a. nỘi dung lÝ thuyẾt: khÁi quÁt nỀn kinh tẾ - xà hỘi …

15
Đề cương ôn tập – địa lý 11 GV: Trn ThThanh Nhâm Trường THPT Lý Nhân Tông 1 A. NI DUNG LÝ THUYT: KHÁI QUÁT NN KINH T- XÃ HI THGII BÀI 1: STƯƠNG PHẢN VTRÌNH ĐỘ PHÁT TRINKINH T- XÃ HI CA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI I. Sphân chia TG thành các nhóm nước - Trên 200 quc gia và vùng lãnh thkhác nhau được chia làm 2 nhóm nước: phát triển và đang phát triển - Các nước đang phát triển thường có GDP/ người thp, nnhiu, HDI thp - Các nước phát trin thường có GDP/ người cao, đầu tư nước ngoài nhiu, HDI cao - Mt snước vùng lãnh thđạt được trình độ nhất định vCN gọi là các nước công nghip mi (NICs) II. Stương phản vtrình độ phát trin KT _XH của các nhóm nước - GDP BQĐN chênh lệch ln giữa các nước phát triển và đang phát triển - Trong cơ cấu KT, + các nước phát trin KV dch vchiếm tlrt ln, NN rt nh+ các nước đang phát triển tlngành NN còn cao - Tui thTB các nước phát triển > các nước đang phát triển - HDI các nước phát triển > các nước đang phát triển III. Cuc CM KH và CN hiện đại - Cui thế kXX, đầu TK XXI, CM KH và CN hiện đại xut hin - Đặc trưng: + Bùng ncông nghcao + Da vào thành tu KH mi với hàm lượng tri thc cao + Bn CN trct: Công nghsinh hc, vt liệu, năng lượng, thông tin - Tác động ca CMKHCN hiện đại + Xut hin nhiu ngành CN mới có hàm lượng KT cao + Cơ cấu kinh tế chuyn dịch: tăng tỷ trng ngành DV, gim ttrng nông nghip và công nghip + Nền kinh tế tri thức: KT dựa vào tri thức, kỹ thuật, CN cao BÀI 2: XU HƯỚNG TOÀN CU HÓA, KHU VC HÓA KINH TI. Xu hướng toàn cu hóa - Là quá trình liên kết các quc gia vKT, văn hóa, khoa học,.. 1. Toàn cu hóa vkinh tế Thương mại thế giới phát triển nhanh: tốc độ tăng trưởng thương mại của thế giới luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới. Làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động hơn. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh: từ 1990 đến 2004 đầu tư nước ngoài trên thế giới đã tăng hơn 5 lần. Lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn Thị trường quốc tế mở rộng nhiều ngân hàng trên thế giới đã kết nối với nhau thông qua mạng viễn thông điện tử, tạo nên một mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu và đang tiếp tục được mở rộng phạm vi. Vai trò của các công ti xuyên quốc gia ngày càng to lớn: cung cấp tới 75% FDI toàn thế giới, 2.Hquca toàn cu hóa - Tích cực: thúc đẩy SX phát triển, tăng trưởng KT, đầu tư, tăng cường hp tác quc tế - Thách thức: gia tăng khỏang cách giàu nghèo chiếm 2/3 trao đổi mậu dịch của thế giới và 40% giá trị giao dịch toàn cầu II. Xu hướng khu vc hóa KT 1. Các tchc liên kết KT khu vc - Nguyên nhân: do phát triển không đều và sc ép cnh tranh trên TG, nhng quốc gia tương đồng vvăn hóa, xã hội, địa lí hoc có chung mc tiêu, li ích - Các tchc liên kết KV: ASEAN, APEC, EU …

Upload: others

Post on 16-Oct-2021

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: A. NỘI DUNG LÝ THUYẾT: KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI …

Đề cương ôn tập – địa lý 11

GV: Trần Thị Thanh Nhâm – Trường THPT Lý Nhân Tông 1

A. NỘI DUNG LÝ THUYẾT: KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI

BÀI 1: SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂNKINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM

NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI

I. Sự phân chia TG thành các nhóm nước

- Trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau được chia làm 2 nhóm nước: phát triển và đang phát triển

- Các nước đang phát triển thường có GDP/ người thấp, nợ nhiều, HDI thấp

- Các nước phát triển thường có GDP/ người cao, đầu tư nước ngoài nhiều, HDI cao

- Một số nước vùng lãnh thổ đạt được trình độ nhất định về CN gọi là các nước công nghiệp mới (NICs)

II. Sự tương phản về trình độ phát triển KT _XH của các nhóm nước

- GDP BQĐN chênh lệch lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển

- Trong cơ cấu KT,

+ các nước phát triển KV dịch vụ chiếm tỉ lệ rất lớn, NN rất nhỏ

+ các nước đang phát triển tỉ lệ ngành NN còn cao

- Tuổi thọ TB các nước phát triển > các nước đang phát triển

- HDI các nước phát triển > các nước đang phát triển

III. Cuộc CM KH và CN hiện đại

- Cuối thế kỷ XX, đầu TK XXI, CM KH và CN hiện đại xuất hiện

- Đặc trưng:

+ Bùng nổ công nghệ cao

+ Dựa vào thành tựu KH mới với hàm lượng tri thức cao

+ Bốn CN trụ cột: Công nghệ sinh học, vật liệu, năng lượng, thông tin

- Tác động của CMKHCN hiện đại

+ Xuật hiện nhiều ngành CN mới có hàm lượng KT cao

+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch: tăng tỷ trọng ngành DV, giảm tỷ trọng nông nghiệp và công nghiệp

+ Nền kinh tế tri thức: KT dựa vào tri thức, kỹ thuật, CN cao

BÀI 2: XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ

I. Xu hướng toàn cầu hóa

- Là quá trình liên kết các quốc gia về KT, văn hóa, khoa học,..

1. Toàn cầu hóa về kinh tế

– Thương mại thế giới phát triển nhanh: tốc độ tăng trưởng thương mại của thế giới luôn cao hơn tốc độ tăng

trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới. Làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động hơn.

– Đầu tư nước ngoài tăng nhanh: từ 1990 đến 2004 đầu tư nước ngoài trên thế giới đã tăng hơn 5 lần. Lĩnh

vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn

– Thị trường quốc tế mở rộng nhiều ngân hàng trên thế giới đã kết nối với nhau thông qua mạng viễn thông

điện tử, tạo nên một mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu và đang tiếp tục được mở rộng phạm vi.

