an toàn ĐỒ chƠi trẺ em: quy ĐỊnh, quy chuẨn cỦa · pdf filedo tác...

34
1 LỜI NÓI ĐẦU Đồ chơi là thứ không thể thiếu đối với trẻ em. Nếu được lựa chọn đúng, đồ chơi giúp ích cho sự phát triển về thể chất, tinh thần và cảm xúc của trẻ nhỏ. Chúng không chỉ đóng vai trò giải trí mà còn có vai trò giáo dục quan trọng. Trong mọi thời đại, đồ chơi phản ánh nền văn hoá và mang lại cho trẻ em công cụ giúp chúng liên hệ đến thế giới mà chúng đang sống. Các hãng đồ chơi trẻ em hiện nay luôn cố gắng theo kịp sự thay đổi liên tục của thế giới và cung cấp cho các thế hệ trẻ những đồ chơi thích hợp, mang lại cho chúng niềm vui thích và khơi dậy trí tưởng tượng và óc sáng tạo của chúng. Do tác động quan trọng của đồ chơi đối với trẻ em như vậy, mà sức khoẻ và sự an toàn của trẻ em luôn là lĩnh vực được quan tâm số một trong ngành công nghiệp đồ chơi thế giới. Đồ chơi luôn là một loại hàng hoá chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt về độ an toàn tuân thủ theo các tiêu chuẩn quốc tế hay quốc gia. Nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành các tiêu chuẩn an toàn đối với đồ chơi nhằm hạn chế những mối nguy hiểm tiềm năng đối với trẻ em, ví dụ như các chất độc hại, hay các đồ chơi có khả năng gây thương tích. Các tiêu chuẩn này liên tục được điều chỉnh, cải tiến cho phù hợp với những công nghệ và sự đổi mới áp dụng trong sản xuất đồ chơi trẻ em trên toàn cầu. Để giúp độc giả có thể nắm được khái quát tình hình áp dụng các tiêu chuẩn về an toàn đồ chơi trẻ em trên thế giới và có thể tham khảo một số quy định quy chuẩn quốc tế và quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em, Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia xin trân trọng giới thiệu tổng quan mang tên: "AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM: QUY ĐỊNH, QUY CHUẨN CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI". Xin chân trọng giới thiệu cùng độc giả. TRUNG TÂM THÔNG TIN KH&CN QUỐC GIA

Upload: hoangxuyen

Post on 05-Feb-2018

212 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM: QUY ĐỊNH, QUY CHUẨN CỦA · PDF fileDo tác động quan trọng của đồ chơi đối với trẻ em như vậy, ... tăng 5,3% so với con

1

LỜI NÓI ĐẦU

Đồ chơi là thứ không thể thiếu đối với trẻ em. Nếu được lựa chọn đúng, đồ chơi

giúp ích cho sự phát triển về thể chất, tinh thần và cảm xúc của trẻ nhỏ. Chúng không chỉ

đóng vai trò giải trí mà còn có vai trò giáo dục quan trọng. Trong mọi thời đại, đồ chơi

phản ánh nền văn hoá và mang lại cho trẻ em công cụ giúp chúng liên hệ đến thế giới mà

chúng đang sống. Các hãng đồ chơi trẻ em hiện nay luôn cố gắng theo kịp sự thay đổi

liên tục của thế giới và cung cấp cho các thế hệ trẻ những đồ chơi thích hợp, mang lại cho

chúng niềm vui thích và khơi dậy trí tưởng tượng và óc sáng tạo của chúng.

Do tác động quan trọng của đồ chơi đối với trẻ em như vậy, mà sức khoẻ và sự an

toàn của trẻ em luôn là lĩnh vực được quan tâm số một trong ngành công nghiệp đồ chơi

thế giới. Đồ chơi luôn là một loại hàng hoá chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt về độ an toàn

tuân thủ theo các tiêu chuẩn quốc tế hay quốc gia. Nhiều quốc gia trên thế giới đã ban

hành các tiêu chuẩn an toàn đối với đồ chơi nhằm hạn chế những mối nguy hiểm tiềm

năng đối với trẻ em, ví dụ như các chất độc hại, hay các đồ chơi có khả năng gây thương

tích. Các tiêu chuẩn này liên tục được điều chỉnh, cải tiến cho phù hợp với những công

nghệ và sự đổi mới áp dụng trong sản xuất đồ chơi trẻ em trên toàn cầu.

Để giúp độc giả có thể nắm được khái quát tình hình áp dụng các tiêu chuẩn về an

toàn đồ chơi trẻ em trên thế giới và có thể tham khảo một số quy định quy chuẩn quốc tế

và quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em, Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ

Quốc gia xin trân trọng giới thiệu tổng quan mang tên: "AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM:

QUY ĐỊNH, QUY CHUẨN CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI".

Xin chân trọng giới thiệu cùng độc giả.

TRUNG TÂM THÔNG TIN KH&CN QUỐC GIA

Page 2: AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM: QUY ĐỊNH, QUY CHUẨN CỦA · PDF fileDo tác động quan trọng của đồ chơi đối với trẻ em như vậy, ... tăng 5,3% so với con

2

I. KHÁI QUÁT CÁC QUY ĐỊNH QUỐC TẾ VỀ AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM

1.1. Khái niệm đồ chơi trẻ em, an toàn đồ chơi trẻ em Đồ chơi được coi là bất cứ sản phẩm hay vật thể hữu hình nào được thiết kế hoặc có

mục đích rõ ràng là để sử dụng cho các trò chơi của trẻ em dưới 14 tuổi. Một số sản phẩm sẽ không được coi là đồ chơi hoặc là do chúng không được dự định

dành cho trẻ em, hoặc cũng có thể do chúng yêu cầu sự giám sát hay các điều kiện sử dụng đặc biệt.

Các yêu cầu chung đối với đồ chơi trẻ em: Người sử dụng đồ chơi cần được bảo vệ trước các mối nguy hiểm và tác động có hại

đến sức khoẻ phát sinh do đồ chơi. Các mối nguy hiểm có thể: - Liên quan đến thiết kế, cấu trúc hay thành phần của một đồ chơi; - Phát sinh khi sử dụng đồ chơi và hoàn toàn không thể khắc phục được bằng cách sửa

đổi thành phần và cấu trúc của đồ chơi trong khi không làm thay đổi chức năng hoặc làm mất đi các yêu cầu thiết yếu đối với chúng.

Mức độ nguy hiểm phát sinh khi sử dụng một đồ chơi cũng cần phù hợp với khả năng đối phó của trẻ em và người giám sát chúng. Điều này đặc biệt thích hợp với các loại đồ chơi nhằm mục đích sử dụng ở trẻ nhỏ dưới 36 tháng. Vì vậy, để cho phù hợp, cần có quy định độ tuổi tối thiểu đối với người sử dụng một đồ chơi và/hoặc cần có một lời cảnh báo rõ ràng rằng loại đồ chơi này chỉ được sử dụng với sự giám sát của người lớn. Đồ chơi cũng cần được dán nhãn cảnh báo về những mối nguy hiểm, hoặc cần ghi nhãn trên bao bì và chỉ dẫn về cách sử dụng hay chỉ ra các cách để tránh các mối nguy hiểm.

An toàn đồ chơi là nhằm đảm bảo sự an toàn đồ chơi được thiết kế cho trẻ em thường là thông qua việc áp dụng một loạt các tiêu chuẩn an toàn. Tại nhiều nước, mặt hàng đồ chơi thương mại cần phải trải qua những kiểm nghiệm về an toàn trước khi được đem ra bán trên thị trường. Ở Mỹ, một số loại đồ chơi cần đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia, trong khi cũng có những đồ chơi chỉ phải đáp ứng một tiêu chuẩn an toàn nhất định nào đó. Tại các nước có áp dụng các tiêu chuẩn, sự tồn tại của các tiêu chuẩn để nhằm tránh các tai nạn xảy ra, nhưng vẫn có những đợt thu hồi sản phẩm rộng rãi sau khi có những vấn đề về an toàn xảy ra.

Mục đích của tiêu chuẩn về an toàn đồ chơi là để hạn chế đến mức tối đa các mối nguy hiểm tiềm tàng, ví dụ như bị nghẹn tắc hay nguy cơ cháy có thể gây thương tích. Trẻ em, đặc biệt là lứa tuổi rất nhỏ thường cho đồ chơi vào miệng, vì vậy vật liệu được dùng để chế tạo đồ chơi cần được quy định để phòng tránh sự nhiễm độc. Các vật liệu còn được quy định để đề phòng các nguy cơ bốc cháy. Trẻ em còn chưa được học để biết thế nào là an toàn và thế nào là nguy hiểm, và các bậc cha mẹ cũng không thể lường trước được tất cả các tình huống có thể xảy ra, vì vậy sự cảnh báo và các quy định là điều quan trọng đối với đồ chơi trẻ em.

Các mối nguy hiểm tiềm năng: - Bị nghẹn tắc hoặc nuốt các bộ phận nhỏ, - Gây nghẹt thở, - Bị thương do những bộ phận sắc nhọn của đồ chơi, - Bị thương do vật phóng ra, - Nghẹt nước, - Sự cố liên quan đến động cơ xe đồ chơi, - Sơn, thuốc màu có chì. Tần suất tai nạn xảy ra: Các tai nạn liên quan đến đồ chơi là rất phổ biến, theo thống

kê ở Anh có đến 40.000 trường hợp xảy ra mỗi năm, chiếm khoảng 1% tổng số các vụ tai

Page 3: AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM: QUY ĐỊNH, QUY CHUẨN CỦA · PDF fileDo tác động quan trọng của đồ chơi đối với trẻ em như vậy, ... tăng 5,3% so với con

3

nạn hàng năm. Năm 2005, ở Mỹ có 20 trẻ em dưới 15 tuổi đã bị chết trong các sự cố liên quan đến đồ chơi và ước tính có 202.300 trẻ em dưới 15 tuổi đã được đưa đến cấp cứu ở các bệnh viện của Mỹ do bị thương liên quan đến đồ chơi, (theo dữ liệu của Hệ thống Giám sát Thương tật Điện tử Quốc gia của Ủy ban An toàn Sản phẩm Người tiêu dùng Mỹ).

1.2. Thị trường đồ chơi trẻ em Một công trình nghiên cứu gần đây của Hội đồng Quốc tế về các ngành Công nghiệp

Đồ chơi (ICTI) đã chỉ ra rằng thị trường đồ chơi thế giới đang liên tục tăng trưởng. Dự kiến vào năm 2010, doanh thu đồ chơi trẻ em trên toàn thế giới có thể sẽ lên đến 86,4 tỷ USD, tăng với tỷ lệ 14% kể từ năm 2008.

Năm 2008, thị trường đồ chơi thế giới đạt giá trị 75,7 tỷ USD, tăng 5,3% so với con số 72,0 tỷ USD của năm 2007. Nghiên cứu này cho thấy, năm 2007 60% số trẻ em trên thế giới (tức là thuộc nhóm dân số có độ tuổi 0-14) đang sống ở châu Á, tiếp theo là châu Phi 21%, châu Âu 6% và phần còn lại thuộc về khu vực Bắc Mỹ, Mỹ Latinh và Nam Mỹ chiếm tương ứng là 4% và 9%. Ngoài ra những báo cáo gần đây còn cho thấy, trên thực tế là vào năm 2008, có tới 57% trẻ em ở độ tuổi 2-12 sử dụng các hệ thống trò chơi video (tăng 1%), 62% trẻ em sử dụng máy tính (tăng 2%). Mặc dù có những gia tăng như vậy, vẫn có nhiều trẻ em chơi các loại đồ chơi (84%) và xem tivi (94%) như đã được điều tra trong năm 2006. Điều này cho thấy đồ chơi truyền thống vẫn thu hút được sự quan tâm của thế hệ trẻ em sinh ra trong thời đại thông tin.

Trung Quốc hiện đang là nhà sản xuất và xuất khẩu đồ chơi lớn nhất thế giới. Theo số liệu của Hiệp hội Đồ chơi Trung Quốc cho thấy hơn 8.000 các hãng chế tạo đồ chơi ở Trung Quốc đang sản xuất ra hơn 30.000 loại đồ chơi trẻ em. Các số liệu thống kê cho thấy xuất khẩu đồ chơi của Trung Quốc năm 2005 đạt tổng số 15,18 tỷ USD.

Theo số liệu thống kê của Phòng Thương mại Xuất nhập khẩu Sản phẩm công nghiệp nhẹ và Mỹ nghệ Trung Quốc (CCCLA), Trung Quốc hiện đang chiếm tới 75% sản lượng đồ chơi thế giới. Đồ chơi của Trung Quốc được xuất khẩu đi châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và các khu vực khác trên thế giới. Tỉnh Quảng Đông là nhà xuất khẩu đồ chơi lớn nhất Trung Quốc, chiếm tới 60% tổng trị giá xuất khẩu đồ chơi của nước này.

Trung Quốc là một thị trường đồ chơi lớn, có hơn 300 triệu trẻ em dưới 14 tuổi, một phần tư sống ở các vùng thành thị. Theo dự báo của ngành công nghiệp đồ chơi Trung Quốc, thị trường đồ chơi nước này sẽ tăng trưởng 40% mỗi năm trong vài năm tới để đạt được con số 100 tỷ NDT (12,5 tỷ USD) vào năm 2010.

Mỹ là nước nhập khẩu đồ chơi Trung Quốc lớn nhất, tiếp đến là EU. Mỹ và EU chiếm đến 70% hàng xuất khẩu đồ chơi của Trung Quốc. Tuy nhiên, đồ chơi do Trung Quốc sản xuất không có được danh tiếng tốt nhất. Nhiều loại không đạt tiêu chuẩn hoặc bị coi là sản phẩm của những nhà máy "bóc lột nhân công". Trước mối quan tâm ngày càng tăng của công chúng liên quan đến chất lượng và độ an toàn của đồ chơi trẻ em, các nước nhập khẩu đồ chơi của Trung Quốc và bản thân Trung Quốc cũng bắt buộc phải tuân theo các tiêu chuẩn mới, nghiêm ngặt hơn về độ an toàn buộc các nhà sản xuất Trung Quốc phải tuân theo.

Bắt đầu từ ngày 1/06/2007, Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng Hệ thống Chứng nhận Bắt buộc Quốc gia (CCC), theo đó chỉ có những đồ chơi đáp ứng các tiêu chuẩn CCC mới được phép bán ra tại các thị trường trong nước và xuất khẩu đi các thị trường nước ngoài. Bộ Thương mại nước này cảnh báo, các nhà sản xuất đồ chơi trong nước có thể phải đối mặt với những khó khăn hoặc những giảm sút xuất khẩu các sản phẩm của họ do không đáp ứng được các yêu cầu mới. Họ cũng dự kiến rằng ngành công nghiệp đồ chơi

Page 4: AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM: QUY ĐỊNH, QUY CHUẨN CỦA · PDF fileDo tác động quan trọng của đồ chơi đối với trẻ em như vậy, ... tăng 5,3% so với con

4

trong nước sẽ phải trải qua một sự tái cơ cấu với việc đáp ứng nhiều tiêu chuẩn bắt buộc trong nước cũng như của nước ngoài hơn.

Theo các nhà phân tích, hầu hết các nhà sản xuất đồ chơi Trung Quốc không có thương hiệu riêng của mình, thông thường họ chỉ là các nhà chế tạo thiết bị ban đầu (Original equipment Manufacturers - OEM), những người này làm ra sản phẩm sau đó bán ra nước ngoài dưới nhãn mác của một công ty nước ngoài. Mặc dù giá cả của nhiều đồ chơi xuất khẩu của Trung Quốc thấp hơn so với mức trung bình và thấp hơn nhiều so với đồ chơi xuất khẩu từ Nhật Bản, nhưng nhiều nước nhập khẩu đồ chơi hiện nay đang ngày càng có nhu cầu cao về loại đồ chơi công nghệ cao, trong đó có các trò chơi điện tử và đồ chơi mang tính giáo dục. Tuy nhiên, hầu hết các nhà chế tạo đồ chơi Trung Quốc đã không theo kịp được xu thế này. Trong số đồ chơi của Trung Quốc xuất sang EU năm ngoái (2008), có hơn 80% là đồ chơi truyền thống còn đồ chơi công nghệ cao chỉ chiếm chưa đến 5%.

Đồ chơi xuất khẩu của Trung Quốc là đối tượng thường xuyên bị thu hồi với số lượng lớn, do không đảm bảo chất lượng hay có nguy cơ không an toàn. Từ tháng 1 năm 2005 đến tháng 9 năm 2006, các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc chiếm đến 48% số lượng tiêu huỷ sản phẩm của Mỹ và ở châu Âu cũng ghi nhận được một tỷ lệ tương tự. Năm 2007 được coi là "năm thu hồi" đối với đồ chơi Trung Quốc. Hàng triệu đồ chơi trẻ em, bao gồm cả các loại đồ chơi của các hãng nổi tiếng như Thomas, Tank Engine và Barbie đã bị thu hồi trong năm 2007 và hầu hết trong số đó là hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Riêng trong năm 2007, 25 triệu đồ chơi trẻ em sản xuất tại Trung Quốc đã bị thu hồi tại Mỹ. Nguyên nhân dẫn đến thu hồi chủ yếu là do đồ chơi tiềm ẩn các mối nguy hiểm như độ chì độc hại trong lớp sơn phủ vượt quá mức cho phép, hay các đồ chơi từ tính với các bộ phận nhỏ lỏng lẻo dễ gây nguy hiểm và các đồ chơi dễ gây hóc, tắc cổ họng ở trẻ nhỏ. Kể từ ngày 1/6/2007, với việc ban hành hệ thống chứng nhận bắt buộc, các sản phẩm đồ chơi của Trung Quốc buộc phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia về an toàn đồ chơi và nếu không được cấp chứng nhận thì không được xuất ra khỏi nhà máy, bày bán hay nhập khẩu vào Trung Quốc.

