35 2. một số thông tin chính của công nghệ - thiết kế một cơ sở

11
35 Đàn lợn rừng sinh sản Đàn lợn thương phẩm 2. Một số thông tin chính của công nghệ - Thiết kế một cơ sở chăn nuôi lợn đặc sản đảm bảo an toàn vệ sinh thú y và môi trường, quy mô: (a) 3-4 lợn nái và 1 lợn đực giống, mỗi năm sản xuất 30-40 lợn thương phẩm; (b) 10-12 lợn nái, 1 lợn đực giống, mỗi năm sản xuất 120-140 lợn thương phẩm; (c) 20-30 lợn nái, 2-3 lợn đực giống, mỗi năm sản xuất 250-350 lợn thương phẩm. - Quy trình công nghệ chăn nuôi lợn sinh sản theo hướng đặc sản đảm bảo an toàn sinh học (Bao gồm cả các giải pháp nâng cao năng suất sinh sản của lợn). - Quy trình công nghệ chăn nuôi lợn con - Quy trình công nghệ chăn nuôi lợn thương phẩm (Bao gồm cả các giải pháp đảm bảo chất lượng sản phẩm - Sản phẩm hữu cơ). - Cung cấp lợn rừng giống 3. Địa bàn đã triển khai/số lượng nông dân đã áp dụng - Tại tỉnh Bắc Kạn: Đang tiến hành tại 3 huyện vùng cao (Ba Bể, Ngân Sơn, Pác Nặm), tổng số 40 hộ gia đình tham gia (quy mô chăn nuôi phổ biến 3-4 lợn nái và 1 lợn đực giống); trong đó có 3 hộ chăn nuôi quy mô 10 nái và 2 lợn đực giống). Năm 2012, bắt đầu triển khai tại thị xã Bắc Kạn cho 5 mô hình, mỗi mô hình 10 lợn nái và 1 lợn đực giống. - Tại tỉnh Tuyên Quang: Đang triển khai áp dụng cho 5 hộ gia đình, mỗi hộ gia đình nuôi 10 lợn nái và 1 đực giống. - Tại tỉnh Cao Bằng, Lào Cai, Phú Thọ, Lạng Sơn đã chuyển giao cho 12 hộ nuôi quy mô nhỏ (3-4 lợn nái và 1 lợn đực giống). - Tại Thái Nguyên đã có 12 hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ (3-4 lợn nái và 1 lợn đực giống). 4. Địa bàn có thể áp dụng tại Thái Nguyên - Những hộ gia đình có diện tích rộng (từ 1000 m 2 ) trở lên (khu chuồng nuôi, khu chăn thả, sản xuất rau xanh, củ quả, ngô, sắn…). 5. Địa chỉ liên hệ Nhóm nghiên cứu chăn nuôi lợn theo hướng đặc sản. PGS.TS. Trần Văn Phùng Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Email: [email protected] Mobile: 0912 249 218

Upload: dodieu

Post on 06-Feb-2017

229 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: 35 2. Một số thông tin chính của công nghệ - Thiết kế một cơ sở

