bai mo dau

Post on 20-Jun-2015

1.795 Views

Category:

Documents

1 Downloads

Preview:

Click to see full reader

TRANSCRIPT

Bài mở đầu GIẢI PHẨU- SINH LÝ

VẬT NUÔI

(An Introduction to anatomy and physiology of domestic animal)Dr Võ Văn Toàn- Quynhon University

vovantoan@qnu.edu.vn 2

I/ ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA GIẢI PHẨU SINH LÝ HỌC VẬT NUÔI1/ Đối tượng

• Giải phẩu là môn khoa học nghiên cứu cấu tạo của các cơ thể sống

• Sinh lý học là khoa học nghiên cứu các hiện tượng của thiên nhiên (Physiology = phusis là thiên nhiên và logos: học hỏi, tìm hiểu).

• Từ "sinh lý học"xuất hiện từ thế kỷ XVI nhưng đến thế kỷ XIX mới được Claude Bernard đưa sử dụng rộng rải.

vovantoan@qnu.edu.vn 3

2/ Nhiệm vụ của bộ môn giải phẩu, sinh lý vật nuôi

Nghiên cứu cấu tạo và các quá trình hoạt động sống trên cơ thể vật nuôi, liên hệ sự hoạt động của các phần cơ thể với nhau, giữa cơ thể với môi trường sống (trên những con vật bình thường- sinh lý thường).

vovantoan@qnu.edu.vn 4

II/ CÁC NGÀNH CỦA SINH LÝ HỌC

Với nội dung nghiên cứu ngày càng mở rộng sinh lý học được chia làm nhiều ngành khác nhau:

- Sinh lý đại cương: Nghiên cứu các hiện tượng căn bản của sự sống trên tế bào - sinh lý tế bào. Nghiên cứu các hoạt động cung cấp trên nhiều động vật khác nhau của một hệ cơ quan, sinh lý so sánh.

- Sinh lý thực vật: Nghiên cứu khảo sát các hiện tượng sống của cây cỏ thực vật.

vovantoan@qnu.edu.vn 5

- Sinh lý động vật: Nghiên cứu các hoạt động sống của động vật.

- Sinh lý người: Nghiên cứu các hoạt động sống của con người.

- Sinh lý gia súc: Nghiên cứu các hoạt động sống của những động vật đã được con người chọn lọc, cải tạo qua một thời gian dài. Vì vậy ngoài những quy luật chung và những hoạt động sinh lý động vật, gia súc còn nhiều đặc điểm sinh lý khác nhau (động vật ăn cỏ, thịt, tạp...).

vovantoan@qnu.edu.vn 6

Cơ thể gia súc chịu ảnh hưởng của những điều kiện sống do con người tạo ra: nuôi dưỡng, quản lý và do sự chọn lọc, cải tạo giống lâu ngày nên đã căn bản mất đi tính hoang dại và cũng thay đổi về chức năng sinh lý, sức sản xuất: bò sữa, lợn thịt, thỏ, cừu nhiều lông, gà lấy thịt, gà đẻ trứng...

vovantoan@qnu.edu.vn 7

Muốn khống chế quá trình sinh lý của cơ thể gia súc và hướng nó theo yêu cầu của người, ta phải nghiên cứu chức năng các cơ quan, đặc điểm hoạt động của chúng và quá trình phát triển của gia súc ở từng giai đoạn khác nhau nên ta cần nắm nhu cầu của từng giai đoạn để bổ sung đúng lúc, đúng cách có lợi nhất.

vovantoan@qnu.edu.vn 8

III/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

• Sinh lý học không có những phương pháp riêng biệt mà phải nhờ vào các phương pháp của khoa học khác: vật lý, hóa học, những kỹ thuật và giải phẫu...

• Trong sinh lý tế bào, có thể dùng các kỹ thuật và phân tích để theo dõi các cấu trúc siêu vi, cơ chế hoạt động. Có thể ghép thêm, cắt bỏ để xác định vai trò sinh lý của tuyến, cơ quan...

vovantoan@qnu.edu.vn 9

Tuy nhiên trong lĩnh vực nghiên cứu có nhiều hiện tượng khó nhận thức bằng mắt thường: nhiệt độ, phản ứng phân tiết, đo lường sự trao đổi khí, định phân các kích thích tố... nên các nhà sinh lý học phải vận dụng nhiều phương pháp khác nhau. Yêu cầu cải thiện kỹ thuật là mục đích thiết yếu của ngành sinh lý.

