bác sĩ viện tim và bệnh viện nhân dân 115- tp....

32
# Bác sĩ viện tim và bệnh viện nhân dân 115- TP. HCM trực tiếp khám sàng lọc để phẫu thuật cho các bệnh nhân tim tại tỉnh BR-VT. Ảnh: Thế Phi

Upload: phamkhanh

Post on 09-Jul-2018

216 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bác sĩ viện tim và bệnh viện nhân dân 115- TP. HCMsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 91.pdf · 2014-12-01 · chủ động lập kế hoạch xử lý

Và #

Bác sĩ viện tim và bệnh viện nhân dân 115- TP. HCM trực tiếp khám sàng lọc để phẫu thuật cho các bệnh nhân tim tại tỉnh BR-VT.Ảnh: Thế Phi

Page 2: Bác sĩ viện tim và bệnh viện nhân dân 115- TP. HCMsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 91.pdf · 2014-12-01 · chủ động lập kế hoạch xử lý

  Chịu tráCh nhiệm xuất bản:

BS: Võ Văn hùng Phó Giám đốc Sở Y tế

  ban biên tập:1. BS. Võ Văn hùng

Phó Giám đốc Sở Y tế - Trưởng ban Biên tập

2. BS. nguyễn Văn Lên Giám đốc Trung tâm TT-GDSK - Phó Trưởng ban

3. Cv. Lê thị Khánh Trung tâm TT-GDSK - Thư ký

4. BS. trương Đình Chính TP. NVY Sở Y tế - Biên tập viên

5. BS. trương Đình trúc TP. KHTH Sở Y tế - Biên tập viên

6. BS. nguyễn phạm hà TP. QLHNYTTN - Sở Y tế - Biên tập viên

7. BS. phạm minh an Giám đốc Bệnh viện Bà Rịa - Biên tập viên

8. BS. trần Văn bảy Giám đốc Bệnh viện Lê Lợi - Biên tập viên

9. BS. hà Văn thanh Giám đốc TTYTDP - Biên tập viên

10. Cv. trần thị nga Trung tâm TT-GDSK - Biên tập viên

  trÌnh bÀY: Nghĩa Quý

Bản tin của Ngành Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

trụ sở tòa soạn:TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE

Số 31 Lê Lợi, phường 4, TP. Vũng Tàu Điện thoại: (064) 3540740 - Fax: (064) 3540740

Email: [email protected]

- Giấy phép xuất bản số: 01/2009/GP-XBBT do Sở TT&TT cấp ngày 6-1-2009- Công ty Mỹ Thuật tổ chức thực hiện, thiết kế, chế bản Web: mythuatvungtau.com- In 1.500 cuốn tại Công ty Mỹ thuật Vũng Tàu. ĐT: 0913 957 486

Lời cảm ơn!Trong tháng 11 vừa qua, BBT Bản tin Sức khỏe BR - VT đã nhận được bài

cộng tác của các CTV: Lê Anh Vu - TYT xã Bàu Chinh huyện Châu Đức;; Bùi Thị Kim Oanh- Hội CTĐ tỉnh; Ngọc Lê – Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Tân Thành; Bs. Trần Thanh Bình- TTYT Dự Phòng tỉnh; Bs. Nguyễn Hữu Thọ - Bv. Lê Lợi; Thanh Hoài – Đài BRT; Ds. CKII Trần Trâp; Bs. Nguyễn Đình Tuân- Phó Giám đốc Bv. Lê Lợi.

BBT trân trọng sự hợp tác của quý CTV và sẽ xem xét, sắp xếp đăng tải các bài viết theo chủ đề của từng bản tin. Xin chân thành cảm ơn và mong tiếp tục nhận được sự cộng tác tích cực của các CTV trong thời gian tới.

Trân trọng! BBT Bản tin Sức khỏe BR-VT

Dịch sốt xuất huyết đã có dấu hiệu “hạ nhiệt”

(Trang 3)

Làm gì để thực hiện ước mơ: “Sống lâu, sống khỏe, sống có ích” (Trang 7)

Tổng quan về bệnh đái tháo đường

(Trang 11)

Gần 3.000 bệnh nhân tâm thần được quản lý điều trị

(Trang 17)

Tổng kết dự án “Hỗ trợ chăm sóc mắt Việt Nam - Australia (VAVSP)” tại Bà Rịa - Vũng Tàu

(Trang 21)KTV gây mê Nguyễn Thị Ngưu- Thầm lặng sau những ca mổ cứu người (Trang 30)

Kiểm tra cuối năm, Trung tâm TT-GDSK Bà Rịa - Vũng Tàu xếp loại xuất sắc

(Trang 18)

Page 3: Bác sĩ viện tim và bệnh viện nhân dân 115- TP. HCMsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 91.pdf · 2014-12-01 · chủ động lập kế hoạch xử lý

Năm 2013 do mùa mưa ở miền Nam đến sớm và kéo dài hơn mọi năm nên dịch sốt xuất

huyết (SXH) có điều kiện thuận lợi để bùng phát mạnh ở nhiều tỉnh, thành khu vực phía Nam, trong đó có tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tính đến ngày 14/11/2013 toàn tỉnh có 3.726 ca mắc, với 3630 ca SXH Dengue. So với cùng kỳ năm 2012 (2683 ca), tăng khoảng 1,4 lần. Tp. Vũng Tàu vẫn tiếp tục dẫn đầu với số ca mắc là 2643 ca (chiếm 65,0%) so với toàn tỉnh, tiếp đến là huyện Long Điền 347 ca (chiếm 9,3%), TP. Bà Rịa 322 ca (chiếm 8,6%).

Khác với những năm trước, số ca mắc SXH tăng đều theo từng tháng, năm nay, SXH bùng phát mạnh vào thời điểm quý III mà đỉnh cao của

dịch tập trung vào tháng 8, tháng 9 với số ca mắc tăng đột biến. Nếu ở thời điểm tháng 6 năm 2013, số ca mắc SXH toàn tỉnh mới chỉ ở con số 782 ca, thì đến tháng 8 con số này đã là 2192 ca (tăng 1410 ca) và tiếp tục tăng lên 3009 ca (tăng 817 ca) ở thời điểm tháng 9.

Trước tình hình dịch bùng phát mạnh và có nguy cơ lan rộng ra nhiều địa phương khác trong toàn tỉnh, ngành Y tế đã tập trung mọi nguồn lực quyết tâm phòng chống dịch. Ban chỉ đạo phòng chống SXH các cấp tiếp tục duy trì và củng cố hoạt động từ tuyến tỉnh tới tuyến xã, phường; giao cho Trung tâm Y tế Dự phòng chủ động lập kế hoạch xử lý ổ dịch, kế hoạch dập dịch trên diện rộng, triển

khai nhiều chiến dịch vệ sinh môi trường và diệt lăng quăng trên phạm vi toàn tỉnh…

Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh và của Sở Y tế, trung tâm Y tế Dự phòng phối hợp với các đơn vị, ban, ngành đã tiến hành đồng loạt nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác phòng chống dịch SXH như: tổ chức tập huấn về dịch tễ, điều tra côn trùng, xét nghiệm, lớp tập huấn về thống kê báo cáo bằng phần mềm 3.5, lớp tập huấn về điều trị SXH và lớp tập huấn điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân SXH cho Y tế tuyến huyện. Ngoài ra còn tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức và cách phòng ngừa SXH cho cán bộ Y tế xã, thôn, ấp, CTV, các đoàn thể và giáo viên tại các trường

Y HỌC DỰ PHÒNG

Dịch sốt xuất huyết đã có dấu hiệu “hạ nhiệt”

Kiểm tra lăng quăng trong dụng cụ chứa nước của người dân phường 4, TP. Vũng Tàu.

3

Page 4: Bác sĩ viện tim và bệnh viện nhân dân 115- TP. HCMsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 91.pdf · 2014-12-01 · chủ động lập kế hoạch xử lý

học tại các địa phương trong tỉnh. Tăng cường giám sát chặt chẽ các ca bệnh, giám sát côn trùng và đánh giá nguy cơ xảy ra dịch và thông tin kịp thời, chính xác cho tuyến dưới để chủ động phòng ngừa khoanh vùng, dập dịch. Tính đến giữa tháng 11 năm 2013, tổng số ổ dịch được phát hiện là 327, đã xử lý được 315 ổ dịch, đạt 96%, trong đó tiến hành xử lý 6 ổ dịch lớn bằng phương pháp phun hóa chất trên diện rộng tại phường Thắng Nhất, phường Nguyễn An Ninh, phường Rạch Dừa, phường 8, phường 9 và phường 10 của TP. Vũng Tàu. Tổ chức 2 chiến dịch diệt lăng quăng trên phạm vi toàn tỉnh vào tháng 6 và tháng 9 năm 2013, thu hút đông đảo nhân dân và các ban, ngành, đoàn thể tham gia.

Để nâng cao hiệu quả của công tác phòng chống SXH, Trung tâm Y tế Dự phòng còn phối hợp với Viện Pasteur, Viện Sốt Rét- KST-Côn trùng - Tp.HCM tiến hành các hoạt động giám sát hỗ trợ vào các tháng cao điểm của dịch để chỉ ra các điểm thiếu sót trong kế hoạch, đánh giá hiệu quả triển khai công tác phòng chống dịch của các địa phương, hỗ trợ xử lý các ổ dịch, thử độ nhạy của muỗi với hóa chất tại địa bàn TP. Vũng Tàu…

Bằng việc chỉ đạo kịp thời và triển khai đồng loạt nhiều biện pháp, đến tháng 10 năm 2013, dịch SXH đã có dấu hiệu “giảm nhiệt”, số ca mắc tăng trung bình khoảng 500 ca/1 tháng. So sánh với những tháng trước thì tỷ lệ tăng số ca mắc đã giảm gần ½ và đặc biệt là dù dịch SXH diễn biến rất phức tạp song đến thời điểm này trên địa bàn tỉnh vẫn chưa để xảy ra trường hợp nào tử vong do SXH.

“Không được một phút giây nào chủ quan, lơ là với dịch SXH và phải tích cực tìm giải pháp phòng chống căn cơ hơn” - đó chính là chỉ đạo của Bs. Trương Văn Kính, Giám đốc Sở Y tế. SXH đã có dấu hiệu “hạ nhiệt”, nhưng không có gì đảm bảo nó không tiếp tục bùng phát trở lại, vì vậy để công tác phòng, chống dịch được hiệu quả ngoài các nhiệm vụ chuyên môn do ngành Y tế đảm nhiệm cần có sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội... vào cuộc tích cực hơn nữa để chung tay với ngành Y tế khống chế, đẩy lùi dịch SXH trong thời gian sớm nhất.

Bài, ảnh: Khánh Chi

Cải thiện tình trạng dinh dưỡng và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em là một mục tiêu

quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Là một trong những phường đầu tiên triển khai chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em của Thành phố Vũng Tàu, công tác phòng chống SDD của phường Thắng Tam trong những năm qua không ngừng được củng cố, tăng cường kiện toàn, đặc biệt thiết lập được một mạng lưới CTV phòng chống SDD đến tận từng khu phố khá ổn định. Các hoạt động triển khai của từng giai đoạn đều có những đánh giá cụ thể, từ đó đưa ra những kế hoạch thực hiện thiết thực, phù hợp và hiệu quả trong công tác phòng chống SDD ở địa phương.

Xác định công tác truyền thông có vai trò quan trọng, trạm y tế đã chú trọng đẩy mạnh các hoạt động như: duy trì phát thanh thường xuyên trên hệ thống loa, đài của UBND phường, kết hợp phát tờ rơi cho các đối tượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ nhỏ trong các hoạt động truyền thông, cao điểm vào “Tháng hành động vì trẻ em”, chiến dịch uống Vitamin A bổ sung và tẩy

giun, “Ngày vi chất dinh dưỡng” (ngày 1-2 tháng 6), “Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ” (ngày 1-7 tháng 8), “Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển” (ngày 16-23 tháng 10). Bên cạnh đó, TYT tăng cường các hoạt động vãng gia, nhất là đến với gia đình có trẻ SDD và bà mẹ mang thai để trao đổi cách chăm sóc, hướng dẫn thực hành nấu ăn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Chỉ tính riêng 9 tháng năm 2013, cán bộ y tế và CTV dinh dưỡng đã tổ chức vãng gia cho hơn 500 hộ gia đình về dinh dưỡng cho trẻ dưới 2 tuổi.

Để nâng cao năng lực cho đội ngũ CTV, Trạm y tế đã mở nhiều lớp tập huấn nhằm củng cố và nâng cao kỹ năng tư vấn và thực hành dinh dưỡng để có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc. Ngoài ra, từ đầu năm 2013 trạm y tế đã tổ chức 2 lớp thực hành dinh dưỡng, hướng dẫn cho các bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng những kiến thức cơ bản nhất về đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ; tổ chức các buổi tập huấn chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn, vì trẻ bị bệnh nhất là viêm phổi, tiêu chảy rất dễ bị suy dinh dưỡng. Hiệu quả của công tác phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em càng được nhân

Y HỌC DỰ PHÒNG

Đẩy mạnh các hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em Trạm y Tế phường Thắng Tam:

4

Page 5: Bác sĩ viện tim và bệnh viện nhân dân 115- TP. HCMsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 91.pdf · 2014-12-01 · chủ động lập kế hoạch xử lý

lên thông qua việc lồng ghép với hoạt động của các chương trình khác như: chăm sóc sức khỏe sinh sản, tiêm chủng mở rộng... Các hoạt động bổ sung Vitamin A cho trẻ từ 6-36 tháng tuổi và các bà mẹ sau sinh một tháng, bổ sung viên sắt cho bà mẹ mang thai, tẩy giun sán cho trẻ cũng được tiến hành đồng bộ và đạt kết quả cao. Tất cả các hoạt động đó đã góp phần hỗ trợ cho chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. Bên cạnh đó, việc theo dõi biểu đồ tăng trưởng vẫn được xem là hoạt động then chốt của chương trình. Đều đặn 3 tháng 1 lần, số trẻ dưới 2 tuổi trên địa bàn phường đều được cân và theo dõi. Trong ngày vi chất dinh dưỡng 1-6 thì tất cả trẻ em dưới 5 tuổi đều được cân và khám

sức khỏe để đánh giá tỷ lệ suy dinh dưỡng. Định kỳ hàng tháng theo dõi chiều cao và cân nặng cho trẻ từ 2-5 tuổi bị suy dinh dưỡng.

Thông qua triển khai đồng bộ các giải pháp, lồng ghép các chương trình, đẩy mạnh hoạt động tại cộng đồng, chương trình phòng, chống SDD cho trẻ đã có nhiều kết quả khích lệ, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi SDD về cân nặng giảm từ 8,3% vào năm 2010 xuống còn 6% vào năm 2012. Trong 9 tháng đầu năm 2013 duy trì tỷ lệ SDD trẻ <5 tuổi ở mức 6,09% (tỷ lệ chung của toàn tỉnh là 9,5% năm 2012), giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh có cân nặng thấp hơn 2500g chỉ còn 1,49% (toàn tỉnh là 2,6%), cân trẻ suy dinh dưỡng từ 0-5 tuổi đạt 100%.

Tuy nhiên bên cạnh những kết

quả đạt được thì chương trình phòng, chống SDD trẻ em trên địa bàn vẫn còn gặp một số khó khăn, thách thức: ngân sách chi cho hoạt động phòng, chống SDD trẻ em còn hạn hẹp; chi phí cho buổi thực hành dinh dưỡng là 4.000đ/ trẻ rất khó đảm bảo buổi thực hành tốt. Ngoài ra, về mặt truyền thông vẫn còn hạn chế số lượng tài liệu như tờ rơi cấp phát cho cộng đồng, nội dung chưa thật phong phú để thu hút người xem. Thực trạng này đòi hỏi chương trình cần có những quan tâm đầu tư hơn, đồng thời TYT Thắng Tam cần đưa ra những giải pháp hợp lý nhằm duy trì kết quả đạt được, tiếp tục phấn đấu để hạ thấp hơn nữa tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em trong thời gian tới.

Bài, ảnh: Xuân Lê

Y HỌC DỰ PHÒNG

Đẩy mạnh các hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

5

Page 6: Bác sĩ viện tim và bệnh viện nhân dân 115- TP. HCMsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 91.pdf · 2014-12-01 · chủ động lập kế hoạch xử lý

Iốt có vai trò gì đối với cơ thể con người?

Iốt là một vi chất dinh dưỡng. Trong cơ thể, trên 75% iốt được tập trung ở tuyến giáp để tổng hợp nên các hoóc môn tuyến giáp T3 (tri-iodothyronin) và T4 (thyroxin). Là loại hoóc môn rất cần thiết cho sự hình thành, phát triển và duy trì các hoạt động của con người như: Phát triển hệ thống thần kinh và trí não: Trong giai đoạn phát triển của bào thai và trẻ nhỏ, hoóc-môn tuyến giáp tham gia quá trình phát triển, biệt hóa các nơ rôn não bộ và hệ thống thần kinh. Thúc đẩy quá trình phát triển của cơ thể: Các hoóc-môn tuyến giáp tham gia phát triển hệ xương, cơ trong giai đoạn phát triển thể chất của trẻ. Duy trì hoạt động của cơ thể: hoóc môn giáp tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất nhằm cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể và sinh nhiệt duy trì thân nhiệt.

Thiếu iốt dẫn đến những tác hại nào đối với cơ thể con người?

Thiếu iốt sẽ làm giảm lượng hoóc-môn tuyến giáp tiết ra sẽ gây ra nhiều các dị tật bẩm sinh và các rối loạn khác nhau trong cơ thể gọi chung là các rối loạn do thiếu iốt bao gồm:

Trong thời kỳ bào thai: Trong giai đoạn này, thai nhi chịu

ảnh hưởng từ việc hấp thu iốt của mẹ. Nếu mẹ bị thiếu iốt làm các nơ rôn thần kinh của trẻ kém biệt hóa và chậm phát triển dẫn đến giảm về số lượng và chất lượng các nơ rôn thần kinh, khi trẻ sinh ra sẽ bị thiểu năng trí tuệ, bướu cổ sơ sinh, nặng có thể gây đần độn. Thiểu năng trí tuệ và đần độn ở trẻ là tổn thương vĩnh viễn không chữa được.

Ở những lứa tuổi khác Trẻ em thiếu iốt sẽ chậm phát

triển về thể chất và trí não; Phụ nữ có thai thiếu iốt dẫn đến sảy thai, đẻ non, thai chết lưu…; Thiếu iốt dẫn đến bệnh bướu cổ, thiểu năng giáp; Thiếu iốt làm cơ thể giảm sản sinh năng lượng dẫn đến trạng thái uể oải, mệt mỏi, giảm khả năng lao động.

Nhu cầu iốt cần thiết cho con người là bao nhiêu?

Người lớn: Trung bình cần khoảng 150 µg/ngày.

Trẻ em: Dùng ít hơn người lớn, khoảng: 100µg/ngày (tùy thuộc độ tuổi)

Phụ nữ có thai: Cần nhiều hơn người bình thường vì phụ nữ có thai cần bổ sung thêm iốt cho sự phát triển của thai nhi, khoảng: 200µg/ngày.

Phụ nữa cho con bú: Cần lượng iốt nhiều nhất so với những trường hợp khác, cần khoảng 210µg/ngày.

I ốt có ở đâu?Trong tự nhiên iốt có trong bề mặt

đất, nước, vật nuôi và cây trồng. Quá trình mưa lũ xói mòn làm một lượng lớn iốt bị gột rửa khỏi bề mặt trái đất, do vậy vật nuôi và cây trồng sống trên vùng đất đó sẽ bị thiếu iốt.

Dưới đây là lượng iốt có trong 100g thực phẩm: Muối iốt: 4000µg; Rau dền: 50µg; Nước mắm: 950µg; Rau cải xoong: 45µg; Cá biển: 50-80µg; Nấm mỡ: 18µg; Khoai tây: 4,5 µg; Bầu dục: 36,7µg; Súp lơ: 12µg; Muối biển: 2µg

Làm thế nào để phòng tránh được các rối loạn do thiếu iốt?

Các nghiên cứu cho thấy, hầu hết địa phương trên toàn quốc hiện nay đều bị thiếu iốt. Để phòng chống các rối loạn do thiếu iốt nêu trên thì cơ thể chúng ta cần được bổ sung iốt một cách đều đặn hàng ngày thông qua sử dụng muối iốt, các chế phẩm có chứa iốt và thực phẩm có nhiều iốt, nhất là loại có nguồn gốc từ biển

Cách sử dụng và bảo quản muối iốt

Cách sử dụng muối iốt giống như sử dụng muối thường. Khi sử dụng chỉ cần nêm nếm chế biến sao cho tiện lợi và hợp khẩu vị nhất. Nếu nêm muối iốt trước, trong quá trình đun nấu một lượng iốt sẽ bị bay hơi nhưng vẫn còn đủ để cung cấp iốt cho cơ thể.

Cần chú ý cách bảo quản để giảm sự hao hụt iốt bằng cách để muối iốt trong túi nhựa hoặc lọ đựng kín, không được rang, phơi nắng hay để nơi bị nóng ẩm.

BS. Trần Thanh BìnhTrung tâm Y tế Dự phòng tỉnh

Y HỌC DỰ PHÒNG

Vai trò của iốt và cách phòng chống các rối loạn do thiếu iốt

Cá biển chứa 50-80μg lượng i ốt.6

Page 7: Bác sĩ viện tim và bệnh viện nhân dân 115- TP. HCMsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 91.pdf · 2014-12-01 · chủ động lập kế hoạch xử lý

Chúng ta đều biết: Sinh, trưởng, lão, bệnh, tử là không tránh khỏi của mọi sinh vật. Già thì

kết thúc bằng cái chết. Vậy bao nhiêu tuổi gọi là già? Trong nhân dân có nhiều quan niệm không thống nhất, còn theo tổ chức y tế thế giới (WHO) thì từ 45-59 là tuổi trung niên, 60-74 là người cao tuổi, 75- 90 là già, trên 90 là đại lão.

Vậy già là gì? Có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng định nghĩa của nhà lão khoa Pháp là L.Binet, được nhiều người thống nhất: “Già là những thay đổi trong cơ thể sinh vật theo hướng suy giảm dần những hoạt động chức năng sinh học, do tác động của thời gian lên cơ thể sinh vật gây nên”. Trong đó, ta hiểu có cái “già tất yếu” và cái “già bệnh lý”. Cái “già tất yếu” đó là cái “già sinh lý”, cái già ấy đến khi con người đã mãn chiều xế bóng thì chẳng có gì than tiếc, vì nó không gây ra đau khổ cho người già. Còn cái “già bệnh lý” là cái già đến sớm do bệnh hoạn thì kéo theo những chuỗi ngày đau khổ cho người già. Nó đem đến cái chết chưa đáng chết, để lại bao nỗi đau cho người còn sống. Vậy, chống cái “già bệnh lý” là chống cái già đến sớm, để cho con người sống trọn tuổi trời.

Về quan niệm mới, trong quá trình hóa già của cơ thể không phải đơn thuần chỉ có một chiều hướng suy giảm, mà còn có phản ứng ngược lại, nhằm điều hòa, thích nghi mọi hoạt động của cơ thể trong điều kiện mới. Biết dựa vào khả năng kỳ diệu của cơ thể tự điều chỉnh, tự tu bổ, tự thích nghi ở một trình độ cao, con người có thể tái lập được sự cân bằng nội môi trong suốt quá trình hóa già, nhờ thế mà giữ được sức khỏe, cho nên có thể chống được cái già đến sớm, để cho

con người sống trọn cuộc đời, để cho tuổi “già sinh lý” đến với mọi người là việc làm có ý nghĩa. Đó là ước mơ cả loài người.

Vậy, làm thế nào để mọi người được sống lâu? Các nhà khoa học trên thế giới đã xây dựng chương trình theo ba hướng:

- Lão khoa cơ bản, mà bản chất là sinh học, có nhiệm vụ nghiên cứu nguồn gốc sự hóa già và đặc điểm quá trình lão hóa (nguyên nhân).

- Lão khoa lâm sàng, nghiên cứu đặc điểm cơ thể người già, bệnh lý tuổi già, các phương pháp chữa bệnh, phục hồi chức năng và nâng cao sức khỏe.

- Lão khoa xã hội, là khoa học có nhiệm vụ nghiên cứu mọi vấn đề xã hội của tuổi già, như: Mối quan hệ xã hội với người già, xã hội chăm sóc

người già, người già tiếp tục cống hiến cho xã hội…

Với nội dung rất rộng lớn, lại rất chuyên sâu, khó có thể trình bày trên một bài báo. Vậy, chỉ xin trình bày một số điểm cơ bản đã được các nhà khoa học nghiên cứu, tổng kết qua thực tế những người sống lâu và xin được gọi là “Bí quyết sống lâu, sống khỏe”.

Bí quyết sống lâu có cả trăm, ngàn… trong đó có:

Bí quyết thứ nhất “Phải thường xuyên lao động (chân tay và trí óc). Đó là một trong 9 quy tắc của E.Pi Quya – Nhà triết học Hy Lạp cổ (341- 270 TCN), ông đã nói: “Để có cuộc sống đẹp hơn, phải thực hiện 9 quy tắc, mà trước hết là phải luôn luôn làm việc (lao động chân tay và trí óc)”. Karl

Y HỌC DỰ PHÒNG

Bí quyết thứ nhất để sống lâu, sống khỏe là “Phải thường xuyên lao động” (chân tay và trí óc).Ảnh: V.H

Làm gì để thực hiện ước mơ:

“Sống lâu, sống khỏe, sống có ích”

7

Page 8: Bác sĩ viện tim và bệnh viện nhân dân 115- TP. HCMsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 91.pdf · 2014-12-01 · chủ động lập kế hoạch xử lý

Marx từng nói: “Lao động không thể thiếu được đối với sức khỏe con người. Lao động là châm dầu vào cái đèn của sự sống, còn tư tưởng thì đốt nóng nó lên”. Và Marx nói tiếp: “Không có lao động – không có con người với bản chất và vị trí cao nhất trong bậc thang tiến hóa của vạn vật”. Còn tiến sĩ I.V Muravôp (Nga) cũng đã kết luận “Lao động là sức mạnh có mục đích vĩ đại, là nguồn gốc của sự sảng khoái để sống lâu và sống tích cực”. Bởi vì, con người không lao động sẽ chóng tàn lụi, như nhà bác học Liên Xô (cũ), Viện sĩ Viện hàn lâm D.F Chebotariev cho rằng: “Trạng thái nghỉ hưu gây một sự phá vỡ định hình hoạt động hằng ngày. Vì thế, nhiều người trước đó hoàn toàn khỏe mạnh, bắt đầu tàn lực thật sự, vì thiếu chí hướng đoạn đời mới sau khi nghỉ hưu”. Nhiều nhà khoa học khác cũng khuyên: “Nghĩ động đừng nghĩ tĩnh và phải theo một nhịp nghỉ ngơi khoa học, nghiêm túc, đừng để trương lực sống tụt xuống. Điều này, Hải Thượng Lãn Ông từng nói:

“Nhàn cư ủ rũ tinh thầnNằm nhiều khí huyết kém phần

lưu thông”Và cách chúng ta không lâu, vào

thế kỷ XVIII, Hufflan đã nói: “Không có một kẻ lười nhác nào có thể sống lâu. Tất cả những ai đạt được tuổi thọ cao đều có một lối sống hiếu động và bổ ích”. Còn nhà triết học vĩ đại thời cổ Hy Lạp là Aristốt (384-322 TCN) từng nói: “Không có gì làm kiệt sức và hủy hoại sức khỏe con người như thiếu vận động thể lực kéo dài”. Xưa

kia, Hoa Đà (cách chúng ta chừng 700 năm) nói: Then cửa không rỉ, vì luôn luôn mở, nước giữa dòng không bẩn vì chảy luôn, người ta muốn khỏe mạnh, sống lâu phải thường xuyên luyện tập và lao động”. Trong lao động người cao tuổi cần chú trọng lao động trí óc (hoạt động thần kinh). Người ta có từ 12- 14 (có tài liệu nói 15) tỷ tế bào não, trên tổng số 100.000 tỷ tế bào cơ thể. Càng về già, khối lượng tế bào càng giảm, các Neuron này giảm khối lượng và kích thước, sẽ mất đi sự uyển chuyển về tâm lý, giảm sự thích nghi, giảm sự quan tâm đến cái mới, giảm trí tuệ. Và theo G.Mule cho biết : Não người trung bình lúc 20 – 25 tuổi nặng 1.400g, 50 tuổi còn 1.350g – 1.250g, đến 85 tuổi còn 1.180 – 1.060g. vì thế già thường lú lẫn, thích yên ổn. Các nghiên cứu về điện não đồ người ta thấy già giảm sút biên độ và tần số nhịp sống. Tuy trí nhớ của người già có giảm, nhưng không phải là quy luật. Theo các nhà khoa học tốc độ suy giảm trí tuệ tỷ lệ nghịch với thông báo trí tuệ khởi đầu. Ở những người thông minh có trí tuệ mẫn tiệp đến tuổi già, chẳng những trí tuệ không giảm sút, mà đôi khi còn tăng lên. Ở những người học vấn uyên thâm, trí tuệ rất bền vững theo tuổi tác. Sự suy giảm hoạt động trí óc khó nhận thấy khi tuổi rất cao. Theo nhà sinh học Nhật Bản là Yacusino, qua nghiên cứu não người bằng siêu âm, khẳng định: “Bộ óc tuân theo luật sinh học, chính nó là cơ quan làm việc nhiều nhất, nhưng lại già đi ít nhất và chậm nhất”. Các nhà tâm lý học khẳng định rằng, những năng lực tinh thần

và đặc biệt là trí nhớ giảm sút nhiều bởi thiếu sự kích thích hơn là tuổi tác. Do đó, muốn cho bộ não không già đi phải hoạt động thần kinh, trí óc nhiều. Bởi vì già không đồng nghĩa với lú lẫn. Bà Monique Lepoincine, Viện trưởng viện nghiên cứu lão hóa não ở Pháp, khẳng định tại cuộc họp quốc tế về lão hóa não ở Chicago (Mỹ) rằng: “Người già não vẫn sống tích cực, lạc quan, yêu đời thì vẫn có thể làm chậm quá trình lão hóa não (Vùng cá ngựa hippocampe). Cho nên trong hoạt động trí óc phải chú ý hoạt động tư duy, tức là tạo một khí hậu cảm xúc tối ưu (Climal emotional optima) giúp cho con người sống vui tươi, thoải mái. Như Aristot đã nói: “Cơ thể và tâm hồn hòa nhập thành một thể thống nhất”. Đúng vậy, không thể có một cơ thể lành mạnh, sảng khoái, khi tâm hồn u uất, bệnh hoạn, lo âu, thất vọng, day dứt, căng thẳng thần kinh liên tục. Phương ngôn người Nga: “Điều chủ yếu mà sức khỏe thể chất phụ thuộc vào đó là sức khỏe tinh thần. Cho nên mối quan hệ tinh thần – cơ thể vốn là nguyên lý cơ bản của y học Phương Đông, có cách đây 5.000 năm ở An Độ, được Kinh Vệ Đà giải thích rằng: “Cơ thể là hiện thân của ý thức”. Cho nên sống tích cực không tự nhiên đến với mọi người, mà phải đấu tranh giành giật lấy nó”.

Nói tóm lại, làm việc, làm việc, lại làm việc, đó là nhân tố quan trọng để kìm chế quá trình lão hóa, chống xơ vữa động mạch và cũng là để bảo vệ mối quan hệ tích cực với xã hội.

DSCKII Trần TrẤp

Y HỌC DỰ PHÒNG

Các hoạt động thể chất giúp tăng cường khả năng vận động, đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho người cao tuổi. Ảnh: V.H8

Page 9: Bác sĩ viện tim và bệnh viện nhân dân 115- TP. HCMsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 91.pdf · 2014-12-01 · chủ động lập kế hoạch xử lý

Tân Thành đang trên đường phát triển, hướng đến một thành phố công nghiệp hiện đại. Sự phát

triển các hàng quán, dịch vụ thức ăn phục vụ một lượng lớn lao động nơi đây là một quy luật tất yếu. Nhưng việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại các hàng quán vỉa hè tạm bợ, tự phát ở huyện Tân Thành hiện nay đang là điều đáng lo ngại.

Quán cơm “bụi” trước cổng chùa Quan Âm (khu phố Vạn Hạnh, thị trấn Phú Mỹ), chỉ có vài cái bàn ghế nhỏ, thức ăn được đặt trên một xe đẩy nhưng vào buổi sáng khá đắt khách. Vỉ nướng được đặt ngay sát lòng đường, mỗi lần xe tải, xe khách lướt

qua miếng thịt đang nướng trên vỉ lại được đắp thêm một lớp bụi. Ngay cạnh quán cơm vỉa hè này là một cửa tiệm rửa xe máy. Nước rửa xe hòa cùng bụi bẩn, xà phòng vấy khắp nơi nhưng chẳng thực khách nào thấy phiền lòng khi đến đây ăn cơm.

Dạo quanh khu vực đường từ ngã 3 Mỹ Xuân đến trường Tiểu học Mỹ Xuân (xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành) tính sơ sơ có đến gần 20 quán và quầy bán thức ăn nhanh với các món ăn thông dụng như hủ tiếu, bánh mì, xôi mặn, bánh ướt, bún thịt nướng... chen nhau để có được “mặt tiền”. Đáng chú ý là những quán cơm thịt nướng ngay

sát lề đường với lò than nghi ngút khói cùng vỉ nướng đen nhẻm do thịt bám lâu ngày không được chà rửa. Một chủ quán cơm đối diện cổng trường Tiểu học Mỹ Xuân còn có sáng kiến đặt một cái quạt nhỏ để thổi lò than nướng thịt cho nhanh. Kết quả là cả chiếc quạt máy và miếng thịt đang nướng bám đầy bụi đường và bụi than. Chị chủ quán cẩn thận dùng giẻ lau kệ để thức ăn và tiện tay dùng chiếc giẻ cáu bẩn này lau luôn những chiếc bát đĩa phục vụ khách mới vào quán. Điều đáng nói là, thực khách vẫn vô tư ăn uống và gọi thêm phần ăn. Một số người còn chọn điểm ngồi cách mặt đường chưa đầy nửa mét để ăn cho thoáng mát.

Y HỌC DỰ PHÒNG

“Nở rộ” thức ăn đường phốTân Thành -Thức ăn đường phố tiềm ẩn nguy cơ cao gây ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm. Vì vậy, tăng cường quản lý kinh doanh thức ăn đường phố là vấn đề cấp thiết. Ảnh: V.H

9

Page 10: Bác sĩ viện tim và bệnh viện nhân dân 115- TP. HCMsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 91.pdf · 2014-12-01 · chủ động lập kế hoạch xử lý

Không chỉ ở khu vực trường học, ghé qua chợ Mỹ Xuân - một trong những khu chợ đông đúc của huyện Tân Thành, chúng tôi dường như sắp ngạt thở trước việc bày bán của những người bán hàng rong nơi đây. 2 dãy dài những thức ăn nhanh với đủ loại chè, bánh, rau câu... đặt cách mặt đất khoảng 20cm xen kẽ các quầy cá, tôm... Đáng chú ý nhất là các khay bánh da heo mềm mịn đặt đối diện lồng gà, vịt, chó hăng hắc mùi phân, nước tiểu; không xa là những chiếc bánh bông lan được bày bán xen lẫn với cả trứng gà, vịt...

Len vào những quầy bán hủ tiếu, bún riêu tại chợ Mỹ Xuân, khung cảnh còn nhếch nhác hơn khi bàn ăn phục vụ khách là nơi để bún, hủ tiếu, rau giá, bát đĩa... dưới nền xi măng nhầy nhụa bụi than, bùn đất bện vào những chiếc khăn giấy vứt vội. Tại một góc quầy, 3 chậu nước rửa bát đặt cạnh nồi nước dùng, gần chỗ ngồi một thanh niên đang ăn hủ tiếu. Thức ăn thừa và bọt xà phòng nổi bồng bềnh trên các chậu nước đục ngầu, nhớp nhúa váng dầu nhưng vẫn được chủ quán tận dụng nhiệt tình.

Rẽ sang một lối khác trong khu chợ, chúng tôi bắt gặp một nhóm 4 phụ nữ đang vây quanh một người bán mắm đu đủ, mắm cá lóc... Các chậu mắm đặt ngay ở lối đi, không có vật gì che đậy nên mắm bám đầy ruồi nhặng. “Ruồi kìa!” - Một chị mua hàng nói to rồi khua tay đuổi ruồi. Người bán đang nhẩm tính tiền cho một khách hàng khác thấy vậy cũng dùng túi nilon xua ruồi. Chưa đầy 3 giây sau ruồi lại bám chặt các chậu mắm. Mặc kệ những con ruồi đen ngòm, một người phụ nữ vẫn nếm thử và hỏi người bán về hạn sử dụng: “Để lâu có hư không đây? Tôi mua để ăn tết luôn đó nha! Tết bà có bán ở đây không?”. Người bán ra vẻ nghiêm túc: “Tui bán đến 30 thôi, sau 30 là tui về nhà ăn tết, kiếm tui là không thấy đâu”.

Tân Thành về đêm lấp lánh ánh đèn đường và xe, trong không khí se lạnh những ngày cuối năm, chúng tôi vẫn bắt gặp các góc đường ở Trung tâm thương mại huyện Tân Thành, ngã 3 Phú Mỹ, ngã 3 đường vào cảng Cái Mép... những tô hủ tiếu gõ nóng hổi vẫn lặng lẽ phục vụ người bán

với nỗi lo vệ sinh an toàn thực phẩm bị lãng quên. Dọc theo quốc lộ 51, các điểm bán bánh mì với heo quay, vịt quay được treo toòng teng trên các xe đẩy, vô tư với bụi đường, ruồi bọ. Các xe hủ tiếu gõ, các quán cơm tự phát xuất hiện tràn lan tại các khu dân cư phục vụ thực khách các buổi sáng, trưa, chiều… trong khi các căn bệnh về đường tiêu hóa đang khá phổ biến ở nước ta thì thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm ở huyện Tân Thành càng đáng báo động.

Thiết nghĩ, khi ngành quản lý với lực lượng nhân sự mỏng, chưa đủ sức để kiểm soát, ngăn ngừa thì vấn đề cốt lõi phải là ý thức bảo đảm và giữ gìn an toàn vệ sinh thực phẩm của chính những người tham gia sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và cả tiêu dùng. Người tiêu dùng nên học cách để trở thành người tiêu dùng thông thái, đừng vì sự tiện lợi, eo hẹp kinh tế nhất thời mà quên đi sức khỏe lâu dài cho chính bản thân và cả gia đình mình.

Lệ Quyên

Tâm sự chồng bợm(Xin hương hồn cụ Nguyễn Bính thứ tội)

Em ơi, em ở lại nhàCon em nuôi nâng, mẹ già em thương

Anh giờ phải tới nhà thươngDạ dày anh “nát như tương” mât rồi.

Em đừng “nhăn” nữa em ơi!Dẫu sao thì sự đã rồi nghe em.

Trót mang cái kiếp “hủ hèm”Ngày xưa em cản anh thèm nghe đâu

Chuyến này e cung hơi lâu“Đốc-tơ” có bảo còn lâu anh về

Ngày nao sức khoẻ tràn trềBây giờ anh thở khò khè, vợ ơi!

Cậy em, em có chịu lờiChữa anh khỏi bệnh, xong rồi… hẵng la!Cung là “bợm” giống người taBởi anh “xâu số” mới ra nỗi này.Rượu vào anh uống cho sayVui cùng bè bạn đến giây cuối cùng.Phải chi nhậu nhẹt có chừngPhải chi ngày ây anh đừng chủ quan.… Anh lần ra phía hành langNhìn theo bóng vợ cuối đàng liêu xiêu.

Lê anh VŨ(Trạm y tế xã Bàu Chinh)

Y HỌC DỰ PHÒNG

THƠ VUI

10

Page 11: Bác sĩ viện tim và bệnh viện nhân dân 115- TP. HCMsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 91.pdf · 2014-12-01 · chủ động lập kế hoạch xử lý

Theo Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ 2004 (ADA) định nghĩa “Đái tháo đường là một nhóm

các bệnh lý chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose máu do khiếm khuyết tiết insuline, khiếm khuyết hoạt động insuline, hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong đái tháo đường sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng hay suy nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu”

Theo ước tính của Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới (WHO) và Liên Đoàn Đái Tháo Đường Quốc Tế (IDF) vào năm 2011 trên thế giới có khoảng 366 triệu người bị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) và đến năm 2030 sẽ có khoảng 552 triệu người trên thế giới bị ĐTĐ. Vì vậy WHO đã lên tiếng cảnh báo bệnh ĐTĐ thuộc nhóm 10 bệnh mạn tính không lây hàng đầu của thế kỷ 21 và phát động chương trình phòng chống ĐTĐ cùng với các Hiệp Hội chuyên khoa và các cơ quan chức năng của nhiều quốc gia trên toàn thế giới.

Tại Việt Nam, theo điều tra năm 2001, tỷ lệ người mắc bệnh ĐTĐ tại

khu vực nội thành của 4 thành phố lớn là 4%, đến năm 2008 tỷ lệ chung toàn quốc là 5,7% và đến nay đã hơn 6 %. Tuy tỷ lệ ĐTĐ của Việt Nam không cao nhất thế giới, nhưng Việt Nam lại có 3 yếu tố nguy cơ là (1) tốc độ phát triển ĐTĐ nhanh nhất thế giới, (2) người ĐTĐ đang “trẻ hóa” nhiều và (3) nhận thức của cộng đồng về ĐTĐ rất thấp.

Cũng theo thống kê của WHO, cứ mỗi 30 giây lại có 1 người mắc bệnh ĐTĐ bị cắt cụt chi do biến chứng Bàn chân ĐTĐ; mỗi ngày có 5.000 người bị mù lòa do biến chứng mắt ĐTĐ và mỗi năm có khoảng 3,2 triệu người chết vì các bệnh liên quan tới ĐTĐ. Như vậy, ĐTĐ typ 2 đang là một gánh nặng thực sự cho sự phát triển kinh tế - xã hội và sức khỏe của con người toàn thế giới trong thế kỷ 21.

Tùy vào cơ chế bệnh sinh liên quan đến sự bài tiết insulin tại tuyến tụy mà người ta chia ĐTĐ ra làm Các thể lâm sàng sau:

ĐTĐ thể 1: Tế bào bê ta bị hư hỏng không tiết được insulin. ĐTĐ thể 1 có cách điều trị duy nhất là chích insulin

nên gọi là ĐTĐ lệ thuộc insulin (IDDM)

ĐTĐ thể 2: Tế bào bê-ta tại tuyến tụy suy kiệt bài tiết không đủ insulin. ĐTĐ thể 2 có thể dùng thuốc uống nên còn gọi là ĐTĐ không lệ thuộc insulin (NIDDM)

ĐTĐ thể 3: Là các thể dạng ĐTĐ đặc biệt, trung gian giữa 1 và 2.

ĐTĐ thai nghén: Là những ca ĐTĐ phát hiện trong khi mang thai.

Tình trạng tăng đường huyết nếu không được kiềm soát về lâu dài sẽ gây ra rối loạn chức năng ở các cơ quan, đặc biệt là gây xơ vữa các mạch máu. Các biến chứng tổn thương mạch máu nhỏ của bệnh ĐTĐ bao gồm: biến chứng ở đáy mắt còn gọi là bệnh võng mạc ĐTĐ có thể gây mù lòa, biến chứng ở thận còn gọi là bệnh thận ĐTĐ bệnh gây tổn thương xơ chai cầu thận làm mất các chất protein quan trọng cho cơ thể qua nước tiểu, biến chứng thần kinh còn gọi là bệnh thần kinh ĐTĐ gây cho người bệnh cảm giác đau nhức

Tổng quan về bệnh đái tháo đường

Người bị bệnh tiểu đường cần chú trọng đến các loại thức ăn chứa đạm có nguồn gốc từ thực vật.

Luyện tập thể dục thường xuyên nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

11

Page 12: Bác sĩ viện tim và bệnh viện nhân dân 115- TP. HCMsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 91.pdf · 2014-12-01 · chủ động lập kế hoạch xử lý

tê bì các chi. Biến chứng mạch máu lớn của bệnh ĐTĐ là tình trạng xơ vữa động mạch với các hậu quả chính như: đột quị (do thiếu máu não, xuất huyết não), hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua, bệnh cơ tim thiếu máu, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch máu ngoại vi.

Bệnh ĐTĐ đặc biệt là ĐTĐ thể 2 ban đầu thường có mức đường trong máu tăng nhẹ về lâm sàng không có biểu hiện đặc hiệu, nếu không được khám tầm soát bệnh sẽ bị bỏ qua cho đến khi mức đường huyết cao trên ngưỡng hấp thu của thận (thường đường máu trên180mg/dl hay 10 mmol/l) đường sẽ bị thải ra ngoài kéo theo mất nước điện giải người bệnh sẽ có dấu hiệu tiểu nhiều khát nước uống nhiều, sụt cân, mỏi mệt, suy kiệt hoặc phát hiện tình cờ khi vết thương làm mủ không lành. Tuy nhiên các dấu hiệu này hoàn toàn không đặc hiệu riêng cho bệnh ĐTĐ. Do đó để chuẩn chẩn đoán ĐTĐ người ta phải dựa hoàn toàn vào xét nghiệm cận lâm sàng.

Tháng 1/2010, với sự đồng thuận của Hiệp hội nghiên cứu ĐTĐ Châu Âu (EASD), Liên đoàn ĐTĐ Quốc tế (IDF); Hiệp hội ĐTĐ Mỹ (ADA) đã công bố tiêu chí chẩn đoán mới bệnh ĐTĐ khi có 1 trong 4 tiêu chuẩn sau:

1. HbA1c ≥ 6,5%2. Đường huyết tương lúc đói ≥ 126

mg/dL (7.0 mmol/L) sau một đêm nhịn đói ít nhất sau 8 giờ (≥ 2 lần thử)

3. Đường huyết tương bất kỳ ≥ 200mg/dL (11,1mmol/L) + triệu chứng tăng đường huyết.

4. Đường huyết tương 2 giờ sau uống 75g Glucoz ≥ 200mg/dL (≥ 2 lần thử)

Vì tính chất nguy hiểm của bệnh nên việc phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm là vô cùng quan trọng nhằm tránh các biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng. Các chuyên gia nội tiết đã thống nhất các tiêu chuẩn cần tầm soát giúp phát hiện sớm sớm bệnh ĐTĐ như sau:

- Thừa cân, béo phì, chỉ số khối cơ thể BMI ≥ 23 kg/m2.

- Ít vận động thể lực.- Gia đình trực hệ có người bị đái

tháo đường (bố, mẹ, anh chị em ruột).- Sinh con có cân nặng lúc sinh ≥

4kg hay bị đái tháo đường thai kỳ.

- Tăng huyết áp (huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg hay đang điều trị thuốc hạ áp).

- Nồng độ HDL cholesterol <35 mg/dL và/hay nồng độ triglyceride > 250 mg/Dl

- Có vòng eo lớn: nam 90 ≥ cm, nữ 80 ≥ cm.

- Phụ nữ bị buồng trứng đa nang.- HbA1c ≥ 5,7%, rối loạn glucose

huyết đói hay rối loạn dung nạp glucose ở lần xét nghiệm trước đó.

- Có các dấu hiệu đề kháng insulin trên lâm sàng (ví dụ béo phì hay dấu gai đen…)

- Tiền căn có bệnh mạch vành.Bệnh đái tháo đường, hiện được

coi là kẻ giết người thầm lặng. Dù hiện nay chưa có thuốc chữa khỏi bệnh ĐTĐ nhưng với chế độ ăn uống hợp lý, duy trì chế độ tập luyện thể dục vừa sức, tránh cuộc sống tĩnh tại, hạn chế rượu bia, bỏ thuốc lá… cùng với chế độ dùng thuốc đúng giờ và liều lượng chúng ta có thể phòng ngừa được hầu hết các biến chứng do ĐTĐ gây ra.

Hiện nay có 2 phương pháp điều trị chính là sử dụng insulin tiêm tĩnh mạch và uống thuốc để làm tăng nhạy cảm của các tế bào với insulin hoặc tăng tiết insulin ở tuyến tụy. Ở đái tháo đường thể 1 thì việc sử dụng insulin tiêm tĩnh mạch là bắt buộc. Ở nhóm bệnh đái tháo đường thể 2 có thể kiểm soát đường máu thông qua thuốc uống, tuy nhiên nếu điểu trị trong thời gian dài thì cuối cùng việc sử dụng insulin là tất yếu. Với quan niệm mới nhằm bảo vệ tế bào bê-ta tuyến tụy và duy trì bài tiết insulin nội sinh các chuyên gia khuyến cáo khởi trị insulin sớm hơn ở những bệnh nhân đái tháo đường thể 2.

BS. CKII nguyễn ĐứC hiềnBV. Bà Rịa

TÀi Liệu Tham KhẢO1. American Diabetes Association (2003), “Report of the expert committee on the diagnosis and classification of diabetes

mellitus”. Diabetes Care, Vol. 26, suppl. 1, pp: S5 - S13.2. American Diabetes Association (2010), “Standards of Medical Care in Diabetes-2010”, Diabetes Care, Vol. 33, Suppl. 1,

pp: S11-S61.3. American Diabetes Association (2011), “Executive Summary: Standards of Medical Care in Diabetes-2011”, Diabetes

Care, Vol. 34, Suppl. 1, pp: S4-S10.4. Alberti KG, Zimmet PZ (1998), “Definition, diagnosis and classification of diabetes mellitus and its complications. Part

1: diagnosis and classification of diabetes mellitus provisional report of a WHO consultation” Diabet Med.;15(7); pp: 539 - 553.

5. Mai Thế Trạch - Nguyễn Thy Khuê (2007), “Nội tiết học đại cương”. NXB Y học TPHCM, tr 388 - 390.6. World Health Organization (2011), “Use of Glycated Haemoglobin (HbA1c) in the Diagnosis of Diabetes Mellitus - Ab-

breviated Report of a WHO Consultation.

Đạm có nguồn gốc từ cá tốt hơn từ thịt đối với người bị bệnh tiểu đường.

12

Page 13: Bác sĩ viện tim và bệnh viện nhân dân 115- TP. HCMsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 91.pdf · 2014-12-01 · chủ động lập kế hoạch xử lý

Người cao tuổi thường mắc những bệnh về khớp như thoái hóa khớp, viêm xương khớp,

viêm khớp dạng thấp... Trong đó thoái hóa khớp là bệnh thường gặp nhất.

Thoái hóa khớp là hậu quả của một quá trình tổn thương kéo dài tại khớp gây mất cân bằng giữa tạo xương và hủy xương. Khi quá trình hủy xương tăng nhanh làm hủy hoại phần sụn ở mặt khớp và tổ chức xương dưới sụn, dẫn đến hư khớp, dính khớp, biến dạng khớp gây đau liên tục và tàn phế.

Thoái hóa khớp ở người cao tuổi thường liên quan đến một số yếu tố sau:

- Do khớp phải làm việc quá sức gây quá tải làm mất cân bằng quá trình tạo xương, làm khớp bị hư hại và bào mòn.

- Do một số bệnh viêm khớp mạn tính kéo dài gây hủy hoại phần sụn tại khớp, xương dưới sụn và các tổ chức quanh khớp như các bệnh viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn, bệnh Goute, v.v...

- Do các chấn thương liên tục tại khớp xảy ra trước đó trong thời kỳ còn trẻ cũng làm mất sự ổn định của khớp và các dây chằng quanh khớp, hoặc chấn thương trực tiếp lúc tuổi già như té ngã.

Thoái hóa khớp cũng là điều tất yếu xãy ra khi có tuổi. Nó là quá trình lão hóa tổ chức sụn khớp, đầu xương, phần mềm quanh khớp, và củng là hậu quả của các bệnh viêm đau khớp mạn tính khác như đã nêu trên. Nó xảy ra ở mọi khớp trên cơ thể, từ các

khớp ngoại biên ở tay chân đến các khớp ở cột sống.

Điều trị các bệnh về khớp thường gặp ở người cao tuổi nhằm mục đích chính là giảm đau, giữ gìn và di trì chức năng vận động của các khớp. Cho đến nay chưa có một biện pháp nào hữu hiệu để cải lão hoàn đồng, nhưng với kiến thức y học ngày càng hoàn thiện, chúng ta có thể làm quá trình thoái hóa khớp chậm lại, các bệnh viêm khớp giảm đi, giữ gìn và bảo vệ các tổ chức như sụn khớp, xương dưới sụn, các dây chằng quanh khớp nhằm duy trì chức năng vận động cho đến cuối cuộc đời. Điều này vô cùng có ý nghĩa với cuộc sống của người cao tuổi.

Để đạt được điều đó, việc điều trị phải có sự kết hợp hài hòa giữa điều trị bằng thuốc và các biện pháp không dùng thuốc. Ngay từ đầu phải xác định rằng phương pháp không dùng thuốc là nhân tố quan trọng.

Phương pháp không dùng thuốc khi mắc các bệnh về khớp là:

- Chuờm nóng, chiếu tia hồng ngoại 30 phút một lần, ngày một đến ba lần.

- Dùng sóng ngắn hoặc sóng siêu âm điều trị.

- Dùng xung điện để giảm đau. Các biện pháp này được hướng dẫn

bởi Bác sĩ chuyên khoa về khớp hoặc

Bác sĩ đông y - vật lý trị liệu. Ngoài ra, Bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn những nguyên tắc cơ bản để tự luyện tập xoa bóp, chăm sóc và bảo vệ chức năng vận động của khớp, tránh tăng cân, béo phì, tránh mang vác nặng, tránh các động tác xấu như ngồi xổm, ngồi bó gối, tránh đứng lâu, tránh đi xuống đi lên cầu thang nhiều...

Khi các biện pháp không dùng thuốc không đỡ đau hoặc bệnh đang trong đợt cấp của đau khớp nên phối hợp phương pháp dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ như dùng giảm đau đơn thuần, giảm đau kháng viêm, giãn cơ, corticoide, các tác nhân sinh học như hyaluronic acid... và có thể tiêm tại khớp nhưng phải được bác sĩ chuyên khoa xương khớp thực hiện.

Những trường hợp đau khớp kéo dài do biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp mà đặc biệt là ở các khớp lớn như khớp gối, khớp vai, khớp cổ chân, khớp háng thì có thể phẫu thuật để lấy mô viêm, mô sụn bị tổn thương bong tróc nằm trong mặt khớp hoặc có thể thay khớp.

Để phòng ngừa các bệnh về khớp thường gặp ở người lớn tuổi phải tuân thủ một số chế độ ăn uống, hoạt động, và tập luyện hợp lý.

Điều trị, phòng ngừacác bệnh về khớpthường gặp ở người cao tuổi

Người bị bệnh khớp cần uống đủ nước 2-3 lít ngày, ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin C, E, Omega 3.

13

Page 14: Bác sĩ viện tim và bệnh viện nhân dân 115- TP. HCMsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 91.pdf · 2014-12-01 · chủ động lập kế hoạch xử lý

1. Chế độ ăn, uống:Phải tránh các thức ăn chiên xào, các

thức ăn chế biến sẵn, tránh ăn nhiều muối và các phụ gia, giảm axit béo từ động vật, giảm đường và các carbonhydrat khác, không uống rượu, bia và thuốc lá, thay vào đó ăn các thức ăn luộc, ăn nhiều rau quả, tăng các loại đậu như là đậu đỏ, đậu que, đậu phộng, đậu nành... Ăn nhiều thực phẩm có nhiều vitamin C và E như đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc. Nên dùng các thực phẩm có nhiều Omega 3 như dầu ô liu, các loại hạt, cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích.

Các thực phẩm góp phần giảm đau khớp như cá hồi, dầu ôliu, nghệ, sữa, hành tây, tỏi, quả mâm xôi, dâu tây, bông cải xanh, anh đào, ớt đỏ...

Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin và chất khoáng để bồi dưỡng sụn khớp.

Uống đủ nước 2-3 lít ngày để các khớp duy trì mật độ nước tại sụn khớp, làm cho khớp trơn tru.

2. Thường xuyên vận động:Việc tập luyện không chỉ tốt cho hệ tim

mạch mà còn tốt cho hệ xương, cơ, khớp. Tập luyện hằng ngày giúp tăng cường và củng cố hoạt động dẻo dai của các khớp. Luyện tập được xem như một liều thuốc quý rất bổ ích cho sức khỏe con người và cực kỳ công hiệu trong việc giảm đau các khớp. Tập luyện phù hợp với tuổi tác của người cao tuổi. Phải tập nhẹ nhàng như tập Yoga, đi bộ, tập co dãn các khớp,v.v... Phải tập luyện thường xuyên để cho các khớp và hệ cơ luôn mạnh khỏe, dẻo dai.

BS nguyễn hữu ThọBV Lê Lợi

Tại bếp ăn tình thương BV Lê Lợi, từ sáng sớm các cô, các chị - những thành viên của bếp ăn đã tất bật chuẩn bị những suất cơm trưa cho những bệnh nhân nghèo đang nằm điều trị tại

Bệnh viện. Chị Phạm Thị Út- bếp trưởng Bếp ăn tình thương BV Lê Lợi - người đã có 8 năm gắn bó với công việc từ thiện này cho biết, từ khi thành lập đến nay, bếp ăn phục vụ đều đặn mỗi ngày 3 bữa. Bình quân một ngày bếp ăn tình thương ở đây cung cấp từ 400 đến 500 suất ăn miễn phí. Để kịp thời phục vụ các bữa ăn trưa cho các bệnh nhân, các chị em trong tổ bếp phải sắp xếp công việc gia đình và phải có mặt ở bếp ăn từ 6 giờ sáng để chuẩn bị. Hầu hết các cô, các chị là cán bộ về hưu, một số tham gia vì thích làm công tác nhân đạo, từ thiện. Hiện tại, bếp ăn tình thương ở BV Lê Lợi được chia thành 28 tổ từ 20 nhóm các cô, các chị làm từ thiện đang sinh hoạt tại các chùa trong TPVT. Mỗi tổ phụ trách bếp 1 tuần. Riêng chị Út, ngày nào cũng có mặt ở bếp ăn tình thương để quán xuyến mọi việc. Chị Út chia sẻ: “tôi phục vụ bếp ăn tình thương này 8 năm rồi. Các tổ nấu ăn cứ luân phiên đến nấu phục vụ bệnh nhân, ngày nào họ bận không tổ chức nấu được thì gửi tiền để tôi tổ chức nấu. Người bệnh đã khổ nhiều, người bệnh nghèo lại càng khổ, mình giúp được gì cho người ta thì phải cố hết sức, nó vừa là cái duyên, vừa là cơ hội để mình làm việc thiện tích đức cho con cháu”…

Còn tại BV Bà Rịa, mỗi ngày bếp ăn tình thương cung cấp khoảng 1000 suất ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo. Ở đây, Ban trị sự Phật giáo tỉnh cắt cử 5 tình nguyện viên chuyên đi chợ, nấu nướng, cấp phát suất ăn cho bệnh nhân. Thời gian đầu khi mới thành lập, bếp ăn gặp không ít khó khăn như nhân lực còn ít, kinh Tập thể dục, đi bộ,

tập co dãn các khớp.

Bếp ăn tình thương:

Ấm lòngNHỮNG BỆNH NHÂN NGHÈO!

Với mong muốn chia sẻ một phần khó khăn đối với những bệnh nhân nghèo đang nằm điều trị tại các Bệnh viện, năm 2000, Ban trị sự Phật giáo tỉnh đã thành lập hai bếp ăn tình thương tại bệnh viện Bà Rịa và Lê Lợi. Từ đó đến nay, bếp ăn luôn là địa chỉ tin cậy cho hàng chục ngàn lượt bệnh nhân nghèo mỗi năm bởi những bữa cơm ấm áp tình người.

14

Page 15: Bác sĩ viện tim và bệnh viện nhân dân 115- TP. HCMsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 91.pdf · 2014-12-01 · chủ động lập kế hoạch xử lý

phí chủ yếu do những thành viên trong Ban điều hành - Ban trị sự Phật giáo tỉnh đóng góp nên bếp ăn chỉ phục vụ được vài trăm suất ăn/ngày. Về sau, việc làm từ thiện của bếp ăn được nhiều người biết đến, cùng với sự nỗ lực nhiệt tình đi vận động của các cô, các chị, các tăng ni, phật tử nên nguồn lực của bếp ngày càng khá hơn. Người ủng hộ tiền, gạo, các nhu yếu phẩm, các vật dụng dùng trong bếp, người lại tự tay nấu hàng trăm suất ăn mang đến bếp cấp phát cho bệnh nhân nghèo.

Bà Đường Thanh Quang- Thư ký Bếp ăn tình thương BV. Bà Rịa -Ban trị sự Phật Giáo tỉnh cho biết “…Bếp ăn tình thương tồn tại được tới ngày nay cũng do nỗ lực của Ban điều hành, của thầy Trưởng ban điều hành là thầy Thích Định Minh. Hàng tháng được những tổ chức từ thiện, những cá nhân có tấm lòng hiếu hảo giúp đỡ nên bếp ăn tình thương mới tồn tại được”.

Đến với bếp ăn tình thương, món quà mà bệnh nhân cũng như thân nhân của những người bệnh nghèo

nhận được không chỉ là những suất cơm miễn phí, mà hơn cả là sự động viên, chia sẻ ấm áp nghĩa tình của những tấm lòng thiện nguyện, từ đó giúp họ vượt qua khó khăn, bệnh tật.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Yến – xã Bàu Chinh, huyện Châu Đức – mẹ một bệnh nhân xúc động cho biết: “Gia đình tôi rất khó khăn, nay con tôi lại bị bệnh, tiền viện phí, đi lại đã là một gánh nặng rất lớn, may nhờ có bếp ăn tình thương của bệnh viện mà chúng tôi bớt đi một phần chi phí, có sức khỏe để lo cho con lúc ốm đau”.

Chị Dương Thị Nga- xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ cũng trong hoàn cảnh tương tự nên đối với chị, bếp ăn tình thương thực sự là một cứu cánh, chị chia sẻ: “ở ngoài kia, một suất cơm 20 nghìn, mình ăn cả ngày phải tốn hàng 100 nghìn. Gia đình mình làm nông nghiệp, chỉ đủ ăn, không có tiền tích lũy, nay người nhà nằm viện, tiền thuốc men, đi lại đã phải vay mượn, giờ phải lo cả tiền ăn uống nữa thì đúng là quá sức. May nhờ có bếp ăn

tình thương giúp đỡ những cảnh nghèo, mình thực sự rất cảm ơn”.

Những suất cơm ở bếp ăn từ thiện không chỉ đơn thuần là giúp những bệnh nhân nghèo “no lòng”, “ấm bụng” bởi những cử chỉ thân thương gần gũi, và hơn hết là thông qua việc làm này để thấy được tình thương yêu giữa người với người chẳng có gì đong đếm được, và tình thương yêu ấy sẽ là những liều thuốc tinh thần quý báu, giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục, trở về sống mạnh khỏe, hạnh phúc với gia đình. Với ý nghĩa nhân văn sâu sắc ấy, trong thời gian qua, bếp ăn tình thương đã được nhiều tổ chức, cá nhân thực hiện ở tất cả các Trung tâm y tế của các huyện trong tỉnh. Trong thời gian tới, bếp ăn tình thương tại các bệnh viện, Trung tâm y tế sẽ tiếp tục được duy trì và nâng cao số lượng suất ăn, đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân nghèo, và bếp ăn tình thương mong nhận được nhiều hơn sự sẻ chia, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân, những tấm lòng nhân ái.

Khánh Chi

Bếp ăn tình thương bệnh viện Lê Lợi cung cấp từ 400 - 500 suất ăn miễn phí mỗi ngày. Ảnh: THẾ PHI

15

Page 16: Bác sĩ viện tim và bệnh viện nhân dân 115- TP. HCMsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 91.pdf · 2014-12-01 · chủ động lập kế hoạch xử lý

THÔNG TIN - GIÁO DỤC - TRUYỀN THÔNG

Trong khuôn khổ dự án quỹ toàn cầu vòng 9 phòng chống lao, sáng ngày 30/10/2013, tại hội trường Sở Y tế, Ban quản lý dự án tại Việt Nam phối hợp với Sở Y tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

tổ chức Hội nghị sơ kết rút kinh nghiệm giai đoạn I và triển khai kế hoạch giai đoạn II (2013-2015) tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Về dự Hội nghị có ThS. Nguyễn Thanh Sơn – Đại diện Ban quản lý dự án tại Việt Nam (Tổ chức PATH); BS. Nguyễn Văn Thái – PGĐ. Sở Y tế, Giám đốc dự án tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; BS. Nguyễn Thị Thu Hồng – nguyên PGĐ. Sở Y tế, giám đốc dự án giai đoạn I; Tham dự hội nghị còn có đại diện các đơn vị: Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội tỉnh; Ban quản lý dự án Hội Chữ thập đỏ, Ban quản lý dự án Hội Phụ nữ cùng đại diện các Trung tâm y tế, phòng y tế các huyện, thành phố; Trung tâm y tế Vietsovpetro.

Trong giai đoạn I (1/10/2011 – 31/12/2012), dự án triển khai tại 4 đơn vị: Thành phố Vũng Tàu, huyện Tân Thành, huyện Châu Đức, huyện Xuyên Mộc.

Bước sang giai đoạn II (2013 – 2015), dự án mở rộng ra thêm 3 địa bàn: TP. Bà Rịa, huyện Long Điền, huyện Đất Đỏ. Như vậy, ở giai đoạn II có 7 đơn vị tham gia dự án và có thêm sự tham gia của Trung tâm y tế Vietsovpetro.

Dự án có 5 hợp phần ưu tiên, gồm: (1) Quản lý lao kháng đa thuốc; (2) Cải thiện chẩn đoán và điều trị lao, lao/HIV và lao kháng đa thuốc; (3) Tối đa hóa việc lồng ghép chăm sóc lao/HIV; (4) Mở rộng mạng lưới chống lao; (5) Điều trị DOTS phác đồ 6 tháng, điều trị lao trẻ em và ứng dụng hệ thống điện tử để hỗ trợ hoàn thành điều trị.

Tổ chức PATH và các đối tác chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động của mục tiêu 3,4,5 tại Bà Rịa – Vũng Tàu.

Đặc biệt, trong giai đoạn này, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ triển khai thí điểm hệ thống nhắn tin qua điện thoại trên địa bàn 17 phường/xã của thành phố Vũng Tàu. Theo đó, để tuân thủ theo phác đồ, mỗi bệnh nhân trong giai đoạn duy trì điều trị sẽ nhận được tin nhắn nhắc nhở uống thuốc hằng ngày, tin nhắn tái khám và tin nhắn xét nghiệm từ tổng đài. Nếu bệnh nhân có phản ứng phụ của thuốc có thể nhắn tin lên tổng đài để được hướng dẫn xử lý kịp thời.

Tin, ảnh: Bùi Oanh

TruNG TÂm Y Tế HuYỆN LONG ĐiềN:

Thực hiện nghi thức chào cờ đầu tuầnChào cờ! một nghi thức rất đỗi quen thuộc của

người dân Việt Nam. Tính trang nghiêm của nghi thức, lời hát hùng hồn của bài Quốc ca như

nhắc nhở mọi người lòng tự hào dân tộc, tình yêu tổ quốc, tinh thần phục vụ nhân dân.

Nhận thức đây là nghi thức quan trọng thể hiện lòng yêu nước, lòng tự hào và trách nhiệm của con

người Việt Nam với Tổ quốc và Nhân dân, toàn thể cán bộ CBVC TTYT huyện Long Điền đã tham gia nghiêm túc bắt đầu từ sáng 04/11/2013.

Theo kế hoạch của đơn vị, hoạt động này sẽ được duy trì thường xuyên vào sáng thứ 2 tuần đầu tiên của tháng nhằm góp phần vào việc xây dựng công sở nề nếp, văn minh. Kiên nhẫn

hội nghị sơ Kết, rút Kinh nghiệm giai Đoạn i VÀ triển Khai giai Đoạn ii

Quỹ toàn cầu vòng 9 phòng chống lao

Hội nghị sơ kết giai đoạn I dự án.

16

Page 17: Bác sĩ viện tim và bệnh viện nhân dân 115- TP. HCMsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 91.pdf · 2014-12-01 · chủ động lập kế hoạch xử lý

THÔNG TIN - GIÁO DỤC - TRUYỀN THÔNG

Theo báo cáo của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh, sau 1 năm triển khai chương trình Methadone, toàn tỉnh có 208 người nghiện ma túy tham gia

chương trình. Sau 3 tháng dùng thuốc Methadone, có gần 82% bệnh nhân không sử dụng Heroin, và sau 6 tháng

Theo báo cáo của Bệnh viện Tâm thần tỉnh, sau 10 năm thực hiện Chương trình Bảo vệ Sức khỏe Tâm thần Cộng đồng và Trẻ em

đã có gần 3.000 bệnh nhân tâm thần được quản lý điều trị, đạt 100% chỉ tiêu được giao.

Đạt được kết quả trên là nhờ trong những năm qua, Bệnh viện tâm thần đã được Sở Y tế quan tâm, chỉ đạo, đầu tư, hỗ trợ tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và xây dựng, đào tạo mạng lưới chuyên trách Chương trình Bảo vệ sức khỏe tâm thần Cộng đồng và trẻ em từ Bệnh viện cho đến các Trung tâm y tế huyện, TP, các trạm y tế phường, xã, thị trấn. Bên cạnh đó, Bệnh viện cũng được Bệnh viện Tâm thần Trung Ương I và II hỗ trợ kinh phí hoạt động và giúp đào tạo chuyên khoa định hướng cũng như trang thiết bị cần thiết trong chẩn đoán, nhờ đó không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả KCB. Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay của Bệnh viện tâm thần tỉnh là tình trạng thiếu bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Hiện Bệnh viện mới chỉ có 11 bác sĩ, trong khi nhu cầu thực tế Bệnh viện cần phải có 18 bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Được biết, hiện nay Bệnh viện tâm thần tỉnh đang quản lý và trực tiếp điều trị cho khoảng 130 bệnh nhân tâm thần nội trú. Ngoài ra, mỗi ngày bệnh viện phải khám

ngoại trú cho khoảng 300 đến 350 bệnh nhân.Lãnh đạo Bệnh viện tâm thần tỉnh lo ngại, với số lượng bệnh nhân đông như hiện nay, trong khi số lượng bác sĩ còn quá mỏng, nếu không được bổ sung kịp thời sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả chương trình Bảo vệ sức khỏe tâm thần Cộng đồng và trẻ em trong thời gian tới. Tin, ảnh: hOÀi minh

điều trị bằng loại thuốc này có hơn 94% người nghiện ma túy không còn sử dụng Heroin.

Việc điều trị bằng thuốc Methadone thay thế các chất dạng thuốc phiện là mô hình mới được triển khai thí điểm tại TP Vũng Tàu và huyện Long Điền. Sau hơn 1 năm triển khai thí điểm, chương trình Methadone đã trở thành “phao cứu sinh” đối với nhiều người nghiện ma túy cũng như gia đình họ. Kết quả cho thấy, điều trị bằng thuốc Methadone có tác dụng làm giảm rõ rệt hành vi sử dụng chất dạng thuốc phiện bất hợp pháp và giảm hành vi tiêm chích ma túy. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có hơn 2.000 trường hợp nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, trong đó có hơn 1.000 người dùng ma túy tổng hợp, gần 1000 người hút, chích Heroin, hơn 100 người hút cần sa. Theo đánh giá ban đầu, các bệnh nhân điều trị bằng Methadone, sau một thời gian dùng thuốc Methadone, sức khỏe có nhiều chuyển biến tích cực, người bệnh ăn ngủ được, lên cân, tinh thần thoải mái. Nhiều bệnh nhân sau một thời gian duy trì liều đã ổn định sức khỏe và tìm được việc làm, ổn định cuộc sống.

Tin, ảnh: Thanh hOÀi

CHươNG TrìNH BảO vỆ SứC kHỏe TÂm THầN CộNG ĐồNG va Tre em:

Gần 3000 bệnh nhân tâm thần được quản lý điều trị

208 người nghiện ma túy tham gia chương trình dùng thuốc Methadone

Lao động liệu pháp tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân tâm thần.

Bệnh nhân uống thuốc đều đặn hàng ngày.

17

Page 18: Bác sĩ viện tim và bệnh viện nhân dân 115- TP. HCMsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 91.pdf · 2014-12-01 · chủ động lập kế hoạch xử lý

THÔNG TIN - GIÁO DỤC - TRUYỀN THÔNG

Sáng ngày 9/11, bệnh viện Lê Lợi đã tổ chức hội nghị nghiên cứu khoa học năm 2013. Tham dự hội nghị

có PGS.TS. Nguyễn Văn Trí – Trưởng bộ môn Lão Khoa Trường Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh, Bs. Võ Văn Hùng- PGĐ SYT, lãnh đạo, các trưởng khoa, phòng bệnh viện Lê Lợi cùng đại diện hội Châm cứu, Dược học, Điều dưỡng, Nữ hộ sinh tỉnh.

Có 7 đề tài nghiên cứu khoa học của bệnh viện đã được báo cáo, nội dung các đề tài khá phong phú như: “Nhân bốn trường hợp huyết khối tĩnh mạch nội sọ tại bệnh viện Lê Lợi” của Ths, Bs. Trần Thiện Trường; “Nguyên nhân người bệnh tự ý ra viện tại bệnh viện Lê Lợi” của cử nhân Võ Thành Sơn; “Đánh giá tình trạng loãng xương ở phụ nữ tuổi mãn kinh đến khám tại khoa Chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Lê lợi” của Bs CKI Nguyễn Thanh Xuân; “Kết quả sớm sau nắn xương bó bột trong điều trị gãy kín thân xương cẳng tay tại bệnh viện Lê Lợi năm 2013” của

CN. Trần Trung Hậu… Đặc biệt, tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Văn Trí, Đại học Y – Dược TP.Hồ Chí Minh cũng đã giới thiệu về “Cập nhật, khuyến cáo mới trong điều trị tăng huyết áp”, có giá trị rất lớn về mặt Y khoa.

Thực hiện chỉ đạo của Trung tâm TT-GDSK Trung ương tại văn bản số 386/GDSKTƯ ngày 05/9/2013 về việc kiểm tra chéo năm 2013; Ngày 13/11/2013

Đoàn kiểm tra Trung tâm TT-GDSK tỉnh Phú Thọ do DS. Nguyễn Thị Minh Hằng- Giám đốc trung tâm làm trưởng

BỆNH viỆN Lê Lợi Tổ CHứC:

Hội nghị nghiên cứu khoa học năm 2013

Kiểm tra cuối năm, Trung tâm TT-GDSK Bà Rịa - Vũng Tàu xếp loại xuất sắc

đoàn đã thực hiện kiểm tra hoạt động TT-GDSK tại Trung tâm TT-GDSK tỉnh BR-VT. Tiếp Đoàn kiểm tra có Bs. Nguyễn Văn Thái – PGĐ Sở Y tế tỉnh BR-VT; Bs. Nguyễn Văn Lên – GĐ Trung tâm TT-GDSK tỉnh BR-VT, cùng các CBVC trung tâm.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Trung tâm TT-GDSK tỉnh BR-VT đã báo kết quả hoạt động TT-GDSK năm 2013 của đơn vị, Trung tâm đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, thông tin, thông tin giáo dục truyền thông hiệu quả, góp phần cùng với ngành Y tế thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Qua kiểm tra thực tế cơ sở vật chất, tổ chức thực hiện TT-GDSK tại trung tâm và kiểm tra, chia sẻ kinh nghiệm công tác TT-GDSK tuyến cơ sở tại Trạm Y Tế xã Long Sơn – TP. Vũng Tàu, hai Trung tâm đã trao đổi nhiều kinh nghiệm hay trong công tác truyền thông về các lĩnh vực hoạt động: tổ chức hành chính, kế hoạch tài vụ và giáo dục sức khoẻ kỹ thuật nghe nhìn. Đoàn kiểm tra đánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác TT-GDSK của đơn vị với 100% các đơn vị tuyến tỉnh và TTYT huyện, thành phố có tổ TT-GDSK;

18

Page 19: Bác sĩ viện tim và bệnh viện nhân dân 115- TP. HCMsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 91.pdf · 2014-12-01 · chủ động lập kế hoạch xử lý

THÔNG TIN - GIÁO DỤC - TRUYỀN THÔNG

Ngày 16/11, Chi đoàn Trung tâm Truyền thông –Giáo dục Sức khỏe và Chi đoàn Trung

tâm Giám định Y khoa đã phối hợp tổ chức khám chữa bệnh từ thiện, tặng quà và phát thuốc miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách tại xã Bàu Chinh, huyện Châu Đức với sự tài trợ của Đoàn cơ sở công ty CP dịch vụ lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng công trình dầu khí biển PTSC (PTSC POS). Tổng kinh phí cho buổi KCB là 40 triệu đồng.

Đợt khám bệnh đã thu hút gần 50 đoàn viên, thanh niên của 3 Chi đoàn tham gia, trong đó, số đoàn viên có chuyên môn về Y tế là 8 người (5 bác sĩ), được bố trí 1 bàn tiếp đón, 2 bàn điều dưỡng lấy sinh hiệu, 2 bàn khám nội khoa, 1 bàn khám nhi khoa, 1 bàn khám Da liễu và 1 bàn khám Mắt.

Chỉ trong một buổi sáng, đoàn đã khám, phát quà và cấp thuốc miễn phí cho gần 300 người nghèo

và đối tượng chính sách. Sau buổi khám bệnh đoàn đã tổ chức đến thăm hỏi và tặng quà cho một gia đình người dân trong xã có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (chồng bị tai nạn nằm liệt giường và vợ bị ung thư giai đoạn cuối). Sau đó đoàn có một buổi giao lưu văn nghệ thật vui và nhiều ý nghĩa (ngoài dự kiến) với các chiến sĩ đảo Trường sa vừa hoàn thành nhiệm vụ trở về đất liền.

Anh Bùi Đình Giang- Bí thư đoàn cơ sở PTSC POS cho biết: “Đây là những hoạt động của 3 chi đoàn nhằm hướng tới kỷ niệm 49 năm ngày chiến thắng Bình Giã và kỷ niệm 69 năm ngày thành lập Quân Đội Nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là dịp để đoàn viên thanh niên 3 chi đoàn có cơ hội giao lưu, thắt chặt thêm tình đoàn kết, gắn bó để hoạt động đoàn ngày càng trở nên sôi nổi, thiết thực, hiệu quả”.

Tin, ảnh: Khánh Chi

Sau phần trình bày của các chủ đề tài, Hội nghị đã có phần thảo luận, đóng góp rất sôi nổi. Nhiều ý kiến phản biện sâu sắc đã góp ý về những tồn tại, hạn chế của các đề tài qua đó nâng cao chất lượng của hội nghị khoa học.

Phát biểu bế mạc hội nghị, Bs. Võ Văn Hùng – Phó Giám đốc Sở Y tế đã đánh giá cao tinh thần say mê nghiên cứu khoa học của các CBCCVC bệnh viện Lê Lợi, đồng thời khẳng định công tác nghiên cứu khoa học chính là tiền đề quan trọng trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Ông cũng nhắc nhở bệnh viện Lê Lợi phải duy trì thường xuyên hoạt động này và có sự quan tâm, đầu tư thích đáng để nâng cao dần chất lượng của các đề tài, từ đó áp dụng vào thực tiễn, đưa công tác khám chữa bệnh ngày càng tiến lên một tầm cao mới.

Tin, ảnh: yên Châu

100% TYT có phòng truyền thông/tư vấn sức khỏe; 100% thôn ấp/khu phố có truyền thông viên tại cộng đồng,…; tham gia các hội thi về TT-GDSK đạt giải Nhất trong liên hoan phát thanh PC HIV/AIDS, đạt giải Nhì trong Hội thi tiểu phẩm truyền hình phòng chống Sốt xuất huyết khu vực Nam bộ do Trung tâm TT-GDSK Trung ương tổ chức. Trên cơ sở đó, đoàn đã tiến hành chấm điểm và đánh giá hoạt động của đơn vị theo “ Bảng điểm kiểm tra công tác TT-GDSK” của Bộ Y tế ban hành năm 2009. Kết quả, Trung tâm TT-GDSK tỉnh BR-VT đã đạt 98/100 điểm, xếp loại xuất sắc.

Đây là một hoạt động thường niên nhằm đánh giá kết quả hoạt động TT-GDSK của các tỉnh/thành, đồng thời tạo cơ hội chia sẻ và học tập kinh nghiệm giữa các địa phương, có định hướng sát hợp hơn cho kế hoạch năm tới, giúp nâng cao hiệu quả của công tác TT-GDSK, góp phần bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

phưƠng ThỦy (T4G)

Gần 300 người nghèo và đối tượng chính sách được khám bệnh, tặng quà và phát thuốc miễn phí

19

Page 20: Bác sĩ viện tim và bệnh viện nhân dân 115- TP. HCMsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 91.pdf · 2014-12-01 · chủ động lập kế hoạch xử lý

THÔNG TIN - GIÁO DỤC - TRUYỀN THÔNG

Sáng 18/11, tại Trung tâm Y tế thành phố Vũng Tàu, Công Đoàn ngành Y tế đã tổ chức lớp tập huấn về nghiệp vụ cán bộ Công đoàn cho tất cả

các cán bộ làm công tác Công đoàn trong toàn ngành. Giảng viên của lớp tập huấn là đồng chí Nguyễn Hữu Thuận- Phó trưởng ban tổ chức và đồng chí Nguyễn Trung Ngạn- Phó trưởng ban chính sách pháp luật của Liện đoàn Lao động tỉnh.

Tại lớp tập huấn, các học viên đã được nghe các giảng viên trình bày về 2 chuyên đề: chuyên đề tổ chức và chuyên đề chính sách pháp luật. Chuyên đề tổ chức bao gồm các nội dung: Công tác tổ chức và hoạt động của tổ công đoàn; nội dung, phương pháp hoạt động của cán bộ công đoàn cơ sở. Còn chuyên đề chính sách pháp luật lại tập trung vào tìm hiểu 2 Bộ luật: Luật Công đoàn và Luật Lao động.

Sau phần trình bày của các giảng viên, các học viên đã có cơ hội đưa ra các câu hỏi liên quan đến các vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật Lao động tại đơn vị mình, để có hướng giải quyết kịp thời, chính xác. Lớp tập huấn là dịp để các cán bộ làm công

Để chuẩn bị cho công tác đóng và bàn giao dự án “Hỗ trợ chăm sóc mắt Việt Nam – Australia” tại tỉnh BRVT do chính phủ Úc tài trợ.

Ngày 18/11/2013 tổ chức FHF thực hiện kế hoạch khảo sát, đánh giá kết quả triển khai dự án chăm sóc mắt tại huyện Đất Đỏ. Thành phần đoàn gồm có 02 chuyên gia nước ngoài, các BS bệnh viện mắt TW và đại diện trung tâm mắt tỉnh BRVT.

Đoàn đã tiến hành làm việc, thảo luận với 02 nhóm trẻ em và nam giới, mỗi nhóm 12 người, gồm 06 người đã hưởng lợi từ dự án và 06 người chưa hưởng lợi gì từ dự án. Mỗi nhóm thảo luận 45 phút.

Cuộc thảo luận xoay quanh vấn đề về chăm sóc mắt, các câu hỏi chuyên gia đưa ra là những dấu hiệu nào khiến bạn đi khám mắt? Tại sao bạn biết ở TTYT Đất Đỏ có phòng khúc xạ, đo thị lực miễn phí? bạn có hài lòng khi đến với đơn vị khúc xạ không?... Qua khảo sát, đoàn đánh giá cao kết quả thực hiện dự án tại địa bàn huyện Đất Đỏ, góp phần vào hoàn thành các mục tiêu của dự án tại BR-VT.

Tin, ảnh: Lê Thị Tự nhiên(Tổ T3G – TTYT huyện Đất Đỏ)

Tổ chức FHF (Úc) thực hiện khảo sát, đánh giá kết quả dự án VAVSP tại huyện Đất Đỏ

CôNG ĐOaN NGaNH Y Tế:

Tập huấn nghiệp vụ cán bộ Công đoàn năm 2013

tác Công đoàn trong toàn ngành nâng cao trình độ, nghiệp vụ cũng như các kỹ năng, phương pháp để hoạt động Công đoàn ngày càng phong phú, hiệu quả. Tin, ảnh: Khánh Chi

20

Page 21: Bác sĩ viện tim và bệnh viện nhân dân 115- TP. HCMsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 91.pdf · 2014-12-01 · chủ động lập kế hoạch xử lý

THÔNG TIN - GIÁO DỤC - TRUYỀN THÔNG

Qua 2 năm triển khai thực hiện, ngày 26/11/2013 dự án “Hỗ trợ chăm sóc mắt Việt Nam-

Australia (VAVSP)” tại Bà Rịa-Vũng Tàu do Viện thị giác Brien Hoden (BHVI) phụ trách đã tổ chức hội nghị tổng kết.

Đến dự có Ông Lê Thanh Dũng – Phó chủ tịch UBND tỉnh; Giáo sư Brien Holden-Giám đốc điều hành Viện thị giác Brien Holden, Austrailia và các chuyên gia của dự án. Tham dự còn có lãnh đạo Viện mắt trung ương, Bệnh viện mắt TP Hồ Chí Minh; Lãnh đạo Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh BR-VT, lãnh đạo Sở Y tế, đại diện các sở, ban, ngành; lãnh đạo UBND các huyện, thành phố; các đơn vị trong ngành y tế, các phòng y tế huyện, thành phố và các thành viên ban quản lý dự án.

Theo báo cáo của Bs Nguyễn Viết Giáp – Giám đốc Trung tâm mắt tỉnh, qua 2 năm thực hiện, dự án được triển khai tại Trung tâm Mắt, huyện Đất Đỏ, huyện Xuyên Mộc và đã xuất sắc đạt các mục tiêu đề ra, được bên tài trợ đánh giá rất cao. Thông qua dự án, nâng cao năng lực cho hệ thống y tế địa phương trong việc lập kế hoạch, quản lý, cung cấp các dịch vụ chăm sóc mắt toàn diện một cách phù hợp; Tăng cường sự tiếp cận của người dân với các dịch vụ chăm sóc mắt, đặc biệt là dịch vụ chăm sóc tật khúc xạ, chú trọng quan tâm các đối tượng yếu thế như người khuyết tật, người nghèo…; Đồng thời, dự án đã đóng góp vào việc xây dựng chính sách quốc gia về chăm sóc mắt thông qua việc chia sẻ tài liệu, các bài học kinh nghiệm và các nghiên cứu đánh giá các vấn đề trọng yếu về chăm sóc mắt tại địa phương. Kết thúc dự án, hơn 40 ngàn học sinh ở các địa phương triển khai dự án đã được

khám sàng lọc về tật khúc xạ; hơn 4.800 học sinh từ các hộ gia đình có thu nhập thấp đã được cấp kính miễn phí; Các khóa đào tạo về khám sàng lọc và chăm sóc mắt đã được cung cấp cho 97 giáo viên và 142 cán bộ y tế. Ba trung tâm thị giác ở huyện Đất Đỏ, Xuyên Mộc và tại Trung tâm mắt đã khám sàng lọc cho 12 ngàn lượt bệnh nhân và mài lắp 10 ngàn đôi kính. Dự án cũng đã giúp thành lập được một phòng khám mắt tại Trung tâm quân dân y Côn Đảo, giúp cung cấp các dịch vụ chăm sóc mắt ban đầu cho người dân huyện đảo.

Phát biểu tại hội nghị, Ông Lê Thanh Dũng - Phó chủ tịch UBND tỉnh biểu dương những thành quả mà dự án đã đạt được, nâng cao năng lực cho đội ngũ thầy thuốc nhãn khoa và Trung tâm mắt của tỉnh, thiết thực

góp phần chăm sóc mắt cho người dân; cám ơn sự hợp tác, giúp đỡ nhiệt tình và rất hiệu quả của Viện thị giác Brien Hoden và cá nhân giáo sư Brien Holden – Chuyên gia hàng đầu thế giới về tật khúc xạ; đồng thời bày tỏ hy vọng trong thời gian tới, chương trình sẽ tiếp tục tài trợ cho Bà Rịa-Vũng Tàu để dự án được duy trì và mở rộng ra các địa phương trong toàn tỉnh.

Tại hội nghị, thay mặt UBND tỉnh, Ông Lê Thanh Dũng đã tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc đóng góp vào thành công chung của dự án, trong đó có các chuyên gia của VAVSP và BHVI.

Tin, ảnh: Văn Lên

Tổng kết dự án “Hỗ trợ chăm sóc mắt Việt Nam - Australia (VAVSP)” tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Kiểm tra thị lực tcủa học sinh.

21

Page 22: Bác sĩ viện tim và bệnh viện nhân dân 115- TP. HCMsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 91.pdf · 2014-12-01 · chủ động lập kế hoạch xử lý

THÔNG TIN - GIÁO DỤC - TRUYỀN THÔNG

1. Mỗi giờ đứng dậy 1 lầnMột nghiên cứu được công bố gần đây trong “Hiệp hội

Tim mạch Mỹ” cho thấy, một số so sánh giữa những người mỗi ngày làm việc ngồi hơn 2 giờ, một số người thời gian mỗi ngày ngồi hơn 4 giờ thì các nguyên nhân gây nguy cơ tử vong tăng cao 50%. Yêu cầu mỗi lần ngồi khoảng 1 giờ thì đứng lên và vận động đi lại 1 phút. Như thế, bạn cần phải đi bộ khoảng 10000 bước mỗi ngày.

2. Ăn trứng gàTrứng gà là

trạm cung cấp dinh dưỡng tốt cho cơ thể; một quả trứng có thể cung cấp 13% nhu cầu protein hàng ngày của cơ thể, và mỗi ngày lượng calo khuyến cáo nạp vào cơ thể 4%. Ngoài ra, nó còn chứa một số lượng Lutein, chất chống oxy hoá này có thể ngăn ngừa thoái hoá điểm vàng và tổn thương mắt bằng tia cực tím. Mỗi ngày một quả trứng hoặc hơn có thể giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer (chứng mất trí nhớ ở người lớn tuổi), vì lòng đỏ là một nguồn quan trọng của vitamin B, chất dinh dưỡng này có thể làm giảm viêm não.

3. Lượng crom vào cơ thểCác nghiên cứu chỉ ra rằng, vi lượng chất vô cơ này

làm tăng quá trình nhạy cảm của tế bào với insulin, giúp duy trì lượng đường trong máu bình thường, giúp cơ thể chống lại với tiểu đường tuýp 2. Liều dùng mỗi ngày 200 microgam crom nicotinate, có thể sẽ đạt được hiệu quả này.

4. Đừng quên sử dụng chỉ nha khoa

Nếu bạn không dùng chỉ nha khoa làm sạch hoàn toàn, vi khuẩn ẩn trong giữa các răng có thể gây

nhiễm trùng nước răng, thừa dịp này lưu thông vào máu, chúng sẽ xâm nhập vào mạch máu, có thể gây viêm động mạch, xuất hiện những vết đỏ đọng lại trên huyết quản. Nghiên cứu gần đây đã đưa ra bệnh nướu răng và các vấn đề khác có liên quan, ví dụ nhiễm trùng đường hô hấp và biến chứng thoái hoá thần kinh.

5. Kiểm tra mạchBuổi sáng trước

khi rời khỏi giường, dùng ngón trỏ và ngón giữa đặt trên cổ tay ở dưới cùng của ngón tay cái, đếm nhịp đập của mạch trong 30 giây. Sau đó lấy số này nhân 2, thì sẽ ra số lần mạch đập trong 1 phút. Một nghiên cứu phát hiện ra rằng, so sánh mạch đập 1 phút 60 lần là bình thường, ở phụ nữ mỗi phút mạch đập là 90 hoặc cao hơn, thì nguy cơ tử vong do mắc bệnh tim mạch sẽ tăng gấp 3 lần. Nếu nhịp tim của bạn rất cao, bạn cần phải xem xét thêm một số chi tiết tăng nhiều lượng axit béo omega 3 trong chế độ ăn uống.

6. Tự mình mát xaÁp lực sẽ gây tổn

thương các cơ quan khác nhau của cơ thể. Phương pháp xoa dịu nhanh chóng, bạn có thể đặt ngón tay cái của bạn chống lại các cạnh của mũi ở dưới lông mày, sau đó dùng ngón trỏ và ngón giữa

mát xa lông mày, và cuối cùng là mát xa huyệt thái dương. Mát xa có thể thúc đẩy giảm cortisol và adrenaline, mà tăng nhiều hơn sự sản sinh tiết ra chất endorphin từ não tạo cảm giác tốt hơn.

Theo sina.comBIên DịCh: hồng phượng

6 thói quen sinh hoạt giúp bạn kéo dài tuổi thọ

Nếu bạn viện cớ không đủ thời gian để bào chữa cho thói quen cuộc sống không lành mạnh, thì giờ bạn cần phải suy nghĩ nghiêm túc một chút; dưới đây sẽ đưa ra những thói quen đơn giản giúp bạn kéo dài tuổi thọ tốt hơn, và mỗi điều chỉ cần làm trong 60 giây hoặc trong thời gian ít hơn.

Page 23: Bác sĩ viện tim và bệnh viện nhân dân 115- TP. HCMsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 91.pdf · 2014-12-01 · chủ động lập kế hoạch xử lý

THÔNG TIN - GIÁO DỤC - TRUYỀN THÔNG

Tăng cường quản lý công tác khám sức khỏeNgày 16/9/2013, Bộ Y tế ban hành văn bản số 5766/BYT-KCB

về việc tăng cường quản lý công tác khám sức khỏe. Theo đó, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,

Giám đốc bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Viện trưởng Viện Giám định y khoa, Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành nghiêm túc triển khai những nhiệm vụ theo thông tư hướng dẫn số 14/2013/TT-BYT, cụ thể là:

Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động khám sức khỏe tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động khám sức khỏe của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định hoặc đột xuất; kiên quyết xử lý đình chỉ hoặc kiến nghị đình chỉ hoạt động khám sức khỏe hoặc xử lý vi phạm theo thẩm quyền đối với các cơ sở khám chữa bệnh không đủ điều kiện quy định.

Trước khi thực hiện khám sức khỏe, các bác sỹ phải đối chiếu ảnh dán trên giấy khám sức khỏe và người đến khám sức khỏe, nếu trùng khớp mới tiến hành khám lâm sàng, cận lâm sàng theo đúng nội dung đã được quy định.

Quản lý chặt chẽ việc đóng dấu và cấp giấy khám sức khỏe.Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương hoặc lực lượng

Công an trên địa bàn để ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm minh theo quy định các trường hợp vi phạm.

Bộ y tế nhấn mạnh, đối với những đơn vị thực hiện nhiệm vụ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về công tác khám sức khỏe tại những cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.

minh nhậT

Tiếp nhận người có nhu cầu thực hành Y

Để tạo điều kiện cho người có văn bằng chuyên môn liên quan tới y tế trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề,

ngày 12/11/2013, Sở Y tế ban hành văn bản số 2527/SYT-QLHNYD về việc tiếp nhận người có nhu cầu thực hành, Theo đó, Sở Y tế giao cho các đơn vị: Bệnh viện Bà Rịa, bệnh viện Lê Lợi, các trung tâm y tế có giường bệnh (Tân Thành, Châu Đức, Xuyên Mộc, Đất Đỏ, Long Điền, Côn Đảo, TTYT Vietsovpetro, Trung tâm Mắt) có trách nhiệm tiếp nhận người có nhu cầu là bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên. Riêng nữ hộ sinh, cơ sở khám - chữa bệnh phải có khoa phụ sản.

Đối với cơ sở khám - chữa bệnh khác trong tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận và hướng dẫn thực hành đối với điều dưỡng, kỹ thuật viên.

Nhà hộ sinh Vạn Phước (Tp. Bà Rịa) tiếp nhận và hướng dẫn thực hành nữ hộ sinh có nhu cầu đăng ký thực hành.

Văn bản này có hiệu lực từ ngày 12 tháng 11 năm 2013.

minh Đăng

Vừa qua, Cục quản lý Dược đã ra thông báo đình chỉ lưu hành đối với những mặt hàng thuốc sau:tên thuốc và đặc điểm kỹ thuật nguồn gốc, xuất xứ Lý do biện pháp xử lý

-Thuốc COMEPAR (Lansoprazole capsules) - Số đăng ký: VN-5310-08 - Lô sản xuất: CC-13101 - Hạn dùng: 01/01/2016

Do Công ty Chemfar Organics Ltd, India sản xuất

Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ hòa tan giai đoạn trong đệm pH 6,8.

Thu hồi

- Thuốc viên bao phim tan trong ruột PANTILON 40 - Số đăng ký: VN-7968-09 - Lô sản xuất: KE 669 - Hạn dùng: 08/10/2015

Do Công ty Kausikh Therapeutics Ltd. India sản xuất

Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về các chỉ tiêu: định lượng, độ hòa tan trong môi trường đệm pH 6,8 và tính chất

Thu hồi

- Thuốc viên hoàn cứng Tọa Thống Thiên - Số đăng ký: V134-12-10 - Lô sản xuất: 01.05.2013 - Hạn dùng: 02.5.2015

Do cơ sở Thiên Nam, số 10, Võ Thị Sáu, phường Phước Long, Tp.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa sản xuất.

Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu giới hạn độ nhiễm khuẩn.

Thu hồi

- Thuốc viên nén bao phim Mekozentel 400 (Albendazole 400mg) - Số đăng ký: VD-16342-12 - Lô sản xuất: 13001FN - Hạn dùng: 01/02/2016

Do công ty Cổ phần Hóa – Dược phẩm Mekophar sản xuất.

Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ hòa tan.

Thu hồi

- Thuốc viên nén Nimesulid 100mg - Số đăng ký:VD-0702-06

Do công ty TNHH MTV Dược Trung ương III sản xuất

Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng Thu hồi

- Thuốc ho Quảng An Cao Khỉ khái Mát phổi - Số đăng ký: VND-4699-05 - Lô sản xuất: 01-03-13 - Hạn dùng: 03-03-15

Do cơ sở sản xuất thuốc y học cổ truyền Phú Đức, 134/24 Lạc Long Quân, phường 3, quận 11, Tp.HCM sản xuất.

Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu tỷ trọng và cắn sau bay hơi.

Thu hồi

- Thuốc nước Hồng Huyết Tố chai 250ml - Số đăng ký: V155-H12-10 - Lô sản xuất: 02/09/2012 - Hạn dùng: 03/2014

Do cơ sở y học cổ truyền dân tộc Nguyễn Minh Trí, 27/2A Lý Thường Kiệt, thị trấn Hóc Môn, Tp.HCM sản xuất

Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu cắn sau khi bay hơi.

Thu hồi

ngọC Trần

THôNG TiN DượC

Page 24: Bác sĩ viện tim và bệnh viện nhân dân 115- TP. HCMsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 91.pdf · 2014-12-01 · chủ động lập kế hoạch xử lý

Y HỌC CỔ TRUYỀN

1. Thể can uất tỳ hư (can tỳ bất hòa):Triệu chứng: Sắc mặt xạm tối, đầu

choáng, mệt mỏi, ăn kém, đau vùng gan, tức vùng thượng vị, ợ hơi, bụng trướng, đại tiện lỏng, rêu lưỡi mỏng, mạch huyền tế.

Phương pháp chữa: Sơ can Kiện tỳ (sơ can vận tỳ)

Các vị thuốc thường dùng tùy theo bệnh nhân cụ thể: Bạch truật, Trần bì, Sinh khương, Bạch linh, Hậu phác, Bạch thược, Hoài sơn, Sài hồ, Cam thảo, Bạch biển đậu, Hoàng kỳ, Đại táo, Uất kim, Ngũ gia bì, Ý dĩ, Nhân trần, Đan sâm, Chi tử, Đương quy, Liên nhục, Đảng sâm, Tam thất, Hoàng liên, Mộc hương, Sa nhân, Hoàng kỳ, Chỉ xác, Diệp hạ châu, Sơn Tra, Táo nhân, Bá tử nhân, Cúc hoa.

Thành phẩm: VG5: Liều dùng: 03vx31/ngày; LIVBILNIC: Liều dùng: 04vx31/ngày; Ngân kiều giải độc: Liều dùng: 03vx31/ngày; Tiêu phong nhuận gan: Liều dùng: 04vx31/ngày; CENNAR: Liều dùng: 03vx31/ngày; Bổ trung ích khí: Liều dùng: 03vx31/ngày; quy tỳ hoàn: Liều dùng: 03vx31/ngày: Sitar: Liều dùng: 03vx31/ngày.

2. Thể khí trệ huyết ứ:Triệu chứng: Đau vùng mạn sườn

nhiều, bụng chướng, người gầy, lách to, môi lưỡi tím, mạch tế.

Các vị thuốc thường dùng tùy theo bệnh nhân cụ thể: Kê huyết đằng, Chỉ xác, Sinh địa, Uất kim, Mẫu lệ, Nga truật, Bạch thược, Đương quy, Đào nhân, Xuyên khung, Đan sâm, Tam thất, Ngưu tất, Mộc hương, Trần bì,

Hương phụ, Sài hồ, Tam thất, Diệp hạ châu, Đảng sâm, Bạch truật, Hoàng kỳ, Đơn bì, Sa nhân, Hoàng liên, Nhân trần.

Thành phần: VG5: Liều dùng: 03vx31/ngày; LIVBILNIC: Liều dùng: 04vx31/ngày; Ngân kiều giải độc: liều dùng: 03vx31/ngày; Tiêu phong nhuận gan: Liều dùng: 04vx31/ngày; CENNAR: Liều dùng: 03vx31/ngày; Bổ trung ích khí: Liều dùng: 03vx31/ngày; Quy tỳ hoàn: Liều dùng: 03vx31/ngày; Sitar: Liều dùng: 03vx31/ngày; OPCADIO: Liều dùng: 03vx31/ngày; Thiên sứ hộ tâm đan: Liều dùng: 03vx31/ngày.

3. Thể xơ gan cổ trướng:Thể âm hư thấp nhiệt: hay kèm

theo chứng chảy máu.Triệu chứng: Sắc mặt vàng tối,

chảy máu cam, chảy máu chân răng, cổ trướng, chân phù, sốt hâm hấp, hoặc sốt cao, phiền táo, miệng họng khô, lợm giọng, tiểu tiện đỏ, ít, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ, rêu ít, mạch huyền tế sác.

Phương pháp chữa: Dưỡng âm thanh nhiệt.

Các vị thuốc thường dùng tùy theo bệnh nhân cụ thể: Nhân trần, Sa sâm, Chi tử, Sinh địa, Bạch mao căn, Thạch hộc, Hậu phác, Sa tiền, Trần bì, Trạch tả, Bán hạ chế, Thục địa, Bạch linh, Sơn thù, Bạch truật, Hoài sơn, Đương quy, Đan bì, Đảng sâm, Tam thất, A giao, Bạch thược, Thiên hoa phấn, Kỷ tử, Cúc hoa, Diệp hạ châu, Hoàng liên.

Thành phẩm: VG5: Liều dùng:

03vx31/ngày; LIVBILNIC: Liều dùng: 04vx31/ngày; Ngân kiều giải độc: liều dùng: 03vx31/ngày; Tiêu phong nhuận gan: Liều dùng: 04vx31/ngày; CENNAR: Liều dùng: 03vx31/ngày; Bổ trung ích khí: Liều dùng: 03vx31/ngày; Quy tỳ hoàn: Liều dùng: 03vx31/ngày; Sitar: Liều dùng: 03vx31/ngày.

Thể tỳ thận dương hư:Triệu chứng: Mệt mỏi, ăn kém,

bụng chướng, chân phù, tiểu tiện ít, đại tiện lỏng, sợ lạnh, sắc mặt vàng hoặc xanh nhạt, chất lưỡi nhạt hoặc bệu, rêu trắng mỏng, mạch trầm tế.

Phương pháp chữa: Ôn dương hành thủy, ôn thận tỳ dương.

Các vị thuốc thường dùng tùy theo bệnh nhân cụ thể: Phụ tử chế, Quế chi, Ý dĩ, Nhục quế, Can khương, Trạch tả, Chỉ xác, Bạch linh, Hoài sơn, Mộc hương, Hậu Phác, Kê nội kim, Bạch truật, Hoàng kỳ, Sa tiền tử, Đảng sâm, Hoàng kỳ, Nhục dung, Tam thất, Hoàng liên, Đỗ trọng, Đương quy, Bạch thược, Dâm dương hoắc, Nhân trần, Diệp hạ châu, Thỏ ty tử, Tục đoạn, Sài hồ.

Thành phẩm: VG5: Liều dùng: 03vx31/ngày; LIVBILNIC: Liều dùng: 04vx31/ngày; Ngân kiều giải độc: liều dùng: 03vx31/ngày; Tiêu phong nhuận gan: Liều dùng: 04vx31/ngày; CENNAR: Liều dùng: 03vx31/ngày; Bổ trung ích khí: Liều dùng: 03vx31/ngày; Quy tỳ hoàn: Liều dùng: 03vx31/ngày; Sitar: Liều dùng: 03vx31/ngày; KIDNEYTON: Liều dùng: 03vx31/ngày; KIDNEYCAP: Liều dùng: 03vx31/ngày; Bổ thận dương: Liều

Điều trị theo y học cổ truyềnchứng cổ trướng (bệnh xơ gan)

24

Page 25: Bác sĩ viện tim và bệnh viện nhân dân 115- TP. HCMsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 91.pdf · 2014-12-01 · chủ động lập kế hoạch xử lý

tÔi LÀ truYỀn thÔng Viên

sỞ

Y HỌC CỔ TRUYỀN

dùng: 15vx31/ngày; Bát vị hoàn: Liều dùng: 04vx31/ngày.

Thể thủy khí tương kết:Triệu chứng: Cổ trướng tăng

nhanh, không nằm được, tiểu tiện ít, đại tiện không thông, Mạch huyền sác.

Phương pháp chữa: Công hạ trục thủy, kiện tỳ bổ thận, sơ can lý khí.

Các vị thuốc thường dùng tùy theo bệnh nhân cụ thể: Cam toại, Đái táo, Đại hoàng, Thương lục, Hoắc sửu, Đại phúc bì, Khương hoàng, Quế tâm, Đình lịch, Miết giáp, Mẫu lệ, Đảng sâm, Bạch truật, Nhân trần, Diệp hạ châu, Đỗ trọng, Sài hồ, Liên Nhục, Mộc hương, Sa nhân, Trần bì, Ngưu tất, A giao, Nhục dung, Thỏ ty tử, Sa sâm, Mạch môn.

Thành phẩm: VG5: Liều dùng: 03vx31/ngày; LIVBILNIC: Liều dùng: 04vx31/ngày; Ngân kiều giải độc: liều dùng: 03vx31/ngày; Tiêu phong nhuận gan: Liều dùng: 04vx31/ngày; CENNAR: Liều dùng: 03vx31/ngày; Bổ trung ích khí: Liều dùng: 03vx31/ngày; Quy tỳ hoàn: Liều dùng: 03vx31/ngày; Sitar: Liều dùng: 03vx31/ngày; KIDNEYTON: Liều dùng: 03vx31/ngày; KIDNEYCAP: Liều dùng: 03vx31/ngày; Bổ thận dương: Liều dùng: 15vx31/ngày; Bát vị hoàn: Liều dùng: 04vx31/ngày.

Trên thực tế lâm sàng do chức phận gan bị suy thoái thường xuất hiện các triệu chứng đồng thời với nhau: cổ trướng, chảy máu, phù…

Căn cứ vào sự phân loại trên mà chọn lựa các vị thuốc để tạo thành bài thuốc theo phương pháp bổ hư (kiện tỳ, bổ thận) lợi liệu, cầm máu, chống xung huyết…

Châm cứu: Ít sử dụng châm cứu để chữa bệnh xơ gan, có thể dùng châm kim hay cứu để giải quyết một số chứng trạng cục bộ hay toàn phần.

BS. nguyễn Trường SƠnTrưởng khoa Đông Y bệnh viện Lê Lợi

Thức ăn đường phố hay thức ăn vỉa hè, thức ăn lề đường là các loại thức ăn, đồ uống đã

chế biến sẵn hay sẵn sàng chế biến và phục vụ tại chỗ theo yêu cầu của khách hàng được bày bán trên vỉa hè, lề đường ở các đường phố, khu phố đông người hoặc những nơi công cộng khác. Có 3 loại thức ăn đường phố cơ bản là bán trong cửa hàng cố định, bán trên hè phố và bán rong.

Bên cạnh những tiện lợi từ thức ăn đường phố mang lại, thì nó còn ẩn chứa rất nhiều mối nguy hại tới sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng, thậm chí là cả cộng đồng. Về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm: Người bán hàng thường hạn chế kiến thức cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm, điều kiện kinh tế hạn hẹp, mua nguyên liệu loại rẻ tiền, không rõ nguồn gốc, thức ăn dễ biến chất làm ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng. Việc sản xuất và bày bán thiếu hạ tầng cơ sở và vệ sinh môi trường, như thiếu nước sạch, xử lý rác, chất thải, công trình vệ sinh v.v. Hoạt động này cũng khó kiểm soát do sự đa dạng, cơ động tạm thời, mùa vụ...Mối nguy cơ cho sức khoẻ cộng đồng như bị ngộ độc thực phẩm, bị nhiễm các bệnh lây truyền qua thực phẩm là rất lớn. Không những thế, nó còn ảnh hưởng tới cảnh quan và văn minh đô thị.

Nguyên nhân của tình trạng này, trước hết do người kinh doanh thức ăn đường phố thường không hoặc ít hiểu biết về việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, thậm chí một số người vì lợi ích trước mắt mà coi thường sức khỏe và sinh mạng của người tiêu dùng thông qua việc sử dụng thực phẩm ôi thiu, hàng giả, sử dụng

hóa chất, phụ gia độc hại…; Nguồn nguyên liệu chế biến thực phẩm khó kiểm soát; Việc bảo quản, chế biến thức ăn đường phố cũng thường không đảm bảo, nguyên liệu thường dễ bị nhiễm vi sinh vật, có giá rẻ và không rõ nguồn gốc... Dụng cụ chứa thức ăn không đạt tiêu chuẩn, thức ăn phần lớn không được che đậy, hay che đậy sơ sài, người bán hàng thường dùng bàn tay trần bốc thức ăn rồi đếm tiền. Các địa điểm bày bán thức ăn phần lớn được đặt ngay trên mặt đất, gần với cống rãnh, hố ga, nhà vệ sinh công cộng, bệnh viện... đường sá, vỉa hè nhiều bụi bặm, khói xe… Một thực trạng như vậy thì việc ngộ độc thực phẩm xảy ra không có gì là khó hiểu.

Để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và cộng đồng, bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn để nâng cao kiến thức, thực hành đúng cho những người kinh doanh thức ăn đường phố, qua đó họ nâng cao trách nhiệm, lương tâm đối với người tiêu dùng, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố, thì mỗi người tiêu dùng hãy là người tiêu dùng thông thái, chỉ ăn, mua đồ ăn ở những địa chỉ tin cậy, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; nói không với những hàng rong không che đậy, quán vỉa hè ẩm thấp, bụi bặm, gần cống rãnh, thiếu nước sạch… Đối với các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, thông báo rộng rãi những cơ sở không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để người tiêu dùng biết, tẩy chay.

T.T.V

“Hãy cảnh giác với thức ăn

đường phố”

25

Page 26: Bác sĩ viện tim và bệnh viện nhân dân 115- TP. HCMsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 91.pdf · 2014-12-01 · chủ động lập kế hoạch xử lý

Trả lời: Chúng tôi rất chia sẻ với những lo lắng của cộng đồng, nhất là các bậc phụ huynh của các cháu. Tuy nhiên chúng ta phải khẳng định rằng, chương trình tiêm chủng mở rộng qua 25 năm triển khai thực hiện đã mang lại những lợi ích vô cùng to lớn trong việc thanh toán, đẩy lùi, giảm thiểu những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã có Vắc-xin phòng ngừa đối với trẻ em.

Trong những năm qua, cộng đồng nhân dân, nhất là các bậc phụ huynh đã hiểu rõ và thấy được những lợi ích to lớn, thiết thực từ chương trình tiêm chủng nên đã rất hưởng ứng và hàng tháng tích cực đưa các cháu đi tiêm phòng theo lịch.

Song, do trong thời gian qua, tại một số địa phương trên toàn quốc đã xảy ra một số trường hợp tai biến sau tiêm chủng, nhất là sau tiêm Vắc-xin Quinvaxem “5 trong 1”, làm cho cộng đồng và các bậc phụ huynh hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên, qua kết luận của Tổ chức Y tế thế giới và của Bộ Y tế thì Vắc-xin Quinvaxem “5 trong 1” là an toàn và sẽ tiếp tục sử dụng.

Mặc dù Vắc-xin là an toàn, nhưng không phải hoàn toàn không có nguy cơ; phản ứng sau tiêm chủng có thể sẽ xuất hiện sau sử dụng Vắc-xin. Hầu

hết các phản ứng Vắc-xin là nhẹ và tự khỏi. Tuy vậy, cũng có thể có những phản ứng nặng hơn như tím tái, co giật, khóc thét dai dẳng, sốc phản vệ, bại não... nhưng rất hiếm gặp. Theo Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, qua theo dõi và phân tích các trường hợp phản ứng sau tiêm Vắc-xin Quinvaxem trong thời gian qua cho thấy, tỉ lệ phản ứng sau tiêm ở Việt Nam vẫn thấp hơn hàng chục đến hàng trăm lần so với tỷ lệ thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới đối với Vắc-xin có chứa thành phần ho gà toàn tế bào như Vắc-xin Quinvaxem.

Vắc-xin là một loại sinh phẩm mà trước khi đưa ra sử dụng đã trải qua nghiên cứu, thử nghiệm, kiểm định tính an toàn khi xuất xưởng, cấp phép và kiểm tra thường kỳ trong quá trình triển khai tiêm chủng và tính an toàn luôn được đặt lên hàng đầu.

Sau khi có chỉ đạo của Bộ Y tế cho sử dụng lại Vắc-xin Quinvaxem, tháng 10/2013 Sở Y tế đã chỉ đạo triển khai tiêm trên địa bàn Tp.Vũng Tàu

và kết quả là an toàn. Trên cơ sở đó, từ tháng 11/2013 chương trình tiêm chủng mở rộng sẽ triển khai tiêm Vắc-xin Quinvaxem trên tất cả các địa phương trong toàn tỉnh.

Để đảm bảo an toàn tiêm chủng, Sở Y tế đã chỉ đạo sát xao các cơ sở y tế, các điểm tiêm chủng đặc biệt chú trọng đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị; số lượng trẻ trong một buổi tiêm; tư vấn, kiểm tra sức khỏe trước tiêm và theo dõi sau tiêm 30 phút tại phòng tiêm chủng; thực hiện nghiêm các quy chế chuyên môn, quy định về an toàn tiêm chủng.

Vì lợi ích to lớn của tiêm chủng, vì sức khỏe của các cháu và cộng đồng, các bậc phụ huynh yên tâm và tiếp tục hưởng ứng chương trình tiêm chủng mở rộng, tích cực đưa các cháu đến các Trạm y tế xã, phường, các điểm tiêm chủng để được tiêm phòng theo lịch hàng tháng và chú ý thực hiện theo đúng những hướng dẫn của cán bộ Y tế về tiêm chủng.

BS. Văn Lên

Vắc-xin Quinvaxem “5 trong 1” là an toàn

● Hỏi: Bộ Y tế đã cho phép sử dụng lại Vắc-xin Quinvaxem “5 trong 1”, và tỉnh BR-VT cũng đã triển khai tiêm cho các cháu từ tháng 11/2013. Tuy nhiên, chúng tôi được biết là vẫn xảy ra tai biến sau tiêm vắc xin này ở một số tỉnh, thành. Thật sự dư luận chưa yên tâm. Xin Bác sĩ cho biết thêm? Vũ Văn Thương - Tân Lâm, Xuyên Mộc

Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế kết luận Vắc-xin Quinvaxem “5 trong 1” là an toàn và sẽ tiếp tục sử dụng.

26

Page 27: Bác sĩ viện tim và bệnh viện nhân dân 115- TP. HCMsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 91.pdf · 2014-12-01 · chủ động lập kế hoạch xử lý

TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIếN PHÁP LUẬT

Thời gian qua, Ban biên tập bản tin nhận được nhiều ý kiến bạn đọc hỏi về vấn đề tăng viện phí

tại các cơ sở khám chữa bệnh. Trong số này, chúng tôi xin chia sẻ một số nội dung trong Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC của liên Bộ Y tế, Bộ Tài chính (thông tư liên tịch 04) ban hành mức tối đa khung giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước, liên quan đến những vấn đề bạn đọc quan tâm.

● Hỏi: Nguyên tắc xây dựng giá viện phí? Có phải tăng viện phí để có tăng thu nhập cho cán bộ y tế không?

Trả lời: Trước hết, theo thông tư liên tịch 04 điều chỉnh giá thu viện phí của 447 dịch vụ kỹ thuật y tế thì điều chỉnh giá thu viện phí là tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở KCB hoạt động khi mà giá viện phí cũ đã quá lỗi

thời, nhiều năm chưa được điều chỉnh, không đáp ứng được nhu cầu thực tế; điều chỉnh giá thu viện phí chính là nhằm mục đích phục vụ người bệnh tốt hơn. Việc điều chỉnh giá thu viện phí lần này không nhằm mục đích tăng thu nhập cho cán bộ y tế.

Theo thông tư liên tịch 04, giá thu viện phí được tính toán dựa trên các nguyên tắc sau:

1. Giá khám bệnh được xây dựng trên cơ sở các chi phí trực tiếp cần thiết cho việc khám bệnh, gồm:

a) Chi phí về găng tay, mũ, khẩu trang, quần áo, ga, gối, đệm, chiếu, đồ vải dùng cho cán bộ y tế, người bệnh; văn phòng phẩm như giấy, bút, sổ, mực in, mực dấu, ghim, ấn chỉ chuyên môn, vật tư tiêu hao thông dụng như bông, băng, cồn, gạc, bơm, kim tiêm, nước muối rửa phục vụ cho công tác khám bệnh.

b) Chi phí về điện; nước; xử lý chất thải; giặt, là, hấp, sấy, rửa, tiệt trùng đồ vải, dụng cụ khám bệnh; chi phí vệ sinh, bảo đảm vệ sinh môi trường, khử khuẩn, chống nhiễm khuẩn khu vực khám bệnh.

c) Chi phí duy tu, bảo dưỡng, mua sắm thay thế các tài sản, công cụ, dụng cụ như: điều hòa, máy tính, máy in, máy hút ẩm, quạt, hệ thống lấy số khám tự động, bàn, ghế, giường, tủ, đèn chiếu sáng, các bộ dụng cụ, công cụ phục vụ công tác khám bệnh.

Nguyên tắc xác định một lần khám bệnh để thu của người bệnh và thanh toán với quỹ BHYT thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định số 40/2006/QĐ-BYT ngày 25/12/2006 và Quyết định số 3871/QĐ-BYT ngày 12/10/2009. Riêng trường hợp người bệnh cần khám thêm một số chuyên khoa trong cùng một cơ sở y tế, trong

Tìm hiểu về điều chỉnh giá viện phí theo thông tư liên tịch 04

Bệnh nhân thoải mái ngồi chờ đến lượt khám tại phòng khám bệnh viện Lê Lợi. Ảnh: S.T

27

Page 28: Bác sĩ viện tim và bệnh viện nhân dân 115- TP. HCMsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 91.pdf · 2014-12-01 · chủ động lập kế hoạch xử lý

TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIếN PHÁP LUẬT

một lần đến khám bệnh thì tạm thời chỉ thu của người bệnh và thanh toán với quỹ BHYT theo giá 01 lần khám bệnh cho đến khi có hướng dẫn mới của Bộ Y tế.

2. Giá ngày giường điều trị được xây dựng trên cơ sở các chi phí trực tiếp cần thiết để chăm sóc và điều trị người bệnh, gồm:

a) Chi phí về găng tay thăm khám, mũ, khẩu trang, quần áo, chăn, ga, gối, đệm, màn, chiếu, đồ vải dùng cho cán bộ y tế và người bệnh; văn phòng phẩm như giấy, bút, sổ, mực in, mực dấu, ghim, ấn chỉ chuyên môn, vật tư tiêu hao thông dụng như bông, băng, cồn, gạc, bơm kim tiêm thông thường, nước muối rửa phục vụ công tác chăm sóc và điều trị hàng ngày.

b) Chi phí về điện; nước; xử lý chất thải; giặt, là, hấp, sấy, rửa, tiệt trùng đồ vải, dụng cụ thăm khám; chi phí vệ sinh và bảo đảm vệ sinh môi trường; vật tư, hóa chất khử khuẩn, chống nhiễm khuẩn khu vực buồng bệnh.

c) Chi phí duy tu, bảo dưỡng, mua sắm thay thế các tài sản, công cụ, dụng cụ như: điều hòa, máy tính, máy in, máy hút ẩm, quạt, bàn, ghế, giường, tủ, đèn chiếu sáng, các bộ dụng cụ, công cụ phục vụ công tác chăm sóc và điều trị người bệnh.

Nguyên tắc tính số ngày giường điều trị để thu của người bệnh và thanh toán với quỹ BHYT bằng ngày ra viện trừ ngày vào viện, nếu người bệnh vào và ra trong ngày thì tính là 01 ngày.

3. Giá các dịch vụ, kỹ thuật y tế được xây dựng trên cơ sở các chi phí cần thiết, trực tiếp đến việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật, gồm:

a) Chi phí về thuốc, hoá chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế (bao gồm cả chi phí để kiểm tra, thực hiện nội, ngoại kiểm các xét nghiệm và kiểm chuẩn thiết bị y tế); chi phí về găng tay, mũ, khẩu trang, quần áo, chăn, ga, gối, đệm, đồ vải dùng cho cán bộ y tế và người bệnh; chi phí về văn phòng phẩm để thực hiện các dịch vụ, kỹ thuật y tế;

b) Chi phí về điện; nước; xử lý chất thải; giặt, là, hấp, sấy, rửa, tiệt trùng đồ vải, dụng cụ, trang thiết bị; chi phí vệ sinh, bảo đảm vệ sinh môi trường, khử khuẩn, chống nhiễm khuẩn khu vực triển khai thực hiện các dịch vụ, kỹ thuật y tế.

c) Chi phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị; mua sắm công cụ, dụng cụ trực tiếp sử dụng để thực hiện dịch vụ, kỹ thuật y tế.

Riêng đối với một số loại thuốc, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế đặc thù có giá trị lớn, từng người bệnh sử dụng có khác nhau thì không tính vào mức thu của dịch vụ, kỹ thuật mà thu theo thực tế sử dụng của người bệnh và đã được ghi chú rõ trong khung giá của từng dịch vụ, kỹ thuật.

Như vậy, giá thu viện phí mới tính 3 yếu tố chi phí trực tiếp để các cơ sở KCB triển khai việc KCB gồm: Thứ nhất là tiền thuốc, máu, dịch truyền, vật tư phục vụ trực tiếp cho người bệnh; thứ hai là tiền điện, nước, các chi phí về bảo vệ môi trường, xử lý chất thải; thứ ba là chi phí về duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị y tế, mua sắm thay thế công cụ, dụng cụ khám chữa bệnh (Chưa tính tiền lương, phụ cấp, khấu hao nhà cửa, trang thiết bị, chi phí đào tạo nghiên cứu khoa học…).