35

Đàn lợn rừng sinh sản Đàn lợn thương phẩm

2. Một số thông tin chính của công nghệ - Thiết kế một cơ sở chăn nuôi lợn đặc sản đảm bảo an toàn vệ sinh thú y và môi trường, quy mô: (a) 3-4 lợn nái và 1 lợn đực giống, mỗi năm sản xuất 30-40 lợn thương phẩm; (b) 10-12 lợn nái, 1 lợn đực giống, mỗi năm sản xuất 120-140 lợn thương phẩm; (c) 20-30 lợn nái, 2-3 lợn đực giống, mỗi năm sản xuất 250-350 lợn thương phẩm. - Quy trình công nghệ chăn nuôi lợn sinh sản theo hướng đặc sản đảm bảo an toàn sinh học (Bao gồm cả các giải pháp nâng cao năng suất sinh sản của lợn). - Quy trình công nghệ chăn nuôi lợn con - Quy trình công nghệ chăn nuôi lợn thương phẩm (Bao gồm cả các giải pháp đảm bảo chất lượng sản phẩm - Sản phẩm hữu cơ). - Cung cấp lợn rừng giống 3. Địa bàn đã triển khai/số lượng nông dân đã áp dụng - Tại tỉnh Bắc Kạn: Đang tiến hành tại 3 huyện vùng cao (Ba Bể, Ngân Sơn, Pác Nặm), tổng số 40 hộ gia đình tham gia (quy mô chăn nuôi phổ biến 3-4 lợn nái và 1 lợn đực giống); trong đó có 3 hộ chăn nuôi quy mô 10 nái và 2 lợn đực giống).Năm 2012, bắt đầu triển khai tại thị xã Bắc Kạn cho 5 mô hình, mỗi mô hình 10 lợn nái và 1 lợn đực giống. - Tại tỉnh Tuyên Quang: Đang triển khai áp dụng cho 5 hộ gia đình, mỗi hộ gia đình

nuôi 10 lợn nái và 1 đực giống. - Tại tỉnh Cao Bằng, Lào Cai, Phú Thọ, Lạng Sơn đã chuyển giao cho 12 hộ nuôi quy mô nhỏ (3-4 lợn nái và 1 lợn đực giống). - Tại Thái Nguyên đã có 12 hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ (3-4 lợn nái và 1 lợn đực giống). 4. Địa bàn có thể áp dụng tại Thái Nguyên - Những hộ gia đình có diện tích rộng (từ 1000 m2) trở lên (khu chuồng nuôi, khu chăn thả, sản xuất rau xanh, củ quả, ngô, sắn…). 5. Địa chỉ liên hệ

Nhóm nghiên cứu chăn nuôi lợn theo hướng đặc sản. PGS.TS. Trần Văn Phùng Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Email: [email protected] Mobile: 0912 249 218

Page 2: 35 2. Một số thông tin chính của công nghệ - Thiết kế một cơ sở

36CHĂN NUÔI - THÚ Y

Bộ chiết pha rắn SPE

Thiết bị sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC

1. Tên quy trình XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG TETRACYCLIN, OXYTETACYCLIN VÀ CHLORTETRACY-CLIN TRONG THỊT GIA SÚC, GIA CẦM 2. Xuất xứ 1. Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 833:2006 2. A.L. Cinquina, F. Longo, G. Anastasi, L. Giannetti, R. Cozzani (2003). Validation of a high-performance liquid chromatograph method for the determination of oxytetracy-cline, teracyline, chlortetracycline and doxy-cycline in bovine milk muscle. Journal of Choromatography A, 987:227-233. 3. Mô tả tóm tắt về quy trình Nguyên lý Mẫu được chiết với đệm Mcllvaine và làm sạch bằng chiết pha rắn RP=C18-Spelco. Xác định nhóm tetracyclin trong gia súc gia cầm bằng hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao với detecto DAD vở bước sóng 365nm. Pha động chạy sắc ký 0.01M acid oxalic-ac-etonitril-methanol (80:13:7, v:v:v) trên cột C18 (250 x 4.6 mm x 5µm). Thiết bị và dụng cụ Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC, cột Symmetry C18 (150mm x 4.6mm x 5µm), và các thiết bị dụng cụ thường dung trong phòng thí nghiệm cơ bản. Hóa chất thuốc thử Các hóa chất, dung môi là loại tinh chiết dùng cho sắc ký như: MeOH, ACN, acid ax-alic, … Tiến hành Cân khoảng 5g mẫu vào bình nón có nút mài 50ml, thêm 20 ml dung dịch đệm Mcllvaite EDTA và siêu âm lạnh trong 30 phút, thêm 3ml acid trichloracetic 0,5g/ml vừa cho vừa lắc nhẹ trong khoảng 1 phút. Làm lạnh trong nước đá 15 phút, lọc lấy dịch trong. Dịch lọc được làm sạch qua cột SPE-C18 và bơm vào HPLC

