anh hương gia the len ca chua

108
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT XÀ LÁCH, DƯA LEO, CÀ CHUA SẠCH TRÊN GIÁ THỂ TRONG NHÀ CHE PHỦ TẠI ĐÀ LẠT Mã số: B 2008 - 14 - 25 Chủ nhiệm đề tài: Ths. Cao Thị Làn Đà Lạt, năm 2011

Upload: pham-cam-hang

Post on 25-Jul-2015

50 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: anh hương gia the len ca chua

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT XÀ LÁCH, DƯA LEO, CÀ CHUA SẠCH TRÊN GIÁ

THỂ TRONG NHÀ CHE PHỦ TẠI ĐÀ LẠT

Mã số: B 2008 - 14 - 25

Chủ nhiệm đề tài: Ths. Cao Thị Làn

Đà Lạt, năm 2011

Page 2: anh hương gia the len ca chua

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT XÀ LÁCH, DƯA LEO, CÀ CHUA SẠCH TRÊN GIÁ

THỂ TRONG NHÀ CHE PHỦ TẠI ĐÀ LẠT

Mã số: B 2008 - 14 - 25

Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài (ký, họ tên, đóng dấu) (ký, họ tên)

Đà Lạt, năm 2011

Page 3: anh hương gia the len ca chua

DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA

1. TS. Nguyễn Văn Kết

2. Ths. Trần Thị Minh Loan

3. Ths. Nguyễn Thị Tươi

4. CN. Phan Hoàng Đại

Page 4: anh hương gia the len ca chua

MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................................1

PHẦN I. TỔNG QUAN .......................................................................................... 3

1.1 Thực trạng sản xuất rau tại Lâm Đồng ........................................................... 3 1.2 Giá thể trồng rau ............................................................................................ 4

1.2.1 Đặc tính vật lý của giá thể........................................................................ 4 1.2.2 Các loại giá thể ........................................................................................ 7

1.3 Yêu cầu dinh dưỡng của cây xà lách, dưa leo và cà chua .............................. 10 1.3.1 Yêu cầu dinh dưỡng của cây xà lách ...................................................... 11 1.3.2 Yêu cầu dinh dưỡng của cây dưa leo...................................................... 11 1.3.3 Yêu cầu dinh dưỡng của cây cà chua ..................................................... 14

1.4 Hàm lượng nitrate, hàm lượng kim loại nặng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau ....................................................................................................... 16

1.4.1 Hàm lượng nitrate trong rau ................................................................... 16 1.4.2 Hàm lượng kim loại nặng trong rau ....................................................... 20

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 23

2.1 Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 23 2.2 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 23

2.2.1 Ảnh hưởng của giá thể trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của xà lách, dưa leo và cà chua cherry ................................................................. 23 2.2.2 Ảnh hưởng của liều lượng phân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của xà lách, dưa leo và cà chua cherry ........................................................... 26 2.2.3 Ảnh hưởng của chủng lọai phân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của xà lách, dưa leo và cà chua cherry ........................................................... 28 2.2.4 Ảnh hưởng của chu kỳ bón phân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của xà lách, dưa leo và cà chua cherry ........................................................... 30

PHẦN 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 33

3.1 Ảnh hưởng của giá thể trồng đến sinh trưởng và phát triển của cây xà lách, dưa leo và cà chua cherry ................................................................................... 33

3.1.1 Thí nghiệm trên cây rau xà lách ............................................................. 35 3.1.2 Thí nghiệm trên cây dưa leo .................................................................. 38 3.1.3 Thí nghiệm trên cây cà chua cherry ....................................................... 42

3.2 Ảnh hưởng của liều lượng phân NPK đến sự sinh trưởng, phát triển và chất lượng của xà lách, dưa leo và cà chua cherry ..................................................... 46

3.2.1 Thí nghiệm trên cây xà lách ................................................................... 46 3.2.2 Thí nghiệm trên cây dưa leo .................................................................. 50 3.2.3 Thí nghiệm trên cây cà chua cherry ....................................................... 59

3.3 Ảnh hưởng của chủng lọai phân đến sinh trưởng và năng suất của xà lách, dưa leo và cà chua cherry.......................................................................................... 63

3.3.1 Thí nghiệm trên cây rau xà lách ............................................................. 63 3.3.2 Thí nghiệm trên cây dưa leo .................................................................. 67 3.3.3 Thí nghiệm trên cây cà chua cherry ....................................................... 72

Page 5: anh hương gia the len ca chua

3.4 Ảnh hưởng của chu kỳ bón phân đến sinh trưởng và năng suất của xà lách, dưa leo và cà chua cherry ................................................................................... 77

3.4.1 Thí nghiệm trên cây xà lách ................................................................... 77 3.4.2 Thí nghiệm trên cây dưa leo .................................................................. 78 3.4.3 Thí nghiệm trên cây cà chua cherry ....................................................... 80

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 89

Page 6: anh hương gia the len ca chua

DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng trong các lọai giá thể sản xuất từ mùn xơ dừa .... 8

Bảng 1.2: Mức giới hạn tối đa cho phép trong sản phẩm rau .................................. 22

Bảng 3.1: Khối lượng riêng và khả năng chứa nước của các loại giá thể ................ 33

Bảng 3.2: Các đặc tính vật lý của các giá thể dùng thí nghiệm ............................... 35

Bảng 3.3: Ảnh hưởng của giá thể trồng đến chiều cao cây, số lá của rau xà lách

Lollo xanh tại các thời điểm 10, 20 và 30 ngày sau trồng .................. 36

Bảng 3.4: Ảnh hưởng của giá thể trồng đến khối lượng cây và năng suất của rau xà

lách Lollo xanh .................................................................................. 37

Bảng 3.5 Hiệu quả kinh tế của sản xuất rau xà lách trong điều kiện nhà che phủ và

trên các giá thể khác nhau .................................................................. 37

Bảng 3.6: Ảnh hưởng của các loại giá thể đến chiều cao của cây dưa leo ở các giai

đoạn sinh trưởng khác nhau ............................................................... 39

Bảng 3.7: Ảnh hưởng của các loại giá thể đến số lá của cây dưa leo ...................... 40

Bảng 3.8: Ảnh hưởng của các loại giá thể đến yếu tố cấu thành năng suất và năng

suất của dưa leo ................................................................................. 40

Bảng 3.9: Hiệu quả kinh tế của sản xuất dưa leo trong điều kiện nhà che phủ và trên

các giá thể khác nhau (tính cho 1ha/vụ) ............................................. 42

Bảng 3.10: Ảnh hưởng của các loại giá thể đến chiều cao và số lá của cà chua

cherry tại thời điểm 20 và 30 ngày sau trồng ..................................... 43

Bảng 3.11: Ảnh hưởng của các loại giá thể đến yếu tố cấu thành năng suất của cà

chua cherry ........................................................................................ 44

Bảng 3.12: Hiệu quả kinh tế của sản xuất cà chua cherry trong điều kiện nhà che

phủ và trên các giá thể khác nhau (tính cho 1ha/vụ) ........................... 45

Bảng 3.13: Ảnh hưởng của liều lượng phân NPK đến chiều cây, số lá của rau xà

lách ở giai đoạn 10, 20, 30 ngày sau trồng ......................................... 46

Bảng 3.14: Ảnh hưởng của liều lượng phân NPK đến năng suất xà lách ................ 47

Bảng 3.15: Hiệu quả kinh tế của sản xuất rau xà lách trên giá thể, trong điều kiện

nhà che phủ và ở các liều lượng phân NPK khác nhau (tính cho

1ha/vụ) .............................................................................................. 49

Bảng 3.16: Ảnh hưởng của lượng phân NPK đến chiều cao của cây dưa leo.......... 51

Page 7: anh hương gia the len ca chua

Bảng 3.17: Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón khác nhau đến số lá trên thân

chính của cây dưa leo (lá) .................................................................. 51

Bảng 3.18: Ảnh hưởng của liều lượng phân NPK đến các yếu tố cấu thành năng suất

và năng suất....................................................................................... 52

Bảng 3.19: Hiệu quả kinh tế của sản xuất dưa leo trên giá thể, trong điều kiện nhà

che phủ và ở các liều lượng phân NPK khác nhau (tính cho 1ha/vụ) .. 58

Bảng 3.20: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón NPK đến chiều cao cây cà chua

Cherry ở giai đoạn 20, 30 ngày sau trồng........................................... 59

Bảng 3.21: Ảnh hưởng của liều lượng phân NPK đến các yếu tố cấu thành năng suất

cà chua Cherry .................................................................................. 60

Bảng 3.22: Hiệu quả kinh tế của sản xuất cà chua cherry trên giá thể, trong điều

kiện nhà che phủ và ở các liều lượng phân NPK khác nhau (tính cho

1ha/vụ) .............................................................................................. 63

Bảng 3.23: Ảnh hưởng của các loại phân bón đến chiều cao, số lá của cây xà lách

trồng trên giá thể ............................................................................... 64

Bảng 3.24: Ảnh hưởng của chủng lọai phân đến năng suất và hàm lượng nitrate

trong rau xà lách trồng trên giá thể .................................................... 65

Bảng 3.25: Hiệu quả kinh tế của sản xuất rau xà lách trên giá thể, trong điều kiện

nhà che phủ và bón các chủng lọai phân khác nhau (tính cho 1ha/vụ) 66

Bảng 3.26: Ảnh hưởng của chủng loại phân đến chiều cao của cây dưa leo (cm) tại

các thời điểm 10, 20, 30 và 70 ngày sau trồng ................................... 67

Bảng 3.27: Ảnh hưởng của chủng loại phân đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của

cây dưa leo ........................................................................................ 69

Bảng 3.28: Ảnh hưởng của chủng loại phân đến các yếu tố cấu thành năng suất và

năng suất quả củadưa leo ................................................................... 71

Bảng 3.29: Hiệu quả kinh tế của sản xuất dưa leo trên giá thể, trong điều kiện nhà

che phủ và bón các chủng lọai phân khác nhau (tính cho 1ha/vụ) ...... 72

Bảng 3.30: Ảnh hưởng của chủng loại phân đến chiều cao cây (cm) của cà chua ... 73

Bảng 3.31: Ảnh hưởng của các loại phân bón đến các yếutố cấu thành năng suất cà

chua. .................................................................................................. 74

Page 8: anh hương gia the len ca chua

Bảng 3.32: Ảnh hưởng của chủng loại phân đến năng suất của cà chua cherry ...... 75

Bảng 3.33: Ảnh hưởng của các loại phân bón đến hàm lượng nitrat và hàm lượng

đường trong quả cà chua……………………………………75

Bảng 3.34: Ảnh hưởng của các loại phân bón đến hàm lượng nitrat và hàm lượng

đường trong quả cà chua .................................................................... 75

Bảng 3.35: Hiệu quả kinh tế của sản xuất dưa leo trên giá thể, trong điều kiện nhà

che phủ và bón các chủng lọai phân khác nhau (tính cho 1ha/vụ) ...... 76

Bảng 3.36: Ảnh hưởng của phương pháp bón phân đến năng suất và hàm lượng

nitrate trong rau xà lách trồng trên giá thể ......................................... 78

Bảng 3.37: Ảnh hưởng của chu kỳ bón phân đến sinh trưởng chiều cao của cây dưa

leo ..................................................................................................... 79

Bảng 3.38: Ảnh hưởng của chu kỳ bón phân đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của

cây dưa leo ở các giai đọan sinh trưởng khác nhau ............................ 79

Bảng 3.39: Ảnh hưởng của chu kỳ bón phân đến yếu tố cấu thành năng suất và hàm

lượng nitrate trong quả dưa leo .......................................................... 80

Bảng 3.40: Ảnh hưởng của chu kỳ bón phân đến chiều cao (cm) của cây cà chua. . 81

Bảng 3.41: Ảnh hưởng của chu kỳ bón phân đến các yếu tố cấu thành năng suất cà

chua cherry ........................................................................................ 82

Bảng 3.42: Ảnh hưởng của chu kỳ bón phân đến năng suất và chất lượng cà chua

cherry. ............................................................................................... 82

Page 9: anh hương gia the len ca chua

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Lượng nước trong các lọai giá thể bị mất đi sau khi tưới ........................ 34

Hình 3.2: Ảnh hưởng của các loại giá thể đến hàm lượng nitrate trong quả dưa leo

.......................................................................................................... 41

Hình 3.3 : Ảnh hưởng của các loại giá thể đến năng suất cà chua cherry................ 45

Hình 3.4: Ảnh hưởng của liều lượng phân NPK và thời gian sau bón phân đến hàm

lượng nitrate trong rau xà lách .......................................................... 48

Hình 3.5: Ảnh hưởng của liều lượng phân NPK đến hàm lượng dinh dưỡng trong

giá thể trước và sau khi làm thí nghiệm ............................................. 49

Hình 3.6: Ảnh hưởng của liều lượng phân NPK và thời gian sau bón phân đến hàm

lượng nitratetrong quả dưa leo ........................................................... 54

Hình 3.7: Ảnh hưởng của liều lượng phân NPK đến hàm lượng đạm dễ tiêu trong

giá thể trước và sau khi làm thí nghiệm ............................................. 56

Hình 3.8: Ảnh hưởng của liều lượng phân NPK đến hàm lượng lân dễ tiêu trong giá

thể trước và sau khi làm thí nghiệm ................................................... 56

Hình 3.9: Ảnh hưởng của liều lượng phân NPK đến hàm lượng kali dễ tiêu trong giá

thể trước và sau khi làm thí nghiệm ................................................... 57

Hình 3.10: Ảnh hưởng của liều lượng phân NPK đến năng suất cà chua cherry trồng

trên giá thể ........................................................................................ 61

Hình 3.11: Ảnh hưởng của liều lượng phân NPK và ngày sau bón phân đến hàm

lượng Nitrate trong quả cà chua Cherry ............................................. 61

Hình 3.12: Ảnh hưởng của liều lượng phân NPK đến hàm lượng chất dinh dưỡng

trong giá thể trước và sau khi trồng cà chua Cherry ........................... 62

Hình 3.13: Ảnh hưởng của chủng loại phân đến hàm lượng nitrate trong quả dưa

leo (mg/kg) ........................................................................................ 71

Page 10: anh hương gia the len ca chua

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

- TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam - Thuốc BVTV: Thuốc bảo vệ thực vật - NN & PTNT: Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn - CEC: Cường độ trao đổi cation

Page 11: anh hương gia the len ca chua

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Đơn vị: Trường Đại học Đà Lạt

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất xà lách, dưa leo, cà chua

cherry sạch trên giá thể trong điều kiện nhà che phủ tại Đà Lạt - Mã số: B2008 -14 - 25 - Chủ nhiệm: Cao Thị Làn - Cơ quan chủ trì: Trường Đại Học Đà Lạt - Thời gian thực hiện:2008 - 2010

2. Mục tiêu:

Đề tài được tiến hành với các mục tiêu:

- Xác định giá thể trồng

- Xác định liều lượng phân bón

- Xác định chủng lọai phân bón

- Xác định chu kỳ bón phân

Để đạt được năng suất, phẩm chất xà lách, dưa leo, cà chua cherry cao và mang

lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất.

3. Tính mới và sáng tạo: Phương thức sản xuất rau truyền thống từ trước đến nay là gieo trồng cây trực

tiếp trên đất. Phương thức sản xuất này có ưu điểm là dễ làm, diện tích sản xuất lớn

nhưng có nhược điểm là không chủ động được năng suất và chất lượng rau như dư

lượng thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng nitrate, kim lọai nặng và vi sinh vật gây hại

cho sức khỏe người tiêu dùng. Với yêu cầu chất lượng và số lượng ngày càng cao

của người tiêu dùng trong và ngòai nước thì đây chính là rào cản sự phát triển của

ngành sản xuất rau ở nước ta. Bên cạnh đó diện tích đất canh tác ngày càng bị thu

hẹp do việc đô thị hóa,… diện tích đất bị ô nhiễm hóa học ngày càng tăng, vì vậy

cần tìm hướng đi đúng cho ngành rau.

Trong suốt thế kỷ trước, các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu và đưa

ra nhiều hệ thống nuôi trồng thủy canh khác nhau như thủy canh dịch lỏng, thủy

Page 12: anh hương gia the len ca chua

canh trên giá thể rắn và khí canh... Một trong những ưu điểm lớn nhất của nuôi

trồng thủy canh là có thể sản xuất các sản phẩm sạch ngay trên vùng không có khả

năng canh tác như không có đất, đất bị ô nhiễm…. Tuy nhiên, hệ thống sản xuất

thủy canh dịch lỏng và khí canh đòi hỏi chi phí ban đầu cao và yêu cầu người sản

xuất phải có trình độ kỹ thuật nhất định. Trong điều kiện kinh tế của người nông

dân nước ta còn hạn hẹp, trình độ kỹ thuật còn thấp thì việc ứng dụng hệ thống thủy

canh trên giá thể rắn như mùn xơ dừa, đất than bùn … để sản xuất rau trong điều

kiện nhà che phủ là cần thiết và hợp lý.

4. Kết quả nghiên cứu: Qua các kết quả thu thập được trong quá trình tiến hành thí nghiệm chúng tôi

sơ bộ rút ra một số kết luận sau:

Đối với cây rau xà lách

- Giá thể thích hợp nhất cho việc sản xuất xà lách là hỗn hợp giá thể than bùn

và Dasa X2 theo tỷ lệ 2:1.

- Lượng phân thích hợp nhất để bón cho cây xà lách sinh trưởng tốt, năng suất

cao, phẩm chất tốt là 100kg N - 100kg P2O5 - 75kg K2O cho một ha.

- Sử dụng phân hữu cơ NPK Realstrong cho năng suất và chất lượng rau xà

lách cao nhất.

- Bón phân cho cây xà lách theo phương pháp bón thúc 2 lần vào giai đọan 5

ngày sau trồng và 12 ngày sau trồng là thích hợp nhất. Nên bón thúc cho cây xà lách

vào giai đọan 5 và 12 ngày sau trồng

- Thu họach xà lách sau khi bón phân ít nhất 8 ngày để đảm bảo hàm lượng

nitrate trong rau thấp

Đối với cây dưa leo

- Giá thể thích hợp nhất cho việc sản xuất dưa leo là hỗn hợp giá thể than bùn

và Dasa X2 theo tỷ lệ 2:1.

- Lượng phân bón thích hợp nhất trong sản xuất dưa leo trên giá thể là 132kg N

- 121kg P2O5 - 198kg K2O cho một ha.

- Bón phân hữu cơ cho năng suất không thua kém so với bón phân vô cơ nhưng

lại cho hàm lượng nitrate trong quả thấp hơn. Phân NPK Realstrong cho năng suất

dưa leo cao và phẩm chất tốt nhất so với ba lọai phân còn lại.

Page 13: anh hương gia the len ca chua

- Bón phân cho cây dưa leo theo chu kỳ 8 ngày/lần là thích hợp nhất.

- Để giảm hàm lượng nitrate trong quả thì không nên thu họach quả vào ngày

thứ 5 sau bón phân (chu kỳ bón phân 8 ngày/lần).

Đối với cây cà chua cherry

- Giá thể thích hợp nhất cho việc sản xuất cà chua cherry là hỗn hợp giá thể

than bùn và Dasa X2theo tỷ lệ 1:1.

- Trong sản xuất cà chua cherry trên giá thể, bón phân với liều lượng quy

chuẩn là 257kg N - 200kg P2O5 - 400kg K2O - 24kg Ca/ha cho năng suất, chất lượng

quả cao nhất và không làm ảnh hưởng đến chất lượng giá thể.

- Bón phân vô cơ có xu hướng cho hàm lượng nitrate trong quả cao hơn so với

bón phân hữu cơ.Trong bốn lọai phân thí nghiệm, phân NPK Mekong cho năng suất

và chất lượng cà chua cao nhất.

- Bón phân với chu kỳ 10 ngày/lần cho năng suất, chất lượng cao và tiết kiệm

công chăm sóc.

- Với chu kỳ bón phân 10 ngày/lần, không nên thu họach quả vào ngày thứ 3

sau khi bón phân vì khi đó dư lượng nitrate trong quả là cao nhất

5. Sản phẩm: - Quy trình sản xuất - Báo cáo khoa học

6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: Ngày tháng năm

Cơ quan chủ trì (ký, họ và tên, đóng dấu)

Chủ nhiệm đề tài (ký, họ và tên)

Page 14: anh hương gia the len ca chua

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS 1. General information:

Project title: Research and building production safe lettuce, cucumber, cherry

tomato in greenhouse at Da Lat, Lam Dong, Viet Nam

Code number: B 2008 - 14 - 25

Coordinator: Cao Thi Lan

Implementing institution: Dalat University

Duration: from 6/2008 to 6/2010

2. Objective(s):

This subject wasconductedwiththe following objectives:

- Determining suitable substrate

- Determine the amount of fertilizer

- Determine type of fertilizer

- Define fertilization cycles

To high yiel, quality and economic efficiency for producers

3. Creativeness and innovativeness:

Directly cultivation on soil is a method of traditional vegetable production.

This production method has the advantage of easy, producing a large area but the

downside is unpredictable in quality and yield of vegetables. With quality

requirements and the increasing number of consumers, this is barrier the

development of vegetable industry in our country. Besides the area of arable land is

increasingly shrinking due to urbanization......, polluted and degenerated land area is

increasing, so need to find the right direction for the vegetable industry.

Throughout the last century, scientists and horticulturists experimented with

different methods of hydroponics such as solution culture or liquid hydroponics -

circulating methods, solid media culture (Aggregate systems) and aeroponics -root

mist technique. One of the potential applications of hydroponics that drove research

was for growing fresh produce in nonarable areas of the world such as no soil,

contaminated soil… no land, contaminated land. However, liquid hydroponics

Page 15: anh hương gia the len ca chua

system and mist technique requires high initial cost and requires producers to have

certain qualifications. In the economic conditions of farmers is still limited, low

technical level, the application of vegetable production on available substrate such

as coir dust, peat in greenhouse is necessary and reasonable.

4. Research results:

Basedonthe resultsofexperiments, we draw the following conclusions:

For the lettuce

- Substrate: The best substrate for lettuce production is a mixture of peat and

Dasa X2 by the ratio of 2:1.

- Dosage fertilization: Apply 100kg N - 100kg P2O5 - 75kg K2O per hectare

for high yield and good quality. - Type of fertilization: Use of Realstrong Bio-Organic Fertilizer for the high

yield and quality production of lettuce.

- Method of fertilization: Should apply additional fertilizer for lettuce at stage

5 and 12 days after planting

- Harvesting lettuce after fertilization at least 8 days to ensure low levels of

nitrate in vegetables.

For the cucumber

- Substrate: The best substrate for cucumber production is a mixture of peat

and Dasa X2 by the ratio of 2:1.

- Dosage fertilization: Apply 132kg N - 121kg P2O5 - 198kg K2O per hectare

for high yield and good quality.

- Type of fertilization: Organic fertilizers obtain as yield as inorganic

fertilizers, but nitrate concent is lower than inorganic fertilizers. In four types

fertilizer, Realstrong Bio-Organic Fertilizer obtain the highest yield and

quality.

- Method of fertilization: Fertilization for the cucumber according to 8 days

cycle is the most appropriate.

- Harvesting: To reduce the nitrate content in fruit should not harveste on the

5th day after fertilization (fertilization cycle 8 days/times).

For cherry tomatoe

Page 16: anh hương gia the len ca chua

- Substrate: The best substrate for tomato production is a mixture of peat and

Dasa X2 by the ratio of 1:1.

- Dosage fertilization: Apply 257kg N - 200kg P2O5 - 400kg K2O - 24kg Ca

per hectare for high yield and good quality.

- Type of fertilization: Inorganic fertilizers have tendency tohigher nitrate

content than organic fertilizers. In four types of fertilizer, Mekong organic

Fertilizer obtain the highest yield and quality.

- Method of fertilization: Fertilization for the tomato according to 10 days

cycle is the most appropriate.

- Harvesting: With 10 days fertilization cycles per time, should not harvest

fruit on day 3 after fertilization, because the nitrate content in the fruit is

highest at this day.

5. Products:

- Manufacturing Process

-Scientific reports

6. Effects, transfer alternatives of reserach results and applicability:

Page 17: anh hương gia the len ca chua

1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

Với độ cao trung bình là 1.500m, khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm, nhiệt độ

trung bình 18 - 20oC, lượng mưa hàng năm 1.400 - 1.800mm, đất đai được thiên

nhiên ưu đãi, đã tạo cho Đà Lạt có điều kiện phát triển vùng chuyên canh rau rất

phong phú. Từ nhiều năm qua, Đà Lạt là vùng cung cấp rau chính, đặc biệt là các

loại rau ôn đới cho các tỉnh phía Nam. Do trồng rau có thu nhập cao nên những năm

gần đây diện tích trồng rau ở Lâm Đồng đã mở rộng ra các vùng ngoại vi thành phố

Đà Lạt, như Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương... Với diện tích trồng rau khoảng

35.182 ha, hàng năm Lâm Đồng sản xuất khoảng 939.447 tấn rau bao gồm nhiều

chủng loại: Cải bắp, cải thảo, cải bông, cà rốt, khoai tây, cà chua, đậu các loại....

Sản phẩm xuất khẩu hàng năm từ 13.000 – 14.000 tấn thành phẩm tương đương với

100.000 – 140.000 tấn nguyên liệu chiếm 16 – 18% tổng sản lượng rau hàng năm.

Tuy nhiên, do trình độ thâm canh chưa cao, nông dân quen sử dụng phân cá,

phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật với liều lượng cao, quy trình chăm sóc thiếu

khoa học đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đất, nước, hệ côn trùng có

lợi, dẫn đến sản phẩm rau chưa đảm bảo chất lượng ở khía cạnh sản phẩm nông

nghiệp sạch. Chỉ tính riêng yếu tố dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, theo kết quả

phân tích của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, 9 tháng đầu năm 2008, trong 973

mẫu rau các loại có 92 mẫu không an toàn, chiếm 9,4%. Điều này đồng nghĩa là đã

có khoảng 65.000 tấn rau không an toàn bán ra thị trường. Đây là một con số không

nhỏ so với tổng sản lượng rau của Lâm Đồng.

Công nghệ nhà lưới, nhà kính kết hợp với quy trình canh tác trên giá thể cho

phép cách ly một phần với môi trường sâu bệnh bên ngoài, giảm bớt được dư lượng

nông dược và phân bón hóa học sử dụng, chủ động được hàm lượng kim loại nặng

và vi sinh vật gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng ở trong rau, chủ động sản xuất

rau quanh năm không phụ thuộc vào thời tiết, cho sản phẩm rau có mẫu mã đẹp và

an tòan. Vì vậy, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất xà

Page 18: anh hương gia the len ca chua

2

lách, dưa leo, cà chua cherry sạch trên giá thể trong điều kiện nhà che phủ tại Đà

Lạt” là nhu cầu cấp bách trong điều kiện hiện tại và tương lai.

2. Mục đích đề tài

Đề tài được tiến hành với các mục đích sau:

1. Xây dựng quy trình sản xuất rau xà lách, dưa leo, cà chua cherry trên giá thể

và trong nhà che phủ tại Đà Lạt.

2. Tạo ra sản phẩm sạch đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và mang lại

hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất

3. Làm cơ sở cho việc giảng dạy và chuyển giao sản xuất

3. Mục tiêu của đề tài

Đề tài được tiến hành với các mục tiêu:

- Xác định giá thể trồng

- Xác định liều lượng phân bón

- Xác định chủng lọai phân bón

- Xác định chu kỳ bón phân

Để đạt được năng suất, phẩm chất xà lách, dưa leo, cà chua cherry cao và

mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất.

4. Giới hạn đề tài

Đề tài được tiến hành trong nhà che phủ tại Đà Lạt và trên ba đối tượng cây

trồng là cây rau xà lách, dưa leo và cà chua cherry trong thời gian 2 năm, từ tháng

06 năm 2008 đến tháng 6 năm 2010.

Page 19: anh hương gia the len ca chua

3

PHẦN I. TỔNG QUAN 1.1 Thực trạng sản xuất rau tại Lâm Đồng

Sản xuất rau tại Lâm Đồng được hình thành và phát triển cách đây trên 60 năm.

Trước năm 1990, vùng chuyên canh sản xuất rau tập trung chủ yếu tại thành phố Đà

Lạt, sản phẩm còn rất đơn điệu và thường cung cấp cho thị trường truyền thống là

thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long… Ở các vùng phụ

cận, diện tích gieo trồng rau còn rất hạn chế. Đến năm 1995, diện tích gieo trồng rau

toàn tỉnh đạt 9.545 ha, sản lượng 179.604 tấn. Cùng với sự đổi mới, phát triển của

đất nước, sức tiêu thụ của thị trường trong nước ngày càng gia tăng, ngành sản xuất

rau ở Đà Lạt đã không ngừng phát triển và tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Vùng sản

xuất rau được mở rộng ra các huyện phụ cận, hình thành một vùng chuyên canh rau

rộng lớn. Đến năm 2007, diện tích gieo trồng rau các loại tại Đơn Dương là 12.925

ha, sản lượng 368.928 tấn; tại Đức Trọng 9.849 ha, sản lượng 290.774 tấn, tại Đà

Lạt 8.257 ha, sản lượng 203.439 tấn (Triều, 2009).

Bên cạnh sự mở rộng diện tích và sản lượng thì sản phẩm rau của Lâm Đồng

đã và đang gặp vấn đề lớn về chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hàm

lượng nitrate, kim lọai nặng và vi sinh vật gây hại vượt quá ngưỡng cho phép.

Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do đây là vùng chuyên canh rau, không

luân canh với cây trồng nước nên sâu bệnh hại nhiều. Để bảo vệ cây trồng người

nông dân đã lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng không đúng kỹ thuật và thu

họach rau không đảm bảo thời gian cách ly. Để tăng năng suất cây trồng người nông

dân đã dùng phân bón quá liều lượng, nghiêm trọng hơn một số hộ dân còn sử dụng

phân xác mắm bón cho rau dẫn đến suy thoái môi trường đất canh tác.

Từ năm 2007 Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng một số cơ quan

chức năng đã triển khai nhiều hoạt động nhằm khuyến khích phát triển sản xuất sản

phẩm an toàn. Tuy vậy, tính đến nay, mới có 16 đơn vị, cơ sở đăng ký và được

chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn trên diện tích canh tác 268 ha. Đây là

một con số quá khiêm nhường so với diện tích vùng rau chuyên canh rộng lớn của

tỉnh

Page 20: anh hương gia the len ca chua

4

Nhu cầu thực phẩm an toàn ngày càng gia tăng trên phạm vi toàn cầu. Ở các

nước phát triển, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm rất nghiêm ngặt và được quản

lý chặt chẽ, là rào cản kỹ thuật ngăn chặn hàng hóa kém chất lượng, thực phẩm

không an toàn nhập khẩu. Ở nước ta, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm an toàn, có

nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đang ngày càng tăng. Từ năm 2005, việc triển khai thực

hiện chương trình nông nghiệp công nghệ cao đã thúc đẩy ngành sản xuất rau bước

sang một thời kỳ phát triển mới. Các loại rau được sản xuất theo hướng Nông

nghiệp công nghệ cao như canh tác trong nhà kính, nhà lưới, sử dụng hệ thống tưới

tự động, màng phủ đất. Tuy nhiên diện tích sản xuất và sản lượng còn hạn chế do

đầu tư ban đầu cao và thiếu quy trình sản xuất phù hợp.

