bỘ y tẾ cỘng hÒa xà hỘi chỦ nghĨa viỆt...

34
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA DƯỢC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: /BC-D- HCTC TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018 BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC 2017 - 2018 KHOA DƯỢC – ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH I. SƠ LƯỢC ĐC ĐIM, TÌNH HÌNH ĐƠN V 1. Đặc điểm, tình hình - Tên đơn vị: Khoa Dược – Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. - Đại điểm trụ sở chính: 41 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. HCM - Quá trình thành lập: Khoa Dược - Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh, tiền thân là Trường Đại học Dược khoa Sài gòn. Từ năm 1976, Trường Đại học Dược khoa Sài gòn kết hợp với Trường Y Khoa, Trường Nha Khoa hình thành Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, nay là Đại học Y Dược Tp. HCM. 2. Chức năng, nhiệm vụ Nhiệm vụ chính của Khoa Dược - Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh gồm 02 lĩnh vực: 2.1. Đào tạo: * Bậc Cao đẳng: Dược sĩ cao đẳng chính quy (tập trung, 3 năm) * Bậc Đại học: Dược sĩ đại học chính quy (tập trung, 5 năm) Dược sĩ đại học liên thông chính qui (tập trung, 4 năm) Dược sĩ đại học văn bằng 2 chính qui (tập trung, 3 năm) * Bậc Sau đại học: 1 DỰ THẢO

Upload: others

Post on 30-Jan-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

ĐẠI HỌC Y DƯỢCTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA DƯỢC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: /BC-D-HCTC TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018

BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC 2017 - 2018KHOA DƯỢC – ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH

I. SƠ LƯỢC ĐĂC ĐIÊM, TÌNH HÌNH ĐƠN VI1. Đặc điểm, tình hình- Tên đơn vị: Khoa Dược – Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

- Đại điểm trụ sở chính: 41 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. HCM

- Quá trình thành lập: Khoa Dược - Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh, tiền thân là Trường Đại học Dược khoa Sài gòn. Từ năm 1976, Trường Đại học Dược khoa Sài gòn kết hợp với Trường Y Khoa, Trường Nha Khoa hình thành Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, nay là Đại học Y Dược Tp. HCM.

2. Chức năng, nhiệm vụNhiệm vụ chính của Khoa Dược - Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh gồm 02 lĩnh vực:

2.1. Đào tạo:* Bậc Cao đẳng: Dược sĩ cao đẳng chính quy (tập trung, 3 năm)

* Bậc Đại học: Dược sĩ đại học chính quy (tập trung, 5 năm)

Dược sĩ đại học liên thông chính qui (tập trung, 4 năm)

Dược sĩ đại học văn bằng 2 chính qui (tập trung, 3 năm)

* Bậc Sau đại học:

Tiến sĩ: chuyên ngành Công nghệ dược phẩm và bào chế thuốc, Hóa dược, Dược lý và Dược lâm sàng, Dược học cổ truyền, Kiểm nghiệm thuốc và độc chất.

Thạc sĩ: chuyên ngành Công nghệ dược phẩm và bào chế thuốc, Dược lý và Dược lâm sàng, Dược học cổ truyền, Kiểm nghiệm thuốc và độc chất.

Chuyên khoa II: chuyên ngành Tổ chức - Quản lý dược, Kiểm nghiệm thuốc

Chuyên khoa I: chuyên ngành Kiểm nghiệm thuốc và độc chất, Công nghệ dược phẩm và bào chế thuốc, Dược học cổ truyền, Dược lý và Dược lâm sàng, Tổ chức - Quản lý dược

* Các loại hình khác:

Đào tạo ngắn hạn và đào tạo tiên tục các lĩnh vực chuyên ngành Dược.

1

DỰ THẢO

2.2. Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ trong lĩnh vực DượcCác hướng nghiên cứu chính:

- Thiết kế thuốc, tổng hợp các chất có hoạt tính sinh học có khả năng dùng làm nguyên liệu thuốc.

- Tiêu chuẩn hóa dược liệu, nghiên cứu thành phân hoạt chất và tác dụng dược lý. Bào chế thuốc có nguồn gốc tự nhiên từ các bài thuốc, dạng thuốc cổ truyền và dược liệu.

- Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất thuốc và nguyên liệu làm thuốc

- Nghiên cứu phát triển các hệ thống trị liệu mới và cấu trúc mới (nanoparticle, pellet…), cải tiến sinh khả dụng của thuốc, đánh giá sinh khả dụng và tương đương sinh học.

- Ứng dụng công nghệ thông tin dược trong việc thiết kế và tối ưu hóa các công thức và quy trình bào chế, sản xuất các bộ kit thử dùng trong các xét nghiệm hóa sinh.

- Nghiên cứu độ ổn định, độ vệ sinh và tính an toàn của thuốc và nguyên liệu, bao bì.

- Mô phỏng các mô hình dược lý ứng dụng sàng lọc, nghiên cứu tác dụng của thuốc phòng/điều trị rối loạn chuyển hóa, rối loạn thân kinh, ung thư…, nghiên cứu độc tính.

- Khảo sát hiệu quả điều trị, chăm sóc dược, vấn đề liên quan đến công tác dược lâm sàng.

- Nghiên cứu pháp chế dược, kinh tế dược và dược cộng đồng.

3. Về cơ cấu tổ chức - cơ sở vật chất3.1. Cơ cấu tổ chứcChính quyền:

Khoa Dược bao gồm: Ban Chủ nhiệm; 14 Bộ môn; 05 Ban chức năng và 01 Trung tâm.

Đoàn thể:

- Tổ chức Đảng: Đảng bộ Bộ phận và 10 chi bộ trực thuộc.

- Tổ chức Công đoàn: Công đoàn Bộ phận Khoa và 18 Tổ công đoàn trực thuộc.

- Tổ chức Đoàn TNCS HCM: 02 chi đoàn và Hội sinh viên.

3.2. Nhân sựTổng số viên chức, người lao động tính đến 10/11/2018: 190 (78 nam, 112 nữ), trong đó:

- Viên chức: 144 - Hợp đồng làm việc: 46 Cán bộ giảng: 115 (54 nam, 61 nữ; 89,56% có trình độ chuyên môn sau đại học)

Bảng 1. Trình độ chuyên môn của cán bộ giảng

Giáo sư Phó giáo sư Tiến sĩ Thạc sĩ Dược sĩ DSTH

Số lượng 02 34 29 38 11 01

Tỷ lệ (%) 1,73 29,57 25,22 33,04 9,57 0,87

3.3. Cơ sở vật chấtĐịa chỉ hiện nay: Số 41 Đường Đinh Tiên Hoàng - Phường Bến Nghé - Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.

2

Trong đó có:

- 01 khu nhà 3 tâng gồm Đại giảng đường, BM. Sinh hóa, BM. Bào chế, BM. Hóa lý, BM. Dược lý.

- 01 khu nhà hành chính: Văn phòng BCN Khoa, Phòng họp và 04 Ban (HCTC, QTGT, QLĐT, NCKH - Thư viện), giảng đường 6, 8.

- 01 khu hành chính cũ gồm: GĐ 9, 10, 11, Ban ĐBCLGD, BM. Quản lý Dược, Tổ môn Ngoại ngữ, BM. Thực Vật, BM. Dược Lâm sàng, BM. Vi sinh - Ký sinh, Căn tin.

- 01 khu nhà mới gồm BM. CNTT Dược, CN Dược, Phòng hội thảo, GĐ 13, GĐ 14.

- Khu nhà 05 tâng gồm BM. Hóa phân tích - Kiểm nghiệm, Dược liệu, Hóa hữu cơ, Hóa Dược và 5 giảng đường.

- 01 khu nhà gồm Phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học dược (BM. Vi sinh - Ký sinh).

4. Thuận lợi và khó khăn4.1. Thuận lợi- Được sự chỉ đạo sâu sát và kịp thời của Đảng ủy, Ban Giám Hiệu trường, sự lãnh đạo

trực tiếp của Đảng ủy, Ban chủ nhiệm Khoa Dược đối với mọi hoạt động và công tác của đơn vị và sự hỗ trợ tích cực của các Khoa bạn.

- Ban Chủ nhiệm Khoa năng động, đoàn kết, nhạy bén trong công tác, động viên được toàn thể viên chức, người lao động thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của khoa.

- Sự phối hợp đồng bộ giữa Ban Chủ nhiệm, Ban Chấp hành Công đoàn, Đoàn TN Cộng sản Hồ Chí Minh – Hội sinh viên; sự thống nhất, đoàn kết của các Ban/Bộ môn/Trung Tâm và tập thể viên chức, người lao động trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của khoa.

- Đội ngũ viên chức quản lý, viên chức, người lao động được nâng cao trình độ về mọi mặt, phát triển về chất luợng và số lượng, đáp ứng yêu câu nâng cao chất lượng giảng dạy và phát triển của khoa; đa số người lao động phục vụ tận tụy với công việc, có tinh thân trách nhiệm, khắc phục khó khăn góp phân hoàn thành nhiệm vụ của khoa.

- Cơ sở vật chất, các trang thiết bị từng bước được bổ sung, tăng cường đâu tư thông qua các dự án, góp phân nâng cao chất lượng trong công tác đào tạo và NCKH.