– Vai trò của các công ti xuyên quốc gia ngày càng to lớn: cung cấp tới 75% FDI toàn thế giới,

2.Hệ quả của toàn cầu hóa

- Tích cực: thúc đẩy SX phát triển, tăng trưởng KT, đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế

- Thách thức: gia tăng khỏang cách giàu nghèo

chiếm 2/3 trao đổi mậu dịch của thế giới và 40% giá trị giao dịch toàn cầu

II. Xu hướng khu vực hóa KT

1. Các tổ chức liên kết KT khu vực

- Nguyên nhân: do phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trên TG, những quốc gia tương đồng về văn hóa,

xã hội, địa lí hoặc có chung mục tiêu, lợi ích

- Các tổ chức liên kết KV: ASEAN, APEC, EU …

Page 2: A. NỘI DUNG LÝ THUYẾT: KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI …

Đề cương ôn tập – địa lý 11

GV: Trần Thị Thanh Nhâm – Trường THPT Lý Nhân Tông 2

2. Hệ quả của khu vực hóa KT

- Tích cực: vừa hợp tác vừa cạnh tranh tạo nên sự tăng trưởng KT, tăng tự do thương mại, đầu tư, bảo vệ lợi

ích KT các nước thành viên; tạo những thị trường rộng lớn, tăng cường tòan cầu hóa KT

- Thách thức: quan tâm giải quyết vấn đề như chủ quyền KT, quyền lực quốc gia

BÀI 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU

I. Bùng nổ dân số

1. Dân số tăng nhanh

- Bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển: Các nước đang phát triển chiếm khoảng 80% dân số và 95% số

dân tăng hàng năm của thế giới. Nguyên nhân: tỉ suất gia tăng tự nhiên cao.

- Dân số thế giới tăng nhanh, Phần lớn dân cư tập trung tại các nước đang phát triển. Xu hướng chung của dân

số thế giới là đang già đi.

- Các nước đang phát triển có dân số trẻ do tỉ lệ gia tăng tự nhiên còn cao; hậu quả về mặt kinh tế - xã hội:

thiếu việc làm, khó cải thiện chất lượng cuộc sống.

2. Gìa hoá dân số

- Già hóa dân số ở các nước phát triển: Các nước phát triển có số dân già, tỉ lệ sinh thấp, dân số tăng chậm.

- Các nước phát triển có dân số già do tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp; hậu quả về mặt kinh tế - xã hội: thiếu nhân

công lao động, hạn chế sự phát triển kinh tế, tác động đến chất lượng cuộc sống

II. Các vấn đề về môi trường

III. Các vấn đề khác

VẤN ĐỀ MT BIỂU HIỆN N. NHÂN HẬU QUẢ GIẢI PHÁP

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

TOÀN CẦU

Trái đất nóng lên

Mưa axit

Lượng CO2 và

các khí thải

trong khí quyển

tăng lên

Băng tan và mực

nước biển dâng gây

ngập lụt nhiều nơi

Htời tiết khí hậu thất

thường

Thiên tai thường

xuyên

Giảm lượng CO2

trong sản xuất và

sinh hoạt

Trồng và bảo vệ

rừng

SUY GIẢM TẦNG

OZON

Tầng ozon mỏng

dần và lỗ thủng

ngày càng lớn

Chất khí CFCs

trong sản xuất,

sinh hoạt và

công nghiệp

ảnh hưởng đến sức

khoẻ, mùa màng và

sinh vật

Cắt giảm lượng

CFCs trong sản

xuất và sinh hoạt

Trồng nhiều cây

xanh

Ô NHIÊM NGUỒN

NUÓC NGỌT, BIỂN

VÀ ĐẠI DƯƠNG

Nguồn nước

ngọt, nước biển

đang bị ô nhiễm

nghiêm trọng

Chất thải từ sản

xuất, sinh hoạt

chưa qua xử lí

Tràn dầu, rửa

tàu, đắm tàu trên

biển

Thiếu nguồn nước

ngọt, nước sạch

ảnh hưởng đến sức

khoẻ con người

Xử lí chất thải

trước khi thải ra

Đảm bảo an toàn

khai thác dầu và

hàng hải

SUY GIẢM ĐA

DẠNG SINH HỌC

Nhiều loài sinh

vật bị diệt chủng

hoặc đứng trước

nguy cơ diệt

chủng

Khai thác thiên

nhiên quá mức

Mất đi nhiều loài sinh

vật, nguồn gen quý,

nguồn thuốc chữa

bệnh, nguồn nguyên

liệu

Mất cân bẳng sinh

thái

Xây dựng các

khu bảo tồn thiên

nhiên

Triển khai luật

bảo vệ rừng

Page 3: A. NỘI DUNG LÝ THUYẾT: KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI …

Đề cương ôn tập – địa lý 11

GV: Trần Thị Thanh Nhâm – Trường THPT Lý Nhân Tông 3

- Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo, khủng bố gây nên mất ổn định xã hội, thiệt hại về người và của, nguy

cơ dẫn đến chiến tranh.

- Các quốc gia và cộng đồng quốc tế cần phải hợp tác giàn giữ hoà bình của khu vực và thế giới

Bài 5 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC

Tiết 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI

I. Một số vấn đề tự nhiên châu Phi

1. Thuận lợi:

- Các loại cảnh quan đa dạng: Rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm, rừng cận nhiệt đới khô, xavan và rừng lẫn

xavan, hoang mạc và bán hoang mạc.

- Có nhiều tiềm năng về khoáng sản: dầu mỏ, khí tự nhiên, kim loại quý…

- Rừng chiếm diện tích khá lớn, thành phần sinh vật đa dạng và phong phú.

2. Khó khăn:

- Phần lớn lãnh thổ có khí hậu khô nóng với cảnh quan hoang mạc, bán hoang mạc và xavan.

- Một số tài nguyên bị khai thác quá mức, nhất là tài nguyên rừng và khoáng sản, môi trường bị tàn phá…

- Nguồn lợi nằm trong tay tư bản nước ngoài.

3. Giải pháp: - Những giải pháp cấp bách đối với đa số các quốc gia châu Phi:

+ Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.

+ Áp dụng các biện pháp thủy lợi để hạn chế sự khô hạn.

II. Một số vấn đề về dân cư và xã hội.

1. Đặc điểm dân cư: 2. Ảnh hưởng:

+ Tiềm năng về con người lớn, nguồn lao động

dồi dào.

+ Tỉ suất gia tăng tự nhiên cao.

+ Tuổi thọ trung bình thấp.

- Đặc điểm xã hội của châu Phi:

+ Trình độ dân trí thấp.

+ Chỉ số HDI thuộc loại thấp nhất.

+ Chất lượng cuộc sống của người dân rất thấp.

- Các vấn đề khác: Nhiều nơi ở châu Phi thường

xuyên xảy ra chiến tranh, xung đột sắc tộc, bệnh

tật...

+ Hạn chế sự phát triển kinh tế.

+ Giảm chất lượng cuộc sống.

+ Chất lượng nguồn lao động thấp.

+ Tổn thất lớn về người và của > Làm chậm sự

phát triển của nền kinh tế - xã hội.

