at a glance vn

12
Mở RộNG CáC CAN THIệP ưU TIêN Về HIV/AIDS TRONG LĩNH VựC Y Tế 1 Sơ lược Hướng tới tiếp cận pHổ cập Mở rộng các can thiệp ưu tiên về HiV/AiDS trong lĩnh vực y tế Báo cáo tiến độ tHáng 6 / 2008 Hướng tới tiếp cận phổ cập: Mở rộng các can thiệp ưu tiên về HiV/AiDS trong lĩnh vực y tế là báo cáo thứ 2 trong một loạt báo cáo tiến độ hàng năm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Chương trình phòng chống HIV/AIDS của Liên Hiệp Quốc (UNAIDS) và Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc (UNICEF) để theo dõi các đáp ứng của ngành Y tế đối với HIV/AIDS. Báo cáo này ghi lại tiến bộ của ngành y tế về: Điều trị và chăm sóc bao gồm cả điều trị ARV, quản lý đồng nhiễm HIV/Lao và các đồng nhiễm khác; Tư vấn và xét nghiệm HIV; Dự phòng lây truyền mẹ và con (PLTMC) tại các cơ sở chăm sóc y tế và dự phòng lây truyền HIV qua đường tình dục và lây truyền HIV qua đường tiêm chích ma tuý; Các vấn đề về hệ thống y tế, bao gồm cả việc mua sắm thuốc và quản lý cung ứng, nguồn nhân lực và thông tin y tế. Bản báo cáo này cũng đặt trọng tâm về việc mở rộng các can thiệp HIV cho phụ nữ và trẻ em. Cuối năm 2007 đánh dấu một bước quan trọng trong lịch sử dịch HIV/AIDS. Theo báo cáo Hướng tới tiếp cận phổ cập: Mở rộng các can thiệp ưu tiên về HIV/AIDS trong lĩnh vực y tế của WHO, UNAIDS, và UNICEF, có thêm gần 1 triệu người (950,000 người) ở những nước thu nhập thấp và trung bình được điều trị ARV tính đến cuối năm 2007, đã đưa tổng số người được điều trị ARV lên tới gần 3 triệu người, tăng hơn 7 lần trong vòng 4 năm qua. Sáng kiến “3 by 5” của WHO/UNAIDS, với mục tiêu đưa 3 triệu người được điều trị ARV vào năm 2005 được ghi nhận là sự khởi đầu cho những nỗ lực toàn cầu để mở rộng tiếp cận điều trị ARV cho người nhiễm HIV cần được điều trị ở những nước có thu nhập thấp và trung bình. Mục tiêu này đã đạt được vào năm 2007, chỉ 2 năm sau thời hạn là năm 2005. Không chỉ số người được điều trị ARV tăng lên một cách nhanh chóng, mà tốc độ mở rộng điều trị cũng đã được đẩy mạnh. Năm 2007 cũng ghi nhận những thành công trong việc tiếp cận tới các can thiệp dự phòng lây truyền mẹ con (DPLTMC), tới tư vấn và xét nghiệm và có được cam kết mạnh mẽ hơn nữa của các tổ chức Y tế thế giới phòng HiV/AiDS 20, Avenue Appia 1211 geneva 27 thuỵ Sĩ [email protected] http://www.who.int/hiv Tài liệu này được trích từ báo cáo Hướng tới tiếp cận phổ cập: Mở rộng các can thiệp ưu tiên về HiV/AiDS trong lĩnh vực y tế. Đây là bản báo cáo tiến độ do Phòng HIV/AIDS của Tổ chức Y tế Thế giới xuất bản vào tháng 6/2008. Bản báo cáo đầy đủ được đăng tải trên trang web: http//:www.who.int/hiv phòng HiV/AiDS

Upload: foreman

Post on 01-Nov-2014

1.603 views

Category:

Health & Medicine


5 download

DESCRIPTION

Mở rộng các can thiệp ưu tiên về HIV/AIDS trong lĩnh vực y tế

TRANSCRIPT

Page 1: At A Glance Vn

Mở rộng các can thiệp ưu tiên về hiv/aiDS trong lĩnh vực y tế 1

Sơ lược

Hướng tới tiếp cận pHổ cập

Mở rộng các can thiệp ưu tiên về HiV/AiDS trong lĩnh vực y tế

Báo cáo tiến độ tHáng 6 / 2008

Hướng tới tiếp cận phổ cập: Mở rộng các can thiệp ưu tiên về HiV/AiDS trong lĩnh vực y tế là báo cáo thứ 2 trong một loạt báo cáo tiến độ hàng năm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Chương trình phòng chống HIV/AIDS của Liên Hiệp Quốc (UNAIDS) và Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc (UNICEF) để theo dõi các đáp ứng của ngành Y tế đối với HIV/AIDS. Báo cáo này ghi lại tiến bộ của ngành y tế về:

• Điều trị và chăm sóc bao gồm cả điều trị ARV, quản lý đồng nhiễm HIV/Lao và các đồng nhiễm khác;

• Tư vấn và xét nghiệm HIV;

• Dự phòng lây truyền mẹ và con (PLTMC) tại các cơ sở chăm sóc y tế và dự phòng lây truyền HIV qua đường tình dục và lây truyền HIV qua đường tiêm chích ma tuý;

• Các vấn đề về hệ thống y tế, bao gồm cả việc mua sắm thuốc và quản lý cung ứng, nguồn nhân lực và thông tin y tế.

Bản báo cáo này cũng đặt trọng tâm về việc mở rộng các can thiệp HIV cho phụ nữ và trẻ em.

Cuối năm 2007 đánh dấu một bước quan trọng trong lịch sử dịch HIV/AIDS. Theo báo cáo Hướng tới tiếp cận phổ cập: Mở rộng các can thiệp ưu tiên về HIV/AIDS trong lĩnh vực y tế của WHO, UNAIDS, và UNICEF, có thêm gần 1 triệu người (950,000 người) ở những nước thu nhập thấp và trung bình được điều trị ARV tính đến cuối năm 2007, đã đưa tổng số người được điều trị ARV lên tới gần 3 triệu người, tăng hơn 7 lần trong vòng 4 năm qua.

Sáng kiến “3 by 5” của WHO/UNAIDS, với mục tiêu đưa 3 triệu người được điều trị ARV vào năm 2005 được ghi nhận là sự khởi đầu cho những nỗ lực toàn cầu để mở rộng tiếp cận điều trị ARV cho người nhiễm HIV cần được điều trị ở những nước có thu nhập thấp và trung bình.

