b giáo dc và Đào to - trng Đi hc duy tân nghiÊn cỨu...

9
Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân 316 NGHIÊN CỨU GIAO VĂN HÓA VỀ VIỆC SỬ DỤNG CHIẾN LƯỢC LỊCH SỰ ÂM TÍNH TRONG MỜI VÀ TỪ CHỐI LỜI MỜI CỦA NGƯỜI VIỆT VÀ NGƯỜI MỸ DƯƠNG BCH NHẬT * ABSTRACT Based on Brown and Levinson’s universal theory of linguistic realization of Politeness Strategies in communication, a series of examples explored from real- life languages of Vietnamese and American English in Inviting and Declining an invitation have definitely proved that there exist both coincidences and disparities in the use of Negative Politeness Strategies in Inviting and Declining an invitation in Vietnamese and American English and there is a distinction between the impacts on the speakers’ use of Negative Politeness Strategies given by the social attributes seen from the speaker and the ones seen from the hearer. With the findings of the VN-AM cross-cultural similarities and differences, the research contributes a reliable source of materials for both illustrating and designing social contexts for teaching American English to Vietnamese learners and teaching Vietnamese to American learners. Keyworks: Negative Politeness Strategies, coincidences, disparities, social attributes I. GIỚI THIỆU - Từ trước đến nay, việc đưa ra được một lý thuyết tổng quát và thống nhất về lịch sự là mục tiêu của các nhà ngôn ngữ hiện đại, đặc biệt là các nhà ngữ dụng học. Tuy nhiên, vì những đặc điểm mang tính chất văn hoá bắt nguồn từ những chuẩn mực và giá trị xã hội của các cộng đồng khác nhau mà việc nghiên cứu này đòi hỏi phải có các công trình nghiên cứu liên ngành với sự cộng tác của các nhà nghiên cứu đa quốc gia. Vì vậy những miêu tả chân thực, cụ thể về khái niệm và sự thể hiện của ‘lịch sự’ trong những ngôn ngữ và văn hoá khác nhau như Việt và Mỹ chắc chắn là cần thiết để đóng góp cho bức tranh chung về hiện tượng ngôn ngữ trong giao tiếp. - Mời và từ chối lời mời, một trong những hành động giao tiếp phổ biến trong giao tiếp xã hội, đã và đang là đề tài thu hút mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu về hành động mời mới chỉ tập trung vào bình diện trực tiếp - gián tiếp và cấu trúc ngôn từ chứ chưa đi sâu vào các chiến lược lịch sự âm tính và dương tính. Trong thực tế, việc nghiên cứu các chiến lược lịch sự rất *TS, Trường Đại học Duy Tân

Upload: truongnhi

Post on 25-May-2018

217 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: B Giáo dc và Đào to - Trng Đi hc Duy Tân NGHIÊN CỨU ...hoinghikhoahoc.duytan.edu.vn/Upload/Files/81d0cf14-f967...B Giáo dc và Đào to - Trng Đi hc Duy Tân 316 NGHIÊN

Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân

316

NGHIÊN CỨU GIAO VĂN HÓA VỀ VIỆC SỬ DỤNG CHIẾN LƯỢC LỊCH SỰ ÂM TÍNH TRONG MỜI VÀ TỪ CHỐI LỜI MỜI

CỦA NGƯỜI VIỆT VÀ NGƯỜI MỸ

DƯƠNG BACH NHẬT *

ABSTRACT

Based on Brown and Levinson’s universal theory of linguistic realization of Politeness Strategies in communication, a series of examples explored from real-life languages of Vietnamese and American English in Inviting and Declining an invitation have definitely proved that there exist both coincidences and disparities in the use of Negative Politeness Strategies in Inviting and Declining an invitation in Vietnamese and American English and there is a distinction between the impacts on the speakers’ use of Negative Politeness Strategies given by the social attributes seen from the speaker and the ones seen from the hearer. With the findings of the VN-AM cross-cultural similarities and differences, the research contributes a reliable source of materials for both illustrating and designing social contexts for teaching American English to Vietnamese learners and teaching Vietnamese to American learners.