Thí dụ: về mô học có kính lúp, kính hiển vi quang học, kính hiển vi điện tử, ... để quan sát nhận được sự thay đổi cơ cấu tổ chức, chức năng tế bào.

Ðể theo dõi quá trình hoạt động và biến đổi các chất trong cơ thể, có thể sử dụng phương pháp đồng vị phóng xạ.

vovantoan@qnu.edu.vn 10

1. Các bước nghiên cứu:

• Bước 1 : Quan sát và mô tả hiện tượng.

• Bước 2 : Ðặt giả thuyết nhằm phỏng đoán bản chất và cơ chế của hiện tượng.

• Bước 3 : Tiến hành thực nghiệm để kiểm tra giả thuyết đã đặt ra.

• Bước 4 : Nêu kết luận và xác định qui luật .

III/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (tt)

vovantoan@qnu.edu.vn 11

Bước 1: Quan sát mô tả hiện tượng

vovantoan@qnu.edu.vn 12

Bước 2: Ðặt giả thuyết nhằm phỏng đoán bản chất và cơ

chế của hiện tượng.

vovantoan@qnu.edu.vn 13

Bước 3: Tiến hành thực nghiệm để kiểm tra giả thuyết đã đặt ra.

vovantoan@qnu.edu.vn 14

Bước 4: Nêu kết luận và xác định qui luật

vovantoan@qnu.edu.vn 15

Ví dụ : Pavlov nghiên cứu khả năng tiết dịch vị của chó :

- Bước1 : Khi chó ăn tiết dịch vị, vậy dich vị tiết ra từ đâu?

- Bước2: Giả thuyết : Thức ăn chạm lưỡi, dây TK lưỡi báo lên não - Não truyền lệnh xuống dạ dày, chó tiết dịch vị.

Sau đó thực hiện các bước 3 và 4. Trong 4 bước nghiên cứu, quan sát hoạt động sống có tính quyết định.

vovantoan@qnu.edu.vn 16

2. Các phương pháp thí nghiệm:

- Thí nghiệm cấp diễn: Ví dụ mổ thỏ sống xem nhu động ruột, mổ ếch xem cử động tim

- Thí nghiệm trường diễn: Bữa ăn giả của chó.

vovantoan@qnu.edu.vn 17

3. Ðối tượng nghiên cứu : 3.1 Nguyên tắc chọn đối tượng : - Nguyên tắc điển hình: Chọn những loài phù hợp

nhất. Ðối tượng chọn thí nghiệm là những động vật quen thuộc như: Ếch, chuột lang, chuột bạch, thỏ, chó, khỉ, mực ống…

- Nguyên tắc an toàn: Thí nghiệm tiến hành trên động vật để làm sáng tỏ những vấn đề sinh lý trên người. Ví dụ: Chuyến bay của chó Laika trên tàu Spoutnik-2 ngày 3/11/1957.

• 3.2 Mức độ nghiên cứu: • Sinh lý phân tử --- Sinh lý tế bào --- Sinh lý cơ

quan --- Sinh lý cơ thể .

vovantoan@qnu.edu.vn 18

Chó Laika

vovantoan@qnu.edu.vn 19

VI/ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN SINH LÝ HỌC

Sinh lý học xuất hiện từ thời xa xưa do nhu cầu của y học, bởi vì để phòng bệnh và chữa bệnh cần phải hiểu biết về cấu tạo và chức năng của cơ thể con người.

Tuy nhiên, những hiểu biết về cấu tạo và chức năng của cơ thể con người thời bấy giờ chỉ dựa trên những quan sát bên ngoài và dự đoán, cho nên còn rất nông cạn và chưa chính xác hay là sai lầm. Điều đó có thể thấy rõ trong các tác phẩm của các nhà khoa học La Mã và Hy Lạp.

vovantoan@qnu.edu.vn 20

Aristot (thế kỷ IV trước công nguyên) đã khẳng định rằng máu được tạo ra ở gan và từ đó đổ vào tim - nơi sinh ra cảm giác. Ở đây máu được làm nóng lên và theo các tĩnh mạch chạy đến nuôi dưỡng các cơ quan. Do khi mổ xác chết thấy các động mạch trống rỗng, nên xem chúng là các ống chứa không khí (động mạch theo tiếng Hy lạp là aeros có nghĩa là không khí và tireo có nghĩa là chứa, và từ arteria vẫn được giữ đến ngày nay).

vovantoan@qnu.edu.vn 21

Aristot (384-322 BC)

vovantoan@qnu.edu.vn 22

Một số danh y khác như Hippocrate và Galien cũng đã để lại những tác phẩm về cấu tạo và hoạt động của các cơ quan trong cơ thể người và động vật.