Mục tiêu này đã đạt được vào năm 2007, chỉ 2 năm sau thời hạn là năm 2005. Không chỉ số người được điều trị ARV tăng lên một cách nhanh chóng, mà tốc độ mở rộng điều trị cũng đã được đẩy mạnh.

Năm 2007 cũng ghi nhận những thành công trong việc tiếp cận tới các can thiệp dự phòng lây truyền mẹ con (DPLTMC), tới tư vấn và xét nghiệm và có được cam kết mạnh mẽ hơn nữa của các

tổ chức Y tế thế giớiphòng HiV/AiDS20, Avenue Appia1211 geneva 27thuỵ Sĩ[email protected]://www.who.int/hiv

Tài liệu này được trích từ báo cáo Hướng tới tiếp cận phổ cập: Mở rộng các can thiệp ưu tiên về HiV/AiDS trong lĩnh vực y tế. Đây là bản báo cáo tiến độ do Phòng HIV/AIDS của Tổ chức Y tế Thế giới xuất bản vào tháng 6/2008. Bản báo cáo đầy đủ được đăng tải trên trang web: http//:www.who.int/hiv

phòng HiV/AiDS

Page 2: At A Glance Vn

Báo cáo tiến độ tháng 6 năM 20082

nước trong việc cắt bao quy đầu nam giới. Số lượng trẻ em được hưởng lợi từ các chương trình ARV cũng tăng lên. Cuối năm 2007 ước tính có khoảng 200 000 trẻ em được điều trị ARV so với 127 000 trẻ vào năm 2006 và 75 000 trẻ vào năm 2005.

Tuy nhiên các nước vẫn còn xa mới đạt được mục tiêu tiếp cận phổ cập của mình. Ước tính sẽ có 2,5 triệu người nhiễm HIV mới trong năm 2007 và nhìn chung độ bao phủ về điều trị ARV vẫn còn thấp - chỉ chiếm 31% tổng số người ước tính cần được điều trị ARV ở những nước có thu nhập thấp và trung bình trong năm 2007.

Hơn thế nữa, hệ thống y tế yếu kém và đặc biệt là thiếu hụt trầm trọng về nhân sự y tế và thiếu ngân sách mang tính dài hạn và ổn định đang đe doạ những nỗ lực để đạt được tiếp cận phổ cập về dự phòng HIV, điều trị và chăm sóc. Ở thời điểm cuối năm 2007, ngân sách thực sự có vẫn còn ít hơn nhu cầu ngân sách ước tính khoảng 8,1 tỉ đô la Mỹ. Để đạt được mục tiêu tiếp cận phổ cập, sẽ cần phải có nguồn ngân sách cao hơn gấp 4 lần so với số hiện nay và lên đến là 35 triệu đô la Mỹ vào năm 2010 và 41 triệu đô la Mỹ vào năm 2015.

Về Báo cáo

Hướng tới tiếp cận phổ cập: Mở rộng các can thiệp ưu tiên về HiV/AiDS trong lĩnh vực y tế là báo cáo được đồng thực hiện giữa WHO, UNAIDS và UNICEF. Báo cáo là những ghi nhận cụ thể hàng năm về đáp ứng của ngành y tế đối với công tác dự phòng HIV, điều trị và chăm sóc. Đây là báo cáo tiến độ hàng năm lần thứ 2, xem xét về HIV trong lĩnh vực y tế. Số xuất bản gần đây nhất đặc biệt tập trung vào phụ nữ và trẻ em.

Số liệu Và pHương pHáp

Số liệu được thu thập từ 2 nguồn là:

• Bộ câu hỏi dành cho các quốc gia của WHO thu thập thông tin về sự sẵn có, độ bao phủ, kết quả đầu ra và tác động của các can thiệp HIV ưu tiên cũng như những thành phần quan trọng khác mà hỗ trợ việc cho việc mở rộng lĩnh vực y tế bao gồm cả vấn đề mua sắm, quản lý cung cấp và nguồn nhân lực.

• “Thẻ báo cáo” do UNCEF và WHO phối hợp thực hiện để lập biểu đồ tiến bộ trong DPLTMC và chăm sóc trẻ em nhiễm HIV.

Cả hai nguồn này lấy số liệu từ các chương trình phòng chống HIV/AIDS quốc gia do Bộ Y tế tổng hợp cũng như các số liệu thu thập từ các điều tra dựa vào dân cư. Các nguồn thông tin khác bao gồm các điều tra khác nhau tập trung vào các lĩnh vực cụ thể – ví dụ, giá thuốc và sử dụng thuốc, các can thiệp Lao/HIV, dự phòng phổ quát tại các cơ sở chăm sóc y tế và các can thiệp giảm tác hại.

cHú giải Về ước tínH nHu cầu

Mặc dù số người được điều trị ARV đã tăng vào năm 2007, ước tính nhu cầu điều trị cũng tăng. Các tham số để ước tính nhu cầu có thay đổi do ngày càng có thêm bằng chứng đã được cập nhật. Ước tính thời gian từ khi bệnh nhân cần điều trị đến khi tử vong nếu không được điều trị ARV tăng từ 2 lên 3 năm. Điều này dẫn tới việc gia tăng đáng kể số lượng người được cân nhắc điều trị ngay. Các ước tính nhu cầu sẽ tiếp tục có những thay đổi bởi vì mỗi năm càng có thêm nhiều người nhiễm đủ tiêu chuẩn điều trị ARV và những tiến bộ trong hướng dẫn điều trị.

Page 3: At A Glance Vn

Mở rộng các can thiệp ưu tiên về hiv/aiDS trong lĩnh vực y tế 3

phòng HiV/AiDS

Chương 2điều trị Và cHăM Sóc người nHiễM HiV

Cho đến cuối năm 2007, ước tính có 33,2 triệu người nhiễm HIV trên toàn cầu, trong đó có 2,1 triệu là trẻ em. Cũng trong năm 2007, ước tính có 2,5 triệu trường hợp nhiễm HIV mới trong khi đó có 2,1 triệu người chết vì AIDS. Tại thời điểm cuối năm 2007 so với thời điểm tháng 12/2006, đã có thêm gần 1 triệu người được điều trị ARV, tăng số người được điều trị ARV ở những nước có thu nhập thấp và trung bình lên gần 3 triệu người. Hơn nữa, chỉ tính riêng năm 2007 số người được điều trị ARV đã tăng thêm 54%.

