“cát tặc” hoành hành gây khó cho công tác quản lý · sông thực chất không...

16
1 TÁC PHẨM DỰ THI LIÊN HOAN PHÁT THANH TOÀN QUỐC NĂM 2016 Tác phẩm: “KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÁI PHÉP DIỄN BIẾN PHỨC TẠP NAN GIẢI BÀI TOÁN XỬ LÝ” Thể loại: Phóng sự điều tra nhiều kỳ Thời lượng : 29’35” Tác giả: Nguyễn Thị Nga – Nguyễn Lưu Sơn Bút danh: Thanh Nga Lưu Sơn Đơn vị: Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Thời gian phát sóng : Tháng 9/2015 và tháng 12/2015.

Upload: others

Post on 03-Oct-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: “Cát tặc” hoành hành gây khó cho công tác quản lý · sông thực chất không phải là ngư dân chân chính mà chính là lực lượng cảnh giới tiếp

1

TÁC PHẨM DỰ THI

LIÊN HOAN PHÁT THANH TOÀN QUỐC NĂM 2016

Tác phẩm:

“KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÁI PHÉP DIỄN BIẾN PHỨC TẠP

– NAN GIẢI BÀI TOÁN XỬ LÝ”

Thể loại: Phóng sự điều tra nhiều kỳ

Thời lượng: 29’35”

Tác giả: Nguyễn Thị Nga – Nguyễn Lưu Sơn

Bút danh: Thanh Nga – Lưu Sơn

Đơn vị: Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Thời gian phát sóng: Tháng 9/2015 và tháng 12/2015.

Page 2: “Cát tặc” hoành hành gây khó cho công tác quản lý · sông thực chất không phải là ngư dân chân chính mà chính là lực lượng cảnh giới tiếp

2

KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÁI PHÉP DIỄN BIẾN PHỨC TẠP –

NAN GIẢI BÀI TOÁN XỬ LÝ

Bài 1

Khai thác khoáng sản trái phép tràn lan từ trên bờ đến dưới

lòng sông

Thưa quý vị! Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tốc độ đô

thị hóa diễn ra chóng mặt, cùng với sự ra đời ồ ạt của các khu, cụm công

nghiệp đã là những tác nhân đẩy tình trạng khan hiếm nguồn vật liệu xây

dựng, đặc biệt là cát xây dựng và cát san lấp tại BRVT lên đỉnh điểm. Thực

trạng này đã kéo theo vấn nạn khai thác trái phép các loại vật liệu san lắp,

xây dựng có chiều hướng gia tăng với mức độ và tính chất ngày càng phức

tạp. Với nguồn lợi nhuận mang lại vô cùng lớn, từ trên bờ đến dưới lòng

sông, khoáng sản đều bị lấy đi bằng những thủ đoạn hết sức tinh vi của các

đối tượng.

Sau 2 tháng mật phục, khoảng 1 giờ 30 phút ngày 4/4/2015, 54 cán

bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chia làm 5 mũi đã

đồng loạt đột kích vào “công trường” khai thác cát trái phép khổng lồ trên

sông Mỏ Nhát (đoạn thuộc xã Phước Hòa, huyện Tân Thành). Lúc này, có

16 tàu đang tham gia hút cát trái phép. Khi lực lượng Bộ đội Biên phòng

xuất hiện, nhiều đối tượng tham gia khai thác cát trái phép đã manh động,

chống đối, một số đối tượng khác bỏ chạy, buộc lực lượng chức năng phải

nổ súng cảnh cáo. Đại tá Trần Công Hiểu – Chỉ huy trưởng Bộ đội biên

phòng tỉnh cho biết, hoạt động khai thác cát nhiễm mặn trái phép trên sông

Mỏ Nhát là hoạt động có tổ chức rất chặt chẽ. Những người thả lưới ven

sông thực chất không phải là ngư dân chân chính mà chính là lực lượng

cảnh giới tiếp tay cho các đối tượng khai thác cát lậu. Sau thất bại ở trận

đột kích trước tết 2015, lực lượng biên phòng phải vẽ lại sơ đồ toàn bộ khu

vực, điều tra, mật phục 02 tháng trời mới có thể qua mặt được lực lượng

cảnh giới khoảng 15-20 người “núp bóng” ngư dân, để đột kích vào “sào

huyệt” khai thác cát lậu bắt trọn các đối tượng.

Băng ghi âm

Page 3: “Cát tặc” hoành hành gây khó cho công tác quản lý · sông thực chất không phải là ngư dân chân chính mà chính là lực lượng cảnh giới tiếp

3

Hành vi này là hành vi trộm cắp nên phải lén lút, tổ chức lực lượng

cảnh giới. Cái này báo đồng chí là quyết định đánh vụ này triển khai 7 giờ

tối triển khai quân điều lực lượng 54 cán bộ chiến sĩ vừa sử dụng phương

tiện của lực lượng vừa thuê phương tiện của dân là 16 chiếc, bí mật ém

quân, luồng lách ém quân để lực lượng cảnh giới không phát hiện được.

Trong khi hồ sơ vụ án trên được Bộ đội biên phòng tỉnh chuyển giao

Cơ quan điều tra Công an tỉnh điều tra theo thẩm quyền thì 8 tháng sau,

sáng 4/12/2015, khoảng 30 cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng tỉnh tiếp tục

triệt phá thành công một vụ khai thác cát trái phép trên sông Mỏ Nhát.

