bỘ nÔng nghiỆp - cdn.vietnambiz.vn · bỘ nÔng nghiỆp cỘng hÒa xà hỘi chỦ nghĨa...

20
1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRUNG TÂM TIN HỌC VÀ THỐNG KÊ Số: /BC-TH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2018 BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN SẢN XUẤT, KINH DOANH THÁNG 10 NĂM 2018 NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN I. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Sản xuất nông nghiệp trong tháng tập trung chủ yếu vào chăm sóc, thu hoạch lúa mùa, lúa thu đông cả nước và gieo trồng cây màu vụ đông tại các địa phương phía Bắc. Kết quđạt được cthnhư sau: 1. Trồng trọt, bảo vệ thực vật 1.1. Trồng trọt 1.1.1. Gieo trồng lúa: Tính đến hết tháng 10, cả nước đã gieo cấy được 7,6 triệu ha lúa, giảm 62,6 nghìn ha so với cùng kỳ; thu hoạch được 6,31 triệu ha. Mặc dù, diện tích gieo cấy giảm nhưng năng suất bình quân ước đạt 59,5 tạ/ha, tăng khoảng 2,5 tạ/ha nên sản lượng lúa ước đạt gần 37,6 triệu tấn, tăng 1,1 triệu tấn so với cùng kỳ năm 2017. - Các địa phương phía Bắc, đã gieo cấy được 2,41 triệu ha, giảm 37 nghìn ha; thu hoạch được 2,1 triệu ha, năng suất bình quân ước đạt 56,7 tạ/ha; sản lượng ước đạt 11,9 triệu tấn, giảm 74,4 nghìn tấn so với cùng kỳ. Trong đó, ĐBSH gieo trồng đạt 1,05 triệu ha (giảm 21,5 nghìn ha); năng suất bình quân ước đạt 60,5 tạ/ha; sản lượng ước đạt 5,28 triệu tấn (-4,1% so với cùng kỳ). - Các địa phương phía Nam gieo cấy được 5,187 triệu ha, giảm 25,3 nghìn ha; ; thu hoạch được 4,2 triệu ha, năng suất ước đạt 60,9 tạ/ha, tăng 3,0 tạ/ha; sản lượng ước đạt 25,65 triệu tấn, tăng 1,18 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước. Riêng vùng ĐBSCL gieo trồng đạt 4,125 triệu ha (giảm 22,4 nghìn ha), năng suất bình quân ước đạt 61,1 tạ/ha (tăng 3,2 tạ/ha); sản lượng ước đạt 21,15 triệu tấn (tăng 740 nghìn tấn). Tổng hợp theo mùa Vụ: Đến tháng 10, cả nước đã thu hoạch xong vụ Đông xuân, vụ Hè thu, đang thu hoạch vụ Mùa và gieo cấy vụ Thu đông (ở ĐBSCL). Lúa Hè thu: Tính đến trung tuần tháng 9, cả nước gieo cấy được 2.055 nghìn ha lúa Hè thu, bằng 97,2% cùng kỳ năm trước, trong đó các địa phương phía Bắc đạt 174,4 nghìn ha, bằng 98,5%; các địa phương phía Nam đạt 1.880,6 nghìn ha, bằng 97,4%. Các địa phương trên cả nước đã cơ bản hoàn thành thu hoạch lúa vụ hè thu

Upload: others

Post on 08-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BỘ NÔNG NGHIỆP - cdn.vietnambiz.vn · BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRUNG TÂM TIN HỌC VÀ THỐNG KÊ Số:

1

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TRUNG TÂM

TIN HỌC VÀ THỐNG KÊ

Số: /BC-TH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2018

BÁO CÁO

KẾT QUẢ THỰC HIỆN SẢN XUẤT, KINH DOANH THÁNG 10 NĂM 2018

NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

I. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH

Sản xuất nông nghiệp trong tháng tập trung chủ yếu vào chăm sóc, thu hoạch lúa mùa, lúa thu đông cả nước và gieo trồng cây màu vụ đông tại các địa phương phía Bắc. Kết quả đạt được cụ thể như sau:

1. Trồng trọt, bảo vệ thực vật

1.1 . Trồng trọt

1.1.1. Gieo trồng lúa:

Tính đến hết tháng 10, cả nước đã gieo cấy được 7,6 triệu ha lúa, giảm 62,6 nghìn ha so với cùng kỳ; thu hoạch được 6,31 triệu ha. Mặc dù, diện tích gieo cấy giảm nhưng năng suất bình quân ước đạt 59,5 tạ/ha, tăng khoảng 2,5 tạ/ha nên sản lượng lúa ước đạt gần 37,6 triệu tấn, tăng 1,1 triệu tấn so với cùng kỳ năm 2017.

- Các địa phương phía Bắc, đã gieo cấy được 2,41 triệu ha, giảm 37 nghìn ha; thu hoạch được 2,1 triệu ha, năng suất bình quân ước đạt 56,7 tạ/ha; sản lượng ước đạt 11,9 triệu tấn, giảm 74,4 nghìn tấn so với cùng kỳ. Trong đó, ĐBSH gieo trồng đạt 1,05 triệu ha (giảm 21,5 nghìn ha); năng suất bình quân ước đạt 60,5 tạ/ha; sản lượng ước đạt 5,28 triệu tấn (-4,1% so với cùng kỳ).

- Các địa phương phía Nam gieo cấy được 5,187 triệu ha, giảm 25,3 nghìn ha; ; thu hoạch được 4,2 triệu ha, năng suất ước đạt 60,9 tạ/ha, tăng 3,0 tạ/ha; sản lượng ước đạt 25,65 triệu tấn, tăng 1,18 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước. Riêng vùng ĐBSCL gieo trồng đạt 4,125 triệu ha (giảm 22,4 nghìn ha), năng suất bình quân ước đạt 61,1 tạ/ha (tăng 3,2 tạ/ha); sản lượng ước đạt 21,15 triệu tấn (tăng 740 nghìn tấn).

Tổng hợp theo mùa Vụ: Đến tháng 10, cả nước đã thu hoạch xong vụ Đông xuân, vụ Hè thu, đang thu hoạch vụ Mùa và gieo cấy vụ Thu đông (ở ĐBSCL).

Lúa Hè thu: Tính đến trung tuần tháng 9, cả nước gieo cấy được 2.055 nghìn ha lúa Hè thu, bằng 97,2% cùng kỳ năm trước, trong đó các địa phương phía Bắc đạt 174,4 nghìn ha, bằng 98,5%; các địa phương phía Nam đạt 1.880,6 nghìn ha, bằng 97,4%. Các địa phương trên cả nước đã cơ bản hoàn thành thu hoạch lúa vụ hè thu

Page 2: BỘ NÔNG NGHIỆP - cdn.vietnambiz.vn · BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRUNG TÂM TIN HỌC VÀ THỐNG KÊ Số:

2

Diện tích thu hoạch đạt 2048,2 nghìn ha lúa Hè thu, bằng 99,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch đạt 1600,1 nghìn ha, bằng 99,3% so cùng kỳ năm trước.

Năng suất lúa Hè thu cả nước năm nay ước đạt 54,4 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha so với vụ Hè thu năm 2017; sản lượng đạt gần 11,2 triệu tấn, giảm 47,7 nghìn tấn, trong đó vùng ĐBSCL đạt 8,8 triệu tấn, giảm 30,5 nghìn tấn. Như vậy, tuy năng suất có tăng nhẹ nhưng sản lượng chung toàn vụ giảm do diện tích gieo trồng giảm ở hầu hết các địa phương. Một số địa phương có diện tích lúa hè thu giảm nhiều là: Tiền Giang 4,1 nghìn ha; Ninh Thuận giảm 2,6 nghìn ha; Vĩnh Long giảm 1,9 nghìn ha; Hà Tĩnh giảm 1,4 nghìn ha,...

Lúa Mùa: Tính đến ngày 15/10, cả nước đã gieo cấy được 1.695,7 nghìn ha lúa Mùa, bằng 99% cùng kỳ năm trước, trong đó các địa phương phía Bắc gieo cấy 1.115,9 nghìn ha, bằng 98,4%, các địa phương phía Nam gieo cấy 579,8 nghìn ha, bằng 100,1%.

Diện tích gieo cấy lúa Mùa các tỉnh phía Bắc năm nay đạt thấp hơn năm ngoái, trong đó vùng ĐBSH ước đạt 525,8 nghìn ha, giảm 9,6 nghìn ha so với vụ mùa năm trước; các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc ước đạt 426,9 nghìn ha, giảm 3 nghìn ha; các tỉnh Bắc Trung Bộ ước đạt 163,7 nghìn ha, giảm 5,5 nghìn ha. Diện tích lúa Mùa của các tỉnh phía Bắc giảm do một số nguyên nhân chính sau: 4,6 nghìn ha đất lúa chuyển sang đất phi nông nghiệp để xây dựng các công trình thủy lợi, cơ sở hạ tầng…; 9,7 nghìn ha chuyển sang cây trồng khác và nuôi trồng thủy sản; còn lại không sản xuất do khó khăn trong khâu tưới tiêu, thiếu lao động và do bị ngập úng, sạt lở.

Đến nay, lúa mùa tại các địa phương phía Bắc đang trong giai đoạn vào chắc và chín, đã cho thu hoạch được 802 nghìn ha chiếm 72% diện tích gieo cấy. Do thời tiết vụ mùa năm nay thuận lợi hơn nên ước năng suất đạt khoảng 49,5 tạ/ha, tăng khoảng 3,3 tạ/ha so cùng kỳ. Nếu từ nay đến khi kết thúc mùa vụ không có những diễn biến bất lợi thì sản lượng lúa ước tính toàn vụ đạt 5,5 triệu tấn, tăng 238,8 nghìn tấn, bằng 104,6% so với chính thức năm 2017.

Tại các địa phương phía Nam, diện tích gieo cấy lúa mùa ước đạt 579,8 nghìn ha, bằng 100,1% cùng kỳ. Đến thời điểm báo cáo, khoảng 78,7 nghìn ha lúa mùa các tỉnh phía Nam đã cho thu hoạch, bằng 98,3% cùng kỳ. Dự ước năng suất lúa mùa các tỉnh phía Nam đạt khoảng 48,8 tạ/ha, tăng khoảng 2,9 tạ/ha so cùng kỳ; sản lượng ước đạt 2,8 triệu tấn, tăng 201 nghìn tấn và bằng 107,7 % so với năm 2017.