1.2 Giá thể trồng rau

Mối quan tâm an toàn thực phẩm tại Việt Nam hiện nay trên rau là về hàm

lượng nitrate, dư lượng thuốc trừ sâu và kim loại nặng trong rau. Trồng rau trên giá

thể sạch là một trong những giải pháp có thể ngăn chặn sâu, bệnh hại từ đất và

khống chế hiệu quả các chất gây ô nhiễm từ đất như kim loại nặng.

Trên thế giới các loại giá thể trồng sạch đã được nghiên cứu và sử dụng trong

sản xuất đại trà với nhiều loại cây trồng khác nhau. Việc sử dụng các loại giá thể

trồng sạch thay thế đất đã dần đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, giúp cho những nơi

không có đất cũng có thể sản xuất ra những sản phẩm nông nghiệp đáp ứng nhu cầu

của cuộc sống hàng ngày.

1.2.1 Đặc tính vật lý của giá thể.

Đối với tính chất vật lý của giá thể, chất hữu cơ và mùn có tác dụng làm tăng

độ xốp, điều hoà chế độ nước tưới và chế độ nhiệt, giúp ổn định kết cấu các thành

phần trong giá thể. Những tính chất vật lý luôn có tác động tích cực đến tính chất

hoá học trong giá thể, ví dụ như các chất hữu cơ và mùn làm tăng khả năng hấp phụ

và trao đổi ion làm cho giá thể có khả năng chịu nước, chịu phân cao, tăng tính đệm

cho giá thể, đảm bảo các phản ứng hoá học và ôxy hoá khử xảy ra bình thường, tạo

điều kiện cho cây phát triển tốt (Hà, 2005).

Đặc tính giữ ẩm và thông thoáng khí

Giá thể là nơi cung cấp cho rễ cả nước và không khí. Những khoảng trống

trong giá thể với những kích thước khác nhau cho phép một giá thể có thể thể hiện

hai khả năng giữ ẩm và thông thoáng khí cùng một lúc. Sau khi tưới, nước lấp đầy

Page 21: anh hương gia the len ca chua

5

những lỗ lớn trong khoảng không rồi bị hút xuống đáy luống (chậu). Có hai loại

nước tồn tại trong giá thể: loại sử dụng được ngay và một loại không sử dụng được.

Loại sử dụng được liên kết yếu ớt với các thành phần trong giá thể và được hấp thụ

bởi rễ cây. Loại không sử dụng được liên kết chặt với bề mặt hạt trong giá thể nên

rễ cây không hút được. Khi cây sử dụng hết lượng nước sử dụng được cây sẽ bị héo

do đó trong quá trình lựa chọn giá thể cần lựa chọn những giá thể có khả năng giữ

ẩm và thông khí tốt (John và Harold, 1999).

Thí nghiệm về khả năng giữ ẩm John và Harold (1999) thấy rằng trồng trong

luống (chậu) giữ được nhiều nước hơn và cần sự thông thoáng khí nhiều hơn.

Không nên nén những giá thể vào trong chậu vì khoảng không sẽ giảm và tỷ lệ nước

không sử dụng được lại tăng lên. Trong điều kiện không đủ lượng nước tưới cho

cây cần sử dụng những giá thể có độ giữ ẩm cao hoặc phối trộn vào giá thể các hạt

giữ ẩm.

Trong quá trình nghiên cứu John và Harold (1999) đã thử nghiệm trên 3 loại

giá thể hỗn hợp đất, cát, than bùn với tỷ lệ 1 : 1 : 1 ; than bùn, vecmiculite với tỷ lệ

1 : 1 và vỏ ngũ cốc, cát, than bùn tỷ lệ 3 : 1 :1 thấy rằng khả năng giữ nước của hỗn

hợp than bùn + vecmiculite là tốt nhất, kế đó là hỗn hợp vỏ ngũ cốc + cát + than

bùn và kém nhất là hỗn hợp đất + cát + than bùn. Nhưng khi xét tính thông thoáng

khí thì hai hỗn hợp giá thể than bùn + vecmiculite và vỏ ngũ cốc + cát + than bùn

tương đương nhau, riêng hỗn hợp giá thể đất + cát + than bùn là kém nhất trong 3

loại giá thể thử nghiệm.

Khả năng trao đổi cation

Các loại giá thể như đất đen, vecmiculite và các loại vỏ ngũ cốc nhiễm điện âm

có thể hút những ion dương trong nước (cường độ trao đổi cation - CEC). CEC càng

lớn các ion dinh dưỡng được giữ lại càng nhiều. Đa số các chất dinh dưỡng cung

cấp cho cây trồng là cation như: NH+4, K+, Ca++, Mg++, Zn++, Cu++, Mn++ và Fe++,

và những ion mang điện âm gồm: H2PO4-, NO3

-, SO4-, Cl-. Các ion này thường

được cung cấp với lượng hạn chế. Những thành phần giá thể có chỉ số CEC cao

gồm đất, đất đen, vermiculite và những thành phần có chỉ số CEC thấp gồm perlite,

cát , styrofoam…(John và Harold, 1999).

pH

Page 22: anh hương gia the len ca chua

6

pH ảnh hưởng nhiều đến chất dinh dưỡng có sẵn trong đất mà cây trồng sử

dụng được. Độ pH duy trì từ 1 đến 14. pH = 7 là môi trường trung tính, pH >7 là

môi trường trung tính, pH dưới 7 là môi trường acid. pH của giá thể thay đổi tuỳ

theo thành phần có trong giá thể. Khuyến cáo sử dụng những giá thể không phải là

đất có pH khoảng 5,5 – 6,0 và những giá thể là đất (trên 25% đất ) pH từ 6,2 – 6,8.

Ngoài ra giá trị độ pH sẽ thay đổi tuỳ theo thời gian, loại phân bón và pH của nước

tưới. Nếu như pH có độ phèn cao thì cần cải thiện bằng cách bón thêm vôi và đất

(John và Harold, 1999).

Khối lượng riêng

Một số giá thể như mùn xơ dừa, khi khô có khối lượng rất nhẹ nhưng do có

khả năng hấp thụ một lượng lớn nước vì vậy rất nặng khi được tưới ẩm Khối lượng

riêng của giá thể là một trong những chỉ tiêu đáng quan tâm khi chọn mua giá thể.

Trong hệ thống trồng sạch đa số giá thể sử dụng cần có khối lượng riêng thấp từ 0,1

- 0,8 kg/dm3. Ngoài ra những giỏ treo trong nhà kính cần có khối lượng riêng thấp

để giảm trọng lực của khung nhà kính, trong khi những giá thể trồng cây trên luống

có thể có khối lượng riêng lớn hơn để giữ luống không bị lật (John và Harold,

1999).

Các cách thức phối trộn giá thể

Nhiệm vụ của giá thể là làm giá đỡ cho cây, cung cấp ẩm độ, độ thoáng và cải

thiện độ pH đồng thời cung cấp dinh dưỡng và cải thiện độ pH để thích hợp với

từng đối tượng cây trồng. Theo John và Harold (1999), để tăng hiệu quả sử dụng

nên phối trộn các loại giá thể với nhau. Trước đây người ta dùng các loại vỏ cây,

mùn cưa, và vỏ bào trong quá trình chế biến gỗ được dùng trực tiếp để làm giá thể

nhưng hiệu quả không cao do mùn cưa bị phân huỷ quá nhanh. Ngày này thay vì sử

dụng trực tiếp người ta phối trộn và xử lý trước khi sử dụng nên độ giữ ẩm tăng lên,

độ thông khí tốt, CEC cao (Cole and Newll, 1996).

Theo Burger và cộng sự (1997), một số chất hữu cơ được bổ sung vào hỗn

hợp giá thể thường hay sử dụng như giấy vụn, trấu, rơm sau khi trồng nấm, phân gia

cầm, cỏ khô… Khi phối trộn vào các chất liệu đó tiếp tục phân huỷ và cung cấp chất

dinh dưỡng hữu ích cho cây trồng.

Mùn dừa là phế phẩm trong quá trình sản xuất chỉ xơ dừa xuất khẩu, sợi và bụi

thải ra được xử lý làm khô và ép thành khối, khối mùn dừa phải được loại chát

Page 23: anh hương gia the len ca chua

7

(tanin) trước khi sử dụng (John và Harold 1999). Ơ nước ta dùng loại phế phẩm này

xử lí loại bỏ chất chát, xay nhỏ, thêm các chất khoáng hữu cơ, vi lượng sẽ tạo ra loại

giá thể có độ tơi xốp cao, thông thoáng khí rất thích hợp với việc trồng hoa, trồng

rau trong nhà kính mà không cần đất.

Khi dùng xơ dừa để làm giá thể có thể sử dụng một mình hoặc phối trộn với

than bùn, tro trấu, đất mùn theo tỷ lệ thể tích 1 : 2 :1 : 1, để trồng rau hoặc trồng các

cây hoa ngắn ngày như trồng hoa chuông trong thời kỳ con non và khi chuyển ra

trồng chậu thì sử dụng hỗn hợp xơ dừa, cát sạch theo tỷ lệ 3 : 1. Qua phân tích tính

chất nông hóa cho thấy loại giá thể này có khả năng giữ ẩm và thông thoáng khí

cao, có pH từ 6,5 – 7, có trọng lượng riêng thấp, tính ổn định cao (John và Harold,

1999).

1.2.2 Các loại giá thể

Than bùn

Than bùn là phần còn lại của quá trình phân hủy xác thực vật trong điều kiện

yếm khí. Ở nước ta than bùn phân bố nhiều ở vùng Đông Nam Bộ với hàm lượng

các chất dinh dưỡng thay đổi phụ thuộc vào thành phần các loài thực vật và quá

trình phân hủy các hợp chất hữu cơ.

Than bùn là một loại giá thể được sử dụng phổ biến trong nhà kính, khi phối

trộn với đất, cát cần bổ sung phân hóa học sẽ tạo nên một giá thể có hàm lượng dinh

dưỡng cao, tơi xốp, thích hợp cho trồng rau hoặc làm vườn ươm cây giống rất hiệu

quả.

Các giá thể sản xuất từ mùn xơ dừa

Dasi: Đất sinh học Dasi là một thành tựu mới của công ty Đất Sạch trong ứng

dụng “cải thiện đất bạc màu, tăng độ phì nhiêu cho đất” đạt hiệu quả cao rõ rệt trong

nhiều năm qua. Dasi được sản xuất từ mụn dừa qua quá trình xử lý công nghệ sinh

hóa trở thành một loại chất trồng giàu hữu cơ, vi sinh, vi lượng. Đất sinh học còn

cải thiện được các đặc tính cơ lý của đất bạc màu nhằm để phục hồi đất bạc màu

thành đất tơi xốp, dễ hút nước, giữ ẩm lâu, ít tốn công tưới và nước tưới. tính chất

mới của đất này sẽ duy trì nhiều năm (trên 3 năm, hơn nhiều loại chất trồng hữu cơ

khác).

Dasa X2: Giá thể Dasa – X2 thích hợp sử dụng trong nông nghiệp hữu cơ, nông

nghiệp công nghệ cao. Dùng Dasa – X2 trong nhà lưới, nhà kính, để sản xuất rau

Page 24: anh hương gia the len ca chua

8

quả sạch có năng suất, chất lượng cao. Dasa – X2 được sản xuất từ mụn dừa vì vậy

rất tơi xốp, thoáng khí, giữ ẩm tốt, độ ẩm phân bố đồng đều. Dùng Dasa – X2 để

trồng cây con sau nuôi cấy mô hoặc bón vào đất để làm tăng lượng mùn cho đất,

cung cấp chất dinh dưỡng thiên nhiên cho hoa màu. Đồng thời Dasa – X2 còn bổ

sung nhiều vi sinh vật có lợi cho cây, tăng sức đề kháng cho cây giống.

Bảng 1.1 Thành phần dinh dưỡng trong các lọai giá thể sản xuất từ mùn

xơ dừa

Thành phần Dasi Dasa X1 Dasa X2 Dasa X3

NHữu hiệu (%) 0,5 0.540 0,5 0.8

P2O5 Hữu hiệu (%) 0,3 0.242 0,3 0.8

K2O5 Hữu hiệu (%) 0,7 0.772 0,7 0.4

pH 6,37 6.37 6,37 6,37

EC (µS/cm) 127 127 127 127

Acid Humic (%) 3,33 3.33

Mùn + hữu cơ (%) >90 >90

Ligninsulfonate(g/l) 3,42

Trung-Vi lượng đủ dùng đủ dùng đủ dùng đủ dùng

VSV kháng bệnh cho đất 0,97 x 106 0,97 x 106 0,97 x 106 0,97 x 106

VSV cố định đạm 0,75 x 106 0,75 x 106 0,75 x 106 0,75 x 106

VSV phân giải lân 0,07 x 106 0,07 x 106 0,07 x 106 0,07 x 106

Vi nấm kháng bệnh 0,146 x 106 0,146 x 106 0,146 x 106 0,146 x 106

Dasa X1: Giá thể Dasa X1 được sản xuất từ mụn dừa thích hợp cho sản xuất

cây giống sạch bệnh với tỉ lệ sống cao. Dasa X0 có đặc tính giàu chất dinh dưỡng,

bổ sung nhiều vi sinh vật có lợi cho cây, tăng sức đề kháng cho cây giống, cây

khỏe, tơi xốp, thoáng khí tăng khả năng hô hấp của rễ, tăng số lượng rễ tích cực,

giúp rễ phát triển mạnh.

Dasa X3: Giá thể Dasa – X3 thích hợp sử dụng để trồng tất cả các loại cây

cảnh, cây kiểng. Giúp cải thiện trạng thái mao dẫn, ổn định độ ẩm cho đất, lưu giữ

dinh dưỡng và điều tiết đa vi lượng hợp lý, thân thiện, không độc hại môi trường.

Sử dụng tốt trong trang trí nội thất, nhà hàng, khách sạn….Vệ sinh, không mùi, sạch

sẽ khi tiếp xúc. Bổ sung nhiều vi sinh vật có lợi cho cây. Tăng sức đề kháng cho cây

Page 25: anh hương gia the len ca chua

9

trồng. Giữ ẩm tốt, độ ẩm phân bố đồng đều, ít tốn công tưới. Tơi xốp, thoáng khí

tăng khả năng hô hấp của rễ, tăng số lượng rễ. Đặc biệt có dinh dưỡng nhả chậm

trong đất giúp cây bền vững.

Sử dụng các vật liệu hữu cơ tự nhiên làm giá thể trồng cây được ứng dụng rộng

rãi trên thế giới, đặc biệt là các phụ phẩm nông nghiệp. Mỗi địa phương thường có

các loại phụ phẩm nông nghiệp khác nhau như xơ dừa, vỏ quả cà phê, bã mía, vỏ

trấu, vỏ đậu đỗ…trong đó xơ dừa là vật liệu được sử dụng rộng rải ở nhiều nước

trên thế giới. Tại Việt Nam nhhững năm gần đây, xơ dừa đã và đang dược sử dụng

làm giá thể trồng cây trong hệ thống nhà lưới nhà kính. Nhiều công ty đã sử dụng

xơ dừa để sản xuất các loại giá thể để ươm cây, giá thể sản xuất rau mầm, giá thể

trồng rau công nghệ cao….như công ty đất sạch Dasa, công Gino, công ty Mê

Kông. Giá thành của các loại giá thể chế biến sẵn này còn cao vì vậy gây trở ngại về

vốn đầu tư ban đầu cho người nông dân. Để giảm chi phí đầu tư và lợi dụng các

nguồn vật liệu khác có sẵn tại địa phương người ta thường phối hợp xơ dừa với các

loại vật liệu khác để tạo thành một giá thể trồng thích hơp cho từng địa phương.

Theo Phong (2008), trồng dưa leo và cà chua trên giá thể có nghiệm thức là: 50

% tro trấu + 20 % xơ dừa + 20 % vỏ đậu phộng + 10% phân chuồng hoai mục và có

tưới bổ sung dinh dưỡng có thể cho năng suất dưa leo: 57 tấn/ ha và cà chua: đạt 43

tấn/ ha.

Theo Tuấn (2008), khi trồng trên giá thể chế biến từ mùn cưa, nham thạch núi

lửa mỗi ha cà chua đạt trên 200 tấn/vụ sản xuất, ớt ngọt 100 tấn/năm, dưa chuột 240

tấn/vụ. Tại Đà Lạt và các huyện phụ cận, hầu hết các cơ sở sản xuất cây giống rau

các loại đều sử dụng than bùn làm giá thể gieo ươm, nhưng dùng than bùn làm giá

thể để trồng sản xuất rau thương phẩm thì rất ít được sử dụng. Các loại giá thể được

chế biến sẵn từ xơ dừa bởi các công ty cũng mới chỉ được sử dụng trong nhân ươm

cây giống và trồng các loại hoa cây cảnh trong chậu có gía trị cao.

Kết quả trồng dưa leo và cà chua trên 4 lọai giá thể là xơ dừa, hoặc hỗn hợp

của ba thành phần bao gồm cả bã mía, vỏ đậu phộng, đậu tương, than bùn hay đá

núi lửa tiến hành tại Viện Nghiên cứu Rau Quả - Hà Nội cho thấy: Năng suất của cà

chua và dưa leo trồng trên giá thể xơ dừa tăng đáng kể so với trồng trên ba giá thể

còn lại; Các lọai giá thể như bã mía, vỏ đậu phộng, vỏ đậu tương, than bùn hay đá

núi lửa không thích hợp cho sản xuất dưa leo vì đã làm cho hàm lượng chì vượt quá

Page 26: anh hương gia the len ca chua

10

giới hạn dư lượng tối đa là 0,2 mg / kg; Các kết quả này chứng minh rằng sản xuất

rau sạch trên gía thể có thể được sử dụng thành công tại Việt Nam như một phương

tiện của việc giảm dư lượng trong rau, nhưng nhấn mạnh rằng giá thể cũng có khả

năng là một nguồn gây ô nhiễm. (Parks, 2006).

1.3 Yêu cầu dinh dưỡng của cây xà lách, dưa leo và cà chua

Ở thời kỳ hạt nảy mầm, cây sống nhờ chất dự trữ trong hạt và không cần lấy

dinh dưỡng từ đất. Đến thời kỳ câycon, nhu cầu dinh dưỡng của cây không cao, và

rất nhạy cảm với thành phần trong dung dịch đất. Nếu trong dung dịch đất không đủ

hoặc nồng độ các chất dinh dưỡng quá cao có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và

phát triển của cây. Việc bón lót và xử lý hạt giống bằng phân vi lượng và đa lượng

giúp tăng cường sự tăng trưởng rễ cây con và làm gia tăng năng suất sau này. Tuy

nhiên, nếu bón lót nhiều hay bón lót trong trường hợp thiếu nước có thể đưa đến kết

quả ngược lại.

Ở giai đọan cây phát triển thân lá, sự hấp thụ chất dinh dưỡng từ đất gia tăng và

rễ có khả năng thích nghi với sự biến động nồng độ dung dịch đất. Thời kỳ này cây

hút đạm nhiều. Nhu cầu lân và kali tăng nhanh khi cây chuyển sang giai đoạn tích

lũy chất dự trữ hoặc thời kỳ phân hoá mầm hoa.

Vào cuối thời kỳ thành lập cơ quan tích lũy chất dinh dưỡng hay cuối thời kỳ

phát triển quả ở tất cả các loại rau nhu cầu lấy dinh dưỡng từ đất giảm nhanh

Ở rau lượng NPK lấy đi từ đất để tạo năng suất biến thiên từ 100-200kg/ha cho

các loại rau như xà lách, cải rađi, dưa leo và từ 200 - 400 kg/ha cho cải bắp sớm, cải

bông, cà chua, hành tây, ... và 400 - 700 kg/ha cho các loại rau dài ngày như cải bắp

muộn, củ dền, ...

Tuỳ thuộc vào đất, loại rau, thời gian sinh trưởng và công thức trồng mà tiến

hành bón với những lượng phân khác nhau. Nói chung trong điều kiện bình thường,

số lượng phân tối thiểu bón cho một ha rau là 10 tấn phân chuồng, 40 – 50kg N, 20

– 25kg P2O5 và 15 – 20kg K2O.

Theo Quyền (1995), công thức phân bón dùng cho các lọai rau như sau:

Đối với các lọai rau ăn quả, bón 20 – 30 tấn phân chuồng, 46 – 49kg N, 54 –

72kg P2O5, 150kg K2O và 1000kg bánh dầu/ha.

Page 27: anh hương gia the len ca chua

11

Đối với các lọai rau ăn lá, bón 115 – 138kg N, 54kg P2O5 và 60 – 69kg

K2O/ha.

1.3.1 Yêu cầu dinh dưỡng của cây xà lách

Theo Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng khuyến cáo, lượng phân dùng để bón

cho xà lách tại Lâm Đồng là (tính cho 1000 m2): 100 – 150kg vôi, 3 - 4m3 phân

chuồng được ủ hoai mục, 50kg phân nitrophotka, 300kg phân hữu cơ vi sinh (hoặc

70 – 100kg Dynamic). Lượng phân trên tương đương khỏang 85 - 120kg N, 85 -

100kg P2O5và 100 – 120kg K2O/ha.

Theo Sở Nông nghiệp Lâm Đồng, lượng phân dùng để bón cho xà lách Romain

tại Lâm Đồng là (tính cho 1000 m2): 80 – 120kg vôi, 3 – 4 m3 phân chuồng hoai

mục, 50kg super lân, 50kg Nitrophoska 15 – 5 – 20, 30kg K2SO4, 30kg phân hữu cơ

đậm đặc (Dynamic, hoặc Growell). Lượng phân trên tương đương khỏang 85 -

120kg N, 120 - 140kg P2O5 và 200kg K2O/ha.

Theo Trung tâm Khuyến nông thành phố Hồ Chí Minh, lượng phân dùng để

bón cho xà lách tại Thành phố Hồ Chí Minh là (tính cho 1000 m2): Bón lót 1,5 - 2

tấn phân chuồng hoai mục, 100kg phân lân, 30kg bánh dầu. Bón thúc lần 1 vào 7

ngày sau trồng bằng cách hòa urê loãng nồng độ 1%0 (1g/1 lít) để tưới cho cây. Bón

thúc lần 2 và lần 3 bằng phân bón lá (cách nhau 5 - 7 ngày).

Theo Ba (1998), lượng phân dùng bón cho 1.000m2 xà lách là khoảng 2 tấn

phân chuồng hoai (phân heo gà đã ủ hoai), 4kg urê và 4kg KCl. Sử dụng thêm các

loại phân bón qua lá để tăng cường sức sinh trưởng của cây.

Như vậy lượng phân dùng để bón cho rau xà lách biến động như sau: 85 –

120kg N, 100 – 140kg P2O5, 100 – 120kg K2O/ha.

1.3.2 Yêu cầu dinh dưỡng của cây dưa leo

Nhu cầu dinh dưỡng của dưa leo khá cao nhưng cây rất mẫn cảm với nồng độ

phân cao vì vậy khi bón phân cần chia nhỏ làm nhiều lần bón thay vì bón tập trung.

Ở giai đoạn đầu sinh trưởng, cây dưa hấp thụ đạm nhiều hơn các chất khác. Đến khi

dưa phân nhánh và kết trái dưa mới hấp thụ nhiều kali. Trong các chất dinh dưỡng,

dưa leo hấp thụ mạnh nhất là kali. Nếu bón quá nhiều phân đạm dẫn đến tình trạng

cây sinh trưởng thân lá mạnh và ra nhiều hoa đực.

Lượng phân bón cho dưa leo tùy thuộc theo điều kiện dinh dưỡng sẵn có trong

đất và nhu cầu của cây dưa leo qua từng giai đoạn sinh trưởng của cây.

Page 28: anh hương gia the len ca chua

12

Theo Đính (2003), một số khuyến cáo sử dụng phân bón ở một số nước:

Tại Senegal khuyến cáo là trên đất nhẹ ở vùng bán khô hạn bón 20 tấn/ha phân

hữu cơ, 130kg N, 95kg P2O5 và 200kg K2O/ha. Trước khi gieo rải toàn bộ lượng

phân hữu cơ và lân và 1/3 N và K. Số phân còn lại chia đều làm 2 lần bón vào lúc

30 và 50 ngày sau trồng.

Tại Brazil thì lượng phân khuyến cáo chung cho 1ha là: 100kg N, 200kg P2O5,

và 200kg K2O. Bón lót 50kg N, 200kg P2O5 và 150kg K2O vùi vào đất trước khi

gieo. Lượng phân còn lại chia đều làm hai lần bón vào lúc 15 và 30 ngày sau gieo.

Năng suất sẽ đạt được cao hơn bằng cách bón vùi 20 tấn/ha phân hữu cơ vào lúc 2

tuần trước gieo.

Ở Philipines, trong mùa khô bón 120kg N, 120kg P2O5 và 120kg K2O/ha.

Tổng lượng phân trên được chia đều làm 3 lần bón. Bón lần 1, bót lót trước khi gieo

hạt. Bón lần 2 tiến hành khi cây cao 1,0 m. Bón lần 3 tiến hành khi quả đầu tiên to

bằng quả trứng gà.

Tại Ấn Độ, khi trồng dưa leo trên đất thịt pha cát, với pH = 6,5 và hàm lượng

Bo khỏang 0,58ppm thì dùng 80kg N, 45kg P2O5, 85kg K2O/ha và Na2B4O7.10

H2O. Bón toàn bộ lượng đạm, lân và Kali lúc gieo. Phun dung dịch chứa Bo 0,25%

nói trên lúc 6 lá và lúc xuất hiện chồi hoa.

Theo Cúc (1979), để đạt năng suất dưa leo khoảng 30tấn/ha yêu cầu lượng

phân nguyên chất N - P2O5 - K2O là 170 kg với tỉ lệ (51+41+78). Tuy nhiên, các

giống dưa lai cho năng suất cao yêu cầu lượng phân bón cũng cao hơn. Về hiệu suất

sử dụng phân, dưa leo cần nhất là kali đến đạm, sau cùng là lân. Dưa leo có đặc

điểm là phản ứng nhanh chóng với dinh dưỡng trong đất nhưng lại không chịu được

nồng độ phân cao, vì vậy lượng phân được chia làm nhiều lần bón thay vì bón tập

trung. Trung bình 1 tấn dưa lấy đi của đất 2,75kg N; 1,46kg P2O5.; 4,42kg K2O và

33kg CaO.

Theo Ba (1998), tại Việt Nam công thức phân thường dùng cho dưa leo trồng

ở đồng bằng là: 140 - 220kg N,150 - 180kg P2O5 và 120 - 150kg K2O/ha. Lượng

phân bón tùy theo điều kiện đất trồng và nhu cầu của cây dưa leo qua từng giai đoạn

sinh trưởng. Đối với giống lai nhập nội cho năng suất cao, cần bón phân nhiều hơn

giống điạ phương.

Page 29: anh hương gia the len ca chua

13

Theo tài liệu khuyến nông của Trung tâm khuyến nông quốc gia, lượng phân

dùng bón cho 1 ha dưa là: 20 – 30 tấn phân chuồng mục hoai mục, 120kg N, 90kg

P2O5 và 120kg K2O.

Cách bón phân cho dưa leo: Nếu sử dụng phân NPK thì chọn NPK theo tỷ lệ

1:1:2. Ngoài lượng phân chuồng khoảng 20-30 tấn/ha thì số phân khoáng cần bón

cho 1ha là khoảng 100kg N, 100kg P2O5, 200kg K2O.

Cách thứ nhất – Bón một loại phân: Dùng 1.500kg NPK 6-6-12 hay 3.000kg

NPK 3-5-7 chia đều làm 3 lần. Bón lần 1 trước khi trồng, bón lót theo hàng. Bón lần

2 tiến hành khi cây cao khỏang 1,0 m (hoặc 15 ngày sau trồng). Bón lần 3 lúc cây

có quả đầu tiên lớn bằng quả trứng (hay 30 ngày sau trồng).

Cách thứ 2 - Bón phối hợp: Bón lót 100kg DAP + 200kg KCl. Bón thúc lần 1

lúc 15 ngày sau trồng, bón 500kg NPK 6-6-12 hoặc 250kg 11-7-14 hoặc các loại

phân có hàm lượng NPK tương tự, sao cho số lượng N đạt khoảng 30 kg/ ha. Bón

thúc lần 2 lúc 30 ngày sau trồng, bón 150kg NPK 20-10-5 hoặc các loại phân có

hàm lượng NPK tương tự, sao cho lượng N đạt khoảng 30kg/ ha

Khi đất chua (pH <5,0) cần bón thêm vôi, khoảng 8,4tấn/ha. Dưa leo rất mẫn

cảm với sự thiếu magie, đồng và Mangan, vì thế cung cấp đủ các nghuyên tố vi

lượng này cho dưa leo rất sẽ góp phần rất có ý nghĩa trong việc tăng năng suất. Có

thể dùng các loại phân bón lá để bổ sung dinh dưỡng cho dưa leo, đặc biệt là các

nguyên tố vi lượng như: vườn sinh thái, Atonic…, khoảng 7-10 ngày phun 1 lần.

Những loại phân bón này cung cấp đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng đặc biệt các

nguyên tố vi lượng và các kích thích tố sinh trưởng thực vật an toàn giúp cho các

quả lớn nhanh, lớn đều trong một chùm.

Ngoài ra có thể bổ sung dinh dưỡng bằng cách dùng phân lân ngâm với nước

phân chuồng hoai mục hoặc bã đậu để tưới cho cây. Trong thời điểm bón thúc nếu

gặp mưa nhiều, phân dễ bị rửa trôi thì có thể bổ sung dinh dưỡng bằng các loại phân

bón qua lá.

Nói chung, tùy điều kiện đất đai, điều kiện tự nhiên của mỗi vùng, mỗi địa

phương và từng giống dưa leo mà lượng phân bón cho dưa leo có sự chênh lệch như

sau: 80 - 220kg N/ha, thường dùng ở liều lượng từ 100 -130kg N/ha; 45 - 200kg

P2O5/ha, thường dùng ở liều lượng từ 95 -150kg N/ha; 85 - 200kg P2O5/ha, thường

dùng ở liều lượng từ 120 -150kg N/ha

Page 30: anh hương gia the len ca chua

14

1.3.3 Yêu cầu dinh dưỡng của cây cà chua

Cà chua là cây sinh trưởng thân lá mạnh, khả năng ra hoa quả lớn vì vậy cần

cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, là yếu tố thiết yếu cho việc đảm bảo nâng cao năng

suất và chất lượng quả. Tuy nhiên, tuỳ vào kỹ thuật canh tác cà chua mà chọn phân

bón cũng như liều lượng và cách bón cho phù hợp.

