76213912 giao-trinh-cong-nghệ-may

76
Công nghệ may Trang 1 BÀI 1: KỸ THUẬT MAY CÁC ĐƯỜNG MAY CƠ BẢN 1.Đường may can: a) Khái niệm: - Là đường may tới trên máy, dùng để may 2 hoặc nhiều lớp vải với nhau như ráp sườn áo, vai áo… b) Sản phẩm áp dụng: thường áp dụng may sườn áo sườn tay, sườn quần… c) Qui trình thực hiện: - B1: Chuẩn bị chi tiết. - B2: May đường may can. - B3: Ủi rẻ đường may. d) Các sai hỏng thường gặp: Một số sai hỏng: - Đường may bị nhăn. - Đường may không thẳng. Nguyên nhân: - Chỉ quá căng, vải với kim không phù hợp. - Không canh đều đường may khi may. Biện pháp khắc phục: - Phải chỉnh chỉ trước khi may, và chọn chỉ với kim cho phù hợp. - Phải canh đều đường may khi may. 2. Đường may diễu: a) Khái niệm: - Được sử dụng trên đường may can. Thường được áp dụng để may đè mívải ( bâu sơ mi, quần, áo jean…). Tùy theo sản phẩm mà người ta may diễu lớn nhỏ. b) Sản phẩm áp dụng: thường dùng để diễu vòng nách áo sơ mi, quần jean, áo khoác… c) Qui trình thực hiện: - B1: Chuẩn bị chi tiết.

Upload: upforu

Post on 13-Aug-2015

82 views

Category:

Science


1 download

TRANSCRIPT

Công nghệ may Trang 1

BÀI 1: KỸ THUẬT MAY CÁC ĐƯỜNG MAY CƠ BẢN

1.Đường may can:a) Khái niệm: - Là đường may tới trên máy, dùng để may 2 hoặc nhiều lớp vải với nhau như ráp sườn áo, vai áo…b) Sản phẩm áp dụng: thường áp dụng may sườn áo sườn tay, sườn quần…c) Qui trình thực hiện:

- B1: Chuẩn bị chi tiết.- B2: May đường may can.- B3: Ủi rẻ đường may.

d) Các sai hỏng thường gặp:Một số sai hỏng:

- Đường may bị nhăn.- Đường may không thẳng.

Nguyên nhân:- Chỉ quá căng, vải với kim không phù hợp.- Không canh đều đường may khi may.

Biện pháp khắc phục:- Phải chỉnh chỉ trước khi may, và chọn chỉ với kim cho phù hợp.- Phải canh đều đường may khi may.

2. Đường may diễu:a) Khái niệm: - Được sử dụng trên đường may can. Thường được áp dụng để may đè mívải ( bâu sơ mi, quần, áo jean…). Tùy theo sản phẩm mà người ta may diễu lớn nhỏ.b) Sản phẩm áp dụng: thường dùng để diễu vòng nách áo sơ mi, quần jean, áo khoác…c) Qui trình thực hiện:

- B1: Chuẩn bị chi tiết.- B2: May đường may thứ nhất.- B3: May đường may thứ 2.

d) Các sai hỏng thường gặp:Một số sai hỏng:

- Đường may bị nhăn.- Đường may không thẳng- Đường diễu bị nhăn, vặn, không êm.

Nguyên nhân: - Chỉ quá căng, vải với kim không phù hợp.

Công nghệ may Trang 2

- Không canh đều đường may khi may. - Do không vuốt cho mép vải êm trước khi may đường may đều.Biện pháp khắc phục:- Phải chỉnh chỉ trước khi may, và chọn chỉ với kim cho phù hợp.- Phải canh đều đường may khi may.- Phải vuốt cho mép vải êm trước khi may đường may đều.

3. Đường may lộn:a) Khái niệm: là đường may dựa trên đường may can, sau đó ta lộn gấp dấu mép vải vào trong may tiếp một đường nữa.b) Sản phẩm áp dụng: thường áp dụng để may sườn quần, sườn áo khi không vắt sổ.c) Qui trình thực hiện:

- B1: Chuẩn bị chi tiết- B2: May đường may thứ nhất.- B3: May đường may thứ 2.

d) Các sai hỏng thường gặp:Một số sai hỏng:

- Đường may bị nhăn.- Đường may không thẳng.

Nguyên nhân:- Chỉ quá căng, vải với kim không phù hợp.- Không canh đều đường may khi may.- Do không vuốt cho mép vải êm trước khi may đường may đều.

Biện pháp khắc phục:- Phải chỉnh chỉ trước khi may, và chọn chỉ với kim cho phù hợp.- Phải canh đều đường may khi may.- Phải vuốt cho mép vải êm trước khi may đường may đều.

Công nghệ may Trang 3

BÀI 2: KỸ THUẬT MAY CÁC DẠNG TÚI

I. Nội dung:1. Túi không nắpa) Sản phẩm áp dụng: thường áp dụng trên áo sơ mi nam, nữ, túi sau quần tây nữ …b) Hình dáng sản phẩm:

c) Chi tiết may 1 túi- Túi x 1- Keo miệng túi x 1- Thân sản phẩm x 1

d) Qui trình thực hiện:- Bước 1: Ép keo miệng túi. - Bước 2: Ủi gấp miệng túi.- Bước 3: Diễu miệng túi.- Bước 4: Ủi định hình thành phẩm túi.- Bước 5: Lấy dấu vị trí túi trên thân.- Bước 6: May túi vào thân.

e) Một số sai hỏng thường gặp:Một số sai hỏng:

- Đường diễu túi không đều.- Thành phẩm túi không đúng thông số.

Nguyên nhân:- Không canh chân vịt hoặc gắn cữ để đường diễu đều.- Không lấy dấu và ủi thành phẩm túi theo đúng rập thiết kế.

Biện pháp khắc phục:- Phải canh chân vịt hoặc gắn cữ để đường diễu đều.- Phải lấy dấu và ủi thành phẩm túi theo đúng rập thiết kế.

Công nghệ may Trang 4

2.Túi có nắp:a) Sản phẩm áp dụng: thường áp dụng trên áo sơ mi nam, nữ, túi sau quần tây nữ, túi quần sọt nam …b) Hình dáng sản phẩm:

c) Chi tiết may 1 túi:- Túi x 1- Keo miệng túi x 1- Thân sản phẩm x 1- Nắp túi x 2- Keo nắp

d) Qui trình thực hiện:- Bước 1: Ép keo nắp túi ngoài .- Bước 2: Lấy dấu + may định hình xung quanh nắp túi.- Bước 3: Lộn ủi diễu xung quanh nắp túi.- Bước 4: Lấy dấu thành phẩm nắp túi.- Bước 5: Ép keo miệng túi.- Bước 6: Ủi gấp miệng túi.- Bước 7: Diễu miệng túi.- Bước 8: Ủi thành phẩm túi.- Bước 9: Lấy dấu vị trí túi trên thân.- Bước 10: Tra túi vào thân .- Bước 11: Tra nắp túi. -Bước 12: Diễu nắp túi.

e) Một số sai hỏng thường gặp: Một số sai hỏng:

- Đường diễu túi không đều.- Thành phẩm túi không đúng thông số.

Nguyên nhân:- Không canh chân vịt hoặc gắn cữ để đường diễu đều.- Không lấy dấu và ủi thành phẩm túi theo đúng rập thiết kế.

Công nghệ may Trang 5

Biện pháp khắc phục:- Phải canh chân vịt hoặc gắn cữ để đường diễu đều.- Phải lấy dấu và ủi thành phẩm túi theo đúng rập thiết kế.

4. Các sai hỏngthường gặp:

Một số sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục

- Đường diễu túi không đều.

- Không canh chân vịt hoặc gắn cữ để đường diễu đều.

- Phải canh chân vịt hoặc gắn cữ để đường diễu đều.

- Thành phẩm nắp túi không che kín miệng túi.

- Không lấy dấu và ủi thành phẩm túi theo đúng rập thiết kế.

- Phải lấy dấu và ủi thành phẩm túi theo đúng rập thiết kế.

BÀI 3: KỸ THUẬT MAY CÁC DẠNG ĐƯỜNG VIỀN

I. Mục tiêu:- Phân biệt đúng các dạng đường viền trên sản phẩm.- Xác định được nguyên nhân và biện pháp của các dạng sai hỏng thường gặp.- May các dạng đường viền theo đúng trình tự các bước, thao tác đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.- Ứng dụng các kiểu viền để áp dụng trên từng sản phẩm cho phù hợp.

Công nghệ may Trang 6

II.Điều kiện thực hiện mô đun:1. Vật liệu: Vải, chỉ…2. Thiết bị và dụng cụ: - Thiết bị: Máy may 1 kim, kim … - Dụng cụ cầm tay: Kéo, phấn , tuvít, cây tháo chỉ, rập mẫu…3. Các điều kiện khác:- Sách giáo trình, tài liệu tham khảo, học máy may …III. Nội dung:1. Viền tròn :a) Viền tròn chiếc: - Sản phẩm áp dụng: Dùng trang trí cổ, vòng nách, túi, các loại nắp túi áo vest… - Mô tả hình dáng:

- Chi tiết viền tròn chiếc: + Thân sản phẩm x 1 + Dây viền x 1- Qui trình thực hiện:

Stt Trình tự thực hiện

Cách tiến hành Hình minh họa Tiêu chí / yêu cầu kỹ

thuật

1

- Cách đặt dây viền.

- Đặt vải viền lên trên sản phẩm, hai bề mặt úp vào nhau, hai bề trái quay ra ngoài.