Lúa Thu đông: Tính đến giữa tháng 10, các tỉnh ĐBSCL đã xuống giống 752,3 nghìn ha, bằng 97,6% cùng kỳ. Diện tích gieo trồng lúa Thu đông chậm hơn cùng kỳ do vụ Hè thu xuống giống trễ và kéo dài, hơn nữa lũ năm nay về sớm và lên nhanh do ảnh hưởng của mưa bão, nhiều diện tích không thể gieo trồng. Đến nay toàn vùng đã thu hoạch 284,6 nghìn ha, chiếm 38% diện tích gieo cấy và bằng 68,7% cùng kỳ năm trước. Nếu thời tiết từ giờ đến cuối vụ thuận lợi, năng suất toàn vụ ước đạt 52,8 tạ/hạ, tăng 0,5 tạ/ha so cùng kỳ năm trước. Sản lượng ước đạt 3,9 triệu tấn, giảm 333,2 nghìn tấn, bằng 92,1%. Như vậy, tuy năng suất có tăng nhẹ nhưng sản lượng chung toàn vụ giảm do diện tích giảm ở hầu hết các địa phương.

Page 3: BỘ NÔNG NGHIỆP - cdn.vietnambiz.vn · BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRUNG TÂM TIN HỌC VÀ THỐNG KÊ Số:

3

1.1.2. Gieo trồng các loại rau, màu các loại:

Tính đến giữa tháng 10, các địa phương trên cả nước đã gieo trồng được

1.043 nghìn ha ngô, bằng 95% cùng kỳ năm trước; 125, nghìn ha khoai lang, bằng

103,3 %; 189,7 nghìn ha lạc, bằng 97%; 58,5 nghìn ha đậu tương, bằng 86%; 1143

nghìn ha rau, đậu, bằng 105%.

Gieo trồng vụ Đông ở miền Bắc: Tính đến giữa tháng 10, các địa phương phía Bắc đã gieo trồng được 74,5 ha ngô, bằng 88,9% cùng kỳ năm trước; 13,6 ha khoai lang, bằng 102,6 %; 4,4 ha lạc, bằng 94%; 5,4 ha đậu tương, bằng 98%; 92,8 ha rau, đậu, bằng 103,3%.

1.2. Bảo vệ thực vật

Theo Cục Bảo vệ thực vật tình hình sinh vật gây hại cây lúa trong tháng 10 diễn ra như sau:

- Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 1.718 ha, giảm 7.902 ha so với kỳ trước, giảm 4.160 ha so với CKNT. Phân bố tập trung tại các tỉnh An Giang, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang…

- Bệnh VL, LXL: diện tích nhiễm 8,5 ha, tương đương với tuần trước, giảm 852,8 ha so với CKN. Bệnh xuất hiện tại thành phố Hồ Chí Minh.

- Bệnh lùn sọc đen: Diện tích nhiễm 135 ha, giảm 129 ha so với kỳ trước, giảm 7.296 ha so với cùng kỳ năm trước, nhiễm nặng 3,5 ha. Phân bố tại Nghệ An, Ninh Bình, Thái Bình, Quảng Ninh,...

- Bệnh đạo ôn

+ Bệnh đạo ôn hại lá: Diện tích nhiễm 6.463 ha, tăng 1.229 ha so với kỳ trước, giảm 8.073 ha so với CKNT, nhiễm nặng 12 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh An Giang,Vĩnh Long, Sóc Trăng, Tiền Giang, Bạc Liêu, Long An, Trà Vinh…

+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 716 ha, giảm 194 ha so với kỳ trước, tăng 184 ha so với CKNT, nhiễm nặng 04 ha. phòng trừ 14.805 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Tiền Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang, Yên Bái, …

- Sâu đục thân: Diện tích nhiễm 604 ha, giảm 304 ha so với kỳ trước, giảm 229 ha so với CKNT, nhiễm nặng 42 ha. Tập trung tại các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Gia Lai...

- Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 1.742 ha, tăng 681 ha so với kỳ trước, giảm 738 ha so với CKNT, phòng trừ 807 ha. Tập trung tại các tỉnh Nam bộ.

- Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 3.953 ha, giảm 2.380 ha so với kỳ trước, giảm 9.420 ha so với CKNT, nhiễm nặng 62 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh Nam bộ.

- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 15.612 ha, giảm 13.915 ha so với kỳ trước, giảm 12.738 ha so với CKNT, nhiễm nặng 682 ha, phòng trừ 11.700 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh Bắc bộ.

- Bệnh đen lép hạt: Diện tích nhiễm 2.221 ha, giảm 2.509 ha so với kỳ trước, giảm 756 ha so với CKNT, nhiễm nặng 68 ha, phòng trừ 3.703 ha. Phân bố

Page 4: BỘ NÔNG NGHIỆP - cdn.vietnambiz.vn · BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRUNG TÂM TIN HỌC VÀ THỐNG KÊ Số:

4

chủ yếu tại các tỉnh Nam bộ.

- Chuột: Diện tích hại 1.877 ha, giảm 114 ha so với kỳ trước, giảm 468 ha so với CKNT, nặng 89 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh Nam bộ.

- Ốc bươu vàng: Diện tích hại 3.415 ha, giảm 1.076 ha so với kỳ trước, giảm 379 ha so với CKNT, nhiễm nặng 30 ha. Tập trung tại các tỉnh Nam bộ.

Các đối tượng sinh vật khác gây hại nhẹ như: Bọ trĩ (1.029 ha), bệnh đốm nâu (187 ha), bệnh đốm sọc vi khuẩn (126 ha, nhiễm nặng 20 ha) …

2. Chăn nuôi, thú y

2.1. Tình hình sản xuất chăn nuôi

Chăn nuôi trâu, bò: Đàn trâu phát triển ổn định, đàn bò duy trì tốc độ tăng nhưng không cao như các năm trước do nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn về thị trường đầu ra. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (TCTK), tính đến thời điểm tháng 10, ước tính tổng số trâu của cả nước giảm 1,0%, tổng số bò tăng 2,0% so với cùng kỳ năm 2017.

Chăn nuôi lợn: Nguồn cung thịt lợn đang dần ổn định. Giá thịt lợn hơi trong tháng 10 đã bắt đầu giảm. Theo số liệu ước tính của TCTK, tổng đàn lợn cả nước tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2017.

Chăn nuôi gia cầm: Đàn gia cầm trong tháng tiếp tục phát triển khá, thị trường tiêu dùng ổn định, dịch bệnh lớn không xảy ra khiến người chăn nuôi yên tâm đầu tư, mở rộng quy mô đàn. Ước tính đến tháng 10, tổng đàn gia cầm cả nước tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2017.

2.2 Tình hình dịch bệnh

- Dịch cúm gia cầm: Tính đến ngày 23/10/2018 cả nước có 01 ổ dịch xảy ra tại xã Hòa Lễ, huyện Krong Bông tỉnh Đăk Lắk đang có dịch cúm gia cầm.

- Dịch lợn tai xanh: Tính đến ngày 23/10/2018, cả nước không có dịch lợn tai xanh.

- Dịch lở mồm long móng: Tính đến ngày 23/10/2018, cả nước không có dịch lở mồm long móng.

3. Lâm nghiệp

3.1. Thực hiện công tác lâm sinh

Tính đến 20/10 kết quả thực hiện một số chỉ tiêu lâm nghiệp như sau:

- Diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 183 nghìn ha, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Trồng mới rừng phòng hộ, đặc dụng đạt 10,3 ngàn ha, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước; Trồng mới rừng sản xuất đạt 172,7 ngàn ha, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước.

- Diện tích rừng trồng được chăm sóc đạt 457,7 ngàn ha, giảm 9,2% so với cùng kỳ năm trước;

- Diện tích rừng được giao khoán bảo vệ đạt 6.238,5 ngàn ha, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.

Page 5: BỘ NÔNG NGHIỆP - cdn.vietnambiz.vn · BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRUNG TÂM TIN HỌC VÀ THỐNG KÊ Số:

5

- Sản lượng gỗ khai thác ước đạt 10.340 nghìn m3, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước.

+ Miền Bắc:

Các địa phương miền Bắc cơ bản hoàn thành vụ trồng rừng. Ngoài ra, các tỉnh tiếp tục tiến hành chăm sóc rừng đã trồng. Kết quả chi tiết một số chỉ tiêu như sau:

- Diện tích rừng trồng mới tập trung: Đến ngày 20/10, các tỉnh miền Bắc đã trồng được 146.634 ha rừng, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước. Bắc Trung Bộ có tiến độ trồng nhanh nhất, đạt 48.149 ha (+35,5%); Đồng bằng sông Hồng đạt 14.250 ha, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước; Trung du và miền núi phía Bắc trồng đạt 84.235 ha, giảm 8,2% so với cùng kỳ năm trước. Những tỉnh có diện tích trồng rừng nhiều và cao hơn so với cùng kỳ năm trước là Phú Thọ trồng đạt 10.276 ha (+16,9%), Hà Tỉnh trồng đạt 9.220 ha (+111,4%), Quảng Ninh 12.488 ha (+0,9%).

- Diện tích rừng được chăm sóc: Các tỉnh miền Bắc đã chăm sóc được 323,7 nghìn ha, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó Trung du và miền núi phía Bắc có tiến độ chăm sóc rừng nhanh nhất, đạt 168,9 nghìn ha, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước; Bắc Trung Bộ chăm sóc đạt 138,3 nghìn ha, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm trước; Đồng bằng sông Hồng chăm sóc đạt 16,6 nghìn ha, giảm 17,9% so với cùng kỳ năm trước.

- Diện tích rừng được khoán bảo vệ: đạt 4.228,6 nghìn ha, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó vùng Đồng bằng sông Hồng giao khoán đạt 126,7 nghìn ha, tăng 79,6% so với cùng kỳ năm trước; Bắc Trung Bộ giao khoán đạt 2.041,6 nghìn ha, tăng 31,7% so với cùng kỳ năm trước. Vùng Trung du và miền núi phía Bắc giao khoán đạt 2.061 nghìn ha, giảm 11,2% so với cùng kỳ năm trước.

