Áo dài

38
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA BÁO CÁO ĐƯỜNG LỐI ĐỀ TÀI: Phân tích tác động của quá trình hội nhập Đất Nước đối với văn hóa trong giai đoạn hiện nay. Ý kiến và giải pháp để giữ gìn xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong quá trình hội nhập Đất Nước. GVHD: Nguyễn Hữu Kỷ Tỵ Nhóm 5: Nguyễn Thị Hồng Anh 91300114 Lê Thanh Mai 91302295

Upload: nguyen-trung-lap

Post on 01-Feb-2016

3 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

d

TRANSCRIPT

Page 1: Áo dài

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÁO CÁO ĐƯỜNG LỐI

ĐỀ TÀI: Phân tích tác động của quá trình hội nhập Đất Nước đối với văn hóa trong giai đoạn hiện nay. Ý kiến và giải pháp để giữ gìn xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong quá trình hội nhập Đất Nước.

GVHD: Nguyễn Hữu Kỷ Tỵ

Nhóm 5:

Nguyễn Thị Hồng Anh 91300114

Lê Thanh Mai 91302295

Nguyễn Thị Thu 91303985

Trần Thi Thu 91303986

Hoàng Thu Thảo 91303701

Page 2: Áo dài

MỤC LỤC

I. TỔNG QUAN VỀ ÁO DÀI.............................................................2

II. SỰ HÌNH THÀNH ÁO DÀI............................................................3

III. NHỮNG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN ÁO DÀI..............................4

IV. NGUYÊN NHÂN ÁO DÀI NGÀY CÀNG MẤT ĐI BẢN SẮC DÂN TỘC...............................................................................................29

V. NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC-TIÊU CỰC............................30

Tác động tích cực:................................................................................30

Tác động tiêu cực:................................................................................30

VI. GIẢI PHÁP....................................................................................31

2

Page 3: Áo dài

I. TỔNG QUAN VỀ ÁO DÀI

Chiếc áo dài Việt Nam mang nét đẹp truyền thống, chứa đựng tâm hồn dân tộc, vừa duyên dáng vừa quyến rũ, làm tôn vẻ đẹp cho người phụ nữ Việt Nam và được nhiều người nước ngoài ưa thích. Áo dài đã đi sâu vào trong lòng con người Việt Nam. Áo dài là một biểu tượng văn hóa dân tộc của người Việt Nam.

Hình ảnh tà áo dài thướt tha trong gió đã đi vào thơ ca từ lúc nào không hay, và đã có rất nhiều bài ca, bài thơ mang hơi thở chiếc áo dài thơ mộng.

CHIẾC ÁO DÀI VIỆT NAM

Chiếc áo quê hương dáng thướt thaNon sông gấm vóc mở đôi tà

Tà bên Đông Hải lung linh sóngTà phía Trường Sơn rực rỡ hoa

Vạt rộng Nam phần chao cánh gióVòng eo Trung bộ thắt lưng ngàNhịp tim Hà Nội nhô gò ngực

Hương lúa ba miền thơm thịt da.Đinh Vũ Ngọc

Đôi nét về áo dài

- Hình ảnh chiếc áo dài, khăn đóng đã gắn liền với cuộc sống của người dân từ nông thôn cho đến thành thị. Theo lệ thường, mỗi khi làng nước có việc hệ trọng, gái trai ra đình đều vận khăn đóng áo dài. Gái thì áo dài hoa, đầu đội khăn gấm; trai thì áo dài nhiễu đen, đầu quấn khăn đóng đen (có nơi gọi là khăn xếp), bậc cao niên trưởng thượng thì áo và khăn đỏ có in hình chữ “Thọ”, còn lũ trẻ nhỏ thì áo dài xanh, đỏ, vàng trông rất ngộ nghĩnh và đẹp mắt… Nói chung, áo dài không phân biệt hèn sang, già trẻ, ai ai cũng đều có thể mặc được, đặc biệt là trong các dịp lễ tiết quan trọng, nhất là dịp Tết đến xuân về. Bộ áo dài khăn đóng, gái mặc thì thướt tha, thùy mị;

3

Page 4: Áo dài

trai mặc thì nền nã, trang nghiêm. Chính vì vậy mà trong các việc lớn như giỗ chạp, ma chay, cưới xin, hội làng, ngày Tết… người ta đều dùng đến nó.