Điều kiện chạy sắc ký Dung môi pha động: Hỗn hợp 0.01M acid oxalic/CAN/MeOH với tỷ lệ 80/13/7; detec-tor DAD ở bước sóng 365nm; thể tích bơm mẫu: 50 µl; tốc độ dòng pha động: 1ml/phút. Tính kết quả Căn cứ và đường chuẩn tương quan giữa diện tích peak và nồng độ, căn cứ vào diện tích peak mẫu để xác định hàm lượng tetracycline, oxytetracyline, chlortetracycline trong mẫu. 4. Địa chỉ ứng dụngCác phòng thí nghiệm phân tích hóa học trong và ngoài nước 5. Tác giả và địa chỉ liên hệ Nguyễn Thị Duyên – Phòng PTHH – Viện Khoa học Sự sống – Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Tel: 02803.700.083

Page 3: 35 2. Một số thông tin chính của công nghệ - Thiết kế một cơ sở

37

+ Giá trị của ong mật Ong mật cho nhiều sản phẩm quý như mật ong, phấn hoa, sữa ong chúa, sáp ong... chúng đều là những sản phẩm sinh học độc đáo, có giá trị dinh dưỡng cao dùng để chữa bệnh, bồi bổ sức khoẻ cho con người.

+ Đặc điểm sinh học - Ong mật có đặc tính sống thành đàn, trong đàn gồm có ong chúa, ong thợ và ong đực. - Ong chúa: mỗi đàn chỉ có 1 con làm nhiệm vụ đẻ trứng và tiết các chất chúa. - Ong đực: làm nhiệm vụ giao phối với ong chúa tơ. - Ong thợ: có số lượng

đông nhất, làm các nhiệm vụ trong đàn. đặc biệt là thu hoạch mật và phấn hoa. + Kỹ thuật nuôi ong lấy mật để đạt năng suất cao - Để nuôi ong được thành công và thu được nhiều sản phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cao cần phải nắm vững và

kết hợp hài hoà giữa nhiều yếu tố kỹ thuật, cụ thể: + Chọn địa điểm đặt ong. + Phòng chống tốt các hiện tượng có thể xảy ra đối với đàn ong; đặc biệt là sâu, bệnh và các kẻ thù hại ong mật. + Làm tốt các khâu kỹ thuật: bổ sung thức ăn, nhập đàn, cầu ong và chia tách đàn. Đặc biệt là kỹ thuật tạo

ong chúa mới. + Thường xuyên vệ sinh và kiểm tra đàn ong để có các biện pháp kỹ thuật tác động kịp thời. + Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật và công nghệ: Trong những năm gần đây, Bộ môn Chăn nuôi động vật Quý hiếm, khoa Chăn nuôi thú y đã kết hợp với các địa phương trong và ngoài tỉnh, xây dựng được nhiều mô hình nuôi ong với quy mô lên đến hàng ngàn đàn ong. Cụ thể: xã Phúc Hà-TP Thái Nguyên có tới 300 đàn; huyện Phú Bình-Thái Nguyên 400 đàn; huyện Đồng Hỷ-Thái Nguyên 650 đàn; cung cấp giống cho huyện Na Rì-Bắc Kạn 320 đàn...vv. Ngoài ra bộ môn còn tham gia tư vấn kỹ thuật cho các chương trình, dự án trong và ngoài tỉnh.

+ Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Chăn nuôi động vật Quý hiếm, khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. ĐT: 0280.851426; DĐ: 0912.580335 và 0912.478739.

Page 4: 35 2. Một số thông tin chính của công nghệ - Thiết kế một cơ sở

38CHĂN NUÔI - THÚ Y

QUI TRÌNH SẢN XUẤT

ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH Tên quy trình sản xuất chế phẩm sinh học KTS. Cơ sở sản xuất thuốc thú y Hưng Bình. Đơn vị quản lý: Cục Thú y.

ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẨMSaccharomyes sp: 125 tỷ tế bào sốngStreptococcus faecium: 15 tỷ tế bào sốngLactobacillus acidophilus: 20 tỷ tế bào sốngLysin: 500mg. Vitamin nhóm B:200g. Khoáng vi lượng: 400g. Đông dược quý hiếm: 10g. Tá dược vừa đủ : 1kg

Trộn thuốc: Theo phương pháp trộn bột kép, thời gian trộn 10 phút.Đóng gói và bảo quản: Túi Polyethylen mỗi gói 500g hàn kín.

DANH MỤC SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ CHĂN NUÔI SẠCHTT Tên sản phẩm Công dụng Đóng gói Giá bán lẻ

KTS(dạng bột)

- Vật nuôi tăng trọng nhanh, giảm tiêu tốn thức ăn.- Lợn thịt vỗ béo nhanh, tăng tốc tối đa.- Lợn nái, bò sữa cho nhiều sữa nuôi con chóng lớn, nhanh động dục trở lại.- Phòng trị được hội chứng tiêu chày.- Lông mượt da hồng ngủ nhiều, thịt đỏ đẹp.- Giảm mùi hôi trong phân, tạo môi trường sạch sẽ.

500 gam 8.000 VNĐ

Cách dùng: Mỗi gói 500 gam trộn đều trong 100 kg thức ăn, cho ăn liên tục cho đến khi xuất chuồng: Bò sữa 50gam/con/ngày, lợn nái 5gam/con/ngày, lợn con 5 – 10gam /con/ngày. Chú ý: Trộn vào thức ăn đã nguội dưới 400C, để vi khuẩn trong gói men không bị chết. Đặc điểm: Men sống dạng bột có vi khuẩn, vitamin, khoáng vi lượng, đông dược quý hiếm. Cách thử: Lấy 5 gam men cho vào cốc đựng 50 ml nước sạch có 5% đường (pha: 5 gam đường vào 100 ml nước), quấy đều đậy nắp để trong phũng sau 24- 48 giờ vi khuẩn hoạt động sôi lên sung sục trong cốc và tỏa mùi thơm hoa quả ngao ngát đặc biệt. Đó là men thật; không có những đặc điểm trên là men giả.

Bộ môn Nội – Ngoại – Chẩn, Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường ĐHNL Thái NguyênĐT: 0280 851 426; Fax: 0280 852 921

Page 5: 35 2. Một số thông tin chính của công nghệ - Thiết kế một cơ sở

39

1. Tên quy trình: QUY TRÌNH Ủ CHUA PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP SỬ DỤNG TRONG CHĂN NUÔI TẠI NÔNG HỘ 2. Xuất sứ của công nghệ: - Phụ phẩm nông nghiệp: Thân, lá, củ khoai lang, sắn sau khi thu hoạch thường ít được bà con nông dân tận dụng để chăn nuôi. - Thức ăn cho chăn nuôi lợn trong nông hộ không cần yêu cầu cao về chất lượng dinh dưỡng. - Từ các nghiên cứu khoa học cơ bản về dinh dưỡng thức ăn ủ chua trong chăn nuôi được hỗ trợ bởi đề tài nghiên cứu của các tổ chức quốc tế (CIP, CIAT) và trong nước (Bộ Giáo dục và Đào tạo) từ năm 2006 - 2010 đã xây dựng được quy trình trên. 3. Một số thông tin/đặc điểm chính của công nghệ/quy trình: + Nguyên tắc ủ chua phụ phẩm nông nghiệp cho chăn nuôi lợn Nguyên tắc 1: Đảm bảo hoàn toàn yếm khí: Ủ chua là phương pháp ủ chua yếm khí. Do đó đảm bảo yếm khí là điều kiện tiên quyết của ủ chua, giảm lượng không khí trong bao ủ tới mức tối đa và không khí từ bên ngoài không thể vào trong bao được, nếu không thì thức ăn ủ sẽ bị thối, mốc. Nguyên tắc 2: Có thể sử dụng một số nguyên liệu phụ gia khác có hàm lượng vật chất khô và đạm cao để tăng giá trị dinh dưỡng của thức ăn ủ chua. + Các bước tiến hành quy trình ủ chua - Chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ cho quá trình ủ chua.