- Mép vải viền và mép vải thân sản phẩm bằng nhau.

Công nghệ may Trang 7

2

- May viền vào thân.

- May một đường cách mép vải bằng thành phẩm viền.

- Đường diễu phải đều.

3

- Bọc viền và diễu mí lọt khe viền.

- Bọc vải viền ôm sát mép vải và gấp vào bên trong, may lọt khe đường viền.

- Phải se mép viền cho đều.

- Các sai hỏng thường gặp:

Một số sai hỏng Nguyên nhânCác biện pháp khắc

phục- Đường viền không tròn đều, nhăn, vặn.

- Cắt vải viền không đúng canh sợi xéo 45°

- Phải thiết kế nẹp đúng canh sợi.

- Đường diễu bị sụp mí hoặc leo rào.

- Mí lọt khe đường viền không đúng kỹ thuật.

- Phải chỉnh chỉ trước khi may.

- Đường viền bị nhăn, rút. - Chỉ quá căng. - Chỉnh chỉ trước khi may.

- Thành phẩm viền không đều.

- Không se đều thành phẩm viền khi diễu.

- Phải may theo đúng thành phẩm đã thiết kế.

b) Viền tròn đôi:- Sản phẩm áp dụng: Dùng trang trí cổ áo, vòng nách, lai áo, các loại nắp túi áo vest…- Mô tả hình dáng:

Công nghệ may Trang 8

- Chi tiết viền tròn đôi: + Thân sản phẩm x 1 + Dây viền x 1

- Qui trình thực hiện:

3

- May viền vào thân.

- Đặt thân nằm dưới dây viền nằm trên may một đường cách mép vải bằng thành phẩm viền.

- Mép vải đường may phải đều.

Công nghệ may Trang 9

4

- Bọc và diễu mí lọt khe nẹp viền.

- Bọc vải viền ôm sát mép vải và gấp vào bên trong, may diễu lọt khe đường viền.

- Đường diễu phải đều và mí không bị lọt khe.

- Các sai hỏng thường gặp:

Một số sai hỏng Nguyên nhânCác biện pháp khắc

phục- Đường viền không tròn đều, nhăn, vặn.

- Cắt vải viền không đúng canh sợi xéo 45°.

- Phải thiết kế nẹp đúng canh sợi.

- Đường diễu bị sụp mí hoặc leo rào.

- Mí lọt khe đường viền không đúng kỹ thuật.

- Phải chỉnh chỉ trước khi may.

- Đường viền bị nhăn, rút.

- Chỉ quá căng. - Chỉnh chỉ trước khi may.

- Thành phẩm viền không đều.

- Không se đều thành phẩm viền khi diễu.

- Phải may theo đúng thành phẩm đã thiết kế.

2. Viền dẹp: a)Viền dẹp lật vào trong:- Sản phẩm áp dụng: Dùng để viền trang trí cổ áo, vòng nách, lai áo…- Mô tả hình dáng:

Công nghệ may Trang 10

- Chi tiết viền dẹp lật vào trong: + Thân sản phẩm x 1 + Dây viền x 1 + Keo nẹp viền

- Qui trình thực hiện:

Stt Trình tự thực hiện

Cách tiến hành Hình minh họa Tiêu chí / yêu cầu kỹ

thuật

1

- Ép keo nẹp viền sau đó vắt sổ cạnh ngoài nẹp.

- Đặt nẹp viền nằm dưới mặt trái ngửa lên keo nằm trên mặt không keo ngửa lên ủi keo sau đó vắt sổ cạnh ngoài nẹp.

- Keo phải dính đều không bi dộp.

2

- May nẹp vào thân.

- Đặt thân nằm dưới mặt phải ngửa lên nẹp nằm trên mặt trái ngửa lên, may một đường cách mép vải 0.5cm.

- Đường may nẹp phải cách đều mép vải.

Công nghệ may Trang 11

3

- Diễu mí nẹp.

- Lật nẹp và thân sang hai bên (mép vải nằm về phía nẹp), mí 1mm trên nẹp.

- Đường diễu phải đều, không bị sụp mí.

4

- Lượt vắt hoàn chỉnh nẹp.

- Gấp nẹp viền vào mặt trái sản phẩm lược cho nẹp viền nằm êm lên thân áo sau đó may vắt nẹp lên thân.

- Đường may vắt không bị lộ chỉ và không bị nhăn.

3. Các sai hỏng thường gặp:

Một số sai hỏng Nguyên nhân Các biện pháp khắc phục

- Nẹp viền không tròn đều, nhăn, vặn.

- Cắt vải viền không đúng canh sợi xéo 45°.

- Phải thiết kế nẹp đúng canh sợi.

- Đường diễu bị sụp mí hoặc leo rào.

- Mí lọt khe đường viền không đúng kỹ thuật.

- Phải chỉnh chỉ trước khi may.

- Nẹp viền bị nhăn, rút. - Chỉ quá căng. - Chỉnh chỉ trước khi may.- Thành phẩm nẹp viền không đều.

- Đường may không đều. - Phải may đường may đều.

b) Viền dẹp lật ra ngoài:- Sản phẩm áp dụng: Dùng để viền trang trí cổ áo, vòng nách, lai áo…- Mô tả hình dáng:

Công nghệ may Trang 12

- Chi tiết viền dẹp lật ra ngoài: + Thân sản phẩm x 1 + Dây viền x 1- Qui trình thực hiện:

Stt Trình tự thực hiện

Cách tiến hành Hình minh họa Tiêu chí / yêu cầu kỹ

thuật

1

- Ép keo nẹp viền sau đó vắt sổ cạnh ngoài nẹp.

- Đặt nẹp viền nằm dưới mặt trái ngửa lên keo nằm trên mặt không keo ngửa lên ủi keo , sau đó vắt sổ cạnh ngoài nẹp.

- Keo phải dính đều vào nẹp viền.

2

- May cầm nẹp.

- May cầm xung quanh mép ngoài của nẹp viền cách mép vải 0.5cm.

- Phải chỉnh chỉ thưa khi may cầm.

3

- May nẹp vào thân.

- Đặt thân áo nằm dưới mặt trái ngửa lên, đặt nẹp viền lên trên mặt trái ngửa lên, may một đường cách mép vải 0.5cm.

- Mép vải đường may của nẹp và thân trùng nhau.

4

- Diễu mí nẹp đường thứ nhất.

- Lật nẹp và thân sang hai bên (mép vải nằm về phía nẹp), mí 1mm trên nẹp.

- Thành phẩm viền phải đúng thông số.

Công nghệ may Trang 13

5

- Diễu mí nẹp đường thứ 2

- Gấp cạnh ngoài theo đường may cầm (cách đường may cầm 1mm về bên trong) và diễu mí cạnh ngoài nẹp viền.

- Hai đường diễu phải song song nhau.

3. Các sai hỏng thường gặp:

Một số sai hỏng Nguyên nhânCác biện pháp khắc

phục- Đường viền không tròn đều, nhăn, vặn.

- Cắt vải viền không đúng canh sợi xéo 45°.

- Phải thiết kế nẹp đúng canh sợi.

- Đường diễu bị sụp mí hoặc leo rào.

- Mí lọt khe đường viền không đúng kỹ thuật.

- Phải chỉnh chỉ trước khi may.

- Đường viền bị nhăn, rút.

- Chỉ quá căng. - Chỉnh chỉ trước khi may.

- Thành phẩm viền không đều.

- Không se đều thành phẩm viền khi diễu.

- Phải may theo đúng thành phẩm đã thiết kế.

BÀI 4: KỸ THUẬT MỔ CÁC DẠNG TÚI

I. Mục tiêu:- Phân biệt được đúng các dạng túi mổ trong ngoài của các sản phẩm. - Xác định được nguyên nhân và biện pháp của các dạng sai hỏng thường gặp.- May được các kiểu túi theo đúng trình tự, thao tác đảm bảo đúng yêu cầu kỹ

thuật.- Ứng dụng các loại túi để may các sản phẩm.

II.Điều kiện thực hiện mô đun:1. Vật liệu: - Vải, chỉ…2. Thiết bị và dụng cụ: - Thiết bị: Máy may 1 kim, kim may… - Dụng cụ cầm tay: Kéo, phấn , tuvít, cây tháo chỉ, rập mẫu…

Công nghệ may Trang 14

3. Các điều kiện khác: - Sách giáo trình, tài liệu tham khảo, học máy may …III. Nội dung:1.Kỹ thuật may túi mổ 1 viền:a) Sản phẩm áp dụng: thường được sữ dụng trên các loại sản phẩm quân âu, áo kiểu, áo Jacket…b) Mô tả hình dáng:

c) Chuẩn bị chi tiết túi mổ một viền: - Cơi túi + đáp túi bằng vải chính - Keo cơi túi- Lót túi- Thân sản phẩm

d) Qui trình thực hiện:

Stt Trình tự thực

hiện

Cách tiến hành Hình minh họa Tiêu chí /

yêu cầu kỹ

thuật

1

- Vắt sổ + ép keo cơi túi, ủi gấp cơi túi, lấy dấu miệng

- Ép keo mặt trái, cách cạnh dưới của đáp túi khoảng 3cm.- Đặt rập thành phẩm đường gấp cơi túi và lấy dấu cơi túi.- Lấy dấu miệng túi lên mặt phải thân ( kích thước tùy theo sản phẩm), lấy dấu giữa miệng túi.Ví dụ: dài miệng túi 12cm, rộng

- Keo phải dính sát vải, lấy dấu miệng túi phải chính

Công nghệ may Trang 15

túi. 1.2cm sát.

