3.chuyên+đề+3+qldan1_2.pdf

227
143 Chuyên đề 3 QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KHU VỰC ĐỒNG BẰNG Phần I GI ỚI THIỆU NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH I. DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 1. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng: 1.1. Dự án đầu tư xây dựng công trình là gì? Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở. Dự án đầu tư xây dựng công trình khác với các dự án khác là dự án đầu tư bắt buộc có liên quan đến xây dựng, dù tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư của phần xây dựng có rất nhỏ. 1.2. Báo cáo kinh tế kỹ thuật là gì? Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình là dán đầu tư xây dựng công trình rút gọn trong đó chỉ đặt ra các yêu cầu cơ bản theo quy định. Đối với công trình tôn giáo; công trình có tổng vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng trở xuống không tính tiền sử dụng đất; công trình nhà ở riêng lthkhông bắt buộc lập dự án mà chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình. 2. Mục đích và yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng: 2.1. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất kinh doanh phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Upload: quang-vinh-doan-chau

Post on 12-Jan-2016

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

143

Chuyên đề 3

QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KHU VỰC ĐỒNG BẰNG

Phần I GIỚI THIỆU NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY

DỰNG CÔNG TRÌNH I. DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

1. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng:

1.1. Dự án đầu tư xây dựng công trình là gì?

Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở.

Dự án đầu tư xây dựng công trình khác với các dự án khác là dự án đầu tư bắt buộc có liên quan đến xây dựng, dù tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư của phần xây dựng có rất nhỏ.

1.2. Báo cáo kinh tế kỹ thuật là gì?

Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình là dự án đầu tư xây dựng công trình rút gọn trong đó chỉ đặt ra các yêu cầu cơ bản theo quy định.

Đối với công trình tôn giáo; công trình có tổng vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng trở xuống không tính tiền sử dụng đất; công trình nhà ở riêng lẻ thể không bắt buộc lập dự án mà chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình.

2. Mục đích và yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng:

2.1. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất kinh doanh phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

144

của đất nước trong từng thời kỳ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đẩy nhanh tiến độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

2.2. Sử dụng các nguồn vốn cho đầu tư xây dựng công trình do Nhà nước quản lý đạt hiệu quả cao nhất, chống thất thoát, lãng phí.

2.3. Bảo đảm đầu tư xây dựng được thực hiện theo đúng quy hoạch, kiến trúc, đáp ứng yêu cầu bền vững, mỹ quan, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong xây dựng, áp dụng công nghệ tiên tiến, bảo đảm chất lượng và thời gian xây dựng với chi phí hợp lý, bảo đảm tiết kiệm, thực hiện bảo hành công trình. Dự án đạt hiệu quả kinh tế - xã hội.

3. Phân loại dự án đầu tư xây dựng:

3.1. Tiêu chí phân loại, phân nhóm dự án:

a) Tuỳ theo tính chất và quy mô đầu tư, dự án đầu tư xây dựng công trình được phân thành 3 nhóm A, B, C để phân cấp quản lý và được thể hiện tại Phụ lục số 1.

b) Dự án quan trọng quốc gia là những dự án do Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư.

3.2. Mục đích phân loại, phân nhóm dự án:

a) Mục đích của việc phân loại, phân nhóm dự án là để phân cấp quản lư;

b) UBND xã được quyết định đầu tư các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách của xã và được quyết định đầu tư đối với các dự án do cấp trên hỗ trợ vốn theo phân cấp của địa phương, căn cứ vào năng lực thực tế quản lư của từng xã.

II. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1. Đối với các dự án sử dụng mọi nguồn vốn

Việc đầu tư xây dựng công trình phải được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cho phép đầu tư. Dự án đầu tư xây dựng phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, hoạch xây dựng được duyệt và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước

145

Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác sử dụng.

3. Đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước

3.1 Đối với dự án của doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước thì Nhà nước chỉ quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư. Doanh nghiệp có dự án tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý dự án theo các quy định.

3.2 Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước, Nhà nước chỉ quản lý về chủ trương đầu tư. Doanh nghiệp có dự án tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý dự án theo quy định của pháp luật.

III. CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ

1. Đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước:

Việc sử dụng vốn ngân sách của xã hoặc vốn hỗ trợ của trung ương, của UBND tỉnh, UBND huyện hoặc của tổ chức trong và ngoài nước được coi là dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ cho lợi ích cộng đồng không v mục đích kinh doanh

2. Đầu tư bằng vốn góp từ vốn ngân sách + vốn đóng góp của nhân dân + vốn viện trợ:

Trường hợp dự án sử dụng vốn hỗn hợp bao gồm vốn ngân sách, vốn góp của nhân dân, vốn viên trợ, thì phải tuân thủ các quy định sau:

2.1. Công bố công khai các mức huy động đóng góp, mục đích đóng góp;

2.2. Thành lập ban giám sát công trình để giám sát quá trình huy động, quản lư và sử dụng các khoản góp của nhân dân theo đúng quy định;

2.3. Sau khi quyết toán công trình, UBXD xã lập báo cáo tnh hnh thu, quản lư sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân để công khai cho nhân dân biết, đồng thời gửi báo cáo cho UBND huyện biết.

146

3. Liên doanh, liên kết

4. BOT, BTO, BT

IV. ĐIỀU KIỆN NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

1. Điều kiện năng lực đối với tổ chức tư vấn, cá nhân hoạt động xây dựng

1.1. Điều kiện năng lực hành nghề đối với cá nhân:

a) Cá nhân là chủ nhiệm lập dự án, chủ nhiệm khảo sát xây dựng, chủ nhiệm thiết kế, chủ trì thiết kế, giám sát thi công xây dựng công trình phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định. Năng lực được phân thành 2 hạng, phạm vi hoạt động của mỗi hạng phải phù hợp với loại dự án, loại và cấp công trình.

b) Cá nhân hành nghề độc lập khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định, và phải được cấp chứng chỉ hành nghề. Cá nhân hành nghề độc lập được thực hiện các công việc tư vấn về khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình trong phạm vi nhất định theo quy định.,

c) Đối với khu vực vùng sâu, vùng xa, cá nhân là tư vấn giám sát chỉ yêu cầu có trình độ chuyên môn là cao đẳng hoặc trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp với công việc giám sát nếu đủ thời gian và kinh nghiệm theo quy định thì được cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát để thực hiện giám sát thi công xây dựng đối với công trình cấp IV

1.2. Điều kiện năng lực đối với tổ chức:

a) Tổ chức tư vấn thực hiện các công việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định. Năng lực của tổ chức tư vấn được phân thành 2 hạng, phạm vi hoạt động của mỗi hạng phải phù hợp với loại dự án, loại và cấp công trình.

b) Đối với nhà riêng lẻ từ 3 tầng trở xuống hoặc có diện tích từ 250 m2 trở xuống, thì hộ gia đình tự tổ chức thiết kế, nhưng vẫn phải do cá nhân có trình độ chuyên môn phù hợp thực hiện thiết kế (có thể là cao đẳng, trung cấp) mà không yêu cầu cá nhân đó phải có chứng chỉ hành nghề.

147

c) Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện tương đương với các hạng theo quy định thì được thực hiện lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thiết kế các công trình cấp IV. Những cá nhân tham gia lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc thiết kế yêu cầu phải có trình độ chuyên môn phù hợp với công việc đảm nhận.

2. Điều kiện năng lực đối với tổ chức thi công

2.1. Đối với cá nhân:

Năng lực Chỉ huy trưởng công trình được phân thành 2 hạng, phạm vi hoạt động của mỗi hạng phù hợp với loại và cấp công trình theo quy định.

2.2. Đối với tổ chức:

a) Năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình được phân thành 2 hạng theo quy định căn cứ theo năng lực của chỉ huy trưởng công trường, những cá nhân tham gia thực hiện gói thầu; máy móc thiết bị thi công huy động cho gói thầu; khả năng đáp ứng về tài chính và kinh nghiệm đă thực hiện các công trình tương tự hoặc thấp hơn liền kề.

b) Phạm vi hoạt động của mỗi hạng phù hợp với loại và cấp công trình. Trường hợp tổ chức chưa đủ điều kiện tương đương với hạng 2 thì được thi công các công trình cấp IV. Đối với nhà ở riêng lẻ, thì hộ gia đình tự tổ chức thi công; tuy nhiên những người tham gia thi công phải có chuyên môn phù hợp với công việc thực đảm nhận; máy móc thiết bị thi công phải đảm bảo an toàn và phải tuân thủ các quy định khác theo quy định của pháp luật.

V. CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Chủ đầu tư xây dựng công trình là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình bao gồm:

1. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước theo chủ đầu tư xây dựng công trình do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình phự hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

1.1. Đối với dự án do UBND huyện quyết định đầu tư, Chủ tịch UBND huyện giao cho UBND xã làm chủ đầu tư

1.2. Đối với dự án do UBND xã quyết định đầu tư, UBND xã giao đơn vị quản lý, sử dụng công trình làm chủ đầu tư.

148

Trường hợp chưa xác định được đơn vị quản lý, sử dụng công trình hoặc đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư theo UBND xã có thể giao cho đơn vị có đủ điều kiện làm chủ đầu tư. Trong trường hợp này, đơn vị quản lý, sử dụng có trách nhiệm cử người tham gia với chủ đầu tư trong việc tổ chức lập dự án, thiết kế, theo dừi, quản lý, nghiệm thu và tiếp nhận đưa công trình vào khai thác, sử dụng;

1.3. Trường hợp không xác định được chủ đầu tư theo quy định tại điểm 1.2, thì UBND xã có thể uỷ thác cho đơn vị khác có đủ điều kiện làm chủ đầu tư hoặc UBND xã trực tiếp làm chủ đầu tư.

2. Đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng, người vay vốn là chủ đầu tư.

3. Đối với các dự án sử dụng vốn khác, chủ đầu tư là chủ sở hữu vốn hoặc là người đại diện theo quy định của pháp luật.

VI. THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư các dự án nhóm A, B, C trong phạm vi và khả năng cân đối ngân sách của địa phương sau khi thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện được uỷ quyền hoặc phân cấp quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C cho cơ quan cấp dưới trực tiếp;

2. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã được quyết định đầu tư các dự án có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên.

3. Các dự án sử dụng vốn khác, vốn hỗn hợp chủ đầu tư tự quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm.

4. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư chỉ được quyết định đầu tư khi đó có kết quả thẩm định dự án. Riêng đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng, tổ chức cho vay vốn thẩm định phương án tài chính và phương án trả nợ để chấp thuận cho vay hoặc không cho vay trước khi người có thẩm quyền quyết định đầu tư.

149

VII. QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

1. Quyền hạn và nghĩa vụ của chủ đầu tư:

1.1. Quyền:

Chủ đầu tư có các quyền sau:

a) Tổ chức lập dự án đầu tư xây dựng công trình và thực hiện các thủ tục để trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng theo quy định.

b) Yêu cầu các tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho các công việc của chủ đầu tư.

c) Tổ chức thực hiện đầu tư bao gồm: Lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng đã ký kết với nhà thầu đối với các công việc khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát chất lượng xây dựng.

d) Điều chỉnh hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh những nội dung liên quan đến dự án đầu tư xây dựng công trình khi thấy cần thiết.

đ) Được tự thực hiện các công việc của dự án khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định.

e) Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng khi các nhà thầu vi phạm hợp đồng.

1.2. Nghĩa vụ:

a) Lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực để lập, thực hiện và quản lý dự án khi không có đủ điều kiện năng lực theo quy định.

b) Xác định nội dung nhiệm vụ của dự án, nhiệm vụ khảo sát, nhiệm vụ thiết kế và những nhiệm vụ khác liên quan đến dự án đầu tư xây dựng công trình để làm cơ sở cho việc đưa ra các nội dung khi đàm phán ký kết hợp đồng với nhà thầu thực hiện các công việc của dự án.

c) Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến dự án đầu tư xây dựng công trình cho các nhà thầu lập, thực hiện và quản lý dự án.

d) Tổ chức giám sát, nghiệm thu, tổ chức thẩm định, phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt những công việc của dự án theo quy định của pháp luật.

150

đ) Thực hiện đúng những nội dung đã ký kết trong hợp đồng với các nhà thầu.

e) Quản lý chi phí liên quan đến các công việc của dự án, thực hiện thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình theo đúng quy định của pháp luật.

g) Bồi thường thiệt hại do thực hiện không đúng những quy định của pháp luật hoặc không thực hiện đúng những nội dung của hợp đồng đã ký kết với các nhà thầu.

2. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu tư vấn xây dựng:

2.1. Quyền:

Nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng có các quyền:

a) Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến các công việc của dự án theo hợp đồng đã ký kết.

b) Từ chối thực hiện các yêu cầu trái pháp luật hoặc ngoài phạm vi hợp đồng khi chưa được chấp thuận của hai bên.

c) Các quyền khác theo quy định của pháp luật như quyền tác giả, ...

2.2. Nghĩa vụ:

Nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng có nghĩa vụ:

a) Chỉ được thực hiện các công việc phù hợp với năng lực hoạt động xây dựng của mình.

b) Thực hiện đúng các công việc được giao hoặc theo hợp đồng đã ký kết.

c) Chịu trách nhiệm về chất lượng công việc do mình thực hiện.

d) Đề xuất điều chỉnh các nội dung công việc với chủ đầu tư khi phát hiện những yếu tố ảnh hưởng có hại hoặc có lợi đối với dự án do mình thực hiện.

đ) Không được tiết lộ thông tin, tài liệu có liên quan đến các công việc của dự án do mình đảm nhận khi chưa được phép của bên thuê hoặc người có thẩm quyền.

e) Bồi thường thiệt hại khi sử dụng các thông tin, tài liệu, quy chuẩn, tiêu chuẩn không đúng, không phù hợp hoặc thực hiện không đúng những nội dung

151

đã ký kết trong hợp đồng hoặc các hành vi khác gây thiệt hại cho bên thuê hoặc bên thứ ba do lỗi của mình gây ra.

g) Các nghĩa vụ khác như bảo hiểm nghề nghiệp, bảo vệ môi trường trong khu vực thực hiện công việc đối với nhà thầu khảo sát; giám sát tác giả, không được chỉ định nhà sản xuất vật liệu, vật tư thiết bị xây dựng công trình đối với nhà thầu thiết kế, ...

3. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng:

3.2. Quyền:

Nhà thầu thi công xây dựng công trình có các quyền:

a) Từ chối thực hiện những yêu cầu trái pháp luật hoặc những công việc ngoài phạm vi hợp đồng mà chưa được chấp thuận.

b) Đề xuất điều chỉnh thiết kế cho phù hợp với thực tế để đảm bảo chất lượng, tiến độ và hiệu quả công trình.

c) Các quyền khác như yêu cầu thanh toán giá trị khối lượng hoàn thành theo hợp đồng; dừng thi công, yêu cầu bồi thường thiệt hại do bên thuê không thực hiện đúng hợp đồng hoặc do lỗi của bên thuê gây ra; các quyền khác theo quy định của pháp luật.

3.2. Nghĩa vụ:

Nhà thầu thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ:

a) Chỉ được thi công các công việc, công trình phù hợp với năng lực hoạt động xây dựng của mình.

b) Thực hiện đúng công việc được giao theo hợp đồng đã ký kết.

c) Chịu trách nhiệm về chất lượng xây dựng công trình do mình thực hiện.

d) Đề xuất điều chỉnh các công việc với chủ đầu tư khi phát hiện những yếu tố có ảnh hưởng có hại hoặc có lợi cho dự án trong quá trình thi công xây dựng công trình.

đ) Các nghĩa vụ khác như phải có nhật ký thi công xây dựng tại công trường; kiểm định vật liệu, sản phẩm xây dựng; bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường khi thi công xây dựng; mua các loại bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

152

e) Lập bản vẽ hoàn công, tham gia nghiệm thu công trình.

g) Bảo hành công trình.

h) Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng hoặc gây thiệt hại cho bên thứ ba do lỗi của mình gây ra.

VIII. CÁC HÌNH THỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN

Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, chủ đầu tư căn cứ quy mô, tính chất của dự án và điều kiện hoàn cảnh thực tế của cơ quan, đơn vị mình để lựa chọn hình thức, mô hình tổ chức quản lý thực hiện dự án sau đây cho phù hợp.

Đối với dự án sử dụng nguồn vốn khác thì chỉ khuyến khích tham khảo, áp dụng.

1. Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án:

1.1. Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án là hình thức chủ đầu tư sử dụng bộ máy của cơ quan, đơn vị mình để trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án hoặc giao cho Ban quản lý dự án do mình thành lập ra để tổ chức quản lý thực hiện dự án cụ thể như sau:

a) Mô hình 1: Chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy hiện có của mình để trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án. Mô hình này được áp dụng đối với dự án quy mô nhỏ có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng, khi bộ máy của chủ đầu tư kiêm nhiệm được việc quản lý thực hiện dự án.

b) Mô hình 2: Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án để giúp mình trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án, cụ thể như sau:

- Chủ đầu tư giao cho Ban quản lý dự án hiện có để quản lý thêm dự án mới.

- Trường hợp Ban quản lý dự án hiện có không đủ điều kiện để quản lý thêm dự án mới thì Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án mới để quản lý thực hiện dự án.

1.2. Trường hợp áp dụng mô hình 1 thì chủ đầu tư sử dụng pháp nhân của mình để trực tiếp quản lý thực hiện dự án. Chủ đầu tư phải có quyết định cử người tham gia quản lý dự án và phân công nhiệm vụ cụ thể, trong đó phải có

153

người trực tiếp phụ trách công việc quản lý dự án. Những người được cử tham gia quản lý dự án làm việc theo chế độ kiêm nhiệm hoặc chuyên trách.

1.3. Trường hợp áp dụng mô hình 2 thì phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

a) Ban quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập, là đơn vị trực thuộc chủ đầu tư. Quyền hạn, nhiệm vụ của Ban quản lý dự án do chủ đầu tư giao.

b) Ban quản lý dự án có tư cách pháp nhân hoặc sử dụng pháp nhân của chủ đầu tư để tổ chức quản lý thực hiện dự án.

c) Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án bao gồm giám đốc (hoặc Trưởng ban), các phó giám đốc (hoặc Phó trưởng ban) và lực lượng chuyên môn, nghiệp vụ. Cơ cấu bộ máy của Ban quản lý dự án phải phù hợp với nhiệm vụ được giao và bảo đảm dự án được thực hiện đúng tiến độ, chất lượng và tiết kiệm chi phí. Các thành viên của Ban quản lý dự án làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.

d) Một Ban quản lý dự án có thể được giao đồng thời quản lý thực hiện nhiều dự án nhưng phải bảo đảm từng dự án được theo dõi, ghi chép riêng và quyết toán kịp thời theo đúng quy định của pháp luật.

đ) Ban quản lý dự án hoạt động theo Quy chế do chủ đầu tư ban hành, chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

e) Chủ đầu tư phải cử người có trách nhiệm để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra Ban quản lý dự án thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ để bảo đảm dự án được thực hiện đúng nội dung và tiến độ đã được phê duyệt. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn diện về những công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật, kể cả những công việc đã giao cho Ban quản lý dự án thực hiện.

1.4. Chủ đầu tư (trong trường hợp áp dụng mô hình 1), Ban quản lý dự án (trong trường hợp áp dụng mô hình 2) nếu có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định số 12/CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan thì được tự thực hiện những công việc thuộc dự án như: lập, thẩm định thiết kế, dự toán; lựa chọn nhà thầu; giám sát thi công xây dựng; kiểm định chất lượng công

154

trình xây dựng,... Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án được thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn để thực hiện những công việc thuộc phạm vi quản lý thực hiện dự án.

1.5. Trường hợp Ban quản lý dự án có tư cách pháp nhân và năng lực chuyên môn thì có thể được giao nhiệm vụ quản lý thực hiện dự án của chủ đầu tư khác khi cơ quan thành lập ra Ban quản lý dự án chính là cấp quyết định đầu tư của dự án đó. Trong trường hợp này cấp quyết định đầu tư phải có quyết định phân giao nhiệm vụ cụ thể và ban hành cơ chế phối hợp giữa chủ đầu tư và Ban quản lý dự án để bảo đảm dự án được thực hiện đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả. Sau khi công tác xây dựng hoàn thành, Ban quản lý dự án bàn giao công trình cho chủ đầu tư khai thác, sử dụng. Ban quản lý dự án loại này có thể được nhận thầu làm tư vấn quản lý dự án cho chủ đầu tư khác nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và được cơ quan quyết định thành lập ra Ban quản lý dự án cho phép.

2. Hình thức chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án:

2.1. Chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án là hình thức chủ đầu tư ký hợp đồng thuê một pháp nhân khác làm Tư vấn quản lý dự án. Trong trường hợp này, Chủ đầu tư phải cử cán bộ phụ trách, đồng thời phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc bộ máy của mình thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ đầu tư và quản lý việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án.

2.2. Tư vấn quản lý dự án phải có đủ năng lực phù hợp với công việc đảm nhận theo quy định tại Nghị định số 12/CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

2.3. Tư vấn quản lý dự án thực hiện các nội dung quản lý thực hiện dự án theo hợp đồng ký với Chủ đầu tư. Hợp đồng thuê tư vấn quản lý dự án phải nêu rõ phạm vi công việc và nội dung quản lý; quyền hạn, trách nhiệm của tư vấn và của chủ đầu tư.

2.4. Tư vấn quản lý dự án có trách nhiệm tổ chức bộ máy và cử người phụ trách để trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý thực hiện dự án theo hợp đồng đã ký với chủ đầu tư. Tư vấn quản lý dự án phải có văn bản thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của người phụ trách và bộ máy của tư vấn trực tiếp thực hiện quản lý dự án cho chủ đầu tư biết và thông báo tới các nhà thầu khác và tổ chức, cá nhân có liên quan.

155

2.5. Tư vấn quản lý dự án được thuê thêm tổ chức, cá nhân khác tham gia thực hiện một số phần việc quản lý thực hiện dự án, nhưng phải được chủ đầu tư chấp thuận.

IX. TRÌNH TỰ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm cả công trình chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật được thực hiện qua các giai đoạn sau:

1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng;

2. Thực hiện đầu tư xây dựng;

3. Kết thúc đầu tư đưa dự án vào sử dụng.

Phần II

GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ

I. KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

1. Căn cứ lập kế hoạch đầu tư xây dựng:

1.1. Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm hoặc hàng năm; quy hoạch xây dựng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, UBND xã lập kế hoạch đầu tư cho từng thời kỳ 5 năm và hàng năm, trong đó có kế hoạch đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng thời kỳ.

1.2. Trong kế hoạch đầu tư phải có danh mục các công trình đầu tư xây dựng trong từng thời kỳ và từng năm.

2. Nội dung kế hoạch đầu tư xây dựng:

2.1. Chi phí chuẩn bị đầu tư bao gồm vốn đầu tư để thực hiện việc điều tra khảo sát, lập dự án hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thẩm định dự án và quyết định đầu tư. Kế hoạch chuẩn bị đầu tư bao gồm danh mục dự án và vốn cho chuẩn bị đầu tư của từng dự án.

2.3. Kế hoạch chuẩn bị thực hiện dự án bao gồm vốn để thực hiện công tác khảo sát, thiết kế, các công việc chuẩn bị thực hiện xây dựng và các chi phí khác có liên quan đến công tác chuẩn bị thực hiện dự án đầu tư.

156

2.4. Kế hoạch thực hiện đầu tư bao gồm vốn đầu tư để thực hiện việc mua sắm vật tư thiết bị, xây dựng và các chi phí có liên quan đến đấu thầu và đưa dự án vào khai thác sử dụng.

3. Trình Hội đồng nhân dân xã thông qua

4. Trình Hội đồng nhân dân huyện chấp thuận

5. Uỷ ban nhân dân xã phê duyệt kế hoạch đầu tư

II. LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

1. Căn cứ lập dự án đầu tư xây dựng:

Dự án đầu tư xây dựng công trình được lập căn cứ vào các cơ sở sau:

1.1. Quy hoạch hoặc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

1.2. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Quy hoạch xây dựng;

1.3. Kế hoạch đầu tư đã được phê duyệt hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp trên.

2. Nội dung dự án đầu tư xây dựng:

Nội dung dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm hai phần: Phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở.

2.1. Nội dung phần thuyết minh của dự án:

a) Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm; hình thức đầu tư xây dựng công trình; địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất; điều kiện cung cấp nguyên nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác.

b) Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình bao gồm công trình chính, công trình phụ và các công trình khác; phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất.

c) Các giải pháp thực hiện bao gồm:

- Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật nếu có;

- Các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình trong đô thị và công trình có yêu cầu kiến trúc;

157

- Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động;

- Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án.

d) Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng, chống cháy, nổ và các vấn đề liên quan tới an ninh, quốc phòng.

đ) Tổng mức đầu tư của dự án; nguồn vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ; phương án hoàn trả vốn đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn; phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của dự án.

2.2. Nội dung thiết kế cơ sở của dự án:

a) Nội dung phần thiết kế cơ sở của dự án phải thể hiện được giải pháp thiết kế chủ yếu, có thể làm căn cứ để xác định tổng mức đầu tư và triển khai các bước thiết kế tiếp theo. Nội dung thiết kế cơ sở bao gồm thuyết minh và các bản vẽ.

b) Thuyết minh thiết kế cơ sở được trình bày riêng hoặc trình bày trên các bản vẽ để diễn giải thiết kế với các nội dung chủ yếu sau:

- Tóm tắt nhiệm vụ thiết kế; giới thiệu tóm tắt quan hệ của công trình với quy hoạch xây dựng tại khu vực; các số liệu về điều kiện tự nhiên, tải trọng và tác động; danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng.

- Giới thiệu tóm tắt phương án công nghệ và sơ đồ công nghệ; danh mục thiết bị công nghệ với các thông số kỹ thuật chủ yếu liên quan đến thiết kế xây dựng.

- Thuyết minh xây dựng:

+ Khái quát về tổng mặt bằng: Giới thiệu tóm tắt đặc điểm tổng mặt bằng, cao độ và toạ độ xây dựng; hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các điểm đấu nối; diện tích sử dụng đất, diện tích xây dựng, diện tích cây xanh, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, cao độ san nền và các nội dung cần thiết khác.

+ Đối với công trình xây dựng theo tuyến: giới thiệu tóm tắt đặc điểm tuyến công trình, cao độ và toạ độ xây dựng, phương án xử lý các chướng ngại vật chính trên tuyến; hành lang bảo vệ tuyến và các đặc điểm khác của công trình nếu có;

+ Đối với công trình có yêu cầu kiến trúc: Giới thiệu tóm tắt quan hệ của công trình với quy hoạch xây dựng tại khu vực và các công trình lân cận; ý

158

tưởng của phương án thiết kế kiến trúc; màu sắc công trình; các giải pháp thiết kế phù hợp với điều kiện khí hậu, môi trường, văn hoá, xã hội tại khu vực xây dựng;

+ Phần kỹ thuật: Giới thiệu tóm tắt đặc điểm địa chất công trình, phương án gia cố nền, móng, các kết cấu chịu lực chính, hệ thống kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật của công trình, san nền, đào đắp đất; danh mục các phần mềm sử dụng trong thiết kế;

+ Giới thiệu tóm tắt phương án phòng chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;

+ Dự tính khối lượng các công tác xây lắp, thiết bị để lập tổng mức đầu tư và thời gian xây dựng công trình.

c) Các bản vẽ thiết kế cơ sở:

- Bản vẽ công nghệ thể hiện sơ đồ dây chuyền công nghệ với các thông số kỹ thuật chủ yếu;

- Bản vẽ xây dựng thể hiện các giải pháp về tổng mặt bằng, kiến trúc, kết cấu, hệ thống kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật công trình với các kích thước và khối lượng chủ yếu, các mốc giới, toạ độ và cao độ xây dựng;

- Bản vẽ sơ đồ hệ thống phòng chống cháy, nổ.

d) Số lượng thuyết minh và các bản vẽ của thiết kế cơ sở được lập tối thiểu là 4 bộ.

3. Nội dung báo cáo kinh tế - kỹ thuật:

3.1. Sự cần thiết đầu tư, mục tiêu đầu tư:

a) Phân tích các kết quả điều tra dẫn tới nhu cầu phải đầu tư xây dựng

b) Căn cứ các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các chính sách ưu tiên của Nhà nước

c) Phân tích nhu cầu hiện tại và dự báo nhu cầu tương lai

d) Nếu là dự án sản xuất kinh doanh, phải phân tích được khả năng cạnh tranh và hướng lựa chọn thi trường

3.2. Địa điểm xây dựng

159

a) Phân tích điều kiện tự nhiên, khí hậu; điều kiện xã hội; phong tục tập quán; các điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; các đặc điểm về quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng; nhu cầu sử dụng đất

b) Phân tích hiện trạng và phương án giải phóng mặt bằng; những ảnh hưởng đến môi trường, đời sống dân cư, an ninh, quốc phòng, bảo vệ tài nguyên, di tích lịch sử, văn hoá,...

c) Nêu các biện pháp xử lý cần thiết

3.3. Quy mô, công suất

3.4. Cấp công trình;

3.5. Nguồn kinh phí xây dựng công trình: tự đầu tư, huy động vốn bằng các biện pháp vay, đóng góp của dân, ...

3.6. Thời hạn xây dựng: thời gian khởi công xây dựng, thời hạn hoàn thành

3.7. Hiệu quả công trình;

3.8. Phương án phòng, chống cháy, nổ;

3.9. Bản vẽ thiết kế thi công và dự toán công trình:

a) Chi tiết mặt bằng, mặt cắt các hạng mục công trình, thể hiện đầy đủ vị trí, kích thước của các chi tiết kết cấu, thiết bị công nghệ

b) Biểu liệt kê khối lượng xây lắp và thiết bị của các hạng mục công trình, chất lượng, quy cách của từng loại vật liệu, cấu kiện có thuyết minh, hướng dẫn về trình tự thi công, các yêu cầu kỹ thuật an toàn lao động trong thi công

c) Chi tiết về lắp đặt thiết bị và hệ thống kỹ thuật công nghệ

d) Chi tiết về trang trí nội thất và ngoại thất

đ) Các căn cứ và cơ sở để lập dự toán, có diễn giải tiên lượng và các phụ lục cần thiết

e) Bản tiên lượng -dự toán của từng hạng mục công trình và dự toán của tất cả các hạng mục công trình

III. THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HOẶC BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT

160

Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình tới người quyết định đầu tư để thẩm định, phê duyệt.

1. Hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình trình thẩm định bao gồm:

1.1. Tờ trình thõm định, phê duyệt dự án theo mẫu tại;

1.2. Dự án bao gồm phần thuyết minh và thiết kế cơ sở, văn bản thẩm định của Bộ, ngành liên quan (nếu có).

1.3. Văn bản cho phép đầu tư của cấp có thẩm quyền đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A.

2. Nội dung thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình

2.1. Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án, bao gồm: sự cần thiết đầu tư; các yếu tố đầu vào của dự án; quy mô, công suất, công nghệ, thời gian, tiến độ thực hiện dự án; phân tích tài chính, tổng mức đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.

2.2. Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án, bao gồm: sự phù hợp với quy hoạch; nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên (nếu có); khả năng giải phóng mặt bằng, khả năng huy động vốn đáp ứng tiến độ của dự án; kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư; khả năng hoàn trả vốn vay; giải pháp phũng cháy, chữa cháy; các yếu tố ảnh hưởng đến dự án như quốc phũng, an ninh, mụi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2.3. Xem xét thiết kế cơ sở bao gồm:

a) Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc tổng mặt bằng được phê duyệt; sự phù hợp của thiết kế cơ sở với phương án tuyến công trình được chọn đối với công trình xây dựng theo tuyến; sự phù hợp của thiết kế cơ sở với vị trí, quy mô xây dựng và các chỉ tiêu quy hoạch đó được chấp thuận đối với công trình xây dựng tại khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt;

b) Sự phự hợp của việc kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;

c) Sự hợp lý của phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yờu cầu công nghệ;

d) Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi trường, phũng cháy, chữa cháy;

161

đ) Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập thiết kế cơ sở theo quy định.

g) Điều kiện năng lực hoạt động của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập dự án và thiết kế cơ sở theo quy định.

Nội dung quyết định đầu tư xây dựng công trình theo mẫu.

3. Thẩm định báo cáo kinh tế -kỹ thuật:

Người có thẩm quyền quyết định đầu tư có trách nhiệm thẩm định báo cáo kinh tế -kỹ thuật và quyết định đầu tư.

3.1. Đối với các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước:

a) Chủ đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình để trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt. Trường hợp cần thiết thì chủ đầu tư có thể thuê tư vấn thẩm tra để làm cơ sở cho việc thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình. Các nội dung quản lý nhà nước về xây dựng được thực hiện thông qua việc cấp giấy phép xây dựng.

Kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán được lập theo mẫu tại Phụ lục số 4 của Thông tư này.

b) Hồ sơ Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình (dưới đây viết tắt là Báo cáo kinh tế - kỹ thuật) do chủ đầu tư trình thẩm định, bao gồm:

- Tờ trình thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật theo mẫu t

- Báo cáo kinh tế - kỹ thuật;

- Báo cáo kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán theo mẫu ;

c) Người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật trước khi phê duyệt. Đơn vị đầu mối thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật là đơn vị chuyên môn (bụ phận địa chính - nông nghiệp - xây dựng - môi trường) trực thuộc người quyết định đầu tư.

d) Thời gian thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật không quá 15 ngày làm việc.

đ) Nội dung thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật:

- Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả, bao gồm: sự cần thiết đầu tư; quy mô; thời gian thực hiện; tổng mức đầu tư, hiệu quả về kinh tế - xã hội.

162

- Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi, bao gồm: nhu cầu sử dụng đất, khả năng giải phóng mặt bằng; các yếu tố ảnh hưởng đến công trình như quốc phòng, an ninh, môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Xem xét kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán.

e) Phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật:

- Đơn vị đầu mối thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật có trách nhiệm gửi hồ sơ Báo cáo kinh tế - kỹ thuật tới người quyết định đầu tư để phê duyệt.

Hồ sơ trình phê duyệt Báo cáo kinh tế- kỹ thuật bao gồm: Tờ trình phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật;

- Quyết định phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật theo mẫu

Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đã được phê duyệt có nghĩa là người có thẩm quyền quyết định đầu tư đã phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán; chủ đầu tư không phải phê duyệt lại mà chỉ cần ký xác nhận và đóng dấu đã phê duyệt vào thiết kế bản vẽ thi công trước khi đưa ra thi công.

3.2. Đối với công trình sử dụng các nguồn vốn khác:

Người có thẩm quyền quyết định đầu tư tự tổ chức thẩm định, phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật và chịu trách nhiệm về những nội dung phê duyệt của mình. Các nội dung quản lý nhà nước về xây dựng sẽ được thực hiện thông qua việc cấp giấy phép xây dựng.

Phần III

THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Các nội dung chủ yếu trong thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm:

1. Chuẩn bị mặt bằng xây dựng

2. Khảo sát xây dựng,

3. Lõp, thẩm định phê duyệt thiết kế xây dựng công trình

4. Lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình

5. Ký kết hợp đồng xây dựng

163

6. Quản lư thi công xây dựng công trình

7. Quản lư chi phí đầu tư xây dựng

8. Kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác, sử dụng

I. CHUẨN BỊ MẶT BẰNG XÂY DỰNG

1. Xin giao đất hoặc thuê đất:

Đối với những công trình xây dựng có nhu cầu sử dụng đất, trước khi giải phóng mặt bằng phải tiến hành làm các thủ tục xin giao đất hoặc thuê đất theo các quy định của pháp luật về đất đai

2. Bồi thường, giải phóng mặt bằng (nếu có):

2.1. Yêu cầu đối với giải phóng mặt bằng xây dựng công trình:

Việc giải phóng mặt bằng xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu sau:

2.1.1. Việc giải phóng mặt bằng xây dựng phải được lập thành phương án. Phương án giải phóng mặt bằng xây dựng được thể hiện trong dự án đầu tư xây dựng công trình và được phê duyệt đồng thời với phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình

2.1.2. Đối với dự án có nhu cầu tái định cư thì phải lập phương án tái định cư và phải thực hiện trước khi giải phóng mặt bằng xây dựng.

2.1.3. Phạm vi giải phóng mặt bằng xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng và dự án đầu tư xây dựng đã được phê duyệt

2.1.4. Thời hạn giải phóng mặt bằng xây dựng phải đáp ứng theo yêu cầu tiến độ thực hiện dự án đã được phê duyệt hoặc quyết định đầu tư của người có thẩm quyền

2.2 Nguyên tắc đền bù để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình:

2.2.1. Việc đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng phải bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan. Đối với nhà ở của tổ chức, cá nhân phải giải quyết chỗ ở mới ổn định, có điều kiện chỗ ở bằng hoặc tốt hơn chỗ ở cũ, hỗ trợ tạo việc làm, ổn định cuộc sống cho

164

người phải di chuyển, trõ trường hợp có thoả thuận khác giữa các bên có liên quan

2.2.2. Việc đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng được thực hiện thông qua một hoặc kết hợp các hình thức bằng tiền, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và phải bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật

2.2.3. Không đền bù đối với các trường hợp sau:

a) Đất lấn chiếm

b) Công trình xây dựng trái phép, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu và tài sản khác xuất hiện hoặc phát sinh trong phạm vi mặt bằng quy hoạch xây dựng sau thời điểm công bố quy hoạch xây dựng

2.3. Tổ chức giải phóng mặt bằng xây dựng công trình:

2.3.1. Khi tổ chức giải phóng mặt bằng xây dựng phải thành lập Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng.

2.3.2. Trường hợp giải phóng mặt bằng xây dựng theo quy hoạch xây dựng được phê duyệt mà chưa có dự án đầu tư xây dựng công trình thì việc đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng được thực hiện như sau:

a) Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền chủ trì tổ chức giải phóng mặt bằng thông qua Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng do mình thành lập hoặc giao cho doanh nghiệp chuyên về giải phóng mặt bằng đảm nhận;

b) Kinh phí giải phóng mặt bằng lấy từ ngân sách hoặc huy động và được thu hồi lại khi giao đất, cho thuê đất cho chủ đầu tư xây dựng công trìnhcó dự án trên mặt bằng đã được giải phóng;

c) Thời gian giải phóng mặt bằng được thực hiện theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và quyết định của người có thẩm quyền;

2.3.3. Trường hợp giải phóng mặt bằng theo dự án đầu tư xây dựng công trình thì việc giải phóng mặt bằng xây dựng được thực hiện như sau:

a) Đối với dự án đầu tư có mục đích kinh doanh thì Hội dồng đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng do chủ đầu tư xây dựng công trình chủ trì phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền tổ chức giải phóng mặt bằng; đối với dự án đầu tư xây dựng công trình không có mục đích kinh doanh, phục vụ cho cộng đồng thì giải phóng mặt bằng xây dựng do Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm

165

quyền chủ trì phối hợp với chủ đầu tư xây dựng công trình tổ chức giải phóng mặt bằng;

b) Kinh phí giải phóng mặt bằng được lấy trực tiếp từ dự án đầu tư xây dựng công trình;

c) Thời gian giải phóng mặt bằng xây dựng phải đáp ứng tiến độ thực hiện của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt.

2.3.4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xác định giá đền bù của địa phương mình trên cơ sở nguyên tắc, phương pháp và khung giá đền bù do Chính phủ quy định.

2.3.5. Tổ chức, cá nhân có tài sản trong phạm vi mặt bằng xây dựng đã được giải quyết đền bù theo đúng quy định mà không thực hiện thì bị cưỡng chế và chịu hoàn toàn chi phí cho việc cưỡng chế.

2.3.6. Người nào cố ý làm sai quy định về đền bù tài sản khi giải phóng mặt bằng xây dựng để vụ lợi hoặc gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.

2.4. Thu hồi đất; bồi thường; tái định cư liên quan tới dự án đầu tư xây dựng công trình

2.4.1 Các trường hợp thu hồi đất

- Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phũng, an ninh, lợi ớch quốc gia, lợi ớch công cộng trong các trường hợp: sử dụng đất cho mục đích quốc phũng, an ninh; sử dụng đất để xây dựng trụ sở, cơ quan công trình sự nghiệp được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, sử dụng đất để xây dựng chủ sở của tổ chức nước ngũai có chức năng ngoại giao; sử dụng đất để xây dựng các công trình công cộng, không nhằm mục đích kinh doanh; sử dụng đất để chỉnh trang, phát triển khu đô thị và khu dân cư nông thôn; sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo.

- Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế trong các trường hợp: Sử dụng đất để đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế; Sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch thuộc nhóm A theo quy định của Pháp luật về đầu tư đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hoặc cho phép đầu tư mà dự án đó không thể đầu tư trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế; sử dụng đất để sử dụng các dự án đầu tư có nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức

166

(ODA); sử dụng đất để thực hiện dự án có 100% vốn đầu tư nước ngoài đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hoặc cho phép đầu tư mà dự án đó không thể đầu trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

- Trường hợp thuê đất của người đang sử dụng đất thì người thuê đất không được chuyển mục đích sử dụng đất. Hơn nữa, pháp luật về đất đai nghiêm cấm không được chuyển mục đích sử dụng đối với đất đó giao để sử dụng vào mục đích quốc phũng, an ninh, lợi ớch quốc gia, lợi ớch công cộng, xây dựng khu công nghiệp, làm mặt bằng sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp sang mục đích xây dựng kinh doanh nhà ở.

2.4.2 Bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư

a. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình thì có mục đích kinh doanh thì Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng do chủ đầu tư xây dựng công trình chủ trì phối hợp với UBND cấp có thẩm quyền tổ chức giải phúng mặt bằng; đối với dự án đầu tư xây dựng công trình không có mục đích kinh doanh, phục vụ cho cộng đồng thì Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng do UBND cấp có thẩm quyền chủ trì phối hợp với chủ đầu tư xây dựng công trình tổ chức giải phúng mặt bằng.

b. Người bị thu hồi loại đất nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW lập và thực hiện các dự án tái định cư trước khi thu hồi đất để bồi thường bằng nhà ở, đất ở cho người bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở. Khu tái định cư được quy hoạch chung cho nhiều dự án trên cùng một địa bàn với điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Trường hợp không có khu tái định cư thì người bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền và được ưu tiên mua hoặc thuê nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước đối với khu vực đô thị; Bồi thường bằng đất ở đối với khu vực nông thôn, trường hợp giá trị quyền sử dụng đất ở bị thu hồi lớn hơn đất ở được bồi thường thì người bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền đối với phần chênh lệch đó.

c. Kinh phí giải phóng mặt bằng được lấy trực tiếp từ dự án đầu tư xây dựng công trình; thời gian giải phúng mặt bằng xây dựng phải đáp ứng tiến độ thực hiện của Dự án đầu tư xây dựng công trình đó được phê duyệt.

d. Khi dự án đầu tư đó được chấp thuận, xét duyệt theo quy định của

167

pháp luật về đầu tư, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được vào khu vực dự án để thực hiện các công việc liên quan đến lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho dự án. Phương án này sẽ được chuẩn xác lại sau khi thiết kế kỹ thuật của dự án được duyệt để làm căn cứ trình UBND cấp tỉnh ra quyết định thu hồi đất. Trình tự, thủ tục liên quan đến lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho dự án đầu tư xây dựng công trình thực hiện theo các hướng dẫn do Bộ tài nguyên và môi trường ban hành. Chủ đầu tư dự án được tạm ứng tiền chi cho bồi thường, giải phóng mặt bằng theo đề nghị của hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, trình tự, thủ tục và mức tạm ứng cho chủ đầu tư dự án để thực thiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng do Bộ Tài Chính hướng dẫn. Theo quy định về quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình, chi phớ đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư là một khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư của dự án.

3. Giấy phép xây dựng

Cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép xây dựng được cấp là một trong những hoạt động quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về xây dựng. Thông qua hoạt động cấp giấy phép xây dựng, các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng sẽ kiểm soát được các hoạt động xây dựng, đảm bảo các công trình xây dựng phù hợp với đồ án quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chất lượng công trình xây dựng và xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình lân cận… hay nói cách khác: Giấy phép xây dựng là công cụ pháp lý cần thiết để quản lý việc xây dựng theo quy hoạch, kiểm tra sự an toàn, phù hợp của công trình xây dựng với quy hoạch xây dựng, đảm bảo sự kết hợp hài hòa với công trình xây dựng lân cận và cảnh quan.

3.1 Thực trạng công tác cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép xây dựng được cấp

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng thông qua Giấy phép xây dựng, từ trước khi có sự ra đời của Luật Xây dựng năm 2004 Chính phủ, Bộ Xây dựng và các cơ quan có liên quan đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh vấn đề này và bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, trước sự vận động và biến đổi không ngừng của xã hội, sự đòi hỏi mang tính khách quan là ngành xây dựng cần có một Bộ luật để điều chỉnh một cách toàn diện và hiệu quả các vấn đề

168

trong đó có công tác cấp giấy phép xây dựng. Các văn bản pháp luật nêu trên đã không còn phù hợp nữa và bộc lộ nhiều hạn chế như:

- Công tác cấp giấy phép xây dựng vẫn chưa được phân cấp mạnh do chủ yếu vẫn tập trung ở Sở Xây dựng. Cấp huyện chỉ cấp giấy phép đối với nhà ở riêng lẻ và một số công trình có quy mô nhỏ, thậm chí nhiều địa phương còn chưa mạnh dạn phân cấp cho cấp huyện theo quy định mà chỉ phân cấp cho cấp huyện cấp giấy phép nhà ở riêng lẻ từ ba tầng trở xuống.

- Các văn bản pháp luật thời gian đó chưa có cơ chế thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính theo “một cửa liên thông” nên gây mất thời gian và phiền phức cho nhân dân.

Sau khi Luật Xây dựng ban hành và có hiệu lực, Chính phủ đã ban hành các Nghị định, Bộ Xây dựng ban hành các Thông tư hướng dẫn về giấy phép xây dựng theo hướng phân cấp mạnh cho cơ sở; cải cách hành chính cả về thủ tục hành chính và trình tự thủ tục thực hiện nhằm đẩy mạnh công tác cấp phép xây dựng dần đưa việc xây dựng vào nề nếp tuân thủ theo quy hoạch xây dựng; các quy định về kiến trúc quy hoạch và pháp luật liên quan. Trên cơ sở đó, các địa phương đã ban hành quy định cụ thể hơn, chi tiết hơn phù hợp với tình hình thực tế của địa phương để phân cấp, hướng dẫn quy trình, trình tự thực hiện công tác cấp phép xây dựng và quy định trách nhiệm của cơ quan, cá nhân trực tiếp thực hiện công tác này.

Nhờ đó, những năm qua công tác cấp phép xây dựng đã đạt được những kết quả tích cực đáng kể. Tỷ lệ số công trình xây dựng có giấy phép xây dựng tăng dần qua các năm: năm 2005 - 71%, năm 2006 - 76%, năm 2007 - 79%, năm 2008 - 86,8%, năm 2009 - 92%, 6 tháng đầu năm 2010 - 90,4% trên tổng số công trình xây dựng trên địa bàn. Tỷ lệ số công trình xây dựng sai với giấy phép xây dựng được cấp còng giảm dần qua các năm từ 2005 đến 2009 là: 22%, 9%, 8,3%, 5,5%, 3,2%.

Đạt được những kết quả tiến bộ này là nhờ hệ thống pháp luật từ Trung ương tới địa phương ngày càng được hoàn thiện, đồng bộ hơn, các văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn. Nhiều địa phương đã quy định việc cấp giấy phép xây dựng nhà ở ở nông thôn; các quy định về cấp giấy phép xây dựng tạm. Đi đôi với việc ban hành văn bản, công tác cải cách hành chính còng ngày càng được đẩy mạnh. Việc quy định niêm yết công khai thủ tục hồ sơ xin cấp phép và

169

thời gian cấp phép đã tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép xây dựng. Đồng thời với việc đơn giản các thủ tục hành chính, công khai quy định, chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc và nâng cao nhận thức về pháp luật và chuyên môn của đội ngũ cán bộ công chức, còng như nhận thức của doanh nghiệp và người dân nên số lượng chủ đầu tư chấp hành việc xin phép xây dựng đã tăng lên rõ rệt.

Những năm qua, công tác quy hoạch đã được đẩy mạnh. Hầu hết các đô thị đã có quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết được duyệt. Một số địa phương đã ban hành các quy định về quản lý kiến trúc quy hoạch ở những khu vực quan trọng, khu vực đô thị đã ổn định hoặc những khu vực ngoài đô thị; đồng thời đẩy mạnh công tác quy hoạch các điểm dân cư nông thôn, ban hành quy định khu vực xây dựng phải có giấy phép xây dựng đối với những khu vực dọc các tuyến đường liên tỉnh, liên huyện, liên xã,...

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xây dựng đã được thực hiện rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi tổ chức, cá nhân biết chấp hành pháp luật và thực hiện theo pháp luật. Cùng với việc tuyên truyền pháp luật, Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng đã tổ chức tập huấn cho các cơ quan, cá nhân thực hiện công tác cấp phép xây dựng, quản lý trật tự xây dựng của địa phương nắm vững các quy định trong công tác này để hướng dẫn và kiểm tra các tổ chức, cá nhân thực hiện xây dựng theo quy định của pháp luật hiện hành.

3.2 Những nội dung cơ bản về giấy phép xây dựng.

3.2.1- Các công trình được miễn giấy phép xây dựng.

Theo quy định của Luật Xây dựng, tất cả các công trình trước khi khởi công đều phải có giấy phép xây dựng trõ một số trường hợp sau:

- Công trình thuộc bí mật Nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm phục vụ xây dựng công trình trình chính;

- Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt; công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

- Công trình thuộc dự án khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu nhà ở có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

170

- Các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình;

- Công trình hạ tầng kỹ thuật quy mô nhỏ thuộc các xã vùng sâu, vùng xa;

- Nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị, không thuộc điểm dân cư tập trung; nhà ở riêng lẻ tại các điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt.

Việc quy định rõ các công trình được miễn giấy phép là một tiến bộ đáng ghi nhận, nó giúp cho chủ đầu tư các công trình tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc cho việc xin giấy phép đối với những công trình không thực sự cần thiết. Tuy vậy, các công trình được miễn giấy phép xây dựng vẫn cần được quản lý, giám sát chặt chẽ. Nghị định 12/2009/NĐ-CP đã quy định: Những công trình xây dựng thuộc đối tượng được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại điểm b,c,d Khoản 1 Điều 19 của Nghị định 12/2009/NĐ-CP trước khi khởi công xây dựng chủ đầu tư phải gửi văn bản thông báo ngày khởi công kèm theo các bản vẽ mặt bằng xây dựng, mặt bằng móng, mặt đứng công trình cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng theo phân cấp và Uỷ ban nhân dân cấp xã biết để theo dõi và quản lý theo quy định. Đối với các công trình phải lập dự án thì ngoài các tài liệu nêu trên chủ đầu tư còn phải gửi văn bản tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý nhà nước về công trình xây dựng chuyên ngành.

Việc quy định rõ các công trình được miễn giấy phép xây dựng là một bước tiến đáng kể trong công tác cấp phép xây dựng nhưng thời gian qua quy định này đã bắt đầu có những hạn chế cần khắc phục như: Quy định công trình xây dựng thuộc dự án khu đô thị mới, dự án nhà ở; khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đã có quy hoạch chi tiết được duyệt thì không phải xin giấy phép xây dựng là chưa phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt là theo quy định hiện hành thiết kế cơ sở không bắt buộc phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định. Mặt khác đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 chưa thể hiện đầy đủ các tiêu chí đáp ứng các điều kiện để quản lý, như mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất đối với từng lô đất, độ cao, hình thức kiến trúc, màu sắc công trình,...Do vậy, nếu miễn giấy phép cho các loại công trình này sẽ không có căn cứ để quản lý việc xây dựng tuân thủ theo quy hoạch còng như các quy định khác trong các dự án này.

171

3.2.2- Cấp giấy phép xây dựng tạm.

Việc xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ trong vùng đã công bố quy hoạch xây dựng được phê duyệt nhưng chưa thực hiện thì chỉ được cấp giấy phép xây dựng tạm có thời hạn theo thời hạn thực hiện quy hoạch, cụ thể như sau:

-Việc cấp Giấy phép xây dựng tạm chỉ được áp dụng đối với những vùng đã có quy hoạch xây dựng được phê duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện.

- Căn cứ tính chất, đặc điểm và thời gian thực hiện quy hoạch xây dựng từng khu vực, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể quy mô công trình được cấp Giấy phép xây dựng tạm phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của địa phương.

- Trong nội dung của Giấy phép xây dựng tạm phải ghi rõ thời gian được phép tồn tại của công trình, hết thời gian quy định trong Giấy phép xây dựng tạm nếu Nhà nước chưa giải phóng mặt bằng thì công trình được phép tồn tại cho đến khi Nhà nước giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch, khi đó chủ đầu tư phải tự phá dỡ công trình, nếu không tự phá dỡ thì sẽ bị cưỡng chế phá dỡ và chủ đầu tư phải chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ công trình.

- Thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng tạm được quy định như đối với các công trình xin Giấy phép xây dựng được quy định tại Điều 23 của Nghị định 12/2009/NĐ-CP.

- Việc bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch đựoc áp dụng theo quy định hiện hành. Riêng phần xây dựng theo Giấy phép xây dựng tạm thì không được bồi thường.

Vấn đề cấp Giấy phép xây dựng tạm đã quy định rõ, nhưng vì nhiều lý do khác nhau trong đó có nguyên nhân khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, lúng túng về quy định thời gian tồn tại của công trình nên hầu hết các địa phương chưa có quy định về Giấy phép xây dựng tạm. Đây là vấn đề mà chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu để khắc phục tình trạng này.

3.2.3- Điều kiện cấp Giấy phép xây dựng công trình, nhà ở trong đô thị.

Việc cấp giấy phép xây dựng công trình trong đô thị phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Phù hợp với quy hoạch xây dựng chi tiết được duyệt;

172

- Bảo đảm các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; thiết kế đô thị; các yêu cầu về an toàn đối với công trình xung quanh; bảo đảm hành lang bảo vệ các công trình giao thông, thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, khu di sản văn hoá, di tích lịch sử - văn hoá và khu vực bảo vệ các công trình khác theo quy định của pháp luật;

- Các công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn di sản văn hoá, di tích lịch sử - văn hoá phải bảo đảm mật độ xây dựng, đất trồng cây xanh, nơi để các loại xe, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường;

- Công trình sửa chữa, cải tạo không được làm ảnh hưởng đến các công trình lân cận về kết cấu, khoảng cách đến các công trình xung quanh, cấp nước, thoát nước, thông gió, ánh sáng, vệ sinh môi trường, phòng, chống cháy, nổ;

- Bảo đảm khoảng cách theo quy định đối với công trình vệ sinh, kho chứa hoá chất độc hại, các công trình khác có khả năng gây ô nhiễm môi trường, không làm ảnh hưởng đến người sử dụng ở các công trình liền kề xung quanh;

- Khi xây dựng, cải tạo các đường phố phải xây dựng hệ thống tuy nen ngầm để lắp đặt đồng bộ hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật; cốt xây dựng mặt đường phải tuân theo cốt xây dựng của quy hoạch xây dựng và thiết kế đô thị;

- Đối với công trình nhà cao tầng cấp đặc biệt, cấp I phải có thiết kế tầng hầm, trõ các trường hợp khác có yêu cầu riêng về thiết kế tầng hầm;

- Đối với công trình xây dựng tạm, việc cấp giấy phép xây dựng phải tuân theo quy định tại khoản 3 Điều 62 và khoản 2 Điều 63 của Luật này.

Thực tế trong thời gian qua, mặc dù các cơ quan chức năng đã có nhiều cố gắng nhưng về điều kiện để cấp Giấy phép xây dựng vẫn còn tồn tại một số hạn chế dẫn đến những khó khăn cho công tác câp giấy phép xây dựng như:

+ Công tác Quy hoạch xây dựng mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên tỷ lệ quy hoạch đặc biệt là quy hoạch chi tiết chưa được phủ kín nên còng gây vướng mắc và dễ nhũng nhiễu trong công tác cấp phép xây dựng. ở những khu vực yêu cầu quản lý về kiến trúc chưa có thiết kế đô thị hoặc chưa có các quy định về quản lý kiến trúc còng gây khó khăn cho công tác cấp phép, dễ gây tùy tiện khi thỏa thuận về kiến trúc công trình.

