abhinavagupta parātrīśikālaghuvṛtti

51
Bản bình giảng ngắn về mật kinh Bà Tối Cao trong bộ ba Nữ Hoàng của Vị Chúa Người Thầy Lớn Ngài ABHINAVAGUPTA 1

Upload: deezoo

Post on 21-Dec-2015

40 views

Category:

Documents


21 download

DESCRIPTION

This translation is chiefly for my own use, however I am ready to share it. The readers are invited to consult the works on the subject of eminent scholars Lilian Silburn, André Padoux, Raniero Gnoli, Raffaele Torella, Alexis Sanderson.Other translations are and will be made available including Abhinavagupta's Paratrisikavivarana, Utpaladeva's Isvarapratyabhijnakarika with vrtti (full texts into vietnamese), Abhinavagupta's Tantraloka (chapters 1&2 into english).Ho Quang Minh [email protected]

TRANSCRIPT

Page 1: Abhinavagupta  parātrīśikālaghuvṛtti

Bản bình giảng ngắn về mật kinh Bà Tối Cao trong bộ ba Nữ Hoàng

của Vị Chúa Người Thầy Lớn Ngài ABHINAVAGUPTA

Dịch bám sát nguyên bản tiếng PhạnHồ Quang Minh [email protected]

1

Page 2: Abhinavagupta  parātrīśikālaghuvṛtti

ABHINAVAGUPTA

Nơi mà trong ánh sáng là tất cả mọi ánh sáng và trong bóng tối là tất cả mọi bóng tối, ôi các ánh sáng và các bóng tối, tôi tôn kính sự rực rỡ đó, cái Tuyệt Đối có một không hai (anuttara).Trong sự nối tiếp nhau của các thánh kinh chân chính, [truyền thống] trika đã được trình bày qua rất nhiều cách,nhưng chỉ [ở đây,] theo cách nhìn của ngài Utpaladeva, nguyên thể của các tantra mới được đưa ra. Luôn luôn mới toanh, thầm kín và cũ kỹ, ai ai cũng biết,cái Tâm này, cái Tuyệt Đối có một không hai, tự nó sáng chói bằng những tia sáng của Bà [Nữ Hoàng] Tối Cao.

śrīdevī uvācaNữ Thần nói

2

Page 3: Abhinavagupta  parātrīśikālaghuvṛtti

Ở đây, Vị Thần Tính, chính là cái Mình của chúng ta, ở trạng thái bên bờ giác ngộ hoàn toàn, bằng cách hiện thân bằng chỉ một phần của sự nhận thức tổng hợp mang tính phản hồi (parāmarśa), đặt câu hỏi với cái Mình đó, vì vậy [thánh kinh] mới nói: ‘’Nữ Thần nói’’. [Nữ Thần] hỏi gì? Đây:

anuttaraṃkathaṃdevasadyaḥkaulikasiddhidamyenavijñātamātreṇakhecarīsamatāṃvrajet /1/

Cái tuyệt đối có một không hai (anuttara), bằng cách nào, hỡi Thần, tự mình cho sự hoàn thiện quyền năng kaulika, mà chỉ cần biết cái [cách] ấy là đạt được sự đồng nhất với khecarī. [1]

Hỡi Thần, [tức] cái Mình của tôi, mọi lúc mọi nơi Ngài hướng về thế giới được cảm nhận ngay từ đầu trong sự hiểu biết và trong hành động, dạng anuttara của Ngài là cao nhất, vượt trội hơn tất cả và đối với [tất cả] gì vô tri vô giác nó là Chủ Thể nắm bắt và nhận thức. Nhưng, có bản chất là thức tinh khiết (cit), tự nó sáng chói, nó không có gì khác nữa là chủ thể nắm bắt và nhận thức [nó], do đó tính chất Tuyệt Đối có một không hai (anuttara) [của nó]. Như vậy, cái Tuyệt Đối có một không hai, là Thức tuyệt đối (saṃvid), mọi lúc mọi nơi hiển hiện, không phụ thuộc trước, sau, không gian, thời gian [và] không gì che giấu được, ở đây, nói gì được [về nó]? Ở đây, thực sự có thể nói được [về nó] cái [điều] này: như thế nào, [tức] bằng cách nào, nó cho, tự nó [cho], [tức] một cách tự thuôc tức tự do tuyệt đối, sự hoàn thiện quyền năng kaulika [tức] thuộc về kula tức tổng thể bao gồm các dạng thân xác, giác quan, thế giới, vân vân... mới toanh chưa bao giờ tồn tại, [tức] một sự toả hiện ra có thể cảm nhận hiểu biết được bằng hai [loại] giác quan [tức bằng các cơ quan hành động và các cơ quan cảm giác]. Nếu trong siddhidam, [dam=] dā là cho và [dam=] das là hủy diệt, [vậy] theo cái nghĩa rút ra từ động từ gốc có thể hiểu [siddhidam] là “nó phát toả ra và thu rút lại [sự hoàn thiện quyền năng]’’. Nghĩa [của câu hỏi] là: cái anuttara mà chỉ là thức tinh khiết (cit) thôi, vậy như thế nào, bằng cách nào nó sáng chói hiện ra dưới dạng phân hoá thành đối tượng để hiểu biết, sự hiểu biết, chủ thể hiểu biết, vân vân...,

3

Page 4: Abhinavagupta  parātrīśikālaghuvṛtti

một sự phân hoá luôn luôn mới toanh tạo cơ sở để bàn luận tranh cãi? Nhưng [cũng có thể] hỏi thêm: tại sao lại [cần biết] bằng cách nào? [trả lời:] Biết được cái cách ấy [và] chỉ cần biết thôi, ta sẽ đạt, sẽ đến, sẽ biết được sự đồng nhất với cái Mình, [một sự đồng nhất mang tính] trọn vẹn đầy đủ, bất nhị nguyên [vì rằng] năng lực Thức tuyệt đối (saṃvid) sẽ là cái [năng lực] chuyển động trong khoảng không (khecarī) tức cái [năng lực] chuyển động ở bình diện của sự giác ngộ tâm linh. Trái lại, nếu không biết được cái cách ấy, [năng lực thức tuyệt đối] sẽ không là khecarī vì còn chuyển động trong phạm vi các đối tượng để hiểu biết mang tính không giác ngộ. Quả vậy, một khi đã bị hạn chế bởi các đối tượng để hiểu biết như màu xanh, vân vân..., năng lực [Thức tuyệt đối] không còn trọn vẹn đầy đủ nữa. Và [nghĩa của câu hỏi còn có thể là:] những quyền năng tâm linh từ [việc thực hành] yoga sinh khí, vân vân..., có được [chăng] là nhờ một tiến trình như sự tập trung, vân vân..., vậy như thế nào, bằng cách nào, cái anuttara mà chỉ là Thức tuyệt đối thôi, ngoài mọi tiến trình, lại cho được sự hoàn thiện quyền năng kaulika có tiến trình đi chung, mà chỉ cần biết cái cách ấy là đạt được đến bản chất của Nữ Thần. [1]

etadguhyaṃmahāguhyaṃkathayasvamamaprabhohṛdayasthātuyāśaktiḥkaulikīkulanāyikātāṃmekathayadeveśayenatṛptiṃlabhāmyaham /2/

Hãy nói cái bí mật [cái] không là bí mật to lớn, hỡi cái Mình của tôi, hỡi Đấng toàn năng,cái năng lực ngụ trong Tâm mà [được gọi] là kaulinī [và] kulanāyikā, [2]cái [năng lực] đó, hãy nói cho tôi, hỡi Chúa Tể của các vị thần linh, nhờ đó mà tôi đạt được sự thoả mãn.

Cái được toả hiện ra một cách vượt trội, to lớn [tức] ưu việt, không là bí mật [tức] tự nó chói sáng, là thế nào thì cứ như thế mà tồn tại, hỡi Đấng toàn năng [tức] có bản chất là nguyên nhân gốc [tạo ra các chu kỳ vũ trụ được phát ra và rút vào] khi Ngài che giấu và toả hiện tự tính, hỡi cái Mình [tức] cái bản chất chân chính của chính tôi, hãy nói cho cái Thức tuyệt

4

Page 5: Abhinavagupta  parātrīśikālaghuvṛtti

đối (saṃvid) đang đặt câu hỏi, [hãy nói tức] hãy dẫn dắt trên con đường của sự nhận thức năng động mang tính phản hồi (vimarśa), con đường tận cùng [ở cấp bậc thấp nhất] bằng sự liên tục của ngôn ngữ thông thường. Nhưng Chủ Thể [tối cao] nắm bắt và nhận thức chẳng lại không chói sáng trong Tâm của tất cả, vậy tại sao cần đặt câu hỏi [trên]? Đúng, có chói sáng đấy, tuy nhiên không thật sự được trực nghiệm trong Tâm. [Và] nếu không được trực nghiệm trong Tâm thì dù có chói sáng cũng như không chói sáng, y như lá cây, cây cỏ, vân vân... khi đi qua trên một cỗ xe. Khi đạt đến sự trực nghiệm trong Tâm thì có được sự thoả mãn [tức] trạng thái giải thoát ngay khi còn sống, còn nếu đạt đến sự thâm nhập hai chiều vào cái [Chủ Thể tối cao] ấy thì sự thoả mãn có được sẽ ở dạng [hưởng thụ] quyền năng siêu tự nhiên. Như vậy, sự thoả mãn có hai dạng [và] không có sự nhận thức tổng hợp mang tính phản hồi (parāmarśa) thì không có [sự thoả mãn]. Do đó, đặt câu hỏi [trên] là thích hợp. [Và] sự [thích hợp] này sẽ còn được biện bách thêm. Cái năng lực ngụ trong Tâm [tức] ở trong Tâm là Thức tuyệt đối (saṃvid), có đặc trưng là sự tự thuộc hoàn toàn tức sự tự do tuyệt đối, cái năng lực đó, nhờ vào tính sáng tạo, có mục đích là gia đình (kula) [tức] bánh xe tổng thể các đối tượng để nắm bắt và nhận thức, chủ thể nắm bắt và nhận thức và sự nắm bắt và nhận thức, do đó [mà được gọi là] kaulinī. Bà dẫn dắt đứng đầu cái gia đình (kula) do Bà tạo ra, Bà chế ngự [nó] bằng cách nhận thức hiểu biết nó, Bà làm nó hiển hiện ra và Bà rút lại tự tính của nó [do đó mà Bà được gọi là kulanāyikā]. Hãy nói cho tôi cái [năng lực] đó [tức] hãy dẫn dắt [tôi] trên con đường của sự nhận thức tổng hợp mang tính phản hồi (parāmarśa). Nhờ đó [tức] nhờ được dẫn dắt đến với trạng thái nhận thức tổng hợp mang tính phản hồi, tôi sẽ đạt được sự thoả mãn dưới [cả hai] dạng hưởng thụ [qưyền năng siêu tự nhiên] và giải thoát, [một sự thoả mãn] dưới dạng nhận thức ‘’tôi’’. [Về mặt văn phạm,] cả hai lần ‘’hãy nói’’ đều thuộc hệ thống do cách. Như vậy, khi Thức tuyệt đối (saṃvid) ở dạng bên bờ giác ngộ hoàn toàn đặt một câu hỏi về tự tính của mình [tức] về thực tại cao nhất, còn ẩn náu nhưng sẵn sàng hiển hiện ra, thì lúc đạt đến trạng thái giác ngộ hoàn toàn, chính cái [Thức tuyệt đối] đó trở thành sự trọn vẹn đầy đủ, thành Vị Thần Tính bhairava [và]

5

Page 6: Abhinavagupta  parātrīśikālaghuvṛtti

bên cho ra câu trả lời. Và ở đây không bao giờ có sự đến trước [đến sau], trái lại [tất cả] chỉ thuộc về quá khứ. Cái thật xa và không thuộc về thời gian hiện tại chói sáng được nhờ vào ý tưởng phân chia thời gian, do đó được chỉ định như thuộc về quá khứ. Vì Vị Thần Tính, [là Thức tuyệt đối], không thể biết đến được bằng các giác quan [thông thường] mà bằng con đường thần bí, nên [thánh kinh] mới nói về cái [Vị Thần Tính] đó bằng cách dùng [thì quá khứ] như trên. [2-3a]

śrībhairava uvācaśṛṇudevimahābhāgeuttarasyāpyanuttaram /3/yadayaṃkaulikovidhirmamahṛdvyomnyavasthitaḥkathayāminasaṃdehaḥsadyaḥkaulikasiddhidam /4/

Ngài bhairava nói:Hãy nghe, hỡi Nữ Thần cực kỳ tốt số, cái còn vượt trội hơn cả cái gì cao nhất, [3] ta sẽ nói, để không còn một nghi vấn nào, cái cho ngay tức thì sự hoàn thiện quyền năng kaulika.Cái chức năng kaulika đó, hỡi Nữ Thần, ngụ trong khoảng không của Tâm ta. [4]

[Hỡi Nữ Thần] có phận phần cực lớn [tức] mang đặc trưng là có ước muốn thành công đi lên thang bậc của trạng thái giác ngộ tâm linh, hỡi Người có phẩm chất đó, hãy nghe [tức] hãy chăm chú tập trung rõ ràng. “Tôi’’, đó là trạng thái vượt trội hơn cả cái gì cao nhất [tức] hơn cả chủ thể nắm bắt và nhận thức. Không những chỉ hơn các đối tượng được nắm bắt và nhận thức, sự nắm bắt và nhận thức, vân vân..., do đó từ “cả’’ [đã được dùng]. Cái cho sự hoàn thiện quyền năng kaulika [tức] cái [làm] hiển hiện ra, vân vân... tất cả và có mục đích là sự thoả mãn dưới cả hai dạng hưởng thụ và giải thoát, cái đó, ta sẽ nói và ta sẽ dẫn dắt đến sự trực nghiệm cái đó trong Tâm. Để mà ngay tức thì, ngay khi đạt thành quả chỉ riêng trong sự tập trung chăm chú, sẽ không còn một nghi vấn nào hết. Vì vậy, cái chức năng kaulika mà có mục đích là [làm] hiển hiện “cái đó’’, cái [chức năng] đó ở trong khoảng

