5 du lịch cùng những mùa hoa

12
NAÊM THÖÙ 37 TOØA SOAÏN: 8 QUANG TRUNG - ÑAØ LAÏ T Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 FAX: 3827608 E-mail: [email protected] BAÙ O LA Â M ÑO À NG PHA Ù T HA Ø NH THÖ Ù HAI, THÖ Ù TÖ, THÖÙ SAÙ U VAØ CUOÁ I TUAÀ N Baùo Laâm Ñoàng ñieän töû: www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn CUOÁI TUAÀN SOÁ 217 THÖÙ BAÛY 6 - 12 2014 1 TUAÀN CON SOÁ CÔ QUAN CUÛA ÑAÛNG BOÄ ÑAÛNG CSVN TÆNH LAÂM ÑOÀNG TIEÁNG NOÙI CUÛA ÑAÛNG BOÄ, CHÍNH QUYEÀN, NHAÂN DAÂN LAÂM ÑOÀNG V ấn đề cuối tuần (XEM TRANG 3) 3 (XEM TIẾP TRANG 2) 5 12 5 9 (XEM TRANG 8) Hội Nông dân với việc phát triển nông nghiệp Hai Ốm Truyện ngắn: Võ Anh Cương Toàn tỉnh đã trồng 2.851ha rừng trồng tập trung, đạt 84,7% so với diện tích thẩm định và 250,9 ngàn cây phân tán, đạt 100% kế hoạch; tiếp tục thực hiện công tác giao khoán quản lý bảo vệ rừng cho 22.852 hộ với diện tích 376.136ha. Nguồn: UBND tỉnh Du lịch cùng những mùa hoa Thy giáo 33 năm tâm huyết với nghiệp “trồng người” 4 Người say mê đá cảnh ° Hoa Anh đào Đà Lạt - Ảnh: HỒ TOÀN Chủ nghĩa Mác-Lênin mãi trường tồn, tư tưởng Hồ Chí Minh mãi tỏa sáng Những trí thức trẻ làm… nông dân 10 Người phụ nữ K’Ho và lòng tin vào bình đẳng giới Có những đội thể dục nhịp điệu trong trường học Cơ CấU DịCH Vụ TRONG NềN KINH Tế CHưA đạT Kế HOạCH T rong nền kinh tế thị trường, mức tăng trưởng dịch vụ đóng vai trò quan trọng và là một trong các trụ cột đóng góp vào mức tăng trưởng kinh tế chung của địa phương. Sự phát triển dịch vụ còn làm thay đổi cơ cấu của nền kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng thương mại dịch vụ, từ đó góp phần đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu khác như tạo nguồn tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động... Theo báo cáo của UBND tỉnh, về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2014, tổng sản phẩm trên địa bàn toàn tỉnh (GRDP) theo giá so sánh năm 1994 ước đạt 20.086 tỷ đồng, tăng 14% so với nghị quyết đề ra (từ 14 - 14,5%). Còn theo giá hiện hành ước đạt 56.557 tỷ đồng, tăng 17,8%. Theo đánh giá của tỉnh, hoạt động thương mại dịch vụ của Lâm Đồng tiếp tục phát triển, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất tiêu dùng. Quá trình lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ ổn định và có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Qua đó, dự ước tổng mức mức bán lẻ và doanh thu từ dịch vụ năm 2014 của Lâm Đồng đạt 39.500 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2013. Tuy mức tăng trưởng dịch vụ giữ ở mức hai con số, song so với kế hoạch đặt ra thì mới chỉ bằng 85,6% kế hoạch. Với mức tăng trưởng dịch vụ không đạt so với kế hoạch dẫn tới không đảm bảo tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế, chỉ chiếm 35,3% trong GRDP, thấp hơn so với nghị quyết đặt ra là 36,5%. Nguyên nhân ngành dịch vụ không đạt kỳ vọng mà kế hoạch nêu ra, do sức mua hạn chế dẫn đến tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng chậm. Có nghĩa là thu nhập của một bộ phận người dân bị ảnh hưởng, dẫn tới người tiêu dùng chi tiêu tiết kiệm hơn nên ảnh hưởng đến sức mua của nền kinh tế. Chỉ tiêu năm 2015 tỉnh Lâm Đồng đặt ra đối với khu vực dịch vụ tăng từ 16,5 - 17,2%. Với mức tăng này, ngành dịch vụ sẽ tiếp tục... ° Ảnh: VĂN BÁU

Upload: others

Post on 23-Oct-2021

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: 5 Du lịch cùng những mùa hoa

NAÊM THÖÙ 37 TOØA SOAÏN: 8 QUANG TRUNG - ÑAØ LAÏT Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 FAX: 3827608 E-mail: [email protected]

BAÙO LAÂM ÑOÀNG PHAÙT HAØNH THÖÙ HAI, THÖÙ TÖ, THÖÙ SAÙU VAØ CUOÁI TUAÀNBaùo Laâm Ñoàng ñieän töû: www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

Cuoái tuaàn

SOÁ 217 THÖÙ BAÛY

6 - 12

2014

1 TUAÀN CON SOÁ

CÔ QUAN CUÛA ÑAÛNG BOÄ ÑAÛNG CSVN TÆNH LAÂM ÑOÀNGTIEÁNG NOÙI CUÛA ÑAÛNG BOÄ, CHÍNH QUYEÀN, NHAÂN DAÂN LAÂM ÑOÀNG

Vấn đề cuối tuần

(XEM TRANG 3)

3

(XEM TIẾP TRANG 2)

5

12

5

9 (XEM TRANG 8)

Hội Nông dân với việc phát triển nông nghiệp

Hai ỐmTruyện ngắn:

Võ Anh Cương

Toàn tỉnh đã trồng 2.851ha rừng trồng tập trung, đạt 84,7% so với diện tích thẩm định và 250,9 ngàn cây phân tán, đạt 100% kế hoạch; tiếp tục thực hiện công tác giao khoán quản lý bảo vệ rừng cho 22.852 hộ với diện tích 376.136ha.

Nguồn: UBND tỉnh

Du lịch cùng những mùa hoa

Thây giáo 33 năm tâm huyết với nghiệp “trồng người”

4 Người say mê đá cảnh

° Hoa Anh đào Đà Lạt - Ảnh: HỒ TOÀN

Chủ nghĩa Mác-Lênin mãi trường tồn, tư tưởng Hồ Chí Minh mãi tỏa sáng

Những trí thức trẻ làm… nông dân

10 Người phụ nữ K’Ho và lòng tin vào bình đẳng giới

Có những đội thể dục nhịp điệu trong trường học

Cơ Cấu dịCH vụ troNg NềN KiNH tế CHưa đạt Kế HoạCH

T rong nền kinh tế thị trường, mức tăng trưởng dịch vụ đóng vai trò quan trọng và là một trong các trụ cột đóng góp

vào mức tăng trưởng kinh tế chung của địa phương. Sự phát triển dịch vụ còn làm thay đổi cơ cấu của nền kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng thương mại dịch vụ, từ đó góp phần đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu khác như tạo nguồn tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động...

Theo báo cáo của UBND tỉnh, về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2014, tổng sản phẩm trên địa bàn toàn tỉnh (GRDP) theo giá so sánh năm 1994 ước đạt 20.086 tỷ đồng, tăng 14% so với nghị quyết đề ra (từ 14 - 14,5%). Còn theo giá hiện hành ước đạt 56.557 tỷ đồng, tăng 17,8%. Theo đánh giá của tỉnh, hoạt động thương mại dịch vụ của Lâm Đồng tiếp tục phát triển, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất tiêu dùng. Quá trình lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ ổn định

và có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Qua đó, dự ước tổng mức mức bán lẻ và doanh thu từ dịch vụ năm 2014 của Lâm Đồng đạt 39.500 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2013. Tuy mức tăng trưởng dịch vụ giữ ở mức hai con số, song so với kế hoạch đặt ra thì mới chỉ bằng 85,6% kế hoạch. Với mức tăng trưởng dịch vụ không đạt so với kế hoạch dẫn tới không đảm bảo tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế, chỉ chiếm 35,3% trong GRDP, thấp hơn so với nghị quyết đặt ra là 36,5%. Nguyên nhân ngành dịch vụ không đạt kỳ vọng mà kế hoạch nêu ra, do sức mua hạn chế dẫn đến tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng chậm. Có nghĩa là thu nhập của một bộ phận người dân bị ảnh hưởng, dẫn tới người tiêu dùng chi tiêu tiết kiệm hơn nên ảnh hưởng đến sức mua của nền kinh tế.

Chỉ tiêu năm 2015 tỉnh Lâm Đồng đặt ra đối với khu vực dịch vụ tăng từ 16,5 - 17,2%. Với mức tăng này, ngành dịch vụ sẽ tiếp tục...

° Ảnh: VĂN BÁU

Page 2: 5 Du lịch cùng những mùa hoa

Cuoái tuaàn Ngaøy 6 - 12 - 20142 tin töùc - söï kieän

° Tại xã Tân Hội, huyện Đức Trọng: Sáng ngày 2/12/2014, Đoàn ĐBQH khóa XIII đơn vị tỉnh Lâm Đồng do ông Nguyễn Bá Thuyền - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng làm trưởng đoàn và ĐBQH Ya Duck đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Tân Hội, huyện Đức Trọng.

Tại buổi tiếp xúc, cử tri đã được nghe ĐBQH Nguyễn Bá Thuyền báo cáo nhanh về kết quả kỳ họp thứ 8 diễn ra từ 20/10 - 28/11/2014 tại Hà Nội đã đạt nhiều kết quả quan trọng về công tác lập pháp và giám sát tối cao, quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước. Kỳ họp đã thông qua 18 luật, 11 nghị quyết bao gồm Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức tòa án nhân dân, Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân, Luật Bảo hiểm xã hội… Nghị quyết phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người; nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ

do Quốc hội, HĐND bầu, hoặc phê chuẩn; nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2015.

Nhiều cử tri xã Tân Hội bày tỏ niềm vui về sự đổi mới tại kỳ họp vừa qua của Quốc hội, các đại biểu QH đã thẳng thắn nêu lên những vấn đề bất cập, tham nhũng, lãng phí; tiếng nói của nhân dân đã đến được với Quốc hội. Nhiều cử tri mong muốn tiếp tục chọn lựa những người có đủ đức, đủ tài để lãnh đạo đất nước, nhất là trong đại hội Đảng toàn quốc tới đây. Có ý kiến cử tri kiến nghị về vấn đề phí và thu lệ phí đường bộ; đầu tư điện thắp sáng nông thôn còn chưa tương xứng; nhiều tuyến đường giao thông tỉnh lộ 724 đi qua xã Tân Hội, đường vào thôn Tân Thuận, vào các thôn, buôn đồng bào DTTS còn chưa được đầu tư, đường quá xấu, ảnh hưởng đến vấn đề đi lại, học hành, làm ăn của nhân dân. Vấn đề thay sách giáo khoa, thiếu kiến thức lịch sử Việt Nam của học sinh hiện nay rất đáng quan tâm; vấn đề thiếu nước sinh hoạt; sử dụng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn còn diễn biến phức

tạp, gây hoang mang trong nhân dân… Nhiều đại biểu cao tuổi kiến nghị việc miễn phí vé tham quan tại các khu du lịch ở Đà Lạt đã được Chủ tịch tỉnh ký quyết định ưu đãi, miễn phí vé cho người cao tuổi, nhưng trên thực tế chưa được áp dụng.

Các ý kiến kiến nghị của cử tri sẽ được đoàn ĐBQH tiếp thu, tổng hợp, trình Quốc hội và đề nghị tỉnh giải quyết trong thời gian sớm nhất. Những nội dung kiến nghị liên quan đến địa phương đã được Chủ tịch UBND huyện Đức Trọng, Chủ tịch UBND xã Tân Hội tiếp thu và giải trình trước cử tri.

° Tại xã Quảng Lập, huyện Đơn Dương: Chiều ngày 2/12/2014, tiếp tục chương trình làm việc của Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIII, đơn vị tỉnh Lâm Đồng, đoàn đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Quảng Lập để thông tin, báo cáo với cử tri về kết quả kỳ họp thứ 8 vừa diễn ra tại Hà Nội. Đây là kỳ họp diễn ra trong thời gian dài nhất từ trước đến nay, đã thông qua nhiều nội dung quan trọng về công tác lập pháp; quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước như tiếp tục tập trung triển khai Hiến pháp nước CHXHCNVN; dành 2/3 thời gian cho công tác xây dựng pháp luật để xem xét sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các luật, nhằm khẩn trương đưa Hiến pháp đi vào cuộc sống.

Tại xã Quảng Lập, nhiều cử tri bày tỏ niềm phấn khởi trước những hoạt động đổi mới của Quốc hội, Chính phủ tại kỳ họp thứ 8. Nhiều nội dung chất vấn và trả lời chất vấn đã đi thẳng vào những bất cập, vướng mắc hiện nay, nói lên tiếng nói của nhân dân; nhiều bộ trưởng đã phát huy tinh thần trách nhiệm trước dân...

Đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Lâm Đồng tiếp xúc cử tri

Từ nay đến năm 2020, Lâm Đồng sẽ hoàn thành 6 chương trình tiết kiệm năng lượng trong khuôn khổ hợp tác Việt - Nhật về phát triển ngành công nghiệp môi trường. Theo đó, chương trình phát triển dịch vụ môi trường triển khai nhiều nhất với 6 hạng mục đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung tại các địa bàn trong tỉnh Lâm Đồng như: thành phố Đà Lạt (đầu tư giai đoạn 2), thị trấn Liên Nghĩa, Khu công nghiệp Phú Hội (Đức Trọng), Khu công nghiệp Lộc Sơn (Bảo Lộc), Khu du lịch hồ Tuyền Lâm. Tiếp theo, chương trình giảm phát thải khí nhà kính gồm đầu tư phát triển công nghệ xử lý bùn thải ở Đà Lạt; hỗ trợ doanh nghiệp loại bỏ các trang thiết bị hiệu

suất thấp; xây dựng và phát triển lộ trình thay thế các công nghệ lạc hậu; xây dựng cơ sở dữ liệu và tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. 4 chương trình còn lại, mỗi chương trình với từ 2 đến 4 hạng mục đầu tư, trong đó tiêu biểu là: chế tạo thiết bị lọc bụi túi vải, lọc bụi tĩnh điện cho các nhà máy chế biến chè, khoáng sản; sản xuất bể xử lý nước thải phân tán phù hợp cho các khu chung cư, làng nghề, các điểm dịch vụ; hỗ trợ hoạt động các mô hình tiết giảm, tái chế và tái sử dụng chất thải sinh hoạt ở Đà Lạt và Bảo Lộc; nghiên cứu sản xuất thử nghiệm các sản phẩm từ bùn thải alumin; đầu tư sản xuất viên nén nhiên liệu tận dụng từ dăm bào, vỏ cây, rác… VŨ VĂn

Hoàn thành 6 chương trình tiết kiệm năng lượng đến năm 2020

Công ty CP Bốn mùa đang hoàn thiện công đoạn lắp đặt nội thất cho khối khách sạn 4 sao và tuyển dụng nhân lực để chuẩn bị đưa vào khai thác. Khu nghỉ dưỡng cao cấp Terracotta Đà Lạt bắt đầu tiến hành đầu tư dự án từ năm 2011, diện tích gần 18ha, với 315 phòng nghỉ - hiện đang là đơn vị có số lượng phòng lớn nhất, gồm 4 khối khách sạn - 240 phòng và 21 biệt thự ven hồ - 75 phòng. Ngoài ra còn có các khu vực chức năng, như:

Khu nghỉ dưỡng cao cấp Terracotta Đà Lạt chuẩn bị hoạt động

phòng họp có sức chứa 400 khách, nhà hàng, phòng tập thể dục, bể bơi nước nóng trong nhà, phòng spa, phòng thiền, giải trí (billard, khu

vui chơi cho trẻ em, karaoke)… Khối biệt thự hiện đạt 70% tiến độ thi công, sẽ được hoàn thiện từ đầu năm 2015. LÊ hOA

° Kiến trúc “nhà trong núi - phố trong rừng” ở Terracotta Đà Lạt.

° Cử tri xã Phúc Thọ, Lâm Hà đề đạt kiến nghị với các đại biểu Quốc hội.Ảnh: DUY DANH

(XEM TIẾP TRANG 9)

Tính đến cuối tháng 11/2014, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng có 676 tổ chức cơ sở đảng, gồm: 282 đảng bộ cơ sở và 394 chi bộ cơ sở. Trong năm, các tổ chức cơ sở đảng đã kết nạp được 2.150 đảng viên mới (đạt 105% kế hoạch), nâng số đảng viên trong toàn Đảng bộ lên 36.736 đảng viên. Trong đó, có 3.660 đảng viên là người đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 9,96%;

3.118 đảng viên trong các tôn giáo, chiếm 8,48%; và 12.241 đảng viên nữ, chiếm 33,3%.

Toàn tỉnh hiện có 1.565 thôn, tổ dân phố, trong đó có 1.545 thôn, tổ dân phố có tổ chức đảng, chiếm tỷ lệ 98,91%; 17 thôn, tổ dân phố chưa có tổ chức đảng, đang sinh hoạt ghép, chiếm tỷ lệ 1,1%; 100% thôn, tổ dân phố đã có đảng viên.

LÊ hỮU TÚC

Toàn tỉnh kết nạp 2.150 đảng viên mới

Ông Nguyễn Đức Tài - Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Hà đã phê duyệt kế hoạch thực hiện công tác xóa mù chữ đến năm 2020 trên địa bàn huyện. Theo kế hoạch, huyện sẽ tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả công tác xóa mù chữ, giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, mở rộng độ tuổi xóa mù chữ; ưu tiên các đối tượng chính sách, người dân tộc thiểu số, tôn giáo, phụ nữ, trẻ em gái, người khuyết tật và những người sinh sống ở các vùng đặc biệt khó khăn, góp phần nâng cao dân trí, thực hiện công bằng xã hội.

Lộ trình thực hiện xóa mù chữ đến năm 2015: Lâm Hà sẽ xóa mù chữ cho 185 người độ tuổi từ 15-60 (nâng tỉ lệ biết chữ đạt 97,5%) và xóa mù chữ cho 65 người dân tộc thiểu số (nâng tỉ lệ người dân tộc thiểu số biết chữ trong độ tuổi lên 91,5%). Đối với độ tuổi 15-35, kế hoạch sẽ xóa mù cho 105 người (nâng tỉ lệ biết chữ đạt 98,7%) và xóa mù chữ cho 35 người dân tộc thiểu số (nâng tỉ lệ người dân tộc thiểu số biết chữ trong độ tuổi lên 96%). Huy động từ 80% trở lên số người mới biết chữ tiếp tục tham gia học tập với nhiều hình thức khác nhau. Có 87,5% đơn vị hành chính cấp xã (14/16 xã, thị trấn) đạt tiêu chuẩn xóa mù chữ theo quy định trong giai

đoạn 2014-2020.Mục tiêu đến năm 2020, Lâm

Hà xóa mù chữ cho 1.075 người độ tuổi từ 15-60 (nâng tỉ lệ biết chữ đạt 98,5%) và xóa mù chữ cho 581 người dân tộc thiểu số (nâng tỉ lệ người dân tộc thiểu số biết chữ trong độ tuổi lên 94%). Độ tuổi 15-35, kế hoạch sẽ xóa mù chữ cho 371 người (nâng tỉ lệ biết chữ đạt 99,5%) và xóa mù chữ cho 210 người dân tộc thiểu số (nâng tỉ lệ người dân tộc thiểu số biết chữ trong độ tuổi lên 98%). Huy động từ 90% trở lên số người mới biết chữ tiếp tục tham gia học tập. Có 100% xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn xóa mù chữ theo quy định trong giai đoạn 2014-2020.