173

+ Đối với các khu đô thị đã ổn định, căn cứ để cấp giấy phép còn thiếu vì một số tuyến phố cũ chưa có quy hoạch chi tiết, chưa có thiết kế kiến trúc đô thị, chưa có quy chế quản lý kiến trúc.

+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất còn gây nhiều bất cập cho công tác cấp phép, vẫn còn nhiều trường hợp chưa có giấy tờ về quyền sử dụng đất; thậm chí ở những nơi nhân dân đã sống lâu năm nhưng chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sẽ không đủ điều kiện để cấp phép dẫn tới xây dựng không có giấy phép.

3.2.4- Hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng công trình, nhà ở đô thị.

- Đơn xin cấp Giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục IV Nghị định 12/2009/NĐ-CP. Trường hợp xin cấp Giấy phép xây dựng tạm có thời hạn thì trong đơn xin cấp Giấy phép xây dựng còn phải có cam kết tự phỏ dỡ công trình khi Nhà nước thực hiện giải phóng mặt bằng.

- Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

- Bản vẽ thiết kế thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt cắt, các mặt đứng chính; mặt bằng móng của công trình; sơ đồ vị trí hoặc tuyến công trình; sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước mưa, thoát nước thải. Riêng đối với công trình sửa chữa, cải tạo yờu cầu phải có Giấy phép xây dựng thì phải có ảnh chụp hiện trạng công trình.

3.2.5- Hồ sơ xin Giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn.

Hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn gồm:

- Đơn xin cấp Giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục V kèm theo Nghị định 12/2009/N§-CP.

- Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

- Sơ đồ mặt bằng xây dựng công trình trên lô đất và các công trình liền kề nếu có do chủ nhà ở đó tự vẽ.

Sơ đồ mặt bằng công trình phải thể hiện rõ các kích thước và diện tích chiếm đất của ngôi nhà, các công trình trên lô đất, khoảng cách tới các công trình xung quanh và các điểm đấu nối điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc các

174

các công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng bên ngoài. Trên bản vẽ phải ghi rõ tên chủ nhà, địa chỉ nơi ở, địa điểm xây dựng và tên, địa chỉ người vẽ sơ đồ.

Như đã trình bày ở trên, hồ sơ xin cấp Giấy phép công trình xây dựng ở đô thị và nông thôn đã có quy định nhưng vẫn còn thiếu so với yêu cầu, do vây các tài liệu này chưa đủ thông tin để cấp phép và quản lý xây dựng. Trong khi Luật Xây dựng quy định điều kiện để cấp phép xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn công trình, an toàn cho các công trình lân cận; đảm bảo yêu cầu về phòng chống cháy nổ, môi trường; đảm bảo các khoảng cách về an toàn lưới điện, giao thông, đê điều; đảm bảo độ tĩnh không; các tài liệu chứng minh điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn thiết kế, chứng chỉ hành nghề xây dựng của cá nhân tham gia thiết kế công trình nên cơ quan cấp phép không nắm được năng lực hành nghề của nhà thầu tư vấn thiết kế, cá nhân chủ trì kiến trúc, kết cấu, cơ, điện, ...nhưng trong hồ sơ xin cấp phép chỉ có một số bản vẽ để xem xét chủ yếu về kiến trúc, đấu nối hạ tầng đã gây khó khăn cho cơ quan cấp phép khi xem xét hồ sơ để xác định công trình đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật Xây dựng;

3.2.6 Trình tự thủ tục cấp Giấy phép xây dựng.

- Cơ quan cấp Giấy phép xây dựng có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng, căn cứ vào loại hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng kiểm tra tính hợp lệ như Đơn xin cấp giấy phép theo mẫu, giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, hồ sơ thiết kế.

- Khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp Giấy phép xây dựng phải có giấy biên nhận, trong đó hẹn ngày trả kết quả. Giấy biên nhận được lập thành 02 bản, 01 bản giao cho người xin cấp Giấy phép xây dựng và 01 bản lưu tại cơ quan cấp Giấy phép xây dựng.

- Trường hợp hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng chưa hợp lệ, cơ quan cấp Giấy phép xây dựng giải thích, hướng dẫn cho người xin cấp Giấy phép xây dựng, bổ sung hồ sơ theo đúng quy định. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không tính vào thời hạn cấp Giấy phép xây dựng.

3.2.7 Thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức cấp Giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I; công trình tụn giáo; công trình di tích lịch sử - văn hoá; công trình tượng đài, quảng cáo, tranh hoành tráng thuộc địa

175

giới hành chính do mỡnh quản lý; những công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình thuộc dự án và các công trình khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy phép xây dựng các công trình còn lại và nhà ở riêng lẻ ở đô thị thuộc địa giới hành chính do mỡnh quản lý, trõ các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

- Ủy ban nhân dân xã cấp Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại những điểm dân cư nông thôn đó có quy hoạch xây dựng được duyệt thuộc địa giới hành chính do mỡnh quản lý.

3.2.8 Điều chỉnh Giấy phép xây dựng.

Khi có nhu cầu điều chỉnh thiết kế xây dựng công trình khác với nội dung trong Giấy phép xây dựng đẫ được cấp như: Vị trí xây dựng dựng công trình, cốt nền xây dựng; chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, diện tích xây dựng, tổng diện tích sàn, chiều cao công trình, số tầng và những nội dung khác được ghi trong giấy phép xây dựng thì chủ đầu tư phải tiến hành xin điều chỉnh Giấy phép xây dựng trước khi thi công xây dựng công trình. Những nội dung khác thì không phải xin phép điều chỉnh Giấy phép xây dựng đã cấp.

Cơ quan cấp Giấy phép xây dựng là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh Giấy phép xây dựng bảo đảm phù hợp quy hoạch xây dựng và chịu trách nhiệm về nội dung cho phép điều chỉnh. Nội dung điều chỉnh Giấy phép xây dựng được ghi bổ sung vào mục “gia hạn, điều chỉnh” trong Giấy phép xây dựng đó cấp.

Hồ sơ xin điều chỉnh Giấy phép xây dựng bao gồm:

+ Đơn xin điều chỉnh giấy phép xây dựng;

+ Bản chính Giấy phép xây dựng đã được cấp;

+ Bản vẽ thiết kế điều chỉnh.

Thời hạn xét điều chỉnh giấy phép xây dựng là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ.

3.2.9- Trách nhiệm của cơ quan cấp Giấy phép xây dựng.

- Niêm yết công khai điều kiện, trình tự và các thủ tục cấp Giấy phép xây dựng tại trụ sở cơ quan cấp Giấy phép xây dựng.

176

- Cung cấp bằng văn bản thông tin liên quan đến cấp Giấy phép xây dựng khi có yêu cầu của người xin cấp Giấy phép xây dựng. Thời hạn cung cấp thông tin chậm nhất là 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận yêu cầu.

- Lấy ý kiến các cơ quan có liên quan khi cần làm rõ thông tin để phục vụ việc cấp Giấy phép xây dựng.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến, các tổ chức được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cơ quan cấp Giấy phép xây dựng. Quá thời hạn trên nếu không có văn bản trả lời thì coi như đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hậu quả xảy ra do việc không trả lời hoặc trả lời chậm trễ.

- Cấp Giấy phép xây dựng trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với nhà ở riêng lẻ thì thời hạn cấp Giấy phép xây dựng không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do việc cấp giấy phép sai hoặc cấp Giấy phép chậm so với thời hạn quy định tại khoản 4 Điều này.

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình xây dựng kiểm tra việc thực hiện xây dựng theo giấy phép và xử lý vi phạm theo quy định. Trường hợp đã có quyết định đình chỉ xây dựng mà người được cấp Giấy phép xây dựng không chấp hành thì thu hồi Giấy phép xây dựng và chuyển cho cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định.

- Yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình xây dựng thông báo cho cơ quan có thẩm quyền không cung cấp các dịch vụ điện, nước, đình chỉ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ đối với công trình xây dựng sai quy hoạch, xây dựng không có giấy phép hoặc công trình xây dựng không đúng với Giấy phép xây dựng được cấp.

- Giải quyết các khiếu nại, tố cáo về việc cấp Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật.

- Thu lệ phí cấp Giấy phép xây dựng theo quy định.

- Không được chỉ định tổ chức, cá nhân thiết kế hoặc lập các đơn vị thiết kế trực thuộc để thực hiện thiết kế cho người xin cấp Giấy phép xây dựng.

Hiện nay, mặc dù đã có quy định cơ quan cấp phép là đầu mối lấy ý kiến của các cơ quan liên quan và cơ quan liên quan phải có trách nhiệm trả lời đúng

177

hạn về lĩnh vực quản lý của mình theo yêu cầu. Nhưng vẫn còn tình trạng cơ quan cấp phép yêu cầu chủ đầu tư phải lấy ý kiến thỏa thuận của các cơ quan về kiến trúc - quy hoạch, chiều cao công trình, thẩm duyệt thiết kế PCCC,...Do các cơ quan này không tham gia hoặc có ý kiến chậm khi nhận được văn bản đề nghị của cơ quan cấp phép nên thời gian để có được giấy phép bị kéo dài. Trách nhiệm, chế tài đối với các cơ quan, cá nhân liên quan không cụ thể chưa đủ sức răn đe.

3.2.10- Gia hạn Giấy phép xây dựng.

- Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép xây dựng mà công trình chưa khởi công thì người xin cấp Giấy phép xây dựng phải xin gia hạn Giấy phép xây dựng.

- Hồ sơ xin gia hạn Giấy phép xây dựng bao gồm:

+ Đơn xin gia hạn Giấy phép xây dựng;

+ Bản chính Giấy phép xây dựng đó được cấp.

- Thời gian xét cấp gia hạn Giấy phép xây dựng chậm nhất là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan cấp Giấy phép xây dựng là cơ quan gia hạn Giấy phép xây dựng.

3.2.11- Quyền và nghĩa vụ của người xin cấp Giấy phép xây dựng.

- Người xin cấp giấy phép xây dựng có các quyền sau đây:

+ Yêu cầu cơ quan cấp giấy phép xây dựng giải thích, hướng dẫn và thực hiện đúng các quy định về cấp giấy phép xây dựng;

+ Khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật trong việc cấp giấy phép xây dựng;

+ Được khởi công xây dựng công trình nếu sau 20 ngày làm việc (15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ) mà cơ quan cấp giấy phép không có ý kiến trả lời bằng văn bản khi chủ đầu tư đã có: Mặt bằng xây dựng toàn bộ hay từng phần của công trình; giấy phép xây dựng đối với công trình quy định phải có giấy phép; thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục, công trình đã được phê duyệt; hợp đồng xây dựng; có đủ nguồn vốn để đảm bảo tiến độ xây dựng công trình; có biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng; Đối với khu đô thị mới, tuỳ theo tính chất, quy mô phải xây dựng xong toàn bộ

178

hoặc từng phần các công trình hạ tầng kỹ thuật thì mới được khởi công xây dựng công trình.

- Người xin cấp giấy phép xây dựng có các nghĩa vụ sau đây:

+ Nộp đầy đủ hồ sơ và lệ phí cấp giấy phép xây dựng;

+ Chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng;

+ Thông báo ngày khởi công xây dựng bằng văn bản cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng công trình trong thời hạn bảy ngày làm việc trước khi khởi công xây dựng công trình;

+ Thực hiện đúng nội dung của giấy phép xây dựng; khi có sự điều chỉnh, thay đổi thiết kế phải được sự chấp thuận của cơ quan cấp giấy phép xây dựng.

4. Tổ chức bộ máy của cơ quan cấp Giấy phép xây dựng.

Hiện nay, cán bộ làm công tác quản lý và cấp Giấy phép xây dựng còn máng, bộ máy thực hiện công tác cấp phép chưa được coi trọng và tổ chức chặt chẽ, đặc biệt là ở các huyện, xã còn thiếu và yếu chưa đáp ứng yêu cầu để đảm nhận công việc theo sự phân cấp. Nhiều địa phương chỉ do một cá nhân không có nghiệp vụ về xây dựng đảm nhiệm công tác cấp phép và quản lý xây dựng.

4.1 Đối với Thành phố trực thuộc Trung ương:

- Sở Xây dựng: Phòng cấp phép có từ 10 – 15 người.

- Quận: Phòng quản lý đô thị có từ 4-5 người.

4.2- Các tỉnh Miền núi:

- Sở Xây dựng: Phòng Quản lý quy hoạch có từ 5-6 người

- Huyện: Phòng Công thương có từ 5-6 người.

- Xã: có 01 người kiêm cả địa chính.

4.3- Các tỉnh đồng bằng:

- Sở Xây dựng: Phòng Quản lý quy hoạch có từ 6-8 người.

- Huyện: Phòng Công thương có từ 4-5 người.

- Xã: có 01 người kiêm cả địa chính.

Việc cấp Giấy phép xây dựng là một thủ tục hành chính tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc của các cơ quan nhà nước và nhân dân là để nhằm quản lý công

179

tác xây dựng đảm bảo theo đúng quy hoạch được duyệt. Tuy nhiên khi quy hoạch xây dựng chi tiết được triển khai đồng bộ, đầy đủ, chi tiết theo đúng quy định của pháp luật thì công tác cấp phép có thể được giảm tải phần nào vì khi đó các cơ quan Nhà nước chỉ cần căn cứ vào quy hoạch đã được phê duyệt để quản lý còng như nhân dân phải căn cứ vào quy hoạch để thiết kế và xây dựng công trình.

Trong khi Luật Xây dựng phân cấp cho Uỷ ban nhân dân cấp xã được cấp Giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn, nhưng các phường thuộc đô thị thì chưa được phân cấp thực hiện công tác này mà mới chỉ phân cấp đến cấp huyện cấp giấy phép xây dựng. Đây chính là một trong những những nguyên nhân dẫn đến công tác cấp Giấy phép xây dựng ở các địa phương vẫn còn trì trệ, tốc độ triển khai còn chậm chưa đáp ứng

II. THỰC HIỆN KHẢO SÁT XÂY DỰNG

1. Các loại khảo sát xây dựng

2. Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng:

Nhiệm vụ khảo sát xây dựng do nhà thầu thiết kế hoặc nhà thầu khảo sát xây dựng lập và được chủ đầu tư phê duyệt. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng phải phù hợp với yêu cầu từng loại công việc, từng bước thiết kế bao gồm các nội dung sau:

1.1. Mục đích khảo sát;

1.2. Phạm vi khảo sát;

1.3. Phương pháp khảo sát;

1.4. Khối lượng các loại công tác khảo sát dự kiến;

1.5. Tiêu chuẩn khảo sát xây dựng được áp dụng;

1.6. Thời gian thực hiện khảo sát xây dựng.

3- Lập, phê duyêt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng

4- Ký kết hợp đồng khảo sát

5- Thực hiện khảo sát

6. Nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng:

180

6.1. Nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng bao gồm:

- Nội dung chủ yếu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng;

- Đặc điểm, quy mô, tính chất của công trình;

- Vị trí và điều kiện tự nhiên của khu vực khảo sát

- Tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng được áp dụng;

- Khối lượng khảo sát;

- Quy trình, phương pháp và thiết bị khảo sát;

- Phân tích số liệu, đánh giá kết quả khảo sát;

- Đề xuất giải pháp kỹ thuật phục vụ cho việc thiết kế, thi công xây dựng công trình;

- Ý kiến của Hội đồng kỹ thuật của nội bộ nhà thầu khảo sát xây dựng trong trường hợp cần thiết;

- Kết luận và kiến nghị;

- Tài liệu tham khảo;

- Các phụ lục kèm theo.

Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng được lập thành 6 bộ và được chủ đầu tư kiểm tra, nghiệm thu. Kết quả khảo sát xây dựng là cơ sở để thực hiện các bước thiết kế xây dựng công trình.

6.2. Nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng căn cứ vào các tài liệu sau:

a) Hợp đồng khảo sát xây dựng;

b) Nhiệm vụ và phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng đã được chủ đầu tư phê duyệt;

c) Tiêu chuẩn khảo sát xây dựng được áp dụng;

d) Ý kiến đánh giá của Hội đồng chuyên môn về khảo sát xây dựng trong trường hợp cần thiết.

6.3. Nội dung nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng:

a) Đánh giá chất lượng công tác khảo sát xâyd ựng so với nhiệm vụu khảo sát xây dựng và tiêu chuẩn khảo sát xây dựng được áp dụng;

181

b) Kiểm tra hình thức và số lượng của báo cáo kết quả khảo sát xây dựng;

c) Nghiệm thu khối lượng công việc khảo sát xây dựng theo hợp đồng khảo sát xây dựng đã ký kết.

6.4. Kết quả nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng phải lập thành biên bản.

III. THỰC HIỆN THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1. Các bước thiết kế:

Tuỳ theo quy mô, tính chất, công trình xây dựng có thể được thiết kế một bước, hai bước hoặc ba bước như sau:

a) Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công đối với công trình lập Báo cáo kinh tế- kỹ thuật;

b) Căn cứ mức độ phức tạp công trình, người quyết định đầu tư quyết định công trình thiết kế 2 bước hay 3 bước đối với công trình yêu cầu lập dự án.

2. Thiết kế xây dựng

2.1. Các bước thiết kế sau phải phù hợp với bước thiết kế trước đã được phê duyệt.

2.2. Thiết kế xây dựng phải tuân theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng do cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc công nhận và được thể hiện trên các bản vẽ theo quy định. Thiết kế phải nêu rõ khối lượng công tác xây dựng để làm cơ sở xác định chi phí xây dựng công trình.

3. Hồ sơ thiết kế, dự toán xây dựng công trình trình thẩm định, phê duyệt:

3.1. Tờ trình thẩm định, phê duyệt thiết kế - dự toán theo quy định

3.2. Tài liệu làm căn cứ để thiết kế:

a) Các tài liệu về khảo sát xây dựng, khí tượng thuỷ văn và các văn bản pháp lý có liên quan;

b) Thiết kế cơ sở hoặc thiết kế kỹ thuật (tuỳ theo bước thiết kế thực hiện)

c) Danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;

182

d) Các quy định về quy hoạch xây dựng, về kiến trúc.

3.3. Tài liệu thiết kế được lập cho từng công trình bao gồm thuyết minh, các bản vẽ thiết kế, dự toán xây dựng công trình; biên bản bàn giao hồ sơ thiết kế, khảo sát; báo cáo thẩm tra thiết kế, thẩm tra dự toán nếu có.

3.4. Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

4. Thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng

Thẩm định, phê duyệt:

a) Thiết kế, dự toán xây dựng công trình trước khi đưa ra thi công phải được thẩm định, phê duyệt;

b) Chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình. Đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư về nội dung thiết kế, dự toán xây dựng công trình sau khi phê duyệt.

c) Nội dung thẩm định thiết kế:

- Sự phù hợp với các bước thiết kế trước đã được phê duyệt;

- Sự tuân thủ quy chuẩn xây dựng và các tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;

- Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ, nếu có;

- Bảo vệ môi trường; phòng, chống cháy, nổ;

- Đánh giá mức độ an toàn vận hành của công trình.

d) Nội dung thẩm định dự toán xây dựng công trình:

- Kiểm tra sự phù hợp giữa khối lượng thiết kế và khối lượng dự toán;

- Kiểm tra tính đúng đắn của việc áp dụng các định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí, đơn giá; việc vận dụng định mức, đơn giá, các chế độ, chính sách có liên quan và các khoản mục chi phí trong dự toán theo quy định.

- Xác định giá trị dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình.

Trường hợp chủ đầu tư không đủ điều kiện năng lực thẩm định thì được thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn đủ điều kiện năng lực để thẩm tra thiết kế, dự toán công trình để làm cơ sở phê duyệt.

183

đ) Chi phí thẩm định, thẩm tra thiết kế, dự toán xây dựng công trình được tính vào tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình.

Báo cáo kết quả thẩm định thiết kế, dự toán theo mẫu quy định tại phụ lục số .

5. Lưu hồ sơ thiết kế

IV. LỰA CHỌN NHÀ THẦU TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

Một số khái niệm

Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tớn dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước và các vốn khác do Nhà nước quản lý.

Đấu thầu là quỏ trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án quy định tại Luật Đấu thầu trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Hoạt động đấu thầu bao gồm các hoạt động của các bên liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu.

Trình tự thực hiện đấu thầu gồm các bước chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu, thông báo kết quả đấu thầu, thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng.

Đấu thầu trong nước là quỏ trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu trong nước.

Đấu thầu quốc tế là quỏ trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài và nhà thầu trong nước.

Dự án là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nhằm đạt được mục tiêu hay yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa trên nguồn vốn xác định.

Người có thẩm quyền là người được quyền quyết định dự án theo quy định của pháp luật. Đối với các dự án có sự tham gia vốn nhà nước của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên, trõ các dự án sử dụng 100% vốn nhà nước, thì

184

người có thẩm quyền là Hội đồng quản trị hoặc đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia góp vốn.

Chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc được giao trách nhiệm thay mặt chủ sở hữu, người vay vốn trực tiếp quản lý và thực hiện dự án quy định.

Bên mời thầu là chủ đầu tư hoặc tổ chức chuyên môn có đủ năng lực và kinh nghiệm được chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu theo các quy định của pháp luật về đấu thầu.

Nhà thầu là tổ chức, cá nhân có đủ tư cách hợp lệ theo quy định.

Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu, đứng tên dự thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn (sau đây gọi là nhà thầu tham gia đấu thầu). Nhà thầu tham gia đấu thầu một cách độc lập gọi là nhà thầu độc lập. Nhà thầu cùng với một hoặc nhiều nhà thầu khác tham gia đấu thầu trong một đơn dự thầu thì gọi là nhà thầu liên danh.

Nhà thầu tư vấn là nhà thầu tham gia đấu thầu cung cấp các sản phẩm đáp ứng yêu cầu về kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn quy định tại khoản 34 dưới đây.

Nhà thầu cung cấp là nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu cung cấp hàng hóa quy định tại khoản 35 dưới đây.

Nhà thầu xây dựng là nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu xây lắp quy định tại khoản 36 dưới đây.

Nhà thầu EPC là nhà thầu tham gia đấu thầu để thực hiện gói thầu EPC quy định tại khoản 21 dưới đây.

Nhà thầu phụ là nhà thầu thực hiện một phần công việc của gói thầu trên cơ sở thoả thuận hoặc hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ không phải là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu.

Nhà thầu trong nước là nhà thầu được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

Nhà thầu nước ngoài là nhà thầu được thành lập và hoạt động theo pháp luật của nước mà nhà thầu mang quốc tịch.

Gúi thầu là một phần của dự án, trong một số trường hợp đặc biệt gói thầu là toàn bộ dự án; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau

185

thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần đối với mua sắm thường xuyên.

Gúi thầu EPC là gói thầu bao gồm toàn bộ các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp.

Hồ sơ mời sơ tuyển là toàn bộ tài liệu bao gồm các yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm đối với nhà thầu làm căn cứ pháp lý để bên mời thầu lựa chọn danh sách nhà thầu mời tham gia đấu thầu.

Hồ sơ dự sơ tuyển là toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời sơ tuyển.

Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấu thầu rộng rói hoặc đấu thầu hạn chế bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu trúng thầu; là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.

Hồ sơ dự thầu là toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và được nộp cho bên mời thầu theo quy định nêu trong hồ sơ mời thầu.

Giá gúi thầu là giá trị gói thầu được xác định trong kế hoạch đấu thầu trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán, dự toán được duyệt và các quy định hiện hành.

Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu. Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì giá dự thầu là giá sau giảm giá.

Giá đề nghị trúng thầu là giá do bên mời thầu đề nghị trên cơ sở giá dự thầu của nhà thầu được lựa chọn trúng thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh các sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

Giá trỳng thầu là giá được phê duyệt trong kết quả lựa chọn nhà thầu làm cơ sở để thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.

Giá đánh giá là giá được xác định trên cùng một mặt bằng về các yếu tố kỹ thuật, tài chính, thương mại và được dùng để so sánh, xếp hạng hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc gói thầu EPC. Giá đánh giá bao gồm giá dự thầu do nhà thầu đề xuất để thực hiện gói thầu sau khi đó sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch, cộng với các chi phớ cần thiết để vận hành, bảo dưỡng và

186

các chi phí khác liên quan đến tiến độ, chất lượng, nguồn gốc của hàng hóa hoặc công trình thuộc gúi thầu trong suốt thời gian sử dụng.

Hợp đồng là văn bản ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu được lựa chọn trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên nhưng phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc nhà thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu trúng thầu trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

Dịch vụ tư vấn bao gồm:

a) Dịch vụ tư vấn chuẩn bị dự án gồm có lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi;

b) Dịch vụ tư vấn thực hiện dự án gồm có khảo sát, lập thiết kế, tổng dự toán và dự toán, lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị;

c) Dịch vụ tư vấn điều hành quản lý dự án, thu xếp tài chính, đào tạo, chuyển giao công nghệ và các dịch vụ tư vấn khác.

Hàng hóa gồm mỏy múc, thiết bị, nguyờn liệu, nhiờn liệu, vật liệu, hàng tiờu dựng và các dịch vụ không phải là dịch vụ tư vấn.

Xây lắp gồm những công việc thuộc quỏ trình xây dựng và lắp đặt thiết bị các công trình, hạng mục công trình, cải tạo, sửa chữa lớn.

Kiến nghị trong đấu thầu là việc nhà thầu tham gia đấu thầu đề nghị xem xét lại kết quả lựa chọn nhà thầu và những vấn đề liên quan đến quá trình đấu thầu khi thấy quyền, lợi ích của mỡnh bị ảnh hưởng.

Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin do cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu xây dựng và quản lý nhằm mục đích quản lý thống nhất thông tin về đấu thầu phục vụ các hoạt động đấu thầu.

187

Thẩm định đấu thầu là việc kiểm tra, đánh giá của cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu để làm cơ sở cho người có thẩm quyền hoặc chủ đầu tư xem xét, quyết định theo quy định của Luật Đấu thầu. Việc thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu không phải là đánh giá lại hồ sơ dự thầu.

1. Mục đích của lựa chọn nhà thầu

Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng nhằm chọn được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực để cung cấp sản phẩm, dịch vụ xây dựng phù hợp, có giá dự thầu hợp lý, đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư và các mục tiêu của dự án.

2. Yêu cầu đối với lựa chọn nhà thầu

Việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

2.1. Đảm bảo được hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình;

2.2. Chọn đựoc nhà thầu phù hợp với yêu cầu của gói thầu, bên mời thầu và có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng;

2.3. Nhà thầu trong nước được hưởng ưu đãi khi tham dự đấu thầu quốc tế tổ chức tại Việt nam;

2.4. Nhà thầu nước ngoài khi tham gia đấu thầu được khuyến khích liên danh với nhà thầu trong nước thông qua hợp đồng liên danh hoặc cam kết sử dụng nhà thầu phụ trong nước.

2.5. Khách quan, công khai, công bằng, minh bạch, đảm bảo tính cạnh tranh

2.6. Không vi phạm các hành vi bị pháp luật cấm

3. Các hình thức lựa chọn nhà thầu

Người quyết định đầu tư quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu cho từng gói thầu trong kế hoạch đấu thầu. Đối với các gói thầu sử dụng vốn nhà nước thì phải thực hiện theo quy định của nhà nước.

Các hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm:

3.1. Đấu thầu rộng rãi

188

Người quyết định đầu quyết định sơ tuyển nhà thầu khi phê duyệt kế hoạch đấu thầu (nếu thấy cần thiết) trước khi tổ chức đấu thầu rộng rãi, nhằm chọn được những nhà thầu đủ năng lực về kinh nghiệm, tài chính, kỹ thuật, nhân sự theo yêu cầu của chủ đầu tư. Nếu đạt yêu cầu sơ tuyển để mời tham gia đấu thầu

a) Bên mời thầu tiến hành sơ tuyển nhà thầu theo các bước sau:

- Lập hồ sơ mời sơ tuyển theo mẫu do nhà nước quy định. Hồ sơ mời sơ tuyển do chủ đầu tư phê duyệt mà không phải thông qua người quyết định đầu tư. Căn cứ lập hồ sơ mời sơ tuyển bao gồm các tài liệu chủ yếu sau: dự án được duyệt, kế hoạch đấu thầu được duyệt, các quy định của nhà nước về điều kiện năng lực của nhà thầu, tư cách hợp lệ của nhà thầu và các tài liệu có liên quan khác.

- Thông báo mời sơ tuyển trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, trang thông tin điện tử, tạp chí của các hiệp hội nghề nghiệp có liên quan,…

- Cung cấp miễn phí hồ sơ mời sơ tuyển cho các nhà thầu muốn tham dự sơ tuyển.

- Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển.

- Đánh giá các hồ sơ dự sơ tuyển theo tiêu chuẩn nêu trong hồ sơ mời sơ tuyển sử dụng tiêu chí đạt/không đạt.

- Bên mời thầu lập báo cáo về quá trình sơ tuyển cho chủ đầu tư và trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả sơ tuyển.

- Chủ đầu tư ra thông báo về kết quả sơ tuyển và mời các nhà thầu trúng sơ tuyển tham gia đấu thầu.

b) Phạm vi áp dụng đấu thầu rộng rãi:

Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự. Bên mời thầu thông báo mời thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng để các nhà thầu nếu muốn và có khả năng đều được tham dự. Đây là hình thức lựa chọn nhà thầu được ưu tiên áp dụng trong mọi trường hợp do khả năng đem lại mức độ cạnh tranh cao nhất, đặc biệt đối với các gói thầu sử dụng vốn của các nhà tài trợ quốc tế, họ thường khuyến khích áp dụng hình thức này. Đấu thầu rộng rãi thường được áp dụng trong các trường hợp sau:

189

- Bên mời thầu có đủ thời gian để lựa chọn nhà thầu trong phạm vi rộng nhất;

- Không bắt buộc phải áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu khác;

- Bên mời thầu mong muốn tạo điều kiện cạnh tranh nhất trong việc lựa chọn nhà thầu;

c) Quy trình tổ chức đấu thầu:

Đối với hình thức đấu thầu rộng rãi, quy trình đấu thầu được tiến hành như sau:

- Lập, phê duyệt hồ sơ mời thầu: Hồ sơ mời thầu do bên mời thầu lập theo mẫu và phải được chủ đầu tư phê duyệt.

- Thông báo mời thầu: Bên mời thầu công bố thông báo mời thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng để mời các nhà thầu muốn thực hiện gói thầu đến tham dự (không hạn chế số lượng nhà thầu). Thông thường thông báo mời thầu phải được đăng tải ít nhất là 3 kỳ liên tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên tờ báo về đấu thầu, trang thông tin điện tử về đấu thầu, với thời gian tối thiểu 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu.

- Phát hành hồ sơ mời thầu: Hồ sơ mời thầu sẽ được bán cho các nhà thầu tại địa điểm và thời gian nêu trong thông báo mời thầu với giá tối đa là 1 triệu đồng. Đối với đấu thầu quốc tế, mức giá hồ sơ mời thầu được xác định theo thông lệ quốc tế. Trường hợp cần sửa đổi, bổ sung hồ sơ mời thầu sau khi phát hành thì phải gửi các sửa đổi, bổ sung này cho các nhà thầu đã mua hồ sơ mời thầu ít nhất là 10 ngày trước thời điểm đóng thầu để các nhà thầu có đủ thời gian chỉnh lý lại hồ sơ dự thầu theo các sửa đổi, bổ sung này.

- Tiếp nhận, quản lý hồ sơ dự thầu: Bên mời thầu phải tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu theo chế độ quản lý hồ sơ “Mật”.

- Mở thầu;

- Đánh giá hồ sơ dự thầu;

- Lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu, trình phê duyệt kết quả đấu thầu;

190

- Thông báo kết quả đấu thầu;

- Đàm phán, ký kết hợp đồng.

3.2. Đấu thầu hạn chế

a) Phạm vi áp dụng

Đấu thầu hạn chế là hình thức lựa chọn nhà thầu có hạn chế về số lượng nhà thầu tham dự. Số lượng nhà thầu tham gia đấu thầu hạn chế không ít hơn 5 nhà thầu được cho là có đủ năng lực và kinh nghiệm thực hiện gói thầu. Chủ đầu tư phê duyệt danh sách các nhà thầu này. Bên mời thầu gửi thư mời thầu trực tiếp cho các nhà thầu trong danh sách. Trường hợp thực tế có ít hơn 5 nhà thầu tham gia thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.

Đấu thầu hạn chế thường được áp dụng trong các trường hợp sau:

- Gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao, chỉ có một số nhà thầu nhất định quan tâm và đủ điều kiện năng lực thực hiện gói thầu;

- Theo yêu cầu của nhà tài trợ.

b) Quy trình tổ chức đấu thầu hạn chế:

Đấu thầu hạn chế được thực hiện theo các bước sau

- Bên mời thầu lập và chủ đầu tư phê duyệt danh sách các nhà thầu được mời tham dự đấu thầu;

- Bên mời thầu lập và chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ mời thầu;

- Gửi thư mời thầu;

- Phát hành hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu trong danh sách. Việc bán hồ sơ mời thầu và sửa chữa, bổ sung hồ sơ như quy định đối với trường hợp đấu thàu rộng rãi.

- Tiếp nhận, quản lý hồ sơ dự thầu: Bên mời thầu tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu theo chế độ quản lý hồ sơ “Mật”.

- Mở thầu;

- Đánh giá hồ sơ dự thầu;

- Lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu; trình Chủ đầu tư phê duyệt kết quả đấu thầu;

191

- Thông báo kết quả đấu thầu;

- Đàm phán, ký kết hợp đồng.

3.3. Chỉ định thầu:

a) Phạm vi áp dụng:

Chỉ định thầu là hình thức lựa chọn nhà thầu trong đó bên mời thầu chọn trực tiếp một nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng và đáp ứng được các yêu cầu của gói thầu để đàm phán, ký kết hợp đồng.

Hình thức chỉ định thầu đựoc áp dụng trong các trường hợp sau:

- Lập dự án đầu tư trong trường hợp cấp bách và chủ đầu tư phải đảm bảo xác định rõ được năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu đáp ứng được yêu cầu của gói thầu; trường hợp không cấp bách thì phải tổ chức đấu thầu;

- Gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình;

- Đối với gói thầu thuộc chương trình mục tiờu quốc gia, Chương trình 135: trường hợp cộng đồng dân cư địa phương có thể đảm nhiệm thì giao cho người dân ở địa phương đó thực hiện; trường hợp có nhiều tổ chức đoàn thể tại địa phương có nhu cầu tham gia thì lựa chọn tổ chức đoàn thể đưa ra phương án thực hiện hiệu quả nhất;

- Gói thầu thuộc danh mục các dự án trọng điểm, cấp bách vào lợi ớch quốc gia, an ninh an toàn năng lượng do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

- Các trường hợp đặc biệt khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định;

- Công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp (thiên tai, địch hoạ, sự cố cần khắc phục ngay): Trong trường hợp này chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng công trình có quyền chỉ định một nhà thầu thực hiện mà không cần phải được người quyết định đầu tư cho phép;

- Công trình tạm: Đây là công trình chỉ được xây dựng và tồn tại trong một thời gian ngắn, bao gồm công trình tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính,

- Công trình có tính chất nghiên cứu thử nghiệm;

192

- Tu bổ, tôn tạo, phục hồi các công trình di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa;

- Gói thầu có gía thầu nhỏ với mức do Chính phủ quy định cụ thể. Trong các trường hợp này nếu thấy có hiệu quả hơn thì người quyết định đầu tư có thể quyết định tổ chức đấu thầu mà không nhất thiết phải chỉ định thầu;

- Do yêu cầu của nhà tài trợ;

- Lập đồ án quy hoạch xây dựng;

- Tác giả của thiết kế kiến trúc công trình được tuyển chọn hoặc trúng tuyển được chỉ định lập dự án và các bước thiết kế tiếp theo nếu đủ điều kiện năng lực theo quy định;

- Rà phá bom mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

c) Quy trình tổ chức chỉ định thầu:

Chỉ định thầu thực hiện theo các bước:

- Bên mời thầu lập và chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ yêu cầu;

- Gửi hồ sơ yêu cầu cho nhà thầu có đủ điều kiện năng lực theo quy định và được dự kiến chỉ định thầu;

- Tiếp nhận hồ sơ đề xuất của nhà thầu;

- Xem xét hồ sơ đề xuất, đàm phán với nhà thầu, nếu cần cho phép nhà thầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề xuất theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu;

- Lập báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất;

- Trình Chủ đầu tư phê duyệt kết quả chỉ định thầu;

- Ký kết hợp đồng;

3.4. Tự thực hiện

a) Phạm vi áp dụng

Tự thực hiện là hình thức chủ đầu tư tự tổ chức thực hiện một số hoặc toàn bộ công việc của dự án khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Hình thức tự thực hiện áp dụng cho các trường hợp:

193

- Chủ đầu tư là nhà thầu có đủ điều kiện năng lực để thực hiện các công việc thuộc dự án;

- Đối với doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con thì công ty mẹ hoặc công ty con được tự thực hiện các gói thầu do mình làm chủ đầu tư;

- Doanh nghiệp có thể giao cho đơn vị thành viên tự thực hiện các gói thầu do mình làm chủ đầu tư khi đơn vị thành viên có đủ điều kiện năng lực theo quy định;

- Doanh nghiệp có thể tự thực hiện nhiệm vụ tổng thầu xây dựng. Trường hợp tự thực hiện nhiệm vụ tổng thầu có thiết kế thì phải thuê tư vấn thẩm tra hồ sơ thiết kế do mình lập;

b) Trường hợp chủ đầu tư không phải là nhà thầu nhưng có đơn vị trực thuộc có đủ điều kiện năng lực theo quy định thì được tự thực hiện phần công việc tương ứng với năng lực của đơn vị trực thuộc.

c) Chủ đầu tư được tự tổ chức thực hiện các công việc xây dựng nhỏ lẻ hoặc sửa chữa thường xuyên.

d) Quy trình tổ chức thực hiện:

Trước khi tự thực hiện gói thầu theo kế hoạch đấu thầu được phê duyệt, chủ đầu tư phải lựa chọn một nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện gói thầu độc lập với chủ đầu tư về tài chính và tổ chức. Việc lựa chọn nhà thầu tư vấn giám sát này được thực hiện theo quy định như đối với nhà thầu tư vấn giám sát khác.

4. Trình tự, thủ tục lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng

Lập, trình kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu

a) Lập, trình và phê duyệt kế hoạch đấu thầu:

Kế hoạch đấu thầu do chủ đầu tư lập và người quyết định đầu tư phê duyệt, là căn cứ pháp lý để chủ đầu tư tiến hành lựa chọn nhà thầu.

b) Nội dung kế hoạch đấu thầu bao gồm: tên gói thầu; giá gói thầu; nguồn vốn; sơ tuyển (nếu có), hình thức lựa chọn nhà thầu, và phương thức đấu thầu; đấu thầu trong nước hoặc quốc tế ; thời gian lựa chọn nhà thầu; hình thức hợp đồng; thời gian thực hiện hợp đồng. Kế hoạch đấu thầu do người quyết định đầu tư phê duyệt.

194

c) Căn cứ lập kế hoạch đấu thầu:

- Kế hoạch đấu thầu phải được lập và phê duyệt trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu. Đối với các dự án có qui mô lớn, phức tạp, kéo dài nhiều năm, đối với trường hợp thực hiện các công việc như lập quy hoạch xây dựng, khảo sát phục vụ lập dự án, lập báo cáo đầu tư, lập dự án, v.v.. thì có thể lập kế hoạch đấu thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước. Kế hoạch đấu thầu được lập căn cứ vào báo cáo đầu tư, dự án, thiết kế cơ sở, tổng mức đầu tư, dự toán được duyệt, các định mức chi phí, quy định về thời gian trong đấu thầu của Luật Đấu thầu, các quy định về các trường hợp áp dụng từng hình thức lựa chọn nhà thầu trong Luật xây dựng, Luật Đấu thầu, các chế độ chính sách của Nhà nước về giá lương, tiền..và các tài liệu có liên quan khác.

- Việc phân chia gói thầu trong kế hoạch đấu thầu phải căn cứ vào quy mô, tính chất, thời gian thực hiện dự án; trình tự, đặc điểm, yêu cầu kỹ thuật của loại công việc cần thực hiện để đảm bảo tính đồng bộ của dự án và sự hợp lý về quy mô của gói thầu. Do đó gói thầu có thể là toàn bộ dự án hoặc một phần công việc của dự án. Thông thường mỗi gói thầu được thực hiện theo một hợp đồng. Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần độc lập thì có thể thực hiện theo một hoặc nhiều hợp đồng.

- Xác định hình thức hợp đồng: Hình thức hợp đồng được xác định căn cứ vào nội dung, quy mô, tính chất, thời gian,..của gói thầu và theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng

d) Thẩm định, phê duyệt kế hoạch đấu thầu

Người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu. Thời gian thẩm định tối đa là 20 ngày. Việc thẩm định bao gồm kiểm tra, đánh giá các căn cứ lập kế hoạch đấu thầu, nội dung kế hoạch đấu thầu, nội dung của từng gói thầu trong kế hoạch đấu thầu

5. Lập, trình và phê duyệt hồ sơ mời thầu

Lập hồ sơ mời thầu

a) Hồ sơ mời thầu tư vấn xây dựng được lập theo mẫu quy định và bao gồm các nội dung:

- Các thông tin và chỉ dẫn cần thiết cho nhà thầu: thông tin về gói thầu;

195

- Các yêu cầu để nhà thầu kê khai và đề xuất: kinh nghiệm; nhân sự; năng lực tài chính; liên danh, nhà thầu phụ (nếu có); các đề xuất về giải pháp thực hiện, thời gian, tiến độ, phương tiện, điều kiện làm việc; bố trí nhân sự; quản lý chất lượng, giải trình các yêu cầu khác;

- Giá dự thầu và các điều kiện tài chính để thực hiện gói thầu;

- Các đề xuất khác của nhà thầu đem lại hiệu quả cao cho bên mời thầu, dự án.

- Xác nhận về thực hiện bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.

b) Hồ sơ mời thầu xây lắp được lập theo mẫu quy định và bao gồm các nội dung sau:

- Các thông tin và chỉ dẫn cần thiết cho nhà thầu:

- Các thông tin cần thiết về gói thầu

- Các chỉ dẫn cần thiết đối với nhà thầu về ngày, giờ và địa điểm nộp hồ sơ dự thầu; thời điểm đóng thầu thầu; số lượng, quy cách hồ sơ dự thầu, thời hạn có hiệu lực của hồ sơ dự thầu và các chỉ dẫn khác;

- Yêu cầu về bảo lãnh dự thầu, yêu cầu về bảo lãnh thực hiện hợp đồng đối với nhà thầu trúng thầu. Mức bảo lãnh dự thầu do bên mời thầu quyết định nhưng không vượt quá 3% giá gói thầu;

- Điều kiện tiên quyết loại bỏ hồ sơ dự thầu: hồ sơ dự thầu nộp không đúng thời hạn theo quy định trong hồ sơ mời thầu, nhà thầu không đảm bảo tư cách hợp lệ, không đạt yêu cầu về điều kiện năng lực theo quy định, không có bảo lãnh dự thầu hoặc bảo lãnh dự thầu không hợp lệ theo yêu cầu trong hồ sơ mời thầu và các điều kiện tiên quyết khác;

- Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu về giải pháp công nghệ thi công: bên mời thầu quy định mức tối thiểu theo tiêu chí đạt của từng nội dung;

- Yêu cầu nhà thầu đề xuất và giải trình về: Giải pháp tổ chức thi công và biện pháp kỹ thuật thi công; mức độ đáp ứng yêu cầu về vật tư, vật liệu; xe máy thiết bị thi công; nhân lực theo tiến độ; hệ thống tổ chức quản lý chất lượng và các cam kết về chất lượng thi công xây dựng; thời gian xây dựng, tiến độ thi công xây dựng và cam kết mốc hoàn thành các công việc chủ yếu; biện pháp bảo

196

đảm an toàn công trình và các công trình lân cận, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ; khả năng phối hợp với các nhà thầu phụ, nếu có.

- Giá dự thầu và các điều kiện tài chính để thực hiện gói thầu.

- Các đề xuất khác mang lại hiệu quả cho bên mời thầu, dự án như đề xuất thay đổi về thiết kế.

- Điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng, dự thảo hợp đồng, các biểu mẫu.

6. Tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu:

6.1. Đánh giá hồ sơ dự thầu tư vấn:

Bao gồm đánh giá sơ bộ đề xuất kỹ thuật và đánh giá chi tiết

a) Đánh giá sơ bộ : Kiểm tra hồ sơ dự thầu và các điều kiện tiên quyết loại bỏ hồ sơ dự thầu. Nhà thầu không đảm bảo điều kiện tiên quyết như điều kiện năng lực, tư cách hợp lệ theo quy định và các yêu cầu về chữ ký hợp lệ trong đơn dự thầu, số lượng bản chính, bản sao hồ sơ dự thầu, các phụ lục, tài liệu kèm theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu sẽ bị loại.

b) Đánh giá chi tiết :

- Đánh giá về mặt kỹ thuật: Chủ đầu tư phê duyệt danh sách các nhà thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật;

- Đánh giá về mặt tài chính: Hồ sơ đề xuất tài chính của các nhà thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật được mở công khai và đánh giá căn cứ vào tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu.

- Đánh giá tổng hợp: Việc đánh giá tổng hợp về mặt kỹ thuật và tài chính được tiến hành theo trọng số quy định trong hồ sơ mời thầu. Nhà thầu có điểm tổng hợp cao nhất xếp thứ nhất và phải được chủ đầu tư phê duyệt. Nhà thầu xếp thứ nhất đươc mời đến thương thảo hợp đồng, nếu không thành công, mời nhà thầu xếp hạng liền kề đến thương thảo.

Sau khi đàm phán thành công bên mời thầu trình duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, ra thông báo trúng thầu và mời nhà thầu trúng thầu đến đàm phán hoàn thiện và ký kết hợp đồng.

6.2. Đánh giá Hồ sơ dự thầu gói thầu thi công xây dựng

197

a) Đánh giá sơ bộ: Kiểm tra hồ sơ dự thầu và loại các nhà thầu không đáp ứng điều kiện tiên quyết quy định trong hồ sơ mời thầu.

b) Đánh giá chi tiết:

- Đánh giá về mặt kỹ thuật: Nhà thầu đạt từ mức tối thiểu trở lên về mặt kỹ thuật được đưa vào danh sách ngắn do chủ đầu tư phê duyệt và được đánh giá tiếp về giá dự thầu, điều kiện tài chính, các đề xuất khác của nhà thầu mang lại hiệu quả cho chủ đầu tư, dự án.

- Xác định giá đánh giá:

+ Đưa các chi phí về một mặt bằng để xác định giá đánh giá.

+ Xác định giá đánh giá và xếp hạng hồ sơ dự thầu theo giá đánh giá

Nhà thầu trúng thầu là nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất và có giá sau khi sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch không vượt giá gói thầu.

Trường hợp các nhà thầu có đề xuất được đánh giá là như nhau thì nhà thầu có giá dự thầu sau khi sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch thấp nhất sẽ được kiến nghị trúng thầu.

- Nhà thầu được kiến nghị trúng thầu được mời đến đàm phán hợp đồng. Nếu giá đề nghị trúng thầu thấp bất thường (mặc dù nhà thầu đã giải trình) thì có thể kiến nghị người quyết định đầu tư cho phép tăng mức bảo lãnh thực hiện hợp đồng hoặc các biện pháp khác để giảm thiểu rủi ro cho chủ đầu tư và dự án.

- Trường hợp cần đẩy nhanh tiến độ đánh giá hồ sơ dự thầu đối với các gói thầu xây lắp có yêu cầu đơn giản về mặt kỹ thuật thì trong hồ sơ mời thầu có thể quy định việc đánh giá được tiến hành kết hợp đồng thời giữa việc xem xét về mặt kỹ thuật và giá dự thầu của nhà thầu với tiến độ thực hiện gói thầu do nhà thầu đề xuất.

Đối với gói thầu quy mô nhỏ dưới 3 tỷ đồng (trõ gói thầu tư vấn): chỉ áp dụng tiêu chí đạt/không đạt đế dánh giá về mặt kỹ thuật của hồ sơ dự thầu. Nhà thầu trúng thầu là nhà thầu có hồ sơ hợp lệ, đạt yêu cầu về kỹ thuật, có giá dự thầu sau sửa lỗi hiệu chính sai lệch thấp nhất và không vượt giá gói thầu.

` 7. Phê duyệt và công bố kết quả đấu thầu:

7.1. Phê duyệt kết quả đấu thầu:

198

Chủ đầu tư phê duyệt kết quả đấu thầu trên cơ sở báo cáo kết quả đấu thầu của bên mời thầu.

7.2. Bên mời thầu công bố kết quả đấu thầu ngay sau khi chủ đầu tư phê duyệt kết quả đấu thầu.

8. Xử lý tình huống trong đấu thầu

8.1. Trường hợp có lý do cần điều chỉnh giá gói thầu hoặc nội dung gói thầu, chủ đầu tư phải tiến hành thủ tục điều chỉnh kế hoạch đấu thầu theo các quy định của pháp luật trước thời điểm mở thầu, trõ trường hợp quy định tại điểm 8.2, 8.3.

8.2. Trường hợp dự toán của gói thầu (không bao gồm dự phũng) được duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu đó duyệt thì dự toán này sẽ thay thế giá gúi thầu để làm cơ sở xem xét kết quả lựa chọn nhà thầu mà không phải làm thủ tục điều chỉnh giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu đó duyệt.

Trường hợp dự toán của gói thầu do chủ đầu tư phê duyệt cao hơn giá gói thầu đó được người có thẩm quyền phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu thì chủ đầu tư phải bảo đảm tổng giá trị cao hơn đó nằm trong tổng mức đầu tư của dự án được duyệt. Trường hợp dự toán cao hơn giá gói thầu dẫn đến hình thức lựa chọn nhà thầu được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu không còn phự hợp theo quy định của pháp luật về đấu thầu thì chủ đầu tư xem xét, quyết định chuyển đổi hình thức lựa chọn nhà thầu cho phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu.

8.3. Trường hợp tại thời điểm đóng thầu, đóng sơ tuyển, hết hạn nộp hồ sơ quan tâm, hết hạn nộp hồ sơ đề xuất đối với chào hàng cạnh tranh có ít hơn 3 nhà thầu nộp hồ sơ thì bên mời thầu phải báo cáo ngay (trực tiếp, bằng điện thoại, thư điện tử, fax hoặc bằng văn bản) đến chủ đầu tư để xem xét, giải quyết trong thời hạn không quá 4 giờ theo một trong hai cách sau đây:

a) Cho phép gia hạn thời điểm đóng thầu, đóng sơ tuyển, thời hạn nộp hồ sơ quan tâm và nộp hồ sơ đề xuất nhằm tăng thêm số lượng nhà thầu nộp hồ sơ;

b) Cho phép mở ngay hồ sơ để tiến hành đánh giá.

- Trường hợp gia hạn thời gian thì phải quy định rõ thời điểm đóng thầu, thời điểm đóng sơ tuyển, thời hạn nộp hồ sơ quan tâm và nộp hồ sơ đề xuất mới và các thời hạn tương ứng để nhà thầu có đủ thời gian sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ đó nộp theo yờu cầu mới.

199

- Trường hợp báo cáo bằng điện thoại hoặc trực tiếp thì sau đó bên mời thầu hoàn tất thủ tục bằng văn bản trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày đóng thầu, ngày đóng sơ tuyển, ngày hết hạn nộp hồ sơ quan tâm hoặc hồ sơ đề xuất.

8.4. Trường hợp gói thầu được chia thành nhiều phần thì trong hồ sơ mời thầu cần nêu rõ điều kiện chào thầu, biện pháp và giá trị bảo đảm dự thầu cho từng phần hoặc nhiều phần và phương pháp đánh giá đối với từng phần hoặc nhiều phần để các nhà thầu tính toán phương án chào thầu theo khả năng của mỡnh.

- Việc đánh giá hồ sơ dự thầu và xét duyệt trúng thầu sẽ được thực hiện trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc tổng giá đánh giá của gói thầu là thấp nhất và giá trúng thầu của cả gói thầu không vượt giá gói thầu được duyệt mà không so sánh với ước tính chi phí của từng phần.

- Trường hợp có một phần hoặc nhiều phần thuộc gói thầu không có nhà thầu tham gia đấu thầu hoặc không có nhà thầu đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật, chủ đầu tư báo cáo người có thẩm quyền để điều chỉnh kế hoạch đấu thầu của gói thầu theo hướng tách các phần đó thành gói thầu riêng với giá gói thầu là tổng chi phí ước tính tương ứng của các phần; việc lựa chọn nhà thầu đối với các phần công việc có nhà thầu tham gia và được đánh giá đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật vẫn phải bảo đảm nguyên tắc tổng giá đánh giá của các phần là thấp nhất và giá trúng thầu của các phần này không vượt tổng chi phí ước tính của các phần đó mà không so sánh với ước tính chi phí của từng phần.

8.5. Trường hợp hồ sơ dự thầu có đơn giá khác thường mà gây bất lợi cho chủ đầu tư thì bên mời thầu yờu cầu nhà thầu giải thích, làm rõ bằng văn bản về những đơn giá khác thường đó. Nếu sự giải thích của nhà thầu không đủ rõ, không có tính thuyết phục thì đây là sai lệch và thực hiện hiệu chỉnh sai lệch theo quy định như đối với nội dung chào thừa hoặc thiếu của hồ sơ dự thầu so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu theo quy định tại Điều 30 Nghị định 85/CP.

8.6. Đối với gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp, gói thầu lựa chọn tổng thầu (trõ tổng thầu thiết kế), trường hợp giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch của các nhà thầu đều vượt giá gói thầu đó duyệt thì chủ đầu tư xem xét xử lý theo một trong các giải pháp sau đây:

a) Cho phép các nhà thầu này được chào lại giá dự thầu;

200

b) Cho phép đồng thời với việc chào lại giá dự thầu sẽ xem xét lại giá gói thầu, nội dung hồ sơ mời thầu đó duyệt, nếu cần thiết.

Trường hợp cho phép các nhà thầu được chào lại giá dự thầu thì cần quy định rõ thời gian chuẩn bị và nộp hồ sơ chào lại giá (trong thời hạn tối đa là 10 ngày) còng như quy định rõ việc mở các hồ sơ chào lại giá như quy trình mở thầu theo quy định tại khoản 3 Điều 28 Nghị định này. Trường hợp cần điều chỉnh giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu đó duyệt thì người có thẩm quyền có trách nhiệm phê duyệt điều chỉnh trong thời gian tối đa là 10 ngày (song phải bảo đảm trước thời điểm hết hạn nộp hồ sơ chào lại giá) kể từ ngày nhận được báo cáo của chủ đầu tư.

c) Cho phép mời nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất vào đàm phán về giá nhưng phải bảo đảm giá sau đàm phán không được vượt giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch thấp nhất. Trường hợp cần điều chỉnh giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu đó duyệt thì người có thẩm quyền có trách nhiệm phê duyệt điều chỉnh trong thời gian tối đa là 10 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của chủ đầu tư. Trường hợp đàm phán không thành công thì mời nhà thầu có giá đánh giá thấp tiếp theo vào đàm phán.

8.7. Trường hợp chỉ có một hồ sơ dự thầu vượt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật thì không cần xỏc định điểm tổng hợp (đối với gói thầu dịch vụ tư vấn không yêu cầu kỹ thuật cao); không cần xác định giá đánh giá mà chỉ xác định giá đề nghị trúng thầu để có cơ sở xem xét kết quả trúng thầu (đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng, trõ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế), trường hợp giá đề nghị trúng thầu của nhà thầu vượt giá gói thầu được duyệt thì xử lý theo quy định tại điểm 8.6 nờu trên.

8.8. Trường hợp có hai hồ sơ dự thầu có kết quả đánh giá tốt nhất, ngang nhau (về số điểm hoặc giá đánh giá) thì sẽ xem xột trao thầu cho nhà thầu có giá đề nghị trúng thầu thấp hơn đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc cho nhà thầu có điểm kỹ thuật cao hơn đối với gói thầu dịch vụ tư vấn không yêu cầu kỹ thuật cao, trõ các trường hợp ưu đói theo quy định.