Đạm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và năng suất của cà chua nhiều hơn các

chất khác. Đạm thúc đẩy sự đậu hoa quả, nhưng làm quả chín chậm và giảm kích

thước quả. Thiếu đạm, hoa rụng nhiều, nhất là trong điều kiện nhiệt độ cao. Thừa

đạm bệnh thối đít quả gia tăng nhất là khi sử dụng đạm dạng amôn. Thừa đạm làm

giảm kích thước, màu sắc, phẩm chất, lượng chất khô hòa tan trong quả và tăng độ

acid của quả. Dạng phân nitrat thích hợp cho cà chua hơn dạng phân amôn vì nitrat

cải thiện sự thiếu nước hữu dụng và giảm lượng amino acid tự do trong cây.

Mức độ lân hữu dụng cao trong vùng rễ rất cần thiết cho sự phát triển của rễ và

sự hấp thụ nước và chất dinh dưỡng, đặc biệt ở vùng nhiệt đới khi trồng cà chua

không tủ đất, điều kiện cung cấp nước thay đổi thì lượng lân cao rất cần thiết. Trong

điều kiện dư N và K, lân giúp tăng phẩm chất quả, quả cứng, thịt dày, nhiều vitamin

C và có màu đẹp. Dạng phân nitro-phosphat và superphosphat là thích hợp bón cho

cà chua.

Cà chua đòi hỏi nhiều kali nhất là lúc cây đang cho quả. Kali giúp tăng sức

chống chịu của cây, thân nhánh cứng, thúc đẩy sự đồng hoá CO2, xúc tiến quá trình

vận chuyển sản phẩm quang hợp từ lá về quả và tăng lượng đường trong quả. Kali

giúp giảm thiệt hại bệnh do nấm Cladosporium, Verticillium, Botrytis và Diplodia

gây ra. Ảnh hưởng của kali đến năng suất không rõ như đạm nhưng kali giúp gia

tăng kích thước quả, đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập sắc tố ở quả khi

chín. Thiếu kali lá trở nên sẫm màu, lá khô từ ngọn lá và lan rông dọc theo rìa lá,

quả chín không đều, dễ bị cháy nắng khi trời nóng và thường bị thối hỏng trước khi

thu hoạch.

Để cho năng suất cao thì ngoài dinh dưỡng lấy từ đất thì phải bổ sung phần lớn

các nguyên tố dinh dưỡng cho cây. Cũng như các loại cây trồng khác, khi bón phân

cho cà chua cũng phải căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của cây cũng như các điều

kiện khác. Cần phải bón cân đối giữa phân hữu cơ và phân vô cơ, phối hợp các

nguyên tố N, P, K một cách thích hợp. Nguyên tắc bón phân là phải tuân thủ về

Page 31: anh hương gia the len ca chua

15

chủng loại, cân đối, đúng liều lượng, đúng thời kỳ. Khi bón phân phải thỏa mãn các

nhu cầu về dinh dưỡng, bồi dưỡng, cải tạo đất làm tăng năng suất và cải tiến chất

lượng cà chua. Cà chua hút nhiều nhất là kali, thứ đến là đạm và ít nhất là lân.

Bón phân hữu cơ cho cà chua trung bình từ 15-20 tấn/ha và phải sử dụng phân

hoai mục, tơi xốp, không nên bón phân tươi. Phân hữu cơ thường bón trước khi

trồng, phân sẽ phân giải từ từ và cung cấp dần cho cây, làm cho đất tơi xốp, giữ

nước... Lượng phân vô cơ bón cho một ha là 90-120kg N, 60-90kg P2O5, 100-200kg

K2O. Phân lân được bón lót với phân chuồng. Vào mùa khô, có thể bón toàn bộ

lượng lân, phân chuồng, 1/3-1/4 kali trước khi trồng. Thời kỳ cây ra hoa cần tất cả

các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết vì vậy cần sử dụng phân hóa học để bón thúc

cho cây trồng.

Lượng chất dinh dưỡng cà chua lấy đi từ đất thay đổi tùy theo năng suất, tình

trạng đất và điều kiện đất trồng. Theo Kemmler và Hoht (1985), để có năng suất 50

tấn/ha sản phẩm cà chua lấy đi của đất 150kg N, 35kg P2O5, 200kg K2O, 25kg MgO

và 30Kg S. Cây cà chua vừa sinh trưởng thân lá vừa sinh trưởng sinh thực nên cây

cần nhiều chất dinh dưỡng trong một thời gian dài. Do đó việc bón lót, bón thúc

nhiều lần, bón luân phiên phân vô cơ và hữu cơ giúp tăng hiệu quả sử dụng chất

dinh dưỡng cho cây và tăng năng suất (Trích dẫn bởi Trần Thị Kim Ba).

Theo Raymond A.T George (1999) ở đất có dinh dưỡng thấp thì bón 75-

100kg N, 150-200kg P2O5, 200-250kg K2O, để đạt năng suất 60 tấn/ha thì cần bón

320kg N, 60kg P2O5 và 440kg K2O. Ở vùng khô thì cây sử dụng đạm nhiều hơn

trong khi vùng ẩm cây sử dụng lân và kali nhiều hơn.

Ở nước ta trên các loại đất có thành phần chất dinh dưỡng trung bình có thể

bón phân cho 1 ha cà chua theo công thức: phân chuồng hoai 20 – 30 tấn, vôi bột

500 – 1.000 kg, 120 – 200kg N, 100 – 150kg P2O5, 50 – 120kg K2O. Đối với các

vùng cao nguyên, lượng phân bón cần cao hơn vì cà chua có thời gian sinh trưởng

dài và cho năng suất cao hơn, cụ thể như sau (tính cho 1 ha): 200 – 400kg N, 180 –

300kg P2O5 và 150 – 200kg K2O (Cúc, 2000).

Kỹ thuật bón phân cũng ảnh hưởng tới năng suất cà chua. Bón phân làm nhiều

lần thì năng suất tương đối cao và làm tăng hàm lượng đường cho cà chua. Thông

thường người ta bón 4 lần bón thúc tương ứng với 4 giai đoạn phát triển quan trọng

của cây là thời kỳ nụ, hoa rộ, quả non và sau lần thu hoạch thứ nhất. Bên cạnh các

Page 32: anh hương gia the len ca chua

16

lọai phân đa lượng, có thể dùng thêm phân vi lượng bón vào đất hoặc phun lên lá để

làm tăng thêm năng suất cho cây.

1.4 Hàm lượng nitrate, hàm lượng kim loại nặng và dư lượng thuốc bảo vệ

thực vật trong rau

1.4.1 Hàm lượng nitrate trong rau

Trên thế giới trong nhiều thập kỷ qua, nhiều nhà khoa học đã quan tâm đến

chất lượng rau xanh. Họ tập trung nghiên cứu dư lượng của các chất trong rau và tác

hại của chúng tới sức khoẻ người tiêu dùng.

Nitrate (NO3-) vào cơ thể ở mức độ bình thường không gây độc, chỉ khi hàm

lượng vượt tiêu chuẩn cho phép mới nguy hiểm. Trong hệ thống tiêu hóa nitrate bị

khử thành nitrit (NO2-). Nitrit là một trong những chất chuyển biến

Oxyhaemoglobin (chất vận chuyển oxi trong máu) thành chất không hoạt động

được gọi là Methaemoglobin. Ở mức độ cao sẽ làm giảm hô hấp của tế bào, ảnh

hưởng tới hoạt động của tuyến giáp, gây đột biến và phát triển các khối u. Trong cơ

thể người, lượng nitrate ở mức độ cao có thể gây phản ứng với amin thành chất gây

ung thư gọi là Nitrosamin. Vì thế, tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo hàm

lượng nitrate trong rau không được quá 300 mg/kg tươi. Nhưng các nhà khoa học

Mỹ lại cho rằng hàm lượng nitrate còn phụ thuộc vào từng loại rau.

Hàm lượng nitrate trong rau cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Nhiều nhà

khoa học trên thế giới cho rằng có đến 20 yếu tố gây nên dư lượng nitrate tăng cao

trong sản phẩm cây trồng, trong cây rau và môi trường xung quanh. Trong 20 yếu tố

gây trở ngại cho quá trình nitrate hoá thì một nửa các nguyên nhân này có thể điều

chỉnh bằng nhiều biện pháp khác nhau. Những nguyên nhân đó là:

Các chủng loại rau khác nhau, giống khác nhau thì lượng nitrate tích tụ trong

cây cũng khác nhau. Sự tích tụ nitrate trong các giống rau không đồng đều đó là do

tốc độ hấp thụ nitrate và sử dụng nó trong quá trình trao đổi chất có sự khác biệt.

Độ ẩm thừa hoặc thiếu đều ảnh hưởng không tốt đến quá trình trao đổi chất làm

cho nitrate trong cây tăng lên.

Nhiệt độ đất dao động quá lớn cũng gây trở ngại cho quá trình khử nitrate tại hệ

rễ dẫn đến hàm lượng nitrate trong cây tăng lên.

Page 33: anh hương gia the len ca chua

17

Nếu thời gian chiếu sáng trong ngày dài thì dư lượng nitrate trong cây sẽ giảm.

Ngược lại thiếu ánh sáng và thời gian chiếu sáng ngắn dư lượng nitrate trong cây

rau sẽ tăng lên. Nếu giảm mức chiếu sáng 20% thì dư lượng nitrate trong quả dưa

chuột tăng lên gấp 2,5 lần.Nếu chiếu sáng bổ sung trước thu hoạch cho cây rau 12

giờ thì dư lượng NO3- giảm 3 lần trong cây rau bó xôi.

Khi tăng diện tích dinh dưỡng, tăng khoảng cách cây, khoảng cách hàng và giảm

mật độ gieo trồng sẽ hạn chế tích tụ NO-3 trong cây.

Gieo trồng trên đất thịt nhẹ, đất cát pha thì dư lượng NO-3 sẽ giảm.

Khi thu hoạch cắt cách gốc nhiều thì dư lượng NO-3 trong sản phẩm sẽ giảm, vì

những loại muối độc hại có nhiều ở gốc cây. Phương pháp bảo qản chế biến cũng

ảnh hưởng đến dư lượng NO-3 trong sản phẩm.Thí dụ hành cây bao kín ở nhiệt độ 0-

1oC, dư lượng NO-3 đã giảm từ 30-67% so với thời gian đầu bảo quản.

Trước khi nấu nướng rửa sạch và nấu bằng áp suất cao dư lượng NO3- giảm 3

lần.

Hàm lượng nitrate trong rau cao hay thấp chủ yếu là do bón phân đạm quá

nhiều hoặc quá gần ngày thu hoạch.

Theo Zhang (2005),hàm lượng nitrate và nitrite trong lá rau và trong đất sẽ

giảm khi kết hợp bón phân hữu cơ và phân vô cơ. Tỷ lệ phân hữu cơ và phân vô cơ

là 1:1 cho năng suất cải thảo cao hơn và hàm lượng nitrate trong lá và trong đất thấp

hơn.

Kết quả nghiên cứu của Tomáš Lošák(2006), cho thấy khi sử dụng phân có

chứa lưu huỳnh để bón cho tỏi thì hàm lượng lưu huỳnh trong đất tăng sẽ làm giảm

hàm lượng nitrate trong tỏi từ 9,5 - 22,7% so với nghiệm thức đối chứng không bón

phân lưu huỳnh.

Wang Zhao – Hui (2004), nghiên cứu ảnh hưởng của dạng và liều lượng phân

đạm đến sinh trưởng và dư lượng nitrate trong rau cải thảo, cải bắp, cải ngọt, cải

xanh và bó xôi cho thấy: Khi bón phân NH4Cl, NH4NO3, NaNO3và (NH2)2CO sẽ

làm tăng năng suất và hàm lượng nitrate trong cải bắp và bóxôi. Mặc dù không có

sự khác biệt về năng suất khi bón bốn dạng phân này nhưng phân dạng nitrate làm

tăng hàm lượng nitrate trong rau cao hơn so với phân dạng amôn. Trong một giới

hạn nhất định năng suất rau tăng tỷ lệ thuận với lượng phân đạm.Tuy nhiên, hàm

Page 34: anh hương gia the len ca chua

18

lượng nitrate trong rau cũng tăng theo lượng phân đạm bón hay nói cách khác bón

phân đạm cho cây là nguyên nhân chính làm tăng hàm lượng nitrate trong rau.

Trong cây, các cơ quan khác nhau tích lũy nitrate khác nhau, hàm lượng nitrate ở rễ,

thân, và cuống lá cao hơn ở trong phiến lá với tất cả các liều lượng phân đạm sử

dụng. Bón bổ sung phân lân thì hàm lượng nitrate trong cải thảo giảm đáng kể

nhưng lại tăng đáng kể trong rau cải bắp.

Các kết quả nghiên cứu về hàm lượng nitrate trong rau ở Liên bang Xô Viết đã

chỉ ra rằng: sử dụng phân hữu cơ sinh học có tác dụng làm giảm hàm lượng

nitratetrong cần tây từ 1.198 - 1.974 mg/kg đồng thời làm tăng năng suất và giảm

hàm lượng muối trong đất.

Theo Brown and Smith (1966),phân đạm làm tăng đáng kể hàm lượng nitrate

trong củ cải đỏ, cải xoăn, mù tạt, và củ cải. Việc tích lũy tối đa của nitratetrong rau

phụ thuộc nhiều vào loài và vào khỏang thời gian giữa ngày bón phân lần cuối và

ngày thu hoạch. Không có sự khác biệt đáng kể trong sự tích lũy nitratekhi so sánh

giữa các giống của cùng một loài. Khi bón cùng một lượng phân đạm, các giống

chín sớm có xu hướng tích lũy nitratenhiều hơn so với các giống muộn. Sự vắng

mặt của phốt pho, kali, vôi, hoặc sự hiện diện của các nguyên tố vi lượng trong các

nghiệm thức phân bón không có ảnh hưởng đáng kể đến tích tụ nitrate.

Ngược lại Rogozińska (2005), lại khẳng định khả năng tích luỹ nitrate trong củ

khoai tây bị ảnh hưởng bởi các lọai phân khóang (N, K2O và MgO), kiểu gen và

điều kiện ngọai cảnh (đất, nước, khí hậu). Việc bón phân clorua kali và sulfat kali

làm tăng hàm lượng nitrate trong củ, trong khi bón bổ sung magiê thì làm giảm hàm

lượng nitrate. Hàm lượng nitrate giảm khi bảo quản củ khoai tây ở 4°C.

Bón phân đạm, lân và kali cân đối cũng như bón phân xanh và phân hữu cơ có

thể làm giảm hàm lượng nitrate trong rau (Zhou và cộng sự, 2000). Behtash và cộng

sự (1995) khi thí nghiệm trên bắp cải và cần tây kết luận bón phân đạm làm năng

suất tăng so với đối chứng không bón phân, nhưng bón ở mức 100 kgN/ha cho năng

suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao nhất.

Theo phân tích của Viện rau quả, trong những năm gần đây ở một số vùng sản

xuất rau chuyên canh ven thành phố và ven khu công nghiệp một số loại rau có hàm

lượng NO3- tồn dư cao, một số vượt ngưỡng cho phép. Khi tìm hiểu tồn dư NO3

-

trong rau ở vùng trọng điểm của huyện Gia Lâm, Từ Liêm, và Thanh Trì Đào

Page 35: anh hương gia the len ca chua

19

(2004) cho thấy: tồn dư NO3- trong rau thương phẩm ở cả 4 nhóm rau ăn lá, ăn quả,

ăn thân, ăn củ và rau gia vị đều rất cao, vượt ngưỡng cho phép nhiều lần (từ 1,5 – 9)

điển hình là các mẫu rau nghiên cứu tại Gia Lâm và Từ Liêm tưới bằng nước sông

Hồng và sông Nhuệ có chất lượng rau tương đối đảm bảo, còn khu Thịnh Liệt,

Thanh Liệt, Hoàng Liệt tưới bằng nước thải sông Tô Lịch là nguồn nước thải của

thành phố đã bị ô nhiễm đều vượt xa ngưỡng cho phép của tiêu chuẩn quy định rất

nhiều lần (từ 1 – 8 lần).

Theo thống kê của Sở Khoa học - Công nghệ Hà Nội vào các năm 2003, 2004

tại nhiều chợ nội thành Hà Nội và một số cơ sở sản xuất cho thấy tồn dư NO3- trong

bắp cải, su hào, hành tây, súp lơ, cải củ, đậu ăn quả, ớt ngọt, cà chua, xà lách, dưa

chuột... đều vượt mức cho phép.

Hiền và cộng sự (2006), khi nghiên cứu tồn dư NO3- trong các nhóm rau trồng

ở các vùng rau ngoại thành Hà Nội đều phát hiện thấy tồn dư NO3- trong rau người

dân sản xuất vượt ngưỡng quy định và cao hơn nhiều lần so với trồng rau theo quy

trình sản xuất rau sạch của Sở khoa học công nghệ và môi trường Hà Nội đã ban

hành.

Theo kết quả kiểm tra thực hiện các quy định về quản lý và chứng nhận rau an

toàn tại Hà Nội của Cục bảo vệ thực vật trong tháng 10/2007 rau cải xanh và cải

ngọt là hai loại rau có dư lượng nitrate vượt mức khá cao: rau cải xanh 559,59

mg/kg, rau cải ngọt 655,92 mg/kg.

Đối với cây cải bông, cây bắp cải khi bón < 400 N/ha hàm lượng nitrate tồn dư

dưới ngưỡng cho phép. Đối với cây dưa leo lượng phân đạm nguyên chất được sử

dụng biến đổi từ 100 - 300 N/ha và hàm lượng nitrate trong quả dưa leo đều dưới

ngưỡng cho phép (Tuyến, 1997).

Biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay để giảm hàm lượng nitrat trong rau là áp

dụng chế độ phân bón hợp lý đáp ứng đủ nhu cầu phát triển cho từng chủng loại rau.

Không bón phân đạm hoá học quá nhiều gây thừa đạm, bón phân cân đối N,P,K,

không bón phân quá gần ngày thu hoạch. Với những loại rau có thời gian sinh

trưởng ngắn dưới 60 ngày, bón thúc 2 lần và chấm dứt bón thúc trước khi thu hoạch

10 ngày. Với các loại rau có thời gian sinh trưởng dài, có thể bón thúc 3-4 lần và

chấm dứt bón thúc trước khi thu hoạch 12-15 ngày. Có thể sử dụng các loại phân

Page 36: anh hương gia the len ca chua

20

bón lá và chất kích thích sinh trưởng từ khi rau mới bén rễ, có thể phun 3-4 lần tuỳ

chủng loại rau và chấm dứt phun trước khi thu hoạch 7-10 ngày.

Xuất phát từ thực tế trên Ngày 15/10/2008 Bộ Trưởng Bộ Nông Nghiệp và

Phát tiển nông thôn đã ra Quyết định số 99 /2009/ QĐ – BNN về việc ban hành

“Quy đinh về việc quản lý sản xuất và chứng nhận rau an toàn” để thực hiện chung

cho cả nước.

1.4.2 Hàm lượng kim loại nặng trong rau

Hàm lượng kim loại nặng trong rau cũng là một trong những chỉ tiêu cần hạn

chế trong sản xuất rau sạch. Khi lượng kim loại nặng được con người hấp thu quá

ngưỡng cho phép sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, thí dụ hàm lượng Asen cho

phép trong cơ thể là 0,006 – 0,007 mg/kg thể trọng, quá ngưỡng trên sẽ gây độc hại

cho cơ thể, còn tăng lên 20mg/kg thể trọng sẽ gây tử vong trong 24 giờ..

Tuyến và cộng sự (1997) khảo sát một số loại rau ở Đà Lạt cho thấy hàm lượng

đồng trong rau cao gấp 1,5 lần và hàm lượng kẽm cao gấp 2 - 9 lần mức cho phép

của Bộ NN & PTNT. Thực vật nói chung và cây rau nói riêng, hút kim loại nặng và

tích lũy trong cây phần lớn từ nguồn đất, nguồn nước bị ô nhiễm kim loại nặng và

một phần nhỏ từ các loại nông dược và phân bón. Để hạn chế hàm lượng kim lọai

nặng trong rau cần:

- Chọn đất cao, thoát nước tốt, tầng canh tác dày (20-30cm), lý hoá tính của đất

thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của rau. Vùng trồng rau phải cách khu

vực có chất thải công nghiệp và bệnh viện ít nhất 2 km, với chất thải sinh hoạt của

thành phố ít nhất 200 m.

- Không trồng rau tại các khu vực đất đã bị ô nhiễm do quá trình sản xuất trước

đây gây ra.

- Không dùng nước thải của sản xuất công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước ao

tù đọng chưa qua xử lý tưới cho rau. Cần sử dụng nước sạch để tưới, nếu có điều

kiện nên sử dụng nước giếng khoan. Nếu không có giếng, cần sử dụng nước sông,

ao hồ không bị ô nhiễm. Đặc biệt, đối với các loại rau trồng ruộng nước như rau

nhút, rau muống, ngó sen, cần nước… thì ruộng phải không bị ô nhiễm bởi nguồn

nước. Dùng nước sạch pha thuốc BVTV, phân bón lá để phun lên rau.

- Không phun nhiều loại thuốc BVTV có chứa kim loại nặng.

1.4.3 Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau

Page 37: anh hương gia the len ca chua

21

Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật là phần còn lại của thuốc bảo vệ thực vật sau

khi xử lý trên đồng ruộng hay nông sản. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau

cao là do:

- Sử dụng các loại thuốc BVTV đã bị cấm, nhất là các thuốc trừ sâu rất độc

như Methyl parathion, Monocrotophos, Methamidophos…

- Lạm dụng thuốc, phun nhiều lần trong một vụ sản xuất rau.

- Phun thuốc ở nồng độ cao hơn rất nhiều so với liều lượng theo khuyến cáo.

- Vì lợi ích trước mắt để bán cho có giá hoặc kịp giao cho thương lái nên người

trồng rau không giữ đúng thời gian cách ly kể từ ngày phun lần cuối đến khi thu

hoạch.

Để hạn chế dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, trước hết cơ quan bảo vệ thực vật,

khuyến nông ở địa phương, các công ty kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật cần tăng

cường thường xuyên hướng dẫn các phương pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an

toàn, hiệu quả bằng nhiều hình thức và trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Bên cạnh đó người trồng rau cần tìm hiểu cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo

nguyên tắc 4 đúng : đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ, đúng cách và tuân thủ

nghiêm ngặt thời gian cách ly của thuốc đối với từng loại rau. Tuyệt đối không

phun, rải các loại thuốc bị cấm sử dụng trên rau, chỉ dùng các loại thuốc trong danh

mục đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép sử dụng trên rau và

theo đúng hướng dẫn trên nhãn thuốc. Nên sử dụng các thuốc ít độc hại với con

người, động vật, thiên địch, các loại thuốc trừ sâu sinh học (thuốc vi sinh, thảo

mộc). Sử dụng nhà lưới, nhà kính có tác dụng hạn chế sâu, bệnh, cỏ dại, sương giá,

rút ngắn thời gian sinh trưởng của rau. Sử dụng màng nylon để phủ đất sẽ hạn chế

sâu, bệnh, cỏ dại, tiết kiệm nước tưới. Áp dụng các biện pháp này, người trồng rau

sẽ ít dùng thuốc bảo vệ thực vật.

Page 38: anh hương gia the len ca chua

22

Bảng 1.2 Mức giới hạn tối đa cho phép trong sản phẩm rau

STT Chỉ tiêu Mức giới hạn tối đa cho phép

Phương pháp thử

I Hàm lượng nitrat (NO3-) mg/kg TCVN 5247:1990

1 Xà lách 1.500 2 Rau gia vị 600 3 Bắp cải, Su hào, Suplơ, Củ cải, tỏi 500 4 Hành lá, Bầu bí, Ớt cây, Cà tím 400 5 Ngô rau 300 6 Khoai tây, Cà rốt 250 7 Đậu ăn quả, Măng tây, Ớt ngọt 200 8 Cà chua, Dưa chuột 150 9 Dưa bở 90

10 Hành tây 80 11 Dưa hấu 60 II Vi sinh vật gây hại CFU/g ** 1 Salmonella 0 TCVN 4829:2005

2 Coliforms 200 TCVN 883:1993; TCVN 6848:2007

3 Escherichia coli 10 TCVN 6846:2007 III Hàm lượng kim loại nặng mg/kg

1 Arsen (As) 1,0 TCVN7601:2007;TCVN 5367:1991

2 Chì (Pb) TCVN 7602:2007 - Cải bắp, rau ăn lá 0,3 - Quả, rau khác 0,1 - Chè 2,0 3 Thủy Ngân (Hg) 0,05 TCVN 7604:2007 4 Cadimi (Cd) TCVN 7603:2007 - Rau ăn lá, rau thơm, nấm 0,1 - Rau ăn thân, rau ăn củ, khoai tây 0,2 - Rau khác và quả 0,05

IV Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

1 Những hóa chất có trong Quyết định 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 của Bộ Y tế

Theo TCVN hoặc ISO, CODEX

tương ứng

2 Những hóa chất không có trong Quyết định 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 của Bộ Y tế

Theo CODEX hoặc ASEAN

( Nguồn: Quyết định số 99 /2009/ QĐ – BNN

Page 39: anh hương gia the len ca chua

23

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Nội dung nghiên cứu Đề tài được thực hiện với các nội dung sau:

- Nghiên cứu xác định giá thể trồng thích hợp cho từng chủng lọai rau nghiên

cứu

- Nghiên cứu xác định liều lượng phân bón thích hợp cho từng chủng lọai rau

nghiên cứu để đạt được năng suất, chất lượng tốt và hiệu quả kinh tế cao

- Nghiên cứu xác định chủng lọai phân bón thích hợp cho từng chủng lọai rau

nghiên cứu

- Nghiên cứu xác định chu kỳ bón phân thích hợp cho từng chủng lọai rau

nghiên cứu

2.2 Phương pháp nghiên cứu Các thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện nhà che phủ. Cây thí nghiệm

được trồng trên máng nhựa chuyên dùng có chứa giá thể sạch. Sử dụng nước máy

sinh họat để tưới cho cây trong suốt thời gian sinh trưởng.

2.2.1 Ảnh hưởng của giá thể trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của xà lách, dưa leo và cà chua cherry

Các giá thể trồng sạch không những làm tăng năng suất cây trồng mà nó còn

hạn chế được nhiều loại sâu bệnh hại từ đó việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật được

hạn chế, giúp sản phẩm rau an toàn đối với con người và môi trường xung quanh.

Mỗi loại cây trồng chỉ thích hợp với một vài loại giá thể nhất định, vì vậy việc lựa

chọn loại giá thể trồng cho loại cây cần được sử dụng là công việc cần làm đầu tiên

khi đưa vào sản xuất đại trà.

Thí nghiệm bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại. Các nghiệm thức

thí nghiệm gồm:

Nghiệm thức 1: Dasi

Nghiệm thức 2: Dasa – X2

Nghiệm thức 3: Than bùn (đất đen)

Nghiệm thức 4: Than bùn + Dasa - X2 tỷ lệ 2:1

Page 40: anh hương gia the len ca chua

24

Nghiệm thức 5: Than bùn + Dasa - X2 tỷ lệ 1:1

Khảo sát một số đặc tính của giá thể:

Mỗi lọai giá thể lấy 10 mẫu ngẫu nhiên sau đó trộn lẫn và lấy ra 0,1 m3 để phân

tích các chỉ tiêu:

- Xác định khả năng chứa và giữ nước của các loại giá thể

- Xác định pHH2O của giá thể

- Xác định tỷ trọng của các loại giá thể bằng phương pháp Picnomet.

- Xác định dung trọng của đất.

- Xác định độ xốp: Sau khi xác định được dung trọng và tỷ trọng chúng ta xác

định độ xốp qua nghiệm thức sau:

1001

d

ddP

Trong đó:

P: Độ xốp (%)

d: Tỷ trọng

d1: Dung trọng (g/cm3)

2.2.1.1 Thí nghiệm trên cây rau xà lách Thí nghiệm được tiến hành từ 29/6/2008 đến 29/7/2008 trên giống xà lách

Lolo xanh. Diện tích ô thí nghiệm là 1,2 m2 (24 cây). Xà lách được trồng với

khoảng cách 20 x 20 cm, mật độ trồng 20 cây/m2.

Hạt giống được gieo ươm trong vỉ xốp. Khi cây có 3 - 4 lá thật tiến hành trồng

cây con vào các máng có chứa giá thể ẩm. Tùy thuộc vào điều kiện môi trường 2 -3

ngày tưới nước một lần để đảm bảo đủ độ ẩm cho cây trong suốt thời gian sinh

trưởng. Sử dụng phân NPK 20 -20 -15 để bón với liều lượng 500kg/ha. Tổng lượng

phân được chia đều làm 4 lần bón theo chu kỳ 3 ngày/lần, lần bón đầu tiên được

tiến hành sau trồng 4 ngày.

Các chỉ tiêu theo dõi:

Chọn ngẫu nhiên mỗi ô thí nghiệm 10 cây sau đó đánh dấu và tiến hành đo

đếm các chỉ tiêu về chiều cao và số lá ở các giai đọan 10, 20 ngày sau trồng và thời

điểm thu hoạch.

- Chiều cao cây: được tính từ mặt giá thể đến chóp lá cao nhất của cây

Page 41: anh hương gia the len ca chua

25

- Số lá: Đếm tất cả các lá nhìn thấy được trên cây.

- Đường kính tán lá: Đo đường kính tối đa của tán lá tại thời điểm đo

- Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất: Trước khi thu hoạch đếm

tổng số cây thu hoạch của từng ô thí nghiệm, sau đó cân khối lượng rau

của từng ô thí nghiệm.

2.2.1.2 Thí nghiệm trên cây dưa leo Thí nghiệm được tiến hành từ 12/2/2009 đến 28/4/2009 trên giống dưa leo

L333. Diện tích ô thí nghiệm là 1,68 m2 (12 cây). Cây giống sau thời gian gieo ươm

10-12 ngày trên vỉ xốp được trồng theo khỏang cách 70 x 20 cm tương đương với

mật độ là 71.429 cây/ha.

Sử dụng phân NPK YARA MILA TM có tỷ lệ: 12-11-18 + TE để bón cho cây

thí nghiệm với liều lượng 1.300 kg/ha. Lượng phân trên được chia đều thành 8 lần

theo chu kỳ một tuần bón một lần, lần bón đầu tiên được tiến hành sau trồng 4

ngày.

Các chỉ tiêu theo dõi:

Các chỉ tiêu chiều cao, số lá trên cây được đo đếm ở tất cả các cây trong ô thí

nghiệm tại các giai đọan 20, 30 ngày sau trồng và thời điểm thu hoạch.

- Chiều cao cây: Được tính từ mặt giá thể đến đỉnh sinh trưởng.

- Số lá trên cây: Đếm tất cả các lá thật nhìn thấy được trên cây.

- Đường kính quả: Đo đường kính quả tại vị trí lớn nhất của quả.

- Chiều dài quả

- Các yếu tố cấu thành năng suất: Mỗi lần thu họach tiến hành đếm số quả và

cân khối lượng quả.