UBND huyện Lâm Hà xác định nhiệm vụ và giải pháp cụ thể trong công tác xóa mù chữ: Nâng cao nhận thức về công tác xóa mù chữ; đổi mới công tác quản lý, tổ chức lớp học, thực hiện chương trình, tài liệu xóa mù chữ phù hợp với các nhóm đối tượng; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên tham gia chống mù chữ; duy trì và củng cố bền vững kết quả xóa mù chữ, hạn chế tái mù chữ; đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác xóa mù chữ, khuyến khích các hoạt động tình nguyện xóa mù chữ.

An nhIÊn

Lâm hà: Kế hoạch xóa mù chữ đến năm 2020° Phấn đấu 100% xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn xóa mù chữ theo quy định

Hội LHPN huyện Bảo Lâm vừa hỗ trợ xây mới 1 căn nhà tình thương để giúp hội viên nghèo, gặp khó khăn về nhà ở.

Hội viên được xây tặng nhà tình thương là bà Bùi Thị Hiền (dân tộc Mường, thôn 3, xã Lộc Tân). Căn nhà xây cấp 4, diện tích sử dụng 50m2, với chi phí xây dựng khoảng 60 triệu

đồng. Trong đó, Hội LHPN Bảo Lâm hỗ trợ 20 triệu đồng; số tiền còn lại gia đình chi phí thêm. Trước đó, Hội LHPN huyện Bảo Lâm cũng đã hỗ trợ xây mới 2 căn nhà tình thương giúp bà Hoàng Thị Kha (thôn 8, xã Lộc Thành) và bà Hoàng Thị Bích (thôn 2, xã B’Lá).

TRỊnh ChU

Hỗ trợ xây nhà giúp hội viên nghèo

... đóng góp vào cơ cấu kinh tế của tỉnh, chiếm tỷ lệ từ 35 - 36%. Để đạt kết quả đó, tỉnh Lâm Đồng đã đề ra nhiều giải pháp mà trọng tâm đó là: Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04 - NQ/TU ngày 10/5/2011 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch, dịch vụ giai đoạn 2011 - 2015; đồng thời phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu của nghị quyết với kết quả cao nhất. Cụ thể, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành dịch vụ, đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động du lịch, mở rộng mạng lưới dịch vụ nông thôn, xây dựng các chợ nông thôn… Đặc biệt, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và kinh tế tư nhân trong lĩnh vực dịch vụ. Tăng cường quản lý thị trường, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi gian lận thương mại. Với các giải pháp đồng bộ nêu trên và quyết tâm chỉ đạo thực hiện của tỉnh, sự vào cuộc của hệ thống chính trị, ban, ngành; hy vọng khu vực dịch vụ sẽ có bước khởi sắc, đạt và vượt kế hoạch đề ra.

XUân TRUng

Cơ Cấu dịCH vụ... (TIẾP TRANG 1)

Page 3: 5 Du lịch cùng những mùa hoa

Cuoái tuaàn Ngaøy 6 - 12 - 2014 3 kinh teá - xaõ hoäi

Để nâng cao trình độ sản xuất cho nông dân ngang bằng với các nước tiên tiến

trong khu vực, các ngành và Hội Nông dân các cấp trong tỉnh đã tuyên truyền, vận động và tổ chức liên tục các hoạt động hội thảo, tập huấn, xây dựng mô hình, điểm trình diễn về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến và chuyển giao, nhân rộng cho nông dân. Tỉnh huy động các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu của Trung ương đóng tại địa phương cùng

các cơ sở của Lâm Đồng đầu tư nghiên cứu hoàn thành 39 đề tài, dự án nghiên cứu, chuyển giao KH-KT liên quan đến sản xuất giống, quy trình canh tác, quản lý dịch bệnh, quản lý sau thu hoạch. Đồng thời huy động các doanh nghiệp sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc nông nghiệp, thiết bị công nghệ tưới, nhà kính, nhà lưới… thường xuyên tổ chức hội thảo, tập huấn. Đầu tư ngân sách (có đối ứng của người thụ hưởng) xây dựng 349 điểm trình diễn sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao… Theo đánh giá

của Thành ủy Đà Lạt: Trình độ sản xuất của một bộ phận nông dân và doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp đã tương đương với các nước trong khu vực. Nhiều ngành của tỉnh và một số tỉnh trong nước đến tham quan cũng có nhận định: Trình độ sản xuất của nông dân Lâm Đồng ở lĩnh vực trồng rau, hoa, chè, cà phê, cây đặc sản, chăn nuôi bò sữa, cá nước lạnh… đã đạt trình độ cao so với cả nước.

Để phát huy lợi thế về khí hậu và thổ nhưỡng trong phát triển nông nghiệp, Tỉnh ủy Lâm Đồng có Nghị quyết chuyên đề về đẩy

Hội Nông dân với việc phát triển nông nghiệp° Đã có 40.000ha đất sản xuất ứng dụng CNC, giá trị sản xuất NNCNC gấp 2 lần so với bình quân chung toàn tỉnh ª LAn hỒ

Ngày 3/12/2009, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Kết luận số 61-KL/TW về thực hiện Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020”. Tháng 9/2011, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng ban hành Kết luận 76 để chỉ đạo thực hiện… Kết quả thực hiện Đề án đã góp phần nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Lâm Đồng trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.

mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC). Các cấp Hội Nông dân tích cực phối hợp với các ngành thường xuyên tuyên truyền, vận động nông dân thay đổi nhận thức, xác định ứng dụng CNC là giải pháp đột phá để nâng cao giá trị gia tăng, nâng cao thu nhập. Đến nay có gần 40.000ha trên tổng số hơn 300.000ha đất sản xuất đã ứng dụng CNC về sản xuất cây giống, công nghệ nhà lưới, nhà kính, công nghệ tưới phun… Bên cạnh việc nâng cao chất lượng nông sản, năng suất ứng dụng CNC tăng gấp 2 đến 10 lần, giá trị sản xuất bình quân gấp 2 lần so với giá trị bình quân chung trên 1ha của toàn tỉnh (đạt 250 - 300 triệu đồng/ha so với 122,2 triệu đồng/ha bình quân chung). Trong đó, rau cao cấp bình quân 450-500 triệu đồng/ha; hoa cao cấp từ 800 triệu đồng đến 1,2 tỷ đồng/ha… Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là hiện Lâm Đồng mới có 15% diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC, vẫn còn gần 100.000ha chỉ mới đạt giá trị sản xuất khoảng 50 triệu đồng/ha và đang cần được tư vấn, hỗ trợ, tạo điều kiện để chuyển đổi mô hình, phương thức canh tác đạt hiệu quả cao hơn.

5 năm qua, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về vốn, thiết bị, tổ chức lại sản xuất…, nguồn vốn tín dụng cho nông nghiệp nông thôn đều chiếm hơn 50% tổng nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Các cấp Hội Nông dân thực hiện ủy thác cho vay từ Ngân hàng CSXH cho 47.014 hộ với số dư hơn 755 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn chiếm 0,50%, từ hoạt động này đã góp phần đáng kể

vào việc giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm của tỉnh từ 2 - 3% mỗi năm. Đồng thời, từ Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp, Hội Nông dân trực tiếp tổ chức thực hiện 108 dự án với 108 nhóm hộ, trên 1.300 hộ nông dân. Các cấp hội chủ động ký kết với các doanh nghiệp sản xuất phân bón, hàng năm cung ứng cho nông dân từ 6 đến 8 ngàn tấn với trị giá hàng trăm tỷ đồng, cung ứng trên 600 máy nông nghiệp các loại theo phương thức trả 50% giá trị khi mua và 50% giá trị còn lại thanh toán khi thu hoạch sản phẩm. Các hoạt động trên quy mô chưa lớn, giá trị chưa nhiều nhưng đã thực sự đáp ứng lợi ích thiết thực cho một bộ phận nông dân; nâng cao vai trò, vị trí và trách nhiệm của Hội Nông dân đối với nông dân, doanh nghiệp.

Đối với xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm, các cấp Hội Nông dân tích cực phối hợp với các ngành tuyên truyền, vận động và hỗ trợ 15.300 hộ nông dân liên kết, hợp tác với 36 doanh nghiệp, tổ chức và 83 cơ sở, hộ nông dân độc lập sản xuất được cấp giấy chứng nhận chất lượng theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt với diện tích 40.607ha trên đối tượng cây rau, chè, cà phê, cây đặc sản… Xây dựng và phát huy thương hiệu của 8 sản phẩm được cấp chứng nhận về: rau, hoa Đà Lạt, dứa Cayen, cà phê Di Linh, trà B’Lao, chuối La Ba, lúa gạo Cát Tiên… Hàng năm, các ngành và Hội Nông dân tổ chức cho nông dân, HTX, doanh nghiệp tham gia các hội nghị xúc tiến thương mại, hội chợ, hội nghị bình chọn danh hiệu quốc gia. Năm 2014, Hội Nông dân cùng các ngành lựa chọn 3 sản phẩm nông nghiệp qua chế biến (rượu vang, trà Actiso túi lọc, trà Ôlong) và cả 3 sản phẩm đều được bình chọn trên tổng số 57 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu toàn quốc...

“Ben duyên” đât đo cao nguyênSinh ra và lớn lên ở miền quê gió Lào

cát trắng Quảng Trị - mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, thầy giáo Nguyễn Hải Lâm luôn hồi ức về những năm tháng khốc liệt của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước với những kỷ niệm buồn. Trong cuộc chiến tranh ấy đã cướp đi biết bao nhiêu cuộc đời, số phận hay để lại bao nỗi mất mát cho những con người chất phát, chịu lắm đau thương mà cũng thật kiên cường! Thầy Lâm xúc động kể lại: Năm 1972, chiến tranh loạn lạc nên gia đình phải di tản từ Quảng Trị vào Huế. Trên đường chạy giặc, thầy bị trúng đạn vào tay, gia đình đưa vào bệnh viện Huế phẫu thuật, nhưng vết thương bị nhiễm trùng đành phải bỏ đi bàn tay trái vĩnh viễn khi thầy tròn 12 tuổi. Tuổi thơ dữ dội đã hun đúc nghị lực vượt khó của một cậu bé nhà nghèo, nuôi dưỡng mơ ước để rồi trở thành một nhà giáo gắn bó trọn đời với sự nghiệp “trồng người”…

Sau khi tốt nghiệp ra trường, do điều kiện công tác ở quê hương khó khăn,

Thây giáo 33 năm tâm huyết với nghiệp “trồng người”ª KIÊU nInh

“Nghề dạy học không chỉ truyền đạt cho học sinh về kiến thức mà phải làm sao dạy cho các em hiểu về cách làm người trong cuộc sống” - đó là lời tâm sự của thầy Nguyễn Hải Lâm - giáo viên, Tổ trưởng tổ Toán - tin, Trường THPT Di Linh, huyện Di Linh.

thầy giáo Lâm đã tình nguyện lên Tây Nguyên công tác và miền đất đỏ bazan trên cao nguyên Di Linh (Lâm Đồng) là “bến đậu”. Song, những năm 1980, vùng đất Di Linh còn hoang sơ và đời sống của nhân dân trong vùng gặp rất nhiều khó khăn, dân cư thưa thớt, chủ yếu là người dân tộc bản địa sinh sống. Khi mới nhận công tác ở Trường THPT Di Linh, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học còn nhiều thiếu thốn; cuộc sống, điều kiện công tác của đội ngũ giáo viên, nhất là những người từ quê khác mới đến như thầy Lâm thì muôn vàn khó khăn… Tuy nhiên, những khó khăn trong sinh hoạt, công tác đã không dễ đẩy lùi ý chí của một thầy giáo trẻ giàu tâm huyết và quyết tâm lập nghiệp trên quê mới. Vừa công tác, thầy Lâm vừa cố gắng nghiên cứu, học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, tham gia sôi nổi các hoạt động do đoàn trường tổ chức. Qua đó, đã giúp thầy Lâm tìm được niềm vui, ý nghĩa thật sự của một “kỹ sư tâm hồn”.

Gắn bó với Trường THPT Di Linh được gần 14 năm (từ năm 1981 đến năm 1995), vì hoàn cảnh gia đình nên thầy Lâm đành phải chuyển về Quảng Trị và công tác tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh. Nhưng rồi, tình đất tình người cao nguyên cứ níu kéo; để rồi một lần nữa, thầy giáo Lâm quyết định

quay trở lại vùng đất Di Linh tiếp tục sự nghiệp “trồng người” như một mối duyên tiền định!

Tâm gương hoc tâp va lam theo Bac Hô

Hơn 30 năm gắn bó với Trường THPT Di Linh, thầy giáo Nguyễn Hải Lâm đã công hiến cho sự nghiệp giáo dục của quê hương thứ hai bằng cả tâm huyết

của cuộc đời mình. Trong công tác, thầy giáo Lâm luôn tận tụy, trăn trở để tìm ra những giải pháp mới nhằm góp phần cùng nhà trường nâng cao chất lượng dạy và học. Thầy Lâm cho biết, những năm đầu về đây công tác, trường học thưa thớt, cơ sở vật chất trường lớp còn rất đơn sơ; đối với khối THPT, toàn huyện chỉ có duy nhất trường THPT này. Bởi vậy, học sinh của trường rất đông; trong đó đa số là học sinh người dân tộc thiểu số. Hạn chế của học sinh dân tộc là tiếp thu kiến thức rất chậm, vả lại môn toán là bộ môn rất khô khan nên nhiều học sinh chán nản và đã có nhiều học sinh bỏ học. Biết được tâm lý của học sinh, thầy giáo Lâm luôn trăn trở phải thay đổi cách giảng dạy sao cho hấp dẫn, khoa học để tạo sự ham thích của học sinh, nhất là học sinh dân tộc thiểu số. Thầy tự nghiên cứu giảng dạy từ những bài toán đơn giản để dẫn dắt các em đến với niềm đam mê học tập. Trong các tiết giảng trên lớp, thầy Lâm không chỉ giảng dạy những dãy số khô khan, những bất đẳng thức vô hình mà kể những câu chuyện đời thường, những tấm gương vượt khó trong học tập, giáo dục truyền thống hiếu học… cho học sinh. Đối với những học sinh yếu môn toán và hoàn cảnh gia đình khó khăn,...

(XEM TIẾP TRANG 11)

(XEM TIẾP TRANG 11)

° Dâu tây sạch trồng theo hướng nông nghiệp công nghệ cao.

Ảnh: PHAN NHÂN

° Thầy giáoNguyễn Hải Lâm.

Page 4: 5 Du lịch cùng những mùa hoa

4

kinh teá - xaõ hoäiCuoái tuaàn Ngaøy 6 - 12 - 2014

Theo dòng sự kiện

T ôi dừng xe trên con đường nhựa ngó vào ngôi nhà: Trên đường, xe cộ đi lại khá tấp nập.

Trái lại, phía trong khuôn viên, ngoài một khoảnh sân rộng, ngôi nhà xây khá khang trang nhưng khá vắng vẻ.

“Bảo tàng” đá…Có hẹn trước nên Đoàn Giàu

chuẩn bị sẵn hai ly cà phê đen đặc theo gu dân nghiện cà phê xứ núi. Nhấp ngụm cà phê, tôi gợi chuyện: “Ở Nam Tây Nguyên này, người ta bảo đá cảnh là nhất Đoàn Giàu. Gần đây, nghe bảo anh đi Quảng Ngãi...?”. Nhắc đến chuyến đi Quảng Ngãi, nghệ nhân Đoàn Giàu hào hứng: “Chuyến đi khá dài ngày và cũng khá vất vả. Nhưng bù lại là mình có duyên nên tìm được một vài tác phẩm ưng ý. Hơn một tuần lặn lội săn lùng, lúc về “báo cáo” kết quả, mình trưng vài tác phẩm vừa tìm thấy, anh em đá cảnh ngoài đó... ngưỡng mộ vô cùng!”. Tôi có cớ để đề nghị: “Chắc là giá trị lắm! Anh cho tôi thưởng thức với!”. Đoàn Giàu càng trở nên người “say” đá cảnh: “Anh theo tôi...”.

Đoàn Giàu đứng lên dẫn tôi vào phòng trong của ngôi nhà. Căn phòng không quá rộng nhưng cũng đủ để chứa vài trăm tác phẩm đá cảnh. Cảm giác đầu tiên của tôi là quá choáng ngợp. Nếu chỉ một mình “lạc” vào chốn này, chắc chắn tôi không biết phải bắt đầu “nhìn ngó” từ đâu. Anh nói: “Đây, chuyến đi gần đây nhất về Quảng Ngãi, mình có được hai tác phẩm này đây...”. Anh nâng một viên đá màu xám nhạt ngả xanh lên tay và hỏi tôi: “Anh có nhìn thấy những vệt màu trắng này không? Đây nữa, phía trên này còn có mấy nét trắng nhạt hơn...”. Thấy tôi nhíu mày, anh giải thích ngay: “Đây là “Thiền” - cũng là tên tác phẩm. Mảng màu trắng đậm ở phía dưới là hình ảnh một người đang ngồi thế kiết già đặt tay lên đầu gối. Phía trên, mảng trắng nhạt là “ảnh” của con người đó, cũng có thể hiểu đó là cái hồn của con người này đang “thăng”. Đây này, anh nhìn kỹ đi nào...”. Rất dễ nhận ra! Đến kẻ dốt đặc chuyện đá cảnh là tôi cũng nhận ra hình ảnh một con người mặc áo quần cổ xưa ngồi xếp bằng đăm chiêu và “hồn” của con người ấy đang lơ lửng ở phía trên. Quả là kỳ lạ! Với tôi, con người không mấy hiểu về giá trị của những viên đá, chỉ biết rằng tôi đang tự hỏi sao mà thiên nhiên lại có thể làm

Người say mê đá cảnh

ª Phóng sự: Khắc Dũng

Dẫu quen biết với nghệ nhân Đoàn Giàu khá lâu nhưng suốt nhiều năm qua tôi chỉ mới gặp anh ở những cuộc triển lãm hoặc hội hoa xuân tại Đà Lạt; và cũng chỉ mới tiếp cận được một vài tác phẩm đá nghệ thuật được anh chọn lọc mang đi trưng bày. Buổi trưa, trời nắng đẹp, tôi đến ngôi nhà của nghệ nhân Đoàn Giàu nằm giáp ranh giữa phố và quê ở thị trấn Di Linh, cảm nhận không gian xung quanh vừa hiện hữu sự nhộn nhịp của đô thị nhưng đồng thời ẩn chứa sự heo hút của nông thôn miền núi.

nên một tuyệt tác đến nhường này, một tuyệt tác mà rất có thể không có bất kỳ một họa sỹ vĩ đại nào trên thế giới có thể sáng tác nên. Thiên nhiên này quả là một họa sỹ có một không hai! Chưa hết, Đoàn Giàu còn khoe: “Với cái này, anh thấy không, thấy nó là cái gì không?”. Tôi nhìn vào viên đá thứ hai trên tay Đoàn Giàu một cách... đắm đuối, nhưng chịu, không nhận ra nó là cái gì. Anh lại giải thích: “Đây là tác phẩm thứ hai mình ưng ý trong chuyến đi về Quảng Ngãi vừa rồi. Anh nhìn xem đây này nhé... Chỗ màu

trắng tương đối rõ nét là đầu con thiên nga. Phía sau, màu trắng nhạt hơn là cái đuôi của nó. Bên dưới là mấy đường sóng nước. Tôi đặt tên cho tác phẩm này là “Tung tăng”. Đó là con thiên nga đang tung tăng trên hồ nước”. Thú thực, nghe đến ngọn nguồn sự giảng giải của Đoàn Giàu, tôi mới nhận ra.

Thiên nhiên kỳ vĩNghệ nhân Đoàn Giàu dắt tôi

lên gian trưng bày phía trước. Tôi thêm một lần nữa choáng ngợp trước những đá và đá. Anh bảo: “Ở đây, có cái cũ lẫn cái

mới, cũng có những tác phẩm mình chưa kịp đặt tên, hoặc đã đặt tên nhưng chưa hài lòng...”. Tôi như lạc vào... mê cung đá! Anh Đoàn Giàu kể rằng, nhờ cái “duyên” nên trong số hơn một nghìn tác phẩm mà Đoàn Giàu đang trưng bày ở nhà riêng, nhiều tác phẩm đã “đứng” mãi ở ngôi đầu bảng qua rất nhiều cuộc thi hoặc cuộc triển lãm trong tỉnh và trong nước. Đó là những tác phẩm “Tâm thạch”, “Sự tích An Tiêm”, “Bồ tát”, “Long - ly - quy - phụng”, “Thiên long”, “Vọng khơi”...

