· 31 (m)4()3.4m/+4(5b44/;.15j,.4(đ cÔng tÁc triỂn khai vÀ kẾt quẢ hỘi thi sÁng tẠo...

451
29 HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013) PHẦN II KÏËT QUAÃ HÖÅI THI SAÁNG TAÅO KYÄ THUÊÅT TOAÂN QUÖËC

Upload: others

Post on 06-Feb-2020

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

29

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

PHẦN IIKÏËT QUAÃ HÖÅI THI SAÁNG TAÅO

KYÄ THUÊÅT TOAÂN QUÖËC

30

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

31

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

CÔNG TÁC TRIỂN KHAI VÀ KẾT QUẢ HỘI THI SÁNG TẠOKỸ THUẬT THANH HOÁ

Lê Xuân Dũng P. Chánh văn phòng Liên hiệp hội

Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hoá (gọi tắt là Liên hiệp hội Thanh Hoá - TUSTA) là một tổ chức chính trị - xã hội của trí thức tỉnh Thanh Hoá hoạt động trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, được thành lập theo Quyết định số 483 TC/UBTH ngày 12/4/1994 của UBND tỉnh Thanh Hoá.

Liên hiệp hội Thanh Hoá là thành viên của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thanh Hoá.

Liên hiệp hội Thanh Hoá có 30 hội thành viên, 7 đơn vị trực thuộc và 5 đơn vị liên kết, với trên 18.000 hội viên có trình độ từ cao đẳng đến đại học, trong đó có 61 Tiến sỹ, 1125 Thạc sỹ và tương đương.

Thực hiện Quyết định số 165/QĐ-TTg, ngày 14/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật và công văn số 3629/UBND-NN ngày 01/06/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá giao cho Liên hiệp hội Thanh Hoá chủ trì phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Liên Đoàn Lao động tỉnh, Tỉnh đoàn Thanh niên CS-Hồ Chí Minh và các ban, ngành có liên quan tổ chức triển khai Hội thi STKT năm 2012-2013 trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

Kết quả Hội thi Sáng tạo kỹ thuật cấp tỉnh và tham gia Hội thi toàn quốc cụ thể như sau:

1. Công tác tổ chức.Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hoá chủ động tham mưu cho

UBND tỉnh thành lập Ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh là đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Liên hiệp hội làm Trưởng ban Tổ chức Hội thi, Văn phòng Liên hiệp hội là cơ quan Thường trực Ban tổ chức.

Ban Tổ chức ban hành Quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, xây dựng kế hoạch triển khai và ban hành Thể lệ Hội thi Sáng tạo kỹ thuật cấp tỉnh gồm 6 lĩnh vực; Công nghệ Thông tin, Điện tử, Viễn thông; Cơ khí tự động hoá, Xây dựng và Giao thông vận tải; Vật liệu, Hoá chất, Năng lượng; Nông Lâm Ngư nghiệp và Tài nguyên Môi trường; Y - Dược; Giáo dục - Đào tạo và các lĩnh vực khác.

Về cơ cấu giải thưởng gồm: Giải nhất- mỗi giải trị giá 10 triệu đồng; Giải nhì - mỗi giải trị giá 7 triệu đồng; Giải ba - mỗi giải trị giá 5 triệu đồng; Giải khuyến khích - mỗi giải trị giá 2 triệu đồng.

32

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

2. Công tác tuyên truyền phát động Hội thi.Ban Tổ chức xây dựng kế hoạch tuyên truyền Hội thi như, in pa nô, áp phích,

tờ gấp, đăng tải Thể lệ Hội thi trên Đài phát thanh và truyền hình tỉnh; Báo Thanh Hoá trên các ấn phẩm của Liên hiệp hội Thanh Hoá; các ấn phẩm của Sở Khoa học và Công nghệ; định kỳ trên Báo Thanh Hoá. Ban Tổ chức phát động trong các hội nghị Liên đoàn lao động tỉnh, Tỉnh Đoàn thanh niên, Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị khoa học, các hội xã hội nghề nghiệp trong hệ thống Liên hiệp hội, thông qua các hoạt động tuyên truyền phát hiện và khuyến khích các tác giả có ý tưởng, giải pháp sáng tạo tham gia Hội thi.

3. Kết quả.Tổng số giải pháp đăng ký tham dự Hội thi có 78 giải pháp, số giải pháp có đủ

tiêu chuẩn vào vòng chung khảo lựa chọn được 32 giải pháp hợp lệ. Trong đó lĩnh vực Công nghệ Thông tin; Cơ khí Tự động hoá có 13 giải pháp. Lĩnh vực Vật liệu Hoá chất Năng lượng 7 giải pháp. Lĩnh vực Nông Lâm, Ngư nghiêp; Y Dược 6 giải pháp. Lĩnh vực Giáo dục và Đài tạo và các lĩnh vực khác 6 giải pháp.

Các Hội đồng giám khảo đã chấm điểm lựa chọn 16 giải pháp đề nghị Ban tổ chức xếp và trao thưởng cấp tỉnh, trong đó có 02 giải nhì, 08 giải Ba, 06 giải khuyến khích, Ban Tổ chức giao cho Ban Thư ký cùng với các chuyên gia hướng dẫn các tác giả đoạt giải hoàn thiện hồ sơ tiếp tục tham gia Hội thi STKT tòan quốc lần thứ 12.

Kết quả Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc. Thanh Hoá có 04 giải pháp được xếp giải, với 02 giải Nhì, 01 giải Ba, 01 giải khuyến khích.

4. Tổng kết trao giải, tôn vinh tài năng sáng tạo.Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, Ban Tổ chức Hội thi phối hợp với

Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, truyền hình trực tiếp “Lễ tổng kết và Trao giải”. Tất cả các giải pháp đoạt giải đều xuất phát từ thực tế lao động, sản xuất và học tập, trong đó có nhiều giải pháp đã được áp dụng thành công, đem lại hiệu quả cao cho cộng đồng và xã hội. Với kết quả Hội thi lần này đã thúc đẩy mạnh mẽ phong trào quần chúng tiến quân vào khoa học và kỹ thuật, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hoá.

33

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢHỘI THI STKT TỈNH GIA LAI LẦN THỨ 6, NĂM 2012- 2013

PGS.TS. Nguyễn Danh - Chủ tịch

I. Thông tin về cơ quan Thường trực Hội thi:Tên cơ quan: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia LaiĐịa chỉ: 98B Phạm Văn Đồng, Tp.Pleiku, Gia LaiĐT/Fax: 059- 3719110Email: [email protected]: lhhkhkt.gialai.org.vnNgười đứng đầu: PGS.TS.Nguyễn Danh - Chủ tịch.II. Quá trình thực hiện Hội thi:

+ Về công tác tuyên truyền, vận động tham gia Hội thi:Đã phát hành 1.000 tờ rơi về Thể lệ Hội thi, tuyên truyền rộng rãi đến các đơn

vị, cá nhân thông qua các lớp tập huấn và đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng: Báo Gia Lai, Đài PT- TH tỉnh, Tạp chí Khoa học, Công nghệ và Môi trường Gia Lai, tập Thông tin Trí thức Khoa học và Công nghệ Gia Lai, chuyên mục khoa học và đời sống trên Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh về mục đích, ý nghĩa và diễn biến của quá trình tổ chức Hội thi và xây dựng hướng dẫn viết giải pháp tham gia dự thi.

Ban tổ chức Hội thi đã tuyên truyền, vận động tham gia Hội thi theo Kế hoạch số: 21/KH-BTCHT ngày 29 tháng 03 năm 2012; Kế hoạch số: 70/KH-BTCHT ngày 24 tháng 08 năm 2012 và Kế hoạch số 23/KH-BTCHT ngày 18 tháng 02 năm 2013 của Ban tổ chức Hội thi về tổ chức tuyên truyền Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 6, tại các điểm như sau:

- Cơ quan hành chính: Thành phố Pleiku, thị xã An Khê, thị xã Ayn Pa; huyện Chư Sê, Chư Pưh, Đăk Pơ, với thành phần tham dự: Lãnh đạo UBND thành phố, thị xã, huyện; các phòng GD-ĐT, Công thương, Kinh tế, Nông nghiệp, Bệnh viện, Đoàn TN, LĐLĐ, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đài PT-TH của huyện, thị xã, thành phố và một số đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố, với 300 người tham dự.

- Đơn vị doanh nghiệp: Công ty Khai thác Công trình Thủy lợi Gia Lai; Công ty Chè Biển Hồ, Công ty Thủy điện Ia Ly, Trung đoàn 48, Sư 320 (Binh đoàn Tây Nguyên), Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê, Nhà máy Đường An Khê với thành phần tham dự: Lãnh đạo, công đoàn- đoàn thanh niên và cán bộ trong Công ty, đơn vị, với 400

34

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

người tham dự.

Ngoài việc tổ chức tuyên truyền Hội thi theo cụm, điểm,… Thành viên Ban tổ chức có trách nhiệm tuyên truyền, triển khai Hội thi trong đơn vị, ngành mình và đăng tải Thể lệ Hội thi trên Website nội bộ,…

+ Tiếp nhận giải pháp dự thi, thành lập Hội đồng giám khảo chuyên ngành chấm điểm các giải pháp dự thi: Hội thi đã tiếp nhận trên 30 giải pháp từ các đơn vị, cá nhân gửi đến tham gia dự thi thuộc các lĩnh vực: Giáo dục và Đào tạo, Cơ khí- Điện, Nông nghiệp, Điện tử Viễn thông- Công nghệ Thông tin, Vật liệu hóa. Ban Thư ký Hội thi đã rà soát, chọn lựa 18 giải pháp phù hợp với Thể lệ Hội thi đưa vào chấm chung khảo. Trưởng ban Tổ chức Hội thi đã thành lập 06 Hội đồng giám khảo chuyên ngành chấm điểm các giải pháp dự thi Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 6 thuộc 5 lĩnh vực:

- Lĩnh vực Giáo dục & Đào tạo: 03 giải pháp.- Lĩnh vực Cơ khí- Điện: 06 giải pháp.- Lĩnh vực Nông nghiệp: 02 giải pháp.- Lĩnh vực Điện tử Viễn thông - Công nghệ thông tin: 05 giải pháp.- Lĩnh vực Vật liệu hóa: 02 giải pháp.Ban Tổ chức Hội thi STKT tỉnh đã ban hành Quy chế chấm điểm các giải pháp

tham gia dự thi:- Tổng số điểm đạt dưới 60 điểm: Không đạt giải.- Tổng số điểm từ 60 đến 66 điểm: Đạt giải Khuyến khích.- Tổng số điểm từ 66,5 đến 74 điểm: Đạt giải 3.- Tổng số điểm từ 74,5 đến 84,5 điểm: Đạt giải 2.- Tổng số điểm từ 85 điểm trở lên: Đạt giải 1.Việc đánh giá kết quả các giải pháp dự thi dựa vào các tiêu chí về: Tính mới, tính

sáng tạo, khả năng áp dụng, hiệu quả kinh tế- xã hội và kỹ thuật.III- Kết quả tổ chức Hội thi tại địa phương:

Kết quả chấm điểm tổng hợp và xếp giải các giải pháp như sau: 01 giải Nhì; 04 giải Ba và 09 giải Khuyến khích. Các tác giả, đồng tác giả giải pháp đoạt giải và tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tổ chức Hội thi được Liên hiệp hội Việt Nam, UBND tỉnh, Ban Tổ chức Hội thi, Tỉnh đoàn Gia Lai tặng Bằng khen và Giấy khen. Ban Tổ chức Hội thi đã chọn 01 giải pháp đoạt giải cao nhất gởi dự thi cấp Trung ương và đoạt giải Nhì Hội thi STKT toàn quốc lần thứ 12.

35

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 6 là Hội thi có nhiều giải pháp tham gia nhất từ trước cho đến nay. Đặc biệt có những đơn vị, cá nhân thường xuyên qua nhiều năm đã có nhiều giải pháp tham gia Hội thi như: Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Gia Lai, Công ty Thủy điện Ia Ly, Công ty Cao su Chư Prông,… ; cá nhân ông Đỗ Đức Quang, ông Phạm Văn Long, đã có nhiều sáng kiến cải tiến hữu ích tham gia và đoạt giải trong các Hội thi,…

Đa số giải pháp đoạt giải đều có chất lượng, khả năng áp dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả thiết thực, phục vụ cho cơ sở và địa phương giá trị sáng tạo của người lao động ở nhiều lĩnh vực nông nghiệp, cơ khí, giáo dục và đào tạo,...

Kết quả của những giải pháp đoạt giải tại Hội thi đã được áp dụng vào sản xuất và công tác, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn, cải thiện điều kiện làm việc, làm lợi cho đơn vị, xã hội hàng trăm triệu đồng. Đây là một minh chứng thực tế đã thúc đẩy phong trào lao động sáng tạo của quần chúng nhân dân trong các lĩnh vực khoa học (khoa học - công nghệ, khoa học xã hội - nhân văn,…) thúc đẩy việc áp dụng có hiệu quả các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Gia Lai đã thực sự tạo ra phong trào thi đua lao động sáng tạo sôi nổi ở các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Hội thi là sân chơi bổ ích, giúp nhân dân phát huy được trí tuệ, sức sáng tạo, đồng thời người tham gia có những phổ biến kinh nghiệm được đúc kết từ thực tiễn cuộc sống để mọi người có thể học tập. Có thể nói rằng nhiệm vụ này đã được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh thực hiện tốt và liên tục qua các năm theo đúng hướng dẫn của cấp trên.

Qua tổng kết Hội thi lần này Ban Tổ chức Hội thi cũng đã phát động Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Gia Lai lần thứ 7, năm 2014- 2015.

36

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

VĨNH PHÚC TỔ CHỨC HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TỈNH LẦN THỨ IV (2012 -2013)

Đỗ Việt TrìPhó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp hội Vĩnh Phúc

Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ IV (2012-2013) được phát động từ ngày 22/5/2012. Ban Tổ chức hội thi do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập ngày 9/4/2012 gồm 17 thành viên; Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh, sở Khoa học và công nghệ; Liên đoàn Lao động tỉnh và Tỉnh đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là 4 cơ quan đồng tổ chức. Trong đó Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh là cơ quan thường trực Hội thi.

Sau lễ phát động Hội thi, Ban Tổ chức đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, kể cả Ban Thư ký để triển khai công tác theo kế hoạch đề ra. Thường trực Ban Tổ chức Hội thi (Liên hiệp hội) đã chủ động tiến hành hoạt động chủ yếu như sau:

Một là, xây dựng kế hoạch tuyên truyền sâu rộng trên địa bàn tỉnh. Cơ quan Thường trực đã phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng như: Báo Vĩnh Phúc, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh; Cổng thông tin giao tiếp điện tử tỉnh; bản tin Sinh hoạt chi bộ và bản tin Khoa giáo (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy) để đăng tải toàn bộ kế hoạch, thể lệ hội thi. Ngoài ra, trên trang điện tử của các ngành như: Sở Khoa học công nghệ, Liên đoàn Lao động tỉnh, Tỉnh đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, bản tin của Liên hiệp hội và một số ngành khác đã đăng thông tin chi tiết về Thể lệ Hội thi. Sự phối hợp này kéo dài từ khi phát động đến sau khi tổng kết Hội thi.

Ngoài kênh thông tin đã nói, Ban Tổ chức Hội thi đã in trên 5000 tờ gấp, phát hành rộng rãi đến các cơ quan, đơn vị, nhà trường, các doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh, 1000 tờ áp phích khổ 0.70m x 1,0m in thể lệ phát cho các cơ quan, nhà trường, doanh nghiệp treo nơi công cộng.

Định kỳ 3 tháng Ban tổ chức Hội thi họp kiểm điểm tiến độ, đồng thời các phương tiện thông tin truyền thông tiếp tục có tin, bài phản ánh tình hình tổ chức Hội thi ở các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Nhờ vậy, mọi thông tin về Hội thi được cập nhật và các đối tượng được tiếp cận khá đầy đủ những điều cần biết để có thể tham gia Hội thi.

Hai là, Thường trực Ban Tổ chức Hội thi thường xuyên kiểm tra, đôn đốc. Hàng tháng thường trực ban tổ chức Hội thi đã tới các cơ quan, đơn vị, nhà trường, doanh nghiệp, địa phương được xác định là trọng điểm như: 14 đơn vị sự nghiệp khoa học của tỉnh, 06 trường cao đẳng và đại học trên địa bàn tỉnh, 10 doanh nghiệp lớn để kiểm tra tình hình tổ chức, triển khai hội thi; đồng thời bàn bạc, giải quyết những khó

37

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

khăn, vướng mắc khi thực hiện.Thường trực Ban tổ chức cũng đi dự nhiều buổi hội thảo khoa học, hội nghị sáng

kiến, cải tiến kỹ thuật, thao diễn kỹ thuật… do các cơ quan, nhà trường và doanh nghiệp tổ chức nhằm phối kết hợp với các nơi đó tôn vinh những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong hoạt động khoa học.

Ba là, tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, doanh nghiệp. Hết thảy các cấp ủy đảng, chính quyền, lãnh đạo các doanh nghiệp đều xác định tầm quan trọng đặc biệt của hoạt động khoa học, bởi đó là động lực, là nhân tố quyết định năng suất lao động, chất lượng sản phẩm do đó rất quan tâm tạo điều kiện cho mọi người hoạt động sáng tạo trong đó có việc tham gia Hội thi.

Các cơ quan, nhà trường, doanh nghiệp đã bố trí thời gian, chi kinh phí, tổ chức hội thảo, gặp gỡ những tập thể,cá nhân có nhiều công trình sáng kiến nhằm động viên, giúp đỡ họ sáng tạo. Từ thực tiễn này, Thường trực Ban tổ chức Hội thi đã có những buổi làm việc với đảng ủy, lãnh đạo các cơ quan, nhà trường, doanh nghiệp; trao đổi thông tin với tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, các Hội đồng khoa học… nhằm thống nhất nhận thức và cải tiến phương pháp tổ chức Hội thi đảm bảo kết quả tốt nhất. Kết thúc Hội thi có 127 giải pháp của 168 tác giả (đồng tác giả) tham gia.

Hội đồng giám khảo đã làm việc khẩn trương, nghiêm túc, sau hơn 1 tháng chấm giải pháp và cuối cùng Ban tổ chức đã công bố kết quả: có 01 giải Nhất, 06 giải Nhì, 12 giải Ba và 18 giải Khuyến khích. Ngày 10/10/2013, Ban tổ chức Hội thi đã long trọng tổ chức lễ tổng kết và trao giải thưởng cho các tác giả đạt giải, khép lại Hội thi lần thứ IV đầy sôi động. Ban tổ chức Hội thi đã gửi 13 giải pháp đi dự Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ XII và tham gia giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam năm 2013. Kết quả, được 01 giải Nhì, 01 giải Ba và 01 giải khuyến khích của Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ XII và 01 giải khuyến khích của giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam.

Đó là niềm tự hào của những người hoạt động khoa học và đam mê sáng tạo của đội ngũ trí thức Vĩnh Phúc.

Có được những thành công như vậy, trước hết được sự quan tâm đúng mức của Tỉnh ủy, UBND, trong đó đặc biệt là UBND tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, đơn vị, nhà trường tham gia Hội thi. Còn các sở, ban, ngành, đoàn thể ở tỉnh, các huyện, thành, thị nhiệt tình ủng hộ. Các nhà trường, các doanh nghiệp tích cực hưởng ứng, do đó có nhiều tập thể tác giả và cá nhân tham gia Hội thi. Điển hình là trường cao đẳng nghề Việt Đức, cao đẳng công nghiệp Phúc Yên, trường đại học sư phạm Hà Nội 2, Đại học Công nghệ giao thông vận tải và tập đoàn Prime Group. Họ là những nòng cốt để Hội thi đạt thành công tốt đẹp.

Tuy nhiên, Hội thi còn những hạn chế nhận định về phương pháp tổ chức, chấm thi… Ngoài ra, các ban, ngành, đơn vị sự nghiệp khoa học của tỉnh còn ít cán bộ nghiên cứu khoa học, cán bộ quản lý tham gia. Điều đó đã hạn chế kết quả Hội thi.

38

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Nhận ra những khuyết điểm nêu trên, trong các Hội thi tới chắc chắn sẽ được khắc phục và số lượng tác giả tham gia sẽ nhiều hơn, đồng thời chất lượng các giải pháp dự thi sẽ cao hơn các Hội thi đã qua.

39

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

GIỚI THIỆU VỀ CƠ QUAN THƯỜNG TRỰC HỘI THI, QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ HỘI THI CỦA SƠN LA

Liên hiệp các hội khoa học và Kỹ thuật Sơn La Là tổ chức chính trị - xã hội của trí thức khoa học và công nghệ Sơn La thành lập ngày 21/4/2010 theo quyết định số 941/QĐ-UBND ngày 21/4/2010 của UBND tỉnh Sơn La. Tôn chỉ, mục đích chính là phát huy sức mạnh sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nền kinh tế tri thức vì sự phát triển bền vững của tỉnh, góp phần bảo vệ Tổ quốc và thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Sơn La thực hiện các chức năng:- Tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức, khoa học và công nghệ ở trong tỉnh, trong

nước, người Việt Nam ở nước ngoài; điều hoà, phối hợp hoạt động của các hội thành viên.

- Làm đầu mối giữa các hội, hiệp hội thành viên với các cơ quan của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, UBMTTQVN tỉnh và các tổ chức khác nhằm giải quyết những vấn đề chung trong hoạt động của Liên hiệp Hội Sơn La.

- Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên, hội thành viên, hiệp hội thành viên, của trí thức khoa học và công nghệ Sơn La.

Và thực hiện các nhiệm vụ được giao của Tỉnh ủy, UBND tỉnhTừ năm 2012, UBND tỉnh Sơn La giao Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật

Sơn La chủ trì tổ chức các Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật toàn tỉnh. Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Sơn la lần thứ III được tổ chức trong gần 10 tháng,

từ tháng 3 đến tháng 11 năm 2012. Các ngành phối hợp gồm có: Sở Khoa học và Công nghệ, Liên Đoàn Lao động tỉnh, Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, Tỉnh đoàn, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công Thương, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nông dân tỉnh, Báo Sơn La, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh. Đơn vị chủ trì đã phối hợp với các ngành có liên quan tuyên truyền vận động dưới nhiều hình thức: Tổ chức Hội nghị phát động trên địa bàn thành phố, kiểm tra đôn đốc tại các huyện, tuyên truyền trên Báo Sơn La, đài PTTH sơn La, các trang web của các sở, ban, ngành, báo cáo tại các hội nghị báo cáo viên của tỉnh, tờ rơi, pano tuyên truyền, các văn bản chỉ đạo theo hệ thống ngành dọc của các ngành....

Tham gia Hội thi đã có 27 giải pháp của 18 đơn vị. Sau 2 vòng chấm Sơ khảo và Chung khảo kết quả như sau:

Ban Tổ chức trao:

40

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

- 01 giải nhất, 01 giải nhì, 03 giải ba và 05 giải khuyến khích cho các giải pháp có thành tích cao trong Hội thi.

- 04 giải phụ đối với 04 giải pháp dự thi khác.- Tặng giấy khen cho 4 tập thể và 4 cá nhân có nhiều thành tích trong Hội thi.UBND tỉnh tặng bằng khen cho 1 tập thể và 01 cá nhân có thành tích xuất sắc

trong Hội thi. Liên đoàn lao động tặng bằng khen cho 4 tác giả; Hội nông dân tặng bằng khen cho 01 tác giả; Tỉnh đoàn, Liên hiệp Hội phụ nữ, Sở Giáo dục Đào tạo, Sở Văn hoá thông tin và Thể thao, Liên minh hợp tác xã tặng giấy khen cho 5 tác giả. 4 nhà tài trợ có phần quà tặng cho các tác giả.

Ban tổ chức quyết định chọn 5 giải pháp ( 01 giải nhất, 01 giải nhì và 03 giải ba) tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ XII năm 2013. Trong đó có 1 giải pháp lọt vào vòng chung khảo toàn quốc và được giải khuyến khích là giải pháp “Lắp đặt thiết bị để giám sát vận hành và điều khiển các máy cắt điện từ xa thông qua máy tính bằng cách kết nối đường truyền cáp quang với mạng nội bộ” của Nhóm tác giả: KS. Hoàng Mạnh Hà, Hoàng Thế Vận, Phạm Tân Tiến - Công ty điện lực Sơn La.

41

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TRẦN ĐẠI NGHĨATỈNH VĨNH LONG LẦN THỨ IV (2012-2013)

Hội thi sáng tạo kỹ thuật Trần Đại Nghĩa là cuộc vận động lớn đối với lực lượng

khoa học và quần chúng nhân dân về hoạt động nghiên cứu sáng tạo trong các lĩnh vực KH&CN. Hội thi này đã được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và khuyến khích phát triển từ nhiều năm qua.

Ở cấp quốc gia, Hội thi đã được tổ chức kể từ năm 1989, đặc biệt từ năm 2006, Thủ Tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 165/2006/QĐ-TTg, ngày 14/7/2006, về việc chỉ đạo tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật trên toàn quốc.

Ở Vĩnh Long, từ năm 2007 Chủ tịch UBND tỉnh cho phép tổ chức Hội thi lần thứ nhất, năm 2010 đổi tên thành Hội thi STKT Trần Đại Nghĩa, đến nay Hội thi đã tổ chức được 4 lần.

Thường trực Ban tổ chức Hội thi gồm Liên hiệp các hội KH&KT, Sở KH&CN, Liên đoàn lao động tỉnh và Tỉnh đoàn.

Mục tiêu của Hội thi STKT Trần Đại Nghĩa nhằm khơi dậy và thúc đẩy phong trào lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất của nhân dân lao động trong tỉnh, khuyến khích việc áp dụng có hiệu quả các giải pháp khoa học vào sản xuất và đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường của tỉnh.

Sau khi có Quyết định số 336 ngày 7/3/2012 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban tổ chức Hội thi, thường trực BTC đã họp để thống nhất Kế hoạch tổ chức hội thi và các văn bản về Hội thi. Tại cuộc họp này, trưởng ban (PCT tỉnh) đã phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban tổ chức về đơn vị triển khai, tuyên truyền để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân tham gia Hội thi, chỉ đạo các chủ nhiệm đề tài cấp tỉnh, cấp cơ sở đã nghiệm thu trong 3 năm viết báo cáo giải pháp dự thi, phát động cho các cá nhân đang bảo vệ luận văn thạc sĩ, tiến sĩ tham gia Hội thi, đưa tiêu chuẩn tham dự Hội thi và đạt giải vào tiêu chí xét chọn danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh của cá nhân, đơn vị hằng năm.

Về công tác tuyên truyền, UBND tỉnh đã ban hành công văn số 1393/UBND-VX ngày 29/5/2012, gửi cho thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, chủ tịch ủy ban nhân dân các huyện/ thị xã/ thành phố, thủ trưởng các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, lãnh đạo các doanh nghiệp trong tỉnh để các đơn vị tổ chức tuyên truyền và vận động cán bộ, nhân viên và người lao động tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật Trần Đại Nghĩa lần thứ IV, năm 2012-2013. Báo Vĩnh Long, Đài Phát thanh truyền hình Vĩnh Long, Ban tuyên giáo, Đài truyền thanh các huyện/ thị xã/ thành phố, Sở KH&CN đã đưa tin trên báo, đài, tạp chí và trang web của đơn vị.

Ban tổ chức triển khai 12 cuộc tập huấn Hội thi. Nội dung triển khai: công văn

42

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Thể lệ Hội thi lần thứ 4, Hướng dẫn về hồ sơ và thủ tục đăng kí dự thi, Giới thiệu về các tiêu chí đánh giá các giải pháp dự thi, Giới thiệu sơ nét về các giải pháp đạt giải ở 3 lần hội thi trước. Thành phần tham dự tập huấn cấp tỉnh gồm: đại diện lãnh đạo và các đơn vị trực thuộc Công an tỉnh, đại diện lãnh đạo và các đơn vị trực thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, đại diện cấp ủy, đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở và đoàn thanh niên các cơ sở Đảng trực thuộc Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh và Đảng ủy khối doanh nghiệp tỉnh. Thành phần cấp huyện gồm các phòng, ban ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND, Hội nông dân, Bí thư đoàn thanh niên các xã, phường, thị trấn, ban giám hiệu các trường mầm non, các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, Lãnh đạo bệnh viện đa khoa, các trung tâm y tế, lãnh đạo, công đoàn các Doanh nghiệp và Hợp tác xã trong địa bàn. Tổng số đại biểu về dự 1.175 / 1.623 thư mời.

Cơ quan thường trực tổ chức chuyến công tác làm việc với UBND và phòng công thương các huyện/ thị xã/ thành phố để nắm tình hình triển khai, vận động các đơn vị và cá nhân tham gia hội thi. Nhờ có công tác kiểm tra, uốn nắn, nhắc nhở nên đến cuối tháng 5/2013 Ban tổ chức đã tiếp nhận được 74 giải pháp đăng ký tham gia.

Ban thư ký tổ chức họp chấm sơ tuyển về hình thức các giải pháp dự thi, sau sơ tuyển chọn được 68 giải pháp vào vòng chấm giải.

Trưởng ban thư ký nhận thấy đa số tác giả viết bản mô tả chưa đạt yêu cầu nên đề xuất Ban tổ chức triển khai tập huấn viết giải pháp cho các tác giả có giải pháp đăng ký dự thi.

Sau khi nhận đủ hồ sơ bổ sung của tác giả, thường trực Ban tổ chức ban hành Quyết định thành lập 5 hội đồng giám khảo đánh giá và chấm điểm theo từng lĩnh vực. Sau đó, Ban tổ chức đã có cuộc họp mở rộng với các Chủ tịch và thư ký Hội đồng để xét chọn và xếp giải. Kết quả có 1 giải Nhất, 3 giải Nhì, 9 giải Ba và 19 giải khuyến khích. Ban tổ chức đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh tặng giấy khen cho cho 4 cơ quan phối hợp tổ chức Hội thi gồm: Liên hiệp các hội KH&KT, Sở KH&CN, Liên đoàn lao động tỉnh, Tỉnh đoàn; khen thưởng 4 đơn vị tham gia tích cực công tác tuyên truyền, vận động Hội thi gồm: Sở NN&PTNT, Công đoàn ngành giáo dục, Đài phát thanh truyền hình, Đảng ủy khối các cơ quan.

Vĩnh Long gửi 9 hồ sơ tham dự Hội thi STKT toàn quốc lần thứ 12, kết quả có 1 giải pháp đạt giải Ba (Lò nung gạch liên hoàn Vĩnh Long) và 1 giải pháp đạt giải Khuyến khích (Ứng dụng phương pháp cho ăn gián đoạn để giảm chi phí sản xuất trong chăn nuôi cá tra thương phẩm).

43

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

KẾT QUẢ TỔ CHỨC TRIỂN KHAI HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TỈNH HÀ GIANG LẦN THỨ I (2012 - 2013)

Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật (STKT) tỉnh Hà Giang lần thứ nhất nhằm hưởng ứng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc lần thứ 12 (2012-2013), được triển khai theo Công văn số 158/LHHVN-VIFOTEC ngày 13/3/2012 của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; đây là Hội thi do Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam cùng với các bộ, ngành Trung ương phối hợp tổ chức với qui mô toàn quốc.

Hội thi STKT tỉnh Hà Giang lần thứ nhất (2012-2013) có ý nghĩa thiết thực dành cho các tổ chức và cá nhân không phân biệt lứa tuổi, thành phần, dân tộc, nghề nghiệp có các đề tài, giải pháp kỹ thuật là kết quả của hoạt động sáng tạo, sáng kiến, cải tiến và ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động kinh tế xã hội được tạo ra và áp dụng từ năm 2007 trở lại đây, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Giang. Hội thi STKT tỉnh Hà Giang lần thứ nhất được UBND tỉnh giao cho Liên hiệp các Hội KH&KT Hà Giang là cơ quan chủ trì, phối hợp với các Sở Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Tỉnh đoàn Hà Giang, Báo Hà Giang và Đài PT&TH Hà Giang phối hợp tổ chức.

Hội thi STKT toàn tỉnh lần thứ nhất tỉnh Hà Giang đã hoàn thành và đạt được kết quả nhất định, Ban tổ chức báo cáo kết quả triển khai Hội thi như sau:

1. Công tác tổ chức triển khai Hội thiSau khi có văn bản triển khai Hội thi của Liên hiệp hội Việt Nam; Liên hiệp hội

Hà Giang đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành công văn số 1236/UBND-NN ngày 25/5/2012 về tổ chức triển khai Hội thi STKT toàn quốc năm 2012-2013 trên địa bàn tỉnh. Ngày 12/7/2012, UBND tỉnh có Quyết định số 1368/QĐ-UBND về việc thành lập Ban tổ chức Hội thi STKT toàn tỉnh lần thứ nhất và giao cho Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh là cơ quan thường trực Ban tổ chức Hội thi cấp tỉnh. Ngày 14/9/2012, Ban tổ chức Hội thi đã ban hành kế hoạch, thể lệ Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Hà Giang lần thứ nhất (2012-2013).

Ngay từ khi bắt đầu triển khai Hội thi, Ban tổ chức Hội thi cấp tỉnh đã tích cực tuyên truyền nội dung mục đích ý nghĩa, kế hoạch, thể lệ Hội thi tới các đơn vị, cá nhân trong toàn tỉnh bằng các hình thức như tổ chức hội nghị triển khai phát động hội thi tại tỉnh; gửi văn bản đến các cơ quan, doanh nghiệp trong tỉnh mời tham dự Hội thi; phối hợp với Báo Hà Giang, Đài PT&TH tỉnh xây dựng chuyên trang, chuyên mục đăng tải nội dung thông tin về kế hoạch, thể lệ Hội thi tới đông đảo các đối tượng tham gia dự thi. Ban tổ chức Hội thi cũng đã phân công thành viên phụ trách từng lĩnh vực, địa bàn cụ thể. Trong quá trình tổ chức triển khai, Liên hiệp hội Hà Giang thường xuyên phối hợp với các Sở, ban ngành của tỉnh như Liên đoàn Lao

44

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

động tỉnh, Tỉnh đoàn, Sở GD&ĐT ban hành văn bản chỉ đạo triển khai Hội thi tới các cấp cơ sở theo hệ thống ngành dọc, đồng thời hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ nộp về Ban tổ chức Hội thi theo đúng kế hoạch đề ra.

2. Kết quả Hội thiNhờ thực hiện các giải pháp đồng bộ và có sự phối hợp tích cực của các sở, ban

ngành của tỉnh trong công tác tuyên truyền, tổ chức Hội thi. Ban tổ chức Hội thi của tỉnh đã nhận được 06 đề tài, giải pháp tham dự Hội thi của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhóm tác giả nghiên cứu của các trường trên địa bàn tỉnh thuộc 04 lĩnh vực: Công nghệ thông tin điện tử, viễn thông 02 giải pháp; vật liệu, hóa chất, năng lượng 01 giải pháp; nông lâm ngư nghiệp, tài nguyên môi trường 01 giải pháp; giáo dục và đào tạo 02 giải pháp.

Ngày 05/9/2013, Liên hiệp hội Hà Giang đã tham mưu trình UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1838/QĐ-UBND về thành lập Hội đồng giám khảo gồm các nhà chuyên môn, khoa học, quản lý đại diện cho các sở, ngành của tỉnh liên quan đến lĩnh vực dự thi. Các thành viên của Hội đồng giám khảo Hội thi đã làm việc tích cực, với tinh thần trách nhiệm, khoa học và công tâm. Căn cứ yêu cầu, tiêu chuẩn đánh giá, hội đồng giám khảo của tỉnh đã chọn được 03 đề tài/giải pháp tiêu biểu có tính mới, tính sáng tạo, đã được áp dụng và mang lại hiệu quả thực tiễn để trao giải cấp tỉnh gồm: 01 giải ba và 02 giải khuyến khích (không có giải nhất, nhì). Ban tổ chức Hội thi đã lựa chọn được 01 đề tài có chất lượng và đoạt giải ba Hội thi cấp tỉnh gửi tham dự Hội thi STKT toàn quốc. Kết quả Hà Giang có 01 đề tài đoạt Giải Ba Hội thi STKT toàn quốc lần thứ 12; đó là đề tài: Nghiên cứu biên soạn và thiết kế mô hình dạy môn lịch sử địa phương cho học sinh các trường THCS tỉnh Hà Giang của nhóm tác giả Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Dương Thị Thu Loan, Bế Thu Hoa, Đàm Thị Hòa, Triệu Thị Năm, giáo viên Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang.

3. Đánh giá kết quả Hội thi Lần đầu tiên Hà Giang tổ chức thành công Hội thi STKT toàn tỉnh, đã đoạt được

giải cấp tỉnh và toàn quốc. Hội thi đã động viên, khích lệ được phong trào lao động sáng tạo của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, các nhà khoa học, giáo viên và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia.

Tuy nhiên, lần đầu tiên việc tổ chức Hội thi ở tỉnh còn nhiều hạn chế: Hội thi mới chỉ tổ chức phát động ở cấp tỉnh mà chưa triển khai sâu rộng tới cấp huyện nên số lượng đề tài tham gia dự thi còn hạn chế; nhiều sở, ngành, đơn vị sự nghiệp khoa học, doanh nghiệp, công nhân, nông dân trên địa bàn tỉnh chưa tham gia Hội thi; các đề tài, giải pháp dự thi chất lượng chưa cao, có đề tài chỉ là sáng kiến, kinh nghiệm, hoặc là dự án của đơn vị sử dụng vốn đầu tư, kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước; một số đề tài chỉ là mua sắm, lắp đặt hệ thống thiết bị, phần mềm do cơ quan nhà nước đặt hàng, hợp đồng hoặc giao việc cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ; một số đề tài

45

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

chỉ là bộ dụng cụ thí nghiệm phục vụ giảng dạy, nghiên cứu mà chưa có chất lượng, chưa mang lại hiệu quả.

4. Một số kiến nghị, đề xuấtĐể Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật của tỉnh năm 2014 và những năm tiếp theo đạt

được kết quả tốt, Ban tổ chức Hội thi đề nghị các cấp, ngành của tỉnh quan tâm phối hợp thực hiện tốt một số nội dung sau:

1. Đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể của tỉnh cần quan tâm hơn nữa trong công tác lãnh chỉ đạo, tổ chức triển khai, động viên, khuyến khích cán bộ, các nhà khoa học, công nhân, nông dân trên địa bàn tham gia Hội thi.

2. Tăng cường công tác vận động các cơ quan, ban ngành đoàn thể, các doanh nghiệp, các nhà tài trợ trên địa bàn tích cực ủng hộ, giúp đỡ về vật chất, tinh thần để Hội thi STKT của tỉnh không ngừng được nâng cao về số lượng và chất lượng, ngày càng có nhiều đề tài/giải pháp kỹ thuật được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, đời sống đem lại hiệu quả thiết thực cho xã hội.

3. Đẩy mạnh việc áp dụng các đề tài, giải pháp kỹ thuật vào thực tế sản xuất và đời sống trên địa bàn để mang lại hiệu quả, lợi ích thiết thực cho xã hội. Làm tốt công tác thi đua khen thưởng, tôn vinh các tập thể, cá nhân, các nhà khoa học đã có nhiều đề tài, giải pháp hữu ích đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Hà Giang trong những năm qua./.

46

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

TÂY NINH VỚI HỘI THISÁNG TẠO KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LẦN VIII (2012-2013)

Dương Thị Thu Hiền Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Tây Ninh

I. Cơ quan thường trực Hội thi Sáng tạo Khoa học và Kỹ thuật lần 8 (2012-2013)

Cơ quan thường trực Hội thi nằm trong cơ quan Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Tây Ninh

Địa chỉ: 081, Lê Lợi, phường 2, Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh Điện thoại: 066.3815327 Email: [email protected]ực hiện Quyết định số 165/2006/QĐ-TTg ngày 14/7/2006 của Thủ tướng

Chính phủ về việc tổ chức Hội thi Sáng tạo Khoa học và Kỹ thuật (KH&KT). Quyết định số 61/QĐ-UBND ngày 12/01/2011 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc thành lập Ban tổ chức Hội thi Sáng tạo Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tây Ninh năm 2010-2015. Theo Quyết định này Ban tổ chức Hội thi Sáng tạo KH&KT lần 8 (2012-2013) gồm có:

1. Trưởng Ban tổ chức, Chủ tịch Liên hiệp Hội tỉnh;2. Phó Trưởng Ban tổ chức, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp Hội tỉnh;3. Phó Trưởng Ban tổ chức, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh;4. Các uỷ viên Ban tổ chức gồm có Giám đốc hoặc Phó Giám đốc các sở ngành:

Sở Nội vụ; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Công thương; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Y tế; Liên đoàn Lao động; Tỉnh đoàn; Hội Nông dân.

Tổ Thư ký có 7 thành viên, trong đó Trưởng Ban kiểm tra Liên hiệp Hội làm Tổ trưởng Tổ Thư ký Hội thi.

II. Quá trình thực hiện và kết quả tổ chức Hội thi- Tại Lễ Tổng kết Hội thi Sáng tạo KH&KT lần 7 (2010-2011), Ban tổ chức Hội

thi đã phát động và ban hành Thể lệ Hội thi Sáng tạo KH&KT lần 8 (2012-2013) với 8 lĩnh vực: Công nghiệp, Nông nghiệp, Giáo dục và Đào tạo, Y tế bảo vệ sức khoẻ, Môi trường, Xây dựng – Giao thông – Thủy lợi, Công nghệ thông tin, Tổ chức và Quản lý. Thể lệ Hội thi đã đề ra: Nội dung, hình thức, lĩnh vực dự thi, tổ chức đánh giá, hồ sơ dự thi, giải thưởng Hội thi... được thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng: Báo Tây Ninh, Đài Phát thanh – Truyền hình Tây Ninh, tập san

47

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Khoa học và Đời sống của Liên hiệp Hội Tây Ninh, 1000 tờ rơi để phát động Hội thi Sáng tạo KH&KT lần 8.

- Ban tổ chức đã xây dựng kế hoạch phấn đấu 145 đề tài/giải pháp dự Hội thi lần 8 (2012-2013) để phấn đấu thực hiện. Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch đề tài/giải pháp đề ra các sở, ngành, thành viên Ban tổ chức phối hợp, vận động cán bộ công chức, viên chức, người lao động tích cực trong việc cung cấp thông tin, hướng dẫn lập hồ sơ cho các tác giả tham gia Hội thi.

Ban tổ chức Hội thi đã: Tham mưu UBND tỉnh ra Quyết định kiện toàn Ban tổ chức Hội thi, phân công các thành viên Ban tổ chức Hội thi; Quyết định ban hành quy định đánh giá đề tài/giải pháp dự thi; Quyết định thành lập Hội đồng chấm thi; tổ chức tập huấn đánh giá, chấm điểm đề tài/giải pháp cho các Hội đồng chấm thi.

- Ban tổ chức Hội thi đã tiếp nhận 150 đề tài/giải pháp dự thi, tăng 5 đề tài/giải pháp so với kế hoạch và tăng 61 đề tài/giải pháp so với Hội thi lần 7 (2010-2011).

Kết quả có 43 đề tài/giải pháp đạt giải, trong đó có 01 giải nhất, 02 giải nhì, 18 giải ba và 22 giải khuyến khích.

Các đề tài/giải pháp tham dự Hội thi và đạt giải Hội thi lần này đều tăng hơn các Hội thi trước đây.

Ban tổ chức Hội thi đã chọn 7 đề tài/giải pháp tham dự Hội thi Sáng tạo KH&KT toàn quốc lần XII (2012-2013) và 01 đề tài tham gia Giải thưởng Sáng tạo KH&CN Việt Nam 2013. Kết quả có 02 đề tài/giai pháp đạt giải khuyến khích.

Đề tài/giải pháp đạt giải được tặng bằng khen của UBND tỉnh, kèm theo tiền thưởng và tặng bằng khen cho 6 tập thể và 13 cá nhân đã có nhiều thành tích trong công tác tuyên truyền, vận động, tổ chức Hội thi Sáng tạo Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tây Ninh lần 8 năm 2012-2013.

Hội thi Sáng tạo KH&KT tỉnh Tây Ninh lần thứ 8 (2012-2013) đã tiếp tục khẳng định là nơi hội tụ, phát huy tinh thần lao động sáng tạo, khơi dậy phong trào quần chúng tiến công vào khoa học và kỹ thuật. Đối tượng dự thi đa dạng, phong phú thuộc mọi thành phần, mọi lứa tuổi tham gia đã đóng góp tích cực vào việc áp dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, đời sống góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh.

Hội thi Sáng tạo KH&KT lần 8 (2012-2013) đạt được kết quả do được sự quan tâm của Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam, Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND và sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành, đoàn thể tỉnh và sự nỗ lực cố gắng của Ban tổ chức, các phương tiện thông tin đại chúng và tri thức, người lao động tích cực trong việc nghiên cứu, gửi đề tài/giải pháp dự thi góp phần cho Hội thi Sáng tạo KH&KT lần 8 (2012-2013) đạt kết quả tốt đẹp.

48

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

CÔNG TÁC TRIỂN KHAI VÀ KẾT QUẢ HỘI THISÁNG TẠO KỸ THUẬT TỈNH PHÚ THỌ NĂM 2012-2013

Từ năm 2007 Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Phú Thọ đã được UBND tỉnh tổ chức thường niên 2 năm 1 lần, đến nay đã có 4 lần được tổ chức thành công. Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (PUSTA) được giao nhiệm vụ làm cơ quan thường trực tổ chức các Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh.

1. Cơ quan thường trực tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh.Cơ quan thường trực PUSTA được kiện toàn năm 2008, hiện có 14 cán bộ làm

việc chuyên trách và được đào tạo cơ bản, trong đó có 3 cán bộ có trình độ thạc sỹ, 11 cán bộ có trình độ đại học thuộc các chuyên ngành: Nông nghiệp, lâm nghiệp, tài nguyên, môi trường, xây dựng, công nghệ thông tin, công nghệ xây dựng nông thôn, kinh tế, ngoại ngữ được tổ chức thành 5 bộ phận: Thường trực (Ban lãnh đạo); Văn phòng; Ban Tư vấn, phản biện và giám định xã hội; Ban Khoa học công nghệ; Ban Thông tin hợp tác. Ban Khoa học công nghệ được giao nhiệm vụ giúp việc cho lãnh đạo PUSTA và Ban tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh (gọi tắt là Ban tổ chức) tổ chức triển khai các nội dung Hội thi.

2. Cơ cấu Ban tổ chức.Từ năm 2011 Ban tổ chức được UBND tỉnh thành lập cố định cho các kỳ tổ chức

Hội thi thường niên. Ban tổ chức có 14 thành viên do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách khối là trưởng ban, chủ tịch PUSTA là phó ban thường trực cùng với các thành viên là đại diện các cơ quan đồng tổ chức gồm: Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, Tỉnh đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông, Liên đoàn Lao động tỉnh, Báo Phú Thọ, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

3. Công tác tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh năm 2012-2013.a) Công tác tổ chức, chỉ đạo :- Ban tổ chức ban hành văn bản số 297/TL-LHH ngày 18/12/2012 về việc ban

hành Thể lệ Hội thi. - Ban tổ chức ban hành Kế hoạch số 1430/KH-BTC ngày 20/4/2012 về việc tổ

chức xét giải thưởng sáng tạo khoa học và công nghệ và các hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Phú Thọ năm 2012-2013; Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên Ban tổ chức.

- Ban hành Quyết định số 2311/QĐ-BTC ngày 17/9/2013 về việc thành lập 3 hội đồng xét giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Phú Thọ năm 2012-2013.

- Ban tổ chức ban hành văn bản số 285/HD-BTC ngày 18/9/2013 về Hướng dẫn xét giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Phú Thọ năm 2012-2013.

49

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

b) Công tác tuyên truyền:- In ấn Thể lệ, Hướng dẫn hồ sơ dự thi gửi các sở, ban, ngành, huyện, thành, thị,

doanh nghiệp, các viện, trung tâm nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng trong tỉnh... - In và phát hành 3500 tờ rơi, 800 cuốn kỷ yếu Hội thi và công văn đề nghị triển

khai Hội thi tới các sở, ngành, doanh nghiệp, các viện, trung tâm nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh.

- Đăng Thể lệ Hội thi, Hướng dẫn tham gia dự thi...trên Cổng Thông tin điện tử

tỉnh, Website và tập san “Trí thức Đất Tổ” của PUSTA. - Đăng thông tin về Hội thi trên Báo Phú Thọ, Đài Phát thanh và Truyền hình

tỉnh về tổ chức Hội thi, các hoạt động tham gia Hội thi, kết quả Hội thi, các điển hình về lao động sáng tạo và giải thưởng.

- Các thành viên Ban tổ chức đã tích cực vận động, hướng dẫn các tập thể cá nhân có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật tham gia hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh bằng nhiều hình thức.

- Hướng dẫn các tác giả hoàn thiện hồ sơ các công trình, giải pháp tham gia dự thi.

c) Kết quả tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh năm 2012-2013:- Các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, viện, trung tâm nghiên cứu, trường đại học,

cao đẳng trong tỉnh đã tích cực tuyên truyền rộng rãi đến các cán bộ, công nhân viên của đơn vị. Năm 2012 - 2013 Ban tổ chức các Hội thi đã nhận được 31 công trình, giải pháp của 13 đơn vị và cá nhân.

- Các hội đồng xét chọn đã họp đánh giá các công trình, giải pháp tham gia dự thi một cách khách quan, trung thực, chính xác theo các tiêu chí, hệ thống thang, bảng điểm quy định. Kết quả đã lựa chọn được 17 công trình, giải pháp có tính mới, sáng tạo, khả năng áp dụng và hiệu quả kinh tế xã hội cao đề nghị Ban tổ chức tỉnh xét trao giải, cụ thể:

+ 02 giải nhất.+ 04 giải nhì.+ 07 giải ba.+ 04 giải khuyến khích.- Lựa chọn 9 công trình, giải pháp tiêu biểu gửi tham dự Hội thi sáng tạo toàn

quốc năm 2012 - 2013, kết quả đã đạt 2 giải khuyến khích.- Đã tổ chức Hội nghị trao giải các Hội thi sáng tạo kỹ thuật năm 2012-2013 và

phát động các hội thi sáng tạo kỹ thuật năm 2014-2015, giải thưởng Hùng Vương về khoa học và công nghệ lần thứ nhất.

50

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

BÁO CÁOTÌNH HÌNH, KẾT QUẢ TỔ CHỨC HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT, CUỘC THI SÁNG TẠO THANH, THIẾU NIÊN, NHI

ĐỒNG TỈNH HÀ TĨNH

I. Cơ quan thường trực Ban Tổ chức Hội thi Cuộc thi tỉnh Hà Tĩnh:Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà TĩnhĐịa chỉ: Số 103A, Phan Đình Phùng, Thành phố Hà TĩnhĐiện thoại: 039.3855786 - Fax: 039.3857534Email: [email protected], hoithistkt@gmail.

II. Tình hình, kết quả tổ chức Hội thi, Cuộc thi. Thực hiện Quyết định số 165/2006/QĐ-TTg, ngày 14/7/2006; Quyết định 1531/

QĐ-TTg, ngày 23/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật, Cuộc thi Sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc; Quyết định số 3732/QĐ-UBND, Công văn số 4024/UBND-VX, ngày 24/11/2011 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật, Cuộc thi Sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng tỉnh Hà Tĩnh. Sau gần 2 năm phát động, triển khai tổ chức Hội thi, Cuộc thi từ cơ sở, trong các doanh nghiệp, ở các huyện, thành phố, thị xã và trong các trường học, các ngành cấp tỉnh thu hút hàng ngàn người, thuộc nhiều đối tượng tham gia với nhiều giải pháp hữu ích, thiết thực.

Ban Tổ chức Hội thi Cuộc thi tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn Hội thi, Cuộc thi. Tổ chức Lễ phát động Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 7 tại Trung tâm văn hóa tỉnh; tổ chức Lễ tổng kết Cuộc thi lần thứ 3 và phát động Cuộc thi lần thứ 4 tại Trường THCS Nguyễn Du, thành phố Hà Tĩnh trang nghiêm, trọng thể.

Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền trên website của Liên hiệp Hội, trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hà Tĩnh, thông tin Khoa học và Cuộc sống; xây dựng các pano tuyên truyền, in ấn gần 5000 tờ rơi, sách hướng dẫn hỗ trợ các địa phương phát động Hội thi, Cuộc thi. Phân công các đồng chí thành viên Ban Tổ chức theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở, nắm tình hình triển khai ở các địa phương, đơn vị.

Sau ngày tỉnh phát động, các ngành cấp tỉnh, các huyện, thành phố, thị xã đã phát động, tổ chức Hội thi, Cuộc thi khá kịp thời; tiêu biểu là các ngành Giáo dục, Nông nghiệp, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Y tế, các huyện: Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Thị xã Hồng Lĩnh, thành phố Hà Tĩnh…

Theo báo cáo của Ban Tổ chức Hội thi Cuộc thi các địa phương, đơn vị, Hội thi lần thứ 7, Cuộc thi lần thứ 4 toàn tỉnh có trên 1.150 đề tài, giải pháp của các tác giả

51

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

đăng ký dự thi. Ban Tổ chức Hội thi Cuộc thi các địa phương, đơn vị đã lựa chọn 145 giải pháp xuất sắc nhất tham dự vòng chung kết Hội thi, Cuộc thi toàn tỉnh thuộc các lĩnh vực: giáo dục, y tế, công nghệ thông tin, nông nghiệp, công nghiệp, quốc phòng, an ninh, đồ dùng dành cho học tập, dụng cụ sinh hoạt gia đình, đồ chơi trẻ em, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế.

Ngày 15-16/6/2013, tại Trường Cao đẳng Nghề-Công nghệ Hà Tĩnh, Ban Tổ chức đã trọng thể khai mạc vòng chung khảo Hội thi, Cuộc thi với sự tham gia của hơn 300 đại biểu và thí sinh về tham dự. Tại vòng chung kết Hội thi, Cuộc thi của tỉnh, các tác giả lựa chọn hình thức trình bày, trực tiếp giới thiệu đề tài, giải pháp dự thi của mình trong thời gian từ 10-15 phút. Các Tổ giám khảo chấm thi theo từng lĩnh vực, phỏng vấn trực tiếp, nêu câu hỏi để các tác giả trả lời về ý tưởng sáng tạo, quá trình xây dựng, đề xuất giải pháp, kết quả ứng dụng trong thực tiễn theo 3 tiêu chí: tính mới, khả năng áp dụng, hiệu quả kinh tế-xã hội.

Căn cứ vào số điểm đạt được, kết quả phân, xếp loại của các Tổ giám khảo, Hội đồng Giám khảo đã xem xét, thống nhất, đề nghị Ban Tổ chức Hội thi Cuộc thi tỉnh công nhận và trao giải thưởng cho 26 giải pháp xuất sắc trong Hội thi (1 giải Nhất, 3 giải Nhì, 6 giải Ba và 16 giải Khuyến khích); lựa chọn 15 giải pháp xuất sắc nhất tham dự Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ XII (2012-2013). Trao thưởng cho 28 giải pháp xuất sắc của Cuộc thi (3 giải Nhất, 6 giải Nhì, 7 giải Ba và 12 giải Khuyến khích). Lựa chọn 20 giải pháp xuất sắc nhất tham dự Cuộc thi Sáng tạo thanh, thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ IX.

Đặc biệt vào tháng 5/2013, Hà Tĩnh có 2 cháu thiếu niên, nhi đồng tham dự Cuộc thi-triển lãm quốc tế dành cho các nhà sáng tạo trẻ IEYI 2013 tại Thủ đô Kualalumpur - Malaysia đã giành được 2 Huy Chương Vàng, giải thưởng cao nhất của Cuộc thi với 2 giải pháp giàu ý tưởng sáng tạo, đóng góp vào thành tích rạng rỡ của đoàn Việt Nam trên đấu trường trí tuệ tuổi trẻ thế giới.

Cuộc thi Sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ IX vào tháng 7/2013, đoàn Hà Tĩnh xếp thứ hai toàn quốc với 13 giải pháp đạt giải (1 giải Nhất, 1 giải nhì, 4 giải Ba, 7 giải Khuyến khích), 4 em đạt giải Nhất, Nhì được mời tham dự Cuộc thi-Triển lãm quốc tế dành cho các nhà sáng tạo trẻ tổ chức tại thủ đô jakarta-Indonesia vào tháng 5/2014 với rất nhiều hứa hẹn.

Qua quá trình theo dõi, chỉ đạo, triển khai tổ chức Hội thi, Cuộc thi, Ban Tổ chức Hội thi Cuộc thi tỉnh xét, khen thưởng cho 6 tập thể đạt thành tích xuất sắc trong triển khai, tổ chức Hội thi, Cuộc thi, có nhiều giải pháp dự thi đạt giải cao ở các ngành, các địa phương và ở tỉnh, bao gồm: Ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật huyện Cẩm Xuyên, Thành phố Hà Tĩnh, Đức Thọ; Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng huyện: Kỳ Anh, Thạch Hà, Ban Thanh thiếu niên trường học Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh.

52

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Hội thi lần thứ 7, Cuộc thi lần thứ 4 đã được tổ chức sâu rộng, nghiêm túc, đúng tiến độ, Ban Tổ chức Hội thi, Cuộc thi của các ngành, các huyện, thành phố thị xã, các tập thể, cá nhân đã có những cách làm năng động, sáng tạo, khuyến khích, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất đễ nhiều tác giả đến với Hội thi, Cuộc thi bằng những sản phẩm sáng tạo thiết thực, hữu ích phục vụ sản xuất, đời sống, khơi dậy phong trào thi đua lao động sáng tạo của quần chúng, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của từng ngành, các địa phương và toàn tỉnh trong giai đoạn mới.

53

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

HỘI THI SÁNG TẠO KHOA HỌC KỸ THUẬT TỈNH KHÁNH HÒA LẦN THỨ V ( 2012-2013)

Ngô Thị Kim Thọ

Chánh Văn phòng Liên Hiệp Hội

Thực hiện Quyết định số 165/2006/QĐ-TTg ngày 14/7/2006 của Thủ tướng Chính Phủ về việc tổ chức Hội thi Sáng tạo Khoa học Kỹ thuật và triển khai Quyết định số128/QĐ-UBND ngày 11/01/2012 của UBND tỉnh Khánh Hòa, Quyết định về việc thành lập Ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo Khoa học kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa lần thứ V (2012-2013). Hưởng ứng Hội thi Sáng tạo Khoa học Kỹ thuật toàn quốc, Liên hiệp các Hội KH - KT tỉnh Khánh Hòa, cơ quan Thường trực Ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo Khoa học kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa đã phối hợp với các cơ quan liên quan, chính quyền địa phương trong tỉnh tổ chức thành công Hội thi Sáng tạo Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa lần thứ V.

Hội thi đã được đông đảo lực lượng cán bộ nghiên cứu khoa học, cán bộ kỹ thuật, thầy thuốc, giáo viên, công nhân và bà con nông dân trong tỉnh tham gia.

Cuộc thi Sáng tạo Khoa học Kỹ thuật tỉnh Khánh hòa có 216 sản phẩm dự thi trong đó nông dân, công nhân có 155 sản phẩm dự thi, cán bộ kỹ thuật có 50 sản phẩm dự thi.

Cuộc thi Sáng tạo Khoa học Kỹ thuật, lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp và tài nguyên môi trường là lĩnh vực có sản phẩm dự thi nhiều và phong phú nhất, với 137 sản phẩm dự thi. Lĩnh vực vật liệu hóa chất năng lượng có 6 sản phẩm dự thi. Các sản phẩm còn lại gồm lĩnh vực Cơ khí tự động hóa, Xây dựng và giao thông vận tải với 33 sản phẩm dự thi; Lĩnh vực Công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông có 15 sản phẩm dự thi; Lĩnh vực y, dược, giáo dục và lĩnh vực khác có 14 sản phẩm dự thi.

Đáp ứng nguyện vọng của bà con nông dân và công nhân, Hội thi lần V UBND tỉnh Khánh Hòa đã quyết định tăng thêm 22 giải thưởng dành riêng cho nông dân và công nhân ( từ 33 giải thưởng lên 55 giải thưởng).

Kết quả chấm thi Hội thi Sáng tạo Khoa học Kỹ thuật được phân ra hai đối tượng để xét tặng thưởng (Cán bộ Kỹ thuật có 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba, 10 giải khuyến khích. Lực lượng công nhân, nông dân có 2 giải nhì, 5 giải ba, 38 giải khuyến khích).

Tại buổi lễ tổng kết Hội thi, Ban Tổ chức Hội thi đã tặng quà lưu niệm cho tất cả các đối tượng có tham gia sản phẩm dự thi, phát thưởng, tổng kết các ưu và nhược điểm của Hội thi để rút kinh nghiệm cho việc tổ chức trong các năm tiếp theo.

Trong buổi lễ tổng kết Hội thi Sáng tạo Khoa học Kỹ thuật lần V (2012-2013), ông Lê Xuân Thân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, Trưởng Ban tổ chức Hội

54

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

thi đã phát động Hội thi Sáng tạo Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa lần thứ VI (2014-2015) và giao Liên hiệp các Hội KH - KT tỉnh Khánh Hòa chịu trách nhiệm phổ biến các giải pháp, sáng kiến của Hội thi lần thứ V để áp dụng vào thực tế cuộc sống, mang lại hiệu quả thiết thực qua Hội thi./.

55

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH NINH BÌNH

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (gọi tắt là Liên hiệp Hội) tỉnh Ninh Bình được UBND tỉnh Ninh Bình thành lập theo Quyết định 561/1998/QĐ-UBND ngày 01 tháng 06 năm 1998 của UBND tỉnh Ninh Bình, là tổ chức chính trị - xã hội đại diện của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ tỉnh Ninh Bình.

Đảng đoàn Liên hiệp hội Ninh Bình được thành lập theo Quyết định số 1070/QĐ-TU ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Hiện nay, Liên hiệp Hội có 17 Hội thành viên, 01 Chủ tịch Thường trực, 01 Phó Chủ tịch kiêm nhiệm. Bộ máy giúp việc gồm có 3 phòng ban: Ban Khoa học công nghệ, TVPB - GĐXH, Ban Thông tin Tuyên truyền phổ biến kiến thức, hợp tác quốc tế và thi đua khen thưởng và Văn phòng với tổng số 11 cán bộ, viên chức.

Triển khai Quyết định số 165/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật. Đến nay Liên hiệp Hội Ninh Bình đã tổ chức 6 lần Hội thi theo định kỳ 02 năm một lần. Hàng năm Liên hiệp hội xây dựng dự toán kinh phí cho các hoạt động của Hội thi chuyển sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt và được cấp vào dự toán của Liên hiệp Hội ngay từ đầu năm. Để triển khai Hội thi một cách sâu, rộng và có hiệu quả, Liên hiệp hội thường xuyên phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng như Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Bình tích cực tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng, trên Đặc san của Liên hiệp các Hội KH&KT, Báo Ninh Bình, in ấn tờ rơi nhằm giúp toàn thể nhân dân trong tỉnh hiểu rõ mục đích, yêu cầu của Thể lệ Hội thi tạo ra phong trào thi đua lao động sáng tạo của toàn dân trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, thúc đẩy việc áp dụng có hiệu quả các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội.

Trong 2 năm 2012-2013, Liên hiệp các Hội đã tổ chức Hội thi lần thứ VI. Để nắm chắc việc triển khai ở các đơn vị, cơ sở trong tỉnh, Trưởng ban tổ chức Hội thi đã thành lập Đoàn kiểm tra tới các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, xí nghiệp trong tỉnh. Qua đợt khảo sát, Đoàn kiểm tra nhận thấy, ở các cơ sở, đơn vị đã có rất nhiều sáng kiến, giải pháp cải tiến kỹ thuật của các cán bộ, công nhân viên chức trong tỉnh. Nhiều đơn vị đã có những hình thức khen thưởng cho các tác giả có sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Do vậy ở nhiều ngành, nhiều xí nghiệp sản xuất đã có hàng trăm sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hàng chục giải pháp và công trình nghiên cứu khoa học được áp dụng vào sản xuất, kinh doanh, khám chữa bệnh và học tập. Hội thi lần thứ VI (2012-2013), Ban tổ chức Hội thi tỉnh đã nhận được 85 công trình, giải pháp dự thi thuộc 5 lĩnh vực: Công nghệ thông tin, Điện tử, viễn thông và Vật liệu, hóa chất, năng lượng; Cơ khí tự động hóa, Xây dựng và Giao thông vận tải; Y dược; Nông lâm ngư nghiệp, Tài nguyên và Môi trường; Giáo dục đào tạo và các lĩnh vực khác.

56

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Hội thi lần thứ VI tăng 28 công trình, giải pháp (tăng 51%) so với Hội thi lần thứ V (2010-2011). Tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc, Ban tổ chức Hội thi tỉnh Ninh Bình đã có 02 công trình, giải pháp đạt giải Khuyến khích.

Có được kết quả đó, Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Ninh Bình luôn nhận được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, đặc biệt UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo sát sao, sự quan tâm của các cấp, các ngành, các đơn vị liên quan và sự phối kết hợp giữa các đơn vị đồng tổ chức Hội thi. Hy vọng trong những năm tới, Hội thi tiếp tục sẽ gặt hái được nhiều thành tích hơn nữa về cả số lượng và chất lượng.

57

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

LIÊN HIỆP HỘI TỈNH HẢI DƯƠNGVỚI VIỆC TRIỂN KHAI HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT

Nguyễn Anh Quốc P. Chủ tịch Liên hiệp các hội KH&KT tỉnh Hải Dương

I. Vài nét khái quát về Liên hiệp các hôị KH&KT tỉnh Hải DươngLiên hiệp các hội KH&KT tỉnh Hải Dương ( sau đây gọi tắt là Liên hiệp hội Hải

Dương) được thành lập theo Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hải Dương năm 1997. Đến nay, hệ thống Liên hiệp Hội Hải Dương có 27 hội thành viên, 10 hội viên tập thể, 01 Trung tâm trực thuộc; các hội thành viên có trên 1.000 huyện hội, chi hội trực thuộc; 125 cơ sở tư vấn, 19 trung tâm, công ty, văn phòng, câu lạc bộ… với tổng số trên 35.000 hội viên.

Ban Chấp hành 43 ủy viên, cơ cấu bao gồm: 27 hội thành viên, 10 hội viên tập thể ( Hội viên tập thể là một số trường đại học, cao đẳng và doanh nghiệp), mỗi hội có 01 đại diện , mời 01 lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, 01 lãnh đạo sở Khoa học và Công nghệ và một số đồng chí trong cơ quan Liên hiệp hiệp hội tham gia.

Ban Thường vụ 09 người, bao gồm: Chủ tịch, 02 phó Chủ tịch ( một phó Chủ tịch là Phó trưởng Ban Tuyên giáo kiêm nhiệm), Tổng Thư ký, Chủ nhiệm ủy ban Kiểm tra, Phó Giám đốc sở KH&CN; Phó Giám đốc Sở NN&PTNT; Phó Giám đốc sở Tư pháp, là Chủ tịch hội Luật gia; Hiệu trưởng trường Đại học Hải Dương. Trong việc đề xuất các đồng chí váo Ban Thường vụ, chúng tôi chú ý các đồng chí trong cơ quan Liên hiệp hội, các đồng chí có uy tín trong BCH, và đặc biệt các đồng chí có điều kiện giúp cho hoạt động của hệ thống Liên hiệp hội.

Đảng đoàn 05 người, được thành lập từ năm 2008, bao gồm: Chủ tịch Liên hiệp hội là Bí thư, 02 phó Chủ tịch, Tổng thư ký, Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra. Đảng đoàn Liên hiệp hội có qui chế hoạt động, qui chế phối hợp với các Sở, ban ngành, huyện ủy, thành ủy, thị ủy. Cho đến nay, nhiệm vụ Đảng đoàn chủ yếu vẫn là định kỳ báo cáo với Tỉnh ủy về tổng kết hoạt động trong năm, các kế hoạch chuẩn bị Đại hội, và công tác nhân sự .

Cơ quan Liên hiệp hội Hải Dương từng bước được kiện toàn, bổ sung biên chế, đảm bảo cho việc triển khai các hoạt động thường xuyên của Liên hiệp Hội. Đến nay, cơ quan Liên hiệp Hội có 11 biên chế, bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch thường trực, Tổng Thư ký, Chánh văn phòng, kế toán, 04 chuyên viên, văn thư và lái xe. Cơ quan Liên hiệp hội có Văn phòng và 02 Ban; có tổ chức Chi bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên.

II. Kết quả triển khai Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ XII ( 2012-2013)

58

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Ngay từ khi khi thành lập, Liên hiệp hội Hải Dương đã xác định việc tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật cấp tỉnh, hưởng ứng Hội toàn quốc là một trong những hoạt động trọng tâm. Liên hiệp hội là cơ quan thường trực, phối hợp với Sở KH&CN, Liên đoàn lao động tỉnh, Tỉnh đoàn thanh niên công sản Hồ Chí Minh, cùng một số cơ quan có liên quan tổ chức. Từ Hội thi lần thứ III, Trưởng Ban Tổ chức Hội thi là Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Đến nay, Liên hiệp hội Hải Dương đã tổ chức thành công 08 Hội thi.

Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hải Dương lần thứ VIII (2012 - 2013) hưởng ứng Hội thi toàn quốc lần thứ XII được thực hiện theo Quyết định số 558/QĐ-UBND ngày 14 tháng 3 năm 2012 của UBND tỉnh Hải Dương.

Sau khi có Quyết định của UBND tỉnh, Ban Tổ chức đã xây dựng và ban hành Thể lệ Hội thi; thành lập Ban Thư ký; thông qua kế hoạch triển khai Hội thi; phân công trách nhiệm cho các thành viên Ban tổ chức; Ban Thư ký. Ban Tổ chức Hội thi đã tiến hành tuyên truyền về Hội thi trong suốt thời gian triển khai Hội thi (tháng 3 năm 2012 đến hết tháng 9 năm 2013), cụ thể là: Hàng quý tuyên truyền trên Báo Hải Dương, Đài phát thanh truyền hình tỉnh, đưa thông tin tuyên truyền về Hội tin trên Cổng thông tin điện tử tỉnh, trang Website của Liên hiệp các Hội KH&KT, Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn thanh niên cộng sản, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông. Ngoài ra, Cơ quan thường trực Hội thi đã làm Pa nô tuyên truyền về Hội thi đặt trước cửa cơ quan; gửi Thể lệ Hội thi tới 27 Hội thành viên; 14 trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp trên địa bàn tỉnh; UBND và đài phát thanh 12 huyện thành phố, thị xã; 30 Sở, Ban, Ngành đoàn thể; 250 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Cơ quan thường trực Hội thi đã chủ động triển khai và phối hợp với Liên đoàn lao động tỉnh và một số cơ quan có liên quan đi kiểm tra việc triển khai Hội thi tại 45 đơn vị, doanh nghiệp, nhà Trường trong tỉnh…

Sau gần 2 năm triển khai có trên 100 tác giả, nhóm tác giả đăng ký tham gia. Đến hết tháng 9 năm 2013, Cơ quan thường trực Ban Tổ chức Hội thi đã nhận được 95 giải pháp tham gia. Trong đó, có 55 giải pháp thuộc 05 lĩnh vực đủ điều kiện đưa vào chấm sơ khảo. Để chấm, mỗi lĩnh vực vực trên, Ban tổ chức Hội thi thành lập 01 Hội đồng Sơ khảo, mỗi Hội đồng sơ khảo gồm 07 thành viên. Kết quả có 38 giải pháp đạt từ 60 điểm trở lên được đưa vào xét chung khảo. Hội đồng Chung khảo đã chấm, lựa chọn được 36 giải pháp đạt từ 60 điểm trở lên đề nghị UBND tỉnh khen thưởng. Căn cứ kết quả chấm chung khảo, Cơ quan thường trực Ban Tổ chức Hội thi đã cho đăng tải toàn bộ tên giải pháp sáng tạo kỹ thuật đoạt giải của của các tác giả, nhóm tác giả trên Cổng thông tin của Tỉnh, trang Website của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh, và trên Báo Hải Dương 2 số liên tiếp. Sau 15 ngày không có ý kiến khiếu nại nào, Cơ quan Thường trực Ban Tổ chức Hội thi đã trình UBND xét, công nhận 36 giải pháp của các tác giả, đồng tác giả, nhóm tác giả đoạt giải trong Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần thứ VIII, trong đó có 01 giải Nhất, 06 giải Nhì, 12

59

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

giải Ba, 17 giải Khuyến khích. Số tiền thưởng cho 01 giải Nhất là 15 triệu; 01 giải Nhì là 10 triệu; 01 giải Ba là

07 triệu; 01 giải Khuyến khích là 03 triệu. Ngoài ra, ban tổ chức còn đề nghị UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 02 tập thể, 04 cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình tổ chức Hội thi.

Ban Tổ chức Hội thi đã lựa chọn 17 giải pháp tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc. Ban Tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc qua 02 vòng chấm, tỉnh Hải Dương đoạt 01 giải Ba và 02 giải Khuyến khích.

Qua hai năm triển khai Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần thứ VIII, hưởng ứng Hội thi toàn quốc ( 2012-2013)đã thành công tốt đẹp. Hội thi đã thu hút sự quan tâm, hưởng ứng rộng rãi của quần chúng trong tỉnh. Những giải pháp đoạt giải đều có tính mới, có khả năng áp dụng và mang lại hiệu quả kinh tế xã hội to lớn. Hội thi đã hoàn thành mục tiêu, các nội dung mà Ban tổ chức đề ra.

60

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TỈNH CÀ MAUNĂM 2012-2013

1. Cơ quan thường trực Hội thi:Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Cà MauSố 63, đường 1/5, phường 5, thành phố Cà MauĐiện thoại: 07803838595Email: [email protected] Website: http://lienhiephoicamau.com.vnBan Tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ III (2012-2013) do Chủ tịch

UBND tỉnh Cà Mau ra quyết định thành lập có 14 thành viên đại diện lãnh đạo các ban ngành tỉnh, do đ/c Dương Việt Thắng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh làm Trưởng ban. Bốn cơ quan chủ trì, phối hợp tổ chức Hội thi gồm Liên hiệp các Hội KH&KT,Sở KH&CN, Liên đoàn lao động tỉnh, Tỉnh Đoàn.

2. Tình hình tổ chức Hội thiTừ năm 2010 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức thành công 3 Hội thi Sáng tạo kỹ

thuật. Kết quả 3 lần tổ chức Hội thi có 198 giải pháp kỹ thuật của 304 tác giả, đồng tác giả tham gia. Ban Tổ chức Hội thi đã tuyển chọn được 69 giải pháp để trao giải ( trong đó có 3 giải nhất, 6 giải nhì, 15 giải ba, 45 giải khuyến khích). Có 4 giải pháp đoạt giải Hội thi STKT toàn quốc: Hội thi lần thứ 11( 2010-2011) đoạt 1 giải ba ( Giải pháp Chống đông cơ học trong chạy thận nhân tạo không dùng Heparin của bác sĩ Trương Hớn Dân và BS. Tăng Xuân Đỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau), 1 giải khuyến khích (Giải pháp Cầu kéo tàu xuồng qua đập của tác giả Lê Văn Quân và Đặng Ô Rê ở xã Tân Đức, huyện Đầm Đơi); Hội thi toàn quốc lần thứ 12 (2012-2013) đoạt 2 giải khuyến khích (Giải pháp Mô hình áo và gối nuôi con bằng sữa mẹ của các bác sĩ Trần Nguyệt Hoàng, Lâm Mỹ Linh, Trương Minh Kiển-Trung tâm chăn sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Cà Mau; giải pháp Đóng bạc cây siêu tốc của tác giả Văn Khén ở Thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn).

Hưởng ứng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 12 (2012-2013), tỉnh Cà Mau phát động Hội thi STKT lần thứ III (2012-2013) từ ngày 21/12/2011 với 180 đại biểu tham dự. Ban Tổ chức Hội thi phối hợp với các ban ngành tỉnh, các địa phương và cơ quan thông tin đại chúng tích cực tuyên truyền, cổ vũ

61

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

hội thi: đăng tải nội dung, thể lệ hội thi trên Website, tiếp tục giới thiệu nội dung giải pháp và tôn vinh những tác giả đoạt giải hai hội thi trước; tổ chức một số đoàn đi kiểm tra đôn đốc các địa phương, đơn vị nộp hồ sơ đúng thời hạn; tiếp nhận, phân loại giải pháp dự thi. Căn cứ Thể lệ hội thi, kết quả chấm điểm và đề xuất của Hội đồng giám khảo, Ban Tổ chức Hội thi đã tuyển chọn được 27 giải pháp đoạt giải, gồm 1 giải nhất, 2 giải nhì, 2 giải ba, 22 giải khuyến khích. Như vậy, 3 năm liên tiếp tổ chức 3 Hội thi nhưng số tác giả và số giải pháp tham gia tăng dần lên; chất lượng các giải pháp có tiến bộ; hoạt động của Ban Tổ chức đi dần vào nền nếp. Đây là kết quả đáng khích lệ góp phần thúc đẩy phong trào thi đua lao động sáng tạo trong các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong tỉnh, nâng cao vai trò, uy tín của Liên hiệp Hội tỉnh về hoạt động khoa học-công nghệ, thông tin phổ biến kiến thức trong năm 2012-2013.

Qua các kỳ Hội thi, Ban Tổ chức Hội thi tỉnh rút ra một số kinh nghiệm sau: Bất kỳ ai tâm huyết, đam mê với công việc của mình thì nhất định sẽ nảy sinh ý tưởng mới, sáng tạo mới cải tiến nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong công việc. Nơi nào các ngành, các cấp quan tâm chỉ đạo cùng với sự phối hợp của Ban Tổ chức Hội thi thì nơi đó sẽ có phong trào, nhiều người tham gia hưởng ứng. Phải chú trọng tuyên truyền, quảng bá, chuyển giao những giải pháp đoạt giải phải gắn với tôn vinh tác giả. Nhiều sáng kiến nhỏ nhưng hiệu quả cần được phát hiện, trân trọng, khen thưởng kịp thời. Quan tâm tuyên truyền, vận động tham gia Hội thi; tổ chức tập huấn hướng dẫn làm hồ sơ dự thi đúng quy định.

62

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌCVÀ KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT

GIỚI THIỆU PHONG TRÀOHỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Hội thi Sáng Tạo Kỹ Thuật (Hội thi STKT) được tổ chức 2 năm một lần theo Quyết định 165/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ và công văn số 4400/UBND-CNN ngày 07/9/2010, của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố là đơn vị thường trực với sự hợp tác của Sở Khoa học và Công nghệ, Liên Đoàn Lao Động Thành phố, Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh và các Sở - Ban ngành khác như Sở Công thương, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Y tế, Đại học Quốc gia TP.HCM, Hội Y học TP.HCM là những đơn vị thành viên Ban tổ chức. Hội thi STKT thành phố lần thứ 22 (2011 – 2012) được tổ chức lần đầu tiên theo các Quyết định nêu trên, đã tiếp nhận được 214 đề tài/giải pháp dự thi và được phân về các Hội đồng giám khảo chuyên ngành thuộc 6 lĩnh vực tương ứng sau đây:

- Công nghệ môi trường và công nghệ hóa học;

- Cơ khí tự động hóa, giao thông vận tải;

- Giáo dục - Đồ dùng dạy học;

- Điện - Điện tử - Công nghệ thông tin;

- Công nghệ sinh học;

- Y tế;

1. Lĩnh vực công nghệ môi trường, Công nghệ hóa học: có 5/34 đề tài/giải pháp đạt giải gồm: 1 giải Nhì, 1 giải Ba, 3 giải khuyến khích.

2. Lĩnh vực Cơ khí tự động hóa, giao thông vận tải: có 9/53 đề tài/giải pháp đạt giải gồm: 1 giải Đặc biệt, 1 giải Nhất, 2 giải Ba, 5 giải khuyến khích.

3. Lĩnh vực Điện – điện tử - công nghệ thông tin : có 2/18 đề tài/giải pháp đạt giải năm 2011 - 2012 gồm: 2 giải khuyến khích.

63

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

4. Lĩnh vực Giáo dục – Đồ dùng dạy học : có 4/46 đề tài/giải pháp đạt giải gồm: 2 giải Ba, 2 giải khuyến khích.

5. Lĩnh vực Công nghệ sinh học : có 7/32 đề tài/giải pháp đạt giải gồm: 3 giải Nhì, 2 giải Ba, 2 giải khuyến khích.

6. Lĩnh vực Y tế : có 11/31 đề tài/giải pháp đạt giải gồm: 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 2 giải Ba, 6 giải khuyến khích.

Ở Hội thi lần thứ 22 này, tỷ lệ 38/214 đề tài/giải pháp đạt giải (tức là đạt 17,75%) là một tỷ lệ không cao. Mặc dầu vậy, nó cũng đã phản ánh đúng một thực tế là chất lượng các giải pháp tham gia Hội thi Sáng tạo kỹ thuật thành phố ngày càng được nâng cao. Tiêu chí đánh giá chất lượng các giải pháp dự thi ngày càng được chuẩn hóa, chất lượng nội dung và hình thức trình bày các giải pháp phù hợp. Điều đó cũng phản ánh trình độ sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và sáng tạo kỹ thuật - công nghệ đang phát triển tương đồng và phù hợp với tiến trình CNH-HĐH đang diễn ra hết sức sôi động ở Thành phố Hồ Chí Minh của chúng ta.

Hội thi STKT năm nay đồng thời cũng góp phần tôn vinh kịp thời những thành quả lao động sáng tạo của nhiều tác giả và tập thể các tác giả đã tham gia dự thi. Nhờ đó mà trong 22 năm qua Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật thành phố phát triển ổn định, chất lượng Hội thi mỗi năm mỗi tăng. Hy vọng rằng trong số các giải pháp đạt giải lần này sẽ có các giải pháp đạt giải cao tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật Toàn quốc và Giải thưởng khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTEC).

Nhìn chung, phong trào tham gia Hội thi STKT Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát triển, có những đóng góp thiết thực cho sự phát triển KT-XH của Thành phố. Chúng ta cần tăng cường công tác tuyên truyền, triển khai tổ chức các giải thưởng theo hướng mở, đa dạng hóa nội dung Hội thi cả về bề rộng lẫn bề sâu để tương xứng với sự phát triển đa dạng của ngành nghề cũng như lĩnh vực khoa học công nghệ mang tính đột phá của thành phố trong giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020.

Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc, lần thứ 12 (2012 - 2013) Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh gửi tham dự 31 đề tài/giải pháp trong đó có 1 giải Nhì; 2 giải Ba và 2 giải khuyến khích. Nhân dịp này Ban tổ chức Hội thi STKT xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến tất cả các tổ chức, cá nhân, các nhà khoa học, các nhà kỹ thuật và công nghệ, các nhà sản xuất và các doanh nghiệp đã tích cực tham gia Hội thi STKT. TP. HCM lần thứ 22, và hy vọng sẽ nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ hơn nữa của quý vị qua việc sớm gửi đề tài/giải pháp với chất lượng cao

64

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

tới Ban tổ chức Hội thi STKT TP. HCM lần thứ 23 (2013-2014) và Hội thi STKT toàn quốc.

65

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH QUẢNG NINH VỚI CÔNG TÁC TỔ CHỨC HỘI THI SÁNG TẠO

KỸ THUẬT LẦN THỨ IV (2012 - 2013)

1. Cơ quan thường trực Hội thiLiên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ninh (gọi tắt là Liên hiệp Hội

Quảng Ninh) được thành lập theo Quyết định số 3914/QĐ-UBND ngày 21/12/2010 của UBND tỉnh Quảng Ninh. Ngày 29 – 30/11/2011, Liên hiệp Hội Quảng Ninh đã tiến hành Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2011 – 2016. Tại Đại hội đã bầu ra Ban Thường vụ gồm 05 đồng chí, Ban Kiểm tra gồm 03 đồng chí và Ban Chấp hành gồm 23 đồng chí. Thường trực Liên hiệp hội Quảng Ninh gồm 03 đồng chí, trong đó: Chủ tịch Liên hiệp Hội là Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ kiêm nhiệm; 01 đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký và 01 đồng chí Phó Chủ tịch kiêm nhiệm. Tổ chức bộ máy của cơ quan thường trực Liên hiệp hội Quảng Ninh gồm Ban Lãnh đạo và 03 phòng, ban: Văn phòng; Ban Thông tin phổ biến kiến thức và hội viên; Ban Khoa học Công nghệ và Tư vấn phản biện. Biên chế cơ quan thường trực Liên hiệp hội Quảng Ninh có tổng cộng 07 người, trong đó có 02 biên chế Lãnh đạo và 05 biên chế chuyên môn nghiệp vụ. Liên hiệp Hội Quảng Ninh hiện có 07 Hội thành viên, gồm: Hội Quy hoạch tỉnh; Hội Kiến trúc sư tỉnh; Hội Xây dựng tỉnh; Hội Khoa học và Kỹ thuật Cầu đường tỉnh; Hội Khoa học lịch sử tỉnh; Hội Tin học tỉnh và Hội Nghề cá tỉnh.

Theo Quyết định số 1851/QĐ-UBND ngày 30/5/2007 của UBND tỉnh Quảng Ninh, Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Ninh được tổ chức định kỳ 2 năm/ lần. Từ năm 2007 đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức thành công 04 Hội thi Sáng tạo kỹ thuật và 01 Hội thi Sáng tạo kỹ thuật Nông nghiệp Nông thôn. Trước khi Liên hiệp hội Quảng Ninh được thành lập, Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Ninh các lần trước (Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần 1, lần 2, lần 3 và Hội thi Sáng tạo kỹ thuật nông nghiệp nông thôn) do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ninh là cơ quan thường trực. Hiện nay, Liên hiệp Hội Quảng Ninh đã được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2012, do đó UBND tỉnh Quảng Ninh có văn bản giao cho Liên hiệp Hội Quảng Ninh là cơ quan thường trực Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Ninh thay nhiệm vụ thường trực của Sở Khoa học và Công nghệ.

2. Công tác tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV, năm 2012 - 2013

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV, năm 2012 – 2013, Ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức triển khai Hội thi trên phạm vi toàn tỉnh, Hội thi đã thu hút sự quan tâm chỉ đạo, hưởng ứng của nhiều cấp, ngành, cơ quan, doanh nhiệp

66

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

trên địa bàn tỉnh. Công tác thông tin, tuyên truyền, vận động tham gia Hội thi được đặc biệt quan tâm và thông qua nhiều hình thức như: Thông tin, tuyên truyền về Kế hoạch, Thể lệ Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh: Cổng thông tin điện tử của tỉnh (www.quangninh.gov.vn); Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh; Báo Quảng Ninh; Cổng Thông tin điện tử thành phần của Liên hiệp Hội Quảng Ninh (http://lienhiephoi.quangninh.gov.vn); gửi tài liệu về Hội thi qua Hệ thống thư điện tử của Tỉnh, hệ thống thư điện tử của các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; các trường học, bệnh viện trên địa bàn tỉnh để các cơ quan, đơn vị này có điều kiện nghiên cứu, tìm hiểu về Hội thi. Ngoài ra, các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn, trong phạm vi chức năng và tình hình thực tế của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị cũng đã có những hình thức tuyên truyền hiệu quả, như: thông qua các hội nghị, hội thảo, trang thông tin điện tử, các ấn phẩm, tạp chí, khảo sát, tuyên truyền, vận động trực tiếp,…

Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV, năm 2012 - 2013 đã nhận được 203 giải pháp của 340 tác giả và đồng tác giả đăng ký tham dự Hội thi thuộc 06 lĩnh vực sau:

- Lĩnh vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp, Tài nguyên và Môi trường: 31 giải pháp- Lĩnh vực Công nghiệp, Giao thông vận tải, Xây dựng: 48 giải pháp- Lĩnh vực Vật liệu, Hoá chất, Năng lượng: 04 giải pháp- Lĩnh vực Y dược: 06 giải pháp- Lĩnh vực Công nghệ thông tin, Điện tử, Viễn thông: 09 giải pháp- Lĩnh vực Quản lý nhà nước, Giáo dục đào tạo và lĩnh vực khác: 105 giải phápSố lượng giải pháp đăng ký tham dự Hội thi lần này tăng đột biến so với Hội

thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Ninh các lần trước, tăng 89 giải pháp so với Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Ninh lần thứ III. Ngành Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh và các đơn vị thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đã tích cực hưởng ứng và có nhiều tác giả với nhiều giải pháp sáng tạo kỹ thuật đăng ký tham dự Hội thi. Qua công tác chấm điểm và khảo sát thực tế cho thấy, các giải pháp tham dự Hội thi lần này có chất lượng và tính ứng dụng cao.

Ban tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Ninh đã lựa chọn 15 giải pháp được đánh giá cao tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh gửi đăng ký tham dự Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ XII, năm 2012 – 2013. Kết quả có 04 giải pháp đoạt giải, gồm: 01 giải nhì; 02 giải ba và 01 giải khuyến khích (01 giải nhì: Giải pháp Cải tiến quy trình đực hóa cá rô phi (Oreochromis niloticus) bằng phương pháp ngâm trong nước có pha hormone 17 – Methyltestosternone của các tác giả: Vũ Công Tâm và Nguyễn Đức Trường ở Trung tâm Khoa học và Sản xuất giống thủy

67

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

sản Quảng Ninh; 02 giải ba: Giải pháp Áp dụng thử nghiệm Hệ thống giàn tự hành siêu nhẹ tại Công ty TNHH MTV than Khe Chàm - Vinacomin của các tác giả: Ngô Hoàng Ngân, Nguyễn Huy Nam, Đỗ Hồng Nguyên và Đào Hồng Quảng; Giải pháp Áp dụng công nghệ khoan tháo khí mê tan và thử nghiệm áp dụng hệ thống tháo khí mê tan tại lò chợ 13.1 – 1 Công ty TNHH MTV than Khe Chàm – Vinacomin của các tác giả: Nguyễn Huy Nam, Lê Văn Hiền, Nguyễn Anh Tuấn và Phùng Quốc Huy; 01 giải khuyến khích: Giải pháp Chế tạo dụng cụ đọc chỉ số công tơ điện của tác giả Hoàng Ngọc Hân ở Điện lực Uông Bí, Công ty Điện lực Quảng Ninh). Đây là kết quả đáng phấn khởi và cũng là sự ghi nhận hoạt động tập hợp đội ngũ trí thức, phát huy phong trào sáng kiến, sáng tạo trong lao động và học tập của Liên hiệp hội Quảng Ninh trong năm qua.

Phát huy những thành tích đã đạt được, Liên hiệp Hội Quảng Ninh sẽ phấn đấu đạt được nhiều thành tích cao hơn nữa trong hoạt động nói chung và trong công tác tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Ninh các lần tiếp theo nói riêng, đồng thời tiếp tục tích cực hướng ứng tham gia các Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc do Ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc tổ chức./.

68

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

KẾT QUẢ HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TỈNH BẮC GIANG LẦN THỨ V (2012-2013)

Hoàng Văn Thành Phó Chủ tịch Liên hiệp hội Bắc Giang

Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bắc Giang (Hội thi) được tổ chức 2 năm một lần, nhằm thúc đẩy phong trào thi đua lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất của mọi tầng lớp nhân dân, của các nhà khoa học công nghệ, đồng thời Hội thi còn là nơi hội tụ những tài năng sáng tạo ở mọi lứa tuổi, mọi thành phần kinh tế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.

1. Cơ quan thường trực tổ chức Hội thi:Liên hiệp hội Bắc Giang là tổ chức chính trị - xã hội của trí thức khoa học công

nghệ tỉnh được thành lập năm 2000. Trải qua 3 kỳ đại hội, đến nay Liên hiệp hội có 10 biên chế và 02 cán bộ hợp đồng, lãnh đạo thường trực gồm: Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch và Tổng Thư ký kiêm Chánh văn phòng. Bộ máy của Liên hiệp hội gồm văn phòng và 03 ban chuyên môn (Tư vấn phản biện, Thông tin phổ biến kiến thức, Khoa học kỹ thuật). Ban Khoa học kỹ thuật trực tiếp giúp việc Ban Tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật.

Thực hiện nhiệm vụ UBND tỉnh giao, Liên hiệp hội đã tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 229/QĐ-UBND ngày 05/3/2013 về việc thành lập Ban Tổ chức Hội thi gồm lãnh đạo Liên hiệp hội và lãnh đạo các cơ quan phối hợp chính là Sở Khoa học và Công nghệ, Liên đoàn Lao động tỉnh, Tỉnh Đoàn thanh niên.

Mặc dù chưa triển khai Hội thi ở cấp ngành và huyện, thành phố; nhưng tại các cơ quan phối hợp và một số ngành liên quan đã phân công bộ phận giúp việc triển khai nhiệm vụ Hội thi theo các lĩnh vực thi trong Thể lệ Hội thi; đồng thời giúp Ban Tổ chức Hội thi của tỉnh tiếp nhận, sơ tuyển giải pháp kỹ thuật dự thi.

2. Công tác triển khai Hội thi:Để Hội thi đạt kết quả cao, ngay sau khi Ban Tổ chức Hội thi được thành lập đã

tiến hành phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban Tổ chức; xây dựng kế hoạch làm việc với một số ban, ngành, địa phương, một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh việc triển khai công tác Hội thi. Ban Tổ chức hội thi đã khẩn trương xây dựng và ban hành Thể lệ Hội thi, Quy định về tiêu chí đánh giá các giải pháp tham dự vòng chung khảo.

Liên hiệp hội đã phối hợp với một số ngành như Tỉnh đoàn thanh niên, Hội Nông dân tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện giao chỉ tiêu nhiệm vụ thực hiện Hội thi

69

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

trở thành chỉ tiêu thi đua của các đơn vị trong toàn ngành từ tỉnh đến cơ sở.Các cơ quan phối hợp và các cơ quan liên quan ban hành văn bản chỉ đạo triển

khai công tác Hội thi đến cơ sở tạo nên phong trào thi đua sôi nổi tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh. Sau 3 tháng triển khai công tác Hội thi, Ban Tổ chức Hội thi tổ chức kiểm tra công tác triển khai Hội thi tại các ngành, địa phương để động viên, phát hiện, hỗ trợ các tác giả, nhóm tác giả có ý tưởng sáng tạo kỹ thuật tham gia dự thi.

Quá trình thu nhận hồ sơ, giải pháp dự thi được nhóm công tác của các cơ quan phối hợp tiếp nhận, sơ tuyển căn cứ Thể lệ Hội thi và tiêu chí đánh giá trước khi gửi về Ban Tổ chức Hội thi tỉnh theo kế hoạch. Hội đồng Giám khảo Hội thi do Ban Tổ chức Hội thi thành lập tiến hành phân loại hồ sơ theo 6 ngành, lĩnh vực và tổ chức đánh giá chấm điểm theo tiêu chí đánh giá giải pháp dự thi mà Ban Tổ chức Hội thi ban hành; trình Ban Tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh kết quả đánh giá, chấm điểm theo kế hoạch.

3. Kết quả Hội thi:Sau 9 tháng triển khai Hội thi, Ban tổ chức đã nhận được trên 103 giải pháp kỹ

thuật tham gia đăng ký dự thi vòng chung khảo, trong đó: Lĩnh vực Công nghệ thông tin, điện tử viễn thông 06 giải pháp; lĩnh vực Nông lâm, ngư nghiệp 20 giải pháp; lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo 41 giải pháp; lĩnh vực Y dược, chăm sóc sức khỏe 10 giải pháp; lĩnh vực Cơ khí, tự động hóa 16 giải pháp; lĩnh vực Hóa chất, năng lượng, tài nguyên, môi trường 10 giải pháp. Hội đồng Giám khảo vòng chung khảo đã công tâm, khách quan đề cao tinh thần trách nhiệm tuyển chọn và công nhận 31 giải pháp để trao giải thưởng, bao gồm 6 giải nhất, 6 giải nhì, 6 giải ba và 13 giải khuyến khích. Đề cử 05 giải pháp kỹ thuật tham dự Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 12 và đoạt 02 giải khuyến khích.

Những giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bắc Giang lần thứ V, năm 2013 đã thực sự phản ánh sự phát triển của khoa học kỹ thuật từ sản xuất và đời sống hàng ngày và quay trở lại phục vụ cho sản xuất và đời sống có hiệu quả hơn; nhiều giải pháp có giá trị kinh tế - xã hội đã được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Như giải pháp “Thiết kế, cải tạo nâng cao năng lực sản xuất Hệ thống hấp thụ khí cuối xưởng Tổng hợp Urê”. của tác giả Đỗ Doãn Hùng, Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc; giải pháp “Nâng cao chất lượng chỉ định mổ lấy thai tại Bệnh viện Sản nhi Bắc Giang” của tác giả Đinh Văn Thành, Bệnh viên Sản nhi Bắc Giang hay giải pháp “Đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng thực hành sinh học phổ thông” của tác giả Bùi Văn Thêm, Trường THCS Quế Nham, huyện Tân Yên ... .

Có được kết quả trên, ngoài sự nỗ lực của Liên hiệp hội, Ban Tổ chức Hội thi còn có sự quan tâm của Liên hiệp hội Việt Nam, của UBND tỉnh Bắc Giang, sự phối

70

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

hợp chặt chẽ, có hiệu quả của các cơ quan phối hợp, các ngành, địa phương liên quan. Thông qu việc tổ chức thực hiện Hội thi đã tuyên truyền đến đông đảo nhân dân trong và ngoài tỉnh nhằm thúc đẩy phong trào thi đua sáng tạo và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương./.

71

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

VÀI NÉT VỀ HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TỈNH BÌNH PHƯỚCThông tin về cơ quan thường trực Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bình

Phước:Liên hiệp các hội KH&KT tỉnh Bình PhướcSố 50 - Nguyễn Chí Thanh - Thị xã Đồng Xoài Điện thoại/ Fax: (0651) 3 888993Email: [email protected]/ [email protected]: khoahocthoidai.vn.

Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bình Phước năm 2012-2013 do UBND tỉnh Bình Phước chủ trì; Liên hiệp các hội KH&KT tỉnh Bình Phước được giao làm cơ quan thường trực Hội thi.

Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bình Phước được tổ chức nhằm mục đích phát huy và khuyến khích các hoạt động sáng tạo của các tổ chức, cá nhân đang công tác và sinh sống trên địa bàn tỉnh, qua đó tìm kiếm và ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào đời sống, sản xuất, góp phần xây dựng phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Để triển khai Hội thi trên địa bàn toàn tỉnh, Liên hiệp các hội KH&KT - cơ quan trường trực Ban Tổ chức Hội thi đã tham mưu trình UBND tỉnh ra Quyết định thành lập Ban Tổ chức, Ban Thư ký giúp việc; ban hành Thể lệ và Kế hoạch triển khai Hội thi…

Liên hiệp hội đã tổ chức in kỷ yếu Hội thi gửi cho Ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật của các huyện, thị trên địa bàn tỉnh nhằm cung cấp các thông tin về sản phẩm, mô hình, giải pháp đã đạt giải ở Hội thi những năm trước và toàn văn Thể lệ Hội thi, hướng dẫn tham gia Hội thi năm 2013-2013…

Trong quá trình tổ chức Hội thi, Liên hiệp các hội KH&KT tỉnh đã thành lập Đoàn Kiểm tra Hội thi ở các huyện, thị và các đơn vị, nhà trường. Nội dung kiểm tra gồm: Kiểm tra việc thành lập Ban Tổ chức, Ban thư ký giúp việc Hội thi; công tác tổ chức phát động, tuyên truyền và triển khai Hội thi; công tác phối hợp giữa các thành viên Ban Tổ chức, việc bố trí kinh phí cho Hội thi… Đồng thời ban hành công văn đôn đốc công tác tuyên truyền cho Hội thi ở cấp tỉnh, huyện, thị xã. Qua công tác kiểm tra đã kịp thời biểu dương những đơn vị, địa phương triển khai tốt Hội thi, động viên, nhắc nhở, phê bình và góp ý hướng tháo gỡ khó khăn cho những địa phương còn lúng túng, hạn chế trong công tác triển khai tổ chức Hội thi.

Việc đánh giá các sản phẩm, giải pháp, mô hình tham gia dự thi được bảo đảm khách quan, chính xác, Liên hiệp hội tỉnh đã tham mưu cho Ban Tổ chức Hội thi

72

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

thành lập Hội đồng Giám khảo gồm 47 thành viên là những nhà quản lý, nhà khoa học và cán bộ chuyên môn có uy tín ở trong và ngoài tỉnh… Giám khảo ngoài tỉnh là những nhà khoa học và cán chuyên gia ở Trường Đại học Nông lâm, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM; Viện Khoa học kỹ thuật và Nông nghiệp miền Nam… Giám khảo trong tỉnh là những nhà quản lý, cán bộ chuyên môn ở các sở, ban, ngành, trường học và các doanh nghiệp trong tỉnh. Đa số các huyện, thị đều có công văn đề nghị cơ quan thường trực Hội thi cấp tỉnh hỗ trợ giám khảo để giúp chấm điểm, xếp loại cho các sản phẩm, mô hình, giải pháp có hàm lượng kỹ thuật và chất xám cao.

Sau 02 năm phát động và triển khai Hội thi, Ban Tổ chức Hội thi cấp tỉnh đã nhận được 151 hồ sơ dự thi, trong đó có 52 mô hình, 31 sản phẩm; 68 giải pháp hữu ích thuộc 7 nhóm lĩnh vực dự thi. Các thí sinh dự thi thuộc nhiều thành phần, lứa tuổi. Trong đó có nhiều kỹ sư, giáo viên, sinh viên, công nhân viên chức và nông dân.

Sau khi chọn lọc ở vòng sơ khảo, Ban Tổ chức Hội thi cấp tỉnh đã chọn ra 78 mô hình, sản phẩm, giải pháp đưa vào chấm điểm ở vòng chung khảo; kết quả có 22 mô hình, sản phẩm, giải pháp đạt giải và 3 giải dành cho các thí sinh nhỏ tuổi nhất, lớn tuổi nhất và thí sinh có nhiều sản phẩm tham gia dự thi nhất.

Lễ Tổng kết trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bình Phước năm 2012-2013 và Lễ Phát động Hội thi lần tiếp theo được truyền hình trực tiếp trên sóng truyền hình của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh.

Tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 12, tỉnh Bình Phước có 02 sản phẩm, mô hình, giải pháp đạt giải Ba, 03 sản phẩm, mô hình, giải pháp đạt giải khuyến khích toàn quốc.

Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bình Phước năm 2012-2013 đã thu hút được sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân với nhiều sản phẩm, mô hình, giải pháp thiết thực, mang lại lợi ích kinh tế xã hội cao. Ngoài ra, Hội thi lần này còn thu hút được một số đông đối tượng thí sinh dự thi là các tác giả đã đạt giải hoặc chưa đạt giải tại Hội thi lần thứ nhất tiếp tục có các sản phẩm, mô hình, giải pháp hữu ích tham dự, chứng tỏ sự ham mê lao động sáng tạo trong nhân dân Bình Phước đã được nuôi dưỡng và phát triển.

73

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

PHẦN IIICÖNG TRÒNH ÀOAÅT GIAÃI THÛÚÃNG

HÖÅI THI SAÁNG TAÅO KYÄ THUÊÅTTOAÂN QUÖËC LÊÌN THÛÁ 12 (2012-2013)

74

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

75

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

BÁO CÁO TỔNG KẾT HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUÔC LẦN THỨ 12

(2012 - 2013) GS.VS Đặng Vũ Minh

Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Qũy Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC)

Trưởng ban Tổ chức Hội thi

Ngày 14/7/2006 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 165/2006/QĐ-TTg về tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật trong phạm vi cả nước.

Triển khai Quyết định 165/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản của Ban Tổ chức Hội thi, các tỉnh, thành phố và Bộ, ngành đã thành lập Ban Tổ chức Hội thi và đã triển khai rộng rãi trên phạm vi cả nước.

Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 12 (2012 – 2013) đã có những bước tiến quan trọng. Kết quả là đa có 45 Bộ, ngành và tỉnh, thành phố tổ chức Hội thi và gửi kết quả tham dự Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc. Ban Tổ chức các địa phương và các bộ, ngành đã xét hàng nghìn giải pháp tham gia Hội thi cấp cơ sở, cấp tỉnh, thành phố và chọn ra đươc 552 giải pháp gửi cho Ban Tổ chức Hội thi toàn quốc.

Các giải pháp dự thi đươc chia theo 6 lĩnh vực như sau:- Công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông: 93 giải pháp- Cơ khí tự động hóa, xây dựng, giao thông vận tải: 127 giải pháp- Vật liệu, hoá chất, năng lượng: 51 giải pháp- Nông, lâm, ngư nghiệp, tài nguyên môi trường: 86 giải pháp- Y, dược: 54 giải pháp- Giáo dục,đào tạo và các lĩnh vực khác: 141 giải phápCác tỉnh có nhiều giải pháp dự thi như tỉnh Quảng Nam có 47 giải pháp, thành

phố Đà nẵng có 39 giải pháp, tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu có 34 giải pháp, thành phố Hồ Chí Minh có 31 giải pháp, tỉnh Đồng Tháp có 24 giải pháp, thành phố Cần Thơ có 23 giải pháp, tỉnh Hải Dương có 17 giải pháp, tỉnh Bắc Giang, Đồng Nai, Quảng Ninh, Hà Tĩnh có 15 giải pháp, tỉnh Thừa Thiên - Huế, Thanh Hóa có 16 giải pháp, tỉnh Thái Bình, Ninh Bình có 14 giải pháp, tỉnh Phú Thọ có 13 giải pháp, tỉnh Bình Phước có 12 giải pháp . . .

Hội đồng Giám khảo đã được thành lập để xem xét, đánh giá các giải pháp một

76

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

cách trung thực, khách quan. Căn cứ vào kết qủa chấm điểm của Hội đồng Giám khảo, Ban Tổ chức Hội thi toàn quốc đã ký Quyết định trao giải thương cho 88 giải pháp bao gồm:

5 giải nhất 11 giải nhì 24 giải ba 48 giải khuyến khích Cơ cấu giải theo lĩnh vực:- Công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông: 14 giải pháp- Cơ khí tự động hóa, xây dựng, giao thông vận tải: 15 giải pháp- Vật liệu, hoá chất, năng lượng: 15 giải pháp- Nông, lâm, ngư nghiệp, tài nguyên môi trường: 15 giải pháp- Y, dược: 14 giải pháp- Giáo dục,đào tạo và các lĩnh vực khác: 15 giải phápTrong số các tỉnh, thành phố tham dự Hội thi thì có 33 tỉnh, thành phố và 1 Bộ

(Bộ Quốc phòng) có giải pháp đoạt giải. Điển hình các tỉnh, thành phố đoạt nhiều giải thường như: TP Hồ Chí Minh đoạt 7 giải, TP Đà Nẵng đoạt 7 giải, tỉnh Quảng Ninh đoạt 7 giải, tỉnh Thanh Hóa đoạt 5 giải, tỉnh Lâm Đồng đoạt 5 giải, tỉnh Hải Dương đoạt 4 giải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đoạt 4 giải, tỉnh Quảng Nam đoạt 4 giải ...

Ban Tổ chức cũng ký Quyết định khen thưởng cho 12 đơn vị và 17 cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tuyên truyền, tổ chức Hội thi.

Nhân dịp này Thủ tướng Chính phủ cũng tặng Bằng khen cho 14 cá nhân là chủ nhiệm của 5 giải pháp đoạt giải nhất.

Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tặng Bằng lao động sáng tạo cho các chủ nhiệm và đồng chủ nhiệm có các công trình đoạt giải nhất, nhì, ba. Các tác giả trẻ được Trung ương đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tặng Bằng khen và Huy hiệu Tuổi trẻ sáng tạo.

Danh sách đề nghị giải thưởng WIPO: - Giải pháp xuất sắc nhất: “Sử dụng tàu định vị động lực học DP2 lắp đặt ống

dẫn dầu trạm rót dầu không bến -FSO” của tác giả Đỗ Văn Phúc thuộc xí nghiệp xây lắp, khảo sát và sữa chữa các công trình khai thác dầu khí - Vietsovpetro.

- Tác giả nữ xuất sắc nhất: Bà Mai Thị Bích Nguyệt, Trường THCS An Vũ, Quỳnh Phụ, Thái Bình là chủ nhiệm của giải pháp đoạt giải nhất “Nghiên cứu, xây

77

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

dựng phần mềm từ điển tiếng Việt, đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa và tổ chức” - Các tác giả trẻ xuất sắc nhất: Ông Phạm Văn Phương, Đặng Quốc Khanh, Trần Phúc Quỳnh, Công ty TNHH

MTV Thí nghiệm điện miền Trung - Tổng công ty Điện lực miền Trung, Đà Nẵng là các đồng chủ nhiệm của giải pháp “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hợp bộ đa năng OLTC CM&TA phục vụ công tác thí nghiệm máy biến áp lực cao áp”

Sau đây xin nêu tóm tắt kết quả nổi bật của một số giải pháp đoạt giải:1. Lĩnh vực Cơ khí, xây dựng, giao thông vận tải- Giải pháp “Sử dụng tàu định vị động lực học DP2 lắp đặt ống dẫn dầu trạm

rót dầu không bến FSO” của tác giả KS Đỗ Văn Phúc và các cộng sư thuộc Xí nghiệp xây lắp khảo sát và sửa chữa các công trình khai thác dầu khí - Vietsovpetro

Giải pháp kỹ thuật sử dụng tầu dịch vụ đa năng DP2 là giải pháp áp dụng công nghệ vận tải kết hợp với xây dựng công trình biển và lần đầu tiên đã được áp dụng tại Liên Doanh Việt Nga “Vietsovpetro”.

Nghiên cứu, chế tạo, lắp đặt hệ thống tời + ròng rọc + pa lăng xích trên kho nổi chứa dầu FSO và tầu nhỏ DP2 để kéo ống và nối ống thay cẩu.

Đảm bảo thi công ở điều kiện thời tiết khắc nghiệt (chiều cao sóng lên đến 3m), tàu cẩu Trường Sa chỉ thi công được khi chiều cao sóng dưới 1.25m áp dụng phương án này đã giảm thiểu thời gian lắp đặt ống mềm Riser, tiết kiệm thời gian và đảm bảo tiến độ thi công công).

Giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình thực hiện các gói thầu trong và ngoài nước.

Đã áp dụng giải pháp trên trong quá trình sử lý sự cố ống dẫn dầu thô từ trạm kết nối ngầm (PLEM) lên kho nổi chứa dầu FSO-5 ngày 17 đến 22 tháng 6 năm 2011. Ap dụng cho 04 kho nổi của Vietsovpetro, 11 kho nổi của các công ty dầu khí dầu khí đa quốc gia trong nước và hứa hẹn một thị trường ngoài nước.

Đẩy nhanh tiến độ lắp đặt trên biển kể cả khi thời tiết xấu.Đưa nhanh công trình vào khai thác, đặc biệt là đảm bảo sản lượng khai thác dầu

thô của “Vietsovpetro”. Tiết kiệm thời gian thực hiện công việc, đảm bảo an toàn và chi phí tiết kiệm ít nhất là: 4,563,319 USD cho một lần thay thế ống dẫn dầu.

- Giải pháp “Máy đào xới bồn cà phê” của tác giả Đỗ Đức Quang và cộng sự thuộc Cơ sở sản xuất Đức Quang - tỉnh Gia Lai

Máy đào - xới bồn cà phê là loại máy xới nhỏ, phục vụ hỗ trợ cho người nông dân trồng cây cà phê, ngoài ra máy còn có thể hỗ trợ cho việc trồng cây cao su non. Dùng máy đào - xới bồn cà phê góp phần giảm công lao động, thay thế sức người,

78

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

chủ động về công lao động trong việc trồng cây cà phê và giải quyết tình trạng khan hiếm công lao động. Dùng máy xới đất quanh gốc cà phê, cắt các rễ con lâu năm đã cằn cỗi, mất khả năng hút các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây từ phân bón, ảnh hưởng đến năng suất cây cà phê. Sau khi sử dụng máy đào - xới bồn cà phê, đất được đánh tan ra, tơi xốp giúp cây phát triển tốt hơn. Ngoài ra máy còn có thể sử dụng như một máy đào đa năng như đào đất làm tơi xốp bồn cà phê; đào rãnh ép phân xanh để chôn lấp cỏ rác, phân bón; xới đất làm cỏ; đào - xới đất khi trồng rau, trồng tỉa bắp, đậu; đào rãnh bón phân cho cao su tiểu điền, đào - xới lấy đất vào bao bì cho các vườn ươm, chăm sóc cây chè. Máy có khả năng sử dụng rộng rãi trong các vườn cà phê nhỏ và lớn nhiều héc ta, trong địa hình bằng phẳng cũng như địa hình dốc thoải, ngoài ra máy còn dùng trong các vườn cây khác như cây cao su, cây chè ( trà ), rau màu và xới đất cho các vườn ươm...

- Giải pháp “ Máy hút thổi nguyên liệu rời” của tác giả CN Đỗ Thanh Đô thuộc Công ty TNHH MTV sản xuất máy cơ khí nông nghiệp Tây Đô - tỉnh Đồng Tháp

“Máy hút thổi nguyên liệu rời” được chế tạo từ đầu năm 2008 và đạt được những thành tựu sau:

- Máy hút thổi hoàn toàn được sáng tạo dựa trên nền tảng kinh nghiệm cơ khí của gia đình, dựa vào ý tưởng và trình độ nghiên cứu đầu tiên đã sáng chế máy hút lúa phục vụ cho gia đình để hút lúa từ lò sấy ra.

- Máy được cung cấp ra thị trường với số lượng rất lớn được khách hàng tín nhiệm vận dụng máy vào việc vận chuyển vật liệu. Một số công ty lớn đã đưa máy vào dây chuyền sản xuất và đem lại thành tựu rất lớn. Vì khi tìm hiểu thực tế thì người dân và công ty sử dụng máy nếu máy hoạt động liên tục thì sau 3 - tháng là thu hồi giá vốn làm máy và thậm chí là có sinh lời.

- Cho đến hiện nay máy hút ở thế hệ đầu tiên dường như được cải cách từ trong ra ngoài, đem lại hiệu quả cao, máy đạt công suất lớn hơn, không ồn, ít bụi, chạy bền hơn.

- Máy có thể vận chuyển nguyên vật liệu bằng phương pháp hút thổi, được áp dụng cho nhiều vật liệu như: Trấu, lúa, gạo, đậu, cà phê, bắp, thức ăn viên, mụn dừa, xi măng. Máy được áp dụng vào các khâu vận chuyển vật liệu từ ghe lên kho, từ kho lên máy, hoặc nó được dính liền vào dây chuyền sản xuất của các công ty, doanh nghiệp đang hoạt động.

- Giải pháp “ Máy cắt kính an toàn bán tự động” của tác giả KS Vũ Hoàng Sơn và cộng sự thuộc Công ty CP cửa nhựa Trường Sơn - TP Hà Nội

Thông thường kính được cắt trước rồi đưa vào lò ép, gây nên sự lãng phí lớn về vật tư và điện năng. Nếu dán kính nguyên khổ rồi cắt thì năng suất thấp, nhiều công sức, nguy hiểm cho công nhân. Máy cắt kính hai mặt đã giải quyết được các vấn đề

79

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

trên.Đề tài đã đăng ký sáng chế tại cục Sở Hữu Trí Tuệ. Công suất của máy 300

m2/1ca, tiêu thụ điện 1,5 KW/H (máy do nước ngoài sản xuất tiêu thụ 15KW/h), nâng hạ bằng khí nén, di chuyển bằng con lăn đa hướng không tốn điện.

- Nhân lực giữa hai máy: + Máy do nước ngoài chế tạo : một công nhân vận hành. + Máy do tác giả chế tạo: 2 người vận hành.- Giá thành sản xuất: khoảng 150 triệu đến 170 triệu đồng/ bộ (nước ngoài:

160.000 USD/bộ)- Tác giả sử dụng phần mềm tính toán Real cut2D.- Độ chính xác không cao nhưng vì sản xuất phục vụ xây dựng do vậy vẫn đáp

ứng được nhu cầu.- Giải pháp “Hệ thống thiết bị sàng rửa, phân loại đá sạch đạt tiêu chuẩn xây

dựng chất lượng cao” của tác giả Võ Tấn Dũng thuộc Công ty TNHH Xây dựng thương mại Vận tải Phan Thành - TP Cần Thơ

Thiết bị có kích thước: cao 4,7m, ngang 3,14m, dài 3,64m. Đá được bốc trực tiếp lên phễu có gắn lớp lưới 6 cm để ngăn những đá to quá kích cỡ vào phễu trước khi qua cửa xả đá để đưa vào 2 lưới sàng sẩy. Hai lưới sàng để phân loại: Lưới 1 kích thước lưới trên là 35mm, Lưới 2 kích thước lưới dưới là 6mm, khoảng cách hai lưới là 35mm. Dưới đáy phễu là một cửa xã đá để đưa đá vào hệ thống sàng sẩy bởi moteur 3 pha 2.5Hp.

Khi sàng sẩy trên lưới 1 kích thước 35mm sẽ loại đi đá to quá kích cỡ vào một ô chứa đá có kích cỡ từ 2x4 trở lên, đá 1x2 phù hợp kích thước sẽ lọt xuống lưới sàng 1 là đá 1x2 đạt kích cỡ sẽ nằm trên mặt lưới sàng 2 được thực hiện theo cơ chế rung sàng sẩy. Đi về cuối dốc lưới sàng 2 và tại đây được vào phễu thu nằm trên băng tải chuyền đá về cuối băng tải để rửa và cho ra đá 1x2 sàng rửa sạch đạt tiêu chuẩn bê tông, trên băng tải bố trí hệ thống ống phun nước phi 27 để làm mềm bụi bẩn bám theo đá nhằm giúp hệ thống sàng rửa cuối băng tải thỏa mãn rửa sạch đá, băng tải được vận hành bởi moteur 3 pha 10HP. Tại cuối băng tải đá 1x2 đạt tiêu chuẩn đá xây dựng sẽ được chuyển qua hệ thống sàng sẩy rửa, tại đây mặt sàng được gắn lưới 2mm và cơ chế sàng theo mô hình giàn gằn máy xay lúa, phía dưới hệ thống sàng sẩy rửa là phễu thu nước và bụi bẩn, sau khi rửa được thu về một hố lắng bởi ống phi 220. Trên hệ thống sàng sẩy rửa đá được gắn hệ thống nước rửa moteur 3 pha 20HP, ống cấp nước phi 90 được đưa vào nhiều ống phi 27 rãi đều trên bề mặt lưới sàng sẩy rửa để rửa đá trên bề mặt lưới sàng. Đá 1x2 đạt tiêu chuẩn sau khi sàng rửa được từ lưới sàng theo máy tự rớt xuống thành đống là đạt tiêu chuẩn đá xây dựng.

80

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Việc vận hành được phối hợp đồng bộ bởi cùng lúc các thiết bị cấu thành thì hoạt động từng bộ phận sàng sẩy đá, sàng sẩy rửa đá sẽ loại bỏ bụi bẩn bám trong đá mới thỏa mãn sạch và chất lượng tốt nhất.

- Giải pháp “Áp dụng thử nghiệm hệ thống giàn tự hành siêu nhẹ tại Công ty than Khe Chàm -TKV ” của tác giả Th.S Ngô Hoàng Ngân và các cộng sự thuộc Công ty than Khe Chàm tỉnh Quảng Ninh - TKV

Giàn tự hành loại ZZ1800/16/24 là loại giàn chống CGH siêu nhẹ được áp dụng lần đầu tiên trong khai thác than hầm lò tại Việt Nam, so với các loại giàn chồng CGH truyền thống thì giàn chống tự hành loại ZZ1800/16/24 có một số nét đổi mới như sau:

- Trọng lượng của dàn chống nhẹ hơn rất nhiều, kích thước nhỏ gọn vì thế công tác vận chuyển lắp đặt thuận tiện, khi gặp sự cố sử lý dễ dàng hơn. Cụ thể thời gian vận chuyển lắp đặt giàn chống siêu nhẹ vào lò chợ hết thời gian 10 ngày trong khi đó lắp đặt giàn chống loại cũ hết thời gian 20 - 25 ngày.- Khi áp dụng giàn chống siêu nhẹ các đường lò đào tạo diện sản xuất cho lò chợ sử dụng giàn siêu nhẹ có tiết diện bình quân nhỏ từ: 6.4 m2 - 8.5 m2 trong khi áp dụng giàn chống loại cũ thì tiết diện phải đạt từ: 10.4 m2 - 12.7 m2 nên công tác đào lò chuẩn bị nhanh hơn, tiết kiệm chi phí đào lò.

- Các loại phụ tùng, chi tiết vật tư có kết cấu đơn giản sẵn có hoặc có thể gia công được với công nghệ hiện tại ở trong nước vì thế khi bị hư hỏng có sẵn phụ tùng để thay thế ngay không làm gián đoạn sản xuất.

- Trọng lượng bản thân của giàn chống loại ZZ1800/16/24 là: 3500Kg vì thế ít bị nén lún khi khai thác trong điều kiện đá trụ mềm yếu, ngậm nước.

Công trình đã được thử nghiệm thành công từ tháng 11 năm 2012 tại lò chợ 13.1-3 khu trung tâm Mỏ than Khe Chàm I

Qua thực tế sử dụng cho thấy nội dung công trình có thể áp dụng rộng rãi với các công ty khai thác than hầm lò trong Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam

- Giải pháp “Thiết bị cảnh báo và khóa ga tự động” của tác giả KS Lê Tiến Thắng thuộc Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hùng Việt Phát - TP Hồ Chí Minh

Mục đích của giải pháp là tạo ra thiết bị tự khóa gas cho bếp gas sau khi sử dụng bếp, hoặc khi phát hiện có gas rò rỉ hoặc nhiệt độ môi trường tăng 700C. Mặt khác thiệt bị còn là một bộ sản phẩm tiện ích, hữu dụng: Có chế độ hẹn giờ nấu, giúp tiết kiệm thời gian, tiết kiệm gas và giảm tối thiểu rủi ro cháy khét thức ăn.Hiển thị đồng hồ thời gian thực và nhiệt độ môi trường.

Cấu tạo thiết bị cảnh báo và khóa gas tự động bao gồm :

81

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

- Bộ điều khiển : bao gồm mạch điện tử có bộ vi xử lý được lập trình để điều khiển đóng mở van gas thông qua việc điều khiển góc quay của đông cơ servo, đồng thời kết hợp với các cảm biến dò gas và cam biến nhiệt độ, khi phát hiện ra các nguồn khí dễ gay cháy nổ như gas, metan, hơi xăng , hơi cồn,… hoặc nhiệt độ cao từ các cảm biến bộ vi xử lý sẽ điều khiển động cơ servo đóng van gas và phát tín hiệu cảnh báo.

- Van gas tự động : Bao gồm van trụ côn ( hoặc van bi) được điều khiển khóa / mở gas bằng động cơ servo. Trong van gas tự động còn có cảm biến gas, tín hiệu từ bộ cảm biến sẽ được truyền về bộ điều khiển, khi phát hiện có gas rò rỉ bộ điều khiển sẽ điều khiển động cơ servo khóa van gas lại đồng thời phát tín hiệu cảnh báo bằng còi

Thiết bị cảnh báo & khóa gas tự động được ứng dụng vào đời sống hàng ngày của mỗi gia đình và trong các ngành công nghiệp có dùng gas, mang đến sự tiện ích, tiết kiện , và an toàn cho mội người, giúp bảo vệ được tài sản và tính mạng con người hạn chế tối đa các vụ cháy nổ gas.

2. Lĩnh vực Vật liệu, hóa chất, năng lương - Giải pháp “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hộp bộ đa năng OLTC CM &TA phục

vụ công tác thí nghiệm máy biến áp lực cao áp” của tác giả CN Nguyễn Văn Hải và các cộng sự thuộc Công ty TNHH MTV Thí nghiệm điện miền Trung - Tổng công ty Điện lực miền Trung.