Keyworks: Negative Politeness Strategies, coincidences, disparities, social attributes

I. GIỚI THIỆU

- Từ trước đến nay, việc đưa ra được một lý thuyết tổng quát và thống nhất về lịch sự là mục tiêu của các nhà ngôn ngữ hiện đại, đặc biệt là các nhà ngữ dụng học. Tuy nhiên, vì những đặc điểm mang tính chất văn hoá bắt nguồn từ những chuẩn mực và giá trị xã hội của các cộng đồng khác nhau mà việc nghiên cứu này đòi hỏi phải có các công trình nghiên cứu liên ngành với sự cộng tác của các nhà nghiên cứu đa quốc gia. Vì vậy những miêu tả chân thực, cụ thể về khái niệm và sự thể hiện của ‘lịch sự’ trong những ngôn ngữ và văn hoá khác nhau như Việt và Mỹ chắc chắn là cần thiết để đóng góp cho bức tranh chung về hiện tượng ngôn ngữ trong giao tiếp.

- Mời và từ chối lời mời, một trong những hành động giao tiếp phổ biến trong giao tiếp xã hội, đã và đang là đề tài thu hút mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu về hành động mời mới chỉ tập trung vào bình diện trực tiếp - gián tiếp và cấu trúc ngôn từ chứ chưa đi sâu vào các chiến lược lịch sự âm tính và dương tính. Trong thực tế, việc nghiên cứu các chiến lược lịch sự rất

*TS, Trường Đại học Duy Tân

Page 2: B Giáo dc và Đào to - Trng Đi hc Duy Tân NGHIÊN CỨU ...hoinghikhoahoc.duytan.edu.vn/Upload/Files/81d0cf14-f967...B Giáo dc và Đào to - Trng Đi hc Duy Tân 316 NGHIÊN

KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC

317

là cần thiết vì chúng đóng một vai trò rất quan trọng trong giao tiếp xã hội. Hơn nữa, các công trình đi trước chủ yếu tập trung vào hành động lời nói này trong tiếng Anh nói chung, chứ ít tập trung vào tiếng Anh Mỹ. Trong khi đó, sau khi Mỹ xóa bỏ cấm vận, mối quan hệ giữa Việt nam và Mỹ đang được củng cố với hàng loạt các hoạt động kinh tế, thương mại và văn hoá. Tuy nhiên, với những đặc điểm mang tính đặc thù văn hoá, người Việt và Mỹ thường sử dụng những chiến lược khác nhau cho cùng một mục đích giao tiếp và điều này dễ dẫn tới những hiểu nhầm và trục trặc trong giao tiếp. Do đó, nghiên cứu giao văn hoá Việt - Mỹ trong việc sử dụng các chiến lược lịch sự âm tính khi mời và từ chối lời mời, một đề tài còn chưa được khai thác thoả đáng, là mối quan tâm lớn đối với các nhà nghiên cứu Việt Nam và là mục đích của nghiên cứu đề cập trong bài báo này.

II. NỘI DUNG CHÍNH

2.1 Tông quan ly thuyết

2.1.1 Hanh động mơi va từ chôi lơi mơi:

-‘Mời’ được xem là hành động lời nói thuộc nhóm ‘khuyến lệnh’ (directive - Searle 1971) hay cụ thể hơn là thỉnh cầu (requestives) trong nhóm ‘khuyến lệnh’ (Bach and Harnish 1979:47). Hành động mời có những đặc điểm chung với các hành động khác cùng nhóm nhưng đồng thời cũng có những điểm riêng có thể nhận diện trong các phát ngôn cụ thể dưới ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau.

-‘Từ chối lời mời’ có thể được xem là một hành động lời nói độc lập, và được xếp vào loại ‘chối bỏ’ thuộc nhóm ‘biểu ân’ hay hành động phản hồi tiêu cực và được xem là một hành động đe doạ thể diên FTA (face-threatening act).

2.1.2 Lịch sư: -Một điểm chung trong các định nghĩa khác nhau về lịch sự (Blum-kulka 1987, Leech 1983, Lakoff 1990, Yule 1997, Richards’s 1992 etc) là ‘lịch sự’ được xem như là một khái niệm mang tính văn hoá và giao tiếp. Nó được thực hiện hoá theo các dạng thức khác nhau. Các dạng thức này chịu sự khống chế của văn hoá và được biểu hiện thông qua ngôn từ.

-Lịch sự được xem xét một cách khách quan theo nhiều cách tiếp cận khác nhau: Tiếp cận công cụ, Tiếp cận chuẩn mực xã hội, và Tiếp cận tổng hợp. Trong khi tiếp cận công cụ và tiếp cận chuẩn mực xã hội chỉ phản ánh một mặt của bản chất kép của lịch sự (mặt cá nhân hoặc mặt xã hôi), thì cách tiếp cân tổng hợp lại giúp khắc phục được những thiếu sót và khai thác được những điểm mạnh của hai cách tiếp cận trên. Đó là sự tổng hợp của cả hai khía cạnh của lịch sự phù hợp với cả ngôn ngữ văn hoá phương Đông và phương Tây.