Tang vật thu giữ gồm 6 phương tiện (2 sà lan, 4 ghe bầu) cùng nhiều đầu

máy, ống bơm dùng vào việc bơm, hút cát. Sông Mỏ Nhát có chiều dài

1,66km (từ rạch Ngã Tư đến cảng Đức Hạnh). Lợi dụng địa hình vắng vẻ

và kín đáo của sông Mỏ Nhát, ghe bầu từ nhiều nơi đã đổ về đây để hút cát

trái phép, biến con sông này trở thành “công trường” khai thác cát lậu.

Ngoài “điểm nóng” sông Mỏ Nhát, Sao Mai, Cồn Ngựa - vùng biển nông,

giáp ranh giữa Vũng Tàu và Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh), có trữ lượng cát

lớn cũng nằm trong “tầm ngấm” của “cát tặc” đến từ một số tỉnh miền Tây,

miền Bắc. Thời gian qua, lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ 5 vụ

khai thác cát trái phép ở khu vực này.

Đó là những gì đang diễn ra dưới lòng sông, còn trên bờ thì nạn khai

thác khoáng sản trái phép cũng đang diễn biến rất phức tạp.

Từ nguồn tin báo của người dân về tình trạng bơm, hút cát trái phép

trong lòng hồ Châu Pha (thuộc địa bàn 3 xã Châu Pha, Tóc Tiên và Sông

Xoài - huyện Tân Thành), 7 giờ đêm 14/5/2015, sau 2 giờ theo dõi, PV Đài

chúng tôi có mặt tại đây đã thấy sự xuất hiện của các đối tượng. Sau vài

phút trao đổi, bàn bạc, họ bắt tay thực hiện hành vi bơm, hút cát trên một

phần diện tích ven hồ thuộc địa bàn xã Châu Pha. Các đối tượng dùng máy

xúc xới bung cát lên, sau đó bơm nước vào, rồi dùng máy bơm bơm ngược

trở về phần địa giới xã Tóc Tiên. Sau khi sàng lọc họ tiếp tục dùng xe

chuyên chở vận chuyển đi về hướng Tóc Tiên. Đến rạng sáng, các đối

tượng bắt đầu rút đi.

Sáng ngày 1/6/2015, chúng tôi tiếp tục quay trở lại lòng hồ Châu Pha,

khu vực giáp ranh địa bàn 02 xã Châu Pha, Tóc Tiên và ghi nhận, cát bị

Page 4: “Cát tặc” hoành hành gây khó cho công tác quản lý · sông thực chất không phải là ngư dân chân chính mà chính là lực lượng cảnh giới tiếp

4

cày xới từ dưới lòng hồ lên thành những ụ lớn. Bao quanh những ụ cát này

là một đường hào lớn. Theo người dân ở đây, việc đào hào này nhằm ngăn

xe cơ giới của cơ quan chức năng khi vào kiểm tra. Ước chừng có khoảng

2ha ven lòng hồ thuộc xã Châu Pha đã bị xới tung lên. Còn phía bên kia hồ

thuộc xã Tóc Tiên, cảnh quang tan hoang, khủng khiếp hơn nhiều. Ông

Ngô Xuân Cát – người dân thôn Tân Tiến – xã Châu Pha - huyện Tân

Thành nói:

Băng ghi âm

Nó chạy suốt đêm, ảnh hưởng thì xe cuốc và máy nổ nghe chán cũng

phải ngủ thôi chứ biết sao, chúng nó làm thì chính quyền can thiệp chứ

mình làm gì có quyền nói được, cái này thuộc địa chính, môi trường làm

việc chứ mình có quyền gì can thiệp. Các cấp lãnh đạo có thẩm quyền can

thiệp, làm cát này nó ảnh hưởng bụi mù liên tục ảnh hưởng đến con cái đi

học, nguồn nước bơm lên làm bẩn đục dơ lắm cả hết cả khu vực này làm

sao sạch được.

Một số hộ dân sống gần khu vực lòng hồ cho hay, tình trạng này đã

diễn ra từ những năm 2001, thời điểm đó, việc khai thác cát chỉ vào những

tháng mùa khô với hình thức thủ công, nhưng thời gian gần đây, việc khai

thác cát tại khu vực này bắt đầu có sự hỗ trợ của cơ giới, thiết bị máy móc,

hoạt động rầm rộ hơn. Trung bình mỗi ngày cứ vào 7 giờ đêm (thậm chí có

ngày chỉ khoảng 4,5 giờ chiều) là máy bơm, hút cát, máy xúc hoạt động

liên tục đến rạng sáng ngày hôm sau mới dừng hoạt động. Đứng ngay dòng

suối Mù U – ranh giới 02 xã Tóc Tiên và Châu Pha, ông Nguyễn Công Bộ

- cán bộ địa chính xã Châu Pha cho biết, các đối tượng rất tinh vi khi chọn

khu vực bơm hút cát trộm nằm giáp ranh giữa xã Châu Pha và Tóc Tiên,

chính quyền địa phương rất khó khăn khi muốn tiếp cận các đối tượng

cũng như tiếp cận hiện trường.