- Sự quan tâm của Trường và Khoa đến đời sống tinh thân và vật chất của viên chức, người lao động thông qua các hoạt động tổ chức khám sức khỏe định kỳ, nghỉ hè, chi thu nhập tăng thêm bằng 0,70 mức lương và 1,300,000/người/tháng, góp phân tháo gỡ khó khăn trong cuộc sống, đem lại sự an tâm cho viên chức, người lao động.

4.2. Khó khăn- Quy mô đào tạo tăng trong khi cơ sở vật không đáp ứng yêu câu giảng dạy, một số lớp

phải tổ chức ngoài giờ, các kỳ thi kết thúc học phân phải tổ chức vào cuối tuân, số lượng học viên, sinh viên (HVSV) tăng, ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy, học tập.

- Trang thiết bị dù đã được đâu tư nâng cấp nhưng vân chưa đáp ứng được yêu câu về số lượng và chất lượng đào tạo, về mức độ hiện đại cũng như mức độ tiếp cận với thực tế của ngành dược hiện nay.

- Tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp; ảnh hưởng đến tư tưởng, đời sống của viên chức, người lao động.

3

II. NHỮNG THÀNH TÍCH NỔI BẬT

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nhưng tập thể viên chức, người lao động Khoa Dược đã nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn, phát huy những thuận lợi, cơ bản hoàn thành công tác năm học 2017-2018 và đã đạt được một số thành tích nổi bật.

2.1. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng- Quán triệt và triển khai, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lân thứ 8 Ban Chấp hành Trung

ương Đảng khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu câu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

- Triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 08/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong ngành y tế giai đoạn 2016 – 2021 với nội dung cụ thể theo chuyên đề năm 2017 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” và năm 2018 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đâu, của cán bộ, đảng viên”, cụ thể hóa trong việc tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ của từng đơn vị cũng như mỗi đảng viên, viên chức, người lao động.

- Trước diễn biến phức tạp của tình hình an ninh xã hội liên quan đến các dự thảo Luật an ninh mạng, Luật đặc khu, Luật biểu tình,… trong thời gian qua, Khoa Dược đã tổ chức quán triệt đến đảng viên, viên chức, người lao động cũng như học viên, sinh viên với quan điểm: cân nêu cao tinh thân cảnh giác, làm tròn trách nhiệm của người đảng viên, viên chức, người lao động, đồng thời giải thích cho gia đình và người thân hiểu đúng vấn đề, thể hiện trách nhiệm công dân, thể hiện lòng tin vào Đảng, Nhà nước, tránh để các thế lực thù địch lợi dụng lòng yêu nước của mình, kích động gây rối.

- Thực hiện Quy tắc ứng xử của viên chức, người lao động, nâng cao nhận thức và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ, những điều được làm và không được làm của viên chức, người lao động, HVSV. Xây dựng môi trường giáo dục văn minh, viên chức, người lao động luôn hòa nhã với đồng nghiệp, hỗ trợ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ chung, giữ mối quan hệ tốt với phụ huynh, sinh viên, học viên và những khách liên hệ công tác.

- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, xây dựng kế hoạch sử dụng dung môi, hóa chất, điện, nước, điện thoại an toàn, hiệu quả; nêu cao ý thức đảm bảo an toàn lao động, phòng chống cháy nổ; đảm bảo an ninh trật tự trong cơ quan.

2.2. Công tác hành chính tổng hợp- Thực hiện các báo cáo tổng hợp, giải trình, đóng góp ý kiến cho các dự thảo văn bản

pháp luật của khoa nhanh chóng, kịp thời gửi trường, các cơ quan chức năng theo yêu câu; ban hành kết luận họp giao ban khoa; soạn thảo những văn bản thực hiện chủ trương, chỉ đạo của trường, yêu câu công tác của khoa, danh bạ điện thoại của trường, kỷ yếu 70 năm thành lập Trường.

4

- Năm học 2017-2018, khoa đã tiếp nhận và xử lý 760 công văn đi và trên 650 công văn đến (04 bìa hồ sơ công văn tính đến ngày 30/6/2018). Việc quản lý văn bản đi và đến được thực hiện trên phân mềm quản lý, đảm bảo nhanh chóng, kịp thời trong giải quyết các công việc của khoa nhanh chóng, kịp thời. Hồ sơ lưu trữ được thực hiện đúng theo nguyên tắc bảo mật và cung cấp kịp thời thông tin khi có yêu câu.

- Tổ chức tốt sinh hoạt giao ban hàng tháng của khoa và 450 cuộc họp khác phục vụ việc triển khai công tác của khoa.

- Tổ chức tốt công tác quản lý, lễ tân, phục vụ, các hội nghị, hội thảo, các lễ khai giảng, bế giảng các khóa học, hội nghị khoa học, báo cáo chuyên đề, các hoạt động hợp tác quốc tế, các ngày lễ lớn của Đảng, Nhà nước cũng như của đơn vị, quản lý tư liệu dạng thông tin, hình ảnh.

- Đảm bảo công tác đưa đón các đoàn khách làm việc trong và ngoài thành phố đảm bảo giờ giấc, an toàn, tiết kiệm.

- Năm học 2017-2018, chuyển và nhận 1320 thư tín, bưu phẩm, bưu kiện trong và ngoài nước đảm bảo an toàn; chuyển và nhận fax, điện thoại, email của đơn vị.

- Thực hiện thủ tục để cấp giấy giới thiệu cho viên chức, học viên, sinh viên có thể liên hệ công tác với các cơ quan bên ngoài.

- Công tác quản lý mạng LAN, đường truyền ADSL, 24 camera an ninh, website của khoa hoạt động ổn định và hiệu quả, đáp ứng theo yêu câu hoạt động học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học của viên chức, người lao động và HVSV; triển khai ứng dụng Office 365 và sử dụng email @ump.edu.vn tại đơn vị.

- Đảm bảo công tác bảo vệ an ninh trật tự trong khoa, phòng cháy chữa cháy, xây dựng Khoa Dược đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh - Trật tự” năm 2018 và 02 cá nhân được tặng bằng khen về thành tích suất sắc trong công tác Tự vệ - Quốc phòng và an ninh trật tự.

Ưu điểm:

- Thực hiện tốt công tác hành chính tổng hợp, cải cách hành chính theo quy định chung của trường, đảm bảo quy chế văn hóa công sở.

- Thực hiện công tác hành chính tổng hợp theo đúng các Quy trình thao tác chuẩn về soạn thảo văn bản, quản lý văn bản đi - đến; lưu trữ và quản lý văn bản mật do trường ban hành.

Hạn chế:- Công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn về tài sản trong khoa, đặc biệt là trong ngày

Lễ tốt nghiệp đã được tăng cường nhưng do tình hình phức tạp, đông người, nhiều thành phân, khó kiểm soát nên vân có một số cá nhân vị mất tài sản.

Hướng khắc phục:- Tăng cường kiểm soát khách ra vào liên hệ công tác; kiểm tra việc đeo bảng tên của

nhân sự tham gia tổ chức các hoạt động trong khuôn viên của khoa.

2.3. Công tác tổ chức cán bộ- Quản lý nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng: cập nhật, bổ sung văn bằng, chứng

chỉ về tin học, ngoại ngữ, bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp/chính trị/nghiệp 5

vụ/kỹ năng quản lý/nghiệp vụ sư phạm, lý lịch khoa học trong hồ sơ nhân sự theo quy định. Báo cáo, cung cấp thông tin về nhân sự cho các đơn vị trong và ngoài trường khi được yêu câu.

- Thực hiện công tác tuyển dụng nhân sự công khai, minh bạch, đúng quy trình: hoàn tất hồ sơ ký hợp đồng lao động mới cho 05 VC.

- Hoàn thành công tác rà soát quy hoạch viên chức quản lý đúng quy định theo yêu câu của trường, Bộ Y tế tại Quyết định số 4213/QĐ-BYT ngày 20/9/2017 với tinh thân quy hoạch mở và động, đảm bảo tính kế thừa, chuyển giao giữa các thế hệ, chú trọng công tác bồi dưỡng thế hệ trẻ. Danh sách quy hoạch viên chức quản lý cấp Khoa, Bộ môn, Ban, Trung tâm đã được Nhà trường phê duyệt tại Quyết định số 1618/QĐ-ĐHYD ngày 04/6/2018.

- Thực hiện việc công khai quy hoạch đối với tập thể lãnh đạo các đơn vị, cá nhân viên chức trong diện quy hoạch để làm cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo khi bổ nhiệm phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn theo quy định của từng chức danh.

- Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ đối với viên chức quản lý được công khai, minh bạch, đúng quy định. Trong năm học 2017 - 2018, đã thực hiện hồ sơ để bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cho 10 VCQL, kéo dài thời gian giữ chức vụ cho 02 VCQL, thôi giữ chức vụ cho 05 VCQL.

- Năm học 2017 - 2018, thực hiện hồ sơ bổ nhiệm chức danh phó giáo sư: 08; chuyển ngạch cho 04 VC từ ngạch nghiên cứu viên sang ngạch giảng viên; thi lên hạng cho 07 VC từ giảng viên lên giảng viên chính; thăng hạng cho 08 VC từ giảng viên lên giảng viên cao cấp.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân sự: thực hiện hồ sơ cử 08 viên chức tham gia chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị trung cấp khóa 3 (07 VC hoàn thành) và 14 viên chức tham gia chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị trung cấp khóa 4; 01 viên chức tham gia chương trình đào tạo trình độ cao học, 27 viên chức, người lao động đi hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế hoặc du lịch, giải quyết việc riêng ở nước ngoài; 01 VC tham gia lớp bồi dưỡng về kỹ năng lãnh đạo quản lý, 03 VC tham gia lớp bồi dưỡng về Quản lý chất lượng toàn diện; 08 VC tham gia lớp quản lý nhà nước chương trình chuyên viên cũng như hỗ trợ hồ sơ cho VC tham gia lớp nghiệp bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp GVC, GVCC, NCV chính, lớp tập huấn về ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo, nhân sự; viết báo cáo tự đánh giá, công tác ĐBCLGD, an ninh quốc phòng, PCCC, tự vệ, an toàn lao động.