Hợp bộ đa năng OLTC CM&TA là sản phẩm được nhóm tác giả tại Công ty TNHH MTV Thí Nghiệm Điện Miền Trung nghiên cứu trong một thời gian dài và đã chế tạo thành công, lần đầu tiên phục vụ cho công tác chẩn đoán, đánh giá chất lượng các bộ điều áp dưới tải (OLTC) trong các máy biến áp lực cao áp (110kV-500kV) tại các công trình nhà máy điện và trạm biến áp. Trước đây, hạng mục chụp sóng bộ OLTC chỉ tiến hành khi đã tháo nắp bộ OLTC dẫn đến thời gian cắt điện dài ngày, cần nhiều phương tiện và nhân công phục phục vụ. Sản phẩm này ra đời có thể kết nối với tất cả các thiết bị chụp sóng để chẩn đoán và đánh giá tình trạng các bộ công tắc K của OLTC mà không cần phải tháo rời khỏi máy biến áp. Qua đó nhanh chóng tìm ra các khiếm khuyết và bất thường trong quá trình nghiệm thu lắp mới hay công tác bảo dưỡng định kỳ. Ngoài ra hợp bộ còn có khả năng cung cấp nguồn, điều khiển và giám sát chu trình chuyển nấc phân áp của tất cả các loại OLTC hiện nay lắp trên hệ thống điện của EVN.

- Giải pháp “Nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất nhằm cải tiến chất lượng, mẫu mà, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm bóng thể thao trên thị trường” của tác giả Nguyễn Trọng Thấu thuộc Công ty CP Dụng cụ thể thao Delta - tỉnh Thanh Hóa

82

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Công nghệ sản xuất bóng thể thao, đặc biệt sản xuất bóng đá dùng trong luyện tập và thi đấu được Công ty Delta nhập, chuyển giao công nghệ từ Hunggary về Việt Nam từ năm 2002. Tuy nhiên, tại thời điểm đó công nghệ sản xuất chủ yếu là sản xuất bóng đá bằng da bò. Nhược điểm của công nghệ sản xuất này là sản phẩm có độ thấm nước cao, không phù hợp với tất cả các dạng thời tiết, không đảm bảo sức cạnh tranh trên thị trường. Công ty đã tự cải tiến và thay đổi công nghệ sản xuất từ bóng da bò sang công nghệ sản xuất bóng đá bằng da nhân tạo.

Năm 2012, chương trình nghiên cứu giải pháp công nghệ mới được áp dụng trong Công ty Delta mang lại hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội. Tính mới của giải pháp về bản chất đã thay đổi hoàn toàn công nghệ sản xuất; kết cấu, mẫu mã sản phẩm; giảm thiểu được chi phí nhân công và đặc biệt đưa chất lượng sản phẩm lên một tầm cao mới do sản phẩm bóng da nhân tạo phù hợp với mọi thời tiết, không thấm nước, đảm bảo thông số kỹ thuật về chu vi, độ tròn, độ nảy...

Hiện tại, sản phẩm được xuất khẩu trên 22 quốc gia thế giới như: Đức, Mỹ , Braxin, Thụy Sỹ, Nhật Bản...., được khách hàng đánh giá cao đồng thời đạt các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và tiêu chuẩn SA 8000:2008.

- Giải pháp “ Phát triển kỹ thuật SPECT/CT trên cơ sở thiết bị CT công nghiệp một nguồn - một đầu dò” của tác giả Đặng Nguyễn Thế Duy và các cộng sự thuộc Trung tâm ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp - tỉnh Lâm Đồng

Việc khảo sát phân bố vật chất bên trong các đối tượng nhà máy như các đường ống dẫn khí, dẫn dầu; các tháp chưng cất... bằng kỹ thuật kiểm tra không phá hủy đang được xem là nhu cầu cần thiết. Quá trình kiểm tra các đối tượng công nghiệp bằng kỹ thuật này vẫn đảm bảo sự vận hành liên tục của nhà máy nhằm giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm chi phí bảo trì bảo dưỡng thiết bị đối với nhà máy. Kỹ thuật SPECT/CT cũng là kỹ thuật kiểm tra không phá hủy tiên tiến đang được quan tâm hiện nay.

Hiện nay trên thế giới, các thiết bị SPECT/CT đã được thương mại hóa. Tuy nhiên, các thế hệ máy này được thiết kế cố định, kích thước đối tượng chụp khá nhỏ và giá thành tương đối cao. Thiết bị Gorbit sử dụng kỹ thuật SPECT/CT được thiết kế và chế tạo tại Trung tâm ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp, từ phần cứng thiết bị cho đến phần mềm điều khiển và tái tạo hình ảnh.

Thiết bị Gorbit này đã được sử dụng để khảo sát các khuyết tật đường ống dẫn khí của công ty vận chuyển khí tại Bà Rịa – Vũng Tàu, thu được các kết quả rất khả quan. Ngoài ra, trong khuôn khổ các Chương trình Hợp tác vùng (RCA), Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đánh giá cao và đặt mua 6 thiết bị Gorbit tại Trung tâm, có cấu hình tương tự nhưng kích thước nhỏ hơn (450 mm) để cung cấp cho 6 nước: Bangladesh, Myanmar, Srilanka, Philippines, Pakistan và Thái Lan.

83

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

- Giải pháp “Chế phẩm tẩy rửa cận dầu có độ nhớt cao (cặn FO, dầu thô) được điều chế từ dầu thực vật và công nghệ tẩy rửa sử dụng chế phẩm này” của tác giả Th.S Phạm Phúc Thảo thuộc Công ty Xăng dầu khu vực I - Hà Nội

Công trình là ý tưởng mới được áp dụng thành công ở Việt Nam thay thế các chất tổng hợp độc hại nhằm:

+Tăng năng suất lao động, giảm nhân lực + Cải thiện điều kiện làm việc + Tiết kiệm nhiên liệu+ Giảm phát thải chất thải nhiễm dầu+ Giảm thời gian thi công.Sử dụng dầu thực vật làm chất tẩy rửa các loại cặn dầu. Công nghệ sử dụng có nhiều ưu việt. Tận dụng được nhiều nguồn nguyên liệu dầu thực vật. Xăng dầu, Dầu khí, sửa chữa máy móc thiết bị, bề mặt bám dính cặn dầu. Tiết giảm: 111.958 đồng/ M2 ( > 70% chi phí).Đã xử lý được trên 5700 M2. Số tiền làm lợi: Trên 610 triệu đồng. Cải thiện điều kiện lao động, năng suất tăng 6.5 lần, giảm thời gian thi công,

giảm 90% phát thải chất thải nhiễm dầu, tiết kiệm nhiên liệu.Tận dụng được nhiều nguồn nguyên liệu dầu thực vật: dầu tinh luyện, dầu cặn

của quá trình tinh luyện, dầu hết date, dầu đã qua sử dụng. - Giải pháp “Áp dụng công nghệ khoan tháo khi mêtan và thử nghiệm áp dụng

hệ thống tháo khí mêtan tại lò chợ 13.1 - 1 Công ty Than Khe Chàm - TKV” của tác giả KS. Nguyễn Huy Nam và các cộng sự thuộc Công ty Than Khe Chàm tỉnh Quảng Ninh - TKV

- Khí mêtan từ dưới hầm lò ( các lỗ khoan vào vùng phá hỏa khu vực đã khai thác) được dẫn theo hệ thống đường ống ra ngoài trời thông qua các máy hút (injecter). Các máy hút này được trang bị van thải để khử nước. Khí sau khi qua máy hút được làm loãng bằng quạt gió trong khối trộn không khí để làm giảm hàm lượng các chất khí xuống giới hạn cho phép trước khi thải vào khí quyển .

Tại lò dọc vỉa thông gió, xây dựng các trạm khoan, từ các khám, khoan chùm lỗ khoan hướng lên vách, tới vùng nứt nẻ, vùng chứa khí. Các lỗ khoan có van điều khiển (đóng, mở) được nối với bộ phận gom khí đặt trong khám khoan. Bộ phận gom khí được nối với hệ thống đường ống dẫn khí, dẫn lên mặt đất, nối với máy hút. Máy hút tạo ra hạ áp âm, hút hỗn hợp khí có chứa khí mêtan từ lỗ khoan đưa vào buồng

84

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

trộn của trạm tháo khí, sau đó dùng hệ thống quạt đưa gió sạch vào buồng trộn để hòa loãng hàm lượng khí mêtan trong hỗn hợp khí xuống dưới mức cho phép trước khí thải ra môi trường. Giám sát hàm lượng khí mêtan trên các đường ống hút khí, trong buồng trộn và điều chỉnh tốc độ quạt, lưu lượng gió cấp cho buồng trộn, lưu dữ số liệu làm việc của hệ thống tháo khí… được hiển thị, thực hiện, điều khiển bằng phần mềm máy tính.

- Giải pháp “ Phương pháp xác định nhanh tạp chất và phương pháp xác định nhanh hàm lượng cao su khô DRC % từ mủ nước” của tác giả Vũ Đình Thắng và các cộng sự thuộc Phú Riềng Đỏ, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước

- Lần đầu tiên có phương pháp phát hiện nhanh tạp chất trong mủ cao su thiên nhiên (phát hiện tất cả các hóa chất pha lẫn vào mủ nước trong cùng một giải pháp).

- Lần đầu tiên ở Việt Nam có được phương pháp phát hiện nhanh hàm lượng cao su khô (DRC%) nhằm xác định chính xác hàm lượng cao su khô với thời gian ngắn hơn so với phương pháp đang hiện hành (phương pháp nướng)

- Đã xây dựng thành công phương pháp phát hiện nhanh tạp chất trong latex cao su thiên nhiên không phụ thuộc vào tính chất của chất bẩn đưa vào.

- Điều chế thành công thuốc thử phát hiện nhanh tạp chất.- Xây dựng thành công phương pháp tro hoá nhanh mẫu, và dựa vào sự chênh

lệch hàm lượng tro cũng như đặc điểm của tro để kết luận về tạp chất.- Xây dựng được công thức tính nhanh hàm lượng cao su khô DRC% trực tiếp

theo phương pháp tính hàm lượng chất rắn trong vật liệu có độ ẩm cao.- Sản phẩm đã được thử nghiệm tại các công ty, xí nghiệp: Xí nghiệp Chế biến

Trung tâm và xí nghiệp chế biến Long Hà - Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng, Công ty TNHH thương mại và dịch vụ An Phú Thịnh, công ty TNHH MTV cao su Tân Biên (có giấy xác nhận kèm theo)

- Sản phẩm đã được chuyển giao cho các công ty: Doanh nghiệp tư nhân thuận lợi, công ty TNHH TM DV và chế biến Thảo Nguyên, công ty TNHH Anh Quang, Nông trường 717 - công ty TNHH MTV 16 (Binh đoàn 16).

- Hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường nước do hóa chất pha lẫn vào mủ nước

Hiệu quả kinh tế:* Đem lại lợi nhuận cho các các doanh nghiệp chế biến cao su. Ước tính trên

một nhà máy chế biến cao su có năng suất thu mua mủ tiểu điền ở mức trung bình (10.000 tấn/năm):

- Nếu tạp chất cho vào mủ nước ở mức trung bình là 3% thì gây hao hụt trong chế biến là 300 tấn/năm. Với giá thu mua mủ hiện nay là 40.000.000 vnd/tấn. Vậy

85

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

mỗi năm sẽ tránh gây tổn thất cho nhà máy là 12 tỷ vnđ.- Hơn nữa mủ nước bị lẫn tạp chất còn làm cho cao su bị rớt hạng làm cho giá

bán bị giảm khoảng 1.000.000vnđ/ tấn. Vậy sẽ đem lợi cho doanh nghiệp về giá bán là 10 tỷ vnd/ năm.

- Như vậy nếu áp dụng phương pháp này sẽ đem lợi ích cho nhà máy chế biến mủ khoảng 22 tỷ vnd/năm. Nếu áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp chế biến cao su trên toàn quốc thì sẽ làm giảm tốt thất cho cả nước hàng ngàn tỷ đồng.

* Đem lại lợi ích kinh tế cho người nông dân trồng cao su. - Khi áp dụng phương pháp xác định DRC% nhanh thay thế cho phương pháp

nướng hiện nay sẽ góp phần mua bán mủ hiện nay trung thực, khách quan hơn. Người nông dân sẽ tránh được sự chén ép, nướng mủ gây cháy mủ nhằm làm giảm hàm lượng của mủ nước.

Hiệu quả xã hội- Khi triển khai vào thực tế sẽ góp phần mua bán mủ cao su trung thực, khách

quan, tránh mua gian bán lận. Các cơ sở chế biến cao su thì yên tâm sản xuất.- Góp phần nâng chất lượng cao su, tạo thêm uy tín và thương hiệu cao su Việt

Nam trên trường quốc tế. Cũng cố sự ổn định của ngành cao su tạo nên tâm lý yên tâm cho người nông dân trồng cao su và các doanh nghiệp chế biến cao su yên tâm công tác.

3. Lĩnh vực Công nghệ thông tin, điện tử, viên thông:- Giải pháp “ Xây dựng và triển khai mạng cảm biến không dây phục vụ nông

nghiệp chính xác” của tác giả TS. Lê Đình Tuấn và cộng sự thuộc Trường Đại học kinh tế công nghiệp Long An, tỉnh Long An

- Giải pháp “Nghiên cứu, chế tạo, tích hợp và thương mại hóa hệ thống chiếu phim 3D công nghệ phân cực” của tác giả Th.S Phạm Hoàng Minh và các cộng sự thuộc Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam

Từ năm 2010, nền điện ảnh 3D bùng nổ, dẫn đến trào lưu lắp đặt các phòng chiếu phim 3D kinh doanh bán chuyên nghiệp quy mô vừa và nhỏ (dưới 200 ghế) ở các tỉnh thành, hay các phòng chiếu 3D gia đình. Công nghệ sử dụng chủ yếu là công nghệ phân cực 2 máy chiếu.

Các thành tựu chính của công trình:- Nghiên cứu: bắt đầu từ 2005-2006, công nghệ 3D nói chung, chuyên sâu về

công nghệ 3D phân cực nói riêng.- Chế tạo: nội địa hóa sản phẩm màn chiếu bạc 3D phân cực (kích cỡ lên tới

250”), bộ lọc phân cực, giá treo chập hình 2 máy chiếu. Chất lượng và giá thành cạnh

86

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

tranh so với sản phẩm nhập ngoại.- Tích hơp: Tích hợp đầy đủ hệ thống gồm các thiết bị phân cực (màn ảnh/bộ

lọc/giá treo/kính 3D) và các thiết bị điện tử (máy tính/máy chiếu/dàn âm thanh), các giải pháp chia hình ảnh và video player cho phim 3D

- Thương mại hóa: khởi xướng và đi đầu trong trào lưu lắp đặt phòng chiếu 3D từ năm 2010. Đã sản xuất-lắp đặt-chuyển giao trên 70 hệ thống 3D hoàn chỉnh tới 31/63 tỉnh thành (tổng số trên 4000 ghế) và trên 20 màn chiếu bạc bán lẻ. Khách hàng gồm các rạp chiếu bóng tỉnh, khu vui chơi, trường học, các quán cafe 3D, phòng 3D gia đình, ...

- Giải pháp “Cụm công trình các thiết bị phụ trợ trong dịch vụ địa vật lý giếng khoan” của tác giả KS Nguyễn Xuân Quang và các cộng sự thuộc Xí nghiệp địa vật lý giếng khoan, Liên doanh Việt Nga Vietsopetro, TP Vũng Tàu

Đây là một hệ thống thiết bị phục vụ ngành dầu khí, chuyên ngành địa vật lý giếng khoan. Nó cho phép tự động ghi các dấu từ cách nhau một khoảng cách cố định theo thước đo thẳng lên cáp địa vật lý tương ứng với điều kiện sức căng xác định. Sau khi hoàn thành việc đánh dấu mét từ lên cáp, một cuộn cáp đo địa vật lý sẽ trở thành một thước cuộn dài khoảng 7500m, được chia vạch đều đặn bởi những dấu từ. Khi đo carota, các dấu từ sẽ được ghi lại đồng thời với quá trình đo ghi tài liệu carota. Hệ thống dấu từ này sẽ giúp cho việc hiệu chỉnh chiều sâu nghiên cứu và liên kết của các tài liệu đo carota.

So với các bộ đánh dấu từ tự động cố định của các nước (Benchmark (Mỹ), Tver (Nga),) thì hệ thống này cho phép cơ động làm việc ngay tại giàn khoan. Hiện nay, ngoài việc phục vụ trong nội bộ Vietsovpetro, thiết bị này đã thuyết phục được hãng Baker Hughes (Mỹ) thuê dịch vụ, tính đến nay đã hơn 50 lượt cáp (đơn giá >6000 USD/1 cuộn cáp).

- Giải pháp “Hệ thống tích hợp tạo mẫu 3D” của tác giả PGS.TS Đặng Văn Nghìn và các cộng sự thuộc Viện Cơ học và Tin học ứng dụng, TP Hồ Chí Minh

Hệ thống là một sự kết hợp giữa 2 quá trình riêng biệt đó là “dựng mẫu ảo” và “tạo mẫu thực”. Nhờ hệ thống này ta có thể đơn giản hóa các quá trình tạo mẫu truyền thống trước đây. Về nguyên lý, hệ thống được xem như một “thiết bị đầu cuối”. Từ một chi tiết thực (người hoặc vật) ta sẽ thu thập dữ liệu số (mã hóa), sau khi xử lý trên máy tính ta sẽ đổ xuống thiết bị tạo mẫu nhanh (giải mã) để tiến hành tạo ra mô hình thực tế. Tất cả quá trình này được thực hiện, xử lý và xuất ra đều trên cùng một máy tính. Trong hệ thống này máy tính thực hiện 3 nhiệm vụ chính: Điều khiển máy quét, xử lý dữ liệu và điều khiển máy tạo mẫu thanh. Hệ thống tích hợp tạo mẫu 3 chiều được chế tạo tại viện Cơ học và Tin học ứng dụng đáp ứng đầy đủ tất cả các yêu cầu tạo sản phẩm, là máy có giá thành thấp, đáp ứng vấn đề nghiên cứu và đào tạo ở các trường Đại học và Viện nghiên cứu tại Việt Nam. Hệ thống có giá

87

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

thành rẻ, dễ sử dụng. Quét và tạo sản phẩm với tốc độ nhanh và chi phí thấp hơn so với các hệ thống riêng biệt,Với thiết kế nhỏ gọn, dễ bảo trì, khả năng quét và chế tạo các sản phẩm 3D tương đối phức tạp và linh hoạt trong việc đáp ứng của sản phẩm. Tạo ra các mẫu có chất lượng cao và đảm bảo đến 85% tính chất của vật liệu được sử dụng. Các vật liệu được sử dụng không độc hại nên không lo lắng đối với việc phải tiếp xúc với hóa chất độc hại, các tia laser hoặc các chất hóa học dạng lỏng và có thể tái sử dụng. Vật liệu dễ tìm, nhiều kích thước và đa dạng khác nhau, giá vật liệu luôn duy trì ở mức tương đối thấp nên có thể linh hoạt trong việc lựa chọn và thay đổi vật liệu

- Giải pháp “Phát triển phần mềm quản lý lập địa tỉnh Bình Phước” của tác giả Th.S Trần Quốc Hoàn thuộc Văn phòng UBND tỉnh Bình Phước

Phần mềm quản lý lập địa Site management 1.0 với cơ sở dữ liệu là điều kiện lập địa tỉnh Bình Phước đạt đến độ chi tiết cho từng ha. Phần mềm được cài đặt độc lập chạy trên các máy tính cá nhân thông dụng, tốc độ xử lý nhanh; giao diện rõ ràng bằng hình ảnh, có hướng dẫn sử dụng cụ thể (Kèm theo hướng dẫn sử dụng); kết nối được mới những phầm mềm khác hiện có trên máy tính như Word, Excel, Mapinfor, Media...; chức năng phần mềm logic theo đúng trình tự nghiên cứu và ứng dụng lập địa. Với những đặc điểm này cho thấy:

- Phần mềm có thể dùng làm bài giảng về lĩnh vực lập địa cho các trường đại học, cao đẳng thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp.

- Mọi cán bộ lãnh đạo, kỹ thuật nông lâm nghiệp, người làm công tác quản lý sử dụng đất từ cơ sở đến các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh đều có thể sử dụng một cách dễ dàng và có hiệu quả, như: các hộ gia đình sản có sản xuất lâm nghiệp, các đơn vị chủ rừng, các địa phương (xã, huyện), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường…

Phần mềm này được thiết kế với các chức năng nêu trên nhằm mục đích cuối cùng là góp phần khai thác, quản lý sử dụng tài nguyên đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước một cách có hiệu quả và bền vững. Mà cụ thể hơn là đánh giá được chính xác tiềm năng lập địa (đất đai) từ cấp tiểu vùng đến cấp dạng lập địa để làm cở cho việc quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp tâm trung và tầm cơ sở; đánh giá, phân vùng lập địa theo khả năng thích hợp của một loại cây trồng lâm nghiệp chủ yếu trên địa bàn tỉnh như Dầu rái, Sao đen, Keo lai, Cao su, Điều để làm cơ sở cho việc bố trí sử dụng đất chi tiết, trong sản xuất nông lâm nghiệp việc quy hoạch và bố trí sử dụng đất hợp lý thì hiệu quả kinh tế sẽ rất lớn. Phần mền dễ dàng khai thác, sử dụng đối với mọi cán bộ kỹ thuật nông lâm nghiệp, cho kết quả ngay khi sử dụng để phục vụ cho công tác, cho sản xuất kinh doanh lâm nghiệp của các tổ chức, cá nhân. Với những đặc điểm này cho thấy sản phầm này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, vì:

Có phần phần mềm này thì các nhà lãnh đạo, người quản lý, sử dụng đất gần như

88

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

có bức tranh toàn cảnh về lập địa đến độ chi tiết từng ha. Phát triển phần mềm này mang lại những hiệu quả xã hội sau:- Làm bài giảng về lĩnh vực lập địa trong các trường đại học nông lâm nghiệp.- Góp phần vào chủ trương phát triển ứng dụng công nghệ tin học trong nghiên

cứu và trong thực tiễn sản xuất nông lâm nghiệp.- Giải pháp “ Nghiên cứu thiết kế và lập trình điều khiển động cơ servo máy

sợi con Trung Quốc” của tác giả KS Nguyễn Xuân Bình thuộc Tổng công ty CP Dệt May Hòa Thọ - Công ty Sợi - Đà Nẵng

Để có giải pháp này là cả một quá trình nghiên cứu về máy sợi con Trung Quốc. Tỏc giả bắt đầu nghiên cứu máy này từ năm 2006 mục đích nhằm quản lý được thiết bị và thay thế, sửa chữa, lập trình mới khi cần. Để điều khiển được servo cho máy này ngoài vấn đề điều khiển chính xác tuyệt đối còn cần rất nhiều vấn đề liên quan khác là cài đặt điều khiển theo động trình, độ quấn ống, mật độ rãi sợi, đường kính quấn ống, chiều cao quấn ống…Điều khiển servo là một vấn đề tương đối mới và mang tính cạnh tranh độc quyền giữa các hãng sản xuất. Mỗi hãng chế tạo đều có một kiểu độc quyền riêng. Về tốc độ của động cơ, về tỷ lệ phản hồi tốc độ, hay nói cách khác là bí quyết công nghệ đi kèm theo driver phù hợp cho loại động cơ họ thiết kế, với mỗi loại tải khác nhau họ sản xuất ra 1 bộ điều khiển khác nhau và 1 động cơ servo khác nhau. Giải pháp này sẽ giúp chúng ta về vấn đề giải quyết điều khiển servo cho rất nhiều loại động cơ servo khác nhau. Giải quyết rất nhiều bài toán về điều khiển servo có độ chính xác cao. Khả năng áp dụng thực tế vào rất nhiều doanh nghiệp sản xuất có dùng servo, nó là một giải pháp rất hữu ích, không gây ảnh hưởng đến môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao làm chủ thiết bị không ảnh hưởng đến nhà sản xuất, tiết kiệm chi phí. Có thể áp dụng vào thực tế cho các nhà máy sợi và cho các doanh nghiệp hay các nhà máy có điều khiển servo

4. Lĩnh vực Nông lâm ngư và môi trường:- Giải pháp “ Nghiên cứu ứng dụng đồng bộ các tiến bộ KHCN để nâng cao khả

năng chống chịu của cây lúa nhằm ngăn chặn và giảm thiếu thiệt hại do sâu bệnh gây ra, đặc biệt bệnh lùn sọc đen hại lúa tại Thái Bình” của tác giả Đoàn Thị Kim Tứ và cộng sự thuộc Trung tâm Khảo nghiệm khuyến nông, khuyến ngư tỉnh Thái Bình

Gieo cấy hàng rộng, hàng hẹp (02 hàng cách nhau 14 -15 cm tiếp đến 02 hàng rộng cách nhau 28 -30 cm) giúp cho mọi cây lúa đều to khỏe, ít sâu bệnh, bông to hạt mẩy như những cây lúa ven bờ. Việc gieo thẳng đã mang lại nhiều lợi ích cho nông dân, nay cải tiến công cụ sạ hàng đều thành công cụ sạ hàng rộng, hàng hẹp.

Gieo cấy hàng rộng, hàng hẹp giúp cho mọ cây lúa đều to khỏe, ít sâu bệnh, bông to, hạt mẩy như những cây lúa ven bờ. Việc gieo thẳng đã mang lại nhiều lợi ích cho người nông dân. Với cải tiến công cụ sạ hàng đều thành công cụ sạ hàng rộng, hàng

89

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

hẹp, tạo ruộng lúa thưa thoáng, cây cứng cáp, ít sâu bệnh, đẻ sớm, đẻ khỏe, bông to hơn, nhiều hạt chắc, năng suất cao hơn 5-6% so với sạ hàng đều.

Thực tế cho thấy, cùng chế độ dinh dưỡng khoáng, nhưng nếu được hưởng nhiều ánh nắng hơn thì cây khỏe, ít sâu bệnh hơn. Như vậy, thay vì cấy hàng đều bằng cách cấy hàng rộng, hàng hẹp sẽ giúp mọi khóm lúa đều được hưởng ánh nắng nhiều góp phần tăng năng suất cây trồng.

Sử dụng phân bón vi sinh đa chủng, đa chức năng Azotobacterin giúp đồng ruộng nhiều vi sinh vật có ích, xác hữu cơ, rơm rạ cũng phân hủy nhanh làm đất tơi xốp, tăng độ mùn, dinh dưỡng được bổ sung và phân bố đều hơn theo sinh lý cây trồng khỏe hơn, ít sâu bệnh và cho năng suất cao hơn từ 7-10%.

Sử dụng phân bón Azotobacterin sẽ góp phần tạo ra nông sản sạch, giúp cân bằng môi trường sinh thái, bảo vệ môi trường, tiết kiệm trung bình 2 triệu đồng tiền thuốc/ha (Chưa tính công phun).

Ruộng được bón phân Azotobacterin: đất tơi xốp, mùn giun nhiều hơn, lá đứng, bản lá xanh dày, gọn khóm, đẻ khỏe, đẻ tập trung, cứng thân, chống đổ tốt. Đặc biệt, nhiễm khô vằn nhẹ, thậm chí không phun thuốc, mật độ rầy rất thấp, bộ lá bền đến cuối vụ

Với 24.500 ha lúa gieo thẳng vụ xuân và 12.300 ha gieo thẳng vụ mùa 2013 ở Thái Bình nếu sử dụng gieo sạ hàng rộng, hàng hẹp với phân bón Azotobacterin đã mang lại lợi nhuận trên hai trăm tỷ đồng trong sản xuất mỗi năm.

- Giải pháp “Nghiên cứu sản xuất bể Biogas (Bể khí sinh học) bằng vật liệu nhựa tái sinh để xử lý chất thải trong chăn nuôi và trong sinh hoạt” của tác giả Ngô Duy Đông và cộng sự thuộc Công ty TNHH Phát triển công nghệ khí sinh học Môi trường xanh, Thái Bình

Nhóm tác giả thuộc công ty TNHH Phát triển Công nghệ Khí Sinh Học Môi Trường Xanh đã thiết kế, sản xuất bể Biogas bằng vật liệu nhựa tái sinh trên dây chuyền máy bơm ép trong khuôn kín đã khắc phục được những nhược điểm của các công trình bể Biogas hiện có, đem lại nhiều lợi ích trong chăn nuôi, tạo năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường.

Công ty thu mua nhựa tái sinh, nhựa phế thải, phân loại, xử lý, ép lại sau đó dùng máy xay tạo thành hạt nhựa tái chế. Hay nhựa tái chế được cho vào máy ép, máy sẽ tự động nung chảy và bơm vào trong khuôn kín định dạng sản phẩm. Chất lượng không phụ thuộc vào tay nghề của công nhân, dễ vận chuyển, tốn ít công lắp đặt, thích nghi với nhiều mô hình chăn nuôi. Các công đoạn được kiểm tra bằng máy tính nên độ chính xác cao, chất lượng các bộ phận là như nhau. Do cách bố trí cột áp nên khả năng thu khí cao, không phải hút bã. Dễ dàng tăng kích thước bể, khắc phục được sự cố khi cho nước xuống quá nhiều, chất thải chưa bị xử lý cũng bị thoát ra

90

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

ngoài. Khi cần nạo vét chất trong bể cũng rất dễ dàng.Bể Biogas mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao và được ứng dụng nhân rộng

- Gải pháp “Cải tiến qui trình đực hóa cá rô phi bằng phương pháp ngâm trong nước có pha hormone 17 - Methyltestostermone” của tác giả Th.S Vũ Công Tâm và cộng sự thuộc Trung tâm khoa học kỹ thuật và sản xuất giống thủy sản Quảng Ninh

Cá rô phi đực có tốc độ tăng trưởng và kích cỡ thương phẩm lớn hơn cá cái. Việc đực hóa cá rô phi là hết sức có ý nghĩa. Giải pháp cải tiến quy trình đực hóa cá rô phi (oreochromis niloticus) bằng phương pháp ngâm trong nước có pha hormone 17- Methiltestosterone ở điều kiện ổn định nhiệt độ 32oC, trong túi PE bơm oxy, thời gian ngâm 60 phút đã tăng tỷ lệ đực hóa lên 95%, tăng tỷ lệ sống của cá giống lên 10%, giảm chi phí vật tư và nhân công, có thể sản xuất hàng hóa ở quy mô công nghiệp, góp phần tăng thu nhập đáng kể cho đơn vị và người lao động. Phương pháp đơn giản, thời gian thực hiện ngắn, liều MT sử dụng thấp và công nhân không tiếp xúc trực tiếp với hormon như trong phương pháp cho cá ăn thức ăn trộn MT nên an toàn cho cả người tiêu dùng, người sản xuất, thân thiện với môi trường.

- Gải pháp “ Nghiên cứu sản xuất Vắcxin Leptospira phòng bệnh cho lợn” của tác giả TS Nguyễn Đức Tân và cộng sự thuộc Phân viện thý y Miền trung, Khánh Hòa.

Tác giả đã sản xuất thành công vắc-xin phòng bệnh Leptosppirosis cho lợn. Cơ sở để lựa chọn chủng giống Leptospira để sản xuất vắc-xin là kết quả nghiên cứu của chương trình hợp tác giữa Viện thú y Italia và Phân viện thú y miền Trung (2009 - 2010); Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (2011 - 2013) về đặc điểm dịch tễ bệnh Leptospirosis trên lợn tại các trại chăn nuôi và hộ gia đình. Thành phần vắc-xin bao gồm 4 serovar Leptospira gây bệnh phổ biến trên lợn là Pomona, Panama, Autumnalis và Bataviae đang lưu hành trên lợn. Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa vắc-xin do chúng tôi nghiên cứu sản xuất so với sản phẩm hiện có trên thị trường. Bên cạnh đấy, chúng tôi sử dụng công nghệ lên men kết hợp thông khí liên tục nên đảm bảo ổn định về số lượng tế bào Leptospira trong 1 liều vắc-xin. Vì thế, đáp ứng miễn dịch của lợn đối với vắc-xin là ổn định và kéo dài; vắc-xin có giá thành thấp hơn so với vắc-xin nhập ngoại, phù hợp với điều kiện chăn nuôi và tình hình dịch bệnh trên lợn tại Việt Nam.

- Gải pháp “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ In- Fillter Daf cho nhà máy xử lý nước di động” của tác giả Th.S Trương Công Nam và cộng sự thuộc Công ty TNHHNNMTV Xây dựng và cấp nước Thừa Thiên Huế

Tác giả đó cải tiến, nâng công suất bể lắng Accelator trong xử lý nước sạch. Áp dụng giải pháp lắp đặt các khối ống lamella vào trong vùng lắng để làm tăng khả năng lắng của bể lắng Accelator truyền thống.

Với giải pháp trên, các hạt cặn kết dính với nhau nhiều hơn, trọng lượng các hạt

91

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

cặn tăng lên làm tăng khả năng lắng của bể lắng, lắng nhanh, không còn kéo sang bể lọc

Hệ thống khoan kích ống ngầm:Gồm hệ thống khoan lấy đất, hệ thống kích đẩy ống và đầu khoan tiến vào lòng

đất theo phương ngang.Được thiết kế trên nguyên lý vít tải kết hợp với mũi khoan để dẫn đất đá ra khỏi

ốngThi công tuyến ống băng ngâm qua sông, đầm phá:Hàn nối ống bằng phương pháp gia nhiệt với thiết bị hiện đại. Thi công các tuyến ống HDPE băng ngầm qua sông, đầm phá bằng tàu cuốc để

đào và lấp đất. Neo ống bằng rùa bê tông cốt thép ở độ sâu 1,2m dưới đáy sông, đầm phá. - Giải pháp “Áp dụng biện pháp công nghệ sinh học trong việc chiết, ghép, hãm

cành các loại cây thuốc nam thành cây cảnh Bonsai nghệ thuật” của tác giả Lê văn Ư và cộng sự thuộc Hội sinh vật cảnh Thanh Hóa

- Giới thiệu một giải pháp mới trong nhận dạng các loại cây thuốc Nam tại địa phương, tại nhà dân thông qua chơi cây cảnh từ các chậu cây Bonsai nhằm khắc phục tình trạng thiếu hiểu biết về các loại cây dược liệu làm thuốc quanh vườn nhà, quanh địa phương mình mà lâu nay đã được dùng “Nam dược trị nam nhân” mà không biết.

- Cụ thể hoá các loại cây trong các sách thuốc, các loại cây trong thực tế đời sống hiện nay mà nhiều người chưa nhận ra.

- Sưu tầm 50-100 loài cây dược liệu làm thuốc có hình dáng đẹp đưa vào chậu cắt tỉa uốn nắn thành tác phẩm cây Bonsai nghệ thuật, được sắp đặt theo chủ đề trong vườn hoặc trong khung giá kê trưng bày để học tập và thư giãn.

- Có hệ thống thuyết minh tính năng tác dụng các loại thuốc, thuyết minh tác dụng các loại cây Bonsai nghệ thuật.

- Áp dụng được cho tất cả các nhà dân, các công trình, các cơ quan (tuỳ khả năng để mở rộng quy mô, hoặc chất lượng các loại cây cảnh, chậu cảnh).

- Mô hình có thế thiết kế cho một vườn một giá kê, một gia đình, một tập thể cơ quan, trong khuôn viên vườn cảnh để vừa nhận dạng vừa chơi và thưởng ngoạn thư giãn.

- Là nơi mà các chủ nhân, các nghệ nhân, các thầy thuốc tổ chức dạy học, dạy nghề trao đổi kinh nghiệm và thưởng thức nghệ thuật Bonsai đang là mốt nhất hiện nay.

- Mọi người nhận dạng cây thuốc Việt Nam “Nam dược trị nam nhân” để người

92

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Việt Nam dùng thuốc Việt Nam, thưởng thức nghệ thuật Bonsai Á Đông tự hào về nghành nghề quê hương và trình độ chơi Sinh vật cảnh.

- Chất lượng sáng tạo, cắt tỉa, uốn nắn các loại cây thuốc làm cảnh đẹp nâng cao tay nghề, nâng cao nhận biết cái đẹp mà trình độ dân trí cũng được nâng cao thêm.

- Mọi người thưởng thức nghệ thuật mà nhớ tên thuốc, tính năng tác dụng chữa các loại bệnh thông thường hoặc các loại bệnh nặng mà mình không có điều kiện sưu tầm khai thác bào chế để chữa bệnh cho chính mình.

- Có tác dụng bổ túc kiến thức cho người Việt, nâng cao trình độ thẩm mỹ để thưởng ngoạn nghệ thuật Bonsai Á Đông.

- Là giải pháp góp phần trong cả học và dạy học của nghành y dược, nghành sinh vật cảnh Việt Nam.

- Nâng cao hiệu quả kinh tế rõ rệt, nếu như chỉ để là cây thuốc thông thường nay được áp dụng các biện pháp công nghệ sinh học trong việc hãm cành, ghép rễ làm ra chậu cây cảnh Bonsai nghệ thuật hiệu quả kinh tế sẽ gấp nhiều lần.

- Giải pháp “Hệ thống tưới nước, tưới phân và bón thuốc bảo vệ thực vật 3 trong 1” của tác giả Nguyễn Bá Thịnh, Lộc Ninh, Bình Phước

Bên cạnh hiệu quả kinh tế đem lại cây hồ tiêu là 1 loại cây trồng tương đối khó, đòi hỏi kỹ thuật và công lao động nhiều. Hiện nay công lao động phổ thông trong vùng nông thôn ngày càng khan hiếm, cộng với chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ngày càng tăng cao. Mặt khác, hiện nay nguồn nước sạch để phục vụ cho việc tưới tiêu cũng là vấn đề đáng lo ngại, đó là lý do thúc đẩy những người nông dân như tôi nghiên cứu để tìm ra lời giải, đó là

- Đường ống Ø 60 đặt ở giữa 2 hàng tiêu- Cải tiến cỏch bố trí hệ thống khoá đường ống dẫn nước - Bình bón phân hóa học tự và có thể dùng để tưới thuốc bảo vệ thực vật5. Lĩnh vực Y Dươc- Giải pháp “Sử dụng công cụ banh vết mổ HM9 cho phẫu thuật DIAM trong

mổ thoát vị đĩa đệm kèm hẹp ống sống thắt lưng và các phẫu thuật bệnh lý cột sống” của tác giả PGS.TS Vũ văn Hòe và các cộng sự thuộc Bệnh viện 103, Học viện Quân Y, Bộ Quốc phòng

DIAM là dụng cụ mới ở Việt Nam (2009) Bệnh viện 103 là nơi đầu tiên sử dụng. DIAM được các trung tâm khác trong nước mổ bằng các dụng cụ mổ cột sống nói chung (không có dụng cụ chuyên dụng như HM9). Rất tốt trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng hiện nay, đặc biệt kiến trúc đơn giản, chất liệu dễ tìm, giá thành sản xuất rẻ.

93

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Đã cải tiến và chế tạo ra dụng cụ HM9 (thiết kế mô phỏng theo dụng cụ của Nga, Mỹ, sản xuất tại nhà máy M1 Viettel) cho mổ cột sống nói chung và rất tốt cho mổ đặt DIAM nói riêng. Đã được công nhận là sáng kiến cải tiến trong hội thao liên viện khu vực Hà Nội, sáng tạo cấp Bộ Quốc Phòng, đánh giá cao trong nhiều hội nghị khoa học.

DIAM đã được sử dụng nhiều nơi (Bệnh viện Chợ rẫy, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện chấn thương chỉnh hình TPHCM…). Dụng cụ HM9 sử dụng tại Bệnh viện 103 tử năm 2011.

Giá thành rẻ, vật liệu sẵn có trong nước, phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam. Kỹ thuật đơn giản, dễ sản xuất, độ an toàn và kiểu dáng công nghiệp. Phù hợp với Quốc phòng - an ninh và xã hội

- Giải pháp “Đánh giá sức cản động mạch phổi bằng siêu âm - Dopller tim trước và sau điều trị đóng lỗ thông liên nhĩ” của GS.TS Nguyễn Lân Việt và các cộng sự thuộc Viện Tim mạch quốc gia Việt Nam

Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu có hệ thống về đánh giá sức cản động mạch phổi bằng siêu âm - Doppler tim trên 126 người bình thường khoẻ mạnh và 215 bệnh nhân Thông liên nhĩ đơn thuần kiểu lỗ thông thứ hai, đồng thời theo dõi sức cản này trước và sau khi đóng kín lỗ thông bằng phẫu thuật hoặc bằng dụng cụ qua da. Chúng tôi rút ra một số kết luận mới sau :

Sức cản động mạch phổi (PVR) đo bằng siêu âm - Doppler tim của 215 bệnh nhân TLN đơn thuần kiểu lỗ thông thứ hai trước khi đóng lỗ TLN là 2,97 - 0,39 unit.m2, tăng đáng kể so với PVR của những người bình thường khoẻ mạnh trong cùng độ tuổi và giới ( PVR = 1,79 - 0,06 unit.m2; với p<0,001).

Ngay sau khi đóng lỗ TLN, PVR giảm (5%) và PVR vẫn tiếp tục giảm nữa (18,2% sau 12 tháng với p < 0,05). Đặc biệt là sức cản động mạch phổi đã được trở về giá trị bình thường ở nhóm TLN # 15 tuổi hoặc nhóm TLN được đóng lỗ thông khi chưa có TAĐMP (p > 0,05 so với nhóm chứng).

Kết quả nghiên cứu này có thể mở rộng phạm vi áp dụng đo sức cản động mạch phổi cho một số bệnh tim khác, nhất là các bệnh có dòng shunt ở tim, cũng như mở rộng việc thực hiện đo sức cản động mạch phổi bằng siêu âm-Doppler tim tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh có khoa Tim mạch.

- Giải pháp “Kết quả điều trị phẫu thuật cấp cứu chấn thương sọ não tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc bằng hệ thông khoan sọ cải tiến, tự chế” của tác giả BSCKII Hồ Nguyên Hải và các cộng sự thuộc Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc

Nhóm tác giả thấy mấu chốt của hệ thống khoan sọ nằm ở mũi khoan còn chiếc khoan có thể cải tiến được. Qua nghiên cứu thị trường, tác giả thấy khoan công

94

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

nghiệp với pin sạc điện cầm tay với nguồn điện 12v-18v lắp vào mũi khoan tự dừng đáp ứng được yêu cầu của phẫu thuật. Tác giả đã tiến hành phẫu thuật cho 296 bệnh nhân và đến nay hệ thống khoan vẫn đáp ứng tốt.

Tính mới của công trình: - Trên thế giới chưa sử dụng loại khoan công nhiệp này mà sử dụng loại khoan

chuyên dụng cho y tế, giá thành cho sản phẩm này thì rất đắt.- Trong nước chưa đơn vị nào sử dụng loại khoan công nghiệp này.Khả năng áp dụng:- Áp dụng cho các tỉnh còn khó khăn về kinh tế và miền núi hải đảo được ngay,

dễ sử dụng.Hiệu quả kinh tế xã hội:- Rút ngắn thời gian phẫu thuật, giảm lượng máu mất trong quá trình phẫu thuật.- Giảm độc hại cho bệnh nhân do phải gây mê kéo dài.- Giảm thời gian chạy máy gây mê, tăng tuổi thọ máy.- Giá thành rẻ tiết kiệm cho ngân sách nhà nước.- Có thể áp dụng cho các tỉnh còn khó khăn và miền núi hải đảo.- Giải pháp “Xây dựng qui trình tiêm mỡ tự thân qua phẫu thuật nội soi điều trị

phục hồi giọng nói do liệt thanh quản một bên” của tác giả TS.BS Trần Việt Hồng thuộc Khoa Tai- Mũi -Họng, Bệnh viện Nhân dân Gia định, TP Hồ Chí Minh

Thanh quản có dây thanh với cấu trúc rất nhỏ và mảnh mai, vừa có chức năng hô hấp vừa có chức năng phát âm, khi dây thanh di động đóng, mở và rung tạo ra âm thanh giọng nói của con người. Dây thanh bị liệt một bên không khép lại được, thanh môn bị hở, khi phát âm hơi bị thoát ra ngoài, dây thanh không rung làm bệnh nhân không nói được hoặc khàn tiếng.

Tác giả đã phẫu thuật cho trên 150 bệnh nhân từ năm 2006 đến nay tại khoa Tai - Mũi - Họng, bệnh viện Nhân dân Gia Định. Số lượng bệnh nhân được phẫu thuật những năm gần đây ngày càng tăng nhiều hơn. Hiệu quả điều trị của từng bệnh nhân về chất lượng giọng nói hồi phục từ 95 - 100% , thời gian phục hồi giọng nói có thể ngay sau ngày phẫu thuật, tiếng nói trong và rõ hơn sau 1 tuần đồng thời vẫn duy trì ổn định lâu dài trong nhiều năm, không có bệnh nhân nào tái phát và phải tiêm lại lần 2. Số lượng bệnh nhân đạt hiệu quả điều trị trên 95% .

Đây là phương pháp điều trị mới ở Việt Nam đã được báo cáo ở Hội nghị Khoa học Tai Mũi Họng toàn quốc tháng 05/2011, có thể chuyển giao kỹ thuật áp dụng cho các khoa Tai Mũi Họng lớn trên toàn quốc và Bộ Y tế xét duyệt là đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Bộ Y tế năm 2012. Đề tài đạt giải nhì hội thi sáng tạo

95

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh năm 2013.Đây là phương pháp điều trị an toàn, sinh lý, có hiệu quả lâu dài và giá thành

thấp hơn gấp 15 - 20 lần so với nước ngoài. Bệnh nhân được điều trị phục hồi lại giọng nói tại Việt Nam không phải ra nước ngoài điều trị hay chịu tật mất, khàn giọng nói suốt đời.

- Giải pháp “Nghiên cứu bào chế bài thuốc chữa bỏng «thuốc mỡ sinh c ơ » và cải tiến phương pháp sử dụng thuốc trong điều trị vết thương bỏng cho b ệ n h nhân” của Lương y Đào Viết Thoàn, Xã An Quý, Huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình

- Nguyên liệu để bào chế bài thuốc mỡ sinh cơ chủ yếu là các cây thuốc nam có sẵn tại địa phương.

- Hiệu quả của bài thuốc điều trị vết bỏng và vết thương bằng thuốc mỡ sinh cơ đã được ứng dụng điều trị suốt 26 năm qua, cho trên 22.000 bệnh nhân ở khắp các địa phương trong cả nước như Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình, Thành phố Hồ Chí minh, Cà Mau, Quảng Nam, Kiên Giang, Thái Bình… Ngoài ra các bệnh nhân đang điều trị vết bỏng, vết thương, vết loét lâu liền ở các cơ sở y tế khắp mọi miền trên phạm vi cả nước cũng đã tìm về cơ sở của tôi mua thuốc mang về tự điều trị.

- Bằng phương pháp cải tiến chuyển từ bôi thuốc trên gạc khô sang phương pháp bôi thuốc trên gạc đã được tẩm nước muối sinh lý vắt khô trong điều trị vết thương bỏng, vết thương, vết loét lâu liền cho người bệnh, trong 5 năm (2008 - 2012) bản thân tôi đã điều trị khỏi cho 5.784 bệnh nhân ở các địa phương trong cả nước và không để lại di chứng sau khi điều trị.

Như vậy, với bài thuốc “ mỡ sinh cơ ” điều trị bỏng, vết thương, vết loét lâu liền và cải tiến phương pháp sử dụng thuốc trong quá trình điều trị cho bệnh nhân đã đem lại hiệu quả tích cực; đồng thời khẳng định, các cơ sở y tế hoàn toàn ứng dụng bài thuốc và phương pháp điều trị này để thay băng cho bệnh nhân bị bỏng, đặc biệt có thể sử dụng với những trường hợp bệnh nhân có vết thương, vết loét lâu liền cũng đạt hiệu quả tốt.

6.Lĩnh vực Giáo dục đào tạo và các lĩnh vực khác:- Giải pháp “Nghiên cứu, xây dựng từ điển tiếng Việt đồng âm, đồng nghĩa, trái

nghĩa trực tuyến” của tác giả Mai Thị Bích Nguyện và cộng sự thuộc Trường THCS An Vũ, Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình

Phần mềm từ điển này gồm các phần: Từ điển tiếng Việt, từ điển đồng âm, từ điển đồng nghĩa, từ điển trái nghĩa, được xây dựng với khoảng 24.000 từ và sẽ tiếp tục được bổ sung vốn từ trên hệ thống mở.

Phần mềm được xây dựng trên nền tảng mạng, sử dụng bộ mã nguồn mở php và mysql. Hệ thống được xây dựng kết hợp với công nghệ ajax, cho phép xử lý dữ liệu một cách nhanh nhất, giảm thiểu tới mức thấp nhất quá trình trao đổi thông tin giữa client và server.

96

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

- Theo tính toán thực tế, sử dụng phần mềm từ điển sẽ tiết kiệm chi phí mua sắm tài liệu ban đầu khoảng 1.000.000 đồng/ người; giảm thời gian tra cứu là 30 phút/ từ cần tra cứu; dễ nhớ; dễ thuộc.

- Sử dụng phần mềm từ điển còn được đảm bảo an toàn về tài liệu, không lo khâu bảo quản như sách in từ điển, tránh được mất mát, mối mọt, ướt rách do gặp nước hoặc sự phá hủy của môi trường tự nhiên; đảm bảo môi trường trong sạch.

Về lĩnh vực xã hội, sử dụng phần mềm từ điển sẽ đạt hiệu quả cao về nhiều phương diện.

- Góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong các nhà trường và xã hội. Nâng cao khả năng tư duy, kỹ năng sử dụng vốn từ và năng lực diễn đạt cho học sinh, sinh viên nói riêng cũng như của con người nói chung; góp phần đẩy mạnh đưa công nghệ thông tin vào cuộc sống, nhất là các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và các trường cao đẳng, đại học.

- Góp phần giảm được thời gian tra cứu và học tập của học sinh, sinh viên, tạo điều kiện cho các em có thời gian tham gia các hoạt động xã hội và học tập các bộ môn học khác.

- Góp phần nâng cao khả năng tư duy, kỹ năng dùng từ, khả năng diễn đạt cho người sử dụng phần mềm từ điển. Giúp con người tự tin, trình bày lưu loát một vấn đề trước tập thể.

- Phần mềm từ điển không chỉ mang lại lợi ích thiết thực trong học tập mà nó còn giúp học sinh, sinh viên, người sử dụng có một vốn từ phong phú, kỹ năng sống tốt hơn.

- Phần mềm từ điển điện tử cung cấp thêm nguồn tư liệu cho giáo viên trong giảng dạy cũng như giúp giáo viên bồi dưỡng nghiệp vụ cho chính mình, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

- Giải pháp “Thiết kế, chế tạo bảng tra cứu các thông số kỹ thuật cơ khí” của tác giả Lê Văn Tuân thuộc Trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa

Với giải pháp Thiết kế, chế tạo Mô hình “Bảng tra cứu các thông số kỹ thuật cơ khí” thì tính mới của giải pháp là Mô hình có thể đáp ứng nhu cầu tra cứu các thông số kỹ thuật cơ khí một cách nhanh chóng và đơn giản, thuận tiện cho việc giảng dạy - học tập tại trường củng như ở các cơ sở sản xuất các mặt hàng cơ khí.

Nội dung mô hình được thực hiện gồm 03 phần:Phần 1: Tiến hành rà soát nội dung thực hành của nghề cơ khí (Cơ khí cắt gọt,

Cơ khí Hàn - gia công kim loại tấm, và cơ khí Nguội chế tạo - sửa chữa) theo chương trình khung của Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Trên cơ sở đó sẽ thực hiện việc tổng hợp và biên soạn nội dung tra cứu và sắp xếp theo nội

97

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

dung lôgic (số lượng gần 600 trang A4 cho 03 nghề: Nghề Cắt gọt kim loại; Nghề Nguội chế tạo - sửa chữa; Nghề Hàn - Gia công kim loại tấm).

Phần 2: Trọng tâm nội dung công việc là thực hiện nghiên cứu chế tạo mô hình “Bảng tra cứu các thông số kỹ thuật cơ khí” phục vụ tra cứu trực tiếp tại các xưởng thực hành nghề cũng như tại các xưởng chế tạo, sản xuất các mặt hành cơ khí.

Phần 3: Tiến hành viết phần mềm tra cứu cơ khí phục vụ cho việc tra cứu bằng máy tính và điện thoại di động. Ngoài mục đích là giúp cho quá trình tra cứu nhanh thuận tiện, ở mọi nơi việc tra cứu qua máy tính, điện thoại di động còn giúp cho việc quản lý tài nguyên cũng như cập nhật, thay đổi giao diện, thông tin một cách trực tiếp nhất, nhanh nhất đáp ứng cho nhu cầu của người sử dụng.

- Giải pháp “Bộ áo phao đa năng cứu sinh cho ngư dân đi biển” của tác giả CN Võ Văn Hoàng Minh thuộc Hiệp hội nhựa TP Hồ Chí Minh

Tính mới: Ngoài chức năng nâng nổi cho người, sản phẩm còn có thêm chức năng tăng cường sức khoẻ;; chức năng chống phát hiện của cá mập và chức năng báo hiệu cứu nạn đơn giản nhưng hiệu quả..

Tính sáng tạo: Sản phẩm được thiết kế chế tạo từ các nguyên vật liệu dễ tìm.Nhưng khi được phối hợp sử dụng sẽ tạo nên một giải pháp tốt giúp người bị nạn trên biển giữ được sức khoẻ lâu dài để chờ sự ứng cứu..

Khả năng ứng dụng: Qua đánh giá của cơ quan chức năng- Sản phẩm được sử dụng đơn giản, cứu hộ an toàn hiệu quả , khả năng được ứng dụng vào cộng đồng là rất lớn.

Hiệu quả kinh tế, xã hội:Khi được sử dụng, sản phẩm sẽ mang lại an toàn tối đa cho người ngư dân . Đây

cũng là việc bảo vệ nguồn lực chính trong việc phát triển kinh tế ngành biển cho đất nước.

Xã hội sẽ không mất đi những ngư dân lành nghề; Tạo nên sự bình yên cho gia đình, xã hội được ổn định, đất nước sẽ phồn vinh.

- Giải pháp “Nghiên cứu biên soạn và thiết kế mô hình dạy học lịch sử địa phương cho học sinh các trường THCS tỉnh Hà Giang” của tác giả Th.S Nguyễn Minh Nguyệt và các cộng sự thuộc Trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Hà Giang

Công trình nghiên cứu bao gồm những sản phẩm sau:- Tài liệu giáo dục lịch sử địa phương dưới dạng SGK dùng trong các trường

THCS tỉnh Hà Giang, Bố cục được biên soạn theo tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới với nguyên tắc đường thẳng kết hợp với đồng tâm, qua các giai đoạn từ lịch sử nguồn gốc đến ngày nay, ở các khối lớp: 6,7,8,9.

- Tài liệu giáo dục địa phương - Sách hướng dẫn giảng dạy cho GV. Bố cục nội

98

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

dung này được kết cấu dưới dạng SGV, gồm 2 phần chính là mục tiêu và cấu trúc của chương trình, hướng dẫn dạy học các bài lịch sử địa phương.

- Các mô hình dạy học nội khóa và ngoại khóa LSĐP (Tài liệu hướng dẫn GV thiết kế giáo án dạy học LSĐP), bao gồm cả giáo án điện tử. Bố cục phần này được xây dựng dưới dạng thiết kế giáo án bài học theo mô hình bài học nội khóa và ngoại khóa, thực hiện mô hình hóa kiến thức thông qua kênh chữ, hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ, thiết kế các mô hình dạy học tích cực LSĐP trong các trường THCS tỉnh Hà Giang.

- Tài liệu mô hình hóa kiến thức thông qua tranh ảnh, lược đồ, sơ đồ lịch sử Hà Giang (dành cho GV và HS THCS). Giới thiệu một số sản phẩm được thiết kế trên phần mềm Corel, Photoshop, Powerpoin sử dụng trong dạy học LSĐP:

Hiệu quả kinh tế, xa hội Công trình nghiên cứu được ứng dụng vào thực tiễn đã giải quyết những vấn đề

cấp thiết về dạy học lịch sử địa phương ở trường trung học cơ sở tỉnh Hà Giang; góp phần tạo nên sự thống nhất đồng bộ về mặt mục tiêu, nội dung, nguyên tắc biên soạn chương trình, phương pháp giảng dạy lịch sử địa phương trong nhà trường; tiết kiệm được thời gian, công sức, kinh phí trong dạy học lịch sử địa phương nói riêng và dạy học bộ môn lịch sử nói chung. Việc ứng dụng và mang lại hiệu quả tích cực trong dạy học từ phía giáo viên và học sinh đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử trong nhà trường phổ thông ở Hà Giang hiện nay.

- Giải pháp “Tự thiết kế bảng tương tác trong giảng dạy” của tác giả Nguyễn Tiến Ninh thuộc Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Hướng nghiệp Thái Thụy, Thái Bình

Chỉ với một vài thiết bị như: tay cầm của máy chơi game Nintendo gọi là Wiimote (mua ở bất kỳ cửa hàng linh kiện máy tính hoặc phụ kiện trò chơi), được kết nối với máy tính thông qua Bluetooth (Laptop nào cũng tích hợp sẵn, hoặc dùng USB Bluetooth) và một chiếc bút hồng ngoại (tự làm với những đồ dùng sẵn có đã qua sử dụng như: Bút bảng trắng, điều khiển ti vi, đồ chơi trẻ em) cùng với phần mềm điều khiển miễn phí Smoothboard đã biến mọi bề mặt phẳng (Màn hình máy chiếu, màn hình LCD, bảng phấn, tường, vách, ..) trở thành bảng tương tác có tính năng sử dụng như những bảng tương tác thông minh thông thường khác mà giá thành thì rất thấp (khoảng 2 triệu đồng), thiết bị nhỏ gọn, thao tác cực kỳ đơn giản, dễ làm, khởi động và lắp đặt nhanh (khoảng 2 phút), do vậy giáo viên nào cũng có thể tự thiết kế được. Chỉ với 3 thiết bị tạo thành bảng tương tác: bluetooth, bút hồng ngoại và thiết bị chơi game Wiimote

Đề tài này được áp dụng lần đầu tiên trong ngành giáo dục Thái Bình với những ưu điểm là bút hồng ngoại tự làm với những vật liệu tận dụng đã qua sử dụng thân thiện với môi trường: Bút bảng trắng (lấy phần vỏ), điều khiển các loại, phần mềm điều khiển miễn phí, cài đặt đơn giản, sử dụng cho mọi hệ điều hành máy tính. Đề tài

99

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

được áp dụng cho tất cả cán bộ giáo viên và những người làm công tác thuyết trình đều có thể tự làm và sử dụng được, góp phần không nhỏ vào việc ứng dụng CNTT vào dạy học nâng cao hiệu quả giờ dạy mà nhiều cơ sở giáo dục cũng như giáo viên chưa có điều kiện trang bị bảng tương tác đang có sẵn.

- Giải pháp “Mũ hơi bảo vệ dùng cho người đi xe đạp thông thường” Võ Văn Bé thuộc Công ty CP sản xuất thương mại xuất nhập khẩu VITHY, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Sản xuất và phân phối cho người đi xe đạp thông thường chiếc mũ bảo vệ phần đầu chế tạo trên nguyên lý khí động lực học. Mũ hơi bảo vệ khắc phục những nhược điểm thường gặp của chiếc mũ thông thường đem đến cho người tiêu dùng một sản phẩm nhiều tính năng ưu việt, cải thiện đáng kể việc bảo vệ đầu phù hợp trong việc bảo vệ sức khỏe và sinh mạng người đi xe đạp

Mũ chỉ nặng từ 200 - 240 gr, có bốn lớp. Mũ được cấu tạo bằng những túi hơi liên thông với nhau. Vỏ ngoài làm từ vải bố có sợi bằng nhựa tổng hợp POLY chịu ma xát, kéo căng, độ bền cơ học cao, nhiều hoa văn, màu sắc và kiểu dáng làm trang trí ,không thấm nước, chịu được lực ma sát, lực kéo căng và va đập. Kế tiếp là lớp nhựa đặc biệt EVA dùng để chứa hơi. Lớp nhựa này có ưu điểm giữ hơi lâu. Tiếp theo là lớp bố chịu lực. Ba lớp này được ép bằng máy thủy lực và gia nhiệt để chúng kết dính chặt với nhau. Trong cùng mới là lớp lót. Tất cả các chất liệu vải sử dụng làm mũ đều là vải tiệt trùng, không gây mùi hôi, ngứa da đầu cho người đội.

Khi sử dụng, bơm hơi vào mũ, dùng xong có thể xả hơi để cất vào túi xách. Chỉ mất khoảng một phút bơm tay là đủ lượng hơi cho mũ căng phồng. Van bơm hơi của mũ được cấu tạo để cho khí vào nhưng không thể thoát ngược trở lại. Trên mũ có những lỗ thông khí nhỏ để thoát mồ hôi, chống bí cho người đội.

- Giải pháp “Phần mềm thống kê giáo dục trực tuyến” của tác giả Trần Minh Thái và các cộng sự thuộc Bình Giang, tỉnh Hải Dương

Phần mềm thống kê giáo dục trực tuyến là một trong những modun của hệ thống quản lí nhà trường. Phần mềm ra đời và đã được triển khai trong toàn tỉnh Hải Dương từ năm học 2012 - 2013, do dữ liệu được lấy trực tiếp từ hệ thống quản lí nhà trường online nên tại bất kì thời điểm nào từ cấp trường đến cấp Phòng giáo dục và cao hơn là cấp Sở giáo dục đều nắm bắt được kết quả hiện tại của các đơn vị. Với giáo viên thông qua kết quả thống kê trực tuyến đã giúp họ biết được chất lượng học sinh mình đang giảng dạy, so sánh được kết quả giảng dạy của bản thân với các đồng nghiệp trong trường, trong tỉnh từ đó điều chỉnh phương pháp dạy học hợp lí để nâng cao hiệu quả giảng dạy đạt được mục tiêu, kế hoạch đề ra.

Do phần mềm thống kê tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà trường như quản lí chất lượng học sinh, quản lí giảng dạy, thư viện, thiết bị nên đã tạo ra ý thức làm việc cho quản lí, giáo viên có nền nếp, khoa học và chuyên nghiệp, tiết kiệm nhiều

100

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

thời gian công sức trong việc thống kê, phân tích số liệu. Trên cơ sở số liệu thu được từ phần mềm đã giúp các nhà quản lí giáo dục đưa ra những hoạch định, chiến lược phát triển cho cơ sở giáo dục mà mình quản lí.

Đến nay phần mềm ra đời tuy mới được 2 năm nhưng đã đón nhận nhiều đánh giá tích cực từ các chuyên gia, những nhà quản lí. Hệ thống phần mềm là điểm đến thường xuyên của những người quan tâm đến giáo dục, những kết quả thu được từ phần mềm là động lực giúp cho tác giả hoàn thiện hơn sản phẩm của mình.

Nhân dịp này, thay mặt Ban Tổ chức, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Chính phủ trong nhiều năm qua đã hết sức quan tâm, khuyến khích, tạo điều kiện cho hoạt động của Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc cũng như của Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC). Xin chân thành cảm ơn Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính, Cục Sở hữu trí tuệ và các bộ, ngành, địa phương . . . đã luôn sát cánh cùng với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ VIFOTEC tổ chức Hội thi này. Đặc biệt cảm ơn Ban Tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật của các tỉnh, thành phố đã tích cực tuyên truyền, phổ biến, tổ chức Hội thi thành công ở các địa phương để lựa chọn ra các giải pháp tốt tham dự Hội thi toàn quốc. Cảm ơn Đài Truyền hình Việt Nam, các phóng viên thông tấn, báo chí đã tích cực tuyên truyền quảng bá cho Hội thi, cảm ơn các tác giả và các đơn vị có các giải pháp tham gia trong suốt 24 năm qua.

Xin cảm ơn Hội đồng Giám khảo, Ban Tổ chức, Ban Thư ký Hội thi và Quỹ VIFOTEC đã làm việc tích cực để Hội thi thành công tốt đẹp.

Tôi cũng xin cảm ơn Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới trong suốt 12 năm qua đã sát cánh cùng chúng tôi tặng nhiều huy chương vàng WIPO cho các nhà sáng tạo và các doanh nghiệp xuất sắc của Việt Nam, khuyến khích các hoạt động sáng tạo của Việt Nam.

Xin cảm ơn sự đóng góp quan trọng và đầy ý nghĩa của các nhà tài trợ trong cả nước trong suốt 24 năm qua, kịp thời động viên khuyến khích các nhà sáng tạo kỹ thuật trong cả nước như: Tổng công ty thoát nước và phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Trường Đại học Lạc Hồng, Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh, Chi nhánh Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam - Công ty Thương mại Miền Nam, Công ty CP Cao su Sài gòn Kymdan, Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa, Công ty TNHH MTV 189 - Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro, Công ty TNHH Tâm Việt TAVICO và nhiều tổ chức, cá nhân khác. . .

Cuối cùng tôi xin chúc quý vị đại biểu mạnh khoẻ, hạnh phúc và thành đạt. Xin cảm ơn.

101

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

LĨNH VỰCCÚ KHÑ, XÊY DÛÅNG,

GIAO THÖNG VÊÅN TAÃI

102

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

103

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG VÀ SỬA CHỮA CÁC CÔNG TRÌNHBIỂN CỦA XÍ NGHIỆP XÂY LẮP VÀ LIÊN DOANH

VIỆT NGA VIETSOVPETRO

I. GIỚI THIỆU:Đơn vị chủ trì: Xí nghiệp Xây lắp, Khảo sát và Sửa chữa các công trình khai thác dầu khí – Liên Doanh Việt – Nga VietsovpetroĐịa chỉ: 67 đường 30/4, phường Thống Nhất, TP. Vũng TàuLãnh đạo đơn vị: Đỗ Văn Phúc – Giám đốc XNXLKS&SC – LDVN VietsovpetroĐiện thoại: 0643839871Chủ nhiệm: KS. Đỗ Văn PhúcĐồng chủ nhiệm: KS. Đỗ Văn Hùng; KS. Trần Phúc QuỳnhĐơn vị áp dụng: Liên Doanh Việt Nga – Vietsovpetro

ĐỖ VĂN HÙNG ĐỖ VĂN PHÚC TRẦN PHÚC QUỲNH

II. NỘI DUNG:Vietsovpetro là liên doanh đầu tiên của Việt Nam với nước ngoài có ý nghĩa

chiến lược quan trọng đối với sự hình thành và phát triển ngành Dầu khí Việt Nam. Được thành lập năm 1981, với nhiệm vụ chính của Vietsovpetro là: khoan, thăm dò, xây dựng, khai thác dầu khí. Sau hơn 30 năm hình thành và phát triển tập thể lao động quốc tế Vietsovpetro đã đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, khẳng định vai trò là con chim đầu đàn của ngành Dầu khí Việt Nam.

Trong hơn 30 năm hoạt động, Viesovpetro đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong công tác tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí, đã phát hiện 9 mỏ dầu có giá trị thương mại và đặc biệt đã phát hiện dầu trong tầng đá móng với trữ lượng lớn đã tạo nên bước ngoặt quan trọng cho ngành dầu khí Việt nam. Kết quả hoạt động được thể hiện qua các số liệu sau đây: Tính đến năm 1/1/2014 Vietsovpetro đã khai thác được khoảng 207 triệu tấn dầu, 25 tỷ m3 khí, doanh thu đạt được trên 60 tỷ USD.

104

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Hoạt động dầu khí từ tìm kiếm thăm dò cho đến khi thu được dòng dầu sản phẩm phải trải qua rất nhiều công đoạn với sự tham gia của nhiều bộ phận có chuyên môn khác nhau như khoan, thăm dò, xây dựng, khai thác… trong đó lĩnh vực xây dựng đóng vai trò then chốt của Vietsovpetro.

Được thành lập năm 1982 xí nghiệp Xây Lắp Khảo Sát và Sửa Chữa Công Trình Khai Thác Dầu Khí (XNXL) thực hiện chức năng nhiệm vụ chính gồm:

- Thiết kế, mua sắm, chế tạo, lắp đặt, các công trình khai thác dầu khí

- Sửa chữa các công trình khai thác dầu khí

XNXL thiết lập hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.Trong hơn 30 năm hoạt động của mình tập thể lao động quốc tế XNXL

Vietsovpetro phối hợp với các bộ phận khác trong Vietsovpetro đã lao động hăng say, sáng tạo áp dụng các quy trình, công nghệ tiên tiến của thế giới để xây dựng nên những công trình dầu khí biển đạt chất lượng quốc tế như:

- Hơn 80 công trình khai thác đầu khí

- 05 trạm giót dầu không bến

- Trên 700 km đường ống ngầm nội mỏ.

Từ năm 1989 cho tới nay, XNXL còn tham gia xây dựng 17 trạm dịch vụ kinh tế - khoa học kỹ thuật do các cơ quan Nhà nước giao.

Với thành tích này XNXL thuộc Liên Doanh Việt-Nga Vietsovpetro được Lãnh đạo Đảng và nhà nước đánh giá rất cao thông qua những phần thưởng cao quý như:

- Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba

- Huân Chương Độc lập hạng Ba.

- Và nhiều danh hiệu cáo quý khác.

Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, Ban lãnh đạo Xí nghiệp luôn luôn coi trọng công tác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại, đẩy mạnh công tác thiết kế, tổ chức thi công, xây dựng, cải tiến các quy trình sản xuất một cách khoa học. Từ năm 2009 đến 2013 CBNCV viết và được công nhận 50 giải pháp cải tiến kỹ thuật, 14 đề tài khoa học. Trong đó giải pháp mang lại tính sáng tạo và hiệu quả kinh tế nhất phải đề cập đến giải pháp: “SỬ DỤNG TÀU ĐỊNH VỊ ĐỘNG HỌC DP2 LẮP ĐẶT ÔNG DẪN DẦU TRẠM RÓT DẦU KHÔNG BẾN – FSO”

(Sử dụng tàu nhỏ DP2 kết hợp với hệ thống tời + ròng rọc + pa lăng xích thay thế cẩu của tàu cẩu lớn Trường Sa lắp đặt ống dẫn dầu từ đường ống ngầm lên kho nổi chứa dầu (FSO).

105

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

1. Tình hình thực tế. “Vietsovpetro” hiện có 05

kho nổi chứa dầu-FSO (kho nổi chứa dầu- FSO có khả năng chứa lên đến 150.000 tấn x 7 =10.500.000 thùng) tại mỏ Bạch Hổ, mỏ Rồng và việc lắp đặt ống mềm Riser của kho nổi chứa dầu thường xuyên xảy ra. Bình quân khoảng 10 giàn khai thác được chuyển về 1 kho nổi chứa dầu với sản lượng nhận dầu lên đến 80.000 thùng/ ngày ( ngày 16 tháng 6 năm 2011 kho nổi chứa dầu FSO-5 đang nhận là 44.000 thùng/ngày).

Ngày 17 tháng 6 năm 2011 xảy ra sự cố đứt hệ thống ống mềm có: (đường kính 219mm (Riser), trọng lượng 20 tấn, chiều dài 80m) dẫn dầu thô từ hệ thống đường ống ngầm lên tàu chứa dầu của tàu dầu FSO 05, dẫn đến giàn ngừng công việc khai thác và việc phải sử dụng tầu cẩu lớn Trường Sa để thi công khắc phục.

Tuy nhiên vào ngày 17 tháng 6 năm 2011 đang bị ảnh hưởng của cơn bão số 2 Haima, thời tiết khu vực mỏ mỏ Rồng, Bạch Hổ rất xấu sóng >3m, gió > 25m/s và theo quy định hàng hải của Liên Doanh Việt Nga Vietsovpetro thì tàu cẩu Trường Sa không thể thả neo và không thể làm việc. Dẫn đến dầu từ các giàn khai thác không đưa về được kho chứa (FSO) gây ảnh hưởng rất lớn tới kế hoạch sản xuất - kinh doanh của Vietsovpetro.

Việc cần thiết phải nghiên cứu giải pháp khắc phục sự cố trên trong điều kiện thời tiết xấu.

2. Tóm tắt nội dung:2.1. Ý tưởng: Chúng tôi đã đưa ra ý tưởng giải pháp áp dụng công nghệ vận tải kết hợp với xây

dựng công trình biển vì lý do sau:Tàu chứa dầu thô có kích thước lớn nên có thể che chắn gió, sóng cho tầu dịch

vụ đa năng DP2 trong thời gian thay thế ông dẫn dầu.Tàu dịch vụ đa năng DP2 là loại tầu định vị vệ tinh có thể đứng yên trên vị trí

thao tác mà không cần neo.Nghiên cứu, chế tạo, lắp đặt hệ thống tời + ròng rọc + pa lăng xích trên kho nổi

Thi công theo giải pháp cũ: Sử dụng tàu cẩu Trường Sa

106

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

chứa dầu FSO và tầu nhỏ DP2 để kéo ống và nối ống thay cẩu. Tiêu chí phải đảm bảo: Dễ dàng sử dụng, vận chuyển, thao tác ngoài biển phù hợp trong điều kiện thời

tiết xấu.An toàn cho con người và phương tiện nổi trong quá trình tháo dỡ, thay thế và

lắp đặt ống dẫn dầu mới vào kho nổi chứa dầu.Kết cấu gọn nhẹ, tận dụng những thiết bị có sẵn của tầu và của xí nghiệp2.2. Giải pháp và thiết kế chế tạo: Cụm tời + ròng rọc + Pa lăng xích:Tời 5 tần đã được trang bị trên kho nổi chứa dầu.Thiết kế chế tạo hệ thống ròng ròng rọc gồm: 2 cụm puly nhằm giảm tải, mỗi

cụm 3 rãnh, mỗi có rãnh có đường kính ø250mm; cáp tời 5 tấn đường kính ø22mm, chiều dài cáp L=150m; 02 pa lăng xích: 2 tấn/cái; 1 ma ní 55 tấn và cáp đường kính ø50mm dài L=50m. Lực kéo tốt đa của hệ thống là: 25 tấn.

2.3. Giải pháp vận hành sử dụng:Đưa tàu dịch vụ đa năng DP2 vào vị trí kho nổi chứa dầu FSO 5. Lắp đặt hệ thống ròng rọc, tời, pa lăng trên cụm neo xích (Turret) của kho nổi

chứa dầu (FSO, FPSO) đồng thời chuẩn bị dây, tời trên tàu dịch vụ đa năng DP2.Dùng 2 pa lăng xích kéo giữ 2 tấn/ 1 pa lăng để tháo 02 mặt bích (khớp nối) giữa

2 đầu ống mềm và đầu ống dẫn dầu của kho nổi nằm tại cụm neo xích, tàu DP2 tiến sát vào vị trí thay thế dưới cụm xích neo.

Sau khi tháo khớp nối nhả pa lăng xích và ống mềm xuống 0,5 m, sau đó dùng tời kéo 02 ống mềm Riser về phía cụm neo xích để tháo 02 pa lăng xích ra khỏi ống mềm Riser .

Dùng tời của kho nổi, thả ống mềm Riser từ cụm xích neo ( turret) xuống mặt boong tàu DP2.

Dùng tời của tàu dịch vụ đa năng DP2 kéo 02 ống mềm riser lên boong tàu cho đến khi toàn bộ ống mềm đã bị hư và khớp nối nằm trọn trên mặt boong tàu để tiếp tục công đoạn sau:

Tháo rỡ đoạn ống mềm (riser) bị hư hỏng và lắp ráp đoạn ống mềm riser mới vào đầu nối vào hệ Thi công theo giải pháp mới: Sử dụng tàu dịch vụ đa

năng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

107

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

thống dẫn dầu dưới đáy biển ( trạm kết nối ngầm - PLEM).Đưa tàu DP tiến sát vào vị trí thay thế dưới cụm xích neo của kho nổi (Turret),

thả cáp tời từ kho nổi chứa dầu xuống sàn tàu DP2 và kết nối với ống mềm Riser và từ từ kéo ống Riser lên Turret bằng tời. Dùng pa lăng xích kéo 2 đầu nối của ống mềm riser vào 02 đầu ống dẫn dầu của kho nổi tại cụm xích neo.

Kết nối với mặt bích của hệ thống ống mềm Riser trên kho nổi chứa dầu bằng bulong.

Thử áp lực và mở van ngầm của đường ống dẫn dầu và đưa tàu dầu FSO5 vào khai thác.

Thu hồi cáp tời trên tàu DP2 và kho nổi chứa dầu.Điều kiện thời tiết sóng: <3,2m; gió <= 25m/s.2.4. Phạm vi áp dụng:Đã áp dụng giải pháp trên trong quá trình sử lý sự cố ống dẫn dầu thô từ trạm kết

nối ngầm (PLEM) lên kho nổi chứa dầu FSO-5 ngày 18 đến 22 tháng 6 năm 2011Trong thời gian tới giải pháp trên

sẵn sàng áp dụng cho 15 kho nổi chứa dầu trong nước gồm: (05 kho nổi của Vietsovpetro, 02 của Hoàng Long & Hoàn Vũ JOC, 01 Petronas, 01 JVPC, 01 Đại Hùng, 01 Biển Đông POC, 01 Trường Sơn JOC, 01 PM3 CAA, 01 KNOC, 02 Cửu Long JOC) và nhiều kho nổi chứa dầu ngoài nước.

2.5.Tính mới tính sáng tạo:Lần đầu tiên áp dụng ở Vietsovpetro

và Việt Nam.Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và quản

lý, vận hành, đặc biệt là có thể thực hiện các thao tác an toàn nối ống trong điều kiện thời tiết xấu (sóng đến 3,5m, gió 25m/s) trên biển.

Thiết bị được chế tạo gọn, thuận tiện, lắp đặt, bảo dưỡng không ảnh hưởng đến tầu, sử dụng một không gian hẹp. Thao tác vận hành đơn giản, thi công nhanh.

Có thể thay thế hoàn toàn không cần cẩu lớn, cồng kềnh, thao tác khó khăn và giải quyết được việc nối ống trong điều kiện thời tiết xấu mà tầu cẩu Trường Sa trước

Hình ảnh ghi lại các bước thực hiện theo phương án sử dụng tàu dịch vụ đa năng Thiên Ưng DP2

108

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

đây không làm được.2.6. Hiệu quả:Đẩy nhanh tiến độ lắp đặt trên biển kể cả khi thời tiết xấu ( tiết kiệm được thời

gian thi công từ 48 giờ xuống còn 24 giờ).Đưa nhanh công trình vào khai thác, đặc biệt là đảm bảo sản lượng khai thác dầu

thô của “Vietsovpetro” ( ít nhất 1 ngày trong 1 lần thay thế).Tiết kiệm thời gian thực hiện công việc, đảm bảo an toàn và chi phí tiết kiệm ít

nhất là: 4,563,319 USD (Bốn triệu năm trăm sáu mươi ba ngàn ba trăm mười chín Đô la Mỹ) cho một lần thay thế ống dẫn dầu.

109

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

GIẢI PHÁP MÁY ĐÀO - XỚI BỒN CÀ PHÊ

I. GIỚI THIỆUCơ sở sản xuất: Đức Giang - Gia LaiĐịa chỉ: 216 Trường Chinh, Trà Bá, Pleiku, Gia LaiĐiện thoại: 0913 471 904Đồng chủ nhiệm: Ông Đỗ Đức Quang, Ông Đỗ Đức Sang

ĐỖ ĐỨC QUANG ĐỖ ĐỨC SANG

Máy bắt đầu được nghiên cứu vào năm 2008 với suy nghĩ ban đầu chỉ sử dụng để xới cho xốp đất và bón phân cho cây cà phê, nhưng qua thời gian nghiên cứu lâu dài cùng với sự đóng góp nhiệt tình của bà con nông dân sử dụng máy mà chúng tôi đã cố gắng thay đổi, khắc phục những thiếu xót để hoàn thiện máy hơn nữa, phát triển thêm tính năng mở rộng bồn, đào rãnh ép xanh cho cây cà phê và làm cỏ. Hiện nay sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường và vẫn đang tiếp tục được phát triển và hoàn thiện hơn để giảm bớt sức lao động cho người sử dụng tạo hiệu quả kinh tế cao và là 1 máy đào - xới đa năng để thay thế cho chiếc cuốc quen thuộc của người nông dân.

−Máy có tính cơ động cao, thao tác sử dụng dễ dàng trong các địa hình trồng cây cà phê.

Ông Đỗ Đức Quang đang lắp ráp máy Ông Đỗ Đức Quang đang gắn lưỡi cho máy

110

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

−Kết cấu máy dễ tháo rời khi vận chuyển bằng xe máy đến vườn cà phê và lắp lại dễ dàng khi sử dụng.

−Cấu tạo máy đơn giản, thuận tiện khi sử dụng và bảo dưỡng.II. NỘI DUNG

−Máy đào - xới bồn cà phê là loại máy xới nhỏ, phục vụ hỗ trợ cho người nông dân trồng cây cà phê, ngoài ra máy còn có thể hỗ trợ cho việc trồng cây cao su non. Dùng máy đào - xới bồn cà phê góp phần giảm công lao động, thay thế sức người, chủ động về công lao động trong việc trồng cây cà phê và giải quyết tình trạng khan hiếm công lao động.

−Dùng máy đào - xới bồn cà phê để đào - xới, mở rộng 4 bờ bồn cây cà phê theo năm tuổi cây.

−Dùng máy xới đất quanh gốc cà phê, cắt các rễ con lâu năm đã cằn cỗi, mất khả năng hút các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây từ phân bón, ảnh hưởng đến năng suất cây cà phê. Sau khi sử dụng máy đào - xới bồn cà phê, đất được đánh tan ra, tơi xốp giúp cây phát triển tốt hơn.

− Ngoài ra máy còn có thể sử dụng như một máy đào đa năng như đào đất làm tơi xốp bồn cà phê;đào rãnh ép phân xanh để chôn lấp cỏ rác, phân bón;xới đất làm cỏ;đào - xới đất khi trồng rau, trồng tỉa bắp, đậu; đào rãnh bón phân cho cao su tiểu điền, đào - xới lấy đất vào bao bì cho các vườn ươm, chăm sóc cây chè (trà )...

1. Tính mới của công trình: Tính mới và sáng tạo của máy đào - xới bồn cà phê thể hiện ở đặc điểm nó khác

với các loại máy xới khác hiện có trên thị trường, máy gọn và nhẹ, dễ vận chuyển vào vườn cà phê với mọi địa hình, người sử dụng có thể điều khiển máy len lõi vào gốc cà phê 1 cách dễ dàng. Ngoài ra nó còn thể hiện ở cấu tạo hoàn toàn mới của lưỡi đào - xới để phù hợp cho một máy đào đa năng.

2. Khả năng áp dụng:Máy có khả năng sử dụng rộng rãi trong các vườn cà phê nhỏ và lớn nhiều héc

ta,trong địa hình bằng phẳng cũng như địa hình dốc thoải, ngoài ra máy còn dùng

Đỗ Đức Sang đang hiệu chỉnh Cốt chuyển hướng Đỗ Đức Sang đang tiện trục Láp truyền động

111

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

trong các vườn cây khác như cây cao su, cây chè ( trà ), rau màu và xới đất cho các vườn ươm...

3. Hiệu quả kinh tế, xa hội:−Qua tìm hiểu thực tế người dân trồng cà phê nếu thuê nhân công đào bồn cà

phê thì 01 nhân công 01 ngày đào được khoảng 20 - 30 bồn cà phê. Đối với máy, với 01 người thao tác máy và 01 người phụ trong một ngày máy có thể đào từ 200 – 300 bồn cà phê với mức tiêu hao nhiên liệu là 6-7 lít xăng. Như vậy nếu sử dụng máy đào - xới bồn cà phê có thể thay thế cho 10 công lao động trong 01 ngày. Nếu sơ bộ cho chi phí 6-7 lít xăng/ngày bằng chi phí thuê 01 nhân công/ngày và chi phi khấu hao cho máy gần bằng chi phí thuê 01 nhân công/ngày thì chi phí khi sử dụng mày đào - xới bồn cà phê trong ngày tương đương chi phí thuê 04 nhân công/ngày. Vậy ta sẽ lợi được khoản chi phí thuê 06 nhân công/ngày. Sơ bộ tiền thuê nhân công thời điểm hiện tại ta sẽ lợi được khoảng 700.000 đồng/ngày.

− Giá bán 01 máy đào xới bồn cà phê là 9.000.000 đồng.−Qua tính toán sơ bộ cho thấy 01 héc ta cà phê có khoảng 1000 cây cà phê. Tính

trung lao động bằng tay thì 01 công/ngày làm được khoảng 25 bồn cà phê. Vậy làm 01 héc ta cà phê mất 40 ngày tương đương 40 công/ngày. Nếu sử dụng máy đào xới bồn cà phê thì trung bình cần 04 công/ngày để làm được khoảng 250 bồn cà phê. Vậy làm 01 héc ta cà phê mất 04 ngày tương đương với 16 công/ ngày ( giảm đi được 24 công lao động tương đương 60% ).

Chi phí cho cách chăm sóc bằng tay cho 01 héc ta là :40 x 150.000 = 6.000.000 đồngChi phí cho cách chăm sóc bằng máy cho 01 héc ta là : 16 x 200.000 = 3.200.000 đồng−Vậy ta thấy nếu sử dụng máy đào - xới bồn cà phê thì ta đã lãi ra được:

2.800.000 đồng/héc ta. Vậy chỉ cần chăm sóc trên 03 héc ta ta đã lợi được 9.800.000 đồng trừ chi phí để mua máy thì ta đã lãi ra được 800.000 đồng. Vậy ta thấy chỉ cần chăm sóc cà phê cho 03 héc ta thì đã hết khấu hao máy.

−Diện tích cà phê ở Tây Nguyên khoảng 463.354 héc ta, nếu sử dụng máy đào - xới bồn cà phê có thể giảm đi được khoảng 60 % công chăm sóc, làm lợi kinh tế, có thể chủ động về công lao động, ít bị phụ thuộc vào việc thuê mướn lao động, tiết kiệm thời gian, chi phí, sức lao động mà lại làm cho cây phát triển tốt hơn.

4. Bằng sáng chế và khen thương:Giải pháp Máy đào - xới bồn cà phê đã vinh dự đạt giải Nhì trong Hội Thi Sáng

Tạo Tỉnh Gia Lai lần thứ 5 năm 2010 - 2011

112

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

MÁY HÚT THỔI NGUYÊN LIỆU RỜI

I. GIỚI THIỆU:Đơn vị: Công ty TNHH MTV sản xuất máy cơ khí nông nghiệp Tây ĐôĐịa chỉ: 44, Trần Hưng Đạo, Ấp 3, Thị Trấn Sa rài, Tân Hồng, Đồng Tháp.Điện thoại: 0673830866Chủ nhiệm: Ông Đỗ Thanh Đô

II. NỘI DUNG: “Máy hút thổi nguyên liệu rời” được tôi cùng gia đình bắt đầu tham gia chế tạo

từ đầu năm 2008. Đến 2011 đã tham gia hội thi Sáng Tạo Kỹ Thuật Tỉnh Đồng Tháo lần thứ IX năm 2011, được xét đạt giải A.

Từ khi tham gia đạt giải đến nay, bản thân tôi không ngừng học tập, cải tiến, nâng cấp “ Máy hút thổi nguyên liệu rời” đạt được những thanh tựu khắc phục đáng kể những nhược điểm sau:

- Máy lúc đầu nghiên cứu còn phát sinh nhiều bụi ra môi trường, sau mấy năm nâng cấp máy lên một tầm mới. Hiện nay lượng bụi phát sinh ra môi trường rất ít.

- Khắc phục tính mòn của máy rất cao như: Silo chứa liệu vào, lúc trước không được lắp lớp đá hổn hợp kết dính cao, chống mòn tối đa, từ khi lắp lớp đá chống mòn vào, khách hàng sử dụng máy hút hầu như rất hài lòng, vì trấu, lúa,..là vật liệu mang tính mài mòn lớn, nếu không có lớp đá chống mòn này thì trong một thời gian ngắn silo chứa liệu vào sẻ bị thủng là điều tất nhiên.

“Máy hút thổi nguyên liệu rời – công nghệ silo lắng”

113

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

- Một hệ thống vô cùng quan trọng và quyết định đến chất lượng của máy gọi là: Airlock. Airlock làm nhiệm vụ vận chuyển liệu từ Silo xuống thùng thổi ra ngoài. Do đó Airlock là nơi tiếp xúc trực tiếp với liệu nhiều nhất. Nên việc cải tiến vật liệu để làm Airlock chóng mòn cao, nên tôi đã mạnh dạng chuyển từ vật liệu sắt thép sang vật liệu Inox 201 có độ cứng cao, hai mảnh chống mòn cao cấp này được phai rất bóng bằng công nghệ máy phai CNC. Trong Airlock còn có 2 miếng macram hai bên cũng được nâng cấp cải tiến tạo độ kín gió rất nhiều, tăng năng suất hút thổi của máy lên đáng kể. Ở cùi trái khế cũng được cải tiến mới hơn, nó được bắt một lớp dây chăng, lớp này cọ vào hai mảnh chống mòn bằng Inox hầu như không bị mòn và giử kín gió rất tốt. Nói chung hệ thống Airlock sau cải tiến đã tao được độ kín gió tốt, tăng năng suất của máy, máy chạy nhẹ nhàng hơn, không ồn, thậm chí điện năng tiêu thụ có thể giảm đi đến ½ lần so với lúc trước.

- Phía dưới Airlock là một thùng thổi, lúc trước thùng thổi làm hình tròn hoặc đơn giản là nơi để liệu xuống đó và đưa ra ngoài, nhưng nay cũng được nghiên cứu, nâng cấp lên, trong thùng thổi có lắp thêm bộ phận giống như lưỡi gà, mục đích là để nâng cao lượng áp suất mạnh lên, nó có thể giúp đẩy được vật liệu nhiều hơn và đẩy đi xa hơn và dể dàng hơn.

Đó là những khâu khắc phục thiết kế của máy, còn nói đến làm sao để “Máy hút thổi nguyên liệu rời” có thể hút được tất cả các loại liệu, những trăn trở đó rồi cũng thúc giục tôi ngày càng nghiên cứu nhiều thêm và cho đến nay ngoài công nghệ silo lắng như trước đây giờ tôi lại nghiên cứu thêm loại “Máy hút thổi nguyên liệu rời” bằng công nghệ túi giũ, máy này được nâng cấp rất nhiều sau nhiều lần thiết kế, lắp đặt. từ Silo túi giũ và hệ thống cụm Airlock, thùng thổi, các Val đưa khí vào,…Máy này được áp dụng để hút thổi vật liệu nhiều bụi như: mùn cưa, mụn dừa, xi măng, bột, cám…..hiệu quả hơn nhiều so với “ Máy hút thổi nguyên liệu rời – công nghệ si lo lắng”. Đối với những vật liệu dể vở thì máy chỉ hút vào hệ thống xử lí và xả xuống cho vít tải mang ra ngoài chứ không thổi ra, việc áp dụng này cũng đem lại hiệu quả đảng kể cho việc vận chuyển những loại vật liệu mà khi bể ra thì hiệu quả không đạt yêu cầu như lúa, gạo,…

1. Tính mới, tính sáng tạo: - Máy hút thổi hoàn toàn

được sáng tạo dựa trên nền tản kinh nghiệm cơ khí của gia “Máy hút thổi nguyên liệu rời – công nghệ silo lắng động cơ dầu”

114

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

đình, dựa vào ý tưởng và trình độ nghiên cứu đầu tiên đã sáng chế máy hút lúa phục vụ cho gia đình để hút lúa từ lò sấy ra.

- Máy được nghiên cứu từ đầu năm 2008 đến năm 2011 máy được tham gia hội thi Sáng Tạo Kỹ Thuật Tỉnh Đồng Tháp lần IX năm 2011 và được cung cấp ra thị trường với số lượng rất lớn được khách hàng tín nhiệm vận dụng máy vào việc vận chuyển vật liệu. Một số công ty lớn đã đưa máy vào dây chuyền sản xuất và đem lại thành tựu rất lớn. Vì khi tìm hiểu thực tế thì người dân và công ty sử dụng máy nếu máy hoạt động liên tục thì sau 3 – 4 tháng là thu hồi giá vốn làm máy và thậm chí là có sinh lời. Tuy nhiên khi sản xuất máy bản thân tôi gặp vô số khó khăn, từ khó khăn này đến khó khăn khác, và cho đến nay tôi cũng chưa có thể khẳng định là máy hoàn hảo 100% mà nó vẫn còn đang được cải tiến rất nhiều.

- So sánh với cái máy trước đây tôi sản xuất thì cho đến hiện nay máy được nâng cấp cải tiến từ trong ra ngoài. Máy hiện nay đã khắc phục được nhiều lỗi lớn như: chống mòn cao, tạo độ kín của Airlock lớn, tăng áp cao, giảm điện năng tiêu thụ gần ½, hút thổi được những vật liệu khó, sản xuất mang tính chính xác cao,….Qua nhiều lần cải tiến và đến bây giờ thì được xem máy hiện nay đang sản xuất và phục vụ bà con nông dân và các công ty, các doanh nghiệp là máy tương đối đạt chất lượng và ổn định nhất, ít sai sót nhất hiện nay.

- Nói về “ Máy hút thổi nguyên liệu rời” thì tính sáng tạo rất cao. Lúc đầu tôi chỉ có ý tưởng là làm máy hút lúa để hút lúa từ lò sấy ra, chứ bản thân chưa có một nền tảng nào về máy hút lúa, vì ở thời điểm đó ở Việt Nam chưa ai làm máy hút cả nên cũng chẳn biết học hỏi ai, do đó sự mài mò nghiên cứu tài liệu, sách vở, cộng thêm sự hổ trợ của gia đình, nên tôi bắt tay vào thực nghiệm cái máy đầu tiên, chưa thành công rất nhiều lần, cũng sinh ra buồn chán, nhờ sự quyết tâm của bản thân cộng thêm sự động viên của gia đình nên tôi cố gắng làm thêm, sau 4 tháng bị máy hút giật tới giật lui tôi đã thử nghiệm thành công cái máy hút lúa đạt 6 tấn/giờ, sau đó bản thân rất muốn nghiên cứu sâu thêm, rồi cái máy thứ hai cũng ra đời, đưa vào hút vật liệu mùn cưa, thấy đạt, nên đưa vào sản xuất phục vụ bà con nông dân, Sau khi đưa máy vào kinh doanh thấy hiệu quả, tôi tiến hành thành lập CTY TNHH MTV Sản Xuất Máy Cơ Khí Nông Nghiệp Tây Đô.

- Cho đến hiện nay máy hút ở thế hệ đầu tiên dương như được cải cách từ trong ra ngoài, đem lại hiệu quả cao, máy đạt công suất lớn hơn, không ồn, ít bụi, chạy bền hơn,… Nói chung bằng tâm quyết của mình tôi quyết tâm phấn đấu đưa “ Máy hút thổi nguyên liệu rời” trở thành sản phẩm đạt tiêu chuẩn “ Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao”

+ Nguyên lý vận hành: - Máy vận hành theo nguyên lý khí động học. - Vật liệu không qua quạt.

115

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

- Hiện nay máy có thể đạt công suất tới từ 5 - 100 tấn/giờ. (Tùy theo vật liệu)

- Khoảng cách hút thổi xa lên tới hơn 200 m.(Tùy theo vật liệu)

2. Khả năng áp dụng:- Máy có thể vận chuyển nguyên vật

liệu bằng phương pháp hút thổi, được áp dụng cho nhiều vật liệu như: Trấu, lúa, gạo, đậu, cà phê, bắp, thức ăn viên,mụn dừa, xi măng…Máy được áp dụng vào các khâu vận chuyển vận vật liệu từ ghe lên kho, từ kho lên máy, hoặc nó được dính liền vào dây chuyền sản xuất của các công ty, doanh nghiệp đang hoạt động.

- Hiện nay nhu cầu sử dụng “Máy hút thổi nguyên liệu rời” rất cao, khu vực Đồng Bằng Sông Cữu Long ước tính khoảng 10.000 máy mới có thể chuyển giao công nghệ hoàn toàn sang “Máy hút thổi nguyên liệu rời”. Việc chuyển giao công nghệ này đang là nhu cầu cấp thiết nhất, vì nó đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng máy.

3. Lơi ích kinh tế - Kỹ thuật - Xa hội:a/ Lơi ích kinh tế: + Máy hút thổi có thể tiết kiệm cho người sử dụng máy về kinh tế rất cao. Vì khi

sử dụng máy chỉ cần 01 công nhân vận hành là máy có thể vận chuyển cả kho vật liệu trong thời gian ngắn nhất, còn trong khi đó nếu không áp dụng máy, thì đòi hỏi đội ngũ công nhân làm việc đông, tốn rất nhiều thời gian và công sức để vận chuyển vật liệu. Điều đó mang lại lợi ích kinh tế rất cao cho người sử dụng máy.

b/ Lơi ích kỹ thuật:+ Thế mạnh nhất của máy hút thổi là có thể di chuyển máy đi từ chổ này sang

chổ khác rất dể dàng (bằng các bánh xe).+ Đầu hút thổi có thể di chuyển về hướng nào cũng được.+ Ống hút thổi nhỏ ( 90 mm – 140 mm) nên rất dể di chuyển và tốn rất ít không

gian.+ Chạy rất bền và êm.+ Đường ống hút thổi có mòn thì thay cũng rất dể, không cần phải thợ thay chỉ

cần công nhân bình thường là thay được.+ Người vận hành máy không cần phải có trình độ chỉ cần công nhân thường là

làm được.

“ Máy hút thổi nguyên liệu rờiCông nghệ silo túi giũ”

116

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

+ Bảo trì rất đơn giản chỉ thay mấy lớp bố cao su chống mài mòn của máy.+ Chúng ta có thể chuyển vật liệu ngang đường hoặc khu đông dân cư rất dể,

bằng cách khoang qua đường.+ Máy chạy rất tiết kiệm nhiên liệu.+ Máy dùng cho cả hai động cơ dầu và điện.c/ Lơi ích xa hội:- Từ khi “ Máy hút thổi nguyên liệu rời” ra đời, giúp đời sống của người dân

đặc biệt là ở khu vực Đồng Bằng Sông Cữu Long không còn cảnh gánh, vác vất vã nữa, người dân sử dụng máy vào vận chuyển vật liệu đem lại lợi ích đáng kể

- Máy đựợc áp dụng vào thực tiển và đem lại lợi ích rất cao, giúp nền kinh tế Việt Nam tiến lên một lĩnh vực khoa học, sáng tạo mới.

4. Công trình “ máy hút thổi nguyên liệu rời” đa đạt đươc:- Giải A cuộc thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Đồng Tháp lần IX – năm 2011.- Giải thưởng Lương Đình Của năm 2013.

117

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

MÁY CẮT KÍNH AN TOÀN BÁN TỰ ĐỘNG

I. GIỚI THIỆU:Đơn vị chủ trì: Công ty cổ phần cửa nhựa Trường SơnĐịa chỉ: 402 Lạc Long Quân – Tây Hồ – Hà NộiĐiện thoại: 04.62923848 Fax: 04.37191487Email: [email protected]ãnh đạo đơn vị: KS. Vũ Hoàng Sơn kiêm Tổng giám đốcChủ nhiệm: KS. Vũ Hoàng SơnĐồng chủ nhiệm: KS. Nguyễn Văn HưngCộng sự KS. Nguyễn Văn Hưng – Công ty CP cửa nhựa Trường Sơn.Đơn vị áp dụng: Công ty CP cửa nhựa Trường Sơn, Công ty CP Nam Hải.

Công ty kính KATO, Công ty kính Thành Đồng.

VŨ HOÀNG SƠN NGUYỄN VĂN HƯNG

II. NỘI DUNG:

Hiện nay, các nhà máy công nghiệp ở Việt Nam sản xuất hoặc gia công liên quan đến việc cắt kính đều dùng loại máy cắt kính chỉ có một dao cắt, các loại máy cắt kính này chỉ phù hợp cho việc cắt kính thông thường một lớp kính. Trên thị trường xây dựng hiện nay đang phổ biến dùng loại kính dán an toàn ba lớp, tức là kính có hai lớp kính và một lớp keo dán ở giữa. Khi cắt loại kính dán an toàn ba lớp này, các máy cắt kính thông thường hiện nay tiến hành cắt lần lượt từng mặt, do vậy rất mất thời gian, công sức và dễ xảy ra tai nạn trong quá trình cắt.

1. Tính mới và tính sáng tạo của công trình:a. Tính mới:

Máy cắt kính bao gồm hai dao cắt cùng lúc cắt mặt trên và mặt dưới của tấm kính

118

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

an toàn, hai dao cắt này được gắn trên hai củ dao. Hai củ dao trượt trên hai thanh dẫn hướng cố định và hai củ dao này được dẫn động bởi cùng một động cơ kết hợp với hệ thống dây cáp. Hệ thống dây cáp được gắn cố định với củ dao cắt trên và dưới, khi động cơ chuyển động truyền chuyển động tới hệ thống dây cáp, các củ dao chuyển động theo hệ thống dây cáp dọc theo hai thanh dẫn hướng trên và dưới để tạo ra các đường cắt.

Máy cắt kính này sẽ bao gồm hệ thống dây tyô cung cấp dầu bôi trơn cho cả lưỡi dao trên và dao dưới, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cắt.

Máy cắt kính gồm hệ thống đỡ-lật tấm kính an toàn (sau đây xin gọi là bàn lật) để chuyển kính lên bàn máy, vì các tấm kính nói chung và tấm kính an toàn nói riêng có kích thước lớn khi vận chuyển đưa lên bàn máy không thể khiêng theo phương song song với mặt đất, vì như vậy rất dễ dẫn tới gãy kính.

b. Tính sáng tạo:

Loại máy cắt kính này gồm có các bộ phận: bàn máy được làm từ hệ thống khung dầm thép chắc chắn và phía trên mặt bàn có gắn các con lăn đa hướng; hai thanh ray dẫn hướng được lắp song song với mặt phẳng bàn máy và song song với hai cạnh đối diện của bàn máy; hai củ dao cắt trên và dưới được gắn với hai con trượt chạy trên hai thanh ray dẫn hướng; trên hai củ dao cắt có gắn hai đầu dao và hai lưỡi dao có hình tròn đường kính 4mm; hệ thống nhông xích, puly và dây cáp truyền chuyển động từ động cơ đến củ dao cắt;

Máy cắt kính an toàn bán tự động

Ống bơm dầu

Liên kết cáp và củ dao

119

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

hai công tắc hành trình và lần lượt để thực hiện quá trình đảo chiều động cơ và dừng động cơ trong mỗi lần cắt.

c. Thông số kỹ thuật:

Độ dày kính cắt được: 3 – 16 mm

Khổ kính tối đa: 2440 mm

Tốc độ cắt: 1 m/s.

Công suất điện tiêu hao: 1,5 Kw/h.

Lưu lượng khí: 150 lít/phút.

Năng suất: 150 – 200m2.

Tự động kẹp kính, bôi dầu, cắt và bẻ kính.

Bàn nâng và hạ kính tự động bằng khí nén.

Phần mềm hỗ trợ cắt: REALCUT.

Kích thước máy R x D x C: 3100 x 4000 x 800 (mm)

d. Mô tả hoạt động của máy cắt kính:Các tấm kính cần cắt có khổ lớn được khiêng theo phương vuông góc với mặt

đất và được đặt vào bàn lật 1 đang ở vị trí như thể hiện trong hình 1.

Trên bàn lật có gắn các con lăn đa hướng 2 với khoảng cách giữa các con lăn là 20cm. Bật công tắc 4, xilanh 3 kéo bàn kính của bàn lật song song với mặt đất như được thể hiện trên hình 2.

Bàn lật được thiết kế sao cho khi song song với mặt đất có chiều cao bằng chiều cao bàn máy 5 của máy cắt kính. Sau đó, tấm kính được di chuyển từ bàn lật sang bàn máy 5, bàn máy 5 được làm bằng hệ thống khung dầm thép chắc chắn và có hệ thống căn chỉnh độ cao bằng ren vít tại các chân máy. Trên hệ thống khung dầm thép của bàn máy cũng được bố trí các con lăn đa hướng với khoảng cách giữa các con lăn là 20cm. Phía cạnh ngoài của bàn máy được lắp thước đo chiều dài 9. Tuỳ thuộc vào kích thước của tấm kính cần cắt ta di

Bàn lật kính

120

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

chuyển tới vị trí tương ứng của thước. Khi tấm kính đã vào vị trí cần cắt, bấm công tắc 10 thì hai xilanh 6 có gắn thước kẹp 7 có độ dài bằng chiều rộng của bàn máy sẽ đẩy thước kẹp ép vào tấm kính để giữ tấm kính cố định khi tiến hành cắt, phía dưới của thước kẹp 7 có gắn lớp mút cao su nhằm tăng ma sát trong quá trình kẹp.

Bấm công tắc 11, động cơ 12 làm việc và quá trình cắt bắt đầu được tiến hành. Động cơ 12 truyền chuyển động quay tới hệ thống nhông xích và puly 13, hệ thống nhông xích và puly 13 truyền chuyển động cho hệ thống dây cáp 15. Hệ thống dây cáp 15 được gắn cố định với củ dao cắt 14 trên và dưới, do vậy khi dây cáp 15 bắt đầu chuyển động từ trái qua phải thì củ dao cắt 14 trên và dưới cũng chuyển động theo từ trái qua phải. Củ dao cắt 14 trên và dưới được gắn vào con trượt bi 19, con trượt bi 19 di chuyển trên thanh trượt 16. Thanh trượt 16 và con trượt bi 19 là hệ thống chuyển động đạt độ chính xác rất cao, thường được dùng cho các máy CNC. Trên hệ thống thanh trượt 16 được gắn công tắc hành trình 17 và 18 tương ứng ở vị trí đầu và cuối thanh trượt. Đồng thời với nửa đầu của một chu kỳ cắt khi củ dao cắt 14 chuyển động từ trái sang phải trên thanh trượt 16 như trên hình 6 thì quá trình bôi dầu cho lát cắt cả trên và dưới hoạt động.

Khi dao chuyển động tịnh tiến từ trái qua phải, đầu dao 21 và lưỡi dao 23 sẽ nghiêng đi một góc so với củ dao 14, khi đó chổi bôi dầu 22 sẽ tỳ và bôi dầu lên tấm kính cả mặt trên và mặt dưới, chổi bôi dầu 22 được thiết kế sao cho khi lưỡi dao 23 và đầu dao 21 ở vị trí thẳng đứng so củ dao 14 thì dầu không chảy ra được.

Khi củ dao 14 tiến đến vị trí cuối của thanh trượt 16 sẽ tác động tới công tắc hành trình 18, động cơ tự động đảo chiều lùi củ dao 14 về vị trí ban đầu. Lúc này đầu dao 21 sẽ tỳ vào trục dao 20 và do đó không bị nghiêng như trong quá trình tiến dao. Lưỡi dao cắt được thiết kế hình tròn có đường kính 4mm bằng vật liệu hợp kim cứng, khi lăn trên bề mặt kính, nhờ tác động của lò xo áp lực 24 mà dao cắt không bị đẩy ra và tạo ra vết cắt có chiều sâu 0.1mm trên tấm kính.

Nhờ áp lực của lò xo 24 này mà máy

Dao chuyển động tịnh tiến từ trái qua phải

Sơ đồ bố trí động cơ, hệ thống dây cáp,củ dao và thanh trượt

121

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

cắt kính theo đề xuất của sáng chế có thể cắt được các loại kính có chiều dày khác nhau từ 3mm đến 16mm mà không cần điều chỉnh áp lực lò xo hay độ cao của dao. Khi lùi về vị trí ban đầu, củ dao 14 tác động đến công tắc hành trình 17, động cơ 12 dừng hoạt động, quá trình cắt kính của máy cắt hoàn thành, hai xilanh kẹp 6 tự động nâng thanh kẹp 7 lên vị trí ban đầu. Di chuyển tấm kính đã được cắt tới mép bàn sao cho đường cắt trùng với mép bàn, lúc này người công nhân bẻ kính lên phía trên thì mạch cắt phía dưới được tách ra, sau đó bẻ kính xuống phía dưới thì mạch cắt bên trên được tách ra. Đặt tấm kính đã được tách mạch cắt lên bàn đỡ 8 (bàn đỡ 8 nghiêng một góc 300 với bàn máy 5) rồi dùng dao trổ cắt lớp phim ở giữa hai lớp kính an toàn theo khe đã cắt.

e. Nguyên lý hoạt động của củ dao và lưỡi dao:Khi dao ở vị trí ban đầu H.7 tức là vị trí không làm việc thì 2 lưỡi dao cách nhau

một khoảng bằng hai mm,lưỡi cắt 1 được lắp vào đầu dao 3. đầu dao 3 được lắp trên trục dao 4, trục dao 4 được lắp trên thân dao 5 nhờ bạc bi trượt và hệ thống lò xo áp lực 6. khi muốn điều chỉnh khoảng cách giữa hai lưỡi dao thì ta điều chỉnh bu lông 7.

Khi tiến dao là quá trình bôi dầu làm sạch bề mặt kính được tiến hành. Khi tiến dao thì đầu dao 3 nghiêng đi một góc đủ để chổi bôi dầu 2 tỳ và bôi dầu lên tấm kính H.8. khi dao chạy hết chiều rộng tấm kính thì quá trình bôi dầu đã hoàn tất.

Khi lùi dao về là lúc quá trình cắt được thực hiện cả mặt trên và mặt dưới của tấm kính H.9. lưỡi dao cắt có hình dáng như một con lăn, có đường kính 4mm làm bằng vật liệu hợp kim cứng. khi lăn trên bề mặt kính nhờ lò xo áp lực 6 mà dao cắt không bị đẩy ra và tạo ra vết cắt có chiều sâu 0.1 mm trên tấm kính.khi dao lùi về vị trí ban đầu là quá trình cắt của dao đã hoàn tất.

Nhờ áp lực đàn hồi của lò xo 6 mà ta có thể cắt được các loại kính có chiều dày khác nhau theo thiết kế của máy từ 3 mm đến 16 mm mà không cần điều chỉnh áp lực hay độ cao của dao.

122

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

HỆ THÔNG THIẾT BỊ SÀNG RỬA, PHÂN LOẠI ĐÁ SẠCHĐẠT TIÊU CHUẨN ĐÁ XÂY DỰNG CHẤT LƯỢNG CAO

I. GIỚI THIỆU:Tên cơ quan: Công Ty TNHH Xây Dựng Thương Mại Vận Tải Phan Thành.Địa chỉ: 71 Trần Phú, Phường Cái Khế, Quận Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ.Điện thoại: 0903 828 758 – 0908 301 369Email: [email protected] Chủ nhiệm: Ông Võ Tấn Dũng

II. NỘI DUNG:1. Tóm tắt:Quá trình nghiên cứu tạo ra “hệ thống thiết bị sàng rửa, phân loại đá sạch

đạt tiêu chuẩn đá chất lượng cao” góp phần thỏa mãn yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng đá, tăng độ bám dính bê tông, tăng cường độ bê tông, tăng độ bền công trình, tiết kiệm xi măng so với đá chưa qua sàng rửa, đóng góp một phần vào việc nâng cao chất lượng xây dựng và sự phát triển chung cho ngành xây dựng và tiết kiệm nguồn tài nguyên để sản xuất vật liệu xây dựng phục vụ cho xây dựng.

GIAI ĐOẠN 1: Giai đoạn tạo dựng ý tưởng và nghiên cứu.GIAI ĐOẠN 2: Hình thành hệ thống và chạy thử.GIAI ĐOẠN 3: Đưa vào sử dụng.Sau khi hình thành bản vẽ rõ ràng và nhận định đây là giải pháp hoàn toàn khả

thi và quyết định chế tạo máy và đưa vào sử dụng. 2. Nội dung:Đá được lấy từ mỏ về dưới xà lan bốc lên kho bãi bằng cẩu hoặc bốc thẳng lên

phểu, sau đó sử dụng xe cẩu hoặc xe đào bốc đá 1x2 thô lên phểu, trên mặt phểu gắn lớp lưới 6 cm để ngăn những đá to quá kích cỡ vào phểu. Dưới đáy phểu là một cửa xã đá được thiết kế một bên là bản lề để đóng mỡ, bên kia đối diện bản lề là tăng đưa để điều chỉnh lượng đá 1x2 thô xuống lưới sàng phù hợp, dưới cửa xã gắn một moteur 3 pha 1,5HP loại moteur đầm rung để rung cho đá từ phểu tự rớt xuống lưới sàng, trên cửa xã gắn tấm chắn bằng thép nằm vị trí 450 nhằm giảm trọng lực ép lên cửa xã để giúp đầm rung cửa xã hoạt động hiệu quả. Sau đó đá qua hệ thống sàng theo cơ chế rung bằng moteur 3 pha 5HP để rung sàng sẩy nhằm loại bỏ các thành phần không phù hợp.

VÕ TẤN DŨNG

123

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Sau khi qua cửa xã đá 1x2 thô xuống hệ thống sàng sẩy đá, hệ thống sàng được đặt trên bệ cố định của máy sàng rửa đá, hệ thống sàng được thiết kế thành hai tầng lưới: lưới trên kích thước 35mm, lưới dưới 6mm (khoảng cách hai lưới là 35mm). Hệ thống sàng sẩy theo cơ chế rung bằng moteur 3 pha 5HP rung để sàng sẩy.

Khi sàng sẩy trên lưới 1 kích thước 35mm sẽ loại đi đá to quá kích cỡ vào một ô chứa đá có kích cỡ từ 2x4 trở lên, đá 1x2 phù hợp kích thước sẽ lọt xuống lưới sàng 1 là đá 1x2 đạt kích cỡ sẽ nằm trên mặt lưới sàng 2 được thực hiện theo cơ chế rung sàng sẩy. Đi về cuối dốc lưới sàng 2 và tại đây được vào phểu thu nằm trên băng tải chuyền đá về cuối băng tải để rửa và cho ra đá 1x2 sàng rửa sạch đạt tiêu chuẩn bê tông, trên băng tải bố trí hệ thống ống phun nước phi 27 để làm mềm bụi bẩn bám theo đá nhằm giúp hệ thống sàng rửa cuối băng tải thỏa mãn rửa sạch đá, băng tải được vận hành bởi moteur 3 pha 10HP sử dụng băng chuyền kéo băng tải đá 1x2 đạt tiêu chuẩn đồng thời sử dụng moteur này để vận hành hệ thống sàng sảy rửa tại cuối băng tải (tùy theo yêu cầu mô đun đá sẽ thay lưới sàng cho phù hợp).

Tại cuối băng tải đá 1x2 đạt tiêu chuẩn đá xây dựng từ băng tải đá sẽ được chuyển qua hệ thống sàng sẩy rửa, tại đây mặt sàng được gắn lưới 2mm và cơ chế sàng theo mô hình giàn gằn máy xay lúa, phía dưới hệ thống sàng sẩy rửa là phểu thu nước và bụi bẩn, sau khi rửa được thu về một hố lắng bởi ống phi 220. Trên hệ thống sàng sẩy rửa đá được gắn hệ thống nước rửa moteur 3 pha 20HP, ống cấp nước phi 90 được đưa vào nhiều ống phi 27 rãi đều trên bề mặt lưới sàng sẩy rửa để rửa đá trên bề mặt lưới sàng. Đá 1x2 đạt tiêu chuẩn sau khi sàng rửa được từ lưới sàng theo máy tự rớt xuống thành đóng là kho chứa đá 1x2 sàng rửa sạch đạt tiêu chuẩn đá xây dựng. Bụi bẩn sau khi rửa vào hố lắng sử dụng cẩu bốc đi phơi tái chế sử dụng làm đường nông thôn hoặc sử dụng việc phù hợp khác và nước sau khi lắng lọc theo bãi xã tràn đưa ra ngoài theo đường cống thoát nước.

Tại lưới sàng sẩy 2 lượng bụi không phù hợp lọt xuống lưới sàng, sau đó được thu vào phểu thu đá bụi bẩn, dưới phểu thu là băng chuyền được vận hành bởi moteur 3 pha 5HP để chuyển đá bụi bẩn ra hố chứa. Sau đó sử dụng để cung cấp cho việc làm đường nông thôn hoặc phục vụ cho những việc phù hợp khác.

Việc vận hành được phối hợp đồng bộ bởi cùng lúc các thiết bị cấu thành thì hoạt động từng bộ phận sàng sẩy đá, sàng sẩy rửa đá sẽ loại bỏ bụi bẩn bám trong đá mới thỏa mãn sạch và chất lượng tốt nhất.

3. Hiệu quả kỹ thuật:

124

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

“Hệ thống Thiết bị Sàng rửa, phân loại đá sạch đạt tiêu chuẩn đá xây dựng chất lượng cao”.

- Phân được kích cỡ thành phần hạt phù hợp cho yêu cầu cấp phối để sản xuất bê tông.

- Sàng rửa, phân loại đá sạch theo mô hình công nghiệp với công suất 50 – 60 m3/giờ.

- Hệ thống thiết bị sàng rửa, phân loại đá sạch tạo ra sản phẩm đá sạch đạt tiêu chuẩn đá xây dựng chất lượng cao nhằm:

+ Loại bỏ bụi, bùn, sét trong đá làm cho bề mặt của đá sạch giúp bám dính trong kết cấu bê tông.

+ Làm tăng cường độ bê tông từ 10% - 20% so với đá chưa qua sàng rửa sạch.+ Tránh hiện tượng vón cục, óc trâu khi cấp phối bê tông, trong thời gian ngắn

không được trộn đều hoặc lượng bụi bẩn tạp chất quá nhiều làm không được trộn đều.+ Tiết kiệm xi măng trong cấp phối bê tông.+ Công trình sử dụng đá sạch đã qua sàng rửa được tạo ra bởi hệ thống thiết bị

sàng rửa, phân loại đá sạch giúp công trình không bị ẩm thấm, góp phần tiết kiệm nguồn tài nguyên đá và các tài nguyên khác để sản xuất vật liệu xây dựng vì tuổi thọ công trình được đảm bảo.

4. Khả năng áp dụng:- Đang áp dụng tại: Công ty TNHH Xây Dựng Thương Mại Vận Tải Phan

Thành từ tháng 09/2008 cho đến nay. - Địa chỉ 1: 388 CMT8, P.Bùi Hữu Nghĩa, Q.Bình Thủy, Tp.Cần Thơ.- Địa chỉ 2: 71 Trần Phú, P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ.- Điện thoại: ( 07103) 885 885 – 0908 301 369 Fax: (07103) 881 107.- Công ty đã chính thức đưa vào áp dụng và cho ra sản phẩm đá sạch đã qua sàng

rửa cung cấp cho các công trình xây dựng và chiếm hơn 70% thị phần nhà dân dụng tại Thành phố Cần Thơ sử dụng.

5. Hiệu quả kinh tế:Tính toán tiết kiệm qui đổi thành tiền cho mỗi khối đá khi sử dụng đá sạch sàng

rửa và đá chưa qua xử lý sạch thì giá thành gia công sàng rửa đá tăng từ 250.000 – 30.000 đồng/m3 đá, tức là giá đá sạch sàng rửa tăng lên nhưng nếu đưa đá sạch vào sử dụng cho sản xuất bê tông thì giá thành vẫn rẽ hơn so với sử dụng đá chưa qua sàng rửa sạch theo:

- Theo kết quả cấp phối Mác 250 tại Trung Tâm Kiểm Định & Tư Vấn Xây Dựng Trường Đại Học Cần Thơ khi sử dụng đá được rửa sạch sẽ tiết kiệm được 39.

125

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

165 đồng cho mỗi khối bê tông so với đá chưa được rửa sạch.- Theo kết quả cấp phối Mác 250 của Trung Tâm Kiểm Định & Quy Hoạch Xây

Dựng Sở Xây Dựng Cần Thơ khi sử dụng đá được rửa sạch bởi hệ thống thiết bị sàng rửa sẽ tiết kiệm được 56.810 đồng cho mỗi khối bê tông so với đá chưa được rửa sạch.

Nếu “sử dụng đá không đảm bảo chất lượng sẽ làm cho bê tông bị hiện tượng từ biến”, làm tốn chi phí sửa chữa thường xuyên, nếu bị rút ngắn 10% thời gian sử dụng công trình thay vì sử dụng hàng trăm năm khi sử dụng đá không đạt chất lượng là một trong những tác nhân gây hại, chỉ sử dụng vài chục năm thì đây là lãng phí rất lớn; Đá là một trong những vật liệu cốt liệu chính để cấu tạo nên một công trình nếu cả nước hàng năm xây dựng một vài trăm nghìn tỷ đồng thì việc sử dụng đá không đảm bảo chất lượng sẽ gây lãng phí một vài chục nghìn tỷ đồng, ngoài ra còn gây lãng phí các tài nguyên khác để sản xuất VLXD cho các công trình đó.

6. Lơi ích kinh tế - xa hội:“Hệ thống Thiết bị Sàng rửa, phân loại đá sạch đạt tiêu chuẩn đá xây dựng

chất lượng cao” góp phần đem lại:- Tận thu Nguồn đá bẩn sai kích cỡ được phân loại rửa sạch để có đá 1x2 phục

vụ xây dựng và góp phần tiết kiệm tài nguyên đá.- Đá xử lý sạch bởi hệ thống thiết bị sàng rửa, phân loại cho ra sản phẩm đá xây

dựng đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.- Phân kích cỡ đá để có sản phẩm 1x2 phù hợp với cấp phối bê tông và loại bỏ

những thành phần hạt quá kích cỡ, thành phần bụi bẩn và các chất có hại không phù hợp, giúp cho chất lượng bê tông ổn định và đồng đều, đảm bảo tuổi thọ.

- Giúp sản phẩm đá sau khi xử lý sạch sử dụng hợp lý hoặc không lãng phí xi măng trong cấp phối, tiết kiệm chi phí nhân công.

- Không gây ô nhiễm môi trường vì nước sau khi rửa sạch đá được qua hầm lắng lọc và xử lý nằm trong mức độ cho phép so với rửa thủ công tại công trường.

- Tăng cường độ bê tông từ 10% đến 20% (theo Giáo trình đào tạo thí nghiệm viên mục 2.4 trang 12 của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng 3).

- Khi sử dụng đá sạch là chất vô cơ góp phần cho vữa bê tông không bị mao dẫn do bụi bẩn, vón cục, óc trâu nếu trong bê tông còn bụi bẩn, tạp chất hữu cơ.

- Công trình không bị ẩm, thấm, co ngót bê tông và đặc biệt là Tăng tuổi thọ Công trình, đồng nghĩa góp phần tiết kiệm chi phí đầu tư Xây dựng cơ bản cho Nhân dân và Ngân sách nhà nước, tiết kiệm tài nguyên khác để sản xuất Vật liệu xây dựng vì nếu đảm bảo tuổi thọ tức là thay vì hàng trăm năm xây dựng một lần nhưng sử dụng đá không đảm bảo chất lượng làm giảm tuổi thọ thì phải tốn nhiều hơn trong

126

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

một thời gian nhất định.7. Khen thương: “Hệ thống thiết bị sàng rửa phân loại đá sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng

cao” được giải nhất Hội thi sáng tạo kỹ thuật Tp. Cần Thơ lần thứ VII năm 2012 – 2013.

