căn bán được trong quý khảo sát.

Đối với giá bán trung bình tại thị trường sơ cấp ghi nhận ở mức 1.500 USD/m2, giảm 3% so với quý trước và 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự sụt giảm đáng kể này, so với năm ngoái là do nguồn cung phân khúc trung cấp tăng. Trái lại, giá bán phân khúc cao cấp tăng 5% so với quý trước và 10% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ vào sự ra mắt của các sản phẩm chất lượng tốt đến từ các chủ đầu tư nước ngoài.

Dự kiến sẽ có nhiều sản phẩm cao cấp được mở bán tại khu vực phía Đông ở TP. HCM trong quý IV/2017. Cụ thể, các dự án đáng chú ý gồm có dự án Thảo Điền, Quận 2, Masteri An Phú, Quận 2. Các dự án này đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ khi ra mắt vào quý III với tỷ lệ đặt chỗ và đặt cọc đạt trên 50%. Giá sơ cấp dự kiến sẽ còn tăng nữa do sẽ có thêm các dự án cao cấp ra mắt vào quý sau.

Thị phần căn hộ cao cấp đang chững lại

Báo cáo từ công ty CBRE cho thấy, khác với sự lạc quan của II quý trước, số lượng giao dịch căn hộ trên thị trường trong quý III diễn ra thận trọng hơn sau những diễn biến mới về nguồn cung và mức mở bán của thị phần chung cư cao cấp.

Về tình hình hoạt động của thị trường bất động sản trong quý III/2017, CBRE nhận định, giao dịch trong phân khúc bất động sản cao cấp đang diễn biến với tâm lý thận trọng. Về mặt bằng chung, trong quý III/2017, thị trường chung cư Hà Nội tiếp tục chứng kiến những diễn biến tích cực.

Về nguồn cung mới, thị trường đón nhận thêm gần 8.300 căn mở bán từ 38 dự án trên toàn thành phố, tập

thị trường bất động sản quý iii:

TĂNG TRưỞNG lạC QUAN! thị trường Bất động Sản (BđS) trong quý iii/2017 cho thấy vẫn ở mức ổn

định với hơn 7.000 căn được mở Bán từ 21 dự án. dự Báo trong quý iv thị trường Sẽ tiếp tục tăng trưởng khi có nhiều chủ đầu tư hiện đang chuẩn Bị cho Sự kiện mở Bán trong giai đoạn cuối năm.

phan chÍnh

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 10 - 2017 44

bất động sản

Page 45: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

trung chủ yếu ở khu vực phía Tây và Tây Nam (chiếm 60% tổng nguồn cung mới). Nguồn cung mở bán mới trong quý đạt 1.480 căn tập trung ở các khu vực như quận Tây Hồ hay khu vực trung tâm. Mức mở bán này giảm 38% so với trung bình bốn quý gần đây.

Đặc biệt, thị phần phân khúc cao cấp trong tổng nguồn cung mới cũng giảm từ 25% (trung bình 4 quý gần đây) xuống gần 18%. Trong khi đó, phân khúc trung cấp liên tục mở rộng chiếm 71% số lượng mở bán trong quý và 50% tổng nguồn cung lũy kế tính đến quý III/2017.

Trong quý III/2017, có tổng cộng 5.400 căn giao dịch thành công. Tính từ đầu năm 2017, có tổng cộng 16.200 căn hộ giao dịch thành công, tương đương với 79% doanh số năm 2016. Do đó, có thể kỳ vọng doanh số bán hàng cả năm 2017 sẽ tiếp tục diễn biến khả quan do thị trường bất động sản thường diễn biến sôi động vào dịp cuối năm. Dự báo kết thúc năm 2017, tổng lượng căn hộ giao dịch sẽ đạt mức 23.500 căn.

Tại tất cả các phân khúc, mức giá chào bán tương đối ổn định, không có chênh lệch quá lớn so với quý trước. Giá trung bình có xu hướng giảm tại thị trường thứ cấp, đặc biệt là tại các dự án đã hoàn thiện với mức giảm 3% theo quý.

Trong khi đó, quý II/2017 đã chứng kiến sự sụt giảm về số lượng các căn hộ để bán và căn hộ bán, cũng như sự gia tăng giá của phân khúc cao cấp, theo báo cáo của tài sản thương mại và dịch vụ bất động sản công ty CBRE. Theo đó, quý II năm nay, đã có 8.086

căn hộ để bán trên thị trường, đại diện cho tăng 23 phần trăm so với cùng kỳ năm 2016, nhưng giảm 14% so với quý trước.

Đáng chú ý, hầu hết các căn hộ mới để bán được chào bán trên mở bán tiếp theo của một số dự án lớn. 68 phần trăm của căn hộ mới để bán được nằm ở phía Tây và Tây Nam Hà Nội, và 20 phần trăm đã được cung cấp bởi một dự án mới trong khu đô thị Ecopark.

Về phân khúc, các căn hộ trong phân khúc giá tầm trung chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu trong vài năm trở lại đây. Đặc biệt, phân khúc này chiếm 55 phần trăm tổng số lô căn hộ mới để bán trong kỳ.

Tính từ đầu năm 2017, số căn bán được đạt 16.200 căn tương đương với 79% doanh số năm 2016. Do đó, có thể kỳ vọng doanh số bán hàng cả năm 2017 sẽ tiếp tục diễn biến khả quan do thị trường bất động sản thường có những diễn biến sôi động vào dịp cuối năm. Dự báo kết thúc năm 2017, doanh số bán hàng sẽ đạt mức 23.500 căn.

Trong quý cuối năm 2017, thị trường được dự báo sẽ tiếp tục chào đón với các dự án mới mở bán. Kết thúc năm 2017, nguồn cung mới dự kiến sẽ lập mức kỷ lục với 35.000 căn mở bán mới”, CBRE Việt Nam đưa ra dự báo.

THÁNG 10 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ 45

Page 46: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

Thị trường căn hộ tăng trưởng tốt

Theo báo cáo của Jones Lang LaSalle (JLL), trong quý III, thị trường căn hộ TP. HCM có tổng cộng 11.744 căn hộ mở bán mới, tăng 53,9% theo quý và 39,2% theo năm. Thị trường biệt thự liền kề cũng có 1.389 căn mở bán mới, tăng 69,4% theo năm.

Giao dịch căn hộ tiếp tục tăng trưởng ổn định khi trong toàn quý có 12.919 căn bán được, tăng 12,5% theo quý. Con số này ở thị trường biệt thự liền kề là 1.429 căn, tăng 75,6% theo năm. Giá bán căn hộ tại TP. HCM đã tăng 4,9% theo quý, còn giá bán biệt thự liền kề tăng tới 12% theo năm.

Tại Hà Nội, nguồn cung căn hộ trong quý III tuy có suy giảm song vẫn có 6.000 căn hộ mới được tung ra thị trường. Nhu cầu giao dịch vẫn được duy trì ở mức cao khi lượng bán căn hộ sơ cấp đã đạt hơn 6.5000 căn, tăng 7,3% theo quý.

Một báo cáo của CBRE về thị trường Hà Nội cho biết giá bán sơ cấp tại tất cả các phân khúc trong quý III đều tương đối ổn định, không có sự chênh lệch quá

lớn so với quý trước. Đơn vị này cũng đưa ra dự báo, trong quý IV, thị trường sẽ chào đón thêm hàng loạt dự án mới, nâng tổng nguồn cung lên mức kỉ lục – 35.000 căn.

Sôi động M&A tại Hà Nội và TP. HCM

Tình hình hoạt động tốt của thị trường ở cả 2 thành phố lớn đã khiến các hoạt động M&A dự án diễn ra sôi nổi mà dấu ấn đáng kể nhất phải kể đến các hoạt động của VinaCapital.

Ngày 7/9, thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán London cho biết VinaLand – một quỹ chuyên đầu tư vào bất động sản tại Việt Nam (thuộc VinaCapital) - đã bán toàn bộ vốn tại dự án Vina Square (TP. HCM) cho Công ty TNHH Bất động sản Trí Đức để thu về 41,2 triệu USD.

Bên cạnh đó, VinaLand cũng đã chuyển nhượng thành công 50% cổ phần tại dự án Khu đô thị Mỹ Gia (Khánh Hòa) cho một công ty phát triển bất động sản của Việt Nam và nhận về 5,9 triệu USD tiền mặt, cao hơn 0,7% giá trị tài sản ròng trước kiểm toán tại ngày 30/6.

RộN RÀNG MUA BáN Dự áN thị trường Bất động Sản quý iii/2017 ghi nhận những diễn Biến tích cực,

thể hiện ở nguồn cung mới và lượng giao dịch căn hộ tăng trưởng ấn tượng. đặc Biệt, dù “vấp” phải “tháng cô hồn” Song các hoạt động mua Bán, Sáp nhập (m&a) dự án vẫn diễn ra khá Sôi nổi với nhiều thương vụ có giá trị lớn.

Xuân hải

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 10 - 2017 46

bất động sản

Page 47: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

Trước đó, VinaLand cũng thông báo sẽ thoái toàn bộ vốn khỏi dự án Times Square nằm trên đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cho Công ty Elite Capital Resources Limited để thu về số tiền 41 triệu USD. Và hồi tháng 4, quỹ này đã cùng với quỹ VOF (thuộc VinaCapital) thoái sạch vốn tại dự án Đại Phước Lotus, thu về lần lượt là 48,8 triệu USD (tương đương khoảng 1.100 tỷ đồng) và 16,5 triệu USD (370 tỷ đồng).

Bên cạnh các hoạt động của VinaCapital, thị trường Hà Nội trong quý III ghi nhận một thương vụ đáng chú ý đó là AZ Land mua lại dự án Tòa nhà hỗn hợp AZ Lâm Viên từ Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Lâm Viên – theo Quyết định số 5771/QĐ-UBND ngày 21/8 của UBND thành phố Hà Nội.

Dự án AZ Lâm Viên tọa lạc tại số 107 Nguyễn Phong Sắc, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, được xây dựng trên nền diện tích 1.954 m2, quy mô 29 tầng (không kể 2 tầng hầm). Dự án có tổng mức đầu tư 690,6 tỷ đồng, bao gồm 138,12 tỷ đồng vốn tự có của chủ đầu tư (chiếm 20% tổng mức đầu tư) và 552,48 tỷ đồng vốn huy động (chiếm 80%). Khởi công từ năm 2009, AZ Lâm Viên đã trải qua gần 10 năm thi công vật vã với 2 lần thay nhà thầu (Vinaconex 1 và Lạc Hồng) mà vẫn chưa thể hoàn thiện. Với cú sang tay cho AZ Land, dự án đang được kì vọng sẽ đẩy nhanh tiến độ thi công và bàn giao cho người mua nhà trong thời gian tới.

Còn tại TP. HCM, thương vụ nổi bật nhất phải kể đến là Công ty Cổ phần ANI bán toàn bộ dự án Sông Đà Riverside tại quận Thủ Đức cho Công ty Cổ phần Quốc tế An Vui. Giá chuyển nhượng dự án bao gồm giá trị thực nhận; tiền sử dụng đất phải nộp theo thông báo và các chi phí đầu tư (nếu có phát sinh) của bên nhận chuyển nhượng. Cụ thể, giá trị thực nhận là 280,5 tỷ đồng, trong đó, 237,5 tỷ đồng là giá trị quyền phát triển dự án và 43 tỷ đồng là số tiền phải hoàn trả lại cho Công ty Cổ phần Quốc tế An Vui theo hợp đồng liên kết đầu tư ngày 8/9/2008. Tiền sử dụng đất phải nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Công ty Cổ phần Quốc tế An Vui phải nộp theo thông báo do bên nhận chuyển nhượng thanh toán thông qua việc chuyển khoản vào tài khoản đồng sở hữu trước 7 ngày kể từ ngày đến hạn nộp tiền. Chi phí đầu tư của bên nhận chuyển nhượng bao gồm các chi phí đầu tư vào dự án phát sinh sau ngày ký thỏa thuận, chi phí này do bên nhận chuyển nhượng chi trả.

Được biết, Công ty Cổ phần Quốc tế An Vui được thành lập vào 3/4/2008 do ông Đoàn Thế Long làm đại diện pháp luật. Ngày 24/8 vừa qua, Quốc tế An Vui đã đăng ký thay đổi người đại diện từ ông Đoàn Thế Long sang bà Nguyễn Thị Như Loan - Chủ tịch HĐQT của Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai (HoSE: QCG);

đồng thời sau ngày đăng ký thay đổi cả 3 cổ đông sáng lập của Quốc tế An Vui đều không còn sở hữu cổ phần. Như vậy, về thực chất, Quốc Cường Gia Lai đã thâu tóm trọn vẹn dự án Sông Đà Riverside.

Một thương vụ cũng đáng chú ý khác là Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh nhà Khang Điền (HoSE: KDH) bán dự án Khu nhà ở diện tích 48.865 m2 tại quận 2 cho Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh bất động sản Đông Phú. Giá trị của thương vụ là 600 tỷ đồng.

Ngoài ra, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Khai thác công trình giao thông 584 cũng đã chuyển nhượng toàn bộ dự án Cao ốc, nhà ở và thương mại dịch vụ (An Gia Apartment) cho Công ty TNHH Đầu tư Kinh doanh và Phát triển dự án Thăng Long. Giá trị của thương vụ này đến nay vẫn chưa được tiết lộ.

Tỉnh lẻ cũng sôi động M&A

Ngoài hai thị trường lớn là Hà Nội và TP. HCM, quý III cũng chứng kiến các thương vụ chuyển nhượng dự án nổi bật tại các địa phương khác.

Chẳng hạn như tại Quảng Ngãi, vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh đã có văn bản giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, thẩm tra hồ sơ năng lực và các điều kiện cần thiết khác theo quy định của Luật Đầu tư, Luật kinh doanh bất động sản đối với Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Bất động sản Thành Đạt.

Trong trường hợp Công ty Thành Đạt đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì dự án Khu Thương mại – Dịch vụ Vina Paradise Sơn Tịnh của Công ty Cổ phần Đầu tư Khu du lịch phim trường Vina (thành viên của Tập đoàn Tân Tạo, HoSE: ITA) sẽ về tay đơn vị này.

Còn tại Tiền Giang, Công ty cổ phần Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân cũng đã được UBND tỉnh chấp thuận cho nhận chuyển nhượng dự án chung cư Mỹ Lợi từ Công ty cổ phần Phát triển Công viên cây xanh và Đô thị Vũng Tàu.

Ở Vũng Tàu, Công ty Cổ phần phát triển nhà Bà Rịa – Vũng Tàu (Hodeco) đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại dự án Thi Sách Resident cho một bên thứ 3 với tổng giá trị hợp đồng là 115,6 tỷ đồng. Hiện, bên nhận chuyển nhượng đã thanh toán 30 tỷ đồng, số tiền còn lại sẽ thanh toán trong vòng 2 tháng tiếp theo.

Theo đánh giá của các chuyên gia, trong quý còn lại của năm 2017, các hoạt động M&A dự án sẽ vẫn tiếp tục nở rộ. Đây được xem là yếu tố quan trọng để thúc đẩy thị trường duy trì nhịp độ tăng trưởng trong năm 2018.

THÁNG 10 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ 47

Page 48: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

Dự án BĐS xanh đếm trên đầu ngón tay

BĐS xanh hay công trình xanh giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần bảo vệ môi trường, chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra một cách nhanh chóng. Vì vậy, nhiều quốc gia đã có những chính sách khuyến khích và hỗ trợ để các DN và các nhà đầu tư phát triển các công trình xanh, BĐS xanh.

Theo Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam, trong khi có đến hơn 36.000 dự án thương mại và trên 38.000 công trình nhà ở trên thế giới đạt chuẩn xanh, thì ở Việt Nam, tính đến nay, có chưa đến 100 công trình xanh đang phát triển ở các giai đoạn khác nhau.

Trên thực tế, số lượng dự án nhà ở thương mại tại Việt Nam được cấp chứng chỉ công trình xanh cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tại TP. HCM chỉ có một vài dự án như Ehome 5 của Nam Long, Diamond Lotus Riverside của Phúc Khang, The Ascent Thảo Điền của Tiến Phát. Ở phía Bắc có một số dự án như Ecohome của Capital House, Forest In The Sky của Hùng Vương Group.

Theo ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc Đầu tư Công ty Savills Việt Nam, dự án đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng chỉ Leed là cao ốc President Place tại TP.HCM vào năm 2012. Đây là dự án do nhà đầu tư nước ngoài thực hiện.

“Những dự án xanh ở Việt Nam đang trong quá trình học hỏi, đi sau rất xa so với các nước. Do đó, nếu thực hiện một dự án cùng tiêu chí, thì doanh nghiệp trong nước vẫn yếu thế hơn. Lý do là bên cạnh để thực hiện các tiêu chí xanh đã không đơn giản, thì việc vận hành dự án trong tương lai cũng rất quan trọng. Trong khi đó, chúng ta đang có những hạn chế trong việc quản lý” - ông Khương nói.

Không chỉ vậy, hiểu thế nào là một công trình xanh vẫn không đơn giản. Không ít người cho rằng, dự án

BĐS xanh chỉ là một công trình được trồng nhiều cây xanh, hay được sơn màu xanh mát mắt… Tuy nhiên, theo chuyên gia trong ngành, điều này chưa hoàn toàn đúng. Chỉ trồng cây xanh không đủ để giúp công trình đạt các chứng nhận công trình xanh, mà cần phải thực hiện nhiều giải pháp nữa. Tựu chung lại, có 5 nhóm yêu cầu với một công trình xanh, bao gồm năng lượng, nước, vật liệu, chất lượng không khí trong nhà và vị trí bền vững. Việc đáp ứng cả 5 nhóm tiêu chí này khiến công trình xanh không chỉ tốt cho môi trường, mà còn rất có lợi cho nhà đầu tư và người sử dụng. Về môi trường, việc tiết kiệm điện nước cũng như vật liệu giúp giảm đáng kể nguồn ô nhiễm và giảm áp lực lên nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn đã cạn kiệt.

Theo phân tích của các chuyên gia, các công trình xanh có thể tiết kiệm 50% tiêu thụ điện năng so dự án thông thường và tuổi thọ công trình dài hơn. Hiện nay, một số dự án được quảng bá gắn mác xanh, nhưng lại rất khó để kiểm định chất lượng. Mục đích duy nhất mà các dự án này nhắm tới là để dễ bán hàng.

Ngại làm BĐS xanh

Ở Việt Nam, các khái niệm công trình xanh, kiến trúc xanh, xây dựng xanh, BĐS xanh được nhắc đến nhiều hơn trong thời gian gần đây. Một số công trình xanh đã được triển khai. Chính phủ cũng đã có những động thái quan tâm, nhằm thúc đẩy phát triển BĐS xanh.

Tháng 5/2016, Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 419 về “Kế hoạch hành động của ngành xây dựng về tăng trưởng xanh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Đây được xem là một nỗ lực mới của Chính phủ trong việc thúc đẩy công trình xanh.

Tuy nhiên, so với nhiều nước, BĐS xanh ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu. Luật pháp và chính sách chưa hoàn thiện, và có một thực tế là nhiều nhà

lợI íCH NHIềU, DoANH NGHIỆp VẫN NGạI lÀM BấT ĐộNG SảN xANH

các công trình Xanh có thể tiết kiệm điện năng, nước Sinh hoạt, vật liệu Xây dựng, năng lượng So dự án thông thường và giúp tuổi thọ công trình dài hơn. Song nhiều doanh nghiệp (dn) ngại làm Bất động Sản (BđS) Xanh vì chi phí Ban đầu tăng cao. Bởi vậy, Số lượng công trình Xanh ở việt nam vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay.

thỦy tiên

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 10 - 2017 48

bất động sản

Page 49: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

đầu tư muốn làm công trình xanh nhưng chưa có kinh nghiệm hoặc ngại chi phí tăng cao làm giảm lợi nhuận. Sự quan tâm của người mua nhà, nhà đầu tư chưa lớn, nhận thức BĐS xanh của xã hội về BĐS xanh cũng chưa đến mức độ như mong muốn.

Bài toán cân bằng chi phí đầu tư ban đầu và lợi ích lâu dài khiến nhiều chủ đầu tư e ngại xây dựng công trình theo tiêu chí xanh. Làm gì và làm thế nào để thúc đẩy BĐS xanh ở Việt Nam đang là câu hỏi mang tính thời sự.

Theo Giáo sư Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, tư tưởng phát triển xanh đã trở thành một xu thế tất yếu ở các nước phát triển trên thế giới. Hàng loạt các giải pháp và tiêu chuẩn về công trình xanh đã được ghi nhận rất cụ thể để dần tiến đến tái tạo năng lượng ngay tại chỗ ở, hạn chế dùng năng lượng sản xuất.

Như ở Singapore, ngay cả nhà ở xã hội cũng yêu cầu phải đáp ứng một tỷ lệ xanh nhất định theo như quy định. Thế nhưng ở Việt Nam, BĐS xanh vẫn còn ở dạng trào lưu nhất thời. Hiện ở Việt Nam đã hình thành một số dự án với triết lý phát triển xanh khá kiên định như Phú Mỹ Hưng ở TP.HCM hay Ecopark ở Hà Nội. Các đơn vị này đã lựa chọn khu đất hợp lý về giá trị để có đầu tư xanh hợp lý, phát triển hạ tầng kết nối để nâng cao giá trị.

“Đây là điều rất tốt, song xét kỹ thì những dự án này cũng mới chỉ đảm bảo diện tích cây xanh mặt nước, mang đến môi trường xanh cho người dân, còn những yếu tố khác về năng lượng, sử dụng nguồn nước thì chưa thể gọi là đạt chuẩn”, ông Võ nói và cho biết thêm, số lượng công trình xanh ở Việt Nam còn hạn chế vì các tiêu chí BĐS xanh gần như chưa có. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư nhiều hơn làm giá thành cao hơn cũng gây áp lực lên cả nhà đầu tư và người tiêu dùng.

Là một DN trực tiếp phát triển các dự án BĐS xanh, bà Lưu Thị Thanh Mẫu, Tổng Giám đốc Phúc Khang Corporation cho biết, làm công trình xanh chi phí ban đầu tăng thêm khoảng 10% để thỏa mãn các tiêu chí đặt ra (tiêu chuẩn của LEED) nhưng tiết kiệm về lâu dài. Trong đó, hiệu quả giảm 30% sử dụng nước và tối thiểu 20% năng lượng.

Bà Mẫu cho rằng để đẩy mạnh việc phát triển các công trình xanh tại Việt Nam, cần có những ưu đãi về vốn vay đối với các DN phát triển nguồn nguyên liệu, để có nguyên liệu ở trong nước, từ đó DN có thể dùng vật liệu ở trong nước, giảm chi phí cho quá trình vận chuyển. Về phía khách hàng và người tiêu dùng, có thể ưu đãi đóng thuế thu nhập thấp nếu họ mua BĐS xanh thay vì sản phẩm bình thường. Cũng cần ưu đãi phần nào thuế thu nhập đối với các DN đầu tư dự án bất động sản xanh.

Tương tự, bà Lê Thị Tú Anh – Tổng giám đốc Công ty TNHH Đồi Xanh Nha Trang, cho biết, công trình xanh giúp giảm được khoảng 14% lượng nước sinh hoạt, 40% vật liệu xây dựng và 39% năng lượng so với các công trình thông thường.