6

Page 7: Abhinavagupta  parātrīśikālaghuvṛtti

không của Tâm ta dưới dạng thức tinh khiết (cit) [và] luôn luôn được biết đến là Tâm.Như được nói trong thánh kinh [chāndogya upaniṣad]: khơi nguyên của tất cả là một Đấng tồn tại tuyệt đối, có một không hai... Đấng ấy nghĩ rằng: “ta có thể biến thành nhiều...’’. [4]

Và sau đó [Ngài bhairava nói tiếp]:

athādyāstithayaḥsarvesvarābindvavasānagāḥtadantaḥkālayogenasomasūryauprakīrtitau /5/pṛthivyādīnitattvānipuruṣāntanipañcasukramātkādiṣuvargeṣumakārānteṣusuvrate /6/vāyvagnisalilendrānāṃdhāranānāṃcatuṣṭayamtadūrdhvaṃśādivikhyātaṃpurastādbrahmapañcakam /7/amūlātadkramājñeyakṣāntāsṛṣṭirudāhṛtasarveṣāmevamantrānāṃvidyānāṃcayaśasvini /8/iyamyoniḥsamākhyātāsarvatantreṣusarvadā

Và rồi tất cả các nguyên âm từ a tận cùng bằng bindu ṃ là các tuần trăng,trong đó bằng sự kết hợp với thời gian có mặt trăng và mặt trời, theo như người ta nói. [5]Các nguyên lý (tattva) từ nguyên lý đất cho đến nguyên lý linh hồn cá nhân (puruṣa),tùy theo hạng bậc, ở trong năm nhóm phụ âm từ ka đến ma, hỡi Người đàn bà đầy phẩm chất tốt. [6][Trên đó là] bộ bốn chỗ dựa (dhāraṇa): không khí, lửa, nước và indra,trên đó [nữa] là śa, vân vân ..., sánh với bộ năm brahman. [7] Cái tiến trình này, có gốc từ a tận cùng bằng kṣa, cần được biết đến, được gọi là sự toả ra của tất cả các mantra và tất cả các vidyā, hỡi Người đàn bà lộng lẫy sáng ngời, [8] nó được gọi là tử cung âm hộ, trong tất cả các tantra, luôn luôn mãi mãi.

7

Page 8: Abhinavagupta  parātrīśikālaghuvṛtti

Vẫn biết rằng sự hiểu biết thật ra chỉ là sự chói sáng của cái được biểu đạt [qua lời], và cái được biểu đạt này có tự tính là [sự phân chia thành] chủ thể hiểu biết và đối tượng của sự hiểu biết. Ở đây [theo truyền thống trika], cái tính chủ thể hiểu biết có cốt tủy là một sự rung cực kỳ tinh tế của cái Mình, do tự tính của nó có đặc trưng là [cặp] hiểu biết và hành động có từ [cặp] co rút lại toả rộng ra [và cũng là cặp] mở mắt ra nhắm mắt lại [ở bậc vũ trụ], do đó nó không mang tính hoàn tất, bất động. Nhưng làm thế nào một cái bình, vân vân... hoặc [một vật] tương tự, chịu sự hạn chế và mang tính vô tri vô giác, lại chứa đựng được sự nối tiếp nhau đều đặn của cặp co rút lại toả rộng ra? [trả lời:] Cái tam giác [bộ ba năng lực ý muốn, hiểu biết và hành động] càng hiển hiện rõ ràng trong sự rung của Tâm, vân vân..., thì cái tính chủ thể hiểu biết càng phát triển. Cho đến mức [nằm] trong Thức tuyệt đối (saṃvid) của bhairava. [Trái lại, cái tam giác trên] càng bớt [hiển hiện] thì [cái tính chủ thể hiểu biết] càng giảm đi. Cho đến mực vô tri vô giác như một cục đá. Cái có đặc trưng là cặp co rút lại toả rộng ra, đó là sự toả xuất (visarga), Năng Lực của Đấng Tuyệt Đối có một không hai (anuttara) mà cốt tủy là sự tự thuộc tức sự tự do tuyệt đối. Do đó [còn] được gọi là cặp rudra tức cặp śiva và śakti mà trong cái nghĩa vượt trội nhất là sự yên nghỉ và sự dấy lên lập thành sự giao hợp của bhairava [và Năng Lực]. Ở ngay trung tâm tức ở nơi gặp nhau của sự co rút lại và toả rộng ra là cái Tuyệt Đối có một không hai anuttara [âm a ], diễm phúc ānanda [ā ], ý muốn icchā [i ], chủ quyền īśānā [ī ], sự mở ra unmeṣa [u ], sự suy nhược ūnatā [ū]; sự tăng trưởng của khách thể một cách không rõ nét hoặc rõ nét trong ý muốn [i ] và chủ quyền [ī ] thành [nhóm] ṛ ṛ’ l l’ ; từ sự kết nối của ý muốn [i ] và chủ quyền [ī ] đó với cái Tuyệt Đối có một không hai [a] và diễm phúc [ā ] có được e và ai ; từ sự kết nối của sự mở ra [u ] và sự suy nhược [ū ] với hai [a và ā ] vừa rồi có được o và au ; ngay sau đó là phần còn lại để hiển hiện ra của khách thể dưới dạng tì vết (saṃskāra) có tự tính là chấm bindu [ṃ ], Chủ Thể hiểu biết [tối cao], cứ như vậy dưới dạng đó hiển hiện sự trọn vẹn đầy đủ, cũng như vậy [hiển hiện] cặp bhairava tối cao gồm Năng Lực toả xuất visarga [ḥ ] dưới dạng diễm phúc toàn thiện và thức tinh khiết (cit) . Ở đây [ở cấp bậc toả xuất tối cao], dạng toả xuất

8

Page 9: Abhinavagupta  parātrīśikālaghuvṛtti

visarga [ḥ ] được chia xẻ và hiện diện trong từng [âm tiết] trong số mười lăm [âm tiết từ a đến bindu ṃ], do đó không cần phải tính đến một cách riêng rẽ. Như vậy, chức năng kaulika ngụ tại Tâm ta trong chừng mực Tâm này đồng nhất về bản chất với Thức tuyệt đối (saṃvid). Bây giờ, không ngắt quãng, các nguyên âm từ a đến bindu ṃ tràn một mạch không tách rời nhau về sự nhận thức tổng hợp mang tính phản hồi (parāmarśa) về “cái này’’ tức khách thể và làm đầy tình trạng diễm phúc tối cao, do đó chúng được gọi là các tuần trăng (tithi). Như vậy, cái năng lực nhận thức năng động mang tính phản hồi (vimarśa) của cái Tuyệt Đối có một không hai (anuttara), là ánh sáng, diễm phúc, mặt trăng của tuệ giác, năng lực đó đạt sự trọn vẹn đầy đủ với mười lăm tithi . Tất cả [mười lăm tithi ] này đều là nguyên âm [tức] chúng có tự tính là lời, đối với thế giới [được hiển hiện ra] chúng thuộc thực tại cao nhất, chúng tự mình toả sáng [vì] tự mình sáng chói. Ở trong chúng là mặt trăng và mặt trời [tức] sự co rút lại và sự toả rộng ra. Là bản chất của chúng, ở trong chúng như vậy nên visarga ḥ được làm bằng hai chấm bindu ṃ. Do đó, trong tất cả các [nguyên âm] đó, có sự tiếp xúc với thời gian bằng một sự nhận thức tổng hợp mang tính phản hồi mà bản chất là ghim chung [các âm lại]. Quả vậy, sự nhận thức tổng hợp mang tính phản hồi thật ra được làm bằng một sự rung vi tế (spandana) chứ không phải là một cái gì hoàn tất, bất động, vô tri vô giác. Và ngay ở [thế giới] bên ngoài cũng vậy, mặt trăng và mặt trời di chuyển ở trong mười lăm tithi bằng cách rút toả ngày và đêm. Như vậy đó là Đấng năng lực của sự nhận thức tổng hợp mang tính phản hồi (parāmarśa). Và rồi là sự tăng trưởng của khách thể trong các [năng lực] ý muốn và chủ quyền, sự tăng trưởng này được phân chia ra làm một dạng thô bao gồm năm nguyên tố thô (bhūta) và một dạng vi tế bao gồm năm nguyên tố vi tế (tanmātra), như vậy có được mười nguyên lý (tattva): đất, nước, lửa, không khí, khoảng không, mùi, vị, hình sắc, sự xúc chạm, âm thanh. Chính sự tăng trưởng của khách thể giờ đóng vai trò nguyên nhân, làm toả hiện ra các cơ quan, [năm] cơ quan hành động do năng lực hành động chế ngự, bao gồm cơ quan di chuyển, bài tiết, giao hợp, nắm bắt, nói, [năm] cơ quan cảm giác do năng lực hiểu biết chế ngự, bao

9

Page 10: Abhinavagupta  parātrīśikālaghuvṛtti

gồm khứu giác, vị giác, thị giác, xúc giác, thính giác. Sau đó, khi cái tính khách thể tuần tự đi qua các trạng thái [khác nhau], khi sự hiển hiện của sự hiểu biết tăng trưởng, thì có [các nguyên lý] ý/giác quan nội tại (manas), ý thức chủ thể hạn chế hay cái “tôi” được kiến tạo ra (ahaṅkāra), trí năng (buddhi), vật chất căn bản (pradhāna), tinh thần thuần túy hay linh hồn cá nhân (puruṣa). Như vậy [hai mươi lăm nguyên lý] từ đất đến tinh thần thuần túy [nằm] ở các âm từ ka đến ma. Và [nguyên lý] tinh thần thuần túy, ở âm ma, trên những đối tượng để hiểu biết, được tính trong khối khách thể. Thật thế, nếu không như vậy, làm sao đất, vân vân... lại có thể là khách thể đối tượng để hiểu biết được? [Còn] nếu như vậy, cái dạng tới mức đó của sự hiển hiện của khách thể tức cái khối các đối tượng để hiểu biết không rời bỏ bản chất khách thể [của chúng], cái dạng đó là nguyên nhân cho phép sự đồng nhất của [hai vế] tách rời nhau, khách thể và chủ thể. Những nguyên lý [sau đây] hoàn toàn thoát khỏi cái [dạng khách thể] đó. Năng lực làm hạn chế làm phân hóa (kalā) là dạng không khí, làm khởi động hoặc kích thích do còn chút ít tính năng Chủ Thể hành động [tối cao]. Sự hiểu biết không trong sạch (aśuddhavidyā) là dạng lửa, toả sáng làm hiển hiện do còn chút ít tính năng hiểu biết [trong sạch]. māyā là dạng nước, là sự quyến luyến gắn bó mãnh liệt làm [con người] cứ đắm mình vào trong [nó]. Năng lực ràng buộc (rāga) là dạng đất, có tự tính là sự cứng nhắc và tính đặc trưng của indra. Bốn năng lực này đội mang tinh thần thuần túy (puruṣa) làm nó nằm ở khoảng trung gian, y như triśaṇku, nếu không, hoặc nó sẽ rơi xuống giới vô tri vô giác y như cục đá, vân vân..., hoặc nó sẽ bay lên trời của Thức tuyệt đối (saṃvid) y như Chúa Tể tối cao [Thượng Đế] (parameśvara). Trong cả hai trường hợp, không có tính chủ thể hiểu biết [hạn chế] thuộc māyā thì cũng không có đối tượng để hiểu biết nào hết, không có luôn sự co rút toả ra vì rằng nếu không có sự co rút [mang tính chủ thể hạn chế] thì cũng không có sự toả ra. [Như vậy] cái tất cả tức vạn vật vũ trụ được ném xuống bởi cái dạng toả xuất (visarga) này mà tự tính là sự co rút toả ra. Đó là sự toả hiện ra của đối tượng để hiểu biết và sự toả hiện ra của chủ thể hiểu biết tương ứng. Cái tiềm ẩn bên trong puruṣa dưới dạng khoảng không [không chứa đựng] khách thể