127

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM HỆ THÔNG GIÀN TỰ HÀNH SIÊU NHẸ TẠI CÔNG TY THAN KHE CHÀM - TKV

I. GIỚI THIỆUĐơn vị chủ trì: Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam - Công ty Than Khe Chàm – TKVĐịa chỉ: Phường Mông Dương, TP. Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh Lãnh đạo đơn vị: Bùi Xuân May - Giám đốc Công ty Than Khe Chàm - TKVĐiện thoại: 033.3868.258; Fax: 033.3868.267Chủ nhiệm: ThS. Ngô Hoàng Ngân, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt NamCộng sự: KS. Nguyễn Huy Nam, KS. Lương Thanh Chung, ThS. Đỗ Hồng Nguyên,TS. Đào Hồng QuảngĐơn vị áp dụng: Lò chợ 13.1-3 Công trường Khai thác 4 Công ty Than Khe Chàm – TKV

NGÔ HOÀNG NGÂN NGUYỄN HUY NAM LƯƠNG THANH CHUNG ĐỖ HỒNG NGUYÊN ĐÀO HỒNG QUẢNG

II. NỘI DUNG:

Năm 2013 chúng tôi đã nghiên cứu đầu tư và đưa vào áp dụng công nghệ chống giữ khoảng không khai thác bằng giàn chống tự hành siêu nhẹ loại ZZ 1800/16/24 tại lò chợ 13.1-2 khu trung tâm Mỏ than Khe Chàm I

Công tác khai thác lò chợ được tiến hành như sau: Tách phá than khỏi gương lò bằng phương pháp khoan nổ mìn, chống giữ lò chợ bằng giàn tự hành loại ZZ 1800/16/24, sử dụng trạm bơm dung dịch loại BRW 200/31,5 và thùng chứa dịch XR200/16, vận tải than lò chợ băng máy cào SGZ 630/150. Đặc tính kỹ thuật của dàn tự hành và các thiết bị đồng bộ đi cùng, xem bảng 1, 2, 3, hình 1.

128

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Đặc tính kỹ thuật của dàn tự loại ZZ1800/16/24Bảng 1

TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Trị số

1 Chiều cao lớn nhất mm 24002 Chiều cao tối thiểu mm 16003 Chiều rộng dàn mm 9204 Chiều dài dàn mm 35005 Bước tiến của tấm đỡ gương mm 8006 Số cột thuỷ lực của dàn Cái 47 Tải trọng ban đầu KN 15448 Tải trọng làm việc KN 18009 Áp suất bơm MPa 31,5

10 Cường độ chống đỡ MPa 0,6711 Cường độ kháng nền MPa 1,612 Góc dốc làm việc theo hướng dốc độ £ 3013 Góc dốc làm việc theo phương độ ± 1014 Khoảng cách tâm chống giữa 2 dàn mm 100015 Trọng lượng dàn chống kg 3500

Hình 1: Dàn tự hành loại ZZ1800/16/24Đặc tính kỹ thuật của thùng chứa dung dịch XR200/16

Bảng 2TT Thông số kỹ thuật Đơn

vị Trị số1 Dung tích thùng (dung tích làm việc) lít 16002 Dung tích bộ tích năng lít 253 Trọng lượng kg 9604 Kích thước ngoài: dài x rộng x cao mm 2658 x 902 x 1215

129

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Đặc tính kỹ thuật của trạm bơm dung dịch BRW200/31,5 Bảng 3

TT Thông số kỹ thuật Đơn vị Trị số1 Áp suất định mức MPa 31,52 Lưu lượng định mức lít/phút 2003 Công suất động cơ kW 1324 Điện áp V 660/1140

5 Áp suất điều chỉnh của van an toàn khi xuất xưởng MPa 34,7 -36,8

6Áp suất điều chỉnh của van trút tải khi xuất xưởng MPa 31,5

7Van trút tải khôi phục áp suất làm việc Tương đương (75 ¸ 85)% áp suất

điều chỉnh van trút tải

8Dung dịch làm việc Dung dịch nhũ hoá (gồm nước

trung tính với 5% dầu nhũ hoá)

1. Tính mới của công trình:Dàn tự hành loại ZZ1800/16/24 là loại giàn chống CGH siêu nhẹ được áp dụng

lần đầu tiên trong khai thác than hầm lò tại Việt Nam, so với các loại giàn chồng CGH truyền thống thì giàn chống tự hành loại ZZ1800/16/24 có một số nét đổi mới như sau:

- Trọng lượng của dàn chống nhẹ hơn rất nhiều, kích thước nhỏ gọn vì thế công tác vận chuyển lắp đặt thuận tiện, khi gặp sự cố sử lý dễ dàng hơn. Cụ thể thời gian vận chuyển lắp đặt giàn chống siêu nhẹ vào lò chợ hết thời gian 10 ngày trong khi đó lắp đặt giàn chống loại cũ hết thời gian 20 ÷ 25 ngày.

- Khi áp dụng giàn chống siêu nhẹ các đường lò đào tạo diện sản xuất cho lò chợ sử dụng giàn siêu nhẹ có tiết diện bình quân nhỏ từ: 6.4 m2 ÷ 8.5 m2 trong khi áp dụng giàn chống loại cũ thì tiết diện phải đạt từ: 10.4 m2 ÷ 12.7 m2 nên công tác đào lò chuẩn bị nhanh hơn, tiết kiệm chi phí đào lò.

- Các loại phụ tùng, chi tiết vật tư có kết cấu đơn giản sẵn có hoặc có thể gia công được với công nghệ hiện tại ở trong nước vì thế khi bị hư hỏng có sẵn phụ tùng để thay thế ngay không làm gián đoạn sản xuất.

- Trọng lượng bản thân của giàn chống loại ZZ1800/16/24 là: 3500Kg vì thế ít bị nén lún khi khai thác trong điều kiện đá trụ mềm yếu, ngậm nước.

2. Khả năng áp dụng:Công trình đã được thử nghiệm thành công từ tháng 11 năm 2012 tại lò chợ 13.1-

3 khu trung tâm Mỏ than Khe Chàm IQua thực tế sử dụng cho thấy nội dung công trình có thể áp dụng rộng rãi với các

công ty khai thác than hầm lò trong Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam

130

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

3. Hiệu quả kinh tế xa hội:

- An toàn và cải thiện điều kiện lao động của công nhân:

+ Việc đưa hệ thống giàn thủy lực di động siêu nhẹ mã hiệu ZZ 1800/16/24 vào sử dụng có khả năng nâng cao mức độ an toàn cho công nhân do giàn có thể chịu được áp lực lớn (180 tấn/ giàn), không gian thao tác rộng rãi.

+ Trình tự thực hiện các bước đối với công tác khấu chống đơn giản, ít thao tác, việc di giàn, nâng giàn chống giữ sử dụng hoàn toàn bằng các cơ cấu thủy lực không mất sức lao động.

-Tiết kiệm tài nguyên, giảm tổn thất than trong quá trình khai thác.+ Chiều cao khai thác tối đa của giàn chống là 2,4 m

- Tăng năng suất lao động, sản lượng khai thác.

+ Về Sản lượng than khai thác: Qua thực tế sản xuất cho thấy sản lượng bình quân đạt được trong thời gian khai thác ổn định là 13.157T/tháng, có tháng cao nhất đạt 15.943 T. Sản lượng đạt được trong ngày có những thời điểm đạt 700 ¸ 800 T/ngày, trung bình 526 tấn/ngày. Năng suất lao động trực tiếp đạt 6,0 T/công, tính quy đổi công suất lò chợ là 157.881 tấn/năm, dự kiến khi điều kiện địa chất ổn định trình độ chuyên môn được nâng lên thì công suất lò chợ sẽ đạt được bằng thiết kế khoảng 190.000 tấn/năm

- Tiết kiệm vật tư:

+ Việc sử dụng loại hình công nghệ sử dụng giàn chống siêu nhẹ mã hiệu ZZ 1800/16/24 trong sản xuất hoàn toàn không phải sử dụng các loại vật tư như gỗ, lưới.

+ Hệ thống nâng, di chuyển thủy lực của giàn sử dụng dầu nhũ hóa là loại tuần hoàn do đó lượng dầu nhũ tương tiêu hao trong quá trình sử dụng là rất ít.

- Về mặt xã hội và bảo vệ môi trường:+ Cải thiện đời sống, nâng cao sức khỏe cho người lao động trong quá trình sử

dụng, ngoài ra với công nghệ dịch tuần hoàn không dò rỉ ra ngoài, không chảy vào người, vào tay, không ảnh hưởng đến da và môi trường làm việc, môi trường hầm lò cũng như môi trường đất, nước ngầm.

+ Xét về mặt kinh tế khi sử dụng dàn chống ZZ 1800/16/2 đã tăng năng suất lao động của công nhân khai thác ở lò chợ, giảm giá thành khai thác than.

131

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

THIẾT BỊ CẢNH BÁO VÀ KHÓA GAS TỰ ĐỘNG

I. GIỚI THIỆUĐơn vị chủ trì: CÔNG TY TNHH SX& TM HÙNG VIỆT PHÁTĐịa chỉ: 6/2 Đường số 15, P. Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí MinhĐiện thoại: 08.62838115 Fax : 08.62838232Lãnh đạo đơn vị : KS. Lê Tiến ThắngChủ nhiệm : KS. Lê Tiến ThắngĐơn vị áp dụng: Công Ty TNHH DRSAFE. 47 Lê Đức Thọ, F7, Quận Gò Vấp, TP.HCM

II. NỘI DUNG:Trên thị trường hiện có thiết bị cảnh báo gas. Được lắp ở vị trí gần bếp, thiết bị

này phát tín hiệu âm thanh khi bộ phận cảm biến của nó nhận biết có gas trong môi trường xung quanh bếp gas nhờ đó tình huống cháy nổ có thể được khống chế. Tuy nhiên, thiết bị này chỉ có chức năng cảnh báo rò rỉ gas, không xử lý để ngăn không cho gas tiếp tục thoát ra ngoài nên vẫn có nguy cơ cháy nổ nếu không có người đến xử lý kịp.

Mục đích của giải pháp là tạo ra thiết bị tự khóa gas cho bếp gas sau khi sử dụng bếp, hoặc khi phát hiện có gas rò rỉ hoặc nhiệt độ môi trường tăng 700C.

Mặt khác thiệt bị còn là một bộ sản phẩm tiện ích, hữu dụng : Có chế độ hẹn giờ nấu : giúp tiết kiệm thời gian, tiết kiệm gas và giảm tối thiểu

rủi ro cháy khét thức ăn.Hiển thị đồng hồ thời gian thực và nhiệt độ môi trường. 1. Tóm tắt nội dung của công

trình: a. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động: Cấu tạo thiết bị cảnh báo và khóa gas

tự động bao gồm :- Bộ điều khiển: Bao gồm mạch điện

tử có bộ vi xử lý được lập trình để điều

LÊ TIẾN THẮNG

132

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

khiển đóng mở van gas thông qua việc điều khiển góc quay của đông cơ servo, đồng thời kết hợp với các cảm biến dò gas và cam biến nhiệt độ, khi phát hiện ra các nguồn khí dễ gay cháy nổ như gas, metan, hơi xăng , hơi cồn,… hoặc nhiệt độ cao từ các cảm biến bộ vi xử lý sẽ điều khiển động cơ servo đóng van gas và phát tín hiệu cảnh báo.

- Van gas tự động: Bao gồm van trụ côn ( hoặc van bi) được điều khiển khóa / mở gas bằng động cơ servo. Trong van gas tự động còn có cảm biến gas, tín hiệu từ bộ cảm biến sẽ được truyền về bộ điều khiển, khi phát hiện có gas rò rỉ bộ điều khiển sẽ điều khiển động cơ servo khóa van gas lại đồng thời phát tín hiệu cảnh báo bằng còi

2. Khả năng áp dụng:Thiết bị cảnh báo & khóa gas tự động được áp dụng rộng rãi trong mỗi hộ gia

đình có dùng gas và trong các ngành công nghiệp có dùng gas, nhằm mang lại sự tiện ích và an toàn cho mọi người.

3. Hiệu quả kinh tế - xa hội:Thiết bị cảnh báo & khóa gas tự động được ứng dụng vào đời sống hàng ngày

của mỗi gia đình và trong các ngành công nghiệp có dùng gas, mang đến sự tiện ích, tiết kiện , và an toàn cho mội người, giúp bảo vệ được tài sản và tính mạng con người hạn chế tối đa các vụ cháy nổ gas.

133

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

TỜI KÉO THỦY LỰC TKTL 1500

I. GIỚI THIỆU:Đơn vị chủ trì: Điện lực Hòa Thành - Công ty Điện lực Tây Ninh.Điện thoại: 01279334407, 0966111966.Lãnh đạo đơn vị: Giám Đốc Công ty Điện lực Tây Ninh Đỗ Hiếu Lễ - Thạc sỹ kinh tế, Kỹ sư điện.Chủ nhiệm: Hồ Phước Vĩnh - Điện lực Hòa Thành.Đồng Chủ nhiệm: Đỗ Hiếu Lễ, Cao Thế Tịnh, Trần Hồng HàĐơn vị áp dụng: Tổng Công ty Điện lực Miền Nam. Số 72 Hai Bà Trưng, P. Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM

HỒ PHƯỚC VĨNH ĐỖ HIẾU LỄ CAO THẾ TỊNH TRẦN HỒNG HÀ

II. NỘI DUNG:Để sử dụng thêm công năng hệ thống thủy lực hiện có của xe nâng cẩu, ta nối

liền ngõ dự phòng với motuer thủy lực và từ motuer thủy lực này liên kết với bộ nhông, bộ nhông truyền động qua trục láp để xoay ru lô, ru lô này được lắp vào hệ thống sắt xi của xe cẩu, thực hiện công việc ra dây quấn dây điện các loại vào ra ru lô theo nhu cầu công tác. Hợp bộ các thiết bị chế tạo mới nêu trên tạo thành công trình sáng kiến Tời kéo thủy lực TKTL1500.

Đặc biệt khi thay 01 đoạn dây hiện hữu, ta chỉ cần dừng xe tại 1 vị trí thuận tiện mà xe có khả năng đến ở 1 đầu đường dây, phía đầu còn lại ta nối dây mới cần thay vào dây hiện hữu, tiến hành điều khiển hệ thống thủy lực của xe cẩu là ta thu hồi hoàn tất dây hiện hữu vào ru lô cùng thời gian với việc căng kéo hoàn chỉnh dây thay mới.III. HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA CÔNG TRÌNH:

1. Tính mới:

134

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

- Công trình sáng kiến là bước đột phá tính mới về: Giải pháp sử dụng thêm công năng hệ thống thủy lực hiện có của xe cẩu vào công tác kỹ thuật sản xuất hàng ngày tại đơn vị.

2. Tính sáng tạo:- Công trình sáng kiến là đề tài nổi bật

về ý tưởng sáng tạo cao, là đề tài đầu tư tìm kiếm giải pháp đổi mới phương pháp sản xuất, chuyển đổi phương pháp sản xuất từ sử dụng nhiều tài nguyên, nhiều nhân công sang chất xám, bằng cách chỉ điều khiển hệ thống thủy lực của xe nâng cẩu là ta ra dây hoặc quấn các loại dây điện vào ru lô theo yêu cầu công tác. Ý tưởng sáng tạo được nảy sinh ra trong quá trình lao động sản xuất tại công trường.

3. Hiệu quả:a. Hiệu quả kinh tế:- Giá trị làm lợi khi sử dụng công trình sáng kiến cho 1 xe nâng cẩu:

TT Hạng mục Tên thiết bị Thông số kỹ thuật Trị giá (VNĐ) Ghi chú

01 Mua mới: 01 Tời kéo mặt đất Shang Hai JM10T

Công suất động cơ: 30kW, tốc độ kéo: 28 m/phút 209.000.000

Thông số kỹ thuật hạng mục 1 gần tương đương hạng mục 2

02 Đầu tư theo giải pháp:

01 Tời kéo thủy lực TKTL1500

Công suất động cơ: 81,5kW, tốc độ kéo: 27m/phút 18.000.000

Giá trị làm lơi: 191.000.000

- Giá trị làm lợi khi sử dụng công trình sáng kiến trong phạm vi 01 Công ty Điện lực Tây Ninh - 1 tỉnh có 9 xe nâng cẩu là: 1.719.000.000 đồng

Hiện nay tại Công ty Điện lực Tây Ninh có 9 xe nâng cẩu do các Điện lực huyện thị quản lý sử dụng, do đó giá trị làm lợi được tính như sau:

TT Hạng mục Tên thiết bị Đơn giá (VNĐ)

Số lương (cái)

Thành tiền (VNĐ)

01 Mua mới: 01 Tời kéo mặt đất Shang Hai JM10T 209.000.000 9 1.881.000.000

02 Đầu tư theo giải pháp:

01 Tời kéo thủy lực TKTL1500 18.000.000 9 162.000.000

Giá trị làm lơi: 1.719.000.000

Hệ thống phân phối thủy lực

135

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

- Giá trị làm lợi khi sử dụng công trình sáng kiến trong phạm vi: 20 Công ty Điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Miền Nam là: 34.380.000.000 đồng

Công trình sáng kiến được công nhận cấp Tổng Công ty Điện lực Miền Nam và hiện nay Tổng Công ty có 20 Công ty Điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc áp dụng công trình sáng kiến vào công tác sản xuất của đơn vị, do đó giá trị làm lợi (TLL) được tính như sau:

TLL = 1.719.000.000 đồng/Công ty x 20 Công ty = 34.380.000.000 đồng

b. Hiệu quả kỹ thuật:

- Áp dụng công trình sáng kiến vào công tác thu hồi dây, không làm giảm chất lượng dây thu hồi, do dây thu hồi không bị ma sát mài mòn trên mặt đường.

- Cơ chế hoạt động của công trình sáng kiến không phụ thuộc vào vị trí xe dừng, chỉ điều chỉnh chiều dài dây áp lực 2AT x 3/8“ thích hợp giữa nguồn phân phối thủy lực của xe và vị trí đặt công trình là ta sử dụng được giải pháp.

- Nhóm tác giả chế tạo Tời kéo thủy lực TKTL150 theo phương pháp công trình độc lập, cần sử dụng ta liên kết công trình sáng kiến với hệ thống thủy lực của xe cẩu, không cần sử dụng ta tháo rời công trình sáng kiến đưa vào vị trí bảo quản, không làm thay đổi thông số hay kết cấu kỹ thuật ban đầu của xe nâng cẩu.

c. Hiệu quả xa hội:

Ứng dụng công trình sáng kiến vào công tác sản xuất kinh doanh tại đơn vị đã mang lại những thành tựu nhất định, đặc biệt là hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp, trước tiên công trình sáng kiến làm giảm rõ rệt sức lao động của Người lao động tại đơn vị, rút ngắn được thời gian thực hiện công tác sản xuất kinh doanh điện hay xử lý sự cố, hạn chế thời gian mất điện, cung cấp điện an toàn liên tục tăng khả năng phục vụ khách hàng nâng cao uy tín và thương hiệu ngành điện. Bên cạnh đó công trình sáng kiến phần nào giải quyết được vấn đề về chi phí đầu tư trang bị mới thiết bị phục vụ công tác sản xuất theo định hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển đổi kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu… theo nghị quyết Đại hội XI của Đảng.

Láp lục giác - 38x1300mm

136

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

d. Khả năng áp dụng:

- Công trình sáng kiến được sử dụng cho các xe nâng cẩu ở tất cả địa hình. Công trình sáng kiến rất dễ chế tạo do vật liệu có sẵn trong nước, dễ sử dụng vì thực hiện theo hướng dẫn điều khiển của xe cẩu có sẵn, chức năng công trình sáng kiến thay thế được hoàn toàn Tời kéo mặt đất Shang Hai JM10T của Trung Quốc.

IV. KHEN THƯỞNG CHO CÔNG TRÌNH:

Với hiệu quả và đóng góp của công trình sáng kiến vào công tác sản xuất, công trình sáng kiến đã nhận được các danh hiệu và khen thưởng như sau:

1. Cấp Tỉnh:

- Đoạt giải ba Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh Tây Ninh lần thứ 8 (năm 2012 - 2013)

- Được tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh và thưởng 7 triệu đồng.

2. Cấp Tỉnh - trong ngành điện:

- Được công nhận là sáng kiến cấp Công ty Điện lực Tây Ninh theo quyết định số 0374/QĐ-PCTN ngày 03/11/2012, quyết định của Giám Đốc Công ty Điện lực Tây Ninh.

- Được tặng giấy chứng nhận và thưởng 5 triệu đồng.

3. Cấp Miền - trong ngành điện:

- Được công nhận là sáng kiến cấp Tổng Công ty Điện lực Miền Nam theo quyết định số 142/QĐ-EVN SPC của Tổng Giám Đốc Tổng Công ty Điện lực Miền Nam ngày 25.01.2013

- Được tặng giấy chứng nhận và thưởng 12 triệu đồng.

4. Cấp quốc gia:

- Đoạt giải khuyến khích Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 12 -năm 2013

- Được tặng bằng khen của Bộ trưởng bộ khoa học công nghệ và thưởng 7 triệu đồng.

Tời kéo thủy lực TKTL1500 tại công trường

137

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

5. Giá thành lắp đặt Tời kéo thủy lực TKTL1500:

TT Tên vật tư - quy cáchĐơn

vị tính

Đơn giá (đồng VN)

số lương

Thành tiền (đồng VN)

Ghi chú

01 Phân phối + Trơi (động cơ thủy lực) Bộ 9.500.000 1 9.500.000 02 Ổ bạc đạn 6312 cái 1.000.000 4 4.000.000 03 Nhông 20x400mm + Sên 12mm Bộ 3.000.000 1 3.000.000 04 Dây áp lực 2AT x 3/8” mét 150.000 10 1.500.000

05 Láp lục giác - 38x1300mm cái 1.000.000 1 Tận dụng vật tư có sẳn

06 Mâm ép 10x400mm cái 500.000 2 - nt -07 Đồng hồ áp lực cái 250.000 1 - nt -08 Khớp nối nhanh dây áp lực cái 250.000 3 - nt -09 Nhân công thực hiện - Điện lực Công - 4 -

Tổng cộng: 18.000.000 (Bằng chữ: Mười tám triệu đồng.)

138

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

SẢN PHẨM HỆ THÔNG CHẾ BIẾN CÀ PHÊ ƯỚT NÔNG HỘI. GIỚI THIỆU:

Đơn vị chủ trì: Công ty TNHH Cơ khí Viết Hiền

Địa chỉ: 167 Hùng Vương – TP. Buôn Ma thuột – Tỉnh Đắk Lắk

Điện thoại: 05003 857559 - 3865710 - 0913437844website: www.viethien.vn

Lãnh đạo đơn vị: Lê Viết Hiền

Chủ nhiệm: Lê Viết Hiền

Cộng sự: Lê Viết Vinh

LÊ VIẾT HIỀN LÊ VIẾT VINH

II. NỘI DUNG:

Công ty TNHH Cơ khí VIẾT HIỀN được khai sinh và trưởng thành trên chính vùng đất Tây Nguyên, nơi góp phần tạo nên tên tuổi cà phê Việt Nam. Công ty Viết Hiền chuyên về thiết kế, chế tạo các thiết bị, máy móc phục vụ cho ngành chế biến cà phê từ sau thu hoạch của Nông Dân cho đến dây chuyền chế biến cà phê nhân xuất khẩu ở mọi quy mô với những giải pháp hữu hiệu và tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay.

Trong quá trình hình thành và phát triển, công ty đã liên tục cải tiến công nghệ chế tạo thiết bị, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 trong quy trình sản xuất và kinh doanh. Công ty đã nghiên cứu, chế tạo thành công thiết bị sơ chế nông sản phù hợp với điều kiện sản xuất của nông dân góp phần tháo gỡ về giải pháp công nghệ sơ chế giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản mà Nhà nước và các Bộ, Ngành đang quan tâm.

Nông dân trồng cà phê có thể chọn một trong hai phương pháp chế biến sau:

139

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

a. Phương pháp thứ nhất: Chế biến khô sử dụng máy sấy cà phê nguyên quả tươi dạng trống

Vấn đề sấy nguyên cả quả đối với máy sấy trống rất đơn giản. chỉ cần đổ cà phê nguyên quả tươi vào trống, sau đó đốt lò rồi cho chạy máy sấy, thời gian sấy được rút ngắn hơn rất nhiều, chỉ bằng nửa thời gian so với sấy tĩnh và chất lượng rất đồng đều do sự tự đảo lăn tròn trong sấy trống.

Hiện nay, Công ty Viết Hiền đang phát triển nhiều loại máy sấy trống có công suất khác nhau là loại: 500kg, 2,7 tấn, 3,7 tấn và loại dành cho các nhà chế biến lớn 10-12 tấn cà phê/mẻ tuỳ theo nhu cầu của khách hàng.

Máy sấy trống có một số ưu điểm

- Sấy không cần người đảo, tiết kiệm được công lao động

- Dùng nguyên liệu đốt bằng vỏ cà phê, trấu, củi ép…

- Sấy được cà phê quả, cà phê thóc, cà phê nhân và các nông sản dạng hạt khác như: tiêu, bắp đậu (đỗ)...

- Chất lượng sấy rất đều, không phụ thuộc vào tay nghề đảo của công nhân

b. Phương pháp thứ hai: Chế biến cà phê thóc ướt quy mô nông hộ, cụm hộ

Đối với những Nông dân trồng cà phê có đủ điều kiện chế biến ướt để có chất lượng cao, bán được giá cao hơn hoặc nông dân trồng cà phê Arabica thường quan tâm đến chế biến ướt. Chúng tôi xin giới thiệu thiết bị, công nghệ và quy trình chế biến ướt phù hợp với qui mô nông hộ, cụm hộ đã được áp dụng từ mùa vụ 2010 đến nay Máy chế biến ướt – nông hộ

Máy sấy trống

140

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

1. Làm sạch và phân loại.

Làm sạch và phân loại là qui trình đầu tiên không thể thiếu trong quá trình chế biến. Theo qui trình làm sạch thì cà phê hái từ vườn về sẽ được phân loại riêng rẽ quả tốt và cành lá, đất đá, chất bẩn khác lẫn vào.

2. Máy xay dập loại quả xanh:

Dùng để chỉ xay quả chín và tách quả xanh riêng để chế biến khô không đi vào quá trình chế biến ướt.

3. Máy xay quả thịt

Chức năng của máy xay quả thịt là tách vỏ thịt ra khỏi hạt. Loại máy trước đây thì làm nát cả vỏ như huyền phù và xả ra cùng với nước, vì thế mà gây tổn hại đến môi trường nhiều hơn. Dòng nước sử dụng cho máy khi xả ra kèm theo huyền phù làm bít các mao mạch của giếng. Trong khi loại máy hiện nay chỉ tách vỏ thịt ra khỏi hạt để có hạt cà phê thóc ướt (còn gọi là cà phê lụa).

Hiện nay, do công nghệ tách vỏ quả đã được cải tiến, vỏ cà phê ướt xay ra không bị nát mà còn lại gần như nguyên vẹn, cho nên hạn chế gây tổn hại đến môi trường mà ngược lại nhà chế biến có thể dùng vỏ cà phê ướt để chế biến thành phân vi sinh nhiều bà con Nông dân đã cho biết rất tốt đối với cây trồng.

Hiện nay, thiết bị chế biến nông sản quy mô nông hộ, cum hộ của Công ty Viết Hiền đã được Nông dân sử dụng rộng rãi trên cả nước đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên vùng trọng điểm cà phê của Việt Nam. Vừa qua công ty đã đưa 2 sản phẩn này tham dự Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV và đã đạt giải cao: Sản phẩm hệ thống chê biến cà phê ướt nông hộ đạt giải nhất; sản phẩm chế biến khô sử dụng máy sấy cà phê nguyên quả tươi dạng trống đạt giải 3.

Máy móc thiết bị do công ty TNHH cơ khí Viết Hiền sản xuất đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công bố đợt IV năm 2011, danh sách các tổ chức, cá nhân sản xuất máy móc, thiết bị giảm tổn thất sau thu hoạch được hưởng chính sách theo Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg và nay được thay bằng QĐ 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng chính phủ nhằm hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản. ..theo đó, nông dân được vay tại các ngân

Máy rửa và phân loại cà phê

141

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

hàng thương mại với mức tiền vay tối đa để mua máy móc, thiết bị bằng 100% giá trị hàng hóa. Các khoản vay sẽ được hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay trong 2 năm đầu, 50% trong năm thứ ba.

142

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

CHẾ TẠO THỬ NGHIỆM Ô TÔ HYBRID TRÊN CƠ SỞ HOÁN CẢI MỘT SÔ MẪU XE THƯỜNG DÙNG Ở VIỆT NAM

I. GIỚI THIỆUĐơn vị chủ trì: Trường Đại học Công nghệ GTVTĐịa chỉ: Đồng Tâm – Vĩnh yên –Vĩnh PhúcCơ sở 2: 54 Triều Khúc - Thanh Xuân – HNĐiện thoại: 04.3.8546906Lãnh đạo đơn vị: TS. Đỗ Ngọc Viện – Hiệu trưởngChủ nhiệm: TS. Vũ Ngọc Khiêm Cộng sự: PGS.TS Nguyễn Hoàng Vũ, ThS. Nguyễn Văn TuânII. NỘI DUNG

Công nghệ Hybrid là một giải pháp được coi là thành công trong cuộc chiến chống ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu hiện nay. Các xe Hybrid đã được chế tạo và được đưa vào sử dụng khá phổ biến tại các nước phát triển như Nhật Bản, Mỹ và Châu Âu... Tuy nhiên xe Hybrid chưa được sử dụng nhiều ở các thành phố lớn của Việt Nam vì giá thành của những xe này rất cao, chưa phù hợp với đa số người tiêu dùng.

Trong nước cũng đã có một số công trình nghiên cứu về công nghệ Hybrid cho xe hơi, tuy nhiên các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào nghiên cứu lý thuyết, chưa có công trình nào thực nghiệm trên xe ô tô du lịch. Việc nghiên cứu chế tạo có thể khả thi khi kết hợp được những kinh nghiệm nghiên cứu trong nước và học tập kinh nghiệm, công nghệ của nước ngoài.

Mục tiêu của giải pháp là thiết kế chế tạo thử nghiệm ôtô Hybrid xăng - điện trên cơ sở hoán cải mẫu xe Dawoo Matiz 2008 đang được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Các nội dung thực hiện cụ thể gồm: thiết kế hoán cải tổng thể hệ thống truyền động; thiết kế chế tạo bộ phối hợp công suất; khớp nối, hộp giảm tốc; tính toán lựa chọn động cơ điện, máy phát, ắc quy…; thiết kế chế tạo bộ phối hợp đặc tính động cơ điện và động cơ xăng.

Xe hybrid xăng - điện đã được lắp ráp hoàn thiện và được chạy thử nghiệm trên đường bước đầu đảm bảo độ tin cậy và phát huy ưu điểm về tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường, đặc biệt phù hợp với các phương tiện thường xuyên phải làm việc trong thành phố do khai thác hợp lý các chế độ làm việc của động cơ xăng và động cơ điện. Ưu điểm của giải pháp hoán cải xe Matiz thành xe Hybrid xăng - điện là:

TS. VŨ NGỌC KHIÊM

143

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

- Phát huy tính năng ưu việt khi sử dụng trong thành phố: Khi dừng đỗ, động cơ xăng không hoạt động nên không tiêu tốn nhiên liệu và không phát thải khí ô nhiễm. Khi xe vận hành với vận tốc thấp (ví dụ nhỏ hơn 30 km/h), chỉ cần một mình động cơ điện hoạt động sẽ không phát thải khí ô nhiễm đồng thời hiệu quả hơn về tiêu thụ năng lượng (vì nếu động cơ xăng hoạt động ở vùng này sẽ rất tiêu tốn nhiên liệu). Khi hoạt động trên đường cao tốc hoặc khi ô tô có nhu cầu nạp điện cho ắc quy, động cơ xăng sẽ hoạt động ở vùng làm việc mà ở đó lượng tiêu thụ nhiên liệu là nhỏ đồng thời giảm thiểu ô nhiễm do khí xả thải ra môi trường.

- Không làm ảnh hưởng đến quá trình thao tác bình thường khi lái xe (cắt côn, sang số, tăng giảm tốc…) do bộ phối hợp công suất được bố trí đặt phía trước ly hợp và hộp số. Hiệu suất truyền động của bộ phối hợp công suất đạt khoảng 83%.

Với những ưu điểm trên, việc hoàn thiện và nhân rộng mô hình chế tạo xe Hybrid trên cơ sở hoán cải các mẫu xe đang được sử dụng phổ biến ở Việt Nam sẽ góp phần quan trọng trong nhiệm vụ giảm phát thải ô nhiễm do các phương tiện cơ giới đường bộ gây ra ở Việt Nam và chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

Giải pháp đã được Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ IV (2012-2013) đánh giá và xếp giải “Nhất”.

LẮP RÁP ĐỘNG CƠ XE MATIZ - HYBRID

144

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

MÁY RUÔI SẮN TS-08

I. GIỚI THIỆU:Chủ nhiệm: Ông Hà Kim TớiĐịa chỉ: Khu 8, xã Võ Lao, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú ThọĐiện thoại: 0962952868

II. NỘI DUNG:1. Giới thiệu về giải pháp:Việc chế biến củ sắn tươi là một công việc quan trọng sau khi thu hoạch đối

với người trồng sắn, đồng thời đây cũng là công việc nặng nhọc và mất nhiều thời gian song lại được ít các tổ chức và cá nhân quan tâm nghiên cứu cơ giới hóa khâu sơ chế sắn tươi. Ngoại trừ các nhà máy chế biến tinh bột sắn thực hiện chế biến sắn tươi theo quy trình công nghệ khép kín quy mô công nghiệp, trong một thời gian dài người dân trồng sắn phải sơ chế sắn theo cách thủ công rất vất vả. Là một người nông dân trực tiếp trồng, chế biến sắn củ tươi và có sự đam mê đối với lĩnh vực cơ khí, trong hàng chục năm qua bản thân tác giả đã không ngừng học hỏi và tìm tòi để tạo ra những dụng cụ, thiết bị để ruôi (nạo) sắn vừa để giúp cho công việc ruôi sắn của gia đình, người dân trồng sắn đỡ vất vả, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp. Trải qua quá trình tự nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi các kỹ năng về cơ khí và với sự kiên trì tác giả đã thiết kế nên những dụng cụ, thiết bị nạo sắn củ tươi từ thủ công đến bán tự động chạy bằng động cơ điện và xăng như hiện nay. Quá trình chế tạo gặp không ít những khó khăn, có thời điểm tưởng chừng phải bỏ dở, nhưng với niềm say mê và sự kiên nhẫn đến nay thiết bị máy ruôi sắn bán tự động chạy bằng động cơ TS-08 đã được hoàn chỉnh và được người dân các vùng trồng sắn sử dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả rất lớn về kinh tế, xã hội.

2. Tóm tắt nội dung của giải pháp:2.1. Tính toán thiết kế, các thông số máy ruôi sắn sử dụng động cơ.- Loại máy ruôi: Bán tự động sử dụng động cơ điện hoặc động cơ xăng, kiểu

quay tròn theo chiều ngang làm việc liên tục.- Gọn nhẹ, dễ dàng vận hành, lắp đặt.- Năng suất ruôi: 600 - 700 kg sắn củ tươi/giờ. - Tách được vỏ gỗ và các phần còn lại của củ khi ruôi.

HÀ KIM TỚI

145

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

- Sợi sắn ruôi đều hơn so với ruôi thủ công. 2.2. Chế tạo chi tiết các thiết bị.- Khung giá đỡ.- Phễu cấp liệu.- Đĩa lưỡi.- Ổ trục.- Phần bảo vệ.2.3. Lắp đặt, vận hành, thử nghiệm và đánh

giá tính năng, hiệu quả làm việc của thiết bị tại cơ sở.

- Kiểm tra và cho chạy thử không tải, chạy có tải.- Kiểm tra về độ an toàn cho người vận hành máy.- Kiểm tra về độ an toàn cho thiết bị: Trong quá trình vận hành máy có tải có bị

rung, lắc, xê dịch quá mức hay không.- Kiểm tra tính phù hợp về quy mô sản xuất của người trồng sắn:- Tiến hành điều chỉnh các bộ truyền, xiết lại bu lông…- Hoàn thiện, sơn trang trí 1 số bộ phận.- Lưu kho.- Vận chuyển đến các đại lý, cơ sở tiêu thụ ở trong và ngoài tỉnh.3. Tính mới và tính sáng tạo của giải pháp:- Máy ruôi sắn TS-08 là thiết bị cơ khí chưa từng được chế tạo ở Việt Nam, lần

đầu tiên được áp dụng tại tỉnh Phú Thọ và Việt Nam. Qua quá trình thực tế sử dụng cho thấy máy có các tính năng ưu việt hơn rất nhiều so với các dụng cụ thủ công và bán thủ công như bàn nạo tay và máy nạo sắn quay tay cả về năng suất ruôi, chất lượng sắn sau ruôi. Đặc biệt là máy đã tách được vỏ gỗ riêng với các phần hữu ích còn lại của củ và củ được ruôi triệt để.

- Giải pháp áp dụng các nguyên tắc chế tạo cơ khí, truyền động đơn giản trong quá trình sản xuất, lắp đặt, vận hành.

- Thao tác vận hành thiết bị đơn giản, an toàn.- Thiết bị gọn, nhẹ, dễ di chuyển, lắp đặt kể cả ngay tại các nương đồi sắn.- Trong quá trình vận hành máy chạy ổn định, ít hỏng hóc và không gây ồn lớn,

các chi tiết bị hỏng có thể dễ dàng tháo lắp, thay thế với giá thấp.- Dễ dàng tháo lắp, thay đổi công năng sử dụng của động cơ máy ruôi sắn TS-08.

Máy ruôi sắn TS-08

146

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Cụ thể: Khi hết mùa sơ chế sắn củ có thể tháo sử dụng động cơ lắp vào các thiết bị khác để sử dụng như máy bơm nước (cả động cơ xăng và động cơ điện), máy đốn cành chè (loại máy ruôi sử dụng động cơ xăng).

- Thiết bị được sản xuất hàng loạt theo quy mô công nghiệp.

4. Khả năng áp dụng: - Giải pháp đã được người dân áp

dụng rộng rãi ở các vùng trồng sắn ở miền Bắc và miền Trung, kể cả vùng không có điện thì sử dụng máy ruôi sắn bằng động cơ xăng. Có thể di chuyển máy đến tận nương đồi sắn để tiến hành ruôi nạo.

- Giá thành chế tạo sản phẩm tương đối thấp, giá bán hiện nay tại cơ sở là 1.000.000 đồng/thiết bị hoàn chỉnh.

- Máy chạy ổn định, không ồn, sửa chữa đơn giản, thuận tiện (cơ sở sản xuất cả máy hoàn chỉnh và một số phụ tùng riêng để thay thế hoặc theo yêu cầu của khách hàng như đĩa lưỡi...).

- Thiết bị được chế tạo và sản xuất hàng loạt tại cơ sở ở khu 8, xã Võ Lao, huyện Thanh Ba, đồng thời đã chuyển giao công nghệ sản xuất cho 2 cơ sở tại huyện Thanh Ba sản xuất hàng vạn sản phẩm/năm cung cấp rộng rãi cho người trồng sắn trong cả nước sử dụng rất hiệu quả như: Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Hòa Bình, Lai Châu, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Cao Bằng, Thái Nguyên, Hà Giang, Bắc Giang, Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi...

- Tất cả các cơ sở cơ khí đều có thể chế tạo được nếu có nhu cầu chuyển giao công nghệ sản xuất.

5. Hiệu quả kinh tế, xa hội của giải pháp:- Chất lượng sợi sắn sau ruôi cao hơn, giá sắn ruôi phơi khô bán được giá hơn so

với nạo bằng thủ công từ 5 - 10 %.- Máy tiêu hao điện năng và xăng thấp (đối với máy sử dụng động cơ xăng). Góp

phần thúc đẩy cơ giới hóa khâu sơ chế sắn củ tươi tại các hộ gia đình trồng sắn.- Tạo việc làm cho hàng chục lao động tại địa phương có thu nhập ổn định.

Riêng tại cơ sở đã có 12 lao động làm việc thường xuyên với mức thu nhập trên 3.000.000 đồng/tháng.

- Giúp giải phóng sức lao động cho người nông dân, nâng cao hiệu quả trồng và

Máy ruôi sắn TS-08 sau khi đượclắp đặt và vận hành thử nghiệm

147

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

sơ chế sắn.- Thúc đẩy ngành cơ khí chế biến sau thu hoạch tại các địa phương, đặc biệt là

đối với cây sắn ở quy mô sản xuất nhỏ.- Máy ruôi sắn TS-08 có độ vận hành an toàn cao, tiết kiệm sức lao động, đảm

bảo sức khỏe và độ an toàn cho người vận hành.- Trong quá trình sản xuất máy ruôi sắn TS-08 không có các chất thải lỏng, khí,

rắn nên không gây ô nhiễm môi trường. Quá trình vận hành máy cũng không gây ô nhiễm môi trường (trừ loại sử dụng động cơ xăng).

6. Bằng sáng chế và khen thương:Đạt giải nhì Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh năm 2012-2013.

148

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

THÁO, LẮP VÀ VẬN CHUYỂN KHUNG CỤMTỜI CẨU FAVELLE-FAVCO S/N: 1049 – GIÀN PPD-30.000

I. GIỚI THIỆU:Đơn vị chủ trì: Xưởng Sửa Chữa Thiết Bị Chuyên Dùng - CCDVSX - Xí Nghiệp Khai Thác Dầu Khí - Liên doanh Việt-Nga VietsovpetroĐịa chỉ: 17 Lê Quang Định P.Thắng Nhất Tp. Vũng TàuĐiện thoại: 064-839871; DĐ:0983759678 Fax: 3096 E-mail: [email protected]ãnh đạo: Trần Văn Thường, Giám đốc Xí Nghiệp Khai Thác Dầu Khí - Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro.Chủ nhiệm: KS. Lê Tuấn MinhCộng sự: KS. Lê Văn ThoaĐơn vị áp dụng: Giàn PPD30.000 - CTK3 Xí Nghiệp Khai Thác Dầu Khí - Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro.

LÊ TUẤN MINH LÊ VĂN THOA

II. NỘI DUNG:1. Mô tả công trình:- Do đặc thù công việc sản xuất chủ yếu trên các giàn, tàu khoan-khai thác…

(gọi chung là Công Trình Biển) của Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro.- Để phục vụ cho sự hoạt động của các CT Biển người ta lắp đặt trên hai mạn

01 hoặc 02 cẩu.- Toàn bộ các hang hóa, vật tư, nhu yếu phẩm sinh hoạt … đều được chuyển

bằng các cẩu lắp trên CT Biển. Trong trường hợp các vật tư hang hóa… nằm ngoài phạm vi hoạt đông của cẩu sẽ phải sử dụng đến các tàu cẩu.

- Sau sự cố, cẩu Favell Favco 8/10K; S/N: 1049 bị hư hỏng nặng & không thể

149

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

hoạt động được.- Để khắc phục hậu quả sự cố cẩu, phòng Cơ Khí Năng Lượng – XNKTDK lập

nhiệm vụ sản xuất yêu cầu X.SCTBCD tháo khung cụm tời và các chi tiết bị hỏng chuyển về bờ để sửa chữa.

- Kích thước khung cụm tang tời cồng kềnh (LxWxH: 2320 x 1150 x 2282)m và trọng lượng khoảng 2.4 tấn.

- Vị trí lắp đặt của 02 cẩu trên PPD-30.000 (tầm với lớn nhất của cẩu Module-4 cách cụm khung tời của cẩu Module-3 khoảng 8,5m), do có rất nhiều đường ống công nghệ và các thiết bị được lắp phía bên dưới trụ cẩu, nên không thể hạ và di chuyển khung cụm tời tới vị trí cẩu Module 4 có thể cẩu được.

- Do vậy việc tháo, lắp khung cụm tang tời phải sử dụng phương tiện tàu cẩu

hai lần khi tháo ra và lắp lại nếu không có giải pháp đưa ra.2. Nội dung công trình:- Tận dụng 02 đoạn cần (đoạn số I & II tính từ đuôi cần) của cẩu Module-3

không bị biến dạng khi cẩu sự cố, chuyển các đoạn cần này về bờ, gia cố và chế tạo 2 đường trượt bằng thép góc 100x100x10 trên đoạn I của thanh cần.

- Chế tạo 01 tấm Tole kích thước (LxW: 2600x1150) dày 20mm, liên kết với phần đáy, mục đích dời thấp trọng tâm toàn bộ khung cụm tời.

- Chế tạo khung chống nghiêng kết hợp cùng với cáp thép f16 để liên kết với khung cụm tời, đảm bảo không bị nghiêng, lật trong quá trình di chuyển.

Cẩu Module- 3

150

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

- Sử dụng các palăng xích 10 tấn hỗ trợ treo thanh cần, nhằm làm giảm lực tác dụng lên giá đỡ cần.

- Sử dụng 04 palăng xích loại 3T để kéo trượt tịnh tiến khung cụm tang tời đến vị trí cẩu Module-4 nhấc được.

- Sử dụng cẩu Module-4 nhấc khung cụm tời hỏng xuống sàn chuyển về bờ để sửa chữa.

3. Đánh giá công trình:a. Tính mới và tính sáng tạo: - Điểm mới: Phát huy tinh thần đoàn kết tập thể, làm việc theo nhóm, đẩy mạnh

công tác phát huy sáng kiến, phát huy nội lực dám nghĩ dám làm của CBCNV trong đơn vị.

- Điểm sáng tạo: Vận dụng sáng tạo phương pháp vận chuyển tải (load out) vào điều kiện thực tế là tạo triền trượt trên khung cần của cẩu để vận chuyển hàng cồng kềnh trên cao.

b. Khả năng áp dụng:Có thể áp dụng cho các lần thay thế, sửa chữa khung cụm tời hoặc di chuyển các

kết cấu cồng kềnh tương tự trong quá trình sản xuất trên các công trình biển của Liên Doanh Việt-Nga nói riêng và các công trình biển trên lãnh thổ Việt Nam nói chung.

c. Hiệu quả:- Kỹ thuật:- Khi thực hiện bằng tàu cẩu, biên độ giao động của mã hàng khi cẩu để tháo,

lắp sẽ rất lớn (phụ thuộc vào sóng, gió, cẩu, người vận hành cẩu, người ra tín hiệu, người nhận tín hiệu, khoảng cách…); đội cẩu, người điều khiển, đội lắp đặt ở cách xa nhau, tầm nhìn hạn chế, tín hiệu nhận được chậm, vị trí đặt khung cụm tời trên cao (cách sàn cao nhất trên giàn 12m, cách mặt nước biển = 55m) nên sẽ rất khó khi sử dụng tàu cẩu …

- Tất cả những khó khăn này đều được loại bỏ hoàn toàn, được khắc phục hay hạn chế đến mức tối thiểu khả năng có thể xảy ra khi sử dụng phương án đã đề xuất.

- Kinh tế: - Tổng chi phí cho việc thực hiện công việc này nếu dùng tàu cẩu là 290,000.00USD.

Tàu cẩu được sử dụng 02 ngày (01 ngày tháo và 01 ngày lắp). Đơn giá tính cho 1 ngày làm việc trên biển của tàu cẩu là: 145,000.00 USD

- Chi phí thực tế toàn bộ cho việc tháo lắp khung cụm tời áp dụng phương án như đã nêu trên của chúng tôi là 9,095.9 USD.

- Tổng số tiền tiết kiệm được khi áp dụng phương án cải tiến kỹ thuật để thực hiện công việc này là 280,904.1 USD (Hai trăm tám mươi ngàn chín trăm lẻ bốn đô một xen).

151

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

- Tiết kiệm về thời gian: Thời gian thực tế thực hiện 07 ngày trên bờ và 08 ngày ngoài biển. Rút ngắn được 1,5 tháng sửa chữa so với phương án dùng tàu cẩu.

- Xã hội:- Nâng cao tinh thần làm việc, khả năng sáng tạo trong lao động sản xuất …d. Mức độ triển khai: - Giải pháp đã được áp dụng thành công tại giàn PPD30.000-CTK3.e. Kết luận:- Chúng tôi đã tận dụng các thiết bị cũ, vật tư hiện có của đơn vị để “THÁO,

LẮP VÀ VẬN CHUYỂN KHUNG CỤM TỜI CẨU FAVELLE - FAVCO S/N: 1049 - GIÀN PPD-30.000” mà không sử dụng phương tiện tàu cẩu.

- Tiết kiệm thời gian và chi phí thực hiện thấp.

152

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY LẮP RÁP TỰ ĐỘNG HEADBASE WH - PP

I. GIỚI THIỆU:Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Lạc HồngĐịa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Biên Hòa, Đồng NaiĐiện thoại: 0613. 952.138Lãnh đạo đơn vị: NGND.TS. Đỗ Hữu TàiChủ nhiệm: Phạm Văn ToảnĐồng chủ nhiệm: Bùi Ngọc Đức, Hoàng Văn Tới, Nguyễn Văn TrungĐơn vị áp dụng: Công Ty Plus Việt Nam

PHẠM VĂN TOẢN BÙI NGỌC ĐỨC HOÀNG VĂN TỚI NGUYỄN VĂN TRUNG

II. NỘI DUNG:1. Giới thiệu chung về giải pháp :a. Thực trạng tại Doanh nghiệp:Trong quy trình sản xuất sản phẩm „whiper push-pull“ của công ty TNHH Plus

Việt Nam, cụ thể là công đoạn lắp ráp chi tiết Head Base Whiper Push-Pull đang tồn tại một số nhược điểm làm giảm chất lượng sản phẩm và chi phí sản xuất cao. Đây là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của công ty TNHH Plus Việt Nam nói chung. Nắm bắt được nhu cầu thực tiễn đó, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài: “Thiết kế và chế tạo máy lắp ráp tự động head base wh -pp ” để nghiên cứu chế tạo đưa vào quy trình sản xuất.

b. Tồn tại:Để cấu thành nên sản phẩm Whiper Push-Pull cần trải qua nhiều công đoạn,

trong đó lắp ráp Head Base Push-Pull là công đoạn giữ vai trò cơ bản và rất quan trọng, đặc biệt chiếm một số lượng lớn nhân công tham gia sản xuất.

153

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Hình 1: Công nhân đang tham gia sản xuất

Công đoạn lắp ráp Head Base Push-Pull bằng phương pháp thủ công đang tồn tại một số nhược điểm cần phải giải quyết: thứ nhất, việc lắp ráp bằng tay có thể xảy ra nhiều sai sót làm giảm chất lượng sản phẩm do trong quá trình lắp ráp người công nhân không hoàn toàn tập trung, vấn đề sức khỏe không tốt nên làm mất lòng tin của người tiêu dùng vào thương hiệu; thứ hai, với số lượng đơn đặt hàng ngày càng tăng cao của sản phẩm Whiper Push-Pull thì việc sản xuất thủ công không thể đáp ứng được yêu cầu về thời gian;

c. Giải pháp:Từ mục đích của giải pháp và qua tìm hiểu thực tế tại công ty nhóm đã lựa chọn

phương án thiết kế phù hợp với chi tiết Head Base Push-Pull và đưa ra bản vẽ tổng thể của máy.

d. Các vấn đề mà giải pháp dự thi đa giải quyết:- Lựa chọn kết cấu máy hợp lý trên cơ sở thích hợp, lựa chọn các phương

pháp lắp ráp, cấp phôi tự động:+ Hệ thống hoạt động tự động hoàn

toàn+ Thời gian lắp ráp chi tiết giảm tối

đa từ 16.5s xuống còn 6-7s/1 sản phẩm.+ Chất lượng sản phẩm được đảm

bảo.+ Đảm bảo tính linh hoạt trong sản

xuất.+ Đơn giản hoá hệ thống để giảm chi

phí chế tạo hay chi phí lắp đặt, chi phí đầu tư của nhà sản xuất cũng như chí phí vận hành sử dụng sau này.

+ Dễ vận hành sửa chửa và bảo trì Hình 2: Tổng quan máy lắp ráp

Head Base Push-Pull

154

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

+ Ứng dụng tự động hoá vào hệ thống, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, thay thế lao động thủ công bằng máy móc hiện đại, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất của sản phẩm

- Nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tỉ lệ lỗi xuống còn 0,01%

2. Khả năng áp dụng:- Máy đã được thiết kế và chế tạo thành,

qua quá trình vận hành chạy thử nghiệm sản phẩm đã đạt được các thông số yêu cầu của công ty đề ra và đã được chuyển giao cho công ty TNHH Plus Việt Nam (100% vốn Nhật Bản).

3. Hiệu quả kỹ thuật: - Tỷ lệ sản phẩm lỗi 0.01%. - Đảm bảo an toàn với môi trường, dễ vận hành sử dụng cũng như bảo dưỡng.4. Hiệu quả kinh tế:- Nếu so với lắp ráp thủ công thời gian lắp ráp từ 16.5s xuống 6 s/ sản phẩm, gần gấp

3 lần so với sản xuất thủ công. - Giảm 4 nhân công lắp ráp bằng tay/2 ca xuống còn 1 máy và 1 công nhân coi máy. Bảng tính hiệu quả của máy lắp ráp “Head WH-PP”- Hàng năm tiết kiệm cho công ty hơn 120 triệu đồng.5. Hiệu quả xa hội:- Cải thiện điều kiện làm việc, giảm cường độ lao động chân tay; hạn chế người

công tiếp xúc trực tiệp với các hóa chất độc hại.- Tạo ra sản phẩm có giá thành hạ, chất lượng bảo đảm, kích thích tiêu dùng. Hạn

chế lượng ngoại tệ để nhập khẩu máy móc, thúc đẩy ngành sản xuất cơ khí hiện còn đang trì trệ phát triển hội nhập với ngành sản xuất cơ khí trong khu vực.

Hình 3: Máy được chế tạo thành côngvà ứng dụng tại công ty Plus Việt Nam

155

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

MÁY ÉP BẠC CÂY (BẠC GỖ) SIÊU TÔC

I. GIỚI THIỆU:Địa chỉ: Khóm 8, Thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, tỉnh Cà MauĐiện thoại: 0983757240Chủ nhiệm: Ông Văn Khén

II. NỘI DUNG:1. Giới thiệu về công trình:Cà Mau là vùng đất có hệ thống sông ngòi chằng chịt, phương tiện đi lại, chuyên

chở hàng hóa chủ yếu là bằng ghe, xuồng…sử dụng động cơ máy nổ; sông ngòi đa phần là nước mặn, không sử dụng được các loại bạc đạn (ổ bi) mà dùng bạc gỗ, vì vậy các loại máy nổ thường xuyên bị hỏng bạc gỗ. Xưa nay nghề đóng bạc gỗ chỉ làm bằng tay, tốn nhiều công sức ảnh hưởng đến sức khỏe và mất nhiều thời gian. Tôi nghĩ tại sao mình không làm một máy ép bạc gỗ để giúp bà con sửa chữa thay bạc gỗ nhanh chóng, giảm bớt sức. Tôi miệt mài tìm tòi, nghiên cứu, sau nhiều năm tôi chế tạo thành công “Máy ép bạc cây (bạc gỗ) siêu tốc” đóng bạc gỗ trong vòng 10 – 15 phút.

2. Tóm tắt nội dung công trình:a. Mô tả cấu tạo chủ yếu1. Động cơ điện 1 pha, 2HP, số vòng

quay 1450 vòng / phút2, 3, 18, 23. Các cặp bánh xích4. Hộp số A5. Hộp số B6. Bộ ly hộp C7. Trục cuốn dây kéo mâm cặp đi ra8. Cặp bánh răng côn9. Trục truyền động Ø4010. Trục cuốn dây kéo mâm cặp đi vào 11. Dây cáp Ø1012. Trục cần số 13. Trục chịu lực (thép đặc Ø30)

VĂN KHÉN

156

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

14. Mâm cặp máy tiện 15. Đầu ép bạc gỗ16. Dây cáp kéo mâm cặp đi ra Ø1017. Khớp nối hộp số19. Trục thép đặc Ø5020. Đường rây dẫn hướng mâm cặp21. Cần gạt số A, B, C22. Cầu dao điện một phab. Nguyên lý hoạt độngTrước khi ép bạc gỗ vào vỏ láp máy ta vận hành động cơ điện và thực hiện lấy

bạc cũ đã bị hỏng ra khỏi vỏ láp như sau: Kẹp chặt vỏ láp máy vào mâm cặp để giữ cố định, sau đó lắp đầu phá bạc bị hỏng, gạt cần số để di chuyển mâm cặp vào thực hiện chức năng phá bạc hỏng, thay đầu ép bạc vào thanh láp để ép tất cả các bạc hỏng ra bên ngoài khỏi vỏ bộc láp. Tiếp theo tháo đầu ép bạc hỏng ra và lắp đầu ép bạc gỗ, gạt cần số để di chuyển mâm cặp đi ra xa và lắp bạc gỗ (bạc mới) vào. Hành trình ép bạc mới vào bằng cách gạt cần số, cứ lắp và ép bạc mới xong ta lắp tiếp bạc khác vào cho đến khi ép đủ số lượng bạc vào vỏ láp thì dừng máy. Thông thường thì khách hàng yêu cầu ép khoảng 20 cái bạc mới vào, nếu ép nhiều hơn máy sẽ chạy êm hơn và lâu hư hơn.

3. Tính mới của công trình:Máy ép bạc gỗ siêu tốc có thể ép được nhiều loại bạc gỗ khác nhau (nhiều loại

ống vỏ láp máy có đường kính khác nhau); không cần phải xẻ bạc gỗ; ép bạc gỗ trong “Bộc Láp” đã bị hỏng ra bên ngoài một cách dễ dàng và nhanh chóng; ép bạc gỗ chính xác, khoảng cách đều nhau tiện lợi cho việc lắp bộc láp vào thanh láp một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng và chính xác.

4. Khả năng áp dụng:Giải pháp này chuyên dùng thay bạc

gỗ cho các máy tàu vận tải hàng hóa, hành khách chạy đường thủy, máy sên bùn đầm nuôi tôm…Máy ép bạc cây này có thể ép được nhiều bạc gỗ có đường kính khác nhau. Máy làm việc liên tiếp nhiều giờ nhờ vào kết cấu vững chắc, làm việc êm không rung. Máy cũng có thể di

chuyển, nhưng do dàn ép nặng tốt nhất nên để cố định ở vị trí thích hợp để thực hiện cho công việc thuận lợi.

157

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

5. Hiệu quả kinh tế, xa hội:Máy ép bạc gỗ tăng năng suất 400%,

mang lại hiệu quả kinh tế cao, thực hiện công việc nhanh, gọn, chính xác, giảm thiểu sức lao động cơ bắp, khách hàng không phải đợi lâu, được nhiều khách hàng tín nhiệm, phục vụ rất thiết thực nhu cầu sửa chữa bạc cây máy thủy ở vùng sông nước Cà Mau. Giải pháp sáng chế này sử dụng rất thành công tăng thu nhập hành năm cho gia đình tác giả, góp phần vào sự phát triển chung của xã hội.

Đối với máy ép bạc gỗ (tính toàn bộ máy) sản xuất bằng sắt thường, bán ra thị trường giá 35.000.000đồng; giá công thay bạc mới ống láp máy Ø34 - Ø60 dao động từ 60 - 150.000đồng.

6. Khen thươngCông trình đoạt giải Nhì Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Cà Mau lần thứ III (2012

– 2013) và đoạt giải Khuyến khích Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 12 (2012 – 2013).

Máy ép bạc cây siêu tốc

158

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

MÁY CƯA BÀO ĐA NĂNG

I. GIỚI THIỆU:Đơn vị: Cơ sở mộc TTNT Đức Cường

Địa chỉ: 141/8/4 Huỳnh Văn Lũy, P. Phú lợi, TP. TDM, Bình Dương

Điện thoại: 0918.016268 – 0978.888849

Chủ nhiệm: Nguyễn Đức Tính

II. NỘI DUNG:

1. Giới thiệu:

MÁY CƯA BÀO ĐA NĂNG được chế tạo nâng cấp và cải tiến, dựa trên những tính năng cơ bản của những loại máy được chế tạo trong nước và các loại máy nước ngoài được nhập vào thị trường VN, phục vụ trong ngành sản xuất chế biến gỗ máy được thiết kế hiện đại, tính năng hiệu quả, linh hoạt, độ chính xác cao, an toàn hơn cho người sử dụng, với giá thành hợp lý bảo đảm tốt hơn môi trường làm việc cho người lao động.

* Thông số kỹ thuật:

- KT máy: D1090xR1620xC1150 mm

- KT bàn bào: 400 mm

- Trọng lượng máy: 450 kg

- Số động cơ: 01

- Công suất động cơ: 3HP

- Số lưỡi dao bào: 03

- Tốc độ trục bào: 3000 vòng/phút

* Công dụng của máy:

- Cưa mâm

- Cưa cắt ngang (bàn đẩy)

- Bào thẩm

- Bào cuốn

- Khoan hoặc Đục mộng vuông

NGUYỄN ĐỨC TÍNH

Hiệu quả - Linh hoạt – An toàn – Tiết kiệm

159

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

2. Tóm tắt nội dung giải pháp:

Máy móc sử dụng trong ngành chế biến gỗ đã có từ rất lâu đời. Hiện nay máy trang bị cho ngành chế biến gỗ rất hiện đại. Tuy nhiên để áp dụng hiệu quả cho tất cả các quy mô sản xuất thì các loại máy này chưa đáp ứng kịp thời và hiệu quả.

Là một người có nhiều năm trực tiếp lao động sản xuất và kinh doanh nghề gỗ. Hơn ai hết tôi hiểu rất rõ những điểm mạnh, điểm yếu của các loại máy móc trong ngành chế biến gỗ. Thấm thía, thấm hiểu được những nổi băn khoăn bức xúc của những người trực tiếp lao động sản xuất.

Giải pháp “Máy cưa bào đa năng” ra đời. Qua nhiều năm nghiên cứu dựa trên những nguyên lý, chức năng cơ bản của các loại máy hiện có. Với tiêu chí đặt ra mà giải pháp giải quyết được đó là : “Hiệu quả, linh hoạt, tiện ích, an toàn và tiết kiệm”.

3. Mô tả tóm tắt giải pháp:

Máy “Cưa bào đa năng” có 5 chức năng chính : Cưa mâm, cưa cắt ngang, bào thẩm, bào cuốn, khoan (hoặc đục mộng vuông)

Máy sử dụng 1 động cơ điện 3HP tốc độ 1450V/phút khung sườn máy bằng sắt có kích thước (D x R x C) 1090 x 1620 x 1150mm trọng lượng toàn bộ là 450 kg.

Máy dùng động cơ kéo trục chính, ở giữa là lưỡi bào dùng để bào thẩm và bào cuốn phôi gỗ. Một đầu gắn đầu khoan hoặc đục, 1 đầu gắn lưỡi cưa để cưa phôi gỗ. Thông qua trục này có dây cu roa kéo bộ phận nhông đảo chiều kéo 2 trục cuốn phôi gỗ.

4. Điểm mới, điểm sáng tạo:

- Máy được chế tạo thành công và có nhiều đột phá về mặt thiết kế, kỹ thuật và thẩm mỹ. Kích thước vừa phải, gọn gàng, chắc chắn, an toàn. Tạo được mỹ quan công nghiệp rất tốt.

- Một số chi tiết kỹ thuật được thiết kế, chế tạo lần đầu tiên được áp dụng cho máy. Tăng cường độ an toàn hơn cho người sử dụng, sản phẩm làm ra có độ chính xác cao, tiết kiệm được nguyên liệu, năng xuất làm việc được nâng lên rõ rệt. Linh hoạt trong sử dụng, khi thay đổi công năng của máy. Có thiết kế các máng thu gom phế thải, cách ly các bộ phận chuyển động của máy với khu vực tạo phế thải, nhằm tăng cường tính an toàn và độ bền cho máy.

5. Hiệu quả kinh tế - xa hội:

- Hiệu quả kinh tế: Máy có giá thành rẻ, vật tư, thiết bị có sẵn trong nước, dễ bảo hành, bảo trì sửa chữa. Những tính năng linh hoạt của máy đã nâng cao hơn hiệu quả sản xuất kinh doanh. Sản phẩm sau gia công được đảm bảo hơn về kỹ thuật,

160

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

thẩm mỹ, tiết kiệm nguyên vật liệu.

- Hiệu quả xa hội:

Những máy móc hiện đại, tiện ích được sản xuất trong nước góp phần hạn chế nhập khẩu các máy móc từ nước ngoài, tự nâng cao và phát triển ngành cơ khí chế tạo trong nước thay thế được các loại máy cũ kỷ lỗi thời không bảo đảm về kỹ thuật, an toàn, rất lãng phí nhiều nguyên vật liệu.

- Đối với người lao động:

Máy có thể làm hạn chế được những tai nạn hết sức thương tâm, đã làm cho những người lao động bị tật nguyền suốt đời. Hạn chế tối đa bụi bay ra môi trường, đảm bảo tốt hơn môi trường làm việc cho người lao động.

6. Khả năng áp dụng:

Máy “Cưa bào đa năng” được chế tạo nhắm ứng dụng hiệu quả cho quy mô sản xuất vừa và nhỏ, còn rất nhiều như ở nước ta. Thị trường chế biến gỗ phát triển mạnh ở quy mô này là: Miền Trung, Miền Bắc, Tây Nguyên và Miền Đông Nam Bộ.

Với thiết kế đơn giản, vật tư thiết bị có sẵn trên thị trường, máy được sản xuất không đòi hỏi nhưng kỹ thuật cao. Nên máy có khả năng áp dụng là rất khả thi và không cần đòi hỏi thêm các điều kiện nào khác.

7. Kết quả thử nghiệm, thành tích đạt đươc:

- Máy đã thử nghiệm thành công và đưa vào sử dụng từ 2-2011 tại cơ sở mộc TTNT Đức Cường.

- Đã sản xuất và thương mại hóa sản phẩm từ 4-2011. Theo yêu cầu cần đặt hàng của các cơ sở sản xuất chế biến gỗ và đại lý phân phối máy chế biến gỗ.

- Máy “Cưa bào đa năng” được tặng cúp vàng tại Techmart INTERNATIONAL Việt Nam năm 2012.

- Được giới thiệu chào bán và được tặng bằng khen tại các kỳ Techmart Nam Trung Bộ - Tây Nguyên.

8. Hình ảnh minh họa:

Nội dung công nghệ chủ yếu

CƯA MÂM:Mặt bàn cưa bằng kim loại có kích thước rộng. Bảo đảm độ chính xác, chắc chắn khi cưa gỗ.Đặc biệt: Có bộ cở tựa tiện ích, linh hoạt khi sử dụng, dễ tháo ráp.

161

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

thẩm mỹ, tiết kiệm nguyên vật liệu.

- Hiệu quả xa hội:

Những máy móc hiện đại, tiện ích được sản xuất trong nước góp phần hạn chế nhập khẩu các máy móc từ nước ngoài, tự nâng cao và phát triển ngành cơ khí chế tạo trong nước thay thế được các loại máy cũ kỷ lỗi thời không bảo đảm về kỹ thuật, an toàn, rất lãng phí nhiều nguyên vật liệu.

- Đối với người lao động:

Máy có thể làm hạn chế được những tai nạn hết sức thương tâm, đã làm cho những người lao động bị tật nguyền suốt đời. Hạn chế tối đa bụi bay ra môi trường, đảm bảo tốt hơn môi trường làm việc cho người lao động.

6. Khả năng áp dụng:

Máy “Cưa bào đa năng” được chế tạo nhắm ứng dụng hiệu quả cho quy mô sản xuất vừa và nhỏ, còn rất nhiều như ở nước ta. Thị trường chế biến gỗ phát triển mạnh ở quy mô này là: Miền Trung, Miền Bắc, Tây Nguyên và Miền Đông Nam Bộ.

Với thiết kế đơn giản, vật tư thiết bị có sẵn trên thị trường, máy được sản xuất không đòi hỏi nhưng kỹ thuật cao. Nên máy có khả năng áp dụng là rất khả thi và không cần đòi hỏi thêm các điều kiện nào khác.

7. Kết quả thử nghiệm, thành tích đạt đươc:

- Máy đã thử nghiệm thành công và đưa vào sử dụng từ 2-2011 tại cơ sở mộc TTNT Đức Cường.

- Đã sản xuất và thương mại hóa sản phẩm từ 4-2011. Theo yêu cầu cần đặt hàng của các cơ sở sản xuất chế biến gỗ và đại lý phân phối máy chế biến gỗ.

- Máy “Cưa bào đa năng” được tặng cúp vàng tại Techmart INTERNATIONAL Việt Nam năm 2012.

- Được giới thiệu chào bán và được tặng bằng khen tại các kỳ Techmart Nam Trung Bộ - Tây Nguyên.

8. Hình ảnh minh họa:

Nội dung công nghệ chủ yếu

CƯA MÂM:Mặt bàn cưa bằng kim loại có kích thước rộng. Bảo đảm độ chính xác, chắc chắn khi cưa gỗ.Đặc biệt: Có bộ cở tựa tiện ích, linh hoạt khi sử dụng, dễ tháo ráp.

CƯA CẮT NGANG (bàn đẩy):Bình thường đó là mặt bàn cưa mâm. Khi cần 1 phần mặt bàn trở thành bàn đẩy sử dụng cưa cắt ngang rất tiện ích và hiệu quả.Đặc biệt: Có cở tựa xoay các góc độ, đẩy nhẹ nhàng và chính xác. Có thể cắt phôi gỗ dài 2m.

BÀO THẨM:Kích thước bàn thẩm trung bình 400 mm. Tốc độ trục 3000 v/p thẩm gỗ sẽ rất láng mịn. Có cở tựa phôi gỗ chắc chắn, chính xác, an toàn và có thể di động được, trở thành bộ cở cưa những phôi gỗ có kích thước lớn.Đặc biệt: Có bộ chụp che lưỡi bào. Tự động che phần lưỡi bào trống còn lại khi thẩm phôi gỗ dù lớn hay nhỏ. Đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

KHOAN, ĐỤC (mộng vuông):Tiện ích, chính xác, linh hoạtĐặc biệt: Với thiết kế khoa học, tiện ích. Có thể đưa phôi gỗ vào bàn khoan (đục) từ 3 hướng rất tiện lợi. Có thể gia công những phôi gỗ có kích thước lớn không bị vướng mà phôi gỗ luôn được tỳ trên bàn nơi mũi khoan (đục) làm việc.

BÀO CUÔN:Bào cuốn phôi gỗ có độ chính xác cao, có thể cuốn được những phôi gỗ ngắn (dài 170mm). Động cơ được sắp gọn trong gầm máy. Vì vậy khu vực làm việc được trống trải và an toàn hơnĐặc biệt: Có bộ phận răng lược tránh không cho phôi gỗ dội ngược lại khi cuốn. Có cần ngắt trục cuốn (ngắt trục cuốn tức thì khi có sự cố). Đảm bảo rất an toàn cho người sử dụng, không bị hư hỏng phôi gỗ.

162

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

163

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

LĨNH VỰCCÖNG NGHÏå THÖNG TIN,ÀIÏåN TÛÃ, VIÏÎN THÖNG

164

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

165

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

XÂY DỰNG VÀ THIẾT LẬP MẠNG CẢM BIẾN KHÔNG DÂYPHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP CHÍNH XÁC

I. GIỚI THIỆU:Đơn vị chủ trì: Trường Đại Học Kinh Tế - Công Nghiệp Long AnĐịa chỉ: Số 938, QL 1A, Ph.Khánh Hậu, Tp.Tân An, Tỉnh Long An.Điện thoại: (072) 3512826 Di động: 0983759678 Fax: 3096E-mail: [email protected]ãnh đạo đơn vị: Lê Đình Viên, Chức vụ: Hiệu Trưởng.Chủ nhiệm: TS. Lê Đình Tuấn Cộng sự: ThS. Thái Doãn Ngọc Đơn vị áp dụng: Trường Đại Học Kinh Tế Công Nghiệp Long An.

TS. LÊ ĐÌNH TUẤN THS. THÁI DOÃN NGỌC

II. NỘI DUNG:1. Giới thiệu về công trình:Xây dựng và thiết lập mạng cảm biến không dây phục vụ nông nghiệp chính xác

là hướng tiếp cận công nghệ mới cho phép cải thiện năng suất, nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại và bền vững.

Nông nghiệp chính xác hoặc canh tác chính xác là kỹ thuật áp dụng đúng số lượng đầu vào (nước, phân bón, thuốc trừ sâu, v.v…) vào đúng vị trí và vào đúng thời điểm nhằm tối ưu hiệu suất sản xuất. Mạng cảm biến không dây được xây dựng nhằm phục vụ yêu cầu của nông nghiệp chính xác. Thông qua mạng cảm biến không dây, người dùng có thể thu thập được các thông số liên quan đến quy trình sản xuất nông nghiệp như nhiệt độ, độ ẩm không khí, ánh sáng, độ ẩm đất, độ pH, v..v... Các thông tin này được thu thập, lưu trữ và truyền tải không dây về một nút quản lý vùng, và sau đó dữ liệu được tiếp tục được truyền tải đến trung tâm điều hành và cuối cùng về trung tâm tổng điều hành thông qua mạng Internet. Dựa trên các thông số thu thập được, người dùng có thể đưa ra các xử lý và điều khiển thích hợp (từ xa hoặc tại các

166

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

trung tâm)

Mô hình của hệ thống gồm 2 phần chính: phần cứng và phần mềm tổ chức (hình 1) bao gồm các thành phần: nút cảm biến, nút quản lý vùng, trung tâm điềm hành, và tổng trung tâm điều hành tùy điều kiện cụ thể có thể thay đổi để giảm chi phí triển khai. Hiện nay, công trình đang được thực hiện tại Trường ĐH Kinh tế - Công nghiệp Long An cho việc giám sát việc trồng nấm Linh chi trong nhà và khu vực cây trồng ngoài trời khoảng 300 m2.

2. Tóm tắt nội dung công trìnhMạng cảm biến không dây phục vụ cho nông nghiệp là một hướng đi mới cho

nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung để hướng tới nông nghiệp bền vững; nông nghiệp bền vững tìm cách để đảm bảo một nguồn cung cấp liên tục của thực phẩm trong giới hạn sinh thái, kinh tế và xã hội cần thiết để duy trì sản xuất trong dài hạn. Nông nghiệp chính xác bằng cách sử dụng mạng cảm biến không dây sẽ cho phép theo đuổi mục tiêu này. Dưới đây là mô tả về công nghệ và triển khai ứng dụng của giải pháp:

Tại mỗi khu vực canh tác (ví dụ nhà kính, cánh đồng, nông trường v..v..), các nút cảm biến (sensor nodes) được triển khai nhằm theo dõi các thông số kỹ thuật liên

quan đến quy trình sản xuất nông nghiệp như (nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí, ánh sáng, hình ảnh, côn trùng, cỏ dại, độ ẩm đất, độ pH, v..v..). Các dữ liệu này được thu thập, lưu trữ và truyền tải không dây về một nút quản lý vùng, và sau đó dữ liệu được tiếp tục được truyền tải đến trung tâm điều hành và cuối cùng về trung tâm tổng điều hành thông qua mạng Internet. Cấu trúc 1 nút cảm biến được mô tả ở hình 2.

Nút quản lý vùng (hình 3) là nút có nhiệm vụ quản lý các nút cảm biến trong vùng phủ sóng và đóng vai trò là nút trung gian giữa các nút cảm biến và trung tâm điều hành, nhận dữ liệu từ các nút cảm biến trong

Hình 2: Nút cảm biến

Hình 1- Mô hình tổng thể của công trình

167

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

khu vực và truyền dữ liệu này về trung tâm điều hành gần nhất. Ngoài ra, nút quản lý vùng còn có thể đảm nhận nhiệm vụ nhận và truyền lệnh từ trung tâm điều hành đến các bộ thực thi (tưới nước, phun sương, ….).

Trung tâm điều điều hành là nơi nhận và xử lý số liệu, tại trung tâm khi nhận dữ liệu sẽ được lưu và hiển thị trên máy tính thông qua các phần mềm được xây dựng, giúp các nhà sản xuất, nhà nghiên cứu có dữ liệu chính xác theo từng thời điểm. Từ máy tính họ có thể điều khiển lập ra lịch cho hệ thống tưới tiêu hay hoạt động khi thỏa một số yêu cầu mà họ đề ra, máy tính sẽ tự động gởi lệnh về hệ thồng tưới tiêu.

Trung tâm tổng điều hành là tập hợp các tài nguyên máy tính tập hợp dữ liệu từ các trung tâm điều hành gởi về để xử lý so sánh dữ liệu, dự báo xu hướng sự

kiện, truy vấn trạng thái, và khai thác dữ liệu.

Công trình đã được thưc hiện tại Trường ĐH Kinh tế - Công nghiệp Long An bước đầu hoạt động tốt và hứa hẹn đem lại nhiều lợi ích đáng kể trong hệ thống sản xuất nông nghiệp.

Hệ thống gồm 3 phần chính: các nút cảm biến DHLA-WSN tại khu vực giám sát, các nút quản lý vùng DHLA-WMN, và trung tâm điều hành (server). Tại mỗi nút các phần mềm tại đây được xây dựng để đảm bảo hệ thống hoạt động theo yêu cầu.

3. Tính mới của công trìnhHiện nay, mạng cảm biến không dây phục vụ nông nghiệp chính xác đã được

thực hiện ở một số nước trên thế giới nhưng hiện nay tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa có báo cáo nghiên cứu chính thức nào về việc xây dựng và áp dụng cho nông nghiệp chính xác. Do đó, có thể nói đây là đề tài còn mới tại Việt Nam và hứa hẹn sẽ đem lại nhiều kết quả khả quan trong lĩnh vực nông nghiệp chính xác.

4. Khả năng áp dụngGiải pháp có tính mở rộng cao thể Một giao diện phần mềm giám sát khu vực

Mô hình một khu vực giám sát

Hình 3: Nút quản lý vùng

168

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

triển khai trên từ quy mô nhỏ như khu vực canh tác của 1 hộ dân đến quy mô lớn như khu vực diện rộng ở cấp huyện, cấp thị xã, thậm chí cấp quốc gia.

Ngoài lợi ích rõ ràng mà giải pháp mang lại, cùng với việc làm chủ công nghệ hoàn toàn từ việc thiết kế xây dựng phần cứng đến phần mềm cho các nút cảm biến hoạt động nên giá thành của sản phẩm không cao, ít phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài và phù hợp với thị trường tại Việt Nam.

5. Hiệu quả kinh tế xa hộiMạng cảm biến không dây phục vụ nông nghiệp chính xác giúp giảm sức lao

động, giảm chi phí đầu vào, tối ưu hóa qui trình trồng trọt, tăng tính đồng đều, năng suất và chất lượng nông sản do cây trồng được theo dõi thường xuyên chăm sóc phù hợp, hướng tới xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.

Bên cạnh đó, giải pháp khi sử dụng rộng rãi cho phép thu thập thông tin về điều kiện sống và năng suất cây trồng theo vùng miền, địa phương, từ đó làm nền tảng để nghiên cứu khai thác dữ liệu và tìm ra được “bộ thông số tối ưu” của cây trồng cụ thể trên từng địa phương, phục vụ cho công việc qui hoạch sử dụng đất và vùng chuyên canh trong nông nghiệp một cách có cơ sở khoa học và tối ưu hơn.

6. Bằng sáng chế và khen thương: Bằng khen của UBND tỉnh Long An về sáng tạo kỹ thuật tỉnh Long An

Triển khai giải pháp tại Đại học Kinh tế - Công nghiệp Long An

169

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

NGHIÊN CỨU, CHẾ TẠO, TÍCH HỢP VÀ THƯƠNG MẠI HÓA HỆ THÔNG CHIẾU PHIM 3D CÔNG NGHỆ PHÂN CỰC

I. GIỚI THIỆUĐơn vị chủ trì: Viện Khoa học Vật liệu - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt NamĐịa chỉ: 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà NộiĐiện thoại: 0904399887 E-mail: [email protected]ãnh đạo đơn vị: Ông Nguyễn Quang Liêm Chức vụ: Viện trưởngChủ nhiệm: Ông Phạm Hoàng MinhĐồng chủ nhiệm: Ông Phạm Hồng DươngCộng sự: Ông Nguyễn Đức Thành, Ông Chu Anh Tuấn

PHẠM HOÀNG MINH PHẠM HỒNG DƯƠNG

Đơn vị áp dụng công trình:- Các rạp chiếu phim trực thuộc Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng các

tỉnh: Bắc Giang, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Cao Bằng, Quảng Trị, Đăk Lăk- Vincom Center Long Biên – Hà Nội (thuộc tập đoàn VinGroup)- Công viên nước Hồ Tây, Hà Nội- Trường Đại học Thái Nguyên, trường CĐ Kinh tế Tài chính Thái Nguyên - Các khu vui chơi giải trí: Tân Việt Bắc (Quảng Ninh), Công viên Lưu Hữu

Phước (Cần Thơ), hồ Nước ngọt (Sóc Trăng), Đầm Long (Ba Vì - Hà Nội), Đảo Ngọc Xanh (Phú Thọ) …

- Các nhà Văn hóa tỉnh: Bắc Kạn, Lai Châu, Bình Phước- Và hàng loạt phòng chiếu 3D tư nhân, café 3D, phòng 3D gia đình…Từ năm 2010, trào lưu xem phim 3D bùng nổ, chia làm 3 mảng chính:- Các phòng chiếu 3D rạp chuyên nghiệp (như Megastar)

170

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

- Các phòng chiếu 3D kinh doanh bán chuyên nghiệp, quy mô vừa và nhỏ (dưới 200 ghế), sử dụng công nghệ phân cực 2 máy chiếu

- Các phòng chiếu 3D gia đình: sử dụng TV 3D, máy chiếu DLP 3D Ready hoặc phân cực 2 máy chiếu

II. NỘI DUNG1. Mô tả chung: Công trình của chúng tôi gồm các thành tựu chính sau đây: - Nghiên cứu: Chuyên sâu về công nghệ 3D nói chung, công nghệ 3D phân

cực nói riêng: Từ năm 2005-2006, bắt nguồn từ đề tài “Công nghệ xử lý và hiển thị hình ảnh động 3 chiều (3D) kỹ thuật số và phân cực quang học” cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam với kinh phí 350 triệu đồng, đã xây dựng được hệ thống 3D phân cực đầu tiên.

- Chế tạo: Nội địa hóa sản phẩm màn ảnh 3D phân cực, bộ lọc phân cực, giá treo chập hình 2 máy chiếu

- Tích hơp: Tích hợp đầy đủ hệ thống gồm các thiết bị phân cực (màn ảnh/bộ lọc/giá treo) và các thiết bị điện tử (máy tính/máy chiếu/dàn âm thanh), các giải pháp chia hình ảnh và video player cho phim 3D

- Thương mại hóa: Khởi xướng và đi đầu trong trào lưu lắp đặt phòng chiếu 3D bán chuyên nghiệp ở khắp các tỉnh thành từ năm 2010. Đã bán và chuyển giao 70 hệ thống 3D hoàn chỉnh và trên 20 màn chiếu bạc bán lẻ.

2) Tính mới của công trình: a) Màn chiếu bạc 3D: Phun trên nền vải bạt khổ lớn (320cm), kích cỡ lên tới

tối đa 250” (theo tỷ lệ 16:9). Sơn được thiết kế và pha chế theo công thức riêng đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu quang học và vật lý như hiệu năng giữ phân cực, độ sáng, độ mờ đồng đều, độ bền bám dính. Đầu tư xưởng sản xuất chuyên nghiệp trong khuôn viên của Trung tâm phát triển công nghệ cao thuộc Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Chuẩn hóa quy trình phun sơn gồm 7-8 lớp sơn, quy trình kiểm thử trên hệ thống demo và test đo đạc trong phòng thí nghiệm. Có hệ số bóng ma (ghost ratio) nhỏ (1,8%) tức hiệu năng giữ phân cực cao, tốt hơn sản phẩm cùng loại nhập từ Trung Quốc (ghost ratio từ 2,5%-3,5%). Độ sáng cũng nhỉnh hơn màn bạc 3D Trung Quốc. Chi phí sản xuất thấp hơn đáng kể giá màn bạc TQ nhập về tới Việt Nam (đã cộng thuế và phí vận chuyển)

b) Bộ lọc 3D phân cực: Nội địa hóa một phần bằng việc sản xuất được cặp bộ lọc phân cực thủy tinh chịu nhiệt từ lõi phân cực polimer nhập khẩu từ Mỹ bằng quy trình đóng rắn keo UV quang học. Chất lượng tương đương hàng nhập khẩu.

c) Giá treo chập hình 2 máy chiếu: Thiết kế riêng tối ưu hóa việc căn chỉnh

171

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

chính xác. 3 bậc tự do xoay được theo 3 trục với biên độ vừa đủ cho hiệu chỉnh phạm vi nhỏ, chỉnh bằng vít vặn nên đi từng bước nhỏ một, cơ cấu vững chắc nhưng dễ dàng tháo ra lắp vào máy chiếu

d) Giải pháp chia hình ảnh và video player cho phim 3DGiải pháp Span Desktop: Được hỗ trợ bởi dòng card màn

hình NVIDIA và các video player thông dụng như KMPlayer, Media Player Classic (K-Lite Codec Pack). Giao diện thân thiện dễ sử dụng, nhiều tính năng, thuận lợi cho việc điều khiển chạy phim. Là giải pháp do duy nhất chúng tôi biết cài đặt sử dụng.

So sánh với Giải pháp Extend Desktop: dùng phần mềm crack Stereoscopic Player. Giải pháp của một số nhà cung ứng hệ thống 3D khác trên thị trường. Hạn chế: giao diện không thân thiện khó sử dụng khi điều khiển chạy phim

3) Thành tựu thương mại hóaTháng 5/2010, chúng tôi đã ký được hợp đồng cung ứng - lắp đặt hệ thống 3D

phân cực đầu tiên. Tính đến hết năm 2013, chúng tôi đã là nhà thầu chính cung ứng - lắp đặt hệ thống 3D phân cực cho 70 phòng chiếu phim 3D tại 29 tỉnh thành trong cả nước, sử dụng màn bạc 3D từ 120” - 250”. với tổng số trên 4000 ghế, bình quân 60 ghế / phòng, chiếm thị phần khoảng 40% tổng số phòng chiếu 3D trên cả nước. Khách hàng bao gồm các rạp chiếu bóng tỉnh, khu vui chơi giải trí, các trường học, các quán cafe 3D, phòng 3D gia đình, ...

Tổng doanh thu hoạt động thương mại hóa 2011-2013 lên tới 7,5 tỷ, lợi nhuận đạt khoảng 2,5 tỷ. Tổng số đã xuất xưởng khoảng 90 màn bạc 3D, (tổng cộng khoảng 900 m2 ), chiếm tới trên 60% số màn bạc 3D đã được lắp đặt của thị trường phòng chiếu 3D bán chuyên nghiệp.

4) Hiệu quả xa hộiCác rạp chiếu 3D chuyên nghiệp chỉ phục vụ được một bộ phận người dân ở

trung tâm các thành phố lớn. Trào lưu lắp đặt phòng chiếu 3D bán chuyên nghiệp do chúng tôi khởi xướng và nhiều đơn vị khác hưởng ứng theo, đã phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu được thưởng thức điện ảnh 3D của phần lớn nhân dân ở các tỉnh lẻ, thậm chí cả ở vùng ven thành phố lớn. Chỉ với 20.000 - 40.000, khán giả các tỉnh thành có thể thưởng thức trọn vẹn một tác phẩm điện ảnh 3D trên màn ảnh rộng.

Việc nội địa hóa một tỷ trọng đáng kể thiết bị trong hệ thống chiếu phim 3D bán chuyên nghiệp cũng là một niềm tự hào của chúng tôi đã tạo một giá trị gia tăng cho nền công nghệ Việt Nam.

172

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

CỤM CÔNG TRÌNH CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC DỊCH VỤ ĐỊA VẬT LÝ GIẾNG KHOAN

I. GIỚI THIỆU:Đơn vị chủ trì: Xí nghiệp Địa vật lý giếng khoan, Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro Địa chỉ: 65/1 đường 30/4 phường Thắng Nhất, TP Vũng TàuĐiện thoại: 0918498458 Lãnh đạo đơn vị: MBA. Dương Văn Thắng - Giám đốc.Chủ nhiệm: KS. Nguyễn Xuân QuangĐồng chủ nhiệm: KS.Trần Đại Tính, KS. Vũ Anh Dức, Ths. Lê Mạnh CườngĐơn vị áp dụng: Xí nghiệp Địa vật lý giếng khoan, Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro, PVD – Baker Hughes.

KS. NGUYỄN XUÂN QUANG KS. TRẦN ĐẠI TÍNH KS. VŨ ANH ĐỨC ThS. LÊ MẠNH CƯỜNG

II. NỘI DUNG:Trong công tác đo địa vật lý giếng khoan, các thiết bị phụ trợ đóng góp một phần

quan trọng để đầu ra là các tài liệu đo tốt nhất. Trong thực tế trong quá trình sản xuất luôn phát sinh các vấn đề kỹ thuật đặt ra nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết, phục vụ cho công tác sản xuất. Cụm công trình hỗ trợ công tác địa vật lý giếng khoan ra đời trong những yêu cầu thiết thực như vậy. Các công trình tiêu biểu trong cụm công trình hỗ trợ có thể được nêu ra sau đây:

- Bộ phối hợp độ sâu, sức căng và dấu mét của các trạm đo địa vật lý. - Thiết bị kiểm soát áp suất bắn của súng tạo sóng địa chấn dọc thành giếng

VSP. - Đầu thu dấu mét từ DMGMáy đo nhiệt độ từ xa.1. Giới thiệu công trình:“Bộ phối hợp đồng bộ hóa độ sâu, sức căng và dấu mét của các trạm đo

carota”Do đặc thù công nghệ, hệ thống trạm bề mặt của các đội đo carota bao gồm

173

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

nhiều chủng loại có xuất xứ khác nhau, như các trạm Karat và trạm Kaskad của Nga; Trạm Sondex của Anh, trạm ALS của Việt Nam,… Trên thực tế, các hệ thống thiết bị này không hoàn toàn tương thích với nhau và với Bảng đo độ sâu độc lập BenchMark của Mỹ đã được Xí nghiệp đưa vào sử dụng đồng bộ. Vì vậy, việc đưa vào sử dụng tại thực địa đã gặp rất nhiều khó khăn cho người đứng trạm khi phải phối ghép, lắp đăt các khối trạm này. Hiện tại XN đã thiết kế, lắp ráp 10 bộ thiết bị phối hợp được áp dụng cho các đội Địa vật lý tổng hợp, đội CNC và đội kiểm tra khai khác, nhằm trực tiếp phục vụ công tác đo địa vật lý ngoài giàn khoan. Thiết bị phối hợp đã giải quyết cơ bản được sự đồng bộ hóa các trạm carota đang được sử dụng tại xí nghiệp…

“Thiết bị kiểm soát áp suất bắn của súng tạo sóng địa chấn”Đối với phương pháp đo địa chấn dọc thành giếng khoan (VSP), việc giữ cho áp

suất bắn của súng hơi tạo sóng địa chấn giữa các lần bắn đều nhau và ổn định là rất quan trọng, nó có ảnh hưởng lớn đến chất lượng tài liệu đo. Thiết bị theo dõi, kiểm soát áp suất khí nén từ xa đã được chúng tôi chế tạo nhằm điều khiển sao cho áp suất bắn nổ ổn định cho tất cả các lần bắn, qua việc điều chỉnh kịp thời máy nén, mặt khác cần có thêm thiết bị liên lạc Intercom Talkback chuyên dụng hai chiều giữa trạm đo và người thao tác ngoài sàn khoan chạy máy nén khí. Trên thực tế, Cho phép kỹ sư đứng trạm VSP kiểm soát được áp suất cho mỗi lần bắn, đảm bảo áp suất giữa các lần bắn luôn ổn định, chênh lệch không quá ± 4Psi, do đó giữ cho sóng thu của Hydrophone tương đương nhau giúp cho kiểm soát sóng buble được tốt hơn , làm tăng chất lượng của sóng thu được.

H2. Bảng đo tích hợp Intercom và bên trong trạm đo VSP

H3. Loa phóng thanh và cảm biến sensor áp suất

“Bộ thu dấu mét từ hiệu ứng Hall”Bộ thu dấu mét từ sử dụng tại xí nghiệp địa vật lý để đo ghi các dấu mét từ đã

được nhiễm trên cáp địa vật lý, nhằm hiệu chỉnh độ sâu của tài liệu đo carota. Trước

H1. Bộ phối hợp đồng bộ hóa độ sâu,sức căng và dấu mét của các trạm đo carota

174

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

đây, XN đang sử dụng các cảm biến thu dấu mét từ DMG2 (của Nga), bộ thu dấu mét từ Benchmark (của Mỹ). Tuy nhiên tính tương thích với các trạm của XN chưa

cao. Sự ra đời của các thế hệ cảm biến thu dấu mét DMG mới giúp XN chủ động hơn trong việc sản xuất, chống nước hoàn toàn (đúc cứng), có nhiều lối ra cho phép sử dụng trực tiếp được với tất cả các trạm hiện có của XN. Trên thực tế với hơn 20 bộ thu DMG đã chế tạo, XN đã tiến tới thay thế hoàn toàn các bộ thu ngoại nhập. Riêng đối với loại Bộ thu hoạt động dựa trên nguyên tắc “tự động bắt chính xác đỉnh”, đây là một sáng tạo đặc biệt, nó cho phép đảm bảo độ chính xác cực cao khi tính khoảng cách thực sự giữa 2 dấu từ (0.1m trên 1000m cáp).

“Máy đo nhiệt độ từ xa”Máy đo nhiệt độ từ xa sẽ được thả xuống biển để đo nhiệt độ, đây là tham số cơ bản về khu mỏ, sẽ được thu thập và báo cáo hằng ngày. Chúng tôi đã chế tạo một máy đo nhiệt độ mà đầu đo sẽ đặt cách xa khoảng hơn 300m và nó sẽ phải ngâm trong nước biển hoạt động 24/7, nhiệt độ sẽ được ghi số có độ chính xác vào ±0.1 độ. Hiện tại Xí nghiệp đã lắp đặt 02 máy với. Máy đo nhiệt độ ghi số tuyến tính hiện đã được lắp đặt và đưa vào ứng dụng tại giàn RP1 để theo dõi nhiệt độ đáy biển liên tục 24/24 giờ tại vùng mỏ Rồng.

2. Tính ưu việt của hệ thống: Đây là các thiết bị hoàn toàn mới, lần đầu tiên

được thiết kế và chế tạo hoàn toàn bằng nội lực xí nghiệp tại Việt Nam.Các thiết bị được thiết kế và chế tạo sử dụng

kỹ thuật vi điều khiển nên trở thành cảm biến compact thông minh, giúp mạch phần cứng trở nên đơn giản, ổn định, tin cậy Hiện tại Xí nghiệp Địa vật lý Giếng khoan đã

đưa vào sử dụng ổn định các thiết bị phụ trợ, hỗ trợ công tác đo carota trên tất cả các trạm đo carota tổng hợp của xí nghiệp địa vật lý nhằm trực tiếp phục vụ công tác đo địa vật lý hoặc các dịch vụ địa vật lý ngoài giàn khoan.Xí nghiệp hoàn toàn làm chủ công nghệ chế tạo: từ

H4.Hệ thống đo cơ sở có lắp đặt “Bộ thu bắt đỉnh”trong Hệ thống đánh dấu mét từ tựđộng Base 1m

H5. Bộ thu dấu mét từ DMG chống nước

H6. Bảng bề mặt và máy đo của hệ thống đo nhiệt độ từ xa

175

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

thiết kế đến thi công các mạch điện tử, viết firmware cũng như triển khai xây dựng trên thực địa và vận hành.Các thiết bị được thiết kế chế tạo thành công và đưa vào sử dụng đã giúp xí

nghiệp tiết kiệm tài chính hàng chục ngàn USD trong việc tìm mua và mua mới mới thiết bị. Từng bước nâng cao năng lực làm chủ công nghệ chế tạo thiết bị đo lường tự động hóa, lập trình phần cứng...

- Bằng khen của Ủy ban nhân dân Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu- Giải nhất hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Ba Ria Vũng Tàu 2012 -2013.- Công nhận Sáng kiến – Sáng chế Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro

176

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

HỆ THÔNG TÍCH HỢP TẠO MẪU 3D

I. GIỚI THIỆU:

Đơn vị chủ trì: Viện Cơ học và Tin học Ứng dụngĐịa chỉ: 291 Điện Biên Phủ, Q3, Tp Hồ Chí MinhĐiện thoại: (84) 8 39307876Lãnh đạo đơn vị: PGS.TS Nguyễn Xuân MãnChủ nhiệm: PGS. TS Đặng Văn NghìnCộng sự: KS. Gia Xuân Long, KS. Trương Thế Dũng, KS. Cao Trần Ngọc Tuấn, ThS. Nguyễn Thanh Hải, ThS. Phạm Quang Thắng

II. NỘI DUNG:

1. Giới thiệu về công trình:

Trên thế giới hiện nay, trong lĩnh vực tạo mẫu nhanh đã có những tiến bộ vượt bậc trong việc chế tạo các sản phẩm phức tạp với độ chính xác cao với thời gian nhanh chóng, với việc kết hợp hệ thống quét 3D trong quá trình tạo mẫu nhanh, việc số hoá các hiện vật, các chi tiết khảo cổ,… dưới dạng mô hình 3D trên máy tính để lưu trữ. ngoài ra, việc áp dụng quét 3D vào quy trình thiết kế ngược sẽ rút ngắn quá trình thiết kế sản phẩm, tập trung vào chỉnh sửa và cải tiến sản phẩm nhằm xây dựng lại các chi tiết một cách nhanh chóng từ mô hình 3D có sẵn.

Do đó nhóm thực hiện đã đưa ra giải pháp “Hệ thống tích hợp tạo mẫu 3 chiều”. Trong hệ thống này máy quét 3D không những có thể quét vật thể mà còn có thể quét người.

2. Nội dung của công trình:

Hệ thống là một sự kết hợp giữa 2 quá trình riêng biệt đó là “dựng mẫu ảo” và “tạo mẫu thực”. Nhờ hệ thống này ta có thể đơn giản hóa các quá trình tạo mẫu truyền thống trước đây.

Về nguyên lý, hệ thống được xem như một “thiết bị đầu cuối”. Từ một chi tiết thực (người hoặc vật) ta sẽ thu thập dữ liệu số (mã hóa), sau khi xử lý trên máy tính ta sẽ đổ xuống thiết bị tạo mẫu nhanh (giải mã) để tiến hành tạo ra mô hình thực tế. Tất cả quá trình này được thực hiện, xử lý và xuất ra đều trên cùng một máy tính (PC).

PGS.TS ĐẶNG VĂN NGHÌN

177

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Trong hệ thống này máy tính thực hiện 3 nhiệm vụ chính:

−Điều khiển máy quét.

−Xử lý dữ liệu.

−Điều khiển máy tạo mẫu nhanh.

Hình 1: Nguyên lý hoạt động

Toàn bộ nội dung công nghệ của giải pháp được phân ra và trình bày theo các khía cạnh sau đây :

Quy trình tạo mẫu nhanh bao gồm các công đoạn:

Hình 2: Quy trình hoạt động của hệ thống

Trong đó công đoạn quét mẫu−Sử dụng máy quét 3D để quét vật thể. Sau quát trình quét ta thu được dữ liệu

đám mây điểm dưới định dạng OBJCông đoạn xử lý trên máy tính:−File dữ liệu OBJ sau khi thu được từ quá trình quét được xử lý lấp lỗ trống,

xử lý bề mặt, giảm dữ liệu điểm,… Sau đó tiến hành đa giác hóa từ dữ liệu đám mây điểm tạo thành mô hình lưới tam giác dưới định dạng STL

−Sau khi có file STL ta tiến hành cắt lớp dữ liệu để phục vụ cho quá trình tạo mẫu

Máy in 3DMáy quét 3D

178

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Công đoạn tạo mẫu 3DSau quá trình cắt lớp ta tiến hành hoàn chỉnh dữ liệu. Dữ liệu hoàn chỉnh sau đó

được phần mềm chuyển qua máy tạo mẫu để tiến hành tạo mẫu 3D của vật thể.3. Về tính mới và tính sáng tạo:Hệ thống tích hợp tạo mẫu 3 chiều được chế tạo tại Viện Cơ học và Tin học Ứng

dụng đáp ứng đầy đủ tất cả các yêu cầu tạo sản phẩm, là máy có giá thành thấp, đáp ứng vấn đề nghiên cứu và đào tạo ở các trường Đại hoc và Viện nghiên cứu tại Việt Nam

4. Khả năng áp dụng:Trước mắt kết quả nghiên cứu đã được triển khai tại Viện Cơ học và Tin học Ứng

dụng phục vụ cho công tác nghiên cứu, hỗ trợ doanh nghiệp và đào tạo.5. Hiệu quả về mặt kỹ thuật, kinh tế, xa hội:Giá thành rẻ, dễ sử dụng. Quét và tạo sản

phẩm với tốc độ nhanh và chi phí thấp hơn hơn so với các hệ thống riêng biệt,…Với thiết kế nhỏ gọn, dễ bảo trì. khả năng quét và chế tạo các sản phẩm 3D tương đối phức tạp và linh hoạt trong việc đáp ứng của sản phẩm. Tạo ra các mẫu có chất lượng cao và đảm bảo đến 85% tính chất của vật liệu được sử dụng. Các vật liệu được sử dụng không độc hại nên không lo lắng đối với việc phải tiếp xúc với hóa chất độc hại, các tia laser hoặc các chất hóa học dạng lỏng và có thể tái sử dụng. Vật liệu dễ tìm, nhiều kích thước và đa dạng khác nhau, giá vật liệu luôn duy trì ở mức tương đối thấp nên có thể linh hoạt trong việc lựa chọn và thay đổi vật liệu. Tạo được nhiều kích cỡ mẫu phù hợp và tạo ra một kênh thông tin hiệu quả giữa các bộ phận có liên quan.

Ngoài ra sản phẩm còn mang lại các hiệu quả khác về mặt kinh tế, xã hội khác như

- Nâng cao hiệu quả kinh tế trong đào tạo.- Hiệu quả trong việc phát triển và sản xuất sản phẩm đồ chơi.- Xây dựng phương pháp nghiên cứu hiện đại bảo đảm sự liên kết giữa lý thuyết

và thực nghiệm trong các nghiên cứu đòi hỏi tính học thuật cao.- Góp phần rút ngắn thời gian quá trình thiết kế và phát triển sản phẩm.Là nền

tảng cơ sở cho nghiên cứu cải tiến sau này.

179

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

PHẦN MỀM QUẢN LÝ LẬP ĐỊA SITE ANAGEMENT 1.0

I. GIỚI THIỆU:Đơn vị chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình PhướcĐịa chỉ: Võ Văn Tần, P. Tân Bình, TX Đồng Xoài, tỉnh Bình PhướcĐiện thoại: 0905109586Lãnh đạo đơn vị: Ông Nguyễn Văn Tới - Giám đốc SởChủ nhiệm: ThS. Trần Quốc HoànĐơn vị áp dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Phước Các đơn vị chủ rừng trển điah bàn tỉnh. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có sử dụng tài nguyên đất nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Làm bài giảng cho các trường cao đẳng, đại học trong lĩnh vực nông lâm nghiệp.II. NỘI DUNG:

1. Giới thiệu: - Phần mền quản lý lập địa Site management 1.0 được thiết kế xây dựng từ tháng

6/2012 đến tháng 01/2013 tại tỉnh Bình Phước, được tiếp tục chỉnh sửa thêm vào tháng 9/2013 để phục vụ cho việc quản lý, sử dụng tài nguyên đất tỉnh Bình Phước.

2. Tóm tắt nội dung công trình:Phần mềm quản lý lập địa Site management 1.0 được thiết kế bằng ngôn ngữ

phát triển phần mềm Microsoft Visual Foxpro 9.0 cùng với sự trợ giúp của các phần mền phân tích không gian địa lý như Mapinfo Professional 10.5, ArcGIS 10 và phần mền thống kê toán học Statgraphics 15.0. Phần mềm được đóng gói để cài đặt và chạy trên các máy tính thông dụng hiện nay, trong đó cơ sở dữ liệu là điều kiện lập địa (điều kiện đất đai) của tỉnh Bình Phước.

Từ kết quả xây dựng lưới cơ sở dữ liệu lập địa (điều kiện tự nhiên) trên địa bàn toàn tỉnh Bình phước, tiến phân tích đặc điểm lập địa, phân tích mối quan hệ giữa sinh trưởng của cây trồng với điều kiện lập địa, lập trình xử lý dữ liệu, kết nối dữ liệu thuộc tính với dữ liệu không gian để làm cơ sở thiết kế Phần mềm quản lý lập địa Site management 1.0 nhằm mục tiêu: Cập nhật, tra cứu dữ liệu lập địa; thiết lập mô hình hồi quy diễn tả mối quan hệ giữa sinh trưởng của cây trồng với điều kiện

THS. TRẦN QUỐC HOÀN

180

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

lập địa; phân loại và thống kê lập địa; đánh giá tiềm năng lập địa, đánh giá khả năng thích hợp của một số loài rừng trồng chủ yếu với lập địa và phân vùng lập địa theo hệ thống cấp phân vị lập địa, theo tiềm năng sản xuất lập địa, theo khả năng thích hợp với một số loại rừng trồng chủ yếu để phục vụ cho sản xuất lâm nghiệp tỉnh Bình Phước.

3. Giải pháp và tính mới của phần mềm Quản lý lập địa Site management 1.0:3.1 Giải pháp phát triển phần mềm:Về giải pháp thiết kế xây dựng phần mềm quản lý lập địa Site management 1.0

được mô tả chi tiết như sau:a) Tạo cơ sơ dữ liệu:Là lưới bản đồ cơ sở dữ liệu lập địa tỉnh Bình Phước có cấu trúc dạng raster, là hệ

thống lưới ô vuông liên nhau, có cạnh là 100 m, phủ đầy diện tích tỉnh Bình Phước, tại môi ô vuông này có giá trị thuộc tính là các đặc điểm lập địa và sinh trưởng của cây trồng như (lượng mưa bình quân năm, nhiệt độ bình quân năm, độ cao, độ dốc, loại đất, độ dày tầng đất, tỷ lệ kết von, thành phần cơ giới, chỉ số sinh trưởng của một số loài cây trồng, hiện trạng sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, đơn vị chủ rừng, đơn vị hành chính…). Lưới cơ sở dữ liệu này có 687.466 ô.

Lưới cơ sở dữ liệu này được xây dựng như sau: (1) Tạo hệ thống lưới ô vông (dạng raster) có cạnh 100 m trong môi trường Mapinfor 10.5. (2) Điều tra ngoại nghiệp, chỉnh lý lại bản đồ đơn vị đất tỷ lệ 100.000. (3) Từ bảng đồ địa hình tỷ lệ 1/100.000 (bản đồ đường đồng mức) tạo nên bản đồ độ dốc và bản đồ độ cao trong môi trường ArcGIS 10. (4) Chỉnh lý bản đồ nhiệt độ, lượng mưa bình quân năm tỷ lệ 1/100.000. (5) Chồng xếp các lớp bản đồ đơn tính về loại đất, độ cao, độ dốc, nhiệt độ, lượng mưa bình quân năm lên lớp lưới ô vuông và truy vấn dữ liệu để tạo các giá trị thuộc tính về loại đất, độ cao, độ dốc, lượng mưa, nhiệt độ cho mỗi ô vuông. (6) Từ kết quả điều tra 500 ô tiêu chuẩn đã thiết lập được các mô hình hồi quy trong môi trường Statgraphics 15 để diễn tã mối quan hệ giữa các yếu tố lập địa, và giữa sinh trưởng của cây trồng với lập địa. (7) Bảng giá trị thuộc tính của lưới ô vuông (lưới lập địa) được xuất sang Microsoft Visual Foxpro 9.0, cùng với những phương trình hồi quy nêu trên đã lập trình ứng dụng để gán thêm giá trị thuộc tính là đặc điểm các yếu tố lập địa cho mỗi ô vuông trên lưới lập địa. (8) Xuất ngược kết quả tính toán từ Microsoft Visual Foxpro 9.0 sang Mapinfo 10.5 thì được lưới cơ sở dữ liệu lập địa có đầy đủ giá trị thuộc tính như đã nêu ở trên.

b) Thiết kế khung phần mềm:Thiết kế khung chương trình được lập trong công cụ phát triển phần mềm

Microsoft Visual Foxpro 9.0 theo định hướng chức năng và nhóm chức năng của phần mềm.

c) Thiết kế các form, report và những tài liệu khác:

181

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Tùy theo chức năng cụ thể được xác định cho mỗi module để thiết kế Form nhằm đạt được mục tiêu đề ra của Form đó. Những việc thiết kế này cũng được thực hiện trong Microsoft Visual Foxpro 9.0.

d) Tạo Project cho chương trình:Nhập chương trình khung, dữ liệu,

form, report và những tài liệu khác vào project, tao file.exe cho Project để chạy độc lập.

e) Đóng gói Project: Project sau khi đã chạy thử, cho kết quả ổn định thì đóng gói trong môi trường

InstallShield và cho kết quả là phần mền Site management1.0. f) Cài đặt và chạy thử:Phần mền Site management1.0 được cài đặt cho một số máy tính của Sở Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, các nhà khoa học ở các trường đại học và các viện nghiên cứu chạy thử nhiệm để thẩm định về tính ứng dụng, kiểm tra lỗi

Điều chỉnh lỗi sau chạy thử nghiệm, đóng gọi lại và xuất bản phần mềm Site management1.0

g) Về cấu trúc:Gồm 67 modul được xếp thành 7 nhóm chức năng, cụ thể(1) Nhóm giới thiệu (menu: Introduce) có 6 modul, gồm: giới thiệu tổng quát về

phần mền, mục tiêu của phần mềm, mở file dữ liệu, nhạc yêu thích, cài đặt in, đóng và thoát chương trình

(2) Nhóm cập nhật dữ liệu có 11 modul, gồm: cập nhật dữ liệu theo đơn vị hành chính, cập nhật theo các yếu tố lập địa, cập nhật theo đơn vị chủ rừng, cập nhật khuyến nghị sử dụng đất, chuẩn hóa các nhân tố và đơn vị lập địa, chuẩn hóa chỉ số đất và chỉ số sinh trưởng, chuẩn hóa chỉ số tiềm năng, chuẩn hóa chỉ số thích hợp, cập nhật dữ liệu cho mẫu, thiết lập hồi quy một nhân tố, thiết lập hồi quy nhiều nhân tố.

(3) Nhóm tra cứu dữ liệu, có 12 modul, gồm: tra cứu một nhân tố theo đặc điểm đất đai, tra cứu một nhân tố theo đặc điểm địa hình, tra cứu một nhân tố theo đặc điểm khí hậu, tra cứu nhiều nhân tố theo đặc điểm nhóm đất đai, tra cứu nhiều nhân tố theo đặc điểm nhóm địa hình, tra cứu nhiều nhân tố theo đặc điểm nhóm khí hậu, tra cứu nhiều nhân tố theo đặc điểm nhóm đất đai và khí hậu, tra cứu nhiều nhân tố

Module đánh giá tiềm năng lập địa tỉnh Bình Phước

182

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

theo đặc điểm nhóm đất đai và địa hình, tra cứu nhiều nhân tố theo đặc điểm nhóm khí hậu và địa hình, tra cứu các dạng lập địa (Site type), tra cứu nhóm dạng lập địa và tiểu vùng lập địa, tra cứu theo tọa độ.

(4) Nhóm thống kê điều kiện lập địa có 12 modul, gồm: thống kê lập địa theo đơn vị hành chính, thống kê lập địa theo đơn vị chủ rừng, thống kê lập địa theo từng nhân tố, thống kê lập địa theo mục đích sử dụng đất, thống kê lập địa theo hiện trạng sử dụng đất, thống kê tiềm năng lập địa cấp 1, tống kê tiềm năng lập địa cấp 2, thống kê tiềm năng lập địa cấp 3, thống kê tiềm năng lập địa cấp 4, thống kê theo tiểu vùng lập địa, thống kê theo nhóm dạng lập địa, thông kê dạng lập địa.

(5) Nhóm phân loại lập địa có 5 modul, gồm: phân loại tiểu vùng lập địa, phân loại nhóm dạng trên toàn tỉnh, phân loại nhóm dạng lập địa trong lâm nghiệp, phân loại dạng trên toàn tỉnh, phân loại dạng lập địa trong lâm nghiệp

(6) Nhóm chương trình có 19 modul, gồm: đánh giá tiềm năng lập địa tỉnh Bình Phước, đánh giá tiêm năng theo từng nhân tố lập địa, đánh giá tiềm năng lập địa huyện Bù Đăng, đánh giá tiềm năng lập địa huyện Bù Đốp, đánh giá tiềm năng lập địa huyện Bù Gia Mập, đánh giá tiềm năng lập địa huyện Đồng Phú, đánh giá tiềm năng lập địa huyện Hớn Quản, đánh giá tiềm năng lập địa thị xã Phước Long, đánh giá tiềm năng lập địa thị huyện Lộc Ninh, đánh giá khả năng thích hợp của một số loại cây trồng, phân vùng lập địa, phân vùng lập địa huyện Bù Đăng, phân vùng lập địa huyện Bù Đốp, phân vùng lập địa huyện Bù Gia Mập, phân vùng lập địa huyện Đồng Phú, phân vùng lập địa huyện Hớn Quản, phân vùng lập địa huyện Phước Long, phân vùng lập địa huyện Lộc Ninh.

(7) Nhóm hướng dẫn sử dụng phần mềm có 6 modul, gồm: hướng dẫn sử dụng xem phần giới thiêu, hướng dẫn sử dụng cập nhật dữ liệu, hướng dẫn sử dụng tra cứu dữ liệu, hướng dẫn sử dụng thống kê lập địa, hướng dẫn sử dụng phân loại lập địa, hướng dẫn sử dụng đánh giá, phân vùng lập địa.

h) Về chức năng:Phần mềm quản lý lập địa Site

management 1.0 có những chức năng sau: (1) Giới thiệu về chương trình, nghe nhạc, video giải trí. (2) Cập nhật dữ liệu về điều kiện lập địa đến từng điểm lập địa, mỗi điểm là một ô vuông tương đương với 1 ha ngoài thực địa. (3) Tra cứu, thống kê lập địa theo các yếu tố cấu thành điều kiện lập địa, theo đơn vị hành chính đến cấp xã, theo đơn vị chủ rừng, theo các đơn vị lập địa ở 3 cấp phân vị từ cấp tiểu vùng đến cấp dạng lập địa. (4) Giao diện chính phần mềm

183

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Phân loại lập địa từ cấp tiểu vùng đến cấp dạng lập địa. (5) Đánh giá tiềm năng, khả năng thích hợp của một số loại cây lâm nghiệp với lập địa đến từng điểm lập địa, đánh giá trên phạm vi toàn tỉnh và các các huyện có đất lâm nghiệp. (6) Phân vùng lập địa trên phạm vi toàn tỉnh và cho các huyện có đất lâm nghiệp đến từng điểm lập địa. (7) Là phần mềm môi trường, kết nối được với tất cả những chương trình máy tính khác có cài đặt trên máy như Word, Excel, Mapinfor, Statgraphics, Microsoft Visual Foxpro, Media…

3.2 Tính mới của phần mềm:Hiện nay ở Việt Nam, chưa có phần mềm ứng dụng nào chuyên dùng trong lĩnh

vực lập địa để có thể: (1) Phân loại được điều kiện lập địa từ cấp tiểu vùng đến cấp dạng lập địa và đạt đến mức độ chi tiết là từng ha trên phạm vi một tỉnh. (2) Thống kê, tra cứu được lập địa đến mức độ tiết là từng ha trên phạm vi một tỉnh theo từng yếu tố lập địa, theo mục đích sử dụng đất, theo hiện trạng sử dụng đất, theo đơn vị hành chính, theo đơn vị chủ rừng, theo tọa độ….(3) Đánh giá được tiềm năng lập địa, khả năng thích hợp lập địa của một số loài cây lâm nghiệp, phân vùng lập địa theo tiềm năng và theo khả năng thích hợp của một số loại cây lâm nghiệp chủ yếu đến từng điểm lập địa cho các địa phương, cho đất trong và ngoài lâm phần trên phạm vi một tỉnh. (4) Khuyến nghị sử dụng đất đến từng điểm lập địa (1 ô vuông 1 ha) trên phạm vi toàn tỉnh. (5) Làm phầm mềm nền để có thể kết nối với những phầm mềm khác hiện có trên máy tính, đặc biệt là các phần mềm xây dựng bản đồ và phân tích thống kê.

Phần mềm Site management 1.0 là phần mềm giải quyết được những nội dung nêu trên, đây cũng chính là tính mới của phần mềm này.

4. Thuyết minh về khả năng áp dụng của phần mềm Site management 1.0:Phần mềm quản lý lập địa Site management 1.0 với cơ sở dữ liệu là điều kiện

lập địa tỉnh Bình Phước đạt đến độ chi tiết cho từng ha. Phần mềm được cài đặt độc lập chạy trên các máy tính cá nhân thông dụng, tốc độ xử lý nhanh; giao diện rõ ràng bằng hình ảnh, có hướng dẫn sử dụng cụ thể (Kèm theo hướng dẫn sử dụng); kết nối được mới những phầm mềm khác hiện có trên máy tính như Word, Excel, Mapinfor, Media...; chức năng phần mềm logic theo đúng trình tự nghiên cứu và ứng dụng lập địa. Với những đặc điểm này cho thấy:

- Phần mềm có thể dùng làm bài giảng về lĩnh vực lập địa cho các trường đại học, cao đẳng thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp.

- Mọi cán bộ lãnh đạo, kỹ thuật nông lâm nghiệp, người làm công tác quản lý sử dụng đất từ cơ sở đến các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh đều có thể sử dụng một cách dễ dàng và có hiệu quả, như: các hộ gia đình sản có sản xuất lâm nghiệp, các đơn vị chủ rừng, các địa phương (xã, huyện), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường…

184

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

5. Thuyết minh về lơi ích kinh tế - xa hội của giải pháp dự thi:5.1 Hiệu quả kinh tế:Phần mềm này được thiết kế với các chức năng nêu trên nhằm mục đích cuối

cùng là góp phần khai thác, quản lý sử dụng tài nguyên đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước một cách có hiệu quả và bền vững. Mà cụ thể hơn là đánh giá được chính xác tiềm năng lập địa (đất đai) từ cấp tiểu vùng đến cấp dạng lập địa để làm cở cho việc quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp tâm trung và tầm cơ sở; đánh giá, phân vùng lập địa theo khả năng thích hợp của một loại cây trồng lâm nghiệp chủ yếu trên địa bàn tỉnh như Dầu rái, Sao đen, Keo lai, Cao su, Điều để làm cơ sở cho việc bố trí sử dụng đất chi tiết, trong sản xuất nông lâm nghiệp việc quy hoạch và bố trí sử dụng đất hợp lý thì hiệu quả kinh tế sẽ rất lớn. Phần mền dễ dàng khai thác, sử dụng đối với mọi cán bộ kỹ thuật nông lâm nghiệp, cho kết quả ngay khi sử dụng để phục vụ cho công tác, cho sản xuất kinh doanh lâm nghiệp của các tổ chức, cá nhân. Với những đặc điểm này cho thấy sản phầm này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, vì:

(1) Có khả năng nhân rộng, cho kết quả ngày, giảm thiểu được khối lượng điều tra ngoại nghiệp vì đã có hệ thống lưới cơ sở dữ liệu, công việc này thường mất rất nhiều thời gian và phải có chi phí đầu tư rất lớn.

(2) Giảm thiểu được rất nhiều chi phí đầu tư trong xử lý dữ liệu, thay vì phải cần nhiều cán bộ kỹ thuật, cần nhiều thời gian thì đã các module đã thiết lập sãn trong phần mềm, người sử dụng chỉ cần xem hướng dẫn sử dụng là có kết quả.

(3) Chỉ ra từng vùng đất, từng điểm lập địa thích hợp với một nhóm cây trồng hay mỗi loại cây trồng ở mức độ nào để từ đó khuyến nghị người sử dụng đất lựa chọn cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trên diện tích đất mà mình đang sử dụng.

5.2 Hiểu quả trong công tác quản lý, sử dụng đất:Có phần phần mềm này thì các nhà lãnh đạo, người quản lý, sử dụng đất gần như

có bức tranh toàn cảnh về lập địa đến độ chi tiết từng ha. Từ bức tranh toàn cảnh này, người làm công tác quản lý sử dụng đất có thể:

- Chủ động được trong công tác quy hoạch sử dụng đất ở tầm trung, tầm vi mô.- Quy hoạch được chiến lược, kế hoạch phát triển một số loại cây lâm nghiệp

chủ lực của địa phương.5.3 Hiệu quả xa hội:Phát triển phần mềm này mang lại những hiệu quả xã hội sau:- Làm bài giảng về lĩnh vực lập địa trong các trường đại học nông lâm nghiệp.- Góp phần vào chủ trương phát triển ứng dụng công nghệ tin học trong nghiên

cứu và trong thực tiễn sản xuất nông lâm nghiệp.

185

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

6. Khen thương:Đã đạt giải nhất Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh Bình Phước lần thứ II,

năm 2012 - 2013.

186

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ LẬP TRÌNH ĐIỀU KHIỂNĐỘNG CƠ SERVO MÁY SỢI CON TRUNG QUÔC

I. GIỚI THIỆU:Đơn vị chủ trì: Tổng Công ty Cổ Phần Dệt May Hòa Thọ - Nhà máy Sợi 1Địa chỉ: 36 Ông Ích Đường - Quận Cẩm Lệ - TP. Đà Nẵng.Điện thoại: 05113.846290 - 05113.676.222 DĐ: 0905.141.926 Email: [email protected]ãnh đạo đơn vị: Ông Trần Văn Phổ, Chủ tịch hội đồng quản trị Ông Nguyễn Đức Trị, Tổng Giám Đốc Tổng công ty Ông Nguyễn Ngọc Bình, Giám Đốc điều hành Bà Nguyễn Thị Lâm Tuyền, Giám Đốc Nhà Máy Sợi 1Chủ nhiệm: KS. Nguyễn Xuân Bình Đơn vị áp dụng: Nhà máy Sợi 1

II. NỘI DUNG: - Để có được giải pháp này là cả 1 quá trình nghiên cứu về máy sợi con TQ.

Tôi đã bắt đầu nghiên cứu máy này từ năm 2006 mục đích nhằm quản lý được thiết bị và thay thế, sửa chữa, lập trình mới khi cần.

- Để điều khiển được servo cho máy này ngoài vấn đề điều khiển chính xác tuyệt đối còn rất nhiều vấn đề liên quan khác là cài đặt điều khiển theo động trình, độ quấn ống, mật độ rãi sợi, đường kính quấn ống, chiều cao quấn ống.v.v.v cài đặt và lập trình PLC –S7-200 điều khiển. Lập trình cài đặt thông số điều khiển cho động cơ servo.

Phương pháp điều khiển Drive điều khiển động cơ servo

- Điều khiển servo là một vấn đề tương đối mới và mang tính cạnh tranh độc

NGUYỄN XUÂN BÌNH

187

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

quyền giữa các hãng sản xuất . Mỗi hãng chế tạo đều có một kiểu độc quyền riêng. Về tốc độ của động cơ, về tỷ lệ phản hồi tốc độ ( encoder ) , hay nói cách khác là bí quyết công nghệ đi kèm theo driver phù hợp cho loại động cơ họ thiết kế với mỗi loại tải khác nhau họ sản xuất ra 01 bộ điều khiển khác nhau và 01 động cơ servo khác nhau.

- Dùng bộ điều khiển: Unidrive ES 2401 + SM-Encoder plus + SM-keypad + Brake resistor + động cơ servo: APM-SE11DEK ( Hàn Quốc )

- Thiết kế dùng động cơ servo hãng LS- Hàn Quốc

Phương pháp điều khiển vị trí Động cơ servo sau khi cải tiến

Lập trình PLC điều khiển động cơ servo - Các thông số điều khiển hoạt động quấn sơi (hoạt động của dàn anô) tất

188

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

cả đều phải đươc lập trình để điều khiển:Trong đó:

a_ Đường kính ống nhựab_ Đường kính ống sợic_ Đoạn hành trình ngắn của dànd_ Vị trí bắt đầu quấn sợi : d=e+c+50 mme_ Vị trí dưới cùng của ống sợif_ Vị trí của sợi được quấn chồng đầyg_ Vị trí ống đầy sợih_ Vị trí bắt đầu quấn sợi : h=e+c+50 mm

+ Có hai phương pháp để cài đặt cho chế độ quấn sợi cho dàn anô:

Phương pháp 1: đặt thông số của cam reverse Mounded là ”0”, nghĩa là dàn anô sẽ đi lên với tốc độ chậm và đi xuống với tốc độ nhanh, sau đó khuếch đại thông số của Nose Bottom Compensation để nâng cấp độ nhạy của dàn anô.