Hình như biết được điều tôi đang băn khoăn, Đoàn Giàu liền hỏi: “Chắc anh đang thắc mắc sao không thấy tác phẩm “Chân dung Cha già?”.

Không đợi tôi trả lời, anh say sưa kể tiếp: Với riêng tác phẩm đó, ban đầu đặt tên là “Chân dung Cha già” nhưng về sau, được sự góp ý của nhiều người (và kể cả các thành viên trong Câu lạc bộ UNESCO nghiên cứu sưu tầm cổ vật Việt Nam), Đoàn Giàu đặt lại tên cho tác phẩm quý giá nhất của mình là “Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Nghệ nhân Đoàn Giàu đứng ngay giữa phòng với ánh nhìn xa xăm: “Người ta bảo tôi có duyên với đá. Theo lời anh kể, chuyến đi tìm đá năm ấy ở Bình Thuận, ròng rã suốt mấy ngày đêm lặn lội hết sông này đến suối nọ trong khu vực rừng núi thuộc huyện Hàm Tân (Bình Thuận) mà không một ai tìm được tác phẩm nào cho ra hồn. “Buổi chiều, cả mấy anh em vì quá mệt mỏi nên quyết định sáng mai quay về sớm hơn dự định. Chúng tôi ngồi nghỉ bên một dòng suối giữa rừng già với tâm trạng chán nản...” - anh Đoàn Giàu nhớ lại. Anh tiếp tục

câu chuyện: “Anh em động viên nhau: Có lẽ trước khi đi, chúng ta xác định không đúng “tọa độ” nên mới tay trắng thế này. Thế rồi, anh em thu dọn đồ đạc và chuẩn bị bữa cơm tối. Lúc đó, điếu thuốc trên tay tôi còn hơi cuối cùng. Tôi quẳng nó về phía suối. Cái búng tay không đủ mạnh để tàn thuốc bay xa rơi vào dòng nước mà rớt ngay trên bờ, bên mép nước. Tôi đứng dậy đi về phía tàn thuốc với ý định nhặt nó lên và dập tắt hẳn rồi quẳng nó xuống suối. Bất ngờ, ngay bên cạnh tàn thuốc là một viên đá màu đen xám, lấp lánh trong nắng chiều muộn. Tôi nhặt lên ngắm nghía. Lau nhẹ lớp bụi cát bên ngoài, tôi xoay tới xoay lui, quay lên quay xuống viên đá... Vết mờ màu vàng nhàn nhạt trên viên đá xám ngả màu đen giống như một cánh rừng thu nhưng không rõ nét. Một chút lưỡng lự, cuối cùng tôi đặt viên đá xuống chỗ cũ vì nó không giá trị gì...”. Đến sáng hôm sau, khi vừa thức giấc ra suối định tắm gội trước khi “nhổ trại” quay về, Đoàn Giàu lại đến đúng vị trí viên đá chiều qua. Viên đá màu xám ngả đen lại lấp lóa trong nắng sớm. Linh cảm có điều gì đó khác thường, anh lại nhặt viên đá lên và lại ngắm nghía. Lần này, anh quay nghiêng viên đá khoảng bốn lăm độ, bỗng từ bên trong viên đá, dưới ánh nắng chiếu nghiêng buổi sáng sớm, một gương mặt người hiện ra... Vài hôm sau, anh dùng dầu “trang điểm” thoa lên toàn bộ bề mặt viên đá (như cách làm thông thường). Mặt đá bóng loáng. Dùng thêm ít dầu “nhấn” mạnh vào chỗ có lớp màu vàng nhạt, rồi anh mang hòn đá ra phơi dưới nắng. Vài tiếng đồng hồ sau quay lại, nghệ nhân Đoàn Giàu bất ngờ nhận ra “gương mặt người” trên viên đá rất giống chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đúng là “Nhân thạch cảm ứng thiên” như lời anh nói. Ngừng một lát... Anh Đoàn Giàu bùi ngùi: Có duyên mới gặp tác phẩm đá quý ấy, nhưng lại không có duyên để giữ lại bên mình...ª

°Nghệ nhân Đoàn

Giàu và tác phẩm

“Tung tăng”.

Ñảng Cộng sản Việt Nam mà tiêu biểu là Chủ tịch Hồ Chí Minh - người cộng

sản Việt Nam đầu tiên xuất sắc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện vừa đấu tranh giải phóng dân tộc vừa thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Người đã phát triển sáng tạo luận điểm về khả năng thắng lợi của cách mạng ở thuộc địa trước cách mạng ở các nước chính quốc; về quan hệ giữa cách mạng ở chính quốc và cách mạng ở thuộc địa; về tư tưởng gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội; về giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên… Trong đó, đặc biệt là tư tưởng: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đây là đỉnh cao của sự vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện thực tiễn Việt Nam.

“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của

dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại… Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX). Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta đã khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là… kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta,… mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”.

Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất mãi tỏa sáng trong sự nghiệp cách mạng của nước ta, sống mãi trong tình cảm kính yêu, trân trọng của bạn bè trên thế giới. Igơnaxiô Gônxalết Hanxen - nhà hoạt động chính trị Mêhicô, nguyên Chủ tịch Hội những người bạn của Việt Nam phát biểu trong Hội thảo khoa học quốc tế kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tháng

Chủ nghĩa Mác-Lênin mãi trường tồn, tư tưởng Hồ Chí Minh mãi tỏa sáng (Tiếp Theo và hếT)

ª ĐAn ThAnh

Ñ ón được chiếc tắc xi tôi lên xe và nói với cậu lái xe cho tôi về Gò Vấp. Tôi lấy làm lạ, tôi đã đi Sài

Gòn nhiều lần rồi nên biết thế nào là những con đường đông đặc người và xe, vậy mà giờ tôi thấy con đường Điện Biên Phủ rộng rinh, lác đác vài chiếc xe thong dong đang chạy. Như đọc được ý nghĩ của tôi, người lái tắc xi nói: “Chắc là cả nửa thành phố đi chơi lễ, lái xe mấy ngày này thật dễ chịu.”. Không biết anh nói với tôi hay nói với chính mình, nhưng câu nói của anh khiến tôi sực nhớ hôm nay là ngày 30 tháng 4. Hèn nào, tôi nghĩ thiên hạ đi chơi hết nên thành phố trông rộng ra, giống như lần đầu tiên mình đến Sài Gòn. Ý nghĩ đó dẫn tôi trở lại tuổi thơ tôi, lúc đó là những năm sáu mấy, tôi chỉ là một chú nhỏ nhà quê đang học lớp nhì lần đầu tiên theo chị lên một thành phố lớn. Sài Gòn lúc ấy xe cộ còn thưa thớt nhưng với tôi Sài Gòn đã là một sự ngưỡng mộ. Tôi nhớ nhà chị tôi mướn nằm trong một con hẻm gần chợ Vườn Chuối. Đối diện nhà chị tôi là một căn nhà gỗ khá rộng, trước sân trồng một cây mận lúc lỉu trái hồng cả một khoảng trời. Tôi chỉ dám nhìn thôi, phần vì lạ nước lạ cái, cái tính hoang đàng dù sao cũng bị cưỡng chế, phần vì nhà bên có hai cô con gái nên tôi không dám đụng vào. Hai cô chắc là cỡ tuổi tôi hoặc ít hơn gì đó, nhưng là người thành phố nên lanh lợi và nắm thóp một thằng nhỏ nhà quê như tôi. Nếu ở nhà, cái cây mận kia không thể nào thoát khỏi tay tôi, nhất định tôi sẽ hái cho bằng hết cho dù có lỡ bị đòn. Một buổi chiều tôi ngồi bên cửa sổ nhìn qua nhà hàng xóm, thấy tôi nhìn hơi lâu cây mận một chút, đứa chị trợn mắt: “Ê, không được hái trộm nghe chưa?”. Chẳng biết cô bé nói với ai, tôi cứ nhìn lom lom vào cây

Nghệ nhân Đoàn Giàu (53 tuổi) có chân trong nhiều tổ chức, trong đó có tổ chức Câu lạc bộ UNESCO nghiên cứu sưu tầm cổ vật Việt Nam (thuộc Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam). Tuy nhiên, không vì duy nhất điều này khiến anh nổi tiếng mà chủ yếu là nhờ ở bộ sưu tập đá cảnh trên nghìn tác phẩm cho đến lúc này.

Page 5: 5 Du lịch cùng những mùa hoa

5 Cuoái tuaàn Ngaøy 6 - 12 - 2014

Vaên hoùa - Ngheä thuaät

(xem tieáp trang 11)

Chủ nghĩa Mác-Lênin mãi trường tồn, tư tưởng Hồ Chí Minh mãi tỏa sáng (Tiếp Theo và hếT)

ª ĐAn ThAnh

5-2010: “Hồ Chí Minh không chỉ là một vị lãnh tụ xuất chúng của dân tộc mình, một yếu nhân của quá trình phi thực dân hóa trong thế kỷ XX mà đặc biệt Người còn là một người Thầy vĩ đại trong môn học giành tự do cho các dân tộc. Là người Thầy trong nghề sư phạm giành tự do - chủ đề chính của tất cả các nền văn hóa và là mục tiêu của nhân loại”.

Chủ nghĩa Mác - Lênin về bản chất là một hệ thống mở, chứ không phải hệ thống khép kín. Do vậy, nó luôn cần được vận dụng sáng tạo góp phần bổ sung, phát triển bằng những thành tựu của khoa học và thực tiễn mới. Nội dung chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa - một tương lai “ấm no, hạnh phúc” của nhân loại mãi mãi giữ nguyên giá trị, là ánh sáng soi đường, là kim chỉ nam cho các Đảng Cộng sản chân chính trên thế giới. Từ Đại hội VII (6-1991), Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu cao tư tưởng Hồ Chí Minh với nhận thức: “Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta”. Đảng ta

khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động”. Trong thực tế, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành tài sản tinh thần quý báu của Đảng và của cả dân tộc… Việt Nam đang trong quá trình tích cực đổi mới và đã giành nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng đất nước tiến tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”… Trong quá trình vận động không tránh khỏi còn đó những mặt trái tiêu cực cần cắt bỏ như: tham nhũng, lợi ích nhóm, suy giảm niềm tin… thế nhưng Đảng ta cũng đã kiên quyết đấu tranh để giữ gìn sự trong sạch vững mạnh của Đảng. Giai đoạn hiện nay, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã và đang được toàn Đảng, toàn xã hội đồng thuận, hưởng ứng, ngày càng lan tỏa và đi vào chiều sâu cuộc sống. Mặt khác, Đảng ta cũng chú trọng đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) nhằm xóa bỏ những nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp làm suy yếu vai trò lãnh, chỉ đạo của Đảng; quyết tâm nâng

cao vị thế “ngọn cờ tiên phong”của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới nhằm đưa nước ta sớm sánh vai với cường quốc năm châu. Vững tin vào sức sống bất diệt của chủ nghĩa Mác-Lênin, sự thuyết phục của tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường độc lập, tự do mà Người đã chọn, chúng ta càng không thể chấp nhận luận điệu phi khoa học, không thể chấp nhận sự hồ đồ như thế lực thù địch phán là “trong ba ngôi đó thì Mác và Lê đã lu mờ về vị trí thứ yếu”! Chúng ta không bao giờ làm “kẻ đốt đền”, kẻ a dua “theo đóm ăn tàn” là “phải làm đổ cho được cái BÌNH PHONG,… hãy cắt bỏ cái BÌNH PHONG ấy đi”… mà chúng ta phải có thái độ, quyết tâm chính trị ngược lại! Chúng ta cảnh giác, vạch trần bộ mặt của những kẻ phản nước, hại dân; thái độ thù địch của những kẻ cơ hội chính trị trong và ngoài nước. Đồng thời phải vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng Đảng ta luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và gắn bó máu thịt với nhân dân như Di chúc Hồ Chí Minh căn dặn!ª

mận. Thấy vậy, con bé càng tức: “Ê, cái đồ nhà quê nghe không hả?”. Nói xong nó lấy một trái mận ném về phía tôi, trái mận bay vụt qua tôi rớt xuống nền nhà vang lên một tiếng bịch. “Nếu là ở nhà tao mày sẽ biết tay!”, tôi nghĩ nhưng lập tức tôi biết mình là người lạ nên cố ghìm cơn tức đang nhen nhóm trong lòng. Thấy mặt tôi chắc căng thẳng, đứa em cầm một chùm mận chạy qua nhà tôi. Nó đến trước cửa sổ, nơi tôi đang ngồi trong nhà nhìn ra, bàn tay nho nhỏ của nó đẹp lạ lùng, nó đưa tôi chùm mận: “Anh ơi, em cho anh chùm mận nè, đừng chơi với chị, chị bị má la hoài vì tội hỗn hào đó anh”. Cô nhỏ méc tội của chị nó như thể tôi là một người lớn, là anh nó chẳng hạn. Nghe

câu nói của cô nhỏ, mặt tôi lúc đó chắc giãn ra, tôi nói anh cám ơn em nghe, em dễ thương quá! Cô nhỏ cười hồn nhiên chạy về nhà, không biết cặp mắt của tôi nhìn theo cái áo đầm màu hồng của nó. Cái áo đầm tuổi thơ theo tôi nhiều năm và chắc là sẽ đi theo suốt cuộc đời bởi tôi thích màu hồng từ ngày ấy. Bây giờ không biết “cô nhỏ ngày xưa” còn hay đã mất, nếu còn chắc đã lên bà, gặp lại tôi cũng sẽ không nhìn ra đâu…

Người tài xế tắc xi hỏi “rẽ đường nào chú ơi, đã qua siêu thị rồi?”. Tôi chỉ đường cho anh ta, câu hỏi vô tình của tay tài xế khiến tôi nhớ đến lần hỏi đường cô nhỏ. Đó là một chuyến phiêu lưu khám phá Sài Gòn của tôi. Và tôi đã đi lạc. Không lạc mới lạ với

những con hẻm na ná như nhau, những ngôi nhà, những loại cây trồng trên ban công làm tăng độ mát cho ngôi nhà trông không khác gì nhau. Tôi lạc trong mê trận hẻm, thứ mà ở quê tôi không có và không biết làm sao về nhà chị dù biết chắc rằng đối diện nhà chị tôi có một cây mận và hai đứa con gái một thấy mặt là ghét và một thấy mặt dễ thương. Đang lúc cố cùng tôi thấy một cô nhỏ từ một căn nhà bước ra, “đứa em”, tôi mừng quýnh nói em ơi, chỉ dùm anh đường về nhà với? Cô nhỏ nhìn tôi lom lom: “Anh đi đâu mà qua tận xóm này?”. Tôi ngắc ngứ, nói thiệt thì sợ bị chê là “cù lần”, thấy vậy cô nhỏ nhoẻn miệng cười: “Vậy theo em về nhà héng!”. Bữa đó tôi được đi bên cô nhỏ, nghe

em kể chuyện học, chuyện nhà, chuyện bạn em… mỗi thứ một chút mà sao tôi cứ tưởng đang sống trên mây.

Mấy chục năm rồi. Sài Gòn đổi thay từng giờ lận, tôi không thể nào nhận ra con hẻm ngày xưa là cái chắc. Cư xá Đô thành mà ngày xưa tôi đi lạc không biết bây giờ còn xôn xao tiếng chim hót như ngày trước? Không biết mấy ngày tới tôi có dịp để ngang qua chốn kỷ niệm xưa?

Nhà bà chị tôi đây rồi, con hẻm đã biến thành một con đường thảm nhựa, có tên hẳn hoi: đường số 4. Mấy năm trước chỉ là con đường đất, chỗ lồi chỗ lõm, không biết ai đã phóng con đường này để phân lô bán nền. Tôi chỉ biết tên vùng này là Làng Hoa, bây giờ không thấy hoa đâu cả, chỉ thấy ồn ào phố xá, người ta đang trôi trong cái không gian náo nhiệt của một vùng đô thị!

Tắm xong tôi dạo chơi một vòng trong khi chờ mấy đứa cháu về ăn cơm. Tôi đi theo con đường số 4, quẹo qua số 3 và ra đến một con đường lớn hơn, có tên đàng hoàng: đường Lê Văn Thọ. Vẫn dòng xe cộ thưa thớt, trên lề đường vài người xe ôm dáng mệt mỏi chờ khách. Cái kiểu ngồi của một người xe ôm khiến tôi chú ý, anh ta ngồi hẳn lên chiếc yên xe, hai bàn chân thô ráp đặt trên cái yên chắc đã lâu lắm chưa thay bọc, còn hai tay thì vòng qua ôm đầu gối vào lòng. Thấy tôi nhìn, người xe ôm hỏi liền: “Đi đâu chú ơi, tui chở cho?”. Tôi đang đi dạo một vòng ngắn rồi về nhưng khi nhìn vào đôi mắt háo hức chờ đợi của cậu xe ôm tôi thấy tồi tội, chắc đang ế khách đây. Tôi nói chở giùm tôi ra một nhà sách, cậu biết nhà sách nào lớn lớn chút không? Người xe ôm cười: “Dưới ngã sáu có nhà sách Văn Lang lớn lắm, chú lên xe đi!”.

Tôi bắt chuyện với cậu xe ôm: sáng giờ chạy xe khá không? Như động đến nỗi niềm cậu xe ôm nói “khá gì chú ơi, ế òm à”. Tôi hỏi sao vậy? “Lễ mà chú, người ta đi chơi xa hết cả rồi, chú coi bữa qua xe cộ chạy ngợp trời chớ đâu vắng ngơ vắng ngắt như bây giờ?”. Tôi nói vậy sao dù trong bụng đã biết chuyện này. Tôi tiếp cậu người đâu ta? Cậu xe ôm vừa tránh một chiếc xe vừa nói “cháu ở ngoài Trung, Bình Định!”. Tôi hỏi tiếp vậy cậu vô đây lâu chưa? Người chạy xe ôm nói “cháu vô cũng lâu rồi, lúc trước thì vô có một mình giờ thì đưa cả gia đình vô luôn năm rồi…”. Mới nói đến đó xe đã chạy đến nhà sách Văn Lang. Đúng như cậu xe ôm nói, đây là một nhà sách lớn lại có vị trí khá đắc địa nên giờ này mà bãi xe gần kín chỗ. Xe dừng lại tôi nói thôi cậu chở tôi ra quán cà phê nào đó mình ngồi nói chuyện chơi, còn nhà sách mai mốt tôi vô cũng được?

Thấy vẻ ngần ngừ của cậu xe ôm, tôi hỏi bộ cậu mắc công chuyện sao? Cậu ta cười “công chuyện thì cháu lúc nào cũng phải làm chỉ sợ chú khi không mà tốn tiền mời cháu uống cà phê thôi!”. Tôi nói cậu ngại chi cái chuyện nhỏ đó, không phải khi không tui mời cậu uống với tui một ly cà phê đâu, tui cũng quê Bình Định, nghe giọng xứ Nẫu của cậu khiến tui nhớ quê quá nên mời cậu uống cà phê để nghe giọng nói xứ mình mà!