- Thực hiện đây đủ hồ sơ để giải quyết các chế độ, chính sách về tiền lương, tiền công, BHXH, BHYT, phụ cấp độc hại, tiền hỗ trợ làm ngoài giờ, làm choàng, làm việc vào ngày lễ, tết,… cho viên chức, người lao động theo quy định của Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ và nhà trường, đảm bảo quyền lợi cho viên chức, người lao động gồm: 37 VC được nâng lương thường xuyên và vượt khung; 09 VC được nâng lương trước thời hạn; 02 hồ sơ VC nghỉ việc, 04 hồ sơ VC nghỉ hưu, 08 hồ sơ VC nghỉ hộ sản, 10 hồ sơ VC nghỉ không hưởng lương; 08 hồ sơ tiếp nhận lại viên chức, NLĐ.

- Phân công viên chức, người lao động tham gia công tác tuyển sinh (SĐH, VB2, ĐH) hợp lý, an toàn; phân công trực lễ, hè, tết... Quản lý việc chấp hành nội quy, quy chế và kỷ cương trong khoa, yêu câu các đơn vị đảm bảo về giờ làm việc, luôn có nhân viên trực để đáp ứng công việc kịp thời.

6

- Công tác thi đua, khen thưởng thực hiện nghiêm túc, công khai, minh bạch, đúng người, đúng việc. Kết quả thi đua cho năm học 2016 - 2017: Khoa đạt danh hiệu Khoa xuất sắc, 17 tổ lao động xuất sắc, 62 chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, 179 lao động tiên tiến, 07 tập thể và 25 cá nhân nhận giấy khen của Hiệu trưởng, 05 tập thể và 25 cá nhân nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ y tế, 01 cá nhân nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 01 cá nhân nhận huân chương lao động hạng III; 02 giảng viên được trao tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú; 01 giảng viên được trao tặng danh hiệu Nhà giáo tiêu biểu cấp khoa. Đề nghị danh hiệu thi đua năm học 2017 - 2018 của các tập thể và cá nhân theo Nghị định 91/2017 sửa đổi và bổ sung về thi đua, khen thưởng gồm: Lao động tiên tiến: 178 viên chức; Chiến sĩ thi đua: 28 viên chức; Tập thể lao động tiên tiến: 20; Tập thể Lao động xuất sắc: 19. Đề nghị hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua cấp cao cho 04 tập thể, 08 cá nhân; danh hiệu nhà giáo tiêu biểu cấp khoa cho 01 giảng viên.

- Công tác bảo vệ chính trị nội bộ: phối hợp với tổ chức đảng kiểm tra lý lịch viên chức để thẩm tra 05 hồ sơ phát triển đảng viên.

Ưu điểm:

- Khoa có đội ngũ nhân sự đủ về số lượng; đảm bảo số lượng, cơ cấu về độ tuổi, thâm niên công tác; chuyên môn và trình độ ngoại ngữ, tin học chuẩn theo quy định đáp ứng yêu câu về nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học. Khoa luôn khuyến khích và tạo điều kiện để viên chức, người lao động được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Công tác quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, tuyển dụng, thi đua khen thưởng thực hiện công khai, minh bạch, đúng quy trình.

- Thực hiện các chế độ chính sách đối với viên chức được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, kịp thời, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Hạn chế:

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa đáp ứng yêu câu về tiêu chuẩn bổ nhiệm của các chức danh viên chức quản lý do phụ thuộc chỉ tiêu đào tạo của trường, một số đơn vị/cá nhân chưa nhận thức được tâm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng dân đến công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại viên chức quản lý của một số đơn vị bị chậm hoặc bị hoãn lại.

- Chưa ban hành và áp dụng bản đánh giá viên chức, người lao động với các tiêu chuẩn có tính định lượng để phục vụ công tác thi đua, khen thưởng do đây là công tác mới và phức tạp; thiếu hướng dân và các biểu mâu chung của trường.

Hướng khắc phục:

- Khoa đã xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng viên chức, người lao động để tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn theo yêu câu của nhà trường dựa trên công tác quy hoạch để đảm bảo bổ nhiệm, bổ nhiệm lại viên chức quản lý đúng tiêu chuẩn của chức danh theo quy định của Bộ Nội Vụ.

- Đề xuất với trường ban hành hướng dân chung và các biểu mâu như Bảng điểm đánh giá kết quả công tác cho các nhóm viên chức, người lao động khác nhau phù hợp với vị trí việc làm để phục vụ công tác đánh giá viên chức, người lao động và công tác thi đua khen thưởng.

7

2.4. Công tác đào tạo- Triển khai kế hoạch giảng dạy đúng tiến độ theo kế hoạch năm học ở các cấp bậc từ

sau đại học đến cao đẳng. Tiếp tục tổ chức đào tạo đại học theo hệ thống tín chỉ đối với cả 3 hệ Chính quy, Liên thông và Văn bằng 2, đồng thời tiếp tục triển khai đào tạo dược sĩ đại học theo chương trình 233 đơn vị học trình cho khối Dược 2013, trong đó tổ chức giảng dạy các môn năm thứ năm theo 5 định hướng chuyên ngành và vân song song tổ chức đào tạo theo chương trình đa khoa cho hệ liên thông, văn bằng 2.

- Tổ chức học kỳ hè năm học 2017-2018 cho sinh viên theo quy định của Trường, tổ chức thi vét các học phân không còn trong chương trình đào tạo.

- Nhập dữ liệu thô về chương trình đào tạo vào phân mềm PMT-EMS Education, nhập dữ liệu thời khóa biểu các khối lớp tín chỉ để chạy thử phân mềm. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đào tạo đối với các bộ môn, HVSV thông qua website của khoa/Ban QLĐT, email UMP,… Tổ chức chấm thi trắc nghiệm bằng máy scan mới giúp tiết kiệm thời gian chấm thi cho các bộ môn.

- Tổ chức Hội thảo tại Vũng Tàu về “Kiểm định CTĐT, đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo bậc đại học và sau đại học”, Hội thảo tại Lâm Đồng về “Đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo bậc đại học và sau đại học” nhằm rút kinh nghiệm việc triển khai chương trình đào tạo Dược sĩ đại học định hướng chuyên ngành và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học, hướng đến việc xây dựng chương trình đào tạo chất lượng cao trong tương lai gân.

- Rà soát và chỉnh sửa đề cương chi tiết học phân, xây dựng chuẩn đâu ra chương trình đào tạo ngành Dược học, hệ chính quy.

- Xây dựng các quy trình làm việc và biểu mâu mới liên quan đến đào tạo tín chỉ.

- Phối hợp với Ban quản lý dự án HPET tổ chức khóa đào tạo giảng viên dược tuyến tỉnh (TOT) về nâng cao năng lực cho cán bộ dược làm việc tại trạm y tế hoạt động theo nguyên tắc y học gia đình cho các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Nông, Khánh Hòa, Đồng Tháp, Lâm Đồng.

- Hoàn thành đề án xin mở mã ngành đào tạo Thạc sĩ Quản lý dược, đã nộp hồ sơ xin phép Bộ giáo dục và đào tạo phê duyệt.

- Tổ chức các lớp đào tạo liên tục, cập nhật những kiến thức mới trong lĩnh vực dược: cấp 110 giấy chứng nhận đào tạo liên tục.

- Thực hiện tốt công tác học sinh, sinh viên, đảm bảo đúng quyền lợi của người học theo quy định; phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề của HVSV liên quan đến quy chế đào tạo; hỗ trợ HVSV gặp khó khăn; đăng ký bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn cho HVSV đúng quy định.

- Tổ chức ngày hội Tự hào ngành dược lân thứ 4, Ngày hội hướng nghiệp, phối hợp với các cơ sở thực tế tổ chức hội thảo giới thiệu định hướng chuyên ngành cho các sinh viên chính quy năm 4.

- Tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến công tác giáo dục tư tưởng, văn hóa; nắm bắt tình hình HVSV, tổ chức lớp đào tạo kỹ năng mềm cho HVSV.

8

Kết quả đào tạo

Số lượng sinh viên, học viên của các lớp đào tạo Dược sĩ đại học, Cao đẳng, Sau đại học được lân lượt trình bày trong Bảng 2, 3 và 4.

