bai giang tin hoc chuyen nganh

120
TRƯỜNG ĐẠI HC NÔNG LÂM HUKHOA TÀI NGUYÊN ĐẤT & MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIP BMÔN CÔNG NGHQUN LÝ ĐẤT ĐAI --------------- --------------- BÀI GING TIN HC CHUYÊN NGÀNH (Dùng cho Sinh viên ngành Qun lý đất đai) BIÊN SON: PHM GIA TÙNG Tài liu lưu hành ni bHuế, 2010

Upload: congkhanhbck

Post on 04-Jan-2016

692 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ KHOA TÀI NGUYÊN ĐẤT & MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI --------------- ---------------

BÀI GIẢNG

TIN HỌC CHUYÊN NGÀNH

(Dùng cho Sinh viên ngành Quản lý đất đai)

BIÊN SOẠN: PHẠM GIA TÙNG

Tài liệu lưu hành nội bộ Huế, 2010

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

1

CHƯƠNG 1: ỨNG DỤNG TIN HỌC BÌNH SAI SỐ LIỆU ĐO ĐẠC

1.1. Những vấn đề cơ bản về bình sai số liệu trong đo đạc

1.1.1. Khái niệm về bình sai và phương pháp bình sai

Trong quá trình đo đạc, thực tế chúng ta không thể xác định được giá trị

đúng của đại lượng đo chính vì vậy trong đo đạc luôn tồn tại sai số.

Để tăng độ chính xác, chúng ta thường đo thừa các yếu tố để kiểm tra.

Quá trình loại bỏ bớt các sai số trong đo đạc đến một mức độ nào đó có thể

chấp nhận được các kết quả là gần đúng thì được gọi là bình sai.

Phân loại phương pháp bình sai:

+ Bình sai gần đúng

Tách các kết quả đo ra thành từng nhóm dữ liệu mà nó đồng nhất về tính

chất rồi tiến hành bình sai nội bộ từng nhóm một mà không kể ảnh hưởng đến

nhóm khác. Ví dụ như bình sai góc đo trong một lưới đường chuyền rồi sử

dụng các góc đo đó để tính độ dài các cạnh.

+ Bình sai tuyệt đối

Tiến hành bình sai đồng thời các kết quả đo. Hiện nay thường sử dụng

phương pháp số bình phương nhỏ nhất (Phương pháp Gauss).

Bản chất của bình sai theo phương pháp bình phương nhỏ nhất là như

sau: Giả sử chúng ta đo n đại lượng góc là L1’, L1’ ...Ln’. Chúng ta đi tìm các

đại lượng gần đúng là: L1 = L1’ + v1

L2 = L2’ + v2

......................

Ln = Ln’ + vn

Với các trọng số tương ứng là P1, P2,....Pn Khi đó: v1, v2,...vn. được gọi là

các số hiệu chỉnh. Các giá trị L1, L2, ...Ln. được gọi là các giá trị hiệu chỉnh.

Lúc đó phải đảm bảo [Pvv] = P1v12 + P2v2

2 + ......+ Pnvn2 đạt Min

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

2

1.1.2. Quy trình bình sai gián tiếp và bình sai trực tiếp

1.1.2.1.Quy trình bình sai gián tiếp (Bình sai tham số)

Để thực hiện được việc bình sai gián tiếp, cần phải tiến hành theo quy

trình như sau:

- Xác định rõ được các đại lượng đo (n), các đại lượng cần đo (k) và đại

lượng đo thừa (r = n - k).

- Chọn ẩn số (Chọn ẩn số bằng số đại lượng cần đo và phải độc lập với

nhau).

- Lập hệ phương trình kết quả đo (số phương trình bằng số đại lượng đo

và không suy ra nhau).

- Lập phương trình số hiệu chỉnh.

- Tuyến tính hóa hệ phương trình số hiệu chỉnh. (Sử dụng khai triển

Taylor)

- Từ hệ số của hệ phương trình số hiệu chỉnh, lập hệ phương trình chuẩn

của các ẩn số.

- Giải hệ phương trình chuẩn, tìm được các ẩn số.

- Thay các ẩn số tìm được và hệ phương trình các số hiệu chỉnh thì sẽ

tìm được các số hiệu chỉnh.

- Tính toán giá trị sau khi bình sai.

1.1.2.2. Quy trình bình sai trực tiếp (Bình sai theo số liên hệ)

- Xác định đại lượng đo (n), đại lượng cần đo (k), đại lượng đo thừa (r).

- Thành lập hệ phương trình liên hệ (Số phương trình bằng số đại lượng

đo thừa, số ẩn số bằng số đại lượng đo).

- Thành lập hệ phương trình điều kiện số hiệu chỉnh.

- Tuyến tính hóa hệ phương trình điều kiện số hiệu chỉnh (Sử dụng hàm

Lagrang).

- Thành lập hệ phương trình chuẩn của các số liên hệ.

- Giải hệ phương trình chuẩn, tìm được hệ số liên hệ.

- Thay các kết quả ta sẽ tìm được số hiệu chỉnh.

- Từ số hiệu chỉnh, tìm được số gần đúng nhất.

1.2. Ứng dụng tin học để bình sai số liệu

Hiện nay có rất nhiều phần mềm được sử dụng để bình sai các kết quả

đo đạc. Nhìn chung, các phần mềm đều được viết để bình sai số liệu đo đạc

theo sơ đồ như sau:

Sơ đồ đo Số liệu đo đạc

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

3

Nhập số liệu

Phầ

n mềm

ch

uyển

đổi

(Notepad)

Sơ đồ 1: Quy trình Ứng dụng tin học để bình sai số liệu

1.2.1. Một số phần mềm bình sai hiện nay đang sử dụng

* Phần mềm Nova của công ty TNHH Hài Hòa: Chạy trên môi trường

Autocad, là một phần mềm xử lý số liệu rất mạnh và đa dạng. Thường được

dùng để bình sai kết quả đo đạc phục vụ cho ngành xây dựng, kiến trúc.

* Phần mềm AD-PNET.EXE của Trần Trung Chuyên (Đại học Mỏ - Địa

Chất Hà Nội), là một phần mềm chạy trong hệ điều hành DOS. File dữ liệu

được lưu dưới dạng file *.DAT. Giao diện phần mềm như sau

Phần mềm Bình sai

KQ Bình sai -Góc, cạnh -Tọa độ .....

Hình 1: Giao diện phần mềm AD-PNET

* Phần mềm bình sai lưới khống chế mặt phẳng chạy trong môi trường lệnh

văn bản của hệ điều hành (DOS). Nằm trong hệ bộ chương trình khảo sát của

Vũ Mạnh Trường thuộc công ty khảo sát thiết kế đường thủy 1.

Phần mềm gồm có hai file đó là hai file K3.EXE có kích thước 200976 byte,

file này chạy để kiểm tra lưới và file DM3.EXE có kích thước 189976 byte là

file bình sai lưới.

File dữ liệu đầu vào (input) có đuôi là *.SL (ví dụ: NCKH.SL).

File dữ liệu đầu ra (output) có đuôi là *.KQ (ví dụ: NCKH.KQ).

Khi chạy kiểm tra lươi file K3.EXE phát sinh ra hai file là: KTRA.KQ

và KQDO.SL, để xem kết quả kiểm ta đọc file KTRA.KQ file này cho ta bảng

cải chính cạnh đo và đánh giá tuyến kiểm tra, còn file KQDO.SL thì cho ta tọa

độ khái lược của các điểm cần tính.

Ngoài ra trong phần mềm này còn có hai file có tên là: KTL.EXE và

BSK.EXE. Hai file này có chức năng tương tự như hai file K3.EXE và

DM3.EXE, nhưng cấu trúc nhập và phần xử lý có một số điểm khác nhau.

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

4

Để sử dụng được phần mềm này, tọa độ các điểm đã biết phải lớn hơn 3

điểm.

Hình 2: Giao diện phần mềm khảo sát của Vũ Mạnh Tường

* Phần mềm Bình sai NIN của Công ty trách nhiệm hữu hạn An Thái

Sơn Địa, chạy trên môi trường Window, giao diện đơn giản, trực quan sinh

động và dễ sử dụng, font chữ Việt Nam. Giao diện phần mềm NIN như sau:

Hình 3: Giao diện phần mềm NIN

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

5

1.2.2. Giới thiệu phần mềm Pronet

ProNet là một phần mềm xử lý các số liệu Trắc địa phục vụ công tác lập

lưới và đo vẽ bản đồ địa hình, địa chính đã được những nhà chuyên môn về

Trắc địa & Bản đồ, nghiên cứu và phát triển từ năm 1998. Đây là phần mềm

chuyên dụng để tự động hóa công tác xử lý số liệu Trắc địa trên máy tính, đặc

biệt với số lượng lớn.

Phần mềm ProNet có ưu điểm là tốc độ xử lý nhanh, bình sai được các

mạng lưới phức tạp, lưới mặt bằng có thể tính toán trên hai hệ toạ độ VN2000

và HN1972, lưới độ cao có thể bình sai theo số liệu đo trên vùng đồng bằng

hoặc vùng núi, kết quả xử lý chính xác, mẫu mã in ra đúng theo yêu cầu quy

phạm quy định.

Phần mềm ProNet có dung lượng nhỏ, được cài đặt trên môi trường của

hệ điều hành Window, có giao diện chính bằng tiếng Việt.

Hệ thống các chức năng đa dạng, thực hiện đơn giản, dễ hiểu, thuận tiện.

Đặc biệt là ProNet được tích hợp nhiều công cụ mới để thao tác với tệp văn

bản, đồ hoạ, quản lý cùng một lúc nhiều cửa sổ.

Hình 4: Giao diện phần mềm Pronet

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

6

Trên thanh menu có các cửa sổ chính là File, Edit, Lựa chọn, Bình sai

lưới mặt bằng, Bình sai lưới độ cao, Window, Help.

Trong đó:

- File dùng để mở file, tạo file, đóng file.

- Edit dùng để cắt, dán, sửa chữa các tệp dữ liệu.

- Lựa chọn dùng để đặt các tham số bình sai.

- Bình sai lưới mặt bằng.

- Bình sai lưới đo cao.

- Window để hiển thị các công cụ, hay cửa sổ.

- Help để giúp đỡ.

Ngoài ra, trên thanh công cụ còn hiển thị một số công cụ để chúng ta dễ

thao tác trong quá trình sử dụng.

Trước khi tiến hành bình sai số liệu đo đạc cần phải chọn các tham số để

bình sai đó là: Hệ tọa độ, múi chiếu, đo cao lượng giác hay đo cao thủy chuẩn.

Hình 5: Lựa chọn các tham số để bình sai

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

7

1.2.3. Sử dụng phần mềm Pronet để bình sai kết quả đo đạc

1.2.3.1. Chuẩn bị

- Để sử dụng phần mềm bình sai Pronet có hiệu quả, trong quá trình đo đạc

cần phải thực hiện vẽ sơ đồ lưới cẩn thận

- Đưa tên các điểm lên sơ đồ lưới, lưu ý cần phải xác định được chính xác

điểm gốc hay điểm đo. Số hiệu điểm gốc phải lớn hơn số hiệu điểm cần xác

định. Số hiệu các điểm không được trùng nhau.

- Lựa chọn phương án nhập số liệu phù hợp nhất. Pronet 2002 chỉ cho phép

nhập số liệu thủ công, nhưng các phiên bản sau cho phép nhận dữ liệu từ các

máy toàn đạc điện tử.

1.2.3.2. Bình sai lưới mặt bằng

Không thỏa mãn các điều kiện

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

8

Sơ đồ 2: Quy trình bình sai lưới mặt bằng

Nhập Ktra Dữ liệu

Tính khái lược

Ktra file

báo lỗi (*.err)

Hiện sơ đồ lưới

Ktra tệp

(*.kl)

B.sai lưới mặt bằng

Có lỗi

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

9

a. File dữ liệu đầu vào và các file phát sinh

File dữ liệu đầu vào cần phải soạn thảo trong Notepad và được lưu dưới

dạng *.sl. Khi chạy chương trình bình sai, phần mềm sẽ phát sinh 4 file là:

- *.err: Đây là file báo các lỗi . Trong quá trình nhập dữ liệu, nếu bị sai thì

Pronet sẽ báo các lỗi chính xác đến từng dòng, chúng ta có thể sửa lỗi.

- *.xy: Là file chứa tọa độ khái lược để bình sai.

- *.kl: Là file chứa các kết quả tính toán khái lược.

- *.bs: Là file chứa các kết quả bình sai.

Khi chúng ta chạy chương trình, file số liệu được lưu ở thư mục nào thì các

file phát sinh cũng được lưu ở thư mục đó với cùng tên file nhưng có phần mở

rộng (đuôi file) là khác nhau.

Cấu trúc file dữ liệu

SỐ TT CẤU TRÚC DỮ LIỆU GIẢI THÍCH

1 Tên lưới: 1dòng, không qúa 80 ký tự

2 I1 I2 I3 I4 I5 Các tham số của lưới (1 dòng):

I1: Tổng số góc đo

I2: Tổng số cạnh đo

I3: Tổng số phương vị đo

I4: Tổng số điểm cần xác định

I5: Tổng số điểm gốc

3 R1 R2 R3 R4 R5 Các tham số độ chính xác của lưới

(1dòng):

R1: Sai số cho phép.

R2: Hệ số a của máy đo dài (mm)

R3: Hệ số b của máy đo dài (mm)

R4: Khoảng cách các mắt lưới chữ thập

R5: Hệ số K trong hệ tọa độ UTM

Trong hệ VN2000

K=0.9999 với múi chiếu 3 độ

K=0.9996 với múi chiếu 6 độ

4 I1 R2 R3 Tọa độ điểm gốc, số dòng bằng số điểm

gốc:

I1: Số hiệu điểm gốc

R2: Tọa độ X(m) (Hướng Bắc)

R3: Tọa độ Y(m) (Hướng Đông)

5 C1 Khai báo tên điểm: Tên điểm ≤8 ký tự

Số dòng=Số điểm cần xác định+Số điểm

gốc (I4 + I5)

C1: Tên điểm

6a I1 I2 I3 I4 I5 I6 R7 [R8] Góc đo (hệ góc: độ phút giây):

Số dòng=Tổng số góc đo

I1: Số thứ tự góc đo

I2: Số hiệu đỉnh trái

I3: Số hiệu đỉnh giữa

I4: Số hiệu đỉnh phải

I5, I6, I7: Góc đo (độ, phút, giây)

[R8]: Sai số góc đo (chỉ dùng khi các

góc đo không cùng độ chính xác)

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

10

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

11

6b I1 I2 I3 I4 R5 [R6] Góc đo (hệ góc: Grad): Số dòng=Số góc

đo

I1: Số thứ tự góc đo

I2: Số hiệu đỉnh trái

I3: Số hiệu đỉnh giữa

I4: Số hiệu đỉnh phải

R5: Góc đo (Grad)

[R6]: Sai số góc đo (chỉ dùng khi các

góc đo không cùng độ chính xác)

7 I1 I2 I3 R4 [R5] Cạnh đo: Số dòng=Số cạnh đo

I1: Số thứ tự cạnh đo

I2: Số hiệu đỉnh trái

I3: Số hiệu đỉnh phải

R4: Giá trị cạnh đo (m)

[R5]: Sai số cạnh đo (chỉ dùng khi các

cạnh đo không cùng độ chính xác)

8 I1 I2 I3 I4 I5 R6 Phương vị đo: Số dòng=Số phương vị đo

I1: Số thứ tự phương vị đo

I2: Số hiệu đỉnh trái

I3: Số hiệu đỉnh phải

I4, I5, I6: Phương vị đo (độ, phút, giây)

9 1 010002003004010 Các điều kiện kiểm tra

1 : số thứ tự điều kiện kiểm tra

010,002,... số hiệu điểm của các điểm

10 000 Kết thúc file số liệu

Ví dụ 1: Tạo file dữ liệu đầu vào để bình sai lưới đo có đồ hình và các số

liệu như sau:

Tọa độ STT Tên

điểm

Cạnh (m) Góc đo

X Y

1 DB1 2316817,000 574444,000

2 DB2 84,400 11100’24’’ 2316881,000 574499,000

3 ML1 100,450 263022’0’’

4 ML2 55,820 178057’40’’

5 ML3 55,890 271047’29’’

6 ML4 82,920 261058’25’’

7 DB3 77,000 84030’10’’ 2316914,000 574532,000

8 DB4 89,200 2316854,000 574598,000

Ghi chú: Đo trái đường chuyền, sai số cho phép 5’’, hệ số a, b của máy đo là 3mm.

Hình 6: Đồ hình lưới mặt bằng

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

12

Việc thành lập file dữ liệu đầu vào cần phải tuân thủ chặt chẽ các bước

theo hướng dẫn. Để nhập trị đo góc và cạnh dài được chính xác, cần phải luôn

quan sát sơ đồ lưới được vẽ trong quá trình đo đạc trên thực địa.

Đối với dòng kiểm tra, mỗi một dạng lưới thường có các dòng kiểm tra

đi kèm theo.

* Nếu là đường chuyền phù hợp các điều kiện kiểm tra được khai báo

như sau:

015016001002003004020021

15

16

1 3

2 4

20

21

Hình 7: Đường chuyền phù hợp

* Nếu là đường chuyền không phù hợp và khuyết 1 phương vị các điều

kiện kiểm tra được khai báo như sau:

015016001002003004020-01

15

16

1 3

2 4

20

Hình 8: Đường chuyền không phù hợp khuyết 1 phương vị

* Nếu là đường chuyền không phù hợp và khuyết 2 phương vị các điều

kiện kiểm tra đợc khai báo như sau:

015016001002003004020-02 1 5

1 6

1 3

2 4

2 0

Hình 9: Đường chuyền không phù hợp khuyết 2 phương vị

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

13

* Nếu là lưới tam giác, để kiểm tra được các điều kiện tọa độ, phương vị

của lưới tam giác chúng ta cần phải chọn các đường tính phù hợp. Khi đó các

điều kiện này sẽ được khai báo hoàn toàn như các điều kiện trong lới đường

chuyền. Ví dụ lới tam giác như hình sau được khai báo như sau:

0200210010020030025024

21

201

2

3

25

24

Hình 10: Lưới tam giác

* Nếu là đa giác trung tâm các điều kiện được khai báo như sau:

005007008010015017000019 5 7

8

10

15

17 19

Hình 11: Đa giác trung tâm

b. Chạy chương trình bình sai Pronet

Sau khi soạn thảo xong file dữ liệu hoàn chỉnh, chúng ta tiến hành sử

dụng phần mềm Pronet để bình sai lưới mặt bằng theo các bước như sau:

Bước 1: Khởi động chương trình Pronet, từ thanh công cụ, chọn Bình sai

lưới mặt bằng, chọn file số liệu.

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

14

Hình 12: Chọn file số liệu

Nếu file số liệu nhập đúng, phần mềm sẽ xuất hiện hộp thoại như sau:

Hình 13: Hộp thoại thông báo kết quả kiểm tra đầu vào

Nếu file dữ liệu đầu vào chưa đúng, phần mềm sẽ xuất hiện hộp thoại

sau:

Hình 14: Hộp thoại báo lỗi

Khi xuất hiện hộp thoại này, chúng ta phải mở lại file *.err để xem các

lỗi. Trong file *.err sẽ chỉ các lỗi sai chính xác đến từng dòng.

Bước 2: Từ thanh công cụ, chọn Bình sai lưới mặt bằng, tính toán khái

lược lưới.

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

15

Hình 15: Tính khái lược mạng lưới

Bước 3: Từ thanh công cụ, chọn Bình sai lưới mặt bằng, chọn hiển thị sơ

đồ lưới.

Hình 16: Sơ đồ lưới

Trong cửa số hiển thị lưới, có các nút điều khiển phóng to, thu nhỏ, hiển

thị lên màn hình, di chuyển lưới…Trong sơ đồ lưới, sẽ có các điểm được hiển

thị rõ số hiệu điểm. Các điểm đã biết sẽ được đánh dấu bằng màu đỏ, các điểm

cần xác định được đánh dấu bằng màu đen.

Bước 4: Từ thanh công cụ, chọn Bình sai lưới mặt bằng.