- Áo dài là trang phục truyền thống của Việt Nam, mặc cùng với quần dài, che thân từ cổ đến hoặc quá đầu gối và dành cho cả nam lẫn nữ nhưng hiện nay thường được biết đến nhiều hơn với tư cách là trang phục nữ. Áo dài thường được mặc vào các dịp lễ hội, trình diễn; hoặc tại những môi trường đòi hỏi sự trang trọng, lịch sự; hoặc là đồng phục nữ sinh tại một số trường trung học cơ sở hay đại học; hoặc đại diện cho trang phục quốc gia trong các quan hệ quốc tế. Dường như chưa có một văn bản nào quy định áo dài chính thức là quốc phục của phụ nữ Việt Nam nhưng trong thực tế nói đến phụ nữ Việt Nam thì không thể không nói đến tà áo dài

- Áo Dài - trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam, ôm sát cơ thể, có cổ cao và dài khoảng ngang gối. Nó được xẻ ra ở hông, vừa quyến rũ lại vừa gợi cảm, vừa kín đáonhưng vẫn biểu lộ đường nét của một người thiếu nữ. "Ở đâu có phụ nữ Việt - ở đó có Áo dài Việt".

II. SỰ HÌNH THÀNH ÁO DÀI

Vào giữa thế kỷ 19, khi mà sự phân tranh Trịnh – Nguyễn vẫn còn tồn tại, Vua Lê Chúa Trịnh trị vì ngoài Bắc, Chúa Nguyễn ở trong Nam, bỗng lưu truyền một câu sấm: “Bát đại thời hoàn Trung đô”, nghĩa là “hết tám đời của Nguyễn sẽ phải trở lại kinh đô Thăng Long”, mà lúc đó đang là đời thứ tám của thời Nguyễn do Nguyễn Phúc Khoát trị vì.Lời sấm đã khiến chúa Nguyễn lo lắng và phải triệu tập quần thần để bàn bạc, tìm cao kiến giải lời sấm ấy. Cuối cùng chúa Nguyễn đã nghe theo lời khuyên của triều thần: “Muốn thật sự có một vương quốc thì phải thay đổi lễ nhạc, thay đổi văn hóa”.

Theo đó, trong triều thì thay đổi lễ nhạc, ngoài dân gian thì phải thay đổi trang phục – phụ nữ phải mặc quần hai ống giống đàn ông thay cho mặc váy như từ trước đó! Mặc dù người dân, nhất là phụ nữ phản đối mạnh mẽ, nhưng lệnh Vua đã ban, không ai dám chống lại. Tuy vậy, ngay bản thân võ vương Nguyễn Phúc Khoát cũng cảm thấy phụ nữ ăn mặc như vậy không tiện và cũng “khó nhìn” nên ông đã giao cho triều thần nghiên cứu, sửa đổi sao cho phù hợp, trên cơ sở tham khảo áo dài của người Chàm và áo dài của phụ nữ Thượng Hải lúc bấy giờ.

Thời đó có một thợ may tên là Cát Tường đã nghiên cứu và thiết kế mẫu chiếc áo dài và may cho các cô gái tân thời mặc. Cái tên gọi “áo Le mur” thực ra không phải do ông Cát Tường đặt, mà xuất phát từ cách nói vui của các nhà văn thời ấy: Cát Tường được gọi chệch đi là Cái Tường” (tiếng Pháp là Le mur) – vừa để gọi kiểu áo dài Le mur đã được các thiếu nữ rất ưa chuộng, vì áo có tà dài gần chấm đất, nhiều màu tươi sáng chứ không chỉ có hai màu đen trắng như trước; Mặc vào trông thanh lịch, duyên dáng hẳn lên. Cũng từ đó áo dài được phụ nữ sử dụng như trang phục truyền thống.

4

Page 5: Áo dài

Tuy vậy, chiếc áo dài cũng đã trải qua không ít thăng trầm. Từ sau năm 1945, áo dài mới lại được khôi phục sau một thời gian dài vắng bóng. Vào những năm 60 của thế kỷ 20, cũng ở miền Nam, một kiểu áo dài mới: Áo dài Trần Lệ Xuân, được quảng bá khá rầm rộ.