8.9. Trong quỏ trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, trường hợp thấy cần thiết bổ sung khối lượng công việc hợp lý ngoài phạm vi công việc trong hồ sơ mời thầu nhưng dẫn đến giá ký hợp đồng vượt giá trúng thầu thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định nhưng đảm bảo giá ký hợp đồng không

201

vượt giá gói thầu, dự toán được duyệt. Trường hợp vượt giá gói thầu, dự toán được duyệt mà không dẫn đến làm tăng tổng mức đầu tư, chủ đầu tư xem xét, quyết định mà không phải làm thủ tục điều chỉnh giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu đó duyệt.

8.10. Trường hợp giá đề nghị trúng thầu do bên mời thầu đề nghị thấp bất thường hoặc thấp dưới năm mươi phần trăm (50%) giá gói thầu, hoặc dự toán được duyệt thì trước khi phê duyệt kết quả đấu thầu, chủ đầu tư có thể đưa ra các biện pháp phù hợp như thành lập tổ thẩm định liên ngành để thẩm định kỹ hơn về hồ sơ dự thầu của nhà thầu hoặc đưa ra các biện pháp phù hợp trong hợp đồng để bảo đảm tính khả thi cho việc thực hiện.

8.11. Trường hợp thực hiện sơ tuyển, lựa chọn danh sách nhà thầu để mời tham gia đấu thầu mà có ít hơn 3 nhà thầu đáp ứng yêu cầu thì chủ đầu tư căn cứ điều kiện cụ thể của gói thầu xử lý theo một trong hai cách sau đây:

a) Tiến hành sơ tuyển bổ sung, lựa chọn bổ sung nhà thầu vào danh sách ngắn. Trong trường hợp này, nhà thầu đó được đánh giá đáp ứng được bảo lưu kết quả đánh giá mà không phải làm lại hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm nhưng bên mời thầu phải đề nghị các nhà thầu này cập nhật thông tin về năng lực và kinh nghiệm;

b) Cho phép phát hành ngay hồ sơ mời thầu cho nhà thầu trong danh sách ngắn.

8.12. Trường hợp trong hồ sơ mời thầu quy định nhà thầu được đề xuất biện pháp thi công khác với biện pháp thi công nêu trong hồ sơ mời thầu, phần sai khác giữa khối lượng công việc theo biện pháp thi công nêu trong hồ sơ mời thầu và khối lượng công việc theo biện pháp thi công do nhà thầu đề xuất sẽ không bị hiệu chỉnh theo quy định. Phần sai khác này còng không bị tính vào sai lệch để loại bỏ hồ sơ dự thầu theo quy định tại Điều 45 của Luật Đấu thầu.

8.13. Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá, việc sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch được thực hiện trên cơ sở giá dự thầu chưa trõ đi giá trị giảm giá. Trong trường hợp đó, việc xác định giá trị tuyệt đối của lỗi số học hoặc sai lệch được tính trên cơ sở giá dự thầu ghi trong đơn.

8.14. Khi phê duyệt danh sách nhà thầu được mời tham gia đấu thầu hạn chế, trường hợp có 1 hoặc 2 nhà thầu, chủ đầu tư báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng

202

hình thức lựa chọn khác. Trường hợp có 3 hoặc 4 nhà thầu thì chủ đầu tư xem xét cho phép phát hành hồ sơ mời thầu ngay cho các nhà thầu trong danh sách ngắn hoặc gia hạn thời gian để xác định thêm nhà thầu đưa vào danh sách ngắn.

Ngoài các trường hợp nêu trên, khi phát sinh tình huống thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định.

V. KÝ KẾT HỢP ĐỒNG

Giải thích từ ngữ

Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên để thực hiện một, một số hay toàn bộ công việc trong hoạt động xây dựng.

Bên giao thầu là chủ đầu tư hoặc tổng thầu hoặc nhà thầu chính.

Bên nhận thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư; là nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu có thể là liên danh các nhà thầu.

Điều kiện chung của hợp đồng xây dựng là tài liệu kèm theo hợp đồng quy định quyền, nghĩa vụ cơ bản và mối quan hệ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng.

Điều kiện riêng của hợp đồng xây dựng là tài liệu kèm theo hợp đồng để cụ thể hóa, bổ sung một số quy định của điều kiện chung áp dụng cho hợp đồng xây dựng.

Phụ lục của hợp đồng xây dựng là tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng để quy định chi tiết, làm rõ, sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của hợp đồng xây dựng.

Ngày làm việc trong Nghị định này được hiểu là các ngày theo dương lịch, trõ ngày chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật.

Tiờu chuẩn dự án là các quy định về kỹ thuật, định mức kinh tế – kỹ thuật, trình tự thực hiện các công việc, các chỉ tiờu, các chỉ số kỹ thuật và các chỉ số về điều kiện tự nhiên được chủ đầu tư hoặc tư vấn của chủ đầu tư biên

203

soạn để áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng công trình cụ thể. Tiờu chuẩn dự án phải phự hợp với quy chuẩn, tiờu chuẩn do Nhà nước ban hành hoặc chấp thuận.

Thiết kế FEED là thiết kế được triển khai ở giai đoạn sau khi dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt để làm cơ sở triển khai thiết kế chi tiết đối với các công trình do tư vấn nước ngoài thực hiện theo thông lệ quốc tế.

Hợp đồng thầu chính là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa chủ đầu tư với nhà thầu chính hoặc tổng thầu.

Hợp đồng thầu phụ là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa nhà thầu chính hoặc tổng thầu với nhà thầu phụ.

Các loại hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, hợp đồng theo thời gian, hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm (%) được hiểu tương ứng là các hình thức hợp đồng trọn gói, hình thức hợp đồng theo đơn giá (đơn giá trong hợp đồng hoặc đơn giá điều chỉnh), hình thức hợp đồng theo thời gian, hình thức hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm (%) quy định tại Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.

1. Các loại hợp đồng xây dựng:

1.1. Theo tính chất công việc hợp đồng xây dựng có các loại sau:

a) Hợp đồng tư vấn xây dựng (gọi tắt là hợp đồng tư vấn) là hợp đồng để thực hiện một, một số hay toàn bộ công việc tư vấn trong hoạt động xây dựng.

b) Hợp đồng thi công xây dựng công trình.

c) Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ.

d) Hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng công trình (viết tắt là EC)

đ) Hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ (viết tắt là EP)

e) Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (viết tắt là PC)

g) Hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (viết tắt là EPC)

204

h) Hợp đồng tổng thầu chìa khóa khóa trao tay là hợp đồng xây dựng để thực hiện toàn bộ các công việc lập dự án, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình của một dự án đầu tư xây dựng công trình.

1.2. Theo giá hợp đồng, hợp đồng xây dựng có các loại sau:

a) Hợp đồng trọn gói;

b) Hợp đồng theo đơn giá cố định;

c) Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh;

d) Hợp đồng theo thời gian;

đ) Hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm (%).

2. Nguyờn tắc ký kết hợp đồng xây dựng

2.1. Hợp đồng xây dựng được ký kết theo nguyờn tắc tự nguyện, bỡnh đẳng, thiện chí, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

2.2. Hợp đồng xây dựng được ký kết sau khi bên giao thầu hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu theo quy định và các bên tham gia đó kết thỳc quỏ trình đàm phán hợp đồng.

2.3. Giá ký kết hợp đồng không vượt giá trúng thầu (đối với trường hợp đấu thầu), không vượt dự toán gói thầu được duyệt (đối với trường hợp chỉ định thầu); trường hợp bổ sung khối lượng công việc hoặc số lượng thiết bị nằm ngoài khối lượng hồ sơ mời thầu (hồ sơ yêu cầu) dẫn đến giá ký kết hợp đồng vượt giá trúng thầu (giá đề xuất) nhưng không làm thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc không vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì chủ đầu tư được quyền quyết định; nếu làm thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc vượt tổng mức đầu tư đó được phê duyệt thì phải báo cáo Người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định.

2.4. Đối với hợp đồng để thực hiện các công việc, gói thầu đơn giản, quy mô nhỏ thì tất cả các nội dung liên quan đến hợp đồng có thể ghi ngay trong văn bản hợp đồng. Đối với hợp đồng để thực hiện các công việc, gói thầu phức tạp, quy mô lớn thì các nội dung của hợp đồng có thể được lập thành điều kiện chung, điều kiện riêng của hợp đồng.

2.5. Trường hợp trong một dự án, chủ đầu tư ký hợp đồng với nhiều nhà thầu để thực hiện các gói thầu khác nhau thì nội dung của các hợp đồng này phải

205

thống nhất, đồng bộ về tiến độ, chất lượng trong quá trình thực hiện nội dung của từng hợp đồng, bảo đảm hiệu quả đầu tư chung của dự án.

2.6. Trường hợp bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu thì các thành viờn trong liên danh phải có thoả thuận liên danh, trong hợp đồng phải có chữ ký của tất cả các thành viờn tham gia liên danh.

2.7. Bên giao thầu, bên nhận thầu phải cử người đại diện để đàm phán, ký kết hợp đồng xây dựng. Người đại diện của các bên phải được toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm về các quyết định của mỡnh.

3. Căn cứ ký kết hợp đồng xây dựng

3.1. Các căn cứ ký kết hợp đồng xây dựng bao gồm các yêu cầu về công việc cần thực hiện được các bên thống nhất, kết quả lựa chọn nhà thầu, kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và các quy định của pháp luật có liên quan.

3.2. Đối với hợp đồng EPC ngoài các căn cứ nêu ở khoản 1 Điều này thì căn cứ ký kết hợp đồng còn bao gồm dự án đầu tư xây dựng công trình được duyệt và thiết kế FEED (trường hợp thiết kế do tư vấn nước ngoài thực hiện).

4. Nội dung của hợp đồng xây dựng

Nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng xây dựng là những nội dung, khối lượng công việc mà bên giao thầu ký kết với bên nhận thầu và phải được các bên thỏa thuận rõ trong hợp đồng. Nội dung và khối lượng công việc được xác định căn cứ vào hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất, các biên bản đàm phán và các văn bản pháp lý có liên quan. Tựy từng loại hợp đồng xây dựng cụ thể, nội dung công việc thực hiện được xác định như sau:

4.1.Đối với hợp đồng tư vấn xây dựng: là việc lập quy hoạch; lập dự án đầu tư xây dựng công trình; thiết kế; khảo sỏt; giám sỏt thi công xây dựng; thẩm tra thiết kế, dự toán và các công việc tư vấn khác;

4.2. Đối với hợp đồng thi công xây dựng: là việc cung cấp vật liệu xây dựng, nhân lực, máy và thiết bị thi công và thi công xây dựng công trình;

4.3. Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ: là việc cung cấp thiết bị; hướng dẫn lắp đặt, sử dụng, vận hành thử, vận hành, đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có);

206

4.4. Đối với hợp đồng EPC: là việc thiết kế, cung cấp vật tư, thiết bị và thi công xây dựng công trình;

4.5. Đối với hợp đồng chìa khóa khóa trao tay: nội dung chủ yếu là việc lập dự án đầu tư; thiết kế; cung cấp thiết bị và thi công xây dựng công trình; đào tạo, hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa; chuyển giao công nghệ; vận hành thử.

5. Điều chỉnh giá và điều chỉnh hợp đồng xây dựng

5.1. Việc điều chỉnh giá và điều chỉnh hợp đồng xây dựng chỉ áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng theo hợp đồng đó ký. Khi điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng (giá hợp đồng sau điều chỉnh) không làm vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì chủ đầu tư được quyền quyết định điều chỉnh, trường hợp vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì phải báo cáo Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép.

5.2. Đối với hợp đồng trọn gói, thì chỉ được điều chỉnh hợp đồng cho những khối lượng công việc bổ sung ngoài phạm vi hợp đồng đó ký (đối với hợp đồng thi công xây dựng là nằm ngoài phạm vi công việc phải thực hiện theo thiết kế; đối với hợp đồng tư vấn là nằm ngoài nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện).

5.3. Điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng

a) Việc điều chỉnh giá hợp đồng chỉ áp dụng đối với hợp đồng theo đơn giá cố định, đơn giá điều chỉnh và hợp đồng theo thời gian. Trong hợp đồng xây dựng các bên phải thỏa thuận cụ thể các trường hợp được điều chỉnh giá hợp đồng, trình tự, phạm vi, phương pháp và căn cứ điều chỉnh giá hợp đồng; phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng phải phù hợp với loại giá hợp đồng, tính chất công việc trong hợp đồng xây dựng.

b) Việc điều chỉnh giá hợp đồng được thực hiện thông qua việc điều chỉnh đơn giá, điều chỉnh khối lượng và được quy định như sau:

- Trường hợp khối lượng công việc phát sinh lớn hơn 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng hoặc khối lượng phát sinh chưa có đơn giá trong hợp đồng thì các bên thống nhất xác định đơn giá mới theo nguyên tắc thỏa thuận trong hợp đồng về đơn giá cho khối lượng phát sinh;

- Trường hợp khối lượng phát sinh nhỏ hơn hoặc bằng 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng thì ỏp dụng đơn giá trong hợp đồng, kể

207

cả đơn giá đó được điều chỉnh theo thỏa thuận của hợp đồng (nếu có) để thanh toán;

- Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và hợp đồng theo thời gian thì khi giá nhiờn liệu, vật tư, thiết bị do Nhà nước áp dụng biện pháp bỡnh ổn giá theo quy định của Pháp lệnh giá có biến động bất thường hoặc khi nhà nước thay đổi chính sách về thuế, tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến giá hợp đồng thì được điều chỉnh đơn giá nếu được phép của cấp quyết định đầu tư và các bên có thoả thuận trong hợp đồng;

- Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, thì đơn giá trong hợp đồng được điều chỉnh cho những khối lượng công việc mà tại thời điểm ký hợp đồng, bên giao thầu và bên nhận thầu cam kết sẽ điều chỉnh lại đơn giá do trượt giá sau một khoảng thời gian nhất định kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực.

5.4. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng

a) Điều chỉnh hợp đồng bao gồm điều chỉnh khối lượng, điều chỉnh giá hợp đồng, điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng và các nội dung khác (nếu có) mà các bên đó thỏa thuận trong hợp đồng.

b) Khi điều chỉnh hợp đồng xây dựng không làm thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc không vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì chủ đầu tư được quyền quyết định; trường hợp làm thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép.

6. Quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng

6.1. Trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của mỡnh, các bên cần lập kế hoạch và biện phỏp tổ chức thực hiện phự hợp với nội dung của hợp đồng đó ký kết nhằm đạt được các thoả thuận trong hợp đồng.

6.2. Tùy từng loại hợp đồng xây dựng, nội dung quản lý thực hiện hợp đồng có thể bao gồm:

a) Quản lý tiến độ thực hiện hợp đồng;

b) Quản lý về chất lượng;

c) Quản lý khối lượng và giá hợp đồng;

d) Quản lý về an toàn lao động, bảo vệ môi trường và phũng chống cháy nổ;

đ) Quản lý điều chỉnh hợp đồng và các nội dung khác của hợp đồng.

208

VI. QUẢN LÝ THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1. Điều kiện để khởi công xây dựng công trình

Công trình xây dựng chỉ được khởi công khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

1.1. Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng do chủ đầu tư xây dựng công trình và nhà thầu thi công xây dựng thoả thuận

1.2. Có giấy phép xây dựng đối với những công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng

1.3. Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục, công trình đã được phê duyệt

1.4. Có hợp đồng xây dựng

1.5. Có đủ nguồn vốn để đảm bảo tiến độ xây dựng công trình theo tiến độ đã được phê duyệt trong dự án đầu tư xây dựng công trình

1.6. Có biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng

2. Yêu cầu đối với công trường xây dựng

Tất cả các công trình xây dựng phải được treo biển báo tại công trường thi công. Nội dung biển báo bao gồm:

2.1. Tên chủ đầu tư xây dựng công trình, tổng vốn đầu tư, ngày khởi công, ngày hoàn thành .

2.2. Tên đơn vị thi công, tên người chỉ huy công trường.

2.3. Tên đơn vị thiết kế, tên chủ nhiệm thiết kế.

2.4. Tên tổ chức hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình.

2.5. Chủ đầu tư xây dựng công trình, chỉ huy trưởng công trường, chủ nhiệm thiết kế, tổ chức hoặc người giám sát thi công công trình ngoài việc ghi rõ tên, chức danh còn phải ghi địa chỉ liên lạc, số điện thoại

209

3. Quản lý thi công xây dựng công trình

Quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm quản lý khối lượng xây dựng, chất lượng xây dựng, quản lý tiến độ xây dựng, quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng, quản lý môi trường xây dựng.

- Thi công là quỏ trình qua đó nhà thầu với năng lực và điều kiện tương xứng, tổ chức kiến tạo công trinh theo đúng bản vẽ thiết kế, quy chuẩn- tiêu chuẩn xây dựng (XD) và những cam kết trong hợp đồng A-B

- Thi công tạo nên chất lượng tổng hợp và hiệu quả đích thực của công trình xây dựng (CTXD).

- Thi công được biểu hiện ở hai phương diện: phương diện kỹ thuật thực hiện và phương diện tổ chức thực hiện:

+ Phương diện kỹ thuật thi công chỉ ra những giải pháp kỹ thuật nào có thể sử dụng để thi công công trình đạt được chất lượng theo quy định;

+ Phương diện tổ chức sản xuất làm rõ: bằng phương án tổ chức sản xuất (SX) nào thì công trình được tạo ra vừa đảm bảo chất lượng quy định, vừa rút ngắn thời gian thi công (TC) và giảm chi phí xây lắp (XL).

3.1. Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình

a- Tiến độ thi công và lập kế hoạch tiến độ thi công

- Tiến độ thi công (TĐTC) là một sơ đồ bố trí tiến trình thực hiện các hạng mục công việc nhằm xây dựng công trình có hiệu quả nhất theo hợp đồng thi công đó ký giữa A và B.

- Lập kế hoạch tiến độ thi công (KHTĐTC):

+ Lập KHTĐTC là phần việc quan trọng nhất của thiết kế TCTC;

+ KHTĐTC chứa đựng tổng hợp các yếu tố, các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật quan trọng nhất mà nhà thầu phải thực hiện;

+ Kế hoạch tiến độ còn phản ánh trình độ công nghệ và năng lực sản xuất của nhà thầu xây dựng.

b- Vai trũ của kế hoạch tiến độ

- Kế hoạch tiến độ (KHTĐ) là tài liệu thể hiện rõ các căn cứ, các thông tin

210

cần thiết để nhà thầu tổ chức và quản lý tốt mọi hoạt động xây lắp trên toàn công trường.

Trong kế hoạch tiến độ thi công, thường thể hiện rõ:

+ Danh mục công việc, tính chất công việc, khối lượng công việc theo từng danh mục;

+ Phương pháp thực hiện (phương pháp công nghệ và cách tổ chức thực hiện), nhu cầu lao động, xe máy, thiết bị thi công và thời gian cần thiết thực;

+ hiện từng đầu việc;

+ Thời điểm bắt đầu, kết thúc của từng đầu việc và mối quan hệ trước sau về không gian, thời gian, về công nghệ và tổ chức sản xuất của các công việc;

+ Thể hiện tổng hợp những đũi hỏi về chất lượng sản xuất, an toàn thi công và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đó có trên công truờng.

- KHTĐ còn là căn cứ để thiết lập các kế hoạch phụ trợ khác như: kế hoạch lao động-tiền lương, kế hoạch sử dụng xe máy, kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch đảm bảo tài chính cho thi công ...

- KHTĐ thi công được duyệt trở thành văn bản có tính quyền lực trong quản lý sản xuất.

c- Những yêu cầu về lập TĐTC

- Làm rõ danh mục các đầu việc, các tổ hợp công nghệ XL, các công việc trong từng tổ hợp công tác (đầy đủ, không trùng lặp, được sắp xếp theo trình tự kỹ thuật thi công).

- Thời gian thực hiện từng đầu việc cần được tính toán hoặc dự kiến đảm bảo độ chính xác cao- có xét đến thời gian chờ đợi kỹ thuật, thời gian thực hiện các nghiệp vụ quản lý, thời gian dự phũng cho sự chậm trễ của các công việc liền trước.

- Quan hệ trước sau của các công việc được xác lập theo nguyên lý "Ghộp sỏt" về thứ tự kỹ thuật và sử dụng mặt bằng sản xuất hoặc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.

- Làm lộ rõ các tuyến công tỏc then chốt, đường găng và các công việc

211

còn thời gian dự trữ

- Thời gian của tổng tiến độ được xác lập tối ưu, đảm bảo sử dụng các nguồn lực hợp lý, đảm bảo chất lượng và an toàn trong thi công

- Làm rõ các mốc tiến độ quan trọng, các giai đoạn thi công trọng yếu cần phải khống chế thực hiện

- Tổng tiến độ được thiết kế rõ ràng, dễ hiểu, thuận lợi cho quản lý sản xuất và giám sỏt thực hiện.

d) Công trình xây dựng trước khi triển khai phải được lập tiến độ thi công xây dựng. Tiến độ thi công xây dựng công trình phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án đã được phê duyệt.

e) Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tiến độ xây dựng công trình phải được lập cho từng giai đoạn, tháng, quý, năm.

g) Nhà thầu thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ lập tiến độ thi công xây dựng chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện nhưng phải bảo đảm phù hợp với tổng tiến độ của dự án.

h) Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát và các bên có liên quan có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng không được làm ảnh hưởng đến tổng tiến độ của dự án.

Trường hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để quyết định việc điều chỉnh tổng tiến độ của dự án.

i) Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng trên cơ sở đảm bảo chất lượng công trình.

Nếu việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án thì nhà thầu xây dựng được xét thưởng theo hợp đồng. Trường hợp kéo dài tiến độ xây dựng gây thiệt hại thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại và bị phạt vi phạm hợp đồng.

3.2 Các thớ dụ về tiến độ

212

Thớ dụ 1. Cần lập TĐTC một bức tường vây bằng bê tông cốt thép đổ toàn khối (chu vi 160m, chiều cao 6m). Cần phải thực hiện 4 quỏ trình chính: cốt thộp (T), ván khuụn (V), bờ tông (B) và thỏo ván khuụn D(v).

Chia chiều dài tường thành 8 phân đoạn (m = 8), chiều cao thành 2 đợt thi công (a=2). Lần lượt xem xét 3 trường hợp có thể xảy ra:

1) Dây chuyền đẳng nhịp- đồng nhất, với nhịp K = 1 ngày

2) Dây chuyền đẳng nhịp, không đồng nhất (bảng 2.5b)

3) Nhịp các dây chuyền thay đổi (bảng 2.5c)

Bảng 2.5b Bảng 2.5c Thời gian các phân đoạn Thời gian các phân đoạn Chia

tầng Công việc 1 2 3 4 5 6 7 8 1 2 3 4 5 6 7 8 1.(T) 3 3 3 3 3 3 3 3 2 1 1 1 3 1 1 1 2.(V) 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 3.(B) 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2

T1

4.D(v) 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1.(T) 3 3 3 3 3 3 3 3 1 2 1 2 1 1 1 1 2.(V) 1 1 1 1 1 1 1 1 1 3 1 1 1 1 1 1 3.(B) 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2

T2

4.D(v) 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

a.Tiến độ cho trường hợp 1): b.Tiến độ cho trường hợp 2) - bố trí 3 tổ vào đặt thép

T V B DV

8 7 6 5 4 3 2

TÇng 1

1 8 7 6 5 4 3 2

TÇng 2

1 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 21

213

c. Tiến độ cho trường hợp 3), là trường hợp nhịp điệu SX ở các phân đoạn thi công có thay đổi (Học viên tự vẽ)

Thớ dụ 2. Lập tiến độ thi công xây lắp một cây cầu vượt, với số liệu cho trong bảng sau: TT Tên công việc Thời gian TT Tên công việc Thời gian

1 2 3 4 5 6 7 8

Đào đất Đa Đào đất Đb Đào đất Đc Đào đất Đd Đóng cọc Cb TC móng Ma TC móng Ma TC móng Mb

4 2 2 5

12 8 4 4

9 10 11 12 13 14 15 16

TC móng Md TC mố ma TC trụ Tb TC trụ Tc TC md TC dầm D1 TC dầm D2 TC dầm D3

10 16 8 8

20 8 8 8

Thớ dụ này nhằm minh họa cho hai tình huống:

T1

T2

214

- Tình huống 1: Khi lực lượng thi công không thay đổi, nếu thay đổi thứ tự thực hiện các phân khu thi công thi thời gian của tiến độ sẽ thay đổi;

- Tình huống 2: Bố trí TĐ chỉ xét về điều kiện kỹ thuật và mặt bằng TC cho phép.

TRÌNH TỰ CÔNG NGHỆ THI CÔNG CẦU VƯỢT ĐẤT CỌC MÓNG MỐ VÀ TRỤ LẮP DẦM

Các công việc được thực hiện theo thứ tự: a b c d

Riêng công tác đất thực hiện theo thứ tự: b c a d

Riêng công tác đất thực hiện theo thứ tự: b a c d

215

Các công việc tiến hành song song ở các vị trớ a, b, c, d

(trường hợp này chỉ xét theo trình tự kỹ thuật thi công và điều kiện mặt bằng thi công cho phép)

3.3. Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình

a) Việc thi công xây dựng công trình phải được thực hiện theo khối lượng của thiết kế được duyệt.

b) Khối lượng thi công xây dựng được tính toán, xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và được đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng.

c) Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình được duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng phải xem xét để xử lý. Riêng đối với công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để xem xét, quyết định.

Khối lượng phát sinh được chủ đầu tư, người quyết định đầu tư chấp thuận, phê duyệt là cơ sở để thanh toán, quyết toán công trình.

d) Nghiêm cấm việc khai khống, khai tăng khối lượng hoặc thông đồng giữa các bên tham gia dẫn đến làm sai khối lượng thanh toán nhằm mục đích vụ lợi.

3.4. Quản lý chất lượng thi công xây dựng

Cùng với sự phát triển nền kinh tế quốc dân liên tục, nhanh chóng và lành mạnh, quy mô hoạt động xây dựng trong những năm qua ngày càng mở rộng, thị trường xây dựng ngày càng sôi động, tính xã hội của quỏ trình xây dựng ngày càng cao, địa vị của ngành xây dựng trong phỏt triển kinh tế và xã hội ngày càng quan trọng. Chỉ trong một thời gian ngắn, ngành xây dựng nước ta đạt được sự tăng tốc khá hoàn hảo có khả năng tiếp cận và làm chủ các công nghệ, kỹ thuật xây dựng hiện đại của thế giới, đồng thời tạo sự thay đổi quan trọng trong nhận

216

thức về vai trũ của khoa học quản lý trong đó có quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Chúng ta đang xây dựng Nhà nước Pháp quyền mà theo đó “Quyền và Nghĩa vụ” của các chủ thể trong xã hội được quy định rõ trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật QPPL). Hệ thống văn bản QPPL trong hoạt động xây dựng đó được từng bước hoàn thiện không chỉ quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng mà còng quy định chế tài trách nhiệm liên quan đến chất lượng công trình thuộc Dự án đầu tư xây dựng theo nguyên tắc: người tham gia hoạt động xây dựng phải chịu trách nhiệm về chất lượng đối với sản phẩm do mỡnh làm ra. Thuật ngữ “chất lượng” của một sản phẩm đó được chúng ta hiểu như là sự đáp ứng yêu cầu nờn nội hàm về chất lượng công trình đó được bao hàm những thành tố rộng hơn. Không chỉ dừng lại ở các tiêu chí độ bền vững, an toàn mà còn phải xây dựng công trình theo quy hoạch, bảo đảm mỹ quan,bảo vệ môi trường và cảnh quan chung, hiệu quả trong khai thác sử dụng. Như vậy, để một sản phẩm xây dựng làm thỏa món yờu cầu của khách hàng thì phải lấy phũng ngừa công trình kộm chất lượng làm chủ đạo. Muốn phũng ngừa chủ động và hiệu quả, hoạt động xây dựng trong nền kinh tế thị trường cần chuyển động theo hướng “chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa”. Với những qui định về điều kiện năng lực đôi với tổ chức, cá nhân tham gia hoat động xây dựng đó là một giải phỏp chủ động quan trọng để phũng ngừa những sản phẩm xây dựng kộm chất lượng. Nếu để cá nhân, tổ chức không có năng lực phù hợp thực hiện xây dựng mà để xảy ra sự cố hoặc công trình kộm chất lượng thì không chỉ có người làm ra sản phẩm đó phải đền bù thiệt hại mà người lựa chọn cá nhân, tổ chức đó còng chịu trách nhiệm liên đới.

Nhìn nhận về sự đổi mới trong lĩnh vực quản lý chất lượng công trình xây dựng thời gian qua chỳng ta cần nhìn lại sự đổi mới theo hướng pháp chế hoá hoạt động xây dựng ngày một hoàn thiện theo tiến trình đổi mới nền kinh tế.

Để hướng dẫn những nội dung quản lý chất lượng công trình xây dựng, Chính phủ đó ban hành Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Là một trong 5 Nghị định hướng dẫn Luật Xây dựng (NĐ 08 về QLQH; NĐ 12 về QLDA, NĐ 209 về QLCLCTXD, NĐ 46 về Thanh tra XD và NĐ 71 về Công trình đặc thù) đó thể hiện rất rõ sự quan từm của Chính phủ về sự đảm bảo chất lượng công trình xây dựng. Nhìn tổng thể, từ ngày Luật Xây dựng được Quốc hội thông qua và các văn bản hướng dẫn Luật có hiệu lực đó tạo ra nhiều chuyển biến quan trọng

217

trong lĩnh vực quản lý chất lượng công trình xây dựng. Hệ thống văn bản QPPL về QLCLCTXD là khả thi, tiến bộ và khá hoàn chỉnh. Vấn đề còn lại là sự tuõn thủ phỏp luật của từng chủ thể tham gia hoạt động xây dựng. Có thể khẳng định rằng, ở công trình nào công tỏc quản lý chất lượng công trình xây dựng được quan tâm, nghiêm túc thực hiện đúng pháp luật thì ở đó chất lượng công trình được đảm bảo và ít có sai phạm kỹ thuật.

S¬ ®å 2

n é i d u n g q u ¶ n l ý n h µ n ­ í c v Ò c h Ê t l ­ î n g c « n g t r ×n hx © y d ù n g t r o n g n Ò n k in h t Õ t h Þ t r ­ ê n g

Q u ¶ n l ý n h µ n ­ í cv Ò c h Ê t l ­ î n g C T X D

V ¨ n b ¶ nQ P P L

V ¨ n b ¶ nq p k t

h Ö t h è n gt æ c h ø c

n h u

c Ç u

c ñ a

k h ¸ c h

h µ n g

h ­ í n g d É nv µ k iÓ m t r a

t h o ¶

m · n

n h u

c Ç u

k h ¸ c h

h µ n g

q u ¸ t r ×n h h ç t r î ® Ó t ¹ o r a s ¶ n p h È m c ã c h Ê t l ­ î n g

q u ¸ t r ×n h t ¹ o r a s ¶ n p h È m x © y d ù n g

a- Quản lý chất lượng khảo sát

Luật xây dựng và Nghị định 209 về QLCLCTXD quy định trách nhiệm Chính về chất lượng khảo sát thiết kế là đơn vị tư vấn được nhận thầu hoặc giao thầu thực hiện nhiệm vụ này. Chủ đầu tư phải nghiệm thu sản phẩm khảo sát thiết kế căn cứ vào hợp đồng kinh tế trong đó đó nờu các yờu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn làm căn cứ. Thẩm định của cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước về xây dựng là sự thoả món các yờu cầu về sự tuõn thủ trình tự phỏp lý, chấp hành các quy định kỹ thuật và sự thoả món các yờu cầu vào lợi ớch cộng đồng. Như vậy ở giai đoạn khảo sỏt thiết kế, quy trình này rõ hơn về quyền lực và trách nhiệm của từng chủ thể. Chắc chắn các chủ đầu tư sẽ chọn được các nhà thầu khảo sát thiết kế thực sự có năng lực. Ngược lại, các đơn vị tư vấn này còng phải thực sự đổi mới mỡnh để tồn tại trong cơ chế minh bạch và khắc nghiệt của

218

nền kinh tế thị trường.

b- Quản lý nội dung thiết kế

Việc triển khai xây dựng công trình được dựa trên bản vẽ thiết kế xây dựng công trình. Do đó, thiết kế xây dựng công trình vừa phải bảo đảm tính khái quát nhưng còng phải thể hiện cụ thể phương án kiến trúc của công trình xây dựng để hoạt động triển khai được diễn ra thuận lợi đảm bảo đúng thiết kế.

Điều 8 của Thông tư 27/2009 đó hướng dẫn chi tiết việc lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình (quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 và Điều 14 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP):

- Chủ đầu tư có trách nhiệm lập hoặc thuê tư vấn lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình. Nhiệm vụ thiết kế phải phự hợp với chủ trương đầu tư đó được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

-Nhiệm vụ thiết kế do chủ đầu tư phê duyệt là căn cứ để nhà thầu tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình. Trước khi phê duyệt, chủ đầu tư có thể mời tổ chức, chuyên gia góp ý hoặc thẩm tra nhiệm vụ thiết kế khi thấy cần thiết.

- Nhiệm vụ thiết kế phải nờu rõ các nội dung cơ bản sau: mục tiêu xây dựng công trình; các căn cứ để lập nhiệm vụ thiết kế; địa điểm xây dựng; các yêu cầu về quy hoạch, cảnh quan và kiến trúc đối với khu đất xây dựng công trình; quy mụ công trình; các yờu cầu về công năng sử dụng, kiến trúc, mỹ thuật và kỹ thuật của công trình.

- Tại các bước thiết kế, nhiệm vụ thiết kế có thể được bổ sung phù hợp với điều kiện thực tế để đảm bảo hiệu quả cho dự án đầu tư xây dựng công trình.

Trường hợp việc bổ sung nhiệm vụ thiết kế làm thay đổi thiết kế cơ sở dẫn đến thay đổi địa điểm, quy hoạch, quy mô, mục tiêu dự án hoặc vượt tổng mức đầu tư được duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư quyết định.

Điều 10 (TT 27) còng hướng dẫn việc điều chỉnh thiết kế theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 Nghị định 209/2004/NĐ-CP:

-Trong quỏ trình thi công xây dựng công trình, chủ đầu tư được quyền điều chỉnh thiết kế khi phát hiện thấy những yếu tố bất hợp lý sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình, tiến độ thi công xây dựng, biện pháp thi công và hiệu quả đầu tư của dự án.

219

- Nhà thầu thiết kế có nghĩa vụ sửa đổi, bổ sung hoặc thay đổi các thiết kế bất hợp lý nếu do lỗi của mỡnh gây ra và có quyền từ chối những yờu cầu điều chỉnh thiết kế bất hợp lý của chủ đầu tư xây dựng công trình. Chủ đầu tư có quyền thuê nhà thầu thiết kế khác thực hiện sửa đổi, bổ sung thay đổi thiết kế trong trường hợp nhà thầu thiết kế ban đầu không thực hiện các việc này. Nhà thầu thiết kế thực hiện sửa đổi, bổ sung thay đổi thiết kế phải chịu trách nhiệm về chất lượng những sửa đổi, bổ sung thay đổi thiết kế này.

-Trường hợp điều chỉnh thiết kế không làm thay đổi địa điểm, quy hoạch xây dựng, mục tiêu, quy mô hoặc không làm vượt tổng mức đầu tư đó được duyệt của công trình thì chủ đầu tư được quyền tự điều chỉnh thiết kế. Những nội dung điều chỉnh thiết kế phải được thẩm định, phê duyệt lại.

Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các nội dung chủ yếu là: phương án công nghệ, công năng sử dụng, phương án kiến trúc, tuổi thọ công trình; phương án kết cấu, kỹ thuật của công trình; phương án phũng chống cháy, nổ; phương án sử dụng năng lượng đạt hiệu suất cao; giải pháp bảo vệ môi trường; tổng dự toán chi phí xây dựng phù hợp với từng bước thiết kế xây dựng.

Thiết kế xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu chung sau (Điều 52 LXD):

- Phù hợp với quy hoạch xây dựng cảnh quan, điều kiện tự nhiên và các quy định về kiến trúc, dự án đầu tư xây dựng công trình đó được phê duyệt.

- Phù hợp với thiết kế công nghệ trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình có thiết kế công nghệ.

- Nền móng công trình phải bảo đảm bền vững, không bị lún nứt, biến dạng quá giới hạn cho phép làm ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình, các công trình lõn cận.

- Nội dung thiết kế xây dựng công trình phải phự hợp với yờu cầu của từng bước thiết kế, thoả món yờu cầu về chức năng sử dụng; bảo đảm mỹ quan, giá thành hợp lý.

- An toàn, tiết kiệm, phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng; các tiêu chuẩn về phũng chống cháy, nổ, bảo vệ mụi trường và những tiêu chuẩn liên quan; đối với những công trình công cộng phải bảo đảm thiết kế theo tiêu chuẩn cho người tàn tật.

220

- Đồng bộ trong từng công trình, đáp ứng yêu cầu vận hành, sử dụng công trình; đồng bộ với các công trình liên quan.

Đối với công trình dõn dụng và công trình công nghiệp, ngoài các yờu cầu trên còn phải bảo đảm các yêu cầu sau:

- Kiến trỳc công trình phải phự hợp với phong tục tập quán và văn hoá, xã hội của từng vựng, từng địa phương.

- An toàn cho người khi xẩy ra sự cố, điều kiện an toàn, thuận lợi, hiệu quả cho hoạt động chữa cháy, cứu nạn, bảo đảm khoảng cách giữa các công trình, sử dụng các vật liệu, trang thiết bị chống cháy để hạn chế tác hại của đám cháy đối với các công trình lõn cận và mụi trường xung quanh.

- Các điều kiện tiện nghi, vệ sinh, sức khoẻ cho người sử dụng.

- Khai thác tối đa thuận lợi và hạn chế bất lợi của thiên nhiên nhằm bảo đảm tiết kiệm năng lượng.

c- Tổ chức quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình bao gồm giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu công trình

Áp dụng mụ hình chuyên nghiệp hóa, chuyên môn hóa

Từ trước tới nay, giai đoạn thi công xây dựng thường được chú ý nhiều nhất thậm chí có những văn bản QPPL trước đây nói về QLCLXD là nói tới các công việc của giai đoạn này là chính. Có thể nói, những yêu cầu mới về quản lý chất lượng ở giai đoạn này có những đổi mới và mang tính cải cách. Các chủ thể liên quan ở đây gồm: nhà thầu, đơn vị thiết kế, tư vấn giám sát của chủ đầu tư và chủ đầu tư, vai trũ của cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước về chất lượng xây dựng. Tôi nêu một số yêu cầu về vai trũ của mỗi chủ thể trong giai đoạn xây lắp:

- Chủ đầu tư vẫn là chủ thể duy nhất, có trách nhiệm quản lý chất lượng công trình. Họ phải có tổ chức tư vấn chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hoá (của mỡnh hoặc phải thuờ) để giám sát quản lý chất lượng, tiến độ và khối lượng xây lắp. Tư vấn giám sát là đại diện có quyền lực của chủ đầu tư để quyết định các vấn đề kỹ thuật. Họ có trách nhiệm yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng thiết kế, đồng thời họ có nghĩa vụ phát hiện giúp chủ đầu tư những thiếu sót (nếu có) của thiết kế. Sự xuất hiện của tư vấn giám sát quản lý như là một chế độ bắt buộc sẽ là một cải cách cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực QLCLCTXD ỏ nước ta.

221

Sơ đồ - Quan hệ giữa kỹ sự giám sỏt với các bên trong xây dựng công trình

A. Chủ công trình; B. Thi công; C. Thiết kế; D. Giám sỏt

1. Quan hệ hợp đồng; 2. Quan hệ quản lý hợp đồng; 3. Quan hệ quản lý một phần hợp đồng; 4. Quan hệ thông báo tin tức.

Chế độ giám sát - quản lý xây dựng là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa và phân công xã hội hoá cao độ. Chế độ này đó được thực hiện ở trên thế giới hàng trăm năm rồi và được nhiều nước, đặc biệt là các nước TBCN phát triển tôn sùng. Mô hình quản lý này thực sự là một sản phẩm khoa học và nú hữu ớch cho mọi quốc gia.

Công cuộc đổi mới và mở cửa là cơ hội để mô hình tiờn tiến này xõm nhập vào thị trường xây dựng Việt Nam. Chế độ giám sát quản lý theo tập quán quốc tế đó được chúng ta làm quen trong hầu hết các dự án có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài và các dự án chúng ta vay vốn của các tổ chức tiền tệ thế giới và khu vực (Sơ đồ 4). Các chủ đầu tư, các nhà thầu Việt Nam và cả các đơn vị tư vấn giám sát - quản lý của chỳng ta vốn là thầu phụ đó tiếp cận mụ hình quản lý này.

Chỳng ta nhìn nhận sự ưu việt của mô hình thể hiện qua một số mặt sau:

- Thứ nhất là mụ hình này đó gúp phần cải cách cơ cấu bố trí tiềm lực của

1

3 4 2

1

A

C B

1

4

D

222

chúng ta một cách khoa học trên cơ sở sự phân công xã hội hóa cao độ. Các đơn vị đảm nhận nhiệm vụ này là các tổ chức tư vấn tập hợp các chuyên gia có trình độ cao về chuyên môn được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ quản lý. Họ đứng ở vị thế tương đối độc lập và căn cứ làm việc của họ là pháp luật và tiêu chuẩn kỹ thuật, những quy định liên quan của nhà nước về đầu tư và xây dựng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ đầu tư và nhà thầu xây lắp.

- Thứ hai là mụ hớnh này gúp phần quan trọng cải cách hình thức quản lý dự án. Chỳng ta sẽ bớt đi các chủ đầu tư (vốn thường được gọi là bên A) với nhiều quyền uy nhưng không đầy đủ các chyên gia có trình độ về chuyên môn và nghiệp vụ. Thậm chí nhiều chủ đầu tư hầu như không có sự hiểu biết về nghề xây dựng. Chúng ta thực sự đó trả giá cho mụ hình này với nhiều công trình chất lượng kém và các ban quản lý dự án(bên A) rất cồng kềnh và thiếu việc khi dự án kết thỳc.

- Thứ ba. Mụ hình quản lý này sẽ là công cụ quan trọng góp phần lập lại trật tự trên thị trường xây dựng. Những hành vi bỏ giá thầu cực thấp để bớt xén vật liệu, đưa vật liệu kém chất lượng vào công trình, đưa thợ không có tay nghề tương ứng hoặc dùng thiết bị công nghệ thi công không phù hợp sẽ được loại bỏ. Một thị trường xây dựng văn minh sẽ bớt đi những thất thoát do tiêu cực, tham nhũng. Những cái được quan trọng nhất là công trình được kiểm soát về mặt chất lượng sẽ phũng ngừa các sự cố hoặc công trình kộm chất lượng.

- Về phớa nhà thầu phải tự xây dựng kế hoạch chất lượng trong đó có tổ chức tư vấn của nhà thầu để tự giám sát chất lượng thi công. Họ phải kiểm tra chất lượng vật liệu, chất lượng sản phẩm. Chỉ khi nào nhà thầu khẳng định chất lượng thi công đảm bảo theo thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật thì mới yờu cầu được nghiệm thu. Như vậy nhà thầu là người chịu trách nhiệm chính và trước tiên về chất lượng công việc mỡnh hoàn thành. Yờu cầu của quy định mới về QLCLCTXD đũi hỏi nhà thầu phải tổ chức lại để quản lý tốt hơn về chất lượng tránh mọi rủi ro xảy ra để không bị chi phí đền bù, không gây những thiệt hại sinh mạng và giữ được uy tín cho đơn vị.

- Đối với đơn vị thiết kế thì văn bản này thể hiện sự tôn trọng tác quyền

223

nhưng còng đũi hỏi trách nhiệm của các nhà thiết kế về chất lượng sản phẩm trên giấy của mỡnh đang được hình thành bằng vật chất trong thực tiễn. Họ có nghĩa vụ giải thích cho nhà thầu các chi tiết không được mô tả hết. Họ phải có trách nhiệm xác nhận sự đúng đắn giữa thiết kế của họ và trong thực tiễn. Tất nhiên yêu cầu về sự giám sát tác giả của họ là không thường xuyên nhưng được quy định phải có khi chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng.

Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng (Điều 19 NĐ 209)

Hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng phải được trình bày, thuyết minh ngay trong hồ sơ dự thầu và phải được thông báo cho chủ đầu tư biết trước khi thi công xây dựng.

Tài liệu thuyết minh hệ thống quản lý chất lượng phải thể hiện rõ nội dung:

Sơ đồ tổ chức các bộ phận, cá nhân của nhà thầu thi công xây dựng chịu trách nhiệm quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô của từng công trường xây dựng; quyền và nghĩa vụ của các bộ phận, cá nhân này trong công tác quản lý chất lượng công trình.

Kế hoạch và phương thức kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng công trình bao gồm:

- Kiểm soát và đảm bảo chất lượng vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình và thiết bị công nghệ được sử dụng, lắp đặt vào công trình.

- Kiểm soỏt và đảm bảo chất lượng, đảm bảo an toàn công tác thi công xây dựng.

- Hình thức giám sỏt, quản lý chất lượng nội bộ và tổ chức nghiệm thu nội bộ.

- Kế hoạch tổ chức thí nghiệm và kiểm định chất lượng; quan trắc, đo đạc các thông số kỹ thuật của công trình theo yờu cầu thiết kế.

Quy trình lập và quản lý các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình thi công xây dựng, nghiệm thu; hình thức và nội dung nhật ký thi công xây dựng công trình; quy trình và hình thức báo cáo nội bộ, báo cáo chủ đầu tư; phát hành và xử lý các văn bản thông báo ý kiến của nhà thầu thi công xây dựng, kiến nghị và khiếu nại với chủ đầu tư và với các bên có liên quan.

224

Trách nhiệm của Chủ đầu tư (Điều 21 NĐ 209)

Chủ đầu tư thông qua tổ chức tư vấn quản lý Dự án hoặc tổ chức tư vấn chuyên giám sát chất lượng thi công xây dựng mà mỡnh thuờ hoặc mỡnh tự thực hiện khi có đủ điều kiện năng lực cần thực hiện việc giám sát chất lượng thi công xây dựng với 3 nhóm nhiệm vụ quan trọng sau để phũng ngừa nguy cơ chất lượng công trình gồm:

Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng;

Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đạt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yờu cầu của thiết kế;

Kiểm tra và giám sỏt Quỏ trình thi công xây dựng công trình

Nội dung giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình của Chủ đầu tư đối với hình thức Tổng thầu được hướng dẫn cụ thể tại khoản 2 điều 21 NĐ 209.

Giám sát tác giả thiết kế (Điều 22 NĐ 209)

Nhà thầu thiết kế thực hiện giám sỏt tỏc giả thiết kế:

Trong quỏ trình thi công xây dựng, nhà thầu lập thiết kế kỹ thuật đối với trường hợp thiết kế ba bước và nhà thầu lập thiết kế bản vẽ thi công đối với trường hợp thiết kế một bước hoặc hai bước phải thực hiện giám sát tác giả. Nhà thầu thiết kế cần thỏa thuận với chủ đầu tư về các trường hợp chấm dứt việc giám sát tác giả trong hợp đồng thiết kế xây dựng công trình.

Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình cử người đủ năng lực để thực hiện giám sỏt tỏc giả trong quỏ trình thi công xây dựng theo chế độ giám sát không thường xuyên hoặc giám sát thường xuyên nếu chủ đầu tư có yêu cầu riêng.

Nội dung giám sát tác giả thiết kế phải được thể hiện trong hợp đồng thiết kế xây dựng công trình bao gồm các việc:

Giải thích và làm rõ các tài liệu thiết kế công trình khi có yờu cầu của chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu giám sát thi công xây dựng;

Phối hợp với chủ đầu tư khi được yêu cầu để giải quyết các vướng mắc, phát sinh về thiết kế trong quỏ trình thi công, điều chỉnh thiết kế phù hợp với thực tế thi công xây dựng công trình và với yờu cầu của chủ đầu tư khi cần thiết;

Phát hiện, thông báo kịp thời cho chủ đầu tư hoặc cơ quan quản lý nhà

225

nước có thẩm quyền về việc thi công sai với thiết kế được duyệt và kiến nghị biện pháp xử lý.

Tham gia nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng, hạng mục công trình và công trình khi chủ đầu tư yêu cầu.

Ghi vào sổ nhật ký thi công xây dựng công trình hoặc sổ nhật ký giám sát của chủ đầu tư hoặc thể hiện bằng văn bản các ý kiến của mỡnh trong quỏ trình thực hiện giám sỏt tỏc giả thiết kế.

Nhật ký công trình

Nhà thầu thi công xây dựng phải lập và ghi nhật ký. Nhật ký thi công xây dựng công trình dựng để mô tả tình hình công việc và ghi chép các thông tin trao đổi giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình và các biện cứ liên quan khác. Nhà thầu thi công xây dựng có nhiệm vụ lập sổ nhật ký thi công xây dựng công trình. Sổ này phải được đánh số trang, đóng dấu giáp lai của nhà thầu thi công xây dựng và có xác nhận của chủ đầu tư. Sổ nhật ký thi công công trình có thể được lập cho từng hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng. Việc ghi chộp các thông tin trao đổi phải được thực hiện thường xuyên.

Nội dung ghi chụp các thông tin bao gồm:

Danh sách cán bộ kỹ thuật của các bên trực tiếp tham gia xây dựng công trình (chức danh và nhiệm vụ của từng người): thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng, giám sát tác giả thiết kế.

Diễn biến tình hình thi công hàng ngày trên công trường; mô tả chi tiết các sự cố, hư háng và các vi phạm, sai khác trong quá trình thi công trên công trường.

Các kiến nghị và những ý kiến chỉ đạo giải quyết các vấn đề phát sinh của các bên có liên quan.

Nghiệm thu, bàn giao công trình

Nghiệm thu, bàn giao công trình xây dựng là hoạt động nhằm đảm bảo sự kiểm tra giám sát của chủ đầu tư đối với nhà thầu thi công theo đúng thoả thuận trong Hợp đồng xây dựng và còng đảm bảo cho nhà thầu thiết kế giám sát việc thi công theo đúng thiết kế, là điều kiện để có thể đưa các hạng mục công trình vào vận hành. Nghiệm thu, bàn giao công trình còn là điều kiện quan trọng để thanh lý Hợp đồng thi công xây dựng.

226

Luật xây dựng quy định việc nghiệm thu công trình xây dựng phải thực hiện các quy định sau đây:

- Tuân theo các quy định về quản lý chất lượng xây dựng công trình.

- Nghiệm thu từng công việc, từng bộ phận, từng giai đoạn, từng hạng mục công trình, nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng. Riêng các bộ phận bị che khuất của công trình phải được nghiệm thu và vẽ bản vẽ hoàn công trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.

- Chỉ được nghiệm thu khi đối tượng nghiệm thu đó hoàn thành và có đủ hồ sơ theo quy định.

- Công trình chỉ được nghiệm thu đưa vào sử dụng khi đảm bảo đúng yêu cầu thiết kế, bảo đảm chất lượng và đạt các tiêu chuẩn theo quy định.

Việc bàn giao công trình xây dựng phải thực hiện các quy định sau đây :

- Bảo đảm các yêu cầu về nguyên tắc, nội dung và trình tự bàn giao công trình và đó xây dựng xong đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật vể xây dựng.

- Bảo đảm an toàn trong vận hành, khai thác khi đưa công trình vào sử dụng.

Nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm hoàn thiện thi công xây dựng, thu dọn hiện trường, lập bản vẽ hoàn công và chuẩn bị các tài liệu để phục vụ việc nghiệm thu công trình và bàn giao công trình.

Nghiệm thu nội bộ của nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 19 Nghị định 209/2004/NĐ-CP

Trước khi yêu cầu chủ đầu tư nghiệm thu, nhà thầu thi công xây dựng phải tự kiểm tra, khẳng định sự phù hợp về chất lượng các công việc xây dựng do mỡnh thực hiện so với yờu cầu của thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật kốm theo hợp đồng xây dựng. Tuỳ theo đặc điểm và quy mô của từng công trình xây dựng, kết quả nghiệm thu nội bộ có thể được thể hiện bằng biên bản nghiệm thu giữa người trực tiếp phụ trách thi công xây dựng và giám sát thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng hoặc thể hiện bằng cam kết về sự phù hợp chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng thể hiện ngay trong phiếu yêu cầu chủ đầu tư nghiệm thu.

Chủ đầu tư xây dựng công trình có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu, tiếp

227

nhận công trình xây dựng. Người tham gia nghiệm thu, bàn giao công trình phải chịu trách nhiệm cá nhân về sản phẩm do mỡnh xỏc nhận trong quỏ trình thi công xây dựng công trình và bàn giao công trình xây dựng.

Công tác QLCL giai đoạn xây lắp thể hiện thông qua công tác nghiệm thu mà ở đây có 3 bước chủ yếu:

Bước 1: Nghiệm thu công việc (Điều 24- NĐ209).

Bước 2: Nghiệm thu giai đoạn (Điều 25-NĐ209) .

Bước 3: Nghiệm thu hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng (Điều 26-NĐ209).

Công việc nghiệm thu do chủ đầu tư chủ trì và sự tham gia của các bên quy định trong các điều 24, 25, 26 của NĐ 209 có thể mô tả bằng sơ đồ sau (Sơ đồ 5) để làm rõ các đối tượng có trách nhiệm trực tiếp đánh giá chất lượng thi công xây dựng. Đối với cơ quan chức năng quản lý Nhà nước về CLCTXD được phân cấp có nghĩa vụ hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện đúng quy định và họ có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các quy định về QLCLCT của chủ đầu tư và các chủ thể khác. Họ thực hiện việc kiểm tra đột xuất và định kỳ. Định kỳ được quy định trong việc nghiệm thu chuyển giai đoạn ở 1 số công trình quan trọng và kiờmr tra công tỏc nghiệm thu của chủ đầu tư ở giai đoạn hoàn thành công trình. Cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước về chất lượng theo phân cấp có trách nhiệm kiểm tra và xác nhận sự thưc hiện đúng quy định của chủ đầu tư về mặt pháp lý và kỹ thuật. Công việc này của cơ quan quản lý Nhà nước hướng tới việc bảo vệ lợi ích chính đáng của chủ đầu tư và còng yêu cầu chủ đầu tư đảm bảo các lợi ích của con người thụ hưởng sản phẩm xây dựng và lợi ích của cả công đồng.

228

Nghiệm thu công việc hàng ngày (điều 24 NĐ 209):

Nghiệm thu chuyển giai đoạn (điều 25 NĐ 209):

Nghiệm thu hoàn thành (điều 26 NĐ 209):

Sơ đồ : Các bước nghiệm thu và thành phần tham gia

Trường hợp chủ đầu tư không phải là chủ quản lý, chủ sử dụng công trình thì khi nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng chủ đầu tư có thể mời chủ quản lý, chủ sử dụng công trình chứng kiến nghiệm thu nếu có yờu cầu.

Chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao công trình cho chủ quản lý, chủ sử

CễNG VIỆC, CẤU KIỆN

Giỏm sỏt kỹ thuật của Nhà thầu

Kỹ sư giám sát của Chủ đầu tư

- Cam kết về chất lượng--Yêu cầu được nghiệm thu

- Kiểm tra sự phự hợp với thiết kế - Chấp thuận nghiệm thu

GIAI ĐOẠN THI CÔNG

Giỏm sỏt kỹ thuật của Nhà thầu

Kỹ sư giám sát của Chủ đầu tư

- Cam kết về chất lượng - Yêu cầu được nghiệm thu

Kiểm tra sự phự hợp với thiết kế - Chấp thuận nghiệm thu

Tư vấn thiết kế (Khi CĐT yêu cầu)

Giỏm sỏt tỏc giả

CÔNG TRÌNH

Giỏm sỏt kỹ thuật của Nhà thầu

Kỹ sư giám sát của Chủ đầu tư

- Cam kết về chất lượng - Yêu cầu được n/thu

Kiểm tra sự phự hợp với thiết kế - Chấp thuận nghiệm thu

Tư vấn thiết kế

Giỏm sỏt tỏc giả

Chủ quản lý sử dụng

Kiểm tra và Nghiệm thu

229

dụng công trình sau khi đó tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình. Kết quả bàn giao công trình phải được lập thành biên bản.

Khi tiến hành bàn giao, chủ đầu tư phải giao cho chủ quản lý, chủ sử dụng công trình các tài liệu sau:

Hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công, các tài liệu có liên quan tới việc vận hành, bảo hành, bảo trì và các tài liệu khác trong hồ sơ hoàn thành công trình theo yờu cầu của chủ quản lý, chủ sử dụng công trình;

Danh mục các thiết bị phụ tùng, vật tư dự trữ chưa lắp đặt hoặc sử dụng.