Hình 17: Bình sai lưới mặt bằng

Như vậy, chúng ta kết thúc việc bình sai. Các file kết quả là:

c. Đọc kết quả bình sai Biên soạn: Phạm Gia Tùng

Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế 16

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

17

Kết quả chạy phần mềm bình sai sẽ có 4 file phát sinh, song thực tế

chúng ta thường chỉ quan tâm đến file *.bs vì file này chứa toàn bộ tất cả kết

quả bình sai đến chi tiết của lưới.

File *.bs có cấu trúc như sau: THANH QUA TINH TOAN BINH SAI LUOI MAT BANG

VI DU LOP QUAN LY DAT DAI K41 ==================******==================

CHI TIEU KY THUAT LUOI ---------------------- 1_Tong so diem : 8 2_So diem goc : 4 3_So diem moi lap : 4 4_So luong goc do : 6 5_So luong canh do: 7 6_Goc phuong vi do: 0

7_He so K (UTM) : 0.9999

SO LIEU KHOI TINH -----------------

============================================= | SO | TEN | T O A D O | | TT | DIEM |-----------------------------| | | | X(m) | Y(m) | |====|========|==============|==============| | 5 |DB1 | 2316817.000 | 574444.000 | | 6 |DB2 | 2316881.000 | 574499.000 | | 7 |DB3 | 2316914.000 | 574532.000 | | 8 |DB4 | 2316854.000 | 574598.000 | =============================================

BANG THANH QUA TOA DO BINH SAI =============****=============

================================================================ | SO |KI HIEU | T O A D O | SAI SO VI TRI DIEM | | THU| DIEM |---------------------------|--------------------| | TU | | X(m) | Y(m) | Mx | My | Mp | |====|========|=============|=============|======|======|======| | 1 |ML1 | 2316969.434 | 574451.350 |0.022 |0.014 |0.026 | | 2 |ML2 | 2317001.432 | 574497.128 |0.024 |0.024 |0.034 | | 3 |ML3 | 2317034.299 | 574542.375 |0.024 |0.026 |0.036 | | 4 |ML4 | 2316965.727 | 574588.986 |0.019 |0.019 |0.027 | ================================================================

1 2 3 4 5 6 7

BANG TUONG HO VI TRI DIEM

===========***=========== =================================================================== |N% DIEM |N% DIEM | CHIEU DAI| Ms | Ms/S | PHUONG VI | M(a) |

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

18

| DAU | CUOI |----------|-------|--------|------------|------| | | | (m) | (m) | | o ' '' | '' | |========|========|==========|=======|========|============|======| |ML1 |ML2 | 55.853 | 0.024 |1/ 2300| 55 2 49.60|30.75 | | |DB2 | 100.454 | 0.023 |1/ 4400|151 40 59.25|24.52 | |-----------------------------------------------------------------| |ML2 |ML3 | 55.923 | 0.025 |1/ 2300| 54 0 20.65|32.88 | | |ML1 | 55.853 | 0.024 |1/ 2300|235 2 49.60|30.75 | |-----------------------------------------------------------------| |ML3 |ML4 | 82.914 | 0.023 |1/ 3700|145 47 41.24|31.42 | | |ML2 | 55.923 | 0.025 |1/ 2300|234 0 20.65|32.88 | |-----------------------------------------------------------------| |ML4 |DB3 | 76.961 | 0.025 |1/ 3100|227 46 10.49|25.13 | | |ML3 | 82.914 | 0.023 |1/ 3700|325 47 41.24|31.42 | |-----------------------------------------------------------------| |DB2 |ML1 | 100.454 | 0.023 |1/ 4400|331 40 59.25|24.52 | | |DB1 | 84.386 | ---- | ---- |220 40 29.78| ---- | |-----------------------------------------------------------------| |DB3 |DB4 | 89.196 | ---- | ---- |132 16 25.28| ---- | | |ML4 | 76.961 | 0.025 |1/ 3100| 47 46 10.49|25.13 | |-----------------------------------------------------------------| 8 9 10 11 12 13 14

KET QUA DANH GIA DO CHINH XAC LUOI ==================================

1_Sai so trong so don vi M = 27.81" --------------------------------------- 2_Diem yeu nhat (ML3 ) mp = 0.036 (m) -----------------------------------------

3_Chieu dai canh yeu : (ML1 _ ML2 ) ms/s = 1/2300 ----------------------------------------------------------- 4_Phuong vi canh yeu : (ML2 _ ML3 ) ma = 32.88" ----------------------------------------------------------

BANG TRI DO,SO HIEU CHINH VA TRI BINH SAI GOC ===================*******===================

======================================================================== | So | K I H I E U G O C | TRI DO |SO CC|SO H.C|TRI BINH SAI| | TT | Trai Giua Phai | o ' '' |m.ph.| ('') | o ' '' | |----|--------------------------|------------|-----|------|------------| | 1 |DB1 DB2 ML1 |111 0 24.00| --- | 5.46|111 0 29.46| | 2 |DB2 ML1 ML2 |263 22 0.00| --- | -9.65|263 21 50.35| | 3 |ML1 ML2 ML3 |178 57 40.00| --- | -8.95|178 57 31.05| | 4 |ML2 ML3 ML4 |271 47 29.00| --- | -8.41|271 47 20.59| | 5 |ML3 ML4 DB3 |261 58 25.00| --- | 4.25|261 58 29.25| | 6 |ML4 DB3 DB4 | 84 30 10.00| --- | 4.79| 84 30 14.79| ========================================================================

BANG TRI DO,SO HIEU CHINH VA TRI BINH SAI CANH ====================******====================

======================================================================= | S0 | KI HIEU CANH | | SO CAI CHINH |SO HIEU| TRI | | TT |------------------| TRI DO |---------------| CHINH | BINH SAI |

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

19

| | d.1 d.2 | | Elip | UTM | (m) | (m) | |----|------------------|----------|-------|-------|-------|----------| | 1 |DB1 DB2 | 84.400 | ----- |-0.003 |-0.011 | 84.386 | | 2 |DB2 ML1 | 100.450 | ----- |-0.003 | 0.008 | 100.454 | | 3 |ML1 ML2 | 55.820 | ----- |-0.002 | 0.035 | 55.853 | | 4 |ML2 ML3 | 55.890 | ----- |-0.002 | 0.035 | 55.923 | | 5 |ML3 ML4 | 82.920 | ----- |-0.003 |-0.003 | 82.914 | | 6 |ML4 DB3 | 77.000 | ----- |-0.002 |-0.037 | 76.961 | | 7 |DB3 DB4 | 89.200 | ----- |-0.003 |-0.001 | 89.196 | =======================================================================

* * *

Ngay....thang....nam....

1. Nguoi thuc hien do dac : ................. 2. Nguoi thuc hien tinh toan: .................

** Tinh theo chuong trinh PRONET2002 ** -----------------------------------------------

(1): Số thứ tự điểm đo.

(2): Ký hiệu điểm.

(3): Toạ độ X của các điểm sau bình sai.

(4): Toạ độ Y của các điểm sau bình sai.

(5): Sai số theo trục X của toạ độ đo so với lý thuyết.

(6): Sai số theo trục Y của toạ độ đo so với lý thuyết.

(7): Sai số trung phương của mỗi điểm đo.

(8): Điểm bắt đầu cạnh đo.

(9): Điểm cuối cạnh đo.

(10): Chiều dài cạnh đo sau bình sai.

(11): Sai số chiều dài cạnh đo.

(12): Sai số khoảng cách của điểm mới lập.

(13): Góc phương vị các cạnh đo.

(14): Sai số góc phương vị các cạnh đo.

Trong bảng Thành quả bình sai sẽ cho chúng ta kết quả bình sai của lưới,

bao gồm có kết quả bình sai góc đo và kết quả bình sai cạnh đo.

1.2.3.3 Bình sai lưới đo cao

Khai báo kiểu lưới đo

Nhập và kiểm tra dữ liệu

Bình sai lưới đo cao

Kiểm tra tệp báo lỗi

Kiểm tra tệp kết quả

lỗi

Sơ đồ 3: Quy trình bình sai đo cao

a. Thành lập file dữ liệu đầu vào và các file phát sinh

File dữ liệu đầu vào là *.sl, khi chạy phần mềm Pronet để bình sai đo cao

sẽ xuất hiện them 2 file là *.err để báo các lỗi và file *.dc để ghi kết quả tính

toán bình sai.

File dữ liệu đầu vào để bình sai lưới đo cao được soạn thảo trong môi

trường Notepad và lưu với đuôi là *.sl (Ví dụ: a.sl, aa.sl…)

Cấu trúc của file dữ liệu đầu vào

Stt Cấu trúc dữ liệu Giải thích

1 Tên lưới: 1dòng, không qúa 80 ký tự

2 I1 i2 i3 r4 Các tham số của lưới (1 dòng):

I1: Tổng số chênh cao

I2: Tổng số điểm cần xác định

I3: Tổng số điểm gốc

R4: SSTP giới hạn trên 1 Km (mm)

3 C1

Khai báo tên điểm: Tên điểm ≤8 ký tự

Số dòng=Số điểm cần xác định+Số điểm gốc

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

20

4 I1 r2 Độ cao gốc: Số dòng=Số điểm gốc

I1: Số hiệu điểm gốc

R2: Độ cao (m)

5 I1 i2 i3 r4 r5 Chênh cao đo: Số dòng=Tổng số chênh cao đo

I1: Số thứ tự chênh cao đo

I2: Số hiệu đỉnh trái

I3: Số hiệu đỉnh phải

R4: Giá trị chênh cao đo (m)

R5: Khoảng cách đoạn đo (km)

6 1 007001002005007 Điều kiện kiểm tra (tương tự điều kiện kiểm tra bình

sai lưới mặt bằng)

Số dòng=Tổng số tuyến kiểm tra

7 000 Dấu hiệu kết thúc tệp số liệu.

Ví dụ để bình sai lưới độ cao có các dữ liệu như sau:

DC1 DC2 Điểm Độ cao (m)

Chiều dài (m)

Chênh cao (m)

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

21

Chúng ta soạn file dữ liệu đầu vào như sau:

Thuc hanh do cao 5 4 2 30.0 DC1 DC2 DC3 DC4 DB1 DB2 5 111.453 6 125.116 1 5 1 6.200 0.740 2 1 2 -2.365 1.720

DB1 111,453 DC1 740 6,200 DC2 1720 -2,365 DC3 830 3,748 DC4 700 0,795 DB2 125,116 460 5,230

DC3 DB1 DB2

DC4

3 2 3 3.748 0.830 4 3 4 0.795 0.700 5 4 6 5.230 0.460 1 005001002003004006 000

b. Chạy chương trình Pronet

Bước 1: Khởi động Pronet, chọn bình sai lưới độ cao, chọn file số liệu (

hoặc chọn F5)

Hình 20: Chọn file số liệu

Nếu file số liệu nhập vào đúng thì phần mềm sẽ xuất hiện thông báo đã

kiểm tra tệp dữ liệu đầu vào, còn nếu trong quá trình nhập dữ liệu bị sai thì

phần mềm sẽ ra thông báo lỗi, tương tự như trong phần bình sai lưới mặt bằng.

Bước 2: Chọn bình sai lưới độ cao, Bình sai lưới độ cao (hoặc chọn F6)

Hình 21: Bình sai lưới đo cao

Như vậy là chúng ta kết thúc phần bình sai lưới độ cao.

c. Đọc kết quả bình sai

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

22

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

23

Kết quả bình sai lưới độ cao được ghi vào file *.dc (Ví dụ, nếu file dữ

liệu đầu vào có tên là a.sl thì file kết quả có tên là a.dc)

Cấu trúc file kết quả như sau:

THANH QUA TINH TOAN BINH SAI LUOI DO CAO

THUC HANH DO CAO =================******=================

CHI TIEU KI THUAT CUA LUOI -------------------------- 1_Tong so diem : 6 2_So diem goc : 2 3_So diem moi lap : 4 4_So luong tri do : 5

BANG SO LIEU KHOI TINH =========*****========

====================================== | SO | KI HIEU | D O C A O | | TT | DIEM | H(m) | |=====|=========|====================| | 1 |DB1 | 111.453 | | 2 |DB2 | 125.116 | ======================================

KIEM TRA SAI SO KHEP --------------------

1 .Tuyen : DB1_DC1_DC2_DC3_DC4_DB2 So doan do N = 5

Chieu dai tuyen do [S] = 4.450 (Km) Sai so khep Wh = -55 (mm) Sai so khep gioi han Wh(gh) = 63.3 (mm) ----------------------------------------

BANG THANH QUA DO CAO BINH SAI ============******============

======================================== | SO | KI HIEU | DO CAO | S.S.T.P | | TT | DIEM | H(m) | MH(m) | |=====|=========|============|=========| | 1 |DC1 | 117.662 | 0.020 | | 2 |DC2 | 115.318 | 0.027 |

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

24

| 3 |DC3 | 119.077 | 0.024 | | 4 |DC4 | 119.880 | 0.017 | ========================================

TRI DO VA CAC DAI LUONG BINH SAI =============******=============

================================================================ | SO | TEN DOAN DO | CHENH CAO|CHIEU DAI| SO H/C| CHENH CAO| | TT |Diem dau-Diem sau| DO ( m ) | L (km) | V (m) | b/s (m) | |====|=================|==========|=========|=======|==========| | 1 |DB1 DC1 | 6.200 | 0.740 | 0.009 | 6.209 | | 2 |DC1 DC2 | -2.365 | 1.720 | 0.021 | -2.344 | | 3 |DC2 DC3 | 3.748 | 0.830 | 0.010 | 3.758 | | 4 |DC3 DC4 | 0.795 | 0.700 | 0.009 | 0.804 | | 5 |DC4 DB2 | 5.230 | 0.460 | 0.006 | 5.236 | ================================================================

Sai so don vi trong so Mh = 26.07 mm / Km ------------------------------------------

* * *

Ngay....thang....nam....

1. Nguoi thuc hien do dac : ................. 2. Nguoi thuc hien tinh toan: .................

** Tinh theo chuong trinh PRONET2002 ** ---------------------------------------

Ý nghĩa các số liệu như sau:

Tại bảng thứ nhất là số liệu khởi tính được lấy trên cơ sở dữ liệu đầu vào

là file số liệu

Tại bảng thứ hai là bảng thành quả độ cao bình sai sẽ cho ta độ cao của

các điểm cần xác định và sai số trung phương.

Tại bảng thứ ba là bảng trị đo và các đại lượng bình sai, sẽ cho ta kết quả

là độ chênh cao khi đo và độ chênh cao sau khi đã bình sai, hiệu chỉnh.

Câu hỏi ôn tập chương 1

1./ Trình bày các khái niệm cơ bản về trắc địa: phép chiếu, góc phương vị, các

phương pháp đánh giá độ chính xác, các phương pháp đo ?

2./ Hãy trình bày cấu trúc của file dữ liệu đầu vào để bình sai lưới khống chế

mặt bằng ?

3./ Hãy trình bày cấu trúc của file dữ liệu đầu vào để bình sai lưới đo cao ?

4./ Viết file dữ liệu đầu vào để bình sai các dạng lưới đường chuyền thường

gặp ? (đường chuyền kinh vĩ phù hợp, đường chuyền kinh vĩ khép kín…các số

liệu tự chọn).

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG BẢN ĐỒ BẰNG MICROSTATION

2.1. Quy trình XDBĐ số và hệ thống phần mềm Mapping office

2.1.1.Quy trình xây dựng bản đồ số

Biên soạn: PhạBộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

25m Gia Tùng

Mục đích thành lập

Thiết kế chung

Tạo file

Tạo bảng phân lớp đối tượng

Tạo ký hiệu

Quét bản đồ

Tạo lưới Km

Nắn bản đồNắn bản đồ

Vẽ các đối tượng dạng đường

Vẽ các đối tượng dạng vùng

Vectơ hoá đối tượngVẽ các đối tượng dạng điểm

Hoàn thiện dữ liệu

Tạo đường bao vùng

Sửa chữa đối tượng dạng text

Biên tập, trình bày bản đồ

Lưu trữ và in ấn

Đòng vùng, trải nền, tô màu

2.1.2. Giới thiệu hệ thống phần mềm Mapping Office

Mapping office là một hệ phần mềm mới nhất của tập đoàn Intergraph

bao gồm các phần mềm công cụ phục vụ cho việc xây dựng và duy trì toàn bộ

các đối tượng địa lý dưới dạng đồ hoạ bao gồm: IRASC, IRASB, MSFC,

GEOVEC. Các file dữ liệu dạng này được sử dụng làm đầu vào cho các hệ

thông tin địa lý hoặc các hệ quản trị dữ liệu bản đồ. Các phần mềm ứng dụng

của Mapping office được tích hợp trong một môi trường đồ hoạ thống nhất

MicroStation để tạo nên một bộ các công cụ mạnh và linh hoạt phục vụ cho

việc thu nhập và xử lý các đối tượng đồ hoạ. Đặc biệt trong lĩnh vực biên tập

và trình bày bản đồ, dựa vào rất nhiều các tính năng mở của MicroStation cho

phép người sử dụng tự thiết kế các kí hiệu dạng điểm, dạng đường, dạng

pattern mà rất nhiều các phương pháp trình bày bản đồ được coi là rất khó sử

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

26

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

27

dụng đối với một số phần mềm khác (Mapinfo, AutoCAD, Coreldraw,

Freehand...), lại được giải quyết một cách dễ dàng trong MicroStation. Ngoài

ra các file dữ liệu của các bản đồ cùng loại được tạo dựa trên nền một file

chuẩn (seed file) được định nghĩa đầy đủ các thông số toán học bản đồ, hệ đơn

vị đo được tính theo giá trị thật ngoài thực địa làm tăng giá trị chính xác và

thống nhất giữa các file bản đồ.

Trong việc số hoá và biên tập các đối tượng bản đồ dựa trên cơ sở các

bản đồ đã được thành lập trước đây (trên giấy, diamat...), các phần mềm được

sử dụng chủ yếu bao gồm: MicroStation, I/GEOVEC, MSFC, MRFCLEAN,

MRFFLAG, IPLOT.

Sau đây sẽ là các khái niệm và các ứng dụng cụ thể của từng phần mềm

trong các công đoạn số hoá và biên tập bản đồ.

2.1.2.1. MicroStation

MicroStation là một phần mềm trợ giúp thiết kế (CAD) và là môi trường

đồ hoạ rất mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ hoạ thể hiện các

yếu tố bản đồ. MicroStation còn được sử dụng để làm nền cho các ứng dụng

khác như Geovec, IrasB, MSFC, Mrfclean, Mrfflag chạy trên đó.

Các công cụ của MicroStation được sử dụng để số hoá các đối tượng

trên nền ảnh (Raster), sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ.

MicroStation còn cung cấp công cụ nhập, xuất (import, export) dữ liệu

đồ họa từ các phần mềm khác qua các file .dxf hoặc .dwg

2.1.2.2. IrasB

IrasB là phần mềm hiển thị và biên tập dữ liệu raster dưới dạng các ảnh

đen trắng (black and white image) và được chạy trên nền của MicroStation.

Mặc dù dữ liệu của IrasB và MicroStation được thể hiện trên cùng màn hình

nhưng nó hoàn toàn độc lập với nhau. Nghĩa là việc thay đổi dữ liệu phần này

không ảnh hưởng đến dữ liệu phần kia.

Ngoài việc sử dụng IrasB để hiển thị các file ảnh bản đồ phục vụ cho quá

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

28

trình số hoá trên ảnh, công cụ warp của IrasB được sử dụng để nắn các file ảnh

raster từ toạ độ hàng cột của các pixel về tọa độ thực của bản đồ.

2.1.2.3. Geovec

Geovec là một phần mềm chạy trên nền của MicroStation cung cấp các

công cụ số hoá bán tự động các đối tượng trên nền ảnh đen trắng (binary) với

định dạng của Intergraph. Mỗi một đối tượng số hoá bằng Geovec phải được

định nghĩa trước các thông số đồ hoạ về màu sắc, lớp thông tin, khi đó đối

tượng này được gọi là một feature. Mỗi một feature có một tên gọi và mã số

riêng.

Trong quá trình số hoá các đối tượng bản đồ, Geovec được dùng nhiều

trong việc số hoá các đối tượng dạng đường.