- Xác định hàm lượng nitrate trong rau theo tiêu chuẩn ngành 10 TCN452-

2001. Sử dụng lò vi sóng để hoà tan nhanh nitrat trong mẫu tươi bằng nước, đun vi

sóng ở mức năng lượng cao. Xác định hàm lượng nitrat bằng phương pháp trắc

quang, dựa trên phản ứng của nitrat với axit disunfophenol tạo thành

nitrofenoldisunfonic trong môi trường kiềm có mầu vàng đặc trưng, đo tại bước

sóng 410nm.

2.2.1.3 Thí nghiệm trên cây cà chua cherry Thí nghiệm được tiến hành từ 14/6/2008 đến 12/11/2008 trên giống cà chua

Page 42: anh hương gia the len ca chua

26

cherry F154. Diện tích ô thí nghiệm là 1,68 m2 (12 cây). Cây giống sau thời gian

gieo ươm 10-12 ngày trên vỉ xốp được trồng theo khỏang cách 70 x 20 cm tương

đương với mật độ là 71.429 cây/ha.

Sử dụng 100kg Ca(NO3)2/ha và phân NPK Yara mila TM có tỷ lệ: 12-10 -20 +

TE để bón cho cây thí nghiệm với liều lượng 2.000kg/ha. Lượng phân trên được

chia đều thành 12 lần theo chu kỳ 10 ngày bón một lần, lần bón đầu tiên được tiến

hành sau trồng 4 ngày.

Các chỉ tiêu theo dõi:

Các chỉ tiêu chiều cao, số lá trên cây được đo đếm ở tất cả các cây trong ô thí

nghiệm tại các giai đọan 20, 30 ngày sau trồng và thời điểm thu hoạch.

- Chiều cao cây: Được tính từ mặt giá thể đến đỉnh sinh trưởng.

- Đường kính quả: Đo đường kính quả tại vị trí lớn nhất của quả.

- Mỗi đợt thu họach tiến hành đếm số quả và cân khối lượng tòan ô thí

nghiệm

2.2.2 Ảnh hưởng của liều lượng phân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của xà lách, dưa leo và cà chua cherry

Do thời gian phát triển ngắn lại có năng suất cao (có khả năng cho 20 – 60

tấn/ha trong thời gian 45 – 180 ngày) nên cây rau đòi hỏi lượng dinh dưỡng rất cao,

vì vậy bón phân là biện pháp tích cực làm tăng năng suất rau. Tuy nhiên, cùng với

việc gia tăng năng suất thì hàm lượng nitrate trong rau cũng tăng cao. Việc xác định

liều lượng phân thích hợp trong sản xuất rau để đảm bảo năng suất và chất lượng

rau là việc làm cần thiết.

Các thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 3 lần lặp

lại. Các thí nghiệm được tiến hành trên hỗn hợp giá thể Dasa X2 trộn với than bùn

theo tỉ lệ thể tích 1:1.

2.2.2.1 Thí nghiệm trên cây xà lách Thí nghiệm được tiến hành từ 29/10/2008 đến 29/11/2008 trên giống xà lách

Lolo xanh. Sử dụng phân NPK 20 -20 -15 để bón cho cây thí nghiệm với các liều

lượng sau (tính cho 1.000m2):

NT 1: 40kg NPK tương đương (80 kgN - 80kg P2O5 – 60kg K2O/ha)

NT 2: 50kg NPK tương đương (100 kgN - 100kg P2O5 – 75kg K2O/ha)

Page 43: anh hương gia the len ca chua

27

NT 3: 60kg NPK tương đương (120 kgN - 120kg P2O5 – 90kg K2O/ha)

NT 4: 70kg NPK tương đương (140 kgN - 140kg P2O5 – 105kg K2O/ha)

NT 5: 80kg NPK tương đương (160 kgN- 160kg P2O5 – 120kg K2O/ha)

Thí nghiệm được tiến hành từ 29/10/2008 đến 29/11/2008 và làm lặp lại từ

17/12/2008 đến 17/01/2009. Diện tích ô thí nghiệm 1,5m2 (30 cây). Các biện pháp

chăm sóc khác được áp dụng tương tự thí nghiệm 2.2.1.1

Các chỉ tiêu theo dõi:

- Các chỉ tiêu về chiều cao cây, số lá, các yếu tố cấu thành năng suất và năng

suất tiến hành như thí nghiệm 2.1.1.

- Xác định hàm lượng nitrate trong rau theo tiêu chuẩn ngành 10TCN452-

2001.

- Xác định hàm lượng đạm dễ tiêu trong giá thể bằng phương pháp Kjendhal.

- Xác định hàm lượng lân dễ tiêu trong giá thể bằng phương pháp so màu ở

bước sóng 725 -750.

- Xác định hàm lượng kali dễ tiêu trong giá thể bằng máy quang phổ hấp thụ

nguyên tử AAS

2.2.2.2 Thí nghiệm trên cây dưa leo Thí nghiệm được tiến hành từ 26/02/2009 đến 26/04/2009 trên giống Amata

765, có nguồn gốc từ Thái Lan. Diện tích ô thí nghiệm 2,1 m2trồng 15 cây. Sử dụng

phân NPK (12 – 11 – 18) do hãng Yara Mila TM của Nauy sản xuất để bón cho cây

thí nghiệm ở các mức sau (tính cho 1.000m2):

NT 1: 70kg NPK/ha tương đương (84kg N - 77kg P2O5 – 126kg K2O/ha)

NT 2: 90kg NPK/ha tương đương (108kg N - 99kg P2O5 – 162kg K2O/ha)

NT 3: 110kg NPK/ha tương đương (132kg N - 121kg P2O5 – 198kg K2O/ha)

NT 4: 130kg NPK/ha tương đương (156kg N - 143kg P2O5 – 234kg K2O/ha)

NT 5: 150kg NPK/ha tương đương (180kg N - 165kg P2O5 – 270kg K2O/ha)

Các chỉ tiêu theo dõi:

Các chỉ tiêu chiều cao, số lá trên cây được đo đếm ở tất cả các cây trong ô thí

nghiệm tại các giai đọan 10, 20 ngày sau trồng và thời điểm thu hoạch. Các chỉ tiêu

chiều cao cây, số lá, các chỉ tiêu cấu thành năng suất được tiến hành tương tự như

thí nghiệm 2.2.1.2.

Page 44: anh hương gia the len ca chua

28

Xác định hàm lượng nitrate trong quả , N, P, K dễ tiêu trong giá thể trước và

sau khi làm thí nghiệm tương tự như thí nghiệm 2.2.2.1.

2.2.2.3 Thí nghiệm trên cây cà chua Thí nghiệm được tiến hành từ 29/10/2008 đến 8/4/2009 trên giống cà chua

cherry F154. Sử dụng phân 100kg Ca(NO3)2 và phân NPK (12 – 10 – 20) do hãng

Yara Mila TM của Nauy sản xuất để bón cho cây thí nghiệm ở các mức sau (tính

cho 1.000 m2):

NT 1: 175kg NPK/ha tương đương (210kg N - 175kg P2O5- 350kg K2O/ha)

NT 2: 200kg NPK/ha tương đương (240kg N - 200kg P2O5- 400kg K2O/ha)

NT 3: 225kg NPK/ha tương đương (270kg N - 225kg P2O5- 450kg K2O/ha)

NT 4: 250kg NPK/ha tương đương (300kg N - 250kg P2O5- 500kg K2O/ha)

NT 5: 275kg NPK/ha tương đương (330kg N - 275kg P2O5- 550kg K2O/ha)

Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại.

Diện tích ô thí nghiệm 2,1 m2, một ô thí nghiệm trồng 15 cây.

Các chỉ tiêu theo dõi:

Các chỉ tiêu chiều cao, số lá trên cây được đo đếm ở tất cả các cây trong ô thí

nghiệm tại các giai đọan 10, 20 ngày sau trồng và thời điểm thu hoạch. Các chỉ tiêu

chiều cao cây, số lá, các chỉ tiêu cấu thành năng suất được tiến hành tương tự như

thí nghiệm 2.2.1.3.

Xác định hàm lượng nitrate trong quả , N, P, K dễ tiêu trong giá thể trước và

sau khi làm thí nghiệm tương tự như thí nghiệm 2.2.2.1.

2.2.3 Ảnh hưởng của chủng lọai phân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của xà lách, dưa leo và cà chua cherry

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại. Các chủng

lọai phân được sử dụng để bón cho cây thí nghiệm gồm:

Nghiệm thức 1: Phân NPK khoáng

Nghiệm thức 2: Phân đơn (K2SO4, (NH4)2SO4 và NH4H2PO4)

Nghiệm thức 3: Phân NPK hữu cơ Realstrong

Nghiệm thức 4: Phân NPK hữu cơ Mekong

Page 45: anh hương gia the len ca chua

29

2.2.3.1 Thí nghiệm trên cây xà lách Thí nghiệm được tiến hành từ 20/11/2009 đến 20/12/2009 trên giống xà lách

Lolo xanh. Diện tích ô thí nghiệm 2,0 m2 (40 cây). Các chủng lọai phân trên được

sử dụng bón cho xà lách theo công thức 100 kgN - 100 kgP2O5 - 75 kgK2O, lượng

phân còn thiếu được bổ sung bằng phân (NH4)2SO4 và K2SO4. Tổng lượng phân

dùng cho cả vụ được chia đều cho 3 lần bón (4 ngày/lần).

Các chỉ tiêu theo dõi:

Các chỉ tiêu chiều cao cây, số lá, các chỉ tiêu cấu thành năng suất được tiến

hành tương tự thí nghiệm 2.2.1.1. Xác định hàm lượng nitrate trong rau theo tiêu

chuẩn ngành 10 TCN452-2001.

Thành phần dinh dưỡng của các lọai phân thí nghiệm

NPK Yara Mila NPK Realstrong NPK Mekong

Chủng lọai Khóang Hữu cơ Hữu cơ

Nơi sản xuất Nauy Malaysia Việt Nam

Đạm tổng số (%) 12 11 10

Lân hữu hiệu (%) 11 11 10

Kali (%) 18 11 10

SiO (%) 5

Axit humic (%) > 2,0 2,0

Axit amin (%) 1,5

MgO 2,7

> 8

2,0

S 8

Fe 0,2

Br 0,15

Mn 0,02

(Khuyến cáo trên bao bì)

2.2.3.2 Thí nghiệm trên cây dưa leo Thí nghiệm được tiến hành từ 22/11/2009 đến16/02/2010 trên giống Amata

765, nguồn gốc Thái Lan do công ty TNHH Trang Nông nhập khẩu. Diện tích ô thí

nghiệm 2,8m2trồng 20 cây. Các chủng lọai phân trên được sử dụng bón cho dưa leo

theo công thức132kg N – 121kg P2O5 - 198kg K2O, lượng phân còn thiếu được bổ

Page 46: anh hương gia the len ca chua

30

sung bằng các lọai phân đơn. Tổng lượng phân dùng cho cả vụ được chia đều cho

10 lần bón (8 ngày/lần).

Các chỉ tiêu theo dõi:

Các chỉ tiêu chiều cao cây, số lá, các chỉ tiêu cấu thành năng suất được tiến

hành tương tự thí nghiệm 2.2.1.2. Xác định hàm lượng nitrate trong rau theo tiêu

chuẩn ngành 10 TCN452-2001.

2.2.3.3 Thí nghiệm trên cây cà chua cherry Thí nghiệm được tiến hành từ 29/10/2008 đến 8/4/2009 trên giống cà chua

cherry F154. Diện tích ô thí nghiệm là 2,8m2 (20 cây). Các chủng lọai phân trên

được sử dụng bón cho dưa leo theo công thức 240kg N – 200kg P2O5 – 400kg K2O,

lượng phân còn thiếu được bổ sung bằng các lọai phân đơn. Tổng lượng phân dùng

cho cả vụ được chia đều cho 12 lần bón (10 ngày/lần). Để cung cấp lượng Ca cho

cây trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển cần bón bổ sung thêm 100kg

Ca(NO3)2/ha.

Các chỉ tiêu theo dõi:

Các chỉ tiêu chiều cao cây, số lá, các chỉ tiêu cấu thành năng suất được tiến

hành tương tự thí nghiệm 2.2.1.3. Xác định hàm lượng nitrate trong rau theo tiêu

chuẩn ngành 10 TCN452-2001.

2.2.4 Ảnh hưởng của chu kỳ bón phân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của xà lách, dưa leo và cà chua cherry

Do trồng cây trên giá thể, khả năng lưu trữ dinh dưỡng thấp, dung tích bộ

đệm nhỏ, có thể thay đổi nhanh chóng độ pH vì vậy phân bón phải chia làm nhiều

lần bón. Tuy nhiên, nếu chia làm quá nhiều lần bón sẽ tốn công chăm sóc vì vậy

cần xác định chu kỳ bón phân thích hợp sao cho không làm tổn thương hệ thống rễ

của cây đồng thời cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất

2.2.4.1 Thí nghiệm trên cây xà lách Thí nghiệm được tiến hành từ 20/11/2009 đến 20/12/2009 trên giống xà lách

Lolo xanh. Các nghiệm thức thí nghiệm gồm:

Nghiệm thức 1: 2 lần bón thúc

Nghiệm thức 2: 4 lần bón thúc

Nghiệm thức 3: 6 lần bón thúc

Page 47: anh hương gia the len ca chua

31

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối nhẫu nhiên với 3 lần lặp lại. Diện tích

mỗi ô là 2,0m2 trồng 40 cây. Sử dụng phân khóang NPK 20 - 20 - 15 để bón cho cây

thí nghiệm theo công thức: 100kg N – 100kg P2O5 – 75kg K2O.

Các chỉ tiêu theo dõi:

Các chỉ tiêu chiều cao cây, số lá, các chỉ tiêu cấu thành năng suất được tiến

hành tương tự thí nghiệm2.1.1. Xác định hàm lượng nitrate trong rau theo tiêu

chuẩn ngành 10 TCN452-2001.

2.2.4.2 Thí nghiệm trên cây dưa leo Thí nghiệm được tiến hành từ 22/11/2009 đến16/02/2010 trên giống Amata

765, nguồn gốc Thái Lan do công ty TNHH Trang Nông nhập khẩu. Các nghiệm

thức thí nghiệm gồm:

Nghiệm thức 1: 4 ngày/lần

Nghiệm thức 2: 8 ngày/lần

Nghiệm thức 3: 12 ngày/lần

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối nhẫu nhiên với 3 lần lặp lại. Diện tích

mỗi ô là 3,4m2, mỗi ô trồng 24 cây. Sử dụng phân khóang NPK 12-11-18 để bón

cho cây thí nghiệm theo công thức (tính cho một ha): 135kg N – 120kg P2O5–

200kg K2O.

Các chỉ tiêu theo dõi:

Các chỉ tiêu chiều cao cây, số lá, các chỉ tiêu cấu thành năng suất được tiến

hành tương tự thí nghiệm 2.2.1.2. Xác định hàm lượng nitrate trong rau theo tiêu

chuẩn ngành 10 TCN452-2001.

2.2.4.3 Thí nghiệm trên cây cà chua Thí nghiệm được tiến hành từ ngày 15/11/2009 đến ngày 15/4/2010 trên giống

cà chua cherry F154. Các nghiệm thức thí nghiệm gồm:

Nghiệm thức 1: 5 ngày/lần.

Nghiệm thức 2: 10 ngày/lần.

Nghiệm thức 3: 15 ngày/lần. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại. Diện tích

thí nghiệm là 1,68m2 trồng 12 cây. Sử dụng 100kg Ca(NO3)2/ha và phân khóang

Page 48: anh hương gia the len ca chua

32

NPK 12-10 - 20 để bón cho cây thí nghiệm theo công thức (tính cho một ha): 240kg

N – 200kg P2O5 – 400kg K2O.

Các chỉ tiêu theo dõi:

Các chỉ tiêu chiều cao cây, số lá, các chỉ tiêu cấu thành năng suất được tiến

hành tương tự thí nghiệm 2.2.1.3. Xác định hàm lượng nitrate trong rau theo tiêu

chuẩn ngành 10 TCN452-2001.

Page 49: anh hương gia the len ca chua

33

PHẦN 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Ảnh hưởng của giá thể trồng đến sinh trưởng và phát triển của cây xà

lách, dưa leo và cà chua cherry

Khảo sát một số đặc tính vật lý của các loại giá thể

Các loại giá thể khác nhau thì có khả năng chứa nước khác nhau tuỳ thuộc vào

đặc điểm cấu tạo của các thành phần có trong giá thể. Kết quả khảo sát khả năng chứa

nước của từng loại giá thể thể hiện ở Bảng 3.1:

Bảng 3.1: Khối lượng riêng và khả năng chứa nước của các loại giá thể

Loại giá thể Khối lượng riêng

(g/dm3 )

Khối lượng sau

tưới (g/dm3)

Khả năng chứa

nước (g/dm3)

Dasi 88 443 355

Dasa X2 105 415 315

Than bùn 337 575 238

Than bùn + Dasa X2 (2:1) 265 525 260

Than bùn + Dasa X2 (1:1) 210 498 288

Trong năm lọai giá thể sử dụng làm thí nghiệm, giá thể than bùn có khối lượng

riêng cao nhất (337g/dm3) và thấp nhất là giá thể Dasi (88g/dm3). Khi tưới nước để

đạt độ ẩm tối đa thì lượng nước chứa trong các giá thể lại ngược lại, gía thể Dasi chứa

được lượng nước lớn nhất (355g/dm3) và thấp nhất là giá thể than bùn (238g/dm3).

Giá thể lý tưởng để trồng cây là gía thể vừa có khả năng chứa nước vừa có khả

năng giữ nước đồng thời có khả năng cung cấp đủ ôxy cho rễ cây. Trong thực tế

lượng nước chứa trong giá thể sẽ dần mất đi theo thời gian do quá trình bốc hơi tự

nhiên và thóat nước do trọng lực. Lượng nước mất đi nhiều hay ít, nhanh hay chậm

phụ thuộc nhiều vào đặc tính của từng loại giá thể.

Kết quả ở hình 3.1 cho thấy: Sau tưới 0 – 4 ngày tốc độ mất nước ở trong giá thể

xảy nhanh nhất do cả hai quá trình bốc hơi nước ở bề mặt và thóat nước do trọng lực

ở phía dưới. Nhưng sau tưới 4 ngày nước trong giá thể bị mất đi chỉ còn do sự bốc

Page 50: anh hương gia the len ca chua

34

hơi của bề mặt nên tốc độ mất nước chậm lại. Trong 4 giá thể làm thí nghiệm, giá thể

than bùn bị mất nước ít nhất và mất nước nhiều nhất là giá thể Dasi.

Trong thực tế sự mất nước của giá thể ngoài phụ thuộc vào thành phần của giá

thể còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Nếu trời nắng, cường độ ánh sáng

cao, độ ẩm không khí thấp thì khả năng mất nước của giá thể cao, nếu trời âm u, ẩm

độ không khí cao thì khả năng mất nước của giá thể thấp.

Hình 3.1: Lượng nước trong các lọai giá thể bị mất đi sau khi tưới

Năng suất cũng như chất lượng cây trồng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó

giá thể trồng có vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát

triển của cây. Xác định các đặc tính như pH, tỷ trọng, dung trọng, độ xốp sẽ giúp cho

người gieo trồng lựa chọn được giá thể trồng thích hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh

tế cao.

pH của giá thể là một trong những đặc tính ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hút

chất dinh dưỡng của cây trồng. Trong môi trường pH quá thấp hoặc quá cao một số

nguyên tố dinh dưỡng bị giữ chặt, không tồn tại ở dạng ion hoặc tồn tại ở nồng độ cao

ức chế nguyên tố đối kháng dẫn đến hiện tượng rối lọai dinh dưỡng trong cây. Đối

với hầu hết các lọai cây trồng, khoảng pH thích hợp nhất là từ 5,5 đến 6,8. Kết quả

phân tích ở bảng 3.2 cho thấy giá thể Than bùn có pH cao nhất (7,2) và giá thể Dasi

0

30

60

90

120

150

180

210

0 3 4 5 6 7

Lượn

g nư

ớc m

ất đ

i (g/

dm3 )

Ngày sau tướiDasi Dasa X2 Than bùn Than bùn + Dasa X2 (2:1) Than bùn + Dasa X2 (1:1)

Page 51: anh hương gia the len ca chua

35

có pH thấp nhất (5,2). Cả hai giá thể này đều có pH nằm ngòai phạm vi thích hợp cho

trồng (5,5 -6,8). Ba giá thể còn lại có pH tương đương nhau và đều nằm trong phạm

vi thích hợp.

Bảng 3.2: Các đặc tính vật lý của các giá thể dùng thí nghiệm

Loại giá thể pH Tỷ trọng

Dung trọng

(g/cm3)

Độ xốp

(%)

Dasi 5,2 0,7 0,10 86,0

Dasa X2 6,0 0,7 0,11 85,0

Than bùn 7,2 1,1 0,34 69,4

Than bùn + Dasa X2 (2:1) 6,3 1,0 0,27 73,5

Than bùn + Dasa X2 (1:1) 6,2 0,9 0,21 76,7

Độ xốp của giá thể là tổng số lỗ trống chứa nước và không khí, độ xốp càng cao

thì khả năng chứa nước và không khí càng tốt. Độ xốp của giá thể phụ thuộc vào

thành phần và kết cấu của giá thể. Trong thí nghiệm giá thể Dasi có độ xốp cao nhất

(86,0%), tiếp đến là Dasa X2 (85,0%) và thấp nhất là than bùn (69,4%).

3.1.1 Thí nghiệm trên cây rau xà lách

Thí nghiệm được tiến hành từ ngày 29/6/2008 đến 29/7/208, cây giống được

gieo trên khay xốp nên có khả năng sinh trưởng tốt, sau 10 ngày trồng cây đã bắt đầu

sinh trưởng về chiều cao, đường kính tán, số lá trên cây. Ở cùng một chế độ chăm

sóc, chiều cao cây, đường kính tán và số lá trên cây phụ thuộc vào đặc tính của giá

thể. Trong suốt thời gian sinh trưởng, cây xà lách trồng trên giá thể Than bùn + Dasa

X2 (2:1) cho chiều cao cây cũng như số lá cao nhất và giá thể Dasi cho giá trị của các

chỉ tiêu này là thấp nhất.

Ở giai đoạn 10 ngày sau trồng, cây trồng trên giá thể Dasi có chiều cao cây thấp

nhất (7,0 cm) nhưng không khác so với giá thể Dasa X2. Giá thể hỗn hợp của Than

bùn + Dasa ở cả hai tỷ lệ đều cho chiều cao cây cao nhất nhưng không khác biệt với

nhau. Nhưng đến giai đoạn 20 ngày sau trồng chiều cao cây trên giá thể Than bùn +

Dasa X2 (1:1) thấp hơn hẳn so với cây trồng trên giá thể Than bùn + Dasa X2 (2:1) và

chỉ tương đương với chiều cao cây trồng trên các giá thể còn lại. Ở giai đọan thu

Page 52: anh hương gia the len ca chua

36

họach (30 ngày sau trồng), các giá thể có chứa than bùn cho chiều cao cây tương

đương nhau (Bảng 3.3).

Bảng 3.3: Ảnh hưởng của giá thể trồng đến chiều cao cây, số lá của rau xà

lách Lollo xanh tại các thời điểm 10, 20 và 30 ngày sau trồng

Nghiệm thức

Chiều cao cây (cm)

tại các thời điểm (NST)

Số lá tại các thời điểm

(NST)

10 20 30 10 20 30

Dasi 7,0 d 13,4 c 21,8 c 6,5 b 7,7 b 10,9 c

Dasa X2 7,3 cd 13,9 b 23,1 bc 6,6 b 8,1 a 11,2 bc

Than bùn 7,6 bc 13,7 bc 24,0 ab 6,7 ab 8,1 a 11,0 bc

Than bùn + Dasa X2 (2:1) 8,1 a 14,8 a 25,7 a 7,2 a 8,2 a 11,9 a

Than bùn + Dasa X2 (1:1) 7,9 ab 13,6 bc 25,3 a 7,0 a 8,2 a 11,4 b

CV(%) 2,78 1,22 4,81 2,1 2,52 2,19

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái khác biệt

không có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p = 0,95.

Sau trồng 10 ngày số lá trên cây trồng trên các giá thể khác nhau biến động

không nhiều từ 6,5 –7,2 lá nhưng giữa các giá thể đã có sự khác biệt. Giá thể Dasi và

Dasa X2 cho số lá thấp nhất. Nhưng đến giai đọan 20 ngày sau trồng cây trồng trên

giá thể Dasa X2 đã phát triển vượt lên và cho số lá tương đương với 3 giá thể còn lại.

Đến giai đọan 30 ngày sau trồng, số lá trên cây trồng trên giá thể khác nhau khác biệt

rất rõ rệt. Giá thể Than bùn + Dasa X2 (2:1) cho số lá cao nhất, đạt 11,9 lá, kế đó là

giá thể Than bùn + Dasa X2 (1:1), đạt 11,4 lá nhưng không khác biệt so với giá thể

Than bùn và giá thể Dasa X2 (Bảng 3.3).

Khối lượng cây và năng suất có tương quan tỷ lệ thuận với nhau và phụ thuộc

vào các chỉ tiêu về chiều cao cây, đường kính tán, số lá trên cây. Số liệu ở bảng 3.4

cho thấy khối lượng cây biến đổi từ 93,4 – 112,7g. Trên giá thể Than bùn + Dasa X2

(2:1) cho khối lượng cây cao nhất (112,7g) và không khác so với thể Than bùn +

Dasa X2 (1:1) nhưng khác biệt so với ba giá thể còn lại. Trên giá thể Than bùn và

Dasa X2 cây có khối lượngtrương đương nhau và cao hơn hẳn so với khối lượngcây

trồng trên giá thể Dasi. Điều này cho thấy sự tương quan thuận giữa các chỉ tiêu về

sinh trưởng với năng suất. Trên giá thể Than bùn + Dasa X2 (2:1) và Than bùn +

Page 53: anh hương gia the len ca chua

37

Dasa X2 (1:1) có các chỉ tiêu về chiều cao cây và số lá trên cây cao nhất vì vậy mà

năng suất cũng lớn nhất (Bảng 3.4).

Bảng 3.4: Ảnh hưởng của giá thể trồng đến khối lượng cây và năng suất của

rau xà lách Lollo xanh

Nghiệm thức Khối lượng cây

(g)

Năng suất lý thuyết

(tấn/ha)

Dasi 93,4 c 18,68 c

Dasa X2 101,4 b 20,28 b

Than bùn 99,7 b 19,94 b

Than bùn + Dasa X2 (2:1) 112,7 a 22,54 a

Than bùn + Dasa X2 (1:1) 112,2 a 22,44 a

CV(%) 3,33 3,35

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái khác biệt

không có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p = 0,95.

Bảng 3.5 Hiệu quả kinh tế của sản xuất rau xà lách trong điều kiện nhà che

phủ và trên các giá thể khác nhau

Nghiệm thức Chi phí (tr. đồng) Năng suất Tổng thu

(tr. đồng)

Lãi dòng

(tr. đồng) Giá thể Tổng chi phí

Dasi 150 200,0 18,68 186,80 (13,20)

Dasa X2 150 200,0 20,28 202,80 2,80

Than bùn 120 170,0 19,94 199,40 29,40

Than bùn +

Dasa X2 (2:1)

130 180,0 22,54 225,40 45,40

Than bùn +

Dasa X2 (1:1)

135 185,0 22,44 224,40 39,40

Ghi chú: Giá thành để tính chi phí như sau:

- Dasa X2: 500.000 đ/m3 - Dasi: 500.0000đ/m3

- Than bùn: 400.000 đ/m3 - Chi phí chung: 50tr. đồng/ha

- Giá rau xà lách: 10.000đ/kg

Page 54: anh hương gia the len ca chua

38

Giá thể hỗn hợp giữa Than bùn và Dasa X2 theo các tỷ lệ khác nhau cho năng

suất tương đương nhau nhưng khi tính hiệu quả kinh tế thì sử dụng hỗn hợp giá thể

giữa Than bùn+ Dasa X2 theo tỷ lệ 2:1 cho hiệu quả kinh tế cao nhất, đạt 45,40 triệu

đồng/ha trong khi đó giá thể Than bùn+ Dasa X2 theo tỷ lệ 1:1 chỉ đạt 39,40triệu

đồng/ha (Bảng 3.5).

Tóm lại: Kết quả của thí nghiệm trên cây xà lách cho thấy giá thể thích hợp

nhất cho việc sản xuất xà lách là hỗn hợp giá thể than bùn và Dasa X2 với tỷ lệ 2:1.

3.1.2 Thí nghiệm trên cây dưa leo

Sau giai đoạn cây con dưa leo bắt đầu sinh trưởng về chiều cao cây và số lá, sự

biểu hiện về chiều cao cây rõ nhất bắt đầu từ 20 ngày sau trồng.

Qua bảng 3.6 cho thấy, ở giai đoạn 20 ngày sau trồng do giá thể Dasi có khả năng

chứa nước và độ xốp cao nhất, thuận lợi cho sự hút nước và chất dinh dưỡng của cây

con, vì vậy cây có chiều cao lớn nhất (31cm) nhưng không khác biệt so với cây trồng

trên giá thể Than bùn+ Dasa X2 (2:1) và Dasa X2 (30cm). Do độ xốp thấp, khả năng

thông thóang kém vì thế mà Than bùn cho chiều cao thấp nhất (25cm). Điều đó cho

thấy ở giai đoạn đầu dưa leo cần rất nhiều nước và độ thông thoáng, thúc đẩy quá

trình sinh trưởng của bộ rễ làm tiền đề cho quá trình phát triển hoa, quả sau này. Tuy

nhiên sự phát triển chiều cao cây quá mức ở giai đoạn này cũng không tốt do lóng đốt

quá dài, thân mảnh, yếu hạn chế việc vận chuyển các chất trong cây.

Đến thời điểm 30 ngày sau trồng chiều cao cây trồng trên giá thể khác nhau biến

đổi rất khác nhau. Cây trồng trên giá thể Dasi phát triển chậm lại và cho chiều cao

cây thấp nhất (85cm). Giá thể Than bùn + Dasa X2 (2:1) có chiều cao lớn nhất

Page 55: anh hương gia the len ca chua

39

(111cm). Giá thể Than bùn + Dasa X2 (1:1) và giá thể Dasa X2 cho chiều cao cây

tương đương nhau. Giai đọan này cây phát triển thân lá rất mạnh đồng thời cũng hình

thành hoa và quả vì vậy cần chú ý bón phân và tưới nước đầy đủ và kịp thời.

Bảng 3.6: Ảnh hưởng của các loại giá thể đến chiều cao của cây dưa leo (cm)

ở các thời điểm khác nhau

Nghiệm thức 20 NST 30 NST 60 NST

Dasi 31 a 85 d 196 d

Dasa X2 29 ab 95 bc 220 bc

Than bùn 25 c 93 c 213 c

Than bùn + Dasa X2 (2:1) 30 ab 111 a 235 a

Than bùn + Dasa X2 (1:1) 28 b 105 b 224 b CV (%) 4,48 3,47 2,05

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái khác biệt

không có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p = 0,95.