2

- May định hình miệng túi.

- Gấp đôi lót túi theo chiều dọc vải, lấy dấu đường giữa lót túi.- Đặt lót túi nằm dưới, mặt phải quay lên trên. Kế tiếp đăt thân sản phẩm lên trên. Sao cho đường giữa lót túi trùng với đường giữa miệng túi trên thân, mép trên của lót cách miệng túi 2cm.- Tiếp tục đặt cơi túi lên trên thân sao cho đường lấy dấu trùng với dấu miệng túi dưới, cơi túi cách đều 2 đầu miệng túi, cạnh vải xếp đôi quay ra ngoài miệng túi, mép vải lớn nằm bên dưới.- May định hình miệng túi dưới theo vị trí miệng túi, đầu và cuối đường may phải lại mũi.- Lật mép vải đáp túi dưới xuống bên dưới, đặt rập thành phẩm miệng túi lên sát với đường may định hình miệng túi dưới và may định hình miệng túi trên theo rập thành phẩm đầu và cuối đường may phải lại mũi

- Hai đường may định hình phải song song và đều nhau.

3

- Bấm mổ miệng túi.

- Dùng kéo cắt đôi đáp túi theo đường giữa của hai đường may định hình miệng túi.- Đáp túi sau khi cắt đôi chia làm 2 phần: đáp túi trên và đáp túi dưới- Lật thân sang mặt trái, dùng kéo bấm đứt giữa hai đường may miệng túi. Khi bấm cách hai đầu

- Không được bấm đứt chỉ ở góc miệng túi.

Công nghệ may Trang 16

miệng túi khoảng 1cm thì bấm xéo góc 45° vào đầu đường may cách đầu đường may 1canh sợi chỉ.

4

- May chặn lưỡi gà.

- Lộn tất cả đáp túi, lưỡi gà vào bên trong lót túi. Kéo đáp túi xuống vuốt cho êm phẳng, cơi túi phải che kính miệng túi rồi bắt đầu may chặn lưỡi gà

- Phải kéo sát lưỡi gà trước khi chặn lưỡi gà.

5

- Diễu mí miệng túi dưới + may đáp túi dưới vào lót túi.

- Sau khi may chặn lưỡi gà xong kéo đáp túi trên về phía bên trên để miệng túi không bị bịt kín và tiến hành diễu mí miệng túi dưới. Đường may cách mép cơi túi 1mm, đầu và cuối đường may phải lại mũi.- Lật thân và đáp túi trên lên vuốt đáp túi dưới nằm êm lên lót túi và may đáp túi dưới vào lót túi ( may thẳng từ mép vải lót túi bên này sang bên kia không cần lại mũi 2 đầu).

- Đường diễu phải đều không sụp mí.

6

- Diễu mí miệng túi trên + may đáp túi

- Gấp đôi lót túi theo đường gấp cạnh đáy về phía trên, kéo đáp túi trên xuống cho êm phẳng và tiếp tục diễu mí 3 cạnh miệng còn lại, đầu và cuối đường may lại mũi chỉ.- Vuốt đáp túi nằm êm lên lót túi

Đường diễu phải đều

Công nghệ may Trang 17

vào lót túi.

và may luồn đáp túi trên vào lót túi (may tương tự may đáp túi dưới).

7

- May hoàn chỉnh bao túi.

- Gấp mép vải lót túi vô đáp túi và may hoàn chỉnh bao túi, đường may cách mép gấp 1mm.

- May bao túi không bị xì.

e. Các sai hỏng thường gặp:

Một số sai hỏng Nguyên nhân Các biện pháp khắc phục

- Đường may miệng túi không song song và đều nhau.

- Không may đúng theo đường may định hình miệng túi đã lấy dấu.

- Phải may đúng theo đường may định hình miệng túi đã lấy dấu.

- Cơi túi không che kín miệng túi.

- Thành phẩm cơi túi nhỏ hơn miệng túi.

- Thành phẩm cơi túi phải bằng thành phẩm miệng túi.

- Góc miệng túi không vuông, bị bể góc.

- Hai đường may định hình miệng túi không đều nhau, không lại mũi hoặc bấm góc bị đứt chỉ.

- Không kéo xác góc khi may chặn lưỡi gà, khi bấm xéo miệng túi không chừa cách đường may 2 canh sợi chỉ.

2.Kỹ thuât may túi mổ 2 viền:a) Sản phẩm áp dụng: thường được sữ dụng trên các loại sản phẩm quân âu, áo kiểu, áo Jacket…b) Mô tả hình dáng:

Công nghệ may Trang 18

c) Chuẩn bị chi tiết: - Cơi túi + đáp túi bằng vải chính (vải canh xéo 45°) - Đáp túi trên - Keo cơi túi- Lót túi- Thân sản phẩm

d) Qui trình thực hiện:

Stt Trình tự thực hiện

Cách tiến hành Hình minh họaTiêu chí / yêu cầu kỹ

thuật

1

- Ép keo cơi túi + vắt sổ nẹp, ủi định hình cơi túi.

- Ép miếng keo lên mặt trái sát cạnh trên của đáp túi.- Vắt sổ cạnh dưới của đáp túi trên, đáp túi dưới.- Đặt rập có kích thước bằng (thành phẩm miệng túi x 2) lên cách mép vải trên của cơi túi 1cm, ủi gấp mép vải ở 2 bên ôm sát vô miếng rập. - Lấy dấu miệng túi lên mặt phải thân (kích thước tùy theo sản phẩm), lấy dấu giữa miệng túi.

- Keo phải dính sát mép vải.

Công nghệ may Trang 19

2

- May định hình miệng túi.

- Đặt lót túi lên thân sản phẩm tương tự như túi mổ một viền.- Đặt cơi túi lên trên thân sao cho miệng túi dưới cách mép gấp cơi túi 0.5cm (1/2 thành phẩm miệng túi ) cơi túi cách đều 2 đầu miệng túi, cạnh vải xếp đôi quay ra ngoài miệng túi, mép vải lớn nằm bên trên.- May định hình miệng túi dưới theo vị trí miệng túi, đầu và cuối đường may lại mũi chỉ.- Lật mép vải đáp túi dưới xuống bên dưới, đặt rập thành phẩm miệng túi sát với đường may định hình miệng túi dưới và may định hình miệng túi trên theo rập thành phẩm, đầu và cuối đường may lại mũi chỉ.

- Đường may định hình miệng túi phải trùng với dấu, hai đường may định hình phải song song và bằng nhau.

3

- Bấm và mổ miệng túi (bấm lưỡi gà).

- Dùng kéo cắt đôi đáp túi theo đường giữa của hai đường may định hình miệng túi. - Lật thân sang mặt trái, dùng kéo bấm đứt giữa hai đường may miệng túi. - Khi bấm cách hai đầu miệng túi khoảng 1cm thì bấm xéo góc 45° vào đầu đường may, cách đầu đường may một

- Khi bấm xéo miệng túi phải bấm cách đường may 2 canh sợi chỉ.

Công nghệ may Trang 20

canh sợi chỉ.

4

- May chặn lưỡi gà.

- Lộn tất cả đáp túi dưới, lưỡi gà vào bên trong lót túi. Vuốt hai cơi túi cho êm phẳng cơi túi phải đều, che kín miệng túi rồi bắt đầu may chặn lưỡi gà ở hai đầu miệng túi.

- Phải kéo sát mép vải trước khi may chặn lưỡi gà.

5

- Diễu mí miệng túi dưới + may đáp túi dưới vào lót túi.

- Sau khi may chặn lưỡi gà xong tiến hành diễu mí miệng túi dưới, đường may cách mép cơi túi 1mm.- Lật thân sang mặt trái, lật thân và đáp túi trên lên. Vuốt cho đáp dưới nằm êm lên lót túi và may đáp túi dưới vào lót túi ( may thẳng từ mép vải lót túi bên này sang bên kia không lại mũi chỉ ở hai đầu).

- Đường diễu miễng túi phải đều. Đầu và cuối đường may lại mũi chỉ.

6

- May đáp túi trên vô lót túi.

- Gấp đôi lót túi theo đường gấp cạnh đáy về phía trên, lấy dấu vị trí đáp trên.- Đặt đáp túi trên theo vị trí đã lấy dấu sau cho mép vải đáp trên cách đều hai bên lót túi, may cạnh dưới của đáp túi trên vô lót túi (may tương tự đáp túi dưới).

- Phải đặt đáp ngay giũa lót túi.

- Diễu mí miệng túi trên.

- Gấp đôi lót túi theo đường gấp cạnh đáy về phía trên, tiếp tục diễu mí 3 cạnh miệng túi còn lại.

- Đường diễu cách đều mép vải.

Công nghệ may Trang 21

7

8

- May hoàn chỉnh bao túi.

- Gói mép vải lót túi vô đáp và may hoàn chỉnh bao túi, đường may cách mép gấp 1mm.

- May bao túi phải vuông và không bị xì mép vải.

e.Các sai hỏng thường gặp :

Một số sai hỏng Nguyên nhânCác biện pháp khắc

phục- Đường may miệng túi không song song và đều nhau.

- Không may đúng theo đường may định hình miệng túi đã lấy dấu.

- Phải may đúng theo đường may định hình miệng túi đã lấy dấu

- Cơi túi không che kín miệng túi.

- Thành phẩm cơi túi nhỏ hơn miệng túi.

- Thành phẩm cơi túi phải bằng thành phẩm miệng túi.

- Góc miệng túi không vuông, bị bể góc.

- Hai đường may định hình miệng túi không đều nhau, không lại mũi hoặc bấm góc bị đứt chỉ.

