bỘ nÔng nghiỆp vÀvukehoach.mard.gov.vn/datastore/baocaome/201893926_bc... · web viewmột...

25
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 29 tháng 8 năm 2018 BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THÁNG 8 VÀ NHIỆM VỤ CÔNG TÁC THÁNG 9 I. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH THÁNG 8 Trong tháng 8, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, mưa lũ lớn trên diện rộng ở Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ, tố lốc xẩy ra ở nhiều nơi, bão số 4 và hoàn lưu bão ảnh hưởng trực tiếp khu vực ven biển các tỉnh Thái Bình đến Nghệ An, lũ quét xảy ra ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ... đã tác động đến sản xuất và đời sống của người dân, gây thiệt hại về người, tài sản và kết cấu hạ tầng. Trước tình hình đó, Bộ tập trung chỉ đạo các đơn vị, địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết để điều hành sản xuất phù hợp; tiếp tục thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đã đề ra tại Quyết định số 52/QĐ-BNN-KH ngày 08/01/2018 về kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 và phương án tăng trưởng của ngành năm 2018 để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng tiến độ, kế hoạch đã đề ra. Một số kết quả cụ thể như sau: 1. Kết quả sản xuất, kinh doanh 1.1. Trồng trọt a) Gieo trồng lúa Tính đến hết tháng 8, cả nước đã gieo cấy được 6.876,9 nghìn ha lúa 1 , giảm 154,7 nghìn ha so với cùng kỳ; thu hoạch được 4.064,1 nghìn ha. Mặc dù, diện tích gieo cấy 1 Vụ Đông xuân gieo cấy được 3.103 nghìn ha, vụ Hè thu: 2.044 nghìn ha; vụ Mùa: 1.317 nghìn ha; Vụ Thu Đông: 413 nghìn ha

Upload: others

Post on 21-Feb-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201893926_BC... · Web viewMột số kết quả cụ thể như sau: 1. Kết quả sản xuất, kinh doanh 1.1

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 29 tháng 8 năm 2018

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THÁNG 8

VÀ NHIỆM VỤ CÔNG TÁC THÁNG 9

I. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH THÁNG 8Trong tháng 8, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, mưa lũ lớn trên diện

rộng ở Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ, tố lốc xẩy ra ở nhiều nơi, bão số 4 và hoàn lưu bão ảnh hưởng trực tiếp khu vực ven biển các tỉnh Thái Bình đến Nghệ An, lũ quét xảy ra ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ... đã tác động đến sản xuất và đời sống của người dân, gây thiệt hại về người, tài sản và kết cấu hạ tầng. Trước tình hình đó, Bộ tập trung chỉ đạo các đơn vị, địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết để điều hành sản xuất phù hợp; tiếp tục thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đã đề ra tại Quyết định số 52/QĐ-BNN-KH ngày 08/01/2018 về kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 và phương án tăng trưởng của ngành năm 2018 để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng tiến độ, kế hoạch đã đề ra.

Một số kết quả cụ thể như sau: 1. Kết quả sản xuất, kinh doanh1.1. Trồng trọta) Gieo trồng lúaTính đến hết tháng 8, cả nước đã gieo cấy được 6.876,9 nghìn ha lúa1,

giảm 154,7 nghìn ha so với cùng kỳ; thu hoạch được 4.064,1 nghìn ha. Mặc dù, diện tích gieo cấy giảm nhưng năng suất tăng nên sản lượng lúa tăng. Năng suất lúa bình quân ước đạt 64 tạ/ha 2, tăng khoảng 3,4 tạ/ha; sản lượng ước đạt 26 triệu tấn, tăng 539,2 nghìn tấn so với cùng kỳ năm 2017; riêng Vụ Đông xuân, năng suất ước đạt 66,2 tạ/ha, tăng 3,9 tạ/ha, sản lượng lúa ước đạt 20,5 triệu tấn, tăng 1,1 triệu tấn (5,7%) so với vụ Đông xuân năm trước.

Các địa phương phía Bắc đã gieo cấy được 2.407 nghìn ha3, giảm 36 nghìn ha; năng suất bình quân ước đạt 63,7 tạ/ha, tăng 1,4 tạ/ha; sản lượng ước đạt

1 Vụ Đông xuân gieo cấy được 3.103 nghìn ha, vụ Hè thu: 2.044 nghìn ha; vụ Mùa: 1.317 nghìn ha; Vụ Thu Đông: 413 nghìn ha2 Vụ Đông xuân đạt 66,2 tạ/ha, vụ Hè thu đạt 57,1 tạ/ha.3 Vụ Đông xuân gieo cấy được 1.127 nghìn ha, vụ Hè thu: 167 nghìn ha; vụ Mùa: 1.123 nghìn ha.

Page 2: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201893926_BC... · Web viewMột số kết quả cụ thể như sau: 1. Kết quả sản xuất, kinh doanh 1.1

7.183,9 nghìn tấn, tăng 58,2 nghìn tấn so với cùng kỳ. Trong đó, ĐBSH gieo trồng đạt 1048,6 nghìn ha (giảm 22,8 nghìn ha); năng suất bình quân ước đạt 66,5 tạ/ha (tăng 0,6 tạ/ha); sản lượng ước đạt 3.486,6 nghìn tấn (giảm 47,1 nghìn tấn so với cùng kỳ năm trước).

Các địa phương phía Nam gieo cấy được 4.469,9 nghìn ha4, giảm 118,7 nghìn ha; năng suất ước đạt 66,4 tạ/ha, tăng 4,1 tạ/ha; sản lượng ước đạt 18.833 nghìn tấn, tăng 480,9 nghìn tấn so với cùng kỳ năm trước. Riêng vùng ĐBSCL gieo trồng đạt 3.596,6 nghìn ha (giảm 126,1 nghìn ha), năng suất bình quân ước đạt 64,6 tạ/ha (tăng 4,7 tạ/ha); sản lượng ước đạt 15.874,7 nghìn tấn (tăng 250,5 nghìn tấn so với cùng kỳ năm 2017).

b) Gieo trồng các loại rau, màu: Tính đến giữa tháng 8, các địa phương trên cả nước đã gieo trồng được khoảng 941 nghìn ha ngô (giảm 4,0% so với cùng kỳ năm trước); 102 nghìn ha khoai lang (giảm 7,8%); 176,3 nghìn ha lạc (giảm 3,1%); 53,2 nghìn ha đậu tương (giảm 16,9%); 901 nghìn ha rau, đậu (tăng 5,4%).

c) Tình hình dịch bệnh: Sâu bệnh hại lúa được kiểm soát, diện tích bị nhiễm các loại sinh vật gây hại nhìn chung giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể: rầy gây hại 13.721 ha (giảm 13.229 ha); bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá 2.148 ha (giảm 218 ha); bệnh đạo ôn lá 10.894 ha (giảm 1.753 ha); sâu cuốn lá nhỏ 17.990 ha (giảm 2.650 ha); bệnh bạc lá 19.216 ha (giảm 5.973 ha); ốc bươu vàng 5.847 ha (giảm 5.025 ha). Tuy nhiên, bệnh khô vằn, bệnh đen lép hạt còn tăng, lần lượt là (51.880 ha, tăng 15.490 ha) và (14.212 ha, tăng 10.939 ha).

1.2. Chăn nuôi8 tháng đầu năm, dịch bệnh trên vật nuôi được khống chế tốt, tính đến

ngày 26/8, cả nước không có địa phương nào có dịch tai xanh, lở mồm long móng và cúm gia cầm.

Trong tháng, thị trường tiêu thụ và giá các sản phẩm thịt bò, thịt gia cầm ổn định, thịt lợn duy trì mức giá cao5, có lãi cho người chăn nuôi nên chăn nuôi tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, nếu giá thịt lợn tiếp tục giữ ở mức cao6 sẽ làm tăng chỉ số giá tiêu dùng và giảm sức cạnh tranh của thịt lợn nội địa, nhất là trong bối cảnh thịt lợn ngoại nhập khẩu với giá rẻ hơn có xu hướng tăng.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ước tính đến tháng 8, tổng đàn lợn cả nước tăng khoảng 0,2%; đàn bò tăng 2,1%; đàn gia cầm tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2017; riêng đàn trâu giảm 1,3%.