Hippocrate đưa ra thuyết hoạt khí để giải thích một số hiện tượng như không khí từ bên ngoài vào phổi, rồi từ phổi vào máu và lưu thông trong máu.

Galien (thế kỷ II trước công nguyên) qua các quan sát trên động vật cho thấy máu không chỉ chảy theo các tĩnh mạch, mà còn chảy theo các động mạch, mặc dù nghĩ lầm rằng các dòng máu này được trộn lẫn trong tim. Galien đã có nhận thức đúng rằng não là cơ quan cảm giác chung của cơ thể.

vovantoan@qnu.edu.vn 23

Hippocrates (460-377BC) Galien (200-129BC)

vovantoan@qnu.edu.vn 24

Danh y Erasistrate (thế kỷ III trước công nguyên) cũng đã có nhận thức đúng về vai trò của các dây thần kinh trong điều khiển chức năng vận động và trong sự xuất hiện cảm giác.

Érasistrate (320-250 BC)

vovantoan@qnu.edu.vn 25Thời trung cổ (TK1-TK14 AC)

Trong suốt thời kỳ trung cổ đen tối dưới chế độ phong kiến và thống trị của nhà thờ, khoa học tự nhiên cũng như sinh lý học hoàn toàn không phát triển.

vovantoan@qnu.edu.vn 26

Chỉ đến thời kỳ phục hưng (thế kỷ XV - XVI sau công nguyên), cùng với sự phát triển kinh tế và sự đấu tranh của giai cấp tư sản để chuyển lên chế độ tư bản chủ nghĩa, các khoa học tự nhiên trong đó có khoa học về hoạt động sống của con người và các động vật mới có cơ hội để phát triển.

Vào thời kỳ này, Newton đã xác lập được những nguyên lý cơ bản về cơ học, Kopernik và Galilée đã có những hiểu biết về thiên văn học một cách khoa học, đã tuyên bố rằng quả đất xoay quanh mặt trời.

vovantoan@qnu.edu.vn 27

Isaac Newton (1642-1727)

Nicolaus Copernicus (1473-1543)

Galileo Galilei(1564-1642

vovantoan@qnu.edu.vn 28

Lĩnh vực y học lúc này cũng đạt được những thành tựu quan trọng.

- A.Vezali (1514- 1564) đưa ra tác phẩm về cấu tạo cơ thể người.

- M.Servet (1511-1553) phát hiện vòng tuần hoàn nhỏ và sự thay đổi máu trong phổi.

- A. Fabrici (1537-1619) đã phát hiện các van trong tĩnh mạch.

- Harvey (1578-1657) đã phát hiện vòng tuần hoàn lớn trong các thí nghiệm cấp diễn trên động vật và bằng cách quan sát trên người. Công trình nghiên cứu của Harvey được xem là cơ sở của sinh lý học thực nghiệm hiện đại.

vovantoan@qnu.edu.vn 29

William Harvey

vovantoan@qnu.edu.vn 30

Những sự kiện khoa học quan trọng tiếp theo là phát mimh:

- Khái niệm phản xạ của R. Descartes (1596-1650)

- Nêu ra các nguyên lý bảo tồn năng lượng của Lomonosov (1711-1765) và của Lavoisier (1713-1794).

- Phát hiện dòng điện sinh học của L. Galvani (1737-1798) và các công trình nghiên cứu về điện sinh học của Dubois Raymond (1818- 1896)

- Chứng minh có các dây thần kinh cảm giác và các dây thần kinh vận động tồn tại riêng rẽ của Bell (1774-1842) và của Majendi (1783-1855).

vovantoan@qnu.edu.vn 31

• René Descartes (1596-1650)

vovantoan@qnu.edu.vn 32

vovantoan@qnu.edu.vn 33

Phát hiện ra dòng điện sinh học (Discovery of Bioelectricity)

" The idea grew that in the animal itself there was an indwelling electricity. We were strengthened in such an assumption of a very fine nervous fluid that during the phenomenon flowed into the muscle from the nerve, similar to electric current …  “