“BĐS xanh ngoài việc sử dụng vật liệu kiến trúc, xây dựng thân thiện môi trường còn tập trung vào tái chế, giảm đến mức có thể lượng nước và năng lượng sử dụng, giảm thiểu khí thải ngay từ giai đoạn thiết kế đến xây dựng và vận hành, bảo trì bảo dưỡng về sau này”, bà Tú Anh nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia, để gỡ khó cho doanh nghiệp, thúc đẩy công trình xanh phát triển, phải nâng tầm kiến thức từ trong nhà trường, ra xã hội. Hơn nữa, để làm được dự án BĐS xanh, DN phải có quỹ đất lớn, phải bỏ chi phí đầu tư nhiều hơn nên Chính phủ cần có những ưu đãi về thuế sử dụng đất và thuế thu nhập doanh nghiệp để khuyến khích họ đầu tư.

THÁNG 10 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ 49

Page 50: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

Đầu tư quy mô lớn

Cuối tháng 9, ông Vũ Duy Tuấn, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã chính thức cho biết UBND TP. Hà Nội đã chỉ đạo triển khai thực hiện 4 dự án cầu bắc qua sông Hồng, sông Đuống và triển khai giai đoạn 2 dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy. Cụ thể 4 cây

cầu này gồm cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo, Cầu Đuống 2 và cầu Vĩnh Tuy giai đoạn II.

Trong đó cầu Tứ Liên (quận Tây Hồ) và đường dẫn cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên có tổng vốn đầu tư 17.000 tỷ đồng; Cầu Trần Hưng Đạo qua sông Hồng (quận Long Biên và quận Hoàn

Kỳ VỌNG Từ NHữNG CÂY CẦUTỷ Đô Ở HÀ NộI

thông tin hà nội Sẽ Xây dựng thêm 4 cây cầu Bắc qua Sông hồng, Sông đuống đang thu hút Sự quan tâm của giới chuyên gia và đông đảo người dân. Bởi việc Xây cầu không chỉ có ý nghĩa đặc Biệt quan trọng đối với phát triển giao thông, tạo điểm nhấn kiến trúc đô thị, mà còn tăng kết nối giao thương, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - Xã hội thủ đô.

phan chÍnh

Cầu Đông Trù sau khi thông xe đã góp phần thúc đẩy sự phát triểncủa khu vực Đông Bắc Hà Nội. Ảnh tư liệu

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 10 - 2017 50

bất động sản

Page 51: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

Kiếm) với tổng mức đầu tư 7.000 tỷ đồng; Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn II (quận Long Biên) với tổng mức đầu tư gần 2.500 tỷ đồng và cầu Đuống 2 có tổng mức đầu tư 6.000 tỷ đồng.

Các cây cầu sẽ được xây dựng bằng hình thức xã hội hóa, đầu tư theo hình thức đối tác công tư, loại hợp đồng BT và BOT. Thành phố sẽ giao hàng trăm hecta đất cho các nhà đầu tư để đối ứng. Theo Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Vũ Duy Tuấn, với các khu đất này, nhà đầu tư có thể đầu tư các công trình, khu đô thị, nhà ở vì thành phố đã quy hoạch một số khu vực đất này thành khu đô thị...

Dự kiến, năm 2019, cầu Trần Hưng Đạo sẽ hoàn thành; năm 2021 hoàn thành cầu Tứ Liên, cầu Đuống… Để xây dựng cầu vượt sông nhà đầu tư dự án sẽ được khai thác quỹ đất tại xã Dương Xá (huyện Gia Lâm) với 34ha; quỹ đất tại xã Đông Dư (huyện Gia Lâm) 78,4ha; quỹ đất tại các phường Long Biên và Cự Khối (quận Long Biên) với 320ha và quỹ đất bổ sung ngoài bãi sông Hồng có khả năng khai thác trong phạm vi nghiên cứu quy hoạch mở rộng tới sát mép nước khoảng 135ha. Như vậy, tổng quỹ đất đối ứng cho nhà đầu tư đối với dự án xây cầu này là khoảng gần 600ha đất.

Những vùng phát triển mới của Thủ đô

Nhìn lại những cây bắc qua sông Hồng, sông Đuống trước đây như: Thăng Long, Nhật Tân, Long Biên, Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì, Đông Trù đều đã cho thấy vai trò trọng yếu trong kết nối giao thông cửa ngõ Thủ đô. Ngoài việc giảm ùn tắc, những cây cầu này còn định hình giao thông Hà Nội với đô thị phân bố hai bên bờ sông Hồng,

Bởi vậy, ngay sau khi thông tin Hà Nội xây mới thêm những cây cầu bắc qua sông Hồng, sông Đuống được phát đi đã trở thành tâm điểm của thị trường bất động sản. Theo Công ty CBRE, với triển vọng tương lai về phát triển cơ sở hạ tầng, kết nối tốt hơn với khu vực trung tâm qua nhiều cây cầu mới, thị trường nhà ở gắn liền với đất sẽ thu hút nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư cũng như người có nhu cầu về nhà ở.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nhận định: “4 cây cầu sẽ tạo ra 4 vùng phát triển mới, như ở Đà Nẵng trước đây, có chỗ đất bán không ai mua nhưng khi làm cầu xong thì đất đã được nâng giá lên”. Bộ trưởng Hà cũng thông tin, hiện các “ông lớn” địa ốc như Sun Group, Vingroup và Him Lam đều đã và đang có kế hoạch lớn phát triển các dự án bất động sản lớn ở khu vực bên kia sông Hồng (thuộc huyện Đông Anh, Gia Lâm, Long Biên). Các siêu dự án của các đại gia này đang tạo nên một cú hích mới cho

bất động sản các khu vực xung quanh như Gia Lâm, Long Biên, Đông Anh, Mê Linh.

Theo quy hoạch giao thông, dự án cầu Tứ Liên và đường dẫn có điểm đầu nối với đường Nghi Tàm (khu Hồ Tây) và đường quy hoạch dọc đê Hữu Hồng kết nối với điểm cuối tại nút giao với đường Vành đai 3 và cao tốc Hà Nội-Thái Nguyên, dự kiến hoàn thành năm 2021. Cầu Tứ Liên và tuyến đường này sẽ chạy qua khu vực Dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia của Vingroup đang xây.

Tập đoàn Sun Group cũng đang triển khai xây dựng Dự án công viên Kim Quy, nằm tại giao lộ giữa đường Võ Nguyên Giáp với đường 5 kéo dài thuộc địa phận huyện Đông Anh, có quy mô diện tích hơn 100ha. Dự án được xây dựng theo mô hình Universal Studios, Disneyland nổi tiếng toàn cầu. Công trình có tổng mức đầu tư 4.600 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành sau 18 tháng thi công kể từ khi khởi công hồi tháng 9/2016.

Trong khi đó, tập đoàn Him Lam cũng đã có kế hoạch thâu tóm quỹ đất lớn trước đó khi được giao làm BT dự án nút giao trung tâm quận Long Biên có tổng mức đầu tư 2.847 tỷ đồng. Theo đó, Him Lam được thanh toán bằng quỹ đất 20ha đất tại Dương Xá (Gia Lâm), 320ha đất tại các phường Long Biên và Cự Khối thuộc quận Long Biên. Dự án nút giao này đã hoàn thành vào đầu năm 2016. Như vậy, đến nay có các nhà đầu tư lớn đăng ký tham gia đầu tư 4 cây cầu gồm có Tập đoàn T&T, Sun Group, Him Lam, Vingroup.

Dự án Xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc đường Vành đai 2, đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã tư Sở (đường Vành đai 2 trên cao) theo hình thức hợp đồng BT với tổng mức đầu tư khoảng 5.642 tỷ đồng, thời gian thực hiện 48 tháng kể từ ngày bàn giao mặt bằng.

Đối với Dự án Đường Vành đai 2 trên cao, UBND Thành phố đã có Quyết định số 1502/QĐ-UBND ngày 9/4/2015 phê duyệt kết quả lựa chọn Tập đoàn Vingroup là nhà đầu tư thực hiện dự án này theo hình thức hợp đồng BT. Hiện dự án đang thực hiện thủ tục lập, thẩm định phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công - dự toán đầu tư xây dựng công trình, chưa triển khai thi công.

THÁNG 10 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ 51

Page 52: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

Tăng giá nhanh nhờ hưởng lợi từ hạ tầng

Giới đầu tư đánh giá, hệ thống hạ tầng đang trên đà hoàn thiện tại khu Đông vẫn là một đòn bẩy kéo giá trị BĐS khu vực gia tăng mạnh mẽ. Tại khu Đông, các dự án hạ tầng chiếm tới 70%/ tổng nguồn vốn 350.000 tỷ đồng đầu tư cho giao thông TP.HCM giai đoạn 2010 – 2020. Với hàng loạt dự án hạ tầng lớn như tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên, nút giao thông An Phú, cầu Rạch Chiếc 2, nút giao thông Mỹ Thủy, đường Vành đai 2, tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây...

Mới đây, dự án cầu trị giá 500 tỷ đồng nằm trên tuyến đường ven sông Sài Gòn kết nối khu đô thị mới Thủ Thiêm và KDC Thạnh Mỹ Lợi (Q.2) đã được khởi công xây dựng, giúp kết nối khu vực Thạnh Mỹ Lợi, khu Cát Lái, Q.2 với trung tâm thành phố… Những cú hích hạ tầng này đã thúc đẩy giá bất động sản khu vực tăng mạnh, với không ít dự án căn hộ ở khu vực này đã tăng giá khoảng 5 – 15%.

The Sun Avenue - điểm sáng tại khu Đông nhờ vị trí và giá trị tiện ích

Là một trong những dự án nổi bật của Tập đoàn Novaland tại khu Đông TP.HCM, The Sun Avenue cũng luôn là “điểm nóng” của thị trường bất động sản khu vực.

“Đại lộ mặt trời” sở hữu vị trí nổi bật – trải dài hơn 500m trên trục đại lô Mai Chí Thọ (Q.2), tuyến đường huyết mạch kết nối phía Đông và trung tâm thành phố, cách thủ phủ khu đô thị Thủ Thiêm trong 5 phút, cách Q.1 khoảng 10 phút di chuyển. Dự án còn nằm ngay đối diện trạm dừng tuyến Metro số 2.

Liền kề khu đô thị mới Thủ Thiêm, nơi tập trung các công trình đô thị tầm cỡ quốc tế với phân khu quy hoạch và tổ chức không gian hiện đại, dự án thực sự mang đến nhiều giá trị to lớn cho cư dân tương lai của mình. Nhiều tiện ích từ các khu trung tâm tài chính – thương mại, trung tâm văn hóa – giải trí – du lịch, khuliên hợp thể dục thể thao, và hạ tầng giao thông

“ĐạI lộ MẶT TRờI”– ĐIỂM NHấN TạI KHU ĐôNG Tp. HỒ CHí MINH

theo Báo cáo thị trường Bất động Sản quý iii/2017, khu đông tp.hcm tiếp tục được coi là tâm điểm của thị trường nhà đất. theo các chuyên gia Bất động Sản, khu đông thực Sự khiến giới đầu tư hài lòng về giá trị gia tăng của Sản phẩm và là môi trường Sống đáng mơ ước trong tương lai cho nhóm khách an cư.

thảo mai

The Sun Avenue luôn hút nhà đầu tư bởi vị trívà tiềm năng phát triển của khu Thủ Thiêm, Q.2

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 10 - 2017 52

bất động sản

Page 53: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

thuận tiện sẽ tạo nên một không gian sống vô cùng tiện lợi. Bên cạnh đó, ngay tại The Sun Avenue là cả một thế giới tiện ích nội khu đẳng cấp: trung tâm thương mại, công viên nội khu, phòng gym, khu vui chơi trẻ em…Đặc biệt, dự án sở hữu 04 hồ bơi tràn hiện đạicùng khuôn viên sinh hoạt rộng rãi, cùng không gian thoáng đãng liền kề sông.Mọi nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, giải trí, kinh doanh và giao dịch của cư dân The Sun Avenue sẽ được phục vụ đầy đủ và “tận cửa”.

Giá trị cộng thêm từ thiết kế kiến trúc ấn tượng

Sức hấp dẫn The Sun Avenue không chỉ đến từ tiềm năng gia tăng lợi nhuận mà còn chính từ tính sáng tạo trong kiến trúc và quy hoạch.Không chỉ khách hàng mà các chuyên gia cũng đánh giá cao sự kết hợp hoàn hảo giữa yếu tố hiện đại - truyền thống trong từng chi tiết thiết kế, tạo nên “điểm nhận diện” độc đáo của dự án này trên mặt tiền trục đường huyết mạch Mai Chí Thọ - đô thị Thủ Thiêm.

“Các khối tòa nhà hình chữ V được sắp đặt thẳng hàng dựa trên nguyên lý khí động lực học nhằm đảm bảo luồng lưu thông gió tự nhiên xuyên suốt từng góc nhà. Tầm nhìn từ các căn hộ cũng sẽ rất thoáng, mọi hướng đều có thể thấy sông”,mô tả từ Giám đốc thiết kế dựán Tập đoàn Novaland – Ông Park Wong.Theo quy hoạch, không gian dành khu căn hộ The Sun Avenue sẽ rấtriêng biệt, thông thoáng do bao quanh là sông Sài Gòn và khu biệt thự, đảm bảo tầm nhìn rộng và không bị cản trở ra toàn cảnh khu Đông và trung tâm thành phố.

Đặc biệt, phần thương mại dưới khối đế, các mái vòm với công nghệ tiên tiến sẽ được nối kết tạo thành một khu thương mại liên thông, sầm uất, hình thành một khu ẩm thực, giải trí, mua sắm nhộn nhịp, các mái vòm và không khí sinh hoạt sẽ giống như khu Clarke Quay của Singapore. Bên cạnh đó, The Sun Avenue còn mang nét đặc trưng của văn hóa Việt như mái tháp hình nón lá, thân tháp phối sơn âm hưởng màu gạch, lúa, tre, trúc, tràm,… mang lại cho các khoảng không gian cảm giác ấm cúng và gần gũi. Thân tháp còn được tô đểm bằng những đường cong uốn lượn nhẹ nhàng như những cánh buồm căng tràn sức sống.

Sở hữu ưu thế về vị trí nổi bật, thiết kế độc đáo, hiện nay, dự án đang triển khai thi công kết cấu phần thân ở tất cả các tháp, và là nơi thu hút lựa chọn của đông đảo các nhà đầu tư bất động sản trong và ngoài nước.

• Giải THưởNG BấT độNG SảN CHâu Á – THÁi BìNH DươNG (ASiA PACifiC ProPerTy AwArDS 2017) Với CÁC HạNG MỤC:

- Dự án khu dân cư phức hợp có kiến trúc tốt nhất tại Việt Nam(Best Architecture Multiple residence Vietnam);- Khu phức hợp có kiến trúc tiêu biểu tại Việt Nam (Mixed-use Architecture Vietnam)- Dự án nhà cao tầng có kiến trúc tiêu biểu tại Việt Nam (residential High-rise Architecture Vietnam)- Dự án căn hộ tiêu biểu tại Việt Nam (Apartment Vietnam)- Dự án khu phức hợp tiêu biểu tại Việt Nam Nam (Mixed-use Development Vietnam)- Dự án nhà cao tầng tiêu biểu tại Việt Nam(residential High-rise Development Vietnam)

• Giải THưởNG BấT độNG SảN ViệT NAM 2017 (VieTNAM ProPerTy AwArDS 2017) Với HạNG MỤC: Dự ÁN KHu CăN Hộ CAo CấP Tiêu Biểu (HiGHLy CoMMeNDeD – BeST HiGH eND CoNDo DeVeLoPMeNT)

Chương Trình ưu Đãi hấp dẫndành Cho kháCh hàng quan Tâm The

Sun avenue:• Cam kết lợi nhuận 9%/ năm trong 2 năm

• Ưu đãi lãi suất 0% trong năm đầu• Tặng ngay gói nội thất bếp 50 triệu đồng.

THôNg TIN LIêN Hệ:Khu nhà mẫu Novaland–Lexington Residence–

Tháp E | 67 Mai Chí Thọ, P.An Phú, Q.2, TP.HCMWebsite: www.novaland.com.vn/the-sun-avenue

Hotline: 0938 221 226 | 0903 08 22 62

The Sun avenue ĐượC bảo Chứng quốC Tế với nhiều giải Thưởng danh giá Trong và ngoài nướC

Tiến độ thi công phần thân tại tất cả các tháp The Sun Avenue (Q.2 TP. Hồ Chí Minh)

THÁNG 10 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ 53

Page 54: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

“Không cần phải đi đến nước Pháp xa xôi để chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc nghệ thuật, mà chính ngay tại Việt Nam, bởi chính

những bàn tay con người Việt, bạn cũng sẽ được chiêm ngưỡng những kiệt tác kiến trúc” – Ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã chia sẻ.

Bản lĩnh thép

Có người đã từng nói: “Để theo đuổi đam mê, bạn cần có sức mạnh của một người hùng”. Câu nói ấy có lẽ hoàn toàn đúng trong trường hợp này. Bởi thoạt nghe

thì có vẻ đơn giản, nhưng nhìn vào những gì ông Dũng đã và đang làm trên con đường phát triển bất động sản cao cấp thì mới thấy được rằng, để có thể vững bước trên con đường ấy thì phải cần một bản lĩnh thép.

Tân Hoàng Minh sở hữu nhiều dự án bất động sản có vị trí đắc địa nhất ở nội đô Hà Nội. Có thể kể đến dự án D’. San Raffles, D’. Le Roi Soleil, D’. Le Pont D’or, D’. El Dorado. Trong đó, Vinhomes D’. Palais Louis là dự án đầu tay, thể hiện tâm huyết cũng như tham vọng của Tân Hoàng Minh muốn phát triển một chuỗi dự án bất động sản cao cấp và hạng sang như những kiệt tác vượt thời gian.

chủ tịch tân hoàng minh:

KHáT VỌNG NÂNG TẦMBấT ĐộNG SảN VIỆT

ông chủ tập đoàn tân hoàng minh chấp nhận con đường kinh doanh đầy thử thách để thỏa mãn đam mê Xây dựng những dự án Bất động Sản hoàn hảo như những kiệt tác nghệ thuật vượt thời gian. và trên hết, đó là khát vọng được nâng tầm Bất động Sản việt.

nguyễn thoan

Dự án D’. El Dorado sắp được ra mắt se nối dài thêm danh sách những “kiệt

tác vượt thời gian” của Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 10 - 2017 54

bất động sản

Page 55: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

Là người đã có cơ hội được đi đến nhiều nơi trên thế giới, được chiêm ngưỡng nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng đã tồn tại hàng nghìn năm, ông Dũng nhận thấy rằng, yếu tố hàng đầu của 1 công trình đó chính là thiết kế và chất lượng xây dựng. Công trình phải được thiết kế làm sao để trải qua hàng trăm năm vẫn đẹp và phù hợp, và công trình phải được thi công thế nào để không chịu tác động của môi trường, trường tồn với thời gian. Chính những suy nghĩ và trăn trở ấy đã khiến ông Dũng có suy nghĩ phải mang những điều tinh túy ấy về các công trình của mình tại Việt Nam.

Các dự án như D’. Le Pont D’or, D’. Le Roi Soleil, D’. El Dorado, Vinhomes D’. Palais Louis đều trải qua khâu thiết kế vô cùng khắt khe. Riêng dự án Vinhomes D’. Palais Louis đã mất tới 8 tháng để có thể đưa ra được phương án thiết kế tối ưu nhất. Và cho dù tòa nhà hiện nay mới bước vào giai đoạn hoàn thiện nhưng ông Dũng đã tính đến việc bảo hành các thiết bị lắp đặt cho cư dân trong vòng 20 năm hay 30 năm. Nghĩa là trong quá trình sử dụng nếu hỏng hóc gì thì chủ đầu tư sẽ thay miễn phí.

Nhưng ông Dũng tự tin là những thiết bị sẽ rất bền bởi ngay từ đầu, ông đã chọn lựa những nguyên liệu bền vững nhất, những chất liệu xa xỉ nhất, những tiện ích tối tân nhất và những dịch vụ cao cấp nhất làm nên một không gian sống có một không hai. Đã có nhiều người khuyên ông Dũng nên giảm bớt sự cầu toàn và lựa chọn nội thất bớt xa xỉ hơn để giảm mức đầu tư và có thể dễ dàng bán dự án hơn. Nhưng đối với ông Dũng, con đường mà Tân Hoàng Minh đang đi không đơn thuần chỉ là kinh doanh kiếm lợi nhuận, mà là khát vọng với những công trình để đời.

Khát vọng nâng tầmbất động sản Việt Nam

Nhiều người đã từng nói, chính khát vọng ấy đôi khi đã khiến ông Dũng tự làm khó mình. Nhưng dù có nhiều điều tiếng nói ra vào khi dự án Vinhomes D’. Palais Louis tiêu tốn quá nhiều chi phí mà vẫn chưa được bán ra thị trường thì ông Dũng vẫn không hề lay chuyển quyết định của mình. Ông Dũng vẫn quyết tâm kiến tạo nên 1 công trình kiến trúc nghệ thuật để đời cho thủ đô, có thể sánh ngang với các công trình khác trên thế giới.

Với ông Dũng, Vinhomes D’. Palais Louis là thương hiệu và danh tiếng của Tân Hoàng Minh, mà thương hiệu không phải tự nó có mà được tạo nên bởi chất lượng sản phẩm. Chính chất lượng sản phẩm và sự trường tồn của các công trình trên thế giới đã khiến cho nó có vị trí vĩnh cửu. Và ông Dũng cũng mong muốn Việt Nam sẽ có những công trình như thế.

Ông Dũng tin rằng, với những công trình như D’. Le Pont D’or, D’. Le Roi Soleil, D’. El Dorado, Vinhomes D’. Palais Louis, thủ đô Hà Nội sẽ có thêm những công trình kiến trúc đầy tính nghệ thuật. Trong tương lai, Tân Hoàng Minh sẽ tiếp tục phát triển phân khúc bất động sản cao cấp và theo đuổi đam mê với kiến trúc Tân Cổ điển, để góp phần thay đổi diện mạo của Thủ đô Hà Nội, đưa bất động sản Việt Nam lên tầm cao mới.

“Tôi muốn chứng minh cho mọi người thấy, người Việt Nam có thể tạo nên được những sản phẩm tốt nhất, hoàn hảo nhất. Tôi với những cộng sự của mình luôn tâm niệm như thế khi kiến tạo nên những công trình từ những chi tiết nhỏ nhất.” Đó chính là tâm huyết và khát vọng của ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh trên con đường kinh doanh bất động sản cao cấp.

Tọa lạc tại vị trí đắc địa bên hồ Tây, D’. El Dorado bao gồm 2 tòa tháp: D’. El Dorado 1 và D’. El Dorado 2. Hai tòa tháp được kiến tạo tựa như đôi cánh mạnh mẽ hướng về phía Hồ Tây rộng lớn để đón lấy tinh tuý thiên nhiên và đất trời thanh bình nơi đây.