Thị trường đồ chơi ở Việt Nam Việt Nam đang được xem là thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng đối với ngành công

nghiệp đồ chơi trẻ em. Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê về mức sống hộ gia đình năm 2006, với tổng dân số lên đến 85 triệu người, tỷ lệ trẻ (0-14 tuổi) chiếm tới 36%. Bên cạnh đó, mức sống của người Việt Nam cũng được cải thiện đáng kể, các hộ gia đình có điều kiện hơn để mua sắm cho con cái. Chính vì vậy, đồ chơi trẻ em được bán từ các chợ quê ở những vùng nông thôn đến các siêu thị, trung tâm thương mại hay vô số những cửa hàng tạp hoá nhỏ lẻ trong các ngõ ngách phố phường. Mỗi đứa trẻ ngày nay, đặc biệt là ở các thành phố lớn, thường sở hữu rất nhiều đồ chơi và được “nâng cấp” qua mỗi lần sinh nhật, hay dịp Tết Trung thu, Tết Thiếu nhi 1/6.

Trước đòi hỏi thực tế, thời gian gần đây, ở Việt Nam cũng đã xuất hiện một số công ty sản xuất đồ chơi trong nước, nhưng đa phần là doanh nghiệp tư nhân, tồn tại trong trạng thái hỗn độn, mang tính manh mún, sơ sài và tự phát. Nhìn một cách toàn diện, thị trường đồ chơi trong nước đang và sẽ có nhu cầu rất lớn do mức sống người dân ngày một cao, nhưng các nhà sản xuất đồ chơi trẻ em ở Việt Nam lại không đáp ứng được nhu cầu đó. Khi đem so sánh mọi phương diện, từ ý tưởng, mẫu mã, công nghệ, vốn... Việt Nam đều không so sánh được với các nước trên thế giới. Các sản phẩm đồ chơi truyền thống, một lợi thế, lại không được tận dụng.

Page 5: AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM: QUY ĐỊNH, QUY CHUẨN CỦA · PDF fileDo tác động quan trọng của đồ chơi đối với trẻ em như vậy, ... tăng 5,3% so với con

5

Trong khi đồ chơi "made in Vietnam" chỉ giữ một vị trí khiêm tốn thì ngược lại, với mẫu mã phong phú, đa dạng, giá cả hợp lý, đồ chơi nhập ngoại đang chiếm ưu thế vượt trội trên thị trường nước ta, đặc biệt là hàng Trung Quốc. Theo số liệu tổng hợp của Cục Quản lý chất lượng hàng hoá, năm 2008, tổng số đồ chơi được đăng ký kiểm tra chất lượng là 1.030, trong đó, có 904 lô có xuất xứ từ Trung Quốc (chiếm 87,77%). Tất cả các lô hàng đồ chơi này đều đạt chất lượng nhập khẩu theo TCVN 6238-3-1997, trong đó 180 lô đạt yêu cầu về chất lượng và ghi nhãn, 801 lô đạt chất lượng nhưng không thống kê về ghi nhãn, 49 lô đạt về chất lượng nhưng không ghi nhãn phụ. Tuy nhiên, con số này chưa phản ánh đúng hiện trạng đồ chơi nhập khẩu ở nước ta, còn một lượng lớn đồ chơi ngoại lưu thông trên thị trường do những nguồn nhập khẩu bất hợp pháp.

Đồ chơi nhập khẩu của các hãng có tên tuổi, nhập bằng con đường chính ngạch chỉ bán tại một vài siêu thị và cửa hàng lớn. Những đồ chơi này có giá rẻ nhất cũng từ vài trăm nghìn, chủ yếu là hàng triệu đồng. So mức thu nhập của phần lớn người Việt Nam, đây là những đồ chơi xa xỉ. Hàng giờ thế hệ tương lai của đất nước vẫn phải chơi với những thứ đồ chơi độc hại, nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khoẻ và sự phát triển của trẻ nhỏ. Đồ chơi an toàn quá đắt so với thu nhập của người dân là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đồ chơi nhập lậu kém chất lượng, mang tính bạo lực, thiếu giáo dục… tràn lan trên thị trường Việt Nam. Người tiêu dùng không còn lựa chọn nào khác ngoài những đồ chơi giá rẻ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, đang được bày bán công khai trên thị trường. Hầu hết các sản phẩm này đều có xuất xứ từ Trung Quốc; được sản xuất từ các loại nhựa, phủ bên ngoài bằng các lớp sơn sặc sỡ, một số lớp sơn phủ còn dễ thôi nhiễm ra tay khi sử dụng; một số đồ chơi sử dụng pin điều khiển bằng vô tuyến như máy bay, các vật bay không có thông tin hướng dẫn sử dụng và cảnh báo an toàn... Các loại đồ chơi thường thiếu các thông tin bắt buộc, phổ biến là không có nhãn phụ, hoặc có nhãn nhưng thiếu một trong các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn, như chỉ ghi xuất xứ vùng lãnh thổ, quốc gia mà không ghi rõ địa chỉ nhà sản xuất, tên và địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, không ghi cảnh báo an toàn, không có hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn về lứa tuổi sử dụng; còn lập lờ về ghi nhãn đối với nhóm tuổi sử dụng để tránh sự kiểm tra theo Danh mục hàng hóa phải kiểm tra về chất lượng.

Không những chất lượng kém, chứa nhiều nguy cơ tổn hại đến sức khoẻ mà những đồ chơi không có định hướng giáo dục, mang tính chất bạo lực vẫn được bày bán công khai trên thị trường như súng bắn máu, súng bắn laze, mặt nạ kinh dị, ma quái… Đồ chơi là một trong những yếu tố giúp hình thành nhân cách trẻ, sự vô tình của cha mẹ, lợi nhuận của nhà cung cấp và sự buông lỏng của nhà quản lý nhà nước sẽ ảnh hưởng lớn tới nhân cách và hành vi của thế hệ trẻ.

1.3. Các quy định quốc tế và của một số quốc gia trên thế giới về an toàn đồ chơi Tiêu chuẩn về an toàn đồ chơi trẻ em là những hướng dẫn quan trọng đối với các nhà

sản xuất. Các tiêu chuẩn chỉ ra các mục tiêu an toàn và quy định lộ trình kỹ thuật cần tuân thủ. Các tiêu chuẩn về an toàn đồ chơi trẻ em đưa ra các thông số kỹ thuật, các yêu cầu kiểm nghiệm, yêu cầu về độ an toàn đối với người tiêu dùng, đánh giá độ độc hại của chì, súng hơi, tính dễ cháy, các loại sơn, màu, nguồn nạp điện và các hạng mục khác.

Tại châu Âu, bộ luật toàn diện quy định về an toàn đồ chơi mang tên Chỉ thị An toàn Đồ chơi (Toy Safety Directive) của Liên minh châu Âu (EU) (Council Directive 88/378/EEC). Tài liệu này là một tập hợp các yêu cầu tuân thủ đối với các loại đồ chơi trẻ em, và được diễn giải thành điều luật của mỗi nước thành viên thuộc EU quy định về an toàn đồ chơi. Ví dụ Quy định về An toàn Đồ chơi của Anh ban hành năm 1995 (Statutory Instrument 1995 No.204). Quy định này

Page 6: AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM: QUY ĐỊNH, QUY CHUẨN CỦA · PDF fileDo tác động quan trọng của đồ chơi đối với trẻ em như vậy, ... tăng 5,3% so với con

6

đã dẫn tới một tiêu chuẩn CE Mark, là yêu cầu bắt buộc đối với đồ chơi được bán ra trên thị trường EU. Một số hạng mục được loại trừ trong điều luật này, như đồ trang sức cho trẻ em, đồ trang trí Giáng sinh, và dụng cụ thể thao. Sự loại trừ này có thể gây ra một số vấn đề, nhưng các hạng mục này vẫn còn bị chi phối bởi Chỉ thị An toàn Sản phẩm Chung. Chỉ thị này bao gồm các tiêu chuẩn áp dụng chung trên toàn châu Âu về các đặc tính vật lý và cơ học, tính dễ bốc cháy, các đặc tính hoá học, tính chất điện, vệ sinh và độ phóng xạ. Chỉ thị An toàn Đồ chơi (và các văn bản pháp luật quốc gia) còn kêu gọi áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế thích hợp nhất nếu có một tiêu chuẩn nào đó chưa được quy định cụ thể trong Chỉ thị. Các điều khoản được đưa ra nhằm đảm bảo rằng các loại đồ chơi mới hay áp dụng công nghệ mới phải đảm bảo an toàn trước khi đưa ra thị trường.

Tiêu chuẩn An toàn Đồ chơi EN71 đã được EC cân đối, và được coi là tiêu chuẩn mặc định mà các loại đồ chơi phải tuân theo. Nếu một loại đồ chơi được phát hiện thấy không an toàn (do vi phạm một trong những tiêu chuẩn cụ thể nào đó, hoặc có nguy cơ gây thương tích rõ ràng nhưng không được quy định trong các tiêu chuẩn), khi đó nhà sản xuất (nhà chế tạo, hay nhà nhập khẩu đầu tiên sản phẩm đó vào EU) sẽ bị coi là vi phạm các Quy định về An toàn Đồ chơi (hay điều luật của một quốc gia thành viên EU). Đồ chơi không an toàn sẽ bị thu hồi khỏi thị trường EU, bị thông báo đến tất các các nước thành viên thông qua hệ thống cảnh báo RAPEX.

Ngành công nghiệp đồ chơi của Trung Quốc bắt đầu được quy chuẩn từ đầu năm 2007 thông qua việc mở rộng hệ thống chứng nhận bắt buộc quốc gia đến lĩnh vực sản phẩm đồ chơi. Các quy định yêu cầu nhà sản xuất cần đệ đơn lên Cơ quan Công nhận và Chứng nhận quốc gia (CNCA) để được cấp giấy chứng nhận bắt buộc Trung Quốc (China Compulsory Certification - CCC). Từ mùng 1/3/2007 các nhà sản xuất đồ chơi ở Trung Quốc có thể đệ đơn lên ba cơ quan đại diện cấp giấy chứng nhận do CNCA chỉ định để được cấp giấy chứng nhận đối với các sản phẩm đồ chơi của họ. Kể từ ngày 1/6/2007, các sản phẩm đồ chơi không có giấy chứng nhận CCC không được phép xuất ra khỏi nhà máy, bán trên thị trường hoặc nhập khẩu vào Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc hy vọng rằng biện pháp này sẽ giảm nhẹ được áp lực quốc tế ngày càng tăng đối với việc bảo vệ môi trường, cũng như để có thể mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu đồ chơi của nước này.

Ở Mỹ, thàng 8/2008, Luật Nâng cao Độ an toàn Sản phẩm tiêu dùng (Consumer Product Safety Improvement Act) đã được thông qua. Bộ luật này siết chặt khối lượng chì và các hợp chất phthalates có chứa trong đồ chơi trẻ em. Theo đánh giá của các nhà phân tích, bộ luật này được coi là một tiêu chuẩn chế tạo đồ chơi khắt khe nhất trên thế giới. Bảng 1 dưới đây cho thấy các tiêu chuẩn an toàn đồ chơi quốc tế và quốc gia, cũng qua bảng này chúng ta có thể thấy nhiều nước, khu vực ban hành các tiêu chuẩn an toàn của mình dựa trên mô hình tiêu chuẩn EN 71 của EU, hoặc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế ISO 8124 mà bản thân tiêu chuẩn này cũng được dựa trên mô hình của EN 71.

Bảng 1: Tên các tiêu chuẩn về an toàn đồ chơi quốc tế và quốc gia

Khu vực Tiêu chuẩn

Quốc tế

ISO 8124-1:2000 Các quy định an toàn liên quan đến các tính chất cơ học và vật lý ISO 8124-2:1994 Tính dễ bốc cháy ISO 8124-3:1997 Sự tháo rời các bộ phận

Page 7: AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM: QUY ĐỊNH, QUY CHUẨN CỦA · PDF fileDo tác động quan trọng của đồ chơi đối với trẻ em như vậy, ... tăng 5,3% so với con

7

ISO 8098: 1989 Xe đạp - các quy định an toàn đối với xe đạp dành cho trẻ em.

Argentina

Instituto Argentino de Racionalization de Materials 3583: Parte 1: 1986 Seguridad de los juguetes, marcado, rotulasdo y embalaje Parte 2: 1988 Propiedades mecanicas y fisicas Parte 3: 1988 Inflammabilidad Parte 4: 1991 Requisitos toxicologicos Parte 5: 1996 Juegos de experimentos quimicos y actividades relacionadas

Ôxtrâylia

AS/NZS ISO 8124.1-2002 Quy định an toàn đồ chơi. Phần 1: các yêu cầu về đặc tính cơ học và vật lý AS/NZS ISO 8124 2-2003 Quy định an toàn đồ chơi. Phần 2: Các yêu cầu về tính dễ bốc cháy AS/NZS ISO 8124.3-2003 Quy định an toàn đồ chơi. Phần 3: Các quy định đối với các bộ phận tháo rời AS 8124.4-2003 Quy định an toàn đồ chơi. Phần 4: Thủ tục xét nghiệm đối với các thông số hoá học AS 8124.5-2003 Quy định an toàn đồ chơi. Phần 5: Các quy định hoá học AS 8124.7-2003 Quy định an toàn đồ chơi. Sơn, màu vẽ bằng tay - các quy định và phương pháp thử nghiệm.

Braxin ABNT (Hiệp hội tiêu chuẩn Kỹ thuật Braxin) NBR 11786/1998 - An toàn đồ chơi

Canada

Luật an toàn các tiêu chuẩn kỹ thuật và các điều khoản quy định về lớp phủ và chất liệu Luật Sản phẩm nguy hiểm R.S. c. H-3 Quy định đối với các sản phẩm (đồ chơi) nguy hiểm C.R.C., c. 931 Quy định đối với các sản phẩm nguy hiểm: Núm vú giả "Knob-like" Các quy định liên quan đến việc quảng cáo, bán hàng và nhập khẩu sản phẩm nguy hiểm (núm vú giả) tuân theo Luật Sản phẩm nguy hiểm. Hướng dẫn về các quy định an toàn đối với đồ chơi Đồ chơi: Hướng dẫn phân loại theo lứa tuổi

Trung Quốc

ISO 8124.1:2002 An toàn đồ chơi - Các quy định an toàn liên quan đến các đặc tính cơ học và vật lý GB 9832-93 Độ an toàn và chất lượng đồ chơi khâu, vải nhung và vải thường GB 5296.5-96 Ghi nhãn và chỉ dẫn đối với đồ chơi

Đài Loan (Trung Quốc)

Tiêu chuẩn quốc gia CNS 4797, 4798 Tiêu chuẩn an toàn đồ chơi Tiêu chuẩn quốc gia CNS 12940 Quy định ghi nhãn mặt hàng đồ chơi xe đẩy và toa xe đồ chơi

EN 71-1:2005+A4:2007 An toàn đồ chơi - Phần 1: Các tính chất cơ học và vật lý EN 71-2:1994, BS 5665-2:1994 Tính dễ bốc cháy AC:1995 EN 71-3:1994, BS 5665-3:1995 Quy định kỹ thuật đối với việc tháo rời các bộ phận A1: 2000 EN 71-4:1990, Thủ tục kiểm nghiệm đối với các hoạt động

Page 8: AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM: QUY ĐỊNH, QUY CHUẨN CỦA · PDF fileDo tác động quan trọng của đồ chơi đối với trẻ em như vậy, ... tăng 5,3% so với con

8

EU

hoá học và liên quan A1: 1998 EN 71-5:1993, BS 5665-5:1993 Đồ chơi (bộ) hoá học không phải làm xét nghiệm EN 71-6: 1994 Ghi nhãn cảnh báo bằng các biểu tượng đồ hoạ về độ tuổi EN 71-7:2002 Sơn màu dùng tay - Các quy định và phương pháp thử nghiệm EN 71-9: 2005 Các hợp chất hoá học hữu cơ EN 50088:1996 An toàn đồ chơi chạy điện Chỉ thị Hội Đồng (88/378/EEC) Hài hoà các bộ luật các nước thành viên liên quan đến an toàn đồ chơi Chỉ thị Hội đồng (87/357/EEC) Chỉ thị về các mô phỏng nguy hiểm Chỉ thị Hội đồng (93/68/EEC) Quy định về đóng dấu và sử dụng nhãn mác phù hợp với CE

Hồng Kông Quy định an toàn đồ chơi và các sản phẩm trẻ em (phù hợp với ASTM F963, ICTI hoặc EN-71)

Jamaica JS 90: 1983 Quy định tiêu chuẩn Jamaica về an toàn đồ chơi và vật giải trí

Nhật Bản

Tiêu chuẩn an toàn đồ chơi - Hiệp hội đồ chơi Nhật Bản (Japan Toy Association) Phần 1 - Các tính chất cơ học và vật lý Phần 2 - Tính dễ bốc cháy Phần 3 - Các tính chất hoá học

Malaixia

An toàn đồ chơi MS EN71 Part 1:1995 (P) Các đặc tính cơ học và vật lý MS ISO 8124-2:1999 Tính dễ cháy MS EN71 Part 3: 1998 Quy định đối với các bộ phận tháo rời MS EN71 Part 4:1998 Các trình tự kiểm nghiệm đối với các hoạt động hoá học và liên quan MS EN71 Part 5: 1998 Đồ chơi (bộ đồ chơi) hoá học không yêu cầu kiểm nghiệm

Mehico

NOM 015/10-SCFI/SSA-1994 An toàn đồ chơi và thông tin thương mại - An toàn đồ chơi và thiết bị trường học. Giới hạn về độ thẩm thấu kim loại qua da đối với các loại sơn và thuốc nhuộm màu. Quy định kỹ thuật về hoá chất và các phương pháp thử nghiệm.