1.3. Lâm nghiệp4 Vụ Đông xuân gieo cấy được 1.974,6 nghìn ha, vụ Hè thu: 1.878 nghìn ha, vụ Mùa: 204 nghìn ha, vụ Thu Đông: 413 ha5 Thịt lơn hơi khoảng 52-54 nghìn đồng/kg, gấp đôi so với cùng kỳ năm 20176 Giá thịt lơn hơi luôn giữ ở mức cao (trên 50 nghìn đồng/kg) trong 2 tháng gần đây

2

Page 3: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201893926_BC... · Web viewMột số kết quả cụ thể như sau: 1. Kết quả sản xuất, kinh doanh 1.1

a) Công tác lâm sinhLuỹ kế đến 20/8, diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 139,1 nghìn ha,

tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước (trồng mới rừng phòng hộ, đặc dụng đạt 4,8 nghìn ha, tăng 0,7%; trồng mới rừng sản xuất đạt 134,3 nghìn ha, tăng 6,1%); rừng trồng được chăm sóc đạt 414,3 nghìn ha, giảm 5,1%; giao khoán bảo vệ rừng đạt 5.868,4 nghìn ha, tăng 23,9%; sản lượng gỗ khai thác ước đạt 7,73 triệu m3, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2017.

Đến nay, cả nước đã thu được 1.663 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng, đạt 71,4% kế hoạch năm, tăng 65% (656 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm 2017; đã chi tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2018 là 266,7 tỷ đồng.

b) Công tác kiểm lâmTrong tháng 8/2018, cả nước đã phát hiện 998 vụ vi phạm các quy định

của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, giảm 256 vụ so với tháng 8/2017; diện tích rừng bị thiệt hại 37,5 ha (do phá rừng là 34 ha, cháy rừng là 3,5 ha), giảm 40,5 ha so với tháng 8/2017.

Lũy kế 8 tháng, cả nước đã phát hiện 8.844 vụ vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, giảm 3.164 vụ (-26%) so với cùng kỳ năm ngoái; rừng bị thiệt hại 674 ha (cháy rừng 273 ha, phá rừng 401 ha), giảm 522 ha (-44%) so với 8 tháng năm 2017.

1.4. Thủy sảnSản lượng thuỷ sản tháng 8 ước đạt 681 nghìn tấn, tăng 5,7% so với tháng

8/2017, trong đó sản lượng khai thác ước đạt 319,0 nghìn tấn (+3,9%), nuôi trồng đạt 362 nghìn tấn (+7,4%). Lũy kế 8 tháng, sản lượng ước đạt 4.926 triệu tấn, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng khai thác ước đạt 2.394 nghìn tấn (+4,8%), nuôi trồng ước đạt 2.532 nghìn tấn (+6,6%).

a) Hoạt động khai thác Trong tháng, thời tiết không thuận lợi cho hoạt động khai thác thủy sản do

ảnh hưởng của gió Tây Nam, áp thấp nhiệt đới trên biển Đông và cơn bão số 4. Dù vậy, sản lượng khai thác hải sản trong tháng vẫn đạt 319 nghìn tấn, tăng 3,9%, trong đó: khai thác biển đạt 300 triệu tấn, tăng 3,8%; khai thác nội địa đạt 19,0 nghìn tấn, tăng 5,6% so với tháng 8/2017. Lũy kế 8 tháng, sản lượng ước đạt xấp xỉ 2,4 triệu tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: khai thác biển đạt 2,27 triệu tấn, tăng 5,0%; khai thác nội địa đạt 121,0 nghìn tấn, tương đương với cùng kỳ năm trước.

b) Nuôi trồng thuỷ sảnTháng 8, sản lượng nuôi trồng ước đạt 362 nghìn tấn, tăng 7,4% so với

T8/2017, đưa tổng sản lượng nuôi trồng 8 tháng đạt 2,53 triệu tấn, tăng 6,6% so với cùng kỳ. Tình hình sản xuất một số loài cụ thể như sau:

3

Page 4: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201893926_BC... · Web viewMột số kết quả cụ thể như sau: 1. Kết quả sản xuất, kinh doanh 1.1

+ Cá Tra: 8 tháng, sản lượng nuôi tại các tỉnh ĐBSCL 8 tháng ước đạt 931,6 nghìn tấn, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước. Một số tỉnh đạt sản lượng lớn: Đồng Tháp sản lượng đạt 326,8 nghìn tấn, tăng 7,7%; An Giang: đạt 226,8 nghìn tấn, tăng 19,1%; Bến Tre: đạt 161,9 nghìn tấn, tăng 24,9% so với cùng kỳ.

+ Tôm: Sản lượng cả nước ước đạt 492,5 nghìn tấn, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tôm sú ước đạt 192,4 nghìn tấn, tôm thẻ chân trắng ước đạt 237,1 nghìn tấn. Riêng ĐBSCL sản lượng tôm sú ước đạt gần 158 nghìn tấn, tăng 5,2%; tôm thẻ ước đạt 191,4 nghìn tấn, tăng 15,5 % so với cùng kỳ năm 2017.

1.5. Sản xuất muốiTính đến ngày 20/8, diện tích sản xuất muối ước đạt 13.417 ha (muối thủ

công là 9.103 ha, muối công nghiệp là 4.313 ha); sản lượng ước đạt 822,9 nghìn tấn, tăng 60% so với cùng kỳ năm 2017 (muối thủ công đạt 496 nghìn tấn; muối công nghiệp đạt 362,8 nghìn tấn). Lượng muối tồn trong dân và một số doanh nghiệp sản xuất khoảng 334.427 tấn, tăng 11% so với cùng kỳ 2017. Giá muối cơ bản giữ ổn định, ở Miền Bắc khoảng 1.500 - 2.200 đ/kg; Miền Trung: muối thủ công khoảng 900 - 1.300 đ/kg, muối công nghiệp khoảng 1.000 - 1.200 đ/kg; Nam Bộ khoảng 1.000 - 2.000 đ/kg.

1.6. Phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm Trong tháng, Bộ chỉ đạo tiếp tục triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ vướng

mắc, rào cản để đẩy mạnh tiêu thụ, xuất khẩu hàng nông sản7.a) Xuất, nhập khẩu- Xuất khẩuTháng 8, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thuỷ sản ước đạt

3,138 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu nông sản chính đạt 1,52 tỷ USD, lâm sản chính ước đạt 734 triệu USD, sản phẩm chăn nuôi ước đạt 46 triệu USD, thuỷ sản ước đạt 739 triệu USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành 8 tháng ước đạt 25,7 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2017, bằng 63,4% kế hoạch năm.

Lũy kế 8 tháng, giá trị xuất khẩu nhóm hàng nông sản chính ước đạt 13,3 tỷ USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2017. Một số mặt hàng có giá trị xuất

7 Triển khai hỗ trợ tổ chức các Hội chợ nông nghiệp công nghệ cao tại miền Trung, ĐBSCL, hội chợ thủy sản phía Bắc, hội chợ Làng nghề Việt Nam, triển lãm Foodexpo 2018…Tổ chức thành công Hội nghị kết nối tiêu thụ nông sản các tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại Lạng Sơn (17-19/8/2018); tham gia hội nghị xúc tiến thương mại nhãn và nông sản Hưng Yên 2018; triển khai việc xây dựng và phát triển thương hiệu Quốc gia cho sản phẩm tôm và cá tra Việt Nam; xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động XTTM, diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Pháp; làm việc với cơ quan chức năng, doanh nghiệp Pháp về chuyển giao giống bò có năng suất sữa cao, phát triển thương mại sản phẩm chăn nuôi, sữa tại Pháp đầu tháng 10/2018; làm việc với các Tổ chức quốc tế: SECO, WB, ITC xây dựng hoạt động hợp tác, nâng cao năng lực cho doanh nghiệp trong xuất khẩu nông sản, tiếp cận thị trường quốc tế; triển khai nhiệm vụ thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm sữa và thịt lợn sang thị trường Trung Quốc; chuẩn bị Đoàn công tác tham dự Hội chợ World Food Moscow 2018 và tổ chức các hoạt động XTTM nông sản Việt Nam tại Liên bang Nga và Cộng hòa Séc…8 Tháng 7/2017: 3,15 tỷ USD; Tháng 4: 3,19 tỷ USD, Tháng 5: 3,17 tỷ USD; Tháng 6: 3,45 tỷ USD; Tháng 7: 3,23 tỷ USD

4

Page 5: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201893926_BC... · Web viewMột số kết quả cụ thể như sau: 1. Kết quả sản xuất, kinh doanh 1.1

khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2017, cụ thể: Gạo đạt 2,2 tỷ USD (+21,1%), hạt điều đạt 2,24 tỷ USD (+0,6%), rau quả đạt 2,68 tỷ USD (+14,1%), trong đó rau đạt 376 triệu USD (+16,3%); sản phẩm từ cao su đạt 450 triệu USD (+17,8%). Các mặt hàng cà phê, cao su, hồ tiêu tăng về khối lượng nhưng giảm về giá trị: cà phê khối lượng xuất khẩu ước đạt 1,32 triệu tấn (+15,5%), giá trị đạt 2,5 tỷ USD (-2,5%); cao su đạt 870 nghìn tấn (+8,2%), giá trị ước đạt 1,2 tỷ USD (-11,8%); hồ tiêu đạt 173 nghìn tấn (+3,2%), giá trị ước đạt 576 triệu USD (-36%). Riêng chè giảm cả khối lượng và giá trị xuất khẩu (khối lượng: 81 nghìn tấn (-10%), giá trị đạt 133 triệu USD (-7,4%)).