Băng ghi âm

Tôi nói cứ chiều tối cô bác người ta báo về thì Chủ tịch lắc đầu luôn,

nên nhiều khi phức tạp lắm, tôi chỉ được quyền xử lý trên phạm vi của

mình, nhưng nó đẩy qua bên đây thì đứng nhìn, chỗ đây có một con đường

duy nhất đi xuống thì nó chặn đường ở đó, chúng tôi không xuống được,

Page 5: “Cát tặc” hoành hành gây khó cho công tác quản lý · sông thực chất không phải là ngư dân chân chính mà chính là lực lượng cảnh giới tiếp

5

máy móc đâu có xuống được đâu, con suối này chạy thẳng xuống tới cột

móc là của Châu Pha, thẳng ra là đụng hồ bên trái là của Tóc Tiên.

Năm 2015, qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện 80 vụ

khai thác khoáng sản trái phép. Tuy nhiên, có thể khẳng định, con số trên

chỉ là phần nổi của tảng băng.

Page 6: “Cát tặc” hoành hành gây khó cho công tác quản lý · sông thực chất không phải là ngư dân chân chính mà chính là lực lượng cảnh giới tiếp

6

Bài 02

Khai thác khoáng sản trái phép tràn lan - chính quyền địa phương

buông lỏng hay vượt ngoài tầm quản lý

Thưa quý vị! Đại đa số các trường hợp khai thác khoáng sản trái

phép không phải do cá nhân thực hiện mà hoạt động một cách có tổ chức.

Các đối tượng khai thác có sự phân công, theo dõi hoạt động kiểm tra của

cơ quan chức năng, tổ chức hoạt động khai thác vào ban đêm, vào các

ngày lễ, ngày nghỉ. Dư luận cho rằng, có sự bảo kê cho hoạt động khai

thác khoáng sản trái phép. Bài 2 loạt PS “Khai thác khoáng sản trái phép

- nan giải bài toán xử lý”.

Theo chỉ dẫn của người dân địa phương, chúng tôi đã tìm đến điểm

mỏ vật liệu san lấp thuộc thẩm quyền quản lý của Tổng công ty Ba Son,

nằm khá sâu trong khu dân cư thưa thớt tại thôn Láng Cát, xã Tân Hải,

huyện Tân Thành. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, sau 10 năm khai thác,

điểm mỏ này đã hết giấy phép.

Tại thời điểm chúng tôi có mặt ở điểm mỏ này, chiều ngày 13/9/2015,

phía trước mắt chúng tôi là một cảnh tượng tan hoang trên một vùng rộng

lớn. Toàn bộ khu vực ước chừng chục ha đã bị băm nát bởi lởm chởm

nhưng hố cát sau khai thác nhưng không san lấp mặt bằng. Hố thì sâu

khoảng 2 – 4 mét đáy trơ toàn đá tảng, hố khác lại ngập nước chẳng khác

những cái hồ nước rộng lớn, nhưng hoàn toàn không có thông tin cảnh báo

gì về độ sâu và tất cả đều không được rào chắn. …Một điểm đáng chú ý,

mặc dù điểm mỏ vật liệu san lấp ở thôn Láng Cát của Tổng công ty Ba Son

đã hết giấy phép khai thác từ cuối năm 2013, đã có quyết định đóng cửa

mỏ nhưng theo quan sát của phóng viên chúng tôi thì từng chiếc xe tải vẫn

ì ạch ra vào lấy cát. Đi sâu vào bên trong, chúng tôi mục sở thị một điểm

khai thác cát với khoảng 5 đối tượng đang điều khiển những chiếc máy

miệt mài hút cát từ dưới lòng đất lên. Cát được đưa qua hệ thống ống nhựa

loại 90mm, lên hệ thống sàng cát cao hơn 2m. Cạnh đó, chiếc xe múc đang

nằm chờ xúc cát lên các xe tải vào “ăn hàng”. Một số người dân tại khu

vực này cho hay, để tránh bị các cơ quan chức năng và chính quyền địa

phương phát hiện, các “cát tặc” thường chở cát đi vào các thứ bảy, chủ

Page 7: “Cát tặc” hoành hành gây khó cho công tác quản lý · sông thực chất không phải là ngư dân chân chính mà chính là lực lượng cảnh giới tiếp

7

nhật, hoặc ngày lễ. Người dân còn đặt vấn đề liệu chính quyền cơ sở có

làm ngơ tiếp tay cho các đối tượng khai thác cát trái phép tại đây.

Băng ghi âm

-Nói chung ấp chỉ quản lý con người chứ lĩnh vực đất đai thuộc địa

chính chứ ấp làm gì. Nhiều khi ấp vô mình nói có ăn thua gì đâu, người ta

có coi mình đâu. Nhưng nhiều khi mấy anh biết mấy anh báo cũng đỡ cho

chính quyền? Cũng báo nhiều lần lắm rồi chứ không phải báo một lần đó

là do mấy sếp ở trên như thế nào không biết?

- Đúng là về quản lý toản diện nhất là chính quyền, đảng chỉ về mặt

đường lối thôi nhưng chính quyền phải quản lý chặt chẽ tài nguyên, đất đai

kể cả đá, cát, rừng đó là nhiệm vụ và trách nhiệm của những người đương

chức. Nhưng mà người dân mình chắc chưa nhận thức cát là một tài

nguyên.