+ Miền Nam: Các tỉnh phía Nam đang trong vụ trồng rừng. Bên cạnh công tác trồng rừng, các địa phương tiếp tục gieo ươm và chăm sóc cây giống phục vụ cho kế hoạch trồng rừng và trồng cây phân tán năm 2018. Ngoài ra, các địa phương tiếp tục thực hiện giao khoán bảo vệ rừng, và chăm sóc rừng trồng các năm trước. Đến ngày 20/10 một số chỉ tiêu đạt được như sau:

- Diện tích rừng trồng mới tập trung: Trồng đạt 35.848 ha, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó vùng Đông Nam Bộ có tiến độ trồng rừng nhanh nhất, đạt 1.607 ha (+56,3%); Duyên hải Nam Trung Bộ đạt 22.556 ha (+7,5%); Đồng bằng sông Cửu Long đạt 4.252 ha (+7,3%); Tây Nguyên trồng rừng đạt 7.434 ha (-8,9%). Một số tỉnh có diện tích trồng rừng tăng so với cùng kỳ năm trước là: Quảng Ngãi trồng đạt 8.276 ha (+109,4%); Gia Lai đạt 3.731 ha (+54,3%); Bình Thuận đạt 2.841 ha (+5,2%).

- Diện tích rừng được chăm sóc: Đạt 133,1 nghìn ha, giảm 30,7% so với cùng kỳ năm trước. Duyên hải Nam Trung Bộ chăm sóc đạt 94,3 nghìn ha, giảm 11,7% so với cùng kỳ năm trước; Tây Nguyên chăm sóc đạt 20,6 nghìn ha, giảm 26,5% so với cùng kỳ năm trước; Đồng bằng sông Cửu Long đạt 11,2 nghìn ha,

Page 6: BỘ NÔNG NGHIỆP - cdn.vietnambiz.vn · BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRUNG TÂM TIN HỌC VÀ THỐNG KÊ Số:

6

giảm 67% so với cùng kỳ năm trước; Đông Nam Bộ chăm sóc đạt 7 nghìn ha, giảm 70,2% so với cùng kỳ năm trước.

- Diện tích rừng được khoán bảo vệ: Đạt 2.009,9 nghìn ha, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó vùng Đông Nam Bộ có tiến độ giao khoán nhanh nhất, đạt 182,7 nghìn ha, tăng 33,7% so với cùng kỳ năm trước; Tiếp đến là vùng Tây Nguyên, đạt 1.022,4 nghìn ha (+31,5%); Duyên hải Nam Trung Bộ đạt 774,7 nghìn ha (+10,3%); Đồng bằng sông Cửu Long đạt 30,1 nghìn ha (-54%).

3.2. Thực hiện công tác bảo vệ rừng

3.2.1. Bảo vệ rừng

Trong tháng 10, cả nước phát hiện 932 vụ vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, giảm 136 vụ, tương ứng giảm 13% so với tháng 10/2017; diện tích rừng bị thiệt hại 30 ha (trong đó, thiệt hại do phá rừng là 29 ha, cháy rừng là 01 ha), giảm 03 ha, tương ứng giảm 9% so với tháng 10/2017.

Lũy kế 10 tháng đầu năm 2018, cả nước đã phát hiện 10.728 vụ, giảm 3.658 vụ, tương ứng giảm 25% so với 10 tháng đầu năm 2017; diện tích rừng bị thiệt hại 10 tháng đầu năm là 461 ha, giảm 476 ha, tương ứng giảm 51% so với 10 tháng năm 2017.

3.2.2. Tình hình cháy và chặt phá rừng

Cháy rừng: Trong tháng 10 (cập nhật đến ngày 24/10/2018), xảy ra 02 vụ cháy rừng tại các tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh làm thiệt hại 1 ha rừng.

Lũy kế 10 tháng đầu năm 2018, cả nước xảy ra 157 vụ cháy rừng, giảm 3 vụ, tương ứng giảm 2% so với 10 tháng năm 2017. Diện tích rừng bị thiệt hại do cháy là 314 ha, giảm 45 ha, tương ứng giảm 13% so với 10 tháng đầu năm 2017.

Phá rừng: Trong tháng 10, Cả nước đã xảy ra 86 vụ phá rừng, giảm 11 vụ, tương ứng giảm 11% so với tháng 10/2017, diện tích rừng bị thiệt hại do phá rừng là 29 ha, giảm 3 ha, tương ứng giảm 9%. Tính chung 10 tháng đầu năm, số vụ phá rừng trái phép là 1.466 vụ, giảm 22% so với cùng kỳ. Diện tích rừng bị phá là 461 ha, giảm 51% so với cùng kỳ năm trước.

4. Nghề muối

Theo Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, tình hình sản xuất muối đến 20/10/2018 như sau:

- Diện tích sản xuất muối cả nước ước đạt 13.417 ha, trong đó: diện tích muối thủ công đạt 9.103 ha; diện tích muối công nghiệp đạt 4.313 ha. Sản lượng muối đạt khoảng 913.559 tấn, tăng 57,7% so với cùng kỳ 2017. Trong đó: muối sản xuất thủ công đạt 525.719 tấn; muối sản xuất công nghiệp đạt 377.040 tấn. Lượng muối tồn trong diêm dân và một số doanh nghiệp sản xuất khoảng 300.042 tấn, tăng 18,6% so với cùng kỳ 2017. Trong đó: Miền Bắc tồn 7.889 tấn; miền Trung tồn 240.919 tấn; Nam Bộ tồn 51.234 tấn.

- Về giá muối: Miền Bắc từ 1.500 - 2.200 đ/kg; miền Trung: muối thủ công từ 900 - 1.300 đ/kg, muối công nghiệp từ 1.000 - 1.200 đ/kg; Nam Bộ từ 1.100 - 1.600 đ/kg.

- Nguyên nhân: Thời tiết mưa nhiều nên giá muối cơ bản giữ ổn định với

Page 7: BỘ NÔNG NGHIỆP - cdn.vietnambiz.vn · BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRUNG TÂM TIN HỌC VÀ THỐNG KÊ Số:

7

tháng trước. Cần theo dõi sát diễn biến của thời tiết, tình hình cung cầu muối và đáp ứng nhu cầu thị trường.

5. Thủy sản

5.1. Khai thác thủy sản

Khai thác thủy sản trong tháng gặp nhiều thuận lợi, một số loại thủy sản xuất hiện với mật độ dày như cá cơm, cá nục, cá trích, cá thu, cá hố, mực nang, tôm... Ước sản lượng khai thác thủy sản 10 tháng đầu năm 2018 đạt 2877 nghìn tấn, tăng 5,3 % so với cùng kỳ 2017, trong đó khai thác biển ước đạt 2710 nghìn tấn, tăng 5,7 % so với cùng kỳ 2017 và khai thác nội địa ước đạt 167 nghìn tấn, tương đương cùng kỳ năm 2017.

Theo báo cáo của địa phương, sản lượng đánh bắt cá ngừ của 3 tỉnh trọng điểm ước đạt khoảng 14.883 tấn (giảm 5,4%) so với cùng kỳ 2017. Tại Bình Định, sản lượng khai thác cá ngừ đại dương ước đạt 9400 tấn tăng khoảng 4% so với cùng kỳ; Tại Phú Yên, sản lượng khai thác cá ngừ đại dương mắt to vây vàng ước khoảng 3300 tấn (Tăng 3%) ; Cá ngừ thường là 3632 tấn, (tăng 1% so với cùng kỳ); Tại Khánh Hòa, ước cá ngừ mắt to, vây vàng: 2183 tấn; Các loại cá ngừ khác: 22992 tấn;

5.2. Nuôi trồng thủy sản

Sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 10 năm 2018 ước đạt 373 nghìn tấn, tăng 7,4% so với cùng kì năm trước, đưa tổng sản lượng 10 tháng đầu năm 2018 ước đạt 3.298 nghìn tấn, tăng 6,7% so với cùng kỳ. Tình hình sản xuất một số loài cụ thể như sau:

+ Cá Tra: Tình hình nuôi cá tra gặp nhiều thuận lợi, giá cá tra nguyên liệu ở mức cao do các doanh nghiệp chế biến cá tra đang đẩy mạnh thu mua để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu những tháng cuối năm. Sản lượng nuôi cá tra của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long 10 tháng năm 2018 ước đạt 1.106,4 nghìn tấn, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, một số tỉnh nuôi cá tra trọng điểm đạt sản lượng lớn như: Đồng Tháp sản lượng đạt 362,5 nghìn tấn, tăng 4,5% so với cùng kỳ; An Giang với sản lượng đạt 283,9 nghìn tấn, tăng 19,3% so với cùng kỳ; Bến Tre với sản lượng 172 nghìn tấn, tăng 5,8% so với cùng kỳ.

+ Tôm: Sản lượng tôm nước lợ cả nước 10 tháng đầu năm 2018 ước đạt 600 nghìn tấn, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng tôm sú ước đạt 242,2 nghìn tấn, sản lượng tôm thẻ ước đạt 357,8 nghìn tấn. Riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long sản lượng tôm sú ước đạt 225,9 nghìn tấn, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước, sản lượng tôm thẻ ước đạt 286,9 nghìn tấn, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2017.

6. Xuất, nhập khẩu nông lâm thủy sản, vật tư phân bón và thị trường

6.1. Xuất khẩu nông lâm thủy sản và thị trường nông sản

6.1.1. Xuất khẩu nông lâm thủy sản và thị trường

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 10 năm 2018 ước đạt 3,36 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 10 tháng đầu năm 2018 đạt 32,6 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 16,4 tỷ USD (+2,3%); Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 7,24

Page 8: BỘ NÔNG NGHIỆP - cdn.vietnambiz.vn · BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRUNG TÂM TIN HỌC VÀ THỐNG KÊ Số:

8

tỷ USD (+6,2%); Giá trị xuất khẩu chăn nuôi ước đạt 0,46 tỷ USD (+9,5%); Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 7,6 tỷ USD (+16,3%). Chín tháng đầu năm 2018, bốn thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản chính của Việt Nam là Trung Quốc chiếm thị phần 22,8% (tăng 3,8% giá trị), Mỹ thị phần 17,7% (+7,7%), Nhật Bản thị phần 9% (+6,4%) và Hàn quốc chiếm thị phần 6,9% (+30,4%).