10

Page 11: Abhinavagupta  parātrīśikālaghuvṛtti

[nhưng] sẵn sàng dành chỗ cho khách thể do cái tính Chủ Thể hiểu biết [tối cao], ở chừng mực đó, là năng lực nhận thức năng động mang tính phản hồi (vimarśa), vĩnh hằng. Nhưng khi khách thể bị che phủ dần dần và dạng Thức tuyệt đối (saṃvid) toả ra, trong trường hợp đó, ở một chừng mực tương ứng sẽ có sự vững vàng, sự làm đầy của dạng [thức] đó và sự hợp nhất với ánh sáng của cái [thức] đó. Chỉ trong trường hợp đó mới có sự rung vi tế (spandana) thuộc về bản chất của sự hưởng thụ sự tự thuộc tức tự do tối cao [và] được chính cái dạng [thức] đó thâm nhập hoàn toàn. Như vậy, cái làm vững vàng tự tính, làm đầy, toả nhập mọi nơi, là bộ năm âm śa, vân vân..., có đặc trưng là [năm nguyên lý:] sự hiểu biết [trong sáng] ([śuddha]vidyā), Chúa Tể [Thượng Đế] (īśvara), sadāśiva [nơi mà bản chất của śiva tiếp tục được duy trì mặc dù khách thể bắt đầu dấy lên], Năng Lực (śakti) và śiva, là đất, nước, lửa, không khí và khoảng không ở dạng vi tế, có dạng của sadyojāta, vāmadeva, aghora, tatpuruṣa và īśāna, [cái đó] được chỉ định bằng từ “bộ năm brahma’’ (brahmapañcaka). Chính cái đó là năng lực cuả sự toả xuất (visarga) dưới dạng [trung gian] tối cao không tối cao. Và bộ năm được miêu tả như trên một mặt khác cũng yên ngụ trong cái Tuyệt Đối có một không hai (anuttara). Như vậy, chính cái năng lực toả xuất này toả rộng ra dưới dạng một hình thể [vi tế làm bằng các âm tiết và nguyên lý] đi từ “và những [nguyên âm] từ a’’ cho đến “bộ năm brahma”. Đó là cái bánh xe tổng thể các năng lực của Ngài Chúa Tể bhairava, nối tiếp nhau liên tục không đứt đoạn. Năng lực toả xuất là một bộ ba: năng lực Tuyệt Đối có một không hai (anuttara), ý muốn (icchā), mở ra (unmeṣa), nhưng thật ra chia làm năm: năng lực thức tinh khiết (cit), diễm phúc (ānanda), ý muốn (icchā), hiểu biết (jñāna) và hành động (kriyā), [mỗi năng lực này lại] bao gồm năm năng lực [nữa] để tạo ra đối tượng của lời tức cái mà lời biểu đạt. Và do đó, cái tất cả tức vạn vật vũ trụ này, thoạt đầu, là một sự nhận thức tổng hợp mang tính phản hồi (parāmarśa) không phân hoá. Rồi, bằng một sự nhận thức tổng hợp mang tính phản hồi có phân hoá, bộ nguyên lý bên ngoài được sinh ra, làm thành bởi năm mươi nhận thức năng động mang tính phản hồi (vimarśa), nhưng [bộ nguyên lý này] đạt tính hành động dưới dạng được nhận

11

Page 12: Abhinavagupta  parātrīśikālaghuvṛtti

thức, bằng một sự nhận thức tổng hợp mang tính phản hồi. Sự làm bằng nhận thức tổng hợp mang tính phản hồi của [bộ nguyên lý] đó chính là sự sống và có dạng là các “bà mẹ’’ của các âm tiết (mātṛkā). Và do đó, cái tử cung âm hộ này, làm bằng tính nhận thức tổng hợp mang tính phản hồi không phân hoá, là nguyên nhân của tất cả các chú (mantra) có ý nghĩa mật kín, như các [chú] hạt (bīja), [chú] khối (piṇḍa), [chú] bốn âm, [chú] chín âm, vân vân..., và được định rõ bởi khía cạnh nam tính mà chúng biểu lộ, [và] của tất cả các chú (vidyā) có ý nghĩa hiển nhiên nắm hiểu được ngay như các chú [dạng] tràng hạt như “na-mô śiva’’, vân vân... được định rõ bởi khía cạnh nữ tính mà chúng biểu lộ. Tất cả gì được nói đến trong các tantra mật của śiva, rudra, vân vân... đều có từ đấy cả. Tất cả gì cho quyền năng hoặc tối cao hoặc bình thường đều tìm thấy được trong [sự toả rộng ra của] ba mươi sáu nguyên lý (tattva) này. Và cái vô tri vô giác ngụ trong thân xác được nhận thức một cách tổng hợp từ [ba mươi sáu tattva] này, cái đó có sự sống là sự làm bằng nhận thức tổng hợp mang tính phản hồi. Và sự [làm bằng nhận thức tổng hợp mang tính phản hồi] đó ở trong Bà [Nữ Thần] này. Như vậy, bằng cách đó Bà thật sự cho tất cả. Do đó, ở đây, Bà có dạng của bên đặt câu hỏi. Vì Bà được nghĩ là ngụ trong Tâm nên được tôn vinh [như sau:] “hỡi người đàn bà lộng lẫy sáng ngời’’. Bà cũng được tôn vinh do hình sắc [của Bà] bao gồm tất cả tức vạn vật vũ trụ, do đó mà được gọi “hỡi người đàn bà lộng lẫy sáng ngời’’. Và cái sự toả ra này, gồm ba mặt, bắt đầu từ a tận cùng bằng kṣa là một sự phát ra, sinh ra có dạng Tuyệt Đối có một không hai. Ngoài ra, vì Bà yên nghỉ ở ngay śiva, nên chính ở đó, ở tầng của cái Tuyệt Đối có một không hai, là sự yên nghỉ của Bà, Bà cần được gọi và hiểu biết với những phẩm chất đó. Khi Bà được hiểu biết như vậy, tự tính của Bà tức sự rung của cái Tuyệt Đối có một không hai cũng sẽ được hiểu biết rất rõ. Do đó, ở chừng mực đó, Bà thật sự là cái Tuyệt Đối có một không hai. Như vậy, cái Năng Lực ngụ trong Tâm, thoạt đầu là sự nhận thức tổng hợp mang tính phản hồi không phân hoá, đạt đến tính nhận thức tổng hợp mang tính phản hồi có phân hoá tức dạng hoàn thiện quyền năng kaulika, nhờ vào sự tự thuộc tự do tức nhờ vào chính

12

Page 13: Abhinavagupta  parātrīśikālaghuvṛtti

cái Tuyệt Đối có một không hai. Điều này được giải thích trong các tantra như śiva, rudrarahasya, vân vân...[8]

Nhưng nếu vẫn còn một nghi vấn chưa được dập tan về tự tính của Tâm tức về sự nhận thức tổng hợp mang tính phản hồi không phân hoá, gốc rễ của các sự nhận thức có phân hoá khác biệt nhau? Để dập tan nghi vấn đó, [thánh kinh] thêm:

caturdaśayutaṃbhadretithīśāntasamanvitam /9/tṛtīyaṃbrahmasuśroṇihṛdayaṃbhairavātmanaḥ

kết nối với [âm] thứ mười bốn, hỡi Người đẹp, kẹp theo bởi vị chúa tể của tuần trăng cuối cùng,cái Mình của bhairava có cái Tâm là brahman thứ ba, hỡi Người đàn bà có eo đẹp. [9]

Cái brahman thứ ba này [tức âm sa] kết nối, [tức] luôn luôn trộn lẫn, với nguyên âm thứ mười bốn [tức âm au] đầy ắp với cái Tuyệt Đối có một không hai và niềm diễm phúc hoàn toàn trọn vẹn đầy đủ, [âm thứ mười bốn này] là sự dồi dào của [năng lực] mở ra và [năng lực] suy nhược, [hai năng lực này] là cái thân của năng lực hành động ở mức hoàn thiện, [âm thứ mười bốn cũng] là cặp [năng lực] ý muốn và hiểu biết tiềm ẩn trong nó qua sự trung gian của năng lực hành động; [cái brahman thứ ba] là nguyên lý sadāśiva, là cái tất cả tức vạn vật vũ trụ [mới] ở dạng cái tồn tại (sat), [còn] tách biệt với tổng thể các đối tượng để nắm biết, [nó] hoàn toàn, [tức] một cách không tách rời, đi cùng [tức] yên nghỉ trong cái mà là điểm cuối [tức] điểm dừng tận cùng của các chúa tể của các tithi [tức] của mười lăm nguyên âm, [tức nó yên nghỉ] trong sự toả xuất (visarga) [tức âm ḥ]; [cái brahman thứ ba] là Tâm [tức] cốt tủy của cái Mình của Đấng bhairava, [tức] của tổng thể khối âm thanh, [tức] của cái thân của tất cả tức vạn vật vũ trụ. Vì rằng, cũng như cái thân xác bao gồm tất cả các nguyên lý (tattva), làm bằng da, cơ bắp, vân vân... thuộc giới phân hoá, có cái gọi là Tâm là nơi chốn yên nghỉ của ánh sáng và sự nhận thức năng động mang tính phản hồi về cái [thân] đó, thì cũng như vậy cái thân này của Ngài Chúa Tể bhairava mà

13

Page 14: Abhinavagupta  parātrīśikālaghuvṛtti

cũng là tất cả tức vạn vật vũ trụ, bao gồm và được làm bằng các nguyên lý, các thế giới, vân vân... thuộc giới phân hoá, bao gồm và được làm bằng năm mươi âm tiết có cốt tủy là sự nhận thức tổng hợp mang tính phản hồi, cũng có cái Tâm này là cốt tủy của sự nhận thức tổng hợp không phân hoá về chúng. Hỡi Người đàn bà có eo đẹp! Cái Tâm này là sự rung vi tế của tam giác bộ ba năng lực, là sự co rút toả ra liên tục, là nơi yên nghỉ và chốn diễm phúc tối cao, là trạng thái thật tức cái cốt tủy của cái Mình của Ngài bhairava [tức] của Bà Nữ Thần tối cao đồng nhất [và] không tách biệt với bhairava. [Đến chừng mực] như thế đó, Thức tuyệt đối (saṃvid) là [Đấng] Tuyệt Đối có một không hai (anuttara). Bằng sự rung vi tế, [Bà] ở trên hai cực điểm là [âm] đầu tiên và nguyên âm [cuối của chú hạt (bījamantra)], cả hai đều là hạt và có cốt tủy là sự yên nghỉ nơi tự tính mình. Hậu quả của sự rung đó là Bà ở ngay cực điểm trung tâm, Bà bao gồm toàn bộ các nguyên lý nhờ [Bà có] dạng là sự toả ra (sṛṣṭi) tức sự nhận thức tổng hợp mang tính phản hồi có phân hoá. Vì lý do đó, [thánh kinh] sẽ nói “khi đã lồng khớp sự toả ra...’’. [9]

etannāyoginījātonārudrolabhatesphuṭam /10/hṛdayamevadevasyasadyoyogavimuktidam

Cái [chú hạt (bījamantra)] này, ai mà không sinh từ yoginī và không phải rudra thì không hưởng được rõ ràng.Tâm của Thượng Đế của các thượng đế cho tức thì sự hợp nhất (yoga) và sự giải thoát. [10]

Cái hạt (bīja) này, ai nhận hưởng được, ngay lúc nhận hưởng đó, tức khắc không còn là một con vật tức một con người bị trói buộc vào luân hồi sinh tử. Vì rằng, ngay lúc nhận hưởng đó, cái Tâm này xuất hiện. Cái tính Tâm đó chính là trạng thái bhairava. Quả vậy, nếu như bằng cuộc giao hợp của rudra và yoginī, tự tính của Năng Lực không xuất hiện, không mở ra, thì làm sao cái Tâm này có thể mở ra cho người ấy được? Đúng lúc có sự mở ra đó, tức khắc [người ấy] được hợp nhất với cái Tâm này. Sự nhận hưởng được Tâm có đặc trưng là sự thâm nhập hai chiều vào sự giao hợp của cặp Ngài bhairava [và Năng Lực], nó cho sự giải thoát ngay khi còn

14

Page 15: Abhinavagupta  parātrīśikālaghuvṛtti

sống. Như vậy đã được trình bày là chỉ cần Đấng Tuyệt Đối có một không hai mà chỉ là Thức tuyệt đối (saṃvid) thôi, [chỉ cần Đấng ấy] mở ra, tức khắc có sự hoàn thiện quyền năng kaulikā tối cao [với] đặc trưng là sự giải thoát ngay khi còn sống. [10]

Bây giờ, bằng cách nào mà cũng có được các sự hoàn thiện quyền năng không tối cao có nét đặc trưng của các quyền năng siêu tự nhiên, [chỉ] từ sức mạnh của sự nhận thức tổng hợp mang tính phản hồi và sự rung vi tế của Thức tuyệt đối (saṃvid) mà không dựa vào các việc vô ích [thậm chí] các trò hề như [điều khiển] sinh khí, [làm thanh khiết] khí mạch, [chọn] thời điểm [thuận tiện], [niệm các] chú [khác], [tuân thủ] lễ nghi nghi lễ cúng tế, vân vân... Cái cách đó, kèm theo nguyên tắc cơ bản, được chỉ cho thấy sau đây:

asyoccārekṛtesamyanmantramudrāgaṇoṃahān /11/sadyastanmukhatāmetisvadehāveśalakṣaṇammuhūrtaṃsmarateyastucumbakenābhimudritaḥ /12/sabadhnātitadā{sarvam/dehe}mantramudrāgaṇa{mnaraḥ/ṃmahat}atītānāgatānarthānpṛṣṭo’saukathayatyapi /13/praharādyadabhipretaṃdevatārūpamuccaransākṣātpaśyatyasaṃdigdamākṛṣṭaṃrudraśaktibhiḥ /14/praharadvayamātreṇavyomasthojāyatesmarantrayeṇamātaraḥsarvāyogeśvaryomahābalāḥ /15/vīrāvīreśvarāḥsiddhābalavānchākinīgaṇaḥāgatyasamayaṃdattvābhairaveṇapracoditāḥ /16/yacchantiparamāṃsiddhiṃphalaṃyadvāsamīhitam

(32–33b) If one meditates [on it] for forty-eight minutes, sealed at the navel in the “kiss”, he will then lock into his body the great array of Mantras and Mudrās;121 and if interrogated [as an oracle] he can also reveal facts past and future. (33c–34b) One who repeats [the Mantra] for three hours will then undoubtedly behold directly the form of any deity that he seeks [to behold], drawn [to him] by Rudra’s Powers.

15

Page 16: Abhinavagupta  parātrīśikālaghuvṛtti

(34cd) If he meditates [on the Mantra] for a mere six hours he will enter the firmament. (35–36) After nine hours all the Mothers, the mighty Yogeśvarīs, the Vīras, Vīreśvaras, Siddhas, and the powerful horde of the Śākinīs, [all of] whom Bhairava has recruited and so compelled, arrive and bestow on him the ultimate Siddhi or any [lesser] reward he may desire.122

(37) It is [only] when they have mastered this [Mantra] that Mantrins will achieve Siddhi and enable [others] to do so. All [that has been taught] in the Bhairavatantras depends for its success on this [Mantra].

