ba giai đoạn trên lộ trình hoán cải của thánh agostino

3
Ba giai đoạn trên lộ trình hoán cải của thánh Agostino Buổi tiếp kiến sáng thứ 27-2-2008 Giống như trong tuần vừa qua sáng thứ tư 27-2-2008 Đức Thánh Cha cũng đã phải tiếp tín hữu tại hai nơi: trước hết trong đền thờ thánh Phêrô, tiếp đến trong đại thính đường Phaolo VI. Trong số các nhóm hiện diện có 34 tu sĩ dòng Bệnh Viện thánh Gioan Thiên Chúa, trong đó có 11 thầy Việt Nam, đang theo khóa huấn luyện chuẩn bị khấn trọn tại Trụ Sở Tổng Quyền Roma. Chào các tín hữu tại đền thờ thánh Phêrô Đức Thánh Cha khuyến khích mọi người lớn lên trong tình bác ái, đặc biệt qua các cử chỉ liên đới đối với các anh chị em yếu đuối cần được trợ giúp nhất, vì họ là hình ảnh của Chúa Kitô. Các trợ giúp vật chất là dấu chỉ món qùa lớn nhất có thể cống hiến cho các anh chị em khác: đó là việc loan báo và làm chứng cho Tin Mừng. Mùa Chay là thời gian đặc biệt của nỗ lực cá nhân và tập thể tin nơi Chúa Kitô để làm chứng cho Ngài. Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã trình bầy cuộc sống nội tâm của thánh giáo phụ Agostino, là vị thánh có ảnh hưởng rất lớn trong cuộc đời của Đức Thánh Cha như là thần học gia, linh mục vụ và chủ chăn. Cuộc sống nội tâm ấy khiến cho thánh Agostino đã trở thành một trong số những người hoán cải lớn nhất của lịch sử Kitô giáo. Khi đọc tác phẩm ”Tự Thú” trình bầy lời thánh nhân chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa nhưng trong hình thái của thể tự viết tiểu sử đời mình, chúng ta nhận thấy sự hoán cải của thánh nhân là một lộ trình kéo dài trong suốt cuộc đời người với ba chặng khác nhau. Chặng thứ nhất là thời gian, trong đó Agostino từ từ tiến tới gần Kitô giáo. Là người ngay từ đầu đã say mê kiếm tìm sự thật, Agostino đã nhận được từ mẹ là bà Monica một nền giáo dục Kitô. Tuy trong thời thanh niên Agostino đã có nếp sống phóng đãng, nhưng vẫn luôn cảm thấy bị Chúa Kitô lôi cuốn sâu xa, vì đã được uống từ sữa mẹ tình yêu đối với danh thánh Chúa Kitô. Triết lý, đặc biệt là triết lý Platon, cũng đã góp phần giúp Agostino tiến tới gần Chúa Kitô, bằng cách biểu lộ cho thánh nhân biết Lời, là lý trí tạo dựng. Các sách triết học cho người thấy lý do từ đó phát xuất toàn thế giới, nhưng không cho biết làm sao đạt Lời tạo dựng. Tiếp tục bài huấn dụ về cuộc sống nội tâm của thánh Agostino Đức Thánh Cha nói: Chỉ các thư của thánh Phaolô trong niềm tin công giáo mới mặc khải hoàn toàn sự thật cho Agostino. Kinh nghiệm đó đã được thánh nhân cô đọng lại trong một trong những trang nổi tiếng nhất của cuốn tự thuật, kể lại rằng: một ngày nọ khi Agostino lui vào một ngôi vườn để suy tư, thì nghe tiếng một em bé hát bài hát ”cầm lấy đọc đi, cầm lấy đọc đi” (VIII, 12,29). Khi đó Agostino nhớ tới ơn gọi của thánh Antonio, cha đẻ của phong trào viện tu, nên vội vã cầm lấy cuốn thư của thánh Phaolo mà người có trong tay trước đó một chút, và đọc đúng ngay đoạn thư thánh Phaolo gửi tín hữu Roma, trong đó thánh tông đồ khuyến khích tín hữu từ bỏ các công việc của thịt xác để mặc lấy Chúa Kitô (13,13-14). Thánh Agostino hiểu rằng đó là lời Chúa muốn nói với người trong lúc ấy và chỉ cho người thấy phải làm gì. Thế là tối tăm của ngờ vực tan biến và Agostino cảm thấy hoàn toàn tự do hiến mình cho Chúa Kitô. Đó giai đoạn thứ nhất của cuộc hoán cải.