Xuất khẩu các mặt hàng nông sản tăng khá (+2,3%), trong đó một số mặt hàng xuất khẩu chính như gạo, hạt điều, rau quả, sản phẩm từ cao su có giá trị tăng cao so với cùng kỳ năm 2017, cụ thể: Gạo đạt 2,5 tỷ USD (+14,1%), rau quả đạt 3,3 tỷ USD (+15,5%), trong đó quả đạt 2,7 triệu USD (+11,1%). Các mặt hàng cà phê, cao su, hồ tiêu tăng về khối lượng: cà phê khối lượng xuất khẩu ước đạt 1,57 triệu tấn (+21,3%); cao su đạt 1,2 triệu tấn (+13,8%); hồ tiêu đạt 207 nghìn tấn (+8%).

Xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 10 tháng ước đạt 455 triệu USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2017. Riêng 9 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu các sản phẩm từ gia cầm đạt hơn 22,3 triệu USD (tăng hơn 2,5 lần); sữa và các sản phẩm từ sữa đạt 89,6 triệu USD (tăng 2 lần so với cùng kỳ năm 2017).

Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh, trong đó: Cá tra ước đạt 1,8 tỷ USD, tăng 24,2%; tôm các loại ước đạt 3 tỷ USD, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2017.

Xuất khẩu các mặt hàng lâm sản tiếp tục tăng mạnh, trong đó: gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 7,6 tỷ USD, tăng 16,3%; sản phẩm mây, tre, cói ước đạt 276 triệu USD, tăng 25,6% so với cùng kỳ.

Các mặt hàng tăng trưởng xuất khẩu tốt trong 10 tháng đầu năm 2018 là gạo (tăng 1,7% về khối lượng và 14,1% về giá trị), rau quả (tăng 15,5% giá trị XK), các loại lâm sản chính (tăng 16,3%), thủy sản (tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2017).

Các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng nhanh: ASEAN (giá trị đạt 3,2 tỷ USD, tăng 34,4%); Hàn Quốc (đạt 2 tỷ USD, tăng 30,4%), Trung Quốc (giá trị đạt 6,6 tỷ USD, tăng 3,8%); Mỹ (đạt 5,2 tỷ USD, tăng 7,7%), Nhật bản (đạt 2,6 tỷ USD, tăng 6,4% so với 9 tháng năm 2017).

6.1.2. Kết quả xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu và thị trường

a. Lúa gạo

Gạo: Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 10 năm 2018 ước đạt 264 nghìn tấn với giá trị đạt 136 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 10 tháng đầu năm 2018 ước đạt 5,2 triệu tấn và 2,6 tỷ USD, tăng 1,7% về khối lượng và tăng 14,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Giá gạo xuất khẩu bình quân 9 tháng đầu năm 2018 đạt 503 USD/tấn, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2017. Trung Quốc vẫn tiếp tục là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2018 với thị phần 23,6%. Xuất khẩu gạo sang thị trường này trong 9 tháng đầu năm 2018 đạt 1,13 triệu tấn và 580,9 triệu USD, giảm 37,2% về khối lượng và giảm 27,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Chín tháng đầu năm 2018, các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh là Indonesia (gấp 67 lần), Irắc (gấp 3,6 lần), Hồng Kông (+67,7%), Philippin (+51,9%) và Malaysia (+24,7).

Page 9: BỘ NÔNG NGHIỆP - cdn.vietnambiz.vn · BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRUNG TÂM TIN HỌC VÀ THỐNG KÊ Số:

9

Tháng 10/2018, thu hoạch vụ Hè Thu đã kết thúc và một số địa phương bắt đầu thu hoạch vụ Thu Đông. Giá lúa Thu Đông tại khu vực ĐBSCL tăng nhẹ trong bối cảnh nguồn cung hạn hẹp. Theo hệ thống cung cấp giá tại địa phương, tại Vĩnh Long, lúa Thu Đông giống IR50404 tăng 200 đ/kg từ 5.100 đ/kg lên mức 5.300 đ/kg; lúa khô IR50404 ở mức 5.900 đ/kg; gạo IR50404 ở mức 10.000 đ/kg. Tại Bạc Liêu, giá lúa khô OM 5451 bán buôn của Công ty Lương thực tỉnh ở mức 6.200 – 6.300 đ/kg. Tại An Giang, gạo tẻ IR50404 ổn định mức 10.000 đ/kg; gạo chất lượng cao ở mức 12.500 đ/kg; gạo thơm đặc sản jasmine 14.000 đ/kg. Tại Kiên Giang, lúa IR50404 ổn định ở mức 5.800 – 5.900 đ/kg; lúa OM 4218 ở mức 6.100 - 6.200 đ/kg; lúa OM 6976 ở mức 6.300 - 6.400 đ/kg; lúa Jasmine ở mức 7.000 – 7.200 đ/kg.

Dự báo, thị trường lúa gạo trong nước tháng 11, 12 tiếp tục khởi sắc do nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước như Phi-lip-pin, In-đô-nê-xia tăng để bù đắp sản lượng thiệt hại do thiên tai và nhu cầu tiêu thụ tăng vào các tháng cuối năm.

b. Sắn và các sản phẩm từ sắn

Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 10 năm 2018 ước đạt 172 nghìn tấn với giá trị đạt 79 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn 10 tháng đầu năm 2018 ước đạt 2 triệu tấn và 779 triệu USD, giảm 36,3% về khối lượng và giảm 2,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Trong 9 tháng đầu năm 2018, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chính, chiếm tới 86,6% thị phần, giảm 37,2% về khối lượng và giảm 3,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.

c. Rau quả

Giá trị xuất khẩu rau quả tháng 10 năm 2018 ước đạt 331 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu rau quả 10 tháng đầu năm 2018 ước đạt 3,3 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2017. Trung Quốc đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2018 với 74% thị phần. Xuất khẩu rau quả sang thị trường này trong 9 tháng đầu năm 2018 đạt 2,2 tỷ USD, tăng 10,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Chín tháng đầu năm 2018, các thị trường có giá trị xuất khẩu rau quả tăng mạnh là Thái Lan (+35%), Úc (+31,6%), Hoa Kỳ (+30,8%) và Hàn Quốc (+24,2%).

Trong tháng thị trường mặt hàng thanh long biến động thất thường. Vào thời điểm đầu tháng, do ảnh hưởng của thời tiết, mưa lớn kéo dài đã khiến hàng ngàn héc ta thanh long ở tỉnh Bình Thuận bị nhiễm bệnh khiến người dân điêu đứng. Tại thời điểm đó, giá thanh long trắng ở tỉnh Bình Thuận chỉ bán được với giá từ 3.000-5.000 đ/kg. Một trong những nguyên nhân khiến giá giảm là do thanh long trái xấu, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Hơn nữa, nhu cầu đã giảm mạnh sau dịp Tết Trung thu. Tuy nhiên vào thời điểm từ giữa tháng 10/2018 cho đến nay, giá thanh long đã tăng khá cao do nhu cầu tăng trở lại trong khi nguồn cung lại hạn chế. Theo đó, giá thanh long ruột đỏ dao động 25.000-30.000 đ/kg, giá thanh long ruột trắng giá từ 8.000-10.000 đ/kg. Dự báo từ nay đến cuối năm, giá thanh long có thể tiếp tục tăng hoặc ổn định từ 35.000-40.000 đ/kg.

Hiện tượng cây thối rễ, phải đốn bỏ, quả vào thời điểm gần tới ngày thu hoạch và phải bán tháo với giá 1.000 đồng/kg. Đó là những gì người dân chuyên

Page 10: BỘ NÔNG NGHIỆP - cdn.vietnambiz.vn · BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRUNG TÂM TIN HỌC VÀ THỐNG KÊ Số:

10

canh bưởi tỉnh Vĩnh Long phải gánh chịu sau đợt triều cường cao kỷ lục vừa qua. Trong khi mức giá hiện tại của loại bưởi này tại một số tỉnh là 10.000-15.000đ/kg.

Thị trường rau củ tại Lâm Đồng trong tháng qua tương đối ổn định loại trừ mặt hàng khoai tây và cải bó xôi vào thời điểm cuối vụ khiến nguồn cung hạn chế, giá tăng mạnh nhất (mức tăng 10.000đ/kg) là loại rau cải bó xôi và kế đến là khoai tây với mức tăng là 4.000đ/kg.

d. Cà phê

Xuất khẩu cà phê tháng 10 năm 2018 ước đạt 126 nghìn tấn với giá trị đạt 224 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 10 tháng đầu năm 2018 ước đạt 1,57 triệu tấn và 2,98 tỷ USD, tăng 21,3% về khối lượng và tăng 0,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Giá cà phê xuất khẩu bình quân 9 tháng đầu năm 2018 đạt 1.901 USD/tấn, giảm 16,2% so với cùng kỳ năm 2017. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2018 với thị phần lần lượt là 12,5% và 9,6%. Các thị trường có giá trị xuất khẩu cà phê trong 9 tháng đầu năm 2018 tăng mạnh là: Indonesia (gấp 7,7 lần), Nga (+67%) và Philippin (+50,3%).

Trong tháng 10/2018, thị trường cà phê trong nước biến động tăng mạnh theo xu hướng thị trường thế giới. So với tháng trước, cà phê vối nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên tăng 3.200 – 3.300 đ/kg lên 36.300 – 36.900 đ/kg. Giá cà phê tăng do Việt Nam đã cạn hàng, trong khi Indonesia cũng không bán mạnh. Tuy nhiên, dự báo xu hướng tiêu cực trên các thị trường cà phê vẫn mang tính chủ đạo do dự báo sản lượng toàn cầu có khả năng dư thừa ngắn hạn và Việt Nam đang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch Robusta mới năm nay.

e. Tiêu

Khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 10 năm 2018 ước đạt 14 nghìn tấn, với giá trị đạt 43 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 10 tháng đầu năm 2018 ước đạt 207 nghìn tấn và 678 triệu USD, tăng 8,1% về khối lượng nhưng giảm 33,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Giá tiêu xuất khẩu bình quân 9 tháng đầu năm 2018 đạt 3.290 USD/tấn, giảm 38,4% so với cùng kỳ năm 2017. Các thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2018 là Hoa Kỳ, Ấn Độ, Pakistan và Đức với 35,8% thị phần.