- Phụ phẩm nông nghiệp: Lá sắn tươi, dây lá khoai lang, thân cây đậu đỗ, lạc, củ sắn, khoai, cám gạo … - Các phụ gia khác: muối ăn, rỉ mật đường, ….

Page 6: 35 2. Một số thông tin chính của công nghệ - Thiết kế một cơ sở

40CHĂN NUÔI - THÚ Y

- Dụng cụ phối trộn: xẻng, cuốc - Dụng cụ cắt, thái, băm nhỏ: dao, máy thái củ, máy băm lá - Dụng cụ chứa: túi nilong, thùng phi, bể chứa, túi bạt - Dụng cụ khác: dây chun buộc, bạt che, ủng… Thực hiện quá trình ủ chua Bước 1: Sử dụng các dụng cụ cắt, thái, băm nhỏ như dao, máy thái củ, máy băm lá để băm, thái các nguyên liệu khác càng nhỏ càng tốt. Bước 2: Cân nguyên liệu: Cân các phụ phẩm đã băm, nghiền và các phụ gia tuỳ theo các công thức cho từng loại, mùa vụ…. Bước 3: Trộn và ủ: Nguyên liệu sau khi đã cân được đổ vào đống và trộn đều.

Bước 4: Đưa nguyên liệu đã phối trộn vào dụng cụ ủ vào chum, vại, bể hoặc túi nilon để ủ. Bước 5: Cất giữ, bảo quản các bao, hố thức ăn ủ ở nơi khô ráo, mát và cần tránh chuột, bọ, gián cắn thủng bao, không khí có thể xâm nhập vào bao làm mốc, thối thức ăn. Bước 6: Sử dụng củ sắn ủ chua làm thức ăn cho gia súc sau ủ 14 - 30 ngày tùy loại nguyên liệu ủ. 4. Địa bàn đã triển khai/số lượng nông dân đã áp dụng - Xã Đồng tiến - Huyện Phổ Yên - Thái Nguyên; Xã Nông Hạ, Nông Thịnh - Huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Kan. - Số nông dân áp dụng: 90% số hộ chăn nuôi tại thôn An Thái - xã Đồng Tiến đã từng thực hiện ủ chua ít nhất 1 lần cho chăn nuôi lợn. - Quy mô ủ chua/ hộ từ 500 kg - 5000 kg thức ăn/hộ 5. Địa bàn có thể áp dụng tại Thái Nguyên - Tất cả các hộ chăn nuôi trên địa bàn có diện tích và sản lượng sắn, khoai lang, đỗ lạc cao và kết hợp chăn nuôi lợn quy mô vừa và nhỏ.

Page 7: 35 2. Một số thông tin chính của công nghệ - Thiết kế một cơ sở

41

Giới thiệu chung. Tôm càng xanh (Macrobrachiu. rosenbergii) tôm càng, tôm càng sen, tôm càng sào thuộc họ Palaemonidae là đối tượng nuôi nước ngọt, phân bố ở vùng khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới. Tôm càng xanh có trọng lượng khá lớn, con đực có thể đạt tới 450g/con. Thân tương đối tròn, con trưởng thành có màu xanh dương đậm. Ao thường có hình chữ nhật, diện tích thích hợp 0.2-0.6 ha. Mức nước từ 0.7 - 0.9 m. Độ nghiêng đáy ao từ 3-5%. Ao phải chủ động cấp thoát nước tốt, ánh sáng 400 lux. Nguồn nước sử dụng phải là nguồn nước tốt: pH = 6.5 – 8.0, DO ≥ 4 mg/l, t0 = 18 – 340C, không chứa các loại chất độc hại. Chuẩn bị ao nuôi Công việc chuẩn bị ao nuôi thực hiện các bước: làm cạn nước, vệ sinh bờ ao, vét bùn, bón vôi để khử trùng diệt tạp, phơi đáy, và lấy nước vào ao. Thả giống nuôi. Tôm càng xanh giống tự nhiên (3-5g/con) có thể thả ở mật độ 4-6 con/m2, còn với tôm giống nhân tạo cỡ (0,5g/con) thì thả 10-15 con/m2. Thức ăn: có thể sử dụng 2 dạng thức ăn dạng viên và thức ăn tự chế.

