bỘ cÂu hỎi hỘi thi an toÀn - vỆ sinh lao ĐỘng€¦ · web viewtai nạn lao động...

32
B 1 LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG BAN TỔ CHỨC HỘI THI AN TOÀN VỆ SINH VIÊN GIỎI LẦN THỨ VIII, NĂM 2017 ------------------ BỘ CÂU HỎI HỘI THI AN TOÀN VỆ SINH VIÊN GIỎI LẦN THỨ VIII, NĂM 2017 Tổng cộng: - 80 câu hỏi trắc nghiệm - 12 tình huống thực hành sơ cấp cứu - 10 câu hỏi xử lý tình huống (Kèm Video Clip)

Upload: others

Post on 13-Jun-2020

27 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BỘ CÂU HỎI HỘI THI AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG€¦ · Web viewTai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của

BỘ CÂU HỎI HỘI THI AN TOÀN VỆ SINH VIÊN GIỎILẦN THỨ 7 NĂM 2014

I. KIẾN THỨC ATVSLĐ: (41 câu trắc nghiệp) B

BỘ CÂU HỎI HỘI THI AN TOÀN VỆ SINH VIÊN GIỎI CẤP THÀNH PHỐ LẦN THỨ 8 NĂM 2017.

PHẦN I: KIẾN THỨC PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG

1

LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNGBAN TỔ CHỨC HỘI THI

AN TOÀN VỆ SINH VIÊN GIỎI LẦN THỨ VIII, NĂM 2017------------------

BỘ CÂU HỎI HỘI THI AN TOÀN VỆ SINH VIÊN GIỎI

LẦN THỨ VIII, NĂM 2017

Tổng cộng: - 80 câu hỏi trắc nghiệm - 12 tình huống thực hành sơ cấp cứu

- 10 câu hỏi xử lý tình huống (Kèm Video Clip)

Đà Nẵng, tháng 3/2017

Page 2: BỘ CÂU HỎI HỘI THI AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG€¦ · Web viewTai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của

Câu 1: Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện nào sau đây?

a) Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tai khoản 1 điều 37 Luật An toàn vệ sinh lao động và suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh nghề nghiệp.

b) Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tai khoản 1 điều 37 Luật An toàn vệ sinh lao động và suy giảm khả năng lao động từ 10% trở lên do bị bệnh nghề nghiệp.

c) Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tai khoản 1 điều 37 Luật An toàn vệ sinh lao động và suy giảm khả năng lao động từ 15% trở lên do bị bệnh nghề nghiệp.

d) Cả a, b, c đều sai. Câu 2: Người lao động được hưởng trợ cấp một lần, khi bị suy giảm khả năng lao động ở trường hợp nào sau đây? a) NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 60%

b) NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%c) NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 35%d) NLĐ bị suy giảm khả năng lao động trên 80%

Câu 3: Người lao động được trợ cấp hàng tháng, khi bị suy giảm khả năng lao động ở trường hợp nào sau đây?

a) NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%b) NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 15%c) NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 16% đến 30%d) NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.

Câu 4: An toàn, vệ sinh viên hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của ai? a) Người sử dụng lao động b) Ban chấp hành công đoàn cơ sở c) Cán bộ ATVSLĐ tại đơn vị d) Cả a,b,c đều sai. Câu 5: Quyết định thành lập và Quy chế hoạt động của mạng lưới An toàn, vệ sinh lao động do ai ban hành? a/ Ban chấp hành công đoàn cơ sở: b/ Ban chấp hành công đoàn cơ sở thống nhất với NSDLĐ; c/ Người sử dụng lao động thống nhất ý kiến với Ban chấp hành CĐCS d/ Người sử dụng lao động thống nhất ý kiến với Ban chấp hành CĐCS nếu có cơ sở SXKD đã thành lập Ban chấp hành CĐCS Câu 6: Luật an toàn, vệ sinh lao động được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày tháng năm nào? Và có hiệu lực ngày tháng năm nào? a. Thông qua ngày 25 tháng 5 năm 2015 và có hiệu lực ngày 01/6/2016 b. Thông qua ngày 25 tháng 6 năm 2015 và có hiệu lực ngày 01/7/2016 c. Thông qua ngày 25 tháng 4 năm 2015 và có hiệu lực ngày 01/8/2016 d. Thông qua ngày 25 tháng 4 năm 2015 và có hiệu lực ngày 01/9/2016 Câu 7: Luật an toàn, vệ sinh lao động có bao nhiêu chương, bao nhiêu điều? a. Có 10 chương, 95 điều b. Có 9 chương, 94 điều

2

Page 3: BỘ CÂU HỎI HỘI THI AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG€¦ · Web viewTai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của

c. Có 8 chương, 94 điều d. Có 7 chương, 93 điều Câu 8: Đối tượng áp dụng thực hiện Luật an toàn, vệ sinh lao động là? a. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; người thử việc; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân. b. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động; Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. c. Người sử dụng lao động; Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động. d. Cả a, b, c đều đúng. Câu 9: An toàn lao động là gì? a. An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động. b. An toàn lao động là không xảy ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. c. An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động. d. Cả a,b,c đều sai. Câu 10: Vệ sinh lao động là gì? a. Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động. b. Vệ sinh lao động là giải pháp an toàn nhất trong quá trình lao động. c. Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động. d. Cả a,b,c đều sai. Câu 11: Yếu tố nguy hiểm là gì? a. Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động. b. Yếu tố nguy hiểm là yếu tố có thể gây ra tai nạn lao động và bệnh nghệ nghiệp c. Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây ra cháy, nổ, mất an toàn lao động d. Yếu tố nguy hiểm là yếu tố có hại. Câu 12: Sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động là gì? a. Là việc gây ra cháy, nổ, tai nạn lao động. b. Là hư hỏng của máy, thiết bị, vật tư, chất vượt quá giới hạn an toàn kỹ thuật cho phép, xảy ra trong quá trình lao động và gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho con người, tài sản và môi trường. c. Là thiết bị lạc hậu trong quá trình sản xuất gây ra tai nạn lao động. d. Cả a,b,c đều sai. Câu 13: Thế nào là tai nạn lao động? a. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

3

Page 4: BỘ CÂU HỎI HỘI THI AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG€¦ · Web viewTai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của

b. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho người lao động có tỷ lệ thương tật từ 5 đến 10%. c. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho người lao động trong quá trình lao động sản xuất. d. Cả a,b,c đều sai.