Niu Zilân

AS/NZS ISO 8124.1:2002 An toàn đồ chơi - Các quy định an toàn liên quan đến các tính chất cơ học và vật lý (ISO 8124.1:2000, MOD) AS/NZS ISO 8124.2:2003 An toàn đồ chơi - Tính dễ cháy (ISO 8124.2: 1994, MOD) AS/NZS ISO 8124.3:2003 An toàn đồ chơi - Quy định về tháo dời các bộ phận

SSA 765-1994 Thiết bị sân chơi Phần 1: các quy định an toàn chung SSA 1063-1994 Đồ chơi và các quy định an toàn chung SSA 1064-1995 Phương pháp thử nghiệm, Phần 1: Thử

Page 9: AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM: QUY ĐỊNH, QUY CHUẨN CỦA · PDF fileDo tác động quan trọng của đồ chơi đối với trẻ em như vậy, ... tăng 5,3% so với con

9

Ảrập Xêut nghiệm cơ và hoá học SSA 1065-1995 Phương pháp thử nghiệm đồ chơi, Phần 2: Tính dễ cháy SSA 1322-1997 Các thiết bị tần số radio năng lượng thấp

Singapo

An toàn đồ chơi: SS 474 PT. 1:2000 Phần 1: Các tính chất cơ học và vật lý SS 474 PT. 2: 2000 Phần 2: Tính dễ cháy SS 474 PT. 3: 2000 Phần 3: Quy định đối với các bộ phận tháo dời SS 474 PT. 4: 2000 Phần 4: Trình tự kiểm nghiệm đối với các hoạt động hoá học và liên quan SS 474 PT. 5: 2000 Phần 5: Đồ chơi (bộ) hoá học không cần qua kiểm nghiệm SS 474 PT. 6: 2000 Phần 6: Ghi nhãn cảnh báo bằng biểu tượng đồ hoạ về lứa tuổi

Nam Phi

SABS ISO 8124-1:2000 An toàn đồ chơi - Phần 1: Các quy định an toàn liên quan đến các tính chất cơ học và vật lý SABS ISO 8124-2:1994 tính dễ cháy SABS ISO 8124-3:1997 Quy định đối với các bộ phận tháo dời

Thái Lan

Tiêu chuẩn Công nghiệp Thái Lan đối với đồ chơi TIS 685-2540 Phần 1: Các quy định chung (1997) Quy định bắt buộc Phần 2: Bao gói và ghi nhãn (1997) Phần 3: Phương pháp thử nghiệm và phân tích (1997)

Mỹ

Tiêu chuẩn an toàn đồ chơi bắt buộc: Bộ tiêu chuẩn liên bang, Thực tiễn thương mại 16, phần 1000 đến hết (16CFR) Tiêu đề 15 - Thương mại và ngoại thương, Chương XI - Quản trị công nghệ, Bộ Thương mại Phần 1150 - Quy định về đồ chơi, súng cầm tay mô phỏng và tương tự Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng Mỹ - Hướng dẫn kiểm nghiệm kỹ thuật đối với đồ chơi lúc lắc Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng Mỹ - Hướng dẫn kiểm nghiệm kỹ thuật đối với núm vú giả Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng Mỹ - Quy định dán nhãn đối với các loại vật liệu nghệ thuật tiềm ẩn nguy hiểm kinh niên Luật Bảo vệ an toàn trẻ em Mỹ, Quy định cảnh báo về mối nguy hiểm do các bộ phận nhỏ và quy định thông báo về khả năng phát sinh các sự cố tắc nghẹt thở Hướng dẫn xác định độ tuổi: mối liên quan độ tuổi trẻ em với các đặc tính đồ chơi và cách chơi Tiêu chuẩn an toàn đồ chơi tự nguyện: ASTM F963-07e1 Tiêu chuẩn quy cách an toàn tiêu dùng

Page 10: AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM: QUY ĐỊNH, QUY CHUẨN CỦA · PDF fileDo tác động quan trọng của đồ chơi đối với trẻ em như vậy, ... tăng 5,3% so với con

10

về an toàn đồ chơi ASTM F734-84 (89/94) Tiêu chuẩn an toàn đồ chơi gỗ ASTM F1148-97a Tiêu chuẩn an toàn thiết bị sân chơi ASTM F1313-90 Tiêu chuẩn quy định về nồng độ bay hơi N-Nitrosamine trong núm vú giả cao su ANSI Z315.1-1996 Tiêu chuẩn quốc gia Mỹ đối với xe đạp ba bánh - các quy định an toàn ANSI/UL 696 Tiêu chuẩn tái bản lần thứ 9 về an toàn đồ chơi chạy bằng điện.

II. QUY ĐỊNH, QUY CHUẨN VỀ AN TOÀN ĐỒ CHƠI CỦA EU, MỸ, TRUNG QUỐC

2.1. Các quy định, tiêu chuẩn về an toàn đồ chơi trẻ em của EU Liên minh châu Âu (EU) có nhiều quy định rất chặt chẽ đối với các sản phẩm đồ chơi

trẻ em. Ngày 3/5/1988, Uỷ ban châu Âu đã thông qua Chỉ thị số 88/378/EEC quy định về an toàn đồ chơi trẻ em (Toy Safety Directive 88/378/EEC). Chỉ thị này có hiệu lực từ tháng 1/1990. Năm 1993, EU lại có Chỉ thị mới, Chỉ thị 93/68/EEC (Chỉ thị về ghi nhãn – CE Marking Directive) sửa đổi bổ sung một số điều của Chỉ thị 88/378/EEC. Theo đó các đồ chơi lưu hành trên thị trường Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA) phải được ghi nhãn hiệu. Trước khi các nhà sản xuất đồ chơi trẻ em dán các nhãn mác CE Marking lên sản phẩm để lưu hành thì các sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn của Chỉ thị 88 và các văn bản liên quan khác.

Năm 1992, EU ra Chỉ thị An toàn sản phẩm chung (General Product Safety Directive 92/59/EC), giúp tăng cường thêm cho Chỉ thị 88 ở trên. Mặc dù không quy định cụ thể những đòi hỏi an toàn cho đồ chơi trẻ em, nhưng Chỉ thị này đã giúp bảo vệ người tiêu dùng bằng các quy định an toàn, như phải có hệ thống cảnh báo nhanh đối với sản phẩm không an toàn, các biện pháp ứng phó khẩn cấp EC. Năm 2001, một lần nữa EC thông qua Chỉ thị mới về An toàn sản phẩm chung (General Product Safety Directive 2001/95/EC) và chính thức áp dụng từ 15/1/2004.

Các chỉ thị trên là những cơ sở pháp lý quan trọng để EU quản lý các sản phẩm đồ chơi trẻ em sản xuất trong EU hoặc nhập khẩu vào EU. Trong số các chỉ thị trên thì Chỉ thị quan trọng nhất là Chỉ thị 88/378/EEC.

Mục đích của Chỉ thị 88/378/EEC là thiết lập các đòi hỏi tiêu chuẩn sức khoẻ và an toàn liên quan đến đồ chơi trẻ em. Chỉ thị gồm các điều khoản về định nghĩa, phạm vi điều chỉnh, vận chuyển, các tiêu chuẩn an toàn. Phần phụ lục đề cập các ngoại trừ, những đòi hỏi cơ bản và những thông tin trên nhãn mác theo các điều khoản.

Chỉ thị 88/378/EEC định nghĩa đồ chơi trẻ em là mọi sản phẩm hay vật liệu nào được tạo ra với chủ đích rõ ràng là cho trẻ em dưới 14 tuổi sử dụng để chơi.

Chỉ thị 88/378/EEC không áp dụng cho các sản phẩm sau: 1. Trang trí Giáng sinh (Christmas decorations). 2. Các mô hình tiểu tiết dùng cho các đồ sưu tầm của người lớn. 3. Thiết bị có chủ đích được sử dụng tập thể tại các sân chơi. 4. Thiết bị thể thao. 5. Thiết bị chơi ở nước có chủ đích sử dụng dưới nước. 6. Những búp bê dân gian hình người, những búp bê trang trí và các chi tiết dùng

cho các đồ sưu tập của người lớn.

Page 11: AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM: QUY ĐỊNH, QUY CHUẨN CỦA · PDF fileDo tác động quan trọng của đồ chơi đối với trẻ em như vậy, ... tăng 5,3% so với con

11

7. Các đồ chơi “chuyên nghiệp” được lắp đặt ở những địa điểm công cộng (trung tâm mua sắm, nhà ga…).

8. Các trò chơi đố (Puzzles) với trên 500 chi tiết hoặc không có ảnh có chủ đích dành cho chuyên gia.

9. Súng nước và súng hơi. 10. Pháo hoa, kể cả các loại có đầu bọc. 11. Máy ném đá, súng cao su. 12. Mác, phi tiêu có đầu bọc kim loại. 13. Lò điện, đồ bằng sắt hoặc các sản phẩm chức năng khác hoạt động ở mức danh

nghĩa quá 24 volt. 14. Các sản phẩm có chứa các yếu tố làm nóng với chủ đích sử dụng được đặt dưới

sự giám sát trong bối cảnh giảng dạy. 15. Các loại xe có động cơ đốt trong. 16. Các loại động cơ hơi nước. 17. Các loại xe đạp dùng cho thể thao hoặc du lịch trên các tuyến đường bộ công

cộng. 18. Các thiết bị video có thể được nối với một màn hình video và hoạt động ở mức

danh nghĩa quá 24 volt. 19. Các loại đầu vú cao su giả của trẻ. 20. Các bản sao chép y nguyên các loại vũ khí thực sự. 21. Các đồ trang sức thời trang cho trẻ em.

Các sản phẩm trên không được coi là đồ chơi, vì chúng không có chủ đích dành cho trẻ em hoặc vì chúng cần sự giám sát hoặc các điều kiện sử dụng đặc biệt.

Các bước cơ bản phải tuân thủ để có thể lưu hành một loại đồ chơi trẻ em 1. Xác định xem sản phẩm có phải thuộc đối tượng điều chỉnh của Chỉ thị về an toàn

đồ chơi không. 2. Phù hợp với các yêu cầu chính của Chỉ thị. 3. Hài hoà các tiêu chuẩn. 4. Hồ sơ kỹ thuật. 5. Nhãn mác CE. 6. Tuyên bố hợp lệ.

Các yêu cầu chính của Chỉ thị 88/378/EEC Các yêu cầu chính của Chỉ thị về đồ chơi trẻ em có tại Phụ lục II của Chỉ thị là bắt

buộc và là nguyên tắc sau quy định về nhãn hiệu. Những yêu cầu chính đối với đồ chơi trẻ em Người dùng đồ chơi phải được bảo vệ trước những rủi ro và độc hại đối với sức khoẻ

do đồ chơi gây ra. Những rủi ro là: Gắn với thiết kế, chế tạo hoặc thành phần của đồ chơi; Cố hữu trong việc sử dụng đồ chơi khi làm thay đổi chức năng hoặc huỷ hoại

khiến nó không còn hợp với các tiêu chuẩn. Mức độ rủi ro hiện diện khi sử dụng đồ chơi phải tương ứng với năng lực của trẻ và

người giám sát. Đặc biệt áp dụng đối với các đồ chơi có chủ đích dành cho trẻ dưới 36 tháng sử dụng. Do vậy cần phải quy định độ tuổi tối thiểu của trẻ có thể sử dụng hoặc với cảnh báo đồ chơi chỉ có thể được sử dụng dưới sự giám sát của người lớn.

Các đồ chơi phải mang nhãn mác cảnh báo rủi ro. Hoặc, nếu có thể, các nhãn mác phải có trên bao bì và những chỉ dẫn sử dụng. Các nhãn mác này cũng phải nêu rõ những rủi ro nên tránh.

Page 12: AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM: QUY ĐỊNH, QUY CHUẨN CỦA · PDF fileDo tác động quan trọng của đồ chơi đối với trẻ em như vậy, ... tăng 5,3% so với con

12

Các rủi ro đặc biệt và những nguyên tắc chỉ đạo rõ ràng Phần dưới đây là những nguyên tắc chỉ đạo cho thiết kế và chế tạo đồ chơi. Trong mọi

trường hợp, giả sử rằng trẻ em hoặc người lớn giám sát trẻ sử dụng bình thường. - Các đặc tính cơ học và vật lý a) Đồ chơi, các chi tiết của chúng và các chi tiết khác (trong trường hợp đồ chơi

được sửa chữa) phải đủ chắc chắn và ổn định để chống lại các lực tác động ép, nén... mạnh hơn trong quá trình sử dụng. Chúng không thể bị vỡ hoặc bị méo mó gây hại cho thân thể người dùng.

b) Rủi ro về thương tích do di chuyển các chi tiết đồ chơi phải thấp nhất. c) Rủi ro về thương tích do tiếp xúc với các cạnh sắc, góc nhô ra, các dây, móc, chốt

trên đồ chơi phải được giảm tới mức có thể. d) Các đồ chơi, các bộ phận cấu thành, các chi tiết tháo rời của đồ chơi nhằm chủ

đích rõ ràng là cho trẻ dưới 36 tháng sử dụng phải được làm sao cho trẻ không nuốt hoặc hít vào được. Các đồ chơi, các chi tiết của chúng và bao bì chứa đồ chơi trong đó nhằm để bán lẻ phải không ẩn chứa những rủi ro do bóp nghẹt, gây nghẹt thở.

e) Những đồ chơi có chủ đích sử dụng dưới nước nông, các đồ chơi có thể mang hoặc hỗ trợ trẻ dưới nước phải được làm sao cho rủi ro về mất khả năng nổi và hỗ trợ phải ở mức thấp nhất có thể. Các đồ chơi mà trẻ có thể chui vào trong phải có lối thoát mà trẻ có thể mở dễ dàng từ bên trong.

f) Các đồ chơi mà trẻ có thể cưỡi lên phải có hệ thống phanh hợp lý dễ dàng sử dụng đối với trẻ. Hệ thống phải không có rủi ro đẩy trẻ ra ngoài hoặc làm hại đến thân thể người dùng.

g) Trong trường hợp đồ chơi có thể cháy nổ, thì hình dạng và cấu tạo của vật bị phóng ra phải không gây tổn thương thân thể người dùng.

h) Các đồ chơi chứa các yếu tố nhiệt phải đảm bảo rằng: Nhiệt độ tối đa của bất kỳ bề mặt nào không gây cháy và làm bỏng khi chạm

vào; Các chất lỏng và khí có trong đồ chơi không bị tăng nhiệt độ hoặc áp suất gây

bỏng hoặc làm tổn thương người dùng. - Tính dễ bốc cháy a) Các đồ chơi không chứa các yếu tố dễ cháy nguy hiểm đối với trẻ. Chúng phải

được cấu tạo bằng các vật liệu: Không cháy nếu bị nổ trực tiếp tạo ra lửa hoặc tia lửa hoặc các yếu tố khác có

thể gây ra lửa; Không dễ cháy; Nếu bắt lửa thì cũng cháy chậm và ngọn lửa không có phạm vi rộng; Được xử lý sao cho cản trở hoặc làm chậm quá trình cháy (những vật liệu dễ

cháy không ẩn chứa nguy cơ làm cháy các vật liệu khác có trong đồ chơi). b) Đồ chơi, cho dù vì những lý do chủ yếu đối với chức năng của nó, không chứa

các chất nguy hiểm hoặc các chất pha chế có thể trở nên dễ cháy khi mất các yếu tố không cháy.

c) Các đồ chơi không gây nổ hoặc chứa các yếu tố hoặc chất có khả năng nổ khi sử dụng

d) Các đồ chơi không chứa các chất hoặc chất pha chế mà khi pha trộn có thể gây nổ hoặc tạo nổ hoặc hỗn hợp khí/hơi nước dễ cháy.

- Các đặc tính hoá học

Page 13: AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM: QUY ĐỊNH, QUY CHUẨN CỦA · PDF fileDo tác động quan trọng của đồ chơi đối với trẻ em như vậy, ... tăng 5,3% so với con

13

Các đồ chơi được làm ra phải không chứa rủi ro bất ngờ cho sức khỏe hoặc các nguy cơ gây thương tích khi bị nuốt vào bụng, hít phải, hoặc tiếp xúc với da, các mô nhầy hoặc mắt. Chúng phải phù hợp với luật pháp liên quan của Cộng đồng châu Âu về một số loại sản phẩm hoặc cấm, hạn chế sử dụng hoặc dán nhãn một số chất nguy hiểm.

Đặc biệt, để bảo vệ sức khoẻ trẻ em, sinh khả dụng (bioavailability - một thuật ngữ được sử dụng bởi nhiều ngành khoa học dùng để mô tả cách mà các hoá chất được hấp thu bởi con người và các động vật khác) là kết quả từ việc sử dụng đồ chơi không vượt quá các mức giới hạn sau: (Sinh khả dụng của các chất này muốn nói phần chiết khi hoà tan có độc tố đáng kể):

0,2 mg đối với antimon. 0,1 mg đối với arsen. 25,0 mg đối với bari. 0,6 mg đối với catmi. 0,3 mg đối với crôm. 0,7 mg đối với chì. 0,5 mg đối với thuỷ ngân. 5,0 mg đối với selen.

Các đồ chơi phải không chứa các chất hoặc chất pha chế nguy hiểm có thể gây hại cho sức khoẻ khi sử dụng. Trong mọi trường hợp, đều nghiêm cấm đưa các chất hoặc các chất pha chế nguy hiểm vào đồ chơi nếu các chất này được sử dụng khi chơi. Nhưng nếu một số lượng hạn chế các chất cần thiết cho chức năng hoạt động của một số đồ chơi, đặc biệt là về vật liệu thì chúng cũng không được phép vượt quá các tiêu chuẩn của EU, phải hài hoà với các tiêu chuẩn của EU. Đồng thời phải tuân thủ các quy định về nhãn hiệu của EU.

- Các đặc tính điện tử a) Các đồ chơi điện tử phải hoạt động với điện năng không vượt quá 24 volt và

không có bộ phận nào của đồ chơi hoạt động ở mức quá 24 volt. b) Các bộ phận của đồ chơi được kết nối hoặc có thể tiếp xúc với một nguồn điện có

khả năng gây điện giật (dây hoặc các chất dẫn điện khác mà điện có thể đi qua các bộ phận như vậy) phải được bảo vệ bằng cách ly và được bảo vệ về mặt cơ học để tránh nguy cơ điện giật.

c) Nhiệt độ tối đa trên các bề mặt của đồ chơi điện tử khi tiếp xúc không gây cháy, bỏng.