Xuất khẩu thủy sản ước đạt 5,465 tỷ USD, tăng 5,3%, trong đó: cá tra ước đạt 1,38 tỷ USD, tăng 20% nhưng tôm các loại ước đạt 2,234 tỷ USD, giảm 5,2%.

Xuất khẩu lâm sản chính 8 tháng ước đạt 5,855 tỷ USD, tăng 13,3%, trong đó: gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 5,55 tỷ USD, tăng 12,6%; sản phẩm mây, tre, cói ước đạt 218 triệu USD, tăng 26,6%.

Xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 8 tháng ước đạt 355 triệu USD, tăng 3,1%; xuất khẩu các mặt hàng khác ước đạt 724 triệu USD, tăng gấp 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2017.

Các mặt hàng tăng trưởng xuất khẩu tốt trong 8 tháng đầu năm là gạo (tăng 6,8% về khối lượng và 22,1% về giá trị), rau quả (tăng 14,1% giá trị XK), các loại lâm sản chính (tăng 13,3%), thủy sản (tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2017).

Các thị trường xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong 7 tháng đầu năm 2018 là Indonesia (đối với gạo (tăng 67,5 lần), cà phê (tăng 8,3 lần), cao su (+17,8%)); Malaysia (sản phẩm gỗ (tăng 2 lần), gạo (+39%), chè (+22%), rau quả (+13%)); Philippines (gạo (tăng 2 lần), cà phê (+51,5%)), Iraq (đối với gạo (tăng 2,5 lần)); Nga (cà phê (+63%)); Trung Quốc (mây tre cói (+61,6%), rau quả (+12%)); Ấn Độ (cao su (+46,6%)); Hà Lan (thủy sản (+40,7%)); Hàn Quốc (sản phẩm gỗ (+54,6%), rau quả (+18,7%), thủy sản (+15%), mây tre cói (+83%), sắn và sản phẩm sắn (23,7%)); Thái Lan (rau quả (+38,6%), thủy sản (+12%)); Ảrập Xêut (chè (+18,2%)); Mỹ (hạt điều (+12,7%), rau quả (19,3%), mây tre cói (+26%), sản phẩm gỗ (+14%)), Nhật bản (sản phẩm mây tre cói (+17%), đồ gỗ (+6,1%), thủy sản (+4,1% so với cùng kỳ năm 2017)).

Các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng khá: ASEAN (giá trị đạt 2,53 tỷ USD, tăng 43,6%); Hàn Quốc (đạt 1,53 tỷ USD, tăng 29%), Trung Quốc (giá trị đạt 5,25 tỷ USD, tăng 7%); Mỹ (đạt 3,88 tỷ USD, tăng 5,8%), Nhật bản (đạt 1,97 tỷ USD, tăng 5,7% so với trong 7 năm 2017).

- Nhập khẩu: Giá trị nhập khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 8 ước đạt 2,63 tỷ USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu 8 tháng đạt khoảng 20,72 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, nhập khẩu các mặt hàng phân bón, thuốc trừ sâu và các nông sản chính ước khoảng 17,6 tỷ USD, tăng 7,7%.

5

Page 6: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201893926_BC... · Web viewMột số kết quả cụ thể như sau: 1. Kết quả sản xuất, kinh doanh 1.1

Các mặt hàng nhập khẩu tăng mạnh trong 8 tháng đầu năm là phân Ure (+33,9%), bông các loại (+32,9%), ngô (+28,7%), hàng thủy sản (+24,1%), lúa mỳ (+14,5%), rau quả (+13,4%), thức ăn gia súc và nguyên liệu (+10,6%).

Các thị trường nhập khẩu tăng mạnh trong 7 tháng đầu năm 2018 là Hoa kỳ (đối với lúa mỳ (tăng 16 lần), thức ăn gia súc và nguyên liện (tăng 2 lần), rau quả (+89%), sữa và sản phẩm sữa (+70%), bông (+20%), cao su (+15%)); Nga (lúa mỳ (31 lần), hàng thủy sản (+33,7%)); Ấn độ (ngô (tăng 18 lần), bông (+44%), thức ăn gia súc và nguyên liệu (+28%)); Brazin (bông (tăng 4 lần), thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (4 lần), gỗ (37%)); Hàn quốc (bông (tăng 2 lần), rau quả (2 lần), hàng thủy sản (1,8 lần)); Indonexia (dầu mỡ động vật (+91%), thủy sản (+88,7%), bông (62%)); Trung quốc (rau quả (+48%)); Niuzilân (sữa và sản phẩm sữa (+43,5%), rau quả (21,4%)); Malaysia (phân bón (+75,8% so với cùng kỳ năm 2017)).

- Thặng dư thương mại: ước đạt 4,98 tỷ USD, tăng 10,8% so với 8 tháng đầu năm 2017.

b) Thị trường trong nước- Lúa gạo: Giá lúa gạo trong nước diễn biến tăng nhẹ9, giá lúa tươi tăng,

trong khi lúa khô giảm nhẹ so với tháng trước do nhu cầu tiêu thụ. Dự báo thị trường lúa gạo trong nước sẽ sôi động vào các tháng cuối năm do nhu cầu tiêu thụ tăng.

- Cà phê: Giá giảm mạnh 10 theo xu hướng thị trường thế giới do dự báo sản lượng của Brazil và Việt Nam sẽ đạt mức cao. Dự báo, thời gian tới, giá cà phê khó tăng do thị trường vẫn chịu áp lực nguồn cung từ mùa vụ mới và nhu cầu chưa có nhiều cải thiện

- Cao su: Giá thu mua mủ cao su biến động nhẹ11. Thị trường cao su trong nước nhìn chung vẫn ảm đạm, tiêu thụ khó khăn do giá thấp (bằng nửa cùng kỳ năm 2017). Dự báo từ nay đến cuối năm, giá cao su trong nước vẫn chưa thể khởi sắc do thiếu yếu tố nâng đỡ.

- Hồ tiêu: Giá hồ tiêu trong nước giảm nhẹ12 do nguồn cung dồi dào trong khi nhu cầu thấp. Dự báo, từ nay đến cuối năm, giá hồ tiêu sẽ khó có cơ hội phục hồi do nhu cầu từ các nước nhập khẩu hạt tiêu còn yếu trong khi nguồn cung từ các nước sản xuất vẫn tiếp tục tăng.