Câu 14: Theo quy định của Luật An toàn vệ sinh lao động, người lao động làm việc theo Hợp đồng lao động có những nghĩa vụ gì sau đây?

a. Chấp hành nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; tuân thủ các giao kết về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể;

b. Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;

c. Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; chủ động tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

d. Cả a, b, c đều đúng.Câu 15: Theo quy định của Luật An toàn vệ sinh lao động, người sử dụng lao động

có quyền như thế nào đối với công tác ATVSLĐ ?a. Yêu cầu người lao động phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp bảo

đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật người lao động vi phạm trong việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động;

b. Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật;c. Huy động người lao động tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố, tai nạn

lao động.d. Cả a, b, c, đều đúng.Câu 16: Ai có nghĩa vụ chính trong việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện

nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động?a. Ban Chấp hành công đoàn cơ sở doanh nghiệp.b. Cán bộ phụ trách an toàn, vệ sinh lao động.c. Người sử dụng lao động tại doanh nghiệpCâu 17: Tổ chức công đoàn có bao nhiêu quyền, trách nhiệm trong công tác an

toàn, vệ sinh lao động?a. 5 b. 6b. 7 d. 8 Câu 18: Công đoàn cơ sở có quyền, trách nhiệm trong công tác an toàn, vệ sinh lao

động nào sau đây?a. Tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức kiểm tra công tác an

toàn, vệ sinh lao động; Giám sát và yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện đúng các quy định về an toàn, vệ sinh lao động;

b. Tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động điều tra tai nạn lao động và giám sát việc giải quyết chế độ, đào tạo nghề và bố trí công việc cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

4

Page 5: BỘ CÂU HỎI HỘI THI AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG€¦ · Web viewTai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của

c. Cả a, b đều đúng.d. cả a, b đều sai.Câu 19: Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động khi làm công việc

có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động có bắt buộc phải huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động không?

a. Không.b. Có.Câu 20: Người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người

lao động bao nhiêu lần trong 01 năm?a. Ít nhất một lần cho người lao động; b. Tất cả người lao động đều được khám sức khỏe một lần.c. Người lao động tự lo cho sức khoẻ của mình.d. Cả a, b, c đều sai.Câu 21: Nguyên tắc khi NSDLĐ thực hiện việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá

nhân? a. Đúng chủng loại, đúng đối tượng, đủ số lượng, bảo đảm chất lượng theo tiêu

chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; Hướng dẫn, giám sát người lao động sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân;

b. Không phát tiền thay cho việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân; không buộc người lao động tự mua hoặc thu tiền của người lao động để mua phương tiện bảo vệ cá nhân.

c. Tổ chức thực hiện biện pháp khử độc, khử trùng, tẩy xạ bảo đảm vệ sinh đối với phương tiện bảo vệ cá nhân đã qua sử dụng ở những nơi dễ gây nhiễm độc, nhiễm trùng, nhiễm xạ.

d. Cả a, b, c đều đúng.Câu 22: Phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động của người lao động do?a. Người lao động tự trang bị.b. Người sử dụng lao động trang cấp cho người lao độngc. 2 bên cùng phối hợp trang cấpCâu 23: Người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có

hại được người sử dụng lao động bồi dưỡng bằng hiện vật theo nguyên tắc nào sau đây?a. Giúp tăng cường sức đề kháng và thải độc của cơ thể;b. Bảo đảm thuận tiện, an toàn, vệ sinh thực phẩm;c.Thực hiện trong ca, ngày làm việc, trừ trường hợp đặc biệt do tổ chức lao động

không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ.d. Cả a, b, c đều đúngCâu 24: Người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị

tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp như thế nào?

a. Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b. Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

c. Cả a, b đều đúng.

5

Page 6: BỘ CÂU HỎI HỘI THI AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG€¦ · Web viewTai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của

Câu 25: Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động như thế nào?

a. Trả 75% tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

b. Trả 85% tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

c. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động. Câu 26: Trường hợp hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hết hạn mà người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ thì: a. Được gia hạn HĐLĐ, hợp đồng làm việc đến hết nhiệm kỳ. b. Chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc c. Ký lại hợp đồng lao động mới d. Chuyển qua làm công việc khác Câu 27: Trường hợp đơn vị sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, sa thải, buộc thôi việc hoặc thuyên chuyển công tác đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách, thì: a. Không cần ý kiến của BCH Công đoàn cơ sở b. Phải có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở. c. Phải có ý kiến của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở. d. Phải thương lượng với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở. Câu 28: Mục đích của thiết bị bảo hiểm là gì? a. Tự động ngăn chặn các tác động xấu do sự cố của quá trình lao động gây ra và tự động dừng hoạt động của máy, thiết bị hoặc bộ phận của máy khi đối tượng chuyển động quá giới hạn qui định. b. Tự động loại trừ nguy cơ sự cố hoặc tai nạn một khi đối tượng phòng ngừa vượt quá giới hạn quy định. c. Ngăn chặn tác động xấu do sự cố của quá trình sản xuất gây ra; ngăn chặn, hạn chế sự cố sản xuất. d. Báo hiệu yếu tố nguy hiểm, có hại, hướng dẫn thao tác máy, thiết bị. Câu 29: Khi một công nhân bị tai nạn lao động, cẳng chân T bị biến dạng, nghi ngờ gãy xương, bạn cần phải làm gì? a. Nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở Y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. b. Nắn kéo đầu chi nghi bị gãy cho thẳng, sau đó cố định bằng nẹp cứng và chuyển nạn nhân về cơ sở y tế gần nhất. c. Để nạn nhân nguyên hiện trạng, cố định xương gãy, sau đó chuyển nạn nhân đến cơ sở Y tế, không được nắn kéo đầu chi gãy. d. Cả a, b, c đều sai Câu 30. Điện cao áp được quy ước là: a. Từ 600V trở lên. b. Từ 1000V trở lên.

6

Page 7: BỘ CÂU HỎI HỘI THI AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG€¦ · Web viewTai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của