-Bắt nguồn từ nhận thức về tính ưu việt của cách tiếp cận tổng hợp, nghiên cứu ứng dụng một cách có phê phán mô hình lich sự của Brown và Levinson (1987), đồng thời khai thác một cách có lựa chọn những quan điểm khác (Dương Bạch Nhật 2007).

2.1.3 Cac loai chiến lược lịch sư

-Lịch sư dương tính: Lịch sự dương tính là ‘một sự đền bù cho thể diện dương tính của người nghe…’ (Brown & Levison 1990:101) và ‘một hành động giữ gìn thể

Page 3: B Giáo dc và Đào to - Trng Đi hc Duy Tân NGHIÊN CỨU ...hoinghikhoahoc.duytan.edu.vn/Upload/Files/81d0cf14-f967...B Giáo dc và Đào to - Trng Đi hc Duy Tân 316 NGHIÊN

Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân

318

diện có liên quan đến lịch sự dương tính sẽ có xu hướng tỏ ra thân tình; nó nhấn mạnh rằng cả hai đều mong muốn chung một điều, và cùng chung một mục đích…(Yule 1997:62).

-Lịch sư âm tính: Lịch sự âm tính là “một hành động đền bù cho thể diện âm tính của người nghe: nhu cầu về việc tự do hành động của mình không bị ngăn chặn và sự lưu tâm không bị cản trở’ (Brown Levison 1990:129) và ‘một hành động giữ gìn thể diện có liên quan đến lịch sự âm tính …sẽ có xu hướng tỏ ra tôn trọng, nhấn mạnh vào tầm quan trọng về thời gian và sự quan tâm của người khác, và thậm chí bao gồm cả sự xin lỗi vì đã áp đặt, xen ngang.’ (Yule 1997:62).

2.1.4 Chiến lược lịch sư âm tính:

-Lịch sự âm tính gồm 5 cơ chế (Nói trực ngôn – Không đoán định/ thừa nhận – Không ép buộc người nghe – Nêu ra nhu cầu của người nói là không muốn làm phiền người nghe – Đền bù các nhu cầu khác của người nghe, phát sinh từ thể diện âm tính) và 10 chiến lược lịch sự âm tính (CLA):

1-Sử dụng gián tiếp ước lệ

2-Đặt câu hỏi và sử dụng cách nói rào đón

3-Tỏ ra bi quan

4-Giảm thiểu sự áp đặt

5-Tỏ ra tôn trọng

6-Nhận lỗi

7-Tránh đề cập đến người nói và người nghe

8-Nêu ra hành động đe dọa thể diện như một nguyên tắc chung

9-Sử dung danh hóa

10-Nói công khai như thể người nói chịu ơn người nghe hay người nghe không phải chịu ơn người nói.

11-Tránh những câu hỏi riêng tư

Chiến lược 11 là chiến lược được N.Quang (2004: 129-186) cộng thêm vào danh sách CLA của Brown và Levison nhằm tạo nên sự đối lập với chiến lược dương tính ‘Hỏi những câu hỏi riêng tư’ (CLD 17). Và CLA 8 trong nghiên cứu của chúng tôi (Dương Bạch Nhật 2006) được xếp vào loại chiến lược trung tính vì chiến lược này vừa mang đặc điểm của CLD và CLA. Như vậy 10 CLA sau được tập trung trong nghiên cứu :

1-Sử dụng gián tiếp ước lệ

[1] –Không biết là anh có thể đến ăn tối và xem trận đấu với chúng tôi được không?

[2] – Wanna come over tomorrow night and watch the game with us?

Page 4: B Giáo dc và Đào to - Trng Đi hc Duy Tân NGHIÊN CỨU ...hoinghikhoahoc.duytan.edu.vn/Upload/Files/81d0cf14-f967...B Giáo dc và Đào to - Trng Đi hc Duy Tân 316 NGHIÊN

KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC

319

2-Đặt câu hỏi và sử dụng cách nói rào đón

[3] –Chúng tôi xin mời anh tới dự tiệc năm mới cùng với chúng tôi.

[4] – I would like to invite you to come for the New Year party?

3-Tỏ ra bi quan

[5] –Gía mà tớ có thể, nhưng tớ bận mất rồi. Hẹn khi khác nhé!