Được biết, ngày 4/5/2015, Công ty Ba Son có văn bản gửi UBND xã

Tân Hải, UBND huyện Tân Thành đề nghị phối hợp để bảo vệ đất quốc

phòng. Trong văn bản, Công ty Ba Son nêu rõ: Do diện tích lớn, địa hình

phức tạp, lực lượng bảo vệ ít nên thường xuyên xảy ra tình trạng một số

đối tượng (chủ yếu người dân địa phương) vào bơm, hút cát trong khu đất

do công ty quản lý. Vì vậy, để hạn chế tình trạng trên, Công ty Ba Son đề

nghị UBND xã Tân Hải, huyện Tân Thành hỗ trợ công ty trong việc bảo vệ

đất quốc phòng. Thế nhưng, mọi việc vẫn bình chân như vại. Và liệu câu

hỏi mà dư luận đặt ra về sự “làm ngơ” của chính quyền địa phương phải

chăng là có thật?

Quay trở lại với vụ việc khai thác cát trái phép tại khu vực lòng hồ

Châu Pha, huyện Tân Thành. Trên thực tế, hoạt động khai thác cát trái

phép tại khu vực lòng hồ Châu Pha đã diễn ra từ 15 năm qua. Thời điểm

đó, việc khai thác cát chỉ diễn ra vào những tháng mùa khô với hình thức

thủ công, nhưng thời gian gần đây, việc khai thác cát tại khu vực này đã có

sự hỗ trợ của cơ giới, thiết bị máy móc, hoạt động rầm rộ hơn. Không chỉ

ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ dân sinh sống ven hồ mà còn ảnh

hưởng đến nguồn nước tưới tiêu của hơn 500 ha lúa, hoa màu của nông dân

các xã quanh hồ. Nặng nề hơn là môi trường sinh thái khu vực lòng hồ sẽ

Page 8: “Cát tặc” hoành hành gây khó cho công tác quản lý · sông thực chất không phải là ngư dân chân chính mà chính là lực lượng cảnh giới tiếp

8

bị tác động xấu do bị cày xới liên tục trong thời gian dài. Ông Ngô Xuân

Cát – người dân thôn Tân Tiến – xã Châu Pha - huyện Tân Thành nói:

Băng ghi âm

Mùa khô thì cấp nước đồng ruộng xong thì chờ mưa xuống, làm hết

mùa thu hoạch thì thôi, còn nước sinh hoạt thì phải bơm, việc khai thác cát

như thế này làm nước đục ngầu lọc đến bao giờ. Bây giờ mình cần nước

trong để nguồn nước sạch, xủy lý càng nhanh bây giờ nước bẩn thì sao xử

lý, dầu mỡ các thứ càn dơ, xử lý sao được, ăn uống mất vệ sinh chứ đâu

phải nước sạch chưa bây giờ biết làm sao. Bữa trước xuống bắt hết máy,

rồi xin máy rồi lại cứ làm thôi.

Rõ ràng, với cách xử lý của chính quyền địa phương “xuống bắt hết

máy, rồi xin máy, rồi lại cứ tiếp tục làm”, dư luận có quyền đặt câu hỏi: có

hay không sự “làm ngơ” của chính quyền địa phương đã để các đối tượng

trộm cắp tài nguyên, hoạt động thậm chí cả ban ngày suốt thời gian chừng

ấy năm. Cho biết tình trạng khai thác cát trái phép khu vưc lòng hồ Châu

Pha đã tồn tại nhiều năm nhưng không thừa nhận trách nhiệm của chính

quyền địa phương trong vụ việc xảy ra vào tháng 5/2015 khi báo chí vào

cuộc, ông Trần Đình Ơn – Chủ tịch UBND xã Châu Pha, huyện Tân Thành

lập luận rằng:

Băng ghi âm

Nhà nước giao cho quản lý thủy nông là quản lý – khai thác các công

trình thủy lợi, thì khi mà bị xâm phạm diện tích đất giao cho các anh về

diện tích mặt nước đó thì lúc đó các anh phải báo chính quyền địa phương.

Trước kia thường có những gì bất thường thì họ báo, và xã cũng đã kết

hợp làm rồi, nhưng vừa rồi không nghe gì thông tin của Công trình thủy lợi

báo lại, mà từ khi cán bộ chuyên môn, quản lý ra họp huyện thì huyện nói

là quản lý địa bàn là Chủ tịch UBND xã … Bây giờ nó không dừng lại, cái

tình tiết rất khó cho chúng tôi, mà báo huyện thì các ngành có sự phối hợp

mang tính không nhiệt tình.

Trong cuộc họp bàn giải pháp chấn chỉnh hoạt động khai thác khoáng

sản trái phép trên địa bàn tỉnh diễn ra vào đầu tháng 5/2015, ông Nguyễn

Page 9: “Cát tặc” hoành hành gây khó cho công tác quản lý · sông thực chất không phải là ngư dân chân chính mà chính là lực lượng cảnh giới tiếp

9

Hữu Lợi, Phó Giám đốc Sở TNMT cũng cho rằng, một trong những

nguyên nhân dẫn đến tình trạng khai thác khoáng sản trái phép diễn biến

phức tạp thời gian qua đó là tâm lý đùn đẩy, né tránh trong việc xử lý. Ông

Lợi cho rằng, dư luận đang khẳng định có sự bao che cho hoạt động khai

thác khoáng sản trái phép.