Tháng tuổi Lượng thức ăn (% khối lượng thân)

1234

5 trở đi

30151085

Thu hoạch. thường được tiến hành một lần vào cuối vụ hay thu tỉa. Năng suất: 3.5 – 4tấn/ha

Bộ môn Nuôi trồng thủy sản - Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

ĐT: 0280 851 426; Fax: 0280 852 921

Page 8: 35 2. Một số thông tin chính của công nghệ - Thiết kế một cơ sở

42CHĂN NUÔI - THÚ Y

1. Điều kiện ao nuôi Diện tích: 1.000 – 10.000 m2,nguồn nước chủ động, nước sạch không có độc tố Mức nước sâu 1,2 – 1, 5m Ph = 6,5 - 8 ; ôxy>4mg/l, độ trong 20 – 30 cm.

2. Chuẩn bị ao trước khi nuôi Tháo cạn nước ao, vệ sinh ao sạch sẽ nạo vét bớt bùn đáy (chỉ để lại 10 – 15 cm) lấp hết hang hốc rò rỉ, tôn cao bờ (nếu có). Bón vôi bột 10 – 15 kg/100 m2; phơi ao 2 – 3 ngày Bón lót phân chuồng30 – 40kg/100 m2. Lọc nước vào ao 1,2 – 1,5m thì tiến hành thả cá.

3. Thả cá vào ao Yêu cầu cá thả: Cá thả phải đồng đều quy cỡ,không bệnh tật, cá hoạt động nhanh nhẹn Mật độ cá thả: 2,5 – 3 con/m2

Cỡ cá thả: Rô Phi 4 – 6cm /con Chim trắng: 8–10 cm/con.

4. Quản lý chăm sóc: Phân chuồng đã ủ mục tuần bón 2 lần mỗi lần bón 7– 10 kg/ 100 m2; Phân xanh tuần bón 1 lần mỗi lần bón 10 – 15 kg/ 100m2.0,3 kg đạm+ lân/100 m2/2 tuần. Dùng thức ăn tự chế biến, thức ăn công nghiệp cho cá ăn. Luợng thức ăn 3 – 15 % trọng lượng cá thả/ngày (ngày cho cá ăn hai lần). Thường xuyên thăm ao vào buổi sáng sớm, để theo dõi

các hoạt động của cá. Phòng trị bệnh kịp thời. Khi cá có hiện tượng không bình thường phải xử lý kịp thời.

5. Thu hoạch: Thời gian nuôi 5 – 6 tháng Rô Phi: 0,5 – 0,7kg/con, Chim Trắng: 1 – 1,2 kg thì tiến hành thu hoạch. Trước khi thu hoạch ngừng bón phân 1 tuần, ngừng cho cá ăn vài ngày thì mới thu cá, dùng lưới vét để thu. Tránh hiện tượng cá bị sặc bùn làm cá chết ảnh hưởng đến chất lượng cá thịt nuôi đảm bảo kỹ thuật tỷ lệ sống đạt 85 –90%, năng suất sẽ đạt 12 – 15 tấn/ ha. 6. Địa chỉ đó chuyển giao: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng.

cá Rô phi đơn tính Oreochromis niloticus Cá Chim trắng nước ngọt Colossoma brachypomum

