mind map and brainstorming

Post on 27-May-2015

3.998 Views

Category:

Documents

4 Downloads

Preview:

Click to see full reader

TRANSCRIPT

HAI KỸ THUẬT DẠY HỌC

Nhóm 6 lớp Lý luận dạy học 12

tháng 12/2012

NHÓM 6

1. Nguyễn Thị Tú Anh2. Bùi Thị Loan3. Khuất Thị Phượng4. Trần Thanh Vân5. Phạm Thành Văn6. Bùi Thanh Yên

MỤC TIÊU BÀI GIẢNG

Sau khi học bài này SV sẽ có khả năng:

• Hiểu được bản chất và cách tiến hành hai KTDH.

• Vận dụng được các kĩ thuật đó trong quá trình học một cách phù hợp.

ĐỊNH NGHĨA

• PPDH là cách thức, là con đường hoạt động chung giữa GV và HS, trong những điều kiện dạy học xác định, nhằm đạt tới mục đích dạy học.

• KTDH là những biện pháp, cách thức, hành động của GV trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học.

ĐẶT VẤN ĐỀ• Sơ đồ tư duy và tấn công não là 2 KTDH

mới lấy người học làm trung tâm của giáo dục.

• Sơ đồ tư duy là KT quy nạp tất cả những ý tưởng của người học được xây dụng bằng 1 lược đồ phân nhánh, các ý tưởng này được xâu chuỗi và xây dựng để ghi nhớ dễ dàng và nhanh chóng.

• Tấn công não là huy động toàn bộ sức lực và trí tuệ của người học góp ý và phản biện 1 nội dung học tập cho đến khi tường minh.

SƠ ĐỒ TƯ DUY

SƠ ĐỒ TƯ DUY

1. Lịch sử ra đời và phát triển2. Khái niệm3. Đặc điểm4. Mục đích5. Quy trình thực hiện6. Ưu điểm và nhược điểm

LỊCH SỬ RA ĐỜI

VÀ PHÁT TRIỂN

Sơ đồ tư duy là gì ?

KHÁI NIỆM

Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là cách dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não; là một phương tiện ghi chép sáng tạo và rất hiệu quả nhằm “sắp xếp” ý nghĩ.

ĐẶC ĐIỂM• Đối tượng cần quan tâm được tóm lược trong

một hình ảnh trọng tâm.• Từ hình ảnh trọng tâm, những chủ đề phát

sinh được lan tỏa thành các nhánh.• Các nhánh được cấu thành từ một hình ảnh

chủ đạo hay từ khóa trên một dòng liên kết, những vấn đề phụ cũng được biểu thị bởi các nhánh gắn kết với nhánh có thứ bậc cao hơn.

• Các nhánh tạo thành một cấu trúc nút liên kết nhau.

MỤC ĐÍCH

• Giúp HS biết hệ thống hóa kiến thức, tìm ra mỗi liên hệ giữa các kiến thức.

• Giúp HS hiểu bài, nhớ lâu, tránh học vẹt.

• Phát triển tư duy logic, khả năng phân tích tổng hợp của HS.

• Mang lại hiệu quả dạy học cao.

QUY TRÌNH THỰC HIỆN• Ở vị trí trung tâm sơ đồ là một hình

ảnh hay một cụm từ thể hiện một ý tưởng/nội dung chính/chủ đề.

• Từ ý tưởng/hình ảnh trung tâm sẽ được phát triển bằng các nhánh chính nối với các cụm từ/hình ảnh cấp 1.

• Từ các cụm từ/hình ảnh cấp 1 lại được phát triển thành các nhánh phụ dẫn đến các cụm từ hay hình ảnh cấp 2. Cứ như thế sự phân nhánh được tiếp tục...

TÌM Ý TƯỞNG ĐỂ LẬP SƠ ĐỒ TƯ DUY

1. Để các ý tưởng phát triển tự do

2. Tôn trọng ý kiến của người khác (ko phê phán)

3. Kết hợp các ý tưởng

4. Đặt câu hỏi để phát triển các ý tưởng

5. Cử một thành viên ghi lại tất cả các ý tưởng

6. Khi không có thêm ý tưởng mới, bắt đầu lập sơ đồ tư duy

Tìm ý tưởngTìm ý tưởng như thế nào?như thế nào?

CÂU HỎI ĐẶT RA

• GV cần lưu ý những gì khi tổ chức cho HS vẽ sơ đồ tư duy ?

• Sơ đồ tư duy sử dụng phù hợp cho môn học nào?

• Những khó khăn có thể gặp phải khi sử dụng KT này?

MỘT SỐ LƯU Ý• Để có được các ý tưởng vẽ sơ đồ tư duy

theo nhóm, GV cần hướng dẫn HS cách tìm ra ý tưởng.

• Các nhánh chính cần được tô đậm, các nhánh cấp 2, cấp 3,… mảnh dần.

• Từ cụm từ/hình ảnh trung tâm toả đi các nhánh nên sử dụng các màu sắc khác nhau. Màu sắc của các nhánh chính được duy trì tới các nhánh phụ.

• Môn học nào cũng có thể sử dụng được KT này, đặc biệt dùng để ôn tập

ƯU ĐIỂM

• Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng.

• Quan hệ hỗ tương giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trọng thì sẽ nằm vị trí càng gần với ý chính.

• Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác.

• Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn.

