3. mô hình gfmis của việt nam

20
MÔ HÌNH VÀ LỘ TRÌNH TỔNG THỂ GFMIS GIAI ĐOẠN 2015-2025 Hà Nội, 8/2014

Upload: duongtruc

Post on 29-Jan-2017

222 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

LOGO

MÔ HÌNH VÀ LỘ TRÌNH TỔNG THỂ GFMIS GIAI ĐOẠN 2015-2025

Hà Nội, 8/2014

Nội dung trình bày

1. Đánh giá hiện trạng và sự cần thiết

2. Quan điểm xây dựng GFMIS của Việt Nam

3. Mô hình GFMIS của Việt Nam

4. Mục tiêu GFMIS

5. Dự kiến các thành phần chính của GFMIS

6. Lộ trình thực hiện

2

1. Đánh giá hiện trạng và sự cần thiết

1.1 Cơ sở pháp lý:

Chiến lược Tài chính đến năm 2020 đã được Thủ

tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số

450/QĐ-TTg ngày 18/4/2012

QĐ số 304/QĐ-BTC Kế hoạch hành động trung hạn

giai đoạn 2014-2016;

QĐ số 224/QĐ-BTC ngày 30/01/2013 về Chương

trình hành động của ngành Tài chính

Thông báo số 08-KL/BCSĐ ngày 16/4/2014 về đánh

giá kết quả triển khai dự án Cải cách Quản lý Tài

chính công và định hướng giai đoạn tiếp theo

Chương trình ứng dụng CNTT của Nhà nước, Kế

hoạch ứng dụng CNTT ngành tài chính

3

1. Đánh giá hiện trạng và sự cần thiết

1.2 Kết quả của dự án cải cách quản lý tài chính công trong giai đoạn vừa qua

Hiện đại hoá công tác quản lý ngân sách nhà nước

và kho bạc, kế toán, nâng cao năng lực quản lý nợ

công tại Bộ Tài chính

Hiện đại hóa CNTT: ứng dụng phục vụ quản lý ngân

sách, quản lý nợ theo thông lệ thực hành tốt nhất.

Hiện đại hóa hạ tầng CNTT: đường truyền, máy

chủ,...; các ứng dụng liên quan.

Tích lũy kinh nghiệm, năng lực triển khai các dự án

hiện đại hóa lớn.

4

1. Đánh giá hiện trạng và sự cần thiết

1.3. Kết quả triển khai một số dự án hiện đại hóa và ứng dụng CNTT khác

Về Quản lý tài sản công: đã có phần mềm hỗ trợ việc đăng ký,

quản lý sử dụng tài sản của các đơn vị sử dụng ngân sách.

Về quản lý Hải quan: Hệ thống Hải quan điện tử và thực hiện cơ

chế quản lý Hải quan một cửa quốc gia phục vụ hiện đại hóa Hải

quan tại Việt nam (VNACCS/VCIS).

Về quản lý thuế: Hệ thống ứng dụng phần mềm thuế thu nhập cá

nhân (PIT) và Hệ thống quản lý thuế tập trung

Về chứng khoán: Hệ thống công bố thông tin thị trường và hệ

thống giám sát giao dịch chứng khoán theo tài trợ của

Luxemburg, ..

Về quản lý kho bạc: Các dự án về cải cách quản lý ngân quỹ,

tổng kế toán nhà nước, đầu tư tài chính

Về dự trữ nhà nước: Hệ thống ứng dụng Quản lý vật tư hàng

hóa và quản lý kho

Về dịch vụ công: các dịch vụ công kê khai thuế điện tử, hải quan

điện tử,... 5

1.4. Một số khó khăn, hạn chế

Chưa bao quát hết các lĩnh vực có yêu cầu hiện đại hóa của

nền tài chính công Việt Nam, còn nhiều chức năng trong chu

trình quản lý tài chính công chưa thực hiện ứng dụng CNTT: (1) Lập ngân sách; (2) Quản lý chi đầu tư công; (3) Báo cáo ngân sách mở,

báo cáo thống kê tài chính chính phủ (GFS); (4) Quản lý nợ chính quyền địa

phương, nợ trong nước; (5) Quản lý tài sản công: mới quản lý tài sản

ĐVHCSN, Ban QLDA; QL tài sản khi đã hình thành, chưa theo dõi từ khâu

đăng ký tài sản mua sắm; (6) Tổng kế toán Nhà nước; (7) Hỗ trợ quản lý tài

chính, tài sản tại đơn vị chi tiêu ngân sách; (8) Kiểm toán và đánh giá, ...