Nếu như D’. El Dorado 1 hướng đến khách hàng ưa thích sự riêng tư, thích không gian thanh bình, nhẹ nhàng thì D’. El Dorado 2 lại mang đến cho các chủ nhân không gian sống năng động, trẻ trung. Các căn hộ tại D’. El Dorado có diện tích hợp lý từ 30-120m2, trong đó các căn hộ có diện tích nhỏ 30-50m2 chiếm 65,2% tổng số các căn hộ tại tòa D’. El Dorado 1 và 38,94% tổng số căn hộ tại tòa D’. El Dorado 2. Các căn hộ được thiết kế tinh tế, tiết kiệm diện tích tối đa trong không gian nhỏ nhưng vẫn tối ưu hóa công năng sử dụng đến từng cen-ti-met, khiến ngay cả căn hộ nhỏ nhất vẫn có ban công hoặc khe thoáng, tạo sự khoáng đạt cho không gian sống. Cư dân D’. El Dorado sẽ cùng thụ hưởng một cuộc sống với đầy đủ tiện tích đẳng cấp, khi mà nhu cầu cuộc sống thường ngày của cư dân được thỏa mãn ngay ngưỡng cửa, như bể bơi, phòng gym, nhà hàng, câu lạc bộ… Đặc biệt, chủ nhân các căn hộ được toàn quyền sử dụng D’. El Dorado vào bất kì mục đích cá nhân nào, từ sinh sống, cho thuê lại, làm ăn phòng cá nhân, studio…

THÁNG 10 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ 55

Page 56: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

Bộ luật Hình sự, ngay ở chương mở đầu, tại Điều 4 đã quy định về trách nhiệm phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Cụ thể, “cơ quan, tổ chức có nhiệm

vụ giáo dục những người thuộc quyền quản lý của mình nâng cao cảnh giác, ý thức bảo vệ và tuân theo pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa; kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm trong cơ quan, tổ chức của mình”.

Xét theo điều khoản này, có thể thấy ngành ngân hàng trong những năm gần đây đã không làm tròn nhiệm vụ. Nếu có một cơ chế phòng ngừa tội phạm hữu hiệu hơn thì đã không để xảy ra nhiều đại án

như vậy và có thể, nhiều những tù nhân hôm nay vẫn đang điều hành ngân hàng của họ và được kính trọng như đối với giới tinh hoa của nền kinh tế.

Qua các “đại án” ngân hàng có thể thấy sai phạm của các bị cáo đều diễn ra trong một thời gian dài, thế nhưng hệ thống thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) gần như “mù tịt” để đến khi Công an vào cuộc thì thiệt hại đã lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Ngày 8/9/2017, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an (C46) đã ra Quyết định khởi tố bị can đối với ông Đặng Thanh Bình, nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu

từ đại án ngân hàng:

KHoảNG TRốNG CƠ CHẾpHòNG NGừA TộI pHạM

danh Sách lãnh đạo ngân hàng Bị Bỏ tù ngày một kéo dài thêm, Báo động về một khoảng trống cơ chế phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực này.

hà hưƠng

Đại án xét xử Nguyễn Xuân Sơn, Hà Văn Thắm đã làm hé lộ những khoảng trốngvề cơ chế phòng ngừa tội phạm. Ảnh: Nguyễn Khánh

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 10 - 2017 56

pháp luật đầu tư

Page 57: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

quả nghiêm trọng”, quy định tại Điều 285, Bộ luật Hình sự. Thông cáo phát đi từ Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an đang thụ lý điều tra vụ án Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổ giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đặt tại Ngân hàng Xây dựng và một số đơn vị, tổ chức thuộc Ngân hàng Nhà nước.

Ông Bình đến nay là người từng nắm cương vị cao nhất tại NHNN bị khởi tố sau hàng loạt các đại án ngân hàng rúng động. Thời điểm 2013, ông Bình đương chức Phó Thống đốc NHNN phụ trách trực tiếp mảng thanh tra, giám sát ngân hàng, là người chỉ đạo, quản lý trực tiếp các Tổ giám sát tham gia vào quá trình tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém.

Tại TrustBank, nhiệm vụ của Tổ giám sát là tiến hành thanh tra đột xuất và yêu cầu thực hiện kiểm toán độc lập; triển khai tái cơ cấu bằng phương án chấp thuận để nhóm các nhà đầu tư mới, đại diện là ông Phạm Công Danh, mua lại cổ phần của nhóm Phú Mỹ và tham gia tái cơ cấu ngân hàng. Tất cả những giao dịch có giá trị từ 5 tỷ đồng trở lên của TrustBank lúc đó đều nằm dưới sự giám sát của Tổ giám sát của NHNN trước khi thực hiện và cần được sự phê duyệt của Tổ giám sát.

Tuy nhiên, theo cáo trạng thì Tổ giám sát đặt tại TrustBank đã không thực hiện hoặc thực hiện không làm đúng nhiệm vụ được giao trong việc giám sát, để Phạm Công Danh rút hơn 18.000 tỷ đồng, trong đó có 15.670 tỷ đồng không thể thu hồi được. Trong số hơn 18.000 tỷ đồng rút ra có hơn 9.000 tỷ đồng có xin ý kiến Tổ giám sát. Hành vi thiếu trách nhiệm của Tổ giám sát được cho là một trong các nguyên nhân dẫn đến hậu quả xảy ra tại VNCB.

Đoạn kết buồn của ông Bình, một người vốn được giới ngân hàng tài chính rất kính trọng, chỉ là một ví dụ rút ra từ cả một câu chuyện dài về sự lơ là chức trách, nhiệm vụ giám sát lĩnh vực được coi là huyết mạch của nền kinh tế. Nghị định 26/2014 về tổ chức, hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng đã quy định rõ việc giám sát ngân hàng phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Kết hợp thanh tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật với với thanh tra, giám sát rủi ro trong hoạt động của đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng; kết hợp chặt chẽ giữa thanh tra ngân hàng và giám sát ngân hàng. Thực hiện thanh tra, giám sát toàn bộ hoạt động của tổ chức tín dụng...

“Thượng phương bảo kiếm” trong tay nhưng NHNN đã không phát hiện sớm và ngăn chặn “từ trong trứng nước” các hành vi vi phạm của các ông chủ ngân hàng thương mại, như Bầu “Kiên” của

ACB, Phạm Công Danh của VNCB, Hà Văn Thắm của Oceanbank, Trầm Bê của Sacombank…

Huy động tiền tiết kiệm “mồ hôi nước mắt” của dân chúng nhưng nhóm “chóp bu” tại các nhà băng lại rút ra tiêu hết sức dễ dàng. Ban Kiểm soát tại các ngân hàng là cơ quan được Đại hội đồng cổ đông lập ra để “trông coi”, giám sát các hoạt động điều hành dường như bị vô hiệu hoá hoàn toàn. Luật Các tổ chức tín dụng dự liệu trước tình huống các ông chủ nắm quyền chi phối dễ “tự tung tự tác”, tại Điều 46 đã quy định rõ quyền của Trưởng Ban kiểm soát: “Yêu cầu ghi lại ý kiến của mình trong biên bản cuộc họp Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên nếu ý kiến của mình khác với nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên và báo cáo trước Đại hội đồng cổ đông hoặc chủ sở hữu, thành viên góp vốn”. Nhưng qua theo dõi các vụ án ngân hàng thì có thể thấy dù chỉ một lời “can gián” cũng rất hiếm hoi. Như tại phiên toà xét xử vụ Oceanbank vừa qua, theo cựu Chủ tịch HĐQT OceanBank Hà Văn Thắm: OceanBank chi lãi suất ngoài hợp đồng trong thời gian dài mà “không thấy ai nhắc nhở gì”.

Theo chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành, hàng loạt “đại án” xảy ra trong lĩnh vực ngân hàng cho thấy, hệ thống giám sát nội bộ cũng như giám sát từ xa của các ngân hàng gần như tê liệt.

“Nhìn từ “đại án” tại Ngân hàng Xây dựng cho thấy, người đứng đầu ngân hàng này là Phạm Công Danh có thể chỉ đạo thuộc cấp rút ruột ngân hàng cả trăm tỷ, nghìn tỷ đồng rất dễ dàng. Điều đó cho thấy, hệ thống giám sát nội bộ của ngân hàng hoàn toàn tê liệt, nhất là khi sai phạm lại được chỉ đạo bởi chính người đứng đầu. Song, không chỉ nội bộ dễ dàng thoả hiệp, bao che, sự dễ dãi, cẩu thả cũng xảy ra với cả những “phi vụ” hợp tác bên ngoài, mà việc Trầm Bê dùng tiền của Sacombank cho Phạm Công Danh vay cả nghìn tỷ đồng là một ví dụ điển hình. Qua những vụ việc đó cũng cho thấy, hệ thống phòng ngừa, giám sát từ xa, mà cụ thể là của NHNN cũng gần như tê liệt. Rất nhiều vụ án lớn nhỏ gần như chưa có trường hợp nào được phát hiện sớm từ cơ quan quản lý này, mà phần lớn là từ cơ quan Công an, khi sai phạm đã khá rõ và để lại những hậu quả rất nặng nề” – ông Thành nói.

Theo vị chuyên gia này, cần thúc đẩy hơn nữa tính minh bạch của hệ thống NH, bởi liên quan đến tài sản toàn dân. Lâu nay, nhiều thông tin trong lĩnh vực này bị né tránh vì được cho là “nhạy cảm”, nhằm bảo đảm an ninh tiền tệ, an toàn hệ thống. Song, một số ngân hàng dễ vin vào đó để che giấu yếu kém, sai phạm, nên khi bị phát hiện thì hậu quả đã khá nặng nề, khó khắc phục.

THÁNG 10 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ 57

Page 58: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

Chia sẻ thật từ một nhân sự ngân hàng đã có hơn 8 năm kinh nghiệm, đeo đuổi nghề ngân hàng. Cũng có những thành công nhất định, nhưng chị cũng phải đối mặt

với không ít sóng gió, có lúc tưởng chừng cái sự buồn vui của một đời người chỉ cùng lắm là tới thế…

Ngã rẽ nào cho những người sống trong đại án?

Cuối cùng ngày kết án cũng tới, sáng ngày 29/9, tòa tuyên án treo cho toàn bộ 34 vị nguyên Giám đốc chi nhánh Oceanbank. Đây có lẽ là tin vui với đa số họ, khi trước ngày tuyên ánnhiều người đã bàn nhau xem sẽ xin chọn nhà tù nào ở, sao cho gần nhà, để người thân dễ thăm nuôi.

Tuy nhiên, nếu nhìn xa, nghĩ rộng hơn thì lại thấy buồn. Buồn bởi rồi những điều họ hy vọng cũng đã không thể thành hiện thực. Trong cáo trạng có kết luận các nguyên Giám đốc chi nhánh Oceanbank không được hưởng lợi gì từ những khoản chi lãi ngoài, hay đúng hơn họ chỉ là một con tốt trên bàn cờ được bày sẵn. Họ phải làm đúng phận sự của một nhân viên ngân hàng bình thường, thừa hành chỉ thị của cấp trên, làm tốt công việc, trách nhiệm của mình ở thời điểm đó. Nhưng cuối cùng họ vẫn phải lĩnh án cho tội danh “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Trước và trong những ngày phiên toà thứ 2 của Đại án Oceanbank diễn ra bắt đầu từ ngày 28/8, tôi đã có cơ hội được trò chuyện với những người đã có nhiều năm kinh nghiệm làm trong ngành ngân hàng và cũng đã có ít nhất 2 năm kinh nghiệm sống trong bão đại án – họ là những nguyên Giám đốc chi nhánh ngân hàng Oceanbank, phải đối mặt với vòng lao lý mà nguyên đơn chính là ngân hàng họ từng gắn bó, cống hiến nhiều năm.

Mỗi người một vẻ, tướng mạo, tuổi tác nhưng họ cùng chung một nỗi niềm, cùng chung một “cái án” trong phiên toà xử đại án Oceanbank. Câu chuyện của họ luôn bắt đầu bằng những hỏi han vui vẻ, gần gũi như đang sống bằng nghề gì? Có liên lạc với người này người kia không? Hay cả việc đã bỏ chồng, bỏ vợ chưa? Và luôn kết thúc bằng nỗi băn khoăn làm sao để tiếp tục được với nghề.

Qua câu chuyện thì được biết, có vị sau khi có tống đạt khởi tố của toà, không còn làm Giám đốc chi nhánh thì đi trồng rau sạch kiếm sống qua ngày, người lại đang làm “cò đất” kiếm sống, nuôi gia đình, có người lại lên chùa mai danh ẩn tích. Cũng có người vì vợ chồng, người thân không chịu nổi mà đành li tán, tha hương, mỗi người một ngả.

Được biết đây, có những người đã gắn bó với Oceanbank cả 5, 7 năm, có những người mới chỉ 1, 2 năm nhưng họ đa phần đã có kinh nghiệm làm ngân hàng có hàng chục năm, 20 năm, thậm chí có những người tưởng rằng cả cuộc đời là gắn với ngành này. Trong những năm tháng làm giám đốc chi nhánh, họ cống hiến tài năng cho các ngân hàng, nuôi sống biết bao con người, gia đình dưới hệ thống của mình. Họ có kinh nghiệm, có kỹ năng làm ngân hàng, nhưng chưa bao giờ họ nghĩ vì nghề ấy mà mình sẽ lâm vòng lao lý. Sau đại án này không biết rồi họ có trở lại với nghề ngân hàng không? Nhưng kể về thời gian phải đối mặt với thời gian xét xử vụ án Oceanbank trong suốt 3 năm qua, một chị nói: “Chưa bao giờ nghĩ đời mình lại phải trải qua những cảm xúc đáng sợ tới thế. Và cũng tin rằng qua khoảng thời gian này mình sẽ không bao giờ còn biết sợ thứ gì trên đời này nữa”.

Bao nhiêu nước mắt đã rơi trong một đại án ngân hàng của cả bị cáo, người thân bị cáo và của những người dõi theo? Cho đến ngày kết thúc vụ án, nhiều bị cáo vẫn sắt son với niềm tin rằng mình vô tội và

TÂM Tư NHÂN Sự NGÂN HÀNG GIữA “Bão” ĐạI áN

chưa hết năm 2017, nhưng ngành ngân hàng đã phải đối mặt với không ít Sóng gió và những đại án, từ vụ việc Xét Xử đại án ngân hàng đại dương (oceanBank) với 51 Bị can đến việc khởi tố ông nguyễn thanh Bình là nguyên phó thống đốc ngân hàng đầu tiên trong lịch Sử từng Bị khởi tố. đứng trước những Biến cố trên, nhân Sự ngân hàng Sẽ không tranh khỏi những tâm tư, Suy nghĩ về những ngã rẽ…

nguyễn thoan

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 10 - 2017 58

pháp luật đầu tư

Page 59: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

lỗi là nằm ở cơ chế, chính sách đã không phản ánh đúng thực tiễn. Với niềm tin bền bỉ ấy, họ dường như không sợ đi tới tương lai, không sợ phải đối mặt với tâm hồn mình, với những người thân, nhưng họ lại sợ phải đối mặt với 2 từ “đại án” – 2 từ đã cuốn đi biết bao được mất.

Bài học nào từ các đại án ngân hàng?

Nói về bài học từ các đại án ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia Tài chính ngân hàng cho biết: Có thời gian, các tổng công ty, các công ty có vốn nhà nước được phép đầu tư ngoài ngành trong đó có ngân hàng là loại kinh doanh “ngoài ngành” rất hấp dẫn. Kết quả là các tổng công ty đều chọn cho mình một “ngân hàng ruột” để đầu tư với tư cách cổ đông và dùng các ngân hàng ruột này như cánh tay nối dài để kinh doanh. Việc PVN chọn mặt gửi vàng ở Oceanbank là trường hợp điển hình.

Vì sự gắn bó này mà PVN cũng yêu cầu các đơn vị trực thuộc tăng cường quan hệ và hợp tác với các đơn vị của Oceanbank. Cụ thể là hai chi nhánh lớn: Hà Nội và Vũng Tàu, cũng là nơi PVN có nhiều hoạt động nhất, trở thành hai đơn vị làm việc với PVN chặt chẽ nhất.

Trong ngành ngân hàng rủi ro tập trung là một loại rủi ro lớn nhất: Hoạt động huy động tập trung vào một số khách hàng lớn hay hoạt động cho vay tập trung vào một số khách hàng lớn. Điều này đúng cho các ngân hàng Việt Nam mà cho tất cả các ngân hàng trên thế giới. Một ngân hàng huy động một lượng tiền lớn của khách hàng là một điều mừng, nhưng khi vì một lý do nào đó khách hàng đó rút tiền đột ngột khỏi ngân hàng, ngân hàng dễ bị rơi vào tình trạng mất thanh khoản.

Sự lệ thuộc của Oceanbank vào PVN đã đưa Oceanbank vào thế “làm mọi điều có thể” để duy trì quan hệ với PVN. Theo các cáo trạng và lời khai trong vụ án Oceanbank, ban lãnh đạo của Oceanbank đã tìm mọi cách để duy trì số lượng tiền gửi của PVN, một vấn đề huyết mạch trong sự sống còn của Oceanbank, nhất là vào giai đoạn Oceanbank mất thanh khoản vì khách hàng rút tiền và PVN trở thành cái phao cứu sinh của Oceanbank. Cách duy trì quan hệ dễ dàng nhất là dùng tiền để mua chuộc một số lãnh đạo PVN, để PVN tiếp tục bơm tiền vào Oceanbank. Rõ ràng đây là một tiền đề cho hiện tượng tiêu cực.

“Trong một sân chơi mà các thành viên của thị trường tuân thủ trần lãi suất thì đây là một sân chơi công bằng vì tất cả mọi thành viên đều bị đặt dưới cùng một điều kiện. Nhưng khi các thành viên phá luật chơi và tìm cách đi cửa sau với các tập đoàn thì các thành viên đã phá vỡ sự cạnh tranh bình đẳng”, ông Hiếu nhấn mạnh.

Riêng về trường hợp xử phạt những người là nhân viên ngân hàng cũng bị truy tố hình sự trong vi phạm của ngân hàng về chi vượt trần lãi suất, ông Hiếu cho rằng: Phải chăng những cán bộ nhân viên của Oceanbank tại thời điểm vi phạm vượt trần có tin tức về những vi phạm và những hậu quả nghiêm trọng mà họ có thể bị xử phạt thì đã không có những đại án như ngày hôm nay.

Cùng với đó, ông Hiếu cũng lưu ý rằng: Kết quả thanh tra tại Việt Nam hầu hết đều được giữ kín trong két sắt của HĐQT và chỉ rất ít người trong ban lãnh đạo được phép tham khảo. Đây có lẽ cũng là một “lỗi hệ thống” dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như hiện nay.

THÁNG 10 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ 59

Page 60: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

Tại cuộc họp ngày 22/9, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Nhật đã đồng ý với đề xuất giảm 25% giá vé qua trạm trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu

Giẽ. Thời điểm giảm giá được Bộ GTVT đưa ra là từ 15/10. Việc giảm giá theo đề xuất của Tổng cục Đường bộ và Công ty cổ phần đầu tư và Xây dựng giao thông Phương Thành. Ngoài việc giảm giá vé, dự kiến thời gian thu phí sẽ giảm từ hơn 17 năm 2 tháng 18 ngày xuống còn 15 năm 4 tháng 18 ngày. Theo đó, thời gian hoàn vốn dự kiến vào tháng 2/2031.

Giảm giá đồng loạt

Không chỉ BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ, theo báo cáo của Bộ GTVT, tính đến thời điểm này, trong tổng số 73 trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ (bao gồm 55 trạm thuộc các dự án BOT đã hoàn thành đi vào khai thác và 18 trạm thuộc các dự án BOT đang thực hiện đầu tư, chưa thu giá dịch vụ), Bộ đã triển khai thực hiện giảm giá 35 trạm.

Cụ thể, đối với 55 dự án đã hoàn thành đưa vào khai thác, Bộ đã thực hiện giảm giá đối với 31 trạm; 18

trạm hiện có mức thu thấp theo quy định, chưa thực hiện giảm giá; 6 trạm còn lại chưa giảm giá do nhà đầu tư chưa thống nhất điều chỉnh giá.

Đối với 18 dự án đang thực hiện đầu tư, đã thực hiện giảm giá đối với 4 trạm; 9 trạm có mức thu thấp theo quy định, chưa thực hiện giảm giá; 5 trạm còn lại chưa giảm giá do nhà đầu tư chưa thống nhất điều chỉnh giá.

Liên quan đến việc rà soát, giảm phí các dự án BOT, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết: “Quan điểm của Bộ là sẽ điều chỉnh mức phí theo xu hướng giảm, rà soát xong trạm BOT nào sẽ giảm ngay phí đường bộ tại dự án đó.” Theo Thứ trưởng Đông, việc rà soát các trạm thu phí sẽ đánh giá cụ thể về dự án, phương án tài chính và hoạt động thu phí thực tế/lưu lượng xe, xem đó là căn cứ để đàm phán với các nhà đầu tư và thống nhất mức phí có thể giảm hài hòa nhất.

Trước đó, vào tháng 8/2016, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã chuẩn thuận giảm 10 - 15% mức thu đối với phương tiện nhóm 4 (xe có trọng tải từ 10 tấn đến

khởi kiện Bot pháp Vân - cầu Giẽ:

TạI SAo KHôNG? đã có 35 trạm Bot

giảm giá vé. mới nhất là Bot pháp vân - cầu giẽ, Xin tự giảm 25%. câu chuyện tưởng có thể ít nhiều an ủi người dân phải thường Xuyên qua trạm nhưng lại hé lộ một góc khuất khác.

ĐỨc SƠn

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 10 - 2017 60

pháp luật đầu tư

Page 61: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

dưới 18 tấn; xe chở hàng bằng container 20 feet) và nhóm 5 (xe tải trọng từ 18 tấn trở lên, xe chở hàng container 40 feet) của các trạm (29 trạm) có mức thu tối đa khung tại Thông tư 159; giảm 10 - 20% mức phí đối với phương tiện nhóm 1 (xe dưới 12 ghế ngồi, xe có tải trọng dưới 2 tấn, các loại xe buýt), nhóm 2 (xe từ 12-30 ghế ngồi, xe tải từ 2 tấn đến dưới 4 tấn) của 5 trạm có mức thu phí cao nhất nói trên để bảo đảm tương đồng với các trạm thu phí khác...

Cần bên thứ ba giám sát việc đàm phán hợp đồng BOT

Có nhiều lý do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra khi giảm giá vé BOT. Có thể là dự án có tổng mức đầu tư giảm so với phương án ban đầu được duyệt do rút ngắn tiến độ, không sử dụng hoặc sử dụng không hết chi phí dự phòng, lãi vay trong thời gian xây dựng, giảm so với phương án phê duyệt…

Tuy nhiên, điều mà người ta ít đề cập tới chính là việc lựa chọn nhà đầu tư và đàm phán hợp đồng BOT. Theo quy định pháp luật (Nghị định 15/2015), việc lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc chỉ định thầu. Thế nhưng trên thực tế thì hầu hết các dự án BOT đều được chỉ định thầu. Điều này dù được lý giải bằng bất cứ lý do gì thì cũng khiến cho dự án trở nên thiếu minh bạch và cạnh tranh (chất lượng tốt/giá vé hợp lý).

