bỘ lao ĐỘng – thƯƠng binhdatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/downloadservlet... · web...

22
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Số: /2016/TT- BLĐTBXH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày tháng năm 2016 DỰ THẢO THÔNG TƯ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 37/2012/ TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện Căn cứ Luật người khuyết tật ngày 17 tháng 6 năm 2010; Căn cứ Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật (sau đây viết tắt là Nghị định số 28/2012/NĐ-CP); Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT- BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 37/2012). Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 37/2012 1. Khoản 4 Điều 2 được sửa đổi như sau: 4. Trách nhiệm của các thành viên Hội đồng xác định mức độ khuyết tật (sau đây gọi tắt là Hội đồng): a) Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm tổ chức và chủ trì các hoạt động của Hội đồng; b) Công chức cấp xã phụ trách công tác lao động, thương binh và xã hội có trách nhiệm: - Tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn đối tượng hoàn thiện hồ sơ đề nghị xác định khuyết tật;

Upload: others

Post on 12-Jan-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINHdatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewNghe và hiểu người khác 7. Diễn đạt ý muốn và suy nghĩ của bản

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINHVÀ XÃ HỘI

Số: /2016/TT-BLĐTBXH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

DỰ THẢO

THÔNG TƯ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 37/2012/

TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Giáo

dục và Đào tạo quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện

Căn cứ Luật người khuyết tật ngày 17 tháng 6 năm 2010;Căn cứ Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật (sau đây viết tắt là Nghị định số 28/2012/NĐ-CP);

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 37/2012).

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 37/20121. Khoản 4 Điều 2 được sửa đổi như sau:“4. Trách nhiệm của các thành viên Hội đồng xác định mức độ khuyết tật

(sau đây gọi tắt là Hội đồng):

a) Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm tổ chức và chủ trì các hoạt động của Hội đồng;

b) Công chức cấp xã phụ trách công tác lao động, thương binh và xã hội có trách nhiệm:

- Tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn đối tượng hoàn thiện hồ sơ đề nghị xác định khuyết tật;

- Ghi biên bản các phiên họp của hội đồng;

- Phối hợp với trưởng thôn, bản, phum, sóc, ấp, cụm, tổ dân phố (sau đây gọi chung là Trưởng thôn) nhằm thu thập thông tin và trực tiếp quan sát, đánh

Page 2: BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINHdatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewNghe và hiểu người khác 7. Diễn đạt ý muốn và suy nghĩ của bản

giá người khuyết tật đồng thời hoàn thiện các Phiếu xác định khuyết tật theo mẫu số 01, 02 và 03 ban hành kèm theo Thông tư này để trình Hội đồng;

- Xây dựng, hoàn chỉnh và lưu giữ hồ sơ văn, bản của Hội đồng;

- Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch Hội đồng.

c) Thành viên của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật khác theo quy định tại Điều 16 Luật người khuyết tật có trách nhiệm tham dự các phiên họp của Hội đồng, đánh giá, biểu quyết về mức độ khuyết tật và thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng phân công.

2. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:“Điều 3. Phương pháp xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật1. Xác định dạng khuyết tật:a) Thành viên Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ hồ sơ, Phiếu

đánh giá mức độ khuyết tật quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 2 Thông tư này để biểu quyết về dạng khuyết tật của đối tượng. Trường hợp cần thiết thì thành viên hội đồng yêu cầu quan sát trực tiếp và phỏng vấn người khuyết tật, người đại diện hợp pháp của người khuyết tật trước khi biểu quyết.

b) Đối với những trường hợp người bị nghi ngờ có rối loạn phổ tự kỷ, khuyết tật trí tuệ thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật theo kết luận của cơ quan y tế có thẩm quyền để xác định dạng tật. Rối loạn phổ tự kỷ thuộc dạng khuyết tật khác.

c) Đối với những trường hợp bị khuyết tật do bệnh tật thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ vào kết luận của cơ quan y tế có thẩm quyền để xác định dạng tật.

d) Đối với người có từ 2 loại khuyết tật trở lên, Hội đồng ghi kết luận cụ thể từng dạng khuyết tật.

2. Xác định mức độ khuyết tật cho trẻ khuyết tật dưới 6 tuổi:Thành viên Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ hồ sơ, Phiếu đánh

giá mức độ khuyết tật quy định tại điểm b Khoản 4 Điều 2 Thông tư nàyđể biểu quyết về mức độ khuyết tật. Trường hợp cần thiết thì thành viên hội đồng yêu cầu quan sát trực tiếp và phỏng vấn người khuyết tật, người đại diện hợp pháp của người khuyết tật trước khi biểu quyết.