Thị trường hạt tiêu trong nước biến động tăng trong tháng 10/2018. So với tháng trước, giá hạt tiêu tại Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu tăng 5.000 đ/kg lên 55.000 – 57.000 đ/kg. Giá hạt tiêu tại Đắc Lắc, Đắc Nông tăng 4.000 đ/kg lên 56.000 đ/kg. Giá tiêu tại Gia Lai tăng 6.000 đ/kg lên 57.000 đ/kg. Giá hạt tiêu tăng do nhu cầu cung ứng hàng cho xuất khẩu.

f. Điều

Khối lượng hạt điều xuất khẩu tháng 10 năm 2018 ước đạt 29 nghìn tấn với giá trị 248 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu hạt điều 10 tháng đầu năm 2018 ước đạt 301 nghìn tấn và 2,78 tỷ USD, tăng 3,5% về khối lượng nhưng giảm 3,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Giá hạt điều xuất khẩu bình quân 9 tháng đầu năm 2018 đạt 9.335 USD/tấn, giảm 5,9% so với cùng kỳ năm 2017. Hoa Kỳ, Hà Lan và Trung Quốc vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm thị phần lần lượt là 38,4%, 12,2% và 10,8% tổng giá trị xuất khẩu hạt

Page 11: BỘ NÔNG NGHIỆP - cdn.vietnambiz.vn · BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRUNG TÂM TIN HỌC VÀ THỐNG KÊ Số:

11

điều. Chín tháng đầu năm 2018, các thị trường có giá trị xuất khẩu hạt điều tăng mạnh là Italia (+41,7%), Israen (+18,6%) và Canada (+16%).

Trên thị trường trong nước, giá điều khô ổn định trong tháng qua, với giá tại Bình Phước ở mức 40.000 đ/kg, còn tại Đồng Nai ở mức 46.000 đ/kg. Giá điều nhân tại Bình Phước ổn định, với điều nhân loại W240 ở mức 295.000 đ/kg; điều nhân loại W320 ở mức 285.000 đ/kg. Nhìn chung, giá điều khô Bình Phước diễn biến giảm trong 10 tháng qua, với mức giảm khoảng 6.000 – 10.000 đ/kg. Dự báo giá điều trong quý 4 có thể tăng do nhu cầu thường tăng mạnh vào dịp cuối năm.

g. Cao su

Ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 10 năm 2017 đạt 184 nghìn tấn với giá trị đạt 238 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị xuất khẩu cao su 10 tháng đầu năm 2018 ước đạt 1,21 triệu tấn và 1,66 tỷ USD, tăng 13,8% về khối lượng nhưng giảm 7,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Giá cao su xuất khẩu bình quân 9 tháng đầu năm 2018 đạt 1.381 USD/tấn, giảm 18,7% so với cùng kỳ năm 2017. Trung Quốc, Ấn Độ, và Malaysia là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2018, chiếm thị phần lần lượt là 63,2%, 7% và 4,3%.

Theo hệ thống cung cấp giá tại địa phương, giá mủ cao su không biến động trong tháng 10/2018. Tại Bình Phước, mủ cao su dạng nước ổn định ở mức 240 đồng/độ; còn tại Đồng Nai, mủ cao su dạng nước giữ ở mức 12.000 đ/kg.

h. Chè

Khối lượng xuất khẩu chè tháng 10 năm 2018 ước đạt 12 nghìn tấn với giá trị đạt 20 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu chè 10 tháng đầu năm 2018 ước đạt 103 nghìn tấn và 171 triệu USD, giảm 10,5% về khối lượng và giảm 7,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Giá chè xuất khẩu bình quân 9 tháng đầu năm 2018 đạt 1.654 USD/tấn, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2017. Trong 9 tháng đầu năm 2018, khối lượng chè xuất khẩu sang Pakistan – thị trường lớn nhất của Việt Nam với 34,8% thị phần – tăng 10,5% về khối lượng và tăng 14,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.

Thị trường chè nguyên liệu trong tháng qua nhìn chung ổn định. Tại Thái Nguyên, giá chè cành chất lượng cao giữ mức 200.000 đ/kg, chè xanh búp khô là 105.000 đ/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), giá chè nguyên liệu (búp tươi) sản xuất chè xanh loại 1 giữ mức 9.000 đ/kg, giá chè nguyên liệu sản xuất chè đen là 6.000 đ/kg. Dự báo, tháng tới thị trường chè vẫn duy trì ở mức ổn định.

i. Sản phẩm chăn nuôi:

Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 10 năm 2018 ước đạt 46 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 10 tháng đầu năm 2018 ước đạt 455 triệu USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2017. Chín tháng đầu năm 2018 giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ gia cầm chiếm gần 22,3 triệu USD, tăng gấp 2,4 lần so với cùng kỳ năm 2017; Giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ trâu, bò và lợn đạt 2,44 triệu USD và 31,99 triêu USD, giảm 57,5% và giảm 51,4% so với cùng kỳ năm 2017.

Page 12: BỘ NÔNG NGHIỆP - cdn.vietnambiz.vn · BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRUNG TÂM TIN HỌC VÀ THỐNG KÊ Số:

12

Sau dịp tăng giá mạnh vào những tháng trước, trong tháng 10/2018, giá lợn hơi tại miền Bắc có xu hướng giảm, nhiều địa phương giảm 4.000 – 7.000 đ/kg xuống còn khoảng 45.000 - 50.000 đ/kg. Giá lợn hơi tại một số tỉnh như Hải Dương hiện đang dao động từ 49.000 - 50.000 đ/kg, tại Hà Nam giá dao động từ 48.000 - 50.000 đ/kg, Vĩnh Phúc với mức giá phổ biến 49.000 đ/kg, Nam Định 50.000 đ/kg. Các tỉnh khác như Tuyên Quang, Phú Thọ, giá lợn hơi cũng giảm 1.000 – 4.000 đ/kg xuống còn 48.000 - 51.000 đ/kg. Giá lợn hơi xuất chuồng tại Thái Nguyên, Hưng Yên, Bắc Giang giảm 5.000 – 6.000 đ/kg xuống khoảng 48.000 - 49.000 đ/kg. Như vậy, sau nhiều ngày giảm giá, giá lợn hơi tại nhiều tỉnh ở miền Bắc đã giảm xuống dưới 50.000 đ/kg. Tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, giá lợn hơi giảm 1.000 đ/kg. Cụ thể, Quảng Bình giá là 50.000 đ/kg. Các địa phương như Khánh Hòa, Ninh Thuận, giá khoảng 47.000 đ/kg. Thanh Hóa, Hà Tĩnh giá vẫn đạt khoảng 50.000 đ/kg và 52.000 đ/kg; Quảng Nam, Thừa Thiên Huế đạt 49.000 đ/kg; còn các tỉnh, thành còn lại dao động ở mức 45.000 - 47.000 đ/kg. Tại các tỉnh miền Nam như Kiên Giang, Long An, Bình Dương, giá lợn hơi giảm 1.000 đ/kg xuống 51.000 - 53.000 đ/kg; Tiền Giang giá giảm 2.000 đ/kg xuống 52.000 đ/kg. Các địa phương khác giá lợn hơi chủ yếu dao động trong khoảng 53.000 - 54.000 đ/kg; Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp có giá thấp hơn một chút, đạt 51.000 - 52.000 đ/kg.

k. Gỗ và sản phẩm gỗ:

Ước giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tháng 10 năm 2018 đạt 853 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 10 tháng đầu năm 2018 ước đạt 7,23 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2017. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc - 4 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2018 - chiếm 79,5% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Các thị trường có giá trị xuất khẩu gỗ tăng mạnh là Malaysia (gấp 2,1 lần), Hàn Quốc (+49,1%), Pháp (+24,7%) và Hoa Kỳ (+15,8%).

n. Thủy sản

Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 10 năm 2018 ước đạt 873 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu thủy sản 10 tháng đầu năm 2018 ước đạt 7,24 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2017. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2018, chiếm 54,5% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Trong 9 tháng đầu năm 2018, các thị trường có giá trị xuất khẩu thủy sản tăng mạnh là Anh (+20,3), Thái Lan (+16,9%), Hà Lan (+15,8%), Hàn Quốc (+13,1%), Úc (+12,7%) và Đức (10,6%).

Giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL trong tháng 10/2018 tiếp tục xu hướng xu hướng tăng so với tháng trước, mức giá trung bình hiện trong khoảng 34.500-35.500 đ/kg (cá loại I, 700-900g/con), có lúc đạt đến 36.000 đ/kg tại các vùng sản xuất như An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp…, tăng khoảng 3.000 đ/kg so với tháng trước, xác lập mức kỷ lục cao nhất trong 10 năm qua. Với mức giá này, nông dân nuôi cá tra thu lãi từ 7.000 – 10.000 đ/kg. Giá cá tra tăng cao liên tục trong hơn 1 tháng qua do nguồn cá nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu đang bị thiếu hụt. Vùng cá nguyên liệu tự thả nuôi của các doanh nghiệp không còn nhiều nên các doanh nghiệp buộc phải ra bên ngoài tìm mua cá tra của nông

Page 13: BỘ NÔNG NGHIỆP - cdn.vietnambiz.vn · BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRUNG TÂM TIN HỌC VÀ THỐNG KÊ Số:

13

dân, đẩy giá tăng cao để thu mua được cá. Dự báo thị trường sẽ diễn biến thuận lợi cho người nuôi bởi giá cá tra sẽ tốt ở thời điểm cuối năm (dịp lễ Noel).