+ Mức sống thấp > Chất lượng nguồn lao động

thấp.

+ Chiến tranh xung đột sắc tộc, bệnh tật > Gây

tổn thất lớn về sức người, sức của > Làm chậm sự

phát triển kinh tế - xã hội)

III. Một số vấn đề về kinh tế:

- Đặc điểm:

Hiện nay đa số các nước châu Phi là những nước kinh tế kém phát triển.

- Nguyên nhân:

Hậu quả của sự thống trị của chủ nghĩa thực dân qua nhiều thế kỷ, các cuộc xung đột sắc tộc, khả năng

quản lý đất nước còn yếu kém, trình độ dân trí thấp.

- Trong nhiều thập niên qua, nền kinh tế châu Phi đang phát triển theo chiều hướng tích cực, tốc độ tăng

trưởng GDP tương đối cao.

Bài 5 : Tiết 2 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA MĨ LA TINH

I. Một số vấn đề tự nhiên, dân cư và xã hội

Vấn đề Tự nhiên Dân cư và xã hội

Page 4: A. NỘI DUNG LÝ THUYẾT: KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI …

Đề cương ôn tập – địa lý 11

GV: Trần Thị Thanh Nhâm – Trường THPT Lý Nhân Tông 4

Đặc điểm - Cảnh quan: rừng xích đạo, nhiệt đới, xavan

- Khí hậu: xích đạo, nhiệt đới ẩm

-Khoáng sản: kim loại, năng lượng

- Đất trồng màu mỡ: phù sa, ba dan

- Dân số đông, tăng nhanh.

- Dân cư nghèo, chênh lệch giàu nghèo

lớn.

- Đô thị hóa tự phát mạnh mẽ.

Đánh giá - Thuận lợi phát triển CN khai thác, nông nghiệp

nhiệt đới.

- Khai thác và phân bổ tài nguyên không hợp lí.

- Mâu thuẫn xã hội gay gắt.

- Khó khăn giải quyết các vấn đề xã hội,

môi trường.

II. Một số vấn đề về kinh tế

1.Thực trạng

- Tốc độ phát triển kinh tế không đồng đều.

- Quy mô nền kinh tế có sự chênh lệch lớn giữa các nước.

- Nợ nước ngoài nhiều.

2.Nguyên nhân

- Tình hình chính trị, xã hội thiếu ổn định.

- Các thế lực phong kiến, Thiên chúa giáo bảo thủ cản trở sự phát triển.

- Chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế độc lập, tự chủ, phụ thuộc nhiều vào nước ngoài.

- Nợ nước ngoài còn nhiều.

3. Giải pháp

- Củng cố bộ máy nhà nước.

- Phát triển giáo dục.

- Quốc hữu hoá một số ngành kinh tế.

- Tiến hành công nghiệp hoá.

- Tăng cường và mở rộng buôn bán với nước ngoài.

Bài 5 : Tiết 3 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ TRUNG Á

I. Đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á:

Có vị trí địa – chính trị quan trọng

1. Tây Nam Á

- Diện tích 7 triệu km2 với 313 triệu người

- Tài nguyên chủ yếu dầu khí tập trung qunah vịnh Pec-xich

- Nơi ra đời nhiều tôn giáo, nền văn minh

- Hiện nay đa số dân cư theo đaọ Hồi nhưng bị chia rẽ thành nhiều giáo phái =>mất ổn định

2. Trung Á

- Khub vực giàu có về tài nguyên dầu khí, sắt, đồng, thủy điện, than, urani…

- Khí hậu khô hạn =>trồng bông và cây CN

- Các thảo nguyên chăn thả gia súc

- Khu vực đa sắc tộc, mật độ DS thấp

- Trừ Mông Cổ, đa số dân cư theo đaọ Hồi

- Giao thoa văn minh phương Đông và Tây, nơi có con đường tơ lụa đi qua

II. Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á

1. Vai trò cung cấp cấp dầu mỏ

- Trữ lượng dầu mỏ lớn, Tây Nam Á chiếm 50% TG => nguồn cung chính cho TG

=> trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc

2. Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố

- Nguyên nhân:

+ Tranh giành đất đai, nguồn nước và tài nguyên

Page 5: A. NỘI DUNG LÝ THUYẾT: KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI …

Đề cương ôn tập – địa lý 11

GV: Trần Thị Thanh Nhâm – Trường THPT Lý Nhân Tông 5

+ Can thiệp của nước ngoài, các tổ chức cực đoan

- Biểu hiện: xung đột dai dẳng của người Arab-Do thái

- Hậu quả: tình trạng đói nghèo ngày càng tăng

B. BÀI TẬP ÔN TẬP PHẦN: KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI

1. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Bùng nổ dân số, già hóa dân số, ô nhiễm môi trường …được coi là những vấn đề mang tính toàn cầu

là do

A. gây nhiều hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt.

B. ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế các quốc gia đang phát triển.

C. ảnh hưởng không tốt đến nhiều quốc gia.

D. cần sự hợp tác của toàn cầu để giải quyết các vấn đề đó.

Câu 2: Quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt được gọi chung là

A. liên hợp hóa. B. xã hội hóa. C. toàn cầu hóa. D. thương mại hóa.

Câu 3: Trong các công nghệ trụ cột sau, công nghệ nào giúp cho các nước dễ dàng liên kết với nhau hơn?

A. Công nghệ sinh học B. Công nghệ năng lượng.

C. Công nghệ vật liệu D. Công nghệ thông tin

Câu 4: Nhận xét không đúng về nguyên nhân làm cho Châu Phi còn nghèo là

A. sự thống trị lâu dài của chủ nghĩa thực dân

B. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao, dân trí thấp

C. xung đột sắc tộc triền miên, còn nhiều hủ tục

D. Nghèo tài nguyên khoáng sản

Câu 5: Vùng núi nổi tiếng nhất ở Mĩ Latinh là

A. Coocdie. B. Anpơ. C. Antai. D. Anđét.

Câu 6: Tổ chức kinh tế nào có các nước ở nhiều châu lục làm thành viên nhất?

A. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

B. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.

C. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.

