Ảnh hưởng của bội chi ngân sách nhà nước tới nền kinh tế

8
2.4. Ảnh hưởng của bội chi ngân sách nhà nước tới nền kinh tế 2.4.1. Bội chi ngân sách dẫn đến tình trạng lạm phát Bội chi NS xảy ra khi chính phủ chi tiêu nhiều hơn số thu NS huy động được. Ngược lại, khi chi NS nhỏ hơn số thu NS thì có bội thu NS. Chi NS là 1 trong nhữngc ông cụ chính sách quan trọng của Nhà nước nhằm tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Khi sản lượng của nền kinh tế thấp dưới mức sản lượng tiềm năng, thì chính phủ có thể tăng mức chi NS, chấp nhận bội chi để thúc đẩy họat động kinh tế. Vì vậy, bội chi NS không chỉ diễn ra phổ biến đối với các nước nghèo, kém phát triển mà xảy ra ngay cả đối với những nước thuộc nhóm các nền kinh tế phát triển nhất (nhóm OECD). Đối với các nước đang phát triển, bội chi ngân sách thường để đáp ứng nhu cầu rất lớn về đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu như: giao thông, điện, nước….Nhiều nước phát triển và đang phát triển trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á, cũng bội chi NS. Việc xử lý bội chi NS là 1 nội dung quan trọng của chính sách tài khóa của nhà nước, có tác động đến nền kinh tế vĩ mô. Chính những yếu kém trong ngân sách ( thu NSNN không đủ chi và bù đắp thâm hụt NS, không chỉ vay trong và ngoài nước mà còn lấy từ nguồn tiền phát hành) là 1 yếu tố

Upload: ha-nguyen

Post on 28-Jul-2015

5.434 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Ảnh hưởng của bội chi ngân sách nhà nước tới nền kinh tế

2.4. Ảnh hưởng của bội chi ngân sách nhà nước tới nền kinh tế

2.4.1. Bội chi ngân sách dẫn đến tình trạng lạm phát

Bội chi NS xảy ra khi chính phủ chi tiêu nhiều hơn số thu NS huy động được.

Ngược lại, khi chi NS nhỏ hơn số thu NS thì có bội thu NS. Chi NS là 1 trong

nhữngc ông cụ chính sách quan trọng của Nhà nước nhằm tác động đến sự phát

triển kinh tế - xã hội. Khi sản lượng của nền kinh tế thấp dưới mức sản lượng tiềm

năng, thì chính phủ có thể tăng mức chi NS, chấp nhận bội chi để thúc đẩy họat

động kinh tế. Vì vậy, bội chi NS không chỉ diễn ra phổ biến đối với các nước

nghèo, kém phát triển mà xảy ra ngay cả đối với những nước thuộc nhóm các nền

kinh tế phát triển nhất (nhóm OECD). Đối với các nước đang phát triển, bội chi

ngân sách thường để đáp ứng nhu cầu rất lớn về đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu như:

giao thông, điện, nước….Nhiều nước phát triển và đang phát triển trong khu vực

Đông Á và Đông Nam Á, cũng bội chi NS. Việc xử lý bội chi NS là 1 nội dung

quan trọng của chính sách tài khóa của nhà nước, có tác động đến nền kinh tế vĩ

mô.

Chính những yếu kém trong ngân sách ( thu NSNN không đủ chi và bù đắp thâm

hụt NS, không chỉ vay trong và ngoài nước mà còn lấy từ nguồn tiền phát hành) là

1 yếu tố gây nên lạm phát…Thực tế trong những năm gần đây, mặc dù chúng ta đã

kiểm soát nguồn bội chi NSNN từ 2 nguồn là vay nước ngoài và vay trong nuớc

nên sức ép tiền cung ứng thêm ra thị trường là không có, nhưng sức ép tăng chi

tiêu của CP cho tiêu dùng thường xuyên và cho đầu tư lại tăng lên.

Tại buổi thảo luận về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội trong

ky họp Quốc hội, đại biểu Lê Quốc Dung (Thái Bình) đã lo lắng cho chỉ tiêu về

bội chi ngân sách. Trong báo cáo của Chính phủ xây dựng chỉ tiêu là 5,5% cho

năm bội chi ngân sách năm 2011.

 Tuy nhiên, theo đại biểu Dung, nếu ta tính những khoản ngoài ngân sách vào như:

ODA (tương đương khoảng 3,2 tỷ USD), trái phiếu Chính phủ (45.000 tỷ đồng);

các khoản ghi thu, ghi chi (khoảng 12.500 tỷ đồng). Cộng những khoản này vào

thì chi ngoài ngân sách khoảng 82.500 tỷ đồng.