Thị trường tôm nguyên liệu trong tháng có xu hướng tăng giá nhẹ đối với tôm sú ướp đá và chững giá với tôm thẻ chân trắng, nguồn cung nguyên liệu giảm dần do đang là vụ nghịch nuôi tôm. Tại Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Bến Tre, tôm sú ướp đá nguyên liệu cỡ 20-40 dao động 165.000-210.000 đ/kg, tăng khoảng 10.000 đ/kg so với tháng trước. Giá tôm thẻ ướp đá chững giá cho các cỡ từ 50-100 con/kg: cỡ 50 con/kg: 120.000-125.000 đ/kg, cỡ 70 con/kg: 100.000-105.000 đ/kg, cỡ 100 con/kg 87.000-89.000 đ/kg. Giá tôm trên thế giới gần đây đã có xu hướng phục hồi kéo giá tôm trong nước tăng lên. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu của Việt Nam đã ký kết được các đơn hàng lớn phục vụ các dịp lễ quan trọng cuối năm nay. Với những đơn hàng mới đó, dự báo giá tôm sẽ tăng từ nay đến cuối năm.

6.2. Nhập khẩu nông lâm thủy sản, vật tư nông nghiệp và thị trường

6.2.1. Nhập khẩu nông lâm thủy sản, vật tư nông nghiệp và thị trường

Ước giá trị nhập khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 10 năm 2018 đạt 2,4 tỷ USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu 10 tháng đầu năm 2018 đạt 25,72 tỷ USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2017.

Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, giá trị nhập khẩu của mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu 9 tháng đầu năm là lớn nhất đạt 2,89 tỷ USD, tiếp đến là mặt hàng bông các loại với giá trị nhập khẩu đạt 2,37 tỷ USD. Mặt hàng chăn nuôi đứng thứ 3 đạt 1,99 tỷ USD. Ngoài ra, hạt điều cũng là mặt hàng có giá trị nhập khẩu cao, mặc dù đã giảm so với năm 2017 nhưng vẫn là 1 trong 4 mặt hàng có giá trị nhập khẩu lớn nhất với giá trị nhập khẩu đạt 1,96 tỷ USD.

Trong 10 tháng đầu năm 2018, mặt hàng có giá trị nhập khẩu tăng mạnh nhất là rau, với giá trị nhập khẩu tăng 36,5% so với cùng kỳ (đạt 377 triệu USD). Tiếp đến là mặt hàng ngô, giá trị nhập khẩu tăng 35,9%, mặt hàng bông tăng 26,9% so với cùng kỳ 2017 (giá trị đạt 2,58 tỷ USD).

Các mặt hàng nhập khẩu tăng mạnh trong 10 tháng đầu năm là: ngô (35,9%), muối (33,7%), bông các loại (26,9%), lúa mỳ (24,2%), hàng thủy sản (21,6%), phân URE (17,4%), thức ăn gia súc và nguyên liệu (17,4%), rau quả (13,1%).

Các thị trường nhập khẩu tăng mạnh trong 9 tháng đầu năm 2018 là Hoa kỳ (đối với lúa mỳ (tăng 11,5 lần), thức ăn gia súc và nguyên liện (tăng 2,6 lần), rau quả (+86%), sữa và sản phẩm sữa (tăng 2 lần), bông (+20%), cao su (+22%)); Nga (lúa mỳ (38,5 lần), hàng thủy sản (+31,7%)); Ấn độ (ngô tăng 20 lần), bông (+46%), thức ăn gia súc và nguyên liệu (+36%); Brazin (bông (tăng 3,6 lần), thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (3,7 lần), gỗ (43%)); Hàn quốc (bông (tăng 2 lần), rau quả (2 lần), hàng thủy sản (1,5 lần).

6.2.2. Nhập khẩu một số mặt hàng chính và thị trường

Ước tính giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông sản chính trong 10 tháng năm 2018 đạt 22,17 tỷ USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó cụ thể:

Page 14: BỘ NÔNG NGHIỆP - cdn.vietnambiz.vn · BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRUNG TÂM TIN HỌC VÀ THỐNG KÊ Số:

14

Phân bón: Ước tính khối lượng nhập khẩu phân bón các loại trong tháng 10 năm 2018 đạt 344 nghìn tấn với giá trị 107 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị phân bón nhập khẩu 10 tháng đầu năm 2018 đạt 3,44 triệu tấn và 987 triệu USD, giảm 13,9% về khối lượng và giảm 7,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, khối lượng nhập khẩu phân đạm URE ước đạt 426 nghìn tấn với giá trị đạt 121 triệu USD, tăng 3,9% khối lượng và tăng 17,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017; phân SA ước đạt 783 nghìn tấn với giá trị nhập khẩu đạt 101 triệu USD, giảm 12,1% về khối lượng và giảm 5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Nguồn phân bón nhập khẩu trong 9 tháng đầu năm 2018 chủ yếu từ Trung Quốc và Nga chiếm 46,6% tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này. Trong 9 tháng đầu năm 2018, thị trường có giá trị nhập khẩu mặt hàng phân bón các loại tăng mạnh nhất là thị trường Israen (+80,3%), Malaixia (+78%). Ngược lại, thị trường có giá trị nhập khẩu mặt hàng phân bón giảm mạnh nhất trong tháng 9 đầu năm 2018 là Hàn Quốc (-27,2%).

Thuốc trừ sâu và nguyên liệu: Ước giá trị nhập khẩu trong tháng 10/2018 đạt 81 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này trong 10 tháng đầu năm 2018 đạt 758 triệu USD, giảm 4,2% so với cùng kỳ năm 2017. Nguồn nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu trong 9 tháng đầu năm 2018 chủ yếu từ Trung Quốc, chiếm 48,5% tổng giá trị nhập khẩu của mặt hàng này. Trong 9 tháng đầu năm 2018, giá trị nhập khẩu mặt hàng này tăng tại các thị trường chính như: Anh (+37,3%), Malaixia (+22%) và Ấn Độ (+15,3%). Ngược lại, thị trường có giá trị nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu giảm so với cùng kỳ năm 2017 là Nhật Bản (-16,8%), Trung Quốc (-15%) và Hàn Quốc (-14,6%).

Gỗ và sản phẩm gỗ: Ước giá trị nhập khẩu tháng 10/2018 đạt 225 triệu USD, đưa tổng giá trị gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu 10 tháng đầu năm đạt 1,89 tỷ USD, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2017. Trong 9 tháng đầu năm 2018, giá trị nhập khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ so với cùng kỳ năm 2017 của hầu hết các thị trường nhập khẩu chính đều tăng ngoại trừ Campuchia (-53,3%), Thái Lan (-15,8%), Malaixia (-3,9%) và thị trường Niuzilan (-1,7%). Các thị trường có giá trị nhập khầu gỗ và sản phẩm gỗ tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2017 là Braxin (+43%), Hoa Kỳ (+20,1%) và Chi Lê (+17,6%).

Lúa mì: Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 10/2018 đạt 449 nghìn tấn với giá trị đạt 107 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị lúa mì nhập khẩu trong 10 tháng đầu năm 2018 đạt 4,44 triệu tấn và 1,06 tỷ USD, tăng 9,9% về khối lượng và tăng 24,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Ba thị trường nhập khẩu lúa mì chính trong 9 tháng đầu năm 2018 là Nga, Úc và Canada với thị phần lần lượt là 53,5%, 25,5% và 8,0%. Các thị trường có giá trị nhập khẩu lúa mì tăng đột biến so với cùng kỳ năm 2017 là Nga (gấp 38,5 lần ) và Hoa Kỳ (gấp 11,5 lần).

Thức ăn gia súc và nguyên liệu: Ước giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu trong tháng 10/2018 ước đạt 303 triệu USD, đưa tổng giá trị thức ăn gia súc và nguyên liệu nhập khẩu 10 tháng đầu năm 2018 đạt 3,2 tỷ USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2017. Ba thị trường nhập khẩu chính của nhóm mặt hàng này trong 9 tháng đầu năm 2018 là Achentina, Hoa Kỳ, và Brazil, chiếm thị phần lần lượt là 30,9%, 17,3% và 13,4%. Các thị trường có giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2017

Page 15: BỘ NÔNG NGHIỆP - cdn.vietnambiz.vn · BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRUNG TÂM TIN HỌC VÀ THỐNG KÊ Số:

15

là Braxin (gấp 3,7 lần), Hoa Kỳ (gấp 2,7 lần) và Trung Quốc (+49,7%). Ngược lại, thị trường có giá trị nhập khẩu mặt hàng này giảm mạnh trong 9 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ 2017 là Italia (-30,1%) và Áchentina (-24,9%).

Cao su: Ước khối lượng nhập khẩu cao su trong tháng 10/2018 đạt 59 nghìn tấn với giá trị đạt 107 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị cao su nhập khẩu 10 tháng đầu năm 2018 đạt 495 nghìn tấn với giá trị 906 triệu USD, tăng 11,5% về khối lượng và tăng 0,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Năm thị trường nhập khẩu cao su chủ yếu trong 9 tháng đầu năm 2018 là Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia và Đài Loan chiếm 62,2% thị phần. Trong 9 tháng đầu năm 2018, giá trị cao su ở một số thị trường nhập khẩu chính giảm. Trong đó, thị trường có giá trị nhập khẩu giảm mạnh nhất là Nga (-29,5%), Trung Quốc (-24,8%) và Campuchia (-18,1%). Ngược lại, một số thị trường có giá trị nhập khẩu tăng mạnh là Malaixia (+38,8%) và Hoa Kỳ (+21,8%).

Thủy sản: Ước giá trị nhập khẩu mặt hàng thủy sản tháng 10/2018 đạt 141 triệu USD, đưa tổng giá trị thủy sản nhập khẩu 10 tháng đầu năm 2018 đạt 1,4 tỷ USD, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm 2017. Năm thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất trong 9 tháng đầu năm 2018 là Ấn Độ, Nauy, Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản chiếm thị phần lần lượt là 21,5%, 10,3%, 6,8%, 6,5% và 6,4%. Trong 9 tháng đầu năm 2018 giá trị nhập khẩu thủy sản tăng ở hầu hết các thị trường chính ngoại trừ Trung Quốc (-5,5%). Trong đó, giá trị nhập khẩu thủy sản tăng mạnh nhất là Indonesia (+95,7%), Nauy (+61,9%) và Hàn Quốc (+57,2%).

