8 chuong trinh ktqt

34
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC (Ban hành kèm theo Quyết định số: 1434 /QĐ-ĐHNH, ngày 8 tháng 10 năm 2014 của Hiệu trưởng trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh) Tên chương trình (chuyên ngành): KINH TẾ QUỐC TẾ Ngành đào tạo: KINH TẾ QUỐC TẾ Mã ngành: 52310106 Trình độ đào tạo: Đại học 1. Mục tiêu đào tạo (chuẩn đầu ra): 1.1. Mục tiêu chung: Chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành Kinh tế quốc tế nhằm đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp vững vàng, đạo đức và thái độ đúng đắn, có sức khỏe để thiết lập và quản lý các hoạt động, dự án trong lĩnh vực kinh tế quốc tế, có năng lực hoạt động nghiên cứu khoa học và phân tích, đánh giá chính sách. 1.2. Mục tiêu cụ thể: 1.2.1. Mục tiêu về kiến thức Chương trình đào tạo cử nhân Kinh tế quốc tế bao gồm các môn học được thiết kế hợp lý, đảm bảo cung cấp cho sinh viên hệ thống kiến thức nền tảng về kinh tế và các kiến thức chuyên sâu về kinh tế quốc tế. Ngoài ra, chương trình cũng trang bị nhiều kiến thức bổ trợ cho sinh viên thông qua hệ thống môn học tự chọn được thiết kế linh hoạt nhằm nâng cao tính chủ động trong học tập của sinh viên. 1.2.2. Mục tiêu về kỹ năng, phẩm chất cá nhân - nghề nghiệp Trong từng môn học, thông qua các hoạt động thuyết trình, thảo luận, kiểm tra…, sinh viên được đào tạo các kỹ 1

Upload: conmuarao

Post on 19-Aug-2015

21 views

Category:

Business


2 download

TRANSCRIPT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNGTP. HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1434 /QĐ-ĐHNH, ngày 8 tháng 10 năm 2014

của Hiệu trưởng trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh)

Tên chương trình (chuyên ngành): KINH TẾ QUỐC TẾ

Ngành đào tạo: KINH TẾ QUỐC TẾ

Mã ngành: 52310106

Trình độ đào tạo: Đại học

1. Mục tiêu đào tạo (chuẩn đầu ra):

1.1. Mục tiêu chung:

Chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành Kinh tế quốc tế nhằm đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp vững vàng, đạo đức và thái độ đúng đắn, có sức khỏe để thiết lập và quản lý các hoạt động, dự án trong lĩnh vực kinh tế quốc tế, có năng lực hoạt động nghiên cứu khoa học và phân tích, đánh giá chính sách.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

1.2.1. Mục tiêu về kiến thức

Chương trình đào tạo cử nhân Kinh tế quốc tế bao gồm các môn học được thiết kế hợp lý, đảm bảo cung cấp cho sinh viên hệ thống kiến thức nền tảng về kinh tế và các kiến thức chuyên sâu về kinh tế quốc tế. Ngoài ra, chương trình cũng trang bị nhiều kiến thức bổ trợ cho sinh viên thông qua hệ thống môn học tự chọn được thiết kế linh hoạt nhằm nâng cao tính chủ động trong học tập của sinh viên.

1.2.2. Mục tiêu về kỹ năng, phẩm chất cá nhân - nghề nghiệp

Trong từng môn học, thông qua các hoạt động thuyết trình, thảo luận, kiểm tra…, sinh viên được đào tạo các kỹ năng tìm kiếm xử lý thông tin, xây dựng kế hoạch, làm việc nhóm, thuyết trình, giao tiếp, phát triển tư duy phản biện, tư duy độc lập, được kích thích năng lực sáng tạo… Bên cạnh đó, sinh viên cũng được trau dồi kỹ năng Anh ngữ và tin học trong suốt quá trình học.

1.2.3. Mục tiêu về kỹ năng, phẩm chất cá nhân trong cộng đồng

Trong quá trình đào tạo, sinh viên được rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm... thông qua các hoạt động học tập trên lớp, hoạt động nghiên cứu cá nhân, làm việc nhóm, sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt Đoàn - Hội, câu lạc bộ, đội, nhóm... Sinh viên khi tốt nghiệp ngành Kinh tế quốc tế có khả năng tham gia tích cực vào hoạt động cộng đồng, có ý thức đổi mới, đoàn kết và góp phần vào việc xây dựng đất nước, cộng đồng xung quanh.

1

1.2.4. Mục tiêu về năng lực

Tốt nghiệp ngành Kinh tế quốc tế, sinh viên có kiến thức và kỹ năng đảm nhận tốt các công việc của giảng viên của các trường đại học; chuyên viên chuyên viên nghiên cứu, tư vấn, phân tích, họach định chính sách tại các viện, Bộ, Sở liên quan đến lĩnh vực kinh tế quốc tế (định hứơng chính). Sinh viên có thể trở thành chuyên gia trong các tổ chức quốc tế, các văn phòng quản lý đầu tư nước ngoài, cơ quan xúc tiến thương mại (định hứơng đầu tư quốc tế) hoặc các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, các công ty vận tải quốc tế, bộ phận thanh toán quốc tế trong các ngân hàng thương mại và các công ty đa quốc gia (định hướng kinh doanh quốc tế). Sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế quốc tế ngoài khả năng tham gia tích cực vào tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu còn có khả năng nghiên cứu chuyên sâu, học tập chương trình đào tạo sau đại học hoặc giảng dạy tại các viện nghiên cứu, trung tâm đào tạo, trường cao đẳng, đại học, học viện trong và ngoài nước.

2. Thời gian đào tạo: Thiết kế thời gian tổ chức đào tạo là 04 năm với 08 học kỳ chính và 03 học kỳ hè. Trong các học kỳ chính, 07 học kỳ đầu sinh viên chủ yếu được học tập trên giảng đường, học kỳ cuối là học kỳ thực tập cuối khóa và thực hiện khóa luận tốt nghiệp hoặc học các học phần thay thế. Sinh viên có thể đăng ký học lại, học cải thiện, học vượt trong các học kỳ chính và học kỳ hè. Học kỳ hè được tổ chức đào tạo theo nhu cầu của sinh viên.

Sinh viên có thể học vượt để hoàn thành chương trình trước 01 năm rưỡi so với thời gian được thiết kế. Trong trường hợp học kéo dài thì thời gian kéo dài thêm không quá 02 năm.

3. Khối lượng kiến thức: 129 đơn vị tín chỉ, được viết tắt là “đvtc”, chưa kể các học phần Giáo dục thể chất (5 đvtc) và Giáo dục quốc phòng (8 đvtc);

4. Đối tượng tuyển sinh: Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp: Thực hiện theo các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Thang điểm: Áp dụng thang điểm chữ và thang điểm 4 (thang điểm hệ 10 được sử dụng mang tính tham khảo, đối chiếu)

7. Kết cấu chương trình đào tạo:

TT KẾT CẤU CHƯƠNG TRÌNHSố tín

chỉTỷ trọng

(%)

1KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG & CƠ SỞ KHỐI NGÀNH

55 42.6%

1.1 Kiến thức giáo dục đại cương 23 17.8%

1.2 Kiến thức cơ sở khối ngành 32 24.8%

2KIẾN THỨC CƠ SỞ NGÀNH, NGÀNH VÀ CHUYÊN NGÀNH

62 48.1%

2.1 Kiến thức cơ sở ngành 21 16.3%

2.2 Kiến thức ngành 20 15.5%

2

2.3 Kiến thức chuyên ngành 15 11.6%

3HỌC PHẦN THỰC TẬP CUỐI KHÓA VÀ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

12 9.3%

3.1 Học phần thực tập cuối khóa/ Internship 3 2.3%

3.2 Học phần khóa luận tốt nghiệp/ Research Paper 9 7.0%

TỔNG CỘNG 129 100.0%

Trong đó, các học phần tự chọn, bổ trợ (bao gồm thay thế khóa luận tốt nghiệp) là 38 tín chỉ, chiếm tỷ lệ 29,46%.