Trường hợp bàn giao công trình áp dụng hợp đồng Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao (BOT), Hợp đồng Xây dựng-Chuyển giao-Kinh doanh (BTO), Hợp đồng Xây dựng-Chuyển giao (BT) thì Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư phải xem xét việc đáp ứng các điều kiện chuyển giao quy định tại Hợp đồng Dự án và Điều 32 Nghị định 78/2007/NĐ-CP.

3.4. Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng

3.4.1 Tổ chức quản lý và thực hiện các quy định về bảo hộ lao động, an toàn lao động và Vệ sinh lao động ở các đơn vị cở sở ngành xây dựng

Trong những năm gần đây các công trình, dự án được khởi công, bàn giao đưa vào vận hành, sử dụng ngày càng nhiều, rộng khắp trên 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tập trung nhiều nhất: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình dương… quy mô và độ phức tạp ngày càng lớn, như tòa nhà 70 tầng Kengnam, Thủy điện Sơn La, công trình dầu khí, cầu dây văng, hồ đập lớn…. Lực lượng tham gia hoạt động xây dựng ngày càng lớn, đa dạng về sở hữu, trong đó có cả yếu tố nước ngoài. Theo số liệu trong hồ sơ quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2005- 2009 số doanh nghiệp trong hoạt động xây dựng là 21.029, số lao động là 2.394.000 người.

An toàn trong xây dựng gồm an toàn công trình và an toàn lao động. An toàn công trình là lĩnh vực do Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm quản lý ngành. Do vậy, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản pháp quy kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng đã được nghiên cứu xây dựng khá đầy đủ, thường xuyên được rà soát bổ sung bao gồm hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật như Luật Xây dựng, các Nghị định của Chính phủ, các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn do Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành có

230

liên quan ban hành. Trong các văn bản đó đều đề cập đến an toàn, vệ sinh lao động trong xây dựng

Hệ thống các văn bản pháp quy kỹ thuật bao gồm các quy chuẩn xây dựng, các tiêu chuẩn xây dựng từ khâu khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng đến nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng, bảo trì công trình và kiểm định chất lượng…hình thành đồng bộ hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn giúp các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng kiểm soát được chất lượng công trình, bao gồm cả kiểm soát được an toàn công trình.

- Hệ thống các quy chuẩn xây dựng Việt Nam được Bộ Xây dựng ban hành từ năm 1996 (mặc dù quy định về Quy chuẩn mới được đưa vào Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2007). Hệ thống các quy chuẩn xây dựng Việt Nam được ban hành nhằm đưa ra các yêu cầu tối thiểu đảm bảo an toàn cho bản thân công trình, an toàn trong sử dụng và an toàn môi trường. Cho đến nay đã và đang hình thành các Quy chuẩn liên quan đến hầu hết các lĩnh vực quản lý của ngành xây dựng. Qui chuẩn qui hoạch (2 Quy chuẩn), Qui chuẩn về nhà ở và công trình (8 Quy chuẩn), Qui chuẩn về phân loại, phân cấp công trình (1 Quy chuẩn), Qui chuẩn về số liệu điều kiện tự nhiên (1 Quy chuẩn), Qui chuẩn về vật liệu xây dựng và sản phẩm xây dựng (1 Quy chuẩn), Qui chuẩn về an toàn thi công xây dựng (1 Quy chuẩn), Qui chuẩn về an toàn điện và công trình (1 Quy chuẩn), Qui chuẩn về an toàn cháy cho nhà và công trình (1 Quy chuẩn).

- Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng ở nước ta hình thành từ những năm 60 của thế kỷ trước. Cho đến nay Bộ xây dựng đã ban hành trên 1250 tiêu chuẩn dùng cho ngành xây dựng bao gồm các tiêu chuẩn mang mã hiệu khác nhau (TCVN, TCXD, TCXDVN, TCN…). Hệ thống tiêu chuẩn xây dựng bao gồm các nhóm: Kiến trúc và quy hoạch xây dựng (140 tiêu chuẩn); Khảo sát và thí nghiệm địa kỹ thuật, vật liệu xây dựng, công trình, môi trường (271 tiêu chuẩn; Vật liệu, sản phẩm và cơ khí xây dựng (245 tiêu chuẩn); Kết cấu và nền móng công trình (34 tiêu chuẩn); Hệ thống kỹ thuật công trình (42 tiêu chuẩn); Thi công xây dựng và quản lý chất lượng (55 tiêu chuẩn); Nước và môi trường (29 tiêu chuẩn); Xây dựng công trình giao thông và thuỷ lợi (34 tiêu chuẩn); An toàn lao động và phòng chống cháy nổ (47 tiêu chuẩn)…

Cùng với việc phổ biến, hướng dẫn triển khai áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động của Nhà

231

nước, hàng năm Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành hành các Chỉ thị, văn bản điều hành nhằm chấn chỉnh, tăng cường công tác an toàn lao động, giảm thiểu tai nạn trên các công trường xây dựng; khai thác, chế biến vật liệu xây dựng và triển khai thực hiện dự án thuộc Chương trình Quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động đến 2010.

Do sự phát triển nhanh của ngành xây dựng, tuy công tác an toàn lao động trong xây dựng đã được quan tâm, thời gian gần đây tình hình tai nạn lao động trong xây dựng, đặc biệt là tai nạn lao động nghiêm trọng và tai nạn lao động chết người vẫn thường xuyên xảy ra như ở các địa phương có nhiều công trình với quy mô lớn, tính chất phức tạp như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, điển hình là tại công trình Keangnam Hanoi landmark Tower; trong lĩnh vực như vận hành các thiết bị máy nâng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đã liên tiếp xảy ra trong thời gian vừa qua… .

Theo số liệu thống kê trong Hồ sơ Quốc gia và Bộ Xây dựng về an toàn vệ sinh lao động trong 5 năm gần đây, tai nạn lao động chết người trong lĩnh vực xây dựng trên phạm vi toàn quốc như sau

2005 2006 2007 2008 2009

DN thuộc

Bộ

ngành

Xây dựng

DN thuộc

Bộ

ngành

Xây dựng

DN thuộc

Bộ

ngành

Xây dựng

DN thuộc

Bộ

ngành

Xây dựng

DN thuộc

Bộ

ngành

Xây dựng

14 172 13 174 41 276 22 212 16 280

Nguyên nhân chủ yếu xảy ra tai nạn lao động: Theo đánh giá của Bộ Xây dựng thì, tai nạn lao động trong ngành Xây dựng chủ yếu tập trung ở các khâu ngã cao do đứng trên giàn giáo, sàn công tác không có che chắn, rào chắn (chiếm khoảng 10% tổng số vụ); do vật liệu rơi, đè, đổ. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác trong lĩnh vực khai thác đá làm vật liệu xây dựng…

+ Do lỗi của người sử dụng lao động và người lao động chiếm là chủ yếu;

+ Người sử dụng lao động đó vi phạm tiờu chuẩn, quy chuẩn an toàn trong quỏ trình lập biện phỏp bảo đảm an toàn trong thi công xây dựng (TCVN 5308-91). Người sử dụng lao động chưa triệt để tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động; chưa xây dựng đầy

232

đủ quy trình, biện pháp làm việc đảm bảo an toàn cho người lao động; tổ chức huấn luyện an toàn lao động chưa đúng theo quy định như về nội dung huấn luyện, thời gian huấn luyện…; không trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động theo quy định;

+ Người lao động làm việc không có thiết bị an toàn hoặc thiết bị an toàn không đảm bảo chất lượng; không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân và vi phạm quy trình an toàn lao động;

+ Chủ đầu tư và các nhà thầu hoạt động xây dựng không tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn về an toàn xây dựng dẫn đến sự cố công trình gây tai nạn lao động;

+ Trên các công trường xây dựng có nhiều nhà thầu tham gia, việc phối hợp, tổ chức mặt bằng thi công xây dựng chưa tốt, bộ phận quản lý công tác an toàn chưa phát huy được nhiệm vụ của mình. Thi công chồng chéo, sức ép về tiến độ thi công…

+ Quản lý công tác kiểm định các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động: Qui trình kiểm định; tiêu chí, điều kiện kỹ thuật đối với các tổ chức kiểm định khi kiểm định các máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

3.4.2 Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động

3.4.2.1 Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động

Trong Bộ luật Lao động đã quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động trong công tác bảo hộ lao động, quản lý sức khỏe người lao động và bảo vệ môi trường như sau:

- Người sử dụng lao động phải đảm bảo các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động và phải được thể hiện trong hợp đồng lao động (Điều 29, Chương IV) và trong bản thỏa ước lao động tập thể giữa người sử dụng lao động và người lao động (Chương V);

- Người lao động phải định kỹ kiểm tra máy, thiết bị theo tiêu chuẩn, phải trang bị đầy đủ các cơ cấu bao che, phòng ngừa..phải có biện pháp khắc phục ngay khi sự cố, tai nạn lao động, không được chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động đang điều trị bệnh tật;

233

- Người sử dụng lao động phải tuyển dụng lao động đúng tiêu chuẩn sức khỏe phù hợp với từng loại công việc theo quy định (Điều 102), người sử dụng lao động phải tổ chức định kỳ khám sức khỏe cho người lao động, đo lường các yếu tố có hại và đề ra các biện pháp đề phòng Điều 97, 100;

- Người sử dụng lao động có trách nhiệm chăm lo sức khỏe cho người lao động, kịp thời sơ cấp cứu khi có tai nạn xảy ra và phải chịu trách nhiệm để xảy ra tai nạn lao động, phải chịu trách nhiệm các khoản chi phí y tế, bảo hiểm xã hội cho; người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Điều 103, 105, 107), phải có trách nhiệm khai báo , điều tra, thống kê, báo cáo định kỳ tai nạn lao động theo quy định;

- Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, phải tổ chức huấn luyện, hướng dẫn, thông báo những quy định, biện pháp bảo đảm an toàn lao động khi làm việc, những nguy cơ tai nạn lao động (Điều 102);

- Người sử dụng lao động phải đóng kinh phí bảo hiểm xã hội cho người lao động 15% tổng số quỹ lương (người lao động đóng 5% tiền lương). Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động phải trả đư lương cho họ trong thời gian điều trị (Điều 141, 143).

Nghị định 06/CP, Điều 13 quy định nghĩa vụ và quyền hạn của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ:

- Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động;

- Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện các chế độ khác về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động theo quy định của nhà nước;

- Cử người giám sát việc thực hiện các quy định nội dung, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp; phối hợp với công đoàn cơ sở xây dựng và duy trì sự hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên;

- Xây dựng nội quy, quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với từng loại máy, thiết bị, vật tư kể cả khi đổi mới công nghệ, máy, thiết bị, vật tư và nơi làm việc theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước;

234

- Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động;

- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn, chế độ quy định;

- Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả tình hình an toàn lao động, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động với sở Lao động- Thương binh và xã hội và Bộ Xây dựng nơi doanh nghiệp hoạt động.

Người sử dụng lao động có quyền:

- Buộc người lao động phải tuân thủ các quy định, nội quy, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động;

- Khen thưởng người chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm trong việc thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động;

- Khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyết định của Thanh tra viên lao động về an toàn vệ sinh lao động nhưng vẫn phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định đó.

3.4.2.2. Quyền và nghĩa vụ của người lao động, được quy định trong Nghị định 06/CP

Người lao động có nghĩa vụ:

- Chấp hành những quy định, nội quy về an toàn lao đông, vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao;

- Phải sử dụng, gữi gìn phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, các thiết bị an toàn, vệ sinh nơi làm việc, nếu làm mất hoặc hư háng thì phải bồi thường;

- Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động.

Người lao động có quyền:

235

- Yêu cầu người sử dụng lao động bảo đảm điều kiện lao động an toàn, vệ sinh, cải thiện điều kiện lao động; trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện, thực hiện các biện pháp an toàn vệ sinh lao động;

- Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe dọa nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp; từ chối trở lại làm việc nơi nói trên, nếu những nguy cơ đó chưa được khắc phục;

- Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụng lao động vi phạm quy định của Nhà nước hoặc không thực hiện đúng các giao kết về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể.

3.4.3 Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong xây dựng, biện pháp phòng ngừa

3.4.3.1 Phân tích điều kiện lao động ngành xây dựng – phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại trong xây dựng gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động

1* Khái niệm điều kiện lao động, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

a- Điều kiện lao động

Trong quá trình lao động để tạo ra sản phẩm, con người phải làm việc trong những điều kiện nhất định, gọi là điều kiện lao động.

Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, tự nhiên, thể hiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, năng lực của người lao động và sự tác động qua lại giữa các yếu tố đó tạo nên điều kiện làm việc của con người trong quá trình lao động sản xuất.

Để có thể làm tốt công tác bảo hộ lao động thì phải đánh giá được các yếu tố điều kiện lao động, đặc biệt là phải phát hiện và xử lý được các yếu tố không thuận lợi đe dọa đến an toàn và sức khoẻ người lao động trong quá trình lao động, các yếu tố đó bao gồm:

* Các yếu tố của lao động:

- Máy, thiết bị, công cụ;

- Nhà xưởng;

236

- Năng lượng, nguyên nhiên vật liệu;

- Đối tượng lao động;

- Người lao động.

* Các yếu tố liên quan đến lao động

- Các yếu tố tự nhiên có liên quan đến nơi làm việc;

- Các yếu tố kinh tế, xã hội; Quan hệ, đời sống hoàn cảnh gia đình liên quan đến tâm lý người lao động.

Điều kiện người lao động không thuận lợi được chia làm 2 loại chính:

+ Yếu tố gây chấn thương, tai nạn lao động;

+ Yếu tố có hại đến sức khoẻ, gây bệnh nghề nghiệp.

*. Tai nạn lao động

Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra do tác động một cách đột ngột của các yếu tố nguy hiểm, độc hại gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động; xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc nhiệm vụ lao động kể cả trong thời gian khác theo quy định của Bộ luật lao động.

b- Bệnh nghề nghiệp

Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do tác động một cách từ từ của các yếu tố độc hại tạo ra trong sản xuất lên cơ thể con người trong quá trình lao động.

Như vậy cả tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đều gây huỷ hoại sức khoẻ con người hoặc gây chết người, nhưng khác nhau ở chỗ: tai nạn lao động gây huỷ hoại đột ngột còn bệnh nghề nghiệp thì gây suy giảm từ từ trong một thời gian nhất định.

3.4.3.2. Phân tích điều kiện lao động ngành xây dựng

Điều kiện lao động ngành xây dựng có những đặc thù sau:

- Chỗ làm việc của công nhân luôn thay đổi nay đây mai đó, ngay cả trong phạm vi một công trình, phụ thuộc vào tiến trình xây dựng. Do đó mà điều kiện lao động còng thay đổi luôn.

237

- Trong ngành xây dựng có nhiều công việc nặng nhọc mức cơ giới hoá thi công còn thấp nên phần lớn công nhân phải làm thủ công, tốn nhiều công sức, năng suất lao động rất thấp.

- Nhiều công việc buộc người công nhân phải làm việc ở tư thế gò bó, không thoải mái như quỳ gối, khom lưng, nằm ngửa…(ví dụ khi hàn). Nhiều công việc phải làm ở trên cao, những chỗ chênh vênh nguy hiểm (ví dụ lắp ghép) lại có những việc phải làm ở sâu dưới đất, dưới nước (ví dụ thăm dò địa chất, thi công giếng chìm…) …có nhiều nguy cơ tai nạn.

- Về tình trạng vệ sinh lao động, nhiều công việc công nhân xây dựng phần lớn phải thực hiện ở ngoài trời, chịu ảnh hưởng xấu của khí hậu như nắng gắt, giông bão, mưa dầm gió bắc v.v…

- Nhiều công việc công nhân phải làm trong môi trường ô nhiễm bởi các yếu tố có hại như bụi (trong công tác đất đá, vận chuyển vật liệu rời…), tiếng ồn và rung động lớn (đầm bêtông, gia công gỗ cơ khí), hơi khí độc (sơn, trang trí…).

Như vậy, điều kiện lao động trong xây dựng có nhiều khó khăn, phức tạp, nguy hiểm, độc hại cho nên phải hết sức quan tâm đến cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động.

3.4.3.3 Biện pháp phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm trong xây dựng

a- Phân loại các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương trong thi công xây dựng công trình

Yếu tố nguy hiểm là những yếu tố điều kiện lao động xấu có nguy cơ gây ra tai nạn lao động đối với người lao động, bao gồm:

*Nguy cơ ngã cao trong thi công xây dựng công trình

Trong quá trình thi công xây lắp các công trình, vị trí làm việc của công nhân luôn thay đổi và phần lớn các công việc phải thực hiện ở trên cao có nhiều nguy cơ gây tai nạn ngã cao. Các trường hợp ngã cao xảy ra thường rất đa dạng, cụ thể như:

- Tai nạn ngã cao xảy ra ở tất cả các dạng công tác thi công ở trên cao như xây, lắp đặt, tháo dỡ ván khuôn, lắp đặt cột thép, đổ, đầm bêtông, lắp ghép các kết cấu xây dựng và thiết bị, vận chuyển vật liệu lên cao, làm mái và các công tác hoàn thiện.

238

- Ngã cao thường hay xảy ra nhất khi công nhân làm việc ở xung quanh chu vi công trình, hoặc ở các bộ phận kết cấu nhô ra ngoài công trình; ngã cao khi làm việc trên mái, nhất là trên mái dốc, mái lợp bằng vật liệu ròn, dễ gãy vào (mái ngãi, mái lợp fibrô ximăng).

- Ngã cao xảy ra ở các vị trí: khi công nhân đi tới nơi làm việc (leo trèo trên tường; trên các kết cấu lắp ráp, trên dàn giáo, trên khung cốp pha, cốt thép để lên xuống; đi trên đỉnh dầm, đỉnh tường, trèo qua cửa sổ…); ngã khi đứng làm việc trên thang; ngã khi sàn thao tác bắc tạm bị đổ, gãy; ngã khi làm việc ở vị trí chênh vênh, nguy hiểm không đeo dây an toàn; ngã khi làm việc trên sàn, trên mái, trên dàn giáo không có lan can an toàn.

- Ngã cao không những chỉ xảy ra ở những công trường lớn, thi công tập trung, công trình cao, mà ở cả các công trường nhỏ, thấp tầng, thi công phân tán.

b- Các bộ phận truyền động và chuyển động của máy móc, thiết bị:

Có nhiều mối nguy hiểm có liên quan tới việc sử dụng các máy công tác trong xây dựng. Ta thường gặp trong các máy xây dựng các bề mặt chuyển động mà ở đó có các bộ phận quay hoặc chuyển động gần nhau. Ví dụ như các bánh răng, xích, đĩa xích, cua roa và bánh đai…Những điểm ăn khớp này phải được coi là nguy hiểm và phải được bảo vệ, che chắn cẩn thận nếu chúng không nằm kín sẵn bên trong máy. Các loại trục quay dù với bất kỳ đường kính và tốc độ nào còng là những mối nguy hiểm tương tự. Một nguyên nhân phổ biến gây tai nạn là quần áo trên người bị mắc và cuốn vào trục. Nếu trục không nằm kín bên trong máy thì nhất thiết phải có nắp đậy.

c -Vật văng bắn:

Thường gặp là phoi của máy gia công như: máy mài, máy tiện, đục kim loại; đá văng trong nổ mìn…

d-Vật rơi, đổ, sập:

Thường là hậu quả của trạng thái vật chất không bền vững, không ổn định gây ra như sập lò, vật rơi từ trên cao trong xây dựng; đá rơi, đá lăn trong khai thác đá, trong đào đường hầm; đổ tường, đổ cột điện, đổ công trình trong xây lắp; cây đổ; đổ hàng hóa trong sắp xếp kho tàng…

e-Nguồn nhiệt:

239

ở các lò nung vật liệu, kim loại nóng chảy, nấu ăn... tạo nguy cơ báng, nguy cơ cháy nổ;

f- Nguồn điện:

Theo từng mức điện áp và cường độ dòng điện tạo nguy cơ điện giật, điện phóng, điện từ trường, cháy do chập điện…; làm tê liệt hệ thống hô hấp, tim mạch.

g- Nổ bao gồm:

- Nổ vật lý: Trong thực tế sản xuất có thể nổ khi áp suất của môi chất trong các thiết bị chịu áp lực, các bình chứa khí nén, khí thiên nhiên hóa láng vược quá giới hạn bền cho phép của vỏ bình hoặc do thiết bị rạn nứt, phồng móp, bị ăn mòn do sử dụng lâu và không được kiểm định.

Khi thiết bị nổ sẽ sinh công rất lớn làm phá vào các vật cản và gây tai nạn cho mọi người xung quanh.

- Nổ hóa học: Là sự biến đổi về mặt hóa học của các chất diễn ra trong một thời gian rất ngắn, với một tốc độ rất lớn tạo ra lượng sản phẩm cháy lớn, nhiệt độ rất cao và áp lực lớn làm hủy hoại các vật cản, gây tai nạn cho người trong phạm vi vùng nổ.

Các chất có thể gây nổ hóa học bao gồm các khí cháy và bụi khi chúng hỗn hợp với không khí đạt đến một tỷ lệ nhất định kèm theo có mồi lửa thì sẽ gây nổ. Mỗi loại khí cháy nổ có thể nổ được khi hỗn hợp với không khí đạt được một tỷ lệ nhất định. Khoảng giới hạn nổ của khí cháy với không khí càng rộng thì sự nguy hiểm về giới hạn nổ hoá học càng tăng.

-Nổ của kim loại nóng chảy: Khi rót kim loại láng vào khuôn bị ướt, khi thải xỉ…

3.4.3.4. Biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động trong thi công xây dựng công trình

a- Biện pháp an toàn khi phá, dỡ công trình

* Những nguyên nhân cơ bản gây ra tai nạn trong khâu tháo dỡ là: - Chọn những phương án tháo dỡ không hợp lý; - Chỗ làm việc không an toàn.

240

- Công trình đổ sập ngoài dự tính hoặc các công trình kế bên đổ do không gia cố.

* Biện pháp an toàn khi phá, dỡ công trình

- Lập kế hoạch và huấn luyện:

Trước hết phải nghiên cứu tính chất vật lý và thiết kế của công trình cần phá dỡ để tìm phương án thích hợp. Dù công trình bằng bê tông, gạch, thép, hay gỗ thì bên trong nó còng tập trung nhiều nội lực và ứng suất. Các lực và phản lực này công bằng khi công trình được hoàn thiện, tạo ra sự cân bằng và ổn định cho toàn bộ cấu trúc. Khi tập trung hoặc di chuyển các tải trọng sẽ tạo ra sự mất cân bằng cấu trúc đó và có thể gây sập đổ toàn bộ hoặc cục bộ. Một số công trình mới còng có những vấn đề đặc biệt như kết cấu có ứng suất tập trung hoặc gia cường ứng suất trong quá trình thi công. Có thể tìm hiểu những vấn đề này bằng cách trao đổi với khách hàng hoặc với chính quyền địa phương. Từ đó đề ra phương án tháo dỡ có thuyết minh kèm theo bản vẽ hoặc phác đồ về quy trình phá dỡ, các yêu cầu về máy móc, thiết bị kể cả các phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết.

Phá dỡ là công việc nguy hiểm, có khã năng rủi ro cao, đòi hỏi công nhân thực hiện phải luôn luôn sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân (PCB) như mũ, quần áo bảo hộ. Trong quá trình làm việc phải có những phương tiện bảo vệ như mắt kính, mũ lưỡi trai để phòng bụi, mảnh vật liệu hay đinh vít bắn vào mắt. Trước khi bắt đầu phá dỡ những nguồn cung cấp năng lượng, điện, nước phải tạm thời ngừng hoạt động để ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra do điện giật, cháy, nổ hoặc úng lụt. Bố trí các phương tiện ngăn cản những người không phận sự vào khu vực đang thi công, ví dụ như dựng hàng rào vây xung quanh cao từ 2m trở lên.

Những điều cần nhớ :

Lập kế hoạch phá dỡ và phải tuyệt đối tuân thủ kế hoạch đó.

Phải có văn bản trình bày phưong án tháo dỡ.

- Quy trình phá dỡ: Mục đích của quy trình này là tránh việc công nhân có thể rơi hoặc ngã từ trên cao xuống. Nói chung, một quy trình tốt là từ từ phá dỡ hạ độ cao công trình (ngược lại với quy trình xây). Song trong nhiều trường hợp, sẽ tiết kiệm và nhanh hơn nếu sử dụng thuốc nổ, bi gang treo trên cần cẩu, búa

241

máy... Những cách này đồng thời sẽ tạo ra một quy trình mà người thực hiện chỉ phải đứng ở dưới đất. Không được để lại những bức tường độc lập có thể đổ sập do gió mạnh, gây nguy hiểm cho mọi người. Không được chất đống những mảnh vụn lại có thể gây quá tải cho cấu trúc. Nên dùng băng trượt hoặc máng dốc để chuyển phế liệu vụn thay cho việc ném xuống dưới, ngay cả khi có thể ném xuống bãi trống.Tránh những trường hợp làm việc trực tiếp trên những phần công trình đang phá dỡ như đứng trên đỉnh một bức tường gạch. Làm như vậy có nghĩa là công nhân vừa không có chỗ bám lại vừa không có chỗ đứng chắc chắn.

Trong trường hợp các công trình không đủ độ an toàn để làm việc trên đó nên dùng giàn giáo độc lập để hỗ trợ . Đặc biệt giàn giáo có tác dụng rất tốt trong phần lớn những loại công việc phá dỡ những tường xây hoặc tường gạch. Khi đó, vật liệu bị phá dỡ sẽ rơi vào phía trong lòng công trình. Các thing, lồng chuyên chở cá nhân hoặc các sàn công tác di động chạy bằng điện nên được sử dụng khi thi công trên cao. Đôi khi có thể cần đến lưới bảo hiểm và trang bị bảo hộ.

- Những nhân tố có hại cho sức khỏe:

Những nhân tố ảnh hưởng có hại cho sức khỏe và cơ thể thường xuyên xuất hiện trong công việc phá dỡ như bụi, khói độc sinh ra khi máy móc vận hành trong môi trường không thông thoáng, khí có mùi nặng rò rỉ từ các bình nhiên liệu hoặc môi trường làm việc chưa được dọn dẹp vệ sinh. Ngoài ra còn một số nhân tố khác như khói độc sinh ra khi hàn cắt vật liệu được sơn phủ bằng loại sơn kẽm hoặc sơn catmi sơn có chất chì. Việc hít phải khí độc hoặc bụi từ các hóa chất sinh ra còng có tác hại lâu dài đối với con người. Vì vậy, trong thuyết minh phương án thi công phải có đánh giá mức độ nguy hiểm của công việc, có dự kiến các trang bị bảo vệ cơ quan hô hấp, mặt nạ phòng độc và các phương tiện cấp cứu. Hít phải bụi từ các vật liệu có chứa amiăng là một mối nguy hiểm mà công nhân phá dỡ phải chịu nhiều hơn công nhân đang làm bất cứ loại công việc nào khác. Đặc biệt, loại amiăng xanh là loại nguyên liệu được dùng phổ biến trong các loại sơn phun chống cháy hoặc cách nhiệt cho cột, trần nhà. Cần phải hết sức thận trọng để không làm ô nhiễm không khí và hít phải loại bụi này. Các loại vật liệu chứa amiăng cần được tẩy rửa và cách ly bằng một công đoạn khác do những công nhân đã được huấn luyện chu đáo, có đeo bình dưỡng khí mặc quần áo bảo hộ lao động thực hiện. Nếu có thể thì việc tẩy bỏ

242

chất amiăng nên dùng phương pháp ướt hơn là phương pháp khô. Nhà quản lý phải có những biện pháp an toàn đặc biệt để phòng chống loại bụi nói trên.

b- Kỹ thuật an toàn trong thi công đào hố sâu.

*. Nguyên nhân tai nạn khi thi công đào hố sâu

Trong xây dựng cơ bản, thi công đất đá lỡ một loại công việc thường có khối lượng lớn, tốn nhiều công sức vào còng thường xảy ra chấn thương. Các trường hợp chấn thương, tai nạn xảy ra khi thi công chủ yếu lỡ khi đào hào, hố sâu vào khai thác đá mỏ.

Các nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn:

- Sụt lở thành (vách) hố.

Thành hố bị sụt lở do những nguyên nhân sau:

- Hố, hào đào với vách (thành) đứng có chiều sâu vượt quá giới hạn cho phép đối với từng loại đất.

- Hố, hào đào với vách nghiêng (mái dốc, taluy) khi góc nghiêng quá lớn.

- Gia cố, chống đỡ thành hố, hào không đúng kỹ thuật, không đảm bảo sự ổn định. Vi phạm quy tắc an toàn tháo dỡ hệ thống chống đỡ.

- Đất đá lăn rơi từ trên xuống hố móng khi có người làm việc phía dưới. Do:

- Đất, đá đào lên đổ sát mép hố, hào mà không có ván chắn.

- Phương tiện vận chuyển qua lại gần làm văng, hất đất đá xuống hố.

- Công nhân ngã xuống hố móng, do:

- Lên, xuống hố móng sâu không có thang hoặc không tạo bậc ở vách hố; leo trèo theo kết cấu chống vách để lên, nhảy xuống và đu người lên miệng hố móng.

- Bị ngã khi đứng làm việc trên mái dốc lớn hoặc mái dốc trơn trượt mà không đeo dây an toàn.

- Hố móng ở trên hoặc gần đường qua lại không có cầu, ván bắc qua, người nhảy qua hố bị ngã, sa xuống hố nếu xung quanh không có rào ngăn, ban đêm không có đèn báo hiệu.

243

- Theo dõi không đầy đủ về tình trạng an toàn của hố đào khi nhìn không thấy rõ lúc tối trời, sương mù vào ban đêm.

- Bị nhiễm bởi khí độc xuất hiện bất ngờ ở các hào, hố sâu.

- Bị chấn thương do sức ép hoặc đất đá văng vàoo người khi thi công nổ mỡn.

* Các biện phỏp phũng ngừa tai nạn

Để đề phũng chấn thương, ngăn ngừa tai nạn khi khai thác đất đá vào đào các hố sâu, đường hào thường dùng các biện pháp kỹ thuật sau đây:

*-Đảm bảo sự ổn định của hố đào:

-Khi đào với vách đứng:

Đào hố, hào sâu vách đứng không gia cố chống vách

-Khi đào hố móng, đường hào không có mái dốc cần phải xác định đến một độ sâu mỡ trong điều kiện đó cho có thể đào với thỡnh vách thẳng đứng không có gia cố.

-Đối với đất có độ ẩm tự nhiên, kết cấu không bị phá hoại vào khi không có nước ngầm chỉ cho phép đào thỡnh thẳng đứng mỡ không cần gia cố với chiều sâu hạn chế do quy phạm quy định như sau:

• Đất cát vào sỏi: không quá 1m.

• Đất á cát: không quá 1.25m.

• Đất á sét vào sột: không quỏ 1.5m.

• Đất cứng (dùng xà beng, cuốc chim): không quỏ 2m.

Đào hố, hào sâu vách đứng có chống vách

Đào hố, hào sâu ở những nơi đất bị xáo trộn (đất đắp, đất đã được làm tơi trước bằng nổ mìn), mức nước ngầm cao và vách đào thẳng đứng thì phải chống vách. Để chống vách hố, hào phải dùng ván dày 4-5cm, đặt chúng nằm ngang áp sát vào vách đất theo mức đào sâu dần, phía ngoài có cọc đứng giữ với các văng chống ngang. Trong đất có độ ẩm tự nhiên, trõ đất tơi, có thể gia cố bằng các tấm ván nằm ngang đặt cách nhau một khoảng bằng chiều rộng tấm ván. Trong đất có độ ẩm cao và đất tơi, gia cố bằng các tấm ván để nằm ngang, hoặc đặt sát nhau. Cọc đứng để giữ ván phải đóng cách nhau 1,5m dọc theo vách hố, hào.

244

Văng chống ngang đặt cách nhau không quá 1m theo phương đứng. Văng phải được đóng cố định chắc vào cọc cứng. Trong các hố, hào có chiều rộng lớn, văng chống ngang giữa hai vách hố, hào sẽ dài, chịu lực yếu, có thể thay văng chống ngang bằng chống xiên. Trường hợp văng chống ngang hay chống xiên trong lòng hố, hào gây cản trở cho việc đào đất hoặc thi công các công việc tiếp theo như xây móng, đặt đường ống, v.v. thì thay các văng chống bằng cách neo các đầu cọc giữ bằng dây hay giằng cứng neo vào cọc đứng trên bờ. Vật liệu, chiều dài của các bộ phận chống vách phải sử dụng đúng theo thiết kế. Khoảng cách giữa các tấm ván lát, cọc giữ, văng chống phải đặt đúng theo bản vẽ, trình tự lắp đặt phải theo đúng chỉ dẫn. Đối với các hố, hào có độ sâu lớn, việc chống vách phải thực hiện thành nhiều đợt từ trên xuống, mỗi đợt cao từ 1 – 1,2m. Nếu làm tuỳ tiện, không tuân theo những điều nói trên có thể xảy ra gãy, đổ các bộ phận chống vách dẫn tới đất bị sạt lỡ gây tai nạn. Trong quá trình đào đất thủ công hay bằng máy hoặc tiến hành các công việc khác không được va chạm mạnh có thể làm xê dịch vị trí hoặc hư háng các bộ phận chống vách. Trong quá trình thi công phải luôn luôn theo dõi, quan sát kết cấu vách. Nếu có điều gì nghi ngờ (vách lát bị phình, văng cọc đứng bị uốn cong nhiều, v.v.) có thể dẫn tới gãy sập thì phải ngừng thi công, mọi người ra khỏi hố, hào và có biện pháp gia cố kịp thời (tăng cọc giữ và văng chống v.v.) bảo đảm chắc chắn an toàn mới được tiếp tục làm việc). Khi đã đào xong, hoặc sau khi đã kết thúc các công việc làm ở trong hố, hào thì tiến hành lấp đất. Khi lấp đất vào hố, hào phải tiến hành tháo dỡ kết cấu chống vách theo từng phần từ dưới lên theo mức lấp đất, không được dỡ ngay một lúc tất cả. Không được tháo dỡ cùng một lúc quá ba ván chống theo phương thẳng đứng, còn ở nơi đất tơi xốp mỗi lần chỉ được dỡ một tấm. Khi tháo dỡ ván lát cần bố trí lại các văng chống.

Đào hố, hào sâu với vách dốc: Độ dốc của vách hố, hào phụ thuộc vào loại đất và độ ẩm. Theo TCVN-5380-91 thì góc mái đốc tối da cho phép của hố, hào được quy định theo bảng sau:

Trạng thái đất

ít ẩm (khô) ẩm Ướt

Loại đất Góc giữa

mái dốc và đường

Tỷ số giữa chiều cao của mái

Góc giữa mái dốc và đường nằm

Tỷ số giữa chiều cao của mái

Góc giữa mái dốc

và đường

Tỷ số giữa chiều cao của

mái dốc và

245

nằm ngang, độ

dốc và hình chiếu trên mặt phẳng ngang

ngang,

độ

dốc và hình chiếu trên mặt phẳng ngang

nằm ngang,

độ

hình chiếu trên mặt

phẳng ngang

Sỏi đá dăm 40˚ 1 : 1,20 40˚ 1 : 1,20 35˚ 1 : 1,45

Cát hạt to 30˚ 1 : 1,75 32˚ 1 : 1,60 25˚ 1 : 2,15

Cát hạt trung bình 28˚ 1 : 1,90 35˚ 1 : 1,45 25˚ 1 : 2,15

Cát hạt nhỏ 25˚ 1 : 2,25 30˚ 1 : 1,75 20˚ 1 : 2,77

Sét pha 50˚ 1 : 0,84 40˚ 1 : 1,20 30˚ 1 : 1,75

đất hữu cơ (đất mục) 40˚ 1 : 1,20 35˚ 1 : 1,45 25˚ 1 : 2,15

Đất mục không có rễ cây

40˚ 1 : 1,20 25˚ 1 : 2,25 15˚ 1 : 3,75

- Phòng ngừa người bị sa, ngã xuống hố, hào

Khi đào hố, hào sâu công nhân lên xuống hố, hào phải dùng thanh bắc chắc chắn hoặc tạo bậc lên xuống ở những nơi đã quy định. Không dược nhảy khi xuống, không được đu người lên vách hố, hào hay leo trèo theo kết cấu chống vách để lên. Khi phải đứng làm việc trên mái có độ dốc lớn hơn 45˚ mà chiều sâu hố, hào hoặc chiều cao mái dốc trên 3m hoặc khi độ đốc của mái đất nhỏ hơn 45˚ mà mái dốc lại trơn ướt thì công nhân phải đeo dây an toàn buộc vào cọc chắc chắn. Khi đào hố, hào ở nơi có nhiều người đi lại như bên cạnh đường đi, trong sân bãi, gần nơi làm việc, v.v. thì cách mép hố, hào 1m phải làm rào ngăn chắc chắn cao ít nhất 1m và có biển báo, ban đêm phải có đèn đỏ báo hiệu.

Để đi lại qua hố, hào phải bắc cầu nhỏ rộng ít nhất 0,8m đối với cầu đi lại một chiều và rộng 1,5m đối với cầu đi lại hai chiều, cầu có lan can bảo vệ chắc chắn cao 1m. Ban đêm phải có đèn chiếu sáng cầu.

- Phòng ngừa đất đá lăn rơi từ trên cao xuống hố, hào.

Đất đá từ dưới đổ lên bờ phải để cách xa mép hố, hào ít nhất là 0,5m. Đống đất đổ lên bờ phải có độ dốc không quá 45˚ so với phương nằm ngang.

246

Khi đào nếu có các tảng đá nhô ra khỏi mặt phẳng mái dốc cần phải phá bỏ đi từ phía trên. Trong lúc nghỉ giải lao mọi người không được ngồi ở dưới hố, hào. Hố, hào đào ở gần đường đi lại, vận chuyển xung quanh mép cần dựng ván chắn cao 15cm. Khi đào đất bằng máy đào, trong lúc máy đang hoạt động, cấm công nhân đứng trong phạm vi tầm quay của tay cầm máy đào. Không được bố trí người làm việc trên miệng hố, hào trong khi đang có người làm việc ở dưới.

- Phòng ngừa người bị ngạt thở khí độc.

Khi đào hố, hào sâu nếu phát hiện thấy hơi khí khó ngửi, hoặc có hiện tượng người chóng mặt, khó thở, nhức đầu,… thì phải ngừng ngay công việc mọi người phải ra xa chỗ đó hoặc phải lên bờ ngay để đề phòng nhiễm độc, chỉ khi nào đã xử lý xong, bảo đảm không còn hơi, khí độc hoặc nồng độ không còn nguy hiểm gì đến sức khoẻ thì mới tiếp tục thi công. Nếu phải làm việc trong điều kiện có hơi khí độc thì công nhân phải sử dụng mặt nạ chống hơi khí độc, bình thở, v.v. Trước khi xuống làm việc ở hố, hào sâu phải kiểm tra không khí xem có hơi khí độc không bằng dụng cụ (đồng hồ) xác định khí độc hoặc có thể thả chuột nhắt hoặc gà con xuống hố, hào để kểim tra. Nếu những con vật này vẫn bình thường, không có hiện tượng gì khả nghi chứng tỏ không khí dưới hố, hào không có hơi khí độc. Khi phát hiện có hơi khí độc thì phải có biện pháp làm thoát hơi, khí độc bằng quạt gió, máy nén khí. Tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý nguồn phát sinh.

c- Biện pháp phòng ngừa tai nạn ngã cao trong xây dựng

* Những nguyên nhân chính gây tai nạn ngã cao:

Nguyên nhân về tổ chức:

- Bố trí công nhân không đủ điều kiện làm việc trên cao: sức khoẻ không đảm bảo; chưa được huấn luyện về chuyên môn và an toàn lao động dẫn đến vi phạm quy trình kỹ thuật, kỷ luật lao động và nội quy an toàn lao động.

- Thiếu kiểm tra, giám sát thường xuyên để phát hiện, ngăn chặn, khắc phục kịp thời hiện tượng làm việc trên cao thiếu an toàn.

- Thiếu phương tiện bảo vệ cá nhân như dây an toàn, giày chống trượt…

Nguyên nhân về kỹ thuật:

247

- Đơn vị thi công không sử dụng các phương tiện làm việc trên cao như thang, các loại giàn giáo để tạo chỗ làm việc và đi lại an toàn cho công nhân trong quá trình thi công ở trên cao.

- Đơn vị thi công có sử dụng các phương tiện làm việc trên cao không đảm bảo yêu cầu an toàn nên gây ra sự cố tai nạn do những sai sót như dưới đây:

+ Nguyên nhân do sai sót thiết kế: xác định sơ đồ và tảI trọng tính toán không đúng với điều kiện làm việc thực tế. Các chi tiết cấu tạo và liên kết các bộ phận hợp thành không phù hợp với khả năng và điều kiện gia công chế tạo.

+ Sai sót do gia công chế tạo: vật liệu sử dụng kém chất lượng;gia công không chính xác theo kích thước thiết kế, liên kết hàn nối không bền chắc.

+ Sai sót trong dựng lắp, tháo dỡ: không đúng kích thước các khoảng cách theo thiết kế (giữa các cột theo hai phương dọc, ngang; chiều cao giữa các tầng). Giàn giáo đặt nghiêng gây lệch tâm; không bố trí đủ và đúng vị trí các điểm neo giàn giáo vào công trình; giàn giáo đặt trên nền yếu gây ra lún; khi lắp dựng giàn giáo công nhân không đeo dây an toàn, vi phạm trình tự lắp đặt và tháo dỡ.

+ Sai sót khi sử dụng giàn giáo: chất vật liệu quá nhiều tại một vị trí, hoặc tập trung đông người trên sàn thao tác gây quá tải; không thường xuyên kiểm tra tình trạng giàn giáo để sửa chữa, thay thế kịp thời các bộ phận đã hư háng.

Ngoài những nguyên nhân gây sự cố gãy, đổ giàn giáo kéo theo ngã cao, nguy cơ ngã cao khi làm việc trên giàn giáo còn do sàn thao tác không có lan can an toàn, không có thang lên xuống giữa các đợt tầng sàn trên giàn giáo…

Biện pháp chung phòng ngừa ngã cao

Biện pháp tổ chức:

- Yêu cầu đối với người làm việc trên cao:

+ Tuyển dụng, sử dụng công nhân làm việc trên cao đúng tiêu chuẩn quy định. Những người hội đủ các tiêu chuẩn sau đây mới được làm việc trên cao :

* Nằm trong độ tuổi do nhà nước qui định (từ 18 tuổi trở lên).

* Có chứng chỉ sức khỏe do y tế cấp (phụ nữ có thai, những người có bệnh tim, huyết áp, điếc, mắt kém không được làm việc trên cao).

* Đã được đào tạo chuyên môn , huấn luyện bảo hộ lao động và có các chứng chỉ kèm theo.

248

+ Công nhân làm việc trên cao phải được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với chức danh công việc đang làm. Công nhân phải sử dụng đúng và đủ chúng khi làm việc (đặc biệt chú ý dây đai an toàn, giầy chống trượt). Công nhân phải được cấp túi đựng dụng cụ đồ nghề đầy đủ.

+ Công nhân phải tuyệt đối chấp hành kỷ luật lao động, nội quy an toàn làm việc trên cao:

Nhất thiết phải đeo dây an toàn tại những nơi quy định.

Khi lên, xuống và di chuyển phải đi đúng tuyến qui định. Nghiêm cấm leo trèo, đi lại tùy tiện (như đi trên mặt tường, mặt dầm, giàn và các kết cấu lắp ghép khác, trèo qua lan can an toàn, leo trèo theo giàn giáo, đu bám vào dây treo để lên, xuống....).

Khi làm việc không được đùa nghịch, uống rượu, hút thuốc lào ...

Không được đi dép lê, đi guốc.

Không được làm việc trên cao khi không đủ ánh sáng, khi có mưa to, giông bão, gió mạnh từ cấp 5 trở lên (ngưỡng độ cao không được làm việc trong trường hợp này là ống khói, đài nước, cột thép, trụ dầm cầu, mái nhà từ tầng hai trở lên ...).

- Thực hiện giám sát, kiểm tra an toàn khi làm việc trên cao:

Trước khi bắt tay vào làm việc phải kiểm tra sơ bộ tình trạng giàn giáo, sàn thao tác thang, lan can an toàn ... còng như chất lượng của các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát. Nếu thấy khiếm khuyết thì phải có biện pháp sửa chữa hoặc thay thế mới được làm việc.

- Kiểm tra thường xuyên việc sử dụng đúng các phương tiện bảo vệ cá nhân như dây an toàn, mũ bảo hộ, giày và quần áo bảo hộ lao động.

Bịên pháp kỹ thuật

Ngã cao và thiết bị, vật liệu rơi từ trên cao xuống là mối nguy hiểm, mất an toàn nghiêm trọng nhất trong ngành xây dựng. Chết do ngã cao chiếm một tỷ lệ rất lớn. Đa số trường hợp ngã là từ chỗ làm việc mất an toàn hoặc từ phương tiện lên xuống không an toàn. Mục đích của phần này là tìm biện pháp ngăn chặn những rủi ro có thể phát sinh.

- Sử dụng giàn giáo:

249

Giàn giáo có thể hiểu là một loại cấu trúc để bổ trợ cho các sàn công tác. Nó có thể dùng làm chỗ thi công, nơi chứa vật liệu hoặc cho bất cứ loại công việc nào trong xây dựng, kể cả việc tu tạo hay phá dỡ.

Khi sử dụng giàn giáo phải ghi nhớ :

+ ở những nơi có điều kiện làm việc thiếu an toàn trên mặt đất còng như công trình nên sử dụng giàn giáo hơn dùng thang.

+ Chỉ cho phép sử dụng giàn giáo được thiết kế và lắp dựng theo đúng bản vẽ hướng dẫn thi công (được kê chắc chắn và neo, giằng chắc vào công trình), kiểu giàn giáo được chọn phải phù hợp với công việc, vật liệu làm giàn giáo phải tốt (không nứt, không mục ải ...). Không dùng gỗ đã sơn hoặc đã qua xử lý bề mặt làm cho việc quan sát phát hiện ra những chỗ khiếm khuyết bên trong sẽ khó khăn.

+ Khi lắp dựng giàn giáo, các cột giàn giáo, và các khung đỡ không được đặt trên nền kém ổn định (nền yếu, thoát nước kém, lún quá giới hạn cho phép của thiết kế; đệm lót chân cột, khung bằng vật liệu không chắc chắn, thiếu ổn định như gạch đá nêm, vật liệu phế thải trong xây dựng...) có khả năng bị trượt, lỡ, hoặc đặt trên những bộ phận hay kết, cấu nhà, công trình mà không được xem xét, tính toán đầy đủ đề đảm bảo chịu lực ổn định cho chính bộ phận, kết cấu đó và cho cột giàn giáo, khung đỡ.

+ Không chất quá tải. Đặc biệt không được đặt máy móc hay vật liệu lên giàn giáo nếu trong thiết kế không có chức năng đó. Không chứa vật liệu trên giàn giáo nếu không cần thiết.

+ Giàn giáo di động phải có cơ cấu khóa bánh xe hoặc phải chêm bánh xe khi đã đưa nó vào đúng vị trí cần thiết. Không trèo lên giàn giáo di động khi chưa khoá bánh xe và chưa đặt giàn giáo trên nền vững.

+ Không để giàn giáo bên dưới đường dây điện. Trước khi di chuyển giàn giáo di động cần xem xét trước các vật cản trên không.

+ Không bố trí người làm việc ở các cao độ khác nhau trên cùng một phương thẳng đứng.

- Sử dụng thang:

+ Trước khi dùng thang phải kiểm tra sơ bộ tình trạng của thang. Cụ thể là ở các bậc trên cùng và dưới cùng đã dược neo giằng tốt chưa (đối với thang dài

250

phải neo giằng thêm ở vị trí giữa thang). Các bậc lên xuống có bị nứt gãy không, có bị láng không. Nếu thấy không đạt yêu cầu phải đưa thang đi sửa chữa.

+ Không được sử dụng thang quá dài (không dài quá 5m), chỉ làm việc với thang có đủ chiều dài.

+ Việc nối dài thang phải đúng qui cách (với thang nối chiều dài mối nối ít nhất là 2 bậc với tổng chiều dài là 5m và ít nhất là 3 bậc với tổng chiều dài trên 5m).

+ Chỉ có không quá một người làm việc trên thang và hạn chế việc vừa leo thang vừa mang thiết bị dụng cụ (để tránh quá tải).

+ Phải có biện pháp cố định chắc thang như : móc, giằng hay buộc chặt đầu thang vào kết cấu tựa, buộc cố định chân thang hay dùng chân thang có chân nhọn chống trượt tì vào sàn, cử người giữ chân thang, kê thang sao cho mặt phẳng của thang làm với mặt sàn nằm ngang một góc khoảng 75 độ ... Khi cần đặt thang sau cánh cửa đóng kín để làm việc thì phải chốt cửa lại để đề phòng người khác xô cửa bước vào.

+ Khi làm việc trên thang không được với quá xa ngoài tầm với sẽ gây tai nạn do mất thăng bằng.

+ Khi lên và xuống thang nhất thiết phải quay mặt vào thang, khi leo phải nắm hai tay vào thanh dọc tuyệt đối không nắm vào các bậc lên xuống và không bao giờ đứng làm việc ở các bậc trên cùng của thang (trong trường hợp cần thiết phải làm thêm tay vịn).

+ Không bao giờ được dùng thang kim loại để làm việc trong điều kiện dây dẫn đìện có thể chạm vào thang.

+ Luôn chú ý lau chùi bùn, dầu mỡ bám dính trên bậc thang. Phải thường xuyên kiểm tra thang để kịp thời loại trõ các chỗ hư háng của chúng.

+ Sáu tháng một lần cần dùng một vật nặng khoảng 110kg để treo lên từng bậc thang (kiểu thử tĩnh) xem thang còn chịu được không.

- Sử dụng dây an toàn:

Khi công nhân làm việc trên cao mà không có hệ thống bảo vệ như lan can an toàn, lưới hoặc đệm mút mềm ở bên dưới,…thì họ cần phảI được đeo dây an toàn. Khi đó, họ sẽ không bị rơi và va đập vào các bề mặt cứng hoặc các vật

251

cứng ở phía dưới-bảo vệ được tính mạng của mình. Khi sử dụng dây an toàn phảI chú ý:

+ Kiểm tra thường xuyên các dấu hiệu sờn, đứt của dây và các mối liên kết, chất lượng của móc treo (chú ý độ nảy của lò xo gài trong móc và các chốt hãm).

+ Người công nhân có thể tự kiểm tra dây an toàn một cách đơn giản như sau :

Thử tĩnh : treo một vật nặng (bao cát hoặc tảng bêtông) có trọng lượng 250kg vào dây trong vòng 5 phút nếu không thấy dây bị sờn, đứt, khóa móc bị biến dạng tạo nguy cơ tuột dây là được.

Thử động : buộc bao cát nặng 75kg vào dây đai an toàn móc lên giá thử và thả rơi 3 lần, nếu không phát hiện thấy hư háng là đạt.

+ Dây an toàn phải móc vào vị trí chắc chắn ngay phía trên vị trí làm việc sao cho chiều cao rơi là nhỏ nhất (để giảm động năng rơi). Phải xem xét để bảo đảm rằng khoảng không gian bên dưới vị trí đó không có các vật cản có thể gây ra va chạm với người trong tình huống bị rơi.

- Các thiết bị phương tiện sử dụng cho làm việc trên cao đều phải chịu chế độ kiểm định chất lượng nghiêm ngặt theo định kỳ. Phải xây dựng qui chế bảo dưỡng, sửa chữa, giao nhận một cách khoa học, chi tiết và mọi người phải tuân thủ nghiêm ngặt qui chế đó.

d. Biện pháp phòng ngừa tai nạn khi sử dụng máy móc, thiết bị thi công xây dựng.

* Nguyên nhân sự cố, tai nạn

Tình trạng máy sử dụng không tốt

Máy không hoàn chỉnh:

- Thiếu các thiết bị an toàn hoặc có nhưng đã bị hư háng, hoạt động thiếu chính xác, mất tác dụng tự động loại trõ yếu tố nguy hiểm khi máy làm việc quá giới hạn tính năng cho phép.

- Thiếu các thiết bị phòng ngừa hoặc chúng hoạt động không chính xác, người vận hành không biết được mức độ làm việc theo đó mà điều chỉnh sao cho

252

vừa đảm bảo công suất máy vừa bảo đảm an toàn như áp kế ở thiết bị chịu áp lực, von kế, ampe kế ở thiết bị điện...

- Thiếu các thiết bị tín hiệu, tín hiệu âm thanh, tín hiệu ánh sáng.

Máy đã hư háng

- Các bộ phận, chi tiết cấu tạo của máy đã bị biến dạng lớn, cong vênh, rạn nứt, đứt, gẫy...

- Hộp số trục trặc, hệ thống phanh điều khiển bị rơ mòn không đủ tác dụng hãm.

Máy bị mất cân bằng ổn định

Máy móc, thiết bị bị mất cân bằng ổn định do được đặt trên nền móng không vững chắc; cẩu nâng vật quá trọng tải cho phép (đối với tời và các loại cần trục); không tuân theo các vận tốc chuyển động khi di chuyển, nâng hạ, phanh hãm đột ngột; bị các phương tiện vận chuyển hoặc máy khác va chạm phải...

- Thiếu thiết bị che chắn, rào ngăn vùng nguy hiểm như ở các bộ phận truyền động của máy móc, thiết bị dẫn đến các bộ phận cơ thể (tóc, tay.chân) bị kẹp, cuộn vào hay các mảng dụng cụ, vật liệu gia công văng bắn vào người..gây tai nạn.

- Sự cố tai nạn điện:

- Dòng điện rò ra vỏ và các bộ phận kim loại của máy do cách điện bị háng.

- Xe máy đè lên dây điện đặt dưới đất hoặc va chạm vào đường dây điện trên không khi máy hoạt động ở gần hoặc di chuyển ở phía dưới trong phạm vi nguy hiểm.

Do người vận hành

- Không có trình độ chuyên môn;

- Vi phạm các nội quy, quy phạm về an toàn, kỷ luật lao động.

- Không bảo đảm các yêu cầu về sức khoẻ.

Quy định về an toàn lao động khi sử dụng máy xây dựng

Quy định chung về an toàn cho các máy móc xây dựng

253

- Tất cả các máy móc bất kể cũ hay mới trước khi được đưa vào sử dụng phải được kiểm tra kĩ lưỡng tình trạng kĩ thuật của máy đặc biệt là với các cơ cấu an toàn như phanh, cơ cấu tự hãm…

- Chỉ cho phép công nhân được đào tạo qua trường lớp, có chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm sử dụng máy móc.

- Công nhân lái máy và phụ lái phải được trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động theo qui định cho từng nghề, từng máy.

- Các bộ phận chuyển động của máy phải được che chắn cẩn thận ở những vị trí dễ gây tai nạn.

- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng máy để tránh trường hợp háng hóc trong quá trình thi công.

- Phải lái máy và tiến hành thao tác theo đúng tuyến thi công, trình tự thi công công trình và các qui định về kỹ thuật an toàn do các kĩ sư thi công và an toàn lao động đề ra.

- Trong thời gian nghỉ cần loại trõ khả năng tự hoạt động của máy, cần khóa, hãm các bộ phận cần thiết. Để máy ở nơi an toàn, kê, chèn các bánh máy để máy không bị trôi và ngiêng đổ.

- Các máy cố định cần được lắp đặt chắc chắn, tin cậy trên bệ máy và mặt bằng nơi máy đứng. Chỗ máy đứng phải khô ráo, sạch sẽ, không trơn ướt gây tai nạn lao động.

- Các máy khi di chuyển, làm việc ban đêm hoặc trong điều kiện thời tiết xấu, sương mù, thiếu ánh sáng thì bên cạnh hệ thống chiếu sáng, các máy phải luôn bậc hệ thống chiếu sáng riêng để đảm bảo ánh sáng thi công, vừa là tín hiệu để các xe không va chạm vào nhau.

- Khi di chuyển máy đi xa cần tuân thủ các quy định an toàn về di chuyển máy.

Quy định chung về an toàn đối với cán bộ phụ trách quản lý xe máy.

- Để đảm bảo an toàn, tất cả xe máy và phương tiện vận chuyển đem sử dụng phải tốt và được kiểm tra kĩ tình trạng kĩ thuật trước khi đem sử dụng.

254

- Khi thiết kế công nghệ thi công phải chuẩn bị nơi làm việc sao cho đảm bảo an toàn khi làm việc, phải đảm bảo sao cho công nhân không bị đe dọa nguy hiểm bởi các bộ phận của máy, của vật liệu.