c. Trên 1000V. d. Từ 3000V trở lên. Câu 31: Yêu cầu trước khi đưa vào sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động như bình chịu áp lực, thiết bị nâng...: a. Công nhân vận hành thiết bị phải có chứng chỉ về chuyên môn, nắm được nguyên tắc an toàn khi sử dụng và có thẻ an toàn lao động. b. Ban hành và niêm yết nội quy an toàn, quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố tại nơi để thiết bị ở vị trí dễ thấy, dễ đọc. c. Phải được kiểm định kỹ thuật an toàn với cơ quan có thẩm quyền theo quy định. d. Cả a, b và c đều đúng. Câu 32. Một nạn nhân bị bỏng do nhiệt, điều mà bạn cần phải làm là: a. Ngâm ngay vùng bị bỏng vào nước mát, hoặc dùng khăn sạch bọc nước đá chườm lạnh lên vùng da bị bỏng khoảng 10-15 phút, nếu có biểu hiện phồng rộp dùng gạc sạch băng nhẹ lên, cho nạn nhân uống nhiều nước có pha ít muối và chuyển nạn nhân đến bệnh viện. b. Theo kinh nghiệm dân gian: Bôi lên vùng da bị bỏng nước mắm hoặc kem đánh răng để giảm đau và chuyển nạn nhân về bệnh viện. c. Dùng kim sạch chọc các nốt phỏng lớn, sau đó dùng gạc sạch băng nhẹ lên vùng bị bỏng và chuyển nạn nhân về bệnh viện. d. Cả 3 câu a, b và c đều đúng. Câu 33. Khi giao ca tổ trưởng hoặc trưởng ca hết ca phải bàn giao bằng miệng, hoặc bằng văn bản cho ca sau những nội dung sau: a. Tiến trình công việc và công đoạn tiếp theo của công việc. b. Tình trạng máy, thiết bị, dụng cụ đồ nghề, những nghi vấn trong quá trình sản xuất có nguy cơ mất an toàn lao động. c. Các sự cố hoặc tai nạn đã xảy ra, những triệu chứng không an toàn của quá trình SX ca trước và những kiến nghị khắc phục để ngăn ngừa tai nạn, sự cố tiếp theo. d. Cả a, b, c đều đúng. Câu 34 Điện áp an toàn khi tiếp xúc với cơ thể con người là: a. Mức điện áp 24V điện xoay chiều, 115V điện một chiều. b. Mức điện áp 36V điện xoay chiều, 120V điện một chiều. c. Mức điện áp 50V điện xoay chiều, 100V điện một chiều. d. Mức điện áp 42V điện xoay chiều, 110V điện một chiều. Câu 35: Bình chữa cháy CO2 dùng để chữa đám cháy nào? a. Cháy than cốc b. Cháy điện c. Cháy phân đạm d. Cháy kim loại kiềm Câu 36: Định kỳ kiểm tra bình chữa cháy CO2 là mấy tháng 1 lần? a. 3 tháng b. 6 tháng c. 9 tháng d. 12 tháng Câu 37: Bình bọt AB không được dùng để chữa đám cháy loại gì? a. Cháy xăng dầu b. Cháy cồn, rượu c. Cháy cao su d. Cả 3 câu trả lời trên đều sai Câu 38: Khi chữa cháy đám cháy xăng dầu ta không được sử dụng loại gì? a. Cát b. Bình bọt AB c. Bình bọt MFZ d. Cả 3 câu trả lời trên đều sai

7

Page 8: BỘ CÂU HỎI HỘI THI AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG€¦ · Web viewTai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của

Câu 39: Điều kiện cần thiết cho sự cháy xãy ra khi có đủ các yếu tố:a. Chất cháy, O-xy trong không khí b. Nguồn nhiệt.c. Chất cháy và nguồn nhiệt.d. Cả a và b đều đúng.Câu 40: Bình chữa cháy CO2 dùng để chữa đám cháy nào ?a.Cháy than cốcb.Cháy điệnc.Cháy phân đạmd.Cháy kim loại kiềmCâu 41: Định kỳ kiểm tra Bình chữa cháy CO2 là mấy tháng một lầna.3 thángb.6 thángc.9 thángd.12 thángCâu 42: Số điện thoại cần báo khi xảy ra cháy:a.113b.114c.115d.116Câu 43: Số điện thoại cần báo khi chuyển nạn nhân cấp cứu do tai nạn lao động:a.113b.114c.115d.116Câu 44: Phải trang bị dây an toàn cho công nhân hoặc lưới bảo vệ nếu không làm

được sàn thao tác có lan can an toàn khi công nhân làm việc từ độ cao từ bao nhiêu mét trở lên?

a/2 mb/3 mc/4 md/5 mCâu 45: Làm việc ở trên cao, nơi có khả năng xảy ra nguy hiểm ngã cao cần phải:

a. Đội mũ BHLĐ đúng quy địnhb. Không được hút thuốc lác. Đeo dây an toàn đúng quy địnhd.Cả a, b, c đều đúngCâu 46: Biện pháp che chắn vùng nguy hiểm nhằm mục đích chính là :a. Ngăn ngừa sự cố của thiết bị b. Không cho yếu tố nguy hiểm tác động lên người lao độngc. Báo trước cho người lao động sự cố có thể xãy rad.Cả a và cCâu 47: Đối với yếu tố có hại được Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giới hạn tiếp xúc

cho phép để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động thì người sử dụng lao động phải tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại như thế nào?

a. Khi có yêu cầu của cơ quan chức năng.

8

Page 9: BỘ CÂU HỎI HỘI THI AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG€¦ · Web viewTai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của

b. Khi Công đoàn cơ sở có kiến nghị.c. Ít nhất một lần trong một năm.d. Cả a, b, c đều đúng.Câu 48: Theo QCVN 22:2016/BYT, phòng gửi đồ, phòng rửa mặt, phòng tắm,

nhà vệ sinh duy trì ánh sáng có độ rọi tối thiểu là:a. 150 Lux.b. 200 Lux.c. 250 Lux.d. 300 LuxCâu 49: Hoá chất độc được hấp thụ vào cơ thể người lao động qua các con đường

sau: a. Qua đường hô hấp và tiêu hoá b. Qua đường tiêu hoá. c. Hấp thụ qua da d. Cả a và c

Câu 50: Tiếng ồn cho phép đối với người lao động làm việc bình thường trong 8 giờ tại các cơ sở sản xuất không được vượt quá bao nhiêu decibel? a. 80dB (decibel) b. 85dB c. 90dB d. 95dB

Câu 51: Để phòng chống tiếng ồn tại nơi làm việc ta phải:a. Thay đổi thiết bị công nghệ và sử dụng các biện pháp kỹ thuật giảm ồnb. Dùng phương tiện bảo vệ cá nhân chống ồnc. Dùng biện pháp hành chính và y tếd. Cả ba biện pháp trênCâu 52: Để đảm bảo an toàn, khi lấy tài liệu trong các ngăn trên cao của tủ chứa

tài liệu tại văn phòng, chúng ta nên sử dụng:a.Thang treb.Thang xếpc.Ghế nhựad.Cả 03 dụng cụ trênCâu 53: Anh (chị) phải thay hộp lọc của Bán mặt nạ phòng độc khi :a. Theo yêu cầu của tổ trưởngb. Một tháng/một lầnc. Khi bạn mang mặt nạ vào nhưng vẫn nhận biết mùi của hơi khí độcd. Khi được cấp phát mặt nạ mới theo định kỳCâu 54: Hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng máy, thiết bị , vật tư có yêu cầu

nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động:a. Chưa được kiểm định;b.Không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng;c. Hết hạn kiểm định; d.Tất cả các hành vi trênCâu 55: Theo QCVN 09: 2012/BLĐTBXH thời gian kiểm tra định kỳ cho các

dụng cụ điện cầm tay là?a. 3 tháng/một lần

9

Page 10: BỘ CÂU HỎI HỘI THI AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG€¦ · Web viewTai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của

b. 6 tháng/một lầnc. 12 tháng/một lầnd. 24 tháng/một lầnCâu 56: Theo Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện (TCVN 4756-89),

tất cả các bộ phận kim loại không mang điện mà người có thể chạm tới của các thiết bị điện được cấp từ mạng điện 3 pha 4 dây, có trung tính nối đất trực tiếp, đều phải được nối với?