[6] – I wish I could, but I’m busy. May be another time, though.

(Wall, 1987:136)

4-Giảm thiểu sự áp đặt

[7] –Tớ chỉ ghé vào đây vài phút để mời các cậu ngày mai đi uống trà. Các cậu đi nhé?

[8] –I just dropped by for a munite to invite you all for tea tomorrow –you will come, won’t you? (Brown and Levinson 1987:127)

5-Tỏ ra tôn trọng

[9] – Lúc nào rỗi mời anh qua tệ xá tôi chơi. N.Quang (2004:139)

[10] – Come to my hovel whenever you find yourself free.

6-Nhận lỗi

[11] – Xin lỗi tôi không thể đến được. Có lẽ hẹn dịp khác nhé!

[12] –Sorry, I can’t come. Maybe another time.

7-Tránh đề cập đến người nói và người nghe

[13] – Mời bác vào chơi ạ!

[14] – It is said that the film is very interesting. Let’s go to see it tonight!

8-Sử dụng danh hóa

[15] –Sự có mặt của anh trong hội nghị ngày mai sẽ là một vinh dự lớn cho chúng tôi.

[16] –Would you honor me with a visit?

9-Nói công khai như thể người nói chịu ơn người nghe hoặc người nghe không phải chịu ơn người nói

[17] –Cám ơn nhé, nhưng tiếc quá hôm đó mình bận mất rồi.

[18] –Thank you very much, but I’m afraid I have other plans for that night.

10-Tránh hỏi chuyện riêng tư

[19] A- Chào Minh. Trông cậu mệt mỏi quá nhỉ

B- Tớ vừa chạy bộ 2 km xong

Page 5: B Giáo dc và Đào to - Trng Đi hc Duy Tân NGHIÊN CỨU ...hoinghikhoahoc.duytan.edu.vn/Upload/Files/81d0cf14-f967...B Giáo dc và Đào to - Trng Đi hc Duy Tân 316 NGHIÊN

Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân

320

A- Cậu chạy một mình sao? Ông xã đâu? Sao không rủ ông xã chạy cùng. B- Ôi, ông ấy mà ra khỏi giường được thì tới giờ đi làm mất rồi!

A- Còn thời gian không ? Đi ăn sáng đi!.....

[20] A- Morning, Joyce. You look tired.

B- I am! I just jogged six miles.

A- What about coming in for a cold drink? …..

Trong mỗi chiến lược âm tính trên có nhiều tiểu chiến lược nhỏ nhưng vì giới hạn của bài báo chúng tôi chỉ đề cập một vài ví dụ tiểu biểu của từng chiến lược âm tính.

II.2 Điêu tra thưc tế

II.2.1 Phương phap nghiên cưu

Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu là:

-Định lượng và phương pháp định tính.

-Phân tích và tổng hợp

-So sánh và đối chiếu

-Miêu tả và diễn giải

Ban câu hoi hoan thiên diên ngôn (DCT):

Bản câu hỏi này nhằm khai thác nguồn ngôn ngữ được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày phục vụ cho việc xem xét các CLLS nào được sử dụng và chúng được sử dụng ra sao khi mời và từ chối lời mời trong văn hoá Việt và Mỹ.

- Các mức độ quan hệ quyền lực cùng các đối tác giao tiếp sau được xem xét trong DCT:

- PA (power of age): quyền lực về tuổi tác

- PG(power of gender): quyền lực về giới tính

- PS (power of status): quyền lực về địa vị

Tình huông Mưc độ quyên lưc Đôi tượng giao tiếp1 PA- Hàng xóm (trẻ hơn 5 tuổi)2 PA+ Hàng xóm (già hơn 10 tuổi)3 PG=, (PA=) Đồng nghiệp (cùng giới tính, cùng tuổi)4 PG≠, (PA=) Đồng nghiệp (khác giới tính, cùng tuổi)5 PS- Cấp dưới6 PS+ Cấp trên

Bảng 1: Các quan hệ quyền lực và đối tác giao tiếp được xem xét

Page 6: B Giáo dc và Đào to - Trng Đi hc Duy Tân NGHIÊN CỨU ...hoinghikhoahoc.duytan.edu.vn/Upload/Files/81d0cf14-f967...B Giáo dc và Đào to - Trng Đi hc Duy Tân 316 NGHIÊN

KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC

321

Dữ liệu được thu thập với sự cộng tác của 120 nghiệm thể Mỹ và 120 nghiệm thể Việt. Toàn bộ dữ liệu được chọn lọc và mã hoá với sự kiểm định của phần mềm xử lý số liệu SPSS.