Phương pháp 2: đặt thông số của cam reverse Mounded là ”1”, nghĩa là dàn anô sẽ đi lên với tốc độ nhanh và đi xuống với tốc độ chậm, sau đó khuếch đại thông số của Nose Bottom Compensation để nâng cấp độ nhạy của dàn anô.

1. Tính mới của giải pháp: Giải pháp này sẽ giúp chúng ta về vấn đề giải quyết điều khiển servo cho

rất nhiều loại động cơ servo khác nhau. 2. Khả năng áp dụng: Giải pháp này giải quyết rất nhiều bài toán về điều khiển servo có độ chính xác

cao. Khả năng áp dụng thực tế vào rất nhiều doanh nghiệp sản xuất, những doanh nghiệp sản xuất có dùng servo. Nó là một giải pháp rất hữu ích.

3. Hiệu quả Kinh tế - Xa hội – Môi trường:+ Không gây ảnh hưởng gì đến môi trường.+ Mang lại hiệu quả kinh tế cao: làm chủ thiết bị, không bị lệ thuộc vào nhà

sản xuất( hiện tại nhà sản xuất không còn cung cấp driver + động cơ servo đã bán theo máy), tiết kiệm chi phí.

+ Có thể áp dụng giải pháp này vào thực tế cho các nhà máy sợi và cho các doanh nghiệp, hay các nhà máy có điều khiển servo.

189

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

LẮP ĐẶT THIẾT BỊ KẾT NÔI CÁC MÁY CẮT RECLOSER VỚI MÁY TÍNH CHẠY TRÊN ĐƯỜNG MẠNG LAN CỦA CÔNG TY

ĐIỆN LỰC SƠN LA ĐỂ GIÁM SÁT, ĐIỀU KHIỂN VÀ KHAI THÁC THÔNG SÔ VẬN HÀNH, THÔNG SÔ SỰ CÔ,

THÔNG SÔ LƯỚI ĐIỆN TỪ XA

I. GIỚI THIỆU:Đơn vị chủ trì: Công ty điện lực Sơn La.Địa chỉ: Số 160 đường 3/2, phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.Điện thoại: 022.2210.100 – Fax: 022.3.852.913Lãnh đạo đơn vị: Ông Lê Quang Thái – chức vụ: Giám đốc Công ty.Chủ nhiệm: KS. Hoàng Mạnh HàĐồng chủ nhiệm: Ông Hoàng Thế Vận; Ông Phạm Tân Tiến Đơn vị áp dụng công trình: Công ty điện lực Sơn La và toàn Tổng công ty điện lực Miền Bắc.

HOÀNG MẠNH HÀ HOÀNG THẾ VẬN PHẠM TÂN TIẾN

II. NỘI DUNG:Hiện nay, Công ty Điện lực Sơn La đang quản lý trên 3.300 km đường dây trung

thế trải dài trên địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn và hơn 1.500 trạm biến áp phân phối. Trên hệ thống đường dây trung thế có lắp đặt 38 trạm cắt đường dây trung thế, trong đó có 24 trạm cắt là máy cắt tự đóng lại là sản phẩm của các hãng Nu-lec (Australia) và Cooper (Trung Quốc).

Bản thân các máy cắt Recloser là loại máy cắt tự động đóng lặp lại có bộ điều khiển với nhiều tính năng ưu việt. Máy có 2 chế độ điều khiển đó là điều khiển tại chỗ và điều khiển từ xa kết nối với máy tính qua phần mềm kết nối WSOS.

190

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Hầu hết các máy cắt Recloser là các máy cắt phân đoạn, là nút quan trọng của đường dây trong việc phân đoạn sự cố, do vậy các máy cắt đều ở xa trụ sở Điện lực hoặc các tổ chốt hỗn hợp. Khi có lệnh cần thao tác máy cắt, việc đi lại chiếm nhiều thời gian của công nhân vận hành và làm kéo dài thời gian thao tác, xử lý sự cố, đồng thời làm tăng chi phí quản lý vận hành.

Với mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng hiện có vào công tác Quản lý kỹ thuật vận hành, trong các năm từ 2010 đến 2011, Công ty điện lực Sơn La đã tổ chức nghiên cứu giải pháp kết nối các máy cắt Recloser với mạng nội bộ (mạng LAN) thông qua đường truyền cáp quang và đã triển khai áp dụng thành công. Đây là giải pháp chưa từng được áp dụng tại Việt Nam.

Qua theo dõi quá trình vận hành cho thấy giải pháp này mang lại hiệu quả như: tính ổn định trong vận hành, khả năng giám sát liên tục lưới điện sau trạm cắt với tốc độ truy nhập cao, không phải trả chi phí phát sinh hàng tháng như các giải pháp khác và có khả năng nhân rộng.

Giải pháp đã được Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Sơn La công nhận là giải pháp mới, có tính sáng tạo tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật lần thứ 3 tỉnh Sơn La tổ chức năm 2012 và đã được Tổng công ty Điện lực Miền Bắc (là Công ty mẹ) cấp phép cho triển khai nhân rộng trên địa bàn toàn Miền Bắc vào tháng 3/2013.

1. Tóm tắt nội dung công trình:1.1 Giải pháp kỹ thuật đa biết:Việc điều khiển các thiết bị đã được nhiều nơi trên thế giới và trong nước nghiên

cứu áp dụng, tuy nhiên với cùng một thiết bị sẽ có nhiều phương pháp điều khiển khác nhau.

Trong giai đoạn 2007-2010 Công ty điện lực Sơn La đã áp dụng giải pháp kết nối từ xa bằng phương pháp quay số qua mạng điện thoại cố định có dây của VNPT, sau đó là mạng di động với gói cước DATA 2G của Mobiphone. Các giải pháp này ban đầu đã đáp ứng được việc điều khiển đóng /cắt từ xa, tuy nhiên có một số các hạn chế như: Phải thuê bao dịch vụ, độ ổn định và tốc độ truyền dữ liệu thấp, không đáp ứng được chỉ tiêu về giám sát liên tục do phát sinh chi phí cước thuê bao lớn.

Những giải pháp này đã được nhiều nơi áp dụng và hiện vẫn đang được sử dụng phổ biến.

1.2 Mục đích của giải pháp – công trình: Để khắc phục những nhược điểm trên và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông

tin và cơ sở hạ tầng vào công tác Quản lý kỹ thuật vận hành, từ đầu năm 2011, Công ty điện lực Sơn La đã nghiên cứu phương thức kết nối các máy cắt tự đóng lại với hệ thống mạng nội bộ (mạng LAN) thông qua giao thức IP, máy tính chủ đạo để điều khiển và giám sát vận hành đặt tại Phòng điều độ của Công ty và các phòng trực vận

191

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

hành của các Điện lực có máy cắt đã được lắp đặt. Đây là giải pháp được xem xét rất kỹ về nhiều mặt:

- Khả năng áp dụng.- Tính năng, chỉ tiêu mà giải pháp mang lại như khả năng giám sát quá trình vận

hành (các giải pháp trước không có), điều khiển, khai thác thông số lưới điện từ xa.- Đảm bảo các mục tiêu kinh tế và kỹ thuật trong vận hành hệ thống lưới điện

trung thế, đảm bảo lưới điện vận hành an toàn, ổn định.- Giảm suất sự cố trên hệ thống thiết bị và lưới điện, giảm thời gian mất điện do

sự cố.1.3 Các nội dung công nghệ chủ yếu:- Hàn nối cáp cáp chuyển đổi để ghép nối rơ le của máy cắt với thiết bị chuyển

đổi tín hiệu từ điện sang quang.- Lắp đặt thiết bị chuyển đổi tín hiệu Điện – Quang tại tủ điều khiển máy cắt

Recloser.- Tín hiệu Quang tại đầu ra của bộ chuyển đổi được đấu nối vào hệ thống cáp

quang trên điểm măng sông gần nhất và đưa về tủ mạng của Điện lực huyện.- Lắp đặt thiết bị chuyển đổi ngược tín hiệu từ Quang về Điện và chuyển tín hiệu

từ Điện về tín hiệu Inthernet với chuẩn RJ45, Từ đầu J45 được nối đến Swich đặt tại Điện lực bằng cáp mạng LAN. Tại đây, tín hiệu từ máy cắt về được cấu hình cố định địa chỉ IP và truy cập thông tin đến máy tính tại phòng Điều độ và máy tính đặt tại các phòng trực vận hành của các Điện lực.

- Tại máy tính của Phòng Điều độ và máy tính của phòng trực vận hành Điện lực được cài đặt phần mềm WSOS (phần mềm điều khiển máy cắt) để kết nối với máy cắt và phần mềm quản lý cổng COM ảo TruePort Management Tool để tạo cổng COM ảo tương ứng với địa chỉ IP máy cắt cần quản lý.

- Số liệu được truyền tải qua hệ thống mạng LAN nội bộ đến máy tính đặt tại Phòng Điều độ, máy tính này sẽ giữ vai trò ghi nhận mọi thông số, số liệu vận hành theo cấu hình và chức năng của rơle tại các trạm cắt.

1.4 đánh giá giải pháp:a. Tính mới và tính sáng tạo: Đây là giải pháp có tính mới và tính sáng tạo về công nghệ, về kêt cấu lần đầu

tiên được nghiên cứu áp dụng tại Việt Nam với tính năng kết nối điều khiển, giám sát, khai thác thông số vận hành của thiết bị điện bằng đường cáp quang và mạng nội bộ.

b. Khả năng áp dụng:

192

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Có thể triển khai áp dụng rộng rãi trên tất cả các thiết bị điện là thiết bị kỹ thuật số và có cổng kết nối.

c. Hiệu quả Kinh tế - xa hội:Việc mất điện thoáng qua có thể làm ngưng tạm thời hoạt động của những đối

tượng nằm trong phạm vi ảnh hưởng, tuy nhiên do vấn đề giao thông đi lại khó khăn, đặc biệt là vào mùa mưa bão, cho dù sự cố gây mất điện là thoáng qua hay vĩnh cửu cũng phải có thời gian để người công nhân đi thao tác, chính thời gian này có thể làm hỏng hàng loạt sản phẩm công nghiệp và gây thiệt hại lớn về kinh tế.

Về an ninh, chính trị: khi có sự cố mất điện đặc biệt là vào ban đêm là nguy cơ gây mất trật tự về an ninh – chính trị trên tất cả các mặt hoạt động của xã hội.

Với giải pháp này, khi xảy ra mất điện, người điều hành lưới điện có thể biết ngay được sự cố đó là loại sự cố gì, dự đoán được nơi xảy ra sự cố và lệnh cho công nhân vận hành trực tiếp đến để khắc phục (nếu cần).

Theo thống kê, thời gian mất điện do nguyên nhân gây sự cố tại Sơn La đã giảm đáng kể (khoảng 3 lần) so với trước khi lắp đặt thiết bị điều khiển.

1.5 Sơ đồ mô phỏng hệ thống điều khiển:

Theo dự báo, từ nay đến năm 2015 mạng lưới trung thế của tỉnh Sơn La sẽ phát triển lên tới 4.500 km, trong đó mạng lưới mở rộng chủ yếu tại các địa bàn khó khăn thuộc dự án Cấp điện lưới quốc gia cho đồng bào dân tộc tỉnh Sơn La. Nhờ có giải pháp này đã giảm được rất nhiều chi phí vận hành, thời gian mất điện được rút ngắn. Chính vì vậy, giải pháp: Kết nối các máy cắt Recloser với hệ thống mạng LAN là hướng mở trong việc ứng dụng quản lý vận hành lưới điện bằng công nghệ cho toàn ngành điện Việt Nam (nhất là các tỉnh miền núi có địa hình đi lại khó khăn).

193

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

So sánh hiệu quả đạt được của giải pháp so với các giải pháp khác:

Giải pháp

Các chỉ tiêu so sánh

Kết nối các máy cắt qua mạng di động và đầu cố

định quay số

Kết nối các máy cắt với mạng LAN qua đường truyền cáp

quang

1. Độ ổn địnhKém trong điều kiện thời tiết xấu, có thể

không truy nhập đượcTốt trong mọi điều kiện

2. Tốc độ truy cập, kết nối ChậmNhanh

(như các máy tính trong mạng nội bộ với nhau)

3. Tính năng điểu khiển đóng/cắt và lấy số liệu định kỳ Có Có

4. Tính năng giám sát liên tục tình trạng vận hành của lưới điện sau máy cắt.

Không(do phát sinh cước phí

truy cập lớn)Có

5. Chi phí cước phát sinh hàng năm / máy

5.000.000(phụ thuộc vào số lần

và thời lượng truy cập, kết nối)

Không

6. Tận dụng cơ sở hạ tầng hiện có Không Có7. Chi phí đầu tư thiết bị đầu cuối/trạm 12.500.000 12.000.000

194

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

PHẦN MỀM MỘT CỬA ĐIỆN TỬ CHO CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

I. GIỚI THIỆU:

Đơn vị chủ trì: Viễn Thông Quảng Trị

Địa chỉ: 20 Trần Hưng Đạo – Đông Hà Quảng Trị

Điện thoại: 053 3 852999

Lãnh đạo đơn vị: Nguyễn Hoàng Linh- Giám đốc

Chủ nhiệm: ThS. Nguyễn Hoàng Linh

Cộng sự: ThS.Lê Quang Hưng, Ông Nguyễn Thế Vinh, Ông Lê Công Hiếu, Ông Lê Tùng Dương, Ông Nguyễn Mạnh Hoàng

II. NỘI DUNG:1.Giới thiệu về công trìnhPhần mềm một cửa điện tử được xây dựng nhằm giải quyết những khó khăn gặp

phải của cơ quan hành chính trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính; Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân. Công khai các quy trình, thủ tục và quá trình giải quyết hồ sơ của tổ chức và công đân; cho phép tổ chức và công dân nắm được tình trạng giải quyết hồ sơ, cho phép lãnh đạo UBND thành phố/huyện thị theo dõi việc giải quyết hồ sơ theo có chế một cửa tại UBND thành phố/huyện thị; cho phép lãnh đạo các đơn vị nắm được hiệu quả làm việc của CBCC trong đơn vị; Cho phép thống kê tình hình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ theo cơ chế một cửa được áp dụng tại UBND thành phố/Huyện thị; cho phép các cơ quan quản lý hồ sơ chặt chẽ, nhanh chóng và hiệu quả khi tìm kiếm thông tin.

2. Tóm tắt nội dung của công trình Phần mềm gồm các nội dung chính:- Chức năng bên ngoài: Nộp hồ sơ; Tra cứu mã hồ sơ; Theo dõi hồ sơ; Tra cứu

tin tức văn bản: Tìm kiểu các văn bản liên quan quy định về các thủ tục hành chính.- Chức năng bên trong: Tiếp nhận hồ sơ, xử lý, chuyển hồ sơ theo quy trình, tìm

kiếm theo dõi hồ sơ, trả hồ sơ, thống kê báo cáo.- Quản lý và thiết lập các quy trình về giải quyết thủ tục hành chính: Khai

báo quy trình, quản lý người sử dụng; quản lý phân quyền, giải quyết hồ sơ theo quy định, thống kê báo cáo.

3.Tính mới của công trình- Hiện tại chưa chưa có đơn vị nào trên địa bàn xây dựng phần mềm này và là

195

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

vấn đề bức thiết của xã hội.- Hệ hống xây dựng dựa trên ngôn

ngữ .NET 4.0 mới nhất và cở sở dữ liệu SQL có tính bảo mật cao.

4. Khả năng áp dụng của giải pháp: Thời gian áp dụng từ năm 2012 trên

địa bản tỉnh Quảng Trị. Kết quả: hệ thống đã được đơn vị xây dựng hoàn chỉnh thành một sản phẩm thương mại hóa cung cấp cho các đươn vị có nhu cầu trên địa bàn, nhất là các UBND huyện và các sở ban ngành.

5. Hiệu quả kinh tế, xã hội:- Lợi ích kinh tế - xã hội: hiệu quả của dự án trong việc thực hiện có chất lượng

các mục tiêu về ứng dụng CNTT phục vụ công việc, đảm bảo người dân được tiếp cận thông tin về quy trình sử dụng hành chính công một cách nhanh chóng và có hệ thống. Thực hiện theo chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 5/9/2011 của chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính.

- Lợi ích kinh tế cho xã hội: hiệu quả của dự án trong việc thực hiện mục tiêu quản lý chặt chẽ các ngồn lực, giảm chi phí quản lý, tiết kiệm thời gian, công sức cho cơ quan quản lý nhà nước. Giải quyết được nhu cầu rất lớn của người dân về thủ tục hành chính công và tiết kiệm công sức, giấy tờ và thời gian của các bên thực hiện thủ tục hành chính, góp phần xây dựng nền hành chính nhà nước ngày càng tiên tiến, hiện đại.

6. Khen thương:Hệ thống đạt giải nhất tại Hội thi khoa học kỷ thuật Tỉnh Quảng Trị năm 2013

196

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

QUẢN LÝ & ĐIỀU HÀNH BÁN HÀNG ĐA LĨNH VỰC TỪ XA, DIỆN RỘNG CÔNG NGHỆ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY SAO VIỆT

(SP.SPRO)

I.GIỚI THIỆU:

Cơ quan: Công ty TNHH Giả pháp & Công nghệ SAO VIỆT

Địa chỉ: 45 Phạm Ngọc Thạch, P9, TP. Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Điện thoại: 064.3527 938; Fax: 064.3527 938

0916 688268

Chủ nhiệm: Vũ Việt Chiến

Đơn vị áp dụng: Thời trang U30-40, Công ty QUỐC HƯNG…

II. NỘI DUNG:

1. Giải pháp kỹ thuật trước đây:

Các phần mềm bán hàng hiện đang có mặt trên thị tường là các phần mềm được cài đặt riêng biệt tại các điểm bán hàng và mỗi một lĩnh vực thường có các phần mềm cụ thể riêng biệt.

Hiện nay tất cả các phần mềm ứng dụng đều được phát triển trên nền tảng công nghệ cũ đó là nền tảng máy chủ (Server) - máy khách (client) hoặc máy đơn – máy đơn.

Với giải pháp công nghệ cũ, tất cả các phần mềm được xây dựng và sử dụng chỉ được cài đặt máy nào chạy máy đó (máy đơn – máy đơn) hoặc cao cấp hơn là các máy được sử dụng chung cơ sở dữ liệu (database) thông qua máy chủ (server) dùng mạng nội bộ (LAN). Giải pháp này bị hạn chế như sau:

Bị giới hạn không gian và thời gian: Phần mềm được cài đặt sử dụng cho máy đơn lẻ riêng biệt, nếu muốn sử dụng phải đến tận nơi. Tất cả thông tin được xử lý và cần sử dụng từ hệ thống không phải theo thời gian thực (kể cả giải pháp sử dụng máy chủ cũng phải thực hiện đồng bộ hóa dữ liệu)

Không đảm bảo an toàn dữ liệu và hệ thống vì dữ liệu và phần mềm được cài đặt riêng lẻ ở từng máy đơn hoặc server vì là nơi không được bảo vệ một cách an toàn (virus, hacker, cháy nổ, sắc xuất hệ thống bị hư hỏng... rất lớn) không được trang bị hệ thống bảo vệ chuyên nghiệp cho từng máy...). Do vậy không thể đảm bảo hệ

VŨ VIỆT CHIẾN

197

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

thống luôn hoạt động.

Chi phí triển khai hệ thống tốn kém và phiền hà cho người sử dụng (chi phí phần cứng, máy chủ, chi phí hệ thống quản lý bảo trì lớn...), tốn nhiều thời gian, công sức và cần người quản lý về CNTT chuyên nghiệp để vận hành (triển khai đơn lẻ không thể triển khai một cách công nghiệp và chuyên nghiệp được, khi hệ thống gặp sự cố rất khó khăn để thực hiện bảo trì, phải tới tận nơi để xử lý sự cố do vậy làm ngưng trệ hệ thống gây thiệt hại về tiền bạc cũng như các thiệt hại vô hình khác).

Không thể tiếp cận được tới các giải pháp và ý tưởng mới nhằm đem lại các lợi ích khai thác tương hỗ qua lại từ việc khai thác phần mềm, khai thác nhu cầu đa dạng ngày càng tăng cao của con người trong thời đại công nghệ thông tin phát triển vũ bão. Điều đó làm hạn chế năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh – hoạt động của doanh nghiệp là người sử dụng.

2. Giải pháp mới SPRO:

SP.SPRO là phần mềm trên điện toán đám mây đầu tiên của Việt Nam

Điện toán đám mây Sao Việt là “Công nghệ Việt – Trí tuệ”: Hoàn toàn do Công ty Giải pháp & Công nghệ Sao Việt nghiên cứu xây dựng và phát triển

Không bị giới hạn về không gian và thời gian: Tất cả mọi hoạt động trên toàn hệ thống (dù doanh nghiệp có đến hàng trăm ngàn máy tính vẫn đảm bảo như 1 máy) đều được xử lý và lưu trữ tại thời gian thực (không phải đồng bộ dữ liệu). Nhờ không bị giới hạn này nên tất cả các máy tính của doanh nghiệp dù kết nối phân tán (trên phạm vi toàn cầu) nhưng giống nhu cùng ngồi chung tại 1 văn phòng để làm việc. Cũng vì điều này nên chỉ các phần mềm điện toán đám mây Sao Việt mới được trang bị chức năng “Điều hành từ xa”

Đảm bảo an toàn gần như tuyệt đối cho hệ thống và dữ liệu vì tất cả dữ liệu và các dịch vụ hệ thống được bảo vệ trên đám mây (hệ thống được trang bị các thiết bị và phần mềm bảo vệ chuyên nghiệp, có hệ thống sao lưu tự động...) do vậy hệ thống và dữ liệu được bảo vệ tập trung ở mức độ cao nhất.

Giảm tối đa chi phí đầu tư phần cứng (không cần trang bị server, hệ thống mạng LAN) và phần mềm hỗ trợ, chi phí bảo trì hệ thống, giảm thiểu tối đa nhân công trong việc quản lý và vận hành (kể cả với doanh nghiệp lớn cũng không tốn chi phí bảo trì và vận hành hệ thống)

mô hình kinh doanh mởcông nghệ điện toán đám mây

198

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Các ứng dụng được phát triển trên nền điện toán đám mây Sao Việt được trang bị nhiều giải pháp ứng dụng cao câp nhất giúp giảm thiểu công sức và rất nhiều giá trị vượt trội khác mà không qua điện toán đám mây không thể có được.

SP.SPRO là phần Quản lý & Điều hành đa lĩnh vực từ xa duy nhất trên thị trường

SP.SPRO là phần mềm ứng dụng duy nhất có khả năng “Quản lý & Điều hành hệ thống”: với rất nhiều chức năng thông minh thực sự “Giải pháp tạo nên giá trị vượt trội”.

SP.SPRO - Phần mềm “Quản lý bán hàng đa lĩnh vực duy nhất”: Mỗi lĩnh vực có đực thù riêng (như bán tạp hóa cần quản lý hạn sử dụng (date) của hàng hóa; bán thuốc tây thì cần quản lý date nghiêm ngặt ngoài ra phải nhận diện các mặt hàng không đươch sử dụng chung hoặc sử dụng có điều kiện; bán điện thoại cần quản lý số Imei & bảo hành bảo trì.... nên mỗi lĩnh vực xưa nay mỗi lĩnh vực có phần mềm riêng cho loại hình đó). Nhưng SP.SPRO tự động nhận diện và hoạt động đúng theo lĩnh vực đó (n lĩnh vực chỉ trong 1 phần mềm duy nhất).

SP.SPRO là phần mềm duy nhất và là giải pháp đồng bộ để quản lý và điều hành siêu chuỗi cửa hàng hay siêu thị: Với N lĩnh vực mỗi lĩnh vực có M cửa hàng, SP.SPRO quản lý và điều hành từ xa hệ thống lên tới NxM cửa hàng / siêu thị (trong đó N & M là giá trị bất kỳ). Về khả năng truyền dữ liệu hệ thống có thể lên tới cấp hàng ngàn Gigabyte nhưng hệ thống vẫn chạy nhanh nhẹn như khi chỉ có một vài cửa hàng (trong khi các trang web chỉ vài trăm Kb nhưng cũng thường hay bị treo vì nghẽn mạng). Đối với các phần mềm ứng dụng tốc độ & tần suất truyền dữ liệu là rất lớn, nhưng giải pháp SP.SPRO vẫn hoạt động nhanh. Khi mạng internet bị yếu hoặc chập chờn (như khi dụng mạng 3G) SP.SPRO đã có giải pháp tăng cừng ổn định mạng để đảm bảo hoạt động cả khi mạng yếu hoặc chập chờn.

SP.SPRO – Giải pháp kiểm kê & giao ca nhanh: Tất cả các phần mềm quản lý bán hàng khác không có khả năng này.

SP.SPRO – được trang bị công cụ Phát hiện và ngăn chặn nhanh lỗ hổng trong kinh doanh: Được tích hợp giải pháp Kiểm kê – Kiểm tra – Kiểm soát hàng hóa toàn hệ thống tự động. Khi quản lý hệ thống chuỗi siêu thị / cửa hàng, đây là công cụ không thể thiếu để có thể đảm bảo mọi sự hoạt động hàng ngày được quản lý chính xác, là yếu tố đảm bảo mọi hoạt động kinh doanh được kiểm soát có độ tin cậy.

199

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

SP.SPRO – tự động báo cáo cho nhà quản lý, chủ doanh nghiệp thông qua máy điện thoại di động khi có sự ảnh hưởng đến hệ thống kinh doanh của doanh nghiệp được.... Giúp chủ doanh nghiệp thực sự được giải phóng tinh thần trước vô vàn áp lực về quản lý kinh doanh để tập chung phát triển doanh nghiệp của mình

SP.SPRO được trang bị một cách đồng bộ rất nhiều chức năng khác thông qua việc tự động báo gửi thông báo và nhận lệnh điều hành từ chủ doanh nghiệp thông qua hệ thống tin nhắn SMS, hệ thống thông tin nội bộ doanh nghiệp, giải pháp quản lý tài chính từ xa....

200

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

GIẢI PHÁP MYCUBE.VN – MẠNG XÃ HỘI ĐA NHIỆM

I. GIỚI THIỆU:Đơn vị chủ trì: Công ty TNHH TÂM VIỆT (TAVICO)Địa chỉ: 58, Lê Trung Đình, Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.Điện thoại: 0909.378.208 E-mail: [email protected] Website: www.tavico.vn Lãnh đạo đơn vị: Ông Lương Thị Thanh; Chức vụ: Giám đốc.Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Đình TâmCộng sự: Ông Nguyễn Anh TuấnĐơn vị áp dụng: Công ty TAVICO, Công ty Cường Thịnh, Công ty Wenco, Công ty Hoài Bão Trẻ, ….

NGUYỄN ĐÌNH TÂM NGUYỄN ANH TUẤN

II. NỘI DUNG:1. Tóm tắt nội dung của giải pháp:a. Thực trạng:- Ngày nay các mạng xã hội có rất nhiều và ở nhiều loại hình khác nhau. Nhưng,

hầu hết các mạng xã hội như Facebook, ZingMe, Google +, v.v.. đa phần là phục vụ giải trí, tin tức, kết bạn, chia sẽ hình ảnh, video; không hỗ trợ nhiều cho công việc; Sử dụng nhiều các mạng xã hội này có thể gây nghiện và dẫn tới lơ là công việc.

b. Giải quyết:- Với mong muốn người dùng Internet sử dụng mạng xã hội nhưng vẫn có thể

gắn kết với công việc nhóm tác giả xây dựng nên mạng xã hội MYCUBE.VN và đặt tên là mạng xã hội đa nhiệm.

2. Tính mới của giải pháp:- Mạng xã hội đa nhiệm là một thuật ngữ hoàn toàn mới trong thế giới mạng

201

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

xã hội; nó hàm chứa rằng mạng xã hộ MYCUBE.VN sẽ có đầy đủ tiện ích, dịch vụ, phần mềm phục vụ cho tất cả các nhóm đối tượng:

- Cá nhân - Doanh nghiệp - Tổ chức, đơn vị hành chínhNgười dùng khi tham gia đăng ký thành viên trên MYCUBE.VN có thể chọn

một trong hai hình thức là Cá nhân hoặc Tổ chức.- Nếu tài khoản là Cá nhân sẽ có đầy đủ các chức năng cơ bản của một mạng xã

hội như giải trí, kết bạn, chia sẽ hình ảnh, lưu trữ tài liệu, cập nhật trạng thái, bình luận…

- Nếu tài khoản là tổ chức ngoài các tiện ích trên còn có thêm những phần mềm phục vụ doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị hành chính trong vấn đề quản lý như:

+ Quản lý hệ thống phòng ban, chức danh, thành viên trong một tổ chức, doanh nghiệp. + Phân quyền hệ thống chức năng cho các nhóm đối tượng. + Lưu trữ, chia sẽ dữ liệu, tài liệu + Quản lý nhân sự + Lịch công tác tuần cho tổ chức doanh nghiệp + Quản lý hợp đồng, doanh thu hợp đồng + Trao đổi thông tin nội bộ trong tổ chức như hệ thống mail + Dòng sự kiện (Time event): phục vụ các hoạt động làm việc theo nhóm của Doanh nghiệp, tổ chức. + Quản lý trang web quảng bá cho đơn vị. + Module việc cần làm cho cá nhân. + Quản lý hồ sơ công văn đến, đi

+ Quản lý khách hàng, nhà cung cấp

- Ngoài ra còn có thêm nhiều Module tiện ích khác, khi cần người dùng là quản trị của đơn vị có thể thêm vào và cấu hình phân quyền để sử dụng.

Giao diện màn hình MYCUBE

202

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

- MYCUBE.VN được xây dựng trên một nền tảng mở với bộ khung chuẩn để cộng đồng có thể xây dựng thêm phần mềm tiện ích tích hợp vào MYCUBE.VN sau này để hình thành một hệ sinh thái hoàn chỉnh phục vụ mọi nhu cầu làm việc và giải trí cho mọi thành phần đối tượng

3. Khả năng áp dụng:- Hiện tại MYCUBE.VN được đưa vào sử dụng cho các tổ chức, doanh nghiệp

là khách hàng của TAVICO; trong trường hợp họ chưa có đủ kinh phí để mua sắm các phần mềm Văn phòng điện tử, văn phòng trực tuyến, phần mềm kế toán

4. Hiệu quả kinh tế, xa hội:- Sản phẩm mạng xã hội hoàn toàn do người Việt phát triển, không bị chặn IP,

thân thiện với người dùng Việt Nam. - Là giải pháp toàn diện cho các doanh nghiệp, đơn vị hành chính, tổ chức; đặc

biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ với kinh phí hạn hẹp vẫn có thể đưa ứng dụng Công nghệ thông tin vào trong hoạt động của mình; giúp doanh nghiệp

- Giảm chi phí đầu tư cho phần mềm- Có thể quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình tới mọi người thông qua mạng

Internet nhanh chóng- Khả năng tự động bổ sung mọi phần mềm tiện ích vào MYCUBE cho thành

viên nhanh chóng- Vừa đáp ứng được vấn đề kết bạn, giải trí vừa có thể tận dụng để phục vụ công

việc đắc lực.- Vừa mang tính riêng tư, bảo mật dữ liệu cho nội bộ từng đơn vị vừa có thể

chia sẽ cho mọi người, mọi đơn vị một cách nhanh chóng.

203

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ XÂY DỰNGVÀ ÁP DỤNG HỆ THÔNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN TCVN ISO 9001:2008 TRONG CÁC CƠ QUAN

NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG NAM

I. GIỚI THIỆU:Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Nam.Địa chỉ: Số 50 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Tỉnh Quảng Nam.Điện thoại: 0510.3811760 Di động: 0974003261 Fax: 05103811759 E-mail: [email protected]ãnh đạo đơn vị: Ths. Hồ Quang Bửu, Chức vụ: Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Nam.Chủ nhiệm: ThS. Phạm Hồng Quảng Cộng sự: KS. Trương Thái Sơn, ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Lâm, KS. Bùi Trọng Hiệp, KS. Vũ Minh Ngọc

PHẠM HỒNG QUẢNG TRƯƠNG THÁI SƠN BÙI TRỌNG HIỆP

II. NỘI DUNG:Hiện nay các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đang triển khai hệ

thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO nhằm minh bạch hóa và quản lý chất lượng công việc. Quy trình ISO mô tả nội dung công việc, thời gian thực hiện, kết quả phải đạt được qua các biểu mẫu.

Trên thực tế, việc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000/2008 trên địa bàn tỉnh gặp các khó khăn khi triển khai như sau:

- Việc kiểm soát thông tin còn thủ công, trên giấy tờ, chỉ những người trong quy trình mới biết được tình trạng thực hiện công việc của các công đoạn trước thông qua phiếu kiểm soát ISO; không thể tra cứu và tổng hợp thông tin về tình trạng công việc.

- Tài liệu về ISO rất nhiều, nên cán bộ, chuyên viên thực hiện quy trình không thể thực hiện hết các quy định theo ISO trong lĩnh vực của mình.

204

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

- Do các văn bản quy phạm pháp luật (nghị định, thông tư) ra đời và thay đổi liên tục, biểu mẫu và quy trình được soạn thảo khi xây dựng ISO sẽ nhanh chóng lạc hậu, không theo kịp thực tế. Do đó, phải tốn thời gian và chi phí giấy tờ để cập nhật lại các biểu mẫu.

- Một số cơ quan sau được cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000/2008 chưa chú trọng đến việc kiểm soát, giám sát thường xuyên việc tuân thủ theo ISO của đơn vị mình, nên mặc dù có quy trình ISO nhưng một số thủ tục vẫn giải quyết theo trình tự thông thường.

Chính vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu xây dựng và áp dụng hệ thống thông tin ISO điện tử nhằm thống nhất và chuẩn hóa việc quản lý các quy trình, biểu mẫu, giám sát việc tuân thủ và thực hiện tiêu chuẩn ISO 9001:2000/2008 được chứng nhận tại các đơn vị. ISO điện tử giúp ghi nhận tự động và kết xuất ra dưới hình thức biểu mẫu hoặc bảng tổng hợp các tiến trình công việc. Đồng thời thông qua hệ thống thông tin ISO điện tử, chuyên viên nắm được khối lượng và thời gian thực hiện công việc, lãnh đạo các cấp nắm được kết quả thực hiện chi tiết đến từng chuyên viên, từng phòng ban/bộ phận.

1. Thuyết minh tính mới, tính sáng tạo: Ứng dụng CNTT trong công việc và hỗ trợ xử lý nghiệp vụ chính là hình thức

ISO điện tử. Ưu điểm của hệ thống ISO điện tử là được xây dựng mặc định trong hệ thống gồm: quy trình công việc, nội dung thực hiện, thời gian quy định cho từng công đoạn; biểu mẫu được kết xuất tự động mang tính thống nhất, chuẩn hóa, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của những người tham gia vào quy trình. Tiến trình công việc sẽ tự động được ghi nhận và kết xuất ra dưới hình thức biểu mẫu hoặc bảng tổng hợp. Ở bất cứ thời điểm nào, bất cứ vị trí nào, khi được phân quyền là có thể tra cứu hoặc tổng hợp thông tin chi tiết nhiều chiều, nhiều dữ kiện khác nhau. Điều đó giúp chuyên viên nắm được khối lượng và thời gian thực hiện công việc, lãnh đạo các cấp nắm được kết quả thực hiện chi tiết đến từng chuyên viên, từng phòng ban/bộ phận và cả bộ máy thuộc quyền QL của mình.

Hệ thống ISO điện tử rất dễ dàng cập nhật những thay đổi về quy trình và biểu mẫu nhằm đáp ứng biến động thực tế. Khi có thay đổi, việc phổ cập quy trình mới, biểu mẫu mới được thực hiện hoàn toàn tự động. Với ISO điện tử, việc công bố thông tin cho người dân trở nên dễ dàng và hoàn toàn tự động. Lãnh đạo các cấp, cá nhân/tổ chức có liên quan có thể tham gia kiểm soát chất lượng và kết quả công việc chi tiết đến từng chuyên viên.

Ngoài những tính năng hữu ích đã nêu, hệ thống ISO điện tử của chúng tôi còn cho phép phân cấp, gọi lại qui trình và xử lý công việc theo mô hình cây. Cụ thể như sau: Đối với những đơn vị có đơn vị trực thuộc (ví dụ như cấp Sở có các Trung tâm trực thuộc) thì phải phân cấp để phần mềm tách sổ văn bản đến/đi phù hợp với từng

205

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

đơn vị; phân quyền xử lý cho Lãnh đạo các cấp;…. Gọi lại qui trình đã hoàn thành: đối với qui trình Văn bản đi bằng giấy thì khi Lãnh đạo đơn vị phê duyệt là hoàn thành qui trình. Tuy nhiên, đối với văn bản đi của đơn vị cũng là văn bản đến của các phòng ban thì phải gọi lại qui trình để xử lý khép kín. Đối với văn bản phối hợp: xử lý theo phân cấp hình cây với người xử lý chính và các người phối hợp.

2. Khả năng áp dụng: Đang triển khai kết quả nghiên cứu hệ thống ISO điện tử tại 02 đơn vị trên địa

bàn tỉnh Quảng Nam là Sở Khoa học- Công nghệ và Sở Thông tin- Truyền thông và đã có chủ trương cho phép của UBND tỉnh Quảng Nam về việc triển khai nhân rộng hệ thống này.

3. Hiệu quả kinh tế - xa hội: - Thông qua việc ứng dụng phần mềm ISO điện tử, các cơ quan, đơn vị sẽ được

hỗ trợ tối đa trong việc triển khai hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008, giảm thiểu được chi phí thời gian công sức của các đơn vị trực thuộc tỉnh trong việc triển khai hệ thống quản lý chất lượng.

- Các đơn vị đang triển khai xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 sẽ có công cụ để cập nhật thông, tin văn bản chính sách mới, cập nhật các tài liệu, đồng thời được cung cấp phần mềm trực tuyến phục vụ công tác của mình.

- Các module phần mềm giúp tin học hóa các quy trình chung của HTQLCHL như soạn thảo và phê duyệt tài liệu, lưu trữ hồ sơ tài liệu trực tuyến, đánh giá nội bộ và xem xét hệ thống của lãnh đạo, … giúp cho việc triển khai các quy trình ISO được thực hiện một các đồng bộ, thống nhất và tiết kiệm thời gian, công sức của người dùng trong việc soạn thảo các biểu mẫu giấy tờ của quy trình.

- Cung cấp môi trường trao đổi thông tin nội bộ thông suốt cho những thành viên tham gia vào hệ thống quản lý chất lượng.

- Chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng của cơ quan được công bố đến toàn thể các đơn vị tham gia hệ thống chất lượng.

- Các thông báo quan trọng, các quyết định quan trọng liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng cũng được công bố.

- Các thông tin, trao đổi nội bộ đảm bảo việc trao đổi giữa các thành viên trong hệ thống được thông suốt.

- Quản lý quá trình đánh giá chất lượng nội bộ trong cơ quan.- Quản lý quá trình khắc phục, phòng ngừa và xem xét tính hiệu quả của hệ

thống quản lý chất lượng cho lãnh đạo.- Cung cấp công cụ quản lý quá trình soạn thảo và phê duyệt tài liệu theo quá

trình phần cấp phân quyền.

206

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

- Tự động cập nhật hoàn hảo hồ sơ ISO phục vụ cho các quá trình đánh giá.- Cung cấp tính năng quản trị phần mềm, để các cấp lãnh đạo có thể phân quyền

truy cập cho các đơn vị cấp dưới.- Các chính sách, mục tiêu ngay lập tức được ban hành đến các đơn vị có liên

quan.- Các tài liệu, hồ sơ liên quan ISO đươc lưu trữ tốt. Hồ sơ ISO phục vụ cho việc đánh giá cấp chứng nhận và đánh giá lại được lưu

trữ tốt và đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo sự thành công cho các cuộc đánh giá.

Việc soạn thảo và ban hành tài liệu theo đúng quy trình và không mất thời gian chờ đợi, tiết kiệm thời gian và công sức, đồng thời đảm bảo tính khách quan khi soạn thảo tài liệu và tự động cập nhật lưu trữ vào hồ sơ Kiểm soát tài liệu.

Việc quản lý tốt quá trình Đánh giá chất lượng nội bộ, khắc phục phòng ngừa, họp xem xét lãnh đạo, mang lại cho lãnh đạo cái nhìn tổng quan về hệ thống đồng thời đáp ứng các điều khoản liên quan của ISO khi đánh giá cấp chứng nhận.

207

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TINTRONG QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN MẮT

PHÚ YÊN

I. GIỚI THIỆU:Đơn vị thực hiện: Trung tâm Công nghệ Thông tin – Truyền thông Phú YênĐịa chỉ: Phường 7 – Tp. Tuy Hòa - Tỉnh Phú Yên.Điện thoại: (057) 3842 252 - 3842 319; Fax: (057) 3843 202Lãnh đạo: Nguyễn Chí Sỹ, Giám đốcChủ nhiệm: BS. Huỳnh Phúc Nhĩ, Giám đốc Bệnh việnĐồng chủ nhiệm: Trung tâm Công nghệ Thông tin – Truyền thông Phú Yên

Đơn vị áp dụng: Bệnh viện Mắt Phú Yên.

NGUYỄN CHÍ SỸ NGUYỄN MINH THIÊN HUỲNH NHẬT TRƯƠNG

NGUYỄN NGỌC THỊNH TRẦN THỊ MINH TRANG NGUYỄN MINH HÓA

II. NỘI DUNG:

1. Tóm tắt sơ lươc về nội dung:

- Được sự quan tâm của tập thể Ban lãnh đạo Bệnh viện Mắt Phú Yên vào việc áp dụng công nghệ thông tin trong công tác khám chữa bệnh, nhằm mục đích nâng chất lượng phục vụ người dân, nâng cao hiệu quả quản lý. Chúng tôi, Trung tâm Công

208

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

nghệ Thông tin – Truyền thông Phú Yên là đơn vị được sự tin tưởng của lãnh đạo Bệnh viện Mắt Phú Yên hợp tác để phát triển phần mềm quản lý khám chữa bệnh.

- Với đội ngũ tham gia phát triển đã có kinh nghiệm làm phần mềm, nhưng đây là giải pháp lần đầu triển khai thực hiện, nên gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên với tinh thần trách nhiệm, không ngại khó khăn cộng với sự nhiệt huyết, quan tâm của lãnh đạo Bệnh viện đã giúp chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình. Và sau hơn 1 năm phát triển, vào tháng 08 năm 2012 ứng dụng đã chính thức đưa vào sử dụng. Sự thay đổi này đã đem lại hiệu quả khá rõ ràng, được sự đánh gía cao của bệnh nhân đến khám bệnh tại đây, cũng như các bác sỹ, điều dưỡng, nhân viên những người tham gia sử dụng hệ thống này.

- Từ khi chỉ đáp ứng tối đa 100-150 lượt khám/ngày, thì bây giờ có thể đáp ứng đến 500 lượt khám/ngày. Ngoài ra, giảm thiểu chi phí trong công tác lưu trữ thông tin bệnh nhân, hồ sơ bệnh án, công tác báo cáo thống kê bằng thủ công; áp dụng chấm công thực hiện khám chữa bệnh nhanh chóng, chính xác.

- Với thành công ban đầu là vậy, tuy nhiên để sản phẩm hoàn thiện hơn nữa nhóm phát triển phần mềm hiện vẫn tiếp tục nghiên cứu nâng cấp nhiều tính năng mới như: Kết nối các thiết bị siêu âm, xét nghiệm, x-quang để lấy kết quả, toa thuốc thông minh, tùy biến ứng dụng chạy trên smartphone.

2. Giải pháp kỹ thuật:

- Hiện một số giải pháp phần mềm quản lý bệnh viện xây dựng chỉ dựa trên nền tảng Desktop Aplication, mô hình này chỉ phù hợp cho các ứng dụng đơn lẻ, chỉ một người hoặc nhóm người sử dụng chuyên biệt. Tuy nhiên trong thực tế người sử dụng tham gia vào hệ thống rất đa dạng, với các vai trò khác nhau, ở nhiều vị trí địa lý khác nhau. Do đó mô hình này gặp nhiều hạn chế như: việc triển khai ứng dụng khó khăn, đòi hỏi cài đặt ứng dụng lên tất cả máy tính để sử dụng, cấu hình máy phải đủ mạnh, khó triển khai trên các thiết bị cầm tay như PDA, Tablet,….việc bảo trì nâng cấp khó khăn do phải cập nhật toàn bộ các máy khi có sự thay đổi nào đó. Do đó giải pháp ứng dụng dựa trên nền tảng Web theo mô hình Client – Server đã khắc phục những nhược điểm đó.

a. Giải pháp kỹ thuật áp dụng:

- Mô hình Client/Server chạy trên hệ thống mạng LAN/WAN.

- Kiến trúc ứng dụng: Web Application

- Môi trường phát triển: Microsoft.NET

- Cơ sở dữ liệu: MSSQL Server 2005/ MSSQL Server 2008.

209

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Do đó hệ thống có thể truy xuất ở bất kỳ nơi đâu trong hệ thống mạng LAN/WAN của bệnh viện với tài khoản được cấp.

Là ứng dụng hoạt động trên nền web, do đó có thể truy cập từ các thiết bị như tablet, smartphone dễ dàng.

Việc cập nhật, nâng cấp, sửa lỗi hệ thống chỉ cần cập nhật lên máy chủ, đó do không ảnh hưởng đến hoạt động của các máy trạm, do đó ít làm gián đoạn các công việc của toàn hệ thống khi đang vận hành.

Các máy trạm không cần cấu hình cao vì chỉ yêu cầu cài đặt các trình duyệt, có thể cài đặt hệ điều hành Windows hoặc Linux do đó giảm được chi phí về phần cứng và phần mềm.

3. Giải pháp ứng dụng:

- Một số phần mềm quản lý bệnh viện thường tập trung quản lý nhập dữ liệu, trong khi đó ít chú trọng đến luồng xử lý dữ liệu, theo dõi tiến trình xử lý bệnh nhân.

- Ngoài ra các phần mềm thường quản lý cho bệnh viện đa khoa. Vì vậy những phần mềm đó hoặc là quá nhiều chức năng và phức tạp không phù hợp cho các bệnh viện, trung tâm khám chữa bệnh chuyên khoa, hoặc không thể quản lý đầy đủ cho từng chuyên khoa, mà tập trung thực hiện ở khâu khám bệnh, dược và viện phí là chủ yếu.

- Trong khi đó giải pháp dự thi được xây dựng trực tiếp trên yêu cầu khách hàng, nắm sát thực tế, tạo nên quy trình khép kín, đảm bảo thông tin không bị chồng lắp lên nhau. Một số đặc điểm nổi bật:

+ Hệ thống theo dõi trạng thái từng bệnh nhân một cách trực quan từ lúc vào viện đến khi kết thúc quá trình khám chữa bệnh.

+ Hệ thống được thiết kế giao diện chức năng đơn giản theo từng vai trò cụ thể, do đó ứng dụng hết sức dễ dàng sử dụng.

+ Một số form mẫu nhập liệu được cập nhật theo mẫu đã có trước đó nên cải thiện tốc độ xử lý nhằm giảm thiểu xử lý của bác sỹ hoặc điều dưỡng.

+ Hệ thống sử dụng mã chẩn đoán ICD10 các bệnh về mắt mới nhất hiện nay. Phân biệt rõ ràng mắt trái hoặc phải tránh nhầm lẫn khi điều trị hoặc kê toa thuốc.

+ Hệ thống sử dụng mã ATC cho danh mục thuốc, phục vụ công tác thống kê và phân loại thuốc theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)

+ Hệ thống có thể kết xuất dữ liệu để phục vụ báo cáo thống kê cũng như các chương trình khác mà đơn vị sử dụng cần (vd: kết xuất dữ liệu sang chương trình của BHYT).

+ Hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện Mắt được chia thành nhiều phân hệ,

210

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

vừa độc lập, vừa liên hoàn, tùy biến phối hợp, mỗi phân hệ thực hiện một nhiệm vụ riêng và các phân hệ liên kết nhau về dữ liệu. Các phân hệ bao gồm: Phân hệ Quản trị hệ thống, Phân hệ Tiếp nhận bệnh nhân, Phân hệ Khám chữa bệnh ngoại trú, Phân hệ Điều trị bệnh nhân nội trú, Phân hệ Quản lý cận lâm sàng, Phân hệ Thu viện phí bệnh nhân, Phân hệ Quản lý dược.

4. Khả năng áp dụng:

- Phần mềm hiện đang được Bệnh viện Mắt Phú Yên triển khai và hoạt động ở tất cả các phòng chuyên môn.

- Phần mềm có thể áp dụng cho các bệnh viện chuyên khoa Mắt trong toàn quốc (vì CSDL được thiết kế theo mã chung của quốc tế và địa chỉ hành chính, mã thẻ BHYT, ICD10, ATC); hoặc sử dụng cho các bệnh viện chuyên khoa (sản, nhi, …) vì chỉ cần sửa lại mẫu bệnh án cho phù hợp với chuyên khoa đó.

5. Hiệu quả kinh tế:

- Biên chế tinh giảm tại mỗi phòng khám chỉ còn 2 so với 3 người trước đây.

- Thời gian để khám một bệnh nhân nhanh hơn, tiết kiệm thời gian. Do đó bác sỹ có thời gian khám được nhiều bệnh nhân hơn so với trước đây. Tương tự trong các hoạt động điều trị, tra cứu, xử lí hiệu quả chính xác hiệu quả hơn.

- Giảm thiểu chi phí trong công tác lưu trữ thông tin bệnh nhân, hồ sơ bệnh án, công tác báo cáo thống kê bằng thủ công; áp dụng chấm công thực hiện khám chữa bệnh nhanh chóng, chính xác.

6. Hiệu quả kỹ thuật:

- Thao tác xử lý trên phần mềm hiệu quả hơn bằng việc sử dụng thông tin mẫu hoặc gõ tốc ký.

- Hệ thống được thiết kế lưu vết toàn bộ các hoạt động cập nhật dữ liệu, do đó dễ phát hiện sai sót và trách nhiệm.

- Thiết kế đơn giản, dễ sử dụng không mất nhiều thời gian để sử dụng thành thạo.

- Hệ thống xây dựng trên nền tảng web nên thuận tiện để lãnh đạo bệnh viện có thể theo dõi tất cả các hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện. Từ đó có thể điều phối hoạt động khám chữa bệnh cho phù hợp. Nâng cao hiệu quả quản lý bệnh viện.

- Các báo cáo thống kê được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, chính xác.

- Việc bảo trì nâng cấp dễ dàng, không ảnh hưởng đến hệ thống trong khi đang vận hành.

- Việc bảo mật, backup dữ liệu an toàn hơn do chỉ tập trung chỉ vào máy chủ.

211

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

7. Hiệu quả xa hội:

- Tăng cường năng lực khám chữa bệnh, số lượng bệnh nhân khám trong ngày có thể giải quyết số lượng lớn hơn so trước đây.

- Tạo sự công bằng cho bệnh nhân khi khám bệnh tại bệnh viện. Hệ thống ưu tiên người đến trước xử lý trước.

- Góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân trong khám chữa bệnh.

212

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

GIẢI PHÁP NHẬN DẠNG MẶT NGƯỜI BẰNGTHUẬT TOÁN SÓNG GABOR VÀ NHỮNG CẢI TIẾN

I. GIỚI THIỆU:Đơn vị chủ trì: Công an tỉnh Thanh Hóa.Địa chỉ: Lê Hồng Phong – P. Ba Đình – TP. Thanh Hóa.Điện thoại: 0984 825 997 Email: [email protected]ãnh đạo đơn vị: Thiếu tướng Trịnh Xuyên – Giám đốc CAT Thanh Hóa.Chủ nhiệm: KS. Hoàng Đình Ngọc.

II. NỘI DUNG:Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh Thanh hóa nói riêng và toàn quốc nói

chung đã ghi nhận nhiều vụ việc trộm cắp, hành hung, gây rối trật tự,…được ghi nhận thông qua hệ thống Camera giám sát đặt tại các cửa hàng, cơ quan công sở, hay tại nhà riêng. Đặc điểm chung của những vụ việc này đó là việc khai thác các thông tin thông qua các hình ảnh thu được để phục vụ công tác điều tra gặp rất nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, cùng với tinh thần tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào hỗ trợ công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ trong tình hình mới thì từ đó ý tưởng “Giải pháp nhận dạng mặt người bằng thuật toán sóng Gabor và những cải tiến” đã được ra đời.

- Nghiên cứu phương pháp sóng Gabor trong bài toán nhận dạng mặt người.- Đưa ra phương pháp cắt vùng khuôn mặt đối với những trường hợp ảnh chất

lượng thấp hoặc khuôn mặt bị che khuất một phần.- Đưa ra phương pháp nhận dạng theo một vùng của khuôn mặt (dùng để nhận

dạng đối tượng bịt mặt hoặc những trường hợp khuôn mặt cần nhận dạng bị che khuất một phần).

- Đưa ra một số cải tiến nhằm nâng cao độ chính xác của quá trình nhận dạng.

- Xây dựng chương trình nhận dạng mặt người bằng thuật toán sóng Gabor và những cải tiến.

1. Tính mới của công trình:Qua một thời gian dài nghiên cứu, tìm

HOÀNG ĐÌNH NGỌC

Hình ảnh nhận dạng theo vùng

213

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

hiểu thông qua nhiều bài viết, các đề tài khoa học đã được công bố trên các tạp chí uy tín trên thế giới và qua Internet, trong đề tài này tôi sẽ cung cấp một cách tổng quát, chi tiết nhất về vấn đề nhận dạng mặt người dựa trên thuật toán Gabor - Thuật toán nhận dạng dựa trên cấu trúc các đặc trưng sinh trắc học của khuôn mặt người như: mắt, mũi, miệng, cạnh cằm, lông mày, má lúm đồng tiền, nốt ruồi, vết sẹo, v.v…Thuật toán giải quyết tốt vấn đề ảnh bị xoay và sự thay đổi trong điều kiện chiếu sáng khi thực hiện nhận dạng.

Bên cạnh đó, tác giả sẽ đưa ra các giải pháp, các cải tiến và xây dựng thành phần mềm để mô tả các ứng dụng trong thực tế của giải pháp như:

- Hệ thống hỗ trợ nhận dạng trong một tập CSDL hữu hạn.- Hệ thống cửa tự động giới hạn người ra/vào.- Đặc biệt, đưa ra các cải tiến để giải quyết trường hợp nhận dạng đối tượng bịt

mặt, nhận dạng đối tượng khi khuôn mặt bị che khuất một phần ... nhằm phục vụ cho công tác điều tra của lực lượng Công an.

2. Khả năng áp dụng:Đề tài hướng tới các ứng dụng sau:- Hỗ trơ tìm kiếm đối tương trong Cơ sơ dữ liệu ảnh mặt người hữu hạn:

Trong ngành Công an có CSDL ảnh về các đối tượng có tiền án, tiền sự, đối tượng là tội phạm quốc tế hay ảnh chứng minh thư của Công dân. Từ CSDL về ảnh của đối tượng thì hệ thống sẽ tìm kiếm và trả về danh sách theo chiều giảm dần của chỉ số giống nhau, khi đó sẽ kết hợp giữa “Người và Máy” để có kết quả xác định đối tượng một cách nhanh nhất.

- Có thể áp dụng cho hệ thống cửa điện tử tự động xác định một người có được phép ra/vào trong một khu vực nào đó hay không. Nếu hệ thống xác nhận người đó được phép vào thì sẽ thực hiện mở cửa, ngược lại thì không. Những hệ thống này chúng ta đã thấy rất nhiều ở trên thế giới đặc biệt là những nơi chỉ một số giới hạn nhất định những người được phép vào.

- Phục vụ công tác điều tra, đấu tranh, phòng chống tội phạm của lực lương Công an nhân dân: hiện nay các đoạn Video đe doạ khủng bố, bắt cóc con tin hay phổ biến nhất là các clip về nạn trộm cắp được ghi lại từ Camera an ninh đặt tại nhà riêng, cửa hàng, cơ quan, nơi công cộng v.v… xuất hiện rất nhiều. Các đối tượng xuất hiện trong các Video đó thường bịt mặt, hóa trang hoặc bị che khuất một phần khuôn mặt nên khó xác định được đối tượng! Nếu như chúng ta xây dựng được một Cơ sở dữ liệu lưu trữ ảnh đối tượng thì chức năng tìm kiếm theo vùng sẽ giúp chúng ta tìm ra đối tượng trong Cơ sở dữ liệu có vùng tương ứng (ví dụ vùng mắt) giống với đối tượng cần nhận dạng nhất, từ đó sẽ phục vụ tốt công tác điều tra, phá án của lực lượng Công an.

214

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

- Hệ thống bảo mật sử dụng hệ thống nhận dạng mặt người trên SmartPhone.3. Hiệu quả kinh tế, xa hội:- Hiệu quả xã hội: với kho dữ liệu tàng thư Công dân đang lưu giữ tại phòng Hồ

sơ của Công an Thanh Hóa như hiện nay thì việc tìm kiếm một đối tượng theo ảnh là bất khả thi chứ chưa nói đến vấn đề là tra cứu ra đối tượng bịt mặt hoặc khuôn mặt bị che khuất một phần. Nhưng sẽ khả thi nếu sử dụng phần mềm này và đặc biệt là tính năng “nhận dạng theo vùng” với kết quả trả về là độ giảm dần của “Chỉ số giống nhau”, khi đó ta kết hợp giữa “Người và Máy” thì việc tra cứu, sàng lọc và khoanh vùng đối tượng sẽ khả thi và đơn giản hơn rất nhiều, phục vụ rất tốt cho công tác điều tra, cũng như công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm. Góp phần vào công tác đảm bảo An ninh trật tự và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

215

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

CẢI TẠO HỆ THÔNG ĐÈN PHẪU THUẬT TỪ ĐÈN SỢI TÓC SANG ĐÈN LED

I. GIỚI THIỆU:Đơn vị chủ trì: Bệnh viện đa khoa Sa Đéc - Đồng Tháp Địa chỉ: 153 Nguyễn Sinh Sắc, F2, TP. Sa Đéc, Đồng ThápĐiện thoại: 0673.861919Lãnh đạo đơn vị: BSCKII. Huỳnh Văn HuệTác giả: BS. Lê Ngọc LâmĐồng chủ nhiệm: BS. Phạm Kim NgọcĐơn vị áp dụng: Bệnh viện đa khoa Sa Đéc

LÊ NGỌC LÂM PHẠM KIM NGỌC

II. NỘI DUNG:- Hiện tại các phòng mổ Bệnh viện đều trang bị đèn phẫu thuật bằng loại đèn

sợi tóc hay đèn halogen….Các loại đèn này sinh nhiệt nóng, tốn nhiều điện năng, ô nhiễm môi trường , độ bền thấp phải chăm sóc bảo dưỡng thường xuyên tốn kém.

- Ngày nay với những bước tiến mới trong lĩnh vực ánh sáng đó là sự phát triển công nghệ đèn Led, một sản phẩm thân thiện môi trường, ít tốn điện, không tia độc hại, độ bền tuổi thọ đèn cao. Để trang bị cho phòng mổ với hệ thống đèn phẫu thuật bằng công nghệ đèn Led hiện nay thì giá thành rất cao khoảng 300-400 triệu VNĐ, do đó rất ít bệnh viện được trang bị hệ thống này.

- Xuất phát từ sự khó khăn về kinh Đèn LED

216

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

tế của bệnh viện, bản thân là bác sĩ ngoại khoa gắn bó với công tác phẫu thuật, hệ thống đèn phẫu thuật bệnh viện là loại đèn sợi tóc, rất tốn điện, độ bền thấp, thường xuyên bị đứt phải thay thế nhiều lần chi phí tốn kém, nếu thay thế hệ thống mới thì chi phí rất cao, nhóm chúng tôi đã cải tiến từ hệ thống chiếu sáng đèn phẫu thuật hiện có đã hư à chuyển sang công nghệ chiếu sáng đèn Led do chúng tôi lắp đặt đã đem lại những lợi ích về kinh tế - giá thành thấp, độ bền cao , đạt chuẩn ánh sáng theo quy định.

1. Tóm tắt nội dung của công trình:Chúng tôi tận dụng hệ thống treo đèn của hệ thống cũ, ở đây chúng tôi chỉ lắp

đặt thay thế phần đèn chiếu sáng và mạch điện xử lý.a. Đèn Led: Chúng tôi liên hệ mua từ thị trường gồm 24 bóng + chóa led ( chóa

hội tụ ánh sáng) loại Luxeon 3W màu trắng ấm-xuất xứ Đài Loan.b. Mạch điện:- Cung cấp nguồn điện một chiều ổn định

cho đèn Led hoạt độngà ổn định cường độ sáng, không độ chớp nháy + tăng độ bền, tránh mỏi mắt cho phẫu thuật viên.

- Điều chỉnh độ sáng tối theo yêu cầu phẫu thuật.

- Điều chỉnh pha trộn ánh sáng trắng và vàng cho phù hợp

- Ưu điểm khác đó là tích hợp chức năng chiếu sáng khẩn cấp: một chức năng không thể thiếu của phòng mổ, chúng ta hãy tưởng tượng điều gì xảy ra khi ekip đang mổ thì điện cúp, với hệ thống đèn Led chúng ta trang bị hệ thống chiếu sáng khẩn cấp dễ dàng do công suất tiêu thụ điện năng thấp.

- Tổng chi phí cho toàn hệ thống cải tạo: 3.000.000 VNĐ ( Ba triệu đồng)2. Khả năng áp dụng: - Hiện tại chúng tôi đã lắp đặt cho phòng mổ tại Bv Sađéc ( chúng tôi lắp đặt

phòng số 4) sau 10 tháng đưa vào hoạt động chúng tôi chưa cần phải bảo trì cho hệ thống đèn - hiện tại đèn vẫn hoạt động tốt - vẫn đảm bảo ánh sáng phù hợp cho phẫu thuật viên, cường độ sáng ổn định (đã mời kiểm định - giấy chứng nhận kèm theo).

- Đối với những phòng mổ bệnh viện khác: chúng ta tận dụng hệ thống giá treo đèn cũ đã có, chỉ thay thế hệ thống xử lý mạch điện + đèn Led đơn giản, gọn nhẹ, dễ lắp đặt. Tùy theo nhu cầu ánh sáng mà ta bố trí số lượng bóng cho phù hợp.

3. Hiệu quả kinh tế xa hội:

Đèn LED Áp dụng trong bệnh viện

217

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

3.1 - Tiết kiệm điện năng: - Chi phí tiêu thụ trực tiếp:Điện năng sử dụng 24 bóng led 3W trong 1 giờ: P = 24(bóng) x 3(W) = 72W/hĐiện năng tiêu thụ cho đèn dây tóc ( hệ thống cũ): 8 bóng P = 8(bóng) x 25(W) = 200W/hVậy trong 1 giờ hệ thống đèn dây tóc cũ tiêu thụ gần gấp 3 lần đèn Led cải tiến- Chi phí tiêu thụ điện năng gián tiếp: ở đây chúng tôi đề cập đến chi phí tiền

điện cho máy điều hòa nhiệt độ làm lạnh phòng. Khi sử dụng hệ thống đèn led thì sinh nhiệt thấp chỉ khoảng 5 – 80C, trong khi hệ thống cũ đèn dây tóc phát sinh nhiệt rất cao 800C làm tăng nhiệt độ phòng đáng kể.

3.2 - Độ bền cao: - Đối với đèn dây tóc độ bền : 1000h Số lần thay mới (ví dụ sử dụng 10h/ngày) = 365ngày x 10(h)/1000 (h) = 3,65

lần/năm Vậy nếu ước tính sử dụng khoảng 10h/ ngày thì một năm phải thay thế bóng

mới khoảng 4 lần. - Đối với đèn led cải tiến : 30.000 - 100.000h Số năm sử dụng : 30.000(h)/365 x 10(h) = 8,2 năm Vậy khoảng 8 năm ta mới thay thế một lần 3.3 - Lơi ích về kinh phí : a - Kinh phí đầu tư: Tuy không quá hiện đại nhưng với mức đầu tư thấp, kinh

phí cho toàn bộ hệ thống chỉ khoảng 3 triệu VND, hệ thống chiếu sáng đèn Led đơn giản cho phòng mổ hoạt động ổn định, đảm bảo đạt chuẩn ánh sáng. Trong khi hệ thống trang bị mới cho phòng mổ hiện nay khoảng 300 - 400 triệu VNĐ.

HỆ THỐNG ĐÈN LED CẢI TẠO HỆ THỐNG ĐÈN LED MỚI

GIÁ THÀNH 3.000.000 VNĐ 300.000.000 VNĐ

b - Giảm kinh phí bảo trì: - Chi phí bảo trì cho hệ thống đèn cũ 150.000ngàn x 8(bóng) = 1.200.000 ngàn/

lần( tùy theo thời gian sử dụng đèn)- Hệ thống mới: sau 10 tháng sử dụng chưa bảo trì thay thế.

218

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

3.4 - Sản phẩm thân thiện – bảo vệ môi trường: - Không tia tử ngoại à tác nhân gây ung thư da - Không thủy ngân độc hại, thường có trong đèn huỳnh quang - Sinh nhiệt thấp, góp phần giảm sinh nhiệt toàn cầu - đây là vấn đề nan giải

của toàn thế giới. - Tiết kiệm điện năng - bảo vệ môi trường.3.5 - Lơi ích cho người sử dụng: - Cường độ sáng ổn định: không gây hiện tượng nháy mắt - mỏi mắt khi sử

dụng kéo dài. - Cường độ sáng cao: do sử dụng những chóa hội tụ ánh sáng, giúp tăng khả

năng chiếu sáng tốt cho những vùng phẫu thuật sâu khi mổ. - Chỉ số nhạc màu cao à tạo cảm giác hình ảnh thật - trung thực hơn. - Người sử dụng được an toàn- do hệ thống sử dụng điện thế thấp một chiều.

219

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

LĨNH VỰCY DÛÚÅC

220

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

221

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

SỬ DỤNG DỤNG CỤ BANH VẾT MỔ HM9 CHO PHẪU THUẬT ĐẶT DIAM TRONG MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM KÈM HẸP ÔNG

SÔNG THẮT LƯNG VÀ CÁC PHẪU THUẬT BỆNH LÝ CỘT SÔNG

I. GIỚI THIỆU:

Đơn vị: Bộ môn - Khoa Phẫu thuật thần kinh (BM9) – Bệnh viện 103 Học viện quân y

Địa chỉ: Phúc La - Hà Đông - Hà Nội

Điện thoại: 069.566.563 - 0983 608 224

Email: [email protected]

Chủ nhiệm: PGS.TS Vũ Văn Hòe

Đồng chủ nhiệm: Ông Nguyễn Hùng Minh, Ông Nguyễn Văn Hưng

Cộng sự: Ông Nguyễn Thành Bắc, Ông Nguyễn Xuân Phương

NGUYỄN VĂN HƯNG VŨ VĂN HÒE NGUYỄN HÙNG MINH

II. NỘI DUNG:1. Hiện trạng giải pháp đa biết:Cùng với sự phát triển của các kỹ thuật mổ tối thiểu, ít xâm lấn, việc sử dụng

các phương tiện cố định cột sống ngày càng được chú trọng. DIAM là dụng cụ cố định liên gai sau vừa bảo đảm vững chắc cột sống lại có sự đàn hồi giúp cột sống vẫn cử động cúi, ưỡn, nghiêng thuận lợi. Tuy nhiên khi đặt DIAM phải bộc lộ các cơ cạnh sống cả hai bên. Từ trước chúng tôi dùng banh cố định cột sống của Nga, hãng Codmann…, song do có những nhược điểm này, Bộ môn – Khoa Phẫu thuật thần kinh Bệnh viện 103 đã cùng với các kỹ sư của nhà máy M1, tập đoàn Viettel chế tạo banh vết mổ HM9 chẳng những thuận lợi cho đặt DIAM mà còn phù hợp với nhiều cuộc mổ cột sống khác vì vừa cố định trường mổ vững chắc vừa ít gây thương tổn

222

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

tổ chức cơ cạnh sống.2. Mục đích của giải pháp dự thi:Với cố định trường mổ đủ để đặt DIAM, không làm tổn thương nhiều tới cơ cạnh

sống. Banh vết mổ của Nga khi mổ phải bộc lộ vết mổ rộng ngay từ đầu. Hai càng của banh vết mổ của Nga rất cứng và to , khi căng vết mổ làm chảy máu cơ, xé rách khối cơ lưng, làm mất máu, kéo dài thời gian mổ, bập dập tổ chức. Đặc biệt, đây là hệ thống cố định trường mổ cố định, không có sự cơ động, khó thao tác, trong khi đó việc mổ dưới kính vi phẫu chỉ cần qua một lỗ nhỏ đủ để lấy phần đĩa đệm thoát vị…

Banh cố định 2 càng của Nga Banh cố định với kích thước cố định của Nga

Banh vết mổ Codman của Mỹ tuy nhỏ nhưng chỉ phù hợp với mổ thoát vị đĩa đệm lệch bên. Khi tiến hành đặt DIAM phẫu trường thường bị hẹp do cơ thắt lưng che khuất, phải có người phụ kéo khối cơ lưng làm mất thời gian, ảnh hưởng đến phẫu trường và thao tác đặt DIAM.

Bộc lộ cả hai bên khối cơ lưng với banh

vết mổ của Nga với 2 lá cố định Banh vết mổ của Mỹ với 2 càng cố định

Với sự giúp đỡ của các kỹ sư nhà máy thông tin M1, dụng cụ cố định trường mổ của chúng tôi được cải tiến trên nguyên lý hoạt động cũng như cấu tạo của hai loại dụng cụ trên và được gọi là HM9.

3. Mô tả giải pháp dự thi:a. Nguyên lý của giải pháp- Phương pháp nghiên cứu mô tả dựa trên nguyên tắc hoạt động cũng như chất

liệu của các dụng cụ y tế của Mỹ, Nga.- Đã sử dụng cho phẫu thuật, có nghiên cứu khoa học đánh giá hiệu quả của loại

dụng cụ này, trong nhiều loại bệnh lý cột sống tại Khoa phẫu thuật thần kinh Bệnh viện 103 từ năm 2011.

223

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

b. Các nội dung chủ yếu* Dụng cụ HM9Chất liệu: Thép không rỉCấu tạo: Thân có khóa bánh răng+ Các lá vuông có và không răng + Các lá

nhọn với nhiều kích cỡ dài ngắn khác nhau(tùy theo sự béo gầy của bệnh nhân).Tính cơ động: Lắp ráp, thay thế các lá dễ dàng, cơ động, rất phù hợp với mổ vi

phẫu.Ứng dụng: cho tất cả bệnh nhân với nhiều bệnh lý cột sốngGiá thành: khoảng 2.000.000 VND.4. Tự đánh giá giải pháp:a. Tính mới và tính sáng tạo:* Điểm mới:Đặt DIAM là kỹ thuật mới, lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam ở Bệnh viện

103 tháng 01 năm 2009. Dụng cụ HM9 là dụng cụ đầu tiên được sản xuất ở nước nhà.

* Điểm sáng tạo:Vẫn cố định cột sống vững chắc nhưng hết sức cơ động, phù hợp với các bệnh

nhân béo, gầy khác nhau, thao tác mổ thuận lợi.HM9 đã được công nhận là sáng kiến cải tiến kỹ thuật cấp Học Viện Quân Y

năm 2012.* Đánh giá: - Có tính mới trong phạm vi đơn vị Bệnh viện 103, Học Viện Quân y, Bộ Quốc

Phòng.- Rất phù hợp với người Việt Nam.- Có tính sáng tạo trong kết cấu và công nghệ.- Mang tính kết hợp kỹ thuật của các ngành.Sản phẩm sáng kiến đã được công nhận là sáng kiến cấp Học viện Quân y, được

hội đồng khoa học cấp Bộ Quốc phòng đánh giá cao (giải nhất sáng kiến năm 2013).b. Khả năng áp dụng:* Khả năng áp dụng thực tế của giải pháp tạ ra:Khả năng áp dụng rộng rãi cho tất cả các bệnh nhân trong và ngoài Quân đội.* Đánh giá:

224

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

- Đã triển khai được ngay so với trình độ kỹ thuật, năng lực công nghệ, nguyên vật liệu, vật tư, linh kiện trong phạm vi đơn vị và trong nước hiện nay.

- Cần có thêm một số điều kiện kỹ thuật khác để sản xuất hàng loạt theo dây truyền để cung cấp dụng cụ HM9 cho các Bệnh viện.

- Có tính áp dụng đơn chiếc.- Có tính áp dụng trong sản xuất loại nhỏ, phạm vi đơn vị.- Có tính áp dụng ở quy mô công nghiệp, phạm vi toàn quân, toàn quốc.c. Hiệu quả:* Kinh tế: giá thành rẻ, vật liệu sẵn có trong nước, phù hợp với điều kiện kinh

tế Việt nam.* Kỹ thuật: đơn giản, dễ sản xuất, độ an toàn và kiểu dáng công nghiệp.* Quốc phòng - an ninh và xã hội: phù hợp5. Các công trình liên quan đến sáng kiến và các giải thương (Phụ lục)* Hội nghị khoa học thầy thuốc trẻ việt nam lần thứ nhất năm 2011 với đề tài:

Đánh giá kết quả phẫu thuật thoát vị đĩa đệm kèm hẹp ống sống được đặt DIAM (có sử dụng dụng cụ HM9)- đạt giải xuất sắc (Tặng Bằng Khen).

* Hội thi sáng kiến cải tiến kỹ thuật Học viện Quân y năm 2012 với sáng kiến: Sáng kiến cải tiến dụng cụ Banh vết mổ (HM9)sử dụng trong phẫu thuật các bệnh lý cột sống tại khoa phẫu thuật thần kinh Bệnh viện 103- được công nhận sáng kiến cải tiến cấp Học Viện Quân Y.

* Hội thao kỹ thuật tuổi trẻ sáng tạo Bệnh viện 103 năm 2012 với công trình: Quy trình kỹ thuật đặt DIAM sử dụng dụng cụ cải tiến (HM9)trong mổ thoát vị đĩa đệm kèm hẹp ống sống thắt lưng – đạt giải nhất (Tặng Giấy Khen).

* Hội thao kỹ thuật tuổi trẻ sáng tạo ngành y tế khu vực hà nội năm 2013 với công trình: Quy trình kỹ thuật đặt DIAM sử dụng dụng cụ cải tiến (HM9)trong mổ thoát vị đĩa đệm kèm hẹp ống sống thắt lưng – đạt giải Nhất (Bộ trưởng Bộ Y tế Tặng Bằng Khen).

* Hội thi tuổi trẻ sáng tạo trong quân đội lần thứ XIII năm 2013 với công trình: Sử dụng dụng cụ banh vết mổ HM9 cho phẫu thuật đặt DIAM trong mổ thoát vị đĩa đệm kèm hẹp ống sống thắt lưng và các phẫu thuật bệnh lý cột sống – Đạt giải nhất (Hội đồng khoa học tuổi trẻ sáng tạo trong quân đội đánh giá)

* Hội thi Festival khoa học trẻ toàn quốc do Trung ương đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh năm 2013 tổ chức với công trình: Sử dụng dụng cụ banh vết mổ HM9 cho phẫu thuật đặt DIAM trong mổ thoát vị đĩa đệm kèm hẹp ống sống thắt lưng và các phẫu thuật bệnh lý cột sống – Đạt giải xuất sắc (Tặng Bằng khen)

225

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

ĐÁNH GIÁ SỨC CẢN ĐỘNG MẠCH PHỔI BẰNG SIÊU ÂM - DOPPLER TIM TRƯỚC VÀ SAU ĐIỀU TRỊ ĐÓNG LỖ THÔNG

LIÊN NHĨ

I. GIỚI THIỆU: Đơn vị chủ trì: Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch MaiĐịa chỉ: 78 Đường Giải phóng, Hà NộiĐiện thoại: 0438691930 Lãnh đạo đơn vị: PGS.TS. Đỗ Doãn LợiChủ nhiệm: GS.TS. Nguyễn Lân ViệtĐồng chủ nhiệm: PGS. TS. Trương Thanh HươngCộng sự: PGS.TS. Đỗ Doãn Lợi; TS. BS. Nguyễn Thị Mai Ngọc

Đơn vị áp dụng: Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

NGUYỄN LÂN VIỆT ĐỖ DOÃN LỢI NGUYỄN THỊ MAI NGỌC TRƯƠNG THANH HƯƠNG

II. NỘI DUNG:Trong các bệnh tim bẩm sinh thì Thông liên nhĩ (TLN) là dị tật thường gặp nhất:

chiếm 7-10% các dị tật tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh, khoảng 30% các dị tật tim bẩm sinh ở người lớn và 0,001% trong dân số [13]. Bệnh có thể được điều trị rất đơn giản và khỏi hoàn toàn bằng phẫu thuật vá lỗ TLN hay bằng Tim mạch can thiệp (bít lỗ thông bằng dụng cụ). Ngược lại, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nặng nề như tăng gánh các buồng tim phải, suy tim, tăng áp động mạch phổi (TAĐMP) và cuối cùng chuyển thành hội chứng Eisenmenger, từ đó làm giảm tuổi thọ và giảm khả năng lao động khi người bệnh đến tuổi trưởng thành.

Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật trong việc áp dụng các kỹ thuật chẩn đoán bằng hình ảnh vào y học thì việc chẩn đoán xác định hình thái các bệnh lý Tim mạch nói chung cũng như bệnh TLN nói riêng không còn

226

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

là một vấn đề khó khăn nữa [3],[4]. Song, thực tế lâm sàng buộc các thầy thuốc Tim mạch dù ở lĩnh vực nào (Nhi khoa, Nội khoa hay Ngoại khoa) vẫn phải đối diện với vấn đề: bệnh đã có TAĐMP chưa và nếu có TAĐMP thì liệu với mức TAĐMP nhiều như thế người bệnh còn có chỉ định đóng lỗ TLN nữa hay không? Đây là một câu hỏi mang tính chất quyết định “sống còn” đối với bệnh nhân vì khi áp lực động mạch phổi tăng cao tới mức nhất định nào đó sẽ gây tái cấu trúc lại thành các tiểu động mạch phế nang, làm tăng sức cản động mạch phổi và dần dần sẽ dẫn đến TAĐMP cố định [67],[69],[124],[143]. Khi đó sẽ là chống chỉ định của việc điều trị đóng lỗ TLN bằng phẫu thuật cũng như Tim mạch can thiệp.

Theo kinh điển, để đưa ra câu trả lời chính xác, người ta phải dùng kỹ thuật thông tim phải vừa giúp chẩn đoán xác định bệnh, vừa đánh giá tình trạng huyết động: cụ thể đo được sức cản động mạch phổi. Tuy nhiên, đây lại là một thăm dò chảy máu, gây đau đớn cho bệnh nhân, đồng thời dễ có nguy cơ nhiễm trùng hoặc gây ra các rối loạn nhịp do quá trình thông tim gây nên. Bên cạnh đó, việc Thông tim không phải có thể được làm ở bất cứ chỗ nào và đặc biệt việc thực hiện cũng gặp không ít khó khăn trên những bệnh nhân nhỏ tuổi do phải tiến hành gây mê cho trẻ trong quá trình thực hiện kỹ thuật này.

Vì vậy, để cố gắng khắc phục các nhược điểm trên, từ năm 1980 trở lại đây, một số tác giả trên thế giới đã có những nghiên cứu cố gắng tìm cách định lượng được sức cản động mạch phổi bằng siêu âm - Doppler tim mà vẫn đảm bảo được tính chính xác như thông tim [15],[102],[103],[106],[113]. Ở Việt Nam, đến nay nhiều cơ sở y tế trên cả nước đã được trang bị máy siêu âm - Doppler tim nên việc chẩn đoán bệnh Tim mạch đã được thực hiện một cách nhanh chóng và khá chính xác.

Tuy nhiên, đánh giá sức cản động mạch phổi bằng siêu âm - Doppler tim vẫn còn là một vấn đề có tính chất thời sự và hoàn toàn mới mẻ, đóng góp một vai trò quan trọng, có tính chất quyết định trong chẩn đoán cũng như theo dõi tiến triển, điều trị của các bệnh Tim mạch nói chung, cũng như bệnh TLN nói riêng. Ở Việt Nam, cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu đầy đủ và chi tiết nào về vấn đề này.

Do vậy chúng tôi tiến hành đề tài:”Đánh giá sức cản động mạch phổi bằng siêu âm - Doppler tim trước và sau điều trị đóng lỗ TLN” với 2 mục tiêu nghiên cứu cụ thể là:

- Nghiên cứu sức cản động mạch phổi bằng siêu âm - Doppler tim ở người bình

227

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

thường và ở các bệnh nhân TLN đơn thuần kiểu lỗ thông thứ hai .- Khảo sát sự thay đổi sức cản động mạch phổi bằng siêu âm- Doppler tim trước

và sau đóng lỗ TLN bằng dụng cụ hay phẫu thuật.Qua nghiên cứu trên 126 người bình thường khoẻ mạnh và 215 bệnh nhân Thông

liên nhĩ đơn thuần kiểu lỗ thông thứ hai, chúng tôi rút ra một số kết luận sau : - Sức cản động mạch phổi (PVR) đo bằng siêu âm – Doppler tim của 215

bệnh nhân TLN đơn thuần kiểu lỗ thông thứ hai trước khi đóng lỗ TLN là 2,97 ± 0,39 unit.m2, tăng đáng kể so với PVR của những người bình thường khoẻ mạnh trong cùng độ tuổi và giới ( PVR = 1,79 ± 0,06 unit.m2; với p<0,001).

- Về sự thay đổi sức cản động mạch phổi sau đóng lỗ thông liên nhĩ bằng dụng cụ hay phẫu thuật: Ngay sau khi đóng lỗ TLN, PVR giảm (5%) và PVR vẫn tiếp tục giảm nữa (18,2% sau 12 tháng với p < 0,05). Đặc biệt là sức cản động mạch phổi đã được trở về giá trị bình thường ở nhóm TLN ≤ 15 tuổi hoặc nhóm TLN được đóng lỗ thông khi chưa có TAĐMP (p > 0,05 so với nhóm chứng).

1. Tính mới , tính sáng tạo:Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu có hệ thống về đánh giá sức

cản động mạch phổi bằng siêu âm –Doppler tim được thực hiện trên người bình thường và người có bệnh TLN, theo dõi sức cản này trước và sau khi đóng kín lỗ thông bằng phẫu thuật hoặc bằng dụng cụ qua da. Kết quả nghiên cứu này có thể mở rộng phạm vi áp dụng đo sức cản động mạch phổi cho một số bệnh tim khác, nhất là các bệnh có dòng shunt ở tim, cũng như mở rộng việc thực hiện đo sức cản động mạch phổi bằng siêu âm-Doppler tim tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh có khoa Tim mạch.

2. Khả năng áp dụng và hiệu quả kinh tế, xa hộiĐo sức cản động mạch phổi (PVR) bằng phương pháp siêu âm – Doppler tim là

phương pháp tiện lợi, thực hiện đơn giản mà vẫn cho kết quả đáng tin cậy và chính xác như thông tim (p > 0,05). Do vậy, đo PVR bằng phương pháp này hoàn toàn có thể áp dụng trên lâm sàng để đánh giá cũng như theo dõi điều trị tăng áp động mạch phổi trong một số hoàn cảnh đặc biệt như : trẻ nhỏ, cấp cứu ngay tại giường bệnh, theo dõi PVR định kỳ hàng tuần, hàng tháng hay ở những nơi không có đủ điều kiện trang bị phòng tim mạch can thiệp,....

228

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH VĨNH PHÚC BẰNG HỆ THÔNG

KHOAN SỌ CẢI TIẾN, TỰ CHẾ

I. GIỚI THIỆU:Đơn vị: Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc Địa chỉ: Số 01 Tôn Thất Tùng – Liên Bảo – Vĩnh Yên – Vĩnh PhúcĐiện thoại: (0211) 3696 321 - 0912 161 268Lãnh đạo đơn vị: Giám Đốc BS.CKII. Tạ Ngọc CầuChủ nhiệm: BS.CKII. Hồ Nguyên HảiĐồng chủ nhiệm: BS. Đinh Văn Hải Đơn vị áp dụng: Khoa Ngoại Thần Kinh - Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc

BSCKII: HỒ NGUYÊN HẢI BS: ĐINH VĂN HẢI

II. NỘI DUNG:

Khoa ngoại thần kinh Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc thành lập từ tháng 07 năm 2008, chỉ được trang bị loại khoan tay cổ điển qua tham dự các hội nghị được thực hành hệ thống khoan sọ với mũi khoan tự dừng khi vào màng cứng, chúng tôi thấy mấu chốt của hệ thống khoan sọ nằm ở mũi khoan còn chiếc khoan có thể cải tiến được. Qua nghiên cứu thị trường, chúng tôi thấy khoan công nghiệp với pin sạc điện cầm tay với nguồn điện 12v -18v lắp vào mũi khoan tự dừng đáp ứng được yêu cầu của phẫu thuật. Chúng tôi đã tiến hành phẫu thuật cho 296 bệnh nhân và đến nay hệ thống khoan vẫn đáp ứng tốt.

229

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

1. Tính mới của công trình: - Trên thế giới chưa sử dụng loại

khoan công nghiệp này mà sử dụng loại khoan chuyên dụng cho y tế, giá thành cho sản phẩm này thì rất đắt.

- Trong nước chưa đơn vị nào sử dụng loại khoan công nghiệp này.

2. Khả năng áp dụng:- Áp dụng cho các tỉnh còn khó khăn

về kinh tế và miền núi hải đảo được ngay, dễ sử dụng.

3. Hiệu quả kinh tế xa hội:- Rút ngắn thời gian phẫu thuật, giảm lượng máu mất trong quá trình phẫu thuật.- Giảm độc hại cho bệnh nhân do phải gây mê kéo dài.- Giảm thời gian chạy máy gây mê, tăng tuổi thọ máy.- Giá thành rẻ tiết kiệm cho ngân sách nhà nước.- Có thể áp dụng cho các tỉnh còn khó khăn và miền núi hải đảo.

230

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

XÂY DỰNG QUY TRÌNH TIÊM MỠ TỰ THÂN QUA PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI GIỌNG

NÓI DO LIỆT THANH QUẢN MỘT BÊN

I. GIỚI THIỆU:Đơn vị: Bệnh viện Nhân Dân Gia ĐịnhĐịa chỉ: Số 1 Nơ Trang Long, P.7, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí MinhĐiện thoại: 0913.904.736; 0838412693; 08.35101.475.Lãnh đạo: PGS.TS.BS. Hoàng Quốc HòaChủ nhiệm: TS. BS. Trần Việt Hồng Trưởng khoa Tai Mũi Họng BV Nhân Dân Gia ĐịnhĐơn vị áp dụng: Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định

II. NỘI DUNG: Thanh quản có dây thanh với cấu trúc rất nhỏ và mảnh mai, vừa có chức năng

hô hấp vừa có chức năng phát âm, khi dây thanh di động đóng, mở và rung tạo ra âm thanh giọng nói của con người. Dây thanh bị liệt một bên không khép lại được, thanh môn bị hở, khi phát âm hơi bị thoát ra ngoài, dây thanh không rung làm bệnh nhân không nói được hoặc khàn tiếng.

Nguyên nhân gây liệt dây thanh ngày càng tăng do: sau phẫu thuật tuyến giáp, phẫu thuật vùng cổ, trung thất, chấn thương sọ não, vùng cổ, hay bệnh tai biến mạch máu não và bệnh nội khoa khác…

1. Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi đã nghiên cứu tiêm cấy ghép mỡ và sợi mô liên kết tự thân (của chính

bệnh nhân) vào dây thanh bên liệt qua phẫu thuật nội soi cho dây thanh phồng to, đẩy ra đường giữa và làm căng dây thanh để cho thanh môn khép kín và có sóng

Giải phẫu thanh quản Nội soi chẩn đoán BN liệt dây thanh Liệt dây thanh bên T

TS. BS. TRẦN VIỆT HỒNG

231

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

rung khi phát âm giúp cho bệnh nhân phục hồi giọng nói.

2. Kết quả nghiên cứu: Chúng tôi đã phẫu thuật cho trên 150

bệnh nhân từ năm 2006 đến nay tại khoa Tai – Mũi – Họng, bệnh viện Nhân dân Gia Định. Số lượng bệnh nhân được phẫu thuật những năm gần đây ngày càng tăng nhiều hơn. Bệnh nhân được theo dõi từ lúc sau mổ 1 ngày, 1 tuần đến 1 tháng và 3 – 7 năm, bằng nghe giọng nói, ghi âm, phân tích âm và nội soi hoạt nghiệm thanh quản. Hiệu quả điều trị của từng bệnh nhân về chất lượng giọng nói hồi phục từ 95 – 100% , thời gian phục hồi giọng nói có thể ngay sau ngày phẫu thuật, tiếng nói trong và rõ hơn sau 1 tuần đồng thời vẫn duy trì ổn định lâu dài trong nhiều năm, không có bệnh nhân nào tái phát và phải tiêm lại lần 2. Số lượng bệnh nhân đạt hiệu quả điều trị trên 95% .

Đây là phương pháp điều trị mới ở Việt Nam đã được báo cáo ở Hội nghị Khoa học Tai Mũi Họng toàn quốc tháng 05/2011, có thể chuyển giao kỹ thuật áp dụng cho các khoa Tai Mũi Họng lớn trên toàn quốc và Bộ Y tế xét duyệt là đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Bộ Y tế năm 2012. Đề tài đạt giải nhì hội thi sáng tạo kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh năm 2013.

Được nhiều báo đài và phát thanh truyền hình đi trực tiếp phỏng vấn những bệnh nhân về hiệu quả phục hồi giọng nói sau điều trị.

3. Kết luận: Đây là phương pháp điều trị an toàn,

sinh lý, có hiệu quả lâu dài và giá thành thấp hơn gấp 15 – 20 lần so với nước ngoài. Bệnh nhân được điều trị phục hồi lại giọng nói tại Việt Nam không phải ra nước ngoài điều trị hay chịu tật mất, khàn giọng nói suốt đời.

Bệnh nhân sau mổ giọng nói phục hồi trở lại và công tác, sinh hoạt, giảng dạy và ca hát bình thường

Hình ảnh qua máy nội soi hoạt nghiệm thanh quản trước – sau mổ

232

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

HIỆU QUẢ BÀI THUÔC CHỮA BỎNG THUÔC MỠ SINH CƠ

I. GIỚI THIỆU:

Địa chỉ: Thông Đồng Ấu, Xã Quỳnh Phụ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình

Điện thoại: 0979135954

Chủ nhiệm: Lương y Đào Viết Thoàn

II. NỘI DUNG:

- Nguyên liệu để bào chế bài thuốc mỡ sinh cơ chủ yếu là các cây thuốc nam có sẵn tại địa phương.

- Hiệu quả của bài thuốc điều trị vết bỏng và vết thương bằng thuốc mỡ sinh cơ đã được ứng dụng điều trị suốt 26 năm qua, cho trên 22.000 bệnh nhân ở khắp các địa phương trong cả nước đến điều trị.

- Sở Y tế Thái Bình đã công nhận đây là bài thuốc chữa bỏng cổ truyền có hiệu quả cao trong điều trị bỏng cho bệnh nhân

- Từ năm 2008 đến nay, tôi tiếp tục nghiên cứu, cải tiến phương pháp dùng thuốc điều trị cho bệnh nhân bỏng thông thường bằng giải pháp mới trong việc điều trị cho bệnh nhân bỏng.

- Phương pháp mới bôi thuốc trên gạc đã tẩm nước muối sinh lý vắt khô thay thế cho phương pháp bôi thuốc trên gạc khô đã tiết kiệm chi phí thuốc điều trị, rút ngắn thời gian điều trị cho người bệnh…

- Bài thuốc “ mỡ sinh cơ ” đã được tôi ứng dụng điều trị cho bệnh nhân bỏng, vết thương, vết loét lâu liền từ năm 1988 tới nay với trên 22.000 bệnh nhân đã mang lại hiệu quả điều trị cao cho người bệnh.

- Bài thuốc chữa bỏng thuốc mỡ sinh cơ đã được điều trị cho bệnh nhân bỏng ở các địa phương trong cả nước, như: Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình, Thành phố Hồ Chí minh, Cà Mau, Quảng Nam, Kiên Giang, Thái Bình… Ngoài ra các bệnh nhân đang điều trị vết bỏng, vết thương,

ĐÀO VIẾT THOÀN

233

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

vết loét lâu liền ở các cơ sở y tế khắp mọi miền trên phạm vi cả nước cũng đã tìm về cơ sở của tôi mua thuốc mang về tự điều trị.

- Bằng phương pháp cải tiến chuyển từ bôi thuốc trên gạc khô sang phương pháp bôi thuốc trên gạc đã được tẩm nước muối sinh lý vắt khô trong điều trị vết thương bỏng, vết thương, vết loét lâu liền cho người bệnh, trong 5 năm (2008 - 2012) bản thân tôi đã điều trị khỏi cho 5.784 bệnh nhân ở các địa phương trong cả nước và không để lại di chứng sau khi điều trị.

Như vậy, với bài thuốc “ mỡ sinh cơ ” điều trị bỏng, vết thương, vết loét lâu liền và cải tiến phương pháp sử dụng thuốc trong quá trình điều trị cho bệnh nhân đã đem lại hiệu quả tích cực; đồng thời khẳng định, các cơ sở y tế hoàn toàn ứng dụng bài thuốc và phương pháp điều trị này để thay băng cho bệnh nhân bị bỏng, đặc biệt có thể sử dụng với những trường hợp bệnh nhân có vết thương, vết loét lâu liền cũng đạt hiệu quả tốt.

Bảng so sánh thời gian điều trị bỏng bằng phương pháp gạc khô và gạc ướt

Độ tuổi

Số ngày điều trị/ca theo phương pháp

Rút ngắn thời gian điều trị (ngày)

Số ca điều trị từ năm 2008 - 2012

(ca)

Tổng số ngày điều trị rút ngắn 5 năm

(ngày)Gạc khô(ngày)

Gạc ướt (ngày)

Từ 1 - 6 tuổi 14 12 2 2.658 7.974Từ 7 - 15 tuổi 16 14 2 610 1.830Từ 16 tuổi trở lên 17 16 1 2.516 5.032

Cộng 5.784 14.836

Như vậy: Với tổng số ngày điều trị rút ngắn trong 5 năm là 14.836 ngày, tính bình quân 1 ngày công của người lao động là 150.000 đ/ngày , giải pháp đã giúp tiết kiệm cho xã hội: 14.836 x 150.000 đ = 22.254.000.000 đ.Bảng Thống kê tiết kiệm chi phí thuốc điều trị bỏng từ năm 2008 đến năm 2012:

234

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Nhóm tuổi từ 1 – 6 tuổi: Số tiền thuốc tiết kiệm là 378.00đ/ca tương đương với 27,27% chi phí

Nhóm tuổi từ 7 – 15 tuổi: Số tiền thuốc tiết kiệm là 661.500đ/ca tương đương với 29,17% chi phí

Nhóm tuổi từ 16 tuổi trở lên: Số tiền thuốc tiết kiệm là 1.320.000đ/ca tương đương với 33,33% chi phí

* KHEN THƯỞNG - Huân chương lao động hạng Ba của Chủ tịch nước Công hòa Xã hội Chủ

nghĩa Việt Nam - 3 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ các năm 2007, 2010, 2012 - Giải thưởng Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác - 5 Bằng khen của UBND tỉnh Thái Bình các năm 2002, 2003, 2007 - 3 Bằng khen của Bộ Lao động Thương binh và xã hội các năm 2009, 2012 - Bằng khen của Tỉnh ủy Thái Bình 2010 - 2 Bằng khen của Hội Bảo trợ người tàn tật Việt Nam các năm 1999, 2012. - Bằng khen của Trung ương Hội CCB Việt Nam năm 2011 - Kỷ niệm chương vì sự nghiệp xóa đói giảm nghèo của Lương y Đào Viết

Thoàn

235

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ SẢN PHẨM GIÀU LYZIN VÀ VI CHẤT DINH DƯỠNG ĐẾN TÌNH

TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ BỆNH TẬT CỦA TRẺ EM 6-12 THÁNG TUỔI

I. GIỚI THIỆU:Đơn vị chủ trì: Viện Dinh dưỡng quốc gia Địa chỉ: 48B Tăng Bạt Hổ - Hà NộiĐiện thoại: 04. 39776959Lãnh đạo đơn vị: PGS.TS. Lê Danh TuyênTác giả: TS. Nguyễn Thị Hải Hà Phòng Kế hoạch Tài chính - Sở Y tế Bắc Giang.Cộng sự: PGS.TS. Nguyễn Xuân Ninh, TS. Nguyễn Đỗ Huy, và CS Viện Dinh dưỡng.

II. NỘI DUNG:

1. Giới thiệu về công trình:Suy dinh dưỡng (SDD) và thiếu vi chất dinh dưỡng (VCDD) ở trẻ em gây ra

những hậu quả khó hồi phục, ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt sức khỏe, tới sự phát triển trí tuệ, tầm vóc cơ thể, tâm sinh lý của trẻ hiện tại cũng như tương lai. Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước có tỷ lệ SDD cao, đặc biệt là tỷ lệ SDD thấp còi còn rất cao (năm 2012 là 26,7%), tập trung chủ yếu tại các vùng núi, vùng nông thôn nghèo. Nghiên cứu công thức và qui trình sản xuất gói sản phẩm giàu lyzin và VCDD; Đánh giá hiệu quả của bổ sung sản phẩm đến các chỉ số nhân trắc (cân nặng, chiều cao), hoá sinh (vitamin A, sắt, kẽm), chỉ số bệnh tật (tiêu chảy, hô hấp) của trẻ em 6-12 tháng tuổi tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Nghiên cứu xây dựng công thức sản phẩm dựa vào khẩu phần ăn thực tế của trẻ, nhu cầu khuyến nghị để tính toán lượng thiếu hụt các thành phần dinh dưỡng; thử nghiệm các thành phần dinh dưỡng, thông số kỹ thuật của qui trình sản xuất, thời gian bảo quản sản phẩm, đánh giá sự chấp nhận sản phẩm tại cộng đồng. Nghiên cứu thử nghiệm can thiệp lâm sàng có đối chứng, đánh giá hiệu quả bổ sung gói cốm giàu lyzin-vi chất (3 gam) cho trẻ 6-12 tháng

NGUYỄN THỊ HẢI HÀ

236

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

tuổi. Trẻ ở nhóm can thiệp (80 trẻ) được sử dụng 1 gói/ngày x 6 tháng, trộn vào bát bột hoặc cháo trước khi ăn. Nhóm chứng gồm 76 trẻ, không được dùng gói vi chất. Các chỉ số cân nặng, chiều cao, WAZ, HAZ, WHZ, Hb máu, retinol và kẽm huyết thanh được đánh giá khi bắt đầu và khi kết thúc can thiệp. Các chỉ số bệnh tật (tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp) theo dõi hàng tuần trong 6 tháng can thiệp. Đã đưa ra được công thức và quy trình sản xuất gói sản phẩm bổ sung lyzin và vi chất dinh dưỡng gồm 0,12 g premix (10 vitamin và 8 khoáng chất) đáp ứng 30-50% nhu cầu vi chất, L- lyzin (160mg lyzin) đáp ứng 72% hàm lượng lyzin thiếu hụt so với khẩu phần; các thành phần khác vừa đủ 3g; thời gian bảo quản sản phẩm 9 tháng, đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, an toàn thực phẩm. Bổ sung gói lyzin- vi chất đã có hiệu quả ý nghĩa (p<0,05) cải thiện chiều cao, HAZ & WHZ score, kẽm huyết thanh ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng. Trong khi đó, chỉ số khác như Hb, retinol, WAZ, chưa thấy hiệu quả rõ rệt (p<0,05). Với bệnh tiêu chảy, bổ sung gói cốm vi chất làm giảm ý nghĩa (p<0,05) số lần mắc bệnh, số ngày mắc bệnh trung bình; nguy cơ bị >2 đợt tiêu chảy giảm 37,7% ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng. Với bệnh nhiễm khuẩn hô hấp: sử dụng gói vi chất làm giảm ý nghĩa số lần bị bệnh, số ngày mắc trung bình/trẻ; giảm 31,8% nguy cơ mắc từ trên 2 lần bệnh. Gói cốm lyzin- đa vi chất là sản phẩm phù hợp cần được mở rộng tới các vùng nông thôn, phòng chống suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em, đặc biệt cho trẻ ở lứa tuổi ăn bổ sung. Hiện tại sản phẩm đã được sản xuất tại Viện Dinh dưỡng quốc gia để cung cấp cho trẻ em suy dinh dưỡng trong toàn quốc.

2. Tóm tắt nội dung của công trình:Suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em gây ra những hậu quả khó

hồi phục cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt sức khỏe. Thiếu vi chất dinh dưỡng trong những năm đầu đời không những ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ, tầm vóc cơ thể mà còn ảnh hưởng tới tâm sinh lý của trẻ hiện tại cũng như tương lai. Tại các nước đang phát triển, SDD bắt đầu xuất hiện sớm sau 6 tháng tuổi và tăng nhanh trong 2-3 năm đầu tiên.

Việt Nam là một nước được WHO và UNICEF đánh giá là quốc gia duy nhất có tốc độ giảm SDD nhanh, song hiện vẫn nằm trong nhóm các nước có tỷ lệ SDD cao. Điểm đáng chú ý là tỷ lệ SDD thấp còi còn rất cao, đặc biệt tại các vùng núi, vùng nông thôn nghèo. Tỷ lệ SDD thấp còi toàn quốc năm 2012 là 26,7%, trong đó tại tỉnh Bắc Giang là 29,5% năm. SDD thấp còi liên quan với khẩu phần ăn thiếu protid,

237

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

lyzin, nghèo về các vitamin, khoáng chất. Cho đến nay chưa có biện pháp đặc hiệu phù hợp về việc bổ sung lyzin và các vitamin, khoáng chất cho trẻ em, đặc biệt lứa tuổi ăn bổ sung.

3. Mục tiêu: - Nghiên cứu công thức và qui trình

sản xuất gói sản phẩm giàu lyzin và VCDD;

- Đánh giá hiệu quả của bổ sung sản phẩm đến các chỉ số nhân trắc (cân nặng, chiều cao) và hoá sinh (vitamin A, sắt, kẽm) của trẻ;

- Đánh giá hiệu quả của bổ sung sản phẩm đến các chỉ số bệnh tật (tiêu chảy, hô hấp) của trẻ em 6-12 tháng tuổi tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

4. Phương pháp: - Nghiên cứu công thức và qui trình sản xuất gói sản phẩm cốm, giàu lyzin-VCDD:

dựa vào khẩu phần ăn thực tế của trẻ, nhu cầu khuyến nghị (RDA), tính toán lượng thiếu hụt. Thiết kế gói bổ sung 3g, gồm lyzin và 10 vitamin, 8 khoáng chất đáp ứng 30-50% RDA của trẻ 6-12 tháng tuổi. Thử nghiệm với các nồng độ lyzin khác nhau, chất nền, chất kết dính và các thông số kỹ thuật của qui trình sản xuất sản phẩm dạng cốm, gồm thời gian ủ khối ẩm, sấy khô khối ẩm, xát hạt.... Theo dõi chất lượng sản phẩm về chất lượng dinh dưỡng, chất lượng an toàn thực phẩm ở điều kiện lão hóa cấp tốc sau 30 ngày, 70 ngày và ở điều kiện thường ngay sau sản xuất và sau thời gian bảo quản 270 ngày (9 tháng).

- Đánh giá mức độ chấp nhận cảm quan của sản phẩm với 80 trẻ 6-12 tháng tuổi, 1gói/bữa/ngày, trong 2 tuần.

- Đánh giá hiệu quả bổ sung gói cốm giàu lyzin-vi chất trên trẻ 6-12 tháng tuổi, theo phương pháp nghiên cứu thử nghiệm can thiệp lâm sàng có đối chứng. Nhóm can thiệp (80 trẻ) được dùng 1 gói/ngày trong 6 tháng, trộn vào bát bột hoặc cháo trước khi ăn; Nhóm chứng (76 trẻ), không được dùng gói vi chất. Các chỉ số cân nặng, chiều cao, Z - score cân nặng theo tuổi (WAZ), Z - score chiều cao theo tuổi (HAZ), Z- score cân nặng theo chiều cao (WHZ), Hb máu, retinol và kẽm huyết thanh được đánh giá khi bắt đầu và khi kết thúc can thiệp. Bệnh tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp được theo dõi hàng tuần trong thời gian 6 tháng can thiệp.

5. Kết quả chính và kết luận: a. Đã xây dựng được công thức và quy trình sản xuất sản phẩm (gói cốm 3g): - Công thức gồm: 0,12g premix (10 vitamin và 8 khoáng chất, các vitamin (mg):

238

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

B1 0,09; Niacin 2,04; B2 0,11; B6 0,11; C 11,23; (mcg): A 211,68; D3 13,99; E 8,16; acid folic 17,76, B12 0,22; Khoáng chất (mg): Ca 60; Zn 3,45; Selen 0,072; Mn 0,15; mg 12,48; Sắt 11,37; Iod 0,09; Cu 0,08); L- lyzin (160mg lyzin) đáp ứng 30-50% nhu cầu vi chất, 72% hàm lượng lyzin thiếu hụt so với khẩu phần; 0,015mg cồn PVP 10%, 0,015mg màu sunset yellow, lactose vừa đủ 3g; Quy trình sản xuất: phối trộn nguyên liệu, ủ khối ẩm trong 20 phút, xát hạt qua cỡ rây có đường kính 0,15mm, sấy khô khối ẩm ở 500C đến độ ẩm <5%, sát hạt qua cỡ rây đường kính 0,15mm, đóng gói và bảo quản sản phẩm ở điều kiện thường.

- Sản phẩm có giá thành 600đồng/gói, đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, chất lượng an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y Tế, được trẻ 6-12 tháng tuổi chấp nhận tốt.

b. Bổ sung gói lyzin - vi chất đã có hiệu quả cải thiện chiều cao, HAZ &WHZ score, kẽm huyết thanh ở nhóm can thiệp tốt hơn ý nghĩa (p<0,05) so với nhóm chứng. Trong khi đó, chỉ số khác như Hb, retinol, WAZ, chưa thấy hiệu quả rõ rệt (p<0,05).

c. Bổ sung gói lyzin- vi chất đã có hiệu quả với bệnh nhiễm khuẩn: Làm giảm ý nghĩa (p<0,05) số lần mắc bệnh, số ngày mắc bệnh trung bình; nguy cơ (RR) bị >2 đợt tiêu chảy hoặc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp giảm 18,6% và 24,8% ở nhóm can thiệp vs. nhóm chứng.

6. Những đóng góp mới của công trìnhCông trình đã góp phần tạo ra một sản phẩm mới phòng chống SDD trẻ em ngay

từ giai đoạn ăn bổ sung, với đầy đủ bằng chứng khoa học từ nghiên cứu sản xuất đến chứng minh hiệu quả của sản phẩm trên cộng đồng trẻ em. Hai điểm mới chủ yếu được chi tiết như sau:

a. Đã xây dựng được công thức và quy trình sản xuất sản phẩm cốm bổ sung lysin- đa vi chất (10 vitamin và 8 khoáng chất) một cách khoa học, phù hợp với nhu cầu của trẻ lứa tuổi ăn bổ sung. Từ điều tra khẩu phần để tính toán lượng thiếu hụt các chất dinh dưỡng trong khẩu phần, đến xây dựng công thức lyzin - vi chất, nghiên cứu các thông số kỹ thuật sản xuất phù hợp để sản xuất ra sản phẩm đảm bảo các đặc tính cảm quan, ổn định về thành phần lyzin và VCDD, đảm bảo chất lượng ATTP trong 9 tháng bảo quản, sản phẩm được cộng đồng trẻ chấp nhận. Với cách sử dụng là trộn gói bổ sung vào một phần hoặc cả bát bột, cháo đã được nấu sẵn tại gia đình, trẻ được cung cấp một bữa ăn giàu dinh dưỡng, đáp ứng được đa số nhu cầu các vitamin, chất khoáng và lyzin thiếu hụt. Với giá thành của sản phẩm khi xuất xưởng khoảng 600 đồng/gói, chấp nhận được với các bà mẹ tại các vùng nông thôn.

b. Đã chứng minh hiệu quả cải thiện tình trạng dinh dưỡng, chỉ số cân nặng/tuổi, chiều cao/tuổi, tăng chỉ số kẽm huyết thanh, giảm số lần và số ngày mắc bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp của trẻ sau 6 tháng sử dụng sản phẩm.

239

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

7. Về khả năng áp dụng của công trình, hiệu quả kinh tế, xa hội:Gói cốm lyzin - đa vi chất là sản phẩm phù hợp cần được mở rộng sử dụng rộng

rãi tại các vùng núi, vùng nông thôn, giúp phòng, chống SDD thấp còi cho trẻ em, đặc biệt cho trẻ ở lứa tuổi ăn bổ sung. Năm 2012, Viện Dinh dưỡng quốc gia đã sản xuất 500.000 gói sản phẩm để cung cấp cho trẻ em suy dinh dưỡng trong toàn quốc.

8. Bằng sáng chế và khen thương: Đây là công trình nghiên cứu của Luận án Tiến sỹ Dinh dưỡng đã được bảo vệ

và cấp bằng Tiến sỹ Dinh dưỡng năm 2012.

240

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

ĐẶT MÁY TẠO NHỊP TIM TẠM THỜI ĐƯỜNG TĨNH MẠCH VỚI ĐIỆN CỰC TRONG BUỒNG TIM

I. GIỚI THIỆU:Đơn vị: Khoa tim mạch - Bệnh viện đa khoa Long An Địa chỉ: 211 đường Nguyễn Thông, phường 3, TP. Tân An, tỉnh Long AnĐiện thoại: 072.826330 - 0918307735Lãnh đạo đơn vị: BS. Võ Công LuậnChủ nhiệm: ThS. Nguyễn Trung Hiếu Đơn vị áp dụng: Bệnh viện đa khoa Long An

II. NỘI DUNG:Rối loạn nhịp tim là bệnh lý thường gặp trong cấp cứu tim mạch, rối loạn nhịp

tim chậm đưa đến vô tâm thu dễ dẫn đến tử vong. Tạo nhịp tim cấp cứu là phương pháp hữu hiệu giãm tử suất. Các phương pháp tạo nhịp tim cấp cứu: tạo nhịp tim qua da, tạo nhịp tim đường tĩnh mạch với điện cực trong buồng tim, tạo nhịp tim qua thành ngực, tạo nhịp tim qua thực quản. Trong đó tạo tim nhịp đường tĩnh mạch với điện cực trong buồng tim là phương pháp được chọn vì hiệu quả dẫn nhịp và tính ổn định cao nhất.

1. Chuẩn bị:- Nhân sự: 01 bác sĩ đã được huấn luyện cấy máy tạo nhịp tim có kinh nghiệm.

01 phụ mỗ vô trùng, 01 phụ mổ hữu trùng, trường hợp nặng cần hỗ trợ của bác sĩ gây mê.

- Trang thiết bị - phương tiện: máy tạo nhịp tim tạm thời, dây điện cực tạo nhịp trong buồng tim tạm thời( loại có bóng hoặc không có bóng), máy C Arm, máy shock điện, Monitoring, thuốc cấp cứu tim mạch.

- Bệnh nhân: giải thích cho bệnh nhân và thân nhân về nội dung, hiệu quả điều trị cũng nhu tai biến( nếu có) khi làm thủ thuật.

- Chuẩn bị cận lâm sàng: huyết đồ, đông máu toàn bộ, điện tâm đồ, xquang tim phổi thẳng, siêu âm tim.

2. Thực hiện: - Thủ thuật được thược hiện tốt nhất tại phòng vô khuẩn với đầy đủ trang thiết

bị và phương tiện.

NGUYỄN TRUNG HIẾU

241

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

- Luồn điện cực tạo nhịp tim vào buồng tim theo phương pháp Seldinger đến nhĩ phải hoặc thất phải qua một trong các vị trí sau: tĩnh mạch cảnh trong, tĩnh mạch dưới đòn, tĩnh mạch cánh tay, tĩnh mạch đùi.

- Chỉnh đầu điện cực ở vị trí thích hợp. Để ngưỡng kích thích và điện cực được ổn định vị trí thường được chọn là mỏm thất phải đối với tạo nhịp thất và tiểu nhĩ đối với tạo nhịp nhĩ. Điều chỉnh tần số tim, ngưỡng kích thích và ngưỡng nhận cảm.

- Cố định điện cực vào da. Băng vô khuẩn.3. Theo dõi và xử lý biến chứngBiến chứng thường ít xãy ra khi đặt máy tạo nhhịp tim đúng quy trình. Các biến

chứng nặng và hiếm gặp được ghi nhận: chọc vào động mạch, tràn khí màng phổi, rối loạn nhịp thất, chèn ép tim cấp.

Sau cấy máy cần theo dõi: hoạt động của máy có đúng chương trình cài đặt, hiện tượng tăng ngưỡng, phục hồi nhịp tim người bệnh, nhiễm trùng, hội chứng máy tạo nhịp, tụt điện cực.

Máy tạo nhịp tim ngoài Ñieän cöïc taïo nhòp tim

4. Tính mới của giải pháp:Vùng đồng bằng sông Cửu Long có tỉ lệ bác sĩ là 4.5 trên 10000 dân thấp nhất

trong các vùng miền so với tỉ lệ chung của cả nước là 6,59 trên 10.000 dân, thiếu trầm trọng nhân lực có chuyên môn cao và bệnh viện chuyên khoa sâu.

Tất cả các trường hợp cấp cứu rối loạn nhịp tim có rối loạn huyết động thì tạo nhịp tim là giải pháp duy nhất cứu sống bệnh nhân, trong đó tạo nhịp tim đường tĩnh mạch với điện cực trong buồng tim là giải pháp tốt nhất, an toàn và hiệu quả cao nhất.

242

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Tại Việt Nam đặt máy tạo nhịp tim lần đầu tiên được thực hiện tại bệnh viện Bạch Mai năm 1973, cho đến nay theo phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế thì tạo nhịp tim với điện cực trong buồng tim là kỹ thuật cao chỉ được phân tuyến cho bệnh viện hạng 1 tuyến trung ương. Hiện tại còn nhiều bệnh viện hạng 1 và bệnh viện tuyến tỉnh tại vùng chưa thực hiện được kỹ thuật này.

5. Ứng dụng:Sau khi được Bộ Y tế thẩm định kỹ thuật vượt tuyến, chúng tôi triển khai cấy

máy tạo nhịp tim đường tĩnh mạch với điện cực trong buồng tim từ tháng 08/2011 đến nay đã thực hiện thành công 28 trường hợp cấp cứu rối loạn nhịp chậm. Hai phần ba trường hợp là choáng tim / block AV độ 3 do nhồi máu cơ tim cấp số còn lại do viêm cơ tim, ngộ độc, suy thận cấp rối loạn điện giải nặng.

Tháng 08 năm 2013 chúng tôi đã triển khai cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn dưới sự hổ trợ chuyên môn của bệnh viện nhân dân 115 TPHCM.

6. Hiệu quả:Các trường hợp cấy máy tạo nhịp tim đều thành công, riêng trường hợp ngô độc

do ăn thịt cóc tử vong 2 giờ sau do độc tố và 03 trường hợp block AV độ 3 do nhồi máu cơ tim không phục hồi được chuyển đi cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn.

Chi phí thực hiện 01 ca cấy máy tạo nhịp tim tạm thời tại bệnh viện đa khoa Long An: 3.750.000 đồng( tiền thủ thuật 250.000 đồng + tiền điện cực tạo nhịp trong buồng tim 3.500.000 đồng).

Thực hiện kỹ thuật cao vượt tuyến( kỹ thuật chỉ dành cho bệnh viện trực thuộc trung ương và bệnh viện loại 1) là chủ trương của bộ y tế nhằm tăng cường năng lực chuyên môn tuyến cơ sở thực hiện giảm tải tuyến trung ương.

Máy C Arm

243

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

CHUẨN ĐOÁN VỠ BÀNG QUANG TRONG PHÚC MẠC BẰNGPHƯƠNG PHÁP SIÊU ÂM TẠI GIƯỜNG CÓ KẾT HỢP BƠM

DUNG DỊCH NACL 0,9% VÀO BÀNG QUANG

I. GIỚI THIỆU: Đơn vị chủ trì: Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa.Địa chỉ: Số 19 đường Yersin Nha Trang, Khánh Hòa.Điện thoại: 058 3 822 175Lãnh đạo đơn vị : BS Nguyễn Mạnh Tiến.Chủ nhiệm: BS.CKII. Lê Thương.Cộng sự : BS. Trần Đức Sơn.

Đơn vị áp dụng: Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa.

II. NỘI DUNG:1. Giới thiệu về công trình:Trong công việc cấp cứu hàng ngày, thỉnh thoảng chúng tôi gặp các bệnh nhân

nghi ngờ vỡ Bàng quang (BQ) chấn thương cần chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Đặc biệt các bệnh nhân đa chấn thương choáng nặng, các bệnh nhân đa chấn thương có chấn thương sọ não hôn mê, thở máy thì chẩn đoán lại càng khó khăn hơn. Từ thực tế, chúng tôi có sáng kiến vận dụng nguyên tắc siêu âm BQ có bơm dung dịch Nacl 0,9% vào BQ. Kết quả thực hiện hơn 03 năm ( 01/2010 – 4/2013 ) với 26 bệnh nhân đều cho kết quả tốt. Đây là phương pháp được áp dụng đầu tiên ở Việt Nam.

2. Nội dung tóm tắt của công trình:2.1. Trang bị dụng cụ:Các dụng cụ thông thường có sẵn tại

các bệnh viện :- Một máy siêu âm thông thường,

siêu âm bụng.- Một chai dung dịch Nacl 0,9%.- Một sonde Foley 16, 18Fr- Bơm tiêm nhựa 50 ml.2.2. Thực hiện:- Tại giường bệnh

244

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

- Đặt sonde Foley Niệu đạo – Bàng quang.- Bơm 300 – 500ml dung dịch Nacl 0,9%.- Kết hợp với siêu âm BQ trong lúc bơm.2.3. Kết quả:+ BQ căng to ( lâm sàng + siêu âm ) : ( - )+ BQ xẹp ( lâm sàng + siêu âm ) : ( + )- Sau khi bơm, xả nước sonde Foley khoảng 5 phút+ Nước ra nhiều 300 – 500ml ( gần bằng số lượng bơm vào ) : ( - )+ Nước ra ít hơn nhiều so với số lượng bơm vào : ( + )3. Tính mới của công trình:- Trong bệnh lý vỡ BQ trong phúc mạc thì BQ có lỗ vỡ lớn thông với khoang

phúc mạc, như vậy nước tiểu sẽ tràn vào ổ phúc mạc.- Các bệnh nhân chấn thương nghi ngờ vỡ BQ, các tài liệu giáo khoa cũng như

thực tế áp dụng ở các Bệnh viện trong nước cũng như Thế giới là : Chụp BQ ngược dòng có cản quang ( Cystographie retrograde ) : người ta

đặt sonde tiểu, bơm thuốc cản quang trực tiếp vào BQ, sau đó ghi hình bằng chụp XQ hay CT Scan. Nếu BQ vỡ sẽ thấy thuốc cản quang thoát ra ngoài, đó là hình ảnh xác định chẩn đoán.

Phương pháp này có các nhược điểm :+ Phải di chuyện bệnh nhân đến phòng XQ, đặc biệt trong các trường hợp bệnh

nhân đa chấn thương, choáng nặng ( tránh di chuyển ), bệnh nhân thở máy ở hồi sức cấp cứu thì không thể làm được ( ở các nước Âu Mỹ thì có hệ thống XQ tại chỗ ).

+ Hình ảnh XQ hay CT Scan không phải luôn luôn rõ, có trường hợp phải chụp nhiều lần, thậm chí có trường hợp không kết luận được, độ chính xác 90 – 95%.

- Về mặt kinh tế : Chi phí cụ thể :+ Thuốc cản quang : 1 lọ 350.000 đồng.+ Phim chụp : 3 – 4 tấm x 60.000 đồng.+ Nếu chụp CT Scan 1.500.000 đồng/ lần.- Có nguy cơ shock phản vệ do thuốc cản quang rất nguy hiểm.- Phương pháp mới của chúng tôi là không cần dùng XQ với các nhược điểm

nói trên. Chúng tôi dùng phương pháp siêu âm ngay tại giường có nhiều ưu điểm :+ Không cần di chuyển bệnh nhân.+ Phương pháp dễ thực hiện.

245

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

+ Dụng cụ đơn giản, rẻ tiền, có sẵn ở các bệnh viện.

+ Các bác sĩ đều làm được, không cần các lớp huấn luyện phức tạp.

4. Khả năng áp dụng:- Từ 01/2010 đến 4/2013 chúng tôi

đã dùng phương pháp mới này thay cho phương pháp cũ. Qua thực tế chúng tôi đã áp dụng có kết quả tốt cho 26 bệnh nhân.

+ 20 bệnh nhân có thử nghiệm ( + ) : Mổ có vỡ BQ+ 06 bệnh nhân có thử nghiệm ( - ) : Không mổ, theo dõi không có vỡ BQ.- Tỷ lệ đúng : 100%.- Đặc biệt trong 26 bệnh nhân có 10 bệnh nhân đa chấn thương choáng nặng, có

05 bệnh nhân hôn mê thở máy do chấn thương sọ não kết hợp vỡ BQ.- Đã áp dụng thường quy tại Bệnh viện tỉnh Khánh Hòa từ năm 2010.- Có thể áp dụng ở tất cả các bệnh viện.- Đây là sáng kiến áp dụng đầu tiên ở Việt Nam.- Đã được báo cáo tại Hội nghị khoa học Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2012 và Hội

nghị khoa học tỉnh Khánh Hòa năm 2012.5. Hiệu quả kinh tế, xa hội:- Y học : Chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời, cứu sống nhiều bệnh nhân, giảm chi

phí điều trị tại bệnh viện.- Kinh tế : rất lớn.+ 01 ca bệnh nhân với phương pháp mới chi phí 50.000 đồng.+ 01 ca bệnh nhân với phương pháp cũ 600.000 đồng với chụp XQ hoặc 2.000.000

đồng với chụp CT Scan.- Giá trị lớn nhất là làm được tại giường, không cần phải di chuyển bệnh nhân.

Vì vậy phương pháp này dùng được cho tất cả các bệnh nhân, trong khi phương pháp cũ chỉ dùng cho cấc bệnh nhân di chuyển được.

- Độ chính xác rất cao.