a.Dây trung tínhb.Dây pha c.Kết cấu sắt của nhà xưỡngd.Thiết bị khácCâu 57: Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp khi bị điện giật:

a. Nguồn tiếp xúc và điện trở người bị nạn b. Đường đi của dòng điện c. Thời gian dòng điện qua người d. Cả 3 câu trên

Câu 58: Để chống chạm vào các bộ phận mang điện cần phải: a. Bọc cách điện và che chắn b. Giữ khoảng cách an toàn c. Nối trung tính d. Câu a và b

Câu 59: Đối với thiết bị điện có trung tính cách ly, trị số điện trở nối đất của thiết bị điện không được lớn hơn?

a.1Ωb. 2Ωc. 4Ω (Ohm)d. 10ΩCâu 60: Điện trở nối đất của hệ thống chống sét đánh thẳng theo TCVN

9385:2012 không được lớn hơn:a.2Ωb. 5Ωc. 10Ωd. 15ΩCâu 61: Khi tai nạn điện xảy ra, để cấp cứu người bị nạn cần thực hiện theo các

bước sau: a. Tách nạn nhân khỏi nguồn điện, tiến hành sơ cứu và đưa nạn nhân đến cơ sở y

tế gần nhất. b. Tách nạn nhân khỏi nguồn điện và chở đến bệnh viện c. Giữ nguyên hiện trường và báo cáo cơ quan chức năng d. Báo cáo với người phụ trách và bộ phận y tế

Câu 62: Tách người bị điện giật ra khỏi mạch điện hạ áp, người cứu phải thực hiện:

a. Có thể dùng kìm cách điện; búa, rìu cán gỗ... để chặt đứt dây điệnb. Có thể dùng gậy khô (tre, gỗ...) để gạt dây điện hoặc đẩy nạn nhân rac. Cả a và b đều đúng.d. Cả a, b đều sai

10

Page 11: BỘ CÂU HỎI HỘI THI AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG€¦ · Web viewTai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của

Câu 63: Khi tiến hành sơ cứu ban đầu do bị bỏng nhiệt, ta nên thực hiện biện pháp nào:

a. Dùng kem đánh răng bôi vào vùng vị bỏngb. Dùng nước mát dội vào phần da bị bỏngc. Băng kín vùng bị bỏng d. Tất cả các biện pháp trênCâu 64: Khi cấp cứu người bị say nắng, say nóng; biện pháp đầu tiên cần phải

thực hiện là:a.Chườm băng nước mát để nhiệt độ giảm từ từb.Đưa nạn nhân vào chỗ râm mát hoặc ra khỏi môi trường nóng.c. Nới lỏng quần áo hoặc cởi hết quần áo ngoài.d. Quạt cho thoáng mátCâu 65: Khi nạn nhân bị ngã và bong gân mắt cá chân, biện pháp sơ cứu hợp lý:a.Dùng dầu nóng xoa ngay vào khu vực mắt cá bị đaub. Chườm lạnh khu vực mắt cá bị đau;c.Cho nạn nhân uống thuốc giảm đau;d.Đưa nạn nhân vào nghỉ chờ cơn đau chấm dứtCâu 66 . Điều kiện để lao động nữ đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo

quy định của Bộ luật Lao động? a. Đã nghỉ ít nhất được 04 tháng. b. Có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe người lao động. c. Được người sử dụng lao động đồng ý. d. Cả 3 điều kiện trên. Câu 67 . Người lao động làm việc trong khoảng thời gian nào sau đây thì được coi là làm việc vào ban đêm? a. Từ 20 giờ đến 5 giờ sáng hoặc từ 21 giờ đến 6 giờ tùy theo vùng khí hậu do Chính phủ quy định. b. Từ 22 giờ đến 6 giờ hoặc từ 21 giờ đến 5 giờ tùy theo vùng khí hậu do Chính phủ quy định. c. Từ 21 giờ đến 6 giờ hoặc từ 22 giờ đến 7 giờ tùy theo vùng khí hậu do Chính phủ quy định. d. Từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.

Câu 68 . Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong trường hợp nào?

a. Kết hôn, nghỉ 3 ngày.b. Con kết hôn, nghỉ 1 ngày.c. Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng

chết; con chết: nghỉ 3 ngày.d. Cả 3 trường hợp trên.Câu 69 . Thời gian thử việc được quy định như thế nào?a. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên

môn kỹ thuật, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

b. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đẳng trở lên

11

Page 12: BỘ CÂU HỎI HỘI THI AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG€¦ · Web viewTai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của

c. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.d. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 70 . Tiền lương trong thời gian thử việc được trả cho người lao động như thế nào? a. Do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 70% mức lương của công việc đó. b. Bằng 85% mức lương của công việc đó. c. Bằng 80% mức lương của công việc đó.

d. Do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Câu 71: Cán bộ công đoàn không chuyên trách (chức danh chủ tịch, phó chủ tịch CĐCS) được sử dụng:

a. 02 giờ làm việc trong một tháng để làm công tác công đoànb. 24 giờ làm việc trong một tháng để làm công tác công đoànc. 12 giờ làm việc trong một tháng để làm công tác công đoànd. 48 giờ làm việc trong một tháng để làm công tác công đoànCâu 72: Cán bộ công đoàn không chuyên trách (chức danh ủy viên BCH, Tổ

trưởng, tổ phó CĐ) được sử dụng:a. 48 giờ làm việc trong một tháng để làm công tác công đoànb. 24 giờ làm việc trong một tháng để làm công tác công đoànc. 12 giờ làm việc trong 01 tháng để làm công tác công đoànd. cả a, b, c đều saiCâu 73. Cán bộ công đoàn không chuyên trách trong những ngày tham dự cuộc

họp, tập huấn do công đoàn cấp trên triệu tập thì được:a. Nghỉ việc và được công đoàn cấp trên trả lương b. Được nghỉ làm việc và không được hưởng lương

c. Không được nghỉ việcd. Nghỉ làm việc và được hưởng lương do đơn vị sử dụng lao động chi trả Câu 74: Kinh phí công đoàn do Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm

đóng: a. 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động b. 1% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động c. 2% Tổng quỹ tiền lương hàng tháng của người lao động d. cả a,b,c đều sai

Câu 75. Cán bộ công đoàn không chuyên trách: a. Công đoàn cấp trên trả lương, được hưởng phụ cấp trách nhiệm cán bộ công

đoàn theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. b. Đơn vị sử dụng lao động trả lương, được hưởng phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. c. Chỉ được hưởng phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

d. Đơn vị sử dụng trả lương Câu 76: Yếu tố có hại là gì?a. Yếu tố có hại là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho

con người trong quá trình lao động

12

Page 13: BỘ CÂU HỎI HỘI THI AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG€¦ · Web viewTai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của

b. Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động.

c. Yếu tố có hại là yếu tố tác động làm người lao động bị bệnh nghề nghiệp sau quá trình lao động.