- Các đồ chơi vệ sinh Các đồ chơi vệ sinh phải được thiết kế và chế tạo làm sao để đáp ứng các đòi hỏi vệ

sinh và độ sạch sẽ để tránh bất cứ nguy cơ nào về nhiễm trùng, gây nôn mửa và nhiễm bệnh.

- Các đồ chơi có chất phóng xạ (Radioactivity toys) Các đồ chơi không được chứa các yếu tố hoặc các chất phóng xạ ở những dạng hoặc tỷ

lệ dễ gây bất lợi cho sức khoẻ của trẻ. Quy định này cũng phải hài hoà với Chỉ thị Council Directive 80/836/Euratom.

- Những cảnh báo và chỉ dẫn đề phòng Phải có những cảnh báo và chỉ dẫn đề phòng trong quá trình sử dụng một số đồ chơi.

Một số hoặc toàn bộ những cảnh báo này, cùng với thông tin đề cập bên trên, phải được nêu bằng ngôn ngữ quốc gia hoặc những ngôn ngữ sử dụng phổ biến trên đồ chơi lưu hành trên thị trường:

Page 14: AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM: QUY ĐỊNH, QUY CHUẨN CỦA · PDF fileDo tác động quan trọng của đồ chơi đối với trẻ em như vậy, ... tăng 5,3% so với con

14

Các đồ chơi có thể nguy hiểm đối với trẻ dưới 36 tháng tuổi phải có thông tin cảnh báo, ví dụ như: “không phù hợp với trẻ dưới 36 tháng tuổi” hoặc “không phù hợp với trẻ dưới 3 tuổi”, với chỉ dẫn vắn tắt, có thể xuất hiện trong chỉ dẫn sử dụng, những nguy cơ nếu trẻ dưới 36 tháng tuổi sử dụng. Điều khoản này không áp dụng đối với các đồ chơi rõ ràng không phù hợp với trẻ dưới 36 tháng tuổi.

Các bộ phận trượt, vòng và đu treo, xà treo, dây và các đồ tương tự liên quan tới xà ngang phải đi kèm với những chỉ dẫn quy định sự cần thiết phải kiểm tra và bảo dưỡng các bộ phận chính (hệ treo, máy móc, nơi đỗ...) nếu không đồ chơi có thể sụp đổ hoặc lộn nhào. Những chỉ dẫn cũng phải được đưa ra đối với các đồ chơi lắp ghép, giải thích những bộ phận có thể gây nguy hiểm nếu lắp nhầm.

Các đồ chơi chức năng (Functional toys) là những đồ chơi được sử dụng theo cùng một cách và theo các khuôn mẫu nhất định có chủ đích dành cho người lớn lắp đặt. Các đồ chơi chức năng hoặc bao bì của chúng phải mang nhãn mác, “Cảnh báo: Được sử dụng dưới sự giám sát trực tiếp của người lớn.” Bên cạnh đó, các đồ chơi này nên được đi kèm với các chỉ dẫn vận hành và những cảnh báo cho người dùng. Nó phải được quy định rằng đồ chơi phải được đặt ở xa tầm tay với của trẻ nhỏ hơn.

Các đồ chơi chứa đựng các chất vốn nguy hiểm kể cả các đồ chơi trượt hoặc được sử dụng dưới nước. Các đồ chơi phải có cảnh báo các yếu tố nguy hiểm, biện pháp phòng ngừa đối với người dùng để tránh tác hại. Ngoài ra cũng phải cảnh báo để đồ chơi xa tầm với của trẻ ở lứa tuổi nhỏ hơn. Những cảnh báo cụ thể cho các nhóm như sau: Các đồ chơi hoá học (Chemical toys), ví dụ đồ hoá chất, tạp chất nhựa, đồ

gốm mini, tráng men, phải mang nhãn mác sau trên bao bì: “Cảnh báo: dành cho trẻ quá tuổi quy định (nhà sản xuất quy định tuổi phù hợp). Sử dụng dưới sự giám sát của người lớn”.

Các ván trượt cho trẻ được bán như đồ chơi phải mang nhãn ghi: “Cảnh báo: thiết bị bảo vệ nên được cảnh báo.” Hơn nữa, chỉ dẫn sử dụng phải chỉ ra rằng đồ chơi phải được sử dụng với sự thận trọng, phải có kỹ năng tránh rơi hoặc va chạm gây tổn thương cho người dùng. Một số chỉ dẫn nên được đưa ra đòi hỏi thiết bị bảo vệ (ví dụ mũ bảo hiểm, găng tay, bọc đầu gối, bọc khuỷu tay...).

Các đồ chơi có chủ đích sử dụng dưới nước phải có lời cảnh báo: “Cảnh báo: Chỉ được sử dụng dưới nước khi trẻ ở bên trong và có sự giám sát của người lớn”.

Ngoài ra, các nhà sản xuất còn phải đặc biệt chú ý tới Tiêu chuẩn hài hoà (Harmonized Standards). Các tiêu chuẩn là những chỉ dẫn quan trọng đối với các nhà sản xuất. Các tiêu chuẩn thể hiện các mục tiêu an toàn và cũng tạo ra các hướng đi kỹ thuật phù hợp. Con đường trực tiếp nhất phù hợp các tiêu chuẩn là sử dụng các Tiêu chuẩn hài hoà. Tiêu chuẩn Hài hoà cho đồ chơi của EU là EN 71, nó nhằm vào việc giảm tới mức thấp nhất các rủi ro cho người sử dụng. EN 71 bao gồm các phần như đặc tính cơ và lý; tính cháy nổ; hoá chất; nhãn mác cảnh báo...

Hồ sơ kỹ thuật Các nhà chế tạo phải tuân theo Hồ sơ kỹ thuật (Technical File). Hồ sơ này chứa đựng

các thông tin tương ứng cần thiết để chứng tỏ rằng sản phẩm đáp ứng được những đòi hỏi cần thiết về sức khoẻ và an toàn của Chỉ thị về An toàn đồ chơi.

Page 15: AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM: QUY ĐỊNH, QUY CHUẨN CỦA · PDF fileDo tác động quan trọng của đồ chơi đối với trẻ em như vậy, ... tăng 5,3% so với con

15

Nhà sản xuất hoặc Đại diện được phép của nhà sản xuất phải làm hồ sơ này, bao gồm cả “Tuyên bố Hợp chuẩn” và đặt dưới sự quản lý của các cơ quan giám sát vì mục đích điều tra. Hồ sơ kỹ thuật trong đó nhà sản xuất đưa ra những chứng minh hợp chuẩn với những đòi hỏi của Chỉ thị An toàn Đồ chơi phải bao gồm:

Một sự mô tả tổng quát sản phẩm; Bản vẽ thiết kế, các phương pháp chế tạo dự kiến và biểu đồ các thành phần cấu

tạo, lắp ráp, mạch điện... Mô tả và giải thích cần thiết để hiểu hình vẽ và biểu đồ cũng như các thao tác; Các báo cáo thử nghiệm; Các báo cáo về độc hại; Các chỉ dẫn sử dụng; Bao bì và nhãn mác; Các phương tiện Marketing; Tuyên bố hợp chuẩn; Địa chỉ nhà sản xuất, người Đại diện của nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu.

Tuyên bố hợp chuẩn Nhà sản xuất phải đưa ra một tuyên bố hợp chuẩn và giữ 1 bản copy cùng với Hồ sơ

kỹ thuật. Tuyên bố hợp chuẩn phải chứa đựng những nội dung sau: Tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc người đại diện hợp pháp của mình; Tên sản phẩm đồ chơi; Tham chiếu các quy định phù hợp; Tham chiếu các tiêu chuẩn được hài hoà; Tham chiếu các đặc điểm kỹ thuật với hợp chuẩn được tuyên bố; Xác định bên ký kết được trao quyền hợp pháp để cam kết nhân danh nhà sản xuất

hoặc Người đại diện hợp pháp được thiết lập trong EU. Gần đây nhất, ngày 28/2/2008, EU đã thông qua đề xuất của EC về việc yêu cầu các

đồ chơi chứa nam châm phải mang nhãn mác cảnh báo bắt buộc. EC cho rằng các nam châm trong đồ chơi có rủi ro ngày càng tăng và hiện chưa có quy định cụ thể nào về vấn đề này. Hiện nay các đồ chơi chứa nam châm chỉ tuân thủ các quy định chung về an toàn đồ chơi. Bất kỳ đồ chơi trẻ em nào hiện có trên thị trường EU đều phải phù hợp với các quy định chung về an toàn sản phẩm (General Product Safety Directive 2001/95/EC) và Chỉ thị an toàn đồ chơi trẻ em (Toy Safety Directive 88/378/EEC). Do vậy những quy định mới về loại đồ chơi chứa nam châm là cần thiết.

EC cho rằng nhãn mác cảnh báo đồ chơi có nam châm là cần thiết và đây là giải pháp tạm thời trong khi chờ đợi tiêu chuẩn EU được xem lại để xác định các rủi ro khi sử dụng đồ chơi có nam châm. Mặc dù nam châm có trong đồ chơi đã được sử dụng từ lâu và có xu hướng gia tăng, nhưng chúng có thể được tách ra khỏi đồ chơi một cách dễ dàng vì những kỹ thuật chế tạo không chắc chắn. Điều nguy hiểm là khi bị tách rời và không may trẻ nuốt các nam châm này vào bụng thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng, vì nếu có 2 hoặc nhiều nam châm hơn liên kết với nhau hoặc với kim loại không may bị trẻ nuốt vào bụng sẽ làm tổn thương nghiêm trọng hệ tiêu hoá và có thể dẫn đến tử vong. Trên thực tế điều này đã xảy ra vào năm 2006 ở Mỹ và hơn chục trường hợp trẻ nuốt nam châm đã phải phẫu thuật. Năm 2007, trên thế giới có khoảng 18 triệu đồ chơi có chứa nam châm.

Tháng 5/2007, EC đã đề nghị Uỷ ban Tiêu chuẩn châu Âu (European Standardisation Committee - CEN) xem xét lại tiêu chuẩn EN 71-1 của EU hiện nay để quy định thêm các rủi ro và các tiêu chuẩn cho đồ chơi chứa nam châm. CEN có 24 tháng để xét lại tiêu chuẩn, tạo cơ sở pháp lý cho nhà quản lý và nhà sản xuất đồ chơi có chứa nam châm.

Page 16: AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM: QUY ĐỊNH, QUY CHUẨN CỦA · PDF fileDo tác động quan trọng của đồ chơi đối với trẻ em như vậy, ... tăng 5,3% so với con

16

2.2. Các quy định, tiêu chuẩn về an toàn đồ chơi trẻ em của Mỹ Đồ chơi có nguy cơ gây tắc, nghẹn Các tiêu chuẩn Theo Đạo luật Bảo vệ An toàn cho Trẻ em (Child Status Protection Act - CSPA) và

các quy định của Uỷ ban An toàn Sản phẩm Mỹ (Consumer Product Safety Commission - CPSC)):

- Cấm đồ chơi dành cho trẻ dưới 3 tuổi nếu chúng chứa các bộ phận nhỏ hoặc dễ vỡ thành mảnh nhỏ.

- Đồ chơi dành cho trẻ từ 3 tới 6 tuổi có chứa các bộ phận nhỏ phải được dán nhãn cảnh báo nguy cơ gây nghẹn một cách rõ ràng bằng ngôn ngữ quy định theo luật một cách chính xác.

- Bất cứ một loại đồ chơi hay bóng có chứa một quả bóng nhỏ phải trải qua một thử nghiệm về mức độ an toàn nghiêm ngặt và được dán nhãn cảnh báo nguy cơ gây mắc nghẹn một cách rõ ràng.

- Các loại bi hoặc đồ chơi có chứa bi phải được dán nhãn cảnh báo nguy cơ gây nghẹn rõ ràng.

- Tất cả các loại bóng bay phải dán nhãn cảnh báo về nguy cơ của bóng chưa thổi và bóng vỡ đối với trẻ nhỏ hơn 8 tuổi.

a- Đồ chơi dành cho trẻ dưới 3 tuổi Mắc nghẹn do các bộ phận nhỏ, các quả bóng nhỏ và bóng bay là nguyên nhân

chính gây ra những thương tổn và thậm chí là tử vong do đồ chơi. Năm 1979, Uỷ ban An toàn Sản phẩm Gia dụng (CPSC) đã cấm bán những loại đồ chơi có bộ phận nhỏ cho trẻ dưới 3 tuổi và yêu cầu dán nhãn cảnh báo trên các loại đồ chơi có các bộ phận nhỏ dùng cho trẻ trong lứa tuổi từ 3 tới 6. Bộ phận nhỏ được xác định là bất cứ đồ vật gì có thể vừa bên trong một ống trụ thử nghiệm mắc nghẹn có đường kính bên trong là 3,1cm và có một đáy xiên với độ sâu từ 2,54 tới 5,7 cm. Chiếc ống trụ này được thiết kế có kích thước tương đương với họng khi há hết cỡ của một đứa trẻ dưới 3 tuổi. Nếu đồ chơi hoặc bất cứ một bộ phận nào của đồ chơi, bao gồm bất cứ bộ phận nào có thể rời ra trong quá trình thử nghiệm vừa bên trong chiếc ống thử nghiệm này, sản phẩm đó sẽ được coi là có nguy cơ gây nghẹn và bị cấm sử dụng cho trẻ dưới 3 tuổi.

CPSC sử dụng 3 yếu tố để xác định đồ chơi cho trẻ dưới ba tuổi gồm: tuyên bố mục đích sử dụng của nhà sản xuất, ví dụ như dán nhãn theo lứa tuổi; quảng cáo và marketing sản phẩm; và việc loại đồ chơi đó "được công nhận một cách phổ biến" là được sử dụng cho trẻ dưới 3 tuổi. Một số dấu hiệu thường được công nhận là sử dụng cho trẻ dưới 3 tuổi bao gồm (nhưng không chỉ giới hạn ở đó): các đồ chơi vặn ép, các miếng gặm nướu, đồ chơi hay vật có thể gắn vào cũi, xe tập đi, xe cũi đẩy, xe đẩy trẻ, các loại đồ chơi kéo và đẩy, bồn tắm trẻ, bể bơi nhỏ cho trẻ và các đồ chơi cát, và thú nhồi. Một số loại đồ chơi và sản phẩm được miễn trừ khỏi quy định về các bộ phận nhỏ bởi vì chúng không thể được chế tạo theo cách mà ngăn ngừa chúng vỡ ra thành từng phần nhỏ khi được thử nghiệm. Những sản phẩm này gồm (nhưng không giới hạn ở đó): bóng bay, các đồ vật được làm từ giấy, các đồ dùng để viết ví dụ như phấn và chì màu, đất nặn và màu nước, sơn tay và các loại sơn khác. Quần áo và phụ kiện của trẻ ví dụ như vòng kẹp dây giày, kim băng giữ tã và kẹp tóc cũng được miễn khỏi quy định này bởi vì chúng cần phải nhỏ để thực hiện đúng chức năng của mình. Các mảnh giấy, vải, sợi, lông sợi, chất đàn hồi và dây đàn vừa bên trong ống thử nghiệm mắc nghẹn cũng được miễn, vì chúng không có khả năng gây mắc nghẹn.

Page 17: AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM: QUY ĐỊNH, QUY CHUẨN CỦA · PDF fileDo tác động quan trọng của đồ chơi đối với trẻ em như vậy, ... tăng 5,3% so với con

17

Bảng 2

Các tính chất của Đồ chơi dành cho trẻ dưới 3 tuổi Sau đây là một số tính chất chung của đồ chơi dành cho trẻ dưới 3 tuổi - Kích cỡ và cân nặng: Nhỏ và nhẹ, dễ cầm. - Chủ đề: Thể hiện một vật thể phổ biến có ở trong nhà, trang trại, hoặc vùng lân cận. - Mức độ hiện thực: Đơn giản hoặc xinh xắn, có một số chi tiết hiện thực. - Màu sắc: Sáng, các màu sắc tương phản bao phủ các phần diện tích lớn của đồ chơi. - Tạo tiếng ồn: Không to hoặc làm hoảng sợ. - Hoạt động và chuyển động: Có thể đơn giản, nên dễ cho trẻ tạo ra chuyển động. - Loại và mức độ kỹ năng: Khiến cho trẻ bắt đầu học các kỹ năng hoặc thực hành các kỹ năng như đi, xếp thành đống và phân loại, nên dễ dàng để trẻ duy trì sở thích. Nguồn: Uỷ ban An toàn Sản phẩm Gia dụng

b- Dán nhãn đồ chơi có các bộ phận nhỏ dành cho trẻ trên 3 tuổi Tuy nhiên, các quy định mới của CPSC không hoàn toàn hiệu quả, một số nhà sản xuất cố

lách luật cấm bộ phận nhỏ này bằng cách dãn nhãn sản phẩm sử dụng cho trẻ dưới 3 tuổi là "cho trẻ 3 tuổi trở lên". Cách dán nhãn này khiến cho các bậc phụ huynh hiểu sai những nhãn này mang tính giới thiệu chứ không phải là cảnh báo và mua những loại đồ chơi này cho trẻ dưới 3 tuổi. Quy định năm 1979 cũng không đề cập tới một nguy cơ gây nghẹn lớn, đó là bóng bay; và cũng có một điểm rõ ràng rằng những quả bóng nhỏ đã vượt qua thử nghiệm bộ phận nhỏ vẫn gây ra nguy cơ mắc nghẹn, vì chúng có thể bịt hoàn toàn đường thở của trẻ. Trong suốt những thập niên 1980 của thế kỷ trước, các nhóm tiêu dùng đã vận động Quốc hội và CPSC tăng kích cỡ của thử nghiệm bộ phận nhỏ và yêu cầu việc dán nhãn cảnh báo nguy cơ gây nghẹn một cách rõ ràng trên các loại đồ chơi dành cho trẻ nhiều tuổi hơn, nếu như những loại đồ chơi này có các bộ phận nhỏ. Vào năm 1994, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ An toàn cho Trẻ 1994 (CSPA). Tổng thống Clinton đã ký thông qua đạo luật này vào 16/6/1994.