Hiện tại, 72% số người bệnh được điều trị ARV trong năm 2007 sống ở khu vực cận Sahara Châu Phi, đưa số người bệnh được điều trị ARV ở khu vực Phi lên hơn 2 triệu người. Số phụ nữ tiếp cận điều trị ARV ngày càng tăng, bằng hoặc lớn hơn so với nam giới, mặc dù ở một số nước số nam giới được điều trị lại ít hơn. Các chuyên gia lý giải điều này có thể là do phụ nữ thường tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc y tế do các nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, mang thai và sinh con.

Do việc tiếp cận điều trị ARV ngày càng trở nên rộng rãi hơn, nên tỷ lệ bệnh nhân còn sống cũng tăng lên trên toàn cầu, tuy nhiên tỷ lệ chết sau 6 tháng đầu điều trị ARV vẫn duy trì ở mức độ rất cao. Điều này là do có quá nhiều người nhiễm HIV không tiếp cận được với các dịch vụ mặc dù họ đã ở giai đoạn bệnh nặng. Tỷ lệ “duy trì” điều trị thấp cũng là một trở ngại nữa đối với mở rộng

điều trị một cách bền vững. Gián đoạn điều trị làm ảnh hưởng đến sức khoẻ người bệnh và cũng có thể dẫn tới sự trỗi dậy của các chủng HIV kháng thuốc. Tuy nhiên các điều tra gần đây được tiến hành ở 7 nước cho thấy tỷ lệ lây truyền các chủng vi rút HIV kháng thuốc vẫn ở mức độ dưới 5%.

cHi pHí tHuốc tHấp Hơn, kHả năng tiếp cận cAo Hơn

Từ năm 2004 đến năm 2007, giá cả của hầu hết các thuốc trong phác đồ bậc 1 giảm từ 30% đến 64% ở những nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Việc giảm giá thuốc một cách đáng kể là một nhân tố quan trọng trong việc mở rộng điều trị ARV. Tuy nhiên giá thuốc vẫn còn cao ở nhiều nước Đông Âu và Châu Mỹ Latin. Ở hầu hết các nước thu nhập thấp và trung bình, các chi phí cho phác đồ bậc 2 vẫn còn quá cao.Cuối năm

2002Cuối năm

2003Cuối năm

2004Cuối năm

2005Cuối năm

2006Cuối năm

2007

Bắc Mỹ và Trung Đông Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á

Châu Mỹ Latin và vùng Caribe Khu vực Cận SaharaChâu Phi

Châu Âu và Trung Á

Số người được điều trị ARV ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, 2002-2007

Số n

gười

đan

g đư

ợc đ

iều

trị A

RV (đ

ơn v

ị triệ

u ng

ười)

Page 4: At A Glance Vn

Báo cáo tiến độ tháng 6 năM 20084

HiV Và lAo: HAi tAi HọA, Một giải pHáp

Lao tiếp tục là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với người nhiễm HIV. Năm 2006 ước tính có 700 000 người nhiễm HIV bị mắc lao. Khoảng 12% ca tử vong trong số người nhiễm HIV trên toàn cầu là do Lao. Ví dụ Nam Phi là nước có dân số chỉ chiếm dưới 1% dân số toàn cầu nhưng chiếm tới 28% số bệnh nhân đồng nhiễm HIV là Lao trên toàn cầu.

Kể từ khi dịch HIV lan rộng vào thập kỷ 80 và 90, số bệnh nhân Lao tăng lên từ 2 đến 6 lần ở khu vực cận Sahara châu Phi, dẫn tới gánh nặng khổng lồ cho hệ thống y tế vốn đã quá sức từ trước. Việc tiếp cận hạn chế với thuốc Cotrimoxazole, một kháng sinh phổ biến để dự phòng và kiểm soát các bệnh nhiễm trùng cơ hội, góp phần làm tăng thêm tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong đối với những người bệnh đồng nhiễm Lao và HIV.

Sự trỗi dậy ngày càng tăng của các chủng vi khuẩn Lao kháng đa thuốc nguy hiểm, bao gồm cả Lao kháng thuốc phạm vi rộng (XDR-TB), là một mối đe doạ lớn đối với sức khoẻ toàn cầu. Nửa triệu người trong số 9 triệu trường hợp mắc Lao mới được báo cáo trong năm 2007 là Lao đa kháng. Đông Âu và Trung Á là khu vực có tỷ lệ báo cáo cao nhất, trong khi ở khu vực cận Sahara châu Phi chỉ có 6 nước có thể cung cấp số liệu đáng tin cậy. Điều này làm cho việc đánh giá gánh nặng thực sự của tình hình đồng nhiễm trở nên cực kỳ khó khăn.

Lao kháng thuốc phạm vi rộng, thực sự là thể Lao không thể điều trị được, đã được ghi nhận ở 45 nước trong năm 2007, kể cả Nam Phi đang là tâm điểm của dịch HIV. Tỷ lệ tử vong trong số bệnh nhân đồng nhiễm HIV/Lao kháng đa thuốc cao đến mức sửng sốt với 95%.

Để làm chậm và ngăn chặn ảnh hưởng của Lao với người nhiễm HIV sẽ cần phải đặt trọng tâm vào dự phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh kể cả nhấn mạnh hơn nữa về thông điệp “3I”: Tăng cường phát hiện ca bệnh, Điều trị dự phòng bằng Isoiazid, và Kiểm soát nhiễm khuẩn.

ViêM gAn Và HiV

Bệnh gan mãn tính, một biến chứng nguy hiểm của viêm gan vi rút B (HBV) và viêm gan vi rút C (HCV) mãn tính, hiện là một nguyên nhân mắc và gây tử vong hàng đầu đối với người nhiễm HIV. Bệnh gan mãn tính có thể cũng làm tăng đáng kể độc tính của một số thuốc ARV đối với người bệnh.

Trong hơn 30 triệu người nhiễm HIV trên toàn cầu, có khoảng 3 triệu trường hợp nhiễm viêm gan vi rút B mãn tính và 4-5 triệu trường hợp đồng nhiễm viêm gan vi rút C. Tỷ lệ viêm gan B cao ở những nước có dịch ở châu Á và châu Phi, tương tự tỷ lệ viêm gan B và viêm gan C cũng cao trong nhóm tiêm chích ma tuý ở tất cả các nước.