Băng ghi âm

Một điều ở chỗ là các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực này có tổ

chức, có sự phân công theo dõi hoạt động của các cơ quan chức năng và

các đoàn kiểm tra mà thời điểm khai thác hầu như là thứ bảy chủ nhật,

ngày nghỉ và vào ban đêm. Thậm chí có dư luận quần chúng nhân dân cho

rằng có sự bao che trong vấn đề này. Nếu không đưa ra các giải pháp

mạnh tay xử lý thì chắc chắn không dừng lại ở các điểm mà tôi đã trình

báo.

Page 10: “Cát tặc” hoành hành gây khó cho công tác quản lý · sông thực chất không phải là ngư dân chân chính mà chính là lực lượng cảnh giới tiếp

10

Bài 3

Khó xử lý tội phạm khai thác khoáng sản trái phép

Thưa quý vị! Hiện nay tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên

địa bàn tỉnh đang có chiều hướng gia tăng, mức độ vi phạm ngày càng

nghiêm trọng, các đối tượng vi phạm hoạt động có tổ chức. Một số trường

hợp khai thác cát trái phép có dấu hiệu liên quan đến xã hội đen; có sự

bảo kê, bao che, thậm chí tiếp tay của một số cán bộ tại địa phương. Với

nguồn lợi nhuận mang lại vô cùng lớn, từ trên bờ đến dưới lòng sông.

Khoáng sản đều bị lấy đi bằng những thủ đoạn hết sức tinh vi của các đối

tượng, trong khi các ngành chức năng đang loay hoay phương án xử lý

hành vi vi phạm.

Có thể nói, hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh

đang diễn ra rất phức tạp và một trong những điểm nóng chính là sông Mỏ

Nhát. Để xử lý triệt để nạn khai thác cát lậu diễn ra từ lâu trên dòng sông

này và các con sông khác ở huyện Tân Thành, cần thiết phải xử lý những

đối tượng cầm đầu, đứng sau, tổ chức hút cát trộm. Bởi qua điều tra ban

đầu, các đối tượng này đứng ra mua của những người trực tiếp hút cát giá

chỉ 35.000 đồng/m3 nhưng chỉ cần cập mạn, bán ngay tại chỗ cho các sà

lan là giá lên tới 80.000-90.000 đồng/m3. Đại tá Trần Công Hiểu – Chỉ huy

trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh cho biết:

Băng ghi âm

Vụ 16 phương tiện, đối tượng khai thác rất khôn ngoan, một là không

khai đối tượng cầm đầu, bảo rằng tôi không có việc làm nên đi hút bán

dạo, bán rong ai mua tôi bán để nuôi công nhân, sau cũng có người khai

thật tôi không dám khai vì khai thì họ giết chúng tôi. Hai là có (lời) nhiều

khai ít.

Hiện nay, các cơ quan chức năng của tỉnh đang rất khó khăn trong

việc thu thập tài liệu làm cơ sở xác định đối tượng cầm đầu. Khi phát hiện

bắt giữ, xử lý thường là các đối tượng trực tiếp lao động mưu sinh. Phương

tiện sử dụng khai thác cát chủ yếu là ghe đóng hoán cải (ghe bầu bằng gỗ

dưới 20 tấn) và khi bị phát hiện, các đối tượng này rút ống bơm hút tẩu

Page 11: “Cát tặc” hoành hành gây khó cho công tác quản lý · sông thực chất không phải là ngư dân chân chính mà chính là lực lượng cảnh giới tiếp

11

thoát và sẵn sàng chống đối khi cơ quan chức năng không đủ lực lượng.

Riêng đối với các đối tượng cầm đầu thường là những đối tượng có nhu

cầu lớn thu mua cát san lấp và có nguồn tiêu thụ, nên liên kết với các đối

tượng có ghe bầu bơm, hút cát để thu mua cát trái phép, bao tiêu sản phẩm.

Việc thỏa thuận mua bán giữa các đối tượng chỉ thỏa thuận bằng miệng và

trả tiền mặt theo khối lượng cát khai thác trái phép. Thêm vào đó, chủ

phương tiện không trực tiếp thực hiện hành vi khai thác mà thuê nhân công

(chủ yếu là lao động tự do từ địa phương khác đến) để thực hiện việc khai

thác. Khi bị kiểm tra, số lao động này chống đối quyết liệt hoặc bỏ phương

tiên, gây khó khăn cho công tác xử lý, đặc biệt là việc xử lý phương tiện vị

phạm. Nghị định 142 ngày 24/10/2013 của CP quy định xử phạt hành vi vi

phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản không quy

định hành vi tàng trữ, mua bán, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản không rõ

xuất xứ hoặc không có nguồn gốc hợp pháp, do đó chỉ có phương tiện đang

thực hiện hành vi khai thác trái phép mới bị xử lý, tạm giữ còn phương tiệ

đang tàng trữ, vận chuyển không có chế tài xử lý. Thêm vào đó, đến nay,

tỉnh BRVT chưa có nơi lưu giữ các phương tiện thủy vi phạm pháp luật.