3. Xác định mức độ khuyết tật cho người từ 6 tuổi trở lên:a) Thành viên Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ hồ sơ, Phiếu

đánh giá mức độ khuyết tật thực hiện tại Điểm b Khoản 4 Điều 2 Thông tư này để biểu quyết về mức độ khuyết tật. Trường hợp cần thiết thì thành viên hội đồng yêu cầu quan sát trực tiếp và phỏng vấn người khuyết tật, người đại diện hợp pháp của người khuyết tật trước khi biểu quyết. b) Trường hợp người mắc bệnh tâm thần phân liệt theo kết luận của cơ quan y tế có thẩm quyền thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ vào hồ

2

Page 3: BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINHdatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewNghe và hiểu người khác 7. Diễn đạt ý muốn và suy nghĩ của bản

sơ và bộ công cụ quy định tại Thông tư liên tịch này để kết luận mức độ khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng;

4. Trường hợp đối tượng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì Chủ tịch hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ kết luận đó để xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật.

5. Quy trình xác định dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật

Khi đối tượng có đơn đề nghị xác định khuyết tật, Chủ tịch Hội đồng xác định mức độ khuyết tật giao cho công chức phụ trách công tác Lao động- Thương binh và xã hội xem xét hồ sơ, quan sát đối tượng, phối hợp với trưởng thôn nhằm thu thập thông tin liên quan đến người được đánh giá, hoàn thiện Phiếu đánh giá xác định khuyết tật, đề xuất dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật trình Hội đồng xác định mức độ khuyết tật xem xét.

Trường hợp không thể kết luận hoặc khó xác định dạng khuyết tật thì Công chức phụ trách công tác Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo Chủ tịch Hội đồng xác định khuyết tật chuyển đối tượng đến Hội đồng giám định y khoa.

Các ý kiến của thành viên hội đồng xác định mức độ khuyết tật phải được thể hiện trong Biên bản họp xác định khuyết tật.

3. Khoản 2 Điều 5 được sửa đổi như sau:“2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn đề nghị xác định mức độ

khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm hoàn thành các công việc sau:

a) Phân công công chức phụ trách công tác lao động, thương binh và xã hội xem xét hồ sơ, quan sát đối tượng, phối hợp với trưởng thôn và xây dựng phiếu xác định khuyết tật trước khi họp Hội đồng;

b) Triệu tập các thành viên, gửi thông báo về thời gian và địa điểm xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ;

c) Tổ chức đánh giá, biểu quyết dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật đối với người khuyết tật theo phương pháp và nội dung theo quy định; lập hồ sơ, biên bản kết luận xác định mức độ khuyết tật của người được đánh giá theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.

Riêng đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, khả năng học tập, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày Nghị định số 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực, Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP.”.

3

Page 4: BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINHdatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewNghe và hiểu người khác 7. Diễn đạt ý muốn và suy nghĩ của bản

4. Khoản 2 Điều 7 được sửa đổi như sau:

''2. Giấy xác nhận khuyết tật được làm bằng giấy cứng, hình chữ nhật, khổ 9cm x 12cm, nền màu xanh nhạt theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này."

Điều 2. Điều khoản chuyển tiếp

1. Đối tượng đang hưởng chính sách trợ giúp xã hội hàng tháng hoặc đã được cấp giấy xác định mức độ khuyết tật không phải xác định lại mức độ khuyết tật

2. Các trường hợp đề nghị xác định mức độ khuyết tật mới hoặc xác định lại mức độ khuyết tật theo quy định thì Hội đồng xác định khuyết tật căn cứ quy định tại Thông tư này để xác định và cấp giấy xác nhận mức độ khuyết tật.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chỉ đạo và tổ chức thực hiện những quy định tại Thông tư này kể từ ngày tháng năm 2016

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị, địa phương phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, hướng dẫn./.

Nơi nhân:- Ban Bí thư TW; - Thủ tướng Chính phủ, các Phó TTCP;- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;- Văn phòng Tổng Bí thư;- VP Quốc hội;- VP Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ (Vụ Khoa giáo Văn xã, Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ);- Văn phòng BCĐTW về phòng chống tham nhũng;- Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;- Toà án nhân dân tối cao;- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;- Kiểm toán Nhà nước;- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;- Sở LĐTBXH, Sở Tài chính, Sở Y tế, Sở GDĐT các tỉnh, TP trực thuộc TW;- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật-Bộ Tư pháp;- Cổng TTĐT: Bộ LĐTBXH, Bộ TC, Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT;- Các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH, Bộ TC, Bộ Y tế; Bộ GD&ĐT;- Lưu VT: Bộ LĐTBXH, Bộ TC, Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT.