8. Nội dung chương trình đào tạo:

TT Tên học phầnSố tín

chỉ

1KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG & CƠ SỞ KHỐI NGÀNH

55

1.1 Kiến thức giáo dục đại cương 23

1.1.1 Các môn lý luận chính trị 10

1.1.1.1Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1/Basics of Marxism and Leninism 1

2

1.1.1.2Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2/ Basics of Marxism and Leninism 2

3

1.1.1.3Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam/ Processes of Vietnamese Revolution

3

1.1.1.4 Tư tưởng Hồ Chí Minh/ Ideologies of Ho Chi Minh 2

1.1.2 Các môn khoa học cơ bản 11

1.1.2.1Toán cao cấp 1/ Advanced Mathematic 1 (Đại số tuyến tính/ Linear Algebra)

2

1.1.2.2 Toán cao cấp 2/ Advanced Mathematic 2 (Giải tích/ Analysis) 2

1.1.2.3 Lý thuyết xác suất và thống kê toán/ Probability and Statistics 3

1.1.2.4 Mô hình toán kinh tế/ Mathematical models in economics 2

1.1.2.5 Lý luận về nhà nước và pháp luật/ Arguments for State and Law 2

1.1.3Các môn tự chọn (đại cương): sinh viên chọn 01 trong 03 học phần sau đây để tích lũy

2

3

1.1.3.1 Cơ sở văn hóa Việt Nam/ Fundamentals of Vietnamese Culture 2

1.1.3.2 Tâm lý học/ Psychology 2

1.1.3.3 Logic học/ Logics 2

1.1.4Giáo dục thể chất - quốc phòng (không tính số tín chỉ vào chương trình đào tạo)

13

1.1.4.1 Giáo dục thể chất/ Physical Education 5

1.1.4.2 Giáo dục quốc phòng – an ninh/ Defense - Security Education 8

1.2 Kiến thức cơ sở khối ngành 32

1.2.1 Bắt buộc 29

1.2.1.1 Kinh tế học vi mô/ Microeconomics 3

1.2.1.2 Kinh tế học vĩ mô/ Macroeconomics 3

1.2.1.3 Nguyên lý thống kê/ Principles of Statistic 2

1.2.1.4 Nguyên lý kế toán/ Principles of Accounting 3

1.2.1.5 Kinh tế học quốc tế/International Economics 3

1.2.1.6 Luật kinh doanh/Business Law 3

1.2.1.7 Quản trị học/Fundamental of Management 2

1.2.1.8 Nguyên lý Marketing/Principles of Marketing 2

1.2.1.9 Tin học ứng dụng/ Applied Informatics 3

1.2.1.10

Kinh tế lượng/ Econometrics 3

1.2.1.11

Phương pháp nghiên cứu khoa học/ Research Method 2

1.2.2Các môn tự chọn (khối ngành): sinh viên chọn 01 trong 03 học phần sau đây để tích lũy

3

1.2.2.1 Lịch sử các học thuyết kinh tế/ History of Economic Theories 3

1.2.2.2 Kinh tế học phát triển/ Economics of Development 3

1.2.2.3 Kinh tế học công cộng/ Public Economics 3

2 KIẾN THỨC CƠ SỞ NGÀNH, NGÀNH VÀ CHUYÊN NGÀNH 62

4

2.1 Kiến thức cơ sở ngành 21

2.1.1 Lý thuyết tài chính – tiền tệ/ Financial and Monetary Theory 3

2.1.2Thị trường tài chính và các định chế tài chính/ Financial Markets and Institutions

3

2.1.3 Tài chính doanh nghiệp/ Corporate Finance 3

2.1.4 Thuế/ Tax 3

2.1.5 Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư/ Projects Appraisal 3

2.1.6 Anh văn chuyên ngành 1/ Professional English 1 3

2.1.7 Anh văn chuyên ngành 2/ Professional English 2 3

2.2 Kiến thức ngành 20

2.2.1 Chính sách thương mại trong thực tế/ Trade Policy in Practice 3

2.2.2 Tài chính quốc tế/ International Finance 3

2.2.3 Kinh doanh quốc tế/ International Business 3

2.2.4 Đầu tư quốc tế/ International Investment 3

2.2.5Kinh tế học hội nhập quốc tế/ Economics of International Integration

3

2.2.6 Kinh tế vĩ mô quốc tế/ International Macroeconomics 3

2.2.7 Kinh tế lượng ứng dụng/ Applied Econometrics 2

2.3a

Kiến thức chuyên ngành: Định hướng ứng dụng và phân tích chính sách kinh tế (Selective Courses – Applied Research & Policy Analysis)

2.3b

Kiến thức chuyên ngành: Định hướng thực hành và phân tích ứng dụng (Selective Courses – Analyzing- & Implementing-Oriented)

15

2.3.1aTài chính phát triển/ Development Finance

2.3.1b

Kinh tế học quản lý/ Managerial Economics

3

2.3.2aKinh tế học đầu tư/ Investment Economics

2.3.2b

Kỹ thuật ngoại thương/ Foreign Trade Operations

3

2.3.3aPhân tích đầu tư quốc tế/ Global Investment Analysis

2.3.3b

Logistics quốc tế/ International Logistics

3

2.3.4a Quản trị dự án quốc tế/ 2.3.4 Chiến lược kinh doanh 35

International Project Management

bquốc tế/ International Business Strategy

2.3.5aKinh tế thị trường mới nổi/ Economics of Emerging Markets

2.3.5b

Đàm phán kinh doanh quốc tế/ International Negotiation

3

2.4Các môn bổ trợ, tự chọn thuộc kiến thức ngành, chuyên ngành: chọn 02 học phần theo mãng kiến thức sau đây để tích lũy

6

2.4.1 Mảng kiến thức về tài chính - ngân hàng 15

2.4.1.1 Bảo hiểm/ Insurance 3

2.4.1.2 Hoạt động kinh doanh ngân hàng/Banking Operations 3

2.4.1.3 Phân tích tài chính doanh nghiệp/ Corporate Finance Analysis 3

2.4.1.4 Thanh toán quốc tế/ International Payment 3

2.4.1.5 Tín dụng ngân hàng/ Bank Lending 3

2.4.2 Mảng kiến thức về luật 15

2.4.2.1 Luật hiến pháp/ Constitution Law 3

2.4.2.2 Luật dân sự 1/ Civil Law 1 3

2.4.2.3 Luật hành chính/ Administrative Law 3

2.4.2.4 Luật hình sự/ Criminal Law 3

2.4.2.5 Luật thương mại 1/ Commercial Law 1 3

2.4.3 Mảng kiến thức về kế toán - kiểm toán 15

2.4.3.1 Kiểm toán căn bản/Principles of Auditing 3

2.4.3.2 Kế toán tài chính 1/ Financial Accounting 1 3

2.4.3.3 Kế toán quản trị/ Management Accounting 3

2.4.3.4 Kiểm toán doanh nghiệp/ Financial Auditing 3

2.4.3.5 Kế toán quốc tế/ International Accounting 3

2.4.4 Mảng kiến thức về quản trị kinh doanh 15

2.4.4.1 Truyền thông trong kinh doanh/Business Communications 3

2.4.4.2Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp/ Business Ethics and Organizational Culture

3

6

2.4.4.3 Khởi nghiệp kinh doanh/ Entrepreneuship 3

2.4.4.4 Quản trị vận hành/ Operation Management 3

2.4.4.5 Quản trị marketing/Marketing Management 3

2.4.5 Mảng kiến thức về hệ thống thông tin quản lý 15

2.4.5.1 Hệ thống thông tin quản lý/ Management Information System 3

2.4.5.2 Cơ sở dữ liệu/ Database 3

2.4.5.3 Mạng truyền thông/ Networking 3

2.4.5.4 Kho dữ liệu và khai phá dữ liệu/ Data Warehouse and Data Mining 3

2.4.5.5 An toàn bảo mật thông tin/ Information Security 3

3HỌC PHẦN THỰC TẬP CUỐI KHÓA VÀ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

12

3.1 Học phần thực tập cuối khóa/ Internship 3

3.2 Học phần khóa luận tốt nghiệp/ Research Paper 9

 

Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp: Sinh viên được chọn lựa 01 trong 03 phương án sau để tích lũy:(i) học những môn, học phần còn lại thuộc nhóm 2.3a (nếu đã chọn 2.3b) và ngược lại; (ii) chọn tiếp 03 học phần còn lại trong mảng kiến thức bổ trợ, tự chọn (2.4) mà sinh viên đã chọn trước đó;(iii) kết hợp 02 phương án trên.