246

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

MÔ HÌNH ÁO VÀ GÔI HỖ TRỢ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ

I. GIỚI THIỆU:Đơn vị chủ trì: Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản Tỉnh Cà MauĐịa chỉ: Số 2 Phan Đình Phùng P4- TPCM Tỉnh Cà MauĐiện thoại: 0780.3831483Lãnh đạo: BSCKI. Trần Nguyệt HoàngChủ nhiệm: BSCKI. Trần Nguyệt HoàngĐồng chủ nhiệm: BSCKII. Trương Minh Kiển, BSCKI. Lâm Mỹ LinhĐơn vị áp dụng: Các bệnh viện Tỉnh, huyện, Trung tâm chăn sóc sức khỏe sinh sản

TRẦN NGUYỆT HOÀNG TRƯƠNG MINH KIỂN LÂM MỸ LINH

II. NỘI DUNG: 1. Thiết kế và cách sử dụng- Áo:

+ Lịch sự, kín đáo, đẹp và dễ thực hiện khi bà mẹ mặc để cho bé bú+ Áo chui đầu, cổ tròn hoặc chữ U+ Có 2 vạt ngoài che xuống tạo như một rèm, để che cho kín vú khi mẹ cho con bú

247

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

+ Vạt áo ở trong xẻ dọc 2 bên vị trí vú tạo kẽ hở (cửa sổ vú), dài khoảng 15-18 cm để dễ dàng cho con bú. Khoảng cách này là phù hợp với chiều cao vú về mặt giải phẫu khi phụ nữ sau sinh

+ Ngoài ra ta có thể thiết kế xếp ly và hoặc luồn dây thun vùng lưng (vạt sau) của áo để tạo dáng cho chiếc áo.

- Gối:

- Nửa hình tròn, đường kính 22-25 cm: có áo gối để tiện gặt khi dơ (bẩn), phía trong có thể lót cao su mỏng tránh khi bé đái làm ướt gối. Chất liệu trong gối là gòn.

- Mềm, ôm tròn qua bụng dưới của người phụ nữ để vừa nâng bé, vừa chắn không cho chân bé đạp vào bụng dưới bà mẹ nhất là các bà mẹ có vết mổ

2. Tính mới của công trình:Trước đây chưa có tác giả nào tạo ra mô hình “Áo và gối” Hỗ trợ nuôi con bằng

sữa mẹ tại tỉnh Cà Mau và chưa có bệnh viện nào áp dụng. “Áo và gối”phải được các bà mẹ áp dụng trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ ( Đặc biệt là các bà mẹ bị mổ đẻ). “Áo và gối” sẽ được các bà mẹ sử dụng trong thời gian cho con bú.

3. Khả năng áp dụng:Đây là sáng kiến nhỏ, đơn giản, khả năng ứng dụng rộng rãi. Mô hình này sẽ

được áp dụng cho tất cả những bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, đặc biệt là các bà mẹ bị mổ đẻ ở các bệnh viện trong tỉnh Cà Mau và cả nước.

4. Hiệu quả kinh tế, xa hội: Sáng kiến nhỏ, nhưng đem lại hiệu quả lớn:4.1. Đối với các bà mẹ:Là những người được hưởng thụ trực tiếp hiệu quả của mô hình đó là: - Áo và gối đẹp, lịch sự, dễ áp dụng. - Gối có thể che chắn vùng bụng dưới (vết mổ) làm gián tiếp giảm đau khi cho

bé bú nếu bé đạp hoặc chạm vào vùng vết mổ. Từ đó bà mẹ sẽ vượt qua được cản trở của sự đau mà cho con bú ngay sau sinh, cho con nhiều hơn, lâu hơn và kết quả là nguồn sữa sẽ được tạo ra nhiều hơn giúp bé đào thải phân su sớm khi tận hưởng

248

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

được nguồn sữa non, và phát triển tốt. - Áo và gối giúp cho các bà mẹ có tư thế thoải mái, tự tin, không bị gò bó; từ đó

cho con bú đủ no, đúng động tác. Động tác bú của bé sẽ giúp co hồi tử cung tốt hơn và giảm sự mất máu sau sinh, bụng các bà mẹ mau nhỏ lại.

4.2. Đối với gia đình:Khi bà mẹ cho trẻ bú tốt sẽ giảm bớt áp lực do sự lo lắng của gia đình là thiếu

sữa từ đó an tâm sản xuất tạo ra của cải vật chất cho gia đình và cho xã hội Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ tốt sẽ giúp gia đình tiết kiệm được thời gian,

tiết kiệm kinh phí. Không phải tốn nhiều tiền để mua các trang phục đắt tiền trên thị trường cho

các bà mẹ cho con bú. Vì mô hình “Áo và gối” rẻ, phù hợp với túi tiền của những gia đình có thu nhập trung bình.

4.3. Đối với cán bộ y tế:Mô hình sẽ giúp người cán bộ y tế tiếp cận dễ dàng hơn với các bà mẹ, tạo điều

kiện để họ hướng dẫn, hỗ trợ bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ đúng hơn, chính xác hơn4.4. Đối với xã hội:Khi tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ được nâng lên thì các tỷ lệ suy dinh dưỡng, tỷ lệ

mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa… sẽ giảm xuống. Từ đó tiết kiệm kinh phí cho toàn xã hội từ vật chất đến tinh thần cho việc chăm sóc sức khỏe trẻ em, tạo ra một thế hệ trẻ em mai sau “khỏe mạnh và thông minh” góp phần vào xây dựng xã hội phồn vinh.

Ngoài ra mô hình “Áo” sẽ làm cho các bà mẹ thân thiện hơn trong mắt các “đấng mày râu” trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ

Về kỹ thuật: Đơn giản, các thợ may đều có thể thực hiện đượcVề kinh tế: Rẻ tiền, có thể thay cho áo mặc hàng ngày ở nhà của các bà mẹ.Về môi trường: Không ảnh hưởng đến môi trường5. Bằng sáng chế và khen thương:Mô hình “ Áo và gối” hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ đã đạt giải Nhất Hội thi Sáng

tạo Kỹ thuật tỉnh Cà Mau lần thứ III năm 2012-2013 Được UBND tỉnh Cà Mau tặng bằng khen theo quyết định số 1811/Q Đ-UBND

ngày 9/12/2013

249

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

ĐÓNG ĐINH NỘI TỦY XƯƠNG CHÀY KÍN CÓ CHÔT NHỜ DỤNG CỤ DẪN ĐƯỜNG VÀ THĂM DÒ ÔNG TỦY TỰ CHẾ

I. GIỚI THIỆU:Đơn vị chủ trì: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh BìnhĐịa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Nam Thành, TP. Ninh Bình, tỉnh Ninh BìnhĐiện thoại: 0303.871030Lãnh đạo đơn vị: ThS. Phạm Văn Hiệp, Giám đốc Chủ nhiệm: BS.CKII. Nguyễn Văn TuyênĐồng chủ nhiệm: BS.CKII. Phạm Cao Phong ThS. Lê Đức NghịCộng sự: BS. Nguyễn Thanh Hoài

PHẠM CAO PHONG LÊ ĐỨC NGHỊ NGUYỄN THANH HOÀI NGUYỄN VĂN TUYÊN

II. NỘI DUNG:Trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay, đóng đinh nội kín có chốt được xem

như là sự lựa chọn tối ưu để điều trị gãy kín thân xương chày. Tuy nhiên đóng đinh nội tủy kín có chốt đòi hỏi phải có trang thiết bị đồng bộ như màn tăng sáng, hoặc bộ khoan ống tủy mềm và phải có một đội ngũ phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình có kinh nghiệm.

Tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình với dụng cụ dẫn đường và thăm dò ống tủy tự chế cộng với kinh nghiệm kỹ thuật nắn chỉnh kín, kết xương của đội ngũ thầy thuốc khoa Chấn thương, từ tháng 1/2010 đến tháng 5 năm 2012 chúng tôi đã điều trị cho 57 bệnh nhân gãy kín 2 xương cẳng chân bằng đóng đinh nội tuỷ xương chày kín, có chốt, không doa ống tuỷ, không có màn tăng sáng bước đầu thu được kết quả khả quan.

1. Giải pháp sáng tạo:

250

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình chúng tôi phẫu thuật kết hợp xương chày bằng đinh nội tủy kín có chốt không có màn tăng sáng khác với những nơi khác đó là:

Không sử dụng bộ khoan ống tủy mềm để khoan ống tủy từ đầu trên xương chày vào ống tủy có nòng dẫn đường. Do không có khoan mềm nên chúng tôi đã tự chế Guide dẫn đường thăm dò ống tủy bằng cách dùng đinh Jush số 8, số 9 uốn cong như chiều cong của đinh nội tủy phù hợp với chiều cong sinh lý của ống tủy xương chày và hàn tay ngang có tác dụng như cánh tay đòn để có thể đưa Guide dẫn đường vào ống tủy một cách dễ ràng. Nếu dùng đinh Jush số nào đưa vào ống tủy được thì dùng đinh nội tủy số đó kết hợp xương chày. Do Guide dẫn đường có tính đàn hồi và có tay ngang ở ngoài nên có tác dụng hỗ trợ cho việc nắn chỉnh ổ gãy rất tốt. qua đó ta có thể xác định chiều dài của đinh nội tủy cần sử dụng cho người bệnh

2. Kết quả của phương pháp:- Sẹo mổ nhỏ, mềm mại, không viêm rò, đạt hiệu quả thẩm mỹ cao ở 100% số

BN do không mở ổ gãy, chỉ mở tối thiểu vị trí để đóng đinh và bắt vít chốt;- Kết quả liền xương đạt 100% nhờ đóng đinh kín tôn trọng tối đa các thành phần

tham gia hình thành khối can xương;- Cố định ổ gãy vững chắc với tất cả các hình thái và vị trí gãy khác nhau. Nhờ

vậy mà sau mổ BN tập vận động sớm các khớp cổ chân, khớp gối, đi lại tỳ nén sớm lên chân mổ;

- Kết quả phục hồi chức năng sau mổ đạt 100% ở mức rất tốt và tốt, trong đó mức rất tốt là 86.95%;

Không gặp các biến chứng chèn ép khoang, nhiễm khuẩn, chậm liền xương, khớp giả như đã gặp khi điều trị bằng các phương pháp khác.

3. Bàn luận:1.Phương pháp phẫu thuật kết hợp xương chày bằng đinh nội tủy có chốt ngang

để điều trị gãy kín 2 xương cẳng chân với dụng cụ dẫn đường, thăm dò ống tủy tự chế tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình bước đầu cho kết quả khả quan, kỹ thuật không quá khó do: dễ nắn chỉnh ổ gãy và dễ lựa chọn được chiều dài và đường kính của đinh nội tủy.

2. Có thể áp dụng ở những có sở điều trị không có những trang thiết bị hiện đại như màn tăng sáng, bộ khoan ống tủy mềm.

Guide dẫn đường thăm dò đã nằm trong ống tủy

251

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

DỤNG CỤ TỰ CHẾ DÙNG RÚT SONDE JJ HAY STENTNIỆU QUẢN QUA NGÃ NỘI SOI NIỆU ĐẠO –

BÀNG QUANG NGƯỢC DÒNG

I. GIỚI THIỆU:Đơn vị chủ trì: Bệnh viện đa khoa Tỉnh Quảng NamĐịa chỉ: số 01 Nguyễn Du – Tam Kỳ Quảng Nam.Điện thoại: 0510 3851 429Lãnh đạo đơn vị: TS. Phạm Ngọc Ẩn, Giám đốcTác giả: BS. Trần Văn ThànhĐơn vị áp dụng: Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Quảng Nam

II. NỘI DUNG:

1. Giới thiệu công trình:Đặt stent hay sonde JJ niệu quản sau phẫu thuật trên đường tiết để dự phòng

cũng như điều trị các tai biến - biến chứng của phẫu thuật hay bệnh nguyên là kỹ thuật rất thường gặp trong điều trị. Thời gian từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2012, bệnh viện Đa Khoa tỉnh Quảng Nam được trang bị máy soi niệu quản OLYMPUS cùng kiềm chuyên dụng của hãng để lấy stent hay sonde JJ niệu quản sau khi đủ liệu trình điều trị. Tuy nhiên kiềm chuyên dụng lại dể hỏng, giá thành rất đắt nên khi kềm chuyên dụng bị hỏng gây nhiều trở ngại trong công tác điều trị, từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2012 bệnh nhân sau đặt sonde niệu quản đủ liệu trình điều trị phải chuyển lên tuyến trên để rút sonde niệu quản.

Với nhu cầu cấp thiết đó, từ tháng 8 năm 2012 chúng tôi nghiên cứu tự chế dụng cụ rút sonde JJ hay stent niệu quản dùng thay cho dụng cụ chuyên dụng, sử dụng cho máy soi niệu quản ngược dòng hiện có, sau 1 tháng chế tạo và tiến hành thử nghiệm, dụng cụ rút sonde JJ hay stent niệu quản của chúng tôi ra đời hội đủ các tiêu chuẩn đáp ứng cho công tác điều trị tại bệnh viện mà không phải chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.

2. Nội dung công trình:Dụng cụ được chế tạo từ dây thép không gỉ khẩu kính vừa với kênh thao tác ống

soi có độ uốn dẻo và độ cứng nhất định, (tận dụng từ dây thép nòng của ống thông niệu quản cũ không còn sử dụng được). Một đầu được uốn cong như móc câu với khẩu kính bằng khẩu kính của ống chất dẻo, chiều dài phần móc bằng 1/2 khẩu kính ống sonde. Dụng cụ này được đưa nguợc vào trong kênh thao tác của ống soi, đầu móc ôm sát

TRẦN VĂN THÀNH

252

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

thành ống soi do đó không gây tổn thưong tổ chức xung quanh và được soi ngược dòng niệu đạo lên tới vị trí ống chất dẻo cần lấy ra, khi tiếp cận đúng vị trí thì móc này được đẩy vượt lên qua khỏi đầu ống soi và móc vào ống chất dẻo. Do khẩu kính và chiều dài của phần đầu móc được tính toán hợp lí nên khi rút lui dụng cụ này thì móc ôm lấy sonde JJ và nó áp sát vào kênh thao tác ống soi giữ chặt ống chất dẻo và theo cùng ống soi ra ngoài mà không làm tổn thương tổ chức xung quanh. Toàn bộ quá trình thao tác được giám sát toàn bộ dưới màn hình Tivi. Do dụng cụ sử dụng với ống soi niệu quản nên lấy được ở các vị trí: bàng quang, ở niệu đạo người nam và niệu quản (truờng hợp sonde chạy lạc chổ) như kiềm chuyên dụng.

3. Tính mới, tính sáng tạo: - Dụng cụ lấy JJ, stent niệu quản tự chế của chúng tôi: Dụng cụ chúng tôi

chế tạo bao gồm cấu tạo và nguyên lí hoạt động hoàn toàn khác với kiềm chuyên dụng: đơn giản nhưng sử dụng hiệu quả, lại rất bền, rất dể sửa và sử dụng, bảo quản dể dàng, không phải tốn kinh phí mua vật liệu chế tạo.

Cụ thể là:- Không phải tốn kinh phí: Vật liệu chế tạo ở đây chúng tôi không phải mua vật

liệu mà tận dụng từ những sợi dây thép không gỉ nòng của những ống thông niệu quản sử dụng trong chuyên nghành tiết niệu để chế tạo và đây cũng là yếu tố góp phần bảo vệ môi trường

- Đây là dây thép không gỉ có độ uốn dẻo và độ cứng nhất định nên không bị gãy gập trong quá trình thao tác hay bảo quản. Cấu tạo đơn giản nên dể bảo quản, dể sửa chửa

- Sợi dây thép không gỉ một đầu được uốn như móc câu tương thích với khẩu kính của ống sonde JJ và lấy được ở cả ba vị trí niệu đạo, bàng quang, hay trên niệu quản mà không gây biến chứng.

- Cách sử dụng đơn giản, người phẫu thuật viên một mình vừa có thể soi và dùng dụ cụ này để lấy sonde niệu quản đó ra.

- Việc bảo quản dụng cụ rất đơn giản, sau thủ thuật rữa sạch bằng dung sát khuẩn, lau khô, quấn khoanh tròn vừa gọn và tiết kiệm không gian cho vào hộp chứa dụng

253

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

cụ cất giữ. Khi dùng thì mở ra ngâm dung dịch Cidex (dung dịch sát tiệt khuẩn chuyên dùng trong dụng cụ phẫu thuật nội soi của bệnh viện chúng tôi) 15 phút sau đó rửa lại bằng nước vô trùng và đem sử dụng.

4. Khả năng áp dụng:- Về khả năng áp dụng:Từ ngày 1

tháng 8 năm 2012 đến tháng 6 năm 2013 này, tất cả các bệnh nhân được đặt JJ hay stent niệu quản tại bệnh viện ĐK Quảng Nam kể cả các nơi khác vào đều được lấy bằng dụng cụ tự chế mà chưa có tai biến hay biến chứng và dụng cụ này đến nay chưa bị hỏng: cụ thể đã thực hiện 131 trường hợp mà chưa phải thay mới và không có biến chứng gì.

- Chuyển giao công nghệ: Với mục tiêu phục vụ người bệnh, nên chúng tôi chyển giao kỉ thuật cho tất cả bác sĩ phẫu thuật viên trong khoa. Vì cấu tạo và cách sử dụng đơn giản nên quá trình chuyển giao kỹ thuật dể dàng, không mất nhiều thời gian. Hiện tại các bác sĩ phẫu thuật viên trong khoa đều sử dụng được dụng cụ này.

- Việc sản xuất hay chế tạo: Với cấu tạo đơn giản nên việc chế tạo dụng cụ lấy sonde JJ niệu quản này khá dể dàng. Chỉ với sợi thép không gỉ dài 60- 80cm khẩu kính #1mm và một kiềm nhọn thì các bác sĩ phẫu thuật viên đã uốn chế tạo được một dụng cụ lấy sonde JJ.

5. Hiệu quả kinh tế - xa hội: Được biết: Kiềm gắp sonde JJ (hay gọi stent niệu quản) hàng rẻ nhất của hãng

Ấn Độ hay Trung Quốc là 20 triệu đồng. Của các hãng nổi tiếng như OLYMPUS, KARL STORZ thì giá cao hơn nhiều. Chi phí một lần lấy sonde JJ cho mỗi bệnh nhân tại BV ĐK Quảng Nam là một triệu sáu trăm bốn mươi sáu ngàn đồng(1.646.000 ngàn). Tính thời gian từ tháng 8 năm 2012 đến nay, chúng tôi đã làm lợi cho đơn vị hàng trăm triệu đồng. Dụng cụ tự chế của chúng tôi vẫn đang tiếp tục sử dụng và hiện tại không phải mua kiềm gắp chuyên dụng của các hãng lại đắt tiền và dể bị hỏng. Bệnh nhân không phải chuyển lên tuyến trên gây tốn kém chi phí vận chuyển, ăn ở cho bệnh nhân và người nhà. Hiệu quả cuối cùng là tận dụng vật liệu không sử dụng chế tạo thành dụng cụ có ích, góp phần bảo vệ môi trường, giảm chi phí xử lí rác thải y tế.

6. Khen thương: Giải pháp đã đoạt giải Ba toàn tỉnh trong Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng

Nam năm 2012-1013.

254

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

DỤNG CỤ GẮP SỎI BÀNG QUANG TỰ CHẾ

I. GIỚI THIỆU:Đơn vị: Bệnh viện đa khoa Khu vực miền núi phía Bắc Tỉnh Quảng NamĐịa chỉ: Khu 7, Thị trấn Ái Nghĩa, Huyện Đại Lộc, Quảng NamĐiện thoại: 05103.747.432 Fax: 05103.865.810 Lãnh đạo đơn vị: ThS. Tô MườiChủ nhiệm: BS.CKII. Nguyễn Văn HuấnĐồng chủ nhiệm: Nguyễn Văn HốiĐơn vị áp dụng: Khoa ngoại tổng hợp Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Tỉnh Quảng Nam

NGUYỄN VĂN HUẤN NGUYỄN VĂN HỐI

II. NỘI DUNG: Trước đây, tất cả trường hợp sỏi kẹt đường niệu đạo chúng tôi dùng sonde đưa

vào đường tiểu bơm nước đẩy sỏi vào trong lòng bàng quang thực hiện mổ lấy sỏi, được biết bệnh viện Bình Dân Thành Phố Hồ Chí Minh trước đây khi chưa có phẫu thuật nội soi thường áp dụng dụng cụ này, dụng cụ này được viện trợ từ nước ngoài. Do tình hình thực tế tại địa phương còn khó khăn chưa có máy nội soi, nên qua nghiên cứu tìm hiểu, tôi nhờ thợ cơ khí chế tạo ra dụng cụ này đã được hội đồng khoa học kỹ thuật bệnh viện, lãnh đạo cơ quan cho phép được áp dụng gắp sỏi bàng quang và đã đem lại hiệu quả cao trong phẫu thuật.

1. Tính mới của công trình: Dụng cụ này dài 33cm, đường kính ngang 0,7cm. Dụng cụ được làm bằng Inox

gồm có 2 bộ phận: gồm nòng ngoài và nòng trong.a. Nòng ngoài:

255

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

- Phần gốc được thiết kế bằng đế mỏng để dễ việc cầm nắm.- Phần ngọn có hình vợt, chung quanh có hình răng cưa để giữ sỏi khỏi di

lệchb. Nòng trong: - Phần gốc có khắc vạch, dựa vào vạch này để ghi nhận sỏi lọt vào rọ hay chưa- Phần ngọn có kẻ vạch nhám giữ sỏi chặt hơn.c. Thước kẻ vạch phần gốc:- Khi sỏi lọt vào rọ, dấu kẻ vạch sẽ lệch ra, báo hiệu kích thước viên sỏi 2. Khả năng áp dụng : Từ năm 2006 đến nay, chúng tôi đã áp dụng được 124 trường hơp đã áp dụng

thành công không có trường hợp nào thất bại, thời gian thực hiện thủ thuật ngắn trung bình 9,5 phút, ít đau, ra viện trước 24 giờ.

Giá tiền bộ dụng cụ này 2.300.000 đồng. Với khả năng dụng cụ này có thể triển khai tại các bệnh viện tuyến huyện kể cả

các phòng khám khu vực, nơi chưa có dụng cụ nội soi.3. Hiệu quả kinh tế - xa hội: Bảng so sánh giữa phương pháp mổ hơ và gắp sỏi tự chế(Qua 124 trường hợp thành công, áp dụng theo Thông tư 04 TTCP)

Phương phápTiền công mổ (Thông tư 04)

Tiền thuốc sau mổ

Tiền giường sau mổ (Thông tư 04)

Tổng chi phí

Mổ hơ 1.685.000 đ 1.004.644 đ 434.000 đ 3.123.644 đGắp dụng cụ 75.000 đ 285.600 đ 70.000 đ 430.600 đ

Ghi chú: Thuốc sau mổ: Mổ hở: Dịch chuyền, kháng sinh, thay băng, giảm đau (7 ngày)…Gắp sỏi: Dịch chuyền, kháng sinh (2 ngày) Một trường hợp lợi: 3.123.644 đ – 430.600 đ = 2.693.044 đ

Nòng ngoài và trong Thước kẻ vạch phần gốc

256

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

3.693.044 đ x 124 trường hợp = 333.937.456 đồngTổng số tiền gắp sỏi qua 124 trường hợp sẽ làm lợi cho bệnh nhân là: 333.937.456 đ

(Ba trăm ba mươi ba triệu chín trăm ba mươi bảy ngàn bốn trăm năm mươi sáu ngày đồng)Tóm lại, dụng cụ gắp sỏi bàng quang tự chế này áp dụng gắp sỏi bàng quang rất

bền, an toàn, hiệu quả, không đau, ít biến chứng, thời gian nằm viện ngắn, giá thành thấp, không chảy máu, không ảnh hưởng sức khỏe, sau đó lao động bình thường. Áp dụng tại các bệnh viện tuyến huyện và có thể thực hiện tại phòng khám khu vực nơi chưa được trang bị nội soi.

257

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

HỆ THÔNG KÉO DÃN CỘT SÔNG MODEL M-01

I. GIỚI THIỆU:Đơn vị chủ trì: Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Phú YênĐịa chỉ: 399 Lê Duẩn, P.7, TP. Tuy HòaĐiện thoại: 0989223767 E-mail: [email protected]ãnh đạo đơn vị: BSCKI. Lê Bá Thính Chủ nhiệm: CN. Lê Phạm Bá KhánhĐơn vị áp dụng: Bệnh viện Y học Cổ truyền Phú Yên

II. NỘI DUNG:1. Nội dung công trình:Kéo dãn cột sống là một phương pháp có từ lâu đời. Ban đầu người ta dùng tay

và các dụng cụ thô sơ để kéo dãn như: kéo bằng xà đơn, kéo bằng tư thế... Ngày nay y học phát triển, con người đã biết áp dụng các phương pháp kéo dãn hiện đại hơn như: giường kéo tạ, giường kéo điện tử, do nhiều hãng sản xuất với nhiều mẫu mã rất đa dạng. Giường kéo điện tử có nhiều ưu điểm: sử dụng đơn giản, tùy chỉnh các thông số, lựa chọn nhiều chế độ kéo. Nhưng với loại giường này hiện nay nước ta hầu như phải nhập khẩu từ nước ngoài với giá thành cao, chế độ bảo trì , sửa chữa đòi hỏi phải có đội ngũ kỹ thuật chuyên nghành và phụ tùng chính hãng. Từ thực tế đó qua nhiều năm nghiên cứu tôi đã chế tạo ra Hệ thống kéo dãn cột sống tự động với đầy đủ các tính năng cần thiết đáp ứng được yêu cầu điều trị (thẩm mỹ, an toàn, sử dụng đơn giản, hiệu quả cho bệnh nhân, giá thành thấp, chế độ bảo trì bảo dưỡng đơn giản, linh kiện thay thế dễ có trên thị trường). Hệ thống kéo dãn mang thương hiệu Việt, đủ sức cạnh tranh với hệ thống kéo dãn ngoại nhập.

2. Phương pháp tiến hành nghiên cứu:- Hoàn thành bảng vẽ thiết kế.- Thi công theo bảng vẽ thiế kế.- Sau khi sản phẩn hoàn thành tiến hành kéo thử trên kháng lực đối trọng đánh

giá các thông số kỹ thuật như: + Trọng lượng kéo.

+ Các thông số thời gian (thời gian tổng, thời gian kéo giữ, thời gian kéo nghỉ). + Góc kéo điều chỉnh được từ 20° đến 50°. + An toàn của hệ thống điện.

LÊ PHẠM BÁ KHÁNH

258

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

+ Sự vững chắc của giường kéo. + Mức độ bám giữ của đai kéo và

đai cố định.- Sau khi đánh giá bằng kháng lực

đối trọng tiến hành kéo trên bệnh nhân tình nguyện có đau vùng thắt lưng, đau vùng cổ, đau thần kinh tọa, đau đám rối thần kinh cánh tay. Những bệnh nhân này đều qua thăm khám và có chỉ định kéo dãn cột sống.

3. Kết quả:Hệ thống hoàn thiện được đưa vào :- Đánh giá các thông số kỹ thuật đều đúng. Máy hoạt động đúng với chương

trình cài đặt, thao tác kéo êm ái tạo cảm giác thỏa mái cho người được kéo. Máy vận hành đơn giản.

- Hệ thống đưa vào kéo thực nghiệm từ tháng 8/2012 đến tháng 12/2012, số lần thực hiện kéo cột sống cổ 200 lần, kéo cột sống thắt lưng 300 lần.

Cuối năm 2012 đề tài được hội đồng khoa học bệnh viện Y học cổ truyền Phú yên nghiệm thu và xếp loại A. Đầu năm 2013, hệ thống kéo dãn cột sống được gửi tham dự hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Phú yên lần thứ 5 kết quả đạt giải Nhất.

4. Tính mới của công trình:Tính mới của Hệ thống kéo dãn cột sống Model M-01 là: lực kéo tạo ra do trọng

lượng tạ rơi tự do (cổ điển) và hệ thống điện tạo nên quá trình kéo - nghỉ (hiện đại). Sự kết hợp nguyên tắc cổ điển và tính hiện đại tạo nên máy kéo cột sống này có những điểm đặc biệt, đột phá mà chưa có một hệ thống kéo dãn nào có được.

Điểm ưu việt của hệ thống này là:- Khối lượng kéo cho bệnh nhân luôn luôn đúng.- Đơn giản, dễ sử dụng.- Dễ sửa chữa, giá thành thấp bằng 1/8 đến 1/7 hệ thống kéo dãn ngoại nhập có

cùng tính năng.5. Khả năng áp dụng:- Hệ thống kéo dãn cột sống Model M-01 được chế tạo và đưa vào sử dụng thử

nghiệm theo dõi để đánh giá tại bệnh viện YHCT Phú Yên từ tháng 8 năm 2012 đến nay. Bước đầu được đánh giá cao bằng sự hài lòng của người bệnh sau khi sử dụng. Được báo Phú Yên số 2159 ra ngày 29-7-2013 đăng với nhan đề “Công trình tâm huyết của một cử nhân vật lý trị liệu”.

259

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

- Kéo dãn cột sống là một phương pháp được y văn thế giới công nhận và áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới có tác dụng hỗ trợ điều trị cho nhiều bệnh lý ở cột sống cổ và cột sống thắt lưng.

- Hệ thống này có thể trang bị tại khoa Vật lý tri liệu, khoa Đông y của các bệnh viện hoặc tại các phòng khám tư, trạm y tế xã hay tại gia đình khi có sự huấn luyện của cán bộ y tế.

Ứng dụng giường kéo cột sống cho những trường hơp bệnh lí sau:

- Đau cổ, đau vùng thắt lưng do: Thoái hóa cột sống, gai cột sống, co thắt cơ cạnh cột sống, tắc nghẽn sụn chêm, trệch đĩa sống.

- Đau các rễ thần kinh do bị chèn ép:+ Cột sống cổ: Thoát vị đĩa đệm đoạn cổ, hẹp lổ liên hợp gây nên đau đám rối

thần kinh cánh tay…+ Cột sống thắt lưng: Thoát vị đĩa đêm cột sống thắt lưng, hẹp lỗ liên hợp đoạn

thắt lưng gây nên đau thần kinh tọa hoặc đau các rễ thần kinh L2 đến S1…6. Hiệu quả kinh tế:6.1. Bảng so sánh giá thành của một vài sản phẩm có cùng tính năng hiện có trên

thị trường Việt Nam.

Tên sản phẩm Giá thànhHệ thống kéo dãn cột sống model M-01 25 triệu đồngHệ thống kéo dãn cột sống TM 400 – ITO Nhật Bản 180 triệu đồngHệ thống kéo dãn cột sống Triton Traction Unit model: 4749 Mỹ. 195 triêụ đồng

Hệ thống kéo dãn cột sống M-01 có chức năng tương đương hai loại trên nhưng giá thành chỉ bằng 1/8 đến 1/7, tiết kiệm chi phí hàng trăm triệu đồng.

6.2. Chế độ bảo trì - sửa chữa:Hệ thống bảo trì đơn giản, linh kiện thay thế giá thành thấp, sửa chữa với thời

gian ngắn. 7. Hiệu quả xa hội :

260

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Tác dụng mang lại của Hệ thống kéo dãn cột sống là hỗ trợ điều trị một số bệnh lý ở vùng cột sống cổ, cột sống thắt lưng. Hiện nay số người mắc bệnh cột sống ngày càng gia tăng, số lượng bệnh nhân được chỉ định kéo dãn cột sống ngày càng nhiều. Riêng tại bệnh viện YHCT Phú Yên có hơn 2000 lượt kéo dãn cột sống trên năm. Tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng tốt với phương pháp này trên 80%.

Với những tính ưu việt của Hệ thống kéo dãn này tôi hy vọng nó sẽ được trang bị tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập cũng như ngoài công lập trong nước đặc biệt ở vùng sâu vùng xa.

261

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

LĨNH VỰCGIAÁO DUÅC ÀAÂO TAÅO

VAÂ CAÁC LÔNH VÛÅC KHAÁC

262

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

263

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG PHẦN MỀM TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT, ĐỒNG ÂM, ĐỒNG NGHĨA, TRÁI NGHĨA TRỰC TUYẾN

I. GIỚI THIỆU:Đơn vị: Trường THCS An VũĐịa chỉ: Quỳnh Phụ - Thái BìnhLãnh đạo: CN. Mai Thị Bích NguyệnChủ nhiệm: CN. Mai Thị Bích Nguyện Đồng chủ nhiệm: ThS. Lại Cao Hạnh, Phòng GD - ĐT Quỳnh Phụ, Thái Bình KS. Phạm Việt Nga, Viện kiểm sát quân sự Trung ương

MAI THỊ BÍCH NGUYỆN LẠI CAO HẠNH PHẠM VIỆT NGA

II. NỘI DUNG:Thực tiễn nhiều năm qua, nhìn chung, giáo dục Việt Nam đang đào tạo ra những

nguồn lực nghiêng về nhận biết kiến thức phổ thông còn khả năng giao tiếp, diễn đạt, thực hành vẫn là vấn đề có nhiều bất cập. Nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, tốt nghiệp trung học phổ thông không viết được một lá đơn, một bản tường trình. Tốt nghiệp đại học nhưng ra thực tiễn không diễn đạt rõ ràng một vấn đề, hoặc phạm lỗi dùng từ không rõ nghĩa, không hợp văn cảnh giao tiếp, khiến đối tượng giao tiếp không hiểu rõ mục đích. Việc dùng từ không hiểu nghĩa, nhầm lẫn giữa từ đồng âm, gần nghĩa, đồng nghĩa dẫn tới nhiều tai hoạ khôn lường; cũng không ít trường hợp khi cần sử dụng tiếng Anh thì lại dùng sai mặc dù đó là kiến thức đã được trang bị ở cấp học phổ thông. Chính những điều đó, ảnh hưởng không ít đến chất lượng giáo dục đào tạo.

Do đó việc nâng cao kỹ năng tư duy, giao tiếp, diễn đạt… cho các em học sinh nói riêng,cho con người nói chung đang trở thành vấn đề cần thiết, góp phần tạo nên nguồn nhân lực, con người phát triển toàn diện trong thời đại hội nhập toàn cầu và xây dựng xã hội tri thức.

Với mong muốn góp phần khắc phục tình hình trên, tôi đã: Nghiên cứu, xây

264

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

dựng từ điển tiếng Việt, đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa trực tuyến. Nghiên cứu, xây dựng phần mềm từ điển tiếng Việt, đồng âm, đồng nghĩa, trái

nghĩa trực tuyến nhằm khuyến khích tư duy sáng tạo của con người, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy trong nhà trường cũng như trong cuộc sống. Công trình hướng tới lợi ích cho người sử dụng, có nhiều hiệu quả kinh tế và xã hội, giảm chi phí mua sắm tài liệu, giảm thời gian tra cứu so với các từ điển khác, giúp bạn đọc dễ tra cứu, dễ nhớ, dễ thuộc, nâng cao kỹ năng dùng từ, tư duy và khả năng diễn đạt, giao tiếp. Công trình không chỉ góp phần bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt mà còn tạo thêm điều kiện giúp cho con người thành công trong cuộc sống.

1. Tóm tắt nội dung công trình:Công trình gồm 2 phần:Phần 1: Xây dựng phần mềm Từ điển tiếng Việt, đồng âm, đồng nghĩa, trái

nghĩa trực tuyến.Phần 2: Ứng dụng từ điển tiếng Việt, đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa trực

tuyến để tổ chức hoạt động Hội thi triệu phú ngôn ngữ trong học sinh, sinh viên.* Tóm tắt phần 1 - Phần mềm từ điểnPhần mềm từ điển này gồm các phần: Từ điển tiếng Việt, từ điển đồng âm, từ

điển đồng nghĩa, từ điển trái nghĩa, được xây dựng với khoảng 24.000 từ và sẽ tiếp tục được bổ sung vốn từ trên hệ thống mở.

Phần mềm được xây dựng trên nền tảng mạng, sử dụng bộ mã nguồn mở php và mysql. Hệ thống được xây dựng kết hợp với công nghệ ajax, cho phép xử lý dữ liệu một cách nhanh nhất, giảm thiểu tới mức thấp nhất quá trình trao đổi thông tin giữa client và server.

Về hệ thống: Được chia thành 2 phần. Phần quản trị và phần người dùng.a. Phần quản trị. Cho phép người quản lý, cập nhật mới một từ, chỉnh sửa, tìm kiếm từ sẵn có.

Phần quản trị có các chức năng sau: - Chức năng quản lý danh sách từ. + Cho phép người quản lý hệ thống quản lý danh sách các từ đã được cập nhật. + Cho phép một từ được hiển thị, hoặc không được hiển thị trong kết quả tra

cứu của người dùng.- Thêm mới một từ vào trong danh sách từ.Để thêm mới một từ vào trong danh sách các từ quản trị click chuột vào nút

Thêm mới. Khi đó, ta sẽ nhập các từ vào trong các cột, mục tương ứngSau khi điền đầy đủ các thông tin người quản trị click vào nút Lưu và thoát (nếu

265

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

không muốn nhập thêm từ nữa) hoặc nút Lưu & Thêm mới (Nếu tiếp tục thêm các từ tiếp theo) để lưu lại thông tin đã nhập.

- Sửa một từ đã có trong danh sách từ .Để sửa một từ trong danh sách từ, người quản trị cần tìm ra từ để sửa sau đó click

chuột trực tiếp vào từ đó. Sau khi hệ thống hiển thị ra như trên, người quản trị thực hiện bổ sung, loại bỏ những thông tin không cần thiết và click vào nút Lưu và thoát để lưu lại các thay đổi.

b. Phần người dùng:Cho phép người dùng tra cứu những từ mình cần tìm hiểu nghĩa, các từ đồng âm,

từ đồng nghĩa, gần nghĩa hoặc từ trái nghĩa với từ mình tra cứu. Để tra cứu từ yêu cầu máy tính của người dùng phải được kết nối mạng internet.

Người dùng truy cập vào địa chỉ sau để tra cứu: http://tudien.cucre.tv/ Lúc này màn hình tra cứu sẽ hiển thị:

Người dùng nhập từ cần tra cứu vào ô Tra cứu từ để thực hiện tra cứu. Để thuận tiện cho người dùng, hệ thống sẽ căn cứ vào các ký tự được gõ vào để liệt kê ra một danh sách các từ gần đúng, từ đó giảm bớt thời gian, thao tác cho người sử dụng. Người sử dụng chỉ cần xem trong danh sách, muốn tra nghĩa từ nào thì click chuột vào đó để hiển thị nghĩa.

* Tóm tắt phần 2 - Ứng dụng phần mềm từ điển tiếng việt đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa trực tuyến để tổ chức hội thi triệu phú ngôn ngữ.

266

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Tổ chức Hội thi Triệu phú ngôn ngữ trong nhà trường là nhằm góp phần bồi dưỡng trực tiếp năng lực sáng tạo trong sử dụng từ ngữ cho học sinh, cũng như thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện của nhà trường.

Hội thi Triệu phú ngôn ngữ là một hoạt động mới, sáng tạo với những mục tiêu giáo dục thiết thực.

Hội thi được tổ chức theo các vòng thi: Chi đội; sơ khảo; chung khảo. Mỗi vòng thi, các thí sinh sẽ trải qua 3 phần thi: Hiểu biết, thông minh; Tài năng bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Nội dung thi là tìm hiểu về từ ngữ tiếng Việt và khả năng tư duy, dùng từ diễn đạt của học sinh.

Phần quan trọng nhất trong cuộc thi là phần biên soạn hệ thống câu hỏi sao cho hấp dẫn, chính xác, khoa học, vừa sức nhưng lại có khả năng khai thác tối đa sự hiểu biết của học sinh về kiến thức đã học và kiến thức trong cuộc sống.

2. Tính mới của công trình: - Muốn có vốn từ ngữ phong phú để sử dụng, người có nhu cầu có thể tìm đến các

từ điển, học qua từ điển. Để có cho mình những cuốn từ điển trên, mỗi cá nhân phải chi ít nhất 1.000.000 đồng. Kinh phí trên đối với học sinh, sinh viên là một số tiền không nhỏ. Nếu có từ điển rồi, phải qua các công đoạn tra cứu cồng kềnh, phức tạp thì việc trau dồi vốn từ sẽ dễ bị bỏ qua, dẫn tới vốn từ nghèo nàn, diễn đạt dài dòng, làm người nghe không hiểu, người nói sẽ mất tự tin trong giao tiếp, chất lượng giáo dục toàn diện trong trường học kém hiệu quả.

- Giải pháp này đã giảm được chi phí mua sắm từ điển cho học sinh, sinh viên cũng như bạn đọc ít nhất là 1.000.000 đồng/người. Đi kèm phần định nghĩa từ đều có ví dụ minh họa giúp người sử dụng hiểu đúng nghĩa của từ.

- Đây là phần mềm mở nên rất dễ dàng bổ sung từ mới góp phần khuyến khích tư duy sáng tạo của mọi người...

- Giải pháp có tính năng hệ thống từ tiếng Việt, đồng âm, đồng nghĩa, hoặc trái nghĩa trên cùng một trang dữ liệu nên tra cứu thuận tiện, dễ dàng; dễ nhớ, dễ thuộc. Giảm thời gian tra cứu so với các từ điển khác ít nhất là 30 phút trên một từ.

- Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh, sinh viên nói riêng và góp phần nâng cao kỹ năng dùng từ, tư duy và khả năng diễn đạt, giao tiếp bằng tiếng Việt và tiếng Anh của con người nói chung. Đồng thời nó cũng góp phần giúp cho con người thành công trong cuộc sống cũng như góp phần bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.

3. Khả năng áp dụng:- Giải pháp đã được áp dụng thành công tại Trường THCS An Vũ, huyện Quỳnh

Phụ, tỉnh Thái Bình năm 2012 – 2013.- Hiện nay giải pháp đang được áp dụng tại nhiều trường THCS trong huyện

267

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình năm học 2013 – 2014. Giải pháp thực sự mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường phổ thông.

- Giải pháp có thể áp dụng rộng rãi trong tất cả các trường Tiểu học, THCS, THPT, cao đẳng, đại học và với người có nhu cầu trong toàn quốc.

4. Hiệu quả kinh tế, xa hội:a. Hiệu quả kinh tế: - Theo tính toán thực tế, sử dụng phần mềm từ điển sẽ tiết kiệm chi phí mua

sắm tài liệu ban đầu khoảng 1.000.000 đồng/người; giảm thời gian tra cứu là 30 phút/ từ cần tra cứu; dễ nhớ; dễ thuộc.

- Sử dụng phần mềm từ điển còn được đảm bảo an toàn về tài liệu, không lo khâu bảo quản như sách in từ điển, tránh được mất mát, mối mọt, ướt rách do gặp nước hoặc sự phá hủy của môi trường tự nhiên; đảm bảo môi trường trong sạch.

b. Hiệu quả xa hội:Về lĩnh vực xã hội, sử dụng phần mềm từ điển sẽ đạt hiệu quả cao về nhiều

phương diện.- Góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong các nhà trường và xã hội.

Nâng cao khả năng tư duy, kỹ năng sử dụng vốn từ và năng lực diễn đạt cho học sinh, sinh viên nói riêng cũng như của con người nói chung; góp phần đẩy mạnh đưa công nghệ thông tin vào cuộc sống, nhất là các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và các trường cao đẳng, đại học.

- Góp phần giảm được thời gian tra cứu và học tập của học sinh, sinh viên, tạo điều kiện cho các em có thời gian tham gia các hoạt động xã hội và học tập các bộ môn học khác.

- Góp phần nâng cao khả năng tư duy, kỹ năng dùng từ, khả năng diễn đạt cho người sử dụng phần mềm từ điển. Giúp con người tự tin, trình bày lưu loát một vấn đề trước tập thể.

- Phần mềm từ điển không chỉ mang lại lợi ích thiết thực trong học tập mà nó còn giúp học sinh, sinh viên, người sử dụng có một vốn từ phong phú, kỹ năng sống tốt hơn.

- Phần mềm từ điển điện tử cung cấp thêm nguồn tư liệu cho giáo viên trong giảng dạy cũng như giúp giáo viên bồi dưỡng nghiệp vụ cho chính mình, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

5. Bằng sáng chế và khen thương:- Giải pháp đoạt giải Nhất Hội thi sáng tạo Khoa học và Kỹ thuật Thái Bình lần

thứ V, năm 2012 - 2013.- Bằng khen của UBND tỉnh Thái Bình.- Bằng khen của Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Bình.

268

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

BỘ ÁO PHAO CỨU SINH CHO NGƯ DÂN ĐI BIỂN

I. GIỚI THIỆU: Cơ quan chủ trì : Công ty TNHH SXTM &DV Tân Trí Ngọc Điện thoại : 08.37526130 Fax: 08.37526131Di động: 0903731178 Lãnh đạo: Bà Nguyễn Phước Lộc Chủ nhiệm: Võ Văn Hoàng Minh II. NỘI DUNG:

Việt Nam là một nước nằm trong khu vực biển Đông. Do bờ biển tiếp giáp cả chiểu dài của đất nước nên việc đánh bắt thủy hải sản là rất thuận lợi. Từ đó, đời sống của người dân vùng biển cũng được ấm no. Kinh tế của người dân chủ yếu nhờ vào nguồn lợi vô tận và sự ưu ái của thiên nhiên này.

Tuy nhiên do tính đặc trưng của nghề nghiệp, nên người dân bắt buột phải sống và làm việc lênh đênh trên biển mà sự nguy hiểm của đại dương lúc nào cũng chực chờ.. Các cơn bảo dữ hằng năm đã làm đắm rất nhiều tàu thuyền và cùng từ đó, có rất nhiều ngư dân đi đánh cá phải bị chết trên biển khơi.

Do tàu bị đắm, ngư dân đã sử dụng áo phao làm dụng cụ cứu sinh duy nhất để tồn tại. Thực tế đã chứng minh, chỉ một áo phao đơn giản hoặc các loại phao được trang bị kèm theo như phao vuông, phao tròn thì không thể đảm bảo được sự chống trả với biển khơi hung hãn. Chúng ta sẽ nêu ra các phần hạn chế như sau:

HẠN CHẾ CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT: 1. Áo phao nổi:- Loại áo phao này phần lớn được thiết kế với chất liệu vải polyester mỏng, nên

rất để bị rách khi bị lực tác động mạnh của sóng biển. Nhưng khi sản phẩm bị rách thì sẽ mất tác dụng cứu hộ.

- Loại áo phao này chỉ có chức năng nâng nổi, ngoài ra không có chức năng nào khác để hỗ trợ cho người bị nạn.

2. Loại phao vuông, phao tròn: - Do sản phẩm có diện tích lớn nên khi bị bão. Sóng biển tác động mạnh vào

các hướng, xô đẩy sản phẩm vào người. Người bị nạn bám vào sản phẩm sẽ bị vùi dập theo sóng nước mất thăng bằng nên mau suy kiệt sức khỏe, dễ bị mất sức, đành buông tay chìm xuống mặt nước. Sản phẩm mất chức năng cứu hộ.

VÕ VĂN HOÀNG MINH

269

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

- Sản phẩm này cũng vẫn chỉ có chức năng nâng nổi, ngoài ra không có các chức năng hỗ trợ khác.

- Xuất phát từ những hạn chế của các sản phẩm cứu hộ hiện đang được sử dụng đã không phát huy được vai trò cứu sinh hiệu quả. Bản thân tôi đã cố gắng nghiên cứu và theo dõi sự việc trong một thời gian dài. Cuối cùng đã suy nghĩ và thiết kế ra được một sản phẩm mới cùng các giải pháp tích cực trong việc cứu sinh , để khắc phục và hoàn thiện thêm những phần hạn chế của loại áo phao thông dụng hiện có. Sản phẩm được mang tên : “Bộ áo phao cứu sinh đa năng cho ngư dân đi biển”.

Sản phẩm “Bộ áo phao cứu sinh đa năng cho ngư dân đi biển” đã dựa vào các nguyên lý khoa học để thiết kế, hoàn chỉnh sản phẩm phù hợp cho người bị nạn trên biển tự thân vận dụng và thích nghi theo hoàn cảnh, tự xoay sở với các thao tác đơn giản. Sản phẩm có các đặc điểm nổi trội:

- Sản phẩm có thời gian sử dụng được lâu dài vì được sản xuất bằng sợi polyester tổng hợp có đủ độ dày; chịu đựng được mưa, nắng, sóng gió và lực xô đẩy của sóng biển.

- Sản phẩm được thiết kế dựa theo nguyên lý về vật nổi để áp dụng đảm bảo cho con người sử dụng được an toàn trên mặt biển.

- Sản phẩm được thiết kế dựa vào các hoạt động sinh học của con người để đủ sức chống chọi lại sự tác động môi trường khắt nghiệt như sóng, nắng, gió biển.

- Sản phẩm và giải pháp tích cực đã khắc phục được tâm lý lo sợ của người ngư dân trước khi đi biển, trong khi đi biển và khi bị tai nạn trên biển.

- Sản phẩm đã mang đến sự tự tin cho ngư dân khi nghĩ đến tai nạn đắm tàu. Bản thân có thể đủ sức khỏe để đối đầu với sóng biển trong một thời gian dài, chờ được sự ứng cứu.

“BỘ ÁO PHAO ĐA NĂNG CỨU HỘ CHO NGƯ DÂN ĐI BIỂN”. Bao gồm:1. 01 áo phao bằng vải sợi tổng hợp polyester dầy. Trong có chứa các tấm mốp

bằng nhựa polyethylene lowdensity, phía sau lưng có thiết kế 02 túi chứa được 08 chai nước với dung tích 500ml; phía trước có 04 túi chứa được 18 hủ nhựa với dung tích 150ml để chứa gạo sấy; và nước dinh dưỡng.

2. 01 bộ quần áo bằng vải sợi tổng hợp polyester dầy, kín đáo dùng để chống lạnh. 3. 01 nón trùm đầu, có thiết kế để che phần tai, mủi và miệng, có quai cột chặt

vào cằm, sản phẩm bằng vải polyester phản quang màu vàng. Dùng để chống lạnh cho tai; che mũi, miệng; sử dụng che mưa, che nắng; Là điểm phát sáng báo hiệu cho

Bộ áo phao

270

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

đội cứu hộ dễ nhận dạng. 4. 01 bộ đèn Led, có thêm kính để

phản chiếu ánh sáng xa.5. 01 kính bằng nhựa dẻo để che

sóng, bảo vệ mắt. 6. 01 đôi vớ chân bằng vải cotton để giữ

ấm, chống dị ứng giữa da người và vớ cao su.

7. 01 đôi vớ chân bằng cao su, dùng giữ ấm chân, và có mùi đặc trưng nhằm để chống lại sự phát hiện của cá mập.

8. 01 đôi giày cao su bảo vệ vớ; tạo cho chân được an toàn, chống phát hiện cá mập.9. 01 đôi bao tay bằng cao su, chống lạnh.10. 01 quả bóng được bọc bao quanh bằng lưới nhựa chắc chắn; có thiết kế dây

cột an toàn vào tay, và móc vào thân áo. Dùng để chống sóng biển tạt vào mặt, chống người không bị dìm xuống mặt nước và làm vật nổi thân dưới, giữ thăng bằng cho người nằm nghĩ được trên mặt nước.

Trình tự xử lý tình huống:- Khi được tin báo bão, Ngư dân sẽ chuẩn bị bộ áo phao cứu sinh và các dụng cụ. - Khi bắt đầu có sóng to, tàu chao đảo mạnh, Ngư dân sẽ trang bị các dụng cụ

vào người: - Tuần tự mặc áo quần vào, mặc áo phao nổi; đeo kính che mắt; đeo nón phản

quang; đeo các vớ chân tay và giày cao su vào. * Trong trường hơp bảo đến và tàu chịu đưng được sóng biển thì sử dụng nước

uống và thức ăn khô ( trong áo phao) cho qua cơn bão vì trên tàu lúc bây giờ không nấu ăn được.

* Trong trường hơp tàu bị đánh vỡ, ngư dân sẽ nhảy xuống biển và tự cứu sinh với các thiết bị trên người đã được trang bị trước.

- 15 hũ lương khô (chủ yếu là gạo sấy dinh dưỡng)và 03 hũ dinh dưỡng ( chủ yếu là mật ong, hoặc là đường) sẽ dùng bổ sung thêm năng lượng cho 01 người trong 5 ngày và cũng có thể duy trì sự sống lâu hơn .

- 08 chai nước uống (nước sạch) để dùng trong 8 ngày hoặc nhiều hơn.. - Quả bóng có công dụng dùng che mặt và chống ngộp nước do sóng biển ập tới ;

dùng để người không bị dìm xuống mặt sóng biển; dùng làm gối nâng nổi phần thân dưới tạo sự cân bằng nằm ngang cho người , giúp người bị nạn có thể nằm nghĩ dưỡng sức trên

Ăn, uống trên biển

271

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

biển khi chu kỳ sóng được ổn định.Ngoài những điều chúng tôi mô tả trên

đây là những thử nghiệm trong thời gian ngắn đã thực hiện trên biển. Chúng tôi nghĩ rằng sản phẩm cứu sinh này có nhiều tính năng rất cần thiết cho ngư dân an tâm hơn đặc biệt là các ngư dân đánh bắt gần bờ, xa bờ.

1. Khả năng ứng dụng:Sản phẩm “Bộ áo phao đa năng cho ngư dân đi biển” là sản phẩm được thiết

kế và sản xuất ra nhằm phục vụ một cách hiệu quả cho cộng đồng . Khả năng để đầu tư , trang bị cho người đi biển là có cơ sở hợp lý. Chủ ý của tác giả khi đưa ra giải pháp này ,với mong muốn sản phẩm sẽ mang lại sự an toàn cao nhất cho ngư dân khi bị nạn đắm tàu trên biển .

Sản phẩm đã được thử nghiệm và đánh giá cao của cơ quan chức năng về tính hiệu quả và an toàn khi đưa vào sử dụng.

Sản phẩm đã được hội đồng khoa học các cấp xét duyệt và tặng thưởng về tính khoa học ứng dụng và tính hiệu quả của đề tài.

Đây là một sản phẩm mới, cũng để đáp ứng cho một yêu cầu thực tế và cần thiết của ngành thủy sản . Đó cũng là sự mong mỏi chính đáng của cộng đồng cho việc cứu người khi bị nạn đắm tàu trên biển. Do vậy, khi sản phẩm đã đảm bảo được các tiêu chí về tính an toàn và có gía thành hợp lý, thì các cơ quan quản lý ngành sẽ cho áp dụng việc trang bị sản phẩm cứu hộ này cho ngư dân trong tương lai là một điều kiện bắt buột và xã hội khích lệ sử dụng..

2. Tính mới:Bản chất của sản phẩm “Bộ áo phao cứu sinh đa năng cho ngư dân đi biển”

cùng giải pháp cứu hộ cũng mang chức năng nâng nổi như các sản phẩm cứu sinh khác . Tuy nhiên sản phẩm này lại có thêm các chức năng mới nhằm hỗ trợ thêm cho người bị nạn mà các sản phẩm khác hiện nay chưa đáp ứng được, đó là:

- Chức năng duy trì sức khỏe cho người bị nạn đủ sức chịu đựng lâu dài trên biển để chờ sự ứng cứu.

- Chức năng chống lại sự phát hiện các loại cá dữ trên biển. - Chức năng tăng cường sự phát hiện cho đội cứu hộ rất hiệu quả .3. Hiệu quả kinh tế xa hội:a. Các hiệu quả tích cực của giải pháp:1. Hạn chế đến mức cao nhất các rũi ro về tính mạng của người ngư dân khi bị

nạn đắm tàu trên biển.

Nằm nghỉ trên biển

272

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

2. Ngành thủy sản không mất đi những ngư dân lành nghề. 3. Xã hội không phải chịu nhiều gánh nặng do những mất mát về sinh mạng của

ngư dân . 4. Khi lao động chính được khỏe mạnh , các thành viên gia đình ngư dân sinh

sống được ổn định sẽ đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng.5. Nhà nước không mất nhiều kinh phí trong việc khắc phục hậu quả do việc

đắm tàu, những mất mát về sinh mạng cho ngư dân và những hệ lụy liên quan.

273

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

NGHIÊN CỨU BIÊN SOẠN VÀ THIẾT KẾ MÔ HÌNHDẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG CHO HỌC SINH

CÁC TRƯỜNG THCS TỈNH HÀ GIANG

I. GIỚI THIỆU:Đơn vị chủ trì: Trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Hà Giang Địa chỉ: Đường Nguyễn Du, Phường Nguyễn Trãi, TP. Hà Giang, tỉnh Hà GiangChủ nhiệm: ThS. Nguyễn Minh NguyệtCộng sự: Bà Dương Thị Thu Loan, Bà Bế Thu Hoa, Bà Đàm Thị Hòa, Bà Triệu Thị Năm

NGUYỄN MINH NGUYỆT BẾ THU HOA DƯƠNG THỊ THU LOAN TRIỆU THỊ NĂM ĐÀM THỊ HOÀ

II. NỘI DUNG:Nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục con người mới cho xã hội ngày nay: Học chữ

và học làm người, giáo dục con người luôn hướng tới hoàn thiện nhân cách bao gồm đầy đủ 4 yếu tố: “Đức, Trí, Thể, Mỹ”. Để thực hiện được điều đó trước hết, giáo dục cần gắn với thực tiễn cuộc sống. Đó chính là mục tiêu, nội dung của giải pháp dự thi: “Nghiên cứu biên soạn và thiết kế mô hình dạy học lịch sử địa phương cho HS các trường THCS tỉnh Hà Giang”, gồm 03 sản phẩm đã được ứng dụng vào thực tiễn dạy học ở các trường THCS tại 11 huyện và thành phố (tỉnh Hà Giang) từ năm 2011 đến nay.

1. Thực trạng và yêu cầu cấp thiết của sản phẩm:Từ năm 2000 đến năm 2010, vấn đề dạy – học lịch sử địa phương ở trường phổ

thông tỉnh Hà Giang gặp nhiều khó khăn. Theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu tại nhiều trường THCS và THPT tại 11 huyện thị trên địa bàn tỉnh Hà Giang cho thấy:

Thứ nhất, các trường thiếu hoặc không có tài liệu giúp giáo viên thiết kế bài giảng lịch sử địa phương. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả dạy học lịch sử địa phương nói riêng và dạy học lịch sử nói chung.

274

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Thứ hai, người thầy gặp khó khăn trong thực hiện chương trình : Do thiếu tài liệu dạy học, vì thế việc giảng dạy lịch sử địa phương còn mang tính hình thức, thậm chí đưa các tiết học lịch sử địa phương vào phần ôn tập hoặc kiểm tra.

Thứ ba, giáo viên và học sinh rất mong muốn nội dung lịch sử địa phương được dạy học trong nhà trường, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử ở trường phổ thông Hà Giang.

Nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong dạy học lịch sử nói chung và dạy học lịch sử địa phương nói riêng, nhóm giảng viên trường CĐSP Hà Giang do Th.s Nguyễn Minh Nguyệt làm chủ nhiệm đã đăng kí và thực hiện thành công đề tài NCKH cấp tỉnh: “Nghiên cứu biên soạn và thiết kế mô hình dạy học lịch sử địa phương cho học sinh các trường THCS tỉnh Hà Giang”. Đề tài đã được ứng dụng thành công vào thực tiễn dạy học từ năm 2011 đến nay.

2. Công trình nghiên cứu bao gồm những sản phẩm sau:- Tài liệu giáo dục LSĐP địa phương dưới dạng sách giáo khoa dùng trong các

trường THCS tỉnh Hà Giang, Bố cục được biên soạn theo tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới với nguyên tắc đường thẳng kết hợp với đồng tâm, qua các giai đoạn từ lịch sử nguồn gốc đến ngày nay, ở các khối lớp: 6,7,8,9.

- Tài liệu giáo dục địa phương - Sách hướng dẫn giảng dạy cho giáo viên. Bố cục nội dung này được kết cấu dưới dạng SGV, gồm 2 phần chính là mục tiêu và cấu trúc của chương trình, hướng dẫn dạy học các bài lịch sử địa phương.

Thực nghiệm SP tại trường THCS Phong Quang Hình ảnh Hội thảo khoa học cấp tỉnh tại Sở KH&CN tỉnh Hà Giang

- Các mô hình dạy học nội khóa và ngoại khóa Lịch sử địa phương (Tài liệu hướng dẫn giáo viên thiết kế giáo án dạy học Lịch sử địa phương), bao gồm cả giáo án điện tử. Bố cục phần này được xây dựng dưới dạng thiết kế giáo án bài học theo mô hình bài học nội khóa và ngoại khóa, thực hiện mô hình hóa kiến thức thông qua kênh chữ, hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ, thiết kế các mô hình dạy học tích cực Lịch sử địa phương trong các trường THCS tỉnh Hà Giang.

275

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

- Tài liệu mô hình hóa kiến thức thông qua tranh ảnh, lược đồ, sơ đồ lịch sử Hà Giang (dành cho giáo viên và học sinh THCS). Giới thiệu một số sản phẩm được thiết kế trên phần mềm Corel, Photoshop, Powerpoin sử dụng trong dạy học Lịch sử địa phương:

Công trình đã được tổ chức thực nghiệm sư phạm và báo cáo tại Hội thảo Khoa học cấp tỉnh: Nhằm tranh thủ những ý kiến tham vấn đóng góp của các chuyên gia giáo dục, các nhà khoa học, các nhà quản lý, các giáo viên giảng dạy lịch sử trên địa bàn tỉnh Hà Giang về sản phẩm nghiên cứu đề tài trước khi ứng dụng vào thực tiễn.

Kết quả: Các ý kiến tập trung về tính cấp thiết của việc biên soạn tài liệu giáo dục lịch sử địa phương, bố cục, nội dung, hình thức của sản phẩm đề tài, xin ý kiến đề nghị tiếp nhận sản phẩm của các trường THCS trên địa bàn tỉnh.

3. Tính mới và tính hiệu quả, khả năng áp dụng:Đề tài nghiên cứu biên soạn và thiết kế mô hình dạy học lịch sử địa phương và

03 sản phẩm ứng dụng thực tiễn, nhiều tài liệu tham khảo được thực hiện dựa trên cơ sở những nguồn tư liệu lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng bộ địa phương, phương pháp dạy học lịch sử và lịch sử địa phương.

- Tính mới của sản phẩm: Mới ở nội dung và hình thức của sản phẩm.+ Nội dung: Với văn phong trong sáng, đảm bảo tính khoa học, tính Đảng, tính

chính xác, mô phạm và đặc biệt là tính vừa sức trong biên soạn sách giáo khoa.+ Sản phẩm có sự kết hợp hài hòa giữa kênh hình và kênh chữ, hệ thống câu hỏi

và bài tập vừa sức, phát huy tính sáng tạo và năng lực tự học của học sinh.- Tính hiệu quả, khả năng áp dụng của sản phẩm, cụ thể: + Thứ nhất, sản phẩm của đề tài nghiên cứu bên cạnh các bộ tài liệu giáo dục

thực hành trong dạy học lịch sử địa phương (lược đồ, sơ đồ, tranh ảnh…), đề tài bao gồm 03 cuốn sách được biên soạn dưới dạng sách giáo khoa và sách hướng dẫn giáo viên. Những tài liệu này đã được Hội đồng biên tập sách của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản từ năm 2011, 2012, 2013…

+ Thứ hai, từ năm học 2011 - 2012 đến nay, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang đã triển khai đưa 03 cuốn tài liệu lịch sử địa phương Hà Giang vào dạy học tại các trường THCS trên địa bàn 11 huyện và thành phố trong tỉnh Hà Giang. Góp phần thống nhất đồng bộ về nội dung, chương trình dạy học lịch sử địa phương đối với người dạy và người học trên địa bàn Tỉnh.

+ Thứ ba, trong các năm học 2011 – 2012, 2012- 2013, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang đã chỉ đạo, tổ chức thi giáo viên giỏi các cấp có nội dung lịch sử địa phương; các đề thi kiểm tra, thi học kỳ, thi tốt nghiệp đều có nội dung thi về lịch sử địa phương. Trước sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ngành giáo dục, sự hưởng ứng từ phía giáo viên và học sinh đã góp phần khẳng định tính hiệu quả của sản phẩm

276

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

giáo dục lịch sử địa phương, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn trong nhà trường THCS trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

+ Thứ tư, sản phẩm giáo dục lịch sử địa phương Hà Giang còn là nguồn tư liệu tham khảo tốt trong dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh Hà Giang, trong dạy học lịch sử địa phương ở trường CĐSP.

4. Hiệu quả kinh tế, xa hội:Công trình nghiên cứu được ứng dụng vào thực tiễn đã giải quyết những vấn

đề cấp thiết về dạy học lịch sử địa phương ở trường trung học cơ sở tỉnh Hà Giang; góp phần tạo nên sự thống nhất đồng bộ về mặt mục tiêu, nội dung, nguyên tắc biên soạn chương trình, phương pháp giảng dạy lịch sử địa phương trong nhà trường; tiết kiệm được thời gian, công sức, kinh phí trong dạy học lịch sử địa phương nói riêng và dạy học bộ môn lịch sử nói chung. Việc ứng dụng và mang lại hiệu quả tích cực trong dạy học từ phía giáo viên và học sinh đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử trong nhà trường phổ thông ở Hà Giang hiện nay. Góp phần đào tạo các thế hệ trẻ Hà Giang hiểu về lịch sử quê hương, những truyền thống tốt đẹp trong kháng chiến chống xâm lược và xây dựng quê hương. Qua đó, giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ biết sống đẹp, trân trọng quá khứ, yêu quê hương; sống và học tập, rèn luyện xứng đáng với truyền thống cha ông; góp phần bảo vệ và dựng xây quê hương, đất nước.

5. Kết luận:Thành công và phần thưởng lớn nhất đối với những người làm công tác nghiên

cứu và giảng dạy chính là sự đón nhận sản phẩm nghiên cứu, tiếp tục phát huy sáng tạo sản phẩm một cách tích cực của các thầy cô giáo và học sinh trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Vì thế, đây thực sự là công trình tâm huyết của tập thể ngành giáo dục Hà Giang, là sự động viên và vinh danh đối với sự nghiệp đổi mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

277

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

TỰ THIẾT KẾ BẢNG TƯƠNG TÁC TRONG GIẢNG DẠY

I. GIỚI THIỆU:Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Tiến NinhĐơn vị công tác: Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Hướng nghiệp I , Thái Thụy, tỉnh Thái BìnhEmail: [email protected]Đồng chủ nhiệm: ThS. Đỗ Trường SơnĐơn vị công tác: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thái Thụy, tỉnh Thái BìnhEmail: [email protected]Đồng chủ nhiệm: Bùi Thị Hải VânĐơn vị công tác: Trường tiểu học Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái BìnhEmail: [email protected]

NGUYỄN TIẾN NINH ĐỖ TRƯỜNG SƠN BÙI THỊ HẢI YẾN

II. NỘI DUNG:1. Giới thiệu về công trình:Trong những năm gần đây Bộ giáo dục và Đào tạo đã đầu tư rất nhiều cơ sở vật

chất cho các trường nhất là lĩnh vực về công nghệ thông tin trong đó có “bảng tương tác thông minh”, một loại thiết bị hiện đại và mới mẻ, thiết bị này có thể coi là một cuộc cách mạng trong giáo dục, bởi vì nhờ nó người học có thể tương tác với bài giảng của giáo viên như bảng đen thông thường, đồng thời cũng dễ dàng tiếp cận được hình ảnh đa phương tiện giúp bài học trở nên sinh động hơn, dễ tiếp thu hơn. Tuy nhiên, mỗi thiết bị như thế giá không hề rẻ, hiện nay giá của thiết bị này thấp nhất là 1200 USD (khoảng 25 triệu đồng), hơn nữa phải lắp cố định tại một phòng học gây bất tiện cho việc giảng dạy của giáo viên.

Với những lí do nêu trên, tôi đã nghiên cứu trên thực tế, tìm tòi và bằng kinh nghiệm gần 20 năm trong nghề dạy học, tôi đưa ra hướng khắc phục giải pháp trên

278

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

bằng đề tài “Tự thiết kế bảng tương tác trong giảng dạy” như là một giải pháp giúp đồng nghiệp có thêm một công cụ để hỗ trợ cho việc đổi mới phương pháp trong dạy học và hưởng ứng cuộc vận động “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và đổi mới quản lí tài chính” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.

Đề tài “Tự thiết kế bảng tương tác trong giảng dạy” của tôi có thể giúp biến màn chiếu thông thường thành bảng tương tác với chức năng không hề thua kém bảng tương tác có đang bán trên thị trường, và đặc biệt giá rất phù hợp với thu nhập của đa số giáo viên ở nước ta (khoảng 2 triệu đồng). Đồng thời nó rất tiện lợi cho việc sử dụng, có thể lắp đặt bất cứ đâu. Trong điều kiện như hiện nay, đa số các trường đều đã được trang bị ít nhất một máy Projector, nếu mỗi máy chiếu được kèm thêm thiết bị này thì sẽ biến màn chiếu thông thường (hoặc bề mặt phẳng như tường, vách, …) thành một bảng tương tác thật sự theo đúng nghĩa.

2. Tóm tắt nội dung công trình:- Đề tài “Tự thiết kế bảng tương tác trong giảng dạy” chỉ với một vài thiết bị

như: tay cầm của máy chơi game Nintendo gọi là Wiimote (mua ở bất kỳ cửa hàng linh kiện máy tính hoặc phụ kiện trò chơi), được kết nối với máy tính thông qua Bluetooth (Laptop nào cũng tích hợp sẵn, hoặc dùng USB Bluetooth) và một chiếc bút hồng ngoại (tự làm với những đồ dùng sẵn có đã qua sử dụng như: Bút bảng trắng, điều khiển ti vi, đồ chơi trẻ em, ... ) cùng với phần mềm điều khiển miễn phí Smoothboard đã biến mọi bề mặt phẳng (Màn hình máy chiếu, màn hình LCD, bảng phấn, tường, vách, ...) trở thành bảng tương tác có tính năng sử dụng như những bảng tương tác thông minh thông thường khác mà giá thành thì rất thấp (Khoảng 2 triệu đồng), thiết bị nhỏ gọn (có thể cho vào túi xách), thao tác cực kỳ đơn giản, dễ làm (không cần đến chuyên gia tin học), khởi động và lắp đặt nhanh (khoảng 2 phút), do vậy giáo viên nào cũng có thể tự thiết kế được.

Chỉ với 3 thiết bị tạo thành bảng tương tác: 1. bluetooth, 2. bút hồng ngoại, 3. Thiết bị chơi game Wiimote.

279

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Nguyên tắc hoạt động3. Tính mới, tính sáng tạo của công trình:- Được áp dụng lần đầu tiên trong ngành giáo dục Thái Bình- Bút hồng ngoại tự làm với những vật liệu tận dụng đã qua sử dụng thân thiện

với môi trường: Bút bảng trắng (lấy phần vỏ), điều khiển các loại (lấy bóng đèn hồng ngoại, hốc đựng pin)

- Phần mềm điều khiển miễn phí, cài đặt đơn giản, sử dụng cho mọi hệ điều hành máy tính

- Kết nối không dây nên thuận tiện cho việc lắp đặt- Cả bộ đơn giản gọn nhẹ, di chuyển dễ dàng- Tay Will có thể mua ở bất kỳ cửa hàng linh kiện máy tính, phụ kiện trò chơi

điện tử nào trên toàn quốc.4. Khả năng ứng dụng:Đề tài “Tự thiết kế bảng tương tác trong giảng dạy” áp dụng cho tất cả cán bộ

giáo viên và những người làm công tác thuyết trình đều có thể tự làm và sử dụng được sản phẩm này

Thực hiện thành công đề tài này thì các cán bộ giáo viên ở các trường vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là ở các trung tâm GDTX – HN - DN điều kiện kinh tế còn hạn hẹp sẽ có cơ hội được tiếp cận và sử dụng với đồ dùng hiện đại, để sánh kịp với các cơ sở đào tạo có nguồn kinh phí cao

Việc sử dụng “bảng tương tác tự thiết kế trong giảng dạy” giúp giáo viên giữ lại được những ưu điểm của cách dạy truyền thống là dùng phấn trắng bảng đen, nhưng đồng thời cũng phát huy được thế mạnh của công nghệ thông tin trong giảng dạy. Bên cạnh đó giúp nhà trường tiết kiệm được nguồn kinh phí đáng kể cho việc

280

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

đầu tư thiết bị bảng thông minh. 5. Tính hiệu quả kinh tế, xa hội:- Thiết bị này với chi phí chỉ bằng 1/10 (khoảng 2 triệu đồng) so với bảng tương

tác có trên thị trường (loại rẻ nhất khoảng 25 triệu đồng). - Tận dụng được các đồ dùng đã qua sử dụng (bút bảng trắng, điều khiển ti vi,

đầu đĩa, ...), thân thiện môi trường- Góp phần không nhỏ vào việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học nâng

cao hiệu quả giờ dạy mà nhiều cơ sở giáo dục cũng như cá nhân giáo viên chưa có điều kiện trang bị bảng tương tác đang có sẵn.

6. Khen thương:- Giấy khen của Sở Giáo dục – Đào tạo Thái Bình- Bằng chứng nhận đề tài đạt giải Nhì hội thi Sáng tạo KH-CN & KT tỉnh Thái

Bình- Giấy khen của Hội Khuyến học tỉnh Thái Bình- Bằng khen của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh- Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam- Bằng khen của Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Bình- Bằng Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

281

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

MŨ HƠI BẢO VỆ CHO NGƯỜI ĐI XE ĐẠP THÔNG THƯỜNG

I. GIỚI THIỆU:Đơn vị chủ trì: Công ty CP sản xuất thương mại xuất nhập khẩu Vi ThyĐịa chỉ: 13 Cao Thắng, Phường 7, Thành phố Vũng TàuĐiện thoại: 01226606887 - 0908424607Lãnh đạo đơn vị: Ông Võ Văn BéTác giả: Ông Võ Văn BéĐơn vị áp dụng: Ban an toàn giao thông tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

II. NỘI DUNG:1. Mô tả giải pháp:a. Mục đích của giải pháp:Sản xuất và phân phối cho người đi xe đạp thông thường chiếc mũ bảo vệ phần

đầu chế tạo trên nguyên lý khí động lực học. Mũ hơi bảo vệ khắc phục những nhược điểm thường gặp của chiếc mũ thông thường đem đến cho người tiêu dùng một sản phẩm nhiều tính năng ưu việt, cải thiện đáng kể việc bảo vệ đầu phù hợp trong việc bảo vệ sức khỏe và sinh mạng người đi xe đạp. Tạo việc làm cho nhiều lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách, góp phần giảm thiểu thương vong trong tai nạn giao thông.

b. Mô tả giải pháp kỹ thuật:* Chất liệu: - Võ ngoài làm từ vải bố có sợi bằng

nhựa tổng hợp POLY chịu ma sát, kéo căng, độ bền cơ học cao, nhiều hoa văn, màu sắc và kiểu dáng làm trang trí bên ngoài.

- Bên trong là hệ thống túi hơi làm từ màng nhựa EVA tính năng giữ hơi lâu, đây là phần hấp thu xung lực, tản lực, triệt tiêu lực khi có va chạm.

- Kế tiếp là lớp xốp mềm tạo êm cho người sử dụng.

- Sau cùng là bộ dây quai cao cấp bằng nhựa acetac.

282

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Nguyên vật liệu mũ hơi sản xuất từ nhựa chính phẩm, không độc tố được các công ty có uy tín trong nước cung cấp.

* Kết cấu:- Mũ tạo thành từ tổ hợp 15 múi hơi

liên thông, được may kết thành, sau mũ có một van dùng bơm vào hay xả hơi.

- Bên ngoài được phủ, bọc bằng vỏ mũ với nhiều kiều dáng, vật liệu, hoa văn, màu sắc.

- Tất cả vỏ, ruột giữ hơi, xốp mềm và bộ quai đeo được kết đính bằng công đoạn may tạo thành chiếc mũ hơi bảo vệ hoàn chỉnh.

* Cách sử dụng:- Khi sử dụng, ta dùng bơm tay hay thiết bị bơm bất kỳ bơm hơi qua chiếc van

một chiều sau mũ, nếu dùng bơm tay theo mũ khi đạt đến áp lực cho phép sẽ thấy nặng khi bơm và bơm sẽ bật ra khỏi van, nếu bằng thiết bị bơm máy hãy hiệu chỉnh áp lực khoảng 2kf/cm2 (hay kiểm tra bằng tay độ cứng tương đương bánh xe đạp)

- Không sử dụng có thể xếp lại hoặc xì hơi ra từ chiếc van bằng động tác cho một chiếc que nhỏ (không sắc nhọn) đẩy vào lưởi gà trong đáy van, hơi sẽ theo đó thoát ra.

- Khí không vĩnh cửu nên khi bơm hãy đậy chặt van và lâu ngày hay mũ tuột áp ta bơm thêm khí vào.

- Lưu ý: không để gần lửa, không dùng vật nhọn đâm vào mũ. 2. Đánh giá giải pháp:a. Tính mới và tính sáng tạo:* Tính mới: Mũ hơi bảo vệ:- Nâng cao tính năng bảo vệ, hấp thu xung lực bằng các túi khí thay cho xốp,

muosse.- Tạo ra một sản phẩm hoàn toàn khác biệt từ hình thức đa dạng đẹp mắt cho đến

công năng (nâng cao tính tiện ích, siêu nhẹ thoải mái cho người đi xe đạp một hoạt động cần giải nhiệt)

- Tiện dụng, dễ vệ sinh, dễ bảo quản.* Tính sáng tạo: Trình bày những điểm sáng tạo của giải pháp.

283

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

- Thay đổi nguyên lý hấp thu xung lực từ thể rắn (xốp) thay bằng thể khí (múi hơi liên thông)

- Kiểu dáng, kết cấu, công nghệ gia công hoàn toàn mới.

- Thiết bị, máy móc, khuôn mẫu tự công ty thiết kế, sản xuất.

- Nguyên vật liệu sản xuất trong nước.

b. Khả năng áp dụng: Sản xuất và cung cấp cho người đi xe đạp và là sản phẩm chính được giới thiệu và phân phối cho học sinh các trường trong chương trình “Vận động học sinh, trẻ em, người đi xe đạp đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông” phối hợp giữa công ty VITHY và Ban An toàn giao thông tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cùng thực hiện.

c. Hiệu quả đem lại:- Kỹ thuật: Thay đổi nguyên lý giảm chấn bằng khí động học nâng cao tính năng

bảo vệ, khắc phục những nhược điểm của mũ bảo hiểm thông thường.- Kinh tế: Tạo việc làm cho người lao động và hệ thống đối tác liên quan, đem

tới nguồn thu ngân sách thông qua việc xuất khẩu.- Xã hội: Góp phần đẩy lùi thương vong trong tai nạn giao thông, hiệu quả mang

đến là sự hạn chế tổn thất người và của cho xã hội,d. Mức độ triển khai: Mũ hơi bảo vệ là sản phẩm đăng ký độc quyền được sản

xuất kinh doanh bởi công ty cổ phần sản xuất thương mại xuất nhập khẩu VITHY, đang triển khai trên tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, phân phối các tỉnh trên cả nước tiến đến xuất khẩu các nước.

284

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

PHẦN MỀM THÔNG KÊ GIÁO DỤC TRỰC TUYẾN

I. GIỚI THIỆU:

Chủ nhiệm: ThS. Trần Minh TháiCộng sự: Vũ Thị Mai, Phạm Văn Binh, Phạm Thị Ngát, Vũ Thị HườngĐơn vị áp dụng: Các phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dương

THS. TRẦN MINH THÁI VŨ THỊ MAI PHẠM VĂN BINH PHẠM THỊ NGÁT VŨ THỊ HƯỜNG

II. NỘI DUNG:Sử dụng Công nghệ thông tin vào trong quản lý giáo dục nói chung hay trong

thống kê giáo dục nói riêng sẽ giúp các nhà quản lý nắm bắt kết quả hiện tại, từ đó phân tích, xử lý dữ liệu và đưa ra các bài toán để nâng cao hiệu quả, nâng cao chất lượng quản lý, đem lại nhiều lợi ích trong quản lý, mang lại sự tiện lợi, độ chính xác cao, giảm được nhiều công đoạn trong khâu quản lý. Nó còn giúp các nhà quản lý thu thập được hệ thống thông tin quản lý đầy đủ, chi tiết và hoàn thiện quy trình quản lý khép kín từ trung ương tới cơ sở giáo dục. Công nghệ thông tin giúp công tác quản lý học sinh chặt chẽ, sàng lọc, đánh giá chất lượng giáo dục, chất lượng dạy và học một cách khách quan, trung thực.

Hiện nay, ứng dụng Công nghệ thông tin vào thống kê giáo dục đã được các nhà trường, các cơ sở giáo dục triển khai và thực hiện. Tuy nhiên, việc thống kê giáo dục đó chỉ dừng lại dưới hình thức đơn lẻ, ở máy đơn và Offnile và phải qua nhiều bộ phận thao tác, xử lý trước khi đưa ra kết quả cuối cùng. Để công tác thống kê giáo dục thành một chu trình khép kín, liên thông từ cơ sở (Các đơn vị trường học) đến cấp quản lý (Phòng giáo dục, Sở giáo dục), nhóm tác giả chúng tôi xây dựng “Phần mềm thống kê giáo dục trực tuyến”

1. Tính mới của phần mềm:Ứng dụng Công nghệ thông tin trong việc quản lí các hoạt động giáo dục trên

môi trường Internet là một mô hình, là một công cụ mới. Phần mềm thống kê giáo

285

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

dục trực truyến là phần mềm tin học đầu tiên đưa vào sử dụng trong công tác quản lí.Khác với các phần mềm tin học đã sử dụng ở các nhà trường hiện nay chỉ có tính

năng đơn lẻ thì phần mềm thống kê giáo dục trực tuyến của nhóm tác giả là phần mềm đầu tiên thống kê toàn diện các lĩnh vực hoạt động của các nhà trường từ việc học của học sinh, việc dạy của giáo viên đến việc quản lí của ban giám hiệu, phần mềm thống kê so sánh tiến độ thực hiện các công việc của nhà trường với các đơn vị khác trong hệ thống giáo dục…

2. Tính sáng tạo:Tính sáng tạo trong việc tự động lấy thông tin, dữ liệu từ các modun: Quản lí

học sinh, quản lí giáo viên, quản lí thư viện, quản lí thiết bị…trên hệ thống các phần mềm được cài đặt tại các trang điện tử của các nhà trường.

Phần mềm lấy dữ liệu tự động từ trang web của các trường trong toàn tỉnh

Sáng tạo trong việc xử lí thông tin, đưa ra các biểu mẫu thống kê đáp ứng nhu cầu của mỗi cá nhân và tập thể, việc xử lí thông tin diễn ra tức thời, liên tục, ở mọi thời điểm khác nhau.

Các biểu mẫu thống kê của phần mềm đáp ứng mọi yêu cầu trong quản lí giáo dục

Sáng tạo trong việc thống kê và tự động đưa ra các lời nhắc nhở về chất lượng giảng dạy, tiến độ thực hiện công việc, thống kê ghi chép các lỗi của giáo viên, học sinh hàng ngày.

286

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Sáng tạo trong việc tập hợp, thống kê và gửi kết quả học tập, tu dưỡng của học sinh qua hệ thống tin nhắn SMS.

3. Khả năng ứng dụng:Đây là phần mềm hoạt động trực tuyến trên môi trường Internet do vậy các đơn

vị sử dụng không phải cài đặt. Chỉ cần biết tên miền của đơn vị, tài khoản để vào khai thác và sử dụng.

Mô hình thống kê các hoạt động từ cấp trường đến cấp sở giáo dục

Phần mềm thống kê giáo dục trực tuyến gồm nhiều phân hệ đáp ứng cho cấp trường (Các trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông), phân hệ cho cấp phòng giáo dục và phân hệ cho cấp Sở giáo dục. Hơn thế nữa phần mềm thống kê giáo dục trực tuyến không chỉ áp dụng được cho tỉnh Hải Dương mà còn áp dụng được cho tất cả các tỉnh, các vùng miền và các cơ sở giáo dục khác nhau trong toàn quốc.

4. Hiệu quả kinh tế và xa hội:Hiệu quả về kinh tế: Sử dụng phần mềm thống kê giáo dục trực tuyến thay thế cách thống kê truyền

thống, thay thế cách thống kê bằng Excel như hiện nay, qua đó đã giảm bớt được rất nhiều kinh phí cho việc chi trả mua giấy hoặc tiền công thống kê.

Trước kia mỗi khi cần tập hợp một số liệu thống kê (kết quả 2 mặt giáo dục cuối năm) thì mỗi trường phải có ít nhất 1 người thống kê, nếu tính cả tỉnh Hải Dương thì có trên 1500 người phải làm việc này nhưng khi sử dụng phần mềm thì chỉ cần 1 người do đó tiết kiệm nhiều về thời gian và nhân lực.

Hiệu quả xã hội:Do dữ liệu được lấy trực tiếp từ hệ thống quản lí nhà trường online nên tại bất

kì thời điểm nào từ cấp trường đến cấp Phòng giáo dục và cao hơn là cấp Sở giáo dục đều nắm bắt được kết quả hiện tại của các đơn vị. Với giáo viên thông qua kết quả thống kê trực tuyến đã giúp họ biết được chất lượng học sinh mình đang giảng

287

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

dạy, so sánh được kết quả giảng dạy của bản thân với các đồng nghiệp trong trường, trong tỉnh từ đó điều chỉnh phương pháp dạy học hợp lí để nâng cao hiệu quả giảng dạy đạt được mục tiêu, kế hoạch.

Thống kê giáo dục trực tuyến là cầu nối giữa nhà trường với gia đình và xã hội

Phần mềm thống kê tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà trường như quản lí chất lượng học sinh, quản lí giảng dạy, thư viện, thiết bị…nên đã tạo ra ý thức làm việc cho quản lí, giáo viên có nền nếp, khoa học và chuyên nghiệp, tiết kiệm nhiều thời gian công sức trong việc thống kê, phân tích số liệu. Trên cơ sở số liệu thu được từ phần mềm đã giúp các nhà quản lí giáo dục đưa ra những hoạch định, chiến lược phát triển cho cơ sở giáo dục mà mình quản lí.

5. Một số địa chỉ truy cập vào phần mềm: + Cấp trường: http://vuhuu.edu.vn – THCS Vũ Hữu - Bình Giang + Cấp Phòng Giáo dục: http://pgdbinhgiang.edu.vn – Phòng Giáo dục Bình Giang. + Sở Giáo dục: http://thongkegiaoduc.haiduong.edu.vn – Thống kê giáo dục

Hải Dương.

288

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

ĐỒNG BỘ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNGTHỰC HÀNH SINH HỌC PHỔ THÔNG

I. GIỚI THIỆU:Đơn vị: Trường THCS Quế Nham Địa chỉ: Tân Yên - Bắc GiangChủ nhiệm: Bùi Văn Thêm

II. NỘI DUNG:1. Giới thiệu về công trình: Trong hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học các bài thực

hành Sinh Học phổ thông (từ lớp 6 đến lớp 12), được chia ra làm 2 hệ thống giải pháp lớn đó là:

a. Hệ thống các Giải pháp quản lý, điều hành bao gồm:1- Ban hành các văn bản chỉ đạo của Bộ GD& ĐT, Sở &GD ĐT, Phòng GD&ĐT

về dạy và học, về tăng cường, nâng cao chất lượng dạy và học các tiết thực hành.2 - Tăng cường đầu tư xây dựng CSVC trường học theo hướng Chuẩn quốc gia,

trong đó có các phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm thực hành, vườn thực hành; Mua sắm thiết bị, đồ dùng, hóa chất thí nghiệm, thực hành bổ sung hằng năm.

3 - Tổ chức cho Gv làm mới, cải tiến, sử dụng có hiệu quả phòng thí nghiệm, thiết bị, vật liệu thực hành.

4 - Tổ chức bồi dưỡng tại chỗ, tự bồi dưỡng cho Giáo viên về Kỹ năng thực hành, sử dụng và cải tiến thiết bị, đồ dùng TH TN.

5 - Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá bài thực hành, giờ thực hành, kết quả thực hành của học sinh. từ đó nâng cao trách nhiệm của GV bộ môn.

6 - Tổ chức thi ở các cấp về thí nghiệm thực hành của GV, HS để nâng cao nhận thức, tầm quan trọng và kỹ năng thực hành.

(Phần này chủ là của các cấp quản lý từ cơ sở đến Phòng GD&ĐT, Sở &GD ĐT, Bộ GD& ĐT. Có hệ thống, văn bản chỉ đạo, cũng như trong Nhiệm vụ năm học hằng năm.)

b. Hệ thống các Giải pháp thực hiện ơ cơ sơ bao gồm:1 - Công tác bồi dưỡng thường xuyên với 120 tiết /năm học, trong đó có 60 tiết

tự bồi dưỡng của GV, đối với GV môn Sinh học Ưu tiên cho Thực hành Sinh học.

BÙI VĂN THÊM

289

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

2 - Công tác bồi dưỡng chuyên môn thông qua các chuyên đề về TH-TN của các tổ chuyên môi, cụm chuyên môn.

3 - Công tác sử dụng thiết bị TN-Th Sinh học trong giảng dạy, thực hành sinh học.4 - Thiết kế bài dạy, bài TN-TH Sinh học hay tham gia hội giảng, thi GVG các

cấp, dạy học theo chương trình.5 - Biên soạn tài liệu về Thí Nghiệm, thực hành cho học sinh học và tự làm thực

hành tại nhà.Tôi đã chọn giải pháp 4 và 5 trong hệ thống các giải pháp Thực hiện ở cơ sở

này để làm khâu đột phá, từng bước nâng cao chất lượng Dạy và Học các bài thực hành Sinh học từ lớp 6 đến lớp 12.

Tôi cho rằng đây là khâu quan trọng nhất nhưng hiện còn bỏ ngỏ, còn hạn chế nhiều nhất. Giải quyết vấn đề này chính là sự Đồng bộ được các giải pháp để nâng cao chất lượng học và dạy phần Thực hành, Thí Nghiệm sinh học phổ thông. Đây cũng là phần còn yếu kén nhất trong GD-ĐT hiện nay đang cần khắc phục.

Các thí nghiệm và bài thực hành sinh học được chia thành 4 cuốn dùng cho các lớp 6, 7, 8, 9 ở THCS và 3 cuốn dùng cho các lớp 10, 11, 12 ở THPT; Tài liệu mang tới cho các thày giáo, cô giáo, các em học sinh có thêm những thông tin, những kỹ năng, những phương án phục vụ bài dạy, bài học, làm các thí nghiệm, thực hành trong toàn bộ chương trình THCS và THPT Theo phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT hiện hành.

2. Tóm tắt nội dung công trình: Tài liệu gồm toàn bộ bài thực hành, thí nghiệm trong chương trình sinh học

THCS và THPT mỗi bài có 3 nội dung cơ bản:1 - Mục đích bài. 2 - Nội dung bài: chuẩn bị bài thực hành, bổ trợ kiến thức, các đồ dùng thiết bị

cần thiết, các bước tiến hành. Câu hỏi-bài tập (sau mỗi bài có các câu hỏi và bài tập cho học sinh tự làm), câu hỏi trắc nghiệm, tự luận, có câu hỏi nâng cao, mở rộng, vận dụng và liên hệ thực tế.

3 - Hỏi - trả lời theo chuyên đề giúp học sinh mở rộng, hiểu biết thêm thông tin, tạo hứng thú môn học và tìm hiểu khoa học. Các kiến thức bổ trợ cần thiết để dạy, học bài thực hành.

Tài liệu còn cung cấp cách pha chế những hoá chất cơ bản khi tiến hành thí nghiệm sinh học, kế họach bài dạy thực hành, thí nghiệm những kiến thức mở rộng giúp GV hiểu sâu, nắm chắc vấn đề khi dạy học hoặc hướng dẫn học sinh thực hành; những câu hỏi, bài tập giúp học sinh rèn luyện, khắc sâu, mở rộng và vận dụng kiến thức vào thực tiễn; những gợi ý, hướng dẫn cầm tay chỉ việc cho học sinh giúp các

290

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

em học và làm tốt thí nghiệm thực hành tại lớp và ở nhà.4 - Phần dành riêng cho GV Sinh học THPT là các bài dạy Thực hành trong

chương trình lớp 10,11,12 được thiết kế trên Powerpoit, có nhiều video, phim minh họa, hấp dẫn, cập nhật thông tin thời sự trong và ngoài nước. Đây là tài liệu thiết thực để các GV tham khảo, bổ tợ, sử dụng khi dạy các TN-TH Sinh học ở THPT.

3. Hình thức: Tài liệu được chia thành từng bài, từng thí nghiệm, thiết kế đẹp, dể sử dụng và

tiện ích, gồm cả kênh hình và kênh chữ hài hòa, hợp lý. Mỗi cuốn như một cuốn sách hỗ trợ đắc lực cho giảng dạy và học tập các bài TN-TH Sinh học.

Tài liệu được ghi trên đĩa CD gọn nhẹ, có thể copy vào máy tính cá nhân để sử dụng hoặc in ra thành tài liệu như SGK cho HS sử dụng.

Riêng ở THPT tất cả các bài trong chương trình 10,11,12 có thiết kế đủ bài dạy trên Powerpoit , có nhiều video, phim minh họa.

Tất cả nội dung nằm gọn trong bộ đĩa CD rất tiện ích, gọn nhẹ.4. Tính mới của giải pháp: 1 - Tài liệu chưa có tài liệu tương tự trên thị trường, TL đáp ứng được nhu cầu

giảng dạy và học tập của tất cả Giáo viên, Học sinh phổ thông (THCS, THPT), học sinh học văn hóa ở các Trung tâm GDTX, các trường THPT dân lập, Tư thục.

2 - Những vấn đề mới trong tài liệu đã khắc phục được sự thiếu hụt trong SGK Sinh học THCS, THPT cũng như trong các sách Hướng dẫn giảng dạy của Giáo viên.

3 - Tài liệu được biên tập theo hướng đổi mới, hướng tới tự học tích cực cho học sinh, tạo hứng thú và yêu thích Thực hành, Thí nghiệm.

4 -Tài liệu có dạng Sách bổ trợ (Ấn phẩm in 4 màu cho từng lớp), dạng điện tử ghi trên đĩa CD.

5 -Tài liệu đã cập nhật được các thành tựu khoa học Sinh học nói riêng cũng như các khoa học nói chung, đáp ứng được nhiều đối tượng, mọi vùng miền. Bộ đĩa CD

291

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

5. Về khả năng áp dụng của giải pháp:1 - Giải pháp áp dụng cho tất cả các lớp từ lớp 6 đến lớp 12 (mỗi lớp có đầy đủ

từng bài, từng TN).2 - Giải pháp có thể áp dụng cho tất cả các loại hình trường THCS, THPT, trong

toàn tỉnh, toàn quốc.3 - Tất cả học sinh THCS, THPT đều sử dụng như SGK, sách bài tập hay sách

hướng dẫn.4 - Tất cả Giáo viên môn Sinh học THCS, THPT đều sử dụng như tài liệu tham

khảo, bổ trợ.5 - Các GV môn Hóa học, Vật thí có thể tham khảo để vận dụng vào các thị

nghiệm, bài thực hành bộ môn.6 - Giải pháp sau khi được dùng thử, rút kinh nghiệm và hoàn thiện. Sản phẩm

đã được chuyển quyền thương mại một phần cho Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam (tháng 8 năm 2011) phát hành toàn quốc với ấn phẩm có tên: Thực hành thí nghiệm sinh học 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12. Hiện nay Sách đã được bán ở các Nhà sách, công ty Sách-TB trên toàn quốc.

Sách cũng đã xin cấp phép của : Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho tái bản để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng tăng của thị trường.

7 - Sản phẩm In ấn phát hành trước khi có mặt trên thị trường tỉnh Bắc Giang, tôi đã tài trợ cho 100% số trường THCS trên địa bàn TP Bắc Giang, Huyện Tân yên mỗi trường 1 bộ sản phẩm. (Phần này có chứng nhận của cơ quan chủ quản Phòng GD&ĐT kèm theo)

Sản phẩm In ấn được Tặng cho Nhiều Giáo Viên THCS, THPT trong tỉnh với tổng số sách trị giá khoảng 30 triêu đồng.

Sản phẩm cũng được tặng cho đại diện của 24 tỉnh phía bắc (trong đợt Tập huấn về Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cấp Bộ GD&ĐT tại Đồ Sơn - HP tháng 8/2012).

Sản phẩm đa đươc:- Tiến sĩ Ngô Văn Hưng - Chuyên viên Bộ GD&ĐT phụ trách bộ môn Sinh học

đánh giá cao, có hiệu quả tốt trên phạm vi toàn quốc.- Tiến sĩ -PGS Đinh Thị kim Nhung nguyên Trưởng khoa Sinh-KTNN trường

ĐHSP Hà nội 2 đánh giá cao về sự đột phá, đổi mới phương pháp.- Tiến sĩ Nguyễn Văn Đính -Trưởng khoa Sinh KTNN trường ĐHSP Hà nội 2

đánh giá cao về chất lượng và tính ứng dụng.- Được nhiều đồng nghiệp đã sử dụng và đánh giá tốt về giải pháp.

292

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

6. về lơi ích kinh tế, xa hội của giải phápVề Kinh tế:1- Sản phẩm được thương mại hóa bán trên thị trường đợt 1 như sau:

TT Tên Sản Phẩm Giá (đồng)/ cuốn

Số bản phát hành Tổng tiền

1 Thực hành thí nghiệm sinh học 6 12.000 5000 6.000.000 đ2 Thực hành thí nghiệm sinh học 7 16.000 5000 8.000.0003 Thực hành thí nghiệm sinh học 8 16.000 5000 8.000.0004 Thực hành thí nghiệm sinh học 9 16.000 5000 8.000.0005 Thực hành thí nghiệm sinh học 10 12.000 23.000 27.600.0006 Thực hành thí nghiệm sinh học 11 14.000 19.000 26.600.0007 Thực hành thí nghiệm sinh học 12 12.000 16.000 19.200.000

Tổng 98.000 103.400.000Một trăm không ba triệu bốn trăm ngàn đồng

-Hiện tại tại các trường THCS, THPT trong tỉnh đã có sản phẩm dùng thử từ tháng 9 năm 2010. Sản phẩm ở dạng các bài thực hành, thí nghiệm ghi trên đĩa CD được tác giả cung cấp miễn phí. Giúp các thày cô giáo và các em HS giảm nhiều thời gian tìm tòi soạn thảo, học hay hơn và dạy tốt hơn.

Nếu tính mỗi năm học, mỗi trường THCS và THPT dùng thử ít nhất 50 bộ thì toàn tỉnh có 230 trường, mỗi bộ bình quân 50.000đ/ bộ

Quy ra tiền là: 50 bộ x 230tg 50.000đ = 11500 bộ x 50.000đ/bộ = 575.000.000đ/ nămNhư vậy mỗi năm tiết kiệm được 575 triệu đồng.Từ 2010 đến nay là 2013 = 3 năm học, tính toàn tỉnh thì số tiền là:

575 x 3 = 1.725 triệu đồng (một nghìn bẩy trăm hai nhăm triệu đồng)Về xã hội:- Giải pháp đã đáp ứng được nhu cầu của đông đảo các em Học sinh THCS-

THPT, giúp các em tự học, học tốt phần thí nghiệm, thực hành trong chương trình quy định.

- Giải pháp đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao kỹ năng thực hành, kỹ năng bố trí, thiết kế thí nghiệm, thực hành nghiên cứu, sáng tạo trong thanh thiếu niên.

- Giải pháp đã giúp nhiều Thày giáo, Cô giáo dạy tốt phần TN-TH Sinh học, gắn Học với Hành theo đúng Nguyên lý Giáo dục.

- Giải pháp góp phần tháo gỡ công tác nâng cao thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống cho học sinh (phần còn yếu nhất, lỗ hổng lớn nhất trong GD&ĐT hiện nay).

293

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

- Qua 3 năm sử dụng giải pháp trong tỉnh ta và các tỉnh bạn cho thấy Chất lượng dạy và học Thực hành Sinh học được tiến bộ rõ rệt , Khả năng thực hành, vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn của học sinh tốt hơn, từng bước đáp ứng những yêu cầu đổi mới của GD phổ thông.

Triển vọng phát triển của giải pháp:- Tôi cùng với NXB giáo dục Việt Nam đang tiếp tục phát triển, hoàn thiện sản

phẩm đưới dạng Số hóa, Sách điện tử tương tác trong đó có tích hợp cả âm thanh, phim, video, các thí nghiệm ảo... Sách học dạng tương tác giữa HS với Giáo viên, người hướng dẫn, có công cụ trợ giúp trực tiếp.

Sách bổ trợ cho HS tự học thực hành ở nhà cũng như trong các giờ lên lớp, tra cứu các thông tin cần thiết, liên quan khác.

- Nếu được sự ủng hộ, giúp đỡ của các cấp, các ngành, của độc giả, các thầy, cô giáo, các em học sinh thì một ngày gần đây sản phẩm sẽ ra mắt để phục vụ các quý vị!

294

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

ỨNG DỤNG VISUAL BASIC THIẾT KẾ BÀI GIẢNG POWERPOINT INTERACTIVE NÂNG CAO HỨNG THÚ

VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CHO HỌC SINH

I. GIỚI THIỆUĐơn vị: Trường THPT Nguyễn Du, tỉnh Bà Rịa Vũng TàuSố điện thoại: 0989 266 305Chủ nhiệm: ThS. Nguyễn Thị Thúy

II. NỘI DUNG:Ứng dụng Visual Basic thiết kế bài giảng PowerPoint Interactive là phương thức

góp phần nâng cao kết quả, làm tăng hứng thú, tích cực, chủ động trong học tập của học sinh. PowerPoint Interactive là tài liệu Multimedia mang lại sự mới mẻ trong việc thiết kế hoạt động dạy theo mục tiêu của hoạt động học, tạo môi trường học tập tương tác đa chiều cho cả người dạy và người học, làm phong phú hình thức tổ chức dạy học. Các hoạt động dạy và học được tiến hành điều khiển qua các đối tượng: Command Button, Label, TextBox, …. Bài giảng PowerPoint Interactive, các PowerPoint Games,... dùng để giảng dạy trực tiếp trên lớp, để học sinh tự ôn tập ở nhà, để kiểm tra, củng cố kiến thức của bài/chương cho tất cả các môn học từ cấp THCS đến THPT.

1. Tóm tắt nội dung của công trình:Để thực hiện “Tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin trong đổi mới phương

pháp dạy học, bồi dưỡng tình cảm hứng thú, tinh thần chủ động, thái độ tích cực trong học tập của học sinh”, đề tài: “Ứng dụng Visual Basic thiết kế bài giảng PowerPoint Interactive nâng cao hứng thú và kết quả học tập cho học sinh” đã thực hiện ngiên cứu các nội dung cơ bản như sau:

a. Nghiên cứu lý luận về việc sử dụng bài giảng Powerpoint Interactive trong dạy học.

- Nghiên cứu các nguyên tắc sư phạm cho việc thiết kế PowerPoint Interactive.

- Quy trình thiết kế bài giảng PowerPoint Interactive.

b. Khảo sát và đánh giá hiệu quả việc sử dụng bài giảng PowerPoint Interactive

ThS. NGUYỄN THỊ THÚY

Thiết kế game PowerPoint

295

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

dùng trong dạy học. c. Biên tập tài liệu hướng dẫn thực

hành VBA in PowerPoint for Educators dành cho giáo viên.

d. Thiết kế một số Domo thực hành VBA in PowerPoint for Educators.

e. Thiết kế một số bài giảng PowerPoint Interactive và một số PowerPoint Games phần Động Cơ Đốt Trong - Công nghệ 11.

2. Tính mới của công trình:- Ứng dụng VBA thiết kế bài giảng PowerPoint Interactive tức là người giáo

viên đã thực hiện việc thiết kế hoạt động dạy theo mục tiêu hoạt động học của học sinh - là quan điểm dạy học mới, hiện đại so với quan điểm dạy học truyền thống, thể hiện tính đa dạng, phong phú và linh hoạt trong hoạt động dạy – học phù hợp với sự phát triển của công nghệ hiện đại trong giai đoạn hiện nay.

- Ứng dụng VBA thiết kế bài giảng PowerPoint Interactive đã tạo sự tương tác (người học tác động trực tiếp lên các đối tượng được thiết kế sẵn trên bài trình chiếu và nhận được Feed Back tương ứng tức thời).

3. Khả năng áp dụng:- Ứng dụng VBA thiết kế bài giảng PowerPoint Interactive không chỉ thiết kế

tài liệu dùng giảng dạy trực tiếp trên lớp mà cũng có thể dùng cho học sinh tự ôn tập ở nhà để kiểm tra, củng cố kiến thức của bài/ chương cho tất cả các môn học khác ở các cấp học từ cấp THCS đến cấp THPT và điều này sẽ đóng góp không nhỏ đến việc nâng cao hiệu quả dạy - học.

- Tài liệu VBA thiết kế bài giảng PowerPoint Interactive cung cấp kiến, cách tiếp cận mới về sử dụng phương pháp dạy học, thiết kế phương tiện dạy học. Tài liệu hướng dẫn thực hành VBA in PowerPoint for Educators nếu đủ điều kiện để nhân rộng, phổ biến bồi dưỡng cho giáo viên sẽ mang lại lợi ích không nhỏ trong sự nghiệp đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

4. Hiệu quả kinh tế, xa hội:- Ứng dụng VBA thiết kế bài giảng PowerPoint Interactive là một phương thức

để nâng cao hiệu quả dạy học, làm tăng hứng thú và kết quả học tập của HS. Tích cực hóa, giúp người học yêu thích môn học của mình.

- Ứng dụng VBA thiết kế bài giảng PowerPoint Interactive là giải pháp góp phần thực hiện đổi mới phương pháp và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Giải pháp giúp học sinh tích cực, hứng thú và chủ động trong học tập.

Viết Code cho các sự kiện

296

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

RÔ BÔT PHỤC VỤ THÍ NGHIỆM

I.GIỚI THIỆU:Đơn vị: Trường THPT Sơn Dương

Địa chỉ: Thị trấn Sơn Dương – Huyện Sơn Dương Tỉnh Tuyên Quang

Điện thoại: 0979 478 792

Email: [email protected]

Chủ nhiệm: Trần Thị Nga

Đồng chủ nhiệm: Trần Văn Kì, Đỗ Đặng Quốc Hưng, Lương Trọng Hiếu

Đơn vị áp dụng: Phòng thực hành trường THPTP Sơn Dương Huyện Sơn Dương – Tỉnh Tuyên Quang.

TRẦN THỊ NGA LƯƠNG TRỌNG HIẾU TRẦN VĂN KÌ ĐỖ ĐẶNG QUỐC HƯNG

II. NỘI DUNG1. Mô tả giải pháp kỹ thuật đa biết: Tìm hiểu qua internet, chúng em đã thấy rất nhiều con rô bốt được thiết kế để

phục vụ cho công việc này, nhưng những rô bốt này được thiết kế một cách rất tỉ mỉ, dùng nguyên liệu với giá thành cao và khó kiếm, khả năng sản xuất đại trà đến tay người sử dụng rất hạn chế.

2. Thuyết minh tính mới, tính sáng tạo của giải pháp dự thi:Rô bốt phục vụ thí nghiệm được chế tạo dựa trên thiết kế hoàn toàn mới, chi phí

sản phẩm thấp, chất lượng tốt, an toàn, tin cậy, dễ sử dụng đáp ứng được nhiều chức năng trên một sản phẩm. Hơn thế nữa thân thiện với môi trường vì chúng em đã thiết kế thành công một sản phẩm mà toàn bộ nguyên vật liệu đều được tận dụng từ đồ phế thải, đồ đã qua sử dụng. Khi rô bốt làm việc không có khí thải, không nhiệt thải, không tiếng ồn, nguồn điện nhỏ đảm bảo an toàn trong điều kiện làm việc ở phòng thí nghiệm.

297

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

3. Khả năng áp dụng:Đã được áp dụng chế tạo thử và tiến

hành thực hành phục vụ thí nghiệm trong các phòng thí nghiệm tại trường học.

4. Hiệu quả kinh tế:Giải pháp đạt được hiệu quả kinh tế

cao, hầu hết các thiết bị đều được tận dụng từ đồ phế thải, đồ đã qua sử dụng và bị bỏ đi cho nên rất tiết kiệm trong chi phí:

Giá thành một con rô bốt chúng em chế tạo ra là: 90.000đ. Trong đó gồm có:+ 4 bộ cơ ở các đầu đĩa đã bị hỏng chúng em mua ở quán bán thu mua sắt vụn

là: 40.000đ/4 bộ.+ 1 động cơ 12V cũ: 10.000đ+ Công tắc, triết áp, dây dẫn: 20.000đ+ Động cơ chạy xe, bánh xe, biến lực: Tận dụng từ những chiếc ô tô đồ chơi đã

hỏng: 5.000đ.+ Keo dính: 15.000đ6. Hiệu quả kỹ thuật:Có nhiều tay gắp, làm được nhiều công việc, độ tin cậy cao, an toàn, thay thế con

người làm những công việc nguy hiểm độc hại.7. Hiệu quả xa hội:

+ Cải thiện điều kiện làm việc nâng cao chất lượng công việc thí nghiệm.

+ Kích thích sự tìm tòi sáng tạo của các bạn học sinh.

+ Tác động tích cực đến môi trường, tận dụng hầu hết những đồ phế thải, những đồ đã qua sử dụng, không có khí thải, không tiếng ồn rất thân thiện với môi trường.

+ Không gây hại, không nguy hiểm đến sức khoẻ con người, nguồn điện nhỏ an toàn khi sử dụng.

298

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

THIẾT KẾ, CHẾ TẠO VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHẾ TẠO DỤNG CỤ, PHƯƠNG ÁN, TIẾN HÀNH CÁC THÍ NGHIỆM

VẬT LÍ PHẦN NHIỆT HỌC Ở LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

I. GIỚI THIỆU:Đơn vị công tác: Trường THPT Kim Sơn A – Ninh BìnhĐiện thoại: 0983.220.317; 0129.8168.528Chủ nhiệm: TS. Vũ Đắc Toàn

II. NỘI DUNG:1. Giới thiệu về công trình:Trong chương trình vật lí phổ thông, phần nhiệt học ở lớp 10 là một trong những

nội dung kiến thức trừu tượng, có ứng dụng rộng rãi trong thực tế, đời sống và kĩ thuật. Trong chương trình vật lí 10, phần Các định luật chất khí là nội dung trọng tâm của chương “Chất khí”; phần Nguyên lí I Nhiệt động lực học (NĐLH) là nội dung trọng tâm của chương “Cơ sở của nhiệt động lực học”. Sách giáo khoa (SGK) vật lí 10 phân ban trình bày các nội dung này bằng phương pháp thực nghiệm vật lí; các thiết bị thí nghiệm là thiết bị dạy học không thể thiếu khi tiến hành dạy học các nội dung này. Tuy vậy, nghiên cứu các phương án thí nghiệm trình bày trong SGK chúng tôi thấy có những khó khăn và hạn chế nhất định:

+ Đối với SGK cơ bản: Thí nghiệm trình bày ở bài Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt và bài Quá trình đẳng tích. Định luật Sác-lơ có ưu điểm là có thể dùng để rút ra cả hai định luật, nhưng chúng chỉ thích hợp là thí nghiệm trực diện đồng loạt (do học sinh tiến hành), còn nếu muốn sử dụng dưới hình thức là thí nghiệm biểu diễn) do giáo viên tiến hành thì phải sử dụng thêm camera kết hợp với máy tính và máy chiếu để phóng đại hình ảnh quan sát (số chỉ của áp kế, nhiệt kế, thể tích của khối khí). Mặt khác số lượng các bộ thí nghiệm này cung cấp cho các trường THPT cũng chỉ có hạn (thường là từ 1 đến 2 bộ), trong khi đó sĩ số học sinh trong một lớp lại khá đông (thường là từ 45 đến 50 em). Do đó dù là thí nghiệm trực diện đồng loạt thì nhiều học sinh cũng không được trực tiếp tiến hành các thí nghiệm đó.

+ Đối với SGK nâng cao: Giới thiệu hai bộ thí nghiệm khác nhau, bộ thứ nhất dùng cho việc xây dựng định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt; bộ thứ hai dùng cho việc xây dựng định luật Sác-lơ. Điều hạn chế thứ nhất của hai bộ thí nghiệm này đó là hai bộ tách rời nhau, khó khăn trong việc vận chuyển và bảo quản, không khai thác được tính đa dụng của các thiết bị thí nghiệm. Hạn chế thứ hai là tính thuyết phục của các số liệu thí nghiệm.

TS. VŨ ĐẮC TOÀN

299

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Các nội dung khác như thuyết động học phân tử; phương trình trạng thái khí lí tưởng (KLT) và định luật Gay Luy - xắc thì không có một thí nghiệm hay hướng dẫn học sinh tự chế tạo các dụng cụ thí nghiệm và tiến hành các thí nghiệm để nghiệm lại hay khảo sát các nội dung đó. Còn chương cơ sở nhiệt động lực học đặc biệt là nguyên lí 1 NĐLH thì “trắng” về các thí nghiệm, cả thí nghiệm định tính lẫn thí nghiệm định lượng, ngay cả những thí nghiệm đơn giản cũng chưa được khai thác, sử dụng. Giáo viên lên lớp chủ yếu là dạy chay, mang tính giới thiệu và thông báo thuần tuý, giờ học tự chọn thì giáo viên chủ yếu là hướng dẫn học sinh giải bài tập, không hướng dẫn học sinh đề xuất, dự đoán, thiết kế phương án thí nghiệm…Học sinh thụ động, kém hứng thú trong quá trình tiếp thu kiến thức, không được tham gia một cách tích cực, sáng tạo và hứng thú vào quá trình chiếm lĩnh tri thức (đề xuất vấn đề, dự đoán, thiết kế phương án, tiến hành thí nghiệm).

Những kiến thức về phần nhiệt học đặc biệt là chương chất khí, học sinh chưa nắm được bản chất, còn mắc nhiều sai lầm phổ biến, nhiều học sinh cho rằng trong quá trình đẳng tích, định luật Sác-lơ: Nhiệt độ tỉ lệ thuận với áp suất; còn trong quá trình đẳng áp, định luật Gay Luy-xắc: Nhiệt độ tỉ lệ thuận với thể tích; Xác định sai khối lượng khí đang nghiên cứu; Đặc biệt là chưa vận dụng được kiến thức đã học vào giải thích các hiện tượng vật lí và các ứng dụng kĩ thuật có liên quan…

Nhìn chung cả giáo viên và học sinh đều không chú ý đến việc chế tạo và tiến hành các thí nghiệm đơn giản, thí nghiệm định tính hoặc thí nghiệm định lượng có độ chính xác chấp nhận được, mặc dù biết rằng trong quá trình phát triển của lịch sử vật lí các thí nghiệm đơn giản có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng. Ngoài ra, trong phần nhiệt học giáo viên không tổ chức, còn học sinh không được tham gia các hoạt động ngoại khoá, đặc biệt là các hoạt động thực nghiệm.

Vì vậy để nâng cao kết quả học tập, phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh thì rất cần tổ chức các hoạt động ngoại khoá, đặc biệt là hoạt động ngoại khoá với hoạt động thực nghiệm.

Với những lí do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Thiết kế, chế tạo và hướng dẫn học sinh chế tạo dụng cụ, phương án, tiến hành các thí nghiệm vật lí phần nhiệt học ơ lớp 10 THPT”.

2. Tóm tắt nội dung và tính mới của công trình :

300

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

- Đã chế tạo được một bộ dụng cụ thí nghiệm cho phép tiến hành được 12 thí nghiệm với 20 phương án khác nhau về phần nhiệt học.

- Đã hướng dẫn học sinh chế tạo được 04 bộ thí nghiệm tương ứng với bốn phần kiến thức: Thuyết động học phân tử; Các định luật chất khí; Phương trình trạng thái khí lý tưởng; Nguyên lý I nhiệt động lực học từ các vật liệu rẻ tiền, dễ kiếm…

- Đã hướng dẫn học sinh thiết kế các phương án thí nghiệm và tiến hành các thí nghiệm phần nhiệt học trên các dụng cụ thí nghiệm đã chế tạo được.

- Đã xây dựng được qui trình dạy học ngoại khoá (nội dung, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức day học) về phần nhiệt học (giáo viên lựa chọn chủ đề, tiến hành chế tạo dụng cụ, thiết kế phương án, tiến hành các thí nghiệm để xem tính khả thi của các thí nghiệm. Hướng dẫn học sinh lựa chọn chủ đề, chế tạo dụng cụ, thiết kế phương án và tiến hành các thí nghiệm…). Quy trình này đã được thực nghiệm sư phạm khẳng định tính khả thi và hiệu quả cao đối với việc phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh.

- Bộ thí nghiệm này có thể được sử dụng trong dạy học chính khóa với các khả năng: Có thể dùng làm thí nghiệm nêu vấn đề; thí nghiệm biểu diễn; thí nghiệm khảo sát; thí nghiệm đồng loạt cho học sinh hoặc dùng làm thí nghiệm kiểm chứng…

- Tổ chức được buổi chuyên đề và hội vui vật lý (ngày 20 tháng 09 năm 2009) tại trường THPT Kim Sơn A để học sinh báo cáo trước toàn trường kết quả mà các em đã chế tạo và tiến hành được, đồng thời tổ chức thi “Đường lên đỉnh Olympia” với các kiến thức về phần nhiệt học thu hút được sự quan tâm của các thầy cô giáo, sự hứng thú tham gia của toàn bộ học sinh trong trường.

3. Khả năng áp dụng: - Công trình này có thể áp dụng rộng rãi ở tất cả các trường THPT trên nhiều đối

tượng học sinh khác nhau và ở các khu vực, vùng miền khác nhau.- Đã hướng dẫn học sinh chế tạo được 04 bộ thí nghiệm tương ứng với bốn phần

kiến thức: Thuyết động học phân tử; Các định luật chất khí; Phương trình trạng thái khí lý tưởng; Nguyên lý I nhiệt động lực học từ các vật liệu rẻ tiền, dễ kiếm…

- Đã hướng dẫn học sinh thiết kế các phương án thí nghiệm và tiến hành các thí nghiệm phần nhiệt học trên các dụng cụ thí nghiệm đã chế tạo được.

301

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

- Đã xây dựng được qui trình dạy học ngoại khoá (nội dung, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức day học) về phần nhiệt học (giáo viên lựa chọn chủ đề, tiến hành chế tạo dụng cụ, thiết kế phương án, tiến hành các thí nghiệm để xem tính khả thi của các thí nghiệm. Hướng dẫn học sinh lựa chọn chủ đề, chế tạo dụng cụ, thiết kế phương án và tiến hành các thí nghiệm…). Quy trình này đã được thực nghiệm sư phạm khẳng định tính khả thi và hiệu quả cao đối với việc phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh.

- Bộ thí nghiệm này có thể được sử dụng trong dạy học chính khóa và ngoại khóa với các khả năng: Có thể dùng làm thí nghiệm nêu vấn đề; thí nghiệm biểu diễn; thí nghiệm khảo sát; thí nghiệm đồng loạt cho học sinh hoặc dùng làm thí nghiệm kiểm chứng…

- Đây là tư liệu cho giáo viên và học sinh tham khảo và áp dụng.- Áp dụng phương pháp hướng dẫn tìm tòi, hướng dẫn từng phần của sáng kiến

để học sinh có thể tự lực xây dựng được các phương án thí nghiêm, chế tạo các dụng cụ thí nghiệm từ các vật liệu rẻ tiền, dễ kiếm và tiến hành thí nghiệm trên các dụng cụ đã chế tạo được.

- Áp dụng hình thức tổ chức và phương pháp hướng dẫn hoạt động ngoại khoá: “Thiết kế, chế tạo và hướng dẫn học sinh chế tạo dụng cụ, phương án, tiến hành các thí nghiệm vật lý” đối với những nội dung khác trong chương trình THPT (ví dụ: Động học chất điểm; Động lực học chất điểm; Tĩnh học vật rắn; Chất rắn, chất lỏng và sự chuyển thể; Điện tích – Điện trường; ...).

4. Hiệu quả kinh tế, xa hội của giải pháp : + Hiệu quả kinh tế:- Nội dung hoạt động ngoại khoá về phần nhiệt học mà chúng tôi xây dựng chủ

yếu là các nhiệm vụ thực nghiệm giao cho HS về nhà thực hiện. Vì vậy, các nhiệm vụ thực nghiệm này phải được xây dựng sao cho chỉ đòi hỏi học sinh thiết kế các phương án, chế tạo các dụng cụ và tiến hành các thí nghiệm với các dụng cụ thí nghiệm đơn giản. Việc chế tạo các dụng cụ thí nghiệm (DCTN) đòi hỏi ít vật liệu, các vật liệu này đều đơn giản, rẻ tiền, dễ kiếm (chai nhựa, ống hút, vỏ lon, nút cao su, chai thủy tinh, ruột bút bi, si-ranh nhựa y tế, đồng hồ đo huyết áp, nhiệt kế, bóng bay…)

- Dễ chế tạo DCTN từ việc gia công các vật liệu đơn giản bằng các dụng cụ thông dụng như cưa, kìm, giũa, khoan, kéo,…

- Dễ lắp ráp, tháo rời các bộ phận của DCTN vì vậy với cùng một dụng cụ thí nghiệm đơn giản (DCTNĐG) trong nhiều trường hợp ta chỉ cần thay thế các chi tiết phụ trợ là có thể làm được nhiều thí nghiệm khác nhau.

- Dễ bảo quản, vận chuyển và an toàn trong quá trình chế tạo cũng như quá trình

302

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

tiến hành thí nghiệm. Việc bố trí và tiến hành thí nghiệm với những DCTN đơn giản không tốn nhiều thời gian nhưng hiện tượng vật lí diễn ra trong các thí nghiệm vẫn rõ ràng và dễ quan sát.

+ Hiệu quả xa hội:- Các dụng cụ thí nghiệm đơn giản (DCTNĐG) có thể được sử dụng ở tất cả các

khâu của quá trình dạy học vật lí: Đặt vấn đề (tạo tình huống có vấn đề), hình thành kiến thức mới (kiểm tra các giả thuyết đã nêu ra), củng cố và vận dụng các kiến thức đã học (trong đó có đề cập đến các ứng dụng kĩ thuật của kiến thức vật lí trong sản xuất và đời sống và cũng có thể kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng của học sinh).

- Từ việc chế tạo các dụng cụ thí nghiệm đơn giản từ các vật liệu đơn giản, rẻ tiền, dễ kiếm có ý nghĩa giáo dục ý thức tận dụng các vật liệu phế thải trong sản xuất, đời sống và ý thức trong việc bảo vệ môi trường sống.

- Thí nghiệm vật lý (TNVL) ở nhà có tác dụng trên nhiều mặt đối với việc phát triển nhân cách của học sinh: Quá trình tự lực thiết kế, chế tạo dụng cụ, lên phương án thí nghiệm, lập kế hoạch thí nghiệm, chế tạo hoặc lựa chọn dụng cụ, bố trí và tiến hành thí nghiệm xử lí kết quả thu thập được góp phần vào việc phát triển năng lực hoạt động trí tuệ - thực tiễn của học sinh.

- Việc thực hiện và hoàn thành các công việc trên sẽ làm tăng rõ rệt hứng thú học tập, tạo niềm vui của sự thành công trong học tập của học sinh. Việc thiết kế các phương án thí nghiệm, tiên đoán hoặc giải thích các thí nghiệm đòi hỏi học sinh phải huy động các kiến thức đã học mà nhiều khi ở các phần khác nhau của vật lí. Nhờ vậy, chất lượng kiến thức của học sinh được nâng cao. Thí nghiệm vật lí ở nhà có tác dụng làm phát triển những kĩ năng, kĩ xảo thí nghiệm, các thói quen của người làm thực nghiệm.

- Thời gian học ngoại khóa mà giải pháp xây dựng được triển vào thời gian hè và lại được áp dụng với đối tượng học sinh lớp 10 và 11 THPT nên đã thu hút được phần đông các em học sinh ở lớp tham gia rất nhiệt tình, đầy hứng thú, tạo không khí thi đua giữa các tổ, nhóm làm các thí nghiệm. Mặt khác phương pháp hoạt động được sử dụng là phương pháp hoạt động nhóm nên đã tạo nên sức mạnh tập thể, sự đoàn kết, bổ sung, giúp đỡ giữa các thành viên trong nhóm

- Trong số các thí nghiệm của bộ thí nghiệm vật lí đã chế tạo được, có 01 bộ sản phẩm dự thi cuộc thi “Sáng tạo dành cho thanh, thiếu niên và nhi đồng năm 2010” đã đạt giải ba cấp tỉnh, giải khuyến khích toàn quốc.