121The commentators differ on the reading of 32b. In his -vivaraṇa Abhinavagupta reads cumbakenābhimudritam (though the editions of the text and -vivaraṇa give cumbakenābhimudritaḥ in their text of the verse): ata eva muhūrtam akālakalitatve ’pi parakalanāpekṣayonmeṣamātraṃ yaḥ smaraty anusaṃ dhatte sa eva vyākhyātaṃ mantramudrāgaṇ aṃ sarvaṃ badhnāti svātmany ekī karoty advayataḥ. kathaṃ cumbakena viśvasparśakena śāktena rūpeṇābhitaḥ sarvato mudritaṃ mudraṇaṃ kṛtvā (ed. GNOLI, p. 270; KSTS ed., p. 245) ‘For this very reason if he remembers [this Seed], maintains awareness of [it], for a muhūrtam, that is to say, for a mere instant—though he himself is out of reach of time [in this state] he realizes it for an instant from the temporalizing point of view of others—then he seals the entire array of Mantras and Mudrās that has been explained above, that is to say, fuses them with his own identity in non-duality. How? [This question is answered in the words cumbakena abhimudritam:] By completely (sarvataḥ abhitaḥ[abhi-]) sealing (mudritaṃ mudraṇaṃ kṛtvā) [his wareness of Śiva] with the “kisser” (cumbakena), that is to say, with the [awareness of] the energetic nature [of śiva] that touches all [things]’. The author of the -laghuvṛtti reads cumbake nābhimudritam, taking cumbake as an elliptical locative absolute (cumbake sati): atha tathāveśo nirantaraṃ yadi ghaṭikādvayam

16

Page 17: Abhinavagupta  parātrīśikālaghuvṛtti

abhyasyati cumbake vaktre samastabāhyasadrūpabhāvarāśiniṣṭhacumbanātmani nigiraṇapravṛttakākacañcupuṭākāre sadvṛttisomabhāvaparamaśītalarasāsvādakāriṇi sati nābhimudritaṃ nābhisthānāvadhiṃ kṛtvā pūrṇakumbhakasamāveśābhyāsena tadā mantramudrāgaṇaḥ . . . (KSTS ed., p. 12) ‘Then if while in this state of immersion he practises [the Seed] without interruption for forty-eight minutes, provided there is (sati) the “kisser”, the mouth in the shape of a crow’s beak in the act of swallowing, the kissing that applies to the mass of all objective, external entities, the [mouth] that sips the supremely cool liquid that is the lunar [nectar] of the flow of the real, by sealing [them] in the navel, i.e. by bringing them down to the navel through the repeated practice of full breath retention, then the array of Mantras and Mudrās . . . ’. The latter interpretation is also implicit in the following instruction in the Parākrama (Sūtra 10): kākacañcupuṭākṛtinā mukhena saṃcoṣyānilaṃ saptaviṃśatiśo mūlaṃ japtvā vedyaṃ nābhau saṃmudrya . . . ‘Having sipped in the breath through his mouth [with its lips pursed] in the shape of a crow’s beak, having repeated the main [Mantra] twenty-seven times, having sealed the object of awareness in the navel . . . ’. Rāmeśvara explains ‘the object of awareness’ (vedyam) here as the thirty-six Tattvas: vedyaṃ ṣaṭtriṃśat tattvāni vakṣyamāṇ āni saṃmudrya ekīkṛtya. The close affinity between our Parājapavidhi and the South Indian exegesis of the Parātrīśikā in other details has prompted me to follow it here.122 I have translated āgatya samayaṃ dattvā bhairaveṇa pracoditāḥ | yacchanti paramāṃ siddhim following the Parātrīśikālaghuvṛtti, which takes bhairaveṇa as the agent of dattvā: samayaṃ dattveti maryādāpūrvakaṃ bhairaveṇa bhagavatā . . . prakarṣeṇa coditāḥ . However, it is more probable that the author of the Parātrīśikā meant the Mothers and the rest to be understood as the agents of the giving: ‘. . .

17

Page 18: Abhinavagupta  parātrīśikālaghuvṛtti

all the Mothers etc. arrive, give the samayaḥ (samayaṃ dattvā), and then bestow the ultimate Siddhi’. Cf. Picumata f. 364v3 (101.28c–29a): dadate yogisaṅghas tu kaulaṃ samayam uttamam | carukaṃ sampradāyaṃ ca ‘The assembly of Yoginīs [comes and] bestows [on him] the supreme Kaula samayaḥ, the [initiatory] sacrament, and the tradition’. The word yogi- in yogisaṅghaḥ is to be understood to mean yoginī -. Cf., e.g., Netratantra 20.16c’s yogiyogena and Kṣemarāja’s gloss: yoginīnāṃ yogena; and Mālinīvijayottara 19.25c–26: tato ’sya vatsarārdhena dehāntar yoginī kulam | āvirbhavaty asaṃ dehāt svavijñānaprakāśakam | tenāvirbh ūtamātreṇ a yogī yogikule kulī .

Khi [Tâm chú] được niệm một cách đúng đắn, đại đoàn thể các chú (mantra) và các ấn (mudrā), ngay lập tức trình ra trước mặt một cách tốt lành, [trạng thái này] có đặc trưng sự thâm nhập vào chính thân mình. [11]Ai nhớ [Tâm chú] trong bốn mươi tám phút, khoá ở rốn trong [thế ấn] cumbaka, người đó trói buộc tất cả đoàn thể các mantra và các mudrā, [12]khi được hỏi sẽ nói các điều quá khứ và tương lai.Từ việc niệm [Tâm chú] suốt một canh [ba tiếng], hình sắc Vị Thần Tính mà người đó hết lòng hướng tới, [13]bị hút kéo bởi các năng lực của rudra, sẽ được người đó thấy tận mắt không nghi ngờ gì.Bằng cách nhớ [Tâm chú] chỉ suốt hai canh [sáu tiếng], người đó đạt được chổ đứng trong khoảng không. [14]Bằng cách [nhớ suốt] ba [canh chín tiếng], tất cả các bà mẹ, các nữ chúa tể của yoga, các bà có sức mạnh to lớn, các nữ anh hùng và các nữ chúa tể của các anh hùng, các bà đã đạt sự hoàn thiện (siddhā) và nhóm các śākinī mạnh, [15][họ] đến, [và] sau khi đặt điều kiện, được đẩy tới bởi bhairava, [họ] ban sư hoàn thiện quyền năng tối cao hoặc quả gì tuỳ ý muốn. [16]

18

Page 19: Abhinavagupta  parātrīśikālaghuvṛtti

Đã nói rằng khi thức tuyệt đối (saṃvid), cốt tủy của tất cả, đạt đến tính Tâm thì là giải thoát khi còn sống. Nhưng, ở tầm mức sinh khí (prāṇa) và trí năng (buddhi), theo như cách của người luyện kim thần bí biết biến hoá các phần tử thô thiển của thân xác thành chất thanh khiết [và như vậy đạt được quyền năng phi thường], bằng cách dẫn dắt hành giả đến sự nhận thức tổng hợp mang tính phản hồi có bản chất là cái Tâm này qua một tiến trình thâm nhập hai chiều làm giảm đi tính vô tri vô giác của sinh khí, trí năng, vân vân..., nếu tình trạng rèn luyện khắc sâu bằng cách lập đi lập lại [Tâm chú] trở thành một trạng thái tràn chảy thông suốt thì chỉ bằng việc khắc sâu [đó], vừa nhập mình vào sự nhận thức năng động mang tính phản hồi (vimarśa) về chính mình, hành giả sẽ thấy xuất hiện các sự hoàn thiện quyền năng không tối cao mang tính siêu tự nhiên nhưng vẫn là các sự hoàn thiện quyền năng thuộc kaulika, thật sự không dính líu liên quan gì đến sự hợp nhất (yoga) theo các kinh sách khác như việc chế ngự khí mạch, sinh khí, vân vân..., ý nghĩa là như vậy. Khi cái hạt [chú] (bīja)[mantra] này được niệm với một sự thâm nhập hai chiều vào trạng thái “mình là sinh khí’’, chỉ cần làm như vậy thôi là các chú (mantra) và ấn (mudrā) tức các thân thể của năng lực hiểu biết và hành động, ngay lập tức sẽ trình diện [tức] đối mặt với người niệm [chú] một cách tốt lành. Như thế nào? Bằng cách thực hiện [trạng thái có] đặc trưng sự thâm nhập vào thân xác mình. Thật ra thân xác mình được thâm nhập bởi sinh khí của cái [hạt] đó. Và như vậy, thân xác, nơi cư ngụ của sinh khí, khí mạch, vân vân..., bằng cách hấp thụ trong nó cái dạng Tâm làm bằng sự hoàn toàn đầy đủ của các [năng lực] hiểu biết và hành động, được thâm nhập bởi các mantra và mudrā làm bằng các [năng lực] hiểu biết và hành động đã được thâm nhập hai chiều bởi cái dạng đó của Tâm. Đó là nguyên tắc cơ bản của các quyền năng siêu tự nhiên có được từ việc dùng mantra và mudrā. Tiếp theo, nếu sự thâm nhập như vậy được rèn luyện khắc sâu không gián đoạn trong hai lần hai mươi bốn phút, trong [thế mudrā] cumbaka [tức] với cái miệng như đang đặt một nụ hôn lên tổng thể các vật thể bên ngoài ở dạng cái tồn tại tinh trong (sat), [cái miệng] chu ra phía trước để nuốt chửng, giống như cái hộc của mỏ quạ, [cái thế ấn này] làm [tiết] ra một chất ngọt

19

Page 20: Abhinavagupta  parātrīśikālaghuvṛtti

cực mát mà tự tính là mặt trăng (soma) và có dạng của thể thức cái tồn tại tinh trong, một khi đã khoá rốn lại [tức] lấy vùng rốn làm điểm cuối [của hơi thở], bằng cách rèn luyện khắc sâu nhờ lập đi lập lại [Tâm chú] vừa thâm nhập hai chiều với hơi thở được nén giữ đầy lại, [nếu làm như vậy] thì chính người bị khống chế như trên [sẽ thấy] toàn thể các mantra và mudrā hiển hiện trong thân thể, trong lời nói và trong thời gian và sáng chói trong trí năng và trong tiểu ngã. Do sự thâm nhập của [năng lực] hiểu biết và hành động, khi một câu hỏi được đặt ra, tức thì sẽ hiện ra: quá khứ, hiện tại, tương lai, tất cả thứ đó đúng như sự thật vậy. Và khi việc rèn luyện khắc sâu với sự thâm nhập của các mantra và mudrā , làm giống [như trên], đã trở thành vững vàng, nếu sự nhiệt tình sốt sắng với tính chất như trên dẫn việc rèn luyện khắc sâu đó cho đến hết một canh [ba tiếng], liên tục một mạch [tức] không đứt đoạn ở giữa [đường], với chỉ một mùi vị, [mang tính] xuất hiện thình lình, [nếu được như vậy] thì bất cứ vị thần tính của mantra hay của mudrā nào mà được quán tưởng trong Tâm, thật sự sẽ được hành giả nhìn thấy tận mắt [tức] với hình sắc rõ ràng, [và] có được như vậy là nhờ đồng nhất hoá hình sắc [vị thần tính] vơi thân xác của chính mình, [vị thần tính] này đã được hút kéo [tức] đưa đến gần bởi các năng lực của rudra [tức] dạng sinh lực cần sự trợ giúp của sự thâm nhập hai chiều không gián đoạn. Đến mức đó rồi, nếu vẫn không rời khỏi sự thâm nhập hai chiều và cứ thâm nhập hai chiều [như vậy] trong suốt hai canh [tức sáu tiếng] liên tục không đứt đoạn, thì sẽ không còn thấy gì thuộc về mình nữa như thân xác, sinh khí, vân vân... mà chỉ còn thấy một khối thức tinh khiết (cit) trọn vẹn không có màn che. Cứ như vậy, luôn luôn trong [trạng thái] không phân hoá đó cho đến mức tưởng như thân xác tan biến đi [hoặc] là của ai khác, nếu vẫn không rời bỏ việc rèn luyện khắc sâu bằng sự thâm nhập hai chiều và tự đặt mình suốt ba canh [tức chín tiếng] liên tục không gián đoạn trong sự thâm nhập hai chiều có tự tính là sự không phân hoá và sự xuất hiện thình lình, [nếu được như vậy] thì các bà mẹ [tức] brāhmī, vân vân... và các nữ chúa tể của yoga [tức] các bà đã đạt sự hoàn thiện nhờ thực hành cái bánh xe [năng lực] và các nữ anh hùng [tức] các bà aghorā , vân vân..., các nữ chúa tể của các vị anh hùng [tức] các nữ thần tính của