9

9. Kế hoạch giảng dạy phân theo học kỳ:

Học kỳ 1

TT TÊN HỌC PHẦN STC

1Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1/Basics of Marxism and Leninism 1

2

2Toán cao cấp 1/ Advanced Mathematic 1 (Đại số tuyến tính/ Linear Algebra)

2

3 Kinh tế học vi mô/Microeconomics 3

4 Quản trị học/Fundamental of Management 2

5 Các môn tự chọn (đại cương) 2

6 Học phần GDTC 1 1

7

7 Giáo dục quốc phòng - an ninh 8

  TỔNG SỐ TÍN CHỈ 20

Học kỳ 2

TT TÊN HỌC PHẦN STC

1Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2/ Basics of Marxism and Leninism 2

3

2 Toán cao cấp 2/ Advanced Mathematic 2 (Giải tích/ Analysis) 2

3 Lý luận về nhà nước và pháp luật/ Arguments for State and Law 2

4 Kinh tế học vĩ mô/Macroeconomics 3

5 Nguyên lý thống kê/ Principles of Statistic 2

6 Nguyên lý Marketing/Principles of Marketing 2

7 Lý thuyết tài chính – tiền tệ/ Financial and Monetary Theory 3

8 Học phần GDTC 2 1

  TỔNG SỐ TÍN CHỈ 17

Học kỳ 3

TT TÊN HỌC PHẦN STC

1 Tư tưởng Hồ Chí Minh/ Ideologies of Ho Chi Minh 2

2 Lý thuyết xác suất và thống kê toán/ Probability and Statistics 3

3 Mô hình toán kinh tế/ Mathematical models in economics 2

4 Nguyên lý kế toán/ Principles of Accounting 3

5 Tin học ứng dụng/ Applied Informatics 3

6 Kinh tế lượng/ Econometrics 3

7 Tài chính doanh nghiệp/Corporate Finance 3

8 Học phần GDTC 3 1

  TỔNG SỐ TÍN CHỈ 18

Học kỳ 4

TT TÊN HỌC PHẦN STC

8

1Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam/ Processes of Vietnamese Revolution

3

2 Luật kinh doanh/Business Law 3

3Thị trường tài chính và các định chế tài chính/ Financial Markets and Institutions

3

4 Kinh tế học quốc tế/International Economics 3

5 Phương pháp nghiên cứu khoa học/ Research Method 2

6 Các môn tự chọn (khối ngành) 3

7 Học phần GDTC 4 1

  TỔNG SỐ TÍN CHỈ 18

Học kỳ 5

TT TÊN HỌC PHẦN STC

1 Anh văn chuyên ngành 1/ Professional English 1 3

2 Thuế/ Tax 3

3 Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư/ Projects Appraisal 3

4 Tài chính quốc tế/ International Finance 3

5 Kinh doanh quốc tế/ International Business 3

6 Kinh tế lượng ứng dụng/ Applied Econometrics 2

7 Học phần GDTC 5 1

  TỔNG SỐ TÍN CHỈ 18

Học kỳ 6

TT TÊN HỌC PHẦN STC

1 Anh văn chuyên ngành 2/ Professional English 2 3

2 Chính sách thương mại trong thực tế/ Trade Policy in Practice 3

3 Đầu tư quốc tế/ International Investment 3

4 Kinh tế học hội nhập quốc tế/ Economics of International Integration 3

5 Kinh tế vĩ mô quốc tế/ International Macroeconomics 3

7 Các môn bổ trợ, tự chọn thuộc kiến thức ngành, chuyên ngành 3

9

  TỔNG SỐ TÍN CHỈ 18

Học kỳ 7

A – ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH

TT TÊN HỌC PHẦN STC

1 Tài chính phát triển/ Development Finance 3

2 Kinh tế học đầu tư/ Investment Economics 3

3 Phân tích đầu tư quốc tế/ Global Investment Analysis 3

4 Quản trị dự án quốc tế/ International Project Management 3

5 Kinh tế thị trường mới nổi/ Economics of Emerging Markets 3

6 Các môn bổ trợ, tự chọn thuộc kiến thức ngành, chuyên ngành 3

  TỔNG SỐ TÍN CHỈ 18

B – ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

TT TÊN HỌC PHẦN STC

1 Kinh tế quản lý/ Managerial Economics 3

2 Kỹ thuật ngoại thương/ Foreign Trade Operations 3

3 Logistics quốc tế/ International Logistics 3

4 Chiến lược kinh doanh quốc tế/ International Business Strategy 3

5 Đàm phán kinh doanh quốc tế/ International Negotiation 3

6 Các môn bổ trợ, tự chọn thuộc kiến thức ngành, chuyên ngành 3

  TỔNG SỐ TÍN CHỈ 18

Học kỳ 8

TT TÊN HỌC PHẦN STC

1 Thực tập cuối khóa/internship 3

2 Học phần khóa luận tốt nghiệp/ Research Paper 9

  TỔNG SỐ TÍN CHỈ 12

10

10. Mô tả vắn tắt nội dung và khối lượng các học phần

Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lenin (5 tín chỉ)

(Thực hiện theo Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Môn học trước: không

Mô tả:

- Xác lập cơ sở lý luận cơ bản nhất để từ đócó thể tiếp cận được nội dung môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, hiểu biết nền tảng tư tưởng của Đảng;

- Xây dựng niềm tin, lý tưởng cách mạng cho sinh viên;

- Từng bước xác lập thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận chung nhất để tiếp cận các khoa học chuyên ngành được đào tạo.

Tư tưởng Hồ Chí Minh (2 tín chỉ)

(Thực hiện theo Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Môn học trước: Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lenin

Mô tả:

- Cung cấp những hiểu biết có tính hệ thống về tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa của Hồ Chí Minh;

- Tiếp tục cung cấp những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lênin;

- Tạo lập những hiểu biết về nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của Đảng và của cách mạng nước ta;

- Góp phần xây dựng nền tảng đạo đức con người mới.

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (3 tín chỉ)

(Thực hiện theo Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Môn học trước: Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh

Mô tả:

- Cung cấp cho sinh viên những nội dung cơ bản về đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong đó chủ yếu tập trung vào đường lối của Đảng thời kỳ đổi mới trên một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội phục vụ cho cuộc sống và công tác. Xây dựng cho sinh viên niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, theo mục tiêu, lý tưởng của Đảng;

- Giúp sinh viên vận dụng những kiến thức chuyên ngành để chủ động, tích cực trong giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội theo đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Toán cao cấp 1 (2 tín chỉ)

Môn học trước: không

Mô tả:

11

Môn học trang bị các kiến thức toán cao cấp về đại số tuyến tính cho sinh viên khối kinh tế. Nội dung chính bao gồm: ma trận, định thức; hệ phương trình tuyến tính; không gian vectơ Rn; phép biến đổi tuyến tính; chéo hóa ma trận; dạng toàn phương.