- Các bộ phận nhỏ Đạo luật CSPA 1994 đòi hỏi các loại đồ chơi có các bộ phận nhỏ dùng cho trẻ từ 3 tới

6 tuổi phải dán nhãn cảnh báo nguy cơ gây nghẹn rõ ràng như sau:

▲Cảnh báo: Gây nghẹn - Gồm các bộ phận nhỏ Không dùng cho trẻ dưới 3 tuổi

Các quả bóng nhỏ Đạo luật 1994 cũng tăng thử nghiệm đối với các quả bóng nhỏ có đường kính từ 3,1cm

lên 4,4cm. Các quả bóng có đường kính nhỏ hơn 4,4 cm bị cấm dùng cho trẻ dưới 3 tuổi. Luật cũng định rõ một quả bóng là "bất cứ một vật thể hình cầu, hình trứng hoặc hình ovan được thiết kế hoặc dành cho ném, đánh, đập, lăn vòng, thả rơi hoặc đập nảy". Theo định nghĩa này, các loại đồ chơi hình cầu hoặc có các bộ phận hình cầu nhưng không dùng làm bóng không phải tham gia thử nghiệm. Các vật thể tròn dễ gây nghẹn cho trẻ bởi chúng có thể chặn toàn bộ đường thở của trẻ. Bất cứ một loại bóng nhỏ nào sử dụng cho trẻ trên 3 tuổi phải được dán nhãn cảnh báo như sau:

▲Cảnh báo: Gây nghẹn - Đồ chơi bóng nhỏ Không dùng cho trẻ dưới 3 tuổi

Page 18: AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM: QUY ĐỊNH, QUY CHUẨN CỦA · PDF fileDo tác động quan trọng của đồ chơi đối với trẻ em như vậy, ... tăng 5,3% so với con

18

Bất cứ một đồ chơi hoặc trò chơi bao gồm một quả bóng nhỏ và dành cho trẻ từ 3 đến

8 tuổi cũng phải được dán nhãn cảnh báo như trên.

▲Cảnh báo: Gây nghẹn - Đồ chơi có chứa bóng nhỏ Không dùng cho trẻ dưới 3 tuổi

Bóng bay Bóng bay gây ra nguy cơ mắc nghẹn nghiêm trọng cho trẻ cao hơn bất cứ một sản

phẩm dành cho trẻ nào. Luật 1994 đòi hỏi dán nhãn cảnh báo nguy cơ mắc nghẹn trên tất cả các loại bóng bay:

▲Cảnh báo: Gây nghẹn - Trẻ dưới 8 tuổi có thể nghẹn hoặc ngạt vì bóng bay chưa thổi hoặc vỡ. Cần sự giám sát của cha mẹ. Giữ bóng bay chưa thổi ngoài tầm tay trẻ. Loại bỏ bóng vỡ ngay lập tức.

Bi Bất cứ một loại bi nào cho trẻ 3 tuổi hoặc trên 3 tuổi phải dán nhãn cảnh báo trên bao

bì.

▲Cảnh báo: Gây nghẹn - Đồ chơi là hòn bi Không dùng cho trẻ dưới 3 tuổi

Bất cứ một loại đồ chơi nào có chứa một hòn bi và dùng cho trẻ từ 3 tới 8 tuổi phải

được dán nhãn cảnh báo như sau

▲Cảnh báo: Gây nghẹn - Đồ chơi có chứa hòn bi Không dùng cho trẻ dưới 3 tuổi

Đồ chơi có từ tính Hiện nay, rất nhiều loại đồ chơi từ tính trên thị trường sử dụng các thanh nam châm Neođim

sắt Bo (NIB) do chúng có giá thành rẻ đối với các nhà sản xuất đồ chơi Trung Quốc. Chúng được sử dụng phổ biến nhất ở các bộ đồ chơi xây dựng từ tính, trang sức từ tính (đặc biệt là khuyên tai và vòng tay) và thậm chí là ở cả búp bê Barbie. Các thanh nam châm được sử dụng ở những loại đồ chơi này có kích thước bằng hạt ngô, nhưng các thanh NIB lớn hơn có sức hút mạnh tới mức chúng có thể làm hỏng các đồ vật từ thẻ tín dụng cho tới máy tính và máy điều hoà nhịp tim. Theo các nghiên cứu của Khoa X-quang thuộc Bệnh viện Nhi, Trung tâm Cleverland Clinic và Cincinnati thì nguy cơ từ các đồ chơi có gắn nam châm rất cao. Vì nếu hai hoặc nhiều thanh nam châm bị trẻ nuốt phải thì chúng sẽ hút nhau bên trong cơ thể, làm phá huỷ mô, thủng các bộ phận hoặc tạo thành lỗ trong cơ thể. Bên cạnh đó, các loại trang sức từ tính cho trẻ em như khuyên đeo tai, mũi, lưỡi cũng gây phát ban cho trẻ hoặc làm cho trẻ nuốt phải khi cố sử dụng chúng.

Tiêu chuẩn: Vào tháng 3/2007, ASTM (American Society for Testing and Materials) hoàn thành

các tiêu chuẩn tự nguyện về đồ chơi có chứa các thanh nam châm gây hại, được xác định là một thanh nam châm có hình dạng và kích cỡ cụ thể với chỉ số thông lượng từ lớn hơn 50. Các quy định tiêu chuẩn như sau:

Page 19: AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM: QUY ĐỊNH, QUY CHUẨN CỦA · PDF fileDo tác động quan trọng của đồ chơi đối với trẻ em như vậy, ... tăng 5,3% so với con

19

- Đồ chơi có chứa các thanh nam châm nguy hại lỏng lẻo hoặc các bộ phận từ tính nguy hại nên được dán nhãn cảnh báo về mức độ an toàn. Quy trình dán nhãn nên bao gồm từ báo hiệu "Cảnh Báo" và chứa, ít nhất, đoạn văn bản sau, hoặc văn bản tương đương: "Sản phẩm này chứa các thanh nam châm nhỏ. Các thanh nam châm bị nuốt có thể hút nhau ở ruột gây ra nhiễm trùng nặng và tử vong. Cần đến bệnh viện ngay lập tức nếu nuốt hoặc hít phải (các) thanh nam châm".

- Các đồ chơi không nên làm rời một thanh nam châm nguy hiểm hoặc bộ phận từ tính nguy hiểm trong quá trình sử dụng và lạm dụng.

Các tiêu chuẩn đối với sử dụng nam châm ở đồ chơi CPSC hiện đang tiến hành một điều tra về các đồ chơi từ tính và nguy cơ của các

thanh NIB ở đồ chơi trẻ em. Ngoài ra, một nhóm hoạt động của ASTM Quốc tế (trước đây được gọi là Hiệp hội Thử nghiệm và Vật liệu Mỹ) đã công bố một tiêu chuẩn tự nguyện về việc dán nhãn đồ chơi có chứa các thanh nam châm mạnh. Tại hội nghị vào tháng 9/2006, nhóm hoạt động, bao gồm các đại diện của các nhà sản xuất đồ chơi, đã nhất trí về nhãn phác thảo đối với các loại đồ chơi từ tính nhất định, và nhãn này sau đó đã được đưa vào hiệu lực năm 2007. Nếu các thanh nam châm có thể rời ra khỏi đồ chơi hoặc nếu các mảnh đồ chơi đủ nhỏ để nhai được, bản Chỉ dẫn của ASTM yêu cầu phải dán nhãn cảnh báo về nguy cơ tác động lên sức khoẻ của việc nhai nuốt các thanh nam châm như sau:

▲Cảnh báo: Sản phẩm này chứa (a) (các) thanh nam châm nhỏ. Các thanh nam châm bị nuốt có thể hút nhau qua ruột gây ra nhiễm trùng nặng và tử vong. Cần đến bệnh viện ngay lập tức nếu nuốt hoặc hít phải (các) thanh nam châm.

Các yêu cầu mới của ASTM về nam châm ở đồ chơi (F963-07) năm 2007 Lý do: Nhằm nêu rõ các sự cố gần đây do việc nuốt nam châm vào bụng dẫn tới những

thương tổn nghiêm trọng hoặc tử vong bằng cách xác định rõ các thanh nam châm hoặc các bộ phận từ tính có thể dễ nuốt vào, vì vậy, yêu cầu các thanh nam châm hoặc bộ phận từ tính nguy hiểm phải được gắn một cách chắc chắn ở một sản phẩm, hoặc được dán nhãn cảnh báo.

Các định nghĩa: (1). Nam châm nguy hiểm: Là một thanh nam châm có chỉ số thông lượng lớn hơn 50

và ở bất cứ một hình dáng hoặc kích cỡ nào như sau: - Một ống trụ có chiều dài không lớn hơn 32mm và đường kính không lớn hơn 11 mm. - Một đĩa có đường kính không lớn hơn 26 mm và độ dày không lớn hơn 5mm. - Một hình cầu có đường kính không lớn hơn 22 mm. - Bất cứ một chất rắn nào có thể đặt vừa khít bên trong thể tích hoặc bao bọc vừa bất

cứ một hình dạng nào đã được xác định ở trên. (2). Bộ phận từ tính nguy hiểm: là bất cứ bộ phận nào của một đồ chơi có chứa một

thanh nam châm được gắn hoặc được ghim mà phù hợp với phân loại kích thước theo 4 phân loại trên và có chỉ số thông lượng lớn hơn 50.

Các yêu cầu: - Nhằm nêu rõ các nguy cơ do nuốt phải có liên quan tới đồ chơi đối với trẻ từ 3 tới 8

tuổi có chứa một thanh nam châm nguy hiểm. - Không áp dụng cho các thanh nam châm sử dụng ở động cơ, rơle, loa, các bộ phận

điện và các thiết bị tương tự trong đó các thành phần từ tính không phải là một bộ phận của mô hình chơi của đồ chơi.

Page 20: AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM: QUY ĐỊNH, QUY CHUẨN CỦA · PDF fileDo tác động quan trọng của đồ chơi đối với trẻ em như vậy, ... tăng 5,3% so với con

20

Đồ chơi có chứa thanh nam châm được cho là lỏng lẻo hoặc các thanh nam châm nguy hiểm cần được dán nhãn:

▲Cảnh báo: Sản phẩm này chứa (a) (các) thanh nam châm nhỏ. Các thanh nam châm bị nuốt có thể hút nhau qua ruột gây ra nhiễm trùng nặng và tử vong. Cần đến bệnh viện ngay lập tức nếu nuốt hoặc hít phải (các) thanh nam châm.

Đồ chơi không để rời một thanh nam châm nguy hiểm hoặc một bộ phận từ tính nguy

hiểm sau các thử nghiệm sử dụng hợp lý. Phương pháp đo mật độ thông lượng - Bằng các phương tiện gồm một đồng hồ Gauss trường điện một chiều (DC) với độ

phân giải 5 Gauss và một đầu dò dạng trục. Diện tích hoạt tính của đầu dò phải được định vị bên trong 0,50 mm từ mũi của đầu dò.

- Chỉ số thông lượng (kilo Gauss2 mm2 ) = (Cường độ thông lượng tối đa)2 (kilo Gauss2) x Diện tích của bề mặt cực (mm2).

Đồ chơi phát ra âm thanh Tiêu chuẩn về đồ chơi phát ra âm thanh Vào tháng 11/2003, ASTM đã hoàn thành tiêu chuẩn âm thanh cho đồ chơi, như sau: - Các đồ chơi cầm tay, đặt bàn, sàn nhà và dùng cho cũi: Đồ chơi nhóm này không nên

phát ra âm thanh liên tục vượt quá 90dB khi được đo ở khoảng cách 25 cm. - Các đồ chơi gần tai không nên phát ra âm thanh liên tục vượt quá 70dB khi được đo

ở khoảng cách 25 cm. - Đồ chơi có tác động dạng các xung âm thanh không nên phát ra âm thanh đỉnh vượt

quá 120dB khi được đo ở khoảng cách 25 cm. Yêu cầu này cũng được áp dụng cho tất cả các âm thanh dạng xung ghi được, ví dụ như những loại âm thanh do các trò chơi video, không xét tới loại nào ghi được (nổ hay tác động).

- Tất cả đồ chơi có âm thanh tác động dạng bật nổ ngoại trừ kíp nổ: Đồ chơi không nên tạo ra âm thanh đỉnh dạng nổ vượt quá 138dB khi được đo ở khoảng cách 25cm.

Cơ quan Quản lý Sức khoẻ và An toàn Lao động (OSHA) đã ghi nhận tiếp xúc lâu với âm thanh ở 85 deciben (dB) hoặc cao hơn có thể dẫn tới tổn thương thính giác. Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ và Chiến dịch quốc gia về Sức khoẻ thính giác cũng sử dụng mốc 85 dB làm ngưỡng mức nguy hiểm do tiếng ồn gây ra. Triệu chứng của mất thính giác do tiếng ồn gây ra tăng dần lên theo một giai đoạn liên tục tiếp xúc. Âm thanh có thể bị bóp méo hoặc nhỏ đi, và có thể gây khó khăn cho việc hiểu lời nói. Thậm chí chỉ mất thính giác nhỏ ở trẻ cũng có thể ảnh hưởng tới khả năng nói và hiểu ngôn ngữ ở một giai đoạn chủ chốt trong quá trình phát triển của chúng. Sau đây là các tiêu chuẩn chấp nhận được về thời gian tiếp xúc với tiếng ồn trước khi thương tổn thính giác xảy ra. Cứ mỗi 3 dB trong 85 dB, thời gian tiếp xúc cho phép trước khi thương tổn xảy ra được chia làm đôi.

Bảng 3: Thời gian tiếp xúc Deciben trước khi thương tổn thính giác có thể xảy ra

85 dB 8 giờ

88 dB 4 giờ

91 dB 2 giờ

94 dB 1 giờ

Page 21: AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM: QUY ĐỊNH, QUY CHUẨN CỦA · PDF fileDo tác động quan trọng của đồ chơi đối với trẻ em như vậy, ... tăng 5,3% so với con

21

97 dB 30 phút

100 dB 15 phút

103 dB 7,5 phút

106 dB <4 phút

109 dB <2 phút

112 dB 1 phút

115 dB 30 giây

Vào tháng 11/2003, ASTM đã hoàn tất thông số kỹ thuật mới về các đồ chơi phát ra

âm thanh nhằm "giảm thiểu hoá nguy cơ tổn thương thính giác do đồ chơi phát ra tiếng

động gây ra". CPSC có thẩm quyền hiệu lực hoá các tiêu chuẩn tự phát của ASTM và

thực thi thẩm quyền này. Những tiêu chuẩn này, mặc dù là một bước đi cứng rắn của một

hướng đi đúng, nhưng có thể không đủ đảm bảo rằng các đồ chơi phát ra âm thanh to sẽ

không làm tổn thương thính giác của trẻ. Nói chung, các giới hạn âm thanh quá cao, vì

tiếp xúc với âm thanh ở cường độ 85-90dB trong hơn 2 giờ và âm thanh với cường độ

120dB chỉ trong hơn 30 phút cũng có thể gây mất thính giác. Hơn nữa, những tiêu chuẩn

này mang tính tự nguyện đối với các nhà sản xuất, chứ không mang tính bắt buộc. Như

đối với các tiêu chuẩn tự nguyện khác của ASTM, CPSC có thẩm quyền thi hành và thực

thi thẩm quyền này theo ý muốn. Cuối cùng, các tiêu chuẩn được dựa trên các mức độ áp

lực âm thanh đỉnh được đo từ khoảng cách 25cm. Trẻ thường chơi với đồ chơi ở khoảng

cách gần hơn 25 cm, thậm chí còn cầm đồ chơi ngay gần tai, và do vậy có thể tiếp xúc

với tiếng động ở mức độ áp lực cao hơn.

Hàm lượng có trong đồ chơi Tiêu chuẩn về chì - Đồ chơi hoặc vật liệu được sử dụng ở đồ chơi phải tuân thủ theo Đạo luật Các chất

nguy hiểm của Liên bang. - Nếu trang sức kim loại nhằm mục đích sử dụng cho trẻ và có hàm lượng chì độc hại

được trẻ tiếp xúc thì nó sẽ là một chất nguy hiểm bị cấm theo luật - Các loại mỹ phẩm đồ chơi, mỹ phẩm chủ định dành cho trẻ dưới 14 tuổi, phải tuân

thủ theo các yêu cầu về Luật Mỹ phẩm, Thuốc và Thực phẩm của Liên bang. - CPSC đã công bố bản hướng dẫn các nhà sản xuất, bán lẻ và phân phối về các sản

phẩm cho trẻ có chứa hoá chất lỏng. Bản hướng dẫn này quy định các nhà sản xuất nên loại bỏ việc sử dụng các hoá chất sau đây khỏi các sản phẩm dành cho trẻ: thuỷ ngân, etylen glycol, diethylene glycol, metanola, metylen clorua, các thành phần trưng cất từ dầu hoả, toluen, xylene và các hoá chất có liên quan.

Tiếp xúc với chì có thể tác động đến hầu hết tất cả các bộ phận và triệu chứng ở cơ thể con người, đặc biệt là hệ thần kinh trung ương. Chì đặc biệt có hại đối với não của trẻ nhỏ. Một đứa trẻ tiếp xúc với một liều lượng cao của chì, ví dụ như bằng cách nuốt một mẩu trang sức kim loại hoặc đồ chơi có chứa chì, có thể chịu thương tổn hành vi và thần kinh vĩnh viễn, nhiễm độc máu, và mắc các căn bệnh não đe doạ tính mạng. Tiếp xúc với những liều lượng chì thấp có thể làm giảm trí thông minh, làm giảm mức độ tập trung, rối loạn hành vi, rối loạn ngôn ngữ, giảm kỹ năng cử động chính xác hay sự kết hợp giữa tay và mắt.