Luigi Galvani, 1791

vovantoan@qnu.edu.vn 34

Dubois Raymond (1818- 1896)

vovantoan@qnu.edu.vn 35

Học trò của Majendi là Claude Bernard (1813-1873) đã có nhiều phát hiện quan trọng về sinh lý học: cho thấy ý nghĩa của nước bọt và dịch tuỵ trong quá trình tiêu hoá, phát hiện sự tổng hợp glucid trong gan và vai trò của gan trong việc duy trì mức đường trong máu, vai trò của hệ thần kinh trong chuyển hoá glucid và trong điều hoà các mạch máu, phát hiện chức năng của các dây thần kinh, nghiên cứu huyết áp, các khí trong máu, dòng điện của dây thần kinh, của cơ và nhiều vấn đề khác.

vovantoan@qnu.edu.vn 36

I. Muller (1801-1858) cũng có những cống hiến to lớn cho sự phát triển sinh lý học, có nhiều công trình nghiên cứu về giải phẫu, về mô học, phôi học, về sinh lý các cơ quan cảm giác, sinh lý bộ máy phát âm và các phản xạ.

Học trò của Muller là Helmholtz (1821-1894) đã phát hiện những quy luật quan trọng trong lĩnh vực lý học, trong sinh lý thị giác, thính giác, hệ thần kinh và cơ.

vovantoan@qnu.edu.vn 37

Đóng góp quan trọng cho sinh lý học trong thời kỳ này là phát minh của Sechenov I. M. (1829-1905), người đã phát hiện sự ức chế trong các trung khu thần kinh và đưa ra ý tưởng về học thuyết phản xạ.

Học thuyết phản xạ của Sechenov được phát triển trong các công trình nghiên cứu của I. P. Pavlov (1849-1936) cũng như các học trò khác của ông như N. E. Vedenski (1852-1922), A. F. Samoilov (1867-1930).

vovantoan@qnu.edu.vn 38

Sechenov I. M. (1829-1905),

I.P. Pavlov (1849-1936)

vovantoan@qnu.edu.vn 39

Vedenski đã đưa ra học thuyết về sự thống nhất giữa hưng phấn và ức chế, đã có nhiều công trình nghiên cứu về điện sinh lý, về chức năng của các dây thần kinh và cơ.

Học trò của Vedenski là A. A. Ukhtomski (1875-1942) đã đề xuất nguyên tắc hoạt động của các trung khu thần kinh - học thuyết ưu thế.

Người có nhiều đóng góp cho sự phát triển sinh lý học thần kinh trong thời kỳ này là C.S. Sherrington (1859-1947), người đã phát hiện những tính chất cơ bản của các quá trình thần kinh trong hoạt động phản xạ.

vovantoan@qnu.edu.vn 40

Trong sự phát triển sinh lý học hiện đại có rất nhiều nhà khoa học, nghiên cứu theo nhiều hướng khác nhau của sinh lý học:

+ Nghiên cứu về cân bằng nội môi (Cannon)

+ Nghiên cứu về bản chất của các quá trình thần kinh (A. Hodgkin và A. Huxley)

+ Nghiên cứu các các quy luật hoạt động của hệ thần kinh (R. Magnus, D. Ecclles)

+ Nghiên cứu và các cơ quan cảm giác (R. Granit)

vovantoan@qnu.edu.vn 41

Hodgkin, Huxley và mực ống (squid)

Don't believe people that tell you that this is a small squid

Hodgkin Huxley

vovantoan@qnu.edu.vn 42

+ Nghiên cứu các chất tham gia dẫn truyền hưng phấn (Deel M., Bakk)

+ Nghiên cứu chức năng thể lưới thân não (G. Magoun, G. Moruzzi)

+ Nghiên cứu chức năng của não (Konorski, Sperry) và hệ limbic (Mac Lean, Nauta)

+ Nghiên cứu về hệ thống chức năng (P. K. Anokhin), về hệ tim-mạch (E. Starling), về hệ tiêu hoá - hấp thu (V.M. Baliss, A. M. Ugolev), về chức năng của thận (A. Keshni, A. Richards), về cơ chế tác dụng của hormon (Sutherland)...

vovantoan@qnu.edu.vn 43

Pyotr Kuzmich Anokhin (1898 – 1974)

vovantoan@qnu.edu.vn 44

Nhìn chung sự phát triển của sinh lý học luôn gắn với sự phát triển của các ngành khoa học tự nhiên như toán học, lý học, hoá học, điều khiển học v.v...