Học xong môn này sinh viên có thể chuyển hóa các dạng bài toán kinh tế sang dạng hệ phương trình hoặc ma trận để xử lý, từ đó đạt được kết quả mong muốn ban đầu.

Toán cao cấp 2 (2 tín chỉ)

Môn học trước: Toán cao cấp 1 (đại số tuyến tính)

Mô tả:

Môn học trang bị các kiến thức toán cao cấp về giải tích ứng dụng trong phân tích kinh tế. Nội dung bao gồm: giới hạn, liên tục, đạo hàm và vi phân, tích phân của hàm số một biến số; hàm nhiều biến: giới hạn, liên tục, đạo hàm riêng và vi phân toàn phần, cực trị tự do và cực trị có điều kiện; một số dạng phương trình vi phân cấp 1, cấp 2.

Học xong môn học này, sinh viên có thể áp dụng để thực hiện các tính toán trong kinh tế, hoặc xác định các cực trị, tối ưu hàm mục tiêu,…

Lý thuyết xác suất và thống kê toán (3 tín chỉ)

Môn học trước: Toán cao cấp 1, Toán cao cấp 2

Mô tả:

Môn học cung cấp các kiến thức về toán xác suất và thống kê. Nội dung bao gồm: Biến cố ngẫu nhiên, xác suất của một biến cố; biến ngẫu nhiên, luật phân phối xác suất của biến ngẫu nhiên, các đặc trưng số của biến ngẫu nhiên, luật số lớn; biến ngẫu nhiên nhiều chiều; mẫu và các đặc trưng mẫu, các phân phối xác suất của các đặc trưng mẫu; ước lượng tham số; kiểm định giả thuyết thống kê về tham số.

Học xong môn học này, sinh viên có thể tiến hành toán xác suất của các biến cố ngẫu nhiên, hiểu về quy luật mà các biến ngẫu nhiên tuân theo và tiến hành xử lý số liệu thống kê đơn giản bằng phần mềm SPSS trên PC, cũng như bằng máy tính bỏ túi.

Mô hình toán kinh tế (2 tín chỉ)

Môn học trước: Toán cao cấp 1, Toán cao cấp 2, Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô

Mô tả:

Môn học cung cấp các kiến thức về mô hình toán kinh tế gồm: xây dựng mô hình toán kinh tế; tính toán các chỉ tiêu của mô hình; giới thiệu một số mô hình: mô hình vào ra (I-O), mô hình tối ưu tuyến tính – qui hoạch tuyến tính.

Học xong môn này sinh viên sẽ hiểu được các khái niệm về mô hình, lập được một số mô hình đơn giản, ý nghĩa của các chỉ tiêu trong kinh tế và nắm được các phương pháp giải của một số dạng bài toán mô hình tuyến tính.

Kinh tế lượng (3 tín chỉ)

Môn học trước: Toán cao cấp 2, Lý thuyết xác suất & thống kê toán, Kinh tế vĩ mô.

Mô tả:

Môn học được thiết kế như một môn khoa học ứng dụng, sinh viên được trang bị lý thuyết cơ bản sau đó sử dụng các phần mềm chuyên dụng như Excel, Eviews, hoặc SPSS, STATA để hồi quy, ước lượng, kiểm định, phân tích và dự báo.

12

Nội dung môn học bao gồm: hồi quy tuyến tính và các dạng đưa về hồi quy tuyến tính theo phương pháp OLS; kiểm tra các hiện tượng đa cộng tuyến, hiện tượng phương sai của sai số thay đổi; chọn mô hình và kiểm định việc chọn mô hình; ước lượng và kiểm định các giả thuyết thống kê; phân tích và dự báo dựa trên kết quả thu được; mô hình hồi quy với số liệu chuỗi thời gian, vấn đề tự tương quan trong mô hình hồi quy chuỗi thời gian và một số mô hình động.

Phương pháp nghiên cứu khoa học (2 tín chỉ)

Môn học trước: kinh tế lượng, tin học ứng dụng

Mô tả:

Môn học được xây dựng để cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về các phương pháp tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học một cách có hệ thống và mang tính khoa học;

Giúp người học nắm vững các bước và cùng với các kiến thức từ các môn học khác để thực hiện được một hoạt động nghiên cứu khoa học ở các cấp độ khác nhau: từ xác định vấn đề nghiên cứu; Tổ chức thực hiện hoạt động nghiên cứu; Thể hiện và đánh giá một công trình nghiên cứu khoa học;

Nâng cao nhận thức của người học về vị trí, vai trò của khoa học, hoạt động nghiên cứu khoa học đối với nhân loại. Nhìn nhận, đánh giá một vấn đề trên quan điểm khoa học.

Xã hội học (2 tín chỉ)

Môn học trước:

Mô tả:

Xã hội học là môn học nghiên cứu những vấn đề liên quan đến quá trình hình thành, phát triển của xã hội; nghiên cứu một số lý thuyết và khái niệm cơ bản của Xã hội học, các phương pháp và kỹ thuật thu thập thông tin trong điều tra xã hội học.

Môn học giúp sinh viên nắm được kiến thức một số chuyên ngành của Xã hội học, tiêu biểu là Xã hội học về Cơ cấu xã hội, Dư luận xã hội, Xã hội học về tội phạm, nhất là tội phạm trong lĩnh vực kinh tế... Từ đó, sinh viên sẽ có khả năng vận dụng những vấn đề lý luận của Xã hội học trong việc nhận thức, lý giải những hiện tượng, quá trình nảy sinh trong đời sống xã hội, đặc biệt là vận dụng vào trong công tác chuyên môn của mình.

Môn học bao gồm 3 phần chính:

1) Lý luận chung về xã hội học

2) Phương pháp nghiên cứu xã hội học.

3) Một số chuyên ngành xã hội học cơ bản.

Logic học (2 tín chỉ)

Môn học trước: Những nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác – Lênin 1

Mô tả:

Môn học này được biên soạn dựa vào Chương trình giáo dục Đại học đại cương do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 1995, mã số 051 (TR) 201 Nhập Môn Lôgích học. Môn học giới thiệu 06 chương: Đại cương về lôgích học; Những quy luật cơ bản của tư duy; Khái niệm; Phán đoán; Suy luận; Chứng minh, bác bỏ, ngụy biện và những bài tập ứng dụng nhằm cung cấp một số kiến thức lô gích căn bản như là phương tiện tối thiểu để

13

rèn luyện và nâng cao kỹ năng tư duy cho người học, giúp người học tư duy nhanh, chính xác, lập luận chặt, chứng minh, bác bỏ một cách thuyết phục, trình bày tư tưởng ngắn gọn, khúc chiết, rõ ràng, mạch lạc, biết phát hiện những đúng, sai, tráo trở, ngụy biện trong lập luận của người khác....

Cơ sở văn hóa Việt Nam (2 tín chỉ)

Môn học trước: không

Mô tả:

Môn học cung cấp những kiến thức về đại cương văn hóa, những nền tảng, cơ sở của văn hóa Việt Nam: yếu tố lịch sử, nguồn gốc và những biểu hiện đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam.

Rèn luyện các kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình cho sinh viên.

Bồi dưỡng tình cảm thái độ trân trọng, tự hào về những giá trị văn hóa, lịch sử dân tộc Việt Nam và tích cực giữ gìn phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc.