d. Cả a, b, c đều đúngCâu 77: Theo qui định tại Thông tư 19/2016/TT-BYT, có trên bao nhiêu người

cùng lao động tập trung trên một mặt bằng phải bố trí khu vực sơ cứu, cấp cứu?a. Trên 100 người.b. Trên 200 người.c. Trên 300 người.d. Trên 350 ngườiCâu 78: Theo quy định tại Thông tư 15/2016/TT-BYT, số lượng bệnh nghề

nghiệp được bảo hiểm hiện nay ở nước ta là:a. 24 bệnh nghề nghiệpb. 34 bệnh nghề nghiệpc. 44 bệnh nghề nghiệpd. 54 bệnh nghề nghiệpCâu 79: Người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có

hại được người sử dụng lao động:a. Giảm thời giờ làm việcb. Khám sức khỏe thường xuyênc. Bồi dưỡng bằng hiện vật d. Cả a, b, c đều đúngCâu 80: Hệ thống tín hiệu, báo hiệu nhằm mục đích chính là gì?a. Đảm bảo khoảng cách an toànb. Không cho yếu tố nguy hiểm tác động lên NLĐc. Báo trước cho NLĐ sự cố có thể xảy ra và đưa ra hướng dẫn, quy định.d. Không cho tai nạn xảy ra.

II. PHẦN THỰC HÀNH SƠ CẤP CỨUNGƯỜI BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG

(12 tình huống)Câu 1

Anh hay chị thực hành phương pháp băng vết thương ở đỉnh đầu (băng bằng băng cuộn)? Đáp án 1 - Chuẩn bị dụng cụ: Băng, cồn, gạc… - Cắt tóc quanh vùng vết thương; - Khử trùng vết thương (Chú ý không để chạm vào óc nếu vết thương bị lòi óc); đặt gạc khử trùng kín lên vết thương; - Bắt đầu băng từ trên tai phải, qua trán, phía trên tai trái, phía dưới xương chẩm về vị trí ban đầu và băng thêm 1 vòng nữa như trên; - Lần thứ 2 khi vòng đến giữa trán thì gấp băng lại, ngón cái và ngón trỏ tay trái giữ lấy, đưa băng qua đỉnh đầu tới xương chẩm, nhờ nạn nhân hoặc người khác giữ giúp; - Cứ thế băng từ trán xuống gáy rồi từ gáy lên trán, vòng sau đè lên vòng trước 1/2 cho đến khi băng kín cả đầu thì băng thêm 2 vòng quanh đầu như bước 1 để cố định.

13

Page 14: BỘ CÂU HỎI HỘI THI AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG€¦ · Web viewTai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của

- Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu 115. - Băng nhanh, đẹp, chắc chắn.

Cách trình bày: Câu 2Anh hay chị thực hành băng sơ cứu thương ở một mắt (băng bằng băng

cuộn)?Đáp án 2

- Chuẩn bị dụng cụ: Băng, gạc vô trùng, cồn... - Dùng thuốc sát trùng làm sạch quanh mắt; - Đặt băng gạc vô trùng lên mắt; - Băng từ thái dương bên phải vòng qua phía trên tai trái, tới dưới chỗ phình xương chẩm trên tai phải về chỗ bắt đầu băng ( băng 2 vòng như vậy); - Lần 2 khi đến chỗ phình xương chẩm qua dưới tai phải, chếch lên che kín mắt phải, đưa mép băng qua sống mũi rồi lại qua trên thái dương đến chỗ phình xương chẩm - Cứ vòng sau đè lên vòng trước ở chỗ tai phải và chếch dần xuống phía trên thái dương cho đến khi băng kín mắt rồi băng thêm 2 vòng trên đầu để cố định; - Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu 115. - Băng nhanh, đúng, đẹp, chắc chắn.

Cách trình bày: Câu 3

Anh hay chị thực hành băng vết thương ở trên mu bàn tay (băng bằng băng cuộn)? Đáp án 3 - Chuẩn bị dụng cụ: Băng cuộn, bông gạc, thuốc sát trùng; - Làm sạch quanh vết thương bằng các loại thuốc sát trùng, bắt đầu từ trong ra ngoài theo hình xoáy trôn ốc sau đó đặt bông gạc che kín vết thương; - Tiến hành băng vết thương: + Cuộn 2 vòng băng ở cuối ngón tay; + Băng hình số 8 ở mu bàn tay; + Băng chặt ở cổ tay; - Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu 115. - Băng nhanh, đúng, đẹp; Chắc chắn.

Cách trình bày: Câu 4Anh hay chị thực hành băng vết thương ở giữa gan bàn chân (băng bằng

băng cuộn)?Đáp án 4

- Chuẩn bị dụng cụ: Băng cuộn, bông gạc, thuốc sát trùng; - Làm sạch quanh vết thương bằng các loại thuốc sát trùng, bắt đầu từ trong ra ngoài theo hình xoáy trôn ốc sau đó đặt bông gạc che kín vết thương; - Tiến hành băng vết thương: + Cuộn 2 vòng băng ở gần ngón chân từ ngoài vào trong; + Băng chéo qua mu bàn chân, vòng qua mắt cá; + Băng chéo qua mu bàn chân bắt chéo với vòng trước, qua gan bàn chân về chỗ cũ;

14

Page 15: BỘ CÂU HỎI HỘI THI AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG€¦ · Web viewTai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của

+Vòng sau đè lên vòng trước 1/2 hoặc 2/3. Cứ như thế cho đến khi băng kín cả bàn chân thì cuộn 2 vòng ở cổ chân; - Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu 115. - Băng nhanh; đẹp; Chắc chắn.

Cách trình bày: Câu 5Anh hay chị thực hành phương pháp cấp cứu nạn nhân bị điện giật và ngất

(ngừng tuần hoàn, hô hấp)? Đáp án 5 Phương pháp cấp cứu: Thực hiện hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực theo trình tự:

- Đưa nạn nhân ra nơi thoáng mát, đặt nằm ngửa trên nền cứng. a/ Ép tim ngoài lồng ngực: + Người cấp cứu quỳ bên phải nạn nhân;

+ Đặt lòng bàn tay trái vào 1/3 dưới xương ức nạn nhân, lòng bàn tay phải bắt chéo lên mu bàn tay trái; + Dùng sức mạnh cả cơ thể ấn mạnh vuông góc xương ức nạn nhân, sau đó nới tay để ngực nạn nhân quay trở về vị trí cũ.

b/ Kết hợp hà hơi thổi ngạt: + Nghiêng đầu nạn nhân sang một bên, mở miệng, dùng ngón tay quấn gạc đưa vào miệng nạn nhân để lấy hết dị vật nếu có, lau sạch miệng, kéo lưỡi nạn nhân ra; + Để đầu nạn nhân ngửa, kê gối dưới gáy để đầu ngửa tối đa, đặt miếng gạc mỏng lên miệng nạn nhân;

+ Người cấp cứu quỳ ngang vai phải nạn nhân, tay trái bịt mũi và ấn trán nạn nhân xuống, tay phải giữ cằm để mở miệng nạn nhân ra, hít vào hết sức, úp miệng mình khít vào miệng nạn nhân và thổi ra hết sức; + Làm kết hợp nhịp nhàng, nhanh, dứt khoát. Nếu có 1 người cấp cứu thì cứ sau 15 lần ép tim dừng lại thổi ngạt 1 lần; nếu có 2 người cấp cứu thì sau 4 lần ép tim phải dừng lại thổi ngạt 1 lần; + Thực hiện đến khi nạn nhân hồi phục và gọi nhân viên y tế đến hoặc gọi 115.