Ở giai đọan thu họach quả (30 - 60 ngày sau trồng) tốc độ phát triển chiều cao

cây chậm lại, cây tập trung dinh dưỡng chủ yếu vào nuôi quả. Chiều cao cây cuối

cùng của cây trồng trên giá thể khác nhau cho chiều cao khác nhau tương tự như ở

thời điểm 30 ngày sau trồng. Cây trồng trên giá thể Dasi có chiều cao cây thấp nhất

(196 cm), giá thể Than bùn + Dasa X2 (2:1) có chiều cao lớn nhất (235 cm).

Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy, số lá/cây giữa các nghiệm thức khác nhau không

nhiều. Tại thời điểm 20 ngày sau trồng số lá trên cây trồng trên giá thể Than bùn là

thấp nhất (3,4 lá), các gía thể còn lại cho số lá trên cây tương đương nhau. Nhưng tại

thời điểm 30 ngày sau trồng các giá thể khác nhau cho số lá/cây không khác nhau.

Tổng số lá của cây trồng trên giá thể Dasi là ít nhất, chỉ có 19,4 lá trong khi đó giá thể

Than bùn + Dasa X2 (2:1) cho 21,4 lá.

Như vậy, có thể thấy rằng mỗi loại giá thể có sự ảnh hưởng rất lớn đến chiều cao

và số lá trên cây qua từng giai đoạn cụ thể. Giá thể Dasi cho cây phát triển thân lá rất

nhanh ở giai đọan đầu nhưng giai đọan sau cây phát triển chậm lại và kém nhất so với

các giá thể còn lại. Hỗn hợp giá thể Than bùn và Dasa - X2 có độ xốp và pH thích hợp

cho dưa leo phát triển do vậy mà cả về chiều cao và số lá trên cây của 2 loại giá thể

này phát triển nhanh nhất, trong đó Than bùn + Dasa X2 (2:1) có ưu thế hơn hẳn.

Page 56: anh hương gia the len ca chua

40

Bảng 3.7: Ảnh hưởng của các loại giá thể đến số lá của cây dưa leo

Nghiệm thức Số lá tại các thời điểm (ngày sau trồng)

20 30 60

Dasi 4,1 a 8,9 19,4 b

Dasa X2 4,0 a 9,3 20,0 ab

Than bùn 3,4 b 9,0 19,8 b

Than bùn + Dasa X2 (2:1) 3,8 a 9,4 21,4 a

Than bùn + Dasa X2 (1:1) 3,9 a 9,6 20,7 ab

CV (%) 5,37 2,26 4,46

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái khác biệt

không có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p = 0,95.

Năng suất quả phụ thuộc rất nhiều sự vào sự phát triển thân lá của cây. Trong

một giới hạn nhất định năng suất luôn tỷ lệ thuận với sự sinh trưởng sinh thân lá,

nhưng nếu sự phát triển thân lá tăng vượt quá giới hạn đó thì năng suất giảm vì sự

sinh trưởng sinh thực đã bị ức chế. Trong thí nghiệm sự sinh trưởng thân lá của cây

vẫn chưa vượt quá giới hạn vì vậy nếu nghiệm thức nào có cây sinh trưởng thân lá tốt

thì cũng cho năng suất cao.

Bảng 3.8: Ảnh hưởng của các loại giá thể đến yếu tố cấu thành năng suất và

năng suất của dưa leo

Nghiệm thức Số quả/ cây

P quả (g)

Pquả/cây (kg)

NSLT (tấn/ha)

Dasi 3,2 b 220 c 0,70 c 50,24 c

Dasa X2 3,5 ab 224 c 0,78 b 56,00 b

Than bùn 3,3 b 218 c 0,72 c 51,48 c

Than bùn + Dasa X2 (2:1) 3,8 a 234 a 0,89 a 63,46 a

Than bùn + Dasa X2 (1:1) 3,7 a 231 a 0,85 a 61,05 a

CV (%) 3,16 3,6 2,52 2,54

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái khác biệt

không có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p = 0,95.

P: Khối lượng NSLT: Năng suất lý thuyết

Cây trồng trên giá thể Dasi và Than bùn sinh trưởng thân lá kém nhất vì vậy có

các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thấp nhất (Bảng 3.8). Khi phối trộn giữa

Page 57: anh hương gia the len ca chua

41

Than bùn và Dasa X2 tạo ra giá thể có độ thông thóang và giữ nước cao vì vậy cây

sinh trưởng tốt và cho năng suất cao nhất. So sánh năng suất quả của cây trồng trên

hai lọai giá thể có tỷ lệ phối trộn khác nhau là 2: 1 và 1:1 thì không thấy có sự khác

biệt có ý nghĩa. Giá thể Dasa cho năng suất quả đạt 56,00 tấn/ha thấp hơn hai giá thể

phối trộn nhưng cao hơn hẳn so với giá thể Dasi và giá thể Than bùn.

Hàm lượng nitrate trong quả dưa leo phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó có

giá thể trồng. Nếu giá thể trồng có độ thông thóang phù hợp thì việc khử nitrate trong

cây diễn ra thuận lợi và sẽ làm giảm nitrate trong quả. Kết quả phân tích hàm lượng

nitrate trong quả ở các nghiệm thức khác nhau cho thấy trên 5 lọai giá thể thí nghiệm

đều cho hàm lượng nitrate trong rau ở dưới ngưỡng cho phép 150 mg/kg (Hình 3.2).

Hình 3.2: Ảnh hưởng của giá thể trồng đến hàm lượng nitrate trong quả

dưa leo

Kết quả ở bảng 3.9 cho thấy giá thể Dasi và Dasa X2 có chi phí giá thể cao mà

năng suất dưa lại thấp nên tổng thu không đủ bù đắp cho chi phí và đã lỗ tương ứng

là 69,75 triệu đồng/ha/vụ và 29,50 triệu đồng/ha/vụ. Giá thể Than bùn + Dasa X2

(2:1) cho năng suất cao nhất do vậy lãi dòng đạt cao nhất 65,58 triệu đồng/ha/vụ. Giá

thể Than bùn + Dasa X2 (1:1) cho năng suất dưa không thua kém nhiều so với giá thể

Than bùn + Dasa X2 (2:1) nhưng do chi phí giá thể cao nên chỉ đạt lãi dòng 38,00

triệu đồng/ha/vụ.

0

30

60

90

120

150

Dasi Dasa X2 Than bùn Than bùn +Dasa X2 (2:1)

Than bùn +Dasa X2 (1:1)

Hàm

lượn

g ni

trate

(mg/

kg)

Page 58: anh hương gia the len ca chua

42

Bảng 3.9: Hiệu quả kinh tế của sản xuất dưa leo trong điều kiện nhà che

phủ và trên các giá thể khác nhau (tính cho 1ha/vụ)

Nghiệm thức Chi phí (tr. đồng) Năng suất

(tấn/ha)

Tổng thu

(tr. đồng)

Lãi dòng

(tr. đồng) Giá thể Tổng chi phí

Dasi 321,4 421,4 50,24 351,68 (69,75)

Dasa X2 321,5 421,5 56,00 392,00 (29,50)

Than bùn 257,2 357,2 51,48 360,36 3,16

Than bùn +

Dasa X2 (2:1)

278,6 378,6 63,46 444,22 65,58

Than bùn +

Dasa X2 (1:1)

289,4 389,4 61,05 427,35 38,00

Ghi chú: Giá thành để tính chi phí như sau:

- Dasa X2: 450.000 đ/m3 - Dasi: 450.0000đ/m3

- Than bùn: 350.000 đ/m3 - Chi phí chung: 100tr. đồng/ha

- Giá dưa leo: 7.000đ/kg

Tóm lại: Kết quả của thí nghiệm cho thấy giá thể thích hợp nhất cho việc sản

xuất dưa leo là hỗn hợp giá thể Than bùn và Dasa X2 theo tỷ lệ 2:1.

3.1.3 Thí nghiệm trên cây cà chua cherry

Trong điều kiện nhà che phủ và trồng trên giá thể cây cà chua sinh trưởng và

phát triển rất tốt hầu như không có sâu bệnh hại. Tại thời điểm sau trồng 20 ngày cây

Page 59: anh hương gia the len ca chua

43

trồng trên các giá thể khác nhau, khác nhau không nhiều. Cây trồng trên giá thể Dasi

có chiều cao cây cao nhất và khác biệt so với cây trồng trên giá thể Than bùn nhưng

không khác biệt so với các giá thể còn lại (Bảng 3.10). Số lá/cây biến động rất ít từ

9,4 – 10,3 lá và giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt có ý nghĩa. Trong 5

nghiệm thức thí nghiệm, cây trồng trên giá thể Dasi sinh trưởng tốt nhất.

Tại thời điểm 30 ngày sau trồng, sự sinh trưởng của cây trên giá thể Dasi chậm

lại cả chiều cao và số lá/cây đều thấp hơn so với giá thể còn lại. Kết quả này cũng

tương tự như thí nghiệm trên cây xà lách và cây dưa leo. Giá thể Dasi cho cây bén rễ

và sinh trưởng rất nhanh ở giai đọan sau trồng nhưng không bền. Điều này xảy ra là

do giá thể Dasi rất tơi xốp, trong thành phần có chứa nhiều vi sinh vật phân giải

nhanh các chất dinh dưỡng có sẵn thành dạng dễ tiêu vì vậy cây hút được nhiều dinh

dưỡng hơn so với các giá thể khác. Giá thể Than bùn + Dasa X2 (1:1) cho chiều cao

và số lá cao nhất nhưng không khác biệt so với so với giá thể Than bùn + Dasa X2

(2:1).

Bảng 3.10: Ảnh hưởng của các loại giá thể đến chiều cao và số lá của cà

chua cherry tại thời điểm 20 và 30 ngày sau trồng

Nghiệm thức 20 ngày sau trồng 30 ngày sau trồng

CCC (cm) Số lá CCC (cm) Số lá

Dasi 32,9 a 10,3 45,3 c 20,6 b

Dasa X2 30,2 ab 9,7 46,6 bc 21,4 ab

Than bùn 29,7 b 9,4 45,5 c 20,5 b

Than bùn + Dasa X2 (2:1) 30,3 ab 9,5 49,6 ab 22,1 ab

Than bùn + Dasa X2 (1:1) 30,6 ab 10,1 50,9 a 22,9 a

CV (%) 4,63 3,27 3,03 3,12

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái khác biệt

không có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p = 0,95. CCC: Chiều cao cây

Giống cà chua cherry F154 là giống sinh trưởng vô hạn nhưng trong thí nghiệm

chỉ thu họach quả trong 3 tháng. Sau trồng 5 tháng tiến hành ngắt tất cả các đỉnh sinh

trưởng để cây tập trung dinh dưỡng nuôi các chùm hoa quả trên thân và kết thúc thí

nghiệm sau trồng 6 tháng.

Kết quả ở bảng 3.11 cho thấy số chùm quả/cây đạt cao nhất là 16,2 chùm trên

Page 60: anh hương gia the len ca chua

44

giá thể Than bùn + Dasa X2 (1:1) và thấp nhất là 12,9 chùm trên giá thể Dasi. Hai giá

thể Dasa X2 và Than bùn cùng cho 14,6 chùm/cây. Cây trồng trên giá thể Dasi có số

chùm quả ít nhưng số quả/chùm lại cao nhất (11,8 quả). Nhưng do giai đoạn sau cây

sinh trưởng không tốt vì vậy khối lượng quả thấp và dẫn đến khối lượng quả/cây thấp

tương đương với giá thể Dasi và chỉ cao hơn so với giá thể Than bùn.

Tại thời điểm 30 ngày sau trồng, sự sinh trưởng của cây trên giá thể Dasi chậm

lại cả chiều cao và số lá/cây đều thấp hơn so với giá thể còn lại. Kết quả này cũng

tương tự như thí nghiệm trên cây xà lách và cây dưa leo. Giá thể Dasi cho cây bén rễ

và sinh trưởng rất nhanh ở giai đọan sau trồng nhưng không bền. Điều này xảy ra là

do giá thể Dasi rất tơi xốp, trong thành phần có chứa nhiều vi sinh vật phân giải

nhanh các chất dinh dưỡng có sẵn thành dạng dễ tiêu vì vậy cây hút được nhiều dinh

dưỡng hơn so với các giá thể khác. Giá thể Than bùn + Dasa X2 (1:1) cho chiều cao

và số lá cao nhất nhưng không khác biệt so với so với giá thể Than bùn + Dasa X2

(2:1).

Bảng 3.11: Ảnh hưởng của các loại giá thể đến yếu tố cấu thành năng suất

của cà chua cherry

Nghiệm thức Số chùm

quả/cây

Số quả/chùm P quả (g) P quả/cây

(kg)

Dasi 12,9 d 11,8 a 5,9 bc 0,89 c

Dasa X2 14,6 b 10,6 b 5,8 c 0,90 c

Than bùn 14,6 b 9,9 c 5,7 c 0,83 d

Than bùn + Dasa X2 (2:1) 13,6 c 12,2 a 6,1 b 1,01 b

Than bùn + Dasa X2 (1:1) 16,2 a 10,8 b 6,5 a 1,12 a

CV (%) 3,12 4,08 2,27 3,72

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái khác biệt

không có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p = 0,95. P: Khối lượng

Trong 5 lọai giá thể thí nghiệm, cây trồng trên giá thể Than bùn + Dasa X2 (1:1)

cho số chùm quả và kích thước quả lớn vì vậy cho khối lượng quả/cây cao nhất (1,12

kg/cây) và khác biệt so với các nghiệm thức còn lại. Kế đó là giá thể Than bùn +

Dasa X2 (2:1) cho 1,01kg/cây.

Page 61: anh hương gia the len ca chua

45

Hình 3.3 : Ảnh hưởng của các loại giá thể đến năng suất cà chua cherry

Năng suất quả cà chua phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành năng suất trong đó

yếu tố số chùm quả/cây đóng vai trò quyết định hơn cả. Trong thí nghiệm, giá thể

Than bùn + Dasa X2 (1:1) cho năng suất cao nhất đạt 80,26 tấn/ha và thấp nhất là giá

thể Than bùn chỉ đạt 58,66 tấn/ha (Hình 3.3).

Bảng 3.12: Hiệu quả kinh tế của sản xuất cà chua cherry trong điều kiện

nhà che phủ và trên các giá thể khác nhau (tính cho 1ha/vụ)

Nghiệm thức Chi phí (tr. đồng) Năng suất Tổng thu

(tr. đồng)

Lãi dòng

(tr. đồng) Giá thể Tổng chi phí

Dasi 643 892,9 63,36 950,40 57,54

Dasa X2 643 893,0 64,49 967,35 74,35

Than bùn 514 764,4 58,66 879,90 115,50

Than bùn +

Dasa X2 (2:1)

557 807,3 72,32 1.084,80 277,53

Than bùn +

Dasa X2 (1:1)

579 828,7 80,26 1.203,90 375,20

Ghi chú: Giá thành để tính chi phí như sau:

- Dasa X2: 500.000 đ/m3 - Dasi: 500.0000đ/m3

- Than bùn: 400.000 đ/m3 - Chi phí chung: 250tr. đồng/ha

- Giá cà chua: 15.000đ/kg

Kết quả ở bảng 3.12 cho thấy sản xuất cà chua cherry trong điều kiện nhà che

0

20

40

60

80

100

Dasi Dasa X2 Than bùn TB + DS(2:1)

TB + DS(1:1)

63.36 64.4958.66

72.3280.26

Năng suất (tấn/ha)

Page 62: anh hương gia the len ca chua

46

phủ và trên 5 giá thể khác nhau đều cho lãi dòng từ 57,54 đến 375,20 triệu

đồng/ha/vụ. Giá thể Than bùn + Dasa X2 (1:1) cho lãi cao nhất đạt 375,20triệu

đồng/ha/vụ.

Tóm lại: Giá thể thích hợp nhất cho việc sản xuất cà chua cherry là hỗn hợp giá

thể than bùn và Dasa X2 theo tỷ lệ 1:1.

3.2 Ảnh hưởng của liều lượng phân NPK đến sự sinh trưởng, phát triển và

chất lượng của xà lách, dưa leo và cà chua cherry

3.2.1 Thí nghiệm trên cây xà lách

Ở trong điều kiện nhà che phủ các yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh

dưỡng có thể điều khiển được, ngoài ra còn hạn chế được sâu bệnh hại do vậy cây xà

lách đã sinh trưởng rất tốt.

Ở giai đoạn 10 ngày sau trồng, cây cần thời gian để hồi xanh, ra rễ và thích ứng

với điều kiện mới nên cây sinh trưởng chưa mạnh và chưa có sự khác biệt về số lá

cũng như chiều cao cây (Bảng 3.13).

Tại thời điểm 20 ngày sau trồng, nghiệm thức bón 40kg NPK, 50kg NPK, 60kg

NPK cho chiều cao cây cao hơn so với cây bón ở mức 70 và 80kg NPK nhưng giữa

các mức này không có sự khác biệt rõ rệt. Khả năng ra lá ở nghiệm thức 50kg NPK là

cao nhất (10,1 cm) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nền phân 40kg NPK và

80kg NPK, nhưng không khác biệt so với nghiệm thức bón 60 và 70kg NPK.

Sau trồng 30 ngày, nghiệm thức bón 60kg NPK có chiều cao cây cao nhất đạt

30,9 cm, khác biệt so với với nghiệm thức bón 80kg NPK, nhưng không khác biệt với

ba nghiệm thức còn lại. Số lá/cây tại thời điểm này không có sự khác biệt giữa các

nghiệm thức.

Page 63: anh hương gia the len ca chua

47

Bảng 3.13: Ảnh hưởng của liều lượng phân NPK đến chiều cây, số lá của

rau xà lách ở giai đoạn 10, 20, 30 ngày sau trồng

Nghiệm thức

Chiều cao cây (cm) Số lá/cây

10 20 30 10 20 30

40kg NPK 19,0 21,5 a 29,5 ab 6,9 8,9 c 11,9

50kg NPK 19,5 21,2 a 29,4 ab 6,3 10, a 12,0

60kg NPK 19,7 21,9 a 30,9 a 6,5 9,8 ab 12,1

70kg NPK 19,0 20,3 b 30,2 ab 6,8 9,5 abc 11,7

80kg NPK 18,9 19,8 b 28,0 b 6,7 9,3 bc 11,5

CV(%) 4,61 2,06 4,03 4,71 3,81 5,52

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái khác biệt

không có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p = 0,95.

Qua bảng 3.14 cho thấy, trong phạm vi từ 40kg đến 60kg nếu tăng lượng phân

thì năng suất tăng theo nhưng nếu tăng quá 60 kg/ha thì năng suất giảm dần theo mức

tăng lượng phân. Điều này xảy ra là do khi bón lượng phân quá cao, nồng độ muối

trong giá thể cao, đã làm hạn chế quá trình hút chất dinh dưỡng của rễ, ảnh hưởng

đến quá trình sinh trưởng và cuối cùng là làm giảm năng suất.

Bảng 3.14: Ảnh hưởng của liều lượng phân NPK đến năng suất xà lách

Nghiệm thức Khối lượng cây (g) Năng suất (tấn/ha)

40kg NPK 112 bc 21,43 bc

50kg NPK 108 ab 23,10 ab

60kg NPK 117 a 23,50 a

70kg NPK 103 c 20,63 c

80kg NPK 86 d 17,27 d

CV(%) 4,38 5,02

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái khác biệt

không có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p = 0,95.

Nghiệm thức bón 60kg NPK cho năng suất cao nhất đạt 23,5 tấn/ha và khác biệt

so với nghiệm thức bón 40kg NPK, 70kg NPK, và 80kg NPK, nhưng không khác biệt

so với nghiệm thức bón 50kg NPK. Nghiệm thức bón 80kg NPK cho năng suất thấp

Page 64: anh hương gia the len ca chua

48

nhất, chỉ đạt 17,27 tấn/ha. Điều này xảy ra là do khi bón phân vượt quá ngưỡng tối

ưu, năng suất rau giảm có thể là do cây bị ngộ độc ammonium (Tabatabaie và

Malakoutie, 1997). Maryam và cộng sự (2007) đã khẳng định, liều lượng phân đạm

bón đã ảnh hưởng đến năng suất xà lách. Năng suất sẽ đạt cao nhất khi bón phân đạm

ở mức 120kg N/ha. Shahbazie (2005) cũng kết luận khi tăng mức phân đạm từ 0-

120kg N/ha năng suất của rau xà lách tăng lên nhưng giữa ba mức bón 100, 150 và

200kg N/ha không có sự khác biệt đáng kể về năng suất.

Bên cạnh việc tăng năng suất, phân bón có thể để lại dư lượng nitrate cao trong

nông sản, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Qua hình 3.4 cho thấy cả 5

nghiệm thức phân bón đều cho hàm lượng nitrate trong rau ở mức dưới 600mg NO3-

/kg, thấp hơn rất nhiều so với ngưỡng cho phép (1.500 mg NO3-/kg phần ăn được).

Nhìn chung nghiệm thức bón 70kg NPK và 80kg NPK cho hàm lượng nitrate

trong rao cao hơn so với các nghiệm thức còn lại.

Hình 3.4: Ảnh hưởng của liều lượng phân NPK và thời gian sau bón phân

đến hàm lượng nitrate trong rau xà lách

Lượng phân bón hợp lý là lượng phân không những phải đảm bảo cho năng suất

và chất lượng rau đạt cao nhất mà còn phải đảm bảo không còn tồn dư dinh dưỡng

trong giá thể.

0

100

200

300

400

500

600

7 8 9 10 11 12

Hàm

lượn

g ni

rate

(mg/

kg)

40 kg NPK 50 kg NPK 60 kg NPK 70 kg NPK 80 kg NPK

Page 65: anh hương gia the len ca chua

49

Hình 3.5: Ảnh hưởng của liều lượng phân NPK đến hàm lượng dinh dưỡng

trong giá thể trước và sau khi làm thí nghiệm

Kết quả ở hình 3.5 cho thấy bón phân ở mức trên 60kg NPK/1.000m2 sẽ tồn dư

một lượng lớn dinh dưỡng trong giá thể. Nếu không điều chỉnh lượng phân bón ở các

vụ kế tiếp thì chỉ sau một vài vụ giá thể sẽ bị nhiễm mặn và không sử dụng được.

Đồng thời kết quả ở bảng 3.15 cũng cho thấy bón phân ở mức 90kg NPK/1.000m2

còn kéo theo chi phí cao, năng suất thấp và dẫn đến thua lỗ 12,7 triệu đồng/ha/vụ.

Nghiệm thức bón 60kg NPK cho năng suất và lãi dòng cao nhất đạt 53,2 triệu

đồng/ha/vụ.

Bảng 3.15: Hiệu quả kinh tế của sản xuất rau xà lách trên giá thể, trong

điều kiện nhà che phủ và ở các liều lượng phân NPK khác nhau (tính cho

1ha/vụ)

Nghiệm thức Chi phí (tr. đồng) Năng suất

(tấn/ha)

Tổng thu

(tr. đồng)

Lãi dòng

(tr. đồng) Phân bón Tổng chi phí

40kg NPK 7,2 178,2 21,43 214,3 36,1

50kg NPK 9,0 180,0 23,10 231,0 51,0

60kg NPK 10,8 181,8 23,50 235,0 53,2

70kg NPK 12,6 183,6 20,63 206,3 22,7

80kg NPK 14,4 185,4 17,27 172,7 (12,7)

Ghi chú: Giá thành để tính chi phí như sau: Chi phí chung: 171tr. đồng/ha

- Giá phân NPK: 18.000đ/kg - Giá rau xà lách: 10.000đ/kg

0

200

400

600

800

1000

1200

N P2O5 K2O

Hàm

lượn

g (m

g/10

0g g

iá th

ể)

TTN 40 kg NPK 50 kg NPK 60 kg NPK 70 kg NPK 80 kg NPK

Page 66: anh hương gia the len ca chua

50

Tóm lại:

- Lượng phân thích hợp nhất để bón cho cây xà lách sinh trưởng tốt, năng suất

cao, phẩm chất tốt là 60 kgNPK (20 -20 -15)/1.000m2.

- Thu họach xà lách sau khi bón phân ít nhất 8 ngày để đảm bảo hàm lượng

nitrate trong rau an tòan.

3.2.2 Thí nghiệm trên cây dưa leo

Sinh trưởng là một chỉ tiêu quan trọng của dưa leo. Ngoài việc biểu hiện đặc

tính giống, chịu sự tác động của các yếu tố đất đai, khí hậu, thời tiết, chế độ chăm

sóc…thì yếu tố phân bón đặc biệt ảnh hưởng lớn đến giai đoạn sinh trưởng của cây,

thúc đẩy cây hoạt động và phân chia mô phân sinh, làm cây lớn lên, thực hiện các

chức năng như nâng đỡ, dẫn truyền và vận chuyển dinh dưỡng trong cây, sự sinh

trưởng tốt góp phần làm tăng năng suất cây.

Sự tăng trưởng chiều cao cây là quá trình hoạt động của mô phân sinh tạo ra tế

bào mới làm tế bào lớn lên và kéo dài ra giúp cây tăng trưởng về kích thước và khối

lượng để thực hiện các chức năng của nó như: nâng đỡ vận chuyển và tích lũy các

chất dinh dưỡng cho các bộ phận trên cây. Sự tăng trưởng này rất quan trọng nó là

tiền đề cho giai đoạn phát dục về sau. Sự tăng trưởng về chiều cao cây phụ thuộc vào

nhiều yếu tố như: giống, đất đai, phân bón, kỹ thuật chăm sóc... trong đó phân bón là

yếu tố tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển của cây.

Kết quả ở bảng 3.16 cho thấy, tại thời điểm 20 ngày sau trồng chiều cao cây

giữa các nghiệm thức có sự khác biệt rất rõ rệt. Nghiệm thức bón 110kg NPK có

chiều cao đạt cao nhất (33,9 cm) nhưng không khác biệt so với nghiệm thức bón 90kg

NPK. Nghiệm thức bón 150kg NPK, cho chiều cao cây thấp nhất và khác biệt so với

các nghiệm thức còn lại.

Page 67: anh hương gia the len ca chua

51

Bảng 3.16: Ảnh hưởng của liều lượng phân NPK đến chiều cao cây dưa leo

Nghiệm thức Chiều cao cây (cm) tại các thời điểm sau trồng

20 ngày 30 ngày 60 ngày

70kg NPK 30,2 b 102,7 bc 194,7 a

90kg NPK 31,4 ab 109,3 ab 186,7 a

110kg NPK 33,9 a 112,3 a 187,7 a

130kg NPK 29,9 b 104,0 ab 167,0 b

150kg NPK 26,7 c 95,1 c 166,7 b

CV(%) 5,66 4,27 3,36

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái khác biệt

không có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p = 0,95.

Ở giai đoạn 20 - 30 ngày sau trồng, chiều cao cây tăng rất nhanh, tăng từ 59 – 78

cm trong 10 ngày. Sự chênh lệch chiều cao của các nghiệm thức biến động từ 95,1 -

112,3cm. Cao nhất vẫn là nghiệm thức bón 110kg NPK đạt 112,3 cm và khác biệt so

với các nghiệm thức bón phân khác. Nghiệm thức bón 150kg NPK vẫn có chiều cao

cây thấp nhất đạt 95,1 cm và khác biệt so với các nghiệm thức còn lại.

Chiều cao cây cuối cùng (60 ngày sau trồng) của các nghiệm thức biến động từ

166,7 đến 194,7cm. Ba nghiệm thức bón 70kg NPK, 90kg NPK, 110kg NPK có chiều

cao cây đạt cao hơn hẳn 2 nghiệm thức còn lại nhưng chiều cao của 3 nghiệm thức

này không khác nhau về mặt thống kê.

Kết quả ở bảng 3.17 cho thấy ở giai đoạn 20 ngày sau trồng, số lá giữa các

nghiệm thức có sự khác biệt. Số lá trên cây giữa các nghiệm thức dao động từ 4,6 –

5,3 lá. Trong đó nghiệm thức bón 110kg NPK có số lá đạt cao nhất 5,3 lá, nghiệm

thức bón 150kg NPK cho số lá thấp nhất. Các nghiệm thức còn lại có số lá ở mức

trung gian, thấp hơn nghiệm thức bón 110kg NPK và cao hơn nghiệm thức bón

150kg NPK.

Ở giai đoạn 30 ngày sau trồng số lá giữa các nghiệm thức biến động không

nhiều từ 10,7 – 11,7 lá, trong đó nghiệm thức bón 110kg NPK có số lá cao nhất

nhưng không khác biệt so với nghiệm thức bón 90kg NPK. Tại thời điểm 60 ngày sau

trồng số lá/cây giữa các nghiệm thức khác nhau không nhiều. Nghiệm thức bón

Page 68: anh hương gia the len ca chua

52

110kg NPK vẫn cho số lá/cây cao nhất và khác biệt với tất cả các nghiệm thức còn

lại.

Bảng 3.17: Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón khác nhau đến số lá

trên thân chính của cây dưa leo (lá)

Nghiệm thức Số lá/cây tại các thời điểm sau trồng

20 ngày 30 ngày 60 ngày

70kg NPK 4,9 bc 10,7 c 20,6 b

90kg NPK 5,1 ab 11,3 ab 20,4 b

110kg NPK 5,3 a 11,7 a 22,7 a

130kg NPK 4,9 bc 11,1 bc 20,6 b

150kg NPK 4,6 c 10,7 c 20,3 b

CV(%) 3,63 2,12 4,95

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái khác biệt

không có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p = 0,95.

Số quả/cây biến động từ 3,4 – 4,2 quả/cây (Bảng 3.18). Nghiệm thức bón 90kg

NPK có số quả trên cây ít nhất đạt 3,4 quả/cây. Nghiệm thức bón 110kg NPK có số

quả trên cây nhiều nhất đạt 4,2 quả/cây. Hai nghiệm thức này có số quả/cây khác biệt

nhau và khác biệt so với các nghiệm thức còn lại. Nhưng nếu tiếp tục tăng lượng phân

lên quá 110kg NPK/1.000m2 thì số quả/cây không tăng mà lại giảm. Như vậy

nghiệm thức bón 110kg NPK có mức phân phù hợp nhất cho cây sinh trưởng và phát

triển nên có số quả/ cây đạt cao nhất và tiếp tục tăng lượng phân thì số quả trên cây

có chiều hướng giảm xuống dần vì sức sinh trưởng của cây giảm.

Khối lượng trung bình quả ở các nghiệm thức biến động từ 0,23 – 0,26 kg. Hai

nghiệm thức có khối lượng quả thấp nhất là nghiệm thức bón 70kg NPK và nghiệm

thức bón 130kg NPK nhưng không thấp hơn so với nghiệm thức bón 150kg NPK.

Nghiệm thức bón 110kg NPK cho khối lượng quả cao nhất (0,26 kg) nhưng không

khác biệt so với nghiệm thức bón 90kg NPK.

Khối lượng quả/cây biến động từ 0,82kg đến 1,11kg và năng suất quả biến động

từ 58,43 đến 79,3 tấn/ha. Khối lượng quả trung bình trên cây và năng suất quả có xu

hướng tăng lên khi tăng lượng phân bón từ 70 đến 110kg NPK/1.000m2 và giảm

Page 69: anh hương gia the len ca chua

53

xuống khi tiếp tục tăng lượng phân bón lên 150kg NPK/1.000m2. Khối lượng quả/cây

và năng suất quả đạt cao nhất ở nghiệm thức bón 110kg NPK (Bảng 3.18).