2.2.2 Kết qua nghiên cưu

- Những ví dụ được khai thác từ ngôn ngữ đời thường (5 cơ chế và 10 CLA) khi mời và từ chối lời mời trong tiếng tiếng Anh Mỹ và tiếng Việt đã xác nhận sự tồn tại của những tương đồng và khác biệt trong biểu đạt ngôn ngữ của CLA trong hai ngôn ngữ.

- Không phải tất cả các CLA thu thập được trong bản điều tra về biểu đạt ngôn ngữ đều được hai nhóm nghiệm thể sử dụng. Chỉ có 7 CLA với 12 tiểu CLA được tìm thấy trong các phát ngôn mời, và có 5 CLA với 12 tiểu CLA được tìm thấy trong các phát ngôn từ chối lời mời (xem bảng 2). Nhóm nghiệm thể Việt có xu hướng khai thác nhiều loại NPS hơn so với nhóm nghiệm thể Mỹ. Đây là bằng chứng cho nhận định rằng những người sống trong môi trường văn hoá khác nhau, có xu hướng sử sụng các loại CLA khác nhau.

Hanh động Mơi Từ chôi TôngNhóm Việt Mỹ Việt Mỹ Mời Từ chốiCLA 7 6 5 5 7 5Tiểu CLA 11 9 11 9 12 12

Bảng 2: Số lượng CLA được hai nhóm nghiệm thể Việt và Mỹ sử dụng trong mời và từ chối lời mời.

-Về ảnh hưởng của loại hành động lời nói (mời và từ chối lời mời) trong nghiên cứu, kết quả như sau:

Hanh động Mơi Từ chôi

Nhóm Viêt Mỹ Viêt Mỹ

Sô lượng 1276 1882 2548 2980

% 40.41 59.59 46.09 53.91

Bảng 3: Tần suất sử dụng CLA của hai nhóm nghiệm thể Việt và Mỹ

+ Hai nhóm nghiệm thể đều sử dụng nhiều CLA khi từ chối hơn khi mời trong các tình huống được xét.

+ Các nghiệm thể Mỹ có xu hướng lịch sự âm tính hơn các nghiệm thể Việt khi mời và từ chối lời mời. Kết quả này làm sáng tỏ thêm nhận định về vai trò của lịch sự âm tính trong các nền văn hoá phương Tây.

- Về ảnh hưởng của thông số xã hội của các nghiệm thể đối với việc sử dung CLA trong các tình huống điều tra, kết quả cho thấy:

+ Trong khi nhóm nghiệm thể Mỹ có xu hướng chịu ảnh hưởng của cùng các

Page 7: B Giáo dc và Đào to - Trng Đi hc Duy Tân NGHIÊN CỨU ...hoinghikhoahoc.duytan.edu.vn/Upload/Files/81d0cf14-f967...B Giáo dc và Đào to - Trng Đi hc Duy Tân 316 NGHIÊN

Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân

322

nhân tố xã hội của nghiệm thể trong mời và từ chối lời mời trong việc sử dụng CLA, thì nghiệm thể Việt lại có khuynh hướng chịu ảnh hưởng của nhiều thông số xã hội trong từ chối lời mời hơn mời. Đây có lẽ là biểu hiện của ảnh hưởng của môi trường xã hội kết hợp với đặc tính của loại hành động lời nói.

+ Mức độ ảnh hưởng của các thông số xã hội của người nói đối với cả hai nhóm nghiệm thể trong từ chối lớn hơn trong hành động mời. Kết quả này chứng tỏ mức độ ảnh hưởng của các thông số xã hội của người nói biến đổi cùng sự ảnh hưởng của mức độ đe doạ thể hiện của hành động lời nói trong việc sử dung CLA.

+ Kết quả về mức độ ảnh hưởng lớn hơn của thông số xã hội của người nói đối với nghiệm thể Mỹ trong mời và sự ảnh hưởng khác nhau đối với hai nhóm Việt và Mỹ trong từ chối đã bác bỏ giả thuyết cho rằng người Việt chịu sự chi phối của các thông số xã hội của người nói hơn người Mỹ.