Ứớc tính tỷ lệ viêm gan C mãn tính trong nhóm người nhiễm HIV ở Tây Âu và ở Mỹ dao động khoảng từ 25%-30%. Tỷ lệ đồng nhiễm trung bình cao hơn 40% ở Đông Âu, từ 70% đến 95% ở Estonia, liên bang Nga và Ukraina.

Các nước cần nỗ lực hơn nữa trong việc đánh giá mức độ của bệnh liên quan đến vi rút viêm gan B và viêm gan C trong nhóm người nhiễm HIV và để đảm bảo sự sẵn có điều trị.

Page 5: At A Glance Vn

Mở rộng các can thiệp ưu tiên về hiv/aiDS trong lĩnh vực y tế 5

phòng HiV/AiDS

Chương 3tư Vấn Và xét ngHiệM HiV

Tiếp cận tư vấn và xét nghiệm HIV là một điều kiện tiên quyết để đẩy mạnh tiếp cận tới các can thiệp HIV khác. Trong hai năm 2006 và 2007, số lượng các cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV tăng một cách đáng kể tuy nhiên việc sử dụng các dịch vụ này vẫn còn thấp. Theo các điều tra dựa vào dân cư được tiến hành cho các nước có thu nhập thấp và trung bình trong thời gian năm 2005 và 2007, trung bình có:

• 10,9% phụ nữ và 10,3% nam giới được điều tra tại 17 nước đã từng được xét nghiệm HIV và biết kết quả;

• 20% người nhiễm HIV ở 12 nước biết về tình trạng HIV của họ.

Ở những nước có tỷ lệ nhiễm cao nhất, tỷ lệ các cơ sở y tế có cung cấp dịch vụ tư vấn và xét nghiệm rất khác nhau. Ví dụ, trong khi 100% các cơ sở y tế ở Botswana cung cấp dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV, tỷ lệ đó ở Swaziland chỉ là 68% và ở Burkina Faso là 31%.

tư Vấn Và xét ngHiệM Do kHácH Hàng Và người cung cấp DịcH Vụ kHởi xướng

Ở những nước có số liệu, số người được xét nghiệm HIV đã tăng trong năm 2007. Điều này có thể là do dịch vụ điều trị ngày càng trở nên sẵn có và dịch vụ xét nghiệm ngày càng trở nên thuận tiện và dễ tiếp cận. Việc giới thiệu các xét nghiệm nhanh mà không cần đến kỹ thuật viên phòng xét nghiệm, các thủ tục phức tạp và trang thiết bị đặc biệt, cũng như xu hướng đưa xét nghiệm vào các cơ sở làm việc, cơ sở y tế, phòng khám lưu động và tại nhà chắc chắn sẽ thu hút nhiều người đến với dịch vụ tư vấn và xét nghiệm.

Mặc dù có một số xu hướng tích cực, việc xét nghiệm do khách hàng khởi xướng (khi bệnh nhân yêu cầu được làm xét nghiệm) thường không đạt được mức độ mong muốn. Điều này chủ yếu là do sự sợ hãi, lo ngại vì sự kỳ thị và sự đánh giá thấp mức nguy cơ cá nhân cũng như các nguyên nhân khác.

Trước kia, khi dịch vụ điều trị ARV chưa sẵn có, không nhiều người ủng hộ việc “xét nghiệm do người cung cấp dịch vụ khởi xướng”, trong đó người cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế khuyến cáo bệnh nhân nên xét nghiệm. Tuy nhiên việc các dịch vụ điều trị ngày càng sẵn có là lý do chính đáng để tăng cường tư vấn và xét nghiệm HIV, tạo thuận lợi cho công tác điều trị, đẩy mạnh hoạt động dự phòng và giảm kỳ thị đối với người nhiễm HIV. Ngày nay, ngày càng có nhiều nỗ lực lồng ghép hoạt động tư vấn và xét nghiệm HIV vào chăm sóc y tế định kỳ kể cả chăm sóc thai sản, chăm sóc các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, nằm viện, sàng lọc máu và các chăm sóc y tế ban đầu ở những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch.

Trong năm 2007, WHO và UNAIDS đã đưa ra những khuyến nghị quan trọng liên quan đến tư vấn và xét nghiệm do người cung cấp dịch vụ khởi xướng. Tài liệu này khuyến nghị người cung cấp dịch vụ y tế cần khuyến cáo tư vấn và xét nghiệm HIV với tất cả những người đến khám tại các cơ sở y tế ở những nước có dịch ở giai đoạn lan tỏa và ở một số cơ sở y tế chọn lọc ở những nước có dịch thấp và dịch tập trung

Page 6: At A Glance Vn

Báo cáo tiến độ tháng 6 năM 20086

Chương 4các cAn tHiệp Về Dự pHòng HiV trong lĩnH Vực Y tế

Mặc dù chương trình dự phòng ở một số nước đã thành công trong việc giảm tỷ lệ hiện nhiễm HIV, vẫn còn rất nhiều việc cần phải được thực hiện: trong năm 2007 có 2,5 triệu người mới nhiễm HIV. Ngành y tế phải có tầm nhìn xa hơn, không đơn thuần chỉ cung cấp dịch vụ điều trị, chăm sóc và hỗ trợ HIV mà còn phải đóng vai trò mạnh mẽ hơn nữa trong việc thúc đẩy và cung cấp các dịch vụ dự phòng HIV.

pHòng nHiễM HiV trong nHóM nguY cơ cAo

Ứơc tính 80% tất cả các trường hợp nhiễm HIV là do lây truyền qua đường tình dục. 10% các trường hợp nhiễm HIV mới (có tới 30% ở ngoài khu vực cận Sahara châu Phi) là người tiêm chích ma tuý. Cần làm nhiều hơn nữa để xây dựng và mở rộng các dịch vụ hiệu quả để tiếp cận được các nhóm người nguy cơ. Các nhóm này bao gồm:

Mại dâm: một số nước ở châu Á - ví dụ như Căm-pu-chia, Miến Điện, Thái Lan và 4 bang của Ấn Độ - đã thể hiện cam kết chính trị và các chính sách phù hợp như thực hiện các chiến dịch dự phòng đích cho nhóm mại dâm ở quy mô rộng, dẫn đến kết quả là giảm tỷ lệ mắc các BLTQĐTD và giảm tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm dân cư này. Các can thiệp đích hướng tới nhóm mại dâm ở khu vực cận Sahara châu Phi cũng làm giảm tỷ lệ các BLTQĐTD và tỷ lệ lây nhiễm HIV.

người tiêm chích ma tuý: ước tính có 3-4 triệu người trong tổng số 13 triệu người tiêm chích ma tuý trên toàn cầu nhiễm HIV. Tiêm chích ma tuý chiếm hơn 80% tổng số người nhiễm HIV ở Đông Âu và Trung Á - trong khi đó các chương trình bơm kim tiêm trên toàn bộ các khu vực này thường chỉ tiếp cận được 10% số người có nhu cầu. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV cao trong nhóm tiêm chích ma tuý cũng được ghi nhận ở khu vực Trung Đông, Bắc Mỹ, Đông Nam Á và Mỹ Latin.