Bảng 3.18: Ảnh hưởng của liều lượng phân NPK đến các yếu tố cấu thành

năng suất và năng suất

Nghiệm

thức Số quả/ cây

P quả

(kg)

P quả/cây

(kg)

Năng suất

(tấn/ha)

70kg NPK 3,6 bc 0,23 c 0,82 c 58,4 c

90kg NPK 3,4 c 0,25 ab 0,88 b 63,0 b

110kg NPK 4,2 a 0,26 a 1,11 a 79,3 a

130kg NPK 3,8 b 0,23 c 0,9 b 64,9 b

150kg NPK 3,6 bc 0,24 bc 0,88 b 62,7 b

CV(%) 3,96 4,16 2,80 2,82

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái khác biệt

không có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p = 0,95. P: Khối lượng

Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, hiện nay xu thế sản xuất rau an toàn

ngày càng được đẩy mạnh, trong đó dư lượng nitrate trong rau quả là một trong

những chỉ tiêu để đánh giá mức độ an toàn của rau. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến

hàm lượng nitrate trong rau quả, trong đó phân bón đóng vai trò quan trọng nhất.

Qua hình 3.6 cho thấy, tất cả các nghiệm thức thí nghiệm đều cho hàm lượng

nitrate trong quả dưa leo duới ngưỡng cho phép (150mg NO3-/kg) trong suốt chu kỳ

bón phân (7 ngày/lần). Hàm lượng nitrate trong quả dưa leo có chiều hướng tăng lên

từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau khi bón phân và bắt đầu giảm xuống vào ngày thứ 6

và thứ 7 sau ngày bón phân (chu kỳ bón phân là 7 ngày bón phân cho dưa leo 1 lần).

Sau khi bón phân 2 ngày hàm lượng nitrate trong quả dưa leo là thấp nhất, hàm

lượng nitrate trong quả dưa leo dao động từ 25 mg/kg đến 45 mg/kg. Thấp nhất là

nghiệm thức bón 70kg NPK đạt 25 mg/kg, và cao nhất là nghiệm thức bón 110kg

NPK và 130kg NPK đạt 45 mg/kg. Ở trong ngày thứ 2 sau ngày bón phân mặc dù

chất dinh dưỡng đã được hút lên cây nhưng chưa được vận chuyển đến từng bộ phận

của cây, chất dinh dưỡng chưa được sử dụng để nuôi quả nên hàm lượng nitrate trong

ngày thứ 2 sau khi bón phân này là thấp nhất .

Page 70: anh hương gia the len ca chua

54

Vào các ngày thứ 3 và thứ 4 sau bón phân hàm lượng nitrate trong quả dưa có

chiều hướng tăng dần lên. Ở ngày thứ 3 sau ngày bón phân hàm lượng nitrate dao

động từ 45 - 55 mg/kg và không khác nhau nhiều giữa các nghiệm thức. Và ở ngày

thứ 4 sau khi bón phân hàm lượng nitrate trong quả giữa các nghiệm thức dao động từ

80 – 110 mg/kg. Hai nghiệm thức bón 110kg NPK và 130kg NPK có hàm lượng

nitrate cao hơn các nghiệm thức bón phân khác. Như vậy, sau khi bón phân 3 đến 4

ngày, các chất dinh dưỡng đặc biệt là N đã được sử dụng và được đưa về quả nên

hàm lượng nitrate bắt đầu tăng lên. Và đến ngày thứ 5 sau bón, hàm lượng nitrate

trong quả dưa leo tăng vọt lên 110 – 145 mg/kg và cao hơn hẳn so với các ngày còn

lại. Ở ngày thứ 5 sau khi bón phân các chất dinh dưỡng được hút lên tối đa và vận

chuyển đến các bộ phận của cây nhiều nhất vì vậy hàm lượng nitrate trong quả đạt

cao nhất.

Hình 3.6: Ảnh hưởng của liều lượng phân NPK và thời gian sau bón phân

đến hàm lượng nitratetrong quả dưa leo

Ngày thứ 6 và ngày thứ 7 sau khi bón phân hàm lượng nitrate trong quảdưa leo

đã giảm xuống so với ngày thứ 5, lúc này do các chất dinh dưỡng đã được sử dụng

bớt ở các ngày trước nên nồng độ các chất dinh dưỡng tích trữ trong cây ít dần, cây

đã có thời gian chuyển nitrate → amon → protid và đất thì chưa tiếp tục bổ sung chất

dinh dưỡng nên cây không có nguồn dự trữ để hút lên bổ sung dẫn đến hàm lượng

nitrate trong quả cũng giảm theo.

0

30

60

90

120

150

2 3 4 5 6 7

Hàm

lượn

g ni

trate

(mg/

kg)

70 kg NPK 90 kg NPK 110 kg NPK 130 kg NPK 150 kg NPK

Page 71: anh hương gia the len ca chua

55

Hàm lượng nitrate trong quả dưa leo trung bình ở các nghiệm thức cũng có sự

thay đổi nhưng ở tất cả các nghiệm thức hàm lượng nitrate đều duới ngưỡng cho phép

là 150 mg/kg. Thấp nhất là hàm lượng nitrate ở nghiệm thức bón 70kg NPK trung

bình đạt 74,17 mg/kg và khi tiếp tục tăng lượng phân bón thì hàm lượng nitrate cũng

có chiều hướng tăng theo lượng phân bón và đạt cao nhất ở nghiệm thức bón 130kg

NPK trung bình đạt 87,5 mg/kg. Như vậy khi tăng lượng phân bón cho cây thì chất

dinh dưỡng được cây vận chuyển để nuôi quả tăng đặc biệt là đạm làm cho hàm

lượng nitrate trong quả tăng theo. Và tiếp tục tăng lượng phân ở mức bón 150kg NPK

thì lượng nitrate trong quả không tăng mà còn thấp hơn nghiệm thức bón 130kg NPK.

Điều này xảy ra là do khi bón với lượng phân quá cao dẫn đến hiện tượng cây bị ngộ

độc không hút được chất dinh dưỡng dẫn đến năng suất thấp và hàm lượng nitrate

trong quả cũng thấp.

Như vậy lượng phân bón có ảnh hưởng lớn đến hàm lượng nitrate trong quả dưa

leo. Khi tăng lượng phân bón thì hàm lượng nitrate cũng có chiều hướng tăng theo.

hàm lượng nitrate trong quả cũng biến động theo từng ngày sau ngày bón phân. Ở

dưa leo ngày thứ 5 sau ngày bón phân hàm lượng nitrate trong quả đạt cao nhất, vì

vậy không nên thu hái dưa vào thời gian này vì hàm lượng nitrate cao nhất ảnh hưởng

đến chất lượng của quả dưa leo.

Hàm lượng đạm dễ tiêu trong giá thể của các nghiệm thức sau khi thí nghiệm

đều giảm so với trước khi trồng. Hàm lượng đạm dễ tiêu trong giá thể sau khi thí

nghiệm biến động từ 3,4 – 5,6 mg/kg, nghiệm thức đạt cao nhất là nghiệm thức bón

150kg NPK (5,6 mg/kg), thấp nhất là nghiệm thức bón 70kg NPK (3,4 mg/kg). Trong

giá thể của các nghiệm thức bón từ 70kg NPK đến 130kg NPK thì lượng đạm dễ tiêu

trong giá thể giảm so với ban đầu, do dưa leo ngoài hút lượng đạm được cung cấp từ

phân còn sử dụng cả lượng đạm tích lũy trong giá thể vận chuyển lên để nuôi quả.

Nghiệm thức bón 150kg NPK và 130kg NPK có lượng đạm trong giá thể tăng hơn so

với trước khi thí nghiệm do lượng phân bón cây dưa leo đã không sử dụng hết lượng

phân được cung cấp nên để lại trong giá thể.

Page 72: anh hương gia the len ca chua

56

Hình 3.7: Ảnh hưởng của liều lượng phân NPK đến hàm lượng đạm dễ tiêu

trong giá thể trước và sau khi làm thí nghiệm

Dựa vào hình 3.7 cho ta thấy ở tất cả các nghiệm thức, hàm lượng lân dễ tiêu

trong giá thể sau khi thí nghiệm đều giảm hơn so với trước khi thí nghiệm.

Hình 3.8: Ảnh hưởng của liều lượng phân NPK đến hàm lượng lân dễ tiêu

trong giá thể trước và sau khi làm thí nghiệm

Lượng lân dễ tiêu tích lũy trong giá thể sau thí nghiệm ở các nghiệm thức bón

70kg NPK, 90kg NPK, 110kg NPK không nhiều khỏang 5,8 – 6,0 mg/kg , chỉ có

nghiệm thức bón 130kg NPK và 150kg NPK là có hàm lượng lân tích trữ nhiều trong

giá thể hơn khỏang 6,73 – 6,82 mg/kg.

Kết quả ở hình 3.9 cho thấy kali dễ tiêu trong giá thể giảm so với trước khi thí

nghiệm mặc dù phân bón được cung cấp cho dưa leo trong khi thí nghiệm có hàm

lượng kali cao hơn hẳn các nguyên tố dinh dưỡng khác.Vì dưa leo là cây rau ăn quả

0

100

200

300

400

500

600

70 kg NPK 90 kg NPK 110 kg NPK 130 kg NPK 150 kg NPK

Hàm

lượn

g (m

g/kg

)

Trước TN Sau TN

050

100150200250300350400

70 kg NPK 90 kg NPK 110 kg NPK 130 kg NPK 150 kg NPK

Hàm

lượn

g (m

g/kg

)

Trước TN Sau TN

Page 73: anh hương gia the len ca chua

57

nên nhu cầu về kali cao hơn các loại rau khác để nâng cao năng suất và phẩm chất

quả và dưa leo lại là một cây đặc biệt hấp thụ kali mạnh nhất.

0

150

300

450

600

750

70 kg NPK 90 kg NPK 110 kg NPK 130 kg NPK 150 kg NPK

Hàm

lượn

g (m

g/kg

)

Trước TN Sau TN

Hình 3.9: Ảnh hưởng của liều lượng phân NPK đến hàm lượng kali dễ tiêu

trong giá thể trước và sau khi làm thí nghiệm

Nhìn chung các liều lượng phân bón đã sử dụng trong thí nghiệm hầu hết đều

được cây sử dụng và không còn tồn dư trong giá thể vì vậy hiệu quả của phân bón sẽ

đạt cao nhất. Vào các ngày thứ 3 và thứ 4 sau bón phân hàm lượng nitrate trong quả

dưa có chiều hướng tăng dần lên. Ở ngày thứ 3 sau ngày bón phân hàm lượng nitrate

dao động từ 45 - 55 mg/kg và không khác nhau nhiều giữa các nghiệm thức. Và ở

ngày thứ 4 sau khi bón phân hàm lượng nitrate trong quả giữa các nghiệm thức dao

động từ 80 – 110 mg/kg. Hai nghiệm thức bón 110kg NPK và 130kg NPK có hàm

lượng nitrate cao hơn các nghiệm thức bón phân khác. Như vậy, sau khi bón phân 3,

4 ngày các chất dinh dưỡng đặc biệt là đạm đã được sử dụng và được đưa về quả nên

hàm lượng nitrate bắt đầu tăng lên. Và đến ngày thứ 5 sau bón, hàm lượng nitrate

trong quả dưa leo tăng vọt lên 110 – 145 mg/kg và cao hơn hẳn so với các ngày còn

lại. Ở ngày thứ 5 sau khi bón phân các chất dinh dưỡng được hút lên tối đa và vận

chuyển đến các bộ phận của cây nhiều nhất vì vậy hàm lượng nitrate trong quả đạt

cao nhất.

Kết quả tính hiệu quả kinh tế ở bảng 3.19 cho thấy tất cả các nghiệm thức thí

nghiệm đều cho lãi dòng cao, từ 60,17 đến 198,47 triệu đồng/ha/vụ. Nghiệm thức bón

110kg NPK có chi phí ở mức trung bình nhưng cho năng suất cao nhất nên lãi dòng

cao nhất. Nghiệm thức bón 70kg NPK có chi phí thấp nhưng năng suất thấp vì vậy

Page 74: anh hương gia the len ca chua

58

lãi dòng thấp nhất, nghiệm thức bón 150kg NPK có chi phí cao, năng suất thấp vì vậy

cũng cho lại dòng thấp.

Bảng 3.19: Hiệu quả kinh tế của sản xuất dưa leo trên giá thể, trong điều

kiện nhà che phủ và ở các liều lượng phân NPK khác nhau (tính cho 1ha/vụ)

Nghiệm thức Chi phí (tr. đồng) Năng suất

(tấn/ha)

Tổng thu

(tr. đồng)

Lãi dòng

(tr. đồng) Phân bón Tổng chi phí

70kg NPK 14,00 348,63 58,4 408,8 60,17

90kg NPK 18,00 352,63 63,0 441,0 88,37

110kg NPK 22,00 356,63 79,3 555,1 198,47

130kg NPK 26,00 360,63 64,9 454,3 93,67

150kg NPK 30,00 364,63 62,7 438,9 74,27

Ghi chú: Giá thành để tính chi phí như sau: Chi phí chung: 334,63tr. đồng/ha

Giá phân NPK: 20.000đ/kg Giá dưa leo: 7.000đ/kg

Tóm lại:

- Lượng phân bón thích hợp nhất trong sản xuất dưa leo trên giá thể là 110kg

NPK (12 – 11 - 18)/1.000 m2.

- Để giảm hàm lượng nitrate trong quả thì không nên thu họach quả vào ngày

thứ 5 sau bón phân (chu kỳ bón phân 8 ngày/lần)

Page 75: anh hương gia the len ca chua

59

3.2.3 Thí nghiệm trên cây cà chua cherry

Kết quả ở bảng 3.20 cho thấy bón phân ở các liều lượng khác nhau không ảnh

hưởng nhiều đến sự sinh trưởng thân lá của cây cà chua. Chiều cao cây cà chua ở

các nghiệm thức không có sự khác nhau ở cả giai đoạn 20 và 30 ngày sau trồng. Tuy

nhiên nghiệm thức bón 200 kg/ha có xu hướng cho cây sinh trưởng thân lá tốt hơn

cả. Khi tăng lương phân lên thì cây có xu hướng sinh trưởng thân lá giảm dần.

Bảng 3.20: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón NPK đến chiều cao cây cà

chua Cherry ở giai đoạn 20, 30 ngày sau trồng

Nghiệm thức Chiều cao cây (cm)

20 ngày sau trồng 30 ngày sau trồng

175kg NPK 22,3 51,4

200kg NPK 22,6 53,8

225kg NPK 21,1 49,5

250kg NPK 21,8 50,9

275kg NPK 20,5 49,3

CV(%) 5,12 5,07

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái khác biệt

không có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p = 0,95.

Kết quả ở bảng 3.21 cho thấy, khi bón 200kg NPK thì cho số chùm quả/cây

cao nhất nhưng không khác biệt so với bón 175kg NPK. Nghiệm thức bón 250kg

NPK cho số chùm quả thấp nhất chỉ đạt 10,4 chùm.

Nghiệm thức bón 250kg NPK có số chùm quả/cây thấp nhất nhưng số

quả/chùm lại cao nhất (12,9 quả) nhưng không khác biệt so với nghiệm thức bón

225kg NPK (12,2 quả). Nghiệm thức bón 175kg NPK cho số chùm quả cao nhưng

số quả/chùm lại thấp nhất.

Khối lượng trung bình quả phụ thuộc nhiều vào số quả/chùm và tình trạng

sinh trưởng của cây. Thông thường số quả/chùm ít thì khối lượng trung bình quả

cao và ngược lại nếu số quả/chùm nhiều thì khối lượng trung bình quả thấp. Nghiệm

thức bón 200kg NPK có số chùm quả/cây nhiều nhất, khối lượng quả cao nhất vì vậy

năng suất quả/cây cao nhất, đạt 1.126g. Nghiệm thức bón 175kg NPK cho số chùm

quả/cây nhiều, trong lượng trung bình quả cao nhất nhưng do số quả/chùm thấp nhất

Page 76: anh hương gia the len ca chua

60

vì vậy năng suất/cây chỉ đứng thứ 2 và không khác biệt so so với nghiệm thức bón

225kg NPK. Hai nghiệm thức bón và 250kg NPK và 275kg NPK cho năng suất

quả/cây thấp nhất và tương đương nhau.

Bảng 3.21: Ảnh hưởng của liều lượng phân NPK đến các yếu tố cấu thành

năng suất cà chua Cherry

Nghiệm thức Số chùm

quả/cây

Số quả/

chùm

P quả

(g)

P quả/cây

(g)

175kg NPK 12,1 ab 10,3 c 7,8 a 972 b

200kg NPK 12,5 a 11,9 b 7,5 a 1.116 a

225kg NPK 11,1 c 12,2 ab 7,1 ab 961 b

250kg NPK 10,4 d 12,9 a 6,6 b 885 c

275kg NPK 11,8 b 11,7 b 6,4 b 883 c

CV(%) 2,32 2,25 5,57 4,08

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái khác biệt

không có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p = 0,95.

Qua hình 3.10 cho thấy khi bón tăng 15kg NPK, từ 175kg NPK lên 200kg

NPK, thì năng suất tăng 10,23 tấn/ha (từ 69,26 lên 79,49 tấn/ha). Nhưng nếu tăng

mức bón lên 225kg NPK thì năng suất giảm xuống chỉ còn 68,50 tấn/ha (giảm 10,99

tấn/ha). Nếu tiếp tục tăng mức bón lên 250kg NPK thì năng suất giảm xuống còn

63,09 tấn/ha. Như vậy trong sản xuất cà chua cherry, muốn có năng suất cao thì cần

sử dụng phân NPK (12 – 11- 20) với lượng là 200kg/1.000 m2.

Kết quả ở hình 3.11 cho thấy sau khi bón phân hàm lượng nitrate trong quả cà

chua tăng nhanh và đạt cực đại vào ngày thứ 3 sau bón phân. Sau đó hàm lượng

nitrate giảm dần và và đạt cực tiểu vào ngày thứ 5 hoặc ngày thứ 6 sau bón phân.

Điều đó chứng tỏ sau khi bón phân 2-3 ngày cây hút đạm rất mạnh và tích lũy ở dạng

nitrate trong cây và trong quả. Sau đó lượng nitrate dự trữ này sẽ được phân giải từ từ

để phục vụ cho quá trình sinh trưởng của cây, và sau khi bón phân 5 - 6 ngày hầu như

lượng phân bón đã được cây tiêu thụ hết. Đây cũng là điểm cần lưu ý trong kỹ thuật

trồng cà chua, cần xác định lượng phân bón và chu kỳ bón cho thích hợp để rễ cây

không bị tổn thương do bón phân quá nhiều và cũng không trong tình trạng thiếu dinh

dưỡng khi chu kỳ bón phân quá dài.

Page 77: anh hương gia the len ca chua

61

Hình 3.10: Ảnh hưởng của liều lượng phân NPK đến năng suất cà chua

cherry trồng trên giá thể

Trong thí nghiệm nghiệm thức sử dụng liều lượng phân cao nhất (275kg NPK)

cho hàm lượng nitrate trong quả cao nhất và tăng rất nhanh vào ngày thứ 3 sau khi

bón phân. Ở nghiệm thức bón 250kg NPK, hàm lượng nitrate đạt mức gần tương

đương với nghiệm thức bón 275kg NPK, nó cũng tăng rõ rệt ở ngày thứ 3 sau khi bón

phân và giảm xuống ở các ngày sau. Còn ở nghiệm thức 200kg NPK thì hàm lượng

nitrate tồn lại trong quả cà chua là thấp nhất, nó có xu hướng giảm xuống kể từ ngày

thứ tư sau bón phân.

Hình 3.11: Ảnh hưởng của liều lượng phân NPK và ngày sau bón phân đến

hàm lượng Nitrate trong quả cà chua Cherry

- ,10 ,20 ,30 ,40 ,50 ,60 ,70 ,80

175 kgNPK

200 kgNPK

225 kgNPK

250 kgNPK

275 kgNPK

,69.26 ,79.49

,68.50 ,63.09 ,62.95

Năng suất (tấn/ha)

0

50

100

150

200

250

2 3 4 5 6

lượn

g ni

trate

(mg/

kg)

Ngày sau bón phân

175 kg NPK 200 kg NPK 225 kg NPK 250 kg NPK 275 kgNPK

Page 78: anh hương gia the len ca chua

62

Qua kết quả phân tích giá thể sau khi tiến hành thí nghiệm được thể hiện ở

hình 3.12 cho thấy, nghiệm thức bón 175kg NPK có hàm lượng dinh dưỡng trong

giá thể sau khi tiến hành thí nghiệm thấp hơn so với trước khi tiến hành thí nghiệm.

Điều này chứng tỏ lượng phân trên còn thiếu, không đủ cung cấp cho cây vì vậy cây

phải tận dụng lượng dinh dưỡng có sẵn trong giá thể.

Hình 3.12: Ảnh hưởng của liều lượng phân NPK đến hàm lượng chất dinh

dưỡng trong giá thể trước và sau khi trồng cà chua Cherry

Nghiệm thức bón 200kg NPK và nghiệm thức bón 225kg NPK có hàm lượng

dinh dưỡng trong giá thể trước và sau thí nghiệm tương đương nhau. Điều này cho

thấy bón phân ở mức 200kg NPK và mức 225kg NPK là phù hợp. Khi tăng lượng

phân lên mức 250 và 275kg NPK thì hàm lượng dinh dưỡng trong giá thể cao hơn

nhiều so với hàm lượng dinh dưỡng trong giá thể trước khi tiến hành thí nghiệm.

Chính lượng phân tồn đọng lại trong giá thể này có thể ảnh hưởng tới khả năng hút

chất dinh dưỡng của cây và đã ảnh hưởng đến năng suất quả.

Kết quả ở bảng 3.22 cho thấy sử dụng các mức phân bón khác nhau trong sản

xuất cà chua cherry cho lãi dòng từ 105,55 đến 368,65 triệu đồng/ha/vụ. Nghiệm

thức bón 275kg NPK có chi phí cao nhất nhưng năng suất thấp nhất vì vậy lãi dòng

thấp nhất. Nghiệm thức bón 200kg NPK có chi phí thấp nhưng năng suất cao nhất vì

vậy lãi dòng cao nhất.

0

150

300

450

600

750

900

N P2O5 K2O

Hàm

lượn

g (m

g/kg

)

TTN 175 kg NPK 200 kg NPK

225 kg NPK 250 kg NPK 275 kg NPK

Page 79: anh hương gia the len ca chua

63

Bảng 3.22: Hiệu quả kinh tế của sản xuất cà chua cherry trên giá thể,

trong điều kiện nhà che phủ và ở các liều lượng phân NPK khác nhau (tính cho

1ha/vụ)

Nghiệm thức Chi phí (tr. đồng) Năng suất Tổng thu

(tr. đồng)

Lãi dòng

(tr. đồng) Phân bón Tổng chi phí

175kg NPK 35,0 818,70 69,26 1.038,90 220,20

200kg NPK 40,0 823,70 79,49 1.192,35 368,65

225kg NPK 45,0 828,70 68,50 1.027,50 198,80

250kg NPK 50,0 833,70 63,09 946,35 112,65

275kg NPK 55,0 838,70 62,95 944,25 105,55

Ghi chú: Giá thành để tính chi phí như sau:

- Chi phí chung: 732,3tr. đồng/ha - Giá phân NPK: 20.000 đ/kg

- Giá cà chua: 15.000đ/kg

Tóm lại:

- Trong sản xuất cà chua cherry trên giá thể, bón phân NPK (12 – 10 – 20) với

lượng phân 200kg NPK thì cho năng suất, chất lượng quả cao nhất và không làm ảnh

hưởng đến chất lượng giá thể.

- Với chu kỳ bón phân 8 ngày/lần, không nên thu họach quả cà chua vào ngày

thứ 3 sau khi bón phân vì khi đó dư lượng nitrate trong quả là cao nhất.

3.3 Ảnh hưởng của chủng lọai phân đến sinh trưởng và năng suất của xà

lách, dưa leo và cà chua cherry

3.3.1 Thí nghiệm trên cây rau xà lách

Page 80: anh hương gia the len ca chua

64

Kết quả ở bảng 3.23 cho thấy,tại thời điểm 10 ngày sau trồng sự sinh trưởng của

cây xà lách giữa các nghiệm thức không khác nhau về mặt thống kê học. Tuy nhiên

nghiệm thức bón phân NPK Realstrong có xu hướng cho chiều cao cây cao nhất. Sau

trồng 3 ngày cây mới bén rễ và mất khỏang 2 ngày tiếp theo cây mới phục hồi vì vậy

trong khỏang thời gian quá ngắn (khỏang 5 ngày) hiệu lực của các lọai phân chưa ảnh

hưởng nhiều đến sinh trưởng của cây.

Giai đoạn từ 10 đến 20 ngày sau trồng, cây đã ra rễ rất nhiều nên có thể hút được

nhiều nước và chất dinh dưỡng vì vậy cây sinh trưởng khá mạnh. Chiều cao và số

lá/cây tăng nhanh. Sự sinh trưởng về chiều cao cây trên các lọai phân khác nhau có sự

khác biệt lớn. Hai nghiệm thức bón phân khóang cho chiều cao cây cao hơn hẳn hai

nghiệm thức bón phân hữn cơ. Tuy nhiên số lá/cây không có sự khác biệt rõ rệt.

Bảng 3.23: Ảnh hưởng của các loại phân bón đến chiều cao, số lá của cây xà

lách trồng trên giá thể

Nghiệm thức 10 ngày sau trồng 20 ngày sau trồng 30 ngày sau trồng

CC(cm) Số lá CC (cm) Số lá CC (cm) Số lá

NPK khoáng 5,6 6,7 16,93 a 11,4 22,60 a 16,3

Phân đơn 5,2 6,7 17,00 a 11,4 19,77 b 16,2

NPK Realstrong 5,9 6,6 15,43 b 11,9 22,53 a 16,2

NPK Mekong 5,3 6,6 15,97 b 11,0 20,83 b 16,0

CV (%) 1,31 2,90 2,53 3,16 3,91 1,30

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái khác biệt

không có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p = 0,95. CC: Chiều cao cây

Ở giai đọan từ 20 – 30 ngày sau trồng, việc bón phân đã được kết thúc từ giai

đọan trước, vì vậy sự phân giải dinh dưỡng nhanh hay chậm của các chủng lọai phân

có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sự sinh trưởng của cây. Ở giai đoạn này

nghiệm thức bón NPK Realstrong và NPK khóang cho chiều cao cây cao hơn so với

hai nghiệm thức còn lại nhưng giữa hai nghiệm thức này không có sự khác biệt. Cũng

tương tự như hai giai đọan trước, số lá/cây giữa các nghiệm thức không có sự khác

biệt.

Kết quả ở bảng 3.24 cho thấy bón phân hữu cơ cho năng suất thấp hơn so với

bón phân hóa học. Nghiệm thức bón phân NPK khóang cho năng suất (21,60 tấn/ha)

Page 81: anh hương gia the len ca chua

65

cao hơn hẳn nghiệm thức bón phân NPK Mekong (20,60 tấn/ha) nhưng không khác

biệt so với hai nghiệm thức còn lại.

Bảng 3.24: Ảnh hưởng của chủng lọai phân đến năng suất và hàm lượng

nitrate trong rau xà lách trồng trên giá thể

Nghiệm thức Khối lượng cây

(g)

NSLT

(tấn/ha)

Hàm lượng NO3-

(mg/kg)

NPK khoáng 108 a 21,60 a 637

Phân đơn 106 ab 21,20 ab 675

NPK Realstrong 105 ab 21,00 ab 554

NPK Mekong 103 b 20,60 b 565

CV (%) 2,43 2,42

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái khác biệt

không có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p = 0,95. NSLT: Năng suất lý thuyết

Chủng lọai phân ngòai ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và năng suất còn

ảnh hưởng đến hàm lượng nitrate trong rau. Kết quả ở bảng 3.24 cho thấy tất cả các

nghiệm thức đều cho hàm lượng nitrate trong rau xà lách đều thấp hơn rất nhiều so

với ngưỡng cho phép (1.500 mg/kg). Hai nghiệm thức bón phân hóa học cho hàm

lượng nirate trong rau cao hơn so với hai nghiệm thức bón phân hữu cơ. Kết quả này

cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Premuzic (1991) là bón phân hóa học cho

hàm lượng nitrate trong lá xà lách cao hơn 40 – 50 % so với bón phân hữu cơ sinh

học. Kết quả nghiên cứu của Reinik (1991) cũng cho thấy, việc cung cấp đạm dưới

dạng hữu cơ sẽ làm giảm lượng đạm NO3- trong đất và giảm sự tích lũy NO3- trong lá

(được trích dẫn bởi Bùi Cách Tuyến, 1997). Nghiên cứu của Tuyến và cộng sự

(1997)về ảnh hưởng của phân vô cơ và hữu cơ đến sinh trưởng và hàm lượng nitrate

trong rau xà lách cũng kết luận: nghiệm thức bón phân vô cơ cho hàm lượng nitrate

cao nhất (572-664 mg/kg) trong tất cả các mùa vụ và cao hơn hẳn so với nghiệm thức

bón phân hữu cơ (253-435 mg/kg). Sự tích lũy nitrate trong rau xà lách giảm đáng kể

nếu chỉ sử dụng phân chuồng bón cho cây (Gianquinto et al., 1992; Stopes et al,

1989.)

Lãi dòng thu được từ nghiệm thức bón NPK khoáng là cao nhất (36,0triệu

đồng/ha/vụ) và thấp nhất là nghiệm thứ bón NPK Mekong (27,5triệu đồng/ha/vụ)

Page 82: anh hương gia the len ca chua

66

(Bảng 3.25). Tuy nghiệm thức bón NPK Realstrong chỉ có lãi dòng là 31,5triệu

đồng/ha/vụ nhưng năng suất không thua kém nghiệm thức bón phân NPK khoáng và

hàm lượng nitrate trong rau thấp nhất vì vậy đây là lọai phân được khuyến cáo sử

dụng trong sản xuất rau xà lách.

Bảng 3.25: Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng các chủng lọai phân bón sản

xuất rau xà lách trên giá thể, trong điều kiện nhà che phủ và bón các chủng lọai

phân khác nhau (tính cho 1ha/vụ)

Nghiệm thức Chi phí (tr. đồng) Năng suất Tổng thu

(tr. đồng)

Lãi dòng

(tr. đồng) Phân bón Tổng chi phí

NPK khoáng 9,00 180,0 21,6 216,0 36,0

Phân đơn 7,50 178,5 21,2 212,0 33,5

NPK Realstrong 7,50 178,5 21,0 210,0 31,5

NPK Mekong 7,50 178,5 20,6 206,0 27,5

Ghi chú: Giá thành để tính chi phí như sau: - Chi phí chung: 171tr. đồng/ha Phân NPK : 18.000 đ/m3

- NPK Realstrong: 15.000 đ/kg Phân NPK Mekong: 15.000 đ/kg

- Giá rau xà lách: 9.000đ/kg

Tóm lại:

- Bón phân hữu cơ có xu hướng cho năng suất và hàm lượng nitrate trong rau xà

lách thấp hơn so với bón phân vô cơ.