Cũng theo Nghị định 15, sau khi lựa chọn được nhà đầu tư thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức đàm phán hợp đồng dự án với nhà đầu tư được chọn. Sau khi kết thúc đàm phán hợp đồng dự án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư ký kết thỏa thuận đầu tư. Bước tiếp theo “chốt” lại câu chuyện là ký kết hợp đồng dự án.

Nội dung hợp đồng dự án được quy định khá là rõ: Mục tiêu, quy mô, địa điểm, thời hạn và tiến độ thực hiện dự án; thời gian xây dựng công trình dự án; Yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp; Tổng vốn đầu tư và phương án tài chính của dự án; Điều kiện, tỷ lệ và tiến độ giải ngân vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có); Điều kiện sử dụng đất và công trình liên quan; Bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư; Thi công xây dựng, kiểm tra, giám sát, quản lý chất lượng, nghiệm thu, quyết toán dự án; Phân chia rủi ro giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư; sự kiện bất khả kháng và nguyên tắc xử lý; Hiệu lực và thời hạn hợp đồng dự án…

Toàn những điều khoản trị giá hàng trăm, hàng nghìn tỷ và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi số đông

dân chúng. Sòng phẳng mà nói, nhà đầu tư tư nhân thì sứ mệnh lớn nhất của họ là lợi nhuận, “đồng tiền liền khúc ruột”, cho nên khó có chuyện lơ là trong đấu thầu cũng như đàm phán hợp đồng, nếu không nói là sẽ tận dụng triệt để các cơ hội để tối ưu hoá lợi nhuận.

Ngược lại, bên còn lại trong hợp đồng là “cơ quan nhà nước có thẩm quyền” thì vẫn mang những tập tính cố hữu của “người nhà nước”: trách nhiệm tập thể, nhiệm kỳ… Khó có thể đòi hỏi ở họ trách nhiệm “của đau con xót” như những người ngồi ở phía bên kia bàn đàm phán, nếu không nói là một số cá nhânrất có thể sẽ bị mua chuộc để để bán rẻ lợi ích chung đổi lấy những lợi ích riêng.

Vì vậy, thay vì một cuộc thoã thuận tay đôi, thiết nghĩ pháp luật cần quy định có sự tham gia của bên thứ ba, đại diện cho những người phải trả tiền mua vé, chứng kiến các cuộc đàm phán hợp đồng BOT.

Khởi kiện BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ, tại sao không?

Trở lại sự vụ hai bên trong hợp đồng BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ cùng đồng lòng kiến nghị cho giảm ¼ giá vé qua trạm. Chúng tôi chưa đủ thời gian để lượng hoá “thiệt hại” khi nhân (x) tỷ lệ giảm này với lưu lượng xe qua trạm mỗi ngày rồi nhân (x) với tổng số năm giảm giá. Tuy nhiên, áng chừng thì con số này cũng phải lên đến hàng trăm tỷ nếu so với phương án dược duyệt ban đầu.

Nhưng nhà đầu tư liệu có thiệt thật không? Doanh thu của nhà đầu tư BOT chỉ trông vào tiền vé, giảm 25% doanh thu như vậy nếu so với lợi nhuận định mức khoảng 10%, là “âm” gấp gấp 2,5 lần. Liệu nhà đầu tư có chịu lỗ lớn như vậy để làm đường cho dân đi không? Câu trả lời chắc chắn là không. Vậy động thái này không thể nói là giảm mà là điều chỉnh giá vé về mức hợp lý. Đồng nghĩa với việc, giá vé áp dụng lâu nay là bất hợp lý. Tức là người dân đã phải mất oan số tiền tối thiểu bằng 25% doanh thu bán vé của Công ty cổ phần BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ từ khi trạm thu phí đi vào hoạt động đến nay.

Vậy ai phải chịu trách nhiệm cho điều này? Không ai khác, đó chính là “cơ quan nhà nước có thẩm quyền” – những người đã đại diện cho nhà nước và người dân thỏa thuận đầu tư, đàm phán hợp đồng “hớ hênh” này với nhà đầu tư.

Người dân có thể lấy lại số tiền đã mất oan không? Trong một nhà nước pháp quyền, các hiệp hội vận tải với sự ủy nhiệm của các hội viên hoàn toàn có quyền tiến hành khởi kiện ra Toà án để đòi quyền và lợi ích chính đáng.

THÁNG 10 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ 61

Page 62: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

“Kỳ TíCH” pHáT TRIỂN CủA ISRAElVÀ KINH NGHIỆM ĐốI VớI VIỆT NAM

đoàn công tác của Báo đầu tư vừa có chuyến khảo Sát tại iSrael nhằm tìm hiểu kinh nghiệm và thực tiễn phát triển của đất nước này. Báo cáo của đoàn về chuyến khảo Sát cho rằng việt nam cần tiến hành nhiều giải pháp để thúc đẩy quan hệ đối tác giữa hai nước.

nguyễn phong

Một góc thủ đô Tel Aviv của Israel

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 10 - 2017 62

diễn đàn đầu tư

Page 63: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

“Kỳ tích” phát triển của Israel

Với dân số 8,61 triệu (người Do Thái chiếm khoảng 75%, còn lại là người Ả Rập bao gồm người Druze và người Ả Rập Đông Jerusalem) và diện tích 22.072km2 (Thủ đô Jerusalem, dân số khoảng 85.000), theo Luật Cơ bản, Israel tự xác định là một nhà nước Do Thái, theo thể chế cộng hòa, dân chủ đại nghị, đại diện tỷ lệ và phổ thông đầu phiếu. Israel không có tôn giáo chính thức, song có một liên kết mạnh với Do Thái giáo.

Israel có vị trí địa - chính trị quan trọng, nằm ở điểm giao của ba lục địa Châu Á, Châu Âu và Châu Phi, giáp cả biển Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương (thông qua Biển Đỏ). Phía Bắc Israel giáp Lenanon, là vùng đất Galilee xanh tươi và màu mỡ kiểu Địa Trung Hải. Phía Đông Israel giáp Syria và Jordan, nhìn ra biển Galilee, là các dãy núi lửa thuộc cao nguyên Jordan. Phía Nam Israel giáp Ai Cập và Jordan là sa mạc Negev; và điểm cực Nam của Israel thuộc vịnh Eilat trên Biển Đỏ.

Dù còn đang đối mặt với không ít thách thức (các vấn đề như bất bình đẳng xã hội, nhà ở, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần,...), sự phát triển của Israel thực sự là một kỳ tích. Từ một quốc gia nghèo, trẻ (chỉ được thành lập sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai), với những dòng người “tha phương cầu thực” quay về, Israel đã trở thành một quốc gia phát triển, thuộc nhóm OEC, với quy mô GDP 319 tỷ USD và bình quân đầu người năm 2016 đạt 37.300 USD, tuổi thọ 82,4 năm, việc làm được đảm bảo tương đối tốt (tỷ lệ thất nghiệp chỉ 4,7%).

Từ một quốc gia không ít bị “cô lập”, vẫn đang đặt trong “tình trạng có chiến tranh” trở thành nền kinh tế mở, hiện có 9 FTA với 42 quốc gia, ngoại thương chiếm 57.4% GDP, một “hub” - trung tâm thu hút đầu tư, các tổ chức đầu tư và R&D của cả thế giới.

Từ một quốc gia được xem là vùng đất khô cằn (3/4 là sa mạc), rất ít tài nguyên, khan hiếm nước, Israel trở thành một đất nước được xem là giàu “tài nguyên sáng tạo”, một “quốc gia khởi nghiệp”, một quốc gia có sự phát triển nông nghiệp bậc nhất thế giới. Israel nổi tiếng thế giới về những phát minh sáng chế về công nghệ sinh học, y học, công nghệ thông tin, máy tính và quân sự.

Lý giải sự thành công trong phát triển, nguời Israel thường nhấn mạnh đến 6 chính sách lớn: Tăng cường định hướng xuất khẩu; Định hướng công nghệ tiên tiến; Tạo dựng vốn con người kỹ năng cao; Xây dựng và hun đúc văn hóa/tinh thần kinh doanh; Tạo động lực cho đầu tư và nghiên cứu – triển khai (R&D); Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô

Tuy nhiên, lý do sâu xa hơn mà Đoàn công tác cảm nhận nằm ở 3 điểm. Thứ nhất là lý trí chính trị và sự quyết liệt của lãnh đạo. Israel đặt vấn đề không chỉ là đảm bảo sự sống còn của đất nước trong điều kiện khó khăn mà còn phải phát triển, phát triển ở trình độ cao của thế giới. Khát vọng đó, trên cơ sở văn hóa, tôn giáo và đặc biệt là tố chất con người Israel đã tạo sự đồng sức của xã hội cho mục tiêu phát triển. Israel cũng khá khéo léo trong lồng ghép chiến lược đảm bảo an ninh quốc gia với các vấn đề phát triển kinh tế. Một ví dụ là phát triển công nghệ cao, lưỡng dụng. Ví dụ nữa là sự hỗ trợ Jordan trong phát triển nông nghiệp (Jordan vốn có nhu cầu lớn) công nghệ cao dọc biên giới hai nước.

Thứ hai là tinh thần khao khát đổi mới, sáng tạo như là một phần văn hóa Israel. Yossi Vardi – cố vấn uy tín về khởi nghiệp ở Israel, nhấn mạnh: “Israel là một quốc gia khởi nghiệp, cả về xã hội và văn hóa. Đó là di sản và đặc tính của chúng tôi. Chúng tôi không ngừng đổi mới bản thân mình”.

Trong trao đổi, chia sẻ với đoàn, đối với gần như mọi câu chuyện, mọi vấn đề, người Israel luôn tìm cách giải thích, trả lời logic cho câu hỏi tại sao (tại sao lại như vậy, tại sao phải làm cách khác...). Các lĩnh vực R&D lựa chọn (các cụm sáng tạo về Internet & truyền thông, viễn thông, năng lượng tái tạo, công nghệ nước, công nghệ công nghiệp, y tế, khoa học về cuộc sống và sức khỏe (HLS) & vũ trụ, IT & doanh nghiệp, lương thực – thực phẩm) vừa theo xu hướng thế giới vừa phục vụ trực tiếp cho phát triển đất nước. Sự sáng tạo Israel cũng rất gắn kết với thế giới, thông qua thương mại, hợp tác, hoạt động đầu tư của vô số quỹ đầu tư và sự hiện diện của hàng trăm trung tâm R&D đa quốc gia.

Thứ ba là các tiếp cận thực dụng, dựa cơ bản trên cơ chế và tín hiệu thị trường. Dường như mọi chuyện đều ít nhiều xoay quanh lợi ích kinh doanh, “đông tiền bát gạo”. Một ví dụ nhỏ nhưng thú vị là 90% trái chà là của Israel được xuất sang các nước Ả Rập. Chính phủ Israel hỗ trợ mạnh khởi nghiệp, sáng tạo, song với 1 USD Chính phủ đầu tư, các startup tốt nghiệp sẽ gọi được 5-6 USD vốn đầu tư từ thị trường. Và thoái vốn mới là “mục tiêu chính”. Năm 2015, startup Israel gọi vốn được 4,5 tỷ USD; 8 thương vụ IPO trị giá gần 610 triệu USD; 104 vụ thoái vốn trị giá hơn 9 tỷ USD. Nhiều công nghệ được phát triển mang tính lưỡng dụng, cả cho quốc phòng và kinh tế rất cao. Công thức làm ăn của các hiệp hội lành nghề, tư vấn là: Kết nối trong ngoài + Tư vấn & hỗ trợ hữu ích + tự chủ tài chính.

Nông nghiệp thông minh và câu chuyện Kibbutz

Nói đến Israel là nói đến nông nghiệp công nghệ cao. Nông nghiệp chiếm 2,5% GDP và khoảng 6% lực

THÁNG 10 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ 63

Page 64: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

lượng lao động (trong khi dân số dô thị chiếm tỷ lệ 92,1%). Song nổi tiếng nhất là năng suất và chất lượng sản phẩm. Bưởi Israel có khả năng làm giảm lượng cholesterol trong máu. Bò sữa Israel cho sản lượng sữa trung bình cao nhất thế giới. Gà mái chăn nuôi tại Israel đẻ trung bình 150 quả trứng mỗi con, thuộc hạng nhiều nhất trên thế giới. Israel cũng là đất nước đi đầu về nuôi trồng thủy sản (cá).

Nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) Israel có thể dễ dàng được nhận biết ở khắp nơi, dù là tại các miền đất xanh tươi hay sa mạc và đồi núi. Hình ảnh phổ biến là nhà kính/nhà lưới, hệ thống tưới nước nhỏ giọt và các sensors (cảm biến). NNCNC thể hiện trên cả năm khía cạnh: Hiểu biết sâu sắc quá trình sinh trưởng của cây, con; Chăm sóc (đầu vào, dinh dưỡng,...) phù hợp, tiết kiệm; Thu hoạch, bảo quản đầu ra có chất lượng, ít hao phí; Đột phá tạo giống mới cây, con có chất lượng, đáp ứng yêu cầu thị trường; Thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm không chỉ xanh, sạch mà còn hướng tới “nhân văn”.

Đoàn được xem nuôi gà công nghệ cao song rất gắn với môi trường tự nhiên. Trứng gà được người tiêu dùng đón nhận phải là quả trứng được gà đẻ một cách “hồn nhiên”, không o ép.

Thế mạnh và sự “thông minh” nữa của Israel là việc xuất khẩu “cách thức sản xuất nông nghiệp”. Công ty Green 2000 là một mẫu hình như vậy. Green 2000 đã có 25 năm kinh nghiệm thực hiện các dự án tổng thể về sản xuất nông nghiệp (từ thiết lập, xây dựng, vận hành, đào tạo huấn luyện đối với sản xuất trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản), hiện có mặt tại 30 quốc gia (trong đó có Việt Nam). Green 2000 vừa tạo sức hút kinh doanh, vừa gắn với du lịch học hỏi và quảng bá hình ảnh của một Israel sáng tạo và cũng rất thực tế.

Nói đến Israel cũng không thể nhìn nhận và học hỏi “mẫu hình nông xã” (communal settlement) Kibbutz. Kibbutz là tổ chức cộng đồng ở nông thôn (mô hình tổ chức nông – công nghiệp nông thôn) dựa trên nguyên lý sở hữu chung tài sản, công bằng và hợp tác sản xuất, tiêu dùng và đảm bảo phúc lợi xã hội (giáo dục, y tế). Hoạt động trong Kibbutz dựa trên nguyên tắc dân chủ trực tiếp. Hội đồng Kibbutz đặt ra chính sách, bầu nhân sự, quyết định ngân sách và phê chuẩn thành viên mới của cộng đồng. Đây không chỉ là cơ quan ra quyết định mà còn là diễn đàn để mọi thành viên chia sẻ quan điểm.

Những Kibbutz đầu tiên được những người Do Thái trẻ tuổi, hầu hết đến từ Đông Âu, hình thành

Bên trong một trang trại của Israel

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 10 - 2017 64

diễn đàn đầu tư

Page 65: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

năm 1909 với mục tiêu cải tạo những vùng đất cha ông để lại, đồng thời mở ra một cung cách làm ăn, tổ chức cuộc sống kiểu mới. Vượt qua muôn vàn khó khăn, những người tiên phong đã phát triển được một cộng đồng thịnh vượng, đóng vai trò quan trọng cho sự ra đời nhà nước Israel.

Hiện có khoảng trên dưới 300 kibbutz hiện diện khắp nơi ở Israel. Kibbutz chiếm khoảng 2,4% dân số cả nước, đóng góp trên 30% sản lượng nông nghiệp, 6,3% sản lượng công nghiệp Israel và có vai trò ngày càng có ý nghĩa trong hoạt động du lịch... Một Kibbutz điển hình gồm nhà cửa và ruộng vườn của các thành viên, nhà mẫu giáo, các công trình công cộng (nhà ăn, thư viện, bể bơi, trạm y tế...) và khu sản xuất (chuồng trại chăn nuôi, vườn cây, ao cá... và các nhà máy công nghiệp, thường với quy mô dưới 100 công nhân).

Mẫu hình Kibbutz đã và đang tự chuyển mình. Tư tưởng bình đẳng vẫn được duy trì, song hoạt động kinh doanh ngày càng mang tính thị trường. Cũng có những Kibbutz được “tư nhân hóa”, song ý tưởng về chia sẻ tài sản trong mua bán và sử dụng để tiết giảm chi phí vẫn được vận dụng (theo giới thiệu của hướng dẫn viên du lịch). Đặc biệt, thế hệ hiện tại nỗ lực nhiều hơn để vượt qua những thách thức trong kỷ nguyên cách mạng công nghệ.

Có lẽ bài học lớn nhất từ câu chuyện Kibbutz là quá trình hình thành, phát triển, thích ứng và thay đổi gắn với 4 chiều cạnh chính: (i) Chia sẻ lợi ích và phúc lợi xã hội; (ii) Đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh; (iii) Tôn trọng dân chủ và cơ chế chọn người đứng đầu đủ năng lực; (iv) Thúc đẩy học hỏi, sáng tạo. Người Israel thường nói vui: Kibbutz chính là câu chuyện thành công đi từ chủ nghĩa cộng sản/chủ nghĩa xã hội lên chủ nghĩa tư bản. Thực tế, mô hình sản xuất công – nông nghiệp nông thôn vẫn tồn tại và phát huy hiệu quả ở Israel.

Du lịch của Israel: lợi thế và cách làm

Dù đặt trong tình trạng chiến tranh, song Israel vẫn rất quan tâm du lịch và ngành du lịch đóng vai trò rất có ý nghĩa trong phát triển kinh tế và quảng bá hình ảnh đất nước, con người Israel. Năm 2016, có khoảng 4,5 triệu khách du lịch đến Israel.

Cảm nhận chung là phong cảnh, kiến trúc ở Israel không quá kỳ vĩ, hùng tráng. Song Israel thực sự vẫn hấp dẫn khách du lịch, do biết tận dụng lợi thế riêng và cso cách làm thích hợp, khôn khéo.

Israel có những nét rất độc đáo lịch sử, tôn giáo (tích sử gắn với địa danh, kiến trúc, con đường huyên thoại,...) và một số “vùng địa lý có một không hai”

(Biển hồ Galilee; Biển Chết,...). Vấn đề an ninh (từng gây tổn hại cho ngành du lịch), việc cùng chung sống của người Do Thái với người Ả Rập và cả kỳ tích phát triển nông nghiệp, phát triển kinh tế cũng được khai thác tạo sự hấp dẫn, cả “tò mò” đối với khách du lịch. Chính đây là những lợi thế để Israel thúc đẩy du lịch tôn giáo, tâm linh, du lịch khám phá và cả du lịch học hỏi cùng trải nghiệm.

Không khác nhiều nước, Israel cũng kết hợp du lịch với quảng bá và bán hàng (như đồ mỹ phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ, kim cương,...). Song việc kết hợp không chỉ nhẹ nhàng, mà quan trọng là cách quảng bá, giới thiệu sản phẩm rất chuyên nghiệp, rất tinh tế, tạo ấn tượng sâu sắc và niềm tin cao.

Đặc biệt, vai trò của hướng dẫn viên là cực kỳ quan trọng. Đoàn công tác có may mắn là được một hướng dẫn viên chuyên nghiệp, có kiến thức rộng, và rất hiểu biết đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội Israel đi cùng (ông biết đến 5 ngoại ngữ và lại có tài ăn nói lôi kéo sự quan tâm của khách). Chính vì vậy, đất nước con người Israel cũng trở nên sống động và ai nghe cũng muốn tìm hiểu nhiều hơn, kỹ hơn về Israel.

Văn hóa lãnh đạo và văn hóa kinh doanh

Như đã nêu ở mục đầu, Israel phát triển được như ngày hôm nay có vai trò rất lớn của lãnh đạo các ngành, các cấp và đặc biệt là của các doanh nhân. Văn hóa lãnh đạo có vai trò rất lớn trong việc tạo ra môi trường kinh doanh sáng tạo, động viên được mọi tầng lớp người dân tham gia khởi nghiệp. Nhiều CEO hàng đầu của thế giới cho rằng Israel là môi trường tốt thứ 2 đối với doanh nhân sau Hoa Kỳ.

Quy trình lựa chọn lãnh đạo dựa trên thực tài theo quy trình minh bạch. Văn hóa lãnh đạo ở Israel là văn hóa phản biện, chấp nhận cái mới, nhấn thân vào cái mới, chấp nhận để người khác phê bình. Mục tiêu của lãnh đạo là tối ưu hóa sự chịu đựng và phản biện của cấp dưới, không khuyến khích cấp dưới “làm theo”

THÁNG 10 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ 65

Page 66: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

máy móc, rập khuôn. Luôn luôn hoài nghi, phản biện, thách thức cách làm cũ, đặt câu hỏi cho tất mọi thứ để rồi cải tiến tốt hơn. Văn hóa tùy cơ ứng biến, không theo công thức, tạo cơ hội cho các ý tưởng sáng tạo, khởi nghiệp trong tất cả các hoạt động kinh tế, xã hội của Israel.

Văn hóa kinh doanh là chìa khóa quan trọng để thúc đẩy phát triển. Tinh thần doanh nhân kinh doanh có đặc trưng từ việc tận dụng tài năng chuyên môn của các kỹ sư, nhà khoa học, nhà quản lý, người tiếp thị... đến thương mại hóa các ý tưởng triệt để một cách thực dụng. Đối với doanh nhân Israel sự khởi nghiệp “thất bại là mẹ của thành công”, trên thực tế doanh nghiệp khởi nghiệp của Israel thất bại cũng bằng mức trung bình của thế giới, nhưng văn hóa và quy định của Israel xây dựng một thái độ độc đáo đối với sự thất bại: đó là người lãnh đạo cố gắng đưa các doanh nghiệp thất bại quay trở lại sân chơi, không bỏ mặc họ đứng ngoài cuộc. Xã hội nhìn nhận sự thất bại như rủi ro nghề nghiệp. Thất bại được tạo cơ hội làm lại, doanh nghiệp thất bại vẫn tạo ra áp lực cạnh tranh mạnh mẽ hơn đối với các doanh nghiệp đang còn hoạt động và như vậy thúc đẩy, kích thích sự tiến

bộ của xã hội phát triển. Người dân Israel xử sự một cách quyết đoán, có tư duy độc lập, chứ không phục tùng một chiều, có khát vọng và tầm nhìn.

Quan hệ đối tác Việt Nam - Israel

Tháng 8/2014, Việt Nam và Israel ký kết Hiệp định Hợp tác kinh tế và thương mại. 29/05/2016 Israel chính thức công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đầy đủ. Hiện hai nước đang tiến hành đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Israel (VIFTA). Quan hệ đối tác Việt Nam - Israel đã có bước phát triển về chất khoảng 10 năm lại đây, thể hiện rõ nhất qua hoạt động đầu tư và thương mại, giáo dục và trao đổi kinh nghiệm.

Tính đến cuối năm 2016, Israel có 27 dự án đầu tư vào Việt nam với tổng vốn 64,4 triệu USD, tập trung nhiều nhất vào công nghiệp chế tạo (7 dự án; vốn đầu tư 42,5 triệu USD) tiếp đó là lĩnh vực y tế, hoạt động trợ giúp xã hội (3 dự án; vốn đầu tư 10,7 triệu USD), rồi đến nông – lâm – thủy sản, logistics... Đa số dự án là theo hình thức 100% vốn nước ngoài. Các nhà đầu tư Israel mới có mặt tại 6/63 tỉnh thành của Việt Nam

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trong một cuộc gặp mặt với các doanh nhân Israel gần đây. Ảnh tư liệu

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 10 - 2017 66

diễn đàn đầu tư

Page 67: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

(Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Định, Bắc Ninh, An Giang).