20

Page 21: Abhinavagupta  parātrīśikālaghuvṛtti

câu chú chín chữ, vân vân..., [tất cả] dàn rộng ra. Và các quyền năng siêu tự nhiên phát sinh từ việc thực hành cái bánh xe [năng lực] xuất hiện [ở mức] hoàn thiện. Chúng dính liền với sức mạnh to lớn của bhairava. Và các nhóm [tức] đoàn, loại śākinī [tức] các năng lực được làm cho khác biệt tách biệt nhau do sự phân hoá của [năng lực] khecarī, vân vân..., mạnh được là nhờ vào sức mạnh của bhairava. Tất cả các [śākinī ] đó, dùng ngay cái thân xác này, cho sự hoàn thiện quyền năng tối cao thuộc về con đường đi từ đất đến śiva, [tức] trạng thái tự do. Do đó tất cả các vị thần tính khác nhau này, các bà mẹ, vân vân..., sau khi đã đặt điều kiện [tức] kèm theo những sự giới hạn, được đảy tới bởi Ngài bhairava [tức] nhờ Ngài làm hiển hiện tự tính mình [tuy] không bao giờ tách rời khỏi tự tính đó, [được đẩy tới] một cách mãnh liệt nhờ có sự sống phụ thuộc vào bánh xe [năng lực] của bhairava. Tất cả các vị thần tính và các nữ chúa tể của bánh xe [năng lực], có sinh khí được thâm nhập bởi cái [bánh xe năng lực của bhairava ] đó thật sự được trộn với bhairava, do đó là tùy tùng của Ngài [và thánh kinh] nói: “[họ] đến’’. Bất cứ một quả nào, đặc biệt [hay] độc nhất từ trong khối các quả vượt trội, trung bình hoặc thấp kém như thanh kiếm, dầu thoa, dục vọng, địa ngục, vân vân... mà được thèm muốn trong Tâm, họ cũng sẽ ban cho luôn. [16]Trong khi đó, các phép yoga khác như chế ngự sinh khí, khí mạch, vân vân..., do phải liên quan đến, lệ thuộc vào [điều kiện] bên ngoài, như các phương tiện để tuân thủ các nghi lễ đặc biệt, vân vân..., sẽ chứa đựng một sự hạn chế như thời gian thuận tiện, vân vân... Do đó, [trong một thánh kinh khác có] nói: “Cái hạt của kula đối với sự hưởng thụ bên trong của [hành giả] như thế nào thì thời gian đối với nông nghiệp, vân vân ... là như thế ấy’’.Như vậy, ở đây [trong phạm vi của thánh kinh này], không có sự phân biệt nào cả. Do đó, [thánh kinh] nói:

anenasiddhāḥsetsyantisādhayanticamantriṇaḥ /17/

21

Page 22: Abhinavagupta  parātrīśikālaghuvṛtti

Nhờ cái [hạt Tâm chú] này, những người thực hành niệm [hạt] chú (mantrin) đã đạt được sự hoàn thiện, sẽ đạt mục đích [đó] và đang làm hoàn thiện. [17]

Có nghĩa là cái [hạt Tâm chú] này không khác trong cả ba thời điểm [quá khứ, hiện tại và tương lai]. [17]

Nhưng cái gì được [những mantrin] làm hoàn thiện nhờ cái [hạt] này? Vì vậy, [thánh kinh] nói:

yadkiṃcitbhairavetantresarvamasm{āt/in}prasiddhyati[mantravīryasāmaveśaprabhāvānnaniyantraṇā]

Tất cả gì ở trong các tantra của [dòng] bhairava đều được hoàn thiện từ cái [hạt] này.Nhờ vào sức mạnh của sự thâm nhập hai chiều vào năng lực hiệu nghiệm của [hạt] chú, không có giới hạn gì. [18]

Bất cứ gì mà trong các kinh sách khác được nói là có thể đạt đến được, tất cả đều được hoàn thiện chính nhờ cái [hạt Tâm chú] này. Vậy thì không có gì có thể coi là không thể đạt đến được à? Nhưng bằng phương pháp nào thì nắm được cái [hạt Tâm] chú này? [thánh kinh] trả lời sự nghi ngờ như sau: “trong truyền thống [trika] này không có giới hạn gì’’. Chỉ cần đạt đến sự nhận được, sự tìm gặp được, sự khám phá ra nó, chứ ở đây [trong phạm vi của thánh kinh này] tri thức, lời nguyền, vân vân... không giúp ích gì dưới dạng hỗ trợ. Giúp ích là chỉ có sự hủy diệt hoàn toàn của nỗi sợ, của nỗi sầu khổ có từ sự nghi ngờ mà cốt tủy là sự không chắc chắn, sự mâu thuẫn, và như vậy là một lực cản trở sự thâm nhập hai chiều mà bản chất là sự nhận thức năng động mang tính phản hồi về cái [thực tại] có một vị duy nhất. Điều này được làm rõ như sau: [18]

adṛṣṭamaṇḍalopyevaṃyaḥkaścidvettitattvataḥsasiddhibhāgbhavennityaṃsayogīsacadīkṣitaḥ /18/anenajñātamātreṇajñāyatesarvaśaktibhiḥśākinīkulasāmānyobhavedyogaṃvināpihi /19/avidhijñovidhānajñojāyateyajanaṃprati /20/

22

Page 23: Abhinavagupta  parātrīśikālaghuvṛtti

Dù không thấy maṇḍala, bất cứ ai mà biết như vậy, thực sự được vĩnh viễn hưởng, tham gia vào sự hoàn thiện quyền năng, là yogi và là người được khai thị. [19]Chỉ cần biết cái [hạt] đó là sẽ được tất cả các năng lực biết đến, dù thiếu, không có yoga cũng thành ngang hàng với gia đình các śākinī, [20] từ không biết các lễ nghi nghi thức [thờ phụng hiến tế] trở thành thông thạo các lễ nghi nghi thức hiến tế.

Còn rất nhiều lễ nghi nghi thức thờ phụng cúng tế khác, cái hiểu ngầm dưới từ “thấy maṇḍala’’, từ lễ đặt [vị thần linh] cho đến lễ nghi nghi thức khấn tụng cúng tế của người chủ lễ, ngay cả số đông các lễ nghi nghi thức khấn tụng cúng tế liên quan đến việc truyền giao mantra, ở đây [trong phạm vi của thánh kinh này] chẳng gì là hữu ích cả.Ai mà biết “như vậy’’ [tức] những gì đã được nói và sẽ được nói, biết thực sự [tức] một cách không còn nghi ngờ gì thì sẽ được hưởng, tham gia vào sự hoàn thiện quyền năng tức sự hưởng thụ và sự giải thoát. Chính người đó được hợp nhất, hiểu với ý nghĩa tối cao, [tức] bằng một sự hợp nhất có đặc trưng là sự thâm nhập hai chiều. Chính người đó thực sự nhận được sự khai thị có đặc trưng là sự trao tặng tính śiva [cùng lúc với] sự hủy diệt mọi trói buộc của sự phân hoá. Chỉ cần biết cái [hạt] đó, thật sự như vậy, là người đó được biết đến, được cảm nhận một cách đặc biệt bởi tất cả các năng lực, có được tự tính là sự hoàn toàn đầy đủ, đạt được sự hoàn thiện các quyền năng, đó là ý nghĩa [của câu kinh]. Từ việc rèn luyện khắc sâu bằng sự thâm nhập hai chiều vào cái [hạt] đó, dù thiếu, không có yoga, [người đó] thành ngang hàng với [tức] tương tự như gia đình các śākinī [tức] bánh xe tổng thể các vị thần tính [tức các năng lực], vì rằng tất cả mọi vật đều có được sự đầy đủ khi chỉ cần biết cái [hạt] đó. Trong việc hiến tế, lễ nghi nghi thức, đó là cái gì phải làm, dù không biết cái đó cũng trở thành người biết, thật sự như vậy, từ việc hưởng cái quả trọn vẹn của cái [hạt] đó. Ai mà không biết, như là những lễ nghi nghi thức cần phải tuân thủ, các lễ nghi nghi thức của đời thường, của các truyền thống tâm linh veda, śiva [nhị

23

Page 24: Abhinavagupta  parātrīśikālaghuvṛtti

nguyên], [bàn tay] trái, [bàn tay] phải, kula, vân vân..., chính người đó, ở đây [trong phạm vi của thánh kinh này], trong việc hiến tế, thực sự trở thành người biết lễ nghi nghi thức vì rằng người đó biết lễ nghi nghi thức [ở cấp bực của cái] Tuyệt Đối có một không hai (anuttara). Ở cái Tuyệt Đối có một không hai mà chỉ là dạng Thức tuyệt đối (saṃvid) thôi, tất cả gì khác trở thành không thiết yếu. [20-21a]

Nhưng cái hạt (bīja) này, được miêu tả như “được kết nối với [âm] thứ mười bốn...’’, làm sao có thể là sự nhận thức tổng hợp mang tính phản hồi về Vị Thần Tính tối cao tức cái Mình của chúng ta, tức về Năng Lực ở dạng trọn vẹn đầy đủ không tách rời khỏi cái tất cả tức vạn vật vũ trụ? Do [có sự thắc mắc] đó, [thánh kinh] trình bày như sau:

kālāgnimāditaḥkṛtvāmāyāntaṃbrahmadehagaṃśivoviśvādyanantāntaḥparaṃśaktitrayaṃmatam /21/tadantarvartiyatkimcicchuddhamārgevyavasthitamaṇurviśuddhamacirādaiśvaraṃjñānamaśnute /22/taccodakaḥśivojñeyaḥsarvajñaḥparameśvaraḥsarvagonirmalaḥsvacchastṛptaḥsvāyatanaḥśuciḥ /23/yathānyagrodhabījasthaḥśaktirūpoṃahādrumaḥtathāhṛdayabījasthaṃjagadetaccarācaram /24/

Bắt đầu từ lửa thời gian (kālāgni) cho đến [nguyên lý] māyā là brahman hiện thân, [21]śiva bắt đầu từ cái tất cả cho đến cái vĩnh củu không giới hạn được biết như là bộ ba năng lực tối cao.Bất cứ gì ở trong cái đó đều nằm trên con đường trong sạch. [22] Con người linh hồn cá nhân đạt đến một cách nhanh chóng sự hiểu biết trong sạch về Thượng Đế (īśvara).Phải biết là thúc đẩy cái đó là śiva, toàn trí, Thượng Đế tối cao, [23] hiện diện khắp nơi, không vết nhơ, trong trắng, thoả mãn hoàn toàn, tự mình không cố gắng, tinh khiết. Cũng như cái cây to nằm ở dạng năng lực trong hạt cây đa, [24]

24

Page 25: Abhinavagupta  parātrīśikālaghuvṛtti

cũng như vậy, cái thế giới động và bất động này nằm trong hạt Tâm.

Cũng như, nếu ta gác qua một bên hình dáng rõ ràng của một cái bình, cái đĩa, vân vân..., thì thật sự còn lại chỉ là đất sét, nếu gạt đi luôn cái hiện tượng ở dạng đất sét thì thật sự còn lại chỉ là “mùi’’ [và] nếu không có sự nhận thức tổng hợp mang tính phản hồi về sự khác biệt nhau của tính chất mùi thì thật sự còn lại chỉ là “tôi (aham) ’’, và nếu sự phân hoá với tính chất như trên được loại bỏ, còn lại là cốt tủy ở dạng sung sướng, đau khổ và mê hoặc, nếu loại tính khác biệt của sung sướng, vân vân..., còn lại chỉ là dạng khách thể để hiểu biết và chủ thể hiểu biết, cuối cùng nếu làm tan được sự phân hoá thành khách thể để hiểu biết và chủ thể hiểu biết, còn lại chỉ là “cái tồn tại (sat) ”, và như vậy, nếu làm tan thành từng mảnh sự nhận thức tổng hợp mang tính phản hồi về bộ ba âm [của hạt chú], [còn lại] chỉ là sự yên ngụ nơi âm gốc, thì cũng như vậy, tất cả, bắt đầu ngay từ nguyên lý nước, vân vân... cho đến nguyên lý māyā , mà dưới dạng khách thể để hiểu biết rơi tõm vào giữa con đường không trong sạch, đến thời điểm của sự yên ngụ cuối cùng, đều sở hữu cái tất cả, làm thành một khối duy nhất, bất tử, cái mà là cái Mình (ātman), chính nó đi vào cái tính brahman mà đối với các brahmavādin [trong hệ thống vedānta] là sự yên ngụ [tối cao], trong khi thật ra [theo truyền thống trika này], chính bằng cách khuấy động cái [sự yên ngụ] đó mà bhairava phát tỏa ra cái tất cả tức vạn vật vũ trụ. Và theo [bhagavad]gīta:

“Đối với ta, brahman to lớn là cái âm hộ, ta đặt cái hạt trong đó, tất cả thực thể đều có gốc từ đó, hỡi bhārata .’’

