bài 4

75
Bài 4 Sản xuất

Upload: oihane

Post on 05-Jan-2016

60 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

Bài 4. Sản xuất. Nội dung. Công nghệ sản xuất Sản xuất với một đầu vào biến đổi Đường đồng lượng Sản xuất với hai đầu vào biến đổi Hiệu suất theo quy mô. Giới thiệu. Bài trước chúng ta khảo sát hành vi của người tiêu dùng qua 3 bước: Khảo sát sở thích Khảo sát những giới hạn ngân sách - PowerPoint PPT Presentation

TRANSCRIPT

Page 1: Bài 4

Bài 4

Sản xuất

Page 2: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 2

Nội dung

Công nghệ sản xuất

Sản xuất với một đầu vào biến đổi

Đường đồng lượng

Sản xuất với hai đầu vào biến đổi

Hiệu suất theo quy mô

Page 3: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 3

Giới thiệu

Bài trước chúng ta khảo sát hành vi của người tiêu dùng qua 3 bước:Khảo sát sở thíchKhảo sát những giới hạn ngân sách Lựa chọn tiêu dùng tối ưu

Bài này khảo sát hành vi của nhà sản xuất cũng theo cách tiếp cận tương tự trên.

Chúng ta sẽ khảo sát qua 3 bước:

Page 4: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 4

Quyết định sản xuất của DN

1. Công nghệ sản xuất Mô tả các đầu vào được chuyển thành sản

phẩm (đầu ra) như thế nào? Các doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều

sản phẩm khác nhau bằng cách sử dụng các kết hợp khác nhau của các đầu vào

Page 5: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 5

Quyết định sản xuất của DN

2. Những ràng buộc về chi phí Các hãng phải xem xét giá của các đầu

vào. Các hãng muốn tối thiểu hoá tổng chi phí

sản xuất một phần được quyết định bởi giá của các đầu vào.

Page 6: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 6

Quyết định sản xuất của DN

3. Lựa chọn các đầu vào tối ưu Với mức giá các đầu vào và công nghệ sẵn

có các hãng quyết định sử dụng bao nhiêu đầu vào để sản xuất

Với mức giá các đầu vào đã có các hãng quyết định sử dụng các kết hợp khác nhau giữa chúng để tối thiểu hoá tổng chi phí

Chúng ta thể hiện công nghệ sản xuất của DN dưới dạng hàm sản xuất

Page 7: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 7

Công nghệ sản xuất

Hàm sản xuấtHàm sản xuất thể hiện mối quan hệ giữa

sản lượng tối đa (Q) có thể thu được từ các kết hợp khác nhau của các yếu tố đầu vào (lao động, vốn...) trong một trình độ công nghệ nhất định.

Ký hiệu: Q = F(K,L)

Page 8: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 8

Công nghệ sản xuất

Ngắn hạn và dài hạnThời gian để doanh nghiệp điều chỉnh sản

xuất từ một tập hợp đầu vào này đến tập hợp khác

DN không chỉ quan tâm đến các loại đầu vào nào có thể thay đổi mà còn cả khoảng thời gian diễn ra

Chúng ta cần phân biệt ngắn hạn và dài hạn

Page 9: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 9

Công nghệ sản xuất

Ngắn hạnKhoảng thời gian trong đó số lượng một hay nhiều

đầu vào không thể thay đổi Các đầu vào này được gọi là các đầu vào cố định

Dài hạnKhoảng thời gian cần thiết để làm cho tất cả các đầu

vào sản xuất thay đổi

Ngắn hạn và dài hạn không phải là một khoảng thời gian cụ thể

Page 10: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 10

Sản xuất với một đầu vào biến đổi

Chúng ta sẽ xem xét ngắn hạn khi chỉ có một đầu vào biến đổi

Chúng ta giả định vốn là cố định và lao đông biến đổiĐầu ra có thể tăng khi tăng lượng lao độngChúng ta khảo sát xem đầu ra thay đổi như

thế nào khi lao động thay đổi (bảng 6.1)