303

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

CHẾ TẠO DỤNG CỤ ĐO CHỈ SÔ CÔNG TƠ ĐIỆN

I. GIỚI THIỆU:Đơn vị: Tổ trực vận hành – Điện lực TP. Uông Bí.Địa chỉ: Phường Quang Trung, TP. Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh.Chủ nhiệm: Ông Hoàng Ngọc Hân.II. NỘI DUNG:

1. Giới thiệu về công trình: - Tên công trình: “ Chế tạo dụng cụ đọc chỉ số công tơ điện”- Mục đích: Giúp cho công nhân điện khi đi ghi chỉ số công tơ điện treo trên cột

hoặc trên tường ngoài nhà đỡ phải mang vác thang di động, đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trên đường và tránh phải trèo cao; tăng năng suất lao động; an toàn trong công việc và giảm cường độ lao động do dụng cụ mang lại. Giá thành dụng cụ đọc chỉ số công tơ thấp và có thể tự chế tạo.

2. Tóm tắt nội dung của công trình:* Cấu tạo dụng cụ đọc chỉ số công tơ điện: Đơn giản và dễ chế tạo.* Chuẩn bị vật tư lắp đặt: - Vật tư đơn giản, rẻ tiền và dễ mua ngay ở trong nước. Các vật tư bao gồm:+ Vật liệu chính: Ống nhựa PVC Tiền Phong, đèn soi, kính lúp, sào điều chỉnh

độ dài.+ Vật tư và vật liệu phụ khác: Túi đựng, tấm lau, keo dính ống nhựa tiền phong… * Thi công lắp đặt: Dễ thi công chế tạo.+ Dụng cụ thi công lắp đặt đơn giản: Sử dụng máy cắt nhỏ cầm tay hoặc cưa sắt;

khoan nhỏ cầm tay; tô vít...+ Kết cấu gọn, nhẹ. * Tính năng sử dụng: Dùng sử dụng ghi chỉ số công tơ treo trên cột hoặc treo

trên tường ngoài nhà. Sử dụng đơn giản, không cần tập huấn; bảo quản và sửa chữa đơn giản.

* Bảo quản: Dễ bảo quản.3. Tính mới của công trình: - Lần đầu tiên thực hiện tại Quảng Ninh.4. Khả năng áp dụng:

HOÀNG NGỌC HÂN

304

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

- Triển khai ngay được với trình độ kỹ thuật và thị trường vật tư trong nước hiện nay.5. Hiệu quả kinh tế, xa hội: Hiện tại tất cả công tơ của khách hàng tư gia đều được lắp trong các hộp công

tơ treo trên cột điện ở độ cao từ 2,0 đến 4,5 mét. Mỗi tháng công nhân của Điện lực phải đi ghi chỉ số công tơ ít nhất 1 lần, dụng cụ để ghi chỉ số công tơ trên cột là Thang. Việc ghi chỉ số công tơ bằng Thang có những nhược điểm lớn, đó là: Công nhân phải vác Thang từ Tổ sản xuất đến nơi ghi, thường là di chuyển bằng xe máy làm tăng mức độ nguy hiểm khi tham gia giao thông; công đoạn chuẩn bị Thang gồm chỉnh Thang, giữ chân Thang, trèo Thang, thắt dây an toàn, chuyển vị trí Thang…mất khá nhiều thời gian; trèo Thang để ghi chỉ số có những nguy hiểm như trượt ngã, đổ Thang, chạm vào bộ phận có điện hở bị giật. Thực tế đã xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động cho công nhân đi ghi chỉ số Công tơ do bị điện giật, ngã cao.

Theo quy trình kinh doanh bán điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam thì người ghi chỉ số Công tơ phải tạo điều kiện để Khách hàng có thể đọc và kiểm tra trực tiếp việc ghi chỉ số Công tơ (nếu có yêu cầu), với việc ghi chỉ số Công tơ bằng trèo Thang thì việc này không đáp ứng được.

Từ những nhược điểm của việc ghi chỉ số Công tơ lắp trên cột bằng Thang, Tôi đã có sáng kiến chế tạo ra Dụng cụ đọc chỉ số Công tơ điện. Dụng cụ này có đặc điểm là gọn, nhẹ, có thể đọc rõ ràng chỉ số công tơ ở độ cao đến 5,0 mét; người sử dụng không phải mang và trèo thang; thời gian đọc, ghi chỉ số Công tơ có thể giảm được 30 ÷ 50% thời gian ghi theo cách trèo Thang; có thể mời Khách hàng cùng đọc chỉ số Công tơ khi có yêu cầu; ưu điểm quan trọng của Dụng cụ là loại trừ nguy cơ tai nạn do mang vác và sử dụng thang để ghi chỉ số công tơ, đồng thời tăng năng suất lao động, giảm sức lao động do phải mang vác Thang.

“Chế tạo dụng cụ đọc chỉ số công tơ điện”

Kính đọc chỉ số công tơ gồm các bộ phận sau (xem hình vẽ)

305

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

5. Phụ lục minh họa:

Số hiệu

Tên gọi bộ phận

số lương Quy cách

1 Vỏ kính 1 Ống nhựa Φ110 mm, dài 320 mm, đầu cắt vát 450 2 Đèn soi 1 Đèn sử dụng 3 pin tiểu, bóng đèn led3 Kính đọc 1 Kính lúp Φ80 mm, độ phóng đại 3 lần4 Đai kẹp 1 Sắt mạ5 Đai giữ đèn 1 Sắt mạ6 Tấm lau 1 Mút xốp7 Kẹp giữ tấm lau 1 Kẹp giấy8 Tấm chắn 1 Cao su xốp

306

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

9 Khớp nối 1 Nhựa

10 Sào 1 Ống thép không gỉ gồm 3 đoạn kéo ra, thu vào được. Chiều dài nhỏ nhất 1,15 m; lớn nhất 2,95 m

11 Túi đựng 1 Vải bạt có dây đeo

Hình ảnh Công nhân sử dụng Kính đọc chỉ số Công tơ điện để ghi chỉ số Công tơ hàng tháng.

Dễ dàng, thuận tiện khi sử dụng

Có thể điều chỉnh độ dài khi đọc chỉ số trên cao

307

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Dễ dàng đọc các chỉ số của công tơ và mời khách hàng cùng chứng kiến

308

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

BỘ THỰC HÀNH ĐIỀU KHIỂN TỔNG HỢP

I. GIỚI THIỆU:Đơn vị chủ trì: Trường cao đẳng nghề Quảng NamĐịa chỉ: 224 Huỳnh Thúc Kháng – TP. Tam Kỳ - Quảng NamĐiện thoại: 05103851243Lãnh đạo đơn vị: Hiệu trưởng Nguyễn Khắc ĐạiChủ nhiệm: ThS. Nguyễn Thế PhúĐơn vị áp dụng: Trường Cao đẳng nghề Quảng Nam

II. NỘI DUNG:Thiết bị “Bộ thực hành điều khiển tổng hợp” là sự kết hợp của nhiều thiết bị

thực hành. Đây là ưu điểm khác biệt so với các thiết bị phục vụ giảng dạy có trên thị trường. Bởi vì thông thường mỗi thiết bị đào tạo chỉ dùng để phục vụ giảng dạy cho một hoặc một số bài học của một môn học/mô-đun nào đó, còn thiết bị “Bộ thực hành điều khiển tổng hợp” được nghiên cứu và thiết kế ra để phục vụ giảng dạy cho nhiều bài học của nhiều mô-đun, môn học và nhiều ngành nghề có liên quan.

Thiết bị “Bộ thực hành điều khiển tổng hợp” được thiết kế và xây dựng bao gồm các khối chức năng sau:

1. Các khối dùng chung:+ Khối nguồn – Đo kiểm: Bao gồm các loại nguồn điện cần thiết cho vận hành

thiết bị, gồm: nguồn 3 pha 380V/220V, nguồn 1 pha 220V, nguồn 1 chiều 24V. Các nguồn này đều có đèn báo, được đóng ngắt qua áptômát. Ngoài ra trong khối này còn bao gồm các thiết bị đo kiểm như: Vôn mét, Ampe mét và đồng hồ VOM để sinh viên sử dụng kiểm tra mạch.

+ Khối công tắc, nút nhấn: Bao gồm các loại công tắc (công tắc gạt, hành trình, chuyển mạch) và các nút nhấn được bố trí trên cùng một mô-đun.

+ Khối đèn báo – chuông – động cơ điện: Bao gồm các đèn báo, chuông để thực hiện tín hiệu hóa và dãy 4 động cơ điện ba pha để có thể áp dụng cho nhiều nội dung bài tập.

+ Khối côngtắctơ – rơle nhiệt: Bao gồm các côngtắctơ và rơle nhiệt để điều khiển và bảo vệ quá tải động cơ điện.

+ Khối kết nối trung gian: Bao gồm các dây nối đưa ra hai đầu lổ cắm để sinh viên thực hiện đấu nối giữa các khối khi khoảng cách đấu nối lớn.

NGUYỄN THẾ PHÚ

309

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

2. Khối dùng riêng tùy theo mô đun giảng dạy:+ Khối rơle: Bao gồm các rơle thời gian và rơle trung gian. Khối này sử dụng để

giảng dạy đối với mô-đun Trang bị điện. + Khối PLC S7-200: Bao gồm PLC S7-200 với các ngõ vào/ra đều đưa ra lổ cắm

để sinh viên thực hiện đấu nối và lập trình điều khiển. Khối này sử dụng để giảng dạy đối với mô-đun PLC cơ bản.

+ Khối PLC LOGO: Bao gồm PLC LOGO!230RC với các ngõ vào/ra đều đưa ra lổ cắm để sinh viên thực hiện đấu nối và lập trình điều khiển. Khối này sử dụng để giảng dạy đối với mô-đun Điều khiển lập trình cỡ nhỏ.

Các khối trên tùy theo nội dung bài tập của từng mô-đun giảng dạy sẽ được gá lắp vào khung của bộ thực hành.

Toàn bộ các phần tử thiết bị của các khối trên đều được nối ra các lỗ cắm để sinh viên thực hiện đấu nối theo từng bài tập cụ thể.

3. Các bộ phận khác của bộ thực hành:+ Khung đỡ mô đun: Khung đỡ 2 tầng bằng

thép sơn tĩnh điện, có các rãnh để gá lắp các mô đun vào. Kích thước: 1,5m x 1,0m.

+ Khay mô đun: Khay bằng tôn thép sơn tĩnh điện, gồm 4 khay KT: 0,5m x 0,35m, và 4 khay kích thước: 0,3m x 0,35m.

+ Bàn đặt thiết bị: Bàn bằng khung thép sơn tĩnh điện bọc alu xung quanh, mặt ván Okan, vừa là tủ để đựng dụng cụ, thiết bị, có lắp bánh xe để dễ di chuyển. Kích thước: 1,5m x 0,5m x 0,8m.

4. Tính mới của công trình: Thiết bị “ Bộ thực hành điều khiển tổng hợp” là sự tích hợp của 03 thiết bị

thực hành, bao gồm: + Bộ thực hành điều khiển dùng rơle. + Bộ thực hành điều khiển dùng PLC S7-200. + Bộ thực hành điều khiển dùng PLC LOGO.Toàn bộ các bộ phận của thiết bị được thiết kế theo kiểu mô-đun rời. Khi giảng

dạy mô-đun, môn học của ngành nghề nào thì chỉ cần gá lắp khối điều khiển tương ứng vào.

5. Khả năng áp dụng: Bộ thiết bị được sử dụng để phục vụ cho giảng dạy nhiều mô-đun, môn học của

310

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

nhiều ngành nghề hiện nay trong các trường đào tạo nghề và các trường chuyên nghiệp: Điện công nghiệp, Điện tử công nghiệp, Tự động hóa, Kỹ thuật điện lạnh...

Thiết bị khi dùng thực hành Trang bị điện: Gá lắp khối rơle vào. Số giờ khai thác khoảng 100 giờ.

Thiết bị khi dùng thực hành PLC: Gá lắp khối PLC S7-200 vào. Số giờ khai thác khoảng 120 giờ.

Thiết bị khi dùng thực hành Điều khiển lập trình cỡ nhỏ: Gá lắp khối PLC LOGO vào. Số giờ khai thác khoảng 60 giờ.

6. Hiệu quả kinh tế, xa hội: Thiết bị mang tính ứng dụng và linh

hoạt cao trong việc giảng dạy. Kinh phí đầu tư mua sắm giảm đáng kể do khả năng tích hợp của thiết bị. Tính khoa học và sư phạm cao. Việc tháo lắp, thay thế dễ dàng, nhanh chóng. Di chuyển nhẹ nhàng, thuận tiện.

Thiết bị khi dùng thực hành Trang bị điện

Thiết bị khi dùng thực hành PLC

Thiết bị khi dùng thực hành Điều khiển lập trình cỡ nhỏ

311

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ LẮP ĐẶT SA BÀN HỆ THÔNG PHUN DIESEL ĐIỆN TỬ VÀ XÂY DỰNG HỆ THÔNG BÀI TẬP TRÊN

SA BÀN PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO

I. GIỚI THIỆU:Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Sao ĐỏĐịa chỉ: 24 Thái Học – Phường Sao Đỏ - TX Chí Linh – Hải Dương.Điện thoại: 0320 3882 269 DĐ: 0913 256 088 Fax: 0320 3882 921E-mail: [email protected]ãnh đạo đơn vị: TS. Vũ Thanh Chương, Hiệu trưởngChủ nhiệm: TS. Vũ Thanh ChươngCộng sự: TS. Phí Đăng Tuệ, ThS. Đỗ Công Đạt, ThS. Nguyễn Văn Nam.Đơn vị áp dụng: Trường Đại học Sao Đỏ

VŨ THANH CHƯƠNG PHÍ ĐĂNG TUỆ ĐỖ CÔNG ĐẠT NGUYỄN VĂN NAM

II. NỘI DUNG:1. Giới thiệu về công trình:Ngày nay hệ thống cung cấp nhiên liệu diesel trên động cơ ô tô không ngừng

được cải tiến, với các giải pháp kỹ thuật tối ưu làm giảm mức độ phát sinh ô nhiễm và suất tiêu hao nhiên liệu. Các kỹ sư, các nhà sản xuất động cơ diesel đã cải tiến và đưa ra nhiều biện pháp khác nhau về kỹ thuật phun và tổ chức quá trình cháy nhằm giới hạn các chất ô nhiễm. Các biện pháp chủ yếu tập trung vào giải quyết những vấn đề:

Chính vì vậy hiện nay hệ thống phun diesel điện tử đã được ứng dụng rộng rãi trên nhiều loại xe, máy công trình của các hãng khác nhau như Toyota, Mercedes, Hyundai, Ford, Mitsubishi, Komatsu, Hino, Isuzu, Caterpilar, Volvo,.... Đây là hệ thống tương đối mới với thị trường Việt Nam; tài liệu, thiết bị thí nghiệm phục vụ cho học tập còn hạn chế vì chủ yếu bằng tiếng nước ngoài và đắt tiền, gây trở ngại

312

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

cho việc nắm bắt kịp thời các công nghệ mới của thế giới. Vì thế, mô hình “Nghiên cứu, thiết kế, lắp đặt sa bàn hệ thống phun Diesel điện tử và xây dựng hệ thống bài tập trên sa bàn phục vụ công tác đào tạo” nhằm bổ sung thêm nguồn tài liệu tham khảo học tập và thiết bị thực hành thí nghiệm giúp giảng viên, giáo, sinh viên khoa CNKT ô tô - Trường Đại Học Sao Đỏ nắm được kiến thức tổng quát về hệ thống, đồng thời nâng cao kỹ năng kiểm tra, chẩn đoán và sửa chữa hệ thống, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội.

2. Nội dung công trình:2.1 Tóm tắt nội dung của công trình:a. Cấu tạo mô hình: + Kết cấu chungMô hình sa bàn hệ thống phun Diesel điện tử ( hình 01) - Động cơ điện 1 pha tạo mô men quay ( 1) - Bơm cao áp kiểu VE điều khiển điện tử (2) - Hộp ECU điều khiển bơm cao áp (3) - Hộp đánh sự cố tín hiệu cho ECU (6) - Các vòi phun cao áp (7) - Các ống nghiệm hứng nhiên liệu (8) - Họng hút không khí (9) - Bình lọc nhiên liệu (10) - Thùng chứa nhiên liệu (11) Ngoài ra còn có các bộ phận phụ như: Đai truyền, hộp nối thiết bị kiểm tra

chuyên dùng (5), đèn báo lỗi ( đèn CHECK) (4), khóa khởi động, rơ le… + Các cảm biến và van dùng trong hệ thống - Cảm biến tốc độ động cơ - Cảm biến vị trí trục khuỷu - Cảm biến vị trí bướm ga - Cảm biến nhiệt độ nhiên liệu - Cảm biến áp suất đường ống nạp - Cảm biến nhiệt độ không khí nạp - Cảm biến nhiệt độ nước làm mát - Van điều khiển phun sớm (TCV)

313

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

- Van điều khiển lượng phun (SPV)

Hình 1. Sa bàn hệ thống phun Diesel điện tử

b . Nguyên lý làm việc:Khi bật khóa điện, động cơ điện (1) sẽ kéo cho bơm cao áp VE (2) quay nhờ

đai răng truyền động. Bơm cao áp sẽ hút nhiên liệu từ thùng chứa (11) qua bình lọc nhiên liệu (10) pít tông bơm cao áp sẽ nén nhiên liệu, tạo ra áp suất cao (khoảng 10 - 12 MPa). Vào đúng thời điểm phun, bơm cao áp đẩy nhiên liệu cao áp nâng mở kim phun để vòi phun phun nhiên liệu tơi bụi vào buồng đốt hòa trộn với không khí bị nén tạo thành hỗn hợp và tự bốc cháy.

Hệ thống nhiên liệu diesel điều khiển điện tử dùng bơm cao áp phân phối kiểu VE (VE EDC) (hình 1) điều khiển thời điểm và lưu lượng phun được ECU quyết định thông qua việc điều khiển hai van điện từ là TCV (Timing Control Valve) và SPV (Spill Control Valve).

3. Thuyết minh tính mới:

Đây là hệ thống tương đối mới với thị trường Việt Nam; tài liệu, thiết bị thí nghiệm phục vụ cho học tập còn hạn chế vì chủ yếu bằng tiếng nước ngoài và đắt tiền, gây trở ngại cho việc nắm bắt kịp thời các công nghệ mới của thế giới. Vì thế,

314

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

nhóm tác giả đề xuất thực hiện giải pháp “Nghiên cứu, thiết kế, lắp đặt sa bàn hệ thống phun Diesel điện tử và xây dựng hệ thống bài tập trên sa bàn phục vụ công tác đào tạo” nhằm bổ sung thêm nguồn tài liệu tham khảo học tập và thiết bị thực hành thí nghiệm cho khoa CNKT ô tô - Trường Đại Học Sao Đỏ.

4. Khả năng áp dụng:

Đây là một sa bàn điển hình của hệ thống phun Diesel điện tử đã thể hiện được đủ các đặc tính kỹ thuật của một hệ thống trên động cơ ô tô. Đề tài xây dựng được hệ thống các bài tập trên sa bàn phục vụ cho việc đào tạo chuyên ngành Công nghệ ô tô. Chính vì vậy mà khả năng áp dụng của đề tài là dễ dàng, có thể áp dụng trong tất cả các trường đào tạo có ngành Công nghệ ô tô trên toàn quốc.

5. Hiệu quả kinh tế - xa hội:

Động cơ phun diesiel điện tử là một thiết bị đắt tiền, vì vậy việc trang bị làm thiết bị dạy học gặp nhiều khó khăn. Với giải pháp “Nghiên cứu, thiết kế, lắp đặt sa bàn hệ thống phun Diesel điện tử và xây dựng hệ thống bài tập trên sa bàn phục vụ công tác đào tạo” đã tiết kiệm kinh phí cho đào tạo mà vẫn đảm bảo được cho quá trình nghiên cứu và thực hành của sinh viên trên sa bàn mà thành chỉ bằng 45% giá ngoại nhập. Hơn nữa do tự thiết kế, lắp đặt nên việc chuyển giao công nghệ thuận tiện, dễ dàng.

315

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

BỘ ĐỒ DÙNG PHÁT TRIỂN CẢM GIÁC THĂNG BẰNGI. GIỚI THIỆU: Đơn vị chủ trì: Trường mầm non Tuổi Thơ - Đà NẵngĐịa chỉ: 80 Nguyễn Chí Thanh, Thành Phố Đà NẵngChủ nhiệm: Bà Đặng Thị Tuyết HồngĐồng chủ nhiệm: Bà Nguyễn Thị Mỹ Dung, Bà Lê Thị Thanh Nga, Bà Lê Thị Hương

ĐẶNG THỊ TUYẾT HỒNG NGUYỄN THỊ MỸ DUNG LÊ THỊ THANH NGA LÊ THỊ HƯƠNG

II. NỘI DUNG:

Giáo dục mầm non là giai đoạn đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có dấu ấn quan trọng trong quá trình “phát triển người” lâu dài của trẻ, đặt nền móng đầu tiên cho sự hình thành và nhân cách con người Việt Nam đầu thế kỷ XXI. Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện. Đó là quá trình tác động chủ yếu vào cơ thể trẻ (thông qua việc rèn luyện cơ thể và hình thành, phát triển các kỹ năng và kỹ xảo vận động)

Phát triển thể chất không nên cho là tự nhiên và coi thường trong giáo dục mầm non mặc dù phát triển các kỹ năng vận động là quá trình tiến hoá tự nhiên. Trên thực tế nó được nhìn nhận quan trọng, vì phát triển cơ bắp lớn và vận động khéo léo ảnh hưởng đến sự thành thục trong việc tự phục vụ hàng ngày (như đánh răng, mặc quần áo…) và các kỹ năng quan trọng khác (như viết hoặc vẽ).

Điều quan trọng là nhận biết các nhu cầu thể chất và cung cấp cho trẻ các điều kiện, môi trường an toàn để trẻ có thể được phát triển tự nhiên cảm giác thăng bằng, biết phối hợp vận động và nhận biết về không gian và phương hướng, hình thành tính tự tin khi vận động.

Để đáp ứng tốt một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm vụ năm học 2013-2014 của Bộ GD&ĐT đó là việc tiếp tục nâng cao hoạt động phát triển thể chất

316

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

cho trẻ mầm non. Chúng tôi đã thiết kế nhiều dạng đồ dùng nhằm phát triển cảm giác thăng bằng phục vụ cho các hoạt động học và hoạt động vui chơi của trẻ.

1. Tóm tắt nội dung của giải pháp

“Bộ đồ dùng phát triển cảm giác thăng bằng” được thiết kế hoàn toàn bằng gỗ, gồm 4 loại dụng cụ với hơn 16 đồ dùng có các cách chơi khác nhau dùng để rèn nhiều kỹ năng vận động phát triển cảm giác thăng cho trẻ như: Đồ dùng giữ thăng bằng bằng cơ thể; Đồ dùng giữ thăng bằng bằng đôi chân; Đồ dùng giữ thăng bằng bằng đôi tay; Đồ dùng đi thăng bằng trên ghế, đi theo đường dích dắc phù hợp với độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo cũng như trong chương trình giáo dục mầm non.

“Bộ đồ dùng phát triển cảm giác thăng bằng” giúp trẻ biết dùng cơ thể để giữ thăng bằng, biết dùng đôi chân để giữ thăng bằng; dùng đôi tay để giữ thăng bằng điều khiển bóng vào lỗ có chữ cái, chữ số theo yêu cầu; biết đi thăng bằng trên ghế theo đường thẳng, theo đường dích dắc và đặc biệt trẻ rất hứng thú khi tham gia với các dụng cụ này trong hoạt động học, hoạt động vui chơi, thi đua biểu diễn cùng bạn trong các sự kiện lễ hội giúp trẻ phát triển sự thông minh, nhanh nhẹn, mạnh dạn tự tin và phát triển thể chất tốt cho trẻ.

1.1. Mục đích yêu cầu của bộ đồ dùng phát triển cảm giác thăng bằng:

- Trẻ biết dùng cơ thể, dùng chân, dùng tay để tạo sự thăng bằng.

- Biết dùng cơ thể để điều khiển đồ chơi.

- Giúp trẻ phát triển sự thông minh nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin và phát triển thể chất cho trẻ.

1.2. Hình thức thiết kế và cách chơi:

+ Bộ đồ dùng giữ thăng bằng bằng cơ thể

* Dụng cụ nằm để giữ thăng bằng:

Dùng gỗ hình chữ nhật có kích thước 60cm x 40cm làm mặt bàn. Đóng 2 bên 2 chân đế hình tròn tạo sự mất thăng bằng. Trẻ nằm trên dụng cụ dùng cơ thể giữ thăng bằng.

* Dụng cụ đứng để giữ thăng bằng :

- Dùng gỗ khối tiện hình tròn có đường kính 55-60cm. Mặt đế là hình bán nguyệt để tạo sự mất thăng bằng. Dùng sắt uốn cong làm tay cầm cho trẻ nắm chắc khi ngồi hoặc đứng chơi. Trẻ đứng chơi thăng bằng, có thể chơi từ 1 đến 2 trẻ.

* Dụng cụ ngồi để giữ thăng bằng

- Dùng gỗ khối tiện hình tròn có đường kính 55-60cm. Mặt đế là hình bán nguyệt để tạo sự mất thăng bằng. Dùng sắt làm 4 tay cầm, trẻ ngồi chơi thăng bằng, có thể

317

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

cho 1 hoặc 2 trẻ chơi.

Dụng cụ giữ thăng bằng cơ thể+ Bộ đồ dùng giữ thăng bằng bằng đôi chân * Dụng cụ dùng đôi chân để giữ thăng bằng (có 3 loại đồ chơi được cấu trúc

chơi từ dễ đến khó)- Dùng gỗ khối tiện 3 hình tròn có đường kính 55-60cm. Hình tròn thứ nhất tạo

khối có đế cố định. Hình tròn thứ 2 tạo khối có đế rời được lắp ráp 3 cách chơi từ dễ đến khó. Hình tròn thứ 3 có khoét rãnh và có 1 lỗ tròn để trẻ dùng chân điều khiển bi. Trẻ dùng đôi chân để chơi giữ thăng bằng và chơi theo ý thích từ dễ đến khó.

* Dụng cụ dùng đôi chân điều khiển tạo sự thăng bằng để bóng không rơi ra ngoài (Có 2 loại đồ chơi được cấu trúc chơi từ dễ đến khó)

- Dùng gỗ đóng thành những tấm gỗ có kích thước 60cm x 40cm và 60 x 20cm dày 2 phân. Mặt trên khoét rãnh cho bóng lăn. Mặt dưới đóng đế là hình bán nguyệt để tạo sự mất thăng bằng. Trẻ dùng 2 chân giữ thăng bằng không để bóng lăn ra ngoài .

* Dụng cụ cà kheo một trẻ chơi; 2 trẻ chơi; 3 trẻ chơi (Dành cho trẻ Mẫu giáo)- Dùng gỗ đóng thành những thanh gỗ có kích thước 10cm x 30cm (dùng cho 1 trẻ);

10cm x 50cm (dùng cho 2 trẻ); 10cm x 60cm (dùng cho 3 trẻ). Phía dưới có đế gắn dây để trẻ đi cà kheo, tạo sự thăng bằng cho cơ thể và biết phối hợp cùng bạn chơi thăng bằng.

Giữ thăng bằng để bóng không rơi ra ngoài

318

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

+ Bộ lắc bi giữ thăng bằng bằng đôi tay.

Dùng gỗ hình tròn có đường kính 35 cm. Bề mặt khoét lỗ khuyết tròn, có dán chữ cái hoặc chữ số. Trẻ dùng tay lắc bi vào lỗ theo yêu cầu của cô.

+ Đồ dùng đi thăng bằng trên ghế, đi theo đường dích dắc (Dành cho trẻ Mẫu giáo)

- Ván ép cắt thành 2 bộ có chiều dài 1m2 x 1,5cm, mỗi bộ sơn mỗi màu.

- Một vòng tròn có đường kính 1,5m x 15cm, sơn màu.

- Đóng đế nhựa vào các khối ván ép.

- Tiện gỗ thành những đoạn có chiều cao 20cm x 3cm.

- Dây nhựa cắt thành đoạn có chiều dài 35cm, sau đó dùi vào từng đoạn gỗ có nhiều màu, dùng keo 502 định vị.

Trẻ đi thăng bằng theo đường thẳng, theo đường dích dắc trên các đoạn gỗ thẳng, cong được nối với nhau theo đường dích dắc. Ngoài ra còn dùng cho trẻ chơi ném vòng, ném trúng đích bằng nhiều hình thức cá nhân, nhóm, tập thể…

Đi theo đường thẳng3. Tính mới của giải pháp “Bộ đồ dùng phát triển cảm giác thăng bằng” với 16 dụng cụ chơi khác nhau

319

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

giúp trẻ biết dùng cơ thể, đôi chân, đôi tay để giữ thăng bằng điều khiển bóng vào lỗ có chữ cái, chữ số theo yêu cầu; biết đi thăng bằng trên ghế theo đường thẳng, theo đường dích dắc và đặc biệt trẻ rất hứng thú khi tham gia với các dụng cụ này trong hoạt động học, hoạt động vui chơi, thi đua biểu diễn cùng bạn trong các sự kiện lễ hội giúp trẻ phát triển sự thông minh, nhanh nhẹn, mạnh dạn tự tin và phát triển thể chất tốt cho trẻ.

Mỗi loại đồ dùng đều được thiết kế bằng nhiều kiểu, được cấu trúc chơi từ dễ đến khó qua các chân đế được thiết kế dưới dụng cụ giữ thăng bằng như dụng cụ có đế là tâm hình tròn, có đế không phải là tâm hình tròn.

4. Khả năng áp dụng- “Bộ đồ dùng phát triển cảm giác thăng bằng” đã được áp dụng rộng rãi tại

Trường Mầm non Tuổi Thơ cho trẻ 2 đến 6 tuổi từ ngày 5 tháng 2 năm 2013 cho đến nay, được nhà trường, giáo viên đánh giá tốt, học sinh ham học, thích chơi, thích hoạt động...

- Đồ dùng có khả năng sử dụng cho trẻ và giáo viên một cách dễ dàng. Giúp trẻ phát triển tốt cảm giác thăng bằng và phát triển thể chất cũng như giúp giáo viên thuận lợi trong công tác giảng dạy khi tổ chức các hoạt động học và vui chơi cho trẻ.

5. Hiệu quả kinh tế, xa hội* Hiệu quả kinh tế: - Với nguyên vật liệu phổ biến: gỗ , ván ép mỏng, sơn, bóng kỹ thuật dễ làm, giá

thành thấp, đồ dùng bền, sử dụng nhiều năm giảm chi phí mua sắm.

- Giải pháp có nhiều chức năng sử dụng cho công tác dạy, học và chơi, nên tiết kiệm được nhiều kinh phí trang bị mua sắm đồ dùng dạy học cho nhà trường và giáo viên. Sử dụng rất tiện lợi, giảm được thời gian cho giáo viên khi chuẩn bị đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ.

* Hiệu quả xã hội:- Có thể giới thiệu để sản xuất làm thiết bị dạy học trong bậc học Mầm non

- Đội ngũ giáo viên Mầm non áp dụng dễ dàng.

- Giúp trẻ phát huy tối đa khả năng vận động và phát triển vận động, tình cảm- kỹ năng xã hội và phát triển trẻ toàn diện...Trẻ được thỏa mãn mọi nhu cầu được hoạt động với đồ vật hàng ngày.

Nói cách khác đây chính là một phương tiện đắc lực giúp Trường Mầm Non thực hiện tốt nhiệm vụ chủ yếu của nhà trường đó là: Góp phần quan trọng trong việc chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, phục vụ thiết thực cho hoạt động đổi mới dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

320

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

321

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

LĨNH VỰCVÊÅT LIÏåU, HOÁA CHÊËT, NÙNG LÛÚÅNG

322

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

323

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO HỢP BỘ ĐA NĂNG OLTC CM&TA PHỤC VỤ CÔNG TÁC THÍ NGHIỆM

MÁY BIẾN ÁP LỰC CAO ÁP

I. GIỚI THIỆU:Đơn vị chủ trì: Công ty TNHH MTV Thí Nghiệm Điện Miền Trung - Tổng công ty Điện lực Miền TrungĐịa chỉ: Tổ 26, Phường Hòa Thọ Tây, Quận Cẩm Lệ, TP.Đà NẵngĐiện thoại: 0511 3846461 - 05112226702Lãnh đạo đơn vị: KS. Nguyễn Đình DõngChủ nhiệm: KS Nguyễn Văn HảiĐồng chủ nhiệm: ThS. Phạm Văn Phương, KS. Đặng Quốc Khanh, KS. Trần Viết BốnCộng sự: ThS. Bùi Châu Quốc Bảo, KS. Nguyễn Minh Hùng

NGUYỄN VĂN HẢI ĐẶNG QUỐC KHANH PHẠM VĂN PHƯƠNG TRẦN VIẾT BỐN

II. NỘI DUNG:1. Giới thiệu giải pháp:Trong công tác thí nghiệm máy biến áp lực (MBA) cao áp phải thực hiện khối

lượng các hạng mục thử nghiệm chính có liên quan đến bộ điều áp dưới tải (OLTC) và cuộn dây điều chỉnh, bao gồm: đo điện trở một chiều, đo tỷ số biến, đo dòng không tải và một số thử nghiệm chẩn đoán bổ trợ khác (chụp sóng chu trình làm việc & đo điện trở động của các tiếp điểm của bộ OLTC, đo dòng khởi động của động cơ điều áp ở từng nấc…). Quá trình thực hiện các thử nghiệm này đòi hỏi phải thao tác chuyển đổi bộ OLTC trên toàn bộ phạm vi các nấc điều chỉnh đối với từng pha của MBA. Ngoài ra để đảm bảo đánh giá đúng được tình trạng chất lượng của các tiếp điểm của bộ OLTC đôi khi đòi hỏi phải thao tác bộ OLTC rất nhiều lần để có được các giá trị ổn định về trị số đo (chẳng hạn: điện trở một chiều hoặc kết quả chụp sóng chu trình làm việc…). Chính vì thế thời gian thực hiện các hạng mục thử nghiệm này chiếm phần lớn tổng thời gian thí nghiệm trọn vẹn một MBA có bộ OLTC.

324

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Tuy nhiên công tác kiểm tra, thí nghiệm để đánh giá tình trạng bộ OLTC gặp phải rất nhiều khó khăn sau:

a. Nguồn cung cấp cho động cơ điều áp: Khi thí nghiệm MBA mà trạm biến áp không

có nguồn điện tự dùng (nguồn 3 pha) dẫn đến không có nguồn để cung cấp cho động cơ điều áp của bộ OLTC. Khi đó để phục vụ công tác thí nghiệm thường đơn vị cử người thực hiện điều áp bằng tay hay phải thuê máy phát điện 3 pha nên không thể chủ động được trong công tác thí nghiệm về mặt thời gian lẫn chi phí thí nghiệm. Vì thế việc chuyển động cơ 3 pha sang sử dụng nguồn 1 pha trở nên nhu cầu cấp thiết.

b. Việc điều áp và giám sát thử nghiệm:Trong quá trình thực hiện việc chuyển

đổi nấc đối với các MBA có trang bị bộ OLTC tại hiện trường, đơn vị phải bố trí người thường xuyên đứng tại tủ truyền động để thực hiện việc điều chỉnh và theo dõi vị trí nấc phân áp.

c. Hạng mục chụp sóng bộ điều áp:+ Việc đánh giá chất lượng bộ công tắc K của bộ điều áp dưới tải MBA là một

yêu cầu quan trọng trong công tác thí nghiệm mới và thí nghiệm chẩn đoán. Theo tiêu chuẩn IEC 60214-1, một trong những thử nghiệm này là đo thời gian tác động của bộ chuyển mạch hoặc chuỗi tiếp điểm đóng ngắt của bộ lựa chọn, có thể được gọi là “thử nghiệm chụp sóng”.

+ Trước đây khi thí nghiệm hạng mục chụp sóng các bộ điều áp dưới tải các máy biến áp 110kV trở lên gặp phải các vấn đề sau đây:

- Do điện cảm cuộn dây của MBA ảnh hưởng mạnh đến hình dáng đồ thị chụp sóng nên khi chụp sóng phải tiến hành rút dầu, tháo nắp bộ điều áp để đấu nối dây đo trực tiếp bên trong bộ điều áp để loại điện cảm ra khỏi mạch đo nhằm đảm bảo kết quả đo đúng. Công việc này thường áp dụng cho bộ điều áp loại 2 điện trở kiểu PC-9 trong các MBA do Liên Xô chế tạo.

325

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

- Đối với các MBA có OLTC loại 2 điện trở do các hãng ABB chế tạo và OLTC loại 1 điện trở theo công nghệ mới của hãng MR thì việc tháo nắp bộ điều áp không hoàn toàn thuận lợi, không có hướng dẫn cụ thể, thậm chí không có điểm đấu nối dây đo trực tiếp bên trong bộ điều áp để loại điện cảm cuộn dây. Vì vậy hạng mục này không thể thực hiện được nếu không có giải pháp.

- Thêm vào đó giá trị điện kháng phối hợp trong sơ đồ đo lại tùy thuộc vào từng loại OLTC nên sẽ có các giá trị khác nhau, đòi hỏi phải tính chọn các giá trị điện trở khác nhau để có kết quả tốt nhất.

- Mặt khác các phần tử trong sơ đồ chụp sóng phải thực hiện đấu nối dạng sơ đồ rời và tháo lắp thường xuyên trên các đối tượng (nguồn, thiết bị thí nghiệm, đối tượng thí nghiệm) gây lãng phí thời gian và dễ gây sự nhầm lẫn đáng tiếc.

Đứng trước thực trạng như thế, cần có một giải pháp không những vừa giải quyết được việc cung cấp nguồn, điều chỉnh nấc từ xa mà còn thiết kế một hợp bộ có chức năng phối hợp với tất cả các thiết bị chụp sóng hiện có tại đơn vị để chụp sóng chu trình làm việc của các bộ điều áp dưới tải. Qua đó có thể phát hiện các khiếm khuyết, hư hỏng trong công tác lắp đặt tại nhà sản xuất cũng như qua quá trình vận hành nên giảm thiểu được các sự cố có thể xảy ra trên máy biến áp.

2. Tóm tắt nội dung giải pháp:Trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu về sơ đồ nguyên lý các chủng loại tủ

truyền động của các bộ OLTC hiện đang được lắp đặt cho các MBA trên lưới điện nước ta hiện nay như loại MA7, MA9, ED100S của MR ; loại BUL, BUF3, M3, M4 của ABB ; loại MZ4 của Bungary; nhóm tác giả đã tiến hành thiết kế, chế tạo thành công hợp bộ đa năng điều khiển, giám sát và bộ trở kháng phối hợp phân tích dạng sóng của các bộ điều áp dưới tải kiểu “OLTC CM&TA”.

Giao diện “Hợp bộ đa năng OLTC CM&TA”

326

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Bộ OLTC CM&TA được chế tạo trọn bộ dưới dạng hộp chắc chắn, gọn nhẹ thuận tiện cho việc vận chuyển và có nắp đậy để bảo vệ các phần tử nằm trên mặt điều khiển, bên trong gồm 3 modul chính như sau:

a. Modul cấp nguồn Thực hiện chuyển đổi động cơ 3 pha

sang sử dụng nguồn 1 pha.+ Khối cấp nguồn:Thực hiện việc cung cấp nguồn 1 pha vào động cơ. Trong sơ đồ mạch có lắp các

cầu chì bảo vệ quá dòng và mạch kiểm tra nối đất của nguồn. + Khối tụ điện.Từ việc thống kê công suất của các động cơ điện sử dụng trong các bộ điều áp

dưới tải và hệ thống làm mát. Tính toán ra được giá trị điện dung trong mạch cấp nguồn điều khiển.

+ Mạch chỉnh lưu AC/DC.Sử dụng mạch chỉnh lưu 2 nửa chu kỳ

chuyển điện áp AC 1 pha sang DC sử dụng cho các trường hợp nguồn điều khiển bộ điều áp sử dụng nguồn DC.

b. Modul điều khiển và giám sát nấc phân áp.

+ Khối cấp nguồnThực hiện chức năng cung cấp nguồn

cho các linh kiện điện tử trong mạch đếm như bộ vi xử lý AT89C51, màn hình hiển thị LED ,…

+ Khối hiển thịTrong mạch này sử dụng vi xử lý AT89C51, khối LED 7 đoạn và phần mềm

nhúng đã được viết chương trình sẵn để nạp cho bộ vi xử lý này. Khối hiển thị chỉ hiện số từ 1 đến 19 tương ứng với số nấc phân áp (khi cần thiết có thể lập trình lại để mở rộng số nấc được điều chỉnh. Khi động cơ điều áp quay, khối này cũng thể hiện chiều quay của động cơ. Do đó nếu động cơ không quay do mất nguồn hay hư hỏng thì hợp bộ sẽ thông báo lỗi cho chúng ta biết.

CPC-ETC

327

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

c. Modul trở kháng phối hợp phân tích dạng sóng bộ OLTC

+ Khối cấp nguồnĐể thực hiện việc phân tích dạng

sóng của các bộ điều áp tương ứng với các thiết bị phân tích dạng sóng hiện có (Egil, TM1600, SA100, TDR900,…), hợp bộ cho phép chọn nguồn 220Vdc hay 90Vdc tương ứng với chức năng phân tích cả 3 pha hay đơn pha. Việc

này cực kỳ quan trọng trong việc xác định biên độ tín hiệu đầu vào của thiết bị.+ Kết nối thiết bị chụp sóng.- Chụp sóng đơn pha: việc kết nối bằng kênh motion, chúng ta có thể dễ dàng

thao tác lực chọn pha để phân tích mà không cần phải sửa đổi việc đấu nối tốn rất nhiều thời gian.

- Chụp sóng cả 3 pha: kết nối bằng kênh analoge của thiết bị TM1600, SA100, TDR900. Ta sử dụng nguồn điện áp 220Vdc và phối hợp với mạch trở kháng riêng được thiết kế để các tín hiệu này không nằm trùng lên nhau mà các thiết bị phân tích dạng sóng của cả 3 pha rõ ràng trên đồ thị. Điều này vô cùng hữu ích, rút ngắn rất nhiều thời gian thí nghiệm tại hiện trường.

- Mạch lọc nhiễu và bảo vệ quá áp được thiết kế với các linh kiện điện tử có khả năng lọc nhiễu điện trường

3. Tính mới của giải pháp:- Hợp bộ đa năng CM&TA là một sản phẩm được thiết kế, chế tạo từ một ý tưởng

hoàn toàn mới, nhóm tác giả chúng tôi đã tìm hiểu trong một thời gian dài về một sản phẩm thương mại như trên nhưng không thấy có sản phẩm tương tự được sản xuất ở trong và ngoài nước.

- Trước đây việc kiểm tra, thí nghiệm bộ OLTC chỉ thực hiện được khi đã cắt điện, cô lập máy biến áp và tháo nắp bộ OLTC. Điều này dẫn đến thời gian cắt điện quá dài (có thể lên đến vài ngày) và cần nhiều phương tiện, nhân công phục vụ cho công tác tháo lắp bộ OLTC dẫn đến chi phí quá cao không hiệu quả về kinh tế và kỹ thuật. Vì vậy, sản phẩm này ra đời sẽ là công cụ hữu ích góp phần giúp cho đơn vị quản lý vận hành, đơn vị bảo trì, thí nghiệm thực hiện khâu đánh giá chuyên sâu các

A

B

C

N

a

b

c

n

Thiết bị chụp sóng MC

DC

Khối cấp nguồn & bộ điện trơ phối hơp 3 pha

MBA có bộ OLTC

A1 A2 A3 Khối đầu vàoANALOG

Rt

328

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

chu trình làm việc và chất lượng của các bộ OLTC mà không cần phải tháo nắp bộ OLTC.

- Sản phẩm có khả năng chuyển đổi động cơ điều áp 3 pha sang sử dụng nguồn 1 pha rất linh hoạt trong các trường hợp trạm biến áp không có nguồn điện 3 pha. Đồng thời hợp bộ còn có khả năng kết nối điều khiển chuyển nấc phân áp một cách đơn giản nhưng hiệu quả.

4. Khả năng áp dụng: - Thiết bị có khả năng cấp nguồn, điều khiển và giám sát chu trình chuyển nấc

phân áp của tất cả các loại OLTC hiện nay lắp trên hệ thống điện của nước ta (MR-Đức, ABB-Thụy điển, PC9-Nga, Huaming-Trung Quốc,…).

- Thiết bị có thể kết nối với tất cả các thiết bị phân tích có kênh analoge để chẩn đoán và đánh giá tình trạng các bộ công tắc K của OLTC mà không cần phải tháo rời mặt máy biến áp.

- Giải pháp đã triển khai có hiệu quả tại các Trạm biến áp có cấp điện áp từ 110kV đến 500kV trên lưới điện Miền Trung – Tây Nguyên và một số công trình tại Miền Nam. Việc áp dụng giải pháp trong quá trình thí nghiệm đã nhanh chóng tìm ra được các khiếm khuyết và các tình trạng bất thường của bộ OLTC trong quá trình nghiệm thu đưa vào vận hành cũng như trong công tác bảo dưỡng định kỳ các máy biến áp lực cao áp.

5. Hiệu quả kinh tế, xa hội:a. Hiệu quả về mặt kinh tế:Đây là một sản phẩm với một số tính năng mới lần đầu tiên được chế tạo để phục

vụ cho công tác thí nghiệm tại hiện trường nên có tính thực tế cao. Việc đưa vào sử dụng sản phẩm này trong quá trình thí nghiệm hiệu chỉnh các MBA lực cao áp đã góp phần:

- Giảm thiểu thao tác đấu nối giữa các modul rời cũng như việc lựa chọn kênh thông qua các chuyển mạch trên hợp bộ.

- Tiết kiệm được nhân lực tham gia trong nhóm thí nghiệm MBA.- Tiết kiệm được chi phí thuê máy phát 3 pha trong các trường hợp thí nghiệm

tại trạm không có nguồn tự dùng.- Tiết giảm đáng kể thời gian thực hiện công tác thí nghiệm MBA.- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thiết bị và chi phí đầu tư trang thiết bị thí

nghiệm.+ Tính toán hiệu quả kinh tế tính trong năm đầu áp dụng sáng kiến:- Chi phí do tiết kiệm nhân lực tham gia trong quá trình thử nghiệm MBA lực

329

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

cao áp có trang bị bộ OLTC: 01 người x 01 ngày x 60 MBA/năm x 500.000đ/công = 30.000.000 đ - Chi phí phải thuê máy phát 3 pha cấp nguồn phục vụ thí nghiệm khi trạm mất

nguồn tự dùng: 05 giờ x 60MBA/năm x 200.000 đ/giờ = 60.000.000 đ- Chi phí nhân công và máy móc phục vụ nếu thí nghiệm hạng mục chụp sóng

bộ điều áp của máy biến áp lực theo phương pháp cũ (cần phải tháo nắp, rút dầu bộ OLTC):

10.000.000(đ/01máy) x 60 máy = 600.000.000 đ- Chi phí tự thiết kế, lắp đặt bộ OLTC CM&TA : 12.000.000 đ/bộNhư vậy giá trị làm lợi có thể ước tính khoảng 678.000.000 đb. Hiệu quả về mặt xã hội:- Cải thiện được điều kiện làm việc và đảm bảo mức độ an toàn cao cho các nhân

viên thử nghiệm do trọng lượng thiết bị khá nhẹ (khoảng 4kg) và việc vận hành đơn giản, dễ dàng.

- Là công cụ đắc lực phục vụ công tác thử nghiệm chẩn đoán chuyên sâu tình trạng làm việc của các bộ OLTC. Qua đó giúp đơn vị quản lý vận hành, đơn vị bảo trì và thí nghiệm tại Việt Nam lập được kế hoạch kiểm tra, bảo dưỡng, thử nghiệm và sửa chữa các bộ điều áp dưới tải có xảy ra các khiếm khuyết và bất thường trong quá trình vận hành tại các trạm biến áp, các nhà máy điện một cách có hiệu quả nhất về mặt kinh tế- kỹ thuật .

- Giúp người thử nghiệm kiểm soát tốt và thu thập các số liệu đo chính xác, tránh những lỗi do nhầm lẫn trong khi thử nghiệm.

- Đảm bảo các thiết bị và người thử nghiệm có được điều kiện làm việc thuận tiện và an toàn nhất, tránh được các tác động không tốt của môi trường bên ngoài và các tác nhân bất lợi khác tại công trình. Ngoài ra còn tăng cường khả năng giám sát an toàn ở khu vực thử nghiệm khi chọn vị trí bố trí thiết bị thử thích hợp.

- Góp phần nâng cao khả năng sáng tạo, tự nghiên cứu của đội ngũ những người làm công tác thí nghiệm trong nước và uy tín của Công ty TNHH MTV Thí nghiệm điện miền Trung trong thời đại công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

6. Bằng sáng chế và khen thương:- Chứng nhận sáng kiến cấp Công ty TNHH MTV Thí nghiệm điện miền Trung.- Chứng nhận sáng kiến cấp Tổng công ty Điện lực miền Trung.- Chứng nhận Giải thưởng sáng tạo trẻ năm 2013 của Thành Đoàn Đà Nẵng.

330

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NHẰM CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG, MẪU MÃ NÂNG CAO TÍNH CẠNH TRANH

CỦA SẢN PHẨM BÓNG THỂ THAO TRÊN THỊ TRƯỜNG

I. GIỚI THIỆU: Đơn vị chủ trì: Công ty CP dụng cụ thể thao DeltaĐịa chỉ: TT. Bút Sơn – Huyện Hoằng Hóa – Thanh Hóa Điện thoại: 0373.643.725 Fax: 0373. 643. 724Website: www.deltasport.com.vnLãnh đạo đơn vị: Nguyễn Trọng Thấu – Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốcChủ nhiệm: KS. Nguyễn Trọng Thấu Đơn vị áp dụng: Công ty CP dụng cụ thể thao Delta

II. NỘI DUNG: 1. Tóm tắt nội dung công trình: Công nghệ sản xuất quả bóng đá được Công ty Delta nhập, chuyển giao công

nghệ từ Hunggary về Việt Nam từ năm 2002. Tuy nhiên, tại thời điểm đó công nghệ sản xuất chủ yếu là sản xuất bóng đá bằng da bò trong nước. Đến năm 2004, nhận thấy nhược điểm của công nghệ sản xuất này không còn phù hợp do sản phẩm da bò có những nhược điểm như: độ thấm nước cao không phù hợp với tất cả các dạng thời tiết; không đảm bảo về độ tròn, độ nảy, chu vi; màu sắc, hoa văn, họa tiết trên sản phẩm không đa dang nên không đảm bảo sức cạnh tranh trên thị trường. Do vậy, Ông Nguyễn Trọng Thấu đã đăng ký bắt thực hiện giải pháp: “Nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất nhằm cải tiến chất lượng, mẫu mã nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm bóng thể thao trên thị trường” và áp dụng tại Công ty Cổ phần dụng cụ thể thao Delta.

Giải pháp kỹ thuật này là thay thế sản phẩm sản xuất bằng da bò sang sản phẩm được sản xuất bằng da nhân tạo. Bên cạnh đó, cải tiến chất lượng (thay đổi kết cấu để tạo ra độ bền, độ nảy, độ tròn, chu vi, độ thấm nước đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn FIFA), cải tiến mẫu mã nhằm kích thích tính sáng tạo trong thiết kế mẫu mã sản phẩm; chuẩn hóa thành quy trình sản xuất bóng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Nội dung giải pháp tập chung vào các điểm sau:

- Tìm hiểu nguyên lý, kết cấu của nguyên liệu cần thay đổi từ da bò sang sang da nhân tạo.

NGUYỄN TRỌNG THẤU

331

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

- Thí nghiệm, kiểm tra các thông số kỹ thuật của da nhân tạo: như độ dày, khổ da, độ co giãn, độ chịu lực, độ mài mòn, độ thấm nước, độ bám dính...

- Xây dựng lại quy trình sản xuất sản phẩm.

- Tiến hành lập phiếu công nghệ sản xuất, thiết kế mẫu mã hoa văn sản phẩm.

- Tiến hành sản xuất thử nghiệm.- Kiểm tra, so sánh thông số kỹ thuật. - Tiếp tục theo dõi và chuẩn hóa quy trình. - Hoàn thiện quy trình sản xuất. - Trên cơ sở các báo thí nghiệm và hệ thống quy trình sản xuất; tác giả đã kiến

nghị với hội đồng thành viên công ty cho áp dụng công nghệ sản xuất mới. Hiệu quả của giải pháp đã được phát huy một cách rõ rệt như:

- Chủ động trong việc chuẩn bị nguồn nguyên liệu: Nguyên liệu làm từ da nhân tạo được các nhà máy trong nước sản xuất đại trà như nhà máy nhựa Rạng Đông ..vvv... với khổ rộng, dài; độ dày mỏng; độ chịu lực ổn định.

- Công đoạn kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào được thực hiện dễ dàng với độ chính sác cao. Công đoạn bồi dán các lớp da vải được thực hiện đại trà, đồng loạt, giảm thiểu thời gian hao phí trong sản xuất.

- Các công đoạn sản xuất khác được tối đa hóa về thời gian, tiêu hao năng lượng.- Màu sắc sản phẩm, hoa văn sản phẩm đa dạng, phong phú đáp ứng được yêu

cầu khách hàng.- Kết cấu sản phẩm được thay đổi đảm bảo độ chính sác cao về chu vi, độ tròn,

độ nảy, độ thấm nước, độ mài mòn...2. Khả năng ứng dụng: Hiện tại giải pháp kỹ thuật của tác giả Nguyễn Trọng Thấu đang được áp dụng

tại Công ty cổ phần dụng cụ thể thao Delta. Giải pháp này có thể áp dụng cho tất cả các đơn vị sản xuất bóng thể thao trong toàn quốc và trên thế giới.

3. Tính mới của giải pháp: Tính mới của giải pháp là cải tiến chất lượng, thay đổi kết cấu sản phẩm từ da

bò sang da nhân tạo để tạo ra độ bền, độ nảy, độ tròn, chu vi, độ thấm nước đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn FIFA; cải tiến mẫu mã nhằm kích thích tính sáng tạo trong thiết kế mẫu mã sản phẩm. Từ đó, chuẩn hóa quy trình để áp dụng vào thực tiễn sản xuất

332

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

bóng thể thao tại Công ty Cổ phần dụng cụ thể thao Delta.

4. Hiệu quả kinh tế - xa hội và môi trường:

Hiện nay, sản phẩm bóng thể thao của Công được áp dụng quy trình công nghệ mới được xuẩt khẩu trên 22 quốc gia trên thế giới, góp phần vào việc tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp Công ty Delta qua các năm. Cụ thể năm 2011 doanh thu đạt gần 8 triệu USD, sang năm 2012 đạt gần 15 triệu USD và năm 2013 đạt gần 20 triệu USD. Giải pháp đã nhận được Bằng lao động sáng tạo do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam trao tặng năm 2012. Hiện tại với ngành nghề sản xuất của mình, công ty Delta đang giải quyết việc làm cho trên 2000 lao động làm việc tại chỗ, trên 2000 lao động làm việc tại các làng nghề truyền thống.

Với công nghệ sản xuất hiện đại, sản phẩm của công ty luôn đáp ứng các yêu cầu thân thiện với môi trường, đạt các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội như SA 8000:2008.

5. Khen thương:Công trình đã nhận được bằng lao động sáng tạo do Tổng Liên đoàn Lao động

Việt Nam

333

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG VÀĐA DẠNG MẪU MÃ CỦA SẢN PHẨM CERAMIC

I. GIỚI THIỆU:

Đơn vị: Công ty cổ phần Prime Tiền PhongĐịa chỉ: Khu công nghiệp Bình Xuyên - Huyện Bình Xuyên - Tỉnh Vĩnh PhúcĐồng chủ nhiệm: KS. Trần Ngọc Lâm, KS. Nguyễn Hữu Nền

KS TRẦN NGỌC LÂM KS NGUYỄN HƯU NỀN

II. NỘI DUNG:1. Giới thiệu công trình: Trong môi trường quốc tế cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay, kỹ thuật,công

nghệ được xem là công cụ chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội một cách nhanh chóng và bền vững. Thực tế này đang đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu bức thiết về đổi mới kỹ thuật. Để vượt qua khó khăn, thách thức và duy trì phát triển, doanh nghiệp sẽ phải lựa chọn chiến lược thích hợp và thực hiện các đối sách một cách linh hoạt và hiệu quả, trong đó tập trung nâng cao năng suất, chất lượng đa dạng mẫu mã thông qua giảm lãng phí, tối ưu hóa các quy trình, cải tiến liên tục, nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng và thực hiện chính sách tiết kiệm là các yếu tố hàng đầu của doanh nghiệp.

Đây là giải pháp đồng bộ, có trọng điểm với phương pháp thay thế, khắc phục những tồn tại, hạn chế của công nghệ cũ bằng những công nghệ mới tiên tiến hơn, ưu việt hơn, kinh tế hơn, có khả năng tạo ra những sản phẩm ceramic có sức cạnh tranh trên thị trường. Với sự sáng tạo của bản thân, đầu tư đúng hướng của công ty chúng tôi đã đưa ra một giải

334

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

pháp tối ưu cho sản xuất. Sơ đồ công nghệ:

2. Tóm tắt công trình: Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tại dây chuyền, giải pháp đã chỉ ra những điểm

mấu chốt còn tồn tại gây hạn chế về mặt chất lượng, sản lượng, đa dạng về mẫu mã, chưa tận dụng hết khả năng của máy móc và đặc biệt là con người. Cụ thể các điểm đó là:

2.1. Điểm trọng điểm 1: Khâu ép,sấy. Trên sơ sở công nghệ cũ sản phẩm sau máy ép số 1, 2 sẽ được sấy

tại lò sấy 1. Và sản phẩm sau ép máy ép 3 sẽ được sấy tại lò sấy số 2. Vì thế gây nên một số yếu điểm sau: Sản phẩm máy ép 1, 2 sẽ dư thừa đối với là sấy 1, sản phảm của máy ép 3 không đủ so với công suất sấy của lò 2. Sản phẩm sau lò sấy 1 có tỷ lệ sai hỏng cao, nhiệt độ sản phẩm sau 2 sấy có sự khác biệt lớn gây ra lỗi cho công đoạn sau. Khó điều chỉnh lò về mặt công nghệ, không tận dụng hết khả năng làm việc của thiết bị. Giải pháp đã xử lý là: Thiết kế hệ thống con lăn trên cơ sở điều khiển tự động hoàn toàn. Nhằm mục đích xử lý linh hoạt sản phẩm của 3 máy ép được trộn đều và cấp cho cả 2 lò. Giải pháp đã khắc phục hoàn toàn những nhược điểm của giải pháp cũ. Sản lượng tăng từ 9100m2/ngày lên 11880m2/ngày.

2.2. Điểm trọng điểm 2: Tại dây chuyền in tráng men. Cơ sở công nghệ cũ, sản phẩm sau 2 lò sấy sẽ được

đưa vào 2 dây chuyền 1 và 2. Tuy nhiên tại đây còn nhiều hạn chế, sử dụng nhiều thiết bị cồng kềnh, tốn kém năng lượng cũng như chi phí bảo dưỡng sủa chữa, nhân công vận hành. Điều đặc biệt hai dây chuyền chỉ có thể tải được tối đa 10000m2/ngày. Giải pháp đã áp dụng là gộp toàn bộ sản phẩm sau 2 lò sấy vào chung 1

335

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

dây chuyền 1 duy nhất. Giải pháp đã giải quyết được toàn bộ những tồn tại của giải pháp cũ, hơn thế nữa sản lượng còn tăng lên trên 13000m2/ngày với tốc độ in kỹ thuật số tại dây chuyền 1.

2.3. Điểm trọng điểm 3: Tại khâu in hoa văn sản phẩm. Cơ

sở công nghệ cũ, tại dây chuyền 1 có sử dụng máy in kỹ thuật số, tại dây chuyền 2 sử dụng máy in gạt phẳng công nghệ cũ. Giải pháp đã đưa ra là chỉ sử dụng một máy in duy nhất, để in toàn bộ các sản phẩm của công ty.

Ưu điểm: Sử dụng công nghệ in kỹ thuật số với chất lượng HD để in hoa văn bề mặt 100% các sản phẩm. In 3 mẫu hoa văn khác nhau cùng một thời điểm. Khả năng linh hoạt trong thay đổi mẫu mã, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, sản lượng đạt 13000m2/ngày. Giảm chi phí trong vận hành, giảm chi phí bảo dưỡng cũng như chi phí năng lượng….

2.4 Điểm trọng điểm 4: Tại khâu chia sản phẩm lần 1 sau in. Sau khi in hoa văn ta sẽ được 3 mẫu hoa văn

khác nhau tại đầu ra của máy in kỹ thuật số. Như vậy vấn đề đặt ra là phải tách được riêng từng mẫu để nung ở các lò nung khác nhau. Bằng khả năng sáng tạo chúng tôi đã thiết kế ra máy chia, tách riêng từng mẫu khác nhau để cấp cho những lò nung khác nhau. Với công nghệ điều khiển hoàn toàn tự động, phù hợp với công nghệ, đã tách được mẫu thứ nhất ra khỏi hai mẫu còn lại.

2.5 Điểm trọng điểm 5: Tại khâu tách sản phẩm lần 2. Sau khi mẫu sản phẩm thứ nhất đã được tách ra

thì trên dây chuyền còn lại mẫu thứ 2 và 3. Như vậy tại khâu tách này, với công nghệ hoàn toàn mới đã tách hai mẫu thứ 2 và thứ 3 ra để nung ở các lò nung khác nhau. Giải pháp đưa ra tại khâu này đã đảm bảo tách riêng từng mẫu để nung tại các lò nung khác nhau, đảm bảo yêu cầu công nghệ.

3. Tính mới và khả năng áp dụng của công trình:Đây là một giải pháp hoàn toàn mới, là một cuộc cách mạng trong ngành sản

xuất ceramic và granit. Là một giải pháp mới mang tính tổng thể đồng bộ có xác định các vị trí trọng điểm. Giải pháp mang trong mình đầy đủ các tiêu chí để áp dụng trong cải tiến công nghiệp. Cụ thể:

- Là giải pháp mới, sáng tạo- Là giải pháp thực tế có tính ứng dụng cao- Là giải pháp mang lại hiệu quả cao về mặt kinh tế, kỹ thuật, xã hội và môi

336

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

trường.- Đặc biệt giải pháp góp phần nâng cao thương hiệu cũng như vị thế ngành sản

phẩm ceramic cao cấp của Việt Nam với thị trường thế giới.4. Hiệu quả kinh tế, xa hội:- Về mặt xã hội: Do sử dụng công nghệ in hàng đầu thế giới trên bề mặt sản

phẩm đã tạo ra được sự đa dạng sản phẩm với chất lượng vượt trội để cung cấp cho thị trường, với giá trị cao. Chính vì thế thu nhập của người lao động được tăng lên, công việc ổn định hơn, thu hút được nhiều lao động có tri thức hơn. Góp phần giảm gánh nặng của xã hội về nhu cầu việc làm.

- Không những thế giá trị xuất khẩu tăng mạnh, bền vững tạo vị thế cũng như thương hiệu của ceramic Việt Nam với thị trường ceramic thế giới ngày càng lớn.

- Về mặt kinh tế:* BẢNG TỔNG KẾT LỢI NHUẬN CỦA GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG

SUẤT, CHẤT LƯỢNG VÀ ĐA DẠNG MẪU MÃ CỦA SẢN PHẨM CERAMIC

STT Loại hình lơi nhuận của giải pháp mới

Thành tiền(vnđ/năm)

1Lợi nhuận năm đầu tiên 138.279.715.008

Bằng chữ: Một trăm ba mưởi tám tỷ, hai trăm bảy mươi chín chiệu, bảy trăm mười lăm nghìn, không trăm linh tám đồng

2Lợi nhuận hàng năm 137.327.155.008

Bằng chữ : Một trăm ba mươi bảy tỷ, ba trăm hai mươi bảy triệu, một trăm năm mươi lăm nghìn, không trăm linh tám đồng.

337

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT SPECT/ CT TRÊN CƠ SỞ THIẾT BỊ CTCÔNG NGHIỆP MỘT NGUỒN - MỘT ĐẦU DÒ

I. GIỚI THIỆU:Đơn vị chủ trì: Trung tâm Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệpĐịa chỉ: 01 ĐT 723, Phường 12, Đà Lạt, Lâm ĐồngĐiện thoại: (063) 353 7179Lãnh đạo đơn vị: Nguyễn Hữu QuangChủ nhiệm: Đặng Nguyễn Thế DuyCộng sự: Phạm Văn Đạo, Bùi Trọng Duy, Phan Quốc Minh

ĐẶNG NGUYỄN THẾ DUY PHAN QUỐC MINH PHẠM VĂN ĐẠO BÙI TRỌNG DUY

II. NỘI DUNG:1. Giới thiệu về giải pháp:Việc khảo sát phân bố vật chất bên trong các đối tượng nhà máy như các đường

ống dẫn khí, dẫn dầu; các tháp chưng cất... bằng kỹ thuật kiểm tra không phá hủy đang được xem là nhu cầu cần thiết của các cơ sở này. Quá trình kiểm tra các đối tượng công nghiệp bằng kỹ thuật này vẫn đảm bảo sự vận hành liên tục của nhà máy nhằm giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm chi phí bảo trì bảo dưỡng thiết bị đối với nhà máy. Kỹ thuật SPECT/CT cũng là kỹ thuật kiểm tra không phá hủy tiên tiến đang được quan tâm hiện nay.

Hiện nay trên thế giới, thiết bị SPECT/CT đã được thương mại hóa. Tuy nhiên, các thế hệ máy này được thiết kế cố định, kích thước đối tượng chụp khá nhỏ và giá thành tương đối cao. Trong khu vực, các nước như Hàn quốc, Malaysia, Indonesia,

338

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

đại học Chualalongkorn (Thái lan) có chế tạo các mẫu thiết bị chụp CT đơn giản để phục vụ mục đích đào tạo.

Tại Việt Nam, việc áp dụng kỹ thuật này để khảo sát tình trạng thiết bị trong công nghiệp còn khá mới mẻ. Các tác giả và các nhóm nghiên cứu chủ yếu tập trung vào hướng phân tích hình ảnh để phục vụ cho mục đích chẩn đoán y khoa. Dựa trên tình hình thực tiễn và đáp ứng nhu cầu của sản xuất, nhóm nghiên cứu của Trung tâm đã tiến hành thực hiện giải pháp. Sản phẩm được thiết kế với kích thước phù hợp với các đường ống trong công nghiệp ở nước ta, đáp ứng về độ linh cũng như tính gọn nhẹ để có thể dễ dàng triển khai môi trường công nghiệp.

a. Mục đích của giải pháp kỹ thuật:Trong y học chẩn đoán và điều trị ung thư, kỹ thuật SPECT/CT giúp xác định

chính xác vị trí giải phẫu (từ hình ảnh CT) các tổn thương chức năng (từ hình ảnh SPECT). Cũng với đặc trưng này của kỹ thuật SPECT/CT, trong công nghiệp, việc áp dụng kỹ thuật SPECT/CT cho phép chúng ta có thể chẩn đoán chính xác các ăn mòn đường ống, xác định sự phân bố pha trong các tháp chưng cất hoặc xem cấu trúc của các mẫu lõi khoan trong dầu khí mà không cần phải tháo dỡ thiết bị hoặc phá hủy mẫu.

b. Bản chất của giải pháp kỹ thuật:Kỹ thuật chụp ảnh SPECT/ CT là kỹ thuật đo dựa trên sự suy giảm chùm tia

phóng xạ đi qua vật thể đo. Hình ảnh thu được từ kỹ thuật này là sự kết hợp giữa hình ảnh CT và SPECT thông qua tính toán tập số liệu các phép đo phóng xạ.

c. Mô tả giải pháp kỹ thuật:- Nguyên lý và thuật toán tái tạo hình ảnh của kỹ thuật SPECT/CTPhương pháp tái tạo ảnh CT là sự xác định phân bố mật độ vật chất, trong khi

phương pháp tái tạo ảnh SPECT là xác định hoạt độ phóng xạ phân bố trong vật thể thông qua các giá trị hình chiếu đo đạc xung quanh vật thể. Các tín hiệu thu được với các góc quay khác nhau trong mặt phẳng tương ứng. Các tín hiệu này là cơ sở để tái tạo hình ảnh trên máy tính thông qua phần mềm được hỗ trợ các thuật toán về ma trận Về nguyên lý, phương pháp tái tạo ảnh CT và SPECT tương tự nhau khi áp dụng thuật toán tái tạo ảnh.

- Sản phẩm của giải pháp kỹ thuật:Thông số phần cứng thiết bị:

339

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Cấu hình CT: - Nguồn phóng xạ: Cs-137, 20 - 50mCi,- Dectector NaI(Tl) kích thước 1,5 x 1,5 inch, - Kích thước hình ảnh tối đa: 256 x 256 pixel,- Đường kính vật thể tối đa: 600 mm,- Tốc độ chụp/lát cắt/vật thể lớn nhất: 3 giờ. Cấu hình SPECT:Được sử dụng chung phần cứng cơ khí với

cấu hình CT (chỉ cần xoay một góc 1800), cấu hình SPECT (đo vật thể trên toàn bộ 3600) không cần nguồn phóng xạ, thay vào đó là một detector khác cho phép thiết bị chỉ cần xoay 1800 là có thể dựng ảnh SPECT bên trong đối tượng.2 dectector NaI(Tl) kích thước 1,5x1,5 inch,Kích thước hình ảnh tối đa: 64 x 64pixel,Đường kính vật thể tối đa: 300mm,Tốc độ chụp/lát cắt/vật thể lớn nhất: 6 giờ.Phần mềm tái tạo hình ảnh SPECT/CT được hỗ trợ các thuật toán tái tạo ảnh:

Chiếu ngược có lọc (FBP), Tái tạo đại số (ART), Thống kê (tối đa hóa kỳ vọng – EM) và các thuật toán xử lý hình ảnh khác, có khả năng hiệu chỉnh hấp thụ trên hình ảnh SPECT.

2. Tính mới, tính sáng tạo:Xét về nhu cầu khảo sát, kiểm tra các thiết bị đường ống trong công nghiệp dầu

khí hay trong công nghiệp nói chung ở Việt Nam không nhiều. Nhưng trong các trường hợp bảo trì bảo dưỡng thiết bị, nếu chỉ ở quá trình kiểm tra nhưng phải ngưng hoạt động của thiết bị hay nhà máy sẽ dẫn đến tốn kém chi phí khá cao, do ảnh hưởng đến nhiều khâu sản xuất. Do vậy, cần có thêm các kỹ thuật khác để kiểm tra, hỗ trợ trong quá trình bảo dưỡng thiết bị nhà máy nhưng vẫn đảm bảo sự vận hành liên tục.

Sản phẩm Gorbit – 160 của chúng tôi là thiết bị chụp cắt lớp điện toán trong công nghiệp đầu tiên ở Việt Nam, sử dụng nguồn phóng xạ gamma, do Trung tâm Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp chế tạo từ phần mềm giải mã hình ảnh cho đến phần cứng thiết bị. Việc sử dụng kỹ thuật chụp ảnh SPECT/CT trong công nghiệp giúp quá trình khảo sát, chẩn đoán thiết bị công nghiệp một cách trực quan bằng hình ảnh và chính xác các khuyết tật hay đóng cặn trong đường ống, sự phân bố pha trong các tháp chưng cất (đường kính < 600 mm). Thiết bị tương đối gọn nhẹ, dễ dàng vận chuyển hay tháo lắp và cũng như đáp ứng được các yêu cầu khi

340

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

hoạt động trong hệ thống công nghiệp.3. Khả năng áp dụng:Đề giải pháp “Phát triển kỹ thuật

SPECT/CT trên cơ sở thiết bị CT công nghiệp một nguồn – 1 đầu dò” đã tiếp cận và áp dụng được kỹ thuật SPECT trong việc xác định phân bố chất đánh dấu bên trong đối tượng công nghiệp. Thiết bị Gorbit – 160 là thiết bị chụp cắt lớp công nghiệp cấu hình một nguồn – một đầu dò được thiết kế chuyên dụng để kiểm tra khuyết tật đường ống. Với sự kết hợp kỹ thuật SPECT/CT trên cùng thiết bị giúp mở rộng phạm vi ứng dụng của thiết bị có thể xác định sự phân bố pha trong các tháp chưng cất hoặc xem cấu trúc của các mẫu lõi khoan trong dầu khí.

4. Hiệu quả Kinh tế - Xa hội:Thiết bị này đã được triển khai ngoài hiện trường để thực hiện dịch vụ khảo sát

theo yêu cầu của khách hàng. Như kiểm tra khuyết tật đường ống dẫn khí tại Vũng Tàu. Các kết quả chụp cắt lớp điện toán trên cung cấp các thông tin rất trực quan và hữu ích cho công tác kiểm tra, bảo trì của nhà máy.

Ngoài ra, trong khuôn khổ các Chương trình Hợp tác vùng (RCA), Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đánh giá cao và đặt mua 6 thiết bị Gorbit tại Trung tâm, để cung cấp cho 6 nước: Bangladesh, Myanmar, Srilanka, Philippines, Pakistan và Thái Lan. Thiết bị cung cấp bao gồm: Phần cơ khí, hệ thống điều khiển tự động, phần mềm điều khiển tự động và phần mềm tái tạo hình ảnh (không bao gồm nguồn phóng xạ và đầu dò).

5. Khen thương:Với giải pháp thực hiện đã đem lại hiệu quả kinh tế, giảm chi phí cho quá trình

bảo hành, bảo dưỡng các đối tượng tại nhà máy, cũng được sự đánh giá cao và đặt hàng của IAEA. Nhóm tác giả đã được Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ tặng bằng khen.

341

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

CHẾ PHẨM TẨY RỬA CẶN DẦU CÓ ĐỘ NHỚT CAO (CẶN DẦU FO, DẦU THÔ...) ĐƯỢC ĐIỀU CHẾ TỪ DẦU THỰC VẬT

VÀ CÔNG NGHỆ TẨY RỬA SỬ DỤNG CHẾ PHẨM NÀY

I. GIỚI THIỆU:Đơn vị công tác: Tổng kho xăng dầu Đức Giang, Công ty xăng dầu khu vực IĐịa chỉ: 6 Đức Giang - Long Biên - Hà Nội Điện thoại: 0438271400 - 0989661824 Email: [email protected]ủ nhiệm: ThS. Phạm Phúc Thảo

II. NỘI DUNG:Bồn bể chứa dầu mỏ và dầu FO có dung tích từ vài tới nhiều chục ngàn m3. Qua

sử dụng hình thành lớp cặn dạng dẻo bám lên bề mặt có nơi dày trên 10 cm. Sự có mặt lớp cặn dầu đã ảnh hưởng tới mức độ chính xác đo lường dung tích giảm và ảnh hưởng tới chất lượng tính chất hóa lý của dầu FO khi sử dụng…đồng thời khi sửa chữa bảo dưỡng bồn bể cũng cần phải loại bỏ lớp cặn dầu trên.

1. Phương pháp truyền thống: - Người lao động phải chui vào trong bồn bể sử dụng giẻ thấm dầu hỏa trực tiếp

làm loãng và lau cặn dầu. Nhược điểm của phương pháp: - Dựa vào sức người, lao động thủ công năng suất thấp. - Phải ra nghỉ sau 30 phút làm việc do mức độ độc hại của hơi dầu. Khi một người

tiến hành tẩy rửa cần nhiều người phục vụ bên ngoài làm nhiệm vụ phục vụ thi công và cảnh giới an toàn.

- Không thu hồi được nhiên liệu( cặn dầu FO, dầu thô…), phát thải nhiều chất thải rắn nhiễm dầu.

- Cần nhiều thời gian thông gió giảm nồng độ hơi dầu trong bồn bể về giới hạn an toàn khi tiến hành công việc tiếp theo như: sửa chữa, hàn cắt…...

2. Sử dụng chế phẩm TCF 0507:TCF 0507 được điều chế từ dầu ăn

PHẠM PHÚC THẢO

TCF 0507 tẩy nhanh và sạch cặn FObám trên bề mặt kim loại

342

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

là loại thân thiện với con người. Tác dụng làm loãng toàn bộ lớp cặn dầu với tốc độ nhanh. Hấp thụ làm giảm hơi dầu. Ngăn cặn dầu bám dính.

Các bước Công nghệ chính: 1, Phun chế phẩm dạng sương vào không gian bể chứa. 2, Quét, phết chế phẩm lên bề mặt cặn dầu và ủ. 3, Gạt tách cặn dầu và thu gom. 4, Làm sạch tinh bề mặt.

Tiêu hao hoá chất: 0.4 lít/m2. 3. Ưu điểm: - Tẩy rửa cặn dầu nhanh và sạch,

chuyên môn hóa được các công đoạn tăng năng suất lao động lên 6.5 lần.- Hấp thụ hơi dầu, bám dính lên người và dụng cụ lao động cải thiện điều kiện

lao động. - Tiết kiệm nhiên liệu: thu hồi được cặn dầu (0.3 Kg/ M2 ). - Bảo vệ môi trường: Giảm phát thải 90% chất thải nguy hại. - Giảm nhiều nhân lực phục vụ, tiết giảm >70% chi phí.- Giảm thời gian thông gió đưa hơi dầu trong bồn bể về giới hạn an toàn khi

tiến hành công việc tiếp theo như: sửa chữa, hàn cắt.- Thích hợp trong điều kiện buồng kín và nhiệt độ mùa hè cao trên 300C.- Tính mới của công trình4. Tính mới: - Lần đầu tiên được áp dụng thành công vào thực tế ở Việt Nam. Thích hợp sử

dụng trong điều kiện buồng kín và nhiệt độ cao trên 300C.- Năng suất lao động 6.5 lần với chất lượng hiệu quả công việc cao.- Giảm nhân lực: chỉ một người có thể phục vụ nhiều người thao tác. - Giải quyết được nhiều vấn để đang được xã hội quan tâm: + Thu hồi được cặn dầu tái sử dụng tiết kiệm năng lượng. + Giảm phát thải các chất thải nguy hại. + Cải thiện điều kiện lao động. - Rút ngắn thời gian thông gió đưa hơi dầu về giới hạn an toàn do đặc tính của

chế phẩm và công nghệ khi phải tiến hành công đoạn sửa chữa, hàn cắt. 5. Tính sáng tạo:

TCF 0507 tẩy nhanh và sạch cặn FObám trên bề mặt kim loại

343

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

- Chế phẩm TCF 0507 đã làm thay đổi nhận thức: sử dụng dầu thực vật làm chất tẩy rửa các loại cặn dầu.

- Từ đặc tính hóa lý của chế phẩm và cặn dầu đã đề ra công nghệ sử dụng có nhiều ưu việt khắc phục các nhược điểm của phương pháp truyền thống.

- Tận dụng được nhiều nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước: dầu tinh luyện, dầu cặn của quá trình tinh luyện, dầu hết date, dầu đã qua sử dụng

6. Khả năng áp dụng:Có thể sử dụng không chỉ trong ngành xăng dầu mà còn trong các ngành khác

như: dầu khí, sửa chữa máy móc thiết bị, tẩy cặn dầu trên bề mặt các loại vật liệu nhất là trên kim loại ….

7. Hiệu qủa kinh tế xa hội:- Hiệu quả kinh tếSo với phương pháp cũ, phương pháp sử dụng chế phẩm TCF 0507 và công nghệ

đi cùng đạt được hiệu quả như sau:- Chi phí + Theo phương pháp truyền thống: 153.130 đồng/ M2

+ Theo phương pháp mới: 41.172 đồng/ M2

+ Tiết giảm: 111.958 đồng/ M2 (Giảm trên 70% chi phí).- Đã cung cấp để xử lý được trên 5700 M2.- Số tiền làm lợi là: 616.000.000 đồng. 8. Các kết quả đa đạt đươc khi sử dụng chế phẩm: Là ý tưởng mới áp dụng thành công ở Việt nam. Công trình được đăng trên Tạp

chí Hóa học và Ứng dụng số 1/2009, được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp bằng Độc quyền Giải pháp hữu ích số 1051, được mời tham dự các chương trình: VTV2, VTV3 và TECHMART HANOI 2013.

Đã đề ra công nghệ sử dụng TCF 0507 đê tẩy rửa cặn dầu có độ nhớt cao như: cặn dầu thô, cặn FO… tăng năng suất lao động 6.5 lần.

- Chế phẩm và công nghệ đi kèm có tác dụng:

+ Giảm ô nhiễm môi trường lao động

Tác giả đang thuyết trình trêntruyền hình VTL “Nhà sáng chế”

344

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

+ Giảm thời gian thông gió giảm hơi dầu trong bồn bể về giới hạn an toàn khi tiến hành công việc tiếp theo như: sửa chữa, hàn cắt …

- Thu hồi được cặn dầu để tái sử dụng góp phần tiết kiệm nhiên liệu, giảm phát thải 90% chất thải nhiễm dầu là những vấn đề đang được quan tâm.

- Tận dụng được nhiều nguồn dầu thực vật: dầu tinh luyện, dầu cặn của quá trình tinh luyện, dầu hết date, dầu đã qua sử dụng….

- Sử dụng được trong nhiều ngành: Xăng dầu, Dầu khí, sửa chữa máy móc thiết bị, bề mặt có bám dính cặn dầu.

9. Bằng sáng chế và các khen thương:- Bằng Giải pháp hữu ích số 1051(2013) của Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam.- Bằng Sáng kiến Sáng tạo Thủ đô 2009. - Bài đăng trên Tạp chí Hóa học và Ứng dụng số 1(2009).- Giải nhất tuần chương trình Nhà sáng chế số 20 (2013).- Chứng nhận tham gia chương trình Sáng tạo Việt số 32 (2013).- Giấy khen của Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội 09/2013

345

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ KHOAN THÁO KHÍ MÊTAN VÀ THỬ NGHIỆM ÁP DỤNG HỆ THÔNG THÁO KHÍ MÊTAN TẠI LÒ

CHỢ 13.1-3 CÔNG TY THAN KHE CHÀM –TKV

I. GIỚI THIỆU:Đơn vị chủ trì: Công ty than Khe Chàm – TKVĐịa chỉ: Phường Mông Dương, TP. Cẩm Phả - Tỉnh Quảng NinhĐiện thoại: 033.3868258 * Fax: 033.3868.267Lãnh đạo đơn vị: Bùi Xuân May - Giám đốc Công ty Than Khe Chàm – TKVChủ nhiệm: Nguyễn Huy NamĐồng chủ nhiệm: Lê Văn Hiền, Nguyễn Anh Tuấn, Phùng Quốc Huy

NGUYỄN HUY NAM LÊ VĂN HIỀN NGUYỄN ANH TUẤN PHÙNG QUỐC HUY

II. NỘI DUNG:

Chúng tôi đã nghiên cứu đầu tư, đưa vào áp dụng công nghệ khoan tháo khí mêtan và thử nghiệm áp dụng hệ thống tháo khí mêtan tại lò chợ 13.1-1 nhằm giải quyết các vấn đề sau:

- Làm giảm nguy cơ xảy ra cháy, nổ khí mê tan đảm bảo an toàn cho người lao động.

- Làm giảm hàm lượng khí mêtan thoát ra trong quá trình khai thác than hầm lò.

- Làm giảm giá thành thông gió trong quá trình khai thác than hầm lò.

- Cải thiện điều kiện vi khí hậu trong quá trình khai thác than hầm lò.

- Các lỗ khoan tháo khí mêtan có thể ứng dụng như là các lỗ khoan thăm dò chống bục nước trước gương khấu và kiểm soát được túi khí ở lò chợ.

- Khí mêtan tháo được có hàm lượng >30%, lưu lượng khoảng 2,5 m3/ph. Có

346

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

thể xem xét sử dụng để phát điện, đun nước nóng, sấy quần áo…

1. Tóm tắt nội dung công trình:- Khí mêtan từ dưới hầm lò (các

lỗ khoan vào vùng phá hỏa khu vực đã khai thác) được dẫn theo hệ thống đường ống ra ngoài trời thông qua các máy hút (injecter). Các máy hút này được trang bị van thải để khử nước. Khí sau khi qua máy hút được làm loãng bằng quạt gió trong khối trộn không khí để làm giảm hàm lượng các chất khí xuống giới hạn cho phép trước khi thải vào khí quyển .

- Sơ đồ nguyên lý hệ thống tháo khí mê tan. Tại lò dọc vỉa thông gió, xây dựng các trạm khoan, từ các khám, khoan chùm lỗ khoan hướng lên vách, tới vùng nứt nẻ, vùng chứa khí. Các lỗ khoan có van điều khiển (đóng, mở) được nối với bộ phận gom khí đặt trong khám khoan. Bộ phận gom khí được nối với hệ thống đường ống dẫn khí, dẫn lên mặt đất, nối với máy hút. Máy hút tạo ra hạ áp âm, hút hỗn hợp khí có chứa khí mêtan từ lỗ khoan đưa vào buồng trộn của trạm tháo khí, sau đó dùng hệ thống quạt đưa gió sạch vào buồng trộn để hòa loãng hàm lượng khí mêtan trong hỗn hợp khí xuống dưới mức cho phép trước khí thải ra môi trường. Giám sát hàm lượng khí mêtan trên các đường ống hút khí, trong buồng trộn và điều chỉnh tốc độ quạt, lưu lượng gió cấp cho buồng trộn, lưu dữ số liệu làm việc của hệ thống tháo khí… được hiển thị, thực hiện, điều khiển bằng phần mềm máy tính.

2. Tính mới của công trình:Công nghệ khoan tháo khí mêtan được áp dụng lần đầu tiên trong ngành khai

thác than tại Việt nam nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình đào lò và khai thác các vỉa than có độ chứa khí lớn.

3. Khả năng áp dụng:Công trình đã được thử nghiệm thành công từ tháng 1 năm 2013 tại lò chợ 13.1-

1 khu trung tâm Mỏ than Khe Chàm IQua thực tế sử dụng cho thấy nội dung công trình có thể áp dụng rộng rãi với

các Công ty khai thác than hầm lò trong Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam nhằm đảm bảo công tác an toàn trong đào lò, khai thác mỏ.

C¸c lç khoan th¸o khÝ

Vïng ®· ph¸ ho¶

§­êng èng dÉn khÝ mªtan

Bé ng¾t löa

ThiÕt bÞ khö n­íc

% CH4 P T dP

Tñ ®iÒu khiÓn vµ hiÓn thÞ

Khu vùc hßa lo·ng khÝ Mªtan

Qu¹t giã

M¸y hót

Trªn mÆt ®Êt

D­íi hÇm lß

KhÝ nÐn

Sơ đồ nguyên lý hệ thống tháo khí mê tan

347

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Ngoài ra có thể tận dụng lại lượng khí thu gom từ các công trình khoan tháo khí để làm nhiên liệu phục vụ sinh hoạt

4. Hiệu quả kinh tế xa hội:

Đảm bảo an toàn khi khai thác các vỉa than có chứa khí và cải thiện môi trường làm việc cho người lao động.

Có khả năng tận dụng nguồn khí tại các vỉa than làm nhiên liệu phục vụ sinh hoạt, giảm được chi phí sản xuất và tiết kiệm tối đa nguồn tài nguyên.

Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đã đạt được trong quá trình áp dụng tại Mỏ than Khe Chàm-TKV như sau:

Bảng các chỉ tiêu kỹ thuật của công nghệ khoan tháo khí

TT Các chỉ tiêu chính Đơn vị Giá trị

1 Lưu lượng hỗn hợp khí m3/ph 10

2 Lưu lượng khí mêtan m3/ph 5

3 Áp suất hút tối đa kPa 16

4 Mức tiêu thụ khí nén của máy hút (2 chiếc) m3/ph 20

5 Áp suất khí nén yêu cầu Mpa 0,7

6 Hàm lượng khí mêtan sau buồng trộn % < 1

7 Mức tiêu thụ khí nén cho máy khoan m3/ph 13

8 Mức tiêu thụ khí nén cho máy bơm rửa m3/ph 5

9 Mức tiêu thụ điện của quạt (01 chiếc) KW 7,5

Hình ảnh các lỗ khoan ở lò chợ 13.1-1

348

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NHANH TẠP CHẤT VÀPHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NHANH HÀM LƯỢNG CAO SU

KHÔ DRC% TỪ MỦ NƯỚC

I. GIỚI THIỆU:Đơn vị: Công ty TNHH MTV Cao su Tân BiênĐịa chỉ: Phú Riềng Đỏ, KP3, TX. Đồng Xoài, tỉnh Bình PhướcChủ nhiệm: KS. Vũ Đình Thắng Cộng sự: ThS. Hoàng Hải Hiền, KS. Nguyễn Thế Quân, KS. Cao Tiến Dũng

KS. VŨ ĐÌNH THẮNG THS. HOÀNG HẢI HIỀN

II. NỘI DUNG:

Căn cứ vào tình hình thực tế, rất nhiều thương lái cho hóa chất vào trong mủ nước nhằm làm tăng khối lượng cao su khô của mủ nước.

Hóa chất khi cho vào mủ nước sẽ làm tăng hàm lượng tạp chất mủ cao su và làm hao hụt mủ trong quá trình chế biến cao su. Mà chỉ tiêu tạp chất của mủ cao su là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng đối với ngành công nghiệp cao su. Vì thế trong các nhà máy chế biến cao su luôn treo khẩu hiệu “Tạp chất là kẻ thù số 1 của nhà máy chế biến”.

Hiện nay đã có một vài phương pháp phát hiện nhanh tạp chất cho vào mủ nước nhưng còn bị hạn chế về mặt thời gian và hiệu quả (chỉ phát hiện được một vài tạp chất). Hiệp hội cao su Việt Nam cũng ra công văn số 210/HHCS ngày 07 tháng 09 năm 2011 kêu gọi thắt chặt chất lượng và tìm kiếm tạp chất do gian thương cho vào mủ làm sản phẩm cao su sơ chế bị “rớt hạng” gây thiệt hại lớn về kinh tế cho các công ty cao su nói riêng và tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam nói chung.

Vì vậy việc nghiên cứu phương pháp phát hiện được nhiều loại tạp chất với thời gian ngắn, nhằm ngăn chặn quá trình gian lận của các thương lái cũng như khắc phục được vấn đề chất lượng sản phẩm chính là mong muốn chung của ngành Công

349

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

nghiệp Cao su Việt Nam.Nhận biết được tính cấp thiết của vấn đề này, chúng tôi đã nghiên cứu thành

công “Phương pháp pháp hiện nhanh tạp chất có trong mủ Cao su thiên nhiên” nhằm đáp ứng được nhu cầu của Ngành Công nghiệp Cao su Việt Nam, đem lại uy tín chất lượng cho toàn sản phẩm Cao su trên thị trường Quốc tế.

Có thể nói trong ngành Công nghiệp Cao su có rất nhiều vấn đề khác cũng thật sự đáng để quan tâm, trong đó phải kể đến hàm lượng Cao su có trong mủ nước và được cho là yếu tố quyết định đến năng suất của loại cây đặc biệt này. Như vậy, việc xác định chính xác hàm lượng Cao su khô (DRC%) sẽ mang lại sự yên tâm trong quá trình chế biến.

Hiện nay, cũng có một vài phương pháp xác định DRC% đang áp dụng như: phương pháp nướng, phương pháp sấy, ... Tuy nhiên, tất cả các phương pháp đều có những nhược điểm nhất định. Ví dụ: đối với phương pháp nướng thì tương đối đơn giản, nhanh nhưng độ chính xác không cao; còn đối với phương pháp sấy thì có độ chính xác cao hơn, nhưng mất rất nhiều thời gian (khoảng 5 giờ) thì mới cho được kết quả.

Vậy, để khắc phục các nhược điểm của các phương pháp trên, chúng tôi đã nghiên cứu thành công “Phương pháp xác định nhanh DRC% trực tiếp trong mủ”nhằm đem lại sự yên tâm trong việc mua bán mủ cũng như quá trình chế biến.

1. Tính mới của công trình:- Lần đầu tiên có phương pháp phát hiện nhanh tạp chất trong mủ cao su thiên

nhiên (phát hiện tất cả các hóa chất pha lẫn vào mủ nước trong cùng một giải pháp). Phương pháp này nhằm tránh hao hụt mủ trong quá trình chế biến mủ cao su, đem lại lợi ích kính tế cho các doanh nghiệp, đồng thời phân loại và chọn lọc nguyên liệu để làm ra sản phẩm được tốt hơn, góp phần nâng cao uy tín và thương hiệu cho các doanh nghiệp chế biến cao su cũng như nghành cao su Việt Nam trên trường quốc tế.

Hình ảnh khi chuyển giao công nghệ tại nhà máy chế biến cao su(Phát hiện tạp chất trong mủ bằng thuốc thử DT12)

350

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

- Lần đầu tiên ở Việt Nam có được phương pháp phát hiện nhanh hàm lượng cao su khô (DRC%) nhằm xác định chính xác hàm lượng cao su khô với thời gian ngắn hơn so với phương pháp đang hiện hành (phương pháp nướng)

2. Tính sáng tạo:- Đã xây dựng thành công phương pháp phát hiện nhanh tạp chất trong latex cao

su thiên nhiên không phụ thuộc vào tính chất của chất bẩn đưa vào.- Điều chế thành công thuốc thử phát hiện nhanh tạp chất.- Xây dựng thành công phương pháp tro hoá nhanh mẫu, và dựa vào sự chênh

lệch hàm lượng tro cũng như đặc điểm của tro để kết luận về tạp chất.- Xây dựng được công thức tính nhanh hàm lượng cao su khô DRC% trực tiếp

theo phương pháp tính hàm lượng chất rắn trong vật liệu có độ ẩm cao.

% 2 1 2

0

m -u *mDRC 100m

= ∗

Trong đó: + m2 : khối lượng mẫu thử sau khi để ráo (g) + m0: khối lượng mẫu thử trước khi sấy (g). + u1 : Độ ẩm của tờ mủ trước khi sấy (làm thực nghiệm)

- Các phương pháp đã xây dựng đơn giản, thực hiện nhanh, có thể áp dụng đại trà trên thực tế sản xuất.

- Đề tài đã giải quyết được bài toán khó về tạp chất trong cao su hiện nay và đề ra một phương án mới cho công việc thu mua mủ, đó là thu mua theo DRC% thay vì theo TSC% như hiện nay.

3. Khả năng ứng dụng:* Khả năng áp dụng đề tài:- Đến tất cả các cơ sở chế biến mủ cao su và tất cả các đại lý thu mua mủ cao su

trên toàn quốc. - Tài liệu giảng dạy thực hành thí nghiệm công nghệ sơ chế cao su thiên nhiên.* Mức độ triển khai:Các cá nhân, đơn vị, tập thể trên Toàn Quốc.

Hình ảnh tại phòng thí nghiệm(Xác định DRC% đối chứng)

351

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

- Sản phẩm đã được thử nghiệm tại các công ty, xí nghiệp: Xí nghiệp Chế biến Trung tâm và xí nghiệp chế biến Long Hà - Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng, Công ty TNHH thương mại và dịch vụ An Phú Thịnh, công ty TNHH MTV cao su Tân Biên (có giấy xác nhận kèm theo)

- Sản phẩm đã được chuyển giao cho các công ty: Doanh nghiệp tư nhân thuận lợi, công ty TNHH TM DV và chế biến Thảo Nguyên, công ty TNHH Anh Quang, Nông trường 717 - công ty TNHH MTV 16 (Binh đoàn 16). ( có hợp đồng kèm theo)

4. Hiệu quả môi trường, kinh tế và xa hội:Hiệu quả về môi trường:- Hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường nước do hóa chất pha lẫn vào mủ

nước (Khi mủ nước bị pha lẫn hóa chất thì trong quá trình chế biến mủ sẽ làm cho hóa chất bị rửa trôi và chảy theo đường nước thải làm ô nhiễm môi trường nước. Ngoài ra còn gây khó khăn và tốn kinh phí cho việc xử lý nước thải tại nhà máy chế biến (nhất là theo công nghệ xử lý sinh học, vì hóa chất sẽ làm cho vi sinh bị chết).

Hiệu quả kinh tế:* Đem lại lợi nhuận cho các các doanh nghiệp chế biến cao su. Ước tính trên

một nhà máy chế biến cao su có năng suất thu mua mủ tiểu điền ở mức trung bình (10.000 tấn/năm):

- Nếu tạp chất cho vào mủ nước ở mức trung bình là 3% thì gây hao hụt trong chế biến là 300 tấn/năm. Với giá thu mua mủ hiện nay là 40.000.000 vnd/tấn. Vậy mỗi năm sẽ tránh gây tổn thất cho nhà máy là 12 tỷ vnđ.

- Hơn nữa mủ nước bị lẫn tạp chất còn làm cho cao su bị rớt hạng làm cho giá bán bị giảm khoảng 1.000.000vnđ/ tấn. Vậy sẽ đem lợi cho doanh nghiệp về giá bán là 10 tỷ vnd/ năm.

- Như vậy nếu áp dụng phương pháp này sẽ đem lợi ích cho nhà máy chế biến mủ khoảng 22 tỷ vnd/năm. Nếu áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp chế biến cao su trên toàn quốc thì sẽ làm giảm tốt thất cho cả nước hàng ngàn tỷ đồng.

* Đem lại lợi ích kinh tế cho người nông dân trồng cao su. - Khi áp dụng phương pháp xác định DRC% nhanh thay thế cho phương pháp

nướng hiện nay sẽ góp phần mua bán mủ hiện nay trung thực, khách quan hơn.

Chuyển giao công nghệ tại nhà máy chế biến cao su (Phát hiện tạp chất trong mủ bằng pp tro hóa nhanh)

352

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Người nông dân sẽ tránh được sự chén ép, nướng mủ gây cháy mủ nhằm làm giảm hàm lượng của mủ nước.

Ví dụ: Một hecta cao su cho năng suất là 2 tấn/ ha. Nếu người nông dân bị thương lái làm giảm khoảng 2 độ thì làm giảm của người dân là 40 kg cao su khô. Với giá thu mua mủ hiện nay là 40.000.vnd/kgcsk. Vậy sẽ gây thiệt hại cho người nông dân là 1.600.000 vnd/ha. Vì vậy nếu một người nông dân có 10 hecta cao su thì mỗi năm sẽ giảm tổn thất là 16.000.000vnd/năm.

Hiệu quả xã hội:- Khi triển khai vào thực tế sẽ góp phần mua bán mủ cao su trung thực, khách

quan, tránh mua gian bán lận. Các cơ sở chế biến cao su thì yên tâm sản xuất.- Góp phần nâng chất lượng cao su, tạo thêm uy tín và thương hiệu cao su Việt

Nam trên trường quốc tế. Cũng cố sự ổn định của ngành cao su tạo nên tâm lý yên tâm cho người nông dân trồng cao su và các doanh nghiệp chế biến cao su yên tâm công tác.

5. Bằng sáng chế và khen thương:- Giải nhì sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bình Phước lần thứ 2 (năm 2012 - 2013).- Giải ba sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 12 (năm 2012 - 2013).- Bằng khen và cúp biểu trưng của trung ương đoàn (Vinh danh 45 công trình tiêu

biểu của festival sáng tạo trẻ toàn quốc lần thứ 6 năm 2013).

353

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

CHẾ TẠO CỘT LỌC SỨ XÔP - NANO BẠCỨNG DỤNG ĐỂ XỬ LÝ NƯỚC UÔNG TRỰC TIẾP

I. GIỚI THIỆU: Đơn vị công tác: Trường THPT Lương Văn Chánh Địa chỉ: TP. Tuy Hòa, Phú Yên.Điện thoại: 0934 037 688Email: aitrinhbk @yahoo.comChủ nhiệm: ThS. Nguyễn Thụy Ái TrinhĐơn vị áp dụng: Công ty TNHH OPEMED

II. NỘI DUNG:Công trình nghiên cứu sản phẩm thương mại: “ Cột lọc Bạc nano/sứ xốp” được

sự hỗ trợ trực tiếp của PGS. TS Nguyễn Quốc Hiến (1) và ông Võ Trọng Việt (2).Với quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội hiện nay, các yếu tố như thảm họa

của tự nhiên, dân số tăng cao, biến đổi khí hậu phức tạp do tác động của môi trường đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nguồn nước và để lại những hệ lụy rất nghiêm trọng cho con người. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hằng năm thế giới có khoảng 2,2 đến 3,4 triệu người chết do các nguyên nhân xuất phát từ việc sử dụng nguồn nước sinh hoạt kém chất lượng. Một trong những giải pháp mang lại hiệu quả thiết thực giảm thiểu các tác hại của việc sử dụng nguồn nước không an toàn là triển khai ứng dụng công nghệ xử lý nước sử dụng trực tiếp (point-of-use technology) cho quy mô hộ gia đình.

H1 H2

Hình 1: Mô hình cột lọc nước sứ xốp sử dụng cho quy mô hộ gia đình.

Hình 2: So sánh khả năng diệt khuẩn của cột lọc Bạc nano/sứ xốp và cột lọc sứ xốp.

Hiện tại, chưa có công trình nghiên cứu nào chế tạo sản phẩm sứ xốp lọc nước thương mại bằng cách gắn các hạt nano bạc trên vật liệu gốm sứ xốp theo phương pháp thiêu kết. Để hướng tới mục tiêu: ứng dụng công nghệ nano chế tạo vật liệu mới có tính khả thi cao, gia tăng giá trị của sản phẩm sản xuất trong nước, giảm giá thành sản phẩm để kích thích nhu cầu sử dụng hàng Việt Nam chất lượng cao của

NGUYỄN THỤY ÁI TRINH

354

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

người tiêu dùng Việt Nam, tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hiệu ứng diệt khuẩn của nano bạc trên cột lọc bạc nano/sứ xốp và độ ly giải của nano bạc trong nước khi xử lý nước uống trực tiếp bằng vật liệu lọc gốm sứ xốp thiêu kết với các hạt nano Bạc” (*). Các nội dung nghiên cứu chính là khảo sát nhiệt độ thiêu kết thích hợp, tính toán tỷ lệ pha trộn nano Bạc vào nguyên vật liệu đầu; đánh giá mức độ ly giải bạc nano và hiệu quả diệt khuẩn của sứ xốp gắn bạc nano. Kết quả nhận được cho thấy sứ xốp gắn bạc nano có hiệu quả diệt khuẩn cao và lượng bạc ly giải vào nước sau khi lọc đạt mức cho phép của WHO đối với nước uống.

Ưu điểm sử dụng của hai loại vật liệu cơ bản nano Bạc và sứ xốp. Thứ nhất, nano Bạc đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, điển hình là vật liệu lọc nước chứa bạc nano đã cải thiện hiệu lực diệt vi sinh vật, chống tắc nghẽn sinh học và không gây độc cho sinh vật bậc cao ở liều lượng diệt khuẩn; thứ hai sứ xốp lọc nước có độ bền cao, đặc biệt là không tạo sản phẩm phụ do thành phần cấu thành sứ xốp chủ yếu là các oxít kim loại.

Kết quả nghiên cứu: cột lọc bạc nano/sứ xốp được chế tạo ra từ quá trình thiêu kết silica của trấu với các hạt nano bạc/zeolit A ở nhiệt đô 1050 oC. Đo ICP-AES xác định được hàm lượng bạc trong cột lọc trong khoảng 300-350 mg/kg, đo BET xác định kích thước lỗ xốp trung bình là từ 50 đến 70 Ao . Tác động diệt khuẩn của nano bạc trong cột lọc bạc nano/sứ xốp được thử nghiệm bằng cách cho dòng nước chảy qua cột với tốc độ 5L/h, có mật độ E. Coli đã tiêm trong nước đầu vào là 106 CFU/100ml, kết quả kiểm nghiệm của 500 L nước lọc sau khi qua màng lọc cho thấy sự nhiễm khuẩn E. Coli trong nước qua màng lọc ít hơn 1 CFU/100ml và đo ICP-MS xác định được hàm lượng bạc ly giải vào nước qua màng lọc ít hơn 5 mg/L, rất thấp so với tiêu chuẩn của WHO ( <100 mg/l ) đối với nước uống . Dựa vào hàm lượng bạc có trong cột lọc và hàm lượng bạc ly giải trong nước sau khi qua màng lọc, ta ước tính rằng một cột lọc bạc nano/sứ xốp có thể được sử dụng để lọc khoảng 100 m3 nước. Do đó, cột lọc bạc nano/sứ xốp chế tạo bằng phương pháp thiêu kết với hàm lượng bạc ly giải thấp và có hiệu quả diệt khuẩn cao theo ISO 9308-1: 2000 (2000) sẽ được triển khai ứng dụng cho công nghệ xử lý nước trực tiếp (POU) để khử trùng nước uống tại Việt Nam.

Đây là một giải pháp diệt khuẩn đơn giản, dễ sử dụng và không tiêu tốn năng lượng. Vì vậy, sản phẩm này có giá trị kinh tế và xã hội cao. Góp phần làm giảm tỷ lệ người chết do dịch bệnh phát sinh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường nước, nâng cao ý thức về sử dụng nguồn nước sạch cho người dân, cũng như thức đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới.

Ghi chú:(1) Trung tâm Nghiên cứu và triển khai Công nghệ bức xạ , Viện Năng lượng

nguyên tử Việt Nam , 202A Đường 11, P. Linh Xuân , Quận Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh , Việt Nam.

355

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

(2) Công ty TNHH Thịnh Việt , Tp Hải Dương , tỉnh Hải Dương , Việt Nam.(*) Công trình đã được tác giả gửi bài tham gia Hội nghị IWNA lần thứ 4 vào

tháng 10 năm 2013 tại Tp Vũng tàu, tỉnh Vũng Tàu, Việt Nam. Tên bài:“On bactericidal activity and silver release of porous ceramic candle filter

made by sintering silica with ag nanoparticles/zeolite for water disinfection”

356

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT GIA NHIỆT BẰNG VI SÓNGTRONG MÔI TRƯỜNG CHÂN KHÔNG ỨNG DỤNG TRONG

LĨNH VỰC KỸ THUẬT SẤY NÔNG SẢN THỰC PHẨM CAO CẤP

I. GIỚI THIỆU:Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM Địa chỉ: Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TP. HCMĐiện thoại: 08.38966780Lãnh đạo đơn vị: PGS.TS. Nguyễn HayChủ nhiệm: TS. Lê Anh Đức

II. NỘI DUNG:

1. Hạn chế của các giải pháp đa biết: Các loại nông sản thực phẩm cao cấp và các loại dược phẩm thường yêu cầu

nhiệt độ sấy khô sản phẩm rất khắt khe để đảm bảo chất lượng dược học, vitamin, dinh dưỡng... của sản phẩm. Để đáp ứng yêu cầu khắt khe này, chúng phải được sấy trong các thiết bị sấy ở nhiệt độ sấy rất thấp. Trong các phương pháp sấy nhiệt độ thấp, sấy chân không được sử dụng rộng rãi cho các sản phẩm này.

Tuy nhiên, điểm hạn chế rất lớn của các thiết bị sấy chân không hiện nay là khả năng truyền nhiệt trong môi trường chân không rất kém do không có sự hiện diện của không khí, vì vậy hiệu quả truyền nhiệt thấp, thời gian sấy kéo dài. Một số máy sấy chân không đã đổi mới công nghệ bằng cách chuyển gia gia nhiệt bằng bức xạ, tuy nhiên ở nhiệt độ sấy thấp thì hiệu quả của truyền nhiệt bằng bức xạ cũng không có hiệu quả.

2. Mục tiêu của giải pháp:Mục tiêu của giải pháp là nghiên cứu kỹ thuật gia nhiệt bằng vi sóng trong môi

trường chân không nhằm khắc phục các tồn tại như trên và ứng dụng cụ thể trong việc thiết kế chế tạo máy sấy phấn hoa (là một trong những sản phẩm của ong mật, được xem là loại thực phẩm cô đặc của các loại vitamin, chất dinh dưỡng, khoáng chất, các yếu tố vi lượng, protein, axit amin, enzyme và các hoạt chống chống oxy hoá…) nhằm kiểm chứng hiệu quả của kỹ thuật gia nhiệt bằng vi sóng trong môi trường chân không.

Do những đặc tính quý hiếm rất đặc trưng của phấn hoa và yêu cầu quá trình sơ chế rất khắt khe như tránh phấn hoa tiếp xúc với ánh sáng, không khí, nhiệt độ cao,… nên quá trình làm khô phấn hoa chỉ có thể thực hiện bằng máy sấy chân không.

TS. LÊ ANH ĐỨC

357

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

3. Bản chất giải pháp: Nghiên cứu bản chất truyền nhiệt

của vi sóng, phân tích và đánh giá tính phù hợp của vi sóng trong ngành kỹ thuật sấy nông sản thực phẩm. Kết quả thí nghiệm cho thấy khi gia nhiệt bằng vi sóng sẽ không xảy ra hiện tượng “quán tính nhiệt” do bản chất của tia vi sóng là không mang nhiệt, vật liệu sấy khô đồng đều do cơ chế tạo nhiệt đặc thù của vi sóng, khả năng thoát hơi nước rất tốt so với các phương pháp gia nhiệt bằng dẫn truyền, tiếp xúc.

Trong trường hợp cụ thể là sấy phấn hoa trong môi trường chân không, do nhiệt độ sấy được yêu cầu dưới 40oC nên hiệu quả bức xạ nhiệt rất thấp, dẫn đến thời gian gia nhiệt lâu, thời gian sấy kéo dài do hiện tượng di chuyển nghịch chiều giữa dòng nhiệt và dòng ẩm trong lòng vật liệu sấy. Mặt khác, nhược điểm lớn nhất là khả năng điều chỉnh nhiệt độ kém do hiện tượng quán tính nhiệt, sự không đồng đều về ẩm độ của phấn hoa sau khi sấy do độ ẩm ban ban đầu và kích thước của các hạt phấn khác nhau, do ảnh hưởng của bề dày lớp phấn hoa trên khay sấy.

Giải pháp kỹ thuật để giải quyết vấn đề trên là ứng dụng công nghệ vi sóng thay cho nguồn cung cấp nhiệt truyền thống trong máy sấy chân không. Do những đặc tính riêng của vi sóng, tất cả các tồn tại nêu trên đều được giải quyết triệt để. Công nghệ sấy và chế độ sấy phải được xác định cho phù hợp với đặc tính sinh học và tính chất nhiệt vật lý của phấn hoa.

4. Điểm mới của giải pháp:Điểm mới của giải pháp là ứng dụng công nghệ truyền nhiệt bằng vi sóng trong

môi trường chân không. Giải pháp này đã khắc phục triệt để các tồn tại về truyền nhiệt, truyền chất trong môi trường chân không. Cho đến hiện nay chưa có công trình nào trong nước công bố về truyền nhiệt bằng vi sóng trong môi trường chân không và chưa có công trình nào ngoài nước công bố về sấy phấn hoa trong môi trường chân không vi sóng.

Kết quả ứng dụng cụ thể của giải pháp đã xác định được công nghệ sấy, chế độ sấy và thiết bị sấy phấn hoa với công nghệ tiên tiến, ứng dụng được các ưu điểm nổi trội của vi sóng vào lĩnh vực gia nhiệt vật liệu sấy. Giải pháp phù hợp đặc

Máy sấy phấn hoa

358

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

điểm sinh học và tính chất nhiệt vật lý của phấn hoa, giải quyết được bản chất của vấn đề về truyền nhiệt, truyền chất, cả về tính thực tiễn lẫn học thuật. Chưa có thiết bị sấy phấn hoa trong nước cũng như nhập ngoại nào có nguyên lý hoạt động như thiết bị sấy phấn hoa mà giải pháp đề xuất.

5. Hiệu quả của giải pháp:+ Là giải pháp kỹ thuật tiên tiến, hoàn

toàn mới và thực sự có hiệu quả cho các cơ sở sản xuất và chế biến trong nước.

+ Dễ triển khai vào thực tế sản xuất do tính cấp thiết của sản xuất, tính ứng dụng của giải pháp, chi phí đầu tư thiết bị không cao và phù hợp với trình độ cơ khí trong nước, có khả năng cạnh tranh với thiết bị ngoại nhập.

+ Kết quả ứng dụng cụ thể khi sấy phấn hoa đã nâng cao được chất lượng sản phẩm sau khi sấy, giảm thời gian sấy, chi phí năng lượng cho sấy thấp hơn hẳn các phương pháp hiện nay, phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế. Kết quả này cũng phù hợp với các loại nông sản thực phẩm có yêu cầu khắt khe về nhiệt độ sấy.

6. Kết quả của giải pháp: - Đã được hội đồng khoa học của Sở Khoa học và công nghệ TP. HCM đánh giá

xếp loại nghiệm thu Xuất sắc.- 01 Bài báo khoa học có phản biện đã được đăng trên tạp chí Khoa học kỹ thuật

Nông Lâm ngư.- Đào tạo thành công 01 thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Cơ khí. - Máy sấy phấn hoa chân không vi sóng đã đạt giải Cúp Vàng Techmart tại Chợ

Công nghệ và Thiết bị Quốc tế Việt Nam năm 2012.- Giải pháp Công nghệ và thiết bị sấy phấn hoa theo nguyên lý sấy chân không

vi sóng đã đạt giải Khuyến khích Giải thưởng sáng tạo kỹ thuật TP. HCM năm 2011-2012.

Công nghệ gia nhiệt bằng vi sóng được ứng dụng trong việc chế tạo máy sấy phấn hoa hoạt động theo nguyên lý sấy chân không, gia nhiệt bằng vi sóng, cài đặt, hiển thị và giám sát tất cả các thông số quá trình sấy hoàn toàn tự động.

Gian hàng của Sở KH&CN TP.HCMtham gia Chợ Công nghệ và Thiết bị

Quốc tế Việt Nam Techmart

359

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

KHỬ MÀU NHUỘM HOẠT TÍNH BẰNG GUM HẠT MUỒNG HOÀNG YẾN (Cassia fistula L.)

I. GIỚI THIỆU:

Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh.Địa chỉ: 227 Nguyễn văn Cừ, Q. 5, Tp HCMĐiện thoại: 38353659Lãnh đạo đơn vị: GS.TS. Trần Linh ThướcChủ nhiệm: GS.TS. Lê Ngọc ThạchCộng sự: NCS. Lê Thị Mỹ Hằng, NCS. Bùi Mạnh Hà, HVCH. Hứa Mạnh Khan

LÊ NGỌC THẠCH BÙI MẠNH HÀ HỨA MẠNH KHAN LÊ THỊ MỸ HẰNG

II. NỘI DUNG:- Hiện nay màu nhuộm được xem như là một loại hóa chất không thể thiếu được

trong nhu cầu về màu sắc trong y phục của con người.- Thành phần chính trong nước thải nhà máy nhuộm hầu hết đều là màu nhuộm,

do khi nhuộm màu nhuộm phải được sử dụng ở một nồng độ cao và màu nhuộm lại có khả năng hòa tan rất tốt trong nước.

- Hầu hết màu nhuộm đều là những hợp chất hữu cơ có cơ cấu phân tử phức tạp, đa số rất độc hại cho sức khỏe con người và đời sống sinh vật, lại thêm rất khó phân hủy sinh học.

- Các màu nhuộm trong nước thải của nhà máy nhuộm nếu không được loại bỏ trước khi tháo xả ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng đến nguồn nước, cuộc sống của con người và sinh vật chung quanh nhà máy nhuộm.

- Có hai nguyên tắc khử màu nhuộm (decolourisation) đã được đưa ra, một là phân hủy trực tiếp cơ cấu phân tử của màu nhuộm; hai là lắng tụ mảu nhuộm, thu

360

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

gom rồi phân hủy hoặc chôn lấp. Sự phân hủy cơ cấu phân tử của màu nhuộm hoặc bằng hóa chất, hoặc bằng năng lượng kể cả việc sử dụng những nguồn năng lượng mới như vi sóng hoặc siêu âm đã được thực hiện. Sự phân hủy này thường có vận tốc cao, nhưng kết quả của sự phân hủy vẫn còn đang tiếp tục tranh luận vì chưa biết rõ hết các sự độc hại của sản phẩm của sự phân hủy. Còn phương pháp lắng tụ màu nhuộm được thường được dựa trên nguyên tắc của sự keo tụ.

- Trước đây, khi tiến hành keo tụ các màu nhuộm, người ta hoàn toàn sử dụng những hóa chất keo tụ là hóa chất tổng hợp như phèn nhôm và clorur polialuminium (PAC).

- Kết quả keo tụ được nhận thấy khả quan với những hóa chất keo tụ vừa kể trên, nhưng sự điều chế và hậu quả của việc sử dụng hóa chất đều gây ra ô nhiễm môi trường trực tiếp và thứ cấp!

1. Tóm tắt nội dung:- Cây Muồng Hoàng yến (Cassia fistula L.) đang được trồng ở lể đường và trong

công viên tại thành phố Hồ Chí Minh và nhiều nơi khác trong nước, để lấy bóng mát và để tạo cảnh quan đô thị do cây có hoa rất đẹp. Cây Muồng thuộc loại dễ trồng và có độ gia tăng sinh khối rất nhanh. Mỗi năm có một mùa hoa và một mùa trái. Hoa rất nhiều, trái rất sai và hạt đầy trong trái. Quy trình hái trái và thu hạt rất đơn giản. Hạt bền, dễ trữ.

+ Hạt được xay thành bột. + Ly trích và tinh chế gum hạt (polisacarid).+ Xác định cơ cấu gum hạt.+ Thử nghiệm hoạt tính khử màu nhuộm được thực hiện trên ba màu nhuộm hoạt

tính thông dụng (Brilliant Blue 19; - Reactive Black 5; - Reactive Red 195).2. Tính mới:- Tính mới của giải pháp dự thi là thay chất keo tụ là hóa chất tổng hợp bằng hợp

chất thiên nhiên.

Tạp chí Hóa học 51(4AB), 75-79 (2013)

361

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

- Hợp chất thiên nhiên này là gum hạt không độc hại và rất dễ phân hủy sinh học trong môi trường tự nhiên.

- Nguyên liệu dùng để sản xuất gum hạt là phế liệu thực vật, lại là chất thải của thành phố, việc sử dụng chúng là góp phần xử lý môi trường.

- Quy trình ly trích và tinh chế gum hạt đơn giản, không gây ô nhiễm.

- Qui trình khử màu nhuộm đơn giản, dễ thực hiện.

- Sự keo tụ màu nhuộm bằng hợp chất thiên nhiên là một tiến bộ kỹ thuật có tính thân thiện và bền vững đối với môi trường hơn so với việc sử dụng hóa chất tổng hợp.

3. Khả năng áp dụng:- Rất có khả năng áp dụng vì đơn giản

và dễ thực hiện.- Đã được công bố dưới dạng một bài báo: Lê Thị Mỹ Hằng, Bùi Mạnh Hà,

Hứa Mạnh Khan, Lê Ngọc Thạch, Khảo sát khả năng khử màu nhuộm của gum hạt muồng hoàng yến (Cassia fistula L.), Tạp chí Hóa học 51(4AB), 75-79 (2013).

- Đã đưa kỹ thuật này vào giảng dạy đại học và sau đại học (Hóa học Xanh) tại Bộ môn Hóa học Hữu cơ, Khoa Hóa học, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp Hồ Chí Minh.

4. Hiệu quả kinh tế, xa hội:- Rất có tính kinh tế vì nguyên liệu có nguồn gốc tái tạo và là một chất thải, được

chuyển hóa thành hóa chất có giá trị sử dụng cao.- Do đó, giá thành của gum hạt sẽ chắc chắn thấp hơn các chất keo tụ tổng hợp.- Cải thiện đời sống của dân chúng sống chung quanh nhà máy nhuộm.- Tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động (trồng cây, thu hái trái, sản xuất

gum hạt).- Góp phần bảo vệ môi trường bằng phương pháp sinh học, an toàn và phù hợp

với yêu cầu phát triển bền vững.5. Bằng sáng chế và khen thương:- Bằng khen của WIPO và KIPO.

Bằng khen của WIPO và KIPO

362

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

CÔNG NGHỆ NP-LT TÁI CHẾ RÁC CAO SU THÀNH DẦU FO-R BẰNG CÔNG NGHỆ NHIỆT PHÂN LIÊN TỤC

I. GIỚI THIỆU:Đơn vị chủ trì: Công ty TNHH TM DV Công Nghệ MớiĐịa chỉ: Lô I6-2 KCN Minh Hưng – Hàn Quốc, Chơn Thành, Bình Phước.Điện thoại: 06513 645444Lãnh đạo đơn vị: ThS. Nguyễn Thành TàiChủ nhiệm: ThS. Nguyễn Thành TàiCộng sự: Nguyễn Quốc Hiệp, Đỗ Thanh Hùng, TrầnVũ Thái Sơn, Nguyễn Minh Hiếu, Dương Văn Tho, Nguyễn Thị Trang, Nguyễn Thị Thu Hồng.Đơn vị áp dụng: Công ty Cổ phần Môi trường Công nghiệp Xanh Công ty TNHH Năng lượng Tái tạo Gia Lai

II. NỘI DUNG: Hiện nay ở Việt Nam, cao su phế thải chủ yếu được xử lý bằng cách đốt hoặc

chôn lấp gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, nhiệt phân cao su phế thải để thu nhiên liệu lòng trở thành một vấn đề quan trọng rất có ý nghĩa, và chính là đối tượng nghiên cứu trong công trình của chúng tôi

Trong đề tài này, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu công nghệ nhiệt phân liên tục để chuyển hoá cao su phế thải thành nhiên liệu lỏng (dầu nhiệt phân FO-R). Kết quả thực nghiệm cho thấy, khi tiến hành nhiệt phân cao su phế thải trong khoảng nhiệt độ từ 300oC đến 600oC, ở 430oC hiệu suất thu hồi sản phẩm lỏng là cực đại 41.7%. Khi sử dụng xúc tác gốc zeolite trong quá trình nhiệt phân, hiệu suất thu hồi sản phẩm lỏng tăng lên đáng kể và đạt 45.5% khi sử dụng 2.0% ở nhiệt độ 400oC. Bên cạnh hiệu suất thu hồi sản phẩm lỏng tăng cao, chất lượng của dầu nhiệt phân cũng được cải thiện đáng kể khi sử dụng xúc tác. Tính chất của sản phẩm lỏng thu được hoàn toàn đáp ứng chỉ tiêu chất lượng FO theo TCVN 6239:2002, do đó có thể sử dụng thay thế FO. Ngoài ra, dầu FO-R có thể được sử dụng để chưng cất tiếp rồi pha trộn đến 20.0% với D.O 0.05%S để tạo thành sản phẩm diesel đạt tiêu chuẩn D.O 0.25%S hiện hành.

Quy trình công nghệ nhiệt phân liên tục cao su phế thải cũng đã được chúng tôi nghiên cứu và đề xuất bao gồm các bước: nạp liệu liên tục bằng vít tải vào lò quay, nhiệt phân trong lò quay kín, ngưng tụ tách sản phẩm lỏng, tách sản phẩm rắn, tuần

NGUYỄN THÀNH TÀI

363

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

hoàn sản phẩm khí để đốt gia nhiệt cho lò nhiệt phân.

1. Tính mới công nghệ: Công nghệ NP-LT đề xuất quy trình

tái chế rác cao su bằng công nghệ nhiệt phân liên tục trong hệ thống lò quay nhiệt phân liên tục để sản xuất dầu FO-R (Fuel Oils from Rubber) và hỗn hợp cacbon đen CBM-R (Carbon Black Mix from Rubber). Hệ thống máy NP-LT là hệ thống nhiệt phân gián tiếp bằng hệ lò quay kín liên tục.