- Cách trình bày, thao tác : Phương pháp hà hơi thổi ngạt, kết hợp với ép tim ngoài lồng ngực.

15

Page 16: BỘ CÂU HỎI HỘI THI AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG€¦ · Web viewTai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của

Câu 6: Anh hay chị thực hành phương pháp cố định gãy xương đùi kín? (10 phút)

Đáp án 6- Chuẩn bị dụng cụ: 2 nẹp : 1 dài, 1 ngắn, bông băng...;

- Cố định chân gãy: + Đặt nẹp ngắn vào phía trong mắt cá chân tới bẹn; đặt nẹp dài phía ngoài mắt cá chân tới tận nách;

+ Buộc cố định 2 nẹp vào đùi ở phía trên và phía dưới chỗ bị gẫy, rồi đến cổ chân, sau đến lồng ngực, thắt lưng, trên đầu gối, dưới đầu gối; băng giữ cho bàn chân vuông góc với cổ chân + Buộc 2 chân vào nhau, buộc ở cổ chân, đầu gối và đùi; + Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi câp cứu 115. - Cấm chuyển nạn nhân khi chưa cố định. - Băng nhanh; đẹp; chắc.

Cách trình bày:

Câu 7Anh hay chị thực hành phương pháp cố định gãy xương cẳng chân hở ?

Đáp án 7 - Chuẩn bị dụng cụ: 2 nẹp để cố định, băng cuộn, bông gạc, thuốc sát trùng - Băng vết thương: Làm sạch quanh vết thương bằng các loại thuốc sát trùng, bắt đầu từ trong ra ngoài theo hình xoáy trôn ốc sau đó đặt gạc lên và băng lại; - Tiến hành nẹp cố định xương gẫy: + Đặt 2 nẹp dài từ cổ chân tới giữa đùi, một nẹp phía trong, một nẹp phía ngoài (chú ý đặt bông gạc đẹm ở 2 bên mắt cá chân, 2 bên gối)

+ Dùng băng cuộn cố định 2 nẹp vào nhau ở giữa đùi, trên và dưới vết thương ( chỗ gãy), cổ chân, bàn chân. + Buộc 2 chân vào nhau, buộc ở cổ chân, đầu gối và đùi;

- Dùng các loại thuốc giảm đau nếu có điều kiện; - Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất, hoặc gọi cấp cứu 115. - Băng đúng, đẹp; chắc; nhanh.

Cách trình bày:

16

Page 17: BỘ CÂU HỎI HỘI THI AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG€¦ · Web viewTai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của

Hình: Phương pháp băng cẳng chân

Câu 8Anh hay chị thực hành phương pháp cố định gãy xương cẳng tay hở ?Đáp án 8

- Chuẩn bị dụng cụ: 2 nẹp để cố định, 1 băng vải to bản, băng cuộn, bông gạc, thuốc sát trùng;

- Băng vết thương: Làm sạch quanh vết thương băng các loại thuốc sát trùng, bắt đầu từ trong ra theo đường xoáy trôn ốc sau đó đặt gạc lên và băng lại; - Tiến hành nẹp cố định xương bị gẫy: + Đặt 1 nẹp dài từ mỏm khuỷu tới mu bàn tay, một nẹp từ khuỷu tới gan bàn tay, buộc cố định nẹp ở dưới khuỷu, trên và dưới vết thương, cổ tay;

+ Cố định tay nạn nhân trong tư thế cẳng tay vuông góc với cánh tay, lòng bàn tay ngửa lên trên bằng băng vải vòng qua cổ; - Cho nạn nhân dùng các thuốc giảm đau nếu đau nhiều; - Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất, hoặc gọi cấp cứu 115; - Động tác đúng; cố định chắc chắn; làm nhanh; đẹp.

Cách trình bày: Câu 9Anh hay chị hãy thực hành phương pháp cấp cứu nạn nhân bị lòi ruột ở

bụng ? Đáp án 9 + Chuẩn bị dụng cụ: Bát sạch, bông băng, gạc.... + Tuyệt đối không được nhét ruột vào bụng, không được bôi sát khuẩn lên ruột, cấm cho nạn nhân ăn uống. + Sát khuẩn quanh vết thương; + Dùng bát đã được sát khuẩn (nếu không có bát, dùng băng cuộn quấn hình vành khuyên) úp kín lên vết thương; + Dùng băng quấn ép thật chặt bát (hoặc băng cuộn quấn hình vành khuyên) lên thành bụng; + Chuyển đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu 115. + Động tác thực hiện các bước đúng; + Băng cố định bát phải chặt; nhanh, đúng, đẹp.

Cách trình bày: Câu 10 Anh hay chị hãy thực hành phương pháp cấp cứu nạn nhân bị thủng

lồng ngực bằng băng cuộn ? Đáp án 10 a/ Chuẩn bị: Bông, băng, gạc, thuốc sát trùng...

b/ Thao tác cấp cứu: + Để nạn nhân ở tư thế nửa nằm nửa ngồi; + Sát khuẩn quanh vết thương (làm từ trong ra ngoài theo vòng xoáy trôn ốc); + Phủ gạc bông lên, đặt băng lên vết thương và băng quấn quanh ngực ép bên ngoài thật kín cho đến khi hết tiếng thở phì phò.

17

Page 18: BỘ CÂU HỎI HỘI THI AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG€¦ · Web viewTai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của

- Gọi cấp cứu 115; - Thao tác đúng, băng nhanh, chặt, đẹp.

Cách trình bày: Câu 11 Anh hay chị hãy thực hành phương pháp cấp cứu nạn nhân bị say nóng hoặc say nắng ? Đáp án 11 - Nhanh chóng đưa nạn nhận ra nơi thoáng khí; - Khẩn trương cấp cứu; - Nới và cới bỏ bớt quần áo;

- Hạ thân nhiệt từ từ, chườm lạnh bằng nước đá vào gáy, trán, gan bàn chân; - Cho bệnh nhân uống nước chè có pha thêm muối hoặc orezol; - Nếu nạn nhân bị nặng có thể nhúng nạn nhân vào bể nước lạnh, chườm lạnh liên tục - Khi nhiệt độ thân nhiệt xuống đến 38- 39 độ C đưa bệnh nhân ra nằm nơi thoáng mát; - Có thể cho bệnh nhân uống thuốc hạ nhiệt, nếu bệnh nhân không đỡ thì chuyển đi bệnh viện. - Thao tác nhanh, chính xác, minh hoạ tốt.