Khó khăn trong công tác tạm giữ, lưu giữ và quản lý tang vật, phương tiện

vi phạm cũng giải thích vì sao trong vụ triệt phá thành công một vụ khai

thác cát trái phép trên sông Mỏ Nhát vào đêm ngày 4/12 vừa qua của Bộ

đội biên phòng tỉnh, trong 6 phương tiện (2 sà lan, 4 ghe bầu) bị thu giữ có

một số phương tiện đã từng bị bắt giữ hồi tháng 4/2015. Rõ ràng, việc xử

lý vi phạm đối với các hành vi khai thác khoáng sản trái phép thời gian qua

chưa đủ sức răn đe. Một minh chứng rõ nét hơn đó là:

Băng ghi âm

Xử lý hình sự càng khó. Theo điều 172 Bộ Luật hình sự vi phạm trong

lĩnh vực tài nguyên khoáng sản gây hậu quả nghiêm trọng về môi trường

nhưng thực tế thì không ai trưng cầu, không ai giám định thiệt hai về môi

trường nên rất khó xử lý.

Theo đại tá Trần Công Hiểu, theo điều 172 Bộ Luật Hình sự, người

nào vi phạm các quy định của Nhà nước về nghiên cứu, thăm dò, khai thác

tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thuỷ, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền

kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép

hoặc không đúng với nội dung giấy phép gây hậu quả nghiêm trọng thì bị

Page 12: “Cát tặc” hoành hành gây khó cho công tác quản lý · sông thực chất không phải là ngư dân chân chính mà chính là lực lượng cảnh giới tiếp

12

phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 6

tháng đến 3 năm. Trong trường hợp phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng

hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 2 năm đến 10 năm. Tuy nhiên,

vì “không ai giám định thiệt hại về môi trường nên rất khó xử lý”. Chính vì

vậy, hiện nay ngành chức năng tỉnh chỉ dừng lại ở xử lý hình chính các

hành vi khai thác khoáng sản trái phép nên chưa đủ sức răn đe. Đại tá

Nguyễn Văn Thưởng – Phó Giám đốc Công an tỉnh BRVT cho biết: từ

năm 2013 đến tháng 10/2015, lực lượng Công an tỉnh đã phát hiện, bắt giữ

và xử lý 12 vụ khai thác khoáng sản trái phép với 29 phương tiện (08 sà

lan, 21 ghe bầu), xử phạt hành chính 32 đối tượng (02 tổ chức, 30 cá nhân)

với số tiền trên 500 triệu đồng. Đại tá Nguyễn Văn Thưởng khẳng định:

Băng ghi âm

( HIện nay, xử lý về mặt pháp luật, tức là xử lý hình sự những vụ khái

thác cát trái phép hiện nay thì về số lượng và tính chất thì cũng chưa hội

đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, cho nên khi đưa ra bàn, thống

nhất xử lý về hình sự theo điều luật cũng còn gặp khó khăn, vì trong luật

quy định chưa được rõ. Quy định hậu quả nghiêm trọng thì trong luật chưa

nói rõ thế nào là nghiêm trọng, cho nên trong thời gian vừa qua các cơ

quan chức năng bắt các vụ khai thác cát thì số lượng rất là ít, cho nên

cũng không xác định là nghiêm trọng, cho nên chưa xử lý theo pháp luật

được chỉ xử lý theo hành chính thôi ).

Dư luận tại các địa phương có tình trạng khai thác khoáng sản trái

phép cho rằng, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép tại các địa phương

đã kéo dài từ lâu, cơ quan chức năng đã tiến hành xử phạt, tịch thu phương

tiện, xong hình thức này chưa đủ sức răn đe nên cứ tiếp diễn theo thời gian,

và mức độ và tính nghiêm trọng không ngừng tăng. Nếu không có biện

pháp chế tài bằng hình thức xử lý nghiêm hơn thì e rằng tình trạng khai

thác cát ở các địa phương sẽ còn tiếp tục và việc quản lý hoạt động khai

thác tài nguyên này sẽ còn khó khăn rất nhiều.

Page 13: “Cát tặc” hoành hành gây khó cho công tác quản lý · sông thực chất không phải là ngư dân chân chính mà chính là lực lượng cảnh giới tiếp

13

Bài 4

Gây hậu quả khó lường – hoạt động khai thác khoáng sản trái phép

cần sớm được ngăn chặn triệt để

Thưa quý vị! Thời gian qua, các lực lượng chức năng đã bắt quả tang

và xử lý nhiều vụ khai thác khoáng sản với quy mô lớn. Không chỉ gây thất

thoát tài nguyên, hoạt động khai thác khoáng sản trái phép còn ảnh hưởng

tiêu cực đến môi trường, làm thay đổi dòng chảy, gây guy cơ sạt lở bờ,

thậm chí nguy cơ cháy nổ, mất an toàn đường ống dẫn khí. Hơn bao giờ

hết, cần có sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chuyên môn và chính

quyền địa phương để ngăn chặn triệt để vấn nạn trên.