Giải pháp công nghệ nhiệt phân liên tục NP-LT có tính sáng tạo vì tạo ra được sản phẩm dầu FO-R (Fuel Oils from Rubber) thay thế cho FO (Fuel Oils) có nguồn gốc từ dầu mỏ và được ứng dụng làm nhiên liệu đốt cho lò hơi, lò sấy, lò tải nhiệt… trong ngành công nghiệp Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, hỗn hợp cacbon đen CBM-R là sản phẩm thay thế cho than cám (than đá) được dùng trong lĩnh vực gạch tuynel.

2. Khả năng áp dụng:Công nghệ NP-LT đã được ứng dụng thành công tại nhà máy xử lý chất thải

nguy hại và tái chế rác cao su Công Nghệ Mới tại địa chỉ lô I6-2 Khu Công Nghiệp Minh Hưng – Hàn Quốc, Chơn Thành Bình Phước của công ty TNHH TM DV Công Nghệ Mới.

Hiện tại công nghệ NP-LT đã được chuyển giao và ứng dụng thành công tại Trung tâm xử lý chất thải nguy hại của công ty CP Môi Trường Công Nghiệp Xanh tỉnh Vĩnh Phúc và nhà máy tái chế rác của công ty TNHH Năng Lượng Tái Tạo Gia Lai tại Khu Công Nghiệp Trà Đa tỉnh Gia Lai.

3. Hiệu quả kinh tế xa hội: Hiệu quả kinh tế: công nghệ đã ứng dụng thành công đạt hiệu quả kinh tế cao

khi tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao phù hợp với nhu cầu của thị trường. Những dự án đầu tư ứng dụng công nghệ NP-LT hoạt động ổn định, bền vững và có thời gian hoàn vốn nhanh.

Hiệu quả xã hội: Công nghệ NP-LT thân thiện với môi trường vì không tạo ra nước thải và chất thải rắn, còn khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường hiện

Ứng dụng đề tài

Tác giả đang vận hành máy

364

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

hành QCVN 19:2009 phù hợp với định hướng bảo vệ môi trường của Việt Nam.

4. Bằng khen và giải thương:Đề tài nghiên cứu khoa học Công

nghệ NP-LT tái chế rác cao su thành dầu FO-R bằng công nghệ nhiệt phân liên tục đã được Hội đồng Khoa học Công Nghệ tỉnh Bình Phước nghiệm thu đạt loại giỏi trên cơ sở đó Sở Khoa Học Công Nghệ tỉnh Bình Phước đã chứng nhận Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ cho công ty TNHH TM DV Công Nghệ Mới.

Ngoài ra đề tài nghiên cứu khoa học Công nghệ NP-LT tái chế rác cao su thành dầu FO-R bằng công nghệ nhiệt phân liên tục đã đạt Giải Nhất Hội thi Sáng tạo Khoa học Kỹ Thuật Lần II (2012-2013) tỉnh Bình Phước.

Quy trình sản xuất

Hệ thống điều khiển

365

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

GIẢI PHÁP HỒI LƯU ĐÁ LỎI TRỞ LẠI MÁY NGHIỀN R2M01 ĐỂ GIẢM CHI PHÍ, NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT

VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

I. GIỚI THIỆU:

Cơ quan chủ trì: Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch

Địa chỉ: TT Minh Tân - Kinh Môn Tỉnh Hải DươngChủ nhiệm: KS. Trần Văn HọcĐơn vị áp dụng: Dây chuyền 2, Dây chuyền 3, Xưởng Nguyên liệu xi măng Vicem Hoàng Thạch.

II. NỘI DUNG: 1. Tóm tắt nội dung công trình:

Dây chuyền trước khi áp dụng giải pháp

Nội dung giải pháp là lắp đặt van hai ngả và đường ống thu sỏi (đá lỏi gồm hạt nguyên liệu thô: Đá vôi, đá sét, bô xít...) sau bẫy R2J20 hồi lưu quay trở lại máy nghiền (Hình 2), cụ thể như sau:

Khi máy nghiền hoạt động bình thường sỏi qua bẫy R2J20 sẽ không tháo ra

KS. TRẦN VĂN HỌC

366

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

ngoài nữa mà qua van 2 ngả được tháo xuống đường ống thu sỏi hồi lưu đổ ngược trở lại đầu vào máy nghiền.

Hàng tháng định kỳ hoặc đột xuất khi cần thiết có thể kiểm tra tình trạng bi vỡ, chi tiết kim loại trong máy nghiền có hay không bằng cách chuyển vị trí van 2 ngả để sỏi qua bẫy R2J20 đổ xuống sàng rung R2J21 như cũ nhằm tách sỏi và mảnh kim loại ra ngoài.

2. Khả năng ứng dụng:Hiện tại giải pháp kỹ thuật này đã được áp dụng tại Dây chuyền 2 và Dây chuyền

3 của Xưởng Nguyên liệu công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch.3. Tính mới của giải pháp kỹ thuật:Trước khi áp dụng giải pháp có thực trạng sản xuất như sau:Trong dây chuyền HT2, máy nghiền R2M01 là thiết bị chính của công đoạn

nghiền liệu, có chức năng sấy nghiền liên hợp cho sản phẩm là bột phối liệu cung cấp cho lò nung đảm bảo đủ về số lượng và đạt các yêu cầu kỹ thuật. Với năng suất thiết kế 300t/h, công suất động cơ chính 4850kw là động cơ cao thế, được trang bị nhiều thiết bị giám sát và bảo vệ nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối khi hoạt động như thiết bị đo độ rung, đo nhiệt độ ổ đỡ, đo nhiệt độ dầu hộp giảm tốc, đo độ ồn, giám sát vị trí bệ đỡ, giám sát và chỉ báo vị trí đóng mở khớp nối.v.v.

Nguyên liệu sau khi ra khỏi máy nghiền ở dạng hỗn hợp bột mịn và hạt thô được máng khí động R2M22 vận chuyển và đổ vào gầu nâng R2J01, qua máng khí động R2J02 tiếp tục vận chuyển cấp liệu vào phân ly R2S01.

367

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Trên máng khí động R2J02 lắp đặt bẫy R2J20 để tách sắt thép và mảnh bi vỡ. Nguyên liệu được vận chuyển qua máng R2J02 gồm hỗn hợp bột liệu mịn, các hạt thô (hạt nguyên liệu thô, mảnh sắt thép lẫn hay mảnh bi, mảnh tấm lót vỡ…) nên khi qua bẫy R2J20 các mảnh sắt thép, bi vỡ kèm theo đá lỏi (hạt nguyên liệu thô: đá vôi, đá sét, bô xít…) và một phần bột liệu mịn được tách xuống qua bẫy R2J20, xuống sàng rung R2J21 để thu hồi bột mịn và tách hạt đá lỏi, mảnh bi vỡ thải ra ngoài (như hình 1).

Theo thiết kế ban đầu, bẫy R2J20 có tác dụng tách loại bỏ các mảnh sắt thép lẫn hay mảnh bi, mảnh tấm lót vỡ ra khỏi máy nghiền làm thông thoáng và giảm tải cho máy nghiền.

Trong quá trình hoạt động đến nay, việc vận hành đã hoàn toàn làm chủ về công nghệ và thiết bị, kiểm soát tốt về chất lượng, chế độ vận hành và sữa chữa, bảo đưỡng tối ưu nên dây chuyền nghiền liệu HT2 không còn hoặc rất ít hiện tượng mảnh bi hay tấm lót vỡ bị tách loại ra ngoài. Khi hoạt động bẫy R2J20 và sàng rung R2J21 thực tế chỉ tách loại và thải ra ngoài chủ yếu là hạt nguyên liệu thô dẫn đến tình trạng:

Mỗi ca sản xuất lượng đá lỏi (hạt nguyên liệu thô: đá vôi, đá sét, bô xít…) thải ra ngoài ~ 5 tấn kèm theo bụi. Mỗi ngày hoạt động 3 ca thải ra 15 tấn, một năm (300 ngày sản xuất) thải ra 4500 tấn kèm theo bụi phát thải ra môi trường.

Mỗi ca sản xuất phải dùng xe xúc để gạt đống đá lỏi 01 lần để lấy khoảng trống tiếp tục thải đá, một ngày dùng đến xe xúc 03 lần và một năm có 900 lần phải dùng đến xe xúc để gạt đống đá thải phục vụ máy nghiền hoạt động.

Do đá lỏi (hạt nguyên liệu thô: đá vôi, đá sét, bô xít…) là nguyên liệu có kích thước nhỏ (≤15mm) rất tốt cho máy nghiền nên hàng năm phải dùng xe xúc lên ô tô 4500 tấn nguyên liệu này vận chuyển ngược ra trạm đập CT11 với khoảng cách 2000m đổ vào phễu cấp liệu theo đá vôi qua máy đập búa được các băng tải vận chuyển trở lại vào các kho đá vôi rải thành các đống để cấp liệu lại cho máy nghiền nguyên liệu.

Tình trạng trên dẫn đến sự lãng phí, bất hợp lý làm tăng chi phí, giảm hiệu quả trong sản xuất và gây tác động xấu đến môi trường.

4. Hiệu quả kinh tế - xa hội và môi trường:Sau khi áp dụng giải pháp đã giải quyết được tình trạng lãng phí, bất hợp lý làm

tăng chi phí, giảm hiệu quả trong sản xuất và gây tác động xấu đến môi trường cụ thể là:

* Tiết kiệm chi phí, vật tư, nguyên nhiên liệu, nhân công, tăng hiệu quả cho sản xuất:

368

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

- Khi máy nghiền hoạt động không xả đá lỏi gồm hạt nguyên liệu thô: đá vôi, đá sét, bô xít…thải ra ngoài phát thải bụi ra môi trường như trước nữa.

- Không phải bố trí xe xúc để gạt đống đá lỏi và xe ô tô, xe xúc để xúc và vận chuyển đá lỏi ra trạm đập đá vôi CT11 như trước.

- Việc thu hồi lưu đá lỏi không ảnh hưởng đến chất lượng bột liệu, góp phần nâng cao năng suất máy nghiền.

- Tiết kiệm chi phí sử dụng xe xúc để gạt đống đá phục vụ máy nghiền hoạt động với số lượt là 900 lần xe xúc/ 1 năm .

- Tiết kiệm chi phí sử dụng xe xúc và xe ô tô để xúc và vận chuyển đá lỏi ra trạm đập CT.11 với khối lượng ~4500t/ 1 năm trên quãng đường 2000m.

- Nâng cao năng suất máy nghiền vì đá lỏi hồi lưu có kích cỡ nhỏ, khả năng đập nghiền tốt, do đó giảm chi phí điện năng, tăng hiệu quả cho sản xuất.

* Giảm sự phát thải bụi ra môi trường.

369

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CHẤT KEO TỤ PAC THAY THẾ PHÈN NHÔM CÔNG NGHIỆP TRONG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC -

CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI HẢI DƯƠNG

I.GIỚI THIỆU:Cơ quan chủ trì: Công ty CP Nhiệt Điện Phả LạiĐịa chỉ: Phường Phả Lại – Tx. Chí Linh - Tỉnh Hải DươngĐiện thoại: 03203.881.126; Fax: 03203.881.338Lãnh đạo: Phạm Văn Thư, Tổng Giám đốcChủ nhiệm: Ks. Lê Duy HạnhĐồng chủ nhiệm: Ks. Lê Minh ĐứcĐơn vị áp dụng: Dây chuyền 1, Dây chuyền 2, Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại.

LÊ DUY HẠNH LÊ MINH ĐỨC

II. NỘI DUNG: 1. Tóm tắt nội dung công trình:Hệ thống Xử lý nước Dây chuyền 2 Công ty CPNĐ Phả Lại được thiết kế, lắp

đặt và đưa vào sử dụng từ năm 2000. Theo thiết kế ban đầu, hệ thống xử lý nước sử dụng chất keo tụ là phèn nhôm công nghiệp Al2(SO4).18H2O. Trong quá trình vận hành gần 10 năm, lực lượng công nhân và kỹ sư của đơn vị đã dần làm chủ công nghệ và thiết bị, đồng thời cũng nhận thấy nhiều nhược điểm của chất keo tụ phèn nhôm Al2(SO4).18H2O như:

- Sử dụng chất keo tụ phèn nhôm Al2(SO4).18H2O sẽ làm giảm độ pH, độ kiềm của môi trường nước, gây ra hiện tượng ăn mòn đường ống, thiết bị. Đã xuất hiện nhiều hiện tượng hư hỏng thiết bị liên quan đến vấn đề ăn mòn của môi trường nước.

- Sử dụng phèn nhôm Al2(SO4).18H2O gặp nhiều các vấn đề kỹ thuật trong công nghệ xử lý nước như: tốc độ lắng trong thấp, sự thay đổi chất lượng nước đầu vào như

370

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

độ pH, độ kiềm, độ đục…sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá quá trình vận hành bể lắng; suất tiêu hao phèn nhôm cho một mét khối nước lớn; lượng dư phèn nhôm trong nước cao; ….

- Đối với các nhà máy nhiệt điện, thường có hệ thống xử lý nước khử khoáng, lượng dư phèn nhôm trong nước cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất nước khử khoáng do tiêu hao hóa chất axit, kiềm cao hơn.

Phần lớn các hệ thống xử lý nước sử dụng chất keo tụ phèn nhôm truyền thống đều gặp phải các vấn đề tồn tại trên. Để giải quyết vấn đề này thì cần thiết phải sử dụng thay thế phèn nhôm công nghiệp bằng chất keo tụ hiện đại hơn, khắc phục được nhược điểm của phèn nhôm, đồng thời cũng phải đảm bảo hiệu quả kinh tế. Đặc biệt là vấn đề về chuyển giao công nghệ cần đơn giản, không làm ảnh hưởng đến các công đoạn sản xuất khác có sử dụng đến nguồn nước sạch. Do vậy chúng tôi đã đăng ký thực hiện đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu sử dụng chất keo tụ PAC thay thế phèn nhôm công nghiệp trong công nghệ xử lý nước” và áp dụng tại Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại

Giải pháp kỹ thuật này là giải pháp nghiên cứu ứng dụng chất keo tụ mới trong công nghệ xử lý nước. Quá trình nghiên cứu và đánh giá được tiến hành trong phòng thí nghiệm, tiến hành với chất keo tụ PAC (PolyAluminium Cloride) Al2(OH)5Cl, kéo dài trong thời gian 1 năm với các điều kiện khác nhau của nguồn nước sông Phả Lại theo các mùa trong năm. Các chương trình thí nghiệm được mô hình hóa các điều kiện vận hành thực tế của hệ thống xử lý nước Dây chuyền 2 Công ty CP NĐ Phả Lại. Một số nội dung nghiên cứu thí nghiệm như sau:

- Tìm hiểu các lý thuyết hiện đại về quá trình keo tụ và các vật liệu keo tụ;- Thí nghiệm xác định chế độ định lượng PAC tối ưu. Áp dụng phương pháp

thí nghiệm JAR TEST dựa trên tiêu chuẩn của Mỹ ASTM D2035 - 08 (Standard Practice for Coagulation-Flocculation Jar Test of Water). Phương pháp này cho ta biết định lượng chất keo tụ và chất trợ lắng tối ưu sử dụng trong công nghệ xử lý nước. Mục đích của quá trình thí nghiệm JAR TEST là xác định là giá trị dải định lượng chất keo tụ tối ưu vừa đủ để cho quá trình hấp phụ trung hoà điện, hạn chế quá trình dư phèn nhôm.

- Thí nghiệm so sánh tốc độ lắng trong khi sử dụng chất keo tụ mới PAC và chất keo tụ mới phèn nhôm.

- Thí nghiệm đánh giá về sự thay đổi môi trường kiềm và môi trường pH của nguồn nước khi sử dụng chất keo tụ PAC.

371

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

- Thí nghiệm xác định sự ảnh hưởng của chất trợ lắng Polymer đến quá trình keo tụ.

- Xây dựng phương án vận hành khi sử dụng chất keo tụ mới PAC thay thế phèn nhôm truyền thống.

Trên cơ sở các kết quả báo cáo nghiên cứu thí nghiệm, nhóm tác giả đã kiến nghị với lãnh đạo Công ty CP NĐ Phả Lại cho áp dụng chất keo tụ mới PAC vào trong sản xuất từ tháng 3 năm 2011. Qua quá trình sử dụng đã khẳng định được các ưu điểm vượt trội của chất keo tụ mới PAC so với phèn nhôm công nghiệp. Một số hiệu quả rõ rệt như sau:

- Tốc độ lắng trong nhanh. Thời gian lắng trong thấp hơn so với phne nhôm khoảng 2-3 lần. Điều này sẽ có nhiều ứng dụng trong thực tế vận hành như vận hành bể lắng sẽ dễ dàng hơn, nâng công suất vận hành hệ thống xử lý nước thô khoảng 120%.

- Quá trình keo tụ rất ít phụ thuộc vào độ kiềm và pH nước nguồn. Vào mùa mưa, với các nguồn nước có độ kiềm >0,4-0,5 mE/l thì không cần kiềm hoá và do đó không làm tiêu tố nhiều kiềm công nghiệp NaOH cho mục đích xử lý nước thô. Đặc biệt là điều này xẽ giúp cho việc vận hành hệ thống xử lý nước thô rễ dàng hơn.

- Sử dụng PAC không làm giảm mạnh pH của nước. Điều này đặc biệt quan trọng cho việc giảm tiêu hao ăn mòn đường ống thiết bị, giảm chi phí sửa chữa và nâng cao tuổi thọ của các hệ thống thiết bị sử dụng nước trong toàn bộ dây chuyền.

- Khối lượng PAC sử dụng giảm đáng kể. Dự kiến tiêu hao PAC trong một năm cho Dây chuyền 2 giảm xuống còn khoảng 15 đến 20tấn/ năm. Điều này sẽ làm giảm các chi phí như pha hoá chất, vận chuyển hoá chất,…

- Lượng dư chất keo tụ trong nước sau xử lý giảm đáng kể. Điều này giúp giảm tiêu hao hóa chất axit, kiềm dùng cho mục đích khử khoáng sau đó. Từ đó làm giảm chi phí hóa chất cho sản xuất nước khử khoáng.

2. Khả năng ứng dụng:Hiện tại các giải pháp kỹ thuật này đã được áp dụng tại Dây chuyền 1 và Dây

chuyền 2 của Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại.Giải pháp này có thể áp dụng rộng rãi trong các dây chuyền xử lý nước khác

với ưu điểm vượt trội về tốc độ lắng, môi trường pH, về thiết bị và vận hành,… Đặc biệt là có thể áp dụng rộng rãi trong các nhà máy nhiệt điện, giúp nâng cao hiệu quả của hệ thống xử lý nước khử khoáng sau đó, giảm chi phí sản suất nước cho các chu

372

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

trình nhiệt.3. Tính mới của giải pháp kỹ thuật:Chất keo tụ PAC được nghiên cứu và ứng dụng vào công nghệ xử lý nước trên

thế giới từ những năm 80 của thế kỷ trước. Cho đến nay, việc áp dụng chất keo tụ PAC là rất phổ biến trên toàn thế giới đặc biệt là các nước tiên tiến. Nguyên nhân là do giá thành và chi phí sử dụng cho PAC là khá rẻ. PAC có độ đậm đặc và chi phí sản xuất thấp do PAC được sản xuất dựa vaò phản ứng giữa dung dịch Al(OH)3 và dung dịch Axit HCl.

Trong những năm gần đây, với sự phát triển của chất keo tụ PAC nên phần lớn các Dây chuyền sản xuất nước sạch đều được tính toán thiết kế với chất keo tụ PAC. Với việc sử dụng PAC, hệ thống xử lý nước thô sẽ tinh giảm rất nhiều, thiết bị sẽ gọn nhỏ hơn, quá trình tách bùn thuận lợi hơn, công suất vận hành lớn hơn. Với nhứng thế mạnh đó, chất keo tụ PAC sẽ dần chiếm thị phần chất keo tụ trên thế giới và tiến tới thay thế hoàn toàn phèn nhôm truyền thống.

4. Hiệu quả kinh tế - xa hội và môi trường:- Hiệu quả kinh tế:Một số hiệu quả kinh tế khi sử dụng chất keo tụ PAC như sau:- Giảm chi phí hoá chất cho xử lý nước trong;- Giảm chi phí hoá chất cho xử lý nước khử khoáng:- Giảm các chi phí khác như: chi phí sửa chữa thiết bị, chi phí nhân công vận

hành, ….Tổng giá trị kinh tế làm lợi ước tính khoảng 373 triệu đồng/năm.- Hiệu quả xa hội:Sử dụng tối thiểu lượng hóa chất dùng cho mục đích xử lý nước trong nhà máy

nhiệt điện.Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên nước, góp phần tuyên truyền và

hưởng ứng các phong trào và chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về các vấn đề bảo vệ môi trường.

373

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

CHẾ TẠO ĐẦU DÒ SIÊU ÂM CHO THIẾT BỊ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BÊ TÔNG

I. GIỚI THIỆU:Đơn vị chủ trì: Trung tâm Kỹ thuật Đo lường Thử nghiệm Quảng BìnhĐịa chỉ: TK 10 – P. Đồng Phú TP. Đồng Hới – T. Quảng BìnhĐiện thoại: 0982069936Chủ nhiệm: ThS. Phan Thanh Hà II. NỘI DUNG:

1. Giới thiệu về công trình:Trong giai đoạn hiện nay, việc sử dụng các phương pháp kiểm tra không phá

huỷ vật liệu nói chung và phương pháp siêu âm nói riêng để kiểm tra, đánh giá chất lượng của bê tông trên kết cấu công trình ở Việt nam có một vị trí rất quan trọng. Bộ phận chính đóng vai trò quyết định trong hệ thống kiểm tra đó là là đầu dò siêu âm được sử dụng để thực hiện chức năng biến đổi năng lượng điện thành năng lượng cơ và ngược lại. Hiện nay các phòng thí nghiệm xây dựng (LAS XD) ở nước ta hầu hết sử dụng thiết bị siêu âm TICO của hãng Proceq, Thụy sĩ. Đây là thiết bị thu phát siêu âm bao gồm hai đầu dò thu, phát có tần số 54 kHz. Trong quá trình sử dụng, đầu dò phải thường xuyên tiếp xúc với bê tông nên dễ bị mòn và bị vỡ do va đập. Việc nhập đầu dò thay thế của các nước tiên tiến không phải lúc nào cũng thuận lợi. Như vậy, một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn là nghiên cứu chế tạo các loại đầu dò để thay thế trên cơ sở các điều kiện sẵn có trong nước là một việc làm cần thiết và cần được quan tâm.

2. Tóm tắt nội dung của công trình:Để chế tạo thành công đầu dò siêu âm thay thế cho thiết bị của nước ngoài, là

một việc làm không đơn giãn vì các thông số của đầu dò chế tạo phải phù hợp với phần điều khiễn. Quy trình nghiên cứu chế tạo của tác giả theo trình tự như sau:

B1: Nghiên cứu các thông số của đầu dò và bộ phận điều khiển của máy siêu âm TICO;

B2: Lựa chọn hệ vật liệu - - có các thông số phù hợp và chế tạo biến tử gốm áp điện;

B3: Lựa chọn, tính toán, gia công lớp võ và đóng gói đầu dò;

PHAN THANH HÀ

374

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

B4: Khảo sát hoạt động của đầu dò trên mẫu chuẩn kèm theo máy TICO, trên mẫu bê tông chuẩn (kích thước 15 cm x 15 cm x 15 cm) và trên bê tông công trình xây dựng thực tế.

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các các thông số cơ bản của đầu dò máy siêu âm TICO, đã đưa ra được giải pháp phù hợp trong việc chế tạo các đầu dò thay thế. Đã chế tạo được đầu dò có các thông số kỹ thuật tương tự để thay thế đầu dò nhập ngoại. Qua khảo sát đầu dò chế tạo trên mẫu chuẩn máy TICO, mẫu bê tông chuẩn và trên thực tế công trình, đạt được kết quả tốt. Sai lệch lớn nhất khi đo vận tốc âm trên mẫu bê tông chuẩn là +0,67 % và trên bê tông công trình là +0,5 %, chiều dài đi được trong bê tông (cả thu và phát) lớn hơn 1,5 m (tương đương đầu dò nhập ngoại).

3. Tính mới của công trình:Các thiết bị siêu âm được sử dụng trong kiểm tra không phá huỷ bê tông hiện nay

phải nhập ngoại của các nước tiên tiến và thường đồng bộ, rất khó để mua lẻ từng bộ phận. Hơn nữa, khi thực hiện kiểm tra, đầu dò thường tiếp xúc trực tiếp với bê tông nên phải chịu cọ xát và dễ bị hỏng do va đập dẫn đến hư hỏng nên cần được thay thế. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có một đơn vị nào chế tạo thành công đầu dò siêu âm để thay thế cho các thiết bị nhập ngoại này.

Đầu dò do tác giả chế tạo không chỉ đáp ứng các tính năng (độ ổn định, thời gian làm việc, khoảng cách đi được trong bê tông...) tương đương đầu dò nhập ngoại mà còn cải tiến một số tiêu chí tốt hơn đầu dò nhập ngoại đó là:

- Đầu dò chế tạo có lớp võ được làm bằng vật liệu có độ cứng cao hơn nên ít bị mài mòn, tiếp xúc tốt hơn với bê tông do đó bền hơn và cho kết quả đo chính xác hơn đầu dò nhập ngoại;

- Đầu dò chế tạo có tần số cộng hưỡng gần với tần số kích 54 kHz hơn nên thời gian hồi đáp và thời gian nhận tính hiệu nhanh hơn đầu dò nhập ngoại.

4. Khả năng áp dụng :Ở Việt Nam hiện nay có hơn 1000 phòng thí nghiệm được Bộ Xây dựng cấp

phép (LAS XD). Các phòng thí nghiệm này có chức năng thực hiện các phép thử, thí nghiệm tính chất cơ lý của các vật liệu trước khi đưa vào Công trình, kiểm tra chất lượng Công trình sau khi xây dựng và đánh giá chất lượng công trình đã xây dựng lâu năm. Để đánh giá chất lượng bê tông trên kết cấu Công trình thiết bị đóng vai trò rất quan trọng đó là máy siêu âm, nó có chức năng kiểm tra độ đồng nhất, phát hiện

375

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

khuyết tật, đo chiều sâu vết nứt, dự đoán sự phát triển của các vết nứt và cho biết cường độ của bê tông trên công trình mà không cần phá hủy chúng.

Xuất phát từ nhu cầu rất lớn đó, tác giả đã mạnh dạn nghiên cứu để chế tạo đầu dò siêu âm. Đối tượng được chọn để nghiên cứu đó là máy siêu âm TICO của hãng Proceq - Thụy Sĩ, hiện tại đang được sử dụng tại Trung tâm Kỹ thuật Đo lường Thử nghiệm thuộc Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quảng Bình. Các kết quả khảo sát cho thấy, đầu dò do tác giả chế tạo, hoàn toàn có thể thay thế cho đầu dò máy TICO nói riêng và các đầu dò cùng loại của các hãng khác có cùng chức năng nói chung. Hiện nay đầu dò chế tạo đang được sử dụng tại phòng thí nghiệm LAS XD 118, VILAS 138 của Trung tâm Kỹ thuật Đo lường Thử nghiệm Quảng Bình.

Việc chế tạo thành công đầu dò siêu âm cho máy kiểm tra bê tông có ý nghĩa rất lớn đó là: Đã làm chủ được công nghệ chế tạo gốm, công nghệ phối liệu và cách thức tính toán kích thước biến tử để cho ra tần số theo yêu cầu; Trên cơ sở đó, có thể tiếp tục chế tạo đầu dò thay thế cho máy siêu âm bê tông cọc khoan nhồi, máy siêu âm mối hàn thép, máy rữa siêu âm, máy siêu âm diệt tảo và bò gậy,... Đây là những lĩnh vực quan trọng đang được quan tâm ở Việt Nam hiện nay.

5. Hiệu quả kinh tế xa hội:Việc chế tạo thành công đầu dò siêu âm dùng trong thiết bị kiểm tra không phá

huỷ bê tông là một vấn đề có ý nghĩa thiết thực. Nó không chỉ góp phần làm hạ giá thành của sản phẩm (đầu dò nhập ngoại có giá trị khoảng 2000 USD, trong khi đó đầu dò chế tạo có giá thành khoảng 4 triệu đồng), mà còn giúp các đơn vị sử dụng chủ động thời gian trong việc thay thế thiết bị, tránh tình trạng đợi chờ mua thiết bị thay thế làm chậm tiến độ công trình.

6. Bằng sáng chế và khen thương: - Giải pháp đã được Ban tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Bình lần

thứ 5 (2012-2013) trao giải nhì.- Giải pháp đã được Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Bình đề nghị tổng Liên

đoàn Lao động Việt Nam tặng bằng Lao động sáng tạo.

Đầu dò và quá trình khảo sát hoạt động của đầu dò trên công trình xây dựng

376

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

CHẾ TẠO DỤNG CỤ THAY TY, SỨ ĐỈNH TRỤ GÓC CAO ÁP 1 PHA

I. GIỚI THIỆU:Đơn vị: Điện lực Lộc Ninh Chủ nhiệm: Nguyễn Hùng TriệuĐiện thoại: 0919 352 253 Đồng chủ nhiệm: Lê Chí HợpĐiện thoại: 0913 129 624

NGUYỄN HÙNG TRIỆU LÊ CHÍ HỢP

II. NỘI DUNG:1. Giới thiệu nguyên nhân chế tạo dụng cụ:- Lưới điện Tỉnh Bình Phước nói chung huyện Lộc Ninh nói riêng được xây

dựng từ những năm 1990. Toàn bộ lưới điện cao áp vận hành với cấp điện áp 15kV, ty sứ đỉnh cao áp thiết kế theo tiêu chuẩn kỹ thuật thống nhất trong toàn Công ty Điện lực 2 nay là Tổng Công ty Điện lực miền Nam (20 tỉnh thành phía Nam) là loại ty sứ có chiều dài 550mm và loại sứ đứng có chiều dài đường rò 440mm

- Trong nhiều năm qua lưới điện vận hành thường xẩy ra sự cố phóng sứ và chim đậu đầu trụ gây phóng điện.

- Nằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân, đáp ứng nhu cầu cung cấp điện an toàn liên tục. Tổng Công ty Điện lực miền Nam chủ trương thay dần toàn bộ số lượng ty sứ có chiều dài 550mm và loại sứ đứng có chiều dài đường rò 440mm thành ty có chiều dài 870mm, sứ linepost có chiều dài đường Dụng cụ thay ty, sứ góc cao áp 1 pha hoàn chỉnh

377

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

rò lớn hơn 600mm.- Hiện tại Công ty Điện lực Bình

Phước nói chung và Điện lực Lộc Ninh nói riêng chưa có dụng cụ thay ty, sứ đỉnh trụ góc cao áp 1 pha. Trong năm 2013 theo kế hoạch Sửa chữa lớn (SCL), Sửa chữa thường xuyên (SCTX) thì Điện lực Lộc Ninh phải thay ty sứ đỉnh 35 km đường dây cao áp, tương đương 100 vị trí trụ góc (thay ty có chiều dài 550mm thành ty có chiều dài 870mm, sứ linepost). Để thực hiện được việc cải tạo lưới điện thay ty, sứ thì phải hạ toàn bộ dây dẫn xuống đất thay ty, sứ xong sẽ căng lại dây dẫn. Trong thời gian qua để thực hiện được những vị trí này khi xẩy ra sự cố bể sứ thì thường phải dùng sức người hoặc dùng xe cẩu để kéo. Tuy nhiên ở những vị trí xe không vào được và góc lớn thì không thể dùng sức người để kéo dây (lực căng dây lớn) và không thay sứ được.

- Từ thực tế trên, chúng tôi đã nghiên cứu, chế tạo dụng cụ thay ty, sứ đỉnh cao áp 1 pha để phục vụ thi công cải tạo lưới theo kế hoạch năm 2013 và những năm tiếp theo đồng thời áp dụng cho xử lý sự cố trong công tác quản lý vận hành lưới điện.

- Việc sử dụng dụng cụ thay ty sứ đỉnh cao áp 1 pha là rất cần thiết trong công tác quản lý vận hành, mang lại hiệu quả cao trong sản xuất nhằm giảm chi phí giá thành sản xuất kinh doanh (SXKD) của đơn vị cũng như trong toàn Công ty Điện lực Bình Phước (PCBP).

2. Ưu điểm:- Giá thành rẻ, tự gia công được.- Sử dụng dễ dàng, thuận tiện, độ an

toàn cao.- Gọn, nhẹ, vận chuyển dễ dàng đến

mọi địa hình (không cần ô tô chuyên chở). tổng trọng lượng 8,2kg.

- Chỉ cần một người thực hiện trên trụ điện.

- Rút ngắn thời giam cắt điện để làm việc.

Hiện trạng trụ góc cao áp 1 pha tiêu chuẩn kỹ thuật mới

Kéo dây dẫn ra khỏi sứ trụ góc và thay ty, sứ

378

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

3. Nhươc điểm: - Chưa phát hiện có nhược điểm.4. Phạm vi áp dụng: - Dụng cụ thay ty, sứ đỉnh trụ góc cao

áp 1 pha đã được Công ty Điện lực Bình Phước công nhận đưa vào áp dụng tháng 6/2013 cho tất cả các Điện lực trực thuộc.

- Dụng cụ thay ty, sứ đỉnh trụ góc cao áp 1 pha đã được Điện lực Lộc Ninh thực nghiệm trong công trình cải tạo lưới điện nhánh rẽ Làng 2 (6,5Km) thuộc khu vực Làng 2 xã Lộc Thuận, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.

- Có thể áp dụng cải tạo lưới điện cao áp trong toàn Tổng Công ty Điện lực Miền Nam (20 tỉnh, thành phía nam).

- Toàn bộ lưới điện thuộc Tổng Công ty Điện lực Miền Nam quản lý từ trước đến năm 2003 (khi có tiêu chuẩn mới) ước khoảng 50% chiều dài lưới điện hiện nay đang quản lý.

- Áp dụng cho tất cả các Công ty xây dựng điện tham gia thầu xây dụng cải tạo lưới điện.

- Áp dụng trong quản lý vận hành lưới điện sau này khi có sự cố bể sứ trụ góc cao áp.

- Sử dụng ngay trong công tác thay ty, sứ đỉnh Sửa chữa lớn (SCL), Sửa chữa thường xuyên (SCTX) của Điện lực Lộc Ninh năm 2013.

5. Hiệu quả dự kiến có thể thu đươc khi áp dụng dụng cụ: 5.1 Chi phí chế tạo dụng cụ:

Stt Tên vật tư & quy cách Đơn vị S.lượng Đơn giá Thành tiền

(đồng)Ghi chú

1 Sắt U 100x60x950 Cái 01 100.000 100.0002 Trục quay căng dây Bộ 02 30.000 60.0003 Bạc đạn(củ) 30mm Cái 04 5.000 20.0004 Chi phí gia công Bộ 01 150.000 150.0005 Bulon 16x300 Cái 02 10.000 20.0005 Tổng cộng 350.000

(Ba trăm năm mươi ngàn đồng)5.2 Hiệu quả kinh tế:- Rút ngắn được thời gian thi công, (Giảm được 60% thời gian thi công)- Giảm được chi phí nhân công 1.000.000đồng/1km đường dây cải tạo.- Giảm được 60% thời gian cắt điện để thi công cải tạo lưới điện.

379

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

LĨNH VỰCNÖNG LÊM NGÛ NGHIÏåP VAÂ

MÖI TRÛÚÂNG

380

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

381

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ĐỒNG BỘ CÁC TIẾN BỘ KHCNĐỂ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CHÔNG CHỊU CỦA CÂY LÚA

NHẰM NGĂN CHẶN VÀ GIẢM THIỂU THIỆT HẠIDO SÂU BỆNH GÂY RA, ĐẶC BIỆT BỆNH LÙN SỌC ĐEN

HẠI LÚA TẠI THÁI BÌNH

I. GIỚI THIỆU:Đơn vị chủ trì: Trung tâm Khảo nghiệm khuyến nông, khuyến ngư tỉnh Thái BìnhĐịa chỉ: Phường Phú Khánh, TP. Thái Bình, Tỉnh Thái BìnhĐiện thoại: 0363 831842 Lãnh đạo đơn vị: Nguyễn Như Liên - Giám đốcChủ nhiệm: Bà Đào Thị Kim TứĐồng chủ nhiệm: Ông Nguyễn Tiến Chinh

II. NỘI DUNG:1. Đặt vấn đề: Biến đổi khí hậu toàn cầu dẫn đến mất cân bằng môi trường sinh thái khiến cho

năng suất cây trồng tăng chậm trong khi chi phí lao động, chi phí vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng nhanh… càng làm hiệu quả ngành nông nghiệp giảm sút mà môi trường càng thêm độc hại. Vì vậy, nghiên cứu, đề ra những biện pháp kỹ thuật giúp cây trồng khỏe mạnh, tăng sức đề kháng sâu bệnh, giảm thuốc BVTV giúp tăng hiệu quả kinh tế, bảo vệ an toàn môi trường sinh thái là vấn dề cấp thiết đặt ra cho toàn ngành nông nghiệp.

2. Nội dung giải pháp:- Sử dụng phân bón vi sinh đa chủng đa chức năng Azotobacterin nhằm tăng sức

đề kháng của cây trồng, cải tạo, bồi dục tầng đất canh tác…

- Gieo cấy hàng rộng, hàng hẹp (02 hàng cách nhau 14 -15 cm tiếp đến 02 hàng rộng cách nhau 28 -30 cm) giúp cho mọi cây lúa đều to khỏe, ít sâu bệnh, bông to hạt mẩy như những cây lúa ven bờ. Việc gieo thẳng đã mang lại nhiều lợi ích cho nông dân, nay cải tiến công cụ sạ hàng đều thành công cụ sạ hàng rộng, hàng hẹp.

Thực tế cho thấy, cùng chế độ dinh dưỡng khoáng, nhưng nếu được hưởng nhiều ánh nắng hơn thì cây khỏe, ít sâu bệnh hơn. Như vậy, thay vì cấy hàng đều bằng cách cấy hàng rộng, hàng hẹp sẽ giúp mọi khóm lúa đều được hưởng ánh nắng nhiều góp

ĐOÀN THỊ KIM TỨ

382

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

phần tăng năng suất cây trồng.

3. Điểm mới của giải pháp:- Sử dụng phân bón vi sinh đa chủng,

đa chức năng Azotobacterin giúp đồng ruộng nhiều vi sinh vật có ích, xác hữu cơ, rơm rạ cũng phân hủy nhanh làm đất tơi xốp, tăng độ mùn, dinh dưỡng được bổ sung và phân bố đều hơn theo sinh lý cây trồng khỏe hơn, ít sâu bệnh và cho năng suất cao hơn từ 7-10%.

- Ứng dụng hiệu ứng hàng biên vào sản xuất: Đặt hàng dàn sạ kéo tay có 3 trống và 12 hàng lỗ , trong đó 2 hàng rộng cách nhau 28cm và 2 hàng hẹp cách nhau 14 cm. Dàn kéo này sẽ cho ra các hàng rộng, hàng hẹp phân bố đều trên ruộng lúa, tạo cho mọi khóm lúa đều được hưởng hiệu ứng hàng biên.

Trộn 1 vụm tay tro bếp mục với 2-3 kg hạt giống đã nứt nanh, thời gian trộn 15-2 phút, sau đó rửa sạch tro rồi ngâm ủ tiếp đến khi hạt có chiều dài mầm = 2/3 hạt đem gieo, nhưng rễ lại rất ngắn, không bị dắt lỗ của trống, và mật độ hạt rơi xuống từ 2 - 4 hạt trên 1 khóm, rất đỡ công tỉa dặm, tiết kiệm từ 30-40% lượng giống.

4. Hiệu quả kinh tế, xa hội:- Giải pháp: “Ứng dụng đồng bộ các tiến bộ Khoa học-Công Nghệ để nâng cao

sức chống chịu của cây lúa nhằm ngăn chặn và giảm thiểu thiệt hại do sâu bệnh gây ra, đặc biệt là bệnh Lùn sọc đen hại lúa tại Thái Bình”, được triển khai áp dụng thành công đem lại hiệu quả cao:

- Sử dụng phân bón Azotobacterin sẽ góp phần tạo ra nông sản sạch, giúp cân bằng môi trường sinh thái, bảo vệ môi trường, tiết kiệm trung bình 2 triệu đồng tiền thuốc/ha (Chưa tính công phun).

Ruộng được bón phân Azotobacterin: đất tơi xốp, mùn giun nhiều hơn, lá đứng, bản lá xanh dày, gọn khóm, đẻ khỏe, đẻ tập trung, cứng thân, chống đổ tốt. Đặc biệt, nhiễm khô vằn nhẹ, thậm chí không phun thuốc, mật độ rầy rất thấp, bộ lá bền đến cuối vụ

Gieo cấy hàng rộng, hàng hẹp giúp cho mọ cây lúa đều to khỏe, ít sâu bệnh, bông to, hạt mẩy như những cây lúa ven bờ. Việc gieo thẳng đã mang lại nhiều lợi ích cho người nông dân. Với cải tiến công cụ sạ hàng đều thành công cụ sạ hàng rộng, hàng hẹp, tạo ruộng lúa thưa thoáng, cây cứng cáp, ít sâu bệnh, đẻ sớm, đẻ khỏe, bông to hơn, nhiều hạt chắc, năng suất cao hơn 5-6% so với sạ hàng đều.

Với 24.500 ha lúa gieo thẳng vụ xuân và 12.300 ha gieo thẳng vụ mùa 2013 ở

383

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Thái Bình nếu sử dụng gieo sạ hàng rộng, hàng hẹp với phân bón Azotobacterin đã mang lại lợi nhuận trên hai trăm tỷ đồng trong sản xuất mỗi năm.

Giải pháp đem lại hiệu quả xã hội cao: - Ứng dụng giải pháp mới nông dân dễ thực hiện liên kết sản xuất, không chỉ giảm lao động, mà còn giải quyết khâu thiếu lao động mùa vụ rất lớn hiện nay (cấy 1 sào lúa mất 1 công lao động tương đương 10-12 giờ; gieo vãi 1 sào mất 1,0 - 1,5 giờ, kéo dàn sạ 1 sào mất 12-15 phút) lợi nhuận cao hơn tạo sự thay đổi trong nhận thức và phương pháp canh tác của nông dân theo hướng hàng hóa tập trung, quy mô lớn CĐM.

- Giải pháp mới vừa dễ ứng dụng, vừa tiết kiệm lao động và giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho người lao động, đặc biệt kết hợp thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp đã thiết thực giúp nông dân gắn bó hơn đến đồng ruộng và trực tiếp xóa bỏ ruộng hoang hóa tại một số dịa phương

Tập huấn được 06 lớp chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến cho trên 600 lượt hộ nông dân các vùng xây dựng mô hình

Mở được trên 500 lớp theo các chương trình liên kết của các địa phương, Hội phụ nữ, Hội nông dân

5. Khả năng nhân rộng:Giải pháp: “Ứng dụng đồng bộ các tiến bộ Khoa học-Công Nghệ để nâng cao

sức chống chịu của cây lúa nhằm ngăn chặn và giảm thiểu thiệt hại do sâu bệnh gây ra, đặc biệt là bệnh Lùn sọc đen hại lúa tại Thái Bình”, được triển khai áp dụng thành công. Công nghệ sạ và cấy hàng rộng, hàng hẹp trên nền phân bón vi sinh Azotobacterin, phân bón đa yếu tố NPK chuyên dùng có thể áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình nói riêng và các tỉnh thâm canh lúa nói chung đem lại hiệu quả kinh tế cao.

6. Kết luậnGiải pháp được triển khai, ứng dụng thành công tại Thái Bình. Ứng dụng công

nghệ sạ và cấy hàng rộng, hàng hẹp trên nền phân bón vi sinh Azotobacterin, phân bón NPK tạo cho ruộng lúa thông thoáng, giúp đất tơi xốp, mọi cây lúa đều có điều kiện quang hợp tốt nhất, cây lúa khỏe, khóm lúa gọn hơn, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và ngoại cảnh bất thuận, giảm sâu bệnh hại, khai thác triệt để hiệu ứng hàng

384

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

biên giúp cây lúa khỏe. Đây là bước tiền đề căn bản góp phần tạo dựng thương hiệu nông sản sạch của Thái Bình không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn có ý nghĩa quan trọng góp phần bảo vệ môi trường.

385

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT BỂ BIOGAS (BỂ KHÍ SINH HỌC)BẰNG VẬT LIỆU NHỰA TÁI SINH ĐỂ XỬ LÝ CHẤT THẢI

TRONG CHĂN NUÔI VÀ TRONG SINH HOẠT

I. GIỚI THIỆU: Đơn vị công tác: Công ty TNHH Phát triển Công nghệ khí sinh học Môi Trường SinhĐiện thoại: 0363.796.366 - 0988.128.269Email: [email protected]ủ nhiệm: Ngô Duy Đông Đồng chủ nhiệm: Phạm Quang Trung

NGÔ DUY ĐÔNG PHẠM QUANG TRUNG

II. NỘI DUNG: 1. Đặt vấn đề:Hiện nay, các nguồn cung cấp năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt. Trước

tình hình đó đòi hỏi phải có các nguồn năng lượng bổ sung thay thế. Việc sử dụng bể Biogas để tạo nguồn sinh khí học được coi là giải pháp hữu hiệu giúp người dân có nguồn năng lượng mới sử dụng để đun nấu , thắp sáng, chạy máy phát… Tuy nhiên, bể Biogas bằng gạch, bê tông, composite đã bộc lộ những nhược điểm như: Tuổi thọ không cao, khả năng thu hồi khí thấp, không có khả năng tự đẩy bã phá váng, quá trình sản xuất gây ô nhiễm môi trường trên bề mặt trong ngăn chứa dịch phân giải…

Qua thời gian nghiên cứu, nhóm tác giả thuộc Công ty TNHH Phát triển Công nghệ Khí Sinh Học Môi Trường Xanh đã thiết kế và đưa vào sản xuất bể Biogas bằng vật liệu nhựa tái sinh trên dây chuyền máy bơm ép trong khuôn kín đã khắc phục được những nhược điểm của các công trình bể Biogas hiện có, đem lại rất nhiều lợi ích trong chăn nuôi, tạo năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường.

2. Nội dung giải pháp:

386

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

- Nguyên liệu để sản xuất: hạt nhựa tái sinh

- Kiểu dáng: Dạng hình cầu, đường kính ngang 2,3 mét, mỗi nửa bán cầu gồm 8 mảng có kích thước và khối lượng bằng nhau được đúc bằng khuôn ép bởi máy bơm nhựa áp lực 2200 tấn, 2 mép ở mỗi mảng có khía để đưa doăng cao su vào giữa và có lỗ ốc định vị khớp nối. Để nâng cao thể tích của bể, phần giữa được thiết kế thêm nhiều mô đun hình trụ tròn đường kính 2,30 mét để khớp nối với 2 nửa bán cầu. Mỗi mô đun cũng chia thành 8 mảng ghép lại với nhau tạo thành hình ống, mỗi mô đun khi được ghép nối sẽ tăng thể tích bê nên 3m3. Đường ống dẫn dịch phân giải vào sử dụng ống PVC 200 được đặt sâu bằng 1/2 hình cầu. Ống cho dịch phân giải thoát ra đặt sâu dưới gần đáy hình cầu. Do vậy ngăn xử lý của bể Biogas không bị lưu đọng cặn, bể không phải hút chất căn trong suốt quá trình vận hành.

Do thiết kế thành nhiều mảnh giống nhau nên dễ vận chuyển, giảm được giá thành khuôn đúc và lực bơm nhựa, chất lượng của các bộ phận là như nhau.

- Quy trình chế tạo: Các loại nhựa phế thải được công ty thu mua, phân loại, xử lý và ép lại sau đó dùng máy xay tạo thành hạt nhựa tái chế. Hạt nhựa tái chế được cho vào máy ép, máy sẽ tự động nung chảy và bơm vào trong khuôn kín định dạng sản phẩm.

- Quy trình hoạt động của bể Biogas: - Dịch phân giải (DPG) được cho vào bể thu (đầu vào V1) cũng là bể áp của

bề Biogas. Thể tích của bể áp bằng 1/3 thể tích nửa bán cầu. Ống dẫn được đặt đến đáy bể áp để khi khí trong hầm được sủ dụng từ lúc ngăn chứa đầy đến hết 1/3 thì lượng dịch phân giải trong bể áp được hút hết xuống bể.

- DPG gồm chất hữu cơ và chất lắng cặn. Khi vào bể chất hữu cơ sẽ nổi (tại V2) hoặc lơ lửng (tại V3), chất cặn sẽ chìm xuống đáy bể (tại V4). Tại vị trí V2 và V3 là nơi có nồng độ chất hữu cơ cao nhất, vi khuẩn hoạt động mạnh nhất sẽ phân hủy chất hữu cơ tạo thành khí sinh học. Khí sinh học tạo ra sẽ được chứa trong V5 được dẫn qua ống thu khí để sử dụng.

- Chất hữu cơ trong bể Biogas trong quá trình phân hủy sẽ đóng váng trên bề mặt V2. Sau khi được phân hủy hoàn toàn sẽ tạo thành bùn và chìm dần xuống V4.

Bể Biogas

387

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Dưới tác dụng lực ép của bể áp V1 và lực ép khí khi V5 tăng dần sẽ tự đẩy chất cặn, bùn từ V4 thoát theo ống ra ngoài.

3. Tính mới, tính sáng tạo :- Bể Biogas bằng vật liệu nhựa tái sinh là sản phẩm đầu tiên được sản xuất tại

Việt Nam, thân thiện với môi trường, có khả năng tái chế. Chất lượng không phụ thuộc vào tay nghề của công nhân, dễ vận chuyển, tốn ít công lắp đặt, thích nghi với nhiều mô hình chăn nuôi.

- Các công đoạn được kiểm tra bằng máy tính nên độ chính xác cao, chất lượng các bộ phận là như nhau. Do cách bố trí cột áp nên khả năng thu khí cao, không phải hút bã.

- Dễ dàng tăng kích thước bể, khắc phục được sự cố khi cho nước xuống quá nhiều, chất thải chưa bị xử lý cũng bị thoát ra ngoài.

- Khi cần nạo vét chất trong bể cũng rất dễ dàng: Dùng lắp chụp bịt đầu ống vào, dùng máy nén khí bơm vào đầu ống dẫn khí, sẽ ép toàn bộ nước, chất thải trong bể Biogas ra ngoài.

- Do tất cả các mảnh ghép hình thành nên bể Biogas là đồng nhất, nên việc kê xếp vận chuyển trên các phương tiện đến nơi thi công thuận tiện.

Chỉ tiêu so sánh Các loại bể Biogas xây, Biogas nhựa Composite… Bể biogas nhựa tái sinh

Vật liệu cấu thành Không thân thiện với môi trường, các loại vật liệu không có khả năng tái chế, sử dụng lại

Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, có khả năng tái chế, sử dụng lại

Quy trình sản xuất

Hoàn toàn thủ công, tốn nhiều thời gian, gây ô nhiễm môi trường. Chất lượng phụ thuộc vào tay nghề công nhân

Sản xuất tự động trên dây chuyền máy móc hiện đại, không có chất thải gây ô nhiễm môi trường. Chất lượng sản phẩm không phụ thuộc vào tay nghề công nhân

Giá thành nguyên vật liệu

Giá thành cao, vật liệu của bể composite phải nhập khẩu Giá thành thấp, vật liệu có sẵn

Thi công, lắp đặt Tốn nhiều nhân công và thời gian Nhanh gọn, không tốn nhân công

Quy trình HĐPhải hút bã chất thải lưu đọng tốn thêm chi phí. Xử lý chất thải không triệt để

Không phải hút chất bã thải lưu đọng. Xử lý chất thải triệt để

Vận chuyển Nặng, cồng kềnh, khó vận chuyển Nhẹ, gọn, dễ vận chuyểnGiá thành CaoThể tích chứa khí Thấp CaoThể tích có biến động Không có khả năng tăng thể tích Có khả năng tăng thể tích bằng

cách nối thêm mô đunDi chuyển, khắc phục

Bể xây không có khả năng di chuyển, rất khó khắc phục

Dễ dàng di chuyển, khắc phục hỏng hóc

388

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Khả năng thích nghi

Thích nghi thấp với mô hình chăn nuôi nhỏ. Bể composite chỉ áp dụng được mô hình chăn nuôi nhỏ, lẻ

Thích nghi cao với các mô hình chăn nuôi

Độ bền Bể Biogas xây độ bền thấp. Bể composite độ bền 30 năm

Bể nhựa tái chế tương đương với bể composite

4. Hiệu quả kinh tế, xa hội:- Mỗi bể Biogas bằng nhựa tái chế có cùng thể tích với bể Biogas xây bằng gạch

thì giá thành của bể nhựa tái chế rẻ hơn 35%, rẻ hơn 45% so với bể nhựa composite.- Với mỗi bể 6m3 mỗi ngày trung bình cung cấp được 3,5m3 sinh học tương

đương với 2,8 lít xăng x 20.000 đồng/lít. Với mỗi bể cho lượng nhiên liệu tương đương khoảng gần 60.000 đồng/ngày.

- Được sản xuất bằng máy, trong khuôn kín nên không phát sinh khí thải độc ra môi trường, đồng thời còn thu gom các loại phế thải độc ra môi trường, đồng thời còn thu gom phế thải nhựa có thể tái sinh để sản xuất nguyên liệu đầu vào. Do đó, sản xuất bể Biogas bằng nhựa tái chế là hướng đi mở đúng đắn, giải quyết được vấn đề bất ổn về môi trường hiện nay.

5. Ứng dụng nhân rộng:Hiện nay, Công ty đã mở thêm nhà máy sản xuất bể Biogas tại tỉnh Bình Phước

với công suất 45 bể/ngày. Đang triển khai thử nghiêm lắp đặt các mô hình trình diễn tại các tỉnh thành trong cả nước. Tại Thái Bình, Công ty đã lắp đặt thí nghiệm 5000 bể Biogas ở 2 xã Bắc Hải, Nam Cường (huyện Tiền Hải), qua quá trình vận hành đưa vào sử dụng các hộ gia đình đều đánh giá cao hiệu quả sử dụng các loại bể này.

6. Kết luận:Bể Biogas làm bằng nhựa phế thải là một công nghệ mới, được nhóm tác giả

thiết kế với nhiều tính năng ưu việt là bước đột phá mới trong công nghệ khí sinh học, mở ra tiềm năng lớn trong áp dụng khoa học kỹ thuật vào công nghệ xử lý chất thải, thân thiện với môi trường. Đã được Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đánh giá cao.

389

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

CẢI TIẾN QUY TRÌNH ĐỰC HÓA CÁ RÔ PHI(OREOCHROMIS NILOTICUS) BẰNG PHƯƠNG PHÁP

NGÂM TRONG NƯỚC CÓ PHA HORMONE 17Α-METHYLTESTOSTERONE

I. GIỚI THIỆU:Đơn vị: Trung tâm khoa học kỹ thuật và sản xuất giống thủy sản Quảng NinhĐịa chỉ: Km11, phường Đông Mai, TX. Quảng Yên, tỉnh Quảng NinhChủ nhiệm: ThS. Vũ Công TâmCộng sự: Nguyễn Quang Huy, Nguyễn Đức Trường

VŨ CÔNG TÂM NGUYỄN QUANG HUY NGUYỄN ĐỨC TRƯỜNG

II. NỘI DUNG:

1. Giới thiệu về công trình:

Cá rô phi đực có tốc độ tăng trưởng và kích cỡ thương phẩm lớn hơn cá cái. Việc đực hóa cá rô phi là hết sức có ý nghĩa. Công trình cải tiến quy trình đực hóa cá rô phi (Oreochromis niloticus) bằng phương pháp ngâm trong nước có pha hormone 17α-Methyltestosterone ở điều kiện ổn định nhiệt độ 32oC, trong túi PE bơm oxy, thời gian ngâm 60 phút đã tăng tỷ lệ đực hóa lên 95%, tăng tỷ lệ sống của cá giống lên 10%, giảm chi phí vật tư và nhân công, có thể sản xuất hàng hóa ở quy mô công nghiệp, góp phần tăng thu nhập đáng kể cho đơn vị và người lao động. Phương pháp đơn giản, thời gian thực hiện ngắn, liều MT sử dụng thấp và công nhân không tiếp xúc trực tiếp với hormone như trong phương pháp cho cá ăn thức ăn trộn MT nên an toàn cho cả người tiêu dùng, người sản xuất và thân thiện với môi trường.

2. Tóm tắt nội dung công trình:

390

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

2.1. Chuẩn bị vật liệu:

- Cá con được thu hoạch tại ao ghép cặp cá bố mẹ cho sinh sản tự nhiên trong ao. Hàng ngày, thu cá con trong giai đoạn 8-14 ngày sau nở. Thời gian thu hoạch vào sáng sớm và chiều tối.

- Túi PE kích thước 110 x 60 cm.

- Dây cao su buộc miệng túi.

- Bình Oxy.

- Bể xi măng chứa nước nâng nhiệt.

- Heater nâng nhiệt.

- Cân kỹ thuật.

- Hormone: 17α-Methyltestosterone (MT).

- Cồn: 96o.

Hình 1: Thời điểm thu cá và thời gian ngâm trong dung dịch MT

2.2. Cách thức tiến hành:

- Pha MT trong cồn: pha 300 mg MT trong 1 lít cồn, nồng độ 0,3 mg/ml

- Đơn vị xử lý (ĐVXL): 1 lít nước + 2,5 lit oxy – 1.000 cá bột – 5 ml cồn MT

Dung tích túi PE = số ĐVXL x 3,5 (lít)

- Trình tự:

+ Chuẩn bị túi PE kích thước 110 cm x 60 cm, sau khi cho nước, bơm oxy và buộc chặt miệng túi, dung tích còn 35 lit.

+ Số cá/1.000 = số ĐVXL = số lít nước.

391

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

+ Cho 10 lít nước sạch vào túi, thêm 10.000 cá bột (8 -14 ngày tuổi), thêm 50 ml cồn MT, bơm 25 lít oxy (khuấy, đuổi không khí khỏi túi trước khi bơm oxy), buộc chặt túi (túi căng tròn), tính giờ (lắc thường xuyên túi), sau 60 phút thả cá ra ao hoặc bể ương nuôi.

Hình 2: Ngâm túi cá bột trong nước 32oC và lắc túi tăng hàm lượng oxy

2.3. Kiểm tra giới tính sớm:

Thường xuyên kiểm tra giới tính sớm để biết được tỷ lệ đực của giống. Có thể xác định giới tính cá khi cá đạt 2,5 tháng tuổi (cỡ 3-4 cm); trên mẫu tươi hay mẫu cố định trong formaline; Số lượng mẫu khảo sát tối thiểu là 100 cá.

Giải phẫu cá và lấy một mảnh tuyến sinh dục đặt trên lame; Nhỏ 1 giọt carmine lên mẫu tuyến sinh dục; Dùng một miếng lame khác để nghiền mẫu tuyến sinh dục; Ðể 1-2 phút và quan sát mẫu dưới kính hiển vi với độ phóng đại x 40.

Hình 3: Mô tuyến sinh dục của cá cái Hình 4: Mô tuyến sinh dục của cá đực

392

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Nếu thấy các hạt trứng tròn đều, đó là tuyến sinh dục cá cái; Nếu mẫu là đồng nhất gồm các hạt nhỏ, đó là tuyến sinh dục cá đực; Nếu mẫu là khối đồng nhất gồm các hạt nhỏ có vài hạt trứng nằm lẫn bên trong: đó là tuyến sinh dục cá gian tính.

3. Tính mới của công trình:Lần đầu tiên được thực hiện tại Quảng Ninh và đang có tính mới tại Việt Nam.4. Khả năng áp dụng:Công trình dễ áp dụng ở quy mô công nghiệp.5. Hiệu quả kinh tế, xa hội:5.1. Hiệu quả kinh tế:- Tăng mật độ ngâm lên gấp đôi nhưng nồng độ MT chỉ tăng 1,5 lần, giảm thời

gian ngâm xuống còn một nửa đã làm giảm đáng kể chi phí vật tư, nhân công và thời gian thực hiện;

- Cá con ương nuôi trong ao rộng (so với ương 21 ngày trong giai cho ăn thức ăn trộn hormon MT) sẽ tận dụng được thức ăn tự nhiên và không gian sống nên lớn nhanh, tỷ lệ sống cao hơn, cho hiệu quả kinh tế cao hơn;

- Hiệu suất sử dụng MT cao gấp 8 lần so với phương pháp cho ăn thức ăn trộn MT (1,5 mg MT/1.000 cá bột so với 12 mg MT/1.000 cá bột). Nếu chỉ tính riêng tiền tiết kiệm hormone cho sản xuất 10 triệu cá bột đã là 35.000.000 đ;

- Tỷ lệ sống tăng 15%, nếu ương nuôi 10 triệu cá bột sẽ thu được nhiều hơn 1.500.000 cá hương, tương đương 900.000.000 đồng.

5.2. Hiệu quả xa hội:- Phương pháp đơn giản, thời gian thực hiện ngắn, liều MT sử dụng thấp và công

nhân không tiếp xúc trực tiếp với hormon như trong phương pháp cho cá ăn thức ăn trộn MT nên an toàn cho cả người tiêu dùng, người sản xuất và thân thiện với môi trường;

- Có thể sản xuất hàng hóa với số lượng lớn, không phụ thuộc vào công suất ấp trứng trên khay, góp phần tăng thu nhập cho đơn vị và người lao động.

393

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT VẮC-XIN LEPTOSPIRA PHÒNG BỆNH CHO LỢN

I. GIỚI THIỆUĐơn vị chủ trì: Phân viện Thú y Miền Trung - Khánh Hòa Địa chỉ: Km4, đường 2/4, Vĩnh Hòa, Nha Trang, Khánh HòaĐiện thoại: 058. 3831118, 0913489014 - Fax: 058. 3831592Lãnh đạo đơn vị: TS. Nguyễn Đức TânChủ nhiệm: TS. Nguyễn Đức TânĐồng chủ nhiệm: TS. Võ Thành ThìnĐơn vị áp dụng: Phân viện thú y miền Trung

TS. NGUYỄN ĐỨC TÂN TS. VÕ THÀNH THÌN

II. NỘI DUNG:1. Giới thiệu về công trình:Bệnh Leptospirosis là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan giữa người và gia

súc, được OIE xếp vào nhóm thứ 2 các bệnh nguy hiểm. Ở lợn, bệnh xảy ra quanh năm và lợn mắc bệnh thường không thể hiện triệu chứng nên gây khó khăn cho công tác chẩn đoán và phòng trị bệnh. Biện pháp tối ưu để kiểm soát bệnh Leptospirosis trên lợn là sử dụng vắc-xin phòng bệnh. Trong công trình này, chúng tôi tập trung nghiên cứu, sản xuất vắc-xin Leptispira với các serovar gây bệnh điển hình trên lợn. Vắc-xin đảm bảo các yêu cầu về vô trùng, an toàn và hiệu lực phòng bệnh cao cho lợn.

Trong công trình này, chúng tôi đã tiến hành 3 nội dung chính sau:1) Giám định lại một số tính chất sinh học của giống Leptospira;- Xác định lại serovar chủng giống;- Xác định gen quy định yếu tố độc lực Lipoprotein của chủng giống;- Quan hệ di truyền của chủng giống.

394

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

2) Xác định liều miễn dịch của Leptospira đối với lợn;

3) Sản xuất thử nghiệm và kiểm nghiệm vắc-xin Leptospira.

Để thực hiện các nội dung này, chúng tôi đã áp dụng các kỹ thuật và phương pháp nghiên cứu như:

- Sử dụng bốn giống Leptospira tham chiếu dùng để sản xuất vắc-xin. Các giống này do Viện Thú y Italia và Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh cung cấp.

- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu vi khuẩn thường quy và hiện đại để giám định lại đặc tính sinh học của chủng giống như xác định serovar bằng phản ứng vi ngưng kết với kháng huyết thanh chuẩn, xác định quan hệ di truyền và một số đặc tính sinh học phân tử bằng PCR và giải trình tự gen.

- Vắc-xin được sản xuất dưới vô hoạt bổ trợ keo phèn với bốn serovar Leptospira gây bệnh phổ biến trên lợn.

- Vắc-xin được kiểm nghiệm dựa theo Tiêu chuẩn ngành 10TCN 192-94 và tiêm thử nghiệm trên lợn.

- Để đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch của lợn đối với vắc-xin, chúng tôi áp dụng phương pháp xác định kháng thể kháng Leptospira trong huyết thanh. Bên cạnh đấy, chúng tôi cũng tiến hành phản ứng trung hòa trực tiếp trên động vật với chủng Leptospira gây bệnh. Đây là phương pháp trọng tài để đánh giá chất lượng vắc-xin. Thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện an toàn sinh học cấp II, đảm bảo không thải mầm bệnh ra môi trường bên ngoài.

2. Tính mới của công trình:- Cơ sở để lựa chọn chủng giống Leptospira

để sản xuất vắc-xin là kết quả nghiên cứu của chương trình hơp tác giữa Viện thú y Italia và Phân viện thú y miền Trung (2009 - 2010); Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (2011 - 2013) về đặc điểm dịch tễ bệnh Leptospirosis trên lợn tại các trại chăn nuôi và hộ gia đình. Do đó, thành phần vắc-xin bao gồm các serovar Leptospira gây bệnh phổ biến trên lợn. Vì vậy,

Vắc-xin Leptospira

Ảnh thực hiện công trình

395

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

vắc-xin phù hợp với điều kiện chăn nuôi và tình hình dịch bệnh trên lợn tại Việt Nam.- Giống Leptospira dùng trong nghiên cứu, sản xuất vắc-xin là những chủng

giống tham chiếu quốc tế, đáp ứng tiêu chuẩn làm giống gốc trong sản xuất vắc-xin. - Vắc-xin Leptospira phòng cho lợn do chúng tôi sản xuất là vắc-xin vô hoạt,

bổ trợ keo phèn và bao gồm 4 serovar Leptospira là Pomona, Panama, Autumnalis và Bataviae đang lưu hành trên lợn. Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa vắc-xin do chúng tôi nghiên cứu sản xuất so với sản phẩm hiện có trên thị trường. Bên cạnh đấy, chúng tôi sử dụng công nghệ nuôi lên men kết hợp thông khí liên tục nên đảm bảo ổn định về số lượng tế bào Leptospira trong 1 liều vắc-xin. Vì thế, đáp ứng miễn dịch của lợn đối với vắc-xin là ổn định và kéo dài; vắc-xin có giá thành thấp hơn so với vắc-xin nhập ngoại.

3. Khả năng áp dụng:Bệnh Leptospirosis xảy ra thường xuyên ở lợn mọi lứa tuổi. Lợn nhiễm Leptospira

không biểu hiện triệu chúng lâm sàng mà thường ở dạng mang trùng. Lợn thải mầm bệnh trong thời gian dài – đây là nguồn lây nhiễm nguy hiểm cho vật nuôi và cả con người. Do đó, yêu cầu đối với ngành chăn nuôi là phải kiểm soát được dịch bệnh, tránh lây lan ra cộng đồng. Một trong những biện pháp tối ưu nhất để khống chế sự lây lan này là sử dụng vắc-xin phòng bệnh cho lợn. Với tốc độ phát triển chăn nuôi như hiện nay thì nhu cầu sử dụng vắc-xin này để phòng bệnh là rất lớn.

Hiện nay, vắc-xin Leptospira do chúng tôi nghiên cứu, sản xuất đã được Trung tâm kiểm nghiệm thuốc thú y TWII (thành phố Hồ Chí Minh) kiểm nghiệm, đánh giá là đạt tiêu chuẩn vô trùng, an toàn và hiệu lực trên động vật.

Sản phẩm của công trình này đã được chuyển giao trực tiếp cho Phân viện thú y miền Trung (1 trong 3 đơn vị sản xuất vắc-xin thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hoàn thiện hồ sơ xin cấp phép sản xuất và lưu hành trên toàn quốc. Hơn nữa, vắc-xin phòng bệnh Leptospirosis cũng đã được giới thiệu đến các trại và hộ chăn nuôi thông qua các hội thảo khoa học. Sản phẩm này được người chăn nuôi đón nhận và đánh giá cao.

4. Hiệu quả kinh tế, xa hội:Việc sử dụng vắc-xin Leptospira để tiêm

phòng cho lợn sẽ giúp không chế được bệnh Leptospirosis, giảm sự lây lan mầm bệnh trong đàn và cho người chăn nuôi; người chăn nuôi sẽ đỡ tốn chi phí cho công tác điều trị bệnh, lợn tăng trọng đều hơn. Sử dụng vắc-xin Leptospira sẽ góp phần phát triển ngành chăn nuôi lợn phát triển bền vững, đảm bảo an toàn sinh học, giảm thiểu ô nhiễm môi trường Hội thảo giới thiệu sản phẩm

396

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

chăn nuôi do mầm bệnh thải ra từ lợn mang trùng. Hơn nữa, vắc-xin Leptospira do chúng tôi nghiên cứu và sản xuất gồm các serovar gây bệnh chủ yếu trên lợn tại Việt Nam nên phù hợp với đặc điểm dịch tễ của bệnh. Liều tiêm của vắc-xin này thấp hơn so với các vắc-xin hiện có trên thị trường, do đó sẽ thuận lợn hơn cho người sử dụng.

397

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ IN FILTER DAFỨNG DỤNG CHO NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC DI ĐỘNG

I.GIỚI THIỆU:Cơ quan chủ trì: Công ty TNHH NNMTV Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên HuếĐịa chỉ: 103 Bùi Thị Xuân – TP.HuếĐiện thoại: 054.3833710; Fax: 054.3826580 – DĐ: 0913425555Lãnh đạo: Trương Công Nam – Chủ tịch, Giám đốc Công tyChủ nhiệm: ThS. Trương Công NamĐồng tác giả: KS. Trần Văn ThọĐơn vị áp dụng: Nhà máy nước sông Nông, nhà máy nước Điền Môn - Công ty TNHH NNMTV Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế.

TRƯƠNG CÔNG NAM TRẦN VĂN THỌ

II. NỘI DUNG :1. Tóm tắt nội dung công trình:Năm 2009, nhu cầu sử dụng nước trên toàn tỉnh TT.Huế tăng mạnh, một số tuyến

ống phân phối về các huyện được đầu tư trên 17 năm đã vận hành hết công suất (thiếu vốn đầu tư để xây dựng các tuyến ống mới) nhiều khu vực cuối mạng đường ống thường xãy ra tình trạng thiếu lưu lượng và giảm áp lực nghiêm trọng vào giờ cao điểm dùng nước. Đứng trước tình hình đó, HueWACO đã nghiên cứu lắp đặt các NM xử lý nước di động có công suất từ 1.000 đến 3.000 m3/ngđ nhằm bổ sung lưu lượng và tăng áp lực cho những khu vực nước yếu nêu trên mà không phải đầu tư thêm tuyến ống truyền tải. Những NM xử lý nước di động này được chế tạo bằng thép tại xưởng, sử dụng công nghệ lắng tải trọng cao - lọc nhanh thông thường, có thể tháo lắp và di chuyển dễ dàng. Sáng kiến này đã góp phần rất lớn trong việc giải quyết vấn đề nước yếu; những vùng sâu, vùng xa không thể nối mạng; nâng cao sản lượng nước cấp, phục vụ đầy đủ nhu cầu dùng nước của người dân trên địa bàn Tỉnh.

398

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Năm 2010, được tiếp cận với công nghệ tuyển nổi sử dụng khí hòa tan (DAF - Dissolved Air Flotation); nhận thấy đây là công nghệ xử lý nước mới, có nhiều ưu điểm so với các công nghệ xử lý nước sạch truyền thống trong ngành cấp nước tại Việt Nam, tác giả đã nảy sinh ý tưởng nghiên cứu kết hợp giữa mô hình xử lý nước bằng công nghệ In_filter DAF và NM xử lý nước di động tại HueWACO, nhằm nâng cao hiệu quả trong xử lý và sản xuất nước sạch, tiết kiệm chi phí, phục vụ kịp thời nhu cầu dùng nước của người dân vùng nông thôn, miền núi, đồng thời nghiên cứu áp dụng rộng rải trên toàn tỉnh TT.Huế.

2. Tính mới, tính sáng tạo của công trình:- Hệ thống có thể phân tách thành nhiều mô đun nhằm thuận lợi cho việc vận

chuyển cơ động bằng ô tô và lắp đặt nhanh chóng. Ứng dụng máy bơm phun khí tạo bọt trực tiếp nên có thể không cần dùng bình tích áp.

- Việc cải tiến lấy tầng nước mặt cuối bể phản ứng để đưa vào DAF nhằm đảm bảo các bông cặn đủ lớn, loại bỏ những hạt cát có tỉ trọng cao không qua bể DAF.

- Không sử dụng cào bùn nhằm tiết kiệm chi phí vận hành đồng thời không làm vỡ màn cặn.

- Sử dụng mái composite gọn nhẹ che trực tiếp trên bể DAF, không làm nhà bao che cả công trình, tiết kiệm chi phí.

- Lần đầu tiên chế tạo, áp dụng vào thực tế có hiệu quả trong ngành nước sạch tại Việt Nam.

3. Khả năng áp dụng rộng rai:Các giải pháp phần lớn đều sử dụng vật tư được sản xuất trong nước (động cơ

máy bơm, các thiết bị đo đếm) hoặc do HueWACO tự chế tạo (các thiết bị gia công cơ khí). Công trình thi công đơn giản, nhanh chóng, dễ vận chuyển lắp đặt, tiết kiệm diện tích đất, tiết kiệm chi phí và dễ vận hành.

4. Hiệu quả kinh tế, xa hội của công trình:Quá trình lắng và lọc có thể kết hợp thực hiện trong cùng 1 bể và hoạt động

đồng thời, giảm chi phí đầu tư phần xây dựng bể lắng trong dây chuyền xử lý nước, không phải lắp đặt hệ thống lamella. Khối tích công trình nhỏ, gọn giúp cho việc vận chuyển dễ dàng và nhanh chóng hơn, tiết giảm diện tích sử dụng đất.

Hệ thống xử lý nước sạch di động DAF - HueWACO

399

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

- Cải tiến, tiết giảm chi phí trong công đoạn xả bùn:

Đối với lớp cặn nổi trên bề mặt bể DAF, thiết kế của các nước tiên tiến trên thế giới đều sử dụng giàn cào, gạt bùn, tự động hoạt động theo chu kỳ. Hệ thống DAF HueWACO đã cải tiến không lắp đặt giàn cào bùn mà hạ thấp tường chắn của mương xả bùn phía cuối bể, để mương này luôn ngập trong nước, van xả của mương là van điện điều khiển bán tự động, quá trình xả bùn sẽ ngừng lọc để dòng nước vào chảy tràn trên bề mặt bể DAF, quét sạch lớp bùn nổi và đưa vào ống xả. Cải tiến này giúp giảm chi phí đầu tư hệ thống lamella và chi phí lắp đặt, vận hành, bảo trì giàn cào bùn.

- Tiết kiệm hóa chất xử lý nước:Hệ thống xử lý DAF không nhất thiết phải sử dụng tất cả các loại hóa chất keo tụ

bông cặn nên tiết kiệm phần lớn chi phí dành cho hóa chất keo tụ và cát Green sand tạo bông cặn và loại sắt, mangan.

Ngoài ra, các bọt khí còn có khả năng ôxy hóa và loại bỏ sắt, mangan, rong tảo, hữu cơ, các loại vi khuẩn và khử mùi; xử lý được các loại vi khuẩn gây bệnh như Giardia và Cryptosporidium (Chlorine và Ozone không sát khuẩn được), giảm nhiều mối nguy mà hệ thống xử lý nước thông thường không làm được.

- Tiết giảm chi phí vận hành:Có thể nói, công trình “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ In Filter DAF cho nhà

máy xử lý nước di động” là sáng kiến cải tiến kỹ thuật có giá trị mà tác giả đã nghiên cứu với sự kết hợp hoàn hảo giữa mô hình xử lý nước bằng công nghệ In_filter DAF ứng dụng cho NM xử lý nước di động tại HueWACO. Với tổng giá trị làm lợi từ công trình ước tính trên 11,1 tỉ đồng; giải pháp đã góp phần giúp HueWACO không những đáp ứng tốt nhu cầu phát triển cấp nước rất nhanh chóng của Công ty trong điều kiện thiếu vốn đầu tư, nguồn vốn vay ngân hàng gặp nhiều khó khăn do lãi suất tăng cao, mà còn góp phần nâng cao hiệu quả trong xử lý và sản xuất nước sạch; chất lượng nước, áp lực nước được nâng cao, đảm bảo tiêu chuẩn cấp nước an toàn. Công trình đưa vào sử dụng đã tiết kiệm đáng kể chi phí vận hành, tạo thế chủ động cho HueWACO trong phát triển cấp nước, đáp ứng kịp thời nhu cầu dùng nước của người dân vùng nông thôn, miền núi và vùng sâu, vùng xa. Góp phần thực hiện thắng lợi chương trình nâng cao tỉ lệ người dân dùng nước trên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Lắp đặt tại NM nước sạch Điền Môn

400

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG VIỆC TRIẾT, GHÉP, HÃM CÀNH CÁC LOẠI CÂY THUÔC NAM

THÀNH CÂY CẢNH BONSAI NGHỆ THUẬT

I. GIỚI THIỆU:Đơn vị công tác: Hội sinh vật cảnh tỉnh Thanh Hoá.Địa chỉ: Thôn Tân Cộng, xã Đông Tân, Thành phố Thanh Hoá. Điện thoại: 0373 820005 Di động: 0912602546Email: [email protected]ủ nhiệm: Lê Văn ƯĐồng chủ nhiệm: Lê Xuân Dũng

II. NỘI DUNG:

1. Giải pháp kỹ thuật đa biết:

Thế giới có người nói: “Việt Nam nằm trên kho thuốc mà chết”, nhưng điều kiện không phải ai cũng nhận ra. Là loại hình vừa chơi vừa làm, sinh vật cảnh có thể biến việc chơi, thưởng ngoạn và giúp mọi người tìm thấy vẻ đẹp tiềm tàng trong cây dược liệu Việt Nam làm thuốc. Chưa dám nói nhiều chứ với số lượng nhỏ thì thông qua cách chơi cũng có thể dùng để chữa được một số bệnh thông thường ngay tại khuôn khổ vườn cảnh mini của chúng ta.

Nhận dạng các loại thuốc nam cho mọi người thông qua các chậu cây Bonsai làm cảnh được tác động các biện pháp công nghệ sinh học để chuyển từ cây thuốc thông thường thành cây cảnh Bonsai nghệ thuật là một giải pháp tốt để mọi người nhận biết, sưu tầm và sử dụng cây thuốc Việt Nam một cách hiệu quả.

2. Tính mới của giải pháp:

- Giới thiệu một giải pháp mới trong nhận dạng các loại cây thuốc Nam tại địa phương, tại nhà dân thông qua chơi cây cảnh từ các chậu cây Bonsai nhằm khắc phục tình trạng thiếu hiểu biết về các loại cây dược liệu làm thuốc quanh vườn nhà, quanh địa phương mình mà lâu nay đã được dùng “Nam dược trị nam nhân” mà không biết.

- Cụ thể hoá các loại cây trong các sách thuốc, các loại cây trong thực tế đời sống

LÊ VĂN Ư

401

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

hiện nay mà nhiều người chưa nhận ra.3. Mô tả giải pháp dự thi:- Trong khuôn viên gia đình thiết kế một không gian, một giá kê trang trí đẹp,

hấp dẫn cho mọi người thưởng ngoạn tác phẩm sinh vật cảnh.- Sưu tầm 50-100 loài cây dược liệu làm thuốc có hình dáng đẹp đưa vào chậu

cắt tỉa uốn nắn thành tác phẩm cây Bonsai nghệ thuật, được sắp đặt theo chủ đề trong vườn hoặc trong khung giá kê trưng bày để học tập và thư giãn.

- Có hệ thống thuyết minh tính năng tác dụng các loại thuốc, thuyết minh tác dụng các loại cây Bonsai nghệ thuật.

4. Đánh giá giải pháp:a. Tính mới và tính sáng tạo:Hoàn toàn mới mẻ và sáng tạo. Chúng tôi chưa được biết đến một công trình nào

trong các vườn thuốc, vườn cảnh cả Việt Nam và Quốc tế.b. Khả năng áp dụng:- Áp dụng được cho tất cả các nhà dân, các công trình, các cơ quan (tuỳ khả năng

để mở rộng quy mô, hoặc chất lượng các loại cây cảnh, chậu cảnh).- Mô hình có thế thiết kế cho một vườn một giá kê, một gia đình, một tập thể cơ

quan, trong khuôn viên vườn cảnh để vừa nhận dạng vừa chơi và thưởng ngoạn thư giãn.

- Là nơi mà các chủ nhân, các nghệ nhân, các thầy thuốc tổ chức dạy học, dạy nghề trao đổi kinh nghiệm và thưởng thức nghệ thuật Bonsai đang là mốt nhất hiện nay.

c. Hiệu quả:- Mọi người nhận dạng cây thuốc Việt Nam “Nam dược trị nam nhân” để người

Việt Nam dùng thuốc Việt Nam, thưởng thức nghệ thuật Bonsai Á Đông tự hào về ngành nghề quê hương và trình độ chơi Sinh vật cảnh.

- Chất lượng sáng tạo, cắt tỉa, uốn nắn các loại cây thuốc làm cảnh đẹp nâng cao tay nghề, nâng cao nhận biết cái đẹp mà trình độ dân trí cũng được nâng cao thêm.

- Mọi người thưởng thức nghệ thuật mà nhớ tên thuốc, tính năng tác dụng chữa các loại bệnh thông thường hoặc các loại bệnh nặng mà mình không có điều kiện sưu tầm khai thác bào chế để chữa bệnh cho chính mình.

- Có tác dụng bổ túc kiến thức cho người Việt, nâng cao trình độ thẩm mỹ để thưởng ngoạn nghệ thuật Bonsai Á Đông.

- Là giải pháp góp phần trong cả học và dạy học của ngành y dược, nghnh sinh

402

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

vật cảnh Việt Nam.- Nâng cao hiệu quả kinh tế rõ rệt, nếu như chỉ để là cây thuốc thông thường nay

được áp dụng các biện pháp công nghệ sinh học trong việc hãm cành, ghép rễ làm ra chậu cây cảnh Bonsai nghệ thuật hiệu quả kinh tế sẽ gấp nhiều lần.

5. Phụ lục minh hoạ:- Ảnh, tranh minh hoạ và các chậu cây dược liệu làm thuốc, làm Bonsai thành

công trưng bày triển lãm.- Nội dung các loại cây thuốc, cây Bonsai thậm chí có cả các bài thơ đề trên tác

phẩm.(Hai phần này được minh hoạ lồng ghép trong toàn văn giải pháp dự thi).6. Các thuyết minh khác:- Các bài thuốc, sách thuốc Việt Nam.- Các ảnh cây cảnh tiêu biểu Việt Nam và Thế Giới.

403

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

HỆ THÔNG TƯỚI NƯỚC - TƯỚI PHÂN BÓN THUÔCBẢO VỆ THỰC VẬT 3 TRONG 1

I. GIỚI THIỆU:Địa chỉ: Tổ 1, Ấp 4, xã Lộc An, Lộc Ninh, Bình PhướcĐiện thoại: 0914 600 460Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Bá Thịnh

II. NỘI DUNG:Lão nông Nguyễn Bá Thịnh 56 tuổi, ở xã Lộc An, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình

Phước là người có 20 năm gắn bó với cây tiêu. Ông đã từng thất bại, từng vay mượn, từng nghèo đói cũng vì trồng tiêu, nhưng ông chưa bao giờ buông xuôi, mà luôn tin tưởng cây tiêu sẽ là cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao.

Thời điểm từ năm 2000 đến năm 2008 ở tỉnh Bình Phước cây tiêu bị sâu bệnh chết hàng loạt, vùng nguyên liệu hồ tiêu ở Bình Phước hầu như không còn nữa, nhiều hộ gia đình chuyển đổi cây trồng, thì chính người nông dân này lại có một niềm tin sâu sắc với cây tiêu. Ông tự mày mò, tìm kiếm các giải pháp để hạn chế sâu bệnh trên cây tiêu.

Trong khi các nhà khoa học khẳng định, phần lớn bệnh trên cây tiêu là do từ đất mà ra nên khó chữa trị, thì chính nông dân Nguyễn Bá Thịnh lại cho rằng đó không phải là nguyên nhân chính. Theo kinh nghiệm do ông tự mày mò nghiên cứu và đúc kết thì tất cả những bệnh trên cây tiêu là do thói quen tưới nước, tưới phân và

phun thuốc bảo vệ thực vật thiếu kiểm soát mà ra. Ông phân tích và khẳng định: tưới nhiều nước cây cũng chết, ít nước cũng chết; bón nhiều phân cũng không thể nói là giúp cho cây tăng trưởng nhanh, năng suất cao; phun nhiều thuốc mà sâu bệnh vẫn cứ hoành hành… Như vậy, ở đây cái nguyên nhân chính là do ta làm chưa đúng cách. Chăm sóc, chữa bệnh cho cây trồng cũng giống như con người vậy thôi, không phải lúc

NGUYỄN BÁ THỊNH

Hệ thống tưới nước, tưới phân và bón thuốcbảo vệ thực vật 3 trong 1

404

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

nào cũng ăn nhiều, uống nhiều là tốt. Cái cách lý giải của người nông dân ấy đã thôi thúc ông tìm kiếm cách chữa bệnh cho cây tiêu theo kiểu của riêng mình.

Năm 2010, trên thị trường xuất hiện dòng máy ở trong nước và nước ngoài tưới nước theo kiểu nhỏ giọt với giá bán ban đầu khá cao.

Nhưng ông chấp nhận mua cả 2 chiếc máy về sử dụng. Tuy nhiên, bên cạnh một vài ưu điểm của những

sản phẩm này vẫn còn nhiều hạn chế, gây bất tiện cho người sự dụng và chưa đạt hiệu quả theo mong muốn của ông. Nhược điểm thứ nhất là bình chứa nhỏ, đựng ít phân, thời gian tưới lại lâu (tưới vài ngày mới xong 1 bình phân 5kg NPK). Hệ thống này chỉ phù hợp khi dùng các loại phân cao cấp tan hoàn toàn. Còn đối với những loại phân trộn có nhiều phụ gia cao lanh thì lâu ngày sẽ bị tắc đường ống. Nhược điểm thứ hai là hệ thống từ máy trộn phân đến đường dẫn tưới thiếu sự tính toán hợp lý nên người nông dân không chủ động được lượng phân, thuốc khi bón, phun cho cây tiêu. Nhược điểm thứ ba là hệ thống dây tưới rải quá nhiều trên mặt đất (mỗi nọc tiêu trung bình có 2 dây song song) gây vướng lối đi, khi di chuyển dễ vướng làm hỏng và tắt nghẽn. Một nhược điểm lớn nữa là giá thành quá cao. Tính trung bình người nông dân phải đầu tư 120 triệu đồng cho 01 hecta cây tiêu nên không nhiều người sử dụng.

Nhờ có chút hiểu biết về cơ khí nên người nông dân này ngày đêm mày mò nghiên cứu, cuối cùng ông cũng đã cải tiến thành công sản phẩm và đặt tên cho nó là Hệ thống tưới nước, tưới phân và bón thuốc bảo vệ thực vật 3 trong 1: Công dụng của hệ thống này như tên gọi của nó: vừa tưới nưới, tưới phân và bón thuốc cho cây. Riêng chuyện “bón thuốc”, ông nói người ta hay dùng từ phun, tức là phun từ gốc đến ngọn. Riêng ông thì có những loại thuốc ông phải bón từng giọt vào gốc cây, đó có thể gọi là bí quyết kinh nghiệm. Dù dựa trên ý tưởng của những sản phẩm đã có, nhưng cái hay của người nông dân này là ông sáng tạo mới hoàn toàn từ mô hình, kiểu dáng, công năng và

Biểu trưng do Hiệp hội Hồ tiêu Thế giới tặng

Hệ thống đường ống được phân nhánh dẫn phân,

nước, thuốc bảo vệ thực vật ra cây trồng

405

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

những thiết kế bên trong. Thử hình dung hệ thống sản phẩm như thế này: Có một máy đánh phân, đánh

thuốc tự động; một đường ống nước băng ngang qua máy. Dùng các van (gọi là hệ thống van đóng mở tạo áp suất đẩy) để điều tiết có kiểm soát được lượng nước, lượng phân, lượng thuốc vào mỗi gốc tiêu theo ý muốn người nông dân. Như vậy là đã kiểm soát ngay từ đầu ra để hạn chế bệnh từ cây trồng do việc tưới nước, tưới phân và phun thuốc bửa bãi khó kiểm soát theo thói quen trước đây.

Tính mới của sản phẩm do người nông dân này sáng tạo là hệ thống đánh phân được chuyển sang một thiết bị trộn riêng, sao cho dung tích chứa lớn hơn, tốc độ thoát phân cao hơn, khả năng chịu sức ép lớn và kiểm soát được đầu ra. Chính vì vậy mà bình trộn và dẫn phân bón của ông có công suất lớn hơn, tốc độ đánh phân nhanh hơn các loại hiện có từ 2-8 lần. Bên cạnh đó, vì bình này kín nên khi tưới các loại thuốc bảo vệ thực vật thì sẽ rút ngắn thời gian tiếp xúc trực tiếp với thuốc, giảm sự độc hại cho nông dân. Kế đến là ông thay đổi toàn bộ thiết kế về lắp ráp ống (hệ thống tưới)

Ông thay đổi cách lắp ráp ống tại các ngã ba, ngã tư cho thật chắc chắn và khoa học trong sử dụng. Phương pháp lắp ráp các đường ống được cải tiến hoàn toàn so với sản phẩm hiện có. Người nông dân này lắp ráp theo nguyên tắc tạo và đẩy áp lực để chủ động kiểm soát lượng phân, lượng nước và thuốc bảo vệ thực vật ngay từ đầu trạm. Tại các ngã tư giao nhau giữa ống có đường kính lớn và ống có đường kính nhỏ ông cải tiến bằng cách không phải cắt ống mà là khoan trực tiếp trên ống có đường kính lớn hơn ngay vị trí cần mối nối. Kích thước mũi khoan nhỏ hơn đường kính của ống nhỏ một chút, sau đó tạo ren cho lỗ khoan, và dùng loại co có sẵn ren (có bán sẵn trên thị trường) vặn vào vừa khoan ta sẽ có một mối nối hoàn chỉnh và cuối cùng là nối ống cần nối vào co vừa nối đó là xong. Thao tác tạo ren, vào vặn co đã có ren sẵn vào sẽ nhanh hơn, chắc chắn hơn rất nhiều so với thao tác cắt ống - hơ lửa - bôi keo - đút ống như các sản phẩm bày bán hiện nay. Đó là những sáng tạo hoàn toàn mới mà những sản phẩm trước đó chưa đáp ứng được.

Hiệu quả kinh tế xã hội của sản phẩm 1 phần chi tiết trong hệ thống sản phẩm

406

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

đã thể hiện rất rõ. Nó giúp người nông dân trồng tiêu tưới nước - tưới phân và bón thuốc bảo vệ thực vật vừa đảm bảo đúng liều lượng theo sự kiểm soát của mình phù hợp với tình hình thời tiết; vừa ít phụ thuộc vào nhân công, lại nhanh, chính xác cho từng gốc cây, tiết kiệm để giảm giá thành; vừa có khả năng phát hiện sớm các loại phân hóa học kém chất lượng, hạn chế không để con người tiếp xúc trực tiếp với các loại thuốc bảo vệ thực vật và phân bón có hóa chất ảnh hưởng đến sức khỏe… Giá của mỗi sản phẩm khi hoàn thành chỉ vào khoảng 30 triệu đồng, bằng ¼ so với mua các máy khác.

Với việc ra đời sản phẩm này, nông dân Nguyễn Bá Thịnh đã áp dụng ngay vào vườn tiêu nhà mình. Thực tế đã chứng minh, những vườn tiêu thiếu sức sống do sâu bệnh, giờ đây đã hồi sinh. Ông có 7 ngàn nọc tiêu nhưng lạ thay không một gốc tiêu nào héo úa. Hiệp hội Hồ tiêu thế giới đã cử người đến tham quan và khẳng định sáng kiến của ông đã là một sáng kiến vì cộng đồng, họ đã mời ông sang Malaysia và trao cho ông danh hiệu “Người trồng tiêu giỏi”. Với sản phẩm này, ông đã nhân rộng ra trong cộng đồng. Hiện đã lắp ráp và hướng dẫn sử dụng cho nhiều hộ gia đình trồng tiêu trong tỉnh.

Vừa qua, tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bình Phước lần thứ II (2012-2013) ông được trao giải nhất ở lĩnh vực Nông lâm ngư nghiệp - Tài nguyên - Môi trường; và cũng sản phẩm này ông đã được trao giải ba tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc.

407

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHO ĂNGIÁN ĐOẠN ĐỂ GIẢM CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG

NUÔI CÁ TRA THƯƠNG PHẨM

I. GIỚI THIỆU:Đơn vị chủ trì: Chi Cục Thủy sản tỉnh Vĩnh LongĐịa chỉ: 107/2 Phạm Hùng, P.9, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh LongĐiện thoại: 0703.821702 - 0703.880454 - Fax: 0703.821702 Lãnh đạo đơn vị: Phạm Thị Thu HồngChủ nhiệm: ThS. Phạm Thị Thu HồngCộng sự: ThS. Nguyễn Thị Em

PHẠM THỊ THU HỒNG NGUYỄN THỊ EM

II. NỘI DUNG:Cá tra (Pangasiamodon hypophthalmus) là loài cá nước ngọt đang được nuôi

thâm canh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), là mô hình sản xuất hàng hóa xuất khẩu có hiệu qủa kinh tế cao, ngày càng được tập trung đầu tư phát triển, tăng cả về diện tích, năng suất, sản lượng. Chỉ có gần 6.000ha nuôi nhưng sản lượng đạt hơn 1,2 triệu tấn và đã mang về kim ngạch xuất khẩu hàng năm cho quốc gia gần 1,8 tỉ USD và trở thành một trong mũi đột phá của ngành Thủy sản Việt Nam trong những năm gần đây. Tuy nhiên, nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL đã và đang có nhiều tồn tại như: (1) Người nuôi tận dụng tối đa quỹ đất để nuôi nên hệ thống xử lý nước chưa được đáp ứng; (2) đầu tư nuôi năng suất quá cao nên sử dụng lượng thức ăn quá lớn dẫn đến lượng nước thải và chất thải quá cao xả vào môi trường chung làm cho môi trường nuôi và nguồn nước cấp có nguy cơ bị ô nhiễm, nguy cơ xuất hiện dịch bệnh và lây lan cao; (3) sản xuất và tiêu thụ thiếu tính ổn định: Chu kỳ giá – sản lượng biến động thường xuyên; chất lượng sản phẩm không đồng nhất; chi phí sản xuất ngày càng tăng… Đã làm cho người nuôi trong vài năm gần đây luôn thua lỗ hoặc lợi nhuận rất thấp.

408

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Vấn đề đặt ra là làm thế nào giảm chi phí sản xuất để giúp người nuôi giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh ngành hàng cá tra còn nhiều bất cập trên? Hiện nay, với kỹ thuật nuôi truyền thống là cho ăn liên tục hàng ngày, hệ số thức ăn (FCR) trong các mô hình nuôi cá tra trung bình là 1,65 (dao động từ 1,6 - 1,85) và chi phí thức ăn chiếm từ 70 – 80,5% trong cơ cấu giá thành sản xuất. Thức ăn không được cá sử dụng hết sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường và dịch bệnh xảy ra, mang lại hiệu quả kinh tế thấp. Điều này mang đến rủi ro rất lớn cho người nuôi tại những thời điểm giá thức ăn tăng cao như trong thời gian qua. Do đó việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong quá trình nuôi, trong đó có khâu quản lý chăm sóc khi cho cá ăn, nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn của cá sẽ góp phần giảm hệ số thức ăn, từ đó chi phí thức ăn giảm (giảm chi phí sản xuất). Điều này sẽ rất có ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội trong tình hình nuôi cá tra hiện nay ở Vĩnh Long nói riêng và ĐBSCL nói chung.

Dựa trên nguyên lý tăng trưởng bù ở một số loài cá là giai đoạn tăng trưởng rất nhanh, xuất hiện sau khi cá được cho ăn trở lại sau một giai đoạn bị bỏ đói, kèm theo sự tăng trưởng bù là gia tăng sự thèm ăn bất thường trên cá. Để góp phần khắc phục tồn tại của nghề nuôi, tác giả đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu phương pháp cho ăn gián đoạn trong nuôi cá tra thương phẩm ở tỉnh Vĩnh Long” nhằm: (1) Bước đầu đánh giá hiệu quả phương pháp cho ăn gián đoạn trong nuôi cá tra thương phẩm nhằm giảm hệ số thức ăn, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cho người nuôi; (2) Làm cơ sở lựa chọn mô hình nuôi có chí phí sản xuất giảm để khuyến cáo người nuôi áp dụng và là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo.

1. Tóm tắt nội dung của công trình:Với những nội dung nghiên cứu (1) Bố trí thí nghiệm việc ứng dụng phương

pháp cho ăn gián đoạn với 2 nhịp ngưng khác nhau (cho ăn liên tục 3 ngày ngưng 1 ngày, cho ăn liên tục 7 ngày ngưng 2 ngày) và phương pháp cho ăn bình thường (liên tục không ngưng) và theo dõi tăng trưởng của cá nuôi ở 3 nghiệm thức với các kiểu cho ăn; (2) Đánh giá hiệu quả ứng dụng các phương pháp cho ăn gián đoạn khác nhau, so sánh hệ số thức ăn(FCR) và hạch toán chi phí sản xuất, sau 9 tháng nghiên cứu (tháng 4 – 12/2010) và 02 năm (2011- 2012) ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, nhóm thực hiện đã có kết luận như sau:

- Cá cho ăn 7 ngày ngưng 2 ngày có tốc độ tăng trưởng (WG) và tăng trọng theo ngày (DWG) lớn nhất (749g/con và 3,68g/con/ngày).

- Khi cho cá ăn liên tục, hệ số thức ăn (FCR) là 1,63 cao hơn so với nghiệm thức cho ăn 7 ngày ngưng 2 ngày (1,44), đồng thời hiệu quả sử dụng thức ăn thấp hơn (0,61) so với nghiệm thức cho ăn gián đoạn cho ăn 7 ngày ngưng 2 ngày (0,69), chứng tỏ cá tra nuôi ứng dụng phương pháp cho ăn gián đoạn thì tăng trọng của cá nhanh hơn cá cho ăn liên tục mỗi ngày.

- Chi phí thức ăn ở nghiệm thức cho ăn liên tục cao nhất, thấp nhất ở nghiệm

409

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

thức cho ăn 7 ngày ngưng 2 ngày. Do chi phí thức ăn chiếm từ 70 - 85% giá thành sản xuất nên tương ứng tỉ suất lợi nhuận của sản xuất cá nuôi ở phương pháp cho ăn 7 ngày ngưng 2 ngày cao nhất (41%), 3 ngày ngưng 1 ngày ở mức trung bình (37%) và thấp nhất ở phương pháp cho ăn liên tục (28%).

- Chi phí sử dụng thuốc và hóa chất ở nghiệm thức: cho ăn liên tục, cho ăn 3 ngày ngưng 1 ngày và nghiệm thức cho ăn 7 ngày ngưng 2 ngày lần lượt là 948 đ/kg, 931 đ/kg và 887 đ/kg cá thu hoạch. Ở nghiệm thức cho ăn liên tục chất lượng nước kém, dịch bệnh xuất hiện nhiều hơn nghiệm thức cho ăn gián đoạn nên chi phí sử dụng thuốc và hóa chất cũng cao hơn

- Trên cơ sở nghiên cứu và ứng dụng, từ các thông số tăng trưởng, chi phí thức ăn và tỉ suất lợi nhuận thì kiểu cho ăn 7 ngày ngưng 2 ngày là phương pháp hữu hiệu nhất do không những làm giảm chi phí thức ăn, giảm chi phí thuốc/hóa chất mà còn giảm chất thải ra môi trường nên hiệu quả kinh tế mang lại vẫn cao nhất.

2. Khả năng ứng dụng: Ứng dụng phương pháp cho ăn gián đoạn trong nuôi cá tra thương phẩm đã

mang lại hiệu quả rõ rệt góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cho người nuôi góp phần gia tăng hiệu quả kinh tế, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường từ việc giảm nhu cầu sử dụng thức ăn và nhu cầu sử dụng thuốc và hóa chất. Mô hình cải tiến các biện pháp kỹ thuật trong khâu quản lý và chăm sóc vật nuôi bằng cách cho ăn gián đoạn thay vì cho ăn liên tục mỗi ngày như kỹ thuật nuôi truyền thống nhằm giảm chi phí thức ăn nhưng tăng trọng và năng suất nuôi không giảm, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, phù hợp với khả năng và điều kiện nuôi của từng nông hộ, dễ dàng thực hiện và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Sau khi nghiên cứu thành công đã chuyển giao kỹ thuật cho người nuôi cá tra thâm canh trên toàn tỉnh Vĩnh Long thông qua dự án “Đầu tư hỗ trợ xây dựng vùng nuôi cá tra an toàn ứng dụng theo quy trình thực hành nuôi tốt toàn cầu –GlobalGAP giai đoạn 2011 – 2015” đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long phê duyệt tại Quyết định số 1281/QĐ-UBND ngày 04/7/2011 và đã triển khai ứng dụng có kết quả thực hiện được 3 năm.

- Đã báo cáo Tham luận phổ biến rộng rãi cho người nuôi cá tra ở ĐBSCL tại Diễn đàn Khuyến nông @ Chủ đề ứng dụng VietGAP trong nuôi cá tra được tổ chức

CTy Casemex ứng dụng CCTS Vĩnh Long

410

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

tại tỉnh Trà Vinh vào tháng 8/2012 (ấn bản Kỷ yếu Diễn đàn khuyến nông@) và báo cáo khoa học đăng trên tạp chí Thương mại Thủy sản số tháng 10/2012.

3. Hiệu quả kinh tế, xa hội:Trong thực tế ứng dụng giải pháp kỹ thuật cho ăn gián đoạn 7 ngày ngưng

2 ngày đa mang lại các hiệu quả như sau:a. Hiệu quả tài chính: là lợi ích trực tiếp đã thu được do áp dụng giải pháp

mới:- Giảm được chi phí sử dụng thuốc và hóa chất từ 234 – 420đ cho1 kg cá thành

phẩm tương ứng giảm 21,27 – 38,18% so với các mô hình cho ăn liên tục, tương đương 70,2 – 126 triệu đồng/ha nuôi (có năng suất 300 tấn).

- Hệ số thức ăn (FCR) giảm 0,15 - 0,3, với giá thức ăn trung bình là 12.500đ/kg thì chi phí thức ăn đã giảm 1.875 – 3.750đ/kg cá tương đương giảm từ 562,5 – 1.1125 trđ/ha (với năng suất 300 tấn).

- Với chi phí sản xuất mô hình cho ăn liên tục vào năm 2011 và 2012 dao động 23.000 – 24.000đ/kg thì những hiệu quả tài chính trên đã chứng tỏ chi phí sản xuất cá tra đã giảm (con giống, thức ăn, thuốc/hoá chất…) rất đáng kể góp phần giảm lỗ cho người nuôi trong bối cảnh giá cá nguyên liệu liên tục sụt giảm trong năm 2012 và khi giá thu mua trên giá thành sản xuất sẽ làm tăng lợi nhuận cho người nuôi.

b. Hiệu quả kỹ thuật của giải pháp dự thi thể hiện bằng những chỉ tiêu kỹ thuật mới, tiến bộ hơn so với kỹ thuật đã biết trước đó;

Cho cá ăn gián đoạn thì không ảnh đến tăng trưởng của cá nhưng môi trường nước ao nuôi tốt hơn so với ao nuôi cho ăn liên tục, điều này rất có ý nghĩa trong nuôi trồng thủy sản bền vững do kiểm soát được chất lượng nước, dẫn đến giảm nguy cơ dịch bệnh, từ đó hạn chế tối đa nhu cầu sử dụng thuốc và hóa chất đáp ứng yêu cầu đảm bảo ATVSTP, An toàn môi trường và An toàn dịch bệnh đối với cá tra xuất khẩu.

+ Giảm hệ số thức ăn (FCR) từ 0,15 – 0,3 so với hình thức cho ăn liên tục;+ Mức độ cảm nhiễm bệnh các MH cho ăn gián đoạn từ 15 – 20% (giảm so với

cho ăn liên tục từ 30 – 40%.) thể hiện chi phí sử dụng thuốc và hóa chất giảm từ 21,27 – 38,18% so với cho ăn liên tục.

c. Hiệu quả xã hội: - Người nuôi cá tra cải thiện chất lượng cuộc sống, có điều kiện tốt hơn để nâng

cao trình độ dân trí, đồng thời góp phần ổn định sản xuất trong thời điểm biến động về giá theo chiều hướng xấu, ứng dụng phương pháp cho ăn gián đoạn đã góp phần tích cực trong việc giảm lỗ cho người nuôi rất đáng kể trong bối cảnh ngành hàng liên tục gặp khó khăn trong sản xuất thời gian gần đây, từ đó các cơ sở nuôi này vẫn

411

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

duy trì sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động.- Do giảm nhu cầu sử dụng thức ăn dẫn đến hạn chế ô nhiễm môi trường nước

bên ngoài do chất thải của hệ thống nuôi thải ra kéo theo giảm nhu cầu sử dụng thuốc và hóa chất từ đó chất lượng sản phẩm được cải thiện và đảm bảo yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhu cầu xuất khẩu đồng thời đảm bảo An toàn môi trường, an toàn dịch bệnh cho nghề nuôi cá tra thâm canh theo hướng bền vững.

4. Khen thương:- Công trình được Bằng khen Phụ nữ Việt Nam sáng tạo năm 2011 do TW Hội

Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trao tặng;- Đạt giải Nhì Hội thi Sáng tạo kỹ thuật Trần Đại Nghĩa tỉnh Vĩnh Long lần thứ

IV (2012-2013) kèm Bằng khen của Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long.

412

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

KÉO TỈA CÀNH THỨ CẤP VỚI LỰC TÁC ĐỘNG NHỎ

I. GIỚI THIỆU: Đơn vị: Trường Đại học Lâm nghiệp - Đồng Nai (Cơ sở 2) Địa chỉ: Trảng Bom, Đồng NaiĐiện thoại: 0907 332264 - NR: 0613 922599 Email: [email protected]ãnh đạo đơn vị: Phạm Bá Hanh, phó GĐ Chủ nhiệm: KS. Cao Văn Phú Đơn vị áp dụng: Nông dân trên mọi miền tổ quốc

II. NỘI DUNG:

Giải pháp kỹ thuật dự thi: “Kéo tỉa cành thứ cấp với lực tác động nhỏ” là kết quả của nghiên cứu thiết kế, chế tạo và khảo nghiệm một loại kéo tỉa cành thứ cấp mới. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định được nguyên lý hoạt động, vật tư nguyên liệu và giải pháp thi công chế tạo kéo.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng khi sử dụng kéo tỉa cành thứ cấp với lực tác động nhỏ thì có thể tỉa cành ở độ cao hơn 6 mét với đường kính cành cây lên đến 30mm nhưng chỉ cần một lực tác động nhỏ; kéo cho năng suất tỉa cành cao, chất lượng mặt cắt tốt nên sâu nấm không xâm nhập vào thực vật thông qua vết cắt. Kéo có giá thành rẻ, dễ gia công chế tạo, rất phù hợp với nông dân Việt Nam.

Nghiên cứu cho thấy rằng: áp dụng các kiến thức vật lý cơ bản vào sản xuất một cách linh hoạt cho phép ta tạo ra được những giá trị kỹ thuật mới, có tính sáng tạo cao. Nghiên cứu khoa học phải gắn liền với thực tiễn sản xuất thì đưa lại những kết quả cụ thể.

1. Tóm tắt nội dung:

Từ nguyên tắc cơ bản của cơ học: Không có máy nào cho ta lợi về năng lượng, nếu lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi, giải pháp kỹ thuật “kéo tỉa cành thứ cấp với lực tác động nhỏ” chấp nhận chịu lỗ về đường đi để được lợi về lực, dùng lực được lợi ấy để tiến hành cắt cành cây. Nhờ có lực rất mạnh nên cho phép ta cắt được những cành cây có đường kính lớn trong khí chỉ cần tác động một lực nhỏ. Nhờ có cán đặc biệt mà cho phép người dùng đưa kéo lên cao hơn 6 mét để tỉa cành cây. Để phù hợp với sinh lý người lao động, kéo chỉ sử dụng hệ 3 ròng rọc động mắc nối tiếp với nhau.

CAO VĂN PHÚ

413

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Sơ đồ nguyên lý của kéo2. Tính mới và sáng tạo: Lần đầu tiên trên thế giới cũng như tại Việt Nam một hệ thống gồm 3 ròng rọc

động mắc nối tiếp với nhau để thu nhỏ kích thước và có lực cắt lớn cho kéo tỉa cành. Việc bố trí lưỡi cắt tạo với cán cố định của của kéo một góc 120o nên cho phép cắt cành từ phía trên xuống, loại bỏ được vấn đề kẹt lưỡi khi cắt cành.

3.Những điểm mới của giải pháp - Dùng hệ 3 ròng rọc động mắc nối tiếp để tăng lực cắt của lưỡi kéo.- Tiếp thu văn hoá nhân loại: Dùng sản phẩm kéo số hiệu 3122 của hãng Win-

land Đài Loan để làm lưỡi cắt trong giải pháp này, nhờ vậy mà chất lượng lưỡi cắt đảm bảo theo yêu cầu đặt ra, giá thành rẻ.

- Dùng ống ô rê để giải quyết việc dây kéo hay bị đứt do cọ xát với ống thép làm cán.

- Có bao che hệ thống ròng rọc để dây dù, ổ bi không vướng vào cành cây, tạo được mỹ thuật công nghiệp.

- Có 2 bu lông được hàn vòng thép để nối thêm cán tre khi cắt trên cao, khi đi làm nhờ vòng thép mà người nông dân không cần phải cầm thêm cờ lê, mỏ lết nên rất tiện dụng.

- Kéo chỉ sử dụng một lò xo thực hiện liên hoàn 2 việc: mở miệng kéo và lôi hệ ròng rọc trở về vị trí ban đầu để chuẩn bị cắt cành khác.

4. Khả năng áp dụng:Với giá thành thấp, vật tư dễ mua sắm,

qui trình công nghệ chế tạo đơn giản nên cơ khí các phường xã có thể gia công chế tạo được dễ nhàng. Hiện nay tác giả đã triển Kéo tỉa cành điều trên cao

414

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

khai sản xuất kéo chuyển giao cho các nông hộ và các cơ quan để tỉa cành. Với kéo này, sau khi dùng nông dân rất ưa chuộng, nhiều người đã đặt hàng, có tính ảnh hưởng tốt trên phạm vi toàn quốc, rất thích hợp cho việc tỉa cành cây ăn quả, cây công nghiệp, cây cảnh và rất tốt cho việc tỉa cành cao su trong các năm đầu.

4. Lơi ích kinh tế - xa hội: a. Lơi ích kinh tế: - Kết cấu đơn giản, dễ chế tạo, tận dụng được ống thép cũ, thép vụn nên giá

thành rẻ.- Nhờ năng lực cắt của kéo lớn (Đường kính đến 30mm, chiều cao hơn 6m, lực

cắt mạnh, tốc độ cắt nhanh), không phải bắc thang, leo trèo nhiều nên năng suất tỉa cành tăng lên gấp nhiều lần so với các loại kéo tỉa cành khác.

- Tỉa được cành cho nhiều đối tượng cây trồng, nên một kéo có thể làm được nhiều việc.

- Không phụ thuộc vào năng lượng điện hay máy nổ nên nông dân chủ động được trong công việc nhà vườn.

- Do giá thấp nên rất dễ triển khai ứng dụng đến các nhà vườn hay từng hộ gia đình riêng lẻ.

Nếu đem so sánh giá cả và năng lực cắt của kéo này với các loại kéo khác thì kéo tỉa cành thứ cấp với lực tác động nhỏ là một kiểu kéo rất phù hợp với nông dân, dễ triển khai đại trà trong ngành nông lâm nghiệp Việt Nam.

b. Lơi ích xa hội: - Loại bỏ được việc leo trèo, bắc

thang khi tỉa cành cây nên hạn chế được tai nạn lao động do té ngã hay do côn trùng đốt.

- Kéo không xả khói bụi, cho phép dọn vệ sinh vườn trong mọi tình huống.

- Mang vác gọn nhẹ, góp phần bảo đảm an toàn giao thông, dễ sử dụng, chăm sóc bảo quản đơn giản.

- Nhờ lực tác động nhỏ nên rất phù hợp với những lao động có sức yếu.

- Tạo ra được năng suất lao động tỉa cành rất cao nhờ lực cắt khỏe và kéo có năng lực cắt rất lớn. Kéo tỉa cành chôm chôm

415

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

- Giá rẻ, dễ chế tạo nên khả năng triển khai ứng dụng vào thực tiễn sản xuất rất lớn, trên mọi miền đất nước.

- Không chỉ áp dụng cho nông lâm nghiệp mà còn dùng cho ngành điện lực, thông tin liên lạc và cây xanh đô thị.

- Đây là một kiểu dáng thiết bị nông nghiệp mới của ngành nông lâm nghiệp và của Việt Nam, nông dân Việt Nam không cần phải bắc thang như nông dân các nước khác trong khu vực. Giải pháp này là một niềm tự hào dân tộc, trên cơ sở phát huy có chọc lọc tinh hoa văn hoá nhân loại.

Kéo tỉa cành thứ cấp với lực tác động nhỏ

416

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ ĐỂ TẬN THU AXÍT H2SO4 LOÃNG TỪ QUÁ TRÌNH TÁI SINH CÁC MÁY CATION TẠI BỘ PHẬN LỌC NƯỚC HÓA HỌC CỦA XÍ NGHIỆP AXÍT ĐƯA QUAY TRỞ LẠI SẢN XUẤT NHẰM GIẢM CHI PHÍ SẢN

XUẤT VÀ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC, GIẢI QUYẾT KHÔNG CÒN NƯỚC THẢI TẠI BỘ PHẬN RA MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SUPE PHÔT PHÁT VÀ HÓA CHẤT

LÂM THAO

I. GIỚI THIỆU:Cơ quan chủ trì: Công ty Cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm ThaoĐịa chỉ: Thị trấn Lâm Thao, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú ThọĐiện thoại: 02103.825.139; Fax: 02103.825.126Lãnh đạo: ThS. Nguyễn Duy Khuyến, Tổng Giám đốcChủ nhiệm: KS. Văn Khắc MinhĐồng chủ nhiệm: ThS. Nguyễn Duy KhuyếnCộng sự: ThS. Trần Đại Nghĩa, KS. Nguyễn Hữu Phúc KS. Trần Ngọc Bách, KS. Triệu Đăng ĐịnhĐơn vị áp dụng: Xí nghiệp Axit, Công ty CP Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao

VĂN KHẮC MINH TRẦN ĐẠI NGHĨA NGUYỄN HƯU PHÚC NGUYỄN DUY KHUYẾN TRẦN NGỌC BÁCH

II. NỘI DUNG :1. Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp: Trong công nghệ xử lý nước mềm tại bộ phận lọc nước hóa học của Xí nghiệp

Axit: các máy cation làm nhiệm vụ trao đổi và giữ lại các ion Ca+2, Mg+2 trong nước sạch (khử độ cứng của nước) để cấp nước cho các nồi hơi nhiệt thừa của 3

417

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

dây chuyền sản xuất axit H2SO4 làm việc đúng chế đọ kỹ thuật. Quá trình trao đổi như vậy các hạt nhựa cationit sẽ tăng dần và bão hòa, để khôi phục lại khả năng làm việc của nó thì cần phải tiến hành tái sinh theo quy trình.

Qui trình tái sinh máy cation dùng tác nhân là dung dịch axít H2SO4 nồng độ 3¸4%, kết quả của quá trình là hạt nhựa cationit nhả ion Ca2+, Mg2+ ra để thay thế vào đó ion H+ của axít H2SO4; Lượng chất lỏng thải ra có chứa các ion Ca2+, Mg2+ và axit nồng độ thấp hơn còn dư 1,5¸2%H2SO4 trong thành phần chủ yếu là nước được đưa về bể xử lý nước thải dây chuyền axít 2 thuộc Xí nghiệp Axit. Trước khi có giải pháp thì Công ty thường xuyên áp dụng thực hiện sử lý đưa pH nguồn nước này về trung tính (pH=6¸7) bằng vôi CaO và dung dịch sữa vôi Ca(OH)2, sau đó bơm nước này về hồ tuần hoàn chung của toàn Công ty để tuần hoàn lại trong sản xuất.

Số liệu cụ thể:Lưu lượng nước thải bộ phận tái sinh cationit 45¸50 m3/ngày, nồng độ axít thải

ra từ 1,5¸2% H2SO4 (tương ứng 140¸150 kg H2SO4 100%/ngày). Lượng vôi 60% CaO cần để trung hòa lượng axít dư ở trên là 145 kg/ngày. Các thiết bị: bơm sữa vôi công suất 40 kw/h với thời gian hoạt động 3¸4 giờ/ngày; bơm tuần hoàn công suất 40 kw/h để trộn đều sữa vôi và axít dư hoạt động trong thời gian 2 giờ/ngày; bơm cấp nước về hồ tuàn hoàn chung Công ty công suất 40 kw/h hoạt động trong 1h/ngày (Tổng cộng để thực hiện xong khâu trung hòa axít dư ở trên cần tiêu thụ điện năng khoảng 280 kw/ngày).

Định kỳ mỗi tháng một lần xí nghiệp cấp thoát nước lại phải xả thay nước hồ tuần hoàn có độ cứng cao 12¸15 mđg/l và cấp bổ xung mới 24.000m3/tháng nước có độ cứng thấp khoảng 2¸2,2 mđg/l (nguồn nước này phải mua của Công ty khai thác công trình thủy lợi Phú Thọ).

Các nhược điểm, tồn tại trước giải pháp:- Tốn vôi (CaO); chi phí nhân công, máy, thiết bị hòa vôi tạo Ca(OH)2; tốn chi

phí điện năng để bơm trộn trung hòa H2SO4 dư bằng Ca(O)2. - Lãng phí một lượng axít H2SO4 1¸2% trong dung dịch thải ra từ quá trình tái

sinh chất lọc catitonit. - Hàm lượng ion Ca+2,Mg+2 thải ra từ chất lọc và hàm lượng Ca+2 nạp thêm vào

từ vôi dùng trung hòa nước thải, khi bơm về hồ nước tuần hoàn chung của công ty đã làm tăng độ cứng nước hồ tuần hoàn công ty, tăng tốc độ bám cặn trên bề mặt các

Hệ thống máy lọc cation bộ phận lọc nước hóa học

418

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

thiết bị trao đổi nhiệt trong sản xuất làm giảm hiệu suất trao đổi nhiệt ảnh hưởng đến năng suất các dây chuyền sản xuất.

2. Nội dung của giải pháp:Để giải quyết các tồn tại, nhược

điểm hiện tại, đồng thời giảm chi phí sản xuất, đặc biệt quan trọng là cải thiện môi trường, phương án được đề xuất như sau: Sau khi đánh giá phân tích nguồn thành phần của nước thải này thấy rằng các yếu tố đều phù hợp và thân thiện với công nghệ sản xuất phân bón supe lân của Công ty (Theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ca và Mg là 2 chất trung lượng trong phân bón). Do vậy sẽ đưa nguồn nước có 1,5¸2%H2SO4 này về thay thế cho nước công nghệ đang sử dụng để trộn hạ nồng độ axit H2SO4 cấp cho sản xuất supe lân của Công ty. Khi đó sẽ giải quyết được tất cả các vân đề đang tồn tại và tăng cao hiệu quả sản xuất. Đã thực hiện như sau:

- Lắp đặt thêm 01 bể chứa bằng vật liệu compozit F2,5m, V40 m3 đặt ở cos thấp hơn rãnh thu nước thải của các máy cation số 4, 7, 8 để thu được riêng nước khi tái sinh và rửa máy của các máy cation.

- Lắp đặt thêm 01 thùng cao vị V20m3 bằng vật liệu compozit ở cos +10,3m tại bộ phận trộn hạ nồng độ axit H2SO4 trong công nghệ sản xuất chính của Xí nghiệp Axit.

- Dùng bơm chịu axít có năng suất 75 m3/h; công suất 22kw cấp nguồn dung dịch axit 1,5¸2% trong bể compozit V40m3 qua đường ống nhựa PP dài 200m, Dy 80 về thùng cao vị chứa nước axít loãng bằng compozit có V20 m3.

- Vận hành mở van xả dung dịch axit 1,5¸2% trong bể compozit cao vị V20m3 xuống qua van định lượng có điều khiển lưu lượng vào thiết bị trộn hạ nồng độ axit H2SO4 từ 98% (là sản phẩm trực tiếp của Xí nghiệp Axit) xuống 92¸95%H2SO4 cấp cho sản xuất supe lân.

3. Ý nghĩa, hiệu quả của giải pháp:a. Về kinh tế:- Tiết kiệm được 140-150 kg H2SO4

100%/ngày, tương ứng = 145 kg * 365ngày/năm*3.500 đồng/kg » 185.000.000 đồng/năm.

- Tiết kiệm được 145 kg CaO 60%/ngày, tương ứng = 145 kg *365ngày/năm*700 đồng/kg» 37.000.000 đồng/

Hệ thống bơm khuấy trộn trung hòa nước thải

Thùng cao vị V20m3 chứa nước 1,5¸2%H2SO4 từ lọc nước hóa học bơm lên

419

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

năm. - Giảm bớt 24.000 m3 nước nguyên

cấp thêm hàng tháng từ trạm 2 về hồ tuần hoàn công ty để hạ độ cứng tại hồ tương ứng = 24.000m3/tháng * 12 tháng * 1.055 đồng/m3 nước nguyên » 303.840.000 đồng/năm.

- Giảm 50m3 nước trong cấp cho thùng trộn trong 1 ngày tương ứng = 50m3/ngày * 30ngày * 12 tháng * 5.500 đồng/m3 nước trong » 100.000.000 đồng/năm.

- Tiết kiệm điện năng so với hệ thống trung hòa cũ là (280 - 66) = 214 kw/ngày, tương ứng = 214 kw/ngày * 365 ngày/năm * 1.200 đồng/1kw » 94.000.000 đồng/năm

- Ngoài ra, còn giảm sự bám cáu cặn trên thiết bị đường ống công nghệ,thiết bị trao đổi nhiệt trong toàn công ty (ảnh hưởng độ cứng nước hồ tuần hoàn tăng nhanh), ổn định cho các dây chuyền sản xuất có sử dụng thiết bị trao đổi nhiệt bằng nước tuần hoàn.

Tổng hợp các giá trị làm lợi của giải pháp về kinh tế khoảng hơn 1 tỷ đồng/năm.b. Về xã hội và môi trường: - Giảm công sức lao động và tạo môi trường trong sạch cho công nhân vận hành tại

bộ phận lọc nước hóa học do không còn phải dùng vôi để trung hòa nước thải.- Giảm công sức lao động của công nhân sửa chữa,công nhân vận hành các dây

chuyền có thiết bị trao đổi nhiệt bằng nước tuần hoàn do giảm tối thiểu sự bám cặn cứng Ca, Mg trên bề mặt thiết bị mà cần phải sử lý.