Page 11: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 11

Sản xuất với một đầu vào biến đổi

Page 12: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 12

Sản xuất: Một đầu vào biến đổi

Quan sát

1. Khi lao động bằng 0, đầu ra cũng bằng 02. Gia tăng lao động, đầu ra (q) tăng đến 8

đơn vị lao động3. Từ sau điểm này, đầu ra bắt đầu giảm

Tăng lao động có thể sử dụng tốt hơn số vốn sẵn có

Từ điểm này, nhiều lao động sẽ không có lợi và có thể giảm năng suất lao động

Page 13: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 13

Sản xuất: Một đầu vào biến đổi

Các hãng ra quyết định dựa trên lợi ích và chi phí sản xuất

Đôi khi phải xem xét lợi ích và chi phí dựa trên cơ sở của sự gia tăngCần sản xuất thêm bao nhiêu khi tăng thêm

một lượng đơn vị đầu vào?

Đôi khi lại xem xét bằng cách so sánh trên cơ sở của giá trị bình quân

Page 14: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 14

Sản xuất: Một đầu vào biến đổi

Sản phẩm bình quân của lao động (APL) - đầu ra trên một đơn vị lao động đối với một sản phẩm cụ thể

Xác định năng suất lao động của một hãng bằng cách xem xét bình quân một lao động sản xuất được bao nhiêu sản phẩm

§ Çu ra q§ Çu vµo lao ®éng L

LAP

Page 15: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 15

Sản xuất: Một đầu vào biến đổi

Sản phẩm cận biên của lao động (MPL) - đầu ra tăng thêm khi tăng thêm một đơn vị lao động

Sự thay đổi của đầu ra chia cho sự thay đổi của lao động

®Çu ra q ®Çu vµo lao ®éng L

LMP

Page 16: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 16

Sản xuất: Một đầu vào biến đổi

Page 17: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 17

Sản xuất: Một đầu vào biến đổi

Chúng ta có thể biểu diễn các thông tin trong bảng bằng đồ thị để thấyĐầu ra thay đổi như thế nào khi lao động

thay đổiĐầu ra tối đa tại 112 đơn vị

Sản phẩm bình quân và cận biênSản phẩm cận biên dương chừng nào tổng đầu

ra còn tăngSản phẩm cận biên cắt sản phẩm bình quân tại

điểm cực đại của nó

Page 18: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 18

Tại D, đầura cực đại.

Lao động/tháng

Đầu ra/tháng

0 2 3 4 5 6 7 8 9 101

Tổng sản phẩm

60

112

A

B

C

D

Sản xuất: Một đầu vào biến đổi

Page 19: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 19

Sản phẩm bình quân

Sản xuất: Một đầu vào biến đổi

10

20

Đầu ra/LĐ

30

80 2 3 4 5 6 7 9 101 LĐ/tháng

E

Sản phẩm cận biên

•Bên trái E: MP > AP & AP tăng•Bên phải E: MP < AP & AP giảm•Tại E: MP = AP & AP cực đại•Tại 8 đơn vị, MP = 0 và đầu ra cực đại

Page 20: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 20

Sản phẩm bình quân và cận biên

Khi sản phẩm cận biên lớn hơn sản phẩm bình quân thì sản phẩm bình quân tăng dần

Khi sản phẩm cận biên nhỏ hơn sản phẩm bình quân thì sản phẩm bình quân giảm

Khi sản phẩm cận biên bằng 0, thì tổng sản phẩm (đầu ra) cực đại

Sản phẩm cận biên cắt sản phẩm bình quân tại điểm cực đại của sản phẩm bình quân

Page 21: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 21

Các đường sản phẩm

Chúng ta có thể biểu diễn bằng đồ thị mối quan hệ giữa đường tổng sản phẩm với đường sản phẩm bình quân và đường sản phẩm cận biên Độ dốc của đường nối từ gốc toạ độ đến các