9 Tại ĐBSCL, An Giang giá lúa tươi IR50404 tăng 100 đ/kg lên 5.000 đ/kg, giá gạo IR50404 ổn định ở mức 10.000 đ/kg, gạo chất lượng cao: 12.500đ/kg; tại Bạc Liêu: lúa tươi giống OM5451, OM 6976 tăng 200đ/kg lên mức 4.800 đồng/kg. Tại Kiên Giang: lúa IR50404 giảm 100đ/kg xuống mức 5.700 – 5.800đ/kg, lúa OM 4218 giảm 100đ/kg xuống còn 6.100-6.200 đ/kg; lúa Jasmine tăng 300 đ/kg lên mức 7.000- 7.200 đ/kg…10 Giá cà phê vối nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên giảm 1.300 – 1.600 đ/kg xuống còn 33.000 – 33.800 đ/kg.11 Tại Bình Phước, giá mủ tăng nhẹ 10 đồng/độ, từ 230 đồng/độ lên 240 đồng/độ. Tại Đồng Nai, giá mủ giảm 500 đ/kg, từ 13.000 đ/kg xuống còn 13.500 đ/kg.12 So với tháng 6, giá hồ tiêu tại Gia Lai giảm 3.000 đ/kg xuống còn 48.000 đ/kg; giá Tiêu tại Đắc Lắc, Đăck Nông, Đồng Nai giảm 4.000đ/kg, xuống còn 47.000 – 48.000đ/kg; giá Tiêu tại Bà Rịa Vũng Tầu giảm 5.000đ/kg xuống còn 48.000đ/kg .

6

Page 7: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201893926_BC... · Web viewMột số kết quả cụ thể như sau: 1. Kết quả sản xuất, kinh doanh 1.1

- Điều: Giá điều khô tiếp tục giảm, trong khi giá điều nhân tăng nhẹ13. Dự báo những tháng cuối năm, thị trường điều nhân sẽ thuận lợi hơn. Theo yếu tố chu kỳ, các nhà nhập khẩu thường đẩy mạnh mua nhân điều phục vụ cho nhu cầu tăng cao vào cuối năm. Nhu cầu tiêu thụ điều tăng sẽ nâng đỡ giá điều.

- Thủy sản: Giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL trong tháng có xu hướng ổn định trở lại (chấm dứt chuỗi giảm giá liên tiếp từ tháng 5/2018)14. Mức giá cao nhất hiện trong khoảng 26.000 - 27.000 đ/kg (đối với cá loại I). Dự báo giá cá tra từ nay đến cuối năm sẽ vẫn giữ ở mức cao, có lãi cho người nuôi.

Thị trường tôm tương đối ổn định đối với tôm sú và tăng nhẹ đối với tôm thẻ chân trắng15. Dự báo, sang tháng 9 và những tháng cuối năm giá tôm sẽ tăng.

- Thịt: Trong tháng, giá lợn hơi trong nước biến động mạnh. Sau khi tăng mạnh và có thời điểm chạm mốc 57.000 đồng/kg16, giá lợn hơi bắt đầu có dấu hiệu hạ nhiệt17, chủ yếu nhờ Văn phòng Chính phủ và Bộ liên tiếp đưa ra hướng dẫn bình ổn giá thịt lợn. Dự báo giá thịt lợn trong nước vẫn ở mức cao trong một vài tháng tới và có thể sẽ phải đối mặt với cạnh tranh gia tăng từ thịt nhập khẩu do ảnh hưởng bởi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung khiến ngành thịt lợn Mỹ đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác. Do đó, ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn cần cải tiến kỹ thuật, giảm giá thành để đảm bảo cạnh tranh với thịt nhập khẩu, và nâng cao chất lượng để hướng đến xuất khẩu.

- Rau, quả: Trong tháng qua, nhiều vùng trồng cam xoàn trái vụ tại một số tỉnh miền Tây được giá, mức giá dao động từ 26.000 - 32.000 đ/kg. Tháng 8 cũng là thời điểm thu hoạch Nhãn và Na, giá nhãn lồng loại I cung cấp cho hệ thống siêu thị và xuất khẩu có giá 30.000 đ/kg, còn giá nhãn bán cho thương lái hái xô dao động từ 10.000 - 12.000 đ/kg, tùy theo chất lượng nhãn; giá Na tại tỉnh Lạng Sơn trung bình khoảng 40.000 đồng/kg.

Thị trường rau củ nhìn chung ổn định, tại Lâm Đồng giá rau củ tương đối ổn định và chỉ tăng nhẹ đối với một số loại mặc dù thời tiết mưa nhiều18. Tuy nhiên tình trạng rau quả Trung Quốc trà trộn giả hàng Đà Lạt vẫn tiếp tục xảy ra khiến giá rau quả tại đây không thể khởi sắc.

13 Tại Đỗng Nai, giá điều khô giảm 2.000đ/kg xuống còn 47.000 đ/kg, tại Bình Phước, giá điều khô ổn định ở mức 37.000 đ/kg. trong khí giá điều nhân tăng, điều nhân loại W240, W320 tăng 10.000đ/kg lên mức 295.000 đ/kg và 285.000đ/kg. 14 Mức giá cá Tra cao nhất hiện nay giao động khoảng 26.000 - 27.000 đ/kg (cá loại I), tăng nhẹ (khoảng 1.000đ/kg) so với tháng trước. Tại Cần Thơ, giá cá Tra giống cỡ 30 con/kg tăng khaongr 20.000đ/kg lên mức 45.000 – 50.000 đ/kg.15 Tại Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Bến Tre: Giá Tôm sú ướp đá cỡ 30-40 ổn định ở mức 160.000-220.000 đ/kg, giá tôm thẻ ướp đá cỡ 50 con/kg khoảng 110.000 - 115.000 đ/kg, cỡ 70 con/kg: 95.000 – 105.000 đ/kg, cỡ 100 con /kg : 80.000-87.000 đ/kg tăng từ 5.000 – 10.000 đ/kg.16 Mức giá cao kỷ lục trong nhiều năm tại một số tỉnh miền Bắc (Hà Nội, Hải Dương..) trong 10 ngày đầu tháng 817 Giá lợn hơi tại Hưng Yên giảm 4.000 đ/kg xuống còn 52.000 đ/kg; tại Hà Nam, giá lợn hơi giảm khoảng 4.000 - 5.000 đ/kg xuống 50.000 - 51.000 đ/kg; tại Bắc Ninh, giá lợn giảm xuống còn 50.000 đ/kg. Giá lợn hơi tại Phú Thọ, Thái Nguyên, Nam Định đồng loạt giảm 5.000–7.000 đ/kg, tại Phú Thọ đạt 49.000 đ/kg; Thái Nguyên và Nam Định còn 51.000 đ/kg. Tại miền Trung, Tây Nguyên giá lợn hơi cũng giảm từ 3.000 – 6.000 đ/kg xuống còn 47.000 - 50.000 đ/kg. Một số tỉnh phía Nam như An Giang và Bến Tre giảm 1.000 đ/kg, xuống lần lượt 51.000 đ/kg và 49.000 đ/kg. Các tỉnh trọng điểm, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau ... vẫn ổn định, đạt mức 50.000 - 51.000 đ/kg; Tiền Giang đạt 52.000 đ/kg.18 Giá bắp cải trắng và bắp cải tím tăng nhẹ, lên mức giá tương ứng là 3500 đ/kg và 12.000đ/kg; hành tây tăng 3.000đ/kg lên mức giá 10.000đ/kg

7

Page 8: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201893926_BC... · Web viewMột số kết quả cụ thể như sau: 1. Kết quả sản xuất, kinh doanh 1.1

2. Công tác thủy lợi, phòng chống thiên taiTổ chức trực ban 24/24 theo dõi diễn biến tình hình thời tiết, nguồn nước,

hạn hán, mực nước, dung tích các hồ chứa và xả tràn các hồ chứa có cửa van; giám sát việc thực hiện quy trình vận hành điều tiết các hồ chứa, công tác tư vấn hỗ trợ vận hành hồ chứa nước Cửa Đạt, Tả Trạch, Dầu Tiếng, Sơn La, Hòa Bình, Bản Vẽ; chỉ đạo các tỉnh ĐBSCL chủ động ứng phó với gia tăng lũ nội đồng do ảnh hưởng của sự cố vỡ đập tại Lào và lũ thượng nguồn sông Mê Kông, các địa phương phía Bắc kiểm tra đảm bảo an toàn đập, hồ chứa thủy lợi19 và phòng, chống ngập lụt, úng do ảnh hưởng của cơn bão số 420,… Chỉ đạo công tác hộ đê, xử lý giờ đầu các sự cố đê điều, nhất là các tuyến đê cấp IV, chưa phân cấp do địa phương quản lý.