D. Thị trường chung Nam Mĩ.

Câu 7: Nguyên nhân chính dẫn đến xung đột dai dẳng giữa Ixraen và Palextin là

A. tranh giành nguồn nước và đất đai. B. bất đồng về tôn giáo và các tổ chức cực đoan.

C. tranh giành khai thác tài nguyên dầu mỏ. D. sự can thiệp của thế lực bên ngoài.

Câu 8: Khu vực tập trung nhiều người cao tuổi nhất thế giới hiện nay là

A. Tây Á. B. Bắc Mĩ. C. Tây Âu. D. Châu Đại Dương.

Câu 9: Qúa trình tích lũy vốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước, các quốc gia Châu Phi đang gặp nhiều

khó khăn:

A. Nguồn nguyên liệu dầu khí hiếm hoi

B. Thiếu nguồn khoáng sản quí hiếm như: đồng, vàng, kim cương….

C. Nguồn nông, lâm, khoáng sản xuất khẩu ở dạng sơ chế, giá trị thấp.

D. Tài nguyên nông – lâm sản không đáng kể

Câu 10: Động lực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế giữa các nước của các tổ chức liên kết kinh tế

khu vực là do

A. sự tự do hóa đầu tư dịch vụ trong phạm vi khu vực.

B. sự hợp tác, cạnh tranh giữa các nước thành viên.

C. sự tự do hóa thương mại giữa các nước thành viên.

D. tạo lập thị trường chung rộng lớn.

Câu 11: Ý nào không phải là thời cơ cho Việt Nam khi là thành viên của tổ chức thương mại thế giới?

Page 6: A. NỘI DUNG LÝ THUYẾT: KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI …

Đề cương ôn tập – địa lý 11

GV: Trần Thị Thanh Nhâm – Trường THPT Lý Nhân Tông 6

A. Phát huy được tiềm năng đất nước. B. Tiếp nhận công nghệ trang thiết bị hiện đại.

C. Mở rộng thị trường thu hút đầu tư. D. Được bảo vệ độc lập chủ quyền.

Câu 12: Phần lớn dân cư Tây Nam Á theo đạo

A. Do Thái. B. Thiên chúa giáo. C. Hồi. D. Phật giáo.

Câu 13: ngữ chủ yếu được sử dụng ở Mĩ Latinh:

A. Tiếng Anh và tiếng Pháp. B. Tiếng Anh và tiếng Bồ Đào Nha.

C. Tiếng Tây Ban Nha và tiếng Bồ Đào Nha. D. Tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha.

Câu 14: Về mặt tự nhiên, Tây Nam Á không có đặc điểm nào sau đây?

A. Nhiều đồng bằng châu thổ đất đai màu mỡ.

B. Khí hậu lục địa khô hạn.

C. Giàu có về tài nguyên thiên nhiên.

D. Các thảo nguyên thuận lợi cho chăn thả gia súc.

Câu 15: Chọn câu đúng nhất

A. Các nước thuộc nhóm nước phát triển phân bố chủ yếu ở Bắc Mĩ, châu Âu, Nhật Bản.

B. Các nước phát triển nằm ở Bắc Mĩ và Tây Âu.

C. Các nước thuộc nhóm nước phát triển chủ yếu là các quốc gia ở Bắc Mĩ, Tây Âu, Ô-xtrây-li-a và Nhật

Bản.

D. Các nước thuộc nhóm nước phát triển phân bố chủ yếu ở Bắc Mĩ, châu Âu và châu Đại Dương.

Câu 16: Việt Nam là thành viên của tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào?

A. Thị trường chung Nam Mĩ. B. Liên minh Châu Âu.

C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. D. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.

Câu 17: Những thách thức lớn đối với châu Phi hiện nay là

A. Già hóa dân số, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp

B. Các nước cắt giảm viện trợ, thiếu lực lượng lao động

C. Trình độ dân trí thấp, đói nghèo, bệnh tật, xung đột sắc tộc

D. Cạn kiệt tài nguyên , thiếu lực lượng lao động

Câu 18: Xu hướng toàn cầu hóa không có biểu hiện nào sau đây?

A. Đầu tư nước ngoài giảm nhanh.

B. Thương mại thế giới phát triển mạnh.

C. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.

D. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.

Câu 19: Bốn công nghệ trụ cột của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại

A. công nghệ hóa học, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng, công nghệ vật liệu.

B. công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin.

C. công nghệ điện tử, công nghệ tin học, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin.

D. công nghệ hóa học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin.

Câu 20: Châu Phi có tỉ lệ người HIV cao nhất thế giới là do:

A. Xung đột sắc tộc. B. Nhiều hủ tục chưa được xóa bỏ.

C. Trình độ dân trí thấp. D. Có ngành du lịch phát triển.

Câu 21: Phần lớn lãnh thổ Châu Phi có cảnh quan

A. rừng xích đạo, cận nhiệt đới khô và xavan

B. hoang mạc, bán hoang mạc và cận nhiệt đới khô

C. hoang mạc, bán hoang mạc, và xavan

D. rừng xích đạo, rừng nhiệt đới ổm và nhiệt đới khô

Câu 22: Đồng bằng có diện tích lớn nhất Mĩ La Tinh là

A. đồng bằng Amazon. B. đồng bằng duyên hải đại tây dương.

C. đồng bằng duyên hải Mexico. D. đồng bằng La Plata.

Page 7: A. NỘI DUNG LÝ THUYẾT: KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI …

Đề cương ôn tập – địa lý 11

GV: Trần Thị Thanh Nhâm – Trường THPT Lý Nhân Tông 7

Câu 23: Ý nào sau đây không thể hiện tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại:

A. chuyển dịch cơ cấu kinh tế

B. Làm chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu việc làm

C. Làm xuất hiện nhiều ngành mới

D. làm thay đổi nền kinh tế

Câu 24: Tiêu cực của quá trình khu vực hóa đòi hỏi các quốc gia

A. tự chủ về kinh tế, quyền lực. B. góp phần bảo vệ lợi ích kinh tế.

C. thúc đẩy kinh tế chậm phát triển. D. tự do hóa thương mại toàn cầu.

Câu 25: Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới diễn ra chủ yếu ở

A. các nước công nghiệp mới. B. khu vực châu Phi.

C. các nước đang phát triển. D. các nước phát triển.

Câu 26: Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế dẫn đến mối quan hệ kinh tế giữa các nước có chung đặc điểm

nào?

A. Đều có ý đồ thao túng thị trường nước khác.

B. Tìm cách lũng loạn nền kinh tế nước khác.

C. Cố gắng bảo vệ quyền lợi của quốc gia mình.

D. Hợp tác, cạnh tranh, quan hệ song phương, đa phương.

Câu 27: Tác động tích cực của quá trình toàn cầu hóa làm

A. thúc đẩy kinh tế chậm phát triển. B. thúc đẩy sản xuất phát triển.

C. thúc đẩy tự do hóa thương mại. D. gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

Câu 28: Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới có vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu là biểu

hiện của

A. thương mại thế giới phát triển mạnh.

B. thị trường tài chính quốc tế mở rộng.

C. đầu tư nước ngoài tăng nhanh.

D. các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.

Câu 29: Tổ chức liên kết kinh tế khu vực có đa số các nước thành viên nằm ở Nam bán cầu là