- Không còn nước thải sản xuất của bộ phận lọc nước hóa học.4. Tính mới và khả năng ứng dụng:Tính mới: giải pháp lần đầu tiên áp dụng tại tỉnh Phú Thọ và Việt Nam.Tính sáng tạo: một giải pháp đạt được nhiều mục đích đồng thời: thay thế nước

trong của công nghệ trộn hạ nồng độ axit H2SO4 của dây chuyền sản xuất axit sunfuric (tiết kiệm nước trong, tiết kiệm axit suniuric do thu hồi lại), giảm chi phí trực tiếp tại bộ phận sử lý nước thải lọc nước hóa học (về vôi, điện năng, nhân công…), giảm phí nước thải ra môi trường, cải thiện điều kiện và môi trường làm việc cho người lao động.

Khả năng ứng dụng: áp dụng được ở các dây chuyền sản xuất axit tương tự khác ở Việt Nam.

Bơm cấp nước thải tái sinh máy lọc cation từ bể chứa chìm V40m3 lên thùng cao vị V20m3

của bộ phận trộn axit H2SO4.

420

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

KÍCH THÍCH CÂY DÓ ĐỂ TẠO TRẦM HƯƠNG VÀ SẢN PHẨM TRẦM HƯƠNG TỪ PHƯƠNG PHÁP NÀY

I. GIỚI THIỆU:Địa chỉ: 3478 Ấp Phú Lâm 3, Xã Phú Sơn, Huyện Tân Phú, Tỉnh Đồng Nai.Điện thoại: 01234699679 – 0916858608Chủ nhiệm: Trương Thanh Khoan

II. NỘI DUNG:Cây dó hay còn gọi là cây tóc thuộc giống Aquilaria, họ Thymelaeceae là cây gỗ

lớn lâu năm, tăng trưởng nhanh phát triển ở vùng rừng nhiệt đới Nam và Đông Nam Á. Cây dó có khả năng thích ứng với nhiều loại đất, kể cả loại đất nghèo dinh dưỡng, có rất nhiều ở Việt Nam với tên gọi là cây dó bầu. Trầm hương là loại sản phẩm có giá trị rất cao từ hàng ngàn năm qua, trầm hương là sản phẩm của cây dó, khi tế bào gỗ tích tụ nhựa trầm và thoái hóa mất chất gỗ lâu ngày sẽ tích tụ thành trầm hương, kỳ nam.

Một phương pháp là gây tổn thương trên cây dó được xem là nguyên nhân tác động kích thích tạo trầm cho cây dó đơn thuần bằng phương pháp vật lý (gây vết thương hở) kết hợp bơm chế phẩm nhân tạo vào vết thương. Theo phương pháp này nhựa cây tiết ra bao lại vết thương lâu ngày sẽ thành trầm hương, phương pháp này hiện nay cho hiệu quả rất cao.

Thực tế có một số công ty hoặc cá nhân thường dùng acid H2SO4 kết hợp với các loại hóa chất và thuốc diệt cỏ Gamasol (cỏ cháy). Họ cũng khoan lỗ vào thân cây, bơm trực tiếp các loại trên vào lỗ khoan hoặc dùng dao lột sạch lớp vỏ cây bên ngoài thân cây, sau đó quét lên các loại hóa chất để kích thích tạo trầm. Nhược điểm chỉ sau một thời gian ngắn, hóa chất cùng với thuốc diệt cỏ ăn mòn sâu vào lớp vỏ lụa và phần gỗ của cây, làm cho phần gỗ, vỏ lụa bị phá hoại phân hủy, cây bị suy yếu dần dẫn đến chết cây hàng loạt. Khai thác mới chỉ là dạng tóc nên giá trị không cao, ngược lại mùi hương không thơm và tỏa ra mùi hắc khó chịu, ảnh hưởng của dư lượng hóa chất, thuốc cỏ và acid H2SO4 còn tồn dư không phân hủy.

Vì các lý do trên tôi đã quyết tâm mạnh dạn bỏ công sức nghiên cứu ra chế phẩm kích thích cây dó để tạo ra trầm hương nhân tạo. Với mục đích biến cây dó bầu thành cây trầm hương nhờ vào phương pháp vi sinh lên men, cộng chung với các chủng vi khuẩn Gam + Gam - , cùng với các chất hữu cơ, chất kích thích tăng trưởng, chất điều hòa sinh trưởng, với các hoạt chất đa lượng, trung lượng, vi lượng, các chất thực

TRƯƠNG THANH KHOAN

421

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

phẩm và các chất dung môi phụ gia đặc biệt. Khi tác động vào cây dó sau một thời gian trên 12 tháng là khai thác thu hoạch, gia công chế tác ra các loại trầm hương có phẩm chất cao đáp ứng nhu cầu thị trường.

Việc thực hiện giải pháp kích thích tạo trầm cũng đơn giản, cây dó trồng được trên 04 năm tuổi, ta tiến hành kích thích cây dó để tạo trầm hương nhân tạo bằng cách dùng khoan điện và mũi khoan 09 ly, khoan sâu vào thân gỗ của cây dó cách tâm lõi khoảng 04cm, mỗi cụm khoan 02 lỗ, mỗi lỗ cách nhau 02-03 cm thẳng theo chiều dọc của cây, khi khoan mũi khoan chếch xuống khoảng 100, khoảng cách của cụm này cách cụm kia theo chiều đứng của cây là 30cm, chia đều khoan cho đến ngọn, chỗ nhỏ nhất có đường kính khoảng 10cm, cụm cách cụm theo chiều nhang của cây là 10cm. Khi đã khoan lỗ xong dùng bình bơm tự chế có chứa chế phẩm bơm thật đủ và đầy vào các lỗ đã khoan, khi thấy thuốc đầy lỗ khoan là được, nhớ kiểm tra không được để xót. Vì nếu lỗ khoan nào bơm chế phẩm bị xót không có thuốc các lỗ đó sẽ không có trầm. Khi bơm chế phẩm tạo trầm được từ 08 tháng trở lên dầu trầm đã tích tụ, nếu có nhu cầu kinh tế thì khai thác thu hoạch. Ngược lại nếu có khả năng và điều kiện kinh tế, càng để lâu dầu trầm sẽ tích tụ càng nhiều. Nhưng để lâu kéo dài thời gian thu hoạch cứ khoảng 03 tháng bơm nhắc thêm chế phẩm tạo trầm vào các lỗ đã khoan có sẵn trước để cho thuốc tác động mạnh, cây sẽ tiếp tục đưa nhựa bao thêm vào các vết thương hở, lâu ngày sẽ cho ra loại trầm chất lượng cao.

Chế phẩm tạo trầm này khả năng áp dụng cho tất cả các vùng miền trong cả nước Việt Nam. Không phân biệt thổ nhưỡng và khí hậu. Cây dó là cây rất dễ trồng không kén đất, vì bản thân chúng là cây rừng, nhưng vào khoảng thập niên 80 của thế kỷ 20 các phu trầm (thợ rừng) đi vào rừng khai thác trầm hương một cách bừa bãi, dẫn đến gần như bị cạn kiệt. Biết được hiệu quả kinh tế cao của cây dó, Tôi cũng như các phu trầm nhổ cây con và thu hái quả mang về vườn rẫy nhà trồng. Khi cây được trên 04 năm tiến hành kích thích tạo trầm nhân tạo chỉ sau 12 tháng khai thác cho giá trị kinh tế rất cao. Đáp ứng nhu cầu của các thương lái mua trầm.

Khai thác thu hoạch có ba cách làm ra sản phẩm (gia công).- Cách 1: Tạo dáng thành những cây trầm kiểng, giá cả rất hấp dẫn (vô giá) tùy

theo sở thích nhu cầu của người mua.- Cách 2: Gia công thành những mảnh, miếng, trầm kiến giá dao động từ

3.000.000đ/kg trở lên.

Kích thích cây dó tạo trầm

422

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

- Cách 3: Cả cây bỏ vào máy xay nhỏ ngâm ủ chưng cất lấy dầu và tinh dầu trầm hương, có giá dao động từ 7000USD/lít đến 10.000USD/lít.

- Ngoài ra còn làm ra nhang trầm hương cao cấp, phục vụ vào các ngày lễ tết, cúng bái, thờ tự.

- Đặc biệt trong chế phẩm của tôi không có acid vô cơ và các hóa chất độc hại, phù hợp với nền nông nghiệp xanh sạch và bền vững, không ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường.

* Khen thương: Đoạt giải Nhất giải pháp “Chế phẩm vi sinh kích thích cây dó để tạo trầm hương” của Hội thi kỹ thuật Đồng Nai năm 2012.

423

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

CHẾ TẠO MÁY PHỤC VỤ NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

I. GIỚI THIỆU:

Đơn vị chủ trì: Cơ sở nghiện cứu, ứng dụng máy Nông nghiệp Hồng Chương

Địa chỉ: Số 78 tổ, thôn Lạc Thạnh, Lạc Lâm, Đơn Dương, Lâm Đồng

Điện thoại: 0633 630652 – 0633 978038

Email: [email protected]

Lãnh đạo đơn vị: Nguyễn Hồng Chương

Chủ nhiệm: Nguyễn Hồng Chương chủ cơ sở nghiên cứu, ứng dụng máy nông nghiệp

Đơn vị áp dụng: Phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của Tỉnh Lâm Đồng nói riêng mà còn cung cấp cho các tỉnh phía Bắc, các tỉnh lân cận, khu vực miền trung và một số nước lân cận như Malaysia, Hồng Kông, Trung Quốc, Đài Loan, Lào.II. NỘI DUNG:

Cơ sở Nghiên cứu ứng dụng máy Nông nghiệp Hồng Chương, đi vào nghiên cứu và hoạt động được 6 năm, đã nghiên cứu và sản xuất một số loại máy nông nghiệp phục vụ cho bà con nông dân trong.

Cho tới thời điểm này chúng tôi đã cho ra 7 loại máy móc và 2 nông cụ phục vụ cho nghành nông nghiệp công nghệ cao được kể như:

- Máy gieo hạt chân không: Máy có tính năng gieo hạt đạt được tỉ lệ chính xác cao, không rơi vãi hạt tiết kiệm được lượng hạt rất cao so với cách gieo thủ công , cứ một chiếc máy gieo hạt sẽ thay thế từ 10 – 12 lao động trên ngày, năng lượng điện tiêu thụ 0,5 kw/h ,máy hoạt động đạt hiệu quả cao, mang lại lợi ích cho người sử dụng.

- Máy dồn đất vô vỉ xốp: Với chiếc máy này có công suất 840 vỉ xốp/giờ, năng lượng điện tiêu thụ 1,5 kw, thay thế 8 – 10 lao động trên ngày, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân và người sử dụng.

- Máy xay đất mùn: Đây là loại máy được sử dụng cho công đoạn trước khi dồn đất vào vỉ xốp và gieo hạt, máy có công xuất xay trộn đất ( giá thể) từ 3 – 5 m3 trên giờ, năng lượng tiêu thụ 3 kw/h.

NGUYỄN HỒNG CHƯƠNG

424

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

- Máy xay đất mùn kết hơp băng tải: Loại máy này được kết hợp máy xay đất và băng tải, rất thuận tiện cho việc chuyển đất.

- Máy vắt nước cho rau: (Sau khi thu hoạch) với công việc sau thu hoạch của nông dân là rửa rau củ quả , cần sử dụng loại máy này để làm cho sản phẩm rau được ráo nước, khi đó vận chuyển đi xa rau sẽ được đẹp và giảm được hư hỏng, công suất làm việc từ 6 – 8 tấn rau /ngày, năng lượng tiêu thụ 1,5 kw/h.

- Máy đóng đất vô chậu tự động: Đây là loại máy chuyên dùng cho chương trình trồng hoa và cây công nghiệp công nghệ cao, chúng tôi nghiên cứu loại máy này nhằm nâng cao năng suất, năng lượng tiêu thụ điện 1,5 kw/h ,đạt tỷ lệ đồng đều cao đem lại chất lượng và hiệu quả kinh tế , giải phóng sức lao động từ 10 – 12 lao động /ngày.

- Máy đóng đất vào túi nilon tự động: Chiếc máy này chúng tôi nghiên cứu nhằm phục vụ cho việc gieo ươm các loại cây giống công nghiệp và lâm nghiệp, máy có công suất 18.000 – 20.000 túi bầu đất/ ngày, thay thế từ 8 – 10 lao động, năng lượng điện tiêu thụ 1,5 kw/h, tăng năng suất cây giống các loại, góp phần đẩy mạnh việc tái tạo môi trường và biến đổi khí hậu.

* Nông cụ gồm:- Bộ lấy cây từ vỉ xốp: Cây giống được gieo ươm trong vỉ xốp, sau khi cây đã

đủ tuổi sẽ phải lấy cây giống từ vỉ xốp ra khỏi vỉ xốp, khi đó người nông dân sẽ dùng nông cụ này để lấy cây từ vỉ xốp và mang cây giống ra cánh đồng để trồng.

- Cần bơm thuốc trừ sâu hiệu suất cao: Trong nông nghiệp, người nông dân phải dùng thuốc bảo vệ thực vật khá lớn, vì vậy chúng tôi nghiên cứu loại cần bơm thuốc trừ sâu hiệu suất cao, góp phần bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng , cần bơm có thể bơm với tốc độ 8.000 – 10.000 mét vuông/h, so với cách bơm thông thường sẽ tiết kiệm về thời gian bơm là rất lớn, như vậy sẽ tiết kiệm thời gian bơm thuốc, đặc biệt loại cần bơm này bơm với tốc độ cao nên người sử dụng giảm được lượng thuốc hít phải trong khi bơm, giúp cho người sử dụng được an toàn về sức khỏe khi làm việc.

Tất cả các sản phẩm nêu trên đều được ứng dụng rộng rãi ở một số tỉnh, đặc biệt là ở tỉnh Lâm Đồng và một số nước lân cận.

- Đặc biệt cơ sở mới nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm mới, nhằm phục vụ cho

Máy đóng bầu đất vô túi nilon

425

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

mọi người, mọi nhà có được sản phẩm rau sạch, vì vậy vào tháng 1 năm 2013 chúng tôi nghiên cứu cho ra sản phẩm mới có tên: “Giải pháp trồng rau sạch đô thị công nghệ cao” Với Giải pháp trồng rau sạch đô thị này chỉ cần 1.0m2 mặt bằng ở một góc sân, ban công, hiên nhà là có thể trồng được rau loại rau thông dụng hay cây cảnh, hoa, dâu tây các loại, có những loại có thể trồng, kể như rau mồng tơi có số lượng 144 – 216 cây cho một bộ sản phẩm, mỗi tầng có 9 chậu và bộ sản phẩm có 4 tầng máng và chậu, như vậy cứ mỗi bộ sản phẩm hoàn chỉnh sẽ có 36 chiếc chậu để trồng cây. Khi thu hoạch như rau mồng tơi, rau cải cay, rau muống và một số rau ăn lá , chúng ta thu hoạch bằng cách cắt tỉa lá để dùng cho bữa ăn, còn gốc, thân và nhánh sẽ tiếp tục phát triển, giúp cho mọi người khi sử dụng và tiêu dùng có được rau sach ăn hằng ngày, góp phần bảo vệ sức khỏe và an toàn khi sử dụng sản phẩm này. Đặc biệt giải pháp được nghiên cứu thử nghiệm đạt được hiệu quả cao là Hệ thông tưới tiết kiệm nước có tác dụng cung cấp nước và dinh dưỡng cho đất ( giá thể ) không sử dụng bất cứ nguồn năng lượng điện nào, đặc biệt có hệ thống cấp nước tự động cùng các chất dinh dưỡng phân bón và trung hòa nước cho đất ( giá thể ) phù hợp cho cây phát triển, giảm tỷ lệ bốc hơi nước, tiết kiệm công chăm sóc và thời gian tưới từ 8 – 10 ngày một lần, so với cách tưới thông thường thì hệ thống tưới này giảm được 1 lượng nước tưới khá lớn, rất phù hợp cho một số vùng khí hậu, đây là sản phẩm thân thiện với môi trường, có thể trồng ở một số vùng khí hậu khắc nghiệt, góp phần giải quyết về vấn đề biến đổi khí hậu và môi trường.

1. Tính mới của công trình:Tính mới của các sản phẩm do cơ sở chế tạo máy móc nông cụ là áp dụng các

nguyên lý cơ học cho các sản phẩm máy nông nghiệp và các sản phẩm khác, có cấu tạo gọn nhẹ, dễ sử dụng, an toàn, tiết kiệm.

Với nhu cầu hiện nay của cả cộng đồng xã hội, chúng tôi luôn luôn đi tìm các giải pháp hiệu quả nhất để phục vụ nhu cầu của người sử dụng , đem lại hiệu quả cao, đặc biệt quan tâm nghiên cứu các sản phẩm tốt cho môi trường sống, không gây ô nhiễm môi trường, ngược lại các sản phẩm này lại rất thân thiện với môi trường.

2. Tính sáng tạo:Để cho ra các sản phẩm máy nông nghiệp, chúng tôi không ngừng nghiên cứu

các loại máy móc phù hợp cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, các thông số của sản phẩm, kích thước của sản phẩm rất phù hợp cho địa hình cũng như yêu cầu của người sử dụng, thiết thực với bà con nông dân không chỉ là hiệu quả về kinh tế mà

Giải pháp trồng rau sạch đô thị công nghệ cao

426

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

còn đáp ứng được thời gian trong sản xuất 3. Khả năng ứng dụng:Để đẩy mạnh công nghiệp hóa và áp dụng thực tiễn cho nghành nông nghiệp và

công nghiệp được hiện đại hóa. Trong thời gian qua chúng tôi nghiên cứu chế tạo và cho ra một số loại máy móc phục vụ cho nghành nông nghiệp và công nghiệp công nghệ cao, vì trong nông nghiệp còn thiếu rất nhiều loại máy móc, chính vì vậy sản phẩm máy nông nghiệp được đưa vào phục vụ sản xuất là rất hiệu quả và bền vững

4. Hiệu quả môi trường, kinh tế và xa hội:Nhằm thúc đẩy sự phát triển của Đất Nước, áp dụng cơ giới hóa cho nông nghiệp,

công nghiệp của Việt Nam, góp phần xây dựng và đẩy mạnh kinh tế đất Nước, chúng tôi đã nghiên cứu chế tạo và cho ra 8 sản phẩm máy nông nghiệp và 2 nông cụ phục vụ cho nông nghiệp, công nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. 8 sản phẩm máy và 2 nông cụ mà chúng tôi nghiên cứu chế tạo đã nêu trên, đều cho năng suất cao và giải phóng sức lao động cho bà con nông dân, đem lại lợi nhuận bình quân từ 8 – 12 lao động trên 1 giải pháp, giúp cho nông dân giảm chi phí công lao động là rất lớn, đem lại thu nhập cao

5. Bằng sáng chế và khen thương:- “Máy đóng bầu đất vào túi nilon tự động” đã đăng ký giải pháp hữu ích- “Sản phẩm trồng rau sạch đô thị công nghệ cao” đã đăng ký kiểu dáng công

nghiệp và giả pháp hữu ích- Đã đăng ký logo - Đã được cấp “Giấy chứng nhận điển hình sáng tạo Việt Nam” do liên hiệp

các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam trao tặng năm 2008- Được Bộ Trưởng “Bộ khoa học và công nghệ Việt Nam” trao tặng bằng khen

tại Chơ công nghệ và thiết bị quốc tế Việt Nam 2012.- Đoạt giải thưởng “Lương Định Của 2008” do Trung ương đoàn thanh niên

công sản Hồ Chí Minh trao tặng.- Giấy chứng nhận “Tài năng trẻ Việt Nam” tổ chức tại Hà Nội năm 2009 do

Trung ương đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng.- Được Thủ tướng chính phủ tặng Bằng khen năm 2013 đã có thành tích sáng

tạo trong sản xuất máy nông nghiệp, góp phần phát triển sản xuất và xây dựng nông thôn mới của Tỉnh, được tặng nhiều bằng khen của các cấp.

- Được trao tặng danh hiệu “Sản phẩm chất lương cho vụ mùa bội thu” năm 2013. - Huy chương vàng danh hiệu chất lương Việt Nam phù hơp tiêu chuẩn 2013.

427

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT BAN HÀNH QUY CHUẨNKỸ THUẬT QUÔC GIA VỀ GIỚI HẠN NỒNG ĐỘ DIOXIN

TRONG MỘT SÔ LOẠI ĐẤT

I. GIỚI THIỆU:Đơn vị chủ trì: Văn phòng Ban chỉ đạo 33 Bộ Tài nguyên và Môi trườngĐịa chỉ: 83 Nguyễn Chí Thanh, Hà NộiĐiện thoại: 0913 051 322Chủ nhiệm: Lê Thị Hải Lê

II. NỘI DUNG:Hiện nay vấn đề ô nhiễm gây ra từ các hóa chất độc hại, trong đó bao gồm dioxin

đang là mối quan tâm lo ngại ở nhiều nước trên thế giới và Việt Nam. Dioxin là chất cực độc được sinh ra trong quá trình đốt cháy các chất, các vật liệu hữu cơ chứa clo ở nhiệt độ; Quá trình sản xuất các hợp chất hữu cơ chứa clo, tiêu biểu là chất diệt cỏ 2,4,5-T, chất bảo quản gỗ pentaclophenol; Các quá trình cháy như: Đốt các loại rác thải thành phố, rác thải y tế, rác thải công nghiệp, tái chế kim loại nhất là nhôm, đốt than, cháy rừng, lò hỏa thiêu, tai nạn hóa học); Các quá trình tẩy trắng bột giấy bằng các chất oxy hóa chứa clo.

Ngoài những nguồn gây ô nhiễm dioxin từ các hoạt động của con người nêu trên, ở Việt Nam lại có một lượng đáng kể ô nhiễm do dioxin từ hậu quả việc sử dụng chất diệt cỏ của Quân đội Mỹ trong chiến tranh. Theo các tài liệu khoa học được công bố, trong Chiến dịch Ranch Hand (1961 -1971) của quân đội Mỹ đã rải hơn 74 triệu lít các chất diệt cỏ lên 15% diện tích toàn miền Nam Việt Nam, bằng khoảng 2,62 triệu ha.

Cuộc chiến tranh hóa học đã gây hậu quả nghiêm trọng cho con người, môi trường, các hệ sinh thái của Việt Nam không chỉ trong chiến tranh mà còn để lại hậu quả lâu dài sau chiến tranh. Chiến tranh hóa học đã kết thúc từ năm 1971, nhưng đến nay 2013, tức là sau hơn 40 năm, hậu quả của chất độc da cam/ dioxin vẫn còn hiện hữu đối với con người và môi trường Việt Nam.

Thực tế này đòi hỏi tăng cường các biện pháp quản lý, kiểm soát ô nhiễm dioxin không chỉ ở các vùng nóng ô nhiễm do chiến tranh mà cả trên phạm vi toàn quốc. Song, trong công tác quản lý môi trường, chúng ta vẫn còn thiếu nhiều quy định tiêu chuẩn/quy chuẩn môi trường đối với dioxin, điều này tạo ra hạn chế, khó khăn cho các hoạt động kiểm soát, quan trắc, giám sát ô nhiễm tại các khu vực “điểm nóng” ô nhiễm và vùng có nhiều hoạt động sản xuất công nghiệp.

Trong thời gian vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nhiều cố gắng trong

LÊ THỊ HẢI LÊ

428

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

việc ban hành một số Quy định Tiêu chuẩn, Quy chuẩn nhằm kiểm soát và hạn chế tác hại của dioxin đối với môi trường. Năm 2009, Tiêu chuẩn quốc gia TCVN: 8283-2009 đã ban hành quy định về ngưỡng dioxin trong đất và trầm tích nhằm phục cho công tác khoanh vùng, xử lý tẩy độc đất ô nhiễm dioxin tại một số sân bay trước đây Quân đội Mỹ sử dụng làm kho chứa chất diệt cỏ. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có các tiêu chuẩn ngưỡng dioxin trong đất sử dụng làm đất canh tác nông nghiệp và các mục đích phi nông nghiệp khác.

Công trình nghiên cứu, lựa chọn Tiêu chuẩn ngưỡng dioxin trong đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp Việt Nam là đáp ứng như cầu thực tế hết sức cần thiết, nhằm tăng cường quản lý môi trường và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng người dân.

1. Tóm tắt nội dung:a. Mục tiêu:- Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học để xác định ngưỡng cho phép của dioxin

trong đất nông nghiệp và phi nông nghiệp;- Đề xuất, kiến nghị ban hành giới hạn nồng độ cho phép dioxin trong một số

loại đất;b. Đối tương:- Các khu vực đất canh tác nông nghiệp và đất phi nông nghiệp khác như: đất

nhà ở, thương mại, khu vui chơi, khu công nghiệp,…- Đề tài đã nghiên cứu và tìm ra cách ứng dụng phương pháp Đánh giá rủi ro Sức

khỏe con người (Human Health Risk Assessment - HHRA) của Mỹ/New Zealand để làm cơ sở tính toán Giới hạn nồng độ dioxin trong đất ở mức độ có thể chưa gây tác hại đối với sức khỏe con người.

2. Tính mới của Công trình:Trước đây, việc xây dựng Ngưỡng của một hóa chất độc hai nào đó, chẳng hạn

như dioxin ở trong đất/nước/Không khí,… thường dựa trên việc tham khảo áp dụng theo các giá trị ngưỡng được xác định từ các nước tiên tiến.

Điểm mới của Công trình này đó là tìm ra cách áp dụng tính toán về nồng độ của dioxin trong đất mức độ rủi ro/gây tác hại đến con người. Đó là dựa vào Phương

429

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

pháp Đánh giá rủi ro đến sức khỏe con người (HHRA), hay nói một cách khác là dùng một thuật toán để xác lập ngưỡng của chất gây ô nhiễm nào đó trong môi trường. Cách này được các nước phát triển sử dụng như 1 công cụ đắc lực trong việc xác lập ngưỡng của một chất độc hại. Xuất phát từ phương trình tính tổng lượng độc hại rủi ro như sau:

HQ (Hazard Quotion) = HQ1 + HQ2 + HQ3 + HQ4+…≤ 1

AI (Mức tiếp nhận được) = AC in soil (nồng độ chấp

nhận được trong đất) * CR (tần suất phơi nhiễm)*ET (t/g phơi

nhiễm) Đối với con người, nói chung kịch bản phơi nhiễm với một chất độc hại (VD:

dioxin) có thể qua các con đường như sau: tiếp xúc trực tiếp vô tình nuốt phải đất, hít thở không khí/bụi bị nhiễm dioxin, ăn các thực phẩm bị nhiễm dioxin, uống nước bị nhiễm dioxin, tiếp xúc qua da,….Khi con người đặt trong bối cảnh của từng loại đất thì kịch bản phơi nhiễm tác động đối với người đó cũng sẽ khác nhau. Chẳng hạn, đối với đất làm nhà ở nông thôn, con người sẽ có kịch bản phơi nhiễm có thể chỉ gồm 4 con đường là: vô tình nuốt phải đất, ăn các rau quả/ thực phẩm được nuôi trồng trên đất nhiễm dioxin, tiếp xúc qua da, hít bụi /không khí bị nhiễm dioxin… bằng cách sử dụng các thông số về tần xuất tiếp xúc, thời gian làm việc đồng ruộng đặc trưng ở Việt Nam và các thông số sức khỏe, con người Việt Nam, Công trình đã xác lập được mức giới hạn cho phép nồng độ dioxin trong một số loại đất ở Việt Nam.

3. Khả năng áp dụng:Đã được Tổng Cục Đo lường và Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm

định kết quả công trình và Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: QCVB 45:2012/BTNMT Quy định về Giới hạn cho phép nồng độ dioxin trong một số loại đất.

4. Hiệu quả kinh tế - xa hội:Kết quả Công trình có ý nghĩa kinh tế - xã hội lớn lao, góp phần tăng cường năng

lực quan trắc, quản lý môi trường nói chung và tại các khu vực điểm nóng ô nhiễm dioxin do hậu quả chất độc hóa học do Mỹ gây ra trong chiến tranh nói riêng. Đóng góp về mặt xã hội của công trình này đó là giúp cho cộng đồng người dân sống trong vùng ô nhiễm có thể biết chủ động phòng ngừa phơi nhiễm và tác hại dioxin đối với họ. Giúp cho các cơ quan quản lý môi trường và đất đai tại địa phương có biện pháp quản lý quy hoạch sử dụng đất vừa hợp lý vừa bảo đảm môi trường an toàn cho người dân địa phương.

Máy bay của Quân đội Mỹ rải chất diệt cỏ trong chiến dịch Ranch Hand (1961-1971)

430

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

MOÂ HÌNH GIAÛI PHAÙP: BEÁP TIEÄN ÍCH

I. GIỚI THIỆUĐơn vị: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh xã Sơn Nguyên, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú YênĐịa chỉ: Xã Sơn Nguyên, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú YênĐiện thoại: 0169 2746 824Chủ nhiệm: Nguyễn Bá Nha

II. NỘI DUNGTrong nền kinh tế phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, thị trường và

điều kiện sinh hoạt của người dân, vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường hiện nay là một nhiệm vụ,vai trò chung có tính quan trọng,cần thiết và cấp bách. Không chỉ mỗi cá nhân, đơn vị, địa phương nào, quốc gia nào mà còn là cả thế giới nhân loại. Trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới tiêu chí môi trường và tiêu chí thu nhập người dân cũng là nội dung quan trọng. Nhận thấy tình hình thực tế hiện nay, ở một số địa phương thu nhập, đời sống người dân còn thấp, còn phụ thuộc vào thời tiết, giá cả thị trường. Trong khi đó hàng tiêu dùng lên giá, giá cả vật tư không bình ổn như xăng, dầu, ga v.v…Vì vậy nhu cầu đời sống người dân ở một số khu vực, vùng miền còn khó khăn, chưa phân biệt về lợi ích kinh tế gia đình, lợi ích xã hội. Đây là vấn đề cần đặt ra cho một giải pháp. Người dân vẫn có thói quen sử dụng than củi để làm chất đốt bớt tốn kém hoặc dùng ga cho sang. Thật vậy, đại đa số người dân có điều kiện dùng ga tuy không khói nhưng chi phí cao.Một bộ phận người dân dùng than củi chưa tiện lợi, ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp tài nguyên rừng. Trong khi lượng rác thải sinh hoạt,r ác thải thực vật như giấy vụn,

rác mía lá cây khô, từ các điểm xây dựng, sản xuất: bột cưa, dam bào, trấu, xác bắp, xác cà phê… đang thải ra địa bàn dân cư.

Vì vậy tôi quyết dịnh áp dung nguyên lý lò khò, quạt gió 12v để sử dụng nguồn rác làm chất đốt phục vụ đời sống, cải tiến sáng tạo bản chất mới, chức năng hiệu quả, thật sự tiện lợi, hữu ích.

Với cấu tạo cơ bản: Bếp làm bằng

NGUYỄN BÁ NHA

431

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

chất liệu sắt, inox dày 1,2mm, tổng thể hình trụ tròn cao 42 cm, chu vi vỏ ngoài 94,2 cm, đường kính 30cm. Vỏ trong là khoang chứa rác nguyên liệu cao 34cm, chu vi vành tròn 72,2 cm, đường kính 23cm, đáy bếp có buồng thu và chứa gió, có một đáy vỉ thông gió và hai lớp miệng kiền để tập trung ngọn lửa, sáng tạo chiếc lồng nướng có cấu tạo hình trụ chu vi đáy 31.4cm, đường kính 10cm phần đáy khoan lỗ 8mm để thu gió, lồng nướng đặt dưới miệng lò tiết kiệm nguyên liệu, đây là tính năng mới trong nhu cầu sử dụng.

Khi sử dụng ôxi được đẩy vào buồng chứa không khí, thổi lên khoang chứa rác bằng quạt gió 12v qua các lỗ 4mm của vỉ thông gió dung hoà vào các khe hở nguyên liệu tiếp xúc với lửa ở miệng lò và cháy mạnh dần.

Tuỳ theo nhu cầu sử dụng mà chỉnh ngọn lửa to, nhỏ bằng công tắc quạt gió hoặc giữ khoảng cách 05-25 cm.

Bếp tiện ích có nhiều ưu điểm bản chất mới, sáng tạo là:

Thứ nhất, tiện lợi vì dễ sử dụng, nguyên liệu sẵn có làm chất đốt, không mất tiền mua, dùng ở gia đình, tập thể… đều được, các chức năng hầm, hấp, chiên sào …đều được.

Thứ hai, ích lợi là giúp người dân tiết kiệm chi phí. Càng sử dụng nhiều thì lượng rác trong môi trường sử lý một cách tích cực, khoa học (1300 gam rác còn lại 50g tro dùng ủ với phân chuồng làm phân bón cho cây trồng nông lâm nghiệp).

Khi nói đến kinh tế người ta thường có những phép toán khác nhau, theo công thức sơ chế nguyên liệu, quy trình sử dụng và bảng chiếc tính thì mỗi hộ gia đình dùng 3,9kg rác/ngày suy ra 117kg rác/tháng, như vậy một năm 1,4 tấn rác được xử lý. Áp dụng rộng rãi nhiều địa phương theo cấp số nhân thì lượng rác được hủy khá lớn:

10 hộ dùng: 14 tấn rác

100 hộ dùng: 140 tấn rác

Khắc phục nhược điểm, ứng dụng cải tiến tính năng, chức năng mới, nâng cao hiệu quả sử dụng Bếp tiện ích sử dụng nhân rộng trong nhân dân chính là giải pháp thực tiễn, áp dụng mọi địa phương nhằm tiết kiệm chi tiêu, chống lãng phí, tiết kiệm điện, góp phần bảo vệ tài nguyên, môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông Thôn Mới, xu hướng tiến tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2020.

432

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

BÉC PHUN NƯỚC TƯỚI VƯỜN

I. GIỚI THIỆU:Đơn vị: Văn phòng HĐND và UBND huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng ThápĐịa chỉ: Số 2, đường 30/4, khóm Mỹ Tây, thị trấn Mỹ Thọ, Huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp. Điện thoại: 01234007113. Email: [email protected]ủ nhiệm: Lại Trường Vũ

II. NỘI DUNG:

Từ thực tế trên thị trường béc tưới vườn có giá từ 15.000 đ/cái đến vài trăm nghìn đồng cái còn sản phẩm béc phun nước do tôi chế tạo có giá thành rất thấp (2.000 đ/béc) và độ bền cao (tuổi thọ hơn 3 năm). Về chất liệu sử dụng của béc phun do tôi chế tạo chủ yếu là nhựa, chất liệu này rất dễ tìm trên thị trường và ai cũng có thể tự làm (không cần mua).

Đất nước ta là đất nước có nền nông nghiệp truyền thống. Nhưng với tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay (nắng nóng kéo dài trong năm) nên nhu cầu tưới nước cho vườn cây, hoa màu, cây công nghiệp, cây cảnh,... là cần thiết. Vì vậy, việc ứng dụng hệ thống tưới nước tự động của người dân ngày càng lớn nhưng với chi phí sử dụng béc phun trên thị trường thì chi phí khoảng 5 - 6 triệu đồng/1000m2, do đó nhiều người dân còn ngần ngại đầu tư. Tuy nhiên, việc ra đời một loại béc phun nước do tôi sáng tạo sẽ giúp giảm chi phí còn 1,5 - 2 triệu đồng/1000m2.

Ngoài ra, béc phun do tôi chế tạo có thể điều chỉnh giọt nước xa, gần, lượng nước phun ít hay nhiều thậm chí khoá nước theo ý muốn, xử lý rác trong béc rất dễ dàng, nhưng với dụng cụ để sản xuất béc rát đơn giản (chỉ cần một cây khoan tay và một lưỡi cưa sắt).

Thông số kỹ thuật: Lưu lượng béc phun 1.000 lít/giờ, ước đều từ tâm ra ngoài với đường kính tối đa 7 m. Độ bền của béc hơn 3 năm.

Bec mới cải tiến

LẠI TRƯỜNG VŨ

433

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

PHẦN IVKHEN THÛÚÃNG

434

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

435

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMVÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số : 849/QĐ-LHHVN Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2013

QUYẾT ĐỊNHVề việc thành lập Hội đồng Giám khảo

Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc lần thứ 12 (2012 - 2013)

ĐOÀN CHỦ TỊCH ĐOÀN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRUNG ƯƠNG LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM

Căn cứ Quyết định 165/2006/QĐ-TTg ngày 14/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật;

Căn cứ Quyết định số 121/HĐBT ngày 29 tháng 7 năm 1983 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập và hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam;

Căn cứ Thể lệ Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 12 (2012 - 2013);Xét đề nghị của ông Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo kỹ thuật Việt

Nam (VIFOTEC) kiêm Phó Trưởng ban Thư ký Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 12 (2012-2013),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập Hội đồng Giám khảo Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 12 (2012 - 2013) do PGS. TS. Hồ Uy Liêm, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) làm Chủ tịch Hội đồng; Hội đồng Giám khảo gồm 6 ban: Công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông; Vật liệu, hoá chất, năng lượng; Cơ khí tự động hoá, xây dựng, giao thông vận tải; Nông, lâm, ngư nghiệp, tài nguyên và môi trường; Y dược; Giáo dục-đào tạo và các lĩnh vực khác. Mỗi ban gồm 1 trưởng ban, các phó ban, 1 ủy viên thư ký và các thành viên có danh sách kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Hội đồng Giám khảo có nhiệm vụ chấm và tư vấn cho Ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 12 (2012 - 2013) xét và trao giải thưởng cho các tác giả đoạt giải thưởng Hội thi.

Điều 3. Hội đồng Giám khảo tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Điều 4. Chánh văn phòng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam,

436

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Trưởng Ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Phó Giám đốc Phụ trách Quỹ VIFOTEC, Trưởng Ban Thư ký Hội thi và các thành viên có tên trong danh sách nêu ở Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRUNG ƯƠNG

Nơi nhận: Chủ tịch - Như Điều 4;- Bộ KH & CN;- Tổng LĐLĐVN; Đã ký - TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; - Các thành viên Ban TC Đặng Vũ Minh - Hội thi STKT toàn quốc;- Quỹ VIFOTEC; - Lưu VP.

437

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢOHỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUÔC LẦN THỨ 12 (2012 – 2013)

(Kèm theo Quyết định số 849/QĐ-LHHVN ngày 4 tháng 11 năm 2013)

I. LĨNH VỰC CƠ KHÍ TỰ ĐỘNG HOÁ, XÂY DỰNG, GIAO THÔNG VẬN TẢI:

SốTT Họ và tên Cơ quan Điện thoại Chức vụ

trong ban

1 GS. TSKH. Nguyễn Thiện Phúc

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 0912 242 623 Trưởng

ban

2 TS. Nguyễn Đình Đào Công ty Tư vấn và kiểm định xây dựng, Bộ Xây dựng 0913 230 485

Phó Trưởng

ban

3 ThS. Trần Lĩnh Trúc Hội KHCN Tự động hóa 0913 583 777 Ủy viên thư ký

4 GS. TS. Trần Văn Địch

Bộ môn Công nghệ chế tạo máy, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

0912 150 572 Ủy viên

5 ThS. Nguyễn Đình Hậu

Vụ KHCN các ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ KH&CN 0953 357 309 Ủy viên

6 PGS. TS. Trần Đức Nhiệm

Trưởng Bộ môn cầu hầm, Trường Đại học GTVT 0903 446 067 Ủy viên

7 TS. Nguyễn Chí Sáng Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cơ khí 0913 214 513 Ủy viên

8 TS. Chu Văn ThiệnViện trưởng Viện cơ điện Nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch

0913552974 Ủy viên

II. LĨNH VỰC NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG:

SốTT Họ và tên Cơ quan Điện thoại Chức vụ

trong ban

1 GS. TS. Nguyễn Ngọc Kính

Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội giống cây trồng VN 0913 239429 Trưởng

ban

2 GS. TS. Đặng Kim Chi

Viện Công nghệ Môi trường - Trường ĐH Bách khoa Hà Nội 0913 038067

Phó Trưởng

ban

3 TS. Phạm Công Hoạt

Vụ Khoa học Công nghệ các ngành kinh tế kỹ thuật - Bộ Khoa học và Công nghệ

0913 345594Ủy viên

thư ký

438

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

4 TS. Trần Văn Khởi

Phó Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

0912.077140 Ủy viên

5 ThS. Nguyễn Thiên Lương

Vụ KHCN và Môi trường - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

38232751 – 0912.005961 Ủy viên

6 TS. Nguyễn Thanh Sơn

Viện trưởng Viện Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

0913045799Ủy viên

7 TS. Nguyễn Đình Ninh Hội Thủy lợi Việt Nam 0913.383919 Ủy viên

8 TS. Phạm Anh TuấnPhó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

0913.201495 Ủy viên

9 PGS.TS. Trịnh Thị Thanh

Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội 0913361070 Ủy viên

II. LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG:

SốTT Họ và tên Cơ quan Điện thoại Chức vụ

trong ban

1 Trung tướng, GS.TSKH Phạm Thế Long

Giám đốc Học viện Kỹ thuật Quân sự, Bộ Quốc Phòng 0983.808.688 Trưởng

ban

2GS. TS. Nguyễn Thúc Hải

Viện Công nghê thông tin và truyền thông, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

0904.188.745 Phó trưởng ban

3 TS. Nguyễn Sỹ HuềTập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

0903.413.889 Ủy viên

4GS. TS. Nguyễn Thanh Thuỷ

Phó hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội

0913.531.184Ủy viên

thư ký

5 PGS. TS. Đỗ Xuân Tiến

Học viện Kỹ thuật Quân sự 100 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội

0903297424 Ủy viên

6Đại tá TS. Phạm Việt Trung

Phòng Thí nghiệm trọng điểm an toàn thông tin quốc gia – Cục CNTT – BTTM. Số 8 Nguyễn Tri Phương Hà Nội

0988727868 Ủy viên

7 PGS. TS. Đỗ Trung TuấnTrường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

0904.218.247 Ủy viên

439

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

IV. LĨNH VỰC VẬT LIỆU, HOÁ CHẤT, NĂNG LƯỢNG:

SốTT Họ và tên Cơ quan Điện thoại Chức vụ

trong ban

1 GS. TSKH. Trần Vĩnh Diệu

Trung tâm nghiên cứu vật liệu Polyme, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

0903.408.515 Trưởng ban

2 GS. TS. Nguyễn Hoàng Nghị

Viện Vật lý kỹ thuật - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 0903.480166 Phó

trưởng ban

3 TS. Nguyễn Ngọc Đông

Vụ KH và CN các ngành kinh tế kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ

0913.031.469 Ủy viên thư ký

4 TSKH. Nguyễn Văn Tân

Văn phòng chương trình Tự động hóa và Công nghệ vật liệu - Bộ Công thương

0904.182.099 Ủy viên

5 TS. Nguyễn Vũ Việt

Phó Viện trưởng Viện Khoa học thủy lợi kiêm Viện trưởng Viện thủy điện và năng lượng tái tạo

0913.574.479 Ủy viên

V. LĨNH VỰC Y DƯỢC:

SốTT Họ và tên Cơ quan Điện thoại Chức vụ

trong ban

1PGS. TS. Phạm Duy Hiển

Nguyên Chủ tịch Hội đồng khoa học Bệnh viện K

0913213375 Trưởng ban

2GS. TS. Phạm Thanh Kỳ

Nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Dược Hà Nội

0903.282.354Phó

Trưởng ban

3TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh

Phó Viện trưởng phụ trách, Viện Trang thiết bị và công trình y tế

0913.229515 Ủy viên thư ký

4PGS.TS. Nguyễn Văn Thạch

Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, Viện trưởng Viện chấn thương chỉnh hình

0913.562222 Ủy viên

5PGS. TS. Trịnh Văn Quỳ

Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương

0903.411587 Ủy viên

6PGS.TS. Lê Ngọc Thành

Phó Giám đốc Bệnh viện E, Giám đốc Trung tâm tim mạch

0903417172 Ủy viên

440

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

VI. LĨNH VỰC GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VÀ CÁC LĨNH VỰC KHÁC:

SốTT Họ và tên Cơ quan Điện thoại Chức vụ

trong ban

1GS. TSKH Phạm Thị Trân Châu

Trường Đại học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

0903250018 Trưởng ban

2PGS. TS Nguyễn Phúc Khanh

Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo

0903.276889 Phó trưởng ban

3 TS. Lê Xuân Hảo Viện Cơ điện Nông nghiệp, Bộ NN & PTNT

0903293579 Ủy viên thư ký

4 ThS. Vũ Anh TuấnVụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo

0913.242177 Ủy viên

5GS. Nguyễn Xuân Huy

Học viện Thăng Long 0903203800 Ủy viên

6 TS. Mai Anh Chủ tịch Hội Tin học khuyến thông Hà Nội 0913209955 Ủy viên

7 TS. Phạm Văn NamTrung tâm Nghiên cứu phát triển cơ sở vật chất thiết bị dạy học và đồ chơi trẻ em

0913.008123 Ủy viên

8TS. Hoàng Thị Oanh

Trưởng khoa giáo dục mầm non, Trường Cao đẳng sư phạm nhà trẻ mẫu giáo Trung ương 1

0912906677 Ủy viên

9Đại tá, TS. Đoàn Châu Long

Cục KHCN - Bộ Quốc phòng 0983177228 Ủy viên

441

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMVÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số : 984/QĐ-LHHVN Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2013

QUYẾT ĐỊNHVề việc trao giải thương

Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 12 (2012 - 2013)

ĐOÀN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRUNG ƯƠNGLIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM

Căn cứ Quyết định số 165/2006/QĐ-TTg ngày 14/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật;

Căn cứ Quyết định số 121 BT ngày 29 tháng 7 năm 1983 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc cho phép Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam chính thức thành lập và hoạt động;

Căn cứ vào “Thể lệ Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn Quốc lần thứ 12 năm 2012 - 2013” đã được Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc ký ban hành kèm theo Quyết định số 130/QĐ-LHHVN ngày 20/2/2012;

Căn cứ vào Thông tư số 52/2007/TT-BTC ngày 21/5/2007 của Bộ Tài chính “Hướng dẫn chế độ Tài chính cho hoạt động Hội thi sáng tạo kỹ thuật” và công văn số 11078/BTC-HCSN ngày 5/8/2009 của Bộ Tài chính về việc tăng mức giải thưởng Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc;

Căn cứ Biên bản cuộc họp của Ban Tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 12 (2012 - 2013) ngày 16/12/2013;

Theo đề nghị của ông Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam kiêm Phó Trưởng Ban Thư ký Hội thi,

QUYẾT ĐỊNH:Điều 1. Tặng giải thưởng kèm theo Bằng khen của Liên hiệp các Hội Khoa học

và Kỹ thuật Việt Nam cho các giải pháp thuộc 6 lĩnh vực: Cơ khí, tự động hóa, xây dựng, giao thông vận tải; Vật liệu, hóa chất, năng lượng; Nông lâm ngư nghiệp và Môi trường; Thông tin, điện tử, viễn thông; Y dược; Giáo dục đào tạo và các lĩnh vực khác, bao gồm:

- 5 giải nhất, mỗi giải 1 Biểu trưng vàng và 26 triệu đồng - 11 giải nhì, mỗi giải 1 Biểu trưng vàng và 20 triệu đồng - 24 giải ba, mỗi giải 1 Biểu trưng vàng và 15 triệu đồng - 48 giải khuyến khích, mỗi giải 7 triệu đồng

442

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Tổng cộng: 1.046 triệu đồng (Một tỷ không trăm bốn mươi sáu triệu đồng)(Danh sách kèm theo)Điều 2. Các Ông Chánh văn phòng, Trưởng Ban Khoa học, Công nghệ và Môi

trường, Trưởng Ban Kế hoạch - Tài chính Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam kiêm Phó Trưởng Ban Thư ký Hội thi và các cá nhân có tên trong danh sách nêu tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký.

Nơi nhận:- Như Điều 2;- Bộ KH&CN;- Tổng LĐLĐVN;- Trung ương Đoàn TNCSHCM;- Các thành viên Ban TC, Ban TK;- Quỹ VIFOTEC;- Kho bạc NNHN;- Lưu VT.

TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRUNG ƯƠNG Chủ tịch

Đã ký

Đặng Vũ Minh

443

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)D

AN

H S

ÁC

H C

ÁC

NG

TR

ÌNH

ĐO

ẠT

GIẢ

I HỘ

I TH

I LẦ

N T

HỨ

12

(201

2 - 2

013)

(Kèm

theo

Quy

ết đ

ịnh

số 9

84/Q

Đ-L

HH

ngà

y 18

/12/

2013

)

Lĩnh

vực

: Y D

ươc

TT

Tên

giả

i phá

p dự

thi

Tác

giả

Năm

si

nh

%

đóng

p

Chứ

c da

nh

tron

g gi

ải p

háp

Địa

chỉ

Đoạ

t gi

ải

1

Sử d

ụng

cụng

cụ

banh

vết

m

ổ H

M9

cho

phẫu

thu

ật

đặt D

IAM

tron

g m

ổ th

oát

vị đ

ĩa đ

ệm k

èm h

ẹp ố

ng

sống

thắt

lưng

và c

ác p

hẫu

thuậ

t bện

h lý

cột

sống

PGS.

TS. V

ũ V

ăn H

òe

PGS.

TS. N

guyễ

n H

ùng

Min

h B

S. N

guyễ

n V

ăn H

ư ng

ThS.

Ngu

yễn

Thàn

h B

ắc

ThS.

Ngu

yễn

Xuâ

n Ph

ương

1960

19

58

1979

19

74

1979

30

30

30

5 5

Chủ

nhi

ệm

Đồn

g ch

ủ nh

iệm

Đ

ồng

chủ

nhiệ

m

Thàn

h vi

ên

Thàn

h vi

ên

Bộ

môn

Kho

a Phẫ

u th

uật

thần

kin

h -

Bện

h vi

ên

103,

Học

việ

n Q

uân

Y

261,

Phù

ng H

ư ng,

Đôn

g, H

à N

ội

Nhấ

t

2

Đán

h gi

á sứ

c cả

n độ

ng

mạc

h ph

ổi b

ằng

siêu

âm

- D

oppl

er ti

m tr

ư ớc

và s

au

điều

trị

đóng

lỗ

Thôn

g liê

n nh

ĩ

GS.

TS.B

S. N

guyễ

n Lâ

n V

iệt

PGS.

TS.B

S. T

r ươn

g Th

anh

Hươ

ng

PGS.

TS.B

S. Đ

ỗ D

oãn

Lợi

TS.B

S. N

guyễ

n Th

ị Mai

Ngọ

c

1952

19

6119

57

1971

25

25 25 25

Chủ

nhi

ệm

Đồn

g ch

ủ nh

iệm

Thàn

h vi

ên

Thàn

h vi

ên

Việ

n Ti

m

mạc

h qu

ốc

gia

Việ

t N

am

78 đ

ư ờng

Giả

i Ph

óng,

H

à N

ội

Nhì

3Sử

dụn

g vỏ

cha

i thủ

y tin

h tro

ng

truyề

n m

áu

hoàn

hồ

i

Trần

Thị

Huệ

B

à N

guyễ

n Tr

à M

y19

73

1987

50

50C

hủ n

hiệm

Th

ành

viên

Bện

h vi

ện

đa

khoa

hu

yện

Đức

Thọ

- T

ỉnh

Tĩnh

Ba

4

Kết

quả

điề

u trị

phẫ

u th

uật c

ấp c

ứu c

hấn

thư-

ơng

sọ n

ão tạ

i Bện

h vi

ện

đa k

hoa

Tỉnh

Vĩn

h Ph

úc

bằng

hệ

thôn

g kh

oan

sọ

cải t

iến,

tự c

hế

BSC

KII

. Hồ

Ngu

yên

Hải

Ô

ng Đ

inh

Văn

Hải

Ô

ng H

à M

inh

Đức

Ô

ng H

à N

gọc

Linh

Ô

ng P

hùng

Đắc

Thà

nh

Ông

Trầ

n N

gọc

Hải

B

à N

guyễ

n Th

ị Tha

nh H

ương

1966

19

80

1984

19

86

1980

19

82

1971

30

20

10

10

10

10

10

Chủ

nhi

ệm

Đồn

g ch

ủ nh

iệm

Th

ành

viên

Th

ành

viên

Th

ành

viên

Th

ành

viên

Th

ành

viên

Kho

a N

goại

Thầ

n K

inh,

B

ệnh

viện

đa

khoa

tỉnh

V

ĩnh

Phúc

Số

1 T

ôn T

hất T

ùng,

Li

ên B

ảo, V

ĩnh

Yên

, V

ĩnh

Phúc

Ba

444

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

TT

Tên

giả

i phá

p dự

thi

Tác

giả

Năm

si

nh

%

đóng

p

Chứ

c da

nh

tron

g gi

ải

pháp

Địa

chỉ

Đoạ

t gi

ải

5

Xây

dựn

g qu

y trì

nh ti

êm m

ỡ tự

thân

qua

phẫ

u th

uật n

ội so

i đi

ều tr

ị phụ

c hồ

i giọ

ng n

ói d

o liệ

t tha

nh q

uản

một

bên

TS.B

S Tr

ần V

iệt H

ồng

1959

100

Chủ

nhi

ệm

Kho

a Ta

i-Mũi

-Họn

g,

bệnh

vi

ện

Nhâ

n dâ

n G

ia

định

TP

H

CM

Số

1 N

ơ Tr

ang

Long

, P7,

Q

. Bìn

h Th

ạnh,

TP

HC

M

Ba

6

Ngh

iên

cứu

bào

chế

bài t

huốc

ch

ữa b

ỏng

“thu

ốc m

ỡ si

nh

cơ”

và c

ải ti

ến p

h ơng

phá

p sử

dụ

ng th

uốc

trong

điề

u trị

vết

th

ư ơng

bỏn

g ch

o bệ

nh n

hân

L ươn

g y

Đào

Viế

t Tho

àn19

5910

0C

hủ n

hiệm

Thôn

Đ

ồng

ấu,

xã A

n Q

uý,

Quỳ

nh

Phụ,

Th

ái

Bìn

hB

a

7

Ngh

iên

cứu

công

ngh

ệ sả

n xu

ất v

à hi

ệu q

uả s

ản p

hẩm

gi

àu l

yzin

vi c

hất

dinh

d ư

ỡng

đến

tình

trạng

din

h d ư

ỡng

và b

ệnh

tật c

ủa tr

ẻ em

6-

12 th

áng

tuổi

TS. N

guyễ

n Th

ị Hải

1977

100

Chủ

nhi

ệmPh

òng

Kế h

oạch

tài c

hính

, Sở

Y tế

Bắc

Gia

ngK

huyế

n kh

ích

ặt m

áy tạ

o nh

ịp ti

m tạ

m th

ời

đư ờn

g tĩn

h m

ạch

với đ

iện

cực

trong

buồ

ng ti

mTh

S. N

guyễ

n Tr

ung

Hiế

u19

7510

0C

hủ n

hiệm

Kho

a tim

m

ạch,

bệ

nh

viện

đa

khoa

Lon

g A

n -

211

Ngu

yễn

Thôn

g, F

3, tp

n A

n, L

ong

An

Khu

yến

khíc

h

9

Chu

ẩn đ

oán

vỡ b

àng

quan

g tro

ng p

húc

mạc

bằn

g ph

ương

ph

áp s

iêu

âm t

ại g

iư ờn

g có

kế

t hợp

bơm

dun

g dị

ch N

aCl

0,9%

vào

bàn

g qu

ang

BSC

KII

. Lê

Th ươ

ng19

5310

0C

hủ n

hiệm

Kho

a ng

oại

tổng

qu

át,

bệnh

việ

n đa

kho

a K

hánh

H

òa

- 19

Ye

rsin

, N

ha

Tran

g, K

hánh

Hòa

Khu

yến

khíc

h

445

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

10M

ô hì

nh “

Áo

và G

ối h

ỗ trợ

nu

ôi c

on b

ằng

sữa

mẹ”

BSC

KI.

Trần

Ngu

yệt

Hoà

ng

BSC

KII

. Trư

ơng

Min

h K

iển

BSC

KI.

Lâm

Mỹ

Linh

1963

19

70

1977

60

40

40

Chủ

nhi

ệm

Đồn

g ch

ủ nh

iệm

Đ

ồng

chủ

nhiệ

m

Trun

g tâ

m c

hăm

sóc

sức

khỏe

sinh

sản

tỉnh

Mau

Số

2 P

han

Đìn

h Ph

ùng,

Ph

ư ờng

4, T

P. C

à M

au

Khu

yến

khíc

h

11Đ

óng

đinh

nội

tủy

xư ơn

g ch

ày k

ín c

ó ch

ốt n

hờ d

ụng

cụ

dẫn

đườn

g tự

chế

Ông

Ngu

yễn

Văn

Tuy

ên

Ông

Phạ

m C

ao P

hong

Ô

ng L

ê Đ

ức N

ghị

Ông

Ngu

yễn

Than

h H

oài

1965

19

61

1964

19

84

40

20

20

20

Chủ

nhi

ệm

Thàn

h vi

ên

Thàn

h vi

ên

Thàn

h vi

ên

Bện

h vi

ện Đ

a kh

oa tỉ

nh

Nin

h B

ình

Khu

yến

khíc

h

12

Dụn

g cụ

tự c

hế d

ùng

rút

SON

DE

JJ h

ay S

TEN

T ni

ệu

quản

qua

ngả

nội

soi n

iệu

đạo

-bàn

g qu

ang

ngượ

c dò

ng

BS.

Trầ

n V

ăn T

hành

1975

100

Chủ

nhi

ệmK

hoa

Ngo

ại tổ

ng q

uát,

bệnh

việ

n đa

kho

a Q

uảng

N

am

Khu

yến

khíc

h

13D

ụng

cụ g

ắp sỏ

i bàn

g qu

ang

tự c

hế

BSC

KII

.Ngu

yễn

Văn

H

uấn

Ông

Ngu

yễn

Văn

Hối

1964

1967

60 40

Chủ

nhi

ệmĐ

ồng

chủ

nhiệ

m

Bện

h vi

ện đ

a kh

oa k

hu

vực

miề

n nú

i phí

a bắ

c tỉn

h Q

uảng

Nam

Khu

yến

khíc

h

14H

ệ th

ống

kéo

dãn

cột s

ống

Mod

el M

- 01

C

N. L

ê Ph

ạm B

á K

hánh

1974

100

Chủ

nhi

ệm

Bện

h vi

ện Y

học

cổ

truyề

n Ph

ú Y

ên

399

Lê D

uẩn,

TP

Tuy

Hòa

, tỉn

h Ph

ú Y

ên

Khu

yến

khíc

h

446

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)D

AN

H S

ÁC

H C

ÁC

NG

TR

ÌNH

ĐO

ẠT

GIẢ

I HỘ

I TH

I LẦ

N T

HỨ

12

(201

2 - 2

013)

(Kèm

theo

Quy

ết đ

ịnh

số 9

84/Q

Đ-L

HH

ngà

y 18

/12/

2013

)Lĩ

nh v

ực: G

iáo

dục

đào

tạo

và c

ác lĩ

nh v

ực k

hác

TT

Tên

giả

i phá

p dự

thi

Tác

giả

Năm

si

nh

%

đóng

p

Chứ

c da

nh

tron

g gi

ải p

háp

Địa

chỉ

Đoạ

t gi

ải

1

Ngh

iên

cứu,

xây

dựn

g ph

ần

mềm

từ

điển

Tiế

ng V

iệt,

đồng

âm

, đồ

ng n

ghĩa

, trá

i ng

hĩa

trực

tuyế

n

CN

. Mai

Thị

Bíc

h N

guyệ

n Th

S. L

ại C

ao H

ạnh

KS.

Phạ

m V

iệt N

ga

1974

1957

1982

50 25 25

Chủ

nhi

ệm

Đồn

g ch

ủ nh

iệm

Đ

ồng

chủ

nhiệ

m

Trư ờ

ng

THC

S A

n V

ũ,

Quỳ

nh P

hụ, T

hái B

ình

Phòn

g G

iáo

dục

Quỳ

nh P

hụ,

Thái

Bìn

hV

iện

kiểm

so

át

quân

sự

Tr

ung

ương

Nhấ

t

2B

ảng

tra c

ứu c

ác t

hông

số

kỹ th

uật c

ơ kh

íÔ

ng L

ê V

ăn T

uân

1981

100

Chủ

nhi

ệm

Trư ờ

ng C

ao đ

ẳng

nghề

côn

g ng

hiệp

Tha

nh H

óaSố

64

Đìn

h H

ương

, Đ

ông

Cươ

ng,

TP

Than

h H

óa,

Than

h H

óa

Nhì

3B

ộ áo

pha

o đa

năn

g cứ

u si

nh c

ho n

gư d

ân đ

i biể

nC

N. V

õ V

ăn H

oàng

Min

h19

5910

0C

hủ n

hiệm

Hiệ

p H

ội n

hựa

TP.H

CM

192

Phïn

g H

ng,

P14,

Q.5

, TP

HC

MN

4

Ngh

iên

cứu

biên

soạ

n và

th

iết

kế m

ô hì

nh d

ạy h

ọc

lịch

sử đ

ịa p

hư ơn

g ch

o họ

c si

nh c

ác tr

ường

TH

CS

tỉnh

Gia

ng

ThS.

Ngu

yễn

Min

h N

guyệ

t B

à D

ư ơng

Thị

Thu

Loa

n B

à B

ế Th

u H

oa

Đàm

Thị

Hòa

B

à Tr

iệu

Thị N

ăm

1975

19

71

1970

19

57

1963

60

10

10

10

10

Chủ

nhi

ệm

Thàn

h vi

ên

Thàn

h vi

ên

Thàn

h vi

ên

Thàn

h vi

ên

Tr ườ

ng C

ao đ

ẳng

Sư p

hạm

tỉn

h H

à G

iang

đườn

g N

guyễ

n D

u, p

hườn

g N

guyễ

n Tr

ãi, T

p. H

à G

iang

, tỉn

h H

à G

iang

Ba

447

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

TT

Tên

giả

i phá

p dự

thi

Tác

giả

Năm

si

nh

%

đóng

p

Chứ

c da

nh tr

ong

giải

phá

ịa c

hỉĐ

oạt

giải

5Tự

thiế

t kế

bảng

tư ơn

g tá

c tro

ng g

iảng

dạy

CN

. Ngu

yễn

Tiến

Nin

hTh

S. Đ

ỗ Tr

ường

Sơn

CN

. Bùi

Thị

Hải

Vân

1973

1975

1974

60 20 20

Chủ

nhi

ệmĐ

ồng

Chủ

nhi

ệmĐ

ồng

chủ

nhiệ

m

Trun

g tâ

m G

iáo

dục

thườ

ng

xuyê

n và

Hướ

ng n

ghiệ

p 1

Thái

Thụ

y - T

hái B

ình

Phòn

g G

iáo

dục

- đà

o tạ

o hu

yện

Thái

Thụ

y, T

hái B

ình

Trườ

ng ti

ểu h

ọc T

hụy

Hải

, Th

ái T

hụy,

Thá

i Bìn

h

Ba

6M

ũ hơ

i bả

o vệ

dàn

h ch

o ng

ười đ

i xe

đạp

thôn

g th

-ườ

ngÔ

ng V

õ V

ăn B

é19

5810

0C

hủ n

hiệm

Đ

ồng

Chủ

nhi

ệm

Đồn

g ch

ủ nh

iệm

Côn

g ty

Cổ

phần

sản

xuấ

t th

ương

mại

xuấ

t nhậ

p kh

ẩu

ViT

HY,

TP.

Vũn

g Tà

u13

Cao

Thắ

ng,

phườ

ng 7

, Tp

. Vũn

g Tà

u, tỉ

nh B

à R

ịa

Vũn

g Tà

u

Ba

7Ph

ần m

ềm T

hống

giáo

dụ

c trự

c tu

yến

Ông

Trầ

n M

inh

Thái

Thị M

aiÔ

ng P

hạm

Văn

Bin

h B

à Ph

ạm T

hị N

gát

Thị H

ường

1969

1974

1976

19

73

1976

20 20 20

20

20

Chủ

nhi

ệmTh

ành

viên

Thàn

h vi

ên

Thàn

h vi

ên

Thàn

h vi

ên

Phòn

g G

iáo

dục B

ình

Gia

ng

- Hải

Dươ

ngTr

ường

Tiể

u họ

c V

ĩnh

Tuy,

B

ình

Gia

ng, H

ải D

ương

Trườ

ng

THC

S V

ũ H

ữu,

Bìn

h G

iang

, Hải

Dươ

ng

Ba

ồng

bộ c

ác g

iải

pháp

ng c

ao c

hất l

ượng

thực

nh si

nh h

ọc p

hổ th

ông

CN

Bùi

Văn

Thê

m19

5910

0C

hủ n

hiệm

Tr ườ

ng T

HC

S Q

uế N

ham

- Tâ

n Y

ên, B

ắc G

iang

Khu

yến

khíc

h

9

Ứng

dụn

g V

isua

l Bas

ic

thiế

t kế

bài g

iảng

Po

wer

Poin

t Int

erac

tive

nâng

cao

hứn

g th

ú và

kết

qu

ả họ

c tậ

p ch

o họ

c si

nh

ThS.

Ngu

yễn

Thị T

húy

1967

100

Chủ

nhi

ệm

Tr ườ

ng T

HPT

Ngu

yễn

Du,

hu

yện

Châ

u Đ

ức t

ỉnh

Rịa

Vũn

g Tà

u15

0 Tr

ần H

ưng

Đạo

, N

gãi

Gia

o, C

hâu

Đức

, tỉn

h B

à R

ịa V

ũng

Tàu

Khu

yến

khíc

h

448

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)T

TT

ên g

iải p

háp

dự th

iT

ác g

iảN

ăm

sinh

%

đóng

p

Chứ

c da

nh tr

ong

giải

phá

ịa c

hỉĐ

oạt

giải

10R

ôbốt

phụ

c vụ

thí n

ghiệ

m

Trần

Thị

Nga

Ô

ng T

rần

Văn

Kỳ

Ông

L ươ

ng T

rọng

Hiế

u Ô

ng Đ

ỗ Đ

ặng

Quố

c H

ư ng

1982

19

96

1997

19

96

25

25

25

25

Chủ

nhi

ệm

Thàn

h vi

ên

Thàn

h vi

ên

Thàn

h vi

ên

Trư ờ

ng T

HPT

Sơn

Dươ

ng

- tỉn

h Tu

yên

Qua

ngK

huyế

n kh

ích

11

Thiế

t kế,

chế

tạo

hướn

g dẫ

n họ

c si

nh c

hế

tạo

dụng

cụ,

phư

ơng

án,

tiến

hành

các

thí n

ghiệ

m

vật l

ý ph

ần n

hiệt

học

lớp

10 T

HPT

ThS.

Đắc

Toà

n19

8110

0C

hủ n

hiệm

Tr ườ

ng T

HPT

Kim

Sơn

A -

tỉnh

Nin

h B

ình

Khu

yến

khíc

h

12C

hế tạ

o dụ

ng c

ụ đọ

c ch

ỉ số

côn

g tơ

điệ

ng H

oàng

Ngọ

c H

ân19

6910

0C

hủ n

hiệm

Tổ tr

ực v

ận h

ành

- Điệ

n lự

c Th

ành

phố

Uôn

g B

í, C

ông

ty Đ

iện

lực

tỉnh

Quả

ng N

inh

Khu

yến

khíc

h

13B

ộ th

ực h

ành

điều

khi

ển

tổng

hợp

ThS.

Ngu

yễn

Thế

Phú

1976

100

Chủ

nhi

ệmTr

ường

cao

đẳn

g ng

hề tỉ

nh

Quả

ng N

amK

huyế

n kh

ích

14

Ngh

iên

cứu,

thiế

t kế,

lắp

đặt s

a bà

n hệ

thốn

g ph

un

dies

en đ

iện

tử v

à xâ

y dự

ng h

ệ th

ống

bài t

ập

trên

sa b

àn p

hục

vụ c

ông

tác

đào

tạo

TS. V

ũ Th

anh

Ch ư

ơng

ThS.

Phí

Đăn

g Tu

ệ Th

S. Đ

ỗ C

ông

Đạt

Th

S. N

guyễ

n V

ăn N

am

1953

19

58

1963

19

79

40

20

20

20

Chủ

nhi

ệm

Thàn

h vi

ên

Thàn

h vi

ên

Thàn

h vi

ên

Tr ườ

ng Đ

ại h

ọc S

ao Đ

ỏ,

tỉnh

Hải

Dươ

ng

24 T

hái H

ọc, p

h ườn

g Sa

o Đ

ỏ, th

ị xã

Chí

Lin

h, tỉ

nh

Hải

Dư ơ

ng

Khu

yến

khíc

h

449

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

15B

ộ đồ

dùn

g ph

át tr

iển

cảm

giá

c th

ăng

bằng

Đặn

g Th

ị Tuy

ết

Hồn

g B

à N

guyễ

n Th

ị Mỹ

Dun

g B

à Lê

Thị

Tha

nh N

ga

Lê T

hị H

ường

1968

19

82

1967

19

62

30

25

25

20

Chủ

nhi

ệm

Đồn

g C

hủ n

hiệm

Đ

ồng

chủ

nhiệ

m

Đồn

g C

hủ n

hiệm

Trư ờ

ng m

ầm n

on T

uổi T

- Đà

Nẵn

g 80

Ngu

yễn

Chí

Tha

nh,

Thàn

h Ph

ố Đ

à N

ẵng

Khu

yến

khíc

h

DA

NH

CH

C C

ÔN

G T

RÌN

H Đ

OẠ

T G

IẢI H

ỘI T

HI L

ẦN

TH

Ứ 1

2 (2

012

- 201

3)(K

èm th

eo Q

uyết

địn

h số

984

/QĐ

-LH

H n

gày

18/1

2/20

13)

Lĩnh

vực

: Vật

liệu

- H

óa c

hất -

Năn

g lư

ơng

TT

Tên

giả

i phá

p dự

thi

Tác

giả

Năm

si

nh

%

đóng

p

Chứ

c da

nh tr

ong

giải

phá

p Đ

ịa c

hỉĐ

oạt

giải

1

Ngh

iên

cứu,

thiế

t kế,

chế

tạ

o hợ

p bộ

đa

năng

OLT

C

CM

&TA

phụ

c vụ

công

tác

thí

nghi

ệm m

áy b

iến

áp

lực

cao

áp

KS.

Ngu

yễn

Văn

Hải

Th

S. P

hạm

Văn

Phư

ơng

KS.

Đặn

g Q

uốc

Kha

nh

KS.

Trầ

n V

iết B

ốn

1970

19

82

1974

19

75

25

25

25

25

Chủ

nhi

ệm

Đồn

g ch

ủ nh

iệm

Đ

ồng

chủ

nhiệ

m

Đồn

g ch

ủ nh

iệm

Côn

g ty

TN

HH

MTV

Thí

ng

hiệm

Điệ

n m

iền

Trun

g -

Tổng

Côn

g ty

Điệ

n lự

c m

iền

Trun

g,

Đà

Nãn

g Ph

ường

Hòa

Thọ

Tây

, Quậ

n C

ẩm L

ệ, T

P. Đ

à N

ẵng

Nhấ

t

2

Ngh

iên

cứu

giải

ph

áp

công

ngh

ệ sả

n xu

ất n

hằm

cả

i tiế

n ch

ất l

ượng

, m

ẫu

nâng

cao

tín

h cạ

nh

tranh

của

sản

phẩ

m b

óng

thể

thao

trên

thị t

rư ờn

g”

Ông

Ngu

yễn

Trọn

g Th

ấu19

6210

0C

hủ n

hiệm

Côn

g ty

CP

Dụn

g cụ

thể

th

ao

Del

ta,

Than

h H

óa

TT B

út S

ơn,

Hoằ

ng H

óa,

Than

h H

óa

Nhì

450

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

TT

Tên

giả

i phá

p dự

thi

Tác

giả

Năm

si

nh

%

đóng

p

Chứ

c da

nh tr

ong

giải

phá

ịa c

hỉĐ

oạt

giải

3N

âng

cao

công

suấ

t, ch

ất

lượn

g và

đa

dạng

mẫu

của

sản

phẩm

CER

AM

IC

KS.

Ngu

yễn

Hữu

Nền

K

S. T

rần

Ngọ

c Lâ

m19

83

1981

50

50Đ

ồng

chủ

nhiệ

m

Đồn

g ch

ủ nh

iệm

Côn

g ty

Cổ

phần

PR

IME

Tiền

Ph

ong,

V

ĩnh

Phúc

K

hu

Côn

g ng

hiệp

B

ình

Xuy

ên, H

uyện

Bìn

h X

uyên

, Tỉ

nh V

ĩnh

Phúc

Nhì

4

Phát

triể

n kỹ t

huật

SPE

CT/

CT

trên

cơ s

ở th

iết b

ị CT

công

ngh

iệp

một

ngu

ồn -

m

ột đ

ầu d

ò

Ông

Đặn

g N

guyễ

n Th

ế D

uy

Ông

Phạ

m V

ăn Đ

ạo

Ông

Bùi

Trọ

ng D

uy

Ông

Pha

n Q

uốc

Min

h

1976

19

88

1974

19

75

35

25

25

20

Chủ

nhi

ệm

Thàn

h vi

ên

Thàn

h vi

ên

Thàn

h vi

ên

Trun

g tâ

m ứ

ng d

ụng

kỹ

thuậ

t hạ

t nh

ân t

rong

côn

g ng

hiệp

- tỉn

h Lâ

m

Đồn

g Số

1,

đ ườn

g Đ

T 72

3, p

h-ườ

ng 1

2, T

P Đ

à Lạ

t, tỉn

h Lâ

m Đ

ồng

Ba

5

Chế

phẩ

m tẩ

y rử

a cặ

n dầ

u có

độ

nhớt

cao

(cặ

n FO

, dầ

u th

ô) đ

ư ợc

điều

chế

từ

dầu

thực

vật

công

ngh

ệ tẩ

y rử

a sử

dụn

g ch

ế ph

ẩm

này

ThS.

Phạ

m P

húc

Thảo

1962

100

Chủ

nhi

ệm

Tổng

kho

xăn

g dầ

u Đ

ức

Gia

ng

- C

ông

ty

Xăn

g dầ

u kh

u vự

c I

- H

à N

ội

26 Đ

ức G

iang

, Lon

g B

iên,

H

à N

ội

Ba

6

Áp

dụng

côn

g ng

hệ k

hoan

th

áo

khí

mêt

an

thử

nghi

ệm á

p dụ

ng h

ệ th

ống

tháo

khí

mêt

an tạ

i lò

chợ

13.1

-1 C

ông

ty T

han

Khe

C

hàm

- TK

V

KS.

Ngu

yễn

Huy

Nam

Ô

ng L

ê V

ăn H

iền

Ông

Ngu

yễn

Anh

Tuấ

n Ô

ng P

hùng

Quố

c H

uy

1976

19

65 19

65

1977

30

20 30

20

Chủ

nhi

ệm

Thàn

h vi

ên

Thàn

h vi

ên

Thàn

h vi

ên

Côn

g ty

Tha

n K

he C

hàm

tỉn

h Q

uảng

Nin

h -

TKV

Ph

ư ờng

Môn

g D

ư ơng

, Tp.

C

ẩm P

hả, t

ỉnh

Quả

ng N

inh

Việ

n KH

CN

Mỏ -

Vin

acom

in

Trun

g tâ

m a

n to

àn M

ỏ -

Việ

n K

HC

N M

Ba

451

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)T

TT

ên g

iải p

háp

dự th

iT

ác g

iảN

ăm

sinh

%

đóng

p

Chứ

c da

nh tr

ong

giải

phá

ịa c

hỉĐ

oạt

giải

7

Phư ơ

ng

pháp

c đị

nh

nhan

h tạ

p ch

ất v

à ph

ư ơng

ph

áp x

ác đ

ịnh

nhan

h hà

m

lượn

g ca

o su

khô

(DR

C%

) từ

mủ

nư ớc

Ông

Đìn

h Th

ắng

Ông

Hoà

ng H

ải H

iền

Ông

Ngu

yễn

Thế

Quâ

n Ô

ng C

ao T

iến

Dũn

g

1982

1981

19

81

1982

45 35

10

10

Chủ

nhi

ệmTh

ành

viên

Th

ành

viên

Th

ành

viên

Côn

g ty

TN

HH

MTV

Cao

su

Tân

Biê

n - X

ã Tâ

n H

iệp,

hu

yện

Tân

Châ

u, T

ây N

inh

Trườ

ng

Cao

đẳ

ng

công

ng

hiệp

cao

su

Ba

8C

hế t

ạo c

ột l

ọc s

ứ xố

p -

Nan

o bạ

c, ứ

ng d

ụng

để x

ử lý

nư ớ

c uố

ng tr

ực ti

ếp

Th.S

Ngu

yễn

Thụy

Ái

Trin

h19

7710

0C

hủ n

hiệm

Tr ườ

ng TH

PT ch

uyên

L ươn

g V

ăn C

hánh

- tỉ

nh P

hú Y

ên

Số 5

Pha

n L u

Tha

nh,

ph-

ường

7,

TP T

uy H

òa,

tỉnh

Phú

Yên

Khu

yến

khíc

h

9

Ngh

iên

cứu

kỹ t

huật

gia

nh

iệt

bằng

vi

sóng

tro

ng

môi

trư

ờng

chân

khô

ng

ứng

dụng

tro

ng l

ĩnh

vựa

kỹ

thuậ

t sấ

y nô

ng

sản

thực

phẩ

m c

ao

TS. L

ê Anh

Đức

1974

100

Chủ

nhi

ệm

Phòn

g đà

o tạ

o sa

u đạ

i học

- Tr

ường

đại

học

Nôn

g Lâ

m

TPH

CM

Khu

Phố

6,

P.Li

nh T

rung

, Q

.Thủ

Đức

, TP

HC

M

Khu

yến

khíc

h

10

Khử

m

ùi

nhuộ

m

hoạt

tín

h bằ

ng g

um h

ạt m

uồng

ho

àng

yến

(Cas

sia

fistu

la

L.)

GS.

TS. L

ê N

gọc

Thạc

h B

à Lê

Thị

Mỹ

Hằn

g Ô

ng H

ứa M

ạnh

Kha

nTh

S. B

ùi M

ạnh

1948

19

88

1989

19

82

35

25

20

20

Chủ

nhi

ệm

Thàn

h vi

ên

Thàn

h vi

ên

Thàn

h vi

ên

Trư ờ

ng Đ

ại h

ọc K

hoa

học

Tự n

hiên

, ĐH

Quố

c gi

a TP

H

CM

- 2

39/4

Thườ

ng

Kiệ

t, P1

5, Q

11, T

P.H

CM

Đại

học

Sài

Gòn

Khu

yến

khíc

h

11

Côn

g ng

hệ N

P-LT

tái

chế

rác

cao

su th

ành

dầu

FO-R

bằn

g cô

ng n

ghệ

nhiệ

t phâ

n liê

n tụ

c

ThS.

Ngu

yễn

Thàn

h Tà

i19

8310

0C

hủ n

hiệm

Côn

g ty

TN

HH

TM

DV

C

ông

nghệ

mới

- B

ình

Phư ớ

c Lô

I6-2

KC

N M

inh

Hưn

g - H

àn Q

uốc,

Min

h H

ư ng,

C

hơn

Thàn

h, B

ình

Ph ướ

c

Khu

yến

khíc

h

452

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

TT

Tên

giả

i phá

p dự

thi

Tác

giả

Năm

si

nh

%

đóng

p

Chứ

c da

nh tr

ong

giải

phá

ịa c

hỉĐ

oạt

giải

12

Giả

i ph

áp h

ồi l

ưu đ

á lỏ

i trở

lạ

i m

áy n

ghiề

n R

2M01

để

giảm

chi

phí

, nân

g ca

o hi

ệu

quả

sản

xuất

bảo

vệ m

ôi

trườn

g

KS.

Trầ

n V

ăn H

ọc19

7810

0C

hủ n

hiệm

Xư ở

ng

nguy

ên

liệu

- C

ông

ty

Xi

măn

g V

icem

H

oàng

Th

ạch,

tỉn

h H

ải

Dư ơ

ng

thị

trấn

Min

h Tâ

n,

huyệ

n K

inh

Môn

, tỉn

h H

ải D

ương

Khu

yến

khíc

h

13

Ngh

iên

cứu

sử d

ụng

chất

keo

tụ

PA

C t

hay

thế

phèn

nhô

m

công

ngh

iệp

trong

côn

g ng

hệ

xử lý

nư ớ

c

Ông

Duy

Hạn

h Ô

ng L

ê M

inh

Đức

1963

19

7860

40

Chủ

nhi

ệm

Đồn

g ch

ủ nh

iệm

Côn

g ty

cổ

phần

Nhi

ệt

điện

Phả

Lại

, thị

Chí

Li

nh, t

ỉnh

Hải

Dươ

ng

Khu

yến

khíc

h

14C

hế tạ

o đầ

u dò

Siê

u âm

cho

th

iết

bị k

iểm

tra

chấ

t l ư

ợng

bê tô

ngTh

S. P

han

Than

h H

à19

8210

0C

hủ n

hiệm

Trun

g tâ

m k

ỹ th

uật

đo

l ườn

g th

ử ng

hiệm

- C

hi

cục

tiêu

chuẩ

n đo

ờng

chất

ợng

tỉnh

Quả

ng

Bìn

h TK

10,

p.

Đồn

g Ph

ú,

tp. Đ

ồng

Hới

, t. Q

uảng

B

ình

Khu

yến

khíc

h

15D

ụng

cụ th

ay ty

, sứ

đỉnh

trụ

góc

cao

áp 1

pha

Ông

Ngu

yễn

Hùn

g Tr

iệu

Ông

Chí

Hợp

1979

1967

50 50Đ

ồng

chủ

nhiệ

m

Đồn

g ch

ủ nh

iệm

Điệ

n lự

c Lộ

c N

inh

- C

ông

ty Đ

iện

lực

Bìn

h Ph

ước

Thị t

rấn

Lộc

Nin

h, tỉ

nh

Bìn

h Ph

ước

Khu

yến

khíc

h

453

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)D

AN

H S

ÁC

H C

ÁC

NG

TR

ÌNH

ĐO

ẠT

GIẢ

I HỘ

I TH

I LẦ

N T

HỨ

12

(201

2 - 2

013)

(Kèm

theo

Quy

ết đ

ịnh

số 9

84/Q

Đ-L

HH

ngà

y 18

/12/

2013

)Lĩ

nh v

ực: N

ông

lâm

ngư

ngh

iệp

và m

ôi tr

ường

TT

Tên

giả

i phá

p dự

thi

Tác

giả

Năm

si

nh

%

đóng

p

Chứ

c da

nh

tron

g gi

ải p

háp

Địa

chỉ

Đoạ

t gi

ải

1

Ngh

iên

cứu

ứng

dụng

đồn

g bộ

các

tiế

n bộ

KH

CN

để

nâng

cao

khả

năn

g ch

ống

chịu

của

cây

lúa

nhằm

ngă

n ch

ặn v

à gi

ảm th

iểu

thiệ

t hại

do

sâu

bện

h gâ

y ra

, đặc

biệ

t bệ

nh lù

n sọ

c đe

n hạ

i lúa

tại

Thái

Bìn

h

Đoà

n Th

ị Kim

Tứ

Ông

Ngu

yễn

Tiến

Chi

nh19

63

1955

70

30C

hủ n

hiệm

Đ

ồng

chủ

nhiệ

m

Trun

g tâ

m

Khả

o ng

hiệm

kh

uyến

ng,

khuy

ến

ngư

Thái

B

ình

P. P

húc

Khá

nh,

TP.

Thái

B

ình,

Thá

i Bìn

h

Nhấ

t

2

Ngh

iên

cứu

sản

xuất

bể

B

ioga

s (B

ể kh

í si

nh h

ọc)

bằng

vật

liệ

u nh

ựa t

ái s

inh

để x

ử lý

chấ

t thả

i tro

ng c

hăn

nuôi

trong

sinh

hoạ

t

Ông

Ngô

Duy

Đôn

g Ô

ng P

hạm

Qua

ng T

rung

1968

19

8055

45

Chủ

nhi

ệm

Đồn

g ch

ủ nh

iệm

Côn

g ty

TN

HH

Phá

t triể

n C

ông

nghệ

Khí

sin

h họ

c M

ôi tr

ường

xanh

- Thá

i Bìn

h Tổ

6 T

T Đ

ông

Hư n

g, Đ

ông

H ưn

g, T

hái B

ình

Nhì

3

Cải

tiế

n qu

y trì

nh đ

ực h

óa

phi

(Ore

ochr

omis

ni

lotic

us)

bằng

ph

ư-ơn

g ph

áp n

gâm

tro

ng n

ư-ớc

pha

horm

one

17α

- M

ethy

ltest

oste

rone

ThS.

Côn

g Tâ

ng N

guyễ

n Q

uang

Huy

Ô

ng N

guyễ

n Đ

ức T

rư ờn

g

1974

1960

19

80

40 30

30

Chủ

nhi

ệm

Thàn

h vi

ênTh

ành

viên

Trun

g tâ

m k

hoa

học

kỹ

thuậ

t và

sản

xuấ

t gi

ống

thủy

sả

n Q

uảng

N

inh

Km

11, p

h ườn

g Đ

ông

Mai

, th

ị xã

Q

uảng

Yên

, tỉn

h Q

uảng

Nin

h

Nhì

4N

ghiê

n cứ

u sả

n xu

ất v

ắcxi

n Le

ptos

pira

phò

ng b

ệnh

cho

lợn

TS. N

guyễ

n Đ

ức T

ân

TS. V

õ Th

ành

Thìn

1962

19

7650

50

Chủ

nhi

ệm

Đồn

g ch

ủ nh

iệm

Phân

vi

ện

thú

y M

iền

Trun

g - K

hánh

Hòa

KM

4, đ

ường

2/4

Vĩn

h H

ải,

Nha

Tra

ng, K

hánh

Hòa

Ba

454

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

TT

Tên

giả

i phá

p dự

thi

Tác

giả

Năm

si

nh

%

đóng

p

Chứ

c da

nh

tron

g gi

ải p

háp

Địa

chỉ

Đoạ

t gi

ải

5N

ghiê

n cứ

u ứn

g dụ

ng c

ông

nghệ

In F

ilter

DA

F ch

o nh

à m

áy x

ử lý

nư ớ

c di

độn

g

Th.S

Tr ư

ơng

Côn

g N

am

Ông

Trầ

n V

ăn T

họ19

61

1980

80

20C

hủ n

hiệm

Th

ành

viên

Côn

g ty

TN

HH

NN

MTV

X

ây

dựng

cấ

p n ư

ớc

Thừa

Th

iên

Huế

10

3 B

ùi T

hị X

uân,

TP.

Huế

Ba

6

Áp

dụng

biệ

n ph

áp c

ông

nghệ

sin

h họ

c tro

ng v

iệc

chiế

t, gh

ép,

hãm

càn

h cá

c lo

ại c

ây t

huốc

nam

thà

nh

cây

cảnh

bon

sai n

ghệ

thuậ

t

Ông

Văn

Ư

Ông

Xuâ

n D

ũng

1946

19

7850

50

Chủ

nhi

ệm

Đồn

g C

hủ

nhiệ

m

Hội

sin

h vậ

t cả

nh T

hanh

H

óa T

hôn

Tân

Cộn

g, x

ã Đ

ông

Tân,

TP

Than

h H

óa,

Than

h H

óa

Ba

7H

ệ th

ống

tư ới

n ướ

c -

tưới

ph

ân v

à bó

n th

uốc

bảo

vệ

thực

vật

3 tr

ong

ng N

guyễ

n B

á Th

ịnh

1956

100

Chủ

nhi

ệmTổ

1, ấ

p 4,

lộc

An,

Lộc

N

inh,

Bìn

h Ph

ư ớc

Ba

8

Ứng

dụn

g ph

ương

phá

p ch

o ăn

giá

n đo

ạn đ

ể gi

ảm c

hi p

sản

xuất

tro

ng n

uôi

cá t

ra

thươ

ng p

hẩm

Phạm

Thị

Thu

Hồn

gB

à N

guyễ

n Th

ị Em

1962

1964

60

40C

hủ n

hiệm

Th

ành

viên

Chi

cục T

hủy

sản

tỉnh V

ĩnh

Long

-

tỉnh

Vĩn

h Lo

ng

107/

2 Ph

ạm H

ùng,

phư

ờng

9,

Tp.

Vĩn

h Lo

ng,

tỉnh

Vĩn

h Lo

ng

KK

9K

éo tỉ

a cà

nh th

ứ cấ

p vớ

i lực

c độ

ng n

hỏK

S. C

ao V

ăn P

hú19

5410

0C

hủ n

hiệm

sở 2

- T

r ườn

g Đ

ại h

ọc

Lâm

ngh

iệp

- Đ

ồng

Nai

Tr

ảng

Bom

, Đồn

g N

aiK

K

455

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

TT

Tên

giả

i phá

p dự

thi

Tác

giả

Năm

si

nh

%

đóng

p

Chứ

c da

nh

tron

g gi

ải p

háp

Địa

chỉ

Đoạ

t gi

ải

10

Ngh

iên

cứu

giải

phá

p cô

ng

nghệ

để

tận

thu

axít

H2S

O4

loãn

g từ

quá

trìn

h tá

i sin

h cá

c m

áy c

atio

n tạ

i bộ

phậ

n lọ

c nư

ớc h

óa h

ọc c

ủa x

í ngh

iệp

axít

đ a q

uay

trở lạ

i sản

xuấ

t nh

ằm ti

ết k

iệm

, giả

m c

hi p

và c

ải th

iện

môi

trư ờ

ng là

m

việc

đạt

mục

tiê

u ch

ung

sản

xuất

khô

ng c

ó nư

ớc th

ải

ra m

ôi tr

ường

tại C

ông

ty C

P su

pe P

hốt p

hát v

à H

óa c

hất

Lâm

Tha

o

KS.

Văn

Khắ

c M

inh

Ô

ng N

guyễ

n D

uy K

huyế

n Ô

ng T

rần

Ngọ

c B

ách

Ông

Trầ

n Đ

ại N

ghĩa

Ô

ng N

guyễ

n H

ữu P

húc

Ông

Triệ

u Đ

ăng

Địn

h

1962

19

55

1953

19

78

1960

19

81

25

20

20

15

10

10

Chủ

nhi

ệm

Đồn

g ch

ủ nh

iệm

Th

ành

viên

Th

ành

viên

Th

ành

viên

Th

ành

viên

Côn

g ty

Cổ

phần

Sup

e phố

t ph

át v

à hó

a ch

ất L

âm T

hao

Huy

ện L

âm T

hao,

tỉnh

Phú

Th

KK

11K

ích

thíc

h câ

y dó

để t

ạo tr

ầm

hươn

g và

sản

phẩm

trầm

hư-

ơng

từ p

hươn

g ph

áp n

àyÔ

ng T

r ươn

g Th

anh

Kho

an19

5310

0C

hủ n

hiệm

3478

ấp P

hú L

âm 3

, xã P

Sơn,

huy

ện T

ân P

hú, t

ỉnh

Đồn

g N

aiK

K

12G

iải p

háp

trồng

rau

sạch

đô

thị

Ông

Ngu

yễn

Hồn

g Ch

ương

1975

100

Chủ

nhi

ệm

sở n

ghiê

n cứ

u ứn

g dụ

ng

máy

ng

nghi

ệp

Hồn

g C

hư ơn

g -

tỉnh

Lâm

Đồn

g 78

tổ

3 th

ôn L

ạc T

hạch

,- Lạ

c Lâ

m, Đ

ơn D

ương

, tỉn

h Lâ

m Đ

ồng

KK

456

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

13

Ngh

iên

cứu

và đ

ề xu

ất b

an

hành

quy

chu

ẩn k

ỹ th

uật

quốc

gia

về

giới

hạn

nồn

g độ

di

oxin

tron

g m

ột số

loại

đất

TS. L

ê Th

ị Hải

1960

100

Chủ

nhi

ệm

Văn

ph

òng

Ban

ch

ỉ đạ

o 33

, B

ộ Tà

i ng

uyên

M

ôi

tr ườn

g 83

Ngu

yễn

Chí

Tha

nh, H

à N

ội

KK

14B

ếp ti

ện íc

ng N

guyễ

n B

á N

ha19

8710

0C

hủ n

hiệm

Đoà

n Th

anh

niên

cộ

ng

sản

Hồ

Chí

Min

h xã

Sơn

N

guyê

n, h

uyện

Sơn

Hòa

, tỉn

h Ph

ú Y

ên

KK

15B

éc p

hun

n ước

t ưới

vư ờ

n Ô

ng L

ại T

rư ờn

g V

ũ 19

7810

0C

hủ n

hiệm

Văn

ph

òng

ND

U

BN

D

huyệ

n C

ao

Lãnh

, tỉn

h Đ

ồng

Tháp

Số

2 đ

ư ờng

30/

4, k

hóm

M

ỹ Tâ

y, th

ị trấ

n M

ỹ Th

ọ,

huyệ

n C

ao

Lãnh

, tỉn

h Đ

ồng

Tháp

KK

DA

NH

CH

C C

ÔN

G T

RÌN

H Đ

OẠ

T G

IẢI H

ỘI T

HI L

ẦN

TH

Ứ 1

2 (2

012

- 201

3)(K

èm th

eo Q

uyết

địn

h số

984

/QĐ

-LH

H n

gày

18/1

2/20

13)

Lĩnh

vực

: Côn

g ng

hệ th

ông

tin, đ

iện

tử, v

iên

thôn

g

TT

Tên

giả

i phá

p dự

thi

Tác

giả

Năm

si

nh

%

đóng

p

Chứ

c da

nh

tron

g gi

ải p

háp

Địa

chỉ

Đoạ

t gi

ải

1X

ây d

ựng

và tr

iển

khai

mạn

g cả

m b

iến

khôn

g dâ

y ph

ục v

ụ nô

ng n

ghiệ

p ch

ính

xác

TS. L

ê Đ

ình

Tuấn

Ô

ng T

hái D

oãn

Ngọ

c19

8119

7565

35

Chủ

nhi

ệm

Thàn

h vi

ên

Trườ

ng

ĐH

ki

nh

tế

công

ng

hiệp

Lo

ng

An

938

quốc

lộ 1

, P. K

hánh

Hậu

, TP

. Tân

An,

tỉnh

Lon

g An

Nhì

457

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

TT

Tên

giả

i phá

p dự

thi

Tác

giả

Năm

si

nh

%

đóng

p

Chứ

c da

nh

tron

g gi

ải p

háp

Địa

chỉ

Đoạ

t gi

ải

2

Ngh

iên

cứu,

chế

tạo,

tích

hợp

th ươ

ng m

ại h

óa h

ệ th

ống

chiế

u ph

im 3

D c

ông

nghệ

ph

ân c

ực

ThS.

Phạ

m H

oàng

Min

h Ô

ng P

hạm

Hồn

g D

ương

Ô

ng C

hu A

nh T

uấn

Ông

Ngu

yễn

Đức

Thà

nh

1980

19

51

1979

19

72

35

25

20

20

Chủ

nhi

ệm

Đồn

g ch

ủ nh

iệm

Th

ành

viên

Th

ành

viên

Việ

n K

hoa

học

Vật

liệ

u -

Việ

n H

àn

lâm

K

H&

CN

V

iệt

Nam

18

Hoà

ng Q

uốc

Việ

t, C

ầu

Giấ

y, H

à N

ội

Nhì

3C

ụm c

ông

trình

các

thi

ết b

ị ph

ụ trợ

tron

g dị

ch v

ụ đị

a vậ

t lý

giế

ng k

hoan

KS.

Ngu

yễn

Xuâ

n Q

uang

K

S. T

rần

Đại

Tín

h Th

S. L

ê M

ạnh

Cư ờ

ng

KS.

Anh

Đức

1963

19

64

1979

19

81

35

25

20

20

Chủ

nhi

ệm

Đồn

g Ch

ủ nh

iệm

Đ

ồng

chủ

nhiệ

m

Đồn

g C

hủ

nhiệ

m

Xí n

ghiệ

p Đ

ịa v

ật lý

giế

ng

khoa

n -

Liên

doa

nh V

iệt

- N

ga V

iets

ovpe

tro (

L&TD

) 65

/1 đ

ư ờng

30/

4, p

h ườn

g Th

ắng

Nhấ

t, TP

. Vũn

g Tà

u,

tỉnh

Rịa

Vũn

g Tà

u

Ba

4H

ệ thố

ng tí

ch h

ợp tạ

o m

ẫu 3

D

PGS.

TS. Đ

ặng

Văn

Ngh

ìn

KS.

Gia

Xuâ

n Lo

ng

KS.

Trư

ơng

Thế

Dũn

g Th

S. N

guyễ

n Th

anh

Hải

Th

S. P

hạm

Qua

ng T

hắng

K

S. C

ao T

rần

Ngọ

c Tu

ấn

1953

19

88

1989

19

87

1985

19

90

30

20

15

10

10

15

Chủ

nhi

ệm

Thàn

h vi

ên

Thàn

h vi

ên

Thàn

h vi

ên

Thàn

h vi

ên

Thàn

h vi

ên

Việ

n C

ơ họ

c và

tin

họ

c ứn

g dụ

ng

- TP

. H

ồ C

Min

h 29

1 Đ

iện

Biê

n Ph

ủ, q

uận

3,

TP. H

ồ C

hí M

inh

Việ

n C

ơ gi

ới

hoá

Nôn

g ng

hiệp

ĐN

B

Ba

5Ph

ần m

ềm q

uản

lý l

ập đ

ịa

Site

man

agem

ent 1

.0Th

S. T

rần

Quố

c H

oàn

1975

100

Chủ

nhi

ệm

Sở N

ông n

ghiệ

p và P

hát tr

iển

Nôn

g th

ôn tỉ

nh B

ình

Phướ

c Đ

ường

6/

1,

phư ờ

ng

Tân

Phú,

thị x

ã Đ

ồng

Xoà

i, tỉn

h B

ình

Phư ớ

c

Ba

458

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

TT

Tên

giả

i phá

p dự

thi

Tác

giả

Năm

si

nh

%

đóng

p

Chứ

c da

nh tr

ong

giải

phá

ịa c

hỉĐ

oạt

giải

6

Ngh

iên

cứu

thiế

t kế

lập

trình

đi

ều

khiể

n độ

ng

serv

o m

áy s

ợi c

on T

rung

Q

uốc

KS.

Ngu

yễn

Xuâ

n B

ình

1975

100

Chủ

nhi

ệm

Tổng

Côn

g ty

Cổ

phần

D

ệt

May

H

òa

Thọ

- C

ông

ty S

ợi -

Đà

Nẵn

g 36

Ông

ích

Đ ườ

ng, Q

uận

Cẩm

Lệ,

TP.

Đà

Nẵn

g

Ba

7

Lắp

đặt t

hiết

bị đ

ể gi

ám s

át

vận

hành

điều

khi

ển c

ác

máy

cắt

điệ

n từ

xa

thôn

g qu

a m

áy t

ính

bằng

các

h kế

t nố

i đư

ờng

truyề

n cá

p qu

ang

với

mạn

g nộ

i bộ

KS.

Hoà

ng M

ạnh

Ông

Hoà

ng T

hế V

ận

Ông

Phạ

m T

ân T

iến

1975

19

76

1975

40

30

30

Chủ

nhi

ệm

Đồn

g C

hủ n

hiệm

Đ

ồng

chủ

nhiệ

m

Côn

g ty

điệ

n lự

c Sơ

n La

Số

16

0 đ ư

ờng

3/2,

ph

ường

Quy

ết T

hắng

, tp

Sơn

La, t

ỉnh

Sơn

La

KK

8Ph

ần m

ềm đ

iện

tử m

ột c

ửa

cho

các

cơ q

uan

nhà

nư ớc

ThS.

Ngu

yễn

Hoà

ng L

inh

ThS.

Qua

ng H

ưng

Ông

Ngu

yễn

Thế

Vin

h Ô

ng L

ê C

ông

Hiế

u Ô

ng L

ê Tù

ng D

ư ơng

Ô

ng N

guyễ

n M

ạnh

Hoà

ng

1960

19

75

1975

19

82

1979

19

84

50

10

10

10

10

10

Chủ

nhi

ệm

Thàn

h vi

ên

Thàn

h vi

ên

Thàn

h vi

ên

Thàn

h vi

ên

Thàn

h vi

ên

Viễ

n th

ông

Quả

ng

trị

- tỉn

h Q

uảng

trị

20

Trầ

n H

ưng

Đạo

, Đôn

g H

à, Q

uảng

Trị

KK

9

Ngh

iên

cứu

phát

triể

n hệ

th

ống

phần

mềm

ứng

dụn

g đi

ện to

án đ

ám m

ây S

ao V

iệt

và G

iải p

háp

quản

lý v

à đi

ều

hành

bán

hàn

g đa

lĩnh

vực

từ

xa tr

ên d

iện

rộng

spro

Ông

Việ

t Chi

ến

Ông

Lư u

Hồn

g Lo

ng19

70

1988

75

25C

hủ n

hiệm

Th

ành

viên

Côn

g ty

gi

ải

pháp

ng

nghệ

Sa

o V

iệt

- B

à R

ịa

Vũn

g Tà

u 45

Ph

ạm

Ngọ

c Th

ạch,

ph

ư ờng

9, T

P. V

ũng

Tàu

KK

459

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

TT

Tên

giả

i phá

p dự

thi

Tác

giả

Năm

si

nh

%

đóng

p

Chứ

c da

nh tr

ong

giải

phá

ịa c

hỉĐ

oạt

giải

10M

YC

UB

E.V

N -

Mạn

g xã

hộ

i đa

nhiệ

ng N

guyễ

n Đ

ình

Tâm

Ô

ng N

guyễ

n A

nh T

uấn

1982

19

8770

30

Chủ

nhi

ệm

Đồn

g C

hủ n

hiệm

Côn

g ty

TN

HH

m

Việ

t (T

AVIC

O)

- Tỉ

nh

Quả

ng

Nam

85

Lợ

i, Ta

m

Kỳ,

Q

uảng

Nam

KK

11

Ứng

dụn

g cô

ng n

ghệ

thôn

g tin

để

xây

dựng

áp d

ụng

hệ th

ống

quản

lý c

hất l

ượng

th

eo t

iêu

chuẩ

n TC

VN

ISO

90

01:2

008

trong

các

quan

nh

à nư

ớc tỉ

nh Q

uảng

Nam

ThS.

Phạ

m H

ồng

Quả

ng

KS.

Bùi

Trọ

ng H

iệp

KS.

Trư

ơng

Thái

Sơn

Th

S. N

guyễ

n Th

ị Quỳ

nh

Lâm

K

S. V

ũ M

inh

Ngọ

c

1974

19

83

1982

19

82

1985

20

20

20

20

20

Chủ

nhi

ệm

Thàn

h vi

ên

Thàn

h vi

ên

Thàn

h vi

ên

Thàn

h vi

ên

Sở T

hông

tin

Truy

ền

thôn

g Q

uảng

Nam

50

Hùn

g V

ương

, Ta

m

Kỳ,

Quả

ng N

am

KK

12Ph

ần m

ềm q

uản

lý k

hám

ch

ữa b

ệnh

tại B

ệnh

viện

Mắt

Ph

ú Y

ên -

tỉnh

Phú

Yên

Ông

Ngu

yễn

Ngọ

c Th

ịnh

Trần

Thị

Min

h Tr

ang

Ông

Huỳ

nh N

hật T

r ươn

g Ô

ng N

guyễ

n M

inh

Hoá

Ô

ng N

guyễ

n C

hí S

ỹ Ô

ng H

uỳnh

Phú

c N

Ông

Ngu

yễn

Min

h Th

iên

1978

19

80

1976

19

78

1973

19

66

1975

35

25

15

10

5 5 5

Chủ

nhi

ệm

Thàn

h vi

ên

Thàn

h vi

ên

Thàn

h vi

ên

Thàn

h vi

ên

Thàn

h vi

ên

Thàn

h vi

ên

Trun

g tâ

m

Côn

g ng

hệ

Thôn

g tin

và T

ruyề

n thô

ng

- Sở

Thôn

g tin

Truy

ền

thôn

g tỉn

h Ph

ú Y

ên

Số 1

0 Tr

ần P

hú, p

hườn

g 7,

TP

Tuy

Hòa

, tỉn

h Ph

ú Y

ên

KK

13G

iải

pháp

nhậ

n dạ

ng m

ặt

ngườ

i bằ

ng t

huật

toá

n só

ng

Gab

or v

à nh

ững

cải t

iến

KS.

Hoà

ng Đ

ình

Ngọ

c19

8510

0C

hủ n

hiệm

Phòn

g PV

11 -

Côn

g an

tỉn

h Th

anh

Hóa

KK

14C

ải t

ạo h

ệ th

ống

đèn

phẫu

th

uật t

ừ đè

n sợ

i tóc

sang

đèn

Le

d

Ông

Ngọ

c Lâ

m

Phạm

Kim

Ngọ

c19

79

1978

80

20C

hủ n

hiệm

Th

ành

viên

Bện

h vi

ện

Đa

khoa

Sa

đéc

- Đ

ồng

Tháp

13

0 N

guyễ

n C

ự Tr

inh,

F1

, Sađ

éc, Đ

ồng

Tháp

KK

460

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)D

AN

H S

ÁC

H C

ÁC

NG

TR

ÌNH

ĐO

ẠT

GIẢ

I HỘ

I TH

I LẦ

N T

HỨ

12

(201

2 - 2

013)

(Kèm

theo

Quy

ết đ

ịnh

số 9

84/Q

Đ-L

HH

ngà

y 18

/12/

2013

)Lĩ

nh v

ực: C

ơ kh

í, xâ

y dự

ng, g

iao

thôn

g vậ

n tả

i

TT

Tên

giả

i phá

p dự

thi

Tác

giả

N

ăm

sinh

%

đóng

p

Chứ

c da

nh

tron

g gi

ải p

háp

Địa

chỉ

Đoạ

t gi

ải

1

Sử d

ụng

tàu

định

vị đ

ộng

lực

học

DP2

lắp

đặt

ống

dẫ

n dầ

u trạ

m

rót

dầu

khôn

g bế

n - F

SO

KS.

Đỗ

Văn

Phú

c Ô

ng Đ

ỗ V

ăn H

ùng

Ông

Trầ

n Ph

úc Q

uỳnh

1954

19

59

1956

50

30

20

Chủ

nhi

ệm

Đồn

g ch

ủ nh

iệm

Đ

ồng

chủ

nhiệ

m

Xí n

ghiệ

p xâ

y lắ

p kh

ảo sá

t và

sửa

chữa

các

côn

g trì

nh k

hai

thác

dầu

khí

- V

iets

ovpe

tro,

67

đ ườn

g 30

/4

phư ờ

ng

Thắn

g N

hất,

TP. V

ũng

Tàu

Nhấ

t

2M

áy đ

ào -

xới b

ồn c

à ph

êÔ

ng Đ

ỗ Đ

ức Q

uang

Ô

ng Đ

ỗ Đ

ức S

ang

1945

19

8970

30

Đồn

g ch

ủ nh

iệm

Đ

ồng

chủ

nhiệ

m

sở

sản

xuất

Đ

ức

Qua

ng,

Gia

La

i 21

6 Tr

ường

Chi

nh, T

rà B

á,

Plei

ku, G

ia L

ai

Nhì

3M

áy h

út th

ổi n

guyê

n liệ

u rờ

i C

N. Đ

ỗ Th

anh

Đô

1982

100

Chủ

nhi

ệm

Côn

g ty

TN

HH

MTV

sản

xu

ất

máy

kh

í nô

ng

nghi

ệp T

ây Đ

ô - Đ

ồng

Tháp

44

Trầ

n H

ưng

Đạo

, ấp

3

thị

trấn

Sa R

ài,

huyệ

n Tâ

n H

ồng,

tỉnh

Đồn

g Th

áp

Nhì

4M

áy c

ắt k

ính

an to

àn b

án

tự đ

ộng

KS.

Hoà

ng S

ơn

Ông

Ngu

yễn

Văn

Hư n

g19

66

1985

80

20C

hủ n

hiệm

Th

ành

viên

Côn

g ty

C

P cử

a nh

ựa

Tr ườ

ng

Sơn

- H

à N

ội

402A

Lạc

Lon

g Q

uân,

Tây

H

ồ, H

à N

ội

Ba

461

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)T

TT

ên g

iải p

háp

dự th

iT

ác g

iảN

ăm

sinh

%

đóng

p

Chứ

c da

nh

tron

g gi

ải p

háp

Địa

chỉ

Đoạ

t gi

ải

5

Hệ

thốn

g th

iết

bị

sàng

rử

a, p

hân

loại

đá

sạch

đạt

tiê

u ch

uẩn

xây

dựng

chấ

t lư

ợng

cao

Ông

Tấn

Dũn

g19

6310

0C

hủ n

hiệm

Côn

g ty

TN

HH

X

ây

dựng

th ư

ơng

mại

Vận

tải

Ph

an

Thàn

h -

Cần

Th

ơ 38

8 C

ách

mạn

g th

áng

8, P

. B

ùi H

ữu N

ghĩa

, qu

ận B

ình

Thủy

, TP.

Cần

Thơ

Ba

6

Áp

dụng

thử

ngh

iệm

hệ

thốn

g gi

àn t

ự hà

nh s

iêu

nhẹ

tại C

ông

ty T

han

Khe

C

hàm

- TK

V

ThS.

Ngô

Hoà

ng N

gân

Ông

Ngu

yễn

Huy

Nam

Ô

ng L

ư ơng

Tha

nh

Chu

ng

Ông

Đỗ

Hồn

g N

guyê

n Ô

ng Đ

ào H

ồng

Quả

ng

1966

19

76

1978

19

75

19

76

20

20

20

20 20

Chủ

nhi

ệm

Thàn

h vi

ên

Thàn

h vi

ên

Thàn

h vi

ên

Th

ành

viên

Côn

g ty

Tha

n K

he C

hàm

tỉn

h Q

uảng

N

inh

- TK

V

Phư ờ

ng M

ông

D ươ

ng,

Tp.

Cẩm

Phả

, tỉn

h Q

uảng

Nin

h C

ông

ty

CP

vấn

đầu

t ư

Mỏ

Côn

g ng

hiệp

-

Vin

acom

in,

Nội

V

iện K

HC

N M

ỏ- V

inac

omin

, H

à N

ội

Ba

7Th

iết b

ị cản

h bá

o và

khó

a ga

s tự

động

KS.

Tiến

Thắ

ng19

7310

0C

hủ n

hiệm

Côn

g ty

TN

HH

SX

&TM

H

ùng

Việ

t Phá

t - T

P. H

ồ C

Min

h6/

2 đư

ờng

số 1

5, K

P3,

P.

Hiệ

p B

ình

Phướ

c, Q

. Th

ủ Đ

ức, T

P H

CM

Ba

8Tờ

i ké

o th

ủy l

ực T

KTL

15

00

Ông

Hồ

Ph ướ

c V

ĩnh

Ông

Đỗ

Hiế

u Lễ

Ô

ng C

ao T

hế T

ịnh

Ông

Trầ

n H

ồng

1967

19

58

1975

19

73

25

25

25

25

Chủ

nhi

ệm

Đồn

g ch

ủ nh

iệm

Đ

ồng

chủ

nhiệ

m

Đồn

g ch

ủ nh

iệm

Điệ

n lự

c H

òa

Thàn

h,

Côn

g ty

Đ

iện

lực

Tây

Nin

h -

tỉnh

Tây

Nin

h 6/

2 đ ư

ờng

số 1

5, K

P3,

P.

Hiệ

p B

ình

Ph ướ

c, Q

. Th

ủ Đ

ức, T

P.H

CM

Khu

yến

khíc

h

462

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

TT

Tên

giả

i phá

p dự

thi

Tác

giả

Năm

si

nh

%

đóng

p

Chứ

c da

nh

tron

g gi

ải p

háp

Địa

chỉ

Đoạ

t gi

ải

9H

ệ th

ống

chế

biến

phê

ướt -

qui

nông

hộ

Ông

Viế

t Hiề

n Ô

ng L

ê V

iết V

inh

1966

19

6470

30

Chủ

nhi

ệm

Thàn

h vi

ên

Côn

g ty

TN

HH

C

ơ kh

í V

iết

Hiề

n -

Đăc

La

k 16

7 H

ùng

Vư ơ

ng, t

p. B

uôn

Ma

Thuộ

t, tỉn

h Đ

ắc L

ăk

KK

10

Chế

tạo

thử

ngh

iệm

ô t

ô H

ybrid

trê

n cơ

sở

hoán

cả

i một

số

mẫu

xe

th ườ

ng

dùng

ở V

iệt N

am

TS. V

ũ N

gọc

Khi

êm

PGS.

TS. N

guyễ

n H

oàng

ThS.

Ngu

yễn

Văn

Tuâ

n

1966

1970

1982

50 25 25

Chủ

nhi

ệmTh

ành

viên

Thàn

h vi

ên

Trư ờ

ng Đ

ại h

ọc C

ông

nghệ

G

iao

thôn

g vậ

n tả

i H

ọc v

iện

Kỹ

thuậ

t quâ

n sự

Trư ờ

ng Đ

ại h

ọc C

ông

nghệ

G

iao

thôn

g vậ

n tả

i

KK

11M

áy ru

ôi s

ắn b

án tự

độn

g TS

- 08

Ông

Kim

Tới

19

5710

0C

hủ n

hiệm

Khu

8,

Lao,

huy

ện

Than

h B

a, tỉ

nh P

hú T

họK

K

12

Tháo

, lắ

p và

vận

chu

yển

khun

g cụ

m

tời

câu

FAV

ELLE

-FAV

CO

S/

N:

1049

- gi

àn P

PD -

30.0

00

KS.

Tuấn

Min

h Ô

ng L

ê V

ăn T

hoa

1961

19

7850

50

Chủ

nhi

ệm

Thàn

h vi

ên

X ưở

ng S

CTB

CD

- CC

DV

SX

- X

í ng

hiệp

kha

i th

ác d

ầu

khí

- Li

ên d

oanh

Việ

t N

ga

Vie

tsov

petro

, Tp.

Vũn

g Tà

u 17

Qua

ng Đ

ịnh,

phư

ờng

Thắn

g N

hất,

Tp. V

ũng

Tàu,

tỉn

h B

à R

ịa V

ũng

Tàu

KK

13Th

iết

kế v

à ch

ế tạ

o m

áy

lắp

ráp

Hea

d B

ase

WH

-PP

ThS.

Phạ

m V

ăn T

oản

KS.

Bùi

Ngọ

c Đ

ức

KS.

Hoà

ng V

ăn T

ớiÔ

ng N

guyễ

n V

ăn T

rung

1979

19

86

1986

1986

30

25

25 20

Chủ

nhi

ệmĐ

ồng

chủ

nhiệ

m

Đồn

g ch

ủ nh

iệm

Đồn

g ch

ủ nh

iệm

Trư ờ

ng

Đại

họ

c Lạ

c H

ồng,

tỉn

h Đ

ồng

Nai

Số

10

Huỳ

nh V

ăn N

ghệ,

(tỉ

nh l

ộ 24

), p.

Bửu

Lon

g,

Biê

n H

òa, Đ

ồng

Nai

KK

463

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

TT

Tên

giả

i phá

p dự

thi

Tác

giả

Năm

si

nh

%

đóng

p

Chứ

c da

nh tr

ong

giải

phá

ịa c

hỉĐ

oạt

giải

14M

áy é

p bạ

c câ

y si

êu tố

ng V

ăn K

hén

1964

100

Chủ

nhi

ệmK

hóm

8, t

hị tr

ấn N

ăm C

ăn,

huyệ

n N

ăm C

ăn, t

ỉnh

Mau

KK

15M

áy c

ư a b

ào đ

a nă

ngÔ

ng N

guyễ

n Đ

ức T

ính

1970

100

Chủ

nhi

ệm

sở m

ộc tr

ang

trí n

ội th

ất

Đức

Cườ

ng -

Bìn

h D

ư ơng

14

1/8/

4 H

uỳnh

Văn

Lũy

, P.

Phú

Lợi,

TP. T

hủ D

ầu M

ột,

tỉnh

Bìn

h D

ư ơng

KK

464

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMVÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số : 990/QĐ-LHHVN Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2013

QUYẾT ĐỊNH

Về việc tặng bằng khen cho các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắctrong việc tuyên truyền, phổ biến và tổ chứcHội thi sáng tạo kỹ thuật

toàn quốc lần thứ 12 (2012 - 2013)

ĐOÀN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRUNG ƯƠNGLIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM

Căn cứ Quyết định số 165/2006/QĐ-TTg ngày 14/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật;

Căn cứ Quyết định số 121 BT ngày 29 tháng 7 năm 1983 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc cho phép Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam chính thức thành lập và hoạt động;

Căn cứ vào “Thể lệ Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn Quốc lần thứ 12 năm 2012 - 2013” đã được Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc ký ban hành kèm theo Quyết định số 130/QĐ-LHHVN ngày 20/2/2012;

Căn cứ vào Thông tư số 52/2007/TT-BTC ngày 21/5/2007 của Bộ Tài chính “ Hướng dẫn chế độ Tài chính cho hoạt động Hội thi sáng tạo kỹ thuật” và công văn số 11078/BTC-HCSN ngày 5/8/2009 của Bộ Tài chính về việc tăng mức giải thưởng Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc;

Căn cứ Biên bản cuộc họp của ban Tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 12 (2012 - 2013) ngày 16/12/2013;

Theo đề nghị của ông Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam kiêm Phó Trưởng Ban Thư ký Hội thi,

QUYẾT ĐỊNH:Điều 1. Tặng Bằng khen của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

cho 12 đơn vị và 17 cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tuyên truyền, phổ biến và tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 12 (2012 - 2013)

- 12 đơn vị, mỗi đơn vị 1.000.000 đồng

- 17 cá nhân, mỗi cá nhân 500.000 đồng

465

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

Tổng cộng: 20.500.000 đồng (Hai mươi triệu năm trăm ngàn đồng)(Danh sách kèm theo)Điều 2. Các Ông Chánh văn phòng, Trưởng Ban Khoa học, Công nghệ và Môi

trường, Trưởng Ban Kế hoạch - Tài chính Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam kiêm Phó Trưởng Ban Thư ký Hội thi và các đơn vị, cá nhân có tên trong danh sách nêu tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký.

Nơi nhận:- Như Điều 2;- Bộ KH&CN;- Tổng LĐLĐVN;- Trung ương Đoàn TNCSHCM;- Các thành viên Ban TC, Ban TK;- Quỹ VIFOTEC;- Kho bạc NNHN;- Lưu VT.

TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRUNG ƯƠNG Chủ tịch

Đã ký

Đặng Vũ Minh

466

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ CÓ THÀNH TÍCH XUẤT SẮCTRONG VIỆC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN VÀ TỔ CHỨC HỘI THI SÁNG

TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUÔC LẦN THỨ 12 (2012 - 2013)(Kèm theo Quyết định số 990/QĐ - LHHVN ngày 19 tháng 12 năm 2013)

I. Đơn vị:

1 Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bắc Giang;

2 Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Đà Nẵng;

3 Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Phước;

4 Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thanh Hóa;

5 Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

6 Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (VINACOMIN);

7 Ban Khoa học - Công nghệ và tư vấn phản biện, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thái Bình;

8 Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Tĩnh;

9 Ban Chính sách pháp luật, Liên đoàn Lao động tỉnh Hải Dương;

10 Phòng Quản lý Khoa học Công nghệ cơ sở, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

11 Trường Đại học Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ;

12 Công ty Cổ phần PRIME GROUP, tỉnh Vĩnh Phúc.

II. Cá nhân:

1 Ông Phan Trường Giang - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Vĩnh Phúc;

2 Ông Nguyễn Văn Thi - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bắc Giang;

3 Bà Nguyễn Thị Lan Hương - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Phước, Phó trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Hội thi tỉnh Bình Phước;

4 Ông Lê Duy Tiến - Trưởng ban Kế hoạch Tài chính, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam;

5 Ông Lê Công Lương - Chánh Văn phòng Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam;

6 Bà Phạm Thị Liên - Kế toán trưởng Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC);

467

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

7 Ông Trần Văn Thủy - Phó trưởng ban Chính sách Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;

8 Ông Nguyễn Đức Hồng - Phó giám đốc Trung tâm Phát triển KH&CN Trẻ, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh;

9 Ông Huỳnh Phước - Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP Đà Nẵng;

10 Ông Nguyễn Văn Thành - Phó giám đốc Trung tâm Điều hành sản xuất tại Quảng Ninh, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (VINACOMIN);

11 Ông Hà Văn Đạo - Vụ Kế hoạch Tổng hợp, Bộ Khoa học và Công nghệ;

12 Bà Nguyễn Thị Hồng Minh - Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC);

13 Ông Lê Anh Tuân - Tổng thư ký Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Gia Lai;

14 Ông Bùi Đắc Thế - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hà Tĩnh;

15 Ông Lê Xuân Dũng - Phó chánh Văn phòng Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thanh Hóa, Uỷ viên Thường trực Ban Thư ký Hội thi tỉnh Thanh Hóa;

16 Ông Phạm Văn Mạnh - Phó tổng thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hải Dương;

17 Ông Tô Hải Trình - Phó chánh văn phòng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thái Bình.

468

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

469

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

PHẦN VITHÏÍ LÏÅ, CÚ SÚÃ PHAÁP LYá

VAÂ SÚ ÀÖÌ TÖÍ CHÛÁC HÖÅI THI

470

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

471

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

472

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

473

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

14 15

474

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

475

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

476

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

477

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

PHỤ LỤC KỶ YẾU HỘI THI

PHẦN I: GIỚI THIỆU1. Lời giới thiệu2. Bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Phú Trọng 3. Bài phát biểu của đồng chí Trần Đức Lương về Qũy VIFOTEC4. Bài phát biểu của nguyên Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Lễ trao giải thưởng năm 19955. Bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Tấn Dũng6. Bài phát biểu của đồng chí Tô Huy Rứa 7. Bài phát biểu của đồng chí Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan8. Bài phát biểu của đồng chí Phạm Gia Khiêm9. Bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Thiện Nhân10. Bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Quân11. Quyết định tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì cho Qũy 12. Hội đồng Bảo trợ Qũy Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC)

PHẦN II: KẾT QUẢ HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUÔC

1. LHH Thanh Hóa

2. LHH Gia Lai

3. LHH Vĩnh Phúc

4. LHH Sơn La

5. LHH Vĩnh Long

6. LHH Hà Giang

7. LHH Tây Ninh

8. LHH Phú Thọ

9. LHH Hà Tĩnh

10. LHH Khánh Hòa

11. LHH Ninh Bình

12. LHH Hải Dương

13. LHH Cà Mau

478

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)

14. LHH TP. Hồ Chí Minh

15. LHH Quảng Ninh

16. LHH Bắc Giang

17. LHH Bình Phước

PHẦN III: CÁC CÔNG TRÌNH ĐOẠT GIẢI THƯỞNG HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUÔC LẦN THỨ 12 NĂM 2013.

1. Báo cáo tổng kết

2. Lĩnh vực Cơ khí, xây dựng, giao thông vận tải

3. Lĩnh vực Thông tin, điện tử và Viễn thông

4. Lĩnh vực Y Dược

5. Lĩnh vực Giáo dục đào tạo và các lĩnh vực khác

6. Lĩnh vực Vật liệu, hóa chất, năng lượng

7. Lĩnh vực Nông lâm ngư nghiệp và môi trường

PHẦN IV: KHEN THƯỞNG

- Quyết định Hội đồng giám khảo

- Danh sách Hội đồng giám khảo )

- Quyết định trao thưởng cho công trình

- Danh sách tác giả đoạt giải

- Quyết định tặng bằng khen đơn vị cá nhân

- Danh sách tặng bằng khen đơn vị cá nhân

PHẦN V: THỂ LỆ, CƠ SỞ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HỘI THI

- Quyết định số 165/2006/QĐ-TTg ngày 14/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật.

- Tóm tắt Thể lệ Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc 2014 - 2015

- Sơ đồ tổ chức Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tại các Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

479

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12 (2012-2013)