Các dự án hiện đại hóa được triển khai theo từng lĩnh vực

nghiệp vụ, trong bối cảnh chưa có một kiến trúc tổng thể toàn

ngành

Tập trung vào phục vụ các nghiệp vụ giao dịch hàng ngày,

cần xây một cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính: khả năng

cung cấp thông tin phục vụ chỉ đạo, phân tích; công khai

thông tin hạn chế (báo cáo tài khóa, báo cáo đánh giá, kiểm

toán, báo cáo GFS…)

1. Đánh giá hiện trạng và sự cần thiết

6

1. Đánh giá hiện trạng và sự cần thiết

1.5. Kết luận: Cần xây dựng GFMIS nhằm đáp ứng các yêu

cầu sau:

Bao quát, toàn diện các lĩnh vực về quản lý tài chính như

công tác lập ngân sách, quản lý chi đầu tư, quản lý tài sản

công, quản lý nợ, tổng kế toán, quản lý tài chính đến đơn vị chi

tiêu, báo cáo cáo ngân sách mở, dự báo kinh tế…

Phát huy hiệu quả, đảm bảo cung cấp thông tin tài chính

Chính phủ đầy đủ, kịp thời; tăng cường công khai, minh

bạch trong quản lý tài chính Chính phủ.

Phù hợp với Chiến lược phát triển tài chính đến năm 2020,

kế hoạch ứng dụng CNTT ngànhTC, phù hợp với xu hướng

chung của khu vực và thế giới, nâng cao khả năng hội

nhập quốc tế của nền tài chính công Việt Nam

7

2. Quan điểm GFMIS của Việt Nam

Tầm nhìn của GFMIS phải là tầm nhìn của Chính phủ, cần được hài hòa với nhu cầu về thông tin tài chính của các Bộ, ngành, đơn vị sử dụng ngân sách, tuy nhiên trong giai đoạn trước mắt đến 2020 sẽ tập trung phục vụ các yêu cầu quản lý của Bộ Tài chính, đảm bảo theo đúng chiến lược tài chính đến năm 2020.

GFMIS sẽ là một tập hợp các hệ thống ứng dụng (các thành phần “lõi”), được tích hợp lại như một hệ thống quản lý tài chính tập trung để vận hành thống nhất, trong suốt nhằm hỗ trợ các hoạt động trong quản lý tài chính đảm bảo tuân thủ theo các luật pháp Việt Nam và các thông lệ quốc tế.

8

2. Quan điểm GFMIS của Việt Nam

GFMIS được xem là một thành phần quan trọng trong tầm nhìn tổng thể cải cách quản lý tài chính công của Chính phủ, không đơn giản chỉ là một hệ thống thông tin tin học thuần túy. Đặc biệt là Việt Nam có điểm khác biệt với các nước phát triển ở chỗ Việt Nam là một nước đang trong quá trình phát triển, hệ thống tài chính, cơ chế chính sách tài chính sẽ có nhiều thay đổi hơn và nhanh hơn nên việc xây dựng GFMIS cần được thực hiện đồng bộ, phù hợp với việc cải cách thể chế, cơ chế chính sách, thủ tục hành chính.

GFMIS được xây dựng với quan điểm là hệ thống thông tin “xương sống” của toàn ngành Tài chính.

GFMIS được xây dựng trên cơ sở phải bảo toàn được các khoản đầu tư về tài chính và kế thừa kết quả đã đạt được của các phần mềm ứng dụng cốt lõi hiện có như TABMIS, PIT, VNACCS/VCIS, DMFAS, ....

9

3. MÔ HÌNH GFMIS CỦA VIỆT NAM

GFMIS được hiểu là tập hợp của các hệ thống thông tin tài chính của Chính phủ được kết nối một cách phù hợp nhằm phát huy tối đa hiệu quả của các hệ thống thông tin, đáp ứng yêu cầu về tính đầy đủ, kịp thời của thông tin tài chính Chính phủ trong xây dựng và thực hiện các báo cáo cũng như trong quản lý tài chính và điều hành của Chính phủ, tăng cường tính công khai minh bạch trong quản lý tài chính Chính phủ.