KT. BỘ TRƯỞNGTHỨ TRƯỞNG

Nguyễn Trọng Đàm

4

Page 5: BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINHdatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewNghe và hiểu người khác 7. Diễn đạt ý muốn và suy nghĩ của bản

Mẫu số 01(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số …….TT-BLĐTBXH ngày tháng năm 2016)

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ …HỘI ĐỒNG XÁC ĐỊNH MĐKT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Phần A

PHIẾU XÁC ĐỊNH DẠNG KHUYẾT TẬT

1. Thông tin người được xác định dạng tật:- Họ và tên:- Sinh ngày…….. tháng……….. năm …….. Giới tính: Nam Nữ- Hộ khẩu thường trú:……………………………………………………………………- Địa chỉ nơi cư trú: ……………………………………………………………………..- Số CMND hoặc thẻ căn cước (nếu có):..........................................................................- Số điện thoại:.................................................................................................................

2. Thông tin người đại diện hợp pháp (nếu có)- Họ và tên:.......................................................................................................................- Quan hệ với đối tượng:...................................................................................................- Số CMND hoặc thẻ căn cước (nếu có):.........................................................................- Địa chỉ nơi cư trú: ……………………………………………………………………..- Số điện thoại:..................................................................................................................

3. Các dấu hiệu quan sát và phỏng vấn để xác định dạng tật (Có thể phỏng vấn trực tiếp người được xác định khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp)

STT Các dạng khuyết tật Có KhôngI Khuyết tật vận động1 Mềm nhẽo hoặc co cứng toàn thân 2 Thiếu tay hoặc không cử động được tay3 Thiếu chân hoặc không cử động được chân 4 Yếu, liệt, teo cơ hoặc hạn chế vận động tay, chân, lưng, cổ

ảnh hưởng đến hoạt động: học tập, lao động, sinh hoạt.5 Cong, vẹo, chân tay, lưng, cổ; gù cột sống lưng ảnh hưởng

đến hoạt động: học tập, lao động, sinh hoạt.6 Thừa ngón, dính ngón, thiếu ngón bàn tay, chân ảnh hưởng

đến hoạt động: học tập, lao động, sinh hoạt.7 Bị dị tật, biến dạng khác ở cơ thể ở đầu, cổ, lưng, tay hoặc

chân ảnh hưởng đến hoạt động: học tập, lao động, sinh hoạt.

II. Khuyết tật nghe, nói1. Có kết luận của bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện đa khoa

cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên về khuyết tật nghe, nói

5

Page 6: BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINHdatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewNghe và hiểu người khác 7. Diễn đạt ý muốn và suy nghĩ của bản

2. Chưa có kết luận của bệnh viện chuyên khoa, đa khoa nhưng có một trong các biểu hiện sau đây:

2.1 Không phát được ra âm thanh lời nói (câm)2.2 Phát ra âm thanh, nhưng nghe không rõ tiếng, rõ câu 2.3 Không nghe được (điếc hoàn toàn) 2.4 Khiếm khuyết hoặc dị dạng cơ quan phát âm (Sứt môi, khe

hở vòm miệng chưa vá hoặc đã và nhưng còn ảnh hưởng đến phát âm..)

2.5 Khiếm khuyết hoặc dị dạng vành tai hoặc ống tai ngoài (lỗ tai ngoài hẹp hoặc không có lỗ tai) ảnh hưởng đến nghe

III. Khuyết tật nhìn1 Có kết luận của bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện đa khoa

cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên về khuyết tật nghe, nói2 Chưa có kết luận của bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện đa

khoa cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên về khuyết tật nhìn nhưng có một trong những biểu hiện sau:

2.1 Mù một hoặc hai mắt 2.2 Thiếu một hoặc hai mắt2.3 Khó khăn khi nhìn hoặc không nhìn thấy các đồ vật: có thị

lực nhỏ hơn 1/10 sau khi đã sử dụng phương tiện trợ thị2.4 Khó khăn khi phân biệt màu sắc hoặc không phân biệt

được các màu sắc: mù một hay nhiều màu ảnh hưởng đến các hoạt động học tập, lao động, sinh hoạt.