Page 22: AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM: QUY ĐỊNH, QUY CHUẨN CỦA · PDF fileDo tác động quan trọng của đồ chơi đối với trẻ em như vậy, ... tăng 5,3% so với con

22

Các tiêu chuẩn Liên bang đối với chì Hai đạo luật Liên bang quy định về hàm lượng chì trong đồ chơi. Theo Đạo luật An

toàn Sản phẩm gia dụng, các quy định cấm sơn có chứa chì với nồng độ lớn hơn 600 phần triệu (ppm) (0,05% theo cân nặng). Theo Đạo luật Các hợp chất Có hại Liên bang, CPSC có thể thấy rằng các sản phẩm khác, ví dụ như các vật trang sức kim loại "là các hợp chất nguy hại" nếu chúng chứa những lượng độc tố chì đủ để gây ra bệnh tật như là kết quả của một quá trình sử dụng hoặc cầm nắm hoặc tiêu hoá. Nếu những loại trang sức như vậy được dành cho trẻ sử dụng và hàm lượng độc tố chì bị trẻ tiếp xúc, thì nó sẽ là một hợp chất gây hại bị cấm theo đạo luật

Quy định đề xuất cho chì trong các thành phần trang sức kim loại cho trẻ em được cải thiện vào tháng 2/2005, CPSC tạm thời ban hành một chính sách hiệu lực đối với trang sức kim loại có chứa chì của trẻ em. Chính sách đó nhằm mang lại cho "nhà sản xuất, nhập khẩu và bán lẻ một hướng dẫn cụ thể về các bước mà họ cần thực hiện để giảm thiểu hoá rủi ro đối với trẻ em". Chính sách này bị chỉ trích bởi Trung tâm Sức khoẻ Môi trường (CEH), một tổ chức phi lợi nhuận đã thử nghiệm nồng độ chì ở hàng trăm món trang sức kể từ năm 2003. CEH cho rằng chính sách tạm thời của CPSC đã bỏ sót việc cần thiết để bảo vệ trẻ. Chính sách tạm thời này dựa trên lượng chì "tiếp xúc", mang tính chủ quan hơn là tổng lượng chì có chứa trong một sản phẩm. Một đứa trẻ nuốt một mảnh kim loại có thể sẽ phơi nhiễm với tất cả lượng chì chứa trong vật đó. Điều luật đang được cân nhắc sẽ đặt ra một lệnh cấm "nhẹ" về mức chì 600ppm. Tuy nhiên, cũng giống như chính sách tạm thời, nó chỉ được áp dụng lên trang sức kim loại nhất định, và sau đó là chỉ với các bộ phận.

Với việc hợp tác với các nhà sản xuất, nhập khẩu và bán lẻ, CPSC đã ban hành các quy định về huỷ bỏ tự nguyện đồ trang sức có chứa chì. Kể từ khi chính sách bắt buộc tháng 2/2005 có hiệu lực, CPSC đã đưa ra một số quyết định thu hồi bổ sung tác động tới hàng triệu mẫu vật trang sức. Năm 2007, CPSC đã đưa ra nhiều quyết định thu hồi đối với sơn có chứa chì. Vào tháng 1/2006, CEH tuyên bố 71 nhà bán lẻ lớn trang sức và đồ chơi cho trẻ đã nhất trí không bán các loại trang sức có chứa nhiều chì, tạo nên các tiêu chuẩn mang tính liên kết pháp lý đầu tiên về chì trong đồ trang sức ở Mỹ. Tới 31/10/2006, gần 100 nhà bán lẻ, sản xuất và các công ty khác đã tham gia thoả thuận này. Thoả thuận này tuyên bố các bộ phận kim loại và sơn bọc ở các đồ trang sức của trẻ phải chứa hàm lượng chì ít hơn 600 ppm, còn các bộ phận nhựa (PVC) có thể chứa không tới 200ppm.

Đạo luật Cải thiện Mức độ an toàn Sản phẩm Gia dụng của Mỹ năm 2008 sẽ cấm chì ở đồ chơi và các sản phẩm cho trẻ theo một lộ trình dưới đây. Sau thời gian có hiệu lực, những sản phẩm không đáp ứng quy định này sẽ không thể được chế tạo hay bán trên thị trường:

- Đến tháng 8/2009: Mức hàm lượng chì tối đa được phép có trong sơn giảm từ 600ppm xuống 90 ppm.

- 2/2009: Đồ chơi và các sản phẩm cho trẻ có chứa hàm lượng chì vượt quá 600ppm sẽ trở thành các sản phẩm nguy hại bị cấm

- 8/2009: Đồ chơi và sản phẩm dành cho trẻ có chứa hàm lượng chì vượt quá 300 ppm sẽ trở thành các sản phẩm nguy hại bị cấm.

- 8/2011: Đồ chơi và sản phẩm dành cho trẻ có chứa hàm lượng chì vượt quá 100 ppm sẽ trở thành sản phẩm nguy hại bị cấm. Giới hạn cuối này có thể là đối tượng điều chỉnh của CPSC được xác định là không khả thi về mặt công nghệ.

Các hoá chất độc ở đồ chơi - Tác động tới sức khoẻ của Phthalate

Page 23: AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM: QUY ĐỊNH, QUY CHUẨN CỦA · PDF fileDo tác động quan trọng của đồ chơi đối với trẻ em như vậy, ... tăng 5,3% so với con

23

Phthalate là một họ các hoá chất, bao gồm diethyl phthalate (DEP), diethylhexyl phthalate (DEHP), dibutyl phthalate (DBP), butyl benzyl phthalate (BBP), diisodecyl phthalatle (DIDP), diisononyl phthalate (DINP), di-n-octyl phthalate (DNOP), và nhiều dạng phân biệt khác. Ngành công nghiệp nhựa dẻo tổng hợp PVC sử dụng những lượng lớn phthalate làm chất phụ gia để cải thiện mức độ dẻo ở các sản phẩm, trong đó có các sản phẩm và đồ chơi dành cho trẻ.

Các nghiên cứu của EPSA cho thấy tác động tích luỹ của các loại chì phthalates khác nhau tăng theo cấp số nhân với sự nguy hại có liên quan. Theo dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Bệnh dịch Mỹ, thì các mức phthalates có ở người cao hơn các mức gây ra tác hại xấu lên sức khoẻ. Dữ liệu này cũng cho thấy các mức phthalates cao nhất ở trẻ.

Tác động tới sức khoẻ do phơi nhiễm với phthalates: - Gây khiếm khuyết ở hệ sinh sản. - Gây sinh non. - Gây dậy thì sớm. - Giảm lượng tinh trùng. Đạo luật Liên bang, Quốc hội Năm 2007, theo một chiến dịch của cơ quan Môi trường bang California, bang này đã

ban hành Luật cấm phthalates ở các sản phẩm dành cho trẻ. Tới năm 2008, các đạo luật đã được đưa ra ở 8 cơ quan lập pháp bang bao gồm các luật cấm phthalates ở các sản phẩm dành cho trẻ; cả bang Washington và Vermont đều thông qua pháp chế được ban hành vào năm 2008. Vào tháng 3/2008, Thượng nghị sỹ Dianne Feinstein (bang CA) đã thành công trong việc đề nghị Nghị viện sửa đổi Đạo luật Cải thiện Mức an toàn Sản phẩm tiêu dùng nhằm cấm sử dụng phthalate ở các sản phẩm dành cho trẻ. Vào tháng 7/2008, Uỷ ban Hội nghị Nghị viện/Hạ viện gửi một báo cáo hội nghị hoàn chỉnh tới Thượng và Hạ viện và sau đó đã trở thành luật. Luật mới này bao gồm một lệnh cấm các sản phẩm chăm sóc trẻ và đồ chơi cho trẻ có chứa các phthalates DEHP, DBP và BBP có nồng độ cao hơn 0,1% trên một đơn vị phthalate (1ppm) và ở các sản phẩm chăm sóc trẻ và ở đồ chơi cho trẻ mà có thể đưa vào miệng trẻ có chứa các phthalates DINP, DnOP và DIDP với nồng độ cao hơn 0,1% trên một đơn vị phthalate (1ppm). Lệnh cấm DINP, DnOP và DIDP có hiệu lực treo cho tới khi có bản báo cáo về tác hại đối với sức khoẻ của các hoá chất này của Nhóm cố vấn về Tác hại Lâm sàng (CHAP). CHAP có 18 tháng để báo cáo những khám phá và đưa ra các đề xuất về liệu có nên đưa lệnh cấm này thành vĩnh viễn. Cả hai luật cấm này đều có hiệu lực vào tháng 2/2009. Lệnh cấm lâm thời sẽ chỉ được bãi bỏ nếu CHAP đề xuất nên bãi bỏ lệnh cấm.

Các điều chỉnh tiêu biểu của Luật Cải thiện An toàn Sản phẩm Gia dụng Mỹ năm 2008

Các tiêu chuẩn bắt buộc đối với đồ chơi

và các sản phẩm dành cho trẻ nhỏ lâu

dài (ví dụ như cũi)

Luật mới mở rộng đáng kể số lượng các tiêu

chuẩn bắt buộc về mức độ an toàn cho trẻ

được CPSC bắt buộc thực thi bằng cách

biến các tiêu chuẩn chế tạo đồ chơi công

nghiệp tự nguyện (ASTM F-963, bao gồm

mức an toàn từ tính) và sản phẩm dành cho

trẻ nhỏ lâu dài (ví dụ như cũi) thành các tiêu

Page 24: AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM: QUY ĐỊNH, QUY CHUẨN CỦA · PDF fileDo tác động quan trọng của đồ chơi đối với trẻ em như vậy, ... tăng 5,3% so với con

24

chuẩn CPSC bắt buộc.

Thử nghiệm của bên thứ ba về tất cả các

sản phẩm và đồ chơi dành cho trẻ là đối

tượng của bất cứ tiêu chuẩn bắt buộc

nào

Luật mới cấm việc bán hoặc nhập khẩu bất

cứ một loại đồ chơi hay sản phẩm dành cho

trẻ nào là đối tượng của bất cứ một điều luật

hoặc tiêu chuẩn về mức an toàn bắt buộc

của CPSC (bao gồm các tiêu chuẩn mới bên

trên) trừ khi chúng được cấp chứng nhận

bởi một cơ quan thử nghiệm thứ ba đã được

công nhận.

Thắt chặt Cấm sơn có chì Lượng chì cho phép tối đa ở sơn đã giảm từ

giới hạn của năm 1977 là 600 ppm xuống

90 ppm chỉ một năm sau khi luật được ban

hành (8/2009).

Cấm chì ở đồ chơi và các sản phẩm

dành cho trẻ

Luật mới khiến cho chì ở các sản phẩm

dành cho trẻ trở thành sản phẩm nguy hiểm

bị cấm. Các mức giới hạn chì và thời gian

thực hiện như sau:

600 ppm sau 180 ngày (2/2009)

300 ppm sau 1 năm (8/2009)

100 ppm sau 3 năm (8/2011)

Tiêu chuẩn 100 ppm có thể được CPSC thay

thế nếu xác định là không thực thi về khía

cạnh kỹ thuật (Vì là sản phẩm nguy hiểm bị

cấm, sau thời gian hiệu lực, các sản phẩm

có mức vượt quá các giới hạn trên không

thể được chế tạo hoặc bán và phải được loại

bỏ khỏi giá bán).

Lệnh cấm về chất phthalate độc ở đồ

chơi và các sản phẩm dành cho trẻ

- Các sản phẩm chăm sóc trẻ và đồ chơi

dành cho trẻ có chứa phthalates DEHP,

DBP và BBP với nồng độ cao hơn 0,1% cho

mỗi một đơn vị phthalate (1ppm) bị cấm

vĩnh viễn.

- Các sản phẩm chăm sóc trẻ và đồ chơi

dành cho trẻ có thể đưa vào miệng một đứa

trẻ có chứa phthalates DINP, DnOP và

DIDP với nồng độ cao hơn 0,1% trên một

đơn vị phthalate (1ppm) là các đối tượng

tạm hoãn cấm để chờ một nghiên cứu có

khả năng làm bãi bỏ lệnh cấm này.

Page 25: AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM: QUY ĐỊNH, QUY CHUẨN CỦA · PDF fileDo tác động quan trọng của đồ chơi đối với trẻ em như vậy, ... tăng 5,3% so với con

25

Tương tự như chì, các sản phẩm có chứa

phthalates vượt quá những nồng độ này bị

cấm sau thời hạn hiệu lực (2/2009). Chúng

không được chế tạo, bán, đưa vào buôn bán

hoặc nhập khẩu và phải bị loại bỏ khỏi các

giá bán.

Thiết lập cơ sở dữ liệu về các mối nguy

hiểm tiềm tàng được ghi lại và được

truy cập một cách công khai

Hiện tại, CPSC chỉ xuất bản các thông tin

về sản phẩm đã được thu hồi. Việc thực

hiện điều khoản mới này, được mô phỏng

tương tự như cơ sở dữ liệu của cơ quan an

toàn về thuốc và ô tô về các lời phàn nàn và

các mối nguy hiểm tiềm tàng, là đối tượng

được nhận tài trợ. Cơ sở dữ liệu này sẽ bao

gồm thông tin được người tiêu dùng, bác sỹ

và bệnh viện báo cáo lại chứ không phải do

nhà sản xuất báo cáo lại.

CPSC tăng gấp đôi tài trợ - Tăng mức

độ quản lý nhân viên

Chính quyền dưới thời tổng thống Bush đã

chấp nhận cấp ngân sách cho CPSC là 63

triệu USD cho năm 2007. Tuỳ thuộc vào các

khoản dành riêng của Quốc hội, luật mới tái

uỷ quyền cho CPSC trong 5 năm tài khoá,

với ngân sách tăng dần theo năm lên tới 136

triệu USD vào năm 2014, với tài trợ bổ sung

để tân trang lại các phòng thí nghiệm lạc

hậu. Luật mới cũng tăng mạnh mức độ quản

lý, đặc biệt là đối với các nhân viên làm

công việc thanh tra tuyến đầu và an toàn

nhập khẩu.

Cải thiện hiệu quả Thẩm quyền Phạt và

thu hồi sản phẩm

Luật mới tăng mạnh thẩm quyền phạt dân

sự và hình sự của CPSC; và cơ quan này đã

thực hiện một số bước để cải thiện hiệu quả

của việc thu hồi sản phẩm, bao gồm thẩm

quyền cao hơn chống lại các nhà sản xuất

ngoan cố và các yêu cầu về các sản phẩm có

thời gian sử dụng lâu dài ví dụ như cũi vốn

có thể được bán và tái bán phải được dán

nhãn thông tin vĩnh viễn.

Các nét nổi bật khác Luật mới cũng mở rộng phạm vi sử dụng

các nhãn cảnh báo nguy cơ gây nghẹn năm

Page 26: AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM: QUY ĐỊNH, QUY CHUẨN CỦA · PDF fileDo tác động quan trọng của đồ chơi đối với trẻ em như vậy, ... tăng 5,3% so với con

26

1994 vốn chỉ được yêu cầu việc đóng gói ở

điểm bán, nay mở rộng đến việc bán trên

Internet và trên catalog, cho phép Bộ trưởng

tư pháp bang thi hành các luật liên bang và

vẫn duy trì được các luật tiêu dùng liên

bang, cải thiện được mức độ an toàn ATV,

và tạo ra những phương pháp kiểm soát mới

cho nhân viên kiểm soát khu vực tư nhân.

2.3. Tiêu chuẩn quy định về an toàn đồ chơi của Trung Quốc Sản phẩm đồ chơi của Trung Quốc tuân theo các tiêu chuẩn quốc gia liệt kê trong bảng

dưới đây:

GB 6675-2003 Tập hợp các quy định an toàn kỹ thuật quốc gia đối với đồ chơi.

GB 5296.5-1996 Quy định hướng dẫn sử dụng sản phẩm vì lợi ích của người tiêu dùng - Hướng dẫn sử dụng đồ chơi.

GB 9832-93 An toàn và chất lượng của đồ chơi bằng vải lông và vải thường.

GB 14746-1993 Quy định an toàn đối với xe đạp trẻ em.

GB 14747-1993 Quy định an toàn đối với xe đạp ba bánh trẻ em.

GB 14748-1993 Quy định an toàn đối với xe đẩy trẻ em.

GB 14749-1993 Quy định an toàn đối với xe tập đi trẻ em.

Ở Trung Quốc, có hai loại tiêu chuẩn bắt buộc và tự nguyện. Các tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ sức khoẻ con người, tài sản công và tư, an ninh và an toàn, và các vấn đề bắt buộc tuân thủ theo luật pháp và các quy định của chính quyền là các tiêu chuẩn bắt buộc, còn các tiêu chuẩn khác thuộc loại tự nguyện.

Tiêu chuẩn quốc gia áp đặt các quy định về kỹ thuật cần được thống nhất trên cả nước. Tiêu chuẩn ngành có thể được triển khai đối với những lĩnh vực không có tiêu chuẩn

quốc gia, nhưng việc thống nhất các quy định kỹ thuật là cần thiết trong một ngành nhất định.

Tiêu chuẩn của tỉnh có thể triển khai cho những lĩnh vực không có cả tiêu chuẩn quốc gia lẫn tiêu chuẩn ngành, trong khi có yêu cầu thống nhất các quy định về an toàn, vệ sinh đối với các sản phẩm công nghiệp bên trong khu vực tỉnh.

Tiêu chuẩn doanh nghiệp (tiêu chuẩn tư nhân) có thể triển khai nếu như không có tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn của tỉnh. Nếu như đã có các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn tỉnh đã được triển khai thì các doanh nghiệp được khuyến khích phát triển các tiêu chuẩn doanh nghiệp nhưng phải phù hợp với các quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn tỉnh.

Bắt đầu từ ngày 1/6/2007, sáu hạng mục sản phẩm đồ chơi của Trung Quốc bao gồm xe đẩy trẻ em, đồ chơi chạy điện, đồ chơi gắn plastic, đố chơi kim loại, súng bắn đạn và đồ chơi cho trẻ sơ sinh sẽ bị cấm bán, nhập khẩu hay sử dụng trong các hoạt động sinh hoạt tại Trung Quốc nếu như không có giấy chứng nhận hàng hoá bắt buộc và không được gắn nhãn đạt tiêu chuẩn CCC của Trung Quốc. Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã ban hành Quy định An toàn Kỹ thuật Quốc gia mới đối với sản phẩm đồ chơi có hiệu lực từ ngày 1/10/2007, đưa ngành công nghiệp đồ chơi của nước này trở thành đối tượng điều chỉnh của luật pháp. Hầu hết các điều khoản của quy định mới này đều tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc tế ISO8124. Việc đáp ứng tiêu chuẩn này sẽ nâng mức độ an toàn của đồ

Page 27: AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM: QUY ĐỊNH, QUY CHUẨN CỦA · PDF fileDo tác động quan trọng của đồ chơi đối với trẻ em như vậy, ... tăng 5,3% so với con

27

chơi sản xuất tại Trung Quốc lên cấp độ tiêu chuẩn thế giới và qua đó cũng góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp đồ chơi Trung Quốc phát triển. Trong phần tiếp theo của tài liệu nêu dẫn chứng về điều luật cơ bản quy định an toàn đồ chơi và quy định quản lý đánh giá độ nguy hiểm của đồ chơi trẻ em.

