bai giang ktht2

30
Chương 2. CÁC HÌNH THỨC KINH TẾ HỢP TÁC CHỦ YẾU 2.1. Tổ, nhóm hợp tác - Khái niệm Là loại hình kinh tế hợp tác giản đơn do các chủ thể kinh tế độc lập tự nguyện thành lập, xuất phát từ nhu cầu của các thành viên.

Upload: nguyen-linh

Post on 30-Jul-2015

35 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Chương 2.CÁC HÌNH THỨC KINH TẾ HỢP TÁC CHỦ YẾU 2.1. Tổ, nhóm hợp tác- Khái niệmLà loại hình kinh tế hợp tác giản đơn do các chủ thể kinh tế độc lập tự nguyện thành lập, xuất phát từ nhu cầu của các thành viên.

- Tổ hợp tác được pháp luật thừa nhận theo Luật Dân sự năm 2005 của VN: Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn của từ 3 cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chiu trách nhiệm, là chủ thể trong các quan hệ dân sự.

- Tên gọi khác: Nhóm cùng sở thích, tổ đổi công, nhóm liên kết, câu lạc bộ, chi hội, nhóm hoạt động…

- Đặc điểm- Quy mô nhỏ gọn, tổ chức đơn giản - Quản lý dân chủ - Cùng có lợi.

- Nguyên tắc hoạt động:- Tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và cùng có lợi- Biểu quyết theo đa số- Tự chủ tài chính, tự trang trại và tự chịu trách

nhiệm

- Lợi ích khi tham gia tổ, nhóm hợp tác: - Lợi ích kinh tế,- Lợi ích xã hội- Phát triển cộng đồng (dịch vụ công,…)

Quy trình thành lập tổ hợp tác :- Xác định mục đích hợp tác và xây dựng hợp

đồng hợp tác- Hoàn thiện hồ sơ hợp tác- Chứng thực hợp đồng hợp tác

Nội dung hoạt động chính của tổ hợp tác:- Xây dựng kế hoạch hoạt động- Xây dựng quy trình sản xuất và kỹ thuật- Xây dựng kế hoạch tiếp cận thị trường bán sản

phẩm- Xây dựng kế hoạch thu mua vật tư, hang hóa- Xây dựng quỹ - Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện, quy trình- Tổng kết, rút kinh nghiệm

- Ưu• Tổ chức gọn nhẹ, dễ vận hành và quản lý• Thiết thực và phù hợp với mọi nhiều lĩnh vực và khu vực • Tính thích nghi cao với những nơi có trình độ dân trí thấp- Hạn chế • Việc xây dựng quy ước, tổ chức quản lý hoạt động chưa

chú trọng dễ nảy sinh mâu thuẫn• Thiếu tính ổn định và không có tư cách pháp nhân, không

có điều lệ và thiếu cán bộ quản lý có kinh nghiệm.• Quy mô nhỏ nên khả năng đáp ứng nhu cầu dịch vụ có

hạn.- Điều kiện áp dụng

2.2. Hợp tác xã • Khái niệmlà tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 xã viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý liên hiệp hợp tác xã. (theo luật HTX Luật số: 23/2012/QH13, Điều 3. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã)

HTX là hiệp hội tự chủ của các cá nhân tập hợp lại nhằm thỏa mãn những nhu cầu và nguyện vọng về KT, văn hóa, XH, thông qua hình thức tổ chức đồng sở hữu và quản lý dân chủ (Theo Liên minh HTX quốc tế (ICA- International Co-operative Alliance)

Nhu cầu chung của thành viên : Mua chung sản phẩm, dịch vụ từ thị trường để

phục vụ cho TV Bán chung sản phẩm, dịch vụ của thành viên ra

thị trường; Chế biến sản phẩm của thành viên, hợp tác xã

thành viên; Cung ứng phương tiện, kết cấu hạ tầng kỹ

thuật phục vụ TV; Tín dụng cho thành viên; Tạo việc làm cho thành viên đối với hợp tác xã

tạo việc làm; Các hoạt động khác theo quy định của điều lệ

hợp tác xã

Điều kiện tham gia thành viên: Công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư

trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp; tổ chức là pháp nhân Việt Nam.

Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã;

Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ

Góp vốn Điều kiện khác theo quy định của điều lệ hợp

tác xã.

Đặc điểm- là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu,- có tư cách pháp nhân, - Mang tính tự nguyện - hợp tác tương trợ trong hoạt động sản xuất,

kinh doanh- tự chủ, tự chịu trách nhiệm- bình đẳng và dân chủ trong quản lý

- Phân loại:- Phân theo lĩnh vực: HTX NN, HTX CN, HTX TTCN,

HTX TMDV- Phân theo nội dung

- Vai trò- THúc đẩy kinh tế xã viên phát triển- Tạo sức mạnh tổng hợp- Tương trợ

Nguyên tắc hoạt động của hợp tác xã:

1.Tự nguyện

2.Dân chủ

3.Xã viên đóng góp tài chính cho HTX

4.Tự chủ và độc lập

2.3 Chuỗi cung- Khái niệmChuỗi cung ứng bao gồm tất cả các cá nhân và doanh nghiệp tham gia một cách trực tiếp hay gián tiếp trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, thể hiện sự dịch chuyển nguyên vật liệu xuyên suốt quá trình từ nhà cung cấp ban đầu đến khách hàng cuối cùng.

Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn công ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của nó

• “Chuỗi cung ứng là sự liên kết với các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ vào thị trường” (“Fundaments of Logistics Management” của Lambert, Stock và Elleam (1998, Boston MA: Irwin/McGraw-Hill, c.14)

• “Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp hay gián tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng” – “Supplychain management: strategy, planing and operation” của Chopra Sunil và Pter Meindl, (2001, Upper Saddle Riverm NI: Prentice Hall c.1)

• “Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm và thành phẩm, và phân phối chúng cho khách hàng” – “An introduction to supply chain management” Ganesham, Ran and Terry P.Harrison, 1995.

• “Việc kết hợp một cách hệ thống, chiến lược các chức năng kinh doanh truyền thống và sách lược giữa các chức năng kinh doanh đó trong phạm vi một công ty và giữa các công ty trong phạm vi chuỗi cung ứng, nhằm mục đích cải thiện kết quả lâu dài của từng công ty và toàn bộ chuỗi cung ứng” – Mentzer, De Witt, Deebler, Min . . .

Bản chất của chuỗi cung ứng: liên kết giữa các tác nhân khác nhau để đưa sản phẩm hang hóa từ người sản xuất đến người tiêu dung cuối cùng để nâng cao hiệu quả kinh tế cho tất cả các tác nhân kinh tế hợp tác

- Cấu trúc của chuỗi cung ứng

5 yếu tố cơ bản:- Sản xuất- Hàng tồn kho- Vị trí- Vận chuyển- Thông tin

Yêu cầu của chuỗi cung ứng:- phải nhất quán, có thể chia sẻ thông tin giũa các thành viên trong chuỗi về những điều liên quan: dự báo nhu cầu các kế hoạch SX, thay đổi về công suất, các chiến lược Marketing mới … - đảm bảo các doanh nghiệp có thể tự do quyết định tham gia hay rởi bỏ chuỗi- giảm được chi phí ,nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, thông tin phải trung thực và chính xác giữa các thành viên. - Các thành viên được trang bị những kiến thức cần thiết về các chức năng của chuỗi cung ứng- Dòng dịch chuyển của nguyên liệu vật liệu hay sản phẩm giữa các thành viên phải suôn sẻ và không gặp trở ngại.

Lợi ích của chuỗi cung ứng:

Khỏa lấp khoảng trống giữa nguồn cung với nhu cầu cuối cùng Thông qua việc tập trung hoạt động sản xuất, nhà sản xuất hưởng lợi từ tính kinh tế nhờ quy mô. Giảm lưu kho Nhà bán sỉ đặt các đơn hàng lớn, và nhà sản xuất chiết khấu giá cho nhà bán sỉ làm cho chi phi đơn vị giảm Nhà bán sỉ giữ nhiều loại sản phẩm tồn kho từ nhiều nhà sản xuất, cung cấp đa dạng sự lựa chọn cho khách hàng bán lẻ

Lợi ích của chuỗi cung ứng:

Nhà bán sỉ ở gần nhà bán lẻ vì thế thời gian giao hàng ngắn Nhà bán lẻ lưu trữ tồn kho thấp khi nhà bán sỉ cung cấp hàng một cách tin cậy. Nhà bán lẻ kinh doanh ít hàng hóa với quy mô hoạt động nhỏ nên phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng hơn Tổ chức có thể phát triển chuyên môn trong một loại hoạt động hoặc chức năng kinh doanh cụ thể.

2.4 Liên kết kinh tế- Khái niệmLiên kết kinh tế là hình thức hợp tác và phối hợp thường xuyên các hoạt động do các chủ thể kinh tế tự nguyện tiến hành để cùng đề ra và thực hiện các chủ trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất, kinh doanh của các bên tham gia nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo hướng có lợi nhất.

Đặc điểm- là hình thức hợp tác và phối hợp thường xuyên - Do các chủ thể kinh tế tự nguyện tiến hành - cùng đề ra và thực hiện các chủ trương, biện pháp có liên

quan đến công việc sản xuất, kinh doanh- thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo hướng có lợi

nhất.Chính mối quan hệ liên kết đã đưa đến cho các chủ thể kinh tế những cơ hội để nhận được những lợi ích lớn hơn, an toàn hơn.

- Nguyên tắc- tự nguyện, - bình đẳng, - cùng có lợi thông qua hợp đồng kinh tế ký kết giữa các bên tham

gia và trong khuôn khổ pháp luật của các nhà nước. - Lợi ích

- tạo ra mối quan hệ kinh tế ổn định thông qua các hợp đồng kinh tế hoặc các quy chế hoạt động

- sản xuất chuyên môn hoá, khai thác tốt tiềm năng của từng đơn vị tham gia liên kết để cùng nhau tạo thị trường chung, phân định hạn mức sản lượng cho từng đơn vị thành viên, hay giá cả cho từng loại sản phẩm

- bảo vệ quyền lợi cũng như lợi ích của các bên.- biện pháp thúc đẩy liên kết

2.5. Hội, hiệp hội nghề nghiệp

- Khái niệmLà tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

tên gọi khác: hội, liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ có tư cách pháp nhân và các tên gọi khác nghị định số 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động, quản lý hội

Đặc trưng- cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới- có chung mục đích- bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của

cộng đồng; - hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả

Phạm vi hoạt động của hội (theo lãnh thổ) gồm:• Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh;• Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh);• Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, quận, thị xã,

thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là huyện);• Hội có phạm vi hoạt động trong xã, phường, thị trấn

(gọi chung là xã).

Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của hội 1. Tự nguyện; tự quản; 2. Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch;3. Tự bảo đảm kinh phí hoạt động;4. Không vì mục đích lợi nhuận;5. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều lệ hội.

Một số tổ hội nghề nghiệp chủ yếu tại Việt Nam