2.1.2.4. MSFC

MSFC (MicroStation Feature Collection) Modul cho phép người dùng

khai báo và đặt các đặc tính đồ hoạ cho các lớp thông tin khác nhau của bản đồ

phục vụ cho quá trình số hoá, đặc biệt là số hoá trong Geovec. Ngoài ra, MSFC

còn cung cấp một loạt các công cụ số hoá bản đồ trên nền MicroStation. MSFC

được sử dụng:

- Để tạo bảng phân lớp và định nghĩa các thuộc tính đồ hoạ cho đối

tượng.

- Quản lý các đối tượng cho quá trình số hoá.

Lọc điểm và làm trơn đường với các đối tượng đường riêng lẻ.

2.1.2.5. MRFCLEAN

MRFclean được chạy trên nền của MicroStation, dùng để:

- Xoá những đường, những điểm trùng nhau.

- Cắt đường: tách một đường thành hai đường tại điểm giao với đường

khác.

- Tự động loại các đoạn thừa có độ dài nhỏ hơn Dangle-factor nhân với

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

29

tolerence.

2.1.2.6. MRFflag

MRFflag được thiết kế tương hợp với MRFclean, dùng để tự động hiển

thị lên màn hình lần lượt các vị trí có lỗi mà MRFclean đã đánh dấu trước đó

và người sẽ sử dụng các công cụ của MicroStation để sửa.

2.1.2.7. IPLOT

IPLOT gồm có Iplot Client và Iplot Server được thiết kế riêng cho việc

in ấn các tệp tin .dgn của MicroStation. Iplot Client nhận các yêu cầu in trực

tiếp tại các trạm làm việc, còn Iplot Server nhận các yêu cầu in qua mạng. Do

vậy trên máy tính của bạn ít nhất phải cài đặt Iplot Client. Iplot cho phép đặt

các thông số in như lực nét, thứ tự in các đối tượng ... thông qua tệp tin điều

khiển là pen-table

2.2. Tổ chức file trong MicroStation

2.2.1. Các file trong Microstation và làm việc với các file

2.2.1.1. File trong Microstation

File dữ liệu của Microstation là Design file. Tại một thời điểm,

Microstation chỉ cho phép người sử dụng được mở và làm việc với duy nhất

một file, đó là Active Design file. Muốn mở một file khác trong khi đang có

một Active Design file thì cần phải mở dưới dạng Reference file (file tham

khảo).

Một Design file trong Microstation được tạo trên cơ sở copy một file

chuẩn là Seed file. Seed file thực chất là một file Templace (Khuôn mẫu) chứa

đầy đủ các thông số quy định của file dữ liệu như môi trường làm việc là 2

chiều hay 3 chiều, đơn vị đo, quy tắc hiển thị giá trị góc…Tất cả các đối tượng

khi thể hiện trên file sử dụng cùng một seed file thì đều thống nhất về các

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

30

thông số này.

Theo quy định của bộ TNMT, để tạo bản đồ địa chính phải sử dụng seed

file có tên là seed_bd.dgn trong c:/famis/system. Còn để tạo bản đồ hiện trạng

sử dụng đất, cần phải sử dụng seed có tên là vn2d.dgn trong thư mục

C:/win32app/ustation/wsmod/default/seed

2.2.1.2. Cách tạo một file mới

- Khởi động Microstation xuất hiện hộp thoại Microstation Manager.

- Chọn File/New xuất hiện hộp thoại Create Design File.

- Chọn đường dẫn lưu file và đánh tên file.

- Chọn Seed File.

- Chọn môi trường làm việc (Work space) phù hợp.

- Bấm OK để hoàn thành công việc.

2.2.1.3. Cách mở file

* Mở file dưới dạng Active Design File

- Cách 1: Khởi động Microstation chọn thư mục chứa file và tên file từ

hộp thoại Microstation Manager.

- Cách 2: Từ thanh Menu chọn File/Open xuất hiện hộp thoại sau đó

chọn thư mục chứa file và tên file cần mở, bấm OK.

* Mở file dưới dạng Reference File

- Từ thanh Menu chọn File/ Reference lúc này sẽ xuất hiện hộp thoại

Reference Files, tiếp tục chọn Tools/Attach

- Chọn thư mục và tên file cần mở, bấm OK.

(Display: Hiển thị file; Snap: Sử dụng chế độ bắt điểm với các đối

tượng trong file tham khảo; Locate: Sử dụng để xem thông tin và copy

các đối tượng trong file tham khảo)

Hình 22: Mở file tham khảo

Để đóng Reference trong hộp thoại trên, chọn file cần đóng, chọn

Tools/Detach.

2.2.1.4. Cách nén file và ghi lại file dự phòng

* Cách nén file

Khi xoá đối tượng trong Dessign file, đối tượng đó không bị xoá hẳn mà

chỉ được đánh dấu là đã xoá đối tượng. Chỉ sau khi nén file thì các đối tượng

được xoá mới được loại bỏ hẳn khỏi bộ nhớ. Quá trình nén file sẽ làm cho

dung lượng của file nhỏ hơn.

Từ thanh menu chọn File/Compress Design.

* Cách lưu trữ dưới dạng một file dự phòng (save as, back up)

MicroStation tự động ghi lại dữ liệu sau mỗi lần thay đổi file active. Vì

vậy người sử dụng không cần ghi lại dữ liệu sau mỗi lần đóng file active hoặc

thoát khỏi MicroStation. Tuy nhiên để đề phòng các trường hợp bất trắc, người

sử dụng nên ghi lại file dữ liệu đó dưới dạng một File dự phòng bằng cách thay

đổi tên file hoặc phần mở rộng của file.

Cách 1: Từ thanh Menu chọn File/chọn Save as.

1. Ghi lại file đó bằng cách thay đổi tên file nhưng giữ nguyên phần mở

rộng là DGN.

2. Chọn thư mục chứa file (có thể cất trong thư mục cũ) bằng cách nhấp

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

31

đôi vào các hộp thư mục bên hộp danh sách các thư mục.

Cách 2: Từ cửa sổ lệnh của MicroStation đánh lệnh Backup sau đó bấm

Enter trên bàn phím. MicroStation sẽ ghi lại file active đó thành một file có

phần mở rộng là (.bak), Tên file và thư mục chứa file giữ nguyên.

2.2.1.5. Cách trộn các file với nhau

Giả sử chúng ta có hai file riêng biệt chứa các đối tượng khác nhau.

Trong quá trình tác nghiệp, chúng ta muốn sử dụng dữ liệu của hai file đó trên

cùng một file thì chúng ta cần phải trộn hai file đó. Quy trình trộn các file được

thực hiện như sau:

- Mở hộp thoại MicroStation Manager (Hộp thoại này sẽ xuất hiện khi

khởi động MicroStation, trong trường hợp khi đang làm việc với MicroStation,

chọn File/Close sẽ xuất hiện hộp thoại này), chọn File/Merge Xuất hiện hộp

thoại Merge file

- Trong hộp thoại File to Merge, bấm Select để chọn các file cần trộn

(file cho dữ liệu)

- Trong hộp thoại Merge Into chọn file chứa kết quả trộn (file nhận dữ

liệu)

- Chọn Merge để kết thúc công việc

Hình 23: Trộn các file với nhau

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

32

2.2.2. Khái niệm level và làm việc với các level

Dữ liệu trong file Design được lưu trên các lớp khác nhau. Các lớp đó

được gọi là level, trong một Design file có 63 level và được quản lý theo mã số

đánh từ 1 – 63 hoặc theo tên do người sử dụng đặt. Tùy theo yêu cầu của người

sử dụng, các level có thể hiển thị hoặc ẩn. Khi ẩn thì các đối tượng được vẽ

trên level bị ẩn sẽ không hiển thị lên màn hình. Tất cả các level đều có thể ẩn

được, chỉ trừ Active level (Lớp hoạt động) là không thể ẩn được. Việc lưu giữ

các đối tượng đồ họa trong các lớp cần phải theo quy phạm của bộ TNMT.

2.2.2.1. Đặt tên cho level

Trong quá trình biên soạn bản đồ, để tiện trong việc quản lý dữ liệu,

chúng ta thường đặt tên cho các level.

- Từ thanh Menu chọn Settings/Level/Names

- Bấm nút Add, xuất hiện hộp thoại và điền đầy đủ các thông tin cần

thiết vào như Number (Mã số Level), Name (Tên do người đặt), Comment

(giải thích). Sau đó bấm OK.

Hình 24: Đặt tên cho Level

2.2.2.2. Chọn Active Level

Trong quá trình làm việc với Microstation, luôn luôn có một level ở

trạng thái hoạt động. Khi chuyển trạng thái hoạt động từ level này sang level Biên soạn: Phạm Gia Tùng

Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế 33

khác thì các đối tượng được vẽ sau khi chuyển Active level thì sẽ nằm trên

level đó, còn các đối tượng thuộc được vẽ trước đó thì vẫn thuộc level cũ.

* Cách 1: Từ cửa sổ lệnh của Microstation đánh lệnh lv=<Mã số hoặc

tên level>, sau đó chọn phím Enter trên bàn phím.

* Cách 2: Từ thanh Menu chọn Tools/Primary xuất hiện thanh Primary

Tools bấm vào Active level, kéo chuột đến level cần chọn.

Hình 25: Chọn Active level

2.2.2.3. Ẩn, hiện lớp

Các level có thể ẩn, hiện được, tuỳ theo yêu cầu của người sử dụng. Các

level ẩn thì những dữ liệu trên level đó không hiển thị trên giao diện làm việc

và không bị tác động bởi các lệnh biên tập trong Microstation (trừ lệnh

Edit/Select All).

* Cách 1: Trên cửa sổ lệnh đánh lệnh on=< Mã số hoặc tên level>, sau

đó chọn phím Enter trên bàn phím. Để tắt, thay “on” bằng “off”. Để sử dụng

cho nhiều level chúng ta viết cách nhau một dấu “,”.

* Cách 2: Sử dụng tổ hợp phím nóng Ctrl + E, xuất hiện bảng View

Levels. Kích chuột hoặc rê chuột đến các ô để đổi màu cho các ô và kích đúp

để xác lập lớp hoạt động. Ô nào bôi đen là bật, trắng là tắt và đen tròn là hoạt

động. Chọn Apply để thực hiện việc lựa chọn

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

34

Hình 26: Bảng điều khiển lớp

2.2.3. Đối tượng đồ họa

Đối tượng đồ họa được gọi là các Element, có thể đó là một điểm, một

đường, một vùng hoặc văn bản dạng text. Các đối tượng đồ họa tạo nên các

đường nét, điểm, chú giải…trên bản vẽ. Các đối tượng đồ họa được thành lập

dựa trên sự tổ hợp của các yếu tố thành phần sau:

- Lớp chứa đối tượng: 1 – 63

- Màu sắc: 0 - 255

- Lực nét: 1 - 31

- Kiểu đường vẽ: 0 – 7, customer

- Màu nền (dành cho các đối tượng vùng).

Các kiểu đối tượng đồ họa thường gặp đó là:

- Kiểu dạng điểm: Là các đối tượng dạng Point cũng có thể là dạng Line

có độ dài = 0, hoặc là 1 cell được định nghĩa bằng một tên riêng và được lưu

giữ trong thư viện cell.

- Kiểu dạng đường: Đó là các đối tượng dạng Line (Đoạn thẳng), String

Line (Đường thẳng được hình thành trên cơ sở nối từ một chuỗi có ít hơn 100

đoạn thẳng), Chain, Complex String…

- Kiểu dạng vùng: Shape (Vùng được nối bởi chưa đến 100 đoạn thẳng),

Complex Shape (Vùng được nối bởi hơn 100 đoạn thẳng).

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

35

- Kiểu dạng chữ viết: Đó là các các đối tượng Text

2.3. Sử dụng MicroStation để biên tập bản đồ số

2.3.1. Thanh công cụ và các nút điều khiển màn hình

2.3.1.1. Thanh công cụ chính (Main Tool Box)

Để dễ dàng và thuận tiện trong thao tác, Microstation cung cấp cho

chúng ta rất nhiều các công cụ tương đương như các lệnh. Các công cụ này có

thể hiển thị trên màn hình bằng các biểu tượng hoặc được nhóm lại với nhau

theo các chức năng có liên quan với nhau.

Các thanh công cụ chính thường dùng nhất được Microstation tập hợp

lại và để trên một thanh công cụ gọi là Main Tool Box và được rút gọn lại

thành nhóm ở dưới dạng biểu tượng. Ta có thể dùng chuột để kéo hết tất cả các

công cụ trong một nhóm ra thành một Tool Box hoàn chỉnh.

Khi ta sử dụng công cụ nào thì công cụ đó sẽ được hiển thị màu thẫm, đi

kèm theo đó là hộp Tool Setting để chúng ta đặt các thông số cho các đối tượng

đồ họa.

Main Tool Box

Tool setting

Hình 27: Thanh công cụ chính

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

36

* Công cụ chọn đối tượng

Trong đó:

- Element Selection: Lựa chọn đối tượng

- PowerSelector: Dùng để lựa chọn hoặc loại bỏ nhiều đối tượng cùng

lúc tùy theo chế độ được chọn trong thanh Tool Setting (Method: Individual,

chọn từng đối tượng một; Block Inside, chọn tất cả các đối tượng trong vùng

kéo chuột; Line, chọn các đối tượng nằm trên đường thẳng cắt chúng)

* Nhóm công cụ Linear Elements (Vẽ đối tượng đường)

Trong đó:

- Nút 1: Vẽ đường, Sharp, Arc, Cung tròn.

- Nút 2: Vẽ đoạn thẳng.

- Nút 3: Vẽ đường đôi.

- Nút 4: Vẽ đường Stream (theo nét bút như: dòng chảy, suối).

- Nút 5: Vẽ đường cong dạng curve.

- Nút 6: Vẽ đường chia đôi một góc (đường phân giác)

- Nút 7: Vẽ đường thẳng ngắn nhất nối hai đối tượng.

- Nút 8: Vẽ đường thẳng với một góc nghiêng nhất định.

* Nhóm công cụ Polygons (Vẽ vùng)

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

37

Trong đó:

- Nút 1: Vẽ hình chữ nhật.

- Nút 2: Vẽ đa giác bất kỳ.

- Nút 3: Vẽ đa giác mà các cạnh vuông góc hoặc song song với nhau.

- Nút 4: Vẽ đa giác đều.

* Nhóm công cụ Text (Nhập văn bản)

Trong đó:

- Nút 1: Nhập và đặt văn bản vào bản vẽ.

- Nút 2: Đặt chữ có mũi tên hướng vào một đối tượng nào đó.

- Nút 3: Sửa nội dung văn bản đã có.

- Nút 4: Cho biết thuộc tính của các ký tự.

- Nút 5: Đặt thông số theo một ký tự đã có.

- Nút 6: Thay đối thuộc tính của các ký tự

- Nút 7: Đặt các ký tự số tăng dần từng đơn vị một

- Nút 8: Đặt các ký tự số tăng hoặc giảm dần theo một khoảng cho trước.

* Nhóm công cụ Manipulate (Dựng hình)

Trong đó:

- Nút 1: Copy đối tượng

- Nút 2: Di chuyển đối tượng

- Nút 3: Copy các đối tượng song song.

- Nút 4: Thay đối tỷ lệ của đối tượng Biên soạn: Phạm Gia Tùng

Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế 38

- Nút 5: Thay đối góc của đối tượng

- Nút 6: Tạo các đối tượng đối xứng qua trục.

- Nút 7: Tạo dãy đối tượng từ 1 đối tượng.

* Nhóm công cụ Modify Element sử dụng để sữa chữa các đối tượng đồ hoạ.

Trong đó:

- Nút 1: Thay đổi tỷ lệ của một hình quanh một điểm cố định.

- Nút 2: Xoá bỏ một phần đường.

- Nút 3: Kéo dài đoạn thẳng theo hướng đang có.

- Nút 4: Kéo dài hoặc loại bỏ phần thừa của 2 đoạn tại giao điểm của

chúng.

- Nút 5: Kéo dài đoạn thẳng đến 1 đối tượng khác.

- Nút 6: Cắt một hoặc nhiều đoạn tại giao điểm của chúng với đối tượng

khác.

2.3.1.2. Các chức năng điều khiển màn hình

Để thuận tiện trong thác tác biên vẽ bản đồ, Microstation cung cấp cho

chúng ta các nút điều khiển màn hình rất thông dụng và tiện lợi.

Chức năng lần lượt của các nút từ trái sang phải như sau:

Nút 1: Update view làm sạch màn hình.

Nút 2: Zoom in; Phóng to dữ liệu đồ họa.

Nút 3: Zoom out;Thu nhỏ dữ liệu đồ họa.

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

39

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

40

Nút 4: Window area; Phóng to các vùng được chọn của dữ liệu đồ họa.

Nút 5: Fit view; Thu gọn tất cả các đối tượng đồ họa vào màn hình.

Nút 6: Rotate view; Quay hướng của màn hình quan sát.

Nút 7: Pan view; Di chuyển vùng quan sát.

Nút 8: View privous; Rút lại lệnh điều khiển màn hình

Nút 9: View next; Rút lại lệnh nút 8

2.3.1.3. Cách sử dụng chuột

Trong quá trình sử dụng Microstation, chúng ta thường phải sử dụng

chuột trong 3 trạng thái sau: Data (Phím trái), Reset (Phím phải), Tentative

(Đồng thời phím trái và phải). Trong đó:

- Data: Chọn các đối tượng hoặc các điểm trên màn hình; chấp nhận một

thao tác nào đó.

- Reset: Kết thúc hoặc bỏ dở một lệnh vẽ; hoặc nếu đang vừa vẽ vừa sử

dụng nút điều khiển màn hình thì kết thúc việc điều khiển màn hình và trở lại

thao tác đang vẽ.

- Tentative: Xác định thử 1 điểm, nếu gần đối tượng thì điểm thử bắt vào

vị trí theo các chế độ được quy định tại chức năng Snap.

2.3.1.4. Cách bắt điểm chính xác

Để tăng độ chính xác cho quá trình số hoá trong những trường hợp muốn

đặt điểm Data vào đúng vị trí cần chọn, phím Tentative sẽ được dùng để đưa

con trỏ vào đúng vị trí trước. Thao tác đó được gọi là bắt điểm (Snap to

Element). Các chế độ chọn lựa cho thao tác bắt điểm gồm:

- Nearest: con trỏ sẽ bắt vào vị trí gần nhất trên element.

- Keypoint: con trỏ sẽ bắt vào điểm nút gần nhất element.

- Midpoin: con trỏ sẽ bắt vào điểm giữa của element.

- Center: con trỏ sẽ bắt vào tâm điểm của đối tượng.

- Origin: con trỏ sẽ bắt vào điểm gốc của cell.

- Intersection: con trỏ bắt vào điểm cắt nhau giữa hai đường giao nhau.

Để lựa chọn sử dụng các chức năng bắt điểm chính xác, có thể sử dụng 2

cách như sau:

- Cách 1: Setting/Snap, rồi chọn các chế độ như trên

- Cách 2: Chọn các biểu tượng trong thanh công cụ Snap Mode

Hình 28: Chế độ Snap

2.3.2. Tạo các đối tượng trong Microstation

2.3.2.1. Tạo các đối tượng dạng điểm

Các ký hiệu dạng điểm và pattern được tạo ra và lưu trữ dưới dạng các

cell (điểm) và chứa trong các thư viện cell riêng biệt. Để tạo cell trước hết

chúng ta cần tạo ra thư viện chứa cell đó. Thông thường, trong quá trình xây

dựng và biên tập các loại bản đồ số thì chúng ta sử dụng các cell được xây

dựng sẵn trong thư viện. Bởi vì kích thước của các cell cho từng tỷ lệ bản đồ

phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình xây dựng. Việc tính kích thước được tính

như sau: kích thước cell = 2 mm x mẫu số tỷ lệ bản đồ.

* Cách tạo thư viện chứa cell

- Từ thanh Menu chọn Element/Cell xuất hiện Cell Library

- Từ thanh của Cell Library chọn File/New

- Chọn Seed file

- Chọn thư mục chứa file.

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

41

- Đánh tên thư viện cell với phần mở rộng là .cel trong hộp text files.

- Chọn OK.

Hình 29: Tạo thư viện chứa cell

* Tạo mới cell

- Tạo mới hoặc mở một Cell Library

- Vẽ ký hiệu

- Bao fence quanh ký hiệu vừa vẽ.

- Chọn công cụ Define Cell Origin (Xác định điểm gốc cell)

- Bấm phím data (chuột trái) vào vị trí đặt điểm gốc.