2.5 Rung, giật nhãn thị ảnh hưởng đến ít nhất một trong các hoạt động: học tập, lao động, sinh hoạt.

x

2.6 Đục nhân mắt hoặc sẹo loét giác mạc ảnh hưởng đến ít nhất một trong các hoạt động: học tập, lao động, sinh hoạt.

x

2.7 Bị dị tật, biến dạng ở vùng mắt ảnh hưởng đến học tập, lao động, sinh hoạt.

IV. Khuyết tật thần kinh, tâm thần1. Có kết luận của cơ quan y tế từ tuyến tỉnh trở lên hoặc

Bệnh viện chuyên khoa tâm thần mắc ít nhất một trong các bệnh thuộc nhóm bệnh tâm thần.

2. Không có kết luận của cơ quan y tế từ tuyến tỉnh trở lên hoặc Bệnh viện chuyên khoa tâm thần mắc ít nhất một trong các bệnh thuộc nhóm bệnh tâm thần nhưng có một trong các biểu hiện sau:

2.1 Thường ngồi một mình, chơi một mình, không bao giờ nói chuyện hoặc quan tâm tới bất kỳ ai

2.2 Có những hành vi bất thường như kích động, cáu giận hoặc sợ hãi vô cớ hoặc có các hành vi hủy hoại bản thân như đập đầu vào tường, cắn chân tay của chính mình gây

6

Page 7: BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINHdatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewNghe và hiểu người khác 7. Diễn đạt ý muốn và suy nghĩ của bản

tổn thương2.3 Bất ngờ dừng mọi hoạt động, mắt mở trừng trừng không

chớp, co giật chân tay, môi, mặt hoặc bất thình lình ngã xuống, co giật, sùi bọt mép, gọi hỏi không biết

2.4 Bị mất trí nhớ, hay bỏ nhà đi lang thang không biết đường về nhà hoặc ngồi lì trong nhà không giao tiếp với ai

V. Khuyết tật trí tuệ: Xuất hiện cùng lúc cả 7 biểu hiện dưới đây

1 Có kết luận của cơ quan y tế từ tuyến tỉnh trở lên hoặc Bệnh viện chuyên khoa tâm thần kết luận về khuyết tật trí tuệ

2 Chưa có kết luận của cơ quan y tế từ tuyến tỉnh trở lên hoặc Bệnh viện chuyên khoa tâm thần nhưng có một trong các biểu hiện sau.

2.1 Chậm chạp, ngờ nghệch hoặc không thể làm được một việc đơn giản (so với tuổi) dù đã được hướng dẫn

2.3 Khó tiếp thu những quy ước, quy định xã hội (ví dụ như không phân biệt được người quen, người lạ, không tuân thủ nội quy lớp học, muốn mua thì phải trả tiền...)

2.4 Khó khăn trong những kỹ năng giải quyết vấn đề (không biết làm gì nếu có điều gì bất thường xảy ra)

2.5 Khó khăn trong việc hình thành các kỹ năng sống cơ bản như: tự chăm sóc, tự phục vụ bản thân (tự vệ sinh, tắm rửa, nấu ăn…)

2.6 Thiếu sự kiềm chế ở nơi công cộng: chạy, nhảy, hò hét hoặc không chịu tham gia hoạt động chung

2.7 Khó khăn trong việc học tập (đọc, viết và làm toán đơn giản) so với trẻ cùng tuổi

VI. Khuyết tật khác1 Dị tật ở đầu: đầu nhỏ (có công thức tính kích thước sẽ ghi

trong hướng dẫn) 2 Thể thấp lùn 3 Bệnh/tật về Nhiễm sắc thể: Hội chứng Down…4 Bệnh/tật về cơ quan tiêu hóa: phình đại tràng bẩm sinh, dị

tật hậu môn trực tràng bẩm sinh, hậu môn nhân tạo ảnh hưởng đời sống sinh hoạt

5 Bệnh/tật cơ quan sinh dục tiết niệu: Dị dạng cơ quan sinh dục ngoài

6 Kết luận của cơ quan y tế, bệnh viện chuyên khoa, đa khoa cấp tỉnh trở lên xác định đối tượng mắc rối loạn phổ tự kỷ

Kết luận:

Đề xuất Dạng khuyết tật: (Ghi rõ dạng khuyết tật)...............................................................

…………ngày …tháng …năm 20…..