Năm 2015, kim ngạch xuất nhập khẩu của 2 nước đạt 2,3 tỷ USD (XK từ Israel: 1,7 tỷ USD; XK từ Việt Nam: gần 0,6 tỷ USD), tăng 93% so với năm 2014. Năm 2016, kim ngạch thương mại song phương chỉ đạt hơn 1,2 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Israel chủ yếu là điện thoại, linh kiện, giày dép, cà phê, hạt điều, dệt may, thủy sản và nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị công nghệ cao, phân bón,...

Ngoài đầu tư và thương mại, Israel hỗ trợ Việt Nam trên các lĩnh vực phát triển, nông nghiệp và giáo dục, đào tạo. Israel còn triển khai nhiều dự án chuyển giao công nghệ (chăn nuôi, trồng trọt, tưới tiêu,...) tại nhiều địa phương Việt Nam. Từ năm 2008 đến 2016, Israel tiếp nhận hơn 2130 tu nghiệp sinh Việt Nam sang vừa học vừa làm tại các nông trại Israel trong thời hạn 1 năm. Israel cũng đã đón nhận khoảng 1.400 lao động nông nghiệp Việt Nam làm việc trong thời hạn 5 năm từ 2010. Hợp tác quốc phòng Việt Nam – Israel cũng được thúc đẩy trong những năm lại đây.

Quan hệ đối tác Việt Nam – Israel, nhất là về kinh tế, mang tính bổ sung rõ rệt (Israel ở trình độ phát triển cao hơn). Tuy nhiên điều có thể thấy là mức độ hợp tác, “làm ăn” giữa hai nước thấp hơn rất nhiều tiềm năng có được. Vậy đâu là những rào cản, trở ngại trong thúc đẩy quan hệ đối tác Việt Nam – Israel trở nên sâu sắc, thực chất hơn nữa?

Một là vấn đề nhận thức tầm quan trọng quan hệ đối tác 2 nước cần ở mức nào. Cụ thể hơn đó là sự hiểu biết lẫn nhau cả về chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa,...cũng còn nhiều hạn chế. Trong một số khía cạnh, định kiến cũ về nhau vẫn còn không ít, dù hai nước tôn trọng nhau (cảm nhận rất rõ trong thời gian công tác của Đoàn ở Israel).

Hai là những khó khăn, kể cả mâu thuẫn dễ nảy sinh, trong cách tiếp cận ứng xử về các vấn đề địa – chính trị khu vực Trung Đông và toàn cầu, mà quan hệ đối tác Việt Nam – Israel là một phần trong đó.

Ba là cách thức hợp tác, triển khai dự án đầu tư, kinh doanh, hỗ trợ lẫn nhau có thể còn chưa thiết thực, thiếu “thực dụng” và thiếu sự dẫn dắt của thị trường.

Chính vì vậy, Việt Nam cần có những định hướng quan trọng trong thúc đẩy quan hệ đối tác Việt Nam – Israel. Đó có thể là:

- Đẩy mạnh các hoạt động (như xúc tiến đầu tư thương mại; trao đổi thông tin cấp nhà nước, truyền thông, quảng bá, hội thảo, giao lưu,...) để hai nước,

các tầng lớp xã hội, nhân dân hai nước hiểu biết tốt hơn, sâu sắc hơn về tình hình kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán...

- Lựa chọn lĩnh vực ưu tiên (ví dụ như R&D, nông nghiệp công nghệ cao, đào tạo hỗ trợ startup, FDI trên một số lĩnh vực) để có sự phối hợp, hợp tác (chính phủ, doanh nghiệp, trường viện) thiết thực, có lộ trình gắn với kết quả cụ thể.

- Đồng hành, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hai nước hợp tác kinh doanh (đầu tư, thương mại, du lịch,...) thật sự thiết thực, cùng có lợi, trên nguyên tắc thị trường. Những thông lệ tốt, những kinh nghiệm tốt và những bài học quý cần được nhân rộng.

- Xây dựng tầm nhìn chiến lược về quan hệ đối tác Việt Nam – Israel, định vị vai trò của quan hệ đối tác hai nước đối với khu vực và thế giới cùng bước đi và hành động thích hợp trong tiếp cận các vấn đề khu vực Trung Đông và trong ứng xử với các nước lớn, các nước trong khu vực Trung Đông và các tổ chức quốc tế.

ĐoàN CôNg TáC Do PgS.TS NgUyễN HồNg VINH, NgUyêN Ủy VIêN TRUNg ƯơNg ĐảNg, NgUyêN TổNg BIêN TậP Báo NHâN DâN, CHUyêN gIA CAo CấP HọC VIệN CHíNH TRị CôNg AN NHâN DâN LàM TRƯởNg ĐoàN; ĐồNg CHí CAo VIếT SINH, CHUyêN gIA CAo CấP, Cố VấN Bộ TRƯởNg KH&ĐT LàM PHó TRƯởNg ĐoàN. ĐoàN gồM 12 THàNH VIêN Là CáC NHà Báo, CHUyêN gIA, CáN Bộ LàM CôNg TáC NgHIêN CứU Và QUảN Lý KINH Tế.

ĐoàN CôNg TáC Đã LàM VIệC VớI HIệP HộI CáC NHà SảN XUấT CôNg NgHIệP CHế TáC ISRAEL (MAI) Và VIệN XUấT KHẩU Và HợP TáC QUốC Tế ISRAEL; KHảo SáT CôNg Ty TNHH THIếT Bị NôNg NgHIệP gREEN 2000. ĐoàN CũNg Có BUổI TRAo ĐổI VớI ĐạI Sứ QUáN VIệT NAM TạI ISRAEL Để TìM HIểU THêM Về ĐấT NƯớC ISRAEL Và MốI QUAN Hệ HợP TáC PHáT TRIểN gIữA VIệT NAM Và ISRAEL.

THÁNG 10 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ 67

Page 68: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

Tôi ngồi ngây ra vì tin này. Đã nghe nói, đã mong ước, bàn luận nhiều, vậy mà bây giờ hiện thực ấy sắp hiện ra, lại có cảm giác như đang ở giữa một giấc mơ.

Nguyễn là bạn đồng môn với tôi ở trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Anh học trước tôi một năm, khoa Vô tuyến điện. Chúng tôi cùng một nhóm bạn trong trường đại học có sở thích văn học, yêu thơ và tập làm thơ. Sau này, một số trong nhóm ấy đã thành danh, có những tác phẩm được công bố, bạn đọc ít nhiều biết tới tên tuổi. Nguyễn với tôi còn có một đam mê nữa, đó là thích nghe nhạc cổ điển. Cũng không biết gì nhiều và bài bản lắm về nhạc cổ điển, thích thì lặng yên tìm nghe, lặng đi mà thưởng thức và tưởng tượng. Có một lần, đi đâu đó dưới con phố Hàng Chuối, Nguyễn nghe thấy tiếng đàn piano vọng từ gác cao của một căn nhà

vương xuống hè phố đêm, anh dừng lại... “Đêm tôi đi qua con phố nhà em/Tiếng dương cầm cứ níu chân tôi lại” – Câu thơ đầu tiên trong bài thơ tình ấy của Nguyễn đã mở đầu cho một cuộc theo đuổi da diết với cô sinh viên khoa piano, Nhạc viện Hà Nội.

Nhưng đó là một cuộc tình đơn phương, chỉ từ phía Nguyễn. Anh tìm hiểu, biết được vài điều về cô sinh viên ấy, viết bao nhiêu thơ tình thả vào chiếc hộp thư con treo ở cửa nhà cô. Rồi cũng được cô chú ý, được nói chuyện chút ít cùng cô. Nguyễn kéo tôi nhiều lần sang Nhạc viện, những buổi cô biểu diễn báo cáo hay tham dự các cuộc thi, lần nào Nguyễn cũng cố xoay ra chút tiền còm, mua mấy bông hoa hồng đem tặng nàng... Nhưng cô sinh viên ấy đã có nơi có chốn. Nguyễn là một chàng trai nghèo, từ miền Trung ra Hà Nội học, dẫu cũng tài hoa trong mắt nhiều bạn cùng

TA BAY Từ VÂN ĐỒN! “năm tới, ta Bay vân đồn nhé!”. tôi đọc đi đọc lại cái tin nhắn của anh Bạn cùng học đại học với tôi ngày nào. chưa hiểu rõ ý tứ lắm, tôi Bốc máy gọi lại. Bạn tôi cười khà khà, rồi nói dài, như reo vui: “vân đồn Sắp có Sân Bay rồi! tết tới ông Xuống đây thực hiện kế hoạch mình đã Bàn. tôi có Bổ Sung là ta Sẽ cất cánh từ Sân Bay vân đồn, đi thăm thú rồi về, lại hạ cánh ở vân đồn. hai lần ngồi máy Bay lên Xuống, tha hồ ngắm vịnh Bái tử long và hạ long từ trên cao, cho thỏa con mắt đã, Sau đó ta mới đi điền dã”.

nguyễn thành phong

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 10 - 2017 68

kinh tế phát triển

Page 69: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

trường, nhưng “nước non” gì so với một cô gái xinh đẹp và tài năng, chơi piano, con nhà quan chức ở Thủ đô? Cuộc tình đơn phương, ào ạt ấy, rồi cuối cùng cũng phải kết thúc như một lẽ thường tình…

Tốt nghiệp đại học, Nguyễn tham gia khóa đào tạo sỹ quan dự bị điều khiển tên lửa và pháo phòng không. Rồi Nguyễn được chọn vào quân đội, được điều ra đóng quân ở đảo Cái Bầu. Đêm cuối cùng chia tay Hà Nội để đi nhận nhiệm vụ, Nguyễn rủ tôi, hai thằng đi bộ đến đứng dưới đoạn vỉa hè phố Hàng Chuối thân thuộc, lặng lẽ nghe tiếng đàn dương cầm thánh thót, dào dạt, rải xuống từ cửa sổ gác cao căn nhà ở thật gần mà vẫn rất xa…. Khuya, đàn đã gấp cánh lại rồi, Nguyễn bá vai tôi, bước đi cắm cúi, lặng lẽ như cố xa dần một ký ức… Lúc ấy, tôi nghĩ, cu này còn khổ đau dài lâu với mối tình đơn phương này…

Thật may, Nguyễn đã đóng quân ở đảo Cái Bầu. Cái Bầu, tên cũ gọi Kế Bầu, là tên của hòn đảo lớn nhất, cũng là trung tâm của quần đảo nơi vùng biển Đông Bắc đất nước mang tên Vân Đồn. Và tình yêu đất với người Vân Đồn đã dần dần xâm chiếm tâm hồn Nguyễn. Vân Đồn, với gần 600 hòn đảo thuộc huyện Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Những ngày đóng quân ở đấy, khi được nghỉ ngơi, Nguyễn rất ít khi về đất liền Cẩm Phả, mà theo ngư dân, theo thợ sơn tràng, đi rộng ra phía biển, đến các đảo xa để tìm hiểu cảnh vật và con người nơi đây. Rồi anh có người yêu, một cô gái nhà ở bến Cái Rồng. Nguyễn gọi tôi ra chơi, làm một chuyến điền dã. Hồi đó, cách đây đã ba mươi năm…

Trong chuyến đi điền dã vùng Vân Đồn, Nguyễn say mê nói với tôi về lịch sử. Thì ra, con người đã có mặt trên các đảo của vùng biển đảo này rất sớm, từ thời kỳ đồ đá mới. Di chỉ khảo cổ Hang Soi Nhụ có trước cả Văn hóa Hạ Long. Nguyễn dẫn tôi đến thôn Ðá Bạc, thuộc xã Minh Châu, đứng trước khu mộ cổ thời nhà Hán. Do ở cửa ngõ của vùng quần đảo hiểm yếu nên, theo sử sách, năm 980 ở đây đã có đồn Vân (đồn Mây, sau thành tên Vân Đồn), trấn giữ vùng biển Đông Bắc của quân đội nhà Tiền Lê. Triều Lý, năm 1149, vua Lý Anh Tông cho lập trang Vân Ðồn. Trận Vân Đồn năm 1288 trên dòng sông Mang ở Quan Lạn, gắn liền với tên tuổi của danh tướng Trần Khánh Dư, quân dân nhà Trần đã đánh tan đoàn thuyền của Trương Văn Hổ, góp phần quan trọng vào chiến thắng Bạch Đằng. Vân Đồn phát triển thành thương cảng đầu tiên của Đại Việt, mở ra giao thương với các nước khu vực Đông Á và thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia... Thương cảng Vân Đồn với các bến thuyền cổ, trung chuyển hàng hoá gồm hương liệu, gốm sứ, lâm thổ sản dọc sông Bạch Đằng, Cửa Lục cho tới các đảo Cống Đông, Quan Lạn. Tại đảo Cống Đông, các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu tích của nhiều công trình kiến trúc Phật giáo quy mô

thời Trần như chùa, tháp, nhiều di vật bia đá, lan can, chân kê cột... Đây là những minh chứng cho sự phát triển phồn thịnh thời nhà Trần. Thương cảng Vân Đồn thịnh vượng suốt các triều đại Lý, Trần, Hậu Lê, rồi suy thoái và bị lãng quên vào thời nhà Mạc.

Vân Đồn đã nhiều lần thay tên, có lúc là huyện, có lúc là châu. Tháng 12/1948, Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập huyện Cẩm Phả (được tách ra khỏi thị xã Cẩm Phả). Huyện Cẩm Phả khi đó gồm 18 xã: Bản Sen, Bình Dân, Cô Tô, Cộng Hòa, Đài Xuyên, Ðoàn Kết, Ðông Xá, Hạ Long, Minh Châu, Ngọc Vừng, Quan Lạn, Tân Hải, Thạch Hà, Thắng Lợi, Thanh Lân, Văn Châu, Vạn Hoa, Vạn Yên. Năm 1981, thị trấn Cái Rồng được thành lập, sáp nhập xã Tân Hải vào xã Ngọc Vừng và sáp nhập xã Thạch Hà vào các xã Đông Xá, Hạ Long và thị trấn Cái Rồng.

Trong chuyến đi điền dã với Nguyễn, tôi có thật tròn đầy cái cảm giác về một vùng đất vùng biển rất nên thơ, trầm tích bao nhiêu giá trị lịch sử. Bao nhiêu tiếng gươm khua, tiếng giáo mác và máu đổ, mà tên đất, tên núi vẫn cứ hiền hòa, những Vạn Yên, Vạn Hoa, Chàng Ngo, Nàng Tiên, Thiên Nga… Rồi đến những tên mới, những Cộng Hòa, Đoàn Kết, Thắng Lợi… Tôi mừng cho Nguyễn tìm được ý trung nhân ở đây. Tuy nhiên, tôi nghi ngại khi Nguyễn bảo, sắp tới, Nguyễn ra quân, sẽ ở lại đây xây dựng cuộc sống mới và lập nghiệp. Tôi đã hiểu nhiều giá trị của vùng đất, vùng biển này, nhưng, nói thực, đây vẫn đang như là cô công chúa ngủ quên trong rừng, còn lâu lắm, biết đến bao giờ mới xuất hiện chàng hoàng tử đến đánh thức dậy được đây?

Nguyễn quả quyết nắm lấy tay tôi: “Mình sẽ ở đây để chứng kiến sự thay đổi lớn của Vân Đồn. Chắc chắn nó sẽ đến, không quá lâu nữa đâu!”. Y lời, Nguyễn ra quân, cưới vợ, xin vào làm việc ở một hợp tác xã vạn chài. Rồi dần dần, anh chuyển qua làm du lịch, kiểu nhỏ lẻ, dẫn một vài nhóm khách đi điền dã vùng này như đi thám hiểm. Thu nhập không bao nhiêu, nhưng biển và rừng đầy sản vật, gia đình chẳng bao giờ đói, dù có nghèo khó, cuộc sống còn đơn sơ vật dụng. Hai vợ chồng có cậu con trai đầu lòng, bắt đầu mở mang kinh doanh du lịch, kết hợp với các cơ quan ở Cẩm Phả, Hòn Gai, có thêm nhiều khách, đã có của ăn của để.

Sau Tết năm 1994, Nguyễn lên Hà Nội chơi với tôi, khoe rối rít hai tin vui. Một là, Chính phủ đã quyết định thành lập huyện Vân Đồn, gồm cả vùng quần đảo Vân Đồn trước đây và phần đất còn lại khi thành lập thành phố Cẩm Phả. Nguyễn quả quyết rằng đây sẽ là điểm khởi đầu cho quá trình tăng tốc phát triển ở quê hương mới của anh, trước khi báo tin vui thứ hai: “Vợ tôi cũng vừa sinh thêm cô con gái. Cháu xinh đẹp lắm.

THÁNG 10 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ 69

Page 70: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

Tôi đặt tên cháu là Vân Châu, để ghi nhớ việc thành lập huyện mới Vân Đồn”. Nghe Nguyễn nói chuyện, tôi tin vào tình yêu với Vân Đồn của anh và bắt đầu để tâm theo dõi những bước chuyển biến ở vùng đất này.

Năm 2007, Khu kinh tế Vân Đồn được Chính phủ thành lập với mục tiêu trở thành một trung tâm du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao và dịch vụ giải trí cao cấp, đồng thời là trung tâm hàng không, đầu mối giao thương quốc tế. Ở đặc khu kinh tế này sẽ có một khu phi thuế quan thương mại tự do và một khu thuế quan. Đặc biệt, sẽ có Sân bay quốc tế Vân Đồn, có Cảng biển quốc tế Vạn Hoa.

Mấy năm gần đây, Quảng Ninh có những bước phát triển thần kỳ, táo bạo. Diện mạo một vùng biển Đông Bắc của Tổ quốc lầm bụi than mỏ ngày nào, nay bỗng trở nên lung linh, đầy những sắc màu, điện sáng ngang trời. Tôi đã nhiều năm đi lại vùng mỏ này, bị ám ảnh bởi hình ảnh những con đường nhỏ hẹp, lầy bùn bụi vương trên cây cỏ đất đai, vương xạm cả mặt người. Những con đường ấy nay đã thênh thang, sáng loáng và sạch sẽ. Cả một vùng biển Bãi Cháy giờ đã lột xác với khu khách sạn, khu vui chơi mới, bãi tắm mênh mông, cáp treo lên đỉnh núi để phóng tầm mắt nhìn ra non xanh nước biếc. Bên kia là Tuần Châu sầm uất, tàu thuyền san sát đưa khách ra hòa vào lòng di sản thiên nhiên Hạ Long…

Mới đây, Nguyễn nói với tôi về con đường cao tốc nối Quảng Ninh với Hải Phòng sắp thông xe, sẽ rút ngắn thời gian từ Hà Nội - Hạ Long chỉ còn độ non hai giờ ô tô. Anh hẹn Tết tới sẽ đón tôi xuống chơi Vân Đồn, nhân dịp con gái rượu Vân Châu của anh về nước sau khi tốt nghiệp khoa piano của một học viện âm nhạc danh tiếng ở Hungari. Tết tới, Nguyễn tròn 60 tuổi, anh muốn cùng tôi đi điền dã lại cung đường ngày xưa, ngắm Vân Đồn đã thay đổi thế nào, và tiện thể xem có ý gì hay góp cho cậu con trai cả của anh sắp tiếp nhận doanh nghiệp của bố, để chuẩn bị kế hoạch kinh doanh, đón đầu những bước phát triển mới ở nơi đây.

Và bây giờ, bạn tôi lại báo cho tôi tin vui nữa về Sân bay quốc tế Vân Đồn. Cụm cảng hàng không quốc tế này có tổng mức đầu tư tới 7.500 tỷ đồng, diện tích tới gần 290 ha, gồm các hạng mục là đường băng, sân bay, nhà ga, bãi đỗ xe… Nhà ga hành khách được thiết kế 2 tầng, 2 cao trình, công suất phục vụ ban đầu là 5 triệu hành khách/năm, đáp ứng được yêu cầu lưu lượng khai thác trước mắt và có thể mở rộng nhằm đáp ứng yêu cầu khai thác trong tương lai. Theo thông tin mới nhất từ nhà đầu tư, Tập đoàn Sun Group đang tập trung triển khai các hạng mục của dự án, đảm bảo đưa Sân bay Vân Đồn đi vào vận hành vào cuối tháng 2/2018.

Trong câu chuyện, bạn tôi nhiều lần cảm động, nhắc đi nhắc lại câu: “Ta bay từ Vân Đồn!”, “Ta sẽ bay từ Vân Đồn, bạn ạ!”.

Bạn tôi còn hỏi: “Ông đã bớt lãng mạn, hay bị sa sút trí tưởng tượng, mà ngạc nhiên với chuyện tôi nói như thế nhỉ?”. Tôi bảo, không phải vậy, mà thực tế phát triển ở Vân Đồn nhanh quá. Nếu so với cả quãng thời gian dằng dặc ngủ quên từ thời nhà Mạc đến nay, thì có quá sức tưởng tượng, làm nhiều người ngạc nhiên, là rất đúng thôi.

Dứt câu chuyện về Sân bay Vân Đồn, tôi hỏi về cô bé Vân Châu. Cô bé mang trong mình niềm đam mê âm nhạc cổ điển của cha cô mà phát triển lên cao hơn nhiều. Ngay từ nhỏ, Vân Châu đã đoạt được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi piano ở trong nước và quốc tế. Cô là thành viên trẻ trong dàn nhạc châu Á. Vân Châu được cử đi học âm nhạc ở nước ngoài bằng học bổng của Chính phủ Việt Nam. Năm tới Vân Châu tốt nghiệp. “Nó chắc chắn sẽ tốt nghiệp loại xuất sắc”, bạn tôi khẳng định thế. Tôi hỏi, thế ông đã biết Việt Nam sắp có một nhà hát giao hưởng và một dàn nhạc giao hưởng chưa, và có định cho con bé nhà ông tốt nghiệp về nước thi vào đây không? Tôi nói cho Nguyễn những thông tin mà tôi biết. Đó là Dàn nhạc giao hưởng Mặt trời (Sun Symphony Orchestra), nơi sẽ nuôi dưỡng và phát triển những tài năng âm nhạc cổ điển Việt Nam, mang đến cơ hội thưởng thức nhiều chương trình hoà nhạc được tổ chức thường xuyên, nhiều nghệ sỹ nổi tiếng thế giới sẽ đến đây để cùng trình diễn với dàn nhạc trong các buổi hoà nhạc đẳng cấp quốc tế dành cho khán giả trên khắp đất nước Việt Nam. Môi trường làm việc và biểu diễn của Dàn nhạc giao hưởng Sun Symphony Orchestra sẽ là một nhà hát Opera độc đáo, với những trang thiết bị âm thanh, nhạc cụ và điều kiện cơ sở vật chất tiêu chuẩn quốc tế. Nhà hát Opera được thiết kế bởi kiến trúc sư lừng danh Renzo Piano, người được Hội đồng giám khảo Pritzker Prize - Giải thưởng được xem như giải Nobel kiến trúc, so sánh ngang với Leonardo da Vinci, Michelangelo và Brunelleschi. Ông Renzo Piano cũng là tác giả của những công trình nhà hát đã đi vào lịch sử kiến trúc hiện đại như Auditorium Parco della Musica tại Rome hay Auditorium Niccolo Paganini tại Parma (nước Ý)...