- Không kéo xác góc khi may chặn lưỡi gà, khi bấm xéo miệng túi không chừa cách đường may 2 canh sợi chỉ.

BÀI 5: KỸ THUẬT MAY CÁC DẠNG ĐƯỜNG XẺ TRỤ ÁO

Công nghệ may Trang 22

I Mục tiêu: - Phân biệt được các dạng đường xẻ (các dạng trụ) đơn giản hay phức tạp để áp dụng cho phù hợp trên các sản phẩm. - Xác định được nguyên nhân và biện pháp của các dạng sai hỏng thường gặp. - May được các kiểu trụ áo theo đúng trình tự, thao tác đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. - Ứng dụng các loại trụ để may các sản phẩm, đảm bảo an toàn kỹ thuật.II.Điều kiện thực hiện mô đun:1. Vật liệu: - Vải, chỉ…2. Thiết bị và dụng cụ: - Thiết bị: Máy may 1 kim, kim may … - Dụng cụ cầm tay: Kéo, phấn , tuvít, cây tháo chỉ, rập mẫu…3. Các điều kiện khác:- Sách giáo trình, tài liệu tham khảo, học máy may …III. Nội dung:1. Đường xẻ không trụ: a) Sản phẩm áp dụng: thường được áp dụng trên các loại cổ áo kiểu nữ.b) Mô tả hình dáng:

c) Chi tiết may 1 trụ:

Công nghệ may Trang 23

- Thân sản phẩm x 1 - Nẹp trụ x 1d) Qui trình thực hiện:

SttTrình tự thực hiện

Cách tiến hành Hình minh họa Tiêu chí / yêu cầu kỹ

thuật

1

- Sang dấu + cắt nẹp cổ + ép keo nẹp + lấy dấu nẹp.

- Đặt thân trước lên phần vải để cắt nẹp, sang dấu lại vòng cổ, vai con ( sang dấu lại cả đường bán tp).- Vẽ nẹp cổ thân trước, cắt nẹp cổ theo đường bán thành phẩm.- Đặt nẹp nằm dưới mặt trái ngửa lên đặt keo lên trên mặt không keo ngửa lên ủi keo dính vào nẹp.- Vẽ đường xẻ trụ trên mặt trái nẹp cổ.

- Keo ép phải dính đều với nẹp.

2 - May định hình trụ

- Đặt nẹp cổ lên cổ áo theo dấu vừa lấy hai mặt phải úp vào nhau hai mặt trái quay ra ngoài.- May đường xẻ trụ theo hình chữ v vừa lấy dấu, may từ trên xuống sao cho tại điểm góc phải có một lổ kim cắm.

- Đường may định hình phải trùng với dấu vẽ và thẳng đều.

3- Diễu cạnh nẹp

- Lật nẹp cổ sang bên trái sát đường may định hình trụ và diễu 1mm từ trên xuống đến cách điểm cuối của đường xẻ trụ 1cm.- Tiếp tục lật nẹp cổ sang bên phải và diễu 1mm tương tự như bên trái.

- Đường diễu phải đều.

4 - Dùng kéo cắt đứt giữa hai đường chỉ may định hình

- Phải bấm tới góc và

Công nghệ may Trang 24

- Xẻ trụ + may hoàn chỉnh trụ

trụ, bấm sát góc điểm cuối 1 canh sợi chỉ.- Gấp mép vải đầu đường xẻ trụ sao cho mép vải so le qua bên nẹp 1mm và may nẹp vào vòng cổ thân áo (may từ cổ bên trái đến cổ bên phải).- Gấp góc, lộn toàn bộ nẹp cổ vào bên trong thân áo.- Lật mép vải sang bên nẹp và mí 1mm trên nẹp.- Vuốt nẹp nằm êm lên thân dùng kim tay lược để mép vải nằm êm. Sau đó vắt cạnh ngoài nẹp dính vào thân.

không bấm đứt chỉ.

e) Các sai hỏng thường gặp:

Một số sai hỏng: Nguyên nhân Các biện pháp khắc phục

- Đường may định hình đường xẻ không thẳng

- May không đúng đường vẽ trên thân.

- Phải may đúng theo đúng theo đường vẽ vị trí đường xẻ trên thân.

- Đường xẻ bị bể góc.

- Bấm góc bị đứt chỉ. - Bấm tới góc không bấm đứt chỉ may, ép miếng keo nhỏ ở góc trụ.

- Vòng cổ không êm nẹp cổ áo bị vặn.

- Cắt nẹp cổ không chính xác, không khớp với vòng cổ trên thân.

- Vòng cổ, vai con trên nẹp và trên thân phải khớp với nhau.

2.Đường xẻ 1 trụ:

Công nghệ may Trang 25

a) Sản phẩm áp dụng: thường được áp dụng trên trên cổ áo kiểu, áo thun nam, nữ…b) Mô tả hình dáng:

c) Chi tiết may một trụ:- Thân sản phẩm x 1- Trụ x 1- Keo trụ x 1d) Các bước thực hiện:( đối với áo nam nẹp khuy bên trái)

Stt Trình tự thực hiện

Cách tiến hành Hình minh họa Tiêu chí / yêu cầu kỹ thuật

1

- Ép keo lấy dấu trụ trên thân + nẹp

- Cắt miếng keo mỏng bằng với bán thành phẩm trụ, đặt vải trụ nằm dưới mặt trái ngửa lên đặt keo lên trên mặt không keo ngửa lên.

- Keo phải dính đều với vải trụ.

2

- Ủi định hình nẹp

- Ủi gấp mép vải cạnh (1) lên phần (2) - Ủi gấp mép cạnh (2) lên phần (3)- Ủi gấp mép vải cạnh (6) lên phần (5)

- Phải ủi đúng theo rập.

Công nghệ may Trang 26

3

- May định hình đường xẻ trụ + diễu mí trụ.

- Đặt nẹp trụ lên thân trước theo dấu vừa lấy, hai mặt phải úp vào nhau hai mặt trái quay ra ngoài.- May định hình đường xẻ trụ theo hình chữ v vừa lấy dấu, may từ trên xuống sao cho tại điểm góc phải có một mũi cắm.- Lật nẹp qua bên phải người mặt và diễu 1mm lên nẹp, diễu từ trên xuống cách điểm cuối đường xẻ 1cm.

- Đường may định hình trụ phải đểu. cuối đường định hình trụ phải có mũi cắm chữ v để bấm góc trụ.

4

- Xẻ trụ - Dùng kéo cắt đứt giữa hai đường định hình trụ, bấm sát góc không cho bị đức chỉ may và không bị bể góc.- Lộn toàn bộ nẹp vào bên trong thân áo, xếp nẹp nằm êm sao cho các mép vải được dấu vào bên trong nẹp.

- Phải bấm cách góc 1 canh sợi chỉ

5

- Diễu hoàn chỉnh trụ và vắt sổ chân trụ.

- Tra cổ vào thân- Diễu 1mm lên nẹp khuy từ trên xuống, khi diễu gấp mí vải le vào trong 1mm lại mũi cuối đường may. - Xếp mép vải bên nẹp nút nằm êm và diễu lọt khe nẹp nút lại mũi cuối đường may.- Xếp nẹp khuy nằm trên nẹp nút, kéo cho trụ che kín đường xẻ diễu thành phẩm trụ và khóa chân trụ.- Vắt xổ mép vải chân trụ.

- Trụ áo phải che kính đường xẻ trụ.

Công nghệ may Trang 27

e) Các sai hỏng thường gặp:

Một số sai hỏng: Nguyên nhân Các biện pháp khắc phục

- Đường may định hình đường xẻ không thẳng.

- May không đúng đường vẽ trên thân.

- Phải may đúng theo đúng theo đường vẽ vị trí đường xẻ trên thân.

- Đường xẻ bị bể góc. - Bấm góc bị đứt chỉ. - Bấm tới góc không bấm đứt chỉ may, ép miếng keo nhỏ ở góc trụ.

- Vòng cổ không êm nẹp cổ áo bị vặn.

- Cắt nẹp cổ không chính xác, không khớp với vòng cổ trên thân.

- Vòng cổ, vai con trên nẹp và trên thân phải khớp với nhau.

- Trụ bị hở. - Không kéo chân trụ che kính trước khi diễu trụ.

- Phải kéo chân trụ che kính trước khi diễu trụ.

*Lưu ý : đối với áo nữ nẹp khuy bên phải3. Đường xẻ 2 trụ:a) Sản phẩm áp dụng: thường được áp dụng trên trên cổ áo kiểu, áo thun nam, nữ… b) Mô tả hình dáng:

c) Chi tiết 1 trụ:- Thân sản phẩm x 1- Trụ x 1* Đối với áo nam (nẹp khuy bên trái).

Công nghệ may Trang 28

d) Qui trình thực hiện:

Stt Trình tự thực

hiện

Cách tiến hành Hình minh họa Tiêu chí / yêu cầu kỹ thuật

1

- Ép keo lấy dấu trụ trên thân + nẹp

- Kích thước 2 nẹp theo hình - (1): đường may cạnh ngoài của nẹp (1cm)- (2): cạnh ngoài nẹp(2.5 – 3 cm)- (3): cạnh trong nẹp (2.7 – 3.2 cm)- (4): đường may cạnh trong nẹp (1 cm)+ Chiều dài nẹp = bằng chiều dài đường xẻ (14 - 17 cm)+ Chiều rộng nẹp = (thành phẩm nẹp (2.5 – 3 cm) x 2) + 0.2cm + 2 cm đường may 2 bên.- Cắt hai miếng keo có kích thước bằng bán thành phẩm hai nẹp.- Ép keo lên mặt trái hai trụ áo.- Lấy dấu trụ trên mặt phải thân áo.