Upload: louis-ho

Post on 25-May-2015

157 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Ba giai đoạn trên lộ trình hoán cải của thánh agostino

Ba giai đoạn trên lộ trình hoán cải của thánh Agostino

Buổi tiếp kiến sáng thứ tư 27-2-2008

Giống như trong tuần vừa qua sáng thứ tư 27-2-2008 Đức Thánh Cha cũng đã phải tiếp tín hữu tại hai nơi:

trước hết trong đền thờ thánh Phêrô, tiếp đến trong đại thính đường Phaolo VI. Trong số các nhóm hiện

diện có 34 tu sĩ dòng Bệnh Viện thánh Gioan Thiên Chúa, trong đó có 11 thầy Việt Nam, đang theo khóa

huấn luyện chuẩn bị khấn trọn tại Trụ Sở Tổng Quyền ở Roma.

Chào các tín hữu tại đền thờ thánh Phêrô Đức Thánh Cha khuyến khích mọi người lớn lên trong tình bác ái,

đặc biệt qua các cử chỉ liên đới đối với các anh chị em yếu đuối cần được trợ giúp nhất, vì họ là hình ảnh

của Chúa Kitô. Các trợ giúp vật chất là dấu chỉ món qùa lớn nhất có thể cống hiến cho các anh chị em

khác: đó là việc loan báo và làm chứng cho Tin Mừng. Mùa Chay là thời gian đặc biệt của nỗ lực cá nhân

và tập thể tin nơi Chúa Kitô để làm chứng cho Ngài.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã trình bầy cuộc sống nội tâm của thánh giáo phụ Agostino, là vị

thánh có ảnh hưởng rất lớn trong cuộc đời của Đức Thánh Cha như là thần học gia, linh mục vụ và chủ

chăn. Cuộc sống nội tâm ấy khiến cho thánh Agostino đã trở thành một trong số những người hoán cải lớn

nhất của lịch sử Kitô giáo. Khi đọc tác phẩm ”Tự Thú” trình bầy lời thánh nhân chúc tụng ngợi khen Thiên

Chúa nhưng trong hình thái của thể tự viết tiểu sử đời mình, chúng ta nhận thấy sự hoán cải của thánh

nhân là một lộ trình kéo dài trong suốt cuộc đời người với ba chặng khác nhau.

Chặng thứ nhất là thời gian, trong đó Agostino từ từ tiến tới gần Kitô giáo. Là người ngay từ đầu đã say mê

kiếm tìm sự thật, Agostino đã nhận được từ mẹ là bà Monica một nền giáo dục Kitô. Tuy trong thời thanh

niên Agostino đã có nếp sống phóng đãng, nhưng vẫn luôn cảm thấy bị Chúa Kitô lôi cuốn sâu xa, vì đã

được uống từ sữa mẹ tình yêu đối với danh thánh Chúa Kitô. Triết lý, đặc biệt là triết lý Platon, cũng đã

góp phần giúp Agostino tiến tới gần Chúa Kitô, bằng cách biểu lộ cho thánh nhân biết Lời, là lý trí tạo

dựng. Các sách triết học cho người thấy lý do từ đó phát xuất toàn thế giới, nhưng không cho biết làm sao

đạt Lời tạo dựng.