điểm trên đường tổng sản phẩm chính là đường sản phẩm bình quân

Tại điểm B, AP = 60/3 = 20 chính là độ dốc của đường nối từ gốc toạ độ đến điểm B trên đường tổng sản phẩm

Page 22: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 22

Các đường sản phẩm

10

30

q/L

80 2 3 4 5 6 7 9 101

Lao động

q

112

Lao động0 2 3 4 5 6 7 8 9 101

C

60 B20

AP là độ dốc của đường nối từ gốc toạ độ đến các điểm trên đường TP

TP

MP

AP

Page 23: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 23

Các đường sản phẩm

Mối quan hệ bằng hình học giữa tổng sản phẩm và sản phẩm cận biênSản phẩm cận biên là độ dốc của đường tiếp

tuyến tại các điểm tương ứng trên đường tổng sản phẩm

Với 2 đơn vị lao động, MP = 30/2 = 15 là độ dốc của đường tổng sản phẩm tại điểm A

Page 24: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 24

Các đường sản phẩm

L0 2 3 4 5 6 7 8 9 101

q

60

112

30

15

10

30

q

4 80 2 3 5 6 7 9 101L

A

MP là độ dốc của đường tiếp tuyến với các điểm trên đường TP

TP

MP

AP

Page 25: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 25

Sản xuất: một đầu vào biến đổi

Từ ví dụ trên cho thấy, nếu tăng thêm lao động thì lượng đầu ra tăng thêm sẽ giảm

Quy luật hiệu suất giảm dần: khi sử dụng thêm ngày càng nhiều một đầu vào với các đầu vào khác cố định thì đến một lúc nào đó lượng đầu ra tăng thêm sẽ giảm

Page 26: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 26

Quy luật hiệu suất giảm dần

Khi sử dung đầu vào lao động ít và vốn cố định thì đầu ra sẽ tăng đáng kể vì lao động đươc chuyên môn hoá cao hơn và MP của lao động tăng

Khi lao động được sử dụng nhiều hơn, một số người trở nên kém hiệu suất hơn và MP của lao động giảm

Page 27: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 27

Quy luật hiệu suất giảm dần

Thường chỉ được áp dụng cho ngắn hạn khi ít nhất có một đầu vào cố định

Cũng có thể áp dụng cho các quyết định dài hạn để đánh giá sự đánh đổi giữa các loại hình nhà máy khác nhau

Giả định chất lượng của đầu vào biến đổi là cố định

Page 28: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 28

Quy luật hiệu suất giảm dần

Thường dễ nhầm lẫn với hiệu suất âm - đầu ra giảm

Giải thích năng suất cận biên giảm không nhất thiết phải là số âmLượng đầu ra gia tăng có thể giảm khi tổng

đầu ra tăng

Page 29: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 29

Quy luật hiệu suất giảm dần

Giả định công nghệ không đổiSự thay đổi công nghệ sẽ làm cho đường

tổng sản phẩm dịch chuyểnNhiều đầu ra có thể sản xuất được với cùng

một lượng đầu vàoNăng suất lao động có thể tăng nếu cải thiện

công nghệ, thậm chí ngay cả khi quá trình sản xuất thể hiện hiệu suất giảm của lao động

Page 30: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 30

Tác động của đổi mới công nghệ

Đầu ra

50

100

L

0 2 3 4 5 6 7 8 9 101

A

O1

C

O3

O2

B

Di chuyển từ A đến B đến C, năng suất lao động không ngừng

tăng

Page 31: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 31

Malthus và khủng hoảng lương thực

Malthus dự đoán về nạn đói và thiếu lương thực xảy ra hàng loạt khi quy luật hiệu suất giảm dần hạn chế lượng đầu ra nông nghiệp và dân số tiếp tục tăng