Nguyên lý marketing (2 tín chỉ)

Môn học trước: không

Mô tả:

Môn học được xây dựng gồm có các nguyên lý cơ bản của marketing. Đây là học phần thuộc kiến thức cơ sở ngành kinh tế . Môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản, khả năng nhận biết, hiểu và bước đầu áp dụng được những nội dung marketing cơ bản vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Người học cũng được giới thiệu những kiến thức cơ bản liên quan đến việc thu thập thông tin về thị trường, hiểu được hành vi của khách hàng, thực hiện được hoạt động phân khúc thị trường, xác định thị trường mục tiêu và biết cách triển khai bộ công cụ marketing để phục vụ nhu cầu của khách hàng mục tiêu, đồng thời mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Quản trị học (2 tín chỉ)

Môn học trước: không

Mô tả:

Môn học được xây dựng gồm các phần chính nhằm giới thiệu đến sinh viên khối ngành kinh tế nói chung và sinh viên khoa Quản trị kinh doanh nói riêng nắm bắt được những vấn đề căn bản của quản trị: lịch sử phát triển, khái niệm, vai trò, những chức năng của quản trị; những kỹ năng của nhà quản trị. Từ đó sinh viên còn có khả năng vận dụng những nội dung này để làm nền tảng nhận thức, xác lập định hướng để trau dồi kỹ năng, đồng thời có khả năng nhận biết và giải quyết những vấn đề căn bản thuộc công tác quản trị.

Lý luận về nhà nước và pháp luật (Pháp luật đại cương) (2 tín chỉ)

Môn học trước: không

Mô tả:

Pháp luật đại cương là môn học bắt buộc thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương. Môn học này nghiên cứu về những vấn đề liên quan tới qui luật hình thành, phát triển và bản chất của nhà nước và pháp luật. Nội dung chính đề cập đến: các vấn đề lý luận và thực tiễn của nhà nước và pháp luật nói chung, tới nhà nước và pháp luật Việt Nam nói

14

riêng; các vấn đề liên quan đến những khái niệm cơ bản của pháp luật như vi phạm pháp luật, qui phạm pháp luật….; hệ thống pháp luật và những thành tố cơ bản của nó

Môn học bao gồm 4 phần chính:

1) Những nội dung cơ bản về Nhà nước.

2) Những nội dung cơ bản về Pháp luật.

3) Pháp luật Việt Nam.

4) Cơ chế điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ xã hội

Luật kinh doanh (3 tín chỉ)

Môn học trước: Pháp luật đại cương

Mô tả:

Là môn học cơ sở, thuộc nhóm kiến thức cơ sở ngành. Môn học này nghiên cứu về những vấn đề liên quan tới hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh doanh tại Việt Nam, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp. Nội dung chính đề cập đến các vấn đề lý luận và thực tiễn trong qui định của pháp luật liên quan đến điều kiện đầu tư, thành lập, điều hànhhoạt động, chấm dứt hoạt động của các chủ thể kinh doanh; các qui định về việc giao kết, thực hiện, chấm dứt hợp đồng; về vấn đề giải quyết tranh chấp trong hoạt động của các chủ thể kinh doanh.

Môn học bao gồm 5 phần chính:

1) Tổng quan về luật kinh doanh

2) Pháp luật về doanh nghiệp.

3) Pháp luật về hợp đồng.

4) Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại.

5) Pháp luật về cạnh tranh.

6) Pháp luật về phá sản.

Kinh tế vi mô (3 tín chỉ)

Môn học trước: không

Mô tả:

Kinh tế vi mô là môn học cơ sở khối ngành. Môn học này hệ thống hóa kiến thức về hành vi của các tổ chức và cá nhân trong việc ra quyết định sử dụng nguồn tài nguyên khan hiếm dựa trên phân tích quan hệ cung cầu và giá cả hàng hóa dịch vụ.

Cụ thể, môn học sẽ giới thiệu các khái niệm cơ bản và các công cụ sử dụng trong phân tích kinh tế vi mô; tập trung vào việc phân tích hành vi của người tiêu dùng quyết định đến giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ được cung ứng trên thị trường cũng như hành vi của các doanh nghiệp trên các cấu trúc thị trường khác nhau. Bên cạnh đó, môn học còn chỉ ra những thất bại của thị trường làm cơ sở cho việc định hướng can thiệp của Nhà nước nhằm đạt được hiệu quả tối ưu.

Kinh tế vĩ mô (3 tín chỉ)

Môn học trước: kinh tế vi mô

Mô tả:

15

Môn học giới thiệu những kiến thức tổng quát về Kinh tế vĩ mô và các nguyên lí cơ bản về cách thức hoạt động của toàn bộ nền kinh tế. Môn học trình bày cách tính các chỉ tiêu kinh tế - thước đo thành tựu của 1 nền kinh tế - như chỉ tiêu tổng sản lượng quốc gia, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát…, cách xác định sản lượng cân bằng dựa vào mối quan hệ tổng cung - tổng cầu, các vấn đề kinh tế vĩ mô của 1 nền kinh tế mở bao gồm tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán và đặc biệt nhấn mạnh vai trò của Chính phủ trong việc điều hành nền kinh tế thông qua các chính sách kinh tế như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách ngoại thương nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế cụ thể trong từng thời kì.

Kinh tế lượng ứng dụng (2 tín chỉ)

Môn học trước: kinh tế lượng, kinh té quốc tế, tài chính quốc tế

Mô tả:

Môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức về các phương pháp và mô hình kinh tế lượng được ứng dụng trong nghiên cứu thực nghiệm kinh tế, tài chính với ba phần chính: (i) mô hình hồi qui đa biến trọng tâm vào cách khắc phục các vấn đề phát sinh khi giả định của phần dư bị vi phạm; (ii) các mô hình dữ liệu chuỗi thời gian (times series data models) gồm mô hình hình chuỗi thời gian đơn biến, mô hình đồng liên kết và hiệu chỉnh sai số, mô hình vectơ tự hồi qui (VAR); (iii) các mô hình phân tích dữ liệu bảng (panel data models) gồm mô hình tác động cố định và mô hình tác động ngẫu nhiên. Môn học được tiếp cận từ góc độ ứng dụng và gắn liền với các lý thuyết kinh tế, tài chính. Các bài giảng được xây dựng nhằm giới thiệu những mô hình cụ thể, các kỹ thuật cần thiết để thực hiện ước lượng/ dự báo, cách thực hiện các kỹ thuật ước lượng trên các nghiên cứu điển hình. Các bài thực hành trên bộ dữ liệu thực tế được cấu trúc đi kèm bải giảng nhằm đảm bảo sinh viên có thể hiểu và ứng dụng vào nghiên cứu.

Kinh tế phát triển (3 tín chỉ)

Môn học trước: kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô

Mô tả:

Kinh tế học phát triển là một chuyên ngành kinh tế chuyên biệt chuyên nghiên cứu về các vấn đề tăng trưởng và phát triển ở các nước đang phát triển. Nội dung chính đề cập đến việc sử dụng và phân bổ hiệu quả các nguồn lực nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế và sự phù hợp giữa cơ chế kinh tế, xã hội, chính trị, thể chế nhằm cải thiện nhanh chóng, trên quy mô rộng đời sống của đại bộ phận dân nghèo ở các nước này. Chi tiết hơn, kinh tế phát triển đề cập đến các lý thuyết các mô hình phát triển kinh tế, các nguồn lực quyết định trong tăng trưởng và phát triển kinh tế, các vấn đề phát triển nông nghiệp, công nghiệp, thương mại quốc tế.

Tin học ứng dụng (3 tín chỉ)

Môn học trước: Nguyên lý thống kê, Lý thuyết xác suất và thống kê toán

Mô tả:

Học phần cung cấp các khái niệm, nguyên tắc, phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết các bài toán kinh tế; cung cấp các kiến thức và kỹ năng để sinh viên hiểu được vai trò của công nghệ thông tin, ứng dụng được các sản phẩm công nghệ thông tin trong quản lý, đầu tư tài chính và phân tích dữ liệu nghiên cứu trong kinh tế.