Tiếp tục bài huấn dụ về cuộc sống nội tâm của thánh Agostino Đức Thánh Cha nói: Chỉ các thư của thánh

Phaolô trong niềm tin công giáo mới mặc khải hoàn toàn sự thật cho Agostino. Kinh nghiệm đó đã được

thánh nhân cô đọng lại trong một trong những trang nổi tiếng nhất của cuốn tự thuật, kể lại rằng: một

ngày nọ khi Agostino lui vào một ngôi vườn để suy tư, thì nghe tiếng một em bé hát bài hát ”cầm lấy đọc

đi, cầm lấy đọc đi” (VIII, 12,29). Khi đó Agostino nhớ tới ơn gọi của thánh Antonio, cha đẻ của phong trào

viện tu, nên vội vã cầm lấy cuốn thư của thánh Phaolo mà người có trong tay trước đó một chút, và đọc

đúng ngay đoạn thư thánh Phaolo gửi tín hữu Roma, trong đó thánh tông đồ khuyến khích tín hữu từ bỏ

các công việc của thịt xác để mặc lấy Chúa Kitô (13,13-14). Thánh Agostino hiểu rằng đó là lời Chúa muốn

nói với người trong lúc ấy và chỉ cho người thấy phải làm gì. Thế là tối tăm của ngờ vực tan biến và

Agostino cảm thấy hoàn toàn tự do hiến mình cho Chúa Kitô. Đó là giai đoạn thứ nhất của cuộc hoán cải.

Đề cập tới giai đoạn thứ hai trong lộ trình hoán cải của thánh Agostino Đức Thánh Cha nói:

Niềm tin nơi Chúa Kitô khiến cho thánh nhận hiểu rằng Thiên Chúa xem ra xa vời, nhưng thật ra không xa

cách với con người. Thật ra Ngài đã tự khiến cho mình gần gũi với chúng ta, sau cùng Ngài là một vì Thiên

Chúa mà ta có thể khẩn cầu và có thể sống cho Ngài và với Ngài. Đây là con đường phải đi với sự can đảm

và lòng khiêm tốn, trong thái độ rộng mở thường hằng cho sự thanh tẩy, mà ai cũng cần đến. Nhưng với

lễ vọng Phục Sinh năm 387 con đường hoán cải của Agostino chưa chấm dứt. Người trở về Phi châu và

Page 2: Ba giai đoạn trên lộ trình hoán cải của thánh agostino

thành lập một tu viện nhỏ và cùng một ít bạn bè sống đời chiêm niệm và nghiên cứu. Đó đã là giấc mộng

trong cuộc đời người: hoàn toàn sống cho chân lý trong tình yêu thương của Chúa Kitô, là chân lý. Nhưng

giấc mộng này chỉ kéo dài có 3 năm, cho tới khi thánh nhân được thụ phong linh mục tại Ippona để phục

vụ tín hữu. Thánh nhân hiểu rằng chỉ có thể thực sự sống với Chúa Kitô và cho Chúa Kitô khi phục các anh

chị em khác, chứ không chỉ sống đời chiêm niệm. Thế là thánh nhân tập thông truyền lòng tin cho những

người đơn sơ và sống cho họ trong thành thành phố của người. Chính thánh nhân thú nhận rằng ”liên lỉ

giảng dậy, thảo luận, răn bảo, xây dựng và sẵn sàng với tất cả mọi người là một nhiệm vụ đáng kể, một

gánh nặng to lớn và một sự mệt nhọc mênh mông” (Serm. 339,4). Nhưng thánh nhân đã nhận lấy gánh

nặng đó trên mình, vì hiểu rằng chỉ như thế người mới có thể sống gần Chúa Kitô. Người hiểu rằng chỉ có

thể đến với người khác qua sự đơn sơ khiêm tốn. Đó là sự hoán cải đích thực thứ hai trong cuộc đời người.