- Cách trình bày lưu loát. Câu 12: Anh hay chị hãy thực hành phương pháp cố định gãy xương hàm ?Đáp án 12

Dùng băng chéo tam giác - Chuấn bị băng chéo tam giác, gạc bông

- Đặt gạc, bông vô khuẩn trên vết thương cằm, hàm; - Đặt băng lên trên gạc bông; - Kéo 1 đầu băng lên trên đỉnh đầu; - Vòng xuống mang tai; - Kéo đầu kia lên đến khi 2 đầu băng gặp nhau; - Bắt chéo 2 đầu băng lại; - Một đầu vòng qua trán; - Một đầu vòng qua gáy; - Đến khi gặp nhau thì buộc chặt 2 đầu băng lại; đưa nạn nhân vào bệnh viện. - Băng chặt, nhanh, đẹp, chính xác - Trình bày lưu loát

III. 10 CÂU HỎI TÌNH HUỐNG(Kèm theo Video Clip đăng tải trên Website LĐLĐ TP: Congdoandanang.org.vn)

Tình huống 1:A là thợ giỏi điều khiển một máy có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, là người

rất có trách nhiệm trong công việc. Song mấy hôm nay A buồn rầu, mệt mỏi không hiểu vì lý do gì. Công việc sản xuất đang đến hồi căng thẳng để kịp bàn giao sản phẩm, A được chọn vào nhóm làm tăng giờ (vì A là thợ giỏi). Đó là quyết định không thể thay đổi của quản đốc.

Hỏi: 1. Là ATVSV anh (chị) thấy có gì sai sót ở tình huống trên? 2. Biện pháp xử lý của anh (chị)?

18

Page 19: BỘ CÂU HỎI HỘI THI AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG€¦ · Web viewTai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của

3. Qua tình huống trên anh (chị) thấy cần ghi nhớ điều gì? Gợi ý Đáp án:1. Sai sót: - Người lao động đang có trạng thái tinh thần không ổn định vẫn làm việc vận hành

các máy có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn là sai.- Người lao động không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân theo đúng quy định. - Cabin không đóng của khi làm việc.2. Biện pháp xử lí: - Đề nghị quản đốc không để công nhân A điều khiển máy. - Tìm hiểu tâm lý Đ/c A để động viên nhắc nhở kịp thời. 3. Ghi nhớ: - Quản đốc hay những người có trách nhiệm không được phân công công nhân

đang có trạng thái tinh thần không ổn định, mệt mỏi làm việc trên các thiết bị đòi hỏi nghiêm ngặt về an toàn.

- Người lao động phải được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, được người có trách nhiệm giám sát, hướng dẫn sử dụng việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân.

Tình huống 2: Qua clip trên, anh (chị) thấy có gì sai sót về Kỹ thuật an toàn điện?

Hỏi: 1. Là ATVSV anh (chị) thấy có gì sai sót ở tình huống trên? 2. Biện pháp xử lý của anh (chị)? 3. Qua tình huống trên anh (chị) thấy cần ghi nhớ điều gì?

Gợi ý Đáp án:1. Sai sót:- Việc đóng cắt điện không thực hiện theo quy trình KTAT điện và không có lệnh; - Khi cắt điện không báo cho người phụ trách và những người vận hành máy có

liên quan biết để họ dừng công việc là rất nguy hiểm, gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và có thể gây TNLĐ.

- Đóng điện tuỳ tiện mà không quan sát sẽ gây tai nạn nếu như có người đang làm việc trong khu vực sẽ cung cấp điện.

2. Biện pháp xử lí: - Gọi công nhân đó lại và yêu cầu không được đóng ngắt điện tùy tiện mà phải

thực hiện quy trình kỹ thuật an toàn điện đã được học tập; - Yêu cầu người có trách nhiệm kiểm tra lại kiến thức an toàn điện của người công

nhân đó, nhắc nhở không được tái phạm. 3. Ghi nhớ: - Khi sửa chữa cần cắt hoặc đóng điện phải thực hiện đúng quy trình vận hành, sửa

chữa hệ thống điện và thiết bị sử dụng điện. Tình huống 3: Một số công nhân làm việc dưới cẩu trục đang vận hành.Hỏi: 1. Là ATVSV anh (chị) thấy có gì sai sót ở tình huống trên?

2. Biện pháp xử lý của anh (chị)? 3. Qua tình huống trên anh (chị) thấy cần ghi nhớ điều gì?

Gợi ý Đáp án:1. Sai sót:- Công nhân không được phép làm việc dưới cẩu trục đang vận hành.- Công nhân không được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.2. Biện pháp xử lí:

19

Page 20: BỘ CÂU HỎI HỘI THI AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG€¦ · Web viewTai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của

- Đề nghị cán bộ kỹ thuật giám sát sản xuất không cho công nhân làm việc trong phạm vi hoạt động của cẩu trục đang vận hành.

- Yêu cầu NSDLĐ cấp phát đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho NLĐ.3. Ghi nhớ:- Không được để CNLĐ tự ý làm việc, di chuyển dưới cẩu trục để đề phòng bất

trắc.- Phải trang bị đầy đủ phương tiện BVCN cho CNLĐ.

Tình huống 4: Công nhân đang làm việc thì Giám đốc công ty đưa một đoàn khách tham quan đến thăm phân xưởng, mọi người đều mặc thường phục và toả đến các máy để xem công nhân làm việc.

Hỏi:1. Là ATVSV anh (chị) thấy có sai sót gì khi cho khách thăm quan nhà máy?2. Biện pháp xử lý của anh (chị)?3. Qua tình huống trên anh (chị) thấy cần ghi nhớ điều gì?Gợi ý Đáp án:1. Sai sót: - Đi vào xưởng mà mặc thường phục và tự ý đi lại không có người hướng dẫn; - Phân xưởng không cử đủ người hướng dẫn khách tham quan;2. Biện pháp xử lí: - Đề nghị giám đốc và đoàn khách sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy

định của Công ty;- Đề nghị người có trách nhiệm tại xưởng bố trí đủ người hướng dẫn đoàn khách

tham quan để tránh nguy cơ xảy ra TNLĐ.3. Ghi nhớ: - Phải dùng phương tiện BVCN khi vào xưởng; - Dù là ai cũng không tự ý đi lại trong xưởng đang làm việc. Tình huống 5: 02 công nhân đang vận hành máy thì bất ngờ bị đứt dây

curoa, clip mô tả tình huống thợ sửa máy đang thao tác thay thế dây curoa.Hỏi:1. Là ATVSV anh (chị) thấy có gì sai sót ở tình huống trên?2. Biện pháp xử lý của anh (chị)?3. Qua tình huống trên anh (chị) thấy cần ghi nhớ điều gì? Gợi ý Đáp án:1. Sai sót: - Thợ sửa chữa máy đã không lắp lại bao che để khôi phục lại trạng thái an toàn

ban đầu của máy;- Công nhân không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm việc. 2. Biện pháp xử lí: - Yêu cầu thợ sửa chữa máy lắp ngay lại bao che cho máy; - Nhắc nhở, phổ biến nội quy an toàn yêu cầu thợ sửa máy thực hiện đúng, đầy đủ

nội quy sử dụng máy móc; 3. Ghi nhớ: - Sau khi sửa chữa phải phục hồi lại trạng thái an toàn của máy. - Công nhân phải được trang bị đầy đủ, hướng dẫn sử dụng và giám sát việc sử

dụng phương tiện bảo vệ cá nhân.