Quán ven đường cái nào cũng giống nhau. Mấy bộ bàn ghế có

dựa được đặt quay ra đường, nhạc vang vang trong quán vắng. Hai ly đen đá được một cô nhỏ bưng ra kèm theo hai ly nước trà đá, dưới có đặt cái miếng lót dường như làm bằng sợi lục bình. Cậu xe ôm lấy máy gọi ai đó với một giọng gia trưởng rồi tắt máy liền. Cậu hỏi tôi “hồi nãy chú nói người Bình Định vậy quê chú huyện nào?”. Tôi cười nói thiệt với cậu má tôi người xứ Nẫu, bà xa quê lâu rồi nhưng mà bà vẫn nói rặt thứ tiếng nhà quê. Tôi nghe nói má tôi ở thôn Trường Định, huyện Bình Khê chớ tui chưa về quê ngoại lần nào! Cậu xe ôm cười “tậu chết đi chú, quê ngoại mà sao không dìa, bây giờ huyện Bình Khê được đổi tên là huyện Tây Sơn”. Tôi cũng cười nói tiếp cậu đừng cười, má tôi xa quê cũng lâu rồi, hồi bà còn sống bà cũng về thăm quê mấy lần, sau này bà con không còn ai nên đâu có về làm gì? Cậu xe ôm ra vẻ quan tâm “Dẫy na!”. Nói tới đó không hiểu sao cậu chợt im lặng. Tôi nghĩ thầm trong bụng chắc là thằng này nhớ quê rồi. Tôi nhìn vào cặp mắt cậu xe ôm, cậu đang nghĩ gì mà mắt nhìn xa vắng? Bỗng nhiên tôi nhận ra tôi… cũng nhớ quê như cậu xe ôm bởi tôi vừa nhận ra tôi đồng cảm với cậu này. Tôi hỏi nãy giờ nói chuyện mà không biết tên nhau, tôi tên Hiếu còn cậu tên gì? Cậu xe ôm như sực tỉnh: “Tụi bạn kêu cháu là Ốm, Hai Ốm”.

Tôi quan sát Hai Ốm, đúng người sao thì tên vậy. Hai ốm thiệt chừng năm chục ký lô là cùng, được cái là khá cao dễ tới một mét bảy mươi nên coi bộ càng cao hơn với cái mông lép xẹp tay chân dài thòng. Tôi hỏi tiếp vậy cậu vợ con ra sao rồi? Hai nói “cháu hai đứa, năm rồi đưa cả nhà vô đây làm dân nhập cư KT3”. Rồi Hai kể bằng chất giọng thiệt của mình chớ không ráng pha tiếng cho giống dân trong này. Thì cũng giống như vô vàn những câu chuyện tôi đọc được và nghe được trong mấy năm nay. Ở nhà quê ruộng ít làm không đủ ăn phải bươn chải kiếm sống. Đầu tiên Hai vô nhà ông cậu. Ông cậu này vô Sài Gòn từ hồi Sài Gòn còn có tên là Sài Gòn. Ở nhờ nhà ông cậu kiếm đủ thứ việc để làm, tháng tháng gởi về quê vài ba triệu bạc để “mẹ con nó sống”. Rồi thằng con thi đậu trường Bách Khoa. Tôi nghĩ thầm trong bụng: ờ, sao mấy đứa học giỏi đều là con nhà nghèo cả ta? Thằng con của Hai chắc là học giỏi, thi đậu trường Bách Khoa chớ có phải chuyện chơi đâu. Tôi ngắt lời Hai vậy chớ thằng nhỏ chọn ngành gì? Hai ngớ người: “Cái vụ này cháu cũng không biết, để coi cái gì như là… như là tin tức gì đó?”.

Tôi ngạc nhiên thật sự, chắc là Hai lộn rồi, thằng nhỏ thi đậu trường Báo chí mới liên quan đến tin tức chớ? Hai khẳng định “cháu không lộn đâu, chắc chắc là có chữ tin mà!”. Tôi nghĩ một hồi thì mới nhận ra. Ý Hai muốn nói là thằng nhỏ đậu khoa Công nghệ thông tin, tôi hỏi và Hai gãi đầu “đúng đó chú, mà sao chú biết hay vậy, thông tin với tin tức gì thì cũng như nhau mà?”. Tôi cười một trận đã đời. Nhờ đó giữa tôi và Hai gần nhau hơn. Hai kể tiếp “vậy là kéo cả nhà vô đây luôn, con Ba đang học lớp mười cũng vô đây đi học, lúc rảnh giúp má nó làm việc”...

Minh họa: Phan nhân

Hai ốmª Truyện ngắn: Võ Anh cương

Page 6: 5 Du lịch cùng những mùa hoa

6

Vaên hoùa - ngheä thuaätCUOÁI TUAÀN Ngaøy 6 - 12 - 2014

N gày xưa làng tôi cũng như bao làng ở vùng châu thổ sông Hồng dù to, dù bé thì xung quanh làng đều được hàng tre xanh mướt bao quanh. Không biết tre được trồng từ bao

giờ mà khi tôi lớn lên đã thấy tre quanh làng chỗ nào cũng thành bụi, thành khóm trùng điệp, ngút ngàn. Hàng tre ấy dân gọi là lũy. Ý ví tre ấy như thành như lũy bảo vệ, tạo ranh giới cho làng, chia cương thổ phân biệt làng này với làng khác.

Lũy tre quen thuộc, thân thương ấy từ ngàn đời đã là một thứ lũy mà lửa đốt không cháy, người dù có bắc thang cũng không trèo qua nổi, lấy câu liêm - thứ đồ chuyên để phá thành, phá tường cũng không kéo đổ. Sau lũy tre lại đến những hào, những ao chỉ trừ mùa đông mưa ít nước cạn. Dân tát kiệt nước ao, phơi bùn bắt cá dành ăn tết. Nhưng giữa đường viền trùng trùng hết lớp tre này già lại có lớp măng tre khác mọc lên để ken dày giữ cho lũy tre làng ngày càng dày thêm, chắc chắn thêm lại có những khoảng trống hở ra. Những khoảng trống ấy thường nằm ở bốn mặt, ứng với bốn phương của làng được gọi là cổng làng. Cổng làng xưa được xây cất nên để phân biệt, ranh giới của làng nọ với làng kia, chốn người ở và nơi đồng ruộng hai vụ chiêm mùa, xen vào vụ màu thêm rau, thêm củ… Cũng như cổng nhà, cổng làng ngày xưa được chăm chút, xây cất kỹ càng theo cốt cách, hồn cốt của làng như một bộ mặt mà khách thập phương nhìn vào đấy có thể biết văn hóa, tập tục của làng là vậy. Nhưng dù xây theo kiểu nào thì cổng làng bao giờ cũng có hai tầng. Tầng một là hai cánh cổng bằng gỗ tốt, nặng trịch để sáng mở cho nông phu trong làng ra đồng cày cấy, gặt hái. Xẩm tối, trống thu không vang lên. Khi mặt trời đã lặn sau dãy Tam Đảo lúc đó chỉ còn lờ mờ mấy tầng mây phủ, với mảnh trăng huyền treo cao, cùng cánh chim mải miết về tổ thì hai cánh cửa gỗ lại đóng lại, cài then bằng thanh gỗ dài như chiếc đòn càn. Làng lúc đó ngoại bất nhập, nội bất xuất. Tầng trên xây như một cái gác chuông nhỏ cho trai đinh trong làng luân phiên nhau ngồi trên đó canh chừng giặc giã, kẻ thảo khấu đột nhập vào làng. Hễ động rạng gì thì rúc tù và, nổi trống ngũ liên báo cho làng chuẩn bị đối phó.

Làng Chèm của tôi là làng Đại Việt cổ nên việc xây cổng ở bốn phía nơi mặt làng là việc dĩ nhiên phải có. Khi tôi đã vào tuổi choai choai thì lũy tre bốn mặt làng tôi vẫn xanh rậm rì, thân tre các lớp vẫn ken vào nhau vang lên tiếng kẽo

kẹt. Dưới gốc tre kề bên hào sâu chiều về mẹ con nhà cuốc đen xì vẫn thoăn thoắt rúc bụi để rồi vào hè lại vang lên tiếng “luốc cuốc cuốc” rộn ràng, nồng nã của cuốc mái gọi chồng về trước khi trăng mọc. Ngọn tre vẫn vươn ra cong vút, rập rềnh đùa rỡn gia đình nhà cò láo xáo chia nhau vài con tép vừa mò được dưới đồng sâu…

Cánh cổng làng chắc là vậy, còn thân cổng xây bằng gạch. Mà theo như cậu tôi khi còn sống kể lại rằng: Hồi xây chiếc cổng đại ở Đại Đồng cậu tôi còn thấy dân phu hồ ở làng có thể làm ăn trí trá ở đâu không biết nhưng đã nhận xây cổng cho làng thì thận trọng từ việc rửa từng hòn gạch trước khi đặt vào mạch. Cháo, mật trộn vào vữa phải thuộc loại chọn lọc. Cháo không khê, không loãng quá, không đặc quá. Mật cũng vậy, phải chọn loại mật đầu mẻ, trong suốt, không vón cục. Vì thế, khi cổng làng xây xong, đứng xa nhìn thấy tòa cổng làng sừng sững, vững vàng, oai nghiêm như tòa pháo đài cổ. Còn câu đối chữ nho, hay chữ ta hai bên cổng phải nhất nhất nghe các cụ tư văn trong làng để đắp chính xác từng bộ chữ, cái ngoặc lên, dấu phẩy. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng mỗi khi đi qua những nơi cổng làng tôi giờ đã thành phế tích, tôi vẫn như nghe rõ từng tiếng một lời đọc mấy hàng câu đối của cậu giảng giải cho tôi.

Ở cổng Dốc Bạc mặt hướng ra đường đôi câu đối tiếng Hán ghi “Đạo cộng xa thư Âu Á hội /Địa truyền văn hiến tích kim dân” (Đạo lý cùng văn hóa, học vấn Âu, Á hội tụ lại. Mảnh đất lưu truyền văn hiến tích tụ trong lòng dân đến ngày nay). Tiếc tác giả của đôi câu đối này giờ không ai nhớ. Mặt hướng vào làng lại là đôi câu đối chữ nôm do Hàn lâm công phụng Tú tài Lê Duy Tý soạn “Muốn giong xe ngựa nâng cao cổng /Tiến tới văn minh mở rộng đường”. Còn trên cổng dốc chợ Trong thì đắp đôi câu đối bằng chữ nôm do Tổng sư tổng Mậu Hòa, Hoài Đức, Hà Đông Hoàng Thúc Đáng soạn phác họa khá rõ những nét phong đăng hòa cốc của kinh tế làng Chèm tôi một thời: “Trên chợ, dưới sông, buôn bán từ nay thêm thuận lợi/ Cao tường kín cổng, đi về lối cũ lại khang trang”.

Thế rồi hai cuộc chiến tranh, một cuộc cải cách ruộng đất và sửa sai đi qua. Không hiểu vì lẽ gì các cổng mang đầy chữ nghĩa biểu tượng văn hóa, văn hiến làng tôi bị phá sạch. Đến độ dân làng tôi chua chát nói thành tục ngữ “Tổng hổng như cổng làng Chèm”.

Mỗi bận từ phố về làng đều phải qua làng Vẽ, cứ thấy chạnh lòng. Những chiếc cổng rêu phong,

Cổng làng của ta ơi…ª Tạp văn: NGUYỄN HIẾU

(Quý tặng những người Hà Nội ở Lâm Đồng)

Trang văn học - nghệ thuật Hà Nội

ª TÔ THI VÂN

Ngày đẹp trờiChúng mình như một đám mây

sà xuốngBạn bè ơiRợp mát chiều êm cỏ

RượuMột thứ nước mưa lànhTúa ra từ tay bạnNào... nâng chénCó một loài chimĐói gió ngóng trời xanhMột ngày thật đẹp trờiRượu sóng sánh chéo tay mắt đong

mắt dâng vuiBờ thu ngủ quên mùa hoa cúcNụ nắng bâng khuâng vàng phơi

Ùa vào nhau sông tươi gió mẩySóng vờn mát mái mây bơiTrăng cứ lội thơm vàng từng đáy chénMười ngón tay thon mủm mỉm cười

ª NGUYỄN SỸ CHUNG

Trở vềHãy trở về với anh, trong chiều nắng cuối đông,Khi mái tóc chúng mình

cùng bạc màu năm tháng.Bụi trần gian bão giông và nắng hạn, Khuya, sớm đợi chờ...

Hãy trở về với anh, như chưa có bao giờ,Bởi ngọn gió luôn là vô định.Và bởi mây mong gió là đôi cánh,Gió vô tình, lãng đãng cứ lướt qua.

Hãy trở về với anh, dù lúc ấy lời ca,Chỉ còn lại như là trong tâm tưởng.Hồ Than Thở nắng buông hoàng hôn xuống.Thao thức thời gian, khắc khoải đến thẫn thờ.

Hãy trở về với anh, như chưa có bao giờ,Anh tìm những niềm vui từ ký ứcLối cũ đồi thông cùng anh với trăng và đấtĐón bước em về chiều Trong nắng cuối đông.

N gày 1/12, tại Nhà sáng tác Đà Lạt, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội phối hợp với Trung tâm hỗ trợ sáng tác (Bộ VH-TT-DL) đã khai mạc Trại sáng tác Văn

học - Nghệ thuật, trên 20 hội viên các chuyên ngành thuộc Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật TP. Hà Nội tham dự.

Phát biểu khai mạc Trại sáng tác, nhà báo, nhà văn Hồ Quang Lợi - UV Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh sự quan tâm, tạo điều kiện của Thành ủy Hà Nội đối với văn nghệ sĩ. Trưởng Ban Tuyên giáo cũng khái quát một số thành tựu cơ bản trên các lĩnh vực chính trị - kinh tế - xã hội sau 60 năm giải phóng Thủ đô. Hà Nội tự hào là nơi kết tinh, lan tỏa văn hóa Việt Nam. Kinh tế Hà Nội có thể chưa phát triển ở tầm cao nhất cả nước nhưng lĩnh vực văn hóa phải đi đầu. Văn hóa Thủ đô phải là “ngọn đuốc” soi đường cho cả

nước tiếp tục “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Nhà văn Hồ Quang Lợi hy vọng tại Trại này, các hội viên sẽ sáng tác nên những tác phẩm văn học - nghệ thuật có chất lượng cao về Thủ đô ngàn năm văn hiến, về đất nước đang chuyển động tích cực trong sự nghiệp đổi mới; đặc biệt là có những tác phẩm hay phản ánh sinh động về thành phố Đà Lạt “ngàn hoa”, về Lâm Đồng - một vùng đất Nam Tây Nguyên giàu truyền thống cách mạng, giàu tiềm năng kinh tế - văn hóa, một địa phương đã sát cánh cùng Thủ đô xây dựng thành công “Hà Nội trên cao nguyên” là huyện Lâm Hà ngày nay đang trên đường phát triển bền vững.

Nhân dịp Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội mở Trại sáng tác tại Đà Lạt, Lâm Đồng Cuối tuần trân trọng giới thiệu một số tác phẩm của các văn nghệ sĩ Thủ đô. TS

HỒ SƠ TƯ LIỆU

Cầu Long Biên -cây cầu đầu tiênbắc qua sông HồngCầu Long Biên trước đây có

tên là cầu Paul Doumer - tên của Toàn quyền Pháp đã đề xuất việc xây dựng cây cầu này. Nhưng dân gian thường gọi cây cầu này là cầu Bồ Đề vì bắc sang làng Bồ Đề hoặc cầu Gia Lâm vì bắc sang huyện Gia Lâm... Cầu Long Biên là tên mới đặt sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Đây là cầu thép đầu tiên của Hà Nội, được khởi công xây dựng vào tháng 9/1898, do hãng Daydé-Pillié thiết kế và thi công, giá trị 10,5 triệu quan Pháp. Cầu được khánh thành tháng 2/1902. Vào dịp này, vua Thành Thái cũng “ngự giá Bắc tuần” để dự lễ thông cầu.

Cầu chính qua sông dài 1.682m và cầu dẫn dài 896m, gồm 19 nhịp đặt trên 20 trụ cao hơn 40m (kể cả móng). Cầu chia thành 9 khung khổng lồ, mỗi khung dài 61m. Giữa là đường xe lửa, hai bên là đường đi bộ.

Thực dân Pháp đã hoàn thành

tuyến đường sắt quan trọng nhất Đông Dương lúc đó, nối cửa biển Hải Phòng với vùng Vân Nam (Trung Quốc), đồng thời nối Hà Nội với Đồng Đăng (Lạng Sơn). Vào năm 1922-1923, cầu được mở rộng phần cho xe ô tô song hành với đường sắt. Cho đến nay, cầu cơ bản không thay đổi về kết cấu, trừ những đoạn bị tàn phá trong chiến tranh phá hoại của Mỹ. Có 14 lần bom Mỹ phá hỏng 1.500m cầu, đánh gục 9 nhịp và 4 trụ hư hỏng nặng. Sau Hiệp định Paris, qua 41 ngày đêm sửa chữa, ngày 4/3/1973, chuyến tàu đầu tiên lại vượt sông Hồng. Ngoài giá trị giao thông, cầu Long Biên còn là chứng tích lịch sử, một chiếc cầu vắt ngang hai thế kỷ XIX và XX và được coi là một trong những cầu thép lớn nhất thế giới ở thời điểm hoàn thành.

Cầu Thăng Long -biểu tượng của tình hữu nghịViệt - XôCầu Thăng Long được khởi công

xây dựng ngày 26/11/1974, với sự giúp đỡ của nhà nước Liên Xô. Cầu

DẤU ẤN TỪ NHỮNG CÂY CẦUCùng với sự phát triển của hệ thống giao thông, những cây cầu đã không chỉ nối liền những bờ sông, vượt biển mà còn là những nhân chứng lịch sử, nối liền quá khứ, hiện tại và bắt kịp xu hướng phát triển của tương lai…

Thăng Long bắc ngang qua hai làng Đông Ngạc và Võng La - nơi dòng sông Hồng hẹp nhất. Ngày 19/5/1985, cầu khánh thành, trở thành niềm tự hào của người dân Hà Nội và đội ngũ xây dựng cầu đường Việt Nam.

Phần cầu chính dài 1.688m, có 2 tầng: Tầng trên dành cho các loại xe cơ giới với hai đường nhỏ (khoảng 1m) chạy song song làm

cổ kính, uy nghiêm của làng này vẫn còn đó. Từ dốc Nhật Tảo, ngược lên ngõ Ngách, ngõ trường Vẽ, ngõ Ngấn, ngõ Chùa… Cây đinh lăng cao ngất đến thế hệ tôi học vẫn đọng câu chuyện Liêu Trai về nàng trinh nữ bị ép duyên trèo lên ngọn cây thả mình vẫn còn nguyên để mùa những đóa lan cánh chẽ bảy, chẽ ba vàng xuộm vẫn tỏa hương ngan ngát…Vậy mà làng tôi, cổng làng chẳng còn một một chiếc. Bói cả làng không còn một cành tre la đà. Nhà mái ngói vẩy xộp đã trôi vào quá khứ, chỉ còn trong tâm tưởng của những kẻ hoài cổ. Những nhà ống lênh khênh kệch cỡm chen nhau với những thùng nước trắng lóa. Tôi đứng lặng trước cổng nhà ông ngoại - chiếc cổng cổ cuối cùng của làng Chèm dấu yêu của tôi mà thấy lòng nao nao. Cổng làng tôi đâu rồi. Những câu đối của một căn làng “Địa truyền văn hiến tích” đâu rồi?