A. MERCOSUR. B. EU. C. NAFTA. D. ASEAN.

Câu 30: Dân số già gây ra hậu quả lớn nhất về mặt kinh tế - xã hội là

A. thị trường tiêu thụ thu hẹp. B. chi phí phúc lợi xã hội tăng lên.

C. thiếu nhân lực thay thế. D. nạn thất nghiệp tăng lên.

Câu 31: Đặc trưng của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại

A. làm xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao.

B. tạo sự ra đời của nền tri thức.

C. sản xuất hoàn toàn bằng máy móc.

D. thực hiện sản xuất đại cơ khí và tự động hóa cục bộ.

Câu 32: Nguyên nhân lớn nhất gây ô nhiễm biển và đại dương là

A. sự cố đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu trên biển và đại dương.

B. chất thải công nghiệp không quá xử lý đổ vào biển và đại dương.

C. chất thải sinh hoạt không quá xử lý đổ vào biển và đại dương.

D. đánh bắt cá bằng chất nổ.

Câu 33: Ngành nào đòi hỏi nhiều chất xám nhất trong các ngành sau

A. Chế biến dầu mỏ. B. Luyện kim màu.

C. Chế biến thực phẩm. D. Sản xuất phần mềm.

Câu 34: Trong nền kinh tế tri thức, yếu tố quyết định nhất đối với sự phát triển sản xuất là

A. tri thức và công nghệ tin học. B. tri thức và công nghệ vật liệu.

Page 8: A. NỘI DUNG LÝ THUYẾT: KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI …

Đề cương ôn tập – địa lý 11

GV: Trần Thị Thanh Nhâm – Trường THPT Lý Nhân Tông 8

C. tri thức và công nghệ năng lượng. D. tri thức và công nghệ sinh học.

Câu 35: Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại được tiến hành từ:

A. trong suốt thế kỷ XX B. cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI

C. trong suốt thế kỷ XXI. D. giữa thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI.

Câu 36: Đầu tư nước ngoài trên thế giới hiện nay tập trung chủ yếu vào lĩnh vực

A. dịch vụ. B. ngân hàng. C. công nghiệp. D. nông nghiệp.

Câu 37: Nước nào ở Đông Nam Á không phải là thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình

Dương?

A. Phi-líp-pin, Thái Lan. B. Mi-an-ma, Cam-pu-chia.

C. Phi-líp-pin, Việt Nam. D. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a.

Câu 38: Loại tài nguyên khoáng sản nào chủ yếu của Mĩ Latinh?

A. kim loại đen. B. dầu mỏ, khí đốt.

C. than đá, dầu khí. D. kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu.

Câu 39: Hiện nay, trên Thế giới có ……quốc gia và vùng lãnh thổ

A. khoảng 200 B. trên 200 C. dưới 200 D. hơn 200

Câu 40: Đặc điểm nào sau đây không phải của các công ty xuyên quốc gia?

A. Nắm trong tay nguồn của cải vật chất lớn. B. Chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.

C. Phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia. D. Số lượng đầu tư có xu hướng giảm đi.

Câu 41: Dân số thế giới tăng nhanh vào khoảng thời gian nào?

A. Nửa sau thế kỉ XX. B. Cuối thế kỉ XIX. C. Cuối thế kỉ XX. D. Cuối thế kỉ XXI.

Câu 42: Tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa là

A. thúc đẩy sản xuất phát triển. B. gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

C. tăng trưởng kinh tế toàn cầu. D. tăng cường sự hợp tác quốc tế.

Câu 43: Tuổi thọ trung bình của các nước phát triển

A. cao hơn tuổi thọ trung bình của thế giới.

B. thấp hơn tuổi thọ trung bình của các nước đang phát triển.

C. thấp hơn tuổi thọ trung bình của thế giới.

D. ngày càng thấp.

Câu 44: Tác động trực tiếp của hiện tượng hiệu ứng nhà kính là

A. mực nước biển dâng cao hơn. B. tan băng ở hai cực Trái Đất.

C. nhiệt độ toàn cầu nóng lên. D. xâm nhập mặn vào sâu nội địa hơn.

Câu 45: Bảo vệ hòa bình và bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của

A. toàn nhân loại. B. các nước phát triển.

C. các tổ chức quốc tế. D. các quốc gia giàu có.

Câu 46: Thải vào khí quyển một lượng lớn khí thải thường là các quốc gia thuộc nhóm nước

A. các nước phát triển. B. các nước chậm phát triển.

C. các nước giàu. D. các nước đang phát triển.

Câu 47: Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại làm cho nền kinh tế thế giới

chuyển dần từ nền kinh tế

A. công nghiệp sang kinh tế tri thức. B. dịch vụ sang kinh tế tri thức.

C. công nghiệp sang kinh tế dịch vụ. D. nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp.

Câu 48: Căn cứ để phân chia các quốc gia trên thế giới thành hai nhóm nước

A. đặc điểm tự nhiên và dân cư, xã hội.

B. đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển xã hội.

C. đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế.

D. trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 49: Tài nguyên nào sau đây hiện đang bị khai thác mạnh ở châu Phi?

Page 9: A. NỘI DUNG LÝ THUYẾT: KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI …

Đề cương ôn tập – địa lý 11

GV: Trần Thị Thanh Nhâm – Trường THPT Lý Nhân Tông 9

A. Khoáng sản và rừng B. Khoáng sản và thủy sản

C. Rừng và thủy sản. D. Đất và thủy sản.

Câu 50: Nhận xét đúng nhất về thực trạng tài nguyên của Châu Phi

A. khoáng sản phong phú, rừng nhiều nhưng chưa được khai thác.

B. khoáng sản và rừng là những tài nguyên đang bị khai thác mạnh

C. khoáng sản nhiều, đồng cỏ và rừng xích đạo diện tích rộng lớn

D. trữ lượng lớn về vàng, kim cương, dầu mỏ, phốt phát nhưng chưa được khai thác.

Câu 51: Phân biệt các nước phát triển và đang phát triển dựa vào các chỉ số như:

A. GDP bình quân theo đầu người, chỉ số FDI, HDI và tuổi thọ trung bình.

B. GDP bình quân theo đầu người, chỉ số HDI và FDI.

C. GDP bình quân theo đầu người, chỉ số HDI và tổng GDP.

D. GDP bình quân theo đầu người và chỉ số HDI.

Câu 52: Đặc điểm nổi bật nào của dân cư Mĩ Latinh hiện nay?

A. Tỉ lệ dân thành thị cao. B. Tỉ lệ dân nông thôn cao.

C. Tốc độ gia tăng dân số thấp. D. Phân bố dân cư đồng đều.

Câu 53: Nguyên nhân nào sau đây không làm ô nhiễm biển và đại dương?

A. Sự khan hiếm nước ngọt. B. Sự cố đắm tàu.

C. Rửa tàu, tràn dầu. D. Chất thải công nghiệp.

Câu 54: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm nổi bật về tự nhiên và xã hội của khu vực Tây Nam Á?