Tại sao dự báo của Malthus sai?Không đề cập đến sự đổi mới của công nghệTuy nhiên ông đúng khi nói về hiệu suất cận

biên của lao động giảm

Page 32: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 32

Năng suất lao động

Kinh tế vĩ mô thường quan tâm đặc biệt đến năng suất lao độngSản phẩm bình quân của lao động đối với

một ngành hoặc đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung

Mối liên hệ giữa kinh tế vĩ mô và vi môCó thể cung cấp các so sánh hữu ích qua

thời gian và giữa các ngành

qN¨ng suÊt lao ®éng b×nh qu©n

L

Page 33: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 33

Năng suất lao động

Mối quan hệ giữa năng suất lao động và mức sống Tiêu dùng có thể tăng chỉ khi năng suất lao

động tăng Tăng trưởng năng suất lao động

1. Tăng trưởng vốn - tổng lượng vốn dùng cho sản xuất

2. Đổi mới công nghệ - phát triển công nghệ mới cho phép các nhân tố sản xuất được sử dụng hiệu quả hơn

Page 34: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 34

Năng suất lao động

Xu hướng tăng năng suất lao độngNăng suất lao động và tốc độ tăng năng suất khác

nhau đáng kể giữa các nước khác nhauNăng suất lao động của Mỹ tăng với tốc độ chậm hơn

các nước khácTăng trưởng năng suất lao động ở các nước phát

triển đã giảm dần

Với vai trò trọng tâm của năng suất lao động đối với mức sống, nhằm hiểu được sự khác nhau về mức sống giữa các nước là rất quan trọng

Page 35: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 35

Năng suất lao động ở các nước phát triển

Page 36: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 36

Tăng trưởng năng suất ở Mỹ

Tại sao tăng trưởng năng suất lại giảm?

1. Tăng trưởng vốn là yếu tố quyết định cơ bản đến tốc độ tăng năng suất

2. Tỷ trọng tích luỹ vốn ở Mỹ thấp hơn các nước phát triển khác bởi vì họ phải kiến thiết lại sau chiến tranh thế giớ lần thứ 2

3. Nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt

4. Các quy định về môi trường

Page 37: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 37

Sản xuất: hai đầu vào biến đổi

Hãng có thể sản xuất đầu ra bằng cách kết hợp lượng đầu vào lao động và vốn

Trong dài hạn, vốn và lao động là hai đầu vào biến đổi

Chúng ta có thể xem xét các kết hợp khác nhau của lao động và vốn - bảng 6.4

Page 38: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 38

Sản xuất: hai đầu vào biến đổi

Page 39: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 39

Sản xuất: hai đầu vào biến đổi

Biểu diễn các số liệu trên bằng đồ thị - đường đồng lượngĐường mô tả các kết hợp khác nhau của các

đầu vào tạo ra cùng một mức sản lượng

Các đường đồng lượng trơn tru được sử dụng với các lượng nhỏ đầu vàoĐường 1 cho thấy tất cả các kết hợp giữa

lao động và vốn tạo ra 55 sản phẩm

Page 40: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 40

Bản đồ đồng lượng

Lao động/năm1 2 3 4 5

55 sản phẩm đươc tạo ra với 3K &1L tại điểm A hoặc

1K&3L tại điểm D

q1 = 55

q2 = 75

q3 = 90

1

2

3

4

5Vốn/năm

D

E

A B C

Page 41: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 41

Sản xuất: Hai đầu vào biến đổi

Hiệu suất giảm dần đối với lao động với đường đồng lượng

Giữ vốn cố định tại 3 và tăng lao động từ 0 đến 1 đến 2 đến 3Đầu ra tăng với tỷ lệ giảm dần (0, 55, 20, 15)

biểu diễn hiệu suất cận biên giảm dần của lao động trong ngắn hạn và dài hạn

Page 42: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 42

Sản xuất: Hai đầu vào biến đổi

Hiệu suất giảm dần của vốn với đường đồng lượng

Giữ lao động cố định tại 3 tăng vốn từ 0 lên 1 lên 2 lên 3Đầu ra tăng với tỷ lệ giảm dần (0, 55, 20, 15)