7

Page 8: BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINHdatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewNghe và hiểu người khác 7. Diễn đạt ý muốn và suy nghĩ của bản

Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ người đánh giá Phần B

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHIẾU XÁC ĐỊNH DẠNG KHUYẾT TẬT

1. Giới thiệu- Phiếu này dùng để xác định dạng khuyết tật cho đối tượng đề nghị xác

định khuyết tật. - Phiếu xác định dạng khuyết tật bao gồm các nhóm dấu hiệu để phát hiện

các trường hợp nghi ngờ mắc một hoặc nhiều trong 6 dạng khuyết tật khác nhau: Khuyết tật vận động; khuyết tật nhìn; khuyết tật nghe nói; khuyết tật trí tuệ; khuyết tật thần kinh, tâm thần và khuyết tật khác 2. Hướng dẫn sử dụng phiếu xác định dạng khuyết tật - Phiếu này dùng chung cho tất cả đối tượng yêu cầu xác định khuyết tật. - Nếu đối tượng được đánh giá là  “có”  ở 1 trong các dấu hiệu của dạng khuyết tật nào thì ở phần kết luận sẽ ghi nhận thuộc dạng khuyết tật tương ứng.

- Nếu người khuyết tật có nhiều dạng khuyết tật khác nhau thì trong phần kết luận dạng khuyết tật của Phiếu xác định dạng khuyết tật, người đánh giá phải ghi tất cả các dạng khuyết tật được xác định. - Hội đồng cấp xã chuyển Hội đồng giám định y khoa để xác định những trường hợp có các dấu hiệu ngoài những dấu hiệu trong phiếu xác định dạng khuyết tật hoặc khó xác định dạng khuyết tật.

- Trường hợp tự kỷ và câm điếc bẩn sinh, khuyết tật thần kinh tâm thần bắt buộc phải có kết luận của cơ quan y tế cấp tỉnh trở lên

- Phỏng vấn đối tượng, người chăm sóc đối tượng về các dấu hiệu và khả năng thực hiện các hoạt động và kết luận của cơ quan y tế

8

Page 9: BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINHdatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewNghe và hiểu người khác 7. Diễn đạt ý muốn và suy nghĩ của bản

Mẫu số 02(Ban hành kèm theo Thông tư số /2016/TT-BLĐTBXH ngày tháng năm 2016ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ …

HỘI ĐỒNG XÁC ĐỊNH MĐKTCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT DÀNH CHO TRẺ EM TỪ 6 TUỔI TRỞ XUỐNG

1. Thông tin người được xác định mức độ khuyết tật:- Họ và tên:- Sinh ngày…….. tháng……….. năm …….. Giới tính: Nam Nữ- Hộ khẩu thường trú:……………………………………………………………………- Địa chỉ nơi cư trú: ……………………………………………………………………..- Số thẻ căn cước (nếu có):2. Thông tin người đại diện (nếu có)- Họ và tên:........................................................................................................................- Quan hệ với đối tượng.....................................................................................................- Số CMND hoặc thẻ căn cước (nếu có):..........................................................................- Địa chỉ nơi cư trú: ……………………………………………………………………..- Số điện thoại:..................................................................................................................

Dưới đây là bảng đánh giá về mức độ khuyết tật. Quan sát trực tiếp các dấu hiệu trên trẻ được đánh và đánh dấu vào các ô tương ứng.

Tình trạngCác dấu hiệu

Có Không

1. Khuyết tật đặc biệt nặngMềm nhẽo hoặc co cứng toàn thân Thiếu hai tay (bàn tay/cẳng tay/cánh tay)Thiếu hai chân (bàn chân/cẳng chân/đùi)Có hai tay hoặc hai chân nhưng không thể cử động đượcThiếu một tay (cả cánh tay) và thiếu một chân (từ khớp đùi)Mù hai mắt hoặc thiếu hai mắtLiệt tứ chiCo cứng toàn thânTrẻ được cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên xác định mắc bệnh bại não, não úng thủy, xương thủy tinh,2. Khuyết tật nặngKhông cử động được tay hoặc không cử động được chânThiếu một tay ( từ cánh tay)Thiếu một chân (từ khớp đùi)Mù một mắt Thiếu một mắtTrẻ được cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên xác định điếc bẩm sinh mức độ nặng, rối loạn phổ tự kỷ , khuyết tật trí tuệ nặng, thể thấp lùn do thiếu tuyến yên, hoặc tâm thần phân liệt

3.Khuyết tật nhẹ: Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật đã được dạng tật nhưng không thuộc dạng khuyết tật đặc biệt nặng và khuyết tật nặng

9

Page 10: BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINHdatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewNghe và hiểu người khác 7. Diễn đạt ý muốn và suy nghĩ của bản

Phần B

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHIẾU XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT CHO TRẺ DƯỚI ĐỦ 6 TUỔI

1. Giới thiệu chungPhiếu này được thiết kế nhằm xác định mức độ khuyết tật đặc biệt nặng

và khuyết tật nặng cho trẻ khuyết tật dưới 6 tuổi (dưới 72 tháng tuổi). Phiếu được thiết kế trên cơ sở:

- Việc phân chia các dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật của Luật người khuyết tật Việt Nam.