- Chọn hộp Cell Library và điền các thông số để tạo New Cell.

- Chọn phím Create.

Khi cài đặt Famis, sẽ có các cell ký hiệu địa chính (d_chinh.cell hoặc

kihieudc.cell), chúng ta phải copy tất cả các cell này vào trong hệ thống

c:/win32app/ustation/wsmod/default/cell, khi cần sử dụng, chúng ta chỉ việc

lấy các cell này ra.

2.3.2.2. Tạo các đối tượng dạng đường

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

42

Các kiểu đường được tạo ra và lưu trữ trong thư viện các kiểu đường

(Line Style Library) hay còn gọi là File Resource. Các File Resource được lưu

trữ trong thư mục c:/win32app/ustation/wsmod/default/symb/*.src.

Có 3 loại kiểu đường:

- Stroke pattern: Đường được định nghĩa là một nét đứt và một nét liền

có chiều dài được xác định một cách chính xác, lực nét liền cũng được xác định

và màu sắc thì tùy người sử dụng định nghĩa.

- Point Symbol: Là sự kết hợp, sắp xếp các đối tượng dạng điểm thành

một đường thẳng với khoảng cách giữa các đối tượng cách đều nhau.

- Compound: Đây là kiểu đường được tạo ra từ sự kết hợp của bất kỳ các

loại đường với nhau. Đây là kiểu thường dung hiện nay để tạo các đối tượng

mà vừa thể hiện các nét, vừa thể hiện các ký hiệu nhỏ trải dọc theo đường.

a. Tạo mới một thư viện kiểu đường

- Từ thanh Menu chọn Primary/Edit Line Style xuất hiện hộp thoại.

- Chọn File/New xuất hiện hộp thoại Create Line Style Library.

- Nhập tên thư viện mới vào hộp text file, không thay đổi đường dẫn.

Hình 30: Tạo thư viện chứa các dạng đường

b. Tạo mới một dạng đường

* Kiếu đường Stroke

- Mở hoặc tạo mới một thư viện các kiểu đường.

- Xác định bước lặp của đường và độ dài, rộng của mỗi nét.

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

43

(Ví dụ như kiểu đường mòn của bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 sẽ bao

gồm một nét liền và nét đứt với độ dài lần lượt là 1mm x 50.000 và 0,8mm x

50.000)

- Từ thanh Menu của hộp thoại Line Style Editor chọn

Edit/Create/Stroke pattern.

- Đánh tên mô tả kiểu đường.

- Bấm Add trong phần Stroke để định nghĩa nét gạch đầu tiên.

- Bấm con trỏ để chọn nét gạch

- Nhập giá trị độ dài của nét gạch

- Chọn kiểu nét gạch

- Đặt độ rộng của nét gạch

- Đặt tên cho kiểu đường bằng cách: Edit/Create/Name

- Ghi lại kiểu đường vừa tạo.

Ví dụ như tạo kiểu đường có dạng như sau: 1 nét liền có độ dài 0,8mm x

50.000 và một nét đứt có độ dài 0,8mm x 50.000. Kết quả thu được như sau:

Hình 31: Kiểu trường Stroke

* Kiểu đường Point symbol

- Mở hoặc tạo mới một thư viện kiểu đường.

- Xác định các bước lặp của đường, kích thước và hình dạng các ký hiệu.

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

44

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

45

Ví dụ: Kiểu đường ranh giới thực vật của bản đồ tỷ lệ 1:50.000 là các

hình tròn đường kính 0,2mm x 50.000 và nằm cách đều nhau 0,8mm x 50.000

- Vẽ ký hiệu được sử dụng và bao fence ký hiệu, định nghĩa điểm đặt ký

hiệu (Xem phần tạo cell)

- Chèn ký hiệu vừa tạo vào thư viện kiểu đường, bằng cách từ cửa sổ

lệnh đánh lệnh: Create symbol chantrom

- Tạo đường Base line (đường nền) kiểu stroke pattern để đặt ký hiệu.

Bước lặp của đường này là một nét liền có độ dài bằng khoảng cách giữa các

ký hiệu giống nhau.

Bằng cách: Từ thanh menu của hộp hội thoại Line style Editor/Edit

chọn Create/stroke pattern, xuất hiện dòng chữ New stroke component đánh

tên đường Base line đó thay thế cho dòng chữ New stroke component, thực

hiện tiếp từ bước 4-8 như phần tạo mới kiểu đường stroke.

- Đánh tên mô tả cho kiểu đường, bằng cách như sau: Từ thanh Menu

của hộp hội thoại Line style Editor/Edit/Create/Point, xuất hiện dòng chữ New

stroke component.

- Bấm vào Base line để chọn kiểu đường nền

- Chọn Select để chọn ký hiệu, bấm Remove để hủy ký hiệu

- Tạo tên cho kiểu đường và ghi lại kiểu đường

Từ thanh menu của hộp hội thoại line style Editor/Edit/Create/Name,

xuất hiện dòng chữ Unname bên hộp text Name, đánh tên đường đó thay thế

cho dòng chữ Unname.

Từ thanh Menu của hộp hội thoại Line style Editor/File/Save để ghi lại

kiểu đường đó.

Hình 32: Kiểu đường point

* Cách tạo kiểu đường compound

- Tạo các đường component

- Từ thanh Menu của hộp Line style Editor chọn Edit/Create /Compound →

xuất hiện dòng chữ New Compound Component bên hộp Text Component. Đánh

tên thay thế.

- Trong hộp Sub Component bấm phím insert.

- Dùng con trỏ chọn từng đường thành phần của đường cần tạo một sau

đó bấm phím OK.

- Đặt vị trí cho các đường thành phần theo chiều dọc để tạo khoảng cách

cho các đường bằng cách: từ bảng danh sách các đường thành phần trong hộp

subcomponent,bấm chuột chọn đường cần thay đổi vị trí, nhập giá trị vị trí cho

đường vào hộp text Offset. Nếu giá trị > 0, đánh số bình thường; nếu giá trị <

0, đánh thêm dấu (-) đằng trước số.

- Đặt tên cho kiểu đường bằng cách: từ thanh Menu của hộp hội thoại

Line style Editor/Edit/Create/Name,xuất hiện dòng chữ Unname,đánh tên

đường đó thay thế cho dòng chữ Unname.

- Từ thanh Menu của hộp hội thoại Line style Editor/File/Save để ghi lại Biên soạn: Phạm Gia Tùng

Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế 46

kiểu đường đó.

Ví dụ như để tạo kiểu đường Compound là sự kết hợp của hai kiểu

đường stroke pattern và point symbol ở hai ví dụ trên, chúng ta sẽ có kết quả

như sau:

Hình 33: Kiểu đường Compound

2.3.2.3. Tạo các đối tượng dạng vùng

a. Tạo vùng trực tiếp từ thanh công cụ

Khi muốn tạo hình trực tiếp từ thanh công cụ, chúng ta có thể sử dụng

các công cụ thuộc nhóm Place

- Place Block để tạo vùng vuông góc.

- Place Shape để tạo hình khối có dạng bất kỳ.

Khi tạo vùng cần phải lưu ý điền đầy đủ các thông số như sau:

- Tính chất của vùng: Là vùng đặc hay rỗng (Vùng Hole thì không trải

nền được, còn Solid thì có thể trải nền được)

- Màu của vùng cách tô màu cho vùng (Fill type): Gồm có các lựa chọn

là không tô (none), tô màu đồng nhất giữa đường biên của vùng và trong vùng

(Opaque), tô màu không đồng nhất giữa đường biên và trong vùng (Outlined)

- Chọn màu sắc cho đường biên và vùng tô màu.

- Để đảm bảo các vùng được khép kín, khi sử dụng công cụ Place Shape

cần phải sử dụng chế độ bắt điểm chính xác khi khép kín vùng.

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

47

Hình 34: Tô màu không đồng nhất giữa đường biên và trong vùng

b. Tạo vùng bằng cách chuyển các đường thẳng thành vùng

Để tạo được vùng theo phương pháp này, cần phải đảm bảo các yêu cầu

sau: Đường bao các đối tượng phải khép kín, không tồn tại các điểm tự do, tại

các điểm giao nhau phải có các điểm nút.

Chọn công cụ Create complex shape. Bấm chuột trái vào cạnh đầu tiên,

sau đó bấm vào cạnh tiếp theo. Trường hợp lựa chọn method là Automatic thì

con trỏ sẽ tự động chuyển sang cạnh tiếp theo. Nếu đến khu vực ngã ba hay

ngã tư thì nếu con trỏ chỉ đúng, bấm chuột trái, nếu con trỏ chỉ sai, bấm chuột

phải và chọn cạnh cho nó tiếp tục chạy.

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

48Hình 35: Chuyển đường thành vùng

2.3.2.4. Tạo các đối tượng dạng Text

Để tạo các đối tượng dạng Text, cần sử dụng công cụ Place text trong

thanh công cụ chính của Microstation.

Khi tạo các đối tượng dạng text cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

- Text Node Lock: Khóa việc đặt các ký tự lên bản đồ.

- Method: Cách thức đặt ký tự

- Font: Font chữ (Để sử dụng được chữ Việt nên dùng TCVN3)

- Justification: Tâm của các ký tự

- Active Angle: Góc đặt ký hiệu

Hình 36: Hộp text

2.4. Biên tập các đối tượng đồ họa

2.4.1. Biên tập các dữ liệu thuộc tính cho các đối tượng đồ họa

Các đối tượng đồ hoạ được đặc trưng bởi các thuộc tính cơ bản như: màu

sắc, chiều dài, độ đậm (lực nét), dạng đường… Nếu chúng ta muốn chỉnh sửa

các thuộc tính đó, trước hết cần phải để đối tượng đó trong môi trường đang

hoạt động (có nghĩa là đối tượng đó là đối tượng đang được chọn).

Sau đó, chúng ta sử dụng công cụ Primary để thay đổi các thuộc tính

Hình 37: Đổi thông tin thuộc tính của đối tượng biên tập

2.4.2. Biên tập dữ liệu không gian

2.4.2.1. Biên tập các đối tượng dạng điểm

Các lỗi thường gặp đối với dữ liệu dạng điểm (cell) thường là:

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

49

- Cell được đặt không đúng vị trí.

- Cell được chọn không đúng hình dạng và kích thước quy định. a. Sửa cell đặt không đúng vị trí

- Chọn công cụ Move element, bấm phím data để chọn đối tượng

- Bấm phím data đến vị trí mới của đối tượng.

b. Sửa cell bị sai về kích thước

- Chọn công cụ Scale element.

- Đặt tỷ lệ cân đối cho đối tượng trong hộp scale.

- Bấm phím data chọn đối tượng cần thay đổi.

- Bấm phím data để đổi kích thước đối tượng.

c. Sửa cell sai về hình dạng

- Vẽ lại cell mới đùng hình dạng và kích thước.

- Tạo cell với tên cell giống như tên cũ.

- Sử dụng chức năng Replace cell.

- Bấm phím data vào cell cần đổi

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

50

2.4.2.2. Biên tập các đối tượng dạng đường

a. Sử dụng các công cụ trực tiếp của Microstation

Microstation cung cấp cho chúng ta một loạt các công cụ để chỉnh sửa

các đối tượng dạng đường như: bắt thừa, bắt thiếu điểm, làm trơn đường, …

Cụ thể:

- Kéo dài hai đường đến cắt nhau theo hướng định sẵn hoặc là loại bỏ

các đoạn đường thừa bằng công cụ Extend Elements to Intersection

Hình 38: Loại bỏ các đoạn thẳng có điểm cuối tự do

- Kéo dài đoạn thẳng thứ nhất đến đoạn thẳng thứa hai theo hướng của

đoạn thẳng thứ nhất hay nối các điểm bị bắt thiếu bằng công cụ Extend

Element to Intersection

Hình 39: Bắt điểm thiếu

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

51

- Kéo dài đoạn thẳng theo hướng của đoạn thẳng cuối cùng của đoạn

thẳng đó bằng công cụ Extend Element

Hình 40: Kéo dài đoạn thẳng

- Cắt một đường hoặc một chuỗi các đường tại giao điểm của chúng với

đối tượng khác bằng công cụ

Hình 41: Cắt đường thẳng tại điểm điểm của chúng với đối tượng khác

- Dịch chuyển đỉnh của các đoạn gấp khúc bằng công cụ

Hình 42: Dịch chuyển đỉnh của đoạn thẳng gấp khúc

- Thêm điểm cho đoạn thẳng bằng công cụ

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

52

Hình 43: Thêm điểm

- Xoá bớt điểm của đoạn thẳng gấp khúc.

Hình 44: Xoá điểm

2.4.2.3. Biên tập các đối tượng dạng vùng

a. Tạo các vùng mới từ các vùng có sẵn

Thực chất của quá trình này là sử dụng công cụ Create region với các

Method khác nhau để tạo ra các vùng mới, từ các vùng đã có sẵn bằng việc

kích chuột trái vào các vùng đã chọn

Hình ảnh minh họa:

- Chọn chức năng Union

Hình 45: Tạo vùng hợp nhau

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

53

- Chọn chức năng Intersection

Hình 46: Tạo vùng giao nhau

- Chọn chức năng Difference

Hình 47: Tạo vùng bù nhau

b. Tạo các vùng thủng

Chọn công cụ Group Holes, kích chuột trái vào vùng bao ngoài, sau đó

kích chuột trái vào các vùng nằm trong vùng bao ngoài đó.

Thực chất là để xây dựng các thửa đất mà trong đó có các công trình,

hoặc thửa đất của người khác.

Hình 48: Tạo vùng thủng

c.Trải nền cho các vùng

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

54

Để trải nền cho các đối tượng dạng vùng, nhất thiết các vùng này phải

được vẽ ở chế độ Soil (dạng đặc). Chúng ta có thể trải nền bằng các nét gạch,

hoặc bằng các ký hiệu, tùy theo yêu cầu.

- Để trải nền bằng các nét gạch, chúng ta có các sự lựa chọn như: Trải

bằng nét gạch đơn, trải bằng hai nét gạch

- Trải nền bằng các cell

- Trải nền theo dạng tuyến

Khi trải nền, cần phải lưu ý một số thông số sau:

- Scale: Tỷ lệ ký hiệu

- Spacing: Khoảng cách giữa các đường thẳng hoặc các cell.

- Angel: Góc nghiêng giữa các đường thẳng hoặc các cell.

- Method: Cách thức trải nền (Cho đối tượng, cho vùng giao nhau…)

- Cell: Tên cell dùng để trải nền (Khi trải nền bằng các cell)

Các hình ảnh minh họa:

- Trải nền bằng các đường gạch đơn.

Hình 49: Trải nền bằng các đường đơn

- Trải nền bằng các đường đôi.

Hình 50: Trải nền bằng các đường đôi

- Trải nền bằng các ký hiệu (cell)

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

55

Hình 51: Trải nền bằng các ký hiệu

d. Cách thay màu nền cho đối tượng dạng vùng

- Chọn công cụ Change element to active fill type.

- Đặt lại chế độ và màu tô nền.

- Bấm phím data chọn đối tượng cần đổi nền. - Bấm phím data tiếp theo để chấp nhận màu đổi.

2.4.2.4. Biên tập đối tượng dạng text Sau khi số hoá, các lỗi thường gặp đối với dữ liệu dạng chữ viết (text)

thường là:Sai các thuộc tính đồ hoạ (level, color, linestyle, weight), không đúng vị trí, không đúng kiểu chữ và kích thước quy định, sai nội dung của text

* Cách sửa các lỗi sai về kiểu chữ và kích thước.

- Chọn công cụ Change Text attribute.

- Đặt lại các thuộc tính cho text trong hộp Change Text attribute.

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

56

Hình 53: Biên tập đối tượng dạng text

* Cách sửa các lỗi sai về nội dung.

- Chọn công cụ Edit text

- Bấm phím Data để chọn text cần đổi nội dung.

- Thay đổi nội dung Text trong hộp Text editor.

- Bấm phím Apply.

Hình 54: Biên tập nội dung của text

2.5. Sử dụng Fence

Khi cần thay đổi hoặc tác động đến một nhóm các đối tượng trong bản vẽ, cách nhanh nhất là nhóm các đối tượng đó trong một Fence. Fence là một đường bao được vẽ bao quanh các đối tượng bằng công cụ vẽ Fence để gộp nhóm chúng khi thao tác. Nó cũng có tác dụng gần giống như khi ta sử dụng

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

57

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

58

công cụ Element Selection để chọn nhóm đối tượng. Tuy nhiên khi sử dụng fence, có rất nhiều sự lựa chọn (mode) cho phép ta tác động đến các đối tượng nằm trong cũng như nằm ngoài đường bao fence. Bao gồm:

- Inside: chỉ tác động đến các đối tượng nằm hoàn toàn bên trong đường bao fence.

- Overlap: chỉ tác động đến các đối tượng bên trong và nằm chờm lên đường bao fence.

- Clip: tác động đến các đối tượng nằm hoàn toàn bên trong fence và phần bên trong của các đối tượng nằm chờm lên fence (khi đó đối tượng nằm chờm này sẽ bị cắt ra làm hai phần bởi đường fence).

- Void: tác động đến các đối tượng nằm hoàn toàn bên ngoài fence.

- Void- Overlap: tác động đến các đối tượng nằm hoàn toàn bên ngoài và nằm chờm lên đường bao fence.

- Void- Clip: : tác động đến các đối tượng nằm hoàn toàn bên ngoài fence và phần bên ngoài của các đối tượng nằm chờm lên fence (khi đó đối tượng nằm chờm này sẽ bị cắt ra làm hai phần bởi đường fence).

* Cách sử dụng fence để tác động đến một nhóm đối tượng.

- Chọn công cụ Place fence.

- Vẽ fence (đường bao) bao quanh đối tượng.

- Chọn công cụ tác động đến đối tượng, công cụ này phải sử dụng được với fence (có chế độ use fence).

- Chọn Mode sử dụng fence.

- Bấm phím Data để bắt đầu quá trình tác động.

Hình 55: Chức năng của fence

Cách xoá một nhóm đối tượng bằng fence.

- Vẽ fence (đường bao) bao quanh đối tượng.

- Chọn công cụ Delete fence.

- Chọn mode xoá fence trong hộp Delete fence content.

- Bấm phím Data để chấp nhận xoá nội dung bên trong của fence.

Câu hỏi ôn tập chương 2

1./ Hãy trình bày những vấn đề cơ bản nhất về các phần mềm trong hệ thống phần mềm Mapping office

2./ Hãy trình bày và thực hành các phương pháp tạo file mới, trộn file, mở file tham khảo ?

3./ Trình bày ý nghĩa các thông số Display, Snap, Locate khi mở file tham khảo ?

4./ Trình bày các kiến thức về level trong MicroSation ?

5./ Tìm hiểu và thực hành chức năng lựa chọn theo thuộc tính đối tượng (Select by attributes) trong MicroStation ?

6./ Phương pháp và thực hành tạo các cell ?

7./ Thực hành tạo các kiểu đường với các thông số tự chọn ?

8./ Thực hành tạo các vùng từ các đối tượng đối tượng dạng vùng, các Biên soạn: Phạm Gia Tùng

Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế 59

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

60

chức năng biên tập đối tượng dạng vùng ?

9./ Thực hành biên tập các đối tượng dạng cell ?

10./ Thực hành biên tập các đối tượng dạng đường ?

11./ Trình bày chức năng của các fence type và fence mode khác nhau ?

12./ Tìm hiểu và thực hành chức năng chuyển định dạng của các ảnh Raster trong MicroStation ?

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

61

CHƯƠNG 3: NẮN ẢNH VÀ SỐ HOÁ BẢN ĐỒ Quá trình thành lập bản đồ số được thực hiện bằng 2 cách:

- Đo đạc và lên điểm, nối điểm bằng các phần mềm

- Can vẽ lại các tài liệu đã có (bản đồ giấy, phim…)

Trong chương này sẽ cung cấp các kiến thức và thao tác nhằm hỗ trợ cho

quá trình can vẽ các tài liệu để biên tập, chỉnh lý thành bản đồ số. Khi chúng ta

scan, quét các tài liệu đã có sẽ xuất hiện tình trạng các sản phẩm chưa đảm bảo

độ chính xác vì các nguyên nhân như chất lượng tài liệu, phương pháp scan…

làm cho sản phẩm co giãn không đều, sai lệch về tọa độ các điểm, nghiêng ảnh.