A. Có nền văn minh rực rỡ, phần lớn dân cư theo đạo Hồi.

B. Từng có “con đường tơ lụa” đi qua.

C. Vị trí trung gian của ba châu lục, phần lớn lãnh thổ là hoang mạc.

D. Dầu mỏ ở nhiều nơi, tập trung nhiều ở vùng Vịnh Péc-xích.

Câu 55: Ý nào sau đây không phải là biểu hiện về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước phát triển?

A. Đầu tư ra nước ngoài nhiều B. Chỉ số phát triển ccon người ở mức cao

C. Dân số đông và tăng nhanh D. GDP bình quân đầu người cao

Câu 56: Hiện tượng nào sau đây dễ gây ra bệnh ung thư da?

A. Hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

B. Tầng ôdôn bị thủng ở Nam cực.

C. Chất thải làm ô nhiễm biển và đại dương.

D. Việc lạm dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật.

Câu 57: Nhận xét đúng nhất về một số đặc điểm kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển là

A. nợ nước ngoài nhiều, tuổi thọ trung bình cao, Chỉ số HDI ở mức thấp

B. nợ nước ngoài nhiều, tuổi thọ trung bình thấp, Chỉ số HDI ở mức cao

C. nợ nước ngoài nhiều, tuổi thọ trung bình thấp, Chỉ số HDI ở mức thấp

D. nợ nước ngoài nhiều, tuổi thọ trung bình cao, Chỉ số HDI ở mức cao

Câu 58: Nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính là

A. sự gia tăng khí CO2 trong khí quyển. B. chất thải ra môi trường không qua xử lý.

C. tầng ô dôn mỏng dần và thủng ở Nam cực. D. khí thải CFCs quá nhiều trong khí quyển.

Câu 59: Việc khai thác khoáng sản ở châu Phi đã

A. đem lại lợi nhuận cho các nước có tài nguyên.

B. mang lại lợi nhuận cao cho người dân châu phi.

C. Mang lại lợi nhuận cao cho các công ty tư bản nước ngoài.

D. đem lại lợi nhuận cho người lao động.

Câu 60: Các nước công nghiệp mới được viết tắt tiếng Anh là

A. NICs. B. ASEAN. C. G7. D. OECD.

Câu 61: Biểu hiện về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển không bao gồm

Page 10: A. NỘI DUNG LÝ THUYẾT: KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI …

Đề cương ôn tập – địa lý 11

GV: Trần Thị Thanh Nhâm – Trường THPT Lý Nhân Tông 10

A. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao B. Nợ nước ngoài nhiều

C. Chỉ số phát triển con người ở mức thấp D. GDP bình quân đầu người thấp

Câu 62: Nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh vật là

A. diện tích rừng ngày càng thu hẹp. B. khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên.

C. sử dụng chất nổ trong quá trình khai thác. D. nhiệt độ Trái Đất nóng lên.

Câu 63: Nguyên nhân chính làm cho nền kinh tế châu Phi kém phát triển:

A. Khủng bố chính trị. B. Thiếu lao động có trình độ

C. Nghèo tài nguyên thiên nhiên. D. Thiếu khả năng quản lí nền kinh tế.

Câu 64: Mĩ Latinh giáp với hai đại dương:

A. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương. B. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

C. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. D. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

Câu 65: Hiện nay, nền kinh tế thế giới đang chuyển dần sang một giai đoạn phát triển mới – gọi là nền kinh tế

tri thức – nhờ vào sự tác động mạnh mẽ của

A. cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.

B. cuộc cách mạng công nghệ hiện đại.

C. cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuất

D. cuộc cách mạng khoa học.

Câu 66: Vị trí chiến lược của khu vực Tây Nam Á được tạo nên bởi sự tiếp giáp của các châu lục

A. châu Á, châu Âu, châu Phi. B. châu Á, châu Âu, châu Đại Dương.

C. châu Mỹ, châu Âu, châu Á. D. châu Mỹ, châu Đại Dương, châu Phi.

Câu 67: Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân cư Châu Phi?

A. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao nhất thế giới B. Số trẻ sơ sinh bị tử vong ngày càng giảm

C. Có số dân đông D. Dân số đang già hóa

Câu 68: Do đặc điểm địa hình nào của Châu Phi khiến sản xuất nông nghiệp ở đây gặp nhiều khó khăn.

A. Khí hậu khô, nóng B. Nhiều hoang mạc rộng lớn

C. Nhiều đồng cỏ Xa van D. Ít đồng bằng lớn

Câu 69: Châu phi là châu lục có tỉ lệ tăng dân số:

A. vào loại cao trên thế giới B. Thấp nhất thế giới

C. Trung bình của thế giới D. Cao nhất thế giới

Câu 70: Nguyên nhân chủ yếu làm mở rộng diện tích hoang mạc của châu Phi trong giai đoạn hiện nay:

A. Vị trí địa lí. B. Khai thác rừng quá mức.

C. Khí hậu khô nóng . D. Tỷ suất gia tăng dân số cao

Câu 71: Việc khai thác khoáng sản ở châu Phi đã

A. Làm tăng diện tích đất trồng trọt. B. Nhanh chóng tàn phá môi trường.

C. Giữ được nguồn nước ngầm. D. Thúc đẩy nhanh quá trình phong hóa đất.

Câu 72: Tình trạng tử vong trẻ sơ sinh ở Châu Phi khá cao, chủ yếu do:

A. Tình trạng suy dinh dưỡng của các bà mẹ trẻ em.

B. Nạn xung đột sắc tộc

C. Sự lan tràn của bệnh AIDS

D. Sự tồn tại của nhiều hủ tục

Câu 73: Đất đai ở ven các hoang mạc, bán hoang mạc ở châu Phi, nhiều nơi bị hoang mạc hóa là do

A. Khí hậu khô hạn. B. Quá trình xói mòn, rửa trôi xảy ra mạnh.

C. Rừng bị khai phá quá mức. D. Quá trình xâm thực diễn ra mạnh mẽ.

Câu 74: Tầng ôdôn bị thủng là do

A. chất thải từ ngành công nghiệp. B. sự tăng lượng CO¬¬¬2 trong khí quyển.

C. khí thải CFCs trong khí quyển. D. nhiệt độ Trái Đất tăng lên.

Câu 75: Mĩ la tinh có điều kiện thuận lợi để phát triển

Page 11: A. NỘI DUNG LÝ THUYẾT: KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI …

Đề cương ôn tập – địa lý 11

GV: Trần Thị Thanh Nhâm – Trường THPT Lý Nhân Tông 11

A. cây công nghiệp, cây lương thực, chăn nuôi đại gia súc.

B. cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới, chăn nuôi gia súc.

C. cây lương thực, cây ăn quả nhiệt đới, chăn nuôi gia súc nhỏ.

D. cây lương thực, cây công nghiệp nhiệt đới, chăn nuôi gia súc nhỏ.

Câu 76: Mĩ Latinh bao gồm các bộ phân lãnh thổ:

A. Trung Mĩ, Nam Mĩ và quần đảo Caribê. B. Trung Mĩ và quần đảo Caribê.

C. Quần đảo Caribê và Nam Mĩ. D. Trung Mĩ, Nam Mĩ.

Câu 77: Với bảng số liệu trên, có thể sử dụng dạng biểu đồ nào để thể hiện GDP và nợ nước ngoài của các

quốc gia?