Đó là một kiểu áo dài được coi là tân tiến, phô bày được những nét đẹp thanh tú, khỏe khoắn của người phụ nữ (cổ khoét trễ, tà ngắn hơn, dáng áo ôm sát thân hình). Nhưng cũng không ít người cho rằng loại áo đó hở hang, lộ liệu, không phù hợp với văn hóa dân tộc. Vì vậy chiếc áo dài đã được bổ sung, điều chỉnh nhiều lần.Chiếc áo dài ngày nay cũng được các nhà thiết kế thời trang nghiên cứu cải tiến rất nhiều, nhằm tạo cho được một mẫu áo dài vừa kín đáo mà vẫn “khoe” được nét duyên dáng, mềm mại của cơ thể người phụ nữ, nhưng vẫn giữ được những chuẩn mực căn bản của áo. Chiếc áo dài ngày nay đa phần đều có tà áo che khuất đến chân làm cho thân hình trở nên thon thả hơn, cái eo như là điểm nhấn của áo khiến đường cong cơ thể càng thêm rõ nét, vẻ đẹp được tôn lên.

III. NHỮNG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN ÁO DÀI

Sự biến thiên của lịch sử tạo nên những nét đặc trưng của áo dài ở mỗi thời kỳ. Nhưng

tựu chung, áo dài lúc nào cũng đẹp, nữ tính và đại diện cho truyền thống của phụ nữ Việt.

Không ai biết thời điểm ra đời cụ thể của chiếc áo dài nhưng cách đây hàng ngàn năm,

trên trống đồng đã có hình ảnh này. Nó tồn tại cùng với mọi sinh hoạt thường ngày của

người Việt, từ giã gạo, làm ruộng, chăn nuôi gia súc... Cho đến thời Hùng Vương, vào

5

Page 6: Áo dài

những năm 40 - 43 sau Công nguyên, diễn ra cuộc khởi nghĩa do phụ nữ lãnh đạo duy

nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam, lập nên một Nhà nước vương triều độc lập, thống

nhất và tự chủ. Lịch sử đã ghi lại rằng, khi ấy, Hai Bà Trưng đã mặc áo dài hai tà giáp

vàng, che lọng vàng, cưỡi voi đánh trận.

Hai Bà Trưng

Để tỏ lòng tôn kính hai bà, phụ nữ Việt tránh mặc áo hai tà mà mặc áo tứ thân. Hồi ấy, họ

đã khéo léo sử dụng màu sắc tự nhiên từ củ nâu, lá bàng giã nhỏ hay bùn dẻo dưới ao để

làm màu nhuộm cho những trang phục, tạo ra nét “văn hóa mặc” đơn giản, tế nhị và kín

đáo.

6

Page 7: Áo dài

Áo tứ thân gắn với khăn mỏ quạ , tóc vấn đuôi gà và nón quai thao là hình ảnh tần tảo của

bà , của mẹ ngày xưa

Từ thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 20, xã hội Việt Nam với chế độ phong kiến, phân chia giai

cấp, tầng lớp khá rõ ràng. Những người phụ nữ nơi thành thị đã biến tấu áo tứ thân thành

áo ngũ thân hay năm tà để thể hiện sự quyền quý, cao sang, phân biệt mình với những

người thuộc tầng lớp nghèo hơn.

7

Page 8: Áo dài

8

Page 9: Áo dài

Những tiểu thư , con nhà quan hay nhà giàu mặc áo ngũ thân.

Có thể thấy rõ sự phân biệt đẳng cấp trong bối cảnh này ,

 chủ mặc áo ngũ thân , người hầu mặc áo tứ thân.

Giai đoạn 1910 - 1950 và trước đó, người phụ nữ Việt vẫn còn chịu những khắt khe của

xã hội phong kiến nên trang phục không tôn dáng mà được may rộng, phía trong họ còn

9

Page 10: Áo dài

mặc thêm một áo ngắn nữa. Chất liệu gấm và tơ dành cho những người giàu có. Người

nghèo thì may áo dài bằng vải.

Một gia đình nhà quan.

 

10

Page 11: Áo dài

Nề nếp, sự bảo thủ khiến họ phải cân nhắc khi lựa chọn màu sắc. Chỉ những dịp đặc biệt

hoặc thân phận là đào hát mới dám dùng màu sặc sỡ cho y phục. Còn lại thường là màu

nhẹ nhàng, nhạt như hồng nhạt, lòng tôm, mỡ gà hoặc nâu, trắng, xám, để tránh bị cho là

không đứng đắn.