Nguyên lý kế toán (3 tín chỉ)

Môn học trước: không

16

Mô tả:

Môn học cung cấp kiến thức tổng quan về kế toán, cụ thể: đối tượng kế toán, vai trò và chức năng của kế toán. Bên cạnh đó, môn học trang bị kiến thức về các phương pháp kế toán: phương pháp chứng từ, kiểm kê, tài khoản, ghi sổ, tính giá, tổng hợp và cân đối kế toán. Ngoài ra môn học giúp người học hiểu về tổ chức công tác kế toán, các hình thức kế toán, hệ thống báo cáo tài chính.

Kiểm toán căn bản (3 tín chỉ)

Môn học trước: Nguyên lý kế toán, Nguyên lý thống kê

Mô tả:

Môn học này trang bị cho sinh viên kiến thức về nghề nghiệp kiểm toán. Cụ thể môn học giúp người học đạt được kiến thức và kỹ năng về vai trò của hoạt động kiểm toán, đánh giá rủi ro kiểm toán, lập kế hoạch và báo cáo kiểm toán dựa trên khuôn khổ quy định pháp lý và nghề nghiệp kiểm toán.

Nguyên lý thống kê (3 tín chỉ)

Môn học trước: Lý thuyết xác suất và thống kê toán

Mô tả:

Môn học cung cấp cho sinh viên hệ thống các kiến thức về hệ thống các chỉ tiêu và phương pháp trong thống kê. Từ đó, giúp sinh viên có khái quát được hệ thống chỉ tiêu và phương pháp thống kê; vận dụng được quy trình thống kê trong thực tế; vận dụng phương pháp chọn mẫu trong lĩnh vực kinh tế, kế toán, kiểm toán; áp dụng hệ thống chỉ tiêu trong việc mô tả, phân tích các vấn đề kinh tế - xã hội; áp dụng hệ thống chỉ tiêu trong phân tích sự biến động các biến số kinh tế theo thời gian và dự báo các biến số kinh tế; áp dụng các phương pháp phân tích trong phân tích mối liên hệ giữa các biến số kinh tế.

Lý thuyết tài chính tiền tệ, Số tín chỉ:3

Môn học trước: Kinh tế học vi mô, Kinh tế học vĩ mô

Mô tả:

Lý thuyết Tài chính tiền tệ là một trong những môn học nằm trong khối kiến thức ngành, nội dung của môn học đề cập những vấn đề lý luận cơ bản về tài chính tiền tệ như: tổng quan về tài chính tiền tệ, ngân sách nhà nước; Những vấn đề cơ bản về tín dụng, ngân hàng và thị trường tài chính; Các lý luận về cung cầu tiền tệ, lãi suất, lạm phát và chính sách tiền tệ... Đây là những kiến thức cần thiết và quan trọng làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu các vấn đề về kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng.

Thị trường tài chính& các định chế tài chính; Số tín chỉ: 3

Môn học trước: Lý thuyết tài chính tiền tệ

Mô tả môn học:

Môn học cung cấp những kiến thức nền tảng, giúp sinh viên có cái nhìn tổng quát về hệ thống tài chính, thị trường tài chính, các định chế tài chính, cách thức vận hành, tổ chức hoạt động và các công cụ giao dịch trên thị trường tài chính.

Nội dung chính của môn học gồm 3 phần: tổng quan về hệ thống tài chính, thị trường tài chính và các định chế tài chính. Nội dung của môn học bao gồm:

17

- Tổng quan về các thành phần cấu thành nên hệ thống tài chính;

- Đặc điểm của các công cụ tài chính, vai trò của các chủ thể tham gia, cách thức phát hành và giao dịch của thị trường tài chính;

- Vai trò và nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng trung gian, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ đầu tư và các tổ chức tài chính khác.

Tài chính doanh nghiệp; Số tín chỉ: 3

Môn học trước: Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nguyên lý kế toán

Mô tả:

Tài chính doanh nghiệp là môn học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tài chính doanh nghiệp sản xuất, làm tiền đề để học tiếp các môn kế toán tài chính, phân tích tài chính doanh nghiệp, quản trị tài chính doanh nghiệp và đầu tư tài chính và những môn học khác có liên quan đến tài chính của doanh nghiệp. Trong môn học này sinh viên sẽ được nghiên cứu những vấn đề chủ yếu như: Tổng quan về tài chính doanh nghiệp, Giá trị của tiền theo thời gian, Quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro, Các nguồn tài trợ cho doanh nghiệp, Chi phí sử dụng vốn, Các lý thuyết về cơ cấu vốn, Đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính,…

Kinh tế học Quốc tế (3 tín chỉ)

o Môn học trước: Kinh tế học Vĩ mô

o Mô tả: Môn học Kinh tế quốc tế nghiên cứu mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia thông qua việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ và sự di chuyển các nguồn lực kinh tế. Bên cạnh đó, môn học quan sát các xu hướng toàn cầu hóa, xu hướng liên kết kinh tế-thương mại-đầu tư trên thế giới. Ngoài ra, sự vận động của Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế cũng là một nội dung quan trong của môn học.

Tài chính quốc tế (3 tín chỉ)

o Môn học trước: Kinh tế học Vĩ mô

o Mô tả: Môn học tài chính quốc tế cung cấp cho sinh viên kiến thức nền tảng về các vấn đề cơ bản của tài chính quốc tế theo hướng tiếp cận vĩ mô. Bên cạnh tìm hiểu sự vận động của các dòng vốn quốc tế thông qua việc nghiên cứu cán cân thanh toán quốc tế, hệ thống tiền tệ quốc tế, môn học cũng phân tích về tỷ giá và sự vận động của tỷ giá, mối quan hệ giữa tỷ giá và các biến số kinh tế vĩ mô khác.

Phân tích chính sách thương mại

o Môn học trước: Kinh tế vi mô, Kinh tế học vĩ mô, Kinh tế học quốc tế, Kinh tế lượng

o Mô tả: Môn học đem lại cho sinh viên hệ thống kiến thức nền tảng về phân tích chính sách và hệ thống các công cụ của chính sách thương mại quốc tế (các thỏa thuận thương mại tự do, thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp, bán phá giá, các biện pháp hành chính, kỹ thuật). Chính sách thương mại quốc tế đặc thù của nhóm các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam cũng được đánh giá và phân tích. Bên cạnh việc phân tích lý thuyết về các chính sách và công cụ, những phân tích tình huống thực tế trong thực hành chính sách thương mại

18

cũng được trang bị như: các nghĩa vụ theo WTO, đàm phán TPP, chiến lược thương mại quốc tế của Việt Nam, chiến lược thương mại quốc tế của Hoa Kỳ.

Kinh doanh quốc tế

o Môn học trước: Kinh tế học Vi mô và Kinh tế học Vĩ mô

o Mô tả: Môn học này đưa ra một cách quan sát rộng về kinh doanh quốc tế, đồng thời cung cấp các kiến thức nền tảng cho những phát triển nâng cao về sau trong lĩnh vực này. Môn học bắt đầu với việc giới thiệu tổng quát về kinh doanh quốc tế, tập trung vào khái niệm toàn cầu hóa. Sau đó, môi trường dành cho các công ty đa quốc gia/công ty quốc tế mà cụ thể và chủ yếu là các môi trường chính trị, xã hội, kinh tế và kỹ thuật vốn có ảnh hưởng đến hoạt động thương mại và đầu tư xuyên biên sẽ được xem xét. Trong số các chủ đề khác, vai trò của chính sách quốc gia, các hệ thống văn hóa và kinh doanh, sự bùng nổ của các thị trường quốc tế về hàng hóa, dịch vụ và tài chính cũng sẽ được đề cập. Tiếp đến môn học nghiên cứu các vấn đề thuộc về các công ty quốc ty: chiến lược và tổ chức, các kiểu thâm nhập thị trường và hệ thống hành vi và kiểm soát. Thảo luận về các sự kiện và bằng cách như thế nào chúng ảnh hưởng đến kinh doanh quốc tế cũng là một phần chính trong môn học này. Đó là các vấn đề liên quan tới thương mại quốc tế, đầu tư nước ngoài, xung đột chính trị quốc tế, khủng hoảng tài chính….