Việc triển khai các chương trình bơm kim tiêm có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ lây truyền HIV, trong khi điều trị cai nghiện bằng thuốc thay thế làm giảm nguy cơ nhiễm HIV liên quan đến dùng ma túy và cải thiện sự tiếp cận và tuân thủ điều trị ARV.

Cuối năm 2007, đã có 72 nước đã thực hiện ít nhất một chương trình bơm kim tiêm và 58 nước đã điều trị cai nghiện bằng thuốc thay thế. Mặc dù vậy, các số liệu cho thấy rằng người tiêm chích ma tuý vẫn chưa được chú trọng trong các chương trình giảm thiểu tác hại.

tình dục đồng giới nam: tình dục đồng giới nam (MSM) tiếp tục là nhóm có người nhiễm HIV cao nhất ở những nước thu nhập cao. Hơn nữa, càng có nhiều bằng chứng chỉ ra là có sự trỗi dậy của dịch ở khu vực Bắc Mỹ và châu Âu trong nhóm nam có quan hệ đồng tính. Cách đây không lâu, vẫn thiếu sự lãnh đạo và vận động quốc tế để giải quyết các vấn đề liên quan đến lây nhiễm HIV và tiếp cận với các dịch vụ y tế của nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới. Ngành y tế cần mời đại diện của cộng đồng này tham gia xây dựng các ưu tiên trong chương trình y tế quốc gia, liên kết với các tổ chức hỗ trợ cộng đồng, vận động giảm phân biệt đối xử với các hành vi tình dục đồng giới và vận động pháp luật xóa bỏ phân biệt đối xử dựa trên khuynh hướng tình dục.

Page 7: At A Glance Vn

Mở rộng các can thiệp ưu tiên về hiv/aiDS trong lĩnh vực y tế 7

phòng HiV/AiDS

tù nhân: trong khi hầu hết tù nhân có HIV nhiễm vi rút từ khi còn chưa vào tù thì sự lây lan HIV trong nhà tù cao chủ yếu do việc sử dụng chung các dụng cụ tiêm chích và quan hệ tình dục ép buộc hay tình dục không bảo vệ. Một đánh giá toàn diện của WHO thực hiện năm 2007 về tỷ lệ hiện nhiễm HIV và hành vi nguy cơ trong các nhà tù cho thấy nhiều bằng chứng cho việc thực hiện các chương trình bơm kim tiêm, điều trị các BLTQĐTD, phân phát bao cao su, điều trị cai nghiện bằng thuốc thay thế và các chương trình điều trị phụ thuộc thuốc khác là rất khả thi và hiệu quả. Nhà tù cần được coi là trọng tâm quan trọng của các can thiệp về HIV trong lĩnh vực y tế.

cắt BAo quY đầu ở nAM giới

Năm 2007, WHO và UNAIDS đã khuyến cáo cắt bao quy đầu ở nam giới được coi như là một chiến lược bổ sung quan trọng trong dự phòng lây nhiễm HIV qua đường tình dục khác giới trong nam giới ở các nước có tỷ lệ hiện nhiễm HIV cao và tỷ lệ cắt bao quy đầu thấp. Ba thử nghiệm kiểm soát ngẫu nhiên ở khu vực cận Sahara châu Phi đã cho thấy cắt bao quy đầu có hiệu quả bảo vệ cao đối với lây nhiễm HIV trong nam giới với việc giảm khoảng 60% nguy cơ lây nhiễm HIV. Các mô hình toán học dự báo cắt bao quy đầu ở nam giới có thể ngăn ngừa 2 triệu trường hợp nhiễm HIV mới và tránh được 300,000 trường hợp tử vong trong 10 năm tới nếu việc này được ứng dụng rộng rãi ở khu vực cận Sahara châu Phi.

Hiện tại vẫn chưa có các thông tin chắc chắn về việc cắt bao quy đầu ở nam giới có ảnh hưởng thế nào đến khả năng lây truyền HIV từ nam giới có HIV dương tính sang phụ nữ có HIV âm tính hoặc trong nhóm tình dục đồng giới nam. WHO và UNAIDS khuyến nghị là nam giới cần được tư vấn và xét nghiệm HIV trước khi làm phẫu thuật. Cắt bao quy đầu chỉ được khuyến cáo đối với nam giới và trẻ em nam có HIV âm tính. WHO và các đối tác cũng khuyến nghị là các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế cần cảnh báo cho bệnh nhân là cắt bao quy đầu không có nghĩa là bảo vệ được 100% khỏi bị lây nhiễm HIV.

Rất nhiều các nước có dịch nặng nề đang thăm dò khả năng và cách thức mở rộng các chương trình cắt bao quy đầu ở nam giới với sự tư vấn của các chuyên gia.

Dự pHòng lâY nHiễM HiV ở các cơ Sở Y tế

Trong các cơ sở y tế, lây nhiễm HIV vẫn tiếp tục là một vấn đề nghiêm trong do việc thiếu sàng lọc HIV một cách phổ cập và có chất lượng đối với các sản phẩm máu và sử dụng các thiết bị tiêm chích không an toàn. Ước tính các vết thương do bị các vật sắc nhọn đâm có thể gây ra khoảng từ 200 đến 5000 trường hợp nhiễm HIV mới trong nhân viên y tế mỗi năm và khoảng 4% tất cả các trường hợp nhiễm HIV trong nhân viên y tế được cho là do phơi nhiễm nghề nghiệp. Việc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP), một khuyến cáo của WHO về sử dụng liệu pháp ARV ngắn ngày để làm giảm nguy cơ nhiễm HIV sau phơi nhiễm tiềm tàng, chỉ được thực hiện ở 35% các cơ sở y tế của 50 nước báo cáo.