- Keo phải dính sát với vải.

2

- Ủi định hình trụ.

- Đặt rập thành phẩm lên phần (2) - Ủi gấp mép vải cạnh (1) lên phần (2) - Ủi gấp phần (3) lên phần (2)- Ủi gấp phần (4) lên phần (3)

- Ủi định hình trụ phải đúng thông số.

3

- May định hình trụ + xẻ trụ.

- Đặt hai nẹp trụ lên thân áo theo dấu đã lấy, hai mặt phải úp vào nhau, hai mặt trái quay ra ngoài.- May hai đường định hình nẹp theo dấu vẽ, sao cho khi may xong hai đường may phải song song và bằng nhau phải lại mũi chỉ cuối đường may.- Dùng kéo cắt đứt giữa hai

- Hai đường may định hình trụ phải bằng nhau.

Công nghệ may Trang 29

đường định hình trụ, đến cách chân chân tru khoảng (1- 1.5 cm) thì bấm xéo 45º trên thân áo, bấm cách đường may hai canh sợi chỉ.

4

- May chặn lưỡi gà.

- Lộn toàn bộ trụ và lưỡi gà vào bên trong, dấu mép vải vào bên trong giữa hai cạnh trụ, xếp cho trụ ngay ngắn và che kính đường xẻ.- Lật thân áo lên điều chỉnh trụ cho ngay và che kín đường xẻ, kéo lưỡi gà thẳng góc với trụ áo và may chặn lưỡi gà.

- Không được bấm chỉ sát góc trụ.

5

- May hoàn chỉnh trụ.

- Tra cổ vào thân. - Diễu thành phẩm trụ (hai đường xẻ diễu lọt khe, chân trụ diễu lên 1mm).- Khóa chân trụ.- Vắt xổ bên trong chân trụ.

- Phải kéo trụ che kín trước khi khóa trụ.

*Lưu ý trước khi chặn lưỡi gà:- Đối với áo nam thì xếp trụ bên trái người mặc (nẹp khuy) nằm trên.- Nếu áo nữ thì trụ bên phải người măc (nẹp khuy) nằm trên.

Công nghệ may Trang 30

e. Các sai hỏng thường gặp:

Một số sai hỏng: Nguyên nhân Các biện pháp khắc phục

- Đường may định hình đường xẻ không thẳng.

- May không đúng đường vẽ trên thân.

- Phải may đúng theo đúng theo đường vẽ vị trí đường xẻ trên thân.

- Đường xẻ bị bể góc.

- Bấm góc bị đứt chỉ. - Bấm tới góc không bấm đứt chỉ may, ép miếng keo nhỏ ở góc trụ.

- Vòng cổ không êm, nẹp cổ áo bị vặn.

- Cắt nẹp cổ không chính xác, không khớp với vòng cổ trên thân.

- Vòng cổ, vai con trên nẹp và trên thân phải khớp với nhau.

- Trụ bị hở. - Không kéo chân trụ che kính trước khi diễu trụ.

- Phải kéo chân trụ che kính trước khi diễu trụ.

BÀI 6: KỸ THUẬT MAY QUẦN ĐÙI THƯỜNG

I.Mục tiêu:

- Phân biệt được các chi tiết trên một sản phẩm. - May được các đường may đạt yêu cầu kỹ thuật: không nhăn, không vặn. thẳng, đều, đường chỉ phải đẹp. - Tuân thủ đúng theo các bước thực hiên các công đoạn. - Đảm bảo đúng thông số và vệ sinh công nghiệp, thực hiện an toàn lao động khi may.II.Điều kiện thực hiện mô đun:1. Vật liệu: - Vải, chỉ…2. Thiết bị và dụng cụ: - Thiết bị: Máy may 1 kim, kim may… - Dụng cụ cầm tay: Kéo, phấn , tuvít, cây tháo chỉ, rập mẫu…3. Các điều kiện khác:- Sách giáo trình, tài liệu tham khảo, học máy may …III. Nội dung: 1. Mô tả hình dáng:

Công nghệ may Trang 31

2. Chi tiết quần đùi:- Thân quần x 2- Thun quần x 13. Qui trình thực hiện:

Stt Trình tự thực hiện

Cách tiến hành Hình minh họa Tiêu chí / yêu cầu kỹ

thuật

1

- Vắt sổ các chi tiết.

- Vắt sổ vòng đáy quần, sườn trong, lai quần, lưng quần.

- Bờ vắt xổ phải ôm sát mép vải.

2

- Ráp sườn trong thân quần + ủi rẽ sườn quần.

- Gấp đôi đường giữa ống quần mặt trái vải quay ra ngoài, hai mép vải đặt đều nhau rồi may đường may theo thành phẩm thiết kế, lại mũi ở đầu và cuối đường may ( ống bên kia may tương tự ).

- Đường may phải thằng và mép vải đường may phải đều.

3

- May đường vòng đáy quần + ủi rẽ.

- Luồn 2 ống quần vào nhau hai mặt phải úp vào nhau hai mặt trái quay ra ngoài may đường may từ đáy bên này sang đáy bên kia.

- Ngã tư đáy phải trùng nhau.

Công nghệ may Trang 32

4

- May lưng quần.

- Lộn thân quần ra mặt phải, gấp lưng vào mặt trái theo đường may thiết kế may một đường từ điểm bên này vòng qua bên kia cách mũi may đầu tiên khoảng 1.5cm lại mũi.

- Phải chừa lỗ để luồn thun.

5

- May lai quần.

- Gấp lai vào mặt trái theo đường may thiết kế và may đường may vòng quanh ống thứ nhất (ống kia may tự) cuối đường may phải lại mũi.

- Đường may lai phải thẳng đều.

8

- Ủi thành phẩm.

- Lộn thân quần ra mặt trái ủi sơ các đường may cho êm sau đó lộn ra mặt phải ủi hoàn tất sản phẩm.

- Phải chỉnh nhiệt độ thích hợp trước khi ủi.

5. Các sai hỏng thường gặp:

Một số sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục- Lai quần bị nhăn, vặn không thẳng.

- Khi lược hoặc ủi lai không lấy dấu lai cho đều.

- Phải lấy dấu lai đều trước khi may.

- Không đúng khích thước thông số.

- Không may đúng theo đường may thiết kế.

- Phải may đúng đường may đã thiết kế.

- Ngã tư đáy không trùng nhau.

- Không canh ngã tư đáy khi may.

- Phải canh ngã tư đáy cho trùng nhau.

Công nghệ may Trang 33

BÀI 7: KỸ THUẬT MAY QUẦN ĐỒ BỘ

I. Mục tiêu :

- Phân biệt được các chi tiết trên một sản phẩm. - May được các đường may đạt yêu cầu kỹ thuật: không nhăn, không vặn. thẳng,

đều, đường chỉ phải đẹp. - Tuân thủ đúng theo các bước thực hiên các công đoạn. - Đảm bảo đúng thông số và vệ sinh công nghiệp, thực hiện an toàn lao động khi

may.II.Điều kiện thực hiện mô đun:1. Vật liệu: - Vải, chỉ…2. Thiết bị và dụng cụ: - Thiết bị: Máy may 1 kim, kim may … - Dụng cụ cầm tay: Kéo, phấn , tuvít, cây tháo chỉ, rập mẫu…3. Các điều kiện khác:- Sách giáo trình, tài liệu tham khảo, học máy may …III. Nội dung:1. Mô tả hình dáng:

2. Chi tiết quần đồ bộ:- Thân trước x 2- Thân sau x 22. Chi tiết quần đồ bộ:- Thân trước x 2 - Thân sau x 2

Công nghệ may Trang 34

3. Qui trình thực hiện:

Stt Trình tự thực hiện

Cách tiến hànhHình minh họa Tiêu chí /

yêu cầu kỹ thuật

1

- Vắt sổ các chi tiết

- Vắt sổ vòng đáy quần, sườn trong, sườn ngoài, lai quần, lưng quần.

- Đường vắt xổ phải ôm sát mép vải.

2

- Ráp đường sườn ngoài + ủi rẽ sườn.

- Đặt hai mặt phải của hai thân quần úp vào nhau may một đường từ trên lưng xuống theo đường may thiết kế, đầu và cuối đường may phải lại mũi.Thân bên kia may tương tự. - Sau khi may xong ủi rẽ đường may về hai bên.

- Đường may phải thẳng mép vải đường may phải đều nhau.

3

- Ráp sườn trong thân quần + ủi rẽ sườn quần

- Lấy đường may vừa may xong làm đường giữa gấp ống quần lại như (may quần đùi ) rồi may đường sườn trong tương tự như quần đùi.- Ống bên kia may tương tự.- Sau đó ủi rẽ đường may về hai bên.

- Đường may phải thẳng mép vải đường may phải đều nhau

Công nghệ may Trang 35

4

- May đường vòng đáy quần + ủi rẽ

- Luồn 2 ống quần vào nhau hai mặt phải úp vào nhau hai mặt trái quay ra ngoài may đường may từ đáy bên này sang dáy bên kia.- Ủi rẽ đường may về hai bên.

- Ngã tư đáy phải trùng nhau.

5

- May lưng quần

- Lộn thân quần ra mặt phải, gấp lưng vào mặt trái theo đường may thiết kế, may một đường từ điểm bên này vòng qua bên kia cách mũi may đầu tiên khoảng 1.5cm lại mũi.

- Đường may lưng quần phải đều.