Thưa quý vị! Có “bảo bối” là chủ trương cho phép doanh nghiệp nạo

vét, khai thông luồng lạch, được sử dụng cát nạo vét để san lấp cho các

công trình trên địa bàn, nhiều doanh nghiệp lợi dụng để khai thác cát san

lấp. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, thực trạng khai thác cát

ven biển của con người trong mấy năm qua chính là nguyên nhân trực tiếp

gây xói lở nghiêm trọng do mất cân bằng thủy động lực và dịch chuyển

bùn cát ven bờ. Theo thống kê của Sở Khoa học - Công nghệ, dọc bờ biển

từ mũi Nghinh Phong (TP. Vũng Tàu) đến xã Bình Châu (huyện Xuyên

Mộc) có 6 khu vực bị xói lở và bồi đắp mạnh. Trong đó: Bến Lội - Bình

Châu, cửa Lộc An và Cửa Lấp - Phước Tỉnh là những khu vực bị bồi lấp,

còn các khu vực Hồ Tràm, Hồ Cốc và Bãi Sau thì bị xói lở nghiêm trọng.

Chị Nguyễn Thị Trang (xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc) và anh

Nguyễn Văn Minh – ngư dân Trại Nhái, P.12, TP.Vũng Tàu nói:

Băng ghi âm

Hồi đó chúng tôi bán tuốt ngoài kia, bán xa lắm cách đây cả trăm

mét lận đó, sập lở lần lần người ta dời riết vô đây, vô tới bìa Đồn luôn, sát

bìa này là một dãy Đồn giờ sập hết luôn. Mình không biết sao mà thấy mỗi

năm lở lần lần giờ nó vậy đó. Hồi đó nước đó vô cũng rút ra thôi nhưng

giờ vô phá riết. Mùa này mới im nè, khiếp lắm, chiều này em thấy bờ thành

tuốt ngoài kia.

Page 14: “Cát tặc” hoành hành gây khó cho công tác quản lý · sông thực chất không phải là ngư dân chân chính mà chính là lực lượng cảnh giới tiếp

14

Băng ghi âm

Tại mấy ông trước nói nạo vét luồng lạch nhưng thực sự là bơm cát

bán không. Anh ở đây ba mươi mấy năm rồi không biết thôi chứ, từ ngày

đó mới bị chứ. Kêu khai thông luồng lạch mà đằng này cứ vô gần bờ bơm

lên thôi. Nhưng việc hút cát này đã ngưng lâu rồi? 3 năm nay. 3 năm nay

đỡ rồi chứ mấy năm trước biển vô hai ba chục mét. Đồi cát cao vậy mà hút

lần lần sạt lở hết.

Nghiêm trọng hơn, hoạt động khai thác cát trái phép trên lòng sông,

cửa biển sẽ gây nguy cơ cháy nổ và mất an toàn đường ống dẫn khí. Theo

thông tin từ Tổng Công ty Khí Việt Nam, dưới lòng sông Mỏ Nhát hiện có

tuyến ống dẫn khí từ những giàn khoan ngoài khơi Vũng Tàu vào các nhà

máy xử lý ở huyện Tân Thành. Tuyến ống dẫn khí này có vai trò đặc biệt

quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh

của đất nước. Ngay sau khi phát hiện vụ khai thác cát trái phép với quy mô

lớn tại sông Mỏ Nhát vào ngày 4/4/2015, Tổng Công ty Khí Việt Nam đã

khảo sát và phát hiện 3km đường ống khí dưới đáy sông đã bị lộ và khoảng

300m bị võng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên là do ghe tàu hút

cát dưới lòng sông làm thay đổi dòng nước, cát dưới lòng sông bị trôi chảy.

Đại diện Tổng Công ty Khí Việt Nam cho rằng, nếu tình trạng khai thác cát

cứ tiếp diễn sẽ dẫn đến nguy cơ nghiêm trọng. Chẳng may đối tượng khai

thác cát lậu, khoan hút cát trúng vị trí đường ống bị lộ thì chắc chắn hậu

quả sẽ rất khó lường.

Băng ghi âm

Hết sức may mắn chỉ cần đường ống lộ ra chút nữa rất có khả năng

nổ ngay. Mặc dù hút rất xa đường ống nhưng vẫn bị ảnh hưởng.

Trước tình hình trên, năm 2015, lãnh đạo tỉnh cùng các sở ngành, địa

phương cũng đã tổ chức nhiều cuộc họp bàn giải pháp chấn chỉnh vấn nạn

khai thác khoáng sản trái phép. Theo đó, một trong những giải pháp dã

được triển khai đó là thành lập lại Đoàn kiểm tra liên ngành việc khai thác

mỏ, nạo vét luồng lạch gồm đại diện các sở, ngành và đơn vị có liên quan

như: GT-VT, TN-MT, cảnh sát đường thủy, bộ đội biên phòng, cảnh sát

môi trường. Tuy nhiên, nhìn vào kết quả sau quá trình kiểm tra của Đoàn

Page 15: “Cát tặc” hoành hành gây khó cho công tác quản lý · sông thực chất không phải là ngư dân chân chính mà chính là lực lượng cảnh giới tiếp