Trong tháng 8, tình hình thiên tai diễn biến phức tạp. Cả nước đã có 17 trận giông, lốc, sét; 02 trận lũ quét, sạt lở đất; bão số 4 và mưa lũ sau bão gây thiệt hại tại các tỉnh Bắc và Bắc Trung Bộ, tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển khu vực Nam Bộ tiếp tục diễn biến phức tạp…; làm 32 người chết và mất tích21, 05 người bị thương, 81 nhà bị đổ, trôi, 1.234 nhà bị hư hỏng và di dời khẩn cấp, 6.611 nhà bị ngập, 603 ha lúa và hoa màu bị thiệt hại, 824 ha cây công nghiệp bị gẫy, đổ, 454 con gia súc và 59.917 con gia cầm bị chết, 33,5 km đê dưới cấp IV, kênh mương và bờ bao bị sạt lở, 4,2 km bờ sông, bờ biển bị sạt và nhiều đoạn giao thông bị sự cố. Tổng thiệt hại ước tính trên 346,5 tỷ đồng.

Tính chung 8 tháng, các loại hình thiên tai đã làm 145 người chết và mất tích, 86 người bị thương; 1.035 nhà bị đổ, sập và 23.460 nhà bị hư hại, tốc mái, di dời khẩn cấp; 26.392 nhà bị ngập nước; 188.940 ha lúa và hoa màu bị thiệt hại; 14.756 ha cây công nghiệp và cây ăn quả bị gãy đổ, thiệt hại; 22.435 con gia súc và 288.394 con gia cầm bị chết; 1,8 km đê cấp III và 246,9 km đê dưới cấp IV, kè, kênh mương và bờ bao bị sạt trượt,... Tổng thiệt hại về kinh tê ước tính trên 6.645,4 tỷ đồng.

3. Đầu tư xây dựng cơ bảnNăm 2018 là năm trọng điểm trong thực hiện kế hoạch đầu tư trung hạn

2016-2020, đặc biệt là dự án vốn TPCP, vì vậy Bộ đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ, các chủ đầu tư tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2018.

Tổng kế hoạch vốn năm được Thủ tướng Chính phủ giao là 17.150 tỷ đồng, trong đó thuộc kế hoạch vốn năm 2018 là 15.777 tỷ đồng, vốn kế hoạch năm 2017 kéo dài sang năm 2018 là 1.372 tỷ đồng. 8 tháng đầu năm, khối lượng

19 Thành lập 03 đoàn, kiểm tra đảm bảo an toàn đập, hồ chứa tại các tỉnh Bắc Trung Bộ (từ 14-17/8), Tây Nguyên (từ 20-23/8), Nam Trung Bộ và Nam Bộ (từ 20-22/8) 20; Kiểm tra phòng, chống ngập lụt, úng do ảnh hưởng của cơn bão số 4 tại các tỉnh Hà Nam, Nam Định (ngày 15/8), Hải Dương, Hà Nội (ngày 16/8), Hưng Yên (ngày 17/8).21 Có 15 người chết và mất tích do lũ, lũ quét, sạt lở; 14 người chết do lũ cuốn trôi; 03 người chết do giông, lốc, sét

8

Page 9: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201893926_BC... · Web viewMột số kết quả cụ thể như sau: 1. Kết quả sản xuất, kinh doanh 1.1

thực hiện vốn đầu tư XDCB ước đạt 4.900 tỷ đồng, bằng 28,6% kế hoạch; giải ngân đạt 5.587 tỷ đồng, tương đương 32.6% kế hoạch giao, cụ thể:

- Thực hiện kế hoạch được giao năm 2018

+ Vốn ngân sách trong nước (được giao 2.300 tỷ đồng): Lũy kế đến 20/8, thực hiện đạt 1.118 tỷ đồng, bằng 48,6% kế hoạch, giải ngân đạt 1.150,3 tỷ đồng, bằng 50,0% kế hoạch;

+ Vốn nước ngoài (được giao 5.772 tỷ đồng): Thực hiện đạt 2.374 tỷ đồng, bằng 41,1% kế hoạch, giải ngân đạt 2.480 tỷ đồng, bằng 43,0% kế hoạch;

+ Vốn trái phiếu Chính phủ (được giao 7.705 tỷ đồng): Thực hiện đạt 987,7 tỷ đồng, bằng 12,8% kế hoạch; giải ngân đạt 1.596 tỷ đồng, bằng 20,7% kế hoạch.

- Vốn kế hoạch năm 2017 kéo dài sang năm 2018 + Vốn ngân sách trong nước và vốn nước ngoài (được giao 89,75 tỷ

đồng): Lũy kế đến 20/8, đã thực hiện đạt 25,4 tỷ đồng, bằng 28,4% kế hoạch, giải ngân đạt 14,5 tỷ đồng, bằng 20,3% kế hoạch.

+ Vốn trái phiếu Chính phủ (được giao 1.282 tỷ đồng): Thực hiện đạt 395 tỷ đồng, bằng 30,8% kế hoạch; giải ngân đạt 345,7 tỷ đồng, bằng 20,7% kế hoạch.

4. Phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mớiTrong tháng, Bộ đã hoàn thiện và tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch

thực hiện Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020”; hoàn thiện Kế hoạch phát triển HTX ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp

Hoàn thành và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ thôn, bản, ấp của các xã khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018-2020” 22; dự thảo Quyết định của Thủ tướng chính phủ về Chính sách đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp, phát triển công nghệ sau thu hoạch để giảm tổn thất, nâng cao chất lượng, giá trị và hiệu quả sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản… trình Ban Chỉ đạo Trung ương phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án OCOP giai đoạn 2018-2020.

Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án 712 về thí điểm hoàn thiện và nhân rộng mô hình bảo vệ môi trường; Tập trung xây dựng Bộ tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ thực hiện Chương trình OCOP các cấp; xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm; xây dựng Sổ tay hướng dẫn triển khai Chương trình OCOP; Tổ chức thành công Hội nghị về Xây dựng nông thôn mới tại các thôn,

22 Tờ trình số 6359/TTr-BNN-VPĐP ngày 17/8/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

9

Page 10: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201893926_BC... · Web viewMột số kết quả cụ thể như sau: 1. Kết quả sản xuất, kinh doanh 1.1

bản khó khăn gắn với giảm nghèo bền vững23, hội nghị Tổng kết chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012-201724;…

Tính đến 20/8, cả nước đã có 3.478 xã (38,98%) đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 58 xã (0,65%) so với cuối tháng 7/2018; bình quân đạt 14,26 tiêu chí/xã; còn 103 xã dưới 5 tiêu chí; có 55 đơn vị cấp huyện thuộc 28 tỉnh, thành phố được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (hoàn thành sớm mục tiêu của năm 2018: có ít nhất 54 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới).

Ước tính đến hết tháng 8, có 1.456 HTX nông nghiệp được thành lập mới, 327 HTX giải thể, sát nhập; cả nước đã có 12.817 HTX.

5. Các công tác khác5.1. Tổ chức cán bộ: Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị xây dựng Đề án kiện

toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đổi mới cơ chế, nâng cao hiệu quả hoạt động ở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ; tổng hợp, rà soát nhu cầu tuyển dụng công chức năm 2018 của các đơn vị; tổng hợp đánh giá, phân loại công chức lãnh đạo diện Bộ quản lý; phê duyệt quy hoạch các chức danh lãnh đạo do Bộ quản lý giai đoạn 2016-2021 và giai đoạn 2011-2026 của 20 cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm mới và bổ nhiệm lại 02 Thứ trưởng theo quy định…

5.2. Khoa học công nghệ: Phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học công nghệ năm 2019; hoàn thiện dự thảo Đề án khung phục tráng và phát triển giống cây trồng, vật nuôi đặc sản chính ở các vùng sinh thái Việt Nam; triển khai xây dựng Thông tư hướng dẫn về Tiêu chí xác định dự án nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao.

5.3. Sắp xêp, đổi mới doanh nghiệp: Tiếp tục theo dõi, đôn đốc việc thực hiện triển khai các phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới và phát triển các công ty nông, lâm nghiệp của các địa phương theo Nghị định 118/2014/NĐ-CP.

5.4. Kê hoạch, tài chính: Tiếp tục đôn đốc chủ đầu tư đẩy mạnh giải ngân các dự án và vốn ngân sách được giao; tổ chức đánh giá thực hiện kế hoạch 2018 và xây dựng kế hoạch phát triển ngành, dự toán ngân sách năm 2019; làm việc với các Bộ ngành liên quan về tình hình thực hiện kế hoạch ngành năm 2018 và kế hoạch năm 2019.