- Trong bốn lọai phân thí nghiệm, phân NPK Realstrong cho năng suất và chất

lượng rau xà lách cao nhất.

Page 83: anh hương gia the len ca chua

67

3.3.2 Thí nghiệm trên cây dưa leo

Qua bảng số liệu 3.26 về chiều cao ta thấy tại thời điểm 10 ngày sau trồng cây

dưa leo ở nghiệm thức NPK Realstrong đạt chiều cao cao nhất là 38,0cm so với cây

dưa ở các nghiệm thức còn lại và có sự khác biệt rõ ràng so với nghiệm thức phân

đơn. Ở nghiệm thức phân đơn cây dưa leo chỉ đạt chiều cao là 33,3cm, thấp hơn gần

5cm so với cây dưa leo ở nghiệm thức NPK Realstrong. Hai nghiệm thức còn lại là

NPK khoáng và NPK Mekong cùng có chiều cao như nhau là 34,7 cm.

Bảng 3.26: Ảnh hưởng của chủng loại phân đến chiều cao của cây dưa leo

(cm) tại các thời điểm 10, 20, 30 và 70 ngày sau trồng

Nghiệm thức Ngày sau trồng

10 20 30 70

NPK khoáng 34,1ab 100,3 a 148,7 a 191,3bc

Phân đơn 33,3b 98,7 ab 144,0 ab 188,3 c

NPK Realstrong 38,0a 100,5 a 147,4 a 211,5 a

NPK Mekong 34,7ab 94,07 b 136,9 b 198,6 b

CV (%) 5,51 2,92 2,48 0,89

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái khác biệt

không có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p = 0,95.

Tại thời điểm 20 ngày sau khi trồng thì không có sự khác nhau về chiều cao giữa

các nghiệm thức NPK khoáng, nghiệm thức phân đơn và nghiệm thức NPK

Realstrong, chiều cao của cây dưa leo ở 3 nghiệm thức này chênh lệch nhau không

quá 2cm và đạt khoảng 100cm, trong đó nghiệm thức NPK Realstrong vẫn cho chiều

cao lớn nhất. Trong khi đó, nghiệm thức NPK Mekongchỉ cho chiều cao đạt 94,07cm

và có sự sai khác về mặt thống kê so với hai nghiệm thức NPK Realstrong và NPK

khoáng .

Tại thời điểm 30 ngày sau trồng, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của 3 nghiệm

thức phân NPK khoáng, nghiệm thức phân đơn và nghiệm thức NPK Realstrong

tương đối đều nhau, so với sau khi trồng 20 ngày thì chiều cao cây tăng thêm khoảng

46 - 48cm. Còn ở nghiệm thức NPK Mekong thì trung bình chiều cao cây tăng thêm

42cm. Do Đó tại thời điểm này, chiều cao cây của nghiệm thức NPK Mekong là thấp

nhất và có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với 3 nghiệm thức còn lại.

Page 84: anh hương gia the len ca chua

68

Dưa leo đạt chiều cao tối đa khoảng sau trồng khoảng 70 ngày. Nghiệm thức

NPK hữu cơ Realstrong cho chiều cao cây cao nhất, chiều cao cây ở nghiệm thức

NPK Mekong cao thứ hai. Phân NPK khoáng cho chiều cao cây tối đa đứng thứ 3 và

nghiệm thức nghiệm thức phân đơn cho chiều cao thấp nhất. Số liệu cụ thể cho kết

quả như trên nhưng xét về mặt thống kê thì phân NPK hữu cơ Realstrong cho kết quả

khác biệt có ý nghĩa với cả 3 nghiệm thức còn lại; Phân NPK Mekong, phân NPK

khoáng cho kết quả khác biệt không có ý nghĩa; trong khi đó phân NPK khoáng và

phân đơn cho kết quả sai khác không có ý nghĩa nhưng sự sai khác giữa phân NPK

Mekong và phân đơn là có ý nghĩa.

Để hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của các loại phân bón khác nhau đến sự tăng

trưởng chiều cao cây dưa leo, ta xét đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây. Theo kết

quả ở bảng 3.27 cho thấy ở mỗi giai đoạn sinh trưởng khác nhau thì tốc độ tăng

trưởng chiều cao cũng khác nhau.

Ở giai đoạn mới được trồng vào máng trồng đến 10 ngày sau đó, cây dưa leo cần

khoảng 2 – 3 ngày để bén rễ trên môi trường mới, phục hồi sức sống ổn định nên tộc

độ tăng trưởng chiều cao còn thấp. Trung bình mức tăng trưởng ở các nghiệm thức từ

1,8 đến 2,3cm/ngày, tiếp theo là nghiệm thức phân NPK Mekong, sau đó đến nghiệm

thức NPK khoáng và nghiệm thức có tốc độ tăng trưởng thấp nhất là nghiệm thức

phân đơn. Giai đoạn này chưa thể hiện rõ ảnh hưởng của các loại phân bón đối với

tốc độ tăng trưởng chiều cao cây nhiều do sự sai khác giữa các nghiệm thức chỉ vài

mm. Tuy vậy, nghiệm thức phân NPK Reastrong tạo khoảng cách rộng nhất so với

các nghiệm thức còn lại.

Tốc độ tăng trưởng chiều cao đạt cao nhất vào giai đoạn 10 – 20 ngày sau trồng.

Lúc này cây dưa tập trung hầu như dinh dưỡng cho hình thành bộ rễ và kéo dài lóng

thân vì cây vẫn chưa đến giai đoạn sinh trưởng sinh thực cho nên đây là giai đoạn

quan trọng để xây dựng bộ khung cây khỏe mạnh. Tốc độ tăng trưởng chiều cao ở

giai đoạn này dao động từ 5,9 đến 6,5cm/ngày. Tốc độ tăng trưởng giữa các nghiệm

thức phân đã có sự khác nhau vời khoảng cách rộng hơn. Trong đó, tốc độ tăng

trưởng chiều cao ở nghiệm thức NPK khoáng và phân đơn gần như bằng nhau ở mức

6,6 và 6,5cm/ngày và cao hơn so với tốc độ tăng trưởng ở nghiệm thức NPK

Realstrong và NPK Mekong. Nghiệm thức NPK Mekong cho tốc độ tăng trưởng thấp

Page 85: anh hương gia the len ca chua

69

nhất, thấp hơn xấp xĩ 7mm/ngày so với 2 nghiệm thức NPK khoáng và phân đơn. Ở

giai đoạn này, ảnh hưởng của loại phân bón đến tăng trưởng chiều cao cây rõ hơn

nhiều. Phân vô cơ có xu hướng phát huy tác dụng mạnh hơn phân hữu cơ. Ở giai

đoạn này, do tốc độ tăng trưởng chiều cao cao hơn nên nếu tại thời điểm 10 ngày sau

trồng, chiều cao cây ở nghiệm thức NPK khoáng và phân đơn thấp hơn chiều cao cây

ở nghiệm thức NPK Realstrong 3 – 4cm thì tại thời điểm nay chiều cao cây ở 3

nghiệm thức này là tương đương nhau.

Bảng 3.27: Ảnh hưởng của chủng loại phân đến tốc độ tăng trưởng chiều

cao của cây dưa leo

Nghiệm thức Tốc độ tăng trưởng chiều cao (cm/ngày) ở các giai đoạn

0 – 10 NST 10 – 20 NST 20 – 30 NST 30 – 70 NST

NPK khoáng 1,9 6,6 4,8 1,1

Phân đơn 1,8 6,5 4,5 1,1

NPK Realstrong 2,3 6,3 4,7 1,6

NPK Mekong 2,0 5,9 4,3 1,5

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái khác biệt

không có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p = 0,95.

Ở giai đoạn 20 – 30 ngày sau trồng, tốc độ tăng trưởng chiều cao có phần giảm

hơn so với giai đoạn trước nhưng vẫn ở mức cao (khoảng 4 – 5cm/ngày). Ở giai đoạn

này tốc độ tăng trưởng chiều cao giảm đi là do cây bắt đầu giảm tăng trưởng chiều

cao để tích lỹ dinh dưỡng cho sự ra hoa, tạo thành và nuôi dưỡng quả (khoảng 35

ngày sau trồng, dưa leo bắt đầu cho thu hoạch quả). Tốc độ tăng trưởng chiều cao

giữa các nghiệm thức giảm dần theo thứ tự ở các nghiệm thức NPK khoáng, NPK

Reastrong, phân đơn, NPK Mekong và giảm theo hệ số khoảng 2mm.

Từ sau trồng 30 ngày đến khi cây dưa leo đạt chiều cao tối đa (khoảng 70 ngày

sau trồng), tốc độ tăng trưởng chiều cao giảm rõ, dinh dưỡng tập trung tạo và nuôi

quả là chủ yếu, càng về sau thì cây càng tăng trưởng chiều cao ít lại. Tốc độ tăng

trưởng trung bình chỉ khoảng 1,0 – 1,6cm/ngày. Giai đoạn này phân vô cơ cho tốc độ

tăng trưởng giảm xuống thấp hơn 2 nghiệm thức phân hữu cơ. Điều này đã dẫn đến

kết quả nghiệm thức NPK Reastrong và NPK Mekong cho chiều cao tối đa cao hơn

nghiệm thức NPK khoáng và phân đơn.

Page 86: anh hương gia the len ca chua

70

Theo sự phân tích trên cho thấy phân NPK khoáng và phân đơn cho kết quả

tương đương nhau cả về chỉ số và tốc độ tăng trưởng của chiều cao cây dưa leo. 2 loại

phân này đều cho kết quả cây dưa leo tăng trưởng chiều cao chậm tính đến thời điểm

sau 10 ngày trồng nhưng đến giai đoạn sau 20 ngày trồng trở đi thì tốc độ tăng trưởng

chiều cao tăng lên. Tuy vậy, 2 nghiệm thức này cho chiều cao tối đa của cây dưa leo

thấp hơn chiều cao tối đa mà phân NPK Realstrong mang lại. Nhìn chung, phân NPK

Mekong cho chiều cao cây thấp.

Với cùng một giống dưa leo thì phân hữu cơ sinh học có xu hướng cho tốc độ

tăng trưởng chiều cao ổn định và kéo dài chiều cao cây hơn phân khoáng. Trong khi

phân khoáng cho hiệu quả tác dụng mạnh vào giai đoạn sau trồng khoảng 15 ngày

hơn giai đoạn cây con và cho chỉ số chiều cao tối đa thấp. Phân NPK khoáng và phân

đơn cho kết quả sai khác không có ý nghĩa. Điều này chứng tỏ yếu tố dinh dưỡng

khoáng ở dạng đơn hay phức đều không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng về chiều cao

của cây dưa leo. Đều là phân hữu cơ sinh học nhưng phân NPK hữu cơ Realstrong

cho hiệu quả tăng trưởng chiều cao tốt hơn phân NPK Mekong. Điều này chứng tỏ

nguồn nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ và các thành phần bổ sung trong phân góp

phần tạo nên sự tác động khác nhau trên sự tăng trưởng chiều cao cây dưa leo. Theo

kết quả nghiên cứu của Hiển và cộng sự (2009) cho thấy tưới axit Humic có ảnh

hưởng rõ rệt tới khả năng sinh trưởng và năng suất dưa chuột, nồng độ càng cao,

chiều cao cây và năng suất quả càng tăng. Năng suất quả dưa chuột đạt cao nhất 26,0

tấn/ha ở nồng độ 0,6%. Ngoài ra axit humic không ảnh hưởng đến thành phần các

chất dinh dưỡng của dưa leo.

Trong thời gian làm thí nghiệm ẩm độ không khí cao nên dưa bị nhiễm bệnh

phấn trắng là giảm ra hoa và ảnh hưởng khả năng đậu quả của dưa leo. Kết quả ở

bảng 3.28 cho thấy phân NPK Realstrong có số quả/cây cao nhất và khác biệt với 3

nghiệm thức còn lại. Nghiệm thức bón phân đơn và NPK Mekong cho số lượng quả

thấp nhất. Các chủng lọai phân khác nhau ảnh hưởng đến số quả/cây nhưng ảnh

hưởng không nhiều đến khối lượng quả, chỉ biến động trong phạm vi từ 248 –

252g/quả.

Page 87: anh hương gia the len ca chua

71

Bảng 3.28: Ảnh hưởng của chủng loại phân đến các yếu tố cấu thành năng

suất và năng suất quả củadưa leo

Nghiệm thức Số quả/cây P quả (g) P quả/cây (kg) Năng suất(tấn/ha)

NPK khoáng 3,8 b 250 0,95 b 67,69 b

Phân đơn 3,5 c 252 0,88 c 62,84 c

NPK Realstrong 4,0 a 248 0,99 a 70,68 a

NPK Mekong 3,5 c 250 0,88 c 62,34 c

CV (%) 1,28 1,36 4,10 4,12

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái khác biệt

không có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p = 0,95.

Năng suất quả là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng phân bón và là kết

quả của quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Nghiệm thức bón phân NPK Realstrong cho năng suất quả cao nhất khác biệt

với các nghiệm thức còn lại. Nghiệm thức bón phân đơn và NPK Mekong cho năng

suất thấp nhất, chỉ đạt 62,84 và 62,34 tấn/ha. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn

dinh dưỡng đến việc sản xuất dưa leo trên các giá thể khác nhau Ayşe Gül và cộng sự

(2010) kết luận, bón phân hữu cơ làm giảm 22,4% năng suất so với bón phân vô cơ ở

dạng dịch dinh dưỡng. Nghiệm thức bón phân hữu cơ ở dạng dinh dưỡng làm giảm

10,9% và nghiệm thức bón phân hữu cơ ở dạng rắn làm giảm 31,3% năng suất so với

bón phân vô cơ ở dạng dịch dinh dưỡng.

Hình 3.13:Ảnh hưởng của chủng loại phân đến hàm lượng nitrate trong

quả dưa leo (mg/kg)

444648505254565860

NPK khoáng Phân đơn NPKRealstrong

NPK Mekong

Page 88: anh hương gia the len ca chua

72

Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng nitrate trong quả ở tất cả các nghiệm thức

chỉ dao động trong khoảng 50 – 60 mg/kg. Kết quả này nằm trong tiêu chuẩn cho

phép của tổ chức y tế thế giới (<150mg/kg). Tuy nhiên hai nghiệm thức bón phân vô

cơ có xu hướng cho hàm lượng nitrate trong quả cao hơn so với nghiệm thức bón

phân hữu cơ. Günes et al. (1994), cũng khẳng định thay thế một phần nhỏ (20%) phân

nitrate bởi amino acid, urê và NH4Cl đã làm giảm hàm lượng nitrate trong xà lách.

Do nghiệm thức bón phân NPK Realstrong có năng suất cao nhất và chi phí thấp

vì vậy lãi dòng đạt cao nhất,122,63 triệu đồng/ha/vụ. Nghiệmvthức bón phân Mekong

cho năng suất thấp nhất vì vậy lãi dòng cũng thấp nhất chỉ đạt 63,25 triệu đồng/ha/vụ

(Bảng 3.29).

Bảng 3.29: Hiệu quả kinh tế của sản xuất dưa leo trên giá thể, trong điều

kiện nhà che phủ và bón các chủng lọai phân khác nhau (tính cho 1ha/vụ)

Nghiệm thức Chi phí (tr. đồng) Năng suất Tổng thu

(tr. đồng)

Lãi dòng

(tr. đồng) Phân bón Tổng chi phí

NPK khoáng 22,0 378,63 67,69 473,83 95,20

Phân đơn 16,5 373,13 62,84 439,88 66,75

NPK Realstrong 16,5 373,13 70,68 494,76 121,63

NPK Mekong 16,5 373,13 62,34 436,38 63,25

Ghi chú: Giá thành để tính chi phí như sau: - Chi phí chung: 356,63 tr. đồng/ha Phân NPK : 18.000 đ/m3

- NPK Realstrong: 15.000 đ/kg Phân NPK Mekong: 15.000 đ/kg

- Giá dưa leo: 7.000đ/kg

Tóm lại:

- Bón phân hữu cơ cho năng suất không thua kém so với bón phân vô cơ nhưng

lại cho hàm lượng nitrate trong quả thấp hơn.

- Phân NPK Realstrong cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao và phẩm chất tốt

nhất so với ba lọai phân còn lại.

3.3.3 Thí nghiệm trên cây cà chua cherry

Chiều cao của cây được xem là một chỉ tiêu đánh giá quan trọng cho sự sinh

trưởng và phát triển của cây trồng. Sự tăng trưởng về chiều cao cây phụ thuộc vào

nhiều yếu tố như: giống, đất đai, phân bón, kỹ thuật chăm sóc. Trong đó phân bón là

Page 89: anh hương gia the len ca chua

73

yếu tố đặc biệt tác động trực tiếp lên sự sinh trưởng để tăng sinh khối phát triển chiều

cao cây.

Qua bảng 3.30 thấy rằng ảnh hưởng của các loại phân bón đến chiều cao cây ở

10 ngày sau trồng là không khác nhau về mặt ý nghĩa. Chiều cao của cây ở 10 ngày

sau khi trồng tương đối đồng đều nhau do các loại phân bón cũng mới chỉ bắt đầu bón

cho cây, do đó các loại phân bón chưa thể hiện được đặc tính của chúng đến chiều

cao cây. Cũng trong giai đoạn này, cây con mới được đưa từ các khay xốp ra trồng

trên giá thể nên cây con cần có thời gian bén rễ hồi xanh, vì vậy chưa có sự khác

nhau về chiều cao cây trong gian đoạn này.

Bảng 3.30: Ảnh hưởng của chủng loại phân đến chiều cao cây (cm) của cà chua

Nghiệm thức 10 NST 20 NST 30 NST

NPK khoáng 30,6 73,6 a 98,8 a

Phân đơn 32,1 72,3 b 98,6 a

NPK Realstrong 31,9 71,2 bc 96,2 b

NPK Mekong 31,9 70,4 c 97,1 b

CV (%) 5,73 0,81 1,23

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái khác biệt

không có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p = 0,95.

Chiều cao cây cà chua tại thời điểm 20 ngày sau trồng đã có sự khác nhau

giữa các nghiệm thức. Nghiệm thức bón phân NPK khoáng cho chiều cao cây cao

nhất và khác biệt so với các nghiệm thức còn lại. Nghiệm thức bón phân NPK

Mekong cho chiều cao cây thấp nhất nhưng không thua kém so với nghiệm thức bón

phân NPK Realstrong. Hai nghiệm thức bón phân vô cơ cho chiều cao cây cao hơn so

với hai nghiệm thức bón phân hữu cơ. Điều này xảy ra là do các loại phân vô cơ dễ

tan hơn phân giải nhanh hơn nên cung cấp dinh dưỡng nhanh và kịp thời hơn so với

các lọai phân hữu cơ.

Đến thời điểm 30 ngày sau trồng, hai nghiệm thức bón phân vô cơ cho chiều cao

cây cao hơn hẳn hai nghiệm thức bón phân hữu cơ. Nhưng khi so sánh giữa hai

nghiệm thức bón phân vô cơ hoặc so sách giữa hai nghiệm thức bón phân hữu cơ thì

không thấy có sự khác biệt rõ rệt.

Page 90: anh hương gia the len ca chua

74

Nghiệm thức bón phân Mekong cho số chùm quả trên cây là cao nhất (12,83

chùm/cây), khác biệt so với nghiệm thức bón NPKRealstrong nhưng không khác biệt

so với hai nghiệm thức còn lại (Bảng 3.31). Giữa các nghiệm thức số quả/chùm biến

động rất ít từ 12,0 – 12,3 quả. Điều này chứng tỏ ảnh hưởng của các loại phân bón

đến số quả/chùm không nhiều.

Bảng 3.31: Ảnh hưởng của các loại phân bón đến các yếutố cấu thành năng

suất cà chua.

Nghiệm thức

Số chùm

quả/cây

Số quả/chùm Đường kính quả

(cm)

Khối lượng

quả (g)

NPK khoáng 12,37 ab 12,27 2,4 ab 7,3 ab

Phân đơn 12,50 ab 11,97 2,5 a 7,4 a

NPK Realstrong 11,53 b 12,27 2,3 b 7,1 b

NPK Mekong 12,83 a 12,00 2,4 ab 7,2 ab

CV (%) 4,1 4,6 2,95 1,43

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái khác biệt

không có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p = 0,95.

Ảnh hưởng của chủng loại phân bón đến đường kính quả cà chua là không

nhiều. Phân đơn cho đường kính quả cao nhất là 2,5 cm, tuy nhiên sự khác biệt này

không có ý nghĩa đối với nghiệm thức phân bón NPK khoáng và nghiệm thức bón

NPK Mekong. Nghiệm thức phân Realstrong cho đường kính quả thấp nhất và thể

hiện sự khác biệt hoàn toàn với nghiệm thức bón phân đơn, nhưng lại khác nhau

không có ý nghĩa với nghiệm thức phân NPK khoáng và hữu cơ Mekong.

Nghiệm thức bón phân đơn cho khối lượng quả cao nhất (7,4 g), và thể hiện sự

khác nhau rõ ràng với nghiệm thức bón phân Mekong nhưng lại không có sự khác

nhau về mặt ý nghĩa với nghiệm thức bón phân NPK khoáng và phân hữu cơ

Realstrong. Mặc dù có sự khác nhau với nghiệm thức phân đơn nhưng hữu cơ

Mekong không có sự khác nhau với hai nghiệm thức phân NPK khoáng và phân hữu

cơ Realstrong.

Kết quả ở bảng 3.32 cho thấy nghiệm thức bón phân vô cơ có xu hướng cho

khối lượng quả cao hơn so với các nghiệm thức bón phân hữu cơ. Trung tâm Nghiên

cứu và Phát triển rau Á Châu (1974) đã nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh

Page 91: anh hương gia the len ca chua

75

học đến năng suất cà chua, kết quả cho thấy năng suất cà chua đạt 73tấn/ha khi bón

30tấn phân hữu cơ/ha + 80kg N vô cơ/ha. Nhưng nếu bón đơn độc 80kg N/ha thì

năng suất chỉ đạt 59tấn/ha (Đính, 2003).

Trong 4 nghiệm thức thí nghiệm, nghiệm thức bón phân NPK Realstrong cho

năng suất thấp hơn so với 3 nghiệm thức còn lại, nhưng giữa ba nghiệm thức này

không có sự khác biệt rõ rệt (bảng 3.32).

Bảng 3.32: Ảnh hưởng của chủng loại phân đến năng suất của cà chua

cherry

Nghiệm thức Khối lượng quả/cây (kg) Năng suất (tấn/ha)

NPK khoáng 1,11 a 78,90 a

Phân đơn 1,11 a 78,89 a

Hữu cơ Realstrong 1,00 b 71,57 b

Hữu cơ Mekong 1,11 a 78,98 a

CV% 2,75 2,76

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái khác biệt

không có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p = 0,95.

Bên cạnh các chỉ tiêu cấu thành năng suất, các chỉ tiêu về chất lượng cũng là

yếu tố quan trọng. Từ bảng 3.33 cho thấy các lọai phân sử dụng trong thí nghiệm cho

hàm lượng nitrate trong quả dao động từ 80 – 100 mg/kg, thấp hơn ngưỡng cho phép

(150mg/kg). Hai nghiệm thức bón phân vô cơ cho hàm lượng nitrate trong quả cao

hơn so với hai nghiệm thức bón phân hữu cơ. Điều này có thể giải thích là do các loại

phân vô cơ dễ tan, chất dinh dưỡng phân giải nhanh, cây hút dinh dưỡng mạnh đặc

biệt là nitơ và tích lũy ở dạng nitrate trong quả.

Bảng 3.33: Ảnh hưởng của các loại phân bón đến hàm lượng nitrat và hàm

lượng đường trong quả cà chua

Nghiệm thức Hàm lượng nitrat (mg/kg) Hàm lượng chất tan (%)

Phân NPK khoáng 100 6,5

Phân đơn 100 6,5

Phân hữu cơ Realstrong 80 7,0

Phân hữu cơ Mekong 90 7,0

Page 92: anh hương gia the len ca chua

76

Hàm lượng chất tan trong quả cà chua biến động từ 6,5 – 7,0%. Hai nghiệm thức

bón phân hữu cơ cho hàm lượng chất tan cao hơn so với hai nghiệm thức bón phân vô

cơ (NPK khoáng và phân đơn).

Kết quả ở bảng 3.34 cho thấy, nghiệm thức bón phân NPK Mekong cho lãi dòng

cao nhất và thấp nhất là nghiệm thức bón phân NPK Realstrong. Kết quả này đối

ngược lại với kết quả trên cây dưa leo.

Bảng 3.34: Hiệu quả kinh tế của sản xuất dưa leo trên giá thể, trong điều

kiện nhà che phủ và bón các chủng lọai phân khác nhau (tính cho 1ha/vụ)

Nghiệm thức Chi phí (tr. đồng) Năng suất Tổng thu

(tr. đồng)

Lãi dòng

(tr. đồng) Phân bón Tổng chi phí

NPK khoáng 40,0 823,7 78,90 946,80 123,10

Phân đơn 30,0 813,7 78,89 946,68 132,98

NPK Realstrong 30,0 813,7 71,57 858,84 45,14

NPK Mekong 30,0 813,7 78,98 947,76 134,06

Ghi chú: Giá thành để tính chi phí như sau: - Chi phí chung: 783,7tr. đồng/ha Phân NPK : 18.000 đ/m3

- NPK Realstrong: 15.000 đ/kg Phân NPK Mekong: 15.000 đ/kg

- Giá dưa leo: 7.000đ/kg

Tóm lại:

- Bón phân vô cơ có xu hướng cho hàm lượng nitrate trong quả cao hơn so với

bón phân hữu cơ.

- Trong bốn lọai phân thí nghiệm, phân NPK Mekong cho năng suất, chất lượng

cà chua và lãi dòng cao nhất.

Page 93: anh hương gia the len ca chua

77

3.4 Ảnh hưởng của chu kỳ bón phân đến sinh trưởng và năng suất của xà

lách, dưa leo và cà chua cherry

3.4.1 Thí nghiệm trên cây xà lách

Tại thời điểm 10 ngày sau trồng các nghiệm thức thí nghiệm không ảnh hưởng

nhiều đến sự sinh trưởng của cây. Tuy nhiên nghiệm thức bón thúc 3 lần có xu hướng

cho chiều cao cây cao hơn (Bảng 3.35).

So với giai đọan trước 10 ngày sau trồng giai đọan từ 10 – 20 ngày sau trồng cây

sinh trưởng rất nhanh. Trong 10 ngày chiều cao cây tăng từ 10,0 –11,6 cm. Hai

nghiệm thức bón thúc 2 lần và bón thúc 3 lần cho chiều cao cây cao hơn hẳn so với

nghiệm thức ½ bón lót + ½ bón thúc, nhưng giữa hai nghiệm thức này không có sự

khác biệt. Giữa các nghiệm thức vẫn chưa có sự khác biệt rõ rệt về chỉ tiêu số lá.

Tại thời điểm thu họach (30 ngày sau trồng), chiều cao cây đã đạt 19,8 – 22,5

cm. Và kết quả cũng tương tự như ở thời điểm 20 ngày sau trồng, hai nghiệm thức

thúc 2 lần và bón thúc 3 lần cho chiều cao cây cao hơn hẳn so với nghiệm thức ½ bón

lót + ½ bón thúc. Điều này có thể giải thích là do lượng phân bón lót đã làm cho nồng

độ muối trong giá thể trước khi trồng cao. Việc này đã ảnh hưởng đến quá trình bén

rễ hồi xanh và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.

Bảng 3.35: Ảnh hưởng của phương pháp bón phân đến sinh trưởng chiều

cao và số lá của cây xà lách

Nghiệm thức 10 ngày sau trồng 20 ngày sau trồng 30 ngày sau trồng

CC (cm) Số lá CC (cm) Số lá CC (cm) Số lá

½ Bón lót +½ thúc 5,3 6,2 15,3 b 11,2 19,8 b 16,1

Bón thúc 2 lần 5,2 6,5 16,8 a 11,2 22,6 a 16,1

Bón thúc 3 lần 5,7 6,6 16,9 a 11,3 22,5 a 16,2

CV (%) 2,13 2,87 2,53 2,25 3,72 2,33

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái khác biệt

không có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p = 0,95.

Sự sinh trưởng của cây đã ảnh hưởng rất lớn đến năng suất rau xà lách. Hai

nghiệm thức bón thúc 2 lần và bón thúc 3 lần sinh thưởng thân lá mạnh nên cho năng

suất cao hơn hẳn so với nghiệm thức ½ bón lót + ½ thúc (Bảng 3.36).

Page 94: anh hương gia the len ca chua

78

Bảng 3.36: Ảnh hưởng của phương pháp bón phân đến năng suất và hàm

lượng nitrate trong rau xà lách trồng trên giá thể

Nghiệm thức Khối lượng cây

(g)

Năng suất lý

thuyết (tấn/ha)

Hàm lượng NO3-

(mg/kg)

½ bón lót +½ thúc 97 b 19,40 b 636

Bón thúc 2 lần 105a 21,00 a 643

Bón thúc 3 lần 108 a 21,40 a 654

CV (%) 2,57 2,57

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái khác biệt

không có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p = 0,95.

Trong thí nghiệm, hàm lượng nitrate trong rau biến động từ 636 đến 654 mg/kg,

thấp hơn nhiều so với ngưỡng cho phép (1.500 mg/kg). Nghiệm thức ½ bón lót + ½

thúc cho hàm lượng nitrate trong rau thấp nhất, kế đó là nghiệm thức bón thúc 2 lần

và nghiệm thức bón thúc 3 lần cho hàm lượng nitrate trong rau cao nhất.

Tóm lại: Bón phân cho cây xà lách theo phương pháp bón thúc 2 lần vào giai

đọan 5 ngày sau trồng và 12 ngày sau trồng là thích hợp nhất.

3.4.2 Thí nghiệm trên cây dưa leo

Từ số liệu ở bảng 3.37 cho thấy tại thời điểm 10 ngày sau trồng chiều cao cây

dưa leo ở cả ba nghiệm thức không khác nhau nhưng nghiệm thức bón phân theo chu

kỳ 12 ngày/lần có xu hướng cho chiều cao thấp hơn so với hai nghiệm thức còn lại.

Tại thời điểm 20, 30 và 70 ngày sau trồng, chiều cao cây ở các nghiệm thức đã

có sự khác biệt rõ rệt. Nghiệm thức bón phân theo chu kỳ 12 ngày/lần cho chiều cao

Page 95: anh hương gia the len ca chua

79

cây thấp hơn so với hai nghiệm thức còn lại nhưng giữa 2 nghiệm thức này không có

sự khác biệt. Điều này có thể giải thích là do khi bón phân với chu kỳ 4 ngày/lần hoặc

8 ngày/lần dinh dưỡng được cung cấp từ từ và kịp thời cho cây còn khi bón phân với

chu kỳ 12 ngày/lần lượng dinh dưỡng cung cấp mỗi lần quá cao có thể làm tổn

thương rễ, cản trở sự hút dinh dưỡng và ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của cây.