Chỉ còn tiếng gió buổi chớm xuân đang hun hút trôi qua cổng Dốc Bạc một thời tôi đã ngập ngừng, bồn chồn đợi cô hàng xóm vào một tối xuân năm nảo năm nao!ª

° CADASA (tranh màu nước) - NGUYỄN VĂN LẠI

Page 7: 5 Du lịch cùng những mùa hoa

7 CUOÁI TUAÀN Ngaøy 6 - 12 - 2014

Vaên hoùa - ngheä thuaät

Trang văn học - nghệ thuật Hà Nội

Heo may hun hútVườn mướp hoa vàngTôi lên sân thượngMùa thu đi ngang

Nắng vàng rượu vangNhuốm nhà nhuộm phốPhập phồng hơi thởLàn mây lượn lờ

Con đường đã quaPhía sau hun hútTóc giờ đã bạcTheo mùa rong chơi

Theo ngọn gió cườiLời thu vang vọngXao lòng, trống vắngNỗi buồn lan lan

Mùa thu đi ngangTím chiều phố nhỏMột người đứng đóXem mùa thu qua

ª NGUYỄN ĐỊCH LONG

Chiềubên hồ Than Thở

Lá rơi hiu hắt quán chiềuGió vi vút gió liêu xiêu

nỗi niềmChập chờn cánh bướm

chao nghiêngLơ thơ cỏ mọc mương

thềm mộ xưaTrời thu chợt đổ cơn mưaBóng xanh nhòa nhạt

đáy hồ thở thanThâm nghiêm núi thẳm

thông ngànQuán chênh vênh gió

xiên ngang rừng chiều

ª TÔ THI VÂN

Ngày đẹp trờiChúng mình như một đám mây

sà xuốngBạn bè ơiRợp mát chiều êm cỏ

RượuMột thứ nước mưa lànhTúa ra từ tay bạnNào... nâng chénCó một loài chimĐói gió ngóng trời xanhMột ngày thật đẹp trờiRượu sóng sánh chéo tay mắt đong

mắt dâng vuiBờ thu ngủ quên mùa hoa cúcNụ nắng bâng khuâng vàng phơi

Ùa vào nhau sông tươi gió mẩySóng vờn mát mái mây bơiTrăng cứ lội thơm vàng từng đáy chénMười ngón tay thon mủm mỉm cười

Năm lên mười tuổiMạc Đăng Dung lên thuyền theo cha vượt cửa

sông Văn ÚcLần đầu tiên biết thế nào là sóng biểnKhi ngọn sóng cao như mái đình trùm lên con

thuyền cuốn cậu ra xaTừ dưới sâu cậu bé vùng vẫy chống lại sóng dữbám được mạn thuyền trước khi người cha túm cậu kéo lên Từ cái lần đầu tiên ấyCậu không còn sợ biểnCậu bỏ lại trên bờ nỗi sợ truyền đờiNhững cơn sóng kinh hồn giữa trùng khơiChuyện thần biển bắt người, bắt cả ai dám cứu

người trả nợ

Năm mười lăm tuổiCậu đã cứu được người bám cột buồm sắp chết. Mười sáu tuổi, cậu nhìn thấy những chiếc thuyền

buôn vĩ đại của những người da trắng

Trên những chiếc thuyền ấy chàng thanh niên thầm khâm phục họ

Đêm trở về căn nhà mái rạ nền đất nhà mình cậu thao thức mơ bay đến những chân trời xa lạ, những xứ sở giàu có tiền bạc và sức mạnh

Nơi những chàng trai như cậu có thể đi khắp trái đất với những con tàu vĩ đại, những kiện hàng to lớn, với những tráp đầy tiền, vàng bạc.

Cậu nhìn hai bàn tay mìnhHai bàn tay to, đầy chai sạn không khác gì bàn

tay của những người thủy thủ da trắng. Cậu cũng kéo nổi mỏ neo, cũng nâng lên vai, vác đi những kiện hàng to.

Với những thứ đồ gốm, xấp tơ lụa trên thuyền cậu cũng đổi được vải vóc, đồ trang sức, đồ kim khí, thuốc men...

Cậu hỏi người cha: Cha ơi, để có những con thuyền to lớn đi ra được đại dương thì phải làm gì?

Cha cậu trả lời: Con phải có sức mạnh. Con phải làm cho đất nước giàu có. Biển cả sẽ giúp con.

Mạc Đăng Dung nhìn hai bàn tay mình. Thật lạ trong đó có cả sóng đại dương đang vỗ dào dạt, cậu đang lái một con thuyền to lớn đi về phía mặt trời lên mỗi sớm.

Hai mươi hai tuổi, trong trận tỷ thí đánh gục

hai mươi đối thủ bước lên võ đài đô lực sĩ, trong hai bàn tay chàng đánh cá lại cồn lên những cơn sóng biển.

Những cơn sóng biển không bao giờ buông tha chàng cả khi cầm dù che đầu vua ở đội quân túc vệ.

Hai mươi chín tuổi, chàng có thanh bảo đao sức lực người thường không mang nổi. Trên mình ngựa đánh Đông dẹp Bắc lạ thay thanh bảo đao mỗi khi khua trên đầu binh địch phát ra những đợt sóng ầm ào cuốn tan tất cả các đạo quân cùng thành lũy.

Bốn mươi tư tuổi chàng đánh cá trở thành Hoàng đế.

Người vẫn không bao giờ nguôi nhớ tiếng sóng biển.

Vẫn mơ những con thuyền buôn vĩ đại, những xứ sở giàu đẹp bên kia bờ đại dương.

Mỗi buổi sángHoàng đế - Người đánh cá nhìn lại hai bàn

tay mình, tiếng sóng biển lại nhắc lời người cha ngày trước:

Biển cả sẽ giúp con.

nước tiếp tục “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Nhà văn Hồ Quang Lợi hy vọng tại Trại này, các hội viên sẽ sáng tác nên những tác phẩm văn học - nghệ thuật có chất lượng cao về Thủ đô ngàn năm văn hiến, về đất nước đang chuyển động tích cực trong sự nghiệp đổi mới; đặc biệt là có những tác phẩm hay phản ánh sinh động về thành phố Đà Lạt “ngàn hoa”, về Lâm Đồng - một vùng đất Nam Tây Nguyên giàu truyền thống cách mạng, giàu tiềm năng kinh tế - văn hóa, một địa phương đã sát cánh cùng Thủ đô xây dựng thành công “Hà Nội trên cao nguyên” là huyện Lâm Hà ngày nay đang trên đường phát triển bền vững.

Nhân dịp Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội mở Trại sáng tác tại Đà Lạt, Lâm Đồng Cuối tuần trân trọng giới thiệu một số tác phẩm của các văn nghệ sĩ Thủ đô. TS

ª THÁI KẾ TOẠI

Con đường ra biển

° Săn ảnh - Ảnh: THANH TOÀN

ª PHẠM HUỲNH CÔNG

Thu

DẤU ẤN TỪ NHỮNG CÂY CẦU

Thăng Long bắc ngang qua hai làng Đông Ngạc và Võng La - nơi dòng sông Hồng hẹp nhất. Ngày 19/5/1985, cầu khánh thành, trở thành niềm tự hào của người dân Hà Nội và đội ngũ xây dựng cầu đường Việt Nam.

Phần cầu chính dài 1.688m, có 2 tầng: Tầng trên dành cho các loại xe cơ giới với hai đường nhỏ (khoảng 1m) chạy song song làm

chỗ đi lại cho nhân viên sửa chữa cầu. Tầng dưới rộng 19,5m ở giữa là đường dành cho xe lửa, hai bên là lối đi của người đi bộ và xe thô sơ, mỗi bên rộng 1,5m.

Cầu có 15 nhịp được đặt trên 14 trụ và 2 mố cao 14m. Nếu tính cả phần cầu dẫn trên hai bờ thì đường dành cho xe lửa dài 5.503m, đường dành cho xe cơ giới dài 3.116m, cho xe thô sơ và người đi

bộ dài 2.650m. Tổng chiều dài hơn 11.000m, trụ cầu có đường kính 18m sâu dưới mặt đất từ 40m đến 60m, nhịp cầu dài 112m, rộng 10m và nặng 5 tấn. Đây là chiếc cầu rất lớn, việc thi công phải do 4 xí nghiệp cầu, 1 xí nghiệp cơ giới (thuộc Liên hiệp cầu Thăng Long) thực hiện.

Cầu Chương Dương - do kỹ sư và công nhânHà Nội tự thiết kế và thi côngCầu Chương

Dương được khởi công xây dựng vào ngày 10/10/1983. Sau 1 năm 9 tháng thi công, cầu

khánh thành ngày 30/6/1985.Cầu Chương Dương được xây

cách cầu Long Biên 654m về phía hạ lưu sông Hồng, nối phường Phúc Tân thuộc quận Hoàn Kiếm tới xã Bồ Đề thuộc quận Long Biên.

Cầu Chương Dương là loại cầu lớn, vĩnh cửu, có kết cấu bảo đảm an toàn cho các xe trọng tải lớn qua cầu với tốc độ cao. Cầu có kết cấu dầm thép, mặt cầu bằng bê tông

cốt thép. Cầu dài hơn 1.213m, rộng 19,76m, gồm 4 làn xe, hai làn giữa dùng cho xe tải nặng 30 tấn hoặc bánh xích 80 tấn, hai làn bên dùng cho xe tải 6 tấn. Cầu gồm 9 nhịp dầm dẫn, 11 dầm chính, 21 mố trụ.

Cầu Chương Dương có vai trò đặc biệt quan trọng đối với giao thông, phát triển kinh tế Thủ đô. Cây cầu này do kỹ sư và công nhân Hà Nội tự thiết kế và thi công, thể hiện khả năng tự làm chủ, sáng tạo, đánh dấu sự phát triển mới của ngành cầu đường nước nhà.

Cầu Thanh Trì -dài, rộng nhất Việt NamCầu Thanh Trì là cây cầu lớn

nhất trong các cây cầu bắc qua sông Hồng, bắt đầu từ điểm cắt quốc lộ 1A tại Pháp Vân, quận Hoàng Mai, điểm cuối cắt quốc lộ 5 tại Sài Đồng, quận Long Biên. Cầu Thanh Trì được khởi công ngày 30/11/2002 và thông xe ngày 2/2/2007.

Cầu Thanh Trì có tổng chiều dài bao gồm đường dẫn và cầu dài hơn 12.000m, cầu chính qua sông Hồng dài 3.084m, rộng 33,10m với 6 làn xe (4 làn xe cao tốc), tốc độ cho phép 100km/h. Kết cấu bên dưới gồm 52 trụ và 2 mố trên nền móng có tổng số 1.339 cọc khoan nhồi đường kính các loại 1m; 1,5m; 2m. Đây là một trong những cây cầu bê tông cốt

thép dự ứng lực dài và rộng nhất Việt Nam, đồng thời cũng là công trình cầu với nhiều ứng dụng công nghệ mới.

Cầu Thanh Trì do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án Thăng Long. Hai công ty Nhật Bản là Obayashi và Sumitomo trúng thầu thi công.

Cầu đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

Cầu Vĩnh Tuy - công trìnhkỷ niệm 1.000 nămThăng Long - Hà Nội Cầu Vĩnh Tuy được khởi công

xây dựng ngày 3/2/2005 và thông xe kỹ thuật vào ngày 2/9/2009. Đây là công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.

Cầu Vĩnh Tuy bắc qua sông Hồng có điểm đầu phía bờ Nam là phường Vĩnh Tuy-Thanh Lương cách ngã ba dốc Minh Khai 275m về phía cầu Mai Động quận Hai Bà Trưng (Hà Nội). Điểm cuối phía bờ Bắc là phường Sài Đồng vượt qua đường sắt Hà Nội-Hải Phòng và quốc lộ 5 tại km 2+630, nút giao với tuyến chính cùng 3 nhánh đường kết nối quốc lộ 5 và đường nội bộ dân khu công nghiệp Sài Đồng thuộc quận Long Biên...

(XEM TIẾP TRANG 10)

° Cầu Long Biên.

Page 8: 5 Du lịch cùng những mùa hoa

8 CUOÁI TUAÀN Ngaøy 6 - 12 - 2014 DU LÒCH

Ñ i du lịch giờ đây không phải là chuyện khó cho bất cứ ai. Việc dịch chuyển đến một không gian, một thành phố hay một khoảng trời lạ luôn làm cho

cuộc sống vui vẻ hơn lên, để sau đó lại tiếp tục công việc thường nhật. Tuy nhiên, ngoài các điểm đến quen thuộc như danh lam, thắng cảnh, di tích, đền đài hoặc du lịch lễ hội, còn có một sự hấp dẫn khác trong các cuộc hành trình khám phá, đó là du lịch theo những mùa hoa. Du lịch với hoa khác hẳn, không chuyến đi nào giống chuyến đi nào, không mùa hoa nào giống

Du lịchcùng

những mùa hoa

ª KHUÊ VIỆT TRƯỜNG

mùa hoa nào. Bên cạnh đó, người chạm gặp hoa luôn tuôn trào sự cảm xúc vô tận, khiến cho lòng thênh thang. Việc khai thác các tour du lịch trong các mùa hoa đang được các đơn vị du lịch khai thác thành công, dân “phượt” cũng sẵn sàng với chiếc xe máy, ba lô lên vai trong cuộc hành trình dài để ngắm hoa.

Những mùa hoa thường bắt đầu vào mùa đông, và lộng lẫy vào dịp Tết, hoa lại có đặc trưng vùng miền, muốn chạm gặp là phải tìm tới, cho nên du lịch ngắm hoa luôn làm mê đắm lòng người. Những cuộc

chân người tìm đến. Một loài hoa rất bình thường khác cũng gây tò mò cho du khách, chính là hoa cải trắng ở cao nguyên Mộc Châu. Nằm cách Hà Nội khoảng 200km, Mộc Châu không chỉ đẹp cuốn hút bởi những nương chè xanh mướt, sắc hoa dã quỳ vàng óng, hay màu trạng nguyên rực rỡ… mà còn thu hút du khách bởi những vạt hoa cải nở trắng trời. Mộc Châu bước vào mùa hoa cải trắng tinh khôi những ngày cuối thu chạm sang mùa đông. Hoa cải trắng ở đây có thể kéo dài trong mùa Xuân, khi những tia nắng mới đẹp đẽ chiếu rọi. Bước đi giữa cánh đồng hoa với màu hoa trắng tinh khiết, trải dài thấp cao như bước chân vào cõi thênh thang vì cả một ngọn đồi đều là hoa cải trắng.

Sa Pa lại là điểm đến khá nổi tiếng mà mọi người đều chọn lựa. Chỉ đi tàu lửa một đêm từ Hà Nội lên Lào Cai, từ Lào Cai đi ô tô mất khoảng một giờ đồng hồ là tới Sa Pa. Nhưng nhiều người chọn Sa Pa vào mùa hoa, vì miền đất này vô cùng gợi cảm trong mùa hoa. Ở Sa Pa có loại hoa Anh đào khác với Mai anh đào ở Đà Lạt, gần giống với hoa đào Nhật Bản. Mùa Xuân hoa nở tung trời. Hoa nở trên các triền núi trong các bản làng như Tả Vạn, Tả Van hoặc bản Cát Cát nơi du khách đi qua. Hoa đào nở ngay trên phố, hoa đào có mặt trên đỉnh Hàm Rồng… Sa Pa có một loại hoa độc đáo khác nữa trong mùa Xuân là hoa mận. Người dân bản địa bảo rằng: Do phải gồng mình chống lại các đợt rét đậm, băng tuyết nên nhiều cây mận già ở Sa Pa nở hoa to và đẹp.

Một loại hoa đẹp khác vào mùa Xuân chính là hoa ban. Tháng Ba, hoa ban bung sắc phủ kín trên mọi nẻo đường Tây Bắc. Từ Mộc Châu đi Sơn La, từ Sơn La sang Điện Biên, đường 6 được xem như quốc lộ thơ mộng nhất của vùng Tây Bắc trong mùa hoa ban. Đi trên cung đường hoa vào các bản làng ngắm nhìn hoa ban mà lòng cũng xốn xang theo cảnh đẹp đất trời.

Tất nhiên, vẫn có những mùa hoa riêng rẽ của mỗi vùng đất. Từ tháng 8, đến các tỉnh Đồng Tháp Mười lại gặp những cánh đồng hoa sen. Vẻ đẹp của hoa sen không như các loại hoa khác, đây là loại hoa kiêu sa với sắc hồng hay trắng. Chèo thuyền dạo giữa hoa sen mà lòng lay động… Sau đó ăn bát chè sen, uống ly trà ướp sen mới cảm thấy cuộc đời đầy thi vị.

Những mùa hoa đất trời ban tặng hoặc do con người tạo nên trên những miền đất quê hương ấy tạo nên những cuộc hành trình thú vị. Vào mỗi mùa Xuân đến, lên đường ngắm hoa là điều mà không ai không chọn lựa.ª

° Mai anh đào (Đà Lạt).

° Hoa sen (Đồng Tháp).

“Cầu Đôi liền với tháp ĐôiQuanh năm quấn quít như tôi

với nàng” Cầu Đôi và tháp ĐôiLà một thành phố tương đối

trẻ của tỉnh Bình Định, Qui Nhơn không nhiều những di tích nổi tiếng trên địa phận của mình. Du khách đến đây có thể thăm một số cảnh đẹp của thành phố ven biển này với bãi biển hình vòng cung trải dài đang được chính quyền địa phương nỗ lực cải tạo để thu hút du khách; thưởng thức hải sản biển khá rẻ vì thành phố này giá cả chưa bị tác động nhiều của du lịch; thăm mộ nhà thơ Hàn Mặc Tử tại Ghềnh Ráng; thăm chiếc cầu Nhơn Hội qua biển nối đất liền với bán đảo Phương Mai. Và nếu muốn biết thêm lịch sử về vùng đất này, có thể đến tháp Đôi, khu di tích kề trong lòng thành phố với 2 ngọn tháp có từ thời vương quốc Chămpa.

Với người Qui Nhơn, địa danh tháp Đôi thường gắn với cầu Đôi vì đơn giản cặp đôi này nằm không xa nhau. Cầu Đôi nằm

Đến Qui Nhơn thăm tháp Đôi ª GIA KHÁNH

khá nhiều nhưng những gì còn sót lại hiện nay cũng đủ xếp tháp Đôi (cùng tháp Dương Long, một cụm tháp Chăm trên đất Bình Định)

vào hàng tiêu biểu cho loại hình kiến trúc sử dụng đá này trong hệ thống tháp Chăm ở Việt Nam...

(TIẾP TRANG 10)

trên đường vào thành phố vốn là trục quốc lộ 19 nối liền cảng Qui Nhơn với các tỉnh Tây Nguyên qua ngả Gia Lai. Đây là một cây cầu khá ngắn, nhỏ, không gì đặc sắc, kề bên cạnh là một cây cầu khác dùng cho đường sắt từ ga Diêu Trì nối với Qui Nhơn. Hai cầu song song nên gọi là cầu Đôi.

Trong tư liệu xưa, tháp Đôi được gọi là tháp Hưng Thạnh vì nằm tại thôn Hưng Thạnh thuộc đất của huyện Tuy Phước. Đến năm 1898, đời vua Thành Thái nhà Nguyễn, thị xã Qui Nhơn mới được thành lập, ban đầu còn nhỏ nhưng địa giới được mở rộng dần ra các xã lân cận của huyện Tuy Phước, trong đó có thôn Hưng Thạnh. Tháp Đôi hiện nay nằm tại phường Đống Đa, không xa khu trung tâm Qui Nhơn.

Là một công trình tôn giáo của người Chăm xây dựng từ thế kỷ X đến XV, di tích này gồm 2 ngọn tháp nằm kề nhau, một lớn một nhỏ hơn, tháp lớn cao khoảng 20m, tháp nhỏ thấp hơn, nằm trong một khu vực tương đối bằng

° Tháp Đôi.

phẳng, cửa chính cả hai đều quay về hướng nam. Tương tự các công trình tháp Chăm trong cả khu vực miền Trung, tháp Đôi cũng được xây bằng gạch nung với một kỹ thuật xây độc đáo chỉ có ở người Chăm cổ, gạch được xếp khít nhau với chất kết dính rồi nung thành một khối. Kỹ thuật xây dựng này hiện nay vẫn đang được nhiều người nghiên cứu để trùng tu các công trình đền tháp Chăm cổ. Họa tiết trang trí ở 2 ngôi tháp này cũng mang những nét riêng nhưng trong tổng thể vẫn là các tượng thần, các phù điêu diễn tả các nhân vật, các vũ công với điệu múa lấy từ truyền thuyết Ấn Độ; tượng chim thần Garuda, các con vật voi, hươu, khỉ. Tất cả đều rất sinh động.