Rau quả: Ước giá trị nhập khẩu mặt hàng rau quả tháng 10/2018 đạt 134 triệu USD, đưa tổng giá trị mặt hàng rau quả nhập khẩu 10 tháng đầu năm 2018 đạt 1,43 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, mặt hàng rau ước đạt 377 triệu USD, tăng 36,5% và mặt hàng quả ước đạt 983 triệu USD, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2017. Thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất trong 9 tháng đầu năm 2018 là Thái Lan (chiếm 43,3% thị phần), Trung Quốc (chiếm 23,1%). Trong 9 tháng đầu năm 2018 giá trị nhập khẩu rau quả ở hầu hết các thị trường chính đều tăng so với cùng kỳ năm 2017 ngoại trừ thị trường Thái Lan (-17,4%) và thị trường Mianma (-7,7%). Trong đó, các thị trường có giá trị nhập khẩu rau quả tăng nhiều nhất là thị trường Hoa Kỳ (+86,3%), tiếp đến là Hàn Quốc (+82,3%), và Chile (+73,1%).

Hạt điều: Khối lượng hạt điều nhập khẩu trong tháng 10/2018 ước đạt 71 nghìn tấn với giá trị đạt 127 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị hạt điều nhập khẩu trong 10 tháng đầu năm 2018 đạt 1,04 triệu tấn và giá trị đạt 2,08 tỷ USD, giảm 12,1% về khối lượng và giảm 10,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.

Đậu tương: Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 10/2018 đạt 51 nghìn tấn với giá trị 22 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị đậu tương nhập khẩu đậu tương trong 10 tháng đầu năm 2018 đạt 1,38 triệu tấn và 597 triệu USD, xấp xỉ năm 2017 về khối lượng và tăng 1,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.

Ngô: Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 10/2018 đạt 983 nghìn tấn với giá trị đạt 211 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị ngô nhập khẩu trong 10 tháng đầu năm 2018 đạt 8,27 triệu tấn và giá trị đạt 1,72 tỷ USD,

Page 16: BỘ NÔNG NGHIỆP - cdn.vietnambiz.vn · BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRUNG TÂM TIN HỌC VÀ THỐNG KÊ Số:

16

tăng 28,2% về khối lượng và tăng 35,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Achentina và Braxin là hai thị trường nhập khẩu ngô chính trong 9 tháng đầu năm 2018, chiếm thị phần lần lượt là 48,2% và 13,9% tổng giá trị nhập khẩu của mặt hàng này. Trong đó, thị trường có giá trị nhập khẩu tăng mạnh nhất trong 9 tháng đầu năm 2018 là Ấn Độ (gấp 19,6 lần) và Achentina (+18,8%). Thị trường có giá trị nhập khẩu mặt hàng ngô giảm mạnh nhất trong 9 tháng đầu năm 2018 là Campuchia với mức giảm là 89,4% so với cùng kỳ năm 2017.

6.3. Cán cân thương mại nông, lâm, thủy sản

Tính chung 9 tháng đầu năm 2018, cán cân thương mại ngành nông, lâm, thủy sản của Việt Nam thặng dư 5,9 tỷ USD, tăng 523 triệu USD so với thặng dư thương mại 8 tháng đầu năm 2018.

Thủy sản là nhóm sản phẩm có thặng dư thương mại 9 tháng đầu năm cao nhất, đạt 5,1 tỷ USD, tăng 650 triệu USD so với thặng dư của 8 tháng đầu năm. Gỗ và các sản phẩm gỗ có thặng dư thương mại 9 tháng đầu năm đạt 4,7 tỷ USD, cao thứ hai ngành nông, lâm, thủy sản, tăng 516 triệu USD so với thặng dư 8 tháng. Nhóm hàng rau quả có mức chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu 9 tháng đầu năm 2018 đạt gần 1,68 tỷ USD, tăng 132 triệu USD so với thặng dư thương mại 8 tháng đầu năm. Ngoài ra, hạt điều và cao su, hai nhóm hàng nông sản có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD, cũng có cán cân thương mại thặng dư trong 9 tháng đầu năm 2018, với mức chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu đạt lần lượt 578 triệu USD và 624 triệu USD, cùng tăng khoảng hơn 100 triệu USD so với thặng dư thương mại 8 tháng đầu năm. Ngược lại, hai nhóm hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu và chăn nuôi lại có cán cân thương mại 9 tháng đầu năm 2018 ở trạng thái thâm hụt đáng kể, với mức thâm hụt của nhóm hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu là 2,36 tỷ USD và nhóm chăn nuôi là gần 1,6 tỷ USD. Đáng lưu ý, mức thâm hụt 9 tháng đầu năm của 2 nhóm hàng này tiếp tục tăng so với 8 tháng, cụ thể thâm hụt của nhóm hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng thêm 327 triệu USD, nhóm chăn nuôi tăng thêm 144 triệu USD.

Ước tháng 10, cán cân thương mai nông lâm sản thặng dư 6,86 tỷ USD xấp xỉ cùng kỳ năm 2017.

7. Thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản do Bộ NN - PTNT quản lý 10 tháng đầu năm 2018 ước đạt 5.857,7 tỷ đồng, bằng 37,1% kế hoạch, giải ngân ước đạt 7.512,1 tỷ đồng, bằng 47,6% kế hoạch, trong đó: Vốn ngân sách nhà nước, khối lượng thực hiện ước đạt 4.244,3 tỷ đồng, bằng 52,5% kế hoạch, giải ngân ước đạt 4.487,7 tỷ đồng, bằng 55,6% kế hoạch; Vốn trái phiếu Chính phủ, khối lượng thực hiện ước đạt 1.1613,4 tỷ đồng, bằng 20,9% kế hoạch, giải ngân ước đạt 3.024,4 tỷ đồng, bằng 39,3% kế hoạch. Kết quả thực hiện như sau:

7.1. Vốn Ngân sách tập trung do Bộ quản lý

7.1.1. Phân bổ vốn đầu tư

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc nguồn ngân sách được giao tại các quyết định: Quyết định số 2131/QĐ- TTg ngày 29/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch

Page 17: BỘ NÔNG NGHIỆP - cdn.vietnambiz.vn · BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRUNG TÂM TIN HỌC VÀ THỐNG KÊ Số:

17

đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2018; Quyết định số 1972/QĐ- BKHĐT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc giao chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2018. Tổng số vốn kế hoạch năm 2018 của Bộ Nông nghiệp là 15.778 tỷ đồng, trong đó vốn trong nước 10.005 tỷ đồng, vốn ngoài nước 5.772,5 tỷ đồng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản số 419/BNN - KH ngày 17/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp &PTNT về việc phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước năm 2018 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Kho bạc nhà nước và thông báo vốn cho các chủ đầu tư về phân bổ vốn kế hoạch nguồn ngân sách nhà nước năm 2018 để các chủ đầu tư có thể triển khai thực hiện.

7.1.2.Kết quả thực hiện

Khối lượng thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản vốn ngân sách nhà nước 10 tháng năm 2018 ước đạt 4.244,3 tỷ đồng, bằng 52,6% kế hoạch, trong đó: Vốn trong nước thực hiện ước đạt 1.204,8 tỷ đồng; Vốn ngoài nước thực hiện ước đạt 3.039,4 tỷ đồng. Kết quả thực hiện cụ thể như sau:

7.1.2.1 Vốn đầu tư phát triển từ nguồn NSNN: Khối lượng thực hiện ước đạt 3.708,5 tỷ đồng, bằng 51,9% kế hoạch năm, trong đó:

- Đầu tư Thủy lợi

Khối lượng thực hiện 10 tháng ước đạt 1.864,9 tỷ đồng, bằng 56,9% kế hoạch, vốn trong nước ước đạt 247,5 tỷ đồng, vốn ngoài nước ước đạt 1.617,4 tỷ đồng, giải ngân ước đạt 1.918,5 tỷ đồng, bằng 58,5% kế hoạch.

- Đầu tư Nông nghiệp: Khối lượng thực hiện 10 tháng ước đạt 1.083 tỷ đồng, bằng 48,2% kế hoạch.

- Đầu tư Lâm nghiệp: Khối lượng thực hiện 10 tháng ước đạt 146,9 tỷ đồng, bằng 46,6% kế hoạch.

- Đầu tư Thủy sản: Khối lượng thực hiện 10 tháng ước đạt 354,5 tỷ đồng, bằng 37,4% kế hoạch.

- Đầu tư cho Giáo dục - Đào tạo: Khối lượng thực hiện 10 tháng ước đạt 97,6 tỷ đồng, bằng 76,3% kế hoạch.

- Khoa học công nghệ: Khối lượng thực hiện 10 tháng ước đạt 18,9 tỷ đồng, bằng 76,2% so với kế hoạch.

- Linh vực khác: Khối lượng thực hiện ước đạt 142,4 tỷ đồng, bằng 68,3% so với kế hoạch.

7.1.2.2 Các dự án đầu tư sử dụng vốn hỗ trợ có mục tiêu ngân sách TW: Khối lượng thực hiện ước đạt 151,4 tỷ đồng, bằng 54,6% kế hoạch năm, trong đó:

- Chương trình phát triển thuỷ sản bền vững: Khối lượng thực hiện ước đạt 26,9 tỷ đồng, bằng 37,4% kế hoạch;

- Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững khối lượng thực hiện 10 tháng ước đạt 20 tỷ đồng bằng 66,6% so với kế hoạch.

Page 18: BỘ NÔNG NGHIỆP - cdn.vietnambiz.vn · BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRUNG TÂM TIN HỌC VÀ THỐNG KÊ Số:

18

- Chương trình hỗ trợ tái cơ cấu KT nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư: Khối lượng thực hiện ước đạt 72,3 tỷ đồng, bằng 49,2% kế hoạch.

- Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh khối lượng ước đạt 32,1 tỷ đồng, bằng 178,3% so với kế hoạch.