15

liên ngành trên có thể thấy cơ quan chức năng vừa họp bàn giải pháp, vừa

ra quân xử phạt, tịch thu các phương tiện, bắt giữ thậm chí truy cứu trách

nhiệm hình sự các khai thác khoáng sản trái phép gây hậu quả nghiêm

trọng thì sau đó tình trạng lại tiếp diễn, thậm chí hoạt động còn rầm rộ và

công khai hơn. Theo thông tin từ Đoàn kiểm tra liên ngành, vào các ngày

12,19 và 20/11/2015, Đoàn liên ngành đã tiến hành kiểm tra hoạt động khai

thác khoáng sản trái phép trên địa bàn các xã Tóc Tiên, Tân Phước, Phước

Hòa, huyện Tân Thành và đã phát hiện 15 khu vực khai thác khoáng sản

trái phép với tổng diện tích 7,15ha, khối lượng khoáng sản bị khai thác lên

tới 210.000m3. Thực tế này cho thấy, hoạt động khai thác khoáng sản trái

phép trên địa bàn tỉnh vẫn chưa “giảm nhiệt”. Vấn đề ở đây là bởi những

nguyên nhân khách quan và chủ quan dù đã nhận diện nhưng chưa có biện

pháp giải quyết triệt để. Đại tá Nguyễn Văn Thưởng – Phó Giám đốc

Công an tỉnh BRVT đề nghị:

Băng ghi âm

( Theo tôi để chấm dứt tình trạng này thì có một số kiến nghị thế này,

thứ nhất là nhu cầu sử dụng cát san lắp trên địa bàn tỉnh rất là lớn, cho

nên tỉnh chúng ta phải tạo nguồn để đưa vào quy chuẩn, thứ hai cũng tăng

cường công tác kiểm tra, cái nữa là giao trách nhiệm cho các cấp, các

ngành có trách nhiệm, nhất là chính quyền cơ sở. Riêng lực lượng công an,

thì chúng tôi đã có kế hoạch để thực hiện chỉ đạo của tỉnh ủy, UB tăng

cường các biện pháp và các LL để phát hiện những vụ vi phạm về khai

thác cát trái phép. Dư luận cho rằng có những hành vi tiếp tay, bảo kê,

bao che cho hành vi này thì hiện nay CA tỉnh đã tiếp nhận nguồn thông tin

này, và đã có chỉ đạo các LL của CA tỉnh điều tra, xác minh để làm rõ dư

luận này và xử lý nghiêm theo pháp luật ).

Để giải quyết bài toán mất cân đối cung – cầu nguồn vật liệu san lấp,

vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh khi nguồn quy hoạch trên đất liền không

thể đáp ứng nhu cầu, Sở TNMT đang khẩn trương phối hợp với các cơ

quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện lập Quy hoạch thăm dò, khai

thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản tỉnh BRVT giai đoạn 2016-2020,

tầm nhìn đến năm 2025 và Khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt

động khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Thiết nghĩ, để Quy hoạch không bị “phá

vỡ”, trong quá trình lập quy hoạch, Sở TNMT cần đánh giá toàn bộ kết quả

Page 16: “Cát tặc” hoành hành gây khó cho công tác quản lý · sông thực chất không phải là ngư dân chân chính mà chính là lực lượng cảnh giới tiếp

16

thực hiện quy hoạch của giai đoạn cũ, tổng hợp nhu cầu sử dụng vật liệu

san lấp trong giai đoạn tới, tiến hành cân đối cung cầu để đánh giá mức độ

thiếu hụt nguồn vật liệu san lấp và tham mưu cho UBND tỉnh những giải

pháp để quản lý hiệu quả nguồn vật liệu san lấp trong thời gian tới. Song

song đó, các ngành chức năng liên quan cũng cần có những giải pháp đối

với một số chủ đầu tư, đơn vị thi công trình vì lợi ích trước mắt sẵn sàng

mua nguồn vật liệu san lấp không rõ nguồn gốc, tạo điều kiện tiếp tay cho

hoạt động khai thác cát trái phép. Theo nguồn tin từ Công an tỉnh, hiện nay

cơ quan này đang tiến hành điều tra, xác minh 03 vụ có dấu hiệu mua bán

trái phép hóa đơn GTGT nhằm hợp thức hóa khối lượng vật liệu san lấp đã

san lấp tại một số dự án lớn và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Có

thể khẳng định, đã có sự “bắt tay” giữa các đối tượng cầm đầu các vụ khai

thác khoáng sản trái phép (đó là chủ các sà lang ngồi trên bờ hưởng lợi) với

một số chủ đầu tư, đơn vị thi công trình. Cần đưa ra pháp luật những hành

vi trên mới đảm bảo sức răn đe. Bên cạnh đó, tỉnh ta cũng cần thực hiện

nghiêm Luật Khoáng sản trong đó quy định rất rõ “địa phương nào để xảy

ra khai thác cát trái phép, chủ tịch phường, xã phải chịu trách nhiệm”, phải

có hình thức kỷ luật đích đáng đối với hành vi bao che, tiếp tay bởi vấn

nạn khai thác khoáng sản diễn biến ngày càng phức tạp không chỉ gây thất

thoát tài nguyên quốc gia, phá vỡ cảnh quan môi trường mà còn làm “lung

lay” niềm tin trong quần chúng nhân dân.

Xác nhận của cơ quan