6

- May lai quần

- Gấp lai vào mặt trái theo đường may thiết kế và may đường may vòng quanh ống thứ nhất (ống kia may tự) cuối đường may phải lại mũi.

- Đường may lai quần phải đều nhau

7

- Ủi thành phẩm

- Lộn toàn bộ thân quần ra mặt trái ủi sơ các đường may cho êm sau đó lộn ra mặt phải ủi hoàn tất sản phẩm.

- Phải chỉnh nhiệt độ cho phù hợp.

Công nghệ may Trang 36

4. Các sai hỏng thường gặp:

Một số sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục

- Lai quần bị nhăn, vặn không thẳng.

- Khi lược hoặc ủi lai không lấy dấu lai cho đều.

- Phải lấy dấu lai đều trước khi may.

- Không đúng khích thước thông số.

- Không may đúng theo đường may thiết kế.

- Phải may đúng đường may đã thiết kế.

- Ngã tư đáy không trùng nhau.

- Không canh ngã tư đáy khi may.

- Phải canh ngã tư đáy cho trùng nhau.

Bài 8: KỸ THUẬT MAY CÁC DẠNG BÂU ÁO

I. Mục tiêu:- Phân biệt đúng các dạng bâu áo trên sản phẩm.- Xác định được nguyên nhân và biện pháp của các dạng sai hỏng thường gặp.- May được các kiểu trụ áo theo đúng trình tự, thao tác đảm bảo đúng yêu cầu kỹ

thuật.- Ứng dụng các kiểu bâu áo cho các sản cho phù hợp, đúng thông số và vệ sinh

công nghiệp.- Biết sữa chữa các dạng sai hỏng của cổ áo.

II.Điều kiện thực hiện mô đun:1. Vật liệu: - Vải, chỉ…2. Thiết bị và dụng cụ: - Thiết bị: Máy may 1 kim, kim, … - Dụng cụ cầm tay: Kéo, phấn , tuvít, cây tháo chỉ, rập mẫu…3. Các điều kiện khác:- Sách giáo trình, tài liệu tham khảo, học máy may …III. Nội dung:1) Kỹ thuật may bâu lá sen:a) Sản phẩm áp dụng: thường áp dụng trên áo đồ bộ nữ, áo kiểu nữ …

Công nghệ may Trang 37

b) Mô tả hình dáng : c) Chi tiết may bâu:

- Lá bâu x 2- Thân sản phẩm x 1

d) Qui trình thực hiện:

Stt Trình tự thực hiện

Cách tiến hành Hình minh họa Tiêu chí / yêu cầu kỹ thuật

1

- Ép keo lá bâu ngoài + lấy dấu thành phẩm bâu áo.

- Đặt lá bâu ngoài nằm dưới mặt trái ngửa lên keo nằm trên mặt không keo ngửa lên ủi keo, đặt rập đặt rập thành phẩm lên dùng phấn sắt nét hoặc bút chì vẽ xung quanh lá bâu.

- Keo ép phải dính đều không bị dộp, nhăn.

2- May lộn bâu áo.

- Lớp bâu trong đặt dưới, lớp ngoài (lớp có keo) đặt trên, 2 mặt phải úp vào nhau xếp 2 mép vải bằng nhau may lộn bâu theo dấu phấn vẽ.

- Hai đầu bâu phải tròn đều.

3- Gọt xung quanh đầu bâu.

- Gọt đường may xung quanh cách đường may lộn từ 0.5 - 0.7cm.- Lộn đẩy mặt phải ra cạo sát

- Phải gọt cách mép vải 0.3cm.

Công nghệ may Trang 38

đường chỉ may, vuốt cho êm phẳng, dùng kim lược xung quanh hoặc ủi giữ nếp.

4

- Lấy dấu và tra bâu vào thân.

- Đặt rập thành phẩm lên kiểm tra và sang dấu đường may tra bâu, lấy dấu 3 điểm giữa sau và hai đầu vai. - Đặt thân áo nằm dưới mặt phải ngửa lên, bâu áo nằm trên mặt keo ngửa lên, hai đầu bâu đặt ngay đường cài nút, bẻ lật đinh áo về phía mặt phải thân áo.- Trên cùng đặt dây viền cổ xếp đôi lên sao cho đường may mép vải của thân áo, bâu áo, dây viền bằng nhau, may đường từ đầu bâu bên này qua bên kia.

- Hai điểm vai con phải đối xứng.

5

- Mí chân cổ

- Cạo sát đường chỉ may giữa dây viền cổ với bâu áo và thân áo, gấp vuông đầu ve áo lộn đẩy ra vuốt cho em phẳng may mí viền cổ khi may hơi kéo căng lớp vải trên thân áo để viền được nằm êm.

- Đường may mí chân cổ phải đều không bị sụp mí.

e) Các sai hỏng thường gặp:

Một số sai hỏng Nguyên nhân Các biện pháp khác phục

- Hai điểm hỏng cổ, hai đầu lá bâu, chân bâu không đối xứng.

- Không lấy dấu đúng theo rập thành phẩm trước khi tra bâu.

- Phải lấy dấu các điểm hỏng cổ, hai đầu lá cổ, chân bâu trước khi may.

- Hai đầu lá cổ không tròn đều.

- Không lấy dấu theo rập thành phẩm .

- Phải lấy dấu chính sát theo rập thành phầm.

- Đường diễu bâu không đều và bị nhăn.

- Không vuốt êm hai lớp vải khi diễu.

- Phải canh chân vịt khi may hoặc gắn cữ, khi diễu phải kéo nhẹ và vuốt êm để đường diễu không nhăn.

Công nghệ may Trang 39

- Hai điểm vai con không đối xứng.

- Không lấy dấu hai điểm vai con khi tra cổ.

- Phải lấy dấu trước khi tra cổ hai điểm vai con và giữa cổ sau

2. Kỹ thuật may bâu sơ mi:a) Sản phẩm áp dụng: thường áp dụng trên áo sơ mi nam, nữ…

c) Chi tiết may bâu sơ mi:- Lá bâu x 2- Chân bâu x 2 - Thân sản phẩm x 1

d) Qui trình thực hiện:

Stt Trình tự thực hiện

Cách tiến hành Hình minh họa Tiêu chí / yêu cầu kỹ thuật

1

- Ép keo chân bâu, lá bâu + lấy dấu.

- Ép keo lên mặt trái lá bâu ngoài, chân bâu ngoài ( keo giấy )- Đặt rập thành phẩm lên lớp lá bâu, chân bâu đã ép keo dùng bút chì sắt nét hoặc phấn vẽ xung quanh lá bâu, chân bâu.

- Keo phải dính đều không nhăn không dộp.

2

- Ủi + may bọc chân bâu.

- Đặc rập thành phẩm chân bâu vừa ép keo, ủi gấp chân bâu theo dấu vẽ.- May bọc chân bâu 0.8cm

- Phải ủi đúng theo rập thành phẩm.

Công nghệ may Trang 40

3

- May lộn lá bâu.

- Lá bâu trong đặt dưới, lá bâu ngoài (có ép keo) đặt trên, hai mặt phải úp ào nhau, xếp hai mép vải bằng nhau may lộn bâu treo dấu vẽ khi may hơi kéo lớp trong bâu dưới.- May lộn đến đầu nhọn lá bâu phải đặt dây lộn lá bâu.

- Phải may đúng theo dấu phấn vẽ, để đảm bảo thông số.

4

- Gọt và lộn lá bâu.

- Gọt đường may xung quanh cách đường may lộn 0.7cm riêng đầu nhọn lá bâu còn 0.3cm.- Gấp hai đầu nhọn lá bâu sát đường may lộn, lộn và đẩy mặt phải ra (kéo dây lộn góc nhọn ra để tạo góc nhọn) vuốt cho êm phẳng. Ủi để giữ nếp khi.

- Khi ủi phải để đường may le mí vào trong 0.1mm.

5

- Diễu lá bâu.

- Diễu xung quanh lá bâu 0.5cm.- Đặt rập thành phẩm lên lá bâu ngoài lấy dấu giữa, lấy dấu đường may cặp lá ba.

- Đường diễu phải thằng và cách đều mép vải.

6

- May cặp lá ba và diễu.

- Chân bâu ngoài( không ép keo) đặt dưới mặt phải ngửa lên trên.- Kế tiếp đặt lá bâu lên mặt (mặt có keo) ngửa lên - Đặt chân cổ ngoài (mặt có keo) lên trên cùng mặt keo ngửa lên .- Xếp cho 3 lớp vải trùng nhau theo dấu, đầu lá bâu phải khớp với dấu trên chân bâu. May cặp lá ba theo dấu, khi may hơi bay lớp ngoài chân bâu.

- Hai đầu hỏng cổ phải đối xứng nhau.

- Gọt lộn và diễu xung

- Gọt đường may xung quanh còn 0.7cm ở hai đầu tròn gọt còn 0.3cm, nếu góc vuông gấp

- Phải gọt sơ mép vải.

Công nghệ may Trang 41

7quanh lá ba.

vuông góc hai đầu chân bâu, lộn đẩy mặt phải ra ngoài vuốt cho im phẳng, diễu 1mm xung quanh lá ba từ điểm may bọc chân bâu bên trái.- Gọt đường may tra bâu vào thân đều còn 0.8cm.

để khi diễu không bị cộm và gãy kim.

8

- Tra bâu vào thân.

- Sang dấu 3 điểm: hai điểm đầu vai và điểm giữa bâu áo.- Thân áo đặt dưới mặt phải ngửa lên đặt cổ áo lên lớp chân bâu ngoài úp xuống, đầu chân bâu trùng với đường bẻ nẹp. Xếp cho đường may tra cổ bằng nhau, may tra cổ đường may to 0.7cm (cách mép vải bọc chân bâu 1mm).