* Các nơi nguy hiểm trên công trường, nhà máy phải có biển báo phòng ngừa.

* Chỗ ngồi của người lái hoặc chỗ làm việc phải thuận tiện, ổn định, dễ quan sát, đủ ánh sáng, không bị ảnh hưởng bởi mưa nắng…

* Nghiêm cấm mọi hành vi làm việc cẩu thả chạy theo năng suất.

-Trước khi đưa máy vào làm việc cần xác định sơ đồ di chuyển, nơi đỗ, vị trí và phương pháp nối đất với máy điện, quy định phương pháp thông báo bằng tín hiệu giữa người lái và người báo tín hiệu

* Ý nghĩa của các tín hiệu trong khi làm việc của máy phải được thông báo cho tất cả mọi người liên quan.

* Đối với các máy di chuyển, làm việc gần các hố móng, mương rãnh… phải nằm trong giới hạn khoảng cách cho phép.

- Chỉ tiến hành bảo dưỡng, sữa chữa khi động cơ đã dừng hẳn, giải phóng áp lực từ hệ thống khí nén, thủy lực và các trường hợp do hướng dẫn của nhà máy chế tạo qui định.

* Khi bảo dưỡng máy được dẫn động bằng điện, cần áp dụng những biện pháp an toàn về điện.

* Những cụm máy có khả năng tự di chuyển trọng lượng bản thân, khi bảo quản phải được chèn hoặc đặt trên giá đỡ.

* Không dùng lửa ở khu vực nạp nhiên liệu còng như sử dụng xe bị chảy dầu, nhiên liệu.

* Việc tháo và lắp máy phải tiến hành có sự chỉ huy của người có trách nhiệm và phải tuân theo hướng dẫn của nhà máy chế tạo.

* Khu vực tháo lắp phải được ngăn hay làm dấu hiệu an toàn kèm theo bảng phòng ngừa.

* Trong quá trình tổ chức quản lý và sử dụng máy xây dựng phải thực hiện đầy đủ những điều quy định trong “Tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn trong sử dụng và sữa chữa máy”.

255

Biện pháp ngăn ngừa sự cố, tai nạn khi sử dụng máy móc, thiết bị thi công xây dựng

An toàn khi làm việc với xe cơ giới

Trong thi công xây dựng, máy móc, phương tiện tham gia giao thông có thể có các loại xe tải, xe ben, máy kéo, xe goòng và một số loại xe đẩy nhỏ. Để đảm bảo an toàn cần tuân thủ các quy định sau:

- Đường sá phải được thiết kế bằng phẳng, có các biển báo và tín hiệu phòng tránh nguy hiểm. Nên áp dụng loại đường một chiều tại những chỗ có thể. Hạn chế tốc độ, giảm tốc độ phù hợp với điều kiện công trường và gần những nơi đang thi công.

- Công nhân thường hay bị xe cán phải khi xe lùi và người tài xế không quan sát được hết phía sau. Vì vậy nên có một người hướng dẫn quay đầu xe và tài xế phải luôn giữ người đó trong tầm nhìn.

- Xe cộ khi chưa làm nhiệm vụ nên tắt máy và cài số không nếu đỗ trên đường dốc, kéo phanh tay để hãm xe nếu xe đỗ trên dốc, bánh xe phải được chèn kỹ.

- Các trường hợp xe rơi xuống hố vẫn thường xảy ra do xe đến quá gần hố gây sụt thành hố hoặc khi xe trút vật liệu thì lái xe lùi quá sát mép hố và không phanh kịp. Việc sử dụng các thiết bị an toàn như rào cản, biển báo dừng xe hoặc người hướng dẫn là cần thiết.

- Vật liệu chất lên xe nên phân bố đều tải trọng và neo buộc cẩn thận. Không chứa vật liệu ở những bộ phận mà không được thiết kế cho mục đích chịu tải.

An toàn khi làm việc với cần trục

Cần trục hiện nay được sử dụng phổ biến để làm công việc vận chuyển vật liệu hoặc thiết bị trong thi công xây dựng. Các thống kê cho thấy cần trục có thể gây ra rất nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng. Những tai nạn đó có thể phòng tránh được khi sử dụng cần trục đúng cách như sau:

- Chỉ những người đã qua đào tạo về chuyên môn và huấn luyện về an toàn lao động mới được vận hành cần trục.

256

- Trước khi vận hành phải kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các thiết bị và cơ cấu quan trọng: thiết bị an toàn, thiết bị phòng ngừa, phanh, cáp,… nếu phát hiện có trục trặc, hư háng phải khắc phục xong mới được vận hành.

- Cần phối hợp chặt chẽ với người xinhan, người làm công việc treo buộc và tiếp nhận tải.

- Không được nâng tải lớn hơn trọng tải ở tầm với tương ứng.

- Không được nâng tải khi tải treo chưa ổn định.

- Không được nâng tải bị vùi dưới đất, bị vật khác đè lên.

- Không được cẩu với, kéo lê tải.

- Không được vừa nâng tải vừa quay hoặc di chuyển cần trục.

- Không được nâng, hạ tải vượt quá vận tốc quy định.

- Không thả trùng hoặc tháo bỏ dây treo tải khi chưa đặt tải vào vị trí vững chắc.

- Không để cần trục đứng làm việc hoặc di chuyển trên nền đất yếu, đất mới đắp, gần sát mép hố đào, v.v. hoặc có độ dốc lớn hơn quy định.

- Nâng, hạ hoặc chuyển tải khi có người ở trên tải

- Cấm dùng cần trục để chở người.

- Không chuyển tải qua người ở phía dưới.

- Không chuyển tải theo phương ngang khi không đảm bảo khoảng cách từ phía dưới tải nâng đến độ cao các vật chướng ngại trên đường chuyển tải tối thiểu là 50cm.

- Không chuyển hướng chuyển động của các cơ cấu khi chưa dừng hẳn.

- Không để cần trục làm việc hoặc di chuyển gần đường dây tải điện, vi phạm khoảng cách an toàn.

- Không treo tải lơ lửng trong lúc nghỉ việc.

- Không làm việc lúc có gió mạnh, khi tốc độ gió từ cấp 5 trở lên.

- Không làm việc lúc tối trời, sương mù không đủ ánh sáng.

Thang máy chở hàng: Thang máy chở hàng để nâng các vật liệu hay thiết bị lên độ cao thi công, là thiết bị nâng chuyển cơ khí thông dụng nhất trong xây

257

dựng. Cấu tạo của nó bao gồm một sàn công tác, một cơ cấu nâng bằng tời, hoặc cơ cấu bánh răng – thanh răng có động cơ và hộp số gắn trên sàn. Mối nguy hiểm chính của thang máy là ngã xuống giếng thang từ sàn chở; bị thang hay các bộ phận chuyển động khác va đông vào; hoặc bị vật liệu từ trên thang rơi vào đầu.

Lắp đặt: Lắp đặt, nâng cấp và tháo dỡ thang máy là công việc chuyên môn và chỉ được tiến hành khi có người giám sát đủ trình độ. Trụ, tháp thuộc phần tĩnh của thang phải được buộc chắc vào công trình hoặc giàn giáo và phải đặt thẳng đứng để chống tập trung ứng suất trên tháp, làm xô lệch và rung sàn.

Hàng rào: Cần có rào cản chắc chắn trên mặt đất với chiều cao tối thiểu là 2m vây quanh thang và có cửa ra vào. Những phần còn lại của giếng thang còng cần rào lại (chẳng hạn bằng lưới thép) với suốt cả chiều cao đủ để giữ lại các vật liệu rơi xuống bên trong khu vực được rào. Tại những điểm đáp còng phải có cửa ra vào và chỉ được mở ra khi cần xếp, dỡ vật liệu.

Các thiết bị an toàn: Thiết bị hãm hành trình được đặt tại ngay sát vị trí công tác cao nhất của thang hoặc gần đỉnh trụ đỡ. Một thiết bị hãm khác còng được lắp thêm để phụ trợ cho sàn nâng trong trường hợp chất đầy vật liệu mà dây chão hoặc bánh răng tải bị trục trặc.

Vận hành: Người điều khiển thang máy phải trên 18 tuổi và được huấn luyện chu đáo. Để ngăn người điều khiển không làm cho thang chạy khi đang có người khác xếp, dỡ vật liệu, nên bố trí hệ thống điều khiển sao cho chỉ có thể điều khiển thang từ một vị trí. Cần bảo đảm từ vị trí đó, người điều khiển có thể quan sát được toàn bộ các điểm đáp của thang một cách thông suốt. Nếu không thể bố trí được như vậy thì phải có hệ thống tín hiệu hoạt động trong quá trình xếp và dỡ vật liệu ra khỏi thang. Phải có phương tiện bảo vệ ở trên đầu người điều khiển thang, vì thông thường vị trí làm việc của họ là ở dưới đất.

Tải trọng: Sàn nâng phải có ghi chú rõ mức tải trọng cho phép và không được chở quá tải. Không nên xếp thành đống quá đầy; các xe đẩy không được chất quá đầy và bánh xe của chúng phải được chèn hoặc buộc cẩn thận để không bị di chuyển trên sàn thang khi thang đang hoạt động. Không chuyên chở gạch và những vật liệu vụn trên sàn nâng không có thành chắn xung quanh. Không được dùng loại thang này để chở người, đồng thời có biển báo cấm mọi người dùng sàn nâng vật liệu để lên xuống.

258

Sau khi lắp đặt, mọi thang máy phải được kiểm tra và chạy thử. Sau đó phải có người có năng lực kiểm tra và lập biên bản hàng tuần.

3.4.3.4. Tời và puly: Tời và puly là những phương tiện khá phổ biến và rẻ, dùng để nâng các vật nhỏ ở những cự ly hạn chế. Tai nạn thường xảy ra khi: dầm treo puly chỉ tựa trên một điểm, yêu cầu tối thiểu là phải gối lên hai điểm; dây chão không được nối chặt với móc an toàn; dây chão bị chà xát, mòn và không thể sử dụng được nữa; xô hoặc các vật nâng va đập vào làm bung các bộ phận giàn giáo, công trình; tải trọng nâng quá lớn hoặc không được buộc chặt; giá đặt trên mái không có bộ phận neo dằn chắc để chống lật; hệ số an toàn tối thiểu phải bằng 3.

Các biện pháp an toàn: Cần chú ý những nguyên tắc sau: Nếu nâng chất láng bằng xô, phải luôn có nắp đậy; Luôn đi găng tay bảo hộ khi nhất xô lên; Nếu độ cao đặt puly trên 5m, nên có cơ cấu bánh cóc hoặc ngạc; Nếu puly được treo gần rìa mái hoặc sàn, phải có lan can và tấm đỡ; Nếu có hai người trở lên cùng thao tác nâng, nên có người hướng dẫn để bảo đảm phối hợp nhịp nhàng.

e. An toàn điện

Sự nguy hiểm của dòng điện khác hẳn với những loại nguy hiểm khác nhau trong công việc xây dựng vì người ta không thể nhận biết được trước khi nó xảy ra, trong khi đó, có thể nghe tiếng một chiếc xe đang tới gần, có thể nhìn thấy trước nguy cơ một vật có thể bị rơi hoặc ngửi thấy trước mùi khí bị rò rỉ. Cứ khoảng 30 tai nạn về điện thì có một tai nạn chết người. Đại bộ phận những tai nạn này là điện giật hoặc báng điện. Cháy và nổ khi hàn trong môi trường không khí dễ cháy, bức xạ sinh ra do hồ quang hoặc khi gia công nhiệt bằng vi sóng còng là những tác nhân có thể gây thương tích.

Điện giật:

Sự nguy hiểm của tai nạn điện giật có liên quan trực tiếp với cường độ dòng điện và thời gian dòng điện đó chạy qua cơ thể. Khi cường độ dòng điện nhỏ, ảnh hưởng của dòng điện chỉ là những kích thích khó chịu lên cơ thể, mặc dù nó còng đủ làm công nhân mất thăng bằng và ngã từ trên thang hoặc giàn giáo xuống đất. Với dòng có cường độ trung bình, nó gây ra phản ứng co cơ và người bị giật sẽ không thả những thứ nắm trong tay ra được, làm cho tình hình nhanh chóng trở nên rất nguy hiểm. Với cường độ cao, dòng điện có thể làm ngừng tim và gần như chắc chắn gây chết người.

259

Dòng điện chạy qua còng có thể gây báng da tại điểm tiếp xúc. Tuy nhiên, các trường hợp báng nặng còng có thể xảy ra dù không có sự tiếp xúc trực tiếp của cơ thể với dòng điện. Môi trường ẩm ướt làm cho mối nguy hiểm điện giật tăng lên rất nhiều. Dòng điện có thể đi qua người được là nhờ có hiệu điện thế. Vì giảm hiệu điện thế còng đồng thời giảm độ nghiêm trọng của chấn thương điện giật, nên thông thường người ta vẫn sử dụng điện thế 110v tại bất cứ chỗ nào có thể.

Những nguyên nhân chính của tai nạn điện giật là:

- Dây nối đất không nối đúng vào vào cực trung tính trong ổ cắm mà nối vào cực dương. Khiến chính dây trung tính đó trở nên dẫn điện;

- Đấu sai cực trên ổ cắm và thiết bị;

-Nắp đậy cầu chì, hộp cầu dao, đầu ra ở đui đèn háng hoặc mất; dùng dây dẫn trần.

- Các dây cáp mềm bị hư háng do cọ xát vào các bề mặt sắc hoặc chạy ngầm dưới đất;

- Sửa chữa tạm thời cáp mềm bằng băng cách điện.

Xử lý tai nạn điện giật:

Ngắt điện, hoặc nếu không thể thì cách ly nạn nhân khỏi dòng điện bằng cách sử dụng các vật dài, sạch, khô và không dẫn điện như thanh gỗ hoặc mẫu cao su dài, hoặc vải như áo jacket. Đứng lên trên những vật liệu khô và không dẫn điện như gỗ khi làm việc này. Không sờ vào nạn nhân khi dòng điện chưa bị cắt.

Nếu thấy nạn nhân đã ngừng thở, hãy làm hô hấp nhân tạo, sau đó gửi đi cấp cứu và gọi bác sĩ. Tiếp tục làm hô hấp nhân tạo cho đến khi có bác sĩ hoặc xe cấp cứu tới.

Hệ thống cung cấp điện:

Trên mỗi công trường có thể có những hệ thống cung cấp điện trên không hay nằm sâu dưới đất. Trước khi bắt đầu thi công, cần liên hệ với nhà chức trách hoặc cán bộ công ty cung cấp điện tại địa bàn có công trường để nắm được sơ đồ bố trí cáp điện ngầm và phương án tháo gỡ, hoặc nếu công việc yêu cầu phải đặt

260

lại đường dây sau khi hoàn thành. Phương pháp dò tìm, đánh dấu cáp điện ngầm.

Lắp đặt điện:

Chỉ có thợ điện đủ trình độ mới được lắp đặt và giải quyết những vấn đề về điện. Mọi trang thiết bị chạy điện đều phải được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Nếu thiết bị hư háng, không nên tự sửa chữa mà hãy giao cho thợ điện. Dây và cáp cung cấp điện cho thiết bị nên gắn lên tường hoặc trần chứ không để chạy dưới sàn rất dễ hư háng hoặc bị ẩm. Không buộc thắt nút dây điện dễ gây đoản mạch hoặc chập, thay vào đó nên cuộn thành vòng dây. Khi vận hành một máy cố định, phải có những thiết bị dừng khẩn cấp đặt trong tầm với của người điều khiển.

Trước khi sử dụng thiết bị điện, hãy:

- Kiễm tra các chỗ khiếm khuyết;

- Kiểm tra các cầu chì và ổ cắm, tuyệt đối không nối tạm máy móc hay ổ cắm bằng dây điện trần nối tới bóng đèn hay các tiếp điểm.

- Kiểm tra các vỏ cách điện của dây và cáp điện có bị vào hoặc mòn hay không.

- Kiểm tra các dây nối đất trong hệ thống dây trung tính.

Các dụng cụ và thiết bị điện cầm tay:

Các dụng cụ được cách điện hai lớp hoặc toàn bộ thì an toàn hơn so với những dụng cụ thông thường khác vì chúng được bố trí những lớp bảo vệ bên trong đề phòng lớp kim loại bên ngoài trở nên dẫn điện. Nếu sử dụng loại thiết bị điện cầm tay, bạn phải được hướng dẫn cẩn thận về cách sử dụng còng như bảo trì chúng. Trước khi vận hành một công cụ điện cầm tay, phải kiểm tra để đảm bảo rằng:

- Các dây dẫn và phít cắm không bị hư háng – những bộ phận này dễ bị mài mòn mạnh trên công trường.

- Có cầu chì tương thích.

- Đặt tốc độ đúng cho công việc.

- Dây dẫn và cáp điện không nằm trên lối đi của công nhân khác và không tiếp xúc với nước.

261

- Khi kết thúc công việc, đảm bảo rằng các bộ phận chuyển động của công cụ đã dừng hẳn trước khi đặt xuống.

Những điều cần nhớ:

Nếu có tai nạn xảy ra do tiếp xúc với điện, phải ngắt điện ngay lập tức.

Không thi công trên các dây hoặc cáp đang có điện.

Cần nhớ:

Tuyệt đối không được mang xách công cụ cầm tay bằng cáp của công cụ ấy.

3.4.4 Tếu tố có hại đối với sức khoẻ trong lao động và biện pháp ngăn ngừa

3.4.4.1 Các yếu tố có hại đối với sức khoẻ con người trong lao động

Yếu tố có hại đối với sức khoẻ trong lao động là những yếu tố của điều kiện lao động không thuận lợi, vượt quá giới hạn của tiêu chuẩn vệ sinh lao động cho phép, làm giảm sức khoẻ người lao động, gây bệnh nghề nghiệp. Đó là vi khí hậu, tiếng ồn, rung động, phóng xạ, ánh sáng, bụi, các chất, hơi, khí độc, các sinh vật có hại.

a -Vi khí hậu xấu

Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp của nơi làm việc bao gồm yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và tốc độ vận chuyển của không khí. Các yếu tố này phải đảm bảo ở giới hạn nhất định, phù hợp với sinh lý con người.

- Nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn tiêu chuẩn cho phép làm suy nhược cơ thể, làm tê liệt sự vận động, do đó làm tăng mức độ nguy hiểm khi sử dụng máy móc thiết bị…Nhiệt độ quá cao sẽ gây bệnh thần kinh, tim mạch, bệnh ngoài da, say nóng, say nắng, đục nhãn mắt nghề nghiệp. Nhiệt độ quá thấp sẽ gây ra các bệnh về hô hấp, bệnh thấp khớp, khô niêm mạc, cảm lạnh…

- Độ ẩm cao có thể dẫn đến tăng độ dẫn điện của vật cách điện, tăng nguy cơ nổ do bụi khí, có thể khó bài tiết qua mồ hôi.

- Các yếu tố tốc độ gió, bức xạ nhiệt nếu cao hoặc thấp hơn tiêu chuẩn vệ sinh cho phép đều ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây bệnh tật và giảm khả năng lao động của con người.

262

b- Tiếng ồn và rung

Tiếng ồn là âm thanh gây khó chịu cho con người, nó phát sinh do sự chuyển động của các chi tiết hoặc bộ phận của máy do va chạm… Rung sóc thường do các dụng cụ cầm tay bằng khí nén, do các động cơ nổ… tạo ra.

Làm việc trong điều kiện có tiếng ồn và rung sóc quá giới hạn cho phép dễ gây các bệnh nghề nghiệp như: điếc, viêm thần kinh thực vật, rối loạn cảm giác, rối loạn phát dục, tổn thương về xương khớp và cơ; hoặc làm giảm khả năng tập trung trong lao động sản xuất, giảm khả năng nhạy bén… Người mệt mỏi, cáu gắt, buồn ngủ…Tiếp xúc với tiếng ồn lâu sẽ bị giảm thính lực, điếc nghề nghiệp hoặc bệnh thần kinh. Tình trạng trên dễ dẫn đến tai nạn lao động.

c- Bức xạ và phóng xạ

Nguồn bức xạ:

- Mặt trời phát ra bức xạ hồng ngoại, tử ngoại.

- Lò thép hồ quang, hàn cắt kim loại, nắn đúc thép phát ra bức xạ tử ngoại.

Người ta có thể bị say nắng, giảm thị lực (do bức xạ hồng ngoại), đau đầu, chóng mặt, giảm thị lực, báng (do bức xạ tử ngoại) và dẫn đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Phóng xạ:

Là dạng đặc biệt của bức xạ. Tia phóng xạ phát ra do sự biến đổi bên trong hạt nhân nguyên tử của một số nguyên tố và khả năng ion hóa vật chất. Những nguyên tố đó gọi là nguyên tố phóng xạ.

Các tia phóng xạ gây tác hại đến cơ thể người lao động dưới dạng: gây nhiễm độc cấp tính hoặc mãn tính; rối loạn chức năng của thần kinh trung ương, nơi phóng xạ chiếu vào bị báng hoặc rộp đỏ, cơ quan tạo máu bị tổn thương gây thiếu máu, vô sinh, ung thư, tử vong.

d- Chiếu sáng không hợp lý (chói quá hoặc tối quá)

Trong đời sống và lao động, con mắt người đòi hỏi điều kiện ánh sáng thích hợp. Chiếu sáng thích hợp sẽ bảo vệ thị lực, chống mệt mỏi, tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, đồng thời tăng năng suất lao động.

263

Khi chiếu sáng không cần đảm bảo tiêu chuẩn quy định, (thường là quá thấp) ngoài tác hại làm tăng phế phẩm, giảm năng suất lao động… Về mặt kỹ thuật an toàn còn thấy rõ: khả năng gây tai nạn lao động tăng lên do không nhìn rõ hoặc chưa đủ thời gian để mắt nhận biết sự vật (thiếu ánh sáng); do lóa mắt (ánh sáng chói quá).

e- Bụi

Bụi là tập hợp của nhiều hạt có kích thước nhỏ bé tồn tại trong không khí; nguy hiểm nhất là bụi có kích thước từ 0,5 - 5 micrômét; khi hít phải loại bụi này sẽ có 70 - 80% lượng bụi đi vào phổi và làm tổn thương phổi hoặc gây bệnh bụi phổi.

Bụi có thể phân loại theo nguồn gốc phát sinh:

- Bụi hữu cơ: nguồn gốc từ động vật, thực vật.

- Bụi nhân tạo: nhựa, cao su…

- Bụi kim loại: sắt, đồng…

- Bụi vô cơ: silic, amiăng…

Mức độ nguy hiểm của bụi phụ thuộc vào tính chất vật lý học, hóa học của chúng.

Về mặt kỹ thuật an toàn, bụi có thể gây tác hại dưới các dạng:

- Gây cháy hoặc nổ ở nơi có điều kiện thích hợp

- Gây biến đổi về sự cách điện: làm giảm khả năng cách điện của bộ phận cách điện gây chạm mạch…

- Gây mài mòn thiết bị trước thời hạn.

Về mặt vệ sinh lao động, bụi gây tác hại dưới nhiều dạng:

- Tổn thương cơ quan hô hấp: xây xát, viêm kinh niên, tùy theo loại bụi có thể dẫn đến viêm phổi, ung thư phổi.

- Bệnh ngoài da: bịt lỗ chân lông, lở loét, ghẻ…

- Tổn thương mắt.

Bệnh bụi phổi phổ biến hiện nay bao gồm:

264

+ Bệnh bụi phổi silic (silicose) là do bụi silic, hiện nay ở nước ta có tỷ lệ rất cao, chiếm khoảng 87% bệnh nghề nghiệp.

+ Bệnh bụi phổi amiăng (Asbestose) do bụi amiăng.

+ Bệnh bụi phổi than (Antracose) do bụi than.

+ Bệnh bụi phổi sắt (Siderose) do bụi sắt.

f- Các hoá chất độc

Hóa chất ngày càng được dùng nhiều trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản… như: chì, Asen,Crôm, Benzen, rượu, các khí bụi (SO, NO, CO…), các dung dịch Axit, Bazơ, Kiềm, Muối…, các phế liệu, phế thải khó phân hủy.

Hóa chất độc có thể ở trong trạng thái rắn, láng, khí, bụi… tùy theo điều kiện nhiệt độ và áp suất

Hoá chất độc có thể gây hại cho người lao động dưới các dạng:

- Vết tích nghề nghiệp như: môn cóc, môn chai, da biến màu…

- Nhiễm độc cấp tính khi nồng độ chất độc cao.

- Bệnh nghề nghiệp: khi nồng độ chất độc thấp dưới mức độ cho phép nhưng thời gian tiếp xúc với chất độc lâu đối với cơ thể suy yếu hoặc trên mức cho phép vào mức đề kháng cơ thể yếu.

Hoá chất độc thường được phân loại thành các nhóm sau:

Nhóm 1: Chất gây báng kích thích da như Axit đặc, Kiềm…

Nhóm 2: Chất kích thích đường hô hấp như Clo, NH3, SO3…

Nhóm 3: Chất gây ngạt như CO2, CH4, CO…

Nhóm 4: Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương như rượu C2H5O4, H2S, xãng…

Nhóm 5: Chất gây độc cho hệ thống cơ quan của cơ thể như: Hyđrôcacbon các loại (gây độc cho nhiều cơ quan), Benzen, phênol (hệ tạo máu), Pb, AS (thiếu máu)…

Khi tiếp xúc với hóa chất độc, người lao động có thể bị nhiễm độc qua đường tiêu hoá, đường hô hấp hoặc qua da. Trong ba đường xâm nhập đó thì theo đường hô hấp là nguy hiểm nhất và chiếm tới 95% trường hợp nhiễm độc.

265

Chất độc thâm nhập vào cơ thể và tham gia các quá trình sinh hóa có thể đổi thành chất không độc, nhưng còng có thể biến thành chất độc hơn như CH3CO thành Focmandehyt.

Một số chất độc thâm nhập vào cơ thể còn tích đọng ở một số cơ quan như: Pb tích đọng ở xương…tới lúc có điều kiện thuận lợi chúng mới gây độc.

Mặt khác chất độc còng có thể được thải ra khỏi cơ thể qua da, hơi thở, nước tiểu, mồ hôi, qua sữa… tùy theo tính chất của mỗi loại hóa chất.

g- Các yếu tố vi sinh vật có hại

Một số nghề người lao động phải tiếp xúc với các vi sinh vật gây bệnh, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng, côn trùng, nấm mốc…như các nghề: chăn nuôi, sát sinh, chế biến thực phẩm, người làm vệ sinh đô thị, người làm lâm nghiệp, nông nghiệp, người phục vụ tại các bệnh viện, khu điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng, các nghĩa trang…

Cần có biện pháp phòng chống tích cực, cải thiện điều kiện lao động, cải tạo môi trường, theo dõi và phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp.

h- Các yếu tố về cường độ lao động, tư thế lao động gò bó và đơn điệu trong lao động không phù hợp với hoạt động tâm sinh lý bình thường và nhân trắc của cơ thể người lao động trong lao động.

Do yêu cầu của công nghệ và tổ chức lao động mà người lao động có thể phải lao động ở cường độ lao động quá mức theo ca, kíp, tư thế làm việc gò bó trong thời gian dài, ngửa người, vẹo người, treo người trên cao, mang vác nặng, động tác lao động đơn điệu buồn tẻ… hoặc với trách nhiệm cao gây căng thẳng về thần kinh tâm lý.

Điều kiện lao động trên gây nên những hạn chế cho hoạt động bình thường, gây trì trệ phát triển, gây hiện tượng tâm lý mệt mỏi, chán nản dẫn tới những biến đổi ức chế thần kinh… Cuối cùng gây bệnh tâm lý mệt mỏi uể oải, suy nhược thần kinh, đau mỏi cơ xương, có khi dẫn đến tai nạn lao động.

3.4.4.2. Một số biện pháp ngăn ngừa yếu tố có hại đối với sức khoẻ người lao động

a- Biện pháp chống nóng cho người lao động:

266

- Cải tiến kỹ thuật, cơ giới hoá vμ tự động hoá các khâu sản xuất mμ công nhân phải lμm việc trong nhiệt độ cao.

- Cách ly nguồn nhiệt bằng phương pháp che chắn. Nếu có điều kiện có thể lμm láng di động có mái che để chống nóng.

- Bố trí hệ thống thông gió tự nhiên vμ nhân tạo để tạo ra luồng không khí thường xuyên nơi sản xuất vμ phải có biện pháp chống ẩm để lμm cho công nhân dễ bốc mồ hôi.

- Hạn chế bớt ảnh hưởng từ các thiết bị, máy móc vμ quá trình sản xuất bức xạ nhiều nhiệt.

- Tổ chức lao động hợp lý, cải thiện tốt điều kiện lμm việc ở chỗ nắng, nóng. Tạo điều kiện nghỉ ngơi vμ bồi dưỡng hiện vật cho công nhân. Tăng cường nhiều sinh tố trong khẩu phần ăn, cung cấp đủ nước uống sạch vμ hợp vệ sinh (pha thêm 0.5% muối ăn), đảm bảo chỗ tắm rửa cho công nhân sau khi lμm việc.

- Sử dụng các dụng cụ phòng hộ cá nhân, quần áo bằng vải có sợi chống nhiệt cao ở những nơi nóng, kính mμu, kính mờ ngăn các tia có hại cho mắt.

- Khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân lao động ở chỗ nóng, không bố trí những người có bệnh tim mạch vμ thần kinh lμm việc ở những nơi có nhiệt độ cao.

b-Biện pháp phòng vμ chống tiếng ồn:

*- Loại trõ nguồn phát sinh ra tiếng ồn:

- Dùng quá trình sản xuất không tiếng ồn thay cho quá trình sản xuất có tiếng ồn.

-Lμm giảm cường độ tiếng ồn phát ra từ máy móc vμ động cơ.

-Giữ cho các máy ở trạng thái hoμn thiện: siết chặt bulông, đinh vít, tra dầu mỡ thường xuyên.

*-Cách ly tiếng ồn vμ hút âm:

-Chọn vật liệu cách âm để lμm nhμ cửa. Lμm nền nhμ bằng cao su, cát, nền nhμ phải đμo sâu, xung quanh nên đμo rãnh cách âm rộng 6-10cm.

267

- Lắp các thiết bị giảm tiếng động của máy. Bao phủ chất hấp thụ sự rung động ở các bề mặt rung động phát ra tiếng ồn bằng vật liệu có ma sát trong lớn; ngoμi ra trong 1 số máy có bộ phận tiêu âm.

* Dùng các dụng cụ phòng hộ cá nhân:

- Những người lμm việc trong các quá trình sản xuất có thiếng ồn, để bảo vệ tai cần có một số thiết bị sau.

*-Chế độ lao động hợp lý:

-Những người lμm việc tiếp xúc nhiều với tiếng ồn cần được bớt giờ lμm việc hoặc có thể bố trí xen kẽ công việc để có những quãng nghỉ thích hợp.

-Không nên tuyển lựa những người mắc bệnh về tai lμm việc ở những nơi có nhiều tiếng ồn.

-Khi phát hiện có dấu hiệu điếc nghề nghiệp thì phải bố trí để công nhân được ngừng tiếp xúc với tiếng ồn cμng sớm cμng tốt.

3.4.4.3-Đề phòng vμ chống tác hại của rung động:

a-Biện pháp kỹ thuật:

-Thay các bộ phận máy móc thiết bị phát ra rung động.

-Kiểm tra thường xuyên vμ sửa chữa kịp thời các chi tiết máy bị mòn vμ hư háng hoặc gia công các chi tiết máy đặc biệt để khử rung.

-Nền bệ máy thiết bị phải bằng phẳng vμ chắc chắn. Cách ly những thiết bị phát ra độ rung lớn bằng những rãnh cách rung xung quanh móng máy.

-Thay sự liên kết cứng giữa nguồn rung động vμ móng của nó bằng liên kết giảm rung khác để giảm sự truyền rung động của máy xuống móng.

b-Biện pháp tổ chức sản xuất:

-Nếu công việc thay thế được cho nhau thì nên bố trí sản xuất lμm nhiều ca kíp để san sẽ mức độ tiếp xúc với rung động cho mọi người.

-Nên bố trí ca kíp sản xuất bảo đảm giữa 2 thời kỳ lμm việc người thợ có quãng nghỉ dμi không tiếp xúc với rung động.

c-Phòng hộ cá nhân:

268

-Tác dụng của các dụng cụ phòng hộ cá nhân chống lại rung động lμ giảm trị số biên độ dao động truyền đến cơ thể khi có rung động chung hoặc lên phần cơ thể tiếp xúc với vật rung động.

-Giμy vải chống rung: có miếng đệm lót bằng cao su trong đó có gắn 6 lò xo. Chiều dμy miếng đệm 30mm, độ cứng của lò xo ở phần gót 13kg/cm, ở phần đế 10.5kg/cm. Khi tần số rung động từ 20-50Hz với biên độ tương ứng từ 0.4-0.1mm thì độ tắt rung của loại giμy nμy đạt khoảng 80%.

-Găng tay chống rung: được sử dụng khi dùng các dụng cụ cầm tay rung động hoặc đầm rung bề mặt. Yêu cầu chủ yếu lμ hạn chế tác dụng rung động ở chỗ tập trung vμo tay. Sử dụng găng tay có lớp lót ở lòng bμn tay bằng cao su xốp dμy sẽ lμm giảm biên độ rung động với tần số 50Hz từ 3-4 lần. Dùng găng tay chống rung có lót cao su đμn hồi giảm sự truyền động rung động đi 10 lần.

d-Biện pháp y tế:

-Không nên tuyển dụng những người có các bệnh về rối loạn dinh dưỡng thần kinh, mạch máu ở lòng bμn tay lμm việc tiếp xúc với rung động.

-Không nên bố trí phụ nữ lái các loại xe vận tải cỡ lớn vì sẽ gây ra lắc xãc nhiều.

3.4.4.4-Biện pháp phòng vμ chống bụi:

a-Biện pháp kỹ thuật:

-Phương pháp chủ yếu để phòng bụi trong công tác xay, nghiền, sμng, bốc dỡ các loại vật liệu hạt rời hoặc dễ sinh bụi lμ cơ giới hoá quá trình sản xuất để công nhân ít tiếp xúc với bụi. Che đậy các bộ phận máy phát sinh nhiều bụi bằng vỏ che, từ đó đặt ống hút thải bụi ra ngoμi.

-Dùng các biện pháp quan trọng để khử bụi bằng cơ khí vμ điện như buồng lắng bụi bằng phương pháp ly tâm, lọc bụi bằng điện, khử bụi bằng máy siêu âm, dùng các loại lưới lọc bụi bằng phương pháp ion hoá tổng hợp.

-áp dụng các biện pháp về sản xuất ướt hoặc sản xuất trong không khí ẩm nếu điều kiện cho phép hoặc có thể thay đổi kỹ thuật trong thi công.

-Sử dụng hệ thống thông gió tự nhiên vμ nhân tạo, rút bớt độ đậm đặc của bụi trong không khí bằng các hệ thống hút bụi, hút bụi cục bộ trực tiếp từ chỗ bụi được tạo ra.

269

-Thường xuyên lμm tổng vệ sinh nơi lμm việc để giảm trọng lượng bụi dự trữ trong môi trường sản xuất.

b-Biện pháp về tổ chức:

-Bố trí các xí nghiệp, xưởng gia công,...phát ra nhiều bụi, xa các vùng dân cư, các khu vực nhμ ở. Công trình nhμ ăn, nhμ trẻ đều phải bố trí xa nơi sản xuất phát sinh ra bụi.

-Đường vận chuyển các nguyên vật liệu, bán thμnh phẩm, thμnh phẩm mang bụi phải bố trí riêng biệt để tránh tình trạng tung bụi vμo môi trường sản xuất nói chung vμ ở các khu vực gián tiếp. Tổ chức tốt tưới ẩm mặt đường khi trời nắng gió, hanh khô.

c-Trang bị phòng hộ cá nhân:

-Trang bị quần áo công tác phòng bụi không cho bụi lọt qua để phòng ngừa cho công nhân lμm việc ở những nơi nhiều bụi, đặc biệt đối với bụi độc.

-Dùng khẩu trang, mặt nạ hô hấp, bình thở, kính đeo mắt để bảo vệ mắt, mũi, miệng.

d-Biện pháp y tế:

-ở trên công trường vμ trong nhμ máy phải có đủ nhμ tắm, nơi rửa cho công nhân. Sau khi lμm việc công nhân phải tắm giặt sạch sẽ, thay quần áo.

-Cấm ăn uống, hút thuốc lá nơi sản xuất.

-Không tuyển dụng người có bệnh mãn tính về đường hô hấp lμm việc ở những nơi nhiều bụi. Những công nhân tiếp xúc với bụi thường xuyên được khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện kịp thời những người bị bệnh do nhiễm bụi.

-Phải định kỳ kiểm ta hμm lượng bụi ở môi trường sản xuất, nếu thấy quá tiêu chuẩn cho phép phải tìm mọi biện pháp lμm giảm hμm lượng bụi.

3.4.4.5 Những biện pháp phòng ngừa tác hại của hoá chất trong xây dựng

Tai nạn và bệnh tật do sử dụng hóa chất có thể ngăn ngừa được nếu hiểu rõ loại hóa chất đang được sử dụng, những rủi ro có thể có và tuân thủ những quy định về an toàn khi sử dụng, chuyên chở những hóa chất đó. Nói chung, có một quy chế ưu tiên nhằm tránh những mối nguy hiểm khi tiếp xúc với các hóa chất độc hại như sau:

- Thay thế loại hóa chất đó bằng loại ít độc hại và ít nguy hiểm hơn.

270

- Cung cấp những hướng dẫn sử dụng hoặc các thiết bị kiểm soát như thông gió hút; điều này thường khó thực hiện trong các quá trình xâydựng.

- Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân.

- Nếu việc sử dụng hóa chất nguy hiểm là không thể tránh khỏi, người công nhân có thể áp dụng một số biện pháp an toàn cơ bản sau đây để bảo vệ bản thân:

- Giữ các thùng chứa hóa chất trong một nhà kho tách biệt và an toàn.

- Đừng nên cho rằng hình dáng của hai thùng chứa giống nhau thì chúng cùng chứa một loại hóa chất.

- Phải đảm bảo nhãn hiệu trên mỗi thùng chứa; nếu không có nhãn hiệu, tuyệt đối không sử dụng vật liệu chứa bên trong.

- Hãy đọc kỹ và chắc chắn phải hiểu rõ những điều ghi trên nhãn hiệu và tuân theo các chỉ dẫn đó.

- Nếu không đủ thông tin để biết sử dụng hóa chất một cách an toàn, hãy yêu cầu người có trách nhiệm cung cấp các dữ liệu an toàn của hóa chất và không sử dụng hóa chất đó trước khi có dữ liệu đó. Trong trường hợp không hiểu, hãy hỏi kỹ trước khi sử dụng.

- Kiểm tra xem đã đủ phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp chưa trước khi sử dụng hóa chất (bản dữ liệu an toàn hóa chất sẽ chỉ dẫn cho bạn biết xem có cần phải sử dụng găng tay, kính, quần áo bảo hộ, ủng cao su hay bình dưỡng khí không) và các trang bị có được bảo quản cẩn thận không.

- Khi mở thùng chứa hóa chất, nên lót giẻ vào nắp hay quai thùng vì một số chất láng dễ bay hơi có thể bắn ra ngoài khi thùng được mở; rót vật liệu chứa trong thùng ở nơi thoáng khí.

- Tránh hít những khí bay lên từ hóa chất. Cần có chế độ thông gió tốt, hoặc làm việc tại nơi thoáng đãng. Khi cảm thấy chóng mặt hoặc khó chịu phải rời khỏi chổ làm việc ngay lập tức.

- Nếu sử dụng nhiều chất dung môi, phải sử dụng quần áo chống thấm. Nếu áo quần bị dung môi làm ướt, phải thay bộ khác và phơi khô ở nơi thoáng gió.

- Chỉ sử dụng một lượng hóa chất tối thiểu vừa đủ cho công việc.

271

- Nên đeo kính bảo vệ mắt khi rót hoặc di chuyển hóa chất trên công trường.

- Khi trộn hoặc rót hóa chất cần sử dụng những loại thùng đựng tạm, phải đảm bảo các thùng dó phù hợp và có nhãn hiệu đúng. Không dùng loại bao bì đựng đồ ăn thức uống để chứa hóa chất.

- Rửa tay trước khi ăn và không ăn uống hoặc hút thuốc lá tại nơi làm việc.

- Nếu hóa chất dây vào da, phải xối nước rửa sạch ngay. Nếu bị dây vào mắt, phải rửa thật kỹ và sau đó phải chú ý theo dõi và chăm sóc cẩn thận.

- Nếu bị báng hóa chất hoặc cảm thấy khó chịu sau khi sử dụng hóa chất, cần phải đi khám ngay không chậm trễ.

- Nếu phát hiện thấy hóa chất loang ra thành vũng trên nền, cần báo cáo ngay để có biện pháp xử lý cho đúng như đổ cát khô lên để thấm.

3.4.5. Một số vấn đề khác: a) Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người

và công trình trên công trường xây dựng. Trường hợp các biện pháp an toàn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên thỏa thuận.

b) Các biện pháp an toàn, nội quy về an toàn phải được thể hiện công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành. Ở những vị trí nguy hiểm trên công trường, phải bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn.

c) Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư và các bên có liên quan phải thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường. Khi phát hiện có vi phạm về an toàn lao động thì phải đình chỉ thi công xây dựng. Người để xảy ra vi phạm về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

d) Nhà thầu xây dựng có trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn, phổ biến các quy định về an toàn lao động. Đối với một số công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì người lao động có phải giấy chứng nhận đào tạo an toàn lao động. Nghiêm cấm sử dụng người lao động chưa được đào tạo và chưa được hướng dẫn về an toàn lao động.

272

đ) Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm cấp đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động, an toàn lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng lao động trên công trường.

e) Khi có sự cố về an toàn lao động, nhà thầu thi công xây dựng và các bên có liên quan có trách nhiệm tổ chức xử lý và báo cáo cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn lao động theo qui định của pháp luật đồng thời chịu trách khắc phục và bồi thường những thiệt hại do nhà thầu không bảo đảm an toàn lao động gây ra.

3.5. Quản lý môi trường xây dựng

a) Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp đảm bảo về môi trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh, bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường. Đối với những công trình xây dựng trong khu vực đô thị thì còn phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến nơi quy định.

b) Trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải phải có biện pháp che chắn đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường.

c) Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư phải có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng, đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường. Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì chủ đầu tư, cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường có quyền đình chỉ thi công xây dựng và yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng biện pháp về bảo vệ môi trường.

d) Người để xảy ra các hành vi làm tổn hại đến môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

VII. QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1. Nguyên tắc quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng

1.1. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi tắt là quản lý chi phí) phải bảo đảm mục tiêu, hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình và phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường.

273

1.2. Quản lý chi phớ theo từng công trình, phự hợp với các giai đoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế, loại nguồn vốn và các quy định của Nhà nước.

1.3. Tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình phải được dự tính theo đúng phương pháp, đủ các khoản mục chi phí theo quy định và phù hợp độ dài thời gian xây dựng công trình. Tổng mức đầu tư là chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng công trình.

1.4. Nhà nước thực hiện chức năng quản lý chi phí thông qua việc ban hành, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý chi phí.

1.5. Chủ đầu tư xây dựng công trình chịu trách nhiệm toàn diện về việc quản lý chi phớ từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác, sử dụng.

1.6. Chi phí đầu tư xây dựng công trình đã được người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư phê duyệt theo quy định là cơ sở để các tổ chức có chức năng thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng công trình.

2. Lập tổng mức đầu tư xây dựng

2.1. Tổng mức đầu tư dự án là khái toán chi phí của toàn bộ dự án được xác định trong giai đoạn lập dự án, gồm chi phí xây dựng; chi phí mua sắm vật tư thiết bị; chi phí thuê đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí khác bao gồm cả vốn lưu động đối với các dự án sản xuất kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng và dự phòng phí.

2.2. Tổng mức đầu tư dự án là cơ sở để lập kế hoạch vốn và xác định hiệu quả đầu tư của dự án. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, tổng mức đầu tư sau khi được phê duyệt là giới hạn chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng công trình.

2.3. Tổng mức đầu tư dự án được xác định trên cơ sở khối lượng các công việc cần thực hiện của dự án, thiết kế cơ sở, suất vốn đầu tư, chi phí chuẩn xây dựng, chi phí xây dựng của các dự án có tiêu chuẩn kinh tế- kỹ thuật tương tự đã thực hiện.

2.4. Tổng mức đầu tư được xác định theo một trong các phương pháp sau:

274

a) Tính theo thiết kế cơ sở, trong đó chi phí xây dựng được tính theo khối lượng chủ yếu từ thiết kế cơ sở, các khối lượng khác dự tính và giá xây dựng phù hợp với thị trường; chi phí thiết bị được tính theo số lượng, chủng loại thiết bị phù hợp với thiết kế công nghệ, giá thiết bị trên thị trường và các yếu tố khác (nếu có); chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được tính theo khối lượng phải bồi thường hỗ trợ, tái định cư của dự án và các chế độ của nhà nước có liên quan; chi phí quản lý dự án, chi phớ tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác được xác định bằng cách lập dự toán hoặc tạm tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị; chi phí dự phũng;

Đối với công trình chỉ yờu cầu lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật thì tổng mức đầu tư đồng thời là dự toán công trình và chi phớ bồi thường, giải phóng mặt bằng tái định cư (nếu có). Dự toán công trình tính theo khối lượng từ thiết kế bản vẽ thi công và các quy định tại Điều 9 Nghị định 112/2009/NĐ-CP.

b) Tính theo diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình và giá xây dựng tổng hợp theo bộ phận kết cấu, theo diện tích, công năng sử dụng (sau đây gọi là giá xây dựng tổng hợp), suất vốn đầu tư xây dựng công trình tương ứng tại thời điểm lập dự án có điều chỉnh, bổ sung những chi phí chưa tính trong giá xây dựng tổng hợp và suất vốn đầu tư để xác định tổng mức đầu tư;

c) Tính trên cơ sở số liệu của các dự án có chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật tương tự đó thực hiện. Trường hợp áp dụng phương pháp này phải tính quy đổi các số liệu của dự án tương tự về thời điểm lập dự án và điều chỉnh các khoản mục chi phí chưa xác định trong tổng mức đầu tư;

d) Kết hợp các phương pháp quy định tại điểm a, điểm b và điểm c nờu trên.

đ) Chi phớ dự phũng cho khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng các chi phí theo quy định. Chi phí dự phũng cho yếu tố trượt giá được tính trên cơ sở độ dài thời gian xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng hàng năm phù hợp với loại công trình xây dựng có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế.

2.5. Nội dung tổng mức đầu tư (chi phí của dự án ở giai đoạn lập dự án).

Nội dung Tổng mức đầu tư bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phớ tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phũng.

275

Nội dung các thành phần chi phí của tổng mức đầu tư được quy định cụ thể như sau:

* Chi phớ xây dựng bao gồm: chi phớ xây dựng các công trình, hạng mục công trình; chi phớ phỏ dỡ các công trình xây dựng; chi phớ san lấp mặt bằng xây dựng; chi phớ xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công;

* Chi phớ thiết bị bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ; chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ, nếu có; chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển, bảo hiểm; thuế và các loại phí liên quan khác;

* Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư bao gồm: chi phí bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất và các chi phí bồi thường khác; chi phí thực hiện tái định cư; chi phí tổ chức bồi thường giải phóng mặt bằng; chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng (nếu có); chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật (nếu có);

* Chi phớ quản lý dự án bao gồm: các chi phí để tổ chức thực hiện quản lý dự án từ khi lập dự án đến đến khi hoàn thành, nghiệm thu bàn giao, đưa công trình vào khai thác sử dụng. Cụ thể:

+ Chi phí tổ chức lập báo cáo đầu tư, chi phí tổ chức lập dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật;

+ Chi phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư;

+ Chi phớ tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trỳc;

+ Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư, báo cáo kinh tế - kỹ thuật, tổng mức đầu tư; chi phí tổ chức thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình;

+ Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;

+ Chi phớ tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý chi phớ xây dựng công trình;

+ Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình;

+ Chi phí tổ chức lập định mức, đơn giá xây dựng công trình;

+ Chi phí tổ chức kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công

276

trình theo yờu cầu của chủ đầu tư;

+ Chi phí tổ chức kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình;

+ Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình;

+ Chi phớ tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình;

+ Chi phớ khởi công, khánh thành, tuyờn truyền quảng cỏo;

+ Chi phớ tổ chức thực hiện một số công việc quản lý khác.

* Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm:

+ Chi phớ khảo sỏt xây dựng;

+ Chi phí lập báo cáo đầu tư (nếu có), chi phớ lập dự án hoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật;

+ Chi phớ thi tuyển thiết kế kiến trỳc;

+ Chi phớ thiết kế xây dựng công trình;

+ Chi phớ thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình;

+ Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp vật tư thiết bị, tổng thầu xây dựng;

+ Chi phớ giám sỏt khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp đặt thiết bị;

+ Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;

+ Chi phí lập định mức, đơn giá xây dựng công trình;

+ Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán, định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình, hợp đồng,...

+ Chi phí tư vấn quản lý dự án;

+ Chi phí kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo yờu cầu của chủ đầu tư;

277

+ Chi phí kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình;

+ Chi phí quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình đối với dự án có thời gian thực hiện trên 3 năm;

+ Chi phí thực hiện các công việc tư vấn khác.

* Chi phớ khác bao gồm:

+ Chi phí thẩm tra tổng mức đầu tư;

+ Chi phớ rà phỏ bom mỡn, vật nổ;

+ Chi phớ bảo hiểm công trình;

+ Chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến công trường;

+ Chi phí đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình;

+ Chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công các công trình;

+ Chi phớ kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;

+ Các khoản phí và lệ phí theo quy định;

+ Chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan dự án; vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lói vay trong thời gian xây dựng; chi phớ cho quỏ trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao trõ giá trị sản phẩm thu hồi được;

+ Một số chi phớ khác.

* Chi phớ dự phũng bao gồm: chi phớ dự phũng cho khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phũng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.

2.6 Tổng mức đầu tư dự án chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:

a) Tổng mức đầu tư đó được phê duyệt chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp điều chỉnh dự án theo quy định Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản mà làm thay đổi tổng mức đầu tư (tăng hoặc giảm);

b) Người quyết định đầu tư quyết định việc phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh. Trường hợp tổng mức đầu tư điều chỉnh không vượt tổng mức đầu tư

278

đó được phê duyệt và không làm thay đổi địa điểm, quy mô, mục tiêu của dự án thì chủ đầu tư tự quyết định và chịu trách nhiệm về việc phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh.

c) Phần tổng mức đầu tư điều chỉnh thay đổi so với tổng mức đầu tư đó được phê duyệt phải được tổ chức thẩm định hoặc thẩm tra trước khi phê duyệt.

Nếu việc điều chỉnh tổng mức đầu tư làm tăng quy mô (nhóm) dự án thì việc quản lý dự án vẫn thực hiện theo quy mụ (nhúm) dự án đó được phê duyệt trước khi điều chỉnh.

3. Lập dự toán xây dựng công trình

3.1. Dự toán xây dựng công trình (sau đây gọi tắt là dự toán công trình) được xác định theo công trình xây dựng cụ thể và là căn cứ để chủ đầu tư quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

3.2. Dự toán công trình được lập căn cứ trên cơ sở khối lượng các công việc xác định theo thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình và đơn giá xây dựng công trình, chi phớ tính theo tỷ lệ phần trăm (%) (sau đây gọi là định mức chi phớ tỷ lệ) cần thiết để thực hiện khối lượng, nhiệm vụ công việc đó.

3.3. Nội dung dự toán công trình bao gồm: chi phớ xây dựng; chi phớ thiết bị; chi phớ quản lý dự án; chi phớ tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phớ dự phũng.

3.4. Dự toán công trình được lập như sau:

a) Chi phí xây dựng được lập cho công trình, hạng mục công trình chính, các công việc của công trình cụ thể và được xác định bằng cách lập dự toán (dự toán chi phí xây dựng). Đối với các công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công, chi phí xây dựng được xác định bằng cách lập dự toán; nhà tạm để ở và điều hành thi công tại hiện trường, chi phí xây dựng được xác định bằng định mức tỷ lệ;

Dự toán chi phí xây dựng bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng, chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thi công tại hiện trường. Dự toán chi phí xây dựng có thể xác định theo từng nội dung chi phí hoặc tổng hợp các nội dung chi phí.

Dự toán chi phí xây dựng được lập theo một trong các phương phỏp sau:

279

- Phương pháp khối lượng và đơn giá xây dựng công trình đầy đủ;

- Phương pháp tổng khối lượng hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công và bảng giá tương ứng;

- Phương pháp suất chi phí xây dựng công trình có các chỉ tiờu kinh tế-kỹ thuật tương tự đó thực hiện;

- Các phương pháp khác phù hợp với tính chất, đặc điểm xây dựng công trình.

b) Chi phớ thiết bị trong dự toán công trình bao gồm chi phớ mua sắm thiết bị, kể cả chi phớ đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có); chi phí lắp đặt thiết bị, chi phớ thớ nghiệm, hiệu chỉnh và các chi phớ khác liên quan (nếu có);

Chi phí mua sắm thiết bị được xác định trên cơ sở khối lượng, số lượng chủng loại thiết bị cần mua, gia công và giá mua hoặc gia công thiết bị. Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ, chi phí lắp đặt thiết bị, chi phí thí nghiệm, hiệu chỉnh và các chi phí khác liên quan (nếu có) được xác định bằng dự toán;

c) Chi phí quản lý dự án bao gồm các khoản chi phí cần thiết để chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án. Chi phí quản lý dự án được xác định bằng định mức chi phí tỷ lệ hoặc lập dự toán;

d) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm chi phí tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát, thiết kế, thẩm tra, giám sát xây dựng, quản lý chi phớ và các chi phí tư vấn khác có liên quan. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác định trên cơ sở tham khảo định mức chi phí tỷ lệ do nhà nước công bố hoặc xác định bằng dự toán.

Mức lương tháng của chuyên gia tư vấn khi lập dự toán tháng - người được xác định căn cứ vào mức lương cơ bản, các khoản chi phớ xã hội, chi phớ quản lý, lợi nhuận, các phụ cấp khác bỡnh quõn thị trường hoặc do nhà nước công bố. Trường hợp đó xỏc định được tổ chức tư vấn cụ thể thì căn cứ trên mức lương thực tế, các khoản chi phí xã hội, chi phớ quản lý, lợi nhuận, các phụ cấp khác trong báo cáo tài chính đó được kiểm toán hoặc đó được xác nhận của cơ quan thuế, tài chính hoặc các hợp đồng tương tự đó ký kết hoặc đang thực hiện trong năm gần nhất của tổ chức tư vấn đó và mức trượt giá tiền lương hàng năm để tính toán, xác định;

đ) Chi phí khác bao gồm các chi phí chưa quy định tại các điểm a, b, c và d và được xác định bằng lập dự toán hoặc định mức chi phí tỷ lệ;

280

e) Chi phớ dự phũng cho khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng các chi phí quy định tại điểm a, b, c, d và đ nờu trên. Chi phớ dự phũng cho yếu tố trượt giá được tính trên cơ sở độ dài thời gian xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng hàng năm phù hợp với loại công trình xây dựng.

3.5. Đối với công trình chỉ yờu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật thì tổng mức đầu tư đồng thời là dự toán công trình. Trường hợp này, dự toán công trình bao gồm cả chi phớ bồi thường, giải phóng mặt bằng tái định cư (nếu có).

3.6. Đối với dự án có nhiều công trình xây dựng, chủ đầu tư có thể xác định tổng dự toán của dự án để phục vụ cho việc quản lý chi phí. Tổng dự toán của dự án được xác định bằng cách cộng các dự toán chi phí của các công trình và các chi phớ có liên quan thuộc dự án.

3.7 Nội dung dự toán xây dựng công trình (chi phớ dự án ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công).

Dự toán xây dựng công trình (sau đây gọi là dự toán công trình) được xác định theo công trình xây dựng cụ thể và là căn cứ để chủ đầu tư quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Nội dung dự toán công trình bao gồm: chi phớ xây dựng, chi phớ thiết bị, chi phớ quản lý dự án, chi phớ tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phũng của công trình.

* Chi phớ xây dựng bao gồm: chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng và chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công.

* Chi phớ thiết bị bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (kể cả thiết bị công nghệ phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công); chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh.