GB 6675-2003: Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em 1. Quy định chung GB 6675-2003 được xây dựng dựa vào tiêu chuẩn và pháp lệnh về chất lượng hàng

hoá của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, chính thức phát lệnh từ ngày 09/10/2003, nhưng đến 01/10/2004 mới chính thức thực hiện. Tiêu chuẩn này áp dụng đối với tất cả đồ chơi dành cho trẻ em dưới 14 tuổi. Mọi đồ chơi gồm nhập khẩu, đồ dùng miễn phí và đồ tặng lưu thông trên thị truờng, đồ chơi sản xuất và tiêu thụ trong nước đều phải phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn này.

2. Nội dung cơ bản về an toàn đồ chơi trẻ em GB 6675-2003 chủ yếu tập trung đảm bảo độ an toàn của đồ chơi, đảm bảo lợi ích của

người tiêu dùng, đặc biệt bảo vệ sức khoẻ và tính mạng cho trẻ em. Mục đích an toàn của đồ chơi là: khi trẻ em sử dụng đồ chơi thì có thể giảm bớt được những nguy hiểm do đồ chơi gây nên. Những nguy hiểm này có thể do lỗi của thiết kế, do công nghệ chế tạo và vật liệu chế tạo. Những tổn hại có thể gồm:

(1) Phương diện tính năng cơ lý (*) Nghẹt thở, (*) Vật dễ nuốt hoặc hít, (*) Tổn hại do cắt, cứa,

(*) Điện tích/Sét đánh,

(*) Nghẹt nước,

(*) Tổn hại do súng đạn gây ra,

(*) Tổn hại do pháo, thuốc nổ gây ra.

(2) Phương diện tính năng cháy

Yêu cầu chất liệu của đồ chơi phải có tính năng phòng cháy nhất định. Nếu như bị

cháy, trước khi lửa cháy vật liệu hoặc đồ chơi gây nên những tổn hại nghiêm trọng thì

cần phải có đủ thời gian để trẻ có thể di chuyển đến chỗ khác, vứt bỏ hoặc rời xa đồ chơi,

để tránh trường hợp xấu nhất khiến trẻ bị bỏng.

(3) Phương diện an toàn hoá học

Quy định giới hạn mức xâm nhập của 8 loại độc tố có trong vật liệu làm đồ chơi, từ đó

có thể tránh được những tổn thương do những độc tố này gây ra.

(4) Hướng dẫn sử dụng sản phẩm

Yêu cầu phải cung cấp toàn diện và rõ ràng về nội dung hướng dẫn sử dụng và những

cảnh báo an toàn, để tránh trong khi mua hoặc sử dụng chưa đúng cách gây nên những

thiệt hại đáng tiếc.

3. Đăc điểm của GB 6675-2003

(1) Tính tiên tiến

Thể hiện ở phương diện tiếp cận gần với tiêu chuẩn đồ chơi Quốc tế. Yêu cầu kỹ thuật

trong GB 6675-2003 vận dụng ISO 8124-1 : 2000 - Tính năng cơ lý trong an toàn đồ

chơi, ISO 8124-2 : 1994 - Tính năng dễ cháy trong an toàn đồ chơi và ISO 8124-3 : 1977

- Giới hạn mức xâm nhập của các độc tố.

(2) Tính an toàn

Chủ yếu thể hiện ở phương diện yêu cầu chỉnh thể: GB 6675-2003 nhấn mạnh sự an

toàn của đồ chơi trước hay sau khi sử dụng. Yêu cầu nhà sản xuất tính toán cẩn thận đối

Page 28: AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM: QUY ĐỊNH, QUY CHUẨN CỦA · PDF fileDo tác động quan trọng của đồ chơi đối với trẻ em như vậy, ... tăng 5,3% so với con

28

với loại đồ chơi thường xuyên sử dụng. Tăng cường yêu cầu về giới hạn mức xâm nhập

của các độc tố, đảm bảo độ an toàn cho đồ chơi.

(3) Tính hợp lý

Chủ yếu thể hiện ở phương diện yêu cầu kỹ thuật: Hệ thống tiêu chuẩn ISO 8124

phù hợp với yêu cầu về an toàn đồ chơi ASTM F963a của Mỹ và EN71 của Châu

Âu. Trong gần 20 năm phát triển, đã thu được nhiều thành quả khoa học to lớn,

đồng thời được điều chỉnh và nghiệm chứng lại đối với những yêu cầu về kỹ thuật.

(4) Tính toàn diện

Chủ yếu thể hiện ở những nội dung sau: GB 6675-2003 có khoảng 80 điều khoản yêu

cầu về kỹ thuật. Đối với những yêu cầu về độ an toàn, về phương pháp kiểm tra, ngôn

ngữ diễn đạt, và hướng dẫn giải thích đều có sự tiến bộ vượt bậc. 4. Sự khác biệt của GB 6675-2003 (1) Sự khác biệt về yêu cầu kỹ thuật của GB 6675-2003 (*) Đối với các linh kiện nhỏ, GB 6675-2003 yêu cầu nghiêm khắc hơn về độ tuổi, quy

định đồ chơi của trẻ em từ 37 đến 96 tháng tuổi. Những linh kiện nhỏ phải có hướng dẫn cảnh báo sử dụng.

(*) Đối với những đồ chơi bằng kim loại, GB 6675-2003 quy định những điều khoản dành riêng cho những đồ chơi dành cho trẻ em dưới 96 tháng tuổi, GB 6675-2003 còn nhấn mạnh đối với những đồ chơi chưa được kiểm tra ở biên giới, không nên vì những lợi ích về thuế, cần phải tiến hành tổng hợp đánh giá.

(*) Đối với các loại dây thừng và dây bật co giãn, GB 6675-2003 yêu cầu kỹ hơn về độ dày của dây.

(*) Về độ ổn định của yên xe trong các loại xe, GB 6675-2003 yêu cầu tiến hành kiểm tra về độ vượt tải và tính ổn định cho từng loại xe.

(*) Đối với loại súng có thể tích trữ đạn bên trong, GB 6675-2003 tăng thêm yêu cầu về kích cỡ, hình dánh và hướng dẫn cảnh báo.

(*) Đối với đồ chơi chơi trên mặt nước, GB 6675-2003 tăng thêm yêu cầu về độ an toàn của van.

(2) Sự khác biệt trong phương pháp kiểm tra Sự khác biệt chủ yếu ở phương diện phụ tải đối với đồ chơi có bánh xe. GB 6675-2003

quy định phụ tải của các loại xe có bánh xe dành cho trẻ từ 36 tháng tuổi trở xuống là 25kg, còn đối với những loại xe phù hợp với trẻ từ 37 tháng tuổi trở lên thì phụ tải quy định là 50 kg.

Bảng 4: Kiểm tra tính ổn định

GB 6675-2003

Xe có thể dùng chân để giữ vững

Xe không thể dùng chân để giữ vững

Xe có thiết bị chuyển hướng

Từ 36 tháng trở xuống 25 kg 25kg 25kg Phụ tải Từ 37 tháng trở lên 50 kg 50 kg 50 kg

Góc độ mặt phẳng nghiêng 10 độ 15 độ 15 độ Thời gian tăng tải 1 phút 1 phút 1 phút

(3) Về phương diện tính năng cháy (*) Đối với đồ chơi mặt nạ, tóc giả, râu giả và các loại đồ chơi có lông, GB 6675-2003

yêu cầu thời gian duy trì sự cháy không được vướt quá 2s.

Page 29: AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM: QUY ĐỊNH, QUY CHUẨN CỦA · PDF fileDo tác động quan trọng của đồ chơi đối với trẻ em như vậy, ... tăng 5,3% so với con

29

(*) Đối với trang phục hoá trang, GB 6675-2003 yêu cầu tốc độ kéo dài sự cháy là 30mm/s, nếu như tốc độ của ngọn lửa nằm trong từ 10mm/s đến 30mm/s cần phải cảnh báo kip thời.

(*) Đối với đồ chơi làm bằng chất liệu mềm, GB 6675-2003 tăng nghiêm ngặt về tốc độ của ngọn lửa, quy định không được vượt quá 30mm/s.

(4) Về phương diện xâm nhập của các nguyên tố đặc biệt (*) GB 6675-2003 đưa ra giới hạn đối với 8 loại nguyên tố đặc biệt trong vật liệu dùng

để sản xuất đồ chơi. (*) GB 6675-2003 nhấn mạnh tiêu chuẩn về phạm vi chất lượng của loại hàng hoá

nuốt hoặc hít được, yêu cầu tiến hành kiểm tra về độ xâm phạm của các nguyên tố đặc biệt.

Yêu cầu về giới hạn hàm lượng các nguyên tố đặc biệt được thể hiện trong bảng dưới đây.

Bảng 5: Giới hạn hàm lượng cho phép của các nguyên tố có trong nguyên liệu sản xuất đồ chơi

Nguyên tố (đơn vị: mg/kg) Tiêu chuẩn

Nguyên liệu đồ chơi Pb As Ba Cd Cr Sb Hg Se

Tất cả các nguyên liệu quy định trong phụ lục C.1

90 25 1000 75 60 60 60 500 GB 6675-2003

Thuốc màu của tranh vẽ bằng tay và tạo hình nặn đất

90 25 250 50 25 60 25 500

Quy định quản lý đánh giá độ nguy hiểm của đồ chơi trẻ em CHƯƠNG I: QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Đảm bảo công việc đánh giá độ nguy hiểm và điều tra những khiếm khuyết của đồ chơi trẻ em mang tính khoa học, tiến hành theo một trình tự.

Điều 2: Cục kiểm dịch kiểm nghiệm giám sát chất lượng Quốc gia (dưới đây gọi tắt là Cục kiểm tra chất lượng Quốc gia), trong phạm vi quyền hạn, phụ trách công việc quản lý kiểm định thu hồi đồ chơi trẻ em.

Trung tâm quản lý sản phẩm khiếm khuyết thuộc Cục kiểm tra chất lượng Quốc gia đảm nhận công việc quản lý hàng ngày về thu hồi đồ chơi trẻ em. Các nhiệm vụ chủ yếu gồm: Bảo vệ hệ thống thông tin quản lý việc thu hồi, tổ chức xây dựng kho chuyên gia, cơ cấu thực nghiệm, kiểm tra chọn lựa, và tổ chức công việc đánh giá độ nguy hiểm và kiểm tra độ khiếm khuyết của đồ chơi trẻ em.

Điều 3 : Bộ phận giám sát kỹ thuật và chất lượng của các tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương (dưới đây gọi tắt là Bộ phận giám sát về kỹ thuật và chất lượng cấp tỉnh) phụ trách công việc quản lý giám sát việc thu hồi đồ chơi và kiểm tra độ khiểm khuyết của đồ chơi sản xuất tại khu vực đó, đồng thời có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho Cục kiểm tra chất lượng Quốc gia.

CHƯƠNG II: ĐIỀU TRA KHIẾM KHUYẾT

Page 30: AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM: QUY ĐỊNH, QUY CHUẨN CỦA · PDF fileDo tác động quan trọng của đồ chơi đối với trẻ em như vậy, ... tăng 5,3% so với con

30

Điều 4: Đánh giá khiếm khuyết đồ chơi trẻ em có thể tham khảo những nguyên tắc dưới đây:

(-) Những đồ chơi có độ an toàn không hợp lý có hại đối với sức khoẻ trẻ em gồm: 1. Thông qua kiểm nhiệm, đồ chơi không khù hợp với tiêu chuẩn về độ an toàn đồ chơi trẻ

em. 2. Đồ chơi gây nên những tổn hại về sức khoẻ và tổn thương đến cơ thể trẻ em. 3. Đồ chơi tuy chưa gây nên những tổn hại đối với sức khoẻ của trẻ em nhưng thông qua

kiểm định, thực nghiệm xác nhận có khả năng dẫn đến những tổn hại đối với sức khoẻ của trẻ em.

(-) Những nguy hiểm không hợp lý ở trên có mối quan hệ nhân quả trong sản xuất và thiết kế đồ chơi.

(-) Những nguy hiểm không hợp lý ở trên tồn tại tính đồng nhất về thể loại và kích cỡ của đồ chơi.

Điều 5: Bộ phận giám sát về kỹ thuật và chất lượng cấp tỉnh khi khởi động điều tra khiếm khuyết cần phải thông báo với nhà sản xuất về quy định điều tra mức độ khiếm khuyết của đồ chơi trẻ em.

Điều 6: Nhà sản xuất sau khi nhận được thông báo về điều tra mức độ khiếm khuyết của đồ chơi trẻ em, cần nhận định những sản phẩm không tồn tại khiếm khuyết, và phải nộp tài liệu liên quan lên đơn vị phát hành sau khi nhận được thông báo trong 3 ngày.

Điều 7: Bộ phận giám sát về kỹ thuật và chất lượng cấp tỉnh cần tổ chức các chuyên gia hoặc Hội đồng chuyên gia để tiến hành xem xét đánh giá các tài liệu mà nhà sản xuất đồ chơi trẻ em đưa lên. Các chuyên gia hoặc Hội đồng chuyên gia cần phải hoàn thành công việc trao đổi đánh giá trong một thời gian nhất định, đồng thời báo cáo kết quả lên cấp trên.

Điều tra khiếm khuyết cần phải kiểm định và thực nghiệm. Bộ phận giám sát về kỹ thuật và chất lượng cấp tỉnh có thể nhờ cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm có tư cách pháp nhân hoặc phòng thí nghiệm để tiến hành kiểm định và thực nghiệm.

Điều 8: Bộ phận giám sát về kỹ thuật và chất lượng cấp tỉnh sẽ tiến hành thẩm định về những ý kiến mà các chuyên gia hoặc Hội đồng chuyên gia đưa ra. Để xác định những khiếm khuyết tồn tại, cần gửi thông báo xác nhận khiếm khuyết đồ chơi trẻ em cho nhà sản xuất. Khi xác định được những khiếm khuyết không tồn tại cần thông báo kịp thời cho nhà sản xuất.

Điều 9: Nếu được thông báo về kết luận xác nhận khiếm khuyến của đồ chơi trẻ em, nhà sản xuất có thể yêu cầu những chứng cớ. Bộ phận giám sát về kỹ thuật và chất lượng cấp tỉnh có thể dựa vào "Pháp luật xử phạt hành chính" để thực thi.

Điều 10: Bộ phận giám sát về kỹ thuật và chất lượng cấp tỉnh cần dựa theo diễn biến tình hình để xử lý kịp thời, đưa ra những quyết định dựa trên kết quả điều tra khiếm khuyết. Nhà sản xuất nếu như không chấp nhận những quyết định xác nhận này, có thể nộp đơn khiếu nại quyết định hành chính hoặc khởi kiện hành chính.

Điều 11: Đối với những tổn hại nghiêm trọng về sức khoẻ trẻ em hoặc làm tổn thương đến cơ thể trẻ em do những khiếm khuyết của đồ chơi gây nên. Cục kiểm tra chất luợng Quốc gia có thể trực tiếp tổ chức các chuyên gia hoặc Hội đồng chuyên gia để tiến hành đánh giá điều tra, đồng thời thông báo kết quả điều tra cho các nhà sản xuất thuộc bộ phận giám sát về kỹ thuật và chất lượng của tỉnh.

CHƯƠNG III : ĐÁNH GIÁ ĐỘ NGUY HIỂM

Điều 12: Thông qua điều tra để xác định độ nguy hiểm của đồ chơi trẻ em. Bộ phận giám sát về kỹ thuật và chất lượng cấp tỉnh cần tổ chức các chuyên gia, hoặc Hội đồng chuyên gia để tiến hành đánh giá độ nguy hiểm và độ khiếm khuyết của đồ chơi, phán đoán mức độ nguy hiểm lớn hay nhỏ và mức độ có thể chấp nhận độ nguy hiểm, cần vận dụng những phương pháp thích hợp để giảm bớt những khiếm khuyết ở đồ chơi. Nhà sản xuất khi phát

Page 31: AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM: QUY ĐỊNH, QUY CHUẨN CỦA · PDF fileDo tác động quan trọng của đồ chơi đối với trẻ em như vậy, ... tăng 5,3% so với con

31

hiện sản phẩm tồn tại những khiếm khuyết có thể tự mình tiến hành đánh giá mức độ nguy hiểm của đồ chơi.

Điều 13: Đánh giá mức độ nguy hiểm cần xem xét những yếu tố dưới đây: (-) Khiếm khuyết gây nên những tổn hại nghiêm trọng, trong đó gồm: Tính chất và hình thức biểu hiện của những khiếm khuyết khác lệch so với tiêu chuẩn an

toàn, dẫn đến tổn tại nặng. (-) Làm tổn hại đến sức khoẻ của trẻ em và tính khả năng về an toàn, trong đó gồm: Độ tuổi của người sử dụng đồ chơi trẻ em, môi trường và phương thức sử dụng. Khi số

lượng đồ chơi trẻ em tồn tại khiếm khuyết, phạm vi và khả năng phát sinh những khiếm khuyết đã ở mức độ tổn hại lớn. Thì trước khi xuất hiện những khiếm khuyết, cần phải kiểm tra về sự hiện diện của các dấu hiệu, các biện pháp bảo hộ.

Điều 14: Trình tự cơ bản của đánh giá mức độ nguy hiểm gồm: thu thập thông tin, nhận biết nguy hiểm, xét duyệt nguy hiểm và khống chế nguy hiểm.