do hiệu suất của vốn giảm dần trong cả ngắn hạn và dài hạn

Page 43: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 43

Hiệu suất giảm dần

Lao động/năm1 2 3 4 5

Tăng lao động giữ vốn cố định tại (A, B,

C) hoặc

Tăng vốn giữ lao động cố đinh (E, D, C)

q1 = 55

q2 = 75

q3 = 90

1

2

3

4

5Vốn/năm

D

E

A B C

Page 44: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 44

Sản xuất: hai đầu vào biến đổi

Sự thay thế giữa các đầu vàoCông ty quyết định các kết hợp nào giữa các

đầu vào được sử dụng để sản xuất một lượng đầu ra nhất định

Có sự đánh đổi giữa các đầu vào, cho phép sử dụng nhiều hơn một đầu vào này và íđầu vào khác ít hơn để tạo ra cùng một mức đầu ra

Page 45: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 45

Sản xuất: hai đầu vào biến đổi

Sự thay thế giữa các đầu vào Độ dốc của đường đồng lượng chỉ ra một

lượng đầu vào này được thay thế cho đầu vào khác bao nhiêu để giữ đầu ra không đổi

Độ dốc đường đồng lượng âm chính là Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTS)

Số lượng một đầu vào có thể giảm khi đầu lượng đầu vào khác tăng thêm được sử dụng, nhằm giữ nguyên đầu ra không đổi.

Page 46: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 46

Sản xuất: hai đầu vào biến đổi

Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên:

Thay ®æi ®Çu vµo vènMRTS

Thay ®æi ®Çu vµo lao ®éng

KMRTS (q kh«ng ®æi)L

Page 47: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 47

Sản xuất: hai đầu vào biến đổi

Khi tăng lao động thay thế vốnLao động trở nên kém năng suất hơn tương

đốiVốn trở nên năng suất cao hơn tương đốiCần ít vốn hơn để giữ nguyên đầu ra không

đổiĐường đồng lượng trở nên phẳng hơn

Page 48: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 48

Tỷ suất thay thế kỹ thuật biên

Lao động/năm

1

2

3

4

1 2 3 4 5

5Vốn/năm

Độ dốc âm đo MRTS;MRTS giảm đi dọc theo

đường đồng lượng

1

1

1

1

2

1

2/3

1/3

Q1 =55

Q2 =75

Q3 =90

Page 49: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 49

MRTS đường đồng lượng

Chúng ta giả định có MRTS giảm dầnTăng lao động thêm 1 đơn vị từ 1 đến 5 làm

cho MRTS giảm từ 1 đến ½Năng suất ở bất kỳ đầu vào nào bị giới hạn

MRTS giảm vì hiệu suất giảm và có nghĩa là đường đồng lượng lồi

Có mối quan hệ giữa MRTS và sản phẩm cận biên của các đầu vào

Page 50: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 50

MRTS và sản phẩm cận biên

Nếu ta tăng lao động và giảm vốn để giữ nguyên đầu ra không đổi, cần phải tăng bao nhiêu đầu ra do lao động tăng

))(( LMPL

Page 51: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 51

MRTS và sản phẩm cận biên

Tương tự, giảm đầu ra do giảm vôn có thể tính đượcGiảm đầu ra do giảm vốn nhân với sản phẩm

cận biên của vốn

))(( KMPK

Page 52: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 52

MRTS và sản phẩm cận biên

Nếu giữ nguyên đầu ra không đổi, ảnh hưởng thuẩn của việc tăng lao động và giảm vốn phải bằng 0

Do đó:

0 K))((MP L))((MP KL

Page 53: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 53

MRTS và sản phẩm cận biên

Sắp xếp lại phương trình MRTS và MPs

K

)( L)

) KMRTS

(MP ) L

L K

L K

L

(MP )( L) (MP )( K) 0

(MP -(MP )( K)