- Hai điểm vai con phải đối xứng nhau.

9

- Mí chân cổ.

- Sau khi tra cổ xong gấp góc hai đầu chân cổ cho bám sát với nẹp áo và đảm bảo cho êm, phẳng, may mí chân cổ đường mí che kính đường tra cổ 1mm, hai đầu cổ lại mũi chỉ.

- Đường diễu phải đều không bị sụp mí.

e) Các sai hỏng thường gặp:

Một số sai hỏng Nguyên nhân Các biện pháp khác phục

- Hai điểm hỏng cổ, hai đầu lá bâu, chân bâu không đối xứng.

- Không lấy dấu đúng theo rập thành phẩm trước khi tra bâu.

- Phải lấy dấu các điểm hỏng cổ, hai đầu lá cổ, chân bâu trước khi may.

- Hai đầu lá cổ không tròn đều.

- Không lấy dấu theo rập thành phẩm .

- Phải lấy dấu chính sát theo rập thành phầm.

- Đường diễu bâu không đều và bị nhăn.

- Không vuốt êm hai lớp vải khi diễu.

- Khi diễu phải kéo nhẹ chân cổ dưới để đường diễu không nhăn.

- Hai điểm vai con không đối xứng.

- Không lấy dấu hai điểm vai con khi tra cổ vào thân.

- Phải lấy dấu trước khi tra cổ hai điểm vai con và giữa cổ sau.

Công nghệ may Trang 42

Bài 9: KỸ THUẬT MAY ÁO SƠ MI NỮ ( TAY NGẮN)

I. Mục tiêu:- Mô tả đặc điểm hình dáng của sản phẩm.- Xây dựng được qui trình rắp ráp của sản phẩm áo sơ mi nữ- Trình bài cấu trúc các chi tiết của sản phẩm áo sơ mi nữ.- Lắp ráp được áo sơ mi nữ đảm bảo qui cách và tiêu chuẩn kỹ thuật.- May cặp áo đúng trình tự, thao tác đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.- Xác định đúng các dạng sai hỏng và tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc

phục.II.Điều kiện thực hiện mô đun:1. Vật liệu: - Vải, chỉ…2. Thiết bị và dụng cụ: - Thiết bị: Máy may 1 kim, kim may … - Dụng cụ cầm tay: Kéo, phấn , tuvít, cây tháo chỉ, rập mẫu…3. Các điều kiện khác: - Sách giáo trình, tài liệu tham khảo, học máy may …III. Nội dung:1.Mô tả hình dáng:

Công nghệ may Trang 43

2. Chi tiết áo sơ mi nữ:- Thân trước x 2- Thân sau x 1- Tay áo x 2- Túi x 1- Lá cổ x 2- Chân cổ x 2- Keo lá cổ x 1- Keo chân cổ x 1

3. Qui trình thực hiện:

Stt Trình tự thực hiện

Cách tiến hành Hình minh họa Tiêu chí / yêu cầu kỹ thuật

1

- Ép keo lá cổ, chân cổ ngoài + lấy dấu.

- Đặt lá cổ ngoài nằm dưới mặt trái ngửa lên keo nằm trên mặt trái ngửa ủi keo.

- Keo phải dính đều không bị dộp, nhăn.

2

- Vắt xổ các chi tiết.

- Thân trước + thân sau: vắt xổ vai con, vòng nách, sườn,lai, nẹp.- Tay: Vắt xổ sườn, vòng nách.- Các chi tiết khác không vắt xổ.

- Bờ vắt xổ phải ôm sát mép vải.

3

- Sang dấu pince + May pince thân trước + thân sau.

- Sang dấu pince theo đúng vị trí thiết kế .

- Hai pen phải đối xứng và bằng nhau.

Công nghệ may Trang 44

- Gấp pince lại theo vị trí thiết kế, may pince từ cạnh lưng xuống và đến cuối pince phải chừa sợi chỉ dư ra để gút lại.

4

- Ủi pince + ủi nẹp áo.

- Ủi các pince cho phẳng và pince lật về phía sườn.- Đặt thân trước lên mặt bàn mặt trái ngửa lên ủi nẹp áo theo đường thiết kế.

- Hai pence hướng ra sườn, ủi nẹp phải thẳng.

5

- Sang dấu và may túi.

- Vị trí túi từ đầu vai con đo xuống 17 -19cm, từ nẹp đo ra 6- 7cm. Túi nằm bên thân trái.- May túi: giống may túi không nắp.

- Lấy dấu vị trí túi đúng thông số thiết kế.

6

- Ráp vai con và ủi rẽ vai con.

- Đặt thân sau nằm dưới thân trước trái nằm trên hai mặt phải úp vào nhau may theo đường vẽ thiết kế và ủi rẽ đường may sang 2 bên (bên kia may tương tự )

- Đường may hai bên vai phải thẳng và đều nhau.

Công nghệ may Trang 45

7

- Lấy dấu + tra cổ vào thân áo.

- Lấy dấu 3 điểm kỹ thuật: lấy dấu điểm giữa cổ sau và 2 điểm đầu vai con lên chân cổ.- Tra cổ vào thân: tra chân cổ ngoài vào thân áo, đặt thân áo nằm dưới mặt phải ngửa lên, chân cổ nằm trên mặt keo ngửa lên. Đặt điểm đầu chân cổ trùng với cạch nẹp áo và đặt sao cho các điểm lấy dấu trùng nhau.- Mí chân cổ 1mm từ đầu chân bên này sang đầu chân bên kia.

- Phải lấy dấu chính sát 2 điểm vai con và giữa cổ sau. Đường diễu mí chân cổ phải đều.

8

- Ráp sườn áo và ủi rẽ.

- Đặt thân sau nằm dưới thân trước nằm trên, may theo đường vẽ thiết kế 2 đường sườn thân áo và ủi rẽ đường may về 2 bên.

- Đường may sườn phải thẳng và cách đều mép vải.

9

- May lai tay + ráp sườn tay + ủi rẽ.

- Ủi gấp lai tay theo thiết kế khoảng (2 - 2.5cm),gấp lai vào mặt trái và may một hoặc hai đường tùy thích.- Ráp sườn tay: Gấp đôi sóng tay lại mặt trái quay ra ngoài may theo đường thiết

- Đường may phải thẳng.

Công nghệ may Trang 46

kế và ủi rẽ đường may về hai bên.

10

- May cầm vòng nách + tra tay áo.

- May cầm vòng nách một đoạn ( 2/3 ngang nách tay)- Tra tay vào thân: Đặt vòng nách thân và vòng nách tay hai mặt phải úp vào nhau, đặt thân nằm dưới tay nằm trên may đường may xung quanh vòng nách theo đường may thiết kế.

- Ngã tư nách phải trùng nhau.

11

- May lai áo.

- Gấp lai theo đường may thiết kế may từ đầu nẹp lai bên này sang đầu nẹp lai bên kia và lại mũi.

- Đường may lai phải thẳng và đều.

12

- Lấy dấu thùa khuy đính nút.

- Khoảng cách giữa hai các khuy và nút trên áo sơ mi nữ thường là 7.5 – 8.5 cm.

- Khảng cách các khuy phải đều nhau.

- Cắt chỉ, - Kiểm tra các đường lắp - Không

Công nghệ may Trang 47

13kiểm tra, ủi hoàn thành sản phẩm.

ráp, thông số, các đường diễu mí… xem có đạt yêu cầu không.

được cắt sát các sợi chỉ ở đầu pen.

4.Các sai hỏng thường gặp:

Một số sai hỏng Nguyên nhân Các biện pháp khác phục

- Hai hỏng cổ không đối xứng nhau.

- Không lấy dấu 2 điểm hỏng cổ trước khi tra.

- Phải lấy dấu các điểm hỏng cổ trước khi may cặp lá ba.

- Đường tra cổ bị nhăn.

- Không lấy dấu khi tra cổ vào thân.

- Phải lấy dấu hai điểm vai con và giữa cổ sau trên thân và trên cổ áo trước khi tra cổ.

- Đường tra tay vòng nách bị nhăn.

- Không lược vòng nách trước khi tra.

- Phải lấy dấu điểm vai con trên thân, trên tay trước khi tra tay trong quá trình may hơi kéo mép vải.

- Ngã tư nách không - Không canh ngã tư trước khi tra tay.

- Phải canh ngã tư vòng nách cho trùng nhau.

BÀI 10: KỸ THUẬT MAY ÁO SƠ MI NAM (TAY NGẮN)

I.MỤC TIÊU:- Mô tả đặc điểm hình dáng của sản phẩm.- Xây dựng được qui trình rắp ráp của sản phẩm áo sơ mi nam tay ngắn.- Trình bài cấu trúc các chi tiết của sản phẩm áo sơ mi nam.- Lắp ráp được áo sơ mi nữ đảm bảo qui cách và tiêu chuẩn kỹ thuật.- May cặp áo đúng trình tự, thao tác đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.- Xác định đúng các dạng sai hỏng và tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục

và phòng ngừa.II.Điều kiện thực hiện mô đun:1. Vật liệu: - Vải, chỉ…2. Thiết bị và dụng cụ: - Thiết bị: Máy may 1 kim, kim may … - Dụng cụ cầm tay: Kéo, phấn , tuvít, cây tháo chỉ, rập mẫu…

Công nghệ may Trang 48

3. Các điều kiện khác:- Sách giáo trình, tài liệu tham khảo, học máy may …III. NỘI DUNG:1. Mô tả hình dáng:

2. Chi tiết áo sơ mi nam (tay ngắn- Thân trước x 2 - Thân sau x 1 - Đô áo x 2 - Tay x 2 - Túi x 1 - Keo lá cổ x 1- Keo chân cổ x 1

3. Qui trình thực hiện:

Stt Trình tự thực

hiện

Cách tiến hành Hình minh họa Tiêu chí / yêu cầu kỹ thuật

1

- Ép keo các chi tiết.