QUY TRÌNH KỸ THUẬT

Địa chỉ: Trung tâm Thực hành thực nghiệm, Trường Đại học Nông Lâm Thái NguyênĐiện thoại: 0280 855651

Page 9: 35 2. Một số thông tin chính của công nghệ - Thiết kế một cơ sở

43

Mô hình chăn nuôi tại gia đình dân tộc Dao tại thôn Bản Sáp - xã Xuân La - huyện Pác Nặm - tỉnh Bắc Kạn

Lợn địa phương nuôi tại huyện Pác Nặm

Giới thiệu: Cơ quản quản lý dự án: Sở Công nghiệp và KHCN Cơ quan thực hiện: Phòng Nông Lâm nghiệp huyện Pác Nặm Cơ quan chuyển giao: Khoa chăn nuôi thú y-Trường ĐHNL Thái Nguyên Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ Bắc Kạn Lợn địa phương nuôi tại Pác Nặm theo phương thức quảng canh là sản phẩm được thị trường ưa chuộng bởi chất lượng thịt thơm ngon. Nghiên cứu nhằm bảo tồn và phát triển giống lợn này theo hình thức bán hoang dã vừa phù hợp tập quán chăn nuôi địa phương vừa góp phần tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao và cải thiện đời sống kinh tế của người dân. Phương pháp nghiên cứu & chuyển giao: Nghiên cứu về đặc điểm sinh học và chất lượng thịt của lợn địa phương và xây dựng mô hình chăn nuôi bán hoang dã có sự tham gia của người dân trên cơ sở sự hỗ trợ của dự án và cơ quan chuyển giao kỹ thuật. Kết quả:

Page 10: 35 2. Một số thông tin chính của công nghệ - Thiết kế một cơ sở

44CHĂN NUÔI - THÚ Y

Bảng 1. Kết quả chăn nuôi lợn nái của các hộ tham gia xây dựng mô hình

Bảng 2. Kết quả chăn nuôi lợn thịt của các hộ tham gia dự án

Bảng 3 . Thành phần hoá học của thịt lợn địa phương Pác Nặm (ĐVT % trong thịt tươi)

Kết luận:

Chỉ tiêu ĐVT

Kết quả đạt được

Bình quân Nhạn Môn Xuân LaSố lợn nái theo dõi Con 47 17 30Số lứa đẻ lứa 29 8 20Tổng số lợn con đẻ ra Con 152 43 109Số con đẻ bình quân /lứa Con 5,42 5,38 5,45

Chỉ tiêu ĐVT

Kết quả đạt được

Bình quân Nhạn Môn Xuân La Con 47 17 30Số lợn thịt Con 228 72 156Số lợn bình quân/hộ Con 11,4 10,29 12,0Khối lượng bắt đầu nuôi Kg 6,59 5,75 7,43Khối lượng xuất chuồng Kg 16,33 15,70 16,96Tổng KL xuất chuồng kg 73,50 50,80 96,20Giá bán đ/kg 45.000 45.000 45.000Thu nhập/ đợt nuôi đồng 3.307.500 2.286.000 4.329.000

Con 47 17 30Tên mẫu VCK Protein Lipit KhoángLợn đựcThịt mông 24,39 21,53 1,54 0,99Thịt vai 22,79 20,54 1,04 1,03Thịt thăn 24,87 23,15 0,62 0,97Lợn cáiThịt mông 24,38 20,85 1,94 1,04Thịt vai 23,18 18,53 1,86 1,08Thịt thăn 24,53 21,48 1,75 1,11

- Lợn địa phương Pác Nặm có đặc tính thích nghi cao với điều kiện chăn nuôi bán hoang dã.

- Con lai giữa lợn địa phương với lợn đực rừng được người tiêu dùng ưa chuộng. - Mô hình chăn nuôi góp phần làm tăng thu nhập cho người dân dựa trên ưu thế của địa phương.