Page 8: At A Glance Vn

Báo cáo tiến độ tháng 6 năM 20088

Chương 5Mở rộng các DịcH Vụ HiV cHo pHụ nữ Và trẻ eM

Gần một nửa người nhiễm HIV trên toàn thế giới và hơn 60% người nhiễm ở khu vực cận Sahara châu Phi là phụ nữ. Ước tính 2,1 triệu trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm HIV, hơn 90% trong số này là do lây truyền từ mẹ sang con. Trẻ em chiếm 6% tổng số trường hợp nhiễm HIV, 17% trường hợp nhiễm mới và 14% các trường hợp tử vong liên quan đến HIV/AIDS.

Hàng năm, ước tính 1,5 triệu phụ nữ HIV dương tính sinh đẻ ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Trong năm 2007, khoảng 33% thai phụ nhiễm HIV được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng thuốc ARV so với tỉ lệ là 10% trong năm 2004. Trong thời gian từ năm 2004 đến năm 2007, khu vực Tây và Trung Phi đã đạt thành công lớn nhất với việc tăng số thai phụ nhiễm HIV được điều trị ARV lên gấp 6 lần và ở khu vực Đông và Nam Phi tăng gấp 4 lần.

Tỷ lệ LTMC đã giảm một cách đáng kể ở nhiều nước đã từng được ghi nhận là những nước có tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ cao. Ở Căm pu chia, ước tính tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con giảm từ 30,5% vào năm 2001 xuống còn 11,4% vào năm 2007, và ở Rwanda, tỷ lệ này giảm từ 30,5% vào năm 2001 xuống còn 8,9% vào năm 2007.

Mặc dù vậy, rất nhiều thai phụ nhiễm HIV không thể tiếp cận với dịch vụ điều trị ARV kịp thời vì lợi ích sức khoẻ của họ do nhân viên y tế có xu hướng tập trung vào dự phòng nhiễm HIV cho em bé chưa sinh hơn là bảo vệ sức khoẻ lâu dài cho mẹ. Chỉ khoảng 12% số thai phụ nhiễm HIV được đánh giá tiêu chuẩn để điều trị ARV trong năm 2007. Ngoài những các tác động tiêu cực đối với sức khoẻ của bản thân người phụ nữ, việc hạn chế tiếp cận điều trị ARV lâu dài đối với họ cũng góp phần vào số trẻ mồ côi do AIDS.

điều trị cHo trẻ eM

Tiến độ đáng khích lệ trong việc mở rộng điều trị ARV cho trẻ em trong 2

năm qua, có phần đóng góp từ việc giảm giá thuốc ARV cho trẻ em, từ việc cho phép sử dụng thuốc viên kết hợp liều cố định dành cho trẻ em, và sự kết nối tốt hơn giữa dịch vụ điều trị ARV và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em. Số lượng trẻ em được điều trị ARV tăng từ 75,000 trẻ vào năm 2005 lên gần 200,000 trẻ vào năm 2007.

Độ bao phủ điều trị ARV phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con ở các nước thu nhập thấp và trung bình, 2007

80-100%50-80%25-50%10-25%Dưới 10%Không có số liệuCác khu vực thu nhập cao

Page 9: At A Glance Vn

Mở rộng các can thiệp ưu tiên về hiv/aiDS trong lĩnh vực y tế 9

phòng HiV/AiDS

Việc chẩn đoán sớm và chính xác là các yếu tố cần thiết để trẻ sơ sinh có thể được chăm sóc và điều trị. Tuy nhiên trong năm 2007, chỉ 8% số trẻ sinh ra từ các bà mẹ nhiễm HIV được xét nghiệm trong vòng 2 tháng đầu sau khi sinh ở những nước có số liệu.

Một trở ngại lớn đối với việc chẩn đoán sớm là việc hạn chế tiếp cận với xét nghiệm vi rút học - xét nghiệm đòi hỏi các trang thiết bị phức tạp và đắt tiền hơn là những thiết bị hiện có ở hầu hết các nước có tỷ lệ hiện nhiễm HIV cao.

Co-trimoxazole, thuốc kháng sinh hiệu quả cao và giá thành thấp, đã cho thấy làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ và trẻ em bị phơi nhiễm hoặc bị nhiễm HIV. Năm 2007, dưới 4% trẻ sinh ra từ thai phụ nhiễm HIV đã được điều trị dự phòng bằng co-trimoxazole trong vòng 2 tháng đầu đời. Cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để co-trimoxazole trở nên sẵn có hơn và cung cấp các hướng dẫn điều trị cho cán bộ y tế.

Chương 6tăng cường Hệ tHống Y tế Và tHông tin Y tế

WHO xác định 6 thành phần thiết yếu trong hệ thống chăm sóc y tế cần phải tăng cường để hỗ trợ việc mở rộng dự phòng HIV, điều trị và chăm sóc. Sáu thành tố này bao gồm: cung cấp dịch vụ; nhân lực y tế; thông tin y tế; các sản phẩm y tế; vắc xin và công nghệ; lãnh đạo và quản trị.

nHân lực Y tế

Báo cáo năm 2006 của WHO đã chỉ ra rằng, trên toàn cầu hiện thiết 4,3 triệu bác sĩ, y tá và nữ hộ sinh. Khu vực Cận Sahara châu Phi là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với sự thiếu hụt gần 1 triệu nhân viên y tế. Trong khi rất nhiều nhân viên y tế chuyển đi nơi khác có điều kiện làm việc và mức lương tốt hơn, một số khác là nạn nhân của việc đau ốm và tử vong liên quan đến HIV - ở một số nước có tỷ lệ hiện nhiễm cao có thể lên tới 20% nhân sự. Cung cấp điều trị ARV cho nhân viên y tế rõ ràng là một ưu tiên quan trọng ở các nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi HIV.