Page 2: Ảnh hưởng của bội chi ngân sách nhà nước tới nền kinh tế

 

Như vậy bội chi ngân sách của chúng ta thực tế lớn hơn rất nhiều và tác động của

nó tới lạm phát sẽ còn lớn hơn, chứ không phải giữ được 7%. Nếu đưa cả các

khoản ngoài ngân sách vào trong ngân sách thì bội chi có thể lên tới 10,5% chứ

không phải là 5,5%, nghĩa là gần gấp đôi so với chỉ tiêu đề đề ra. Đây là con số

đáng lo ngại.

 “Tại sao trong khi nợ công chúng ta cộng những thứ ngoài ngân sách đó vào,

nhưng tính bội chi ngân sách thì không? Chúng tôi cho rằng làm như thế không

tôn trọng sự thật. Chúng ta cũng vừa nói rằng Vinashin báo cáo không đúng với

Chính phủ, thậm chí Quốc hội giám sát báo cáo cũng không đúng, năm 2008 vẫn

còn báo cáo 605 tỷ đồng lãi, năm 2009 cũng lãi… Nếu không nhìn đúng vào sự

thật sẽ không giải quyết được vấn đề” - đại biểu Dung nói.

 Do đó, theo kiến nghị của đại biểu, sớm muộn Chính phủ và Quốc hội phải đưa

tất cả những khoản chi ngoài ngân sách vào trong ngân sách để chúng ta kiểm

soát, lúc đó mới có con số đúng để đánh giá.

2.4.2. Cung cầu ngoại tệ trên thị trường và sức ép của tỷ giá rất lớn

Ông Vũ Viết Ngoạn - Phó Chủ nhiệm ủy ban kinh tế Quốc hội cho rằng nền kinh

tế vĩ mô đang tiềm ẩn những yếu tố bất ổn định và ở mức độ nguy cơ hơn, thách

thức hơn. Hiện nay cung cầu ngoại tệ trên thị trường và sức ép của tỷ giá rất lớn,

cần cảnh báo.

 Nguyên nhân chính là do nhập siêu cao và duy trì trong một thời gian quá dài dẫn

đến cán cân thanh toán thâm hụt liên tục trong 2 năm qua. Nếu điều này vẫn tiếp

tục thì sẽ rất khó có khả năng cân đối được ngoại tệ.

 Bởi vậy, “kế hoạch của Chính phủ đến năm 2015 nhập siêu của chúng ta mới đưa

xuống mức 15% của kim ngạch xuất khẩu là quá muộn, cần đẩy nhanh hơn nếu

không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ổn định tỷ giá” - ông Ngoạn kiến nghị.

 Đáng chú ý, sau khi đối chiếu lại các báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát

triển kinh tế - xã hội trong các năm trước, ông Đặng Như Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy

Page 3: Ảnh hưởng của bội chi ngân sách nhà nước tới nền kinh tế

ban các vấn đề xã hội của Quốc hội còn chỉ ra một thực tế là những hạn chế, yếu

kém từ năm 2006 - 2009 so với năm 2010 cơ bản vẫn còn nguyên.

 Đó là chất lượng tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu, cân đối vĩ mô, quản lý và sử

dụng nguồn lực lãng phí, chưa hiệu quả; rồi hạ tầng, môi trường, giáo dục, lãng

phí, tham ô, tiêu cực, đời sống nhân dân...

 Để xảy ra những tồn tại như hiện nay, ông Lợi cho rằng, chúng ta chưa thực sự

quản lý, kiểm soát được nền kinh tế. Việc quản lý ngành, lĩnh vực không thực hiện

được mà chỉ còn có quản lý trực thuộc. Mà quản lý trực thuộc chỉ là một quản lý

ngành chưa làm, càng ngày càng buông lỏng...

Trong khi đó, đội ngũ cán bộ, công chức không được đánh giá đúng, bố trí con

người không phù hợp với chức vụ. Đáng lưu ý, tính chiến đấu và nhiệt huyết của

cán bộ lãnh đạo ngày một giảm, không dám phản ánh sự thật. “Tôi thấy như người

ta nặng về bảo vệ chức vụ của mình” - ông Lợi nói: Rồi người ta bảo rằng chi

chưa hiệu quả, lãng phí, nhưng cứ tăng thu được cái nào đã chi hết cái đó, mấy

chục nghìn tỷ cũng hết. Nói rằng lễ hội, khánh thành, tổng kết, khai trương… tốn

kém nhưng ngày càng tăng mà không thấy giảm.

2.4.3. Người dân nộp thuế nhiều hơn, trong khi chi cho mục tiêu an sinh xã

hội lại giảm đi

Thời gian qua, VN liên tục bội chi ngân sách khoảng 4-5% GDP, tức chi vượt thu

4-5% tổng sản phẩm làm ra trong nước. Khoản chi lố này Chính phủ phải đi vay

của dân qua trái phiếu hoặc vay nước ngoài, hoặc điều chuyển các nguồn lực.