3.1. Nắn ảnh

Nắn ảnh là chuyển ảnh tài liệu bản đồ được lưu dưới các dạng ảnh

Raster, với hệ toạ độ là hàng cột của các pixel về toạ độ của bản đồ. Đây là

bước quan trọng trong công tác thành lập bản đồ số bởi vì nó quyết định độ

chính xác của bản đồ thành phẩm sau khi được số hoá.

Việc nắn ảnh được thực hiện dựa trên nguyên tắc chọn các điểm trên ảnh

kết hợp với việc biết toạ độ của một số điểm sau đó tiến hành điều chỉnh các

điểm ảnh trên nền ảnh raster về đúng toạ độ của bản đồ.

3.1.1.Dựng khung và lưới Km

Để có sản phẩm nắn ảnh chính xác, trước hết chúng ta cần phải tạo lưới

km. Lưới km được tạo dựa trên cơ sở toạ độ các điểm góc khung đã biết. Để

tạo được lưới km các ta thực hiện lần lượt các bước sau:

- Tạo một file dgn trong MicroStation.

- Xác định tọa độ các góc khung bản đồ.

- Nhập tọa độ các góc khung.

- Nối tọa độ các điểm góc khung bản đồ.

- Sử dụng công cụ Copy đối tượng để tạo thành các đường lưới.

( Xem kỹ cách sử dụng các công cụ trong MicroStation ở Chương 2)

3.1.2. Các bước nắn ảnh

3.1.2.1.Khởi động IrasB

- Cách 1: Start/Programs/IrasB lúc này sẽ xuất hiện hộp thoại

MicroStation Manager, chọn file dgn cần làm việc, chọn Ok.

- Cách 2: Khi đang làm việc với MicroStation, chúng ta có thể chọn 1

trong 2 cách sau: Từ cửa sổ lệnh đánh lệnh MDL L IRASB sau đó bấm Enter

hoặc Từ thanh Menu, chọn Utilities/MDL Application lúc này xuất hiện hộp

thoại MDL, từ hộp thoại đó, trong phần Available Applications, chúng ta chọn

IrasB, bấm Load.

Hình 56: Hộp thoại MDL

Khi khởi động IrasB hoạt động đồng thời với MicroStation, để chuyển

đổi môi trường hoạt động giữa MicroStation và IrasB, từ thanh Menu ta chọn

trong mục Applications.

3.1.2.2. Mở file ảnh raster cần nắn

Từ thanh Menu của I/RAS B chọn File/Open

.

Hình 57: Mở ảnh raster

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

62Xuất hiện hộp hội thoại IRASB LOAD

Hình 58: Hộp thoại IrasB load

Từ hộp thoại, nhập tên và đường dẫn chỉ thư mục chứa file. Nếu không

nhớ đường dẫn chứa file bấm Browse, xuất hiện hộp hội thoại IRASB LOAD

cho phép chọn đường dẫn.

Sau khi đã chọn được file ảnh raster cần mở, chúng ta có hai sự lựa chọn

chế độ mở ảnh:

Hình 59: Lựa chọn chế độ mở ảnh

- Use Raster file header transformation: Mở ảnh với toạ độ gốc đã lưu

của ảnh đó (Được dùng để mở các ảnh đã được nắn chính xác)

- Interactive Placement By Rectangle: Mở ảnh trong phạm vi một hình

chữ nhật do người dùng tự chọn bằng cách nhấp chuột vào một điểm trên màn

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

63

hình, sau đó kéo chuột đến một điểm khác, nhấp chuột và thả ra. (Được dùng

để mở các ảnh chưa nắn).

3.1.2.3. Định vị tương đối ảnh so với bản đồ (Nắn sơ bộ)

Đây là thao tác đưa ảnh về gần với toạ độ bản đồ để dễ dàng chọn điểm

khống chế cho quá trình nắn bản đồ. Có hai cách để định vị tương đối.

Cách 1: Khi chúng ta mở ảnh với chế độ Interactive placement by

rectangle (Chế độ mở thứ 2) thì chúng ta kéo chuột làm sao để cho ảnh raster

nằm gần trùng với lưới Km đã được tạo sẵn.

Cách 2: Từ thanh Menu của IRASB chọn View/Placement/Match

Points/Active Layer

Hình 60: Nắn sơ bộ

Xuất hiện dòng nhắc Enter raster reference point trên cửa sổ lệnh của

MicroStation. Bấm chuột trái chọn điểm góc khung phía trên bên trái của file

ảnh raster. (Điểm thứ nhất trên ảnh raster)

Dòng nhắc chuyển sang Enter distance point in raster layer trên cửa sổ

lệnh của MicroStation. Bấm chuột trái chọn điểm góc khung phía dưói bên

phải của file ảnh raster. (Điểm thứ hai trên ảnh raster)

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

64

Dòng nhắc chuyển sang Enter design file reference point trên cửa sổ

lệnh của MicroStation. Snap và bấm chuột trái chọn điểm góc khung phía trên

bên trái của lưới Km (tương ứng với điểm thứ nhất trên ảnh raster)

Dòng nhắc chuyển sang Enter distance point in design file trên cửa sổ

lệnh của MicroStation. Snap và bấm phím chuột trái chọn điểm góc khung phía

dưới bên phải của lưới Km (tương ứng với điểm thứ hai trên ảnh raster)

Từ thanh Menu của I/RAS B chọn File/Save/Save Active Layer hoặc

Save Active Layer As …để ghi lại chế độ ảnh vừa nắn sơ bộ.

3.1.2.4. Nắn chính xác bản đồ

a. Chọn các điểm khống chế

Để chọn được các điểm khống chế phù hợp, cần phải xác định được các

điểm đặc biệt dễ nhận biết và đã xác định được tọa độ như góc khung của bản

đồ, các điểm giao nhau của đường lưới trên ảnh Raster, điểm gốc đo vẽ…

Số lượng điểm khống chế tùy thuộc vào mô hình nắn ảnh. Khi nắn ảnh,

không phải đơn giản chỉ là sự tịnh tiến đơn thuần mà còn rất nhiều yếu tố bị

thay đổi như góc xoay, góc xiên… hết sức phức tạp. Chính vì vậy, trong các

phần mềm đã định sẵn các mô hình nắn ảnh khác nhau với các hệ phương trình

khác nhau. Từ đó dẫn đến số lượng điểm khống chế ở mỗi chế độ nắn là khác

nhau, tuy nhiên để nắn ảnh thì số lượng điểm khống chế bao giờ cũng phải lớn

hơn hoặc bằng số lượng điểm tối thiểu của mô hình nắn ảnh đó.

Sau khi đã định vị tương đối ảnh raster với bản đồ, chúng ta tiến hành

nắn chính xác ảnh với bản đồ.

Có hai cách để chúng ta gọi công cụ nắn ảnh:

Cách 1: Sử dụng trực tiếp trên thanh công cụ của IrasB

Cách 2: Mở theo đường dẫn sau: Edit/Modify/Warp

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

65

Hình 61: Mở chức năng nắn ảnh

Sau khi chúng ta gọi công cụ nắn ảnh, trên cửa sổ lệnh hiển thị dòng

nhắc Enter source point # 1, chúng ta sẽ dùng chức năng phóng to màn hình để

nhìn thấy rõ điểm cần chọn trên ảnh raster (thường là các điểm khung bản đồ),

sau khi đã xác định điểm chính xác, kích chuột phải một lần (để thoát khỏi chế

độ điều khiển màn hình) và bấm chuột trái vào điểm đã chọn, được đánh dấu

bằng hình dấu cộng.

Hình 62: Chọn điểm khống chế trên ảnh Raster

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

66

Sau đó, trên dòng lệnh hiển thị câu nhắc Enter destination point # 1, tức

là chúng ta chọn điểm thứ nhất trên file .dgn tương ứng với điểm thứ nhất trên

file raster. Bấm chuột trái vào điểm mà chúng ta đã chọn, sẽ được đánh dấu

bằng một dấu nhân.

Hình 63: Chọn điểm khống chế trên file dgn

Cứ tiếp tục làm như vậy theo thứ tự chọn một điểm trên ảnh raster rồi

chọn một điểm trên file .dgn tương ứng sao cho đủ số điểm để chúng ta thực

hiện phép nắn.

b. Nhập các thông số để nắn chính xác

Sau khi các điểm, bấm chuột phải trên màn hình, xuất hiện hộp thoại:

Hình 64: Hộp thoại IrasB Warp

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

67

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

68

Trong hộp thoại này có các lựa chọn như sau:

+ Transformation Model: Mô hình nắn

- Mô hình Helmert là mô hình tuyến tính hiệu chỉnh các yếu tố góc xoay,

tịnh tiến và một hằng số theo trục X và trục Y.

- Mô hình Projective là mô hình chuyển đối từ một lưới không song song

về dạng song song.

- Mô hình Affine là mô hình tuyến tính hiệu chỉnh các yếu tố góc xoay,

góc xiên tịnh tiến và tỷ lệ theo trục X, Y.

Mỗi một mô hình đòi hỏi số điểm khác nhau.

+ Warp Area: Khu vực cần nắn

- Drawing: Bức vẽ

- Rectangle: Hình chữ nhật

- Polygon: Đa giác

+ Layers: Lớp chưa ảnh cần nắn.

+ Delete points: Xoá điểm, trong trường hợp các điểm chúng ta chọn bị

sai. Bằng cách chon dòng đó, bấm vào Delete points.

+ Collect points: Thêm điểm

+ Perform Warp: Nắn ảnh.

Sau khi lựa chọn các thông số, chúng ta phải tiến hành đánh giá các sai

số, bao gồm:

- Sai số chuẩn (Standard Error): Phải nhỏ hơn, hoặc bằng sai số cho phép

của bản đồ x với mẫu số tỷ lệ bản đồ.

- Sai số tổng bình phương SSE (Sum Squared Error – là khoảng cách

thật giữa các cặp điểm khống chế), phải nhỏ hơn hoặc bằng sai số cho phép của

bản đồ x với mẫu số tỷ lệ bản đồ.

Nếu các sai số này không đảm bảo, chúng ta phải chọn lại các điểm cho

phù hợp.

c. Ghi lại kết quả

+ Ghi lại mô hình nắn

Khi đã đảm bảo các yêu cầu, người sử dụng nên ghi lại các thông số của

chế độ nắn để làm tư liệu báo cáo khi nghiệm thu hoặc sử dụng lại nếu quá

trình nắn ảnh bị trục trặc.

Để ghi lại chúng ta thực hiện như sau:

Từ hộp thoại IrasB Ward, chọn File/Save As, xuất hiện hộp thoại

Hình 65: Hộp thoại ghi lại chế độ nắn

Trong mục Type, chúng ta lựa chọn fomat của để ghi lại, nếu để báo cáo

thì chọn type là Report file (phần mở rộng là .Rpt), nếu để sử dụng trong quá

trình nắn ảnh bị trục trặc, nên chọn là Coordinate File (phần mở rộng là .Cor).

File sẽ được ghi lại trong đường dẫn là: C:/Win32app/ustation.

Nếu quá trình nắn ảnh bị bỏ dở hoặc sau khi nắn, kết quả không thoả

mãn, người sử dụng có thể mở lại file đã ghi (file có phần mở rộng là .cor) để

tham khảo, chỉnh sửa hay tiếp tục công việc.

Các bước để mở lại như sau:

Khởi động IrasB, mở file .dgn và file ảnh raster, chọn công cụ Warp,

kích chuột phải, sẽ xuất hiện hộp thoại IrasB Ward. Từ hộp thoại IrasB Ward

chọn File/Load, sau đó đánh tên file .cor cần mở.

+ Ghi lại ảnh raster sau khi nắn

Từ thanh Menu của I/RAS B chọn File/Save/Save Active Layer hoặc

Save Active Layer As …để ghi lại ảnh vừa nắn đạt yêu cầu.

Biên soạn: Phạm Gia Tùng

Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế 69

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

70

3.2. Số hóa bản đồ

Quy trình số hoá bản đồ

- Thu thập và đánh giá độ chính xác của nguồn tài liệu

- Thiết kế thư mục lưu trữ bản đồ

- Chuẩn bị phân nhóm lớp, lớp và thư viện ký hiệu dạng cell

- Quét phim, bản đồ giấy thành dữ liệu dạng raster

- Nắn ảnh

- Số hoá bản đồ

- Biên tập bản đồ

- In ấn sản phẩm.

Quá trình vectơ hoá các đối tượng dựa trên nền ảnh được thực hiện nhờ vào

các phần mềm: MFSC, Geoveo, IrasB, MicroStation

3.2.1. Phân nhóm lớp, thiết kế bảng màu

3.2.1.1.Thiết kế bảng màu

Việc thiết kế bảng màu rất quan trọng, đặc biệt đối với việc xây dựng

bản đồ hiện trạng hay bản đồ quy hoạch. Bởi vì trên các loại bản đồ này, màu

sắc đóng vai trò đặc biệt quan trọng, nó thể hiện mục đích sử dụng đất. Việc sử

dụng màu cho từng loại đất phải thống nhất và tuân thủ nghiêm ngặt quy phạm

xây dựng bản đồ do Bộ TNMT ban hành.

Để thuận tiện cho việc xây dựng các loại bản đồ này, Bộ TNMT đã viết

các file hệ thống, khi chạy thì nó sẽ mặc định các loại màu theo quy phạm.

Tất cả các màu được hình thành từ việc phối trộn 3 màu cơ bản sau: Red,

Green , Blue. Ví dụ như màu thể hiện đất chuyên trồng lúa nước được quy định

các thông số: R-255, G-255, B-100. Chính vì vậy việc xây dựng bảng màu thực

chất là xác định các thông số R,G,B cho phù hợp.

* Cách tạo một bảng màu mới.

- Từ thanh menu của MicroStation chọn Settings/Color Table, xuất hiện

bảng Color table.

- Từ thanh menu của bảng color table chọn file/Save as. xuất hiện hộp

thoại Save Color table.

- Chọn thư mục chứa file bên hộp Directory.

- Đánh tên bảng màu mới trong hộp text Files, bấm OK

Hình 66: Bảng màu

* Cách thiết kế bảng màu mới cho từng loại bản đồ.

- Chọn số màu thể hiện đối tượng cần thay đổi thông số

- Bấm nút Change xuất hiện hộp thoại Modify

- Bấm nút Color Model để chọn phương pháp pha màu.

- Nhập các thông số mới của từng màu thành phần vào trong 3 hộp text

(red, green, blue). Hoặc chọn vào các vùng màu bên bảng mẫu màu.

- Bấm phím OK. Bấm phím Attach để ghi lại các thông số của màu vừa

thay đổi và thay đổi màu thể hiện đối tượng trên màn hình

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

71

Hình 67: Biên tập bảng màu

3.2.1.2. Phân lớp đối tượng

Để đảm bảo quá trình số hoá các đối tượng địa lý từ các bản đồ giấy và

quá trình sử lý dữ liệu sau khi số hoá một cách dễ dàng, dựa vào các khả năng

cho phép nhận dạng và chọn lựa đối tượng của phần mềm MicroStation, tất cả

các đối tượng địa lý thể hiện trên một mảnh bản đồ sẽ được gộp nhóm thành

từng nhóm đối tượng và số hoá, lưu trữ trên một file hoặc nhiều file DGN khác

nhau.

Nguyên tắc chung khi phân lớp đối tượng là các đối tượng có cùng tính

chất chuyên đề có thể được gộp thành một nhóm. Trong một nhóm các đối

tượng có cùng một kiểu dữ liệu thể hiện có thể xếp trên cùng một lớp dữ liệu.

Vì thế trong bảng phân lớp đối tượng, mỗi một đối tượng bản đồ phải được

định nghĩa bởi: tên nhóm đối tượng, tên đối tượng, mã đối tượng (duy nhất),

kiểu dữ liệu, số lớp (1-63 trong 1 file dgn), màu sắc (0-255), kiểu đường, lực

nét, kiểu chữ, kích thước chữ, tên ký hiệu (đây cũng là danh sách các cột trong

bảng đối tượng).

MSFC giúp các bạn quản lý đối tượng bản đồ cần số hoá thông qua file

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

72

Feature table (.tbl). Trong file này các bạn sẽ quản lý các nhóm đối tượng theo

các Category. Tên của Category là tên của nhóm đối tượng. Các đối tượng

cùng nhóm được định nghĩa cụ thể bằng: mã đối tượng (Feature code), tên đối

tượng (feature name), số lớp (Level), màu sắc (color), kiểu đường (linestyle),

lực nét (Weight).

(Chi tiết xem tại Phụ luc của Chương 3)

Tuy nhiên trong thực tế hiện nay để xây dựng các bản đồ hiện trạng sử

dụng đất và bản đồ quy hoạch. Bộ TNMT đã xây dựng các file chuẩn, tích hợp

trong file chạy datdai.bat.

Khi tiến hành xây dựng các bản đồ hiện trạng hay quy hoạch, người sử

dụng chỉ cần chọn work space phù hợp rồi sử dụng chức năng MSFC các đối

tượng đồ họa phù hợp. Khi chọn các đối tượng này thì các thông tin của đối

tượng như màu sắc, phân lớp, lực nét… sẽ được tự động cập nhật và điều chỉnh

cho phù hợp với quy phạm theo quy định của Bộ TNMT.

Hình 68: Bảng phân lớp đối tượng chuẩn

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

73

Tùy thuộc vào yêu cầu, mục đích sử dụng người dùng sẽ chọn các lớp

phù hợp bên hộp Catalogy (Ví dụ như Ranh giới), sau đó bên hộp bên phải để

chọn các đối tượng để biên vẽ bản đồ.

3.2.2. Phần mềm Geovec

3.2.2.1. Khởi động Geovec

- Cách 1: Start/Program/Geovec, xuất hiện hộp thoại MicroStation

Manager, khởi động MicroStation.Mở file chứa đối tượng vectơ hoá, xuất hiện

hộp thoại Select Active Feature Table, để chọn file bảng đối tượng.

Hình 69: Lựa chọn bảng phân lớp

- Cách 2: Khởi động MicroStation, trong hộp thoại MicroStation

Manager, trong mục Work Space, chọn Geovec sau đó chọn file chứa các đối

tượng vectơ.

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

74

Hình 70:Hộp thoại MicroStation Manager

Sau đó chọn bảng phân lớp đối tượng.

- Cách 3: Khi đang làm việc với MicroStation, khởi động IrasB, sau đó

từ cửa số lệnh nhập MDL L GEOVEC, bấm Enter (Hoặc từ Menu của

MicroStation, chọn Utilities/MDL Appliscation, xuất hiện hộp thoại MDL;

chọn Geovec/Load).

3.2.2.2. Đặt chế độ tự động điều khiển màn hình

Khi chúng ta đặt chế độ này thì nếu con trỏ nằm ra ngoài vùng làm việc

đã được định trước thì nó sẽ bị trả về vị trí tâm màn hình. Với chức năng này,

cho phép chúng ta hạn chế đến mức tối đa các sai sót trong quá trình số hoá

bản đồ.

Để đặt chức năng này, cần thực hiện các bước như sau:

- Phóng to màn hình đến mức độ phù hợp khi làm việc

- Từ Menu của MicroStation chọn Application/Geovec/Preference/

View, xuất hiện hộp thoại View Preference

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

75

Hình 71: Điều khiển màn hình

Trong hộp thoại này:

- Đánh dấu vào AutoZom/Apply

- Đánh dấu vào AutoMove/Define

- Dịch con trỏ ra ngoài, định nghĩa vùng làm việc

- Từ Layout/Save As, đánh tên View vào. Bấm Exit để đóng hộp

thoại.

3.2.2.3. Số hoá các đối tượng

a. Số hoá đối tượng dạng đường

- Xác định feature của đối tượng cần số hoá, chọn công cụ Select feature

trong thanh công cụ MSFC, xuất hiện hộp thoại Feature Collection. Chọn các

kiểu đường phù hợp.

Hoặc nếu không có, cần tạo kiểu đường theo đúng quy định, sau đó lưu

vào thư viện kiểu đường. (Xem chương 2)

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

76

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

77

- Sử dụng công cụ Place line hoặc Place Smarline trong thanh Liner

Element để số hoá.

b. Số hoá đối tượng dạng điểm

- Mở một thư viện chứa các cell.

- Trong hộp thoại Cell Library, trong mục Active Cell chọn chế độ

Placement.