Đầu tư quốc tế

o Môn học trước: Nguyên lý kế toán; Tài chính doanh nghiệp; Tài chính quốc tế; Thương mại quốc tế; Lý thuyết tài chính – tiền tệ.

o Mô tả: Môn học cung cấp khung lý thuyết, công cụ hoạch định và các chiến lược tiến hành hoạt động đầu tư quốc tế. Môn học giúp sinh viên tìm hiểu môi trường đầu tư quốc tế cũng như các yếu tố tác động đến quyết định đầu tư quốc tế. Môn học chú trọng đến việc giới thiệu khung lý thuyết nền tảng tác động đến hoạt động đầu tư quốc tế và phân tích tình huống hoạt động đầu tư quốc tế tại các doanh nghiệp quốc tế.

Kinh tế học hội nhập quốc tế

o Môn học trước: Thương mại quốc tế

o Mô tả:

Môn học này tập trung thảo luận hai chủ đề liên quan đến lĩnh vực thương mại quốc tế. Chủ đề thứ nhất về hệ thống thương mại đa phương, phân tích các chức năng và vai trò của hệ thống thương mại đa phương, nhấn mạnh đến các cơ sở phát sinh các hiệp định thương mại và các động lực của hợp tác quốc tế. Liên quan đến hệ thống thương mại đa phương với vai trò thiết lập hệ thống qui tắc cho các chính sách thương mại, môn học giới thiệu về WTO và phân tích một số nguyên tắc cơ bản của WTO, đồng thời giới thiệu một số qui định cơ bản liên quan đến ba trụ cột chính trong các hiệp định của WTO là GATT, GATS và TRIPS. Chủ đề thứ hai đề cập đến các liên kết kinh tế khu vực trong mối liên quan đến hệ thống thương mại đa phương, nhấn mạnh đến các cấp độ liên kết khu vực, theo đó sẽ tập trung phân tích các tác động của các cấp độ liên kết. Ngoài ra, môn học cũng chú trọng đến nội dung về thực tiễn hội nhập của Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô quốc tế

19

o Môn học trước: Kinh tế vĩ mô, Thương mại quốc tế, Tài chính quốc tế.

o Mô tả: Môn học cung cấp kiến thức, kỹ năng đánh giá và phân tích các sự kiện kinh tế vĩ mô ở tầm quốc tế. Môn học cũng góp phần cải thiện mức độ hiểu biết của học viên về quá trình xây dựng và thực thi chính sách kinh tế vĩ mô trong bối cảnh toàn cầu hóa. Môn học tập trung vào việc phân tích kinh tế và áp dụng để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Việc nghiên cứu tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô quốc tế sẽ được đặc biệt chú trọng nhiều hơn thay vì chỉ yêu cầu nhớ các định nghĩa hay các trường phái lý thuyết. Môn học giới thiệu về những công cụ và các mô hình chính, cũng như những nghiên cứu hiện đại trong kinh tế vĩ mô quốc tế. Môn học cũng cố gắng kết nối những vấn đề thực tế với các cuộc tranh luận về mặt chính sách, những vấn đề trước và sau các cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực và thế giới.

Tài chính phát triển

o Môn học trước: Kinh tế học Vi mô; Kinh tế học Vĩ mô; Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ

o Mô tả: Tài chính Phát triển là một môn học định hướng nghiên cứu ứng dụng. Môn học này hệ thống hóa kiến thức về vai trò và mối quan hệ giữa tài chính với quá trình phát triển kinh tế. Cụ thể, môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về hệ thống tài chính và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Trên cơ sở kiến thức từ những môn học tiền đề và bài học kinh nghiệm thành công cũng như thất bại của các hệ thống tài chính trong phát triển kinh tế của các nước (đặc biệt đối với các nước đang phát triển) để phân tích, đánh giá và xây dựng một hệ thống tài chính hữu hiệu.

Kinh tế học đầu tư

o Môn học trước: Kinh tế học Vi mô; Kinh tế học Vĩ mô; Xác suất – Thống kê

o Mô tả: Môn học này cung cấp hệ thống kiến thức và kỹ năng thực hành các nguyên lý cơ bản tổng quát của kinh tế học đầu tư. Nội dung môn học xoay quanh những chủ đề nền tảng trong lĩnh vực này, bao gồm: giá trị thời gian của tiền, mối quan hệ rủi ro - lợi nhuận, các mô hình định giá tài sản, và quản trị rủi ro đầu tư. Thiết kế môn học chú trọng khả năng ứng dụng các khái niệm, phương pháp và kỹ thuật cơ bản vào việc ra quyết định đầu tư của cá nhân và doanh nghiệp.

o Phân tích đầu tư quốc tế

o Môn học trước: Nguyên lý kế toán; Tài chính doanh nghiệp; Tài chính quốc tế; Thương mại quốc tế; Đầu tư quốc tế.

o Mô tả: Môn học cung cấp khung lý thuyết, phương pháp và kỹ thuật về hoạt động phân tích đầu tư quốc tế. Nội dung môn học tập trung phân tích chiến lược đầu tư quốc tế, cách thức lựa chọn thị trường đầu tư cũng như các phương pháp giúp đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư quốc tế. Bên cạnh đó, môn học cũng cung cấp các kiến thức bổ sung về quyết định phân bổ vốn quốc tế, các thị trường tài chính quốc tế, các phương pháp định giá tài sản tài chính quốc tế giúp sinh viên có thể thực hành thiết lập và quản trị danh mục đầu tư quốc tế.

Quản trị dự án quốc tế

20

o Môn học trước: Quản trị học; Kinh doanh quốc tế.

o Mô tả: Môn học Quản trị Dự án Quốc tế trang bị kiến thức và kỹ năng thực hành trong lĩnh vực quản lý các dự án quốc tế, các chương trình quốc tế, đặc biệt chú trọng các dự án và chương trình đầu tư/kinh doanh đa quốc gia của các tổ chức và doanh nghiệp. Các chủ đề chính bao quát khung kiến thức căn bản về đặc trưng dự án quốc tế, vị trí và mối quan hệ của dự án trong chiến lược quốc tế tổng thể của tổ chức, quy trình quản lý và nội dung các giai đoạn trong quản lý dự án quốc tế, và khảo sát tình huống một số dạng dự án quốc tế tiêu biểu.

Kinh tế thị trường mới nổi

o Môn học trước: Kinh tế học Vi mô; Kinh tế học Vĩ mô; Đầu tư quốc tế; Kinh doanh quốc tế.

o Mô tả: Kinh tế học các thị trường mới nổi trang bị kiến thức lý thuyết và thực tiễn về đặc trưng môi trường kinh tế-kinh doanh và hoạt động đầu tư-kinh doanh tại các thị trường mới nổi. Nội dung của môn học gồm 2 phần. Phần 1 tổng hợp phân tích và đánh giá các vấn đề cơ bản về tổ chức kinh tế, môi trường thể chế và chính sách, đặc điểm và vai trò của các thị trường mới nổi (EM) trong nền kinh tế toàn cầu ngày nay. Phần 2 nhấn mạnh một số khía cạnh tiêu biểu trong quá trình xúc tiến đầu tư và kinh doanh tại các thị trường mới nổi, nhận diện rủi ro và biện pháp phòng chống rủi ro trong đầu tư và kinh doanh tại những thị trường này.