Và khi, bằng cách làm tan biến sự khác biệt về tự tính, dạng của cái đó tức của cái chốn yên ngụ của chỉ một mình cái tồn tại (sat), được nhận thức bằng một sự nhận thức tổng hợp mang tính phản hồi, thì tỏa hiện ra (avabhāsanam) cái đã thâm nhập vào dạng năng lực làm bằng ánh sáng và nhận thức năng động mang tính phản hồi, và do cái tự tính này của năng lực, cái đó không tách rời khỏi cái [tự tính] này, thật

25

Page 26: Abhinavagupta  parātrīśikālaghuvṛtti

ra là như vậy, do đó còn lại chỉ một mình tự tính của năng lực. Và cái [năng lực] này là [năng lực] ý muốn hoặc [năng lực] hành động hoặc [năng lực] hiểu biết vì rằng không gì có thể tỏa hiện ra mà không yên ngụ [trước tiên] trong năng lực nhận thức năng động mang tính phản hồi dưới dạng “tôi muốn, tôi làm hoặc tôi biết’’. Và trong “tôi muốn’’ có sự trộn lẫn của bộ ba năng lực, trong “tôi biết, tôi làm’’ cũng vậy vì [bộ ba này] không tách rời nhau. Như vậy, sự tỏa hiện ra này hiện ra như là yên ngụ nơi tự tính của năng lực gồm ba mặt. Và tự tính của cái năng lực ba mặt này thật chỉ là một, là tự thuộc tự do, xuất phát chính từ sự tự do tuyệt đối [của cái Tuyệt Đối có một không hai]. Bây giờ, [sau hết là] cái thân thực thụ này của Vị Thần Tính tối cao bhairava làm bằng Thức tuyệt đối (saṃvid), [thân này là] hai chấm (bindu) có dạng [hai] nút thắt [một] ở trên và [một] ở dưới. Như thế đó, bộ ba sự yên ngụ nơi khách thể để hiểu biết, nơi sự hiểu biết và nơi chủ thể hiểu biết là tự tính của cái bộ ba âm tiết [của hạt chú], cái [tự tính] này có ba mặt. Do đó, tùy nơi yên ngụ được chú tâm, việc niệm [hạt chú] sẽ chỉ [kéo dài] đến cái [nơi] đó mà thôi và như vậy gồm ba cách. Sự hưởng thụ [thế gian] và sự giải thoát nằm trong sự hưởng thụ ba mặt này, do đó các sự hoàn thiện quyền năng [đến] từng bước. Khi có một sự nhận thức tổng hợp mang tính phản hồi, thật sự độc nhất, thành một khối một, về cái [hạt chú] đó thì cái tất cả tức vạn vật vũ trụ, là một chốn yên ngụ, không [chứa đựng] tiến trình, dưới dạng cái tồn tại (sat), sẽ được tỏa xuất ra, ném quẳng vào bhairava tối cao nhờ vào các năng lực ý muốn, vân vân..., và [vẫn] trong bhairava tối cao, ở dạng không phân hoá, cái [tất cả] này nhờ vào các năng lực ý muốn, vân vân... được tỏa xuất [hướng] ra ngoài với dạng là khách thể để hiểu biết. Do đó, khách thể để hiểu biết tức cái tồn tại (sat) đã được thả ra, có tự tính của Chủ Thể hiểu biết [tối cao] thuộc bhairava. Do đó, từ sự tiếp xúc với cả hai [dạng chủ thể và khách thể] mà có dạng năng lực. Do đó, cái âm thứ mười bốn, nhờ vào sự đi xuống [của năng lực] dưới dạng chủ thể hiểu biết và sự hiểu biết, có sự yên ngụ ở brahman [và] có tính chất chung là không tách rời khỏi khách thể để hiểu biết. Do đó, cái thực tế mà làm thành tình trạng chỉ còn một vị một từ bộ ba [tình trạng năng lực] có đặc trưng sự yên bình, sự dấy lên và cả hai cùng một

26

Page 27: Abhinavagupta  parātrīśikālaghuvṛtti

lúc, tức bộ ba sự yên ngụ như được miêu tả ở trên, cái thực tế đó là sự toả xuất (visarga) tối cao tức Thức tuyệt đối (saṃvid) tức chính là Ngài bhairava vậy. Đó là ý nghĩa đầy đủ [của đoạn kinh]. Giờ [bàn] về mặt ngữ pháp và nghĩa của từng chữ. Cái được bắt đầu từ lửa thời gian (kālāgni) [tức] nguyên lý đất [tức] thế giới thứ nhất [và] tận cùng bằng nguyên lý māyā, yên ngụ trong brahman thứ ba. Một cách tuần tự, bắt đầu từ “cái tất cả tức vũ trụ (viśva) ’’, cái mà là bánh xe tổng thể các vị thần tính của bhairava tức bánh xe tổng thể các năng lực [và] có bản chất là bộ ba năng lực thuộc về bhairava tối cao, cái đó ở trong cái vĩnh cửu không có giới hạn [tức] trong sự toả xuất (visarga). Và cái mà thúc đẩy cái đó là [âm] thứ mười bốn có bản chất của sinh khí (prāṇa), vì rằng không có sinh khí thì sự toả ra không được thúc đẩy, chính cái [âm thứ mười bốn] này thâm nhập con đường trong sạch bắt đầu từ nguyên lý sự hiểu biết [trong sạch] [śuddha](vidyā) cho đến nguyên lý [sadā]śiva. Do đó, ở đây [trong phạm vi của thánh kinh này] , cái [âm thứ mười bốn] này là Thượng Đế tối cao [tức] chủ thể hiểu biết và chủ thể hành động đối với cái tất cả tức vạn vật vũ trụ ở dạng phân hoá và vừa phân hoá vừa không phân hoá vì thoát khỏi sự co rút của các vật thể để hiểu biết như thân xác, vân vân... do có tự tính của Chủ Thể hiểu biết [tối cao] mà chỉ là cái tồn tại (sat) mà thôi. Thượng Đế tối cao hiện diện khắp nơi vì, bắt đầu từ nhóm [chủ thể] vidyeśvara trở lên, không còn bị rơi tõm vào trong sự gò bó hạn chế của māyā ; không vết nhơ vì không phải chịu những sự trói buộc tình cờ ngẫu nhiên; trong trắng vì không có sự xuất hiện của sự không hoàn thiện do vết nhơ nguyên tử tự nó phát sinh; thoả mãn hoàn toàn vì không dính vào sự đòi hỏi một vật thể để hiểu biết đặc biệt nào nhờ vào sự phủ lắp dần dần bằng chính “tôi’’ lên “cái này’’ như đã miêu tả tức lên cái khối các vật thể để hiểu biết; tự mình không cố gắng [tức yên ngụ] ở chính cái Mình, mọi dục vọng ý đồ ở tình trạng lu mờ [trong] niềm diễm phúc của sự giác ngộ hoàn toàn; và sau cùng, tinh khiết vì gạt bỏ sự không trong sạch mà đặc trưng là sự phân hoá. Như vậy, do có tự tính là sự giác ngộ tâm linh, linh hồn cá nhân nguyên tử (aṇu) nào mà kiên trì trong việc rèn luyện khắc sâu bằng sự thâm nhập hai chiều vào sự yên ngụ nơi cái mà thúc đẩy đó, chẳng bao

27

Page 28: Abhinavagupta  parātrīśikālaghuvṛtti

lâu sẽ đạt đến [tức] nắm được thật sự sự hiểu biết liên quan đến Thượng Đế (īśvara), [sự hiểu biết] nằm trên con đường trong sạch đi từ nguyên lý sự hiểu biết trong sạch (śuddhavidyā) cho đến nguyên lý [sadā]śiva, [con đường này] nằm trong cái [mà thúc đẩy] đó, và kèm theo cái [sự hiểu biết] đó là cái tính chủ thể hành động, trong sạch, ở dạng vừa tối cao vừa không tối cao. Và nếu rèn luyện khắc sâu sự yên ngụ ba mặt này thì sẽ đạt được các quả tương ứng kèm theo [trạng thái] thứ tư tức chốn yên ngụ tối cao nơi mà cái tất cả tức vạn vật vũ trụ cư ngụ ở tình trạng không phân hoá chỉ có một vị một. Thật ra, cũng như trong hạt của cây đa, cả cái cây to lớn tồn tại dưới dạng năng lực chưa phân hoá với tự tính thuộc về cái [hạt] đó, cũng như vậy, trong cái hạt [chú] (bīja)[mantra], là Tâm, là cái Mình (ātman), cái động [và] trong sạch, cái bất động [và] không trong sạch, và chủ thể hiểu biết động, khách thể để hiểu biết bất động, tức là cái tất cả, sáng tỏ một cách không phân hoá dưới dạng động lực làm hạn chế phân hoá (kalā) của Năng Lực [tối cao] ngụ trong Tâm. [24]

Cái mà ở đây [trong phạm vi của thánh kinh này] “cho tức thì sự hợp nhất (yoga) và sự giải thoát’’ [10] tức cái mà đã được trình bày như là [kết] quả có được nhờ sự thâm nhập hai chiều vào bhairava tối cao, cái đó được làm sáng tỏ bằng một sự tóm tắt:

evaṃyovettitattvenatasyanirvāṇagāminīdīkṣābhavatyasaṃdigdhātilājyahutivarjitā /25/

Ai mà biết như vậy thật sự thì có được sự khai thị đưa đến niết bàn, [25] một sự khai thị vững chắc không thể nhầm lẫn được, không cần đến hạt mè, bơ chảy, cúng tế.

Ai mà biết cái Tâm “như vậy’’ [tức] theo kiểu đã được chỉ dẫn, biết thật sự [tức] một cách chắc chắn, không còn nghi ngờ gì, người ấy nhận được đạt được sự khai thị thật sự [tức] đúng theo nghĩa cao nhất [và] niết bàn như là quả [của sự hiểu biết đó], sự [khai thị] này mang tính vững chắc không thể nhầm lẫn

28

Page 29: Abhinavagupta  parātrīśikālaghuvṛtti

được [vì] do chính mình chứng, dính liền với việc đạt đến được tự tính của mình tức cái Tâm này. Sự hiểu biết tối cao có đặc trưng là cái Tâm này được trao cho bởi các vị thần tính của bhairava ngụ trong Tâm đầy ắp sự rung cực kỳ vi tế cốt ở sự toả mở ra của tự tính nhờ gạt bỏ hẳn sự rung [không tinh tế] của vạn vật vũ trụ được toả hiện ra cốt ở sự khép lại của tự tính, và [hành giả] một khi đã diệt được sự trói buộc gốc cốt ở sự co rút lại [của tự tính] sẽ biết như vậy. Bằng cách đó, sự khai thị mà đặc trưng là cho và diệt, đưa dẫn đến [trạng thái] tự mình sáng chói. Ở đây [trong phạm vi của thánh kinh này] không cần đến hạt mè, vân vân..., như vậy, đối với ai vững trí [theo đuổi] sự hoàn thiện quyền năng cao nhất tức sự giải thoát ngay khi còn sống thì không còn gì khác cần thiết để mà đạt đến nữa cả. Đó là gì đã được nói. [25]

Nhưng bây giờ cần phải trình bày những lễ nghi nghi thức cúng tế nào giúp ích cho việc rèn luyện khắc sâu bằng sự thâm nhập hai chiều vì rằng sau đây [thánh kinh] có nói “ai mà thực hành đúng đắn lễ nghi nghi thức cúng tế ...’’ [33]. Cái việc rèn luyện khắc sâu bằng sự thâm nhập hai chiều, ở đây [trong phạm vi của thánh kinh này] sẽ ở bình diện thân xác và sinh khí và ở cấp trí năng (buddhi). Do đó sẽ được trình bày phép đặt tay (nyāsa) để đạt được Tâm cho chính mình.

murdhnivaktrecahṛdayeguhyemūrtautathaivacanyāsaṃkṛtvāśikhāṃbaddhvāsaptaviṃśatimantritām /26/ekaikaṃtudiśāṃbandhaṃdaśānāmapiyojayettālatrayaṃpurādattvāsaśabdaṃvighnaśāntaye /27/śikhāsaṃkhyābhijaptenatoyenābhyukṣayettataḥpuṣpādikaṃkramātsarvaṃliṅgevasthaṇḍilethavā /28/

Sau khi làm phép đặt tay trên đầu, miệng, tim, bộ phận sinh dục và cũng như vậy trên hình tượng (mūrti) [26][và] buộc lọn tóc đỉnh đầu lại, [lọn tóc] đã được niệm chú hai mười bẩy lần, hãy buộc bằng dây nhợ, từng hướng một, mười hướng không gian. [27]Sau khi thoạt đầu vỗ tay ba lần, ra thành tiếng để loại các chướng ngại vật,

29

Page 30: Abhinavagupta  parātrīśikālaghuvṛtti

hãy phun bằng nước đã được niệm chú cần ấy lần như với lọn tóc [28] tuần tự lên tất cả, hoa, vân vân..., ngẫu tượng (liṇga) và khu vực tế tự.

First he should give three ‘claps’ to himself, these in the form of the three points of rest in the three constituents of the heart-seed, descending [through Pasyanti, and Madhyama] to audible utterance on the level of Vaikhari. He should make himself assimilate them in order to quell the Impeders in the form of false identification with and desire for the plurality of the four spheres [of the universe], both internally and externally, with sounds produced by his left heel, hands, and mouth in order to quell the Impeders that are the pluralities [manifest] in the subterranean worlds, on the earth, and in the air.Thoạt đầu [tức] trước mọi thứ, hãy chính mình vỗ tay ba lần [tương ứng với] bộ ba sự yên ngụ nơi ba phần của hạt Tâm [chú], cho đến âm thanh rõ nét (vaikharī). Hãy làm cái [hạt] đó thành của mình, thành chính mình để loại các chướng ngại vật [tức] sự phân biệt, sự tự tôn tự ái, sự tạo thành ý niệm nằm trong bốn trứng [vũ trụ], ở bên ngoài và bên trong, bằng sự nối tiếp nhau của các âm thanh [tương ứng với] chân, tay, miệng [và có tác dụng] làm tan chướng ngại của sự phân hoá nằm trong âm phủ, trên trái đất và trong vùng trung gian. Làm như vậy rồi, để áp dụng cách thức cây gậy [tức] để áp dụng việc đi tới sự đồng nhất của các chỗ như đầu, vân vân... với chính nơi chốn của Tâm, bằng cách niệm năm lần hạt Tâm [chú], trên thân thể [mình] hãy làm phép đặt tay xử dụng bộ năm sự rung đặc trưng của [bộ năm năng lực] thức tinh khiết (cit), diễm phúc, ý muốn, hiểu biết và hành động và đặc trưng của [bộ năm] sinh, động, tiến, tan và ngừng. Và hãy làm với lọn tóc đỉnh đầu một sợi dây trói buộc mang tính khống chế kiềm hãm, làm yên ngụ ở trạng thái Tâm, bằng cách niệm hạt Tâm [chú] hai mươi bảy lần, [con số hai mươi bảy có] từ việc chia bộ năm làm năm, chia từng [phần tử] một, bộ năm ở dạng sinh khí (prāṇa) và trí năng (buddhi), vừa dính ở bình diện không phân hoá với bộ năm brahman bao gồm năm năng lực, vừa dính với cái đầu, vân vân... nằm trên cái thân thể này, và từ sự tiếp xúc với việc chia làm hai thành điểm thứ nhất và điểm cuối cùng. Và để đồng nhất hoá mười hướng không gian với cái Tâm ở dạng nơi chốn [yên ngụ] và ở dạng hạt [chú], hãy buộc chúng lại bằng hạt Tâm [chú], niệm