Chi phí mua sắm thiết bị bao gồm: giá mua (gồm cả chi phí thiết kế và giám sát chế tạo), chi phí vận chuyển từ cảng hoặc nơi mua đến công trình, chi phớ lưu kho, lưu bói, lưu Container tại cảng Việt Nam (đối với các thiết bị nhập khẩu), chi phí bảo quản, bảo dưỡng tại kho bói ở hiện trường, thuế và phí bảo hiểm thiết bị công trình.

* Chi phớ quản lý dự án trong dự toán công trình bao gồm: các chi

281

phí cần thiết để chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án được quy định tại phần Chi phí quản lý dự án trong nội dung Tổng mức đầu tư nêu ở phần trên;

* Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng trong dự toán công trình bao gồm: các chi phí quy định tại phần Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng trong nội dung Tổng mức đầu tư nêu ở phần trên.

Đối với các dự án có nhiều công trình thì chi phớ lập báo cáo đầu tư, chi phí lập dự án hoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật không tính trong chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình của dự toán công trình.

* Chi phớ khác trong dự toán công trình bao gồm: Các chi phí quy định tại phần Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng trong nội dung Tổng mức đầu tư nêu ở phần trên.

Đối với các dự án có nhiều công trình thì chi phớ thẩm tra tổng mức đầu tư; chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan dự án; vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lói vay trong thời gian xây dựng; chi phớ cho quỏ trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao (trõ giá trị sản phẩm thu hồi được) và các khoản phí và lệ phớ không tính trong chi phớ khác của dự toán công trình.

Đối với một số công trình xây dựng chuyên ngành có Các yếu tố chi phớ đặc thù, công trình sử dụng vốn ODA, ngoài các chi phớ quy định nêu trên nếu còn có Các chi phớ khác có liên quan thì được bổ sung các chi phí này. Chủ đầu tư quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mỡnh.

* Chi phớ dự phũng là khoản chi phí để dự trù cho khối lượng công việc phát sinh và các yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình.

4. Điều chỉnh dự toán công trình

4.1. Dự toán công trình được điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:

a) Các trường hợp quy định tại Điều 7 Nghị định 112/2009/NĐ-CP.

b) Các trường hợp được phép thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí trong dự toán nhưng không vượt tổng mức đầu tư công trình đó được phê duyệt, kể cả chi phí dự phũng.

4.2. Dự toán công trình điều chỉnh được xác định theo phương pháp bù trõ trực tiếp, phương pháp hệ số điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh bằng chỉ số giá

282

xây dựng và các phương pháp khác. Giá trị phần điều chỉnh theo được xác định riêng khi thực hiện bổ sung vào dự toán điều chỉnh (nếu có).

4.3. Chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt dự toán công trình điều chỉnh. Đối với các công trình chỉ yờu cầu lập Báo cáo kinh tế-kỹ thuật, nếu giá trị dự toán công trình điều chỉnh không vượt giá trị dự toán đó được người quyết định đầu tư phê duyệt thì Chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định, phê duyệt; trường hợp vượt giá trị dự toán đó được người quyết định đầu tư phê duyệt thì Chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư trước khi tổ chức thẩm định dự toán và trình người quyết định đầu tư phê duyệt.

5. Tạm ứng, thanh, quyết toán hợp đồng

5.1. Tạm ứng

5.1.1 Tạm ứng hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí mà bên giao thầu ứng trước cho bên nhận thầu để triển khai thực hiện các công việc theo hợp đồng.

5.1.2. Việc tạm ứng hợp đồng được thực hiện ngay sau khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực và bên giao thầu đó nhận được bảo lãnh tiền tạm ứng (nếu có).

5.1.3. Mức tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việc thu hồi tạm ứng phải được các bên thỏa thuận trong hợp đồng.

5.1.4. Mức tạm ứng tối thiểu được quy định như sau:

a) Đối với hợp đồng tư vấn là 25% giá hợp đồng;

b) Đối với hợp đồng thi công xây dựng công trình:

- 10% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng;

- 15% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng;

- 20% giá hợp đồng đối với các hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng;

c) Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ, hợp đồng EPC, hợp đồng chìa khóa trao tay và các loại hợp đồng xây dựng khác: 10% giá hợp đồng.

5.1.5. Mức tạm ứng tối đa là 50% giá hợp đồng, trường hợp đặc biệt thì phải được Người quyết định đầu tư cho phép.

283

5.1.6. Tiền tạm ứng được bắt đầu thu hồi từ lần thanh toán đầu tiờn, mức thu hồi từng lần do hai bên thống nhất ghi trong hợp đồng, kết thỳc thu hồi khi giá trị thanh toán đạt 80% giá hợp đồng.

5.1.7. Vốn tạm ứng cho công việc giải phóng mặt bằng được thực hiện theo kế hoạch giải phóng mặt bằng.

5.2. Thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình

5.2.1 Căn cứ thanh toán vốn đầu tư

Để phục vụ cho công tác quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, chủ đầu tư phải gửi đến Kho bạc nhà nước nơi mở tài khoản thanh toán các tài liệu cơ sở của dự án. Các tài liệu này đều là bản chính hoặc bản sao y bản chính, chỉ gửi một lần cho đến khi dự án kết thúc đầu tư (trõ trường hợp phải bổ sung, điều chỉnh). Tài liệu cơ sở của dự án làm căn cứ để thanh toán vốn đầu tư bao gồm:

5.2.1.1 Chủ đầu tư (Ban QLDA) phải mở tài khoản thanh toán

a- Đối với vốn trong nước

Chủ đầu tư mở tài khoản tại kho bạc nhà nước nơi thuận tiện cho việc kiểm soát thanh toán và thuận tiện cho giao dịch của chủ đầu tư.

b- Đối với vốn nước ngoài

Chủ đầu tư mở tài khoản tại Ngân hàng thương mại được chọn làm ngân hàng phục vụ chủ đầu tư theo hướng dẫn của Bộ tài chính và ngân hàng nhà nước.

báo cáoCó đủ thủ tục về đầu tư và xây dựng theo các giai đoạn

a- Đối với dự án quy hoạch

- Có văn bản giao nhiệm vụ lập dự án quy hoạch, hoặc quyết định phê duyệt đề cương nội dung dự án quy hoạch của cấp có thẩm quyền.

- Có dự toán chi phí làm công tác quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt.

b- Đối với dự án chuẩn bị đầu tư

- Có văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép tiến hành chuẩn bị đầu tư, hoặc quyết định duyệt đề cương nội dung chuẩn bị đầu tư.

- Có dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư được cấp có thẩm

284

quyền phê duyệt.

c- Đối với dự án chuẩn bị thực hiện

- Có dự án đầu tư xây dựng công trình, hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật và quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

- Có dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị thực hiện dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt.

d- Đối với thực hiện đầu tư

* Đối với dự án vốn trong nước

- Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật) kèm theo quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có)

- Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật (đối với dự án thiết kế 3 bước) hoặc quyết định phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công (đối với dự án thiết kế 1 bước và 2 bước)

- Tổng dự toán, hoặc dự toán công trình được cấp thẩm quyền phê duyệt.

* Đối với dự án ODA:

Ngoài các tài liệu nờu trên cần có:

- Bản dịch bằng Tiếng Việt có chữ ký và dấu của chủ đầu tư các tài liệu như: Hiệp định tín dụng, sổ tay giải ngân (nếu có). Riêng hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu phải là văn bản bằng Tiếng Việt, hoặc bản dịch bằng Tiếng Việt có chữ ký và dấu của chủ đầu tư:

- Bảo lãnh tạm ứng (nếu có) theo quy định cụ thể của hợp đồng (kể cả trường hợp dự án vốn trong nước nhưng do nhà thầu nước ngoài thi công)

e- Đối với nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng

- Có báo cáo nghiên cứu khả thi (hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật) và quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền.

- Có văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu (đối với gói thầu tổ chức đầu thầu) hoặc quyết định duyệt thiết kế dự toán (đối với gói thầu chỉ định).

- Có hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và người nhận thầu.

- Được bố trí trong dự toán NSNN năm.

285

f- Đối với công tác chuẩn bị đầu tư nhưng bố trí vốn trong kế hoạch thực hiện đầu tư cần có dự toán chi phí cho các công việc chuẩn bị đầu tư được duyệt

g- Đối với công việc chuẩn bị thực hiện dự án nhưng bố trí vốn trong kế hoạch thực hiện đầu tư

- Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật) kèm quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền.

- Dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị thực hiện dự án được duyệt, Riêng việc giải phóng mặt bằng phải kèm theo phương án giải phóng mặt bằng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu Thầu

- Hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu.

5.2.2.3 Quyết định giao nhiệm vụ chủ đầu tư, quyết định thành lập Ban quản lý dự án (trường hợp phải thành lập Ban QLDA), Quyết định bổ nhiệm trưởng ban, bổ nhiệm kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán.

5.2.2.4 Có văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật đấu thầu gồm: quyết định đơn vị trúng thầu, quyết định về chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện và lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt

5.2.2.5 Có hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu (Hợp đồng A-B)

5.2.2.6 Được bố trí kế hoạch vốn đầu tư và đó được thông báo kế hoạch

- Kế hoạch khối lượng do cơ quan chủ quản là các Bộ ngành, các cơ quan ngang Bộ trực thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể, tôn giáo trung ương...thông báo. Các dự án thuộc ngân sách địa phương do Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch các quận, huyện, thị xã....thông bỏo.

- Kế hoạch tài chính do cơ quan tài chính thông báo.

Đối với các dự án do các Bộ, các cơ quan trung ương quản lý, Bộ tài chính thông bỏo kế hoạch thanh toán vốn. Đối với các dự án do tỉnh, huyện, xã quản lý, do ủy ban nhân dân quyết định Sở Tài Chính tỉnh, phũng Tài chính kế hoạch huyện (dự án phân cấp huyện quản lý) xem xột thủ tục đầu tư xây dựng

286

của các dự án, thông báo gửi các ngành thuộc tỉnh, huyện, đồng gửi KBNN, để làm căn cứ thanh toán và phối hợp quản lý.

5.2.2.7 Có khối lượng thực hiện đủ điều kiện được thanh toán được chủ đầu tư (Bên A) và nhà thầu (Bên B) tổ chức nghiệm thu, được Bên A chấp nhận thanh toán và làm thủ tục thanh toán

5.3 Tạm ứng và thu hồi vốn tạm ứng

5.3.1 Đối tượng được tạm ứng vốn và mức vốn tạm ứng

5.3.1.1 Đối với gói thầu thi công xây dựng

- Giá trị gói thầu dưới 10 tỷ đồng, mức tạm ứng tối thiểu bằng 20% giá trị hợp đồng, tối đa không được vượt kế hoạch vốn cả năm.

- Giá trị gói thầu từ 10 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng, mức tạm ứng tối thiểu bằng 15% giá trị hợp đồng, tối đa không được vượt kế hoạch vốn cả năm.

- Giá trị gói thầu từ 50 tỷ đồng trở lên, mức tạm ứng tối thiểu bằng 10% giá trị hợp đồng, tối đa không được vượt kế hoạch vốn cả năm.

5.3.1.2 Đối với gói thầu mua sắm thiết bị (kể cả thiết bị nhập khẩu và thiết bị mua trong nước)

Tuỳ theo giá trị hợp đồng, mức tạm ứng vốn do nhà thầu và chủ đầu tư thoả thuận trên cơ sở tiến độ thanh toán trong hợp đồng đó ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu nhưng tối thiểu bằng 10% giá trị gói thầu.

Vốn tạm ứng được thanh toán theo tiến độ thanh toán tiền của chủ đầu tư đối với nhà thầu được quy định trong hợp đồng và được thực hiện cho đến khi thiết bị đó nhập kho của chủ đầu tư (đối với thiết bị không cần lắp) hoặc đó được lắp đặt xong và nghiệm thu (đối với thiết bị cần lắp).

5.3.1.3 Đối với gói thầu hoặc dự án thực hiện theo hợp đồng EPC

- Tạm ứng vốn cho việc mua sắm thiết bị căn cứ vào tiến độ cung ứng trong hợp đồng (như quy định tạm ứng cho thiết bị).

- Các công việc khác, mức tạm ứng tối thiểu là 15% giá trị công việc đó trong hợp đồng đó ký.

5.3.1.4 Đối với các hợp đồng tư vấn, quy hoạch

Mức vốn tạm ứng theo thoả thuận trong hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà

287

thầu, nhưng tối thiểu là 25% giá trị hợp đồng.

5.3.1.5 Đối với công việc đền bù giải phóng mặt bằng

Được cấp vốn tạm ứng, mức vốn tạm ứng theo tiến độ thực hiện, nhưng không vượt kế hoạch vốn cả năm đó được bố trí. Trường hợp xây dựng khu tái định cư hoặc xây dựng công trình mới để thực hiện việc đền bù thì thực hiện tạm ứng như đối với dự án hoặc gói thầu thi công xây dựng.

5.3.1.6 Đối với các dự án cấp bách như xây dựng và tu bổ đê điều, công trình vượt lũ, thoát lũ, công trình giống, các dự án khắc phục ngay hậu quả lũ lụt thiờn tai, mức vốn tạm ứng là 50% kế hoạch vốn được cấp có thẩm quyền quyết định

5.3.1.7 Đối với một số cấu kiện, bán thành phẩm trong xây dựng có giá trị lớn phải được sản xuất trước để đảm bảo tiến độ thi công và một số loại vật tư đặc chủng, vật tư phải dự trữ theo mùa, nếu cần thiết phải tạm ứng nhiều hơn mức vốn tạm ứng theo quy định trên đây, thì mức vốn tạm ứng theo nhu cầu thiết của việc sản xuất, nhập khẩu và dự trữ các loại vật tư nói trên do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu, nhưng không vượt kế hoạch vốn hàng năm.

5.3.1.8 Việc tạm ứng vốn cho các loại hợp đồng nêu trên thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư và phải được quy định rõ trong hợp đồng xây dựng. Vốn tạm ứng được thực hiện sau khi hợp đồng có hiệu lực, trường hợp trong hợp đồng chủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng thì nhà thầu phải có bảo lãnh khoản tiền tạm ứng. Mức vốn tạm ứng không vượt kế hoạch vốn hàng năm đó bố trớ cho gúi thầu. Riêng đối với dự án ODA, nếu kế hoạch vốn bố trí hàng năm thấp hơn nguồn vốn ngoài nước thì mức vốn tạm ứng không vượt nguồn vốn ngoài nước

5.3.2 Hồ sơ tạm ứng vốn

Ngoài các tài liệu cơ sở (các căn cứ) theo quy định nêu tại mục 7.1. khi tạm ứng vốn, chủ đầu tư phải gửi đến Kho Bạc Nhà Nước các tài liệu

5.3.2.1 Đối với gói thầu thi công xây dựng

- Giấy đề nghị tạm ứng thanh toán vốn đầu tư và giấy rút vốn đầu tư của chủ đầu tư.

- Văn bản phê duyệt kết quả chọn thầu của cấp có thẩm quyền (đối với gói thầu thực hiện đấu thầu phải có quyết định nhà thầu trúng thầu)

288

- Có hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu

- Có giấy bảo lãnh thực hiện hợp đồng của nhà thầu

5.3.2.2 Đối với gói thầu mua sắm thiết bị (kể cả thiết bị nhập khẩu và thiết bị trong nước)

- Giấy đề nghị tạm ứng thanh toán vốn đầu tư và giấy rút vốn đầu tư của chủ đầu tư.

- Có văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu của cấp có thẩm quyền (đối với phần thiết bị tổ chức đấu thầu) hoặc văn bản chỉ định thầu (đối với phần thiết bị không tổ chức đầu thầu).

- Có hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu cung ứng, gia công chế tạo thiết bị. Riêng đối với thiết bị nhập khẩu phải có văn bản phê duyệt hợp đồng của cấp có thẩm quyền theo quy định hiện hành.

- Có giấy bảo lãnh thực hiện hợp đồng của nhà thầu (đối với phần thiết bị tổ chức đấu thầu).

Đối với một số cấu kiện, bán thành phẩm trong xây dựng có giá trị lớn phải được sản xuất trước để đảm bảo tiến độ thi công và một số loại vật tư đặc chủng, vật tư phảI dự trữ theo mùa, cần bổ sung thêm các tài liệu sau: Hợp đồng của nhà thầu đối với đơn vị gia công chế tạo hoặc nhập khẩu cấu kiện, vật tư hoặc biên bản xác nhận giữa chủ đầu tư và nhà thầu về cấu kiện, bán thành phẩm, vật tư đặc chủng, vật tư phải dự trữ theo mùa vụ đó tập kết tại hiện trường.

5.3.2.3 Đối với các công việc phải thuê tư vấn

- Giấy đề nghị tạm ứng thanh toán vốn đầu tư và giấy đề nghị rút vốn đầu tư của chủ đầu tư.

- Có văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu của cấp có thẩm quyền (đối với công việc tổ chức đấu thầu) hoặc văn bản chỉ định thầu (đối với công việc không tổ chức đầu thầu)

- Có hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn.

5.3.2.4 Đối với một số công việc thuộc chi phí khác của dự án

- Ngoài giấy đề nghị tạm ứng thanh toán vốn đầu tư và giấy đề nghị rút vốn đầu tư của chủ đầu tư phải bổ sung thêm các hồ sơ sau đây:

+ Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng phải có phương án đền bù và dự

289

toán được duyệt.

+ Các chi phí cấp đất, thuế đất hoặc chuyển quyền sử dụng đất phải có thông báo của cơ quan chuyên môn yêu cầu chủ đầu tư nộp tiền.

+ Chi phí hoạt động của bộ máy quản lý dự án phải có dự toán được duyệt.

5.3.3 Thu hồi vốn tạm ứng

5.3.3.1 Đối với gói thầu xây dựng

Dự án hoặc gúi thầu xây dựng thực hiện theo hình thức chỉ định thầu hoặc tổ chức đấu thầu (theo hợp đồng trọn gói hoặc hợp đồng điều chỉnh giá) vốn tạm ưng cho các hợp đồng xây dựng được thu hồi dần vào từng thời kỳ thanh toán khối lượng xây dựng hoàn thành theo quy định tại thông tư số 27/2007/TT – BTC ngày 3/4/2007 của Bộ Tài Chính như sau:

a. Thời điểm bắt đầu thu hồi

- Các gói thầu có giá trị dưới 10 tỷ đồng: Khi thanh toán đạt 30% giá trị hợp đồng là thời điểm bắt đầu thu hồi vốn tạm ứng.

- Các gói thầu có giá trị từ 10 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng: Khi thanh toán đạt 25% giá trị hợp đồng sẽ bắt đầu thu hồi vốn tạm ứng.

- Các gói thầu có giá trị từ 50 tỷ đồng trở lên: Khi thanh toán đạt 20% giá trị hợp đồng là thời điểm bắt đầu thu hồi vốn tạm ứng.

b. Mức thu hồi vốn tạm ứng

Vốn tạm ứng được thu hồi dần trong từng kỳ thanh toán:

- Mức thu hồi vốn tạm ứng trong từng lần thanh toán tối thiểu theo công thức:

Mức thu hồi vốn tạm ứng

= Giá trị khối lượng thực hiện được

nghiệm thu, được đề nghị thanh toán X

Tỷ lệ tạm ứng

Theo quy định tại nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 16/6/2007 của Chính phủ, chủ đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện về quản lý chi phí về đầu tư xây dựng công trình. Vào vậy, tại thông tư số 130/2007/TT-BTC ngày 2/11/2007 của Bộ Tài Chính có quy định lại: Đối với gói thầu xây dựng, vốn tạm ứng bắt đầu thu hồi từ lần thanh toán đầu tiên và thu hồi hết khi thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng. Mức thu hồi từng lần do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu để xác định.

c. Thời điểm thu hồi hết vốn tạm ứng

290

Số vốn tạm ứng phải thu hồi hết khi gúi thầu được thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành đạt 80% giá trị khối lượng.

5.3.3.2 Thu hồi vốn tạm ứng đối với thiết bị

Vốn đó tạm ứng để mua sắm thiết bị được thu hồi vào từng lần thanh toán khối lượng thiết bị hoàn thành.

- Đối với thiết bị không cần lắp, khi thiết bị đó được nghiệm thu và nhập kho chủ đầu tư, chủ đầu tư có trách nhiệm gửi ngay chứng từ đến Kho bạc Nhà nước để làm thủ tục thanh toán khối lượng thiết bị hoàn thành và thu hồi số vốn đó tạm ứng.

- Đối với thiết bị cần lắp: Khi thiết bị đó về đến kho chủ đầu tư, chủ đầu tư báo cáo với Kho bạc Nhà nước để theo dừi, khi thiết bị đó lắp đặt xong, chủ đầu tư gửi ngay chứng từ đến Kho bạc Nhà nước để làm thủ tục thanh toán khối lượng thiết bị hoàn thành và thu hồi số vốn đó tạm ứng. Khi nhận được hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư Kho Bạc Nhà nước làm thủ tục thu hồi hết số vốn tạm ứng thiết bị để thanh toán cho khối lượng thiết bị đó lắp đặt hoàn thành.

Trường hợp đó tạm ứng vốn mà hết thời hạn quy định trong hợp đồng vẫn không nhận được thiết bị, chủ đầu tư phải giải trình với Kho bạc Nhà nước và có trách nhiệm hoàn trả số vốn đó tạm ứng.

5.3.3.4 Đối với gói thầu hoặc dự án thực hiện theo hợp đồng EPC: Vốn tạm ứng cho các công việc được thu hồi như thu hồi các công việc tương ứng (đối với công tỏc xây dựng, mua sắm thiết bị, hàng hóa)

5.3.3.5 Thu hồi vốn tạm ứng đối với các hợp đồng tư vấn

Vốn tạm ứng cho các hợp đồng tư vấn. Hợp đồng dự án quy hoạch, vốn tạm ứng được thu hồi dần vào từng lần thanh toán cho khối lượng công việc tư vấn, quy hoạch hoàn thành theo nguyờn tắc:

- Thời điểm thu hồi khi bắt đầu thanh toán khối lượng hoàn thành

- Số vốn thu hồi bằng số vốn thanh toán nhân với (x) tỷ lệ cấp vốn tạm ứng.

5.3.3.6 Thu hồi tạm ứng đối với công việc đền bù giải phóng mặt bằng và các công việc thuộc chi phớ khác của dự án

- Vốn tạm ứng được thu hồi vào kỳ thanh toán khối lượng hoàn thành của công việc đó.

291

- Đối với công việc bồi thường, hỗ trợ: sau khi chi trả cho người thụ hưởng, chủ đầu tư tập hợp chứng từ, làm thủ tục thanh toán và thu hồi tạm ứng trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày làm việc kể từ ngày chi trả cho người thụ hưởng.

- Đối với việc mua nhà tái định cư và các công việc giải phóng mặt bằng khác vốn tạm ứng được thu hồi vào từng kỳ thanh toán khối lượng hoàn thành và thu hồi hết khi đó thực hiện xong công việc giải phúng mặt bằng.

5.3.3.7 Thu hồi vốn tạm ứng đối với các dự án cấp bách như xây dựng và tu bổ đê điều, công trình vượt lũ, thoát lũ, công trình giống, các dự án khắc phục ngay hậu quả lũ lụt, thiờn tai, vốn tạm ứng được thu hồi khi vốn thanh toán đạt 30% kế hoạch năm, và thu hồi hết khi vốn thanh toán đạt 80% kế hoạch năm

5.3.3.7 Đối với một số cấu kiện, bán thành phẩm trong xây dựng có giá trị lớn phải được sản xuất trước hết để đảm bảo tiến độ thi công và một số loại vật tư đặc chủng, vật tư phải dự trữ theo mùa, vốn tạm ứng được thu hồi khi thanh toán khối lượng hoàn thành và được thu hồi hết khi thanh toán khối lượng đạt 80% giá trị hợp đồng

5.3.3.8 Mức thu hồi vốn tạm ứng của các loại hợp đồng có thể cao hơn mức quy định trên đây nếu chủ đầu tư và nhà thầu thống nhất đề nghị

5.3.3.9 Thu hồi vốn đối với trường hợp vốn tạm ứng cho một số công việc (như đền bù giải phóng mặt bằng....) mà vào lý do bất khả kháng chưa chi trả cho người thụ hưởng, chủ đầu tư phải gửi tiền ở Kho bạc nhà nước hoặc các tổ chức tín dụng, nếu phát sinh lóI thì phải nộp toàn bộ số tiền lói phỏt sinh vào NSNN

5.3.3.10 Trường hợp đến hết niên độ kế hoạch mà vốn tạm ứng chưa thu hồi hết do gói thầu chưa được thanh toán đạt đến tỷ lệ quy định thì tiếp tục thu hồi trong kế hoạch năm sau và không trõ vào kế hoạch vốn của năm sau

5.3.3.11 Thu hồi vốn tạm ứng đối với vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng

- Các dự án có quy mô vốn từ 1 tỷ đồng trở lên, việc tạm ứng và thu hồi vốn tạm ứng được thực hiện như đối với vốn đầu tư XDCB.

- Các dự án có quy mô vốn dưới 1 tỷ đồng được tạm ứng 50% kế hoạch năm của dự án. Vốn tạm ứng được thu hồi dần vào từng thời kỳ thanh toán khối

292

lượng hoàn thành và thu hồi hết trong năm kế hoạch. Số vốn tạm ứng thu hồi từng kỳ bằng số vốn thanh toán nhân với (x) tỷ lệ tạm ứng.

- Những dự án đầu tư có vốn nước ngoài hoặc những gói thầu tổ chức đấu thầu quốc tế mà trong Hiệp định tín dụng ký giữa Chính phủ Việt Nam và nhà tài trợ có quy định về việc tạm ứng vốn (đối tượng được tạm ứng, điều kiện và mức tạm ứng, thu hồi vốn tạm ứng) khác với các quy định nêu trên thì được thực hiện theo quy định trong Hiệp định tín dụng đó ký.

5.4 Thanh toán vốn đầu tư theo khối lượng hoàn thành

5.4.1 Khỏi niệm

Trong hoạt động đầu tư và xây dựng, do đặc điểm của sản phẩm xây dựng và đặc điểm của sản xuất xây dựng chi phối, việc thanh toán theo sản phẩm hoàn thành như một công trình, một hạng mục công trình đó hoàn thành đưa vào sản xuất, khai thác sử dụng khó có thể thực hiện, vào khối lượng vốn đầu tư cần thiết để thanh toán cho một sản phẩm hoàn thành quá lớn, thời gian chờ đợi thanh toán quá dài. Do vậy, để việc thanh toán kịp thời, thực tiễn ở Việt nam và thế giới đó ỏp dụng hình thức thanh toán theo khối lượng hoàn thành.

Khối lượng hoàn thành là khối lượng thực hiện đủ điều kiện thanh toán với các tiờu chớ sau:

- Khối lượng đó có trong thiết kế được cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Khối lượng đó có trong tổng dự toán, dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Khối lượng đó có trong kế hoạch đầu tư hàng năm được giao và thông báo.

- Khối lượng đó phải hoàn thành đến điểm dừng kỹ thuật cho phép.

- Khối lượng đó phải đo được, đếm được, nhìn thấy được.

- Khối lượng đó phải được chủ đầu tư (Bên A) và nhà thầu (Bên B) tổ chức nghiệm thu, được bên A chấp nhận và làm thủ tục đề nghị thanh toán.

5.4.2 Quy trình và thủ tục thanh toán theo khối lượng hoàn thành. Nội dung, quy trình, thủ tục thanh toán theo khối lượng hoàn thành được áp dụng cho các trường hợp sau:

5.4.2.1 Quy trình và thủ tục thanh toán khối lượng xây dựng hoàn thành

Khi thanh toán khối lượng xây dựng hoàn thành cần chỳ ý các trường hợp cụ thể:

293

1* Khối lượng xây dựng hoàn thành theo hình thức chỉ định thầu hoặc hình thức tự thực hiện dự án được thanh toán là giá trị khối lượng thực hiện được nghiệm thu theo giai đoạn hoặc được nghiệm thu hàng tháng theo hợp đồng đó ký kết và có đủ điều kiện sau:

- Khối lượng nghiệm thu phải đúng thiết kế bản vẽ thi công (hoặc thiết kế kỹ thuật thi công) được duyệt và có trong kế hoạch đầu tư năm được giao và thông báo

- Có dự toán chi tiết được duyệt theo đúng quy định hiện hành về định mức đơn giá của Nhà nước.

2* Khối lượng xây dựng hoàn thành theo hình thức đấu thầu hoặc theo hợp đồng EPC được thanh toán là khối lượng thực hiện đó được nghiệm thu theo tiến độ, có trong hợp đồng đó ký, có trong kế hoạch đầu tư năm được giao.

Đối với các công việc được thực hiện thông qua các hợp đồng xây dựng, việc thanh toán hợp đồng phải phù hợp với từng loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng. Số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán và điều kiện thanh toán phải được ghi rõ trong hợp đồng.

a. Đối với giá hợp đồng trọn gói:

Thanh toán theo tỷ lệ phần trăm (%) giá hợp đồng hoặc giá công trình, hạng mục công trình hoàn thành tương ứng với các giai đoạn thanh toán được ghi trong hợp đồng. Sau khi hoàn thành hợp đồng đó được nghiệm thu, bên giao thầu thanh toán cho bên nhận thầu toàn bộ giá hợp đồng đó ký và các khoản tiền được điều chỉnh giá (nếu có).

b. Đối với giá hợp đồng theo đơn giá cố định:

Thanh toán trên cơ sở khối lượng các công việc hoàn thành (kể cả khối lượng phát sinh được duyệt theo thẩm quyền, nếu có) được nghiệm thu trong giai đoạn thanh toán và đơn giá tương ứng với các công việc đó đó ghi trong hợp đồng hoặc phụ lục bổ sung hợp đồng. Sau khi hoàn thành hợp đồng đó được nghiệm thu, bên giao thầu thanh toán cho bên nhận thầu toàn bộ giá hợp đồng đó ký và các khoản tiền được điều chỉnh giá (nếu có).

c. Đối với giá hợp đồng theo giá điều chỉnh:

Thanh toán trên cơ sở khối lượng các công việc hoàn thành (kể cả khối lượng phát sinh được duyệt theo thẩm quyền, nếu có) được nghiệm thu trong giai đoạn thanh toán vẫn chưa đủ điều kiện điều chỉnh đơn giá thì sử dụng đơn

294

giá tạm tính khi ký hợp đồng để thực hiện thanh toán và điều chỉnh giá trị thanh toán khi có đơn giá điều chỉnh theo đúng quy định của hợp đũng. Sau khi hoàn thành hợp đồng và được nghiệm thu, bên giao thầu thanh toán cho bên nhận thầu toàn bộ giá hợp đồng đó ký và các khoản tiền được điều chỉnh giá (nếu có).

d. Đối với giá hợp đồng kết hợp

Việc thanh toán được thực hiện tương ứng như các trường hợp nờu ở a, b, c

3* Hồ sơ thanh toán

Khi có khối lượng xây dựng hoàn thành được nghiệm thu, chủ đầu tư lập hồ sơ thanh toán gửi kho bạc nhà nước bao gồm:

- Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng (Bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng hoặc bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình để đưa vào sử dụng) kèm theo bản tính giá trị khối lượng được nghiệm thu.

- Phiếu giá thanh toán

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư

- Giấy đề nghị tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm ứng).

- Giấy rút vốn đầu tư (chứng từ chuyển tiền)

Đối với khối lượng xây lắp hoàn thành theo hình thức đấu thầu, kho bạc Nhà nước căn cứ vào tiến độ thực hiện do chủ đầu tư và nhà thầu xác định trên cơ sở hợp đồng và khối lượng nghiệm thu để thanh toán. Chủ đầu tư và nhà thầu chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng và tiến độ thực hiện.

Những khối lượng phát sinh vượt hoặc ngoài hợp đồng phải có văn bản phê duyệt (nếu khối lượng phát sinh được đấu thầu), hoặc duyệt bổ sung thiết kế, dự toán (nếu khối lượng phát sinh được chỉ định thầu) của cấp có thẩm quyền.

Đối với các công việc được thực hiện không thông qua hợp đồng xây dựng (như trường hợp tự làm, các công việc quản lý dự án do chủ đầu tư trực tiếp thực hiện....) việc thanh toán phù hợp với từng loại công việc, trên cơ sở báo cáo khối lượng công việc hoàn thành và dự toán được duyệt cho từng công việc.

Căn cứ đề nghị của chủ đầu tư và hồ sơ thanh toán do chủ đầu tư gửi đến, trong vũng 7 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, Kho bạc Nhà nước kiểm tra, thanh

295

toán cho nhà thầu.

5.4.2.2 Quy trình và thủ tục thanh toán khối lượng thiết bị hoàn thành

a. Điều kiện xác định khối lượng thiết bị hoàn thành

Khối lượng thiết bị hoàn thành được thanh toán là khối lượng thiết bị có đủ các điều kiện sau:

- Danh mục thiết bị phải phù hợp với quyết định đầu tư và có trong kế hoạch đầu tư được giao.

- Có trong hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu cung cấp thiết bị.

- Đó được chủ đầu tư nhập kho (đối với thiết bị không cần lắp) hoặc đó lắp đặt xong và đó được nghiệm thu (đối với thiết bị cần lắp đặt).

b. Hồ sơ thanh toán thiết bị hoàn thành

Khi có khối lượng thiết bị hoàn thành được nghiệm thu, chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị thanh toán gửi Kho bạc nhà nước, bao gồm:

- Hoá đơn (đối với thiết bị mua trong nước) trường hợp chỉ định thầu (Bản sao y bản chính có chữ ký và dấu của chủ đầu tư).

- Các chứng từ vận chuyển, bảo hiểm, thuế, phí lưu kho (Trường hợp chưa tính trong giá thiết bị)

- Biờn bản nghiệm thu thiết bị chạy thử tổng hợp đối với thiết bị cần lắp, Phiếu nhập kho (nếu là doanh nghiệp), biên bản nghiệm thu (nếu là đơn vị hành chính sự nghiệp) đối với thiết bị không cần lắp.

- Bảng kờ thanh toán hoặc phiếu giá thanh toán

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm ứng)

- Giấy đề nghị rút vốn đầu tư

5.4.2.3 Quy trình và thủ tục thanh toán khối lượng công tác tư vấn hoàn thành

1. Khối lượng công tác tư vấn hoàn thành được thanh toán là khối lượng thực hiện được nghiệm thu có trong hợp đồng kinh tế và kế hoạch đầu tư được giao.

2. Khi có khối lượng hoàn thành được nghiệm thu, chủ đầu tư lập hồ sơ đề

296

nghị thanh toán gửi Kho bạc nhà nước, bao gồm:

- Biên bản nghiệm thu hoặc biên bản bàn giao khối lượng công việc tư vấn hoàn thành, hoặc báo cáo kết quả hoàn thành.

- Bảng kê chi phí thanh toán do chủ đầu tư lập

- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm ứng)

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư

- Giấy rút vốn đầu tư

5.4.2.4 Quy trình và thủ tục thanh toán khối lượng hoàn thành khác

Ngoài các công việc đó thuờ tư vấn, các loại công việc khác được thanh toán khi đó có đủ căn cứ chứng minh công việc đó được thực hiện như:

- Đối với lệ phí cấp đất xây dựng, thuế chuyển quyền sử dụng đất, phải có hoá đơn, chứng từ hợp lệ của cơ quan thu tiền.

5.4.3 Trách nhiệm, quyền hạn của ban quản lý dự án, chủ đầu tư, nhà thầu.

- Đối với chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, phải có bản xác nhận khối lượng đền bù đó thực hiện, hợp đồng và biên bản bàn giao nhà (trường hợp mua nhà phục vụ di dân giải phóng mặt bằng). Chi phí cho công tác tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng phải có dự toán được duyệt.

- Đối với chi phí phá dỡ vật kiến trúc và thu dọn mặt bằng xây dựng phải có dự toán được duyệt, hợp đồng, biên bản nghiệm thu.

Đối với công tác đền bù, giải phóng mặt bằng phải xây dựng các công trình (bao gồm cả xây dựng nhà di dõn giải phúng mặt bằng). Việc tạm ứng, thanh toán được thực hiện như đối với các dự án hoặc gói thầu xây dựng công trình.

+ Các chi phớ theo tỷ lệ (%), thanh toán theo định mức quy định

+ Các chi phí theo hợp đồng (kể cả trường hợp thuê tư vấn quản lý dự án), thanh toán theo quy định của hợp đồng.

- Đối với chi phí quản lý dự án:

+ Các chi phí phải lập theo dự toán, thanh toán theo dự toán được duyệt.

- Đối với chi phí lập và thẩm định thiết kế, dự toán phải có hợp đồng, biên bản nghiệm thu.

297

- Các chi phí, khởi công, nghiệm thu, chạy thử, khánh thành, phải có văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép (trõ trường hợp chạy thử), dự toán được duyệt và bảng kê chi phí do chủ đầu tư lập.

- Các chi phí chuyên gia, đào tạo công nhân kỹ thuật và cán bộ quản lý sản xuất phải có hợp đồng, dự toán chi phí được duyệt, và bảng kê chi phí do chủ đầu tư lập.

- Đối với chi phí bảo hiểm công trình phải có hợp đồng bảo hiểm.

- Đối với các chi phí trong công tác quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án: phải có dự toán được duyệt, hợp đồng, bản nghiệm thu khối lượng công việc hoặc báo cáo kết quả công việc hoàn thành.

- Đối với chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán: Trường hợp thuê kiểm toán, phải có hợp đồng. Trường hợp do cơ quan chuyên môn thẩm tra, phải có dự toán được duyệt.

- Căn cứ đề nghị của chủ đầu tư và hồ sơ thanh toán do chủ đầu tư gửi Kho Bạc Nhà Nước, trong vũng 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Kho bạc Nhà nước kiểm tra, thanh toán cho các nhà thầu và thu hồi vốn tạm ứng theo đúng quy định.

5.5 Quyết toán vốn đầu tư xây ựng công trình

5.5.1.Khái niệm và phân loại quyết toán vốn đầu tư

5.5.1.1. Khái niệm quyết toán vốn đầu tư

- Quyết toán vốn đầu tư là bản báo cáo tài chính phản ánh việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư XDCB một cách hợp pháp, hợp lý để triển khai thực hiện dự án kể từ khi điều tra, khảo sát lập dự án đến khi hoàn thành được nghiệm thu đưa vào khai thác, sử dụng.

- Quyết toán vốn đầu tư do người (cơ quan, tổ chức) nhận, sử dụng: quản lý vốn đầu tư lập để báo cáo với người (cơ quan, tổ chức) giao vốn (cấp vốn, thanh toán vốn đầu tư) xem xét, công nhận tính hợp pháp, hợp lý so với các chủ trương, chính sách quản lý tài chính về đầu tư và xây dựng.

Cơ sở pháp lý để quyết toán vốn đầu tư là các chính sách, chế độ quản lý về đầu tư và xây dựng của Nhà nước ban hành trong từng thời kỳ.

5.5.1.2 Phân loại quyết toán vốn đầu tư

298

Căn cứ vào tính chất hoạt động, yêu cầu quản lý, quyết toán vốn đầu tư có 3 loại:

5.5.1.3 .Quyết toán A – B: Quyết toán A – B là quyết toán để thanh lý hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư (Bên A) và nhà thầu xây dựng (Bên B). Quyết toán A – B do bên nhà thầu lập (Bên B), báo cáo chủ đầu tư (Bên A) kiểm tra, phê duyệt để thanh lý hợp đồng. Căn cứ để quyết toán A – B là hợp đồng kinh tế, các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, tài chính hiện hành của nhà nước.

5.5.1.4 Quyết toán niên độ: Quyết toán niên độ là báo cáo tình hình thực hiện vốn đầu tư theo niên độ (hàng năm, hàng quý, hàng tháng) của chủ đầu tư với cơ quan chủ quản. Quyết toán niên độ là do chủ đầu tư lập. Căn cứ lập báo cáo niên độ là kế hoạch đầu tư hàng năm được thông báo và các chế độ, chính sách quản lý kinh tế, Tài chính về đầu tư và xây dựng theo một số chỉ tiêu cơ bản để phục vụ công tác quản lý, điều hành hoạt động đầu tư của nhà nước, các Bộ, ngành, địa phương, và cơ quan chủ quan cấp trên của Chủ đầu tư.

Báo cáo đầu tư thực hiện hàng năm của dự án cần phản ánh một số chỉ tiêu:

+ Kế hoạch đầu tư hàng năm

+ Giá trị khối lượng thực hiện trong năm kế hoạch

+ Giá trị khối lượng thựchiện luỹ kế từ khởi công đến kỳ báo cáo.

+ Tổng vốn đầu tư đó được thanh toán trong năm kế hoạch

+ Tổng vốn đầu tư đó được thanh toán luỹ kế từ khởi công đến kỳ báo cáo.

Đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài (vay nợ, viện trợ) phảI có báo cáo riêng về vốn nước ngoài đó nhận, và sử dụng gửi các tổ chức quốc tế cho vay vốn.

+ Số hạng mục công trình hoàn thành được nghiệm thu, đưa vào khai thác sử dụng.

Những nội dung trên được phản ánh theo từng nguồn vốn, thành phần vốn (vốn chuẩn bị đầu tư, vốn chuẩn bị thực hiện dự án, vốn thực hiện dự án....) và cơ cấu vốn (xây dựng, thiết bị, chi phí quản lý, tư vấn, khác....)

Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, kết quả đầu tư trong năm, các vấn đề khó khăn, tồn tại và các kiến nghị giải quyết.

Hàng năm, chủ đầu tư và cơ quan quản lý cấp trên của chủ đầu tư (được giao nhiệm vụ quản lý chung dự án – nếu có) có trách nhiệm tổng hợp toàn bộ

299

tình hình thực hiện dự án, tình hình quyết toán vốn đầu tư của dự án báo cáo Bộ Tài Chính và Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư.

- Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành. Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành là báo cáo tài chính do chủ đầu tư lập để báo cáo cơ quan thẩm quyền phê duyệt. Báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành phản ánh toàn bộ chi phí hợp pháp đó thực hiện trong quỏ trình đầu tư lập dự án đến khi dự án hoàn thành, được nghiệm thu đưa dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí được thực hiện đúng với hồ sơ thiết kế, dự toán đó phờ duyệt, bảo đảm đúng quy chuẩn, định mức, đơn giá, chế độ tài chính – kế toán, hợp đồng kinh tế đó ký kết và những quy định của Nhà nước có liên quan. Vốn đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc điều chỉnh (nếu có).

5.5.2 Yêu cầu của một báo cáo quyết toán vốn đâu tư dự án hoàn thành

Khi lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành phải đảm bảo những yêu cầu sau:

5.5.2.1. Tất cả các dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước, bao gồm vốn Ngõn sách Nhà nước, vốn Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn Trái phiếu (trái phiếu chính phủ, chính quyền địa phương), vốn Tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn Đầu tư phát triển của các Tổng công ty nhà nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, sau khi hoàn thành đều phải quyết toán theo quy định của chế độ quản lý về đầu tư và xây dựng hiện hành của nhà nước.

5.5.2.2. Báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành phải xác định đầy đủ, chính xác tổng chi phí đầu tư đó thực hiện: phân định rõ nguồn vốn đầu tư, chi phí đầu tư được phép không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư dự án, giá trị tài sản hình thành qua đầu tư: tài sản cố định (TSCĐ), tài sản lưu động (TSLĐ), đồng thời phải đảm bảo đúng nội dung, thời gian lập, thẩm tra và phê duyệt theo quy định.

5.5.2.3. Đối với các dự án quan trọng quốc gia, các dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần hoặc tiểu dự án, trong đó nếu từng dự án thành phần hoặc tiểu dự án có thể độc lập vận hành khai thác hoặc thực hiện theo phân kỳ đầu tư được ghi trong văn bản phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo đầu tư đó được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thì mỗi dự án thành phần

300

hoặc tiểu dự án đó được thực hiện quyết toán vốn đầu tư như một dự án đầu tư độc lập.

5.5.2.4. Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đó thực hiện trong quỏ trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí được thực hiện trong phạm vi thiết kế, dự toán đó phờ duyệt kể cả phần điều chỉnh, bổ sung, đúng với hợp đồng đó ký kết, phù hợp với các quy định của pháp luật. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì vốn đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

5.5.2.5. Đối với các dự án có nhiều hạng mục công trình, mà mỗi hạng mục công trình hoặc nhúm hạng mục khi hoàn thành có thể đưa vào khai thác, sử dụng độc lập, thì tuỳ theo quy mụ, tính chất và thời gian xây dựng công trình, chủ đầu tư có thể thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng cho từng hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình ngay sau khi hạng mục công trình, công trình hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng theo yêu cầu của người quyết định đầu tư. Giá trị đề nghị quyết toán của từng hạng mục công trình bao gồm: chi phớ xây dựng, chi phớ mua sắm và lắp đặt thiết bị và các khoản chi phí khác có liên quan trực tiếp đến hạng mục đó. Sau khi toàn bộ dự án hoàn thành, chủ đầu tư phải tổng quyết toán toàn bộ dự án và xác định mức phân bổ chi phí chung của dự án cho từng hạng mục công trình thuộc dự án trình người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán để phê duyệt.

5.5.2.6. Đối với các dự án đầu tư có sử dụng vốn nước ngoài (vốn do Nhà nước bảo lãnh, vốn vay, vốn viện trợ từ các Chính phủ, tổ chức, cá nhân người nước ngoài) khi hoàn thành phải thực hiện quyết toán vốn đầu tư theo quy định của chế bộ quản lý hiện hành của nhà nước về đầu tư và xây dựng và các quy định liên quan của Điều ước quốc tế (nếu có).

5.5.2.7. Đối với dự án của cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, dự án có yêu cầu cơ mật thuộc an ninh quốc phũng, dự án mua sở hữu bản quyền, việc quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành được thực hiện theo quyết định riêng của Thủ tưởng Chính phủ trên cơ sở đề xuất và kiến nghị của cơ quan có dự án.

5.5.2.8. Thông qua công tác quyết toán vốn đầu tư nhằm đánh giá kết quả quỏ trình đầu tư, xác định năng lực sản xuất, giá trị tài sản mới tăng thêm do đầu tư mang lại, xác định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, các nhà thầu, cơ quan cấp vốn, cho vay,

301

kiểm soát thanh toán, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, đồng thời qua đó rút kinh nghiệm nhằm không ngừng hoàn thiện cơ chế chính sách của nhà nước, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý vốn đầu tư trong cả nước.

5.5.2.9. Thời hạn quyết toán vốn đầu tư

Tất cả các dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tớn dụng đầu tư phát triển của Nhà nước sau khi hoàn thành đưa dự án vào khai thác, sử dụng đều phải quyết toán vốn đầu tư. Báo cáo vốn đầu tư dự án hoàn thành do chủ đầu tư lập. Thời gian lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo quy định chế độ hiện hành như sau:

*.Đối với dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn NSNN: Thời gian lập báo cáo quyết toán không quá 12 tháng tính từ ngày tổng nghiệm thu, ký biờn bản bàn giao đưa dự án vào khai thác sử dụng. Thời gian kiểm toán không quá 10 tháng tính từ ngày hợp đồng kiểm táon có hiệu lực . Thời gian thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư không quá 10 tháng tính từ ngày cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán nhận đủ hồ sơ trình duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.

*.Đối với dự án nhóm A: Thời gian lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành không quá 12 tháng tính từ ngày tổng nghiệm thu, ký biờn bản bàn giao dự án. Thời gian kiểm toán không quỏ 08 tháng tính từ ngày hợp đồng kiểm toán có hiệu lực. Thời gian thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành không quá 07 tháng tính từ ngày cơ quan chủ trì thẩm tra nhận đủ hồ sơ trình duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.

*.Đối với dự án nhóm B: Thời gian lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoành thành không quá 9 tháng tính từ ngày nghiệm thu, có biờn bản bàn giao công trình đưa vào khai thác sử dụng. Thời gian kiểm toán là 06 tháng, tính từ ngày hợp đồng kiểm toán có hiệu lực. Thời gian thẩm tra phê duyệt quyết toán không quá 5 tháng tính từ ngày cơ quan chủ trì thẩm tra, quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.

* Đối với dự án nhóm C: Thời gian lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành không quá 06 tháng tính từ ngày nghiệm thu. Thời gian kiểm toán không quá 04 tháng tính từ ngày hợp đồng kiểm toán có hiệu lực. Thời gian thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành không quá 04 tháng tính từ ngày cơ quan thẩm tra nhận đủ hồ sơ trình duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.

302

* Đối với dự án lập báo cáo KTKT còn lại: Thời gian lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành không quá 03 tháng tính từ ngày nghiệm thu, bàn giao đưa dự án vào khai thác sử dụng. Thời gian kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư (nếu có) không quá 03 tháng tính từ ngày hợp đồng kiểm toán có hiệu lực. Thời gian thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư không quá 03 tháng, tính từ ngày cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành nhận đủ hồ sơ trình duyệt quyết toán vốn đầu tư.

Dự án QTQG Nhúm

A Nhúm

B Nhúm

C

Dự án lập BCKT

KTXD

Thời gian lập BCQT 12 tháng

12 tháng

9 tháng 6 tháng 3 tháng

Thời gian kiểm toán 10 tháng 8 tháng 6 tháng 4 tháng 3 tháng

Thời gian thẩm tra, phờ duyệt quyết toán

10 tháng 7 tháng 5 tháng 4 tháng 3 tháng

5.5.3 Nội dung báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành

Nội dung báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành phải làm rõ:

5.5.3.1.Làm rõ chủ trương đầu tư

Liệt kê đầy đủ văn bản liên quan đến chủ trương đầu tư như:

Quyết định phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế và văn bản phê duyệt thiết kế, tổng dự toán, dự toán công trình xây dựng và văn bản phê duyệt tổng dự toán, dự toán công trình. Quyết định phê duyệt hệ thống định mức, đơn giá áp dụng cho công trình (theo nội dung của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình)

5.5.3.2.Tổng hợp nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án tính đến ngày khoá sổ để lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành (chi tiết theo từng nguồn vốn). Trong đó làm rõ:

- Tổng vốn đầu tư thực hiện dự án bao gồm: toàn bộ vốn cho thực hiện dự án từ khoản chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng.

303

- Tổng vốn đầu tư thực hiện phải phân ra theo các nguồn: vốn ngân sách, vốn tín dụng Nhà nước, vốn vay Ngân Hàng, vốn của doanh nghiệp, vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài, vốn gúp của nhân dân...

5.5.3.3.Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán chi tiết theo cơ cấu vốn xây dựng, vốn thiết bị, mua sắm và lắp đặt, chi phí quản lý, chi phớ tư vấn....chi tiết theo hạng mục, khoản mục chi phí đầu tư.

5.5.3.4.Xác định các chi phí đầu tư thiệt hại không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư.

Các chi phớ không tính vào giá trị tài sản dự án gồm:

- Các thiệt hại do thiên tai, dịch hoạ và các nguyên nhân bất khả kháng không thuộc phạm vi và đối tượng được bảo hiểm theo quy định hướng dẫn chế độ bảo hiểm công trình xây dựng hiện hành.

- Chi phí đầu tư thiệt hại do thực hiện các khối lượng công việc phải huỷ bỏ theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

5.5.3.5. Xác định số lượng và giá trị các tài sản hình thành qua quỏ trình đầu tư của dự án công trình hoặc hạng mục công trình, chi tiết theo nhúm, loại tài sản cố định, tài sản lưu động theo chi phí thực tế.

5.5.3.6. Các dự án có thời gian thực hiện đầu tư lớn hơn 36 tháng tính từ ngày khởi công đến ngày nghiệm thu, bàn giao đưa dự án vào khai thác, sử dụng phải thực hiện quy đổi vốn đầu tư về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng.

Phương pháp quy đổi vốn theo hướng dẫn của Bộ Xây Dựng.

5.5.3.7. Xác định đầy đủ giá trị tài sản cố định (TSCĐ) và tài sản lưu động của dự án đó giao cho đơn vị khác quản lý, sử dụng để giảm tài sản bàn giao của chủ đầu tư, tăng tài sản cho đơn vị nhận bàn giao.

Trường hợp có chênh lệch giữa vốn đầu tư thực hiện và giá trị TSCĐ bàn giao thì phân bổ theo tỷ trọng nguồn vốn đó đầu tư.

5.5.3.8. Phân loại và xác định giá trị TSCĐ, TSLĐ do đầu tư tạo ra:

a. Giá trị TSCĐ và TSLĐ do đầu tư tạo ra là toàn bộ chi phí đầu tư cho dự án sau khi trõ đi các khoản chi phí không tính vào giá trị tài sản, bao gồm:

- Giá trị TSCĐ và TSLĐ của chủ đầu tư

304

- Giá trị TSCĐ và TSLĐ bàn giao cho đơn vị khác

b.Giá trị tài sản cố định hình thành từ đầu tư xác định theo nguyên tắc:

- Các chi phí trực tiếp liên quan đến TSCĐ nào thì tính cho TSCĐ đó.

- Các chi phí chung liên quan đến nhiều TSCĐ thì phân bổ theo tỷ lệ chi phí trực tiếp của từng TSCĐ so với tổng số chi phí trực tiếp của toàn bộ giá trị tài sản cố định.

c.Trường hợp tài sản do đầu tư mang lại được bàn giao cho nhiều đơn vị sử dụng thì phải xỏc định đầy đủ danh mục và giá trị của TSCĐ, TSLĐ của dự án bàn giao cho từng đơn vị.

5.5.3.9. Tổng hợp tình hình thực hiện vốn đầu tư theo các hạng mục công trình. Nếu có hạng mục công trình hoàn thành được nghiệm thu, bàn giao đưa vào khai thác sử dụng, Báo cáo quyết toán hạng mục công trình hoàn thành còng bao gồm những nội dung (giá trị TSCĐ, TSLĐ được hình thành từ đầu tư của hạng mục) nhưng chỉ phản ánh những nét cơ bản, chủ yếu là xác định giá trị tài sản đưa vào sản xuất, sử dụng.

5.5.3.10 Phản ánh tình hình công nợ, và tài sản, vật tư tồn đọng của chủ đầu tư.

- Tình hình công nợ xảy ra trong quỏ trình thực hiện dự án giữa chủ đầu tư và các nhà thầu, giữa chủ đầu tư và các đơn vị, tổ chức liên quan.

- Kiểm kờ tình hình tài sản, các loại vật tư tồn đọng, nêu biện pháp xử lý.

5.5.3.11. Bảng đối chiếu, xác nhận về số vốn đầu tư đó được thanh toán trong quá trình thực hiện đầu tư của KBNN (đối với vốn NSNN) của tổ chức tín dụng (đối với dự án thuộc nguồn vốn vay).

5.5.3.12. Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư từ công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng, đánh giá kết quả đầu tư và hiệu quả vốn đầu tư theo quyết định đầu tư được phê duyệt, đề xuất ý kiến xử lý những tồn tại, vướng mắc.

5.5.3.13. Đối với các dự án có vốn nước ngoài (vay nợ, viện trợ...) phải có báo cáo quyết toán riêng toàn bộ số vốn nước ngoài đó sử dụng....để gửi cho các tổ chức quốc tế.

5.5.4. Trình tự, thủ tục quyết toán vốn đầu tư

5.5.4.1. Nơi gửi báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành

305

- Cơ quan thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư

- Cơ quan trực tiếp của chủ đầu tư (nếu có)

- Cơ quan cấp vốn, cho vay vốn, thanh toán vốn đầu tư.

5.5.4.2. Hồ sơ trình duyệt báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành

Sau khi lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư của dự án theo nội dung quy định, chủ đầu tư có văn bản trình cấp có thẩm quyền phờ duyệt quyết toán. Hồ sơ trình duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành gồm có:

1*Tờ trình đề nghị phê duyệt quyết toán của chủ đầu tư (bản gốc)

2*Báo cáo quyết toán vốn đầu tư do chủ đầu tư lập theo các nội dung quy định của chế độ hiện hành (bản gốc).

3*Các văn bản pháp lý có liên quan đến chủ trương đầu tư và thực hiện dự án (Bản gốc hoặc phôtô)

4*Các hợp đồng kinh tế, các biên bản thanh lý hợp đồng giữa chủ đầu tư với các nhà thầu, các đơn vị, cá nhân tham gia thực hiện dự án (Bản gốc hoặc bản sao).

5*Các biờn bản nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng công trình, nghiệm thu lắp đặt thiết bị, biên bản nghiệm thu hoàn thành dự án, công trình hoặc hạng mục công trình đưa vào sử dụng (bản gốc hoặc bản sao).