Trong năm 2007, WHO, các quốc gia thành viên và các đối tác quốc tế đã xây dựng một kế hoạch để giải quyết vấn đề khủng hoảng về nhân sự y tế thông qua 3 can thiệp:

• điều trị: cung cấp gói can thiệp HIV toàn diện cho nhân viên y tế;

• đào tạo: tăng cường chuyển giao nhiệm vụ ở những nơi thích hợp. Điều này có nghĩa là chuyển giao một số công việc cụ thể từ nhân viên y tế có trình độ cao cho nhân viên y tế có trình độ thấp hơn nhưng đã được tập huấn;

• Dyu trì: khuyến khích nhân viên y tế ở lại trong hệ thống qua việc cải thiện sức khoẻ và an toàn lao động, đưa ra những khích lệ tài chính và không phải tài chính để duy trì lực lượng cán bộ y tế và thực hiện các biện pháp để giải quyết vấn đề “di cư” của nhân viên y tế.

Đặc biệt WHO và các đối tác đặt mục tiêu vào các lĩnh vực sau đây để tăng cường hệ thống y tế:

Page 10: At A Glance Vn

Báo cáo tiến độ tháng 6 năM 200810

cHuYển giAo nHiệM Vụ

Trong năm 2007, 28 trong số 73 nước có thu nhập thấp và trung bình đã xây dựng những chính sách để chuyển giao nhiệm vụ từ nhân viên chăm sóc y tế sang cho nhân viên không phải chuyên nghiệp nhưng được đào tạo. Một nghiên cứu của Nam Phi đã cho thấy là sau 6 tháng hỗ trợ, chỉ số đầu ra như là nồng độ vi rút, tuân thủ điều trị, và tỷ lệ duy trì của bệnh nhân ở các cơ sở có bác sĩ tương tự như ở các cơ sở không có bác sĩ.

quản lý MuA SắM Và cung ứng

Nhiều hệ thống y tế bị huỷ hoại do hệ thống quản lý mua sắm và quản lý cung ứng yếu. Điều này dẫn đến thiếu thuốc ARV và các hàng hoá thiết yếu thường xuyên (hết thuốc trong kho). Trong số 66 nước có thu nhập thấp và trung bình được điều tra, 25 nước báo cáo ít nhất 1 lần hết thuốc ARV chính trong kho. Ở những nước này 18% tất cả các cơ sở điều trị báo cáo vào năm 2007 có ít nhất 1 lần hết thuốc ARV trong kho.

giáM Sát Và tHeo Dõi

Một đánh giá gần đây về việc thu thập số liệu và hệ thống giám sát cho thấy 56 trong số 137 nước có thu nhập thấp và trung bình đã triển khai đầy đủ các hệ thống giám sát; 32 nước triển khai một phần và 49 nước còn lại đã hình thành hệ thống giám sát, mặc dù việc triển khai vẫn còn yếu kém. Nhìn chung, điều này cho thấy phần nào cải thiện về chất lượng các hệ thống giám sát trên toàn cầu.

Chương 7Hướng tới tiếp cận pHổ cập: con đường pHíA trước

Nhìn chung tiến bộ về mở rộng đáp ứng lĩnh vực y tế để đạt được các mục tiêu tiếp cận phổ cập về dự phòng, điều trị, chăm sóc và hỗ trợ HIV đã được đẩy mạnh. Tuy nhiên, mặc dù đã có việc mở rộng điều trị, chỉ vài nước đang trên đà đạt được mục tiêu tiếp cận phổ cập vào năm 2010 hoặc mục tiêu thiên niên kỷ năm 2015. Để đạt được điều này, các nước và đối tác phải tập trung vào:

• tăng cường vai trò của ngành y tế trong dự phòng HiV: điều này có nghĩa là mở rộng triển khai các can thiệp dự phòng được chứng minh có hiệu quả như cắt bao quy đầu, chiến lược giảm tác hại, sử dụng bao cao su, an toàn cung cấp máu và lồng ghép dự phòng HIV vào các chương trình Lao, sức khoẻ sinh sản và sức khoẻ bà mẹ. Điều đó cũng có nghĩa là tập trung can thiệp cho các nhóm nguy cơ như người hàng nghề mại dâm, người tiêm chích ma tuý, tù nhân và nam giới quan hệ tình dục đồng giới bằng các can thiệp dự phòng đã được chứng minh là có hiệu quả và phù hợp với nhu cầu của họ.

Bệnh nhân và các nhân sự y tế sẽ tiếp tục đối mặt với các nguy cơ trong các bệnh viện và trong các cơ sở chăm sóc y tế khác. Các nước cần đảm bảo dự phòng phổ cập với lây nhiễm HIV, sàng lọc cung cấp máu và sự thực hành an toàn tiêm chích. Các chiến lược kiểm soát nhiễm khuẩn để dự phòng Lao cũng cần được mở rộng.

Page 11: At A Glance Vn

Mở rộng các can thiệp ưu tiên về hiv/aiDS trong lĩnh vực y tế 11

phòng HiV/AiDS

• Nâng cao nhận thức về tình trạng nhiễm HIV: tiếp cận phổ cập sẽ không bao giờ đạt được trừ khi ngày càng có nhiều người biết được về tình trạng của họ. Tư vấn và xét nghiệm do người cung cấp dịch vụ và khách hàng khởi xướng cho thấy một cơ hội tốt để mở rộng độ bao phủ điều trị ARV và để tiếp cận các dịch vụ dự phòng và các can thiệp khác.

• tăng cường và duy trì các nỗ lực mở rộng điều trị và chăm sóc HiV: các nước có thu nhập thấp và trung bình cần phải đảm bảo tiếp tục duy trì việc tiếp cận suốt đời với điều trị ARV cho những người hiện đang được điều trị và mở rộng dịch vụ tới hàng triệu người nhiễm cần được điều trị ARV. Điều này bao gồm các nhóm nguy cơ như người tiêm chích ma tuý, tù nhân, nam có quan hệ tình dục đồng giới, người hành nghề mại dâm và khách hàng của họ và các nhóm dân cư khó tiếp cận ở nông thôn. Các đối tác quốc tế cần hỗ trợ và khuyến khích các nước có tỷ lệ hiện nhiễm HIV cao sử dụng hướng tiếp cận y tế công cộng dựa trên việc đơn giản hoá các quyết định lâm sàng, chuẩn hoá các phác đồ điều trị, phân cấp và lồng ghép cung cấp dịch vụ.

Điều này cũng bao gồm những nỗ lực hơn nữa để đảm bảo tiếp cận kịp thời với điều trị ARV. Bệnh nhân cần được khuyến khích để duy trì điều trị và được theo dõi định kỳ để phát hiện các dấu hiệu kháng thuốc cũng như dấu hiệu nhiễm Lao. Việc giảm giá thành các phác đồ bậc 2 cần được đưa vào ưu tiên. Mở rộng tiếp cận tới dự phòng bằng co-trimoxazole cho tất cả người nhiễm HIV kể cả trẻ nhỏ bị phơi nhiễm HIV, và tới các dịch vụ để dự phòng và điều trị Lao là cần thiết.