(MP

Page 54: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 54

Đường đồng lượng: các trường hợp đặc biệt

Có hai trường hợp đặc biệt về khả năng thay thế các đầu vào trong sản xuất

1. Thay thế hoàn hảo MRTS không đổi tại mọi điểm trên đường

đồng lượng Cùng một lượng đầu ra có thể sản xuất với

nhiều vốn hoặc lao động hoặc kết hợp cân bằng cả hai

Page 55: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 55

Thay thế hoàn hảo

Lao động/tháng

Vốn/tháng

Q1 Q2 Q3

A

B

C

Cùng một lượng đầu ra có thể đạt được với nhiều vốn hoặc nhiều lao động (A hoặc C) hoặc bằng nhau (B)

Page 56: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 56

Đường đồng lượng: các trường hợp đặc biệt

2. Bổ sung hoàn hảo Hàm sản xuất theo tỷ lệ kết hợp không đổi Không có sự thay thế giữa các đầu vào Đầu ra có thể tạo ra với một tỷ lệ cố định

của vốn và lao động Không thể tăng đầu ra nếu không tăng cả

hai đầu vào lao động và vốn cùng một tỷ lệ

Page 57: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 57

Hàm sản xuất theo tỷ lệ kết hợp không đổi

Lao động/tháng

Vốn/tháng

L1

K1Q1

A

Q2

Q3

B

C

Cùng một đầu ra có thể sản xuất với một tập hợp các đầu vào

Page 58: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 58

Hàm sản xuất lúa mì

Nông dân có thể sản xuất ngũ cốc bằng cách kết hợp khác nhau của vốn và lao độngNgũ cốc ở Mỹ được sản xuất bằng công

nghệ sử dụng nhiều vốnỞ các nước đang phát triển sản xuất ngũ

cốc bằng công nghệ sử dụng nhiều lao động

Có thể thấy nhiều lựa chọn khác nhau để sản xuất ngũ cốc với đường đồng lượng

Page 59: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 59

Hàm sản xuất lúa mì

Các nhà quản lý nông trại có thể sử dụng đường đồng lượng để quyết định kết hợp nào giữa lao động và vốn sẽ tối đa hoá lợi nhuận từ sản xuất ngũ cốc

A: 500 giờ lao động, 100 đơn vị vốnB: giảm vốn xuống 90, nhưng tăng lao động

lên từ 260 đến 760 giờThực tế này chỉ cho nông dân biết hình dạng

của đường đồng lượng

Page 60: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 60

Đường đồng lượng mô tả việc sản xuất lúa mì

Vốn

Lao động250 500 760 1000

40

80

120

10090

Sản lượng = 13,800 giạ/năm

A

10- K B

260 L

Điểm A sử dụng nhiều vốn hơnĐiểm B sử dụng nhiều lao động hơn

Page 61: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 61

Hàm sản xuất lúa mì

Tăng L lên 760 và giảm K xuống 90 thì MRTS = 0,04<1

04.0)260/10( L

K- MRTS

Khi tiền công ngang bằng chi phí chạy máy, sẽ sử dụng nhiều vốn hơn

Trừ khi lao động rẻ hơn vốn, sản xuất sẽ sử dụng nhiều LD hơn

Page 62: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 62

Hiệu suất theo quy mô

Thảo luận thêm về sự đánh đổi giữa các đầu vào để giữ sản xuất ổn định

Trong dài hạn, các hãng làm thế nào để tăng sản lượng một cách tốt nhất?Có thể thay đổi quy mô sản xuất bằng cách

tăng tất cả các yếu tố đầu vàoNếu tăng gấp đôi đầu vào, sản lượng sẽ

tăng bao nhiêu?