Sự hoán cải thứ ba trong cuộc đời thánh Agostino là hằng ngày xin ơn thứ tha của Thiên Chúa. Ban đầu

thánh nhân tưởng rằng một khi đã được rửa tội, trong cuộc sống hiệp thông với Chúa Kitô, trong các bí

tích, trong việc cử hành Thánh Thể tín hữu sẽ đạt tới điều Tám Mối Phúc Thật đề nghị, nghĩa là đạt sự trọn

lành đã nhận lãnh trong bí tích Rửa Tội và tái khẳng định trong bí tích Thánh Thể. Nhưng trong giai đoạn

cuối đời thánh Agostno hiểu ra rằng những gì người đã nói trong các bài giảng về Tám Mối Phúc Thật cho

rằng giờ đây tín hữu Kitô chúng ta đang sống lý tưởng đó một cách thường hằng, là điều không đúng. Chỉ

có Chúa Kitô mới thực hiện hoàn toàn Bài Giảng trên núi mà thôi. Đức Thánh Cha giải thích thêm điểm

này như sau:

Chúng ta luôn luôn cần được thanh tẩy bởi Chúa Kitô, Đấng rửa chân cho chúng ta và cần được Người

canh tân. Chúng ta cần hoán cải thường xuyên. Cho tới cùng chúng ta cần có một lòng khiêm tốn biết

thừa nhận chúng ta là những người tội lỗi đang tiến bước, cho tới khi nào Chúa giang tay cho chúng ta

một cách vĩnh viễn và dẫn đưa chúng ta vào cuộc sống vĩnh cửu. Thánh Agostino đã sống lòng khiêm tốn

đó từng ngày và chết trong thái độ khiếm tốn ấy.

Thái độ khiêm tốn thẳm sâu này trước Chúa Giêsu cũng dẫn đưa thánh nhân tới kinh nghiệm khiêm tốn trí

thức. Là một trong các nhà tư tưởng lớn nhất trong lịch sử, vào cuối đời thánh Agostino đã muốn duyệt xét

lại rất nhiều tác phẩm của người với óc phê phán. Tác phẩm ”Thu hồi” nảy sinh trong bối cảnh ấy và đã

cho phép thánh nhân lồng khung tư tưởng thần học của người vào trong lòng tin khiêm tốn và thánh thiện

gọi là niềm tin Công Giáo, tức niềm tin của Giáo Hội.

Khi hoán cải trở về với Chúa Kitô là chân lý và tình yêu, thánh Agostino đã theo Chúa Kitô trong suốt cuộc

đời và trở thành mẫu gương cho tất cả mọi người chúng ta trong việc kiếm tìm Thiên Chúa. Chính vì thế

nên trong chuyến viếng thăm hài cốt của thánh nhân tại Pavia, tôi đã muốn trao trở lại cho Giáo Hội và

cho thế giới thông điệp thứ nhất của tôi ”Thiên Chúa là tình yêu”. Đặc biệt trong phần đầu nó được lấy

hứng từ tư tưởng của thánh Agostino. Ngày nay cũng như vào thời thánh Agostino, nhân loại cần biết và

sống thực tại nền tảng này: Thiên Chúa là tình yêu và gặp gỡ Chúa là câu trả lời duy nhất cho các âu lo

của trái tim con người, một trái tim có niềm hy vọng trú ngụ, có lẽ còn tối tăm và vô thức nơi nhiều người,

nhưng đối với Kitô hữu chúng ta thì nó đã mở hiện tại cho tương lai, đến độ thánh Phaolô viết ”Trong niềm

hy vọng chúng ta đã được cứu rỗi” (Rm 8,24).

Và tôi đã muốn dành thông điệp thứ hai cho niềm hy vọng ”Spe salvi”. Nó cững được gợi hứng từ thánh

Agostino.... Chúng ta hãy cầu xin cho cuộc sống của chúng ta mỗi ngày cũng được theo gương thánh

nhân gặp gỡ trong mọi lúc Chúa Giêsu, là Đấng duy nhất cứu rỗi chúng ta, thanh thẩy chúng ta và ban

cho chúng ta niềm vui và sức sống đích thực.

Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau trước khi cất kinh Lậy Cha và ban phép

lành cho mọi người.

Linh Tiến Khải