GFMIS được xây dựng trên cơ sở các hệ thống thông tin tác nghiệp trong chu trình quản lý tài chính công bao gồm: lập kế hoạch ngân sách, thực hiện ngân sách, kế toán, báo cáo, kiểm toán, theo dõi và đánh giá. Nhằm thực hiện mục tiêu công khai, minh bạch ngân sách cũng như trách nhiệm giải trình của Chính phủ.

10

3. MÔ HÌNH GFMIS CỦA VIỆT NAM

11

4. MỤC TIÊU

Xây dựng đồng bộ hệ thống văn bản, thủ tục hành chính, đơn giản hóa và công khai hóa quy trình, thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính

Tiếp tục thực hiện hiện đại hóa nền tài chính quốc gia với trọng tâm là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn bộ quy trình quản lý tài chính công, từ công tác lập kế hoạch ngân sách cho đến thực hiện, kế toán, báo cáo, kiểm toán và giám sát qua đó góp phần tăng cường hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính

Tích hợp, đồng bộ các hệ thống thông tin tài chính; hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu tài chính quốc gia và xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tăng cường khai thác hiệu quả các hệ thống thông tin và phục vụ công tác chỉ đạo điều hành. Hình thành một tập hợp hệ thống ứng dụng quản lý tài chính công được kết nối, trao đổi, chia sẻ thông tin dữ liệu dùng chung trong toàn Chính phủ nhằm hỗ trợ các hoạt động trong quản lý tài chính đảm bảo hiệu quả, minh bạch, phù hợp với thực tế của Việt Nam và các thông lệ quốc tế.

12

5. DỰ KIẾN CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH

(1) Hệ thống thông tin Quản lý ngân sách và Kho bạc

(TABMIS);

(2) Hệ thống lập dự toán ngân sách;

(3) Hệ thống Quản lý chi đầu tư (bao gồm hệ thống quản lý

đầu tư công của Bộ KHĐT và Bộ Tài chính)

(4) Hệ thống Thông tin Quản lý nợ (bao gồm Quản lý danh

mục nợ công, quản lý rủi ro nợ công, DMFAS,…);

(5) Hệ thống thông tin quản lý thuế tập trung (TMS);

(6) Hệ thống thông tin quản lý Hải quan tập trung ;

(7) Hệ thống Tổng kế toán nhà nước;

13

5. DỰ KIẾN CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH

(8) Hệ thống quản lý tài sản công;

(9) Hệ thống quản lý và cơ sở dữ liệu về giá;

(10) Hệ thống quản lý tài chính tại đơn vị chi tiêu;

(11) Hệ thống thông tin quản lý chứng khoán thống nhất;

(12) Hệ thống thông tin dự trữ nhà nước;

(13) Hệ thống tổng hợp, tích hợp GFMIS và Kho dữ liệu

GFMIS (bao gồm việc công khai ngân sách trên cổng

thông tin Chính phủ và Bộ Tài chính theo mô hình hệ thống

ngân sách mở OBS; hỗ trợ việc kiểm toán và đánh giá; hỗ

trợ công tác dự báo kinh tế và hoạch định chính sách).

14

6. LỘ TRÌNH

Nội dung 1: Tư vấn hỗ trợ kỹ thuật xây dựng quy trình nghiệp vụ, tư vấn lập dự án đầu tư (giai đoạn chuẩn bị đầu tư), thực hiện từ 2014-2015:

Rà soát các các khuôn khổ pháp lý, điều kiện triển khai; nghiên cứu các yêu cầu quản lý tài chính; thiết kế, chuẩn hóa, tái cấu trúc lại quy trình nghiệp vụ liên quan; thiết kế luồng dữ liệu, dữ liệu đầu vào, thiết kế báo cáo đầu ra của GFMIS; yêu cầu đối với kiến trúc tổng thể EA của ngành tài chính.