11

Page 12: Áo dài

Một phụ nữ giàu có trong trang phục áo dài.

12

Page 13: Áo dài

Gia đình vua Bảo Đại trong trang phục áo dài

Ở miền Bắc, phụ nữ thích may thêm một cái khuy phụ bên phải cổ áo, và cài khuy cổ

lệch ra đấy. Cổ áo hở ra để lộ những chuỗi hạt trang sức nhiều vòng.

13

Page 14: Áo dài

Thập niên 1930 - 1940, gấu áo dài thường được may trên mắt cá khoảng 20cm, được mặc

với quần trắng hoặc đen

14

Page 15: Áo dài

Từ thời đó, hình ảnh các thiếu nữ trường Đồng Khánh, Huế trong đồng phục áo dài tím

đã đi vào thi ca, nhạc họa.

15

Page 16: Áo dài

Cũng trong giai đoạn này, xã hội Việt Nam dưới sự cai trị của Pháp nên bị ảnh hưởng bởi

văn hóa phương Tây, không chỉ trong tư duy, lối sống, văn học... mà còn cả ở thời

trang.Theo khuynh hướng này, năm 1939, nhà tạo mẫu Cát Tường (Lemur) ở phố Hàng

Da, Hà Nội, đã cải tiến áo dài với những chi tiết mới mẻ và lạ lẫm như  cổ áo khoét hình

trái tim, có khi áo được gắn thêm cổ bẻ và một cái nơ ở trước cổ, vai áo may bồng, tay

nối ở vai, khuy áo may dọc trên vai và sườn bên phải.

16

Page 17: Áo dài

Cô Nguyễn thị Hậu - người đầu tiên mặc quần áo lối mới kiểu Lemur ( Phong Hóa)

17

Page 18: Áo dài

Cô Hòa Vân trong bộ y phục tân thời mùa thu của Lemur 1938 ( Trịnh Bách) nhưng loại

áo dài Lemur chỉ tồn tại đến năm 1943

Xã hội ngày càng phát triển với con mắt cởi mở hơn, thẩm mỹ cũng khác hơn. Thập niên

60 - 70, áo dài bắt đầu tôn lên những nét quyến rũ nhất của người phụ nữ. Eo được may

thắt lại, có người còn dùng dây quanh áo phía trong ở vòng hai để eo đuợc nhỏ hơn, tà áo

18

Page 19: Áo dài

rộng, ngực áo nhọn, gấu áo thẳng ngang, dài gần đến mắt cá chân, làm cho người mặc có

dáng "thắt đáy lưng ong"

Người phụ nữ Huế trong trang phục áo dài, nón là duyên dáng năm 1961

Áo dài cũng trở thành một trang phục không thể thiếu khi đi ra ngoài của phụ nữ Việt.

Đặc biệt trong Sài Gòn, cuộc sống phồn hoa và ảnh hưởng từ phong cách Mỹ đã khiến

phụ nữ nơi đây có phong cách áo dài đa dạng, năng động với đủ màu sắc,  hoa văn, chất

liệu. Áo dài có mặt trong mọi hoạt động của phái yếu, từ đi chơi, đi chợ, tiếp khách ở

nhà, cho đến cưới xin, đi dự tiệc...

19

Page 20: Áo dài

Áo dài với kiếng mát

Hoa văn đa dạng , nhiều màu sắc

20

Page 21: Áo dài

Áo dài kết hợp với kiểu tóc model nhất thời bấy giờ.

Trong dịp quan trọng nhất đời, áo dài cũng là một trang phục không thể thiếu.

Cùng trong thập niên 60, áo dài thêm một lần nữa thay đổi: đẹp, quyến rũ hơn. Đó là kiểu

áo dài cổ hở do vợ của Ngô Đình Nhu, bà Trần Lệ Xuân, thiết kế (nên thường gọi là áo

dài bà Nhu)

21

Page 22: Áo dài

Mốt này ban đầu bị nhiều người chống đối, nhưng chỉ một thời gian sau lại nhận được

nhiều lời khen ngợi vì nó tôn lên vẻ đẹp vừa hiện đại vừa truyền thống của người phụ nữ,

lại rất đơn giản, tinh tế.