5.5. Hợp tác quốc tê: Chuẩn bị nội dung báo cáo, các văn kiện ký kết và tham gia các đoàn công tác của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ thăm và làm việc tại Ai Cập, Ethiopia, Nga, Hung-ga-ry, Trung Quốc và Hàn Quốc… Chuẩn bị

23 Hội nghị Xây dựng nông thôn mới tại các thôn, bản khó khăn gắn với giảm nghèo bền vững tại Điện Biên ngày 26-27/7/201824 Hội nghị Tổng kết chương trình khoa học và Công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012-2017 tại Vĩnh Phúc ngày 05-06/8/2018 do Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ chủ trì

10

Page 11: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201893926_BC... · Web viewMột số kết quả cụ thể như sau: 1. Kết quả sản xuất, kinh doanh 1.1

nội dung và tổ chức họp Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam- Mô-dăm-bích, Việt – Nga chuẩn bị kỳ họp lần 21 UBLCP; chuẩn bị nội dung và kế hoạch tổ chức Hội nghị AMAF40 và các cuộc họp liên quan vào tháng 10/2018 tại Hà Nội.

* ĐÁNH GIÁ CHUNG 8 THÁNG- 8 tháng đầu năm, nhiều lĩnh vực sản xuất có kết quả cao hơn so với cùng

kỳ, cơ bản đạt mục tiêu tăng trưởng (của 8 tháng)25 đã đề ra, cụ thể: + Sản xuất trồng trọt: Do điều kiện thời tiết tháng 8 không thuận lợi (mưa,

lũ nhiều), diện tích gieo cấy lúa giảm nhẹ (154,7 nghìn ha) nhưng sản lượng lúa thu hoạch 8 tháng vẫn tăng (khoảng 539 nghìn tấn) so với cùng kỳ, đạt 95% kế hoạch.

+ Chăn nuôi: Bò, gia cầm phát triển (đàn bò tăng 2,1%, gia cầm tăng 5,9%); chăn nuôi lợn phục hồi (đàn lợn đã tăng 0,2% so với cùng kỳ 2017).

+ Lâm nghiệp: Diện tích rừng trồng tăng 5,9%, sản lượng khai thác gỗ ước đạt 6,73 triệu m3, tăng 9,6% so với cùng kỳ, đạt 99,7% kế hoạch.

+ Thủy sản: Sản lượng khai thác và nuôi trồng tăng (lần lượt là 4,8% và 6,6%), nâng tổng sản lượng thuỷ sản lên 4,93 triệu tấn, tăng 5,7% so với cùng kỳ, đạt 105,2% kế hoạch.

- Xuất khẩu NLTS 8 tháng tăng 7,3% so với cùng kỳ, đạt 100% kế hoạch. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực tăng trưởng mạnh: lúa gạo (tăng 21,1%), rau quả (14,1%), thủy sản (5,3%, trong đó cá tra tăng 20%), lâm sản chính (13,3%, trong đó gỗ và sản phẩm gỗ tăng 12,6%, sản phẩm mây, tre, cói tăng 26,6%)… Thặng dư thương mại tăng 10,8% so với 8 tháng năm 2017.

- Phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới được tiếp tục quan tâm đẩy mạnh thực hiện. Đến 20/8, cả nước đã có 38,98% số xã và 55 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn NTM tăng 2 huyện so với cuối tháng 7/2018, đạt 100% kế hoạch (hoàn thành sớm mục tiêu của năm 2018: có ít nhất 54 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới).

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trên, trong tháng 8 hoạt động của ngành vẫn còn một số hạn chế. Thực hiện và giải ngân vốn đầu tư của Bộ chậm, nhất là các dự án trái phiếu Chính phủ. Nguyên nhân chủ yếu do các dự án TPCP đều được phê duyệt cùng thời gian vào tháng 10/2017, nên hầu hết các dự án mở mới đều đang lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc bản vẽ thi công. Các dự án này sẽ bắt đầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân trong quý IV/2018. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thuỷ sản có xu hướng chậm lại so với các tháng của Quý II và tháng 7/2018.

25 Mục tiêu kế hoạch tăng trưởng của tháng 8 và 9 được tính toán dựa trên chỉ tiêu bình quân tăng trưởng của tháng theo Phương án tăng trưởng đã được phê duyệt.

11

Page 12: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201893926_BC... · Web viewMột số kết quả cụ thể như sau: 1. Kết quả sản xuất, kinh doanh 1.1

II. NHIỆM VỤ CÔNG TÁC THÁNG 91. Dự báo tình hình và khả năng đạt được các mục tiêu tăng trưởng

của tháng 9 và cả Quý IIIKết quả sản xuất ngành nông nghiệp tháng 8 và 8 tháng qua cho thấy bức

tranh khả quan về tình hình thực hiện các mục tiêu tăng trưởng ngành. Tuy nhiên vụ tháng 9 và những tháng cuối năm còn nặng nề nhưng với sự quan tâm hỗ trợ, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự phối hợp đồng bộ của các địa phương, khả năng toàn ngành sẽ đạt các mục tiêu tăng trưởng của quý III và cả năm 2018 đã đề ra, cụ thể:

- Về sản xuất và xuất khẩuĐể đạt được mục tiêu tăng trưởng ngành trong quý III, từng tháng phải

phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra, theo đó: Trong tháng 9, sản xuất trồng trọt: Sản lượng lúa thu hoạch phải đạt tối thiểu 3,33 triệu tấn, ngô: 369 nghìn tấn, chè: 156 nghìn tấn, cà phê: 130 nghìn tấn, cao su: 137 nghìn tấn, tiêu: 15 nghìn tấn; chăn nuôi lợn đạt sản lượng thịt từ 275 nghìn tấn, gia cầm đạt từ 81 nghìn tấn trở lên. Lâm nghiệp: Sản lượng gỗ khai thác phải đạt trên 1.182 nghìn m3 gỗ. Thủy sản: Sản lượng phải đạt trên 669 nghìn tấn, trong đó khai thác: khoảng 292 nghìn tấn; nuôi trồng: khoảng 377 nghìn tấn. Xuất khẩu đạt trên 3,43 tỷ USD.

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn QG, trong tháng 9 tình hình thời tiết sẽ có những bất thuận: có khả năng sẽ xuất hiện 1-2 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông và có thể ảnh hưởng đến đất liền nước ta, tập trung ở Trung bộ. Trong tháng, các đợt không khí lạnh từ phía Bắc có xu hướng hoạt động mạnh dần, ngoài ra còn có thể chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới hoặc các nhiễu động nhiệt đới khác, khu vực Bắc bộ tiếp tục có nguy cơ xảy ra các đợt mưa lớn trên diện rộng; khu vực Bắc và Trung Trung bộ bắt đầu bước vào mùa mưa và lượng mưa có xu hướng gia tăng. Trên phạm vi toàn quốc bao gồm cả các khu vực trên Biển Đông, có khả năng sẩy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông mạnh, lốc xoáy và gió mạnh... Tuy nhiên, tình hình thị trường, tiêu thụ nhiều mặt hàng NLTS được dự báo sẽ khởi sắc, nhất là những tháng cuối năm. Bộ và các địa phương đang đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại sản xuất, điều chỉnh cơ cấu mùa vụ, sản phẩm; tăng cường kỹ thuật chăm sóc, canh tác…; triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển thị trường; đẩy mạnh phòng chống, giảm nhẹ thiên tai… nên khả năng sản xuất vẫn duy trì được nhịp độ phát triển; xuất khẩu mặc dù có xu hướng tăng trưởng chậm lại trong 2 tháng gần đây nhưng khả năng sẽ được phục hồi vào cuối năm và vẫn giữ ở mức tăng trưởng cao, đạt được các mục tiêu đề ra.

- Về xây dựng nông thôn mớiHiện nay, cả nước đã có 38,98% xã đạt chuẩn NTM, 55 đơn vị cấp huyện

được công nhận đạt chuẩn NTM (hoàn thành sớm mục tiêu của quý III). Theo

12

Page 13: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201893926_BC... · Web viewMột số kết quả cụ thể như sau: 1. Kết quả sản xuất, kinh doanh 1.1

thống kê của Văn phòng TW Chương trình MTQG Xây dựng NTM, hiện cả nước có khoảng 42% số xã đạt 19 tiêu chí và có khả năng được công nhận đạt chuẩn vào cuối năm 2018; có 2 huyện đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị và nhiều khả năng đủ điều kiện để được công nhận đạt chuẩn NTM vào những tháng tới. Với tinh thần chỉ đạo quyết liệt như hiện nay của Chính phủ, Bộ và các địa phương, nhiều khả năng trong tháng 9 sẽ đạt mục tiêu: có ít nhất 39,2% xã và 56 hiện đạt chuẩn NTM (tăng 0,2 - 0,3% số xã và 1 huyện so với tháng 8).