Kinh tế quản lý

o Môn học trước: Kinh tế học Vi mô

o Mô tả: Kinh tế học quản lý là môn học vận dụng lý thuyết kinh tế vào thực tiễn quản lý để phân tích và ra quyết định kinh doanh giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đặt ra. Cụ thể, môn học cung cấp các kiến thức để các nhà quản lý doanh nghiệp phân tích cầu, dự báo cầu, lựa chọn các kỹ thuật dự báo kinh tế và kinh doanh thích hơp; phân tích và dự báo sản xuất; phân tích và dự báo chi phí. Bên cạnh đó, môn học còn phân tích việc ra quyết định của doanh nghiệp về sản lượng và giá bán trước các đối thủ cạnh tranh trong các cấu trúc thị trường khác nhau như cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền, cạnh tranh độc quyền, độc quyền nhóm…đồng thời hỗ trợ các chiến lược, chiến thuật đặc biệt cho các doanh nghiệp thông qua lý thuyết trò chơi được áp dụng trong cấu trúc thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. Môn học áp dụng một số kỹ thuật phân tích định lượng như hồi quy và tương quan; qua đó, người học sẽ có thể vận dụng các kỹ thuật định lượng này trong việc phân tích, đánh giá ra quyết định quản lý doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn.

Giao dịch thương mại quốc tế

o Môn học trước: Pháp luật đại cương

o Mô tả: Môn học này bao gồm những nội dung về nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá như: lựa chọn phương thức giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng, trình tự thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế, thủ tục tiến hành và các chứng từ liên quan tới giao dịch ngoại thương. Bên cạnh đó, môn học hướng

21

người học đến những lĩnh vực liên quan như vận tải quốc tế, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế và tranh chấp trong giao dịch ngoại thương.

Logistics quốc tế

o Môn học trước: Kinh tế học quốc tế; Kinh doanh quốc tế; Hoạt động thương mại quốc tế.

o Mô tả: Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hoạt động logistics quốc tế và quản trị chuỗi cung ứng quốc tế. Cụ thể, môn học đi sâu tìm hiểu về các nghiệp vụ vận tải quốc tế, quy cách đóng gói hàng hóa vận tải quốc tế, bảo hiểm trong ngoại thương, thủ tục hải quan và an ninh logistics quốc tế. Bên cạnh đó, cùng với xu thế toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng và nhu cầu về tính hiệu quả trong chuỗi cung ứng quốc tế, môn học cũng nhấn mạnh vai trò của logistics quốc tế và quản trị chuỗi cung ứng nhằm tạo nên lợi thế cạnh tranh trong hoạt động thương mại quốc tế.

Chiến lược kinh doanh quốc tế

o Môn học trước: Đầu tư quốc tế; Kinh doanh quốc tế.

o Mô tả: Môn học này hệ thống các lý thuyết cũng như thực tiễn về chiến lược chức năng và chiến lược kinh doanh của các cty đa quốc gia. Qua đó trang bị các kiến thức cơ bản về tổ chức hoạch định và triển khai chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp quốc tế, từ cấp độ chiến lược toàn cầu của tổng công ty đến các đơn vị kinh doanh cấp quốc gia. Đồng thời, giúp sinh viên tiếp cận chiến lược trong phân tích các chức năng hoạt động kinh doanh quốc tế, từ thiết kế sản phẩm, quản trị nguồn nhân lực, đến quản lý sản xuất, quản lý tài chính, thuế và kế toán của doanh nghiệp đa quốc gia.

o xuất, quản lý tài chính, thuế và kế toán của doanh nghiệp đa quốc gia.

Đàm phán kinh doanh quốc tế

o Môn học trước: Không.

o Mô tả: Đàm phán Kinh Doanh Quốc Tế là môn học nghiên cứu vấn đề lý luận về đàm phán cũng như các kỹ thuật trong đàm phán kinh doanh với các đối tác thuộc các nền văn hóa khác nhau. Môn học chú trọng thực hành kỹ năng đàm phán KDQT cơ bản, thực hiện các bước chuẩn bị trước khi đàm phán KDQT, giải thích các phương pháp và kỹ thuật được sử dụng hiệu quả trong quá trình đàm phán KDQT cũng như tìm hiểu cách thức làm thế nào để đối phó với những trở ngại và các yếu tố phức tạp trong đàm phán KDQT.

11. Danh sách giảng viên phụ trách viết đề cương

TT HỌ VÀ TÊN

HỌC VỊ, HỌC HÀM,

CHỨC DANH

MÔN PHỤ TRÁCH

VIẾT ĐỀ CƯƠNG

1 Hồ Thúy Ái Thạc sĩ Tài chính quốc tế

2 Vũ Thị Hải Anh Thạc sĩ Kinh tế học phát triển

3 Hồ Trung Bửu Thạc sĩ Kinh tế học đầu tư22

Kinh tế học các thị trường mới nổi

Quản trị dự án quốc tế

4 Nguyễn Hồ Phương Chi Thạc sĩ Kinh tế học công cộng

5 Trần Thị Thùy Dung Thạc sĩKinh tế vi mô

Tài chính phát triển

6 Nguyễn Xuân Đạo Thạc sĩ

Kinh tế học quốc tế

Kinh doanh quốc tế

Kỹ thuật ngoại thương

7 Nguyễn Thị Thu Hương Thạc sĩ Lịch sử học thuyết kinh tế

8 Lâm Quang Lộc Thạc sĩ Kinh tế vĩ mô quốc tế

9 Nguyễn Hoàng Long Thạc sĩ Chính sách và thực hành thương mại

10 Lê Phan Ái NhânCử nhân (Cao

học)Kinh tế vĩ mô

11 Lê Trung Nhân Thạc sĩ Kinh tế học quản lý

12 Đỗ Hoàng Oanh Thạc sĩ Kinh tế lượng

13 Nguyễn Minh Sáng Thạc sĩĐầu tư quốc tế

Phân tích đầu tư quốc tế

14 Hoàng Thị Thanh Thúy Thạc sĩ Kinh tế học hội nhập quốc tế

15 Phạm Thị Tuyết Trinh Tiến sĩ Kinh tế lượng ứng dụng

16 Nguyễn Xuân Trường Thạc sĩ Chiến lược kinh doanh quốc tế

17 Nguyễn Thị Hồng Vinh Thạc sĩ Đàm phán kinh doanh quốc tế

18 Nguyễn Thị Tường VyCử nhân (Cao

học)Logistics quốc tế

12. Hướng dẫn thực hiện chương trình

1. Các môn học tiếng Anh: Không thiết kế các môn tiếng Anh căn bản vào chương trình đào tạo. Anh văn chuyên ngành gồm 2 học phần với tổng số 6 đơn vị tín chỉ: AV chuyên ngành 1 (3 đvtc) và AV chuyên ngành 2 (3 đvtc).

2. Chuẩn tiếng Anh và Tin học:

23

- Sau khi nhập học, sinh viên sẽ phải dự thi để kiểm tra trình độ tiếng Anh (theo chuẩn TOEIC) và trình độ tin học căn bản (theo chuẩn A, B, C). Những trường hợp không đủ chuẩn phải xuất trình chứng chỉ theo lộ trình do trường quy định:

+ Chuẩn tiếng Anh sau khi kết thúc giai đoạn đại cương là (cuối học kỳ III): TOEIC 350 hoặc tương đương; Chuẩn tiếng Anh đầu ra (điều kiện để xét TN) là: TOEIC 530 hoặc tương đương B1 (khung tham chiếu Châu Âu);

+ Chuẩn Tin học sau khi kết thúc năm thứ I là trình độ A (để được học tiếp Tin học ứng dụng ở học kỳ III, IV). Chuẩn tin học đầu ra là chứng chỉ tin học trình độ B quốc gia.

NƠI NHẬN:

- ĐU – BGH;

- Hội đồng KHĐT;

- Các đơn vị trực thuộc;

- Website (công bố công khai)

- Lưu VP, P.ĐT.

HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

PGS, TS. LÝ HOÀNG ÁNH

24