ƯU ĐIỂM • Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ

chèn thêm vào giản đồ.• Mỗi giản đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng

cho việc gợi nhớ.• Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên

hình một cách dễ dàng, bất chấp thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng và linh hoạt cho việc ghi nhớ.

• Có thể tận dụng hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính

HẠN CHẾ

• Giống như truyện tranh, phương pháp này chắc chắn sẽ làm suy giảm khả năng ngôn ngữ và diễn đạt bằng ngôn từ của người thực hiện. Nếu truyện tranh chỉ cần "Á!", "Ối!", "Huỵch", "Bụp"... thì phương pháp tư duy này phó mặc sự diễn đạt ngôn từ cho khả năng tự có của mỗi người. 

TẤN CÔNG NÃO

TẤN CÔNG NÃO

1. Lịch sử ra đời và phát triển2. Khái niệm3. Đặc điểm4. Mục đích5. Quy trình thực hiện6. Ưu điểm và nhược điểm

LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN

• Chữ động não (brainstorming) được đề cập đầu tiên bởi Alex Osborn năm 1941.

• Ngày nay phương pháp này đã được sử dụng rất phổ biến trong các lớp học.

Alex Osborn (1888 – 1966)

Tấn công não là gì?

KHÁI NIỆM

• Brainstorming (hay kỹ thuật động não) là một phương pháp đặc sắc, dùng Mind Map là một công cụ hỗ trợ để phát triển nhiều giải pháp sáng tạo cho một vấn đề. Phương pháp này hoạt động bằng cách nêu ra tất cả các ý tưởng xung quanh một vấn đề, để từ đó rút ra được những giải pháp mình cho là có khả thi nhất.

ĐẶC ĐIỂM• Phương pháp này hoạt động bằng

cách nêu các ý tưởng tập trung trên vấn đề, từ đó rút ra rất nhiều giải pháp căn bản cho nó.

• Các ý niệm/hình ảnh về vấn đề trước hết được nêu ra một cách rất phóng khoáng và ngẫu nhiên theo dòng suy nghĩ càng nhiều, càng đủ càng tốt.

• Các ý kiến có thể rất rộng và sâu cũng như không giới hạn bởi các khía cạnh nhỏ nhặt nhất của vấn đề mà những người tham gia nghĩ tới.

ĐẶC ĐIỂM

• Có thể tiến hành bởi một hay nhiều người.

• Tuy nhiên, số lượng SV tham gia nhiều sẽ giúp tìm ra lời giải được nhanh hơn hay toàn diện hơn nhờ vào nhiều góc nhìn khác nhau bởi các trình độ khác nhau.

MỤC ĐÍCH

• Mục đích của quá trình Brainstorming này không phải là tìm được chính xác một ý tưởng hoàn thiện mà là đưa ra được càng nhiều ý tưởng càng tốt.

• Nếu không có ý tưởng thì không thể nào có kết quả.

QUY TRÌNH THỰC HIỆN

CÓ 4 BƯỚC

B1: Giáo viên chia nhóm, các nhóm tự chọn nhóm trưởng và thư ký.

B2: Giao vấn đề cho nhóm.

QUY TRÌNH THỰC HIỆN

B3: Nhóm trưởng điều hành hoạt động thảo luận chung của cả nhóm trong một thời gian quy định, các ý kiến đều được thư ký ghi nhận, khuyến khích thành viên đưa càng nhiều ý kiến càng tốt.B4: Cả nhóm cùng lựa chọn giải pháp tối ưu, thu gọn các ý tưởng trùng lặp, xóa những ý không phù hợp, sau cùng thư ký báo cáo kết quả.

MỘT SỐ LƯU Ý!

DỤNG CỤ:

•Tốt nhất là các bảng hoặc giấy khổ lớn để mọi người dễ đọc các ý kiến, hoặc có thể thay thế bằng giấy viết.

•Có thể sử dụng hệ thống máy tính kết nối mạng để tiến hành động não.

MỘT SỐ LƯU Ý!

• Để thực hiện brainstorming, bạn phải có một tâm trạng thật thoải mái, khi đó đầu óc bạn mới có thể nghĩ ra được nhiều cái hay.

• Đối với một đề tài lớn hay có vai trò thiết yếu thường người ta sẽ có vài buổi tấn công não.

• Trong các buổi làm việc tập trung cao dài hơn 1 giờ thường cần xen vào 5 - 15 phút giải lao cho mỗi giờ.

• Không có câu trả lời nào là sai.

ƯU ĐIỂM

• Dễ thực hiện, không mất nhiều thời gian.

• Huy động mọi ý kiến của thành viên, tập trung trí tuệ.

• Do không được phép đánh giá trong quá trình thu thập ý kiến, nên mọi ý kiến đều được ghi nhận, từ đó khuyến khích các thành viên nhóm tham gia hoạt động.

HẠN CHẾ• Rất dễ gây tình trạng lạc đề nếu chủ

đề không rõ ràng.• Việc lựa chọn các ý kiến tốt nhất có

thể sẽ mất thời gian.• Nếu nhóm trưởng không đủ bản lĩnh

sẽ gây ra tình trạng một số thành viên nhóm quá năng động nhưng một số khác không tham gia.

• Việc lưu trữ kết quả thảo luận là khó khăn và dễ gây lãng phí.

VẬN DỤNG VÀO MỘT BÀI GIẢNG NGOẠI NGỮ

CẢM ƠN SỰ LẮNG NGHE CỦA CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN!

top related