-Nhìn từ thông số xã hội của đối tác giao tiếp, kết quả nghiên cứu cho thấy:

Mời 1.PA 2.PG 3.PS

CLA Việt PA->PA+ PG=>PG≠ PS-<PS+

Ảnh hưởng

Mỹ PA-=PA+ PG=<PG≠ PS-=PS+

T.chối 1.PA 2.PG 3.PS

CLA Việt PA-<PA+ PG=<PG≠ PS-<PS+

Ảnh hưởng

Mỹ PA-<PA+ PG==PG≠ PS-<PS+

Bảng 4: Việc sử dụng CLA xét theo từ thông số đối tác giao tiếp

+ Hai nhóm nghiệm thể đều chịu ảnh hưởng của thông số đối tác giao tiếp trong từ chối nhiều hơn trong mời. Tuy nhiên, nhóm nghiệm thể Việt có xu hướng chịu ảnh hưởng nhiều hơn và rõ hơn các nghiệm thể Mỹ trong cả mời và từ chối.

+ Hai nhóm nghiệm thể có vẻ tương đồng trong việc sử dụng CLA trong tất cả các trường hợp khi từ chối, nhưng lại bộc lộ sự khác nhau đáng lưu ý trong các tình huống mời.

Page 8: B Giáo dc và Đào to - Trng Đi hc Duy Tân NGHIÊN CỨU ...hoinghikhoahoc.duytan.edu.vn/Upload/Files/81d0cf14-f967...B Giáo dc và Đào to - Trng Đi hc Duy Tân 316 NGHIÊN

KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC

323

III. KẾT LUẬN

Tóm lại, kết quả phân tích dữ liệu đã bộc lộ cả những điểm tương đồng và dị biệt, về cả tần suất và biểu hiện, trong việc sử dụng các CLLS của hai nhóm nghiệm thể dưới ảnh hưởng tam diện của loại hành động lời nói, các nhân tố xã hội, và ngữ cảnh tình huống. Hơn nữa, kết quả về thái độ đối với các tình huống, những biểu đạt ngôn ngữ của các CLLS và sự đa dạng trong việc sử dụng CLLS cũng đồng thời xác nhận mối quan hệ mật thiết giữa ba yếu tố tâm lý xã hội, biểu đạt ngôn ngữ và thói quen ngôn ngữ của người sử dụng ngôn ngữ trong các tình huống nghiên cứu. Với những bằng chứng xác thực về tương đồng và dị biệt trong giao tiếp giao văn hoá Việt-Mỹ, nghiên cứu đã đóng góp một nguồn tư liệu đáng tin cậy cho việc minh hoạ và thiết kế chu cảnh xã hội cho quá trình giảng dạy tiếng Anh Mỹ cho người Việt nam cũng như giảng dạy tiếng Việt cho người Mỹ.

Page 9: B Giáo dc và Đào to - Trng Đi hc Duy Tân NGHIÊN CỨU ...hoinghikhoahoc.duytan.edu.vn/Upload/Files/81d0cf14-f967...B Giáo dc và Đào to - Trng Đi hc Duy Tân 316 NGHIÊN

Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân

324

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

[1] Nguyen Quang, Một số vấn đề về giao tiếp nội văn hóa và giao văn hóa- Đại học Quốc Gia – Hanoi ,2004, pp 87-223

TIẾNG ANH

[1] Bach, K. and Harnish, R. Linguistic Communication and Speech Acts- The MIT Press, 1979

[2] Blum-Kulka, S. Indirectness and Politeness in Requests it or Difference? Journal of Pragmatics II- 1987

[3] Brown, P. and Levinson, S. Politeness: Some Universals in Language Usage. CUP, 1987.

[4] Duong Bach Nhat, Positive Politeness Strategies in Inviting and Declining invitations in Vietnamese. Ph.D. Research paper. Đại Học Quốc Gia Hà Nội.- Unpublished, 2006.

[5] Duong Bach Nhat, Politeness Strategies Viewed from Brown & Levinson and Quang.N’s Theory. Tap chi khoa hoc-xa hoi va nhan van. Dai Hoc Qui Nhon. So 1. 2007

[6] Lakoff, R. (1973) The Logic of Politeness: Or, Minding you p’s and q’s. Paper from the Nineth Regional Meeting of Chicago Linguistic Society.

[7] Leech, G., Principles of Pragmatics. Longman - London and New York, 1983

[9] Searle, J.R. What is a Speech Act. Reprinted in S. Davis (ed.) 1991. Pragmatics a Reader. New York: Oxford University Press, 1971

[10] Yule, G., Pragmatics. Oxford University Press, 1997