6*Toàn bộ các bản quyết toán khối lượng A – B, bản nghiệm thu khối lượng xây lắp hoàn thành của cả các gói thầu trong dự án (bản gốc).

7*Báo cáo kết quả kiểm toán quyết toán vốn đầu tư của tổ chức kiểm toán độc lập (nếu có, bản gốc), Kèm theo văn bản giải trình của chủ đầu tư về kết quả kiểm toán: nội dung thống nhất, nội dung không thống nhất giữa các chủ đầu tư và cơ quan kiểm toán độc lập.

8*Kết luận thanh tra, biên bản kiểm tra, báo cáo kiểm toán của các cơ quan: thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước (nếu có), kèm theo báo cáo giải trình trình bày chấp hành các báo cáo trên của chủ đầu tư.

Trong quỏ trình thẩm tra, Chủ đầu tư có trách nhiệm xuất trình cho cơ quan thẩm tra các tài liệu phục vụ công tác thẩm tra quyết toán vốn đầu tư của dự án: Hồ sơ hoàn công, nhật ký thi công, hồ sơ đấu thầu, dự toán thiết kế, dự toán bổ sung (nếu có) và các hồ sơ chứng từ thanh toán có liên quan khác (nếu cơ quan thẩm tra quyết toán yêu cầu).

306

5.5.5. Thẩm tra va phê duyệt quyết toán vốn đầu tư

Tất cả các dự án đầu tư của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, các dự án đầu tư thuộc đối tượng sử dụng vốn của nhà nước. Sau khi hoàn thành nghiệm thu đưa dự án vào khai thác, sử dụng đều phải quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, phải được cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định của chế độ hiện hành. Trước khi phê duyệt, báo cáo quyết toán phải được thẩm tra.

5.5.5.1.Tổ chức thẩm tra quyết toán

Thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành là kiểm tra tính hợp pháp của việc đầu tư, xác định chính xác số vốn đầu tư thực tế đó sử dụng để xây dựng dự án, công trình hạng mục công trình, xỏc định giá trị tài sản (TSCĐ, TSLĐ) do kết quả đầu tư đem lại được bàn giao đưa vào sản xuất, khai thác, sử dụng.

Trước khi phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành phải tiến hành kiểm tra báo cáo quyết toán theo phân cấp sau đây:

- Đối với dự án quan trọng quốc gia được Quốc Hội quyết định chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ quyết định: Bộ Tài Chính chủ trì tổ chức thẩm tra với sự tham gia của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Bộ quản lý và các Bộ quản lý nhà nước liên quan.

- Đối với dự án sử dụng vốn NSNN thuộc các cơ quan trung ương quản lý: Người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán giao cho đơn vị có chức năng thuộc quyền quản lý tổ chức thẩm tra.

- Đối với các dự án sử dụng vốn NSNN thuộc địa phương quản lý: Sở Tài Chính chủ trì tổ chức thẩm tra.

Đối với các dự án sử dụng vốn NSNN thuộc cấp Quận, Huyện, thành phố thuộc tỉnh quản lý: Phũng Tài Chính tổ chức thẩm tra.

- Đối với các dự án còn lại, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán giao cho đơn vị có chức năng thuộc quyền quản lý tổ chức thẩm tra.

Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán quyết định thành lập tổ chức tư vấn thực hiện thẩm tra quyết toán trước khi phê duyệt quyết toán vốn đầu tư. Thành phần tổ tư vấn thẩm tra quyết toán gồm thành viên của các đơn vị có liên quan.

307

- Tổ tư vấn thẩm tra quyết toán đối với các dự án quan trọng quốc gia do Bộ Tài Chính chủ trì, thành viờn gồm đại diện các Bộ Xây Dựng, Bộ Kế Hoạch và đầu tư, các cơ quan có liên quan khác.

- Tổ tư vấn thẩm tra quyết toán đối với các dự án còn lại do cơ quan cấp trên của chủ đầu tư quyết định thành lập với thành viên gồm các cơ quan quản lý tương ứng như trên.

5.5.5.2.Hình thức thẩm tra quyết toán

Tuỳ theo điều kiện cụ thể về quy mô dự án, việc thẩm tra, phê duyệt quyết toán thực hiện theo trình tự sau:

1*Tất cả các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A dự án nhóm B sử dụng vốn nhà nước khi hoàn thành đều phải kiểm toán trước khi trình cấp có thẩm quyền thẩm tra phờ duyệt quyết toán.

- Chủ đầu tư tổ chức lựa chọn nhà thầu kiểm toán theo quy định của Luật đấu thầu, và ký hợp đồng kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành theo quy định của pháp lệnh hợp đồng kinh tế.

- Nhà thầu kiểm toán phải là các doanh nghiệp kiểm toán được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp lệnh về thành lập và hoạt động doanh nghiệp tại Việt Nam.

- Nhà thầu kiểm toán thực hiện kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành, lập báo cáo kiểm toán phải tuân thủ chuẩn mực kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành do Bộ Tài Chính ban hành.

2*Các dự án còn lại tự thực hiện việc thẩm tra quyết toán, hoặc thuờ kiểm tra theo yờu cầu của cấp có thẩm quyền.

5.5.5.3.Nội dung thẩm tra quyết toán

1*.Đối với dự án đó được kiểm toán

Trên cơ sở báo cáo kết quả kiểm toán dự án hoàn thành, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán thực hiện việc thẩm tra quyết toán theo các nội dung sau:

- Thẩm tra tính tuân thủ chuẩn mực kiểm toán của báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành và các nội dung cụ thể phải thẩm tra quyết toán (7 nội dung nêu ở mục 5.4.1.3.2.) của báo cáo kết quả kiểm toán do nhà thầu kiểm toán thực hiện. Nếu báo cáo kết quả kiểm toán không đáp ứng yêu cầu so với quy

308

định, cơ quan thẩm tra quyết toán có quyền yờu cầu nhà thầu kiểm toán thực hiện kiểm toán lại hoặc kiểm toán bổ sung.

- Thẩm tra việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật, những căn cứ pháp lý mà kiểm toán viên sử dụng để kiểm toán dự án.

- Xem xột những kiến nghị, những nội dung còn khác nhau giữa báo cáo quyết toán của chủ đầu tư và báo cáo kiểm toán dự án hoàn thành của nhà thầu kiểm toán.

- Xem xét việc chấp hành của chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan đối với ý kiến kết luận của các cơ quan Thanh tra, Kiểm tra, Kiểm toán nhà nước (nếu có).

2*.Đối với dự án không kiểm toán quyết toán

Đối với dự án không kiểm toán quyết toán, cơ quan thẩm tra thực hiện thẩm tra và lập báo cáo kết quả thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành theo đúng trình tự và nội dung sau:

Thẩm tra hồ sơ pháp lý

Thẩm tra việc chấp hành trình tự thủ tục đầu tư và xây dựng theo quy định của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc đầu tư đưa dự án vào sản xuất sử dụng.

- Kiểm tra đối chiếu danh mục các văn bản pháp lý có trong hồ sơ dự án so với quy định hiện hành của Nhà nước.

- Xem xét việc chấp hành các nguyên tắc của Nhà nước đối với từng loại văn bản về các mặt:

+ Trình tự lập và duyệt văn bản.

+ Nội dung, biểu mẫu của văn bản

+ Thẩm quyền của cấp phê duyệt văn bản

Thẩm tra việc chấp hành trình tự, thủ tục lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Thẩm tra tính pháp lý của các hợp đồng kinh tế do Chủ đầu tư ký với các nhà thầu: tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây dựng, lắp đặt, cung ứng vật tư thiết bị...để thực hiện dự án.

Thẩm tra nguồn vốn đầu tư, cơ cấu vốn, và số vốn đầu tư thực hiện hàng năm.

309

a.Thẩm tra nguồn vốn đầu tư

- Kiểm tra số vốn đầu tư thực hiện của từng nguồn vốn theo quyết định đầu tư và theo kế hoạch được ghi qua các năm.

- Đối với các dự án có nguồn vốn nước ngoài (vay nợ, viện trợ....) hoặc số vốn trong nước bằng tiền đồng Việt Nam cần chuyển đổi ra ngoại tệ để nhập máy móc, thiết bị, vật tư...cần chú ý xem xột việc chấp hành các quy định của nhà nước về quản lý và sử dụng ngoại tệ, về nhập thiết bị, vật tư.

- Phân tích, so sánh cơ cấu vốn đầu tư thực hiện (Xây dựng, thiết bị, chi phí khác) với tổng mức vốn đầu tư, tổng dự toán, dự toán công trình được duyệt đánh giá mức độ đúng đắn về việc phân bổ cơ cấu thành phần vốn trong báo cáo quyết toán so với quy định hiện hành của Nhà nước.

b.Thẩm tra số vốn đầu tư thực hiện qua các năm

- Thực hiện kế hoạch đầu tư hàng năm

- Số vốn thanh toán hàng năm

- Việc chấp hành các nguyên tắc của Nhà nước trong công tác nghiệm thu thanh toán vốn đầu tư.

c.Đối chiếu số vốn đó cấp, cho vay, thanh toán

Chủ đầu tư báo cáo với cơ quan cấp vốn, cho vay, thanh toán liên quan và xin xác nhận của cơ quan này về số vốn thực tế đó cấp, cho vay, thanh toán.

Thẩm tra chi phí đầu tư

a. Đối với dự án thực hiện theo phương thức đấu thầu hợp đồng trọn gói và hợp đồng chìa khóa khóa trao tay (EPC).

- Thẩm tra chi phí đầu tư thực hiện dự án:

Đối chiếu giá trị đề nghị quyết toán với giá trị và các điều kiện nêu trong hợp đồng, biên bản thanh lý hợp đồng, hồ sơ hoàn công, với giá trúng thầu được duyệt và các tài liệu liên quan.

- Thẩm tra giá trị phát sinh (nếu có): Xác định rõ nguyên nhân tăng giảm, đối chiếu với văn bản phê duyệt của cấp có thẩm quyền, việc áp dụng các chính sách chế độ quy định liên quan để thanh toán chi phí đầu tư phát sinh.

b.Đối với dự án thực hiện theo phương thức đấu thầu hợp đồng có điều

310

chỉnh giá:

- Thẩm tra chi phí đầu tư đề nghị quyết toán: Đối chiếu khối lượng quyết toán với hồ sơ dự thầu của gói thàu, giá trúng thầu được duyệt, các điều kiện nêu trong hợp đồng, biên bản thanh lý hợp đồng, hồ sơ hoàn công và các tài liệu liên quan.

- Thẩm tra giá trị phát sinh (nếu có): Xác định rõ nguyên nhân tăng, giảm, đối chiếu với văn bản phê duyệt của cấp có thẩm quyền, việc áp dụng các chính sách chế độ quy định liên quan để thanh toán chi phí đầu tư phát sinh.

c.Đối với dự án thực hiện theo phương thức chỉ định thầu:

- Thẩm tra chi phí đầu tư đề nghị quyết toán (chi tiết từng hợp đồng): Đối chiếu với dự toán được duyệt, các điều kiện nêu trong hợp đồng, biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng, hồ sơ hoàn công và các tài liệu liên quan.

- Thẩm tra giá trị phát sinh (nếu có): Xác định rõ nguyên nhân tăng giảm, đối chiếu với văn bản phê duyệt của cấp có thẩm quyền, việc áp dụng các chính sách chế độ quy định liên quan để thanh toán chi phí đầu tư phát sinh.

d.Thẩm tra các khoản chi phớ khác:

Thẩm tra chi tiết từng nhóm loại, từng khoản mục, từng khoản chi phí so với dự toán được duyệt, chế độ, tiêu chuẩn, định mức theo quy định:

- Thẩm tra các khoản chi phí tư vấn thực hiện theo hợp đồng

- Thẩm tra chi phí do chủ đầu tư trực tiếp thực hiện

- Thẩm tra chi phớ bán quản lý dự án

Thẩm tra các khoản chi phí khác thực hiện theo nội dung và phương pháp sau:

+ Thẩm tra các chi phớ tính theo tỷ lệ (%) hay bảng giá cụ thể.

+ Đối với các chi phí tỷ lệ (%) như: Chi phí quản lý dự án, chi phí thẩm định, thẩm tra, bảo hiểm... cần kiểm tra việc chấp hành các quy định hiện hành của Nhà nước trong quá trình tính toán, ỏp dụng (tỷ lệ %), để xác định giá trị khối lượng của từng loại công việc.

+ Đối với các chi phí tính theo bảng giá cụ thể như: Chi phí khảo sát xây dựng, chi phớ thiết kế...cần xem xột, kiểm tra việc ỏp dụng trong quỏ trình

+ Đối với các chi phí về đền bù hoa màu, tài sản, di chuyển dân cư và các

311

công trình trên mặt bằng xây dựng cần căn cứ vào các quy định của nhà nước về chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư.

- Thẩm tra các loại chi phí được tính theo dự toán:

Đối với nhóm các loại chi phí không tính được theo bảng giá hoặc tỷ lệ % phải lập dự toán như: chi phí điều tra, khảo sát thu nhập số liệu phục vụ cho việc lập dự án đầu tư, chi phí tuyên truyền quảng cáo dự án, chi phí đào tạo công nhân và cán bộ kỹ thuật, chuyên gia hướng dẫn, chi phí vận hành chạy thử, nghiệm thu, bàn giao, khánh thành công trình....cần thẩm tra các mặt:

+ Đối chiếu giữa giá trị quyết toán và giá trị dự toán được duyệt của các loại chi phí.

+ Nhận xét, đánh giá về mức độ hợp lý và việc chấp hành các quy định hiện hành của Nhà nước đối với các chi phí.

- Xác định giá trị quyết toán (Phần chi phí khác) sau thẩm tra, lý do cắt giảm (hoặc tăng) so với giá trị trong báo cáo quyết toán:

Qua thẩm tra rút ra nhận xét về việc thực hiện các khoản chi phí khác trong giai đoạn đầu tư của dự án, so sánh tỷ trọng (%) giữa giá trị quyết toán chi phí khác và giá trị quyết toán của dự án.

(4).Thẩm tra chi phí đầu tư thiệt hại không tính vào giá trị tài sản:

- Chi phí đầu tư thiệt hại do thiên tai, dịch hoạ và các nguyên nhân bất khả kháng khác không thuộc phạm vi bảo hiểm.

- Chi phí đầu tư cho khối lượng công việc được huỷ bỏ theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Thẩm tra nội dung này cần chỳ ý các trường hợp cụ thể:

+ Giá trị bị thiệt hại: Biên bản kê khai phải có sự xác nhận của Chủ đầu tư, đơn vị nhận thầu, cơ quan cấp phát và cho vay vốn, đại diện cơ quan có thẩm quyền tại địa phương (nơi xây dựng dự án)....

+ Văn bản chấp nhận của cấp quyết định đầu tư,

+ Mức bồi thường của cơ quan bảo hiểm (đối với các dự án có mua bảo hiểm) để giảm chi cho các giá trị bị thiệt hại nêu trên.

(5).Thẩm tra giá trị tài sản hình thành qua đầu tư:

Thẩm tra số lượng và giá trị tài sản chi tiết theo 2 loại: tài sản cố định và tài

312

sản lưu động, nguyên giá (đơn giá) của từng nhóm (loại) tài sản theo thực tế chi phí và theo giá quy đổi về thời điểm bàn giao tài sản đưa vào sản xuất, sử dụng.

(6).Thẩm tra tình hình công nợ, vật tư, thiết bị tồn đọng:

- Các khoản nợ phải thu, phải trả: căn cứ kết quả thẩm tra chi phí đầu tư được quyết toán, tình hình thanh toán cho các nhà đầu tư của chủ đầu tư để thẩm tra công nợ còn tồn tại của dự án.

- Thẩm tra số lượng, giá trị vật tư, thiết bị tồn đọng: Căn cứ thực tế tiếp nhận và sử dụng vật tư thiết bị của dự án để xác định số lượng, giá trị vật tư, thiết bị tồn đọng, đề xuất phương án xử lý.

- Thẩm tra số lượng, giá trị tài sản đầu tư cho hoạt động Ban quản lý dự án: Căn cứ biên bản kiểm kê đánh giá tài sản dành cho hoạt động. Ban quản lý dự án tính đến ngày lập báo cáo quyết toán xác định số lượng, giá trị tài sản còn lại để bàn giao cho đơn vị sử dụng hoặc xử lý theo quy định.

(7). Xem xột việc chấp hành của chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan đối với ý kiến kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước (nếu có).

5.5.5.4.Nhận xét, đánh giá, kết luận và kiến nghị

Sau khi thẩm tra cơ quan thẩm tra cần rút ra một số nhận xét, đánh giá, kết luận theo các nội dung sau:

- Sự tuân thủ các văn bản pháp lý của dự án

- Việc chấp hành quy định của Nhà nước trong công tác quyết toán vốn đầu tư của dự án về các mặt: Thời gian, nội dung, biểu mẫu.....

- Việc chấp hành điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng và các văn bản, chế độ hiện hành khác của Nhà nước trên các mặt:

+ Quản lý và sử dụng vốn đầu tư

+ Quản lý về chất lượng, giá cả

+ Thực hiện việc bảo hành, bảo hiểm...

+ Thực hiện các quy định về đấu thầu (chọn thầu).

- Phân tích, kết luận các nguyên nhân chủ quan, khách quan làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng và giá trị của dự án.

313

- Đánh giá về hiệu quả kinh tế của dự án.

- Đề xuất các kiến nghị.

5.5.5.6. Dự thảo văn bản trình duyệt quyết toán

Sau khi thẩm tra báo cáo quyết toán vốn đầu tư có phải làm báo cáo kết quả thẩm tra, rút ra nhận xét đánh giá, kết quả nêu các kiến nghị trình cấp thẩm quyền phờ duyệt quyết toán các văn bản sau:

- Tờ trình của cơ quan, tổ chức thẩm tra gửi cấp có thẩm quyền đề nghị phê duyệt quyết toán.

- Báo cáo kết quả thẩm tra quyết toán

- Dự thảo thông tư phê duyệt quyết toán

- Báo cáo quyết toán do chủ đầu tư lập

5.5.5.7.Phờ duyệt quyết toán

Căn cứ vào báo cáo thẩm tra quyết toán theo các nội dung quy định nêu trên, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán xem xét, phê duyệt báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành theo quy định. Cấp thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư theo quy định hiện hành của nhà nước là:

- Bộ trưởng Bộ Tài Chính phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội phờ duyệt chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư.

- Đối với các dự án còn lại, người có thẩm quyền quyết định đầu tư đồng thời là người phê duyệt quyết toán vốn đầu tư của dự án hoàn thành.

Quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành được gửi cho các cơ quan, đơn vị sau:

- Chủ đầu tư

- Cơ quan quản lý cấp trên của chủ đầu tư

- Cơ quan cấp vốn, cho vay, thanh toán

- Cơ quan tài chính đồng cấp quản lý của chủ đầu tư - Cơ quan khác có liên quan.

Phần IV

314

KẾT THÚC XÂY DỰNG ĐƯA DỰ ÁN VÀO SỬ DỤNG

I. KẾT THÚC XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1. Công trình xây dựng được kết thúc khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao toàn bộ cho chủ đầu tư.

2. Sau khi bàn giao công trình, nhà thầu xây dựng phải thanh lý hoặc di chuyển hết tài sản của mình ra khỏi khu vực xây dựng công trình và trả lại mặt bằng đã mượn hoặc thuê tạm để phục vụ thi công, chịu trách nhiệm theo dõi, sửa chữa những hư háng của công trình cho đến hết thời hạn bảo hành công trình.

3. Hiệu lực hợp đồng xây dựng chỉ được chấm dứt hoàn toàn và thanh quyết toán toàn bộ khi hết thời hạn bảo hành công trình.

II. BẢO HÀNH CÔNG TRÌNH:

1. Thời hạn tối thiểu bảo hành công trình được tính từ ngày nhà thầu bàn giao công trình hoặc hạng mục công trình phải bảo hành cho chủ đầu tư và được quy định như sau:

a) Bảo hành 24 tháng đối với công trình thuộc dự án nhóm A

b) Bảo hành 12 tháng đối với các công trình khác

2. Mức tiền bảo hành công trình:

Mức tiền tối thiểu để bảo hành xây lắp công trình được tính bằng tỷ lệ % của giá trị khối lượng xây lắp hạng mục công trình trong thời gian phải bảo hành được quy định như sau:

a) Đối với công trình có thời hạn bảo hành tối thiểu 24 tháng là 3%

b) Đối với công trình có thời hạn bảo hành tối thiểu 12 tháng là 5%

Tiền bảo hành công trình được tính lãi suất như tiền gửi ngân hàng.

Phần V

TÌNH HUỐNG VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

315

A- MỘT SỐ TÌNH HUỐNG TÌNH HUỐNG 1: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ VĂN HOÁ CỦA XÃ

BƯỚC 1: Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình

I. Xác định phạm vi và yêu cầu của dự án:

1. Các căn cứ:

a) Trước hết phải căn cứ vào chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong kế hoạch ngắn hạn và dài hạn thể hiện thông qua mục tiêu đã được ghi trong Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã (hoặc huyện); trong Quyết định phê duyệt kế hoạch phát triển của Uỷ ban nhân dân xã (hoặc huyện).

b) Căn cứ kế hoạch đầu tư xây dựng dài hạn, hàng năm đã được HĐND xã thông qua và UBND xã phê duyệt.

Nếu trong Nghị quyết hoặc Kế hoạch nêu trên có chủ trương đầu tư xây dựng Nhà văn hoá thì có thể tiến hành bước lập dự án.

2. Xác định chủ đầu tư và yêu cầu lập dự án, hay lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật:

a) Chủ tịch xã trực tiếp làm chủ đầu tư hoặc giao cho trường tiểu học làm chủ đầu tư (nếu đầu tư bằng vốn ngân sách của xã hoặc bằng vốn ngân sách cấp trên và uỷ quyền quyết định đầu tư cho xã). Có thể Chủ tịch huyện giao cho Ban quản lý dự án của huyện hoặc Phòng Văn hoá huyện làm chủ đầu tư (nếu thuộc nguồn vốn của cấp trên và do Uỷ ban nhân huyện quyết định đầu tư).

b) Chủ đầu tư phải khảo sát để xác định sơ bộ quy mô công trình dựa trên nhu cầu và cân đối với nguồn lực thực tế của địa phương.

c) Khi xác định được quy mô công trình (cấp công trình, diện tích sàn xây dựng) dựa trên cơ sở quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng đối với Nhà văn hoá xã, từ đó có thể tính sơ bộ tổng mức đầu tư cho công trình.

d) Nếu tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng: Căn cứ Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ thì công trình này không yêu cầu phải lập dự án mà chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật để trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định đầu tư.

316

II. Lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật:

Lựa chọn tổ chức tư vấn lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật:

a. Chủ đầu tư tổ chức lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật. Trường hợp không đủ điều kiện năng lực phải thuê tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực lập.

b. Nội dung báo cáo kinh tế - kỹ thuật:

Nội dung báo cáo kinh tế - kỹ thuật bao gồm:

+ Sự cần thiết đầu tư, mục tiêu đầu tư.

- Phân tích các kết quả điều tra dẫn tới nhu cầu phải đầu tư xây dựng.

- Căn cứ các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các chính sách ưu tiên của Nhà nước.

- Phân tích nhu cầu hiện tại và dự báo nhu cầu tương lai.

+ Địa điểm xây dựng.

- Phân tích điều kiện tự nhiên, khí hậu; điều kiện xã hội; phong tục tập quán; các điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; các đặc điểm về quy hoạch, kế hoạch phát triển của xã, của huyện; nhu cầu sử dụng đất.

- Phân tích hiện trạng và phương án giải phóng mặt bằng; những ảnh hưởng đến môi trường, đời sống dân cư, an ninh, quốc phòng, bảo vệ tài nguyên, di tích lịch sử, văn hoá,...

- Nêu các biện pháp xử lý cần thiết.

+ Quy mô: bao nhiêu lớp, cao mấy tầng, diện tích xây dựng, diện tích sàn

+ Cấp công trình;

+ Nguồn kinh phí xây dựng công trình: vốn ngân sách của xã hay huyện, huy động các nguồn vốn, viện trợ, đóng góp của dân, ...

+ Thời hạn xây dựng: thời gian khởi công xây dựng, thời hạn hoàn thành.

+ Hiệu quả công trình;

+ Phương án phòng, chống cháy, nổ;

+ Bản vẽ thiết kế thi công và dự toán công trình:

317

- Chi tiết mặt bằng, mặt cắt các hạng mục công trình, thể hiện đầy đủ vị trí, kích thước của các chi tiết kết cấu

- Biểu liệt kê khối lượng xây lắp và thiết bị của các hạng mục công trình, chất lượng, quy cách của từng loại vật liệu, cấu kiện có thuyết minh, hướng dẫn về trình tự thi công, các yêu cầu kỹ thuật an toàn lao động trong thi công.

- Chi tiết về lắp đặt thiết bị

- Chi tiết về trang trí nội thất và ngoại thất.

- Các căn cứ và cơ sở để lập dự toán, có diễn giải tiên lượng và các phụ lục cần thiết.

- Bản tiên lượng - dự toán của từng hạng mục công trình và tổng hợp dự toán của tất cả các hạng mục công trình.

III. Trình thẩm định quyết định đầu tư:

a) Sau khi lập xong báo cáo kinh tế - kỹ thuật, chủ đầu tư trình:

- Uỷ ban nhân dân xã (nếu công trình sử dụng vốn ngân sách của xã hoặc vốn của huyện có tổng mức đầu tư dưới 3 tỷ đồng).

- Uỷ ban nhân dân huyện (nếu công trình sử dụng vốn do huyện hỗ trợ có tổng mức đầu tư trên 5 tỷ đồng).

b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã (hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện) tổ chức thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư (phân cấp theo mức vốn nêu trên). Bộ máy giúp việc của Uỷ ban nhân dân các cấp tự tổ chức thẩm định hoặc có thể thuê tư vấn cùng thẩm định.

c) Sau khi thẩm định xong, Uỷ ban nhân dân xã trình Hội đồng nhân dân xã (hoặc huyện, tuỳ theo mức vốn được phân cấp) xem xét thông qua.

d) Sau khi Hội đồng nhân dân thông qua, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình đối với công trình thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư. Nội dung quyết định đầu tư như phụ lục số 5.

BƯỚC 2: Thực hiện dự án đầu tư xây dựng cồng trình

I. Chuẩn bị mặt bằng, xin giấy phép xây dựng:

318

1. Sau khi đã có quyết định đầu tư, chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án hoặc thuê tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực để quản lý thực hiện dự án. Công trình có mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng thì có thể sử dụng bộ phân chuyên môn của xã để quản lý dự án.

2. Đền bù giải phóng mặt bằng (nếu có), đồng thời gửi Hồ sơ xin giấy phép xây dựng tới Uỷ ban nhân dân huyện để được cấp giấy phép xây dựng. Hồ sơ xin giấy phép xây dựng được quy định.

II. Lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình:

a) Chủ đầu tư (thông qua Ban quản lý dự án hoặc tư vấn quản lý dự án) lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng (có thể đấu thầu rộng rãi, hạn chế hoặc chỉ định thầu) có đủ điều kiện năng lực theo quy định.

b) Sau khi đã lựa chọn và đàm phán xong với nhà thầu, tiến hành ký hợp đồng.

Nội dung hợp đồng xây dựng theo mẫu hướng dẫn nêu trên.

III. Thi công xây dựng công trình:

Trước khi khởi công xây dựng công trình phải có đủ các điều kiện sau:

1. Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng do chủ đầu tư xây dựng công trình và nhà thầu thi công xây dựng thoả thuận.

2. Có giấy phép xây dựng.

3. Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục, công trình đã được phê duyệt.

4. Có hợp đồng xây dựng.

5. Có đủ nguồn vốn để đảm bảo tiến độ xây dựng công trình theo tiến độ đã được phê duyệt trong dự án đầu tư xây dựng công trình.

6. Có biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng.

IV. Yêu cầu đối với công trường xây dựng:

Trên công trường xây dựng phải có biển báo. Nội dung biển báo gồm:

319

1. Tên chủ đầu tư xây dựng công trình, tổng vốn đầu tư, ngày khởi công, ngày hoàn thành.

2. Tên đơn vị thi công, tên người chỉ huy công trường.

3. Tên đơn vị thiết kế, tên chủ nhiệm thiết kế.

4. Tên tổ chức hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình.

5. Chủ đầu tư xây dựng công trình, chỉ huy trưởng công trường, chủ nhiệm thiết kế, tổ chức hoặc người giám sát thi công công trình ngoài việc ghi rõ tên, chức danh còn phải ghi địa chỉ liên lạc, số điện thoại.

V. Quản lý thi công xây dựng công trình:

Ban quản lý dự án (hoặc tư vấn quản lý dự án) giúp chủ đầu tư quản lý thi công xây dựng công trình các nội dung về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường căn cứ vào các nội dung trong quyết định đầu tư và nội dung của bản vẽ thiết kế thi công xây dựng công trình.

Trường hợp có những phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải báo cáo Chủ tịch UBND xã xem xét quyết định

BƯỚC 3: Kết thúc xây dựng đưa công trình vào sử dụng

1. Kết thúc xây dựng công trình:

a) Công trình được kết thúc xây dựng khi nhà thầu đã bàn giao toàn bộ cho chủ đầu tư.

b) Sau khi bàn giao công trình, nhà thầu xây dựng phải thanh lý hoặc di chuyển hết tài sản của mình ra khỏi khu vực xây dựng công trình và trả lại mặt bằng đã mượn hoặc thuê tạm để phục vụ thi công, chịu trách nhiệm theo dõi, sửa chữa những hư háng của công trình cho đến hết thời hạn bảo hành công trình.

c) Hiệu lực hợp đồng xây lắp chỉ được chấm dứt hoàn toàn và thanh quyết toán toàn bộ khi hết thời hạn bảo hành công trình.

2. Bảo hành công trình:

a) Thời hạn tối thiểu bảo hành công trình được tính từ ngày nhà thầu bàn giao công trình hoặc hạng mục công trình phải bảo hành cho chủ đầu tư trong thời hạn tối thiểu 12 tháng.

b) Mức tiền tối thiểu để bảo hành công trình:

320

Mức tiền tối thiểu để bảo hành xây lắp công trình được tính bằng tỷ lệ % của giá trị khối lượng xây lắp hạng mục công trình trong thời gian phải bảo hành tối thiểu là 5%.

Tiền bảo hành công trình được tính lãi suất như tiền gửi ngân hàng.

3. Quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình:

Chậm nhất 6 tháng kể từ khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, chủ đầu tư phải lập quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã (hoặc huyện, tỉnh) phê duyệt.

TÌNH HUỐNG 2: đầu tư xây dựng đường liên thôn xã đồng bằng

Sau nhiều lần cân nhắc, tháng 9 năm 2010 UBND xã Chiến Thắng đi đến quyết định trải bê tông, xây dựng lại con đường liên thôn từ đầu xã là thôn Hạ, qua thôn Đông, thôn Tây, thôn Nam, thôn Bắc. Đây là con đường vốn đã rất khó đi, nhất là khi trời mưa xuống. Với chủ trương này, xã dự định sẽ sử dụng hai nguồn kinh phí, một là lấy 70% từ ngân sách xã, hai là 30% kinh phí còn lại sẽ huy động trong nhân dân với tổng mức đầu tư để xây dựng con đường này là 1 tỷ đồng.

Sau khi trình và được Hội đồng nhân dân xã thông qua (trong đó, hội đồng nhân dân xã đã quyết định đưa khoản thu huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân theo nguyên tắc tự nguyên để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vào ngân sách xã quản lý), UBND xã đã mời bà con đến họp về chủ trương xây dựng con đường và phương án đóng góp kinh phí xây dựng đường. Chủ trương này được bà con nhân dân ủng hộ.

UBND xã Chiến Thắng cần làm gì để việc xây dựng đường liên thôn đúng quy định của pháp luật?

Trả lời:

Việc UBND xã Chiến Thắng quyết định trải bê tông, xây dựng lại đường liên thôn là việc làm cần thiết và được nhân dân trong xã ủng hộ.

Để việc xây dựng đường liên thôn đúng quy định của pháp luật hiện hành UBND xã Chiến Thắng cần căn cứ vào các văn bản sau:

321

- Luật số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việ t Nam về Ngân sách nhà nước.

- Ngh ị định số 60/2003/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009.

- Thông tư 03/2009/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

UBND xã Chiến Thắng cần thực hiện các công việc sau đây:

- Xác định chủ đầu tư.

- Chỉ đạo Chủ đầu tư lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình; tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình.

- CT.UBND xã có trách nhiệm tổ chức thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật trước khi phê duyệt và phê duyệt Báo cáo kinh tế – kỹ thuật.

- Tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc triển khai thực hiện Báo cáo kinh tế – kỹ thuật.

- Tổ chức thẩm định, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng.

TNH HUỐNG 3: UBND huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương giao nhiệm vụ cho UBND xã Cao Thắng làm chủ đầu tư lập dự án xây dựng mới trường Trung học cơ sở Nguyễn Trăi tại địa điểm xã Cao Thắng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Dự án ước tính với tổng mức đầu tư 3,5 tỉ đồng. Chủ đầu tư đă lựa chọn nhà thầu lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, cho biết, chủ đầu tư cần phải làm g để được phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật?

Trả lời:

322

Căn cứ theo:

- Luật Xây dựng

- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về Quản lý chất lượng công trình

- Nghị định số 08/2005/ NĐ-CP ngày 24/01/ 2005 về Quy hoạch xây dựng

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

- Thông tư số 03/ 2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ

- Quyết định số 4219/2007/QĐ-UBND ngày 29/11/2007 của UBND tỉnh Hải Dương

Sau khi nhà thầu tư vấn lập xong báo cáo kinh tế kỹ thuật, để được phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật Chủ đầu tư cần thực hiện những công việc sau:

Bước 1: Chủ đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định, cho Phũng Công thương thuộc UBND huyện Thanh Miện. Bộ hồ sơ bao gồm:

- Tờ trình xin phê duyệt của Chủ đầu tư.

- Thuyết minh báo cáo kinh tế kỹ thuật.

- Văn bản thẩm định của các Bộ, ngành liên quan (nếu có).

- Các bản vẽ thiết kế (Mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng, bản vẽ móng).

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, đúng qui định, công chức viết phiếu hướng dẫn cho công dân bổ sung, làm lại hồ sơ theo qui định. Trường hợp đủ điều kiện, đúng qui định thì ghi phiếu hẹn trả kết quả.

Bước 2: Trong vng 15 ngày làm việc phng Công thương có trách nhiệm thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật, sau đó trình UBND huyện phê duyệt tờ trình của chủ đầu tư.

Bước 3: Đúng ngày hẹn chủ đầu tư đến nộp lệ phí và trực tiếp nhận kết quả tại phng Công Thương huyện Thanh Miện

323

TNH HUỐNG 4: UBND huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương giao nhiệm vụ cho UBND xã Cao Thắng làm chủ đầu tư dự án xây dựng mới trường Trung học cơ sở Nguyễn Trăi tại địa điểm xã Cao Thắng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương với với tổng mức đầu tư là 3,5 tỉ đồng. Chủ đầu tư đă tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu thi công công trình, xin cho biết, chủ đầu tư cần phải làm g để được phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu?

Trả lời:

Căn cứ theo:

- Luật Xây dựng

- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về Quản lý chất lượng công trình

- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 về Quy hoạch xây dựng

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

- Thông tư số 03/ 2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ

- Quyết định số 4219/2007/QĐ-UBND ngày 29/11/2007 của UBND tỉnh Hải Dương.

để được phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật Chủ đầu tư cần thực hiện những công việc sau:

Bước 1: Chủ đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định cho Phũng Công thương thuộc UBND huyện Thanh Miện. Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Tờ trình xin thẩm định dự án;

- Thuyết minh báo cáo kinh tế kỹ thuật;

- Hồ sơ yêu cầu;

- Hồ sơ đề xuất;

- Đánh giá hồ sơ đề xuất của cơ quan tư vấn đối với nhà thầu.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, đúng qui định, công chức viết phiếu hướng dẫn cho công dân bổ sung, làm

324

lại hồ sơ theo qui định. Trường hợp đủ điều kiện, đúng qui định thì ghi phiếu hẹn trả kết quả.

Bước 2: Trong vng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, phng Công thương có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, sau đó trình lên UBND huyện Thanh Miện phê duyệt

Bước 3: Đúng ngày hẹn chủ đầu tư đến nộp lệ phí và trực tiếp nhận kết quả tại phng Công Thương huyện Thanh Miện.

TNH HUỐNG 5: UBND huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương giao nhiệm vụ cho UBND xã Cao Thắng làm chủ đầu tư dự án xây dựng mới trường Trung học cơ sở Nguyễn Trăi tại địa điểm xã Cao Thắng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương với với tổng mức đầu tư là 3,5 tỉ đồng. Trong quá trình thi công đă có một vài hạng mục phát sinh làm thay đổi giá trị gói thầu, xin cho biết, chủ đầu tư cần phải làm g để được phê duyệt giá trị dự toán bổ sung?

Trả lời:

Căn cứ theo:

- Luật Xây dựng

- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về Quản lý chất lượng công trình

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ

- Quyết định số 39/2005/QĐ-TTg ngày 28/2/2005

- Thông tư số 03/ 2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng

- Quyết định số 4219/2007/QĐ-UBND ngày 29/11/2007 của UBND tỉnh Hải Dương

để được phê duyệt giá trị dự toán bổ sung Chủ đầu tư cần thực hiện những công việc sau:

Bước 1: Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ theo quy định cho Phũng Công thương thuộc UBND huyện Thanh Miện. Thành phần hồ sơ, bao gồm:

- Tờ trình thẩm định dự toán công trình bổ sung;

- Tập các văn bản pháp lý (Hợp đồng, quyết định, kết quả thẩm định ....);

325

- Tập các biên bản nghiệm thu (Biên bản nghiệm thu giai đoạn, hạng mục, công việc, nghiệm thu khối lượng hoàn thành ...);

- Hồ sơ dự toán công trình bổ sung;

- Tập các bản vẽ bổ sung;

- Tiến độ thi công công trình;

b) Số lượng hồ sơ: 02(bộ).

Cán bộ tiệp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, đúng qui định, công chức viết phiếu hướng dẫn cho công dân bổ sung, làm lại hồ sơ theo qui định. Trường hợp đủ điều kiện, đúng qui định thì ghi phiếu hẹn trả kết quả.

Bước 2: Trong vng 07 ngày làm việc kề từ khi nhận đủ hồ sơ phng Công Thương có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và sau đó trình lên UBND huyện Thanh Miện phê duyệt kết quả.

Bước 3: Đúng ngày hẹn, công dân đến nộp lệ phí và trực tiếp nhận kết quả tại phng Công Thương.

Để làm rơ hơn các vấn đề liên quan tới dự án trên địa bàn tỉnh Hải Dương bạn có thể vào trang Web http://thutuchanhchinh.haiduong.gov.vn. Chúc các bạn thành đạt trong công việc.

TNH HUỐNG 5: UBND huyện Thạch An quyết định đầu tư dự án xây dựng mới trường Trung học cơ sở Đoàn Thị Điểm tại địa điểm xã Trọng Con, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. Dự án có tổng mức đầu tư 4,5 tỉ đồng. UBND huyện giao cho UBND xã Trọng Con làm chủ đầu tư. Chủ đầu tư đă tổ chức đấu thầu và lựa chọn được nhà thầu thi công, đề nghị cho biết, chủ đầu tư cần phải làm g để UBND huyện Thạch An phê duyệt kết quả đấu thầu nêu trên?

Trả lời:

Căn cứ theo:

- Quyết định số 1880/2009/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2009 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc ban hành Quy định về trình tự lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng do Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành;

326

- Quyết định số 1881/2009/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2009 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc Ban hành Quy định quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;

- Quyết định số 1636/QĐ-UBND ngày 08/9/2008 của UBND tỉnh Cao Bằng hướng dẫn thực hiện danh mục, mức thu và tỷ lệ % để lại phí và lệ phí trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;

- Quyết định số 1018/2010/QĐ-UBND ngày 02/7/2010 V/v bổ sung sửa đổi một số điều tại quyết định số 1881/2009/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2009 của UBND tỉnh Cao Bằng.

Sau khi Chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu thi công thì chủ đầu tư cần làm những bước sau:

Bước 1: Nộp cho phũng Tài chính - Kế hoạch huyện Thạch An 01 bộ hồ sơ kết quả đấu thầu gồm: Tờ trình xin thẩm định; và Hồ sơ kết quả đấu thầu. Khi giao nộp hồ sơ Chủ đầu tư nhớ yêu cầu cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ và làm biên bản bàn giao.

Đồng thời Chủ đầu tư có trách nhiệm nộp một khoản lệ phí có giá trị 0,05 %/giá trị gúi thầu theo quy định tại Quyết định số 1636/QĐ-UBND ngày 08/9/2008 của UBND tỉnh Cao Bằng

Bước 2: Trong vng 10 đến 15 ngày làm việc kể tư khi nhận đủ Hồ sơ, phũng Tài chính - Kế hoạch huyện Thạch An có trách nhiệm thẩm định kết quả đấu thầu;

Bước 3: Sau khi thẩm tra xong Phũng Tài chính - Kế hoạch huyện Thạch An có trách nhiệm lập báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu trình UBND huyện phờ duyệt.

Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu của UBND huyện Thạnh An, Chủ đầu tư sẽ thông báo cho nhà thầu và tiến hành các thủ tục tiếp theo theo quy định của pháp luật.

TNH HUỐNG 6: UBND huyện Thạch An quyết định đầu tư dự án xây dựng mới trường Trung học cơ sở Đoàn Thị Điểm tại địa điểm xã Trọng Con, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. Dự án có tổng mức đầu tư 4,5 tỉ đồng. UBND huyện giao cho UBND xã Trọng Con làm chủ đầu tư. Xin cho biết, sau khi kết thúc

327

dự án chủ đầu tư cần phải làm g để UBND huyện Thạch An Thẩm tra, phờ duyệt quyết toán dự án hoàn thành?

Trả lời:

Căn cứ theo:

- Quyết định số 1880/2009/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2009 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc ban hành Quy định về trình tự lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng do Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành;

- Quyết định số 1881/2009/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2009 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc Ban hành Quy định quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Cao

Sau khi lập xong báo cáo quyết toán dự án han thành theo quy định tại thông tư số 19/2011/TT-BTC do bộ Tài chính ban hành ngày 14/02/2011, chủ đầu tư cần làm những việc sau:

Bước 1: Nộp 04 bộ hồ sơ tại phũng Tài chính - Kế hoạch huyện (thị xã) gồm:

- Tờ trình;

- Báo cáo kinh tế kỹ thuật ;

- Dự toán;

- Hồ sơ hoàn công công trình;

- Nhật ký thi công.

Chủ đầu tư sẽ phải nộp một khoản lệ phí theo quy định tại thông tư số 19/2011/TT-BTC do bộ Tài chính ban hành ngày 14/02/2011.

Bước 2: Trong vng 20 ngày đến 30 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, phng Tài chính - Kế hoạch huyện Thạch An tiến hành thẩm tra hồ sơ;

Bước 3: Sau khi thẩm tra xong phng Tài chính - Kế hoạch huyện Thạch An lập báo cáo thẩm định gửi UBND huyện Thạch An phê duyệt.

Sau khi UBND huyện Thạch An phê duyệt xong báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, chủ đầu tư làm việc với kho bạc nhà nước và nhà thầu để hoàn hiện

328

công tác quyết toán dự án hoàn thành – thanh toán nốt khoản tiền cn lại theo hợp đồng (phù hợp với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành được duyệt) cho nhà thầu hoặc yêu cầu nhà thầu nộp lại khoản tiền được nhận quá so với hợp đồng.

B- MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

I. LẬP, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

CÔNG TRÌNH

1. Bệnh viện chúng tôi được tỉnh cho phép đầu tư xây dựng một dự án bệnh viện đa khoa mới, sử dụng vốn NSNN, dự án được xác định trong các quy hoạch của tỉnh và quy hoạch ngành đã phê duyệt. Để tiến hành các công việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án, chúng tôi có thể lập Ban QLDA ở giai đoạn này không? trách nhiệm của chủ đầu tư và bộ phận này như thế nào? Đề nghị hướng dẫn cụ thể để chúng tôi thực hiện đúng với quy định hiện hành.

Trả lời:

Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì chủ đầu tư phải thành lập Ban Quản lý dự án để giúp chủ đầu tư làm đầu mối quản lý dự án kể từ giai đoạn chuẩn bị, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng đảm bảo tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và tuân thủ các quy định của pháp luật. Theo đó, Chủ đầu tư có trách nhiệm thành lập Ban quản lý dự án phù hợp với nhiệm vụ, công việc ở giai đoạn chuẩn bị dự án như tổ chức lập, hoàn thiện, trình người quyết định đầu tư thẩm định, phê duyệt dự án và các công việc có liên quan. Ban Quản lý dự án phải có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo yêu cầu của chủ đầu tư ở giai đoạn này.

2. Xin cho biết nhiệm vụ của đơn vị chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư trong quá trình tổ chức thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình ?

Trả lời:

Đơn vị chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định toàn bộ dự án đầu tư xây dựng công trình để đảm bảo tính khả thi, hiệu quả của dự án. Trong quá trình thẩm định, đơn vị đầu mối có trách nhiệm gửi hồ sơ dự

329

án đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng để thẩm định thiết kế cơ sở và các cơ quan quản lý nhà nước khác có liên quan đến dự án để lấy ý kiến bằng văn bản về các vấn đề như môi trường, an ninh, quốc phòng.... Đơn vị đầu mối có trách nhiệm tập hợp các ý kiến thẩm định của các cơ quan nhà nước để yêu cầu chủ đầu tư hoàn thiện dự án; lập báo cáo, đề xuất trình người quyết định đầu tư phê duyệt dự án.

3. Lệ phí và chi phí để thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình gồm những nội dung gì ? Được xác định như thế nào để phù hợp với quy định hiện hành ?

Trả lời:

Lệ phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình là khoản chi phí phục vụ việc lấy ý kiến thẩm định, thỏa thuận, tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước đối với dự án như: lệ phí thẩm định thiết kế cơ sở, đánh giá tác động môi trường, phòng chống cháy nổ......Các mức lệ phí này do Bộ Tài chính ban hành và hướng dẫn áp dụng.

Chi phí phục vụ việc thẩm định toàn bộ dự án đầu tư xây dựng công trình nhằm đảm bảo tính khả thi, hiệu quả của dự án được gọi là chi phí thẩm định dự án. Tùy thuộc yêu cầu, tính chất của dự án, các chi phí này có thể bao gồm chi phí thẩm định sự hợp lý của các giải pháp thiết kế; thẩm định hiệu quả kinh tế- xã hội của dự án.....Việc xác định các chi phí này theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng về phương pháp lập dự toán chi phí; khoản mục chi phí này thuộc chi phí quản lý dự án.

4. Việc nghiệm thu kết quả của tư vấn lập dự án được thực hiện trước hay sau khi có kết quả thẩm định dự án của người quyết định đầu tư ?

Trả lời:

Mục tiêu của việc lập dự án là phải khẳng định được tính hiệu quả, khả thi của dự án để người quyết định đầu tư phê duyệt. Trong quá trình lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị tư vấn....có thể có những ý kiến về việc tiếp tục hoàn thiện dự án nhằm đảm bảo tính khả thi, hiệu quả của dự án. Do vậy, tư vấn lập dự án phải hoàn chỉnh dự án nhằm đáp ứng yêu cầu trên trước khi người quyết định đầu tư phê duyệt dự án.

330

5. Điều kiện năng lực hoạt động của tổ chức tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình có phải bao gồm năng lực được quy định không?

Trả lời:

Điều kiện năng lực hoạt động của tổ chức tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình thực hiện theo quy định.

Năng lực hoạt động của tổ chức tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình được xác định căn cứ theo loại, quy mô dự án còn năng lực hoạt động về thiết kế xây dựng công trình căn cứ theo loại, cấp công trình xây dựng.

6. Dự án được lập nhưng sau khi tiến hành thẩm định đã xác định dự án không có tính hiệu quả, không có tính khả thi thì phải xử lý như thế nào ? Các chi phí có liên quan tới việc lập và điều chỉnh dự án (kể cả trường hợp dự án không được phê duyệt) được xác định thế nào là phù hợp ?

Trả lời:

Việc thẩm định dự án nhằm khẳng định tính hiệu quả, khả thi của dự án trước khi quyết định đầu tư. Nếu sau khi tiến hành thẩm định mà xác định dự án không có tính hiệu quả, không có tính khả thi thì người quyết định đầu tư có quyền không phê duyệt dự án. Chi phí có liên quan tới việc lập và điều chỉnh dự án (kể cả những trường hợp dự án không được phê duyệt) thực hiện theo quy định .

7. Đối với các công trình xây dựng chỉ phải lập Báo cáo Kinh tế-kỹ thuật xây dựng công trình thì trách nhiệm tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, trách nhiệm tổ chức phê duyệt toàn bộ báo cáo do những chủ thể nào thực hiện ?

Trả lời:

Đối với các công trình xây dựng thuộc diện lập Báo cáo KT-KT thì chủ đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công. Người quyết định đầu tư phê duyệt Báo cáo KT-KT sau khi có kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công của chủ đầu tư và kết quả thẩm định Báo cáo KT-KT của đơn vị đầu mối. Trước khi xây dựng công trình, chủ đầu tư phải xin giấy phép xây dựng, trõ các công trình không phải xin giấy phép theo quy định.

8. Dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt, quá trình thực hiện do ảnh hưởng thiên tai không lường trước được dẫn tới phải điều

331

chỉnh lại dự án có bao gồm phải thay đổi lại thiết kế cơ sở đã phê duyệt và làm TMĐT chuyển quy mô dự án từ nhóm B lên nhóm A vậy phải xử lý như thế nào là phù hợp với quy định hiện hành ?

Trả lời:

Trường hợp điều chỉnh dự án làm thay đổi thiết kế cơ sở, vượt tổng mức đầu tư đã được duyệt thì chủ đầu tư phải trình người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.

Do quy mô của dự án sau khi điều chỉnh chuyển từ nhóm B lên nhóm A nên chủ đầu tư phải trình thẩm định và phê duyệt dự án theo quy định đối với dự án nhóm A ( thẩm quyền thẩm định dự án theo quy định.

9. Một dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng trong đó có một số công trình phụ trợ như tường rào, nhà thường trực ... đã có thiết kế mẫu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành vậy thực hiện ngay thiết kế bản vẽ thi công đối với những công trình xây dựng này ngay khi lập dự án có được không ?

Trả lời:

Theo quy định thì đối với những công trình đơn giản như hàng rào, lớp học, trường học, nhà ở, chủ đầu tư có thể lập ngay thiết kế bản vẽ thi công khi lập dự án.

10. Sau khi dự án được phê duyệt, Ban QLDA ở giai đoạn ban đầu ( giai đoạn lập, thẩm định, phê duyệt dự án) có cần phải tăng cường năng lực hay không ? lý do vì sao ?

Trả lời:

Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì chủ đầu tư phải thành lập Ban Quản lý dự án để giúp chủ đầu tư làm đầu mối quản lý dự án kể từ giai đoạn chuẩn bị, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng đảm bảo tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và tuân thủ các quy định của pháp luật.

Nội dung và yêu cầu các công việc quản lý dự án ở giai đoạn thực hiện dự án có sự khác biệt, phức tạp hơn so với giai đoạn chuẩn bị dự án. Do vậy, để việc quản lý dự án đảm bảo chất lượng, hiệu quả, tiến độ, chủ đầu tư cần phải kiện toàn bộ máy, tăng cường năng lực phù hợp với yêu cầu, tính chất của dự án.

332

11. Các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ODA hoặc từ nguồn vốn khấu hao tài sản cố định để đầu tư có thuộc phạm vi điều chỉnh không?

Trả lời:

Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ODA, thẩm quyền quyết định đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định 131/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Trường hợp điều ước quốc tế về ODA giữa Việt nam và nhà tài trợ có quy định khác thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.

Khi sử dụng nguồn vốn khấu hao tài sản cố định để đầu tư xây dựng công trình thì việc quản lý dự án phải thực hiện theo các quy định.

12. Tẩm quyền quyết định đầu tư quy định bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc chính phủ và Chủ tịch UBND cấp tỉnh được uỷ quyền hoặc phân cấp quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C cho cơ quan cấp dưới trực tiếp. Đối với các Bộ có thể giao cho các cục, vụ, trung tâm thuộc Bộ quyết định đầu tư hay không?

Trả lời:

Theo quy định về thẩm quyền quyết định đầu tư, Bộ trưởng được uỷ quyền hoặc phân cấp quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C cho tổng cục trưởng, Cục trưởng, Giám đốc các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ.

13. “Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư xây dựng công trình do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án đầy tư xây dựng công trình”. Như vậy, cần phải có văn bản gì làm cơ sở để người quyết định đầu tư lựa chọn chủ đầu tư xây dựng công trình ?

Trả lời:

Việc lựa chọn chủ đầu tư xây dựng công trình do người quyết định đầu tư quyết định trên cơ sở các văn bản sau:

- Văn bản phê duyệt các quy hoạch;

- Kế hoạch đầu tư phát triển ngành, địa phương được phê duyệt;

- Dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong đó có danh mục dự án (khoản chi đầu tư phát triển trong dự toán ngân sách);

333

14. Đề nghị giải thích vấn đề xác định chủ đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn NSNN ở các Bộ, ngành, địa phương?

Trả lời: Theo quy định :

- Đối với các dự án do cơ quan cấp Bộ quyết định đầu tư: chủ đầu tư có thể là một trong các cơ quan, tổ chức sau: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ gắn với việc quản lý, sử dụng công trình.

- Đối với các dự án do Chủ tịch UBND các cấp quyết định đầu tư: chủ đầu tư có thể là cơ quan nhà nước, đơn vị trực thuộc gắn với quản lý, sử dụng công trình hoặc doanh nghiệp nhà nước có dự án đầu tư xây dựng tại địa phương.

Trường hợp đơn vị quản lý, sử dụng công trình chưa đủ điều kiện làm chủ đầu tư thì người quyết định đầu tư lựa chọn đơn vị làm chủ đầu tư. Đơn vị quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm cử người tham gia với chủ đầu tư để quản lý đầu tư xây dựng công trình và tiếp nhận quản lý, sử dụng khi công trình hoàn thành. Nếu chưa xác định được đơn vị quản lý, sử dụng công trình thì người quyết định đầu tư lựa chọn đơn vị thích hợp để làm chủ đầu tư.

15. Đối với các dự án do UBND huyện làm chủ đầu tư thì khi phê duyệt các văn bản trong quá trình thực hiện dự án (thiết kế, dự toán...), sử dụng dấu của UBND huyện có được không ?

Trả lời:

Trường hợp UBND huyện được đầu tư xây dựng mới trụ sở cơ quan thì UBND huyện thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư theo quy định thông qua Ban QLDA do mình thành lập (gồm đại diện văn phòng UBND, các đơn vị liên quan...). Do vậy, khi phê duyệt các văn bản trong quá trình thực hiện dự án (phê duyệt thiết kế, dự toán...), Ban QLDA có quyền sử dụng con dấu của UBND huyện.

II. KHẢO SÁT, THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH, GIẤY PHÉP XÂY DỰNG VÀ HÌNH THỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1. Nhiệm vụ khảo sát/thiết kế do nhà thầu trúng thầu khảo sát/thiết kế xây dựng lập hay chủ đầu tư lập ?

Trả lời:

334

Trên cơ sở phương án kỹ thuật trong kết quả lựa chọn nhà thầu khảo sát/thiết kế xây dựng được duyệt, nhà thầu trúng thầu lập nhiệm vụ khảo sát/thiết kế để Chủ đầu tư phê duyệt.

2. Công trình xây dựng được thiết kế 3 bước thì bước TKBVTC được tiến hành khi nào ? Nhà thầu đã lập TKKT sẽ tiếp tục được lập TKBVTC của công trình này hay phải liên danh với nhà thầu thi công xây dựng công trình để thực hiện TKBVTC và thi công xây dựng công trình?

Trả lời:

Thiết kế bản vẽ thi công đối với công trình xây dựng thiết kế 3 bước được lập sau khi TKKT-DT được chủ đầu tư phê duyệt. Nhà thầu đã lập TKKT được tiếp tục lập TKBVTC; nhà thầu thi công có thể liên danh với nhà thầu đã lập TKKT để lập TKBVTC và thi công xây dựng công trình.