- Đặc điểm phát triển của trẻ2. Phương pháp xác định mức độ khuyết tật cho trẻ dưới 6 tuổi

Để hoàn thành các mục đánh giá trong phiếu, người đánh giá cần kết hợp cả hai phương pháp:

- Quan sát trực tiếp các dấu hiệu không bình thường của trẻ được đánh giá. Đây là phương pháp chính được sử dụng để xác định mức độ khuyết tật.

- Phỏng vấn người chăm sóc trẻ về một số dấu hiệu được liệt kê trong phiếu và thông tin trên phiếu cung cấp thông tin của cơ sở giáo dục

- Sử dụng các kết luận của cơ quan y tế có thẩm quyềnTrên cơ sở những thông tin thu được từ việc quan sát và phỏng vấn để xác

định mức độ khuyết tật của trẻ được đánh giá.3. Hướng dẫn sử dụng phiếu xác định mức độ khuyết tật cho trẻ dưới 6 tuổi

Phiếu đánh giá bao gồm 2 mức độ khuyết tật sau: - Khuyết tật đặc biệt nặng: khi có một trong các dấu hiệu như: Mềm nhẽo hoặc co cứng toàn thân; thiếu hai tay; thiếu hai chân; thiếu một tay và thiếu một chân; mù hai mắt hoặc thiếu hai mắt... - Khuyết tật nặng: khi có một dấu hiệu như: Không cử động được tay hoặc không cử động được chân; thiếu một tay; thiếu một chân; mù một mắt; thiếu một mắt...

Ghi chú: Trường hợp trẻ khuyết tật có các dấu hiệu ngoài những dấu hiệu trên và Hội đồng không xác định được mức độ khuyết tật của trẻ thì Hội đồng ghi “Không xác định được” vào dòng kết luận và đề xuất chuyển lên Hội đồng giám định y khoa.

10

Page 11: BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINHdatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewNghe và hiểu người khác 7. Diễn đạt ý muốn và suy nghĩ của bản

Mẫu số 03(Ban hành kèm theo Thông tư số /2016/TT-BLĐTBXH ngày tháng năm 2016)

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ …HỘI ĐỒNG XÁC ĐỊNH MĐKT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Phần APHIẾU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT

DÀNH CHO NGƯỜI TỪ ĐỦ 6 TUỔI TRỞ LÊN

1. Thông tin người được xác định mức độ khuyết tật:- Họ và tên:- Sinh ngày…….. tháng……….. năm …….. Giới tính: Nam Nữ- Hộ khẩu thường trú:……………………………………………………………………- Địa chỉ nơi cư trú: ……………………………………………………………………..- Số CMND hoặc thẻ căn cước (nếu có):- Số điện thoại:2. Thông tin người đại diện (nếu có)- Họ và tên:- Quan hệ:- Số CMND hoặc thẻ căn cước (nếu có):- Địa chỉ nơi cư trú: ……………………………………………………………………..- Số điện thoại:

Phần 1. Người khuyết tật được xác định khuyết tật đặc biệt nặng và khuyết tật nặng khi quan sát có một trong những biểu hiện sau đây:

Tình trạngCác dấu hiệu

Có Không

1. Khuyết tật đặc biệt nặngMềm nhẽo hoặc co cứng toàn thân Thiếu hai tay ( cả cánh tay)Thiếu hai chân (Từ khớp đùi)Có hai tay hoặc hai chân nhưng không thể cử động đượcThiếu một tay (cả cánh tay) và thiếu một chân ( từ khớp đùi)Mù hai mắt hoặc thiếu hai mắtLiệt tứ chiCo cứng toàn thân

Người được cơ quan y tế cấp tỉnh trở lên xác định triệu chứng Down, xương thủy tinh; não úng thủy2. Khuyết tật nặngKhông cử động được tay hoặc không cử động được chânThiếu một tay (bàn tay hoặc cẳng tay hoặc cánh tay)Thiếu một chân (bàn chân hoặc cẳng chân hoặc đùi)Mù một mắt Thiếu một mắtCâmNgười cơ quan y tế cấp tỉnh xác định điếc mức độ nặng, rối loạn phổ tự kỷ loại nặng, tâm thần phân liệt

11

Page 12: BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINHdatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewNghe và hiểu người khác 7. Diễn đạt ý muốn và suy nghĩ của bản