Bảng 2. Số liệu đào tạo Dược sĩ đại họcSTT Lớp Số lượng SV Tổng số

1 Dược chính quy 2017 400

16342 Dược chính quy 2016 2963 Dược chính quy 2015 3124 Dược chính quy 2014 3085 Dược chính quy 2013 3186 Liên thông Dược 2016 84

4367 Liên thông Dược 2015 1728 Liên thông Dược 2014 1809 Dược sĩ VB2-2017 99

39110 Dược sĩ VB2-2016 15211 Dược sĩ VB2-2015 140

Tổng cộng 2461

Bảng 3. Số liệu đào tạo Dược sĩ cao đẳngSTT

Lớp Số lượng SV Ghi chú

1 Dược CĐ 2015 105 Khóa cuối cùngBảng 4. Số liệu đào tạo Sau đại học

STT Hệ & năm đào tạo Số lượng Ghi chú1 Cao học 2016 1182 Chuyên khoa I 2016 44

Chuyên khoa II 2016 123 Cao học 2017 1184 Chuyên khoa I 2017 485 Chuyên khoa II 2017 126 Nghiên cứu sinh 54 T.sinh: 6, bảo vệ: 2

Tổng cộng 406

Bảng 5. Kết quả học tập của khối Dược sĩ đại học

Lớp Số SV

Giỏi Khá TB Khá TB Yếu-KémSL % SL % SL % SL % SL %

CQ 2013 318 152 47,8 146 45,9 18 5,7 2 0,6 0 0,0CQ 2014 308 2 0,6 86 27,9 137 44,5 74 24,0 9 3,0CQ 2015 312 8 2,6 75 24,0 151 48,4 67 21,5 11 3,5CQ 2016 296 1 0,34 33 11,1 0 0,0 108 36,5 154 52,06CQ 2017 400 16 4,0 207 51,8 0 0,0 145 36,3 32 7,9LT 2014 180 0 0,0 9 5,0 119 66,1 50 27,8 2 1,1LT 2015 172 0 0,0 30 17,4 115 66,9 25 14,5 2 1,2LT 2016 84 0 0,0 6 7,1 0 0,0 32 38,1 46 54,8VB2-2015 140 8 5,7 68 48,6 56 40,0 4 2,85 4 2,85VB2-2016 152 1 0,66 20 13,16 0 0,0 36 23,68 95 62,5

9

VB2-2017 99 0 0,0 15 15,15 0 0,0 39 39,4 45 45,45Tổng cộng 2461 188 7,64 695 28,24 596 24,22 582 23,65 400 16,25

Bảng 6. Kết quả học tập Khối cao đẳng

Lớp Số SV

Giỏi Khá TB Khá TB Yếu-KémSL % SL % SL % SL % SL %

CĐ 2015 100 19 19,0 63 63,0 10 10,0 0 0,0 8 8,0

- Năm học 2017 - 2018, có 318 sinh viên đại học hệ chính quy, 200 sinh viên đại học hệ liên thông, 152 sinh viên dược sĩ đại học hệ văn bằng 2, 98 sinh viên dược sĩ hệ cao đẳng được công nhận tốt nghiệp. Kết quả khảo sát SV tốt nghiệp ra trường cho thấy, phân lớn SV tìm được việc làm phù hợp, tỷ lệ cao SV đáp ứng được yêu câu công việc của nhà tuyển dụng, ứng dụng được những kiến thức và kỹ năng học tại trường vào thực tế ngành nghề. Lớp DSĐH khóa 2013-2018 có 09 sinh viên bảo vệ khóa luận tốt nghiệp bằng tiếng Pháp và được cấp học bổng tiếp tục theo học Master 2 tại Pháp và Master Mekong Pharma. Kết quả cho thấy các sinh viên tốt nghiệp tại trường đã tiếp cận và hoàn thành tốt chương trình sau đại học tại các trường tiên tiến trên thế giới.

- Đối với công tác đào tạo Sau đại học, trong năm học 2017-2018, đã tổ chức bảo vệ luận văn và cấp bằng tốt nghiệp cho 73 học viên cao học (Công nghệ dược phẩm và bào chế thuốc: 21, Dược lý và Dược lâm sàn: 30, Dược học cổ truyền: 08, Kiểm nghiệm thuốc và độc chất: 14); 27 học viên chuyên khoa I (Kiểm nghiệm thuốc và độc chất: 01, Công nghệ dược phẩm và bào chế thuốc: 01, Dược lý và Dược lâm sàng: 06, Tổ chức - Quản lý dược: 19); 13 học viên chuyên khoa II chuyên ngành Tổ chức - Quản lý dược.

- Triển khai chương trình liên kết đào tạo Master Mekong Pharma được Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và đào tạo cho phép tại Quyết định số 2185/QĐ-BGDĐT, Thạc sỹ ngành Công nghệ dược và bào chế thuốc, chuyên ngành Y học nano và nghiên cứu, phát triển dược phẩm (Master Sciences du médicament, parcours Nanomédecine et R&D pharmaceutique) do Đại học Angers, Pháp chịu trách nhiệm về đề cương chương trình, trực tiếp giảng dạy tại Khoa Dược và cấp bằng tốt nghiệp với sự quản lý của khoa dược và tham gia giảng dạy của một số giảng viên khoa Dược. Năm học 2017 – 2018, đã tổ chức khóa 1 gồm 12 học viên, trong đó 11 học viên đã hoàn thành chương trình và được cấp bằng vào ngày 9/11/2018; phối hợp tổ chức tuyển sinh 12 học viên cho khóa 2.

Kết quả tuyển sinh năm hoc 2018-2019

Bảng 7. Số liệu tuyển sinh năm học 2018-2019Hệ tuyển sinh Ngân sách nhà nước (NSNN) Ngoài NSNN Tổng cộng

DSĐH chính quy 496 (484) 0 496DSĐH Văn bằng 2 0 91 91NCSCK1CK2Cao học

10

Dược 2017

Ưu điểm- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa khoa và Phòng Đào tạo, Phòng Sau đại học trong công

tác triển khai chương trình, quản lý hoạt động đào tạo.

- Các SOP liên quan đến công tác đào tạo được ban hành tương đối đây đủ, giúp các hoạt động được triển khai thực hiện nhanh chóng, kịp thời, chính xác, công khai và minh bạch.

- Được sự hỗ trợ tích cực từ các đối tác, bệnh viện, doanh nghiệp trong và ngoài nước (tặng học bổng, tham gia đào tạo thực hành thực tế, tư vấn hướng nghiệp, tuyển dụng).

- Đa số sinh viên có chất lượng cao, ý thức học tập tốt, chủ động với tiến độ, kế hoạch học tập đảm bảo tốt nghiệp đúng hạn.

Hạn chế:

- Tồn tại song song 2 chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ và niên chế, dân đến khó khăn, không đồng bộ trong công tác quản lý, triển khai thực tế.

Số lượng sinh viên, học viên/lớp quá đông, cơ sở vật chất chưa đáp ứng kịp (thiếu GĐ, thiếu khu tự học, wifi yếu), khó khăn khi triển khai phương pháp dạy và học tích cực nhằm phát triển khả năng tư duy phản biện của sinh viên.

- Một số đơn vị chưa tuân thủ nghiêm túc các quy định về thời gian qui định, ảnh hưởng đến kế hoạch giảng dạy của khoa và học tập của sinh viên, đặc biệt đối với sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp.

Chưa có bộ phận khảo thí nên các Bộ môn vừa giảng dạy, ra đề, chấm điểm, ảnh hưởng đến tính khách quan của quá trình đánh giá kết quả học tập.

Hướng khắc phục:

- Đẩy mạnh công tác đánh giá việc thực hiện các SOP đã ban hành liên quan đến công tác đào tạo đại học, sau đại học.

- Ứng dụng phân mềm PMT Education trong quản lý hoạt động đào tạo.

- Triển khai công tác khảo thí để hoạt động đánh giá kết quả học tập khách quan.

2.5. Công tác Đảm bảo chất lượng giáo dục (ĐBCLGD)- Công tác kiểm định chất lượng: Lập kế hoạch tự đánh giá chương trình đào tạo DSĐH

từ tháng 3-12/2018, tổ chức triển khai viết báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo dược sĩ đại học hệ chính quy của Khoa Dược theo Bộ tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ tiêu chuẩn AUN-QA phiên bản 3.0 và Bộ tiêu chuẩn CIDPHARMEF phiên bản năm 2017:

Thành lập Hội đồng tự đánh giá gồm 19 thành viên, 5 nhóm chuyên trách viết báo cáo tự đánh giá với 13 thành viên, ban thư ký với 05 thành viên.

Tổ chức các cuộc họp triển khai công tác tự đánh giá chương trình đào tạo với Phòng Đảm bảo chất lượng và Hội đồng tự đánh giá; triển khai công tác viết báo cáo tự đánh giá với 5 nhóm chuyên trách và ban thư ký.

Tổ chức hội thảo góp ý, phản biện dự thảo lân 1 báo cáo tự đánh giá. Hoàn thành dự thảo lân 1 báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo dược sĩ đại học hệ chính

11

quy để chuẩn bị báo cáo tự đánh giá theo Bộ tiêu chuẩn của CIDPHARMEF 2017 và của AUN-QA 3.0.

Tổ chức họp triển khai công tác thu thập minh chứng, xây dựng cơ sở dữ liệu kiểm định chất lượng cho báo cáo tự đánh giá.

- Triển khai giải pháp khắc phục những hạn chế và tồn tại theo kết luận của đoàn đánh giá ngoài về kiểm định đại học Y Dược TP. HCM: thu thập ý kiến qua phiếu khảo sát giảng viên, nghiên cứu viên, chuyên viên, kỹ thuật viên và nhân viên khoa Dược về môi trường làm việc; lấy ý kiến của sinh viên bằng phương pháp khảo sát trực tuyến về hoạt động giảng dạy lý thuyết và thực hành của 18 giảng viên thuộc 14 bộ môn.