Như vậy, với kết quả vượt trội của 6 tháng đầu năm (tăng 3,93%, vượt mục tiêu đề ra là 2,91%), tình hình sản xuất tháng 7, 8 và những mục tiêu tháng 9 đặt ra thì khả năng toàn ngành sẽ đạt và vượt một số chỉ tiêu chung của 9 tháng năm 2018. Cụ thể:

Chỉ tiêu Mục tiêu 9 tháng theo KBản tăng trưởng

Khả năng thực hiện 9 tháng

Đánh giá

1 Tốc độ tăng trưởng GDP 103,01% 103,01% Đạt

2 Kim ngạch xuất khẩu 29,1 tỷ USD 29,1 – 29,2 Đạt

3 Tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM 38,8% 39,2% Vượt

4 Số huyện đạt chuẩn NTM 53 huyện 56 huyện Vượt

2. Nhiệm vụ công tác tháng 9 và những tháng cuối năm 2018Để thực hiện được các mục tiêu tăng trưởng đã đề ra, toàn ngành cần tập

trung triển khai thực hiện toàn diện, hiệu quả Quyết định số 52/QĐ-BNN-KH ngày 08/01/2018 về kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018; Quyết định số 1490/QĐ-BNN-KH ngày 27/4/2018 về kế hoạch hành động thực hiện phương án tăng trưởng của ngành nông nghiệp năm 2018. Theo đó:

2.1. Trồng trọt Khẩn trương khắc phục hậu quả của bão số 3, 4 để khôi phục sản xuất, tập

trung tối đa lực lượng để tiêu thoát nước, kèm theo các giải pháp kỹ thuật chăm sóc và chỉ đạo của ngành BVTV để giảm thiểu tối đa nguy cơ dịch bệnh; chỉ đạo gieo trồng bổ sung đối với các diện tích bị thiệt hại phù hợp với mùa vụ cây trồng, sớm ổn định và khôi phục sản xuất.

Tiếp tục theo dõi sát tình hình thời tiết để chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, chăm sóc lúa mùa, lúa hè thu, cây rau màu, cây ăn quả tại các tỉnh phía Bắc; chăm sóc và thu hoạch lúa hè thu, gieo sạ và chăm sóc lúa mùa, lúa thu đông, sản xuất cây ăn quả, cây công nghiệp, tình hình tái canh cà phê, điều, rải vụ cây ăn trái tại các tỉnh phía Nam.

Tăng cường theo dõi, dự báo và chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh, sinh vật gây hại trên cây trồng; chỉ đạo các tỉnh phía Nam tiếp tục theo dõi diễn biến của rầy

13

Page 14: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201893926_BC... · Web viewMột số kết quả cụ thể như sau: 1. Kết quả sản xuất, kinh doanh 1.1

nâu, xác định cao điểm rầy nâu di trú để chỉ đạo xuống giống vụ Thu Đông “né rầy” hiệu quả.

2.2. Chăn nuôiTiếp tục theo dõi, bám sát cung, cầu sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là thị

trường thịt lợn trong nước và các nước láng giềng; chỉ đạo sát phương án sản xuất kinh doanh bảo đảm đủ nguồn cung sản phẩm cho nhu cầu trong nước từ nay đến cuối năm và xuất khẩu; không để xảy ra tình trạng tăng quá nhanh, cung vượt cầu như năm 2017.

Tiếp tục phối hợp với các doanh nghiệp chế biến để phát triển vùng nguyên liệu, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất cung ứng thực phẩm sạch cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu thịt lợn, gia cầm; tăng cường giám sát quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi, kiểm soát việc sử dụng chất cấm, lạm dụng kháng sinh, hóa chất công nghiệp trong chế biến TACN.

Chỉ đạo các địa phương tiếp tục tổ chức thực hiện kế hoạch chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi trên địa bàn, đặc biệt phòng bệnh trước và sau thời điểm xảy ra mưa bão, lũ lụt, xâm ngập mặn; lập phương án dự trữ thức ăn, nước uống cho đàn vật nuôi kết hợp tăng cường chăm sóc nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi

2.3. Thuỷ sản Phấn đấu tổng sản lượng thủy sản tháng 9 đạt khoảng 670 nghìn tấn, lũy

kế 9 tháng đạt khoảng 5,6 triệu tấn, bằng 74% mục tiêu cả năm 2018.Hướng dẫn các địa phương tăng cường công tác quản lý khai thác thủy

sản, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển; tổ chức các đoàn kiểm tra về chống khai thác bất hợp pháp tại một số địa phương; tổ chức các lớp tập huấn triển khai các khuyến nghị của EC; chuẩn bị tiếp Đoàn nghị viện Châu Âu sang làm việc về IUU tại Việt Nam vào tháng 10; dịch các Thông tư liên quan đến ghi, nộp báo cáo, nhật ký khai thác, đăng kiểm tàu cá,… gửi cho Ủy ban Châu Âu.

Tiếp tục theo dõi và triển khai hoạt động giám sát chủ động vùng nuôi tôm nước lợ theo tiến độ; kiểm tra, giám sát chất lượng giống cá tra tại các tỉnh vùng ĐBSCL để đảm bảo cung cấp đủ con giống có chất lượng. Tăng cường công tác thanh/kiểm tra vật tư đầu vào, đặc biệt là chất lượng thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản,...

Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Chiến lược phát triển nuôi biển Việt Nam đến 2030 tầm nhìn đến năm 2050; phổ biến các quy định về quản lý thức ăn, sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản; các quy định mới của Quy phạm nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP và các quy định của thị trường nhập khẩu tại các tỉnh miền trung;

14

Page 15: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201893926_BC... · Web viewMột số kết quả cụ thể như sau: 1. Kết quả sản xuất, kinh doanh 1.1

2.4. Lâm nghiệp Phối hợp với các địa phương đẩy nhanh tiến độ trồng rừng mới tập trung,

phấn đấu sản lượng gỗ khai thác tháng 9 khoảng 1,18 triệu m3, lũy kế 9 tháng đầu năm đạt 8,9 triệu m3, bằng 69% mục tiêu năm 2018.

Tiếp tục triển khai hiện Chỉ thị số 13 - CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng; chỉ đạo các địa phương thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm 2018, nhất là đối với các tỉnh đang trong thời vụ trồng rừng.

Tập trung chỉ đạo trồng rừng, đặc biệt đối với việc trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; đôn đốc các địa phương tăng cường công tác PCCCR, phá rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật tại các vùng trọng điểm, điểm nóng.

Tổ chức triển khai Thông báo kết luận và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị Định hướng, giải pháp phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu. Bám sát việc phê duyệt Hiệp định (VPA/FLEGT), xây dựng kế hoạch thực hiện các nội dung tiếp theo để ký Hiệp định.

Phối hợp với Tổng cục Thống kê xây dựng Sổ tay hướng dẫn công tác thống kê; tập huấn nâng cao năng lực thống kê tại các địa phương.

Hoàn thiện Đề án bảo vệ phát triển rừng Tây Nguyên; Đề án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đánh giá Chiến lược Phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020, phục vụ xây dựng Chiến lược giai đoạn tới.

2.5. Thủy lợi, phòng chống thiên taiTiếp tục tổ chức khắc phục hậu quả do mưa, bão gây ra, tổng hợp thiệt hại

để báo cáo Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ; tập trung bơm tiêu rút nước tại các khu vực bị ngập úng còn lại; tổ chức lại sản xuất đối với những diện tích nước đã rút; ổn định đời sống người dân vùng thiên tai.

Tổ chức trực ban theo dõi tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn và tình trạng an toàn của các hệ thống thủy lợi, hồ chứa nước, đê điều; phối hợp với các cơ quan truyền thông đưa tin kịp thời để các địa phương và nhân dân biết, chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại khi có tình huống xảy ra.