Sau này cổ áo được cắt sâu xuống hơn nữa, hình vuông, hay hình tròn rộng khéo léo khoe

cái cổ yêu kiều và trang sức đẹp

22

Page 23: Áo dài

Bà Trần Lệ Xuân đã quảng bá áo dài Việt trong hầu hết các cuộc gặp gỡ với người nước

ngoài, tiệc tùng, đi chơi...

Đến gần cuối thập kỷ 60, áo dài mini trở thành thời thượng. Vạt áo may hẹp và ngắn, có

khi đến đầu gối, áo may rộng hơn, không chít eo nữa, nhưng vẫn giữ đường lượn theo

thân thể.

23

Page 24: Áo dài

Phong trào hippy phương Tây du nhập vào, khiến nhiều phụ nữ muốn "nổi loạn" và thoải

mái hơn, nhất là giới trẻ nên đã hình thành một dạng áo dài khác, phần nhiều chỉ dài tới

đầu gối, phía trên sát vào thân, dùng nhiều loại hàng ngoại màu sắc rực rỡ.

24

Page 25: Áo dài

Cô gái Huế mặc áo dài năm 1972

Nữ sinh trong tà áo trắng năm 1969

25

Page 26: Áo dài

Từ năm 2000 đến nay, sự giao lưu về văn hóa, sự phát triển vượt bậc về kinh tế, và cái

nhìn hiện đại tạo điều kiện cho các nhà thiết kế thỏa sức sáng tạo, áo dài biến hóa muôn

màu muôn kiểu và chính thức trở thành quốc phục của nước Việt Nam. Chính vì thế, nó

có mặt trong tất cả các cuộc thi sắc đẹp lớn nhỏ cũng như là hình ảnh đại diện cho con

người, đặc biệt là phụ nữ Việt Nam trước bạn bè thế giới.

Đại diện cho sự quyến rũ, nữ tính và kín đáo đặc trưng của phụ nữ Việt Nam.

Sự phát triển của xã hội vẫn tiếp tục, và chiếc áo dài không nằm ngoài sự phát triển ấy.

Nhưng thực tế đã chứng minh, dù có "vật đổi sao dời" thì cái hồn, cái tinh túy, cái đẹp

trong tà áo dài Việt sẽ mãi vẫn được lưu giữ và phát huy

26

Page 27: Áo dài

Nhưng bên cạnh đó cùng với sự phát triển và Tây hóa cũng đã đôi phần làm cho áo dài

mất bản chất đại diện cho sự quyến rũ, nữ tính và kín đáo của phụ nữ Việt Nam như

- khi sáng tạo kiểu mix độc đáo giữa áo dài và chiếc quần sooc siêu ngắn.

Cách tạo dáng với áo dài khó đỡ

27

Page 28: Áo dài

Angiera phương Trinh với áo dài hở để lộ cả bầu ngực

Áo dài xuyên thấu thấy cả áo lót

- áo dài, quần jeans

28

Page 29: Áo dài

IV. NGUYÊN NHÂN ÁO DÀI NGÀY CÀNG MẤT ĐI BẢN SẮC DÂN TỘC

Nguyên nhân thực trạng trên chủ yếu là do có quá nhiều yếu tố bên ngoài tác động làm thay đổi thị hiếu, nhu cầu sử dụng trang phục truyền thống của đại bộ phận người dân. Và với xã hội hiện đại ngày nay, những phong tục tập quán, quan niệm cái đẹp xưa, chưa đủ bản lĩnh để đứng vững trước sự giao thoa của nhiều nền văn hóa ngoại lai từ bên ngoài du nhập vào. Khiến cho thị hiếu thay đổi, quan niệm về cái đẹp cũng thay đổi.