A. Cột ghép. B. Miền. C. Đường. D. Cột chồng.

Câu 78: Biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế là

A. bảo vệ lợi ích kinh tế của các nước. B. thương mại thế giới phát triển mạnh.

C. thúc đẩy mở cửa thị trường các nước D. thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế.

Câu 79: Nhân tố nào thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế ngày càng mạnh mẽ?

A. Sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia.

B. Sự gia tăng nhanh dân số thế giới và hàng hóa.

C. Nhu cầu hàng hóa tăng nhanh, kích thích sản xuất.

D. Sự phát triển của khoa học, công nghệ hiện đại.

Câu 80: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khu vực Trung Á?

A. Giàu dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, tiềm năng thủy điện, sắt, đồng.

B. Điều kiện tự nhiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

C. Đa dân tộc, có mật độ dân số thấp, tỉ lệ dân theo đạo Hồi cao (trừ Mông Cổ).

D. Từng có “con đường tơ lụa” đi qua, tiếp thu nhiều giá trị văn hóa cả phương Đông và phương Tây.

2. Bài tập tự luận

Câu 1. Tạo ra bước quan trọng trong chuẩn đoán và điều trị bệnh là đặc trưng của:

………………………………………………………………………………………………………………

Câu 2. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm là

………………………………………………………………………………………………………………

Câu 3. Phần lớn lãnh thổ Châu Phi có cảnh quan.

………………………………………………………………………………………………………………

Câu 4. Dân số già gây ra những hậu quả gì về mặt kinh tế- xã hội:

………………………………………………………………………………………………………………

Câu 5. Các quốc gia trên TG được chia làm 2 nhóm: phát triển và đang phát triển, dựa vào:

………………………………………………………………………………………………………………

Câu 6. Bùng nổ dân số hiện nay trên TG chủ yếu bắt nguồn từ:

………………………………………………………………………………………………………………

Câu 7. Nhận xét đúng nhất về thực trạng tài nguyên của Châu Phi

………………………………………………………………………………………………………………

Câu 8. Châu Phi có khi hậu nóng nguyên nhân là do

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

Page 12: A. NỘI DUNG LÝ THUYẾT: KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI …

Đề cương ôn tập – địa lý 11

GV: Trần Thị Thanh Nhâm – Trường THPT Lý Nhân Tông 12

Câu 9. Quá trình đô thị hóa tự phát của các nước Mỹ la tinh diễn ra mạnh nguyên nhân chủ yếu là do

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

Câu 10: Tầng odon ngày càng mỏng đi, lỗ thủng ngày càng rộng ra nguyên nhân chủ yếu là do

……………………………………………………………………………………………………………………

……

Câu 11. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế, Việt Nam có những cơ hội và thách thức nào

trong quá trình phát triển kinh tế.

Câu 12. nêu đặc điểm về vị trí và tự nhiên châu Phi. Cần có giải pháp gì để khắc phục khó khăn trong quá

trình khai thác và bảo vệ tự nhiên của châu lục này?

Câu 13: Cho bảng số liệu sau: GDP và nợ nước ngoài của một số nước Mĩ Latinh năm 2004( tỉ USD)

Quốc gia Bra-xin Chi-lê Ác-hen-ti-na

GDP 605,0 94,1 151,5

Tổng số nợ 220,0 44,6 158,0

a. Vẽ biểu đồ thể hiện GDP và tổng số nợ của một số nước Mĩ la tinh năm 2004.

b. Nhận xét.

c. Tính tỉ lệ nợ nước ngoài so với GDP của mỗi nước.

C. ĐỀ KIỂM TRA

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THPT LÝ NHÂN TÔNG

ĐỀ KIỂM TRA

Môn: Địa lý 11

Họ, tên học sinh:..................................................................... Lớp: .............................

1. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong nền kinh tế tri thức, yếu tố quyết định nhất đối với sự phát triển sản xuất là

A. tri thức và công nghệ sinh học. B. tri thức và công nghệ năng lượng.

C. tri thức và công nghệ tin học. D. tri thức và công nghệ vật liệu.

Câu 2: Vị trí chiến lược của khu vực Tây Nam Á được tạo nên bởi sự tiếp giáp của các châu lục

A. châu Á, châu Âu, châu Phi. B. châu Á, châu Âu, châu Đại Dương.

C. châu Mỹ, châu Đại Dương, châu Phi. D. châu Mỹ, châu Âu, châu Á.

Câu 3: Đồng bằng có diện tích lớn nhất Mĩ La Tinh là

A. đồng bằng duyên hải đại tây dương. B. đồng bằng La Plata.

C. đồng bằng Amazon. D. đồng bằng duyên hải Mexico.

Câu 4: Nguyên nhân nào sau đây không làm ô nhiễm biển và đại dương?

A. Sự khan hiếm nước ngọt. B. Sự cố đắm tàu.

C. Rửa tàu, tràn dầu. D. Chất thải công nghiệp.

Câu 5: Tình trạng tử vong trẻ sơ sinh ở Châu Phi khá cao, chủ yếu do:

A. Tình trạng suy dinh dưỡng của các bà mẹ trẻ em.

B. Nạn xung đột sắc tộc

C. Sự lan tràn của bệnh AIDS

D. Sự tồn tại của nhiều hủ tục

Câu 6: Nguyên nhân lớn nhất gây ô nhiễm biển và đại dương là

A. sự cố đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu trên biển và đại dương.

B. chất thải công nghiệp không quá xử lý đổ vào biển và đại dương.

C. chất thải sinh hoạt không quá xử lý đổ vào biển và đại dương.

Page 13: A. NỘI DUNG LÝ THUYẾT: KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI …

Đề cương ôn tập – địa lý 11

GV: Trần Thị Thanh Nhâm – Trường THPT Lý Nhân Tông 13

D. đánh bắt cá bằng chất nổ.

Câu 7: Vấn đề nảy sinh lâu dài và cần được giải quyết ở Tây Nam Á là

A. nạn khủng bố. B. xung đột sắc tộc, tôn giáo.

C. phân biệt chủng tộc. D. dịch bệnh hoành hành.

Câu 8: Dân số thế giới tăng nhanh vào khoảng thời gian nào?