- Triển khai các hoạt động khảo sát:

Lấy ý kiến đóng góp các bên liên quan (giảng viên, cựu sinh viên, nhà tuyển dụng) bằng phương pháp khảo sát trực tuyến và tổ chức hội thảo để chỉnh sửa và hoàn thiện chuẩn đâu ra dược sĩ đại học và dự thảo chuẩn đâu ra thạc sĩ dược học.

Lấy ý kiến bằng phương pháp khảo sát trực tuyến 244 dược sĩ tốt nghiệp khóa Dược 2011 sau 1 năm ra trường về tình hình việc làm theo yêu câu Bộ GD&ĐT.

Lấy ý kiến qua phiếu điều tra 186 cựu sinh viên Dược 2012 về tình hình việc làm và khả năng đáp ứng công việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp 1 tháng và 6 tháng.

Lấy ý kiến qua phiếu điều tra 257 sinh viên Dược 2012 về hoạt động đào tạo của Khoa.

Lấy ý kiến qua phiếu khảo sát sinh viên về 2 học phân Công nghệ thông tin dược và học phân lý thuyết định hướng chuyên ngành Hệ thống quản lý thuốc.

Lấy ý kiến bằng phương pháp khảo sát trực tuyến đối với 365 lượt khảo sát của sinh viên lớp Dược 2013 về học phân thực tế chuyên ngành.

Lấy ý kiến cựu sinh viên bằng phương pháp khảo sát trực tuyến về nhu câu học thạc sĩ chuyên ngành Quản lý dược.

Khảo sát ý kiến giảng viên về các năng lực cân có của một dược sĩ đại học, là cơ sở để xây dựng chuẩn năng lực dược sĩ (phối hợp với Đại học Dược Hà Nội).

- Thực hiện việc công khai hàng năm trên website của Khoa về cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế, về điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, về tài chính theo các biểu mâu của Bộ GD&ĐT.

- Hoàn thành chuẩn đâu ra dược sĩ đại học được Hiệu trưởng ban hành lân 2 và dự thảo lân 1 chuẩn đâu ra thạc sĩ dược học của 5 chuyên ngành.

- Ban hành 7 SOP mới liên quan đến công tác quản lý đào tạo và quản trị thiết bị. Tổ chức tập huấn các SOP về hoạt động đào tạo cho 14 bộ môn và các Ban liên quan.

- Phân tích quá trình học tập của sinh viên: số môn học không đạt, điểm trung bình tích lũy sau mỗi năm học; sự tiến bộ của sinh viên theo từng năm học, tỷ lệ sinh viên ở lại mỗi năm/lớp, tỷ lệ sinh viên bỏ học sau mỗi năm/lớp, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đúng hạn/lớp.

- Thực hiện và tổng kết công tác thanh tra giảng đường trong các giờ học lý thuyết.

Ưu điểm:

12

- Các Bộ môn hỗ trợ các hoạt động khảo sát học phân, giảng viên.

- Đa số các giảng viên đều ý thức tâm quan trọng của công tác kiểm định chất lượng, giúp công tác đảm bảo chất lượng tiến hành thuận lợi và chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao.

Hạn chế:

- Tiến độ thu thập minh chứng, xây dựng cơ sở dữ liệu kiểm định chất lượng chậm do chưa có phân mềm hỗ trợ.

- Kết quả khảo sát nhà tuyển dụng và cựu sinh viên về chuẩn đâu ra, chương trình đào tạo, tình hình việc làm, sử dụng dược sĩ tốt nghiệp tại Khoa Dược có số lượng thấp do phát phiếu khảo sát trong những dịp lễ, Hội thảo và Hội nghị tại Khoa. Sinh viên tham gia khảo sát về hoạt động giảng dạy của giảng viên thấp do khảo sát trực tuyến.

- Chưa có SOP xử lý các tình huống khẩn cấp; chưa đánh giá việc thực hiện các SOP đã được ban hành và tập huấn.

Hướng khắc phục

- Phối hợp với Trung tâm CNTT và TT xây dựng yêu câu kỹ thuật, viết phân mềm.

- Đối với nhà tuyển dụng, cựu sinh viên: tổ chức khảo sát trực tuyến, qua thư điện tử, phiếu khảo sát gửi cho giảng viên hướng dân sinh viên đi thực tế. Tổ chức khảo sát ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên trực tuyến, qua thư điện tử, phiếu khảo sát tại chỗ ngay sau khi giảng viên kết thúc bài giảng.

- Biên soạn, ban hành, tập huấn và triển khai SOP xử lý các tình huống khẩn cấp; tổ chức lấy ý kiến phản hồi định kỳ 2 năm về việc thực hiện SOP của các đơn vị.

2.6. Công tác Quản trị - Giáo tài - Duy trì chất lượng, đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa

học và các hoạt động thường quy của khoa.

- Hoàn thành công tác sửa chữa nâng cấp, cải thiện cơ sở vật chật cho Ban NCKH-Thư viện, BM. Hóa lý, BM. Hóa hữu cơ, BM. Dược liệu, Tổ Ngoại ngữ, khu tự học cho sinh viên, cải tạo GĐ 8 thành Phòng máy tính.

- Cải tạo khuôn viên, đảm bảo vệ sinh, cảnh quan của khoa: nâng cấp sân bóng rổ (kinh phí hỗ trợ của NBA), kẻ vạch khu vực bãi giữ xe máy, đậu xe ô tô, dọn dẹp và mé nhánh cây trong vườn dược liệu, hệ thống thoát nước, bãi rác, xử lý hóa chất thu hồi.

- Hoàn thành công tác đấu thâu căn tin, bãi xe của khoa.

- Tiếp nhận các thiết bị từ nguồn quỹ phát triển sự nghiệp và nguồn ngân sách năm 2017, bàn giao cho BM. Bào chế, Hóa dược, Hóa hữu cơ, Công nghiệp dược, Hóa lý, Hóa phân tích, Dược liệu, Thực vật, Vi sinh - ký sinh, Công nghệ thông tin Dược, Ban Quản lý đào tạo, Ban Quản trị giáo tài.

- Sửa chữa máy móc (tủ hốt, máy HPLC, máy khuấy từ gia nhiệt, máy chuẩn độ điện thế, máy dập viên, máy đo pH, máy điện di mao quản CE) ở các bộ môn, bục giảng ở các GĐ, thang máy.

13

- Định kỳ kiểm tra các máy móc thiết bị cao áp, bình chữa cháy, tập huấn sử dụng các thiết bị và công tác an toàn PCCC theo quy định; bảo dưỡng định kỳ thiết bị PCCC, thang máy, xe ô tô của khoa, kính hiển vi ở các bộ môn.

- Thực hiện tốt công tác kiểm kê, kiểm tra sau kiểm kê, thanh lý tài sản năm 2017.

- Lập kế hoạch và thực hiện bảo hiểm tài sản đối với cơ sở vật chất của Khoa Dược.

- Cung cấp kịp thời trang thiết bị, máy móc, hóa chất, thành phẩm, dược liệu, súc vật thí nghiệm, dụng cụ, văn phòng phẩm, tạp phẩm cho các đơn vị theo kinh phí, theo dự trù được duyệt, theo từng học kỳ, từng lớp đáp ứng hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

- Cập nhật sổ sách chứng từ, tổng hợp các hợp đồng nhập trang thiết bị máy móc, dụng cụ hóa chất, đối chiếu sổ sách cùng bộ phận tài chính kế toán theo đúng từng hóa đơn.

- Sắp xếp lại kho, dọn dẹp sạch sẽ, xử lý hóa chất dung môi tồn đọng. Rà soát, báo cáo việc sử dụng dung môi hoá chất cho các bộ môn để thực hành tiết kiệm, sử dụng hợp lý, hiệu quả hơn.

- Đảm bảo công tác y tế cơ quan, thăm khám và sơ cấp cứu ban đâu không để các trường hợp nghiêm trọng đối với sức khỏe viên chức, người lao động, HVSV xảy ra.

Ưu điểm: - Việc sửa chữa một số hạng mục đã chủ động hơn.

- Khoa đã tranh thủ các nguồn lực khác nhau để mua sắm thiết bị đúng cấu hình theo yêu câu của các bộ môn.

Hạn chế: - Tiến độ sửa chữa CSVC bị động do phụ thuộc sự phê duyệt kinh phí từ trường, BYT,

đặc biệt đối với một số khu cân sửa chữa gấp vì cơ sở vật chất xuống cấp nghiêm trọng (tòa nhà khu hành chính cũ).

- Việc mua sắm và cấp phát trang thiết bị, vật tư thiếu, chậm do việc đấu thâu tập trung của trường chưa thực hiện được, Trường tạm thời giải quyết mua một số hóa chất, dụng cụ cân thiết cho thực tập ở các bộ môn theo hình thức chào giá cạnh tranh.

- Công tác thanh lý tài sản chưa được chủ động, khoa không có kho bãi chứa nên nhiều thiết bị chờ thanh lý để bên ngoài khuôn viên của các đơn vị ngày càng hư hại thêm.

Hướng khắc phục: - Khoa sẽ cố gắng làm việc với trường để cung cấp đây đủ, kịp thời hóa chất, dụng cụ,

dược liệu tươi, khô... trong khuôn khổ thực hiện hình thức đấu thâu tập trung.

- Khoa cố gắng làm việc với trưởng để thúc đẩy nhanh quá trình xử lý hồ sơ thủ tục liên quan đến việc sửa chữa, cải tạo cơ sở vật chất, thanh lý tài sản.