30

Page 31: Abhinavagupta  parātrīśikālaghuvṛtti

một lần cho mỗi [hướng] và hãy làm sao chỉ còn lại sự nhận thức tổng hợp mang tính phản hồi về cái Tuyệt Đối có một không hai (anuttara) ở dạng Tâm. Làm xong như trên, ngay trên những đồ cúng tế như hoa, vân vân..., hãy đồng nhất hoá với Tâm cái tính chất của niềm diễm phúc tối cao yên ngụ trong bình cúng tế, bằng cách niệm hạt Tâm [chú] hai mươi bảy lần, ngay sau đó [làm giống như trên] cho cái nền tảng hỗ trợ sự cúng tế như ngẫu tượng (liṇga), khu vực cúng tế, vân vân... Một khi đã từ bỏ sự phân hoá ở dạng chung, khi đã từ bỏ [sự phân hoá] nằm trong thân thể và sinh khí, khi đã loại cái [sự phân hoá] đó ngay tại nơi chốn của Đấng được thờ phụng, khi đã vứt bỏ [nó] từ trong các đồ cúng tế, thì hãy từ bỏ [nó] luôn từ trong cái nền tảng hỗ trợ sự cúng tế. Ý nghĩa là như vậy. [28]

Làm như vậy xong, sau đây [thánh kinh] nói tiếp về bản chất của sự cúng tế kèm theo việc thể hiện, nhờ tưởng tượng, đối tượng của sự cúng tế trên cái nền tảng hỗ trợ sự cúng tế, mà có thể mang hàng trăm dạng rất khác nhau, ở bên trong, ở bên ngoài, vân vân..., tùy theo sở thích [và] tùy theo khả năng có được, như liṇga, khu vực cúng tế, maṇḍala, vân vân...

caturdaśābhijaptenapuspeṇāsanakalpanātatrasṛṣṭiṃyajedvīraḥpunarevāsanaṃtataḥ /29/sṛṣṭimtusaṃpuṭīkṛtyapashcādyajanamarabhetsarvatattvasusaṃpurnāṃsarvābharaṇabhūṣitām /30/yajeddevīṃmaheśānīṃsaptaviṃśatimantritāmtataḥsugandhipuṣpaistuyathāśaktyāsamarcayet /31/pūjayetparayābhaktyātmanaṃcanivedayetevaṃyajanamākhyātamagnikāryepyayaṃvidhiḥ /32/

Bệ toạ được thể hiện nhờ tưởng tượng [làm] bằng hoa đã được niệm [âm] thứ mười bốn, [29]ở đó người anh hùng hãy hiến tế sự toả ra rồi lại một lần nữa bệ toạ. Sau đó, khi đã lồng khớp sự toả ra, anh hãy bắt đầu sự hiến tế. [30]

31

Page 32: Abhinavagupta  parātrīśikālaghuvṛtti

Anh hãy hiến tế Nữ Thần mang lộc lớn, đã được niệm chú hai mươi bảy lần, hoàn toàn đầy ắp với tất cả các nguyên lý, có tất cả các chi đều đẹp. [31]Rồi anh hãy thờ phụng tùy theo khả năng với hoa có mùi thơm dễ chịu, anh hãy cúng tế với lòng sùng tín tối cao và anh hãy hiến dâng cái Mình của mình. [32]

“Thứ mười bốn’’ [phải hiểu là] cái thân của hạt [chú] (bīja)[mantra] được thâm nhập và đầy ắp với bốn trạng thái từ trạng thái tỉnh đến trạng thái thứ tư, [trải] đến âm [thứ mười bốn] au. Cái bệ toạ [của Vị Thần Tính được hiến tế] phải được thể hiện nhờ tưởng tượng với một sự thâm nhập ở mức độ như vậy. Sự toả ra (sṛṣṭi) , từ a đến kṣa, yên ngụ ở âm au với những đặc tính như trên, một khi đã làm thành của mình năng lực của sự toả xuất (visarga), phải được thể hiện nhờ quán tưởng mạnh mẽ như đã nói ở trên. Cái sự toả xuất mà là một sự dừng lại ở nơi yên ngụ của cái tất cả tức vạn vật vũ trụ ở dạng một khối không phân hoá [tức] trong trạng thái vượt [trạng thái] thứ tư, cái sự toả xuất đó chính là sự hiến tế vậy. Và khi đã phóng ra các hình sắc [trải] đến âm au [và] ôm bốn trạng thái bao gồm trạng thái tỉnh, vân vân..., [phóng ra] ngay trong cái trạng thái vượt thứ tư này tức trong cái phần (kalā) của sự toả xuất mà đã làm thành của mình tất cả gì làm ra sự toả ra này, khi ấy [người anh hùng] hãy hiến tế. Cái sự toả xuất mà nằm ở giữa, tiếp xúc với tình trạng cái tồn tại nằm trên cả hai [cực] điểm. Chính vì vậy mà, ở dạng có tự tính là sự toả xuất, [người anh hùng] làm được thành của mình Vị Thần Tính tối cao có tự tính là cái Tuyệt Đối có một không hai (anuttara), làm thành bởi tất cả các nguyên lý và hợp nhất với cái khối khách thể giãn ra thành tất cả các chi [của cái thân vũ trụ], ngụ ở dạng không phân hoá với, không tách rời khỏi Thượng Đế bhairava tối cao. Điều này đã được trình bày. Một khi đã yên ngụ nơi phần gốc của Tâm, nơi có cái phần của khách thể để hiểu biết ở thể thức cái tồn tại (sat) [nhưng] chứa đựng sự phân hoá ba mặt: hiển hiện rõ ràng, vừa hiển hiện vừa không hiển hiện và không hiển hiện, bao gồm trạng thái tỉnh, mơ và ngủ say không mơ, [và] luôn luôn

32

Page 33: Abhinavagupta  parātrīśikālaghuvṛtti

ở trong cái thân của cái phần (kalā) đầu tiên mà chỉ là cái tồn tại (sat) mà thôi, sự thâm nhập của bộ tọa được chỉ cho thấy như là sự yên ngụ từng bước nơi thể thức ở dạng cái Tuyệt Đối có một không hai [trải] đến các nguyên lý śakti và śiva [và] đến cuối trạng thái thứ tư, do việc làm thành của chính mình toàn bộ các nguyên lý không tách rời khỏi tiến trình [nói trên]. Và tiếp theo, cái phần (kalā) thứ mười sáu, mang tính chất của sự toả xuất, tức mang tính chất của bhairava , trong chừng mực [cái đó] vượt trội qua cái tất cả tức vạn vật vũ trụ, trong chừng mực ấy cái tất cả ngụ trong cái đó ở dạng không phân hoá. Do đó cái phần (kalā) mà là thứ mười bảy, là sự hoàn toàn không phân hoá, cái kalā này là cái Tuyệt Đối có một không hai [và là đối tượng] để hiến tế. Như vậy sự yên ngụ trong cái [kalā thứ mười bảy] này được hoàn tất. Đó mới là sự hiến tế trong nghĩa tối cao nhất. Để đạt đến được cái cốt tủy [của sự hiến tế] này cũng có thể nhờ vào các thứ hoa có hương thơm, rất tốt cho sự thâm nhập vào Tâm mà không cần phải cố gắng gì cả, vì chúng nối với [và làm cho biết] tự tính nằm trong Tâm, và cũng có thể nhờ vào tất cả các vật các chất ở bên ngoài ở bên trong để nuôi dưỡng Tâm, tùy khả năng, vì rằng chưa làm thành của chính mình tự tính của năng lực còn trong trạng thái co rút, thì chưa hội tụ đủ điều kiện thuận tiện để hiến tế, nên hãy nhờ vào năng lực ở dạng tự tính tỏa mở ra - và giúp ích cho việc này [có thể] là một niềm vui bên ngoài [nẩy sinh] từ việc làm đẹp tổng thể các thứ cần thiết [cho việc thờ phụng] như bể tắm, dầu thoa, nhang, trầu, rượu, vân vân... [hoặc] năng lực từ các vật các chất bên ngoài - mà thờ phụng đúng đắn. [Đúng đắn là] như thế nào? Với một lòng sùng tín (bhakti) tối cao, [tức] bằng cách làm mất sự quan trọng của những gì mang tính hạn chế như thân xác, sinh khí, thân vi tế, vân vân..., cùng lúc phải thể hiện sự khiêm nhường cung kính bằng cách đắm mình vào cái cốt tủy [của sự hiến tế] này, với một sự tham gia có đặc trưng là dành tính tuyệt đối cho Thức tuyệt đối tối cao (parasaṃvid) cốt ở Vị Thần Tính đối tượng của sự hiến tế mang hình sắc tính chất như đã nói, [và] với một đức tin vượt trội, cho phép sự thâm nhập hai chiều, ý nghĩa là như vậy. Và đó là lòng sùng tín tối cao. Nhờ cái phần của hoa, vân vân..., của các bình, lọ, đồ dùng cúng tế mà chứa đựng cái

33

Page 34: Abhinavagupta  parātrīśikālaghuvṛtti

đẹp, sự dễ chịu, hương thơm ép sự thâm nhập vào Tâm tức vào cái Mình, [và] với điều kiện là cố gắng vững trí trong trạng thái không phân hoá với không tách rời khỏi cái tất cả, thì có thể biết được cái Mình như đã được làm đầy ắp, được thoả mãn hoàn toàn. Lúc niệm [chú] hai mươi bảy lần, cũng như [người anh hùng] biết cái Mình (ātman) là bao gồm Vị Thần Tính tối cao, là tự tính không phân hoá, hiển hiện như được làm hoàn toàn đầy ắp với cái khối tổng thể các thực thể ở bên trong và ở bên ngoài như hoa, vân vân..., thì cũng như thế đó, phải lập đi lập lại sự nhận thức tổng hợp mang tính phản hồi về tự tính, tức về cái Mình. Ở chừng mực như vậy, đó là sự thờ phụng cúng tế, một dạng rung toả sáng. Và sau đó, hãy có một sự nhận thức tổng hợp mang tính phản hồi về Đấng bhairava tức Chủ Thể hưởng thụ sự toả tràn rộng ra của các nguyên lý (tattva) mà tự tính là đối tượng để hưởng thụ, tất cả đều được chứa đựng trong lòng Đấng ấy, [nhận thức như vậy] nhờ một lễ tế lửa [mà thực chất] là một hành động đốt, vì [lễ tế lửa hàm chứa] khả năng đốt cháy và làm tiêu hủy tự tính của các đối tượng để hưởng thụ và tất cả gì còn sót lại ở bên trong dưới dạng tì vết nghiệp (saṃskāra), chính nhờ cái [lễ tế lửa] này, theo kiểu một quá trình lão hoá, suy tàn hay tiêu hoá, [người anh hùng] làm lặng đi sự nghi ngờ, cái căn bệnh lớn mắc phải khi sự phân hoá toả tràn rộng ra, [căn bệnh] mà căn gốc là các tì vết nghiệp, có đặc trưng là cứ trỗi dậy xuất hiện mãi mãi không ngừng, do tính chất của chúng là hạt là mầm, một tình trạng giống y như giấc ngủ sâu không mơ. [32]

Với mục đích đó, khi tóm tắt về sự hiến tế, [thánh kinh] tiết lộ [thế nào là] lễ tế lửa.

evaṃyajanamākhyātamagnikāryepyayaṃvidhiḥ /32/

Lễ hiến tế đã được chỉ dẫn như vậy, cũng lễ nghi nghi lễ này [được áp dụng] trong lễ tế lửa. [33a]

Trong trường hợp này cũng vậy, hạt mè, vân vân..., hai cái thìa lớn nhỏ [dùng vào việc hiến tế], vân vân... được rắc nước đã được niệm [chú] cần ấy lần như với lọn tóc [và] Vị Thần Tính

34

Page 35: Abhinavagupta  parātrīśikālaghuvṛtti

đối tượng của sự hiến tế được đặt vào trong lửa [theo nghi thức đã được miêu tả] từ “bệ tọa được thể hiện nhờ tưởng tượng [làm] bằng hoa đã được niệm [âm] thứ mười bốn’’ cho đến “lồng khớp’’. Sau đó, việc hiến dâng hạt mè, bơ loãng, vân vân... và sự hiến dâng trọn vẹn bằng một thìa đầy được đưa vào lửa theo tiến trình đã được chỉ dẫn “anh hãy hiến dâng cái Mình của mình’’. Đó là lễ nghi nghi thức [được áp dụng] trong lễ tế lửa. Như vậy, [tức khi] được làm bằng sự hợp lại của cả hai [phần] lễ hiến tế (yāga) và lễ tế lửa (homa), việc thờ phụng cúng tế (pūjā) sẽ có được một bản chất đầy đủ hoàn chỉnh.