Điểm độc đáo của di tích này theo các nhà khảo cổ học chính là việc sử dụng chất liệu đá trong thi công công trình. Đá tảng được sử dụng rất nhiều để làm phần đế cho cả 2 tháp và chân riềm mái. Dù những phần xây dựng bằng đá này qua thời gian đã mất mát

hành trình vào tháng 10 lên Đà Lạt, thành phố sương mù huyễn hoặc này có một loại hoa hoang dã, nhưng làm nao lòng người. Dã quỳ có mặt ở nhiều tỉnh Tây Nguyên, nhưng lại đẹp và gây ấn tượng chính lại là Đà Lạt. Bất cứ con đường nào vào phố, bên vệ đường đều rực rỡ màu hoa vàng ấy. Trên đường đi đến các điểm du lịch, hoặc ra ngoại ô đều có hoa quỳ vàng. Ngoài Bắc, cao nguyên Mộc Châu cũng có những thảm hoa dã quỳ hoang dại, khiến cho những cuộc hành trình tìm đến.

Vào tháng 12, khi cái lạnh bắt đầu se da, Đà Lạt lại có một loại hoa khác níu chân người là Mai anh đào. Mai anh đào trồng trên nhiều con đường, tại các điểm du lịch và quanh Hồ Xuân Hương. Hoa có màu hồng nhạt, làm hồng cả đất trời.

Trong nhiều năm nay, du khách lại tìm đến Đồng Văn - Mèo Vạc ở Hà Giang để chỉ ngắm một loài hoa lạ: Hoa Tam giác mạch. Hoa Tam giác mạch nở theo mùa người dân ở đây trồng, và vào tháng 2 đến tháng 4 hoặc tháng 10 đến tháng 11 dương lịch là hoa nở rộ. Hoa Tam giác mạch có màu trắng chuyển sang hồng rồi tím. Theo kế hoạch, tại Mèo Vạc sẽ trồng thử nghiệm một cánh đồng hoa Tam giác mạch chủ yếu cho khách tham quan trong năm 2015, bên cạnh đó còn có thêm các dịch vụ hỗ trợ như chế biến bánh, rượu… Tam giác mạch.

Chính giữa núi đồi, những triền dốc trong không khí se lạnh miền Đông Bắc đã khiến cho loại hoa này khiến bao bước

Page 9: 5 Du lịch cùng những mùa hoa

9 CUOÁI TUAÀN Ngaøy 6 - 12 - 2014

gia ñình - ñôøi soáng

Chuyên mục Thanh niên ([email protected])

T ốt nghiệp Khoa Công nghệ Thông tin Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP Hồ Chí Minh, nhưng “tình yêu” với rau, hoa nơi vùng đất cao nguyên quê nhà đã đưa Phạm Quang Hưng

(27 tuổi, ngụ tại phường 11, thành phố Đà Lạt) trở về quê hương lập nghiệp. Từ những kinh nghiệm của gia đình, từ những “bài học vỡ lòng” khi từ nhỏ đã làm vườn cùng ba mẹ, đã giúp Hưng tự tin để trở thành một nông dân chính hiệu. Năm 2010, Hưng bắt tay trồng gần 2 sào hoa cúc. Sau vài vụ ban đầu, nhận thấy trồng cúc giá cả không ổn định nên vừa trồng cúc Hưng vừa nghiên cứu tìm loại hoa mới thay thế. Loài hoa được anh lựa chọn là cẩm chướng. Mặc dù đã dày công nghiên cứu kỹ thuật trồng nhưng những vụ cẩm chướng đầu đều chỉ huề vốn. Không nản chí, vừa làm Hưng vừa tích lũy thêm kinh nghiệm. Sau gần 4 năm, vườn cẩm chướng của anh đã được mở rộng lên đến 1ha.

TSKH tại Phápvề phục vụ miền núiSự kiện UBND tỉnh Lâm

Đồng vừa khen thưởng PGS-TSKH-BS Dương Quý Sỹ 100 triệu đồng khi ông được phong hàm PGS là mức thưởng đặc biệt chưa từng có tại địa phương (QĐ ngày 20.10.2014). Với niềm đam mê khoa học, từ một ThS - BSCK-I nội khoa của Trường ĐH Y dược TP.HCM, Dương Quý Sỹ đã sang Pháp nghiên cứu học tập và bảo vệ thành công xuất sắc luận án TSKH năm 2009 - là người đầu tiên của ngành y tế VN bảo vệ TSKH tại Pháp.

Một nhà khoa học thật sự cần phải biết tạo cho mình môi trường làm việc trong điều kiện cho phép vì không có môi trường nào

Hành trình chữa bệnh xơ phổi ª AN NHIÊN

Đó là hành trình mạnh mẽ của trí tuệ, niềm tin và hy vọng - hành trình của người thầy thuốc quyết chí học tập, nghiên cứu áp dụng thành quả y học hiện đại để chữa bệnh hiểm nghèo và hành trình của người bệnh đi khắp nơi tìm thầy thuốc giỏi phó thác sinh mạng của mình.

là tuyệt đối lý tưởng - suy nghĩ như vậy, Dương Quý Sỹ chọn con đường trở về quê hương Đà Lạt để phục vụ bà con. Hàng năm, PGS-TSKH-BS Dương Quý Sỹ (đang giữ cương vị Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Y-Sinh học do ông vừa thành lập và cố vấn chuyên môn cho BV Đa khoa Lâm Đồng) vẫn thường xuyên sang Pháp để tiếp tục làm công việc nghiên cứu chuyên sâu và làm công tác kiêm nhiệm của BV Cochin - ĐH Paris Descartes. Ông còn là Tổng Biên tập Tạp chí Hô hấp Pháp - Việt, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Mạch máu Nội và Ngoại khoa của Mỹ và là thành viên Ban biên tập Tạp chí Hô hấp Châu Âu.

Tại địa chỉ 269 Phan Đình Phùng - Đà Lạt, đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng của Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng, PGS-TSKH-BS Dương Quý Sỹ đã tạo ra một môi trường làm việc và nghiên cứu lý tưởng với các trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho lĩnh vực chẩn đoán điều trị các bệnh lý hô hấp. Tại đây, có đủ các điều kiện để ông hướng dẫn các học viên cao học, nghiên cứu sinh trong nước. Cũng tại đây, ông được nhiều bệnh nhân

khen ngợi về cách chữa bệnh hiệu nghiệm.

Thắp lên hy vọngcho bệnh nhân xơ phổiĐa số bệnh nhân gọi PGS-

TSKH-BS Dương Quý Sỹ là “thầy” một cách quý mến. Anh Nguyễn Thế H., con trai của bệnh nhân Nguyễn Văn T. (56 tuổi, ở Tiền Giang), cho biết: “Nhờ thầy Sỹ mà ba tôi được cứu sống chứ trước đó, gia đình, bà con đều nghĩ ba tôi chắc không qua khỏi, bởi bệnh viện chuyên khoa tuyến trên đã thông báo trả về vì hết điều trị được”. Theo anh H., trong lúc bế tắc, anh tìm thấy thông tin ở Đà Lạt có bác sĩ chữa bệnh xơ phổi, anh liền thuê xe cấp cứu của bệnh viện chuyển lên Đà Lạt. “Thầy Sỹ

cho uống thuốc đúng phác đồ chữa bệnh xơ phổi trong vòng 1 tuần, ba tôi ngồi dậy, đi lại được, ăn 2 chén cơm. Mới qua 1 tháng điều trị, ba tôi bớt ho, đi lại, ăn uống được và vừa lên lại Đà Lạt tái khám sau 6 tuần điều trị, chụp CT ngực và đo chức năng hô hấp có cải thiện rõ nét”, anh H. nói.

Bệnh nhân Nguyễn Văn N., 56 tuổi ở Đà Nẵng, đã gần 10 năm đi khắp các bệnh viện để chữa bệnh xơ phổi do xơ cứng bì, cho biết: “Tôi bị ho liên tục, bệnh viện chẩn đoán bị xơ phổi nhưng qua nhiều đợt điều trị chỉ thuyên giảm chứ không dứt được, sức khỏe sụt giảm từ 65 kg còn 49 kg. Cũng tình cờ lên mạng internet, tôi tìm đến thầy Sỹ điều trị xơ phổi mới được 2 tháng, kết quả tiến triển tốt: ho giảm, ăn được, ngủ được, vận động được, dễ thở hơn, làm việc bình thường. Thầy giỏi vì cách ra toa, phối hợp thuốc rất lạ, có một không hai ở VN”.

PGS-TSKH-BS Dương Quý Sỹ cho biết, các triệu chứng của bệnh xơ phổi dễ chẩn đoán nhầm với bệnh lao BK (-), bệnh còn do nhiều nguyên nhân khác nhau và ở nam giới hay gặp với người hút thuốc lá. Nếu phát hiện sớm điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ cải thiện sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.ª

° Bệnh nhân Nguyễn Văn T. (bên phải) tái khám sau 6 tuần điều trị,đang được đo phế thân ký buồng kín để kiểm tra các thể tích phổi

(ảnh được đăng với sự cho phép của bệnh nhân và gia đình).

Những trí thức trẻ làm… nông dânª NGỌC NGÀ

° Thành quả lao động của anh Trần Điền Tú.

Những vườn rau, hoa tươi tốt, những rẫy cà phê bạt ngàn trĩu quả không còn là thành quả riêng của những “lão nông tri điền”. Hiện, nhiều chủ nhân của những nhà vườn quy mô lớn là những trí thức trẻ.

... Cũng tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri kiến nghị về công tác phòng chống tham nhũng; nạn hàng giả, hàng kém chất lượng chưa được ngăn chặn, nhất là phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; chính sách người có công còn bất cập, thiếu sót; một số con đường liên thôn tại xã Quảng Lập cần được tiếp tục đầu tư hoàn thiện sớm; việc sản xuất ở công ty chế biến cà phê gây ảnh hưởng đến môi trường của sông Đa Nhim, đến đời sống của nhân dân; việc sử dụng các dịch vụ y tế qua thẻ bảo hiểm y tế còn nhiều bất cập; việc tiêu thụ sữa bò, các sản phẩm nông nghiệp còn gặp khó khăn, xét xử oan sai còn xảy ra… Ông Nguyễn Bình Trị - Chủ tịch UBND xã Quảng Lập đã tiếp thu và giải trình những kiến nghị của nhân dân và hứa sẽ tiếp tục trình cấp trên phối hợp giải quyết triệt để những bất cập, tồn tại trong thời gian sớm nhất. Thường trực UBND huyện Đơn Dương cũng tiếp thu và giải trình những vấn đề thuộc thẩm quyền. Các nội dung kiến nghị trên sẽ được Thư ký đoàn ĐBQH tổng hợp, báo cáo trình Quốc hội trong kỳ họp tới đây.

Nhân dịp này, Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng tặng 5 suất quà cho 5 hộ nghèo, chính sách của xã Quảng Lập, mỗi phần quà trị giá 500 ngàn đồng.

° Tại xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà: Ngày 3/12, Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIII, đơn vị tỉnh Lâm Đồng gồm ông Nguyễn Bá Thuyền - Phó trưởng Đoàn và ông Ya Duck đã tiếp xúc với cử tri xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà để báo cáo kết quả kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII và lắng nghe ý kiến, kiến

nghị của cử tri địa phương.Tại buổi tiếp xúc, đại diện Đoàn Đại biểu Quốc

hội, đơn vị Lâm Đồng đã báo cáo tóm tắt kết quả kỳ họp lần thứ 8, Quốc hội khóa XIII diễn ra tại Hà Nội từ ngày 20/10 đến 28/11 vừa qua. Cử tri xã Phúc Thọ đã bày tỏ sự đồng tình và phấn khởi với những kết quả mà kỳ họp lần thứ 8, Quốc hội khóa XIII đã đạt được, đồng thời cũng đã nêu lên một số ý kiến, kiến nghị về các nội dung như: một số bất cập trong quy hoạch phát triển hạ tầng tại địa phương; giải quyết chế độ chính sách cho người dân còn chậm; người dân khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn phát triển sản xuất; còn nhiều vướng mắc trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân; tình trạng lấn chiếm đất rừng, vi phạm lâm luật vẫn xảy ra trên phương; giao thông nông thôn còn nhiều khó khăn, cần được hỗ trợ xây dựng; tình trạng tranh chấp đất đai chưa được giải quyết dứt điểm tại địa phương…

Tại buổi tiếp xúc, đại diện các sở, ngành và chính quyền địa phương đã trả lời, giải đáp một số vấn đề mà cử tri quan tâm thuộc thẩm quyền của mình. Ngoài ra, những kiến nghị khác của cử tri cũng được Đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Lâm Đồng tiếp thu, ghi nhận để chuyển đến các cấp, các ngành có thẩm quyền xem xét giải quyết trong thời gian tới. Tại buổi tiếp xúc, Đoàn Đại biểu Quốc hội đã trao 5 phần quà cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.

NGUYỆT THU - HÀ NGUYỆT - DUY DANH

Toàn bộ được trồng trong nhà kính, cho thu nhập gần 800 triệu đồng mỗi năm. Anh Hưng chia sẻ: “Để hoa đạt năng suất và chất lượng cao, yếu tố kỹ thuật phải được quan tâm hàng đầu. Hiện tại, toàn bộ vườn cẩm chướng đã được trang bị hệ thống tưới nhỏ giọt. Ngoài ra, tôi còn áp dụng phương pháp rải vỏ trấu trên nền đất trồng hoa để vừa giữ ẩm cho đất, vừa hạn chế cỏ dại phát triển, nhờ đó tiết kiệm được công lao động. Hiện tại, tôi còn ươm giống cẩm chướng để sử dụng và bán cho bà con”.

Cũng giống anh Hưng, anh Trần Điền Tú (28 tuổi, ngụ tại phường 11, TP Đà Lạt) cũng lựa chọn con đường lập nghiệp từ nghề nông. Tốt nghiệp Khoa Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Kinh tế và đã tìm được việc làm ổn định tại TP Hồ Chí Minh nhưng sau đó Tú vẫn chuyển hướng quay về nhà để làm nông dân thực thụ. Gia đình không khá giả nên đầu năm 2011, Tú quyết định vay vốn ngân hàng để trồng hoa. Nhận thấy thổ nhưỡng của địa phương hợp với loài hoa cẩm chướng, Tú quyết định đầu tư vào loại hoa này. Rồi cả những ngày một mình đi từ vườn hoa này đến vườn hoa khác, Tú đã tự tích lũy cho mình vốn kiến thức đủ để bắt đầu thực hiện. Thời gian đầu, lợi nhuận thu được cũng chẳng là bao, phải mất hơn 2 năm thì 3 sào cẩm chướng trồng trong nhà kính với kỹ thuật cao của anh Tú mang về cho anh thu nhập khoảng 60 triệu đồng mỗi tháng. Ngoài cẩm chướng, anh Tú còn học hỏi thêm kinh nghiệm, kỹ thuật để đầu tư thêm 1ha cà phê trồng xen canh với 3 sào mác mác. Việc trồng xen mác mác cùng cà phê với khoảng cách hợp lý và cách chăm sóc đúng kỹ thuật nên cả hai loại cây đều phát triển tốt. Sau gần 3 năm chăm vườn cà phê và mác mác đã mang về cho Tú gần 400 triệu đồng/ năm.

Nếu như thế mạnh của những lão nông là sự dày dặn kinh nghiệm thì thế mạnh của những nông dân trẻ như anh Hưng, anh Tú chính là sức trẻ, tri thức và mạnh dạn dám nghĩ dám làm. Nguồn nhân lực trẻ, có trình độ, biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chủ động nghiên cứu những phương pháp canh tác mới đã mang lại hiệu quả trong sản xuất kinh tế. Ông Đỗ Hữu Đạt, Phó Chủ tịch UBND phường 11 (Đà Lạt), cho biết: “Đối với những trí thức trẻ có mong muốn lập nghiệp từ nông nghiệp, địa phương luôn tạo mọi điều kiện để họ triển khai. Ngoài làm giàu cho bản thân, những nhà nông trẻ với tri thức cao có thể sẽ là những người hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp cho bà con. Đây cũng là cách để cùng với địa phương xây dựng nên vùng nông nghiệp phát triển bền vững”.ª

Đoàn Đại biểu Quốc hội... (TIẾP TRANG 2)

Page 10: 5 Du lịch cùng những mùa hoa

Cuoái tuaàn Ngaøy 6 - 12 - 201410

Toøa soaïn - baïn ñoïc

Khi làm việc với chúng tôi về tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội (ANCT-TTATXH) trên địa bàn, ông Đỗ Phú Quới - Bí thư Huyện ủy Đạ Tẻh cho biết: Trong công tác bảo đảm ANCT-TTATXH, ngoài nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương và lực lượng công an các cấp về lãnh, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao, cần phải có cách làm hay, sáng tạo mới mang lại hiệu quả cao. Ở Đạ Tẻh, từ cuối năm 2013 đến nay, mô hình “Thắp sáng đường quê” do mang lại hiệu quả thiết thực nên được nhân dân đồng tình hưởng ứng mạnh mẽ, đang có xu thế nhân rộng trên địa bàn huyện.

Theo ông Đỗ Phú Qưới, mặc dù có nhiều nỗ lực trong công tác đảm bảo ANTT - ATXH, nhưng do tại một số thôn ở các xã trên địa bàn huyện không được chiếu sáng, một số kẻ xấu làm chuyện bất minh như: Gây rối trật tự công cộng, phá hoại, trộm cắp tài sản,… Trong lúc đó, do ngân sách hạn hẹp, nên chính quyền các cấp, các ngành chức năng không thể đầu tư xây dựng hệ thống đèn chiếu sáng tại các đường liên thôn, liên xóm. Từ thực tế đó, cấp ủy, chính quyền, các ngành chức năng, các tổ chức đoàn thể tại huyện đã sáng tạo cách làm hay trong xã hội hóa công tác chiếu sáng thôn quê bằng mô hình “Thắp sáng đường quê”. Theo đó, thời gian đầu, ngân sách huyện đầu tư hệ thống chiếu sáng tại các trục đường chính liên xã, với mức đầu tư 150 triệu đồng/km. Sau khi được huyện đầu tư trục đường chính, các xã tự đầu tư đường liên thôn, liên xóm theo phương thức “Nhà nước, nhân dân cùng làm 50/50”. Thông thường, mức đầu tư toàn bộ các hạng mục trụ điện, bóng đèn (15-18 bóng/km), cần đèn vào khoảng 20 triệu đồng. Hiện nay đã có 9 thôn của 5 xã gồm: Hà Đông, Triệu Hải, Đạ Kho, Đạ Lây, An Nhơn đã có mô hình “Thắp sáng đường quê”, với tổng vốn đầu tư theo phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm” vào khoảng trên dưới 110 triệu đồng. Trong 9 thôn có mô hình “Thắp sáng đường quê” của 5 xã nói trên, có 2 thôn của xã Triệu Hải được Tỉnh Đoàn hỗ trợ kinh phí để tiến hành thi công.

Ông Đỗ Phú Qưới cũng cho biết thêm, tại xã Hà Đông, hiện chỉ còn 2 thôn chưa được “Thắp sáng đường quê”, sẽ được đầu tư xây dựng hoàn thiện vào cuối năm 2014. Cùng với đó, ngân sách huyện sẽ đầu tư hệ thống chiếu sáng trục đường chính tại 2 xã Quảng Trị và Hương Lâm, để chính quyền địa phương sở tại vận động nhân dân đóng góp theo phương thức “Nhà nước, nhân dân cùng làm” xây dựng mô hình “Thắp sáng đường quê” tại các trục đường liên thôn, liên xóm vào dịp cuối năm 2014. Với sự hưởng ứng mạnh mẽ của nhân dân như hiện nay, mô hình “Thắp sáng đường quê” sẽ được phủ kín tất cả các thôn của 10 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đạ Tẻh vào năm 2015. Vấn đề quan trọng là ngân sách đối ứng 50/50 của các xã, thị trấn có đảm bảo được hay không.