Giờ thì đến lượt Nguyễn ngạc nhiên: “Tôi thấy như một giấc mơ ấy, ông ạ. Đây chính là nơi mà tôi mong ước cho con gái tôi được cống hiến, được tỏa sáng”. Khi tôi nói cho Nguyễn biết, cái nhà hát và dàn nhạc giao hưởng ấy, cũng là từ một chủ đầu tư, đã đầu tư làm Sân bay Vân Đồn, thì Nguyễn càng hứng khởi: “Đó là những điều thần kỳ có thật! Tôi tin những tài năng âm nhạc của Việt Nam sẽ tỏa sáng ở đây, như thực tế là năm tới, ta sẽ bay từ Vân Đồn ấy, bạn của tôi ơi!”.

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 10 - 2017 70

kinh tế phát triển

Page 71: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

Theo Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2009, Vân Đồn

được xác định là Trung tâm du lịch biển đảo chất lượng cao, dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp vùng Bắc Bộ, là đầu mối giao thương quốc tế…Để hoàn thành mục tiêu này, tỉnh Quảng Ninh và huyện Vân Đồn đã tích cực phối hợp cùng các nhà đầu tư chiến lược, đẩy nhanh tốc độ triển khai các dự án trọng điểm mang tính đột phá. Tập đoàn Sun Group hiện đang là nhà đầu tư tiên phong và chiến lược tại Vân Đồn với dự án Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn và một số dự án khác.

Dự án Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 7.500 tỷ đồng với tổng diện tích là 288,38ha gồm các hạng mục là đường băng, nhà ga, bãi đỗ xe. Trong đó, có 2 hạng mục chính là sân bay và nhà ga hành khách.

Theo đó, nhà ga hành khách được thiết kế 02 tầng, 02 cao trình, công suất thiết kế nhà ga đáp ứng lưu lượng 5.000.000 hành khách/năm; Với lựa chọn công suất thiết kế nhà ga như trên sẽ đáp ứng được yêu cầu khai thác trước mắt và có thể mở rộng nhằm đáp ứng yêu cầu khai thác trong tương lai, không bị quá tải trong thời gian ngắn.

Tập đoàn Sun Group đang cấp tập triển khai các hạng mục của dự án cảng hàng không Vân Đồn đảm bảo đưa sân bay đi vào vận

hành vào năm 2018. Tính đến thời điểm này khu bay đảm bảo yêu cầu tiến độ chung của dự án, dự kiến hoàn thiện vào cuối tháng 2/2018. Khu hàng không dân dụng đang triển khai công tác dọn dẹp mặt bằng, phối hợp với chính quyền thực hiện giải phóng mặt bằng, bóc đất hữu cơ, công tác lán trại tạm chuẩn bị thi công.

Thông Tin Tổng quan về dự án

Tiến Độ ThựC hiện Của dự án Sân bay

THÁNG 10 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ 71

Page 72: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

FHS đủ điều kiện để tiếp tục phát triển?

Sự cố môi trường biển gây hải sản chết bất thường tại một số tỉnh miền Trung xảy ra vào năm 2016 đã để lại hậu quả rất nghiêm trọng trên nhiều phương diện, lĩnh vực, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế đất nước, đặc biệt đối với 4 tỉnh miền Trung là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.

Ngay sau khi sự cố xảy ra, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương, các địa phương đã vào cuộc quyết liệt để sớm tìm ra nguyên nhân; chỉ đạo khôi phục sản xuất, xây dựng chính sách hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống… Sau hơn một năm triển khai thực hiện, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, nhất là các Bộ, ngành, địa phương liên quan trực tiếp, công tác giải quyết, khắc phục sự cố môi trường đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng.

Để giám sát chặt chẽ việc khắc phục hậu quả của Formosa, Bộ TN&MT đã thành lập Hội đồng kỹ thuật, Tổ giám sát và ban hành kế hoạch, lộ trình khắc phục

các tồn tại, vi phạm về BVMT và kế hoạch giám sát môi trường của Formosa. Hiện FHS đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng và đưa vào triển khai các hạng mục công BVMT bổ sung như hệ thống hồ sinh học kết hợp với ứng phó sự cố, 4 trạm quan trắc nước thải online tự động, 15 trạm quan trắc online khí thải. Kết quả giám sát liên tục của Bộ TN&MT từ tháng 7/2016 đến nay cho thấy, nước thải, khí thải của Formosa trước khi thải ra môi trường đều đạt quy chuẩn môi trường cho phép; chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp thông thường, chất thải rắn sinh hoạt đã được Formosa quản lý đúng quy định. Nhìn chung, vấn đề môi trường của Formosa đã được kiểm soát tốt.

Đối với môi trường xung quanh, kết quả phân tích chất lượng nước, trầm tích đáy và thủy sinh vật biển ven bờ khu vực hoạt động của Formosa cơ bản đạt quy chuẩn cho phép. Riêng kết quả phân tích chất lượng nước ngầm lấy ở 5 vị trí bên trong và 5 vị trí bên ngoài Formosa cho thấy, nước ngầm có hiện tượng ô nhiễm một số thông số, gồm: chỉ số Pecmanganat, Amonia, er, F, Cd, Pb, Mn và Fe.

một năm rưỡi sau thảm họa môi trường:

FoRMoSA Đã BắT ĐẦUxUấT KHẩU THép

“hơn một năm nhìn lại Sự cố ô nhiễm môi trường 4 tỉnh miền trung việt nam, chúng tôi đã rút ra được Bài học kinh nghiệm cảnh giác và theo đúng quy định pháp luật để kiểm tra hoạt động vận hành của nhà máy; giải quyết tốt vấn đề nước thải, khí thải và chất thải rắn; làm tốt công tác Bảo vệ môi trường, đồng thời Bền vững kinh doanh và phát triển ở việt nam”, lãnh đạo công ty tnhh gang thép hưng nghiệp FomorSa hà tĩnh (FhS) cho Biết.

ViỆt hưƠng

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 10 - 2017 72

kinh tế phát triển

Page 73: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

Trong chuyến thị sát và kiểm tra về sự đảm bảo môi trường tại công ty này cuối tháng 9 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, dự án khu liên hợp gang thép của FHS là dự án có quy mô lớn nhất từ trước tới nay về đầu tư tại Việt Nam, đáp ứng mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH toàn diện trên cả nước. Tuy nhiên, việc FHS đã để xảy ra sự cố môi trường nghiêm trọng và đáng tiếc tại Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Trước sự cố này, Chính phủ, các bộ, ngành đã tập trung chỉ địa phương nhanh chóng khắc phục sự cố. Phía FHS đã tự nguyện nhận trách nhiệm và xin lỗi người dân và Nhà nước Việt Nam, bồi thường, hỗ trợ cho người dân 4 tỉnh miền Trung.

Từ sự cố đó, phía doanh nghiệp chủ động khắc phục các lỗi vi phạm, nỗ lực quan tâm đầu tư kinh phí đổi mới công nghệ, cải tạo, nâng cấp các công trình xử lý môi trường, ứng phó và phòng ngừa sự cố; đặc biệt đã đầu tư bổ sung hệ thống hồ chỉ thị sinh học và ứng phó sự cố; mời các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm trên thế giới để lập phương án chuyển đổi công nghệ làm nguội than cốc từ ướt sang khô. Hiện nay, nhà đầu tư đã khắc phục được 52/53 số lỗi vi phạm; đã cho ra sản phẩm thép cán nóng đầu tiên trong điều kiện môi trường cơ bản đã được khắc phục. Điều quan trọng hơn hết là việc bồi thường, hỗ trợ cho nhân dân Hà Tĩnh và 3 tỉnh còn lại cơ bản đã được hoàn thành; môi trường biển miền Trung đã hồi sinh...

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh, ông Lê Đình Sơn xác nhận: “Sau nhiều đợt đích thân ông cùng với các ban ngành địa phương trực tiếp giám sát, kiểm tra định kỳ mọi hoạt động của FHS thì đến nay, sau 4 tháng vận hành thử nghiệm lò cao và cho ra lượng sản phẩm phôi thép khổng lồ... Đến thời điểm này có thể khẳng định FHS đủ điều kiện để tiếp tục hoạt động”.

Trả lời phỏng vấn Tạp chí Nhà đầu tư, phía FHS cho rằng hơn 1 năm nhìn lại sự cố ô nhiễm môi trường biển miền Trung Việt Nam, phía FHS rút ra được nhiều kinh nghiệm, bày tỏ thái độ có trách nhiệm một cách sát sao. “Qua lần này công ty chúng tôi sẽ có kinh nghiệm cảnh giác và theo đúng quy định của pháp luật để kiểm tra hoạt động vận hành của nhà máy, giải quyết tốt vấn đề về nước thải, khí thải và chất thải rắn, làm tốt công tác bảo vệ môi trường đồng thời bền vững kinh doanh và phát triển ở Việt Nam”, Ban điều hành FHS Hà Tĩnh bày tỏ.

Hơn thế, trước sự mở lòng với doanh nghiệp, đón nhận thiện chí của người dân cũng như chính quyền các cấp tại Việt Nam. “Chúng tôi xem đó là một đặc ân, Công ty FHS vô cùng cảm ơn sự giám sát và hướng

dẫn chỉ đạo của chính phủ Việt Nam đối với các hoạt động cải thiện bảo vệ môi trường, cũng dựa vào chính quyền tỉnh Hà Tĩnh nhằm giúp duy trì an ninh trật tự xung quanh nhà máy, để nhân viên công ty và nhà thầu có thể an tâm làm việc”, đại diện FHS chia sẻ.

Gang thép FHS đã xuất khẩu sang Đông Á và Đông Nam Á

Theo báo cáo từ phía công ty FHS, theo kế hoạch giai đoạn 1 của dự án, nhà máy thép sẽ có 2 lò cao, tính đến ngày 30/9, sản lượng phôi thép đạt 789.319 ngàn tấn, gang lỏng đạt 894.274 ngàn tấn, thép cuộn cán nóng đạt 781.521 ngàn tấn và thép dây cuộn, thép thanh đạt trên 100 ngàn tấn. Hiện nay, với công suất vận hành ổn định của lò cao, công suất sản xuất gang lỏng đạt khoảng 9.000 tấn/ngày. Như vậy, dự kiến đến cuối năm 2017, sản lượng gang thép của FHS sẽ phục vụ nhu cầu thị trường tại các nước Đông Nam Á và Đông Á với tổng sản lượng ước đạt 1,5 triệu tấn.

Thực hiện cam kết với Chính phủ Việt Nam về môi trường, phía FHS cho biết: “Dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của Bộ Tài nguyên môi trường và tỉnh Hà Tĩnh, chúng tôi đã tích cực bắt tay vào thực hiện các hạng mục cải thiện bảo vệ môi trường và phương án tối ưu hóa, đồng thời dưới sự giảm sát của đoàn kiểm tra thường trú tại nhà máy từng bước các hạng mục đã hoàn thành, thiết bị giám sát liên tục nước thải và khí thải đã được truyền đến sở tài nguyên môi trường tỉnh Hà Tĩnh, trong quá trình giám sát online đến nay đều phù hợp với tiêu chuẩn xả thải. Còn công nghệ than cốc ướt chuyển sang công nghệ than cốc khô sẽ hoàn thành vào tháng 6/2019”.

Nói về môi trường đầu tư, phía FHS nhận xét: “Tại khu KKT Vũng Áng được các nhà đầu tư đánh giá là một vùng tương đối bất tiện về khí hậu. Thế nhưng, sau khi FHS quyết định đầu tư vào, chỉ trong một thời gian ngắn đã gần như thay đổi được cục diện nơi đây. Minh chứng bằng con số về thuế thu nhập của địa phương (năm 1991 thu nhập thuế khoảng 860.000 USD, năm 2015 thu nhập thuế của tỉnh Hà Tĩnh đạt 570 triệu USD, trong đó có tới 1.847 tỷ đồng của FHS) bởi, Hà Tĩnh là địa phương với thu nhập thuế cao nhất miền Bắc Việt Nam. FHS kỳ vọng về tiềm năng của KKT Vũng Áng và FHS sẽ là đơn vị làm nên sự dẫn đầu, kéo theo sự phát triển của khu vực và địa phương”.

“Công ty FHS sẽ duy trì vận hành ổn định lò cao số 1 và nhà máy luyện thép, để có được giấy phép chính thức hoạt động. Đồng thời, công ty FHS cũng sẽ tận lực đưa lò cao số 2 vào thử nghiệm, ngoài sự phát triển kinh tế Việt Nam thì còn tạo cơ hội việc làm tại địa phương”, đại diện Ban điều hành FHS cho biết.

THÁNG 10 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ 73

Page 74: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

20 mẫu xe được thiết kế riêng cho VINFAST đến từ 4 studio thiết kế xe lừng danh thế giới: Pininfarina, Zagato, Torino và Ital Design. Là

4 tên tuổi đã sáng tạo nên những “tuyệt phẩm huyền thoại” cho Audi, Bentley, BMW, Cadillac, Ferrari, Jaguar, Lamborghini, Mercedes-Benz, Porsche, Rolls-Royce…- Pininfarina, Zagato, Torino và Ital Design đã mang đến cho VINFAST một bộ sưu tập ấn tượng và đẳng cấp.

Cụ thể, nhà Pininfarina đề cử các mẫu xe dũng mãnh, phóng khoáng mang hơi thở chiến binh; nhà Zagato cá tính, ngang tàng; trong khi mẫu xe nhà ItalDesign mang vẻ đẹp thể thao và thanh lịch, còn nhà Torino tràn đầy năng lượng và trẻ trung. Đặc biệt, cả ItalDesign và Torino đều thành công trong việc đưa các “biểu tượng Việt Nam” vào thiết kế một cách tự nhiên và độc đáo như mẫu xe lấy cảm hứng từ ruộng bậc thang của Torino hay mẫu xe lấy cảm hứng từ sự chuyển mình tràn đầy năng lượng của đất nước và con người Việt của ItalDesign.

Điểm thú vị là dù theo đuổi các phong cách thiết kế khác nhau nhưng các mẫu xe đều gặp nhau ở 3 tính từ nổi bật: sang trọng - thời thượng - hiện đại, tiệm cận với xu hướng của các dòng xe đẳng cấp trên thế giới.

Bên cạnh quy trình tuyển chọn được tiến hành thận trọng, bài bản và kỹ lưỡng, VINFAST cũng đã có quyết định đột phá - lần đầu tiên tại Việt Nam, đó là chủ động trưng cầu ý kiến người tiêu dùng thông qua cuộc bình chọn “Chọn xế yêu cùng VINFAST”. Đây là

cuộc bình chọn nhằm “quy đồng” các nhu cầu, mong muốn của đa số khách hàng trong nước, nhằm tìm ra 02 mẫu xe vừa sang trọng, vừa có tính hữu dụng cao; vừa thực sự phản ánh được tinh thần và triết lý Việt.

Theo đó, từ ngày 2-16/10/2017, người tiêu dùng có thể tham gia bình chọn tại website: www.

VINFAST CôNG Bố Bộ SưU Tập MẫU xE SEDAN VÀ SUV

ngày 2/10/2017, vinFaSt đã công Bố 20 mẫu thiết kế cho dòng Xe Sedan và Suv; đồng thời chính thức khởi động cuộc thi Bình chọn mẫu ô tô được yêu thích nhất. đây là lần đầu tiên, người việt được trưng cầu ý kiến để cùng nhà Sản Xuất tìm ra mẫu Xe hiện đại theo Xu hướng thế giới; đồng thời phù hợp với thị hiếu và nhu cầu thị trường việt nam.

thảo mai

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 10 - 2017 74

kinh tế phát triển

Page 75: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

binhchonmauxe.vinfast.vn. Mỗi mẫu đều được soi chiếu dưới nhiều hình ảnh từ các góc khác nhau về kiểu dáng và các bộ phận của xe để từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp. Bên cạnh việc được vote cho mẫu xe yêu thích nhất, khách tham gia còn có cơ hội rinh về các giải hấp dẫn. Trong đó, giải nhất cuộc thi có trị giá lên đến 500 triệu đồng dành cho người có bình chọn xuất sắc nhất ở 2 hạng mục Sedan và SUV. Ngoài ra, VINFAST cũng sẽ tổ chức nhiều minigame thú vị trên Fanpage để khách hàng có thể trực tiếp tham gia chia sẻ cũng như góp ý về các mẫu xe.

“Chúng tôi mong muốn người tiêu dùng sẽ đặt mình vào tâm thế trả lời câu hỏi ‘Bạn muốn sở hữu một chiếc xe thương hiệu VINFAST như thế nào trong tương lai’. Các ý kiến đóng góp là động lực quý giá để

chúng tôi sản xuất những dòng sản phẩm không chỉ an toàn, chất lượng cao mà còn có kiểu dáng đẹp, hiện đại theo xu hướng thế giới, đồng thời phù hợp với con người và địa hình Việt Nam”, ông Nguyễn Việt Quang – Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup cho biết.

Với phương châm tạo ra dòng xe thương hiệu Việt Nam – Phong cách - An toàn – Sáng tạo – Tiên Phong, hiện VINFAST đang dồn toàn bộ nguồn lực để cho ra đời chiếc ô tô đầu tiên vào tháng 9/2019. Bên cạnh công đoạn tuyển chọn, phê duyệt thiết kế xe, công ty cũng đang khẩn trương làm việc với các đối tác hàng đầu thế giới về công nghệ, tư vấn, khảo sát thị trường, nhằm nhanh chóng hiện thực hóa ước mơ xây dựng được thương hiệu xe Việt mang đẳng cấp quốc tế./.

GIảI ThưởNG CuộC bìNh ChọN mẫu xe VINFAST yêu ThíCh Có TổNG Trị GIá 1,1 Tỷ ĐồNG, Gồm:

• 1 GIẢI NHẤT: Dành cho Người tham gia đáp ứng cả 2 điều kiện sau:

(i) bình chọn đúng cả hai mẫu xe Sedan, xe SuV có tỷ lệ bình chọn cao nhất.

(ii) Dự đoán đúng tỷ lệ bình chọn thực tế cho 2 mẫu xe trên.

Trường hợp người tham gia chương trình đáp ứng điều kiện (i) nhưng không đáp ứng điều kiện (ii), ban Tổ chức sẽ trao giải cho người dự đoán tỷ lệ bình chọn cho cả 2 mẫu xe gần đúng nhất so với tỷ lệ bình chọn thực tế (có nghĩa là tổng chênh lệch bình chọn so với tỷ lệ bình chọn thực tế cho cả 2 mẫu xe là thấp nhất).

Nếu có nhiều hơn một người có cùng kết quả về tỷ lệ bình chọn dự đoán, người gửi bình chọn sớm nhất sẽ là người đạt giải.

Trường hợp không có người bình chọn đúng cho cả 2 mẫu xe: Người đạt giải Nhất sẽ phải đáp ứng điều kiện: bình chọn đúng 01 mẫu xe có tỷ lệ bình chọn cao nhất (hoặc Sedan hoặc SuV) và dự đoán đúng hoặc gần đúng nhất so với tỷ lệ bình chọn thực tế.

Nếu có nhiều hơn một người có cùng kết quả về tỷ lệ bình chọn dự đoán thì người gửi bình chọn sớm nhất sẽ là người đạt giải.

Giải thưởng dành cho giải Nhất là 1 voucher trị giá 500 triệu đồng, được sử dụng để mua hàng hóa, dịch

vụ trong hệ sinh thái của tập đoàn Vingroup.

• 2 GIảI Nhì dành cho 01 Người tham gia chương trình có bình chọn mẫu Sedan và 01 Người tham gia chương trình có bình chọn mẫu SuV được nhiều người bình chọn nhất và có dự đoán % số người bình chọn giống mình đúng hoặc gần nhất nhưng không đạt giải Nhất. (Nếu có nhiều người có cùng kết quả, người tham gia sớm nhất sẽ đạt giải).

Giải thưởng là 1 voucher trị giá 50 triệu đồng, được sử dụng để mua hàng hóa, dịch vụ trong hệ sinh thái của tập đoàn Vingroup.

• 30 GIẢI BA: Dành cho 15 người tham gia chương trình có bình chọn mẫu Sedan và 15 người chơi có bình chọn mẫu SuV được nhiều người bình chọn nhất và có dự đoán % số người bình chọn giống mình đúng hoặc gần nhất nhưng không trúng Giải Nhì. (Nếu có nhiều người có cùng kết quả, những người tham gia sớm hơn sẽ đạt giải).

Giải thưởng là 1 voucher trị giá 10 triệu đồng, được sử dụng để mua hàng hóa, dịch vụ trong hệ sinh thái của tập đoàn Vingroup.

• 100 GIẢI KHUYẾN KHÍCH: Tất cả Người tham gia chương trình hợp lệ (không trúng giải nhất, giải nhì và giải ba) sẽ có cơ hội trúng giải khuyến khích thông qua lựa chọn ngẫu nhiên. Giá trị giải thưởng là 1 thẻ VinID trị giá 2 triệu đồng.

Các voucher đều không có giá trị quy đổi thành tiền mặt. Thể lệ tham gia cuộc bình chọn vui lòng xem chi tiết tại website www.binhchonmauxe.vinfast.vn.

giải Thưởng CuộC Thi bình Chọn mẫu xe yêu ThíCh

THÁNG 10 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ 75

Page 76: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

Tiếp tục cung cấp đủ nhu cầu điện năng

Phát huy vai trò chủ đạo của Tập đoàn trong việc đảm bảo đủ điện phục vụ phát triển KT-XH đến năm 2020, trong quá trình hoạt động, EVN luôn có những giải pháp hợp lý, đảm bảo nhu cầu điện cho cả nước, trên cơ sở đề xuất các cơ chế, chính sách hợp lý; vận hành an toàn, ổn định và kinh tế hệ thống điện quốc

gia trong thị trường điện, góp phần nâng cao hiệu suất của các nhà máy điện. Cùng với đó, EVN cũng chủ động, cân đối các nguồn nhiên liệu hợp lý cho phát điện, đặc biệt là nguồn than. Đồng thời hoàn thiện, củng cố hệ thống viễn thông dùng riêng, hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu quản trị điều hành sản xuất, kinh doanh và phục vụ vận hành thị trường điện.

ĐẩY MạNH ứNG DụNG KHoA HỌC CôNG NGHỆ, NÂNG CAo HIỆU QUả QUảN TRị DoANH NGHIỆp

nghị quyết về kế hoạch Sản Xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của tập đoàn điện lực việt nam (evn) đến năm 2020 đã đề ra mục tiêu: đẩy mạnh tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp, tăng cường ứng dụng khcn vào Sản Xuất kinh doanh, giữ vững vai trò chủ đạo của tập đoàn trong ngành năng lượng việt nam.

nguyễn hữu tuấnPhó Bí thư thường trực Đảng ủy EVN

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 10 - 2017 76

kinh tế phát triển

Page 77: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

Trong đầu tư xây dựng, EVN tập trung chỉ đạo thực hiện có trọng tâm, trọng điểm các dự án, công trình nguồn và lưới điện trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh, đảm bảo chất lượng công trình và hoàn thành đúng tiến độ đề ra; chủ động rà soát Quy hoạch phát triển điện lực của các tỉnh/thành phố, có những điều chỉnh phù hợp với nhu cầu thực tế ở từng địa phương.