Và ở chừng mức đó, Bà Nữ Thần tối cao, tức cái Mình của chúng ta [mới] được thờ phụng đúng đắn. Vì rằng, cho đến lúc vết nhơ ở bên trong chưa được tẩy sạch thì trạng thái rõ ràng [mình] được làm bằng Thức tuyệt đối (saṃvid) vẫn chưa được hoàn thiện. Do đó, khi sự thờ phụng cúng tế ở chừng mực như trên đã loại bỏ được sự nẩy sinh vọng niệm ở bên trong, để mà các vật các chất ở bên ngoài [cũng] được rút vào, [thánh kinh] nói như sau:

kṛtapūjāvidhiḥsamyaksmaranbījaṃprasiddhyatiādyantarahitaṃbījaṃvikasattithimadhyagamhṛtpadmāntargatamdhyayetsomāmśaṃnityamabhyasyet /33/

Ai thực hành nghi lễ thờ phụng cúng tế đúng đắn vừa nhớ hạt [chú] sẽ đạt đến sự hoàn thiện quyền năng. [33b]Hãy quán tưởng cái hạt [chú] không đầu không đuôi mà khi toả mở ra thì đi giữa các tuần trăng[và] ngụ trong hoa sen của Tâm, hãy luôn luôn rèn luyện khắc sâu sự phân chia của mặt trăng. [34]

“Đúng đắn (samyak) ”, tức theo kiểu cách đã được trình bày, mà thực hành nghi lễ thờ phụng cúng tế, và “đúng đắn’’ cũng có nghĩa “theo lời dạy đã được và sẽ được truyền”, vừa giữ nhớ cái hạt [chú], tức vừa có một sự nhận thức tổng hợp mang tính phản hồi đúng đắn, [người anh hùng] sẽ đạt đến sự hoàn thiện quyền năng tức được tham gia hưởng thụ toàn bộ

35

Page 36: Abhinavagupta  parātrīśikālaghuvṛtti

các quyền năng siêu tự nhiên với thân xác này đúng theo lời nói của chính Vị Thần Tính tối cao bhairava. Cái sự nhận thức tổng hợp mang tính phản hồi này về Tâm hiển hiện ra như luôn luôn mới toanh vì hoàn toàn không bị ràng buộc bởi sự hiển hiện ra của những [thời điểm] trước đó và trước đó hơn nữa, vì rằng sự dính líu với sự phân hoá của thời gian đã bị vất bỏ [và] vì rằng đối tượng được đưa ra hiển hiện, chói sáng như luôn luôn nằm ở bên trong, giống y như trong sự nhớ lại, do đó [sự nhận thức tổng hợp mang tính phản hồi này] được chỉ định bằng động từ nhớ và thêm phần tận cùng của biến cách ở nguyên thể để làm bằng chứng cho việc hiện tại không phân hoá với tách rời khỏi quá khứ. Trong trường hợp như trên, sự nhận thức tổng hợp mang tính phản hồi này phải được làm như của mình cho đến mức đạt đến được cái không chứa đựng sự phân hoá, có tự tính hiện ra thình lình, không lệ thuộc thời gian. Cái được chỉ định bằng “đúng đắn nhớ’’ là sự đúng đắn, tuy đã được trình bày trước đây [ở đoạn] “bắt đầu từ kālāgni ”, bây giờ được xem xét một cách rõ ràng dứt điểm [ở đoạn] “không đầu không đuôi’’. Cái hạt [chú], dưới dạng cái mà chỉ định, là Tâm, cái mà được nó chỉ định là [somāṃśam có thể hiểu là] sự phân chia của soma [thành sa + umā ] tức cặp bao gồm Vị Chúa bhairava và Năng Lực của Ngài, [và] là một khối ánh sáng từ sự giao hợp [của cặp này]. [Thánh kinh này] dạy rằng: hãy rèn luyện khắc sâu theo phương pháp không phân biệt giữa cái chỉ định và cái được chỉ định. Nhưng nếu đọc [somāṃśam là] “sự phân chia của mặt trăng (soma) ” thì [nghĩa của cụm từ] là cái thực tế tối cao tức ánh sáng và diễm phúc cốt ở mặt trăng hoàn toàn đầy ắp sự hiểu biết. Vì thế, chính xác là cái Tâm to lớn, làm bằng cái tam giác [bộ ba năng lực], cái Tuyệt Đối có một không hai cao hơn cái cao nhất (anuttara), được thâm nhập bởi sự phân chia làm ba phần đặc trưng sa - au - aḥ, mỗi phần một cao hơn vượt trội hơn, [cái sự phân chia mà là] căn gốc có khả năng sản sinh ra, mà không bao giờ gặp một trở ngại nào, hàng trăm lần toả mở ra đóng khép lại của cái tất cả tức vạn vật vũ trụ được làm hiển hiện ra bởi cái năng lực co rút lại toả rộng ra có hành động cốt yếu là phát sáng và nuốt chửng. Như vậy, cái [Thực Tế tối cao, Tâm, mặt trăng] này có ba phần. Và nếu ghép “mặt trăng (soma) và các phần’’, thì

36

Page 37: Abhinavagupta  parātrīśikālaghuvṛtti

[somāṃśam] là một kép liên hiệp. Vì chính bộ tứ này yên ngụ ở Tâm là dạng Thức tuyệt đối (saṃvid), cái Mình (sva) hướng về mọi thứ, nên bằng cách làm thành của chính mình trí năng, sinh khí, cho đến bình diện của thân xác, [và làm như vậy] cho đến khi sự thâm nhập hai chiều được hoàn tất, [người anh hùng] có thể ném vất đi gia đình tức tổng thể bao gồm trí năng, sinh khí, thân xác, cơ quan cảm giác, vân vân... có cốt tủy duy nhất là cái không lay chuyển được, không chứa đựng gì vô tri vô giác, cái nơi mà ở đó chế ngự sự nhận thức tổng hợp mang tính phản hồi về dạng của cái đó. Và trong trường hợp này, do sức mạnh của sự toả rộng ra làm tỏ hiện dạng của cái đó, có thể làm chấm dứt māyā tức cái tính gia đình (kula) của ánh sáng [của thức tuyệt đối]. Như vậy là đã được chỉ cho thấy sự thâm nhập hai chiều vào sự toả xuất có bốn mặt. Trong trường hợp này, trước tiên [thánh kinh] thật ra nói về tự tính của Tâm đầy ắp, ở chừng mực là cái hạt của cái tất cả tức vạn vật vũ trụ, không đầu không đuôi, không sinh không diệt. Do đó, vì có tự tính là hạt nên [Tâm] toả mở ra như là bản chất của cái tất cả [và] cứ liên tục toả mở ra, nằm ở trung tâm của các tuần trăng có tính chất là thời gian [và ở trung tâm] của cái tất cả, dưới dạng chung chia xẻ bởi mọi ai khác thì là sự nhận thức tổng hợp mang tính phản hồi không phân hoá, [còn] nằm ở trong tâm của riêng mình thì có đặc trưng là Thức tuyệt đối và có dạng hoa sen do dính liền với trò chơi co rút lại toả mở ra. Đã thâm nhập vào cái Thức tuyệt đối này, hãy quán tưởng liên tục không ngừng vừa làm toả mở [Tâm] ra bằng cách tháo gỡ kiệt lực [những gì làm Tâm] co rút lại. Và như vậy đạt đến được sự hoàn thiện quyền năng nhờ trạng thái bhairava đầy ắp. Liên quan đến sự dấy lên xuất hiện [của các âm] và cách đọc, đầu và đuôi [có thể hiểu] là nguyên âm và phụ âm. Cái hạt [chú] mà không có cái [đầu và đuôi] đó, tức visarga ḥ, từ đó mà mười lăm tuần trăng khác toả mở ra, và cái [hạt] đó đi ở trung tâm của tất cả các tuần trăng. Hãy quán tưởng về nó trong hoa sen của Tâm như đã nói trước đây. Liên quan đến cái hạt [chú], không đầu không đuôi [có thể hiểu] là không phụ âm không visarga ḥ [tức] chỉ còn là dạng thể thức cái chỉa ba [bộ ba năng lực], vừa toả mở ra vẫn đi ở trung tâm ở trong các tuần trăng [ở đây hiểu] là các động lực làm hạn chế làm phân hoá (kalā) [ở dạng] hơi

37

Page 38: Abhinavagupta  parātrīśikālaghuvṛtti

thở ra và hơi thở vào, cái [hạt] đó thực hiện sự thâm nhập hai chiều vào [năng lực] dưới dạng sinh khí, [vậy] vừa thâm nhập hai chiều vào thân xác bằng cái [sinh khí] đó, hãy quán tưởng trong Tâm với dạng hạt [chú]. Các âm nằm trong nhóm [của âm] a tức a, vân vân... là các nguyên âm, “âm cuối (anta) ’’ chỉ cái mà “trong đó bằng sự kết hợp với thời gian’’, ở đây là visarga ḥ, vậy bằng cách [hiểu] đó, hãy quán tưởng trong Tâm, trong thân xác về cái hạt [chú] không nguyên âm không visarga tức dưới dạng không nguyên âm (anacka) tức ở dạng thể thức cái tồn tại (sat) và như vậy đi ở trung tâm ở trong các động lực làm hạn chế làm phân hoá (kalā) toả mở ra dưới dạng hơi thở ra và hơi thở vào. [34] Ở đây [trong phạm vi thánh kinh này] quả [hưởng được] là như sau:

yānyānkāmayatekāmstāṃstānchīghramavāpnuyātasmātpratyakṣatāmetisarvajñatvaṃnasaṃśayaḥ /34/evaṃmantraphalāvāptirityetadrudrayāmalametadabhyāsataḥsiddhiḥsarvajñatvamavāpyate /35/

Bất cứ dục vọng nào được đeo đuổi đều được đạt đến nhanh chóng. Từ cái [hạt] đó, sự trực nghiệm đến, sự toàn tri [đến], không nghi ngờ gì. [35]Như vậy đạt được quả của mantra, vì vậy cái đó là cặp rudra, ai rèn luyện khắc sâu cái đó đạt đến sự hoàn thiện quyền năng, sự toàn tri. [36]

Và các sự hoàn thiện quyền năng đã được nói đến rồi, ở đó đây “bắt đầu từ kālāgni ” [21], “nhanh chóng’’, “ai nhớ trong bốn mươi tám phút’’ [12], “từ cái đó, sự trực nghiệm đến, sự toàn tri [đến]’’ [35] và cũng có nói đến sự hoàn thiện quyền năng [đạt được] chỉ sau ba canh. Nhưng nếu suốt bốn canh, không ngắt quãng, mà có sự thâm nhập hai chiều vào chính cái tất cả này làm bằng ánh sáng [của Thức tuyệt đối], [cũng như] đêm qua đi thì ngày [đến], khi [mọi] sự co rút bị diệt đi thì ngay với cái thân xác này, [người anh hùng] sẽ trở thành toàn

38

Page 39: Abhinavagupta  parātrīśikālaghuvṛtti

tri như bhairava vậy. Cái [từ] “như vậy’’ tóm tắt tất cả các quả của [hạt] chú [bīja](mantra) tức tất cả các sự hoàn thiện quyền năng tối cao và không tối cao đạt được chính “từ cái đó’’ tức từ cái hạt của cái Tuyệt Đối có một không hai (anuttara), do đó mà chính cái [hạt] này là rudrayāmala, vì do sự giao hợp vĩnh hằng của cặp śiva và śakti trong cái đó, cái đó có khả năng mang lại các quả của rudrayāmala[tantra] chứa đựng mười hai triệu rưỡi [câu kinh]. Do đó, nói tóm lại, thật sự, ai mà rèn luyện khắc sâu sẽ nhận được quả là sự hưởng thụ trạng thái bhairava mà đặc trưng là sự toàn tri toàn năng, vì vậy [thánh kinh] mới nói “ai mà rèn luyện khắc sâu’’. Nhưng ngay cả nếu không rèn luyện khắc sâu thì vẫn đạt đến được sự hoàn thiện quyền năng tối cao tức sự giải thoát ngay khi còn sống. śiva là thế đó. [36]

Cái mà bị cắt, bị phân tản rải rác, bị giấu kỹ bởi ngôn ngữ của các tantra,ở đây được làm sáng tỏ bởi Abhinavagupta, đó là cái Tuyệt Đối có một không hai (anuttara). [1]Hãy trung thành với sự hiểu biết đúng đắn này, đừng bao giờ tham gia chia xẻ sự sai lầm,hỡi những người đệ tử chân chính, ngay bây giờ hãy đạt đến trạng thái bhairava. [2]Mong các người biết được sự hưởng thụ và sự đạt đến, sự yên nghỉ và sự cố gắng, niềm hạnh phúc từ sự hợp nhất, niềm diễm phúc hoàn toàn đầy ắp của cái Tuyệt Đối có một không hai, hỡi [những đệ tử] với kinh nghiệm dầy đặc về sự thâm nhập hai chiều nuốt chửng cả ba thế giới. [3]Cái mà nơi đó là sự đầy ắp ở dưới dạng cái tồn tại (sat) [và] dưới dạng [năng lực] ý muốn, hiểu biết và hành động,[và] từ đó được toả xuất ra, tôi xin cúi mình kính chào cái Thức tuyệt đối đó, cái Tuyệt Đối có một không hai. [4]Năng Lực (śakti) với hình sắc luôn luôn mới toanh [và] Vị Thần, Vị Chúa lớn bị giấu kín bởi cái [Năng Lực] đó,

39

Page 40: Abhinavagupta  parātrīśikālaghuvṛtti

cái dạng cặp gồm hai [Vị này] luôn luôn mới toanh và bị giấu kín, là śiva , tôi xin cúi mình kính chào. [5]

Bản bình giảng ngắn này về Bà Tối Cao Trong Bộ Ba Nữ Hoàng parātrīśikā, tức Sự Xem Xét Về Nguyên Lý Tuyệt Đối Có Một Không Hai anuttara đến đây là hết. Tác phẩm của Abhinavagupta đáng kính, người đã đạt được các sự hoàn thiện quyền năng nhờ đặt tâm trí dưới đôi chân sen của Vị Thần Ba Mắt. śiva là thế đó.

40