A. Nửa sau thế kỉ XX. B. Cuối thế kỉ XIX. C. Cuối thế kỉ XX. D. Cuối thế kỉ XXI.

Câu 9: Tác động trực tiếp của hiện tượng hiệu ứng nhà kính là

A. nhiệt độ toàn cầu nóng lên. B. mực nước biển dâng cao hơn.

C. xâm nhập mặn vào sâu nội địa hơn. D. tan băng ở hai cực Trái Đất.

Câu 10: Tổ chức liên kết kinh tế khu vực có đa số các nước thành viên nằm ở Nam bán cầu là

A. NAFTA. B. MERCOSUR. C. ASEAN. D. EU.

Câu 11: Biểu hiện về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển không bao gồm

A. Nợ nước ngoài nhiều B. Chỉ số phát triển con người ở mức thấp

C. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao D. GDP bình quân đầu người thấp

Câu 12: Vùng núi nổi tiếng nhất ở Mĩ Latinh là

A. Coocdie. B. Anpơ. C. Anđét. D. Antai.

Câu 13: Tổ chức kinh tế nào có các nước ở nhiều châu lục làm thành viên nhất?

A. Thị trường chung Nam Mĩ.

B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

C. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.

D. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.

Câu 14: Nhân tố nào thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế ngày càng mạnh mẽ?

A. Sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia.

B. Sự gia tăng nhanh dân số thế giới và hàng hóa.

C. Nhu cầu hàng hóa tăng nhanh, kích thích sản xuất.

D. Sự phát triển của khoa học, công nghệ hiện đại.

Câu 15: Về mặt tự nhiên, Tây Nam Á không có đặc điểm nào sau đây?

A. Nhiều đồng bằng châu thổ đất đai màu mỡ.

B. Khí hậu lục địa khô hạn.

C. Các thảo nguyên thuận lợi cho chăn thả gia súc.

D. Giàu có về tài nguyên thiên nhiên.

Câu 16: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm nổi bật về tự nhiên và xã hội của khu vực Tây Nam Á?

A. Vị trí trung gian của ba châu lục, phần lớn lãnh thổ là hoang mạc.

B. Có nền văn minh rực rỡ, phần lớn dân cư theo đạo Hồi.

C. Từng có “con đường tơ lụa” đi qua.

D. Dầu mỏ ở nhiều nơi, tập trung nhiều ở vùng Vịnh Péc-xích.

Câu 17: Bùng nổ dân số, già hóa dân số, ô nhiễm môi trường …được coi là những vấn đề mang tính toàn cầu

là do

A. gây nhiều hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt.

B. cần sự hợp tác của toàn cầu để giải quyết các vấn đề đó.

C. ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế các quốc gia đang phát triển.

D. ảnh hưởng không tốt đến nhiều quốc gia.

Câu 18: Trung Á là khu vực

A. sớm xuất hiện các quốc gia có nền văn minh cổ đại.

B. có phần lớn dân cư theo đạo Hồi.

C. thành phần dân tộc không quá phức tạp.

D. các nước đều thuộc Liên Bang Xô Viết trước đây.

Page 14: A. NỘI DUNG LÝ THUYẾT: KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI …

Đề cương ôn tập – địa lý 11

GV: Trần Thị Thanh Nhâm – Trường THPT Lý Nhân Tông 14

Câu 19: Hiện tượng nào sau đây dễ gây ra bệnh ung thư da?

A. Hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

B. Chất thải làm ô nhiễm biển và đại dương.

C. Việc lạm dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật.

D. Tầng ôdôn bị thủng ở Nam cực.

Câu 20: Do đặc điểm địa hình nào của Châu Phi khiến sản xuất nông nghiệp ở đây gặp nhiều khó khăn.

A. Ít đồng bằng lớn B. Nhiều hoang mạc rộng lớn

C. Nhiều đồng cỏ Xa van D. Khí hậu khô, nóng

Câu 21: Nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính là

A. sự gia tăng khí CO2 trong khí quyển. B. chất thải ra môi trường không qua xử lý.

C. tầng ô dôn mỏng dần và thủng ở Nam cực. D. khí thải CFCs quá nhiều trong khí quyển.

Câu 22: Ý nào sau đây không thể hiện tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại:

A. chuyển dịch cơ cấu kinh tế

B. Làm chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu việc làm

C. Làm xuất hiện nhiều ngành mới

D. làm thay đổi nền kinh tế

Câu 23: Động lực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế giữa các nước của các tổ chức liên kết kinh tế

khu vực là do

A. sự hợp tác, cạnh tranh giữa các nước thành viên.

B. sự tự do hóa đầu tư dịch vụ trong phạm vi khu vực.

C. sự tự do hóa thương mại giữa các nước thành viên.

D. tạo lập thị trường chung rộng lớn.

Câu 24: Nước ở Tây Nam Á có trữ lượng dầu lớn nhất trên thế giới là nước nào?

A. Ảrập-Xeut. B. Coet. C. Irac. D. Iran.

Câu 25: Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế dẫn đến mối quan hệ kinh tế giữa các nước có chung đặc điểm

nào?

A. Đều có ý đồ thao túng thị trường nước khác.

B. Tìm cách lũng loạn nền kinh tế nước khác.

C. Cố gắng bảo vệ quyền lợi của quốc gia mình.

D. Hợp tác, cạnh tranh, quan hệ song phương, đa phương.

Câu 26: Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới có vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu là biểu

hiện của

A. thương mại thế giới phát triển mạnh.

B. thị trường tài chính quốc tế mở rộng.

C. các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.

D. đầu tư nước ngoài tăng nhanh.

Câu 27: . Biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế là

A. bảo vệ lợi ích kinh tế của các nước. B. thúc đẩy mở cửa thị trường các nước

C. thương mại thế giới phát triển mạnh. D. thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế.

Câu 28: Ý nào sau đây không phải là biểu hiện về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước phát triển?

A. GDP bình quân đầu người cao B. Chỉ số phát triển ccon người ở mức cao

C. Đầu tư ra nước ngoài nhiều D. Dân số đông và tăng nhanh

2. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1. Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế - xã

hội thế giới.

Câu 2. Tại sao toàn cầu hóa lại là một xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay?

Câu 3: Cho bảng số liệu: CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ

Page 15: A. NỘI DUNG LÝ THUYẾT: KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI …

Đề cương ôn tập – địa lý 11

GV: Trần Thị Thanh Nhâm – Trường THPT Lý Nhân Tông 15

CỦA CÁC NHÓM NƯỚC – NĂM 2004 ( Đơn vị % )

Nhóm nước Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế

Khu vực I Khu vực II Khu vực III

Phát triển 2,0 27,0 71,0

Đang phát triển 25,0 32,0 43,0

a) để thể hiện cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước năm 2004, biểu đồ nào sau đây

thích hợp nhất.

b) Nhận xét cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước năm 2004?

……….HẾT………….