Phần 2. Trường hợp người khuyết tật không không có các biểu hiện ở được quy định ở phần 1 thì đánh giá mức độ khuyết tật dựa trên các tiêu chí phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân như sau:

Mức độ thực hiện

Các hoạt động

Tự thực hiện được (0 đ)

Thực hiện được

nhưng cần sự

trợ giúp (1đ)

Không thực hiện được(2đ)

Không xác định

được(đánh dấu X)

Điểm

1.Tự kiểm soát và tự thực hiện việc đi lại, di chuyển2. Tự kiểm soát và tự thực hiện hoạt động Ăn/uống 3.Tự kiểm soát và tự thực hiện hoạt động đi tiểu tiện, đại tiện4. Tự kiểm soát và tự Thực hiện hoạt động vệ sinh cá nhân: như đánh răng, rửa mặt, tắm rửa…5. Tự kiểm soát và tự thực hiện hoạt động mặc/Cởi quần áo, giầy dép6. Nghe và hiểu người khác7. Diễn đạt ý muốn và suy nghĩ của bản thân qua lời nói8. Thực hiện các việc trong gia đình như gấp quần áo, quét nhà, rửa bát, nấu cơm (phù hợp với lứa tuổi)9. Nhận thức và thực hiện giao tiếp, nhận biết môi trường xã hội xung quanhTổng số điểm:

- Mức độ đặc biệt nặng: (Không xác định bằng chấm điểm)- Mức độ nặng: Từ 12 điểm trở lên- Mức độ nhẹ: Dưới 12 điểm

…………ngày …tháng …năm 20….. Ký, ghi rõ họ tên người đánh giá

12

Page 13: BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINHdatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewNghe và hiểu người khác 7. Diễn đạt ý muốn và suy nghĩ của bản

Phần BHƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHIẾU XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ

KHUYẾT TẬT CHO NGƯỜI TỪ ĐỦ 6 TUỔI TRỞ LÊN 1. Giới thiệu chung

Phiếu xác định mức độ khuyết tật này dùng cho từng thành viên hội đồng xác định mức độ khuyết tật cho người từ 6 tuổi trở lên (trên 72 tháng tuổi). 2. Phương pháp xác định mức độ khuyết tật

+ Thành viên Hội đồng quan sát và đánh dấu vào trường hợp khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng đồng thời tham khảo Phiếu chấm điểm của Cán bộ Lao động thương binh và xã hội và tram trưởng trạm y tế.

+ Trường hợp không đánh dấu được thì tiến hành chấm điểmĐể hoàn thành các mục đánh giá trong phiếu, người đánh giá cần kết hợp hai

phương pháp: - Quan sát trực tiếp khả năng thực hiện các hoạt động của đối tượng được

đánh giá. Người đánh giá quan sát người khuyết tật thực hiện các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày tại môi trường quen thuộc nơi người khuyết tật đang sinh sống.

- Phỏng vấn đối tượng, người chăm sóc đối tượng về khả năng thực hiện các hoạt động được liệt kê trong phiếu.

Trên cơ sở những thông tin thu được từ việc quan sát và phỏng vấn mới xác định mức độ thực hiện trong từng hoạt động của đối tượng được đánh giá.

3. Hướng dẫn sử dụng phiếu xác định mức độ khuyết tậtPhiếu đánh giá bao gồm các quy định kết nối biểu hiện mức độ khuyết tật

dưới 6 tuổi và hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày. Trong mỗi hoạt động, người đánh giá cần xác định khả năng thực hiện hoạt động đó của người khuyết tật. Nếu không thực hiện được thì cho 2 điểm; thực hiện cần có sự trợ giúp cho 1 điểm, Thực hiện bình thường cho 0 điểmLưu ý: Trường hợp hội đồng không thể xác định khuyết tật thì biểu quyết chuyển tiếp lên Hội đồng giám định y khoa để có kết luận chính xác.