Bên cạnh đó, thị hiếu của giới trẻ cũng có nhiều thay đổi. Quá trình toàn cầu hóa, thông tin bùng nổ, sự giao thoa của các nền văn hóa khác nhau là xu thế chung của thời đại, thanh niên đã có quan điểm sống cởi mở và hướng ngoại hơn. Cuộc sống hiện đại nhường chỗ cho những bộ trang phục phương Tây tiện dụng, nhiều bạn gái trẻ không còn quan tâm tới thêu thùa váy áo truyền thống. Các bộ trang phục gốc còn lại hầu hết là do các thế hệ đi trước để lại. Sự thay đổi tâm lí cộng đồng cũng thể hiện rõ, trước đây người ta đánh giá một cô gái thông qua trang phục họ tự thêu, số chăn đệm họ tự dệt để mang về nhà chồng nhưng nay ít ai còn quan tâm đến điều đó. Nhiều thanh niên còn ngại ngần khi mặc trang phục của dân tộc mình trước đám đông (người Kinh nói riêng và các dân tộc thiểu số nói chung). Qua đó thấy rõ sự đổi thay về thị hiếu của một bộ phận giới trẻ trong thời kì hội nhập. Thị hiếu chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sự mai một của trang phục dân tộc. Cần hiểu rằng, sự thay đổi ấy là điều tất yếu, con người chọn lọc, tiếp thu các thành tố văn hóa phù hợp và hấp dẫn với mình. Bên cạnh đó, cũng có sự giao thoa, học hỏi từ trang phục của dân tộc này với trang phục của dân tộc khác, dẫn tới sự thay đổi trong chất liệu, kiểu dáng, hoa văn trên trang phục truyền thống.

29

Page 30: Áo dài

Đồng thời, do thị trường hàng hóa phát triển, nhiều yếu tố ngoại lai du nhập thiếu kiểm soát. Bên cạnh đó, thị hiếu thay đổi một cách thiếu định hướng, mà sâu xa là do nhận thức nặng về "mốt" theo thời trang của một bộ phận trong cộng đồng.

Có lẽ rằng chúng ta quá thoáng, quá phóng túng khi cứ nghỉ rằng hội nhập là phải hội nhập cho đẳng cấp để rồi mù quáng chạy theo những xu hướng không phù hợp với chính bản thân mình.

Hay ở góc độ người tạo ra sản phẩm văn hóa-nghệ thuật thì có thể thấy rõ một điều là, danh xưng cho những người "có chân" trong đội ngũ này là một "vấn đề". Rất nhiều trong số họ chỉ qua một vài khóa học ngắn hạn đã tự cho mình là "nhà thiết kế", "nhà tổ chức sự kiện văn hóa-nghệ thuật", để rồi sau đó giới thiệu trước công chúng những hình ảnh phản cảm như đã nói ở trên.

V. NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC-TIÊU CỰC

Tác động tích cực:- Mẫu mã, chất lượng, màu sắc, kiểu dáng, cách thiết kế áo dài ngày càng mới mẻ.

Thay vì cổ áo truyền thống tròn, cao, ta có thể thấy hiện nay vô số các kiểu biến thể cổ áo dài như cổ thuyền, cổ sen, cổ tròn thấp, cổ khoét sâu… Tạo nên sự đa dạng phong phú cho trang phục truyền thống.

- Thuận tiện cho người mặc. Cổ áo có thể thấp hơn làm cho người mặc có cảm giác dễ chịu, mát mẻ hơn. Tay áo có thể ngắn hơn giúp cử động thoải mái hơn. Tà áo có thể được cắt ngắn hơn để dễ dàng hơn trong việc di chuyển…

- Phù hợp với người phụ nữ Việt Nam hiện đại nhưng không làm mất đi giá trị truyền thống.

Tác động tiêu cực:- Làm phai mờ đi nét đẹp truyền thống, có thể bị nhầm lẫn với sườn xám Trung

Quốc hay trang phục của những nước khác. Trong một số trường hợp, áo dài được cách tân quá thậm chí hở hang, gây phản cảm. Áo dài không phải nơi để thể hiện tính hở hang gợi cảm đó mà là thể hiện nét duyên thầm, kín đáo và sự e ấp của người phụ nữ, của đôi tà áo. Tuy nhiên, một số người đẹp Việt lại sử dụng áo dài như môt dạng trang phục khoe thân khiến người nhìn thấy phản cảm. Phải thừa nhận rằng, áo dài hiện nay cũng đã khoác lên mình một hình dáng khác với những chiếc áo dài truyền thống ngày xưa. Một số nhà thiết kế đã dựa trên nét đẹp truyền thống và kết hợp hài hòa với nét hiện đại để cho ra đời những mẫu áo dài mới sang trọng và quý phái hơn. Thế nhưng, bên cạnh đó cũng có những thiết kế đã lạm dụng quá đà sự “cách tân”, họ cứ nghĩ đang làm mới áo dài nhưng thật ra chỉ là một thứ trang phục “quái thai”, phản cảm nào đó mà thôi!