• tăng cường tiếp cận tới dịch vụ dự phòng và chăm sóc HiV cho phụ nữ và trẻ em: các dịch vụ sức khoẻ sinh sản, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh là điểm đầu vào quan trọng cho các chương trình dự phòng, điều trị và chăm sóc HIV. Độ bao phủ dịch vụ chăm sóc thai sản rộng là một cơ hội tuyệt vời để mở rộng dịch vụ tư vấn và xét nghiệm do người cung cấp dịch vụ khởi xướng. Thai phụ có HIV dương tính cần phải được kiểm tra sức khỏe nhiều hơn để quyết định việc điều trị ARV vì sức khoẻ của họ, và nếu cần thiết chuyển tuyến tới các dịch vụ điều trị. Khó khăn trong chẩn đoán HIV ở trẻ nhỏ cũng là một vấn đề cản trở tiến độ thực hiện.

• khắc phục những điểm yếu của hệ thống y tế: các chương trình HIV có thể tăng cường hệ thống y tế với điều kiện là chúng được lồng ghép thích hợp vào các dịch vụ y tế khác và phù hợp với kế hoạch chăm sóc y tế của quốc gia. Các nước cần đào tạo nhiều nhân viên y tế hơn nữa, phân cấp dịch vụ và giải quyết những thiếu hụt về nhân viên y tế thông qua việc chuyển giao nhiệm vụ và các giải pháp khác.

• cải thiện thông tin chiến lược để chỉ đạo các đáp ứng của lĩnh vực y tế: mặc dù sự sẵn có và chất lượng số liệu dịch tễ đã có những cải thiện, vẫn cần phải đầu tư và phân tích nhiều hơn nữa. Điều này bao gồm mở rộng các số liệu liên quan đến tỷ lệ mắc mới HIV, tư vấn và xét nghiệm, CBLTQĐTD và tiếp cận với các dịch vụ y tế của các nhóm nguy cơ cao. Nhiều số liệu liên quan đến tác động của các can thiệp HIV lên tỷ lệ tử vong, tỷ lệ nhiễm mới, tỷ lệ hiện nhiễm và hệ thống y tế cũng cần được đặt ưu tiên.

Page 12: At A Glance Vn

Báo cáo tiến độ tháng 6 năM 200812

Kết luận• Thêm gần một triệu người (950,000 người) được điều trị ARV ở các nước thu nhập thấp và

trung bình trong năm 2007 so với năm 2006, đưa tổng số người bệnh được điều trị ARV lên tới gần 3 triệu người — tăng 7 lần trong vòng 4 năm qua.

• Sáng kiến ‘3 by 5’ với mục tiêu đưa 3 triệu người nhiễm HIV ở các nước thu nhập thấp và trung bình được điều trị ARV vào cuối năm 2005 đã đạt được — cho dù muộn 2 năm so với thời hạn. Điều này nhấn mạnh đến sự cần thiết và tính sát thực của các chỉ tiêu đề ra và phải hành động để hướng tới các chỉ tiêu đó.

• Trong khi khả năng sẵn có của dịch vụ tư vấn và xét nghiệm trong các cơ sở y tế tăng một cách đáng kể từ năm 2006 đến năm 2007 ở những nước có số liệu so sánh, phần lớn người nhiễm HIV vẫn chưa biết được về tình trạng nhiễm HIV của họ, nghĩa là họ vẫn không thể tiếp cận với các dịch vụ dự phòng, điều trị và chăm sóc HIV. Mặc dù không có số liệu toàn cầu, nhưng các điều tra được thực hiện ở 12 nước có tỷ lệ hiện nhiễm HIV cao phát hiện rằng trung bình tỷ lệ người nhiễm HIV dương tính biết được tình trạng của họ chỉ là 20%.

• Cần thiết phải cải thiện việc theo dõi bệnh nhân chẩn đoán HIV dương tính và tăng cường hơn nữa tiếp cận với dịch vụ chăm sóc bên cạnh tiếp cận với điều trị ARV để tối đa hoá sức khoẻ cho người nhiễm và giúp dự phòng lây nhiễm HIV cho người khác.

• Các ví dụ thành công về dự phòng lây nhiễm HIV trong nhóm người nguy cơ cao như nhóm người tiêm chích ma tuý, nam quan hệ đồng giới, tù nhân, người hành nghề mại dâm và khách hàng của họ, nhấn mạnh đến sự cần thiếp phải mở rộng hơn nữa tiếp cận tới các can thiệp dự phòng; phải đẩy mạnh giám sát và theo dõi; và phải đảm bảo rằng các chính sách và luật pháp tạo dựng môi trường khuyến khích việc cung cấp dịch vụ y tế hiệu quả.

• Trong năm 2007, 33% thai phụ nhiễm HIV được điều trị ARV để dự phòng lây nhiễm cho con, so với 10% trong năm 2004. Cũng trong năm 2007, tỉ lệ thai phụ được xét nghiệm HIV trên toàn cầu tăng lên tới 18% so với 16% trong năm 2006 và 10% trong năm 2005.

• Hiện nay, nhiều trẻ em được tiếp cận tới các dịch vụ chăm sóc và điều trị hơn những năm trước. Trong năm 2007, 200,000 trẻ em nhiễm HIV được điều trị ARV so với 127,000 trẻ được điều trị ARV trong năm 2006 và 75,000 trẻ trong năm 2005. Tuy nhiên việc khó khăn trong chẩn đoán HIV ở trẻ em vẫn là một cản trở cho những thành công trong tương lai.

• Mặc dù đã có những tiến bộ tăng đáng kể trong năm 2007, hầu hết các nước có thu nhập thấp và trung bình vẫn còn xa mới đạt được mục tiêu tiếp cận phổ cập. Những cản trở bao gồm hệ thống chăm sóc y tế yếu kém, thiếu trầm trọng nguồn nhân sự và thiếu nguồn tài chính lâu dài và bền vững. Các nước cũng cần có các hệ thống theo dõi để theo dõi tiến độ và tăng cường hiệu quả và ảnh hưởng của các chương trình HIV.