7.2. Vốn trái phiếu Chính phủ

7.2.1 Phân bổ vốn

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn trái phiếu Chính phủ năm 2018 được Thủ tướng Chính phủ giao là 7.705 tỷ đồng tại các quyết định: Quyết định số 2131/QĐ-TTg ngày 29/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2018; Quyết định số 1972/QĐ- BKHĐT ngày 29/12/2017 của Bộ Kế hoạch &ĐT về việc giao chi tiết kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2018. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản số 122/BNN-KH ngày 8/1/2018 triển khai giao kế hoạch và thông báo vốn cho các chủ đầu tư để tổ chức thực hiện;

7.2.2 . Kết quả thực hiện

Khối lượng thực hiện 10 tháng năm 2018 của các công trình thủy lợi đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ ước đạt 1.613,4 tỷ đồng, bằng 20,9% kế hoạch, giải ngân ước đạt 3.024,4 tỷ đồng, bằng 39,3% kế hoạch.

II. XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Trong tháng, Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tiếp tục được

Bộ và các địa phương quan tâm, quyết liệt chỉ đạo thực hiện.

Tính đến 22/10, cả nước đã có 3597 xã (40,3%) đạt chuẩn nông thôn mới,

tăng 55 xã (0,62%) so với cuối tháng 9/2018; bình quân đạt 14,33 tiêu chí/xã,

còn 80 xã dưới 5 tiêu chí; có 55 đơn vị cấp huyện thuộc 28 tỉnh, thành phố được

Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông

thôn mới, tăng 10 đơn vị cấp huyện so với cuối năm 2017 (hoàn thành sớm mục tiêu của năm 2018: có ít nhất 54 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới).

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ DỰ BÁO TÌNH HÌNH, KHẢ NĂNG ĐẠT

ĐƯỢC CÁC MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG THÁNG 9 VÀ QUÝ III

1. Đánh giá chung kết quả sản xuất kinh doanh, xây dựng NTM

- Chín tháng đầu năm, nhiều lĩnh vực sản xuất có kết quả cao hơn so với cùng

kỳ, cơ bản đạt mục tiêu tăng trưởng (của tháng)1 đã đề ra, cụ thể:

+ Sản xuất trồng trọt: Trong tháng 10, điều kiện thời tiết thuận lợi, diện tích

gieo cấy lúa giảm nhẹ (62,6 nghìn ha) nhưng sản lượng lúa thu hoạch 10 tháng đầu

năm 2018 vẫn tăng (khoảng 1,1 triệu tấn) so với cùng kỳ, đạt 107,2% kế hoạch.

1 Mục tiêu kế hoạch tăng trưởng của tháng 10 và 11 được tính toán dựa trên chỉ tiêu bình quân tăng trưởng của

tháng theo Phương án tăng trưởng đã được Bộ phê duyệt.

Page 19: BỘ NÔNG NGHIỆP - cdn.vietnambiz.vn · BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRUNG TÂM TIN HỌC VÀ THỐNG KÊ Số:

19

+ Chăn nuôi: Bò, gia cầm phát triển (đàn bò tăng 2%, gia cầm tăng 5,6%);

chăn nuôi lợn phục hồi (đàn lợn đã tăng 2,1% so với cùng kỳ 2017)

+ Lâm nghiệp: Diện tích rừng trồng tăng 4%, sản lượng khai thác gỗ ước

đạt 10,3 triệu m3, tăng 10,1% so với cùng kỳ, đạt 100% kế hoạch.

+ Thủy sản: Sản lượng khai thác và nuôi trồng tăng (lần lượt là 5,3% và

6,7%), nâng tổng sản lượng thuỷ sản lên 6,75 triệu tấn, tăng 6% so với cùng kỳ, đạt

101,4% kế hoạch.

- Xuất khẩu NLTS 10 tháng đầu năm tăng 8,1% so với cùng kỳ, đạt 101,4%

kế hoạch. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực tăng trưởng mạnh: lúa gạo (tăng

14,1%), rau quả (15,5%), thủy sản (6,2%), trong đó cá tra tăng 24,2%), lâm sản

chính (16,3%), trong đó gỗ và sản phẩm gỗ tăng 15,7%, sản phẩm mây, tre, cói tăng

25,3%)… Thặng dư thương mại ước đạt 6,86 tỷ USD bằng 98,1% so với 10 tháng

đầu năm 2017.

- Phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới được tiếp tục quan tâm đẩy

mạnh thực hiện. Đến 22/9, cả nước đã có 40,3% số xã và 55 đơn vị cấp huyện được

công nhận đạt chuẩn NTM , đạt 100% kế hoạch (hoàn thành sớm mục tiêu của năm

2018: có ít nhất 55 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới).

2. Dự báo tình hình và khả năng đạt được các mục tiêu tăng trưởng

của tháng 11 và cả Quý IV

Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp tháng 10 và 10 tháng đầu năm cho thấy

bức tranh khả quan về tình hình thực hiện các mục tiêu tăng trưởng ngành. Tuy

nhiệm vụ tháng 10 và những tháng cuối năm còn nặng nề nhưng với sự quan tâm hỗ

trợ, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự phối hợp đồng bộ của các địa phương, khả

năng toàn ngành sẽ đạt các mục tiêu tăng trưởng của quý IV và cả năm 2018 đã đề

ra, cụ thể:

- Về sản xuất và xuất khẩu

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng ngành trong quý IV, từng tháng phải

phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra, theo đó: Trong tháng 11, sản xuất trồng trọt: Sản lượng lúa thu hoạch phải đạt tối thiểu 4,2 triệu tấn, ngô: 505 nghìn tấn,

chè: 45 nghìn tấn, cà phê: 517 nghìn tấn, cao su: 115 nghìn tấn; chăn nuôi lợn đạt

sản lượng thịt từ 344 nghìn tấn, gia cầm đạt từ 95 nghìn tấn trở lên. Lâm nghiệp: Sản lượng gỗ khai thác phải đạt trên 1.336 nghìn m

3 gỗ. Thủy sản: Sản lượng phải

đạt trên 700 nghìn tấn, trong đó khai thác: khoảng 290 nghìn tấn; nuôi trồng:

khoảng 410 nghìn tấn. Xuất khẩu đạt trên 4,25 tỷ USD.

Dự báo trong tháng 11 tình hình thời tiết có thể có những bất thuận: khả năng

sẽ xuất hiện 1-2 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông và có thể ảnh

hưởng đến đất liền nước ta. Dự báo từ nửa cuối tháng 10 đến hết năm 2018 còn có

khả năng xuất hiện khoảng 2-3 cơn bão, ATNĐ và có khoảng 1 cơn ảnh hưởng đến

đất liền nước ta, tập trung ở khu vực Trung Bộ. Những tháng cuối năm 2018 nhiều

khả năng hoạt động của bão và ATNĐ trên vùng biển phía Nam Biển Đông không

Page 20: BỘ NÔNG NGHIỆP - cdn.vietnambiz.vn · BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRUNG TÂM TIN HỌC VÀ THỐNG KÊ Số:

20

nhiều như năm 2016 và 2017. Ngoài bão và ATNĐ gây mưa lớn, gió mạnh trên biển

và đất liền, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm khác sẽ có khả năng xảy ra trên phạm

vi cả nước, đặc biệt các hiện tượng dông lốc, mưa đá, mưa lớn cục bộ. Ngoài ra, trên

các khu vực ven biển và các vùng biển khu vực Bắc và giữa Biển Đông có thể sẽ

xuất hiện gió mạnh do hoạt động của gió mùa Đông Bắc gây ra2.

Trong tháng, các đợt không khí lạnh từ phía Bắc có xu hướng hoạt động

mạnh dần, ngoài ra còn có thể chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới hoặc các

nhiễu động nhiệt đới khác có nguy cơ xảy ra các đợt mưa lớn trên diện rộng. Tuy

nhiên, tình hình thị trường, tiêu thụ nhiều mặt hàng NLTS được dự báo sẽ khởi

sắc, nhất là những tháng cuối năm. Bộ và các địa phương đang đẩy mạnh thực

hiện cơ cấu lại sản xuất, điều chỉnh cơ cấu mùa vụ, sản phẩm; tăng cường kỹ thuật

chăm sóc, canh tác…; triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển thị trường; đẩy

mạnh phòng chống, giảm nhẹ thiên tai… nên khả năng sản xuất vẫn duy trì được

nhịp độ phát triển khá; xuất khẩu mặc dù có xu hướng tăng trưởng chậm lại trong

2 tháng 7, 8 nhưng đã tăng nhanh trở lại trong tháng 9, khả năng sẽ tiếp tục duy trì

mức tăng trưởng cao trong quý IV và đạt được các mục tiêu đề ra.

- Về xây dựng nông thôn mới

Hiện nay, cả nước đã có 40,3% xã đạt chuẩn NTM, 55 đơn vị cấp huyện

được công nhận đạt chuẩn NTM (hoàn thành sớm mục tiêu của quý III). Theo

thống kê của Văn phòng TW Chương trình MTQG Xây dựng NTM, hiện cả nước

có khoảng 42% số xã đạt 19 tiêu chí và có khả năng được công nhận đạt chuẩn

vào cuối năm 2018; có 2 huyện đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị và nhiều khả năng

đủ điều kiện để được công nhận đạt chuẩn NTM vào những tháng tới. Với tinh

thần chỉ đạo quyết liệt như hiện nay của Chính phủ, Bộ và các địa phương, nhiều

khả năng trong tháng 11 sẽ đạt mục tiêu: có thêm ít nhất 25 xã đạt chuẩn NTM

(tăng 0,2 - 0,3% số xã so với tháng 10).

Trên đây là một số nội dung báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh trong

tháng 10 của ngành Nông nghiệp và PTNT, trên cơ sở tổng hợp thống tin, số liệu

từ các đơn vị trực thuộc Bộ và Sở Nông nghiệp và PTNT. Để đáp ứng yêu cầu

tổng hợp số liệu, cung cấp thông tin phân tích tình hình sản xuất phục vụ công tác

điều hành, quản lý của Bộ và của ngành, đề nghị các đơn vị trực thuộc Bộ và các

địa phương chấp hành nghiêm túc chế độ báo cáo theo quy định./.

Nơi nhận: KT. GIÁM ĐỐC

- Lãnh đạo Bộ; PHÓ GIÁM ĐỐC - Vụ Kế hoạch;

- Lãnh đạo Trung tâm;

- Lưu VT, TK(2)

Nguyễn Hoàng Đan

2 Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia