bắc kan - baobackan.com.vn

4
TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC TỈNH BẮC KẠN THỨ SÁU 24-9-2021 18, Tháng Tám, Tân Sửu NĂM THỨ 59 SỐ 4321 Bắc Kan ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC KẠN LẦN THỨ XII VÀO CUỘC SỐNG Sáng 21/9, Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ngân Sơn tổ chức Lễ trao học bổng Quỹ Thiện Tâm của Tập đoàn Vingroup cho học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn của huyện Ngân Sơn. Dịp này, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã trao tặng 16 suất “Học bổng Vingroup” cho 16 học sinh nghèo, học giỏi ở các cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông của huyện Ngân Sơn (mỗi suất trị giá 4,5 triệu đồng). Đây là chương trình có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm của Quỹ Thiện Tâm - Tập đoàn Vingroup đối với học sinh nghèo hiếu học trên địa bàn huyện Ngân Sơn. Qua đó kịp thời động viên, giúp đỡ, tạo động lực cho các em tiếp tục nỗ lực, phấn đấu hơn nữa trong học tập./. BÍCH PHƯỢNG CHUNG TAY PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 T rước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, ngày 31/7/2021, huyện Na Rì đã thành lập Chốt kiểm dịch y tế liên ngành tại thôn Nặm Dắm, xã Cường Lợi. Đây là địa bàn tiếp giáp với xã Tân Yên, huyện Tràng Định và xã Hưng Đạo, huyện Bình Gia của tỉnh Lạng Sơn. Chốt kiểm dịch có 2 tổ thay nhau trực, mỗi tổ gồm các lực lượng liên ngành (Công an, Quân đội, Y tế) trực 24 giờ, thực hiện các Ghi tại chốt kiểm dịch y tế liên ngành phía Đông (Xem tiếp trang 2) ĐỒNG LAI - VIỆT BẮC g Phát hiện thêm một ca tái dương tính tại Bạch Thông Trao học bổng Vingroup cho học sinh nghèo Tiếp nhận ủng hộ công tác phòng, chống dịch Ngày 22/9, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bạch Thông tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2021- 2026. Dự đại hội có 149 đại biểu ưu tú đại diện cho gần 6.000 hội viên phụ nữ trên địa bàn huyện. Nhiệm kỳ 2016-2021, các cấp Hội đã quản lý gần 124 tỷ đồng cho hơn 3.600 hộ vay phát triển kinh tế từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Bắc Kạn và các loại quỹ khác... Qua đó BẠCH THÔNG: g Tổng kết 20 năm đổi mới, phát triển kinh tế tập thể g Đại hội Hội LHPN huyện lần thứ XIV (Xem tiếp trang 4) BÍCH PHƯỢNG - X.N UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1747/ QĐ-UBND ngày 21/9/2021 về việc thành lập Cụm công nghiệp Vằng Mười tại xã Trần Phú, huyện Na Rì, với tổng diện tích 15ha. Ngành nghề hoạt động gồm chế biến nông, lâm sản, dược liệu; công nghiệp nhẹ; công nghiệp điện - điện tử; công nghiệp thực phẩm; cơ khí và các ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật: Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Công thương). Tổng mức đầu tư 149 tỷ đồng. Cơ cấu vốn đầu tư, bao gồm vốn đầu tư công chiếm 40,3%, vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác chiếm 59,7% tổng mức đầu tư. Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm kể ngày ký Quyết định thành lập Cụm công nghiệp Vằng Mười, huyện Na Rì. Tiến độ thực hiện dự án từ năm 2022 - 2025. Thành lập Cụm công nghiệp Vằng Mười (Xem tiếp trang 3) T.H BÀI DỰ THI GIẢI BÁO CHÍ BÚA LIỀM VÀNG LẦN THỨ VI - NĂM 2021 Phát triển đảng viên vùng đồng bào dân tộc thiểu số Bài 2: CHÚ TRỌNG TẠO NGUỒN, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẢNG VIÊN Trước thực trạng số lượng đảng viên kết nạp hằng năm có xu hướng giảm dần, Đảng bộ tỉnh đưa ra nhiều giải pháp và yêu cầu trong phát triển Đảng phải coi trọng, nâng cao chất lượng đảng viên, không chạy theo số lượng. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Đảng bộ huyện Pác Nặm hiện có 35 chi, đảng bộ cơ sở, 152 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở. Đồng chí Quách Xuân Khoanh- Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Pác Nặm cho biết: Việc giới thiệu, bồi dưỡng quần chúng ưu tú cho Đảng ở các chi bộ thôn gặp nhiều khó khăn do hiện nay đa số thanh niên nông thôn đi làm ăn xa, những thanh niên ở lại địa phương chủ yếu tập trung phát triển kinh tế gia đình nên ít tham gia các phong trào, hoạt động, chưa tha thiết Ban Tổ chức Huyện ủy Pác Nặm thăm nắm tình hình phát triển đảng viên tại xã Nhạn Môn. (ảnh tư liệu) (Xem tiếp trang 2) NHÓM PV XÂY DỰNG ĐẢNG (TIẾP THEO VÀ HẾT) Giao ban công tác Mặt trận và đoàn thể; các cơ quan khối Đảng quý III Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đăng Bình làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng chí Phương Thị Thanh- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu kết luận tại Hội nghị giao ban công tác Mặt trận và các đoàn thể tỉnh quý III. Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đăng Bình phát biểu tại buổi làm việc. (Xem trang 3) (Xem trang 2) Sáng 22/9, Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh giám sát công tác quản lý, khai thác chợ trên địa bàn thành phố Bắc Kạn. Thành phố Bắc Kạn hiện có 3 chợ, gồm: 01 chợ hạng 1 (chợ Bắc Kạn), 01 chợ hạng 2 (chợ Đức Xuân), 01 chợ hạng 3 (chợ Minh Khai) và 01 điểm mua bán tại khu Quang Sơn. Theo phân cấp, chợ hạng 01 do Sở Công thương quản lý, các chợ và điểm mua bán còn lại do UBND thành phố quản lý. Các chợ có đầy đủ hồ sơ pháp lý về tài sản, hồ sơ xây dựng, phương án kinh doanh, sắp xếp ngành hàng, nội dung quản lý chợ, phương án thu gom xử lý rác thải, phương án phòng cháy, chữa cháy và hợp đồng thu phí dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng đối với các hộ kinh doanh. Việc thu sử dụng diện tích bán hàng được thực Giám sát công tác quản lý, khai thác chợ Thông qua danh mục bổ sung công trình, dự án cần thu hồi đất (Xem tiếp trang 4) TÙNG VÂN Đoàn giám sát làm việc tại UBND thành phố. Sáng 23/9, đồng chí Hoàng Duy Chinh- Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy lần thứ 27 (khóa XII) cho ý kiến vào một số nội dung thuộc thẩm quyền. Tại hội nghị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã cho ý kiến vào văn kiện, công tác cán bộ và Đề án nhân sự Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh Bắc Kạn khóa IX, nhiệm kỳ 2021- 2026. Cho ý kiến về lùi thời gian tham mưu xây dựng dự thảo Nghị quyết thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025; Nghị quyết về Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025; HỘI NGHỊ BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY LẦN THỨ 27 Đồng chí Hoàng Duy Chinh- Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. (Xem tiếp trang 3) N.V - VĂN LẠ Sáng 22/9, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức phiên họp xem xét, cho ý kiến về công tác chuẩn bị Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV. Đồng chí Hoàng Duy Chinh- Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh chủ trì. Cuộc họp đã nghe Báo cáo hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh khóa XV đến nay và dự kiến các hoạt động những tháng cuối năm 2021. Theo Quang cảnh cuộc họp. ĐOÀN ĐBQH TỈNH: Họp chuẩn bị nội dung Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV (Xem tiếp trang 2) THU THƯƠNG (Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh) Kỳ họp thứ năm, HĐND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã ban hành Nghị quyết số 85/ NQ-HĐND ngày 15/9/2021 về việc thông qua danh mục bổ sung công trình, dự án cần thu hồi đất; chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để thực hiện trong năm 2021; điều chỉnh tên và loại bỏ một số công trình, dự án đã được HĐND tỉnh thông qua. Theo đó, HĐND tỉnh quyết nghị thông qua danh mục bổ sung công trình, dự án cần thu hồi đất; chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để thực hiện trong năm 2021. Cụ thể, tổng số công trình, dự án cần thu hồi đất theo quy định tại Khoản 3, Điều 62, Luật Đất đai năm 2013 là 41 công trình, dự (Xem tiếp trang 4) N.Đ (Xem trang 4) Đại diện Hội cán bộ cơ quan Trung ương và doanh nhân quê Bắc Thái trao biển tượng trưng ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Upload: others

Post on 06-Apr-2022

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bắc Kan - baobackan.com.vn

TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC TỈNH BẮC KẠN

THỨ SÁU24-9-2021

18, Tháng Tám, Tân SửuNĂM THỨ 59 SỐ 4321

Bắc KanĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC KẠN LẦN THỨ XII VÀO CUỘC SỐNG

Sáng 21/9, Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ngân Sơn tổ chức Lễ trao học bổng Quỹ Thiện Tâm của Tập đoàn Vingroup cho học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn của huyện Ngân Sơn.

Dịp này, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã trao tặng 16 suất “Học bổng Vingroup” cho 16 học sinh nghèo, học giỏi ở các cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông của huyện Ngân Sơn (mỗi suất trị giá 4,5 triệu đồng). Đây là chương trình có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm của Quỹ Thiện Tâm - Tập đoàn Vingroup đối với học sinh nghèo hiếu học trên địa bàn huyện Ngân Sơn. Qua đó kịp thời động viên, giúp đỡ, tạo động lực cho các em tiếp tục nỗ lực, phấn đấu hơn nữa trong học tập./.

BÍCH PHƯỢNG

CHUNG TAY PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, ngày

31/7/2021, huyện Na Rì đã thành lập Chốt kiểm dịch y tế liên ngành tại thôn Nặm

Dắm, xã Cường Lợi. Đây là địa bàn tiếp giáp với xã Tân Yên, huyện Tràng Định và xã Hưng Đạo, huyện Bình Gia của tỉnh Lạng Sơn.

Chốt kiểm dịch có 2 tổ

thay nhau trực, mỗi tổ gồm các lực lượng liên ngành (Công an, Quân đội, Y tế) trực 24 giờ, thực hiện các

Ghi tại chốt kiểm dịch y tế liên ngành phía Đông

(Xem tiếp trang 2)ĐỒNG LAI - VIỆT BẮC

g Phát hiện thêm một ca tái dương tính tại Bạch Thông

Trao học bổng Vingroup cho học sinh nghèo

Tiếp nhận ủng hộ công tác phòng, chống dịch

Ngày 22/9, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bạch Thông tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2021- 2026. Dự đại hội có 149 đại biểu ưu tú đại diện cho gần 6.000 hội viên phụ nữ trên địa bàn huyện.

Nhiệm kỳ 2016-2021, các cấp Hội đã quản lý gần 124 tỷ đồng cho hơn 3.600 hộ vay phát triển kinh tế từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Bắc Kạn và các loại quỹ khác... Qua đó

BẠCH THÔNG:

g Tổng kết 20 năm đổi mới, phát triển kinh tế tập thểg Đại hội Hội LHPN huyện lần thứ XIV

(Xem tiếp trang 4)BÍCH PHƯỢNG - X.N

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1747/QĐ-UBND ngày 21/9/2021 về việc thành lập Cụm công nghiệp Vằng Mười tại xã Trần Phú, huyện Na Rì, với tổng diện tích 15ha.

Ngành nghề hoạt động gồm chế biến nông, lâm sản, dược liệu; công nghiệp nhẹ; công nghiệp điện - điện tử; công nghiệp thực phẩm;

cơ khí và các ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật: Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Công thương). Tổng mức đầu tư 149 tỷ đồng. Cơ cấu vốn đầu tư, bao gồm vốn đầu tư công chiếm 40,3%, vốn ngân sách

nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác chiếm 59,7% tổng mức đầu tư.

Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm kể ngày ký Quyết định thành lập Cụm công nghiệp Vằng Mười, huyện Na Rì. Tiến độ thực hiện dự án từ năm 2022 - 2025.

Thành lập Cụm công nghiệp Vằng Mười

(Xem tiếp trang 3)T.H

BÀI DỰ THI GIẢI BÁO CHÍ BÚA LIỀM VÀNG LẦN THỨ VI - NĂM 2021

Phát triển đảng viên vùng đồng bào dân tộc thiểu sốBài 2: CHÚ TRỌNG TẠO NGUỒN, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẢNG VIÊN

Trước thực trạng số lượng đảng viên kết nạp hằng năm có xu hướng giảm dần, Đảng bộ tỉnh đưa ra nhiều giải pháp và yêu cầu trong phát triển Đảng phải coi trọng, nâng cao chất lượng đảng viên, không chạy theo số lượng.NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Đảng bộ huyện Pác Nặm hiện có 35 chi, đảng bộ cơ sở, 152 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở. Đồng chí Quách Xuân Khoanh- Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Pác Nặm cho biết: Việc giới thiệu, bồi dưỡng quần chúng ưu tú cho Đảng ở các chi bộ thôn gặp nhiều khó khăn do hiện nay đa số thanh niên nông thôn đi làm ăn xa, những thanh niên ở lại địa phương chủ yếu tập trung phát triển kinh tế gia đình nên ít tham gia các phong trào, hoạt động, chưa tha thiết

Ban Tổ chức Huyện ủy Pác Nặm thăm nắm tình hình phát triển đảng viên tại xã Nhạn Môn. (ảnh tư liệu)

(Xem tiếp trang 2)NHÓM PV XÂY DỰNG ĐẢNG

(TIẾP THEO VÀ HẾT)

Giao ban công tác Mặt trận và đoàn thể; các cơ quan khối Đảng quý III Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đăng Bình làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư

Đồng chí Phương Thị Thanh- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu kết luận tại Hội nghị giao ban công tác Mặt trận và các đoàn thể tỉnh quý III.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đăng Bình phát biểu tại buổi làm việc.

(Xem trang 3) (Xem trang 2)

Sáng 22/9, Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh giám sát công tác quản lý, khai thác chợ trên địa bàn thành phố Bắc Kạn.

Thành phố Bắc Kạn hiện có 3 chợ, gồm: 01 chợ hạng 1 (chợ Bắc Kạn), 01 chợ hạng 2 (chợ Đức Xuân), 01 chợ hạng 3 (chợ Minh Khai) và 01 điểm mua bán tại khu Quang Sơn. Theo phân cấp, chợ hạng 01 do Sở Công thương quản lý, các chợ và điểm mua bán còn lại do UBND thành phố quản lý. Các chợ có đầy đủ hồ sơ pháp lý về tài sản, hồ sơ xây dựng, phương án kinh doanh, sắp xếp ngành hàng, nội dung quản lý chợ, phương án thu gom xử lý rác thải, phương án phòng cháy, chữa cháy và hợp đồng thu phí dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng đối với các hộ kinh doanh. Việc thu sử dụng diện tích bán hàng được thực

Giám sát công tác quản lý, khai thác chợ

Thông qua danh mục bổ sung công trình, dự án cần thu hồi đất

(Xem tiếp trang 4)TÙNG VÂN

Đoàn giám sát làm việc tại UBND thành phố.

Sáng 23/9, đồng chí Hoàng Duy Chinh- Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy lần thứ 27 (khóa XII) cho ý kiến vào một số nội dung thuộc thẩm quyền.

Tại hội nghị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã cho ý kiến vào văn kiện, công tác cán bộ và Đề án nhân sự Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh Bắc Kạn khóa IX, nhiệm kỳ 2021-2026. Cho ý kiến về lùi thời gian tham mưu xây dựng dự thảo Nghị quyết thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025; Nghị quyết về Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;

HỘI NGHỊ BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY LẦN THỨ 27

Đồng chí Hoàng Duy Chinh- Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.(Xem tiếp trang 3)N.V - VĂN LẠ

Sáng 22/9, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức phiên họp xem xét, cho ý kiến về công tác chuẩn bị Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV. Đồng chí Hoàng Duy Chinh- Ủy

viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh chủ trì.

Cuộc họp đã nghe Báo cáo hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh khóa XV đến nay và dự

kiến các hoạt động những tháng cuối năm 2021. Theo

Quang cảnh cuộc họp.

ĐOÀN ĐBQH TỈNH:Họp chuẩn bị nội dung Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV

(Xem tiếp trang 2)THU THƯƠNG (Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh)

Kỳ họp thứ năm, HĐND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã ban hành Nghị quyết số 85/NQ-HĐND ngày 15/9/2021 về việc thông qua danh mục bổ sung công trình, dự án cần thu hồi đất; chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để thực hiện trong năm 2021; điều chỉnh tên và loại bỏ một số công trình, dự án đã được HĐND tỉnh thông qua.

Theo đó, HĐND tỉnh quyết nghị thông qua danh mục bổ sung công trình, dự án cần thu hồi đất; chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để thực hiện trong năm 2021. Cụ thể, tổng số công trình, dự án cần thu hồi đất theo quy định tại Khoản 3, Điều 62, Luật Đất đai năm 2013 là 41 công trình, dự

(Xem tiếp trang 4)N.Đ

(Xem trang 4)

Đại diện Hội cán bộ cơ quan Trung ương và doanh nhân quê Bắc Thái trao biển tượng trưng ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Page 2: Bắc Kan - baobackan.com.vn

24-9-2021KINH TẾ 2

Huyện Ba Bể đã và đang chỉ đạo các địa phương, cơ quan chuyên môn chủ động, quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tăng thu ngân sách, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu được giao.

Năm 2021, huyện Ba Bể được giao dự toán thu ngân sách nhà

nước 31 tỷ đồng. Tính đến ngày 13/9/2021, toàn huyện thu NSNN được hơn 16 tỷ đồng, đạt 52% kế hoạch. Các nguồn thu chủ yếu trên địa bàn từ thuế khai thác khoáng sản, tài nguyên nước, bán đất, lệ phí trước bạ, phí du lịch, thu từ các cơ sở chế biến. Năm 2021 công tác thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Ba Bể gặp nhiều khó khăn, trong 8 tháng đầu năm dự ước hụt thu hơn 1,8 tỷ đồng.

Đồng chí Vũ Anh Lợi- Chi cục trưởng Chi cục Thuế khu vực Ba Bể - Ngân Sơn - Pác Nặm cho biết: Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện chịu tác động xấu. Trong đó một số lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề như du lịch, dịch vụ

ăn uống, lưu trú, vận tải; một số doanh nghiệp hoạt động cầm chừng hoặc dừng hoạt động dẫn đến giảm thu ngân sách. Mặt khác do chính sách thuế thay đổi dẫn đến một số nguồn thu bị giảm và không còn như: Thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, tiền sử dụng đất qua đấu giá chưa

thực hiện được. Việc giải ngân nguồn vốn xây dựng cơ bản năm 2021 đạt rất thấp; số thu từ hoạt động xây dựng cơ bản (2%) chủ yếu được thanh toán khối lượng năm 2020 chuyển sang.

Từ nay đến cuối năm, huyện Ba Bể phải thu NSNN khoảng 15 tỷ đồng mới đảm bảo đạt dự toán

tỉnh giao. Để hoàn thành chỉ tiêu đề ra, huyện chỉ đạo tăng cường kiểm tra, rà soát, thống kê đầy đủ các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn để quản lý thu thuế đúng quy định. Giám sát kê khai, nộp thuế đối với doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh, tăng cường đôn đốc thu nợ thuế

và cưỡng chế nợ thuế. Tập trung rà soát, khai thác các nguồn thu phát sinh như các khoản phí lệ phí, thu khác ngân sách, các khoản thu liên quan đến đất đai để quản lý chặt chẽ, thực hiện thu đúng, thu đủ... Đồng thời rà soát các khoản thu từ tài khoản tạm giữ như thu từ phạt hành chính nhà nước, kết luận của kiểm toán, thanh tra để đưa vào ngân sách nhà nước; quản lý việc thu thuế từ các cơ sở thu mua, chế biến lâm sản trên địa bàn.

Đồng chí Vũ Anh Lợi cho biết thêm, Chi cục Thuế đã kiến nghị với huyện Ba Bể khẩn trương chỉ đạo cơ quan chức năng đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện thủ tục hồ sơ bán đấu giá đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với các dự án, khu dân cư đã được phê duyệt để đảm bảo hoàn thành dự toán thu tiền sử dụng đất năm 2021 và bù đắp các khoản hụt thu như lệ phí trước bạ, thuế sử dụng đất nông nghiệp, các khoản thu phí. Đồng thời đẩy nhanh tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản; quản lý chặt chẽ nguồn thu từ phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động san lấp mặt bằng phát sinh trên địa bàn.../.

H.T

Một số xã có tỷ lệ hộ nghèo cao như: Xuân Lạc 52%,

Bình Trung 31%, Bản Thi, Tân Lập trên 28%... Tỷ lệ hộ nghèo cao chủ yếu rơi vào đồng bào dân tộc thiểu số, đối tượng yếu thế như người khuyết tật, người cao tuổi neo đơn, thiểu năng... Nguyên nhân nghèo do trình độ nhận thức của một số người dân còn hạn chế; còn tư tưởng, trông chờ ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, chưa chủ động trong lao động sản xuất để vươn lên thoát nghèo. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến nhiều người không có việc làm. Điều kiện hạ tầng một số nơi không thuận lợi, chưa có đường giao thông, chưa có điện, nước, thiếu đất sản xuất...

Thôn Cốc Slông và một phần thôn Pù Lùng 2, xã Xuân Lạc là điển hình như vậy. Thôn có hơn 100 hộ dân thì trên 90% là hộ nghèo. Mặc dù đã được các cấp, ngành thường xuyên quan tâm nhưng hiện tại các thôn này vẫn chưa có điện lưới quốc gia, đời sống người dân chỉ trông chờ vào chăn nuôi, trồng ngô, lúa nương một vụ... Đồng chí Nông Minh Hải- Chủ tịch UBND xã cho biết: “Công tác giảm nghèo luôn được xã xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Năm nay Xuân Lạc dự kiến giảm 8,7% hộ nghèo. Để thực hiện được mục tiêu này, địa phương đã có kế hoạch cụ thể như: Tiếp tục tuyên truyền, vận động bà con tích cực chuyển giao khoa học kỹ thuật, tham gia các chương trình hỗ trợ sản xuất; tập trung vào các ngành nghề thế mạnh của vùng như chăn nuôi trâu, bò vỗ béo; khuyến khích bà con tham gia các lớp học nghề, đi lao động tại các công ty trong nước hoặc xuất khẩu lao động...”.

Năm 2021, huyện Chợ Đồn phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 2,6% trở lên. Để đạt mục

tiêu đề ra, ngay từ đầu năm huyện đã ban hành kế hoạch giảm nghèo, chỉ đạo các xã xây dựng kế hoạch, giải pháp phù hợp với đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể tích cực tuyên truyền, phổ biến về ý nghĩa, mục đích của các chính sách hỗ trợ giảm nghèo. Khuyến khích hộ nghèo, cận nghèo phát huy tinh thần tự lực, tự tạo việc làm tăng thu nhập. Tư vấn, động viên các hộ nghèo có nhân lực tham gia vào các dự án, mô hình giảm nghèo phù hợp, tích cực chuyển giao khoa học, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt nhằm cải thiện phương thức sản xuất. Xem xét, hướng dẫn đối tượng đủ điều kiện vay vốn tín dụng ưu đãi lập hồ sơ và giải ngân kịp thời gian, nhu cầu của người vay. Phối hợp với các công ty, doanh nghiệp tuyển lao động đi làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trong nước hoặc đi lao động theo hợp đồng có thời hạn ở nước ngoài.

Các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động hộ nghèo tự nguyện đăng ký thoát nghèo, đánh giá, xác định các hộ có khả năng thoát nghèo để có kế hoạch hỗ trợ. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ban, ngành, cán bộ theo dõi, giúp

đỡ; tập trung nguồn lực, xác định các giải pháp hỗ trợ phù hợp với điều kiện, nhu cầu từng hộ nghèo.

Trong quá trình thực hiện công tác giảm nghèo, huyện luôn nêu cao vai trò người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu; thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án được phân bổ; gắn chỉ tiêu giảm nghèo vào đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu địa phương. Tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, ưu tiên các xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn như nâng cấp trạm y tế xã, sửa chữa các công trình nước sinh hoạt, khuyến khích người dân xây nhà tiêu hợp vệ sinh; chủ động phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp thực hiện tốt chương trình vận động hỗ trợ xây dựng nhà “Đại đoàn kết” cho hộ nghèo.

Thời gian tới, việc triển khai chỉ tiêu giảm nghèo sẽ gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Nhưng với các giải pháp đồng bộ, cách làm đổi mới, sáng tạo, cùng tinh thần trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, huyện Chợ Đồn quyết tâm cao giảm tỷ lệ hộ nghèo theo kế hoạch./.

THU TRANG

Ba Bể đẩy mạnh công tác thu ngân sách

Huyện Ba Bể tập trung quản lý chặt chẽ việc thu nộp thuế từ các cơ sở thu mua, chế biến lâm sản trên địa bàn.

GIẢM NGHÈO

Chợ Đồn triển khai các giải pháp giảm nghèoHiện nay huyện Chợ Đồn còn 1.900 hộ nghèo và 1.231 hộ cận nghèo. Công tác giảm nghèo đang

là bài toán nan giải, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt, thường xuyên của các cấp, ngành, địa phương và người dân.

Xuân Lạc hiện là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất huyện Chợ Đồn với 52%. Trong ảnh: Người dân xã Xuân Lạc chăm sóc trâu nuôi nhốt.

được đứng trong hàng ngũ của Đảng.

Đây cũng là thực trạng chung của các địa phương trong tỉnh. Thực tế cho thấy, nhiều chi bộ trong năm không phát triển được đảng viên, một số tổ chức đoàn thể, nhất là đoàn thanh niên ở các thôn chưa tạo được nhiều phong trào để thu hút, tập hợp đoàn viên. Năng lực lãnh đạo của một số cấp ủy, bí thư chi bộ còn hạn chế, chưa phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm. Trình độ nhận thức của một số quần chúng, đặc biệt là ở thôn vùng cao còn hạn chế nên khó khăn trong việc khai lý lịch xin vào Đảng.

Giai đoạn 2016 - 2020, toàn Đảng bộ tỉnh kết nạp được 6.855 đảng viên, cụ

thể: Năm 2016 kết nạp 1.861 đảng viên; năm 2017 kết nạp 1.575 đảng viên; năm 2018 kết nạp 1.481 đảng viên; năm 2019 kết nạp 1.131 đảng viên; năm 2020 kết nạp 807 đảng viên.

Dễ nhận thấy, số lượng kết nạp đảng viên trong toàn tỉnh, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang có xu hướng giảm dần theo từng năm. Nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện kinh tế - xã hội ở nhiều thôn vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn, chậm phát triển, trình độ dân trí thấp. Nguồn phát triển Đảng hạn chế, nhiều quần chúng không đạt trình độ học vấn phổ thông theo quy định hoặc do vi phạm chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình. Một bộ phận đoàn viên, hội viên chưa nhiệt

tình tham gia sinh hoạt các đoàn thể chính trị - xã hội và không có nguyện vọng phấn đấu vào Đảng. Không ít quần chúng đã tham gia lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng nhưng vì nhiều lý do khác nhau không kết nạp vào Đảng. Giai đoạn 2016 - 2020 có 10.052 quần chúng ưu tú được tham gia lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng nhưng chỉ kết nạp được 6.855 đảng viên mới.

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, KHÔNG CHẠY THEO SỐ LƯỢNG

Đảng bộ huyện Ngân Sơn được giao chỉ tiêu phấn đấu mỗi năm kết nạp 120 đảng viên trở lên. Là huyện miền núi, dân số gần 30.000 người (tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm trên 90%), huyện Ngân Sơn có 9 xã và 1 thị trấn với 143 thôn, tổ dân phố, trong đó trên 80% số thôn, tổ

dân phố ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Đồng chí Nguyễn Văn Hòa- Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Ngân Sơn cho biết: “Chúng tôi thường xuyên thăm nắm tình hình phát triển đảng viên, chia tách chi bộ thôn sinh hoạt ghép để kịp thời đôn đốc những chi, đảng bộ có nguy cơ không đạt chỉ tiêu. Kịp thời tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành kế hoạch kết nạp đảng viên, chia tách chi bộ sinh hoạt ghép cả nhiệm kỳ và từng năm”.

Đơn cử như đối với Đảng bộ xã Cốc Đán, trong 6 tháng đầu năm mới kết nạp được 4/12 đảng viên. Các đồng chí trong Ban Tổ chức Huyện ủy và đồng chí huyện ủy viên phụ trách đã kịp thời đôn đốc, sát sao, trực tiếp cùng địa phương tháo gỡ vướng

mắc để đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị hồ sơ, tạo nguồn kết nạp đảng viên. Theo đó, đến tháng 9/2021, Đảng bộ xã Cốc Đán đã kết nạp đạt và vượt chỉ tiêu đề ra.

Một trong những giải pháp đang được các chi, đảng bộ thực hiện có hiệu quả đó là xây dựng kế hoạch phát triển đảng viên mới cụ thể, chi tiết. Đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức hội, đoàn thể; thông qua đó lựa chọn những đoàn viên, hội viên ưu tú để giới thiệu cho chi bộ xem xét tạo nguồn phát triển đảng viên.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 về chỉ tiêu phát triển đảng viên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây dựng Kế hoạch số 27-KH/TU về phát triển đảng viên giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó đưa ra mục

tiêu toàn Đảng bộ mỗi năm kết nạp từ 1.000 đảng viên trở lên và giao chỉ tiêu cụ thể cho các đảng bộ trực thuộc. Đồng thời yêu cầu rõ trong phát triển Đảng phải coi trọng, nâng cao chất lượng đảng viên, không chạy theo số lượng. Quy trình, thủ tục kết nạp Đảng đảm bảo thực hiện đúng quy định của Điều lệ Đảng và hướng dẫn của Trung ương. Phát triển đảng viên phải phù hợp với điều kiện thực tiễn của cơ quan, đơn vị, địa phương và đảm bảo thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp. Đồng thời rà soát, sàng lọc, đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng.

Một trong những giải pháp quan trọng được Ban Thường vụ Tỉnh ủy đưa ra để làm tốt công tác phát triển đảng viên là tiếp tục nâng cao nhận thức của các

cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác này. Các cấp ủy cần làm tốt công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh, tập trung lãnh đạo toàn diện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân để quần chúng thấy rõ vai trò lãnh đạo tiên phong, gương mẫu của Đảng, tạo động lực phấn đấu đứng trong hàng ngũ của Đảng. Chú trọng phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa; đẩy mạnh đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn, nhất là trong lực lượng thanh niên để ổn định cuộc sống, tạo nguồn phát triển đảng viên. Tăng cường kiểm tra, thăm nắm tình

hình cơ sở, đặc biệt ở những nơi ít đảng viên, chi bộ thôn sinh hoạt ghép, kịp thời định hướng, giúp đỡ giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công tác phát triển Đảng…

Từ sự chỉ đạo đó, các tổ chức đảng trong toàn Đảng bộ tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch khảo sát nguồn quần chúng ưu tú, tích cực tuyên truyền, giáo dục về mục tiêu, lý tưởng của Đảng, tạo nguồn, bồi dưỡng, kết nạp, giúp đỡ đảng viên dự bị trở thành đảng viên chính thức. Trong đó đặc biệt chú trọng khâu tạo nguồn, bồi dưỡng đối tượng kết nạp Đảng, vì chỉ có tạo nguồn, bồi dưỡng tốt thì mới bổ sung cho Đảng những người ưu tú nhất, tiêu biểu nhất, góp phần nâng cao chất lượng lãnh đạo, uy tín và sức chiến đấu của tổ chức đảng…/.

Phát triển...(Tiếp theo trang 1)

Chiều 22/9, các đồng chí: Nguyễn Đăng Bình- Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đinh Quang Tuyên- Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư để nghe báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ thời gian qua và triển khai một số nội dung trong thời gian tới.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu cho HĐND tỉnh, UBND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh 5 năm 2021 - 2025 và năm 2021. Trong 9 tháng

đầu năm, kinh tế - xã hội của tỉnh được duy trì ổn định. Kết quả một số lĩnh vực đạt khá so với kế hoạch và tăng cao so với cùng kỳ năm 2020: Công nghiệp tăng 6,34% so với cùng kỳ năm 2020, kim ngạch xuất nhập khẩu vượt kế hoạch 138%; thu ngân sách tăng 21% so với cùng kỳ; các chính sách an sinh xã hội được đảm bảo, công tác chăm sóc sức khoẻ, lao động, việc làm, giảm nghèo được quan tâm, quốc phòng, an ninh được giữ vững. Tỉnh đã chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo ổn định sản xuất, thực hiện tốt mục tiêu kép.

Trong công tác quản lý đầu tư công, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã thẩm định chủ

trương đầu tư của 64 dự án khởi công mới, đảm bảo đủ điều kiện để giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Đến nay, tất cả các nguồn vốn đã được cấp có thẩm quyền quyết định với tổng vốn được giao là hơn 9.439 tỷ đồng. Đối với kế hoạch đầu tư công năm 2021, dự ước đến 30/9, tỷ lệ giải ngân đảm bảo 60%.

Hiện nay, tỉnh đang triển khai 7 dự án ODA, 15 dự án của các tổ chức phi chính phủ (NGO) và 5 dự án FDI. Đối với công tác phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã, trong 9 tháng đầu năm, cả tỉnh có 77 doanh nghiệp, 55 hợp tác xã thành lập mới, cao hơn so với cùng kỳ năm 2020.

Trong năm 2021, Sở đã hỗ

trợ, trao đổi, cung cấp thông tin cho 15 nhà đầu tư quan tâm đến tỉnh như Tập đoàn Sun Group, Tập đoàn Tài Anh, Công ty Cổ phần dịch vụ và du lịch ONSEN FUJI, Công ty Cổ phần tập đoàn FLC... Hiện nay đã trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư cho 13 dự án với tổng vốn trên 1.000 tỷ đồng.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Sở và các phòng ban chuyên môn đã cùng trao đổi, thảo luận về tình hình thực hiện nhiệm vụ và các nội dung trọng tâm trong thời gian tới. Sở đề nghị UBND tỉnh xem xét bổ sung chức năng, nhiệm vụ và biên chế cho Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp.

Phát biểu tại buổi làm việc,

đồng chí Nguyễn Đăng Bình- Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh đôn đốc các sở, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ các chỉ tiêu, trong đó có các giải pháp để hoàn thành kế hoạch giải ngân năm 2021 phấn đấu đạt 100%; đẩy nhanh tiến độ công tác lập quy hoạch tỉnh; tập trung các giải pháp để thực hiện nhiệm vụ phát triển doanh nghiệp, xúc tiến, mời gọi đầu tư, quan tâm xây dựng tài liệu xúc tiến đầu tư, nhất là danh mục dự án, chính sách đầu tư...; hoàn thành việc tham mưu cho UBND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh năm 2022./.

HƯƠNG LAN

Chủ tịch...(Tiếp theo trang 1)

nhiệm vụ: Ra tín hiệu dừng phương tiện, yêu cầu người dân đến chốt sát khuẩn tay, đo thân nhiệt, có giấy xét nghiệm RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ và khai báo đầy đủ lịch sử đi lại, nhất là những trường hợp đến từ các địa phương có dịch Covid-19.

Anh Nguyễn Quang Huy, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên cho biết: “Mỗi tuần một lần, tôi chở hàng từ Thái Nguyên lên Lạng Sơn rồi sang huyện Na Rì. Trước khi đi tôi đã đến cơ sở y tế xét nghiệm RT-PCR. Qua chốt kiểm dịch, tôi được đo thân nhiệt, lấy thông tin cá nhân, số điện thoại, kiểm tra giấy xét nghiệm RT-PCR và được cán bộ tuyên truyền khi trở về địa phương phải

báo với chính quyền, thực hiện khai báo y tế. Tôi thấy việc làm này sẽ giúp kiểm soát dịch bệnh tốt hơn, góp phần đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng”.

Tuy Chốt kiểm dịch y tế liên ngành thôn Nặm Dắm có lưu lượng người ra vào không nhiều, nhưng rất quan trọng trong việc kiểm soát dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn tỉnh từ phía Đông, nhất là khi Lạng Sơn là tỉnh giáp biên. Anh Nguyễn Lâm Hiếu- Tổ trưởng Chốt kiểm dịch y tế liên ngành thôn Nặm Dắm cho biết: “Xác định tầm quan trọng của chốt kiểm dịch, chúng tôi luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm, thực hiện kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện ra vào địa bàn. Đồng thời, tổng hợp danh sách, địa chỉ,

số điện thoại của người dân trong và ngoài tỉnh đi qua chốt để thông báo về các địa phương. Chúng tôi sẽ đề xuất cách ly y tế đối với những người nghi nhiễm bệnh nếu có...”.

Từ khi hoạt động đến nay, Chốt kiểm dịch y tế liên ngành thôn Nặm Dắm luôn nhận được sự quan tâm, động viên của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 huyện Na Rì. Một số mạnh thường quân đã tổ chức thăm, tặng các nhu yếu phẩm thiết yếu cho lực lượng làm nhiệm vụ tại chốt. Tuy lực lượng của chốt còn mỏng, chốt đặt tại vị trí xa nhà dân, khó khăn về điện, nước sinh hoạt... nhưng với tinh thần trách nhiệm cao, các cán bộ liên ngành vẫn đang nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, góp phần phòng,

chống dịch bệnh Covid-19. Cùng với đó, người dân lưu thông qua chốt được lực lượng chức năng nhắc nhở, góp phần nâng cao ý thức chấp hành nghiêm những quy định về phòng, chống dịch.../.

Sáng 22/9, Giám đốc Sở Y tế, Phó Trưởng BCĐ phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Tạc Văn Nam xác nhận phát hiện thêm 01 ca tái dương tính với SARS-CoV-2 tại huyện Bạch Thông.

Theo điều tra dịch tễ, bệnh nhân Nguyễn Công P, sinh năm 1998, trú tại thôn Nà Hoan, xã Tân Tú đã được điều trị Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn Hà Nội từ ngày 16/8/2021. Đến ngày 01/9/2021 bệnh nhân khỏi bệnh, ra viện và cách ly tại phòng trọ ở thôn Đoài, xã Việt Hùng, huyện Đông

Anh, Hà Nội. Đến ngày 15/9/2021, hết cách ly 14 ngày, xét nghiệm PCR lần cuối cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2.

Ngày 16/9, anh P. về cách ly tại khu cách ly tập trung huyện Chợ Mới (Trạm Y tế xã Nông Thịnh cũ) 02 ngày; đến ngày 19/9/2021 về khu cách ly tập trung tại xã Tân Tú, huyện Bạch Thông.

Sáng 20/9/2021 anh P. được lấy mẫu xét nghiệm, đến 21 giờ cùng ngày có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Tình trạng sức khỏe của anh P. hiện tại bình thường, không ho, không sốt, không khó thở, không mất vị giác.

Sau phát hiện ca tái dương tính, Trung tâm Y tế huyện Bạch Thông đã báo cáo tỉnh và triển khai ngay các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định./.

Ghi tại...(Tiếp theo trang 1)

đó, các công việc mà Đoàn cần chuẩn bị cho Kỳ họp thứ hai Quốc hội khoá XV bao gồm: Tổ chức làm việc với Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các sở, ngành trước Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV; khảo sát, thu thập thông tin tình hình kinh tế - xã hội phục vụ tham gia thảo luận tại kỳ họp; tổ chức lấy ý kiến đối với 07 dự án luật (gồm 02 dự án luật Quốc hội trình thông qua là: Luật sửa đổi, bổ sung Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự; 5 dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến là: Luật Điện ảnh (sửa đổi), Luật Thi đua, khen

thưởng (sửa đổi), Luật Cảnh sát cơ động, Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; tổ chức tiếp xúc cử tri trước kỳ họp, công tác chuẩn bị phục vụ kỳ họp (họp trực tuyến)…

Phát biểu tại cuộc họp, đồng chí Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hoàng Duy Chinh đề nghị cần có sự phối hợp chặt chẽ với Thường trực HĐND tỉnh và Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh trong các nội dung khảo sát, giám sát. Đối với công tác lấy ý kiến góp ý các dự án luật, đề nghị lãnh đạo Văn phòng tổ chức thực hiện ngay việc tham mưu lấy ý kiến các ngành chuyên môn, các tổ chức, cá nhân chịu sự tác động của luật về những khó khăn, vướng mắc để có kiến nghị sửa đổi, bổ sung các dự án luật phù hợp với

tình hình thực tế; sớm triển khai các nội dung hội nghị làm việc với UBND, HĐND, Ủy ban MTTQVN tỉnh và các sở, ngành nghe báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong 9 tháng đầu năm… Đề nghị các vị ĐBQH chủ động sắp xếp thời gian tham gia đầy đủ, trách nhiệm các hoạt động của Đoàn; thường xuyên thông tin với Văn phòng nhằm đảm bảo công tác tham mưu, phục vụ để thực hiện tốt nhiệm vụ đại biểu. Đối với công chức Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, cần tích cực chủ động trong công tác tham mưu, phục vụ các hoạt động của Đoàn ĐBQH, ĐBQH, đảm bảo chất lượng hiệu quả, nhất là các nội dung thảo luận tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV sắp tới./.

Đoàn ĐBQH...(Tiếp theo trang 1)

Page 3: Bắc Kan - baobackan.com.vn

CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI 324-9-2021

KHOA GIÁO

Để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Sở Y tế lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra, Đảng bộ Sở Y tế đã xây dựng chương trình hành động và chỉ đạo, đôn đốc các chi, đảng bộ phổ biến, quán triệt, đưa ra những giải pháp cụ thể để đưa nghị quyết sớm đi vào cuộc sống.

Nghị quyết số 16-NQ/ĐH của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh

lần thứ XII đặt ra các chỉ tiêu lĩnh vực y tế giai đoạn 2020 - 2025 như: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1%; giảm tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng (thể cân nặng theo tuổi) dưới 17%; duy trì tỷ lệ trên 17 bác sĩ/vạn dân; 100% xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế trên 98%...

Đại hội Đảng bộ Sở Y tế lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra các chỉ tiêu như: 100% ổ dịch được phát hiện sớm, xử lý kịp thời, không để dịch lớn xảy ra; 100% trạm y tế xã/phường/thị trấn có bác sĩ; tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ > 95%; duy trì kết quả đánh giá chất lượng bệnh viện hằng năm đạt từ mức 3 trở lên; tỷ lệ đánh giá sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế công đạt > 80%...

Đồng chí Tạc Văn Nam- Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Y tế cho biết: Để thực hiện các chỉ tiêu lĩnh vực y tế giai đoạn 2020 - 2025, Đảng ủy Sở Y tế đã tập trung chỉ đạo các chi

bộ, đảng bộ bám sát các mục tiêu, nghị quyết của đảng ủy cấp trên để lãnh đạo đảng viên, công chức, viên chức, người lao động thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Chỉ đạo thực hiện

tốt chức năng, nhiệm vụ được giao trong công tác triển khai, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Tăng cường ý thức, trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc quản lý nhà

nước, quản lý kinh tế theo pháp luật. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao…

Đối với từng chỉ tiêu, ngành Y tế đưa những giải

pháp cụ thể như: Chỉ tiêu duy trì tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1%, tiếp tục hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy dân số từ tỉnh, huyện đến xã; nâng cao hiệu lực,

hiệu quả quản lý công tác dân số và phát triển; đẩy mạnh truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi về dân số - SKSS/KHHGĐ; nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ;

tăng cường xã hội hóa, phối hợp liên ngành trong công tác dân số và phát triển…

Với chỉ tiêu tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 17%, Đảng bộ Sở Y tế đã

xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách về dinh dưỡng, lồng ghép vấn đề dinh dưỡng đối với trẻ em, trẻ em gái vị thành niên, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người cao tuổi; lưu ý giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng và thực hiện chiến lược về dinh dưỡng giai đoạn 2021 - 2030. Củng cố hệ thống giám sát dinh dưỡng tại cộng đồng và tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh. Triển khai các giải pháp can thiệp đặc hiệu để cải thiện tình trạng dinh dưỡng, nâng cao thể lực và thể chất của người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các nhóm đối tượng có nguy cơ khác… Nhờ đó, công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe Nhân dân trên địa bàn tỉnh ngày càng có nhiều bước tiến nổi bật.

Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân luôn được coi là yếu tố hàng đầu trong công tác an sinh xã hội. Sự chủ động và những giải pháp cụ thể của toàn ngành Y tế cùng sự nỗ lực của mỗi đảng viên trong thực thi nhiệm vụ sẽ là động lực đổi mới, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân trên địa bàn tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2020 - 2025./.

(Hết)N.V

Nhiệm kỳ 2021 - 2026, Hội Phụ nữ thành phố Bắc Kạn đề ra mục tiêu tiếp tục phát huy tính tự chủ, sáng tạo, khát vọng vươn lên của các tầng lớp phụ nữ vì sự phát triển toàn diện, bền vững, góp phần xây dựng thành phố ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Phát huy đức tính cần cù của phụ nữ Việt Nam, phụ nữ thành

phố Bắc Kạn đã và đang tích cực phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật, thâm canh tăng năng suất. Nhiều chị em đã chủ động tranh thủ các nguồn vốn vay để xây dựng mô hình kinh tế hộ có hiệu quả, năng động trong cơ chế thị trường đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh. Giai đoạn 2016 - 2020, có gần 6.000 hội viên phụ nữ thành phố được các cấp Hội tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, kỹ năng kinh doanh, khởi sự doanh nghiệp…

Nói đến sự năng động, sáng tạo phát triển kinh tế của phụ nữ phải kể đến chị Nguyễn Thị Hồng Minh- Giám đốc HTX Nông nghiệp Tân Thành, xã Nông

Thượng. Nhận thấy địa phương có lợi thế trồng và phát triển cây nghệ, năm 2016 chị Minh thành lập Tổ hợp tác trồng, sản xuất tinh bột nghệ, sau đó nâng lên thành HTX. Đến nay, HTX đã mở rộng vùng nguyên liệu hàng trăm héc-ta. Năm 2020, HTX nâng công suất chế biến lên 2.500 tấn nghệ tươi, sản xuất trên 37 tấn tinh bột nghệ, hơn 250 tấn nghệ sấy lát… Thị trường tiêu thụ được mở rộng ở

18 tỉnh, thành phố trong cả nước. Doanh thu của HTX năm 2020 đạt trên 13 tỷ đồng, tạo việc làm cho khoảng 50 lao động thời vụ với mức thu nhập hơn 5 triệu đồng/người/tháng, tiêu thụ ổn định hơn 2.500 tấn nghệ nếp cho nông dân.

Phường Xuất Hóa có gương phụ nữ điển hình là chị Nông Thị Biệt- Giám đốc HTX Minh Anh, chuyên sản xuất, chế biến nấm ăn và nấm dược liệu. HTX Minh

Anh đã đầu tư đầy đủ hệ thống nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị như: Máy sấy, máy đảo trộn nguyên liệu, máy đóng bịch đa năng, box cấy vô trùng, nhà xưởng trồng nấm, kho lạnh cao cấp theo đúng tiêu chuẩn. Doanh thu của HTX không ngừng tăng: Năm 2019 đạt trên 550 triệu đồng, năm 2020 đạt hơn 1 tỷ đồng...

Trên địa bàn thành phố Bắc Kạn, hiện có rất nhiều hội viên phụ nữ đã và đang thành công trong sản xuất, kinh doanh, buôn bán. Phong trào xây dựng các mô hình sản xuất được nhân rộng, phần nào khẳng định vai trò, vị thế của phụ nữ tham gia phát triển kinh tế, sáng tạo, khởi nghiệp. Chị em đã biết vận dụng, khai thác nguồn lực, thế mạnh của địa phương để chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đổi mới tổ chức sản xuất, kinh doanh. Nhờ đó đã góp phần thay đổi diện mạo thành phố, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh (Năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo chiếm 2,88%, đến năm 2020 giảm còn 1,68%)

Đồng chí Vũ Thị Kim Quỳnh- Chủ tịch Hội Phụ nữ thành phố cho biết: Hội Phụ nữ thành phố tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, thi đua thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của địa phương và Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ thành phố nhiệm kỳ 2021 - 2026 đề ra. Tiếp tục nâng cao năng lực của tổ chức Hội, phát huy tính tự chủ, sức sáng tạo, khát vọng vươn lên của các tầng lớp phụ nữ, huy động sự tham gia của toàn xã hội vì sự phát triển toàn diện của phụ nữ, xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững. Hằng năm tư vấn, hỗ trợ, đào tạo nghề cho 50 hội viên phụ nữ trở lên; hỗ trợ nâng cao năng lực từ 3 - 5 hộ kinh doanh do phụ nữ làm chủ; phấn đấu cả nhiệm kỳ vận động, hỗ trợ thành lập từ 5 HTX, tổ hợp tác trở lên do phụ nữ làm chủ..., góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố./.

TÙNG VÂN

Phát huy vai trò của cấp ủy trong chăm sóc sức khỏe Nhân dânBài 2: THỰC HIỆN ĐỒNG BỘ CÁC GIẢI PHÁP, ĐƯA NGHỊ QUYẾT VÀO CUỘC SỐNG

Tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

CHỦ ĐỘNG CÁC PHƯƠNG ÁN DẠY HỌC LINH HOẠT

Là trường ở khu vực trung tâm thành phố, nơi tập trung đông người, vì vậy cùng với tổ chức dạy học linh hoạt, Trường Tiểu học Phùng Chí Kiên (TP. Bắc Kạn) còn chủ động triển khai các giải pháp phòng dịch như: Tuyên truyền học sinh đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, kiểm tra thân nhiệt giáo viên và học sinh khi đến trường…

Còn tại Trường THCS Bắc Kạn, do sửa chữa trường học, năm học này học sinh phải học nơi khác. Cùng với chủ động phòng, chống dịch Covid-19, nhà trường tổ chức dạy học thêm một buổi trong tuần để bảo đảm chương trình, nếu dịch Covid-19 trên địa bàn diễn biến phức tạp.

Không chỉ chủ động các phương án dạy và học trong điều kiện dịch bệnh trên địa bàn diễn biến phức tạp, các trường còn phối hợp với Trung tâm Y tế các huyện, thành phố triển khai thực hiện hiệu quả các biện pháp bảo đảm an toàn dịch bệnh; tiếp tục tăng cường phòng, chống dịch cho học sinh, nhân viên, giáo viên, cán bộ quản lý; thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học. Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, vệ sinh môi trường và các phương án bảo đảm sức khỏe cho học sinh, nhân viên, giáo viên, cán bộ quản lý; thường xuyên vệ sinh, tẩy trùng trường, lớp học theo quy định; rà soát, bổ sung kịp thời các vật dụng cần thiết để bảo đảm an toàn khi học sinh đến trường học tập.

Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị, trường học trên địa bàn tỉnh đã xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, trong đó bảo đảm yêu cầu thực hiện các nội dung cốt lõi, làm cơ sở để chủ động, linh hoạt tổ chức thực hiện các nội dung còn lại phù hợp với tình hình phòng, chống dịch Covid-19 tại địa phương. Chủ động các phương án dạy học trực tuyến và trực tiếp để

chuyển đổi linh hoạt, ứng phó kịp thời với các tình huống diễn biến của dịch Covid-19. Thực hiện hiệu quả, chất lượng các hình thức, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá trực tiếp và trực tuyến, bảo đảm hoàn thành chương trình năm học trong các tình huống diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.KHÔNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NHỮNG NỘI DUNG VƯỢT QUÁ YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo, hiện nay các trường trung học trên địa bàn tỉnh đều xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá phù hợp với kế hoạch dạy học; không kiểm tra, đánh giá những nội dung vượt quá yêu cầu cần đạt hoặc mức độ cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông; không kiểm tra, đánh giá đối với các nội dung phải thực hiện tinh giản và các nội dung hướng dẫn học sinh tự học ở nhà theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19.

Cụ thể, đối với một số môn học, hoạt động giáo dục lớp 6, môn Lịch sử và Địa lý, mỗi phân môn chọn 2 điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong một học kỳ. Bài kiểm tra, đánh giá định kỳ gồm nội dung của 2 phân môn theo tỷ lệ tương đương về nội dung dạy học tính đến thời điểm kiểm tra, đánh giá.

Môn Nghệ thuật bao gồm 2 nội dung Âm nhạc và Mỹ thuật, mỗi nội dung chọn 1 kết quả kiểm tra, đánh giá

thường xuyên trong từng học kỳ; khuyến khích thực hiện kiểm tra, đánh giá định kỳ thông qua bài thực hành, dự án học tập. Bài kiểm tra, đánh giá định kỳ được thực hiện riêng theo từng nội dung tương tự như môn học đánh giá bằng nhận xét. Kết quả bài kiểm tra, đánh giá định kỳ được đánh giá mức “Đạt” khi cả 2 nội dung được đánh giá mức “Đạt”.

Đối với hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; nội dung giáo dục của địa phương: Giáo viên được phân công dạy học nội dung nào thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên đối với nội dung đó. Khuyến khích kiểm tra, đánh giá định kỳ thông qua bài thực hành, dự án học tập. Hiệu trưởng giao cho một giáo viên trong số các giáo viên được phân công dạy học chủ trì, thống nhất với các giáo viên còn lại để quyết định chọn 2 kết quả kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong mỗi học kỳ và tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá định kỳ theo quy định.

Với hướng dẫn cụ thể của Sở Giáo dục và Đào tạo cùng sự chủ động, linh hoạt trong tổ chức dạy học, năm học 2021-2022, các trường cũng chuẩn bị tốt điều kiện để thực hiện kiểm tra, đánh giá theo hình thức trực tuyến (khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp), bảo đảm chất lượng, chính xác, công bằng, khách quan; đánh giá đúng năng lực của học sinh./.

VIỆT BẮC

Tổ chức dạy học linh hoạt, ứng phó với dịch bệnh Covid-19

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các trường học trên địa bàn tỉnh đã và đang triển khai kế hoạch dạy học linh hoạt để ứng phó với tình hình dịch Covid-19 và bảo đảm hoàn thành chương trình năm học 2021 - 2022.

Một giờ học của Trường Tiểu học Phùng Chí Kiên (TP. Bắc Kạn).

Phụ nữ thành phố Bắc Kạn thi đua lao động sáng tạo

Phụ nữ các cấp trao đổi trong dịp Đại hội đại biểu Phụ nữ thành phố nhiệm kỳ 2021 - 2026.

UBND tỉnh giao Sở Công Thương chủ trì phối hợp với UBND huyện Na Rì và các sở, ngành liên quan hướng dẫn, đôn đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại rà soát bổ sung đảm bảo các yêu cầu, điều kiện theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư, quản lý vận hành, khai thác cụm công nghiệp. Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các thủ tục liên quan và triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng Cụm công nghiệp Vằng Mười, huyện Na Rì theo đúng quy định hiện hành./.

Thành lập... Hội nghị...(Tiếp theo trang 1) (Tiếp theo trang 1)

“Năm 2020 chỉ số cải cách hành chính của ngành Y tế đứng thứ 3/19 sở, ban, ngành, tăng 8 bậc so với năm 2019. Năm 2020 có hơn 30 kỹ thuật mới, trong đó có nhiều kỹ thuật cao được triển khai. Năm 2021 có 15 kỹ thuật mới được triển khai, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân. Sự hài lòng của người bệnh với dịch vụ y tế đạt từ 80 đến gần 89%. Đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 103/108 xã, phường, thị trấn đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế. Năm 2020 đạt 17,5 bác sĩ/vạn dân, 100% xã, phường, thị trấn có bác sĩ. Năm 2021, dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trong cả nước nhưng tỉnh Bắc Kạn vẫn kiểm soát tốt”.

Sáng 22/9, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị giao ban đánh giá kết quả hoạt động của khối Ủy ban MTTQ Việt Nam và các đoàn thể tỉnh quý III, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý IV năm 2021. Đồng chí Phương Thị Thanh- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì.

Trong quý III/2021, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các đoàn thể luôn bám sát nhiệm vụ chuyên môn theo kế hoạch; vận động đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII; tích cực tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua, đặc biệt là công tác phòng, chống dịch Covid-19. Qua đó tiếp nhận trên 351 tấn hàng và hơn 52

triệu đồng tiền mặt với tổng giá trị trên 6,5 tỷ đồng ủng hộ Nhân dân TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và TP. Hà Nội chống dịch. Vận động các nguồn lực phòng, chống dịch Covid-19, đến 15/9/2021, Ủy ban MTTQVN các cấp đã tiếp nhận hơn 4,7 tỷ đồng… Hội Cựu chiến binh tỉnh triển khai công tác chuẩn bị đại hội hội cựu chiến binh các cấp, nhiệm kỳ 2022 - 2027. Hội Phụ nữ chỉ đạo tổ chức thành công đại hội đại biểu phụ nữ cấp huyện, thành phố xong trong tháng 9/2021. Tỉnh đoàn tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo, tổ chức các hoạt động hè cho thiếu nhi hiệu quả, phù hợp với tình hình dịch bệnh Covid-19…

Tuy nhiên còn một số hạn chế như: Các đơn vị đều chưa ban hành kế hoạch, chương trình hành động thực hiện các nghị quyết chuyên đề Hội nghị lần thứ 3, BCH Đảng bộ tỉnh khoá XII; triển khai thực hiện các nhiệm vụ đặc thù năm 2021 theo phê duyệt của Thường trực Tỉnh ủy ở một số

đơn vị còn chậm…Ủy ban MTTQ Việt Nam

tỉnh đề nghị Thường trực Tỉnh ủy quan tâm, có thêm chính sách hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; có những giải pháp hiệu quả phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP. Tỉnh đoàn đề xuất một số nội dung liên quan đến công tác cán bộ…

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các đoàn thể xác định một số nhiệm vụ trọng tâm trong quý IV/2021 như: Các đơn vị khẩn trương rà soát kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong 9 tháng đầu năm, căn cứ vào tình hình thực tế đề ra các giải pháp hữu hiệu để hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2021. Nâng cao vai trò, trách nhiệm trong công tác tuyên truyền đoàn viên, hội viên và Nhân dân tham gia phát triển kinh tế; khẩn trương quán triệt và xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện các nghị quyết chuyên đề Hội nghị lần 3, lần 4 của BCH Đảng bộ tỉnh khoá

XII nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII…

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Phương Thị Thanh- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị trong thời gian tới Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các đoàn thể tăng cường bám nắm cơ sở; tích cực quán triệt, triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, địa phương; thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19. Rà soát các chỉ tiêu năm 2021, nhất là những chỉ tiêu đạt thấp để tập trung chỉ đạo thực hiện. Tham gia chuẩn bị và thực hành diễn tập KVPT tỉnh năm 2021; chuẩn bị tốt và tổ chức thành công Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Chuẩn bị các điều kiện cho đại hội hội cựu chiến binh các cấp, nhiệm kỳ 2022 - 2027…/.

Chiều cùng ngày, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị giao ban, đánh giá kết quả thực hiện

nhiệm vụ công tác quý III của các cơ quan khối Đảng, bàn một số nhiệm vụ trọng tâm quý IV/2021. Đồng chí Phương Thị Thanh- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì.

Tại Hội nghị, các cơ quan khối Đảng đã báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ quý III và phương hướng nhiệm vụ quý IV/2021. Theo đó, thời gian qua, các cơ quan, đơn vị cơ bản thực hiện tốt nhiệm vụ theo kế hoạch năm 2021 đã đề ra. Ban Nội chính Tỉnh ủy đã tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các nhiệm vụ của cấp ủy về lĩnh vực nội chính, phòng chống tham nhũng và cải cách tư pháp; phối hợp với các cơ quan trong khối nội chính tiếp tục tham mưu cho Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo đảm an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội; tiến hành 05 cuộc kiểm tra, giám sát về công tác nội chính và PCTN; tiếp nhận và tham

mưu xử lý 38 đơn, thư gửi đến Thường trực Tỉnh ủy và Ban Nội chính Tỉnh ủy; thẩm định, tham gia ý kiến về công tác cán bộ đối với 21 trường hợp theo đề nghị của Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Ngành Tuyên giáo đã chủ động tham mưu giúp cấp ủy chỉ đạo thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức đoàn kết dân tộc, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; kịp thời sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Trung ương, của tỉnh trên lĩnh vực tuyên giáo; đổi mới phương thức học tập, triển khai, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết, kết luận bằng hình thức trực tuyến; triển khai có hiệu quả công tác định hướng thông tin, tuyên truyền trên báo chí, mạng xã hội, định hướng dư luận xã hội; chủ động nắm tình hình tư tưởng, dư luận

xã hội và định hướng công tác tư tưởng, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc ngay từ cơ sở. Ban Dân vận đã tham mưu cho cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân trên địa bàn chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, ổn định tư tưởng, tích cực thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng…

Các đơn vị đã đề xuất, kiến nghị với Thường trực Tỉnh ủy một số nội dung như: Ban Dân vận đề nghị Thường trực quan tâm sắp xếp thời gian để chỉ đạo tổ chức gặp mặt biểu dương, khen thưởng người có uy tín, trưởng thôn tiêu biểu. Ban Tuyên giáo đề nghị Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc tiếp tục quan tâm, quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác tuyên giáo; có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, biệt phái hoặc

luân chuyển cán bộ tuyên giáo các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ...

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Phương Thị Thanh- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đánh giá cao công tác tham mưu giúp việc của các Ban xây dựng Đảng và các đơn vị thời gian qua; đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Đồng chí đề nghị các Ban xây dựng Đảng, Trường Chính trị tỉnh, Báo Bắc Kạn trong thời gian tới chủ động rà soát lại kế hoạch năm 2021, đưa ra những giải pháp để thực hiện có hiệu quả. Chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết trên địa bàn tỉnh. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị; đổi mới phương pháp làm việc…/.

N.V - VĂN LẠ

Giao ban...(Tiếp theo trang 1)

Nghị quyết về thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

Cho ý kiến về chủ trương sáp nhập, đổi tên thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh năm 2021. Bổ sung định mức tối đa sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung và tiêu chuẩn, định mức xe ô tô chuyên dùng. Chủ trương đầu tư xây dựng một số công trình dự án trên địa bàn tỉnh. Cho ý kiến vào dự thảo Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh.

Tại hội nghị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng thực hiện một số nội dung khác thuộc thẩm quyền./.

Page 4: Bắc Kan - baobackan.com.vn

1. Bảo hiểm tiền gửi là gì?

Luật BHTG tại Việt Nam quy định: BHTG là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được BHTG trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia BHTG lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản.

Theo Hiệp hội BHTG Quốc tế (IADI), BHTG được hiểu là “một hệ thống được thiết lập để bảo vệ người gửi tiền khỏi những tổn thất về tiền gửi được bảo hiểm của họ trong trường hợp tổ chức nhận tiền gửi không thể hoàn thành các nghĩa vụ nợ theo cam kết đối với người gửi tiền”.

Như vậy, BHTG là cam kết công khai của tổ chức BHTG về việc sẽ hoàn trả một phần

hoặc toàn bộ tiền gửi được bảo hiểm (bao gồm cả gốc và lãi) cho người gửi tiền khi tổ chức tham gia BHTG được cơ quan chức năng xác định là mất khả năng thanh toán hoặc chấm dứt hoạt động.

2. Mục đích chung của chính sách bảo hiểm tiền gửi?

Ba nhóm mục tiêu của chính sách BHTG, gồm:

Thứ nhất: Bảo vệ người gửi tiền, đối tượng có những hạn chế nhất định trong việc tiếp cận thông tin về hoạt động của các tổ chức nhận tiền gửi.

Thứ hai: Tăng cường niềm tin công chúng, góp phần giảm thiểu đột biến rút tiền gửi, góp phần tạo cơ chế chính thức để xử lý các tổ chức nhận tiền gửi gặp sự cố và xử lý khủng hoảng tài chính. Góp phần đảm bảo

ổn định hệ thống các TCTD.Thứ ba: Các mục tiêu khác

như góp phần xây dựng một thị trường cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức nhận tiền gửi; Phân định rõ trách nhiệm và quyền lợi của người gửi tiền, tổ chức nhận tiền gửi, Chính phủ; Giảm thiểu chi phí xử lý đổ vỡ và giảm gánh nặng tài chính cho người đóng thuế trong trường hợp có ngân hàng đổ vỡ.

Trong đó, mục tiêu thứ nhất và thứ hai là cốt lõi, các mục tiêu bổ sung trong nhóm thứ 3 (nếu có) không được mâu thuẫn hoặc làm suy yếu hai mục tiêu cốt lõi nêu trên.

Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại thành phố Hà Nội, địa chỉ Tòa nhà DIV, Lô D20, Tôn Thất Thuyết, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 02437761281. website: http://www.div.gov.vn/

(Còn nữa)

424-9-2021

Báo Bắc Kạn. Giấy phép xuất bản số 814/GP-BTTTT, ngày 14/5/2012, Bộ Thông tin và Truyền thông. Phó Tổng biên tập phụ trách: Trần Thị Lan Phương. Trụ sở: Số 27, đường Hùng Vương, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. Điện thoại 02093 875494. Chế bản tại Tòa soạn. In tại Công ty Cổ phần In Bắc Kạn. Số lượng in 3.891 bản. Khuôn khổ 42 x 58 cm. 04 trang. Xuất bản thứ hai, tư, sáu hằng tuần. Giá: 1.200đ.

TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

THÔNG TIN - QUẢNG CÁO - THÔNG TIN - QUẢNG CÁO

Tỉnh Bắc Kạn đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp bảo vệ, phát triển, bảo tồn thiên nhiên, quản lý động, thực vật hoang dã. Tuy nhiên, một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thực sự vào cuộc dẫn đến tình trạng săn bắt, bẫy, mua bán, tiêu thụ thú rừng, khai thác gỗ quý trái phép vẫn diễn ra.

Để bảo vệ, phát triển, bảo tồn thiên nhiên, quản lý động, thực

vật hoang dã, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành như: Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Kết luận số 56-KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị; Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 23/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã; cam kết thực hiện Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã, nguy cấp (CITES); Luật Lâm nghiệp năm 2017, Luật Đa dạng sinh học năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2018), các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi liên quan đến săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, tiêu thụ động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm… Các văn bản trên đều đề cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là ở địa phương có mật độ rừng phòng hộ, đặc dụng lớn cần phải tập trung tuyên truyền sâu rộng tới các tổ chức cơ sở đảng, quần chúng nhân dân nắm rõ quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, đồng thời thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả, để Nhân dân thấy được động, thực vật có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống con người.

Kết quả cho thấy, ở nơi nào cấp ủy, chính quyền địa phương coi đây là nhiệm vụ chính trị thường xuyên để chủ động tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quản lý, bảo vệ và phát triển động, thực vật quý hiếm thì việc quản lý, bảo vệ ở nơi đó thuận lợi, hiệu quả cao. Điển hình các địa phương thực hiện tốt trong thời gian qua có thể kể tới các xã Xuân Lạc, Bản Thi (Chợ Đồn) nằm trong khu vực Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc. Tại đây, Kiểm lâm, cán bộ xã và người dân đã chung tiếng nói, cùng hành động. Việc giao khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng được phân công cụ thể cho các thành viên. Quá trình tuần rừng thường kéo dài nhiều ngày nên việc kết hợp rất thân thiết: Bà con nắm cơm, Kiểm lâm và cán bộ xã có lương thì chuẩn bị thức ăn. Cứ như vậy, việc tuần rừng đã thành nền nếp, nhưng hơn cả là vai trò của cấp ủy, chính quyền đã vào cuộc cùng Kiểm lâm bảo vệ rừng.

Còn tại thôn đồng bào Dao Khuổi Lùng, xã Mỹ

Phương (Ba Bể), con đường độc đạo duy nhất dẫn vào thôn thẳng tới những cánh rừng tự nhiên 140ha do thôn bảo vệ. Để kiểm soát tình hình an ninh trật tự trong thôn, Bí thư Chi bộ

thôn đã đề xuất và vận động các hộ dân đóng góp kinh phí để xây cổng thôn. Kết quả là cổng thôn bằng trụ bê tông, cánh cửa thép kiên cố đã hoàn thành. Nhờ đó, tình hình an ninh được đảm bảo, tình trạng khai thác, vận chuyển gỗ trái phép từ rừng xuống cũng chấm dứt.

Tại xã Tân Sơn (Chợ Mới), cộng đồng dân cư 2 thôn Nặm Dất và Nà Khu đã chung sức, đồng lòng bảo vệ an toàn rừng nghiến hơn

400 cây từ mấy chục năm qua. Việc tuần rừng được tổ nhận giao khoán thực hiện mỗi tháng 2 lần. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là ý thức của người dân đã được nâng cao nên mọi người cùng

nhau tham gia bảo vệ rừng.Để tăng cường công tác

quản lý, bảo vệ rừng, tỉnh Bắc Kạn đã ban hành quy chế quản lý cưa xăng; không đấu giá gỗ quý; quy định về thu hồi súng săn, tịch thu các phương tiện săn bắt hủy diệt… Theo đó, 2 phương tiện “gây án” thường xuyên là cưa xăng và súng săn đã được kiểm soát khá hiệu quả, góp phần không nhỏ vào công tác bảo vệ động, thực vật quý hiếm.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo, xâm hại động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm trên địa bàn tỉnh vẫn còn diễn ra. Thực tế cho thấy, tình trạng săn bắn, bẫy thú rừng vẫn còn diễn ra ở nhiều địa phương có rừng đặc dụng, phòng hộ. Nhiều nhà hàng, quán ăn trên địa bàn tỉnh vẫn mua bán, tiêu thụ động vật hoang dã quý hiếm một cách công khai mà chưa bị xử lý. Nhiều vụ phá rừng lớn để lại hệ lụy xấu, tuy nhiên việc xem xét trách nhiệm người đứng đầu các đơn vị, địa phương để xảy ra vụ việc chưa được thực hiện.

Từ thực tế trên, các địa phương cần nhìn nhận rõ những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, bảo vệ động, thực vật quý hiếm; tăng cường hơn nữa công tác phối hợp giữa các ngành, địa phương, nêu cao trách nhiệm người đứng đầu, xử lý nghiêm cán bộ có biểu hiện bao che, tiếp tay, để lọt thông tin. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền bảo tồn động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, xử lý các hành vi buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp; ngăn chặn nạn khai thác, săn, bắt, vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm…

Người dân sống chung với rừng chính là “tai, mắt” của cấp ủy, chính quyền địa phương, tham gia khoán khoanh nuôi, bảo vệ rừng, đồng thời được hưởng sự hỗ trợ vật chất của Nhà nước và hưởng lợi sinh kế từ rừng... Chính vì vậy, trong các giải pháp bảo vệ động, thực vật quý hiếm thì vai trò của cấp ủy, chính quyền địa phương là quan trọng và hiệu quả nhất nếu được thực hiện tốt./.

PHAN QUÝ

Nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn, chính quyền

thành phố đã thực hiện xã hội hóa việc thu gom rác thải sinh hoạt ở thôn, tổ dân cư tại các xã, phường. Toàn bộ rác thải được thu gom trong ngày và vận chuyển đến nhà máy xử lý rác bằng công nghệ đốt, không còn tình trạng chôn lấp rác thải như trước đây. Phần rác còn lại được thu gom và xử lý bằng lò đốt rác tại các khu dân cư được xây dựng trong Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

Do đang trong giai đoạn phát triển đô thị, nên việc san ủi, đào, đắp đất xây dựng các công trình, dự án thời gian qua có ảnh hưởng đến môi trường, đời sống sinh hoạt của Nhân dân trên địa bàn. Tuy nhiên, UBND thành phố đã chủ động báo cáo UBND tỉnh quy hoạch 04 điểm đổ thải; quy hoạch chi tiết xây dựng bãi đổ thải số 2 tại thôn Thôm Luông, xã Nông Thượng hiện đang đổ đất thải của các công trình thi công trên địa bàn thành phố. Không còn tình trạng đổ đất, đá thải bừa bãi dọc các tuyến đường, bờ sông...

Việc xử lý nước thải sinh hoạt và thoát nước mưa trong đô thị đảm bảo có tính bền vững. Quản lý và vận hành tốt công trình cấp nước và vệ sinh môi trường thành phố Bắc Kạn; thường xuyên nạo vét, cải tạo suối Nông Thượng và suối thành phố với tổng chiều dài 2,8km để giảm bớt tình trạng ngập lụt, tạo môi trường sinh thái trong lành; cải thiện điều kiện vệ sinh của thành phố, thường xuyên cải tạo, duy tu hệ thống thu gom và xử lý nước thải với hệ thống hơn 40km; vận hành ổn định trạm xử lý nước thải với công suất 3.000m3/ ngày, đêm tại phường Huyền Tụng.

Hiện thành phố có khoảng 150 cơ sở sản xuất đang hoạt động, đều có đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định. Qua kiểm tra, các cơ sở đều thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường. Việc xử lý “rác trời” như: Đường dây của Điện lực, Viễn thông, Viettel, truyền hình cáp, quảng cáo trên các tuyến đường và xây dựng tuyến phố văn minh được duy trì thực hiện thường xuyên...

Chủ tịch UBND thành phố Bắc Kạn Dương Hữu Bường cho biết: Để đảm bảo mục tiêu phát triển đô thị toàn diện và bền vững, phấn đấu đạt tiêu chí đô thị loại II vào năm 2025; cải thiện chất lượng hạ tầng đô thị góp phần nâng cao chất lượng đời sống người dân, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp trên địa bàn, trong thời gian tới thành phố tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị; đồng thời đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu làm công tác quản lý trật tự đô thị, quản lý đất đai, vệ sinh môi trường.

Nâng cao ý thức bảo vệ và giữ gìn vệ sinh môi trường, an toàn giao thông, trật tự

công cộng, phát động phong trào thi đua xây dựng đô thị xanh, sạch, đẹp gắn với xây dựng đô thị phát triển bền vững và thân thiện với môi trường, qua đó tạo sức lan tỏa tới quần chúng nhân dân, các cơ quan đơn vị tích cực hưởng ứng, tham gia vào xây dựng và bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Đầu tư hệ thống cây xanh, mặt nước ở khu vực đô thị để tạo cảnh quan, môi trường sống tốt nhất cho người dân và du khách mỗi khi đến với thành phố. Tăng cường mật độ cây xanh ở những nơi còn đất trống để đạt diện tích cây xanh lớn nhất trong đô thị. Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát các hoạt động khai thác tài nguyên bất hợp pháp, hủy hoại môi trường. Phấn đấu không có cơ sở sản xuất, kinh doanh xả nước thải chưa qua xử lý vào môi trường. Thực hiện việc thu gom, vận chuyển rác thải đến khu xử lý rác; đảm bảo các thùng rác công cộng để thu gom hết rác thải; hoàn thiện đề án phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn; kiểm tra và xây dựng kế hoạch nạo vét hệ thống thoát nước đô thị.../.

Q.Đ

Trong 8 tháng đầu năm, cơ quan chức năng huyện Chợ Đồn đã tổ chức kiểm tra 33 lượt về hoạt động vận chuyển, tàng trữ khoáng sản, lâm sản trái pháp luật trên địa bàn, qua đó xử lý 7 vụ vận chuyển, tàng trữ, khai thác khoáng sản trái phép, tịch thu gần 9 tấn quặng chì kẽm nguyên khai nguồn gốc không rõ ràng. Theo đó, huyện đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản đối với 2 cá nhân, tổng số tiền phạt là 30 triệu đồng./.

THU TRANG

9 tháng đầu năm 2021, tình hình vi phạm về phát, phá rừng trái phép là 173 vụ (tăng 38 vụ so với cùng kỳ), gây thiệt hại hơn 45,3ha rừng (tăng hơn 5,1ha so với cùng kỳ).

Quá trình tuần tra, kiểm soát lực lượng Kiểm lâm đã kiểm tra phát hiện và lập biên bản 328 vụ vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp (giảm 30 vụ so với cùng kỳ), tịch thu hơn 516m3 gỗ các loại (tăng 39,9m3 so với cùng kỳ), thu nộp ngân sách nhà nước hơn 4,2 tỷ đồng. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn xảy ra 06 vụ cháy rừng, diện tích thiệt hại hơn 4,3ha…/.

P-Q

Tăng cường công tác bảo vệ động, thực vật quý hiếm

Kiểm lâm Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ thu giữ súng săn.

Phát, phá rừng trái phép tăng

Tịch thu gần 9 tấn quặng chì kẽmCHỢ ĐỒN:

TP. Bắc Kạn với công tác quản lý, bảo vệ môi trường

Thời gian qua, thành phố Bắc Kạn luôn chú trọng công tác bảo vệ môi trường đô thị đảm bảo xanh - sạch - đẹp, xứng đáng là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh quan trọng của tỉnh.

Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Bắc Kạn tưới nước các trục đường nội thành 2 lần/ngày để chống ô nhiễm không khí do bụi.

Từ năm 2018 đến nay, lực lượng Kiểm lâm đã lập biên bản 1.533 vụ vi phạm trong lĩnh vực Lâm nghiệp, trong đó phát hiện, lập biên bản xử lý 17 vụ vi phạm về động vật rừng. Thả về tự nhiên 209kg động vật rừng các loại, trong đó có các loại động vật quý hiếm như: Hoẵng, gà lôi, khỉ, rắn ráo, kỳ nhông, dúi, tắc kè, cầy mốc,… Tiêu hủy 40kg động vật các loại như rắn ráo, mèo rừng, cầy hương, dúi; chuyển giao cho Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã 20 cá thể chim ưng Ấn Độ. Tịch thu 1.981m3 gỗ các loại, trong đó gỗ quý hiếm là 54,2m3, xử phạt thu nộp ngân sách nhà nước hơn 13,2 tỷ đồng…

hiện theo quy định, hạch toán và báo cáo nộp ngân sách đầy đủ theo quy định; đến hết quý II năm 2021, đã thu nộp hơn 5 tỷ đồng, đạt 22,47% tổng mức đầu tư.

Tại buổi giám sát, thành phố Bắc Kạn kiến nghị cấp trên có hướng dẫn cụ thể công tác chuyển đổi mô hình chợ về tài sản và đất đai đối với các chợ trên địa bàn thành phố; điều chỉnh tăng mức giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng…

Tại buổi làm việc, Đoàn công tác đã giám sát công tác quản lý, khai thác chợ của Công ty cổ phần Chợ Bắc Kạn. Theo báo cáo, Công ty cổ phần Chợ Bắc Kạn hiện được giao quản lý và khai thác các chợ: Đức Xuân, Minh Khai, khu ẩm thực đường Thanh Niên, điểm mua bán khu Quang Sơn, chợ thị trấn Phủ Thông, chợ xã Cẩm Giàng. Công ty đề nghị các cơ quan chức năng xem xét quy hoạch lại các tuyến đường kinh doanh và các tuyến đường không được kinh doanh để duy trì hoạt động

của chợ truyền thống; quản lý chặt chẽ hệ thống thương mại điện tử để cạnh tranh công bằng với hoạt động mua bán tại chợ truyền thống; bố trí khu vực chợ nông thôn để tránh tình trạng người dân mua bán tràn lan ra đường, khu dân cư; điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ phù hợp với tình hình thực tế…

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh đã ghi nhận những kiến nghị của UBND thành phố và Công ty cổ phần Chợ Bắc Kạn để báo cáo với cơ quan chức năng xem xét./.

Giám sát...(Tiếp theo trang 1)

giúp 448 hộ hội viên phụ nữ thoát nghèo. Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” được các cấp Hội triển khai gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” bằng các hoạt động hiệu quả, thiết thực, nhiều mô hình đã phát huy vai trò của hội viên phụ nữ, được Nhân dân hưởng ứng tích cực...

Nhiệm kỳ 2021 - 2026, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bạch Thông xác định thực hiện tốt 2 khâu đột phá là: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Hội và đồng hành xây dựng chi hội vững mạnh. Tiếp tục tập trung thực hiện 3 nhiệm vụ trọng tâm gồm: Hỗ trợ phụ nữ phát triển, hội nhập và vun đắp giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam; Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới; Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bạch Thông khóa mới gồm 20 đồng chí. Đồng chí Ngôn Thị Chanh tái cử

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bạch Thông khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026./.

Huyện Bạch Thông vừa tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; tổng kết 10 năm thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012.

Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, huyện Bạch Thông đã quan tâm xác lập môi trường thể chế và tâm lý xã hội thuận lợi cho kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển. Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách cán bộ, nguồn nhân lực, đất đai, chính sách tài chính tín dụng, hỗ trợ đầu tư, trong đó lồng ghép nguồn vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới hỗ trợ cho các hợp tác xã trên 840 triệu đồng. Hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất hợp tác xã giai đoạn 2015 - 2020, hỗ trợ cho 04 hợp tác xã,

với tổng số tiền trên 11,7 tỷ đồng.

Giai đoạn 2001 - 2021 trên địa bàn huyện thành lập 66 hợp tác xã, trong đó 28 hợp tác xã đã giải thể do hoạt động không hiệu quả, 05 hợp tác xã ngừng hoạt động, đến nay toàn huyện còn 33 hợp tác xã đang hoạt động, với 583 thành viên. Tổng số vốn hoạt động của các hợp tác xã là hơn 81,3 tỷ đồng, doanh thu bình quân 1,8 tỷ đồng/HTX/năm, thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong hợp tác xã là 45 triệu đồng/người/năm… Trên địa bàn có 03 tổ hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, với 72 thành viên; bình quân doanh thu của tổ hợp tác là 200 triệu đồng/năm. Các hợp tác xã, tổ hợp tác đã góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo định hướng phát triển của địa phương…

Dịp này, Hội đồng Thi đua khen thưởng huyện Bạch thông đã trao Giấy khen cho 06 tập thể, 01 cá nhân có thành tích trong thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và 10 năm thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012./.

Bạch Thông...(Tiếp theo trang 1)

TÌM HIỂU VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI

án, gồm: Huyện Bạch Thông 04 công trình, dự án; huyện Chợ Đồn 05 công trình, dự án; huyện Ngân Sơn 03 công trình, dự án; huyện Na Rì 14 công trình, dự án; huyện Chợ Mới 04 công trình, dự án; thành phố Bắc Kạn 09 công trình, dự án; huyện Pác Nặm 01 công trình, dự án; huyện Ba Bể 01 công trình, dự án. Chuyển mục đích sử dụng 31.333m2 đất trồng

lúa để thực hiện 21 công trình, dự án.

Điều chỉnh tên Dự án Xây dựng hạ tầng di tích cấp Quốc gia Nà Pậu, xã Lương Bằng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn- đã được HĐND tỉnh thông qua tại các Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 17/7/2020 và Nghị quyết số 58/NQ-HĐND ngày 10/12/2020, thành Dự án Tôn tạo, tu bổ di tích lịch sử Nà Pậu, xã Lương Bằng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.

Loại bỏ khỏi danh mục công trình, dự án cần chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa (hơn 101.364m2 đất trồng lúa) đối với Dự án Xây dựng tuyến đường thành phố Bắc Kạn - hồ Ba Bể (nay là Dự án Xây dựng tuyến đường thành phố Bắc Kạn - hồ Ba Bể kết nối sang Na Hang, Tuyên Quang), đã được HĐND tỉnh thông qua tại các Nghị quyết số 58/NQ-HĐND ngày 10/12/2020 và Nghị quyết số 71/NQ-HĐND ngày 06/8/2021./.

Thông qua...(Tiếp theo trang 1)

Chiều 23/9, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức tiếp nhận vật tư y tế, nhu yếu phẩm ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 do Hội cán bộ cơ quan Trung ương và doanh nhân quê Bắc Thái trao tặng. Tham dự có các đồng chí: Nguyễn Đăng Bình- Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Ma Từ Đông Điền- Ủy viên BTV, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ngành.

Tại buổi lễ, đồng chí Phan Hồng Thủy- Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Ủy ban Dân tộc), Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội cán bộ cơ quan Trung ương và doanh nhân quê Bắc Thái trao tặng vật tư y tế, nhu yếu phẩm ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 cho tỉnh, gồm:

4.500 bộ quần áo bảo hộ y tế, 2.000 chiếc khẩu trang đặc chủng N95, 40.000 chiếc khẩu trang y tế 4 lớp, 200 thùng sữa tươi..., với tổng trị giá 800 triệu đồng.

Dịp này, Viettel Bắc Kạn trao tặng 50 triệu đồng và 01 bộ cầu truyền hình, 02 hệ thống khai báo y tế, đo thân nhiệt nhận diện khuôn mặt tự động, 02 máy xịt cồn sát khuẩn tự động với tổng trị giá 200 triệu đồng.

Phát biểu tại lễ tiếp nhận, đồng chí Ma Từ Đông Điền- Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cảm ơn sự ủng hộ, đóng góp của Hội cán bộ cơ quan Trung ương và doanh nhân quê Bắc Thái, Viettel Bắc Kạn. Toàn bộ vật tư y tế, nhu yếu phẩm, thiết bị và kinh phí này sẽ được sử dụng hiệu quả, đúng mục đích cho công tác phòng, chống dịch Covid-19./.

HOÀNG VŨ

Tiếp nhận...(Tiếp theo trang 1)