Với hiệu quả mang lại hết sức thiết thực của mô hình “Thắp sáng đường quê” đã tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt, bảo đảm ANCT-TTATXH, góp phần xây dựng làng quê xanh-sạch-đẹp-văn minh-hiện đại, thiết nghĩ: Chính quyền địa phương sở tại sẽ nghiên cứu hướng đầu tư vốn thích hợp để cùng nhân dân đầu tư xây dựng. Vì vậy, tin rằng, mô hình “Thắp sáng đường quê” sẽ nhanh chóng được nhân rộng không chỉ ở huyện Đạ Tẻh, mà còn ở nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh.

hoàng Đại huynh

Đạ Tẻh nhân rộng mô hình “Thắp sáng đường quê”

Sổ TAy PHóNG VIÊN

Gặp chị Ma Đoàn giữa lúc chị đang chăm sóc vườn rau, chị cười tươi tắn và

chia sẻ công việc với chúng tôi: “Mình vừa làm vườn nhà mình, ngày rảnh thì đi làm thuê, đi đổi công cho nhà khác. Nhờ trồng lúa, trồng rau mà nhà mình no ấm hơn, nuôi được một con gái đi học đại học và một cô còn học trung học”. Gia đình chị Ma Đoàn là gia đình nổi tiếng hòa thuận, hạnh phúc ở thôn Ka Rái 1 và điều ấy có phần đóng góp rất lớn của chị Ma Đoàn, người giữ lửa trong gia đình. Chị Ma Đoàn tâm sự, phụ nữ muốn làm gì, muốn nói gì thì phải giữ cho gia đình mình hạnh phúc, đầm ấm trước. Vì vậy, chị luôn ý thức được vai trò người giữ hơi ấm trong nhà. Dạy dỗ chăm sóc con cái, khuyến khích, động viên chồng cùng chăm chỉ lao động, không uống rượu, không nhậu nhẹt bê tha, dù đất đai không nhiều nhưng gia đình chị dần khá hơn, đời sống kinh tế ổn định, gia đình hạnh phúc. Đây cũng là “bệ đỡ” giúp chị Ma Đoàn có điều kiện để tham gia công tác xã hội.

Nghe tâm sự của người trong cuộc mới thấy người phụ nữ K’Ho còn biết bao nỗi khổ. Nỗi khổ vì chồng nhậu nhẹt, nỗi khổ từ những gánh nặng của tập tục để lại như của cải cưới chồng, ma chay tốn kém... Chị Ma Đoàn bảo, người phụ nữ trong gia đình còn hay bị đánh, nhất là khi chồng uống rượu. Bởi vậy, người phụ nữ K’Ho suốt ngày cắm cúi chăm sóc con cái, làm lụng, không còn lúc nào để nghĩ tới bản thân mình. Chị tâm sự: “Là phụ nữ, tôi thấu hiểu tất cả những gánh nặng chị em phải chịu và tôi khuyến khích chị em phải tự ý thức được vai trò của mình, hiểu được bình đẳng giới và từ đó vươn lên nâng cao vị thế của mình trong gia đình và xã hội”. Là Chi hội trưởng chi hội phụ nữ thôn, là Chủ nhiệm CLB Nuôi con bằng sữa mẹ, chị năng

Người phụ nữ K’Ho và lòng tin vào bình đẳng giới

ª Diệp Quỳnh

Thôn K’Rái 1, xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương vốn là thôn giãn dân. 10 năm trước, cư dân khắp xã Ka Đơn đã tụ họp về đây, lập nên một thôn mới trong đó có gia đình chị Ma Đoàn, một người phụ nữ của gia đình đồng thời cũng là một người phụ nữ hăng hái với công tác xã hội. Người phụ nữ K’Ho 42 tuổi này đã chứng tỏ cho cộng đồng thấy được vai trò của mình, của một người phụ nữ tự tin, chủ động, ý thức rất rõ về bình đẳng giới và về việc chung tay cùng xây đắp một buôn làng tiến bộ hơn.

nổ đi từng nhà thuyết phục chị em tham gia sinh hoạt. Mỗi tháng một cuộc họp gặp mặt, ngoài những kiến thức cần phổ biến, chị luôn động viên chị em vươn lên, ý thức được vai trò của người phụ nữ trong gia đình. Chị chia sẻ, nhiều chị em, nhất là chị em trẻ, đã dần ý thức được hơn vai trò của người phụ nữ, biết cách thuyết phục người trong nhà và dòng tộc, những gánh nặng đã bớt đè trên vai người phụ nữ. Nhận thức được bản thân mình mới có thể vươn lên làm chủ, tự xây dựng cuộc sống tốt hơn, điều ấy chị Ma Đoàn vô cùng thấu hiểu và đang hàng ngày, hàng tháng truyền bá lại với những chị em phụ nữ trong thôn.

Làm cán bộ chi hội là “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, điều duy nhất có được là tín nhiệm của cộng đồng, là tình cảm tốt

đẹp của mọi người dành cho mình. Chị Ma Đoàn, người phụ nữ K’Ho rất giản dị nhưng cũng đầy ý thức trách nhiệm hiểu rất rõ điều ấy. Chị bảo, muốn đóng góp với cộng đồng, muốn nói để mọi người hiểu, tin thì bản thân mình phải nêu gương, nói được làm được. Và chị đã sống đúng như thế, đầy tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình và sự cảm thông với chị em. Nhận xét về chị, ông Kiều Đình Nho, Chủ tịch xã Ka Đơn đánh giá rất cao: “Chị Ma Đoàn là một cán bộ hội năng động, rất nhiệt tình trong công tác, được bà con tin yêu và ủng hộ”. Đó cũng là tấm lòng mọi người dành cho chị Ma Đoàn, người phụ nữ luôn sẵn sàng đấu tranh vì sự bình đẳng giới trong cộng đồng và trong từng bếp lửa gia đình.ª

° Chị Ma Đoàn.

... Như bao di tích tháp Chăm còn lại ở miền Trung Việt Nam, tháp Đôi cũng bị chiến tranh tàn phá, bị rơi vào quên lãng, hoang tàn theo thời gian. Những di vật còn lại bên ngoài của công trình khu di tích này và cả bên trong của 2 ngọn tháp hiện còn không nhiều; nhiều phù điêu, tượng trên tháp chỉ còn lại từng phần. Trong nỗ lực trùng tu lại phế tích này, năm 1986, một nhóm chuyên gia khảo cổ học Ba Lan đã từng bước khôi phục và trả lại cho công trình phần nào hình dáng ban đầu của nó. Thành phố Qui Nhơn gần đây cũng đã cho di dời khu chợ dưới chân tháp, khu dân cư và một ngôi chùa cạnh tháp sang một khu vực mới. Du khách đến đây ngày càng nhiều. Tổng diện tích của khu di tích này hiện nay khoảng 6.000m2 nhưng theo ông Trần Hoàng Ngọc, đội trưởng phụ trách, trong tương lai sẽ được mở rộng hơn.

Trên đất của thành Đồ BànTháp Đôi chỉ là một trong rất nhiều cụm

tháp Chăm vẫn còn tồn tại trên đất Bình Định cho đến nay. Bình Định nguyên là đất của thành Đồ Bàn (Vijaya) thuộc Vương quốc Chămpa cổ. Trong lịch sử của mình,

Vương quốc Chămpa đã nhiều lần dời đô, từ phía Bắc vào phía Nam, từ phía Nam ra phía Bắc và Bình Định được chọn làm thủ đô từ khoảng năm 1000 đến năm 1471. Tại đây, Vương quốc Chămpa đã có một thời kỳ phát triển huy hoàng trong lịch sử của mình với vua Chế Mân và sau đó là vua Chế Bồng Nga. Năm 1471, thành Đồ Bàn sụp đổ, vùng đất này thuộc về Đại Việt.

Tại Qui Nhơn, sau khi thăm tháp Đôi nếu ai yêu thích có thể làm một vòng thăm một loạt các tháp Chăm khác nằm rải rác trên đất Bình Định, nhiều tháp không cách xa Qui Nhơn bao nhiêu. Như cụm tháp Bánh Ít chẳng hạn, (cách Qui Nhơn khoảng 20km), nằm trên một ngọn đồi cao gồm 4 tháp gần nhau. Hoặc có thể đi thăm tháp Cánh Tiên tại xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn (cách Qui Nhơn chừng 27km) - một công trình rất đặc sắc trong kiến trúc đền tháp Chămpa, một nửa tháp ốp bằng đá sa thạch với những họa tiết rất đặc trưng, đỉnh tháp có những tháp nhỏ như cánh hoa từ xa vươn lên trời như tiên nữ đang múa. Có thể đi thăm tháp Bình Lâm nằm tại xã Phước Hòa, Tuy Phước, được xây dựng trên một vùng đất bằng phẳng

và công trình này hiện vẫn còn hầu như nguyên vẹn; thăm tháp Phú Lộc (hay Phú Lốc) thuộc xã Nhơn Thành (An Nhơn) nằm uy nghi trên một ngọn đồi cao. Còn nếu có dịp lên đất võ Tây Sơn thăm Bảo tàng Quang Trung có thể thăm tháp Thủ Thiện tại xã Bình Nghi (Tây Sơn) với tường bên ngoài ốp gạch trơn phẳng; thăm cụm tháp Dương Long tại xã Tây Bình (Tây Sơn) gồm 3 tháp nằm liền nhau, cùng phong cách xây dựng với tháp Đôi, các góc trên đỉnh tháp có các phần làm bằng đá với hoa văn rất độc đáo, đỉnh tháp nhìn từ xa như những đóa sen nở.

Dấu vết của kinh thành Đồ Bàn hiện vẫn nằm rải rác tại xã Nhơn Hậu, An Nhơn, ngay tại vùng đất của tháp Cánh Tiên hiện nay. Theo sách sử, tháp Cánh Tiên nằm trong khu vực trung tâm của thành Đồ Bàn ngày trước. Nhưng thật ra những di tích còn lại từ thời các vua Chăm cũng không nhiều lắm, chỉ còn lại những ngọn tháp kiêu hãnh vươn lên trời như nhắc về một quá khứ huy hoàng.

“Thành Đồ Bàn cũng thôi không nức nởTrong sương mờ huyền ảo, lắng tai nghe”(Chế Lan Viên - Đợi người Chiêm nữ).ª

Đến Qui Nhơn... (Tiếp TRANG 8) Dấu ấn... (Tiếp TRANG 7)... Cầu Vĩnh Tuy có tổng chiều dài toàn

tuyến là 5.830m, trong đó phần cầu chính vượt sông dài 3.778m. Cầu được kết cấu bằng bê tông cốt thép dự ứng lực gồm 77 nhịp, phần cầu chính được bố trí chuỗi nhịp dài 990m, đặt trên 2 mố và 76 trụ, trong đó 6 nhịp thông thuyền giữa sông dài 135m/nhịp. Quy mô mặt cắt ngang rộng 19,25m. Mặt cắt ngang của các tuyến đường chính hai đầu cầu rộng 60m (đây cũng là khổ cầu bê tông lớn nhất hiện nay tại Việt Nam).Cầu được bố trí cho 2 làn xe cơ giới, 1 làn xe buýt, 1 làn xe hỗn hợp. Đường trên tuyến cũng được xây dựng hoàn chỉnh cho 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe buýt và 2 làn xe hỗn hợp.

Cùng với những cây cầu lịch sử này, hiện một số cây cầu khác đã được xây dựng thể hiện một tầm vóc mới trong kỹ thuật xây dựng và tạo nên diện mạo văn minh, hiện đại cho đất nước: Cầu Thị Nại là cầu vượt biển dài nhất Việt Nam, Cầu Cần Thơ - Cầu dây văng có nhịp chính dài nhất Việt Nam và Đông Nam Á, Cầu Thuận Phước - Cầu treo dây võng hiện đại và dài nhất Việt Nam, Cầu sông Hàn Cầu quay dây văng đầu tiên và duy nhất Việt Nam…

TS tổng hợp (theo chinhphu.vn)

Page 11: 5 Du lịch cùng những mùa hoa

Cuoái tuaàn Ngaøy 6 - 12 - 2014 11

... Thực hiện NQ 26 của BCH TW Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, việc củng cố và nâng cao chất lượng, phát triển số lượng các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý ở địa phương có sự chuyển biến tích cực. Toàn tỉnh hiện có 2 liên hiệp HTX, 81 HTX nông nghiệp với 6.800 xã viên, 240 tổ hợp tác với 5.816 tổ viên, 533 trang trại với tổng số lao động thường xuyên gần 10.000 người, hình thành 12 mô hình liên minh sản xuất nông nghiệp giữa doanh nghiệp với HTX, doanh nghiệp với nông dân (năm 2010 chỉ có 51 HTX, 161 tổ hợp tác, các liên minh sản xuất chưa đáng kể). Các hình thức tổ sản xuất trên đã phát huy tác dụng trong việc ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, thực hiện các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Đến nay, ước có từ 15 - 20% sản lượng nông sản được tiêu thụ thông qua hợp đồng.

Lâm Đồng có gần 67% lực lượng

lao động là nông dân, 70% dân số sống ở nông thôn và tỷ trọng nông nghiệp chiếm trên dưới 40% trong cơ cấu kinh tế. Tiếp tục thực hiện Đề án theo Kết luận 61 của Ban Bí thư và Kết luận 76 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Hội Nông dân Lâm Đồng đang chú trọng đẩy mạnh các giải pháp trọng tâm, trong đó có nhiệm vụ phát triển nông nghiệp. Theo đó, các cấp hội tích cực, chủ động hơn trong phối hợp các ngành tổ chức thường xuyên các hoạt động nhằm nâng cao trình độ sản xuất cho nông dân, đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi; đoàn kết giúp đỡ nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới; giúp nông dân tiếp cận nguồn vốn, vật tư, máy móc thiết bị phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng CNC. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân phát triển các hình thức tổ chức hợp lý, các liên minh sản xuất theo chuỗi giá trị để ổn định và nâng cao thu nhập.ª

Hội Nông dân... (Tiếp TRANG 3)

... thầy Lâm đã tranh thủ các ngày nghỉ và những kỳ nghỉ hè dạy kèm cho học sinh mà không nhận tiền thù lao...

Từ nhỏ, thầy Lâm thường được cha kể những câu chuyện cảm động về Bác Hồ và luôn khắc ghi những lời dạy của Bác. Thầy Lâm tâm niệm: học Bác Hồ từ việc làm nhỏ nhất trong công việc và trong sinh hoạt hằng ngày. Thầy Lâm ghi khắc hai điều Bác dạy, đó là “nói đi đôi với làm” và “thực hành tiết kiệm chống lãng phí”. Là Tổ trưởng Tổ Toán - tin, giáo viên dạy toán, thầy Lâm luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm với công việc được giao; quan tâm chia sẻ và động viên đồng nghiệp nỗ lực thi đua dạy tốt, hoàn thành mọi công việc được giao. Bản thân thầy luôn tự trau dồi kiến thức chuyên môn, phương pháp giảng dạy khoa học và tự học các phần mềm vi tính để hỗ trợ nhằm ứng dụng vào việc giảng dạy, nâng cao chất lượng bộ môn, đáp ứng kịp thời với sự phát triển “vũ bão” của thời đại công nghệ thông tin. Là thầy giáo có kinh nghiệm lâu năm trong bộ môn toán, thầy Lâm được Ban giám hiệu nhà trường tin tưởng giao trực tiếp giảng dạy, bồi

dưỡng học sinh giỏi môn toán để dự các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh. Một niềm vui lớn cho cả thầy và trò Trường THPT Di Linh là trong 2 năm học liền (năm học 2012-2013 và 2013-2014), Trường đều có học sinh đoạt giải nhất, giải nhì cấp tỉnh và đoạt Huy chương Vàng quốc gia trong cuộc thi giải toán qua mạng Olympic.

Với những thành tích tiêu biểu trong 33 năm công hiến trong sự nghiệp “trồng người” trên quê hương mới, thầy giáo Nguyễn Hải Lâm xứng đáng với những phần thưởng được trao tặng. Nhiều năm liền, thầy Nguyễn Hải Lâm đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện và là tấm gương sáng trong đội ngũ giáo viên của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Lâm Đồng.

Cô Vương Thị Huyền: Hiệu phó chuyên môn Trường THPT Di Linh nhận xét: “Thầy Lâm là một trong những cánh chim đầu đàn của tập thể sư phạm nhà trường, là tấm gương điển hình về sự nhiệt tình, tận tâm với công việc được giao, từ công tác quản lý tổ chuyên môn đến giảng dạy và cả những hoạt động phong trào…”.ª

Thây giáo... (Tiếp TRANG 3)

... Tôi hỏi vậy vợ cậu làm chuyện gì? “Thì đi dọn dẹp lau quét nhà theo giờ cho người ta đó chú, mà bả đắt khách lắm nghe, ngày nào cũng có chỗ làm, sáng sáng bả đi làm như người ta đi làm… công chức vậy”. Hai cũng có óc hài hước chớ, tôi cười và nghĩ, ừ nhiều khi Hai nói đúng, công chức là công bộc của dân mà? Nghĩ tới đó cái cục tự ái trong một tên cựu công chức như tôi thấy cục cựa. Mà thôi, chánh văn phòng Sở V của tôi đã như nước chảy bèo trôi qua rồi, tự ái nỗi gì?

Hai tiếp “còn cháu trước thì làm lung tung, hễ có việc là làm, giờ thì cháu ổn định rồi”. Tôi hỏi có chút tò mò vậy tôi mừng cho cậu, mà nè cậu chạy xe ôm chắc khá? Hai cười, “xe ôm mà khá nỗi gì, chạy xe ôm chỉ là một nửa công việc của cháu thôi, cháu chỉ chạy xe từ trưa tới tối, kiếm được đồng nào hay đồng đó, từ tám giờ tối cháu làm việc khác, lãnh lương đàng hoàng”. Thấy Hai có vẻ tự hào về chuyện này tôi nhướn mày ngạc nhiên. Hai nói tiếp liền “mà công chuyện của cháu ban đêm cũng dính tới chiếc xe này”. Hai đưa mắt nhìn chiếc Future dựng trước cửa quán, nhìn ánh mắt của Hai tôi thấy Hai nhìn chiếc xe y như người mẹ nhìn đứa con của mình: âu yếm và say đắm! Tôi chờ Hai giải thích với mớ ý nghĩ không trong sáng trong đầu. Quả là lạ, người ta mà làm cái chuyện gì trong đêm tối cũng bị thiên hạ nghĩ là công việc không đàng hoàng bởi đêm thì đen, mà cái đen thì che giấu hành vi tội lỗi. Còn Hai, không lẽ Hai cũng làm một việc không đàng hoàng tỷ như… dắt gái? Chắc Hai không biết tôi nghĩ xấu về Hai, mắt Hai vẫn chưa hết cơn say đắm khi nhìn về chiếc xe thân yêu. Đó là trong một tích tắc tôi nghĩ ra điều đó chớ Hai thì giải đáp thắc mắc của tôi liền: “Cháu giao hàng cho một tiệm cơm tấm!”.

Tôi hỏi không lẽ đêm còn có người ăn cơm sao? Hai cười cho

sự ngây thơ của tôi: “Xời ơi chú, người ta còn ăn nhiều là đằng khác, đang đêm đói bụng mà có một hộp cơm với miếng thịt nướng, miếng trứng chiên với chút bì chan thứ nước mắm chua ngọt thì còn gì bằng?”. Tôi lại biết thêm một nghề ở thành phố năng động này. Qua chuyện kể của Hai tôi cố hình dung cảnh thằng sinh viên cày game thâu đêm suốt sáng hay những khuôn mặt hốc hác mất ngủ của mấy người làm tăng ca nhưng tôi chịu, đó chỉ là những khuôn mặt nhạt nhòa không đường nét. Hai vẫn thao thao kể về những vụ đi tìm địa chỉ, dù vùng này Hai rõ như lòng bàn tay. Rồi những lần khách không chịu nhận hàng bởi Hai đem quá trễ Hai phải chở về nhà ăn thay cơm hay có tay khách còn bo cho mấy chục khi Hai đem cơm tới còn nóng hổi… Rồi Hai bắt qua chuyện thằng con. “Nói chú mừng, thằng Hai học giỏi lại có hiếu nữa, nhiều đêm nó nằn nì xin cháu cho nó chạy giùm, ba về nhà ngủ chớ thức khuya lõ con mắt chịu sao đặng? Nhiều bữa cháu cũng cho nó chạy thử để nó dạn với đời, nhưng cháu mượn xe của Tám Tàng chạy sau để coi chừng thằng nhỏ. Mà thằng nhỏ chạy ngon quá chú, nó cũng thuộc địa bàn…”. Hai ngừng một chút rồi nói tiếp “có bữa bà chủ quán mua cho thằng con cái máy vi tính mới, dư cái cũ bà bán, cháu định mua trả góp cho thằng Hai có cái học. Tội nghiệp học cái ngành đó mà nó không có cái máy thì sao được, con bà chủ quán nói. Cháu về hỏi nó, nếu thằng Hai chịu thì cháu mua cho, ráng góp một năm là được thôi. Mới nhìn cái máy cháu mang về cho thằng Hai coi, mắt nó sáng lên. Nó ngần ngừ như suy tính chuyện gì một hồi rồi mới coi máy. Cháu thấy cái máy hiện lên cái hình một cô đẹp quá chừng chừng. Còn thằng Hai thì cau mặt lại, nó đóng cái máy cái cộp rồi nói ba đem trả cho người ta, máy này mua làm gì chạy chậm rì rì, mà nhà mình đâu có dư dả gì, để con học ké với

máy của tụi bạn là được rồi. Nói thiệt với chú cháu thấy cái máy để một chỗ chớ có phải cái xe máy đâu mà cần nhanh với chậm?”.