- Chọn công cụ đặt Cell.

- Xác định vị trí đặt Cell, đối với các Cell có kích thước và vị trí xác

định, chúng ta chọn chế độ đặt là Relative; còn các Cell có hướng nhưng không

có kích thước xác định chúng ta chọn chế độ đặt là Interactive.

3.3. Biên tập các dữ liệu sau khi số hoá (Tự động tìm sửa lỗi)

Trong quá trình xây dựng các đối tượng, do số lượng đối tượng nhiều,

mức độ phóng đại màn hình nhỏ và các yếu tố khác mà việc phát hiện ra các lỗi

này bằng mắt thường rất khó. Chính vì vậy chúng ta có thể sử dụng phần mềm

MRFClean vào việc biên tập các đối tượng dạng đường.

Phần mềm MRFClean thực hiện các chức năng sau:

- Kiểm tra lỗi tự động, nhận diện, đánh dấu vị trí các điểm cuối tự do

bằng một trong các ký hiệu D, X, S.

- Tự động tạo ra các điểm giao nhau giữa các đường cắt nhau. Xóa

những điểm trùng nhau.

- Tự bỏ loại bỏ các đoạn thẳng có giá trị nhỏ hơn giá trị cho phép (Giá trị

cho phép = giá trị Dangle factor x tolerance).

Để sử dụng được MRFClean, cần phải mở file dgn đang sử dụng, sau đó

vào Utilities/MDL Application gọi MRFClean xuất hiện hộp thoại như sau:

Hình 72: Hộp thoại MRFClean

- Bước 1: Chọn Parameters xuất hiên hộp thoại sau, điền các thông số

Hình 73: Lựa chọn các thông số của MRFC

+ Trong mục: Remove Duplicates

- By Criteria: Xóa những đối tượng trùng nhau về vị trí và có cùng thuộc

tính

- By Geometry: Xóa những đối tượng trùng nhau về vị trí nhưng có

thuộc tính khác nhau.

+ Trong mục Use Cell As:

- Node: Xem cell như là một node.

- Non-Node: Không xem cell như là một node

+ Trong mục: By level

- Nếu đánh dấu: Chỉ có các đường trong Level được xử lý sẽ bị cắt tại

các điểm giao nhau.

- Nếu không đánh dấu: Các đường trong tất cả các level sẽ bị cắt tại các

điểm giao nhau.

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

78+ Stroke Circular Arcs: Đổi các đối tượng dạng Arc sang dạng Line.

+ Cuver factor: Khoảng cách lớn nhất giữa cung tròn và đường thẳng,

giá trị mặc định là 2, giá trị nhỏ nhất là 0,01.

+ Đặt chế độ tạo điểm giao:

- Fuzzy Intersection: Sửa các lỗi bắt điểm chưa tới. Khi điểm đường a

nằm trong vùng sai số của đường b và chưa bắt tới b thì a sẽ chập vào b và chia

b thành 2 đoạn.

- True Intersection: Tạo điểm giao giữa hai đường cắt nhau.

- Del_sub_tol_ele: Dùng để xóa bỏ các đường thẳng nhỏ hơn sai số cho

phép.

+ Đặt chế độ xóa điểm cuối tự do: Nếu các đường thẳng có điểm cuối tự

do có độ dài nhỏ hơn Dangle factor x tolerance thì sẽ bị xóa.

- Bước 2: Chọn Tolerance, xuất hiện hộp thoại

Hình 74: Cài đặt Tolerances

Chọn level, thay đổi thông số tolerance, chọn set. Sau đó trở về hộp

thoại MRFClean v8.0.1, chọn Clean.

Kết quả chúng ta thu được là một file dgn đã sửa lỗi (nhưng chúng ta

chưa biết những lỗi đó nằm ở đâu). Để tìm được vị trí lỗi và tiến hành sửa chữa

thì chúng ta phải sử dụng phần mềm MRFFlag để tìm kiếm.

Phần mềm MRFFlag thực chất cũng là một modul chạy trên

MicroStation, nó sẽ đánh dấu các lỗi bằng chữ cái (D,X,S) để chúng ta biết và

sửa lỗi. Cách gọi MRFFlag cũng tương tự như cách gọi MRFClean.

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

79

Sau khi gọi MRFFlag, cần biết các thông số trên hộp thoại như sau:

1. Bấm vào phím Flag_type để khai báo loại cờ (D,X,S).

2. Khai báo Level chứa cờ trong hộp text Flag_level.

3. Đánh hệ số zoom vào hộp text zoom_factor.

4. Trong thanh Edit_status sẽ báo số lượng cờ Vd: 4.

5. Bấm các phím:

- Next: để chạy đến vị trí lỗi tiếp theo.

- Prew; để chạy đến vị trí lỗi trước đó.

- Zoom_in: để phóng to hình.

- Zoom_out: để thu nhỏ hình.

- Delete_flag: để xoá cờ hiện thời.

- Delete_elm: để xoá đối tượng hiện thời.

- Delete_all: để xoá tất cả các cờ trong file.

Khi nút Next mờ đi và Edit_status báo done tức là tất cả các lỗi trong file

đã được sửa.

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

80

PHỤ LỤC CHƯƠNG 3

Để tạo bảng phân lớp các đối tượng, chúng ta thực hiện các bước như

sau:

1. Khởi động Feature Table Editor bằng cách:

Bấm vào Start/Program/I-Geovec/Feature Table Editor, xuất hiện hộp

hội thoại Creat/Edit Feature Table.

Hình 75: Tạo mới, sữa chữa bảng phân lớp đối tượng

2. Bấm vào phím Create xuất hiện hộp hội thoại Create Feature Table.

Hình 76: Tạo bảng phân lớp đối tượng

3. Chọn thư mục cần lưu file bằng cách nhấp đôi vào các hộp thư mục

bên phải.

4. Đánh tên file vào hộp Text Files.

5. Bấm phím → xuất hiện hộp hội thoại Feature Table Editor Command

Window. Biên soạn: Phạm Gia Tùng

Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế 81

Cách tạo Category (nhóm đối tượng)

Từ hộp hội thoại Feature Table Editor Command Window/Edit/Creat/

EditCategory, xuất hiện hộp hội thoại Creat/Edit Category

1. Bấm vào nút ADD.

2. Đánh tên nhóm đối tượng vào hộp text Active Category ,bấm Tab trên bàn

phím.

3. Làm lại bước 2-3 nếu muốn nhập thêm Category.

4. (Nếu) muốn sửa lại tên Category ,bấm nút EDIT ,chọn tên Ctegory

cần sửa

5. (Nếu) muốn xoá tên Category ,bấm nút DELETE ,chọn tên Ctegory

cần xoá.

6. Bấm OK sau khi tạo xong.

Hình 77: Tạo nhóm đối tượng

Cách tạo và định nghĩa Feature (đối tượng)

1. Từ hộp hội thoại Feature Table Editor command Window chọn

Edit/Creat/Edit Feature, xuất hiện hộp hội thoại List Feature.

2. Chọn nhóm đối tượng chứa đối tượng cần định nghĩa bằng cách bấm

con trỏ vào nhóm đối tượng bên hộp Creat/Edit Category,xuất hiện tên nhóm

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

82

đối tượng vừa chọn trên hộp Active Category.

3. Đánh mã đối tượng vào hộp Active Feature Code.

4. Đánh tên đối tượng vào hộp Active Feature Name.

5. Bấm phím Apply, xuất hiện hộp hội thoại Edit Feature Characteristics.

Hình 78: Sửa bảng phân lớp đối tượng

1. Bấm vào Linear, xuất hiện hộp hội thoại Edit Linear Characteristics.

2. Đánh số kiểu đường vào hộp text Style.

3. Đánh số lực nét vào hộp text weight.

4. Đánh số level vào hộp text Level.

5. Đánh số màu vào hộp text Color.

6. Bấm phím OK để xoá hộp hội thoại Edit Linear Characteristics.

7. Bấm phím OK để xoá hộp hội thoại List Feature.

Hình 79: Danh sách bảng lớp đối tượng

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

83

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

84

Cách ghi file.

Từ hộp thoại Feature Table Editor Command Window chọn File/Save.

Cách thoát khỏi Feature Table Editor.

Từ hộp hội thoại Feature Table Editor Command Window chọn File

/exit ,xuất hiện hộp thông báo hỏi lại người sử dụng có muốn ghi lại file trước

khi thoát không?, nếu muốn bấm OK, nếu không muốn bấm Cancel.

Câu hỏi ôn tập chương 3

1./ Sử dụng chức năng chuyển định dạng ảnh Raster trong MicroStation để chuyển các ảnh bản đồ đã có về các dạng ảnh có thể hiển thị bằng IrasB ?

2./ Phân biệt 2 cách mở ảnh để nắn ?

3./ Trình bày các phương pháp dựng lưới Km ?

4./ Thực hành nắn các ảnh đã có (từ câu 1) ?

5./ Ghi lại ảnh, mô hình sau khi nắn ảnh ?

6./ Thực hành thiết kế bảng màu và phân lớp ký hiệu ?

7./ Thực hành đặt chế độ điều khiển màn hình ?

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

85

CHƯƠNG 4: PHẦN MỀM FAMIS

4.1. Giới thiệu chung

"Phần mềm tích hợp cho đo vẽ và bản đồ địa chính (Field Work and

Cadastral Mapping Intergrated Software - FAMIS )" là một phần mềm nằm

trong Hệ thống phần mềm chuẩn thống nhất trong ngành địa chính phục vụ lập

bản đồ và hồ sơ địa chính có khả năng xử lý số liệu đo ngoại nghiệp, xây dựng,

xử lý và quản lý bản đồ địa chính số. Phần mềm đảm nhiệm công đoạn từ sau

khi đo vẽ ngoại nghiệp cho đến hoàn chỉnh một hệ thống bản đồ địa chính số.

Cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính kết hợp với cơ sở dữ liệu Hồ sơ Địa chính để

thành một cơ sở dữ liệu về Bản đồ và Hồ sơ địa chính thống nhất.

4.1.1. Các chức năng của phần mềm Famis

Các chức năng của phần mềm FAMIS được chia làm 2 nhóm lớn :

Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo

Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính

4.1.1.1. Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo

a. Quản lý khu đo: FAMIS quản lý các số liệu đo theo khu đo. Một đơn

vị hành chính có thể được chia thành nhiều khu đo. Số liệu đo trong 1 khu có

thể lưu trong 1 hoặc nhiều file dữ liệu. Người dùng có thể tự quản lý toàn bộ

các file dữ liệu của mình một cách đơn giản, tránh nhầm lẫn.

b. Thu nhận số liệu trị đo : Trị đo được lấy vào theo những nguồn tạo số

liệu phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay như: sổ đo điện tử,số liệu đo thủ công

được ghi trong sổ đo, phần mềm xử lý trị đo phổ biến SDR .

c. Giao diện hiển thị, sửa chữa rất tiện lợi, mềm dẻo. FAMIS cung cấp

hai phương pháp để hiển thị, tra cứu và sửa chữa trị đo qua giao diện tương tác

đồ họa màn hình hoặc qua bảng danh sách các trị đo

d. Công cụ tích toán : FAMIS cung cấp rất đầy đủ, phong phú các công

cụ tính toán : giao hội ( thuận nghịch), vẽ theo hướng vuông góc, điểm giao,

dóng hướng, cắt cạnh thửa v.v…Các công cụ thực hiện đơn giản, kết quả chính

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

86

xác. Các công cụ tính toán rất phù hợp với các thao tác đo vẽ mang đặc thù ở

Việt Nam.

e. Xuất số liệu: Số liệu trị đo có thể được in ra các thiết bị ra khác nhau

như máy in, máy vẽ. Các số liệu này cũng có thể xuất ra dưới các dạng file số

liệu khác nhau để có thể trao đổi với các hệ thống phần mềm khác như SDR.

g. Quản lý và xử lý các đối tượng bản đồ: Các đối tượng bản đồ được

sinh ra qua : tự động xử lý mã hoặc do người sử dụng vẽ vào qua vị trí các

điểm đo. FAMIS cung cấp công cụ để người dùng dễ dàng lựa chọn lớp thông

tin bản đồ cần sửa chữa và các thao tác chỉnh sửa trên các lớp thông tin này.

4.1.1.2 Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính

a. Nhập dữ liệu bản đồ từ nhiều nguồn khác nhau :

- Từ cơ sở dữ liệu trị đo. Các đối tượng bản đồ ở bên trị đo được đưa

thẳng vào bản đồ địa chính.

- Từ các hệ thống GIS khác. FAMIS giao tiếp với các hệ thống GIS khác

qua các file dữ liệu. FAMIS nhập những file sau : ARC của phần mềm

ARC/INFO ( ESRI - USA) , MIF của phần mềm MAPINFO ( MAPINFO -

USA). DXF ,DWG của phần mềm AutoCAD (AutoDesk - USA), DGN của

phần mềm GIS OFFICE ( INTERGRAPH - USA )

- Từ các công nghệ xây dựng bản đồ số : FAMIS giao tiếp trực tiếp với

một số công nghệ xây dựng bản đồ số hiện đang được sử dụng ở Tổng cục Địa

chính như : ảnh số ( IMAGE STATION), ảnh đơn ( IRASC , MGE-PC), vector

hóa bản đồ ( GEOVEC MGE-PC)

b. Quản lý các đối tượng bản đồ theo phân lớp chuẩn: FAMIS cung cấp

bảng phân loại các lớp thông tin của bản đồ địa chính. Việc phân lớp và cách

hiển thị các lớp thông tin tuân thủ theo qui phạm của Tổng cục Địa chính.

c. Tạo vùng, tự động tính diện tích. Tự động sửa lỗi. Tự động phát hiện

các lỗi còn lại và cho phép người dùng tự sửa. Chức năng thực hiện nhanh,

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

87

mềm dẻo cho phép người dùng tạo vùng trên một phạm vi bất kỳ. Cấu trúc file

dữ liệu tuân theo theo đúng mô hình topology cho bản đồ số vector.

d. Gán thông tin địa chính ban đầu: Đây là nhóm chức năng phục vụ

công tác qui chủ tạm thời. Gán, hiển thị, sửa chữa các thông tin thuộc tính được

gắn với thửa.

e. Thao tác trên bản đồ địa chính: Bao gồm các chức năng tạo bản đồ

địa chính từ bản đồ gốc. Tự động vẽ khung bản đồ địa chính. Đánh số thửa tự

động.

f. Tạo hồ sơ thửa đất: FAMIS cho phép tạo các loại hồ sơ thông dụng về

thửa đất bao gồm : Hồ sơ kỹ thuật thửa đất, Trích lục, Giấy chứng nhận. Dữ

liệu thuộc tính của thửa có thể lấy trực tiếp qua quá trình qui chủ tạm thời hoặc

móc nối sang lấy trong cơ sở dữ liệu Hồ sơ Địa chính.

g. Xử lý bản đồ : FAMIS cung cấp một số phép xử lý, thao tác thông

dụng nhất trên bản đồ.

- Nắn bản đồ, chuyển từ hệ thống toạ độ này sang hệ thống tọa độ khác

theo các phương pháp nắn affine, porjective.

- Tạo bản đồ chủ đề từ trường dữ liệu. Xây dựng các bản đồ theo phân

bậc số liệu. Kết hợp các phương pháp phân bậc trong bản đồ học và khả năng

biểu diễn (tô màu) của MicroStation, chức năng này cung cấp cho người dùng

một công cụ rất hiệu quả làm việc với các loại bản đồ chuyên đề khác nhau.

- Vẽ nhãn bản đồ từ trường số liệu. Các số liệu thuộc tính gán với các

đối tượng bản đồ có thể hiển thị thành các đối tượng đồ họa. Đây là một chức

năng thuận tiện cho trình bày và phân tích bản đồ.

h. Liên kết với cơ sở dữ liệu Hồ sơ Địa chính: Nhóm chức năng thực

hiện việc giao tiếp và kết nối với cơ sở dữ liệu và Hệ quản trị Hồ sơ Địa chính.

Các chức năng này đảm bảo cho 2 phần mềm FAMIS và CADDB tạo thành

một hệ thống thống nhất. Chức năng cho phép trao đổi dữ liệu hai chiều giữa 2

cơ sở dữ liệu cơ sở dữ liệu Bản đồ Địa chính và cơ sở dữ liệu Hồ sơ Địa chính ,

giữa 2 hệ thống phần mềm FAMIS và CADDB.

4.1.1.3. Cài đặt và khởi động Famis

a. Cài đặt

Trước đây, để sử dụng Famis, phải tiến hành cài đặt trải qua nhiều công

đoạn, tuy nhiên kể từ phiên bản Famis 2004 (Sau khi có luật đất đai 2003 có

hiệu lực) thì việc cài đặt Famis dễ dàng hơn rất nhiều. Người sử dụng sau khi

cài MicroStation, chỉ cần copy thư mục Famis cho vào thư mục gốc của ổ đĩa

điều hành.

Famis có giao diện bằng chữ Việt, để hiển thị chữ Việt trên menu và các

chức năng, cần phải thực hiện các bước cài đặt như sau:

- Từ màn hình desktop, kích chuột phải, chọn Properties, xuất hiện hộp

thoại Display Properties.

- Từ hộp thoại, chọn Appeareance/Advanced, xuất hiện hộp thoại

Advance Appeareance.

- Trong hộp thoại Advance Appeareance chọn font chữ cho các giao diện

là các kiểu chữ của bộ TCVN3 (VD: .Arial, .vntime…)

b. Khởi động

Chạy chương trình MicroStation.

- Từ dòng lệnh của MicroStation đánh "mdl load c:/famis/famis"

- Trên màn hình xuất hiện menu các chức năng của phần mềm FAMIS.

Trong Famis có 3 mô đun là: Cơ sở dữ liệu trị đo, Cơ sở dữ liệu bản đồ,

Tiện ích

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

88

4.2. Giới thiệu một số chức năng quan trọng của Famis

4.2.1. Các chức năng thao tác cơ sở dữ liệu trị đo

Các chức năng trong nhóm này thực hiện các thao tác trên cơ sở dữ liệu

trị đo. Cơ sở dữ liệu trị đo là cơ sở dữ liệu lưu trữ toàn bộ số liệu đo đạc trong

quá trình xây dựng bản đồ địa chính. Cơ sở dữ liệu trị đo là các cơ sở dữ liệu

nền để xây dựng lên cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính.

4.2.1.1. Quản lý khu đo

Nhóm chức năng giao tiếp giữa người sử dụng và các file dữ liệu trị đo

lưu trong cơ sở dữ liệu tri đo.

a. Mở một khu đo đã có

Số liệu của một khu đo được lưu vào một file trị đo. File trị đo có thể lưu

một hoặc nhiều dữ liệu trị đo gốc. File số liệu trị đo có phần mở rộng là .COG,

lưu trong một thư mục do người dùng tự định nghĩa. Menu Chọn Quản lý khu

đo/Mở một khu đo đã có

b. Tạo mới khu đo

Chức năng cho phép tạo mới trực tiếp một file dữ liệu trị đo.

Menu Chọn Quản lý khu đo/Tạo mới khu đo

c. Ghi lại

Ghi lại số liệu đang có trong bộ nhớ vào file trị đo đang mở.