3. Trên cơ sở kết quả khảo sát xây dựng, TKKT và TKBVTC của các công trình xây dựng chi tiết hơn so với TKCS. Vì vậy, có những thay đổi trong thiết kế để phù hợp với thực tế dẫn tới cần thay đổi TKCS đã được phê duyệt thì phải thực hiện các thủ tục gì ?

Trả lời:

Khi thực hiện TKKT làm thay đổi TKCS thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư xem xét, quyết định (bao gồm việc thẩm định lại phần TKCS đã thay đổi) phù hợp với quy định.

4. Quá trình thi công xây dựng công trình phát hiện thấy những yếu tố bất hợp lý phải thay đổi các bước thiết kế xây dựng đã được phê duyệt mới đảm bảo chất lượng công trình xây dựng, hiệu quả đầu tư của các dự án thì phải đảm bảo những điều kiện gì ? các thủ tục cần phải tiến hành ra sao để phù hợp với quy định bước của pháp luật?

Trả lời:

Quá trình thi công xây dựng công trình phát hiện thấy những yếu tố bất hợp lý phải thay đổi các bước thiết kế xây dựng đã được phê duyệt mới đảm bảo chất lượng công trình xây dựng, hiệu quả đầu tư của dự án thì phải có báo cáo, đề xuất với sự tham gia của chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát thi công, nhà thầu thi công để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt bước thiết kế trước xem xét, quyết định.

335

5. Khi thi công xây dựng công trình phát hiện thấy những sai lệch giữa báo cáo kết quả khảo sát với tình hình thực tế thì trách nhiệm của nhà thầu khảo sát xây dựng như thế nào ?

Trả lời:

Theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 51 Luật Xây dựng, nhà thầu khảo sát xây dựng phải bồi thường thiệt hại và bị xử phạt vi phạm hành chính (Điều 21 Nghị định 126/2005/NĐ-CP) khi có sự sai lệch giữa báo cáo kết quả khảo sát với tình hình thực tế.

6. Công trình xây dựng thuộc các dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng thẩm định TKCS thì trước khi thi công có phải xin cấp phép xây dựng không ? trường hợp nào được miễn ?

Trả lời:

Tất cả các công trình xây dựng trước khi thi công xây dựng đều phải xin giấy phép xây dựng, trõ các trường hợp quy định.

7. Giấy phép xây dựng tạm được cấp cho những trường hợp nào? được quản lý thực hiện thế nào là đúng theo quy định.

Trả lời:

Việc cấp giấy phép xây dựng tạm chỉ áp dụng đối với những vùng đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện.

Nội dung giấy phép xây dựng tạm phải ghi rõ thời gian có hiệu lực của giấy phép. Hết thời hạn có hiệu lực của giấy phép, nếu Nhà nước giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch thì chủ công trình xây dựng phải tự phá dỡ và được đền bù phần hiện trạng công trình đã có trước khi xây dựng theo giấy phép xây dựng tạm, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế và chủ công trình xây dựng phải chịu mọi chi phí phục vụ việc cưỡng chế.

8. Trường hợp chủ đầu tư xây dựng công trình đã xây dựng những hạng mục công trình nằm ngoài nội dung của giấy phép xây dựng được cấp thì phải giải quyết như thế nào?

Trả lời:

336

Khi chủ đầu tư xây dựng công trình xây dựng những hạng mục công trình nằm ngoài nội dung của giấy phép xây dựng được cấp thì người có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng thông báo cho cơ quan có thẩm quyền không cung cấp các dịch vụ điện, nước, đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ.

Người có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có thể quyết định đình chỉ xây dựng, yêu cầu phá dỡ, khôi phục nguyên trạng; thu hồi giấy phép xây dựng; kiến nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Nếu gây ra thiệt hại, chủ đầu tư còn có trách nhiệm bồi thường.

9. Để khởi công xây dựng công trình thì phải đảm bảo những điều kiện gì? Trường hợp vi phạm các điều kiện này thì giải quyết như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 72 Luật Xây dựng, công trình xây dựng chỉ được khởi công khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng do chủ đầu tư xây dựng công trình và nhà thầu thi công xây dựng thoả thuận;

- Có giấy phép xây dựng đối với những công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng, trõ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 68 Luật Xây dựng;

- Thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục, công trình được phê duyệt;

- Có hợp đồng xây dựng;

- Có đủ nguồn vốn để bảo đảm tiến độ xây dựng công trình theo tiến độ đã được phê duyệt trong dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Có biện pháp để bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng;

- Đối với khu đô thị mới, tuỳ theo tính chất, quy mô phải xây dựng xong toàn bộ hoặc từng phần các công trình hạ tầng kỹ thuật thì mới được khởi công xây dựng công trình.

Trường hợp vi phạm các điều kiện này thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, chủ đầu tư có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, bị yêu cầu tạm dừng thi công xây dựng, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Ngoài ra, Chủ đầu tư còn phải thực hiện đầy đủ các thủ tục, yêu cầu theo quy định.

337

10. Dự án có quy mô nào thì không phải thành lập ban QLDA? Việc quản lý dự án thực hiện như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định thì đối với dự án có quy mô nhỏ, đơn giản có tổng mức đầu tư dưới 1 tỷ đồng, chủ đầu tư có thể không lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lý, điều hành dự án hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm để giúp quản lý thực hiện dự án.

11. Trường hợp thành lập Ban QLDA nhưng điều kiện năng lực thực tế của Ban không đảm bảo thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ theo quy định của luật thì việc thuê tổ chức tư vấn cùng tham gia QLDA cần chú trọng ở những nhiệm vụ gì ? Xác định chi phí thuê tư vấn trên cơ sở nào?

Trả lời:

Việc thuê tổ chức tư vấn cùng tham gia quản lý dự án cần chú trọng những vấn đề sau:

- Quản lý trực tiếp về tiến độ, chất lượng;

- Giám sát thi công xây dựng công trình;

- Tư vấn điều hành dự án.

Căn cứ định mức chi phí quản lý dự án, chi phí thuê tư vấn xác định theo phạm vi công việc trong hợp đồng ký giữa hai bên. Đối với các công việc chưa quy định định mức cụ thể, chi phí này xác định bằng cách lập dự toán trình người có thẩm quyền phê duyệt.

12. Việc thuê tư vấn nước ngoài cùng tham gia quản lý dự án cần thực hiện như thế nào để đảm bảo quản lý chặt chẽ, hiệu quả ?

Trả lời:

Tư vấn nước ngoài tham gia quản lý dự án phải đảm bảo tư cách hợp lệ, đáp ứng điều kiện năng lực phù hợp với tính chất, loại công việc theo quy định của pháp luật Việt nam. Các nội dung tham gia QLDA phải theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng ký với chủ đầu tư; tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng và các quy định có liên quan tới hoạt động xây dựng.

III. LỰA CHỌN NHÀ THẦU TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

338

1. Khi kiểm tra năng lực thực tế của nhà thầu thực hiện gói thầu (theo quy định của Luật Xây dựng) xét thấy không đúng với bản khai trong hồ sơ dự thầu thì bên mời thầu xử lý như thế nào?

Trả lời:

- Nếu trong giai đoạn đấu thầu: Bên mời thầu loại bỏ nhà thầu có hành vi khai man; trường hợp gây ra thiệt hại, nhà thầu phải đền bù.

- Nếu phát hiện khai man khi thực hiện gói thầu:

+ Yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng nội dung kê khai về năng lực;

+ Báo cáo người có thẩm quyền xử lý theo quy định: xử phạt vi phạm hành chính, yêu cầu bồi thường nếu gây thiệt hại (Điều 13, 14 Nghị định 126/CP).

+ Đình chỉ hoặc chấm dứt hợp đồng (Khoản 1 Điều 57, khoản 1 Điều 75.... Luật Xây dựng).

2. Nếu chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn lựa chọn nhà thầu mà tổ chức này vi phạm các quy định về lựa chọn nhà thầu ( thông đồng với nhà thầu, không khách quan khi đánh giá...) thì chủ đầu tư có bị xử phạt vi phạm hành chính không ?

Trả lời:

Khi thuê tổ chức tư vấn lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư có trách nhiệm lựa chọn tổ chức tư vấn đủ năng lực thực hiện và giám sát việc thực hiện hợp đồng tư vấn nhằm đảm bảo tính đúng đắn, khách quan trong lựa chọn nhà thầu. Trường hợp chủ đầu tư không thực hiện đúng trách nhiệm của mình, để tư vấn đấu thầu có hành vi thông đồng, không khách quan khi đánh giá lựa chọn nhà thầu...... thì phải chịu trách nhiệm liên đới.

3. Nhà thầu tổng thầu trong HSDT đã kê khai năng lực huy động, nội dung công việc của nhà thầu phụ tham gia vào gói thầu và được bên mời thầu chấp nhận, nhưng sau khi trúng thầu tổng thầu lại chọn thầu phụ khác thì bên mời thầu giải quyết như thế nào?

Trả lời:

Nếu sau khi trúng thầu, tổng thầu lại chọn thầu phụ khác (không phải nhà thầu phụ đã kê khai trong HSDT) thì bên mời thầu có quyền không chấp nhận nhà thầu phụ đó; yêu cầu tổng thầu thực hiện đúng các cam kết trong HSDT.

339

Trường hợp tổng thầu vẫn không thực hiện đúng theo yêu cầu, bên mời thầu có thể đình chỉ, hủy bỏ việc thực hiện hợp đồng với tổng thầu; phạt vi phạm hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận trong hợp đồng (nếu có).

4. Để thực hiện giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng công trình có phải lập kế hoạch đấu thầu cho những gói thầu tư vấn xây dựng để trình người quyết định đầu tư phê duyệt hay không? Sau khi dự án được phê duyệt việc lập kế hoạch đấu thầu chỉ được thực hiện một lần hay một số lần, những gói thầu nào được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư, những gói thầu nào được xác định trên cơ sở dự toán, tổng dự toán được duyệt?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật Đấu thầu, chủ đầu tư có thể lập kế hoạch đấu thầu trình người quyết định đầu tư phê duyệt đối với những gói thầu tư vấn trong giai đoạn chuẩn bị dự án. Sau khi dự án được phê duyệt, nhưng gói thầu ở giai đoạn chuẩn bị dự án là một phần trong toàn bộ nội dung kế hoạch đấu thầu của dự án. Tùy thuộc giải pháp thực hiện dự án, để bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả dự án, kế hoạch đấu thầu có thể được thực hiện một lần hoặc một số lần.

5. Trường hợp sau khi sơ tuyển hoặc tổ chức đấu thầu có ít hơn 5 nhà thầu dự đấu thầu thì phải xử lý như thế nào là phù hợp với quy định hiện hành?

Trả lời:

Trường hợp sau khi sơ tuyển hoặc tổ chức đấu thầu có ít hơn 5 nhà thầu dự đấu thầu, bên mời thầu phải báo cáo, đề xuất cách giải quyết tới người có thẩm quyền xem xét, quyết định:

- Kéo dài thời gian lựa chọn nhà thầu, mời sơ tuyển bổ sung

- Điều chỉnh hồ sơ mời sơ tuyển trước khi cung cấp cho các nhà thầu

- Thay đổi hình thức lựa chọn nhà thầu.

6. Trường hợp nhà thầu được chỉ định mà đàm phán không thành công thì giải quyết như thế nào?

Trả lời:

340

Trường hợp nhà thầu được chỉ định mà đàm phán không thành công thì chủ đầu tư tiến hành chỉ định nhà thầu khác có đủ điều kiện năng lực, đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư.

7. Trước khi tiến hành lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình phải đảm bảo những điều kiện gì ?

Trả lời:

Theo quy định tại Trước khi tiến hành lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình phải đảm bảo những điều kiện sau:

- Có kế hoạch đấu thầu được duyệt;

- Có đủ nguồn vốn để thực hiện gói thầu;

- HSMT được duyệt.

8. Trường hợp giá đề nghị trúng thầu của các nhà thầu đều vượt giá gói thầu thì bên mời thầu phải có trách nhiệm xử lý như thế nào ?

Trả lời:

Trường hợp giá đề nghị trúng thầu của các nhà thầu đều vượt giá gói thầu đã duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo bằng văn bản đến người quyết định đầu tư hoặc người được uỷ quyền để xem xét, quyết định việc cho phép các nhà thầu này được chào lại giá hoặc cho phép đồng thời với việc chào lại giá sẽ xem xét lại giá gói thầu, nội dung hồ sơ mời thầu đã duyệt, nếu cần thiết.

9. Trường hợp nhà thầu có những đề xuất khác trong HSDT thì có loại bỏ HSDT không ? Bên mời thầu phải xử lý như thế nào là phù hợp với quy định?

Trả lời:

Trường hợp nhà thầu có những đề xuất khác theo yêu cầu đã khuyến khích trong hồ sơ mời thầu thì bên mời thầu tiến hành xem xét các giải trình về hiệu quả mang lại cho dự án, kết hợp với giá dự thầu của nhà thầu để xét giá đánh giá.

Đối với các đề xuất mới, không có trong yêu cầu của hồ sơ mời thầu thì bên mời thầu tạo cơ hội để các nhà thầu khác bổ sung đề xuất. Bên mời thầu xem xét các đề xuất mới của các nhà thầu để xét hiệu quả mang lại cho dự án, và xét giá đánh giá của các nhà thầu.

341

10. Đơn vị tôi có mua 1 hồ sơ mời thầu (đấu thầu rộng rãi trong cả nước) của một CĐT. Khi nghiên cứu hồ sơ tôi thấy có điều kiện sau:

- Điều kiện về số năm kinh nghiệm và số lượng hợp đồng (điều này là bình thường)

- Yêu cầu đơn vị dự thầu phải có tối thiểu 2 hợp đồng đã ký với chủ đầu tư.

Theo tôi biết trong Quy chế đấu thầu cũ còng như Luật Đấu thầu có điều khoản chủ đầu tư không được đưa ra những điều kiện để ngăn cản những đơn vị tham gia dự thầu còng như tạo điều kiện thuận lợi cho một số đối tác khác – với điều kiện số 2 nêu trên có phải chủ đầu tư đã đưa ra điều kiện để giới hạn số đơn vị tham gia đấu thấu và cố tình tạo điều kiện thuận lợi cho một số đối tác khác hay không ? Và như vậy có phải là phạm luật đấu thầu hay không?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Đấu thầu, đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự. Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng. Đồng thời, các quy định về tư cách hợp lệ và điều kiện năng lực của nhà thầu không có yêu cầu về số lượng hợp đồng đã ký với chủ đầu tư.

Do vậy, điều kiện như trên vi phạm quy định của Luật Đấu thầu.

11. Khi lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng, nhà thầu thuộc những tổ chức nào không được cùng tham gia đấu thầu trong một gói thầu?

Trả lời:

Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, công trình sử dụng vốn nhà nước thì không cho phép 2 doanh nghiệp trở lên thuộc cùng một tổng công ty, tổng công ty với công ty thành viên, công ty mẹ và công ty con, doanh nghiệp liên doanh với một bên góp vốn trong liên doanh cùng tham gia đấu thầu trong một gói thầu (khoản 2 Điều 100 Luật Xây dựng).

12. Những trường hợp nào được quyền chỉ định thầu khi lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng ? Người quyết định đầu tư có được

342

quyền chỉ định thầu đối với gói thầu thi công xây dựng công trình có giá gói thầu dưới 5 tỷ đồng không ? Nhà thầu được chỉ định phải đảm bảo điều kiện gì ?

Trả lời:

Chỉ định thầu là hình thức chọn trực tiếp một nhà thầu có đủ điều kiện năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu. Hình thức chỉ định thầu được áp dụng đối với:

- Công trình thuộc bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm; gói thầu thuộc dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia, an ninh an toàn năng lượng do Thủ tướng Chính phủ quyết định khi thấy cần thiết;

- Công trình xây dựng để khắc phục các sự cố bất khả kháng do thiên tai như động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóng thần, lở đất, chiến tranh hoặc sự cố khác cần khắc phục ngay;

- Công trình có tính chất nghiên cứu thử nghiệm;

- Tu bổ, tôn tạo, phục hồi các công trình di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa;

- Gói thầu tư vấn xây dựng có giá gói thầu dưới 500 triệu đồng, gói thầu thi công xây dựng có giá gói thầu dưới 1 tỷ đồng;

- Gói thầu chỉ định thầu theo yêu cầu của nhà tài trợ;

- Các trường hợp đặc biệt khác do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Nhà thầu được chỉ định phải có tư cách hợp lệ, có đủ điều kiện năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu.

IV. LẬP VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1. Việc quản lý chi phí đối với dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn NSNN có gì khác so với các dự án sử dụng nguồn vốn khác?

Trả lời:

Việc quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn NSNN khác với dự án sử dụng nguồn vốn khác ở một số điểm sau:

343

- Chi phí dự án đầu tư xây dựng của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải được lập và quản lý trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí trong hoạt động xây dựng, hệ thống giá xây dựng và cơ chế chính sách có liên quan do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ban hành và hướng dẫn áp dụng.

- Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, tổng dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác sử dụng

- Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư xây dựng công trình do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

- Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, tổng mức đầu tư là giới hạn chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng công trình. Việc điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải được người quyết định đầu tư cho phép và được thẩm định lại đối với các phần thay đổi so với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt.

- Đối với gói thầu sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì mức tạm ứng vốn không vượt quá kế hoạch vốn hàng năm của gói thầu .

- Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, trong năm kết thúc xây dựng hoặc năm đưa công trình vào sử dụng thì chủ đầu tư phải thanh toán toàn bộ cho nhà thầu giá trị công việc hoàn thành trõ khoản tiền giữ lại theo quy định để bảo hành công trình.

- Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì vốn đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Một ban quản lý dự án có được đồng thời quản lý một số dự án của một chủ đầu tư hay không?

Trả lời:

Một ban quản lý dự án có được đồng thời quản lý một số dự án của một chủ đầu tư nếu có đủ năng lực thực hiện các công việc do chủ đầu tư giao. Ban quản lý dự án không được quản lý dự án cho các chủ đầu tư khác nhau.

344

3. Khi lập dự toán cho phí xây dựng công trình có được ghi rõ xuất xứ, thương hiệu của loại vật tư, vật liệu sử dụng không?

Trả lời:

Khi lập dự toán chi phí xây dựng công trình không được ghi rõ xuất xứ, nhà cung cấp vật tư, vật liệu nhưng phải thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật của sản phẩm (kích thước, độ bền, cách thức sử dụng....) để có thể lập dự toán chính xác, thuận lợi trong thi công.

4. Khi thanh toán chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và tiến hành thi công cho nhà thầu có phải căn cứ vào thiết kế, dự toán được duyệt hay không?

Trả lời:

Vì giá gói thầu được xác định trên cơ sở dự toán được duyệt nên việc thanh toán chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và tiến hành thi công phụ thuộc vào giá trúng thầu được duyệt. Nếu giá trúng thầu bằng dự toán thì phải thanh toán theo tỷ lệ như trong dự toán; trường hợp thấp hơn thì việc thanh toán chi phí nhà tạm phải căn cứ vào các thỏa thuận trong hợp đồng đã ký.

5. Trường hợp tự thực hiện thì các bộ phận chuyên môn thuộc chủ đầu tư khi tiến hành các công việc như: lập dự án, thiết kế xây dựng, thẩm định dự toán, thiết kế.... có được hưởng chi phí theo định mức như quy định không? hay phải lập dự toán để chủ đầu tư phê duyệt ?

Trả lời:

Trong trường hợp chủ đầu tư có đủ điều kiện năng lực và tự thực hiện các công việc lập dự án, thiết kế xây dựng, thẩm định dự toán, thiết kế...thì chủ đầu tư được hưởng các chi phí trên theo định mức quy định. Đối với các công việc chưa có định mức cụ thể, chi phí thực hiện các công việc đó được xác định bằng cách lập dự toán trình người có thẩm quyền phê duyệt.

6. Dự án đầu tư xây dựng công trình được điều chỉnh thì chi phí phục vụ cho công việc điều chỉnh dự án được xác định như thế nào? Tổ chức tư vấn lập dự án trước đó có trách nhiệm phải điều chỉnh hay có thể thuê tổ chức tư vấn khác thực hiện ?

Trả lời:

345

Theo quy định thì Chi phí phục vụ cho công việc điều chỉnh dự án như chi phí sửa đổi Báo cáo đầu tư, dự án đầu tư; sửa đổi thiết kế; lập lại dự toán; tổng dự toán, thẩm tra tổng dự toán, dự toán điều chỉnh......được tính vào chi phí thực hiện dự án.

Thông thường, hợp đồng tư vấn lập dự án chấm dứt khi dự án được phê duyệt; việc điều chỉnh dự án không thuộc phạm vi công việc của hợp đồng tư vấn lập dự án. Tuy nhiên, tổ chức tư vấn lập dự án trước đó có thể vẫn tiếp tục thực hiện việc điều chỉnh dự án nếu các bên có thỏa thuận vấn đề này trong hợp đồng hoặc được chủ đầu tư lựa chọn nhằm đảm bảo tính thống nhất trong các nội dung của dự án.

7. Trong dự toán được phê duyệt có một số định mức, đơn giá xây dựng tạm tính. Vậy việc trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành áp dụng cho công trình thực hiện ở thời điểm nào? thủ tục như thế nào là phù hợp với quy định?

Trả lời:

Các định mức, đơn giá xây dựng này phải được thẩm định, phê duyệt trước khi thực hiện các công việc.

8. Trường hợp tiến độ thực hiện dự án bị kéo dài do các nguyên nhân khách quan không thuộc lỗi của chủ đầu tư hay nhà thầu thì chủ đầu tư có trách nhiệm gì để đảm bảo đủ chi phí QLDA, chi phí giám sát thi công, quyền lợi cho nhà thầu, tư vấn, đảm bảo hiệu quả của dự án ?

Trả lời:

Theo quy định, trường hợp tiến độ thực hiện dự án bị kéo dài do các nguyên nhân khách quan không thuộc lỗi của chủ đầu tư hay nhà thầu thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để quyết định điều chỉnh tổng tiến độ và các vấn đề có liên quan (có thể bao gồm cả các chi phí phát sinh).

9. Khi lập và phê duyệt dự toán chi phí xây dựng công trình có những vật tư, vật liệu xây dựng chưa có trong thông báo giá của liên Sở Tài chính-Xây dựng được tạm tính theo giá phổ biến tại thị trường hoặc báo giá của nhà sản xuất, nhà cung cấp. Sau khi LCNT và thực hiện hợp đồng, việc thanh toán khối lượng hoàn thành cho những vật tư, vật liệu này được căn cứ trên cơ sở nào?

346

Trả lời:

Căn cứ vào thỏa thuận của các bên trong hợp đồng đã ký và các quy định của Nhà nước tại thời điểm nghiệm thu công việc hoàn thành để xác định giá trị thanh toán phù hợp.

10. Việc tính toán, xác định các nội dung thuộc chi phí QLDA cần được tiến hành như thế nào để đảm bảo quản lý chi phí hợp lý, thực hiện công việc quản lý dự án thuận lợi, phù hợp với quy định ?

Trả lời:

Chi phí QLDA được xác định đầy đủ cho toàn bộ các công việc trong quá trình quản lý dự án, từ khi chuẩn bị tới kết thúc dự án, bàn giao đưa vào sử dụng. Do vậy, Ban QLDA hoặc tư vấn QLDA phải dự trù, tính toán hợp lý khoản mục chi phí này từ khi lập dự án và tổng dự toán.

11. Trách nhiệm của chủ đầu tư khi quá trình thi công xây dựng công trình có khối lượng phát sinh khách quan ngoài hợp đồng xây dựng đã ký với nhà thầu xây dựng ?

Trả lời:

Nếu trong quá trình thi công xây dựng công trình có khối lượng phát sinh khách quan ngoài hợp đồng xây dựng đã ký thì Chủ đầu tư cùng nhà thầu và các bên có liên quan bàn bạc, xem xét nguyên nhân và thống nhất biện pháp giải quyết.Trường hợp phải điều chỉnh giá hợp đồng thì chủ đầu tư lập báo cáo điều chỉnh, đề xuất phương án xử lý trình người quyết định đầu tư xem xét, quyết định (Điều 109 Luật Xây dựng).

V. HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH, ĐIỀU KIỆN NĂNG LỰC, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÁC CHỦ THỂ TRONG THỰC HIỆN DỰ ÁN

1. Trách nhiệm của chủ đầu tư trong quá trình quản lý thi công xây dựng công trình được quy định cụ thể như thế nào ?

Trả lời:

Trách nhiệm của chủ đầu tư trong quá trình quản lý thi công xây dựng công trình thực hiện theo quy định.

347

2. Trong quá trình thi công xây dựng công trình do các nguyên nhân khách quan ảnh tới tiến độ thi công xây dựng công trình và có thể kéo dài tiến độ thì chủ đầu tư, nhà thầu phải thực hiện những biện pháp xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định, trong quá trình thi công xây dựng công trình do các nguyên nhân khách quan ảnh tới tiến độ thi công xây dựng công trình và có thể kéo dài tiến độ thì chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn giám sát và các bên có liên quan điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng không ảnh hưởng đến tổng tiến độ của dự án.

Trường hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để quyết định việc điều chỉnh tổng tiến độ của dự án.

3. Trách nhiệm của chủ đầu tư và các cơ quan có liên quan trong việc giám sát và xử lý những sự cố về an toàn lao động và quản lý môi trường xây dựng do nhà thầu gây ra là thế nào?

Trả lời:

Theo quy định, chủ đầu tư và các cơ quan có liên quan cóa trách nhiệm giám sát và xử lý những sự cố về an toàn lao động và quản lý môi trường xây dựng do nhà thầu gây ra.

4 .Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 16 Nghị định 126/CP, nhà thầu xây dựng khi thực hiện không đúng quy trình, quy phạm gây lún, rạn nứt các công trình lân cận thì khi phạt tiền có tính đến quy mô , giá trị và mức độ thiệt hại đến các công trình lân cận hay không ?

Trả lời:

Nhà thầu xây dựng khi thực hiện không đúng quy trình, quy phạm gây lún, rạn nứt các công trình lân cận thì phải đền bù giá trị thiệt hại gây ra; chịu phạt vi phạm hợp đồng đã cam kết và bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy đinh.

5. Hợp đồng xây dựng đã ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu được ghi là hợp đồng trọn gói nhưng trong hợp đồng không có thoả thuận cụ thể nào về điều chỉnh hợp đồng do điều chỉnh dự án. Trong quá trình thực hiện hợp đồng do giá cả thay đổi, được nhà nước cho phép điều chỉnh TMĐT, DT,

348

TDT đã phê duyệt theo mặt bẳng giá mới. Vậy hợp đồng xây dựng có được điều chỉnh giá không? Trách nhiệm của các bên là gì?

Trả lời:

Vì đây là hợp đồng xây dựng giá trọn gói, không có thảo thuận về điều chỉnh giá. Do vây, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, khắc phục những bất khả kháng chưa lường trước khi ký kết hợp đồng thì chủ đầu tư và nhà thầu cần thương thảm việc điều chỉnh phù hợp với quy định của Nhà nước và phải được người quyết định đầu tư xem xét, cho phép trước khi thực hiện việc điều chỉnh.

6. Giải trình giá của nhà thầu có một số khoản mục thuộc chi phí trực tiếp (chẳng hạn như chi phí khấu hao máy, sửa chữa máy), nhà thầu kê khai thấp bất thường thì bên mời thầu xử lý như thế nào là phù hợp với quy định.

Trả lời:

Bên mời thầu yêu cầu nhà thầu giải trình, nếu thấy bất hợp lý với quy định và tình hình thực tế của nhà thầu, không chứng minh đầy đủ thì bên mời thầu coi đây là sai lệch và thực hiện như quy định.

7. Trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng, nếu một bên vi phạm cam kết trong hợp đồng đã ký thì bên còn lại phải xử lý như thế nào là phù hợp với quy định.

Trả lời:

Trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng, nếu một bên vi phạm cam kết trong hợp đồng đã ký thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, bên còn lại có thể xử lý theo các biện pháp sau:

- Yêu cầu thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng;

- Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt thực hiện hợp đồng đã ký;

- Phạt vi phạm và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu gây ra thiệt hại).

(Xem Điều 57, 75 Luật Xây dựng...)

8. Khi thực hiện phương thức thanh toán hợp đồng theo giá trọn gói thì khi quyết toán, giá trị quyết toán có tính bằng chính giá trị khoán gọn đó không?

349

Trả lời:

Thanh toán theo giá trọn gói (giá khoán gọn) là hình thức bên giao thầu thanh toán cho nhà thầu theo giá khoán gọn trong hợp đồng, được áp dụng cho gói thầu được xác định rõ về khối lượng, chất lượng và thời gian. Trường hợp có những phát sinh ngoài hợp đồng nhưng không do nhà thầu gây ra và được người quyết định đầu tư cho phép thì giá trị thanh, quyết toán không trùng với giá trị khoán gọn.

9. Đối với các tổ chức chưa đủ điều kiện xếp hạng năng lực hoạt động xây dựng thì việc chuyển hạng thực hiện như thế nào ?

Trả lời:

Đối với tổ chức (tư vấn, thi công) chưa đủ điều kiện xếp hạng năng lực hoạt động xây dựng thì việc chuyển hạng đối với tổ chức mới thành lập thực hiện theo quy định.

10. Chủ đầu tư thuê một đơn vị tư vấn lập dự án (có TKCS), sau đó thuê đơn vị khác lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công được không ?

Trả lời:

Chủ đầu tư có thể thuê một đơn vị tư vấn lập dự án, một đơn vị lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công nhưng phải đảm bảo sự phù hợp của TKKT và TKBVTC với TKCS trong dự án được duyệt.

11. Đơn vị tư vấn ký hợp đồng lao động với một số cá nhân có chuyên môn về xây dựng ở các đơn vị khác để thực hiện giám sát thi công thì có bị coi là thuê, mượn danh nghĩa hay không ?

Trả lời:

Theo quy định, cá nhân thực hiện việc giám sát thi công chỉ được ký hợp đồng lao động dài hạn với một tổ chức; không được đồng thời đảm nhận quá một công việc theo chức danh trong cùng một thời gian. Việc ký hợp đồng lao động với một số cá nhân có chuyên môn về xây dựng ở các đơn vị khác để thực hiện giám sát thi công là không đúng quy định.

350

12. Cá nhân là chủ trì thiêt kế một công trình; đồng thời là nhân viên giám sát của xí nghiệp tư vấn trực tiếp giám sát thi công công trình do mình thiết kế có vi phạm pháp luật không ? Xử phạt ra sao ?

Trả lời:

Theo quy định t thì nhà thầu thiết kế xây dựng công trình không được ký hợp đồng tư vấn giám sát với chủ đầu tư đối với công trình do mình thiết kế. Do vậy, tổ chức tư vấn nơi cá nhân đó công tác không được ký hợp đồng tư vấn giám sát thi công công trình do tổ chức đó thiết kế. Việc cá nhân đó trực tiếp giám sát thi công công trình do mình chủ trì thiết kế là vi phạm pháp luật.

13. Những cá nhân nào khi tham gia hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề?

Trả lời:

Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm đồ án thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng công trình; chủ trì các đồ án thiết kế; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; giám sát thi công xây dựng và cá nhân hành nghề độc lập thực hiện các công việc thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định.

14. Hạng năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức phải do cơ quan quản lý về xây dựng cấp có đúng hay không ? Tiêu chí để xếp hạng năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức là như thế nào ?

Trả lời:

Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng không ban hành văn bản xếp hạng năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức (tư vấn, thi công). Hạng năng lực hoạt động xây dựng do tổ chức (tư vấn, thi công) đó tự xác định trên cơ sở các tiêu chí sau:

- Năng lực hành nghề xây dựng của các cá nhân trong tổ chức (số người, chức danh...)

- Kinh nghiệm hoạt động xây dựng,

- Khả năng tài chính (doanh thu)

- Thiết bị và năng lực quản lý của tổ chức.

351

15. Một tổ chức tư vấn xây dựng khi tham gia thực hiện các công việc của một dự án đầu tư xây dựng công trình thì những công việc tư vấn xây dựng nào không được đồng thời tham gia?

Trả lời:

Một tổ chức tư vấn được thực hiện một, một số hoặc tất cả các công việc về lập dự án đầu tư xây dựng công trình, quản lý dự án, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình nếu có đủ điều kiện năng lực theo quy định. Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình không được ký hợp đồng tư vấn giám sát với chủ đầu tư đối với công trình do mình thiết kế; nhà thầu giám sát thi công xây dựng không được ký hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng đối với công trình do mình giám sát.

Tổ chức tư vấn khi thực hiện công việc tư vấn nào thì được xếp hạng theo công việc tư vấn đó.

16. Những cá nhân nào khi tham gia hoạt động xây dựng không yêu cầu chứng chỉ hành nghề nhưng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Luật Xây dựng ?

Trả lời:

Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm lập dự án, giám đốc tư vấn quản lý dự án và chỉ huy trưởng công trường khi tham gia hoạt động xây dựng không yêu cầu chứng chỉ hành nghề nhưng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định.

17. Giám đốc tư vấn QLDA, chỉ huy công trường, giám sát thi công xây dựng công trình cùng một lúc tham gia ở hai gói thầu hoặc hai dự án có đúng với quy định không ?

Trả lời:

Theo quy định thì cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc tư vấn quản lý dự án, chỉ huy trưởng công trường, giám sát thi công xây dựng không được đồng thời đảm nhận quá một công việc theo chức danh trong cùng một thời gian. Do vậy, việc giám đốc tư vấn QLDA, chỉ huy công trường, giám sát thi công xây

352

dựng công trình cùng một lúc tham gia ở hai gói thầu hoặc hai dự án là không đúng với quy định.

18. Trong văn bản chưa quy định rõ điều kiện năng lực của tổng thầu thi công xây dựng, đề nghị nêu rõ tiêu chí về điều kiện năng lực của tổng thầu thi công xây dựng ?

Trả lời:

Tổng thầu xây dựng còng là nhà thầu trong hoạt động xây dựng. Do vậy, điều kiện năng lực của tổng thầu thi công xây dựng được xác định trên cơ sở các tiêu chí về năng lực thi công xây dựng công trình chính của dự án; kinh nghiệm hoạt động xây dựng và năng lực quản lý, điều hành của tổ chức.

19. Nhà thầu nước ngoài tham gia hoạt động xây dựng tại Việt nam không huy động năng lực thực hiện gói thầu đúng như quy định của Luật Xây dựng thì bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Nhà thầu nước ngoài tham gia hoạt động xây dựng tại Việt nam không huy động năng lực thực hiện gói thầu đúng như quy định của Luật Xây dựng bị xử lý theo quy định tại Nghị định 126/CP và Quyết định 87/2004/QĐ- TTg.

20. Khi một chủ thể thực hiện nhiều hành vi vi phạm như vi phạm quy hoạch, xây dựng không phép.... thì hình thức phạt tiền có được cộng dồn không ?

Trả lời:

Khi một chủ thể thực hiện nhiều hành vi vi phạm như vi phạm quy hoạch, xây dựng không phép....thì mỗi hành vi vi phạm đều bị xử lý. Mức phạt tiền có thể được cộng dồn nhưng không vượt mức tối đa được quy định.

21. Nếu chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn lựa chọn nhà thầu mà tổ chức này vi phạm các quy định về lựa chọn nhà thầu ( thông đồng với nhà thầu, không khách quan khi đánh giá...) thì chủ đầu tư có bị xử phạt vi phạm hành chính không ?

Trả lời: Nội dung trả lời đã nêu tại câu 2 phần Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng.

353

22. Đối với hợp đồng trọn gói, trong khi thực hiện hợp đồng phát hiện một số khối lượng chi tiết (bê tông, cốt thép...) được tiên lượng thừa so với thiết kế thì bên A có được cắt giảm các khôi lượng thừa này không ? Trường hợp bên A không cắt giảm nhưng cơ quan kiểm toán yêu cầu cắt giảm khối lượng thừa thì có đúng hay không ?

Trả lời:

Việc thanh toán vốn đầu tư cho các công việc thi công xây dựng phải căn cứ theo giá trị khối lượng thực tế hoàn thành và nội dung phương thức thanh toán trong hợp đồng đã ký kết. Về nguyên tắc, khối lượng thi công phải phù hợp với thiết kế được duyệt; tuy nhiên, do chủ đầu tư và nhà thầu không phát hiện được trong quá trình lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng nên các bên cần thực hiện các thủ tục cần thiết (lập biên bản nêu rõ nguyên nhân, mức độ điều chỉnh..) để điều chỉnh hợp đồng và trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

Phụ lục 1

Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình M Loại dự án đầu tư xây dựng công trình Tổng mức đầu

tư I Dự án quan trọng Quốc gia Theo Nghị quyết

của Quốc hội II Nhúm A

1 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuộc lĩnh vực bảo vệ an ninh, quốc phũng có tính chất bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị-xã hội quan trọng.

Không kể mức vốn

2 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: sản xuất chất độc hại, chất nổ; hạ tầng khu công nghiệp.

Không kể mức vốn

3

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: hạ tầng khu công nghiệp, công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở.

Trên 1.500 tỷ đồng

4

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm II-3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông.

Trên 1.000tỷ đồng

354

5

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm sản.

Trên 700 tỷ đồng

6

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dõn dụng khác (trõ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiờn cứu khoa học và các dự án khác.

Trên 500 tỷ đồng.

III Nhúm B

1

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim,khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông(cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở.

Từ 75 đến 1.500 tỷ đồng

2

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm II-3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông.

Từ 50 đến 1.000 tỷ đồng

3

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới, công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh,in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lõm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lõm sản.

Từ 40 đến 700 tỷ đồng

4

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dõn dụng khác (trõ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiờn cứu khoa học và các dự án khác.

Từ 15 đến 500 tỷ đồng

IV Nhúm C

1

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông(cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ). Các trường phổ thông nằm trong quy hoạch(không kể mức vốn), xây dựng khu nhà ở.

Dưới 75 tỷ đồng

2

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm II-3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học,hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông.

Dưới 50 tỷ đồng

3

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm sản.

Dưới 40 tỷ đồng

4

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dõn dụng, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiờn cứu khoa học và các dự án khác.

Dưới 15 tỷ đồng

355

Ghi chỳ:

1. Các dự án nhóm A về đường sắt, đường bộ phải được phân đoạn theo chiều dài đường, cấp đường, cầu theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải.

2. Các dự án xây dựng trụ sở, nhà làm việc của cơ quan nhà nước phải thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Phụ lục 2 Mẫu 1 (Trang 1)

(Màu vàng - khổ A4) (Ban hành kèm theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/ 02/ 2009 của Chính phủ)

UBND tỉnh,

TP trực thuộc TW Cơ quan cấp GPXD...

_______

Số:

CỘNG HềA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _____________________________________

........, ngày........tháng........ năm ........

GIẤY PHẫP XÂY DỰNG

Số: /GPXD (Sử dụng cho công trình, nhà ở riêng lẻ đô thị)

_________

1. Cấp cho: ........................................................ ....................................................... - Địa chỉ: ........................................................ ........................................................... - Số nhà: ..........Đường .......... Phường (xã): .......... Tỉnh, thành phố: ............. 2. Được phép xây dựng công trình theo những nội dung sau: ...................... - Tên công trình: ........................................................ .............................................. - Vị trớ xây dựng (ghi rõ lụ đất địa chỉ): ............................................................ - Cốt nền xây dựng công trình: ..............................................................................

356

- Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng: ............................................. Đối với công trình dõn dụng, công trình công nghiệp và nhà ở riêng lẻ trong đô thị thì

thờm các nội dung sau: - Diện tích xây dựng (tầng một): .............................................m2 ........................

- Tổng diện tích sàn: ..................................................................m2........................

- Chiều cao công trình: ............................................m; số tầng ........................... Đối với khu vực đó có thiết kế đô thị được duyệt thì bổ sung những nội dung theo quy

định của Quy chế quản lý kiến trúc đô thị. 3. Giấy phép này có hiệu lực khởi công xây dựng trong thời hạn 01 năm kể từ

ngày cấp; quá thời hạn trên thì phải xin gia hạn giấy phép.

..........., ngày ........ tháng .......... năm.......... Cơ quan cấp giấy phép xây dựng

(Ký tên, đóng dấu) Nơi nhận: - Như trên; - Lưu:

357

Mẫu 1

(Trang 2)

CHỦ ĐẦU TƯ PHẢI THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG SAU ĐÂY:

1. Phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu xâm phạm các quyền hợp pháp của các chủ sở hữu liền kề.

2. Phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đất đai, về đầu tư xây dựng và Giấy phép xây dựng này.

3. Phải thông báo cho cơ quan cấp phép xây dựng đến kiểm tra khi định vị công trình, xây móng và công trình ngầm (như hầm vệ sinh tự hoại, xử lý nước thải...).

4. Xuất trình Giấy phép xây dựng cho chính quyền sở tại trước khi khởi công xây dựng và treo biển báo tại địa điểm xây dựng theo quy định.

5. Khi cần thay đổi thiết kế thì phải báo cáo và chờ quyết định của cơ quan cấp giấy phép xây dựng.

GIA HẠN, ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP

1. Nội dung gia hạn, điều chỉnh:

2. Thời gian có hiệu lực của giấy phép:

........, ngày ........ tháng .......... năm..........

Cơ quan cấp giấy phép xây dựng

(Ký tên, đóng dấu)

358

Mẫu 2

(Trang 1)

(Màu xanh da trời - khổ A4)

UBND huyện ...

UBND xã ....

CỘNG HềA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________________________________

GIẤY PHẫP XÂY DỰNG

Số: /GPXD

(Dựng cho nhà ở nông thôn) ________

1. Cấp cho (ông/bà): ................................................................................................

- Địa chỉ thường trú: ................................................................................................

2. Được phép xây dựng nhà ở: ...............................................................................

- Tại: .............................................................................................................................

- Diện tích xây dựng tầng 1: ........................................ m2.....................................

- Tổng diện tích sàn xây dựng: ......................................m2..................................

- Chiều cao công trình: ...................................... m, số tầng: ...............................

…, ngày…… tháng…… năm……

Chủ tịch UBND xã ...

(ký tên, đóng dấu)

GIA HẠN, ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP

1. Nội dung gia hạn, điều chỉnh:

2. Thời gian có hiệu lực của giấy phép:

....., ngày ........ tháng .......... năm..........

Cơ quan cấp giấy phép xây dựng

(Ký tên, đóng dấu)

359

Phụ lục 3 Mẫu 1 (Ban hành kèm theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ)

_________

CỘNG HềA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________________________

ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

(Sử dụng cho công trình, nhà ở riêng lẻ ở đô thị)

Kính gửi: .............................................................. 1. Tên chủ đầu tư: ...................................................................................................... - Người đại diện: ..............................................Chức vụ: ....................................... - Địa chỉ liên hệ: ........................................................................................................ - Số nhà: ................. Đường ....................Phường (xã) .......................................... - Tỉnh, thành phố: ...................................................................................................... - Số điện thoại: ........................................................................................................... 2. Địa điểm xây dựng: ............................................................................................. - Lô đất số:...............................................Diện tích .......................................... m2. - Tại: ......................................................... Đường: ................................................ - Phường (xã) ..........................................Quận (huyện) ..................................... - Tỉnh, thành phố: .................................................................................................. - Nguồn gốc đất: .................................................................................................... 3. Nội dung xin phép: ........................................................................................... - Loại công trình: .................................................Cấp công trình: ....................... - Diện tích xây dựng tầng 1: .............................................................................m2. - Tổng diện tích sàn: ..........................................................................................m2. - Chiều cao công trình: ......................................................................................m. - Số tầng: .................................................................................................................. 4. Đơn vị hoặc người thiết kế: ........................................................................... - Địa chỉ: .................................................................................................................. - Điện thoại: ................................................................................................................ 5. Tổ chức, cá nhân thẩm định thiết kế (nếu có): ........................................... - Địa chỉ: .......................................................... Điện thoại: ..................................... - Giấy phép hành nghề số (nếu có): .............................cấp ngày ..................... 6. Phương án phá dỡ, di dời (nếu có): ............................................................... 7. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: ...................... tháng. 8. Cam kết: tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn

toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

......... ngày ......... tháng ......... năm ......... Người làm đơn

(Ký ghi rõ họ tên)

360

Phụ lục 3

Mẫu 2

(Ban hành kèm theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/ 02/ 2009 của Chính phủ) _________

CỘNG HềA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phỳc _________________________________________

ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

(Sử dụng cho nhà ở nông thôn)

Kính gửi: UBND xã ..........................................................

1. Tên chủ đầu tư: ........................................................ .........................................

- Số chứng minh thư: .....................................Ngày cấp: ....................................

- Địa chỉ thường trú: ........................................................ ........................................

- Số điện thoại: ........................................................ ..................................................

2. Địa điểm xây dựng: ........................................................ .....................................

- Nguồn gốc đất: ........................................................ ..............................................

3. Nội dung xin phép xây dựng: ...........................................................................

- Diện tích xây dựng tầng một .......................m2 ..................................................

- Tổng diện tích sàn ....................... m2 ...................................................................

- Chiều cao công trình .......................m; số tầng .............................................

4. Cam kết:

Tôi xin cam đoan làm theo đúng Giấy phép xây dựng được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

........, ngày ........ tháng ........năm........

Người làm đơn

(Ký ghi rõ họ tên)

361

Phụ lục số 4

(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ trưởng Bộ XD) ------------------------

Phụ lục 4 (Ban hành kèm theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP

ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ)

Ranh giới đường theo quy hoạch

Nhà ở

Ranh giới đường hiện tại

Ranh giới lô đất của chủ hộ

SƠ ĐỒ MẶT BẰNG XÂY DỰNG

Chủ nhà: ........................................................ Vị trí xây dựng: ............................................. Thôn (ấp): ........... xã: ......... huyện:

Đ ư ờ n g t h e o

q u y

h o ạ c h

362

CHỦ ĐẦU TƯ

______

Số:

CỘNG HềA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ____________________________________

.........., ngày......... tháng......... năm..........

TỜ TRÌNH Thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình

_________

Kính gửi: Căn cứ Nghị định số... ngày... của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công

trình; Các căn cứ pháp lý khác có liên quan; Chủ đầu tư trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình với các nội dung chính

sau: 1. Tên dự án: 2. Chủ đầu tư: 3. Tổ chức tư vấn lập dự án: Tổ chức tư vấn lập thiết kế cơ sở (nếu khác với tổ chức tư vấn lập dự án): 4. Chủ nhiệm lập dự án: 5. Mục tiêu đầu tư xây dựng: 6. Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng: 7. Địa điểm xây dựng: 8. Diện tích sử dụng đất: 9. Phương án xây dựng (thiết kế cơ sở): 10. Loại, cấp công trình: 11. Thiết bị công nghệ (nếu có): 12. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có): 13. Tổng mức đầu tư của dự án: Tổng cộng: Trong đó: - Chi phớ xây dựng: - Chi phớ thiết bị: - Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư: - Chi phớ quản lý dự án: - Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: - Chi phớ khác: - Chi phớ dự phũng: 14. Nguồn vốn đầu tư: 15. Hình thức quản lý dự án: 16. Thời gian thực hiện dự án: 17. Các nội dung khác: 18. Kết luận: Chủ đầu tư trình... thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình./.

Nơi nhận: - Như trên; - Lưu:

Chủ đầu tư (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

363

Phụ lục 5 (Ban hành kèm theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/ 02/2009 của Chính phủ)

_________

CƠ QUAN PHÊ DUYỆT _______

Số:

CỘNG HềA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _____________________________________

.........., ngày......... tháng......... năm.........

QUYẾT ĐỊNH Về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình

_________

(Tên cá nhân/cơ quan phê duyệt) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của...; Căn cứ Nghị định số... ngày... của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Các căn cứ pháp lý khác có liên quan;

Xét đề nghị của... tại tờ trình số... ngày... và báo cáo kết quả thẩm định của...,

QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình... với các nội dung chủ yếu sau: 1. Tên dự án: 2. Chủ đầu tư: 3. Tổ chức tư vấn lập dự án: Tổ chức tư vấn lập thiết kế cơ sở (nếu khác với tổ chức tư vấn lập dự án): 4. Chủ nhiệm lập dự án: 5. Mục tiêu đầu tư xây dựng: 6. Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng: 7. Địa điểm xây dựng: 8. Diện tích sử dụng đất: 9. Phương án xây dựng (thiết kế cơ sở): 10. Loại, cấp công trình: 11. Thiết bị công nghệ (nếu có): 12. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có): 13. Tổng mức đầu tư của dự án: Tổng mức: Trong đó: - Chi phớ xây dựng: - Chi phớ, thiết bị: - Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư: - Chi phớ quản lý dự án: - Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: - Chi phớ khác: - Chi phớ dự phũng: 14. Nguồn vốn đầu tư: 15. Hình thức quản lý dự án: 16. Thời gian thực hiện dự án: 17. Các nội dung khác: Điều 2. Tổ chức thực hiện. Điều 3. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan thi hành quyết định./.

Nơi nhận: - Như Điều 3; - Các cơ quan có liên quan; - Lưu:

Cơ quan phê duyệt (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

360

Phụ lục 6 (Ban hành kèm theo Thông tư số: 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây

dựng) ------------------------

(Tên Chủ đầu tư) ________ Số:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________ .........., ngày......... tháng......... năm..........

TỜ TRÌNH THẨM ĐỊNH BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT XÂY DỰNG

CÔNG TRÌNH.......

Kính gửi: (Người có thẩm quyền quyết định đầu tư) - Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003; - Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; - Căn cứ Thông tư số.. .ngày .... tháng ..... năm .. của Bộ trưởng Bộ Xây dựng; - Căn cứ (pháp lý khác có liên quan). (Tên Chủ đầu tư) trình thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình với các nội dung chính sau: 1. Tên công trình: 2. Tên chủ đầu tư:

3. Tổ chức tư vấn lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình: 4. Mục tiêu đầu tư xây dựng: 5. Địa điểm xây dựng: 6. Diện tích sử dụng đất: 7. Tổng mức đầu tư: 8. Nguồn vốn đầu tư: 9. Hình thức quản lý dự án: 10. Thời gian thực hiện: 11. Những kiến nghị:

(Gửi kèm theo Tờ trình này là toàn bộ hồ sơ Báo cáo KTKT và kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán)

Nơi nhận: - Như trên, - Lưu:…

Đại diện chủ đầu tư (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

Phụ lục 7

361

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng) (Tên Cơ quan, đơn vị đầu mối thẩm

định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật) Số: ...................

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________ .........., ngày......... tháng......... năm..........

TỜ TRÌNH PHÊ DUYỆT BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT XÂY DỰNG

CÔNG TRÌNH ............... Kính gửi: (Người có thẩm quyền quyết định đầu tư) - Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003; - Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; - Căn cứ Thông tư số ... ngày …tháng ... năm … của Bộ trưởng Bộ Xây dựng; - Căn cứ (pháp lý khác có liên quan); Sau khi thẩm định, (Tên cơ quan thẩm định) báo cáo kết quả thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình ...............như sau: 1. Tóm tắt những nội dung chủ yếu của Báo cáo kinh tế - kỹ thuật: a. Tên công trình: b. Tên chủ đầu tư; c. Mục tiêu đầu tư: d. Nội dung và quy mô đầu tư: đ. Địa điểm xây dựng: e. Diện tích sử dụng đất: g. Loại, cấp công trình: h. Thiết bị công nghệ (nếu có): i. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có)

k. Tổng mức đầu tư: - Trong đó: + Chi phí xây dựng: + Chi phí thiết bị: + Chi phí quản lý dự án: + Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:

+ Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng (nếu có): + Chi phí khác: + Chi phí dự phòng: l. Nguồn vốn đầu tư: m. Hình thức quản lý dự án: n. Thời gian thực hiện dự án: 0. Các nội dung khác: 2. Tóm tắt ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan: 3. Nhận xét, đánh giá về nội dung Báo cáo kinh tế kỹ thuật:

a. Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả, bao gồm: sự cần thiết đầu tư; quy mô; thời gian thực hiện; tổng mức đầu tư; hiệu quả về kinh tế – xã hội.

b. Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi, bao gồm: nhu cầu sử dụng đất; khả năng giải phóng mặt bằng; các yếu tố ảnh hưởng tới công trình như an ninh, quốc phòng, môi trường và các quy định khác của pháp luật; kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán. 4. Kết luận: a. Đề nghị phê duyệt hay không phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật

b. Những kiến nghị: Nơi nhận: - Như trên; - Lưu:...

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thẩm định BCKTKT (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

362

Phụ lục 8 (Ban hành kèm theo Thông tư số: 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây

dựng)

(Tên Chủ đầu tư) ________

Số:

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________ .........., ngày......... tháng......... năm..........

KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG VÀ DỰ TOÁN

của công trình ................ (Đối với công trình lập Báo cáo KTKT)

Kính gửi : (Người có thẩm quyền quyết định đầu tư)...

- Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003; - Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; - Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng; - Căn cứ Thông tư số... ngày ... tháng .. năm .... của Bộ trưởng Bộ Xây dựng; - Căn cứ (pháp lý khác có liên quan). Sau khi thẩm định, (Tên chủ đầu tư) báo cáo kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình ....................... như sau: 1. Tóm tắt các nội dung chủ yếu của công trình:

a) Công trình: - Loại và cấp công trình: b) Địa điểm xây dựng: c) Diện tích sử dụng đất: d) Nhà thầu lập thiết kế bản vẽ thi công: đ) Nhà thầu thực hiện khảo sát xây dựng: e) Quy mô xây dựng, công suất, các thông số kỹ thuật chủ yếu: g) Các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng: h) Nội dung thiết kế: 2. Kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công:

a) Sự phù hợp của thiết kế bản vẽ thi công với quy mô xây dựng trong Báo cáo kinh tế - kỹ thuật.

b) Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng; c) Sự hợp lý của giải pháp kết cấu công trình. d) Đánh giá mức độ an toàn của công trình. đ) Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền công nghệ và thiết bị công nghệ đối với

công trình có yêu cầu công nghệ e) Sự tuân thủ các quy định về môi trường, phòng cháy, chữa cháy, an ninh, quốc phòng.

3. Kết quả thẩm định dự toán: a) Tính đúng đắn của việc áp dụng định mức, đơn giá, chế độ, chính sách và các khoản

mục chi phí theo quy định của Nhà nước có liên quan đến các chi phí tính trong dự toán b) Sự phù hợp khối lượng xây dựng tính từ thiết kế với khối lượng xây dựng trong dự

toán c) Kết quả thẩm định dự toán được tổng hợp như sau:

- Chi phí xây dựng: - Chi phí thiết bị: - Chi phí quản lý dự án:

363

- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: - Chi phí khác: - Chi phí dự phòng:

Tổng cộng: 4. Kết luận:

a) Đánh giá, nhận xét: b) Những kiến nghị: Nơi nhận: - Như trên; - Lưu:…

Đại diện chủ đầu tư (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

364

Phụ lục 9 (Ban hành kèm theo Thông tư số: 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

(Cơ quan quyết định đầu tư)

_____________ Số:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________________________

.........., ngày......... tháng......... năm......... QUYẾT ĐỊNH CỦA.......

Về việc phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình ...............

- Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;

- Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Căn cứ Thông tư số... . ngày..... tháng ... năm ...của Bộ trưởng Bộ Xây dựng; - Các căn cứ pháp lý khác có liên quan;

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của (cơ quan phê duyệt)...; Xét đề nghị của (Cơ quan, đơn vị đầu mối thẩm định Báo cáo KTKT)... tại Tờ trình

số.... ngày..... .., QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Báo cáo KTKT xây dựng công trình....... với các nội dung chủ yếu sau: 1. Tên công trình: 2. Chủ đầu tư: 3. Tổ chức tư vấn lập BCKTKT: 4. Chủ nhiệm lập BCKTKT: 5. Mục tiêu đầu tư xây dựng: 6. Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng: 7. Địa điểm xây dựng: 8. Diện tích sử dụng đất: 9. Phương án xây dựng : 10. Loại, cấp công trình: 11. Thiết bị công nghệ (nếu có): 12. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có): 13. Tổng mức đầu tư: Trong đó: - Chi phí xây dựng: - Chi phí thiết bị:

- Chi phí quản lý dự án: - Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:

- Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có): - Chi phí khác: - Chi phí dự phòng: 14. Nguồn vốn đầu tư: 15. Hình thức quản lý dự án: 16. Thời gian thực hiện: 17. Các nội dung khác: Điều 2. Tổ chức thực hiện. Điều 3. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan thi hành quyết định./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Các cơ quan có liên quan; - Lưu:…

Người có thẩm quyền quyết định đầu tư (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

365