Bảng 3.37: Ảnh hưởng của chu kỳ bón phân đến sinh trưởng chiều cao của

cây dưa leo

Nghiệm thức Chiều cao cây (cm)

10 NST 20 NST 30 NST 70 NST

4 ngày/lần 34,0 97,1 a 147,9 a 196,9a

8 ngày/lần 33,1 96,8a 146,0a 193,7a

12 ngày/lần 32,7 92,6 b 142,0 b 186,4 b

CV (%) 3,48 2,51 3,42 2,34

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái khác biệt

không có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p = 0,95.

Nhìn chung, 2 nghiệm thức ở các giai đoạn khác nhau cho tốc độ tăng trưởng về

chiều cao cũng khác nhau. Ở giai đoạn từ 0 – 10 ngày sau trồng, do mới thay đổi môi

trường sống nên tăng trưởng chiều cao của cây thấp với tốc độ gần 2cm/ngày. Ở giai

đọan 10 – 30 ngày sau trồng cây sinh trưởng chiều cao rất mạnh. Cây kéo dài lóng

thân, vươn cao một cách mạnh mẽ để chuẩn bị cho sinh trưởng sinh thực cho nên tốc

độ tăng trưởng chiều cao lúc này rất cao (khoảng 4,9 đến 5,1cm/ngày). Nhưng đến

khi cây dưa leo cho thu họach quả thì tốc độ tăng trưởng chậm lại và đạt chiều cao tối

đa sau khi trồng 70 ngày (Bảng 3.38).

Bảng 3.38: Ảnh hưởng của chu kỳ bón phân đến tốc độ tăng trưởng chiều

cao của cây dưa leo ở các giai đọan sinh trưởng khác nhau

Nghiệm thức Tốc độ tăng trưởng chiều cao (cm/ngày)

0 – 10 ngày 10 – 20 ngày 20 – 30 ngày 30 – 70 ngày

4 ngày/lần 2,9 5,1 5,1 1,2

8 ngày/lần 2,8 4,9 4,9 1,2

12 ngày/lần 2,8 4,9 4,9 1,1

Page 96: anh hương gia the len ca chua

80

Bảng 3.39 cho thấy chu kỳ bón phân ảnh hưởng rất rõ rệt đến số quả/cây. Chu

kỳ bón phân 4 ngày/lần cho số quả/cây cao nhất và chu kỳ bón phân 12 ngày/lần cho

số quả/cây thấp nhất. Điều đó chứng tỏ bón phân với chu kỳ ngắn sẽ có xu hướng cho

số lượng quả nhiều hơn so với bón phân với chu kỳ dài. Dưa leo là cây thu họach quả

non, khi quả đạt được kích thước nhất định thì thu họach vì vậy chu kỳ bón phân sẽ ít

ảnh hưởng đến chỉ tiêu khối lượng quả. Do khối lượng quả không khác biệt vì vậy

năng suất thu được cao hay thấp phụ thuộc chủ yếu vào số quả/cây. Hai nghiệm thức

bón phân với chu kỳ 4 ngày/lần và 8 ngày/lần cho có số quả/cây cao vì vậy năng suất

cao hơn hẳn nghiệm thức bón 12 ngày/lần nhưng giữa hai nghiệm thức này không có

sự khác biệt rõ rệt.

Bảng 3.39: Ảnh hưởng của chu kỳ bón phân đến yếu tố cấu thành năng

suất và hàm lượng nitrate trong quả dưa leo

Nghiệm thức Số

quả/cây P quả (g)

P quả/cây

(g)

Năng suất

(tấn/ha)

NO3-

(mg/kg)

4 ngày/lần 3,8 a 250 951 a 67,77 a 50

8 ngày/lần 3,6 b 258 930 a 66,27 a 40

12 ngày/lần 3,1 c 261 809 b 57,64 b 50

CV (%) 3,52 4,82 5,50 5,50

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái khác biệt

không có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p = 0,95.

Kết quả ở bảng 3.39 cho thấy hàm lượng nitrat trong quả dưa leo chỉ dao động

từ 40-50mg/kg, thấp hơn nhiều so với ngưỡng cho phép (150mg/kg) và chu kỳ bón

phân khác nhau không ảnh hưởng nhiều đến hàm lượng nitrate trong quả dưa leo.

Tóm lại: Chu kỳ bón phân 8 ngày/lần là thích hợp cho cây dưa leo vì thu được

năng suất cao và giảm được công bón phân.

3.4.3 Thí nghiệm trên cây cà chua cherry

Kết quả ở bảng 3.40 cho thấy chiều cao cây ở 10 ngày sau trồng có thể hiện sự

khác nhau.Nghiệm thức bón phân 4 ngày/lần cho chiều cao cây cao nhất khác biệt so

với nghiệm thức bón phân theo chu kỳ 12 ngày/lần nhưng không khác biệt so với

nghiệm thức bón 8 ngày/lần. Điều này xảy ra là do chu kỳ bón 5 ngày/lần cung cấp

Page 97: anh hương gia the len ca chua

81

dinh dưỡng cho cây với lượng vừa phải và đề đặn vì vây cây sinh trưởng tốt. Nghiệm

thức bón phân theo chu kỳ 12 ngày/lần có lượng phân bón cho mỗi lần nhiều nhưng

không đều đặn vì vậy đã ảnh hưởng đến sự hút chất dinh dưỡng của cây.

Bảng 3.40: Ảnh hưởng của chu kỳ bón phân đến chiều cao (cm) của cây cà

chua.

Nghiệm thức

Ngày sau trồng

10 20 30

5 ngày/lần 32,0 a 67,3 98,9 a

10 ngày/lần 31,0 ab 67,0 96,7 ab

15 ngày/lần 29,9 b 67,0 94,7 b

CV% 2,03 1,28 1,37

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái khác biệt

không có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p = 0,95.

Đến thời điểm 20 ngày sau trồng, giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt

về chiều cao cây. Nhưng tại thời điểm 30 ngày sau trồng chu kỳ bón phân đã ảnh

hưởng đến chiều cao cây. Nghiệm thức bón phân với chu kỳ 5 ngày/lần cho chiều

cao cây là lớn nhất (98,87 cm), tiếp theo là nghiệm thức bón phân 10 ngày/lần (96,73

cm). Thấp nhất là nghiệm thức phân khoáng 15 ngày/lần (94,70 cm). Sở dĩ phân

khoáng 5 ngày/lần phát triển chiều cao hơn các nghiệm thức còn lại là do nghiệm

thức được bón phân liên tục với lượng vừa phải, không làm mất dinh dưỡng. Phân

khoáng 15 ngày/lần có chiều cao cây thấp nhất là do phân bón được bón không liên

tục, mỗi lần bón với số lượng nhiều mà giá thể xơ dừa là giá thể trơ nên không thể

giữ dinh dưỡng lâu để cung cấp dần cho cây được. Một nguyên nhân nữa là do sử

dụng phân bón vô cơ làm thí nghiệm, các loại phân này tan rất nhanh và dễ bị thất

thóat do bay hơi.

Các nghiệm thức khác nhau cho số chùm quả/cây khác nhau. Bón phân 5

ngày/lần và bón phân 10 ngày/lần cho số chùm quả lớn hơn nghiệm thức bón phân 15

ngày/lần, nhưng giữa chúng không có sự khác biệt. Nghiệm thức có số chùm quả/cây

thấp nhất là nghiệm thức bón phân 15 ngày/lần, nhưng không khác biệt với nghiệm

thức bón phân 10 ngày/lần.

Page 98: anh hương gia the len ca chua

82

Bảng 3.41: Ảnh hưởng của chu kỳ bón phân đến các yếu tố cấu thành năng

suất cà chua cherry

Nghiệm thức Số chùm

quả/cây

Số

quả/chùm

Đường kính

quả (cm)

P quả

(g)

P quả/cây

(kg)

5 ngày/lần 12,8 a 12,2 a 2,2 a 7,3 ab 1,13 a

10 ngày/lần 12,3 ab 12,1 a 2,3 a 7,4 a 1,11 a

15 ngày/lần 12,0 b 11,8 b 2,1 b 7,2 b 1,02 b

CV% 1,89 1,00 1,49 1,83 1,75

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái khác biệt

không có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p = 0,95.

Các nghiệm thức khác nhau có số quả/chùm khác biệt nhau. Nghiệm thức bón

phân 5 ngày/lần và nghiệm thức bón phân 10 ngày/lần cho số quả/chùm cao hơn

nghiệm thức bón phân 15 ngày/lần nhưng giữa chúng không có sự khác biệt (Bảng

3.41).

Kết quả ở bảng 3.41 cho thấy chu kỳ bón phân khác nhau có ảnh hưởng đến

đường kính của quả cà chua. Nghiệm thức bón phân 5 ngày/lần và 10 ngày/lần cho

đường kính quả cao hơn nghiệm thức bón phân 15 ngày/lần. Nghiệm thức bón phân 5

ngày/lần và nghiệm thức bón phân 10 ngày/lần không có sự khác biệt. Số chùm

quả/cây, số quả/chùm của nghiệm thức bón phân 5 ngày/lần và nghiệm thức bón phân

10 ngày/lần đều rất cao vì vậy cả hai nghiệm thức này có năng suất cao. Nghiệm thức

bón phân 5 ngày/lần đạt năng suất cao nhất (80,56 tấn/ha), tiếp theo là nghiệm thức

bón phân 10 ngày/lần (79,12 tấn/ha), nhưng giữa hai nghiệm thức này không khác

biệt nhau. Nghiệm thức bón phân 15 ngày/lần cho năng suất thấp nhất, chỉ đạt 72,27

tấn/ha (Bảng 3.42).

Năng suất cà chua ở nghiệm thức bón phân 5 ngày/lần và 10 ngày/lần cao là do

cây được bón phân liên tục, vì thế luôn có đủ dinh dưỡng để sinh trưởng, phát triển và

cho năng suất cao. Nghiệm thức bón 15 ngày/lần, cho năng suất thấp nhất do nguồn

dinh dưỡng cung cấp cho cây không đều đã ảnh hưởng đến sự hình thành chùm hoa,

chùm quả trên cây, và cũng ảnh hưởng đến năng suất cà chua. Một lý do nữa là khi

kéo dài thời gian bón phân ra thì đến lúc tưới dịch dinh dưỡng cho cây sẽ là lượng

Page 99: anh hương gia the len ca chua

83

dinh dưỡng nhiều,cây không hút hết kịp thời dẫn đến mất mát dinh dưỡng do bay

hơinên năng suất quả thấp hơn.

Bảng 3.42: Ảnh hưởng của chu kỳ bón phân đến năng suất và chất lượng

cà chua cherry.

Nghiệm thức Năng suất

(tấn/ha)

Hàm lượng

chất tan (%)

Hàm lượng

NO3- (mg/kg)

5 ngày/lần 80,56 a 7 90

10 ngày/lần 79,12 a 7 90

15 ngày/lần 72,27 b 6 100

CV% 1,76

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái khác biệt

không có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p = 0,95.

Hàm lượng nitrate trong quả của các nghiệm thức biến động 90 – 100 mg/kg.

Nghiệm thức bón phân 15 ngày/lần cho hàm lượng nitrate trong quả là 100mg/kg.

Hai nghiệm thức phân còn lại cóhàm lượng nitrate trong quả là 90mg/kg.

Hàm lượng chất tan có trong quả cà chua ở mức tương đối cao. Ở hai nghiệm

thức bón phân 5 ngày/lần và 10 ngày/lần thì có hàm lượng đường bằng nhau. Hàm

lượng đường trong nghiệm thức bón phân 15 ngày/lần thấp hơn hai nghiệm thức bón

phân 5 ngày/lần và 10 ngày/lần.

Tóm lại: Bón phân với chu kỳ 10 ngày/lần cho năng suất, chất lượng cao và tiết

kiệm công chăm sóc.

Page 100: anh hương gia the len ca chua

84

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu chúng tôi đề xuất quy trình sản xuất xà lách, dưa

leo và cà chua cherry trên giá thể như sau:

Quy trình sản xuất xà lách, dưa leo và cà chua cherry trên giá thể và trong

điều kiện nhà che phủ tại Đà Lạt

I. Chuẩn bị vật liệu trồng

- Nhà che phủ phải đảm bảo cung cấp đầy đủ ánh sáng cho cây và kín để tránh

côn trùng gây hại cây trồng, nền nhà và xung quanh nhà luôn được vệ sinh sạch sạch

sẽ để tránh sâu, bệnh hại trú ngụ.

- Máng trồng chuyên dụng hoặc chậu nilon, chậu nhựa…cần rửa sạch và phơi

khô trước và sau mỗi vụ trồng.

- Giá thể: Dùng giá thể Dasa X2 của công ty Đất Sạch phối trộn với đất than

bùn đã qua xử lý với tỷ lệ 1:1 hoặc 1:2. Đối với giá thể mới sử dụng lần đầu sau khi

phối trộn có thể sử dụng trồng cây ngay. Đối với giá thể sử dụng lại cần phải lọai bỏ

hết rễ và thân lá của cây trồng trước sau đó dồn đống, tưới ẩm bằng dung dịch chế

phẩm trichoderma và ủ khỏang 1 -2 tháng mới sử dụng lại. Trước khi trồng cần kiểm

tra pH của giá thể nếu pH < 5,5 có thể trộn vôi bột hoặc tưới nuớc vôi tôi vào gía thể

để điều chỉnh pH của giá thể trong phạm vi từ 6,0 – 6,5. Giá thể đạt yêu cầu được

làm ẩm và cho vào máng trồng hoặc chậu trồng với độ dày từ 16 – 18 cm. Chú ý

không được nén chặt giá thể.

- Cây giống: Mua cây giống đạt yêu cầu tại các cơ sở sản xuất có uy tín hoặc

tự gieo ươm cây giống trong các vỉ xốp.

II. Các bước tiến hành trồng

1. Đối với cây xà lách

Trồng cây: Trồng cây với mật độ 20 cây/m2. Sau khi trồng cây cần giữ ẩm giá

thể nhưng cũng không nên tưới nưới quá nhiều làm ảnh hưởng đến quá trình bén rễ

cũng như quá trình sinh trưởng của cây sau này.

Bón phân: Dùng phân hữu cơ NPK Realstrong và phân NH4H2PO4 để bón cho

cây với liều lượng quy chuẩn là 100kg N – 100kg P2O5 - 75kg K2O cho một ha.

Lượng phân trên được chia đều làm 2 lần bón vào giai đọan 5 ngày sau trồng và 12

ngày sau trồng.

Page 101: anh hương gia the len ca chua

85

Tưới nước: Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và mức độ sinh trưởng của cây có

thể tưới nước 2- 3 ngày một lần.

Phòng trừ sâu bệnh hại: Tuy trồng trong điều kiện nhà che phủ và trên giá thể

nhưng quá trình sản xuất vẫn có thể nhiễm một số sâu bệnh hại sau:

- Sâu xám, sâu xanh: Dùng tay bắt vào buổi sáng sớm hoặc dùng bẫy bả.

- Bệnh thối nhũn: Xử lý giá thể tốt và khống chế độ ẩm của giá thể trong suốt

quá trình sản xuất ở phạm vi 70 – 85%.

Thu họach: Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và sức sinh trưởng của cây giống,

sau trồng 28 – 30 ngày có thể tiến hành thu họach rau.

2. Đối với cây dưa leo

Trồng cây với mật độ 7cây/m2. Sau khi trồng cây cần giữ ẩm giá thể nhưng cũng

không nên tưới nưới quá nhiều làm ảnh hưởng đến quá trình bén rễ cũng như quá

trình sinh trưởng của cây sau này.

Dùng phân hữu cơ NPK Realstrong và phân NH4H2PO4 để bón cho cây với liều

lượng quy chuẩn là 132kg N – 121kg P2O5 - 198kg K2O cho một ha. Lượng phân trên

được chia đều làm 8 lần bón với chu kỳ 8 ngày/lần.

Tưới nước: Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và mức độ sinh trưởng của cây có

thể tưới nước 1- 2 ngày một lần.

Làm giàn, tỉa nhánh: Trong điều kiện nhà che phủ có thể dùng dây nylon để cho

cây leo. Khi cây cao 15 – 20 cm dùng kẹp để gim cây vào dây sau đó cứ 3 - 4 lá dùng

một kẹp gim giữ cây. Để đảm bảo sự thông thóang trong nhà che phủ cần tỉa bỏ hết

chồi nhánh chỉ để lại thân chính.

Phòng trừ sâu bệnh hại: Tuy trồng trong điều kiện nhà che phủ và trên giá thể

nhưng quá trình sản xuất vẫn có thể nhiễm một số sâu bệnh hại vì vậy cần có các biện

pháp phòng trừ sau:

- Sâu xám, sâu xanh: Dùng tay bắt vào buổi sáng sớm hoặc dùng bẫy bả.

- Bệnh phấn trắng: Đảm bảo sự thông thóang trong nhà che phủ bằng cách bật

quạt thông gió, cắt tỉa các lá già, lá bệnh. Trong trường hợp cây bị nhiễm bệnh

nặng mới sử dụng thuốc hóa học để khống chế.

Page 102: anh hương gia the len ca chua

86

Thu họach: Chỉ thu họach khi quả đạt kích thước thu họach (phụ thuộc vào

giống). Để giảm hàm lượng nitrate trong quả thì không nên thu họach quả vào ngày

thứ 5 sau khi bón phân (8 ngày/lần chu kỳ bón phân).

Đối với cây cà chua Cherry

Trồng cây với mật độ 7cây/m2. Sau khi trồng cây cần giữ ẩm giá thể nhưng cũng

không nên tưới nưới quá nhiều làm ảnh hưởng đến quá trình bén rễ cũng như quá

trình sinh trưởng của cây sau này.

Dùng phân hữu cơ NPK Mêkông và phân NH4H2PO4 để bón cho cây với liều

lượng quy chuẩn là 240kg N – 200kg P2O5 - 400kg K2O cho một ha và bón bổ sung

100kg Ca(NO3)2/ha. Lượng phân trên được chia đều làm 12 lần bón với chu kỳ 10

ngày/lần.

Tưới nước: Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và mức độ sinh trưởng của cây có

thể tưới nước 1- 2 ngày một lần.

Làm giàn, tỉa nhánh: Trong điều kiện nhà che phủ có thể dùng dây nylon để cho

cây leo. Khi cây cao 15 – 20 cm dùng kẹp để gim cây vào dây sau đó cứ 3 - 4 lá dùng

một kẹp gim giữ cây. Để đảm bảo sự thông thóang trong nhà che phủ cần tỉa bớt

chồi nhánh.

Phòng trừ sâu bệnh hại: Tuy trồng trong điều kiện nhà che phủ và trên giá thể

nhưng quá trình sản xuất vẫn có thể nhiễm một số sâu bệnh hại vì vậy cần có các biện

pháp phòng trừ sau:

- Sâu xám, sâu xanh: Dùng tay bắt vào buổi sáng sớm hoặc dùng bẫy bả.

- Bệnh mốc sương: Đảm bảo sự thông thóang trong nhà che phủ bằng cách bật

quạt thông gió, cắt tỉa các lá già, lá bệnh. Trong trường hợp cây bị nhiễm bệnh

nặng mới sử dụng thuốc hóa học để khống chế.

Thu họach: Khi quả có màu đỏ (vàng) thì tiến hành thu họach. Để giảm hàm

lượng nitrate trong quả thì không nên thu họach quả vào ngày thứ 3 sau bón phân (10

ngày/lần chu kỳ bón phân).

Page 103: anh hương gia the len ca chua

87

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận:

Qua các kết quả thu thập được trong quá trình tiến hành thí nghiệm chúng tôi

sơ bộ rút ra một số kết luận sau:

Đối với cây rau xà lách

- Giá thể thích hợp nhất cho việc sản xuất xà lách là hỗn hợp giá thể Than bùn và

Dasa X2 theo tỷ lệ 2:1.

- Lượng phân thích hợp nhất để bón cho cây xà lách sinh trưởng tốt, năng suất

cao, phẩm chất tốt là 100kg N – 100kg P2O5- 75kg K2O cho một ha.

- Thu họach xà lách sau khi bón phân ít nhất 8 ngày để đảm bảo hàm lượng

nitrate trong rau thấp.

- Sử dụng phân hữu cơ NPK Realstrong cho năng suất và chất lượng rau xà lách

cao nhất.

- Bón phân cho cây xà lách theo phương pháp bón thúc 2 lần vào giai đọan 5

ngày sau trồng và 12 ngày sau trồng là thích hợp nhất.

Đối với cây dưa leo

- Giá thể thích hợp nhất cho việc sản xuất dưa leo là hỗn hợp giá thể Than bùn và

Dasa X2 theo tỷ lệ 2:1.

- Lượng phân bón thích hợp nhất trong sản xuất dưa leo trên giá thể là 132kg N –

121kg P2O5 - 198kg K2O cho một ha.

- Để giảm hàm lượng nitrate trong quả thì không nên thu họach quả vào ngày thứ

5 sau bón phân (chu kỳ bón phân 8 ngày/lần).

- Bón phân hữu cơ cho năng suất không thua kém so với bón phân vô cơ nhưng

lại cho hàm lượng nitrate trong quả thấp hơn.

- Phân NPK Realstrong cho năng suất dưa leo cao và phẩm chất tốt nhất so với

ba lọai phân còn lại.

- Bón phân cho cây dưa leo theo chu kỳ 8ngày/lần là thích hợp nhất.

Đối với câycà chua cherry

- Giá thể thích hợp nhất cho việc sản xuất cà chua cherry là hỗn hợp giá thể

Than bùn và Dasa X2 theo tỷ lệ 1:1.

Page 104: anh hương gia the len ca chua

88

- Trong sản xuất cà chua cherry trên giá thể, bón phân với liều lượng quy chuẩn

là 257kg N – 200kg P2O5 - 400kg K2O – 24kg Ca/ha cho năng suất, chất lượng quả

cao nhất và không làm ảnh hưởng đến chất lượng giá thể.

- Với chu kỳ bón phân 10 ngày/lần, không nên thu họach quả vào ngày thứ 3 sau

khi bón phân vì khi đó dư lượng nitrate trong quả là cao nhất.

- Bón phân vô cơ có xu hướng cho hàm lượng nitrate trong quả cao hơn so với

bón phân hữu cơ.

- Trong bốn lọai phân thí nghiệm, phân NPK Mekong cho năng suất và chất

lượng cà chua cao nhất.

- Bón phân với chu kỳ 10 ngày/lần cho năng suất, chất lượng cao và tiết kiệm

công chăm sóc.

Kiến nghị:

Trong đề tài mới sử dụng 2 lọai phân hữu cơ để khảo nghiệm. Cần tiến hành

khảo nghiệm nhiều lọai phân hữu cơ hơn để có thể xác định lọai phân hữu cơ thích

hợp nhất trong sản xuất từng lọai rau cụ thể.

Page 105: anh hương gia the len ca chua

89

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 1998. Quy định tạm thời về

sản xuất rau “an toàn vệ sinh thực phẩm”. 13 trang. Số 67/1998/QĐ-BNN-KHCN-

Hà Nội.

2. Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng. Kỹ thuật trồng xà lách.

3. Sở Khoa học Nông nghiệp Lâm Đồng. Kỹ thuật trồng xà lách Romain tại

Lâm Đồng.

4. Trung tâm Khuyến nông thành phố Hồ Chí Minh. Kỹ thuật trồng xà lách.

5. Quyết định số 99 /2009/ QĐ – BNN về việc ban hành “Quy đinh về việc

quản lý sản xuất và chứng nhận rau an toàn” để thực hiện chung cho cả nước.

6. Trần Thị Ba, 1998. Giáo trình Kỹ thuật trồng rau. Trường đại học Cần

Thơ.

7. Tạ Thị Thu Cúc, 2005. Giáo trình Kỹ thuật trồng rau. Nhà xuất bản Hà

Nội.

8. Vũ Thị Đào (2004), “Đánh giá tồn dư nitrat và một số kim loại nặng trong

rau vùng Hà Nội, bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của bùn thải đến tích lũy của

chúng”, Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiêp.

9. Nguyễn Xuân Đính, 2003. Một số nghiên cứu về phân hữu cơ sinh học.

Báo NNNT ra ngày 12/12/2003.

10. Nguyễn Như Hà, 2005. Giáo trình thổ nhưỡng nông hoá. Nhà xuất bản Hà

Nội.

11. Nguyễn Văn Hiền và cộng sự (2006), Báo cáo kết quả phân tích hàm lượng

độc tố trong đất, nước và sản phẩm rau xanh, Viện Nghiên cứu rau quả.

12. Nguyễn Xuân Hiển và cộng sự , 1977. Các nguyên tố vi lượng trong trồng

trọt, tập 1. Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội. 301 trang.

Page 106: anh hương gia the len ca chua

90

13. Vũ Thị Hiển và cộng sự (2009). Ảnh hưởng của giá thể và axit Humic đến

năng suất, chất lượng cải ngọt và dưa chuột sản xuất theo hướng hữu cơ. Đăng

ngày 30/03/2009, Viện rau quả Hà Nội.

14. Nguyễn Văn Phong, 1998. Trồng dưa leo, cà chua trên giá thể cho năng

suất cao. Tin tức –Niên giám Nông nghiệp –Niên giám thực phẩm, đăng ngày

20/4/2008.

15. Mai Văn Quyền và cộng sự , 1995. Sổ tay trồng rau. Nhà xuất bản Nông

Nghiệp, TP. Hồ Chí Minh. 100 trang.

16. Trần Khắc Thi, Trần Ngọc Hùng, 2004. Kỹ Thuật sản xuất rau sạch. Nhà

xuất bản Nông nghiệp.

17. Phạm Ngọc Tuấn, 2008. “Trồng rau trên giá thể cho thu nhập cao” Báo

Nông nghiệp Nông thôn ra ngày 19/03/08.

18. Bùi Cách Tuyến, 1997. Nghiên cứu hàm lượng nitrate trên các loại rau

phổ biến tại TP. Hồ chí minh. Tập san KHKT Nông Lâm Nghiệp, Đại học Nông

Lâm TP. Hồ Chí Minh: 39 - 48.

19. .Phan Hải Triều, 2009. Quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận rau Đà

Lạt.Thông tin KHCN số 01/2009.

20. IFA (International Fertilizer Industry Association), 1992. IFA World

Fertilizer Use Manual. Mulberry Chart. BASF. Aktiengesells- Chaft. Agricultural

Research Station. Germany.

21. Ayşe Gül (2007). Effect of nutrient sources on cucumber production in

different substrates. Scientia HorticulturaeVolume 113, Issue 2, 26 June 2007,

Pages 216-220.

22. Behtash, F., 1995. Effects of nitrogen fertilizers on nitrate accumulation in

the edible parts of cabbage and celery. University of Tarbiat Modares, Tahran, Iran.

23. Brown J. R. and G. E. Smith, 1966. Soil Fertilization and Nitrate

Accumulation in Vegetables. Published in Agron J 58:209-212 . American Society of

Agronomy677 S. Segoe Rd., Madison, WI53711USA

Page 107: anh hương gia the len ca chua

91

24. Burger,D.W., T.K. Hartz and G.W. Forister, 1997. Composted green waste

as a container medium amendment for the production of ornamental plants. Hort

Sicience.

25. John M.Dole, Harold F.Wilkins, 1999.Floriculture Principles and species.

pp 79 – 89.

26. Cole, J.C. and L. Newll, 1996. Recycled paper influences container

substrate physical properties, leachate mineral content, and growth of rose – of-

Sharon and Forsythia. Hort Technology.

27. Georgios C. Pavlou, Constantinos D. Ehaliotis, Victor A. Kavvadias, 2008.

Effect of organic and inorganic fertilizers applied during successivecrop seasons on

growth and nitrate accumulation in lettuce. Greece. vol. 59, no7, pp. 632-638 [7

page(s) (article)] (1 p.1/4)

28. Gianquinto, G.P., Borin, M., Scaife, A., 1992. Nitrate content in vegetable

crops as affected by soil characteristics, rate and type of fertilization.

In:Proceedings of the 2nd Congress of the European Society for Agronomy. pp.

256–257.

29. Günes, A.,. W. N. K. Post, E. A. Kirkby and M. Aktas 1994: Influence of

partial replacement of nitrate by amino acid nitrogen or urea in the nutrient

medium on nitrate accumulation in NFT grown winter lettuce. Journal of Plant

Nutrition 17.

30. Malakouti M. J. , M. Navabzadeh and S. H. R. Hashemi, 1999. The effect

of different amounts of N-fertilizers on the nitrate accumulation in the edible parts

of vegetables. Improved Crop Quality by Nutrient Management. Springer

Netherlands Publisher. P 43-45.

31. Maryam Boroujerdnia, Narsari and Farideh Sedighie Dehcordie, 2007.

Effect of culivars, harvesting time and level of nitrogen fertilizer on nitrtae and

nitrite content, yield in romaine Lecttuce. Asian Journal of plant Sciences 6 (3): 550

– 553, 2007.

Page 108: anh hương gia the len ca chua

92

32. Parks S. E. and S. M. Newman, L. M. Pham, H. T. Ngo and T. K. Thi,

2006.Improving food safety in Vietnam using soilless vegetable production.

33. Raymond A.T George,1999.Vegetable Seed Production. CABI Publishing;

2nd Revised edition edition.

34. Rogozińska, E. Pawelzik, J. Pobereznyand E.Delgado, . The effect of

different factors on the content of nitrate in some potato varieties. Accepted:

24 August 2005 Biomedical and Life SciencesPotato ResearchVolume 48,

Numbers 3-4, 167-180, DOI:10.1007/BF02742374

35. Shahbazie, M., 2005. Effects of different nitrogen levels on the yield and

nitrate accumulation in the four of lettuce cultivars. M.Sc. Thesis, Islamic

AzadUniversity, Tehran, Iran.

36. Stopes, C.,Woodward, L., Forde, G., Vogtmann, H., 1989. Effects of

compostedn FYM and a compound fertilizer on yield and nitrate accumulation in

three summer lettuce cultivars grown in an organic system. Agric. Ecosyst.

Environ. 27, pp 555–559.

37. Tabatabaie, S.J. and M.J. Malakoutie, 1997. Studies on the effect of the N,

P and K-fertilizers on the potato yield and nitrate accumulation in potato tuber.

Iran. J. Soil Water Res., 11: 25-30.

38. Tomš Lošk, Barbara Wiśniowska-Kielian, 2006. Fertilization of garlic

(Allium sativum L.) with nitrogen and sulphur.VOL. LXI SECTIO E.

39. Wang Zhao – Hui, 2004. Effects of nitrogen and phosphorus fertilization

on plant growth and nitrate accumulation in vegetables. Journal of plant nutrition.

ISSN 0190-4167 CODEN JPNUDS, vol. 27, no3, pp. 539-556.

40. Zhang Yang Zhu and et, 2005. Nitrate kinetics in vegetable garden as

result of combined application of organic manure and chemical fertilizers. Rural

Eco-Environment, 2005 (Vol. 21) (No. 3) 38-42

41. Zhou ZY, Wang WJ and Wang JS (2000). Nitrate and nitrite

contamination in vegetables in China. Food Rev. Int. 16, 61-76.