Menu Chọn Quản lý khu đo/Ghi lại

Hình 80: Mở một khu đo

Biên soạn: Phạm Gia Tùng

Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế 89

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

90

4.2.1.2 Hiển thị

Nhóm chức năng quản lý cách hiển thị các số liệu đã có trong file trị đo

ra màn hình.

a. Hiển thị các lớp thông tin trị đo

Chức năng dùng để bật tắt các lớp thông tin của file trị đo. Từ Menu

Chọn Hiển thị/Hiển thị các lớp thông tin trị đo

Các lớp thông tin trị đo bao gồm : Các trạm đo, điểm đo chi tiết, các đối

tượng đồ họa được vẽ tự động sau quá trình xử lý mã, các đối tượng đồ họa do

người dùng tự vẽ qua những công cụ xử lý đồ họa của Microstation, các chữ

mô tả số hiệu trạm, điểm đo, các chữ mô tả mã của điểm đo.

b. Tạo mô tả trị đo

Đây là một chức năng tạo các đối tượng chữ ( text ) để mô tả thông tin đi

kèm theo với các trạm đo, điểm đo chi tiết. Menu Chọn Hiển thị/Tạo mô tả trị

đo

4.2.1.3. Nhập số liệu

Nhóm các chức năng trao đổi dữ liệu với bên ngoài

a. Import

Chức năng nhập số liệu từ ngoài vào file trị đo, từ các nguồn như: máy

toàn đạc, các phần mềm khác, sổ đo chi tiết. Menu Chọn Nhập số liệu /Import

b. Export

Chức năng xuất các trị đo trong file ra các dạng file khác nhau để trao

đổi thông tin với các hệ thống khác. Chức năng cho phép xuất ra 2 dạng file là

file text trị đo (ASC) và file cơ sở dữ liệu trị đo của SDR ( TXT ). Menu

Chọn Nhập số liệu /Export

c. Sửa chữa trị đo

Chức năng được dùng để sửa chữa các trị đo qua giao diện hiển thị của

các trị đo trên màn hình. Menu Chọn Nhập số liệu /Sửa chữa trị đo

d. Bảng số liệu trị đo

Chức năng cung cấp một phương pháp khác để sửa chữa cơ sở dữ liệu trị

đo. Thông tin của trị đo được hiện ra dưới dạng bảng. Một bản ghi tương ứng

với 1 trị đo cụ thể. Đây là một hình thức giao diện rất thuận tiện cho sửa chữa

các trị đo. Menu Chọn Nhập số liệu/Bảng số liệu trị đo

Hình 81: Danh sách trạm đo

4.2.1.4 Xử lý, tính toán

Là nhóm chức năng cung cấp các công cụ tính toán thông dụng thường

dùng trong đo đạc, xây dựng bản đồ địa chính. Những công cụ được cung cấp

ở đây chỉ là những công cụ không sẵn có trong MicroStation.

a. Nối điểm theo số hiệu

Là quá trình tạo các đường theo số hiệu các điểm đo chi tiết. Biên soạn: Phạm Gia Tùng

Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế 91

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

92

b. Giao hội thuận

Chức năng thực hiện phép toán giao hội thuận trong trắc địa. Chức năng

thực hiện các giao hội giữa 1 trị đo theo những kiểu sau đây : Cạnh - Cạnh,

Góc - Cạnh, Góc – Góc. Menu Chọn Xử lý, tính toán/Giao hội thuận

Ấn và chọn các điểm trên màn hình, các điểm được chọn sẽ xuất hiện tọa

độ trong hộp thoại.

Xác định kiểu giao hội thuận bằng cách đánh dấu vào các tham số

<Cạnh > < Góc >.

Trong trường hợp không giao hội được, chương trình sẽ thông báo cho

người dùng. Còn trong trường hợp có 2 điểm đo thỏa nãm điều kiện giao hội

(cạnh - cạnh ) thì chương trình tạo ra hai điểm đo này. Người dùng sẽ phải tự

quyết định sẽ xóa điểm đo nào đi.

c. Giao hội nghịch

Chức năng thực hiện phép toán giao hội nghịch trong trắc địa. Chức

năng tạo trị đo mới khi biết tọa độ 3 trị đo và 2 góc giữa trị đo mới tới 2 trong 3

trị đo dã biết. Menu Chọn Xử lý, tính toán/Giao hội nghịch

Ấn và chọn các điểm trên màn hình, các điểm được chọn sẽ hiển thị tọa

độ trong hộp thoại.

Đánh dấu và vào giá trị góc < Góc_12 > < Góc_13>: lần lượt là góc từ

điểm mới nhìn xuống cạnh 12, cạnh 13.

d. Chia thửa

Chức năng là công cụ tạo các cạnh thửa mới dựa trên 2 cạnh thửa cũ.

Những cạnh thửa mới sẽ thỏa mãn :

- Song song với nhau theo một góc cho trước hoặc song song với với

một cạnh thửa đã có (cạnh định hướng).

- Điểm đầu của các cạnh thửa mới nằm trên một cạnh thửa đã có.

- Điểm cuối của các cạnh mới nằm trên một cạnh thửa nào đó.

Hình 82: Sơ đồ chia thửa

Menu Chọn Xử lý, tính toán/Chia thửa

Hình 83: Hộp thoại chia thửa

Chọn hướng cho các cạnh thửa mới. Người dùng có thể vào trực tiếp giá

trị góc của cạnh mới so với trục đứng hoặc chọn <Hướng> và chọn một cạnh

thửa nào đó đã có. Chương trình sẽ tự tính được góc từ cạnh hướng này.

Chọn cạnh thửa bị chia : chọn <Đường chia> và chọn một cạnh thửa đã

có. Cạnh thửa nào được chọn sẽ chuyển sang màu tím.

Chọn cạnh thửa biên : chọn <Đường biên> và chọn một cạnh thửa đã có.

Cạnh thửa nào được chọn sẽ chuyển sang màu xanh.

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

93

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

94

Chọn hướng chia, các cạnh thửa mới được tạo theo chiều từ phải sang

trái hoặc ngược lại trên cạnh bị chia.

Chọn kiểu chia, chức năng cung cấp 3 kiểu chia cạnh bị chia như sau :

- Kiểu <Độ dài> : khoảng cách giữa các cạnh thửa mới sẽ luôn là giá trị

độ dài này. (d1 = d2 =…… = dn=giá trị độ dài)

- Kiểu < Số đoạn > : Cạnh bị chia sẽ chia thành n đoạn bằng nhau. Các

cạnh mới sẽ bắt đầu từ các điểm chia này (d1=d2=..=dn = Độ dài của cạnh bị

chia / n)

- Kiểu <Tùy chọn> : Cạnh bị chia sẽ chia theo các độ dài khác nhau do

người dùng vào theo từng cạnh mới một. Trong trường hợp kiểu chia là <Tùy

chọn> thì người dùng sẽ phải lần lượt vào các giá trị độ dài liên tiếp trong cửa

sổ giao diện.

Chọn < Tiếp tục > để chia tiếp theo độ dài vừa vào hoặc chọn <Chấm

dứt > để thôi không chia nữa.

Chọn <Đặt lại> để xóa tòa bộ những lựa chọn và giá trị tham số đặt ở

trên, làm lại mới.

Chọn <Thoát> để ra khỏi chức năng chia thửa.

4.2.2. Các chức năng thao tác bản đồ địa chính

4.2.2.1. Tạo Topology

Topology là một mô hình lưu trữ dữ liệu bản đồ (không gian) đã được

chuẩn hóa trên toàn thế giới. Mô hình không chỉ lưu trữ các thông tin địa lý mô

tả về vị trí, kích thước, hình dạng của từng đối tượng bản đồ riêng lẻ mà còn

mô tả được quan hệ về mặt không gian giữa các đối tượng bản đồ như nối

nhau, kề nhau.

Đây là nhóm chức năng quan trọng nhất của phần xây dựng bản đồ. Nó

bao gồm các chức năng thực hiện và đảm bảo thực hiện đúng công việc đóng

vùng các thửa từ các cạnh thửa đã có. Topology là mô hình để đảm bảo việc tự

động tính diện tích, là đầu vào cho các chức năng tạo bản đồ địa chính, tạo hồ

sơ thửa, tạo bản đồ chủ đề, vẽ nhãn thửa .v.v. sau này.

a. Tự động tìm, sửa lỗi ( MRF CLEAN )

Chức năng tự động sửa lỗi thông dụng trong bản đồ số như là: Bắt quá

(Overshoot ), Bắt chưa tới ( Undershoot ),Trùng nhau ( Dupplicate )

(Xem chi tiết phần trong chương 3 phần tự đồng tìm sửa lỗi)

b. Sửa lỗi ( MRF FLAG )

Chức năng hiển thị vị trí các lỗi mà MRF FLAG không tự động sửa

được và để người dùng tự sửa.

(Xem chi tiết phần trong chương 3 phần tự đồng tìm sửa lỗi)

c. Tạo vùng ( Tạo topology )

Chức năng thực hiện tạo topology cho các đối tượng bản đồ được lựa

chọn. Hiện tại chương trình chỉ tạo topology cho các đối tượng dạng vùng như

là thửa đất, sông suối.

Các đối tượng tham gia tạo topology có thể nằm trên nhiều level khác

nhau, trên toàn file hoặc chỉ một vùng do người dùng định nghĩa ( fence )

Menu : Chọn Tạo topology /Tạo vùng.

Hình 84: Hộp thoại tạo vùng

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

95

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

96

Trong hộp thoại, cần lưu ý một số vấn đề như sau:

- Chon level chứa các đối tượng tham gia tạo vùng.

- Đánh mã sử dụng đất của loại đất mà có nhiều nhất trong khu vực.

- Chọn level chứa tâm thửa đất và màu của tâm thửa đất

- Đánh dấu vào các lựa chọn.

4.2.2.2. Gán thông tin hồ sơ địa chính ban đầu

Nhóm các chức năng này phục vụ quá trình gán thông tin địa chính ban

đầu. Hay nói cách khác, các thông tin hồ sơ địa chính ban đầu : loại đất, tên

chủ sử dụng, địa chỉnh được gán cho các thửa trong quá trình xây dựng và hoàn

chỉnh bản đồ địa chính.

Các thông tin hồ sơ địa chính ban đầu của thửa bao gồm : Số hiệu bản

đồ, Số hiệu thửa, Diện tích,Loại đất , Tên chủ sử dụng ,Địa chỉ.

Các thông tin hồ sơ địa chính ban đầu được tạo ra như sau : Số hiệu bản

đồ từ bảng chắp phân mảnh bản đồ địa chính, Số hiệu thửađược đánh tự động

bằng chức năng "Tự động đánh số thửa" hoặc do người dùng tự đánh trong quá

trình qui chủ từ nhãn., Diện tích : được tính tự động qua quá trình tạo vùng,

Loại đất, tên chủ sử dụng, địa chỉ được gán cho thửa bằng nhãn qui chủ qua

chức năng Qui chủ từ nhãn.

a. Gán dữ liệu từ nhãn

Chức năng làm nhiệm vụ tự động lấy thông tin từ các nhãn qui chủ gán

cho thửa. Chức năng sẽ lấy thông tin ở nhãn qui chủ nào nằm trong thửa để

gán.

b. Sửa nhãn thửa

Sửa chữa các thông tin hồ sơ của thửa qua chọn nhãn thửa trên màn hình

Menu Chọn Gán thông tin địa chónh ban đầu/Sửa nhãn thửa

c. Sửa bảng nhãn thửa

Chức năng cung cấp một cách khác để sửa thông tin của thửa. Các thông

tin của thửa được hiện lên nàm hình dưới dạng một bảng (Borwse Table). Mỗi

một hàng tương ứng với thông tin của một thửa. Menu Chọn Gán thông tin địa

chính ban đầu/Sửa bảng nhãn thửa

4.2.2.3. Bản đồ địa chính

a. Đánh số thửa tự động

Chức năng đánh số các thửa trong bản đồ theo thứ tự từ trên xuống dưới,

từ trái qua phải. Vị trí thửa được xác đinh qua vị trí điểm đặc trưng thửa. Để

tránh việc đánh số thửa theo so sánh vị trí tuyệt đối (sẽ dẫn tới tình trạng số

hiệu thửa sau khi đánh song rất khó theo dõi do đôi khi vị trí của hai thửa có số

hiệu liên tiếp rất xa nhau), chức năng cho phép định nghĩa một khoảng (băng

rộng) theo chiều ngang, các thửa nào rơi vào cùng một khoảng (băng) thì được

đánh số thửa từ phải sang trái mà không quan tâm đến vị trí trên dưới.

Các thửa tham gia vào đánh số có thể là toàn bộ thửa trên file bản đồ

hiện thời hoặc trong một vùng nào đó do người dùng định nghĩa bằng fence.

Menu : Chọn Bản đồ địa chính/Đánh số thửa tự động

Hình 85: Đánh số thửa tự động

b. Tạo hồ sơ kỹ thuật thửa

Đây là chức năng tạo ra các bản hồ sơ của thửa đất theo những mẫu qui

định của Tổng cục Địa chính. Chức năng cho phép tạo ra các loại hồ sơ của

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

97

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

98

thửa đất như sau : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ kỹ thuật, biên

bản hiện trạng… Menu Chọn Bản đồ địa chính/Tạo hồ sơ kỹ thuật

(Chi tiết sẽ được trình bày trong phần 4.3)

c. Tạo bản đồ địa chính

Chức năng tự động tạo một file mới lưu bản đồ địa chính từ bản đồ nền.

Menu Chọn Bản đồ địa chính/Tạo bản đồ địa chính, xuất hiện hộp thoại:

Chức năng này sẽ cho phép chúng ta lựa xây dựng được các mảnh bản

đồ có số hiệu theo đúng quy phạm của bản đồ địa chính.

d. Tạo khung bản đồ địa chính

Chức năng tạo ra khung bản đồ địa chính với vị trí và cách thể hiện theo

đúng qui phạm qui định. Menu Chọn Bản đồ địa chính/Tạo khung bản đồ địa

chính.

Sau khi nhập các thông số như tên xã, huyện, tỉnh và tỷ lệ bản đồ địa

chính cần lập, chúng ta sẽ chọn khu vực bản đồ được đưa vào khung bằng cách

sử dụng fence hoặc chọn bản đồ. Khi chúng ta chọn thì tọa độ góc khung sẽ

hiển thị và số hiệu mảnh bản đồ sẽ hiển thị trên đúng với quy phạm trên cơ sở

tính toán các tham số.

4.2.2.4. Xử lý bản đồ

a. Nắn bản đồ

Chức năng dùng để nắn, chuyển các đối tượng bản đồ từ một hệ thống

tọa độ khác sang hệ thống tọa độ của file bản đồ hiện tại thông qua các phép

nắn Projective với các cặp điểm tọa độ khống chế. Hiện tại chức năng chỉ cho

phép nắn với 4 điểm, trong phiên bản tiếp theo, chức năng cho phép nắn với số

lượng điểm lớn hơn và các phương pháp nắn với bậc cao hơn.

Menu Chọn Xử lý bản đồ/Nắn bản đồ

Hình 86: Nắn bản đồ

Chúng ta mở file cần nắn đưa vào file bản đồ hiện thời, đặt các cửa sổ

hiển thị ( view ) sau cho các cặp điểm tương ứng có thể nhìn và chọn dễ dàng.

Lần luợt chọn 4 cặp điểm tương ứng giữa file tham chiếu và file bản đồ hiện

tại. Nếu chỉ chuyển một vùng nào đó trên file tham chiếu, chọn fence và định

nghĩa vùng bằng fence.

b. Tạo bản đồ chủ đề từ trường số liệu

Chức năng cung cấp cho người dùng một công cụ rất mạnh để sinh ra

bản đồ chủ đề khác nhau trên một file bản đồ chính theo các số liệu thuộc tính

liên kết với các đối tượng bản đồ.

Để tạo bản đồ chủ đề, người ta phân loại một nhóm các đối tượng bản đồ

dựa theo một thuộc tính nào đó. các đối tượng bản đồ trong cùng một phân loại

có cùng một kiểu hiển thị ( màu sắc, ký hiệu, mẫu tô ) trên màn hình đồ họa.

Cách phân loại dựa trên thuộc tính thường gồm 2 kiểu như sau :

Trong khoảng (range ) : tất cả các đối có thuộc tính nằm trong khoảng

giới hạn cận trên và cận dưới này đề thuộc 1 phân loại. Đây chính là bài toán

phân bậc bản đồ trong bản đồ học.

Theo chỉ số duy nhất (Invidual value ) : tất cả các đối tượng có cùng 1

giá trị của thuộc tính đều được gộp vào một phân loại. Biên soạn: Phạm Gia Tùng

Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế 99

Hiện tại, để đáp ứng nhu cầu làm việc trên bản đồ địa chính, chức năng

này chỉ xây dựng các bản đồ chuyên đề dựa các thửa (đối tượng có kiểu vùng).

Chức năng còn có thể phát triển thêm và làm việc với tất cả các loại đối tượng

bản đồ khác nhau.

Các đối tượng bản đồ được lưu trong file DGN, còn dữ liệu thuộc tính

được lưu trong file dữ liệu dạng DBF. File DBF bắt buộc phải có trường số

hiệu PARCEL_ID tương ứng với số hiệu thửa của các thửa trên bản đồ. Đây

chính là trường khóa, móc nối giữa thửa trên bản đồ và trường của chúng.

Menu Chọn Xử lý bản đồ /Tạo bản đồ chủ đề từ trường số liệu

c. Vẽ nhãn thửa từ trường số liệu

Một trong những công cụ thường dùng nhất cho sử dụng bản đồ số là vẽ

nhãn ( label ) cho các đối tượng bản đồ từ dữ liệu thuộc tính của nó. Một đối

tượng bản đồ có thể có rất nhiều loại dữ liệu thuộc tính đi kèm theo. Tại một

thời điểm, không thể hiển thị tất cả các dữ liệu liên quan đến ra được. Vì vậy,

chức năng vẽ nhãn thửa sẽ cung cấp cho người dùng một công cụ để vẽ ra màn

hình mọt số loại dữ liệu thuộc tính do người dùng tự định nghĩa và theo một

định dạng cho trước.

Do phần mềm đáp ứng cho quản lý và xử lý bản đồ địa chính nên các đối

tượng bản đồ có khả năng vẽ nhãn chỉ là các đối tượng kiểu vùng đã được tạo

topology. Menu Chọn Xử lý bản đồ/Vẽ nhãn thửa

Nhãn thửa là nhãn lấy số liệu từ các trường : số hiệu thửa, loại đất và

diện tích.

Nhãn sau khi tạo xong có dạng :

Diên tichhiêu thua Sôđât Loai =

Nhãn qui chủ là nhãn phục vụ qua trình đăng ký sơ bộ. Nhãn thửa là

nhãn lấy số liệu từ các trường : số hiệu thửa, loại đất, tên chủ sử dụng và địa

chỉ. Biên soạn: Phạm Gia Tùng

Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế 100

4.3. Xây dựng bản đồ địa chính và các loại hồ sơ đất đai bằng Famis

4.3.1. Xây dựng bản đồ địa chính

4.3.1.1. Quy trình xây dựng bản đồ địa chính

Bản đồ địa chính được thành lập bằng phần mềm Famis theo quy trình

như sau:

Nhập số liệu Tạo mô tả trị Kiểm

tra, sửa chữa trị đo

Nối điểm Lưu bản đồ dưới dạng file DGN

Nạp file bản đồ Sửa lỗi

Tạo BĐĐC

Hoàn thành bản đồ

Trang trí (Vẽ khung và

nhãn thửa)

Nhập thông tin

Phân mảnh bản đồ (Tạo bản chắp)

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

101

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

102

4.3.1.2. Phân lớp các đối tượng thể hiện nội dung BĐĐC trong MicroStation Theo Quy phạm thành lập bản đồ địa chính do Tổng cục địa chính ban

hành năm 1999, quy định việc phân lớp các đối tượng thể hiện nội dung BĐĐC trên các Level trong MicroStation như sau:

BẢNG PHÂN LỚP CÁC ĐỐI TƯỢNG CỦA BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH (Lược trích)

Phân nhóm chính

Lớp đối tượng

Đối tượng Level Dữ liệu thuộc tính

Điểm thiên văn 6 Tên, độ cao Điểm tọa độ nhà nước 6 Số hiệu điểm, độ cao

Điểm nhà nước

Điểm độ cao nhà nước 6 Độ cao Điểm độ cao kỹ thuật 7 Độ cao Điểm tọa độ địa chính I,II 8 Số hiệu điểm, độ cao Điểm khống chế đo vẽ, trạm đo 8

Điểm khống chế trắc địa

Điểm khống chế đo vẽ

Ghi chú số hiệu điểm độ cao 9 Đường ranh giới thửa đất 10 Độ rộng bờ thửa Điểm tâm thửa 11

Thửa đất Ranh giới thửa đất

Ghi chú về thửa đất 13 Chỉ giới đường 23 Cầu 27

Giao thông Đường ô tô, phố

Tên đường 28 Đường mép nước 30 Kênh mương rãnh thoát nước 32 Đường bờ 31

Đường nước

Cống, đập 36 Đường mặt đê 37

Thủy hệ

Đê Đường giới hạn chân đê 38 Mạng lưới điện 55 Mạng thoát nước thải 56 Mạng viễn thông, liên lạc 57

Cơ sở hạ tầng

Mạng cung cấp nước 58 Khung bản đồ 63 Khung bản

đồ Ghi chú, ký hiệu 63 Trình bày

Nhãn thửa Nhãn thửa 13 Số thửa, loại đất… Tường nhà 14 Điểm nhãn nhà 15 Vật liệu, số tầng… Ký hiệu tường chung, tường riêng, nhờ tường

16

Nhà, Khối nhà

Ghi chú về nhà 16

Phân nhóm chính

Lớp đối tượng

Đối tượng Level Dữ liệu thuộc tính

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

103

4.3.1.3. Các bước thành lập bản đồ địa chính bằng Famis

a. Nhập số liệu

Số liệu đo được nhập vào Famis bằng 3 cách.