● Hỏi: Cụ thể vấn đề điều chỉnh giá viện phí tại Bà Rịa-Vũng Tàu thực hiện như thế nào?

Trả lời: Căn cứ thông tư liên tịch 04 và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế; Căn cứ tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; căn cứ thực tế hoạt động chuyên môn tại các cơ sở KCB trong tỉnh, Sở Y tế sau khi thống nhất với các sở, ngành hữu quan đã đề xuất giá từng dịch vụ y tế trình HĐND tỉnh và đã áp dụng trong toàn tỉnh từ ngày 01/10/2012.

Cơ cấu giá các dịch vụ liên quan tiền công khám bệnh, công khám sức khỏe, tiền ngày giường bệnh, tiền chi trả cho các kỹ thuật xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và các thủ thuật, phẫu thuật chuyên khoa …, được HĐND tỉnh phê duyệt ở mức tương đương khoảng 77% khung giá tối đa (theo TTLT 04), cá biệt có một số dịch vụ kỹ thuật có giá cao hơn 77% khung giá tối đa (chạy thận nhân tạo, chụp X quang kỹ thuật số…) và cũng có nhiều dịch vụ kỹ thuật có giá thấp hơn 77% khung giá tối đa (CT 32 lát cắt, đo lưu huyết não...). Cần lưu ý thêm, việc điều chỉnh giá thu viện phí chỉ áp dụng đối với 447 dịch vụ kỹ thuật, còn nhiều dịch vụ kỹ thuật khác vẫn áp dụng TTLT 03 năm 2006, và nếu tính tất cả hơn 3.000 dịch vụ kỹ thuật, giá viện phí mới chỉ tăng bình quân 17% so với trước đây.

Cụ thể: Giá thu một lần khám bệnh tại Bv Bà Rịa, Bv Lê Lợi là 13.000đ, tại các bệnh viện khác là 9.000đ, tại các trạm y tế là 4.000đ; giá giường bệnh thường một ngày điều trị nội trú tại Bv Bà Rịa, Bv Lê Lợi là 50.000đ, tại các bệnh viện khác là 30.000đ, tại các trạm y tế là 9.000đ.

Tại các cơ sở khám chữa bệnh trong toàn tỉnh đều có niêm yết công khai giá viện phí rất cụ thể, chi tiết. Người bệnh và người nhà có thể tham khảo các nội dung mà mình quan tâm. Trường hợp chưa rõ cần có ý kiến để cơ sở y tế có trách nhiệm giải thích, hướng dẫn thêm.

CÔng Tâm

Lọc thận nhân tạo tại bệnh viện Lê Lợi. Ảnh: S.T

28

Page 29: Bác sĩ viện tim và bệnh viện nhân dân 115- TP. HCMsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 91.pdf · 2014-12-01 · chủ động lập kế hoạch xử lý

- Kính thưa các chiến hữu! Được anh em bầu làm “chủ xị” trong hội nghị hôm nay. Tôi xin có mấy ý sau…

Năm “hớt tóc” chủ nhà lấm lét ngó trước ngó sau, ngó… ra ngoài ra ngõ rồi tiếp:

- Thưa anh em! Từ lâu anh em chúng ta đều bị mang tiếng là… sợ vợ. Sự thật là thế. Điều đó được kiểm chứng qua từng thái độ và cử chỉ của mỗi anh em. Theo tôi được biết, hiện nay có hơn 90% đàn ông trong khu phố ta mang tật… sợ vợ. Đó là một thực tế phũ phàng không gì chối cãi được. Vì thế chúng ta tổ chức cuộc họp này không ngoài mục đích là kêu gọi và thành lập “hội những kẻ sợ vợ”, gọi tắt là “SV club”.

- Thưa anh em! Thời gian qua chúng ta đã từng nghe qua nhiều diễn đàn “chống bạo hành trong gia đình” mà đối tượng bị bạo hành là phụ nữ và trẻ em. Trong khi không ít trường hợp “vợ bạo hành chồng” (dù là bạo hành tinh thần) mà dư luận chẳng hề đả động tới, thiết nghĩ đó là điều… bất công. Với tư cách là người đồng cảnh ngộ, tôi tha thiết mong các huynh có nỗi khổ hoặc trăn trở gì thì mạnh dạn giãi bày. Có thể từ đây chúng ta sẽ rút ra một bài học xương máu gì chăng? Xin mời ý kiến!

Không khí hội nghị lắng xuống thảm hại, có tiếng sụt sịt của ai đó. Tư “xe ôm” rụt rè đứng lên:

- Hic… hic… Tui có ý kiến! Các huynh biết đó, tui làm nghề xe ôm cực thấy mồ tổ, vậy mà bả cứ ghen

bóng ghen gió, ai chịu thấu. Hôm trước chở bà khách nước ngoài, lúc trở về bà xã mắng tui té tát. Bả bảo tui ham “nghía” bà khách Tây nên đường ngắn mà đi mất cả tiếng đồng hồ. Trời đất, bả đâu biết đường sá cứ kẹt “liên khúc”, lại thêm bà Tây nặng cả tạ làm sao chạy nhanh được. Hic…

Tám “la- gim” ý kiến:- Tui thì tối ngày quần quật ngoài

chợ, làm bạn với “rau-củ-quả”, vậy mà tối về nhà còn phải làm đủ chuyện. Nào giặt giũ, lau nhà, pha sữa… nói chung là công việc ngập đầu. Thầy bói nói tui là người sinh ra để phục tùng vợ quả không sai. Tui đâu dám làm phật ý bả, không dám cãi lời “gấu mẹ vĩ đại” nếu không thì sự gì xảy ra các huynh cũng đã biết.

Sáu “bảo vệ” rón rén đứng lên:- Nói các huynh đừng cười, hổng

biết các huynh thế nào chứ hoàn cảnh tui nhiều lúc ra đường làm bể bánh tráng của người ta cũng hổng có tiền bồi thường. Nguyên do mỗi lần lãnh lương được bi nhiêu là nộp cho bả tất, hổng còn một xu dính túi. Bữa nào lỡ nhậu xỉn về thì biết điều ngủ luôn ngoài sân chứ đừng mong bả mở cửa cho vào.

Thấy Chín “tạp hoá” định đứng lên tiếp tục ý kiến, Năm “hớt tóc” khoát tay:

- Thôi, tôi nghĩ bi nhiêu đó cũng phần nào “minh hoạ” được nỗi khổ của đàn ông trong CLB chúng ta. Quả là mỗi nhà mỗi cảnh nhưng nói túm lại là chúng ta đang “sống trong sợ hãi” trước áp lực của vợ. Sau cuộc họp này tôi hứa sẽ “nghiên kíu” để tìm ra một biện pháp khả thi nào đó nhằm chấn chỉnh tình trạng quá bi đát này. Phải làm sao để hình ảnh “nam nhi đại trượng phu” mãi mãi được trường tồn. Nghe các huynh thổ lộ hoàn cảnh, tôi quá xót xa. Thấy các huynh…rớt nước mắt, tôi quá đỗi đau lòng. Nhìn hình ảnh các huynh thảm hại thế này, tôi “bỗng dưng muốn khóc”. Hỡi các bạn, hãy tin tôi. Một khi Năm “hớt tóc” này đã nói là làm, danh dự và vị thế của các bạn trong gia đình sẽ được cải thiện nay mai.

Đám đàn ông đờ đẫn như nuốt từng lời nói, một bầu không khí vô cùng cảm động. Đột nhiên, Năm “hớt tóc” hớt hải, lắp bắp:

- … Tinh thần cuộc họp là như thế, tiêu chí của “SV club” chúng ta là như thế… Còn bây giờ… các huynh hãy nhanh chân ai về nhà nấy. Tôi còn phải đi chợ nấu ăn cho tròn bổn phận, vả lại vợ tôi đi shop sắp về. Lẹ lên! Chúc mừng hội nghị đã thành công… tốt đẹp!

Lê anh VŨ(Trạm y tế xã Bàu Chinh)

hội“ét-vê”

GÓC THƯ GIÃN

29

Page 30: Bác sĩ viện tim và bệnh viện nhân dân 115- TP. HCMsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 91.pdf · 2014-12-01 · chủ động lập kế hoạch xử lý

Được sự đồng ý của lãnh đạo bệnh viện Bà Rịa giới thiệu gặp gỡ Kỹ thuật viên (KTV) gây mê

Nguyễn Thị Ngưu để viết bài về gương Hoa đẹp ngành Y, nhưng muốn gặp chị cũng không phải dễ, bởi chị luôn bận rộn với công việc của mình. Sau nhiều lần liên lạc, đặt lịch, cuối cùng tôi mới gặp được chị vào một buổi chiều. Dù là cuối buổi chiều, nhưng cuộc trò chuyện giữa chúng tôi vẫn thường bị xen ngang khi thỉnh thoảng chị bị “triệu tập” để phục vụ cho ca mổ nào đó. Mỗi lần như thế, chị lại cười hiền, tỏ vẻ mong tôi thông cảm rồi lại vội vàng lao vào công việc.

Chị Ngưu sinh năm 1962 và là người con gái của mảnh đất Bà Rịa-Vũng Tàu, trong một gia đình nông dân nghèo, từ nhỏ chị đã ước mơ sẽ trở thành thầy thuốc để chữa bệnh cho người dân. Ước mơ đó dần trở thành hiện thực khi năm 1980 chị thi đỗ vào trường Kỹ thuật Y tế III, Tp. Hồ Chí Minh với chuyên ngành điều dưỡng. Năm 1983 chị ra trường và về công tác tại bệnh viện Bà Rịa. Đến năm 1997

chị được lãnh đạo bệnh viện cho đi học lớp gây mê, gây tê. Sau hơn 1 năm hoàn thành xong khóa học, chị trở về bệnh viện và làm công việc gây mê tại khoa Phẫu thuật gây mê - Hồi sức cho tới nay. Trải qua 30 năm trong ngành, bên cạnh việc hoàn thành tốt công tác chuyên môn, chị luôn nâng cao y đức, tất cả vì người bệnh.

Làm việc tại một khoa đặc biệt, không có bóng dáng của người nhà thăm nuôi bệnh nhân, dù ở bất cứ thời khắc nào, nơi đây vẫn được giữ vô trùng, các cửa đóng kín và đèn điện bật sáng. Áp lực công việc vô cùng nặng nề bởi chỉ cách bên ngoài một cánh cửa, nhưng ở đây ranh giới giữa sự sống và cái chết gần lắm, mong manh lắm… Và, cuộc chiến cứu người của các y, bác sĩ luôn khẩn trương, căng thẳng. Dù công việc vất vả nhưng chị không hề nản lòng. Niềm vui lớn nhất của chị là đã góp phần công sức của mình để dành lại sự sống cho bệnh nhân. Chị tâm sự: “Được làm việc trong môi trường bệnh viện từ khó khổ, thiếu thốn đến khang trang như hiện nay

mình cảm thấy ấm lòng. Song, trước kia mình chỉ phục vụ những bệnh đơn giản, nhưng nay bệnh viện được trang bị máy móc hiện đại, thu dung cả những bệnh phức tạp nên áp lực công việc càng lớn. Đặc biệt, trong các dịp lễ, tết có rất nhiều bệnh nhân nhập viện do chấn thương, có những ngày phòng mổ tiếp nhận 30 ca, nên các y, bác sĩ luôn phải làm việc hết công suất vì không những do tình trạng quá tải mà còn bởi các đối tượng bệnh nhân nặng luôn đòi hỏi cấp cứu nhanh, theo dõi sát. Nhưng dường như mỗi người đều có duyên nợ với công việc của mình, dù khổ mấy vẫn thấy thương nó. Công việc gây mê rất vất vả, bởi trong mỗi ca mổ, KTV gây mê luôn là người đi trước về sau, nhưng đã là duyên nợ thì mình không bỏ được.”

Để có cái nhìn khách quan hơn, tôi cũng khoác lên mình bộ quần áo màu xanh, đội mũ và khẩu trang rồi theo chân của chị Ngưu vào phòng mổ. Dù vẫn biết những ai đã chọn theo ngành y thì công việc của họ luôn gắn chặt với tính mạng bệnh

KTV gây mê Nguyễn Thị Ngưu-Thầm lặng sau những ca mổ cứu người

KTV Nguyễn Thị Ngưu (bên trái) theo dõi sát sao bệnh nhân.

30

Page 31: Bác sĩ viện tim và bệnh viện nhân dân 115- TP. HCMsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 91.pdf · 2014-12-01 · chủ động lập kế hoạch xử lý

nhân, áp lực trách nhiệm là điều không thể tránh khỏi, nhưng khi tận mắt chứng kiến công việc hàng ngày của KTV. Ngưu tôi mới cảm nhận hết được nỗi vất vả của chị. Nếu như trong phòng mổ, các phẫu thuật viên tập trung cao độ vào ca phẫu thuật thì chị cũng phải căng mắt theo dõi từng nhịp thở, huyết áp, nồng độ ôxy máu... cho bệnh nhân qua màn hình máy. Công việc gây mê của chị là khâu đầu tiên góp phần vào thành công của cả kíp mổ, vì trong mỗi ca phẫu thuật, bước đầu tiên là chị phải tiên lượng đủ thuốc dành cho loại bệnh và cho thể chất bệnh nhân, cũng như nắm chắc diễn biến của người bệnh trong suốt quá trình phẫu thuật để điều chỉnh giấc ngủ dài hay ngắn, sâu hay nông; tạo ra độ an toàn cho ca phẫu thuật.

Như muốn nhấn mạnh cho tôi hiểu thêm công việc không hề đơn giản, chị nói: “liều lượng thuốc gây mê rất quan trọng, nếu sơ xuất có thể gây tai biến ngay. Cụ thể, nếu tiêm quá liều, bệnh nhân có thể tụt huyết áp, suy tim, ngộ độc… Còn nếu thiếu liều lượng sẽ gây co thắt, đau đớn cho bệnh nhân, thậm chí là tử vong trên bàn mổ, do đó không những mình phải xử lý thật chính xác ngay từ đầu mà còn phải hết sức thận trọng theo dõi trong suốt quá trình phẫu thuật, rồi sau phẫu thuật cho tới khi bệnh nhân tỉnh lại thì mình mới cảm thấy nhẹ nhàng.”

30 năm công tác trong ngành, trong đó có 15 năm gắn bó với công việc gây mê, KTV. Nguyễn Thị Ngưu đã đồng hành với không biết bao nhiêu bệnh nhân cận kề cái chết, bao nhiêu trường hợp bệnh nhân đặc biệt. Dù vẫn biết bệnh nhân thường ít biết đến KTV gây mê như chị, nhưng chị vẫn miệt mài với công việc của mình, vẫn thầm lặng cống hiến, lặng lẽ “gói” nỗi đau của người bệnh vào giấc ngủ, để khi họ tỉnh dậy thì những vết thương đã khâu kín miệng, cái chân gãy đã được cố định, những viên sỏi âm ỉ, đau đớn đã lấy ra khỏi thận... Niềm vui lớn nhất của chị là những nụ cười hạnh phúc của bệnh nhân sau phẫu thuật.

Bs. Hoàng Nhân Toan, Phó khoa Phẫu thuật gây mê – Hồi sức, bệnh viện Bà Rịa cho biết: “Tôi luôn tự hào về KTV. Nguyễn Thị Ngưu, chị không chỉ thực hiện tốt y đức, tận tụy phục vụ bệnh nhân mà chị còn có tinh thần học hỏi kỹ thuật mới để có kiến thức phục vụ tốt hơn. Trong chuyên môn, chị được đánh giá cao về khả năng hoàn thành công việc và chưa để xảy ra bất kỳ sai sót đáng tiếc nào. Chị sống giản dị, hòa đồng và sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp...”

Bài, ảnh: minh Thắng

Ngọn nếnTình yêu như ngọn nếnCó cây cháy đến lụi tànNhiều cây cháy dở dangCung có cây chưa một lần được cháyCó cây cháy khi được tìm thắp lạiNhưng cung có cây chỉ cháy có một lần.

Ngọn nến nào chẳng sáng lúc thắp lên,Chẳng nóng bỏng, nồng nàn khi lần đầu được cháy,Chẳng huyền diệu lung linh giữa bóng- hình tan chảy,Chẳng hóa hoa đăng giữa đêm hội yên bình?

Nhưng rồiCó những ngày Gió lọt qua phênNến cúi mặt, vật vờ, run rẩy,Hay những phút lỡ quên mình đang cháyNến liêu xiêu hắt bóng qua thềm.

Ngọn nến lung linh Không phải cháy đến lụi tàn,Mà ở sức nóng tỏa lan trong mỗi lần được cháyNét huyền diệu Chẳng phải do nhiều lần thắp lại,Mà đôi khi chỉ cần cháy một lần.

Ngọn nến yêu thương,Phải thắp sáng lòng mình.

Lê huẤn

Những điều không được quênKhi sống bám vào các loài câyĐám tằm gửi đã quên đi nguồn cội,Khi để con cho người nuôi hộTu hú quên tổ âm gia đình,Khi trốn vào vỏ ốc mưu sinhLu tôm ký cư bỏ quên lòng tự trọng,Khi một mình tự duy trì nòi giốngLoài bọ lá đánh mât niềm tin,Những điều Con người Không được phép quên.

Page 32: Bác sĩ viện tim và bệnh viện nhân dân 115- TP. HCMsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 91.pdf · 2014-12-01 · chủ động lập kế hoạch xử lý

Đoàn thanh niên- thầy thuốc trẻđến với đồng bào nghèo

Ảnh bìa 4: THẾ PHI

Chi đoàn Trung tâm TT-GDSK, Trung tâm GĐYK phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty PTSC (POS) khám bệnh, tặng quà, cấp thuốc miễn phí cho người nghèo xã Bàu Chinh, huyện Châu Đức.