- Ép keo giấy nẹp áo. - Ép keo vải lá cổ, chân cổ.

- Keo dính đều không bị nhăn.

Công nghệ may Trang 49

2

- Ủi gấp nẹp áo + may nẹp áo.

- Ủi gấp nẹp áo: ủi gấp vào 1 cm và ủi gấp thêm lần nữa 3.2cm.- May nẹp áo: May theo đường ủi gấp nẹp 2.5cm.

- Phải ủi đúng theo rập thành phẩm.

3

- Sang dấu túi + may túi vào thân.

- Vị trí túi: từ điểm đầu vai xuống 18 – 21cm. Túi nằm cách cạnh ngoài của nẹp 6.5cm (nằm bên thân trước trái)- May túi: Ủi gấp và diễu miệng túi một đường (2.7 – 3cm) theo đường may thiết kế.- Ủi túi theo rập thành phẩm- Tra túi vào thân theo vị trí đã lấy dấu, mí 1mm xung quanh các cạnh còn lại của túi và lại mũi ở đầu và cuối đường may.

- Phải lấy dấu đúng theo vị trí thiết kế.

4

- Ráp đô vào thân áo + diễu đô.

- Ráp đô: đặt đô trong nằm dưới mặt phải ngửa lên, đặt thân sau lên đô trong mặt phải thân ngửa lên. Đặt lớp đô ngoài trên cùng mặt trái ngửa lên sau cho đường may của ba lớp vải bằng nhau và trùng nhau, may dính ba lớp vải lại với nhau theo đường may thiết kế.- Diễu đô: Vuốt hai lớp đô trong và ngoài lên trên, cạo

- Khi diễu hơi kéo căng hai lớp vải.

Công nghệ may Trang 50

hoặc ủi cho sát đường may, mí 1mm lớp đô ngoài.

5

- Ráp vai con.

- Đặt hai thân trước lên thân sau theo đường ráp vai con, hai mặt trái úp vào nhau. Kế tiếp cuộn toàn bộ thân áo lên đến đô, lộn lớp đô ra mặt trái và xếp cho đường vai con của đô trùng với vai con của thân áo.- Ráp vai con cách mép vải 1cm theo đường may thiết kế.- Lộn đô ra mặt phải.- Cạo hoặc ủi cho sát đường ráp vai con, diễu vai con 1mm.

- Lớp đô trong và đô ngoài đối xứng không bị đùn,nhăn.

6

- May lộn lá cổ, gọt lộn diễu lá cổ.

- ( tương tự may cổ sơ mi ) - Hai đầu lá cổ đối xứng

7

May bọc chân cổ.

- ( Tương tự may cổ sơ mi ) - Đường may phải đều.

8

Lấy dấu + may cặp lá ba.

- ( Tương tự may cổ sơ mi ) - Hai bên vai phải đối xứng.

9

- Lấy dấu + tra cổ vào thân.

- Tương tự như áo sơ mi nữ. - Phải lấy dấu đúng 3 điểm kỹ thuật.

Công nghệ may Trang 51

10

- Tra tay vào thân + vắt sổ vòng nách tay.

- Đặt tay nằm dưới thân nằm trên may một đường đầu nách bên này sang bên kia, sau khi may xong ta vắt sổ vòng nách.

- Ngã tư nách phải trùng nhau.

11

- Ráp sườn thân, sườn tay + vắt sổ sườn.

- Lộn áo ra mặt trái đặt mép vải sườn tay và sườn thân trùng nhau may đường may theo thiết kế sau đó vắt sổ sườn.

- Đường may sườn phải thẳng đều.

12

- May lai áo.

- Gấp lai áo vào mặt trái diễu lai 0.3cm hoặc 0.5cm tùy thích.

- Đường may thẳng, đều.

13

- Lấy dấu + thùa khuy, đính nút.

- Khoảnh cách giữa các khuy và nút trên áo sơ mi nam thường từ 8cm –› 9cm

- Vị trí các khuy phải đều nhau.

14

- Cắt chỉ , ủi thành phẩm.

- Lộn sản phẩm cắt chỉ cả 2 mặt trái, phải và ủi hoàn thành sản phẩm.

- Phải chỉnh nhiệt độ thích hợp khi ủi.

Công nghệ may Trang 52

4. Các sai hỏng thường gặp:

Các sai hỏng Nguyên nhân Các biện pháp khác phục:

- Hai hỏng cổ không đối xứng.

- Không lấy dấu hỏng cổ trước khi tra hỏng cổ.

- Phải lấy dấu các điểm hỏng cổ trước khi may cặp lá ba.

- Hai đầu lá cổ không nhọn.

- Không đặt chỉ ở góc nhọn khi may lộn lá cổ .

- Phải đặt chỉ ở hai đầu để tạo góc nhọn và gọt sơ mép vải 2 đầu.

- Đường tra cổ bị nhăn.

- Không lấy dấu trên thân và trên cổ trước khi tra cổ.

- Phải lấy dấu trên thân và trên cổ trước khi tra cổ.

- Đường tra tay vòng nách bị nhăn.

- Không lấy dấu và không lược vòng nách trước khi tra tay.

- Phải lấy dấu 2 điểm vai con và giữa cổ sau trên thân và trên cổ áo trước khi tra cổ.

- Hai đường vai con không đối xứng nhau.

- Không lấy dấu hai điểm vai con trước khi tra cổ.

- Phải lấy dấu điểm vai con trên thân và trên tay trước khi tra tay trong quá trình may.

- Đường diễu nách tay bị nhăn.

- Không kéo vòng nách khi diễu.

- Phải kéo mép vải khi diễu để không bị nhăn.

Công nghệ may Trang 53

BÀI 11: QUI TRÌNH SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP TRONG XÍ NGHIỆP

I. Mục tiêu:- Trình bài được qui trình sản xuất may công nghiệp trong xí nghiệp.- May hoàn chỉnh mã hàng theo mô hình sản xuất may công nghiệp.- Tuân thủ các nguyên tắc và ý thức chấp hành nội qui trong môi trường làm việc

tập thể. II.Điều kiện thực hiện mô đun:1. Vật liệu: - Vải, chỉ…2. Thiết bị và dụng cụ: - Thiết bị: Xưởng thực hành, máy may 1 kim, kim may … - Dụng cụ cầm tay: Kéo, phấn , tua vit, cây tháo chỉ, rập mẫu…3. Các điều kiện khác: - Sách giáo trình, tài liệu tham khảo, học máy may …III. Nội dung:1. Khái niệm sản xuất may công nghiệp: - May công nghiệp là nhiều người có tay nghề khác nhau cùng tham gia sản xuất một mã hàng với số lượng lớn, nhiều cỡ vóc khác nhau, nhiều màu sắc khác nhau, được chuyên môn hóa cao thành một dây chuyền sản xuất với các thiết bị hiện đại, năng suất cao, chất lượng đồng nhất.2. Cách bố trí mặt bằng xưởng may trong xí nghiệp: - Trong xí nghiệp người ta thường bố trí mặt bằng phân xưởng theo dây chuyền sản xuất. - Có 3 loại dây chuyền sản xuất được áp dụng trong các doanh nghiệp như sau:

+ Dây chuyền dọc+ Dây chuyền ngang + Dây chuyền cụm

- Mỗi loại dây chuyền có u và nhược điểm khác nhau. - Thông thường các doanh nghiệp may người ta thường áp dụng dây chuyền dọc để sản xuất vì mang lại hiệu quả kinh tế cao. - Sau đây là cách bố trí xưởng may theo dây chuyền dọc.

Công nghệ may Trang 54

SƠ ĐỒ SẢN XUẤT DÂY CHUYỀN DỌC TRONG XÍ NGHIỆP

Máy 1 kim

Máy 1 kim

Máy vắt xổ

Máy 1 kim

Máy 1 kim Máy vắt xổ

Máy vắt xổMáy 1 kim

Máy khuy Máy khuy

Bàn lấy dấuBàn để BTP

Bàn KCS

Công nghệ may Trang 55

Hình ảnh: Xưởng may tại xí nghiệp

3. Bài thực hành sản xuất dây chuyền dọc:( Sản xuất mã hàng áo sơ mi nữ)4. Các ưu nhược điểm của qui trình sản xuất may công nghiệp trong xí nghiệp:a) Ưu điểm: - Công việc hoàn thành nhanh hơn.- Thời gian hao phí ít .- Các bước công việc được tiến hành liên tục không đứt quản.b) Nhược điểm:- Tốn nhiều nhân công .- Công việc bị đức quảng nếu vắng mặt một người

Công nghệ may Trang 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình công nghệ may 1 trường ĐHCN.TP.HCMGiáo trình công nghệ may 2 trường ĐHCN.TP.HCMGiáo trình môn học kỹ thuật may trường trung học kỹ Thuật May và Thời Trang II – Thủ Đức – TP.HCM.Giáo trình kỹ thuật may cơ bản – Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật.TPHCM.Giáo trình môn học kỹ thuật may – Trường Trung Học Công Nghiệp May II-tháng 10- 2001- Lưu hành nội bộ.