Page 63: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 63

Hiệu suất theo quy mô

Sản lượng tăng như thế nào khi tăng tất cả các đầu vào theo cùng một tỷ lệHiệu suất tăng theo quy môHiệu suất cố định theo quy môHiệu suất giảm theo quy mô

Page 64: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 64

Hiệu suất theo quy mô

Hiệu suất tăng theo quy mô: sản lượng tăng hơn hai lần khi các đầu vào tăng hai lần Sản lượng lớn hơn với chi phí thấp hơn

(ôtô) Một hãng hiệu quả hơn nhiều (dịch vụ) các đường đồng lượng ngày càng tiến

tới gần nhau hơn

Page 65: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 65

Hiệu suất tăng theo quy mô

10

20

30

Các đường đồng lượng n càng tiến tơi sát nhau hơn

Lao động (giờ)5 10

Vốn(giờ máy)

2

4

A

Page 66: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 66

Hiệu suất theo quy mô

Hiệu suất cố định theo quy mô: sản lượng tăng 2 lần khi tất cả các đầu vào tăng 2 lần

Quy mô không ảnh hưởng tới năng suất

Có thể có nhiều nhà sản xuất

Đường đồng lượng cách đều nhau

Page 67: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 67

Hiệu suất theo quy mô

Hiệu suất cố định: các đường đồng lượng cách

đều nhau 20

30

Lao động (giở)155 10

A

10

Vốn(giờ máy)

2

4

6

Page 68: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 68

Hiệu suất theo quy mô

Hiệu suất giảm theo quy mô: sản lượng tăng nhỏ hơn 2 lần khi các đầu vào tăng 2 lần

Hiệu quả giảm với quy mô lớn

Giảm năng lực quản lý

Các đường đồng lượng trở nên thưa hơn

Page 69: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 69

Hiệu suất theo quy mô

Lao động (giờ)

Vốn(giờ máy)

Hiệu suất giảm theo quy mô:Các đường đồng lượng cách xa nhau

1020

10

4

A

30

5

2

Page 70: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 70

Hiệu suất theo quy mô: ngành sản xuất thảm

Ngành sản xuất thảm phát triển từ một ngành nhỏ tới ngành lớn với một số hãng rất lớn

Có 4 nhà sản xuất lớn cùng với nhiều nhà sản xuất nhỏ

Tăng trưởng từTăng cầu tiêu dùngSản xuất đạt hiệu quả hơn làm giảm chi phíĐổi mới và cạnh tranh làm giảm giá thực tế xuống

Page 71: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 71

Ngành sản xuất thảm ở Mỹ

Page 72: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 72

Hiệu suất theo quy mô: ngành sản xuất thảm

Sự tăng trưởng có thể giải thích bằng hiệu suất theo quy mô

Sản xuất thảm là ngành thâm dụng nhiều vốnĐầu tư nhiều vốn mua máy móc để sản xuất

thảmTăng quy mô hoạt động diễn ra bằng

cách lắp đặt nhiều máy móc có hiệu suất cao trong các nhà máy lớn

Page 73: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 73

Hiệu suất theo quy mô: ngành sản xuất thảm

1. Nhà sản xuất lớn Tăng máy móc và lao động Tăng gấp đôi đầu vào nhiều hơn gấp đôi

sản lượng Tính kinh tế của quy mô đạt được đối với

các nhà sản xuất lớn

Page 74: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 74

Hiệu suất theo quy mô: ngành sản xuất thảm

2. Các nhà sản xuất nhỏ Tăng một ít quy mô không làm ảnh hưởng

hoặc rất nhỏ tới sản lượng Tăng đầu vào theo một tỷ lệ làm tăng sản

lượng tương ứng Hiệu suất không đổi theo quy mô đối với

các nhà sản xuất nhỏ

Page 75: Bài 4

©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 4 75

Hiệu suất theo quy mô: ngành sản xuất thảm

Chúng ta xem xét ngành sản xuất thảm:1. Có hiệu suất cố định theo quy mô đối với

các nhà máy tương đối nhỏ

2. Có hiệu suất tăng theo quy mô đối với các nhà máy có tuơng đối lớn Tuy nhiên, số lượng hạn chế Cuối cùng đạt tới hiệu suất giảm