30

Page 31: Áo dài

Và rồi đây khi nhắc đến áo dài Việt Nam bạn bè trên Thế Giới sẽ nghỉ như thế nào? Đau đớn hơn là những người đại diện cho công chúng lại thiếu hiểu biết và thiếu ý thức khi sử dụng quốc phục Việt Nam như vậy.

VI. GIẢI PHÁP

- Từ những vấn đề nhức nhối như trên ta càng thấy được con người Việt Nam đang ngày càng hủy hoại tà áo dài truyền thống thành một trang phục mất đi bản sắc dân tộc Việt. Vì vậy, cơ quan nhà nước cần có những chính sách xử phạt đối với những ca sỉ, diễn viên cách tân áo dài hở hang, kết hợp áo dài với những loại quần quá ngắn và đặc biệt là những trang phục nhìn xuyên thấu nội y bên trong. Điều đó không những tác động xấu tới vẻ đẹp của áo dài mà còn làm xấu đi phong tục nền văn hóa của Đất Nước mình.

- Cần nhiều hơn những cuộc thi nét đẹp duyên dáng áo dài Việt không chỉ những người phụ nữ được tham gia mà cả đàn ông cũng có thể tham gia bởi đàn ông khi mặc lên mình bộ áo dài toát lên sự lịch lãm và quyến rũ.

- Dù biết rằng hội nhập là điều tất yếu phải xảy ra trong thời đại này, nhưng mọi thứ đều có con dao hai lưỡi mà chúng ta cần chú ý và cảnh giác. Người Việt Nam cần phải là người tiêu dùng thông minh để sáng suốt lựa chọn cho mình bộ áo dài phù hợp với bản thân. Hãy “HÒA NHẬP NHƯNG KHÔNG HÒA TAN”.

- Thật đẹp biết bao nếu trên đường phố ngoại quốc tung bay những tà áo dài thước tha tôn vinh vẻ đẹp người phụ nữ, đàn ông vì vậy những người bạn VN đang sinh sống ở nước ngoài có quay về quê hương có hay chăng hãy một lần thử nghỉ đến món quà ý nghĩa là những bộ áo dài dành tặng cho người thân, gia đình hoặc bạn bè khi quay lại xứ người. Hãy để áo dài là món quà thân thương mang hơi thở của dân tộc Việt Nam được lan tỏa khắp mọi nơi làm ấm lòng người con xa xứ.

- Không khí xuân đang tràn về nơi đây, nếu có thể hãy sắm cho mình một tà áo dài mang sắc xuân căng tràn sức sống các bạn nhé!

- Bộ áo dài trong ngày cưới tôn lên vẻ đẹp hạnh phúc cô dâu, chú rễ cũng như sự đón chào một cuộc sống mới đầy hứa hẹn và mong chờ. Vì vậy, chúng ta cần nên giữ gìn và phát huy hơn nữa để áo dài thành một trang phục truyền thống tất yếu phải có trong đám cưới người Việt.

- Chuyện trang phục truyền thống không chỉ là ở mỗi việc mặc như thế nào, mà đó là nét văn hóa truyền thống đẹp, đặc sắc của từng dân tộc. Muốn bảo tồn, phát huy những thành tố văn hóa truyền thống ấy trong đời sống có nhiều cách, trong đó rất quan trọng là cần tôn trọng và tạo ra không gian, môi trường văn hóa thích hợp. --Và điều quan trọng nhất đó là ý thức của người dân, những chủ thể sáng tạo và hàng ngày sử dụng sản phẩm mình làm ra đó phải hiểu được giá trị của nó. Do vậy

31

Page 32: Áo dài

cần làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức để đồng bào hiểu và trân trọng, tự hào về giá trị của những di sản văn hóa dân tộc nói chung và trang phục truyền thống nói riêng, từ đó có ý thức giữ gìn, tôn vinh, tự bảo tồn. Vì thế rất cần sự quan tâm, góp sức nỗ lực, khẩn trương của cả xã hội vì mục đích giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa.

Vì những lẽ như trên chúng ta cần có sự chuyển biến về nhận thức, hành động đồng bộ với cả ba đối tượng chủ yếu: Người sáng tạo văn hóa, văn nghệ; người thưởng thức và nhà quản lý

32