Điều đáng nói là mặc dù kinh tế khó khăn, bội chi ngân sách nhà nước lớn nhưng

theo phân tích của Ủy ban Tài chính - ngân sách trong báo cáo thẩm tra, chi

thường xuyên của các cơ quan nhà nước vẫn tăng cao, đặc biệt phải kể đến “các

khoản chi khác” tăng đến 154%, chi quản lý hành chính tăng 8%...

Chi khác là khoản chi mà các cơ quan nhà nước có thể dùng cho các công việc tiếp

khách, tổ chức các hội nghị, hội thảo và các khoản chi không có trong danh mục

Page 4: Ảnh hưởng của bội chi ngân sách nhà nước tới nền kinh tế

chi chính thức... Chi quản lý hành chính là chi cho công việc hằng ngày của các cơ

quan hành chính.

Chi khác tăng có nghĩa các hội nghị, hội thảo và các hoạt động ít có tên chính thức

để có thể được ngân sách thanh toán vẫn nhiều, chi hành chính tăng chứng tỏ công

việc của bộ máy hành chính nhiều lên nhưng cũng có thể là báo hiệu bộ máy hành

chính chưa tinh gọn và áp dụng công nghệ kém...

Điều đáng nói là khi bội chi cao, cuối cùng dân cũng phải nộp thuế để trả cho

khoản tăng cao đó, thì chi cho các mục tiêu an sinh xã hội lại đang giảm xuống.

Theo đại biểu Trương Văn Vở - thành viên Ủy ban Tài chính - ngân sách Quốc

hội, qua tìm hiểu kỹ các con số mà Chính phủ trình, ông phát hiện trong bốn tháng

đầu năm 2009, khi mà kinh tế tiếp tục khó khăn, nhiều doanh nghiệp phá sản thì

chi cho an sinh xã hội của Chính phủ đã giảm so với năm 2008.

Ủy ban Tài chính - ngân sách trong báo cáo thẩm tra về kết quả thực hiện ngân

sách năm 2008 và phương án điều chỉnh ngân sách năm 2009 của Chính phủ cũng

lưu ý mạnh mẽ: “Cơ cấu chi ngân sách không nên quá nghiêng vào đầu tư phát

triển và chi thường xuyên mà nên tăng chi cho con người. Ngoài ra, Chính phủ cần

giảm chi quản lý hành chính, kiểm soát chặt chẽ chi tiêu công, thực hiện tốt cơ chế

khoán chi và tự cân đối thu chi”... Đặc biệt, Ủy ban Tài chính - ngân sách đề nghị

Chính phủ cần “khắc phục tình trạng nguồn thu giảm nhưng chi lại tăng rất mạnh,

rất nhanh, khó quản lý”...

2.4.4. Bộ máy nhà nuớc chưa tinh gọn, họat động còn chưa hiệu quả

“Cái bánh” ngân sách rõ ràng có hạn, trong khi nhu cầu chi ở VN luôn rất lớn.

Nên điều cần đặt ra là làm sao chi đúng chỗ, tương ứng với tầm quan trọng của nó.

Do đã có kinh nghiệm một thời gian chạy theo con số tăng trưởng, chắc hẳn đến

nay VN không nên vì con số tăng trưởng mà lơ là chi cho con người. Mất cân đối

trong thu chi, trong khi chi cho bộ máy vẫn tăng, đó là một dấu hiệu cho thấy

Page 5: Ảnh hưởng của bội chi ngân sách nhà nước tới nền kinh tế

Chính phủ cần làm tốt hơn nữa việc cơ cấu lại bộ máy và để cho các thành phần

kinh tế làm những việc mà Nhà nước không nhất thiết phải làm...

Như việc xây ký túc xá sinh viên, nhiều đại biểu đề nghị Chính phủ không nhất

thiết phải vay vốn qua phát hành trái phiếu để làm. Chỉ cần có các chính sách như

cấp đất, miễn hoặc giảm thuế sử dụng đất thật sự “thân thiện” với tình hình thực tế

của thị trường... rất nhiều nhà đầu tư sẽ sẵn lòng bỏ vốn. Như vậy, Chính phủ chỉ

không thu được tiền, nhưng cũng không phải lo bội chi quá cao và lo phải trả lãi

cho khoản vay đó...

Năm 2009 Chính phủ xin bội chi khoảng 8%, nếu được thông qua, số tiền chi vượt

thu sẽ lên tới gần 9 tỉ USD. Dù chỉ phải trả lãi cho một phần số tiền trên với lãi

suất không cao thì gánh nặng trùm lên người nộp thuế vẫn không nhỏ. Vì vậy, lâu

dài Chính phủ cần có các chính sách để giảm bội chi, mà một trong những biện

pháp quan trọng đã được nhắc đến với nhiều quyết tâm là tinh gọn bộ máy.

Khi bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả thì không những sẽ giúp giảm bội chi cả

trực tiếp và gián tiếp mà còn giúp phần chi cho con người được nhiều hơn theo

đúng khuyến nghị của Ủy ban Tài chính - ngân sách.