- Cách 1: Từ các số liệu đo bằng máy toàn đạc điện tử TC,

SOKKIA…thì có thể trút thẳng số liệu từ máy toàn đạc sang Famis.

- Cách 2: Đối với các loại máy khác (ví dụ như NIKKON) thì phải trút

qua một phần mềm trung gian khác là SDR rồi mới trút sang Famis.

- Cách 3: Từ các kết quả đo, chúng ta sẽ tạo file sổ đo chi tiết bằng

Notepad có dạng như sau:

TR <Số hiệu trạm định hướng> <Y> <X> TR <Số hiệu trạm đo 1> <Y> <X> <Độ cao trạm> <Độ cao máy> DKD <Số hiệu trạm định hướng> <Số hiệu điểm đo 1> <góc> <cạnh> <góc thiên đỉnh> …………………… <Số hiệu điểm đo n> <góc> <cạnh> <góc thiên đỉnh> TR <Số hiệu trạm đo đo 2> <Y> <X> <Độ cao trạm> <Độ cao máy> <Số hiệu điểm đo n + 1> <góc> <cạnh> <thiên đỉnh> …………………… <Số hiệu điểm đo m> <góc> <cạnh> <góc thiên đỉnh>

Biên giới quốc gia xác định 40 Biên giới quốc gia chưa xác định

40 Địa giới Địa giới

quốc gia

Mốc biên giới quốc gia, số hiệu mốc

41 Tên mốc

Địa giới tỉnh xác định 42 Địa giới tỉnh chưa xác định 42

Địa giới tỉnh

Mốc địa giới tỉnh, số hiệu 43 Tên mốc Địa giới huyện xác định 44 Địa giới huyện chưa xác định 44

Địa giới huyện

Mốc địa giới huyện, số hiệu 45 Tên mốc Địa giới xã xác định 46 Địa giới xã chưa xác định 46 Mốc địa giới xã, số hiệu 47 Tên mốc

Địa giới xã

Tên địa danh, cụm dân cư 48

Trong quá trình tạo file dữ liệu đầu vào, cần lưu ý cách viết giá trị đo

góc như sau: DDDPPGG: Phần mềm sẽ tự tính từ phải sang trái theo dãy số để

lấy giá trị đúng. Ví dụ: 230708 (23 độ 7 phút 8 giây).

Sau khi đã có số liệu đo, chúng ta thực hiện các như sau:

Cơ sở dữ liệu trị đo/Nhập số liệu/Import

Hình 87: Nhập số liệu

Xuất hiện hộp thoại: Nhập số liệu từ số liệu đo gốc. Tuỳ thuộc vào

format của từng loại số liệu đo gốc, chúng ta lựa chọn trong hộp List Type cho

phù hợp rồi chọn Enter

Hình 88: Nhập số liệu từ số liệu đo gốc

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

104

b. Tạo mô tả trị đo

Từ menu chọn Hiển thị/Tạo mô tả trị đo, xuất hiện hộp thoại

Chúng ta chọn các nội dung cần hiển thị trong nhãn trị đo, trong đó quan

trọng nhất là số hiệu nhãn để tiến hành nối điểm chính xác.

Xác định vị trí đặt text mô tả trị đo từ vị trí của trị đo qua khoảng cách

<Dx> , <Dy> ở phần <Khoảng cách từ trị đo>. Đơn vị tính là mét. Xác định

kích thước chữ mô tả trị đo qua <Kích thước>. Xác định level sẽ chứa text mô

tả trị đo qua <level>. Xác định màu của text mô tả qua việc chọn màu ở

<Màu>

Lúc này những ô nào trong phần nội dung được đánh dấu thì sẽ hiển thị

lên.

c. Sửa chữa trị đo

Đây là chức năng rất linh hoạt, cho phép người dung có thể thay đổi các

giá trị đo, thêm các trị đo một cách trực tiếp trên file đồ họa. Khi tiến hành sửa

trị đo và thêm, bớt trị đo cần phải nhập đầy đủ các thông số của trị đo đó là: Số

hiệu trạm đo, số hiệu điểm đo (duy nhất), các giá trị đo góc. Sau khi hoàn thành

việc lựa chọn, các trị đo mới sẽ được hiển thị trên màn hình.

d. Nối điểm

Căn cứ vào sơ đồ đo, tiến hành nối điểm theo các số hiệu. Công đoạn

này đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa người đứng máy (người tạo số hiệu điểm

đo) với người đi sơ đồ.

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

105

Nguyên tắc nối : nối theo thứ tự các điểm được liệt kê từ trái sang phải.

Các số hiệu điểm phân biệt nhau bằng dấu , (dấu phẩy). Nếu điểm nối liên tục

theo thứ tăng dần thì được liệt kê số hiệu điểm đầu và điểm cuối cách nhau

bẳng dấu - (dấu gạch ngang). Sau khi liệt kê xong, chọn phím <Nối> để

chương trình tự động nối.

Các dòng có thể được soạn trước là lưu trong một file dạng text. Chọn

file này bằng cách chọn phím <File>. Sau khi chọn xong, chọn phím <Nối> để

chương trình tự động nối.

e. Nạp bản đồ và sửa lỗi

Mở bản đồ nền vừa mới nối xong, chạy phần mềm tự động tìm sửa lỗi

(Xem ở Chương 3)

f. Tạo phân mảnh bản đồ

Đây là công đoạn quan trọng trong quá trình xây dựng bản đồ địa chính

số. Từ Menu chọn Bản đồ địa chính/Tạo bản đồ địa chính, xuất hiện hộp thoại

phân mảnh bản đồ.

Kích đúp chuột trái ở góc trái dưới bản đồ, sau đó kích đúp chuột trái ở

góc phải trên của bản đô, trả về chuột phải sẽ xuất hiện các vùng bao bản đồ

nền. Mỗi một vùng bao bản đồ nền là một mảnh bản đồ địa chính tương ứng

với tỷ lệ đã được chọn. Tọa độ của mỗi khung bao mảnh chính là tọa độ của tờ

bản đồ đó. Famis sẽ tự động tính toán ra tọa độ khung của mỗi mảnh bản đồ

trên cơ sở giá trị của các điểm đo và tỷ lệ bản đồ tương ứng.

g. Tạo bản đồ địa chính

Tạo Topology thực chất là tạo vùng cho các đối tượng được khép kín bởi

nhiều đường thẳng với nhau.

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

106

Trong quá trình xây dựng bản đồ địa chính, các đối tượng cần tạo

Topology là các thửa đất, bởi vì đây là các vùng khép kín, đồng thời khi tạo

Topology mới thực hiện được các bước như vẽ nhãn, đếm số thửa.

Để tạo Topology, cần thực hiện các bước như sau:

Từ Menu chọn Tạo Topology/Tạo vùng, xuất hiện hộp thoại tạo vùng.

Từ hộp thoại trên, chúng ta nhập các thông số, đặc biệt cần phải lưu ý đến

thông số level, vì trên mảnh bản đồ có rất nhiều đối tượng khác nhau như dạng

vùng khép kín, dạng điểm, dạng tuyến… mỗi một loại đối tượng được đưa vào

một level khác nhau, chính vì vậy cần phải biết chính xác, ranh giới thửa đất

nằm ở level nào để tạo cho chính xác.

Khi tạo xong, sẽ ở các thửa đất sẽ xuất hiện các tâm thửa, làm lần lượt

cho từng tờ bản đồ đã được tạo mảnh (DC1.dgn, DC2.dgn…..). Sau khi tạo

Topology xong, cần đánh số thửa tự động cho từng tờ bản đồ.

Hình 89: Một bản đồ gốc được chạy Topology

Biên soạn: Phạm Gia Tùng

Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế 107

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

108

Trước khi thực hiện tạo bản đồ địa chính, cần phải tạo một thư mục mới

để lưu các mảnh bản đồ.Từ Menu chọn Bản đồ địa chính/Tạo bản đồ địa chính,

xuất hiện hộp thoại tạo mảnh bản đồ.

Trên cơ sở bản đồ gốc đã được phân mảnh, chúng ta chọn số thứ tự của

mảnh bản đồ rồi kích chuột vào “Chọn bản đồ” sau đó kích vào một thửa mà

nằm gọn trong mảnh bản đồ từ mảnh bản đồ gốc. Trên màn hình xuất hiện hộp

thoại để chúng ta lưu mảnh bản đồ. Tên file sẽ là DCn.dgn (Trong đó n là số

thứ tự mảnh bản đồ) và chúng ta chọn thư mục đã tạo sẵn để lưư bản đồ. Khi

chúng ta chọn xong, file bản đồ gốc sẽ bị đóng lại và file DCn.dgn sẽ mở ra.

Sau đó, mở lại file bản đồ gốc, lặp lại các bước như trên, tạo ra mảnh

bản đồ địa chính tiếp theo cho đến hết các phân mảnh bản đồ.

h. Cập nhật thông tin cho thửa đất

Các thông tin trong từng thửa đất sẽ được cập nhờ vào các chức năng

gán thông tin địa chính.

i. Tạo khung bản đồ và vẽ nhãn thửa

Bước tiếp theo là tạo khung bản đồ địa chính, lưu ý cần lựa chọn tỷ lệ

khung phù hợp với tỷ lệ bản đồ đã được phân mảnh và điền đầy đủ các thông

tin cần thiết (tên đơn vị hành chính). Level chứa khung bản đồ địa chính ở lớp

63.

Để vẽ được nhãn thửa, từ Menu chọn Xử lý bản đồ/Vẽ nhãn thửa xuất

hiện hộp thoại vẽ nhãn thửa. Quy trình vẽ nhãn thửa đã được trình bày ở phần

trên, tuy nhiên trong quá trình vẽ nhãn thửa cho bản đồ địa chính cần phải lưu

ý về các thửa nhỏ. Các thửa nhỏ là các thửa có diện tích quá nhỏ, không thể

hiện được nhãn của thửa đó trên tờ bản đồ, mà chỉ thể hiện được số thửa đất.

Để vẽ nhãn thửa các thửa nhỏ, cần thực hiện như sau: Giới hạn về diện tích

thửa nhỏ, nhập tọa độ góc khung trái dưới vào hộp thoại.

Hình 90: Một vài thửa đất trong một mảnh bản đồ địa chính

4.3.2. Xây dựng các loại hồ sơ đất đai

Trong phần này sẽ trình bày phương pháp xây dựng các loại hồ sơ đất

đai như: hồ sơ kỹ thuật, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

4.3.2.1. Các bước chung

Để xây dựng hồ sơ đất đai, từ menu Chọn bản đồ địa chính/tạo hồ sơ kỹ

thuật thửa, xuất hiện hộp thoại như sau:

Hình 91: Tạo hồ sơ thửa đất

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

109

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

110

Từ hộp thoại trên, chọn loại hồ sơ kỹ thuật phù hợp và điền các thông số

như: Tỷ lệ bản vẽ, các yếu tố thể hiện, mã sử dụng đất…để hiển thị trên hồ sơ.

Sau đó, bấm vào “chọn thửa” và kichs chuột vào tâm thửa đất. Lúc này một file

templace.dgn sẽ xuất hiện, lưu file này lại với một tên bất kỳ (ví dụ:

Hsthua6.dgn….).

4.3.2.2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là cơ sở pháp lý quan trọng nhất

trong hồ sơ đất đai. Chính vè vậy việc xây dựng GCNQSDĐ có một số sự khác

biệt như sau:

- Khi xuất hiện hộp thoại xây dựng hồ sơ kỹ thuật thửa đất, chọn loại hồ

sơ cần xây dựng là GCN

- Chọn các thông số phù hợp

- Chọn thửa, lúc này một file templace.dgn sẽ xuất hiện chứa khuôn mẫu

của GCN nhưng chưa có các nội dung.

- Sau đó, bấm vào GCN ở góc phải dưới của hộp thoại, sẽ xuất hiện một

cửa sổ cho phép chúng ta điền các nội dung vào.

Hình 92: Cửa sổ nhập thông tin GCNQSDĐ

Sau khi điền các thông tin vào, chúng ta chọn “chuyển ra in” và “ghi lại

GCN” lúc đó mời hoàn thành việc Cấp GCN quyền sử dụng đất.

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

111

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

112

Câu hỏi ôn tập chương 4

1./ Hãy trình bày ý nghĩa của các thực đơn trong hệ thống làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo ?

2./ Hãy trình bày ý nghĩa các thực đơn trong hệ thống làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính ?

3./ Xây dựng file dữ liệu trị đo cho các số liệu đo cạnh ngang và đo cạnh nghiêng ?

4./ Vẽ, giải thích quy trình xây dựng bản đồ địa chính bằng Famis ?

5./ Thực hành xây dựng bản đồ địa chính hoàn chỉnh, đúng quy phạm ?

6./ Thực hành xây dựng, trích xuất hồ sơ kỹ thuật, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, biên bản hiện trạng sử dụng đất… từ bản đồ địa chính ?

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

1

Phụ

lục

chươ

ng 4

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

2

Biên soạn: Phạm Gia Tùng

Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế 3

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

1

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thế Việt – Bùi Ngọc Quý; ĐH Mỏ Địa chất Hà Nội; Hướng dẫn thiết kế,biên tập và thành lập bản đồ số trên máy tính với phần mềm MicroStation; NXB Hà Nội, 2006. 2. Hồ Kiệt – Huỳnh Văn Chương – Nguyễn Hữu Ngữ; Đại học Nông lâm Huế; Bài giảng Trắc địa; 2001. 3. Bộ Tài nguyên Môi trường; Quy định kỹ thuật số hóa bản đồ; NXB Bản đồ; 2000. 4. Tổng cục địa chính; Quy phạm thành lập bản đồ địa chính; NXB Bản đồ; 1999. 5. Bộ Tài nguyên Môi trường; Hướng dẫn sử dụng phần mềm Famis 2006; Hà Nội; 2006. 6. Nguyễn Trọng San; Đo đạc địa chính; NXB Hà Nội; 2006. 7. Trần Quốc Vinh; ĐHNN Hà Nội; Bài giảng Tin học vẽ bản đồ; 2005 8. Nguyễn Quang Khánh; ĐH Mỏ Địa chất; Hướng dẫn sử dụng ProNet; 2008.

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

2

MỤC LỤC Trang

CHƯƠNG 1: ỨNG DỤNG TIN HỌC BÌNH SAI SỐ LIỆU ĐO ĐẠC

1.1. Những vấn đề cơ bản về bình sai số liệu trong đo đạc 11.1.1. Khái niệm về bình sai và phương pháp bình sai 11.1.2. Quy trình bình sai gián tiếp và bình sai trực tiếp 21.1.2.1. Quy trình bình sai gián tiếp 21.1.2.2. Quy trình bình sai trực tiếp 21.2. Ứng dụng tin học để bình sai số liệu 31.2.1. Một số phần mềm bình sai hiện nay 31.2.2. Giới thiệu phần mềm Pronet 61.2.3. Sử dụng phần mềm Pronet để bình sai kết quả đo đạc 81.2.3.1. Các bước chuẩn bị 81.2.3.2. Bình sai lưới khống chế mặt bằng 81.2.3.3. Bình sai lưới đo cao 20

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG BẢN ĐỒ BẰNG MICROSTATION

2.1. Quy trình XDBĐ số và hệ thống phần mềm Mapping office 262.1.1. Quy trình xây dựng bản đồ số 262.1.2. Hệ thống phần mềm Mapping office 272.1.2.1. MicroStation 272.1.2.2. IrasB 282.1.2.3. Geovec 282.1.2.4. MSFC 282.1.2.5. MRFClean 292.1.2.6. MRFflag 292.1.2.7. Iplot 292.2. Tổ chức file trong MicroStation 302.2.1. Các file trong MicroStation và làm việc với các file 302.2.1.1. File trong MicroStation 302.2.1.2. Cách tạo một file mới 302.2.1.3. Cách mở file 312.2.1.4. Cách ghi file dự phòng và nén file 312.2.1.5. Cách trộn file 322.2.2. Khái niệm level và làm việc với các level 332.2.2.1. Đặt tên level 332.2.2.2. Chọn Active level 342.2.2.3. Ẩn, hiện lớp 352.2.3. Đối tượng đồ họa 352.3. Sử dụng MicroStation để biên tập bản đồ số 362.3.1. Thanh công cụ và các nút điều khiển màn hình 36

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

3

2.3.1.1. Thanh công cụ chính 362.3.1.2. Các chức năng điều khiển màn hình 402.3.1.3. Cách sử dụng chuột 402.3.1.4. Cách bắt điểm chính xác 412.3.2. Tạo các đối tượng trong MicroStation 412.3.2.1. Tạo các đối tượng dạng điểm 412.3.2.2. Tạo các đối tượng dạng đường 432.3.2.3. Tạo các đối tượng dạng vùng 472.3.2.4. Tạo các đối tượng dạng text 492.4. Biên tập các đối tượng đồ họa 492.4.1. Biên tập các dữ liệu thuộc tính cho các đối tượng đồ họa 492.4.2. Biên tập dữ liệu không gian 502.4.2.1. Biên tập đối tượng dạng điểm 502.4.2.2. Biên tập các các đối tượng dạng đường 512.4.2.3. Biên tập các đối tượng dạng vùng 532.4.2.4. Biên tập các đối tượng dạng text 562.5. Sử dụng Fence 58

CHƯƠNG 3: NẮN ẢNH VÀ SỐ HÓA BẢN ĐỒ

3.1. Nắn ảnh 603.1.1. Dựng lưới Km 603.1.2. Các bước nắn ảnh 613.1.2.1. Khởi động IrasB 613.1.2.2. Mở file ảnh raster cần nắn 623.1.2.3. Định vị tương đối ảnh so với bản đồ 633.1.2.4. Nắn chính xác bản đồ 653.2. Số hóa bản đồ 703.2.1. Phân nhóm lớp, thiết kế bảng màu 703.2.1.1. Thiết kế bảng màu 703.2.1.1. Phân lớp đối tượng 723.2.2. Phần mềm Geovec 743.2.2.1. Khở động Geovec 743.2.2.2. Đặt chế độ tự động điều khiển màn hình 753.2.2.3. Số hóa các đối tượng 763.3. Biên tập dữ liệu sau khi số hóa 77

CHƯƠNG 4: PHẦN MỀM FAMIS

4.1. Giới thiệu chung 854.1.1. Các chức năng của phần mềm Famis 854.1.1.1. Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo 854.1.1.2. Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính 864.1.1.3. Cài đặt và khởi động Famis 884.2. Giới thiệu một số chức năng quan trọng của Famis 89

Biên soạn: Phạm Gia Tùng Bộ môn Công nghệ QLĐĐ, Khoa TNĐ&MTNN, Trường ĐH Nông lâm Huế

4

4.2.1. Các chức năng thao tác cơ sở dữ liệu trị đo 894.2.1.1. Quản lý khu đo 894.2.1.2. Hiển thị 904.2.1.3. Nhập số liệu 904.2.1.4. Xử lý, tính toán 914.2.2. Các chức năng thao tác bản đồ địa chính 944.2.2.1. Tạo Topology 944.2.2.2. Gán thông tin địa chính ban đầu 964.2.2.3. Bản đồ địa chính 974.2.2.4. Xử lý bản đồ 984.3. Xây dựng bản đồ địa chính và các loại hồ sơ đất đai bằng Famis 1004.3.1. Xây dựng bản đồ địa chính và các loại hồ sơ đất đai bằng Famis 1004.3.1.1. Quy trình xây dựng bản đồ địa chính 1004.3.1.2. Phân lớp đối tượng thể hiện nội dung BĐĐC trong MicroStation 1024.3.1.3. Các bước xây dựng bản đồ địa chính bằng Famis 1034.3.2. Xây dựng các loại hồ sơ đất đai 1094.3.2.1. Các bước chung 1094.3.2.2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 110