Điều 15: Dựa vào tính chất của những khiếm khuyết để lựa chọn ra phương pháp đánh giá độ nguy hiểm, có thể dựa vào sự trao đổi đánh giá của các chuyên gia.

Điều 16: Có thể phân loại độ nguy hiểm của đồ chơi khiếm khuyết thành 3 cấp, đồng thời vận dụng những phương pháp thích hợp để loại bỏ những khiếm khuyết đó:

(-) Mức độ nguy hiểm nghiêm trọng, cần vận dụng phương pháp kịp thời, trong thời gian ngắn nhất cần thông báo đến người tiêu dùng, áp dụng các biện pháp sửa chữa, thay mới hoặc đổi hàng v.v…đề phòng và loại bỏ những khiếm khuyết có thể dẫn đến tổn hại.

(-) Mức độ vừa, bắt buộc phải có những biện pháp cần thiết, ví dụ như: ngừng bán, hoặc bổ sung, thay đổi lại hướng dẫn cách dùng, phát hành cảnh báo về an toàn sản phẩm v.v…

(-) Mức độ nhẹ, đối với những sản phẩm đang bán trên thị trường có thể không cần đưa ra những phương pháp xử lý ngay. Nhà sản xuất có thể tiến hành cải tiến và hoàn thiện sản phẩm trong quá trình sản xuất và thiết kế.

Điều 17: Bản quy định quản lý này được thi hành từ ngày 31/01/2008. 2.4. Các tiêu chuẩn của Việt Nam liên quan đến an toàn đồ chơi trẻ em Việt Nam đã xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn về an toàn đồ chơi trẻ em, như TCVN

5682- 1992 hay TCVN 6238-1:1997 về an toàn đồ chơi trẻ em - yêu cầu cơ lý; TCVN 9503.41 về các loại thú nhồi bông; TCVN 6238-3:1997 về an toàn đồ chơi trẻ em - yêu cầu giới hạn mức xâm nhập của các độc chất... Hệ thống tiêu chuẩn này có 8 tiêu chuẩn bao quát hầu hết các vấn đề về an toàn đồ chơi trẻ em (xem bảng 5). Về nguyên tắc các loại đồ chơi được bày bán trên thị trường cũng như nhập khẩu vào nước ta phải chịu sự kiểm soát về độ an toàn, tuân theo các tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam, tuy nhiên trong khoảng chục năm trở lại đây, các loại mặt hàng đồ chơi trẻ em phong phú và đa dạng với các loại kiểu dáng, mẫu mã, và màu sắc, với nhiều nguồn gốc xuất xứ (trong nước, nước ngoài, nhập lậu) đã tràn ngập thị trường. Các loại đồ chơi kém chất lượng mà phần lớn là hàng Trung Quốc chiếm lĩnh gần như 100% thị trường. Phần lớn các loại đồ chơi này không được kiểm tra, kiểm soát và đánh giá về tiêu chuẩn chất lượng. Việc quản lý chất lượng, tiêu chuẩn đồ chơi cho trẻ em hiện đang bị buông lỏng. Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn về an toàn đồ chơi trẻ em của nước ta phần lớn đã được ban hành từ lâu, không được điều chỉnh để theo kịp với những đổi mới và tiến bộ của công nghệ sản xuất, cũng như sự thay đổi của thời đại.

Bảng 5: Các tiêu chuẩn Việt Nam liên quan đến an toàn đồ chơi trẻ em hiện nay

Số hiệu Tên tiêu chuẩn

TCVN 5682:1992 Đồ chơi trẻ em trước tuổi học. Yêu cầu an toàn.

TCVN 6238-1:1997 An toàn đồ chơi trẻ em. Yêu cầu cơ lý

TCVN 6238-1:1997/SĐ Sửa đổi của TCVN 6238-1:1997. An toàn đồ chơi trẻ em. Yêu cầu cơ

Page 32: AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM: QUY ĐỊNH, QUY CHUẨN CỦA · PDF fileDo tác động quan trọng của đồ chơi đối với trẻ em như vậy, ... tăng 5,3% so với con

32

Số hiệu Tên tiêu chuẩn

1:2000 lý

TCVN 6238-2:1997 An toàn đồ chơi trẻ em. Yêu cầu chống cháy

TCVN 6238-3:1997 An toàn đồ chơi trẻ em. Yêu cầu giới hạn mức xâm nhập của các độc tố

TCVN 6238-4:1997 An toàn đồ chơi trẻ em. Bộ đồ chơi thực nghiệm về hoá học và các hoạt

động liên quan

TCVN 6238-5:1997 An toàn đồ chơi trẻ em. Bộ đồ chơi hoá học ngoài bộ đồ chơi thực

nghiệm

TCVN 6238-6:1997 An toàn đồ chơi trẻ em. Yêu cầu về biểu tượng cảnh báo tuổi trẻ em

không được sử dụng Mới đây, ngày 14/03/2009, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tổ chức Hội

nghị đóng góp ý kiến cho Dự thảo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em (Dự thảo được xây dựng năm 2007). Mục tiêu đặt ra là nhằm giảm các rủi ro liên quan đến sự an toàn, sức khỏe của trẻ em, đồng thời đáp ứng các yêu cầu về quản lý đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường.

Dự thảo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em (43 trang) bao gồm các phần chính: 1. Quy định chung; 2.Quy định kỹ thuật; 3. Phương pháp thử; 4. Quy định về quản lý; 5. Tránh nhiệm của tổ chức, cá nhân; 6. Tổ chức thực hiện.

Dự thảo đã đưa ra các quy định kỹ thuật chặt chẽ đối với đồ chơi trẻ em, bao gồm: Yêu cầu cơ lý, yêu cầu chống cháy, yêu cầu hoá học, đặc biệt là yêu cầu về hợp chất hữu cơ độc hại (chất lỏng và formaldehyt). Chất lỏng có thể tiếp xúc được chứa trong đồ chơi trẻ em không được có độ pH nhỏ hơn 3,0 hoặc lớn hơn 10,0. Các chi tiết vải dệt có thể tiếp xúc trong đồ chơi cho trẻ em không được chứa formaldehyt tự do và formaldehyt đã thuỷ phân vượt quá 30 mg/kg; các chi tiết giấy có thể tiếp xúc của đồ chơi trẻ em không được chứa formaldehyt vượt quá 30 mg/kg; các chi tiết gỗ liên kết bằng keo dán có thể tiếp xúc được của đồ chơi trẻ em không được chứa các chất hữu cơ độc hại khác ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ em.

Phần Phụ lục trình bày chi tiết các phương pháp thử (như cơ lý: thử kéo, thử xoắn, độ bền rơi, độ bền va đập, độ bền nén, ngâm, độ sắc cạnh, nhọn…; Phương pháp thử đối với yêu cầu chống cháy; Phương pháp thử đối với yêu cầu giới hạn mức xâm nhập của các độc tố…).

Việc xây dựng Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về An toàn Đồ chơi trẻ em là một việc làm rất thiết thực nhằm tăng cường công tác quản lý đồ chơi trẻ em và cũng để thực hiện Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật thống nhất quản lý Nhà nước.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Hiện nay, nhằm giảm thiểu các sự cố rủi ro liên quan tới sự an toàn, sức khoẻ của trẻ cũng như đáp ứng các yêu cầu quản lý đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường, Bộ Khoa học Công nghệ đã xây dựng Dự thảo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về An toàn Đồ chơi trẻ em và tổ chức lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân quan tâm tới Dự thảo. Qua những thông tin và dữ liệu tham khảo về các quy định, luật pháp và nghị định về an toàn đồ chơi trẻ em của một số nước đã được trình bày ở các phần trên tài liệu này rút ra một số khuyến nghị như sau:

- Các tiêu chuẩn an toàn đồ chơi hiện nay chú trọng vào các nguyên lý thiết kế và dựa vào việc thử nghiệm mẫu để bảo đảm độ an toàn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc thử nghiệm mẫu vẫn có thể để lọt qua các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn. Một thiết kế có thể an toàn về mặt lý thuyết, nhưng nếu không có sự kiểm tra sản xuất, thiết kế đó có thể không được đáp ứng do nhà sản xuất. Vì vậy cần có các tiêu chuẩn kiểm tra quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm tương tự như hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 để nhằm loại trừ những sai sót và giám sát quy trình sản xuất tránh sự sai lệch so với thiết kế. Việc xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng chế tạo đối với đồ chơi sẽ giúp đảm bảo tính tuân thủ theo thiết kế khi sản xuất.

Page 33: AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM: QUY ĐỊNH, QUY CHUẨN CỦA · PDF fileDo tác động quan trọng của đồ chơi đối với trẻ em như vậy, ... tăng 5,3% so với con

33

Sử dụng một mô hình cải tiến không ngừng, sản xuất có thể là đối tượng kiểm soát liên tục, chứ không nên chỉ thừa nhận sự tuân thủ đúng theo quy trình sản xuất bằng cách làm xét nghiệm các mẫu ngẫu nhiên.

- Việc bắt buộc thử nghiệm mẫu bởi một bên thứ ba đã được nhiều nước áp dụng như một quy định cần thiết về an toàn đồ chơi.

- Khả năng thu hồi sản phẩm từ thị trường là một bộ phận thiết yếu của bất cứ một bộ luật nào về an toàn đồ chơi trẻ em. Nếu việc kiểm tra chất lượng và độ an toàn không kịp thời phát hiện được sai sót trước khi sản phẩm được đem bán, cần quy định rõ các cơ quan có chức năng thông báo cho công chúng biết về các sản phẩm kém chất lượng và thu hồi các sản phẩm có nguy cơ tiềm ẩn từ thị trường.

- Công nghệ sản xuất đồ chơi liên tục được cải tiến và đổi mới, cùng với các mẫu mã cũng thay đổi cho phù hợp với sự tiến bộ liên tục của thế giới, chính vì vậy mà các quy định, quy chuẩn về an toàn đồ chơi cũng cần được điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Cần phải nêu rõ đối tượng không thuộc phạm vi điều chỉnh, chẳng hạn những sản phẩm nào không phải là đồ chơi, hay không được coi là đồ chơi. Các nước EU đã có quy định cụ thể danh sách các sản phẩm không phải là đồ chơi trẻ em.

- Cần có những quy định mới về loại đồ chơi chứa nam châm (từ tính). Hiện tại, trên thị trường Việt Nam, có rất nhiều loại đồ chơi từ tính hoặc có các bộ phận từ tính đang được bày bán ví dụ như bảng viết từ tính của trẻ, bộ đồ xây dựng từ tính, búp bê ... Những thành phần từ tính này có thể hoàn toàn gây hại cho trẻ nếu như chúng bị tháo rời và nuốt phải hoặc có nguy cơ gây dị ứng do tiếp xúc. Thực tế cho thấy các nam châm rất nguy hiểm, một khi 2 hoặc nhiều nam châm hơn liên kết với nhau hoặc với kim loại không may bị trẻ nuốt vào bụng sẽ làm tổn thương nghiêm trọng hệ tiêu hoá. Trên thế giới, các nhà quản lý ở các nước rất quan tâm tới nguy cơ mà đồ chơi từ tính gây ra ở trẻ. Trong năm 2007, hãng Mega Brands của Mỹ đã quyết định thu hồi hơn 2 triệu đơn vị đồ chơi có chứa từ tính được sản xuất tại Trung Quốc. Tháng 2/2008 EU đã có riêng quy định về dán nhãn cảnh báo các loại đồ chơi chứa nam châm. Tuy nhiên, Bản dự thảo chưa đề cập tới các loại đồ chơi có từ tính. Vì vậy, chúng tôi khuyến nghị Bản dự thảo nên đề cập cụ thể tới các loại đồ chơi có từ tính này, ví dụ như quy định về kích cỡ thanh nam châm, cũng như đưa ra các chuẩn về mức độ thông lượng từ tính.

- Nên có một quy định kỹ thuật cụ thể về các loại bóng, bi, hình cầu là đồ chơi, hoặc là một bộ phận đồ chơi dùng cho trẻ. Đặc biệt, quy định này cần phải cụ thể theo từng nhóm lứa tuổi. Các loại bóng, bi, hình cầu là nguồn gây ra những rủi ro rất cao cho trẻ. Ví dụ, trường hợp một cháu bé 4 tuổi ở Hà nội đã bị một viên bi 6mm bắn vào mắt trong năm 2007. Ngoài ra, cần phải có các nhãn cảnh báo dán trên các loại bóng, bi, hình cầu là đồ chơi hoặc là một bộ phận đồ chơi của trẻ để cảnh báo người tiêu dùng cũng như giúp họ phân biệt được đối tượng sử dụng của đồ chơi đó.

- Cần xác định rõ hơn các nguyên tố độc hại trong đồ chơi trẻ em, bên cạnh quy định về mức xâm nhập tối đa của độc tố ở đồ chơi, Dự thảo nên có các quy định cụ thể về các dẫn xuất của các hợp chất Phthalates được sử dụng trong sản xuất đồ chơi. Các Phthalates thường được các nhà sản xuất Trung Quốc sử dụng với mục đích làm dẻo mềm đồ chơi. Nhiều nước trên thế giới đã xếp Phthalates vào danh mục các chất bị cấm sử dụng trong sản xuất đồ chơi cho trẻ do các tác động tiêu cực của chúng tới sức khoẻ.

- Cần đề ra một quy chuẩn bắt buộc dán nhãn cảnh báo trên các sản phẩm đồ chơi dành cho trẻ em.

- Cần quy định rõ quy trình kiểm tra giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước để tránh gây ra sự phân biệt đối xử; tăng cường năng lực kiểm định của các cơ quan chức năng…

- Dự thảo đề xuất áp dụng cho đồ chơi dành cho trẻ, trong đó trẻ em được định nghĩa là "công dân dưới 16 tuổi" (trong khi đó tiêu chuẩn đồ chơi trẻ em của các nước như EU và Mỹ được áp dụng đối với các loại đồ chơi dành cho trẻ em ở lứa tuổi từ 0-14). Tuy nhiên, qua nội dung cho

Page 34: AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM: QUY ĐỊNH, QUY CHUẨN CỦA · PDF fileDo tác động quan trọng của đồ chơi đối với trẻ em như vậy, ... tăng 5,3% so với con

34

thấy các quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng cho các loại đồ chơi chủ yếu là đối với đồ chơi dành cho trẻ em ở lứa tuổi nhỏ hơn, có thể là từ 10 tuổi trở xuống. Theo nhóm biên soạn, dự thảo cần đưa ra một khái niệm rõ hơn về đồ chơi. Đồ chơi dành cho trẻ từ 10 tới 16 tuổi có thể mang tính chất khác so với lứa tuổi nhỏ hơn. Ví dụ, trang sức hoặc đồ hoá trang dành cho lứa tuổi từ 10 tới 16 có được xếp là đồ chơi hay không và có nên đề ra các quy chuẩn kỹ thuật cho chúng hay không? Nếu xác định rõ thì Dự thảo sẽ không bỏ sót trong việc đề ra các quy chuẩn kỹ thuật đối với đồ chơi dành cho lứa tuổi cao hơn này.

- Cơ quan soạn thảo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em cần phải tổ chức xin ý kiến phản biện của các cơ quan quản lý khác, các doanh nghiệp và người tiêu dùng; có kế hoạch khảo sát thị trường để đánh giá khả năng kiểm định, thử nghiệm của các cơ quan chức năng.

KẾT LUẬN Ở nước ta, chất lượng của nhiều loại đồ chơi được bày bán trên thị trường rất đáng báo

động. Nhiều hàng hoá dễ bị hư hỏng, dùng nguyên liệu sản xuất độc hại có chứa chì hoặc chất gây ung thư, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ và sự phát triển của trẻ nhỏ. Đồ chơi là thứ không thể thiếu trong cuộc sống của trẻ em, nếu đồ chơi không an toàn chúng có thể gây ảnh hưởng đến cả một thế hệ trẻ em tương lai của chúng ta, vì vậy đây không thể là một vấn đề có thể thoả hiệp được. Chúng ta cần đảm bảo rằng đồ chơi một khi đã được đem bán trên thị trường phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý, kiểm soát chặt chẽ về mặt an toàn và chất lượng. Để làm được điều đó chúng ta cần có những quy định, quy chuẩn thích hợp về bảo đảm an toàn và sức khoẻ của trẻ em, với những quy định được cập nhật, điều chỉnh cho phù hợp với sự đổi mới công nghệ, sự tiến bộ của xã hội và phù hợp với nền văn minh, bản sắc văn hoá dân tộc. Việc nâng cao tính hiệu quả và hiệu lực của hệ thống các tiêu chuẩn cũng là một yêu tố thiết yếu. Đã đến lúc các nhà sản xuất, các nhà hoạch định chính sách và những người tham gia trên thị trường cần nghiêm túc thực hiện các trách nhiệm của mình để đảm bảo cho con, em của chúng ta có thể thưởng thức các trò chơi với những đồ chơi thật sự an toàn.

Biên soạn: Phòng Phân tích Thông tin

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Toy Safety Directive 88/378/EEC; A Guide to the EU Safety of Toys, By Helen Delaney

Rene van de Zande, Editors, 10/2001; 2. Conformity assessment of the Toys, Ludmila Antošová, Institut pro testování a certifikaci;

The Magnetic Toys (Safety) Regulations 2008. 3. European Commission Decision: New legislation for the safety of toys. 21/4/2008. 4. Department for Business Enterprise & Regulatory Reform: The Magnetic Toys (Safety)

Regulations 2008. 7/2008. 5. National Institute of Standards and Technology: A Guide to the EU Safety of Toys. NIST

GCR 01-823. 10/2001. 6. PUBLIC LAW 110–314: CONSUMER PRODUCT SAFETY IMPROVEMENT ACT OF

2008, 14/8/2008. 7. U.S. PIRG Education Fund: Trouble In Toyland - The 23rd Annual Toy Safety Survey.

11/2008. 8. TexPIRG Education Fund: Trouble in Toyland - The 22nd Annual Survey of Toy Safety.

11/2007. 9. Office of Chinese Economic Area, Market Access & Compliance International Trade

Administration, U.S. Department of Commerce: China Compulsory Certification (CCC Mark). 1/5/2002.