Lập dự án đầu tư, xây dựng hồ sơ mời thầu triển khai dự án

15

6. LỘ TRÌNH

Nội dung 2: Xây dựng Hệ thống tổng hợp, tích hợp và kho dữ liệu tài chính quốc gia (cơ sở dữ liệu GFMIS), thực hiện từ 2016-2020:

Xây dựng kiến trúc tổng thể về ứng dụng công nghệ thông tin (EA) ngành tài chính giai đoạn 2015-2025.

Xây dựng trục thông tin tích hợp ngành tài chính

Xây dựng một Kho dữ liệu tập trung (Kho dữ liệu tài chính quốc gia) đảm bảo tính kết nối, tích hợp tất cả các dòng dữ liệu tài chính Chính phủ tại các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan, cung cấp các dữ liệu đầu vào cho các công cụ khai thác và phân tích dữ liệu chuyên sâu, phân tích dữ liệu theo chủ đề phục vụ báo cáo tài khóa, báo cáo đánh giá, và kiểm toán; công khai ngân sách cho người dân và doanh nghiệp; cung cấp thông tin tài chính Chính phủ theo các chuẩn mực quốc tế, tăng cường tính công khai, minh bạch của hệ thống tài chính quốc gia.

Nâng cấp các hệ thống hiện hành nhằm đáp ứng quy trình nghiệp vụ cải cách mới và đáp ứng yêu cầu kết nối thông tin với trục tích hợp ngành tài chính.

16

6. LỘ TRÌNH

Nội dung 3 : Xây dựng Hệ thống lập dự toán ngân sách, thực hiện từ 2020-2025:

Hệ thống được xây dựng theo mô hình tập trung, hỗ trợ công tác lập dự toán ngân sách tại các Bộ, ngành, cơ quan tài chính địa phương các cấp gắn với đổi mới cơ chế quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện. Đến 2022, hệ thống được triển khai đến các đơn vị dự toán cấp 1 của các Bộ, ngành, địa phương; đến 2025 được triển khai đến đơn vị dự toán cấp dưới trực tiếp của đơn vị dự toán cấp 1 các Bộ, ngành, địa phương.

17

6. LỘ TRÌNH

Nội dung 4: Xây dựng hệ thống Quản lý tài chính của đơn vị chi tiêu ngân sách, thực hiện từ 2016-2025:

Xây dựng hệ thống Quản lý tài chính của đơn vị chi tiêu ngân sách theo mô hình tập trung, điện toán đám mây cung cấp dịch vụ quản lý tài chính cho các đơn vị chi tiêu ngân sách như: quản lý kho, quản lý tài sản, quản lý chi tiêu, quản lý lương và kế toán.

Việc triển khai cho các đơn vị sẽ thực hiện từng bước theo lộ trình nhiều năm. Trước mắt đến 2020 sẽ triển khai cho các đơn vị dự toán cấp 1 (hỗ trợ quản lý chi tiêu tại văn phòng đơn vị dự toán cấp 1); đến 2025 sẽ triển khai đến đơn vị dự toán cấp dưới trực tiếp của đơn vị dự toán cấp 1 các Bộ, ngành, địa phương.

18

6. LỘ TRÌNH

Nội dung 5: Quản lý nợ và viện trợ (2015 - 2020):

Xây dựng và phát triển phần mềm cơ sở dữ liệu về nợ Chính quyền địa phương, nợ trong nước được Chính phủ bảo lãnh để tích hợp vào cơ sở dữ liệu nợ công chung, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nợ công thống nhất theo quy định của Luật Quản lý nợ công; Phát triển phần mềm và mô hình phân tích, đánh giá, quản lý và xử lý rủi ro; mô hình xây dựng Chiến lược nợ trung hạn.

Nội dung 6: Quản lý giá (2015 - 2020)

Xây dựng phần mềm, hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về giá.

Một số đề án, dự án, nhiệm vụ ứng dụng CNTT chính khác cần thực hiện đồng bộ và tích hợp với cơ sở dữ liệu GFMIS (2015 – 2020)

Quản lý đầu tư công; Tổng kế toán Nhà nước; Quản lý tài sản công; Hệ thống thị trường chứng khoán thống nhất; Hệ thống quản lý thuế tập trung

19

Xin cảm ơn!

20