Chia tay Hai tôi gởi biếu Hai chút tiền gọi là tiền câu chuyện cà phê, ngồi với tôi nếu có người kêu chạy xe thì mất thu nhập, tôi nghĩ vậy. Nhưng Hai không nhận, Hai nói “một nửa đồng hương cũng là đồng hương, ai lại lấy tiến uống cà phê bao giờ, tậu!”. Đêm đó tôi đi gặp anh Bốn. Cha, cái chuyện anh Bốn này tôi cứ cười hoài. Anh Bốn hơn tôi mấy tuổi, tôi đoán thế. Chẳng là tôi quen anh Bốn trên mạng, anh Bốn hay viết bài trên một trang mạng của những người nhớ quê miền Trung. Trang văn nghệ của tình bằng hữu đó tiếng là một trang địa phương do những người xa quê lập ra nhưng lại quy tụ nhiều người trên cả nước viết bài. Anh Bốn Xóm Đình với giọng văn giễu cợt rất thân tình đã khiến rất nhiều người thích. Anh Bốn dường như đem chuyện của mình ra kể. Kể từ thuở còn đi bộ đội, đến sau này làm nhà báo viết bài kiếm tiền mua sữa cho con, giờ anh Bốn già rồi tham gia trang mạng với niềm vui của người từng trải. Tôi lại lan man nghĩ về cái tên anh Bốn Xóm Đình. Ừ làng xóm dường như bao giờ cũng có trong tâm thức của người Việt Nam. Xóm luôn luôn chỉ một nhóm nhà gần nhau và tên gọi bao giờ cũng dựa vào địa hình, địa vật để lấy làm tên. Xóm Chùa, Xóm Giếng, Xóm Đình… xóm nhà tôi ở cũng có tên nhưng không hay lắm: đó là Xóm Ba Nhà. Ba cái nhà ở lẫn trong một khu rừng thông nằm ngoài rìa của Viện Sinh học Tây Nguyên ít người biết tới. Xóm cô đơn đó vậy mà có chuyện, cô Thu hàng xóm tôi có đứa con mười lăm tuổi bỏ nhà đi bụi, cô nhờ tôi vô Sài Gòn tìm giùm đem nó về học tiếp bởi có người thấy nó leo lên xe Thành Bưởi. Sài Gòn rộng bao la bát ngát làm sao tôi tìm cho được thằng Trung? Nhưng khi nhìn

vào cặp mắt hoe đỏ của cô Thu tôi thấy tồi tội, ừ đang rảnh sao mình không đi một chuyến Sài Gòn? Tôi từ chối món tiền của cô Thu, làm sao tôi có thể lấy tiền của một người mẹ chuyên đi làm cỏ mướn nuôi hai con ăn học? Chồng Thu bỏ đi khi đứa con thứ hai ra đời chừng một tháng…

Thằng cháu ngừng xe ở một quán cà phê, nơi tôi offline gặp anh Bốn. Đó là Country House, một quán cà phê đình đám ở Gò Vấp. Nói là quán vì thói quen chớ cái House này tòa ngang dẫy dọc, lầu các, suối nhân tạo, núi đá cây cỏ… mênh mông. Anh Bốn đưa tôi ra một bàn dưới gốc một cây Ngọc Lan cạnh một cái cầu bên dưới nước róc rách chảy. Anh em lần đầu mới gặp nhưng dường như đã thân quen, chuyện nổ ra như pháo. Anh kể chuyện có đứa con kêu bằng bố khiến anh bị nghi có con rơi khi nằm viện nó tới chăm sóc. Anh cười khà khà nói nếu được vậy thì quá đã bởi thằng đó giỏi giang, tui chỉ là bố tinh thần của nó thôi bởi tui chỉ chở giùm mẹ nó đi bệnh viện khi đau đẻ nó, còn bố ruột nó là đồng đội tui thì đi công tác… Tôi kể chuyện cô Thu hàng xóm ở Xóm cô đơn có thằng con đi bụi…Anh Bốn nói chà bây giờ chuyện như vậy nhiều lắm, nhiều đứa đi như vậy lại thành công, còn có đứa thì thân tàn ma dại. Anh chỉ tôi đi dò hỏi ở mấy lò may gia công hay thu nhận mấy đứa loại này. Tôi trình bày Sài Gòn thì rộng, tôi thì không rành…Anh Bốn cắt ngang: yên tâm đi để mai tui kêu thằng cháu chạy xe ôm tới chở anh đi. Nó làm nghề này nên ngóc ngách nào nó cũng biết, biết đâu tìm ra thằng nhỏ cho anh. Rồi anh chuyển qua chuyện đứa cháu chạy xe ôm. Tôi ngồi yên lắng nghe tiếng anh Bốn lẫn trong tiếng nhạc và tiếng róc rách của dòng nước dưới cầu càng làm cho khung cảnh thêm thi vị. Thì chuyện tình yêu nào mà không thi vị? Huờn yêu Nga đã làm đám hỏi.

Rồi hai người hiểu lầm nhau khi Nga thấy Huờn chở một người con gái khác. Nga đem trả lễ, đòi lại mấy cái khăn tay thêu hình cặp bồ câu cô tặng Huờn rồi đùng đùng bỏ đi lấy chồng ở tận Gia Lai. Bốn năm sau Nga bồng hai đứa con nhỏ về quê, chồng Nga chết vì tai nạn… Tình cũ không rủ cũng tới mà, Huờn qua nhà Nga ngày một. Một hôm Huờn tuyên bố xanh rờn: Huờn sẽ lấy Nga, nuôi con Nga như con ruột mình. Mặc cho mọi người can ngăn, Huờn vẫn làm theo ý mình. Ai nói gì thì nói, coi bộ Huờn và Nga nối lại tình xưa hạnh phúc dữ. Lấy nhau đã mấy năm trời mà Huờn không có con, trước khi chết bà chị anh Bốn cứ cằn nhằn hoài vì cái chuyện này. Hóa ra Huờn khi lớn mới bị bệnh xưng má chàm bàm thì làm sao có con được? Huờn vô Sài Gòn này làm thuê đủ kiểu, rồi Huờn mang vợ con vào, vợ Huờn đi dọn dẹp nhà cửa thuê theo giờ… Tôi ngắt lời anh Bốn kể cái chuyện Huờn có hai đứa con, thằng lớn đang học Bách Khoa, khoa Công nghệ thông tin, con nhỏ thì đang học lớp mười… Anh Bốn trố mắt ngạc nhiên hỏi sao tôi biết? Tôi cười kể chuyện tám hồi chiều với Hai Ốm rồi tả dáng người của Hai. Anh Bốn suy nghĩ một hồi rồi nói “chắc người giống người, thằng cháu tui tên là Huờn, tui chưa nghe ai kêu nó là Hai Ốm bao giờ, mà nó thứ ba mà…”.

Mấy tháng sau thằng Trung về khỏi cần tôi phải đi tìm. Nó trốn ra từ một lò may gia công phải làm quần quật ngày mười mấy tiếng đồng hồ một ngày. Hai Ốm chở tôi đi rà khắp các nơi nghi ngờ sử dụng lao động trẻ em mà đâu có gặp Trung? Tôi hỏi Hai Ốm có phải tên Huờn? Hai cười cười:

- Cậu Bốn không biết tên Hai Ốm đâu, bởi cái tính cháu hay giúp người nên anh em xe ôm đặt tên cho cháu là anh hai Sài Gòn mà cháu ốm nhách nên kêu là Hai Ốm cho tiện.

21/10/2014

Hai ốm (Tiếp TRANG 5)

Page 12: 5 Du lịch cùng những mùa hoa

THEÅ THAO

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

CUOÁI TUAÀN Ngaøy 6 - 12 - 201412

° Văn phòng ĐKQSD đất huyện Đam Rông nhận được hồ sơ đăng ký nhận QSD đất của ông Phạm Minh Thệ, ông Lâm Tấn Sơn, ông K’Kròng. Đơn vị đã đo đạc và chỉnh lý theo đúng hiện trạng sử dụng đất, cụ thể: Thửa đất số 212; 213; 237, tờ bản đồ 57, tổng diện tích 25.234m2 đất trồng cây lâu năm (CLN). Thời hạn sử dụng tháng 10/2043. Giấy CNQSD đất số hiệu: Đ153066, số vào sổ cấp giấy số: 17/00333/QSDĐ, số hợp đồng chuyển nhượng số: 519/HĐ-CN cấp cho ông (bà) Huỳnh Thị Vân, ngày 26/2/2004 của UBND huyện Lâm Hà.

Năm 2006, ông (bà) Huỳnh Thị Vân chuyển nhượng QSD đất cho ông Phạm Minh Thệ, thường trú tại thôn 2, xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, diện tích 9.539m2 (CLN); ông Lâm Tấn Sơn, thường trú tại thôn 2, xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, diện tích 12.756m2 (CLN); ông K’Kròng, thường trú tại thôn 2, xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, diện tích 2.939m2. Trong quá trình chuyển nhượng các bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSD đất theo quy định của pháp luật và ông (bà) Huỳnh Thị Vân đã giao giấy chứng nhận QSD đất cho ông Phạm Minh Thệ, ông Lâm Tấn Sơn, ông K’Kròng. Văn phòng ĐKQSD đất huyện Đam Rông thông báo:

Ông (bà) Huỳnh Thị Vân đang ở đâu đề nghị ông, bà liên hệ với Văn phòng ĐKQSD đất huyện Đam Rông, UBND xã Liêng Srônh để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền thông, nếu không có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến các thửa đất nói trên thì Văn phòng ĐKQSD đất huyện Đam Rông sẽ chỉnh lý hồ sơ địa chính, cập nhập cơ sở dữ liệu và đồng thời lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho ông Phạm Minh Thệ, ông Lâm Tấn Sơn, ông K’Kròng theo quy định của pháp luật.

THÔNG BÁO CẤP GCN QSD ĐẤTVăn phòng Đăng ký QSD đất huyện Di Linh thông báo

° Ông (bà) Trương Công Khanh được UBND huyện Di Linh cấp Giấy chứng nhận QSD đất số G 336349 vào sổ theo dõi cấp giấy số 1598/QSDĐ theo Quyết định số 486/QĐ-UB ngày 9/11/1996.

- Thửa đất số 182 (tách từ thửa 114) tờ bản đồ địa chính số 2, xã Hòa Bắc.

- Diện tích 1.246m2 (100m2 ONT, 1.146m2 CLN).Năm 2008 ông (bà) Trương Công Khanh chuyển nhượng QSDĐ cho

ông (bà) Trần Văn Tuyên, thường trú tại thôn 2, xã Hòa Bắc - huyện Di Linh - tỉnh Lâm Đồng, trong quá trình chuyển nhượng hai bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và ông (bà) Trương Công Khanh đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho ông (bà) Trần Văn Tuyên quản lý.

Hiện nay ông (bà) Trương Công Khanh và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ở đâu liên hệ với UBND xã Hòa Bắc hoặc Văn phòng Đăng ký QSD đất huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên, nếu không có tranh chấp, khiếu nại, Văn phòng ĐKQSD đất sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, tham mưu cho Phòng Tài nguyên & Môi trường trình UBND huyện Di Linh quyết định thu hồi 1 GCNQSD đất nói trên và cấp lại giấy CNQSD đất cho ông (bà) Trần Văn Tuyên theo quy định của pháp luật, mọi thắc mắc sau này Văn phòng ĐKQSDĐ sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

Từ một ngôi trường thành phố

Là một trường học có phong trào thể thao học đường phát triển tại thành phố Đà Lạt, Trung học Phổ thông (THPT) Trần Phú - Đà Lạt hiện có một đội tuyển Aerobic (thể dục nhịp điệu) rất mạnh, thường xuyên giành huy chương trong các cuộc thi cấp tỉnh gần đây.

Tất cả bắt đầu từ năm học 2011- 2012, khi ngành Giáo dục Đào tạo Lâm Đồng phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lâm Đồng tổ chức giải thể dục nhịp điệu Aerobic các câu lạc bộ (CLB) cho khối trường học trong tỉnh. “Ngay năm đầu tiên khi chúng tôi nhận được thông báo đã thành lập một đội tuyển để chuẩn bị cho giải tỉnh” - thầy giáo Lê Mạnh Hùng, giáo viên thể dục, phụ trách đội tuyển thể dục nhịp điệu Trường THPT Trần Phú cho biết. Ròng rã tập luyện hằng tháng, đội tuyển Trường THPT Trần Phú Đà Lạt khi tham dự giải tỉnh trong năm học này đã xếp thứ 4 khối trung học phổ thông.

Năm học sau đó, 2012 - 2013, THPT Trần Phú đã phát động phong trào tập thể dục nhịp điệu trong toàn trường. “Đây là một môn thể thao hữu ích, rất phù hợp với lứa tuổi học sinh, tạo không khí vui tươi nhộn nhịp trong học đường, giúp các em giảm bớt căng thẳng trong học tập nên được học sinh rất thích” - thầy Hùng cho biết. Trường tổ chức giải Aerobic trong tháng 10 hằng năm và đến nay hầu như tất cả 34 lớp học trong toàn trường đều có đội tuyển tham dự giải này.

Từ giải cấp trường, một đội tuyển trường với 10 thành viên từ các lớp được tuyển chọn để chuẩn bị cho cuộc thi cấp tỉnh hằng năm. “Ưu tiên cho các học sinh lớp 10 và lớp 11, còn học sinh lớp 12 chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp và thi đại học nên được miễn tham gia” - thầy Hùng

Có những đội thể dục nhịp điệu trong trường học ª GIA KHÁNH

cười. Tập luyện cả tháng trước giải, mỗi tuần ít nhất 3 buổi tập, tập từ các động tác khó, xếp hình, phối hợp đồng đội cho đến ráp với nhạc... “Chúng tôi tham khảo tài liệu, liên hệ với các CLB các trường học khác trong tỉnh để học hỏi thêm” - thầy Hùng nói.

Nhờ tập luyện bài bản nên tại giải tỉnh, liên tục trong 2 năm liền (năm 2012 và năm 2013) đội tuyển Trường THPT Trần Phú luôn dẫn đầu, giành Huy chương Vàng trong khối THPT của tỉnh. Tại giải 2014 năm nay vừa được tổ chức trong tháng 10 tại Đà Lạt, THPT Trần Phú về nhì, giành Huy chương Bạc.

Điều đáng nói là các bài biểu diễn của đội trong từng năm luôn đổi mới với nhiều động tác phối hợp rất đẹp mắt. “Trường không chỉ có đội tuyển này mà còn rất nhiều đội tuyển từ các lớp cũng có khả năng không kém. Đây là một môn thể thao mang tính đồng đội và trong cuộc thi cấp trường chúng tôi có những lớp có bài thi rất sáng tạo và hấp dẫn” - thầy Hùng cho biết.

Một trong những điểm thuận lợi để Aerobic phát triển mạnh tại THPT Trần Phú hiện nay theo thầy Hùng là sự ủng hộ của Ban giám hiệu nhà trường cho các hoạt động thể dục thể thao học đường. Không chỉ là một trong những ngôi trường có chất lượng giáo dục hàng đầu trong khối THPT của thành phố Đà Lạt hiện nay, THPT Trần Phú cũng là một ngôi trường có phong trào bóng đá, bóng chuyền, điền kinh rất mạnh trong nhiều năm liền và nay đã có thêm thể dục nhịp điệu. “Chúng tôi cố gắng tạo ra sân chơi cho các em, tạo không khí vui tươi thân thiện trong trường học để học sinh vui khi đến trường” - thầy Hùng tươi cười

Đến một ngôi trường vùng sâu

Điều ngạc nhiên là giải nhất Huy chương Vàng của giải Aerobic các CLB toàn tỉnh khối THPT năm nay lại thuộc về một đội tuyển đến từ một ngôi trường ở vùng sâu. Đó là THPT Lộc Thành của huyện Bảo Lâm.

Nằm trên địa bàn thuần nông thôn, thu hút học sinh từ các xã Lộc Thành, Lộc Nam và Tân Lạc của Bảo Lâm, năm học này THPT Lộc Thành có khoảng 1.000 học sinh đang theo học tại 28 lớp từ lớp 10 đến 12. Không chỉ trường lớp cơ sở vật chất được xây dựng ngày càng khang trang hơn, THPT Lộc Thành những năm gần đây có chất lượng dạy và học ngày càng tốt hơn, tỷ lệ tốt nghiệp THPT cao, nhiều học sinh vào đại học và đây cũng là ngôi trường có phong trào thể thao học đường rất mạnh của Bảo Lâm.

Theo thầy giáo Nguyễn Thành Long, giáo viên thể dục của trường, các hoạt động thể dục thể thao học đường được trường tổ chức quanh năm. Trong học kỳ I đó là Hội khỏe Phù Đổng cấp trường gồm các môn điền kinh, bóng đá, bóng chuyền, cầu lông… với các học sinh và đội tuyển các lớp tham gia. Học kỳ II, trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa như bóng chuyền nữ, bóng đá nữ… “Trường có nhiều hoạt động giáo dục thể chất, tạo không khí thi đua sôi nổi giữa các lớp và trong toàn trường để các em vui học” - thầy Long cho biết.

Riêng với Aerobic, từ khi có chủ trương của Sở Giáo dục, trường cũng bắt đầu phát triển bộ môn này trong trường. Khởi đầu là các động tác cơ bản trong qui định, học sinh rất thích khi được tập thể dục trong tiếng nhạc. Rồi trường đưa bộ môn này vào Hội khỏe Phù Đổng, tổ chức thi cấp trường hằng năm. Đến nay, theo thầy Long, hầu như các lớp đều có đội Aerobic của mình. Đội tuyển Aerobic của trường trong năm 2013 đã giành được Huy chương Đồng của tỉnh trong khối THPT và trong năm nay là tấm Huy chương Vàng.

“Rất ngạc nhiên và cũng rất vui khi thầy trò trường chúng tôi lại giành được Huy chương Vàng. Đây là đội tuyển thế hệ thứ 2 của trường, do một số học sinh của hai năm trước nay lên 12 nên trường chỉ chọn các học sinh lớp 10 và 11, trong đó có một số em rất mới nên phải cân nhắc chọn lựa bài thi cho phù hợp với các em, tranh thủ tập hợp các em tập luyện sau giờ học. Là một trường vùng sâu nên giành được giải là một niềm vinh dự và giải thưởng này đã kích thích phong trào thể dục nhịp điệu của trường phát triển mạnh hơn nữa” - thầy Long chia sẻ.ª

Họ là 2 đội của 2 trường trung học phổ thông trong rất nhiều ngôi trường có phong trào thể dục nhịp điệu hiện nay trong tỉnh. Môn thể thao này đang phát triển khá mạnh trong khối trường học Lâm Đồng những năm gần đây.

° Đội Aerobic Trường THPT Lộc Thành - Bảo Lâm.