13

Page 14: BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINHdatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewNghe và hiểu người khác 7. Diễn đạt ý muốn và suy nghĩ của bản

Mẫu số 04(Ban hành kèm theo Thông tư số /2016/TTLT-BLĐTBXH ngày tháng năm 2016)

BIÊN BẢN HỌP KẾT LUẬN DẠNG TẬT VÀ MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT

CỦA HỘI ĐỒNG XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT

I. Thời gian, địa điểmHôm nay, vào hồi ....giờ....ngày ....tháng......năm 20.. tại ………………….II. Thành phần1. Ông (bà).............................................Chủ tịch UBND cấp xã,Chủ tịch Hội đồng xác định mức độ khuyết tật2. Ông (bà) .......................Công chức cấp xã phụ trách công tác LĐTBXH;3. Ông (bà)........................Trưởng trạm y tế cấp xã;4. Ông (bà)........................Chủ tịch (hoặc phó)UBMT Tổ quốc Việt Nam, thành viên;5. Ông (bà) .......................Chủ tịch (hoặc phó) Hội LH Phụ nữ VN;6. Ông (bà) .......................Bí thư (hoặc phó) Đoàn TNCSHCM;7. Ông (bà) .......................Chủ tịch (hoặc phó) Hội cựu chiến binh;8. Ông (bà)........................................................(Đại diện người khuyết tật )III. Chủ trì, thư ký1. Chủ trì..............................................................................................................2. Thư ký...............................................................................................................IV. Nội dung1. Mục đích: Xác định dạng tật và mức độ khuyết tật cho Ông (bà)...............Sinh ngày:.............................................................................................................Hiện có hộ khẩu thường trú tại ..........................................................................2. Tóm tắt phát biểu ý kiến của từng thành viên dự họp:.............................3. Kết luậnHội nghị đã thống nhất một số kết luận sau:......................................................... Cuộc họp kết thúc hồi .........giờ......ngày........tháng......năm 20...................... Biên bản này được làm thành 04 bản, gửi UBND xã 02 bản và người đề nghị xác định mức độ khuyết tật giữ 01 bản, lưu 01 bản.

THƯ KÝ (Chữ ký)

Họ và tên

THÀNH VIÊN KHÁC(Ký, ghi rõ họ tên)

CHỦ TỊCH HỒI ĐỒNG(Ký,ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Nơi nhận:- ……….;- Lưu: VT, ...

14

Page 15: BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINHdatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewNghe và hiểu người khác 7. Diễn đạt ý muốn và suy nghĩ của bản

Mẫu số 05(Ban hành kèm theo Thông tư số /2016/TT-BLĐTBXH ngày tháng năm 2016)

GIẤY XÁC NHẬN KHUYẾT TẬT

ỦY BAN NHÂN DÂN1.....................................

2CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦA NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

3GIẤY XÁC NHẬN KHUYẾT TẬT4 Số hiệu: . . . . . . . .

ẢNH 3x4( Có đóng dấu giáp lai)

5Họ và tên:.................................................... 6Ngày sinh:................................................. 7Giới tính: ………………………………... 8Nơi ĐKHK thường trú:………………....... 9Dạng khuyết tật: ………………………..... 10Mức độ khuyết tật: ……………………..... 11Ngày tháng năm

12TM.UBNDChủ tịch

(ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên)

Chú giải:1 Tên Uỷ ban nhân dân xã phát hành Giấy xác nhận: chữ in hoa kiểu Times

New Roman, chữ đứng, đậm, màu đen.2 Quốc hiệu: chữ in thường3 Giấy xác nhận khuyết tật: chữ in hoa kiểu Times New Roman, chữ đứng, đậm,

màu đỏ.4Số hiệu của Giấy xác nhận: gồm dãy các chữ số và chữ cái, trong đó các chữ

số đầu tiên là số mã vùng của địa phương (ví dụ: An Giang là 76, Bình Dương là 650, Hà Nội là 04), tiếp đó là dấu gạch chéo, tiếp sau dấu gạch chéo là dãy chữ cái và con số theo hướng dẫn cụ thể của từng địa phương, kiểu chữ in thường Times New Roman, chữ đứng, màu đen

5 Họ và tên của người khuyết tât: chữ in hoa kiểu Times New Roman, chữ đứng, đậm, màu đen.

6 Ngày sinh: chữ in thường kiểu Times New Roman, chữ đứng, màu đen.7 Giới tính: chữ in thường kiểu Times New Roman, chữ đứng, màu đen.Cách ghi: chỉ ghi “Nam” hoặc “Nữ”8 Nơi đăng kí hộ khẩu thường trú: chữ in thường kiểu Times New Roman, chữ

đứng, màu đenCách ghi: ghi địa chỉ theo sổ hộ khẩu của người khuyết tật9Dạng khuyết tật: chữ in thường kiểu Times New Roman, chữ đứng, màu đen10Mức độ khuyết tật: chữ in thường kiểu Times New Roman, chữ đứng, màu

đen 11Ngày tháng năm phát hành Giấy xác nhận: chữ in thường kiểu Times New

Roman, chữ đứng, màu đen 12 Chủ tịch Ủy ban nhân dân ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên./.

15