Đồng thời, Tập đoàn thống nhất chủ trương gắn kết hữu cơ giữa kế hoạch đầu tư xây dựng với kế hoạch sản xuất cung ứng điện, đảm bảo tính đồng bộ giữa đầu tư xây dựng các công trình nguồn với lưới điện, giữa các công trình lưới điện truyền tải và phân phối. Kiểm soát chặt chẽ vốn đầu tư trong tất cả các giai đoạn: Chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc đầu tư, nghiệm thu bàn giao và quyết toán công trình.

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ từng bước hợp lý hoá cơ cấu tổ chức của các đơn vị theo từng cấp quản lý, chuẩn hóa hệ thống chức danh theo vị trí công việc.

Đặc biệt, EVN chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nhân lực quản lý kỹ thuật vận hành, công nhân tay nghề cao; thường xuyên đổi mới, cập nhật nội dung đào tạo, tăng cường các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về công nghệ mới, kỹ thuật hiện đại, đào tạo kỹ sư tài năng, chuyên gia kỹ thuật trong các lĩnh vực mũi nhọn như quản lý hệ thống điện, truyền tải, sửa chữa nhiệt điện, tự động hóa và công nghệ thông tin, chăm sóc khách hàng...

EVN cũng đã xây dựng mới bộ “Định mức lao động sản xuất kinh doanh điện” phù hợp với yêu cầu nâng cao trình độ công nghệ và quản lý sản xuất, nhằm quản lý năng suất, định biên và tuyển dụng lao động của từng khâu sản xuất kinh doanh. Xây dựng cơ chế đánh giá kết quả thực hiện công việc theo hiệu quả, năng suất và chất lượng trên cơ sở đưa vào áp dụng hệ thống bảng điểm cân bằng (BSC) và hệ thống chỉ số đo lường hiệu suất (KPI). Rà soát, điều chuyển hợp lý lao động hiện có, mở rộng hình thức thuê lao động ngoài cho các công việc phụ trợ; nghiên cứu cơ chế, chính sách, giải quyết lao động dôi dư, không đáp ứng yêu cầu công việc.

Đặc biệt, EVN nghiên cứu, xây dựng cơ chế tiền lương gắn với kết quả thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, năng suất lao động; phản ánh đúng trách nhiệm, hiệu quả và chất lượng thực hiện công việc; xây dựng thang bảng lương theo vị trí chức danh công việc, trả lương, thưởng minh bạch, rõ ràng, phản ánh đúng trách nhiệm và tính chất công việc, gắn với hiệu

quả, năng suất và chất lượng thực hiện công việc; thu hút được lực lượng lao động chất lượng cao và đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Để đạt được những nhiệm vụ trên, Đảng ủy Tập đoàn giao HĐTV, Tổng giám đốc Tập đoàn, lãnh đạo, chỉ đạo các ban tham mưu, các đơn vị thành viên trong Tập đoàn phổ biến, quán triệt Nghị quyết, xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch, biện pháp cụ thể để tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong Nghị quyết. Đồng thời các cấp ủy đảng trực thuộc, các tổ chức đoàn thể trong Tập đoàn quán triệt Nghị quyết đến cán bộ, đảng viên, người lao động trong đơn vị, phát động thi đua hoàn thành tốt các mục tiêu, kế hoạch SX-KD được giao.

MộT số cHỉ TIêu TrOnG Kế HOạcH sX-KD và đầu Tư pHáT TrIển của Evn đến năM 2020 đẩy- Đáp ứng nhu cầu phụ tải với mức tăng trưởng điện bình quân dự kiến 10,3-11,3%/năm.

- giảm tỷ lệ điện dùng cho truyền tải và phân phối xuống 6,5%.

- Độ tin cậy cung cấp điện: giảm thời gian mất điện bình quân của một khách hàng trong năm (chỉ số SAIDI) xuống 400 phút.

- Huy động đủ vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư.

- Lưới điện cấp điện áp từ 110 kV trở lên đáp ứng tiêu chí N-1.

- Hoàn thành chương trình cấp điện nông thôn, miền núi, hải đảo.

- Năng suất lao động bình quân hàng năm tăng từ 8-10%. Sản lượng điện thương phẩm bình quân đạt 2,5 triệu kWh/CBCNV.

- Công ty mẹ - EVN và từng đơn vị thành viên sản xuất kinh doanh có lợi nhuận, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, đảm bảo đạt các chỉ tiêu quy định về đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

THÁNG 10 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ 77

Page 78: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

Công nghệ hóa các dịch vụ về điện

Hàng loạt các dịch vụ về điện như: Cấp điện mới hạ áp - trung áp; dịch vụ liên quan đến hợp đồng mua bán điện, liên quan đến hệ thống đo đếm, thanh toán tiền điện và tra cứu, tư vấn thông tin về điện… đã được EVN HANOI cho “ra đời” trên các website của Tổng công ty (http://cskh.evnhanoi.com.vn, http://evnhanoi.com.vn) và Cổng giao tiếp điện tử TP Hà Nội (http://hanoi.gov.vn) để khách hàng trên địa bàn Thủ đô truy cập, sử dụng.

Theo đó, EVN HANOI đã cung cấp các dịch vụ điện trực tuyến bao gồm:

- Nhóm dịch vụ cấp điện mới: Đăng ký mua

điện hạ áp; Cấp điện trung áp; Theo dõi tiến độ cấp điện.

- Nhóm dịch vụ liên quan đến hợp đồng mua bán điện: Thay đổi chủ thể; Gia hạn - Chấm dứt hợp đồng; Thay đổi mục đích sử dụng, số hộ dùng chung công tơ.

- Nhóm yêu cầu về hệ thống đo đếm: Yêu cầu kiểm tra, kiểm định hệ thống đo đếm.

- Nhóm dịch vụ tra cứu thông tin: Khách hàng sử dụng điện hoàn toàn có thể dễ dàng khai thác các thông tin như: Lịch tạm ngừng cấp điện, lịch ghi chỉ số, thông tin giá bán điện, danh sách điểm thu và các hình thức thu tiền điện; Tra cứu chỉ số điện năng tiêu thụ, sản lượng điện, hóa đơn tiền điện; tư vấn sử

EVN HANoI CUNG Cấp DịCH Vụ ĐIỆN TRựC TUYẾN

không phải đến cơ Sở điện lực vẫn có thể dễ dàng Sử dụng các dịch vụ về điện của evn hanoi mọi lúc mọi nơi! đó là những ưu điểm vượt trội của các dịch vụ điện trực tuyến evn hanoi đem đến cho khách hàng Sử dụng điện trên địa Bàn thủ đô.

thảo mai

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 10 - 2017 78

kinh tế phát triển

Page 79: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

Các dịch vụ điện trực tuyến EVN HANOI đang cung cấp

dụng điện an toàn, sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả; Hướng dẫn tra cứu thông tin qua đầu số 8088; Ứng dụng Chăm sóc khách hàng (trên cả 3 hệ điều hành iOS, Android, Windows phone);

- Báo sự cố mất điện

- Nhóm tiếp nhận đăng ký sử dụng dịch vụ của khách hàng: Đăng ký,

Trong thời gian tới, EVN HANOI sẽ hoàn thiện và tiếp tục đưa các dịch vụ trực tuyến khác đi vào hoạt động.

Nhiều lợi ích cho khách hàng

Sử dụng dịch vụ trực tuyến sẽ đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng sử dụng điện. Thay vì phải đến cơ sở điện lực, khách hàng chỉ việc truy cập thông qua máy tính, thiết bị di động… có kết nối internet. Điều này sẽ giảm thời gian, công sức và chi phí cho khách hàng. Đó cũng là trọng tâm hướng đến khi EVN HANOI đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, hiện đại hóa công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng.

Đối với những người làm kinh doanh luôn rất bận rộn, không có nhiều thời gian, chị Vũ Ngọc Trà - Chủ cửa hàng Royal Tea 16 Quang Trung chia sẻ “Bằng cách sử dụng dịch vụ cấp điện mới trực tuyến, sau đó nhân viên ngành điện đến cửa hàng làm việc đã giúp tôi tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức. Phần lớn công đoạn được thực hiện bằng phần mềm diễn ra nhanh chóng, thuận tiện. Cửa hàng của tôi đã hoàn thành các khâu chuẩn bị và khai trương sớm hơn dự kiến”

Đảm bảo minh bạch, cải cách thủ tục hành chính

Với phương châm khách hàng “Dễ tiếp cận - Dễ tham gia - Dễ giám sát”, các dịch vụ điện của EVN HANOI đều được thực hiện đồng bộ, thống nhất tại tất cả các đơn vị. Bên cạnh đó, các thủ tục, trình tự được niêm yết công khai, minh bạch trên các website của EVN HANOI và toàn bộ các phòng giao dịch khách hàng để khách hàng có thể dễ dàng tra cứu thông tin và sử dụng dịch vụ. Với dịch vụ đăng ký mua điện hạ áp - trung áp, toàn bộ chu trình, tiến độ giải quyết được cập nhật trực tuyến, do đó khách hàng có thể dễ dàng tra cứu, giám sát tiến độ giải quyết việc cấp điện mới.

Giao diện dịch vụ đăng ký mua điện hạ áp trên website http://cskh.evnhanoi.com.vn

THÁNG 10 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ 79

Page 80: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

Càng cấm vận, càng tăng trưởng

Vài tháng trở lại, Triều Tiên đã thay thế cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) trở thành tâm điểm chú ý của thế giới. Cái chết của sinh viên người Mỹ (Otte Warmbier) vào giữa tháng 6 mở đầu cho cuộc khẩu chiến không có hồi kết giữa Bình Nhưỡng và Washington. Đáng lo ngại là căng thẳng không dừng lại ở đó, Triều Tiên liên tiếp thử các loại tên lửa; đáp trả, Mỹ điều động thêm phi cơ và tàu chiến. Tổng thống Donald Trup đã đe doạ tấn công phủ đầu quốc gia Đông Bắc Á.

Trong lúc này, chính sách cấm vận của phương Tây và cam kết trừng phạt của Trung Quốc nhằm ngăn chặn chương trình phát triển hạt nhân tỏ ra không mấy hữu hiệu, tác động không nhiều tới nền kinh tế Triều Tiên. Tháng trước, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cho hay kinh tế Triều Tiên tăng trưởng 3,9% trong năm 2016, tốc độ nhanh nhất trong 17 năm qua.

Vì sao bị cấm vận tứ bề mà kinh tế Triều Tiên vẫn tiếp tục tăng trưởng ấn tượng? Đây là câu hỏi không dễ có lời giải đối với thế giới bên ngoài.

Theo một số học giả phương Tây, bởi không phải tất cả các lệnh cấm vận đều nhằm triệt hạ, mà chỉ kiểm soát, giới hạn chặt chẽ không cho Bình Nhưỡng tìm kiếm ngoại tệ để phục vụ chương trình phát triển hạt nhân. Ngoài các biện pháp hỗ trợ như đóng băng và phong toả tài khoản, cấm nhập cảnh đối với một số cá nhân trong chính quyền Bình Nhưỡng; mục tiêu chính của Mỹ và đồng minh là nhằm vào ngành công nghiệp khai khoáng, vốn mang lại phần lớn ngoại tệ cho Triều Tiên.

Dù vậy, phương Tây cho rằng mức độ cấm vận đối với Triều Tiên là chưa đủ. Các quốc gia và cá nhân có quan hệ làm ăn với Triều Tiên vẫn chưa bị áp dụng trừng phạt. Trong quá khứ, những biện pháp nghiêm khắc với bên thứ ba đã giúp Mỹ và phương Tây thành công trong việc tìm kiếm giải

Vì SAo KINH TẾ TRIềU TIêNVẫN SốNG “KHoẻ”?

với những quan hệ ràng Buộc chằng chịt, cả phương tây lẫn trung quốc khó lòng cấm vận triệt để triều tiên. trong khi đó, tại quốc gia Biệt lập nhất thế giới, những chuyển Biến trong nền kinh tế đang diễn ra một cách âm thầm.

nghi Điền

Một góc thủ đô Bình Nhưỡngcủa Triều Tiên

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 10 - 2017 80

quốc tế

Page 81: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

pháp cho vấn đề hạt nhân của Iran. “Triều Tiên chỉ có duy nhất hai cách thức để kết nối với thị trường tài chính toàn cầu. Thứ nhất là sử dụng các công ty vỏ bọc ở nước ngoài. Cách còn lại là thông qua Trung Quốc”, Anthony Ruggiero, một cựu quan chức Bộ Tài chính Mỹ, người tham gia vào vòng đàm phán gần đây nhất với Triều Tiên, cho biết.

Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Rex Tillerson vừa qua cũng đã báo cáo Quốc hội nước này về khả năng tiến hành cấm vận đối với những quốc gia không tuân thủ quy định của Liên hợp quốc về vấn đề Triều Tiên. Dù vậy, kể cả nếu được áp dụng thì tính hiệu quả của các phương pháp trên vẫn chưa rõ ràng.

Vai trò của Bắc Kinh

Anwita Basu, chuyên gia kinh tế, chính trị châu Á nhận định với vị thế cường quốc, Mỹ hoàn toàn có khả năng áp dụng các biện pháp rắn tay hơn với Triều Tiên. Tuy nhiên những giải pháp này chỉ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng, khiến Triều Tiên càng bất ổn và lúc đó thì không chắc chắn Bình Nhưỡng sẽ phản ứng ở mức độ nào, đặc biệt trong bối cảnh chương trình hạt nhân của nước này đang được tăng tốc và dự kiến hoàn thành trong vòng 1 năm nữa.

“Điều gần như chắc chắn xảy ra là Triều Tiên sẽ có đầy đủ năng lực sở hữu và chế tạo vũ khí hạt nhân vào cuối năm 2018 hoặc đầu năm 2019”, bà Anwita Basu nhận định, nhấn mạnh nhiều thành viên Liên hợp quốc không muốn gây bất ổn thêm tại Triều Tiên.

Trên thực tế, tháng trước, Bắc Kinh cùng 14 thành viên Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã họp bàn về gia tăng cấm vận với Triều Tiên. Chính sách trừng phạt mới có thể làm giảm kim ngạch xuất khẩu của Bình Nhưỡng xuống 1/3, so với mức 3 tỷ USD hiện nay.

Tuy nhiên, mức độ thành công của các lệnh cấm vận này sẽ tuỳ thuộc vào thái độ của Trung Quốc, quốc gia có ảnh hưởng lớn nhất tới chính quyền của ông Kim Jong Un. Nhiều nhà quan sát nhận định dù không ủng hộ chương trình hạt nhân của Triều Tiên, song Bắc Kinh còn lo sợ bất ổn ở quốc gia láng giềng hơn.

Trung Quốc chiếm tới 90% giao thương quốc tế, là khách hàng nhập khẩu các loại khoáng sản lớn nhất của Triều Tiên. Tuy nhiên hồi tháng Hai, Bắc Kinh khẳng định có thể ngừng nhập khẩu than từ Triều Tiên trong phần còn lại của năm. Và theo số liệu công bố, kim ngạch nhập khẩu than Triều Tiên của Trung Quốc đã giảm tới 75% trong nửa đầu năm.

Để bù đắp lượng ngoại tệ bị hụt đi, Triều Tiên có thể tiếp tục gửi hàng nghìn lao động làm việc ở Trung

Quốc, Nga hay Trung Đông, theo một báo cáo gần đây của Liên hợp quốc. Lao động Triều Tiên thường làm việc ở các ngành công nghiệp cần nhiều nhân lực như khai khoáng hay xây dựng. Chính quyền thành phố Dandong của Trung Quốc cho biết trong số 50.000 công nhân trong lĩnh vực may mặc ở thành phố biên giới này, có tới 1/5 là người Triều Tiên. Họ làm việc 12-14 giờ mỗi ngày để nhận mức lương 260 USD hàng tháng.

Cải cách

Mặc dù vẫn bị coi bất hợp pháp trên danh nghĩa, song nhiều dấu hiệu ghi nhận kinh tế tư nhân đã và đang phát triển rất nhanh và được Chủ tịch Kim Jong Un khuyến khích. Năm 2013, ông Kim Jong Un công bố chính sách “Byungjin Line”, cùng lúc phát triển cả về kinh tế lẫn quân sự. Hình ảnh vệ tinh cho thấy số lượng và quy mô của các chợ, nơi trao đổi hàng hoá tăng liên tục, hiện đạt gần 400 chợ cùng hơn 600 nghìn điểm bán hàng đã được chấp nhận.

Nông dân và các nhà máy ngoài việc sản xuất cho nhà nước, thì nay ở một mức độ nào đó, được phép tìm khách hàng cho riêng họ. Ở Bình Nhưỡng hiện đang có 6 công ty taxi hoạt động. Miniso cũng đã trở thành chuỗi cửa hàng tạp hoá nước ngoài đầu tiên tại quốc gia Đông Bắc Á. Tuy nhiên, những điểm giao dịch không chính thức, hay còn gọi là Jangmadang, vẫn đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc nền kinh tế Triều Tiên, ước tính tạo ra 70-90% tổng thu nhập của một gia đình.

Khi mà phương Tây vẫn tập trung nhiều vào tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng, thì cải cách thị trường một cách âm thầm, theo hướng chấp nhận sự xuất hiện của kinh tế tư nhân, đã và đang nâng cao thu nhập và mức sống của nhiều cư dân thành thị. Điều này sẽ làm các nỗ lực trừng phạt của Mỹ và đồng minh trở nên khó khăn hơn.

Một yếu tố hỗ trợ nữa đối với Bình Nhưỡng là Trung Quốc luôn tỏ ra miễn cưỡng khi đề cập đến việc trừng phạt nước này.Bắc Kinh rõ ràng không muốn Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân, song cũng không muốn tình trạng tại bán đảo Triều Tiên bất ổn hơn nữa. Mặc dù Trung Quốc đồng ý cấm nhập khẩu than đá của Triều Tiên từ hồi tháng Hai, song nhập khẩu sắt lại tăng và tổng kim ngạch thương mại đi lên 10,5% trong nửa đầu năm nay, chạm mốc 2,55 tỷ USD. Giao thương với Trung Quốc là yếu tố quan trọng giúp kinh tế Triều Tiên tiếp tục tăng trưởng, năm 2016 tăng 3,9% lên 28,5 tỷ USD. Tiền lương của người lao động cũng được cải thiện nhanh chóng với GDP bình quân đầu người đã ngang với Rwanda – một nền kinh tế kiểu mẫu ở châu Phi.

THÁNG 10 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ 81

Page 82: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

Kết quả cuộc bầu cử ngày 24/9 là điều không bất ngờ khi Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) của Thủ tướng Angela Merkel vẫn giữ vị thế là chính

đảng lớn nhất trong Quốc hội liên bang Đức khóa 19. Tuy nhiên, ba điều được coi là bất ngờ và chưa từng có trong các cuộc tổng tuyển cử ở Đức từ năm 1949 đến này là: Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) lần đầu tiên đạt tỷ lệ ủng hộ thấp nhất từ trước đến nay (20,4%); Lần đầu tiên một đảng cực hữu, đảng “Sự lựa chọn vì nước Đức” (AfD) mới được thành lập cách đây hơn 4 năm, bước chân vào Quốc hội Liên bang với tư cách là đảng lớn thứ ba trong cơ quan lập pháp; Quốc hội Đức lần đầu tiên có tới 7 đảng phái có đại diện.

Những đợt sóng ngầm

Chắc chắn Thủ tướng Merkel sẽ vẫn là người đứng đầu dẫn dắt một chính phủ liên minh trong nhiệm kỳ 4 năm tới. Điều được dư luận quan tâm là CDU/CSU sẽ liên minh với đảng nào để cầm quyền. Hệ thống bầu cử ở Đức khá phức tạp, trong đó vừa kết hợp yếu tố “người chiến thắng có quyền định đoạt” của Anh và

Mỹ, song cũng áp dụng hệ thống mang tính đại diện, tạo cơ hội cho các đảng nhỏ hơn có thể giành ghế ở quốc hội nếu vượt qua ngưỡng 5% phiếu bầu. Dù là bên giành được nhiều phiếu nhất, song CDU/CSU vẫn phải tìm kiếm liên minh do không thể nhận được đa số tuyệt đối phiếu bầu để có thể tự đứng ra thành lập chính phủ.

Với quy định như vậy, dù là bên giành được nhiều phiếu nhất, song CDU/CSU vẫn phải tìm kiếm liên minh do không thể nhận được đa số tuyệt đối phiếu bầu để có thể tự đứng ra thành lập chính phủ. Ngay từ chiến dịch tranh cử, cả CDU/CSU và SPD đều không mặn mà với việc tiếp tục liên minh cầm quyền trong nhiệm kỳ tới.

Cái bóng quá lớn của nữ Thủ tướng Merkel khiến nhiều chính trị gia SPD cảm thấy “ngộp thở” và nhiều ý kiến cho rằng cần phải thoát khỏi cái bóng này mới có thể vượt lên và tìm lại chính mình. Thực tế qua các kỳ bầu cử ở Đức từ năm 1949 cho thấy chỉ có một lần duy nhất SPD vượt lên giành chiến thắng sau khi liên minh với CDU/CSU trong vai trò là một

HậU BẦU Cử ĐứC VÀ TẦM ảNH HưỞNGTớI EU

việc đảng aFd (Sự lựa chọn vì nước đức) giành được tới 95 ghế trong quốc hội liên Bang được ví như những cơn Sóng ngầm trong lòng đời Sống chính trị đức và chính hiện tượng ấy Sẽ tạo nên những yếu tố Bất ngờ, khó đoán định trong cơ quan lập pháp khóa mới của đức, cũng như đối với chủ trương cải cách Sâu rộng eu và khu vực đồng tiền chung châu âu (eurozone).

hàn gia Bảo

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 10 - 2017 82

quốc tế

Page 83: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

đảng nhỏ hơn, đó là cuộc bầu cử năm 1969 và người mang lại chiến thắng cho SPD lúc đó là chính trị gia kỳ cựu Willy Brandt, người đã liên tiếp ứng cử chức thủ tướng vào các năm 1961 và 1965.

Ngay sau khi kết quả các cuộc thăm dò ngoài điểm bỏ phiếu đầu tiên được công bố, ban lãnh đạo SPD đã tuyên bố dứt khoát không tiếp tục liên minh với liên đảng bảo thủ của bà Merkel, đồng nghĩa sẽ trở thành một đảng đối lập trong quốc hội nhiệm kỳ tới. Việc đảng AfD giành được tới 95 ghế trong quốc hội liên bang được ví như những cơn sóng ngầm trong lòng đời sống chính trị Đức và chính nó sẽ tạo nên những yếu tố bất ngờ, khó đoán định trong cơ quan lập pháp khóa mới của Đức, cũng như chủ trương cải cách sâu rộng EU và Eurozone.

Dù giành chiến thắng, song nhiệm kỳ thứ tư tới đây có lẽ là khó khăn nhất trong sự nghiệp của nữ chính trị gia được đánh giá là người phụ nữ quyền lực nhất thế giới hiện nay. Thủ tướng Merkel sẽ phải dung hòa các lợi ích với các đảng trong liên minh cầm quyền, tìm cách giành lại số cử tri đã dồn lá phiếu cho AfD, đồng thời giải quyết các thách thức và thúc đẩy các mối quan hệ quốc tế, trong đó có nỗ lực cải cách EU, thúc đẩy thương mại tự do và chống biến đổi khí hậu. Giải được những bài toán hóc búa này, bà Merkel có thể vượt qua ông Helmut Kohl trở thành người giữ vị trí thủ tướng lâu nhất ở Đức.