Dựa trên sự tiến bộ về lý thuyết và các phương pháp nghiên cứu của các ngành khoa học khác, sinh lý học không chỉ nghiên cứu chức năng ở mức cơ thể, hệ thống cơ quan, cơ quan, mà ngày càng đi sâu nghiên cứu ở mức tế bào, dưới tế bào và mức phân tử.

Những phát minh mới về các quy luật hoạt động sống chắc chắn sẽ đóng góp ngày càng nhiều hơn cho nhiều ngành khoa học trong đó có y học và cho lợi ích của con người.

vovantoan@qnu.edu.vn 45

1. Nguyên tắc thống nhất cơ thể

Cơ thể là một khối thống nhất hoàn chỉnh, là một tổ chức rất chặt chẽ, các bộ phận phối hợp nhau một cách tinh vi và hoạt động một cách thống nhất. Sự hoạt động của bất cứ bộ phận nào của cơ thể trong bất cứ thời gian nào đều có liên lạc mật thiết với toàn bộ cơ thể bất kỳ một hoạt động cục bộ nào không thể thoát ly ra toàn bộ cơ thể. Nếu tách rời một hoạt động sinh lý nào của cơ thể cũng đều đưa đến kết quả thiếu sót.

V/ NHỮNG NGUYÊN TẮC CĂN BẢN CỦA HỌC THUYẾT SINH LÝ

vovantoan@qnu.edu.vn 46

vovantoan@qnu.edu.vn 47

Các mức độ tổ chức cơ thể

Figure 1.2.1

vovantoan@qnu.edu.vn 48

2. Nguyên tắc thống nhất giữa cơ thể với môi trường bên ngoài:

Bất cứ một cơ thể sinh vật nào cũng đều không thể sống tách rời điều kiện chung quanh. Trong quá trình sống, cơ thể sinh vật không ngừng tác động qua lại một cách phức tạp với môi trường ngoài. Trong quá trình tiến hóa của sinh vật, mỗi một đặc tính sinh lý của cá thể đều được hình thành trong một thời gian lâu dài trong những điều kiện nhất định. Nếu điều kiện của môi trường thay đổi thì hoạt động sinh lý phải thích ứng một cách có hiệu quả.

vovantoan@qnu.edu.vn 49

3. Nguyên tắc thần kinh:

Sự liên hệ mật thiết giữa các bộ phận trong cơ thể cũng như tác động qua lại giữa cơ thể và môi trường sống được thực hiện thông qua hoạt động của hệ thần kinh. Phương thức cơ bản của hoạt động thần kinh là phản xạ.

Trong một cơ thể hoàn chỉnh, ta còn có cơ chế điều tiết kết hợp giữa thần kinh và thể dịch.

vovantoan@qnu.edu.vn 50

1. Lên lớp nghe giảng bài

VI/ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BỘ MÔN

vovantoan@qnu.edu.vn 51

2. Đọc tài liệu ở nhà và internrt

VI/ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BỘ MÔN (tt)

vovantoan@qnu.edu.vn 52

3. Thực hành ở phòng thí nghiệm

VI/ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BỘ MÔN (tt)

vovantoan@qnu.edu.vn 53

4. Thảo luận nhóm và làm báo cáo

VI/ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BỘ MÔN (tt)

vovantoan@qnu.edu.vn 54

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH • Phần mở đầu• Chương 1: Hệ tiêu hóa • Chương 2: Máu và bạch huyết• Chương 3: Hệ tuần hoàn• Chương 4: Hệ hô hấp• Chương 5: Trao đổi chất và năng lượng• Chương 6: Hệ bài tiết• Chương 7: Sinh sản và tiết sữa• Chương 8: Hệ nội tiết• Chương 9: Cơ- thần kinh• Chương 10: Hệ thần kinh trung ương• Chương 11: Hệ thần kinh cấp cao• Chương 12: Cơ quan phân tích và vận động

vovantoan@qnu.edu.vn 55

Thank you and …

vovantoan@qnu.edu.vn 56

Thomas Bartholin (1616-1680)

vovantoan@qnu.edu.vn 57

vovantoan@qnu.edu.vn 58

Ian Pavlov (1849-1936)

vovantoan@qnu.edu.vn 59

Sam, 1959Laika, 1957

vovantoan@qnu.edu.vn 60

Sodium excretion in dogs

Billede af opstilling

vovantoan@qnu.edu.vn 61

Malignant Tumor Development

vovantoan@qnu.edu.vn 62Figure 1.1

vovantoan@qnu.edu.vn 63

Smooth Muscle Cell

NO Produced

Viagra inhibits cGMP breakdown

top related