2.7. Công tác quản lý nghiên cứu khoa học- Tổ chức Hội nghị khoa học Kỹ thuật lân thứ 35 (ngày 6/4/2018): 7 báo cáo toàn thể, 98

poster, khoảng 1000 người tham dự, cấp giấy chứng nhận tham dự hội nghị 650 người. So với HN KHKT lân thứ 34, số lượng người tham dự, bài báo cáo, các đơn vị tham gia triển lãm được duy trì; các báo cáo phiên toàn thể từ các nhà khoa học trong nước và quốc tế (Thailand, Malaysia) thu hút sự quan tâm của hội nghị.

14

- Xuất bản Tạp chí Y học TP. HCM chuyên đề Dược tập 22, phụ bản số 2, 2018 đúng tiến độ tổ chức hội nghị KHKT lân thứ 35: nhận bài, phản biện, format, in 79 bài báo.

- Xuất bản “Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học” của Khoa Dược năm 2017: tập hợp các bài báo quốc tế, trong nước, đề tài các cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Sở, cấp trường, các giải thưởng nghiên cứu khoa học của thây cô, học viên, sinh viên Khoa Dược trong năm 2017.

- Khen thưởng, hỗ trợ lệ phí đăng báo trong năm 2017 cho 23 viên chức, người lao động là tác giả của 42 bài báo quốc tế với số tiền 33.335.000 đồng và 43 viên chức, người lao động là tác giả của 142 bài báo trong nước với số tiền 70.500.000 đồng.

- Tham gia tổ chức và báo cáo tại Hội nghị Khoa học công nghệ tuổi trẻ lân thứ 25 của Đại học Y Dược TP. HCM (ngày 7/12/2017): Khoa Dược tham gia 24 báo cáo thuộc lĩnh vực dược, đạt 9 giải (02 giải nhất, 03 giải nhì, 04 giải ba).

- Tham gia công tác tổ chức và báo cáo tại Hội nghị khoa học công nghệ tuổi trẻ các trường Đại học, Cao đẳng Y Dược Việt Nam lân thứ XIX (17-19/5/2018) tổ chức tại Đại học Y Dược TP. HCM: Khoa Dược có 9 báo cáo, đạt 7 giải thưởng (2 giải xuất sắc, 1 giải nhất, 3 giải nhì, 1 giải ba). So với HN lân thứ XVIII (6 báo cáo, đạt 5 giải: 2 giải nhất, 3 giải nhì), tăng 3 báo cáo và 2 giải thưởng.

- Hỗ trợ kinh phí và thủ tục để cán bộ giảng, HVSV của khoa tham gia báo cáo tại Hội nghị Asean PharmNET 2017 (21-22/11/2017 – Malaysia): khoa dược có 71 báo cáo (48 poster, 23 oral) giảm so với hội nghị Asean PharmNet I tại Thailand (93 báo cáo gồm 79 poster, 14 oral) có thể do lệ phí tham dự hội nghị cao.

- Triển khai thủ tục đăng ký cho 81 đề tài và xét duyệt đạt 68 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở; nghiệm thu, hỗ trợ thanh lý đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở theo đúng kế hoạch: tháng 11/2017: 55 đề tài và tháng 4/2018: 37 đề tài.

Bảng 8. Số lượng đề tài nghiên cứu của Khoa Dược từ năm 2011 đến 2017

Năm Cấp trường Số lượng đề tài

Số lượng đề tài Tổng kinh phí (triệu đồng)

Cấp Sở KHCN Cấp Bộ Cấp NN

2011 122 540,514 04 01

2012 129 564,8

2013 84 385 05 01 01

2014 97 397 05 0 0

2015 102 413 03 04 0

2016 96 422 06 02 0

2017 68 294 03 0 0

- Thông báo và hỗ trợ thủ tục đăng ký, nghiệm thu đề tài cấp Sở, Bộ, Nhà nước, Nafosted, các giải thưởng về NCKH.

- Tổ chức 13 buổi sinh hoạt khoa học định kỳ với 5 báo cáo viên trong nước và 9 báo cáo viên nước ngoài.

15

Ưu điểm:

- Các báo cáo khoa học của Khoa Dược tham dự các HN khoa học công nghệ tuổi trẻ cấp trường, toàn quốc có chất lượng cao, số lượng báo cáo đạt giải thưởng nhiều.

- Bước đâu tổng hợp dữ liệu về nghiên cứu khoa học của Khoa trong năm 2017 để giới thiệu thành tựu NKCH của khoa và phục vụ công tác kiểm định.

- Số buổi sinh hoạt khoa học/năm, số người tham dự/buổi tăng so với năm học 2016-2017 do chia sẻ thông tin qua công văn, website, fanpage, bảng thông tin Khoa học Công nghệ khoa… và kết hợp chặt chẽ với các bộ môn liên quan nội dung sinh hoạt.

Hạn chế:

- Kinh phí hỗ trợ tham dự báo cáo tại các HN khoa học công nghệ tuổi trẻ toàn quốc còn hạn chế, phụ thuộc vào chính sách của trường nên số lượng báo cáo bị giới hạn.

- Quyển “Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học” của Khoa Dược vân còn một số thiếu sót, thông tin mới chỉ có của năm 2017 và sai sót trong quá trình biên tập do việc cung cấp thông tin từ các cá nhân, đơn vị chưa đây đủ mặc dù đã được hướng dân.

- Số lượng và tổng kinh phí cấp cho đề tài cơ sở năm học 2017-2018 giảm mạnh có thể do kinh phí hỗ trợ thấp (3-5 triệu/đề tài), thủ tục đăng ký và nghiệm thu phức tạp, chưa hợp lý.

Hướng khắc phục:

- Đề nghị nhà trường tăng kinh phí hỗ trợ báo cáo tham dự các hội nghị toàn quốc tạo điều kiện để có thể đạt nhiều giải thưởng nghiên cứu khoa học cũng như tăng kinh phí hỗ trợ cho các đề tài nghiên cứu cấp cơ sở; góp ý cải tiến quy trình nghiệm thu đề tài.

- Trong năm học 2018-2019, đề nghị các cá nhân và đơn vị trong khoa cung cấp dữ liệu về thành tích nghiên cứu khoa học từ năm 2016 trở về nước để khoa từng bước tổng hợp dữ liệu, phục vụ cho công tác kiểm định.

2.8. Công tác thư viện và thông tin- Giới thiệu cho sinh viên (chính quy, văn bằng 2) về nguồn tài liệu của thư viện để học

viên, sinh viên tiếp cận dễ dàng. Hướng dân cho 12538 lượt viên chức, người lao động, học viên, sinh viên khai thác nguồn tài nguyên trên Thư viện (sách chuyên ngành, tạp chí… ) và hướng dân tra cứu trực tuyến các bài báo chuyên ngành từ các website có chứng cứ y học như Hinary, Pubmed, Elservier...

- Triển khai nghiệp vụ thư viện: dự trù sách chuyên ngành, giáo trình, báo, tạp chí theo quý/năm; chọn lọc, thanh lọc một số tài liệu hư hỏng, lạc hậu; mô tả, phân loại, biên mục tài liệu; bảo quản, sắp xếp, kiểm kê nguồn tài nguyên thư viện theo định kỳ.

- Triển khai công tác lưu trữ: 1571 nhan đề/2449 bản (giáo trình, sách tham khảo, chuyên khảo), 743 luận văn cao học (1996-2017), 821 luận văn chuyên khoa 1 (1983-2017), 43 luận văn chuyên khoa 2 (2010-2017), 2925 khóa luận tiếng việt, 116 khóa luận tiếng pháp (1981-2017), 1498 CD/VCD khóa luận, luận văn Chuyên khoa 1, Cao học; hơn 1300 sách điện tử chuyên ngành Bào chế, Công nghiệp dược, Dược liệu, Dược lý, Dược lâm sàng, Hóa dược, Thực vật, Hóa PT-KN, Vi Ký sinh; các dược điển, từ điển chuyên ngành (Việt Nam, Anh, Nhật, Châu Âu, Mỹ), Bách khoa, Dược thư…

16

- Triển khai công tác biên mục bổ sung 25 nhan đề/107 bản (kinh phí 11,292,000đ) tăng so với năm học 2016-2017 (kinh phí 5,502,000đ); 81 và 71 luận văn cao học năm 2016 và 2017; 63 luận văn chuyên khoa 1 (2017), 12 luận văn chuyên khoa 2 (2017), 184 khóa luận tiếng việt, 8 khóa luận tiếng pháp (2017), 400 sách điện tử chuyên ngành; chép lưu 266 file dữ liệu khóa luận, luận văn, luận án. Lập danh mục sách điện tử, luận văn chuyên khoa, cao học, bài trích tạp chí chuyên ngành: Dược liệu, Dược học.

- Khai thác dịch vụ truy cập trực tuyến: Năm học 2017-2018, đã hướng dân, hỗ trợ 1661 lượt tra cứu, tìm kiếm thông tin từ HINARI, WHO, thông tin khoa học và công nghệ Hà Nội và một số website phục vụ việc học tập, nghiên cứu khoa học sinh viên,…; gia hạn 2 tài khoản truy cập các tạp chí, sách điện tử qua Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia Hà Nội; chia sẻ tài liệu điện tử với Thư viện trường,..