Lợn lai thương phẩm giữa lợn địa phương Pác Nặm – và lợn rừng.

Thân thịt của lợn địa phương khối lượng 16 kg.

Địa chỉ liên hệ: PGS.TS. Trần Văn PhùngPhòng Thí nghiệm trung tâm – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

ĐT. 0280 753 032

Page 11: 35 2. Một số thông tin chính của công nghệ - Thiết kế một cơ sở

45tài nguyên - môi trường

Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanhĐịa chỉ: Km9 Đường 3/2 Tích Lương - TP. Thái Nguyên

Điện thoại: (84) 280.647685 - Fax: (84) 280.647684 - Email: [email protected]

Xuất xứ chương trình: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2009. Tác giả: ThS. Bùi Nữ Hoàng Anh - khoa Kinh tế , trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh. Mô tả tóm tắt chương trình: Sức ép của quá trình đô thị hoá và sự gia tăng dân số khiến đất nông nghiệp đang đứng trước nguy cơ suy giảm về số lượng và chất lượng. Con người đã và đang khai thác quá mức mà chưa có biện pháp hợp lý để bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này. Thời gian gần đây, vấn đề sử dụng đất đai hợp lý nhằm xây dựng một nền nông nghiệp sạch, sản xuất ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo môi trường sinh thái ổn định và phát triển bền vững trở thành vấn đề mang tính toàn cầu. Sử dụng đất đai hợp lý và bền vững thực chất chính là vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa đảm bảo hiệu quả xã hội và môi trường. Trong bối cảnh hiện nay và với những cảnh báo về sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cùng với kịch bản nước biển dâng làm cho diện tích đất canh tác ở các vùng đồng bằng ven biển ngày càng bị thu hẹp thì việc nghiên cứu tiềm năng đất đai, tìm hiểu một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp, đánh giá mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất đó để làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, đảm bảo sự phát triển bền vững là vấn đề có tính chiến lược và cấp bách của từng địa phương cũng như của cả nước. Trong những năm qua, nền sản xuất nông nghiệp của một tỉnh nghèo Yên Bái với hơn 50% số dân là dân tộc thiểu số đã được chú trọng đầu tư phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Năng suất, sản lượng không ngừng tăng lên, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân đã từng bước được cải thiện. Song, nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh còn tồn tại nhiều yếu điểm đang

làm giảm sút chất lượng đất nông nghiệp do quá trình khai thác sử dụng không hợp lý: trình độ khoa học kỹ thuật, chính sách quản lý, tổ chức sản xuất còn nhiều hạn chế, tư liệu sản xuất giản đơn, kỹ thuật canh tác truyền thống, lạc hậu, đặc biệt là tập quán du canh du cư, đốt rừng làm nương rẫy ở một số nơi đã không những không phát huy được tiềm năng đất đai mà còn có xu thế làm cho nguồn tài nguyên đất dần bị thoái hoá. Nghiên cứu đánh giá các loại hình sử dụng đất hiện tại, đánh giá đúng mức độ của các loại hình sử dụng đất để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp sử dụng đất hợp lý có hiệu quả cao theo quan điểm bền vững là vấn đề có tính chiến lược và cấp thiết. Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Yên Bái giai đoạn 2012 - 2020”. Với mục tiêu là đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp cho tỉnh Yên Bái giai đoạn 2012 - 2020, nghiên cứu đã đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp, chỉ rõ hiệu quả kinh tế của từng loại hình sử dụng đất nông nghiệp, nghiên cứu tiềm năng và lợi thế của từng vùng và đề xuất một số giải pháp quan trọng hướng tới nâng cao thu nhập cho người dân, phát triển nông nghiệp bền vững gắn với bảo vệ môi trường. Nơi có thể chuyển giao hoặc áp dụng UBND tỉnh Yên Bái; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái; Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái;Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái; UBND huyện Yên Bình; UBND huyện Văn Chấn; UBND huyện Mù Cang Chải.