Làm việc với các địa phương về việc cấp phép xả nước thải vào công trình thủy lợi theo Luật Thủy lợi. Chuẩn bị tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xả nước đảm bảo cấp nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2017-2018, khu vực miền Trung và Tây Nguyên;

Đôn đốc các địa phương thực hiện Chỉ thị, Nghị quyết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn đập, tăng cường công tác quản lý đê điều và phòng chống thiên tai; kiểm tra, theo dõi, cập

15

Page 16: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201893926_BC... · Web viewMột số kết quả cụ thể như sau: 1. Kết quả sản xuất, kinh doanh 1.1

nhật hiện trạng công trình các hồ chứa, đê điều tại các địa phương đặc biệt là các hồ, đê xung yếu, tổng hợp, báo cáo Chính phủ.

2.6. Chế biến và phát triển thị trường Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu toàn ngành tháng 9 đạt khoảng 3,45 - 3,5 tỷ

USD, đưa kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm đạt khoảng 29,2 tỷ USD và bằng 72% mục tiêu cả năm.

Thực hiện các nhiệm vụ của Tổ điều hành thị trường trong nước và Ban chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ; phối hợp với Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp theo dõi sát tình hình sản xuất, tiêu thụ kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Theo dõi và cập nhật thông tin, tình hình ở các tỉnh biên giới, nhất là xử lý vấn đề nóng về tạm nhập tái xuất tại một số cửa khẩu biên mậu. Chuẩn bị tổ chức: Hội nghị xúc tiến xuất khẩu hàng thủy sản và rau quả sang thị trường Trung Quốc tại Quảng Ninh, Hội nghị thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tại thành phố Hồ Chí Minh; diễn đàn “Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông sản Việt Nam – Nhật Bản”.

Chuẩn bị làm việc với cơ quan chức năng, doanh nghiệp Pháp về chuyển giao giống bò có năng suất sữa cao, phát triển thương mại sản phẩm chăn nuôi, sữa tại Pháp; dự thảo kế hoạch tổ chức Triển lãm ngành chăn nuôi, diễn đàn doanh nghiệp nhân sự kiện Triển lãm ngành Chăn nuôi Châu Á; tổ chức Đoàn công tác XTTM nông sản Việt Nam tại LB Nga và CH Séc; Hội thảo phổ biến tiêu chuẩn, quy chuẩn và các quy định thị trường nhập khẩu nông sản.

Tiếp tục tổng hợp các thông báo và cảnh báo từ các đối tác thương mại và các nước thành viên WTO, phối hợp với các đơn vị liên quan trong mạng lưới phản hồi các góp ý đối với dự thảo biện pháp SPS mới của Việt Nam đã thông báo với WTO.

2.7. Quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩmTiếp tục chỉ đạo thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm,

trọng tâm là nhóm sản phẩm tươi sống, đối tượng sản xuất kinh doanh, giết mổ nhỏ lẻ việc quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hoá chất, kháng sinh trong sản xuất nông, thuỷ sản...

Phối hợp với các cơ quan truyền thông, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thuỷ sản; truyền thông quảng bá các địa chỉ sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn.

Tiếp tục Tổ chức kiểm tra, phân loại, xử lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông lâm thuỷ sản theo quy định tại Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT; vận động cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ ký cam kết tuân thủ quy định ATTP theo Thông tư 51/2014/TT-BNNPTNT.

16

Page 17: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201893926_BC... · Web viewMột số kết quả cụ thể như sau: 1. Kết quả sản xuất, kinh doanh 1.1

Đôn đốc các địa phương tiếp tục xây dựng chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản an toàn gắn với truy xuất nguồn gốc thông qua bao gói, ghi nhãn, dán tem truy xuất điện tử. Tập huấn về xác nhận sản phẩm chuỗi, quảng bá và truy xuất sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cho cán bộ cơ quan quản lý ở địa phương.

Hoàn thiện TCVN về thịt mát, thịt tươi,... và quy chuẩn kỹ thuật về Chợ đầu mối, chợ đấu giá nông lâm thủy sản; về cơ sở chế biến sản phẩm có nguồn gốc động vật.

2.8. Phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mớiPhấn đấu trong tháng 9, sẽ có thêm khoảng 30 xã và 1 huyện được công nhận

đạt chuẩn nông thôn mới. Tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Đề án “Hỗ trợ thôn,

bản, ấp của các xã khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018-2020”; Hoàn thiện hướng dẫn thực hiện duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đối với huyện đã đạt chuẩn NTM; Đề án “Phát triển Hệ thống trung tâm cung ứng hàng nông sản Việt Nam hiện đại giai đoạn 2018-2020, định hướng đến 2030”.

Xét chọn 26 đề tài, dự án thuộc Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới năm 2018 (Đợt 2). Khảo sát việc thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM và các mô hình thu gom, xử lý chất thải rắn, nước thải và bao gói thuốc bảo vệ thực vật; Tiếp tục hoàn thiện báo cáo và chuẩn bị tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm (2016-2018) thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

Tiếp tục hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch triển khai Đề án phát triển 15.000 HTX, liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả giai đoạn 2017- 2020 (theo Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018); Hoàn thiện dự thảo Kế hoạch phát triển HTX ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và báo cáo sơ kết 02 năm thực hiện Quyết định 445/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Hoàn thiện đề cương Đề án “Phát triển ngành nghề nông thôn”, Đề cương Đề án Phát triển sản xuất, chế biến muối đến năm 2020 và năm 2030.

2.9. Đầu tư xây dựng cơ bảnRà soát, đôn đốc tiến độ thực hiện từng dự án cụ thể; tháo gỡ khó khăn

vướng mắc đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền; chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị có liên quan đến thực hiện kế hoạch đầu tư công của Bộ; đồng thời, tổ chức việc kiểm điểm tiến độ giải ngân của các dự án đã đăng ký kế hoạch giải ngân.

17

Page 18: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201893926_BC... · Web viewMột số kết quả cụ thể như sau: 1. Kết quả sản xuất, kinh doanh 1.1

Cân đối lại nguồn vốn năm 2018 cho từng dự án nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân, phù hợp với tình hình triển khai thực tế của các dự án, phát huy hiệu quả vốn đầu tư trong kế hoạch 2018 đã phân bổ;

Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương để triển khai đồng bộ, hiệu quả các dự án ODA trên địa bàn các tỉnh, các hợp phần đền bù giải phóng mặt bằng, đặc biệt các dự án TPCP.

Đôn đốc các chủ đầu tư khẩn chương hoàn tất công tác chuẩn bị các dự án, lựa chọn xong các đơn vị thi công và khởi công các dự án vốn TPCP mở mới trong kế hoạch trung hạn 2017-2020.

2.10. Các nhiệm vụ khác- Tổ chức cán bộ: Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thay

thế Quyết định 999/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 về Danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đánh giá, phân loại công chức lãnh đạo diện Bộ quản lý. Triển khai chương trình hành động thực hiện nghị quyết Trung ương 7 về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định khen thưởng Bằng khen của Thủ tướng cho các tập thể, cá nhân có thành tích 5 năm thực hiện tái cơ cấu ngành cho Khối quản lý nhà nước và các Trường thuộc Bộ.

- Kê hoạch, tài chính: Hoàn thiện kế hoạch phát triển ngành năm 2019, dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 trên cơ sở ý kiến của Bộ Kế hoạch và ĐT, Bộ Tài chính. Hoàn thiện danh mục các dự án đề nghị được sử dụng 10% dự phòng vốn đầu tư trung hạn 2016 – 2020.

- Hợp tác quốc tê: tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hợp tác song phương, đa phương, chuẩn bị nội dung và họp Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam - Mô-dăm-bích, Việt Nam – Iran, Việt Nam – Cuba; Phối hợp với FAO và đơn vị liên quan chuẩn bị ngày LTTG năm 2018 và kỷ niệm 40 năm ngày FAO mở Văn phòng đại diện tại Việt Nam; Diễn đàn ISG về chủ đề “Zero Hunger”; Hội nghị phòng chống buôn bán động vật hoang dã tổ chức tại Anh Quốc.

- Đẩy nhanh tiên độ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, hoạt động cải cách hành chính, thực hiện các nhiệm vụ về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp theo Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP và Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, thực hiện nghiêm túc Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí./.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

18