Ưu điểm:

- Lượt người mượn mượn sách, khóa luận, luận văn, tra cứu nguồn tài liệu của thư viện tăng hơn so với năm học 2016-2017 (số lượt tra cứu là 9445) do việc giới thiệu thư viện đâu khóa cho sinh viên, học viên đã tạo điều kiện khuyến khích sinh viên, học viên tại thư viện.

Hạn chế:

- Phân mềm tra cứu về nguồn tài nguyên của thư viện thiếu một số chức năng làm cho việc tìm kiếm, truy xuất dữ liệu chưa đáp ứng nhu câu của người đọc.

- Số lượng sách tại thư viện chưa được rà soát với sách tham khảo theo đề cương chi tiết của chương trình đào tạo.

- Số lượt sinh viên năm nhất sử dụng dịch vụ Thư viện ít hơn các năm khác học ở khoa Dược ít, chưa quan tâm nhiều đến công tác tìm kiếm thông tin phục vụ học tập và nghiên cứu khoa học.

Hướng khắc phục:

- Rà soát tài liệu hiện có của Thư viện với đề cương chi tiết của chương trình đào tạo, đề xuất bổ sung tài liệu còn thiếu phục vụ học tập cho sinh viên.

- Tổ chức giới thiệu thư viện, phong trào nghiên cứu khoa học đến tất cả sinh viên, đặc biệt là năm nhất nhằm thúc đẩy nhu câu tra cứu tài liệu tại thư viện.

2.9. Công tác hợp tác quốc tế- Tiếp nhận, phổ biến thông tin hợp tác quốc tế, các chương trình học bổng từ Trường.

- Tiếp tục duy trì và phát triển các quan hệ hợp tác với các đại học, viện, tổ chức nước ngoài trong đào tạo nhân lực và tiến tới khả năng hợp tác NCKH trong tương lai.

- Tổ chức các chương trình tham quan, học tập tại khoa dược Bệnh viện, Nhà thuốc, Xí nghiệp Dược cho 23 sinh viên quốc tế từ các trường đại học Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan tham gia các chương trình trao đổi của khoa.

- Tổ chức cho 17 sinh viên của Khoa Dược tham gia các chương trình trao đổi sinh viên tại ĐH Takasaki, Nhật và ĐH Mahidol, Thái Lan.

- Tổ chức đón tiếp 08 đoàn khách từ các trường đại học, công ty của Thái Lan, Malaysia, Nhật Bản, Mỹ, Úc, Thụy Sĩ, Hy Lạp đến làm việc tại Khoa Dược nhằm tìm hiểu về hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học cũng như trao đổi về khả năng hợp tác;

17

đón tiếp các giáo sư, chuyên gia trong lĩnh vực Dược đến báo cáo khoa học, giảng dạy tại Khoa Dược.

- Phối hợp với Công ty MSD tổ chức lễ ra mắt và chuyển giao chương trình học trực tuyến MSD-Yale.

- Duy trì và đẩy mạnh các hoạt động của khối Pháp ngữ: tham gia các hoạt động do AUF tổ chức về phát triển đào tạo bằng tiếng pháp; tổ chức Ngày Hội Pháp ngữ, hội thảo du học Pháp cho sinh viên; tham gia tư vấn tuyển sinh đại học đối với các trường thuộc AUF; báo cáo hoạt động của filière francophone của Khoa Dược được AUF hỗ trợ kinh phí hoạt động năm học 2017-2018 gồm 02 học bổng trao đổi cho GV, 01 chương trình đào tạo M1 giảng dạy bởi GV nước ngoài, 05 học bổng hỗ trợ cho SV dược, 01 học bổng M2 cho SV bảo vệ luận văn;

- Thực hiện thủ tục xin giấy phép của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục & Đào tạo mở lớp Thạc sĩ dược học, chuyên ngành Bào chế - Công nghiệp dược (Nanomédecine) thuộc Chương trình Master Mekong Pharma do Quỹ Pierre Fabbre tài trợ, Đại học Angers cấp bằng.

- Thực hiện thủ tục mời GS Pháp tham gia hội đồng chấm luận văn tiếng pháp để AUF cấp 01 Học bổng học Thạc sĩ tại Pháp cho 09 sinh viên năm 5 thuộc khối pháp ngữ, mời GS giảng dạy học phân hóa học trong chương trình M1.

- Hoàn thành 04 hồ sơ xin kinh phí hỗ trợ từ AUF cho công tác đào tạo, vườn ươm khởi nghiệp,... trong đó đã được duyệt 02 dự án Hỗ trợ chi phí đào tạo Đại học và Thạc sĩ cho khoa Dược (tổng số tiền là 20.000 euro/dự án).

- Tổ chức triển khai một số hoạt động trong năm 2018 thuộc dự án Quản trị Đại học do tổ chức AUF hỗ trợ (kinh phí khoảng 14.000 euro): mời GS Raphel TERREUX, ĐH Lyon 1, Pháp chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng các dự án quốc tế về đào tạo, NCKH; mời GS Claude MAILHOT, ĐH Montreal, Canada chia sẻ kinh nghiệm trong công tác xây dựng hệ thống chất lượng bên trong cơ sở giáo dục, công tác kiểm định chất lượng chương trình đào tạo DSĐH theo Bộ tiêu chuẩn của CIDPHARMEF.

- Hợp tác với Công ty Pierre Fabre tại Việt Nam và Campus France của Lãnh sự quán Pháp tại Tp. Hồ Chí Minh tổ chức các buổi workshop cho sinh viên khối pháp ngữ năm 5 về cách viết CV, phỏng vấn xin việc/xin học bổng, cách nhận diện tính cách và thể hiện bản thân, giới thiệu về các lĩnh vực nghề nghiệp dược và được trải nghiệm thực tế tại Công ty Pierre Fabre; cách chuẩn bị hồ sơ xin học Thạc sĩ/tiến sĩ tại Pháp.

- Thực hiện công tác tư vấn cho sinh viên khối pháp ngữ trong định hướng học tập sau đại học tại Pháp; hỗ trợ sinh viên thực hiện thủ tục chọn trường, chọn ngành, liên hệ với giáo sư bên pháp, chuẩn bị giấy tờ liên quan của Hồ sơ xin học bổng.

- Tổ chức giới thiệu 08 sinh viên từ các Đại học Cean, Lyon, Toulouse (Pháp) đến thực tập tại Khoa Dược, Bệnh viện Trưng Vương và Bệnh viện Đại học Y dược.

Ưu điểm:

- Các hoạt động hợp tác quốc tế tiếp tục được duy trì, phát huy những thành quả đã có và từng bước mở rộng quan hệ quốc tế nhằm đẩy mạnh đào tạo, trao đổi giảng viên, nghiên cứu viên, học viên, sinh viên.

Hạn chế:

18

- Chưa củng cố nhân sự và nghiệp vụ đối ngoại của Tổ Hợp tác quốc tế (thiết kế tặng phẩm lưu niệm, mở rộng các chương trình hợp tác từ những mối quan hệ đã có).

Hướng khắc phục:

- Kiện toàn nhân sự tham gia kiêm nhiệm công tác Hợp tác quốc tế của khoa, chủ động phát triển các chương trình hợp tác từ những mối quan hệ đã có.

- Thiết kế tặng phẩm lưu niệm chung cho khoa.

2.10. Công tác Tài chính Kế toánVề tài chính - kế toán- Thực hiện tổ chức hoạt động và quản lý tài chính theo đúng chính sách chủ trương của

Đảng, nhà nước và quy chế của Trường.

- Xây dựng kế hoạch tài chính của khoa, đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch tài chính của Trường và Trung tâm đào tạo nhân lực y tế theo nhu câu xã hội một cách chủ động, sáng tạo nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của viên chức, người lao động, có tích lũy phát triển Khoa và thực hiện nghĩa vụ thuế đúng, đủ với nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Thực hiện tốt công tác chi tiêu tài chính, có đây đủ hóa đơn, chứng từ theo chế độ quy định, không vượt quá dự toán được duyệt. Sử dụng tài chính hợp lý, có hiệu quả và ghi chép sổ sách kế toán rõ ràng, chính xác phản ánh trung thực và kịp thời tình hình sử dụng nguồn ngân sách nhà nước được Trường giao cho năm 2017 (gồm nguồn ngân sách nhà nước và nguồn học phí, kinh phí đào tạo) là 42.551.673.000 đồng) và các nguồn thu hợp pháp khác, cụ thể như sau:

Đơn vị tính: đồngSTT Nội dung chi Mục Số tiền

1 Lương và phụ cấp theo lương 6100 18,312,889,5802 Tiền thưởng (Khen thưởng SV có thành tích tốt) 6200 24,000,000

3 Phúc lợi tập thể (Trợ cấp khó khăn, nước uống, thuốc y tế…) 6250 28,600,000

4 Chi TNTT 20% lương từ nguồn KP Khoa Dược 6400 2,085,259,806

5 Thanh toán dịch vụ công cộng (Điện, nước, xăng, rác, vệ sinh môi trường) 6500 2,421,870,847

6 Vật tư văn phòng (Văn phòng phẩm, công cụ, dụng cụ VP, dụng cụ vệ sinh…) 6550 237,381,542

7 Thông tin liên lạc 6600 66,362,923

8 Công tác phí (Vé máy bay, taxi, phụ cấp lưu trú, khách sạn, hội thảo) 6700 159,788,407

9 Chi phí thuê mướn (Thuê chuyên gia và giảng viên trong nước, thuê mướn…) 6750 7,508,760,179

10 Chi đoàn ra (Dự hội nghị ASEAN Pharmnet II ) 6800 254,800,00011 Chi sửa chữa thường xuyên TSCĐ 6900 870,825,800

12 CP nghiệp vụ chuyên môn từng ngành (Hóa chất, dụng cụ, hàng hóa phục vụ giảng dạy) 7000 2,251,167,561

13 Chi khác (Bảo hiểm cháy nổ, lệ phí câu đường, bảo trì, kiểm định…) 7750 194,007,019

19

14 Chi mua sắm TSCĐ vô hình 9000 5,700,00015 Chi mua sắm TSCĐ 9050 129,032,000

Tổng chi năm 2017 34,550,445,664

Tổng kết nguồn kinh phí năm 2017: Đơn vị tính: đồng

1 Tổng kinh phí được sử dụng năm 2017 61,157,981,000  - Kinh phí năm 2016 chuyển sang 18,606,308,000  - Kinh phí phân cho Khoa năm 2017 42,551,673,0002 Trích 5% đầu tư NCKH 1,602,610,0003 Tổng chi năm 2017 34,550,445,664  - Lương và phụ cấp theo lương 18,312,889,580  - Chi hoạt động thường xuyên 16,237,556,0844 Trích lập các quỹ năm 2017 8,800,000,0005 Kinh phí còn năm 2017 (I-II-III-IV) 16,204,925,336

Số tiền tồn tính đến ngày 31/12/2017: 16,204,325,336 đồng.

Số tiền này sau khi trích lập các quỹ theo quy định (Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ phúc lợi và khen thưởng, bổ sung quỹ thu nhập tăng thêm 20% cho CBVC Khoa Dược), phân còn lại chuyển sang kinh phí năm 2018 để chi tiếp.

Về vật tư – tài sản:- Số tiền cấp phát văn phòng phẩm, dụng cụ, hóa chất năm 2017: 1,974,464,726 đồng.

Trong đó: Hóa chất: 835,345,376 đồng Dụng cụ: 802,237,700 đồng Văn phòng phẩm: 283,294,190 đồng Vật liệu điện nước: 53,587,460 đồng

- Tổng số nhiên liệu cấp trong năm 2017 là 3.630 lít.- Đối chiếu sổ sách với thủ kho về hàng tồn kho theo định kỳ.- Theo dõi, cập nhật số liệu tổng hợp tài sản theo phân loại mới. - Hoàn thành kiểm kê tài sản cố định 0 giờ ngày 01/01/2018 đúng hạn.- Lập báo cáo xin thanh lý tài sản cố định.- Đề xuất hoàn thiện công tác kiểm kê và lưu trữ chứng từ đây đủ.- Từ nguồn kinh phí đào tạo, Khoa Dược đã trang bị thêm nhiều tài sản mới. Khoa đã

thực hiện tốt công tác chi tiêu tài chính trên tinh thân tiết kiệm, tăng mức thu nhập của CBVC trong năm 2017 (tỷ lệ tăng hơn 10%) so với năm 2016, cụ thể như sau:

Đơn vị tính: đồng  Năm 2016 Năm 2017 Thu nhập tăng thêm 2,017,669,986 2,085,259,806

Các ngày Lễ và Tết 2,073,880,000 2,428,500,000

Tiền hè của CBVC 194,800,000 186,100,000 20

Tiền tổ chức du lịch 201,000,000 338,680,000

Tổng cộng 4,487,349,986 5,038,539,806

2.11. Công tác Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội sinh viênCông tác Công đoànCông đoàn bộ phận Khoa Dược gồm 19 tổ, tổng số đoàn viên công đoàn hiện tại là 205 ĐVCĐ, trong đó số đoàn viên nữ là 125 với các hoạt động cụ thể:

- Tham gia các hoạt động để chào mừng kỷ niệm 70 năm thành lập ĐHYD TP.HCM: Quân vợt (Giải 3 đơn nam, Giải 3 đôi nam), Câu lông (Giải 3 đơn nam); Văn nghệ (Giải khuyến khích song ca, giải khuyến khích toàn đoàn); Các trò chơi vận động (Giải 3 múa cổ động, giải khuyến khích toàn đoàn); Viết thư pháp (Giải nhì); Triển lãm poster (Giải khuyến khích).

- Tham gia cuộc thi sở hữu trí tuệ do trường phát động (25 ĐVCĐ)

- Tham gia đại hội công đoàn trường (ngày 27/12) (10 ĐVCĐ tham gia)

- Tổ chức chương trình gian hàng mua sắm mừng Tết nguyên đán Mậu Tuất.

- Tổ chức một số hoạt động chào mừng lễ 8/3 như chương trình tư vấn “tự tin tỏa sáng” về hướng dân phong cách-trang điểm và chăm sóc da ngày 07/3; Hoạt động kỷ niệm lễ 8/3 (hát karaoke, trò chơi, bốc thăm trúng thưởng); tặng quà 20/10 cho nữ viên chức và nhân viên Khoa Dược.

- Tham gia một số hoạt động chào mừng lễ 8/3 do Công đoàn trường tổ chức: Hội thi ẩm thực đường phố (sáng 08/03); kịch của sân khấu kịch Phú Nhuận (chiều 08/3).

- Tổ chức 3 lân hiến máu nhân đạo ngày 27/10/2017; 18/04/2018 và 15/10/2018 được gân 800 lượt VC-NLĐ và sinh viên tham gia hiến máu.

- Tổ chức chương trình giao lưu ngày 19/5 gồm các hoạt động thể thao, văn nghệ với các đơn vị như Viện Pasteur, Viện kiểm nghiệm, viện SR-KST và khoa Dược, trường đại học Nguyễn Tất Thành.

- Tổ chức 3 chuyến du lịch hè cho các đoàn viên công đoàn trong khoa, có khoảng 170 ĐVCĐ và thân nhân tham gia.

- Tổ chức chương trình ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, phát bánh trung thu cho các cháu thiếu nhi nhân dịp Tết trung thu.

- Kết hợp bệnh viện Quận 2 và CLB công tác xã hội khoa dược đã tổ chức chương trình từ thiện “Thắp sáng sáng ước mơ” ngày 21/10/2018 tại xã Đa Lộc, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh với số tiền quyên góp được là 64.050.000 đồng.

- Tham gia các hoạt động thể thao, văn nghệ kỷ niệm ngày 20/11/2018 của trường: Câu lông (Giải 1 đôi nam nữ, Giải 2 đôi nam trên 45 tuổi, Giải 3 đôi nam, Giải 3 đơn nam).

- Tổ chức chấm điểm các tổ công đoàn, bình bâu các danh hiệu thi đua công đoàn năm 2017-2018.

Công tác Đoàn thanh niên, Hội sinh viên- Đẩy mạnh các phong trào Đoàn – Hội cũng như các Câu lạc bộ – Đội – Nhóm nhằm

tạo sân chơi giải trí bổ ích, chất lượng sau giờ học, thu hút đông đảo sinh viên tham gia

21

giúp rèn luyện sức khỏe, lưu giữ những kỉ niệm tốt đẹp về thời sinh viên nhiệt huyết và năng động, định hướng cho sinh viên; qua đó, có thể tìm ra các nhân tố mới.

- Triển khai công tác xây dựng tổ chức Đoàn, tham gia các hoạt động phong trào Đoàn, Hộ với 31 hoạt động trong năm học 2017-2018 gồm: Ngày Hội Câu Lạc Bộ - Đội – Nhóm, The Acoustic đâu năm, Vui Hội Trăng Rằm, Hội thao tiền Lễ Kết Nghĩa, Chương trình “Trung Thu Cho Em”, Cuộc thi “THÁCH THỨC TÂN BINH”, Chương trình “Dược 1 Du Ký”, Lễ Kết Nghĩa 2017 “ Gõ cửa Dược Khoa”, Hội thao truyền Thống Dược Khoa, Chương trình tình nguyện “Nắng”, Khóa học “Tự tin nói trước đám đông”, Hội thảo Du học, Chương trình Pharmatalk, Chủ Nhật Xanh, Chương trình “Khoảnh Khắc Yêu Thương”, Ngày hội sinh viên 5 tốt mở rộng - UPHCM’s Day, Lễ tuyên dương Sinh viên 5 tốt cấp Khoa, Đêm văn nghệ “Tết Đoàn viên”, Lớp học thủ ngữ, Hội trại truyền thống Dược Khoa 26/03 chủ đề “RA KHƠI”, Khen thưởng cán bộ Đoàn-Hội ưu tú năm học 2017-2018, Phát hành Tạp chí Pharmagazine số Hội trại, Cuộc đua kì thú “AMAZING RACE”, Giao lưu đón tiếp đoàn sinh viên quốc tế, Cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học “Đi tìm thân Dược - lân V”, Chương trình “Tự Hào Ngành Dược lân 4”, Hội thao Dược khoa mở rộng 30/04, Cuộc đua kì thú “AMAZING RACE 2018”, Workshop “How to win your first inteview”, Chương trình “Về nguồn” 30/4, Chương trình “From Stress To Success”.

- Tổ chức hoạt động đền ơn đáp nghĩa, chung sức vì cộng đồng: Hiến máu nhân đạo, văn nghệ gây quỹ “Để gió cuốn đi”, Lễ mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.

Nơi nhận: KHOA TRƯỞNG- Ban Giám Hiệu;- Phòng HCTH;- BCN Khoa;- Bộ môn/Ban/Trung tâm;- Lưu: HCTH.

22