20

Page 21: BỘ CÂU HỎI HỘI THI AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG€¦ · Web viewTai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của

Tình huống 6: Clip mô tả việc vệ sinh cuối ca của 02 công nhân tại nhà xưởng.

Hỏi: 1. Là ATVSV anh (chị) thấy có gì sai sót ở tình huống trên? 2. Biện pháp xử lý của anh (chị)? 3. Qua tình huống trên anh (chị) thấy cần ghi nhớ điều gì?

Gợi ý Đáp án:1. Sai sót: - Chưa tắt máy và ngắt điện, máy chưa ngừng hẳn mà đã làm vệ sinh là vi phạm

quy định an toàn- vệ sinh lao động; 2. Biện pháp xử lí:- Nhắc nhở, hướng dẫn cho các công nhân đó thực hiện đúng yêu cầu tắt máy, ngắt

điện, máy dừng hẳn mới làm vệ sinh3. Ghi nhớ:- Chỉ được làm vệ sinh, bảo dưỡng máy khi máy, thiết bị đã dừng hẳn. Tình huống 7: Clip mô tả về 01 nữ công nhân đang vận hành máy dệt. Hỏi: 1. Là ATVSV anh (chị) thấy nữ công nhân vận hành máy có gì sai sót? 2. Biện pháp xử lý của anh (chị)? 3. Qua tình huống trên anh (chị) thấy cần ghi nhớ điều gì? Gợi ý Đáp án:1. Sai sót:- Người lao động khi làm việc không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân (khẩu

trang, đội mũ bao tóc); 2. Biện pháp xử lí: - Nhắc nhở và yêu cầu nữ công nhân đó sử dụng phương tiện bao tóc khi làm việc; 3. Ghi nhớ:- Người lao động khi làm việc phải cắt tóc ngắn hoặc dùng mũ bao tóc để tránh bị

quấn tóc vào máy. Tình huống 8: Clip mô tả về CNLĐ đang thao tác công việc tại nhà xưởng.

Hỏi: 1. Là ATVSV anh (chị) thấy công nhân trên có gì sai sót?\ 2. Biện pháp xử lý của anh (chị)?

3. Qua tình huống trên anh (chị) thấy cần ghi nhớ điều gì? Gợi ý Đáp án:1. Những sai sót:- Khi làm việc đứng trên bậc cao nhất của thang mà không có người giữ thang; - Dây dẫn điện bị hỏng nhiều chỗ mà vẫn sử dụng khi đứng trên thang bằng kim

loại; - Không sử dụng mũ cứng chống chấn thương sọ não; 2. Biện pháp xử lí:- Yêu cầu người công nhân đó tạm thời ngừng làm việc, kiểm tra và bọc lại chỗ

cách điện bị hư hỏng; Nhắc công nhân đó phải sử dụng mũ chống chấn thương sọ não; - Nhắc lại cho công nhân đó biết các quy định khi làm việc trên thang và quy định

an toàn khi sử dụng thiết bị điện.- Đề nghị cán bộ quản lí tăng cường công tác kiểm tra và nhắc nhở. 3. Ghi nhớ:- Chỉ đứng ở thang để làm việc trên cao khi có 2 người (một người giữ thang) và

sử dụng đầy đủ PTBVCN;

21

Page 22: BỘ CÂU HỎI HỘI THI AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG€¦ · Web viewTai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của

- Trước khi sử dung thiết bị điện phải kiểm tra tình trạng an toàn của thiết bị.Tình huống 9: Clip mô tả về CNLĐ đang hàn thiết bị tại nhà xưởngHỏi:

1. Là an toàn vệ sinh viên anh (chị) thấy có gì sai sót ở tình huống trên? 2. Biện pháp xử lý của anh (chị)? 3. Qua tình huống trên anh (chị) thấy cần ghi nhớ điều gì?

Gợi ý Đáp án:1. Những sai sót:- Người lao động không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân (mũ, kính, áo, găng,

giày...); - Vị trí hàn là nơi để vật liệu dễ cháy nên phải có biện pháp bảo vệ che chắn. 2. Biện pháp xử lý:- Yêu cầu dừng ngay công việc của công nhân; - Không để cho người lao động hàn gần nơi có vật liệu dễ cháy; - Cử người giám sát nghiêm ngặt về sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân và các

biện pháp an toàn về PCCC. 3. Ghi nhớ:- Khi làm việc sử dụng đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và phải chấp hành

nghiêm các biện pháp an toàn về PCCC. - Phải giám sát chặt chẽ người lao động khi làm việc tránh việc làm bừa, làm ẩu.Tình huống 10: Clip mô tả về 2 CNLĐ đang vận chuyển vật liệu.

Hỏi:1. Là ATVSV anh (chị) thấy có gì sai sót trong việc vác vận chuyển vật liệu?2. Biện pháp xử lý của anh (chị)?3. Qua tình huống trên anh (chị) thấy cần ghi nhớ điều gì?

Gợi ý Đáp án:1. Những sai sót:- Hai người vác khác vai: nguyên tắc là phải vác cùng 1 bên vai. - Có vẻ như bị vác quá nặng: phải thêm người vác hoặc dùng phương tiện vận

chuyển. - Công nhân đi dép không có quai hậu. Công nhân đi sau không đội mũ. 2. Biện pháp xử lý: - Đi tới giúp 2 công nhân từ từ hạ vật liệu xuống đất an toàn- giải lao. - Nhắc nhở, giải thích cho mọi người các sai sót trên, và kiên quyết đề nghị họ

không được thực hiện tiếp tục vác. (2 người chỉ khiêng vác vật nặng < 50 kg; khi vác bằng 2 vai khác nhau, nếu 1 người làm rơi hoặc bị ngã thì vật khiêng sẽ rơi vào chân người kia).

3. Ghi nhớ:- Khi khiêng vác vật liệu nặng trên vai cần phải tuân theo quy định an toàn và

phải có sự phối hợp thống nhất giữa những người tham gia. - Không vác quá nặng: khi cần thiết phải thêm người vác, tốt nhất là nên dùng

phương tiện vận chuyển. - Khi làm việc phải trang bị đầy đủ các PTBVCN, và phải thực hiện đúng các quy

định về bảo đảm an toàn (động tác, tư thế...).

---HẾT---

22