ca dao hÀi hƯỚc

Post on 28-Dec-2021

6 Views

Category:

Documents

0 Downloads

Preview:

Click to see full reader

TRANSCRIPT

CA DAO HÀI HƯỚC

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Vị trí, ý nghĩa:Ca dao hài hước chiếm một số lượng lớn trong kho tàng ca dao Việt Nam, thể hiện tâm hồn yêu đời, lạc quan của người bình dân xưa 2. Phân loại:- Ca dao tự trào: là những bài ca dao vang lên tiếng tự cười bản thân mình, cười hoàn cảnh của mình…- Ca dao châm biếm: dùng lời lẽ sắc sảo thâm thúy để phê phán, chê bai, chế diễu những thói tật xấu, những kiểu người xấu trong xã hội.3. Văn bản- Ca dao tự trào (bài 1)- Ca dao châm biếm (bài 2,3,4)

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Bài 1 – Tiếng cười tự trào

- Bài ca dao đề cập đến phong tục cưới hỏi của người Việt Nam.

- Bài ca dao được kết cấu theo hình thức đối đáp.

=> Kiểu kết cấu này giúp cho nhân vật trữ tình bộc lộ tình cảm một cách tự nhiên, hài hước, dí dỏm.

a. Hình thức kết cấu

b. Lời dẫn cưới- Ý định dẫn cưới:+ Dẫn voi: + Dẫn trâu.+ Dẫn bò.=> Lễ vật trong dự định sang trọng, linh đình, hoành tráng, có giá trị, thể hiện rõ thái độ trân trọng của chàng trai đối với cô gái.

- Lí do không thể thực hiện ý định:+ Dẫn voi: quốc cấm.+ Dẫn trâu: sợ họ máu hàn.+ Dẫn bò: sợ họ nhà nàng co gân.→ Cách lập luận của anh dù suy diễn hài hước nhưng có lí, rất thuyết phục… chứng tỏ anh là người đứng đắn, cẩn trọng, chỉn chu, biết lo xa, biết nghĩ đến người khác, biết cách ứng xử.

- Quyết định dẫn cưới:"Miễn là có thú bốn chân

Dẫn con chuột béo mời dân, mời làng”+ Miễn: cứ có là được+ Thú bốn chân (đảm bảo tiêu chuẩn số lượng) + Chuột béo (đảm bảochất lượng)► Chàng chọn được vật dẫn cưới độc đáo đến phi lý nhưng phù hợp hoàn cảnh.

- Nghệ thuật:+ Khoa trương, phóng đại.+ Lối nói giảm dần (voi → chuột)+ Đối lập: chuột béo (số ít) >< mời dân làng (số nhiều)

Nghệ thuật khoa trương, phóng đại và cách lập luận tài tình, thông minh, hóm hỉnh, cách nói đối lập giữa ý định và việc làm thực tế, cách nói giảm dần đã tạo cho bài ca dao tiếng cười hài hước, dí dỏm, từ đó, thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời của người lao động trước cảnh nghèo.

b. Lời thách cưới

- Thái độ: Không ngạc nhiên trước món quà dẫn cưới, cô gái tỏ ra rất hài lòngChàng dẫn thế em lấy làm sangNỡ nào em lại phá ngang như là… + Thản nhiên khen ngợi lễ vật:con chuột béo + Hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh chàng trai + Làm tăng thêm tính hài hước

- Lễ vật: “một nhà khoai lang”

+ Củ to: mời làng.+ Củ nhỏ: họ hàng ăn.+ Củ mẻ: con trẻ ăn.+ Cù hà, củ rím: con lợn, con gà nó ăn.

=> Cách nói giảm dần, thể hiện rõ sự ân cần, chu đáo của cô gái, đồng thời, bộc lộ tiếng cười vui tươi, hóm hỉnh của cô trước cảnh nghèo.

=> Lời dẫn cưới và lời thách cưới đều thật hóm hỉnh, hài hước, vô tư mà chân thành.

d. Ý nghĩa bài ca dao- Dù trong cảnh nghèo,người lao động vẫn luôn lạc quan, yêu đời, ham sống, khao khát hạnh phúc lứa đôi.- Thể hiện triết lí nhân sinh cao đẹp: Luôn đặt tình người lên trên của cải vật chất.- Phê phán tục dẫn cưới, thách cưới nặng nề của người xưa: Thách cưới chỉ nên xem đó là việc làm mang ý nghĩa tượng trưng.

2. Bài 2 – Tiếng cười châm biếm

- Đối tượng châm biếm: bậc nam nhi yếu đuối, lười nhát, không đáng sức trai. + Tư thế: "Khom lưng, chống gối" → gắng hết sức.+ Hành động: "gánh hai hạt vừng"→ nhỏ bé.

- Nghệ thuật: thủ pháp đối lập. + Hình ảnh: “khom lưng chống gối”>< “gánh hai hạt vừng” + “Chồng người” >< “chồng em”

=> Nghệ thuật trào lộng của người bình dân thật thông minh, hóm hỉnh nhưng không nhằm đả kích mà chỉ dùng tiếng cười để nhắc nhở một cách nhẹ nhàng.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung- Tiếng cười tự trào và tiếng cười phê phán.- Thể hiện tâm hồn lạc quan, yêu đời của người dân lao động.2. Nghệ thuật- Hư cấu, dựng cảnh tài tình. - Khắc họa nhân vật bằng những nét điển hình với những chi tiết có giá trị khái quát cao.- Cường điệu, phóng đại, tương phản – đối lập. Dùng ngôn ngữ đời thường mà hàm chứa ý nghĩa sâu sắc.

VẬN DỤNG

Viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về tinh thần lạc quan của người bình dân xưa?

MỞ RỘNG

Thank you !!!

top related