Tương lai trục Pháp-Đức

Dư luận từ Brussels trông đợi sự tái đắc cử của bà Angela Merkel sẽ là động lực để tái khởi động “bộ đôi” đầu tầu của EU, đó là trục Pháp—Đức. Trên thực tế, việc bà Merkel thắng cử sẽ là thông tin tốt lành đối với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người chủ trương cải cách sâu rộng Liên minh châu Âu (EU) cũng như Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và những ý tưởng này cần nhận được sự hậu thuẫn của người chèo lái nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Sau khi Anh rời khỏi “mái nhà chung châu Âu,” quan hệ Đức—Pháp được kỳ vọng sẽ trở lại truyền thống đặc biệt, trong đó trục Pháp—Đức sẽ được coi là “xương sống” định hình châu Âu. Nghị sĩ châu Âu Elmar Brok thuộc đảng CDU nhận định rằng, hiếm có cuộc bầu cử nào lại được dư luận châu Âu trông đợi như cuộc bầu cử Quốc hội Đức vừa qua. Tình hình có vẻ khá giống với cuộc bầu cử Pháp cách đây vài tháng. Trong vòng hai năm qua, khi bàn đến tương lai của EU hoặc phương án xử lý một hồ sơ đặc biệt nào đó, nhiều nhà lãnh đạo châu Âu hầu hết đều trả lời là cần đợi kết quả của các cuộc bầu cử tại Pháp và Đức.

Liệu rồi đây, bà Merkel và nước Đức có phải thực sự là đầu tầu dẫn dắt châu Âu không? Một luồng dư luận châu Âu trả lời tích cực cho câu hỏi này. Giáo sư Jean De Ruyt, Đại diện của nước Bỉ trong EU nhận định rằng, bà Merkel không chỉ là một yếu tố quan trọng của cặp “song mã” Đức—Pháp, mà còn là một hình mẫu mang tầm cỡ thế giới. Vị GS này đánh giá cao nhân cách, khả năng tích hợp mọi giữ liệu của các vấn đề cùng với sự khéo léo trong các phản ứng. Bà cũng chưa phạm phải sai lầm nào và là một người quản trị đặc biệt tốt.

Trong một thế giới đầy bất ổn và xáo trộn, bà nổi lên là người có khả năng trấn an và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giữ gìn sự ổn định. Nhà báo Pascale từ tờ “Le Point” tại Berlin thì cho rằng bí quyết của Thủ tướng Đức nằm ở chỗ bà là một nhà lãnh đạo có đầu óc thực tiễn, cực kỳ thông minh và là một nhà chiến lược tài ba.

Tuy nhiên, dường như Đức không thể một mình chèo lái con tầu châu Âu. Và thật đúng lúc, cử tri Pháp cũng đã bầu ra một Tổng thống trẻ tuổi, sẵn sàng tìm chỗ đứng của mình trong buồng lái con tầu ấy. Tổng thống Pháp Emanuel Macron có nhiều ưu thế để thành công nhưng với điều kiện ông phải nhanh chóng nắm bắt được chính sách của bà Merkel.

Về phần mình, bà Merkel cũng cần phải có ý thức về những nhượng bộ nhất định, nhất là về vấn đề tài chính. Ngay trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Macron đã khẳng định sự cần thiết phải hiểu rõ Thủ tướng Đức và người Đức. Vì vậy, ông Macron trước hết cũng phải chứng minh sự thông cảm này trên hành động. Cải tổ thị trường việc làm thực sự là một “tấm vé” để ông Macron bước vào cuộc đàm phán về một thỏa thuận lớn Pháp—Đức, làm nền móng cho tương lai châu Âu.

Ngoài ra, việc tiếp tục một nhiệm kỳ bốn năm của bà Merkel sẽ buộc Tổng thống Mỹ Donald Trump phải có cách tiếp cận mới để có thể đảm bảo hợp tác lâu dài vì các lợi ích của Mỹ. Trên thực tế, quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Đức khá lạnh nhạt và khác biệt quan điểm trong về nhiều vấn đề. Là một người rất kín kẽ, ít khi bộc lộ cảm xúc, song bà Merkel cũng đã phải thừa nhận châu Âu không còn lựa chọn nào khác là phải tự đi trên đôi chân của chính mình.

Việc ông Trump theo đuổi chính sách “Nước Mỹ trên hết” đã đưa nước Mỹ đi trên con đường riêng. Quyết định ông Trump rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu là điều khá sốc với nhiều nhà lãnh đạo châu Âu và thế giới, đặc biệt trong trường hợp Mỹ phá bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ càng khiến mối quan hệ giữa hai bờ Đại Tây Dương thêm xa cách.

THÁNG 10 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ 83

Page 84: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

Sáng 6/10/2017, Đô đốc Scott H. Swift, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, đã đến thăm khu di tích lịch sử Bạch Đằng. Tại đấy, Đô đốc Scott H. Swift phát biểu với truyền

thông rằng, Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn để đánh bại quân xâm lược và các tướng lĩnh đã sử dụng những chiến thuật tài tình để giữ gìn nền độc lập tự do. Đô đốc Scott H. Swift nhấn mạnh, hiện Việt Nam và Hoa Kỳ đang phải đối mặt với những thách thức và quyền lợi chung. Vấn đề quan trọng nhất là các quốc gia hãy cùng nhau duy trì sự ổn định, hòa bình trong khu vực. Đô đốc Scott H. Swift cũng nhắc lại việc hàng không mẫu hạm của Mỹ sẽ đến Việt Nam trong một thời điểm thích hợp.

Trước đó, tối 29/9/2017, qua một thông báo được phát đi từ Washington, Nhà Trắng tái xác nhận Tổng

thống Mỹ Donald Trump sẽ có chuyến công du châu Á từ ngày 3 đến ngày 14/11 tới. Một cách cụ thể, người đứng đầu nước Mỹ sẽ thăm một loạt quốc gia là Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines trong thời gian trên. Mục đích của chuyến công du là tham dự các diễn đàn khu vực và thảo luận về vấn đề thương mại cũng như mối đe dọa từ chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Ngày 14/9/2017, đích thân Tổng thống Trump cũng tái khẳng định ông sẽ tới Việt Nam để tham dự APEC.

Vấn đề Việt Nam tại Quốc hội Mỹ

Trước thông báo chính thức từ Nhà Trắng hai hôm, ngày 27/9, tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, vị tân đại sứ vừa được đề cử Daniel Kritenbrink (người sẽ thay Ted Osius) đã có buổi điều trần để được

QUAN HỆ VIỆT—Mỹ TRướC CHUYẾN THĂM CủA TổNG THốNG TRUMp

trong khi dư luận trong nước và quốc tế đang tập trung theo dõi hội nghị tW6 của đảng cộng Sản việt nam thì giới truyền thông vẫn không Bỏ qua hàng loạt Sự kiện nóng đã/đang diễn ra trong Bang giao quốc tế của hà nội nhìn từ Ba đỉnh của tam giác ngoại giao nhạy cảm nhất hiện nay, đó là các mối liên hệ giữa việt nam—hoa kỳ—trung quốc.

hải Đăng

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc se có cơ hội gặp lạiTổng thống Mỹ Donald Trump tại Đà Nẵng nhân Hội nghị thượng đỉnh APEC sắp tới

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 10 - 2017 84

quốc tế

Page 85: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

Quốc hội chuẩn thuận trở thành đại diện ngoại giao Hoa Kỳ ở Việt Nam. Đại sứ Hoa Kỳ mới được đề cử đã vạch ra những ưu tiên hàng đầu trong các mối bang giao Việt – Mỹ. Ông khẳng định, có rất ít quốc gia châu Á mà ở đó chúng ta (tức là Mỹ) thấy rõ tác động của mối liên hệ lâu dài và sáng tạo của Hoa Kỳ như tại Việt Nam. “Đó là điều tôi đã chứng kiến trực tiếp trong quá trình làm việc trước đây của tôi với người Việt Nam, bao gồm ba chuyến công tác chính thức tới Việt Nam và kể cả khi tôi giám sát hoạt động đàm phán hai Bản tuyên bố chung với Việt Nam vào năm 2015 và 2016”, ứng viên đại sứ nói thêm. Tuy nhiên, ông cũng cho biết, Hà Nội muốn “duy trì mối quan hệ phức tạp nhưng khá quan trọng với Trung Quốc” và nhân buổi điều trần, ông Kritenbrink đã phát đi “tín hiệu mạnh mẽ” về vai trò của Washington trong vấn đề lãnh hải và Biển Đông.

Thượng nghị sĩ Edward J. Markey, một trong những người đặt câu hỏi tại buổi điều trần, nói rằng Việt Nam đã nhiều lần thách thức Trung Quốc về chủ quyền ở Biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông), đồng thời đề cập tới chuyện công ty Repsol của Tây Ban Nha phải ngưng dự án thăm dò dầu khí tại vùng biển tranh chấp sau khi vấp phải phản đối của Bắc Kinh. TNS. Markey cho rằng việc Mỹ vẫn “còn do dự trong chính sách liên quan tới Biển Đông đã khiến Việt Nam cảm thấy đơn độc”, và đặt câu hỏi cho ông Kritenbrink rằng “dù Việt Nam và Hoa Kỳ không phải là đồng minh ràng buộc bởi hiệp ước, chúng ta có thể làm gì hơn nữa để Việt Nam an tâm rằng chúng ta sẽ hậu thuẫn về mặt ngoại giao nếu như Việt Nam dùng luật pháp để thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc”.

Ông Kritenbrink đã trả lời: “Tôi nghĩ rằng vấn đề tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông cũng như hành vi của nhiều nước liên quan là quyền lợi quốc gia mang tính sống còn của Hoa Kỳ. Quyền lợi này bao gồm duy trì tự do hàng hải, quyền bay ngang qua Biển Đông, giải quyết hòa bình tranh chấp theo luật quốc tế, thương mại không bị cản trở”. Vị đại sứ mới được đề cử nói thêm: “Tôi nghĩ rằng cách tiếp cận hiệu quả nhất của Mỹ trong quan hệ với Việt Nam, đó là tiếp tục giao tiếp ngoại giao với Việt Nam nhằm thúc đẩy các quyền lợi chung. Việt Nam cũng chia sẻ mối quan tâm của chúng ta để bảo đảm hòa bình và ổn định ở Biển Đông cũng như duy trì các nguyên tắc mà tôi mới đề cập. Phía Việt Nam đã nhiều lần nhắc lại các tuyên bố công khai cũng như trong các tiếp xúc riêng tư. Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải tiếp tục tăng cường khả năng của lực lượng tuần duyên Việt Nam cũng như các lực lượng khác để Việt Nam có thể củng cố tuyên bố chủ quyền của mình. Chúng ta cũng cần phải duy trì sự hiện diện và thực hiện quyền tự do hàng hải thường xuyên trên Biển Đông để có thể hậu thuẫn cho Việt

Nam cũng như đối với các đối tác khác có chung các suy nghĩ giống nhau”.

Khi Thượng nghị sĩ Markey tiếp tục chất vấn ông Kritenbrink thêm về mức độ Việt Nam coi Hoa Kỳ là một đối tác như thế nào trong vấn đề đối trọng với Trung Quốc, nhà ngoại giao kỳ cựu này đã trả lời: “Việt Nam duy trì mối quan hệ phức tạp nhưng khá quan trọng với Trung Quốc. Cũng giống như hầu hết các nước khác trong khu vực, Việt Nam muốn đa dạng hóa và cân bằng quan hệ trong chính sách ngoại giao. Tôi nghĩ Việt Nam cùng các nước khác hướng tới vai trò lãnh đạo của Mỹ về các vấn đề lãnh hải mang tính sống còn và về đóng góp vào hòa bình và ổn định hay thúc đẩy thịnh vượng của khu vực. Tín hiệu từ những người bạn Việt Nam cũng như các đối tác có chung suy nghĩ rất mạnh”.

Biển Đông từng trở thành chủ đề thảo luận trong cuộc điều trần chuẩn thuận đại sứ Mỹ ở Việt Nam tại Quốc hội Hoa Kỳ. Đây không phải là lần đầu tiên Biển Đông được nêu lên trong cuộc điều trần chuẩn thuận chức đại sứ Mỹ ở Việt Nam. Nhưng năm nay, vấn đề Biển Đông dường như đã được mang ra thảo luận nhiều hơn trước. Trong một sự kiện tương tự năm 2014, ông Ted Osius, người sau đó trở thành đại sứ Mỹ ở Hà Nội, cũng nhắc tới tranh chấp lãnh hải này. “Chúng ta có trách nhiệm lớn phải đảm bảo rằng các tranh chấp về lãnh hải và lãnh thổ tại Biển Đông được giải quyết theo luật lệ quốc tế và không phải bằng việc ép buộc hay đe dọa. Thật đáng tiếc, gần đây chúng ta chứng kiến một chuỗi các bước đi đơn phương của Trung Quốc nhằm thúc đẩy các tuyên bố về lãnh hải và lãnh thổ”, ông Ted Osius cũng đã nói ba năm trước như vậy.

Hợp tác trong các lĩnh vực khác

Ứng viên Đại sứ Mỹ tại Việt Nam cho rằng, trong 40 năm qua, mối quan hệ Mỹ-Việt đã trải qua một quá trình chuyển biến sâu sắc. “Nhờ những nỗ lực không ngừng của các chính quyền tiền nhiệm, Quốc hội, cựu chiến binh, cộng đồng doanh nghiệp và không ít thành viên trong cộng đồng hơn 2 triệu người Mỹ gốc Việt, Việt Nam đã trở thành đối tác đáng trân trọng của Mỹ”, ông Kritenbrink khẳng định. Nếu được Quốc hội phê chuẩn, “tôi cam kết sẽ phát triển mối quan hệ Mỹ-Việt trong 5 lĩnh vực ưu tiên: an ninh, thương mại đầu tư, nhân quyền, giao lưu nhân dân và các vấn đề nhân đạo, giải quyết hậu quả chiến tranh”. Phía Mỹ cũng đánh giá cao sự đóng góp của Việt Nam trong việc giải quyết khủng hoảng ở Triều Tiên. “Đặc biệt khác liên quan tới Việt Nam, nước này là một phần của chiến dịch gây áp lực toàn cầu của chúng ta nhằm cô lập và chặn các nguồn ngân quỹ của Bắc Hàn”, Ông Daniel Kritenbrink bổ sung trong cuộc gặp mới đây tại Thượng viện Mỹ.

THÁNG 10 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ 85

Page 86: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

Trong một diễn biến khác, ngày 3/10/2017, một Hội thảo về pháp luật hình sự và tố tụng tư pháp Việt Nam – Hoa Kỳ cũng đã được tổ chức tại Hà Nội. Trong phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Trịnh Xuân Toản, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương của Việt Nam, nhấn mạnh cải cách tư pháp là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của Việt Nam để xây dựng một nhà nước pháp quyền và Việt Nam đã ban hành Chiến lược cải cách tư pháp từ năm 2005 với mục tiêu nền tư pháp trong sạch, dân chủ, nghiêm minh. Phó Đại sứ Mỹ tại Hà Nội, ông Brett Blackshaw đã ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và cải cách tư pháp nhằm bảo đảm tốt hơn quyền và tự do cơ bản cho người dân theo Hiến pháp Việt Nam năm 2013.

Tình hình khủng hoảng ở bán đảo Triều Tiên không làm Mỹ lơi là Biển Đông. Hôm 30/09/2017, hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan tiến hành một cuộc tập trận thường lệ trong vùng biển mà Bắc Kinh tranh giành với các láng giềng Đông Nam Á, dưới sự theo dõi của tàu chiến Trung Quốc. Trong cuộc thao dượt vừa qua, Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan thuộc hải đội tác chiến chủ chốt của hạm đội 7 cùng với các chiến đấu cơ F-18 tiến hành các hoạt động thường lệ ở Biển Đông. Và cũng như thường lệ, các động thái của hải đội luôn luôn bị Trung Quốc theo dõi khi từ xa, lúc tiến gần. Theo phó đô đốc Marc Dalton, chỉ huy trưởng hải đội, vào lúc máy bay Mỹ thao dượt, hai chiến hạm Trung Quốc xuất hiện trong tầm nhìn. Trong quá khứ, đôi khi chiến hạm Trung

Quốc ở trong tầm ra-đa của USS Ronald Reagan trong nhiều ngày liên tiếp.

Trog khi đó, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi Sáng trong số ra ngày 2/10/2017 nhận định, các cuộc hội đàm Việt-Trung gần đây mang dấu hiệu hòa giải hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng vẫn có bức tường lớn ngăn cách giữa Việt Nam và Trung Quốc khi Việt Nam đang tìm cách cân bằng mối quan hệ với cả Bắc Kinh và Washington. “Vì địa thế chiến lược của mình ở châu Á, Việt Nam luôn có một lợi thế trong vai trò cân bằng quyền lực giữa các nước lớn như Trung Quốc, Liên Xô cũ”, chuyên gia về Đông Nam Á tại trường đại học Jinan, ông Trương Minh Lượng nói. Tờ báo này nhận định chiến thuật của Hà Nội là gần gũi với Bắc Kinh để đạt lợi thế về kinh tế, nhưng mật thiết Washington về phương diện an ninh. Và điều này sẽ thể hiện rõ tại hội nghị APEC vào tháng 11 năm nay, với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đều dự kiến sẽ tham dự. Việt Nam và Hoa Kỳ đang tăng cường hợp tác an ninh đường biển và đang tiến hành tổ chức chuyến thăm của chiếc hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ đến Việt Nam. “Một mối quan hệ khăng khít với Hoa Kỳ là vô cùng quan trọng đối với Việt Nam, vì Hoa kỳ là cường quốc duy nhất có đủ khả năng quân sự và động lức chính trị để thách thức những tham vọng chiến lược của Trung Quốc, bao gồm cả Biển Đông”, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, nhà nghiên cứu cao cấp về quan hệ quốc tế thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) từ Singapore đã phân tích như vậy.

Khách sạn InterContinental Danang,Một trong những địa diểm đón khách quốc tế

trong hội nghị Apec sắp tới

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 10 - 2017 86

quốc tế

Page 87: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt

Với chủ đề “Thu hút đầu tư hạ tầng - nền tảng phát triển du lịch ĐBSCL”, MekongInvest 2017 dự kiến thu hút 200 đại biểu từ Bộ ngành trung ương, cơ

quan ngoại giao, tổ chức xúc tiến quốc tế và nhà đầu tư trong ngoài nước tham dự. Tại Hội nghị này, 13 tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL sẽ giới thiệu, mời gọi đầu tư 24 dự án phát triển du lịch với tổng vốn 7.800 tỷ đồng và 33 dự án bất động sản, hạ tầng với tổng vốn đầu tư 176.000 tỷ đồng. Hội nghị cũng nhằm thảo luận, đề xuất cơ chế chính sách thông thoáng thu hút nhà đầu tư, đồng thời cung cấp thông tin chi tiết về các dự án đầu tư và tổ chức kết nối giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước với chính quyền địa phương, tổ chức chuyến khảo sát thực tế giới thiệu dự án theo nhu cầu của các nhà đầu tư.

Theo sau MekongInvest 2017, Chương trình giao lưu Văn hóa và Thương mại Việt Nam - Nhật Bản lần 3 tại Công viên Lưu Hữu Phước thành phố Cần Thơ diễn ra từ ngày 03-05/11, là sự kiện cấp vùng vượt trội so với Chương trình giao lưu lần trước, với 120 gian hàng (tăng 30 gian hàng so với năm 2016), được thiết kế mang đậm nét văn hóa lễ hội Việt Nam - Nhật Bản. Trong đó, 15 gian giới thiệu văn hóa và sản phẩm Nhật Bản, 15 gian giới thiệu văn hóa và sản phẩm Việt Nam, 90 gian là khu vực dành cho các doanh nghiệp hai nước trưng bày và giới thiệu sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ…

Giới thiệu về chương trình này, ông Nguyễn Phương Lam, Phó Giám đốc VCCI Cần Thơ cho biết, trong khuôn khổ Chương trình còn có các hoạt động giao thương kinh tế, gồm: Hội nghị chuyên đề về đầu tư Nhật Bản

vào lĩnh vực nông nghiệp vùng ĐBSCL và Hội nghị kinh doanh châu Á lần thứ 59 (tổ chức ngày 4/11, có 40 doanh nghiệp Nhật Bản tham gia). Bên cạnh các hoạt động hợp tác kinh doanh, trong 3 ngày của Chương trình còn có các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật với các tiết mục do các diễn viên đến từ Nhật Bản, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Đà Nẵng biểu diễn. Ông Sasaki Nori Yuki, Phó Giám đốc Công ty TNHH Brain Work Asia, cho biết thêm, tại chương trình này còn có cuộc thi sắc đẹp, người đoạt giải sẽ làm đại sứ du lịch được chọn sang Nhật để quảng bá về du lịch Việt, chiếu phim hữu nghị Nhật - Việt và công bố phim lần thứ 3 sẽ được quay tại thành phố Cần Thơ và Nhật Bản.

Theo VCCI Cần Thơ, ĐBSCL hiện có 1.398 dự án FDI với tổng vốn 19,65 tỷ USD, Nhật Bản với số dự án còn khiêm tốn và vốn 2,1 tỷ USD, chủ yếu về lĩnh vực chế tạo, chế biến và khoa học kỹ thuật. Về thu hút đầu tư từ Nhật Bản vào thành phố Cần Thơ, bà Hồ Thị Thanh Bạch, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Cần Thơ cho biết tính chung đến nay thành phố Cần Thơ có 74 dự án FDI, với tổng số vốn 69,42 triệu USD. Nhật Bản có 6 dự án tại Cần Thơ, với số vốn 12,5 triệu USD. Tuy còn khiêm tốn, nhưng đầu tư của Nhật tại Cần Thơ và vùng ĐBSCL đang dần được tăng lên, một phần nhờ thực hiện tốt Chương trình giao lưu Văn hóa Việt – Nhật. Hiện thành phố Cần Thơ đang tập trung mời gọi đầu tư vào 4 lĩnh vực: Nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, logistics, xây dựng hạ tầng khu công nghiệp dành cho các doanh nghiệp Nhật Bản với 4 dự án: dự án khu công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; dự án khu công nghệ thông tin tập trung; dự án trung tâm logistic hạng 2 và dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp.

VÙNG ĐBSCl MờI GỌI 57 Dự áN TổNG VốN 183.000 Tỷ ĐỒNG

theo kế hoạch, hội nghị đầu tư vào đBScl thường niên lần thứ 5 (mekonginveSt 2017) diễn ra vào ngày 25/10 tại thành phố cần thơ, là Sự kiện thường niên Xúc tiến thương mại cấp vùng do vcci cần thơ phối hợp với clB các trung tâm Xúc tiến thương mại đầu tư và du lịch 13 tỉnh, thành vùng đBScl tổ chức.

trường ca

Page 88: &25325$7,21 · Kế hoạch năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 22.300 căn hộ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt